You are on page 1of 100

HÀNH ĐỘNG GIÁ

CÁC BẪY GIÁ TRÊN


THỊ TRƯỜNG
Một hướng dẫn thực tế dành cho các nhà giao dịch để
hiểu được tâm lý thị trường và cách khai thác các bẫy
giá trong công việc giao dịch hàng ngày

7 Chiến lược Bẫy giá


Tâm lý thị trường
Rủi ro nhỏ nhất & Phần thưởng lớn nhất

Ray Wang
“Hầu hết số tiền thua lỗ trên thị trường bị mất sạch bởi
vì những nhà giao dịch nghĩ rằng họ biết thị trường sẽ di
chuyển theo hướng nào” - Mark Douglas
Tâm sự của dịch giả
Chiến lược Bẫy giá là gì?
Chúng ta vào lệnh khi nhìn thấy có một đám đông đang bị mắc bẫy(kẹt) trên thị
trường. Đây là phương pháp giao dịch dựa trên tâm lý con người, khi đám đông mắc
bẫy, họ đang thua lỗ, lo lắng hoảng sợ và tìm cách thoát ra khỏi thị trường vô tình
tiếp thêm động lượng tạo cho đà giá di chuyển nhanh hơn về một phía. Từ đó nâng
cao xác suất chiến thắng khi vào lệnh của bạn.
Đây chỉ là một cách trong vô số cách mà bạn có thể chọn để tham gia trong thị
trường như phân tích kỹ thuật (hành động giá, chỉ báo kỹ thuật: EMA, Bolinger
band, MACD…), phân tích cơ bản, giao dịch theo xu hướng, đầu tư theo giá trị, đầu
tư theo thương hiệu, đầu cơ chênh lệch giá, giao dịch dựa theo thông tin báo chí,
nhóm tín hiệu hoặc theo tâm linh (bạn có 1 sứ mệnh từ vũ trụ chẳng hạn)… Thành
công trên thị trường không đến từ việc bạn lựa chọn cách nào, mà đến từ tư duy -
tâm lý: việc bạn sử dụng, luyện tập đúng phương pháp phù hợp với bản thân và quản
trị vốn (chắc chắn rồi). Nó giống như câu nói của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long
dưới đây:

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 4


Theo tiến sĩ Van K.Tharp tác giá của cuốn sách “Trade Your Way to Financial
Freedom” có 3 điều quan trọng nhất trong nghề giao dịch:
1. Tâm lý (60%)
2. Quản lý vốn (30%)
3. Hệ thống giao dịch (10%)

Khi đã ở trong thị trường đủ lâu, bạn sẽ hiểu được điểm vào lệnh chỉ chiếm 1 con
số phần trăm rất nhỏ trong hệ thống giao dịch cũng như khả năng kiếm được lợi
nhuận nhất quán trên thị trường (thành công). Nhưng không phải vì mức độ quan
trọng thấp mà nó không đáng được quan tâm. Không tự dưng hầu hết khi mới tham
gia vào thị trường điều đầu tiên các bạn được học là điểm vào lệnh. Bạn luôn cố
gắng tìm cho bản thân 1 phương pháp để vào lệnh có xác suất chiến thắng cao nhất?
Điểm vào lệnh, tuy không quan trọng trong tổng thể của công việc giao dịch nhưng
nó lại trực tiếp định hình nên tư duy, tâm lý giao dịch của bạn – thứ quan trọng nhất.
Chúng bổ trợ cho nhau và cần có thời gian cho bạn có thể nối các mảnh ghép này
lại để trở thành một nhà giao dịch thành công.
Ví dụ thực tế: Khi bạn học bơi, có rất nhiều kiểu bơi: bơi sải, bơi ếch, bơi ngửa, bơi
bướm.

• Khi bạn chưa biết bơi, chưa xuống nước 1 lần nào, tâm lý bạn chưa sẵn sàng:
dù có học kiểu nào thì việc nổi trên mặt nước với bạn cũng là điều khó khăn,
chưa nói đến việc có thể bơi lội.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 5


• Khi bạn đã xuống nước đủ nhiều, luyện tập đủ lâu, tâm lý lúc này sẵn sàng:
bạn đã nổi được thì chỉ cần dùng chân để quạt (không cần dùng đến tay), bạn
vẫn có thể bơi tốt.
Điều này cũng tương tự trong công việc giao dịch, “cảm giác” là điều rất quan trọng
giúp bạn kiếm được lợi nhuận. Cũng chính vì điều này chỉ có ở con người cho nên
việc sử dụng bot giao dịch để đem lại lợi nhuận nhất quán là điều rất khó. Suy cho
cùng, cũng chính con người tạo nên các robot giao dịch, nó bị cảm tính của người
lập trình chi phối, mỗi con bot là một “cách bơi” khác nhau, nó không có tính linh
hoạt để giao dịch phù hợp với điều kiện của thị trường hoặc bạn có thể tưởng tượng
việc code nên 1 con bot giao dịch giống như một con người, điều đó chỉ có trong
các phim viễn tưởng. Bạn cần phải tự lực cánh sinh, chỉ có bạn mới cứu được cuộc
đời của mình: vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất, khi bạn đã nổi được trên thị
trường, thì dù có dùng cách bơi gì, bạn vẫn sẽ có lợi nhuận.
Để kiếm sống bằng nghề giao dịch bạn không chỉ đọc mỗi một cuốn sách này, kiến
thức trong nghề này là vô tận và thị trường luôn biến đổi, cập nhật mới mỗi ngày.
Giống như một cô gái, sáng nắng chiều mưa. Bạn cần nhìn nhận bản thân có gì, tính
cách của cô gái như thế nào để có kế hoạch “giao dịch” cho phù hợp (tập trung vào
1 cô thôi thì sẽ dễ dàng hơn).
Cuốn sách này của tác giả Ray Wang được xuất bản trên Amazon vào ngày 27 tháng
2 năm 2017. Chủ đề xoay quanh về chiến lược vào lệnh trong ngày theo các mô
hình/tư duy bẫy giá. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm kiến thức Bẫy giá ở trên internet,
hoặc ở Việt Nam thì có nhà giao dịch kiêm huấn luyện: Mr. Tiên Sanh hướng dẫn
chuyên về chủ đề trên, phương pháp “dao găm – lựu đạn” với điểm chốt lời và cắt
lỗ rõ ràng. Sanh có nhiều bài giảng miễn phí trên youtube và nhóm hỗ trợ. Chia sẽ
chân thành - tử tế - chính trực, đây là 3 điều mình cảm nhận được ở bạn này.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 6


TƯ DUY CỦA BẪY GIÁ

“Giao dịch khi nhìn thấy đám đông đã SAI/MẮC


BẪY. Dựa trên cái sai của đám đông đó để tìm
kiếm lợi nhuận cho mình”

Nếu bạn đọc thấy hay thì tiếc gì một cốc café gởi tặng dịch giả để mình có thêm
động lực chia sẽ miễn phí đến cho cộng đồng Việt Nam nhiều sách hay hơn nữa.
Các bạn có thể ủng hộ mình qua 1 trong 2 địa chỉ sau đây:
Momo: 0901 902 141
hoặc ngân hàng TECHCOMBANK
Chủ tài khoản: BUI DONG NGUYEN
Số tài khoản: 1903 4180 4180 19
Chúc các bạn công trên con đường mình đã chọn! Thanks!

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 7


Lời mở đầu
Trong suốt nhiều năm giao dịch của mình, tôi chưa bao giờ có được lợi nhuận một
cách nhất quán. Tôi đã bắt đầu tìm hiểu bằng cách đọc những quyển sách và xem
các video về những khóa học giao dịch, giống như phần lớn những nhà giao dịch
khác. Tôi đã đọc hơn một trăm cuốn sách về giao dịch và thử nghiệm hàng trăm ý
tưởng giao dịch khác nhau: từ những cách giao dịch cổ điển nổi tiếng đến những
phương pháp hiện đại gần đây nhất từ những nhà giao dịch đặc biệt; từ phân tích kỹ
thuật cho đến phân tích những nguyên tắc cơ bản của thị trường; từ việc học cách sử
dụng các chỉ báo cho đến việc chỉ nhìn hành động giá, rất nhiều phương pháp và các
chiến lược mà tôi không thể nhớ lại. Một số giúp tôi có được nhiều thông tin hơn
những người khác, một số khác thì không hiệu quả. Tôi phát hiện ra rằng không có
phương pháp nào có thể giúp tôi kiếm tiền một cách nhất quán. Một số phương pháp
và chiến lược rất phù hợp với các nhà đầu tư nhưng lại không phù hợp với tôi, đơn
giản là vì cách nghĩ của mỗi người là khác nhau, mỗi người trong chúng ta đều là
mỗi cá thể khác biệt. Kể từ thời điểm đó, tôi đã quyết định phát triển một phương
pháp giao dịch cho riêng mình. Tôi muốn tìm ra một chiến lược cụ thể mà bất kì ai
cũng có thể hiểu, áp dụng và thu được lợi nhuận một cách nhất quán.
Tôi đã luôn được cảnh báo về thị trường này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro; Thiên tài ở Phố
Wall là những kẻ dối trá. Chà, điều đó khiến tôi thấy hứng thú. Tôi đã tự hỏi bọn họ
đã làm thế nào để thao túng đám đông và tránh gặp những tổn thất nguy hiểm. Mặc
dù, có những lúc trên biểu đồ nhìn đơn giản nhưng rất khó hiểu, những câu hỏi tôi
không thể tìm thấy câu trả lời từ tất cả các sách và video mà tôi tìm được. Cho đến
khi tôi đọc cuốn sách “Làm chủ Thị trường” của Tom Williams. Nó đã mở ra một
lối tư duy mới cho tôi, cuốn sách này đã mách cho tôi một số mánh khóe lừa gạt
tiềm ẩn trong thị trường. Tôi bắt đầu đào sâu hơn và sớm nhận ra rằng có rất nhiều
bẫy giá trên tất cả các biểu đồ. Những cái bẫy này là bức màn che khiến cho thị
trường trở nên bí ẩn đối với các nhà giao dịch mới bước chân vào thị trường.
Những cái bẫy luôn ở đó. Chỉ bởi vì bạn không bao giờ nhận ra nó. Công việc của
bạn là ghi nhớ chúng, giống như việc ghi nhớ các công thức toán học cơ bản ở trường
trung học. Học cách tham gia khi thấy mọi người bị mắc bẫy ở phía bên trái và thoát
ra ngay lập tức khi bạn biết mình đã bị mắc bẫy.
Tôi chưa bao giờ tin rằng có người nào đó sẽ đưa cho bạn một “công thức kỳ diệu”
và có thể bắt đầu kiếm tiền ngay lập tức. Thị trường là một nơi nghiêm túc, nơi các
nhà đầu tư, chủ ngân hàng, tổ chức, nhà giao dịch chuyên nghiệp đặt tiền của họ vào

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 8


đó. Bạn phải xem đây là công việc một cách nghiêm túc để kiếm được “một phần
của miếng bánh” trên thị trường. Nó đòi hỏi việc cẩn thận, kỷ luật, khả năng phân
tích, lập kế hoạch, sự nhất quán, thái độ tích cực và khả năng tự mình đưa ra quyết
định. Tôi đã viết cuốn sách này bằng tiếng Anh một cách đơn giản, ngắn gọn và dễ
hiểu nhất. Mục đích là để bất kỳ ai cũng có thể đọc và hiểu nó trong ngày. Hãy tha
thứ cho tôi nếu bạn thấy bất kỳ lỗi ngữ pháp nào, vì tiếng Anh không phải là ngôn
ngữ mẹ đẻ của tôi. Tôi đã chia cuốn sách này thành hai phần. Phần đầu tiên chứa các
nguyên tắc cơ bản của hành động giá và diễn giải cá nhân của tôi về một số khái
niệm. Phần thứ hai là Chi tiết về khái niệm Bẫy giá cùng với những ví dụ về Crude
Oil (CL: dầu thô). Tôi đã chọn Dầu thô Tương lai (CL) làm biểu đồ duy nhất của tôi
để giảng giải vì tôi đã giao dịch CL kể từ khi bắt đầu quá trình giao dịch của mình.
Đó là thứ duy nhất tôi giao dịch vì sự biến động lớn và rõ ràng của hành động giá.
Tôi tin rằng CL là một lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu, trong khi ES (E-mini S&P500)
chỉ được giao dịch bởi các chuyên gia. ES di chuyển tương đối chậm hơn và phiên
giao dịch khá dài. Trên mặt khác, CL di chuyển khá nhanh và hầu hết các hoạt động
diễn ra trong buổi sáng trước buổi trưa. Dù sao, bên cạnh CL, TF (Mini Russell
2000) và NQ (E-mini NASDAQ 100) đều là những lựa chọn tuyệt vời để giao dịch.
Tôi là một nhà giao dịch trong ngày và tôi đóng tất cả các hợp đồng của mình vào
cuối ngày. Tôi không giữ bất kỳ vị trí mở nào chỉ đơn giản vì tôi muốn có một giấc
ngủ ngon mỗi đêm mà không cần lo lắng về phiên châu Âu hoặc một số tin tức dự
kiến sẽ xảy ra trong đêm. Tôi sử dụng biểu đồ nến 5 phút và đường 20 EMA làm chỉ
báo duy nhất của tôi. Bất kể bạn đang giao dịch hợp đồng tương lai nào; không có
vấn đề gì đối với khung thời gian mà bạn sử dụng, bạn sẽ thấy khái niệm Bẫy giá có
thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi, ở bất cứ đâu, bất cứ khung thời gian nào trên thị
trường.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 9


Mục lục

Tâm sự của dịch giả .......................................................................................4


Lời mở đầu ....................................................................................................8
Mục lục....................................................................................................... 10
Phần I ......................................................................................................... 11
Chương 1 - Thương trường là chiến trường ..................................................... 11
Chương 2 - Hành động giá: Ngôn ngữ duy nhất của Thị trường ......................... 14
Chương 3 - Xu hướng và Vùng giá đi ngang ................................................... 20
Chương 4 - Đảo chiều ................................................................................... 38
Chương 5 - Tầm quan trọng của sự xác nhận.................................................... 48
Chương 6 - Hỗ trợ & Kháng cự...................................................................... 52
Chương 7 - Khoảng trống (GAP).................................................................... 56
Chương 8 - Lý thuyết thu hẹp & mở rộng (Contraction & Expansion theory) ....... 59
Phần II ........................................................................................................ 61
Chương 1 - Bẫy thông thường........................................................................ 62
Chương 2 - Bẫy “Cắt lỗ” ............................................................................... 69
Chương 3 - Bẫy “Khổng lồ” .......................................................................... 74
Chương 4 - Bẫy “Đột phá thất bại” ................................................................. 79
Chương 5 - Bẫy “Back to Back” (Bẫy giá Kép) ............................................... 86
Chương 6 - Tin tức ....................................................................................... 90
Chương 7 - Những điều đặc biệt vào buổi sáng ................................................. 95
Lời kết ...................................................................................................... 100

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 10


Phần I
Chương 1 - Thương trường là chiến trường
Thị trường là một bãi chiến trường. Khu vực chiến sự này có rất nhiều nhà giao dịch
từ tất cả mọi nơi trên thế giới. Nhưng cho dù bạn là ai, cho dù bạn là người mua hay
là người bán, thời điểm thị trường cung cấp đủ lệnh đặt của bạn, thì đó là lúc bạn
đang ở trong cuộc chiến tranh giành một thứ duy nhất: lợi nhuận. Dù chúng ta có thể
không tận mắt nhìn thấy đối thủ, bạn cần phải biết rằng mình đang ở trong một trò
chơi có tổng bằng “0” (zero sum): cái mất của bạn là cái được của ai đó.
Sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các công ty giao dịch lớn, giới tinh hoa Phố Wall,
các nhà đầu tư, nhà quản lý quỹ đầu cơ và đám đông những nhà giao dịch nhỏ lẻ
ngoài kia. Vâng, to lớn nhưng cũng rất dễ vỡ, tham lam và hi vọng, được xây dựng
bởi những cá nhân ao ước những giao dịch của họ sẽ thành công. Chà, xin lỗi vì đã
làm bạn vỡ mộng. Hầu hết đám đông các nhà giao dịch đều thất bại và thậm chí
không sống sót nổi hơn một năm. Mọi người từ bỏ việc giao dịch sau khi khoản tài
chính của họ bị mất hết, đổ lỗi cho sự hên xui hoặc ngẫu nhiên của thị trường. Họ
cho rằng giao dịch là việc cực kỳ khó khăn và những nhà giao dịch cá nhân không
thể kiếm được lợi nhuận. Ồ, giao dịch cũng giống như mọi công việc khác, để rèn
luyện kĩ năng giao dịch thành công cần có thời gian và nhiều thứ khác. Đầu tiên,
bạn cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về thị trường và diễn biến giá cả, cách giá
di chuyển, tập làm quen với chúng. Sau đó, dành ra hàng nghìn giờ luyện tập cách
giao dịch, thử - sai rồi lại thử. Cuối cùng, đó là phát triển một thái độ tích cực không
có cảm xúc và nhất quán, thắng không kiêu – bại không nản. Những bước này là
hành trình cần thiết để trở thành một nhà giao dịch thành công.
Phố Wall và các công ty lớn phát triển mạnh được là nhờ sự đóng góp tích cực của
đám đông ngoài kia. Hãy tưởng tượng thế giới giao dịch đẫm máu sẽ khó khăn như
thế nào, nếu chỉ cho phép giới tinh hoa kiếm tiền từ nhau trên trận chiến đấu trí, mà
không có sự tham gia của đám đông nhỏ lẻ. Bọn họ sẽ lắc đầu và trả lời rằng:
“Không, cảm ơn. Chúng tôi thích đám đông ngoài kia, bởi vì họ hầu như luôn cầm
một con dao trên tay trong một trận chiến đấu súng!” Các kiến thức thông thường
mà đám đông các nhà giao dịch ngoài kia đang có là cần thiết đối với họ, chúng liên
kết những gì họ đã học để giải thích về những gì đang xảy ra trên biểu đồ.
Nhiều sách giao dịch, về bản chất, là sách về các công cụ. Các công cụ chủ yếu bao
gồm các chỉ báo, mô hình, chiến lược, hình ảnh, tín hiệu vào lệnh và các quy tắc.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 11


Những công cụ này được quảng cáo là "thực tế" và "kỳ diệu", khiến mọi người tin
vào có một “Chén Thánh” để khám phá và bước vào con đường tìm kiếm. Đám đông
các nhà giao dịch không thể chờ đợi cho đến khi đọc xong một cuốn sách liền vội
nhảy vào thử nghiệm các chiến lược để kiếm tiền. Họ trở thành nô lệ của các phương
pháp và chiến lược, chúng làm tê liệt khả năng phân tích của họ. Hiếm khi họ tự hỏi
tại sao thị trường lại đang làm những gì nó đang làm. Toàn bộ quá trình phân tích
và khám phá sự thật tâm lý đằng sau một hành động giá nhất định bị bỏ qua
và lãng quên. Đối với họ, việc chỉ cần làm theo "Guru" (Người dịch: Guru tiếng
lóng ở đây có nghĩa là người thầy). Việc phân tích mang tính khách quan đòi hỏi
quá nhiều năng lượng từ trí não, và nó dường như rất mệt mỏi. Họ không chấp nhận
bản thân mình sai, họ giữ khư khư lấy cái tôi của mình, không có phương án B. Vì
thế, khi một cái gì đó không diễn ra đúng như kế hoạch hoặc dự đoán của họ, họ
hoảng sợ và mất trí. Họ không nhận thấy được sự thật tâm lý rõ ràng đằng sau hành
động giá đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra phán đoán cho các nhà giao dịch.
Ví dụ: những người hâm mộ hình nến Nhật Bản sử dụng thuật ngữ “Marubozu” để
chỉ ra một thanh giá không có đuôi, chỉ có phần thân. Nó thể hiện sự mạnh mẽ và
nhanh chóng, một tín hiệu tuyệt vời để khai thác. Các nhà giao dịch thiếu kiên nhẫn
sẽ vào lệnh trong khi thanh nến đang hình thành bằng cách đặt lệnh mua cách 1
tick(người dịch: đơn vị nhỏ nhất trong giao dịch Forex) phía trên thanh giá màu
xanh "Marubozu". Bởi vì đó là một thanh giá rất mạnh, khiến họ tin tưởng giá sẽ
tiếp tục tăng trong thời gian tới, đó là những gì họ đã học được trong cuốn sách Nến
Nhật Bản. Kiểu “Tự tin”, “Hạnh phúc”, “Đó là một món quà từ Chúa ban tặng cho
thị trường!”, Tâm lý “Lợi nhuận sắp đến” đã lu mờ đi việc nhận định phân tích biểu
đồ một cách khách quan. Thế rồi chuyện gì xảy ra tiếp theo? Giá tăng 1 tick để kích
hoạt hết tất cả lệnh đặt chờ mua của đám đông, sau đó hình thành một đợt giảm giá
màu đỏ có kích thước tương đương. Họ bắt đầu hoảng sợ và một số sẽ cố gắng trung
bình giá. Khi giá tiếp tục đi xuống thấp hơn, cuối cùng kích hoạt tất cả các lệnh cắt
lỗ của đám đông dưới thanh giá màu xanh “Marubozu” ban đầu đó, các nhà giao
dịch còn lại đóng lệnh giao dịch với một khoản lỗ lớn. Tại sao? Bởi vì mọi người tin
vào những gì họ nhìn thấy và hành động dựa trên những gì họ đã học được mà bỏ
qua quá trình tư duy.
Họ bỏ qua việc xem xét BỐI CẢNH của thị trường! Giới tinh hoa Phố Wall chơi
những “trò mèo” này mọi lúc, bất cứ lúc nào để đạt được mục đích của họ. Các công
ty giao dịch lớn nắm giữ một lượng tiền đáng kể để tác động đến sự chuyển động
của giá cả. Hãy nhớ điều đó! Họ có "Lợi thế" mà nhà giao dịch cá nhân như bạn và
tôi không sở hữu. Họ có đủ tiền để đẩy giá lên tạo nên một thanh nến tăng giá lớn

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 12


và đẩy giá đi ngược lại ngay sau đó. Để bẫy các nhà giao dịch kém hiểu biết. Điều
quan trọng dành cho người mới bắt đầu là phải nhận ra những cái bẫy này trên thị
trường để duy trì tài khoản của mình còn được nguyên vẹn. Những cái bẫy này có
thể được tìm thấy trong hầu hết các biểu đồ. Tôi sẽ minh họa những biểu đồ ví dụ
cùng với những tình huống nghiên cứu ở Phần II trong cuốn sách này.
“Mua thấp Bán cao” vẫn là châm ngôn trong thế giới giao dịch. Một thanh nến xanh
“Marubozu” trong một xu hướng giảm mạnh không có ý nghĩa gì hơn ngoài một sự
“Rung lắc”. Nó loại bỏ những tay chơi yếu ớt, lo lắng rằng thị trường sẽ đảo chiều
từ đây và thu hút những kẻ tham lam đang cố gắng bắt đáy, sợ hãi và tham lam. Cuộc
chiến trên thị trường không có sự khoan nhượng, hoặc bạn là một người chiến thắng
hoặc một người thua cuộc. Công việc của mọi nhà giao dịch nên là xác định các
hành động giá liên quan đến tâm lý yếu đuối của đám đông - sợ hãi và tham lam.
Chỉ khi bạn có thể thấy cách hoạt động của những điểm yếu này trên biểu đồ, thì bạn
mới có thể khai thác chúng để kiếm lợi nhuận. Về cơ bản, hãy tham gia khi đám
đông nhận ra rằng họ đang có một khoản lỗ hiện hữu.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 13


Chương 2 - Hành động giá: Ngôn ngữ duy nhất của
Thị trường
“Chúng ta đơn giản là hãy cố gắng sợ hãi khi người khác tham lam và chỉ tham
lam khi người khác sợ hãi.” - Warren Buffett
Thị trường đang nói chuyện với bạn bằng ngôn ngữ độc đáo của nó. Đối với nhiều
người, hành động giá giống như một bộ phim nước ngoài không có phụ đề. Đa số
các nhà giao dịch và Các “Gurus” trực tuyến vẫn đang sử dụng rất nhiều các chỉ báo
nặng nề, họ phát triển các chỉ báo mới, hệ thống thuật toán và mô hình biểu đồ. Điều
đó không chỉ khiến họ bị tụt hậu trong hành động, hầu hết chúng đều là các phát
minh dựa trên Giá cả. Đầu tiên Giá phải di chuyển 1 tick, sau đó nó mới phản ánh
trở lại hệ thống để tạo ra tín hiệu. Các nhà giao dịch thông minh ngoài kia biết điều
đó nhưng tại sao các chỉ báo vẫn có một nhu cầu rất phổ biến?
Sợ hãi và Tham lam. Đó là cách để thao túng đám đông, sử dụng điểm yếu của
chúng ta - sợ khi mất tiền và tham lam kiếm thêm lợi nhuận. Không có nhà giao dịch
nào muốn mất tiền, nếu có một công cụ có thể “giúp đỡ”, tại sao không? Nó có một
vẻ ngoài hoàn hảo về mặt ý nghĩa. Nhưng nếu bạn có nhiều năm kinh nghiệm trong
giao dịch, bạn sẽ nhận thấy khái niệm "trợ giúp" là mâu thuẫn về mặt bản chất. Bạn
phải tự mình quyết định, khả năng nhận thức và tính khách quan đối với biến động
giá là vũ khí của bạn. Thái độ nhất quán, tự chủ và không có cảm xúc đối với bất kì
giao dịch thắng hay thua nào là tấm khiên chắn của bạn.
Khi nhắc đến đến công việc giao dịch, thắng hay thua; đúng hay sai đều không
còn quan trọng. Giao dịch là một trò chơi xác suất. Trọng tâm duy nhất của
một nhà giao dịch là nên làm thế nào để tăng xác suất chiến thắng, để có một
lợi thế tốt hơn. Chính xác là như thế. Những thứ khác chỉ đơn giản khiến ta
thêm mất tập trung.
Các nhà giao dịch phụ thuộc nhiều vào các chỉ báo tin rằng chúng đại diện cho một
số loại công nghệ tiên tiến, mang lại cho các nhà giao dịch một "sự an tâm". Họ cảm
thấy cần thiết phải sử dụng chúng vì họ không muốn lỗi thời và bị bỏ rơi trong thế
giới hiện đại. Đúng là chúng ta đang sống trong một thế giới kỹ thuật số của máy
tính, internet, các thuật toán và công nghệ. Tất cả các giao dịch không còn được thực
hiện bằng điện thoại bàn hay các hợp đồng giấy như ngày trước. Giờ đây, các giao
dịch được thực hiện chỉ bằng một cú nhấp chuột. Những cải tiến này đã đánh lừa
đám đông các nhà giao dịch mới tin rằng những điều cơ bản của giao dịch cũng đang

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 14


thay đổi. Không phải đâu. Trong quyển “Hồi ức về một thiên tài chứng khoán” là
cuốn sách nổi tiếng về Jesse Livermore viết bởi Edwin Lefèvre được ca ngợi là “tác
phẩm kinh điển” của Wall Street Journal, Livermore đã nói:
“Chẳng có gì mới trên phố Wall hay trong việc đầu cơ chứng khoán. Những gì xảy
ra trong quá khứ sẽ lặp lại trong tương lai. Đó là bởi bản chất con người không bao
giờ thay đổi và cảm xúc con người luôn ảnh hưởng xấu đến trí tuệ của họ.”
Các chỉ báo được quảng cáo là “Hữu ích” và “Đáng tin cậy”, được hỗ trợ bởi dữ liệu
thống kê, công nghệ tiên tiến và nhiều bằng chứng giao dịch trực tiếp. Mục đích là
xác nhận độ tin cậy của chúng để thuyết phục đám đông mua sản phẩm và sử dụng
nó không ngừng. Tôi rất thường thấy các nhà giao dịch có 10 hoặc nhiều hơn các
chỉ báo trên biểu đồ của họ. Điều buồn cười là họ sẽ phóng đại chỉ báo đến một kích
thước lớn và thu nhỏ các thanh giá thực tế đến mức nhỏ nhất. Họ nói dễ dàng hơn
khi xem phân tích của chỉ báo. Điều thú vị hơn nữa là họ có khả năng thu thập và
phân tích kết quả từ 10+ các chỉ báo khác nhau và đưa ra quyết định giao dịch “đúng
đắn”, bất chấp tìm hiểu kiến thức về bản chất lý do tại sao giá lại di chuyển theo
cách như vậy.
Rất khó cho các nhà giao dịch theo chiến lược EMA có thể giải thích tại sao khi thị
trường đang giảm mạnh, họ không được phép đặt một lệnh bán ở phía bên trên
đường EMA. Tương tự đối với các nhà giao dịch theo chỉ báo STOCHASTIC, những
nhà giao dịch không hiểu tại sao giá tiếp tục tăng khi số Stochastic vượt ngưỡng +80
(quá mua). Kết quả là, Nhà giao dịch EMA dành nhiều thời gian hơn để chờ thiết
lập và các nhà giao dịch theo Oscillator (các chỉ báo dao động: STOCH, SAR,
ADX…), chúng giữ chân họ đi ngược lại xu hướng mạnh và cảnh báo rằng họ sẽ
mất tiền khi cố gắng giao dịch theo chiều ngược lại. Những cái gọi là “Trợ giúp”,
được hiển thị với màu sắc đẹp mắt, dùng những thuật toán phức tạp, hướng dẫn sử
dụng cụ thể và hình ảnh hóa dễ hiểu thu hút các nhà giao dịch tiêu tốn rất nhiều tiền,
nhưng trên thực tế đã đánh lừa đám đông những nhà giao dịch, khiến họ quên đi bản
chất thật sự trong giao dịch. Thị trường là tất cả chúng ta, mỗi tick giá phản ánh
những cảm xúc tự nhiên nhất của con người. Biến động giá đang ở ngay trước mắt
của bạn!! Bất chấp những lần tiêu tốn tiền bạc, tất cả sức mạnh của bộ não, bạn lại
dùng chúng để đi tìm kiếm những sự "trợ giúp" nhờ chúng đưa ra quyết định, quá
trình này dường như quá phức tạp và không đem lại hiệu quả. Sự đơn giản chính là
chìa khóa của thành công.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 15


“Mọi người thường liên kết sự phức tạp với việc gì đó, lý do rằng chúng sẽ có ý
nghĩa sâu sắc hơn, thường là sau khi trải qua khoảng thời gian mất mát, họ mới nhận
ra rằng sự đơn giản mới là chìa khóa cho mọi vấn đề.”- Gary Hopkins

Hình ảnh trên cho thấy sự phân biệt rõ ràng giữa hai biểu đồ. Chúng đại diện cho
cùng một biểu đồ Tương lai dầu thô (CL: Crude Oil) vào tháng 6 năm 2016. Biểu
đồ ở trên cùng có 6 chỉ báo phổ biến, MACD, Stochastic, Khối lượng, 20 & 50
EMA, Bollinger Band và Woodies CCI. Còn dưới cùng là biểu đồ hành động giá
thuần túy. Bạn thấy rõ chưa?

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 16


Để rõ ràng hơn, tôi không phủ nhận những giá trị mà các chỉ báo đem lại. Tôi ngưỡng
mộ tất cả những người phát minh ra các chỉ báo vì họ đã đóng góp giá trị của mình
vào công việc giao dịch trên thế giới. Trên thực tế, tôi cũng đã thử tất cả các loại chỉ
báo đến khi tôi bắt đầu tự mình khám phá ra. Đó là sự phức tạp và không chắc chắn
đã khiến tôi đặt câu hỏi về độ hiệu quả của các chỉ báo này. Tuy nhiên, chỉ có một
chỉ báo mà tôi đã sử dụng nó trong một thời gian dài, EMA (Đường trung bình trượt
theo cấp số nhân) vì nó đơn giản và hiệu quả. Sử dụng đường 20 EMA làm công cụ
xác định xu hướng và hỗ trợ/kháng cự động. Sẽ có sự giải thích rõ hơn về việc sử
dụng EMA ở các chương sau.
Không có định nghĩa tuyệt đối nào về hành động giá. Theo nghĩa chung, hành động
giá là bất kỳ sự thay đổi nào về giá cả. Đối với tôi, giao dịch theo hành động giá
là quá trình tìm hiểu lý do đằng sau mỗi chuyển động của giá cả. Bằng cách phân
tích chuyển động hiện tại của giá so với quá khứ để suy đoán biến động giá tiềm
năng cho tương lai. Bằng cách phân tích mối quan hệ tương quan của chính bản thân
giá, phản hồi này sẽ ảnh hưởng đến quyết định của tôi khi bắt đầu một lệnh giao
dịch. Trong Biểu đồ nến 5 phút, mối quan hệ giữa mỗi thanh nến đại diện cho chuyển
động của giá trong mỗi 5 phút. Đối với tôi, hành động giá là chỉ báo yêu thích vì nó
luôn cho tôi biết sự thật về giá cả. Nó không tạo ra bất kỳ tín hiệu sai nào.
Các nhà giao dịch hàng ngày thường gặp trở ngại lớn này: về việc nhận ra thị trường
hôm nay có Xu hướng hay là đang trong giai đoạn Đi ngang. Thời điểm bạn nhận
ra được loại thị trường trong ngày là loại nào, thì bạn có thể áp dụng các phương
pháp thích hợp cho việc giao dịch. Nếu nó là có xu hướng, pullback là lựa chọn tốt
nhất. Nó không quan trọng cho dù đó là pullback đầu tiên hay thứ hai; một thanh
nến pullback hoặc pullback phức tạp, bạn có thể tham gia vào thị trường bất cứ lúc
nào để kiếm tiền, miễn là bạn đặt lệnh dừng lỗ phù hợp và không đi ngược lại xu
hướng. Nếu đó là một ngày giao dịch Đi ngang, đảo ngược khái niệm ở trên và chỉ
vào lệnh theo xu hướng ngược lại ở các cực biên của Vùng giá đi ngang, hãy đứng
ngoài và đợi hành động giá có sự xác nhận rõ ràng vì nó có thể rất hay thay đổi.
Lý do chính khiến tôi thích biểu đồ "trần trụi" thay vì sử dụng các chỉ báo là các chỉ
báo mất đi sức mạnh kì diệu của chúng khi thị trường không có xu hướng. Chúng
tạo ra tất cả các loại tín hiệu sai trong một ngày giá Đi ngang. Đó là một vấn đề lớn
bởi vì thị trường hoạt động 75% thời gian trong chuyển động đi ngang. Một
điều tôi phát hiện ra qua nhiều năm giao dịch là Vùng giá di chuyển có thể được dự
đoán được một cách đáng ngạc nhiên! Lý do đằng sau điều này là bởi vì thị trường
đang trong trạng thái cân bằng hoặc vùng “giá trị hợp lý của giá cả”, nơi người mua

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 17


và người bán có phần “bị động” và không bên nào muốn phá vỡ hòa bình. Điều này
có thể gây ra một số lo lắng cho các nhà đầu tư dài hạn, nhưng với những nhà giao
dịch đầu cơ trong ngày, Những ngày đi ngang thường là những ngày giao dịch béo
bở bằng cách giao dịch lướt sóng(scalping) qua lại.
Hành động giá trong một ngày đi ngang có thể được mô tả tốt nhất bằng việc hoán
đổi hoạt động với nhau. Khi người mua đẩy giá từ dưới lên trên và chốt lời, người
bán trao đổi với người mua, bắt đầu nhập lệnh bán và đẩy giá về phía dưới cùng của
vùng giá đi ngang. Thông thường, một bên đang đẩy giá mạnh mẽ hoặc quá xa về
một hướng, nó sẽ tạo ra một ảo giác đột phá khỏi Vùng giá. Nhưng trong hầu hết các
trường hợp, nó sẽ không thành công trong vòng 2-3 thanh giá. Sau đó giá sẽ quay
trở lại Vùng giá ban đầu và tiếp tục hoán đổi. Đây là nơi Khái niệm bẫy giá xuất hiện
trong trò chơi. Việc tránh bẫy đột phá ở các cực của Vùng giá có thể giúp bạn tiết
kiệm được một khoản tiền lớn. Việc xác định chính xác khi nào giá đột phá ra ngoài
Vùng giá sẽ giúp bạn tránh bị mắc bẫy và kiếm được tiền nhất quán từ những người
đã bị mắc bẫy.
Khi hầu hết các chỉ báo không phân biệt được giữa những ngày xuất hiện Vùng giá
đi ngang và những ngày có Xu hướng, các khái niệm hành động giá cơ bản trong
biểu đồ "trần" có thể tạo ra kết quả đáng kinh ngạc. Thị trường có tâm trạng riêng
của nó và mỗi ngày đều là một ngày khác biệt.
Các nhà giao dịch khẳng định giao dịch có tính “nghệ thuật hơn là khoa học”. Điều
đó rất đúng bởi vì bản chất không chắn chắn của nó. Sự không chắc chắn này tạo ra
một dòng chảy, như đại dương, đôi khi yên tĩnh và đôi khi cuồng nộ. Mục tiêu cuối
cùng của một nhà giao dịch phải chấp nhận tham gia vào dòng chảy càng sớm càng
tốt. Bạn là một phần của thị trường, và thị trường cũng chính là bạn. Hãy đồng bộ
với nó! Một khi bạn có thể đồng bộ với thị trường, lúc đó bạn có thể bơi vào và ra
khỏi các giao dịch như những nhà giao dịch chuyên nghiệp.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 18


Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 19
Chương 3 - Xu hướng và Vùng giá đi ngang
Có nhiều cách có thể giúp các nhà giao dịch có khả năng biết được loại ngày nào mà
bọn họ đang phải đối mặt.
Đối với các ngày có Xu hướng:
Điều thứ nhất, nhịp nhàng và bền bỉ. Trong những ngày có xu hướng, cho dù đó
là một xu hướng tăng hoặc một xu hướng giảm, thanh nến bắt đầu xu hướng thường
có sự đều đặn, ổn định. Thị trường cũng có nhịp điệu, giống như âm nhạc. Bạn có thể
cảm nhận được tính cấp bách trong nhịp độ và sức mạnh đằng sau mỗi thanh nến
khi nó đang hình thành. Việc xác định một bên nào chiếm ưu thế hơn bên còn lại
nên rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu.
Ví dụ: trong một xu hướng tăng mạnh, biểu đồ chứa đầy các thanh xu hướng màu
xanh với kích thước thân nến trung bình, nhưng có mức đóng cửa cao. Chuyển động
chậm và liên tục hướng lên có thể tạo ra một đường cong parabol. Bất kỳ thanh nến
điều chỉnh màu đỏ nào cũng đều có tuổi thọ ngắn với thân hẹp và râu nến dài ở phần
đáy. Trong nháy mắt, chỉ đơn giản là có nhiều thanh nến xanh hơn thanh đỏ! Cả chất
lượng và số lượng của các thanh nến tạo ra một năng lượng tất yếu, khiến bạn hối
hận vì đã không nhập cuộc sớm hơn.
Khi một xu hướng tăng mạnh đang diễn ra, rất khó kiếm tiền từ việc bán khống.
Nhưng đối với người mua, điều bạn nên thấy đó là lợi nhuận không lâu sau khi vào
lệnh. Mục đích đẩy giá lên và mọi người đều cùng nhau mua, sẽ không có ai chốt
lời cho đến khi nó chạm đến vùng cung khá mạnh. Bất cứ nỗ lực đi ngược xu
hướng nào đều sẽ bị thất bại và trở thành thiết lập đáng tin cậy nhất để tiếp tục
xu hướng.
Râu nến rất quan trọng trong việc giao dịch bằng phương pháp hành động giá, nó
thể hiện cả sự từ chối và sức mạnh. Đó là sự thật đằng sau về sự thống trị. Trong xu
hướng tăng, bạn nên nhìn thấy râu nến dài ở dưới cùng của các thanh nến, không
phải ở trên cùng. Nó có nghĩa là bất kỳ việc bán khống nào cũng đều bị từ chối và
đẩy giá lên. Khi bạn phát hiện những dấu hiệu trên, việc của bạn là MUA! Bạn
không đi ngược xu hướng và bán, nếu bạn làm vậy, tôi sẽ ở đầu bên kia của bạn biến
thua lỗ của bạn thành lợi nhuận của tôi.
Các nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho xu hướng giảm. Nhiều thanh màu đỏ liên
tiếp với thân nến có kích thước trung bình, râu nến dài ở trên đầu các thanh nến đó.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 20


Bất kỳ thanh nến điều chỉnh màu xanh nào cũng nhỏ và chỉ tồn tại trong khoảng thời
gian ngắn.

Vào ngày 13 tháng 6 năm 2016, CL đã có một xu hướng tăng rất mạnh. Tất cả các
mũi tên màu xanh lá cây cho biết bất kỳ nỗ lực bán ở dưới đều được mua lại. Chỉ có
6 màu thanh nến đỏ còn lại là 16 thanh tăng giá màu xanh. Giá đóng cửa của mỗi
cây nến cao hơn mức đóng cửa trước đó. Nó ở dạng đường cong parabol chứ không
phải dạng hình hộp. Vào một ngày như thế này, bạn có thể mua phía trên hoặc dưới
ở bất kỳ thanh nến tăng giá nào, hãy mua ở mức giá đóng cửa của các thanh nến màu
đỏ (nhớ chia tỷ lệ R:R hợp lý). Bạn phải ở trong dòng chảy này. Thị trường chỉ có
xu hướng trong khoảng 30% thời gian.
Điều thứ hai, các mức đỉnh/đáy cũ Cao-Cao hơn và Thấp-thấp hơn. (2 lần)
Đầu tiên, các thanh tiếp theo phải phá vỡ các thanh trước đó, làm cho các đỉnh
và đáy có mức Cao - Cao hơn trong xu hướng tăng hoặc Thấp - thấp hơn trong
xu hướng giảm. Ví dụ, mỗi thanh nến tăng giá màu xanh tiếp theo trong xu hướng
tăng phải có mức đáy cao hơn, và đỉnh cao hơn so với những thanh giá trước. Ngược

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 21


lại đối với xu hướng giảm, những thanh giảm giá màu đỏ sẽ tạo ra mức đáy thấp hơn,
mức đỉnh thấp hơn và có giá đóng cửa thấp hơn những thanh giá trước đó.
Một cách giải thích khác dựa trên cấu trúc mô hình giá: Điểm xoay của mỗi dao
động của sóng. Đỉnh Cao hơn và Đáy Cao hơn của mỗi con sóng cho xu hướng
tăng & Đỉnh Thấp hơn và Đáy Thấp hơn của mỗi con sóng cho xu hướng giảm.
Giá không bao giờ di chuyển theo đường thẳng, nó di chuyển theo dạng sóng.
Và mỗi con sóng sẽ tạo ra một điểm xoay trên biểu đồ.
Những điểm xoay này thường có thể được tìm thấy trong nhịp điều chỉnh của một
xu hướng. Chúng đang ở một bước ngoặt quan trọng đại diện cho khu vực vùng
cung/cầu (người mua/người bán). Cách tốt nhất để sử dụng các điểm xoay này để
xác định xu hướng là tạo ra một đường xu hướng bằng cách nối chúng bằng một
đường thẳng. Bạn không cần kiến thức nâng cao để vẽ các đường xu hướng phức
tạp. Chỉ cần kết nối mức đáy thấp với mức đáy cao hơn, đỉnh thấp với đỉnh cao hơn,
bạn nhận được một đường xu hướng đơn giản hướng lên. Với xu hướng giảm, kết
nối bất kỳ mức đỉnh cao nào với mức đỉnh thấp hơn và mức đáy cao với mức đáy thấp
hơn. Đường xu hướng (Trendline) này hoạt động với cả 2 xu hướng và có các điểm
tham chiếu tuyệt vời của khu vực hỗ trợ/kháng cự cho những chuyển động giá trong
tương lai.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 22


Thứ ba, chỉ báo hỗ trợ/kháng cự động, EMA (Đường trung bình động theo cấp
số nhân). EMA là một biến thể của đường trung bình động đơn giản (SMA). Đường
trung bình động đơn giản là một phép tính số học cộng tất cả giá đóng cửa của dữ
liệu từ một khoảng thời gian nhất định, sau đó tính ra giá trị trung bình. EMA ra đời
nhằm mục đích đặt nhiều mức độ quan tâm hơn đối với dữ liệu giá gần đây, vì thế
nó phản ứng với giá nhanh hơn nhiều so với SMA. Cá nhân tôi sử dụng đường EMA
20 ngày trên biểu đồ nến 5 phút của mình khi giao dịch trong ngày vì nó phản ứng

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 23


với giá một cách nhanh chóng và tuân theo hành động giá một cách chặt chẽ. Có
nhiều cách sử dụng đường EMA, nhưng tôi thấy có hai phương pháp khá hiệu quả.
Đầu tiên, tôi sử dụng đường EMA 20 ngày để cung cấp một ý tưởng bao quát về
những gì sẽ xảy ra trong ngày, cho dù đó là ngày có xu hướng hay trong ngày giá đi
ngang. Đối với ngày có xu hướng, thường là các thanh giá luôn ở trên hoặc dưới,
chỉ một bên của đường EMA, hầu hết thời gian không chạm vào đường EMA
trong nhiều giờ cho đến khi có sự điều chỉnh sâu hơn. Đối với ngày giá đi ngang,
rõ ràng là giá dao động rất gần với đường EMA. Nếu bạn vẽ một hộp xung quanh
vùng giá đi ngang này, bạn sẽ nhìn thấy đường EMA đang cắt qua tâm của hộp. Giá
đang xoay quanh đường EMA giống như hạt gạo. xem hình ảnh nhận biết dưới đây:

Một cách sử dụng khác của đường EMA là xem hành động giá xung quanh đường
EMA khi nó được giá chạm vào, dựa trên phản ứng, tìm các thiết lập có thể giao
dịch. Đường EMA không giống như đường xu hướng - một đường thẳng tĩnh.
Đường EMA di chuyển theo giá - nó động. Nó được xem như điểm tham chiếu hỗ
trợ/kháng cự mạnh. Nhưng nó chỉ hoạt động tốt nhất khi giá đang có xu hướng. Khi
giá đi ngang, đường EMA mất tác dụng, không tạo ra bất kỳ thiết lập đáng tin cậy
nào.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 24


Các chiến lược giao dịch dựa trên đường EMA khá phổ biến, những người đứng
ngoài quan sát đường EMA như một con chim diều hâu đang săn mồi. Phương
châm là “miễn là giá vẫn ở trên EMA, bạn sẽ chỉ mua, không bao giờ bán. Điều
ngược lại cũng đúng đối với xu hướng giảm.” Một trong những mô hình giao dịch
tôi thường xuyên sử dụng để vào lệnh đó là “1st Deep Pullback” (Lần giá điều chỉnh
sâu đầu tiên). Trong một xu hướng mạnh, giá đi quá xa đường EMA và không chạm
vào trong nhiều giờ, nhưng khi giá quay lại chạm vào lần đầu tiên, lần giá điều chỉnh
sâu này là một thiết lập rất đáng tin cậy để tiếp tục xu hướng ban đầu. Một số chuyên
gia gọi đường EMA là “Mức giá có ý nghĩa”. Khi giá di chuyển quá xa so với “mức
giá có ý nghĩa” này, nó có thể tạo ra hiệu ứng dây thun, giá sẽ bị kéo trở lại đường
EMA. Những người đang theo dõi chỉ báo này, họ biết rằng xác suất của lần điều
chỉnh đầu tiên của một xu hướng mạnh chuyển sang đảo chiều là khá hiếm. Vì vậy,
khi giá quay lại đường EMA, họ sẽ coi đó là một món quà và thiết lập lệnh giao dịch
để tiếp tục xu với hướng trước đó.
Lời cảnh báo: Đừng bao giờ chủ quan bắt đỉnh/đáy! Thị trường có thể đi xa hơn
nhiều hơn bạn nghĩ. Chờ giá có sự xác nhận và bằng chứng trước khi bạn có ý định
giao dịch ngược xu hướng.
“Đừng bao giờ thử độ sâu của dòng sông bằng cả hai chân”
Warren Buffett

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 25


Nghiên cứu tình huống:
Đây là biểu đồ của phiên giao dịch qua đêm ngày 23 tháng 6 năm 2016. Giá có xu
hướng giảm xuống đến đường nét đứt ngang mà không chạm vào đường EMA, nó
cho thấy người bán đang rất mạnh. Nhưng lúc này Giá đang cách rất xa đường “Mức
giá có ý nghĩa”. Thanh nến đỏ có râu dài bên cạnh mũi tên màu xanh lá cây, nó cho
chúng ta biết người mua đang quay trở lại và người bán bắt đầu chốt lời. Theo sau

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 26


đó là một sự thoái lui đáng kể về đường EMA. Vòng tròn màu xanh lá cây sẽ là ví
dụ hoàn hảo về EMA 1st Pullback (Lần giá quay trở lại đường EMA đầu tiên). Giá
chạm vào đường EMA, nơi có nguồn cung khổng lồ xuất hiện, xu hướng giảm tiếp
tục trở lại và tạo nên mức giá Thấp mới.
Có hai cái bẫy rõ ràng có thể được tìm thấy ở ví dụ này, trong vòng tròn màu xanh.
Điều này đóng vai trò như phần giới thiệu về khái niệm “Bẫy giá”, mà tôi sẽ minh
họa thêm chi tiết trong Phần II. Thanh nến số 2 là một Bẫy “Săn lệnh dừng lỗ” rõ
ràng. Các nhà giao dịch luôn phàn nàn rằng các tổ chức biết vị trí cắt lỗ của họ ở đâu
và săn lùng những điểm này để đẩy họ ra khỏi thị trường. Tất nhiên rồi! Mọi người
đều biết vị trí rõ ràng để đặt lệnh cắt lỗ, chưa kể các tổ chức có thể thực sự xem các
lệnh chờ của bạn. Hãy đứng từ góc nhìn của các tổ chức giao dịch, công việc của họ
là loại bỏ lợi nhuận trong tay bạn. Ví dụ: Thanh nến thứ nhất là một thanh giảm giá,
vượt ra khỏi một vùng đi ngang nhỏ ở bên trái và theo sau đó là hai thanh nến giảm
giá mạnh không kém. Các nhà giao dịch đã bán khống trước đó sẽ đặt lệnh dừng lỗ
(buy-stop oder) của họ 1-2 ticks phía trên thanh nến bắt nguồn của sự giảm giá. Các
tổ chức có thể nhìn thấy các lệnh chờ của bạn, khi họ thấy có nhiều điểm dừng lỗ
chất đống ở đó, họ sẽ săn chúng, và đó là cách họ khiến bạn mất tiền, họ kiếm tiền từ
những khoản lỗ của bạn.
Một phương châm bất di bất dịch trong giao dịch đó là: “Mua thấp và bán cao”.
Để hoàn thành một lệnh bán, ai đó sẽ phải mua vào. Bán ở giá thấp không phải là
một lựa chọn có lợi cho các tổ chức, họ phải bán ở giá cao.
Nơi nào đáp ứng được cả 2 thứ này? Có nhiều lệnh đặt chờ mua với khối lượng cao
nhất và nằm ở vị trí tối ưu? Trên Thanh giá số 1! Họ tìm cách để đưa mức giá lên vị
trí cao nhất của Thanh giá số 1, cách đường EMA một đoạn đủ để lấp đầy các lệnh
bán họ chuẩn bị sẵn và cũng tạo ra ảo giác rằng người mua đang nắm quyền kiểm
soát, điều này sẽ thu hút nhiều người mua nghiệp dư hơn mua vào, để lấp đầy nhiều
lệnh bán hơn cho các tổ chức. Mặc dù Thanh giá số 2 đã đóng cửa phía trên đường
EMA, điều này thường cho thấy rằng người mua đang nắm quyền kiểm soát. Nhưng
hãy nhìn vào những điều tiếp theo: một thanh giá nhỏ (inside bar) nằm bên trong
thanh nến màu xanh trước đó và một thanh giá Doji màu xanh với ý nghĩa tăng giá.
Điều đó không phải là những gì bạn muốn xem nếu bạn quyết định đặt lệnh mua.
Nó chỉ đơn giản có nghĩa là những người bên ngoài không còn quan tâm đến việc
hỗ trợ cho Sự đảo chiều tăng tiềm năng này nữa, họ chưa bán xong. Vì vậy, nếu bạn
là người mua, bạn nên thay đổi tâm lý, linh hoạt, thừa nhận rằng tâm lý thị trường
đang thay đổi thay vì "hi vọng" giá sẽ tiếp tục tăng. Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ, thì

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 27


thanh giá số 3 là cơ hội cuối cùng để bạn thoát ra, tiếng chuông cuối cùng dành cho
bạn (the final call).
Khi Thanh nến số 3 hình thành, nó có vẻ là một thanh tăng giá màu xanh rất mạnh.
Nhưng hãy nhìn râu nến phía trên khi thanh giá đã hoàn thành, điều này cho thấy nỗ
lực tăng giá đã bị thất bại. Râu nến không có ý nghĩa gì hơn là một sự từ chối giá,
một sự thất bại. Bạn có thể thấy có những người mua đặt lệnh chờ giới hạn mua
(buy-limit oder) 1 tick trên thanh số 4, bởi vì nó đã tăng lên 2 tick. Những người
muốn mua này được thỏa mãn và ngay lập tức họ bị mắc kẹt lại phía trên. Là một
thợ săn bẫy giá, công việc của bạn là phân tích một cách khách quan những gì giá
xảy ra trên biểu đồ và sử dụng nó cho lợi ích của riêng bạn. Khi tôi nhìn thấy thanh
giá số 3, tôi sẽ đặt lệnh chờ dừng bán (sell-stop order) của tôi cách 1 tick bên dưới
thanh giá số 4. Tôi biết những người mua hiện đang bị mắc kẹt, vị trí cắt lỗ của họ
không xa, gần nhất là bên dưới thanh giá số 4. Tôi sẽ tìm kiếm lệnh dừng lỗ của họ.
Khi họ bị chạm điểm dừng lỗ, thua lỗ của họ biến thành lợi nhuận của tôi. Cả hai
thanh bẫy giá giá số 2 và thanh số 3 rất phổ biến trong giao dịch hàng ngày. Hãy học
cách phát hiện và sử dụng chúng.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 28


Giao dịch trong vùng giá (Hành động giá đi ngang)
Giao dịch trong vùng giá có thể rất phức tạp đối với đại đa số các nhà giao dịch. Rất
khó cho các nhà giao dịch phân biệt giữa nơi vùng giá khi nào đi ngang và khi giá
có xu hướng. Vâng, điều này cũng dễ hiểu được vì chúng có một số điểm tương
đồng làm mắt của chúng ta bị hoang mang. Xu hướng về bản chất là một giai đoạn
đột phá. Vùng giá đi ngang bản chất là một giai đoạn hợp nhất. Thị trường
luôn xoay vòng giữa 2 giai đoạn Xu hướng và Đi ngang. Nó giống như việc leo
núi. Bạn leo đến một điểm mà bạn nghĩ rằng đó sẽ là một nơi tốt để nghỉ ngơi và nạp
lại năng lượng của bạn. Bạn nghỉ ngơi một lúc rồi bạn tiếp tục leo nếu bạn còn sức.
Nếu không bạn sẽ từ bỏ và đi xuống dốc. Thị trường hoạt động chính xác theo cùng
một cách như vậy.
Ví dụ: xu hướng giá tăng trong một thời gian, sau đó chuyển sang giai đoạn hợp
nhất (đi ngang) để tiếp tục với xu hướng cũ (tích lũy) hoặc đảo chiều (phân phối).
Tại một thời điểm, sẽ có sự quyết định đi lên hoặc xuống phá vỡ vùng giá đi ngang
này. Nếu là một sự đột phá về phía tăng giá sẽ thu hút nhiều người mua hơn, giá sẽ
tăng lên. Xu hướng tăng trước đó sẽ tiếp tục, một phá vỡ thành công. Nếu trạng thái
cân bằng không bị phá vỡ, xu hướng tăng quá mức di chuyển bên ngoài vùng cân
bằng sẽ lại bị đám đông tiếp tục bán xuống. Thanh giá sẽ để lại một râu dài trên đầu
thanh nến, giá sẽ quay trở lại phạm vi ban đầu và tiếp tục hoán đổi. Giai đoạn củng
cố vẫn tiếp tục. Nếu có nhiều người nghĩ rằng mức giá hiện tại là không cân bằng
nữa, hoặc người mua tỏ ra yếu kém, người bán sẽ chiếm lấy quyền kiểm soát, phá
vỡ giá xuống phía dưới, một sự đảo chiều tiềm năng của phe Gấu. Mối quan hệ giữa
Xu hướng và Vùng đi ngang là chúng có tính tương tác lẫn nhau. Chúng không thể
tồn tại nếu thiếu nhau (Không thể tăng mãi, giảm mãi hoặc đi ngang mãi trừ khi cổ
phiếu đó là cổ phiếu chết).
Công việc của bạn không phải là dự đoán giữa khu vực nào có xu hướng hay là đi
ngang. Điều đó là một sự lãng phí thời gian. Trọng tâm của bạn nên là làm cách nào
để tham gia vào dòng chảy và đưa ra quyết định giao dịch phù hợp. Hãy linh hoạt
và có sự chuẩn bị! Nếu giá có xu hướng tăng trong phiên buổi sáng, hãy kì vọng một
sự hợp nhất vào buổi trưa. Hãy kì vọng nó, đừng dự đoán nó! Chuẩn bị cho nó, đừng
cố gắng gây ấn tượng với bản thân bằng cách chứng minh những dự đoán của bạn
là đúng! Suy nghĩ theo xác suất và hành động theo những gì biểu đồ nói cho bạn
biết.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 29


Đặc điểm của vùng giá Đi ngang
Thứ nhất, Râu nến. Vùng giá đi ngang chứa nhiều thanh nến có râu, đặc biệt nhiều
ở vùng trên và vùng dưới vùng giá đi ngang. Lý do cho sự xuất hiện này có ý nghĩa
rằng việc giá quay trở lại bị thất bại. Khi giá đang được đẩy lên ranh giới phía trên
của vùng giá đi ngang, người bán đang để nó đi, họ chờ đợi xem giá có thể đi bao
xa. Nó đi càng cao, người bán càng có thể có nhiều lợi nhuận khi họ bán ở vị trí đó.
Nó tạo ra một hiệu ứng chân không (người dịch: có nghĩa là khu vực chỉ có 1 phe
mua/bán xuất hiện, bên còn lại biến mất). Đó là lý do tại sao khi giá đang trong quá
trình tiến gần đến đường ranh giới, nó sẽ tăng tốc độ, thanh nến thường có thân dài.
Nhưng đừng để bị lừa. Người bán không biến mất! Họ chỉ đang chờ đợi và theo dõi
vùng giá kháng cự gần nhất kế tiếp. khi giá trở nên quá cao, người bán sẽ nhảy vào
và bán cho những người mua, đẩy giá xuống tới ranh giới dưới của vùng giá đi
ngang. Đó là lý do một thanh nến tăng giá trông hoàn hảo biến thành một thanh nến
ngôi sao băng khi thanh nến đóng cửa. Tham gia giao dịch ở các điểm cực trên/dưới
này cung cấp cho các nhà giao dịch tỷ lệ phần thưởng:rủi ro cao. Các nhà giao dịch
thông minh yêu thích giao dịch trong Ngày đi ngang bởi vì nó rất “dễ đoán”, họ chỉ
cần tham gia bắt đầu từ các biên phía trên và dưới. Điều này để lại nhiều râu nến dài
xung quanh rìa của vùng giá đi ngang. Râu nến có nghĩa là sự thất bại. Râu nến trên
có nghĩa là người mua thất bại và râu nến dưới có nghĩa là người bán thất bại. Hãy
nhớ điều này: Trong vùng giá đi ngang sẽ có nhiều nỗ lực phá vỡ không thành
công trước khi xảy ra một đột phá thực sự. Khi đột phá thực sự xảy ra, bạn không
thể bỏ lỡ nó vì có sự thuyết phục cả về khối lượng lẫn kích thước của thanh nến! Bất
cứ đột phá nào có sự yếu kém thì sẽ thất bại thời gian ngắn, thường là trong vòng 5
thanh nến.
Các mũi tên màu xanh lá cây và màu đỏ là những râu nến nói cho ta biết sự cố gắng
nỗ lực đột phá nhưng bị thất bại trong vùng giá đi ngang. Hãy nhìn các râu nến xuất
hiện trong vùng giá đi ngang. Xem khu vực tắc nghẽn có đầy những thanh nến Doji
và các thanh nến nằm chồng lên nhau. Xem phe gấu-bò-gấu-bò xen kẽ với nhau,
cho thấy sự thiếu nhất quán cho cả hai bên, cả hai đều đang lưỡng lự. Thanh nến A
cho thấy sự đột phá thực sự của vùng giá đi ngang đó. Thanh nến này có lực, kích
thước lớn, giá đóng cửa rất thấp và có râu nến nhỏ.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 30


Thứ hai, có sự luân phiên giữa sức mạnh giữa phe bò và phe gấu cho ta thấy cả
hai bên đều đang hoạt động. Không có cảm giác tiếp tục của một trong hai bên.
Không có sự nhất quán về sức mạnh từ cả hai phía. Các thanh nến màu đỏ và thanh

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 31


nến màu xanh lá cây có phần bằng nhau về số lượng. Sức mạnh yếu ớt như một tia
sáng, tỏa sáng rồi vụt tắt. Thường thì bạn sẽ thấy một thanh nến màu đỏ khổng lồ
trong vùng giá đi ngang, nó chiếm toàn bộ khoảng không. Theo sau đó là một đà
tăng giá, các nhà giao dịch bán khống bên dưới thanh nến đó bây giờ đã bị mắc kẹt.
Giá tiếp tục tăng và không bao giờ quay đầu trở lại.
Nhắc lại: Giá di chuyển một cách không nhất quán.
Khi giá rơi vào khu vực đi ngang có thể tạo ra cảm giác kỳ lạ rằng hôm nay thị
trường không thực sự sôi động và trông rất lười biếng. Nhưng trên thực tế, cả hai
bên đều rất tích cực, nó tạo ra một trạng thái cân bằng giữa người mua và người bán.
Chính vì vậy giá không đột phá về một hướng bất kỳ. Những ngày giá đi ngang sẽ
tạo cho chúng ta có cảm giác mơ hồ, không rõ ràng, không muốn làm gì cả và do dự.
Tất cả các thiết lập hoạt động tốt khi giá có xu hướng đều bị vô hiệu hóa, không có
ý nghĩa trong lúc này. Những ngày giá đi ngang là ngày của sự nhầm lẫn, khi
bạn nhìn vào biểu đồ và bắt đầu cảm thấy bối rối, có lẽ bạn đang ở trong một
vùng giá đi ngang. Với tôi, khu vực giá đi ngang giống như một ngày có nhiều mây,
có vẻ như trời sẽ mưa hoặc nắng, nhưng không.
Điều quan trọng cần nhớ khi giao dịch trong vùng giá đi ngang đó là: Sự kiên
nhẫn! Chờ cho giá có sự xác nhận và bằng chứng cho thấy một bên thực sự đã
thất bại, lúc đó hãy tham gia vào thị trường ngay lập tức!!!
Thứ ba, nhiều nến Doji và hành động giá chồng chéo lẫn nhau. Khi bạn bắt đầu
thấy có nhiều nến Doji và các thanh nến đang chồng chéo lẫn nhau bò-gấu-bò-gấu
(gợi ý: hành động giá đi ngang), thị trường có thể đang ở trong vùng giá đi ngang.
Các nến Doji là dấu hiệu ban đầu cho sự hình thành vùng giá đi ngang. Khi bạn bắt
đầu nhìn thấy chúng, đã đến lúc chốt lợi nhuận hoặc là lúc nên khoanh tay không làm
gì cả. Một thanh Doji về bản chất là một thanh nến mà giá được giao dịch trong
một vùng đi ngang và nó như là một thành viên ở trong gia đình: “bia mộ”; “Con
chuồn chuồn”; “Cây búa”; “Búa ngược”; “Người treo cổ” và “Ngôi sao băng”.
Những cái tên không quan trọng, tất cả đều chỉ cùng đặc điểm đó là: Lưỡng lự.
Cùng một thanh nến có thể có nhiều ý nghĩa rất khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh
và vị trí.
Hành động giá chồng chéo chỉ đơn giản là mức giá Cao, Thấp, Đóng, Mở và kích
thước của các thanh tương tự nhau hoặc nằm bên trong nhau. Giá đang di chuyển
ngang, lên và xuống trong một khoảng giá. Thành thật mà nói, giá cả không đi đâu
cả. Xem ví dụ bên dưới để phân biệt giữa hành động giá chồng chéo và hành động
giá phá vỡ.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 32


* Đôi khi trong giao dịch thực tế, bạn sẽ thấy hai hoặc nhiều thanh nến có cùng mức
giá Cao hoặc thấp. Khi bạn nhìn sang trái, bạn sẽ thấy trong quá khứ tương ứng ở
khu vực đó giá cũng bị chững lại. Vào cuối ngày (đóng nến), bạn sẽ thấy giá bị
chững lại ở khu vực đó một lần nữa. Điều này có nghĩa là có một vùng cung/cầu
mạnh tại mức giá đó. Nó giống như một “bức tường”, rất khó xâm phạm. Nó có thể
là một số nguyên, chẳng hạn như 50$. Nhưng phần lớn thời gian đó là một vùng giá
có một sự quan tâm đặc biệt, một KHU VỰC có lượng cung/cầu mạnh mẽ. Vì vậy,
bất cứ khi nào bạn thấy hai hoặc nhiều thanh nến có cùng mức giá Cao/Thấp, đánh
dấu lại khu vực đó, và theo dõi phản ứng khi giá quay trở lại khu vực đó. Tìm kiếm
các thiết lập đáng tin cậy về một phá vỡ thực sự hoặc một phá vỡ thất bại để giao
dịch.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 33


Nghiên cứu tình huống:
Các hành động giá được khoanh tròn là ví dụ về những sự cản trở/tắc nghẽn (vùng
giá đi ngang) với nhiều thanh nến Doji và có sự chồng chéo lẫn nhau. Ở vòng tròn
thứ nhất tại khu vực A, giá đang tiếp tục xu hướng từ những những thanh nến trước.
Khu vực A đến D cho thấy phần nào xu hướng, nhưng sự cản trở bắt đầu xuất hiện.
Ta đánh dấu 3 thanh nến có cùng điểm chung mức giá cao nhất bằng một đường kẻ
ngang màu tím là đường biên trên. Đường này cho chúng ta biết mức giá này có thể
có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài ra nó cũng có thể là đường ranh giới trên của một
vùng đi ngang tiềm năng mà bạn nhìn thấy được. Sau khi kẻ đường biên dưới bằng
cách sử dụng các điểm giá đóng cửa của thanh nến D & E, mức đó có thể là ranh
giới dưới cùng của vùng giá đi ngang. Sau đó, tại khu vực B, C đã có những thanh
nến có giá đóng cửa xác nhận biên trên của vùng giá đi ngang.
Các thanh nến nằm giữa E và B đang thể hiện sức mạnh rất thuyết phục từ phe mua.
Liệu đây có thể là một sự đảo chiều thành công của phe mua không? Nhìn vào hành
động giá tại thanh nến B. Thanh nến màu xanh đã phá vỡ đường ngang màu tím,
nhưng không có giá đóng cửa nằm trên đường đó. Thanh tiếp theo là một cây nến
nhấn chìm giảm giá cho thấy nỗ lực đột phá ban đầu không thành công và phe bán
đang bước vào để bảo vệ đường ranh giới trên. Khi giá truy cập lại ranh giới này tại
thanh nến C, điều tương tự cũng đã xảy ra, người mua rất yếu, râu nến dài và theo
sau là những thanh nến giảm giá khổng lồ.
Nhìn vào thanh nến D & E, điều tương tự cũng đã xảy ra ở ranh giới dưới của vùng
giá đi ngang. Nhìn vào tất cả các râu nến ở khu vực khoanh tròn E, đó là xác nhận
của sự từ chối. Thanh nến số 1 là thứ mà những nhà giao dịch theo nến Nhật gọi là
“Nến Búa”. Cái tên không quan trọng, điều quan trọng là thanh Doji này thể hiện sự
từ chối giá sau một xu hướng giảm kéo dài. Thanh nến số 2 cho thấy sức mạnh của
phe bán đã bị mất, nhưng theo sau đó thật là đợt giảm giá tồi tệ. Và nếu chúng ta đặt
một lệnh chờ mua ở phía trên thanh nến số 2, không những chúng ta sẽ không được
khớp lệnh, chúng ta còn đang bước vào giữa khu vực vùng giá đi ngang, một vị trí
xấu!
Không bao giờ tham gia mua/bán ở giữa một Vùng giá đi ngang!! Phần thưởng
là quá nhỏ so với rủi ro lớn. Thanh nến E là một thanh giá có thiết lập giao dịch tốt,
nhưng điều tồi tệ xảy ra sau đó, một thanh nến Doji.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào thanh *. Khi thanh nến này được hình thành, nó đã
thăm dò bên dưới ranh giới của vùng giá đi ngang, kích hoạt tất cả các lệnh cắt lỗ

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 34


của người mua và có giá đóng cửa ở mức cao hơn. Đó là một CÁI BẪY! Đó là tín
hiệu của chúng ta để mua lên! Tín hiệu xác nhận đến từ thanh nến thứ hai. Thanh
nến giảm giá nhỏ này cho thấy người bán đã mất đi sự hứng thú. Có 2 cách để tham
gia vào thị trường lúc này:
Cách 1 (Phản ứng): Đặt lệnh chờ dừng mua (buy-stop oder) cách 1 khoảng giá trên
thanh nến đó (46,87) và lệnh cắt lỗ bên dưới thanh * (46,67). Đo lường mục tiêu
theo tỷ lệ rủi ro-phần thưởng 1: 2, chốt lợi nhuận ở giá 47,27. Và đó chính xác là
những gì đã xảy ra. Khi giá bị từ chối ở mức 47,28 và bị đạp xuống, điều đó cho
thấy rất nhiều nhà giao dịch đã chốt lời ngay tại điểm đó.
Cách 2 (Dự đoán): Có một cách khác để tham gia vào thị trường đó là đặt lệnh chờ
mua khi giá đang sụt giảm, gần chạm đáy đường ranh giới. Với cách này, bạn đang
đặt cược rằng đa số các nỗ lực phá vỡ sẽ thất bại trong khu vực hành động giá đi
ngang nói trên. Đặt một vị trí cắt lỗ cụ thể, ví dụ như: 150$ hoặc 200$. Đó là một
sự đánh cược về xác suất với mức thua lỗ được xác định trước, lợi thế của bạn ở đây
là hầu hết các phá vỡ trong khu vực đi ngang này đều không thành công và đã có sự
xác nhận của các thanh nến có râu dài. Sau khi thanh nến đó đóng cửa và đã xác
nhận lợi thế của bạn, tiếp đó bạn có thể di chuyển điểm dừng lỗ của mình đến mức
giá 46,67. Mục tiêu giống nhau, với tỷ lệ rủi ro/phần thưởng là 1:2 hoặc hơn (1:3),
vì bạn vào lệnh ở mức ranh giới của vùng giá đi ngang, rủi ro là tương đối nhỏ hơn.
Thứ tư, Đường EMA 20. Đường EMA là một phép tính số học. Khi giá có xu
hướng mạnh và nhanh, rất khó cho đường EMA tính toán theo kịp. Do đó, trong một
xu hướng mạnh, có một khoảng cách giữa đường EMA và các thanh nến. Trong khu
vực vùng giá đi ngang, ngược lại, giá có rất nhiều lần chạm vào đường này. Đôi khi
là phần thân nến, phần lớn hầu hết thời gian là râu nến. Sự tiếp xúc “vật lý” này rất
thường xuyên. Bởi vì sự chuyển động giá trong một khu vực giá đi ngang không
biến động nhiều, hầu hết thời gian giá sẽ không đi đâu cả. Đường EMA cắt qua khu
vực giá đi ngang, thường nằm ở giữa khu vực. Đường EMA 20 ngày giống như một
trục mà giá di chuyển xung quanh nó, từ đầu đến cuối.
Có một tình huống cần lưu ý ở đây: khi một Khu vực đi ngang sắp có đột phá, hành
động giá theo sau đó di chuyển rất chặt chẽ, bạn sẽ nhận thấy đường EMA bằng
cách nào đó sẽ giữ các thanh nến và đẩy chúng ra hướng đột phá. Đối với một phá
vỡ theo hướng tăng giá, giá sẽ dừng lại ở giữa vùng giá đi ngang xung quanh đường
EMA. Mặc dù nhiều thanh nến có thể thăm dò bên dưới đường EMA, nhưng chúng
không bao giờ đóng nến phía dưới. Ngược lại đối với xu hướng giảm. Giá sẽ dừng
lại tại đường EMA và bị đẩy xuống dưới. Không có gì là chắc chắn, nhưng hãy theo

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 35


dõi cẩn thận giá đóng cửa của các thanh nến và mối quan hệ giữa chúng với đường
EMA. Một đột phá giảm giá là có nhiều khả năng xảy ra hơn khi nó nằm dưới đường
EMA và một sự đột phá trong xu hướng tăng giá có nhiều khả năng khi các thanh
nến nằm bên trên EMA.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 36


Vùng giá đi ngang không hoàn hảo
Trong chương trước, tôi đã mô tả mối quan hệ giữa Vùng giá đi ngang và Xu hướng,
và một số kỹ thuật trực quan để nhận ra Khu vực vùng giá đi ngang. Những hình
ảnh tôi đã trình bày trong chương trước là những ví dụ "hoàn hảo" về Vùng giá đi
ngang. Nhưng trên thực tế, sự hình thành khu vực này có thể rất mơ hồ. Hầu hết thời
gian, thật khó để đóng hộp nó với 2 đường thẳng song song. Những hình ảnh dưới
đây là ví dụ về khu vực đi ngang không hoàn hảo. Nhưng đừng để bị lừa khi nghĩ
rằng có một xu hướng trong quá trình hình thành khu vực này. Không, không có.
Phương pháp giao dịch các biến thể của vùng giá đi ngang này đều giống nhau: tìm
ranh giới gần đúng và fade(người dịch: chiến lược “fade” – giao dịch chống lại đám
đông) dựa trên các nỗ lực đột phá đã bị thất bại.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 37


Chương 4 - Đảo chiều
Sự đảo chiều chỉ đơn giản là một sự thay đổi của xu hướng ngắn hạn trong hiện tại.
Khi một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ, bất kỳ nỗ lực nào để cho xu hướng đảo
chiều đều sẽ thất bại. Những nỗ lực này cuối cùng sẽ trở thành một sóng điều chỉnh
và đó là một thiết lập tuyệt vời để tham gia vào xu hướng chính. Nhưng sự đảo chiều
không xảy ra khá thường xuyên khi giao dịch trong ngày. Cái gọi là “đảo chiều”
không phải là thay đổi chính của xu hướng cấp 1 - xu hướng dài hạn của các nhà đầu
tư đang theo dõi. Những sự đảo chiều này chỉ là một sóng điều chỉnh với kích thước
và độ biến động đáng kể. Chúng đủ tốt để các nhà giao dịch trong ngày (day-traders)
giao dịch xoay vòng và kiếm lợi nhuận mà không cần nắm giữ. Đây là xu hướng
ngắn hạn có thể kéo dài nhiều ngày, vì vậy điều quan trọng là bạn cần học cách giao
dịch với chúng.
Tiêu chí đầu tiên: phá vỡ đường xu hướng hoặc kiểm soát đường đường EMA.
Phá vỡ đường xu hướng không đảm bảo rằng giá sẽ đảo chiều, nhưng đó là một dấu
hiệu rất mạnh về tiềm năng xu hướng thay đổi! Nó cho thấy sức mạnh và sự quyết
tâm từ phe ngược lại. Nhưng hãy hết sức cẩn thận khi giao dịch với sự phá vỡ đường
xu hướng (trendline) đầu tiên hoặc đường EMA. Chúng hiếm khi có sự đảo chiều
thành công, trên thực tế, chúng là những thiết lập thường xuyên được giao dịch để
tiếp tục với xu hướng ban đầu, vì vậy đừng để bị mắc kẹt vào bẫy giá này. Bất kỳ
sự phá vỡ nào của đường xu hướng cũng không phải là lý do thuyết phục để khiến
chúng ta chống lại xu hướng, nhưng phản ứng của giá sau khi phá vỡ đó mới là điều
quan trọng nhất để theo dõi. Với tôi, tôi thích đi theo xu hướng ngược lại khi tôi thấy
sự thống trị rõ ràng của đường EMA. Tôi muốn nhìn thấy các nhà giao dịch ngược
xu hướng thể hiện sức mạnh đang chiếm giữ thị trường.
Thứ hai, sức mạnh theo sau khi giá phá vỡ đường xu hướng hoặc đường EMA.
Khi tôi nói về việc nắm quyền kiểm soát, tôi không có ý là giá chạm vào hoặc đóng
cửa nằm bên ngoài đường EMA bằng những thanh doji. Ý của tôi là cắt qua đường
EMA với phần thân nến tương đối lớn và giá nằm yên ở đó!
Ví dụ: trong một xu hướng giảm và giá đảo chiều tăng, khi bạn thấy một thanh nến
mạnh có giá đóng cửa nằm trên đường EMA, nhưng những gì giá di chuyển tiếp
theo sau đó thật tồi tệ. Chúng là những thanh nến Doji hoặc những thanh nến tăng
nhỏ, chỉ loanh quanh xung quanh đường EMA mà không có bất kỳ xu hướng rõ ràng
nào. Đó là một cảnh báo rằng sự đảo chiều này có thể thất bại! Những người bán
bên ngoài đang theo dõi chặt chẽ đường EMA, nếu họ thấy bất kỳ điểm yếu nào, họ

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 38


sẽ nhảy vào đẩy giá xuống! Nếu không có thanh nến tăng mạnh nào để tiếp tục hỗ
trợ sự đảo chiều này, cho dù thanh nến đột phá có mạnh đến đâu, nó cũng sẽ thất bại.
Khi bạn thấy các thanh nến tăng giá màu xanh liên tiếp sau khi phá vỡ, thì mới có
thể thuyết phục rằng xu hướng tăng sẽ được tiếp tục. Ngoài việc nhìn thấy sức mạnh
của phe mua, chúng ta cũng cần phải để ý xem xét bất kỳ hành động mạnh mẽ nào
của phe bán. Thường thì các nhà giao dịch ngược xu hướng sẽ đẩy giá vượt ra ngoài
đường EMA một khoảng đủ để bẫy người mua, sau đó họ sẽ đẩy giá xuống. Nếu bạn
nhìn thấy các thanh nến bán thân nhỏ hoặc nhiều thanh nến Doji, đó là dấu hiệu xác
nhận rằng người bán đang mất dần hứng thú để tiếp tục. Không có gì là chắc chắn.
Giao dịch là một trò chơi xác suất, nếu mọi thứ có vẻ hỗ trợ, chỉ cần tham gia, đừng
làm phức tạp hóa mọi thứ, hãy đặt lệnh cắt lỗ bên dưới thanh nến phá vỡ.
Thứ ba, nhìn vào Đỉnh/Đáy cao-cao hơn, thấp-thấp hơn sau khi giá có sự phá
vỡ. Một xu hướng chỉ mạnh nếu nó tạo ra Đỉnh/đáy cao-cao hơn trong xu hướng
tăng và Thấp-thấp hơn hơn trong xu hướng giảm. Khi giá phá vỡ đường xu hướng
hoặc đường EMA, điều này được coi là một sự điều chỉnh sâu, không phải là một
sự đảo chiều xu hướng. Nhưng khi giá không thể hình thành mức cao mới hoặc mức
thấp mới cho xu hướng ban đầu, thì đó không phải là tiếp tục xu hướng! Xu hướng
đang tạm dừng và có khả năng đảo chiều. Ví dụ: trong một xu hướng giảm, nếu giá
không thể tạo ra đáy mới thấp hơn sau khi giá phá vỡ qua phá vỡ đường xu hướng,
thay vào đó nó hình thành đáy thấp cao hơn, thì khả năng đảo chiều có thể xảy ra.
Nguyên tắc này cũng tương tự đối với xu hướng tăng, nếu nó hình thành đỉnh cao
thấp hơn sau khi phá vỡ đường xu hướng, hãy cẩn thận. Chúng được coi là Các mô
hình đảo chiều 2 đỉnh hoặc 2 đáy.
Khi xu hướng cực kì mạnh mẽ, các nhà giao dịch ngược xu hướng không tìm được
cơ hội nào để kiếm tiền. Điều tốt nhất mà các nhà giao dịch theo kiểu đi ngược xu
hướng có thể làm là giao dịch trong khu vực Vùng giá đi ngang. Khi xu hướng bắt
đầu suy yếu, chẳng hạn như xuất hiện một kênh giá hoặc giá có hiện tượng điều chỉnh
thường xuyên, thì sự đảo chiều có nhiều khả năng xảy ra hơn. Do đó, với tư cách là
một nhà giao dịch, trọng tâm chính là luôn kiểm tra sức mạnh của cả hai phe, xem
phe nào đang thống trị và cần có sự linh hoạt thay đổi theo đường giá.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 39


Nghiên cứu tình huống:
Nhìn ảnh trên, thị trường đã có xu hướng giảm giá từ sáng sớm. Nó dần hình thành
nên những đường xu hướng (trendline). Nhưng nếu bạn quan sát kỹ hơn, bạn có thể
thấy sức mạnh của xu hướng giảm đang yếu đi. Rất nhiều nến Doji và điều chỉnh
thường xuyên. Nó tạo nên nhịp điều chỉnh thứ nhất quay trở lại kiểm tra đường EMA
và phá vỡ đường xu hướng nhỏ (Đường màu đỏ), nó đã bị từ chối ngay khi chạm

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 40


vào đường EMA. Nhưng hãy nhìn vào thanh nến có dấu mũi tên màu xanh lá cây,
nó cho thấy sức mạnh từ phe mua. Nhưng vì nó có xu hướng giảm suốt buổi sáng,
nhịp điều chỉnh đầu tiên đến đường EMA thường thất bại. Sau đó, người mua đã thử
lại và tạo nên Đáy Thấp cao hơn (mô hình 2 đáy), đó là một thiết lập để vào lệnh
tuyệt vời. Bây giờ người mua có một xác suất thắng tốt hơn để vào lệnh tại vị trí đó.
Xu hướng giảm không tạo ra bất kỳ Đỉnh/Đáy nào thấp hơn, cho thấy người bán
đang mất dần sức mạnh. Trên con đường giá tăng trở lại, xu hướng đảo ngược này
(từ giảm sang tăng) đã bẫy rất nhiều người bán. Tại bẫy số 1, khi thanh nến đang
hình thành, những thanh nến trước đó cho thấy sức mạnh của những người bán càng
ngày càng mạnh, thanh nến sau lớn hơn thanh nến trước. Nhưng giá đóng cửa là một
thanh nến tăng giá, bẫy tất cả những người bán tin vào sự tiếp tục của xu hướng
giảm. Điều tương tự cũng xảy ra ở Trap số 2 & 3, mọi cố gắng bán đang được mua
vào. Có gì đó không ổn với phe bán. Nếu như người bán rất mạnh, không đời nào
họ lại để người mua đẩy mọi thanh nến giảm giá hướng đi lên. Thanh nến phá vỡ
đường EMA và đường xu hướng là một thanh nến có kích thước lớn và giá đóng
cửa cao. Có 8 thanh tăng giá liên tiếp sau khi giá hình thành nên Đáy cao hơn và 5
thanh nến có giá đóng cửa nằm trên đường EMA, đó là điều tôi muốn nói về vấn đề
giá nắm quyền kiểm soát đường EMA. Nó tăng thêm xác suất cho việc giá đảo chiều
thành công.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 41


Mô hình đảo chiều chính - 2 Đỉnh/Đáy
Có nhiều mô hình đảo chiều, Vai Đầu Vai; Đỉnh/Đáy tròn (cái dĩa); Cốc & Tay cầm;
3 Đỉnh/Đáy; Hình tam giác; Cái nêm và mô hình yêu thích nhất của tôi đó là:
Đỉnh/Đáy Đôi. Ghi nhớ mọi mẫu hình và tất cả những chi tiết liên quan không phải
là cách làm hiệu quả. Tôi chia chúng thành 2 nhóm: mẫu có 2 lần đẩy và 3 đẩy.
Bằng cách đẩy, ý tôi là một điểm xoay chiều; một nỗ lực hay còn được gọi là các
điểm then chốt (pivot points) trên biểu đồ. Ví dụ, mô hình 2 Đỉnh được tạo ra từ hai
lần thử không thành công khi giá nỗ lực đẩy lên cao hơn. Hai lần đẩy cao hơn nhưng
không thành công.
Về bản chất, tất cả các mô hình đảo ngược xu hướng chính là các biến thể của 2
Đỉnh/Đáy. Theo tôi, “3 lần đẩy” là biến thể của “2 lần đẩy”. Mô hình 3 Đỉnh/Đáy và
Mô hình Vai-Đầu-Vai về bản chất là biến thể của Mô hình 2 Đỉnh/Đáy. Tất cả đều
dựa trên cùng một triết lý nỗ lực thất bại. Nếu như chúng ta cắt bỏ vai trái trong mô
hình Vai-Đầu-Vai, bạn sẽ thấy nó giống như Mô hình 2 Đỉnh/Đáy.
Lưu ý: 2 Đỉnh/Đáy không bao giờ có sự bằng nhau hoàn toàn. Đỉnh/Đáy bên
phải có thể bằng, thấp hơn hoặc cao hơn bên trái. Độ cao không quan trọng, sự
xác nhận sức mạnh mới là chìa khóa để thành công giao dịch Mô hình
Đỉnh/Đáy đôi này.
Mô hình Đỉnh/Đáy Đôi có thể được tìm thấy trên biểu đồ hàng ngày, chúng xuất
hiện và được giao dịch thường xuyên nhất. Trên thực tế, bạn có thể kiếm sống bằng
cách chỉ cần giao dịch mỗi một mẫu hình này thôi. Khi giá dừng lại và đảo chiều ở
một mức giá cụ thể, nó cho thấy sự mất cân bằng giữa cung và cầu. Khi nào giá
quay trở lại để kiểm tra mức giá đó một lần nữa, một trong hai điều có thể xảy
ra: lại thất bại hoặc là đột phá thành công. Hãy nhớ rằng: Bạn có thể tìm thấy
thiết lập Mô hình 2 Đỉnh tuyệt vời trong xu hướng giảm & thiết lập Môt hình 2
Đáy trong xu hướng tăng.
Lưu ý: Thị trường chỉ di chuyển theo một trong hai hướng.
Ví dụ, Mô hình AB = CD được xây dựng với hai đường xu hướng và một nhịp điều
chỉnh. Một nhịp điều chỉnh phức tạp được hình thành với hai đường ngược xu hướng
và một đường nỗ lực điều chỉnh thất bại so với xu hướng ban đầu. Bạn có thể tìm
thấy hiện tượng này ở khắp mọi nơi trên biểu đồ.
Lưu ý: Khi thị trường thử một cái gì đó hai lần và không thành công, nó thường
xảy ra theo hướng ngược lại.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 42


Đó là lý do tại sao Mô hình Đỉnh/Đáy Đôi hoạt động rất tốt. Lý do đằng sau tâm lý
con người của hiện tượng này là người mua hoặc người bán sẽ không để họ bị từ
chối quá hai lần. Nếu lần thử đầu tiên không thành công, họ sẽ có thể thử một lần
nữa. Nhưng nếu lần thứ hai thất bại, họ sẽ chần chừ vì sợ hãi. Vì vậy, nếu thất bại
hai lần liên tiếp, họ sẽ rất ngại tiếp tục tham gia theo xu hướng ban đầu. Thay vào
đó, họ sẽ đảo ngược vị thế của mình và điều này bổ sung thêm nhiên liệu cho hướng
đi mới.
Ba ví dụ dưới đây cho thấy cách thị trường di chuyển theo hai chiều. Kích thước và
hình dạng có thể rất khác nhau. Hãy luôn xem biểu đồ ở chế độ Macro (khung thời
gian nhỏ) và Micro (khung thời gian lớn hơn) trong 2 con sóng bất kỳ. Một thanh
nến đơn có thể được coi là một con sóng. Diễn giải về những gì xảy ra trên thị trường
chỉ qua một thanh nến đơn duy nhất có thể mang tính chủ quan. Điều quan trọng là
sử dụng khái niệm này để tìm thiết lập tốt để đem lại mục tiêu lợi nhuận tiềm năng.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 43


Bàn luận về AB = CD, sự không hoàn hảo
Nhiều phương pháp giao dịch cho rằng có rất nhiều mô hình được tạo ra từ sự hoàn
hảo trong điều kiện về độ dài đối xứng. Các mẫu hình như AB = CD hoặc Đỉnh/Đáy
Đôi phải có điểm xoay chiều để đánh dấu; Khu vực giao dịch đi ngang nên có các
đường ranh giới trên/dưới hoàn hảo và nhiều điều kiện khác... Cá nhân tôi thấy nó
hoàn toàn ngược lại.
Với tôi, Market hoàn hảo với những chi tiết “không hoàn hảo”. Nó hoàn hảo
bởi vì mọi động thái di chuyển của hành động giá đều có ý nghĩa. Nó hợp lý và

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 44


có thể giải thích. Nó không hoàn hảo bởi vì tất cả các mô hình đều có những sai
sót. Tất cả mọi thứ, trên đời này không có gì là hoàn hảo cả, tất cả đều mang
tính tương đối! Thị trường biến động dựa theo xác suất. Và xác suất luôn mang tính
tương đối. Ví dụ, bạn có thể có một xác suất chiến thắng tương đối cao hơn với xác
suất tương đối của thua lỗ. Không có gì là tuyệt đối trong giao dịch và trong cuộc
sống. Khái niệm này áp dụng cho tất cả mọi ngành nghề. Các mô hình cũng tương
tự như vậy. Đừng cố vẽ một số đường kẻ trông giống một mô hình mà bạn mong
muốn. Những “sự không hoàn hảo” này làm thị trường sống động hơn và trông bí
ẩn hơn. Thay vì dự đoán giá sẽ di chuyển về hướng nào khi mô hình xuất hiện, việc
của bạn chỉ cần đi theo dòng chảy. Bạn sẽ không cảm thấy thất vọng và lợi nhuận sẽ
đến với bạn.
Quan điểm của tôi là: nếu một mô hình trông giống như hình mẫu đã học, nó
sẽ hoạt động theo cùng một cách. Gần như là vậy. Ví dụ, Mô hình Đỉnh/Đáy Đôi
hiếm khi có đỉnh/đáy bằng nhau ở cùng một mức giá. Đường AB hoặc CD hiếm khi
có cùng một độ dài. 2 vai của Mô hình Vai-Đầu-Vai hiếm khi song song với nhau.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 45


Nghiên cứu tình huống:
Vào ngày 9 tháng 6 năm 2016, Giá Dầu thô có xu hướng giảm mạnh, tất cả các chấm
kim cương có màu tím cho ta thấy các thiết lập mô hình Đáy đôi tuyệt vời. Giá đang
có xu hướng giảm rất nhiều cho đến khi nó tìm thấy hỗ trợ tại điểm A. Khi giá quay
trở lại để kiểm tra mức giá hỗ trợ đó một lần nữa, nó đã thất bại tại B bởi thanh nến
tăng giá mạnh ở B. Sau đó, giá hình thành 2 con sóng tăng, phá vỡ đường xu hướng
CD và chạm vào đường EMA lần thứ nhất. Chúng ta biết giá có khả năng đảo chiều
xu hướng bằng cách này, nhưng chúng ta cần thêm bằng chứng về sức mạnh từ phe
Mua. Không có sự xác nhận, tại đường EMA, giá tạo thành một mô hình 2 Đỉnh
hoàn hảo tại điểm C & D. Râu nến dài của thanh nến D cho thấy sự yếu kém của
người mua và cung cấp một tín hiệu hoàn hảo để cho phe bán nhập cuộc. Đường hỗ

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 46


trợ trước đó được tạo bởi điểm A & B đã bị đập thủng bởi một thanh nến bán khổng
lồ, một sự đột phá mạnh mẽ! Mức hỗ trợ và kháng cự lúc này đã hoán đổi cho nhau.
Nếu mức hỗ trợ bị phá vỡ, nó sẽ trở thành vùng kháng cự mạnh khi giá quay trở lại
mức đó. Ngược lại với kháng cự, nếu giá phá vỡ ngưỡng kháng cự, nó sẽ trở thành
mức hỗ trợ cho hành động giá trong tương lai. Trong ví dụ này, mức hỗ trợ được tạo
bởi 2 điểm A & B đã bị phá vỡ và trở thành ngưỡng kháng cự với mô hình 3 Đỉnh
tại đường EMA. Nhìn vào thanh nến cuối cùng của mô hình 3 Đỉnh, nó đi lên để bẫy
người mua và ngay lập tức đảo chiều. Nó nhấn chìm thanh tăng giá trước đó. Đó là
một tín hiệu hoàn hảo để tham gia vào thị trường. Giá một lần một lần nữa tìm thấy
hỗ trợ tại điểm E & F, nó đã bẫy một loạt người bán tại F và tạo thành 2 đường thẳng
di chuyển lên trên đường EMA. Chúng ta thường nghe rằng không bao giờ được
giao dịch ngược xu hướng. Nhưng với những điều kiện: đường xu hướng trước đó
bị phá vỡ; bẫy tại F; giá di chuyển tạo đáy cao hơn, đó là cơ hội để mở lệnh, ít nhất
là kì vọng giá di chuyển tới đường EMA và rủi ro tối thiểu.
Hãy nhớ: Luôn tìm thêm lý do để tham gia thị trường. Đừng mở lệnh giao dịch
chỉ vì bất kỳ lý do đơn lẻ nào, chẳng hạn như mô hình Đỉnh/Đáy Đôi, hãy tìm thêm
bằng chứng tương ứng để hỗ trợ cho điểm vào lệnh của bạn.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 47


Chương 5 - Tầm quan trọng của sự xác nhận
Sự xác nhận là điều rất quan trọng trong giao dịch theo phương pháp hành động giá.
Đó là đáp án cho hầu hết các lỗi giao dịch của chúng ta. Không quan trọng bạn là
một nhà giao dịch ngắn hạn hay dài hạn; theo xu hướng hay vùng đi ngang, sự xác
nhận cung cấp cho chúng ta thêm tín hiệu tin cậy và bằng chứng để bạn tham gia vào
thị trường. Vậy, xác nhận của hành động giá là gì? Xác nhận có thể có nhiều khái
niệm, nhưng điểm mấu chốt ở đây: sự xác nhận là một lợi thế.
Thứ nhất, sự xác nhận có thể giúp các nhà giao dịch KHÔNG đưa ra một quyết định
ngẫu nhiên. Việc vào lệnh và thoát lệnh một cách ngẫu nhiên vì “cảm thấy đúng” là
một trong những vấn đề gây chết người trong công việc giao dịch. Sự ngẫu nhiên là
điều vô trách nhiệm phản chiếu lại bản thân nhà giao dịch đó. Trong giao dịch, bạn
không thiếu trách nhiệm. Mỗi điểm vào lệnh phải được bạn lựa chọn một cách cẩn
thận, cùng với vị trí cắt lỗ và chốt lợi nhuận tối ưu. Bạn không chỉ chịu trách nhiệm
mà còn cần sẵn sàng đón nhận hoàn toàn kết quả của quyết định mà bạn đã đưa ra.
Trong cuốn sách “Trading in the zone”, Mark Douglas đã viết: “trên thị trường, bất
cứ điều gì cũng có thể xảy ra” là điều đầu tiên của ông ấy trong số 5 sự thật cơ bản
về thị trường chứng khoán. Mặc dù điều đó rất đáng lo ngại, nhưng theo ý kiến của
tôi, sự mơ hồ về hành vi của thị trường không gây chết người, nhưng cảm xúc của
bạn có thể là kẻ thù nguy hiểm nhất. Cảm giác sợ hãi, việc tự tin thái quá và sự tham
lam có thể lấn át đi lý trí của bạn. Việc luôn luôn chờ đợi cho sự xác nhận “hơi
muộn” đó, điều này có thể làm giảm lợi nhuận của bạn khiến chúng ít hơn, nhưng
nó sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan và lý trí. Nó có sức mạnh buộc bạn giao dịch
những gì đang xảy ra trên biểu đồ thay vì những điều đang xảy ra trong tâm trí – suy
nghĩ – cảm xúc của bạn.
Điều thứ hai, đừng nhảy ra phía trước mặt một đoàn tàu đang chở hàng! Điều này
cực kì quan trọng đối với các nhà giao dịch trong ngày giúp họ biết khi nào cần đứng
ngoài quan sát. Những người đứng ngoài quan sát thường thành công bởi vì họ rất
kiên nhẫn chờ đợi thiết lập tốt nhất. Trong cuốn sách “Price Action trading: Bar by
Bar”, Al Brooks đã viết: “điều khó nhất đối với một nhà giao dịch là việc chờ đợi
thiết lập tốt nhất”.
Sự xác nhận và lòng kiên nhẫn là điều kết hợp cuối cùng. Những nhà giao dịch đơn
lẻ ngoài kia không có đủ tài chính để có khả năng ảnh hưởng đến chuyển động giá.
Vì vậy, chúng ta không cần phải quan tâm đến việc cần phải có tài chính lớn thế

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 48


nào, hãy để những con “chó lớn” ngoài kia thỏa sức xâu xé lẫn nhau! “Thức ăn thừa”
của họ đủ để giúp cho những nhà giao dịch thông minh có lãi hàng ngày.
Hình ảnh ẩn dụ đúng nhất là con cá Remora. Cá Remora còn được gọi là cá mút đá.
Đó là một giống cá rất thú vị vì nó bám vào những con cá mập bằng cách sử dụng
đĩa mút bên trong miệng của nó. Nó di chuyển đến bất cứ đâu mà cá mập đi đến. Cá
Remora ăn các ký sinh trùng trên cơ thể cá mập và thức ăn thừa của cá mập. Các
chú cá Remora được ăn no và giúp cho những con cá mập được sạch sẽ. Tôi thấy
khái niệm này khá thú vị và quan trọng đối với các nhà giao dịch ngoài kia. Bởi vì
chúng ta không có quỹ để ảnh hưởng đến chuyển động giá, điều quan trọng là phải
theo dõi những con cá mập lớn di chuyển. Khi họ đang di chuyển, chúng ta sẽ theo
dõi họ. Tâm lý này dựa trên việc “suy nghĩ như những người chuyên nghiệp”, điều
này có thể giúp chúng ta có những bước đi đúng đắn.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 49


Các chi tiết xác nhận
Mọi thanh nến đều đang xác nhận cho điều gì đó. Thông thường, nến thân lớn là
khẳng định cho sức mạnh; một cây nến thân nhỏ đang xác nhận sự suy yếu và một
Doji là đang xác nhận cho sự thiếu quyết đoán (Vùng giá đi ngang). Thanh nến hiện
tại có thể xác nhận tiếp tục hướng di chuyển hoặc sự thất bại của thanh nến trước
đó. Điều quan trọng ở đây là bối cảnh! Bức tranh lớn! Có được tầm nhìn trong giao
dịch là một điều đắt đỏ và hiếm hoi. Việc phân tích tất cả thanh nến có trong biểu
đồ là điều rất mệt mỏi và không hiệu quả. Nhìn vào sự xác nhận ở những vùng trọng
điểm mới là cách giao dịch hiệu quả nhất.
Những vị trí quan trọng là nơi có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau như ranh giới
vùng giá đi ngang, giá cao nhất/thấp nhất của ngày trước đó, giá đóng cửa ngày
trước đó và hỗ trợ/kháng cự,… Những vị trí này có nhiều sự tranh cãi của mọi người
vì chúng là khu vực được quan tâm, chú ý.
Các chuyên gia, tổ chức và nhà giao dịch có kinh nghiệm luôn theo dõi chặt chẽ các
phản ứng xung quanh những điểm này. Các chiến lược của họ dựa trên việc phản
ứng – trực tiếp hành động khi giá di chuyển (không dự đoán). Sự chuyển động giá
trong tương lai dựa trên những phản ứng này. Những khu vực này là những nơi quan
trọng để chúng ta tìm kiếm các giao dịch. Nếu ai đó nói: “Thị trường đang chào bán
cơ hội giao dịch hầu như mỗi giây”, đó là điều chính xác. Mỗi thanh nến 1 phút có
thể tạo ra cơ hội tham gia vào thị trường. Nhà giao dịch huyền thoại - Paul Rotter
thường giao dịch gần 1 triệu hợp đồng một ngày. Điều đó chắc chắn là có thể thực
hiện được. Nhưng việc đó quá mệt mỏi và thiếu tính nhất quán. Các nhà giao dịch
không nên có thái độ giao dịch với tốc độ nhanh chóng như trò chơi cờ bạc trong
Casino. Đó là một cách nhanh nhất để phá hủy tài khoản của bạn. Con người chúng
ta muốn được thoải mái và giao dịch một cách dễ dàng. Chúng ta muốn hạnh phúc
với những gì chúng ta làm, không phải căng thẳng và khó chịu với bản thân khi giá
di chuyển lên hoặc xuống. Vì thế, hãy chỉ chọn những thiết lập giao dịch tốt nhất tại
các khu vực mà có thể ngăn bạn giao dịch một cách ngẫu nhiên để tạo ra một kết quả
nhất quán trong khoảng thời gian dài. Dưới đây là một biểu đồ đã được đánh dấu sự
xác nhận tại các địa điểm khác nhau trong suốt ngày hôm đó.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 50


Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 51
Chương 6 - Hỗ trợ & Kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là các khu vực mà giá sẽ dừng lại và đảo chiều hoặc đột phá.
Giao dịch bằng cách sử dụng khái niệm Hỗ trợ & kháng cự được xem là phương
pháp giao dịch lâu đời. Nó đã được phổ biến trong một khoảng thời gian dài. Những
khu vực này cũng có thể được gọi là vùng Cung và Cầu, nơi người mua và người
bán hoạt động rất tích cực. Nếu giá giảm đến một mức nhất định và dừng lại, điều đó
cho thấy mức giá đó có nhiều người mua hơn người bán. Nó được gọi là hỗ trợ.
Ngược lại đối với kháng cự, có nghĩa là mức có nhiều người bán hơn người mua ở
một mức giá nhất định khiến giá không thể tăng cao hơn. Hành động giá trong quá
khứ cho biết vị trí của các khu vực này. Bạn hãy đánh dấu chúng trên biểu đồ để có
điểm tham chiếu trong tương lai.
Một khái niệm quan trọng cần nhớ là Vùng hỗ trợ và kháng cự được đánh dấu
từ biểu đồ khung thời gian cao hơn thì tương đối đáng tin cậy hơn. Nếu bạn giao
dịch ở biểu đồ 5 phút, thì hãy chuyển đến biểu đồ 15 phút hoặc hàng giờ để đánh
dấu các vùng quan trọng, đưa chúng vào biểu đồ 5 phút của bạn và quan sát các phản
ứng của hành động giá khi giá di chuyển đến những vùng này.
Các vùng hỗ trợ và kháng cự có thể hoán đổi cho nhau. Sau khi hỗ trợ bị xuyên
thủng, nó sẽ hoạt động như một kháng cự đối với hành động giá trong tương
lai. Một khi kháng cự bị phá vỡ, nó sẽ hoạt động như một khu vực hỗ trợ khi
giá quay trở lại vùng giá đó. Những tương tác này rất quan trọng đối với các nhà
giao dịch vì chúng thường đáng tin cậy. Ví dụ: có một sự đột phá tạo nên một đỉnh
và đáy cao hơn sau khi giá đã đi xuống một thời gian. Người mua thu được lợi nhuận
từ đột phá ban đầu sẽ mua lại với sự tự tin khi giá quay lại mức giá đã phá vỡ (lúc
này vùng kháng cự đã chuyển thành hỗ trợ). Ngược lại, những người bán đang bị
mất tiền khi giá quay lại mức kháng cự sẽ không bán lại khi giá quay trở lại điểm
đó, bọn họ lo sợ. Do đó, không ai bán, mọi người tấp nập mua. Một mức kháng cự
trước đó nay đã trở thành mức hỗ trợ. Nhưng điều quan trọng là hãy luôn đợi sự xác
nhận của hành động giá khi giao dịch tại các khu vực này. Đừng để bị mắc bẫy!
Các mức hỗ trợ & kháng cự có thể được tìm thấy thông qua hành động giá trong quá
khứ. Chỉ cần chú ý các vùng này đến thời điểm hiện tại. Bạn sẽ thấy giá phản ứng
xung quanh các vùng này. Đừng cho rằng tất cả các Mức hỗ trợ và kháng cự đều là
đường song song, nó có thể hình thành ở tất cả các hình dạng khác nhau. Mức hỗ trợ
& kháng cự cũng có thể "dự đoán" cho tương lai. Ví dụ, AB = CD, khi bạn có điểm
A, B, C bạn có thể có một mức gần đúng mà D sẽ đến. Đó là mức chốt lợi nhuận và

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 52


là nơi đảo chiều tiềm năng của giá. Một ví dụ khác, đó là các kênh giá. Khi giá xoay
vòng lên, xuống trong kênh, bạn có thể mua khi giá tiếp cận xuống đường (trendline)
dưới cùng và ngược lại khi giá đạt đến đường trên.
Dưới đây là danh sách các mẫu có thể hình thành những Mức hỗ trợ và kháng cự
nên cân nhắc khi giao dịch:
• Giá cao, thấp và đóng cửa của ngày trước đó
• Khoảng cách (Gap) & Khoảng cách chưa được lấp trước đó
• AB = CD
• Vùng giá đi ngang: Ranh giới cao, thấp và trung bình
• Đường kênh giá (channel) & Đường xu hướng (trendline)
• Mức giá Cao & Thấp của thanh nến xu hướng thân dài
• Đường EMA
• Giá mở cửa trong ngày
• Các Đỉnh/đáy cao/thấp (Swing Highs & Lows)
• Số nguyên (chẳng hạn như $50, $120)
• Mức thoái lui Fibonacci: 50%, 61,8% và các phần mở rộng (extensions)
• Giá Cao & Thấp & Đóng cửa của nến Hàng ngày, Hàng tuần, Hàng tháng
• Đo mục tiêu giá (Measured Move)
• Giá Cao & thấp trong 3 ngày qua
• Thanh nến đột phá mạnh mẽ
• Bất kỳ thanh nến có râu dài nào, giá bị từ chối
• Giá cao, thấp và đóng cửa của thanh nến có khối lượng lớn
• Giá cao, thấp của thanh nến tin tức (Tin tức như báo cáo FOMC, Báo cáo hàng
tồn kho, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá sản xuất (PPI) và những thứ
khác.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 53


Có một định kiến về vùng hỗ trợ/kháng cự: “nó càng có nhiều lần chạm, nó sẽ trở
nên mạnh mẽ hơn”. Tôi thấy điều đó khá không đúng đối với các nhà giao dịch trong
ngày. Theo ý kiến của tôi, nhiều lần kiểm tra hơn cho một khu vực nhất định chỉ làm
suy yếu nó hơn là khiến nó vững chắc. Vùng hỗ trợ/kháng cự được tạo ra để bị phá
vỡ. Đối với một vùng giá đã được giữ lâu, chúng ta đánh dấu nó trên biểu đồ của
mình và để nó ở đó cho tương lai. Nhưng thông thường vùng giá đó là rất xa so với
quan điểm của các nhà giao dịch trong ngày. Giá có thể mất nhiều ngày để chạm đến
vùng đó. Tôi xem xét các mức hỗ trợ/kháng cự gần đây, nó quan trọng hơn đối với
các nhà giao dịch trong ngày. Giá thường đảo chiều hoặc xuyên qua mức không xa
so với biểu đồ ngày hôm nay. Giao dịch theo cách phản ứng với giá ở các khu vực
này là cách làm thực tế, có ý nghĩa cho những vị thế của bạn.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 54


Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 55
Chương 7 - Khoảng trống (GAP)
Khoảng trống chỉ đơn giản là một khoảng không có gì ở giữa các mức giá trên biểu
đồ. Nó có thể xuất hiện bởi tin tức, tình huống khẩn cấp (dịch bệnh, chiến tranh,
thiên tai…) hoặc các cuộc họp qua đêm. Có nhiều loại Khoảng trống trên biểu đồ,
khoảng trống đột phá; khoảng trống tiếp diễn; khoảng trống kiệt sức và một số ít
phổ biến khác. Những cái tên không quan trọng, mối quan hệ giữa khoảng trống và
hành động giá mới là điều mà chúng ta nên chú ý.
Tôi luôn coi khoảng trống là một thanh nến có thân lớn và giao dịch dựa theo
nó. Ví dụ, nếu nó là một khoảng trống giảm giá lớn, tôi sẽ xem nó như một cây nến
đỏ thân dài. Phản ứng của hành động giá sau khi xuất hiện khoảng trống giá giảm
với tôi là điều quan trọng nhất. Nếu thanh nến mở cửa thị trường là thanh nến giảm,
nó có nghĩa là người bán muốn tiếp tục xu hướng giảm, lúc này bạn hãy chờ đợi và
tìm kiếm các dấu hiệu thất bại của người bán. Nếu là thanh nến tăng giá, điều đó có
nghĩa là giá có thể tạm dừng đối với một đợt điều chỉnh hoặc đảo chiều xu hướng,
giá có thể quay lại và lấp đầy khoảng trống này. Nếu đó là một thanh nến Doji, điều
đó có nghĩa là người bán và người mua sẽ chiến đấu ở khu vực này, một vùng giá đi
ngang có thể xuất hiện. Hãy tìm kiếm dấu hiệu rõ ràng của sự đột phá và giao dịch
theo hướng đó.
Có một câu nói truyền nhau: “khoảng trống sẽ luôn được lấp đầy”. Chà, có thể
mất ít phút hoặc vài ngày để lấp đầy một số khoảng trống. Việc chờ đợi để lấp đầy
khoảng trống có thể mất rất nhiều thời gian. Các chiến lược giao dịch lấp đầy khoảng
trống thường không hiệu quả. Điều quan trọng của những khoảng trống mở này:
chúng là những “công ty đang kinh doanh dang dở”, đang trên bờ vực phá sản.
Điều này tạo cơ hội cho chúng ta có các thiết lập tốt. Thường thì một số những
khoảng trống cũ là những mục tiêu để săn lùng trong thời điểm hiện tại.
Những vùng xuất hiện khoảng trống là vùng hỗ trợ/kháng cự mạnh. Hãy theo dõi
giá mở cửa vào 30 phút sau đó, thường xuất hiện những manh mối cho dù khoảng
trống có được đóng lại hay không. Cũng để ý phản ứng giá sau khi khoảng trống
được lấp đầy, việc đảo chiều là diễn ra khá thường xuyên. Nhưng đôi khi có những
khoảng trống nhỏ, giá sẽ lấp đầy khoảng trống này nhanh chóng và tiếp tục di
chuyển. Hãy nghĩ theo cách này, nếu có một khoảng trống giảm giá lớn, người mua
phải leo từ dưới lên trên chống lại tất cả những người bán để lấp đầy khoảng trống.
Chuyến đi này có thể rất mệt mỏi.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 56


Thời điểm giá cuối cùng đã đạt đến đỉnh, bạn nghĩ người mua sẽ làm gì? Đúng, chốt
lợi nhuận của họ. Họ đã làm việc cả ngày để lấp đầy khoảng trống này! Khi họ đang
thoát ra, giá sẽ chững lại và có khả năng sẽ đảo chiều. Luôn cảnh giác đối với bất kì
nỗ lực thất bại nào của hành động giá sau khi khoảng trống giá được lấp đầy, hãy
chờ tín hiệu xác nhận!
Khi xu hướng tăng hoặc giảm mạnh, các lệnh đặt trước được lấp đầy một cách nhanh
chóng, ở đó sẽ xuất hiện một khoảng trống nhỏ giữa các thanh nến. Thường xuyên
có các khoảng trống 1 tick. Đó là một dấu hiệu của sức mạnh. Nhưng nhớ là luôn
luôn kiểm tra bối cảnh thị trường. Nếu khoảng trống xuất hiện ở đỉnh/đáy sau một
hướng di chuyển kéo dài, đó có thể là một cái bẫy, hãy cẩn thận. Khi ngày mới bắt
đầu mà không có bất kỳ khoảng trống nào, tiếp theo là những nến Doji, đôi khi đó là
một dấu hiệu cho Vùng giá đi ngang tiềm năng. Không phải lúc nào cũng thế.
Mối quan hệ giữa Khoảng trống và hành động giá ngày hôm trước có một tác động
đến thị trường ngày hiện tại. Ví dụ: nếu những ngày trước đó đóng cửa trong Vùng
giá đi ngang, thị trường ngày hôm nay mở cửa không có khoảng trống. Có thể Vùng
giá đi ngang này sẽ tiếp tục. Vì vậy, hãy fade(giao dịch chống lại) ở biên vùng giá đi
ngang của những lần giá đột phá thất bại. Nếu ngày hôm trước là một ngày có xu
hướng tăng mạnh, nhưng thị trường hôm nay mở ra một khoảng trống giá giảm
xuống, thì hãy kỳ vọng giá có thể quay lại để lấp đầy khoảng trống và tiếp tục xu
hướng bởi vì khoảng trống giảm đó đã kết thúc công việc điều chỉnh sâu của xu
hướng chính. Người mua sẽ thấy đó là một “giá tốt”, một cơ hội tiềm năng để tiếp
tục xu hướng chính. Nếu thị trường có xu hướng tăng ở ngày hôm qua, ngày hôm
nay nó mở cửa với trống cao hơn, hãy kì vọng sự thoái lui(có thể đảo chiều, không
phải điều chỉnh) vì người mua sẽ chốt bớt một số lợi nhuận. Dù sao, đừng cho rằng
điều gì bạn kì vọng cũng chắc chắn sẽ xảy ra. Luôn luôn tìm kiếm sự xác nhận, các
tín hiệu thất bại của đám đông trước khi bạn tham gia vào thị trường.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 57


Sau đây là các thiết lập vào lệnh tiềm năng liên quan đến Khoảng trống:
1. Khi Khoảng trống được lấp đầy, hãy chú ý mô hình Đỉnh/Đáy Đôi cho điểm
vào ngược xu hướng lần thứ 2.
2. Khi Khoảng trống nhỏ và ở gần, việc lấp đầy nó rất dễ dàng. Hãy chờ có một
đột phá thuyết phục hoặc đột phá thất bại.
3. Khi cần có một “chuyến đi dài” để lấp đầy một Khoảng trống cụ thể, đây là cơ
hội vì người mua/người bán đang kiệt sức, hãy kì vọng một sự từ chối giá.
4. Khi không có hoặc khoảng trống nhỏ, kỳ vọng Vùng giá đi ngang sẽ hoạt động.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 58


Chương 8 - Lý thuyết thu hẹp & mở rộng
(Contraction & Expansion theory)
Thị trường luôn di chuyển trong một chu kỳ thu hẹp & mở rộng liên tục. Thị trường
có rất nhiều mối tương quan đến các vấn đề xung quanh như vật lý, khoa học, tâm
lý học và triết học. Ví dụ, “tách nguyên tử” còn được gọi là Phân hạch hạt nhân.
Bằng cách tách nguyên tử, đó là lượng chất nhỏ nhất trong phản ứng hóa học, nó có
thể giải phóng một lượng năng lượng rất lớn. Lý thuyết này là lý thuyết nguyên tắc
chính để tạo nên bom hạt nhân. Thị trường hoạt động với hiện tượng giống như vậy
một cách đáng ngạc nhiên. Thường thì các động thái mạnh mẽ được kích hoạt từ
các thanh nến nhỏ nhất.
Xu hướng là sự mở rộng của vùng giá đi ngang. Vùng giá đi ngang là sự thu hẹp sau
khi xu hướng kết thúc. Trong một khung thời gian vi mô của biểu đồ, bạn sẽ thấy
rằng mọi động thái “lớn” thường được gây ra bởi những thanh nến nhỏ nhất. Từ cái
nhìn vĩ mô, sự đột phá hoặc xu hướng mạnh thường đến từ các vùng giá đi ngang
hoặc khu vực giao dịch sôi nổi. Thanh nến nhỏ nhất hoặc sự hình thành vùng giá đi
ngang có thể kích hoạt một động thái lớn nhất. Tại sao vậy? Đó là bởi vì giá (thanh
nến) được ký hợp đồng với kích thước nhỏ nhất có thể, giống như việc không có bất
kỳ cách nào có thể tránh được vụ nổ hạt nhân.
Thanh nến ở trước thanh xu hướng khổng lồ thường là một thanh Doji hoặc thanh
nến có thân hẹp. Các sự đột phá mạnh thường đến từ một vùng giá đi ngang hẹp.
Mọi nhà giao dịch đều muốn nắm bắt được động thái di chuyển lớn. Chìa khóa ở
đây là Vị trí, Vị trí và Vị trí! Bạn không muốn tham gia vào thị trường sau mỗi
thanh nến nhỏ, bối cảnh của thị trường đóng vai trò rất quan trọng ở đây. Những vị
trí để tìm kiếm các thanh nến cực kì nhỏ này là tại các vùng hỗ trợ/kháng cự chính,
Đỉnh/đáy Cao/Thấp trước đó, Giá Cao/Thấp của ngày hôm trước, nhịp điều chỉnh,…
những vị trí có đám đông hoạt động sôi nổi.
Các thanh nến nhỏ đôi khi là nơi cho bạn thiết lập tốt nhất mà bạn có thể khai thác,
đơn giản vì rủi ro tối thiểu được xác định trước và lợi nhuận tiềm năng tối đa.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 59


Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 60
Phần II
Nhận biết và khai thác các Bẫy giá
Phần I tôi đã tập trung vào việc phân tích tâm lý cơ bản của thị trường và một số các
khái niệm hành động giá quan trọng. Những khái niệm này rất quan trọng đối với
bạn trong việc phân tích thị trường. Khi bạn đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ nhận
ra rằng công việc giao dịch là liên tục phân tích hành động, phát hiện điểm yếu
của người khác và khai thác nó để đem lại lợi nhuận cho bản thân.
Bẫy giá là các mẫu hình, giống như mọi mô hình khác, chúng sẽ xảy ra không ngừng.
Những cái bẫy này là điểm lợi thế của tôi, tỷ lệ cược của tôi. Bạn phải ghi nhớ chúng
thật tốt để nhận ra chúng một cách nhanh chóng trên biểu đồ khi giao dịch trực tiếp
và khai thác chúng. Những cái bẫy này xảy ra mỗi ngày, trên mọi biểu đồ. Chúng là
những thiết lập nhất quán. Tất cả những gì bạn phải làm là kiên nhẫn và chờ đợi
đám đông ngoài kia bị mắc bẫy với hi vọng chờ được giải cứu thì bạn hãy thiết
lập vị thế giao dịch chống lại họ.
Tất cả chúng ta đều mắc những sai lầm, rất thường xuyên chúng ta cũng sẽ bị mắc
bẫy. Bây giờ, nếu chúng ta đã biết những cái bẫy này, vì vậy đừng ngần ngại thoát
ra. Ngồi hi vọng thị trường sẽ làm được điều gì đó mà bạn muốn là điều không thực
tế. Vì thế, hãy đợi tín hiệu xác nhận trước khi tham gia vào thị trường. Phần II này
tôi tập trung vào việc giải thích mỗi cái bẫy trông như thế nào và theo sau đó là các
Tình huống nghiên cứu, để bạn hiểu rõ lý do tâm lý đằng sau những cái bẫy và cách
khai thác chúng để đem lại lợi nhuận cho chính bạn.
Ý kiến dịch giả: lưu ý, vì cuốn sách này tác giả viết dành cho những nhà giao dịch
trong ngày (day trader) nên các ví dụ chủ yếu ở khung thời gian thấp (m15), dựa
trên chiến lược lướt sóng (scalping). Bạn đọc nên chú ý bởi vì việc giao dịch ở khung
thời gian nhỏ dành cho những người chuyên nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm
trong thị trường. Giá ở khung thời gian nhỏ di chuyển rất đột ngột và bạn có thể
thường xuyên bị dính lệnh dừng lỗ (stoploss), việc này ảnh hưởng không tốt đến
tâm lý giao dịch của người mới. Nếu bạn là một người mới giao dịch, sử dụng khung
thời gian từ H1 trở lên sẽ giúp bạn tránh được những cú “sock” giá.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 61


Chương 1 - Bẫy thông thường
Bẫy thông thường là mẫu hình dễ phát hiện nhất và được sử dụng thường xuyên
nhất. Đó là một ảo ảnh bởi vì khi thanh nến đang hình thành, nó trông rất mạnh. Nó
di chuyển từ 1 đến 5 tick theo hướng sai và ngay lập tức đảo chiều về hướng ngược
lại. Nó xảy ra rất thường xuyên bởi vì các nhà giao dịch không phải lúc nào cũng
thật sự chú ý đến bối cảnh chung của thị trường hiện tại. Ví dụ: khi thị trường
đang có xu hướng đi xuống cả buổi sáng, đừng mắc kẹt với bất kỳ đợt điều chỉnh
tăng giá mạnh nào, lòng tham và hi vọng bắt được đáy về một đợt đảo chiều tăng
giá tiềm năng. Khi xu hướng mạnh, bất kỳ nỗ lực đảo chiều nào cũng sẽ thất bại.
Trên thực tế, khi những người mua này nhận ra rằng họ đã bị mắc bẫy và hi vọng
được giải cứu, thì thiệt hại của họ chính là nhiên liệu cho xu hướng giảm giá ngày
càng mạnh hơn.
Bẫy thông thường xuất hiện rất thường xuyên, nhưng liệu chúng ta có nhận biết và
áp dụng thành công tất cả những cái bẫy này không? Không, chúng ta chỉ tìm kiếm
chúng ở một số vị trí nhất định, chẳng hạn như ở các đợt điều chỉnh. Bối cảnh và sự
xác nhận là hai tiêu chí quan trọng nhất để lọc ra những cái bẫy không đẹp.
Bẫy thông thường hầu hết có thể được tìm thấy ở các “thiết lập điểm vào lệnh lần 2”
(người dịch: điểm vào lệnh mà hầu hết đám đông đều biết & tham gia). Ví dụ:

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 62


Tình huống nghiên cứu:
Thanh nến đầu tiên trong ngày thường cung cấp thông tin quan trọng. Chà, đó là một
thanh Doji giảm giá với một râu nến dài ở trên cùng sau một khoảng trống giảm giá.
Đó là một thanh nến có tín hiệu mạnh mẽ cho xu hướng giảm giá nhiều hơn nữa.
Nhưng nó ngay lập tức bị thất bại khi thanh nến thứ 2 được hình thành. Các thanh
nến đỏ-xanh xen kẽ nhau với râu nến trên dài, từ khu vực thanh nến số 1 đến thanh
nến số 2 biểu thị một Vùng giá đi ngang tiềm năng. Và đúng như thế, giá đã tạo
thành một Vùng đi ngang nhỏ trong 1 tiếng đồng hồ đầu tiên. Tôi đã phác thảo nó
bằng các đường thẳng song song màu xanh. Vì vậy, nếu chúng ta ở trong Vùng giá
đi ngang, chúng ta nên giao dịch theo kiểu mua thấp và bán cao tại các cực của Vùng
giá đi ngang.
Thanh nến số 2 là cái bẫy đầu tiên, nó đi xuống 3 tick bên dưới thanh nến “Ngôi sao
băng” (thanh nến dự báo giá đảo chiều mạnh) nhưng giá đóng cửa là một thanh nến
tăng giá. Đó là một cái bẫy, vì ở đó không có bất kỳ niềm tin nào về một sự đột phá
mạnh mẽ ở Vùng giá đi ngang, mọi người nên chờ đợi nhiều minh chứng xác nhận
hơn. Ngoài ra khu vực thanh nến số 2 này có rất nhiều râu nến ở trên, đó không phải
là một tín hiệu tốt để mua giữ lâu dài. Mua ở trên vùng giá đi ngang hoặc bán ở
dưới mà không có sự xác nhận của giá là hành vi cực kì nguy hiểm và cần phải
tránh. Nếu không có bất cứ điều gì quá đặc biệt, chúng ta chỉ nên bán tại các điểm
cực ở trên cùng và kì vọng giá đi xuống dưới cùng của Vùng giá đi ngang, lặp lại
việc mua/bán trong vùng giá này. Điều đáng ngạc nhiên ở ví dụ trên là không có sự
xoay vòng. Thanh nến số 3 có giá đóng cửa theo xu hướng tăng và trên mức ranh
giới cao nhất của Vùng giá đi ngang. Mọi nỗ lực giảm giá đều bị phe mua hấp thụ
hết, điều đó cho thấy người mua rất mạnh. Thanh nến số 4 xác nhận cho điều đó,
thanh nến thân dài này đã phá vỡ Vùng giá đi ngang nhỏ và có giá đóng cửa ở mức
cao.
Sau đó, có một đợt điều chỉnh nhỏ tại khu vực B. Thanh nến số 5 là một cái bẫy hoàn
hảo. Nó đã giảm 4 tích, khiến tất cả những người bán khống bị mắc kẹt và giá đóng
cửa ở mức cao. Đó là một thanh nến tuyệt vời để vào lệnh mua. Bây giờ, hãy kiểm
tra bối cảnh và sức mạnh của tín hiệu xác nhận. Hành động giá từ A đến B cho thấy
xu hướng tăng giá mạnh mẽ và Thanh nến số 4 (thanh đột phá) có sự tiếp nối theo
sau ổn. Đơn giản là bạn sẽ trông thấy nhiều thanh nến màu xanh hơn trên biểu đồ.
Có 2 cái bẫy, thanh nến số 2 và số 5. Giá đã có sự xác nhận cho xu hướng tăng và
có xác suất cao là từ sóng AB sẽ tiếp tục đi lên một sóng khác theo chiều dài gần
đúng tương tự. Vì thế, hãy đặt 1 lệnh chờ phía trên Thanh nến số 5 với tỷ lệ rủi

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 63


ro/phần thưởng tốt. Rủi ro chỉ là 14 tick, nhưng tiềm năng tăng giá là rất lớn. Giá
cuối cùng đã đi đến D và hoàn thành mô hình AB = CD. Nếu bạn giữ lệnh đến mức
giá D, bạn sẽ thu được lợi nhuận là 48 tick ($480).
Lưu ý: Thanh nến số 6 là một cái bẫy khác, nhưng sau động thái tăng giá kéo dài
vào cả buổi sáng, tôi đã đặt câu hỏi liệu đây có phải là một cái bẫy dành cho phe mua
không. Bất kỳ thanh nến tăng mạnh nào sau một nước đi kéo dài đều có thể là cái
bẫy cho phe ngược lại. Hãy cẩn thận! Tôi sẽ mở một lệnh lướt sóng, giao dịch nhanh
chóng với tỷ lệ 1:1, nhưng sẽ không bắt đầu bất kỳ giao dịch xoay vòng nào theo
kiểu vùng giá đi ngang.
Thanh nến số 7 cũng là một cái bẫy, nó bẫy tất cả những người mua và đóng cửa ở
mức giá thấp. Tại sao đây không phải là một thanh nến tốt để tham gia vào thị
trường?(bán) Bởi vì bối cảnh. Chúng ta cần phải luôn xem xét bối cảnh của thị
trường khi giao dịch. Thị trường đang có xu hướng tăng trong suốt buổi sáng, nhưng
chưa có mức giá nào phá vỡ được đường xu hướng tăng này. Môi trường không
thuận lợi cho người bán. Ngoài ra, thanh nến số 7 là nỗ lực đầu tiên đảo ngược xu
hướng tăng giá mạnh mẽ này. Nó thường sẽ không thành công, hãy chờ đợi có sự
xác nhận thêm về sự suy yếu của đà tăng giá (phá vỡ đường xu hướng, hình thành
mô hình Đỉnh/Đáy đôi, nến đóng cửa phủ nhận). Đừng bao giờ trở thành người đầu
tiên lao đầu ra giữa đoàn tàu đang chạy. Khi người mua thất bại trong việc phá vỡ
mức giá cao trong khu vực D và hình thành mô hình 2 Đỉnh, đó là loại dấu hiệu bạn
nên tìm kiếm. Thanh nến số 8 & 9 có sự xác nhận rằng người mua đã hết hứng thú
khi mua với giá cao hơn, họ muốn có một nhịp điều chỉnh (pullback) sâu hơn để có
thể mua lại. Bây giờ đó là một cơ hội tuyệt vời cho một giao dịch lướt sóng (scalp)
ngược xu hướng. Nhìn chung, nếu bạn là một nhà giao dịch tích cực và tham gia vào
cả 3 bẫy giá (Thanh nến số 2, 5, 6), bạn sẽ không gặp vấn đề gì với tỷ lệ rủi ro/phần
thưởng là 1:1, và đó sẽ là một ngày đem lại cho bạn nhiều lợi nhuận.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 64


Tình huống nghiên cứu:
Thị trường đã hình thành một động thái giảm giá mạnh từ A đến B. Thị trường di
chuyển trong hai con sóng, nếu đó là một con sóng mạnh, hãy kỳ vọng xu hướng sẽ
tiếp tục và tạo nên một con sóng khác theo chiều dài gần đúng. Sự điều chỉnh
(pullback) sâu đã phá vỡ đường EMA và đường xu hướng (trendline). Nó có kích
thước đáng kể và bao gồm các chuyển động ngược xu hướng bằng 2 con sóng từ
thanh nến số 4 đến thanh nến số 2. Nhưng chúng ta đã biết rằng đợt điều chỉnh thứ
nhất của một xu hướng mạnh thường sẽ thất bại và giá sẽ tiếp tục với xu hướng ban
đầu. Bây giờ chúng ta chỉ cần chờ đợi người mua bị mắc bẫy. Cơ hội đến ở thanh
nến số 2. Tại đây, cái bẫy này đã khiến rất nhiều những người mua trên thanh nến
số 1 mắc kẹt và ngay lập tức giá rơi xuống mức thấp. Những người mua ở trên thanh
nến số 1 sẽ giận dữ và căm ghét tất cả mọi thứ khi thấy thanh nến số 2. Mức dừng
lỗ của họ nằm ở dưới thanh nến số 3 và thanh số 4. Cuối cùng, tất cả họ đều bị chạm
điểm dừng lỗ.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 65


Bài học ở đây: bạn không thể ngoan cố trong thế giới giao dịch. Nếu như bạn
thấy mình đã bị mắc kẹt/dính bẫy, hãy thoát ra! Chuyển sang lệnh giao dịch
tiếp theo, đừng cầu nguyện và hi vọng thị trường sẽ thay đổi theo ý của bạn.
Thanh nến số 4 thể hiện phần nào một vùng hỗ trợ mạnh nơi giá đã bật lên khi nó
quay trở lại khu vực đó tại thanh nến số 5. Bạn có thể biết người mua vẫn đang hoạt
động bởi vì râu nến dài ở dưới cùng và thanh nến số 5 đã đóng cửa với xu hướng
tăng doji một thanh nến xanh. Người mua ở trên thanh nến số 5 gần như bị mắc kẹt
ngay lập tức. Thanh nến số 6 tăng lên 1 chút và xả xuống thêm một cây nến giảm
giá nữa. Nếu bạn đã nhận ra một trong hai cái bẫy, đặt lệnh bán bên dưới thanh nến
số 2 hoặc thanh số 6 và đặt lệnh dừng lỗ trên cùng những thanh đó; bạn sẽ đạt được
tỷ lệ rủi ro/phần thưởng 1:2 một cách dễ dàng. Tại khu vực D, mục tiêu AB = CD
đã đạt được, rất nhiều nhà giao dịch đang chốt lời tại đó, vì giá đã tạo ra một nhịp
điều chỉnh về đường EMA.
Ví dụ dưới đây của dịch giả dựa trên phương pháp “nhịp điệu thôi miên” của
Tiên Sanh: Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về phương pháp này trên youtube, thời
điểm khi nào vào lệnh, điểm đặt lệnh dừng lỗ và chốt lời rõ ràng.

Thị trường Vàng ngày 29/08/2022, khung thời gian M15.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 66


Mở phiên thị trường Vàng ngày 29/08/2022 là một thanh nến Doji tăng giá, nhưng
thị trường không tăng mà bắt đầu giảm phủ định lại thanh nến mở phiên rồi có những
thanh nến giảm mạnh. Xét trong khu vực kênh giá màu xanh. Khi đã có 3 điểm: 1,2
và 3 những nhà giao dịch nhạy bén có thể hình dung đến một kênh giá, lúc này chưa
có nhiều người nhận ra được. Thông thường khi giá tạo nên điểm số 5,6 giá đã có 3
lần chạm biên trên hoặc dưới, đám đông mới nhận ra và tham gia mua bán theo kênh
giá. Lý do:
• Điểm chạm đầu tiên: Không ai biết
• Điểm chạm thứ hai(3): Hình thành mô hình
• Điểm chạm thứ ba(5): Mô hình đã rõ ràng, lúc này đám đông bắt đầu xuất
hiện mua-bán theo mô hình. Đây cũng có thể gọi là thiết lập điểm vào lệnh
lần 2 (second-entry) mà tác giả hay nhắc đến trong cuốn sách này.
Hãy chú ý cẩn thận ở những lần chạm thứ ba, như ví dụ trên ở khu vực số 6, giá
chạm và phản ứng giảm được nửa kênh giá, thu hút đám đông vào lệnh bán. Sau đó
giá tiếp tục quay trở lại biên trên, đây có thể là một cơ hội tốt cho những người chưa
kịp vào lệnh bán đang đứng ngoài thị trường (second-entry). Nếu bạn là một nhà
giao dịch trong ngày (day-trader) đã ngồi chờ đợi kênh giá này từ lâu, bạn thấy rõ
kênh giá, điểm số 6 giá chạm biên trên rồi giảm bạn không vào lệnh kịp, nhưng giá
quay lại biên trên và cho bạn thêm 1 cơ hội giá tốt để vào lệnh bán, bạn có bán
không? Các nhà tạo lập chỉ chờ có thế, bẫy tất cả đám đông bằng 1 cây nến thân dài,
giá một đi không trở lại.
Để tránh được những bẫy giá này, công việc của các bạn đó là:
1. Thứ nhất, xác định bối cảnh chung của thị trường, biết khi nào nên đi theo
đám đông và khi nào nên tách khỏi đám đông. Không quá cứng nhắc trong
giao dịch, ví dụ ở trên khác với 2 tình huống nghiên cứu của tác giả, ví dụ này
là một nhịp hồi tăng giá trong bối cảnh của một xu hướng giảm.
2. Thứ hai, chờ đợi ở những điểm vào lệnh lần 2, khi đám đông mắc bẫy, đó là
lúc chúng ta mở lệnh để đi cùng với cá mập.
3. Thứ ba, chờ đợi nến đóng cửa để xác định được phe nào đang chiếm ưu thế
trên thị trường tại những vùng “chiến sự” (đường xu hướng, hỗ trợ - kháng
cự, kênh giá…).

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 67


Ví dụ tiếp theo trên khung thời gian H1 của thị trường Vàng, trong cùng
ngày 29/08/2022 vào 21h tối:

Ở đây xuất hiện một bẫy giá thông thường, xét:


1. Bối cảnh chung: Xu hướng giảm. Giá đã có một nhịp tăng mạnh: gồm 3 cây
nến xanh thân dài suốt buổi chiều mà nếu đám đông không nhìn xu hướng lớn
của thị trường ở khung thời gian lớn hơn thì rất dễ nghĩ rằng thị trường đã đảo
chiều, nhưng thực tế đây chỉ là nhịp hồi trong một xu hướng giảm.
2. Sự xác nhận: Bẫy giá thông thường xuất hiện ở cây nến có khoanh tròn màu
cam. Giá khi mở cửa, 15 phút đầu tiên nó di chuyển tạo nên cây nến xanh thân
dài như muốn phá vỡ vùng cản trước đó. Lúc này đám đông thiếu kiên nhẫn
sẽ vào lệnh mua ngay (hoặc một số khác/bot đặt lệnh chờ mua khi giá vượt
lên vùng cản) theo xu hướng tăng cả buổi chiều với suy nghĩ giá cũng sẽ tiếp
tục phá vỡ vùng cản như lần trước. Nhưng hãy kiên nhẫn, khu vực này chính
là điểm vào lệnh lần 2 như tác giả đã nhắc đến, khi đám đông không vào lệnh
kịp ở lần trước đó. Thị trường rất biết bẫy đám đông tại phiên có giao dịch
khối lượng lớn nhất. Đóng nến H1 là một cây nến Doji với râu nến dài ở trên,
bẫy một số lượng lớn những người đu đỉnh tham lam và vội vàng ở đây.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 68


Chương 2 - Bẫy “Cắt lỗ”
Bẫy giá “Cắt lỗ” phức tạp hơn một chút so với bẫy giá thông thường. Tôi đã tìm thấy
hai tình huống hay xảy ra thường xuyên nhất. Kịch bản thứ nhất, sau khi thị
trường di chuyển theo một hướng trong một khoảng thời gian, nó có xu hướng
quay lại kiểm tra giá ban đầu. Qua thử nghiệm, tôi đã sử dụng các điểm dừng lỗ
của các nhà giao dịch khác, khi họ dời điểm dừng lỗ của họ lên điểm vào lệnh lúc
họ có lợi nhuận dương. Các nhà giao dịch mở từ 2 lệnh giao dịch trở lên thường chốt
một phần lợi nhuận sau khi giá đã di chuyển theo hướng có lợi cho họ và chuyển
phần còn lại về điểm vào lệnh đề phòng trường hợp giá quay đầu. Đó được xem như
là một lệnh giao dịch “Miễn phí”. Đối với tôi, không có cái gọi là giao dịch “Miễn
phí”. Lợi nhuận chưa chốt lời chính là rủi ro của bạn. Các nhà giao dịch dời điểm
dừng lỗ của họ bởi vì nỗi lo sợ mất tiền. Họ sợ giá sẽ đảo ngược và lấy lại tất cả lợi
nhuận ảo của họ. Các tổ chức biết điều này. Khi họ xem sổ đơn đặt lệnh giao dịch
(oders book), họ có thể nhìn thấy rất nhiều lệnh cắt lỗ chồng chất ở đó. Công việc
chính của các nhà giao dịch tổ chức là gỡ bỏ hết số cổ phiếu mà đám đông đang nắm
giữ này. Nếu họ gỡ hết số cổ phiếu này ngay lập tức, điều đó quá rõ ràng với đám
đông. Nó giống như một con voi ở trong rừng, nó rất lớn và bạn không thể không
nhìn thấy nó. Ngoài ra, giá họ mua sẽ tương đối đắt. Họ không muốn điều đó, họ
muốn tìm cách để mua thấp và bán cao. Vì vậy, họ tạo nên những "pha rung lắc"
(shake out) bằng cách di chuyển giá về điểm vào lệnh và chạm vào các lệnh cắt lỗ
của đám đông. Bọn họ không những có thể bán cổ phiếu với một mức giá tốt mà
hành động trá hình này sẽ không bao giờ được đám đông biết đến. Tần suất chúng
ta thấy giá kích hoạt điểm dừng của chúng ta gần như chính xác và di chuyển lại
theo hướng ban đầu, hướng chúng ta nghĩ rằng nó sẽ đi? Chúng ta thở dài và đổ lỗi
do xui xẻo, đổ lỗi cho các tổ chức đã lừa gạt chúng ta. Đó là cách tốt nhất để đánh
mất mất đi sự tự tin của bạn. So với đa số đám đông các nhà giao dịch ngoài kia,
điều quan trọng là bạn cần có niềm tin vào phán đoán của mình, tin tưởng vào điểm
dừng lỗ của mình. Đừng di chuyển nó quá gần. Xu hướng sẽ tiến xa hơn bạn nghĩ,
chỉ cần cho nó khoảng thời gian và không gian để phát triển xu hướng.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 69


Tình huống nghiên cứu:
Khi giá đã tạo ra một Đáy đôi siêu nhỏ tại khu vực A, Thanh nến số 1 là một tín hiệu
tuyệt vời và là một thanh nến để vào lệnh. Nó nằm phía trên đường EMA và nó là
điểm vào lệnh mua lần hai sau 2 con sóng giảm giá. Đặt một lệnh chờ mua ở phía
trên thanh nến số 1 ở giá 48,76 là một giao dịch mua với xác suất thành công cao.
Vì bây giờ vẫn còn sớm (9:00 sáng), bạn có thể giữ nó và kì vọng vào một giao dịch
swing(vài ngày). Sau khi di chuyển lên được 20 tick, giá bắt đầu có sự điều chỉnh.
Thanh nến số 2 đã tìm cách để giảm xuống mức giá vào lệnh của thanh nến số 1.
Nhưng nó chỉ là một cái bẫy giá dừng lỗ cho những người đã di chuyển điểm dừng
của mình về mức hòa vốn ở 48,76 sau khi kiếm được 20 pip. Nếu giá thực sự đảo
chiều giảm giá, bạn sẽ không thấy thanh nến Doji với râu nến dài ở dưới cùng, điều
này biểu thị cho một sự từ chối giảm giá. Đây chỉ là một pha rung lắc, giá chọc
xuống đủ để kích hoạt các lệnh dừng lỗ của những người chơi yếu bóng vía (weak-
hands). Nếu bạn không di chuyển lệnh dừng lỗ của mình, bạn sẽ không bị đá khỏi
thị trường, cuối cùng bạn sẽ kiếm được 50 tick một cách dễ dàng.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 70


Tại khu vực B, giá tạo thành một mô hình Đỉnh Đôi. Thanh nến số 4 là một thiết lập
để vào lệnh bán tuyệt vời sau động thái tăng giá kéo dài. Phe mua không thể phá vỡ
mức giá cao nhất của thanh nến số 3. Thanh nến số 4 là thanh giảm giá rất mạnh cho
thấy rằng người bán đang hoạt động. Nếu chúng ta nhìn vào hành động giá trước đó
cho đến thanh nến số 4 ( lúc 11:20 sáng), khu vực này thực sự không có xu hướng.
Theo sau động thái giảm giá là một động thái tăng trở lại: hành động giá đi ngang.
Điều đó mang lại cho chúng ta thêm sự tự tin và xác nhận để có thể bán ở mức giá
cao. Phe mua đã thử hai lần sau thanh nến số 4, nhưng cả hai lần đều thất bại thảm
hại. Thanh nến số 4 đã kích hoạt tất cả các lệnh dừng mua (buy stop) bên trên Thanh
3 và đóng cửa ở mức giá thấp. Đây cũng là một cái bẫy nhấn chìm (engulfed). Đó là
một thiết lập tuyệt vời để vào lệnh bán. Thanh nến số 6 vừa là một bẫy giá thông
dụng vừa là bẫy cắt lỗ dành cho những người chơi yếu bóng vía. Nó chạm chính xác
đến điểm đánh dấu của giá vào lệnh 49,25 lấy đi các điểm dừng mua của đám đông
và những người mua đã mua trên thanh nến số 5, sau đó đóng cửa giảm giá trở lại.
Đó là dấu hiệu của bạn để tham gia vào thị trường cho con sóng thứ 2 của phe bán,
kết thúc ở điểm C.
Một kịch bản khác xảy ra khá thường xuyên khi một xu hướng đang chuyển
sang Vùng giá đi ngang. Mức giá cao/thấp của sóng đẩy cuối cùng thường được
kiểm tra bằng 1 con sóng hồi, không nhiều hơn cũng không ít hơn. Điều này thực sự
khó chịu khi nó xảy ra, nhưng nó cũng tạo cơ hội giao dịch tuyệt vời cho các nhà
giao dịch thông minh. Bạn có thể gọi điều này là thiết lập “bẫy chạm điểm dừng lỗ”.
Khái niệm cũng giống ở ví dụ trên, có một số lượng điểm đặt dừng lỗ lớn ở một mức
giá rõ ràng. Do đó, hãy luôn đề phòng giá quay lại điểm xoay chiều trước đó, chạm
vào các điểm dừng lỗ và tại các điểm cực trị của vùng giá đi ngang. Đừng đặt điểm
dừng lỗ của bạn quá gần, chẳng hạn như cách chỉ 1 pip. Hãy cho nó nhiều khoảng
không gian hơn như 3-4 pip. Khi giá di chuyển theo hướng của bạn hoặc bạn nhìn
thấy bẫy “chạm điểm dừng lỗ”, hãy di chuyển điểm dừng lỗ của bạn lên trên/dưới
thanh nến bẫy giá đó.
Nếu bạn đã bị chạm điểm dừng lỗ, một khi bạn phát hiện ra bẫy giá, hãy vào lệnh
lại! Đừng do dự! Đừng đánh đổi bằng cảm xúc của bạn! Mark Douglas đã viết: “Mọi
thời điểm trên thị trường là duy nhất.” Sự thua lỗ trước đây của bạn sẽ không tạo
ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến thời điểm hiện tại của bạn. Nếu bạn có thể xác định
được lợi thế của mình và chấp nhận rủi ro xác định trước của bạn, CHỈ CẦN HÀNH
ĐỘNG! Dưới đây là ví dụ về hai ngày liên tiếp của Dầu thô từ ngày 9/6 đến 10/6,
nơi giá chạm vào vùng giá trước đó chỉ bằng 1 tick và quay trở lại tiếp tục với hướng
ban đầu (đường gạch đứt màu tím và đường ngang màu đen). Điểm vào lệnh cách 1

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 71


tick ở bên dưới/bên trên thanh nến bẫy giá đó.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 72


Dịch giả: Chắc hẳn các bạn khi giao dịch thực chiến rất thường xuyên bị mắc bẫy
chạm điểm dừng lỗ. Cách tốt nhất đó là chờ đợi các nhà tạo lập đã hoàn thành xong
việc săn các lệnh dừng lỗ như ví dụ của tác giả, rồi bạn mới tham gia vào thị trường.
Ngoài ra, chúng ta còn có những cách sau, bạn đọc có thể tham khảo thêm:
1. Giao dịch ở khung thời gian lớn (H1 trở lên).
2. Đặt điểm dừng lỗ rộng hơn (tương đương với tỉ lệ R:R cũng thấp đi).
3. Tránh đặt dừng lỗ ở nơi mà đám đông thường đặt.
4. Một cách dị hơn đó là đặt lệnh chờ ở những điểm đặt dừng lỗ của đám đông
(không khuyến khích theo cách này, bởi vì đây là cách dự đoán giá, bắt
đỉnh/đáy).

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 73


Chương 3 - Bẫy “Khổng lồ”
Những thanh nến có thân dài thường đại diện cho sức mạnh, nhưng khi một thanh
nến lớn hoặc khổng lồ xuất hiện, nó thường có nghĩa là ngược lại. Định nghĩa của
một xu hướng lành mạnh đó là các thanh có kích thước đều đặn, xuất hiện liên tiếp.
Nhưng nếu thanh nến quá dài và di chuyển quá nhanh, các nhà giao dịch ngược xu
hướng sẽ xem đó là một cơ hội để giao dịch lướt sóng (scalping). Có hai khái niệm
quan trọng liên quan đến cách giao dịch với các thanh nến khổng lồ này.
Thứ nhất, khi bạn nhìn thấy một thanh nến khổng lồ, ví dụ như một thanh nến
đột phá khỏi bất kỳ vùng giá đi ngang hoặc một thanh nến phá vỡ để bắt đầu
một xu hướng mới, nó thường đại diện cho sức mạnh tích cực. Hãy kì vọng tiếp
vào những thanh nến tiếp theo.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 74


Lưu ý: Bất cứ khi nào xuất hiện một thanh nến khổng lồ ở cuối một động thái
kéo dài, đó thường là cái bẫy. Nó bẫy các nhà giao dịch tin rằng có nhiều sức
mạnh hơn, nhưng trong thực tế đó là dấu hiệu của sự kiệt sức. Đó là cú hích
cuối cùng. (hoặc cú nhảy con mèo chết – the dead cat bounce)
Khái niệm này rất giống với những những người chạy bộ. Khi họ chạy gần về đích,
họ sẽ dồn hết sức lực còn lại để hoàn thành. Nhưng sau khi đã qua vạch đích, sức đã
cạn, họ sẽ nghỉ ngơi chờ cho đến lần tiếp theo. Đối với thị trường cũng vậy. Sau lần
thúc đẩy cuối cùng, thị trường thường đổi xu hướng thành một Vùng giá đi ngang
hoặc đảo chiều. Con người đã phát minh ra thị trường và công việc giao dịch không
phải là là điều gì đó quá khó hiểu/phức tạp. Rất nhiều các khái niệm trong công việc
giao dịch liên quan trực tiếp đến cuộc sống chúng ta hằng ngày ở mọi mảng kiến
thức vật lý, triết học và tâm lý học…

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 75


Thứ hai, không bao giờ tin tưởng vào các thanh nến khổng lồ trong một Vùng
giá đi ngang. Thường thì bạn sẽ thấy một thanh nến khổng lồ có ít hoặc không có
râu nến chiếm hết không gian trong vùng giá đi ngang. Nó trông rất mạnh mẽ, nó có
thể bẫy rất nhiều nhà giao dịch tham gia vào thị trường. Chà, Vùng giá đi ngang là
một cái hộp, giá xoay vòng bên trong đó, đôi khi lao ra ngoài một chút, nhưng nó
thường nằm trong một phạm vi gần đúng. Nếu một thanh nến khổng lồ đang chiếm
hết không gian, thực sự không còn chỗ để di chuyển nữa thì giá phải đảo chiều.
Đừng quên mục đích của Vùng giá đi ngang là cung cấp một môi trường để giá xoay
vòng. Do đó, khi bạn thấy một thanh nến khổng lồ ở giữa Vùng giá đi ngang,
đừng vội vàng tham gia vào thị trường! Đó là một cái bẫy, hãy sử dụng chiến
lược fade(người dịch: giao dịch chống lại)! Trên thực tế, hầu hết các thanh nến
khổng lồ bên trong vùng giá đi ngang theo sau đó giá đều đảo chiều thay vì tiếp
tục xu hướng.
Nói về việc giá theo sau một thanh nến khổng lồ, một điều nữa bạn cần phải luôn
ghi nhớ trong tâm trí: luôn có những nhà giao dịch ở đầu bên kia của thanh nến
khổng lồ, sẵn sàng chống lại nó và giao dịch lướt sóng để kiếm lợi nhuận. Nếu
bạn xem lại một biểu đồ, bạn có thể thấy các thanh nến khổng lồ theo sau đó thường

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 76


không phải là sự tiếp diễn xu hướng. Có 2 lý do tâm lý của con người để giải thích
hành động này: hầu hết các nhà giao dịch chỉ đơn giản là không tin vào sức mạnh
“siêu đẳng” này và hành động của những nhà giao dịch đã thu được lợi nhuận
sau “món quà” này là đó thoát ra thị trường. Do đó, có nhiều khả năng mà theo
sau thanh nến khổng lồ này sẽ là một khoảng dừng nhỏ hoặc một pha thoái lui
(pullback) trước khi giá tiếp tục xu hướng. Nếu không có bất kì tín hiệu xác nhận xu
hướng gì theo sau thanh giá khổng lồ đó thì khả năng cao giá sẽ đảo chiều. Những
nhà giao dịch, người chống lại thanh nến khổng lồ sẽ có tỷ lệ rủi ro/phần thưởng
tuyệt vời, họ sẽ giao dịch lướt sóng với một rủi ro rất thấp. Họ chỉ đơn giản là bắt
đỉnh hoặc đáy và họ yêu thích làm điều đó cả ngày.
Các ví dụ dưới đây cho thấy các thanh nến khổng lồ thất bại. Chúng có kích thước
khổng lồ, nhưng chúng không đại diện cho bất kỳ sức mạnh nào. Chúng không có
những thanh nến xác nhận theo sau và bị phe đối ngược tấn công hết lần này đến
lần khác. Hãy học cách sử dụng lệnh thị trường (market oder) để fade(giao dịch
chống lại) tại mức giá đóng cửa sau khi thanh nến khổng lồ đóng lại.
Lưu ý: Không phải tất cả các thanh nến khổng lồ đều là giả, điều quan trọng là
phân tích chúng kết hợp với bối cảnh của thị trường (bức tranh lớn/bối cảnh)!
Lưu ý về kích thước của vùng giá đi ngang khi bạn quyết định vào một lệnh giao dịch
lướt sóng với thanh nến khổng lồ. Nếu vùng giá đi ngang rộng, nơi bạn có thể kiếm
tiền với lệnh đặt trước (limit-oder). Thì đó sẽ là một lựa chọn cho cách giao dịch
theo kiểu lướt sóng. Đó không hẳn là lựa chọn tốt nhất, nhưng vẫn tốt hơn việc bạn
giao dịch chiến lược fade(giao dịch chống lại) ở giữa vùng giá đi ngang. Nhưng nếu
Vùng giá đi ngang hẹp, chỉ có thể chứa tối đa 3-5 thanh nến, chẳng hạn như vùng
giá mở đầu trong ví dụ dưới đây, thì hãy tránh giao dịch bên trong khu vực đó!
Việc này rất nguy hiểm. Việc thị trường di chuyển bất định là điều rất đáng ngại đối
với các nhà giao dịch. Bạn sẽ thay đổi tâm trí thường xuyên và lợi nhuận của bạn sẽ
bị tiêu hao một cách nhanh chóng.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 77


Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 78
Chương 4 - Bẫy “Đột phá thất bại”
Mỗi thanh nến đều có nỗ lực để phá vỡ thanh nến trước đó và mỗi lần đột phá có thể
thành công hoặc thất bại. Khi thị trường đang có xu hướng, việc đột phá thành công
điểm xoay chiều(điểm pivot) trước đó là dấu hiệu của một xu hướng lành mạnh. Nếu
nó thất bại trong việc phá vỡ điểm trước đó, nó sẽ rơi vào vùng giá đi ngang hoặc
có thể đảo chiều đột ngột. Khi thị trường đi ngang, sẽ có rất nhiều thời điểm giá nỗ
lực đột phá trước khi có một đột phá thực sự. Những lần nỗ lực không thành công
này cung cấp cho bạn cơ hội tuyệt vời để giao dịch xung quanh điểm đó.
Có nhiều cách để xác định thế nào là đột phá thành công và thế nào là đột phá (giả)
thất bại. Các manh mối này có trong biểu đồ, bạn phải học cách để phát hiện ra
chúng. Đối với những nhà giao dịch không biết rõ điều này, họ chỉ biết đứng nhìn
khi có một đột phá thực sự và nhảy vào thị trường khi đó là một đột phá giả. Mấu
chốt ở đây là sự xác nhận. Bạn phải đợi có sự xác nhận rõ ràng trước khi vào lệnh.
Không có gì là chắn chắn trong giao dịch. Các nguyên tắc do bạn đặt ra chỉ là những
công cụ giúp bạn tránh bị mắc bẫy. Và nếu bạn thấy mình bị rơi vào bẫy, điều cần
làm là hãy thoát ra ngay lập tức, đừng cầu nguyện và hi vọng gì cả.
Đầu tiên, râu nến. Tôi đã đề cập trong các chương trước rằng râu nến là manh mối
ẩn. Nó chỉ ra sức mạnh và khu vực bị từ chối. Khi một thanh nến tăng giá có một râu
nến dài ở phía trên, phần râu đó là vùng giá đã bị từ chối. Người bán đang phòng thủ
ở khu vực đó. Sẽ cần nhiều người mua hơn để có thể phá vỡ mức giá đó. Những
người mua sẽ thử lại, nhưng nếu họ thất bại một lần nữa, hãy kì vọng một đợt điều
chỉnh (pullback) hoặc đảo chiều. Khi thị trường ở trong một Vùng giá đi ngang, râu
nến ở phía dưới của một thanh nến bán mạnh đơn giản có nghĩa là người mua đang
bảo vệ khu vực biên dưới của họ.
Giá đóng cửa của thanh nến đột phá là điều cực kỳ quan trọng. Thường khi thanh
nến hình thành, nó cho thấy rất nhiều sự tự tin. Nó đã phá vỡ mức giá cao/thấp trước
đó, nhưng khi thanh nến này đóng lại, nó để lại một râu nến dài ở trên/dưới. Đó là
dấu hiệu cho sự thất bại. Sức mạnh ban đầu đó chính là một cái bẫy. Nó có thể
bẫy rất nhiều nhà giao dịch đi sai hướng.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 79


Bạn không tham gia vào một vị thế chỉ đơn giản vì nhìn thấy thanh nến đó có râu
dài, nhưng râu nến đó đang đưa ra cho bạn một cảnh báo: một dấu hiệu của sự đảo
chiều tiềm năng. Nó luôn tốt hơn việc chờ “những con cá mập lớn” lộ mặt và làm
theo những gì chúng đang làm. Các "Cá mập lớn", ý tôi muốn nói đến các tổ chức,
quỹ đầu cơ và các công ty có quỹ đủ khả năng di chuyển giá. Hãy là một người đứng
bên ngoài quan sát, luôn theo dõi những thất bại kép(mô hình đỉnh/đáy đôi) và những
nhà giao dịch bị mắc bẫy. Tham gia khi họ đang cố gắng thoát khỏi vị thế thua lỗ
của họ.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 80


Thứ hai, sự tiếp nối (những thanh nến xanh-đỏ luân phiên). Thường thì bạn sẽ
tham gia vào một vị thế sau một thanh nến mạnh, nhưng theo sau đó lại không có sự
tiếp diễn. Giá kích hoạt lệnh chờ của bạn và di chuyển theo chiều hướng ngược lại.
Nói một cách đơn giản, nếu bạn thấy thanh màu xanh lá cây tiếp nối sau đó là một
thanh màu đỏ, điều này có nghĩa là giá tăng (tạm thời) đã bị thất bại. Ngược lại với
phe bán, nến đỏ rồi nến xanh có nghĩa là người bán sẽ phải cố gắng thêm nữa để
vượt qua được người mua.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 81


“Bẫy đột phá thất bại” xảy ra phổ biến nhất khi giá đang di chuyển trong một Vùng
giá đi ngang. Như tôi đã nói nhiều lần trước đây, sẽ có nhiều nỗ lực đột phá trước
khi giá thực sự phá vỡ khỏi vùng cản. Những nỗ lực đột phá thất bại này có thể bẫy
rất nhiều nhà giao dịch nghiệp dư. Thông thường, bạn có thể biết đó có phải là một
cái bẫy hay không bằng cách nhìn vào râu nến và sự tiếp nối của những thanh nến
sau đó. Bẫy đột phá thất bại rất giống với bẫy “1 tick”. Nhưng thường thì không chỉ
1 tick mà sẽ nhiều tick hơn. Nhưng khái niệm vẫn giống nhau, giá không thể tiếp tục
xu hướng hoặc giá vượt qua được nhưng khoảng cách là không đáng kể so với mức
giá trước đó. Chúng ta đang sử dụng các điểm dừng lỗ của những nhà giao dịch bị
mắc bẫy để tiếp thêm nhiên liệu cho xu hướng ngược lại. Chúng ta có lợi nhuận khi
họ đóng các giao dịch đang thua lỗ của họ.
Lưu ý: Thường thì giá sẽ phá vỡ vùng cản và ở đó trong một thời gian ngắn,
sau đó thất bại giá quay trở lại Vùng giá di ngang. Nó rất thường xuyên! Không
có Vùng giá đi ngang nào có thể được đóng hộp với hai đường thẳng song song một
cách hoàn hảo. Hầu như là vậy. Ngay cả khi đột phá tạm thời thành công, hãy vẫn
giữ sự cảnh giác cho bất kỳ dấu hiệu thất bại nào. Hầu hết các đột phá tạm thời sẽ
thất bại trong vòng 3-5 thanh nến và quay trở lại Vùng giá đi ngang.
Lưu ý: Trong Vùng giá đi ngang, giá luôn xoay chuyển lên xuống trong hai con
sóng. Bạn có thể luôn luôn tìm thấy các bước di chuyển bằng 2 con sóng bên trong
bất kỳ vùng giá đi ngang nào. Chúng có thể không đối xứng, nhưng chúng ở đó.
Cũng nên nhớ khái niệm chân không. Khi nào giá tiếp cận một trong hai ranh giới
của Vùng giá đi ngang, nó sẽ tăng tốc và thanh nến sẽ có kích thước lớn. Đừng ngạc
nhiên hay bị lừa! Đó không phải là sức mạnh! Đó có thể là sự kiệt sức. Giao dịch
dựa trên phản ứng của giá sau đó.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 82


Tình huống nghiên cứu:
Chúng ta đánh dấu vùng cản bằng hai mức giá cao nhất xuất hiện tại A, đó là một
mức kháng cự. Thanh nến số 1 di chuyển lên 2 tick và đảo chiều ngay lập tức trên
cùng một thanh nến. Đó là một cái bẫy. Tại B, chúng ta có một mẫu hình nến thất
bại màu đỏ-xanh. Bằng râu nến dài của thanh nến màu đỏ, chúng ta có thể thấy rằng
người mua hiện diện ở mức giá đó. Khi giá di chuyển đến khu vực C, vùng cản đánh
dấu trước đó đã được xác nhận trở thành ranh giới trên tạo nên một Vùng giá đi
ngang. Thanh nến số 2 là một cái bẫy khác, nó đã di chuyển 1 tick trên thanh nến
màu xanh trước đó và đóng cửa là một thanh nến giảm giá. Thanh nến 1 và thanh 2
hình thành Đỉnh đôi trong một xu hướng giảm. Sự thất bại đó thể hiện trên thanh
nến số 2 cho chúng ta một thiết lập tuyệt vời để mở một lệnh bán. Khi giá di chuyển
xuống vùng nhu cầu B, thanh nến 3 xác nhận ranh giới dưới của Vùng giá đi ngang.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 83


Bây giờ chúng ta đã biết một vùng giá đi ngang ở hiện tại, giá đang xoay vòng trong
vùng này, chúng ta có thể bắt đầu tìm kiếm các bẫy đột phá thất bại.
Giá đã vượt ra khỏi ranh giới trên và giữ nguyên trên đó bằng 2 thanh nến tại E.
Nhưng nếu chúng ta kiểm tra kĩ đột phá này, bạn sẽ thấy đột phá này là một đột phá
thất bại, đó là một cái bẫy. Thanh nến đã phá vỡ vùng cản yếu và có một râu nến
đáng kể trên đầu thanh. Đó không phải là một thanh đột phá mạnh. Sự tiếp diễn theo
sau đó là một thanh nến xanh khác có râu nến ở trên và nó đóng cửa chỉ 1 tick trên
mức cao của thanh đột phá trước đó. Đó là một dấu hiệu cho sự yếu kém. Đột phá
thành công cần có sự hỗ trợ liên tiếp, còn đây không có bất kỳ sự hỗ trợ nào tại E.
Thanh số 4 là thanh giảm giá mạnh đóng cửa ở mức giá thấp. Đó là sự xác nhận cho
thấy nỗ lực đột phá này không thành công. Đột phá không thành công này là ví dụ
hoàn hảo về “bẫy đột phá thất bại”. Giá cuối cùng trở lại đến Vùng giá đi ngang ban
đầu. Thanh nến số 5 là một thanh thú vị vì nó thậm chí còn chưa đạt đến ranh giới
dưới cùng. Nó đã bị từ chối mạnh. Đó là một cảnh báo rằng giá sắp được đẩy lên.
Giá có nghĩa vụ phải xoay lên xoay xuống trong một Vùng giá. Khi điều đó không
xảy ra, bạn cần phải hoài nghi. Khi giá cả không thể đạt đến ranh giới hoặc dừng
lại ở giữa Vùng giá đi ngang, một đột phá thực sự có thể sắp xảy ra. Và cuối
cùng giá cũng đã bùng nổ phá vỡ thành công theo chiều ngược lại với một thanh
nến đột phá khổng lồ.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 84


Ví dụ dưới đây của dịch giả dựa trên phương pháp bẫy giá “dao găm” của Tiên
Sanh: Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về phương pháp này trên youtube, thời điểm
khi nào mở lệnh, với điểm đặt lệnh dừng lỗ và điểm chốt lời rõ ràng, giúp tâm lý
vững vàng hơn khi giao dịch.

Thị trường BTC, khung giờ m15 ngày 20-23/08/2022


Vào ngày 20/08 giá đã di chuyển nhiều lần phản ứng với vùng giá 20k3, tạo nên
một vùng kháng cự ở đây (vẽ thanh chữ nhật ngang màu đen trên hình tương ứng).
Giá phá vỡ kháng cự vào 15h ngày 21/08, thu hút đám đông vào mua theo phân tích
kỹ thuật cơ bản. Nhưng giá không tiếp tục xu hướng tăng mà chỉ di chuyển trong
hộp 1, nơi này hình thành nên một đám đông tham gia vào mua đang kì vọng giá
tiếp tục tăng để chốt lời. Chú ý vào ô tròn màu cam, ngày 23/08 nơi đây giá đảo
chiều có nến đóng dưới vùng cản, xác nhận rằng đám đông đã sai, mắc bẫy và lúc
này đang bị thua lỗ nếu họ đã mua ở hộp 1. Ta thiết lập lệnh giao dịch với kì vọng
điểm chốt lời ở cuối hộp 2 bằng với hộp 1 ở trên. Để hiểu rõ hơn bạn đọc vui lòng
xem chi tiết các video về phương pháp này của chính chủ(Sanh) trên youtube nhé.
Vậy là trong 1 giờ đồng hồ ngắn ngủi chúng ta đã hoàn thành lệnh giao dịch trong
ngày với tỉ lệ R:R = 1:1,5. Ở cuối ngày, nếu để ý còn có một bẫy dừng lỗ ở thanh
nến pinbar râu trên dài dành cho cho các nhà giao dịch chờ đợi giá điều chỉnh
(pullback) rồi mới vào lệnh.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 85


Chương 5 - Bẫy “Back to Back” (Bẫy giá Kép)
Bẫy “Back to Back” về cơ bản là một cái bẫy kép: một thanh nến bao trùm (outside
bar) bẫy cả người mua và người bán cùng một lúc. Đây là một cái bẫy nguy hiểm vì
nó có thể gây nhầm lẫn cho rất nhiều nhà giao dịch! Ví dụ, trong khi thanh nến đang
hình thành, đầu tiên nó bẫy người bán bằng cách giảm 1-2 tick, sau đó ngay lập tức
đảo ngược lên kích hoạt lệnh đặt mua của người mua và điểm cắt lỗ người bán. Bạn
nghĩ rằng mình đã đúng khi gia nhập phe mua, điều ngạc nhiên là giá một lần nữa
quay đầu đảo chiều trong thanh nến tiếp theo. Nó thường có hình dạng như một
thanh nến bao trùm (outside bar): một thanh nến bao phủ hoàn toàn thanh nến trước
đó. Bẫy "Back to Back" thường xảy ra trong khu vực giá điều chỉnh (pullback) và
vùng giá đang tắc nghẽn. Khi bạn nhìn thấy một thanh nến bẫy giá kép, điều tốt nhất
bạn nên làm đó là chờ đợi! Nến bao trùm không bao giờ là một thanh nến tốt để vào
lệnh. Thiết lập tốt nhất sẽ là một thanh nến nhỏ ở phía góc trên hoặc góc dưới sau
thanh bẫy giá đôi. Đó là thanh tín hiệu của bạn để bạn vào lệnh.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 86


Tình huống nghiên cứu:
Ví dụ trên đây là một Bẫy giá kép. Thanh nến số 1 ban đầu bẫy người bán và kích
hoạt điểm cắt lỗ của người mua. Sau đó, nó tăng lên để kích hoạt điểm cắt lỗ của
người bán và lệnh giới hạn của người mua. Những thanh nến tương tự như thế này
tạo cho chúng ta rất nhiều sự nhầm lẫn, điều tốt nhất nên làm đó là Chờ đợi. Thanh
nến số 2 là thanh vào lệnh tối ưu vì nó nằm ở góc trên cùng sau thanh bẫy giá đôi.
Mặc dù đó là một Doji, thường không phải là một thanh nến để vào lệnh tốt. Nhưng
với bối cảnh của xu hướng giảm và sự từ chối của râu nến dài tại đường EMA, nó
cho thấy người mua đang không kiểm soát được giá. Xu hướng giảm trước đó cho
thấy những người bán vẫn đang thống trị thị trường. Sáu cây nến đỏ không có sự
điều chỉnh, đó là một động lượng khá mạnh, kỳ vọng xu hướng sẽ tiếp tục (con sóng
thứ 2). Nó sẽ mang lại xác suất thành công cao khi thiết lập một lệnh bán.
Điều quan trọng cần nhớ: Nếu thị trường không đi xuống, thì nó đã thất bại
trong việc tiếp tục xu hướng, hãy xem thanh nến nhấn chìm đó như một thanh
nến trong vùng giá đi ngang, sử dụng chiến lược fade (giao dịch với nỗ lực đột
phá thất bại) để tìm kiếm lợi nhuận. Bẫy giá kép là một tín hiệu rất đáng tin
cậy và nó thường cung cấp cơ hội giao dịch tuyệt vời.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 87


Tình huống ghiên cứu:
Đây là một ví dụ khác trong đó thanh nến để vào lệnh là một thanh xu hướng mạnh
thay vì một thanh nến nhỏ ở góc trên/dưới. Thanh số 1 biểu thị sự từ chối đường
EMA rõ ràng với râu nến dài ở dưới cùng. Bạn có thể thấy có những người mua
mạnh đang đẩy giá lên ở mức giá được đánh dấu bằng đường thẳng màu xanh. Thanh
số 2 là một thanh nến tăng nhỏ đóng cửa trên đường EMA với thân hẹp. Nó không
phải là một thanh nến tốt để vào lệnh. Mẹo: Khi bối cảnh đã được xác nhận, nhưng
thanh nến vào lệnh hoặc thanh nến tín hiệu chưa đẹp, hãy CHỜ ĐỢI! Nếu xuất
hiện thanh nến tín hiệu hoặc thanh nến vào lệnh tuyệt vời, nhưng trong một bối
cảnh không hợp lý, đó thường là một cái bẫy.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 88


Thanh nến số 3 là thanh bẫy giá 2 đầu. Đầu tiên nó tăng lên 1 pip để kích hoạt người
mua, sau đó xả xuống để kích hoạt lệnh chờ của người bán và điểm cắt lỗ của người
mua bên dưới Thanh số 1. Như tôi đã đề cập trước đó, không bao giờ bắt đầu mở
lệnh ở bất kỳ vị trí nào của thanh nến nhấn chìm, hãy đợi thanh tiếp theo. Ngay lập
tức, Thanh số 3 đã phá vỡ đường EMA và mức thấp trước đó của Thanh 1. Xu hướng
dường như đang giảm. Nhưng đó là một thanh nến nhấn chìm, tốt nhất là nên đợi.
Chờ xem liệu những người bán phe gấu đang đứng bên ngoài sẽ tham gia hay đó chỉ
là một cái bẫy. Mẹo: Cần hai lần di chuyển để phá vỡ bất cứ thứ gì đó. Bất kỳ
vùng cản nào, chẳng hạn như phá vỡ đường EMA; phá vỡ của Đỉnh/Đáy trước
đó hoặc phá vỡ biên của Vùng giá đi ngang, không thể là một phá vỡ đích thực
chỉ với một thanh nến đơn độc. Bất kỳ sự phá vỡ nào cũng cần phải có sự xác
nhận bởi ít nhất là 2 thanh nến, nghĩa là hai thanh liên tiếp đóng bên trên/bên
dưới một vùng cản quan trọng. Bất kỳ một thanh nến phá vỡ đơn độc nào theo
sau đó là một thanh nến phủ nhận, giá đảo chiều hoàn toàn thì đích thị đây là
một cái bẫy.
Thanh số 3 là ví dụ hoàn hảo cho điều đó, một tình huống nến xen kẽ màu đỏ-xanh
điển hình. Thanh nến 4 thậm chí không kích hoạt bất kỳ lệnh chờ giới hạn nào của
người bán ở dưới Thanh 3, nó đi thẳng lên một mạch. Đó là một dấu hiệu của sức
mạnh tăng giá mạnh mẽ. Bây giờ hãy xem xét bối cảnh. Giá đã có xu hướng tăng
trước đó với một lực khá lớn. Các thanh nến bán thoái lui được hình thành bằng hai
thanh nến Doji và một thanh nến bẫy giá 2 đầu đã phản công lại phe bán ngay lập
tức. Điều này không thể hiện được sức mạnh thuyết phục từ phía phe bán. Có một
sức mạnh nhỏ nhưng đã kết thúc bằng 2 con sóng của phe bán, chúng không đối
xứng, nhưng nó đã hoàn thành xong việc. Khi thanh nến 4 đóng cửa, hãy vào lệnh
mua bằng cách đặt một lệnh giới hạn mua ở trên nó, bạn sẽ có xác suất chiến thắng
cao hơn.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 89


Chương 6 - Tin tức
Tin tức là “adrenaline” (chất kích thích) cho các nhà giao dịch. Khi giá cả diễn biến
thất thường, bùng nổ và có khối lượng lớn là đặc điểm khi thị trường xuất hiện tin tức
quan trọng. Tin tức là thứ nguy hiểm đối với các nhà giao dịch mới làm quen với thị
trường vì họ có thể có một khoản lỗ lớn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Dù
bạn đặt lệnh cắt lỗ nào gần đó chúng đều sẽ bị kích hoạt. Rủi ro là rất lớn. Nhưng
lợi nhuận cũng nhiều không kém. Bạn có thể kiếm tiền trong vòng vài giây nếu thị
trường đi theo hướng có lợi cho bạn. Nghe có vẻ giống như cờ bạc, phải không?
Theo kinh nghiệm của tôi, cách chính xác để giao dịch với tin tức là giao dịch
phản ứng với giá sau khi tin tức đã xảy ra, chứ không phải với chính tin tức đó
(phản ứng chứ không dự đoán).
Tin tức có tính chu kì và lặp đi lặp lại. Có rất nhiều báo cáo quan trọng xảy ra hàng
tuần, chẳng hạn như FOMC, PMI, báo cáo hàng tồn kho và dự trữ, Trái phiếu đấu
giá và nhiều thứ khác. Ví dụ: Báo cáo Kiểm kê Dầu Thô có mỗi Thứ Tư vào lúc
10:30 sáng (EST;UTC-5), trừ các Ngày lễ. Hãy tạo thói quen kiểm tra lịch thông báo
những tin tức quan trọng trong ngày. Biết trước thời gian và ngày xảy ra tin tức có
thể giúp bạn chuẩn bị tốt cho kế hoạch giao dịch của bạn. Nếu không, rất nhiều hành
động giá sẽ không có ý nghĩa đối với bạn. Đây là một phần của sự nhất quán trong
công việc giao dịch. Truy cập trang web http://www.Forexfactory.com và click vào
phần lịch (calendar) để xem tất cả tin tức trong ngày.
Có một số tin tức không lặp lại, chúng là những sự kiện bất ngờ. Những sự kiện này
có thể tác động đến quyết định của các nhà đầu tư về việc nắm giữ hay thoát khỏi
các vị thế hiện tại của họ. Ví dụ: thị trường sụp đổ sau “9.11”. Mọi người điên cuồng
và sợ hãi, đó là một sự hỗn loạn. Vào ngày đầu tiên của giao dịch NYSE sau ngày
11/9, thị trường đã giảm 684 điểm, giảm 7,1%, lập kỷ lục về mức sụt giảm lớn nhất
của lịch sử của thị trường hàng hóa trong một ngày giao dịch.
Với các nhà giao dịch theo hành động giá trong ngày, tất cả các tin tức đều giống
nhau. Biểu đồ không bao giờ nói dối. Tất cả các cảm xúc và phản ứng giá liên quan
đến tin tức đều được thể hiện một cách rõ ràng trên biểu đồ. Ví dụ: báo cáo tồn kho
của Dầu thô trong cây nến 5 phút từ 10:30 - 10:35 AM. Chúng tôi chờ cho nến đóng
cửa và giao dịch dựa theo các phản ứng giá sau đó. Chúng tôi không quan tâm kết
quả là gì (tăng/giảm hay là thông tin gì đi nữa). Chúng tôi chỉ giao dịch sao cho phù
hợp.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 90


Tin tức có phi lý và khó đoán không? Không hẳn. Nếu bạn nhìn vào các biểu đồ
trong quá khứ, bạn sẽ thấy rằng mọi cây nến Tin tức đều có ý nghĩa. Nó tôn trọng
cấu trúc của thị trường. Dù cây nến có thể có kích thước khổng lồ, nhưng nó vẫn bị
hạn chế ở vùng quan trọng nhất định. Nó được tạo ra từ sự chuyển động giá điên
cuồng, chắc rồi. Nhưng chuyển động này không phi logic. Tất cả sự biến động này
là một công cụ để làm rối tung suy nghĩ của mọi người tùy thuộc vào cách nhìn và
quyết định của bạn. Với con người, họ tin vào những gì họ nhìn thấy. Nhưng tin tức
có thể là một sự dối trá. Thường thì nó sẽ đánh lạc hướng, lừa các nhà giao dịch đi
theo một hướng và đảo chiều theo một hướng khác. Tốc độ rất nhanh, bạn thậm chí
còn chưa kịp nhận ra. Đó là lý do tại sao tin tức nguy hiểm với nhiều nhà giao dịch.
Tuy nhiên, nến Tin tức thường có nhiệm vụ hoàn thành một điều gì đó, nó lấp
đầy mục đích đó một cách nhanh chóng. Nó thường hoàn thành xong nhiệm vụ
của mình bằng cách mở rộng một con sóng thứ 2; một nhịp điều chỉnh sâu hoặc
kiểm tra lại mô hình 2 Đỉnh/Đáy. Hãy giữ điều này trong tâm trí khi xem xét cây
nến Tin tức. Nhắc lại một lần nữa, tốt hơn hết là hãy giao dịch sau tin tức đã xảy ra.
Mức giá cao nhất hoặc thấp nhất của nến tin tức thường là các vị trí an toàn
nhất để đặt vị trí dừng lỗ.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 91


Tình huống nghiên cứu:
Vào ngày 3 tháng 8, Dầu (CL) đã tạo nên một khoảng trống(gap) tăng giá sau một
xu hướng giảm mạnh vào ngày trước đó. Khoảng trống này được tạo ra bởi những
người bán, họ chốt lợi nhuận của ngày hôm qua. Sẽ có một sự tiếp tục của xu hướng
giảm hay một đợt điều chỉnh sâu? Chúng ta hãy chờ xem. Những người bán cđã
hiếm ưu thế trong 15 phút đầu tiên. Thanh nến 1 đã đóng khoảng trống này lại và
gặp sự từ chối xuống sâu hơn nữa ngay lập tức. Người bán đã thử lại nhưng không
thành công ở Thanh nến 2. Khi một bên(mua/bán) không thành công hai lần, giá
thường sẽ đảo chiều, hãy giao dịch theo hướng ngược lại đó. Mua ở trên Thanh nến
số 2 sẽ là một điểm vào lệnh lần 2 như trong sách. Sự từ chối kép của khoảng trống
cho thấy giá có thể điều chỉnh tăng giá trước khi phe bán quay trở lại.
Tin tức về hàng tồn kho xuất hiện lúc 10:30 sáng. Thanh nến số 3 đã xả xuống rất
mạnh để kiểm tra lại mức giá thấp nhất của ngày hôm trước và kích hoạt tất cả các
lệnh cắt lỗ của người mua. Sau đó nó được đẩy lên để có giá đóng cửa trên đường
EMA. Thanh nến này cho chúng ta biết 3 điều. Một, nó đã hoàn thành nhiệm vụ
của người bán kiểm tra mức giá thấp của ngày hôm trước. Hai, râu nến từ chối
và giá đóng cửa tăng cho thấy người mua đang rất mạnh. Cuối cùng, nhiều
người mua sẽ chốt lời sau cây nến này. Chúng ta chưa bắt đầu mở lệnh giao dịch
ở bất kỳ vị trí nào cả, chúng ta muốn thấy các nhà giao dịch bị mắc bẫy. Thanh nến
4 là một cái bẫy sau khi người mua cố gắng phá vỡ mức giá cao nhất của cây nến tin
tức nhưng không thành công. Một điểm vào lệnh bán thứ hai như trong cuốn sách
này đã hướng dẫn. Bạn có thể thực hiện giao dịch này, nhưng hãy lưu ý phe mua
đang rất tích cực, vì vậy đừng kì vọng giữ lệnh này lâu dài hay thậm chí là vài ngày,
chỉ cần giao dịch lướt sóng nhanh chóng trong vòng vài giờ thì sẽ không có vấn đề
gì cả. Nếu bạn đã vào lệnh, bạn đã có 35 tick lợi nhuận.
Động thái giảm giá này sớm bị phản công khi Thanh nến số 5 kết thúc. Nếu bạn đã
vào lệnh mua trên Thanh nến 5, điểm dừng lỗ chính xác phải nằm dưới mức thấp của
thanh tin tức 3. Thanh số 6 là bẫy “1 tick” của người bán, cũng là thanh nến có lực
mạnh để phá vỡ mức giá cao nhất của cây nến tin tức. Đó là một thiết lập tốt để vào
lệnh. Nhưng nó rất gần với mức giá cao của cây nến tin tức, có thể xuất hiện mô hình
2 đỉnh và đảo chiều. Do đó, nó không phải là một thanh nến vào lệnh tối ưu. Nhưng
nếu bạn đặt đúng mức cắt lỗ dưới Thanh 3, bạn sẽ ổn.
Thanh nến 7 đã bẫy một số người mua nhưng thanh nến 8 đã ngay lập tức phủ nhận
điều đó. Thanh nến 8 không phải là một thanh nến lý tưởng để vào lệnh, nhưng nó
đã đóng cửa trên mức giá cao nhất của ngọn nến tin tức và rủi ro là khá thấp. Nhìn

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 92


vào bối cảnh xu hướng tăng mạnh suốt buổi sáng, đơn giản là không có lý do gì để
vào lệnh bán. Nhập 1 tick trên Thanh nến 8, nhắm đến mẫu hình AB = CD và giá
cao nhất của ngày hôm trước. Cuối cùng giá cũng đã đến được điểm đó. Bằng ví dụ
này, bạn có thể thấy những lợi ích lúc giao dịch sau khi tin tức xuất hiện. Ngoài ra,
Tin tức có tính logic, nó không hề phi lý. Chú ý vào cái râu nến dài đó, trông nó
không khác gì một thanh nến xu hướng tăng bình thường. Tin tức không thay đổi
bức tranh tổng thể trong ngày, nó là một một phần quan trọng của bức tranh đó.
Ví dụ của dịch giả:

Tin tức quan trọng của FED vào 9h tối ngày 26/08/2022

Biểu đồ USD/JPY ngày 26/08/2022, khung thời gian H1, giá trước đó đã tạo mô
hình nêm.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 93


Biểu đồ USD/JPY ngày 26/08/2022, khung thời gian m15
Bạn đọc cần trực tiếp giao dịch/có mặt trên thị trường vào khoảng thời gian có tin
tức thì mới cảm nhận được nhịp điệu khốc liệt của chiến sự này. Khi mà trước đó
bạn đã thấy giá di chuyển tạo thành một mô hình nêm, giá phá vỡ mô hình đi lên,
đám đông các nhà giao dịch nghiệp dư dựa trên phân tích kỹ thuật cơ bản sẽ đợi
retest (nhịp điều chỉnh) khi giá quay lại trendline (đường xu hướng xanh) để mua
lên, hoặc một số khác thì đặt lệnh chờ mua (stop-limit). Tất cả đều bị quét
stoploss, đá khỏi thị trường trước khi giá đi đúng với phân tích kỹ thuật như bạn
thấy ở ví dụ trên nếu nhà giao dịch không chú ý vào lịch tin tức.
Tóm lại: như tác giả đã nhắc, hãy giao dịch sau khi giá đã phản ứng xong với tin
tức. Mọi người thường nói chờ đợi là việc rất quan trọng trong công việc giao
dịch, nhưng ít ai chia sẽ cho bạn biết bạn nên chờ đợi điều gì, khi nào thì bạn sẽ
đưa ra quyết định. Trong cuốn sách này, tác giả đã có nói rõ cách giao dịch, việc
của bạn đọc là vận dụng và thực hành.
Bài tập: Bạn hãy mở biểu đồ và tìm các nến tin tức, các mô hình trước đó vào
ngày 26/08/2022 này ở các thị trường như Vàng, Dầu, BTC, cặp tiền tệ… Chắc
chắn, bạn sẽ học được nhiều điều.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 94


Chương 7 - Những điều đặc biệt vào buổi sáng
“Những điều đặc biệt buổi sáng” được lên kế hoạch với 2 tình huống có thể bẫy các
nhà giao dịch tin rằng thị trường đang di chuyển theo một hướng, nhưng trên thực
tế, thị trường chỉ là đang chờ đợi sự đảo chiều.
Đầu tiên, sự đảo chiều vào buổi sáng. Thường thì bạn sẽ thấy giá đang di chuyển
trong một hướng rất mạnh ngay khi thị trường mở cửa. Động lượng là rất
mạnh, nó tạo ra một đường cong parabol. Nó khiến bạn hối hận vì đã không
vào lệnh sớm. Nhưng đừng để bị mắc bẫy, động thái parabol này thường bị đảo
ngược.
Giải thích tâm lý đằng sau hiện tượng này: một xu hướng lành mạnh là khi nó tạo ra
các thanh nến trung bình có giá đóng cửa gần các điểm cực trị, liên tiếp nhau và nhỏ
gọn. Nhưng khi động lượng vượt ra ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như đường cong
parabol với các thanh nến khổng lồ và giá không có sự điều chỉnh, sự tăng giá này
cần phải quay lại để kiểm tra. Việc giá di chuyển quá nhanh quá lớn là một vấn đề
bởi vì không có sự nhất quán. Thị trường luôn có sự cân bằng, nơi cả phe mua và
phe bán đều có thể kiếm lời. Nếu giá chỉ thiên về một phía, sự phản kháng là điều
sớm muộn. Hãy ghi nhớ điều này khi bạn thấy chuyển động bất ổn vào sáng sớm.
Khi bạn thấy những dấu hiệu thất bại rõ ràng hoặc kiệt sức, hãy giao dịch chống lại
xu hướng đó.
Đối với Dầu thô (CL), tôi chỉ giao dịch từ 9:00 đến 11:00 vào buổi sáng. Thông
thường giá biến động khá tốt trong giai đoạn này. Tôi cố gắng hoàn thành giao dịch
của tôi trước giờ ăn trưa, vì hành động giá có thể rất chậm và “khó đoán”. Tôi nhận
thấy sự đảo chiều buổi sáng thường xảy ra vào khoảng 9:30 sáng, không phải luôn
luôn, nhưng xảy ra khá thường xuyên. Sự đảo chiều này cung cấp cho chúng ta một
thiết lập tỷ lệ R:R tốt, với một rủi ro nhỏ. Bạn có thể nắm bắt được “Đỉnh/Đáy” của
một tiềm năng đảo chiều và giữ nó cho một giao dịch dài hạn.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 95


Tình huống nghiên cứu:
Vào ngày 9 tháng 8 năm 2016, Dầu thô đang có xu hướng tăng mạnh ngay khi thị
trường mở cửa. Có một khoảng trống giảm giá so với ngày hôm trước nhưng khoảng
trống này ngay lập tức được lấp đầy. 6 thanh nến tăng giá không có sự điều chỉnh,
2 trong số chúng có kích thước khổng lồ. Khu vực khoanh tròn là một khoảng trống
nhỏ khác, thể hiện sự cấp bách của người mua. Khoảng trống này thể hiện cho điều
gì, phá vỡ hay kiệt sức? Hãy chờ xem hành động giá theo sau đó. Thanh nến xu
hướng màu xanh khổng lồ, khoảng trống, chỉ có một thanh nến màu đỏ trong 1 giờ
đầu tiên, mọi thứ đều hướng lên ủng hộ cho phía người mua. Nhưng nếu bạn nhìn
kỹ hơn vào vùng đánh dấu màu xanh, bạn có thể thấy tất cả thanh nến tăng đều có
râu nến dài đáng kể phía trên đầu. Đúng là giá vẫn đang tăng, nhưng tất cả các râu

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 96


nến đều là manh mối của sự bất thường. Có gì đó đang xảy ra. Khoảng trống được
khoanh tròn là một khoảng trống kiệt sức. Nếu đó là khoảng trống phá vỡ hoặc
khoảng trống tiếp tục xu hướng, hành động giá theo sau sẽ phải mạnh mẽ. Nhưng ở
đây, phe mua đã thất bại ở thanh nến thứ hai sau khoảng trống, điều đó cho thấy phe
mua đã yếu và mất dần sức mạnh. Khoảng trống kiệt sức đó là một bẫy giá cho phe
mua.
Động thái parabol này tạm dừng tại Thanh nến số 1 và chúng ta thấy các nhà giao
dịch ngược xu hướng bắt đầu xuất hiện. Nhưng vấn đề là Thanh nến số 2 hình thành
quá nhanh, quá lớn, giá đảo chiều cùng một lúc. Người mua đã cố gắng nỗ lực đẩy
giá lên thêm một lần, nhưng đã thất bại thảm hại ở khu vực bị từ chối trước đó biểu
thị ở Thanh nến 4. Thanh 4 là một cái bẫy, giá đã tăng lên 1 tick và đóng cửa là một
thanh nến giảm giá. Mô hình 2 Đỉnh, Với đỉnh sau thấp hơn, Bẫy giá 1 tick, Nến
xanh-đỏ xen kẽ và điểm vào lệnh bán thứ 2, tất cả các dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều
của giá vào buổi sáng. Thanh nến 4 là một thanh vào lệnh tuyệt vời. Và thời gian
chính xác là 9:30 sáng. Nếu bạn đã vào lệnh bên dưới thanh 4, bạn đang bán ở trên
đỉnh của một chu kỳ giảm giá với 2 con sóng giảm tuyệt vời.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 97


Kịch bản thứ hai là Đột phá giả trong Vùng giá đi ngang. Tâm lý của đám đông
đóng vai trò quan trọng trong kịch bản này. Một lần nữa, mắt thấy, tai nghe và tâm
trí tin tưởng. Thông thường, chúng ta thấy những động thái mạnh vượt ra khỏi vùng
giá đi ngang và theo sau đó cũng có những cây nến mạnh mẽ. Chúng ta có xu hướng
tin rằng đột phá thường thành công và chúng ta tham gia theo xu hướng đó với hi
vọng cho một giao dịch trung hạn. Nhưng đa phần, thị trường có tâm trạng đối với
việc hình thành một số mô hình nhất định mỗi ngày. Nếu như khoảng thời gian đầu
tiên trong ngày có những hành động giá đi ngang, phần thời gian còn lại trong ngày
giá rất có thể sẽ hoạt động giống như một vùng đi ngang. Điều đó nghĩa là bất kể
giá có sự đột phá mạnh đến mức nào, tâm lý là chúng ta thường hoài nghi về liệu
vùng giá đi ngang có thể chuyển đổi thành một xu hướng. Thay vào đó, chúng ta
nên thử và tìm kiếm những đột phá thất bại và sử dụng chiến lược fade(giao dịch dựa
trên đột phá thất bại). Những đột phá “thành công” ở trong vùng giá đi ngang, hầu
hết chúng không bao giờ dẫn đến một xu hướng. Thay vào đó, giá di chuyển sang
một vùng đi ngang khác và xoay vòng trong các đường ranh giới mới. Nhưng nếu
giá đột phá ra khỏi vùng đi ngang và thất bại (giá quay đầu, có nến xác nhận), giá
thường sẽ quay trở lại vùng đi ngang trước đó. Fade, Fade, Fade! Đó là phương
châm giao dịch khi thị trường có hành động giá đi ngang (sideways).

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 98


Tình huống nghiên cứu:
Ví dụ trên cho chúng ta thấy đột phá giả trong Vùng giá đi ngang. Thanh nến thứ
nhất và thanh thứ hai trong ngày đều là nến Doji, đó là dấu hiệu đầu tiên của một
Ngày giá đi ngang tiềm năng. Trong phiên mở cửa đầu buổi sáng, biến động giá
“Giảm mạnh”, “Tăng mạnh” là một dấu hiệu quan trọng khác của Vùng giá đi
ngang. Động thái tăng giá có thể bẫy rất nhiều nhà giao dịch nghĩ rằng đó là hành
động giá chuyển đổi thành xu hướng tăng. Thật không may, không phải trong một
ngày giá đi ngang. Nhìn vào dấu hiệu của sự thất bại, sự từ chối của mô hình 3 đỉnh.
Giá di chuyển trở lại vùng đi ngang và xoay vòng.
Sau đó, giá cố gắng đột phá xuống biên dưới. Giá đột phá thất bại ở lần đầu tiên,
nhưng thanh nến thứ 2 là một thanh nến giảm giá khổng lồ đã cắt qua đường biên
dưới của vùng đi ngang. Thanh nến đẹp này trở thành một cái bẫy hoàn hảo dành cho
cho người bán.
Nếu bạn nghĩ rằng thị trường cuối cùng cũng phá vỡ xuống phía dưới, thì bạn đang
bị mắc bẫy một lần nữa. Trong một ngày bất kì, đó sẽ là một thanh nến tín hiệu tuyệt
vời. Nhưng không phải trong một ngày Đi ngang, đặc biệt không phải là vào lúc 12
giờ 40 phút, giờ ăn trưa. Chà, giá thất bại sau ba thanh nến và cuối cùng phe mua
quay trở lại đẩy giá về vùng giá đi ngang ban đầu. Sử dụng chiến lược Fade vào lúc
này.
Hãy linh hoạt khi giao dịch trong một ngày như thế này bởi vì đơn giản là thị
trường hiện giờ là không có xu hướng. Bạn phải loại bỏ ngay tâm lý giao dịch
theo xu hướng.
Dịch giả: bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về phương pháp “Vùng tối” có lối tư duy
tương tự.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 99


Lời kết
Tính nhất quán được ca ngợi là khía cạnh quan trọng nhất trong công việc giao dịch.
Vậy tính nhất quán trong giao dịch là gì? Ồ, hãy luôn xác định trước rủi ro của
bạn và duy trì tỷ lệ rủi ro/phần thưởng 1:2 là hai ý chính. Những thứ khác chẳng
hạn như chốt một phần lợi nhuận, mức lỗ tối đa hàng ngày, số lượng giao dịch, sự
kiên nhẫn chờ đợi thiết lập và không giao dịch quá mức… đều rất quan trọng. Có
những phương pháp và chiến lược chỉ hoạt động trong những điều kiện nhất định.
Thường thì bạn phải đợi một khoảng thời gian cho một thiết lập cụ thể. Đôi khi thiết
lập đó có thể thậm chí không xuất hiện. Ngay cả khi bạn có thể ghi nhớ mọi mẫu
hình có trong “Bách khoa toàn thư về các mẫu biểu đồ” của Thomas Bulkowski,
849 trang sách, bạn vẫn có thể không tìm thấy một mẫu hình nào không bao giờ có
sự thất bại (không di chuyển đúng như những gì đã được học). Thị trường là hoàn
hảo với những chuyển động không hoàn hảo. Theo tôi, bẫy giá là cách duy nhất tạo
được các thiết lập nhất quán mà bạn có thể tìm thấy mọi lúc, mọi ngày, trên mọi biểu
đồ và bất kỳ thị trường nào. Việc nhất quán săn các bẫy giá này có xác suất đem lại
cho bạn tỉ lệ thắng cao hơn. Những thiết lập bẫy giá này cũng dễ dàng phát hiện, xác
nhận và khai thác. Không có gì tốt hơn sự đơn giản.
Một lần nữa tôi xin lỗi về ngôn ngữ nếu đôi khi nó có vẻ khó hiểu. Tôi ước gì tôi có
thể chứng minh ý tưởng bẫy giá một cách rõ ràng và bạn sẽ thấy chúng hữu ích trong
giao dịch của bạn như thế nào.

Dịch giả: Đông Nguyên (0901902141) 100

You might also like