You are on page 1of 38

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA KINH TẾ


VẬN TẢI

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN LOGISTICS VÀ


QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI: PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG


BIỂN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

CHUYÊN NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thành Luân


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Huyền_2254060496
Trương Thị Minh Uyên_2054030429
Đỗ Nhật Minh_2254030150
Nguyễn Ngọc Minh Châu_2254060588

Lớp: QC22I

Khóa: 2022

TPHCM 5/2023

1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN...6
1. Khái quát vận tải đường biển...............................................................................6
1.1 Khái quát vận tải đường biển nội địa............................................................6
1.2 Khái quát vận tải đường biển quốc tế............................................................7
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển ngành vận tải biển Việt Nam..................7
1.4 Các loại phương tiện vận tải đường biển.....................................................10
1.5 Vai trò, tác dụng của vận tải biển trong nền kinh tế...................................14
2. Các tuyến đang khai thác, các hãng tàu biển...................................................16
2.1. Các tuyến vận chuyển đường biển nội địa đang được khai thác..............16
2.2 Các tuyến đang khai thác, các hãng tàu biển quốc tế.................................17
3. Một số hãng tàu đang hoạt động hiện này........................................................19
3.1 Một số hãng tàu nội địa chất lượng, uy tín..................................................19
3.2 Một số hãng tàu quốc tế chất lượng, uy tín.................................................19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN NĂM 2022
............................................................................................................................21
1. Thực trạng và giải pháp ở VN............................................................................21
1.1 Thực trạng......................................................................................................21
1.2 Các dịch vụ vận chuyển hàng nguyên Container đi Hải Phòng................23
2. Thực trạng trên thế giới......................................................................................25
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN.................................................26
1.1 Tăng cường đầu tư hạ tầng..............................................................................26
1.2 Khó khăn khi thực hiện....................................................................................27
1.3 Lợi ích của các bên liên quan........................................................................27
2.Sử dụng công nghệ thông tin...............................................................................28
2.1 Tính hiệu quả.................................................................................................28
2.2 Khó khăn khi thực hiện.................................................................................29
2.3 Lợi ích của các bên liên quan........................................................................29
3.Tăng cường hợp tác giữa các đơn vị vận tải......................................................29
3.1 Tính hiệu quả.................................................................................................29

2
3.2 Khó khăn khi thực hiện.................................................................................30
3.3 Lợi ích của các bên liên quan........................................................................31
4.Tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên.......................................31
4.1Tính hiệu quả..................................................................................................31
4.2 Khó khăn khi thực hiện.................................................................................32
4.3 Lợi ích của các bên.........................................................................................33
5.Tăng cường an toàn và bảo vệ môi trường........................................................34
5.1 Tính hiệu quả.................................................................................................34
5.2 Khó khăn khi thực hiện.................................................................................34
5.3 Lợi ích của các bên.........................................................................................35
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................37

3
LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, thương mại quốc tế ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày
càng mở rộng theo cả chiều rộng và chiều sâu, việc giao thương hàng hóa giữa một
nước hay một nhóm nước với nhau rất thường xuyên, điều đó vừa là động lực vừa là
nguyên nhân dẫn đến vận tải ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu vận chuyển
hàng hóa không ngừng gia tăng giữa các nước trên thế giới. Nếu ví nền kinh tế của
mỗi quốc gia là một cơ thể sống thì vận tải, lưu thông là mạch máu nuôi dưỡng cơ thể,
và vận tải biển là động mạch chủ của cơ thể đó. Vận tải biển có vai trò mấu chốt quan
trọng trong vận tải hàng hóa, đóng góp một lượng lớn lưu lượng vận chuyển hàng hóa
quốc tế, góp phần cải thiện cán cân xuất nhập khẩu của các nước. Vì vậy Nhóm 3 đã
lựa chọn chủ đề “Phương thức vận tải đường biển tại Việt Nam hiện nay ” để phân
tích, làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến chủ đề và góp một phần nhỏ vào việc
hoàn thiện và phát triển hệ thống vận tải biển Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng phát triển của phương thức vận tải đường biển ,
nội dung tiểu luận đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả phương
thức vận tải đường biển. Đồng thời giới thiệu tổng quát về vận tải đường biển
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phương thức vận tải đường biển hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về vận tải đường biển
nội địa và vận tải đường biển quốc tế
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp như tổng hợp, so sánh, phân tích hệ thống
tổng hợp thống kê
5. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vận tải đường biển
Chương 2: Thực trạng của vận tải đường biển năm 2022

4
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phương thức vận tải đường biển

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt (sắp xếp Diễn giải từ tiếng Anh Diễn giải từ tiếng Việt
theo Alphabet)

FCL Full container loading Vận chuyển hàng nguyên


container

LCL Less container loading Vận chuyển hàng lẻ, đóng


chung container

UNCTAD United Nation Conference on Hội nghị Liên hợp Quốc về


Trade and Development Thương mại và Phát triển

5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

1. Khái quát vận tải đường biển

1.1 Khái quát vận tải đường biển nội địa

Ngành vận tải Việt Nam đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn với đủ
các loại hình vận tải khác nhau. Vận tải chuyển đường biển nội địa là một trong những
thuyến đường vận tải được nhiều người quan tâm hiện nay bởi thị trường hoạt động
lớn và cũng khá dễ dàng có nhiều bãi bến.
Vận tải nội địa tại nước đạt tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ trong hơn hai thập kỷ
qua. Tốc độ tăng trưởng này cũng phản ánh khá chính xác sự đổi mới trong nền kinh
tế. Các ngành nghề sản xuất nếu kết hợp chặt chẽ với dịch vụ vận chuyển sẽ giúp tăng
hiệu quả kinh doanh trung bình 10%.
Để nghiên cứu về khía cạnh này, hôm nay, nhóm 3 chúng mình, sẽ đưa cô và các
bạn đi tìm hiểu về 1 trong số các PTVT nội địa, đó chính là VT biển nội địa.
Vận chuyển đường biển nội địa là hình thức giao nhận hàng hóa bằng tàu biển
đến các bến cảng ven biển trong phạm vi khu vực của một quốc gia hoặc một vùng
lãnh thổ. Phương tiện chuyên chở chính sẽ là tàu biển.
Vận tải đường biển phân loại theo hình thức vận chuyển:
+ Vận chuyển bằng container với hàng may mặc và đồ dùng thường ngày là chủ yếu.
+ Vận chuyển bằng sà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá…
+ Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng.
Vận chuyển biển quốc tế: Việc vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia cần có
một loạt các giấy tờ, tài liệu như hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, danh
sách gửi hàng, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy thông quan của hàng hóa. Đối
với mỗi quốc gia khác nhau, các loại giấy tờ có thể sẽ bị thay đổi để đảm bảo độ an
toàn, an ninh quốc gia.
Vận chuyển biển nội địa: Vận chuyển biển nội địa sẽ đơn giản hơn, các thủ tục
giấy tờ, hàng hóa cần đáp ứng nhãn mác, thông tin hàng hóa, thông tin người gửi vận
chuyển đến các địa điểm trong nước.

6
1.2 Khái quát vận tải đường biển quốc tế

 Vận tải đường biển Quốc tế là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết
cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu
nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ,
hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầu biển, các thiết
bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những
tuyến đường biển.
 Trong vận chuyển đường biển quốc tế, thường phân làm 2 loại hình chính:
 Vận chuyển hàng nguyên container - FCL Full container loading
 Là việc vận chuyển những lô hàng đóng nguyên container các loại với các kích cỡ
và hình dạng khác nhau 20fit, 40fit.., Việc vận chuyển này do hãng tàu đứng quản
lý trực tiếp.
 Vận chuyển hàng lẻ, đóng chung cont - LCL Less container loading
 Là việc gom các lô hàng nhỏ có cùng cảng đi và cảng đến vào chung 1 container
rồi chuyển về nước nhập khẩu.. Việc này sẽ do một người đứng lên thu gom các lô
hàng nhỏ lẻ được gọi là Có-loader hay Consol boxer chuyên gồm các lô hàng nhỏ
từ các chủ hàng trực tiếp hoặc các forwarder để đóng vào cont và chuyển đi.
Việc này giúp tiết kiệm chi phí cho cả người bán và người mua, tạo nên điều kiện
thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán thương mại giữa các nước.

1.3 Lịch sử hình thành và phát triển ngành vận tải biển Việt Nam

Trống đồng Đông Sơn được hình thành và phát triển trong cộng đồng Việt từ
thuở Vua Hùng dựng nước. Đây được coi là một báu vật dân tộc, hội tụ đầy đủ tinh
hoa văn hóa, lịch sử của tổ tiên.
Ngày nay, trống đồng Đông Sơn không chỉ là vật linh thiêng trong đời sống
tâm linh của người Việt, mà còn giúp sáng tỏ nhiều vấn đề khoa học. Những hình
khắc họa trên trống đã giúp hình dung được phần nào đó về cuộc sống của người Việt
cổ.

7
Đó chính là hoa văn “những con thuyền đang lướt sóng”, thể hiện mối quan hệ
gắn bó mật thiết của người Việt với sông, biển. Từ ngàn xưa, Người Việt cổ của dân
tộc ta vốn giỏi bơi lặn, khéo đóng thuyền, thạo nghề đi biển… từ rất sớm

Đầu thế kỷ 20: một số nhà tư bản Việt Nam bắt đầu đặt chân kinh doanh vận tải
biển. Đi đầu là nhà tư bản Bạch Thái Bưởi với đội tàu thuyền có tổng trọng tải 4,069
tấn, vận chuyển hành khách là chủ yếu và có các cơ sở đóng và sửa chữa tàu.
Giai đoạn trước 1965: một số cơ sở ban đầu của ngành Vận tải biển được hình
thành, ngành vận tải biển gặp nhiều khó khăn do chiến tranh và đất nước đang bị chia
cắt.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 03/10/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký Sắc lệnh số 41 thành lập Bộ Giao thông công chính và Ủy ban Quản lý
thương thuyền, có trách nhiệm quản lý ngành Vận tải thủy trong cả nước: Phụ trách
việc đi lại trên sông, biển, thu thuế, xét xử những vụ tranh chấp giữa chủ tàu và công
nhân…
Trong 3 năm thực hiện phục hồi kinh tế, ổn định đời sống nhân dân (1955-
1957), Bộ Giao thông Bưu điện tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường
lực lượng cho vận tải thủy. Từ đây, một số cơ sở ban đầu của ngành Vận tải biển được
hình thành.
Giai đoạn 1965 - 1975: công tác vận tải đường biển đã đi vào ổn định, phục vụ
kịp thời cho tiền tuyến và xây dựng kinh tế, củng cố hậu phương
Trước đòi hỏi to lớn của đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược song
song: ngày 05/5/1965, Bộ GTVT ra Quyết định 1046 giải thể Cục Vận tải thủy để
thành lập Cục Vận tải đường biển và Cục Vận tải đường sông. Đây là một bước ngoặt
lớn về mặt cơ cấu tổ chức trong ngành GTVT của đất nước nói chung và, đánh dấu
một bước phát triển mới của ngành Đường biển nước ta nói riêng.
Trải qua 3 năm khôi phục và phát triển (1969-1971), công tác vận tải đường
biển đã đi vào ổn định, phục vụ kịp thời cho tiền tuyến và xây dựng kinh tế, củng cố
hậu phương. Ngành đã hoàn thành xuất sắc công tác tiếp nhận và vận chuyển bằng
đường biển hàng hóa viện trợ của bạn bè quốc tế, lương thực và vũ khí chi viện cho
chiến trường miền Nam

8
Giai đoạn 1975-1985: xây dựng, mở rộng hệ thống cảng biển trên cả ba miền
đất nước
Để đáp ứng với sự phát triển ngày càng rộng lớn của ngành Hàng hải, ngày
28/11/1978, Chính phủ ra Quyết định thành lập Tổng cục Đường biển Việt Nam trực
thuộc Bộ Giao thông vận tải Với mô hình tổ chức Tổng cục, ngành Hàng hải nước nhà
chuyển sang thời kỳ phát triển mới.
Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976-1980), ngành Đường biển được Bộ GTVT
giao cho nhiệm vụ xây dựng, mở rộng hệ thống cảng biển trên cả ba miền đất nước.
Ngành Đường biển tiếp tục nghiên cứu dự án xây dựng cảng dầu, các cảng chuyên
dụng.
Những năm 1990: Ngành vận tải biển thực sự phát triển vào khi nền kinh tế và
thương mại bắt đầu mở cửa.
Năm 1990, Quốc hội thông qua Bộ luật Hàng hải Việt Nam, một Bộ luật
chuyên ngành đầu tiên của nước ta, thể hiện tư duy quản lý nhà nước bằng pháp luật
đối với ngành vận tải biển. Tạo nền tảng pháp lý cho hoạt động kinh doanh của ngành.
Quyền vận tải biển nội địa lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật Hàng hải 1990.
Quyền vận tải biển nội địa là nội dung trọng tâm xây dựng chính sách phát triển hàng
hải nhằm tận dụng lợi thế, khai thác tối đa tiềm năng của biển để phục vụ cho sự phát
triển của đất nước.
Những năm 1996 đến nay: biến những tiềm năng to lớn của đất nước trở thành
nguồn lợi kinh tế thực sự.
Ngày 22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
được thành lập trực thuộc Chính phủ, là doanh nghiệp nhà nước có vai trò chủ đạo
trong ngành Hàng hải Việt Nam.
Như vậy, từ năm 1996, trong hoạt động của ngành Hàng hải đã hình thành hai tổ chức
với chức năng khác nhau căn bản: Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý
Nhà nước chuyên ngành Hàng hải; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Số liệu thống kê của Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên Hợp Quốc
(UNCTAD) cho thấy, từ 2019- 2022, đội tàu Việt Nam đã tăng từ hạng 4 ->3 trong
khu vực ASEAN và tăng từ 30 -> 22 trên thế giới

9
1.4 Các loại phương tiện vận tải đường biển

Có nhiều loại phương tiện vận tải đường biển, một số phổ biến bao gồm:
1. Tàu chở hàng: Đây là loại tàu được thiết kế để chuyên chở hàng hóa từ một địa điểm
đến địa điểm khác. Chúng có thể được chia thành nhiều loại như tàu container, tàu chở
dầu, tàu chở khí, tàu chở hàng lỏng,...
2. Tàu du lịch: Được sử dụng để cung cấp các chuyến đi du lịch trên biển, tàu du lịch có
thể được thiết kế với nhiều tiện nghi và dịch vụ khác nhau, từ các cabin thoải mái đến
các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng và bể bơi.
3. Tàu cá: Loại tàu này được sử dụng cho việc đi bắt cá và đánh bắt hải sản. Chúng có
thể được trang bị các thiết bị đánh bắt cá như máy móc và công cụ đánh bắt.
4. Tàu chiến: Loại tàu này được sử dụng trong quân đội để thực hiện các hoạt động như
tuần tra, giám sát và chiến đấu. Chúng có thể được trang bị các vũ khí và thiết bị điện
tử để theo dõi và tấn công các mục tiêu.
5. Tàu chở khách: Loại tàu này được sử dụng để vận chuyển khách từ một địa điểm đến
địa điểm khác. Chúng có thể được thiết kế với nhiều tiện nghi và vật dụng để đảm bảo
an toàn và thoải mái cho hành khách.
6. Tàu chở dầu: Loại tàu này được thiết kế để vận chuyển lượng lớn dầu thô hoặc các
sản phẩm dầu mỏ khác từ nơi sản xuất đến các cảng trên toàn thế giới
7. Tàu chở khí: Tàu chở khí được sử dụng để vận chuyển các loại khí như khí đốt
hay khí hóa lỏng từ nơi sản xuất đến các điểm tiêu thụ khác nhau.
8. Tàu cứu hộ: Được sử dụng để giải cứu và hỗ trợ tàu khác trong trường hợp
khẩn cấp, như khi tàu bị hỏng máy hoặc bị chìm.
Tàu chở container: Tàu container là loại tàu được thiết kế để vận chuyển các
container hàng hóa từ nơi sản xuất đến các điểm tiêu thụ khác nhau trên toàn thế giới.
9. Tàu chở hàng lỏng: Loại tàu này được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa lỏng
như xăng dầu, khí propane và các sản phẩm hóa học từ nơi sản xuất đến các điểm tiêu
thụ.

10
10. Tàu thủy buồm: Loại tàu này sử dụng lực gió để di chuyển trên biển. Chúng được thiết
kế để vận chuyển các loại hàng hóa nhẹ và có thể di chuyển trong các vùng nước có
gió mạnh.
12. Tàu siêu tốc: Đây là loại tàu mới nổi trong ngành công nghiệp vận tải đường biển,
được thiết kế và trang bị công nghệ tiên tiến để cho phép di chuyển nhanh hơn, tiết
kiệm nhiên liệu hơn và vận chuyển hàng hóa trong thời gian ngắn hơn.
13. Tàu hỗ trợ khai thác dầu khí: Loại tàu này được sử dụng để cung cấp các dịch vụ hỗ
trợ cho các hoạt động khai thác dầu khí trên biển, bao gồm cung cấp thiết bị, phương
tiện và nhân lực.
14. Tàu vận tải hàng nguy hiểm: Được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa nguy
hiểm như hóa chất, khí gas,... từ một địa điểm đến địa điểm khác một cách an toàn và
đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan đến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
15. Tàu đánh bắt cá ngầm: Loại tàu này được sử dụng để đánh bắt cá ngầm bằng cách sử
dụng các thiết bị như mạng lưới, cây đánh bắt và các kỹ thuật khác.
16. Tàu cao tốc: Loại tàu này được thiết kế để di chuyển nhanh hơn so với các loại tàu
thông thường trên biển, rất phù hợp cho việc vận chuyển khách hoặc hàng hóa từ một
địa điểm đến một địa điểm khác một cách nhanh chóng.
17. Tàu chở xe: Loại tàu này được sử dụng để vận chuyển các loại xe từ ôtô, xe máy, xe
tải,...trên biển.
18. Tàu chở khối lượng lớn: Được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa có kích thước
lớn, trọng lượng nặng như máy móc công trình, tàu chở khối lượng lớn có thể được
thiết kế với các tính năng đặc biệt để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong vận chuyển.
19. Tàu chở than: Loại tàu này được sử dụng để vận chuyển than từ các khu vực khai thác
than đến các nhà máy nhiệt điện hoặc các cảng xuất khẩu.
20. Tàu chở nguyên liệu xây dựng: Loại tàu này được sử dụng để vận chuyển các nguyên
liệu xây dựng như cát, đá, xi măng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
21. Tàu chở hàng lạnh: Được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa nhạy cảm với
nhiệt độ như trái cây, rau củ, thịt và các sản phẩm đông lạnh, tàu chở hàng lạnh có thể
được trang bị hệ thống làm lạnh để giữ cho hàng hóa được bảo quản tốt.

11
22. Tàu chở hàng container ro-ro: Loại tàu container ro-ro được thiết kế để vận chuyển
các container hàng hóa và các loại xe từ cảng này đến cảng khác. Container ro-ro có
thể được tải và dỡ hàng hóa nhanh chóng khi ở trên bờ biển.
23. Tàu chở phế liệu: Loại tàu này được sử dụng để vận chuyển phế liệu kim loại, phế liệu
nhựa hoặc phế liệu khác từ nơi sản xuất đến các nhà máy tái chế.
24. Tàu chở dầu lửa: Loại tàu này được sử dụng để vận chuyển dầu lửa từ cảng xuất khẩu
đến các nhà máy điện hoặc nhà máy sản xuất.
25. Tàu chở nước ngọt: Được sử dụng để vận chuyển nước ngọt từ các nguồn nước thiên
nhiên đến các khu vực khô hạn hoặc các thành phố phát triển.
26. Tàu chở container feeder: Loại tàu này được sử dụng để vận chuyển các container
hàng hóa từ các cảng nhỏ đến các cảng lớn hơn.
27. Tàu chở hàng quá khổ: Loại tàu này được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa
quá khổ, không thể vận chuyển trên đường bộ hoặc đường sắt.
28. Tàu chở hàng siêu trọng: Các loại tàu này được sử dụng để vận chuyển các loại hàng
hóa siêu trọng như máy móc công nghiệp, thiết bị gió, thiết bị khoan dầu khí,...với
khối lượng rất lớn.
29. Tàu nghiên cứu đại dương: Loại tàu này được sử dụng để nghiên cứu và giám sát các
vùng biển, đặc biệt là các khu vực khai thác tài nguyên biển.
30. Tàu chở hàng nông sản: Được sử dụng để vận chuyển các loại nông sản từ nơi sản
xuất đến các điểm tiêu thụ.
31. Tàu chở hàng chất độc hại: Loại tàu này được sử dụng để vận chuyển các loại hàng
hóa có tính chất độc hại, như hóa chất độc hại hoặc chất bảo quản.
32. Tàu du lịch cao cấp: Loại tàu này được thiết kế để cung cấp các trải nghiệm du lịch
cao cấp trên biển, bao gồm các cabin sang trọng và các dịch vụ giải trí cao cấp.
33. Tàu chiến lợi phẩm: Được sử dụng trong quân đội để vận chuyển các loại vũ khí, thiết
bị và hàng hóa quân sự khác.
34. Tàu chở hàng dễ cháy: Loại tàu này được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa dễ
cháy như hóa chất, xăng dầu hoặc khí gas.
35. Tàu tanker: được sử dụng để chuyên chở các loại chất lỏng như xăng, dầu diesel và
những chất lỏng khác.

12
36. Tàu chở container siêu trường siêu trọng (Oversized Cargo): được sử dụng để chuyên
chở các hàng hóa quá khổ hoặc quá tải so với kích thước và khối lượng bình thường.
37. Tàu vuông hóa (Barge): được sử dụng để chở hàng hóa trên sông hoặc đến các cảng
trung gian trên hồ hoặc kênh.
38. Tàu thám hiểm đại dương: được sử dụng để điều tra, khảo sát các vùng biển, các rạn
san hô và đáy biển.
39. Tàu thuyền cá nhân: được sử dụng cho các hoạt động giải trí, câu cá hoặc tham quan
cảnh quan.
40. Tàu chở người di cư: được sử dụng để vận chuyển người di cư qua biển.
41. Tàu tập luyện thủy thủ đoàn: được sử dụng để huấn luyện và nâng cao kỹ năng cho
các thủy thủ đoàn.
42. Tàu đánh bắt cá mập: được sử dụng để đánh bắt cá mập và thu nhặt các sản phẩm liên
quan.
43. Tàu hộ vệ: được sử dụng để bảo vệ tàu chở hàng hoặc tàu du lịch khỏi các cuộc tấn
công của cướp biển.
44. Tàu phục vụ khoan dầu: được sử dụng trong ngành dầu khí để cung cấp, vận chuyển
và giúp quá trình khoan dầu trên biển.
45. Tàu tuần tra: được sử dụng bởi lực lượng bảo vệ biển để tuần tra và kiểm soát hoạt
động của tàu trên biển.
46. Thuyền buồm: được sử dụng cho các hoạt động thể thao và giải trí trên biển.
47. Tàu chở hóa chất: được sử dụng để chuyên chở các loại hóa chất nguy hiểm.
48. Tàu nghiên cứu khoa học: được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học trên biển như
nghiên cứu địa chất, động vật học, thủy sản học, hải quân học, vv.
49. Tàu chở điện: được sử dụng để chuyên chở thiết bị điện và các sản phẩm liên quan.
50. Tàu đào biển: được sử dụng để đào cát, sỏi và các vật liệu khác từ lòng biển hoặc để
xây dựng các công trình quan trọng trên biển.
51. Tàu chặn dầu: được sử dụng để ngăn chặn các vụ tràn dầu trên biển.
52. Tàu chở máy móc: được sử dụng để vận chuyển các loại máy móc nặng và lớn từ một
nơi đến một nơi khác.
53. Tàu chở hàng rời (Bulk Carrier): được thiết kế để chuyên chở các sản phẩm hàng hóa
không đóng gói như than, quặng sắt, ngô và các sản phẩm tương tự.

13
54. Tàu kéo: được sử dụng để kéo các con tàu khác trên biển hoặc trong vùng cảng.
55. Tàu chở hàng trung chuyển (Feeder Vessel): được sử dụng để chuyên chở các
container hoặc hàng hóa từ các cảng trung gian đến các cảng chính hoặc ngược lại.
56. Tàu khai thác khoáng sản biển: được sử dụng để khai thác các khoáng sản ở đáy biển
như kim cương, đá quý, dầu và khí đốt.
57. Tàu sân bay: được sử dụng như một căn cứ không quân trên biển để vận chuyển các
loại máy bay và helicopter.
58. Tàu chở container Roll-on/Roll-off (Ro-Ro Container Ship): là phiên bản kết hợp của
tàu container và tàu Ro-Ro, cho phép chuyên chở cả hàng container và xe ô tô trên
cùng một tàu.
59. Tàu chở dầu thải: được sử dụng để chuyên chở dầu thải từ các tàu cá và tàu chở dầu
đến các nhà máy tái chế hoặc các khu vực xử lý chất thải đặc biệt.
60. Tàu phục vụ công trình biển: được sử dụng trong các hoạt động khai thác dầu mỏ, xây
dựng đường ống dẫn dầu, và các công trình khác trên biển.
61. Tàu chữa cháy (Firefighting Vessel): được trang bị các phương tiện cứu hỏa để giúp
đối phó với những vụ cháy trên tàu hoặc tại các cảng biển.
62. Tàu trực thăng (Helicopter Carrier): được sử dụng để chuyên chở trực thăng và có thể
được sử dụng trong các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, quân sự hay du lịch.

1.5 Vai trò, tác dụng của vận tải biển trong nền kinh tế

Vận tải biển đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới bằng cách mang lại
các tác dụng sau:
Gia tăng nhu cầu thương mại: Vận tải biển là phương tiện vận chuyển hàng
hóa lớn nhất trên thế giới, cho phép hàng hóa di chuyển từ các quốc gia khác nhau và
được mua bán trên thị trường toàn cầu. Điều này giúp tăng nhu cầu thương mại và
thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế: Ngành công nghiệp vận tải biển góp phần quan trọng vào
sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Nhờ vận tải biển, hàng hóa có thể được di
chuyển nhanh chóng và hiệu quả từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, giúp tăng trưởng
kinh tế và tạo ra nhiều việc làm.

14
Giúp tăng cường thương mại quốc tế: Các tuyến đường biển kết nối các quốc
gia với nhau và giúp tăng cường thương mại quốc tế. Điều này giúp mở rộng thị
trường cho các quốc gia xuất khẩu và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh
nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Cung cấp nguyên liệu và sản phẩm: Một phần lớn hàng hóa được sản xuất và
tiêu thụ ở các quốc gia khác nhau, do đó, vận tải biển là phương tiện chủ yếu để
chuyển hàng từ địa điểm sản xuất đến địa điểm tiêu thụ.
Ngành công nghiệp dầu khí: Vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong ngành
dầu khí, khi các sản phẩm dầu khí được vận chuyển từ các khu vực khai thác đến các
cảng và nhà máy xử lý.
Du lịch: Du lịch biển và du lịch trên tàu hỏa là một ngành công nghiệp lớn, khi
hàng triệu khách du lịch sử dụng các dịch vụ này trên toàn thế giới.
Giảm chi phí: Vận tải biển thường có chi phí thấp hơn so với các phương tiện
khác như vận tải hàng không hay đường bộ, giúp giảm chi phí thương mại và sản xuất.
Góp phần vào phát triển kinh tế: Nhiều quốc gia xem vận tải biển là một phần
không thể thiếu để phát triển kinh tế do đó đã đầu tư vào các hệ thống cảng, các tuyến
đường biển và các phương tiện vận chuyển.
Tạo việc làm: Ngành vận tải biển cung cấp cho hàng triệu người lao động trên
toàn cầu việc làm, từ các thủy thủ đoàn trên tàu đến nhân viên các cảng và các công ty
liên quan.
Hỗ trợ ngoại thương: Vận tải biển cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc
hỗ trợ hoạt động ngoại thương của các quốc gia, giúp các doanh nghiệp vận chuyển
hàng hóa và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tăng cường an ninh quốc gia: Vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong việc
tăng cường an ninh quốc gia bằng cách kiểm soát lưu thông hàng hóa, ngăn chặn hoạt
động buôn lậu và giới hạn sự di chuyển của các nhóm khủng bố.
Bảo vệ môi trường: Mặc dù vận tải biển có thể gây ra một số tác động tiêu cực
đến môi trường, nhưng các công ty vận tải biển đang nỗ lực để giảm thiểu tác động
này bằng cách sử dụng nhiên liệu thân thiện hơn và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi
trường khác.

15
Hợp tác quốc tế: Vận tải biển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác
quốc tế, khi các quốc gia hợp tác để quản lý an toàn đường biển và giảm thiểu tác
động tiêu cực đến môi trường.
Nâng cao chất lượng cuộc sống: Cuối cùng, vận tải biển còn giúp nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân bằng cách cung cấp hàng hóa từ khắp nơi trên thế
giới, đảm bảo nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng.
Tóm lại,vận tải biển đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới bằng
cách tăng cường nhu cầu thương mại, tăng trưởng kinh tế, tăng cường thương mại
quốc tế, giảm chi phí sản xuất, tăng cường sự kết nối giữa các quốc gia và bảo vệ môi
trường. Vai trò của vận tải biển trong nền kinh tế còn rất nhiều và không thể liệt kê hết
được. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng vận tải biển là một trong những ngành công
nghiệp quan trọng của nền kinh tế thế giới và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển
kinh tế của các quốc gia. Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia để kiểm soát và
quản lý hiệu quả hoạt động vận tải biển, đồng thời cần có các biện pháp bảo vệ môi
trường và an ninh để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành này.

2. Các tuyến đang khai thác, các hãng tàu biển

2.1. Các tuyến vận chuyển đường biển nội địa đang được khai thác

Vận chuyển đường biển nội địa đã thực sự chứng minh được vai trò kết nối to
lớn của mình thông qua việc định ra những tuyến đường trọng điểm để tạo điều kiện
thuận tiện nhất cho việc trao đổi hàng hóa từ khắp mọi nơi trên cả nước. Một trong số
đó là:
 Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Bắc Nam là một tuyến vận chuyển đường biển
nội địa lớn nhất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam, đi qua các cảng biển lớn nhỏ của hai
miền.
 Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Nam Trung là tuyến vận tải biển của các cảng
từ Trung vào Nam, (đi qua các cảng biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh → Vũng
Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh…)

16
 Tuyến vận chuyển đường biển nội địa Bắc Trung là tuyến vận tải biển từ các cảng từ
Bắc xuống Trung, (đi qua các cảng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định →
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận)
 Để đáp ứng nhu cầu giao nhận hàng hóa trong nước một cách tốt nhất, ngành vận
chuyển đường biển nội địa đã phát sinh ra nhiều tuyến đường vận tải, hiện nay có thể
thấy phổ biến nhất là các tuyến gửi hàng trực tiếp như:
 Hải Phòng - TPHCM Hải Phòng – Đà Nẵng Đà Nẵng - TPHCM

2.2 Các tuyến đang khai thác, các hãng tàu biển quốc tế

Các tuyến vận chuyển đường biển quốc tế đang được khai thác bao gồm:
 Tuyến vận chuyển hàng hóa từ Châu Á đến Châu Âu: Đây là một tuyến vận chuyển
biển quan trọng nhất thế giới, kết nối các cảng từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapore đến các cảng tại Châu Âu như Rotterdam (Hà Lan), Hamburg (Đức) và
Antwerp (Bỉ).
 Tuyến vận chuyển trên Thái Bình Dương: Kết nối các cảng ở Mỹ, Canada, Mexico với
các quốc gia của châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... Thông
qua các tuyến vận tải biển này, hàng hóa có thể được di chuyển từ phía Tây sang phía
Đông hoặc ngược lại.
 Tuyến vận chuyển hàng hóa quanh Châu Phi: Các cảng ở châu Phi được kết nối với
các cảng ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Á thông qua tuyến vận chuyển biển này.
Điều này giúp thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
 Tuyến vận chuyển biển đối với các quốc gia ở Châu Mỹ: Các cảng ở Bắc Mỹ, Nam
Mỹ được kết nối với các cảng khắp thế giới thông qua tuyến vận chuyển
biển này. Đây là một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới.
 Tuyến vận chuyển đông - tây qua eo biển Đại Tây Dương: Kết nối các cảng từ Mỹ,
Canada, và các nước Nam Âu đến các cảng ở Châu Á.
 Tuyến vận chuyển từ châu Âu đến Bắc Mỹ: Kết nối các cảng từ Châu Âu đến các cảng
ở Bắc Mỹ như New York (Mỹ), Montreal (Canada) và Halifax (Canada).

17
 Tuyến vận chuyển hàng hóa trong khu vực Đông Nam Á: Kết nối các cảng từ Thái
Lan, Indonesia, Philippines đến các cảng khác trong khu vực như Singapore, Malaysia
và Việt Nam.
 Tuyến vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến châu Phi: Kết nối các cảng từ Trung
Quốc đến các cảng ở châu Phi như Cộng hòa Dân chủ Congo, Ghana và Nam Phi.
 Tuyến vận chuyển hàng hóa từ Trung Đông đến Châu Âu: Kết nối các cảng từ Trung
Đông như Dubai, Qatar và Ả Rập Saudi đến các cảng ở Châu Âu như Rotterdam,
Hamburg và Antwerp.
 Tuyến vận chuyển hàng hóa trên eo biển Baltic: Kết nối các cảng ở khu vực Đông Âu
và vùng Baltic như Gdańsk (Ba Lan), Riga (Latvia) và St. Petersburg (Nga).
 Tuyến vận chuyển trên eo biển Địa Trung Hải: Kết nối các cảng ở Israel, Lebanon,
Syria và Thổ Nhĩ Kỳ với các cảng ở Châu Âu và châu Phi như La Mã (Ý), Valencia
(Tây Ban Nha) và Marseille (Pháp).
 Tuyến vận chuyển hàng hóa từ Úc và New Zealand đến châu Á: Kết nối các cảng từ
Sydney, Melbourne (Úc) và Auckland (New Zealand) đến các cảng ở Trung Quốc,
Hàn Quốc và Nhật Bản.
 Tuyến vận chuyển hàng hóa từ Nam Á (Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan) đến châu Âu: Kết
nối các cảng từ Mumbai (Ấn Độ), Colombo (Sri Lanka) và Karachi (Pakistan) đến các
cảng ở Châu Âu như Rotterdam (Hà Lan) và Hamburg (Đức).
 Tuyến vận chuyển hàng hóa từ châu Âu đến Trung Đông và Bắc Phi: Kết nối các cảng
ở Châu Âu như Marseille (Pháp), Genoa (Ý) và Algeciras (Tây Ban Nha) đến các
cảng ở Trung Đông như Dubai, Abu Dhabi (Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất)
và Jeddah (Ả Rập Saudi).
 Tuyến vận chuyển hàng hóa trên eo biển Caribe: Kết nối các cảng ở Mỹ và Canada
đến các quốc gia của khu vực Caribe như Jamaica, Cuba và Puerto Rico.
 Tuyến vận chuyển hàng hóa từ châu Á đến Úc và New Zealand: Kết nối các cảng từ
Trung Quốc, Singapore và Malaysia đến các cảng ở Úc và New Zealand như Sydney,
Melbourne và Auckland.

18
 Các tuyến vận chuyển đường biển quốc tế này là những phần không thể thiếu của hệ
thống vận chuyển hàng hóa toàn cầu và có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng
nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các quốc gia.

3. Một số hãng tàu đang hoạt động hiện này

3.1 Một số hãng tàu nội địa chất lượng, uy tín


Hiện nay, có rất nhiều hãng tàu nội địa với chất lượng tốt và uy tín, sẵn sàng
đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng biển nội địa trong lãnh thổ đất nước Việt
Nam. Và nhân đây, mình sẽ giới thiệu cho cô và các bạn top 5 các hãng tàu nội địa lớn
và tốt nhất
Hãng tàu VINAFC là công ty vận tải đường biển nội địa lớn nhất Việt Nam ở thời
điểm hiện tại. Hãng đang khai thác hết công suất các tuyến đường biển nội địa then
chốt tại cả 3 miền Bắc Trung nam. Các tuyến vận tải đang được Vinafco triển khai đó
là: Hải Phòng – Tp.HCM, Tp.HCM – Đà Nẵng.
Hãng tàu VOSCO chủ yếu khai thác tuyến vận chuyển đường biển Hải Phòng –
TP.HCM.
Hãng tàu vận chuyển nội địa Vinalines (VIMC) Đây cũng chính là đơn vị tiên phong, đi
đầu trong ngành vận tải biển của nước ta. Vinalines đang tập trung khai thác các
tuyến đường thuỷ nội địa ở các 3 miền Bắc Trung Nam.
Hãng tàu Gemadept Công ty cổ phần Gemadept đã lọt top 3 công ty vận tải hàng đầu
Việt Nam trong nhiều năm liền. Hãng đang đẩy mạnh khai thác các tuyến vận chuyển
ở cả 3 miền, tập trung tại khu vực Cần Thơ, đồng bằng sông Cửu Long.
Hãng tàu Nhật Việt (Vietsun Lines) là một trong những Hãng tàu Vận tải Nội địa tư
nhân đầu tiên đầu tư tàu Container vận chuyển hàng hóa tuyến Nam – Bắc – Trung.

3.2 Một số hãng tàu quốc tế chất lượng, uy tín


Hãng tàu HMM
Hãng tàu vận chuyển HMM (Hyundai Merchant Marine) là cái tên nổi bật và lớn nhất
ở Hàn Quốc, với trụ sở chính đặt tại Seoul. Đây cũng là hãng tàu sở hữu nhiều thị
phần xuất khẩu ở đất nước Hàn Quốc. HMM cung cấp dịch vụ vận tải xuyên đại
dương, từ Đông Á đến châu Á, Trung Đông, Nam Mỹ,…Hãng tàu có 75 tàu container,

19
công suất là 819.790 TEU, có 4 trụ sở quốc tế, 27 công ty con, 76 chi nhánh với 10
văn phòng đại diện và 5 văn phòng ở nước ngoài.
Hãng tàu Yang Ming
Một hãng tàu nữa đến từ Đài Loan là Yang Ming, hãng tàu lớn thứ 2 ở đất nước này,
có trụ sở chính tại Keelung. Yang Ming cũng là thành viên của liên minh THE
Alliance, mang đến nhiều dịch vụ ở các cảng biển tại các khu vực châu Á, châu Âu,
châu Mỹ, Trung Đông. Hãng tàu này hiện có 90 tàu container, công suất đạt 662.047
TEU, hoạt động ở hơn 70 quốc gia với 170 điểm dịch vụ.
Hãng tàu HAPAG-LLOYD
Hãng tàu HAPAG-LLOYD là đơn vị vận chuyển container hàng đầu tại Đức, có trụ sở
đặt tại Hamburg. Sau quá trình sáp nhập giữa 2 công ty CSAV (Chile) và UASC, hãng
vận chuyển này càng trở nên lớn mạnh khi có 248 tàu container hiện đại, 14.000 nhân
viên, 418 văn phòng ở 137 quốc gia, công suất là 1.7 triệu TEU. HAPAG-LLOYD
chuyên vận chuyển hàng hóa ở các tuyến thương mại lớn trên thế giới như Trung
Đông, Mỹ Latinh, xuyên Thái Bình Dương/Đại Tây Dương và cả tuyến nội địa.
Hãng tàu Maersk Line
Maersk Line là hãng tàu của tập đoàn A.P Moller-Maersk (Đan Mạch), có trụ sở chính
tại Copenhagen. Hãng tàu chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải, quản lý và phát triển
chuỗi cung ứng, kho bãi và phân phối, giải pháp logistics 4PL, dịch vụ hải quan,…
Tính đến nay, Maersk Line đã triển khai hơn 730 tàu container, sở hữu hơn 100.000
nhân viên, phục vụ hơn 100.000 khách hàng và có mặt tại 130 quốc gia, trong đó có cả
Việt Nam. Công suất của hãng đạt 4.1 triệu TEU, nắm giữ 16.7% thị phần.
Hãng tàu CMA CGM
CMA CGM là hãng vận chuyển container đến từ Pháp sau sự sáp nhập của hai công ty
vận tải hàng hải và hàng hải tổng hợp, có trụ sở chính tại tòa nhà CMA CGM,
Marseille, Pháp và Bắc Mỹ tại Norfolk, Virginia, Hoa Kỳ.
Hãng tàu vận chuyển quốc tế CMA CGM mang đến các dịch vụ như theo dõi đơn
hàng, quản lý chuỗi cung ứng, vận tải hàng lạnh/hàng quá khổ,…CMA CGM sở hữu
đội tàu có 568 tàu container, 200 tuyến vận chuyển, hoạt động ở 420 cảng tại 150
quốc gia và có công suất là 3.1 triệu TEU.

20
Ngoài ra còn có các hãng nổi tiếng khác như: Hãng tàu MSC Line, Hãng tàu
COSCO SHIPPING Lines, Hãng tàu ONE LINE, Hãng tàu Evergreen Line, Hãng
tàu Wanhai Line, Hãng tàu Wanhai Line, Hãng tàu OOCL,...

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN NĂM 2022

1. Thực trạng và giải pháp ở VN

1.1 Thực trạng


Nước ta có lợi thế về giao thông đường biển, khi gần các tuyến đường hàng
hải quốc tế và khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển ngành hàng
hải, công nghiệp tàu thủy và logistics. Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các
tuyến đường bộ, đường sắt ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa cho phép
vận chuyển nhanh chóng, thuận lợi hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc,
cũng như đi đến các nước trong khu vực và thế giới. Bờ biển dài với 114 cửa sông,
khoảng 52 vịnh nước sâu ven bờ miền Trung (vũng, vịnh, đầm phá chiếm 60% chiều
dài đường bờ biển), có hơn 100 vị trí có thể xây dựng các cảng biển lớn. Vùng biển
Việt Nam nằm tại khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao và là cầu nối giữa nhiều
cường quốc kinh tế và chính trị trên thế giới. Với vị trí thuận tiện cho giao thông và
các vũng, vịnh kín có độ sâu lớn, rất thuận lợi làm cảng biển; không gian rộng lớn ở
ven biển và trên bờ biển thuận lợi để phát triển các khu kinh tế.
 Phát triển k đồng đều ở các cảng biển, cụ thể:.....
 Mức độ kết hợp với các PTVT khác
 Hệ thống cảng biển miền Bắc:
Miền Bắc được biết đến với hệ thống cảng biển quốc tế lớn bao gồm Cảng
quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), Cảng Cái Lân - Quảng Ninh. Đây là nhóm cảng
biển có công suất cao với nhiều cảng nòng cốt là cảng tổng hợp quốc gia, cảng cửa
ngõ quốc tế. Thế nhưng, sự tăng trưởng không đồng đều ở các cảng và tập trung chủ
yếu ở cảng biển Hải Phòng khi chiếm 54,2% tổng sản lượng của cả 4 địa phương với
66,1 triệu tấn. Tiếp đó, cảng Quảng Ninh chiếm 45,5% với 55,5 triệu tấn. Trong khi
hàng hóa qua cảng biển Thái Bình, Nam Định chỉ chiếm 3%. Vì thế, những cảng biển

21
phía Bắc có tăng trưởng, nhưng tăng trưởng không đều và không đạt được yêu cầu so
với quy hoạch.
Cảng biển Hải Phòng trở thành trung tâm của nhóm cảng biển phía Bắc, vượt trội cả
về khối lượng hàng hóa thông qua, doanh thu lẫn sự đa dạng. Cảng HP đã và đang đẩy
mạnh các phương pháp để nâng cao CLDV đáp ứng nhu cầu của KH theo hướng hiện
đại chuyên nghiệp xứng đáng với vai trò và vị thế cảng biển chủ lực hướng tới là 1
trong những cảng lớn nội địa của vn và cảng trung chuyển uy tín của QTe. Trong
tháng 12/2022 áp dụng hệ thống tự động kiểm tra container qua cổng nâng cao uy tín
của Cảng giảm ùn tắc hàng qua cảng,... Với tinh thần đoàn kết sáng tạo, 2022, sản
lượng hàng thông quan đạt 40 triệu tấn, doanh thu toàn cảng đạt gần 2500 tỷ đồng.
 Hệ thống cảng biển miền Trung:
Mặc dù nhiều cảng nhưng hầu hết các cảng biển ở khu vực này đều có quy mô
nhỏ, chỉ có một số cảng có quy mô tương đối như cảng Đà Nẵng, Dung Quất. Và khả
năng thông qua hàng hóa ở 2 cảng này là không đều nhau. Cụ thể, cảng Đà Nẵng có
thể tiếp nhận tàu 45.000 DWT, trong khi cảng Dung Quất có thể tiếp nhận tàu 70.000
DWT. Trong 3 khu vực thuộc hệ thống cảng biển miền Trung, khu vực cảng Nam
Trung bộ là có tiềm năng nhất trong việc xây dựng và phát triển cảng biển. Hiện tại,
vùng này có 2 cảng lớn là cảng Quy Nhơn và cảng Nha Trang. Cảng Quy Nhơn với
trên 300m cầu tàu, độ sâu luồng đủ điều kiện cho tàu dưới 50.000 DWT ra vào cảng.
 Hệ thống cảng biển miền Nam:
Gồm 2 nhóm chủ yếu là Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Ở khu vực Đông Nam
Bộ, là nơi có tốc độ phát triển kinh tế sôi động và nhanh nhất nước, vì thế sự phát triển
kinh tế của khu vực này kéo theo sự phát triển của các cảng. Đây cũng là khu vực có
mật độ xây dựng và phát triển cảng cao nhất, nhì cả nước. Việc quy hoạch và phát
triển cảng ở khu vực này khá đồng đều. Tuy nhiên, các cảng lớn trong hệ thống cảng
tại khu vực như các cảng Sài Gòn, Bến Nghé, Tân Cảng - Cát Lái, VICT, Hiệp Phước,
SPCT nhận được sự quan tâm nhiều hơn của Chính phủ. Đặc biệt, ở Vũng Tàu có một
số cảng nổi bật vừa đi vào hoạt động. Trong số đó, duy nhất có Cảng Container Tân
Cảng - Cái Mép là 100% vốn trong nước, do Công ty Tân Cảng Sài Gòn đầu tư. Đây
là một trong những cảng lớn của cả nước và có vai trò quan trọng trong giao thương
hàng hóa quốc tế.

22
Đối với nhóm cảng Tây Nam bộ, chủ yếu là các cảng nhỏ phục vụ cho việc
xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và lương thực thực phẩm. Đây là những cảng thuộc
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cảng lớn và được xây dựng có quy mô nhất là cảng
Cần Thơ, với chiều dài toàn bộ là 142m cầu tàu và được trang bị bằng thiết bị đa năng.
Luồng ra vào cảng hiện tại bị hạn chế bởi sa bồi, với chiều sâu 7,5m, cảng chỉ có thể
tiếp nhận các tàu có trọng tải dưới 20.000 DWT. Hiện cảng có hơn 3.500m2 bãi và
trên 1.000m2 kho.
Đường biển nội địa lệ thuộc vào thời tiết và các điều kiện tự nhiên. Đây gần
như là nhược điểm chung và lớn nhất của hình thức vận chuyển đường biển, dù là nội
địa hay quốc tế.
Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch cảng giữa trung ương và địa phương,
giữa các ngành còn thiếu đồng bộ. Đầu tư không hiệu quả là do sự phối hợp giữa các
địa phương khi triển khai một số dự án chưa tốt.

Vận chuyển hàng nguyên Container từ cảng HCM đi cảng Hải Phòng
 Số chuyến : 6 chuyến/tuần
 Thời gian đi : 3-4 ngày
VẬN CHUYỂN NGUYÊN CONTAINER TỪ CẢNG HỒ CHÍ MINH ĐI CẢNG TIÊN
SA, ĐÀ NẴNG
 Số chuyến : 4 chuyến/tuần
 Thời gian đi : 2-3 ngày
VẬN CHUYỂN NGUYÊN CONTAINER TỪ CẢNG HỒ CHÍ MINH ĐI CẢNG CỬA
LÒ, NGHỆ AN
 Số chuyến : 3 chuyến/tuần
 Thời gian đi : 4-5 ngày
VẬN CHUYỂN NGUYÊN CONTAINER TỪ CẢNG HỒ CHÍ MINH ĐI CẢNG QUY
NHƠN
 Số chuyến : 2 chuyến/tuần
 Thời gian đi : 2-3 ngày

23
1.2 Các dịch vụ vận chuyển hàng nguyên Container đi Hải Phòng

 Vận chuyển nguyên container Door-Door: lấy hàng tận nơi tại HCM, Đồng Nai, Bình
Dương, Long An, Bến Tre, Tây Ninh …và giao hàng tận nơi tại Cảng Hải Phòng, giao
Door tại các tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc
Giang….
 Vận chuyển nguyên container CY-CY: lấy hàng tại cảng HCM giao ra đến Cảng Hải
Phòng, Cảng Đà Nẵng, Cảng Cửa Lò.
 Vận chuyển nguyên container CY-Door: lấy hàng tại cảng và giao đến tận kho người
nhận hàng.
 Vận chuyển nguyên container Door- CY: lấy hàng tận nơi và giao đến cảng đến, Cảng
Hải Phòng, Cảng Đà Nẵng, Cảng Cửa Lò
Còn về lĩnh vực đường thủ nội địa, theo Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt
Nam, năm 2021 vận tải container bằng ĐTNĐ ngày càng tăng. Cụ thể, cảng biển Hải
Phòng, lượng hàng container được vận chuyển bằng đường thủy nội địa năm 2020 là
73.518 Teus, chiếm 1,4%. Năm 2021 ước đạt 83.223 Teus, chiếm 1,8%. Cảng biển
TP. Hồ Chí Minh, năm 2020 đạt gần 849.000 Teus, chiếm khoảng 11%, năm 2021
ước đạt 670.301Teus, chiếm khoảng 10%. Cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu, hàng
container được vận chuyển bằng ĐTND năm 2020 đạt hơn 3 triệu Teus, chiếm khoảng
72% tổng lượng container thông qua cảng, năm 2021 ước đạt là hơn 3 triệu Teus,
chiếm khoảng 77%.
Phương tiện vận tải VR-SB (kết hợp đường sông – biển) ngày càng tăng và phát huy
hiệu quả, trong những năm gần đây, việc vận tải hàng hóa bằng phương tiện VR-SB
trên tuyến vận tải ven biển đã và đang phát huy được hiệu quả tích cực trong việc tăng
thị phần vận tải đường thủy, ven biển và góp phần giảm tải áp lực cho giao thông
đường bộ. Năm 2021, vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa ước đạt hơn 50
nghìn lượt phương tiện thông qua cảng, bến, với khối lượng hàng hóa đạt khoảng 78,5
triệu tấn, tăng gấp hơn 9 lần so với năm 2015 (năm đầu mở tuyến).
Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển bằng phương tiện VR-SB đạt 58 triệu tấn,
tăng 57% so với năm 2020, chiếm 29% tổng khối lượng hàng hóa thông qua bằng
phương tiện thủy nội địa.

24
Giải pháp: (Định hướng phát triển ngành)
 Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai từ
biển, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Triển khai đồng bộ các biện
pháp phòng, chống biển xâm thực, ngập lụt, xâm nhập mặn do triều cường, nước biển
dâng cho các vùng duyên hải.
 Cần tập trung giải quyết các nút thắt, nối các cảng đường biển nội địa với đường bộ,
đường sắt, đường cao tốc, khu công nghiệp, cảng biển… Qua đó, tạo thuận lợi hơn
cho hàng hóa của các doanh nghiệp trong tiếp cận với phương thức vận chuyển đường
biển.
 Tiếp tục đầu tư vào các hệ thống hạ tầng xương sống cốt yếu, cũng chính là các hành
lang thương mại chính. Đồng thời, huy động sự tham gia của khu vực tư nhân trong
công tác tài trợ vốn và cung cấp dịch vụ.

2. Thực trạng trên thế giới

Nhìn chung, vận tải biển đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với thương
mại trên toàn thế giới. Giá cước vận tải cao, sự tắc nghẽn, cảng đóng cửa, những nhu
cầu vận tải mới sau đại dịch COVID - 19, chiến tranh ở Ukraine có những tác động to
lớn đến đời sống của người dân toàn cầu. Với việc vận tải biển chiếm hơn 80% khối
lượng thương mại toàn cầu nhưng cước vận tải ngày càng cao đã làm gia tăng tỷ lệ
lạm phát của nhiều quốc gia trong năm 2022, thiếu lương thực và gián đoạn chuỗi
cung ứng tất cả đều là một trong những đặc điểm của cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện
nay.
Cụ thể, cước vận tải hàng rời cao hơn vào đầu năm 2022 góp phần làm tăng giá
thực phẩm tiêu dùng lên 1,2%. Các tàu container lưu lại cảng lâu làm trầm trọng thêm
tình trạng chậm trễ và thiếu hụt, đồng thời tổng lượng phát thải khí nhà kính từ đội tàu
trên thế giới đã đã tăng 4,7%.
Cuộc chiến ở Ukraine đã làm gián đoạn các tuyến đường vận chuyển và chuỗi
cung ứng chính. Nó cũng đã gây ra mức giá kỷ lục có thể đẩy thêm hàng chục triệu
người trên khắp thế giới vào cảnh đói nghèo trong năm nay, như Nhóm Ứng phó
Khủng hoảng Toàn cầu của Liên Hợp Quốc đã tuyên bố. Để làm được điều này thì

25
giao thông vận tải hàng hải có một vai trò làm bước đệm trong việc góp phần cải thiện
tình trạng khủng hoảng. Giá cả cần phải giảm xuống mức phải chăng, đặc biệt là đối
với các nước đang phát triển.
Với việc giảm giá cước vận tải và cải thiện hoạt động của cảng làm cho cuộc
khủng hoảng chuỗi cung ứng giảm bớt, chúng ta cũng không được bỏ qua các hành
động cần thiết để chuẩn bị cho sự phát triển lâu dài của ngành. Chúng ta cần một
khuôn khổ đa phương minh bạch cho quá trình giảm thiểu khí thải cacbon trong vận
tải biển.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Tăng cường đầu tư hạ tầng
 Tính hiệu quả: tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao phương thức vận tải
đường biển sẽ đem lại nhiều lợi ích và hiệu quả cho nghành logistics và kinh tế đất
nước như sau:
 Tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng đường biển sẽ
giúp tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các
cảng biển và các khu vực, giảm thiểu tình trạng kẹt xe ùn tắc giao thông trên đường
bộ.
 Giảm chi phí vận chuyển: Khi các cơ sở hạ tầng đường biển được nâng cấp tối ưu hóa
chi phí vận chuyển sẽ giảm xuống giúp tăng tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu
và giảm chi phí cho người tiêu dùng.
 Tăng cường an toàn và bảo vệ môi trường: Đầu tư cơ sở hạ tầng đường biển sẽ giúp
tăng cường an toàn cho các tàu thuyền và giảm thiểu rủi ro. Đồng thời việc sử dụng
phương thức vận chuyển bằng tàu biển sẽ giảm được lượng khí thải thải ra môi trường
so với các phương tiện khác.
 Tạo ra nhiều việc làm: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng đường biển sẽ tạo ra nhiều công việc
cho người dân đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải logistics xây dựng và bảo trì cơ sở hạ
tầng đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước và giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.

26
Tóm lại việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng đường biển sẽ đem lại nhiều lợi
ích cho nền kinh tế và xã hội giúp tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa giảm chi
phí vận chuyển để tạo ra nhiều việc làm phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ môi
trường.

1.2 Khó khăn khi thực hiện


Trong thời gian gần đây việc đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao hiệu quả
phương thức vận tải đường biển đã trở thành một trong những yêu tiên hàng đầu của
các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên để thực hiện việc này không phải dễ dàng mà
rất khó khăn:
 Đầu tiên: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng đường biển đòi hỏi một số lượng vốn đầu tư rất
lớn. Điều này đặc biệt đúng với các nước đang phát triển nơi mà ngân sách có hạn vì
vậy để để đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường biển là một thách thức lớn.
 Thứ hai: Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường biển đòi hỏi sự phối hợp giữa
nhiều bộ phận khác nhau bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính
phủ. Điều này đòi hỏi sự đồng thuận và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên để đảm bảo
rằng các dự án được triển khai một cách hiệu quả và đúng tiến độ.
 Thứ ba: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng đường biển cũng đòi hỏi sự đổi mới công nghệ và
quản lý. Các công nghệ mới và tiên tiến hơn cần phải được áp dụng để tăng cường
hiệu quả và giảm chi phí. Ngoài ra các quy trình quản lý cũng đều phải được cải tiến
để đảm bảo rằng các dự án được triển khai một cách hiệu quả và đúng tiến độ.
 Cuối cùng: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng đường biển cũng đòi hỏi sự quan tâm đến môi
trường. Các dự án cần phải được thiết kế và triển khai bền vững để đảm bảo rằng
không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường.

1.3 Lợi ích của các bên liên quan


 Lợi ích cho nghành vận tải đường biển: Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng giúp nâng cao
khả năng cạnh tranh của ngành vận tải biển. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các
doanh nghiệp vận tải biển khi cạnh tranh với các phương tiện vận chuyển khác như
đường sắt, đường bộ hay hàng không. Cơ sở hạ tầng vận tải biển được nâng cấp giúp
giảm chi phí cho các đơn vị vận tải. Tuy nhiên, điều này không chỉ giảm chi phí cho

27
các doanh nghiệp, mà còn giảm chi phí cho người tiêu dùng. Khách hàng sử dụng dịch
vụ vận tải biển có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển của mình nếu cơ sở hạ tầng được
cải thiện đáng kể.
 Lợi ích đối với người tiêu dùng: Nâng cao cơ sở hạ tầng vận tải biển giúp giảm chi phí
cho các đơn vị vận tải và đưa đến mức giá cả hợp lý cho người tiêu dùng. Điều này
giúp giảm gánh nặng kinh tế cho người tiêu dùng. Đầu tư cơ sở hạ tầng vận tải biển
giúp cải thiện năng lực và tính an toàn của phương tiện vận tải, giảm nguy cơ tai nạn
và đảm bảo sản phẩm của khách hàng được vận chuyển an toàn.
 Lợi ích đối với nền kinh tế tổng thể: Cơ sở hạ tầng vận tải biển được nâng cao giúp tạo
ra cơ hội việc làm cho người lao động liên quan đến ngành vận tải, góp phần giảm tỷ
lệ thất nghiệp. Phát triển phương thức vận tải biển có thể giúp phát triển kinh tế các
vùng ven biển. Việc nâng cao cơ sở hạ tầng vận tải biển đặc biệt có lợi cho các vùng
ven biển, giúp tăng cường quy mô kinh tế và tạo ra các cơ hội phát triển mới.
Từ những lợi ích trên, có thể thấy rõ sự quan trọng của việc tăng cường đầu tư
cơ sở hạ tầng vận tải biển. Nâng cao cơ sở hạ tầng vận tải biển sẽ mang lại lợi ích cho
ngành vận tải, người tiêu dùng và kinh tế tổng thể, góp phần đưa đất nước ta tới vị trí
một quốc gia có ngành vận tải phát triển.

2.Sử dụng công nghệ thông tin


2.1 Tính hiệu quả
 Sử dụng hệ thống quản lý vận tải: Việc sử dụng hệ thống quản lý vận tải giúp quản lý
công việc vận chuyển hàng hóa một cách khoa học và hiệu quả. Hệ thống này giúp
nâng cao chất lượng và tốc độ dịch vụ, từ đó giảm thiểu thời gian và chi phí cho người
sử dụng. Sử dụng định vị GPS: GPS cho phép vận chuyển hàng hóa được giám sát từ
xa bằng cách theo dõi tàu thuyền hoặc container. Điều này giúp quản lý tốt hơn việc
điều phối và giảm thiểu việc mất mát, trộm cắp hàng hóa.
 Các nền tảng ứng dụng quản lí đơn hàng: Được ứng dụng rộng rãi trong ngành
logistics để quản lý quá trình vận chuyển hàng hóa. Hệ thống này giúp giám sát toàn
bộ quá trình vận chuyển từ kho hàng đến tàu thuyền, giúp cải thiện quản lý kho bãi và
giảm thiểu thất thoát hàng hóa.

28
 Tăng cường tính tranh thủ của ngành vận tải đường biển: Việc sử dụng công nghệ
thông tin giúp cải thiện quá trình vận chuyển, giảm thiểu thời gian và chi phí, từ đó
tăng cường tính cạnh tranh của ngành vận tải đường biển so với các phương tiện vận
chuyển khác.
 Tăng cường tính hiệu quả và khách hàng hài lòng: Sử dụng CNTT giúp giảm thiểu sai
sót trong quá trình vận chuyển, giúp cho quảng bá có thể đáp ứng được những yêu cầu
cao cấp của các đối tác. Điều này giúp tăng cường uy tín của quảng bá và sự hài lòng
của khách hàng.

2.2 Khó khăn khi thực hiện


 Chi phí đầu tư ban đầu: Việc triển khai CNTT sẽ phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn,
đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giải quyết vấn đề này, có thể kết
hợp với các đối tác để chia sẻ chi phí đầu tư ban đầu.

 Vấn đề về bảo mật: Việc sử dụng CNTT trong ngành vận tải đường biển đặt ra vấn đề
về bảo mật thông tin. Điều này yêu cầu các công ty phải đảm bảo an toàn thông tin và
bảo vệ khách hàng khỏi các rủi ro về bảo mật.

2.3 Lợi ích của các bên liên quan


 Lợi ích của các doanh nghiệp vận tải: Công nghệ thông tin giúp cho các doanh nghiệp
vận tải cải thiện quá trình vận chuyển và giảm thiểu chi phí đáng kể. Điều này giúp
tăng cường lợi nhuận cho các doanh nghiệp vận tải.
 Lợi ích của khách hàng: Việc sử dụng CNTT giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian
và giảm thiểu chi phí, từ đó tạo ra sự hài lòng và độ tin cậy của các đối tác quan trọng.
Khách hàng có thể biết đơn hàng của mình đang ở đâu trong lúc vận chuyển.
 Lợi ích của ngành vận tải đường biển: Sử dụng CNTT giúp nâng cao hiệu quả vận
chuyển hàng hóa, giảm thiểu thời gian vận chuyển và chi phí, giúp tăng cường sức
cạnh tranh của ngành vận tải đường biển.
Từ những thông tin trên, ta có thể thấy rõ sự quan trọng của việc sử dụng công
nghệ thông tin trong ngành vận tải.

29
3.Tăng cường hợp tác giữa các đơn vị vận tải
3.1 Tính hiệu quả
 Đầu tiên: Việc tăng cường hợp tác giữa các đơn vị vận tải giúp tối ưu hóa quy trình
vận chuyển hàng hóa. Thông qua việc chia sẻ thông tin và tài nguyên các đơn vị vận
tải có thể tối ưu hóa quy trình vận chuyển giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển.
Điều này giúp tăng tính hiệu quả của phương thức vận tải biển đồng thời giảm thiểu
tác động tiêu cực đến môi trường.
 Thứ hai: Việc tăng cường hợp tác giữa các đơn vị vận tải giúp tăng cường sự đồng bộ
trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Các đơn vị vận tải có thể cùng nhau phối hợp để
đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng thời gian và đến địa điểm đúng. Điều này
giúp tăng tính đáng tin cậy của phương thức vận tải biển đồng thời giảm thiểu rủi ro
trong quá trình vận chuyển.
 Cuối cùng: Việc tăng cường hợp tác giữa các đơn vị vận tải giúp tăng tính cạnh tranh
của phương thức vận tải biển. Thông qua việc cùng nhau phát triển các dịch vụ vận tải
mới và cải tiến quy trình vận chuyển các đơn vị vận tải có thể tăng cường sự cạnh
tranh với các phương thức vận tải khác. Điều này giúp tăng tính hiệu quả của phương
thức vận tải biển đồng thời giúp các đơn vị vận tải tăng doanh thu và lợi nhuận.
Tổng kết lại việc tăng cường hợp tác giữa các đơn vị vận tải là điều cần thiết và
có tính hiệu quả cao trong việc nâng cao hiệu quả phương thức vận tải biển. Việc tối
ưu hóa quy trình vận chuyển tăng cường sự đồng bộ và tăng tính cạnh tranh giúp tăng
tính hiệu quả của phương thức vận tải biển đồng thời giúp các đơn vị vận tải tăng
doanh thu và lợi nhuận.

3.2 Khó khăn khi thực hiện


 Sự khác biệt về quy mô và phương thức hoạt động giữa các đơn vị vận tải: Các đơn vị
này có thể có quy mồ khác nhau từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn. Hơn
nữa các đơn vị này có thể có phương thức hoạt động khác nhau từ vận chuyển hàng
hóa đến dịch vụ logistics hoàn chỉnh. Điều này đòi hỏi các đơn vị phải có sự linh hoạt
và sáng tạo để tìm ra cách tăng cường hợp tác một cách hiệu quả.
 Sự cạnh tranh giữa các đơn vị vận tải: Trong một thị trường cạnh tranh các đơn vị vận
tải thường có xu hướng giữ thông tin và kinh nghiệm của mình để tránh bị đối thủ

30
cạnh tranh có được . Điều này làm cho việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trở nên
khó khăn hơn đặc biệt là trong các lĩnh vực cạnh tranh như vận chuyển container hay
dịch vụ logistics.
 Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực: Việc tăng cường hợp tác giữa các đơn vị vận tải đòi
hỏi sự chuyên môn và kỹ năng cao trong các lĩnh vực như quản lý chuỗi cung ứng kế
toán marketing và kỹ thuật. Tuy nhiên không phải lúc nào các đơn vị cũng có đủ
nguồn nhân lực và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu này.
Tóm lại việc tăng cường hợp tác giữa các đơn vị vận tải là một yếu tố quan
trọng để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí trong hoạt động vận tải. Tuy nhiên việc
thực hiện điều này cũng đem lại nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi sự linh hoạt
sáng tạo và chuyên môn cao từ các đơn vị vận tải:

3.3 Lợi ích của các bên liên quan


 Doanh nghiệp vận tải: hợp tác giữa các đơn vị giúp tăng cường khả năng cạnh tranh
giảm chi phí vận chuyển và tăng hiệu quả hoạt động. Các doanh nghiệp có thể chia sẻ
tài nguyên kinh nghiệm và công nghệ để cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng cường
sự đa dạng hóa sản phẩm.
 Khách hàng: sự tăng cường hợp tác giữa các đơn vị vận tải mang lại lợi ích về giá cả
và chất lượng dịch vụ. Khách hàng có thể tận dụng các dịch vụ vận tải đa dạng và chất
lượng cao hơn đồng thời giảm thiểu thời gian và chỉ phí vận chuyển.
 Cơ quan quản lý hợp tác giữa các đơn vị vận tải: giúp tăng cường sự quản lý và giám
sát hoạt động vận tải. Các cơ quan quản lý có thể đưa ra các chính sách và quy định để
đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
 Sự tăng cường hợp tác giữa các đơn vị vận tải: Cũng mang lại lợi ích cho môi trường.
Việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển giúp giảm thiểu lượng khí thải và ô nhiễm môi
trường đồng thời giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên.
 Sự tăng cường hợp tác giữa các đơn vị vận tải mang lại lợi ích cho các bên liên quan
bao gồm các doanh nghiệp vận tải khách hàng cơ quan quản lý và môi trường. Việc
này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành vận tải đường biển và đáp ứng
nhu cầu vận chuyển hàng hóa của xã hội.

31
4.Tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên
4.1Tính hiệu quả
 Đầu tiên: việc đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên giúp tăng cường chất lượng
dịch vụ của các đơn vị vận tải đường biển. Nhân viên được đào tạo chuyên sâu về kiến
thức và kỹ năng trong lĩnh vực vận tải đường biển từ đó có thể cung cấp dịch vụ
chuyên nghiệp và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp tăng cường uy
tín và danh tiếng của các đơn vị vận tải từ đó thu hút được nhiều khách hàng và tăng
doanh thu.
 Thứ hai: việc đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên giúp tăng cường hiệu quả hoạt
động của các đơn vị vận tải đường biển. Nhân viên được đào tạo có thể áp dụng kiến
thức và kỹ năng vào công việc giúp tối ưu hóa quy trình vận tải giảm thiểu thời gian
và chỉ phí vận chuyển. Điều này giúp tăng cường năng suất lao động và lợi nhuận cho
các đơn vị vận tải.
 Cuối cùng: việc đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên giúp tăng cường sự phát triển
bền vững của lĩnh vực vận tải đường biển. Nhân viên được đào tạo có thể đáp ứng
được các yêu cầu mới của thị trường và công nghệ giúp các đơn vị vận tải đường biển
tiếp cận được tới các cơ hội mới và phát triển bền vững trong tương lai.
Tóm lại việc tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên trong lĩnh vực vận tải
đường biển là rất cần thiết và có tính hiệu quả cao. Điều này giúp tăng cường chất
lượng dịch vụ hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vững của lĩnh vực vận tải
đường biển.

4.2 Khó khăn khi thực hiện


 Chi phí đầu tư: Việc đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên đòi hỏi các doanh nghiệp
vận tải đầu tư khoản tiền lớn. Các khoá đào tạo chất lượng cao và các chương trình
kéo dài lâu có thể gây áp lực tài chính lên doanh nghiệp. Ngoài ra, số lượng nhân viên
cần được đào tạo cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu tư.
 Thời gian và tài nguyên: Việc đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên đòi hỏi sự cam
kết thời gian và tài nguyên của doanh nghiệp. Điều này có thể làm giảm năng suất làm
việc trong một thời gian ngắn và ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.

32
 Nhu cầu đào tạo đa dạng: Vận tải đường biển có nhiều chủng loại như vận chuyển
hàng hóa, thủy sản, hóa chất, dầu khí và có rất nhiều công việc cần được thực hiện để
có thể vận hành một tuyến đường biển hiệu quả. Ngoài ra, các yêu cầu tiêu chuẩn an
toàn, an ninh, bảo vệ môi trường và quy định pháp luật cũng đòi hỏi nhân viên phải có
năng lực và kỹ năng cao.
Tổng quan lại, việc đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên là vô cùng cần thiết
để nâng cao hiệu quả phương thức vận tải đường biển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp
vận tải cần đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình này. Từ đó, cần phải tìm cách
giải quyết để thành công trong việc đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên.

4.3 Lợi ích của các bên


 Lợi ích của doanh nghiệp: Doanh nghiệp vận tải đường biển sẽ có lợi khi có nhân viên
được đào tạo và nâng cao năng lực. Các nhân viên năng động và am hiểu về các yêu
cầu, quy định liên quan đến vận tải đường biển sẽ giảm thiểu sự cố, tăng hiệu suất làm
việc và giảm thiểu chi phí liên quan đến việc sửa chữa và lưu kho.
 Lợi ích của nhân viên: Các nhân viên được đào tạo và nâng cao năng lực sẽ có nhiều
cơ hội thăng tiến trong công việc và tăng thu nhập. Họ cũng sẽ được kỳ vọng phát
triển các kỹ năng mới và có thể đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
 Lợi ích của khách hàng: Khách hàng sẽ có lợi ích khi các doanh nghiệp vận tải đào
tạo và nâng cao năng lực nhân viên. Các nhân viên có năng lực và am hiểu sẽ xử lý
các thiết bị và sản phẩm của khách hàng với chất lượng tốt hơn. Điều này sẽ tiết kiệm
thời gian của khách hàng và giảm các trục trặc trong việc vận chuyển hàng hóa.Lợi
ích của ngành công nghiệp: Việc đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên cũng có lợi
ích đối với ngành công nghiệp. Điều này giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và sản
phẩm của ngành công nghiệp và tạo ra sự cạnh tranh tốt hơn. Bên cạnh đó, việc đào
tạo cũng cung cấp một nguồn lực nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp vận
tải đường biển.
 Lợi ích của xã hội: Việc đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên cũng có lợi ích đối
với xã hội. Nó giúp giải quyết vấn đề việc làm, tạo ra các công việc với mức lương tốt
hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

33
 Việc đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên là một việc làm quan trọng trong doanh
nghiệp vận tải đường biển. Nó có nhiều lợi ích cho các bên liên quan bao gồm doanh
nghiệp, nhân viên, khách hàng, ngành công nghiệp và xã hội. Việc đầu tư trong quá
trình đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên sẽ giúp nâng cao hiệu quả của phương
thức vận tải đường biển và góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công
nghiệp và xã hội.

5.Tăng cường an toàn và bảo vệ môi trường

5.1 Tính hiệu quả


 Giảm rủi ro: Tăng cường an toàn trong vận chuyển đường biển giúp giảm rủi ro cho
tàu và nhân viên. Những biện pháp an toàn như kiểm tra định kỳ, trang bị an ninh, cấp
phép vận tải và giám sát đủ điều kiện an toàn đối với tàu giúp giảm thiểu tai nạn, hư
hỏng và thất thoát hàng hóa. Điều này giúp giảm chi phí bảo hiểm và tiết kiệm chi phí
thành phẩm.
 Tăng cường bảo vệ môi trường: Nâng cao tính bảo vệ môi trường trong việc vận
chuyển đường biển giúp giảm ô nhiễm môi trường, tác động không có lợi lên sức khỏe
cộng đồng và động vật. Việc sử dụng công nghệ mới, các giải pháp xử lý chất thải và
giảm thiểu thải độc giúp tàu biển có thể vận chuyển hàng hóa một cách ít gây ô nhiễm
hơn. Ngoài ra, việc bảo vệ môi trường cũng giúp đáp ứng các yêu cầu quản lý năng
lượng và khí hậu quốc tế do các tổ chức đưa ra.
 Tăng cường uy tín: Tăng cường an toàn và bảo vệ môi trường trong hoạt động vận tải
đường biển giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp và giúp đưa ra các thương hiệu cao
cấp, chất lượng. Khách hàng sẽ đánh giá cao những doanh nghiệp vận tải đường biển
có trách nhiệm về an toàn và bảo vệ môi trường và sẵn sàng đầu tư để giảm tác động
xấu lên môi trường.
 Tăng tính cạnh tranh: Với những nỗ lực tăng cường an toàn và bảo vệ môi trường
trong hoạt động vận tải đường biển, các doanh nghiệp có thể tăng sự cạnh tranh hơn
trong thị trường hoạt động. Những doanh nghiệp vận tải đường biển quan tâm đến an
toàn và bảo vệ môi trường sẽ thu hút được sự quan tâm và tin tưởng của khách hàng.
Điều này giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

34
5.2 Khó khăn khi thực hiện
 Chi phí đầu tư ban đầu: Tăng cường an toàn và bảo vệ môi trường trong vận chuyển
đường biển đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư một khoản tiền lớn ban đầu để trang
bị thiết bị, công nghệ hiện đại, đào tạo nhân viên hoặc các chi phí khác liên quan đến
tiền thuê một số thiết bị phục vụ cho công tác an toàn và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Điều này gây áp lực chi phí lên doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh
nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập.
 Thiếu đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ: Nhiều doanh nghiệp vận tải đường
biển đương đầu với khó khăn trong việc cập nhật và áp dụng các công nghệ mới để
tăng cường an toàn và bảo vệ môi trường, do thiếu nguồn lực đầu tư nghiên cứu và
phát triển. Điều này dẫn đến những giải pháp tạm thời không đáp ứng được yêu cầu
hiện nay.
 Sự thiếu thông tin và các quy định an toàn mới: Tình trạng thiếu thông tin về an toàn
và môi trường trong phương thức vận tải đường biển gây khó khăn cho những doanh
nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực này hoặc đối với những quốc gia mới đi vào kinh
doanh vận tải đường biển. Điều này cũng đặc biệt cần thiết trong việc tăng cường an
toàn và bảo vệ môi trường, và cần có sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng
để phát triển các quy định an toàn mới.
 Tác động môi trường của các phương tiện đường biển: Việc giảm thiểu tác động tiêu
cực của phương tiện đường biển đối với môi trường là một thách thức lớn đối với các
doanh nghiệp vận tải. Các lợi ích của tuyến vận tải đường biển phải được cân nhắc cẩn
thận để tránh ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Bên cạnh đó,
việc tìm kiếm những giải pháp ít tác động đến môi trường cũng đòi hỏi đầu tư thời
gian và chi phí để phát triển và áp dụng.
 Tăng cường an toàn và bảo vệ môi trường trong phương thức vận tải đường biển là
một thách thức đối với các doanh nghiệp vận tải biển. Khó khăn trong đầu tư ban đầu,
thiếu nguồn lực đầu tư nghiên cứu và phát triển, các quy định và thông tin mới, cũng
như tác động môi trường của phương tiện đường biển đối diện với các rủi ro tiềm
tàng. Tuy nhiên, việc tăng cường an toàn và bảo vệ môi trường vẫn là yếu tố không
thể thiếu trong phát triển vận tải đường biển bền vững trong tương lai.

35
5.3 Lợi ích của các bên
 Lợi ích đối với doanh nghiệp: Việc tăng cường an toàn và bảo vệ môi trường trong
phương thức vận tải đường biển giúp các doanh nghiệp vận tải biển cải thiện và nâng
cao công tác quản lý an toàn tàu và giảm các rủi ro liên quan đến tai nạn và thiệt hại
về môi trường. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí phát sinh liên quan
đến tai nạn và sự cố về môi trường, tăng tính cạnh tranh và chất lượng dịch vụ.
 Lợi ích đối với người tiêu dùng: Việc tăng cường an toàn và bảo vệ môi trường trong
phương thức vận tải đường biển giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa và giảm thiểu tác
động tiêu cực đến môi trường. Điều này giúp người tiêu dùng có thể yên tâm khi sử
dụng dịch vụ vận tải đường biển và có thêm niềm tin vào chất lượng sản phẩm.
 Lợi ích đối với môi trường: Việc tăng cường bảo vệ môi trường trong phương thức
vận tải đường biển giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải, và các
chất độc hại được thải ra từ tàu và hoạt động của cảng. Điều này giúp bảo vệ hệ sinh
thái, giảm tác động tiêu cực lên sức khỏe con người và cải thiện chất lượng môi
trường sống cho các loài sinh vật.
 Lợi ích cho xã hội và chính phủ: Việc tăng cường an toàn và bảo vệ môi trường trong
phương thức vận tải đường biển giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng và
giảm thiểu các chi phí liên quan đến sự cố về môi trường và an toàn tàu. Điều này có
thể tăng cường sự hài lòng của cộng đồng và tạo ra các cơ hội kinh tế mới cho chính
phủ.
Tóm lại tăng cường an toàn và bảo vệ môi trường trong phương thức vận tải
đường biển không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng và môi
trường, mà còn tạo ra những lợi ích xã hội và kinh tế. Từ đó, việc tăng cường an toàn
và bảo vệ môi trường là cần thiết để phát triển phương thức vận tải đường biển bền
vững và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng liên quan.

36
LỜI CẢM ƠN

Bài tiểu luận về đề tài: “Phương thức vận tải đường biển tại Việt Nam
hiện nay” thuộc bộ môn Nhập môn Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng là
kết quả của quá trình học tập, tiếp thu kiến thức tại trường, lớp và cả những tìm
tòi, nghiên cứu của cả Nhóm 3 và sự chỉ dạy tận tình của các quý thầy, cô thuộc
khoa Kinh tế vận tải nói chung và thầy Nguyễn Thành Luân nói riêng - người
đã trực tiếp hướng dẫn em trong môn học này. Do vậy, qua đây em xin phép
được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý thầy.

Mặc dù đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để hoàn thành bài tiểu luận này,
nhưng do sự hạn chế về mặt kiến thức nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu
sót. Nhóm em kính mong nhận được những lời góp ý của quý thầy để bài làm
ngày càng hoàn thiện hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

38

You might also like