You are on page 1of 57

MỤC LỤC

Lời mở đầu ......................................................................................................... 2


CÔNG NGHIÊP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM ............................. 3
1. Khái quát về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa ....................... 3
1.1.Khái quát về cách mạng công nghiệp
1.1.1.Khái niệm về cách mạng công nghiệp ...................................................... 3
1.1.2.Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp .................................. 5
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ............................................................. 5
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai ............................................................... 6
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba................................................................. 7
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ................................................................. 8
1.1.3.Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển ........................... 10
1.1.3.1. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất ................................... 10
1.1.3.1.1 Tác động đến nguồn nhân lực .......................................................... 10
1.1.3.1.2. Tác động đến các nước trên thế giới ................................................ 11
1.1.3.1.3. Tác động đến người tiêu dùng ......................................................... 14
1.1.3.2. Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất ............................................... 15
1.1.3.3. Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển............................. 17
1.1.3. Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa ở các nước trên thế
giới .................................................................................................................... 21
1.2. Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa và hiện đại
hóa ở Việt Nam. .............................................................................................. 30
1.2.1. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam ................. 30
1.2.2. Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam ............................ 37

1
LỜI MỞ ĐẦU

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ rằng:


Đảng ta tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; đồng thời, thể hiện rõ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa
trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng tốt cơ hội của cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 để có sự bứt phá, vượt lên trong một số ngành và lĩnh vực.
Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh chú trọng cả những ngành công nghiệp
nền tảng và những ngành mới, công nghệ cao quyết định sự bứt phá về năng suất, chất
lượng và hiệu quả của nền kinh tế...
Nghiên cứu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong nền kinh tế là một vấn
đề nóng bỏng trong nhiều năm nay và được đông đảo các nhà nghiên cứu, trong đó có
đội ngũ sinh viên quan tâm. Nghiên cứu nhằm nhận thức, phát huy, sáng tạo thêm những
cái mới để sử dụng tối đa mọi nguồn lực trong nước.
Cùng với sự nỗ lực cố gắng chung của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc khôi
phục và phát triển kinh tế. Là những công dân tương lai của đất nước, chúng em mong
muốn được góp phần nhỏ bé của mình nghiên cứu các vấn đề cơ bản về công nghịêp
hoá ở Việt Nam.
Nội dung của đề tài gồm các chương sau:
+ Khái quát về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa.
+ Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở
Việt Nam.

2
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA VIỆT NAM
1. Khái quát về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa:
1.1.Khái quát về cách mạng công nghiệp:
1.1.1.Khái niệm về cách mạng công nghiệp:
Khái niệm cách mạng:
Cách mạng là một sự thay đổi sâu sắc và triệt để trong các lĩnh vực của đời sống
xã hội (sự thay đổi đột phá và cấp tiến), thường được dẫn dắt bởi một giai cấp hoặc lực
lượng xã hội nhất định. Cách mạng có thể diễn ra trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa, hoặc kết hợp cả các lĩnh vực này.
Ví dụ:
Trong lịch sử kháng chiến, Việt
Nam đã trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh
giành độc lập và thống nhất đất nước
nhưng chỉ có một cuộc cách mạng, đó là
cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 –
đây là cuộc đấu tranh mang tính đột phá
và cấp tiến trên các mặt về lịch sử, chính
trị, xã hội đánh dấu 1 bước ngoặt đất
nước ta có được độc lập tự do.
Về kinh tế: Cách mạng Nông nghiệp, Cách mạng Công nghiệp, Cách mạng Xanh…
-Khái niệm về cách mạng công nghiệp:
“Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của
tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá
trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã
hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách
phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội.”
* Như vậy với cách định nghĩa này thì cách mạng công nghiệp đó là sự nhảy vọt
về chất trình độ của tư liệu lao động hay sự tiến bộ và phát triển công cụ lao động và đối
tượng lao động dựa trên nền tảng đột phá về kỹ thuật công nghệ nó có tầm ảnh hưởng
mạnh tới năng suất lao động và các mặt trong đời sống xã hội.
Và kéo theo đó là sự phát triển về phân công lao động xã hội khi kỹ thuật công
nghệ đang có những bước đột phá và được ứng dụng mạnh mẽ vào lao động sản xuất thì

3
người công nhân cũng phải đáp ứng được yêu cầu cao hơn về trình độ và kĩ thuật vì thế
họ không thể cùng một lúc làm nhiều ngành được mà chỉ chuyên về ngành nghề nào đó.
Điều này sẽ làm năng suất lao động tăng lên cũng như Karl Marx đã từng nói “Muốn
đánh giá trình độ phát triển của một nền sản xuất xã hội hãy nhìn vào trình độ của phân
công lao động xã hội ở đâu phân công càng sâu sắc thì trình độ phát triển càng cao”

Ví dụ : Nghề xây dựng

Đặc điểm Trước cách mạng công nghiệp Sau cách mạng công nghiệp

Công cụ, máy Sử dụng các công cụ thủ Sử dụng các công cụ, máy
móc công thô sơ móc hiện đại

Năng suất Thấp Cao

Chất lượng Thấp hơn Cao hơn

An toàn lao động Thấp Cao hơn

Yêu cầu kỹ năng Dưới trung bình Trung bình, cao

Trình độ chuyên
Dưới trung bình Trung bình, cao
môn

4
1.1.2. Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp:

*Về mặt lịch sử, cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công
nghiệp và đang bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp
4.0), các cuộc cách mạng là sự chuyển dịch từ sức mạnh cơ bắp sang sức mạnh cơ khí
cụ thể:
+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ
giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. Tiền đề của cuộc cách mạng này xuất phát từ sự
trưởng thành về lực lượng sản xuất cho phép tạo ra bước phát triển đột biến về tư liệu
lao động.
Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao
động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hoá sản xuất bằng
việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.
Các phát minh quan trọng bao gồm: máy động lực, các máy móc trong ngành dệt,
luyệt kim, giao thông vận tải đặc biệt là máy hơi nước của James Watt năm 1784 là mốc
mở đầu quá trình cơ giới hoá sản xuất, đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp
thế kỷ XIX lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ. Nghiên cứu về Cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất, C.Mác đã khái quát tính quy luật của cách mạng công nghiệp qua
ba giai đoạn phát triển là: hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp.
C.Mác khẳng định đó là ba giai đoạn tăng năng suất lao động xã hội.
Ba giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất gắn với sự củng cố, hoàn thiện quan
hệ sản xuất tư bản; đồng thời cũng là ba giai đoạn xã hội hoá lao động và sản xuất diễn

5
ra trong quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công, phân tán lên sản xuất lớn, tập
trung, hiện đại.

Máy dệt hơi nước đầu tiên trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 1

Robert Fulton chế tạo ra tàu thủy chạy bằng hơi nước

+Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, cách mạng công nghiệp lần thứ hai
đã diễn ra. Động lực của cách mạng công nghiệp lần hai chủ yếu là động cơ đốt trong
và máy móc sử dụng điện.
Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được thể hiện ở việc sử
dụng năng lượng điện và động cơ điện, để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên
môn hoá cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất cơ điện – cơ khí và sang
giai đoạn tự động hoá cục bộ trong sản xuất.

6
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sự tiếp nối của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất, với sự phát triển của ngành điện, vận tải, hoá học, sản xuất thép
(luyện thép Bessemer)... Sự ra đời của những phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến
của HFO và Taylor như sản xuất theo dây chuyền, phân công lao động theo chuyên môn
hoá được ứng dụng rộng rãi theo các doanh nghiệp đã thúc đẩy nâng cao năng suất lao
động. Đây là cuộc cách mạng đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát
triển nền công nghiệp ở mức cao hơn.

+Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba còn được gọi là cách mạng kỹ thuật số bắt
đầu từ khoảng những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX. Đặc
trưng cơ bản là sử dụng công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử,
máy tính và công nghệ kỹ thuật số trên nền tảng là sự phát triển của chất bán dẫn, siêu
máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập
niên 1990).
Cuộc cách mạng đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn
lực cho xã hội, đã đưa tới những tiến bộ kỹ thuật công nghệ nổi bật trong giai đoạn này
nhờ hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot
công nghiệp.

7
Chiếc điện thoại di động đầu tiên

+ Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư bắt đầu vào đầu thế kỷ XXI, tiếp sau những
thành tựu lớn từ lần thứ ba để lại, được hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách
mạng số.Cuộc cách mạng này được đề cập đầu tiên tại Hội chợ triển lãm công nghệ
Hannover (CHLB Đức) năm 2011 và được Chính phủ Đức đưa vào “Kế hoạch hành
động chiến lược công nghệ cao” năm 2012.
Nội dung cơ bản là liên kết thế giới thực và thế giới ảo, để thực hiện công việc
thông minh và hiệu quả nhất được hình thành dựa trên thành tựu và kết nối của 3 cuộc
cách mạng trước với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet
of Things, S.M.A.C. công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới....
Cuộc cách mạng này đã thay đổi về chất trong lực lượng sản xuất trong nền kinh
tế thế giới. Hiện tại thế giới đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng và là chiến lược
bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới và mở ra
bước ngoặt mới cho sự phát triển của con người.

8
Ví dụ:
Khi ngành dệt xuất hiện ở trạng thái ban đầu con người sử dụng sức lao động thủ
công, lao động cơ bắp chính với những máy dệt thô sơ thủ công
- Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: ngành dệt bắt đầu ứng dụng
các máy dệt bằng kim loại sử dụng năng lượng hơi nước cho năng suất lao động cao
hơn.
- Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai: với sự xuất hiện của các hệ
thống các máy móc sử dụng năng lượng điện, với những chiếc động cơ turbin điện, giúp
cho hệ thống máy dệt có năng suất cao hơn.
- Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba:với sự xuất hiện của máy tính,
internet, bộ vi mạch xử lý, chiếc máy dệt đã được hiện đại hóa và có thể lập trình ra sản
phẩm đúng và chuẩn trên từng milimet.
- Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: máy dệt được tự động hóa bằng
bộ cảm biến, tự động đo và thực hiện thao tác chuẩn xác mà không cần sự điều chỉnh
của con người, dự báo được lượng nguyên liệu đầu vào, mức độ tiêu hao năng lượng và
đặc biệt có thể xử lý thao tác khó và trong môi trường độc hại mà con người không làm
được. Điều này giúp giảm chi phí lao động và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
 Tóm lại các cách mạng công nghiệp đánh dấu một sự thay đổi mang tính
cấp tiến của lực lượng sản xuất dựa trên nền tảng tiến bộ khoa học công nghệ. Khi

9
cuộc cách mạng công nghiệp bước sang trình độ mới thì năng suất lao động, hiệu quả
sản xuất và tối ưu nguồn lực là cái mà xã hội được lợi nhuận.
1.1.3.Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển
1.1.3.1. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
1.1.3.1.1.Tác động đến nguồn nhân lực :
Các cuộc cách mạng công nghiệp tác động to lớn đến sự phát triển lực lượng sản
xuất của các quốc gia, điều chỉnh cấu trúc và vai trò của nhân tố trong lực lượng sản
xuất xã hội.
Cách mạng công nghiệp có vai trò to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng
suất lao động, gia tăng của cải lao động dẫn đến thay đổi lớn về kinh tế - xã hội, văn hóa
và kỹ thuật. Cuộc cách mạng đã đưa nước Anh trở thành một cường quốc kinh tê ở Châu
Âu và thế giới, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa và khẳng định sự thắng lợi
của nó với chế độ phong kiến. Về tư liệu lao động, máy móc ra đời thay thế cho lao động
thủ công và sự ra đời của máy tính điện tử chuyển nền sản xuất sang giai đoạn tự động
hóa, quá trình tập trung hóa sản xuất được đẩy nhanh. Đồng thời, việc máy móc thay thế
lao động thủ công làm gia tăng nạn thất nghiệp, công nhân phải lao động với cường độ
cao, mức độ bóc lột tăng dần lên dẫn đến mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô
sản ngày càng gay gắt. Là nguyên nhân gây bùng nổ những cuộc đấu tranh mạnh mẽ
của giai cấp công nhân Anh cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, sau đó lan rộng ra nước
Pháp, Đức.
Phân tích:
+ Ví dụ 1: Với sự tham dự của máy móc đã tạo ra năng suất lao động vượt trội gấp
hàng chục, hàng trăm lần so với lao động thủ công, bởi máy móc làm thay đổi toàn bộ
phương thức sản xuất tồn tại từ trước tới nay.
=> Hàng hóa do máy móc sản xuất ra trong một thời gian ngắn nên có chi phí thấp
hơn và chất lượng tốt hơn so với hàng hóa do công nhân sản xuất. Trong công nghệ làm
bánh mì, lúc trước thì công nhân cân bột, nhào bột sau đó chia bột vào khay, ủ bột và
đưa vào lò để nướng. Ngày nay, các công việc đó đã thay bằng việc của máy móc làm.
Trong các xưởng sản xuất có máy nhào bột, máy chia bột, máy se bột, máy ủ bột, lò
nướng …. Giúp quá trình làm bánh mì chính xác và nhanh chóng, tạo ra sản phẩm đẹp
mắt hơn.

10
Về đối tượng lao động, cách mạng công nghiệp đã đưa sản xuất của con người
vượt quá giới hạn về mặt tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phụ thuộc của sản xuất vào
các nguồn năng lượng truyền thống. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm mất đi những
lợi thế sản xuất truyền thống, đặc biệt như nhân công rẻ, dồi dào hay sở hữu nhiều tài
nguyên. Sản phẩm lao động của con người như tạo ra của cải thực tế, thiên nhiên không
chế tạo ra máy móc,... đều là sức mạnh đã vật hóa của tri thức. Sự phát triển của tư bản
cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa mức độ nào đó thành
lực lượng sản xuất trực tiếp.
Phân tích : Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông giảm xuống; thị trường gia
tăng nhu cầu về lao động có tay nghề, kỹ năng cao, đặc biệt là lao động thông thạo công
nghệ, kỹ thuật số. Các ngành nghề mới sẽ được tạo ra thay cho các ngành nghề đã biến
mất trong xã hội, cùng với đó, nhiều cơ hội việc làm cho người lao động sẽ xuất hiện.
Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp được chú trọng quan tâm nhiều hơn dưới sự hỗ trợ
của máy móc, công nghệ. Các doanh nghiệp, những người sử dụng lao động có thể áp
dụng các biện pháp bảo đảm an toàn nghiêm ngặt hơn nhằm giảm thiểu các rủi ro. Giáo
dục nghề nghiệp sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng nhằm nâng cao năng lực, trình độ
toàn diện cho đội ngũ nhân lực; tăng cường nền tảng công nghệ và kỹ thuật, đáp ứng
yêu cầu của CMCN 4.0.
Ví dụ 2: Cùng với nhu cầu phát triển của xã hội đào tạo nguồn nhân lực và nhân
công có trình độ càng cao, không ngừng nâng cao chất lượng và tay nghề là một trong
những hình thức hạn chế và khắc phục phòng ngừa hiện trạng bị đào thải chẳng hạn như
một doanh nghiệp A đang giữ độc quyền về một công nghệ dây chuyền mới trong ngành
dệt may và đẩy giá lên cao với dòng sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp không bị
canh tranh đe dọa thậm chí nguy cơ phá sản và để tồn tại đòi hỏi phải ứng dụng thêm
các công nghệ tiên tiến hơn doanh nghiệp A và để giải quyết tình trạng này đòi hỏi các
doanh nghiệp này phải có đồi ngũ được đào tạo chất lượng đáp ứng được nhu cầu của
chính các doanh nghiệp.
1.1.3.1.2.Tác động đến các nước trên thế giới :
Đối với các nước đang phát triển cách mạng công nghiệp hỗ trợ tạo điều kiện cho
phát triển nhiều ngành kinh tế và ngành mới thông qua ứng dụng các thành tựu vào trong
bộ máy sản xuất như thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều
kiện, công nghệ sinh học và các thành tựu mới về khoa học- công nghệ để tối ưu hóa

11
quá trình sản xuất, phân phối trao đổi tiêu dùng và quản lý,... nhằm thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu, hình thành cơ cấu mới hướng hiện đại, hội nhập quốc tế. Đối với các nước
kém phát triển được tạo điều kiện để tiếp xúc với những thành tựu khoa học- công nghệ
đồng thời thúc đẩy các nước tự nỗ lực thực hiện công nghiệp hóa xây dựng nền kinh tế
công nghiệp.
Ví dụ: Việt Nam là một trong những nước đang và kém phát triển điển hình, nhờ
cách mạng công nghiệp hóa đã một phần tạo điều kiện giúp nước ta phát triển và hội
nhập vào thị trường quốc tế nhờ vào việc được tiếp cận với thành tựu khoa học kỹ thuật
và ứng dụng vào trong sản xuất công-nông nghiệp :
-Trong nông nghiệp:
Tiêu biểu như nghiên cứu, ứng dụng than sinh học làm từ trấu và vỏ cà phê, sản
xuất bằng phương pháp khí hóa nhằm nâng cao chất lượng đất và đánh giá hiệu quả trên
các loại cây trồng của Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh (2016). Ứng
dụng công nghệ nano để sản xuất một số loại phân bón thế hệ mới; sản xuất các chế
phẩm ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật; chế tạo máy phun hiệu năng cao… các thành
tựu KHCN đã được ứng dụng phổ biến trong chọn tạo được nhiều cây, con giống mới
có chất lượng cao, khả năng phòng trừ dịch bệnh, thích ứng tốt với các điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt nhiều cây, con giống được lai tạo, chọn lựa bằng công nghệ hiện đại,
phương pháp, quy trình kỹ thuật mới ứng dụng phổ biến các thành tựu KHCN trong
chăm sóc cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao năng suất lao
động chương trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” và mô hình “công nghệ sinh thái”,
chương trình gieo sạ né rầy… ứng dụng còn áp dụng trong trong thu hoạch, bảo quản
nông phẩm đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần hạn chế tổn thất, nâng cao giá trị hàng
hóa quy trình công nghệ tiên tiến, các chế phẩm sinh học ưu việt, an toàn ngày càng
được sử dụng phổ biến trong bảo quản nông phẩm, như: công nghệ CAS (Cells alive
system), bảo quản thực phẩm đông lạnh của Nhật Bản; quy trình công nghệ bảo quản
rau quả tươi bằng phương pháp khí quyển điều chỉnh CA (controlled atmosphere); bảo
quản trái cây bằng màng MA (modified atmosphere); bảo quản bằng chế phẩm tạo màng;
bảo quản quả trên cây bằng chế phẩm retaine (AVG)…

12
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, KHCN và đổi mới
sáng tạo đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong SXNN, trong lĩnh vực sản xuất giống
cây trồng, vật nuôi đạt 38%. KHCN đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức
cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong
giai đoạn 2016 – 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam
tăng nhanh, đạt 238,81 tỷ USD, trung bình đạt hơn 39,8 tỷ USD/năm, riêng năm 2021
đạt 48,6 tỷ USD.
-Đối với công nghiệp:
Giai đoạn đầu tuy còn khá phụ thuộc và ngành công nghiệp chủ yếu là sản xuất
linh kiện điện tử ̣17,8̀ % mặc dù là công nghiệp mũi nhọn nhưng mà còn phụ thuộc nhiều
vào vốn đầu tư nước ngoài sau khi Đẩy mạnh nghiên cứu KHCN gắn với thực tiễn sản
xuất, giải quyết bài toán phụ thuộc yếu tố ngoại nhập (giai đoạn sau) thì nước ta đi theo
02 hướng chính là các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng có thể kể đến dự á n
“Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong quá trình sản xuất nguyên liệu và quá trình sản
xuất, chế biến chè xanh sao lăn chất lượng cao tại công ty cổ phần trà Than Uyên”.
Chùm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ liên quan đến nghiên cứu, tích hợp hệ
thống đã được Công ty Cổ phần Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp triển khai thực hiện
“Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy đóng gói tự động trà dược thảo túi lọc phục vụ xuất
khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn EU” và “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nghiền cao dược
khô, công suất đến 400 kg/h, dùng để bào chế thuốc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế trong
ngành dược” là hai trong nhóm các nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương

13
trình KHCN Tây Bắc của Công ty Cổ phần Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp. Hay dự
án sản xuất thử nghiệm: “Thử nghiệm sản xuất trà và bột dinh dưỡng từ Táo mèo và
Chùm ngây với việc ứng dụng công nghệ sấy bằng hồng ngoại đạt tiêu chuẩn chất lượng
xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng Tây Bắc”

(Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong quá trình sản xuất nguyên liệu và chế
biến chè xanh sao lăn chất lượng cao tại Công ty CP Trà Than Uyên giúp công đoạn vò
chè được tự động hóa 100%.)
Tuy vậy vẫn gặp nhiều hạn chế như: Quy mô ứng dụng KHCN còn nhỏ bé, số
lượng sản phẩm KHCN ứng dụng vào SXNN còn khiêm tốn, chưa tương xứng với yêu
cầu phát triển nông nghiệp nước nhà. trình độ KHCN ứng dụng vào SXNN còn thấp.
quá trình ứng dụng KHCN vào SXNN chưa mang lại hiệu quả KTXH cao và thiếu tính
bền vững.
1.1.3.1.3.Tác động đến người tiêu dùng :
Từ góc độ tiêu dùng, người dân được hưởng lợi nhờ tiếp cận được nhiều sản phẩm
và dịch vụ mới có chất lượng cao với chi phí thấp hơn. Hiệu ứng công nghiệp hóa góp
phần giúp thị trường mỗi quốc gia ngày càng được mở rộng đa dạng mặt hàng và giá cả
nhờ đó giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được với các sản phẩm thỏa mãn được
nhu cầu của mỗi khách hàng mà hạn chế được rủi ro về chất lượng.
Ví dụ 1 : Nhờ sự phát triển của mạng internet, thương mại điện tử ra đời đã giúp
người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm hàng hóa bằng hình thức trực tuyến: ngồi tại nhà lựa
chọn sản phẩm trên toàn thế giới qua mạng; thanh toán qua tài khoản điện tử; nhận hàng
qua dịch vụ chuyển phát. Như: shopee, lazada…
Ví dụ 2 : Tại Nhà Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam Chủ nhiệm Ủy ban
Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Lê Quang Huy làm Trưởng đoàn tham dự Hội

14
nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Hoạch định tương lai theo hình thức trực tuyến. Hội nghị
được tổ chức Tòa nhà Quốc hội tại Helsinki, Phần Lan từ 12-13/10/2022 theo hình thức
trực tiếp và trực tuyến gồm 12 nước tham dự.
Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Hoạch định tương lai nhằm trao đổi, thảo luận
về những thuận lợi, thách thức của thế giới, nhất là những vấn đề liên quan đến khoa
học, công nghệ, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Các đoàn tham dự có phát biểu
tại Hội nghị và có tham luận dưới dạng văn bản, các ý kiến đề xuất được tổng hợp và
đưa vào Tuyên bố chung Hội nghị.

(Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến.)


1.1.3.2. Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
Cuộc cách mạng công nghiệp tạo sự phát triển nhảy vọt về chất trong lực lượng
sản xuất và sự phát triển dẫn đến quá trình điều chỉnh, phát triển và hoàn thiện quan hệ
sản xuất xã hội và quản trị phát triển.
Về sở hữu tư liệu sản xuất
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nền sản xuất lớn ra đời thay thế cho
nền sản xuất nhỏ, khép kín, phân tán. Quá trình tích tụ và tập trung tư bản đã đẻ ra những
xí nghiệp có quy mô lớn. Tư bản buộc phải liên kết lại dưới hình thức công ty cổ phần
và sự phát triển của công ty cho phép mở rộng chủ thể sở hữu tư bản ra các thành phần
xã hội. ( Minh họa: Cùng với sự phát triển của các nước Châu Âu, các thành tựu khoa
học - công nghệ được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ ở Mỹ, đưa Mỹ trở thành quốc
gia phát triển nhanh nhất lúc bấy giờ. )

15
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2
Nâng cao năng suất lao động, tiếp tục thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, từ nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ,
thương mại và dẫn đến quá trình đô thị hóa, chuyển dịch dân cư từ nông thôn sang thành
thị. ( Minh họa : cuộc cách mạng này đã làm thay đổi về sức mạnh và tương quan lực
lượng giữa các nước Đức, Ý, Nhật so với Anh, Pháp, Mỹ làm gia tăng mâu thuẫn giữa
các nước tư bản phát triển là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (
1914 – 1918) và chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945 ) đòi phân chia lại thuộc
địa.)
Đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển biến
từ giai đoạn tự do canh tranh sang giai đoạn độc quyền, làm gia tăng mâu thuẫn của chủ
nghĩa tư bản. Đây là tiền đề cho Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, thiết lập nhà
nước công – nông đầu tiên trên thế giới và hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa gây
ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển của xã hội loài người trên phạm vi toàn thế
giới.

Cách mạng công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế và
trao đổi thành tựu khoa học công nghệ giữa các nước. Việc quản lý quá trình sản xuất
của các doanh nghiệp dễ dàng thông qua ứng dụng các công nghệ như internet, trí tuệ

16
nhân tạo, mô phỏng, robot... tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu
và năng lượng mới hiệu quả giúp nâng cao năng suất lao động và định hướng lại tiêu
dùng.
Lĩnh vực phân phối, cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy nâng cao năng suất lao
động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Bên
cạnh đó, nó cũng gây ra nạn thất nghiệp, phân hóa thu nhập gay gắt dẫn đến gia tăng bất
bình đẳng.

1.1.3.3.Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
Cách mạng công nghiệp làm cho sản xuất xã hội có những bước tiến nhảy vọt.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và thứ tư, công nghệ kỹ thuật số và internet đã
kết nối giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa các cá
nhân với nhau trên phạm vi toàn cầu. Từ đó, thị trường được mở rộng và hình thành một
“ thế giới phẳng”.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, thành tựu khoa học mang tính đột phá đã tạo
điều kiện để chuyển biến các nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức dẫn đến
rút ngắn thời gian phát minh khoa học. Hình thành hệ thống tin học hóa trong quản lý
và “chính phủ điện tử”. Các doanh nghiệp đã có biến đổi lớn sử dụng công nghệ cao để
cải tiến quản lý sản xuất, thay đổi hình thức tổ chức quản lý doanh nghiệp.

17
Ví dụ: hiện nay một số công ty chấm công bằng máy nhận dạng gương mặt, hay
vân tay ….

Ví dụ: Hiện nay, chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là Internet để
hỗ trợ các hoạt động của chính phủ, gắn kết công dân và cung cấp các dịch vụ của chính
phủ (chính phủ điện tử).
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), là một trong những bước chuyển tác động
mạnh mẽ đến thế giới
Một là, tác động mạnh mẽ đến phương thức quản trị và điều hành của nhà nước
thông qua hạ tầng số và internet. Đồng thời, các cơ quan có thể dựa trên hạ tầng công
nghệ số để tối ưu hóa hệ thống giám sát và điều hành theo mô hình “ chính phủ điện tử”,
“ đồ thị thông minh” ....
Ví dụ : ứng dụng chuyển đổi đầu số cho công dân trên các app điện tử: VssID,
VNeID, Hue-S ….

18
VssID : Ứng dụng VssID giúp người tham gia BHXH, BHYT có thể tiếp cận thông
tin, từng bước ứng dụng công nghệ vào cải cách thủ tục hành chính của ngành BHXH
Việt Nam.

Ứng dụng VNeID : là ứng dụng trên thiết bị số do Bộ Công an tạo lập, phát triển
để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành
chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển
các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ứng dụng Hue-S: Hue-S cung cấp hơn 50 chức năng : thúc đẩy hoạt động thanh
toán không dùng tiền mặt, hỗ trợ giúp người dân nhâ ̣n các cảnh báo và theo dõi diễn
biế n tình hiǹ h thiên tai, bão lu ̣t, tình trạng ngâ ̣p lụt qua hệ thống camera. Hue-S đã phát
đi 1.695 cảnh báo về thời tiết, thiên tai, bão lụt. Đã tiếp nhận 703 cầu ứng cứu khẩn cấp
qua chức năng SOS. Đặc biệt, trong mùa bão lụt từ đầu năm 2022 đến nay, đường dây
nóng đã tiếp nhận 589 cuộc gọi vào, thực hiện 227 cuộc gọi đến 184 trường hợp bà con
cần hỗ trợ.

19
( theo dõi lượng mưa ngày 18/12/2023 trên Hue-S)
Hai là, tác động đến phương thức quản trị và điều hành các doanh nghiệp. Cách
mạng 4.0 làm các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức thiết kế, tiếp thị và cung ứng
hàng hóa dịch vụ theo cách mới, bắt nhịp với không gian số. Các doanh nghiệp cần xây
dựng chiến lược kinh doanh xuất phát từ nguồn lực chủ yếu là công nghệ, trí tuệ đổi
mới, sáng tạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Làn
sóng công nghệ mới giúp nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng chính xác nhu cầu khách
hàng. Ngoài ra, các xu thế này đang mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ có thể khởi nghiệp sáng tạo, có cơ hội thâm nhập thị trường ngách với nhiều sản
phẩm và dịch vụ mang tính đột phá.
Ví dụ : Marketing ngày cách phát triển để đáp ứng nhu cầu thu hút khách hàng ,
tăng sự cạnh tranh của các doanh nghiệp. chẳng hạn như mì tôm thanh long được công
bố ra mắt đầu tiên vào năm 2022, mãi tới năm 2023 do chiến lược marketing bằng bài
hát “ Lần đầu tiên….” trên đa nền tảng mạng xã hội thì mới thu hút được lượng lớn
khách hàng. song việc ứng dụng các nền tảng xã hội để khảo sát và tìm hiểu nhu cầu
của khách hàng cũng góp phần giúp các doanh nghiệp ngày cách phát triển.

Ba là, cách mạng 4.0 yêu cầu quốc gia phải có hệ thống thúc đẩy đổi mới sáng tạo,
chuyển đổi hoạt động sản xuất lên trình độ cao hơn, tri thức hơn, tạo ra năng suất và giá

20
trị cao hơn, nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế.
Tích cực: cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo điều kiện cho sự phát triển nhiều
lĩnh vực như: gen, công nghệ nano, năng lượng tái tạo, máy tính lượng từ... đưa nền kinh
tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng. Thay đổi cách con người sinh sống, làm việc
và quan hệ với nhau. Internet, điện thoại thông minh và hàng ngàn các ứng dụng làm
cho cuộc sống của con người trở nên thuận tiện, năng suất hơn và tạo điều kiện cho sự
khởi nghiệp, giải phóng con người ra khỏi lao động chân tay mệt nhọc.
Thách thức : khoảng cách phát triển về lực lượng sản xuất giữa các quốc gia... như
trình độ lao động của công nhân, nguồn vốn và tiềm năng phát triển mỗi nước.
Ví dụ: Trước đây, công tác quản trị được thực hiện thủ công hoặc được hỗ trợ bởi
các phần mềm đơn lẻ như: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý kho… thì hiện nay các
doanh nghiệp đã bắt đầu hướng đến các giải pháp công nghệ quản lý đồng thể, thống
nhất và có thể thay đổi theo quy mô sản xuất.

(Phương pháp quản lý đồng thể, thống nhất)


1.1.3. Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa ở các nước trên thế giới:
* Công nghiệp hóa:
Theo dòng lịch sử nhân loại, quá trình lao động là lúc xuất hiện những con đường
mới, lối đi riêng mang tính cách mạng, qua đó vượt qua sức mạnh thể chất hạn chế của
con người nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình tạo ra của cải vật chất. Cách mạng
công nghiệp là một trong những cuộc cách mạng về kinh tế và công nghệ đưa con
người lên một vũ đài văn minh hơn. Vậy công nghiệp hóa là gì?
Giải thích nôm na, “công nghiệp” là một lĩnh vực của kinh tế nhằm tạo ra của cải
vật chất theo quy mô tập trung nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người, “hóa” ở đây

21
là chuyển hóa, biến đổi. Hiểu đơn giản công nghiệp hóa chính là lấy công nghiệp làm
trọng điểm để phát triển hay lấy công nghiệp làm hướng phát triển chung cho nền kinh
tế. Khái quát hơn rằng: Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội
từ dựa trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao
động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Tuy nhiên quan niệm về công nghiệp hóa luôn phụ thuộc vào thời kì và bối cảnh
lịch sử. Ví dụ ở thời kì cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh vào thế kỉ 18, công
nghiệp hóa chỉ đơn thuần là thay thế sức lao động của loài người bằng máy móc chạy
bằng hơi nước hay sức nước, tuy nhiên với thời kì công nghệ 4.0 hiện nay thì như vậy
là còn quá sơ sài về nhận thức. Cụ thể để được coi là cách mạng công nghiệp hóa thời
nay thì cần đảm bảo công nghệ đưa vào phải đáp ứng về năng suất, tính hiệu quả, tính
tự động, tính kết nối và cả hiệu suất về nhiên liệu tiêu thụ…Vậy nên, khái niệm về công
nghiệp có tính lịch sử. Dưới đây sẽ trình bày về cách mô hình công nghiệp hóa nổi trội
ở từng thời kì.
* Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới:
-Mô hình công nghiệp hóa cổ điển:
Gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên trên thế giới, lẽ tất yếu khi
Anh là nơi đầu tiên trên thế giới nổ ra công cuộc công nghiệp hóa cho nền kinh tế (kéo
dài 60-80 năm). Bàn đạp là các phát minh công nghệ mang tính đột phá, xe kéo sợi, máy
dệt… và đặc biệt là máy hơi nước đã giúp Anh đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ
vào đầu thời kì, những ngành đòi hỏi số vốn ít và thu lợi rất nhanh. Đặc biệt là nông
nghiệp may mặc lúc bấy giờ rất được các chủ thể doanh nghiệp quan tâm và chú trọng
đã giúp đáp ứng nhu cầu về may mặc cho người dân . Qua đó kéo theo sự phát triển về
các ngành sản suất nguyên vật liệu cho công nghiệp may như chăn nuôi cừu và trồng
bông. Khi sản lượng đòi hỏi quá lớn, các nhà tư bản lại cầu thị thêm vào máy móc và tư
liệu sản suất, từ đó giải thích lý do công nghiệp nặng sản xuất máy móc, linh kiện, phụ
tùng phát triển mạnh mẽ vào cuối thời kì.

22
Quản lý lao động trong nhà máy may dệt

Máy kéo sợi chạy bằng sức nước của Jenny

Tàu chạy bằng động cơ hơi nước của James Watt


Lối đi đầy tính đột phá đã lan tỏa và được các nước tư bản cổ điển như Pháp, Đức,
Ý… thời ấy tiếp nhận.

23
Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là vốn đầu tư, khi mà các nước tư bản cổ điển lúc
này chỉ mới bước qua thời kì phong kiến phương Tây lạc hậu, nguồn vốn và nguồn lực
không mạnh mẽ và ổn định. Để giải quyết vấn đề này, các nhà tư bản ra sức bóc lột lao
động làm thuê, làm phá sản những người sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, đồng thời gắn
liền với việc xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa. Biện pháp mang tính tạm thời và mất
nhân văn này đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc gay gắt giữa tư bản và lao động, làm bùng
nổ những cuộc chiến tranh của giai cấp công nhân chống lại tư bản ở các nước tư bản
lúc bấy giờ, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Quá trình công nghiệp hóa
cũng dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau và các nước tư bản với các nước
thuộc địa, trong quá trình xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa đã dẫn đến phong trào đấu
tranh giành độc lập của các nước thuộc địa, thoát khỏi sự thống trị và áp bức của các
nước tư bản.
- Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ):
Sự nghiệp công nghiệp hóa ở Liên Xô là quá trình tăng tốc xây dựng tiềm lực công
nghiệp của Liên bang Xô-viết nhằm thu hẹp sự tụt hậu về kinh tế so với các nước tư bản
phát triển, được tiến hành từ tháng 5 năm 1929 cho đến tháng 6 năm 1941. Đặc trưng
của mô hình này là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng gắn với phát triển nguồn lực
trong nước và quản lý lao động theo hướng tập trung.

Chế tạo linh kiện máy móc trong nhà máy ở Liên Xô
Nhà nước Liên Xô lúc bấy giờ đặt ra nhiệm vụ chính của công cuộc công nghiệp
hóa là chuyển đổi Liên Xô từ một nước nông nghiệp thuần túy thành một quốc gia công
nghiệp hàng đầu. Khởi đầu của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là một phần không
thể thiếu của "gấp ba nhiệm vụ tái thiết căn bản xã hội" (bao gồm công nghiệp hóa, kinh
tế tập trung, tập thể hóa nông nghiệp và một cuộc cách mạng văn hóa) được đặt ra bởi

24
kế hoạch 5 năm lần thứ nhất cho việc phát triển kinh tế quốc gia kéo dài từ năm 1928
cho đến năm 1932.
Nhờ sự đồng lòng và quyết tâm thực hiện không ngừng nghỉ của Liên Xô, chỉ sau
khoảng 18 năm Liên Xô đã hoàn thành công nghiệp hóa đất nước (trong khi đó Anh cần
gần 200 năm, Mỹ cần 120 năm). Và từ đó vươn mình lên thứ 2 thế giới về kinh tế chỉ
đứng sau Mỹ. Đó như 1 ngọn đuốc thắp sáng dẫn lối cho một hệ thống các nước đi theo
con đường xã hội chủ nghĩa ở cả hai lục địa, trong đó ở Châu Á còn có Việt Nam những
năm 60 của thế kỉ trước.

Nền kinh tế đủ mạnh để Liên Xô chạy đua vũ trang với Mỹ


Vấn đề: khi tiến bộ khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển, hệ thống cơ sở vật
chất - kỹ thuật to lớn ở trình độ cơ khí hóa, đã không thích nghi được, làm kìm hãm việc
ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, đồng thời với cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh
lệnh được duy trì quá lâu đã dẫn đến sự trì trệ cùng với những chính sách cải tổ kém
hiệu quả của Gorbachev đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng
và sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu.
-Mô hình công nghiệp hóa ở Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs):
Thông qua tận dụng lợi thế công nghệ các nước đi trước, rút kinh nghiệm những
sai lầm của các mô hình, Nhật Bản đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ, tối ưu lợi thế trong
nước, tăng cường sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, chú trọng vốn đầu
tư, nguồn lực bên ngoài để tiến hành công nghiệp hóa gắn liền hiện đại hóa và hội nhập.

25
Dây truyền sản xuất ô tô ở Nhật

Nhập khẩu và cải tiến công nghệ sản xuất


Kết quả là chỉ sau 20-30 năm, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới như
Singapore, Hàn Quốc đã thành công công nghiệp hóa đất nước.
Từ thực tiễn của Nhật Bản và các nước công nghiệp hóa mới (NICs) cho thấy,
trong thời đại ngày nay các nước đi sau nếu biết khai thác tốt lợi thế trong nước và tận
dụng, tiếp thu những nguồn lực, đặc biệt là những thành tựu khoa học, công nghệ mới,
hiện đại của các nước tiên tiến, thì sẽ giúp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Việc tiếp thu và phát triển khoa học, công nghệ

26
mới, hiện đại của các nước kém phát triển có thể thực hiện bằng các con đường cơ bản
sau:
 Một là, thông qua đầu tư nghiên cứu, chế tạo và hoàn thiện dần dần trình
độ công nghệ từ trình độ thấp đến trình độ cao, con đường này thường diễn ra
trong thời gian dài, và tổn thất nhiều trong quá trình thử nghiệm.
 Hai là, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại từ các nước phát triển
hơn, con đường này một mặt đòi hỏi phải có nhiều vốn và ngoại tệ, mặt khác luôn
luôn chịu sự phụ thuộc vào nước ngoài.
 Ba là, xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ nhiều tầng, kết
hợp cả công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Kết hợp vừa nghiên cứu
chế tạo vừa tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển hơn, con
đường vừa cơ bản, vững chắc vừa đảm bảo đi tắt và bám đuổi theo các nước phát
triển hơn.

*Kinh nghiệm cho quá trình công nghiệp hóa ở VN trong quá khứ:
 Kinh nghiệm từ Liên Xô:
+ Với vai trò là người anh cả, là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, Liên
Xô đã thực hiện thành công công nghiệp hóa và trở thành nước công nghiệp mạnh với
mô hình ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Các nước khác trong hệ thống chủ nghĩa
xã hội, bao gồm Việt Nam, học tập theo mô hình Liên Xô để tiến hành công nghiệp hóa
đất nước, từng bước đi lên xã hội chủ nghĩa
+ Ở miền Bắc, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bắt đầu được hình thành từ Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ III năm 1960 với chủ trương chính là: “Xây dựng một nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và
lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp
lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ
một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp
hiện đại”. Phát triển theo mô hình chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu chính
là phương hướng cơ bản của giai đoạn này. Từ đó, theo Bộ Tài Chính, tỷ trọng giá trị
công nghiệp tăng từ 18,2% (1960) lên 22,2% (1965); 26,6% (1971) và 28,7% (1975).

27
+ Tuy nhiên, miền Bắc Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc
hậu, nghèo nàn (xuất phát điểm khi bước vào thực hiện công nghiệp hóa rất thấp: theo
Wikipedia, năm 1960, cơ cấu ngành công nghiệp chỉ chiếm 12,8%, tương ứng nông
nghiệp chiếm 36,4%; sản lượng lương thực/người dưới 300 kg; GDP/người dưới 105
USD), những tiền đề cần thiết cho phát triển hạn chế, lại trong điều kiện đế quốc Mỹ
mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc và cùng nhiều nguyên nhân chủ quan khác.
Cơ cấu kinh tế miền Bắc Việt Nam năm 1960 (%)
Nông nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ
Tổng Công nghiệp Xây dựng
36,4 14,5 12,8 1,7 49,1
=> Việt Nam đã không đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế đã đặt ra, đất
nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển và rơi vào khủng hoảng
kinh tế - xã hội.
 Kinh nghiệm từ Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs):
+ Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm thu hút tối đa các nguồn
lực từ bên ngoài, để phát triển đất nước. Nhật Bản tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến của
phương Tây chủ yếu theo con đường nhập khẩu với mọi hình thức: nhập khẩu trực tiếp,
mua phát minh sáng chế, khuyến khích nhân tài trong nước đi du học ở nước ngoài để
học hỏi những tri thức mới của các nước phát triển hơn. Ngoài ra, Chính phủ cũng thực

28
thi các chính sách thu hút các tổ chức và người nước ngoài có bằng sáng chế, có trình
độ trong mọi lĩnh vực đến làm việc tại Nhật Bản. Đáng chú ý, bí quyết để rút ngắn thời
kỳ công nghiệp hóa là Nhật Bản không bắt chước nguyên mẫu của nước ngoài, mà luôn
khuyến khích doanh nghiệp và người dân nghiên cứu cải tiến công nghệ nhập khẩu để
thích nghi, phù hợp với điều kiện đất nước bởi vì nếu tự mò mẫm để chế tạo công nghệ
mới thì sẽ mất nhiều thời gian và tiền của, nhưng nếu bắt chước vụng về, nguyên xi thì
lại sẽ muôn đời là nước đi sau. Trên cơ sở đó, các ngành công nghiệp mới phát triển rất
nhanh và rồi cũng lại nhanh chóng bị thay thế bởi một ngành công nghiệp khác mới hơn,
tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của khoa học - công nghệ.
+ Trong quá trình công nghiệp hóa, các nước NICs đều thực hiện chính sách kết
hợp và chuyển đổi giữa các mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, công nghiệp
hóa hướng về xuất khẩu với các sản phẩm hướng tới công nghệ cao theo từng giai đoạn
phát triển.
+ Rút kinh nghiệm từ những nước kể trên, đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm
1986) đã sự thay đổi trong lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hóa, chuyển từ mô
hình hướng nội (thay thế nhập khẩu) trước đây bằng mô hình hỗn hợp (hướng về xuất
khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu), đồng thời chuyển đổi mục tiêu từ “ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng” sang “lấy nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu làm trọng tâm”.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986)


+ Tiếp theo, lần lượt các đại hội VIII (năm 1996), đại hội IX (2001) và đại hội XI
(2011) đều đã điều chỉnh chính sách công nghiệp hóa theo hướng gắn công nghiệp hóa
với hiện đại hóa, lấy khoa học – công nghệ làm động lực, lấy nguồn lực con người làm

29
yếu tố trung tâm của công nghiệp hóa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực
với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
+ Kết quả là trong giai đoạn 1996 - 2012, tỷ trọng của ngành công nghiệp khai
khoáng trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp đã giảm từ 13,52% xuống còn 7,57%;
ngược lại, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 80,26% lên 87,82%
(theo Bộ Tài Chính).
*Bài học cho công nghiệp hóa ở VN hiện tại:
 Tiếp thu có chọn lọc thành tựu KH-CN của văn minh nhân loại.
 Phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt
coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo khoa học – công nghệ.
 Tận dụng lợi thế của một nước đi sau có điều kiện học hỏi những kinh
nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thành quả của các nước đi trước, tận dụng xu thế
của thời đại qua hội nhập quốc tế để rút ngắn thời gian.
1.2. Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa và hiện đại hóa
ở Việt Nam.
1.2.1.Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Công nghiệp hóa-hiện đại hóa là một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ,
phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và
tiến bộ khoa học – công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động cao.
Ví dụ về Công nghiệp hóa - hiện đại hóa: Trong lĩnh vực nông nghiệp, các loại
giống lúa, cây trồng và vật nuôi mới đã được tạo ra nhờ sự ứng dụng của khoa học và
công nghệ. Những loại giống này có năng suất và chất lượng cao hơn so với giống thông
thường và được áp dụng rộng rãi. Công nghệ tưới phun mưa, nuôi trồng trong nhà và
các phương pháp canh tác khác cũng đã giúp tăng năng suất và giảm thiểu tác động của
các yếu tố thời tiết.

30
Việc áp dụng khoa học công nghệ vào việc tạo ra các giống lúa mới, cây trồng mới
hay sử dụng công nghệ tưới phun mưa, nuôi trồng trong nhà và các phương pháp canh
tác khác giúp tăng năng suất chính là biểu hiện của công nghiệp hóa - hiện đại hóa được
ứng dụng vào nông nghiệp.

Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao
gồm:
 Một là, lý luận và thực tiễn cho thấy, công nghiệp hóa là quy luật phổ
biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua dù ở
các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau.
“Vào giữa thế kỷ XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến
hành cuộc cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ
công sang lao động cơ khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình công
nghiệp hóa của thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm công nghiệp hóa
mới được dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng công nghiệp, mặc dù sau
cách mạng công nghiệp ở Anh, một thế hệ công nghiệp hóa đã diễn ra ở các nước
Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản…”
 Như vậy ta dễ dàng nhận ra, cách nước càng phát triển lớn mạnh chính là
các nước đã trải qua cách mạng công nghiệp hay công nghiệp hóa - hiện đại hóa từ lâu
và chính quá trình đó đã thúc đẩy nền công nghiệp của họ càng ngày càng phát triển. Có
thể nói công nghiệp hóa - hiện đại hóa chính là một quá trình không thể thiếu trên con
đường xây dựng đất nước.

31
Hình ảnh về cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 1 ở Anh
Bản chất của công nghiệp hóa là quá trình tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh
tế, là đòn bẩy quan trọng tạo sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động của con
người. Thông qua công nghiệp hóa, các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân
được trang bị những tư liệu sản xuất, kỹ thuật- công nghiệp ngày càng hiện đại, từ đó
nâng cao năng suất lao động, tạo ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và
đa dạng của con người.
Mỗi phương thức sản xuất có một cơ sở vật chất- kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật
chất - kỹ thuật của một phương thức sản xuất là hệ thống các yếu tố vật chất của lực
lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật mà lực lượng lao động xã hội sử
dụng để tiến hành quá trình lao động sản xuất. Cơ sở vật chất - kỹ thuật được xem là
tiêu chuẩn đánh giá mức độ hiện đại của một nền kinh tế, đây cũng là điều kiện quyết
định để xã hội có thể đạt được một năng suất lao động nào đó.

32
Cơ sở vật chất- kỹ thuật là tiêu chuẩn để đánh giá một nền kinh tế
Xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật chính là nhiệm vụ hàng đầu các quốc gia cần
thực hiện để đi lên chủ nghĩa xã hội. Cơ sở vật chất- kỹ thuật là nền kinh tế hiện tại: có
cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công
nghệ hiện đại.
Ví dụ: Sau năm 1954 miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã
hội. Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển
tư bản chủ nghĩa từ xuất phát điểm rất thấp, với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị
chiến tranh tàn phá nặng nề. Cơ sở vật chất – kỹ thuật nghèo nàn. Trình độ, năng suất
lao động thấp, đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật vừa ít về số lượng, vừa hạn chế về
năng lực và kinh nghiệm điều hành, quản lý. Từ đó ta có thể hiểu được để bước lên xã
hội chủ nghĩa thì đất nước phải thực hiện phát triển cơ sở vật chất và khi đã bước lên xã
hội chủ nghĩa thì phát triển cơ sở vật chất- khoa học kỹ thuật là tất yếu.

33
Nền nông nghiệp Việt Nam những năm 5x-6x

Nền nông nghiệp Việt Nam ngày nay


 Hai là nước ta đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu,
cơ sở vật chất kĩ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa cao, quan hệ
sản xuất mới chưa hoàn thiện. Vì vậy, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật phải thực
hiện từ đầu thông qua CNH – HĐH. Mỗi bước tiến của quá trình CNH – HĐH là
bước một bước tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH, phát triển mạnh
mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, trên cơ sở
đó từng bước nâng dần trình độ văn minh của xã hội.

34
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, trước hết là nhằm xây dựng
cơ sở vật chất- kỹ thuật cho nền kinh tế dựa trên những thành tựu khoa học - công nghệ
hiện đại. Bước tiến của CNH-HĐH cũng là bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật
của xã hội chủ nghĩa, cũng như củng cố, hoàn thiện các quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa, từ đó mà nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống người dân được
nâng cao.
CNH-HĐH phát triển lực lượng sản xuất, nhằm khai thác, phát huy và sử dụng có
hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước, từ đó nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền
kinh tế. CNH-HĐH còn thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các ngành, các vùng trong
nước và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân công lao động,
hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả.
CNH-HĐH làm phát triển cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng và quy mô quá trình
sản xuất các mặt hàng. Dễ thấy nhất, những năm gần đây, Việt Nam đang tăng cường
chuyển giao và giải các công nghệ từ nước ngoài và hướng năm 2030 thì sẽ có khoảng
1000 công nghệ nước ngoài được chuyển giao, 30 công nghệ được giải mã.
Có thể thấy GDP là một kết quả biểu hiện cho sự phát triển CNH-HĐH Việt Nam
ta:

35
 Có thể thấy sự tăng trưởng GDP nước ta qua các năm khá là đồng đều, tuy nhiên
giai đoạn năm 2020-2021 nước ta hứng chịu 1 đòn búa nặng nề bởi đại dịch Covid-19,
quá trình sản xuất bị chậm lại đáng kể, từ đó GDP tăng trưởng không còn tăng mạnh
như các năm trước. Tuy nhiên, kể từ năm 2022, đại dịch được đẩy lui, quá trình sản xuất,
CNH-HĐH được quay trở lại với con đường chạy đua vốn dĩ của nó, GDP nước ta tăng
mạnh đột biến so với các năm trước đó. Từ đó có thể thấy sự quan trọng của quá trình
CNH-HĐH ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào tới sự phát triển đất nước ta.
CNH-HĐH củng cố khối liên minh công nhân, nông dân và tri thức. Nâng cao vai
trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
CNH-HĐH tăng cường tiềm lực an ninh, quốc phòng góp phần nâng cao sức mạnh
đất nước. Tạo điều kiện vật chất, tinh thần xây dựng nền văn hóa mới và con người mới
xã hội chủ nghĩa.
CNH-HĐH đã giúp đất nước phát triển về kinh tế, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật
và tạo chỗ đứng cho đất nước trên trường thế giới từ đó tạo điều kiện giúp đất nước phát
triển quốc phòng, các vũ khí an ninh giúp đất nước tăng cường an ninh quốc phòng, bảo
vệ đất nước.

36
Như vậy, ta có thể kết luận CNH – HĐH là nhân tố quyết định sự thắng lợi của
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn.

Đặc điểm chủ yếu của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
- CNH – HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện mực tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- CNH – HĐH gắn với việc phát triển kinh tế tri thức.
- CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- CNH – HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam đang tích
cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.2 Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
- Một là, cần tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi nền
sản xuất - xã hội lạc hậu sang sản xuất - xã hội tiến bộ. Điều này cần có sự phát
triển về tri thức, tư duy và nguồn lực.
Tri thức là nguồn lực vô hình to lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, là
nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất và là động lực quan trọng nhất cho sự
phát triển. Tri thức cũng là động lực mạnh mẽ cho các lĩnh vực sáng tạo khoa học, phát
minh, sáng chế, công nghệ, điều hành, quản lý và tổ chức xã hội đồng thời thúc đẩy
mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam.

37
Sự phát triển về tri thức, tư duy rõ ràng đã mang lại những tác động không nhỏ cho
sự phát triển công nghiệp và dịch vụ của các công ty tại Việt Nam tiêu biểu là các công
ty vận chuyển như Gojek.

Họ đã phát triển và cải thiện các phần mềm điện thoại, thay đổi từ các hình thức
chăm sóc khách hàng truyền thống sang phát triển qua thiết bị thông minh giúp cho tăng
khả năng kết nối với khách hàng đồng thời mở rộng được ra các lĩnh vực mới phục vụ
những nhu cầu của khách hàng
Để phát triển tri thức, tư duy cần những tiền đề trong nước, quốc tế. Vì vậy chúng
ta cần tạo lập những điều kiện cần thiết trên tất cả các lĩnh vực của đời sống sản xuất.
Những điều kiện chủ yếu cần có như: tư duy phát triển, thể chế và nguồn lực, môi trường
quốc tế thuận lợi và trình độ văn minh của xã hội, ý thức xây dựng xã hội văn minh của
người dân. Ngoài ra cũng cần phát triển hệ thống giáo dục đào tạo có chất lượng, phát
triển hạ tầng cơ sở thông tin hiện đại, phát triển hệ thống sáng tạo có hiệu quả và phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên không có nghĩa là chờ chuẩn bị đầy đủ mới thực hiện công nghiệp hóa
hiện đại hóa mà phải thực hiện nhiệm vụ trên một cách đồng thời bởi nếu chờ đợi chuẩn
bị đầy đủ những điều kiện mới thực hiện thì lúc đó đất nước đã trở nên lạc hậu rất nhiều

38
so với các nước phát triển khác bởi trong thời đại công nghiệp này thời gian chẳng chờ
một ai, sự phát triển và hiện đại hóa diễn ra không ngừng và điều này đi ngược lại so
với định hướng phát triển và hội nhập mà đất nước ta đặt ra. Việc thực hiện đồng thời
vừa phát triển nền tảng vừa tiến tới phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa vừa giúp
cho đảng và nhà nước linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh những tiền đề có sẵn sao cho
phù hợp với những định hướng phát triển của đất nước.
- Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu
sang nền sản xuất – xã hội hiện đại.
Trước hết, cần đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới,
hiện đại. Để thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải từng bước trang
bị cơ sở vật chất, kỹ thuật ngày càng hiện đại, cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành
lao động sử dụng máy móc, tức là phải cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân. Đó là bước
chuyển đổi rất căn bản từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Đi liền
với cơ khí hóa là điện khí hóa và tự động hóa sản xuất từng bước vào trong toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
- Đối với những nước kém phát triển thì nhiệm vụ trọng tâm là cơ khí hóa để
nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, đối với những
ngành nghề, lĩnh vực khi có điều kiện và khả năng cho phép có thể ứng dụng ngay
những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại để rút ngắn khoảng cách với các nước
phát triển.
Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải ứng dụng những
thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại vào tất cả các ngành, các vùng, các lĩnh
vực của nền kinh tế. Tuy nhiên cần phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng,
trình độ và điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn, không chủ quan, nóng vội cũng
như không trì hoãn, cản trở việc ứng dụng khoa học, công nghệ mới, hiện đại trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

39
Trong Văn kiện Đại hội XIII
của Đảng đã đề cập đến những
thành tựu của việc ứng dụng khoa
học công nghệ vào các lĩnh vực
của đời sống kinh tế, xã hội. Cụ
thể, về nông nghiệp, khoa học
công nghệ giúp các ngành địa
phương chọn tạo, công nhận
chính thức 32 giống cây trồng, vật
nuôi, 36 tiến bộ kỹ thuật. Trong
đó, năm 2019, trong cuộc thi TRT tổ chức tại Manila, Philippin Gạo ST25 (đặc sản ở
Sóc Trăng) được bình chọn là “Gạo ngon nhất thế giới”. Trong công nghiệp, khoa
học công nghệ đã chế tạo thành công nhiều thiết bị, dây chuyển sản xuất, chủng loại
vật liệu mới phục vụ phát triển ngành cơ khí chế tạo, năng lượng, công nghiệp hỗ trợ,
nông nghiệp…

Trong y học, Tháng 11.2007, Bộ KH&CN đã phê duyệt đề tài độc lập cấp Nhà
nước: "Nghiên cứu một số vấn đề về ghép tim thực nghiệm trên động vật để tiến tới
ghép tim trên người ở Việt Nam" và vào ngày 17 tháng 6 năm 2010, tại Bệnh Viện
103, Học Viện Quân y, Bộ Quốc phòng đã thực hiện thành công ca ghép tim trên
người đầu tiên tại Việt Nam.

Ca ghép tim đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh do Học viện Quân y cung cấp

40
Năm 2018, vệ tinh Macro Dragon nặng 50kg do các thạc sĩ công nghệ vệ tinh
Việt Nam chế tạo ở Nhật Bản, được phía Nhật Bản hỗ trợ phóng lên không gian bằng
tên lửa Epsilon.

Ảnh mô phỏng vệ tinh LOTUSat-1 trong tương lai.Ảnh JICA

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,
ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để
nâng cao năng suất lao động, xây dựng 1 nền nông nghiệp xanh, sạch , từng bước
nâng cao đời sống người nông dân, gắn với xây dựng nông thôn mới, từ đó mới có
được nguồn lương thực chất lượng cao nhất để đáp ứng tốt cho nhu cấu trong và ngoài
nước
Ví dụ: 1 số thành tựu đã được áp dụng công nghệ hiện đại vào, 3 ngành dưới
ảnh sau là 3 trong số đó

41
Kiểm tra mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng
công nghệ Semi Biofloc gắn với tiêu thụ sản phẩm tại TX Quảng Yên

Ứng dụng công nghệ LED trong sản xuất thanh long trái vụ tại Uông Bí.

42
Nhiều giống cây công nghiệp, cây lâm nghiệp mới được chọn tạo và đưa vào sản
xuất đại trà trên cơ sở ứng dụng các thành tựu KHCN hiện đại.
Ảnh: Internet.
Không những vậy, nhờ áp dụng các thành tựu khoa học mới vào mà các nhà khoa
học Việt Nam đã tạo ra giống gạo ST25 từ cách lai giữa rất nhiều giống lúa bố mẹ để
tạo ra nhiều giống lúa phức tạp về kiểu gen, sau cùng sẽ sử dụng phép lai hồi giao cải
tiến với dòng ST tân tiến nhất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.Vào năm 2019, trong cuộc
thi TRT tổ chức tại
Manila, Philippin Gạo
ST25 (đặc sản ở Sóc
Trăng) được bình chọn
là “Gạo ngon nhất thế
giới”.
Mặc dù khi áp
dụng những thành tựu
khoa học , công nghệ
cao, công nghệ 4.0 có
thể mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho người nông dân nói riêng và các doanh nghiệp
nói chung nhưng vẫn còn 1 số mô hình vẫn chưa thể áp dụng rộng rãi được, để áp dụng
quy mô lớn vẫn còn rất khó khăn do nguồn vốn hỗ trợ đầu tư ứng dụng công nghệ cao
vào sản xuất còn hạn chế nên chưa phát huy tối đa hiệu quả trong sản xuất.

43
Bên cạnh đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay phải gắn liền với
phát triển kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó tự sản sinh ra,
phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế,
tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nền kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, theo
đó các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất hàm chứa những hàm lượng tri thức ngày
càng cao. Phát triển kinh tế tri thức là cơ hội để rút ngắn khoảng cách lạc hậu. Từ
những tri thức, công nghệ kỹ thuật mới, các tư liệu lao động mới, hệ thống máy móc
thông minh, tự động hóa sẽ được tạo ra. Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp
đang tiến hành công nghiệp hóa để phát triển kinh tế tránh tụt hậu.
Kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, có tác
động to lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước và góp phần thúc đẩy sự đổi mới khoa
học và kỹ thuật. Đặc biệt trong thời kỳ công nghệ 4.0 thì kinh tế tri thức lại chiếm
phần rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước.
Đội ngũ cán bộ khoa học của Việt Nam có khả năng tiếp cận và ứng dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Trong quá trình công nghiệp hóa
đất nước, Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư, khai thác ứng dụng những thành tựu mới của
thời đại nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ phần mềm...
Điều này cũng được nhấn mạnh rõ ràng trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
XII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, Đảng đã nêu
ra phương hướng phát triển đất nước trong 5 năm (2016 - 2020). “Đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”(16) với chủ trương “công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
giai đoạn tới là tiếp tục thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân
lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu; huy động và phân bổ có hiệu quả mọi nguồn
lực phát triển”.
Như vậy, chúng ta có cơ sở khoa học để đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ:
chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và phát triển kinh tế tri
thức.

44
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh
tế - xã hội, khi nhiều nước rơi vào suy thoái, Việt Nam nằm trong nhóm ít các quốc
gia duy trì tăng trưởng dương, kiểm soát tốt dịch bệnh, đạt nhiều kết quả ấn tượng.
Với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91%, Việt Nam thuộc nhóm
nước có tăng trưởng cao nhất thế giới.
Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động nâng lên rõ rệt. Năng
suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng tăng từ 33,6% giai đoạn
2011 - 2015 lên 45,2% giai đoạn 2016 - 2020, tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt
39,0% (vượt mục tiêu 35%); Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong
tổng giá trị hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. Chỉ số đổi
mới sáng tạo toàn cầu - GII tăng 17 bậc trong giai đoạn 2016 - 2020, đứng thứ 3 khu
vực Đông Nam Á, đứng đầu trong số các quốc gia ở mức thu nhập trung bình thấp.
Ví dụ: 1 số thành tựu của lực lượng tri thức của Việt Nam
Đoàn học sinh Việt Nam tại giải đấu robot quốc tế ở Panama

ĐẠI SỨ QUÁN ĐAN MẠCH


Võ Tự Đức cũng là chuyên gia đầu
tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á của
mảng Google Workspace - nền tảng
đang ngày càng phổ biến với hơn 3 tỉ
người dùng.
Để đạt được những điều trên thì
nước ta trong quá trình CNH-HĐH phải

45
tăng cường sử dụng các công nghệ mới nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn và
phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị tăng cao dựa nhiều vào tri thức
để kích thích trí tò mò, khả năng sáng tạo của con người kết hợp với việc sử dụng nguồn
vốn tri thức của con người Việt Nam và tri thức mới nhất của nhân loại để có thể từng
bước phát triển kinh tế tri thức và kinh tế - xã hội, giúp rút ngắn khoảng cách với các
nước trong khu vực.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hơp lý và hiệu quả
Hệ thống cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ) giữ vị trí
quan trọng nhất, vì nó phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế và kết quả của quá
trình thực hiện CNH-HĐH
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả chính là quá trình tăng
tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong
GDP.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu sẽ làm phân hóa công việc của lực lượng lao động,
giúp họ có thể tập trung làm chuyên môn của mình; hình thành các ngành và các vùng
chuyên môn để tập trung đào tạo, sản xuất và khai thác thế mạnh, nâng cao năng suất
lao động và chất lượng của sản phẩm tạo thành. Ngoài ra, có thể áp dụng các thành tựu
vào lao động sản xuất để tăng năng suất khi lực lượng lao động đã phân hóa công việc,
tập trung vào chuyên môn của họ. Những tác nhân trên sẽ ít nhiều làm thay đổi tỷ trọng
của 3 ngành : công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ theo hướng mà nhà nước đề ra .
Nhờ các cơ cấu chuyển dịch kinh tế đã làm cho tốc độ tăng trưởng GDP của Việt
Nam thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới (năm 2020), tỷ lệ thất
nghiệp đang có xu hướng giảm, tỷ lệ lạm phát duy trì ổn định. Đó là những bước đệm
để Việt Nam có thể vươn lên rút ngắn khoảng cách giữa các nước khác trong tương lai.
Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu
hút có hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên
ngoài để phát triển kinh tế - xã hội
- Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ mới, hiện đại
vào các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế
- Phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế

46
Thông qua những yêu cầu trên, ta có thể thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng hiện đại, phù hợp và hiệu quả phụ thuộc nhiều vào trình độ, công nghệ và
chất lượng của các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế; xu hướng phát triển
của kinh tế trong và ngoài nước và nguồn vốn đầu tư từ trong và ngoài nước.

Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế giai đoạn năm 2010 – 2019

47
Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2018

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2021(%)


Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất
Một bước rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam là hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Trong kì họp Đại hội VII nêu định hướng: "Phù hợp với sự phát triển của lực
lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao
với sự đa dạng về hình thức sở hữu". Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai
mặt cấu thành của phương thức sản xuất. Theo quy luật khách quan, quan hệ sản xuất
phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; ngược lại, lực lượng sản
xuất phát triển quyết định quan hệ sản xuất.
Giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối liên hệ mật thiết với nhau và
là 2 khía cạnh của phương thức sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất được thể hiện
qua chuyên môn làm việc, sự phát triển của công cụ lao động, sự phân công lao động và
tổ chức quản lý lao động xã hội kết hợp với tư liệu sản xuất chất lượng cao sẽ quyết định
sự phát triển của quan hệ sản xuất, hình thành quan hệ chặt chẽ giữa người lao động với
nhau.
Lực lượng sản xuất quy định sự hình thành và biến đổi của quan hệ sản xuất, nếu
con người muốn làm công việc năng suất cao hơn và đỡ mệt nhọc hơn thì phải tìm tòi
và cải tiến các công cụ lao động. Lực lượng lao động quy định sự hình thành và biến đổi

48
quan hệ sản xuất khi quan hệ sản xuất không đáp ứng đủ với trình độ, tính chất của lực
lượng sản xuất thì nó kiềm hãm thậm chí còn phá hoại lực lượng sản xuất và ngược lại.
Do đó, phải liên tục hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, tránh tình trạng lạc hậu hơn so với lực lượng sản xuất dù tạm
thời nhưng nó sẽ vẫn kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Liên tục hoàn thiện
để kích thích sự phát triển công cụ sản xuất, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào
sản xuất hợp tác phân công lao động quốc tế, tạo động lực cho lực lượng lao động ngày
càng gia tăng trình độ của bản thân.
Trước thời điểm đổi mới (năm 1986), cách vận dụng, giải quyết mối quan hệ
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí,
nóng vội, bảo thủ và trì trệ; không tuân theo các quy luật khách quan, đặc biệt là quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong
xác lập quan hệ sản xuất, chúng ta tuyệt đối hoá vai trò của công hữu, làm cho quan
hệ sản xuất chỉ còn tồn tại giản đơn dưới hai hình thức toàn dân và tập thể. Ta nóng
vội xoá bỏ các thành phần kinh tế khác, không chấp nhận các hình thức sở hữu hỗn
hợp, sở hữu quá độ; xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân một cách ồ ạt, dẫn đến lực lượng
sản xuất không phát triển, tình trạng trì trệ kéo dài, sản xuất đình đốn, đời sống người
dân gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất không có phát
triển. Thời kỳ bao cấp tập trung dù hợp lý trong giai đoạn chiến tranh nhưng khi cuộc
chiến qua đi, trong giai đoạn đổi mới lấy nền kinh tế làm gốc, nó đã không còn hợp
lý nữa. Để thỏa mãn yêu cầu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực
lượng sản xuất, cần hoàn thiện quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối quản lý, phân bố
nguồn lực, phát huy sáng tạo. Việc mở cửa, nền kinh tế thị trường hiện nay tạo động
lực phát triển sáng tạo tối đa, nếu doanh nghiệp không bắt kịp không làm mới mình
để cạnh tranh, họ sẽ phá sản.
Công nghiệp hóa hiện đại hóa xảy ra ở trên toàn cầu, tác động tới mọi quốc gia.
Do đó, trên con đường đổi mới, ta cần phải thích ứng trước những tác động của nó,
đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư này.
- Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng đổi mới
sáng tạo. Ta cần xây dựng khung pháp lý đổi mới, sáng tạo, làm tiền đề để thúc đẩy
sự phát triển, ổn định xã hội. Đổi mới không ngừng nâng cao năng suất lao động, thúc
đẩy sáng tạo doanh nghiệp, tăng cường đào tạo từ các bậc Đại học chất lượng cao và

49
liên kết với cả nguồn tri thức nước ngoài. Trong những năm qua, nước ta đẩy mạnh
cải cách nhà nước, tinh gọn bộ máy. Trong ngành kinh tế, thủ tục hành chính, việc
tinh gọn khâu thủ tục.
Đẩy mạnh khai thác và phát triển nguồn tri thức của con người để phát triển nguồn
kinh tế tri thức, giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm, thúc đẩy
nghiên cứu và triển khai. Tăng nguồn vốn cho con người để có thể đổi mới sáng tạo, đẩy
mạnh đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp. Thúc đẩy phát triển ngành giáo dục
và đồng thời kết nối với mạng lưới tri thức toàn cầu để tăng khả năng đổi mới sáng tạo
của con người.
(Theo báo cáo năm 2014 thủ tục thuế đã giảm tới 290 giờ/ năm trên 1 doanh
nghiệp.)

Ảnh minh hoạ. Nguồn : internet


- Thứ hai, nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong thời đại Cách mạng công nghệ, ta cần nắm bắt,
đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn từ
Nhà nước, doanh nghiệp, số hóa, chuyên môn hóa quá trình quản lí, ứng dụng khoa
học vào công việc giảm thời gian, tăng năng suất. Chính phủ cũng là gương mặt tiêu
biểu trong việc này khi đã ban hình ra kênh chính phủ số: chinhphu.vn…; đưa nhiều
dịch vụ công lên trên hình thức trực tuyến, tăng sự tiện lợi, giảm thời gian làm thủ
tục.
Huy động mạnh nguồn lực Nhà nước để phục vụ cho nghiển cứu, tích cực áp dụng
các thành tựu khoa học – công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống để tăng
năng suất lao và chất lượng lao động của con người, cải thiện đời sống của người dân từ
đó tạo tiền đề để phát triển kinh tế đất nước.

50
-Ví dụ: Khu công nghiệp Tân Tạo hoạt động vào những năm 1996, Tân tạo thuộc
TOP Khu công nghiệp lớn nhất trong số KCN tại Hồ Chí Minh nói riêng và miền
Nam nói chung.

Không chỉ đầu tư khu công nghệ


cao, ta phải phát triển công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn. Nông thôn là nơi ít được tiếp xúc
với công nghệ, trình độ canh tác con
chưa tốt.Vì thế cần đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ tới nông lâm nghiệp,
tăng năng suất trong sản xuất. Để hoàn
tất quá trình công nghiệp hóa, nông thôn đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ sinh học
vào sản xuất; thực hiện cơ giới hoá, điện khí hoá, thủy lợi hoá, số hóa; phát triển công,
thương nghiệp và dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn; từng bước xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay,
nhiều khu vực nông thôn xuất hiện khu vực tổ chức chuyên môn sản xuất nông nghiệp,
nhà kính,

51
-Ví dụ như việc trồng lúa ngày nay gieo vụ, thu hoạch không còn dùng tới sức
người mà đã sang máy móc thuê hết.
Dù có là thời kì công nghệ, robot thay thế con người thì phát triển nguồn nhân
lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ không thể thay thế. Con
người chính là yếu tố quyết định, tạo ra những bước ngoặt trong thời đại công nghệ.
Nhằm tác động tới vấn đề trên, có những giải pháp cơ bản như: Đổi mới mạnh trong
giáo dục hướng tới chất lượng cao, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường đầu
tư cho phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trang thiết bị, phương pháp đào tạo. Ngoài
việc đào tạo chất lượng cao, ta cần chính sách thu hút người tài thích hợp. Ngày nay,
nhiều chương trình học bổng du học, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trực
tiếp cho doanh nghiệp tài trợ chương trình.

- Thứ ba, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu
cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cách mạng công nghiệp mang lại những tác động tiêu cực và nước ta cũng sẵn
sàng đón nhận và ứng phó với nó. Nhiệm vụ không thể thiếu là cần xây dựng phát
triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông, chuẩn bị nền tảng kinh
tế số. Khẳng định rằng, hạ tầng kỹ thuật và công nghệ, truyền thông giúp đời sống
của con người thuận tiện rất nhiều. Ta cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào những
lĩnh vực kinh tế, đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, coi phát triển và ứng dụng
công nghệ là khâu đột phá trong Cách mạng lần thứ tư này. Dễ thấy, xu hướng công

52
nghệ hóa làm cho nguồn nhân lực, thị trường lao động công nghệ thay đổi và chưa có
dấu hiệu hết nóng.
Bên cạnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật, ta cần từng bước thực hiện chuyển đổi số
nền kinh tế, quản lý xã hội. Ta xây dựng các khu công nghiệp công nghệ cao, làm
nòng cốt trong phát triển.
Để các doanh nghiệp có thể thích nghi với
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và cạnh tranh
được với các doanh nghiệp khác thì họ phải áp
dụng những công nghệ mới,đảm bảo an ninh
mạng, cải thiện khả năng quản lý nhân lực, tích
cực đào tạo chất lượng nguồn nhân lực và có
những chính sách để giữ lại nguồn nhân lực tốt.
Ngoài ra, để đảm bảo vấn đề an ninh mạng cho người sử dụng, chính phủ đã ban
hành luật an ninh mạng vào ngày 12/6/2018.(Hình trên)

53
KẾT LUẬN
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã, đang và sẽ là xu hướng phát triển chung của tất
cả các quốc gia trên thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi
tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” công nghiệp hoá, hiện
đại hoá không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính là quá trình biến đổi, cách
mạng sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học và
con người), làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Nhưng cơ sở, động
lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì? Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-
Lênin, con người vừa là điểm khởi đầu vừa là điểm kết thúc, đồng thời vừa là trung tâm
của mọi biến đổi lịch sử. Nói cách khác, con người là chủ thể chân chính của các quá
trình xã hội. Trong xã hội hiện đại ngày nay, chủ thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá vẫn chính là con người. Chính vì vậy, quá trình này đòi hỏi phải có nguồn nhân
lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Nói cách khác, nguồn nhân lực phải trở thành
động lực thật sự của sự phát triển.
Quan điểm phát triển nguồn nhân lực đã được nhiều quốc gia quan tâm và đặc biệt
đang nổi lên ở khu vực Đông á. Xuất phát là những nước nghèo, chỉ có thể rút ngắn thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong
trường hợp đầu tư phát triển đủ mạnh nguồn nhân lực. Sự đầu tư ấy được hiểu cả ba
mặt: chăm sóc sức khoẻ, nâng cao mức sống và phát triển giáo dục, trong đó đầu tư có
hiệu quả nhất là đầu tư cho giáo dục. Khi nghiên cứu quan hệ giữa GDP và các yếu tố
của nguồn nhân lực, người ta thấy sự phát triển của nguồn nhân lực càng sớm thì tốc độ
tăng trưởng kinh tế càng cao. Thực tế đã chứng minh, do phát triển nguồn nhân lực mà
Hàn Quốc đã mau chóng trở thành nước công nghiệp, có sự hội nhập thần kỳ ở khu vực
Đông á và trở thành một điểm sáng bên Nhật Bản siêu cường.
Đồng thời, xuất phát từ tư tưởng của C.Mác về sự phát triển vì con người, vì sự
nghiệp giải phóng của con người, giải phóng nhân loại, chúng ta có thể khẳng định rằng
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên thế giới nói chung và đặc biệt là ở nước ta
hiện nay chính là một cuộc cách mạng- cách mạng con người. Trong “Tư bản”, C.Mác
đã khẳng định: “để sản xuất ra những con người toàn diện” cần phải có một nền kinh tế
phát triển, một nền văn hoá mới, một nền khoa học kỹ thuật hiện đại, một nền giáo dục
tiên tiến. Và ông coi tạo ra những thành tưu kinh tế xã hội đó “không phải chỉ là một
phương pháp để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội, mà còn là một phương pháp duy

54
nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện” (8) - những chủ nhân thực sự
của một xã hội vì con người. Như vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải vì mục tiêu
phát triển con người. Chỉ có như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới trở thành sự
nghiệp cách mạng của quần chúng.
Qua toàn bộ phân tích trên, có thể khẳng định rằng, bước sang thời kỳ phát triển
mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN chúng
ta phải lấy việc phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện đại làm yếu tố cơ bản cho
sự phát triển nhanh và bền vững, phải gắn tăng trưởng kinh tế với cải thiện đời sống
nhân dân, phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đồng thời
công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải là vì sự phát triển con người Việt Nam toàn diện,
con người phải được coi là giá trị tối cao và là mục đích của sự nghiệp đầy khó khăn,
phức tạp nhưng tất yếu này.

55
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không
chuyên lý luận chính trị). – Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật- 2021.

2. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/3615-xu-ly-van-
de-viec-lam-va-quan-he-lao-dong-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-40.html

3. https://www.youtube.com/watch?v=FhnR-xkSdEQ

4. https://www.youtube.com/watch?v=0yfmdsYQuAk

5. https://autorobots.vn/ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-san-xuat-cong-
nghiep/

6. https://khoahoc.tv/thanh-tuu-khoa-hoc-cong-nghe-dong-gop-cho-phat-
trien-kt-xh-29509

7. https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/65717/day-manh-ung-dung-thanh-tuu-
khoa-hoc-va-cong-nghe-vao-san-xuat-va-doi-song

8. https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/08/08/ung-dung-khoa-hoc-cong-
nghe-vao-san-xuat-nong-nghiep-thanh-tuu-han-che-va-giai-phap-thao-go/

9. https://khcncongthuong.vn/tin-tuc/t18670/ung-dung-thanh-tuu-khoa-hoc-
cong-nghe-phat-trien-linh-vuc-cong-nghiep-dien-tu-viet-nam.html

10. https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-
hoi.aspx?ItemID=69386

11. https://dx.thuathienhue.gov.vn/Thong-tin-chuyen-doi-so/Cac-de-an-
chuong-trinh-lien-quan/pid/446/cid/22/ReqId/5e3c96e8?tid=hue-s-da-dich-vu-tren-
mot-ung-dung.html

12. https://www.youtube.com/watch?v=_TGrhQknMjk
13. https://www.youtube.com/watch?v=vJiLg1QamVo
14. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/thtk/pages_r/l/chi-tiet-tin-tin-hoc-
va-thong-ke?dDocName=BTC317724
15. https://www.tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/28767/giai-quyet-
moi-quan-he-giua-phat-trien-luc-luong-san-xuat-va-xay-dung%2C-hoan-thien-tung-
buoc-quan-he-san-xuat-xa-hoi-chu-nghia-phai-phu-hop-voi-thuc-tien-viet-nam.aspx
16. https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Vi%E1%BB%87t_
Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a
17. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=BTC336330

56
18. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-
chinh?dDocName=MOFUCM090266
19. https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/tu-ghep-than-den-ghep-tim-
hanh-trinh-chinhphuc-dinh-cao-380460
20. https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/ve-tinh-made-by-vietnam-va-
giac-mo-khong-gian-cua-nguoi-viet-638050.ldo

57

You might also like