You are on page 1of 24

6.1.

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

6.1.1. Khái quát cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa

6.1.1.1. Khái quát về cách mạng công nghiệp

- Cách mạng công nghiệp: là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình
độ của:
+ tư liệu sản xuất
+ sức lao động
trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình
phát triển của nhân loại
=>>> kéo theo sự thay đổi căn bản về:
+ phân công lao động xã hội
+ tăng năng suất lao động
nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật – công nghệ
đó vào đời sống xã hội.

- Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp


+ Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0)

xuất hiện từ ngành dệt vải, sau đó lan tỏa ra các ngành kinh tế khác của
nước Anh.

Nội dung cơ bản: chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy
móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi
nước.

Nghiên cứu cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, C.Mác đã khái quát tính
quy luật của cách mạng công nghiệp qua ba giai đoạn là :

hiệp tác giản đơn(TBCN là một số đông công nhân làm việc trong cùng một thời gian,
dưới sự điều khiển của cùng một nhà tư bản, trong cùng một không gian để sản xuất ra cùng một loại

hàng hoá),công trường thủ công(Mác đã nhận xét: “Người lao động bộ phận và công cụ của
người ấy, đó là yếu tố đơn giản của công trường thủ công”) & đại công nghiệp (nguyên tắc cơ
bản của thời kì này là thay thế thao tác lao động của con người từ một công cụ máy móc thành một hệ

thống công cụ máy móc)

Ông khẳng định đó là ba giai đoạn tăng năng suất lao động xã hội; ba giai
đoạn phát triển của lực lượng sản xuất gắn với củng cố, hoàn thiện quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa; đồng thời là ba giai đoạn xã hội hóa lao động và sản xuất
diễn ra trong quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ, thủ công, phân tán lên sản xuất lớn,
tập trung, hiện đại.
VD: Về ngành dệt: Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại
học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi
nào. Phát minh này được coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá
Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục
Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
Về luyện kim:
Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling”. Mặc dù phương pháp
của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò
cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về
yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.
Về giao thông vận tải:
Năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm
1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ
thống đường sắt ở châu Âu và châu Mĩ. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu
thuỷ chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm

/*Cuộc CMCN lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông
nghiệp, chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạng cơ bắp, sức nước, sức gió và sức kéo đọng vật bằng một hệ
thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơn nước và nguồn nguyên liệu, nhiên vật liệu và năng
lượng mới là sắt và than đá. Nó khiếu lực lượng sản xuất được thúc đẩy mạng mẽ, tạo nên tình thế
phát triển vượt bậc của nền sản xuất cơ khí trên cơ sở khoa học*/

+Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0)


Nội dung: sử dụng năng lượng điện và động cơ điện, tạo ra dây truyền sản xuất
có tính chuyên môn hóa cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện– cơ
khí và tự động hóa cục bộ trong sản xuất.

Đặc trưng: những phát minh về công nghệ và sản phẩm mới ra đời và phổ
biến .
VD: điện, xăng dầu, động cơ đốt trong, kỹ thuật phun khí nóng, công nghệ
luyện thép Bessemer, ngành sản xuất giấy phát triển kéo theo sự phát triển của
ngành in ấn và sách báo, phát triển ngành chế tạo ô tô, điện thoại, xuất hiện những
phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến, tạo ra những tiến bộ vượt bậc về giao
thông vận tải và thông tin liên lạc.
/*Như vậy, bản chất của cuộc CMCN lần thứ hai là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ
khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học
thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách mạng này đã mở ra kỷ nguyên
sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp.*/

+ Cách mạng công nhiệp lần thứ ba (3.0)

Nội dung cơ bản: sự phát triển của công nghệ thông tin và tự động hóa sản
xuất (hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và
robot công nghiệp)
Cuộc cách mạng 3.0 diễn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và
số hóa vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên
1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990)
Cuộc CMCN lần thứ ba là sự thay thế phần lớn và hầu hết chức năng của con
người (cả lao động chân tay lẫn trí óc) bằng các thiết bị máy móc tự động hóa hoàn
toàn trong quá trình sản xuất nhất định.
Ta có thể lấy ví dụ qua các thành tựu của cuộc CMCN lần 3: Internet
“Kỷ nguyên của những gã khổng lồ” ra đời vào năm 1974 và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay.
Những giá trị mà Internet mang lại cho nhân loại không thể nào phủ nhận được. Theo Wikipedia,
có gần 3 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet (46,64%) năm 2017. Các cụm từ như “cư dân
mạng” hay “cộng đồng mạng” dần trở nên quen thuộc hơn. Đây chính là minh chứng cho sự phổ
biến của Internet.

SMAC

SMAC là viết tắt của các cụm từ: Social Media (Mạng xã hội), Mobile (Công nghệ di động),
Analytics (Công nghệ phân tích), Cloud (Điện toán đám mây).

Social Media: Là một hình thức kết nối mới, giúp người dùng kết nối và giao tiếp với theo dựa trên
một nền tảng nhất định.

Mobile: Là phương tiện giao tiếp hiện đại của con người, tạo ra một phương thức liên lạc, mua sắm và
làm việc mới.

Analytics: Công nghệ phân tích giúp doanh nghiệp nắm bắt được hành phi mua sắm của khách hàng.
Thông qua dữ liệu, doanh nghiệp có thể khai thác các thông tin hữu ích về người tiêu dùng. Đây là một
giải pháp hữu hiệu hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định Marketing đúng đắn và phù hợp.

Cloud: Điện toán đám mây đã tạo ra bước phát phát triển mới trong quá trình lưu trữ. Giải pháp này
giúp việc truy cập công nghệ và dữ liệu hiệu quả hơn. Đồng thời, Cloud giảm bớt gánh nặng về ngân
sách cho doanh nghiệp, tăng tốc độ phản ứng với các biến chuyển trên thị trường cũng giải xử lý những
vấn đề nội bộ.

Công nghệ nano (*/Các hạt nano được sử dụng trong các kỹ thuật hình ảnh tiên tiến để chỉ ra vị
trí của các tế bào ung thư trong cơ thể, nhưng chúng cũng có thể được sử dụng trong điều trị ung thư. Một
hạt nano có thể hoạt động như một hệ thống phân phối công nghệ cao, kết hợp một “phân tử dẫn đường”
nhắm mục tiêu ung thư với một loại thuốc chống ung thư.*/)

Cuộc cách mạng này đã bảo đảm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh
chóng theo hai hướng chủ yếu:
Một là, thay đổi chức năng và vị trí của con người trong sản xuất trên cơ sở
dịch chuyển từ nền tảng điện – cơ khí sang nền tảng cơ – điện tử và cơ – vi điện tử.
Hai là, chuyển sang sản xuất trên cơ sở các ngành công nghệ cao – như công
nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ
năng lượng mới, công nghệ vũ trụ…có tính thân thiện với môi trường.

+ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)

+ được đề cập lần đầu tiên tại Hội trợ triển lãm công nghệ Hanover (Đức)
năm 2011 và được Chính phủ Đức đưa vào “ kế hoạch hành động chiến lược công
nghệ cao ”năm 2012
+ Nội dung cơ bản là liên kết giữa thế giới thực với thế giới ảo, để thực
hiện công việc thông minh và có hiệu quả nhất.

Cuộc cách mạng 4.0 được hình thành trên cơ sở thành tựu và kết nối của cả
ba cuộc cách mạng công nghiệp đã có (1.0, 2.0, 3.0), nhưng trong đó trực tiếp là
cuộc cách mạng số, công nghệ sinh học và vật lý, gắn với sự phát triển và phổ biến
của Internet kết nối vạn vật (Internet of things – IoT), điện toán đám mây, điện
toán nhận thức.

Đặc trưng cơ bản của 4.0 là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột phá
về chất như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of things (IoT), Robot, in 3D, dữ liệu lớn
(big data).
(Chuyển hóa thông tin từ thế giới thực thành thế giới ảo vật lý với dung lượng thông tin rất
lớn, tốc độ cao và đa dạng tới mọi mặt của đời sống xã hội với thuật ngữ chuyên môn là “Dữ liệu lớn -
Big data”.)
VD:BIG DATA:(tuy xuất hiện ở CMCN lần 3 nhưng mới chỉ là sơ khai, chưa
hình thành rõ rệt)
Trong lĩnh vực Y tế, cỗ máy IBM Watson có biệt danh “Bác sĩ biết tuốt” (*/có
thể lướt duyệt cùng lúc hàng triệu hồ sơ bệnh án để cung cấp cho các bác sĩ những lựa
chọn điều trị dựa trên bằng chứng chỉ trong vòng vài giây nhờ khả năng tổng hợp dữ liệu
khổng lồ và tốc độ xử lý mạnh mẽ. “Bác sĩ biết tuốt” này còn cho phép con người tra
thông tin về tình hình sức khỏe của mình. Các bác sĩ chỉ cần nhập dữ liệu người bệnh để
được phân tích, so sánh với kho dữ liệu khổng lồ có sẵn và đưa ra gợi ý hướng điều trị
chính xác.*/)
Digital Marketing ứng dụng Big Data:

 Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và đánh giá mục tiêu kinh doanh. Điều này giúp
cho doanh nghiệp xác định rõ hơn, đâu là cơ hội tốt để tiếp tục tiến hành các kế hoạch
kinh doanh tiếp theo.
 Có thể xác định người dùng trên các phương tiện truyền thông xã hội và nhắm mục tiêu
cho họ dựa trên nhân khẩu học, giới tính, thu nhập, tuổi tác và sở thích.
 Tạo báo cáo sau mỗi chiến dịch quảng cáo bao gồm hiệu suất, sự tham gia của khán giả
và những gì có thể được thực hiện để tạo kết quả tốt hơn.
 Khoa học dữ liệu được sử dụng cho các khách hàng nhắm mục tiêu và nuôi dưỡng chu
trình khách hàng.
 Tập trung vào các chủ đề được tìm kiếm cao và tư vấn cho các chủ doanh nghiệp thực
hiện chúng trên chiến lược nội dung để xếp hạng trang web doanh nghiệp trên cao hơn
trên google (SEO).
 Có thể tạo đối tượng tương tự bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu đối tượng hiện có để nhắm
mục tiêu các khách hàng tương tự và kiếm được lợi nhuận.
 Chuyển đổi số (CĐS) hoàn chỉnh áp dụng số hóa và ứng dụng số hóa ở một cấp độ cao
hơn và có qui mô lớn, thay đổi phương thức kiến tạo, quản lí,điều hành,sử dụng dữ liệu
truyền thống sang một phương thức mới dựa trên những nền tảng kỹ thuật số mới ( thành
tựu của cách mạng công nghiệp 4.0) từ đó giúp giảm thiểu chi phí về nhiều mặt, giúp dễ
dàng quản lí thông tin, tránh các thủ tục rườm rà truyền thống.

- Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển
+ Một là, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất của các quốc gia,
tác động mạnh mẽ tới quá trình điều chỉnh cấu trúc và vai trò của các nhân tố trong
lực lượng sản xuất xã hội.
Về tư liệu lao động: từ chỗ máy móc ra đời thay thế cho lao động chân tay
cho đến sự ra đời của máy tính điện tử, chuyển sản xuất sang tự động hóa, tài sản
cố định thường xuyên đổi mới, quá trình tập trung hóa sản xuất được đẩy nhanh.
VD: ở Việt Nam đã ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp:
Trồng trọt: ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật In vitro nhân giống dừa sáp,
hoa phong lan, nấm ăn và nấm dược liệu.
Mô hình trồng rau trong nhà kính, trồng rau thủy canh, tưới tự động.
Sử dụng phân bón thông minh kết hợp hệ thống bơm tát nước tự động sử dụng năng
lượng mặt trời trong sản xuất lúa.
Ứng dụng công nghệ viễn thám GIS để quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại cây
trồng.
Về chăn nuôi: ứng dụng chăn nuôi chuồng lạnh khép kín, tự động.
Về thủy sản:nuôi tôm thẻ siêu thâm canh. Sử dụng phao quan trắc – ứng dụng điện
toán đám mây nhằm quan trắc có cảm biến đo độ mặn, nhiệt độ nước, pH và điều khiển qua
Smartphone.
 Từ đó, giúp giảm chi phí trong sản xuất, giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, sản
xuất an toàn, truy xuất được nguồn gốc…

Về lực lượng lao động: làm thay đổi kết cấu nguồn nhân lực của xã hội, đặt
ra những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao nhưng đồng thời
cũng tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt trong điều kiện của chủ
nghĩa tư bản máy móc thay thế hoạt động lao động của con người làm gia tăng nạn
thất nghiệp, người lao động phải làm việc với cường độ cao.
VD: Minh chứng cho điều này ta có thể thấy qua lực lượng lao động của
Việt Nam vài năm gần đây:
Năm 2017, cả nước có trên 54,52 triệu người tham gia lực lượng lao động mà có trên 11,78
triệu người đã qua đào tạo có bằng với tỷ lệ 21,6% (tăng 3,6 điểm phần trăm so với năm
2013). Trong tổng lực lượng lao động, tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên là 9,74%; cao
đẳng là 3,44%; trung cấp là 5,23%; và sơ cấp nghề là 3,39%.

Về đối tượng lao động: đưa sản xuất của con người vượt quá những giới
hạn về tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phụ thuộc của sản xuất vào các nguồn
năng lượng truyền thống. Trong quá trình phát triển cách mạng công nghiệp làm
thay đổi căn bản các yếu tố đầu vào của sản xuất, nhất là cuộc cách mạng 3.0 và
4.0

VD: Công nghệ nano được sử dụng trong ngành điện công nghiệp và xử lư nước thải
Ông James Hutchison, nhà hóa học của trường đại học Oregon, sử dụng phân tử DNA theo
một quy trình mới lạ cho thấy có thể tạo ra những mô hình kích thước nano trên con chíp silicon và
bề mặt khác. Những phương pháp thực nghiệm đă tiết kiệm được nguyên liệu, sử dụng ít nước và
dung môi hơn so với kỹ thuật in truyền thống – hay kỹ thuật in thạch bản thường sử dụng trong công
nghiệp điện tử kỹ thuật cao.
Về cơ cấu kinh tế: cách mạng công nghiệp làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo
hướng: hiện đại, hội nhập quốc tế, hình thành nhiều ngành kinh tế mới
thông qua mở rộng ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, như công
nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển, công nghệ sinh học… Các
thành tựu mới của khoa học - công nghệ được ứng dụng để tối ưu hóa tất cả các
khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.
VD:
Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH
Số liệu cụ thể về dòng vốn FDI vào Việt Nam qua các năm:

Về phía người tiêu dùng: được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản
phẩm và dịch vụ mới có chất lượng cao với chi phí thấp hơn, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu ngày càng đa dạng, phong phú và yêu cầu chất lượng cao của xã hội.
VD: Hiện nay tại Việt Nam, dịch vụ ngân hàng số đang được ngày càng ưa
chuộng khi mọi thủ tục, chi phí đều được tối thiểu hóa, giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều
thời gian và tiền bạc(*/Mọi giao dịch từ cơ bản như kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền đến
những tiện ích mở rộng như thanh toán hóa đơn, mở tài khoản tiết kiệm, v.v. đều có thể được
thao tác nhanh chóng qua smartphone*/)
=>> Thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ tạo điều kiện
để các nước tiên tiến tiếp tục đi xa hơn trong việc phát triển khoa học công nghệ
và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống. Đồng thời
cũng tạo điều kiện cho các nước chậm phát triển tiếp cận những thành tựu mới của
khoa học công nghệ, tận dụng lợi thế đi sau, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại
hóa để bứt phá, rút ngắn khoảng cách trong sự phát triển.

+ Hai là, thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất. Các cuộc cách mạng công
nghiệp tạo ra sự nhảy vọt về chất trong lực lượng sản xuất, tất yếu đẫn đến quá trình
điều chỉnh, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội và quản trị phát triển.
Về sở hữu tư liệu sản xuất: Ngay từ cuộc cách mạng 1.0, nền sản xuất lớn
ra đời thay thế cho sản xuất nhỏ.Sở hữu tư nhân không còn đủ khả năng đáp ứng
yêu cầu của sản xuất và yêu cầu cải tiến kỹ thuật
=> tư bản buộc phải liên kết thành tư bản tập thể.
Các nước tư bản đã phải điều chỉnh chế độ sở hữu thực hiện đa dạng hóa sở
hữu, lấy sở hữu tư nhân làm nòng cốt đồng thời phát huy sức mạnh và ưu thế đối
đa của sở hữu nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước.

Các cuộc cách mạng công nghiệp đã không ngừng nâng cao năng suất
lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa nhanh chóng dịch chuyển dân cư từ nông thôn
sang thành thị, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất thúc đẩy quá trình hình
thành giai đoạn độc quyền và độc quyền nhà nước làm gia tăng mâu thuẫn của chủ
nghĩa tư bản.

Về tổ chức quản lý: cách mạng công nghiệp đặt ra những yêu cầu hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập quốc tế và trao đổi
những thành tựu khoa học công nghệ giữa các nước.
Việc quản lý quá trình sản xuất của các doanh nghiệp trở nên dễ ràng hơn,
thông qua ứng dụng công nghệ hiện đại, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử
dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng mới hiệu quả giúp nâng cao năng suất lao
động và định hướng lại tiêu dùng
VD:+> Các doanh nghiệp ứng dụng thành tựu trong công nghệ như sử dụng phần
mềm kế toán để quản lý DN:
Tính lương nhân viên , tính doanh số, các khoản chi phí ... quy trình nhập liệu, định dạng, in
ấn đơn giản..  Từ đó xây dựng thống kê báo cáo doanh nghiệp, nắm được đầy đủ thông tin
tài chính của DN, xây dựng kế hoạch phát triển cả về ngắn hạn và lâu dài cho DN.
+> Sử dụng công nghệ để liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước: qua các phần
mềm họp trực tuyến, trao đổi tài liệu, hay như nhờ CMCN mà có sự xuất hiện của các con
tàu chở hàng lớn giúp tạo thuận lợi cho buôn bán trao đổi hàng hóa xuyên quốc gia giữa các
doanh nghiệp
Về lĩnh vực phân phối: Cách mạng công nghiệp thúc đẩy nâng cao năng
suất lao động, làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống
của người dân, giúp cho phân phối và tiêu dùng trở nên nhanh chóng và dễ ràng
hơn.
VD:Sự kiện Tháng khuyến mại Hà Nội 2019:
Các chương trình ưu đãi, tặng quà, nhận voucher giảm giá được thực hiện thông qua việc quét mã
QRcode nhanh chóng và đơn giản. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối
hợp với Cục Thương mại – Điện tử (Bộ Công Thương) triển khai quảng bá sự kiện và kết hợp các
hoạt động đặt hàng trước cho các DN tham gia Tháng khuyến mại. Qua đó, tạo cơ hội để các DN
thuộc mọi thành phần kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh
doanh, quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến hàng triệu người tiêu dùng, khách du lịch trong nước
và quốc tế
Tuy nhiên, nó lại tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập, sự phân hóa
ngày càng gay gắt buộc các nhà nước phải can thiệp vào phân phối và thu nhập để
giải quyết mâu thuẫn cố hữu của nền kinh tế thị trường.
VD: Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành thâm
dụng lao động giá rẻ. Trong khi đó, theo xu thế phát triển của nền kinh tế tri
thức,nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo mới là lợi
thế. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố tháng 7 năm
2016 cho thấy, khoảng 70% vị trí công việc của Việt Nam có nguy cơ cao bị thay
thế bởi tự động hóa, con số này thấp hơn so với Trung Quốc (75%) nhưng lại cao
hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.  Buộc nhà nước ta phải can
thiệp giải quyết:
Nâng cao nhận thức của xã hội về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Tăng lượng cầu về lao động
Nâng cao chất lượng cung về lao động
Tăng cường phối hợp giữa nhà nước, người sd lao động và người lao động
Đổi mới giáo dục và đào tạo để phát triển chất lượng nguồn nhân lực...
+ Ba là, thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển . Quá trình phát
triển của cách mạng công nghệ làm cho sản xuất xã hội có những bước tiến nhảy
vọt.
-Sự kết nối giữa các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ, thị trường
mở rộng, dần hình thành một “ thế giới phẳng “.
VD:Thông qua các nền tảng số, mạng xã hội để giao tiếp, thông tin, thông báo
đến nhân viên như các hội nhóm trên facebook, zalo, hay microsoft teams,
zoom... hay doanh nghiệp có thể mua hoặc thuê các ứng dụng độc quyền dành
riêng cho mình để quản trị
-Hàm lượng tri thức ngày càng tăng lên trong trong sản phẩm và dịch vụ,
khoảng cách thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào thực tiễn ngày càng
được rút ngắn, hình thành nền kinh tế tri thức.
VD:Phát minh ra máy tính cá nhân, điện thoại thông minh.
Máy tính hay điện thoại thông minh ngày càng hiện đại tích hợp nhiều dịch vụ
thiết yếu cho người sử dụng giúp tối giản nhiều quá trình trong cuộc sống hàng ngày
như nhắn tin, gọi điện, chụp ảnh, báo thức, truy cập internet,...

-Phương thức quản trị, điều hành của chính phủ có sự thay đổi nhanh chóng
để thích ứng với sự phát triển của công nghệ (số hóa và tin học hóa), phối hợp
chính sách kinh tế vĩ mô, điều tiết phối hợp quốc tế được tăng cường, bộ máy hành
chính nhà nước phải cải tổ theo hướng minh bạch và hiệu quả…
VD:Chính phủ Việt Nam ta đã áp dụng công nghệ vào quản lý dịch vụ công
nhà nước bằng hệ thống chính phủ điện tử, thông qua hệ thống website của chính
phủ, giúp người dân thực hiện các việc công trực tuyến dễ dàng nhanh gọn như tra
cứu thuế, tra cứu bảo hiểm xã hội, hay đăng ký kết hôn,...đơn giản hóa thủ tục giấy
tờ.

-Các công ty xuyên quốc gia ngày càng có vai trò quan trọng và sự hình
thành các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế tạo ra những chủ thể mới trong quan
hệ kinh tế quốc tế.
VD: CM công nghệ đã làm xuất hiện các công ty công nghệ xuyên quốc gia

Ở Việt Nam ta có Samsung : hiện đã đầu tư và đưa vào hoạt động các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử và
công nghệ cao quy mô lớn tại các tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh của Việt Nam. Đây hiện là nơi giải quyết việc làm
cho hàng nghìn công nhân có thu nhập cao hơn đáng kể so với các đồng nghiệp ở các khu công nghiệp .

 Tăng cường hợp tác kinh tế giữa VN và HQ , tạo đk để VN giải quyết vấn đề
việc làm và tăng trưởng kinh tế
-giúp doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước không những giải quyết công việc hiện tại hiệu
quả mà quan trọng hơn là hoạch định được tầm nhìn chiến lược để thực hiện Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 có hiệu quả nhất.
VD : chuyển đổi số (CĐS) thay đổi phương thức quản lý của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý
nhà nước theo hướng đơn giản về cơ cấu, logic, kế thừa và hiệu quả về hoạt động, hội nhập với quốc
tế. Tạo ra những thay đổi lớn trong chuỗi giá trị hàng hóa và cung ứng sản phẩm; tự động hóa nâng
cao hiệu suất công việc, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh, gia tăng mạnh mẽ giá trị
sản xuất, chất lượng dịch vụ công.

CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ CÁC MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ
GIỚI
Công nghiệp hóa: Là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ sử dụng lao
động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội chủ yếu dựa trên lao động bằng
máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
VD: Ở VN công nghiệp hóa trong lĩnh vực nông nghiệp
/*Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn
với công nghiệp chế biến, kết nối với thị trường tiêu thụ; kết nối với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu;
nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam, cả thị trường nội địa và
quốc tế.
Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghiệp, ngành nghề dịch vụ ở nông thôn
nhằm nâng cao hiệu quả lao động, tăng thu nhập, chất lượng đời sống người dân khu vực nông
thôn.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; khuyến khích phát triển
công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến công nghệ cao.
Phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, các ngành nghề, công nghiệp, dịch vụ*/

Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới:
+Mô hình công nghiệp hóa cổ điển: Khái quát cơ bản
-Gắn liền với cuộc CM 1.0 tiêu biểu ở Anh, diễn ra tương đối dài trong 60 – 80 năm.
Đặc điểm lịch sử xuất phát của mô hình
 Những nước như Anh, Pháp có quy mô lãnh thổ và dân số tương đối là lớn → cơ sở để
phân công lao động XH trong phạm vi quốc gia
 Những nước dẫn đầu TG về sự tiến bộ KH-CN → quá trình CNH không thể vay mượn
(dựa vào) công nghệ từ bên ngoài cũng như không lệ thuộc vào công nghệ bên ngoài
 Quan hệ KTQT lúc này còn hạn chế → mức độ ảnh hưởng TG đối với CNH & CDCC là
không lớn
 Nguồn tài nguyên là tương đối phong phú đa dạng → đáp ứng được nhu cầu của giai
đoạn đầu của CNH
 Những nước này có nguồn bổ sung quan trọng về nguyên liệu, nguồn lao động và thị
trường từ hệ thống các nước thuộc địa
Bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ(ngành dệt), nồng nghiệp, rồi cuối cùng là công nghiệp
nặng(cơ khí chế tạo máy) (Qúa trình này làm cho mâu thuẫn giữa tư bản và lao động trở nên gay
gắt, phong trào công nhân pt mạnh mẽ tạo tiền đề cho CN Mác ra đời; xuất hiện mâu thuẫn giữa
các nước tư bản, dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới; xuất hiện mâu thuẫn giữa các nướctư bản
với các nước thuộc địa dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.)

Đặc điểm về vốn


 Quá trình CNH đòi hỏi vốn nhiều
 Trong mô hình cổ điển vốn không gây ra áp lực lớn → không gây ra những mất cân đối
trầm trọng về vốn
 Vốn chủ yếu dựa vào từ nguồn vốn tích lũy trong nước (NN) và nguồn vốn từ các thuộc
địa(bóc lột sức lao động)

Đặc điểm về CDCC ngành


Chuyển dịch tuần tự, từ từ từng bước
CN nhẹ → CN nặng → GTVT, bưu điện → các ngành dịch vụ khác

Đặc điểm về chuyển dịch lao động


LĐ từ NN chuyển sang CN theo xu hướng chung, tuy nhiên giá trị chuyển dịch này
không gây ra những căng thẳng về vấn đề thất nghiệp. Vì:
 Quá trình chuyển dịch diễn ra từ từ
 LĐ ở các quốc gia này di cư sang những vùng đất mới nên không gây ra những căng
thẳng về lao động và việc làm ở trong nước
VD:........
+ Mô hình công nghiệp hóa theo kiểu Liên Xô(cũ):
(Liên Xô: 1930; các nước XHCN ở Đông Âu: 1945; Việt Nam: 1960)
- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
- Vai trò của nhà nước có tính quyết định, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung,
mệnh lệnh, huy động và phân bổ vốn ưu tiên cho công nghiệp nặng, trong đó trực
tiếp là ngành cơ khí chế tạo máy
-Mô hình này cho phép các nước xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật nhanh
chóng.
-Tuy nhiên, khi tiến bộ khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển, hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật ở trình độ cơ khí hóa cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh
lệnh không thích ứng được, làm kìm hãm việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật
mới.
VD:
-Mô hình này là ưu tiên pt công nghiệp nặng ( ngành cơ khí,
chế tạo máy) với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh hành chính; đạt được kết quả trong
thời gian ngắn, nhưng chậm ứng dụng kỹ thuật- công nghệ mới nên dẫn đến khủng hoảng kt-xh
vào cuối thập niên 80 tk20

+ Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs):
Đặc điểm của mô hình:
 Chính phủ xác định định hướng phát triển kinh tế trong từng thời kỳ và được cụ thể hoá
bằng các bước đi thích hợp
 Về nguồn vốn: Dựa trên sự huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Ngoài nước
dựa vào thu hút đầu tư trực tiêp nước ngoài (FDI) và vay nợ
 Quá trình CNH chủ yếu được thực hiện bằng chiến lược hướng ra thị trường thế giới, XK
sản phẩm dựa vào lợi thế so sánh đồng thời thực hiện bảo hộ những sản phẩm cần thiết.
Đầu ra song song hai chiến lược vừa hướng nội, vừa hướng ngoại
 Thông qua đầu tư nghiên cứu, chế tạo và hoàn thiện dần dần trình độ công
nghệ từ thấp đến cao (thời gian dài và nhiều tổn thất).
 Tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển hơn. (đòi hỏi nhiều
vốn và ngoại tệ, bị phụ thuộc vào nước ngoài)
 Xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ nhiều tầng, kết hợp
công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Kết hợp vừa nghiên cứu chế
tạo vừa tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển hơn (cơ bản,
lâu dài, vững chắc, đi tắt và bám đuổi).

Quá trình CNH ở các nước NICs diễn ra trong thập niên
 GĐ1 - Bắt đầu CNH vào giai đoạn đầu những năm 1960s: XK hàng tiêu
dùng dựa vào lợi thế so sánh về lao động và bảo hộ các ngành sản phẩm CN
chế tạo nguyên liệu sản xuất đầu vào trung gian như CN hoá chất, CN luyện
kim
 GĐ2 - Thập niên 1970s: Xk sản phẩm của ngành CN nặng (đóng tàu, ôtô,
sản phẩm điện tử) và bảo hộ những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao
 GĐ3 - Xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng vốn và công nghệ cao
Kết quả chỉ sau 20 – 30 năm đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
VD:.... Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản
Quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản có thể được chia thành hai giai đoạn
cơ bản :
Giai đoạn đầu (1868-1919): Trong đó, (1868-1900)- Xuất khẩu sản phẩm
truyền thống và thay thế nhập khẩu hàng công nghiệp thông thường; (1900-
1919)Xuất khẩu hàng công nghiệp thông thường.
 Giai đoạn thứ hai (1920-1970): Trong đó, (1920-1960)- thay thế nhập khẩu hàng
công nghiệp chế tạo; (1960-1970)- Xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo

Những yếu tố mang lại thành công cho Nhật Bản khi thực thi công nghiệp hóa:
-Phương pháp chủ yếu và xuyên suốt của Nhật Bản trong việc tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến là
bằng con đường nhập khẩu với nhiều hình thức khác nhau: nhập khẩu trực tiếp công nghệ, mua
bằng phát minh sáng chế và “nhập khẩu" cả chuyên gia giỏi từ nhiều nước khác nhau trên thế
giới.
- Cách thức cụ thể là, Chính phủ “câu” nhân tài các nước bằng chế độ lương bổng ưu đãi; khuyến
khích các cá nhân và tổ chức tiếp cận với những người nước ngoài có bằng sáng chế và có bản
quyền thích hợp, thu hút họ đến Nhật Bản làm việc; thu hút trở lại những người đi du học ở nước
ngoài…
Bằng cách đó, số người nước ngoài đến làm việc tại Nhật Bản ngày càng nhiều, từ cố vấn kỹ
thuật, giáo viên, nhà đầu tư, cho đến nhà quản lý và thợ lành nghề.
Nhật Bản đã không chỉ nhập khẩu máy móc thiết bị để sử dụng, mà còn nhập khẩu cả bằng phát
minh sáng chế để triển khai, hoặc để nghiên cứu, bắt chước; không chỉ học tập phương Tây về kỹ
thuật, mà họ đã học tất cả các mặt tiên tiến khác về thể chế kinh tế, kinh nghiệm quản lý, kinh
nghiệm phát triển giáo dục….
- Điều đặc biệt là, Nhật Bản không bắt chước nguyên mẫu của nước ngoài, mà họ luôn tìm cách
cải tiến công nghệ nhập khẩu để thích nghi chúng (thích ứng chuyển đổi). Vì thế, sự ra đời và
phát triển của các ngành công nghiệp mới rất nhanh, và rồi nó cũng lại nhanh chóng bị thay thế
bởi một ngành công nghiệp khác mới hơn.
 Đây là bí quyết thành công để rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa của Nhật Bản, bởi vì nếu tự
mò mẫm để chế tạo công nghệ mới thì sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền của; nhưng nếu bắt
chước vụng về, nguyên xi thì lại sẽ muôn đời là nước đi sau

+Nhật Bản cũng có những hạn chế trong quá trình thực thi công nghiệp hóa:
Thứ nhất, kinh tế Nhật Bản phát triển chủ yếu là dựa vào thị trường thế giới.

Thứ hai, những vấn đề về xã hội và môi trường cũng xuất hiện nhiều hơn.
+Do chiến tranh, sản xuất bị gián đoạn, thất nghiệp gia tăng, tổng
cầu vượt tổng cung khiến cho lạm phát tăng tốc nhanh chóng. Nạn đói tuy được
ngăn chặn nhờ phát chẩn khẩn cấp của lực lượng quân quản, song thức ăn tồi và
thiếu đã gây ra nạn suy dinh dưỡng và ngộ độc ở nhiều nơi.
Chính phủ đã phải tiến hành biện pháp để khôi phục và ổn định kinh tế
Việc tiếp thu và phát triển khoa học, công nghệ mới có thể thực hiện theo các con đường
cơ bản sau:
Một là, đầu tư nghiên cứu, chế tạo và hoàn thiện dần dần trình độ công nghệ từ thấp đến
cao. Con đường này thường kéo dài và có nhiều tổn thất.
Hai là, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước phát triển hơn. Con đường này
đòi hỏi có nhiều vốn và ngoại tệ và luôn luôn chịu sự phụ thuộc từ nước ngoài.
Ba là, xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ nhiều tầng, kết hợp cả công
nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại; vừa nghiên cứu chế tạo vừa tiếp nhận chuyển giao
công nghệ từ các nước phát triển hơn; con đường vừa cơ bản lâu dài và vững chắc vừa đi tắt và
bám đuổi theo các nước phát triển hơn.
Nhật Bản và các nước công nghiệp mới đã đi theo con đường thứ ba, đây là một gợi ý
tốt cho nước ta trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

3. Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam
a) Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở VN

 -Định nghĩa: Công nghiệp hóa , hiện đại hóa là qtrình chuyển đổi căn bản
toàn diện các hđộng sxuất kinh doanh, dịch vụ, và quản lí kính tế-xã
hội,thay đổi từ lao động thủ công lên lao động với công nghệ, pp tiên tiến
hiện đại nhằm tang năng suất lao động
-Việt Nam cần phải thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa . Bởi ( có 2 lí
do chính)
 Công nghiệp hóa là quy luật phổ biến cho sự ptriển lực lượng sx xã hội.
Thông qua công nghiệp hóa các ngành, lĩnh vực kinh tế đươc trang bị các tư liệu
sx, kĩ thuật-công nghệ tiên tiến hiện đại hơn → nâng cao năng suất lđộng, tạo ra
nhiều của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

(Mỗi phương thức sx có một cơ sở vật chất-kĩ thuật tương ứng. . Cơ sở vật chất - kỹ thuật được
xem là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hiện đại của một nền kinh tế, nó cũng là điều kiện quyết
định để xã hội có thể đạt được một năng suất lao động nào đó)
VD: Ngành nông nghiệp của Mỹ đứng đầu thế giới. Một phần là do họ áp dụng các
phương tiện kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp.(Họ sử dụng máy móc
thay thế cho sức người và súc vật, hầu như mọi hoạt động trong sản xuất đều được thực
hiện bằng máy móc).
Theo ước tính , hiện nay 1 nông dân Mỹ có thể cung cấp đủ lương thực nuôi 100
người Mỹ và 32 người đang sống tại các nước trên thế giới.

 Nước ta là nước có nền kinh tế kém ptriển quá độ lên CNXH thì việc thực
hiện CNH HĐH sẽ giúp từng bước tăng cường cơ sở vật chất-kĩ thuật cho CNXH,
hoàn thiện qhệ sx XHCN→tăng dần trình độ văn minh của xã hội.

 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở VN có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục
tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.

 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và Việt Nam
đang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Nội dung công nghiêp hóa hiện đại hóa ở VN


1. Tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất - xã
hội lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội tiến bộ.
 Để thực hiện thành công CNH,HĐH cần tạo lập các điêu kiện cần thiết trên tất cả
các lĩnh vực đời sống -xã hội như : tư duy phát triển, thể chế và nguồn lực; môi trường
quốc tế thuận lợi và trình độ văn minh của xã hội, ý thức xây dựng xã hội văn minh của
người dân
VD (Trong những thập kỉ gần đây các quốc gia trong và ngoài khu vực đã hợp tác phát triển song phương nhờ các
chính sách và một môi trường quốc tế thuận lợi.)các dự án đầu tư quan trọng của một số công ty đa quốc
gia hàng đầu bao gồm Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Intel, LG… đã chọn Việt Nam làm nơi sản
xuất các sản phẩm điện tử như điện thoại di động và máy tính bảng để xuất khẩu trên toàn thế
giới đã đưa ngành điện tử Việt Nam với xuất phát điểm gần như bằng 0 vào những năm trước
2010 lên thành ngành xuất khẩu lớn nhất của đất nước trong giai đoạn hiện nay (đứng thứ 2 thế giới
về xuất khẩu điện thoại di động)

2. Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang
nền sản xuất - xã hội hiện đại.
a. Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ mới,
hiện đại trong quá trình thực hiện CNH HĐH:
+ đối với các nước chậm phát triển đòi hỏi phải thực hiện cơ khí hóa
+ xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất, tư liệu sản xuất
(Theo Báo cáo của Chương trình khoa học và công nghệ, thời gian qua chương trình đã thực hiện
nhiều dự án sản xuất thử nghiệm. Chương trình đã có những kết quả đáng ghi nhận, nhiều sản
phẩm đã bắt đầu được thương mại hóa. Từ các kết quả nghiên cứu thời gian qua cho thấy nhiều
sản phẩm đạt trình ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, như: bột huỳnh quang
ba phổ, lốp may bay hơi không săm, hoạt chất IAMS-M2-P, sáp phức hợp cho sản xuất thuôc nổ
nhũ tương,…
Việc sản xuất được một số loại vật liệu công nghiệp phục vụ cho sản xuất trong nước cũng đã góp
phần giảm nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và tối ưu hóa các chi phí đầu tư trong sản xuất
của một số ngành công nghiệp)
VD: Ngành sản xuất vật liệu trong giai đoạn 2010-2020 của nước ta đã
và đang trở thành một trong những động lực cho phát triển ngành công
nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Một số sản phẩm vật
liệu đã phục vụ đắc lực cho một số ngành công nghiệp, như: công
nghiệp cơ khí (đóng tàu, ô tô, xe máy, linh kiện điện tử,…), công nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) và kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy
lợi,…).

+ ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới, hiện đại vào tất cả các
ngành, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế.
+ phát triển các ngành công nghiệp bao gồm: công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng
tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm... theo hướng hiện đại

Ứng dụng khoa học gắn liền với nền kinh tế tri thức. Vậy nền kinh tế tri thức là
gì?

Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng
tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải,
nâng cao chất lượng cuộc sống.
Những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế tri thức:
+ tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực
quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng - phát triển kinh tế.
+ cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có những biến đổi sâu sắc,
nhanh chóng; trong đó các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu
mới nhất của khoa học và công nghệ ngày càng tăng và chiếm đa số.
+ thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế
+ nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá, tập trung phát triển con người
+ mọi hoạt động bao gồm tích cực và tiêu cực đều liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa
kinh tế

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả

Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các
thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế cũng chính là tổng thể cơ cấu các
ngành, cơ cấu các vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế.
* Cơ cấu ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế
(nó phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế và kết quả của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.)

*Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu:

+ Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu
hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới, hiện
đại vào các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế
. + Phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của
toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

c. Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất

d. Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư

*CNH,HĐH ở VN cần thực hiện các nội dung sau đây để thích ưbgs với
tác động của cuộc công nghiệp
+ hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng đổi
mới sáng tạo
+ nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
+ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động
tiêu cực
VD: việc VN kiểm soát tốt dịch bệnh covid-19 khiến cho các
nhà đầu tư nước ngoài coi VN là điểm đến đầu tư an toàn, thể hiện niềm
tin về môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục mở rộng đầu tư tại VN

*Một số giải pháp để đáp ứng yêu cầu của cộc cách mạng như: (1)Đổi
mới mạnh mẽ và đồng bộ lĩnh vực giáo dục - đào tạo theo hướng coi trọng chất
lượng, hiệu quả và coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. (2)
Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực. (3) Tăng cường
đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, trực tiếp nhất là đầu tư cho lĩnh vực giáo
dục - đào tạo….

Kết luận: con người là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời đại khoa học
công nghệ mới

Tổng Kết : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tất yếu đối với sự phát triển của
Việt Nam. Việt Nam cần thực hiện khai thác lợi thế của quốc gia đi sau để thực hiện thành
công công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam cần tận dụng những lợi thế của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển và hội nhập, rút ngắn khoảng
cách với các nước phát triển.
Coi trọng chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài. Có chính sách đãi ngộ
thỏa đáng đối với người tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, là điều kiện tiên quyết để
phát triển đất nước trong thời đại khoa học - công nghệ mới.

You might also like