You are on page 1of 30

Câu 1:

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là
sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước
Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô
nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc
quy mô lớn.

Ý kiến về thời gian diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất không thống nhất,
nhưng nói chung là ở nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19.

Điều kiện ra đời Cách mạng công nghiệp ở Anh

Phong trào Khai sáng tại Châu Âu đã sản sinh ra hàng loạt các nhà bác học nổi tiếng
như Isaac Newton với những phát kiến vĩ đại trong toán học, vật lý học, hóa học, tự
nhiên học tạo ra nền tảng tri thức cho các tiến bộ trong kỹ nghệ sản xuất.

Về tự nhiên, Anh có nhiều mỏ than, sắt và các mỏ này lại nằm gần nhau, điều đó rất
thuận lợi về mặt kinh tế khi khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Các dòng sông ở
Anh tuy không dài nhưng sức chảy khá mạnh, đủ để chạy các máy vận hành bằng sức
nước. Hải cảng Anh thuận lợi để đưa hàng hóa đi khắp thế giới. Về nguyên liệu, Anh
có thuận lợi là nguồn lông cừu trong nước và bông nhập từ Mỹ, đó là những nguyên
liệu cần thiết cho ngành dệt.

Về mặt xã hội, giai cấp quý tộc Anh sớm tham gia vào việc kinh doanh và họ trở
thành tầng lớp quý tộc mới, có quyền lợi gắn liền với tư sản, có cách nhìn của tư sản.
Nhu cầu về lông cừu đã dẫn tới phong trào đuổi những người nông dân ra khỏi ruộng
đất để các nhà quý tộc biến đất đai đó thành đồng cỏ nuôi cừu. Lực lượng nông dân bị
dồn đuổi ra khỏi ruộng đất đã cung cấp một lượng lớn lao động cho các công trường
thủ công ở các thành thị.

Về mặt kinh tế, Anh quốc có thể bóc lột tài nguyên từ các thuộc địa rộng lớn để làm
nguồn vốn cho công nghiệp hóa, tiêu biểu là Ấn Độ.

Thành tựu của Cách mạng công nghiệp


Năm 1733, John Kay đã phát minh ra "thoi bay" (flying shuttle).Phát minh này đã làm
người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.

Năm 1764, James Hargreaves đã chế được chiếc xe kéo sợi kéo được 16–18 cọc sợi
một lúc, giúp tăng năng suất gấp 8 lần. Ông lấy tên con gái mình là Jenny để đặt cho
máy đó.

Năm 1769, Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng
sức vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.

Năm 1779, Samuel Crompton đã cải tiến máy với kỹ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ
lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp vừa bền

Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục
Edmund Cartwright. phát minh này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.

Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà
máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều
mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow
(Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước.[16] Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể
đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá
trình cơ giới hóa.

Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách
luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất
lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885,
Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát
minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.

Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1814, Stephenson phát
minh ra chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước. Đến năm 1829, vận tốc xe
lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu
Âu và châu Mỹ.

Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những
mái chèo hay những cánh buồm.[
Những hệ quả của Cách mạng công nghiệp

Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều dẫn
tới quá trình đô thị hóa thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần
hình thành. Làm chuyển biến nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy
móc, nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc
đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 14 đến 16 giờ, họ bị bóc lột nặng nề được trả đồng
lương chết đói, điều kiện ăn ở tồi tàn nên những cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân đã sớm nổ ra.

Năm 1811–1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc. Đó là một biểu hiện
đấu tranh bộc phát.

Bãi công là một hình thức đấu tranh phổ biến của giai cấp vô sản. Nhiều cuộc bãi
công cũng đã nổ ra. Ở Anh, 1836–1848 còn nổ ra phong trào Hiến chương.

Quyết liệt hơn, ở Pháp, Đức còn nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Năm 1831–1834 tại
Lyon (Pháp) và Silesia (Đức) đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Những cuộc đấu tranh
này chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay
đổi sự thống trị của giai cấp tư sản.

Tại các thuộc địa, người dân bản xứ cũng bị giới chủ tư bản tại các nước chính quốc
(Anh, Pháp) bóc lột nặng nề. Trong toàn bộ lịch sử 200 năm cai trị của Anh tại Ấn Độ,
hầu như không có sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Trong nửa cuối thế kỷ
19, thu nhập bình quân của dân Ấn Độ đã giảm một nửa. Tuổi thọ trung bình của
người Ấn giảm 20% từ năm 1870 đến 1920. Hàng chục triệu người đã chết đói do
chính sách mà thực dân Anh gây ra

Ngoài ra cách mạng công nghiệp còn gây ra một số hệ quả tiêu cực như: Bùng nổ dân
số, ô nhiễm môi trường, giai cấp tư sản bóc lột sức lao động của giai cấp vô sản nên
đã gây ra mâu thuẫn giữa hai giai cấp này.

Cách mạng công nghiệp 2.0 là gì?


Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0, hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần 2,
là một cuộc cách mạng tạo ra những tiến bộ đột phá trong sản xuất, công nghệ và
phương pháp sản xuất công nghiệp. – Cách mạng công nghệ kỹ thuật.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 diễn ra khi nào?

Cuộc cách mạng này tiếp nối từ Cuộc cách Mạng Công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ
khi kết thúc Nội chiến Hoa Kỳ và bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất từ khoảng năm
1870 đến năm 1914.

Cách mạng công nghiệp lần 2 gắn liền với sự phát triển của những cường quốc hùng
mạnh như nước Đức, Hoa Kỳ giúp thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 mở
rộng và đạt tới đỉnh cao.

Nước Đức

Đế chế Đức thay thế Anh quốc trở thành quốc gia dẫn đầu Châu Âu về công nghiệp.
Có được vị trí này là nhờ ba yếu tố:

 Đức tiến hành công nghiệp hóa sau Anh, nên đúc rút những kinh nghiệm của
nước Anh, tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền của và công sức. Cũng nhờ đi sau,
Đức sử dụng những công nghệ mới nhất, trong khi đó, người Anh vẫn sử dụng
những công nghệ đắt đỏ và lạc hậu, họ không thể (có thể cả không muốn) áp
dụng những thành quả từ chính quá trình phát triển của họ.
 Trong lĩnh vực nghiên cứu và khoa học, người Đức đầu tư lớn hơn Anh.
 Hệ thống cartel kiểu Đức – liên minh độc quyền tập trung ở mức độ rất cao cho
phép sử dụng hiệu quả nguồn tư bản linh động.
 Một số tin rằng bồi thường chiến phí từ Pháp sau khi đánh bại nước này trong
Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 đã cung cấp vốn đầu tư cần thiết để cho phép
đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng như đường xe lửa. Điều này cung cấp một thị
trường rộng lớn cho các cải tiến sản phẩm thép và giao thông vận tải ngay khi
hoàn thành. Sự sáp nhập vùng Alsace-Lorraine cũng mang lại cho nước Đức
một số nhà máy lớn.

Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần 2


Cách mạng công nghiệp lần 2 được thể hiện qua nhiều khía cạnh, trong đó nổi bật với
các đặc trưng sau:

Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện, để tạo ra những dây chuyền sản xuất có
tính chuyên môn hóa cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện – cơ khí
và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ sản xuất.

Công nghệ luyện gang, thép ngày càng hoàn thiện và phát triển với quy mô lớn

Nhiều Kỹ thuật, công nghệ mới được đưa vào trong sản xuất công nghiệp, thúc đẩy
ngành công nghiệp chế tạo máy phát triển. Quá trình điện khí hóa trong sản xuất được
nhanh chóng nhờ sự truyền tải điện năng cùng với sự phát triển của động cơ điện, quá
trình điện khí hóa diễn ra nhanh chóng trong sản xuất.

Các ngành công nghiệp khác cũng nhanh chóng được phát triển như: dầu khí, hóa
chất, đóng tàu, ô tô,..

Tạo dựng tiền đề và cơ sở để nền công nghiệp ngày càng phát triển hơn.

Thành tựu của cách mạng công nghiệp thứ 2

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 2, nhiều phát minh vĩ đại đã ra đời thúc
đẩy nhiều lĩnh vực phát triển bao gồm:

Điện khí hóa

Năm 1876, Paul N. Jablochkoff, đã phát minh ra đèn hồ quang cải tiến sử dụng dòng
điện xoay chiều. Năm 1878, Charles F. Brush ở Ohio đã phát minh ra bóng đèn dòng
điện một chiều.

Phát minh của Faraday về thiết bị quay điện tử là nền tảng của việc sử dụng điện trong
thực tế công nghệ. Nhà máy điện hiện tại đầu tiên trên thế giới được xây dựng bởi kỹ
sư điện người Anh Sebastian de Ferranti.

Điện khí hóa được gọi là “thành tựu kỹ thuật quan trọng nhất của thế kỷ 20”.

Phương tiện giao thông


Ô tô: Nhà phát minh người Đức Karl Benz đã được cấp bằng sáng chế cho chiếc ô tô
đầu tiên trên thế giới vào năm 1886. Henry Ford đã chế tạo chiếc ô tô Ford Model T
đầu tiên của mình vào năm 1896.

Máy bay: Năm 1903, hai anh em người Mỹ, Wilbur và Orville Wright đã biến giấc mơ
của loài người thành hiện thực bằng cách chế tạo cỗ máy bay thực sự đầu tiên có tên là
"máy bay".

Đường sắt: Năm 1857, Robert Forester Mushet là người đầu tiên chế tạo đường ray
bền bằng thép.

Chiếc ô tô đầu tiên sản xuất vào năm 1896

Điện thoại

Năm 1876, Alexander Graham Bell, đã phát minh ra một thiết bị gọi là "điện thoại".
Những thí nghiệm của ông với âm thanh, giúp cho người điếc giao tiếp, dẫn đến việc
phát minh ra điện thoại.

Sắt

Kỹ thuật thổi nóng, trong đó khí thải nóng từ lò cao được sử dụng để làm nóng trước
không khí cháy được thổi vào lò cao, được phát minh và cấp bằng sáng chế bởi James
Beaumont Neilson vào năm 1828 tại Wilsontown Ironworks ở Scotland

Thép

Quy trình Bessemer, do Ngài Henry Bessemer phát minh, cho phép sản xuất hàng loạt
thép, tăng quy mô và tốc độ sản xuất vật liệu quan trọng này, đồng thời giảm yêu cầu
lao động.

Làm giấy

Máy làm giấy đầu tiên là máy Fourdrinier, được chế tạo bởi Sealy và Henry
Fourdrinier, những người đóng quân ở London. Vào những năm 1840, Charles
Fenerty ở Nova Scotia và Friedrich Gottlob Keller ở Sachsen đều đã phát minh ra một
chiếc máy thành công chiết xuất sợi từ gỗ để làm giấy.
In ấn

Kỹ thuật in ấn tang quay dẫn động bằng năng lượng hơi nước, một phát minh từ nhiều
thập kỷ trước. Kỹ thuật này được phát triển là kết quả của phát minh máy sản xuất
giấy cuộn từ đầu của thế kỷ 19.

Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp lần thứ 2

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 là một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ
thuật với những ý nghĩa vô cùng to lớn:

Có vai trò quan trọng trong việc chuyển quy mô sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng
loạt, sản xuất theo dây chuyền -> tăng năng suất, sản lượng, chất lượng hàng hóa

Mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây
chuyền lắp ráp.

Gia tăng tốc độ đô thị hóa vì các phát minh của công nghiệp được ứng dụng vào nhiều
ngành nghề .

Sự thay đổi của các ngành công nghiệp sẽ giúp nâng cao năng suất làm việc từ đó
nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần vào việc tăng trưởng dân số nhanh hơn.

Những thách thức của cách mạng công nghiệp lần 2

Bên cạnh những cơ hội mà cách mạng công nghiệp lần 2 đem lại cũng có không ít
những tác động của cách mạng công nghiệp lần 2 làm ảnh hưởng đến đời sống - xã
hội:

Đòi hỏi lao động có trình độ ngày càng cao dẫn đến sự phân hóa xã hội ngày càng rõ
nét.

Bóc lột, mâu thuẫn giai cấp xảy ra.

Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt do nhiều người lao động chưa có trình độ

Tình trạng ô nhiễm do chất thải nhà máy và các tệ nạn xã hội gia tăng.

Các nghệ nhân và thợ thủ công bị mất kế sinh nhai. Vì vậy, không thể cạnh tranh với
giá thành thấp hơn của hàng hóa sản xuất hàng loạt.
Các vấn đề về đạo đức và trách nhiệm xã hội đi xuống, nhiều mâu thuẫn xảy ra vị lợi
ích cá nhân

Đô thị hóa tăng nhanh, các gia đình chuyển đến gần các nhà máy.

Sức khỏe tổng thể của lực lượng lao động giảm sút do điều kiện khắc nghiệt và không
lành mạnh của các nhà máy.

Sự thay đổi và suy giảm về các nghề truyền thống thay thế bằng công nghệ, một số
người mất việc hoặc cần phải học lại kỹ năng mới

ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần 2

Tác động của cách mạng công nghiệp lần 2

Giải đáp các vấn đề liên quan đến cách mạng công nghiệp lần 2

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đem lại những thay đổi gì cho sản xuất?

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đem lại những thay đổi đáng kể cho sản
xuất, bao gồm:

Sự thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất bằng máy móc chạy bằng hơi nước hàng
loạt

Ngành công nghệ luyện thép, gang ngày càng hoàn thiện và phát triển với quy mô lớn,
các kỹ thuật công nghệ mới được đưa vào trong sản xuất công nghiệp giúp thúc đẩy
ngành công nghiệp chế tạo máy móc phát triển nhanh chóng.

Các ngành công nghiệp khác cũng nhanh chóng được phát triển và ngày một đáp ứng
các nhu cầu cao của xã hội như dầu khí, hóa chất, đóng tàu,...

Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời
của điện và dây chuyền lắp ráp.

Cách mạng công nghiệp lần 2 có thay đổi cách thức hoạt động của các ngành công
nghiệp truyền thống?
Cách mạng công nghiệp lần 2 mang lại sự thay đổi đáng kể cho các ngành công
nghiệp truyền thống. Cụ thể, thay vì sử dụng các phương pháp sản xuất thủ công, các
doanh nghiệp sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn để tăng năng suất, giảm chi phí và
cải thiện chất lượng sản phẩm. Điều này dễ dàng dẫn đến một số người mất việc làm
hoặc phải học thêm các kỹ năng mới.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 là gì?

Khái niệm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3

Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 còn được gọi là cách mạng kỹ thuật số (Digital
Revolution) hay cách mạng 3.0. Cuộc cách mạng này đề cập đến sự phát triển của
công nghệ, từ những thiết bị điện tử, cơ khí đơn bình thường đến công nghệ kỹ thuật
số hiện đại. Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 chính thức khởi động từ năm 1950 đến
cuối những năm 1970. Có thể nói, đây là sự khởi đầu của kỷ nguyên Thông tin.

Hệ thống máy tính và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật số xuất hiện trong Cách mạng 3.0 vẫn còn
được áp dụng đến ngày nay. Những biến đổi do công nghệ điện toán và truyền thông
kỹ thuật số đã tác động mạnh mẽ đến đời sống con người trên nhiều phương diện.

Cuộc cách mạng này đặt trọng tâm là sản xuất và ứng dụng các công nghệ dẫn xuất,
logic kỹ thuật số, IC (chip mạch tích hợp), MOSFET,… Một số giải pháp công nghệ
mà chúng ta đang sử dụng cũng hình thành từ cách mạng công nghiệp lần thứ 3 như:
Internet, máy tính, bộ vi xử lý, điện thoại di động kỹ thuật số,…

Cách mạng Kỹ thuật số đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh
truyền thống. Năng suất lao động ngày càng tăng, tạo tiền đề thúc đẩy cuộc Cách
mạng Công nghiệp lần thứ 4.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện khi nào?

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 khởi phát bởi sự ra đời và sức ảnh hưởng của công
nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất, điện tử. Ngoài những cái tên đã đề cập phía trên,
Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 còn được gọi là Cách mạng Máy tính hay Cách
mạng Số.
Ngoài ra, tiết kiệm tài nguyên và nguồn lực xã hội cũng là động lực chính để bắt đầu
hình thành Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3. Trong giai đoạn này, các chi phí về sản
xuất giảm đáng kể. Điều này mang lại những giá trị thiết thực cho các ngành nghề
nông-lâm-thủy sản, xây dựng, dịch vụ, công nghiệp.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ Hydro và Internet, khả năng lưu trữ, chia
sẻ và phân tán năng lượng rộng rãi hơn. Đây được xem là bước khởi đầu cho hành
trình cải cách năng lượng xanh.

Tiến trình Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3

Giai đoạn 1947 – 1979

Năm 1947, bóng bán dẫn ra đời, đánh dấu sự phát triển của máy tính kỹ thuật số hiện
đại. Đến năm 1950, 1960, các tổ chức quân đội, chính phủ bắt đầu sử dụng hệ thống
máy tính. Với sự thịnh hành và phát triển không ngừng, mạng lưới toàn cầu World
Wide Web chính thức hình thành.

Những năm 1980s

Trong thập niên này, máy tính đã trở thành một công cụ phổ biến và quen thuộc.
Chúng được sử dụng như một phương tiện tất yếu cho nhiều công việc khác nhau. Ở
giai đoạn này, điện thoại di động đầu tiên cũng được cho ra mắt.

Giai đoạn 1990 – 1992

Tại thời điểm này, Internet được ứng dụng rộng khắp trong các hoạt động kinh doanh.
Mạng toàn cầu đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày
của một nửa dân số mỹ vào cuối những năm 1990.

Năm 2000

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 trở thành một làn sóng lớn, lan rộng đến các nước
đang phát triển. Internet ngày càng phổ biến, số lượng người sử dụng điện thoại di
động ngày càng tăng. Bên cạnh đó, truyền hình cũng bắt đầu chuyển sang sử dụng tín
hiệu kỹ thuật số.
Từ năm 2010 đến nay

Đến giai đoạn này, giao tiếp bằng di động đã trở nên phổ biến hơn, Internet cũng
chiến hơn 25% dân số thế giới. Người dùng sử dụng điện thoại ngày càng nhiều và trở
thành xu hướng chuẩn trong giao tiếp. Năm 2015 là sự hứa hẹn cho việc cải tiến của
máy tính bảng và dịch vụ điện toán đám mây. Điều này giúp người dùng sử dụng các
phương tiện và ứng dụng kinh doanh trên chính thiết bị di động của họ.

Những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 3

Internet

“Kỷ nguyên của những gã khổng lồ” ra đời vào năm 1974 và phát triển mạnh mẽ đến
ngày nay. Những giá trị mà Internet mang lại cho nhân loại không thể nào phủ nhận
được. Theo Wikipedia, có gần 3 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet (46,64%) năm
2017. Các cụm từ như “cư dân mạng” hay “cộng đồng mạng” dần trở nên quen thuộc
hơn. Đây chính là minh chứng cho sự phổ biến của Internet.

SMAC

SMAC là viết tắt của các cụm từ: Social Media (Mạng xã hội), Mobile (Công nghệ di
động), Analytics (Công nghệ phân tích), Cloud (Điện toán đám mây).

Social Media: Là một hình thức kết nối mới, giúp người dùng kết nối và giao tiếp với
theo dựa trên một nền tảng nhất định.

Mobile: Là phương tiện giao tiếp hiện đại của con người, tạo ra một phương thức liên
lạc, mua sắm và làm việc mới.

Analytics: Công nghệ phân tích giúp doanh nghiệp nắm bắt được hành phi mua sắm
của khách hàng. Thông qua dữ liệu, doanh nghiệp có thể khai thác các thông tin hữu
ích về người tiêu dùng. Đây là một giải pháp hữu hiệu hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các
quyết định Marketing đúng đắn và phù hợp.

Cloud: Điện toán đám mây đã tạo ra bước phát phát triển mới trong quá trình lưu trữ.
Giải pháp này giúp việc truy cập công nghệ và dữ liệu hiệu quả hơn. Đồng thời, Cloud
giảm bớt gánh nặng về ngân sách cho doanh nghiệp, tăng tốc độ phản ứng với các
biến chuyển trên thị trường cũng giải xử lý những vấn đề nội bộ.

Big Data

Big Data (dữ liệu lớn) là nguồn “khoáng sản” dồi dào trong lĩnh vực truyền thông, tiếp
thị. Đây là những tập dữ liệu có khối lượng khổng lồ và vô cùng phức tạp. Big Data
vượt quá khả năng kiểm soát, phân tích và lý giải của các phần mềm xử lý dữ liệu
truyền thống. Các tập dữ liệu này có thể là dữ liệu cấu trúc, phi cấu trúc hoặc bán cấu
trúc. Chúng được tận dụng và khai thác để tìm hiểu insights khách hàng.

Một số thành tựu khác

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 tạo động lực hình thành và phát triển nền xã hội
văn minh – thế kỷ 21. Bên cạnh Internet hay các thiết bị di động được kết nối mạnh
mẽ với nhau giúp định hình lại quá trình giao tiếp, Cách mạng 3.0 còn mở ra nhiều
chương mới về lĩnh vực kỹ thuật số như: Mạng lưới máy bay không người lái dựa trên
điện Hydro và phương tiện tự vận hành,Hệ thống robot xã hội linh hoạt, Máy in 3D
hiện đại và công nghệ nano, Trí tuệ nhân tạo thay thế con người trong các tác vụ mang
tính lặp lại, Ống nano carbon, nhựa sinh học và graphene, Cây trồng biến đổi gen,
viễn thám, trồng cây theo toa, Nông nghiệp đô thị, kinh tế vũ trụ, vệ tinh nano và
robot không gian

Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các
nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra
cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của
nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông - lâm -
thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm
thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác
động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa
phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0
tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn
toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời
gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4.0 cung
cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ
thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung
cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp
kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ
liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.

Công nghiệp 4.0 cho phép các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và chuỗi
cung ứng cũng thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh
hoạt và đáp ứng khách hàng hơn. Các thuộc tính của hệ thống sản xuất và dịch vụ với
Công nghiệp 4.0 đã được nêu bật. Những lợi ích mà Công nghiệp 4.0 mang lại cho các
doanh nghiệp đã được thảo luận. Trong tương lai, công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ còn phát
triển mạnh mẽ hơn nữa và do đó các doanh nghiệp cần sẵn sàng để chuẩn bị cho một
sự đổi mình liên tục thể cập nhật các xu hướng hiện đại sắp tới.

Lịch sử

Khái niệm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được giới thiệu lần đầu tiên bởi một
nhóm nhà khoa học người Đức đang phát triển một chiến lược kỹ thuật cao cho Chính
phủ Đức năm 2011, có thể coi Đức chính là nước khởi nguồn cho cuộc cách mạng
này. Klaus Schwab, chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới, đã giới thiệu khái
niệm này cho nhiều người hơn tại một bài báo năm 2015 được xuất bản tại báo
Foreign Affairs, "Làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" là chủ đề năm
2016 của Cuộc họp thường niên diễn đàn kinh tế thế giới, ở Davos-Klosters, Thụy Sỹ.
Ngày 10/10/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tuyên bố mở trung tâm Cách mạng Công
nghiệp lần thứ tư ở San Francisco. Cũng trong năm 2016 Schwab xuất bản sách về
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Schwab gộp chung những kỹ thuật thế hệ thứ tư bao gồm phần cứng, phần mềm và
sinh học (hệ thống cyber-physical), và nhấn mạnh những tiến bộ trong truyền thông và
kết nối. Schwab cho rằng kỷ nguyên này được đánh dấu bởi những đột phá trong
những kỹ thuật nổi bật trong những lĩnh vực như robotics, trí tuệ nhân tạo, công nghệ
nano, máy tính lượng tử, công nghệ sinh học, Internet Vạn Vật, điện toán phân tán,
công nghệ không dây thế hệ thứ năm, in 3D, và phương tiện vận tải không người lái.

Đặc điểm

Sự thay đổi mô hình này trong Công nghiệp 4.0 dựa trên các nguyên lý sau:

Khả năng tương tác với vạn vật: khả năng giao tiếp của tất cả các yếu tố của nhà máy,
hệ thống vật lý không gian mạng, robot, hệ thống thông tin doanh nghiệp, sản phẩm
thông minh và con người, cũng như hệ thống phần ba.

Phân cấp: năng lực thiết kế các quy trình phụ tự trị trong nhà máy với các yếu tố vật lý
không gian mạng với khả năng đưa ra quyết định một cách tự chủ.

Phân tích thời gian thực: khả năng thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu (Dữ liệu
lớn) cho phép giám sát, kiểm soát và tối ưu hóa các quy trình, tạo điều kiện cho mọi
kết quả và quyết định xuất phát từ quy trình ngay lập tức và tại mọi thời điểm.

Ảo hóa: khả năng tạo ra một bản sao ảo bằng cách thu thập dữ liệu và mô hình hóa các
quy trình công nghiệp (vật lý), thu được các mô hình nhà máy ảo và mô hình mô
phỏng.

Định hướng dịch vụ: khả năng chuyển giá trị mới được tạo ra cho khách hàng dưới
dạng dịch vụ mới hoặc dịch vụ cải tiến với việc khai thác các mô hình kinh doanh đột
phá mới.

Tính module và khả năng mở rộng: tính linh hoạt và độ co giãn để thích ứng với nhu
cầu của ngành công nghiệp và kinh doanh mọi lúc, với khả năng mở rộng năng lực kỹ
thuật của hệ thống theo yêu cầu kỹ thuật theo yêu cầu của sự phát triển của nhu cầu
kinh doanh trong từng trường hợp.

Công nghệ

Kinh doanh 4.0 là môi trường kinh doanh toàn cầu được tạo ra bởi cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư và công nghiệp 4.0. Kinh doanh 4.0 vượt ra ngoài các lĩnh vực
công nghiệp và sản xuất để bao gồm và ảnh hưởng đến tất cả các ngành công nghiệp,
từ dịch vụ tài chính và chuyên nghiệp đến chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng. Dưới
sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, công nghiệp 4.0 trong thời đại này đã tạo
ra những phát minh thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành thông qua các
công nghệ.

Big Data (Dữ liệu lớn) cho phép con người có thể thu thập, chứa đựng được một
lượng dữ liệu khổng lồ. Đối với marketing trong doanh nghiệp, người ta có thể thu
thập được một lượng lớn thông tin bao gồm thông tin cá nhân của từng khách hàng.
Điều này giúp doanh nghiệp nhận ra các xu hướng, nhu cầu, mong muốn.. của người
tiêu dùng một cách hiệu quả, và từ đó giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến
lược đúng đắn và hiệu quả trong mỗi giai đoạn.

Internet of Things (vạn vật kết nối) là sự kết hợp của internet, công nghệ vi cơ điện tử
và công nghệ không dây. Internet giúp kết nối các thiết bị hỗ trợ từ công việc tới cuộc
sống thường nhật (điện thoại, máy tính, tivi, lò vi sóng thông minh, xe ô tô tự lái,…)
với con người, thu thập và truyền dữ liệu trong thời gian thực qua một mạng internet
duy nhất. Internet vạn vật (IoT) mô tả các đối tượng vật lý hàng ngày được kết nối với
internet và có thể tự nhận dạng chúng với các thiết bị khác. Theo ước tính sẽ có hơn
24 tỷ thiết bị IoT trên Trái đất vào năm 2020 (khoảng bốn thiết bị cho mỗi con người
trên hành tinh này) và 6 tỷ đô la sẽ chảy vào các giải pháp IoT.

Cloud (Đám mây lưu trữ) cho phép người dùng có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ
thông tin nhờ vào các nhà cung cấp chẳng hạn như Facebook, Office 365, Youtube,.
Mọi dữ liệu đề được lưu trữ, tổ chức và sắp xếp trên hệ thống của các nhà cung cấp
dịch vụ. Các doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược tiếp thị tự động hóa dựa
trên nền tảng công nghệ này nhằm tiết kiệm chi phí và tối ưu nguồn lực cho doanh
nghiệp.

Artificial Intelligence(Trí tuệ nhân tạo - AI) là một lĩnh vực của khoa học máy tính,
tạo ra những cỗ máy thông minh hoạt động và phản ứng như con người, đặc biệt trong
các lĩnh vực nhận dạng giọng nói, học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Khi AI
trở nên phổ biến hơn, các ứng dụng sử dụng nó phải hoạt động liền mạch với các ứng
dụng khác, vì vậy các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng tạo điều kiện tích hợp sâu hơn với
các ứng dụng và dự án IoT hiện có và tương tác hệ sinh thái phong phú hơn. Đây là
công nghệ lập trình cho máy móc với các khả năng như: học tập (tim kiếm, thu thập,
áp dụng các quy tắc sử dụng thông tin), khả năng lập luận (đưa ra các phân tích, dự
đoán chính xác hoặc gần chính xác) và khả năng tự sửa lỗi. Trong marketing, các
doanh nghiệp đã sử dụng AI để phần tích dữ liệu khách hàng được thu thập và lưu trữ
bởi Big Data và lên các kế hoạch kinh doanh. AI cũng phân tích các nhu cầu của
khách hàng và đưa ra các gợi ý về thương hiệu, sản phẩm phù hợp với mong muốn
người tiêu dùng. Quan trọng hơn, AI giúp hoạt động marketing của doanh nghiệp có
thể thực hiện tối ưu hóa cho từng cá nhân, đây là mục tiêu thiết yếu mà các doanh
nghiệp đang hướng đến.

In 3D còn được gọi là sản xuất phụ gia, cho phép tạo ra các mô hình 3D vật lý của các
đối tượng. Nó được sử dụng trong phát triển sản phẩm để giảm thời gian tung ra thị
trường, rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm và tạo ra các hệ thống sản xuất và tồn kho
linh hoạt hơn với chi phí thấp hơn.

Data mining biến dữ liệu thô thành cái nhìn sâu sắc để đưa ra quyết định kinh doanh
tốt hơn. Các công ty tiếp tục đầu tư vào phân tích để tiếp cận gần hơn với khách hàng
của họ và xác định các cơ hội thị trường, nhưng họ vật lộn với việc mở rộng hoạt động
này thành sử dụng hàng ngày trên toàn tổ chức thay vì chỉ trong một số khu vực chức
năng.

Augmented Reality (AR) là sự kết hợp màn hình, âm thanh, văn bản và hiệu ứng do
máy tính tạo ra với trải nghiệm thế giới thực của người dùng, mang đến một cái nhìn
thống nhất nhưng nâng cao về thế giới.

Cloud computing (Điện toán đám mây) là việc sử dụng các dịch vụ như nền tảng phát
triển phần mềm, máy chủ, lưu trữ và phần mềm qua internet, thường được gọi là đám
mây. Chi phí thấp hơn liên quan đến việc áp dụng đám mây không có máy chủ, xuất
phát từ khả năng của nhà cung cấp để tập hợp tài nguyên giữa các khách hàng, đã dẫn
đến một số công ty đóng cửa các trung tâm dữ liệu độc quyền.

Tự động quy trình robotic (RPA) là quá trình tự động hóa các hoạt động kinh doanh
thông thường với các robot phần mềm được đào tạo bởi AI, có thể thực hiện các
nhiệm vụ một cách tự động. Những robot này có thể thay thế con người cho các nhiệm
vụ phổ biến như xử lý giao dịch, quản lý công nghệ thông tin và công việc trợ lý.
Với ba cuộc cách mạng trước đó nhân loại từng trải qua, những thay đổi cực kì lớn về
mặt xã hội đã diễn ra qua từng cuộc cách mạng. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp
hóa đã diễn ra một cách ngoạn mục và con người có thể sẽ không lường trước được
các vấn đề xã hội và những tác động đến xã hội như thế nào trong tương lai sắp tới.

An ninh mạng và quyền riêng tư là mối quan tâm chính. Khi mà mọi dữ liệu đều được
số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị IoT dễ bị đe dọa và đôi khi những mối đe
dọa này có thể là gây ra thảm họa khi bị đánh cắp những dữ liệu bảo mật quan trọng
mang vị trí chiến lược.

Kỹ năng và giáo dục của người lao động làm việc trong các quy trình dựa trên công
nghiệp 4.0 cần phải được cải thiện. Dưới sự thay đổi vượt trội của khoa học công
nghệ, con người cũng phải thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập
vào thời đại.

Máy móc tự có những hạn chế. Quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ, máy móc có
thể khiến doanh nghiệp sa vào những thiệt hại nghiêm trọng, hơn nữa các doanh
nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng về tài chính bởi vì các chi phí chuyển dịch, thay đổi
máy móc sẽ là rất lớn.

Chiến tranh thông tin

Chiến tranh thông tin (IW) là một khái niệm liên quan đến việc sử dụng và quản lý
không gian chiến trường của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) nhằm theo
đuổi lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Chiến tranh thông tin là sự thao túng thông tin
mà mục tiêu tin cậy mà mục tiêu không hề hay biết để mục tiêu đưa ra quyết định trái
với lợi ích của họ nhưng vì lợi ích của kẻ tiến hành chiến tranh thông tin. Do đó,
không rõ chiến tranh thông tin bắt đầu, kết thúc khi nào và mức độ mạnh hay mức độ
tàn phá của nó. Chiến tranh thông tin có thể liên quan đến việc thu thập thông tin
chiến thuật, (các) đảm bảo rằng thông tin của một người là hợp lệ, truyền bá tuyên
truyền hoặc thông tin sai lệch để làm mất tinh thần hoặc thao túng kẻ thù và công
chúng, làm suy yếu chất lượng thông tin của lực lượng đối lập và phủ nhận thu thập
thông tin cơ hội cho lực lượng đối lập. Chiến tranh thông tin gắn liền với chiến tranh
tâm lý.

Trọng tâm quân sự của Hoa Kỳ có xu hướng ủng hộ công nghệ và do đó có xu hướng
mở rộng sang các lĩnh vực chiến tranh điện tử, chiến tranh mạng, đảm bảo thông tin
và vận hành mạng máy tính, tấn công và phòng thủ.

Chiến tranh thông tin được mô tả là "việc sử dụng thông tin để đạt được các mục tiêu
quốc gia của chúng ta." Theo NATO, “Chiến tranh thông tin là một hoạt động được
tiến hành nhằm đạt được lợi thế về thông tin so với đối thủ.

Chiến tranh thông tin có thể có nhiều hình thức:

 Truyền hình, internet và đài phát thanh có thể bị nhiễu.


 Truyền hình, internet và đài phát thanh có thể bị tấn công cho một chiến dịch
thông tin sai lệch.
 Mạng hậu cần có thể bị vô hiệu hóa.
 Mạng truyền thông của kẻ thù có thể bị vô hiệu hóa hoặc giả mạo, đặc biệt là
cộng đồng xã hội trực tuyến trong thời hiện đại.
 Các giao dịch trao đổi chứng khoán có thể bị phá hoại, bằng can thiệp điện tử,
bằng cách rò rỉ thông tin nhạy cảm hoặc bằng cách đặt thông tin sai lệch.
 Việc sử dụng máy bay không người lái và rô-bốt hoặc webcam giám sát khác.
 quản lý truyền thông
 phương tiện truyền thông tổng hợp
 Việc sử dụng có tổ chức phương tiện truyền thông xã hội và các nền tảng tạo
nội dung trực tuyến khác có thể được sử dụng để xây dựng ý kiến trong quần
chúng.

Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã có các Phi đội Chiến tranh Thông tin từ những
năm 1980. Trên thực tế, nhiệm vụ chính thức của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ hiện
nay là "Bay, chiến đấu và giành chiến thắng... trên không, không gian và không gian
mạng", sau này đề cập đến vai trò chiến tranh thông tin của lực lượng này.
Vì Lực lượng Không quân Hoa Kỳ thường mạo hiểm để máy bay và phi hành đoàn
tấn công các mục tiêu liên lạc chiến lược của kẻ thù, nên việc vô hiệu hóa từ xa các
mục tiêu đó bằng phần mềm và các phương tiện khác có thể mang lại một giải pháp
thay thế an toàn hơn. Ngoài ra, việc vô hiệu hóa các mạng như vậy bằng điện tử (thay
vì bùng nổ) cũng cho phép chúng nhanh chóng được kích hoạt lại sau khi lãnh thổ của
kẻ thù bị chiếm đóng. Tương tự như vậy, các đơn vị chiến tranh chống thông tin được
sử dụng để ngăn chặn khả năng như vậy của kẻ thù. Ứng dụng đầu tiên của những kỹ
thuật này được sử dụng để chống lại các mạng thông tin liên lạc của Iraq trong Chiến
tranh vùng Vịnh. Cũng trong Chiến tranh vùng Vịnh, các tin tặc Hà Lan bị cáo buộc
đã đánh cắp thông tin về các hoạt động di chuyển của quân đội Hoa Kỳ từ các máy
tính của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và cố gắng bán nó cho người Iraq, những người này
cho rằng đó là một trò lừa bịp và đã từ chối. Vào tháng 1 năm 1999, các máy tính của
Cơ quan Tình báo Không quân Hoa Kỳ đã bị tấn công bởi một cuộc tấn công phối hợp
(Moonlight Maze), một phần trong số đó đến từ một máy tính lớn của Nga. Điều này
không thể được xác nhận là một cuộc tấn công mạng của Nga do không quy kết (non-
attribution) – nguyên tắc rằng danh tính trực tuyến có thể không dùng làm bằng chứng
nhận dạng trong thế giới thực.

Moonlight Maze là một cuộc điều tra của chính phủ Hoa Kỳ năm 1999 về một vụ rò rỉ
thông tin mật lớn nhất của nước này. Vụ rò rỉ này bắt đầu vào năm 1996. Nó làm ảnh
hưởng trực tiếp đến NASA, Lầu Năm Góc, nhà thầu quân sự, học giả dân sự, DOE, và
nhiều cơ quan chính phủ khác của Hoa Kỳ. Do đó đến cuối năm 1999, lực lượng đặc
nhiệm Moonlight Maze được thành lập bao gồm 40 chuyên gia đến từ các cơ quan
thực thi pháp luật, quân đội và chính phủ. Các nhà điều tra cho biết nếu tất cả thông
tin bị đánh cắp được in ra và xếp chồng lên nhau, thì nó sẽ cao gấp ba lần Đài tưởng
niệm Washington, cao 555 ft (169 m). Chính phủ Nga bị Hoa Kỳ cáo buộc đứng sau
các cuộc tấn công, mặc dù ban đầu có rất ít bằng chứng xác thực để chứng minh cho
các cáo buộc đó ngoài một địa chỉ IP của Nga được truy ra từ vụ hack. Moonlight
Maze đại diện cho một trong những chiến dịch gián điệp mạng nổi tiếng đầu tiên trong
lịch sử thế giới. Nó thậm chí còn được phân loại là Advanced persistent threat (một
chỉ định cực kì nghiêm trọng đối với các tác nhân lén lút đe dọa mạng máy tính,
thường là một quốc gia hoặc nhóm được nhà nước tài trợ) sau hai năm bị tấn công liên
tục. Mặc dù được coi là một cuộc tấn công riêng lẻ trong nhiều năm nhưng các cuộc
điều tra không liên quan đã tiết lộ rằng tác nhân đe dọa tham gia vào cuộc tấn công
vẫn tiếp tục hoạt động và sử dụng các phương pháp tương tự cho đến tận năm 2016.

Vào năm 2020, một cuộc tấn công mạng lớn bị nghi ngờ là do một nhóm do chính phủ
Nga hậu thuẫn thực hiện đã xâm nhập vào hàng nghìn tổ chức trên toàn cầu, bao gồm
nhiều bộ phận của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, dẫn đến một loạt vụ vi phạm dữ liệu.
Cuộc tấn công mạng và vi phạm dữ liệu được báo cáo là một trong những sự cố gián
điệp mạng tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ từng phải gánh chịu, do tính nhạy cảm và cấu hình
cao của các mục tiêu cũng như thời gian dài (tám đến chín tháng) mà tin tặc có quyền
truy cập. Trong vòng vài ngày sau khi được phát hiện, ít nhất 200 tổ chức trên khắp
thế giới đã được báo cáo là bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công và một số trong số này
cũng có thể đã bị vi phạm dữ liệu. Các tổ chức bị ảnh hưởng trên toàn thế giới bao
gồm NATO, chính phủ Vương quốc Anh, Nghị viện Châu Âu, Microsoft và các tổ
chức khác.

Cuộc tấn công đã không bị phát hiện trong nhiều tháng, lần đầu tiên được báo cáo
công khai vào ngày 13 tháng 12 năm 2020 và ban đầu chỉ được biết là đã ảnh hưởng
đến Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Cục Quản lý Thông tin và Viễn thông Quốc gia (NTIA),
một bộ phận của Bộ Thương mại Hoa Kỳ . Trong những ngày tiếp theo, nhiều phòng
ban và tổ chức tư nhân đã báo cáo vi phạm.

Câu 2:
Biên giới thường được định nghĩa là ranh giới địa lý, được áp đặt bởi các đặc điểm
như đại dương và địa hình hoặc bởi các thực thể chính trị như chính phủ, quốc gia có
chủ quyền, quốc gia liên bang và các thực thể địa phương khác. Biên giới chính trị có
thể được thiết lập thông qua chiến tranh, thuộc địa hóa hoặc thỏa thuận chung giữa các
thực thể chính trị cư trú trong các khu vực đó; việc tạo ra các thỏa thuận này được gọi
là phân định ranh giới.

Một số biên giới—chẳng hạn như biên giới hành chính nội bộ của hầu hết các bang
hoặc biên giới giữa các bang trong Khu vực Schengen—được mở và hoàn toàn không
được bảo vệ. Hầu hết các biên giới chính trị bên ngoài được kiểm soát một phần hoặc
toàn bộ và chỉ có thể được vượt qua một cách hợp pháp tại các trạm kiểm soát biên
giới được chỉ định; khu vực biên giới liền kề cũng có thể được kiểm soát.

1. Nhận thức và tư duy mới về bảo vệ an ninh quốc gia


Theo quan niệm truyền thống, an ninh quốc gia mang nội hàm đồng nghĩa với sử dụng
sức mạnh để chống xâm lược, bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc
gia. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khái niệm an ninh
quốc gia cần được hiểu một cách toàn diện hơn, không chỉ có các vấn đề an ninh
chính trị, quân sự truyền thống, mà còn bao quát cả những vấn đề an ninh phi truyền
thống như an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh tài chính – tiền tệ, an ninh năng
lượng, an ninh lương thực, an ninh dân số, an ninh môi trường… Đó là những vấn đề
an ninh nổi lên bắt nguồn từ những nguy cơ mới, tác động đa chiều của quá trình phát
triển; bổ sung cho các vấn đề an ninh chính trị, quân sự vốn là những vấn đề trung tâm
của thời kỳ chiến tranh lạnh và nay đang có xu hướng giảm đi trong tiến trình toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế.

Theo đó, an ninh quốc gia bao gồm: An ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh quân
sự, an ninh đối ngoại, an ninh tư tưởng – văn hóa, an ninh xã hội, an ninh thông tin, an
ninh tài chính – tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh dân số, an
ninh môi trường… Trong đó, an ninh kinh tế là nền tảng (trung tâm), an ninh chính trị
là cốt lõi, xuyên suốt và cùng với an ninh tư tưởng – văn hóa, an ninh quân sự trở
thành 4 trụ cột của Chiến lược An ninh quốc gia trong thế kỷ 21.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư (4.0) đã tác động sâu sắc đến tư duy về sức mạnh, nguồn lực đảm bảo an ninh
quốc gia, nhất là sức mạnh tổng hợp quốc gia, gồm 9 yếu tố cấu thành: Vị trí địa lý;
nguồn tài nguyên thiên nhiên; khả năng sản xuất công nghiệp; dân số; lực lượng vũ
trang; chí khí dân tộc; khả năng ngoại giao; năng lực và hiệu quả quản lý, điều hành
của chính phủ. Vì thế, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia phải được xem như một bộ
phận quan trọng của chiến lược phát triển quốc gia. Và tư duy về bảo vệ an ninh quốc
gia không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới hành chính quốc gia, mà cần được mở
rộng nhằm bảo vệ lợi ích của Việt Nam ở nước ngoài và sự phát triển của đất nước
trong tương lai. Phải chuyển từ tư duy thụ động, bó hẹp, khép kín, biệt lập sang tư duy
chủ động, hợp tác và phát triển.
Bảo vệ an ninh quốc gia là tổng thể các hoạt động đối nội, đối ngoại của hệ thống
chính trị và của cả dân tộc để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm ngăn chặn, loại trừ các
nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia. Nói cách khác, bảo vệ an ninh quốc gia chính là
việc sử dụng mọi lực lượng, bằng mọi hình thức, mọi biện pháp, để xây dựng, củng cố
tiềm lực an ninh quốc gia và thường xuyên phát hiện, hạn chế, loại bỏ những nhân tố
đe dọa nhằm giữ vững an ninh quốc gia. Từ khái niệm trên, rút ra 6 đặc điểm nổi bật
của công tác bảo vệ an ninh quốc gia là:

(1) Bảo vệ an ninh quốc gia là bảo vệ những lợi ích cực kỳ quan trọng của quốc gia,
của dân tộc; những lợi ích này quan hệ trực tiếp đến vận mệnh của đất nước, đến bản
chất và sự tồn tại của chế độ chính trị; là điều kiện trước hết và có ý nghĩa quyết định
để xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt; vì vậy, bảo vệ an ninh quốc gia mang
“tính phòng ngừa” rất cao.

(2) Quá trình ngăn chặn, loại trừ các nguy cơ đe dọa để bảo vệ an ninh quốc gia, thể
hiện tập trung tính chất gay go, quyết liệt, phức tạp và lâu dài của đấu tranh giai cấp,
đấu tranh vì lợi ích dân tộc. Bảo vệ an ninh quốc gia thể hiện “tính chiến đấu” thường
xuyên, liên tục trong mọi hoàn cảnh (thời chiến và thời bình) nhằm chống lại những
âm mưu, họat động phá hoại của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của
Đảng, của dân tộc ta.

(3) Các hoạt động của quá trình bảo vệ an ninh quốc gia thường không có giới hạn
“phạm vi không gian” cố định, mà nó diễn ra trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
(chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, đối ngoại…), diễn ra trong từng tổ
chức, từng địa phương, trong cả nước và có khi ở cả phạm vi quốc tế.

(4) Thực chất là cuộc đấu tranh cùng lúc với nhiều kẻ thù, nhiều loại đối tượng khác
nhau ở cả trong nước và ngoài nước; các loại kẻ thù này hoạt động vừa bí mật vừa
công khai trắng trợn, bằng nhiều thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt để thực hiện ý đồ phá
hoại và che đậy bản chất. Vì vậy, để vạch trần bản chất và chiến thắng chúng phải
bằng nhiều hình thức, nhiều biện pháp cần thiết và sức mạnh to lớn.

(5) Bảo vệ an ninh quốc gia chịu sự tác động, chi phối trực tiếp của diễn biến tình hình
quốc tế, tác động của nhiều yếu tố về kinh tế, xã hội, trong đó có nhiều diễn biến khó
lường; vì vậy, phải luôn chủ động nắm chắc tình hình, dự báo những tình huống phức
tạp nhất có thể xảy ra để chủ động đối phó.

(6)Trong thế giới toàn cầu hóa, bảo vệ an ninh quốc gia đã và đang có xu hướng mở
rộng cả trong không gian thuộc quyền quản lý của quốc gia, không gian mạng. Bảo vệ
an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới hành chính quốc gia mà
còn được mở rộng trong không gian chiến lược nhằm bảo vệ lợi ích của của đất nước.

2. Chủ quyền các quốc gia trên không gian mạng hiện nay

Trên thế giới, các quốc gia sử dụng một số thuật ngữ khác nhau như “ cyber
security”, “ network security” để chỉ an ninh, an toàn mạng; “ information security”
( hay “ security of information”) để chỉ an ninh, an toàn thông tin. Mỹ giải thích khái
niệm “information security” (an ninh, an toàn thông tin) tại Luật “Federal Information
Security Management Act of 2002” (H.R. 2458 - 48) và Luật “Federal Information
Security Modernization Act of 2014” (Public Law 113-283, 113th Congress) như sau:
Thuật ngữ “an ninh, an toàn thông tin” có nghĩa là bảo vệ thông tin và hệ thống thông
tin không bị truy cập trái phép, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, thay đổi hoặc phá hoại
nhằm bảo đảm: tính nguyên vẹn (nghĩa là bảo vệ chống lại việc sửa đổi hoặc phá hoại
thông tin trái phép, bao gồm việc bảo đảm thông tin xác thực và không bị gián đoạn);
tính bảo mật (nghĩa là hạn chế quyền tiếp cận và tiết lộ thông tin, bao gồm cả việc bảo
vệ thông tin cá nhân và thông tin riêng); tính khả dụng (nghĩa là bảo đảm cho việc có
thể truy cập được và sử dụng được thông tin một cách kịp thời và tin cậy).

Trung Quốc giải thích khái niệm “an ninh, an toàn mạng” tại dự thảo Luật An ninh, an
toàn mạng như sau: “An ninh, an toàn mạng” là áp dụng các biện pháp cần thiết để
ngăn chặn tấn công, xâm nhập, can nhiễu, phá hoại hoặc sử dụng phi pháp mạng cũng
như những sự cố ngoài ý muốn giữ cho mạng ở trạng thái vận hành ổn định và tin cậy
cũng như bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin được
lưu trữ, truyền tải và xử lý trên mạng.
Ở nước ta, ngày 12/6/2018 Quốc hội đã thông qua Luật số 24/2018/QH14 Luật an
ninh mạng, trong đó có giải thích các thuật ngữ : (1) “ An ninh mạng”; (2) “ Không
gian mạng”; (3) “ Không gian mạng quốc gia”; (4) “ Bảo vệ không gian mạng”. Theo
đó, “an toàn thông tin mạng được hiểu là sự bảo vệ hệ thống thông tin và thông tin
truyền đưa trên mạng tránh bị truy cập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá
hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của
thông tin”.

Không gian mạng, “Không gian mạng” là mạng lưới kết nối toàn cầu của các cơ sở hạ
tầng công nghệ thông tin, bao gồm Internet, các mạng viễn thông, hệ thống máy tính,
hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, là môi trường đặc biệt mà con người thực hiện
các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Qua nghiên cứu khái niệm “không gian mạng” của các quốc gia trên thế giới, nhất là
các quốc gia có trình độ công nghệ thông tin mạng phát triển và căn cứ vào tình hình
thực tế của Việt Nam cho thấy, “không gian mạng” có bản chất vật lý và tính chất xã
hội.

Về bản chất vật lý kỹ thuật, “không gian mạng” có cấu trúc ba lớp: Hạ tầng truyền
dẫn vật lý bao gồm các thiết bị phần cứng công nghệ thông tin kết nối một cách hợp lý
với nhau, tạo ra các loại mạng; hạ tầng dịch vụ lõi và các dịch vụ tạo ra các giao thức
để lưu trữ, xử lý, trao đổi thông tin, chủ yếu bao gồm các quy định chuẩn, hệ điều
hành, các công nghệ nền tảng như công nghệ phần mềm, công nghệ mạng, giao diện,
phương thức giao tiếp, giao thức, truyền dẫn xử lý thông tin, điều khiển… phần mềm
ứng dụng với việc tạo các thư viện và dịch vụ dùng chung; hệ thống ứng dụng công
nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu, các phần mềm ứng dụng để thông tin dưới dạng số
được tạo ra, lưu trữ, xử lý trao đổi nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống và tác động đến
nhận thức của con người.

Về tính chất xã hội, “không gian mạng” là môi trường xã hội đặc biệt của con người
hội tụ đủ 06 thành tố: (1) chính sách, pháp luật; (2) năng lực công nghệ; (3) nội dung
thông tin; (4) nguồn nhân lực; (5) cơ cấu tổ chức bộ máy; (6) ý thức của con người
trên không gian mạng, tạo ra môi trường xã hội đặc biệt của con người.

Trong đó, chính sách, pháp luật là những quy định, quy tắc ứng xử điều chỉnh hành vi
và các mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước, các quốc gia, các
tổ chức quốc tế khi tham gia vào không gian mạng. Nó tạo hành lang pháp lý đảm bảo
cho sự hoạt động an toàn và hiệu quả của không gian mạng, mở đường cho công nghệ
phát triển.

Năng lực công nghệ là công nghệ đã được ứng dụng và khả năng nghiên cứu, phát
triển công nghệ mới cho hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm, dịch vụ,… cấu thành
nên không gian mạng, bao gồm các loại công nghệ nền tảng như công nghệ mạng,
công nghệ điện tử, bán dẫn, vi xử lý, công nghệ phần mềm… Bên cạnh đó, còn có các
quy định chuẩn công nghệ, các quy trình phương thức giao tiếp, giao diện giữa các
tầng kiến trúc của một công nghệ nào đó…

Nội dung thông tin là những nội dung được lưu trữ, xử lý và trao đổi trên không gian
mạng.

Nguồn nhân lực là con người tham gia vào hoạt động quản lý, điều hành, sử dụng hệ
thống mạng. Tổ chức bộ máy là bộ máy quản lý nhà nước quản lý các bộ phận cấu
thành nên không gian mạng, từ hạ tầng kỹ thuật đến dịch vụ ứng dụng, bảo vệ và điều
tiết chính sách, pháp luật trên không gian mạng.

Ý thức của người trên không gian mạng là việc con người chấp hành chính sách, pháp
luật, chuẩn công nghệ, quy tắc nghiệp vụ, đạo đức, chuẩn mực văn hóa khi tham gia
vào không gian mạng.

“Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng” là quyền tối cao, tuyệt đối, đầy đủ và
riêng biệt của quốc gia đối với các vùng thông tin do Nhà nước quản lý, kiểm soát trực
tiếp hoặc gián tiếp bằng chính sách, pháp luật và năng lực công nghệ phù hợp với luật
pháp quốc tế.
Cũng giống như chủ quyền lãnh thổ, các quốc gia có quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn
toàn và riêng biệt đối với phạm vi không gian mạng thuộc quyền kiểm soát của mình,
tức có chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, việc xác định chủ quyền quốc gia
trên không gian mạng cần căn cứ vào phạm vi không gian mạng mà một quốc gia
được quyền kiểm soát, chi phối trên cơ sở chủ quyền, lợi ích quốc gia và luật pháp
quốc tế. Thực chất việc quốc gia xác lập chủ quyền không gian mạng là xác lập quyền
quản lý, kiểm soát đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng và thông tin được tạo ra,
lưu trữ, xử lý và truyền đưa trên đó, được thực hiện thông qua xác lập chủ quyền,
quyền tài phán theo luật pháp quốc tế đối với cơ sở hạ tầng mạng thuộc sở hữu cả ở
trong và ngoài lãnh thổ quốc gia; đồng thời mã hóa thông tin số truyền đưa trên không
gian mạng toàn cầu.

Cơ sở hạ tầng không gian mạng cấu thành từ: hạ tầng truyền dẫn vật lý; hạ tầng các
dịch vụ lõi; các dịch vụ, hệ thống ứng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu. Các thành
phần này là các thiết bị vật lý, tương đối ổn định và hữu hình. Mọi quốc gia có quyền
kiểm soát cơ sở hạ tầng không gian mạng và các hoạt động trên toàn bộ vùng lãnh thổ
có chủ quyền của mình. Cơ sở hạ tầng không gian mạng có thể nằm trong lãnh thổ đất
liền, nội thủy, lãnh hải (bao gồm cả thềm lục địa và đáy biển), các quần đảo và không
phận quốc gia đều thuộc chủ quyền của quốc gia có chủ quyền với vùng lãnh thổ đó.

3. Thực trạng an ninh, an toàn trên không gian mạng của các quốc gia trên thế giới
hiện nay cơ hội và thách thức

Theo nghiên cứu của hãng bảo mật Kaspersky Lab đưa ra dự đoán xu hướng an ninh
mạng nổi bật trong những năm gần đây gồm: Các cuộc tấn công với mục tiêu xác định
và gián điệp mạng nhằm vào các doanh nghiệp, các cơ sở hạ tầng xung yếu và cơ quan
chính phủ; các cuộc tấn công của tin tặc mang động cơ chính trị (hacktivism); xu
hướng hợp pháp hóa việc sử dụng công cụ giám sát của các chính phủ; nguy cơ an
ninh từ điện toán đám mây; quyền riêng tư của người dân ngày càng bị đe dọa; sử
dụng chứng chỉ số giả mạo cho trang web độc hại; các phần mềm tống tiền trực tuyến;
mã độc trên hệ điều hành MacOS tăng nhanh; bùng nổ mã độc di động; tăng cường
khai thác lỗ hổng trong các ứng dụng nhằm cài đặt mã độc lên máy tính nạn nhân.
Theo đó, hiện có 08 xu hướng mới, có thể làm thay đổi phương thức đảm bảo an ninh
mạng thông tin, gồm:

Impacts on International Relations

4IR combined with these groundbreaking technologies that are steering the hyper-
connectivity between people and people, people and things, things and things at an
exponential pace and beyond physical borders have five paramount impacts on
international relations.

First, the diffusion of power from nation-states to individuals or loose networks


of individuals will be accelerated. When powerful supercomputers in the form of
smartphones are in almost everyone’s pocket, virtually anybody could exert influence
that would have been unthinkable in the past. Julian Assange of the WikiLeaks saga
portrays how an individual is able to humble down a powerful state, the US
government, by publishing thousands of secret files on Afghanistan, Iraq-war log,
diplomatic cables and hacking the emails of a presidential candidate (Thuburn, 2018).
Edward Snowden’s intelligence exposé on internet and phone surveillance is another
instance that demonstrates how an individual micro-action could be detrimental in
destabilizing foreign relations of a nation-state. Whether it is on transparency,
manipulation or disinformation of foreign policies, international relations are no
longer under the sole purview of the nation-states.

Second, ubiquitous internet permits international relations to global


scrutiny(giám sát). President Trump’s announcement on recognising Jerusalem as the
capital city of Israel and ordering the move of US embassy from its current location in
Tel Aviv to the holy city sparking worldwide outrage is a pertinent example.
Solidarity-with-Palestine protests are seen on the streets of Beirut, Jakarta, Istanbul
and Kuala Lumpur. The fulminations of Trump’s declaration are also shown in
multiple social media platforms including by New Zealand singer-cum-songwriter,
Lorde and US model, Bella Hadid. The US President’s slur on tweeter, the claim of
having a bigger and functional nuclear button than the North Korean leader too has
been criticized as ‘spasm of a lunatic’ (CNBC, 2018). Beside public scrutiny, prompt
and immediate feedbacks are often demanded on 24/7. Nation-states who fail to live
up to public expectation are seen losing the control. Thus, 4IR will constantly be
challenging the centrality of nation-states as the rational actors that determine what is
good or bad for mankind.

Third, the international border of a nation-state will be more porous.


Manufacturing, accommodation, food services, agriculture, transportation,
warehousing and retail trade are among the most anticipated sectors to be severely hit
by rapid cutting-edge advancements. PwC UK claims that by the 2030s, US risks 38%
of its jobs to automation whereas Germany with 35%, UK with 30% and Japan with
21% (McKenzie, 2017). Automation is also believed to affect 56% of the total labour
market in ASEAN-5: Cambodia, Indonesia, the Philippines, Thailand and Vietnam
(McKenzie, 2017). The replacement of human jobs with automation, Robotics or AI
reduces huge labour costs and eventually slows down Foreign Direct Investments
(FDIs) from coming into the ‘cheap-labour’ nations. With thousands of worldwide
jobs affected, job seekers are expected to turn to online labour platforms for potential
and future employments. Workers get hired to work for companies which are based in
other states without leaving their own countries. The porosity of borders enables
virtual workers to cross inand-out international frontiers without valid visas or
working permits and in the absence of immigration or customsclearance. Hence,
having multiple jobs and job hopping would be the ‘new normal’.

Fourth, the domestic and international political domains are blurring. The issues
surrounding virtual or online workers could accentuate the blurring of these two
realms. In the case of virtual workers, online platforms are not the real employers.
Who then safeguards the workers’ entitlements, pensions, basic rights or minimum
wages? Which labour laws are applicable to them: their countries of origin or the
countries where the companies are based? Are virtual workers subject to certain taxes?
If so, who collects them? The current model of employment which houses the
employer-employee relationships under a domestic territory could not accommodate
the issues associated with virtual workers. In 2016, two UK drivers won a lawsuit
against UBER claiming that their basic rights of sick pay, holiday pay and a
guaranteed minimum wage were denied (Johnston, 2016). The groundbreaking
decision signifies a monumental victory not just for the two drivers but 40,000 UK
drivers who are no longer classified as self-employed workers, but as employees of
UBER (Johnston, 2016). As the domestic-international political lines are blurring,
collaborations between state and nonstate actors that supersede the traditional
dichotomy become mandatory.

Fifth, the scope of power politics will be further widened. The classic claims of
Thucydides, ‘power is the final arbiter’ and ‘might makes right’ still prevail in today’s
International Relations. The scope of power politics nonetheless, has been expanded
to consolidate military might, economic dominance, political supremacy and AI
advancements. The span of power politics cuts across land, sea, space and cyber
space. Machines or robots that have human-like abilities are often perceived as make-
believe in movies. However, the convergence of machines with human capabilities
has finally arrived with 4IR. Tomorrow’s wars are not just fought by drones but by
machines with human cognitive ability and intelligence. The future of arms race will
be in the domain of AI. As Russian President Vladimir Putin aptly puts it, the
development of AI brings huge opportunities and unpredictable threats but “whoever
becomes the leader in this sphere will be the ruler of the world” (Meyer, 2017).

You might also like