You are on page 1of 13

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Lê Thị Hoài Thu

LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thanh Huyền

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN


PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION AND THE AMENDMENT
OF EMPLOYEE REGULATIONS IN VIETNAM

Lê Thị Hoài Thu *


Nguyễn Thanh Huyền**

TÓM TẮT
Sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là tác động của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) đang đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung
và pháp luật lao động Việt Nam nói riêng cấp bách hơn bao giờ hết. Những thành quả của cuộc Cách
mạng 4.0 sẽ đem lại những thành tựu lớn cho nhân loại, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối
với các vấn đề xã hội, trong đó có việc hoàn thiện pháp luật lao động - một công cụ điều chỉnh quan
hệ lao động và các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp tới quan hệ lao động. Nghiên cứu này chỉ ra
sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với việc hoàn thiện pháp luật lao động
Việt Nam như: cần nghiên cứu mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của ngành luật lao
động; luận giải lại các khái niệm liên quan cho phù hợp, hệ thống hóa lại các nội dung của pháp luật
lao động từ đào tạo nghề, giao kết hợp đồng lao động đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động, cũng như cách thức tổ chức thực
hiện pháp luật lao động.
Từ khóa: công nghiệp 4.0; lao động; pháp luật; việc làm.

ABSTRACT
The impact of international economic integration and especially ones of the fourth industrial
revolution (Industry 4.0) lead to an urgent requirement on amending legal system in general and labor
regulations in particular than ever. The outcomes of Industry 4.0 will bring many achievements for
human being, but also causes some challenges for society, including the amendment of labor
regulations - one of the tools regulating employment relation and other social relations having direct
connection with employment relation. This research will point out the impact of the Industry 4.0 on the
amendment of labor regulations in Vietnam such as: the need for the extension of personal scope of
labor law, re-examination the relevance of related terms, systematization of some main issues of labor
law such as training process, signature of employment contract and the maintenance of rights and
duties of both employee and employer in employment relation as well as the implementation of labor
regulations.
Keywords: Insustry 4.0; labor; law; employment.

*
PGS.TS, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
**
TS, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

-29-
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG
ISBN: 978-604-73-6935-5
VÀ CHẤT LƯỢNG VIỆC LÀM TRONG DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

1. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN VIỆC LÀM
VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution, viết tắt CMCN
4.0) là sự kết hợp các thành tựu khoa học của ba lĩnh vực chính gồm: (i) Kỹ thuật số, bao
gồm dữ liệu lớn (Big Data), Internet kết nối vạn vật (Internet of Things, viết tắt IoT), trí
tuệ nhân tạo (artificial intelligence, viết tắt là AI); (ii) Công nghệ sinh học, bao gồm các
ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường,
năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu; và (iii) Lĩnh vực vật lý như robot thế hệ mới, xe tự
lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions,...), công nghệ nano,... Cuộc Cách mạng 4.0
đang vẽ lại bản đồ kinh tế trên thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia dựa
chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu
vào công nghệ và đổi mới sáng tạo1.

Cách mạng công nghệ 4.0 tác động tới chất lượng lao động của người lao động.
Cuộc cách mạng này vừa tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế cho các nhà đầu tư,
tạo ra nhiều việc làm mới đối với người lao động, đồng thời cũng tạo ra những thách thức
không nhỏ đối với người lao động trong việc nâng cao trình độ, năng lực để đáp ứng yêu
cầu công việc trong thời đại mới; thách thức về vốn, trình độ quản lý đối với người sử
dụng lao động khi áp dụng công nghệ mới trong kinh doanh...
Sự tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho phần nào đó của thị trường lao
động bị phá vỡ và cần phải được cấu hình lại. Một số việc làm bị mất đi và một thế giới
công việc mới đang nổi lên trong thế kỷ XXI, công việc gắn liền với công nghệ. Hầu hết các
nhà tuyển dụng nói rằng số hóa sẽ là một lợi ích ròng cho việc làm trong thời gian ngắn. Chỉ
10% mong đợi giảm lực lượng lao động của họ là kết quả của tự động hóa. Khi các ngành
chuyển sang các quy trình tự động, tiên tiến hơn, nhà tuyển dụng cần những người khác -
đặc biệt là những người có kỹ năng công nghệ thông tin, để thúc đẩy chuyển đổi.
Sự trỗi dậy của Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy sự phục hưng sản xuất tiên
tiến, trong đó các ngành chế tạo và sản xuất đang dẫn đầu cuộc cách mạng kỹ thuật số
trong năm thứ hai. Trong khi đó, 73% các công ty thu hẹp “đội ngũ nhân sự” của họ nhiều
nhất, vẫn mong đợi sự gia tăng tổng số nhân viên trong công ty2. Như vậy, nhân viên làm
công tác nhân sự giảm do có sự hỗ trợ của công nghệ, tuy nhiên, những công việc khác sẽ
đòi hỏi nhiều nhân viên làm việc hơn.
1
TS Nguyễn Thắng, “CMCN4: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách cho Việt Nam” đăng 18h40 ngày
13/12/2016 http://ngkt.mofa.gov.vn/cmcn4-mot-so-dac-trung-tac-dong-va-ham-y-chinh-sach-cho-viet-nam/, truy
cập 14h ngày 24 tháng 01 năm 2019.
2
Manpower Group: “Skills Revolution 2.0, Robots Need Not Apply: Human Solutions for the Skills Revolution”,
p.6.

-30-
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Lê Thị Hoài Thu
LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thanh Huyền

Việc làm trong thời đại mới yêu cầu người lao động phải có nhiều kỹ năng hơn, theo
kết quả điều tra của Manpower Group thì 65% các công ty có kế hoạch tăng số lượng
nhân viên công nghệ thông tin cho rằng giao tiếp là kỹ năng mềm có giá trị nhất3.

Nguồn: Manpower Group: “Skills Revolution 2.0, Robots Need Not Apply:
Human Solutions for the Skills Revolution”4.

Cách mạng công nghiệp 4.0 làm giảm những công việc giản đơn của người lao động
Đối với Việt Nam, Cách mạng 4.0 với sự mở rộng ứng dụng các thành tựu của công
nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa, thì chúng ta đứng trước nhiều vấn đề về chất
lượng lao động. Cụ thể:
Những ưu thế về lực lượng lao động trẻ dồi dào và chi phí thấp của Việt Nam sẽ
không còn là thế mạnh, khi các dây chuyền tự động hóa có thể thay thế các công việc giản
đơn, có tính chất lặp đi, lặp lại của người lao động. Ví dụ: Robot và “kho thông minh” ở
siêu nhà máy sữa Vinamilk sử dụng rất ít lao động để vận hành5.
Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế, có đến 86% lao động trong ngành dệt
may và da giày của Việt Nam có nguy cơ cao mất việc làm dưới tác động của những đột
phá về công nghệ do cuộc cách mạng 4.06. Nguy cơ này có thể chuyển thành con số thiệt
hại không nhỏ khi các ngành này đã tạo ra số lượng lớn việc làm cho lao động trong nước.
Bên cạnh đó, người lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử cũng có
nguy cơ bị mất việc trong tương lai khi tự động hóa và robot được sử dụng. Hiện nay,
3
Manpower Group: “Skills Revolution 2.0, Robots Need Not Apply: Human Solutions for the Skills Revolution”,
page 7.
4
Xem thêm:
https://www.manpowergroup.com/wps/wcm/connect/59db87a7-16c6-490d-ae70-
1bd7a322c240/Robots_Need_Not_Apply.pdf?MOD=AJPERES
5
Hưng Văn, “Robot và “kho thông minh” ở siêu nhà máy sữa Vinamilk”
https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/robot-va-kho-thong-minh-o-sieu-nha-may-sua-vinamilk-91495.html
6
Nguồn: I ILO (2016), “ASEAN in transformation: How Technology is Changing Jobs and Enterprises – ASEAN
trong chuyển dịch cơ cấu: Công nghệ đang làm việc làm và doanh nghiệp thay đổi như thế nào”.
http://www.nbtcacademy.com/wp-content/uploads/2017/11/WB-Nov-2017-FoW.pdf, page 9.

-31-
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG
ISBN: 978-604-73-6935-5
VÀ CHẤT LƯỢNG VIỆC LÀM TRONG DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Foxconn - một trong những hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới đã
sử dụng robot để thay thế 60.000 người lao động7.
Khi máy móc làm thay con người, sự dôi dư nguồn nhân lực sẽ trở thành lực cản của
quá trình phát triển trong tương lai. Cách mạng 4.0 với nhiều công việc giản đơn bị thay
thế bằng công nghệ tự động hóa sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tại Việt
Nam trong thời gian tới. Trong khi đó, những ngành cần tăng lao động như công nghệ
thông tin, chế tạo,… thì chúng ta lại chưa đào tạo kịp để đáp ứng nhu cầu của thị trường
hoặc có nhưng người lao động lại thiếu các kỹ năng mềm khác. Báo cáo mới nhất về
ngành công nghệ thông tin của VietnamWorks cho thấy, trong 3 năm gần đây, số lượng
công việc của ngành này đã tăng trung bình 47%/năm, nhưng số lượng nhân sự chỉ tăng ở
mức 8%8.
Như vậy, với sự tác động của Cách mạng 4.0, nhân sự trong hầu hết các ngành từ
nhóm ngành công nghiệp sản xuất (dệt may, da giày, điện tử) đến nhóm ngành dịch vụ (tài
chính – ngân hàng, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo) hay ngành nông nghiệp đều có nguy
cơ chịu ảnh hưởng không nhỏ, trước hết là giảm nhân lực, hai là yêu cầu nâng cao trình
độ, kỹ năng của người lao động để đáp ứng nhu cầu công việc trong thời đại số hóa, quản
lý dữ liệu lớn, tự động hóa.

2. NHỮNG YÊU CẦU CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI VIỆC
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
Từ sự tác động của Cách mạng 4.0 đến việc làm và thị trường lao động như đã phân
tích nêu trên, đặt ra cho nhà làm luật những yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống pháp luật
nói chung và pháp luật lao động nói riêng.
Thứ nhất, các quy định về quan hệ lao động.
Lĩnh vực pháp luật lao động trực tiếp điều chỉnh quan hệ lao động và các quan hệ có
liên quan đến quan hệ lao động thì sự thay đổi nhanh chóng của việc làm, đặc biệt sự xuất
hiện các “việc làm mới” dựa trên nền tảng công nghệ số làm cho các thuật ngữ được giải
thích trong Bộ luật Lao động (thuật ngữ người lao động, người sử dụng lao động, quan hệ
lao động, hợp đồng lao động,…) có vẻ “chật hẹp”, chưa bao quát hết được nội hàm của
“quan hệ lao động mới” như quan hệ giữa công ty công nghệ như Grab, Homecar,
Vcar,… với người lái xe.
7
Chẳng đâu xa, “robot cướp việc” con người đã đến Việt Nam: 90% công nhân ở một nhà máy Bình Dương đã phải
nghỉ việc vì robot! http://cafef.vn/chang-dau-xa-robot-cuop-viec-con-nguoi-da-den-viet-nam-90-cong-nhan-o-mot-
nha-may-binh-duong-da-phai-nghi-viec-vi-robot-2017072514135408.chn
8
Nguyễn Thanh “Ngành công nghệ thông tin và “cơn khát” nhân lực” đăng 05/7/2016 09:05, truy cập ngày 24
tháng 01 năm 2019 http://baodansinh.vn/nganh-cong-nghe-thong-tin-va-con-khat-nhan-luc-d37168.html

-32-
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Lê Thị Hoài Thu
LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thanh Huyền

Theo Bộ luật Lao động hiện hành, “người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có
khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý,
điều hành của người sử dụng lao động”9.
“Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao
động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động”10.
“Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong
quan hệ lao động”11.
Với cách giải thích thuật ngữ “người lao động”, “quan hệ lao động”, “hợp đồng lao
động” như trên thì quan hệ giữa “lái xe công nghệ” với công ty công nghệ chưa thực sự là
quan hệ lao động, vì các yếu tố sau:
1) Yếu tố tuổi: Lái xe công nghệ phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
2) Yếu tố khả năng lao động: Lái xe công nghệ có đủ sức khỏe và đủ điều kiện lái xe.
3) Về yếu tố được trả lương: Hiện nay, lái xe công nghệ được trả “thù lao” cho từng
chuyến vận chuyển và có chế độ “thưởng” tùy theo năng suất làm việc.
4) Về yếu tố chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động: Đối với lái xe
công nghệ, về “công việc phải làm” thì rõ ràng họ chịu sự quản lý chặt chẽ của người sử
dụng lao động vì chỉ khi lái xe công nghệ tương tác vào phần mềm công nghệ mới lựa
chọn được công việc để làm. Tuy nhiên, về mặt thời gian làm việc thì lái xe công nghệ
hoàn toàn chủ động thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
5) Bên cạnh việc sử dụng “sức lao động” của lái xe công nghệ, các công ty công nghệ
còn sử dụng luôn công cụ lao động, đó là “chiếc xe” thuộc sở hữu người lái xe.
Hiện nay, các công ty công nghệ ký “hợp đồng hợp tác kinh doanh” với lái xe, chứ
không phải là “hợp đồng lao động”. Như vậy, một lực lượng lớn người lao động đang
thực hiện “bán sức lao động” đúng nghĩa để kiếm kế sinh nhai lại không được “bảo vệ”
theo các quy định của pháp luật lao động. Theo số liệu thống kê, hiện nay, riêng Công ty
TNHH Grab Taxi kết nối với 486 đơn vị, với khoảng 50.000 xe, tương ứng 50.000 người
lái xe12. Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội “Thị
9
Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012.
10
Khoản 6 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012.
11
Điều 15 Bộ luật Lao động 2012.
12
Số lượng xe Uber và Grab chạm mức 50.000 chiếc, gần gấp đôi taxi tại Hà Nội và TP.HCM, đăng 13/10/2017 -
11:04 AM http://cafef.vn/so-luong-xe-uber-va-grab-cham-muc-50000-chiec-gan-gap-doi-taxi-tai-ha-noi-va-tphcm-
20171013103624032.chn

-33-
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG
ISBN: 978-604-73-6935-5
VÀ CHẤT LƯỢNG VIỆC LÀM TRONG DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

trường lao động của chúng ta vẫn còn một nửa bị luật bỏ ngoài lề”13. Điều đó có nghĩa là
50% những người đang làm việc không thuộc đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Bộ
luật Lao động.
Vậy, để bao quát được những “quan hệ lao động mới” do cách mạng công nghệ 4.0
mang lại, cũng như bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và thúc
đẩy quan hệ lao động phát triển bền vững, nên chăng, các thuật ngữ trong Bộ luật Lao
động cần được giải thích lại.
Thứ hai, các quy định pháp luật về đào tạo đại học, đào tạo nghề, giáo dục nghề
nghiệp đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghệ 4.0.
Theo quy định của pháp luật hiện hành về ưu đãi trong giáo dục, đào tạo chủ yếu theo
hai nhóm tiêu chí:
Một là, đối tượng “người học” được ưu tiên cấp học bổng hoặc miễn, giảm học phí
như: đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật,
khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó
học tập14.
Hai là, quy định ngành học, khóa học được ưu tiên không thu học phí như: ngành sư
phạm, các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm15; sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao
học, nghiên cứu sinh các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử16. Người học
các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các “ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có
nhu cầu” theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề
nghiệp ở trung ương quy định17. Hiện nay, Danh mục những ngành, nghề này được ban
hành kèm theo Thông tư số 37/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
13
Mai Đan, ”Sửa Bộ luật Lao động: Không để tình trạng chưa ban hành đã vướng”
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2018-08-12/sua-bo-luat-lao-dong-khong-de-tinh-trang-chua-ban-
hanh-da-vuong-60884.aspx
14
Khoản 2 Điều 89 Luật Giáo dục 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
15
Khoản 3 Điều 89 Luật Giáo dục 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
16
Điểm l Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số: 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH giữa Bộ Giáo dục và Đào
tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học
2015-2016 đến năm học 2020-2021.
17
Điểm n Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số: 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH giữa Bộ Giáo dục và
Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ
sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học
2015-2016 đến năm học 2020-2021.

-34-
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Lê Thị Hoài Thu
LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thanh Huyền

Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định về đối tượng và ngành học ưu đãi như sau:
“Người học trong cơ sở giáo dục đại học được hưởng các chính sách về học bổng và trợ
cấp xã hội, chế độ cử tuyển, tín dụng giáo dục, miễn, giảm phí dịch vụ công cộng theo
quy định tại các Điều 89, 90, 91 và 92 của Luật Giáo dục. Người học các ngành chuyên
môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh không phải
đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội”18.
Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định: “Người học được hưởng chính sách
học bổng, trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn,
giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các Điều 89, 90, 91 và 92
của Luật Giáo dục”19.
Từ những quy định trên đây cho thấy, các quy định pháp luật về đào tạo đại học, đào
tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp (trong Luật Giáo dục 2005, sửa đổi 2009, Luật Giáo dục
đại học 2012 sửa đổi 2018, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi
hành) còn chưa có những định hướng ưu tiên rõ ràng để thích ứng với phát triển của Cách
mạng 4.0, chúng ta cần có chính sách ưu tiên rõ rệt cho các ngành khoa học, công nghệ,
kỹ thuật và toán (Science, Technology, Engineering and Mathematics, viết tắt là STEM).
Những học sinh ưu tú nhất phải lựa chọn các ngành học STEM để phát triển cho tương lai
đất nước. Trong nhiều năm qua, xu hướng chung trong chọn ngành học là những học sinh
giỏi nhất của Việt Nam thường lựa chọn các ngành kinh tế, ngoại thương, tài chính, ngân
hàng,… làm điểm chuẩn vào các trường đào tạo các chuyên ngành này cao hơn hẳn so với
vào các trường công nghệ và kỹ thuật, trong đó có những trường đầu đàn truyền thống
như Bách Khoa,… Bên cạnh đó, các mã ngành đào tạo mới trong lĩnh vực khoa học, công
nghệ không nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực
trong một số ngành công nghệ tăng trưởng nhanh trong thời đại số hóa và tự động hóa,
đặc biệt là ngành công nghệ thông tin20.
Thứ ba, các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Trụ cột an sinh xã hội chính là thực hiện tốt pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm
thất nghiệp thì các quy định và thực hiện quy định pháp luật này trước yêu cầu Cách mạng
4.0 còn hạn chế.
Hiện nay, theo quy định tại Luật Việc làm 2013, chỉ những người lao động Việt
Nam làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên và viên chức làm việc theo
18
Điều 62 Luật Giáo dục đại học 2012.
19
Điều 62 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
20
TS Nguyễn Thắng, “CMCN4: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách cho Việt Nam” đăng 18h40 ngày
13/12/2016 http://ngkt.mofa.gov.vn/cmcn4-mot-so-dac-trung-tac-dong-va-ham-y-chinh-sach-cho-viet-nam/, truy
cập 14h ngày 24 tháng 01 năm 2019.

-35-
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG
ISBN: 978-604-73-6935-5
VÀ CHẤT LƯỢNG VIỆC LÀM TRONG DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

hợp đồng làm việc mới thuộc đối tượng người lao động phải tham gia bảo hiểm thất
nghiệp (không bao gồm lao động giúp việc gia đình, lao động là người đã nghỉ hưu)21.
Như vậy, toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, người lao động làm việc theo
hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng đều không thuộc đối tượng tham gia bảo
hiểm thất nghiệp. Những đối tượng này khi nghỉ việc sẽ không được bảo vệ bởi chế độ
bảo hiểm thất nghiệp.
Quy định về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là quy định bảo hiểm xã hội một lần22 và bảo
hiểm xã hội tự nguyện đã thực thi không có hiệu quả trong thực tế.
Đối với bảo hiểm xã hội một lần quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 với
mục tiêu cao cả là tạo an sinh xã hội bền vững cho người lao động khi nghỉ hưu nhưng đã
không thể thực thi khi Nghị quyết 93/2015 của Quốc hội ban hành về việc thực hiện chính
sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.
Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện đã có từ năm 2008, với mục đích thu hút được
những người lao động có việc làm, thu nhập từ khu vực kinh tế phi chính thức tham gia
chính sách an sinh. Khi quy định này được ban hành tưởng như đã mở ra một trang mới
cho sự phát triển của bảo hiểm xã hội, tuy nhiên, thực trạng thực hiện bảo hiểm xã hội tự
nguyện đã không đạt được kết quả như mong đợi do nhiều nguyên nhân từ việc tổ chức
thực thi đến chế độ hưởng hạn chế23 nên “lưới an sinh” này đã không thể bao quát được
nhiều lực lượng lao động.
Trước thách thức của Cách mạng 4.0, số người lao động mất việc làm sẽ gia tăng
trong một số ngành nghề, đặc biệt là những ngành kinh tế phi chính thức và những
người lao động làm công việc giản đơn, trong khi hệ thống an sinh xã hội của chúng ta
lại chưa có khả năng bao phủ, điều này tạo áp lực lên xã hội, tệ nạn sẽ gia tăng, những
bất ổn xã hội sẽ xuất hiện. Chính vì vậy, các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp cần được sửa đổi, bổ sung phù hợp để chính sách này thực thi có hiệu quả
trong thực tiễn và nó thực sự là trụ cột an sinh xã hội, bảo vệ người lao động trước
những rủi ro trong cuộc sống khi bị mất việc làm hay không còn đủ sức khỏe để
làm việc.
Trong xu thế phát triển của Cách mạng 4.0, tự động hóa và số hóa đang diễn ra mạnh
mẽ thì việc người lao động có nguy cơ bị mất việc làm ngày càng nhiều. Pháp luật lao
động hiện hành đã trao quyền cho người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động đối với người lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do
21
Điều 43 Luật Việc làm 2013.
22
Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
23
Người tham gia chỉ hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử tuất - Điều 72 đến Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

-36-
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Lê Thị Hoài Thu
LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thanh Huyền

kinh tế…24 và quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động
khi họ bị mất việc làm vì lý do thay đổi công nghệ25. Tuy nhiên, những quy định này còn
chưa cụ thể, chưa thực sự bảo vệ được quyền lợi của người lao động.

3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
TRƯỚC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Việc xây dựng và ban hành pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng phải
xuất phát từ yêu cầu của đời sống thực tế khách quan và nhà nước điều chỉnh các quan hệ
xã hội đó phát triển theo định hướng của nhà nước.
Từ sự phân tích những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm
và thị trường lao động, cũng như nhận diện rõ những yêu cầu của Cách mạng công nghiệp
4.0 đối với việc hoàn thiện pháp luật liên quan đến người lao động, nhóm tác giả đưa ra
một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam như sau:
Thứ nhất, cần nghiên cứu mở rộng phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động cho phù
hợp với các “quan hệ lao động mới” xuất phát từ việc làm theo cách thức do Cách mạng
công nghiệp 4.0 tạo ra và xác định lại, cũng như làm rõ các thuật ngữ được giải thích
trong Bộ luật Lao động như thuật ngữ người lao động, người sử dụng lao động, quan hệ
lao động.
Ví dụ: công việc vận chuyển hành khách, hàng hóa dựa trên nền tảng công nghệ. Vậy,
quan hệ giữa người lái xe với công ty cung ứng công nghệ, bản chất là “quan hệ lao động”
vì công ty cung ứng công nghệ đã “thuê mướn sức lao động” và sử dụng ngay “công cụ
lao động” của người lái xe để thực hiện việc vận chuyển hành khách, hàng hóa và việc trả
lương được thực hiện theo từng đơn hàng của khách mà thôi.
Như vậy, quan hệ lao động đã có chút biến đổi, đó là người lao động không chỉ “cho
thuê sức lao động” mà còn cho thuê cả “công cụ lao động”. Người sử dụng lao động có
thể chỉ có “công nghệ” để tạo ra việc làm cho người lao động.
Vì vậy, Bộ luật Lao động cần giải thích lại thuật ngữ người lao động, người sử dụng
lao động, quan hệ lao động,…, tiếp cận mới về hợp đồng lao động và nội dung cụ thể của
nó nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Chúng ta cần tiếp cận quan hệ
lao động từ bản chất của nó, đó là “quan hệ thuê mướn sử dụng sức lao động” của người
lao động. Như vậy, những “thỏa thuận nào” giữa các chủ thể đáp ứng đủ điều kiện theo
quy định của pháp luật về “việc làm có trả công”, trong đó bên người lao động phải trực
24
Khoản 10 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012.
25
Điều 44 Bộ luật Lao động 2012.

-37-
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG
ISBN: 978-604-73-6935-5
VÀ CHẤT LƯỢNG VIỆC LÀM TRONG DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

tiếp, tự mình thực hiện công việc được giao thì phải xem xét đó là quan hệ lao động và
thỏa thuận đó được coi là hợp đồng lao động.
Thứ hai, cần hoàn thiện các quy định pháp luật về đào tạo đại học, đào tạo nghề,
giáo dục nghề nghiệp, với những định hướng ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt
nguồn nhân lực chất lượng cao của nhóm ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán
(STEM) nhằm đáp ứng nguồn nhân lực của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Sự ưu tiên
đào tạo nhân lực nhóm ngành STEM không chỉ là việc cấp học bổng hay miễn, giảm học
phí mà cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và thực hành, làm việc tại các doanh
nghiệp, hợp tác quốc tế trong đào tạo các ngành này ở trình độ cao hơn để đáp ứng nguồn
nhân lực trong thời đại Cách mạng công nghệ 4.0.
Bên cạnh việc thúc đẩy xã hội học tập, học tập suốt đời trong nhân dân, nhà nước
cần có các dự báo về nhu cầu nhân lực của các ngành trong dài hạn và hàng năm dưới
tác động của Cách mạng công nghệ 4.0 để người lao động và những người sắp bước
vào độ tuổi lao động có sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường lao động, góp phần hạn chế tối đa tỷ lệ thất nghiệp và phát huy đào tạo gắn với
nghề nghiệp.
Thứ ba, hoàn thiện quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.
Như đã phân tích trong mục 2, quy định pháp luật hiện hành (Điều 43 Luật Việc làm
2013), đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc chỉ bao gồm người lao động và
người sử dụng lao động, trong đó: “Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp
khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ
đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng”.
Chúng ta nên sửa đổi đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc theo hướng
mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm cả công chức và người lao động,
viên chức có ký hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đều phải tham gia bảo hiểm thất
nghiệp, thậm chí xây dựng quy định về bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện. Bởi lẽ, cuộc cách
mạng 4.0 sẽ không loại trừ nhóm người lao động nào trong phạm vi ảnh hưởng của nó.
Cán bộ, công chức nhà nước và đặc biệt là những người lao động làm việc theo hợp đồng
lao động có thời hạn dưới 3 tháng đều có thể gia nhập đội quân thất nghiệp. Lúc đó, bảo
hiểm thất nghiệp sẽ là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu khó khăn cho bản thân và gia
đình của người lao động, giảm gánh nặng và áp lực cho ngân sách nhà nước, cho xã hội.
-38-
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Lê Thị Hoài Thu
LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thanh Huyền

Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và xây dựng chế độ hưởng phù
hợp hơn như bổ sung chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản,… để thu hút
người có việc làm từ khu vực kinh tế phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Vì hiện nay, chế độ hưởng của người tham gia bảo hiểm xã hội tụ nguyện quá nghèo nàn
(chỉ có chế độ hưu trí và tử tuất) nên chưa thu hút được người có việc làm, có thu nhập
tham gia trong khi đó, loại hình bảo hiểm nhân thọ vẫn rất phát triển.
Thứ tư, quy định rõ ràng trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đào tạo
thường xuyên, liên tục hàng năm đối với người lao động.
Với sự phát triển như vũ bão của cách mạng công nghiệp, các công nghệ mới liên tục
được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, vì vậy, công tác đào tạo và đào tạo lại người lao
động liên tục được đặt ra để đáp ứng yêu cầu của công việc. Hiện nay, quy định về quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng lao động chưa đề cập đến nghĩa vụ đào tạo lại người lao
động26 để đáp ứng yêu cầu công việc khi có thay đổi mà chỉ xem việc các bên thỏa thuận
về đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nội dung trong hợp đồng lao động khi các bên
ký kết hợp đồng. Để hạn chế những tác động tiêu cực của cách mạng công nghệ 4.0, pháp
luật lao động cần quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với công tác đào
tạo người lao động chứ không chỉ trao cho người sử dụng lao động quyền được chấm dứt
hợp đồng lao động vì lý do thay đổi công nghệ27 như hiện nay.

KẾT LUẬN
Cách mạng công nghệ 4.0 tác động nhiều mặt, cả tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế
và đời sống xã hội. Dưới khía cạnh pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng,
chúng ta cần có tư duy định hướng để ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội nhằm thúc đẩy những mặt tích cực, cũng như hạn chế những tiêu cực do
Cách mạng công nghệ 4.0 tạo ra. Một vài phân tích và gợi mở trong bài viết này hướng tới
việc hoàn thiện pháp luật lao động trong thời đại Cách mạng công nghệ 4.0.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Bộ luật Lao động.
2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Việc làm.
4. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục.
26
Điều 6, Bộ luật Lao động 2012.
27
Điều 44 Bộ luật Lao động 2012.

-39-
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG
ISBN: 978-604-73-6935-5
VÀ CHẤT LƯỢNG VIỆC LÀM TRONG DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật Giáo dục đại học.
7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Giáo dục nghề nghiệp.
8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị quyết 93/2015 của Quốc hội ban hành về việc
thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.
9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2018), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục
đại học.
10. Thông tư liên tịch số: 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ
Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học
phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ
trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
11. Nguyễn Hoàng Hà, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và
vấn đề việc làm và quan hệ lao động” http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-hoc-ung-
dung/van-hoa-kinh-te/3522-nguyen-hoang-ha-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-va-van-de-viec-
lam-va-quan-he-lao-dong.html
12. Nguyễn Thắng, “CMCN4: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách cho Việt Nam” đăng
18h40 ngày 13/12/2016 http://ngkt.mofa.gov.vn/cmcn4-mot-so-dac-trung-tac-dong-va-ham-y-chinh-
sach-cho-viet-nam/, truy cập 14h ngày 24 tháng 01 năm 2019.
13. Vũ Xuân Hùng, “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Thách thức lớn với thị trường lao động”, Chủ
Nhật, 01/01/2017, 02:51:34, http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/doi-song-xa-hoi/item/31719802-
thach-thuc-lon-voi-thi-truong-lao-dong.html, truy cập 15h12 phút ngày 23/01/2019.
14. Hưng Văn, “Robot và 'kho thông minh' ở siêu nhà máy sữa Vinamilk” https://thanhnien.vn/tai-chinh-
kinh-doanh/robot-va-kho-thong-minh-o-sieu-nha-may-sua-vinamilk-91495.html
15. ILO (2016), “ASEAN in transformation: How Technology is Changing Jobs and Enterprises –
ASEAN trong chuyển dịch cơ cấu: Công nghệ đang làm việc làm và doanh nghiệp thay đổi như thế
nào”. http://www.nbtcacademy.com/wp-content/uploads/2017/11/WB-Nov-2017-FoW.pdf, page 9
16. ILO (2016), “ASEAN in transformation: How Technology is Changing Jobs and Enterprises –
ASEAN trong chuyển dịch cơ cấu: Công nghệ đang làm việc làm và doanh nghiệp thay đổi như thế
nào”. http://www.nbtcacademy.com/wp-content/uploads/2017/11/WB-Nov-2017-FoW.pdf.
17. ILO (2018), “Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam: Hàm ý đối với thị trường lao động”
https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-
hanoi/documents/publication/wcms_630855.pdf
18. Mai Đan (2018), “Sửa Bộ luật Lao động: Không để tình trạng chưa ban hành đã vướng”, đăng
12/8/2018 17:31
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2018-08-12/sua-bo-luat-lao-dong-khong-de-tinh-
trang-chua-ban-hanh-da-vuong-60884.aspx
19. Manpower Group: “Skills Revolution 2.0, Robots Need Not Apply: Human Solutions for the Skills
Revolution”,

-40-
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Lê Thị Hoài Thu
LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thanh Huyền

https://www.manpowergroup.com/wps/wcm/connect/59db87a7-16c6-490d-ae70-
1bd7a322c240/Robots_Need_Not_Apply.pdf?MOD=AJPERES
20. Nguyễn Thanh, “Ngành công nghệ thông tin và “cơn khát” nhân lực” đăng 05/07/2016 09:05, truy
cập ngày 24 tháng 01 năm 2019
http://baodansinh.vn/nganh-cong-nghe-thong-tin-va-con-khat-nhan-luc-d37168.html
21. Vượng Lê, “Chẳng đâu xa, “robot cướp việc” con người đã đến Việt Nam: 90% công nhân ở một
nhà máy Bình Dương đã phải nghỉ việc vì robot!” http://cafef.vn/chang-dau-xa-robot-cuop-viec-con-
nguoi-da-den-viet-nam-90-cong-nhan-o-mot-nha-may-binh-duong-da-phai-nghi-viec-vi-robot-
2017072514135408.chn
22. “Số lượng xe Uber và Grab chạm mức 50.000 chiếc, gần gấp đôi taxi tại Hà Nội và TP.HCM”
http://cafef.vn/so-luong-xe-uber-va-grab-cham-muc-50000-chiec-gan-gap-doi-taxi-tai-ha-noi-va-
tphcm-20171013103624032.chn đăng 13-10-2017 - 11:04 AM

-41-

You might also like