You are on page 1of 5

1.

Những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng
lần thứ nhất
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu khoảng 1750/1760
đến khoảng 1820/1840. tại nước Anh. Đặc trưng nổi bật của
cuộc cách mạng công nghiệp này là cơ khí máy móc (chạy bằng
hơi nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay thế sức lao động
thủ công qua đó tăng sản lượng.

2.Những thành tựu cơ bản


Ngành dệt may
Thành tựu nổi bật nhất trong ngành dệt may chính là sự cơ giới
hóa thông qua việc phát minh ra máy hơi nước. Theo đó, năm
1784, James Watt - phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã
phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có
thể đặt bất cứ nơi nào.
Đến năm 1785, linh mục Edmund Cartwright cho ra đời một
phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải. Máy này
đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
Những phát minh này đã giúp ngành dệt may có nhiều bước tiến
triển mới về năng suất và sản lượng. Máy móc đã hỗ trợ con
người trong những công đoạn khó khăn nhất.
Thành tựu nổi bật của ngành dệt may
Ngành luyện kim
Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 đã mang đến thành tựu đáng
chú ý cho ngành luyện kim bằng dấu mốc Henry Cort tìm ra
cách luyện sắt “puddling” vào năm 1784. Sự kiện này mở đầu
bước tiến mới cho ngành luyện kim .
Đến năm 1885, Henry Bessemer phát minh ra lò luyện gang
thành thép lỏng, khắc phục được nhược điểm của máy luyện sắt
pudding trước đó.
Ngành giao thông vận tải
Cách mạng công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho hệ thống
giao thông và đường sắt mở rộng. Chiếc đầu xe lửa chạy bằng
hơi nước đầu tiên vào năm 1804 đánh dấu sự ra đời của ngành
giao thông vận tải. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14
dặm/giờ.
Năm 1807, Robert Fulton chế tạo ra tàu thủy chạy bằng hơi
nước thay thế cho những mái chèo và những cánh buồm.

Chiếc đầu xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên

3. ý nghĩa của cuộc cách mạng


Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 ra đời mang lại ý nghĩa
to lớn, đánh dấu những thay đổi tích cực cho nền kinh tế - xã hội
như:
 Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế từ nông nghiệp và
thủ công nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.
 Hệ thống kỹ thuật truyền thống đã được thay bằng hệ
thống kỹ thuật tân tiến với nguồn lực là máy móc.
 Sự thay đổi này đã giúp sản xuất phát triển mạnh mẽ,
gia tăng năng suất đột biến, bứt phá trong nông nghiệp,
giúp nền kinh tế các nước đi lên.
 Làm tiền đề cho nền kinh tế thời đại mới.
Nhưng bên cạnh những ý nghĩa tích cực mà cách mạng công
nghiệp thứ nhất mang lại vẫn còn tồn tại những tác động tiêu
cực ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Trong đó, tác động tiêu cực
rõ nét nhất bao gồm:
 Sự phân hóa giai cấp khiến nông dân thời kỳ này rơi
vào bần cùng hóa và trở thành không có tư liệu sản
xuất buộc phải bán sức lao động.
 Sự bùng nổ của quá trình đô thị hóa khiến xảy ra sự
chênh lệch tỉ lệ giữa dân thành thị và nông thôn.
 Sự ô nhiễm và các tệ nạn gia tăng.
Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 và những thành tựu
mang lại đã tạo bước đệm cho nền kinh tế phát triển ở các nước.
Bước đánh dấu sự chuyển mình trong những năm 1840 sang
cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 hứa hẹn sự ra đời của năng
lượng điện trên quy mô lớn.
4 tác động của cuộc cách mạng lần thứ nhất về mặt xã hội ,
văn hóa
- Về mặt xã hội , các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận
đại đã đưa đến sự hình thành và phát triển của nhiều trung
tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân ,
tiêu biểu như : LUÂN ĐÔN, MAN-CHÉT -XTO ,PARI,
BÉC -LIN,...Trong xã hội, đã hình thành hai giai cấp đối
kháng là tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và vô sản
làm thuê . Mâu thuẫn giữa hia giai cấp này ngày càng gắt ,
dẫn đến các cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản .
- Về mặt văn hóa , các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận
đại cũng có tác động mạnh , đưa đến những biến chuyển
lớn lao trong đời sống văn hóa. Lối sống và văn hóa công
nghiệp ngày càng trở nên phổ biến . Đời sống văn hóa tinh
thần của người dân phong phú và đa dạng hơn với sự xuất
hiện của các phương tiện như: điện thoại, ra đi ô , sự xuất
hiện của điện ảnh,... Sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các
quốc gia , châu lục càng được đẩy mạnh ,....
Cách mạng công nghiệp cũng tạo ra một số tác động tiêu cực
như : ô nhiễm môi trường , bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em,
sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa,....

You might also like