You are on page 1of 3

Ý NGHĨ VĂN HÓA PHỤC HƯNG

- Phong trào Văn hóa Phục hưng là một phong trào văn hóa do giai cấp tư sản ở Tây Âu tiến
hành vào thế kỉ XIV – XV.
- Mục đích: Khôi phục lại những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.
- Ý nghĩa:
+ Lên án giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự phong kiến, đả đảo tư tưởng phong kiến lỗi thời.
+ Đề cao tự do cá nhân, xây dựng một thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, đề cao giá trị con
người.
+ Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng chống lại chế độ
phong kiến.

- Bản chất của phong trào này là tìm kiếm một giá trị tư tưởng, ý thức hệ phù hợp với giai cấp
tư sản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- VĂN HÓA PHỤC HƯNG ĐƯỢC COI LÀ CUỘC ĐẤU TRANH CÔNG KHAI ĐẦU TIÊN TRÊN
LĨNH VỰC VĂN HÓA,TƯ TƯỞNG CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG LẠI CHẾ ĐỘ PHONG
KIẾN LỖI THỜI, MỞ ĐƯỜNG CHO VĂN MINH TÂY ÂU PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG THẾ
KỶ TIẾP THEO
Ý NGHĨA VĂN MINH HY LẠP-LA MÃ CỔ
-Văn minh Hy Lạp cổ đại đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ, chính trị, hệ thống giáo dục,
triết học, khoa học, nghệ thuật và kiến trúc của thế giới cận đại.
-Nền văn minh Hy Lạp – La Mã được kiến tạo từ hiểu biết, nỗ lực học hỏi và sáng tạo không
ngừng nghỉ cùng chiến lược đúng đắn - tinh thần đoàn kết và tầm ảnh hưởng rộng lớn.
- Những đóng góp của văn minh Hy Lạp – La Mã đặc biệt trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, triết
học cùng với nhiều lĩnh vực khác đã trở thành nền tảng cho sự phát triển của nhân loại hiện
nay.
=> văn minh hy lạp- la mã là nền móng, cơ sở cho nền văn minh hiện đại của châu âu hiện nay

CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ 

 Thành tựu cơ bản của cuộc CMCN lần thứ nhất: 


 1733, “con thoi bay” - Giôn Cay 
 1764, máy kéo sợi Gien-ni - Giêm Ha-gri-vơ
 1769, máy kéo sợi chạy bằng sức nước - Ri-chác Ác-rai
 1784, máy hơi nước - Giêm Oát Tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức
LĐ cơ bắp, thúc đẩy SX phát triển vượt bậc, khởi đầu quá trình CNH ở Anh
 1785, máy dệt chạy bằng hơi nước - Ét-mơn Các-rai (năng suất tăng 40 lần so
với của Giêm Oát) 
 1804, đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên - Ri-chác Tơ-re-vi-thích 
 1807, tàu thủy chở khách chạy bằng hơi nước – R.Phơn tơn
 1825, lò luyện quặng theo phương pháp pút đinh – Hen-ri Cót

 Thành tựu cơ bản của CMCN lần thứ 2:


 1856: Henry Bessemer tạo ra phương pháp lò cao
 1860, Étienne Lenoir đã phát minh ra động cơ đốt trong.
 1876, Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại
 1879, Thomas Edison phát minh ra bóng đèn điện có khả năng ứng dụng rộng
rãi trong thực tế.
 1886: Karl Benz phát minh ra ô tô
 1891, Đô-rô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay
chiều.
 1897, Marconi phát minh ra máy vô tuyến điện
 1903: Hai anh em Wright đã chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên

 Ý  nghĩa của 2 cuộc cách mạng về kinh tế, văn hóa, xã hội:
 Kinh tế: 
 CMCN đã làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên
liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động...
 CMCN lần hai đã chuyển hóa nền sản xuất từ cơ khí hóa sang điện khí
hóa
 CMCN góp phần thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành
kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên
lạc... 
 Xã hội:
 CMCN đã làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị
đông dân
 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: tư sản và vô sản ngày càng mâu
thuẫn với nhau
+ Tư sản: hình thành từ các quý tộc, thương nhân châu Âu; ra sức cướp
bóc của cải, tài nguyên → ngày càng giàu
+ Vô sản: hình thành từ nông dân, nô lệ; bị cướp đoạt ruộng đất, bóc lột
nặng nề, phải làm thuê cho các xí nghiệp, xưởng sản xuất
 Văn hóa: 
 CMCN cận đại đã có những tác động mạnh đến những chuyển biến tích
cực lớn lao trong đời sống văn hóa
 CNCN cũng tạo ra những tác động tiêu cực như ô nhiễm MT, bóc lột sức
lao động phụ nữ và trẻ em...
Bài 8. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại: 
 Thành tựu cuộc CMCN lần thứ ba:
 1930, Máy tính là thành tựu quan trọng đầu tiên 
 Sau đó, sự xuất hiện của internet giúp việc kết nối giữa các khu vực, chia sẻ
thông tin giữa các thiết bị được thực hiện dễ dàng, hiệu quả hơn 
 Kết nối internet không dây là bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông
tin 
 Tự động hóa, công nghệ robot ra đời giúp giải phóng sức lao động con người,
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm công nghiệp
 CMCN lần ba gắn liền với thành tựu trong công cuộc chinh phục vũ trụ của Mỹ
và Liên Xô 
 1946, máy tính ENIAC - máy tính điện tử đầu tiên của Giôn Mau-li và Prét-pơ Éc-
cơ 
 1975, Máy tính An-te 8800 - máy tính cá nhân đầu tiên của Pôn A-len và Bin Gết
viết phần mềm 
 1984, Máy tính Mác-xin-tót - máy tính đầu tiên của hãng Apple do Stíp Gióp giới
thiệu 

cần:
- Nhận thức đúng đắn về sự cần thiết khách quan và tác dụng to lớn của CNH – HĐH đất nước,
một nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH
- Xây dựng cho bản thân động cơ, quyết tâm, phương pháp học tập góp phần tạo nguồn nhân
lực có chất lượng cao cho đất nước.
- Biết lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, ra sức học tập nắm bắt kĩ thuật công nghệ
để sau khi ra trường phục vụ trực tiếp sự nghiệp CNH – HĐH

You might also like