You are on page 1of 6

KIỂM TRA XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Thời gian: 60 phút


Câu 1: Công ty tư vấn và quản trị rủi ro điều tra thị trường thu được số liệu về tình
trạng rủi ro của các công ty kinh doanh thực phẩm và các công ty kinh doanh vận
tải theo bảng sau:
Rủi ro ở mức thấp Rủi ro ở mức trung bình hoặc
cao
Công ty kinh doanh thực 40 90
phẩm
Công ty kinh doanh vận 160 100
tải
Chọn ngẫu nhiên một công ty từ 400 công ty được điều tra. Tính xác suất để công
ty được chọn là
a) Công ty kinh doanh thực phẩm và đang trong tình trạng rủi ro ở mức trung
bình hoặc cao
b) Công ty kinh doanh vận tải hoặc đang trong tình trạng rủi ro ở mức thấp
c) Công ty kinh doanh vận tải, biết công ty đó đang trong tình trạng rủi ro ở
mức trung bình hoặc cao
d) Công ty đang trong tình trạng rủi ro ở mức thấp, biết đó là công ty kinh
doanh thực phẩm
Giải:
a. Gọi A là biến cố chọn được công ty kinh doanh thực phẩm và đang trong tình
trạng rủi ro ở mức trung bình hoặc cao
+ Số kết cục thuận lợi cho biến cố A là: m = C 190
+ Số kết cục đồng khả năng của biến cố A là: n = C 1400
1
m C 90
=> P(A) = n = 1 = 0,225
C400

b. Gọi B là biến cố chọn được công ty kinh doanh vận tải hoặc đang trong tình
trạng rủi ro ở mức thấp
+ Số kết cục thuận lợi cho biến cố B là: m = C 1300
+ Số kết cục đồng khả năng của biến cố B là: n = C 1400
1
m C300
=> P(B) = n = 1 = 0,75
C400
c. Gọi C là biến cố chọn được công ty kinh doanh vận tải, biết công ty đó đang
trong tình trạng rủi ro ở mức trung bình hoặc cao
+ Gọi C1 là biến cố chọn được công ty đang trong tình trạng rủi ro ở mức trung
bình hoặc cao
+ Số kết cục thuận lợi cho biến cố C1 là: m = C 1190
+ Số kết cục đồng khả năng của biến cố C1 là: n = C 1400
1
m C190
=> P(C1) = n = 1 = 0,475
C400
1
C100
=> P (C/C1) = C1400 = 0,526
0,475

d. Gọi D là biến cố chọn được công ty đang trong tình trạng rủi ro ở mức thấp, biết
đó là công ty kinh doanh thực phẩm
+ Gọi D1 là biến cố chọn được công ty kinh doanh thực phẩm
+ Số kết cục thuận lợi cho biến cố D1 là: m = C 1130
+ Số kết cục đồng khả năng của biến cố D1 là: n = C 1400
1
m C130
=> P(D1) = n = 1 = 0,325
C400

1
C 40
=> P (D/D1) = C1400 = 0,308
0,325

Câu 2: Một hệ thống phun nước bên trong tòa nhà văn phòng có hai loại thiết bị
kích hoạt là D1 và D2 hoạt động độc lập. Khi có cháy, nếu một trong hai thiết bị
hoạt động chính xác, hệ thống phun nước sẽ được bật. Trong trường hợp hỏa hoạn,
xác suất để D1 hoạt động chính xác là 0,95 và xác suất để D2 hoạt động chính xác
là 0,92. Tìm xác suất sao cho
a) Cả D1 và D2 sẽ hoạt động bình thường.
b) Hệ thống phun nước sẽ hoạt động.
c) Hệ thống phun nước sẽ bị lỗi.
Giải:
a. Gọi D1 là biến cố thiết bị D1 hoạt động bình thường
D2 là biến cố thiết bị D2 hoạt động bình thường
D là biến cố Cả D1 và D2 sẽ hoạt động bình thường
Ta có: P(D) = P(D1) . P(D2) = 0,95 x 0,92 = 0,874
b. Gọi A là biến cố thiết bị D1 hoạt động bình thường, D2 lỗi
=> P(A) = P(D1) . P( D 2) = 0,95 x (1 – 0,92)= 0,076
Gọi B là biến cố thiết bị D1 lỗi, D2 bình thường
=> P(B) = P( D 1) .P(D2) = (1 - 0,95) x 0,92= 0,046
Gọi C là biến cố Hệ thống phun nước sẽ hoạt động
=> P ( C) = P(A) + P(B ) + P (D) = 0,076 + 0,046 + 0,874 = 0,996
c. Gọi C là biến cố Hệ thống phun nước bị lỗi
=> P ( C ) = 1 –P ( C) = 1 – 0,996 = 0,004

Câu 3: Một công ty bảo hiểm thực hiện hợp đồng bảo hiểm một viên kim cương trị
giá 50.000 đô la cho tình huống viên kim cương có thể bị đánh cắp với phí bảo
hiểm là 400 đô la/năm. Giả sử xác suất viên kim cương bị đánh cắp là 0,005. Gọi X
là lợi nhuận của công ty bảo hiểm.
a) Xây dựng bảng phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên X .
b) Tính kỳ vọng và phương sai của lợi nhuận công ty bảo hiểm với hợp đồng 1
năm.
c) Tính mức phí bảo hiểm mà công ty cần đề xuất với khách hàng nếu công ty
muốn lợi nhuận kỳ vọng là 1.000 đô la/năm.
Giải:
a. Gọi X là lợi nhuận của công ty bảo hiểm
X = { -49600; 400}
+ Ta có
P(X = -49600 )= 0,005
P (X = 400) = 1 – 0,005 =0,995
=> Bảng phân phối xác suất của X là:
X -49600 400
P 0,005 0,995

b. Tính kỳ vọng và phương sai của lợi nhuận công ty bảo hiểm với hợp đồng 1 năm
+ E(X) = ∑ Xi . Pi=−49600 x 0,005+ 400 x 0,995=150 ( đô la/năm¿
+ E(X2) = ∑ Xi2 . Pi=(−49600 )2 x 0,005+400 2 x 0,995=12.460 .000($/ năm)2
+ V(X) = E(X2) - [E(X)]2 = 12.460.000 – 1502 = 12.437.500 ($/ năm)2
c. Mức phí bảo hiểm mà công ty cần đề xuất với khách hàng nếu công ty muốn lợi
nhuận kỳ vọng là 1.000 đô la/năm.
Gọi mức phí đề xuất là a, ta có:
X a – 50.000 a
P 0,005 0,995

E(X) = ∑ Xi . Pi=( a – 50.000 ) x 0,005+a x 0,995=1000 ( đô la /năm ¿


=> a = 1250 ( đô la /năm¿
Vậy mức phí bảo hiểm mà công ty cần đề xuất với khách hàng nếu công ty muốn
lợi nhuận kỳ vọng là 1.000 đô la/năm là 1250 ($/năm)

Câu 4: Hiệp hội Golf Hoa Kỳ yêu cầu trọng lượng của một quả bóng golf không
được vượt quá 1,62 oz (tương đương 46gram). Hiệp hội kiểm tra định kỳ các quả
bóng golf được bán ở Hoa Kỳ bằng cách lấy mẫu các nhãn hiệu cụ thể được các
cửa hàng chuyên nghiệp bán ra. Giả sử rằng một nhà sản xuất bóng golf tuyên bố
rằng không quá 1 phần trăm bóng golf của họ vượt quá 1,62 oz. Khi chuyên viên
của Hiệp hội lựa chọn 1 mẫu ngẫu nhiên 24 quả bóng golf của nhà sản xuất này và
kiểm tra thấy 2 trong số đó vượt quá 1,62 oz. Với kết quả này, chuyên viên đó có
cơ sở để tin “tuyên bố không quá 1 phần trăm bóng golf của thương hiệu này vượt
quá 1,62 oz hay không?

Giải:
Gọi P là tỷ lệ bóng golf của thương hiệu vượt quá 1,62oz

{Ho : p=0,01
Cặp giả thuyết kiểm định: H : p>0,01
1

Xét tiêu chuẩn kiểm định:


( f − po ) . √ n
U=
√ p o (1− po )
m 2
Theo bài ra, ta có: f = n = 24 = 0,0833

( 0,0833−0,01 ) . √ 24
Uqs =
√0,01.(1−0,01)
=> Uqs = 3,609
Miền bác bỏ:
W α = {U : U > U α }

Với các mức ý nghĩa giả định như 25%, 10%; 5%; 2,5%; 1%;0,5% và 0,1%, ta đều
thấy Uqs ∈ W α => Chấp nhận H1, bác bỏ Ho
=> Tỷ lệ bóng golf của thương hiệu vượt quá 1,62oz là lớn hơn 1%
=> Với kết quả trên, chuyên viên không có cơ sở để tin “tuyên bố không quá 1
phần trăm bóng golf của thương hiệu này vượt quá 1,62 oz”

Câu 5: Một cửa hàng tiện lợi bán một sản phẩm và họ luôn nhập một lô sản phẩm
loại này vào thứ Hai hàng tuần. Lịch sử bán hàng trước đây chỉ ra rằng nhu cầu của
khách hàng hàng tuần với sản phẩm này, X , có phân phối chuẩn với giá trị trung
bình μ=120 và độ lệch chuẩn σ =12. Vậy cửa hàng cần nhập số lượng sản phẩm loại
này vào đầu tuần để đảm bảo chỉ có 8% khả năng cửa hàng sẽ thiếu hàng trong
tuần?
Giải:
Gọi a là số sản phẩm cửa hàng nhập để có 8% khả năng cửa hàng thiếu hàng trong
tuần
Gọi X là nhu cầu của khách hàng hàng tuần, theo giả thuyết X có phân phối chuẩn:
X N( μ; σ 2) hay X N(120; 122)
Ta có:
P (X > a) = 0,5 - ∅ o ¿ ) = 0,5 - ∅ o ¿ ) =0,08
=> ∅ o ¿) = 0,42
a−120
=> 12
= 1,4

=> a = 136,8
Hay cửa hàng cần nhập số lượng sản phẩm là 137 sản phẩm vào đầu tuần để đảm
bảo chỉ có 8% khả năng cửa hàng sẽ thiếu hàng trong tuần.

You might also like