You are on page 1of 73

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN I


----------

BÁO CÁO MÔN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Giảng viên hướng dẫn  Trần Đình Quế
Sinh viên thực hiện Nguyễn Duy Tài
Mã sinh viên B17DCCN550
Nhóm 04

Hà nội, ngày 10 tháng 06 năm 2021

1
Cam đoan: Tôi cam đoan tài liệu này do cá nhân tự chỉnh sửa, cập nhật từ
bài tập nhóm của mình. Các Biểu đồ, code tôi tự làm thêm đều có chú thích
rõ ràng. Nếu copy từ các bạn, tôi không những tự thấy hổ thẹn mà còn xấu
hổ với bạn bè tôi, thầy giáo và PTIT yêu quý của tôi.

I. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BoEC


Hệ thống BoEC là một hệ thống thương mại điện tử cho phép mua bán hàng
hoá giữa khách hàng và các bên liên quan. Các mặt hàng bán chủ yếu gồm
có 3 thể loại là sách, đồ điện tử và quần áo.
Các đối tượng được hướng tới sử dụng hệ thống: nhân viên kinh doanh,
nhân viên kho, nhân viên bán hàng và khách hàng. Chức năng mỗi đối tượng
được sử dụng như sau:
- Nhân viên nhập kho: tìm kiếm, nhập hàng, cập nhật (thêm, xóa, thay
đổi…) các thông tin mặt hàng, thống kê hàng…
- Nhân viên kinh doanh: tìm kiếm, đưa mặt hàng lên web sau khi bổ
sung các trường (ví dụ giá bán, khuyến mại, ảnh sản phẩm….)
- Nhân viên bán hàng: nhận đơn đặt hàng qua mạng, cập nhật đơn đặt
hàng, chuyển bộ phận phân phối sản phẩm, thống kê, xử lý ý kiến
khách hàng…
- Khách hàng: phải đăng ký thành viên trước khi đăng nhập, tìm kiếm,
tạo giỏ hàng, đặt hàng qua mạng, kiểm tra thông tin đặt hàng, thực
hiện các kiểu thanh toán (theo thẻ, thanh toán khi nhận hàng, qua
mạng…), phản hồi ý kiến (đánh dấu * hay ý kiến text)
I. PHA PHÂN TÍCH
1. Xác định các chức năng
- Nhân viên nhập kho: tìm kiếm, nhập hàng, cập nhật (thêm, xóa,
thay đổi…) các thông tin mặt hàng, thống kê hàng… 
- Nhân viên kinh doanh: tìm kiếm, đưa mặt hàng lên web sau khi
bổ sung các trường (ví dụ giá bán, khuyến mại, ảnh sản phẩm….) 
- Nhân viên bán hàng: nhận đơn đặt hàng qua mạng, cập nhật đơn
đặt hàng, chuyển bộ phận phân phối sản phẩm, thống kê, xử lý ý
kiến khách hàng… 
- Khách hàng: phải đăng ký thành viên trước khi đăng nhập, tìm
kiếm, tạo giỏ hàng, đặt hàng qua mạng, kiểm tra thông tin đặt

2
hàng, thực hiện các kiểu thanh toán (theo thẻ, thanh toán khi nhận
hàng, qua mạng…)
2. Xây dựng biểu đồ use case/user story và các scenario/acceptance
criteria
UC mức tổng quát

Usecase “Đăng nhập”: cho phép các tác nhân đăng nhập vào hệ thống
Usecase “Đăng kí thành viên”: cho phép Khách hàng đăng ký tài khoản
trong hệ thống

3
Usecase “Tìm kiếm mặt hàng”: cho phép Khách hàng tìm kiếm sản phẩm
theo ý muốn
Usecase “Đặt hàng trực tuyến”: cho phép Khách hàng đặt hàng đã mua sau
khi đặt hàng
Usecase “Tra cứu thông tin hóa đơn”: cho phép Khách hàng biết được đơn
hàng của mình đang trong giai đoạn nào (chờ duyệt đơn, xuất kho, …)
Usecase “Thanh toán”: cho phép Khách hàng thanh toán các mặt hàng đã
mua
Usecase “Phản hồi ý kiến”: cho phép Khách hàng phản hồi chất lượng sản
phẩm sau khi mua
Usecase “Tạo giỏ hàng”: cho phép Khách hàng tạo một giỏ hàng trong quá
trình chọn mua sản phẩm
Usecase “Xử lý ý kiến khách hàng”: cho phép Nhân viên bán hàng phản hồi
các đánh giá của khách hàng
Usecase “Cập nhật hàng hóa”: cho phép Nhân viên kho cập nhập các mặt
hàng trong kho
Usecase “Nhập hàng hóa”: cho phép Nhân viên kho nhập các mặt hàng mới
vào trong kho
Usecase “Đưa mặt hàng lên web”: cho phép Nhân viên kinh doanh đưa các
thông tin sản phẩm lên hệ thống.
Usecase “Tìm kiếm”: cho phép Nhân viên kho, Nhân viên kinh doanh tìm
kiếm dựa trên thông tin của sản phẩm.
Usecase “Thêm thông tin mặt hàng”: cho phép Nhân viên kho nhập các
thông tin mới nhất về các mặt hàng trong kho
Usecase “Thống kê”: cho phép Nhân viên bán hàng thống kê các mặt hàng
Usecase “Nhận đơn hàng qua mạng”: cho phép Nhân viên bán hàng nhận
đôn hàng sau khi khách hàng đặt mua hàng
Usecase “Cập nhật đơn hàng”: cho phép Nhân viên bán hàng cập nhật đơn
hàng
Usercase cho chức năng khách hàng đặt mua hàng trực tuyến

4
Usecase “Đăng nhập”: cho phép khách hàng đăng nhập vào hệ thống để thực
hiện chức năng
Usecase “Tìm kiếm mặt hàng: cho phép khách hàng tìm kiếm sản phẩm theo
mong muốn
Usecase “Chọn một mặt hàng”: cho phép khách hàng chọn một sản phẩm
cần tìm kiếm
Usecase “Thêm vào giỏ hàng”: cho phép khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ
hàng
Usecase “Thêm mặt hàng trong giỏ hàng”: cho phép khách hàng thêm một
sản phẩm khác nữa
Usecase “Thêm xóa số lượng”: cho phép khách hàng tùy chỉnh số lượng
theo ý muốn
Usecase “Lưu hóa đơn”: cho phép khách hàng lưu hóa đơn
Kịch bản khách hàng đặt mua hàng trực tuyến
1. Khách hàng chọn chức năng đặt hàng sau khi đăng nhập thành công
2. Hệ thống hiển thị giao diện đặt hàng với ô tìm kiếm, nút tìm kiếm, nút
quay lại và nút tiếp tục và danh sách mặt hàng đã đặt trước đó

5
id Tên mặt hàng Ảnh Số lượng Giá
1 Áo thun img 1 100000VNĐ
2 Quần Jeans img 1 200000VNĐ

3. Khách hàng nhập tên ‘Áo thun nam’ và click tìm kiếm
4. Hệ thống hiển thị màn hình danh sách mặt hàng theo tên tương ứng
(ảnh, giá, địa chỉ nơi bán, số lượng đã bán …)

id Tên mặt hàng Ảnh Nơi bán Giá Số lượng đã bán


1 Áo thun 1 Img Hà nội 100000 20
2 Áo thun 2 img Hà nam 145000 34

5. Khách hàng chọn 1 một hàng từ danh sách hiển thị


6. Hệ thống hiển thị màn hình thông tin chi tiết của sản phẩm

Id Tên sản phẩm Ảnh Số lượng Giá Xóa


1 Áo thun 1 Img 1 200000
2 Quần jean 2 Img 2 123000

7. Khách hàng click thêm vào giỏ hàng, nhập số lượng


8. Hệ thống thêm mặt hàng vào danh sách mặt hàng trong giỏ hàng( lặp
các bước 3-8 đến hết mặt hàng)
9. Khách hàng click vào nút submit
10.Hệ thống thông báo lưu đơn hàng thành công
Ngoại lệ:
3.1 Khách hàng nhập sai tên sản phẩm hoặc không nhập thông tin mặt
hàng nhưng click vào nút tìm kiếm
3.1.1 Hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại
4.1 hệ thống không tìm thấy mặt hàng tìm kiếm
4.1.1 Hệ thống hiển thị: “Sản phẩm này không tồn tại, vui lòng nhập lại
sản phẩm khác”

6
Usercase cho chức năng nhân viên nhập hàng hóa

Usecase “Đăng nhập”: cho phép nhân viên kho đăng nhập vào hệ thống để
thực hiện chức năng
Usecase “Tìm kiếm mặt hàng”: cho phép nhân viên kho tìm kiếm sản phẩm
theo ý muốn
Usecase “Tìm nhà cung cấp”: cho phép nhân viên kho tìm nhà cung cấp theo
ý muốn
Usecase “Thêm mặt hàng”: cho phép nhân viên kho thêm mặt hàng
Usecase “In hóa đơn”: cho phép nhân viên kho in hóa đơn
Kịch bản nhân viên kho nhập hàng hóa
1. Nhân viên kho chọn menu nhập hàng sau khi đăng nhập thành
công
2. Hệ thống hiển thị giao diện nhập hàng
3. Nhân viên nhập tên mặt hàng và click nút tìm kiếm
4. Hệ thống hiển thị danh sách mặt hàng với tên các nhà cung cấp
5. Nhân viên chọn mặt hàng và tên nhà cung cấp tương ứng
6. Nhân viên nhập số lượng, đơn giá và click thêm
7. Hệ thống thêm mặt hàng vào mặt hàng vào danh sách mặt hàng và
cập nhật tổng tiền ở màn hình nhập hàng hóa (lặp 3-7 đến hết mặt
hàng)
8. Nhân viên click vào nút submit
9. Hệ thống in hóa đơn và lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu
Ngoại lệ

7
4.1 hệ thống không tìm thấy mặt hàng
4.1.1 Nhân viên click nút thêm
4.1.2 Hệ thống hiển thị màn hình thêm mới mặt hàng
Usercase cho chức năng khách hàng comment

Usecase “Đăng nhập”: cho phép khách hàng đăng nhập vào hệ thống để thực
hiện chức năng
Usecase “Tìm kiếm mặt hàng”: cho phép khách hàng tìm kiếm mặt hàng
theo ý muốn
Usecase “bình luận”: cho phép khách hàng bình luận sản phẩm
Kịch bản:
1. Khách hàng vào trang chính sau khi đăng nhập thành công
2. Khách hàng nhập tên ‘Áo thun nam’ và click vào nút tìm kiếm
3. Hệ thống hiển thị danh sách mặt hàng trùng với tên tìm kiếm

id Tên mặt hàng Ảnh Nơi bán Giá Số lượng đã bán


1 Áo thun 1 Img Hà nội 100000 20
2 Áo thun 2 img Hà nam 145000 34

4. Khách hàng chọn 1 mặt hàng trong danh sách mặt hàng vừa tìm kiếm
5. Hệ thống hiển thị chi tiết mặt hàng
6. khách hàng kéo xuống dưới bài viết và nhập bình luận của mình và
submit
7. Hệ thống hiển thị bình luận ở dưới ô nhập bình luận (lặp các bước 2-
bước 6 cho các bình luận khác)

8
8. Khách hàng chọn nút quay về trang chủ
9. Hệ thống hiển thị trang chủ cho khách hàng
Usercase cho chức năng khách hàng đăng kí thành viên

Usecase “Đăng kí”: cho phép khách hàng đăng kí trở thành thành viên của
hệ thống
Kịch bản:
1. Khách hàng chọn chức năng đăng kí trên giao diện hệ thống
2. Hệ thống hiển thị form đăng kí với các ô nhập (firt_name, lasr_name,
username,password,email,phone_number)
3. Khách hàng nhập dữ liệu vào các ô tương ứng và submit
4. Hệ thống kiểm tra các trường coi khách hàng có nhập đúng hay
không, nếu đúng hệ thống thông báo đăng kí thành công
Ngoại lệ:
3. Khách hàng bỏ trống 1 trường vd email (firt_name, lasr_name,
username,password,phone_number) trong form đăng kí
3.1. Hệ thống thông báo thiếu email
3.2. Khách hàng nhập email vào form

9
Usercase Cập nhập hàng

Usecase “Xem các mặt hàng”: cho phép Nhân viên kho xem tất cả các mặt
hàng trong kho
Usecase “Chọn mặt hàng”: cho phép Nhân viên kho chọn để xem thông tin
cần cập nhập cho mặt hàng
Usecase “Xem chi tiết”: cho phép Nhân viên kho xem chi tiết mặt hàng được
chọn
Usecase “Nhập thông tin”: cho phép Nhân viên kho nhập thông tin lên giao
diện của hệ thống và tiến hành kiểm tra tính hợp lệ trên hệ thống
Kịch bản:
1. Nhân viên kho chọn chức năng cập nhập hàng trên giao diện hệ thống
sau khi đăng nhập thành công
2. Hệ thống hiển thị giao diện thông tin mặt hàng

STT TênMH MãMH Giá SốLuong


1 a 123 30000 27 chitiet

3. Nhân viên kho chọn nút chi tiết


4. Hệ thống hiển thị thông tin chi tiết của mặt hàng gồm: tên, người bán,
mô tả, thể loại, số lượng
5. Nhân viên kho nhập lại số lượng là 20 và bấm lưu
6. Hệ thống thông báo đã cập nhập hàng và hiển thị giao diện thông tin
mặt hàng

10
STT TênMH MãMH Giá SốLuong
1 a 123 30000 20 chitiet

7. Nhân viên bấm nút quay lại trang chủ


8. Hệ thống hiển thị trang chủ
Ngoại lệ:
2. Giao diện hệ thống không hiển thị sản phẩm nào
2.1 Nhân viên kho tiến hành tải lại trang

Usercase cho chức năng nhân viên kho thêm thông tin mặt hàng

Usecase “Đăng nhập”: cho phép Nhân viên kho đăng nhập vào hệ thống để
thực hiện chức năng
Usecase “Tìm kiếm sản phẩm”: cho phép Nhân viên kho tìm kiếm sản phẩm
cần thêm thông tin cho nhanh hơn
Usecase “Thêm thông tin sản phẩm”: cho phép Nhân viên kho thêm thông
tin cho sản phẩm
Kịch bản:
1. Nhân viên chọn chức năng Thêm thông tin mặt hàng
2. Hệ thống hiển thị giao diện thêm thông tin mặt hàng
3. Nhân viên kho nhập tên ‘iphone 12’ vào ô tìm kiếm
4. Hệ thống sẽ hiển thị

id Tên Loại Giá Mô tả Số lượng Màu


11
sắc
1 Iphone1 Đồ 1200000 Điện 1
2 điện tử 0 thoại
iphone
thế hệ
12
5. Nhân viên chọn ô Màu sắc và nhập ‘Đen’ và bấm lưu
6. Hệ thống thông báo đã cập thông tin và quay lại trang chỉnh của nhân
viên
Ngoại lê:
3 Nhân viên nhập tên sai cần cập nhật
3.1 Nhân viên tải lại trang

Usercase cho chức năng khách hàng xem thông tin hóa đơn

Kịch bản:
1. Khách hàng vào trang chính sau khi đăng nhập thành công
2. Hệ thống hiển thị thị trang giao diện chính
3. Khách hàng chọn tài khoản của mình
4. Hệ thống hiển thị trang tài khoản của khách hàng
5. Khách hàng chọn mục tra cứu hóa đơn
6. Hệ thống hiển thị giao diện tra cứu hóa đơn
7. Khách hàng ấn nút quay lại trang chủ
8. Hệ thống quay lại trang chủ

Usercase cho chức năng khách hàng tìm kiếm mặt hàng

12
Usecase “Đăng nhập”: cho phép khách hàng đăng nhập vào hệ thống để thực
hiện chức năng
Usecase “tìm kiếm mặt hàng”: cho phép khách hàng tìm kiếm mặt hàng theo
ý muốn
Kịch bản:
1. Khách hàng vào trang chính sau khi đăng nhập thành công
2. Khách hàng nhập tên mặt hàng và click vào nút tìm kiếm
3. Hệ thống hiển thị danh sách mặt hàng trùng với tên tìm kiếm
4. Khách hàng chọn 1 mặt hàng trong danh sách mặt hàng vừa tìm
kiếm
5. Hệ thống hiển thị chi tiết mặt hàng

13
Usercase cho chức năng khách hàng thanh toán

Usecase “Xem địa chỉ ship”: cho phép khách hàng nhập thông tin địa chỉ
nhận hàng
Usecase “Xem phương thức thanh toán”: cho phép khách hàng chọn cách
thanh toán đơn hàng
Usecase “Xem hóa đơn”: cho phép khách hàng xem thông tin đơn hàng.
Kịch bản:
1. Khách hàng chọn vào giỏ hàng sau khi đăng nhập thành công
2. Giao diện hệ thống hiển thị danh sách sản phẩm vừa thêm vào giỏ
hàng, nút checkoutcheckout
3. Khách hàng chọn nút thanh toán
4. Hệ thống hiển thị giao diện với các trường địa chỉ, các phương thức
thanh toán
5. Khách hàng nhập thông tin vào các trường trên và ấn tiếp tục
6. Hệ thống hiển thị giao diện yêu cầu khác hàng chọn phương thức
thanh toán
7. Khách hàng chọn thanh toán sau khi nhận hàng và bấm thanh toán
8. Hệ thống thông báo thành công
Ngoại lê:
14
5 Khách hàng không gõ tên người nhận và số điện thoại
5.1 Hệ thống thông báo người nhận, số điện thoại không được để
trống
Usercase cho chức năng nhân viên kinh doanh Upload mặt hàng lên web

Usecase “Đăng nhập”: cho phép nhân viên kinh doanh đăng nhập vào hệ
thống để thực hiện chức năng
Usecase “Upload mặt hàng”: cho phép nhân viên kinh doanh Upload mặt
hàng lên website
Usecase “Xóa mặt hàng”: cho phép nhân viên kinh doanh xóa mặt hàng khỏi
website
Usecase “Thêm mặt hàng”: cho phép nhân viên kinh doanh thêm mặt hàng
mới lên website
Kịch bản:
1. Nhân viên kinh doanh chọn một sản phẩm trong danh sách các mặt
hàng trong cơ sở dữ liệu
2. Giao diện hệ thống hiển thị thông tin sản phẩm
3. Nhân viên kinh doanh chọn nút tải lên kênh bán trong giao diện
4. Giao diện hệ thống thông báo sản phẩm đã đưa lên thành công

15
5. Nhân viên kinh doanh chọn ok của thông báo.
6. Giao diện bước 2 hiển thị
Ngoại lệ:
4.Giao diện hệ thống thông báo sản phẩm này đã được bán
4.1. Nhân viên kinh doanh chọn nút ok của thông báo
Usercase cho chức năng nhân viên bán hàng cập nhật đơn hàng

Usecase “Đăng nhập”: cho phép nhân viên bán hàng đăng nhập vào hệ thống
để thực hiện chức năng
Usecase “Đang thực hiện”: cho phép nhân viên bán hàng đang xử lý hóa đơn
Usecase “Hủy bỏ”: cho phép nhân viên bán hàng hủy đơn đặt hàng
Usecase “Hoàn tất”: cho phép nhân viên bán hàng đăng hoàn tất đơn hàng và
chuyển cho nhân viên ship
Kịch bản:
1. Nhân viên bán hàng chon một đơn hàng trong giao diện hệ thống
2. Giao diện hệ thống hiển thị thông tin hóa đơn.
3. Nhân viên bán hàng nhập đã nhận, chuyển hàng đến tram abc bấm cập
nhập
4. Giao diện hệ thống thông báo cập nhập đơn hàng

16
Usercase cho chức năng nhân viên bán hàng xử lý ý kiến khách hàng

Usecase Đăng nhập cho phép Nhân viên bán hàng đăng nhập vào hệ thống
để thực hiện chức năng
Usecase phản hồi cho phép Nhân viên bán hàng trả lời ý kiến khách hàng về
sản phẩm mình phụ trách
Usecase Xem giao diện sản phẩm cho phép Nhân viên bán hàng xem giao
diện sản phẩm mình phụ trách
Kịch bản:
1. NhanVienBanHang chon một sản phẩm bất kỳ
2. Giao diện sản phẩm hiển thị
3. NhanVienBanHang chọn một bình luận
4. Giao diện bình luận hiển thị
5. NhanVienBanHang nhập bình luận bấm phản hồi
6. Hệ thống báo đã gửi phản hồi thành công

17
3. Hình ảnh khảo sát của trang thương mại điện tử Việt Nam Shopee.
Giao diện chính

18
Giao diện đăng ký

Giao diện đăng nhập

19
Giao diện tìm kiếm

Giao diện gợi ý

Giao diện chính của sản phẩm

20
Giao diện đánh giá và phản hồi sản phẩm

Giao diện giỏ hàng

21
Giao diện thanh toán

Giao diện hỗ trợ kỹ thuật

22
Giao diện thông tin tài khoản

Giao diện vocher


23
4. Xây dựng biểu đồ lớp phân tích (chỉ cần có thuộc tính – (nếu chưa xác
định rõ quan hệ nên để quan hệ association)

24
5. Xây dựng mô hình dữ liệu logic (logical data model)

25
III.Thiết kế hệ BoEC

26
a) package diagram

b) thiết kế chi tiết

OrderDAO
27
UserDAO

CartDAO

28
CommentDAO

ProductDAO

29
ConfirmOrderDAO

handleCommentDAO
30
c) thiết kế các packge trong model
Khách hàng

Cơ sở dữ liệu

31
IV. Lập trình
Chức năng thêm sản phẩm vào giỏ hàng

def add_cart(request, product_id):


product =Product.objects.get(id=product_id)
try:
cart = Cart.objects.get(cart_id=_cart_id(request))
except Cart.DoesNotExist:
cart= Cart.objects.create(
cart_id =_cart_id(request)
)

32
cart.save()

try:
cart_item =CartItem.objects.get(product= product, cart= cart)
cart_item.quantity +=1
cart_item.save()
except CartItem.DoesNotExist:
cart_item =CartItem.objects.create(
product=product,
quantity=1,
cart=cart,
)
cart_item.save()

return redirect('cart')

Chức năng xóa mặt hàng khỏi giỏ hàng

def remove_cart(request, product_id):


cart = Cart.objects.get(cart_id=_cart_id(request))
product =get_object_or_404(Product,id=product_id)
cart_item = CartItem.objects.get(product=product, cart=cart)
if cart_item.quantity >1:
cart_item.quantity -=1
cart_item.save()
else:
cart_item.delete()
return redirect('cart')

def remove_cart_item(request, product_id):


cart = Cart.objects.get(cart_id=_cart_id(request))
product =get_object_or_404(Product,id=product_id)
cart_item = CartItem.objects.get(product=product, cart=cart)

33
cart_item.delete()
return redirect('cart')

Chức năng tìm kiếm

def search(request):
if 'keyword' in request.GET:
keyword=request.GET['keyword']
if keyword:
products =Product.objects.order_by('-
created_date').filter(Q(des__icontains=keyword) |
Q(product_name__icontains=keyword))
product_count = products.count()
context={
'products':products,
'product_count':product_count
}
return render(request,'store/store.html',context)

34
Chức năng phân trang

def product(request,category_slug=None):
categories=None
products=None
if category_slug !=None:
categories =get_object_or_404(Category,slug=category_slug)
products =
Product.objects.filter(category=categories,is_available=True)
paginator = Paginator(products, 1)
page = request.GET.get('page')
paged_products = paginator.get_page(page)
product_count = products.count()
else:
products =
Product.objects.all().filter(is_available=True).order_by('id')
paginator = Paginator(products,6)
page = request.GET.get('page')
paged_products =paginator.get_page(page)
product_count =products.count()

context = {
'products': paged_products,
'product_count':product_count,
}
return render(request,'store/store.html',context)

35
Chức năng đánh giá và bình luận sản phẩm

def submit_review(request,product_id):
url =request.META.get('HTTP_REFERER')
if request.method == 'POST':
try:
reviews =
ReviewRating.objects.get(user__id=request.user.id,product__id=product_id
)
form =ReviewForm(request.POST,instance=reviews)
form.save()
messages.success(request,'Cảm ơn bạn đã đánh giá sản phẩm')
return redirect(url)
except ReviewRating.DoesNotExist:
form=ReviewForm(request.POST)
if form.is_valid():
data=ReviewRating()
# data.subject=form.cleaned_data['subject']
data.rating = form.cleaned_data['rating']
data.review = form.cleaned_data['review']
data.ip = request.META.get('REMOTE_ADDR')
data.product_id = product_id
data.user_id =request.user.id
data.save()
messages.success(request, 'cam ơn bạn đã đánh giá sản
phẩm')
return redirect(url)

Mã nguồn
from django.shortcuts import render,get_object_or_404,redirect
from product.models import Product,ReviewRating
from category.models import Category

36
from product.forms import ReviewForm
from accounts.forms import RegistrationForm
from accounts.forms import Account
from django.core.exceptions import ObjectDoesNotExist
from django.http import HttpResponse
from django.contrib import messages,auth
from carts.models import Cart,CartItem
from django.core.paginator import EmptyPage,PageNotAnInteger,Paginator
from django.db.models import Q
from django.contrib.auth.decorators import login_required

def home(request):
products =Product.objects.all().filter(is_available=True)
context={
'products':products,
}
return render (request,'home.html',context)
def product(request,category_slug=None):
categories=None
products=None
if category_slug !=None:
categories =get_object_or_404(Category,slug=category_slug)
products =
Product.objects.filter(category=categories,is_available=True)
paginator = Paginator(products, 1)
page = request.GET.get('page')
paged_products = paginator.get_page(page)
product_count = products.count()
else:
products =
Product.objects.all().filter(is_available=True).order_by('id')
paginator = Paginator(products,6)
page = request.GET.get('page')
paged_products =paginator.get_page(page)
product_count =products.count()

context = {
'products': paged_products,
'product_count':product_count,
}
return render(request,'store/store.html',context)
def product_detail(request,category_slug,product_slug):
try:
single_product =
Product.objects.get(category__slug=category_slug,slug=product_slug)
in_cart =
CartItem.objects.filter(cart__cart_id=_cart_id(request),product=single_p
roduct).exists()
except Exception as e:
raise e
# try:
# orderproduct = OrderProduct.object.filter(user = request.user,
product_id=single_product.id).exists()
# except OrderProduct.DoesNotExist:
# orderproduct = None
reviews =
ReviewRating.objects.filter(product_id=single_product.id,status=True)

37
context= {
'single_product': single_product,
'in_cart' : in_cart,
# 'orderproduct':orderproduct
'reviews':reviews,
}
return render(request, 'store/product_detail.html', context)
def _cart_id(request):
cart = request.session.session_key
if not cart:
cart = request.session.create()
return cart
def add_cart(request, product_id):
product =Product.objects.get(id=product_id)
try:
cart = Cart.objects.get(cart_id=_cart_id(request))
except Cart.DoesNotExist:
cart= Cart.objects.create(
cart_id =_cart_id(request)
)
cart.save()

try:
cart_item =CartItem.objects.get(product= product, cart= cart)
cart_item.quantity +=1
cart_item.save()
except CartItem.DoesNotExist:
cart_item =CartItem.objects.create(
product=product,
quantity=1,
cart=cart,
)
cart_item.save()

return redirect('cart')
def remove_cart(request, product_id):
cart = Cart.objects.get(cart_id=_cart_id(request))
product =get_object_or_404(Product,id=product_id)
cart_item = CartItem.objects.get(product=product, cart=cart)
if cart_item.quantity >1:
cart_item.quantity -=1
cart_item.save()
else:
cart_item.delete()
return redirect('cart')

def remove_cart_item(request, product_id):


cart = Cart.objects.get(cart_id=_cart_id(request))
product =get_object_or_404(Product,id=product_id)
cart_item = CartItem.objects.get(product=product, cart=cart)
cart_item.delete()
return redirect('cart')
def cart(request, total=0, quantity=0,cart_items=None):
try:
tax=0
grand_total=0
cart= Cart.objects.get(cart_id = _cart_id(request))

38
cart_items = CartItem.objects.filter(cart= cart,is_active=True)
for cart_item in cart_items:
total+=(cart_item.product.price * cart_item.quantity)
quantity +=cart_item.quantity
tax = (2 * total)/100
grand_total = total + tax
except ObjectDoesNotExist:
pass

context ={
'total': total,
'quantity': quantity,
'cart_items': cart_items,
'tax': tax,
'grand_total': grand_total,

}
return render(request, 'store/cart.html',context)
def search(request):
if 'keyword' in request.GET:
keyword=request.GET['keyword']
if keyword:
products =Product.objects.order_by('-
created_date').filter(Q(des__icontains=keyword) |
Q(product_name__icontains=keyword))
product_count = products.count()
context={
'products':products,
'product_count':product_count
}
return render(request,'store/store.html',context)
def register(request):
if request.method=="POST":
form=RegistrationForm(request.POST)
if form.is_valid():
first_name= form.cleaned_data['first_name']
last_name = form.cleaned_data['last_name']
phone_number = form.cleaned_data['phone_number']
email = form.cleaned_data['email']
password = form.cleaned_data['password']
username= email.split('@')[0]
user =
Account.object.create_user(first_name=first_name,last_name=last_name,ema
il=email,username=username,password=password)
user.phone_number=phone_number
user.save()
messages.success(request,'Bạn đã đăng kí thành công')
return redirect('register')
else:
form =RegistrationForm()
context={
'form':form,
}
return render(request, 'accounts/register.html',context)
def login(request):
if request.method == "POST":
email=request.POST['email']

39
password=request.POST['password']

user = auth.authenticate(email=email,password=password)
if user is not None:
auth.login(request,user)
return redirect('home')
else:
messages.error(request, 'Đăng nhập thất bại')
return redirect('login')
return render(request, 'accounts/login.html')
@login_required(login_url ='login')
def logout(request):
auth.logout(request)
messages.success(request,'Bạn đã đăng xuất')
return redirect('login')

@login_required(login_url ='login')
def dashboard(request):

return render(request, 'accounts/dashboard.html')


def checkout(request):

return render(request, 'store/checkout.html')


def submit_review(request,product_id):
url =request.META.get('HTTP_REFERER')
if request.method == 'POST':
try:
reviews =
ReviewRating.objects.get(user__id=request.user.id,product__id=product_id
)
form =ReviewForm(request.POST,instance=reviews)
form.save()
messages.success(request,'Cảm ơn bạn đã đánh giá sản phẩm')
return redirect(url)
except ReviewRating.DoesNotExist:
form=ReviewForm(request.POST)
if form.is_valid():
data=ReviewRating()
# data.subject=form.cleaned_data['subject']
data.rating = form.cleaned_data['rating']
data.review = form.cleaned_data['review']
data.ip = request.META.get('REMOTE_ADDR')
data.product_id = product_id
data.user_id =request.user.id
data.save()
messages.success(request, 'cam ơn bạn đã đánh giá sản
phẩm')
return redirect(url)
Bài này do em code cả lần trước báo cáo bài tập nhóm chúng em dùng
Spring boot để code ( do trong nhóm có bạn chưa thành thạo về Django và
code còn lỗi nhiều nên chúng em đã chuyển sang Spring boot như đã đề cập
với thầy lần trước )

40
V. Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu
5.1. Các định dạng đối tượng phổ biến:
- Tệp là danh sách dữ liệu điện tử đã được tối ưu hóa để thực hiện một giao
dịch cụ thể.
- Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các nhóm thông tin, mỗi nhóm có liên quan
đến nhóm khác theo một cách nào đó.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) là phần mềm tạo và thao tác các cơ sở
dữ liệu.
a. Tệp truy cập ngẫu nhiên và tuần tự:
- Hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều hỗ trợ truy cập tuần tự và ngẫu
nhiên với file.
- Truy cập tuần tự chỉ cho phép các hoạt động tuần tự được thực hiên (ví
dụ đọc, ghi, tìm kiếm..). Hiệu quả khi thực hiện hoạt động 1 cách tuần
tự, xử lý các đối tượng 1 cách liên tục. Tuy nhiên đối với các hoạt động
ngẫu nhiên như update 1 đối tượng thì rất kém hiệu quả. Có 2 loại truy
cập tuần tự là có thứ tự và không có thứ tự.
Không có thứ tự: Các file không có thứ tự được tổ chức nối tiếp tức
là thứ tự của file là thứ tự đối tượng được lưu vào file.
Có thứ tự: Các file được đặt vào 1 thứ tự dược sắp xếp cụ thể (ví dụ
theo thứ tự của mã khách hàng). Sử dụng linked list giữ cho file theo
thứ tự sắp xếp bằng cách luôn tạo 1 file mới mỗi lần xóa hoặc bổ
sung xảy ra và thông qua 1 con trỏ đặt cuối môi bản ghi và trỏ tới bản
ghi tiêp theo.
- Truy cập ngẫu nhiên: Chỉ cho phép thực hiện các hoạt động ngẫu nhiên
hoặc trực tiếp (tìm kiếm, cập nhật...). Có tốc độ nhanh tuy nhiên không
hỗ trợ truy cập tuần tự.
- Cách để thực hiện cả tuần tự và ngẫu nhiên là sử dụng tệp tuần tự có
chứa danh sách các khóa và tệp truy cập ngẫu nhiên cho các đối tượng
thực thể.
b. Cơ sở dữ liệu quan hệ:
- Là tập hợp các bảng với mỗi bảng có 1 khóa chính. Bảng có quan hệ
tới 1 bảng khác băng cách đặt khóa chính từ 1 bảng thành khóa ngoại
trong 1 bảng khác.
- Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL) là ngôn ngữ tiêu chuẩn để truy
cập dữ liệu từ trong bảng.
c. Cơ sở dữ liệu quan hệ đối tượng:
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ đối tượng (ORDBMS) là hệ quản trị
cơ sở dữ liệu quan hệ có phần mở rộng để xử lý việc lưu trữ các đối
tượng trong cấu trúc bảng quan hệ. Thường được thực hiện thông qua
việc sử dụng các kiểu do người dùng xác định.
41
- ORDBMS là mở rộng của RDBMS.
d. Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng:
- Là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ với các phần mở rộng để xử
lý việc lưu trữ các đối tượng trong cấu trúc bảng quan hệ.
- ORDBMS hỗ trợ rất tốt cho các hoạt động quản lý dữ liệu điển hình
bao gồm ngôn ngữ truy vấn dễ sử dụng (SQL),ủy quyền, kiểm soát đồng
thời, các phương tiện phục hồi và xử lý dữ liệu đối tượng phức tạp.
- Cung cấp hỗ trợ cho 1 số hình thức kế thừa.
- Chủ yếu hỗ trợ các dữ liệu đa phương tiện, hoặc các hệ thống liên quan dữ
liệu phức tạp (video, âm thanh,..)
- Có 2 cách tiếp cận:
Thêm các phần mở rộng về tính bền vững vào ngôn ngữ lập trình
hướng đối tượng.
Tạo một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu hoàn toàn riêng biệt.
e. Kho dữ liệu NoSQL:
- NoSQL là viết tắt của No SQL hoặc Not Only SQL.
- Các kho dữ liệu NoSQL là kiểu duy trì đối tượng mới nhất hiện có.
- Các kho dữ liệu được mô tả là NoSQL thường không hỗ trợ SQL.
- Các kho dữ liệu NoSQL có xu hướng hỗ trợ các truy vấn rất nhanh.
Tuy nhiên, khi cập nhật, các kho dữ liệu NoSQL thường không hỗ trợ cơ chế
khóa, do đó tất cả các bản sao của một phần dữ liệu không bắt buộc phải
nhất quán mọi lúc. Thay vào đó, chúng có xu hướng ủng hộ một mô hình
dựa trên nhất quán cuối cùng.
- Một số kho dữ liệu NoSQL được biết đến nhiều hơn bao gồm Google’s
Big Table, Amazon’s Dynamo, Apache’s Hbase.
- Hầu hết các kho lưu trữ dữ liệu NoSQL được tạo ra để giải quyết các
vấn đề liên quan đến việc lưu trữ lượng lớn dữ liệu phân tán trong RDBMS.
- Các kho lưu trữ dữ liệu NoSQL, bao gồm kho dữ liệu khóa-giá trị, kho lưu
trữ tài liệu, kho hướng cột và cơ sở dữ liệu đối tượng.
- Kho dữ liệu khóa-giá trị về cơ bản cung cấp một chỉ mục phân tán (khóa
chính) cho nơi lưu trữ BLOB (đối tượng lớn nhị phân). BLOB coi một tập
hợp các thuộc tính là một đối tượng lớn.Các ứng dụng thường sử dụng kho
dữ liệu khóa-giá trị là giỏ hàng, danh mục sản phẩm và danh sách bán chạy
nhất trên Web.
- Các kho dữ liệu tài liệu được xây dựng dựa trên ý tưởng về các tài liệu.
Các kho dữ liệu này được coi là không có giản đồ. Điều đó có nghĩa là
chúng ta không có thiết kế chi tiết của cơ sở dữ liệu. Điểm khác biệt chính
giữa kho dữ liệu khóa-giá trị và kho dữ liệu tài liệu là “tài liệu” có cấu trúc
và có thể dễ dàng tìm kiếm dựa trên các thuộc tính không phải khóa có trong
tài liệu.
42
- Các kho dữ liệu dạng cột sắp xếp dữ liệu thành các cột thay vì các hàng:
các hàng đại diện cho các thuộc tính và các cột đại diện cho các đối tượng.
Loại lưu trữ dữ liệu dạng cột rất hiệu quả trong các ứng dụng thông minh
kinh doanh, khai thác dữ liệu và lưu trữ dữ liệu, nơi dữ liệu khá tĩnh và
nhiều phép tính được thực hiện trên một hoặc một tập con nhỏ của các thuộc
tính có sẵn.
f. Chọn định dạng lưu trữ đối lượng:
- Dựa vào điểm mạnh vào điểm yếu: Mỗi định dạng lưu trữ có điểm mạnh
điểm yếu khác nhau. Không có định dạng nào tôt hơn định dạng khác.
- Dựa vào các loại dữ liệu được hỗ trợ:
Lựa chọn tốt nhất để lưu trữ dữ liệu đơn giản thường là RDBMS
vì công nghệ này đã phát triển theo thời gian và liên tục cải tiến để xử lý dữ
liệu đơn giản rất hiệu quả.
Càng ngày, các ứng dụng càng tích hợp nhiều dữ liệu phức tạp, ví
dụ: video, hình ảnh hoặc âm thanh. Các kho lưu trữ dữ liệu ORDBMS,
OODBMS hoặc NoSQL có khả năng xử lý loại dữ liệu này tốt nhất. Dữ liệu
phức tạp được lưu trữ dưới dạng đối tượng có thể được xử lý nhanh hơn so
với các định dạng lưu trữ khác
- Dựa vào loại hệ thống:
Các hệ thống hỗ trợ ra quyết định thường chỉ đọc dữ liệu. Lựa chọn
tốt nhất cho các hệ thống này thường là RDBMS vì các định dạng này có thể
được thiết kế đặc biệt cho các nhu cầu có thể không rõ ràng và ít thích hợp
để thay đổi dữ liệu.
- Các định dạng lưu trữ hiện có: Định dạng lưu trữ nên được chọn chủ
yếu trên cơ sở về loại dữ liệu và hệ thống ứng dụng đang được phát triển
- Nhu cầu tương lai: Không chỉ nhóm dự án nên xem xét công nghệ lưu
trữ trong công ty mà còn phải nhận thức được các xu hướng và công nghệ
hiện tại đang được các tổ chức khác sử dụng.
- Các tiêu chí khác cần được xem xét bao gồm chi phí, vấn đề cấp phép,
kiểm soát đồng thời, dễ sử dụng, kiểm soát bảo mật và truy cập, phiên
bản quản lý, quản lý lưu trữ, quản lý khóa, quản lý truy vấn, ngôn ngữ,
ràng buộc và API.
5.2. Tối lưu hóa lưu trữ đối tượng vào RDBMS (Hệ quản trị cơ sở dữ
liệu quan hệ)
- Có 2 khía cạnh tối ưu hóa: lưu trữ hiệu quả và tốc độ truy cập.
- Tuy nhiên không thể đạt được 2 mục tiêu này cùng lúc vì:
Thiết kế tốt nhất cho việc tăng tốc độ truy cập có thể chiến nhiều
dung lượng lưu trữ.
Thiết kế lưu trữ hiệu quả thì có tốc độ truy cập thấp hơn.
a. Tối ưu hóa hiệu quả lưu trữ:
43
- Lưu trữ hiệu quả là khi các bảng trong CSDL không có hoặc có rất ít giá
trị null ở các cột.
- Giá trị null cho thấy không gian đang bị lãng phí.
- Ngoài việc gây phí không gian lưu trữ các giá trị null còn gây ra lỗi và tăng
khả năng xảy ra vấn đề với tính toàn vẹn của dữ liệu. Nulls đe dọa tính toàn
vẹn của dữ liệu vì chúng khó diễn giải. Không thể chắc chắn về ý nghĩa thực
sự của các giá trị null.
- Vì lý do trên cần loại bỏ các giá trị null khỏi bảng.
- Nên bắt đầu với mô hình được thiết kế tệ trước. Nhóm dự án nên thực hiện
theo các bước để kiểm tra hiệu quả lưu trữ của mô hình. Các bước này tạo
nên một quá trình gọi là chuẩn hóa.
Các dạng chuẩn hóa:
- Dạng chuẩn 0: là một mô hình chưa chuẩn hóa trước khi các quy tắc chuẩn
hóa được áp dụng.
- Dạng chuẩn 1 (1NF): Nếu nó không dẫn đến các trường nhiều giá trị, các
trường cho phép lưu trữ một bộ giá trị hoặc trường lặp lại, là các trường
lặp lại trong một bảng để nhận nhiều giá trị.
- Dạng chuẩn 2 (2NF): yêu cầu đầu tiên là mô hình dữ liệu ở dạng 1NF và
thứ hai là mô hình dữ liệu dẫn đến các bảng chứa các trường phụ thuộc vào
toàn bộ khóa chính. Điều này có nghĩa là giá trị khóa chính cho mỗi bản ghi
có thể xác định giá trị cho tất cả các trường khác trong bản ghi. Đôi khi các
trường chỉ phụ thuộc vào một phần của khóa chính (tức là phụ thuộc một
phần) và các trường này thuộc về một bảng khác.
- Dạng chuẩn 3 (3NF): xảy ra khi một mô hình ở cả 1NF và 2NF và, trong
các bảng kết quả, không có trường fi nào phụ thuộc vào các trường khóa
không chính (nghĩa là phụ thuộc bắc cầu).
b. Tối ưu hóa tốc độ:
- Sau khi đã tối ưu hóa thiết kế lưu trữ đối tượng, kết quả cuối cùng là dữ
liệu được trải rộng trên một số bảng. Khi dữ liệu từ nhiều bảng cần được
truy cập hoặc truy vấn, các bảng phải được nối trước với nhau.
- Nhóm dự án có thể sử dụng một số kỹ thuật để cố gắng tăng tốc độ truy
cập vào dữ liệu, bao gồm bất chuẩn hóa, phân cụm và lập chỉ mục.
- Bất chuẩn hóa:
Bất chuẩn hóa làm giảm số lượng phép nối cần được thực hiện trong
một truy vấn => tăng tốc độ truy cập.
Tuy nhiên, do yêu cầu bộ nhớ bổ sung và bản cập nhật tiềm năng dị
thường, bất chuẩn hóa nên được áp dụng một cách tiết kiệm
Ba trường hợp có thể dựa vào sự không chuẩn hóa để giảm các liên
kết và cải thiện hiệu suất:

44
Có thể áp dụng bất chuẩn hóa trong trường hợp bảng tra cứu, là bảng
chứa mô tả giá trị
Các mối quan hệ 1-1.
Đôi khi việc đưa các thuộc tính của thực thể cha vào thực thể con trên
mô hình dữ liệu vật lý sẽ hiệu quả hơn.

- Phân cụm:
Tốc độ truy cập cũng bị ảnh hưởng bởi cách dữ liệu được truy xuất.
Một cách để cải thiện tốc độ truy cập là giảm số lần phương tiện lưu
trữ cần được truy cập trong một giao dịch.
Phương pháp là tập hợp các bản ghi với nhau về mặt vật lý để các bản
ghi tương tự được lưu trữ gần nhau.
Với phân cụm tệp tin nội bộ, giống như các bản ghi trong bảng được
lưu trữ cùng nhau theo một cách nào đó.
- Lập chỉ mục:
Là một tập hợp chứa các giá trị từ một hoặc nhiều cột trong bảng và vị
trí của các giá trị trong bảng.
Chỉ mục là một trong những cách quan trọng nhất để cải thiện hiệu
suất cơ sở dữ liệu. Bất cứ khi nào có vấn đề về hiệu suất, nơi đầu tiên
cần xem xét là một chỉ mục..
Tất nhiên, các chỉ mục yêu cầu chi phí cao trong đó chúng chiếm
dung lượng trên phương tiện lưu trữ. Ngoài ra, chúng cần được cập
nhật khi các bản ghi trong bảng được chèn, xóa hoặc thay đổi
Nên áp dụng các chỉ mục một cách rộng rãi khi thiết kế hệ thống hỗ
trợ quyết định:
Sử dụng chỉ mục một cách tiết kiệm cho các hệ thống giao dịch.
Sử dụng nhiều chỉ mục để tăng thời gian phản hồi trong hệ thống hỗ
trợ quyết định.
Đối với mỗi bảng, hãy tạo một chỉ mục duy nhất dựa trên khóa chính.
Đối với mỗi bảng, hãy tạo một chỉ mục dựa trên khóa ngoại để cải
thiện hiệu suất của các phép nối.
Tạo chỉ mục cho các trường được sử dụng thường xuyên để nhóm, sắp
xếp hoặc tiêu chí
c. Ước tính kích thước lưu trữ dữ liệu:
- Kết hợp các ước tính của mình vào thông số kỹ thuật phần cứng của máy
chủ cơ sở dữ liệu để đảm bảo rằng phần cứng cơ sở dữ liệu đủ cho nhu cầu
của dự án.
- Kích thước của cơ sở dữ liệu được dựa trên số lượng dữ liệu thô trong các
bảng và các yêu cầu tổng quát của DBMS.
- Để ước tính kích thước, bạn sẽ cần phải hiểu rõ về kích thước ban đầu của
45
cơ sở dữ liệu của bạn cũng như tốc độ tăng trưởng dự kiến của nó theo thời
gian.
5.3. Thiết kế các lớp truy cập và quản lý dữ liệu:
- Tùy thuộc vào ứng dụng, một quy tắc đơn giản cần tuân theo là phải có
một lớp truy cập và thao tác cho từng lớp cụ thể.
- Một phương pháp tiếp cận cụ thể đã được đề xuất để hỗ trợ việc triển khai
các lớp thao tác và truy cập dữ liệu là sử dụng một thư viện ánh xạ quan
hệ đối tượng dưới dạng Hibernate.
- Cho phép ánh xạ các đối tượng được viết bằng Java để được lưu trữ trong
một RDBMS.
- Thay vì sử dụng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng để triển khai các lớp
thao tác và truy cập dữ liệu, với Hibernate, chúng được triển khai trong
các tệp XML có chứa ánh xạ.
- Mô hình hóa ánh xạ trong tệp XML ngăn các chi tiết về truy cập và thao
tác dữ liệu lọt vào biểu diễn miền vấn đề.
5.4. Các yêu cầu phi chức năng và thiết kế lớp quản lý dữ liệu:
- Các yêu cầu hoạt động đối với lớp quản lý dữ liệu bao gồm các vấn đề xử
lý công nghệ đang được sử dụng để hỗ trợ tính duy trì của đối tượng. Tuy
nhiên, sự lựa chọn phần cứng và hệ điều hành giới hạn sự lựa chọn công
nghệ và định dạng của đối tượng.
- Yêu cầu về hiệu suất chính đối với lớp quản lý dữ liệu là tốc độ và công
suất. Tùy thuộc vào dự đoán và sau đó là thực tế các kiểu sử dụng của các
đối tượng đang được lưu trữ, các cách tiếp cận lập chỉ mục và bộ nhớ đệm
khác nhau có thể cần thiết. Khi xem xét phân phối các đối tượng qua
mạng, cân nhắc về tốc độ có thể khiến các đối tượng được sao chép trên
các nút khác nhau trong mạng.
- Yêu cầu bảo mật:
Đảm bảo rằng các đối tượng được sao chép và lưu trữ thường xuyên
trong trường hợp kho lưu trữ đối tượng bị hỏng hoặc không sử dụng
được.
Các đối tượng được mã hóa an toàn hơn các đối tượng không được mã
hóa nhưng quá trình mã hóa và giải mã các đối tượng sẽ làm chậm hệ
thống.
Các kiểu truy nhập khác nhau có thể được đặt chỉ cấp quyền truy cập
cho những người được uỷ quyền.
- Yêu cầu văn hóa, chính trị: Có thể ảnh hưởng đến định dạng dữ liệu. Ví
dụ: Ngày tháng nên được lưu trữ ở định dạng nào hoặc dữ liệu sẽ được
đặt ở đâu (do các nơi khác nhau trên thế giới có các luật khác nhau về bảo
vệ dữ liệu).
5.5. Xác minh và xác nhận tầng quản lý dữ liệu:
46
- Thực hiện hướng dẫn các mô hình chức năng đã sửa đổi, mô hình cấu trúc
và mô hình hành vi. Hơn nữa, tất cả các mô hình phải nhất quán và cân
bằng.
- Sự phụ thuộc của các trường hợp tồn tại đối tượng trên miền vấn đề phải
được thực thi.
- Thiết kế của các lớp thao tác và truy cập dữ liệu cần được kiểm tra để đảm
bảo rằng chúng phụ thuộc vào các lớp miền vấn đề và định dạng liên tục
của đối tượng, chứ không phải ngược lại.

VI. Phân tích ý kiến và hành vi của khách hàng


1. Social Marketing?
Social Marketing hay tiếp thị qua mạng xã hội là hình thức quảng cáo
thông qua việc tạo và chia sẻ nội dung trên các mạng xã hội như
Facebook, Twitter, LinkedIn và phát triển các fanpages để gia tăng sự
nhận biết thương hiệu, đạt mục tiêu marketing, gồm các hoạt động như
đăng bài, hình ảnh, video, chạy quảng cáo trả phí, … nhằm thu về các
hiệu quả nhất định như lượt tương tác với người dùng, gia tăng nhận thức
của người dùng về dịch vụ, sản phẩm, đặc biệt là thúc đẩy hành vi mua
hàng và sở hữu sản phẩm của người dùng thông qua mạng xã hội.
2. Phân tích ý kiến cho social marketing
 Các loại hình Social Media

47
Social News: các trang phổ biến như Digg, Sphinn, Newsvine, thường
được dùng đọc tin tức, bình chọn hoặc bình luận.
Social Sharing: Flickr, Snapfish, YouTube, dùng để tạo, chia sẻ hình ảnh
hoặc video.
Social Networks: Facebook, Instagram, LinkedIn, MySpace, và Twitter,
dùng để kết nối và chia sẻ.
Social Bookmarking: Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks và
Diigo, dùng để chia sẻ và lưu lại các trang web mà mình quan tâm theo
mục đích riêng.
 Lợi ích tuyệt vời của Social Media
- Đây là hình thức Marketing hoàn toàn miễn phí nhưng hiệu quả mang
lại rất cao và ai cũng sử dụng được.
-Giúp chia sẻ thông tin đến mọi người một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Có thể lựa chọn nhiều đối tượng tham gia, sử dụng.
-Thông tin truyền đi nhanh chóng nhưng chi phí lại rất thấp, Social
Media là một kênh PR hữu ích để giới thiệu sản phẩm, rất hiệu quả cho
những bạn bán hàng online và các công ty vừa và nhỏ.
-Xây dựng được sự kết nối thông qua hình thức tương tác như thích, chia
sẻ, … nhằm tăng độ nhận biết thương hiệu.
 Vai trò của social media
Khách hàng ở đâu chúng ta ở đó.
Điều quan trọng là sử dụng các nền tảng ứng dụng thường được khách
hàng lui tới để bạn có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình với tốc
độ hiệu quả hơn.
Không gì có thể tốt hơn social media, nơi hầu hết người dùng dành một
phần lớn thời gian của họ trong suốt cả ngày lẫn đêm.
Là một doanh nghiệp trên mạng xã hội, bạn có thể muốn tận dụng tối đa
thói quen của những người tiêu dùng này, điều này có thể giúp bạn tạo ra
một số khách hàng tiềm năng chính.

Các kênh social media này giúp bạn thu hút đúng khách hàng với thông
tin phù hợp vào đúng thời điểm và giúp bạn giới thiệu sản phẩm hoặc
thương hiệu của mình với khách hàng tiềm năng chính xác hơn.

Nó giúp bạn có cơ hội tận dụng tối đa các chiến lược social media
marketing của mình. Hãy tóm tắt qua một số công dụng nổi bật như sau:

 Giới thiệu về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm, dịch vụ
doanh nghiệp cung cấp.

48
 Giúp doanh nghiệp trở nên “sống động” hơn trong mắt khách
hàng và khách hàng tiềm năng. Nếu bạn muốn khách hàng thật
sự theo doanh nghiệp thì nên chia sẻ với khách hàng về tính
cách doanh nghiệp.
 Dùng truyền thông qua mạng xã hội để kết nối doanh nghiệp
với các doanh nghiệp cùng ngành đang phục vụ trong cùng một
thị trường, để học hỏi thêm nhiều cách thức triển khai Social
Media của đối thủ.
 Sử dụng mạng xã hội để giao tiếp và giải đáp thắc mắc khách
hàng mong đợi câu trả lời từ doanh nghiệp.
 Mặt trái của social media
 Tính xác thực của thông tin 

Có rất nhiều doanh nghiệp bị chơi xấu ngay trên các mạng xã hội khi đối thủ
của họ tung những tin đồn thất thiệt khiến danh tiếng của doanh nghiệp
không những bị ảnh hưởng mà còn khiến doanh số sụt giảm. Đơn cử như khi
trên mạng tràn lan thông tin về việc một khách hàng sử dụng sản phẩm trà
sữa của hãng XXTea có gián trong cốc trà khiến những ngày tiếp theo
thương hiệu trà sữa này chao đảo với chiến dịch tẩy chay sản phẩm từ cộng
đồng mạng.

 Có thể rất khắt khe về thời gian

Các doanh nghiệp nhỏ phải thường xuyên cập nhật hồ sơ xã hội của họ được
tươi mới, nội dung có liên quan, trả lời bình luận, và duy trì người hâm mộ/
người theo dõi tham gia. Tương tự như vậy, nội dung cũng cần được tinh
xảo, thú vị và bổ ích cho người đọc, nó có đủ khả năng khuấy động tương
tác của mọi người một cách thường xuyên.

 EWOM tiêu cực có thể gây ảnh hưởng rộng

Internet đã tạo ra một không gian nơi thông tin sẽ được lan truyền nhanh hơn
nhiều khi so với WOM truyền thống. Thông tin một cửa hàng bán đồ ăn
nhanh không đảm  bảo vệ sinh, có thể chỉ cần 15 phút để hàng triệu người
biết đến, chúng sẽ nhanh chóng được chia sẻ trên các phương tiện truyền
thông, đủ để mọi người tẩy chay ngay lập tức cửa hàng đó. Trong khi
eWOM tích cực có thể tăng cường tiếp xúc, xây dựng lòng trung thành và
tạo ra doanh thu, thì eWOM tiêu cực có thể là một thảm họa. Quản lý kịp

49
thời các thông tin phản hồi hoặc bình luận tiêu cực sẽ giúp bạn ngăn chặn nó
trở thành thảm họa.

 Hình ảnh thương hiệu khó nhất quán

Trừ khi các trang truyền thông xã hội của doanh nghiệp do một người hoặc
nhóm duy nhất quản lý, nếu không nó sẽ rất khó để duy trì một hình ảnh
thương hiệu mang tính nhất quán. Những người khác nhau sẽ có những
phong cách làm việc khác nhau trên mỗi tài khoản và tương tác với khách
hàng, điều này sẽ khó khăn để các doanh nghiệp thể hiện được một hình ảnh
thương hiệu phù hợp.

 Lợi nhuận chậm trễ

Thời gian tham gia và việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội là
lâu dài. Bạn cần mất một thời gian dài để xây dựng mối quan hệ và do đó
niềm mong đợi thu về lợi nhuận nhanh chóng là điều không thể.

Có những công ty như Maes Beer và Blo đó đã quảng bá thương hiệu doanh
nghiệp của mình được nhiều người biết đến nhờ sử dụng phương tiện truyền
thông xã hội. Họ đã mở rộng hoạt động của mình trên khắp các châu lục và
hiện đang hoạt động kinh doanh tới 34 địa điểm khác nhau, bao gồm cả
những thị trường tại Nga, châu Á và Mỹ. Điều thú vị là doanh nghiệp của
Blo đã vượt qua châu lục mà không có dùng đến một đồng đô la chi phí nào
dành cho các quảng cáo phổ biến.

3. Phân tích hành vi khách hàng cho social marketing

Trong thập kỷ này, sự thống trị của Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hầu hết mọi
ngành là điều không thể chối cãi. Bên cạnh việc cải tiến các quy trình kinh
doanh bằng cách loại bỏ các tác vụ thừa, AI đang tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp dự đoán chính xác hành vi của khách hàng. Nó là thích hợp để
hiểu được nhu cầu và mong đợi của khách hàng, để dẫn đầu đối thủ cạnh
tranh. Trái ngược với suy nghĩ thông thường rằng AI sẽ có tác động đáng
chú ý nhất đối với ngành sản xuất, nghiên cứu mới cho thấy nó cũng sẽ có
ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hàng của khách hàng trong ngành
bán lẻ. Nghiên cứu này là một giải pháp mở rộng tầm mắt cho các doanh
nghiệp cũng như các nhà tiếp thị

Cách AI giúp dự đoán hành vi của khách hàng


50
1. Dự đoán các xu hướng trong hành vi mua của khách hàng

2. Dự đoán các xu hướng trong hành vi mua của khách hàng

3. Tiếp thị nội dung

4. Định hình lại trải nghiệm của khách hàng thông qua giao tiếp nâng cao

5. Hỗ trợ phân tích cảm xúc của khách hàng

AI sẽ ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng như thế nào

1. Chi tiêu của khách hàng sẽ tăng

2. Mức độ trung thành của khách hàng sẽ tăng lên

3. Kỳ vọng của khách hàng sẽ tăng lên

Có rất nhiều câu chuyện thành công của các doanh nghiệp đã sử dụng AI để
dự đoán chính xác hành vi của khách hàng đối với sản phẩm của họ và thúc
đẩy doanh số bán hàng của họ. Một ví dụ như vậy là Starbucks, một gã
khổng lồ về cà phê, sử dụng AI để xác định các vị trí tốt nhất cho các cửa
hàng mới, tạo các chiến dịch tiếp thị được cá nhân hóa và mở rộng dòng sản
phẩm của mình. Một phần trăm đáng kể thành công của Netflix là nhờ vào
việc sử dụng AI để dự đoán chính xác quan điểm của người tiêu dùng

VII. Kết luận


 Những kiến thức kỹ năng đã có được từ môn học và tiểu luận này
- Phát triển phần mềm là gì
- Học được các framework mới như EJB, Django, J2EE, Spring
Boot
- Phát triển thương mại điện tử là gì? Giúp em hiểu được các Uber,
Grab có phải là thương mại điện tử hay không
- Biết cách thiết kế các gói

51
- Biết cách tối ưu database
 Cảm tưởng của mình khi chuẩn bị kết thúc 4.5 năm học

Suốt mấy hôm nay, em đang sống trong những tháng cuối cùng với tư cách là
một sinh viên của học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Bởi chỉ ít tháng nữa
thôi, em sẽ phải rời xa nơi đây, để đến với cuộc sống thực tế .
Trước thời khắc ấy, trong em có biết bao cảm xúc thật khó tả. Đầu tiên chính là
vui sướng. Em đã học tập vất vả, trải qua những giờ thi căng thẳng để có thể
qua các kì thi kết thúc môn. Thế nhưng, nhiều phần hơn lại chính là nỗi buồn.
Buồn vì phải xa học viện, xa thầy cô, xa bạn bè đã gắn bó suốt năm năm qua.
Từ khi bắt đầu, đã biết sẽ có ngày này, nhưng sao khi nó đang đến thật gần thì
lại buồn đến thế.
Rồi đây, em sẽ không được học những môn nhập môn công nghệ phần mềm
của thầy …, môn Hệ thống phân tán của thầy … đó là những môn gây ám ảnh
cho sinh viên và cũng không được gặp bạn bè sau mỗi khi đến lớp. Tất cả, sẽ
chỉ còn là kỉ niệm. Em sẽ nhớ lắm! Nhớ bài giảng của thầy cô, nhớ những lần
cây sưa nở hoa làm cho tuổi trẻ càng thêm phân khích, em chắc chắn sẽ nhớ và
giữ mãi những kỉ niệm ấy. Em sẽ dành thời gian để trở về thăm trường, thăm
thầy cô.

VIII. Soạn các câu hỏi bổ sung


1. Các giai đoạn phát triển e-commerce. Những xu hướng chính của
e-commerce ngày nay. Trình bày các đặc điểm của công nghệ trong
phát triển e-commerce ngày nay
Trả lời:
 Các giai đoạn phát triển e-commerce

1995-2000 2001-2006 2007-2017 2018-NAY


PHÁT MINH HỢP NHẤT TÁI TẠO PHÁT TRIỂN
Công nghệ di
Công nghệ nâng
động cho phép
cao, thương mại
Công nghệ thúc Thúc đẩy kinh xã hội, địa
điện tử xuất hiện
đấy doanh phương và
ở mọi nơi, mọi
thương mại điện
mặt
tử di động
Đối tượng và
Thu nhập và lợi
Tăng trưởng kết nối mạng xã Tối ưu hóa tỉ lệ
nhuận được
doanh thu hội được nhấn chuyển đổi
nhấn mạnh
mạnh
Đầu tư mạo hiểm Tài chính truyền Thu hồi vốn tài Linh hoạt trong
thống trợ mạo hiểm; đầu tư, đặc biệt

52
mua lại các
công ty khởi là mở rộng mô
nghiệp của các hình kinh doanh
công ty lớn
Giám sát chặt
Bỏ qua quy định Giám sát rộng chẽ hơn bởi
Chưa được kiểm
và quản trị rãi của chính chính phủ và
duyệt
mạnh mẽ hơn phủ các quy định
quốc tế
Doanh nghiệp
xã hội, điện
Các công ty Mở rộng đối
Doanh nhân thoại di động và
truyền thống lớn tượng buôn bán
doanh nghiệp
địa phương
Sự gia tăng của
các trung gian
Tiếp tục sự gia
trực tuyến nhỏ
Disintermediatio Tăng cường các tăng của các
thuê các quy
n trung gian trung gian với
trình kinh doanh
nhiều hình thức
của các công ty
lớn hơn
Sự tiếp tục của
Cạnh tranh sản
Thị trường, sự không hoàn
phẩm bị đẩy lên
Thị trường hoàn thương hiệu và hảo của thị
cao, áp lực lòng
hảo hiệu ứng mạng trường trực
tin người tiêu
không hoàn hảo tuyến; cạnh
dùng
tranh hàng hóa
Sự trở lại của
các chiến lược
trực tuyến thuần
Các chiến lược Chiến lược trực
túy tại các thị
Các chiến lược hỗn hợp tuyến mở rộng ở
trường mới; mở
trực tuyến thuần “bricks-and- các thị trường
rộng “bricks-
túy clicks” bán lẻ truyền
and-clicks”
thống
trong các thị
trường bán lẻ
truyền thống
Ưu điểm của Sức mạnh người Lợi thế của Lợi thế của việc
người đi trước theo dõi chiến người đi trước theo dõi và phân
lược; tài sản bổ quay trở lại thị tích dữ liệu, đặc
53
trường mới khi
những người biệt là thông qua
sung
chơi web truyền dòng nhấp chuột
thống bắt kịp
Các sản phẩm Nhiều loại hình
Sản phẩm bán lẻ
và dịch vụ bán Bán lẻ, dịch vụ sản phẩm bán lẻ,
có độ phức tạp
lẻ có độ phức và nội dung nọi dung và dịch
thấp
tạp cao vụ

 Những xu hướng chính của e-commerce ngày nay.


+ sử dụng các đồng tiền kỹ thuật số vd:coin
+ Thương mại di động trong ứng dụng và trên trang web
+ Giao hàng trong ngày
+ Giới thiệu sản phẩm bằng video
+ Thanh toán trực tuyến
 Trình bày các đặc điểm của công nghệ trong phát triển
e-commerce ngày nay
+ Công nghệ đo phản ứng khách hàng
+ Công nghệ IoT và Blockchain, Điện toán đám mây
+ Công nghệ phân tích giá

2. So sánh e-business và e-commerce (giống nhau và khác nhau).


Trình bày các kiểu (types) e-commerce và đặc trưng của từng
kiểu. Cho ví dụ
Trả lời:
 So sánh e-business và e-commerce
Giống nhau:
E- business và e-commerce đều chỉ đến việc kinh doanh trực tuyến.
Khác nhau:
- E-commerce chỉ tiến hành trao đổi thông tin và các giao dịch kinh
doanh thông qua máy tính và qua mạng. E-business (electronic
business) chỉ việc tiến hành kinh doanh trên Internet không chỉ mua
bán, mà còn dịch vụ khách hàng và hợp tác với các đối tác kinh
doanh. (...)
- E-commerce (electronic commerce - thương mại điện tử) là tiến
hành trao đổi thông tin và các giao dịch kinh doanh thông qua máy
tính và qua mạng. Đó là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua
những phương tiện truyền thông kỹ thuật số.

54
- E-commerce cũng bao gồm các giao dịch trên mạng toàn cầu và
Internet, và các phương thức như chuyển tiền điện tử, thẻ thông minh,
và tiền số.
- E-business (electronic business - kinh doanh điện tử) bắt nguồn
từ E-commerce. Đó là tiến hành kinh doanh trên Internet, không chỉ là
mua bán, mà còn dịch vụ khách hàng và hợp tác với các đối tác kinh
doanh. Thuật ngữ này truyền tải giả thuyết rằng một doanh nghiệp
tiến hành việc kinh doanh của mình hoàn toàn trực tuyến.
 Các kiểu (types) e-commerce, đặc trưng của từng kiểu và ví dụ
- Business-to-consumer (B2C) e-commerce: là hình thức kinh doanh
từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng. Các giao dịch mua bán diễn ra
mạng internet, tất nhiên khách hàng ở đây là những cá nhân mua hàng phục
vụ cho mục đích tiêu dùng bình thường, không phát sinh thêm giao dịch tiếp
theo. Đây là mô hình kinh doanh khá phổ biến ở nước ta, ví dụ bạn lên mạng
mua một bộ quần áo từ một shop thời trang online, đấy chính là mô hình
kinh doanh B2C. Hoặc bạn mua điện thoại từ một cửa hàng online về sử
dụng, đó cũng là mô hình B2C. 
- Business-to-business (B2B) e-commerce: có nghĩa là mô hình kinh
doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các hoạt động giao dịch
mua bán giữa hai doanh nghiệp diễn ra trên các sàn thương mại điện tử, hoặc
các kênh thương mại điện tử của từng doanh nghiệp. Khi đó một khách hàng
mua hàng từ một doanh nghiệp, công ty sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm đó để
kinh doanh bán lại cho khách hàng là người dùng cuối. Khách hàng
trong mô hình B2B ở đây không phải là một cá nhân, mà là một công ty,
doanh nghiệp, cửa hàng, do đó có thể giá trị của hợp đồng, đơn hàng thường
rất lớn, không thể giao dịch ngay trên sàn thương mại điện tử hoặc kênh
thương mại điện tử riêng mà buộc phải ký hợp đồng bên ngoài (trong trường
hợp cần thiết).
Mô hình B2B đầu tiên thường gặp nhất sàn giao dịch thương mại điện
tử đó là những ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam
như Lazada, Tiki, Adayroi, Shopee,… Còn thị trường nước ngoài thì có thể
55
kể đến Amazon, Taobao, Alibaba, Ebay,… Nói một cách đơn giản, dễ hiễu
thì bất cứ doanh nghiệp nào cần bán hàng hóa gì có thể đăng ký thông tin,
rồi gửi hàng hóa lên sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc ngược lại doanh
nghiệp nào muốn mua thì cũng liên hệ sàn giao dịch. Hình thức giao dịch
qua sàn thương mại điện tử này sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế được
trường hợp gian lận, lừa đảo vì mọi giao dịch trên sàn được đã được bảo trợ,
hoạt động công khai, minh bạch.
- Consumer-to-consumer (C2C) e-commerce: chỉ hình thức kinh
doanh giữa cá thể với cả thể, trong đó, người mua và người bán đều là các cá
nhân sử dụng nhiều cách khác nhau trên Internet chứ không phải doanh
nghiệp. Đây còn gọi là giao dịch thương mại trực tuyến giữa những người
tiêu dùng thông qua một bên thứ ba. Thị trường C2C được dự đoán sẽ phát
triển trong tương lai vì hiệu quả chi phí mà nó mang lại.

- Doanh nghiệp với Nhân viên (viết tắt là B2E) là một trong những hình
thức thương mại điện tử sử dụng mạng máy tính cho phép doanh nghiệp (cô
ng ty, tập đoàn, nhà máy) cung cấp sản phẩm và (hoặc) dịch vụ tới nhân viên
trong doanh nghiệp (công ty, tập đoàn, nhà máy). Thông thường, các công ty
sẽ dùng mạng B2E để tự động hóa quá trình này.
Business to Goverment (B2G): Trong tiếp thị, “B2G” là viết tắt của
business-to-government. Không giống như hầu hết các nỗ lực tiếp thị nhắm
đến người tiêu dùng cuối hoặc các doanh nghiệp khác, tiếp thị giữa doanh
nghiệp với chính phủ liên quan đến thế giới phức tạp của chính sách công và
quản trị. Tuy nhiên, mục tiêu kinh doanh cuối cùng là như nhau: kiếm tiền
bằng cách bảo đảm khách hàng.

Consumer-to-business (C2B) là một mô hình kinh doanh trong đó người


tiêu dùng (cá nhân) tạo ra giá trị và doanh nghiệp tiêu thụ giá trị đó. Ví dụ:
khi người tiêu dùng viết đánh giá hoặc khi người tiêu dùng đưa ra ý tưởng
hữu ích cho phát triển sản phẩm mới thì người tiêu dùng đó đang tạo ra giá
trị cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp sử dụng thông tin đầu vào. Các khái
niệm ngoại trừ là tìm nguồn cung ứng đám đông và đồng sáng tạo.

56
Mô hình C2B, còn được gọi là một phiên đấu giá ngược hoặc mô hình thu
thập nhu cầu, cho phép người mua đặt tên hoặc yêu cầu giá của riêng họ,
thường là ràng buộc, cho một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể. Trang web thu
thập giá thầu nhu cầu sau đó cung cấp giá thầu cho người bán tham gia.
Một dạng khác của C2B là mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó
người tiêu dùng có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các công ty và các
công ty trả tiền cho người tiêu dùng. Mô hình kinh doanh này là một sự đảo
ngược hoàn toàn của mô hình kinh doanh truyền thống trong đó các công ty
cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng (doanh nghiệp tới người
tiêu dùng = B2C). Chúng ta có thể thấy mô hình C2B hoạt động trên blog
hoặc diễn đàn internet, trong đó tác giả đưa ra một liên kết quay lại một
doanh nghiệp trực tuyến, từ đó tạo điều kiện cho việc mua một sản phẩm
(như một cuốn sách trên Amazon.com). từ việc bán hàng thành công. Elance
là trang web thương mại điện tử mô hình C2B đầu tiên.
C2B là một loại quan hệ kinh tế được coi là một loại hình kinh doanh ngược.
Sự ra đời của chương trình C2B là do:

 Internet kết nối nhiều nhóm người với mạng hai chiều; các phương
tiện truyền thông truyền thống lớn là các mối quan hệ một chiều
trong khi internet là hai chiều.
 Giảm chi phí công nghệ; các cá nhân hiện có quyền truy cập vào
các công nghệ đã từng chỉ có sẵn cho các công ty lớn (công nghệ
in ấn và chuyển đổi kỹ thuật số, máy tính hiệu suất cao và phần
mềm mạnh mẽ).
Bên cạnh các kiểu E-commerce truyền thống bên trên, nhiều thể loại 
E-commerce hiện đại cũng đồng thời phát triển song song với sự phát triển
của công nghệ. Nổi bật có thể kể đến T-commerce và M-commerce.

 T-commerce (thương mại truyền hình)


 M-commerce (thương mại di động)

Ví dụ:
Mô hình B2B  Ví dụ: một website công ty cung cấp thiết bị y tế A bán
1000 hộp khẩu trang y tế cho bệnh viện B...
B2C (Business to Consumer): Ví dụ: Lotteria nhận order mua gà rán của
học sinh từ ứng dụng bán hàng...
57
C2C (Consumer to Consumer): Ví dụ: Một anh chàng Lê Văn X nhận mỹ
phẩm từ Nivea và thiết kế website để bán hoặc bán qua Facebook.
Mobile e-commerce (M-commerce): Thương mại di động, có thể được
hiểu là thương mại điện tử trên các thiết bị di động, về cơ bản là các giao
dịch điện tử được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị đầu cuối di động
thông qua mạng không dây. Thiết bị đầu cuối di động bao gồm tất cả các
thiết bị cầm tay như điện thoại di động, PDA, máy tính bảng… cũng như các
thiết bị khác có khả năng truy cập vào các mạng không dây thực hiện các
giao dịch.

Các ví dụ về ứng dụng B2E bao gồm:

 Chính sách quản lý bảo hiểm trực tuyến


 Thông báo phổ biến doanh nghiệp
 Cung ứng các yêu cầu trực tuyến
 Báo cáo các lợi ích dành cho nhân viên

3. Choose an e-commerce company and assess it in terms of the eight


unique features of e-commerce technology described in Table 1.2.
Which of the features does the company implement well, and which
features poorly, in your opinion? Prepare a short memo to the president
of the company you have chosen detailing your findings and any
suggestions for improvement you may have.

Trả lời:

Để làm rõ các đặc điểm của thương mại điện tử, em lựa chọn sàn
thương mại điện tử Shopee để minh họa:
- Tính phổ biến: Công nghệ thương mại điện tử có sẵn mọi lúc mọi
nơi. Người dùng có thể truy cập Shopee và thực hiện các giao dịch ở các
thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, PC, … có kết nối
Internet.
- Phạm vi tiếp cận toàn cầu: Công nghệ vươn tới xuyên biên giới quốc
gia, phát triển trên toàn thế giới. Sàn thương mại điện tử này đã có mặt và

58
đang phat triển ở 7 thị trường trên thế giới (Singapore, Malaysia, Việt Nam,
Thái Lan, Indonesia, Philippines và Đài Loan).
- Các tiêu chuẩn chung: Có một bộ của các tiêu chuẩn công nghệ.
- Phong phú: Video, âm thanh, văn bản, tin nhắn, trò chơi; hệ thống
vận hành, giao nhận và hỗ trợ thanh toán được tích hợp.
- Tương tác: Công nghệ hoạt động thông qua tương tác với người
dùng. Shopee luôn có những chiến dịch mới mẻ trong việc tạo tương tác
thông qua các trò chơi của mình, tung ra các mã giảm giá vào “giờ vàng”,
đối tượng hướng đến rõ ràng ở mỗi ngày hội giảm giá, …
- Mật độ thông tin: Công nghệ giảm chi phí thông tin và tăng chất
lượng thông tin. Thông tin ở mỗi mặt hàng gần như là đầy đủ, giúp khách
hàng có trải nghiệm tốt và nhanh chóng đi đến quyết định mua hàng.
- Cá nhân hóa/ Khách hàng hóa: Tùy biến các sản phẩm và dịch vụ
dựa trên nhu cầu cá nhân. Thông qua việc phân tích dữ liệu về tìm kiếm,
dòng nhấp chuột, sản phẩm trong giỏ hàng cũng như lịch sử mua hàng,
Shopee đưa ra những gợi ý khá sát với nhu cầu của cá nhân khách hàng.
- Công nghệ xã hội: Do người dùng tạo nội dung và mạng xã hội.
Shopee không chỉ cho phép khách hàng đánh giá sản phẩm qua những lượt
mua, sàn thương mại điện tử này còn tạo ra “sân chơi” cho người dùng (cả
người mua và người bán) review về các sản phẩm một cách chân thực và tự
nhiên nhất ngay trên sàn và các mạng xã hội liên kết như Facebook. Ở đây,
người dùng có thể tương tác với nhau, đây là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng lớn trong việc quyết định mua hàng của nhiều người.

Qua một vài đặc điểm chủ yếu ở trên, theo cá nhân em thấy Shopee đã
làm rất tốt trong việc kết nối giữa người mua và người bán, mà hiện nay là
cả doanh nghiệp tới khách hàng (Shopee đã trở thành mô hình lai khi có cả
C2C và B2C). Shopee đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt về việc
tìm kiếm nhanh chóng, lựa chọn sản phẩm với sự đa dạng. Bên cạnh đó, việc

59
truyền thông xã hội tạo tương tác cũng được đẩy mạnh, có những tác động
nhất định trong việc mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên, qua trải nghiệm
của cá nhân, em thấy khâu bảo vệ quyền lợi của khách hàng còn nhiều thiếu
sót, số ít trường hợp còn bị rò rỉ thông tin giao dịch-tức là tính bảo mật bị đe
dọa.

4.Trình bày các yếu tố chính của mô hình kinh doanh thương mại điện
tử (e-commerce business model). Những mô hình kinh doanh B2C và
các doanh nghiệp tương ứng mô hình này. Những mô hình kinh doanh
B2B và các doanh nghiệp tương ứng mô hình này
Trả lời:

 8 yếu tố chính của mô hình kinh doanh thương mại điện tử( e-
commerce business model)
- Đề xuất giá trị: xác định cách sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Theo quan điểm của người tiêu dùng,
các đề xuất giá trị thương mại điện tử thành công bao gồm cá nhân
hóa và tùy chỉnh sản phẩm, giảm chi phí tìm kiếm sản phẩm, giảm chi
phí khám phá giá và tạo điều kiện cho giao dịch bằng cách quản lý
việc phân phối sản phẩm.
- Mô hình doanh thu:Mô hình doanh thu của một công ty mô tả cách
công ty sẽ kiếm được doanh thu, tạo ra lợi nhuận và tạo ra lợi tức vượt
trội trên vốn đầu tư. Chức năng của các tổ chức kinh doanh là vừa tạo
ra lợi nhuận vừa tạo ra lợi tức trên vốn đầu tư vượt quá các khoản đầu
tư thay thế. Để được coi là thành công, một công ty phải tạo ra lợi
nhuận lớn hơn các khoản đầu tư thay thế. Mặc dù có nhiều mô hình
doanh thu từ thương mại điện tử khác nhau đã được phát triển, nhưng
hầu hết các công ty đều dựa vào một hoặc một số kết hợp các mô hình
doanh thu chính: quảng cáo, đăng ký, giao dịch, bán hàng và một tài
khoản.
o mô hình doanh thu quảng cáo là một công ty cung cấp diễn đàn
cho quảng cáo và nhận phí từ các nhà quảng cáo
o mô hình doanh thu đăng ký : một công ty cung cấp cho người
dùng nội dung hoặc dịch vụ của mình và tính phí đăng ký để
truy cập vào một số hoặc tất cả các dịch vụ của họ
o mô hình doanh thu phí giao dịch, một công ty nhận được một
khoản phí cho phép người cho phép thực hiện một giao dịch

60
o mô hình doanh thu bán hàng, các công ty tạo ra doanh thu bằng
cách bán hàng hóa, nội dung hoặc dịch vụ cho khách hàng.
o mô hình doanh thu đơn vị liên kết, các công ty hướng hoạt động
kinh doanh đến một “đơn vị liên kết” sẽ nhận được phí giới
thiệu hoặc tỷ lệ phần trăm doanh thu từ bất kỳ doanh số bán
hàng kết quả nào.
- Cơ hội thị trường: Đề cập đến không gian thị trường dự kiến của công
ty và tiềm năng tổng thể cơ hội tài chính có sẵn cho công ty trong
không gian thị trường đó. Không gian thị trường là diện tích thực tế
hoặc giá trị thương mại tiềm năng trong đó một công ty dự định hoạt
động.
- Môi trường cạnh tranh: đề cập đến cái khác các công ty hoạt động
trong cùng một không gian thị trường bán hàng sản phẩm liên quan
- Lợi thế cạnh tranh: đạt được bởi một công ty khi công ty có thể sản
xuất một sản phẩm cao cấp và / hoặc đưa sản phẩm ra thị trường với
mức giá thấp hơn hầu hết hoặc tất cả các đối thủ cạnh tranh của mình
- Chiến lược thị trường: kế hoạch bạn đưa ra cùng chi tiết chính xác
cách bạn dự định thâm nhập thị trường mới và thu hút khách hàng mới
- Tổ chức phát triển : kế hoạch mô tả cách thức công ty sẽ tổ chức công
việc cần hoàn thành

 Những mô hình kinh doanh B2C và các doanh nghiệp tương ứng mô
hình này
Mô hình kinh doanh B2C (Business to customer) là hình thức kinh
doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng. Các giao dịch mua bán diễn
ra mạng internet, tất nhiên khách hàng ở đây là những cá nhân mua hàng
phục vụ cho mục đích tiêu dùng bình thường, không phát sinh thêm giao
dịch tiếp theo.
Có 5 mô hình chính:
Người bán hàng trực tiếp: Đây là mô hình phổ biến nhất, trong đó
mọi người mua hàng hóa từ các nhà bán lẻ trực tuyến. Chúng có thể bao
gồm các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp nhỏ, hoặc đơn giản là các phiên
bản trực tuyến của các cửa hàng bách hóa sản phẩm đến từ các nhà sản xuất
khác nhau. Các doanh nghiệp sẽ xây dựng một gian hàng ảo trên các nền
tảng như Website, Fanpage hay Blog, …và bán các sản phẩm, dịch vụ trực
tiếp cho người tiêu dùng đang có nhu cầu.

61
Trung gian trực tuyến: Đây là những người không thực sự sở hữu các
sản phẩm hoặc dịch vụ mà giữ vai trò kết hợp người mua và người bán với
nhau. Ví dụ: Các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki, …
B2C dựa trên quảng cáo: Mô hình này sử dụng nội dung miễn phí,
cho phép khách truy cập vào một trang web. Hiểu một cách đơn giản, khối
lượng lớn lượng truy cập web được sử dụng để bán quảng cáo, bán hàng hóa
và dịch vụ. Các doanh nghiệp sẽ tạo ra những nội dung, thông tin có ích để
thu hút lượt truy cập vào một trang web. Và sau đó, nhận quảng cáo, treo
banner, áp phíc, logo cho bên thứ 3 để bán sản phẩm, dịch vụ của họ, còn
doanh nghiệp sẽ nhận tiền từ việc cho thuê web quảng cáo và tiền hoa hồng.
Ví dụ: Công ty cổ phần trực tuyến Việt Ads là doanh nghiệp hoạt động mạnh
mẽ trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo. Việt Ads khẳng định là một trong
những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp quảng cáo trực
tuyến, tư vấn chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp.
B2C dựa vào cộng đồng: Các nền tảng mạng xã hội như Facebook,
xây dựng cộng đồng trực tuyến dựa trên sở thích chung, giúp các nhà tiếp thị
và nhà quảng cáo quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến người tiêu dùng.
Những trang web như thế này sẽ nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên nhân
khẩu học và vị trí địa lí của người dùng. 
B2C dựa trên phí: Các trang web trực tiếp hướng đến người tiêu dùng
như Netflix, ZingTV, FPT Play thu phí để người tiêu dùng có thể truy cập
nội dung của họ. Trang web cũng có thể cung cấp nội dung miễn phí, nhưng
có giới hạn, và sẽ tính phí cho hầu hết nội dung. 

 Những mô hình kinh doanh B2B và các doanh nghiệp tương ứng mô
hình này
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B (Business to Business)
có nghĩa là mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp. Các hoạt động giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp diễn ra trên
các sàn thương mại điện tử, hoặc các kênh thương mại điện tử của từng
doanh nghiệp
Mô hình B2B thiên về bên bán:
Đây là loại hình thường gặp ở Việt Nam. Một công ty sẽ làm chủ một
trang thương mại điện tử và cung cấp các dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm cho
các đơn vị thứ ba như doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất, người tiêu dùng, … Vì
thế mô hình này cung cấp các sản phẩm với số lượng từ vừa đến lớn.

62
Ví dụ: - Doanh nghiệp Amazon: Amazon là nhà bán lẻ trực tuyến lớn
nhất thế giới, phần lớn các công ty sử dụng Amazon làm nền tảng để bán
hàng hóa và thường sử dụng dịch vụ Fulfillment (FBA) của Amazon, dịch
vụ này lưu kho các sản phẩm trước khi bán và sau đó thực hiện các đơn đặt
hàng sử dụng hệ thống thanh toán và giao hàng của Amazon. Vào năm 2015,
Amazon đã đổi tên trang web một lần nữa thành Amazon Business, với hơn
9 triệu sản phẩm dành riêng cho doanh nghiệp và lần này là 30.000 nhà cung
cấp bên thứ ba. Khi làm như vậy, Amazon đã thực hiện chuyển đổi từ việc
chỉ là một nhà phân phối vật tư khác sang một thị trường thực. Nó đã đem
lại nhiều lợi thế đáng kể và độc đáo cho người mua, người bán và cả bên thứ
3

Mô hình B2B thiên về bên mua


Loại hình này thường ít gặp hơn vì chủ yếu nhu cầu hiện tại của các
doanh nghiệp đều muốn bán sản phẩm của mình đến với đối tác. Tuy nhiên
ở nước ngoài, loại hình kinh doanh B2B mà bên mua làm chủ đạo vẫn hoạt
động khá mạnh. Trong loại hình kinh doanh này, đơn vị kinh doanh sẽ đóng
vai trò chủ đạo và nhập các nguồn hàng cũng như sản phẩm từ các bên thứ
ba, thậm chí một số đơn vị còn có hẳn trang web về các nhu cầu cần mua và
các đơn vị bán khác sẽ truy cập vào báo giá cũng như phân phối sản phẩm.
Ví dụ: TopTenWholesale: Cung cấp Website B2B để kết nối người
mua, đại lý bán lẻ, tìm kiếm các chủ hàng, các nhà sản xuất và nhà cung cấp.
Họ có hơn 100 loại và kết nối khoảng 3300+ nhà cung cấp. Họ cũng cung
cấp các công cụ như chat trực tuyến, nơi người mua và người bán có thể tạo
ra các buổi trò chuyện.
Mô hình B2B trung gian
Mô hình này sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa bên mua và bên bán.
Thông qua một sàn giao dịch thương mại điện tử. Mô hình này đang phát
triển mạnh mẽ ở Việt Nam với những cái tên như Tiki, Lazada, Adayroi,
Sendo,Shopee, …
Theo đó, hình thức hoạt động chung sẽ là doanh nghiệp nào có nhu
cầu bán. Thì sẽ gửi sản phẩm, dịch vụ lên kênh trung gian này để quảng bá
và phân phối. Những tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua. Sẽ xem và đặt hàng
dưới sự bảo vệ quyền lợi và tuân theo quy định trên kênh trung gian.
Mô hình B2B dạng thương mại hợp tác
Mô hình này cũng tương tự như B2B trung gian. Nhưng mang tính
chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp hơn. Nó
thường được hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như:

63
- Chợ điện tử
- Chợ trên mạng
- Sàn giao dịch internet
- Sàn giao dịch thương mại
- Cộng đồng thương mại
Ví dụ: Taiwantrade được tổ chức bởi Phòng ngoại thương Đài Loan,
Bộ Kinh tế và được điều hành bởi Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài
Loan, tổ chức xúc tiến thương mại phi lợi nhuận lớn nhất của quốc gia.Với
mạng lưới 60 văn phòng toàn cầu, Taiwantrade được dành để giúp các
doanh nghiệp trên toàn thế giới tìm kiếm các nhà cung cấp chất lượng và các
sản phẩm từ Đài Loan. Là một nền tảng phát triển thương mại toàn diện,
Taiwantrade cung cấp các dịch vụ đáng tin cậy, đáng tin cậy và hiệu quả,
bao gồm cả thương mại, nguồn tìm kiếm cá nhân, ấn phẩm tạp chí và bản
tin.

Alibaba Group là một tập đoàn tư nhân của Trung Quốc có trụ sở tại
Hàng Châu dành riêng cho thương mại điện tử trên Internet, bao gồm các
cổng bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp, bán lẻ và người tiêu
dùng. Nó cũng cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, công cụ tìm kiếm so
sánh giá và các dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây, nó là một trong những nền
tảng B2B trực tuyến lớn nhất và lâu đời nhất thế giới với hơn 35 triệu người
sử dụng. Nó có mười công ty liên kết, theo bản tóm tắt công ty có sẵn trên
trang web của mình là Alibaba International, Alibaba China, Taobao, Tmall,
Juhuasuan, AliExpress, Alimama, Aliyun, Alipay, China Smart Logistics.

Đội ngũ quản lý: là yếu tố quan trọng nhất duy nhất của mô hình kinh
doanh là đội ngũ quản lý chịu trách nhiệm làm cho mô hình hoạt động. Một
đội ngũ quản lý mạnh mẽ mang lại sự tín nhiệm tức thì cho các nhà đầu tư
bên ngoài, kiến thức về thị trường cụ thể ngay lập tức và kinh nghiệm trong
việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh. Một đội ngũ quản lý mạnh có thể
không thể cứu vãn một mô hình kinh doanh yếu kém, nhưng nhóm sẽ có thể
thay đổi mô hình và tái cấu trúc hoạt động kinh doanh khi nó trở nên cần
thiết

4. Chiến lược kinh doanh của Pandora, LinkedIn và Dropbox dựa


trên chiến lược “freemium”. Hãy giải thích khái niệm chiến lược
này và áp dụng của nó cho từng doanh nghiệp trên. Mô tả cách

64
mà các công nghệ web hỗ trợ e-commerce về sản phẩm, dịch vụ và
nội dung. Cho ví dụ.
Trả lời:

Freemium là một từ ghép được tạo ra bởi: Free + Premium, hoạt động
dựa trên việc cung cấp miễn phí các dịch vụ/sản phẩm với các chức năng cơ
bản nhưng thu phí nếu người sử dụng muốn sử dụng các chức năng cao cấp
(premium).
Pandora là dịch vụ radio thành công nhất của Internet. Tại Pandora,
người dùng chọn thể loại nhạc dựa trên một nhạc sĩ yêu thích và một thuật
toán máy tính sẽ kết hợp một đài phát thanh cá nhân phát không chỉ nhạc
của nghệ sĩ đã chọn mà còn phát nhạc có liên quan chặt chẽ của các nghệ sĩ
khác nhau.
Chiến lược kinh doanh của Pandora được gọi là “freemium”. Chiến
lược freemium dựa trên việc tặng miễn phí một số sản phẩm hoặc dịch vụ
trong khi dựa vào tỷ lệ phần trăm khách hàng nhất định trả tiền cho các
phiên bản cao cấp của cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Vì chi phí cận biên của các sản phẩm kỹ thuật số thường gần bằng 0
nên việc cung cấp sản phẩm miễn phí không tốn nhiều chi phí và có khả
năng giúp bạn tiếp cận nhiều người hơn. Nếu thị trường rất lớn, thậm chí chỉ
cần mua 1% thị trường đó cũng có thể rất béo bở. Những câu chuyện thành
công đáng chú ý khác của freemium bao gồm LinkedIn, một mạng xã hội
dành cho định hướng nghề nghiệp và mạng việc làm cung cấp một số dịch
vụ cơ bản miễn phí, chẳng hạn như tạo hồ sơ và tạo kết nối, nhưng tính phí
cho các dịch vụ cao cấp và Dropbox, một tệp và lưu trữ đám mây dịch vụ
chia sẻ cung cấp 2 gigabyte dung lượng lưu trữ đám mây miễn phí nhưng
tính phí thêm dung lượng.
Chiến lược đầu tiên của Pandora là tặng 10 giờ truy cập miễn phí và
sau đó yêu cầu người đăng ký trả 36 đô la một tháng trong một năm sau khi
họ sử dụng hết 10 giờ miễn phí. Kết quả: 100.000 người đã nghe 10 giờ
miễn phí của họ và sau đó từ chối trả tiền cho dịch vụ hàng năm. Mọi người
yêu thích Pandora nhưng dường như không muốn trả tiền cho nó. Cuối năm
2009, công ty ra mắt Pandora One, một phiên bản cao cấp của dịch vụ không
cung cấp quảng cáo, phát nhạc trực tuyến chất lượng cao hơn, ứng dụng
dành cho máy tính để bàn và ít giới hạn sử dụng hơn. Dịch vụ này có giá 36
đô la một năm. Khoảng thời gian này, Pandora gặt hái được nhiều thành
công hơn, đến nỗi Pandora ra mắt công chúng vào tháng 6 năm 2011. Đến
năm 2016, Pandora đạt doanh thu dự kiến 1,42 tỷ đô la với khoảng 80% đến
từ quảng cáo và phần còn lại từ đăng ký và các nguồn khác

65
Mặc dù freemium rõ ràng đã hoạt động để phát triển các công ty như
Pandora, LinkedIn và Dropbox, nhưng vẫn đang có cuộc tranh luận về tính
hiệu quả của chiến lược freemium. Điểm mấu chốt của vấn đề là mặc dù
freemium có thể là một cách hiệu quả để thu thập một nhóm lớn khách hàng
tiềm năng, nhưng các công ty nhận thấy rằng việc chuyển đổi nhãn cầu
thành những người sẵn sàng trả tiền là một thách thức. Doanh thu từ thuê
bao vắng bóng, các hãng buộc phải dựa vào doanh thu từ quảng cáo.
Vậy khi nào nên đưa freemium vào kế hoạch kinh doanh? Sẽ có ý
nghĩa khi sản phẩm dễ sử dụng và có lượng khán giả tiềm năng rất lớn, tốt
nhất là hàng triệu người. Sử dụng chiến lược freemium có thể là một công cụ
tiếp thị rất thành công, vì các tính năng miễn phí có thể giúp thu hút cơ sở
người dùng và hấp dẫn hơn đối với hầu hết người tiêu dùng so với bản dùng
thử miễn phí 30 ngày yêu cầu quy trình hủy bỏ. Một đề xuất giá trị khách
hàng vững chắc là rất quan trọng. Sẽ rất hữu ích nếu một mạng lưới người
dùng lớn làm tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm (tức là dịch vụ hẹn hò như
Match). Freemium có thể hoạt động khi một công ty có tỷ lệ duy trì khách
hàng lâu dài tốt và sản phẩm tạo ra nhiều giá trị hơn theo thời gian. Một
phần cực kỳ quan trọng của phương trình là chi phí biến đổi của việc cung
cấp miễn phí sản phẩm hoặc dịch vụ cho các khách hàng bổ sung phải thấp

 Cách mà các công nghệ web hỗ trợ e-commerce về sản phẩm, dịch vụ
và nội dung và ví dụ

Nội dung (Content)


Content trang TMĐT giúp bán sản phẩm và dịch vụ, cập nhật thông
tin cho khách hàng, đưa ra các mẹo và lời khuyên hữu ích, xây dựng lòng tin
và thẩm quyền trong ngành (với cả người dùng và công cụ tìm kiếm) và
cung cấp cho ngừi xem nội dung mới để chia sẻ cho những người theo dõi
trên mạng xã hội. 

Cũng như mọi content website khác, content trang Thương mại điện
tử tốt có thể giúp thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện có.
Nhưng content ở các trang bán hàng nếu làm đúng cách sẽ còn đưa sản phẩm
tiếp cận nhanh chóng đúng đối tượng khách hàng đang có nhu cầu mua
hàng.

Content Category

Content category cho phép bạn chèn các từ khóa có volume cao nhất
với mục đích thương mại, hỗ trợ thăng hạng cực cạnh tranh.

66
Các trang này thường được xây dựng để nhắm mục tiêu các từ khóa
dài (long-tail keyword hoặc modifier keyword). Những từ khóa này đánh
đúng vào search intent (mục đích tìm kiếm) của khách hàng.

Các phương pháp:

Có H1 được tối ưu hóa từ khóa


Hiển thị mô tả văn bản ngắn, tập trung vào ngữ cảnh
Bao gồm một hình ảnh phù hợp theo ngữ cảnh, bắt mắt
Chỉ chứa các liên kết đến các trang sub-category (hub-page)
Content sub-category 
Cũng như content category, content sub-category cũng yêu cầu H1 tối
ưu từ khóa, chèn các từ khóa modifier và dẫn link về trang sản phẩm chi tiết

Content trang sản phẩm

Nội dung sản phẩm quan trọng không kém content Category hay Sub-
category.

Content trang sản phẩm cần phải xây dựng được sự tin tưởng đồng
thời cung cấp cho khán giả mục tiêu về giá trị mà sản phẩm đem lại.

Dịch vụ:

Các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng nhiều mô hình doanh thu. Một số
tính phí hoặc đăng ký hàng tháng, trong khi những người khác tạo ra doanh
thu từ các nguồn khác, chẳng hạn như thông qua quảng cáo và bằng cách thu
thập thông tin cá nhân hữu ích trong tiếp thị trực tiếp. Nhiều nhà cung cấp
dịch vụ sử dụng mô hình doanh thu freemium, trong đó một số dịch vụ cơ
bản là miễn phí, nhưng những dịch vụ khác yêu cầu trả thêm phí. Giống như
các nhà bán lẻ giao dịch sản phẩm lấy tiền mặt, các nhà cung cấp dịch vụ
giao dịch kiến thức, chuyên môn và khả năng để lấy doanh thu.

Rõ ràng, một số dịch vụ không thể được cung cấp trực tuyến. Ví dụ,
không thể hoàn thành công việc nha khoa, sửa ống nước và sửa chữa ô tô
qua Internet. Tuy nhiên, các dịch vụ này có thể được sắp xếp trực tuyến. Các
nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến có thể cung cấp các dịch vụ máy tính, chẳng
hạn như lưu trữ dữ liệu (Dropbox và Carbonite), cung cấp dịch vụ pháp lý
(RocketLawyer) hoặc dịch vụ kế toán hoặc sổ sách kế toán (Wave, Bench).
Các trang web mua sắm tạp hóa như FreshDirect và Peapod cũng đang cung
67
cấp dịch vụ. Các công ty môi giới du lịch cũng cung cấp dịch vụ lập kế
hoạch cho kỳ nghỉ, không chỉ giao dịch với các hãng hàng không và khách
sạn. Thật vậy, kết hợp dịch vụ với sản phẩm của bạn là một chiến lược kinh
doanh mạnh mẽ được nhiều người theo đuổi.

Sản phẩm:

Hệ thống hình ảnh thể hiện ở logo thông qua màu sắc, hình tượng,
ngôn từ, bố cục trình bày, sắp xếp tiêu đề, và các yếu tố quan trọng khác sẽ
phản ánh mạnh mẽ sản phẩm, sử dụng biểu tượng ngôn từ trên logo trong
các dữ liệu quảng cáo, tiếp thị in ấn, trực tuyến hay tương tác; trong các bao
bì sản phẩm và trong các triển lãm, hội chợ thương mại sẽ thu hút được
nhiều khách hành và tăng doanh số cho sản phẩm.

5. Bạn vào trang báo Dân trí (Câu này đã làm rồi)
- Chọn bài báo bất kì mình thích
- Chọn bình luận
- Gõ, .... gửi Bình luận
- Hiện ra faceBook....
- Chọn Facebook và nhập các thông tin cần thiết, submit
Hãy viết:
a. Chụp màn hình các bước sao có tên của mình (=<1 trang).
b. Hãy quan sát và suy nghĩ những gì có thể xảy ra trên face sau
khi bạn đăng nhập face kết nối với trang báo
c. Bình luận về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với tác giả, tờ báo.
Kỹ thuật nào có thể sử dụng cho việc phân tích các bình luận này
d. Phân tích cách trang báo và tác giả này thu được lợi nhuận
e. Nhìn từ góc độ nhà phát triển bạn hãy liệt kê các chức năng cần
phát triển
f. Các công nghệ bạn nghĩ có liên quan và thử xem trang BoEC
với Django
Trả lời:
a) Chụp màn hình các bước sao có tên của mình
Chọn bài báo

68
Chọn phần bình luận

Chọn facebook và nhập thông tin cần thiết

Bài báo liên kết với facebook

69
Kết quả sau khi liên kết với facebook

b) Hãy quan sát và suy nghĩ những gì có thể xảy ra trên facebook sau khi
đăng nhập face kết nối với trang báo

- Sau khi đăng nhập bằng facebook từ trang báo, facebook gửi một thông
báo về để xác nhận việc đăng nhập vào trang dantri.com.vn nhằm xác
minh chính mình là người đăng nhập.
+ suy nghĩ: face đảm bảo rằng việc bạn đã dùng tài khoản của mình để
vào bình luận page dantri.com -> đảm bảo tính bải mật

70
Có thể thông báo kịp thời nếu có người khác dùng account của bạn để sử
dụng
c. Bình luận về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với tác giả, tờ báo và nêu
kỹ thuật có thể sử dụng cho phân tích các bình luận này
- Giúp đưa ra nhận xét về nội dung, cũng như các diễn đạt của bài báo->
giúp tác giả rút kinh nghiệm hơn trong những hoạt động cải thiện kỹ năng
tác giả
- Cũng có những người không có chuyên môn, nhận xét gây nhiễu -> gây
áp lực, khó chịu cho tác giả, gay phản tác dụng của chức năng bình luận,
nhận xét.
- Lượt bình luận, lượt xem, lượt chia sẻ, ... của người đọc phản ánh lên
nội dung bài báo có được nhiều người quan tâm hay không và trang báo
đưa thông tin đúng hay sai, có uy tín hay không, ...
Các kỹ thuật có thể sử dụng cho việc phân tích bình luận:
- Quản trị viên của trang báo sẽ lọc bình luận, nhóm các nội dung liên
quan vào một nhóm
- Phân tích nội dung các nhóm trên.
d. Cách trang báo và tác giả thu được lợi nhuận:
- Trang báo thu lợi nhuận từ các quảng cáo: Khi truy nhập vào trang báo,
chúng ta có thể thấy rất nhiều quảng cáo xuất hiện ở bên phải trang báo.
Dựa vào việc dành không gian cho các bài quảng cáo, trang web sẽ thu
được lợi nhuận từ đó.
- Tác giả có thể thu lợi nhuận qua mức độ quan tâm của người đọc. Cụ
thể, dựa vào lượng người truy nhập bài báo, số lượng bình luận, chia
sẻ, ...
- Tiền nhuận bút
e. Liệt kê các chức năng cần phát triển:
Các chức năng cần phát triển:
- Hiển thị các bình luận cho từng bài báo
- Đánh giá bài báo
- Gợi ý cho người đọc các bài báo có cùng chủ đề mà người đọc quantâm
f. Các công nghệ có liên quan:
Các công nghệ được sử dụng:
- Backend: Java (Spring Boot), PHP (Laravel), Python (Django)
- Frontend: HTML, CSS, ReactJS, Angular, …
6. Sử dụng social marketing (face, twitter, …) trong e-commerce
ngày nay như thế nào? Ý nghĩa về lợi ích, quá trình social
marketing, cho ví dụ giải thích. Các kỹ thuật, công nghệ nào có
thể sử dụng cho social marketing? (phân tích ý kiến khách hàng,

71
tư vấn khách hàng….) Google gõ: công cụ marketing của
facebook, twitter
Trả lời:
 Sử dụng social marketing (face, twitter, …) trong e-commerce
ngày nay như thế nào?
Ví dụ :
Facebook:
- Cách đơn giản là họ post bài viết của họ lên trang cá nhân
- Cách khác họ sẽ nhờ những người nổ tiếng hoặc các tiktoker quảng
cáo do họ đã có số lượng người theo dõi lớn nên hiệu suất sẽ cao hơn
- Live streaming trực tiếp trên face luôn
Youtube
- Họ sẽ chèn quảng cáo trong mỗi video
- Nếu bài viết nhiều hơn 1000 từ thì họ sẽ làm các video ngắn
 Ý nghĩa về lợi ích, quá trình social marketing, cho ví dụ giải thích
+ Ý nghĩa của Social Maketing
• Mang đến sự kết nối và chia sẻ không giới hạn trên các mạng xã hội.
• Đây là kênh cung cấp thông tin sản phẩm/ dịch vụ và thương hiệu của
doanh nghiệp đến khách hàng tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả.
• Không những là phương tiện truyền thông xã hội mà còn là cách thức
kết nối giữa các doanh nghiệp lại với nhau.
• Có vai trò dẫn dắt người dùng đến với website của doanh nghiệp và
thực hiện thao tác mua hàng.
• Facebook, Twitter, Google+, Linkedin, Instagram, Flickr, Youtube…
hay các mạng Blog cũ như blogspot, blog wordpress, các hệ thống diễn
đàn… sẽ là những mảnh đất màu mỡ để mở rộng thị trường và phân khúc
khách hàng.
• Social Marketing giúp hoạt động SEO của bạn lên Top đầu của công cụ
tìm kiếm Google. Social Marketing được thực hiện ở nhiều kênh khác
nhau như:
• Chia sẻ thông tin, cảm xúc: Facebook, Twitter, Google+, MySpace
• Chia sẻ hình ảnh: Instagram, Flickr, Pinterest
• Chia sẻ clip: Youtube
• Chia sẻ nghề nghiệp: Linkedin
• Và rất nhiều trang social bookmark khác
 Các kỹ thuật, công nghệ nào có thể sử dụng cho social marketing?
(phân tích ý kiến khách hàng, tư vấn khách hàng….) Google gõ:
công cụ marketing của facebook, twitter

72
- Hootsuite là một trong những công cụ phổ biến nhất để nâng cao sản
lượng truyền thông xã hội của bạn. Nó hỗ trợ hơn 150 tích hợp, cho
phép người dùng cập nhật nhiều mạng trong một bước. Nó cũng có
khả năng phân tích hơn 200 chỉ số, vì vậy bạn có thể tạo một trang
tổng quan theo dõi hoàn hảo các mục tiêu của doanh nghiệp mình.
Đây là công cụ đầu tiên hoàn hảo để bắt đầu khi bạn đầu tư vào việc
quản lý mạng xã hội của mình.
- Sprout Social là một nền tảng lập lịch, giám sát và báo cáo trên mạng
xã hội cung cấp tính năng quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Điều
này cho phép bạn tạo hồ sơ khách hàng của mình, điều này sẽ dẫn đến
mối quan hệ bền chặt hơn. Khi nói đến những người theo dõi trên
mạng xã hội, đó là chất lượng hơn số lượng: có nhiều người theo dõi
không tương tác với kênh của bạn sẽ kém giá trị hơn một vài người
theo dõi.
- Revive Old Post là một công cụ tuyệt vời để có được tác động tối đa
từ nội dung của bạn. Tôi không giúp bạn lên lịch cho nội dung mới và
cũ có thể được đăng tự động trong những khoảng thời gian đều đặn
nhắm mục tiêu đến khán giả của bạn. Nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm
là không bao giờ đăng lại nội dung của họ, nhưng điều cần thiết là
phải chia sẻ lại nội dung để cải thiện hiệu suất của nó. Công cụ này sẽ
giúp bạn tạo một lịch trình phù hợp với bạn.
- Loomly không chỉ là một công cụ quản lý phương tiện truyền thông
xã hội - nó còn là một nền tảng tạo ý tưởng để giúp bạn tạo ra những ý
tưởng sẽ gây được tiếng vang với khán giả và phù hợp với xu hướng
hiện tại. Nó đề xuất các ý tưởng liên quan đến ngành của bạn, bất kỳ
ngày lễ hoặc ngày quốc khánh nào gần kề, các thẻ bắt đầu bằng tag
thịnh hành và hơn thế nữa. Bạn thậm chí có thể tích hợp nó với Zapier
để quá trình tạo và xuất bản nội dung của bạn được sắp xếp hoàn toàn
hợp lý.

73

You might also like