You are on page 1of 18

Họ tên: Đỗ Thị Tường Vy

Lớp: KM1
BÀI KIỂM TRA SỐ 2
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
LỚP: K1M - NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC
GIẢNG VIÊN: ThS. PHẠM THỊ YẾN

Đề: Anh/chị hãy tóm tắt các cuộc cách mạng công nghiệp. Vai trò của cách mạng công
nghiệp và phương thức thích ứng của Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0

Trả lời:
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, cách mạng công nghiệp luôn nắm giữ một vị trí
và có tầm ảnh hưởng hết sức to lớn. Các cuộc cách mạng công nghiệp đã mang lại sự phát
triển vượt bậc về mọi mặt. Từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cho tới cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, mỗi cuộc cách mạng đều có những đặc trưng cơ bản, với những
thành tựu nổi bật, góp phần nâng cao năng suất, cải thiện mức sống cho con người. Ngày nay,
mặc dù cách mạng công nghiệp lần thứ tư mới chỉ ở giai đoạn đầu, nhưng sức lan tỏa của nó
là vô cùng nhanh chóng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế của toàn nhân loại. Có
thể nói rằng, chúng ta không thể phủ nhận vai trò và những ý nghĩa quan trọng mang tầm lịch
sử mà cách mạng công nghiệp đem lại.
Trong điều kiện ấy đòi hỏi Việt Nam cũng cần phải có đường lối, quan điểm và chiến
lược đúng đắn để có thể thích ứng kịp thời với Cách mạng công nghiệp 4.0. Có như vậy, đất
nước mới có thể phát triển và đuổi kịp những nước khác trên đấu trường quốc tế. Trong công
cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức. Vấn đề
nào cũng đều có hai mặt, chúng ta không thể không công nhận những mặt tích cực mà cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tuy
nhiên, nó cũng có chứa những mặt tiêu cực, đòi hỏi Việt Nam cần phải có những giải pháp
kịp thời để có thể phát triển tối ưu trong thời đại cách mạng 4.0.
- Sơ lược lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
o Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX,
tại nước Anh, gắn liền với các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lẩn thứ
nhất, mở đầu từ ngành dệt ở Anh, sau đó lan tỏa sang nhiều ngành sản xuất khác và tới nhiều
nước khác, trước hết là Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản. Mở đầu cuộc cách mạng này,
nền sản xuất hàng hóa trong ngành dệt ban đầu dựa trên công nghệ thủ công giản đơn, quy
mô nhỏ, lao động chân tay chuyển sang sử dụng các phương tiện cơ khí và máy móc trên quy
mô lớn nhờ áp dụng các sáng chế kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.
Trong số những thành tựu kỹ thuật có ý nghĩa then chốt trong giai đoạn này trước hết
phải kể đến sáng chế “thoi bay” của Giôn Kây vào năm 1733 có tác dụng tăng năng suất lao
động lên gấp đôi. Năm 1764, Giôn Ha-gơ-rếp sáng chế xe kéo sợi, làm tăng năng suất gấp 8
lần. Năm 1769, Ri-sác Ác-rai cải tiến công nghệ kéo sợi bằng súc vật, sau đó là bằng sức
nước Năm 1785, Ét-mun Các-rai sáng chế máy dệt vải, tăng năng suất dệt lên tới 40 lần. Năm
1784, Giêm Oát sáng chế máy hơi nước, tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu quá
trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt.
Năm 1784, Hen-ry Cót tìm ra phương pháp luyện sắt từ quặng. Năm 1885, Hen-ry Bét-
xen-mơ sáng chế lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép đáp ứng được về yêu cầu rất
lớn khối lượng và chất lượng thép đế chế tạo máy móc thời kỳ đó. Năm 1814, chiếc đầu máy
xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời, khai sinh hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu
Mỹ. Năm 1807, Rô-bớt Phu-tông chể tạo thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước.
Sau những bước khởi đầu ở nước Anh, cách mạng công nghiệp đã nhanh chóng lan rộng ra
phạm vi thế giới và trở thành hiện tượng phổ biến đồng thời mang tính tất yếu đối với tất cả
các quốc gia tư bản.
Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp này là sử dụng năng lượng nước và
hơi nước để cơ giới hoá sản xuất, thay thế sức lao động thủ công qua đó tăng sản lượng. Đó
là thời kỳ mà hầu hết nông nghiệp, xã hội nông thôn đã trở thành công nghiệp và đô thị.
Ngành công nghiệp sắt và dệt, cùng với sự phát triển của động cơ hơi nước, đóng vai trò
trung tâm trong Cách mạng Công nghiệp
o Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sử dụng năng lượng điện và động
cơ điện, để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hoá cao, phát triển vượt bậc
trên cơ sở ứng dụng các thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai,
trong đó nền tảng tư duy khoa học có những thay đổi căn bản liên quan đến những phát minh
khoa học vĩ đại như phát minh ra điện tử, sóng vô tuyến điện và chất phóng xạ, các sáng chế
động cơ điện,… Do sự kết hợp giữa khoa học với sản xuất mang tính hệ thống đã đưa khoa
học trở thành lực lượng sản. Xuất trực tiếp của xã hội. Như vậy, quá trình biến đổi cách mạng
từ lĩnh vực khoa học đã nhanh chóng lan tỏa sang lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.
Các phương tiện truyền thông như điện tín và điện thoại ra đời vào năm 1880, Liên lạc
bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên khắp thế giới, Đầu thế kỷ XX hình thành
một lĩnh vực kỹ thuật điện mới là điện tử học và ngành công nghiệp điện tử ra đời, mở đầu kỷ
nguyên điện khí hóa, thúc đây sự phát triển các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế
tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự; giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất. Trong lĩnh
vực kỹ thuật quân sự diễn ra cuộc cách mạng cơ hóa và tự động hóa vũ khí trang bị mà điển
hình là các phương tiện chiến tranh được sử dụng trong Chiền tranh thế giới thứ nhất.
Nội dung của cuộc cách mạng này là chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện -
cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ hai cũng
đã có những dấu ấn và thành tựu nổi bật:
- Phát minh công nghệ và sản phẩm mới: điện, xăng dầu, động cơ đốt trong.
- Ngành sản xuất giấy phát triển kéo theo sự phát triển của ngành in ấn và phát hành
sách, báo.
- Ngành chế tạo ô tô, điện thoại, sản phẩm cao su có sự phát triển mạnh mẽ.
o Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Điểm xuất phát của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là Chiến tranh thế giới thứ
hai, trong đó các bên tham chiến đã từng nghiên cứu chế tạo thành công các hệ thống vũ khí
và trang bị dựa trên nguyện lý hoạt động hoàn toàn mới như bom nguyên tử máy bay phản
lực, dàn tên lửa bắn loạt, tên lửa chiến thuật đầu tiên v.v. Đây là thành quả hoạt động nghiên
cứu phát triển của rất nhiều viện nghiên cứu và văn phòng thiết kế quân sự bí mật Ngay sau
đó các thành tựu khoa học – kỹ thuật quân sự được áp đụng vào sản xuất, tạo tiền đề cho cách
mạng công nghiệp lần thứ ba, diễn ra trong nhiều lĩnh vực, tác động đến tất cả các hoạt động
kinh tế, chính trị, tư tưởng đời sống, văn hóa, của con người.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn một từ giữa những
năm 40 đến những năm 60 của thế kỷ XX. Giai đoạn hai bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ
XX đến đầu thế kỷ XXI. Trong ranh giới giữa hai giai đoạn này là thành tựu khoa học đột
phá trong lĩnh vực sáng chế và áp dụng máy tính điện tử trong nền kinh tế quốc dân, tạo động
lực để hoàn thiện quá trình tự động hóa có tính hệ thống và đưa tất cả các lĩnh vực trong nền
kinh tế chuyển sang một trạng thái công nghệ hoàn toàn mới.
Giai đoạn một chứng kiến sự ra đời vô tuyến truyền hình, công nghệ đèn bán dẫn, máy
tính điện tử, ra-đa, tên lửa, bom nguyên tử, sợi tổng hợp, thuốc kháng sinh pê-nê-xi-lin, bom
nguyên tử, vệ tinh nhân tạo, máy bay chở khách phản lực, nhà máy điện nguyên tử, máy công
cụ điều khiển bằng chương trình, la-de, vi mạch tổng hợp, vệ tinh truyền thông, tàu cao tốc.
Giai đoạn hai chứng kiến sự ra đời công nghệ vi xử lý, kỹ thuật truyền tin băng cáp
quang, rô-bốt công nghiệp, công nghệ sinh học vi mạch tổng hợp thể khối có mật độ linh kiện
siêu lớn, vật liệu siêu cứng, máy tính thế hệ thứ 5, công nghệ di truyền, công nghệ năng
lượng nguyên tử.
Với đặc trưng cơ bản là sử dụng công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất. Đó là sự
chuyển giao từ công nghiệp điện tử - cơ khí sang công nghệ số vào cuối thế kỷ XX bởi có sự
xuất hiện và phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (1960), máy tính cá nhân(1970 và
1980) và Internet (1990).
Cũng trong giai đoạn này, thế giới đã đạt được những thành tựu cùng tiến bộ kỹ thuật –
công nghệ nổi bật là: hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số
và robot công nghiệp.
o Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution) là kỷ nguyên công
nghiệp lớn lần thứ tư kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên từ thế kỷ XVIII.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0) xuất phát từ khái niệm “Industrie
4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013 nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao,
điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người với mục tiêu thông
minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo.
Nhận diện cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư
Khác với ba cách mạng công nghiệp trước đây hình thành và phát triển trên cơ sở các
thành tựu của ba cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư phát triển dựa trên cơ sở cả ba cuộc cách mạng khoa bọc – kỹ thuật trước đó, trước hết la
cuộc cách mạng công nghiệp lấn thứ ba. Những thành tựu đột phá của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ ba, đặc biệt là công nghệ mạng In-tơ-nét, đã làm biến đổi sâu sắc toàn bộ diện
mạo của đời sống xã hội cũng như nền kinh tế toàn cầu, tạo cơ sở cho sự phát triển FIR vào
giữa thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI trong đó không chỉ máy tính điện tử kết nối thành mạng
mà gần như tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người các dây chuyền sản xuất; nghiên cứu
khoa học, giáo dục, y tế, dịch vụ, giải trí…đều được liên kết thành “mạng thông minh” mở ra
kỷ nguyên mạng In-tơ-nét kết nối vạn vật.
Ngoài những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ ba, FIR còn dựa
trên những thành tựu khoa học mới nhất trong những lĩnh vực cơ bản như công nghệ cảm
biến cực nhạy dựa trên cơ sở vật liệu na-nô điện tử và sinh học điện từ, có khả năng biến đổi
những tín hiệu vô cùng yếu thành tín hiệu điện như sóng tư duy, bức xạ hồng ngoại cực
yếu .v…; trí tuệ nhân tạo có khả năng giải mã, phân tích khối lượng thông tin cực lớn, với tốc
độ cực nhanh, kể cả những thông tin như trực cảm, sóng tư duy, xúc cảm; siêu máy tính
quang tử sử dụng các quang tử ánh sáng thay vì sử dụng tín hiệu điện tử như trong các máy
tính điện tử, có tốc độ tính toán cực nhanh, với khả năng lưu trữ thông tin vượt xa các máy
tính điện tử thông thường; công nghệ chế tạo vật liệu từ các nguyên tử; mạng In-tơ-nét kết
nối vạn vật sử dụng thế hệ máy tính có trí tuệ nhân tạo cho phép xây dựng các nhà máy và xí
nghiệp thông minh; công nghệ in 3D; các nguồn năng lượng tái sinh (năng lượng mặt trời;
năng lượng gió; năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt); những thành tựu mới trong lĩnh
vực sinh học phân tử, sinh học tổng hợp và di truyền học, với sự hỗ trợ của những phương
tiện hiện đại, giúp giải mã nhanh các hệ gen, tìm hiểu sâu về mật mã di truyền, có thể giúp
chỉnh sửa mã gen để chữa các bệnh di truyền, tạo ra những giống cây trồng mới trong nông
nghiệp có những tính năng thích ứng với tình trạng hạn hán, nước nhiễm mặn hoặc chống sâu
bệnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những đặc điểm sau:
- Phát triển với tốc độ ở cấp số nhân, làm biến đổi nhanh chóng nền công nghiệp ở mọi
quốc gia;
- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý,
quản trị; dịch vụ, nghỉ ngơi; giải trí của con người; (2) dựa trên nền sản xuất linh hoạt,
kết hợp trong đó tất cả các khâu thiết kế, sản xuất; thử nghiệm, đáp ứng nhanh nhất
nhu cầu của thị trường; thậm chí tới từng cá nhân;
- Không chỉ tạo ra “môi trường cộng sinh” giữa người và rô-bốt mà còn tạo ra “môi
trường cộng sinh” giữa thế giới ảo và thế giới thực;
- Mở ra kỷ nguyên rô-bốt thông minh, hoàn toàn thay thế con người trong nhiều lĩnh
vực hoạt động khác nhau;
- Mở ra kỷ nguyên công nghệ chế tạo sản phẩm không có phế thải;
- Công nghệ cảm biến được sử dụng phổ cập với kết quả là vào khoảng giữa thập kỷ
thứ 3 của thế kỷ này, 10% dân số sẽ mặc quần áo kết nối với In-tơ-nét; 10% mắt kính
kết nối với In-tơ- nét, sử dụng điện thoại di động cấy ghép vào người, 30% việc kiểm
toán ở công ty được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo;
- Đẩy nhanh tiến độ phát triển cuộc cách mạng mới trong quân sự, trong đó sẽ ứng
dụng phổ biến các vũ khí trang bị thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo và phát triển
phương thức tác chiến lấy mạng làm trung tâm. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư không chỉ làm thay đổi toàn bộ diện mạo đời sống xã hội mà còn làm thay đổi căn
bản phương thức hoạt động trong lĩnh vực quân sự.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0) bắt đầu
vào đầu thế kỉ 21, tiếp sau những thành tựu lớn từ lần thứ 3 để lại, được hình thành trên nền
tảng cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân
tạo, IoT, S.M.A.C, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới... Hiện tại cả thế giới đang ở trong
giai đoạn đầu của cuộc cách mạng này và là chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển
tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới và mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của con
người.

- Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng gắn với sự phát triển và phổ biến của
Internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things – IoT). Nó có thể được mô tả như là sự
ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý,
công nghệ số và sinh học, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế
và ngành công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công
nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, nhấn mạnh những công nghệ
đang và sẽ có tác động lớn nhất.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu
trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn
vật và điện toán đám mây.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và
được kết nối mà còn có phạm vi rộng lớn hơn. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá
xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ năng
lượng tái tạo tới tính toán lượng tử.
Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho các “nhà máy thông minh” hay “các nhà máy
số”. Trong các nhà máy này, hệ thống vật lý không giản ảo sẽ chịu trách nhiệm giám sát, tạo
ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với Iot, các hệ thống này sẽ tương tác với nhau và với
con người theo thời gian thực, và thông qua IoS thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi
giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.
- Đặc điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Cách Mạng Công nghiệp lần thứ tư có đặc trưng là được xây dựng dựa trên nên tảng
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, là sự hợp nhất các công nghệ, làm mờ đi ranh giới
giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Đặc trưng thứ hai của Cách mạng 4.0 đó là
có thể mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và mức sống gia tăng. Thứ ba, Cách mạng
công nghiệp 4.0 không chỉ đơn thuần là sự kéo dài của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
ba, mà có một sự khác biệt lớn về tốc độ phát trển, phạm vi và mức độ tác động của nó; so
với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, Cách mạng công nghiệp 4.0 này đang phát
triển ở cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng với quy mô phát triển đáng kinh ngạc lan
rộng ở nhiều quốc gia. Thứ tư, với cuộc Cách mạng 4.0, bên cạnh việc tìm ra những nguồn
năng lượng mới và công nghệ sử dụng cùng cách khai thác nguồn năng lượng mới này, còn
có các công nghệ nhắm tới việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có bằng các công
nghệ nhúng, công nghệ phái sinh. Cuối cùng, cách mạng công nghiệp 4.0 còn dẫn tới những
thay đổi trong khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất.
- Các xu hướng lớn trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Các xu thế lớn của công nghệ trong Cách mạng 4.0 được chia thành ba nhóm chính:
Vật lý, công nghệ số hóa và công nghệ sinh học. Cả ba đều liên quan chặt chẽ với nhau và
với các công nghệ khác để đem lại lợi ích cho nhau dựa vào những khám phá và tiến bộ của
từng nhóm.
 Về vật lý :
Có bốn đại diện chính trong nhóm vật lý là: Xe tự lái, Công nghệ in 3D, Robot cao
cấp và Vật liệu mới.
Xe tự lái: Xe hơi tự lái đang ngày càng chiếm ưu thế bên cạnh nhiều kiểu phương tiện
tự lái khác như xe tải, thiết bị bay không người lái, máy bay và tàu thủy.
Công nghệ in 3D: hay được gọi là chế tạo cộng, in 3D bao gồm việc tạo ra một đối
tượng vật lý bằng cách in theo các lớp từ một bản vẽ hay một mô hình 3D có trước. Công
nghệ này khác hoàn toàn so với chế tạo trừ, lấy đi các vật liệu thừa từ phôi ban đầu cho đến
khi thu được hình dạng mong muốn.
Robot cao cấp: Ngày nay, các robot đang được sử dụng nhiều hơn ở tất cả các lĩnh
vực từ nông nghiệp chính xác cho đến chăm sóc người bệnh. Sự phát triển nhanh công nghệ
robot làm cho sự hợp tác giữa người và máy móc sớm trở thành hiện thực.
Vật liệu mới: Với thuộc tính mà chỉ cách đây vài năm vẫn được coi là viễn tưởng,
những vật liệu mới đang được đưa ra thị trường. Về tổng thể, chúng nhẹ hơn, bền hơn, có thể
tái chế và dễ thích ứng.
 Về công nghệ số
Trong Cách mạng công nghiệp 4.0, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật
số là sự xuất hiện Internet vạn vật. Với mô tả đơn giản nhất, có thể coi Internet vạn vật là mối
quan hệ giữa vạn vật (các vật thể, dịch vụ, địa điểm…) và con người thông qua các công
nghệ kết nối và các nền tảng khác nhau.
 Về công nghệ sinh
Những đổi mới trong lĩnh vực sinh học nói chung và di truyền nói riêng thật sự đáng
kinh ngạc. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang thành công trong việc giảm chi
phí và dễ dàng hơn trong việc giải trình bộ gen và mới đây là việc kích hoạt hay chỉnh sửa
gen. Tiếp theo là sự phát triển của việc tổng hợp sinh học tổng hợp. Công nghệ này sẽ giúp
chúng ta có khả năng tùy biến cơ thể bằng cách sửa lại DNA. Sự phát triển hơn nữa của sinh
học tổng hợp sẽ không chỉ tác động sâu và ngay lập tức về không chỉ y học mà còn về nông
nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học.
- Vai trò của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Giống như các cuộc cách mạng trước đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có tiềm năng
nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn
thế giới. Cho đến nay, những người được hưởng lợi nhiều nhất là người tiêu dùng có đủ khả
năng sử dụng và truy cập vào thế giới kỹ thuật số. Công nghệ đã giúp tạo các sản phẩm và
dịch vụ mới có thể gia tăng hiệu quả và thỏa mãn cuộc sống của chúng ta.
Trong tương lai, sáng tạo công nghệ cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn từ phía nguồn cung,
với những lợi ích lâu dài về hiệu quả sản và năng suất. Chi phí giao thông vận tải và thông tin
liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, và
các chi phí thương mại sẽ giảm, tất cả những điều đó sẽ giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Cách mạng 4.0 còn tác động sâu rộng trên nhiều lĩnh vực thông qua
những thành tựu công nghệ hiện đại. Những lĩnh vực chịu tác động mạnh của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư bao gồm: Lĩnh vực bán lẻ, ngành sản xuất phương tiện vận
chuyển, các nhà máy sản xuất, lĩnh vực nhà ở, lĩnh vực văn phòng, nơi làm việc, các thành
phố, môi trường sống của con người, nguồn nhân lực.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã chuyển sản xuất từ tập trung sang phân cấp. Trí
thông minh nhân tạo đã thay thế con người trong nhiều quá trình sản suất, tạo nên tương tác
giữa con người và công nghệ kết hợp với công nghệ thông tin và truyền thông trong thời đại
4.0 giúp trao đổi và trả lời các thông tin nhanh chóng trong quản lý quá trình sản xuất.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đưa kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh
mẽ nhờ vào công nghệ và đổi mới sáng tạo, loại bỏ những hạn chế từ các nguồn lực hữu hạn.
Từ đó, tạo nên sự cạnh tranh mới giữa các quốc gia, tạo lợi thế và sức mạnh cho những quốc
gia dựa vào công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời cũng đem lại bất lợi cho những quốc
gia chủ yếu dựa vào vào khai thác tài nguyên thiên nhiên có sẵn.
Cách mạng này còn thay đổi hoàn toàn cách con người sinh sống và làm việc; ra những
sản phẩm và dịch vụ với chi phí không đáng kể, nâng cao mức sống cho toàn xã hội, giúp
người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Với việc xuất hiện Internet, điện thoại thông minh
và hàng ngàn ứng dụng khác dựa trên cơ sở công nghệ hiện đại đã và đang làm cho cuộc sống
trở nên thuận tiện và năng suất hơn, đồng thời kích thích, tạo tiền đề cho trí tưởng tượng và
sự sáng tạo của con người, khai phá những tiềm năng mới trong tương lai.

Vai trò của cách mạng công nghiệp và phương thức thích ứng của Việt Nam trong cách
mạng công nghiệp 4.0
- Vai trò của Cách Mạng công nghiệp
1. Thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất
Nhìn chung, các cuộc cách mạng công nghiệp từ trước đến nay không chỉ tác động
mạnh mẽ tới quá trình điều chỉnh và vai trò của các nhân tố trong lực lượng sản xuất mà còn
đem lại những giá trị có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của toàn thể nhân loại.
Từ cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đến cách mang công nghiệp lần thứ tư, tư liệu
lao động đã có những biến chuyển đáng kinh ngạc. Từ quá trình cơ khí hóa sản xuất, cho đến
chuyển sang giai đoạn tự động hóa, nâng cao quá trình tập trung sản xuất hàng hóa với mức
năng suất vượt lên đáng kể.
Về đối tượng lao động, cách mạng công nghiệp đã giúp con người thoát khỏi những
giới hạn của nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo ra những nguồn năng lượng mới, phù hợp với
thời đại và giải quyết những vấn đề về tính hữu hạn, làm giảm sự phụ thuộc về đối tượng lao
động bằng cách áp dụng những tiến bộ công nghệ.
Các cuộc cách mạng công nghệ luôn đem lại những thành tựu mới, thúc đẩy và tạo
điều kiện cho thế giới và nhân loại tiếp tục phát triển khoa học và ứng dụng những thành tựu
khoa học đó vào thực tế nhằm nâng cao sản xuất đời sống. Đồng thời, nhờ các thành tựu từ
các cuộc cách mạng công nghiệp, các nước đang và kém phát triển có thể nắm bắt cơ hội tiếp
cận để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tận dụng lợi thế của các nước đi
sau để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước đi trước. Bên cạnh đó còn
tạo cơ hội cho tất cả các nước phát triển nhiều ngành thông qua những thành tựu đã đạt được
để mở rộng quy mô, nâng cao sản xuất.
Các thành tựu mới của khoa học - công nghệ còn được ứng dụng để tối ưu hóa quá
trình sản xuất, mua bán và trao đổi trên thị trường; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đem
lại cơ cấu theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế và hiệu quả cao.
Cách mạng công nghiệp đã đóng vai trò to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Bởi càng phát triển và đổi mới, thì yêu cầu thiết yếu đó chính là nguồn nhân lực với chất
lượng cao mới có thể đáp ứng được những nhu cầu trong cách mạng công nghiệp.
Thông qua cách mạng công nghiệp, các quốc gia còn có cơ hội trao đổi, tiếp thu kinh
nghiệm, mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; tạo ra những biến đổi về hệ
thống sản xuất, quản lý, quản trị kinh tế và doanh nghiệp, phát triển những mô hình kinh
doanh mới, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp qua đó phát triển kinh tế. Đặc biệt
là những nước đang và kém phát triển có thể rút ra những bài học kinh nghiệm của các nước
đi trước để giảm thiếu và tránh những sai lầm, thất bại trong quá trình phát triển.
2. Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
Bên cạnh những tác động to lớn, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, trên cơ
sở của tư liệu sản xuất tất yếu xảy ra quá trình điều chỉnh, phát triển và hoàn thiện quan hệ
sản xuất.
Từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, biểu hiện cơ bản là nền sản xuất nhỏ,
khép kín dần bị thay thế bởi nền sản xuất với quy mô lớn, tập trung. Quá trình sản xuất tích tụ
và tập trung dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và cạnh tranh gay gắt đã hình thành
nên những xí nghiệp có quy mô lớn. Bên cạnh đó, tư bản buộc phải liên kết lại dưới hình thức
các công ty cổ phần nhằm cho phép mở rộng chủ thể sở hữu tư bản ra các thành phần khác
của xã hội, hoàn thiện yêu cầu về khả năng đáp ứng nhu cầu của sản xuất và cải tiến kỹ thuật.
Điều này khiến các nước điều chỉnh thành đa dạng hóa sở hữu, lấy sở hữu tư nhân làm nòng
cốt đồng thời phát huy ưu thế tối đa của sở hữu nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước.
Cách mạng công nghiệp tạo ra nhiều thành tựu nổi bật, đặc biệt là cách mạng 4.0 đã
tạo ra những ứng dụng công nghệ như Internet, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh,… góp
phần to lớn vào việc quản lý kinh doanh của các danh nghiệp trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn,
giúp doanh nghiệp quản lý các nguồn lực một cách có hiệu quả, từ đó tăng năng suất lao
động, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất. Không những thế, thông qua nâng cao năng
suất lao động, giảm thiểu chi phí sản xuất, cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại những lợi ích
to lớn đến toàn xã hội, cải thiện mức sống của toàn xã hội. Tuy nhiên, xét về thu nhập và việc
làm, cách mạng công nghiệp lại đem lại những tác động tiêu cực. Việc áp dụng những thành
tựu của cách mạng công nghiệp sẽ làm quan hệ sản xuất có những thay đổi lớn, bên cạnh đẩy
nhanh hiệu quả sản xuất, thì máy móc còn có khả năng thay thế con người trong quá trình
tham gia sản xuất, từ đó khiến sự phân hóa thu nhập và nạn thất nghiệp trở nên gay gắt hơn,
buộc nhiều quốc gia phải có chính sách xử lý phân phối thu nhập và an sinh xã hội phù hợp
để xử lý các vấn đề trên.
3. Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ đến phương thức quản trị và điều
hành của nhà nước. Kỷ nguyên công nghệ số hóa cho phép nhà nước thực hiện việc quản trị
và điều hành thông qua hạ tầng số và Internet. Thông qua hạ tầng công nghệ số, các cơ quan
nhà nước có thể tối ưu hóa hệ thống giám sát và điều hành xã hội dựa trên những công nghệ
hiện đại, cho phép việc điều hành diễn ra một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, người dân
cũng có thể tham gia rộng rãi hơn vào việc hoạch định các chính sách.
Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tác động mạnh mẽ đến phương thức quản trị và điều
hành của doanh nghiệp. Dựa vào những thành tựu khoa học và công nghệ từ cách mạng 4.0,
doanh nghiệp sẽ có thể điều hành và hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi
các doanh nghiệp sẽ cần phải thay đổi để bắt nhịp, thích ứng được với những công nghệ hiện
đại, không gian số. Chỉ có vậy, các doanh nghiệp mới có thể ứng dụng được tối ưu những gì
mà cách mạng 4.0 đem lại, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả trong quá trình tổ chức.
Ngày nay, các doanh nghiệp cũng đã áp dụng phương thức quản trị mới thông qua các
phần mềm quản lý, tiến hành số hóa các quá trình quản trị, quá trình kinh doanh, bán hàng
nhằm giảm thiểu chi phí quản lý điều hành mà vẫn đem lại hiệu quả tối ưu, đáp ứng chính xác
hơn nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, việc tiến hành số hóa các quá trình cũng giúp doanh
nghiệp tạo ra giá trị tăng bằng chất lượng thay vì bằng các nguồn tài nguyên hữu hạn khác,
nói cách khác là giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu việc sử dụng các nguồn lực bên
ngoài so với trước đây, khuyến khích các doanh nghiệp sáng tạo, có cơ hội thâm nhập thị
trường với nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ mang tính đột phá.
Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến tất cả các quốc gia, thúc đẩy đổi mới
phương thức quản trị phát triển đưa hoạt động sản xuất lên trình độ và quy mô cao hơn, tạo ra
năng suất lớn, đáp ứng những yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên,
bên cạnh những thuận lợi, làn sóng công nghệ còn tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn, với sự
phát triển theo cấp số nhân, nó yêu cầu các quốc gia, cũng như các doanh nghiệp phải có sự
thích ứng, thay đổi kịp thời với các thay đổi liên tục của thị trường.
Phương thức thích ứng của Việt Nam với cách mạng công nghiệp 4.0
Quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam được bắt đầu vào những năm 60. Tuy nhiên
sau đó quá trình thực hiện bị gián đoạn do hoàn cảnh của chiến tranh. Chính vì thế, bắt đầu từ
sau khi thống nhất đất nước (1975) cho đến nay, Đảng ta đã đặt ra mục tiêu trở thành một
nước công nghiệp phát triển hiện đại, khẳng định “công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm”
trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu cho đất nước phải có
những quan điểm, chính sách phát triển phù hợp để thích ứng kịp thời với bối cảnh của toàn
thế giới và với sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ.
Để bắt kịp các nước phát triển trên thế giới, Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế công
nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng tới. Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 vừa mang
đến cơ hội nhưng cũng đem lại nhiều thách thức cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam,
đặc biệt về vấn đề hạ tầng công nghệ, an toàn và an ninh thông tin cũng như thích ứng và tận
dụng cơ hội mà công nghệ 4.0 mang lại. Chính vì thế, trong điều kiện thực tiễn Việt Nam
hiện nay, phương thức thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 chú trọng vào các nội dung
sau:
- Nâng cao nhận thức của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân về những cơ hội và
thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó tích
cực chủ động thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, vận dụng tối đa những thành tựu mà
cách mạng công nghiệp đem lại, rút ra bài học từ các nước đi trước là lợi thế của nước đi sau
như Việt Nam nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, đưa nước ta trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Bên cạnh nâng cao ý thức của mỗi cá nhân và các tổ chức, chúng ta cần phải thay đổi
để trở nên phù hợp. Đó là đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng kết hợp có hiệu
quả về cả chiều rộng và chiều sâu. Đặc biệt là chú trọng phát triển theo chiều sâu, nâng cao
chất lượng, thúc đẩy tăng trưởng và sức cạnh tranh dựa trên cơ sở ứng dụng thành công
những thành tựu tiến bộ vượt bậc của khoa học nhằm nâng cao năng suất lao động và sức
cạnh tranh trên đấu trường quốc tế.
- Hiện nay, Cách mạng công nghiệp 4.0 đưa kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng
trưởng chủ yếu dựa vào động lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Chính vì vậy, đổi mới chính sách nhà nước về phát triển khoa học công nghệ là thực sự cần
thiết. Bởi khoa học công nghệ chính là chìa khóa để đất nước hoàn thiện và trở thành nước
công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, hoàn thành chủ trương, đường lối đã đề ra. Nói cách
khác, việc coi trọng phát triển khoa học công nghệ, đảm bảo phát triển khoa học công nghệ
chính là quốc sách hàng đầu hiện nay.
 Đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động và nâng cao hiệu quả của các cơ quan
nghiên cứu khoa học công nghệ quốc gia. Khuyến khích các hoạt động liên kết
nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ với các nước, các tổ chức khoa học uy
tín trên thế giới.
 Hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư hình thức, thực hiện quá nhiều công
trình, nghiên cứu nhưng không chú trọng đến quá trình và kết quả. Nhà nước cần
đổi mới quản lý về nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ bao gồm đổi mới
đầu tư, công tác đấu thầu và nghiệm thu đề tài để đem lại kết quả tốt nhất.
 Việt Nam cần phải xây dựng các chiến lược mới, đổi mới sáng tạo quốc gia để
nâng cao hiệu suất và hiệu quả. Cải thiện khung pháp lý, tăng cường quản trị
công, tăng nguồn vốn con người; đẩy mạnh sáng tạo trong doanh nghiệp, nâng cao
tỷ lệ đóng góp của các cơ sở nghiên cứu là những gì mà Việt Nam cần phải chú
trọng trong việc xây dựng hệ thống đổi mới; phát huy tối đa vai trò của các trường
đại học, viện, trung tâm nghiên cứu trong nước, đồng thời kết nối với tri thức toàn
cầu.
 Trong công cuộc đổi mới, chú trọng vào khoa học công nghệ, thì một trong những
yếu tố quan trọng đó chính là con người. Từ đó đặt ra vấn đề cho đất nước cần
phải có những chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, coi trọng người tài, bởi họ là
yếu tố tiên quyết, là những người đi đầu trong sự phát triển cách mạng 4.0.
- Thông tin và truyền thông là một trong những nội dung quan trọng trong công cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0. Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về
công nghệ thông tin và truyền thông là thực sự cần thiết. Chúng ta cần phải đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế kết hợp
với đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng
suất và hiệu quả trong quả trình hội nhập, thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Tập trung cao độ các nguồn lực cần thiết để phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng
thành tựu của cách mạng công nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, cụ thể:
 Huy động ở mức cao nhất các nguồn lực để phục vụ cho nghiên cứu; triển khai, ứng
dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và đời sống.
 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng những yêu cầu về đổi mới của
cách mạng công nghiệp.
 Ưu tiên phát triển, tập trung nguồn lực vào những lĩnh vực công nghệ phù hợp, đặc
biệt là công nghệ thông tin, mạng xã hội, di động, phân tích và điện toán đám mây
là những xu hướng phù hợp với Việt Nam hiện nay.
 Phát triển có chọn lọc một số ngành, lĩnh vực công nghiệp hiện đại có khả năng tạo
tác động lan tỏa trong nền kinh tế; ngành có tính nền tảng với lợi thế so sánh và có ý
nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững; nâng cao tính độc lập, tự
chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và
phân phối toàn cầu.
 Đẩy mạnh việc đầu tư hình thành kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ
với một số công trình hiện đại qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
 Xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, phù hợp với điều kiện và khả
năng thực tế để tạo điều kiện, cơ sở cho việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới.
 Tận dụng sự hỗ trợ từ các nước phát triển để đẩy mạnh phát triển khoa học công
nghệ quốc gia, kết hợp với hợp tác quốc tế trong đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng kỹ
thuật công nghệ mới.
- Một trong những mục tiêu quan trọng của đất nước hiện nay đó là hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dụng môi trường cạnh tranh về khoa học
công nghệ nhằm tạo điều kiện phát triển cho quá trình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Hoàn thiện thể chế luật pháp và cơ chế quản lý phù hợp với công cuộc cách mạng 4.0, giải
quyết những vấn đề pháp lý còn tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ.
- Bên cạnh việc nắm bắt cơ hội nhằm phát triển đất nước có hiệu quả, trở thành một
nước công nghiệp phát triển hiện đại thì chúng ta cũng cần phải chuẩn bị các điều kiện cần
thiết để ứng phó kịp thời với các những mặt tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0:
 Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể dẫn đến sự phát triển không đều giữa các ngành,
các vùng; tạo ra sự phân hóa về mức độ phát triển, thu nhập, gia tăng bất bình đẳng
xã hội.
 Gây ra những tác động tiêu cực về môi trường, văn hóa, xã hội. Do vậy, trong công
cuộc cách mạng 4.0, chúng ta cần phải chú trọng bảo tồn và giữ gìn bản sắc dân tộc;
đấu tranh chống lại những tư tưởng sai trái, phản động.
 Thúc đẩy nhanh chóng quá trình hội nhập kinh tế đi kèm với sự bất ổn về an ninh
quốc phòng do sự xâm nhập của khủng bố, tội phạm quốc tế. Do đó cần nêu cao
tinh thần cảnh giác, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự xã hội, đảm bảo
vững chắc chủ quyền quốc gia.
Cách mạng công nghiệp 4.0 với phát triển với việc thị trường đang có sự chuyển dịch
mạnh mẽ theo hướng giảm dần sử dụng lao động giản đơn sang lao động có kỹ năng và trình
độ cao, dẫn đến một lượng lớn người dân Việt Nam có thể đối mặt với tình trạng thất nghiệp
do không đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng với quá trình đổi mới. Bên cạnh đó, một số
ngành cũng sẽ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, gây ra ảnh hưởng to lớn đến toàn xã
hội.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự tác động của nó đến Việt Nam
So với các cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có
những đặc trưng sau: “Một là, nhờ khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả
năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi
những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực. Hai là, tốc độ của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư là không có tiền lệ trong lịch sử. Nếu các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây
diễn ra với tốc độ tuyến tính, thì tốc độ phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
là theo hàm số mũ. Ba là, cuộc cách mạng lần này làm thay đổi căn bản cách thức con người
tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên "cách mạng" về tổ chức các chuỗi sản xuất - giá trị. Bề rộng và
chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi mạnh mẽ của toàn bộ hệ thống sản
xuất, quản lý và quản trị của xã hội loài người”.
Theo nhận định của các chuyên gia, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra làn
sóng chuyển đổi mà trong tương lai, những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu xã hội sẽ là điều tất
yếu xảy ra. Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có những tác động to lớn
về: kinh tế, xã hội và môi trường; ảnh hưởng ở tất cả các cấp độ: toàn cầu, khu vực và trong
từng quốc gia; có những ngành gặp nhiều thách thức, song lại là lợi thế cho những ngành
khác có thể tận dụng cơ hội; sẽ có những tác động mang tính rất tích cực trong dài hạn, song
cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn.
Đối với Việt Nam, với chủ trương chủ động hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực,
trong tương tác với quá trình toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có tác động
đáng kể đến Việt Nam, tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức. “Vì vậy, việc thế giới mới khởi phát
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội rất quý giá mà Việt Nam không có được
trong suốt 30 năm qua để nhanh chóng đón bắt, tiến thẳng vào lĩnh vực công nghiệp mới,
tranh thủ các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển”[3]. Tuy nhiên, cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư cũng có thể sẽ làm thay đổi, làm suy giảm lợi thế lao động giá rẻ, cũng
như lợi thế địa kinh tế do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa ngành công nghiệp chế
tạo quay trở lại các nước phát triển để gần với thị trường tiêu thụ và các trung tâm nghiên cứu
và triển khai.
Công tác tư tưởng nước ta trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư: Với những cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác
động và đem lại cho Việt Nam như trên đã nói, theo chúng tôi, công tác tư tưởng nước ta
trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần phải thể hiện và thực
hiện các vai trò sau đây:
Một là, tuyên truyền về thời cơ và thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối
với Việt Nam
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang thực sự có ảnh hưởng lớn đối với thế giới,
nhất là ở những nước có trình độ khoa học - công nghệ cao. Đối với những nước có nền khoa
học - công nghệ chưa thực sự cao, như Việt Nam, thì cuộc cách mạng này cũng đã và đang có
tác động hiện hữu cả về khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư sẽ là cơ hội tốt, nếu chúng ta biết tận dụng nó để vượt lên, để đi tắt, đón đầu tiếp thu những
thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm đẩy nhanh đổi mới mô hình tăng
trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó nội dung của kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế gắn với
chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần phải bao chứa việc tận dụng được những công nghệ đột
phá mà cuộc cách mạng này đem lại; đồng thời, nhanh chóng tận dụng những cơ hội và vượt
lên những thách thức mới xuất hiện liên quan đến cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tiếp
tục giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường còn tồn đọng từ giai
đoạn tăng trưởng nóng trước đây. Bên cạnh đó, cũng phải thấy một thách thức rất lớn đang
đặt ra cho Việt Nam: đất nước vốn đang bị tụt hậu và giờ đây làm thế nào để Việt Nam không
bị tụt lại phía sau trong một thế giới chịu sự chi phối ngày một gia tăng của công nghệ; làm
thế nào để nhóm yếu thế ở Việt Nam (tay nghề thấp, doanh nghiệp có công nghệ trung
bình…) không bị tụt lại phía sau trong quá trình tăng trưởng ngày càng phải dựa nhiều hơn
vào trình độ công nghệ cao và đổi mới sáng tạo…
Với chức năng và nhiệm vụ của mình, công tác tư tưởng phải chỉ ra và làm rõ tất cả
những điều này để người dân, nhất là những người có trách nhiệm, những cán bộ lãnh đạo,
quản lý, các doanh nghiệp… phải thấy và nhận thức được những cơ hội và thách thức mà
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa lại để quán triệt, trăn trở trong suy nghĩ và trong
họat động hàng ngày, không chỉ trong lời nói mà bằng các việc làm cụ thể. Có như vậy,
chúng ta mới không lỗi hẹn với thời đại và với sự phát triển của dân tộc.
Hai là, tuyên truyền để giảm thiểu những tác hại có thể có đối với Việt Nam. Đó là tâm lý
lo sợ của người lao động và của doanh nghiệp có công nghệ cũ, lạc hậu. Như trên đã nói,
trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhóm lao động chịu tác động mạnh: lao động
giản đơn, ít kỹ năng, dễ bị thay thế bởi người máy; nhóm lao động có kỹ năng song gắn với
doanh nghiệp có công nghệ cũ hoặc lạc nhịp, và đã có tuổi cũng chịu tác động mạnh… Đây là
những điều đáng quan ngại nhất hiện nay do quá trình đào tạo lại cũng như điều chỉnh, đổi
mới công nghệ không dễ dàng. Công tác tư tưởng phải biết khuyến kích, động viên để những
nhóm lao động và doanh nghiệp như vậy phải cố gắng, phải biết xây dựng lộ trình, bước đi để
vươn lên. Đó là, vấn đề an ninh phi truyền thống. “Việt Nam là một trong những quốc gia có
tốc độ phát triển Internet nhanh nhất thế giới, tốc độ ứng dụng và phát triển Internet ngày
càng tăng nhưng cũng đặt ra những nguy cơ, thách thức, tiềm ẩn những yếu tố đe doạ an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Các thế lực thù địch, phản động triệt để sử dụng mạng viễn
thông, Internet để tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, gây
rối, bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền, thay đổi thể chế chính trị ở nước ta. Xuất hiện hàng
nghìn trang thông tin điện tử, blog, trang mạng xã hội, đặc biệt là trên Facebook, có nội dung
xấu, đăng tải ấn phẩm đồi trụy, bạo lực, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hoạt động
tình báo mạng, tội phạm mạng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, gây hậu quả ngày càng nghiêm
trọng. Hệ thống mạng thông tin quốc gia, nhất là hệ thống mạng thông tin của các cơ quan, tổ
chức trọng yếu vẫn sẽ là mục tiêu tấn công xâm nhập của tin tặc nước ngoài; nguy cơ mất an
ninh, an toàn thông tin, lộ, lọt bí mật nhà nước sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không có giải
pháp phòng, chống hữu hiệu”[4]. Trước tình hình đó, công tác tư tưởng phải làm cho các cấp,
các ngành và toàn thể người dân nhân thấy, việc “bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin
quốc gia, phòng, chống vi phạm và tội phạm mạng là cuộc đấu tranh của toàn dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng, là một bộ phận trọng yếu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, của các cấp,
các ngành”[5]. Đó còn là, vấn đề thực và ảo trong kỷ nguyên số hóa. Từ đây, công tác tư
tưởng phải tuyên truyền, giáo dục cho mọi công dân, nhất là thanh, thiếu niên phải hướng
việc kết hợp sản xuất thực và ảo vào những mục tiêu chính đáng, chân chính; tránh và hạn
chế tối đa việc sử dụng kết hợp sản xuất thực và ảo vào những mục tiêu bất chính, vị lợi ích
cá nhân, nhất là không được phép đưa đến hậu quả vi phạm đạo đức và phạm pháp nghiêm
trọng.
Ba là, tuyên truyền về định hướng phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ
phục vụ kỷ nguyên số hóa
Để đón nhận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công tác tư tưởng phải luôn quán
triệt và thấm nhuần quan điểm của Đảng: phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ
là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, do đó cần phải đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tinh thần chỉ đạo của Đảng tại Đại hội lần thứ XII là:
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng
coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình, nội dung giáo
dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề.
Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình
giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người”[6]. Theo tinh thần đó và để
tham gia có hiệu quả, thiết thực vào việc Việt Nam có thể tận dụng cơ hội của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, công tác tư tưởng phải tập trung tuyên truyền, định
hướng thực hiện cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục, đào tạo theo hướng: hỗ trợ mạnh mẽ
cho các ngành khoa học, công nghệ và kỹ thuật (KHCNKT) bằng các thể chế và chính sách
hiệu quả; tăng cường quảng bá để nâng cao nhận thức lớp trẻ, hướng sinh viên vào học các
ngành KHCNKT; nuôi dưỡng các kỹ năng KHCNKT từ nhỏ, bắt đầu từ cấp mẫu giáo bằng
các phương thức giảng dạy phù hợp như câu lạc bộ người máy; học tập các nước tiên tiến
trong việc đưa lập trình vào chương trình học từ những lớp dưới; khuyến khích tinh thần học
tập suốt đời, học tập liên tục trên cơ sở tận dụng những công nghệ học tập mới dựa trên
Internet; thay đổi căn bản cách học tập và giảng dạy tiếng Anh ở trong nhà trường với những
chỉ tiêu giám sát kết quả cụ thể. Bằng trách nhiệm và sứ mệnh cao cả của mình, công tác
tưởng phải làm cho các bậc phụ huynh và học sinh hiểu, thấm sâu và quyết tâm thực hiện lời
nhắn nhủ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ tuyên dương học sinh đoạt giải
Olympic quốc tế, học sinh xuất sắc tại kỳ thi THPT quốc gia 2016 tổ chức vào tối ngày
3/12/2016: “Tổ quốc không chỉ cần các tấm huy chương của các em hôm nay mà hơn thế
nữa, chính các em là những người thuộc thế hệ sẽ đưa Việt Nam bước lên đài vinh quang
trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

You might also like