You are on page 1of 38

CHƯƠNG 4

NGUỒN NHÂN LỰC SỐ VÀ KỸ NĂNG LAO ĐỘNG MỚI


Hồ Tú Bảo

Chương này bàn về đào tạo nguồn nhân lực số của đất nước và các kỹ năng lao động
mới trong thời chuyển đổi số. Trước hết là một vài thí dụ về những ảnh hưởng của
thời chuyển đổi số tới người lao động. Tiếp theo, nền tảng khoa học và công nghệ
cũng như những thay đổi của sản xuất thời chuyển đổi số được đề cập để cho thấy vì
sao việc sản xuất và kỹ năng của người lao động lại thay đổi. Phần chính của chương
chia sẻ ý kiến về những kiến thức cơ bản và kỹ năng lao động mới người lao động
cần chuẩn bị, cũng như việc huấn luyện và đào tạo để tạo nguồn nhân lực số của đất
nước.

1. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới người lao
động
Bài “Người lao động trên 30 tuổi đối mặt với khủng hoảng thất nghiệp” trên báo
Vietnam News hè năm nay bắt đầu với câu chuyện cô công nhân Vũ Thị Lan, người
đã làm việc 10 năm tại một nhà máy lắp ráp điện tử trong khu công nghiệp Quang
Minh, vào giữa tháng Tư vừa qua, bỗng nhận được thông báo không được tiếp tục
công việc. Lý do của nhà máy là nhiều người trên 30 tuổi không đáp ứng được nhu
cầu trong lúc công ty đối đầu với cải tổ công nghệ và nhận thêm vài trăm lao động
mới. Mất việc, chị Lan đến khu công nghiệp Bắc Thăng Long tìm hiểu các công ty
nước ngoài, nhưng họ cũng chỉ nhận lao động trẻ từ 18 đến 30 tuổi.

Bài báo kể những trường hợp tương tự ở các khu công nghiệp ở miền Trung, ở Bình
Dương, và nêu nhận định của người đứng đầu một cơ quan của Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam, rằng những người trong khoảng 30-40 tuổi thuộc về thế hệ đầu của
các khu công nghiệp với nước ngoài đang bị các công ty này thay đổi bằng một thế
hệ mới người lao động trẻ hơn, khoẻ hơn, được huấn luyện cơ bản hơn.

Mất việc ở tuổi 30 là quá sớm với những người mới đi qua gần nửa cuộc đời.

Bài báo kết luận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay thời kỳ chuyển đổi
số đang bắt đầu xảy ra, sẽ có một làn sóng thất nghiệp ở nước ta, và kêu gọi bảo vệ
người lao động.

1
Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ đến rất nhanh. Khi số
đông người Việt còn đang hỏi nhau cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì, thì tác
động của cuộc cách mạng này đã rất gần. Tác động này vào những ngành lao động
giản đơn như đóng giày hay may mặc còn đến sớm hơn nhiều so với các ngành lắp
ráp điện tử như nơi cô công nhân Vũ Thị Lan kể trên từng làm việc.

Theo ước tính của Hiệp hội công nghiệp giày dép Bồ Đào Nha (APICCAPS), hiện
châu Á sản xuất 87% lượng giày dép trên thế giới, với Trung Quốc là “công xưởng”
lớn nhất, theo sau là Ấn Độ và Việt Nam.

Gần một trăm năm trước, Adi Dassler, anh thợ đóng giày người Đức đã chế tác bằng
tay những chiếc giày chạy gắn đinh đầu tiên, khởi đầu của công ty lừng danh Adidas.
Trong vòng mười năm vừa qua mỗi năm hơn 250 triệu đôi giày Adidas đã xuất xưởng
và chủ yếu làm ở châu Á. Nhưng đầu năm 2016, theo hãng tin Reuters, Giám đốc
điều hành của Adidas, Herbert Hainer, đã tuyên bố “Chúng tôi sẽ mang sản xuất quay
lại nước Đức. Chúng tôi sẽ vươn lên và là công ty đầu tiên làm điều này”.

Các danh thủ bóng đá đều đi những những đôi giày thửa, được thiết kế và chế tạo đặc
biệt. Lionel Messi thửa giày ở Adidas còn Ronaldo và Neymar thửa giày ở Nike. Một
đôi giày thửa theo cách truyền thống cần trung bình khoảng một năm rưỡi để hoàn
thành kể từ đo đạc và thiết kế trên giấy. Hiện nay Adidas đang hướng đến sản xuất
những đôi giày thửa cho mọi khách hàng ngay tại cửa hiệu ở Berlin bằng cách tính
toán thông minh, dùng máy khâu đặc biệt và chất tạo bọt làm đế giày. Một đôi giày
thể thao thửa sẽ sớm được làm xong chỉ sau vài ngày.

Khoảng 99% số lượng giày thể thao bán tại thị trường Mỹ được sản xuất ở nước ngoài,
do sản xuất giày là ngành cần nhiều lao động, trong khi chi phí nhân công ở Mỹ lại
đắt đỏ. Nhưng công nghiệp giày dép và thời trang đang thay đổi nhanh, với xu hướng
“thời trang ăn liền” (fast fashion) khiến các thương hiệu đình đám phải sản xuất và
đưa ra thị trường rất nhanh các sản phẩm hợp thời. Theo hãng tin Reuters, hiện Việt
Nam đang sản xuất khoảng 42% lượng giày của Nike (39% lượng giày của Adidas).
Vì vậy, một khi các hãng này chuyển sang sử dụng các công nghệ tự động, thì Việt
Nam sẽ là một trong những nước đầu tiên chịu ảnh hưởng. Năm 2013, Nike từng cho
thôi việc hơn 100.000 công nhân trên thế giới nhờ tự động hóa một phần các khâu
sản xuất. Hiện nay, Nike đang có tổng cộng hơn một triệu công nhân, trong đó công
nhân Việt Nam chiếm khoảng một phần ba.

2
Hình IV.1. Tỉ lệ công nhân có nguy cơ mất việc do tự động hoá trong sản xuất [5]1.

Hình IV.1 đưa ra đánh giá năm 2016 của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO
(International Labor Organizartion) trong tài liệu “ASEAN trong dịch chuyển: Công
nghệ đang thay đổi công việc và doanh nghiệp thế nào” về nguy cơ mất việc do tự
động hoá sản xuất trong tương lai của các nước Đông Nam châu Á [5], trong đó do
tính chất của lao động hiện nay, Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương nhất với tỷ lệ
70%. Cũng trong tài liệu này, Hình IV.2 đưa ra đánh giá về tỷ lệ nguy cơ mất việc ở
5 ngành nghề sản xuất chính ở các nước ASEAN, trong đó ngành dệt may của Việt
Nam có nguy cơ rủi ro 86%.

Nhưng không phải chỉ có những người mất việc. Một số báo đầu 2018 của Thời báo
Kinh tế Việt Nam nêu gương hai chàng trai trẻ người Việt đang khởi nghiệp với nhiều
thành công. Đó là chàng trai Lưu Lợi với mô hình Kyber Network về chuỗi khối

1
Các hình minh hoạ không ghi nguồn là do tác giả tự chuẩn bị.
3
Hình IV.2. Tỉ lệ nguy cơ mất việc trong các lĩnh vực lao động chính ở ASEAN [5].

(blockchain) và tiền điện tử với khả năng giúp khách hàng bỏ qua các tầng trung gian
để thực hiện giao dịch ngay lập tức. Đó là chàng trai khởi nghiệp Trần Hùng, người
đồng sáng nghiệp công ty GotIt, người cũng theo đuổi những con đường đầy sáng tạo
của công nghệ số và để lại nhiều dấu ấn tại thung lũng Silicon. Tuổi trẻ, đam mê và
sức sáng tạo là những yếu tố chính giúp họ thành công với công nghiệp số.

Cuốn sách quen biết của Klaus Schwab [13] đề cập nhiều khía cạnh về ảnh hưởng
của thời công nghệ số tới việc làm của con người.

Đó là những lý do tại sao cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư sẽ gây nhiều biến
động hơn so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây: tốc độ (tất cả những gì
đang xảy ra đều với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết), sâu và rộng (rất nhiều thay đổi
triệt để đang xảy ra cùng một lúc), và việc chuyển đổi hoàn toàn của hệ thống xã hội.

Đó là có một điều chắc chắn rằng các công nghệ mới sẽ thay đổi tính chất việc làm
trên tất cả các lĩnh vực và nghề nghiệp một cách nhanh chóng, và một điều không

4
chắc chắn là tự động hoá sẽ thay thế người lao động đến mức nào, khi nào sẽ bắt đầu
và sẽ diễn ra trong bao lâu.

Đó là hai hiệu ứng cạnh tranh mà công nghệ tác động lên việc làm. Thứ nhất, đó là
việc tự động hóa sớm thay thế người lao động, buộc người lao động bị thất nghiệp
hoặc phải chuẩn bị kỹ năng mới để tìm việc khác. Thứ hai, hiệu ứng phá vỡ này luôn
đi kèm với một hiệu ứng về vốn, trong đó nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ mới tăng
lên dẫn đến việc tạo ra các ngành nghề mới, các doanh nghiệp và thậm chí một số
ngành công nghiệp mới.

Đó là trường hợp nền kinh tế dựa trên thiết bị di động (app economy) như thí dụ về
một hệ sinh thái việc làm mới. Nền kinh tế này chỉ bắt đầu từ năm 2008 khi Steve
Jobs, người sáng lập của Apple, cho phép những người phát triển bên ngoài tạo ra các
ứng dụng cho iPhone. Đến giữa năm 2015, các nền kinh tế dựa trên thiết bị di động
được dự kiến sẽ tạo ra hơn 100 tỷ đô-la doanh thu, vượt qua ngành điện ảnh đã tồn
tại hơn một thế kỷ. Những người lạc quan về kỹ thuật đặt câu hỏi: Nếu ngoại suy từ
quá khứ, tại sao cuộc cách mạng công nghiệp lần này lại có ảnh hưởng khác những
thời gian trước? Họ thừa nhận rằng công nghệ có thể gây rối nhưng tuyên bố rằng nó
luôn luôn kết thúc “có hậu” do nâng cao năng suất và tăng sự giàu có, dẫn đến những
nhu cầu lớn hơn về hàng hóa và dịch vụ, và do vậy dẫn đến các loại công ăn việc làm
mới. Cốt lõi tranh luận của họ như sau: Nhu cầu và ham muốn của con người là vô
hạn nên quá trình thoả mãn họ cũng là vô hạn, do vậy ngoài các cuộc suy thoái đôi
khi xảy ra, sẽ luôn luôn có việc làm cho tất cả mọi người

Đó là việc tự động hoá với nhiều loại công việc khác nhau, đặc biệt những việc lặp
đi lặp lại một cách cơ học và cần sự chính xác của lao động chân tay. Nhiều loại công
việc khác cũng sẽ được tự động khi khả năng tính toán tiếp tục tăng nhanh theo tốc
độ hàm mũ. Một dự đoán bất ngờ là công việc của các luật sư, chuyên gia phân tích
tài chính, bác sĩ, nhà báo, kế toán, làm bảo hiểm hoặc cán bộ thư viện có thể được tự
động từng phần hoặc hoàn toàn.

Trong Chương trình nghiên cứu về tác động của công nghệ số trong tương lai tại Đại
học Oxford, hai chuyên gia Carl Benedikt Frey và Michael Osborne đã phân tích và
đưa ra bảng xếp hạng định lượng 702 ngành nghề về khả năng tự động hoá và thay
thế bằng máy tính [29]. Bảng IV.1 và Bảng IV.2 dưới đây trích một số ngành nghề
có khả năng được tự động hoá nhiều nhất và ít nhất.

Phân tích của Frey và Osborne cho thấy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chắc
chắn sẽ có tác động lớn trên thị trường lao động và nơi làm việc trên toàn thế giới.

5
Trong tương lai gần, những công việc được tự động hóa nhiều sẽ là những việc đòi
hỏi kỹ năng xã hội và sáng tạo, đặc biệt những việc cần đưa ra quyết định trong điều
kiện không chắc chắn và cần những ý tưởng mới lạ.

Bảng IV.1. Một số nghề có khả năng tự động hoá được nhiều nhất [29]

Xác suất Nghề nghiệp


0.99 Nhân viên tiếp thị từ xa (telemarketers)
0.99 Nhân viên kỹ thuật thư viện
0.98 Người định giá bảo hiểm
0.98 Trọng tài thể thao, các viên chức thể thao khác
0.98 Thư ký pháp luật
0.97 Chủ khách sạn, quán ăn, quán cà-phê
0.97 Người môi giới bất động sản
0.97 Nhà thầu lao động nông nghiệp
0.96 Thư ký và trợ lý hành chính ngành luật, ngành y
0.94 Nghề chuyển phát nhanh

Bảng IV.2. Một số nghề ít khả năng tự động hoá được nhất [29]

Xác suất Nghề nghiệp


0.0028 Chuyên gia trị liệu
0.0040 Biên đạo múa
0.0042 Bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật
0.0043 Nhà tâm lý
0.0055 Nhà quản lý nguồn nhân lực
0.0065 Nhà phân tích hệ máy tính
0.0077 Nhà nhân chủng học và nhà khảo cổ học
0.0100 Kỹ sư hàng hải và kiến trúc sư hải quân
0.0130 Người quản lý kinh doanh
0.0150 Giám đốc điều hành

Những gì kể trên đưa chúng ta đến câu chuyện về người lao động trong những thập
kỷ đang tới, khi những thay đổi ghê gớm về sản xuất đang đến rất nhanh trong khi đa
số người lao động vẫn thường làm việc và kiếm sống với những kỹ năng quen biết.

Câu chuyện đặt ra là mỗi người lao động phải làm gì để bảo vệ được chính mình, rèn
luyện và học những kỹ năng nào để bắt kịp những thay đổi của thời chuyển đổi số?
6
Câu chuyện cũng đặt ra là nhà nước và xã hội có thể và cần làm gì để bảo vệ được
người lao động, để giúp người lao động có được những kỹ năng lao động mới này?
Dưới một góc nhìn khác, câu hỏi đặt ra là tiến bộ của sản xuất, của công nghệ số sẽ
đem lại những cơ hội và điều tốt đẹp nào cho người lao động? Và hơn nữa, chúng ta
phải làm sao tạo ra được nguồn nhân lực lao động số của Việt Nam?

TÁC ĐỘNG CỦA THỜI CHUYỂN ĐỔI SỐ TỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Tự động hoá trên nền công nghệ số sẽ thay thế nhiều việc của người lao động, ở các
mức khác nhau tuỳ từng ngành nghề.
2. Lao động trong một số nghề sẽ giảm, thậm chí có nghề mất đi, nhưng nhiều nghề
mới sẽ xuất hiện, đặc biệt những nghề mới tạo ra do sáng tạo từ công nghệ số.

2. Nền tảng của sản xuất thời chuyển đổi số

Phần này tóm lược về nền tảng khoa học và công nghệ của sản xuất trong thời chuyển
đổi số, để thấy rõ sản xuất đang và sẽ thay đổi thế nào và vì sao đòi hỏi người lao
động cần những kiến thức và kỹ năng lao động mới.

Cuộc cách mạng số hoá bắt đầu từ khi máy tính điện tử ra đời và phát triển từ giữa
thế kỷ trước. Những bài toán đầu tiên giải trên máy tính thường hoặc về tính toán
khoa học như xác định trữ lượng khoáng sản hay dự báo thời tiết hoặc về quản lý như
theo dõi sản phẩm hay tình hình tài chính. Do máy tính chỉ làm việc với các con số 0
và 1, các đối tượng cần tính toán kể trên đều phải được biểu diễn bằng các con số 0
và 1 trên máy tính. Xác định biểu diễn số của các vật thể trong thế giới thực, còn gọi
là các thực thể, tức xác định phiên bản số của các thực thể chính là việc số hoá. Máy
tính càng được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống con người bao nhiêu,
quá trình số hoá càng diễn ra sâu rộng bấy nhiêu. Đó là việc chuyển các sách báo in
hoặc viết trên giấy, thậm chí các sách báo đã in hoặc viết từ hàng trăm năm trước,
sang dạng số (còn gọi dạng ‘điện tử’) để ta có thể đọc hoặc tính toán, tìm kiếm trên
máy tính các thông tin cần thiết từ số sách báo khổng lồ này. Đó là việc chuyển các
bản đồ in trên giấy thành các bản đồ số để có thể tra cứu trên máy tính, là việc chuyển
các bệnh án ghi trên giấy sang các bệnh án điện tử làm cơ sở cho một nền y tế điện
tử... Việc số hoá diễn ra trên mọi lĩnh vực, tạo ra dữ liệu số của mọi thực thể, được

7
gọi là cuộc cách mạng số hoá và là nền tảng của việc sử dụng máy tính để khai thác
các nguồn dữ liệu này.

Việc số hoá không chỉ diễn ra với việc sử dụng trực tiếp máy tính, mà còn ở nhiều
lĩnh vực khác. Máy ảnh số xuất hiện đã thay thế phim nhựa và ảnh giấy bằng ảnh số.
Việc in ấn đã chuyển qua các chế bản điện tử với những bản in đẹp và phong phú.
Các máy móc y học như máy cộng hưởng từ MRI hay CT scanner chụp và tạo ra ảnh
số của các lớp cắt trong cơ thể người...

Gần 40 năm sau khi máy tính ra đời, việc Internet xuất hiện vào cuối thập niên 80 của
thế kỷ trước là một bước ngoặt lớn lao của xã hội loài người. Internet cho phép con
người được nối với nhau trên các mạng lưới liên lạc khổng lồ, được truyền và nhận
tin nhanh chóng, trước hết qua thư tín điện tử (emails) rồi qua các mạng xã hội như
Twitter hay Facebook. Internet cũng dần cho phép con người kết nối và tích hợp các
thực thể với nhau qua các biểu diễn số của chúng, gọi là ‘internet vạn vật’ (internet
of things). Hoạt động và sản xuất của con người được thực hiện qua vận hành các
thực thể được liên kết với nhau, có thể được điều khiển, thông minh và hiệu quả hơn
qua sử dụng dữ liệu liên kết của chúng.

Các cuộc cách mạng công nghiệp đã xảy ra với các đột phá về khoa học và kỹ thuật,
từ đó tạo ra những thay đổi về bản chất của phương thức của sản xuất, do đó tác động
sâu sắc đến kinh tế và xã hội. Việc phát minh và sử dụng động cơ hơi nước trong
ngành dệt, chế tạo tàu thuỷ và tàu hỏa vào đầu thế kỷ 18 đã dẫn đến cuộc cách mạng

Hình IV.3. Đột phá của các cuộc cách mạng công nghiệp và thay đổi của sản xuất

8
công nghiệp lần thứ nhất từ nửa cuối thế kỷ đó và kéo dài khoảng một trăm năm, đưa
sản xuất nông nghiệp sang sản xuất cơ khí. Đột phá trong việc sử dụng năng lượng
điện từ giữa thế kỷ 19 đã khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, kéo dài
cho đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cho phép từ sản xuất đơn lẻ tiến đến sản
xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được xem bắt đầu từ sự ra
đời và phát triển của máy tính, máy móc điện tử và internet, từ những năm 1970 của
thế kỷ trước, với thay đổi dẫn tới sản xuất tự động. Trong gần nửa thế kỷ qua, công
nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đã phát triển nhanh chóng, thâm nhập
vào hầu hết mọi hoạt động của con người. Đáng kể hơn, trong vòng một thập kỷ vừa,
một số đột phá trong CNTT-TT đã ảnh hưởng sâu sắc tới sản xuất và sự phát triển
của các nền kinh tế, dẫn đến sự bắt đầu của một cuộc cách mạng công nghiệp mới,
với đích là nền sản xuất thông minh (Hình IV.3) Có thể kể ra bốn đột phá lớn là điện
toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (intenet of
things) và trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence).

Công nghệ số (digital technology) có thể được hiểu là các công nghệ xử lý các đối
tượng được số hoá hoặc được tạo ra dưới dạng số. Trong những thí dụ kể trên như in
ấn số, ảnh số, truyền hình số... đều có phần số hoá và xử lý số. Đặc biệt, xử lý dữ liệu
số nhằm tìm ra thông tin (ý nghĩa của dữ liệu) và tri thức (thông tin từ các sự kiện và
liên kết của chúng) là mục tiêu chủ yếu của CNTT.

Điện toán đám mây là một công nghệ của hạ tầng số dựa vào internet, ra đời vào năm
2007, còn gọi điện toán máy chủ ảo. Thay cho việc mỗi cá nhân, mỗi tổ chức phải có
máy tính, hệ máy tính hay trung tâm máy tính của riêng mình, kèm theo việc phải
mua các phần mềm cần thiết cũng như thiết bị lưu trữ dữ liệu, công nghệ điện toán
đám mây đưa ra một cách mới: các phần mềm tính toán và nơi lưu giữ dữ liệu khi cần
có thể thuê được, đặt hàng được như các dịch vụ từ các nhà cung cấp. Máy chủ ảo
của nhà cung cấp dịch vụ, nơi chứa các dữ liệu và thực hiện tính toán cho các cá nhân
và tổ chức, được gọi một cách ẩn dụ là ‘đám mây’, được xây dựng từ các máy chủ
của nhà cung cấp một cách hiệu quả theo các mô hình về hạ tầng, nền tảng và phần
mềm. Dữ liệu và các tính toán chỉ tạm thời ở trên máy tính của khách hàng nhưng
thường trực trên các ‘đám mây’ của nhà cung cấp.

Dữ liệu lớn là thuật ngữ về việc xử lý những tập dữ liệu rất lớn và rất phức tạp mà
các phương pháp truyền thống không xử lý được. Do quá trình số hoá rộng rãi và
ngày càng hiệu quả, sự phổ cập máy tính cũng như sự lan truyền của dữ liệu trên
internet, mỗi người đều có thể nhận ra lượng dữ liệu quanh mình tăng lên với tốc độ
chóng mặt, rất khó để kiểm soát và làm chủ. Sự phức tạp đến từ tính đa dạng của dữ

9
liệu do nhiều loại dữ liệu không biểu diễn dưới dạng các vec-tơ và bảng biểu quen
thuộc, như các dãy DNA thu được do số hoá được hệ gien con người, như các công
thức hoá học của thuốc men, như các bức ảnh vũ trụ thu từ vệ tinh không ngừng thay
đổi, như các sách báo điện tử, như các ý kiến viết trên hàng tỷ facebooks mỗi ngày
mỗi giờ, và dữ liệu số từ muôn ngàn bộ cảm biến (sensor) trên các thiết bị điện tử
hiện diện khắp nơi... Thực ra, giới khoa học và các hãng công nghiệp lớn đã đối đầu
với các loại dữ liệu lớn vừa phức tạp từ hơn hai chục năm qua với phương pháp và
công nghệ khai phá dữ liệu (data mining). Khai phá dữ liệu lại dựa trên nền tảng của
ngành học máy (machine learning), là một lĩnh vực của Trí tuệ Nhân tạo (AI) với cốt
lõi là việc phân tích các tập dữ liệu, đã phát triển khoảng bốn mươi năm qua. Bắt đầu
các thuật toán phân tích dữ liệu mang nhiều tính trực cảm (heuristic) để giải quyết
các loại bài toán khác nhau, trong khoảng hai thập kỷ vừa qua các phương pháp học
máy gắn hiều hơn với các nguyên lý và phương pháp thống kê toán học, và đã trở
thành một lĩnh vực sôi động nhất của công nghệ thông tin với ứng dụng khắp nơi.
Ngày nay dữ liệu lớn đã trở thành hiện tượng khách quan mà bất cứ tổ chức nào cũng
phải đối đầu nếu muốn phát triển.

Internet vạn vật (internet of things, viết tắt là IoT) được nói đến nhiều trong vòng hai
ba năm lại đây. Sở dĩ vậy vì ‘vạn vật’ của thế giới thực thể đều đã có thể được số hoá
sau những thập kỷ vừa qua. Quan trọng hơn, các thực thể này có thể được kết nối với
nhau bằng nhiều cách, nhiều loại, như người với người (human to human), người với
máy (human to machine) và máy với máy (machine to machine, viết tắt là M2M).
Việc kết nối các thực thể qua internet, dù đang ở bước đầu, đã mở ra những khả năng
to lớn về xoá bỏ mọi giới hạn địa lý, đưa đến những khả năng ứng dụng to lớn thậm
chí hiện con người chưa hình dung hết.

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence, viết tắt là AI hay TTNT) là lĩnh vực có thời
gian phát triển đến nay đã 60 năm, và những thành tựu kỳ diệu trong những năm gần
đây của AI là kết quả của quá trình lâu dài đó. Có thể hiểu AI là các nghiên cứu và
chế tạo làm cho máy móc, đặc biệt là máy tính, có những khả năng của trí thông minh
con người. Những khả năng đó là việc máy có thể lập luận một cách logic, có thể hiểu
ngôn ngữ và tiếng nói con người, nhận biết hình ảnh xung quanh như con người, có
khả năng học tập để tạo ra các tri thức mới... Dễ thấy những thành tựu đáng ngạc
nhiên gần đây của AI như đánh thắng nhà vô địch cờ vây (Alphago hay gần đây
Alphago Zero), như các chương trình dịch tiếng này ra tiếng khác, nhận dạng tiếng
nói con người và chuyển thành các văn bản, chẩn đoán bệnh nhân ung thư với độ
chính xác cao, ô-tô tự lái... Điều cần biết là các đột phá có được của AI chủ yếu là do
kết quả của việc máy phân tích được các nguồn dữ liệu lớn để tạo ra các quyết định,
10
như quyết định các nước đi trong chơi cờ, quyết định chọn câu dịch hợp lý nhất, quyết
định chẩn đoán bệnh... Việc phân tích này dựa vào các phương pháp của thống kê và
toán học và của khoa học máy tính học, vào sự kết hợp và bổ sung cho nhau của hai
lĩnh vực này, dưới tên khoa học dữ liệu (KHDL), đang dần trở nên phổ biến. Những
năm vừa qua chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của TTNT và học máy. Các phương
pháp hiện đại của học máy không chỉ góp phần quan trọng tạo ra đột phá của AI mà
còn mở rộng ứng dung của AI vào mọi lĩnh vực. Theo nghĩa rộng có thể xem AI là
việc khai thác, sử dụng dữ liệu một cách thông minh và hiệu quả. Và điều này cắt
nghĩa việc rất nhiều quốc gia lấy AI làm công nghệ then chốt trong thời chuyển đổi
số (Chương III).

Con người ngày càng nhận ra rõ


hơn vai trò to lớn của hạ tầng dữ
liệu: dữ liệu được xem là nguồn
tài nguyên quyết định cho sự phát
triển của ngày nay và tương lai,
tương tự vai trò của tài nguyên
thiên nhiên trong sự phát triển của
những thế kỷ trước. Khi dữ liệu
ngày càng nhiều và phức tạp, nhu
cầu phân tích để hiểu và dùng
được chúng cũng ngày càng trở
nên cấp bách.
Hình IV.4. Ba thành phần của khoa học dữ liệu.
Chưa có sự thống nhất về định
nghĩa của khoa học dữ liệu, nhưng ta có thể dùng định nghĩa của Quỹ Khoa học Quốc
gia Mỹ (NSF) là “khoa học về việc thu thập, quản lý, phân tích và suy diễn từ dữ
liệu”. Có sự nhìn nhận chung về ba thành phần cấu thành khoa học dữ liệu: một là
thống kê và một số lĩnh vực của toán học; hai là khoa học máy tính, nhất là học máy;
và ba là tri thức trong lĩnh vực ứng dụng (Hình IV.4).

Có thể hình dung mối quan hệ giữa các đột phá của CNTT-TT như trong Hình IV.5,
mô tả như các chức năng của một hệ thống phức tạp như con người. Điện toán đám
mây là công nghệ cung cấp việc lưu trữ dữ liệu và phương tiện tính toán như các dịch
vụ, có thể xem như môi trường của công nghệ số. Dữ liệu lớn là công nghệ khai thác
các nguồn dữ liệu rất lớn và rất phức tạp, có thể xem dữ liệu này là nguồn năng lượng
khổng lồ của sự phát triển. Internet vạn vật là công nghệ thực hiện việc thu nhận và
kết nối các thực thể trong thế giới chúng ta đang sống qua dữ liệu được số hoá của

11
chúng, có thể xem như huyết mạch của một cơ thể sống. Trí tuệ nhân tạo nhằm làm
cho máy móc hoạt động với các chức năng của trí thông minh con người, là “đầu ra”
của các việc phân tích dữ liệu gắn với các quá trình sản xuất, làm cho sản xuất thông
minh. Khoa học dữ liệu, đang dần trở nên quen thuộc, là nền tảng của thời công nghệ
số, và có thể hình dung như bộ não làm việc phân tích các dữ liệu đến từ môi trường,
năng lượng, và huyết mạch để hỗ trợ con người đưa ra các quyết định nhằm đạt mục
tiêu hành động và sản xuất thông minh. Có thể xem dữ liệu lớn là một phần quan
trọng và thời sự của khoa học dữ liệu. Tuy nhiên, khoa học dữ liệu có phạm vi rộng
lớn hơn, liên quan đến mọi chuyện của việc tạo ra và dùng dữ liệu.

Hình IV.5. Quan hệ giữa các lĩnh vực đột phá của CNTT-TT

Liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong vòng vài năm qua, các
nước phát triển đều xây dựng chương trình chiến lược quốc gia của mình.

Nước Mỹ có “Chiến lược quốc gia về sản xuất tiên tiến” cho ba thập kỷ tới. Nước
Đức có Công nghiệp 4.0”. Nước Pháp có “Bộ mặt mới của công nghiệp Pháp”. Hàn
Quốc có “Chương trình tăng trưởng của Hàn Quốc trong tương lai”. Trung quốc có
“Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025”. Nhật Bản có “Xã hội thông minh”. Singapore

12
có “Quốc gia thông minh”… Cốt lõi của các chương trình đó chính là công nghệ số
với nền tảng là khoa học dữ liệu.

Để thực hiện chương trình của mình, một trong các việc Hàn Quốc đã làm là lập ra
Viện Dữ liệu Lớn (Big Data Institute) đặt trong Đại học Quốc gia Seoul (SNU) vào
tháng 4.2014. Tuy nằm trong SNU, Viện này mang một sứ mạng quốc gia, liên kết
khoảng 220 giáo sư người Hàn quốc hoạt động cho lĩnh vực liên ngành này, nhằm
dẫn dắt sự dịch chuyển quốc gia về giáo dục và nghiên cứu với khoa học dữ liệu. Viện
được đầu tư rất lớn, như phòng thí nghiệm về khoa học dữ liệu đô thị đã nhận được
kinh phí 9 triệu USD của thành phố Seoul vào tháng 4 năm 2017 cho giai đoạn 3 năm.

Trung quốc đã sớm đẩy mạnh khoa học dữ liệu trên toàn quốc. Tháng 8.2012 quốc
gia này đã khởi động chương trình hoa tiêu về dữ liệu lớn với kinh phí 1.3 tỷ nhân
dân tệ. Vào tháng 10.2015 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Trung quốc
đã ra “Chiến lược quốc gia về dữ liệu lớn”. Các viện về khoa học dữ liệu, về dữ liệu
lớn được thành lập ở Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Thâm Quyến...
và nhiều đại học trên cả nước cũng như ở nhiều tỉnh thành. Cơ sở của những quyết
sách như vậy là một sinh hoạt thường kỳ về khoa học và công nghệ của Bộ Chính
Trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, gọi là “học tập theo nhóm” (collective study).
Họ mời các nhà khoa học uy tín giới thiệu về các tiến bộ quan trọng của khoa học và
công nghệ trong các buổi học tập này.

Mục tiêu của Singapore là trở thành một quốc gia thông minh (smart nation) dựa trên
làm chủ nguồn dữ liệu lớn. Gần đây Singapore lập ra một tổ hợp về khoa học dữ liệu
(data science consortium) gồm Đại học quốc gia Singapore (NUS), Đại học kỹ thuật
Nanyang (NTU), Đại học Quản lý Singapore (SMU) và Trung tâm nghiên cứu
A*STAR để thúc đẩy hợp tác giữa công nghiệp và trường viện trong nghiên cứu phân
tích dữ liệu lớn.

Nhật bản có mục tiêu xây dựng một xã hội thông minh (smart society), chẳng hạn ở
đó mọi nhu cầu của con người về hàng hoá và dịch vụ được cung cấp đúng lúc, đúng
lượng không phân biệt tuổi, giới tính, nơi chốn, ngôn ngữ và các hạn chế khác, cho
cuộc sống được thuận tiện với các dịch vụ chất lượng cao.

NỀN TẢNG CỦA SẢN XUẤT THỜI CHUYỂN ĐÔI SỐ


1. Là công nghệ số với những đột phá như điện toán đám mây, internet vạn vật, dữ liệu
lớn, trí tuệ nhân tạo, và khoa học dữ liệu
2. Nhiều quốc gia đã có chiến lược phát triển khi nền tảng sản xuất thay đổi.

13
3. Thay đổi của sản xuất thời chuyển đổi số
Những đột phá của khoa học và công nghệ trong lịch sử đã dẫn đến những thay đổi
sâu sắc của sản xuất và tạo ra các cuộc cách mạng công nghiệp. Thay đổi của sản xuất
trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là các sản phẩm được tạo ra và việc
thương mại chúng sẽ thông minh hơn.

Điều đáng quan tâm hơn cả của ta là những thay đổi về sản xuất thời chuyển đổi số
sẽ tác động như thế nào lên các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Dẫu
thành quả của những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây chưa đến được nhiều
quốc gia, nơi nhiều công dân của họ chưa được dùng điện, nước, máy móc thiết bị,
thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này được dự đoán sẽ tác động nhiều hơn
đến sự phát triển của mọi quốc gia, với cả hai khả năng tốt lên hay xấu đi.

Hình IV.6. Tương quan giữa khả năng dùng công nghệ số và mức hiện dùng công nghệ số [24]

Thật ra chưa ai biết tác động chính xác của thời chuyển đổi số sẽ như thế nào tới các
quốc gia. Trong những thập kỷ vừa qua, dù vẫn còn rất nhiều khác biệt, sự chênh lệch
giữa các nước cũng đã giảm đáng kể. Liệu thời chuyển đổi số có là cơ hội thu hẹp
khoảng cách giữa các nền kinh tế không, hoặc sẽ đẩy cái khoảng cách này ra xa hơn?
Đâu là yếu tố để các nước đang phát triển tiến lên trong thời chuyển đổi số?

Ngân hàng Thế giới [24] cho thấy mối tương quan về khả năng dùng được công nghệ
số trong các ngành nghề lao động (trục tung và mức trung bình là 0.5) và mức độ hiện
đang dùng công nghệ số của các ngành nghề này (trục hoành và mức trung bình là 4).

14
Nhiều thứ thấy trên Hình IV.6 dường như không nằm trong suy nghĩ thông thường
của ta. Nhiều nghề hiện dùng công nghệ số ở mức khá hoặc trên trung bình như thầy
giáo trung học (secondary education teachers) với khoảng 5 điểm hoặc nghề thầy
thuốc (medical doctors) với khoảng hơn 6 điểm dù khả năng dùng được công nghệ
số trong các nghề này thực ra đều hạn chế, chỉ dưới 0.1. Trong khi đó một số nghề
hiện dùng công nghệ số còn ở mức thấp, gần zero như nghề nông (agriculture worker),
hoặc gần giá trị 1 như nghề lái xe (driver) hay nghề may mặc (garment worker), trong
khi khả năng dùng công nghệ số của các nghề này đều cao, thậm chí rất cao.

Ta có thể thấy thời chuyển đổi số tạo ra cơ hội để thay đổi bức tranh này: rất nhiều
ngành nghề ở góc trên bên trái của Hình IV.6 có thể được dịch chuyển sang phía góc
trên bên phải, nếu công nghệ số gắn với các ngành nghề này nhiều hơn, thay đổi
chúng và làm chúng trở nên thông minh hơn, hiệu quả hơn. Đây là điều rất quan trọng,
cho thấy những triển vọng rất lớn cho Việt Nam. Những mũi nhọn về công nghệ
thông tin, nông nghiệp, du lịch... trong định hướng phát triển đất nước, và ngay cả
may mặc, đều là những lĩnh vực còn rất mở, những “vùng đất mênh mông” hiện còn
rất ít công nghệ số, nơi tuổi trẻ và trí tuệ Việt Nam có thể và cần tiến vào khai phá.
Đây cũng là điều quan trọng để những người làm chính sách, làm đào tạo hướng tới.

Đoạn trích sau trong báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ về cách mạng công
nghiệp lần thứ tư vào tháng 3.2017 [11] cho ta thấy bức tranh của Việt Nam khi cuộc
cách mạng công nghiệp này bắt đầu.

“Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc
biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế cho người lao
động trong toàn bộ nền kinh tế có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi
nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, quá trình con
người được thay thế bằng công nghệ này cũng có thể sẽ dẫn đến sự gia tăng các việc
làm được đảm bảo và có thu nhập cao hơn.

Ở một khía cạnh khác, dù các cuộc cách mạng công nghệ thường thổi bùng những lo
ngại về thất nghiệp khi máy móc làm tất cả mọi việc, nhưng các nhà nghiên cứu tin
rằng tổng số việc làm sẽ không giảm. Lý do vì tự động hoá có thể thay thế con người,
nâng cao năng suất đối với những công việc hiện tại đồng thời tạo ra nhu cầu về
những công việc hoàn toàn mới.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động
ở nhiều nước. Đang xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp/giai cấp sáng tạo trong
lĩnh vực khoa học, công nghệ, thiết kế, nghệ thuật, văn hóa, giải trí, truyền thông,

15
giáo dục-đào tạo, y tế, pháp luật. Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư và kinh tế sáng tạo, lao động sáng tạo ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong
lực lượng lao động xã hội, đặt ra vấn đề nhìn nhận lại vai trò của các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội hiện đại, đặc biệt là giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức.

Việt Nam không nằm ngoài những tác động của việc ứng dụng các công nghệ số và
kết nối vào sản xuất và kinh doanh. Cụ thể hơn, những đột phá về công nghệ, đặc biệt
là những tiến bộ vượt bậc trong tự động hóa và công nghệ in 3D đang nảy sinh nguy
cơ đảo ngược dòng thương mại theo hướng bất lợi cho các nước như Việt Nam do
làm giảm mạnh lợi thế lao động giá rẻ...

Có thể thấy, nhân lực lao động đã, đang và sẽ tiếp tục bị thay thế bằng tự động, robot
và trí thông minh nhân tạo. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được dự báo có tiềm
năng tác động tiêu cực lớn nhất đến lực lượng lao động ở các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, có nhiều dự báo rất khác nhau về mức độ tác động: Nghiên cứu của Frey
và Osborne (2013) cho thấy 47% việc làm của Hoa Kỳ có nguy cơ cao bị thay thế
bởi tự động hóa trong hai thập kỷ tới, trong khi đó một nghiên cứu được công bố năm
2016 của OECD ước tính chỉ khoảng 9% công việc có nguy cơ bị thay thế do tự động
hóa (các tính toán được đưa ra trên cơ sở đánh giá 21 nước thuộc khối bao gồm: Anh,
Pháp, Đức, Ý, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan
Mạch, Bỉ, Ai len, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Ba Lan, Áo, Séc, Slovakia, Estonia).

Theo một viễn cảnh mang tính cực đoan hơn, báo cáo mới nhất của ILO công bố
tháng 7/2016 cho thấy Việt Nam có đến 70% lao động trong các ngành nghề sản xuất
có nguy cơ cao mất việc dưới tác động của những đột phá về công nghệ của Công
nghiệp 4.0. Đặc biệt đối với nguồn nhân lực ngành dệt, may, báo cáo cho thấy Việt
Nam có đến 86% lao động trong các ngành dệt may và giày dép có nguy cơ cao mất
việc khi các công nghệ tự động sản xuất được đưa vào. Tỷ lệ rất lớn này sẽ chuyển
thành con số tuyệt đối rất lớn vì dệt may và giày dép là các ngành đang tạo việc làm
cho nhiều lao động (khoảng gần 2,3 triệu người, trong đó khoảng 78% là lao động nữ
làm việc trong ngành dệt may; giày dép – 0,98 triệu người, trong đó có khoảng 74%
là lao động nữ làm việc trong ngành giày dép; lao động trong hai ngành chiếm 6,2%
tổng lực lượng lao động và 13,7% việc làm phi nông nghiệp). Trong số đó có nhiều
lao động ít kỹ năng (tương ứng là 17% và 26% lao động dệt may và giày dép chỉ có
trình độ tiểu học), và một tỷ lệ đáng kể không còn trẻ, từ 36 tuổi trở lên: 35,84% đối
với dệt may và 25,37% đối với giày dép. Đây là nhóm không dễ dàng tìm được việc
làm thay thế ở trong khu vực chính thức.
16
Điều này cho thấy quá trình điều chỉnh sẽ rất khó khăn, và có thể làm đảo ngược quá
trình chuyển dịch lao động ra khỏi nông nghiệp và tăng tỷ trọng của khu vực chính
thức trong nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Sự khác biệt lớn
giữa các số liệu dự báo cho thấy nguy cơ lao động có trình độ thấp bị thay thế bởi tự
động hóa là hiện hữu, tuy nhiên các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cần
thêm các nghiên cứu đánh giá một cách khoa học để có thể xác định đúng mức độ tác
động, bình tĩnh, chủ động từng bước đối phó vì các dự báo đều mang tính chất dài
hạn (trong hai thập kỷ tới).

Ở chiều hướng tích cực, tất cả các báo cáo đều thống nhất bên cạnh các việc làm mất
đi (bị thay thế do tự động hóa) sẽ xuất hiện nhiều việc làm và ngành nghề mới. Do
vậy, điều quan trọng là tập trung vào đào tạo và giáo dục chuyển đổi nghề nghiệp với
các kỹ năng phù hợp.”

Từ những điều kể trên có thể thấy sản xuất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư ở thời chuyển đổi số về đại thể sẽ thay đổi theo những xu hướng sau:

• Các loại ngành nghề về cơ bản vẫn tồn tại như trước, chỉ có sự thay đổi là công
nghệ số sẽ tự động hoá nhiều phần việc của nhiều ngành nghề, và do vậy giảm
đi một lượng người lao động đáng kể trong những ngành nghề này. Thí dụ những
người trực tổng đài ba ca ở các hãng taxi truyền thống làm việc nhận các cuộc
gọi đặt xe và báo xe đón khách sẽ không còn trong các hãng taxi công nghệ như
Uber hay Grab, khi những việc đó sẽ được hoàn toàn làm qua các app trên thiết
bị di động. Số người làm việc ở bộ phận quản lý của các hãng taxi công nghệ
do vậy cũng giảm đi đáng kể.

• Công nghệ số sẽ thâm nhập các ngành nghề ngày càng nhiều hơn, tham gia
nhiều hơn vào quá trình điều khiển sản xuất, tính toán và đưa ra những quyết
định đúng và thông minh hơn. Thí dụ như người làm nghề chăn nuôi sẽ có thể
xem bản đồ số chăn nuôi, tìm hiểu được dự đoán về nhu cầu, tính được chi phí
sản suất và biết được lượng sản phẩm tối ưu có thể tạo ra ở từng giai đoạn.

• Công nghệ số mở ra những khả năng to lớn để tạo ra nhiều loại việc và nghề
nghiệp mới. Đặc biệt đó là những ngành nghề có khả năng dùng được công nghệ
số rất nhiều nhưng hiện đang dùng ở mức thấp. Thí dụ với công nghệ di động,
có thể tạo ra nhiều loại dịch vụ mới, chẳng hạn các dịch vụ mới trong kinh tế

17
chia sẻ, như các app để các hãng vận tải có thể chia sẻ vận tải hàng hoá với nhau
một cách tối ưu.

THAY ĐỔI CỦA SẢN XUẤT THỜI CHUYỂN ĐỔI SỐ

1. Thời chuyển đổi số đã, đang và sẽ thay đổi sản xuất, thành sản xuất thông minh.
2. Nhiều lĩnh vực có khả năng dùng được công nghệ số rất nhiều nhưng hiện mức thực
dùng còn thấp.

4. Sản xuất thông minh đòi hỏi kỹ năng lao động mới
Khi sản xuất thay đổi trong thời chuyển đổi số, người lao động cần có những kỹ năng
lao động mới phù hợp. Kỹ năng là những khả năng của con người để thực hiện công
việc cần làm với những yêu cầu về thời gian, chất lượng... Trong những yếu tố tạo ra
khả năng thực hiện công việc, có yếu tố về kiến thức cơ bản của công nghệ số cùng
kiến thức của ngành nghề. Và để có những kiến thức và kỹ năng này, người lao động
cần phải được học tập và rèn luyện.

Tuy nhiên như đã nêu ở trên, ta biết công nghệ sẽ thay đổi, nghề nghiệp sẽ thay đổi,
nhưng thay đổi đến đâu, thay đổi thế nào, những ngành nghề mới nào sẽ xuất hiện
vẫn là những điều chưa xác định.

Vậy chuẩn bị kiến thức và kỹ năng lao động nào và chuẩn bị thế nào cho nguồn nhân
lực số của tương lai? Đây là những điều còn phải suy nghĩ và bàn luận, nhưng những
điểm sau cần được chú ý:

• Cần giới thiệu, phổ biến để mọi người lao động có nhận thức về những thay
đổi về lao động thời chuyển đổi số, sao cho mọi người tự có ý thức và kế hoạch
chuẩn bị của chính mình: người đang làm nghề cần học và điều chỉnh kỹ năng
hay chuyển đổi nghề một cách thích hợp; người sẽ lao động cần học và chuẩn
bị nghề nghiệp một cách hiệu quả.

• Do những thay đổi của ngành nghề tương lai chưa hoàn toàn xác định, cần chú
trọng vào những tri thức và kỹ năng nền tảng để làm việc gì ở đâu cũng đều
sẵn sàng và có thể dùng được, chú trọng rèn luyện khả năng tự học, khả năng
thích nghi và thay đổi.
• Trong khi chuẩn bị cho số đông người lao động kiến thức và kỹ năng cơ bản
của công nghệ số, cần có được đội ngũ tinh hoa về công nghệ số, làm chủ và
xây dựng, phát triển được những phương pháp và công cụ số cần thiết.
18
Ta xem xét các kỹ năng lao động mới theo hai góc cạnh, kỹ năng mới trên thị trường
lao động quốc tế và kỹ năng mới cho hoàn cảnh và mục tiêu phát triển của Việt Nam.
Do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mới bắt đầu, nhiều loại hình lao động và
ngành nghề chưa biết, có những nhận định ít nhiều khác nhau về kỹ năng lao động
mới. Tuy nhiên, một số nhận định về các kỹ năng cơ bản đã được nhìn nhận rộng rãi.
Báo cáo “Tương lai của nghề nghiệp” của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF [22] cho
biết kết quả phỏng vấn những người phụ trách nguồn nhân lực của 10 ngành công
nghiệp và 15 ngành kinh tế hiện có số người lao động lớn nhất về các loại kỹ năng
đòi hỏi vào năm 2020.

Những kỹ năng cơ bản của người lao động thời chuyển đổi số

Hình IV.7 cho thấy ba khối cơ bản, chia thành chín nhóm khả năng và kỹ năng, liên
quan đến công ăn việc làm thời chuyển đổi số. Đây là ba khối về năng lực (hai nhóm
năng lực nhận thức và thể chất), kỹ năng cơ bản (hai nhóm kỹ năng về chuyên môn
và xử lý công việc), và kỹ năng đa nhiệm (năm nhóm kỹ năng về xã hội, hệ thống, kỹ
thuật, giải quyết vấn đề phức tạp, và quản lý nguồn lực). Mỗi nhóm kỹ năng lại gồm
nhiều kỹ năng cụ thể, và tổng cộng gồm 35 kỹ năng trong phân loại này.

Hình IV.7. Ba khối kỹ năng cơ bản liên quan đến nghề nghiệp [22]

19
Hình IV.8. Thay đổi về nhu cầu của các kỹ năng lao động cơ bản giai đoạn 2015-2020 [22]

Bảng IV.3. Định nghĩa các năng lực và kỹ năng cơ bản [22]

Kỹ năng Kỹ năng/năng lực Định nghĩa

NĂNG LỰC
Năng lực nhận thức Linh hoạt trong nhận thức Năng lực tạo ra hoặc dùng các quy tắc khác nhau để kết
hợp hoặc nhóm các sự việc theo những cách khác nhau.

Tính sáng tạo Năng lực đưa ra các ý tưởng khác thường hoặc thông minh
về một chủ đề hay tình huống cụ thể hoặc để phát triển
những cách sáng tạo để giải quyết vấn đề.
Lập luận logic Khả năng kết hợp các mẩu tin để tạo thành các quy tắc
hoặc kết luận chung (bao gồm việc tìm kiếm mối quan hệ
giữa các sự kiện dường như không liên quan) và/hoặc áp
dụng các quy tắc chung cho các vấn đề cụ thể để đưa ra
các câu trả lời có ý nghĩa.
Nhạy cảm trong nhận thức Năng lực nói ra khi có điều gì đó sai hoặc dường như đang
sai. Năng lực này không liên quan đến giải quyết vấn đề,
chỉ nhận ra có vấn đề.
Lập luận toán học Năng lực chọn đúng các phương pháp hay công thức toán
học để giải quyết vấn đề.
Năng lực hiển thị Năng lực tưởng tượng một vật trông sẽ như thế nào khi di
chuyển hoặc khi các thành phần của vật đó di chuyển hoặc
được sắp xếp lại.

Năng lực thể chất Sự khéo léo và chính xác Năng lực thực hiện những động tác phối hợp chính xác để
nắm giữ, sử dụng hoặc lắp ráp đồ vật.
Sức mạnh thể chất Khả năng vận dụng cơ bắp tối đa để nâng, đẩy, kéo, hoặc
mang vác đồ vật.

20
KỸ NĂNG CƠ BẢN
Kỹ năng làm việc Học tập chủ động Hiểu được ý nghĩa của những thông tin mới cho cả việc giải
quyết vấn đề hiện tại và tương lai và ra quyết định.
Kỹ năng nói Nói chuyện với người khác để truyền tải thông tin một cách
hiệu quả.
Kỹ năng đọc Hiểu các câu và đoạn văn trong các tài liệu liên quan đến
công việc.
Kỹ năng viết Giao tiếp hiệu quả và thích hợp khi viết ra những điều cần
trao đổi với người đọc.
Tin học và truyền thông Sử dụng công nghệ số, công cụ truyền thông và mạng để
cơ bản truy cập, quản lý, tích hợp, đánh giá và tạo thông tin.

Kỹ năng quá trình Lắng nghe Tập trung cao nghe người khác nói, dành thời gian để hiểu
được điều được đặt ra, đặt câu hỏi phù hợp và không ngắt
lời người nói một cách không thích hợp.
Tư duy phê phán Sử dụng logic và lý luận để xác định những điểm mạnh và
điểm yếu của các giải pháp khác nhau, của kết luận hoặc
của các cách tiếp cận vấn đề.
Biết giám sát mình và Giám sát/đánh giá hiệu quả của chính mình và các cá nhân
người xung quanh hoặc tổ chức khác để cải tiến hiệu quả hoặc có hành động
khắc phục.

Bảng IV.4. Định nghĩa các kỹ năng đa chiều [22]

Kỹ năng Kỹ năng/khả năng Định nghĩa


KỸ NĂNG ĐA NHIỆM
Khả năng giải quyết Giải quyết vấn đề phức Khả năng được phát triển dùng để giải quyết các vấn đề mới,
vấn đề phức tạp tạp không xác định rõ, hoặc trong các tình huống thực tế phức tạp.

Kỹ năng quản lý Quản lý tài chính Xác định được tiền sẽ được chi tiêu như thế nào để hoàn thành
nguồn lực công việc và tính toán được các chi phí.
Quản lý nguồn lực vật Biết thu thập và sử dụng thích hợp các thiết bị, vật dụng và tài
chất liệu cần thiết để làm những việc xác định.
Quản lý con người Tạo động lực, khuyến khích và chỉ đạo mọi người làm việc, định
được những người làm tốt nhất cho công việc.
Quản lý thời gian Quản lý thời gian của chính mình và thời gian của người khác.

Kỹ năng xã hội Phối hợp với người khác Điều chỉnh hành động liên quan đến hành động người khác.
Trí tuệ cảm xúc Nhận thức được phản ứng của người khác và hiểu tại sao họ
phản ứng như vậy.
Thương lượng Khả năng kết nối mọi người với nhau và hoá giải sự khác biệt.
Thuyết phục Thuyết phục người khác thay đổi tư duy hoặc hành vi.
Định hướng dịch vụ Chủ động tìm kiếm cách giúp đỡ mọi người.
Huấn luyện và dạy người Dạy những người khác cách làm điều gì đó.
khác

21
Kỹ năng hệ thống Phán đoán và quyết định Xem xét các chi phí và lợi nhuận của các hoạt động tiềm năng
để chọn một hành động thích hợp nhất.
Phân tích hệ thống Xác định hệ thống sẽ làm việc như thế nào và những thay đổi
về điều kiện, hoạt động và môi trường sẽ ảnh hưởng như thế
nào tới hệ thống.

Kỹ năng kỹ thuật Sửa chữa và bảo hành Thực hiện bảo dưỡng định kỳ trên thiết bị và xác định thời gian
thiết bị và cách bảo trì là cần thiết và/hoặc sửa chữa máy móc hoặc hệ
thống với các công cụ cần thiết.
Điểu khiển và sử dụng Xem đồng hồ đo, điều chỉnh các chỉ số để đảm bảo máy hoạt
thiết bị động đúng; kiểm soát hoạt động của thiết bị hoặc hệ thống.
Lập trình Viết chương trình máy tính cho các mục đích khác nhau.

Kiểm tra chất lượng Tiến hành thử và kiểm tra sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình để
đánh giá chất lượng hoặc hiệu suất.
Thiết kế kỹ thuật cho Tạo ra hoặc sửa thiết bị và công nghệ để phục vụ nhu cầu của
người dùng người sử dụng.
Khắc phục sự cố Xác định nguyên nhân gây ra lỗi vận hành và quyết định phải
làm gì để sửa chữa.

Hình IV.8 về đánh giá những thay đổi về nhu cầu của kỹ năng lao động cơ bản trong giai
đoạn 2015-2020. Chẳng hạn ta có thể thấy nhu cầu giải quyết những vấn đề phức tạp
(36%) hay kỹ năng xã hội (19%) vào năm 2020 là lớn hơn nhiều so với các kỹ năng
chuyên môn (10%) hay năng lực thể chất (4%).

Báo cáo của WEF [22] cũng cho thấy các năm 2015-2020 là một giai đoạn quan trọng
của quá trình chuyển đổi: nhìn tổng thể triển vọng công việc là phẳng nhưng có sự xáo
trộn công việc trong các ngành công nghiệp và thay đổi kỹ năng trong hầu hết các ngành
nghề. Trong khi tiền lương và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống được kỳ vọng
sẽ ít nhiều cải thiện với hầu hết các ngành nghề, sự an toàn về công việc được dự kiến
sẽ giảm đi trong một nửa ngành nghề được khảo sát. Cũng rõ ràng là phụ nữ và nam
giới sẽ bị ảnh hưởng khác nhau và có khả năng sự bất bình đẳng giới sẽ tăng thêm.

Bảng IV.3 và IV.4 từ [22] cho định nghĩa của 35 năng lực và kỹ năng cơ bản của các
ngành nghề sản xuất. Đây có thể là cơ sở để xây dựng các chương trình đào tạo và huấn
luyện nghề của ta trong tương lai.

22
Hình IV.9. 10 kỹ năng hàng đầu được thừa nhận rộng rãi trong thời chuyển đổi số (tiếng
Anh) [22]

Hình IV.10. 10 kỹ năng hàng đầu được thừa nhận rộng rãi thời chuyển đổi số (tiếng Việt)

23
Cũng từ [22], 10 kỹ năng hàng đầu từ 35 kỹ năng xác định cho năm 2015 và 2020 được
thừa nhận rộng rãi. Hình IV.9 và Hình IV.10 trích từ tài liệu của Diễn đàn kinh tế thế
giới là một hình được sử dụng trong rất nhiều tài liệu gần đây. Điều đáng chú ý là hai
kỹ năng “quản lý chất lượng” và “lắng nghe tích cực” của năm 2015 đã không có trong
danh sách 10 kỹ năng quan trọng nhất của năm 2020, và được thay bằng hai kỹ năng
“quản lý nhân sự” và “trí tuệ cảm xúc”. Thêm nữa và thậm chí quan trọng hơn, là thứ
tự của các kỹ năng này cũng có sự thay đổi đáng kể. Chẳng hạn như “tính sáng tạo” và
“tư duy phê phán” được xếp phía trên trong nhóm kỹ hàng đầu của năm 2020.

Rèn luyện kiến thức công nghệ số

Nếu những kỹ năng khảo sát và xác định bởi WEF kể trên là kỹ năng chung cho mọi
người lao động trong mọi ngành nghề, thì báo cáo “Kỹ năng cho một thế giới số” (Skills
for a digital world) của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD [19] tập trung vào
những kỹ năng liên quan đến công nghệ số và đưa ra những phân tích đáng chú ý.

Theo OECD việc gia tăng các công nghệ số trong công việc làm tăng nhu cầu về các kỹ
năng mới trong ba lĩnh vực: Một là các kỹ năng CNTT-TT chuyên nghiệp để lập trình,
phát triển ứng dụng và quản lý mạng. Hai là các kỹ năng CNTT-TT chung để sử dụng
cho các mục đích chuyên nghiệp. Ba là các kỹ năng CNTT-TT bổ trợ để thực hiện các
nhiệm vụ mới liên quan đến việc sử dụng CNTT-TT tại nơi làm việc, như xử lý thông
tin, tự định hướng, giải quyết vấn đề và liên lạc. Các kỹ năng cơ bản, các kỹ thuật số
cũng như các kỹ năng xã hội và cảm xúc là rất quan trọng cho phép mọi người sử dụng
hiệu quả công nghệ số trong cuộc sống hàng ngày.

Cũng cùng trong hướng trên, trong báo cáo của IDT (Initiative for Digital
Transformation) [27] các tác giả trình bày cuộc khảo sát nhằm xác định các kỹ năng lao
động về công nghệ số cần thiết trong thời chuyển đổi số.

Cuộc khảo sát được thiết kế trực tuyến gồm 45 câu hỏi về thời chuyển đổi số và kỹ năng
công nghệ, và 6 câu hỏi bổ sung, thực hiện trong tháng 3 và 4 năm 2017. Các câu hỏi
nhận được trả lời của 116 giám đốc điều hành công ty từ 18 quốc gia. Bốn nước có số
người được hỏi nhiều nhất là: Đức (22%), Hoa Kỳ (19%), Ấn Độ (17%) và Trung Quốc
(10%). Các ngành công nghiệp đại diện bao gồm: Các dịch vụ CNTT (17% số người
được hỏi), các nhà cung cấp và phân phối năng lượng (11% số người trả lời), hàng tiêu
dùng (10% số người trả lời) công nghiệp hóa chất và dược phẩm (9% số người trả lời),
và tư vấn (9%). Có 25% người trả lời đang ở vị trí CIO hoặc vị trí tương tự, 5% ở vị trí
Tổng Giám đốc, Giám đốc Tiếp thị hay Giám đốc Tài chính, và 22% ở một vị trí quản
lý mức trung bình.
24
Hình IV.11 cho tỷ lệ ý kiến khi trả lời câu hỏi: “Hãy cho biết chuyển đổi số quan trọng
thế nào với chiến lược kinh
doanh tổng của công ty ông
bà?”. Có 90% câu trả lời cho
là chuyển đổi số là quan trọng
với công ty mình, trong đó
56% là “rất quan trọng”.

Hình IV.12 chỉ ra kết quả


thống kê về các kỹ năng liên
quan CNTT-TT, khi trả lời
câu hỏi: “Những kỹ năng
trong các lĩnh vực sau quan
trọng thế nào cho sự thành
công của công ty bạn trong
Hình IV.11. Chuyển đổi số quan trọng thế nào với chiến lược
phát triển của công ty [27] thời chuyển đổi số?”

Hình IV.12. Các kỹ năng CNTT-TT cần thiết trong thời chuyển đổi số [27]

An ninh kỹ thuật số vẫn là một trong những vấn đề trung tâm mà các giám đốc điều
hành đang phải đối mặt trong một thế giới kinh doanh ngày càng được số hóa và không
có gì đáng ngạc nhiên khi 88% số người được hỏi đồng ý bảo mật thông tin thời chuyển

25
đổi số là một kỹ năng hết sức quan trọng. Có một tỷ lệ cao trong số người được hỏi cho
rằng các công nghệ di động, phân tích dữ liệu lớn, internet vạn vật, điện toán đám mây
và mạng lưới kinh doanh là những yếu tố chính kích thích kinh doanh. Có rất nhiều ví
dụ trong hầu hết các ngành công nghiệp về việc công nghệ di động có thể được sử dụng
như thế nào để tăng hiệu quả và về hiệu quả của các quy trình kinh doanh.

Trên thực tế, trong một số ngành công nghiệp, như ngành công nghiệp dịch vụ, công
nghệ di động đã trở thành trung tâm nếu không phải là phương tiện duy nhất để truy cập
vào một số dịch vụ nhất định.

Đáng chú ý là 87% người được hỏi đồng ý về công nghệ di động có tầm quan trọng lớn
đối với công ty của họ thời chuyển đổi số. Có sự đồng thuận rộng rãi về tầm quan trọng
của các kỹ năng chuyên biệt cho phân tích dữ liệu lớn (84%), điện toán đám mây (76%)
và Internet vạn vật (75%). Công nghệ Internet vạn vật mở ra cơ hội để thu thập số lượng
lớn dữ liệu trong thời gian thực về điều kiện của máy móc trong hệ thống dây chuyền
sản xuất, cho biết khi nào, ở đâu và bằng cách nào các sản phẩm đã được sản xuất và
được sử dụng bởi khách hàng. Khả năng lưu trữ, xử lý và tìm ra ý nghĩa của dữ liệu cho
phép các công ty thực hiện các mô hình kinh doanh mới, mô hình dữ liệu hoàn toàn mới
để thật sự trở thành một tổ chức tập trung vào khách hàng.

Hình IV.13 cho thấy kết quả trả lời cho nhận định: “Chúng ta có đủ nhân lực với các kỹ
năng cần thiết cho công ty ở thời chuyển đổi số”. Dù có sự đồng thuận lớn trong những
người được hỏi về tầm quan trọng của các kỹ năng, có đến 64% người được hỏi cho
rằng công ty họ chưa
chưa đủ nhân lực
trong thời chuyển đổi
số, và chỉ 15% đồng ý
với nhận định này. Kết
luận chính của báo cáo
là việc thiếu các kỹ
năng cần thiết là
những trở ngại chính
cho sự phát triển của
các doanh nghiệp
trong thời chuyển đổi
số [27].
Hình IV.13. Ý kiến về sự thiếu hụt nhân lực với kỹ năng cần thiết
thời chuyển đổi số [27]

26
Hình IV.14. Mức độ về kỹ năng CNTT-TT hiện đang có ở các công ty [27]

Hình IV.14 cho biết tình hình các công ty trả lời cho câu hỏi “Các kỹ năng trong các
lĩnh vực sau của công ty của bạn đã có ở mức nào?”. Có thể thấy ở đây ít nhất hai điều:
Một là ngay các nước có nền công nghiệp phát triển cũng chưa đạt được một nửa nhu
cầu về nhân lực cần cho thời chuyển đổi số và với những công quan trọng như AI,
blockchain, internet vạn vật, dữ liệu lớn... họ cũng mới chỉ đạt được khoảng một phần
ba; hai là nếu chúng ta, nếu nhanh chóng đào tạo lực lượng lao động công nghệ số với
những nội dung kể trên, sức mạnh của ta trên thị trường lao động quốc tế sẽ tăng rất
nhiều, và khoảng cách giữa ta và họ sẽ mau được rút ngắn. Đây là một cơ hội rất cần
chú ý: đi thẳng vào những lĩnh vực những nước phát triển còn thiếu hụt để mau chóng
có vị trí và thị trường thời chuyển đổi số.

KỸ NĂNG LAO ĐỘNG MỚI THỜI CHUYỂN ĐỔI SỐ

1. Kỹ năng lao động mới là hành trang quan trọng hàng đầu của mọi người lao động.
2. Làm chủ những công nghệ số tiên tiến là những yếu tố cho phép ta tạo bứt phá trong
những hướng phát triển của quốc gia.

27
5. Huấn luyện kỹ năng lao động mới và đào tạo nguồn nhân lực

Từ khảo sát của [27] ở cuối mục trước, có thể thấy không chỉ chúng ta có bài toán nguồn
nhân lực thời công nghệ số mà các cường quốc công nghệ cũng phải đối mặt với bài
toán này. Vậy bài toán đào tạo nguồn nhân lực và huấn luyện kỹ năng mới của ta sẽ thế
nào?

Xác định mục tiêu đào tạo


Rất nhiều thay đổi đã và sẽ xảy ra để sản xuất trở nên thông minh trong thời chuyển đổi
số. Rất nhiều kỹ năng lao động mới mỗi người và mỗi tập thể phải học và rèn luyện để
có được. Việc này thực sự không dễ với số đông người lao động và cả với lực lượng
làm công nghệ số. Vậy đâu là động lực và mục tiêu của những việc khó khăn này?

Trước hết lượng kiến thức con người tạo ra ngày càng nhiều với tốc độ chóng mặt.
Những gì mỗi người biết sẽ ngày càng nhỏ hơn trong biển tri thức mênh mông ngày
càng lớn hơn của thiên hạ. Nhu cầu của cuộc sống và công việc đòi hỏi mỗi người phải
biết nhiều hơn và do đó cần học, biết cách học và học suốt đời. Mỗi tổ chức phải ý thức
về việc học của các nhân viên và nhóm nhân viên của mình, tạo ta những tri thức của
tập thể trong lĩnh vực hoạt động, để có thể tồn tại và cạnh tranh phát triển. Rộng hơn,
mỗi quốc gia phải thật sự coi việc học tập của người lao động của đất nước mình trong
thời chuyển đổi số là quốc sách, để các công dân của mình có những hiểu biết cần thiết
cho công việc, để có những chuyên gia giỏi ở mọi lĩnh vực cần cho sự phát triển.
Đương nhiên hiểu biết của người lao động và các tổ chức trước hết để làm việc, để có
công ăn việc làm. Tính chất của công việc đang và sẽ thay đổi rất nhanh buộc mỗi người,
mỗi tổ chức phải có những kỹ năng lao động mới. Việc học để có kỹ năng làm việc tốt
đòi hỏi chương trình giáo dục ở mọi cấp phải có những thay đổi và điều chỉnh thích hợp,
cả đào tạo chính quy và không chính quy, và nhất là khả năng tự học để thích ứng với
thay đổi chóng mặt của công việc.
Đương nhiên người lao động có việc làm và làm việc được thì sẽ sống tốt sống khoẻ,
và các doanh nghiệp, các tổ chức cũng vậy. Và như vậy họ tồn tại còn nếu không sẽ
ngược lại. Nói đến nguồn nhân lực là nói đến lực lượng lao động của quốc gia. Đất nước
có nguồn nhân lực tốt là đất nước có cơ sở để đứng vững trước những thay đổi của một
thế giới đầy biến động. Nguồn nhân lực này chỉ bền vững nếu đáp ứng được những yêu
cầu của thời chuyển đổi số.
Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và mỗi quốc gia không tồn tại độc lập mà trong mối quan hệ
với các cá nhân, các tổ chức và các quốc gia khác. Thế giới đang “phẳng” hơn, các mô

28
hình xã hội, chính trị và xã hội đã thay đổi nhiều hơn; sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở
nên dễ dàng và chặt chẽ hơn; quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo mọi mặt đời sống
của xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”, việc cần biết chung
sống một cách hài hoà đòi hỏi mỗi người lao động, các tổ chức, và cả đất nước phải học,
phải có những kỹ năng của thời chuyển đổi số.

Những điều ta bàn ở trên về mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trong những thập kỷ tới
đây cho sự phát triển của đất nước chính là bốn trụ cột của giáo dục do UNESCO đề ra,
vốn thường được xem là triết lý giáo dục của tổ chức này: “Học để biết, Học để làm,
Học để tồn tại, Học để chung sống”. Trong thời chuyển đổi số với rất nhiều thay đổi
này, phải chăng đây hoàn toàn có thể là triết lý giáo dục và học tập của mỗi cá nhân,
của mỗi tổ chức và của cả đất nước trong những thập kỷ đang tới.

Xác định nội dung đào tạo

Để làm việc tốt người lao động cần có hiểu biết về công việc và những kỹ năng kể trên.
Mỗi ngành nghề có những kiến thức riêng nhưng kỹ năng thời chuyển đổi số đều là
những kỹ năng chung cần ở những mức độ khác nhau. Có hai thách thức lớn đối với
các hệ thống phát triển kỹ năng chính quy và không chính quy. Thứ nhất là tuy ta nhận
thức được rằng yêu cầu với người lao động sẽ rất khác so với quá khứ, các kỹ năng của
tương lai lại khó xác định được một cách chắc chắn do công nghệ thay đổi rất nhanh và
chưa biết trước những gì sẽ xảy ra. Thứ hai là làm sao để đảm bảo khi những kỹ năng
mới được xác định, các hệ thống phát triển kỹ năng sẽ điều chỉnh kịp để đáp ứng nhu
cầu về rèn luyện các kỹ năng mới này.

Có thể nhìn hai hướng trong đào tạo nhân lực thời chuyển đổi số, một là số đông đảo
người lao động trong các ngành nghề và hai là những người lao động chất lượng cao về
công nghệ số và các công nghệ cao khác, có thể xem là lực lượng tinh hoa về công nghệ
số. Lực lượng tinh hoa về công nghệ số rất quan trọng với đất nước để có thể làm chủ
sự phát triển. Nhớ lại Hình IV.4 có thể thấy đào tạo tri thức chuyên môn trong các lĩnh
vực nông nghiệp, du lịch… cần gắn với đào tạo về thống kê toán học cùng các phương
pháp phân tích số liệu, và tất nhiên các kỹ năng chung.

Sự phổ biến của công nghệ số trong cuộc sống hàng ngày đang cơ bản thay đổi cách
thức người lao động tiếp cận và trau dồi kiến thức. Mỗi người lao động sẽ cần có khả
năng xử lý nhiều thông tin phức tạp, suy nghĩ có hệ thống và đưa ra các quyết định dựa
vào các chứng cớ khác nhau. Mỗi người cũng cần liên tục cập nhật kỹ năng của mình
để phù hợp với sự thay đổi rất nhanh của kỹ thuật nơi làm việc. Cơ bản hơn nữa, để
29
nắm bắt những cơ hội mới do công nghệ số đang mở ra ở nhiều lĩnh vực, người lao
động phải được đào tạo và huấn luyện các kỹ năng cần thiết liên quan đến công nghệ
này trong thời chuyển đổi số [3]. Dưới đây là một số kỹ năng điển hình cần thực hiện
trong mọi chương trình đào tạo.

Giải quyết vấn đề phức tạp


Giải quyết vấn đề là quá trình tìm ra một giải pháp cho một vấn đề phức tạp hoặc khó
khăn. Đó là khoảng cách giữa một trạng thái hiện tại và một trạng thái mong muốn trong
tương lai. Để thu hẹp khoảng cách giữa hai trạng thái, cần biết phân tích tình hình và
xây dựng một giải pháp. Một người khi giải quyết vấn đề cần biết tiếp cận từng bước:
kế hoạch, làm, kiểm tra, hành động, hoặc một số kết hợp của quá trình đó.

Đại thể, khi giải quyết vấn đề, cần phải học cách:

• Xác định các vấn đề.


• Thu thập thông tin liên quan đến vấn đề.
• Tạo ý tưởng để giải quyết vấn đề.
• Kết hợp và kiểm tra các ý tưởng, quyết định giải pháp tốt nhất.
• Tạo một kế hoạch để thực hiện các giải pháp.
• Giải quyết vấn đề - thực hiện giải pháp.

Tư duy phê phán


Tư duy phê phán là về việc có thể thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau và đánh
giá khách quan qua các bằng chứng, và đi đến tận cùng của suy nghĩ, của sự việc. Có tư
duy phê phán cho phép một người đi đến một quyết định đầy đủ và không thiên vị. Cộng
đồng tư duy phê phán xác định tư duy phê bình là “quá trình có nguyên tắc và trí tuệ của
việc chủ động và khéo léo về trí tuệ và chủ động, khéo léo trong việc đề xuất các khái
niệm, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin thu thập được hoặc tạo ra được
từ quan sát, kinh nghiệm, sự phản ánh, lập luận hoặc truyền thông, nhằm dẫn dắt cho
niềm tin và hành động. "

Đại thể, để có tư duy phê phán, cần phải học:


• Các yếu tố của lập luận.
• Dùng các chuẩn về trí tuệ khi suy nghĩ và đánh giá thông tin.

30
Phán đoán và quyết định
Quá trình tư duy để đưa ra quyết định từ các khả năng lựa chọn có sẵn. Người ra quyết
định phải cân nhắc cẩn thận các ưu và nhược điểm của mỗi lựa chọn, xem xét tất cả các
lựa chọn thay thế. Mô hình ra quyết định tương tự như mô hình giải quyết vấn đề.

Khi đưa ra quyết định, bạn phải học cách:

• Xác định quyết định.


• Thu thập thông tin.
• Xác định các lựa chọn khác.
• Cân nhắc các lựa chọn thay thế đối với quyết định của bạn.
• Chọn tốt nhất trong số các lựa chọn thay thế.
• Thực hiện thay thế.
• Xem lại quyết định của bạn và tác động của nó.

Linh hoạt trong nhận thức


Tính linh hoạt trong nhận thức là khả năng hiểu, và chuyển đổi giữa các quan điểm khác
nhau, nắm bắt các khái niệm khác nhau một cách nhanh chóng và hiểu những gì người
khác muốn, và tại sao. Khả năng nhận thức linh hoạt đề cập đến khả năng chuyển đổi
suy nghĩ từ khái niệm này sang khái niệm khác. Nếu có thể “chuyển đổi” nhanh hơn suy
nghĩ của bạn từ một chiều (ví dụ: màu sắc của đối tượng) sang một chiều khác (ví dụ:
hình dạng của đối tượng), mức độ linh hoạt về nhận thức của bạn càng cao.

Sáng tạo
Đại học bang California định nghĩa sự sáng tạo là “Xu hướng tạo ra hoặc nhận ra các
ý tưởng, các lựa chọn thay thế, hoặc các khả năng có thể hữu ích trong việc giải quyết
vấn đề, giao tiếp với người khác và giải trí cho bản thân và người khác.” Sáng tạo là
quá trình đưa ra một cái gì đó mới. Đây có thể là một giải pháp mới cho vấn đề, một
sản phẩm hoặc dịch vụ mới, hoặc thậm chí là một quá trình mới. Sáng tạo cũng kết
hợp hai ý tưởng cũ để tạo thành một ý tưởng mới.

Các mô hình giải quyết vấn đề thường là các mô hình sáng tạo, do đó cần phải học
cách:

• Xác định các vấn đề.


• Thu thập thông tin liên quan đến vấn đề.

31
• Tạo ý tưởng để giải quyết vấn đề.
• Kết hợp và kiểm tra các ý tưởng, quyết định giải pháp tốt nhất.
• Tạo một kế hoạch để thực hiện các giải pháp.
• Giải quyết vấn đề - thực hiện giải pháp.

Ta đã lấy nhiều kết quả nghiên cứu và thí dụ từ các nước khác, đa số là các nước phát
triển hơn Việt Nam, về kỹ năng lao động mới. Nhìn vào trình độ chung của người lao
động ở ta còn thấp, những nội dung cụ thể cần được xác định một cách thích hợp. Về
đại thể theo chúng tôi có hai nhóm người lao động cần được chú ý. Một là nhóm số
đông người lao động phổ thông và hai là nhóm người lao động về công nghệ cao. Ngoài
những kỹ năng mới ai cũng phải rèn luyện, với những người lao động phổ thông việc
“xoá mù” tin học cũng như khả năng làm việc với máy móc điện tử là quan trọng. Nhóm
người lao động về công nghệ cao cần phải tiếp tục được đào tạo và nâng cao trình độ,
chú trọng về năng lực sáng tạo và khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp, vì chính
họ là những người dẫn dắt để tạo ra những thay đổi lớn của đất nước.

Xác định phương pháp đào tạo

Trong một chương viết ngắn này chỉ có thể chấm phá bàn về một vài nét của quá trình
và phương pháp đào tạo những kỹ năng lao động mới. Dù sao, điều chắc chắn cần làm
là việc đào tạo những kỹ năng kể trên phải được thực hiện với những thay đổi thích hợp
ở tất cả các cấp học, từ khi trẻ bắt đầu đến trường.

Những thay đổi trong lao động trong những thập kỷ tới đây sẽ xảy ra nhiều và nhanh
hơn, dẫn đến kiến thức và kỹ năng mỗi người lao động có được trong thời gian học tập
chính quy (học ở trường học nghề, học ở đại học hoặc cao học, huấn luyện ban đầu ở
doanh nghiệp…) không đủ để đi hết phần đời ba bốn chục năm làm việc. Do vậy, việc
học tập suốt đời (life long learning) và khả năng tự học (self learning) phải thành được
thói quen và nhận thức của người người lao động cũng như phải có nhiều cách thức để
người lao động có thể theo đuổi học tập suốt đời. Không bao giờ là quá sớm hay quá
muộn để học. Những khoá học ngắn hạn (short course) với sự linh hoạt là một cách
hiệu quả để bổ sung kiến thức đang thay đổi rất nhanh ở mọi ngành và mọi cấp độ.

Học tập từ xa (distance learning) và học tập trực tuyến (e-learning) với các thiết bị điện
tử và internet là những phương pháp học tập hữu hiệu và ngày càng dễ dàng hơn cho
mọi người lao động. Đặc biệt, khi nhu cầu về các kỹ năng mới gia tăng, công nghệ số
cũng tạo ra những cơ hội mới cho phát triển kỹ năng. Các khoá học mở trực tuyến
(MOOC) và tài nguyên giáo dục mở (OER) đang góp phần thay đổi các phương pháp

32
học tập và cung cấp khả năng đào tạo có chất lượng cho một số đông hơn người lao
động với giờ giấc học tập linh hoạt hơn.

Việc sử dụng công nghệ số trong giáo dục chính quy và đào tạo nghề có tiềm năng cải
thiện việc học, mặc dù kết quả phụ thuộc vào khả năng liên kết các công cụ này với
phương pháp sư phạm hiệu quả. Khoa học dữ liệu cũng có thể bổ sung cho hệ thống
thông tin thị trường lao động với việc giám sát kịp thời và chính xác về việc thay đổi
nhu cầu, về kỹ năng để thích ứng với các chính sách phát triển và kích hoạt kỹ năng.
Việc tăng số lượng dữ liệu được thu thập trên thị trường giáo dục và lao động hàng ngày
thông qua các khóa học trực tuyến, hồ sơ hành chính và vị trí tuyển dụng trực tuyến và
khai thác thông qua phân tích dữ liệu có thể mở ra những phương tiện vô tận cho nghiên
cứu và đổi mới trong giáo dục và đào tạo và giúp đưa ra các quyết định chính sách tốt
hơn.

Việc người Việt dùng được tiếng Anh thành thạo là một yếu tố quyết định để đất nước
có tiến lên được không, để người lao động giữ được công ăn việc làm của mình. Cần có
những chính sách, những giải pháp hiệu quả để những thế hệ người Việt trong tương lai
có thể dùng thành thạo tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của mình. Có thể nói nếu trong
tương lai người Việt không thành thạo tiếnh Anh thì sẽ không phát triển được đất nước.

Khi sản xuất thời chuyển đổi số thay đổi rất nhanh và căn bản, đương nhiên các chương
trình đào tạo và cách thức đào tạo ở trường lớp, tiêu biểu là các cấp học phổ thông, các
trường dạy nghề, các cấp học đại học, không thể không thay đổi một cách tương ứng.
Sự thay đổi này có vai trò cơ bản trong việc trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng mới
cho người lao động.

Những dự kiến thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông đã thể hiện những nhìn
nhận hướng đến thời chuyển đổi số. Sản xuất tới đây, dù làm gì chăng nữa cũng sẽ dựa
rất nhiều vào việc những con số và việc tính toán với chúng trên máy tính. Dù chỉ dùng
các chương trình trên máy tính thì việc hiểu về các con số và sử dụng máy tính thành
thạo cũng là những kỹ năng hết sức cơ bản. Toán học ở trường phổ thông trong những
năm tới đây được thiết kế để ai cũng có thể hiểu và dùng được, với 21% thời lượng học

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC SỐ VỚI KỸ NĂNG LAO ĐỘNG MỚI

1. Rèn luyện được kỹ năng lao động mới cần là mục tiêu của mọi người lao động
2. Cần thay đổi nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo ở trong và ngoài trường
học, khuyến khích tự học và học cả đời.

33
gắn với ứng dụng toán học, với 12% thời lượng học về hai môn xác suất và thống kê,
học từ lớp 2 đến lớp 12, là môn học giúp hiểu và dùng được các con số và dữ liệu. Tin
học từ một môn học phụ nay sắp trở thành môn học chính như toán, như văn... Chương
trình ở các ngành nghề khác ở đại học, ở các trường dạy nghề, chắc chắn cũng cần những
thay đổi thích hợp. Cải tiến sách giáo khoa cho học sinh và sinh viên các trường cho phù
hợp thời chuyển đổi số là một yếu tố quyết định sự phát triển.

6. Kết luận
Tháng 5.2017 tại hội nghị Châu Á-Thái bình dương về Khai phá Dữ liệu (PAKDD),
giáo sư Sang Kyun Cha—Viện trưởng Viện Dữ liệu lớn của Hàn Quốc— trong báo
cáo mời đã nêu một nhận định về thành-bại của các quốc gia trong cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư: “Một đe doạ có thật là chỉ một số ít quốc gia sẽ thắng cuộc
và thu về tất cả, và mối đe doạ lớn hơn là khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo
sẽ càng tăng”.

Có thể nói, về bản chất, quốc gia nào thắng cuộc trong cách mạng công nghiệp lần
thứ tư là quốc gia làm chủ được công nghệ số và các nguồn dữ liệu, đưa chúng vào
mọi lĩnh vực của sản xuất và cuộc sống, làm cho sản xuất và cuộc sống thông minh
và hiệu quả hơn qua các phương pháp của trí tuệ nhân tạo.

Muốn làm cách mạng phải có lực lượng. Muốn làm cách mạng công nghiệp lần thứ tư
phải có nguồn nhân lực số. Cần chuẩn bị và đào tạo ngay nguồn nhân lực số của ta, để
đông đảo n người lao động có thể dùng được công nghệ số trong nghề nghiệp của mình
và một bộ phận tinh hoa có thể tạo ra công nghệ số cho những nghề nghiệp đó, nhất là
những nghề trong hướng phát triển của đất nước.

34
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC SỐ CỦA VIỆT NAM
Thành bại của đào tạo nguồn nhân lực số liên quan đến những điều sau:
1. Nhận thức về nguồn nhân lực số của đất nước từ mọi cấp lãnh đạo, quản lý.
2. Nhận thức của mọi người lao động về những tác động của thời chuyển đổi số lên
các ngành nghề, lên chính bản thân mình.
3. Ý thức và kế hoạch của mỗi người lao động về chuẩn bị tri thức và kỹ năng lao
động mới.
4. Chú trọng những nội dung liên quan đến công nghệ số trong chương trình giáo
dục phổ thông; Rèn luyện kiến thức và kỹ năng cơ bản về toán học, tin học và
tiếng Anh.
5. Điều chỉnh chương trình đào tạo ở bậc đại học và dạy nghề gắn với công nghệ số.
6. Xây dựng các chương trình tái đào tạo cho người lao động.
7. Xây dựng lực lượng tinh hoa về công nghệ số phục vụ các cầu phát triển.
8. Rèn luyện khả năng tự học, khả năng thích nghi của người lao động.

35
Tài liệu tham khảo
1. APEC (2017). Employer driven competencies to address skills shortages in the
digital age, APEC Project DARE (Data Analytics Raising Employment).

2. Bates A.F. (2015). Teaching in a digital age. Available at


https://www.tonybates.ca/teaching-in-a-digital-age. Dạy học trong kỷ nguyên
số, bản dịch của Lê Trung Nghĩa, có tại
https://www.dropbox.com/s/0ercn5eiz3vl5kh/Teaching-in-a-Digital-Age-
1429535678-Vi-15092015.pdf?dl=0

3. Burkhardt G, G. Valdez, C. Gunn, M. Dawson, C. Lemke, E. Coughlin, V.


Thadani, C. Martin (2003). Literacy in the digital age. Available at
http://pict.sdsu.edu/engauge21st.pdf

4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (2017). Báo cáo chính phủ của Bộ Khoa học
và Công nghệ.

5. Chang J.H, Rynhart G., Huynh P. (2016). Asean in transformation: How


technology is changing jobs and enterprise. International Labor Organization.
Available at: http://unctad.org/meetings/es/Presentation/cstd2016_p24_Jae-
HeeChang_ILO_en.pdf

6. Executive Office of the President (2017). Artificial intelligence, automation, and


the economy. Available at
https://obamawhitehouse.archives.gov/sites/whitehouse.gov/files/documents/Ar
tificial-Intelligence-Automation-Economy.

7. Econsultancy (2017). The Future of HR in the Digital Age. Available at


https://econsultancy.com/reports/the-future-of-hr-in-the-digital-age/.

8. Eurofound (2016). Living and working in Europe. Available at


https://www.eurofound.europa.eu/publications/annual-report/2017/living-and-
working-in-europe-2016

9. EUNEC (2014). Learning in the digital age. Available at


http://www.eunec.eu/sites/www.eunec.eu/files/event/attachments/report.pdf

10. European Parliament Technology Asessement (2016). The future of labour in the
digital era. Available at http://epub.oeaw.ac.at/ita/ita-projektberichte/EPTA-
2016-Digital-Labour.pdf

36
11. Geissbauer R., Vedso J., Schrauf S. (2015). Industry 4.0: Building the digital
enterprise. Available at https://www.pwc.com/gx/en/industries/industries-
4.0/landing-page/industry-4.0-building-your-digital-enterprise-april-2016.pdf

12. Horst Sommer (2017). Impacts of digitalisation and industry 4.0 on the world of
work, skills education and training and social protection. Symposium in Hanoi,
2017.

13. Klaus Schwab (2016). The fourth industrial revolution, Portfolio Penguin.

14. McKinsey&Company (2015). The internet of things: mapping the value beyond
the hype. Available at
http://semanticsoftware.com/media/1101/unlocking_the_potential_of_the_inter
net_of_things_executive_summary.pdf

15. McKinsey&Company (2016). Independent work: Choice, necessity, and the gig
economy. Available at https://www.mckinsey.com/global-themes/employment-
and-growth/independent-work-choice-necessity-and-the-gig-economy

16. National Academy of Sciences (2017). Information technology and the U.S.
workforce.

17. National Academy of Sciences (2017). Building America's Skilled Technical


Workforce. Available at http://www.nap.edu/23472

18. National Intelligence Council (2017). Global trends: Paradox of progress.


Available at https://www.dni.gov/files/documents/nic/GT-Full-Report.pdf

19. OECD (2016). Skills for a digital world. Available at


https://www.oecd.org/els/emp/Skills-for-a-Digital-World.pdf

20. Simon T. (2017). Critical Infrastructure and the Internet of Things. Available at
https://www.cigionline.org/publications/critical-infrastructure-and-internet-
things-0

21. Society of American Archivists (2008). New skills for a digital era. Available at
http://files.archivists.org/pubs/proceedings/NewSkillsForADigitalEra.pdf

22. The World Economy Forum (2016). The future of jobs - employment, skills
and workforce strategy for the fourth industrial revolution. Available at
http://www3.weforum.org/docs/WEF_Future_of_Jobs.pdf

37
23. The World Economy Forum (2016). Extreme automation and connectivity: The
global, regional, and investment implications of the Fourth Industrial
Revolution

24. World bank (2016). Digital dividends: Overview. Available at


http://documents.worldbank.org/curated/en/896971468194972881/pdf/102725-
PUB-Replacement-PUBLIC.pdf

25. Jesuthasan R., Malcolm T., Zarkadakis G. (2016). Automation Will Make Us
Rethink What a “Job” Really Is, Havard Business Review, October 12, 2016.

26. Chui M., Manyika J., Miremadi, M (2017). The countries most (and least)
likely to be affected by automation, Harvard Business Review, April 2017.
Available at https://hbr.org/2017/04/the-countries-most-and-least-likely-to-be-
affected-by-automation.

27. Hoberg P., Krcmar H., Welz B. (2017). Skills for Digital Transformation. IDT
Survey 2017.

28. ITU (2017). Social and economic impact of digital transformation on the
economy. Available at https://www.itu.int/en/ITU-
D/Conferences/GSR/Documents/GSR2017/Soc_Eco_impact_Digital_transform
ation_finalGSR.pdf.

29. Frey C.B., Osborne M. (2013). The future of employment: How susceptible are
jobs to computerisation? Oxford Martin School, Programme on the Impacts of
Future Technology, University of Oxford, September 2013. Available at
https://www.oxfordmartin.ox.ac.uk/downloads/academic/The_Future_of_Empl
oyment.pdf

Hồ Tú Bảo
Nhóm Think Tank VINASA

38

You might also like