You are on page 1of 2

2.Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam.

Sự phát triển trong quá trình đổi mới đã tạo ra nhiều tiền đề quan trọng
để Việt Nam tiếp cận,triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do
đặc điểm của Cách mạng này là không phụ thuộc chủ yếu vào máy móc,
thiết bị mà tùy thuộc nhiều vào khả năng và trí tuệ của con người, năng
lực sáng tạo, nên Việt Nam có thể tận dụng ưu thế của nước đi sau để
nắm bắt, ứng dụng các thành tựu cũng như hạn chế thách thức khó
khăn của cuộc Cách mạng công nghiệp này tại Việt Nam trong việc phát
triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều
khó khăn và thách thức nghiêm trọng như: trong khi thế giới đang tiến
vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thì Việt Nam vẫn chủ yếu ở
giai đoạn 2 tức thực hiện dây chuyền gia công, lắp ráp. Theo thống kê,
97% doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và
vừa , năng lực cạnh tranh, trình độ khoa học công nghệ, nhất là chất
lượng nguồn nhân lực còn rất hạn chế. Đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Việt Nam hiện nay đang sử dụng công nghệ của những năm 1980,
trong đó có 52% đang sử dụng thiết bị lạc hậu, 38% sử dụng thiết bị
trung bình, chỉ có 10% là sử dụng thiết bị tương đối hiện đại. Chi phí đầu
tư cho đổi mới khoa học- công nghệ của doanh nghiệp bình quân còn
quá thấp, mới chiếm 0,3% tổng doanh thu;(1) phần lớn lao động Việt
Nam chưa được đào tạo bài bản, năng lực lý thuyết và tay nghề còn hạn
chế nhất là kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ tiếng Anh để giao tiếp làm
việc.
Khi ứng dụng công nghệ số, sẽ dẫn đến sự thay đổi về mô hình sản
xuất, văn hóa kinh doanh, mô hình tổ chức … điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải xử lý, thích ứng sự thay đổi này. Theo nghiên cứu
của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) có hai ngành ở Việt Nam sẽ chịu
tác động mạnh nhất đó là dệt may và điện tử, điện máy, bởi lẽ những
ngành này chịu tác động của quá trình tự động hóa rất lớn. Dự báo sẽ
có khoảng 86% lao động ngành dệt may và 75% lao động ngành điện tử
sẽ chịu sự tác động. Một số ngành khác cũng sẽ bị ảnh hưởng tác động
của cuộc cách mạng này là chăm sóc sức khỏe, y tế giáo dục, bán lẻ,
giao thông vận tải.(2)
Mặt khác, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được yêu
cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang là thách thức to lớn đối
với Việt Nam hiện nay. Dự báo trong những năm tới, Việt Nam sẽ thiếu
hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói
chung và công nghệ cao nói riêng. Sẽ thiếu khoảng 78 nghìn nhân lực
mỗi năm và đến năm 2020 sẽ thiếu hơn 500 nghìn nhân lực, chiếm 78%
tổng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin. (3)
Theo đánh giá của các chuyên gia tay nghề, thể lực lao động của người
Việt Nam còn nhiều hạn chế trong khi tác phong kỷ luật công nghiệp
chưa cao, đồng thời năng suất lao động của Việt Nam cũng thua xa các
nước trong khu vực. Điều này sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh về lao
động giá rẻ, nhất là trong ngành dệt may, da giầy...
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được phát triển trên nền tảng
khoa học công nghệ, do đó để có thể tiếp cận xu thế của cuộc cách
mạng này, một trong những yêu cầu quan trọng là áp dụng khoa học
công nghệ, nhất là số hóa công nghệ thông tin vào hoạt động hành
chính, dịch vụ công của các cơ quan Nhà nước, trong quá trình xây
dựng nhà nước liêm chính, kiến tạo phát triển và hành động vì doanh
nghiệp và người dân.
Để có thể chuyển tư duy nhận thức từ cơ chế nền hành chính “mệnh
lệnh” “xin – cho” sang nền hành chính phục vụ, coi người dân và doanh
nghiệp thực sự là “đối tác, khách hàng” trong cung cấp dịch vụ công,
đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng Luật Hành chính công mới, tạo hành
lang pháp lý góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng Chính phủ,
chính quyền điện tử đồng thời nâng cao nhận thức của cán bộ, công
chức và nhân dân.

You might also like