You are on page 1of 13

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 3.

Vào nửa sau thế kỉ XX, tốc độ phát triển của GDP của nhiều nước trên thế giới
đang dần chậm lại do sự sụt giảm của năng suất lao động. Điều này khiến cho tình trạng
thất nghiệp diễn ra hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới, đồng thời các nhà kinh tế học dự
báo rằng trong 20 năm tiếp theo, nhân loại sẽ phải đối mặt với nền kinh tế tăng trưởng trì
trệ với năng suất sản xuất thấp. Thật rõ ràng để nhận thấy rằng đằng sau sự kết thúc của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, nhân loại đang không chỉ đối mặt với cuộc
khủng hoảng kinh tế mà đi kèm với nó là những hậu quả thảm khốc của cuộc chiến tranh
thế giới lần thứ hai. Do đó, thế giới cần một sự thay đổi mới mà khi diễn ra sẽ được tiếp
nhận nhanh chóng ở các nước công nghiệp cũng như các nước đang phát triển để phá vỡ
viễn cảnh đen tối nói trên. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã diễn ra và từng
bước gặt hái những thành tựu trong bối cảnh lịch sử ấy.

I.Điều kiện ra đời

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc
sống, cũng như sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng
cao của con người, nhất là trong tình hình ngày càng bùng nổ dân số thế giới và cùng với
đó là sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ảnh hưởng của thế chiến II buộc nhiều quốc gia phải tiến hành dồn tổng lực vào
nghiên cứu lĩnh vực khoa học quân sự để hy vọng giành chiến thắng và sau khi kết thúc
chiến tranh, các siêu cường lại bước vào cuộc đua vũ trang. Đặc biệt là Xô – Mỹ đã khiến
các cường quốc này đẩy mạnh đầu tư cho tiềm lực quân sự mạnh mẽ hơn. Do đó,các
nước dồn không ít tiền của vào nghiên cứu phát triển công nghệ, đặc biệt là nâng cấp vũ
khí.

Bên cạnh đó, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước cũng trở thành điều kiện thuận lợi
thúc đẩy công nghệp phát triển.

II.Nội dung

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật này có nội dung chủ yếu là tự động hóa cao độ
bằng cách sử dụng rộng rãi máy tính điện tử, và sản xuất trên cơ sở những phát minh
khoa học mới nhất và hiện đại hóa kĩ thuật sử dụng những nguồn năng lượng mới, những
vật liệu mới, bởi mặc dù các nguồn năng lượng tái tạo là dồi dào, sạch và cho phép chúng
ta hiện thực hóa ý tưởng về một thế giới bền vững, chúng cũng có những vấn đề riêng.
Mặt trời không phải luôn tỏa sáng và gió cũng không phải luôn thổi, hoặc có khi lại thổi
vào lúc không cần thiết. Năng lượng tái tạo hầu hết là không liên tục, trong khi các nguồn
năng lượng cứng, mặc dù hữu hạn và gây ô nhiễm lại là một nguồn cố định. Tiếp theo là
sử dụng những công cụ sản xuất mới tấn công vào lòng các đại dương, đi sâu vào lòng
đất, nghiên cứu những bí mật của sự sống và thế giới vô cùng nhỏ bé của hạt nhân, đồng
thời thám hiểm vũ trụ bao la.

Hay theo như Jeremy Rifkin, tác giả cũng cho rằng năm trụ cột của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần III là (1) sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo; (2) chuyển hóa các
công trình xây dựng ở mọi lục địa thành các nhà máy điện mini để thu gom năng lượng
tái tạo tại chỗ; (3) áp dụng công nghệ hydro và các công nghệ lưu trữ khác trong mọi
công trình và xuyên suốt cơ sở hạ tầng để lưu trữ năng lượng gián đoạn; (4) sử dụng
công nghệ Internet để chuyển đổi lưới điện của tất cả các lục địa thành một liên mạng
lưới chia sẻ năng lượng hoạt động giống như Internet (khi hàng triệu tòa nhà tạo ra
những lượng nhỏ năng lượng tại chỗ, chúng có thể bán phần thặng dư trở lại lưới điện
và chia sẻ điện với các láng giềng cùng châu lục), và (5) chuyên các phương tiện vận tải
sang các phương tiện chạy điện và pin nhiên liệu có thể mua và bán điện thông qua một
lưới điện thông minh ở cấp châu lục.

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại này đã trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn
thứ nhất bắt đầu từ những năm 40 đến đầu những năm 70 với những lĩnh vực chính bao
gồm :sự ra đời của máy tính điện tử, sự phát triển của ngành năng lượng mới.,những vật
liệu mới ra đời cho phép đổi mới và chế tạo những máy móc mới,công nghệ sinh học
xuất hiện với những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là các tên lửa cực mạnh đã mở ra kỉ
nguyên vũ trụ..

Giai đoạn thứ hai khởi nguồn từ giữa thập niên 70 và bắt đầu có những điểm tiến bộ
hơn so với trước. Cuộc cách mạng chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy
tính điện tử mới, được nâng cấp và đưa vào sử dụng trong mọi hoạt động kinh tế và đời
sống xã hội, các vật liệu mới, những dạng năng lượng mới được khám phá và công nghệ
sinh học cùng những nghiên cứu vượt bậc. Bên cạnh đó, tin học ra đời và phát triển trong
bối cảnh thời đại mới, đặt nền móng cho sự phát triển lớn mạnh sau này của ngành tin
học hiện đại.
III. Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 3.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 hay còn gọi là cách mạng khoa học- công nghệ bởi
nó liên tục gặt hái được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
Trải qua nhiều thập kỷ, cuộc cách mạng đã mang đến cho nhân loại những tiến bộ khoa
học có giá trị lâu dài về sau.

1. Máy tính điện tử

Máy tính điện tử ra đời và nhanh chóng trở thành một trong những phát minh gây chấn
động lúc bấy giờ. Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã đánh dấu một bước
tiến lớn cho sự phát triển đột phá của máy tính điện tử. Chiếc máy tính điện tử số đầu tiên ra
đời trong khoảng 1940-1956 và kế tiếp đó là sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của máy
tính, có thể được phân thành 4 thế hệ.

Ở thế hệ thứ nhất (1945-1956), Giáo sư Mauchly và học trò Eckert tại Đại học
Pennsylvania đã thiết kế từ năm 1943 và cho ra mắt vào năm 1946 một máy tính khổng lồ -
ENIAC (Electronic Numerical Integrator And Computer) với thể tích dài 20 mét, cao 2,8
mét và rộng vài mét, có khả năng thực hiện 5.000 phép toán cộng trong một giây. ENIAC có
gốc gác từ Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhằm hỗ trợ công việc tính toán của các đơn vị pháo
binh (góc nòng súng, điều kiện địa hình, vẽ đường đạn…).Tuy nhiên, nhược điểm của chúng
là có kích thước rất lớn và trọng lượng nặng, sử dụng một hệ thống số thập phân, cấu trúc
đèn điện tử chân không, nhiều công tắc và dây cáp. Ngoài ra, chúng sử dụng một lượng điện
lớn, tiêu tốn nhiều nhiên liệu gây ra tốn kém.

Thế hệ thứ hai của máy tính (1956-1964) đã thay thế các ống chân không bằng một thành
phần khác được gọi là bóng bán dẫn, được phát minh bởi William Shockley vào năm
1947.Các bóng bán dẫn giúp tăng hiệu suất, tốc độ hoạt động (hàng trăm nghìn thao tác mỗi
giây), cũng như giảm mức tiêu thụ điện của máy tính. Bóng bán dẫn vượt trội hơn nhiều so
với ống chân không, cho phép máy tính sản xuất nhanh hơn, rẻ hơn, tiết kiệm năng lượng
hơn và có thể giảm kích thước của thiết bị máy tính. Tại thời điểm này, các phiên bản đầu
tiên của các ngôn ngữ COBOL, ALGOL, SNOBOL và FORTRAN đã được phát triển. Đây
là những máy tính đầu tiên lưu trữ các lệnh trong bộ nhớ của chúng, từ công nghệ trống từ
chuyển sang công nghệ lõi từ.Thế hệ máy tính thứ hai này lần đầu tiên được sử dụng trong
các lĩnh vực như công nghiệp năng lượng nguyên tử, nhà máy điện hạt nhân và các lĩnh vực
thương mại khác.
Thế hệ thứ ba (1964-1971),khi cách mạng công nghiệp lần ba thực sử bùng nổ, máy tính
xuất hiện dưới dạng IC (mạch tích hợp) bao gồm nhiều bóng bán dẫn nhỏ gắn trên chip,
được gọi là chất bán dẫn.Con chip đồng bộ này đã trở thành nền tảng quan trọng cho các
máy tính thế hệ thứ ba khi các nhà khoa học kết hợp hàng trăm bóng bán dẫn phù hợp với
mạch này để tạo ra một phân đoạn điện tử mạnh hơn gọi là mạch tích hợp. Đến cuối những
năm 60, máy tính mini xuất hiện, người dùng có thể tương tác thông qua bàn phím và màn
hình, đồng thời tương tác với hệ điều hành, cho phép thiết bị chạy nhiều ứng dụng khác nhau
cùng một lúc với một chương trình trung tâm giám sát bộ nhớ. Sự đổi mới mang tính cách
mạng này cho phép mở rộng khả năng xử lý và bộ nhớ của máy móc.Thế hệ máy tính thứ 3
là bước khởi đầu hướng tới việc thu nhỏ máy tính và nhanh chóng mở rộng phạm vi của
chúng: điều khiển, tự động hóa các thí nghiệm khoa học, truyền dữ liệu,... Ngoài ra còn được
sử dụng trong sản xuất radio, TV và các thiết bị tương tự khác.

Thế hệ máy tính thứ tư(1971-2010), hàng nghìn mạch tích hợp tương đương với khoảng
hàng triệu bóng bán dẫn được lắp ráp, đưa toàn bộ bộ xử lý trung tâm và các yếu tố cơ bản
khác của máy vào một con chip nhỏ gọi là bộ vi xử lý được gắn trên ổ cắm CPU.Trong khi
các máy tính thế hệ đầu tiên lấp đầy cả một căn phòng, thì giờ đây, ‘bộ vi xử lý’ thế hệ thứ 4
nằm gọn trong lòng bàn tay. Các máy tính bắt đầu sử dụng hệ thống bộ nhớ tốc độ cao trên
các mạch tích hợp có dung lượng vài megabyte. Hiệu suất máy tính đã tăng lên đáng kể
(hàng trăm triệu thao tác mỗi giây). Ngôn ngữ cấp cao như C, C ++, Java, PHP, Python,
Visual Basic, được sử dụng để soạn các chương trình trong máy tính. Các thiết bị ngoại vi
như chuột, cần điều khiển, thiết bị cầm tay,..., cũng được phát triển trong thế hệ thứ 4 này.
Các máy tính có thể được kết nối với nhau trong một mạng để chia sẻ thông tin với nhau,
điều này đã đóng một vai trò quan trọng trong sự ra đời và phát triển của mạng LAN,
Ethernet và Internet.

2. Robot

Mặc dù khái niệm về robot đã có từ rất lâu, nhưng phải đến những năm 1940, robot hiện
đại mới ra đời cùng với sự xuất hiện của máy tính. Sau thế kỷ XX, vào năm 1954, một robot
có khả năng nhấc lên và đặt xuống các vật thể được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ. Khái
niệm về robot công nghiệp được khai sinh. Trong Chiến tranh thế giới thứ II, công nghệ điều
khiển được phát triển, bao gồm cả điều khiển phản hồi, điều này cho phép chuyển động
chính xác hơn.

Vào cuối những năm 1960 và những năm 1970 khi các cánh tay robot tiên tiến hơn đáng
kể xuất hiện trong đó camera thị giác và cảm biến xúc giác đã được sử dụng. Robot Shakey,
được thiết kế vào năm 1966 bởi Viện nghiên cứu Standford, nổi bật như một cột mốc quan
trọng của ngành chế tạo robot di động. Shakey là robot di động đầu tiên trên thế giới, nhờ
phần mềm và phần cứng cho phép nó nhận thức và hiểu môi trường, mặc dù ở một mức độ
hạn chế.

Sự phát triển của robot trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã tạo nền tảng mạnh mẽ
cho bước tiến vượt bậc sau này của chúng trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

3. Vật liệu

Qua các thời kì đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, con người đã đi từ cuộc sống mông muội đến
những xã hội của tiện nghi sang trọng. Giữa công nghệ cao cấp (như vi điện tử) và vật liệu
(như các loại vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn...) có quan hệ chặt chẽ, tương
hỗ lẫn nhau. Đó là nền văn minh vật liệu, các vật liệu sử dụng đã thông qua mình mà biểu
hiện cho sự phát triển của kinh tế. Ngày nay, vật liệu mới được tạo nên theo hai tuyến: kim
loại và phi kim loại. Theo hướng phi kim loại vật liệu mới dựa trên các tổ hợp vật liệu phi
kim loại mới như gốm, sợi thủy tinh... với các tính chất vật lí mới đang đem lại nhiều triển
vọng rực rỡ trong tương lai.

4. Cáp quang

Năm 1966, hai kĩ sư trẻ tại Phòng thí nghiệm chuẩn viễn thông (Anh) là Charles Kuen
Kao và George Hockman đã công bố khám phá mới về khả năng của sợi quang – những
sợi thủy tinh hoặc nhựa trong suốt, linh hoạt và mỏng hơn một sợi tóc. Năm 1971, Nữ
hoàng Anh chứng kiến hình ảnh video được truyền qua cáp quang. Cuối những năm 70,
các công ty viễn thông quyết định triển khai và sử dụng công nghệ này. Mạng cáp quang
cũng từ đó trở nên phổ biến ở các thành phố cũng như dưới lòng đại dương. Vào cuối
thập niên 80 của thế kỉ XX, lần đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện hai tuyến cáp quang
lớn xuyên suốt các đại dương lớn để nối các nước và các châu lục lại với nhau. Đó là
tuyến cáp quang khổng lồ xuyên dưới đáy Đại Tây Dương nối liền Mỹ và châu Âu có thể
chuyển đồng thời 40 cuộc đàm thoại (12-1988), và tuyến cáp quang lớn thứ hai được đặt
dưới đáy Thái Bình Dương dài 16000km nối liền Mĩ và Nhật Bản (4-1989). Internet cũng
đã khiến cho công nghệ cáp quang thực sự bùng nổ. Philip Hargrave nhận xét: “Cáp
quang là cơ sở của Internet và Wifi. Hiện nay, mọi doanh nghiệp với mạng LAN đều sử
dụng nó. Mọi người cũng nhờ đến cáp quang mỗi khi gửi email, tin nhắn SMS, ảnh,
video và các file dữ liệu khác.”

5. Tia Laser
Tháng 5/1960, Theodore Maiman, sinh viên trường đại học Stanford đã phát minh ra
những tia laser đầu tiên, nhưng sau 4 năm Arthur Schawlow và Charles Townes mới
khiến cho laser thực sự trở nên phổ biến. Năm 1961, nhà vật lý Mỹ Javan đã chế tạo
thành công chiếc Laser khí đầu tiên. Đó là Laser khí nguyên tử He-Ne có bước sóng
632,8 nm. Năm 1962, một nhóm nhà vật lí Liên Xô do Basov N.G và Mỹ do Hall lãnh
đạo đã chế tạo thành công chiếc Laser bán dẫn (GaAs) đầu tiên trên thế giới. Sau đấy
cũng hàng loạt loại laser khác nhau được ra đời. Laser được sử dụng rộng rãi ở khắp các
ngành, từ những việc đơn giản cần có độ chính xác cao và nhanh như khoan cắt bằng
laser đến những việc phức tạp như dùng Laser trong phản ứng nhiệt hạch. Những ứng
dụng của Laser đã góp phần tạo ra những thành tựu cực kỳ to lớn cho nền khoa học ngày
nay. Nghiên cứu ứng dụng Laser trong y học được tiến hành khá sớm (1962). Từ chỗ
dùng Laser như một phương tiện hỗ trợ, bổ sung cho các phương pháp điều trị truyền
thống, Laser đã thành một phương tiện độc lập và trong rất nhiều trường hợp đã đem lại
những kết quả mà không phương pháp nào trước đây có thể đạt tới nổi. Có thể nói, Laser
như một công cụ kì diệu của kĩ thuật hiện đại.

6. Công nghệ sinh học

Năm 1953, nhờ phát hiện cấu trúc xoắn ốc của ADN bởi hai nhà khoa học J.Wetson
và F.Crick, loài người đã có đủ khả năng tự nghiên cứu, khám phá các loài vật thể sống.
Đây chính là tiền đề cho sự bùng nổ của ngành Công nghệ sinh học. Mục tiêu chủ yếu
của Công nghệ sinh học là sử dụng các đối tượng như vi sinh vật, virus, tế bào động -
thực vật để thu được các sản phẩm hữu ích cho con người.Công nghệ sinh học trong cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ ba phát triển mạnh mẽ ở bốn ngành chính: công nghệ gen,
công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh và công nghệ enzim,

    Năm 1973, toàn cầu đã chứng kiện sự ra đời của công nghệ di truyền (công nghệ gen).
Gen là một đọan phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm di truyền nhất
định. Công nghệ gen là kĩ thuật di truyền hay công nghệ ADN tái tổ hợp. Kỹ thuật này
đưa ADN vào trong các cơ thể sống của động vật hoặc thực vật. để tạo ra những sản
phẩm mà còn người mong muốn như : hoocmon, enzim,... Nhờ có kĩ thuật di truyền, sản
xuất Protein ở quy mô công nghiệp với khối lượng lớn đã ra đời. Nói tóm lại, công nghệ
di truyền là đòn bẩy của các cuộc cách mạng sinh học, cung cấp cho nhân loại những tri
thức cơ sở nền tảng mới lạ về di truyền, tiến hóa hay rộng hơn chính là sự sống.

   Cùng với đó, công nghệ tế bào đã có những bước tiến vượt bậc, đóng góp không hề nhỏ
vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Đối với trồng trọt, công nghệ tế bào đã mang đến
cho con người những kiến thức mới về kĩ thuật nuôi cấy, ghép mô và tế bào thực vật
nhằm nhân nhanh giống cây trồng và nâng cao năng suất. Không những vậy, người nông
dân còn được đón nhận một luồng gió mới tới những nông trang của mình. Họ có được
những giống cây mới , kết hợp đồng thời cùng lúc rất nhiều đặc điểm tốt, làm giảm đi
tình trạng đói nghèo, đặc biệt là ở Mexico và Ấn Độ.

   Đối với chăn nuôi, công nghệ tế bào đã tạo ra các kháng thể đơn dòng cho việc đánh
giá chất lượng sản phẩm. Hay việc chuyển phôi của bò cái mang những ưu việt về thịt và
sữa sang cho một con bò cái khác, làm tăng lên khả năng sinh con đồng thời năng suất
của ngành chăn nuôi cũng được nâng lên rõ rệt. Ngoài các loài động vật, việc chuyển
phôi cũng được thực hiện trên cơ thể con người, cụ thể là ở phụ nữ. Từ đây đã làm xuất
hiện “ dịch vụ đẻ thuê” ở một số quốc gia.

  Nổi bật nhất trong ngành Công nghệ tế bào là Công nghệ tế bào lai ( Hybroma ). Công
nghệ này cho phép  sản xuất “những kháng thể có tính đặc hiệu cao từ những tế bào và
giòng tế bào đơn - được gọi là kháng thể đơn dòng ( Mabs - monoclonal antibodies )”.
Quy trình bao gồm các bước: tạo miễn dịch trên vật hí nghiệm bằng kháng sinh, sau khi
chúng chết thì ta sẽ dung hợp tế bào limpo B được sinh ra vào tế bào ung thư tủy để tạo
ra tế bào lai.

   Trong bốn ngành chính của Công nghệ sinh học, Công nghệ vi sinh được phát triển và
đem lại nhiều thành tựu mang tính bước ngoặt nhất. Đây là ngành công nghệ manh lại
những lợi ích cho sức khỏe con người như : sản xuất vitamin, protein, kháng sinh,...và
môi trường sống như: lên men chất thải đô thị, sản xuất thuốc chống sâu bệnh mà không
gây hại tới con người,...

  Sự ra đời kỹ thuật Protein là một thành tựu không chỉ trong riêng ngành công nghệ vi
sinh mà còn được sử dụng song song với công nghệ tái tổ hợp ADN. Đây là một kĩ thuật
khá phức tạp bao gồm biến đổi hóa học protein và biến đổi cả thuộc tính nhận biết của
nó. Những lĩnh vực có thể áp dụng như : Protein trị liệu, các chất kìm hãm và các men
Endonucleaza,...

  Sự phát triển của công nghệ enzim luôn gắn liền với nghiên cứu vi sinh vật, hóa sinh, lí
sinh,... Đây là một lĩnh vực công nghệ nhằm sản xuất các chế phẩm enzim phục vụ cho
sản xuất thực phẩm. Nó kết hợp cùng với kỹ thuật di truyền làm tăng tính bền cho enzim
dược ứng dụng trong tổng hợp hữu cơ hay công nghiệp dược phẩm.

   Ngoài bốn nhóm ngành khoa học trên, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã
chứng kiến nhứng nghiên cứu mới về nơron ( tế bào thần kinh ) và não ở người. Từ
những nghiên cứu đó đưa ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa gen và nơron là hai yếu tố
chủ đạo quyết định những đặc điểm của con người. Đây cũng dần trở thành mối quan tâm
hàng đầu của công nghệ sinh học.

   Mặc dù mang lại rất nhiều thành tựu, phục vụ cho nhiều mục đích cao cả và mang
nhiều niềm hi vọng cho con người, công nghệ sinh học cũng mang đến những khía cạnh
đáng suy ngẫm như: sinh thai, đạo đức - nhân văn và pháp luật. Đây là những vấn đề đòi
hỏi con nguời phải có những giải pháp lâu dài, thiết thực. 

7. Công cuộc chinh phục vũ trụ

   Công cuộc chinh phục vũ trụ là thành tựu khoa học kĩ thuật nổi bật nhất và mới nhất
của loài người trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Người đặt ra ý niệm bay
vào vũ trụ là nhà bác học người Nga Côngxtăngtin Xiôncốpxki ( 1857-1935) - ông tổ của
khoa học du hành vũ trụ Liên Xô và thế giới. Cùng với đó, ông cũng đã đưa ra những
công thức tính toán đầu tiên về tên lửa trong tác phẩm Thám hiểm khoảng không vũ trụ
bằng động cơ phản lực.

  Tháng 8-1933, Liên Xô thực hiện phóng quả tên lửa đầu tiên nặng 19kg bay lên cao
400m trong 18 giây. Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Liên Xô tiếp tục đẩy mạnh phát
triển kỹ thuật tên lửa. Kết quả thu được là vệ tinh nhân đầu tiên mang tên “Xpútnhích” đã
được phóng lên không gian vào ngày 4-10-1957. Đây là sự kiện mở đầu cho kỉ nguyên vũ
trụ và sự cạnh tranh của các nước giàu trong lĩnh vực khám phá vũ trụ. Mỹ sau lần thất
bại năm 1957 đã thành công phóng vệ tinh đầu tiên nặng 13,5kg vào ngày 1-2-1958.  

  Gần 4 năm sau khi phóng thành công vệ tinh, ngày 2-4-1961, Liên Xô đã phóng tàu vũ
trụ mang tên Phương Đông chở Iuri Gagarin vào vũ trụ bao la. Đây là chuyến bay mang
tính chất mở đường cho chuyến bay của Gécman Titốp, chuyến bay chúng tỏ khả năng
sinh tồn của con người trong hơn một ngày trong vũ trụ. Tháng 6-1963, Liên Xô tiếp tục
thực hiện các chuyến tàu chinh phục vũ trụ. Trong đó, tàu PHương Đông 6 đã chở
Valentina Têrescôva , nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới. 

   Không chịu thua kém Liên Xô, nước Mỹ cũng đã có những thành tựu đáng kể để khẳng
định mình trong công cuộc chinh phục vũ trụ thời bấy giờ. Sau Iuri Gagarin, Giôn Grin là
du hành vũ trụ đầu tiên của Mỹ khám phá vũ trụ trên con tàu mang tên Sao Thủy. 

   Nếu trước đó, các tàu vũ trụ chỉ trở 1 người thì năm 1965, hai ông lớn Liên Xô và Mỹ
đã chế tạo ra những con tàu chứa được 2-3 người. Cụ thể là tàu vũ trụ Rạng Đông của
Liên Xô chở được 2-3 người, tàu vũ trụ Jêmini  chử được 2 người. Đặc biệt, cái bắt tay
đồng hành của hai nước lớn này trong kế hoạch chinh phục vũ trụ vào năm 1967 đã đem
đến những thành tựu như : Liên Xô phóng tàu vũ trụ “Liên Hợp” nhằm xây dựng trạm
quỹ đạo có người điều khiển, bay dài ngày quanh Trái Đất hay Mỹ cố gắng thực hiện kế
hoạch “Apollo” đưa con người lên vũ trụ.

   Theo sau Liên Xô và Mỹ, các nước phát triển như Pháp, Nhật Bản hay Trung Quốc đã
lần lượt phóng những vệ tinh của mình vào vũ trụ. Cuộc chạy đua vào vũ trụ ngày càng
khẩn trương và nhộn nhịp. Các nước Anh, CHLB Đức, Canada, Oxtraylia hay Ấn Độ lầ
lượt cũng có những các vệ tinh bằng tên lửa tự chế tạo .

  Cùng với khám phá vũ trụ, chinh phục Mặt Trăng và các hành tinh trong hệ Mặt Trời
cũng là tham vọng của nhân loại. Năm 1959, Liên Xô đã phóng trạm tự động lên Mặt
Trăng, đặt quốc huy lên bề mặt Mặt Trăng và chụp ảnh cũng như lập bản đồ. Tiếp sau đó
là những trạm tự động khác lần lượt đổ bộ lên Mặt Trăng nhằm mực đích lấy mẫu vật và
phân tích đất đá, đo độ sáng thiên thể hay ghi nhận những dòng bức xạ,...

  Ngoài Liên Xô, Mỹ cũng là nước có những thành tựu đáng kể trong công cuộc chinh
phục Mặt Trăng. Nước này đã lập kỉ lục trong thời gian đổ bộ xuống Mặt Trăng nhanh
nhất với 71 giờ 2 phút trong chuyến bay chở hai nhà du hành là Yăng và Đake.

  Với khát khao chinh phục mãnh liệt, các nhà khoa học Mỹ và Liên Xô đã thực hiện
thám hiểm các hành tinh như Sao Kim, Sao Hỏa hay Sao Mộc. Những thành tựu thu được
từ các chuyến bay là: chụp ảnh, đo đạc và truyền về Trái Đất về thông tin của Sao Kim,
Sao Hỏa hay phân tích mẫu đất đá trên Sao Hỏa,...

    Những thành tựu trong công cuộc chinh phục vũ trụ đã cung cấp cho nhân loại những
kiến thức sâu sắc và bổ ích về dải ngân hà bao la. Phục vụ trực tiếp cho các mục đích của
con người như: công nghệ vũ trụ, hình thành siêu lộ cao tốc thông tin, dự báo thời tiết
chính xác và dài ngày.

IV. Đặc điểm

Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng
khoa học - kĩ thuật này. Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ trước, trong cuộc cách
mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, các phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ việc nghiên
cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất.
Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến
bộ kĩ thuật và công nghiệp hàng ngày.
Một điểm khác nữa trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay đó chính là dễ
dàng nhận thấy là thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng
rút ngắn dần và hiệu quả kinh tế thì ngày càng cao của các công trình nghiên cứu khoa
học. Thực tế từ các nước phát triển đã để lại cho chúng ta bài học: đầu tư vào nghiên cứu
khoa học sẽ cho lãi cao hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác.

V.Tác động tới đời sống nhân loại

Với những thành tựu mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã đạt được, nó
đã đem đến những ảnh hưởng nhất định đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể nói, tình
hình thế giới cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã có những sự thay đổi vượt bậc chính nhờ
thành công của cuộc cách mạng này.

Về phương diện kinh tế, cuộc cách mạng đã tạo ra động lực mới để thúc đẩy mạnh mẽ
đến nền kinh tế thế giới nói chung và ở những nước có nền công nghiệp phát triển nói
riêng, giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng
suất lao động. Nhờ những ứng dụng công nghệ vào sản xuất, cuộc cách mạng này đã giúp
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và nhân lực xã hội; tạo ra khối lượng hàng hóa với sự
giảm thiểu chi phí và có sự chênh lệch tương quan các ngành trong cơ cấu của nền sản
xuất. Nhờ những thành tựu vượt bậc của các ngành khoa học cơ bản, xuất hiện các ngành
khoa học mới, sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới, những nguồn năng lượng mới,
những vật liệu mới, những phương tiện mới… phục vụ cho cuộc sống con người. Những
thành tựu đó đã làm cho nền kinh tế từng bước đi lên, thoát ra hẳn hình thái kinh tế lạc
hậu, kém năng suất, đem đến sự thay đổi các vùng kinh tế.

Trên khía cạnh xã hội, cách mạng công nghiệp thành công không chỉ thay đổi tận gốc
phương thức sản xuất mà còn tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội. Tỉ lệ người lao
động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong ngành dịch
vụ tăng lên đáng kể. Đời sống nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng
cao.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất
và mọi mặt đời sống xã hội, hình thành và phát triển kinh tế tri thức, nền văn minh trí tuệ
dần ra đời và thay thế nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp trước đó.Những thành tựu
do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba tạo ra đã không ngừng nâng cao mức sống của
nhân loại, tạo điều kiện cho con người tiến lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.
Bên cạnh những tác động tích cực, cuộc cách mạng công nghệ thứ ba cũng bao
hàm những mặt tiêu cực khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Nhiều
ứng dụng khoa học bị lợi dụng để thực hiện các hành vi tấn công mạng, cướp bóc trên
Internet, và làm gia tăng các hành vi nguy hại khác.Sự bao trùm của khoa học công nghệ
đã dẫn đến hiện tượng quá tải thông tin, ảnh hưởng đến lối sống, suy nghĩ và đạo đức con
người; các hình thức cô lập xã hội cũng ngày càng phổ biến, khiến quan hệ xã hội ngày
càng xa cách và hạn chế hơn.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba cũng làm gia tăng các vấn đề xoay quanh việc bảo
vệ quyền riêng tư của người dùng. Sự quản lý dữ liệu lỏng lẻo ở các máy tính cá nhân đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tin tặc dễ dàng xâm nhập và lấy cắp những
thông tin ấy với mục đích thương mại không chính đáng.

Các vấn đề bản quyền và thương hiệu cũng hết sức được quan tâm trong cuộc cách mạng
công nghiệp này. Bởi ngày càng có nhiều tiến bộ trong khoa học kĩ thuật trở thành công
cụ, thành phương tiện tiếp tay cho những việc làm phi pháp, gây hậu quả nghiêm trọng
cho xã hội, đặc biệt là trong một số lĩnh vực ngành công nghiệp âm nhạc, phim ảnh,
truyền hình…

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba thành công còn kéo theo hệ lụy về sự gia tăng các
loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá, hủy diệt cao. Vấn đề ô nhiễm môi
trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử cũng là những nguồn đe dọa nghiêm trọng đến con
người mà cuộc cách mạng này mang lại.

Nguồn tài liệu đã tham khảo:

1. Lịch sử văn minh thế giới - NXB Giáo dục - Vũ Dương Ninh
2. Lịch sử văn minh thế giới - NXB Giáo dục - Nguyễn Văn Ánh
3. Almanach Những nền văn minh thế giới - NXB Hồng Đức - Nhiều tác giả
4. Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần III - Tác giả Jeremy Rifkin.
5. Generations of Computer 1st to 5th Explained with Pictures.
6. 6 Major Technologies Bringing the Third Industrial Revolution.
7. A Brief History of Robots.
8. History of robots and robotics
9. Impact of third revolution technology
Thành viên nhóm:

1. Nguyễn Hiếu Mạnh (nhóm trưởng): tìm tài liệu, tổng hợp báo cáo, nội dung
II, IV
2. Lê Diệu Linh : tìm tài liệu , nội dung I, chỉnh sửa power point
3. Nguyễn Thị Linh : nội dung III, làm power point
4. Tạ Thị Hương Lý: tìm tài liệu, nội dung III
5. Nguyễn Hoài Khánh Linh : nội dung V, chỉnh sửa báo cáo
6. Lê Thị Thúy : tìm tài liệu, nội dung III

   

You might also like