You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------

TIỂU LUẬN

BỘ MÔN : LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài : Đường lối công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong thời kì đổi mới

GVHD : Lê Quang Chung


Mã môn : 231LLCT220514E
Nhóm thực hiện : Nhóm 4

TP.HCM, 15 tháng 11 năm 2023.



Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa - hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

ĐIỂM SỐ

TIÊU CHÍ NỘI DUNG TRÌNH BÀY TỔNG

ĐIỂM

NHẬN XÉT
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Ký tên

Ths. Lê Quang Chung

1
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

THỨ
HỌ TÊN NHIỆM VỤ KẾT QUẢ KÝ TÊN
TỰ
Powerpoint, trình
1 Trịnh Quốc Bảo Hoàn thành tốt
bày tiểu luận
Trương Quang
2 Tìm kiếm thông tin Hoàn thành tốt
Minh
Trần Cao Quốc
3 Tìm kiếm thông tin Hoàn thành tốt
Trung

4 Đỗ Minh Huy Tìm kiếm thông tin Hoàn thành tốt

2
DANH MỤC VIẾT TẮT

CNH-HĐH: Công nghiệp hóa -Hiện đại hóa

3
Mục lục

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………… 5
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA
NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH CNH – HĐH............................................................
1.1.Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa......................................................................
1.2.Tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của........................................
Đảng cộng sản Việt Nam thời kì đổi mới............................................................................
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG ĐƯỜNG LỖI CNH- HĐH CỦA ĐẢNG THỜI KÌ ĐỔI
MỚI......................................................................................................................................
2.1 Đại hội đại biểu VI đến VII...........................................................................................
2.2. Đại hội đại biểu VIII đến XIII....................................................................................
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐƯỜNG LỐI
CNH - HĐH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ NĂM 1996 – NAY..................................
3.1. Đánh giá kết quả thực hiện Sau khi Đại hội VIII đặt ra những nội dung cụ thể của
CNH - HĐH trong những năm trước mắt là 1996 - 2000..................................................
3.2. Giải pháp trong tương lai đối với CNH – HĐH của nước ta trong tương lai……20
KẾT LUẬN...................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................22

4
Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa - hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ta đang trên đườngphát
triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH–HĐH) đất nước. Việc giữ vững chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ là ưu tiên cao nhất, nhưng cũng không kém phần cấp
thiết là việc phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Một quốc gia nghèo và lạc hậu sẽ dễ trở thành nợ nần và phụ thuộc vào
các cường quốc khác, thậm chí rơi vào thân phận thuộc địa. Do đó, để thúc đẩy
kinh tế, chúng ta cần phải khai thác và tận dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có
từ tự nhiên đến nhân lực, từ vốn đầu tư đến khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên
tiến.

Qua quá trình tìm hiểu môn học chúng tôi đã nhận thức được giá trị của
các chính sách và lộ trình chiến lược mà Đảng đề ra cho sự nghiệp xây dựng và
phòng vệ đất nước. Những chủ trương về công nghiệp hóa và hiện đại hóa đặc
biệt quan trọng, mở ra hướng đi cho Việt Nam để phát triển kinh tế, thoát ly khỏi
điều kiện kém phát triển và tiến tới sự ổn định và vững mạnh.

Để đáp ứng nhu cầu học hỏi sâu rộng và nguyện vọng chia sẻ kiến thức
thu nhận được, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã lựa chọn khám phá chủ đề
"Đường lối công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong thời kì đổi mới" làm đề tài của tiểu luận. Đề tài này được chọn lựa bởi vì
nó không chỉ phản ánh quá trình chuyển đổi mấu chốt của đất nước mà còn gắn
liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

5
Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VỀ VAI


TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH CNH – HĐH

1.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các
hoạt động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng
một cách phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công
nghiệp cơ khí. Ngoài ra, công nghiệp hóa còn được hiểu là quá trình nâng cao tỷ
trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay
một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, về năng suất lao
động,... Có thể nói quá trình công nghiệp hóa là quá trình chuyển biến kinh tế -
xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé
(xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa là một
phần của quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế - xã hội này đi đôi với
tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện
kim quy mô lớn. Công nghiệp hóa còn gắn liền với thay đổi các hình thái triết
học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên.

Hiện đại hóa được hiểu là việc ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa
học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế xã hội. Từ việc sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng
sức lao động phổ thông ứng dụng những thành tựu công nghệ. Đây là một thuật
ngữ tổng quát nhằm biểu đạt tiến trình cải biến nhanh chóng khi con người nắm
được khoa học kỹ thuật tiên tiến và dựa vào đó để phát triển xã hội với mộc tốc
độ mau chóng chưa từng thấy trong lịch sử.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay được hiểu là quá trình chuyển đổi
căn bản và toàn diện từ các hoạt động kinh tế và kinh tế - xã hội từ sử dụng sức
lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động phổ thông cũng như công
nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao
động xã hội lớn.

6
Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

Có thể thấy rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng mới không
còn bị giới hạn về phạm vi trình độ những lực lượng sản xuất và kỹ thuật đơn
thuần mà chỉ nhằm chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí giống như
các quan niệm trước đây vẫn nghĩ.

Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa
thế kỷ XVII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc
cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công
sang lao động cơ khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình công
nghiệp hóa của thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm "công nghiệp
hóa" mới được dùng để thay thế cho khái niệm "cách mạng công nghiệp", mặc
dù sau cách mạng công nghiệp ở Anh, một thế hệ công nghiệp hóa đã diễn ra ở
các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Có thể khái quát, công nghiệp hóa là
quá trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp với nền kinh tế lạc hậu,
dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp với cơ
cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng bằng máy móc, tạo ra năng suất
lao động cao. Như vậy, công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh
tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên
tiến, có năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hóa
là quá trình tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên
tiến, hiện đại.

Trong điều kiện của Việt Nam, Đảng ta xác định: "Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ
khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao".

1.2. Tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của
Đảng cộng sản Việt Nam thời kì đổi mới

Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta xuất
phát từ các nguyên nhân sau:

7
Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

- Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản
xuất xã hội phù hợp với trình độ kỹ thuật công nghiệp thích ứng của nó
mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất. Đối
với các nước đang phát triển, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
nền sản xuất lớn hiện đại là một trong những nhiệm vụ kinh tế to lớn và là
một yêu cầu khách quan.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của một nền sản xuất lớn đòi hỏi phải dựa trên
trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại và không ngừng hoàn
thiện.

- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và
công nghệ giữa Việt Nam và thế giới. Công nghiệp hoá góp phần tạo nên
nền kinh tế hiện đại với những ưu thế nổi bật như: năng suất cao, cơ cấu
sản suất đa dạng, công ăn việc làm phong phú hơn nhiều so với một nền
kinh tế bao cấp. Việc có công nghiệp hóa hiện đại hóa giúp xã hội phát
triển kinh tế đi lên. Khoảng cách giàu nghèo cũng được thu hẹp lại.

- Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển của xã hội.

Tính tất yếu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới
còn được thấy rõ trong nhiều khía cạnh của phát triển xã hội và kinh tế :

- Phát triển Kinh tế: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là yếu tố quyết định
trong việc đưa một quốc gia từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công
nghiệp và dịch vụ. Nó tăng cường sản xuất, đa dạng hóa kinh tế và tạo ra
nguồn thu nhập mới.

- Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống: Công nghiệp hóa mang lại tiện ích và
cơ hội việc làm, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng thông
qua tăng cường thu nhập và cơ sở hạ tầng.

- Tiến Bộ Công Nghệ: Quá trình công nghiệp hóa thường đi kèm với sự tiến
bộ vững chắc trong công nghệ. Sự đổi mới công nghệ không chỉ tăng
cường hiệu suất sản xuất mà còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện.

8
Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

- Tăng Cường Quyền Lực Quốc Gia: Quốc gia có nền kinh tế công nghiệp
mạnh mẽ thường có sức mạnh quốc gia cao hơn trong cộng đồng quốc tế

- Phản ánh Tiến Bộ và Sự Thay Đổi: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là
biểu hiện của sự tiến bộ và thay đổi trong xã hội. Để bắt kịp với các quốc
gia phát triển, việc chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang mô hình
công nghiệp và dịch vụ là không thể tránh khỏi.

- Môi Trường và Thách Thức: Tuy nhiên, công nghiệp hóa cũng đặt ra
những thách thức về môi trường, như ô nhiễm và sử dụng tài nguyên
không bền vững. Do đó, sự bền vững trong quá trình công nghiệp hóa là
một khía cạnh quan trọng cần xem xét.

Tóm lại, trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa không chỉ
là xu hướng mà còn là những yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển và thay
đổi xã hội.

Chương II: Nội Dung đường lối CNH- HĐH của Đảng thời kì đổi mới

2.1 Đại hội đại biểu VI đến VII

2.1.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng thực hiện đường lối
đổi mới toàn diện.

Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá, nói
rõ sự thật, nghiêm túc kiểm điểm chỉ rõ những sai lầm, khiếm khuyết của Đảng
trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa trong thời kỳ 1975-1986. Những
sai lầm trong việc kéo dài chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo và tổ
chức thực hiện. Bởi tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, lối suy nghĩ và hành
động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, muốn bỏ qua những
bước đi cần thiết để chúng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi
chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
Trong công tác bố trí cơ cấu kinh tế, thường xuất phát từ mong muốn nóng lòng
đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp một
cách hợp lý. Chủ yếu thiên

9
Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không giải
quyết các vấn đề căn bản như vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu. Hậu quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, việc
thực hiện không nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại hội V như nông nghiệp vẫn
chưa coi là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Đại hội VI của Đảng là Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện,
đánh dấu bước phát triển mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong
công nghiệp, xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp, chuyển hoạt động của các đơn vị
kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra động lực
mạnh mẽ, giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học-kỹ thuật,
phát triển kinh tế hàng hoá theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội với năng suất,
chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Kết quả là nhà máy thủy điện Hòa Bình
phát điện tổ máy số 1, Liên doanh dầu khí ViệtXô khai thác những thùng dầu
đầu tiên.

2.1.2. Thay đổi tư duy toàn diện về công nghiệp hóa từ sau Đại hội VI

Sau khi chỉ ra những khuyết điểm và sai lầm, Đại hội VI đã cụ thể hóa các
nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường đầu tiên là thực hiện 03
chương trình: Lương thực, thực phẩm; Hàng tiêu dùng và Hàng xuất khẩu trong
những năm đầu tiên của thời kỳ quá độ. Phát triển lương thực, thực phẩm và
hàng tiêu dùng là để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân sau hàng chục
năm chiến đấu, bối cảnh nền kinh tế thiếu hụt nghiêm trọng, góp phần ổn định
kinh tế - xã hội. Còn phát triển hàng xuất khẩu là yếu tố quyết định để khuyến
khích sản xuất và đầu tư trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất. Thực chất để nói thì đây là việc thay đổi mô hình
chiến lược công nghiệp hóa (CNH) từ mô hình hướng nội (thay thế nhập khẩu)
sang mô hình hỗn hợp (hướng cả về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu). Đại hội
VI đã đưa ra một thứ tự ưu tiên mới là ưu tiên nông nghiệp, công nghiệp hàng
tiêu dùng, công nghiệp hàng xuất khẩu và sau cùng là công nghiệp nặng
Đây là sự thay đổi quan trọng về tổ chức chỉ đạo thực hiện công nghiệp
hóa đất nước. Mục tiêu “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng” đã chuyển sang

10
“lấy nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng
tâm”.
Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

Điều này cũng đổi mới cơ cấu đầu tư, đó là đầu tư có trọng điểm và tập trung
vào những mục tiêu và các ngành quan trọng, trước hết đầu tư cho sản xuất nông
nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, cho chế biến nông sản và một số ngành
công nghiệp nặng trực tiếp phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn.
Sau đó, Đại hội VII (1991), Đảng ta lại có những nhận thức mới ngày
càng toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Trong
Đại hội VII đã xác định rõ phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất
nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện
là nhiệm vụ trung tâm, đề cập đến lĩnh vực dịch vụ kinh tế - kỹ thuật trong việc
đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống nhân dân và tăng cường hợp tác quốc tế.
Đồng thời đưa ra chiến lược phát triển kinh tế vùng phù hợp với chiến lược
chung của cả nước.

2.2. Đại hội đại biểu VIII đến XIII


2.2.1. Đại hội đại biểu VIII

Sau 10 năm đổi mới nhìn lại đã có thể nhận định được: nước ta đã thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời
kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho
phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đảng cũng thay đổi quan điểm về công nghiệp hóa trong thời kỳ mới gồm: - Giữ
vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với
tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự
nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo. - Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự
phát triển nhanh và bền vững. - Khoa học và công nghệ là động lực của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện
đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. - Lấy hiệu quả
kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu
tư và công nghệ. - Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh. Đại hội VIII đánh
dấu một bước ngoặt đưa đất nước sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội

11
công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xác định nhiệm vụ
trọng tâm là phát triển kinh tế, cần kiệm để công
Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

nghiệp hoá, khắc phục xu hướng chạy theo “xã hội tiêu dùng”, xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và quan hệ sản xuất từng bước quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Hướng mạnh về xuất khẩu nhưng không coi nhẹ sản xuất trong
nước và thị trường trong nước. Đồng thời phát triển nông nghiệp và nông thôn
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hợp tác hoá, dân chủ hoá, nâng cao
quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.Gắn công nghiệp hóa
với hiện đại hóa, lấy khoa học – công nghệ làm động lực, lấy nguồn lực con
người làm yếu tố trung tâm của CNH - HĐH.

2.2.2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) và Đại hội X (năm 2006)
tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới trong tư duy về công
nghiệp hóa.

Đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội với mục tiêu tổng quát là đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Con đường công
nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước
để sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới. Để có thể làm được điều này, ở cả 2 kỳ Đại hội IX và Đại
hội X đều đưa ra những phương hướng để thực hiện. Trước hết chúng ta cần
thực hiện được các yêu cầu về phát triển kinh tế và công nghệ vừa phải theo
những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt phát huy được những lợi thế
của đất nước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa. Từng bước phát triển nền
kinh tế tri thức đồng thời phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của con người
Việt Nam. Coi trọng vấn đề phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ
xem như là tạo nền tảng cho CNH - HĐH. CNH - HĐH phải đảm bảo xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế . Phát triển
nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu
cầu trong nước và xuất khẩu. Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn
bằng việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp nhưng cũng
tính toán đến yêu cầu phát triển tương lai bền vững. Đại hội X của Đảng chỉ rõ “
Chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm
năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

12
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải
coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp

Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

hóa, hiện đại hóa”. Quá trình này phát triển mạnh vào các ngành và sản phẩm
kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn
tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Đại hội X
cũng trình bày định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
đó là:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Chuyển dịch
mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng
ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Đẩy nhanh tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng vùng,
từng địa phương. Về quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới. Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp
sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín
dị đoan, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tạo điều kiện để lao động nông
thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả lao động nước ngoài,
đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo.
Hai là, phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Trong
lĩnh vực công nghiệp và xây dựng khuyến khích phát triển công nghiệp công
nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có
lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. Tích
cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng.
Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội nhất là các sân bay
quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới
cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủy
lợi, cấp thoát nước. Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc để tạo bước phát
triển ngành dịch vụ. Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn.
Ba là, phát triển kinh tế vùng. Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp
để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế
so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và liên vùng, đồng thời
tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệu quả cao. Bổ sung chính sách
13
khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp
nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại các vùng khó khăn.

Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

Bốn là, phát triển kinh tế biển.

2.2.3. Đại hội XII (2021) - Kế thừa và phát triển


Tại Đại hội đã nêu ra nhiều quan điểm và chủ trương mới trong đường lối
phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI. Trên cơ sở tổng kết công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay và bám sát
bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương:
“Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
Trước thực trạng các ngành luyện kim, cơ khí, chế tạo, năng lượng, hóa
chất chưa được quan tâm Đại hội XIII xác định: “Xây dựng nền công nghiệp
quốc gia vững mạnh. Tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng,
nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ”. Để định hướng cho quá
trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế , Đại hội XIII chỉ rõ: “Cơ cấu lại công
nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số,
nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào
các chuỗi giá trị toàn cầu”
Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh mục tiêu tổng quát là đồng bộ công cuộc
đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh
vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực
cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực
so với khu vực, thế giới. Một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới,
công nghệ cao được xác định là những ưu tiên phát triển bao gồm: công nghệ
thông tin và truyền thông, công nghiệp điện tử - viễn thông, công nghiệp sản
xuất rô-bốt, ô tô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công
nghiệp sản xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp an toàn thông tin, công
nghiệp dược phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học, công nghiệp môi trường, công
nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công
nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp và vật liệu mới…

14
Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

Chương III: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐƯỜNG
LỐI CNH - HĐH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ NĂM 1996 – NAY

3.1. Đánh giá kết quả thực hiện sau khi Đại hội VIII đặt ra những nội dung
cụ thể của CNH - HĐH trong những năm trước mắt là 1996 - 2000.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1996: 9,3%; 2000: 6,75%


- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 1996: 14,5% ;2000: 10,1 %
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 1996: 4,4%; 2000: 4%
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 1996: 33,2%; 2000: 24%
- Cơ cấu kinh tế 1996: 27,8 – 29,7 – 42,5 (%); 2000: 24,3 –36,6 – 39,1
(%)
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, việc thực hiện các chủ trương,
đường lối của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian qua đã đạt
được các kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực không những giúp Việt Nam thoát nghèo mà
còn từ quốc gia có thu nhập thấp lên quốc gia có thu nhập trung bình. Kết quả
thực hiện CNH - HĐH sau hơn 30 năm đổi mới có thể điểm lại theo 06 nhóm
vấn đề với các mục tiêu theo định hướng mà Đảng đã đề ra:
● Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1996 - 2000 đạt
6,96%/năm; giai đoạn 2001 - 2005 đạt 7,33%, giai đoạn 2006 - 2010 đạt
6,32%/năm và giai đoạn 2011 - 2013 là 5,64%. Tăng trưởng GDP được đảm bảo
đã tạo điều kiện mở rộng quy mô nền kinh tế. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ
116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu
người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020. Chỉ số
xếp hạng về quy mô GDP cũng được cải thiện rõ rệt, từ vị trí thứ 76 thế giới
năm 1991 đã tăng lên thứ 57 vào năm 2012 (tính theo USD). Tiềm lực kinh tế
được tăng cường, góp phần nâng cao vị thế đất nước trên bản đồ kinh tế thế giới
và khu vực.

15
● Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh
tế, cơ cấu vùng kinh tế theo các mục tiêu CNH – HĐH

Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

Cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng CNH,
HĐH. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP (giá hiện hành) giảm dần, từ mức
38,06% năm 1986 xuống còn 18,9% năm 2010, 18,39% năm 2013 và ước chừng
13,96% tổng GDP năm 2019. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong
GDP tăng từ mức 28,88% năm 1986 lên mức 38,3% năm 2013 và 33,72% năm
2020. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ mức 33,06% những năm
đầu đổi mới lên 42,88% năm 2010, năm 2013, ngành dịch vụ ước chiếm khoảng
43,31% GDP và ước tính năm 2020 là 41,63%
Việc chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành cũng đã gắn nhiều hơn với các
yêu cầu về CNH - HĐH. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản
xuất của công nghiệp khai khoáng giảm dần, tỷ trọng của giá trị sản xuất ngành
công nghiệp chế biến tăng dần, nhất là giai đoạn 20 năm gần đây. Giai đoạn
1996 - 2020, tỷ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng trong giá trị sản xuất
ngành công nghiệp đã giảm từ 13,52% xuống còn 7,8%. Ngược lại, tỷ trọng
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 80,26% lên 87,82%. Các ngành
dịch vụ đã phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất
và đời sống của người dân. Trong đó, các ngành dịch vụ gắn với CNH, HĐH
như dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý, bưu chính viễn thông... phát
triển nhanh trên nhiều mặt.
Các chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã giúp phát huy
tiềm năng của từng thành phần kinh tế trong quá trình CNH - HĐH. Kinh tế nhà
nước tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của
nền kinh tế. Kinh tế ngoài nhà nước phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt
hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân cho phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ cấu kinh tế vùng đã từng bước được điều chỉnh, đến nay đã hình thành được
04 vùng kinh tế trọng điểm. Đồng thời, hệ thống các khu kinh tế ven biển, khu
kinh kế, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp cũng đã liên tục mở rộng trên cả
nước, góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về
CNH, HĐH đất nước
● Mức độ hội nhập, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
Nền kinh tế thời nay là nền kinh tế hội nhập, từng bước tham gia vào
mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. Khả năng cạnh tranh của nền

16
kinh tế Việt Nam hiện đã được cải thiện. Xuất khẩu tăng nhanh với quy mô
không ngừng mở rộng qua các năm, nếu như năm 1985 mới đạt 0,7 tỷ USD thì
đến năm 1995 đạt
Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

mốc 5 tỷ USD, năm 2003 vượt qua mốc 20 tỷ USD, năm 2008 vượt qua mốc 60
tỷ USD, năm 2012 vượt mốc 100 tỷ USD, năm 2013 vượt mốc 132,13 tỷ USD
và năm 2020 ở mức 281,5 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu được mở rộng ra nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo định hướng CNH -
HĐH. Trong đó có xu hướng thay đổi theo hướng tăng sản phẩm chế biến,
nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng cho sản xuất, giảm tỷ trọng xuất khẩu
nhóm hàng hàng thô và tài nguyên. Cơ cấu hàng nhập khẩu đã có sự chuyển
dịch theo hướng ưu tiên phục vụ sản xuất để xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước, trong đó các mặt hàng phục vụ nhu cầu CNH - HĐH và nông
nghiệp, nông thôn nói riêng như ô tô, sắt thép, vải, xăng dầu, chất dẻo, phân
bón, thuốc trừ sâu…
● Chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn lực nhân lực
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các mục tiêu CNH - HĐH. Tỷ trọng
lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh, từ 73%năm 1990 xuống khoảng
31,06% năm 2020. Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
tăng liên tục, trong đó, ngành công nghiệp, xây dựng từ 11,2% năm 1990 lên
31,7% năm 2020; ngành dịch vụ là từ 15,8% năm 1990 lên 24,7% năm 2005 và
đến năm 2020 là 36,7%. Chất lượng nguồn nhân lực cũng đã có sự cải thiện
đáng kể , tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ mức dưới 10% năm 1990 lên khoảng
40% năm 2010 và đến năm 2013 là 49%.
● Cải thiện mức sống dân cư, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân với
các dịch vụ công cơ bản
Công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, vượt
mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. GDP bình quân đầu người
tăng mạnh, từ 113 USD năm 1991 lên khoảng 1.297 USD năm 2010, năm 2013
ước đạt 1.895 USD/người và đến năm 2020 đạt 3.521 USD đứng thứ 6 ASEAN.
Mức sống của người dân được cải thiện rõ rệt ở cả khu vực nông thôn và thành
thị. Tỷ lệ hộ nghèo năm, 2011 là 12,76%, năm 2012 giảm xuống 9,6%, năm
2013 giảm xuống 7,8% và đến cuối năm 2019 ở mức 3,75%.

17
Hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được phát triển đồng bộ, đặc
biệt là trong vấn đề giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội,
chính sách
Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội, mở rộng các dịch vụ xã hội công cộng,
tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hóa, y tế và giáo
dục. Đồng thời, quá trình thực hiện CNH, HĐH cũng đã góp phần giải quyết quả
vấn đề việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế giảm đáng kể, từ mức bình
quân 8,39% giai đoạn 1990 - 2000 xuống còn 5,2% giai đoạn 2001 - 2010,
4,48% giai đoạn 2011 - 2013 và đến năm 2020 ước tính là 2,26%
● Phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ yêu cầu CNH – HĐH
Về hạ tầng giao thông, so với những năm đầu của thập niên 1990, tổng
chiều dài đường bộ của cả nước đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, đến nay, cả
nước đã hình thành được một hệ thống cảng gắn kết với mạng lưới giao thông
đường sắt, đường bộ. Mạng đường sắt được đầu tư và tăng cường, rút ngắn đáng
kể thời gian vận chuyển. Hạ tầng năng lượng cũng đã được đầu tư đảm bảo cung
cấp đủ cho phát triển kinh tế - xã hội và an ninh năng lượng quốc gia. Hệ thống
năng lượng hình thành được nguồn cung ứng năng lượng với cơ cấu đa dạng
gồm năng lượng than, dầu khí, thủy năng, các dạng năng lượng khác. Hạ tầng
công nghệ thông tin có bước phát triển khá, ứng dụng công nghệ thông tin đã trở
thành hoạt động thường xuyên, rộng khắp, trong mọi lĩnh vực và phổ biến trong
xã hội, gắn kết chặt chẽ với cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan quản
lý nhà nước các cấp với các ngành, lĩnh vực kinh tế. Hạ tầng thuỷ lợi cũng được
đầu tư qua đó thúc đẩy CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống mạng
lưới các trường đại học, cơ sở y tế phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng có hiệu quả
nhu cầu của người dân.
Những hạn chế còn tồn tại
Song hành cùng với những thành tựu đáng kể đạt được trong suốt hơn 30
năm đổi mới, công cuộc CNH - HĐH cũng còn nhiều bất cập. Mô hình CNH -
HĐH chưa được định hình rõ nét, phát triển chưa có hiệu quả các ngành công
nghiệp ưu tiên, chưa tận dụng được lợi thế về công nghệ và nguồn lực đầu tư
nước ngoài để tạo tính lan toả, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tương
xứng.
Trong quá trình thực hiện CNH chưa gắn chặt với HĐH, phát triển công
nghiệp chúng ta vẫn đang dừng ở gia công, lắp ráp có giá trị thấp. Dù các chủ
trương CNH - HĐH nông thôn đã đề ra nhưng triển khai còn chậm, chưa hiệu

18
quả. Chất lượng nguồn nhân lực thấp và kết cấu hạ tầng yếu vẫn là điểm nghẽn,
là nút thắt đang cản trở quá trình CNH - HĐH đất nước.

Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

Nghị quyết của Đảng đưa ra bao hàm nhiều nội dung nhưng thiếu giải
pháp có tính khả thi và cụ thể nên đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Định hướng
CNH - HĐH trong từng thời kỳ chưa trọng tâm, giải pháp thiếu đồng bộ, nhất là
trong mối quan hệ hoàn thiện thể chế, xây dựng chính sách đi đôi với giải pháp,
cân đối các nguồn lực. Các mô hình CNH - HĐH còn đang ở dạng khái niệm,
chưa được cụ thể hóa thành tiêu chí nước công nghiệp. Chiến lược phát triển có
quá nhiều mũi nhọn trong khi điều kiện xuất phát thấp, nguồn lực hạn chế chưa
đáp ứng được yêu cầu của đổi mới, nhiều vấn đề đặt ra cần nghiêm túc xem xét
để tìm hướng giải quyết.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm
Tuy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt được các thành công, song
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
theo hướng CNH - HĐH đã “chững lại” . Sự hợp tác, liên kết trong phát triển
công nghiệp còn yếu, công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, sản xuất còn phụ
thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên, phụ liệu. Việc phát triển ngành nông nghiệp
mất cân đối , các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được các thế mạnh,
chưa có sự liên kết chặt chẽ để tạo ra các tác động lan tỏa cho nền kinh tế.
- Sức cạnh tranh chưa cao
Sức cạnh cạnh nền kinh tế yếu, năng suất lao động còn có khoảng cách
lớn so với nhiều nước và chậm được cải thiện. Dù nước ta đã thực hiện cải cách
và mở cửa trong gần 30 năm nhưng đến nay mức độ tham gia của các doanh
nghiệp trong nước vào các chuỗi giá trị toàn cầu còn thấp. Việc xuất khẩu chỉ
dựa vào lợi thế về giá nhân công. Các mặt hàng có lợi thế so sánh cao vẫn thuộc
các nhóm sử dụng nhiều nguyên liệu, tài nguyên và lao động rẻ.
- Nguồn nhân lực chưa thật sự đáp ứng yêu cầu phát triển
Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp tuy giảm nhưng
vẫn còn ở mức cao so với nhiều nước trong khu vực. Chất lượng nguồn nhân lực
vẫn còn chậm được cải thiện, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Nhiều nguồn lực xã hội đã được dành để ưu tiên cho phát triển nguồn nhân lực,
song kết quả đạt được trong thời gian qua còn chưa tương xứng
- Cơ sở hạ tầng thiếu và yếu

19
Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ đỗi mới

Năng lực hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và còn lạc hậu so với thế giới;
sự kết nối giao thông vận tải đường bộ với các hệ thống giao thông khác còn rất
thấp. Hạ tầng một số đô thị còn kém chất lượng, quá tải. Hệ thống giao thông
kết nối giữa các đô thị lớn với các đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế còn
thiếu. Hạ tầng giáo dục, đào tạo và y tế còn hạn chế cả về số lượng và chất
lượng. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển chưa đồng đều. Tất cả là cản trở lớn
đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quá trình CNH - HĐH
nói riêng.
3.2. Giải pháp trong tương lai đối với CNH – HĐH của nước ta trong tương
lai
1. Ðổi mới tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước
3. Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường; nâng cao
năng lực ngành xây dựng
4. Ðẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ
cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo
5. Phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
6. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền
vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước
7. Phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại
hóa
8. Ðổi mới chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước nhanh, bền vững
9. Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động
thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả
đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước

20
10. Phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, xây dựng giai
cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; đội ngũ trí thức và doanh nhân xung kích, đi
đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm tốt an sinh xã hội.
KẾT LUẬN
Đến nay là năm 2021, theo các quyết định của Đại hội VIII, chúng ta phải
ra sức phấn đấu để cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên, đánh giá
chung về 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Bên cạnh những thành tựu có ý
nghĩa lịch sử, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô và trình độ
nền kinh tế được nâng lên, đời sống nhân dân cả vật chất và tinh thần được cải
thiện rõ. Bên cạnh cũng nhìn ra được hạn chế và khuyết điểm chính là việc hoàn
thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa còn chậm chưa tạo được chuyển biến căn bản về mô hình tăng
trưởng, năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa
cao. Về tổng thể, đến năm 2020 nước ta cơ bản chưa trở thành nước công
nghiệp. Vì vậy trong giai đoạn sắp tới cần xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của
nhiệm vụ trung tâm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thời kỳ phát
triển mới của nước ta từ 2020 đến 2045.

21
Tài liệu tham khảo

1. Tác giả: Bùi Tuấn An, Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì? Có ý nghĩa,
nội dung và vai trò gì ?
https://luatminhkhue.vn/cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-la-gi.aspx
2. Tác giả: Ngô Linh Trang, Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa
ở nước ta
https://luathoangphi.vn/tinh-tat-yeu-cua-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-
o-nuoc-ta/
3. Khuyết danh, các kỳ đại hội của nước ta trong quá trình CNH – HĐH đất
nước, cổng thông tin chính phủ bộ tài chính
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?
dDocName=BTC263444
4. Khuyết danh, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, cổng
thông tin chính phủ
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/10-nhom-nhiem-vu-giai-phap-tiep-
tuc-day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-
119221129164358818.htm

22
23

You might also like