You are on page 1of 5

Cách mạng công nghiệp 4.

0
1. Khái niệm
- Không có một định nghĩa thống nhất cho cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy
nhiên, các văn bản thường hay trích diễn giải của Klaus Schwab, người sáng
lập và là chủ tịch diễn đàn kinh tế thế giới đồng thời là tác giả của cuốn sách
“Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, như sau: “Cách mạng công nghiệp đầu
tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới sản xuất. Cuộc cách
mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách
mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thoong tin để tự động hóa sản xuất.
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cách mạng lần ba, nó
kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số
và sinh học. Đó là sự kết hợp của những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI),
robot, Internet vạn vật (IoT), in 3D, kỹ thuật di truyền, điện toán lượng tử và
các công nghệ khác đã và đang thay đổi cách sống và làm việc của con
người hiện đại”
 Tóm lại hiểu một cách đơn giản: “CMCN 4.0 là quá trình tích hợp tất
cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình và phương thức
sản xuất, kinh doanh”
- VD: Hiện tại, việc đặt vé xe khách, máy bay, booking khách sạn,… giờ đây
đã quá đơn giản và dễ dàng thông qua các ứng dụng trên internet.
2. Đặc điểm
2.1 CMCN 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Kỹ thuật số, Công nghệ
sinh học và Vật lý
- Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo
(AI), Vạn vật kết nối (IoT) và dữ liệu lớn ( Big Data)
- Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung
vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy
sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa
học và vật liệu
- Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các
vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano
2.2 Đặc trưng của CMCN 4.0 được thể hiện ở 3 điểm chính:
- Thứ nhất, sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế, CMCN 4.0 có xu
hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế, cụ thể phần cứng, phần mềm
và sự kết nối đang được cấu hình lại và tích hợp để thu thập và phân tích
lượng lớn dữ liệu tạo ra sự tương tác liền mạch giữa các máy móc thông
minh.
- Thứ hai, CMCN 4.0 đang diễn ra với quy mô và tốc độ phát triển chưa có
tiền lệ trong lịch sử nhân loại. ( Nếu như các cuộc CMCN trước đây diễn ra
với tốc độ theo cấp số cộng hay tuyến tính thì tốc độ phát triển của CMCN
thứ 4 này diễn ra theo cấp số nhân với những đột phá công nghệ diễn ra
trong nhiều lĩnh vực như kể trên với tốc độ rất nhanh và tương tác thúc đẩy
nhau đang tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và ngày càng trở nên
hiệu quả và thông minh hơn.)
- Thứ ba, có sự tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới. Điều này được
thể hiện ở sự ảnh hưởng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống cà
xã hội với các cập độ từ toàn cầu đến châu lục, khu vực và trong từng quốc
gia. Các tác động này mang tính rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra
nhiều thách thức điều chỉnh trong ngắn đến dài hạn trong quá trình thích ứng
và vận dụng CMCN 4.0 của từng đối tượng:
o Tác động đến sản xuất
o Tác động đến kinh tế , tiêu dùng và thương mại
o Tác động đến xã hội
o Tác động đến quản lí nhà nước
3. Xu hướng phát triển công nghiệp 4.0 trên thế giới
- Để trỏ thành các doanh nghiệp 4.0 hay còn gọi là doanh nghiệp kỹ thuật số
hóa, các doanh nghiệp đều thực hiện 6 bước sau:
 Lên chiến lược ngành chuyển đổi sang kỹ thuật số
 Chọn sản phẩm chủ lực
 Xác định yếu tố đầu vào
 Thực hiện
 Tạo cơ sở dữ liệu và phân tích dữ liệu để trở thành công ty kỹ
thuật số
 Tích hợp giữa vật lý và kĩ thuật số để tạo ra sản phẩm ưu việt
nhất
4. Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam
4.1 Thực trạng:
Trong thực tế, đất nước chúng ta vẫn còn đang ở giai đoạn công nghiệp 1.0
và 2.0 - đó là giai đoạn cơ khí hóa, cơ sở hạ tầng, hệ thống cầu đường, bến
cảng sân bay đang được xây dựng mạnh mẽ. Đường sắt Việt Nam rất lạc
hậu, tốc độ tàu thấp do khổ đường ray hẹp từ thời Pháp thuộc, thường xuyên
có tai nạn do xung đột với giao thông đường bộ. Mặc dù sản xuất được điện
từ lâu nhưng chúng ta chưa chế tạo được nhiều chủng loại động cơ, chưa sản
xuất được các máy công cụ vốn là động lực chính cho dây chuyền lắp ráp,
sản xuất hàng loạt - một đặc trưng của CMCN 2.0. Chúng ta chỉ chế tạo
được động cơ không đồng bộ công suất nhỏ và vừa cho các ứng dụng đơn
giản như bơm nước, quạt gió, băng tải... Hầu hết các dây chuyền công nghệ
và dây chuyền lắp ráp hiện nay được nhập ngoại.

 Do vậy, không thể cho rằng chúng ta đã làm xong CMCN 2.0 và càng không
thể cho rằng chúng ta đã thực hiện CMCN 3.0, bởi việc tự động hóa toàn
diện sản xuất - đặc trưng của giai đoạn này còn xa vời với công nghiệp Việt
Nam.

Dù vậy, một số ngành đã bắt kịp CMCN 3.0 như công nghệ thông tin, viễn
thông và đã có một số yếu tố của CMCN 4.0 như in 3D (đã tạo ra một mảnh
sọ nhân tạo để vá sọ cho bệnh nhân ở Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2016), trí tuệ
nhân tạo (đã có một số sản phẩm). Song thành tựu này rất ít ỏi, đa số là trong
giai đoạn thử nghiệm. 
4.2 Định hướng của nhà nước
- Chủ trương của Nhà nước là tập trung vào công nghệ thông tin. Nhìn nhận
rằng trình độ công nghiệp và nghiên cứu của Việt Nam còn ở mức trung
bình và thấp, doanh nghiệp chưa đảm bảo trang bị kiến thức trí tuệ và công
nghệ. 

- Bộ trưởng cũng tham mưu Chính phủ định hướng tiếp cận chủ đạo 5 trụ cột -
gồm hạ tầng cơ sở, trung tâm dữ liệu, ứng dụng CNTT, nhân lực, an ninh an
toàn. “Chúng ta thực sự phải có bứt phá về CNTT, công nghệ số. Tất cả các
nước đều đang tập trung đầu tư cao độ vào khu vực này từ nghiên cứu đến
sáng chế. Họ coi đây là nòng cốt và có những nghiên cứu phù hợp với từng
quốc gia để đưa vào ứng dụng” - Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh. Ông
cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương vào cuộc theo
cách nhìn mô hình công nghiệp hóa trong từng lĩnh vực để có cơ chế, chính
sách đồng bộ, giúp sản phẩm tích hợp được những công nghệ trên nền tảng
của Industry 4.0.

 Việt Nam được coi là nước có ưu thế về lực lượng lao động trẻ, dồi dào,
điều này sẽ không còn là thế mạnh vì Robot sẽ thay thế hết những công
việc thủ công. Trong tương lai, người dân sẽ mất việc làm, bởi công
nghệ robot có thể tác động tới hết những ngành như dệt may, dịch vụ,
giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục.
- Xét về thực tế hiện tại thì các doanh nghiệp tập đoàn của chúng ta chưa đủ
sức tham gia vào CMCN 4.0 và chúng ta đang dựa trên những sản phẩm
nhập khẩu từ nước ngoài cụ thể là chưa có các tập đonà chủ lực nào sản xuất
sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao để mang ngoại tệ về cho đất nước. Chúng
ta chưa có nhân lực chất lượng cao để nghiên cứu phát triển sản phẩm và
chưa có thiết bị máy móc phù hợp cho phát triển 3.0, 4.0.
 Để phát triển kinh tế nhà nước cần phải cương quyết thực hiện những
vấn đề sau:
o Cởi bỏ độc quyền
o Đầu tư giáo dục
o Giảm thuế cho người dân
o Thay đổi chính sách lương
 Kết luận: doanh nghiệp VN sẽ đi đầu hay theo đuôi trong công nghiệp
4.0 còn tùy thuộc vào chính sách của nhà nước về độc quyền, đào tạo
nhân lực, thuế và chính sách lương.
 CÂU HỎI:
a) Lợi ích và hạn chế của CMCN 4.0 ?
b) CMCN 4.0 có tốc độ phát triển rất nhanh vậy thì mọi người cần trang bị
những gì để có thể bắt kịp xu hướng đó ?
c) Thử đưa ra 1 hướng giải pháp khi có người cho rằng robot sẽ thay thế con
người chúng ta ?
d) Có ý kiến cho rằng CMCN 4.0 mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là
khả năng phá vỡ thị trường lao động bạn có đồng tình với ý kiến đó không ?
Giải thích ?

You might also like