You are on page 1of 2

The Great Depression, hay cuộc Đại khủng hoảng là tên của cuộc khủng hoảng kinh tế lớn

nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, cũng là cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhất diễn ra từ năm
1929 và để lại những thiệt hại kéo dài đến thập niên 40, xảy ra tại Hoa Kỳ. Kiến thức phổ thông cho
chúng ta biết rằng nguyên nhân của sự kiện này là do hàng hóa sản xuất ra quá nhiều mà sức mua
của người tiêu thụ lại không tăng theo tỉ lệ tương ứng, khiến hàng hóa bị tồn đọng và gây suy thoái
sản xuất. Tuy nhiên, nếu đi sâu hơn, ta có thể thấy nguồn gốc của Đại khủng hoảng bao gồm nhiều
yếu tố phức tạp hơn, khi mà nó mang mức độ thiệt hại khủng khiếp và mạn tính đến như vậy.

Ngọn nguồn đầu tiên của Đại khủng hoảng phải kể đến sự sụp đổ của thị trường chứng
khoán phố Wall vào tháng 10 năm 1929. Bản thân thị trường chứng khoán lúc đó cũng đã có dấu
hiệu chao đảo, khi mà người lao động, công nhân ồ ạt đầu tư chứng khoán với giấc mơ làm giâu dễ
dàng, chấp nhận giao dịch qua hình thức ký quỹ, tức là họ chỉ cần trả một khoản tiền nhỏ còn phần
còn lại thì vay mượn từ ngân hàng. Nhờ ký quỹ, đầu tư chứng khoán không chỉ dành cho giới trung
lưu và thượng lưu mà trở thành một “xu thế”, nhà nhà, người người đều mua cổ phiếu, bất chấp
khoản nợ họ phải ký nhận. Tâm lý không sợ vay nợ của người dân cũng dễ hiểu, khi thị trường chứng
khoán Hoa Kỳ liên tục phát triển với tốc độ chông mặt trong suốt thập niên 20. Lúc này, với số cổ
phiếu đầu tư khổng lồ, các công ty và doanh nghiệp cố gắng sản xuất hàng lô sản phẩm hết công
suất, thậm chí quá công suất nữa, nhưng họ lại quên mất một điều cực kì trọng yếu: nhu cầu tiêu
dùng không thể bắt kịp với tốc độ sản xuất chông mặt như vậy. Mặc dù vậy, tới thời điểm này giá cổ
phiếu vẫn đang tăng, vì thế người đầu tư có vẻ phớt lờ những dấu hiệu suy thoai đáng lo ngại của thị
trường chứng khoán. Chỉ đến Black Friday- thứ Năm đen tối ngày 24/01/1929, các nhà đầu tư mới
rơi vào hoảng loạn khi nhận thấy giá cổ phiếu có dấu hiệu đang giảm. Sau khi đổ xô đi mua cổ phiếu
thì giờ đây, năm 1930, mọi người lại cuống cuồng bán tháo. Điều đáng buồn là sự hoảng loạn đến từ
nỗ lực bán tháo cổ phiếu để cứu vãn tài sản của người đầu tư lại là nguyên nhân khiến họ mất trắng
những gì họ có. Bởi vì các ngân hàng giờ đây không thể kham nổi số lượng giao dịch rút tiền nên lâm
vào tinh trạng bị treo hoặc bị phá sản, đồng nghĩa với việc khách hàng chỉ được hoàn rất ít hoặc tồi
tệ hơn là không được trả lại một đồng nào cả. Như chúng ta có thể thấy, ngay từ đầu, hệ thống tín
dụng dễ dãi đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ đổ vỡ. Người dân thì thiếu kiến thức nghiêm trọng về kinh tế
và chứng khoán. Với hệ thống vay đơn giản và dễ dàng, họ chỉ đơn giản là thấy mình cầm trong tay
một công cụ hữu ích để đạt được giấc mơ làm giàu nhanh chông. Chính phủ Hoa Kỳ khi nhìn thấy làn
sóng người dân mua chứng khoán cũng không hề đưa ra các biện pháp quản lý hệ thống tiền tệ,
cũng không giúp người dân phổ cập kiến thức về đầu tư chứng khoán. Tình hình lúc nãy đã vô cùng
tồi tệ, nhưng cuộc khủng hoảng chưa dừng lại ở đó.

Tên gọi “the Great Depression” được tổng thống Herbert Hoover sử dụng đầu tiên trong một
bài phát biểu vào mùa thu 1931. Để giảm mức độ căng thẳng của người dân trong cơn khủng hoảng,
ông miêu tả tình hình hiện tại như một “depression”, thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ khoảng thời gian
đi xuống của nền kinh tế, hoạt động doanh nghiệp bị trì trệ và ít có cơ hội việc làm. Thực trạng thời
điểm lúc đó tồi tệ hơn gấp nhiều lần và tổng thống Hoover được nhiều người cho rằng cũng chinh là
một trong những tác nhân vô tình làm khủng hoảng trở nên còn đen tối hơn nữa. Tổng thống
Hoover đã cho thông qua dự luật Smoot-Hawley, với nội dung tăng thuế hơn 20,000 loại hàng nhập
khẩu để bảo vệ và khuyến khích nông nghiệp cũng như sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
Tưởng chừng đây là một bước chuyển dịch tích cực để vực dậy nền kinh tế, nhưng đáng lẽ hai người
đưa ra quyết định tăng thuế và những cơ quan nhà nước thông qua dự luật này cần suy xét kĩ càng
hơn. Đây là lần tăng thuế cao thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, trong khi lần tăng thuế cao nhất lịch sử đã
dẫn tới những hậu quả không mấy tốt đẹp. Chẳng vậy, không sớm thì muộn, các nước đối tác cũng
đánh thuế cao ngất ngưởng thêm 60% các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ để trả đũa. Như thế, ảnh
hưởng của Đại khủng hoảng đã lan đến phạm vi toàn cầu khi khiến hoạt động thương mại trên thế
giới giảm tới 65% cho đến năm 1934. “Depression” giờ không chỉ là một thuật ngữ kinh tế, mà nỗi
khủng hoảng u tối bao trùm người lao động như một cơn trầm cảm nghiệt ngã đúng nghĩa đen.

Từ thời điểm xảy ra Đại khủng hoảng cho đến tận nay, các nhà kinh tế học vẫn đang phải
tranh luận về những nguyên nhân chính xác gây ra “The Great Depression”. Không thể phủ nhận
những lý do dẫn đến sự kiện này rất phức tạp và còn đan xen lẫn nhau, tác động lẫn nhau không
theo một mô hình nào mà ta đã xác định được. Tuy vậy, ta có thể cụ thể hóa một số nguyên nhân
như: cơn sốt đầu cơ thập niên 20, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, sự phá sản hàng loạt của
các ngân hàng, sự bàng quan của chính quyền và dự luật thuế sai lầm. Ngoài ra, còn có nhiều sự kiện
khác cũng được cho là nguyên nhân của Đại khủng hoảng như: sự bãi bỏ chế độ bản vị vàng, những
nước đi sai lầm của Cục Dự trữ Liên bang,… Không thể chối cãi được rằng, Đại khủng hoảng và những
hậu quả của nó sẽ là một trong những bài học bất tử của thế kỉ XX đối với nền kinh tế Hoa Kỳ cũng
như của cả thế giới.

Tài liệu tham khảo

David C. Wheelock (2007), The Great Depression: An Overview

Edwin F. Gay (1932), The Great Depression. Foreign Affairs

Atrick J. Kigermar (10, 2022), 5 Causes of the Great Depression. Truy cập ngày 20/06/2022
tại: https://www.history.com/news/great-depression-causes

You might also like