You are on page 1of 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


KHOA KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY KARGOSMART GLOBAL VIỆT NAM
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Nga

Sinh viên thực hiện: NHÓM 8

1. Nguyễn Công Chính 62130177


2. Huỳnh Nguyễn Gia Huy 62130733
3. Đặng Thị Thu Thảo 62134238
4. Nguyễn Thị Diễm Thư 62134281
5. Huỳnh Thị Ánh Hường 62130726
6. Nguyễn Ngọc Trí 62132389
7. Phạm Thị Kim Ngân 62131239

Khánh Hòa – 2023

i
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG
TRONG DOANH NGHIỆP..................................................................................3
1.1 Quản trị lực lượng bán hàng:.......................................................................3
1.1.1 Khái niệm quản trị lực lượng bán hàng trong doanh nghiệp:................3
1.1.2 Mục tiêu của quản trị lực lượng bán hàng trong doanh nghiệp:............3
1.1.3 Vai trò của quản trị lực lượng bán hàng trong doanh nghiệp:...............3
1.2 Tổ chức lực lượng bán hàng:........................................................................3
1.2.1 Lựa chọn kênh phân phối:......................................................................3
1.2.2 Lựa chọn cấu trúc tổ chức:.....................................................................4
1.3 Tuyển dụng, lựa chọn và đào tạo lực lượng bán hàng:................................6
1.3.1 Tuyển dụng và lựa chọn lực lượng bán hàng:........................................6
1.3.2 Đào tạo lực lượng bán hàng:..................................................................6
1.4 Đánh giá và kiểm soát lực lượng bán hàng:.................................................7
1.5. Động viên khuyến khích lực lượng bán hàng:............................................7
1.5.1 Vai trò của động viên khuyến khích lực lượng bán hàng......................7
1.5.2 Các biện pháp động viên khuyến khích cho lực lượng bán hàng..........7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ LỰC LƯỢNG BÁN
HÀNG TẠI CÔNG TY.........................................................................................7
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Xăng dầu Phú Khánh:...............................7
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:............................................................7
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh:.............................................................................8
2.1.3 Mô hình tổ chức.....................................................................................8
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh...............................................................9
2.2 Thực trạng quản trị lực lượng bán hàng tại công ty xăng dầu phú khánh....9
2.3 Đánh giá công tác quản trị lực lượng bán hàng:........................................14
2.3.1 Mặt đạt được........................................................................................14
2.3.2 Mặt hạn chế..........................................................................................14
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế...........................................................................15
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ LỰC
LƯỢNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU PHÚ KHÁNH................15
3.1 Hoàn thiện việc xác định, lựa chọn kênh phân phối..................................15

1
3.2 Hoàn thiện công tác thiết kế lực lượng bán hàng.......................................15
3.3 Hoàn thiện công tác tuyển dụng lực lượng bán hàng của công ty.............15
3.4 Hoàn thiện việc phân bổ chỉ tiêu và triển khai kế hoạch bán hàng tại Công
ty.......................................................................................................................16
3.4.1 Hoàn thiện việc phân bổ chỉ tiêu..........................................................16
3.4.2 Triển khai kế hoạch bán hàng tại Công ty xăng dầu Khánh Hòa.........16
3.5 Hoàn thiện công tác giám sát lực lượng bán hàng tại Công ty Xăng dầu
Khánh Hòa.......................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................18

2
CHƯƠNG MỞ ĐẦU:

 Tính cấp thiết của đề tài:


Trong xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, việc giao lưu trao đổi hàng hóa
giữa các nước diễn ra ngày một mạnh mẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, giao nhận,
kho vận,… Thương mại là một thành phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, cho phép các
nước mở rộng thị trường và tiếp cận hàng hóa và dịch vụ có thể không có sẵn trong nước.
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết, ước tính kim
ngạch thương mại toàn cầu năm 2023 đạt xấp xỉ 30.700 tỷ USD, giảm khoảng 5% - tương
đương 1.500 tỷ USD so với mức năm 2022. Như vậy, cho thấy thương mại toàn cầu đang tăng
trưởng âm. Lý do chính cho sự suy giảm đáng kể đó là nhu cầu suy giảm, giá hàng hoá giảm
và đặc biệt là hoạt động xuất khẩu ở một số nền kinh tế đang phát triển kém hiệu quả. Cùng
với xu hướng toàn cầu hoá diễn ra ngày càng rộng lớn, Việt Nam không ngừng tăng cường
kết nối, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển trong khu vực, phát triển kinh tế đất nước, nâng cao
vị thế quốc gia. Chẳng hạn, tham gia vào các FTA giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất -
nhập khẩu, gia tăng thu hút FDI, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…

Khi thế giới càng mở rộng giao thương, hợp tác với các nước ngày càng sôi nổi thì
cũng chính là lúc vận tải biển trở nên phổ biến và quan trọng hơn bao giờ hết, nó là giải pháp
hữu hiệu nhất cho việc vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn và cự ly dài, vận chuyển hàng
hoá xuyên quốc gia. Nó đảm nhận chuyên chở đến hơn 80% tổng khối lượng hàng hóa trong
buôn bán quốc tế. Phương thức vận tải biển ra đời mang lại lợi ích to lớn cho các bên tham
gia vào quá trình vận tải (người chủ hàng, người giao nhận, người vận chuyển,...). Nó có khả
năng vận chuyển những hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn, cồng kềnh của vận tải
đường biển là hoàn toàn có thể. Không những vậy, vận tải biển còn giúp khai thác tối đa
nguồn lợi có sẵn và tiết kiệm chi phí vận chuyển. Như vậy, giao nhận vận tải biển đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước đối với hoạt động thương mại nói chung và đối với mỗi doanh nghiệp giao nhận vận tải
nói riêng.

Đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển khá dài tạo điều kiện thuận lợi
để phát triển vận tải biển. Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh
doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải bằng đường biển. Tuy nhiên họ đều phải tiếp tục đối
mặt với một số khó khăn trong năm 2023 do suy thoái kinh tế. Nhu cầu vận tải biển giảm
mạnh ở nhiều thị trường tiêu thụ lớn, một phần do sức mua giảm sút vì lạm phát và kinh tế
phục hồi chậm, phần khác do thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì việc vận chuyển
hàng hoá bằng đường biển càng trở nên phức tạp.
3
Bên cạnh đó, hoạt động giao thương giữa các quốc gia ngày càng được nâng cao thì
nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh cũng tăng lên. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu của
bên thứ ba, nhằm giúp đảm bảo tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp
trong việc thực hiện các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu. Để đảm bảo dòng chảy hàng hóa
xuất nhập khẩu diễn ra một cách trơn tru, quy trình giao nhận hàng hóa cần phải diễn ra một
cách chặt chẽ, chính xác, hiệu quả và logic. Từ đó cho thấy những người làm dịch vụ giao
nhận giữ một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Công ty TNHH Kargostmart
Global Việt Nam là một trong những nhà cung cấp vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để đáp ứng được sự phát triển của thị trường, đáp ứng
nhu cầu xuất khẩu hàng hoá ngày càng cao của Việt Nam thì công ty vẫn luôn tìm giải pháp,
phương hướng phù hợp cho hoạt động xuất khẩu thích ứng với tình hình mới của thế giới.

Nhận thấy tầm quan trọng của quy trình giao nhận hàng hoá trong thương mại quốc tế,
em đã chọn đề tài:

"Đánh giá quy trình giao nhận hàng hoá bằng đường biển tại Công ty TNHH Kargosmart
Global Việt Nam."

Với mục đích giúp doanh nghiệp đánh giá thực trạng và tìm ra được những cơ hội, thách thức
mà doanh nghiệp đang gặp phải. Từ đó có thể đề xuất một số giải pháp cần thiết để cải thiện
hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường biển và đóng góp vào sự phát triển của ngành vận
tải biển ở Việt Nam.

 Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung: Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hoá bằng đường biển tại Công
ty TNHH Kargosmart Global Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

 Phân tích rõ cơ sở lý thuyết về hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường biển và
nghiệp vụ liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường biển.
 Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quy trình giao nhận hàng hoá
bằng đường biển tại Công ty.
 Phân tích rõ kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng hoạt động giao nhận hàng hoá
bằng đường biển của Công ty TNHH Kargosmart Global Việt Nam.
 Từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hoá bằng
đường biển tại Công ty TNHH Kargosmart Global Việt Nam.
4
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh bán cước tại Công ty, tập trung vào bộ phận
kinh doanh vào bộ phận Báo giá là chủ yếu.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

 Về không gian: Công ty TNHH Kargosmart Global Việt Nam, có trụ sở chính tại tòa
nhà Hoàng Triều số 3G Phổ Quang, Phường 2, quận Tân Bình.
 Về thời gian: dữ liệu được thu thập từ năm 2021 đến năm 2023.
Thời gian thực hiện nghiên cứu:

 Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp nghiên cứu thông tin: “là phương pháp được sử dụng đầu tiên khi người
nghiên cứu bắt đầu tiếp cận đề tài nghiên cứu nhằm mục đích thu thập các cơ sở lý
thuyết liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan của đề tài,
các số liệu thống kê có sẵn.” - theo Nguyen, N. D. (2014).
- Phương pháp thu thập thông tin: “là phương pháp dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và
thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận
cứ để chứng minh giả thuyết) – PSG. TS Nguyễn Bảo Vệ (2015).
 Nguồn dữ liệu bên ngoài công ty: báo, internet, sách, tạp chí.
 Nguồn dữ liệu bên trong Công ty TNHH Kargosmart Global Việt Nam: báo cáo tài
chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2021-2023.
 Thông qua quá trình học hỏi và làm việc trực tiếp tại Công ty TNHH Kargosmart
Global Việt Nam được quan sát thực tế.
- Phương pháp xử lý thông tin là phương pháp phân tích và giải thích số liệu để hiểu rõ
hơn về hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Kargosmart Global Việt Nam giai
đoạn 2021-2023.
- Phương pháp thống kê là phương pháp thu thập và phân loại thông tin, số liệu từ kết
quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2021-2023 để đánh giá được thực trạng về quy
trình giao nhận hàng hoá của Công ty.

 Cấu trúc đề tài


Luận văn gồm 3 chương như sau:

5
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quy trình trình giao nhận hàng hoá bằng đường biển tại Công
ty TNHH Kargosmart Global Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng quy trình trình giao nhận hàng hoá bằng đường biển tại Công ty
TNHH Kargosmart Global Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình trình giao nhận hàng hoá bằng đường biển tại
Công ty TNHH Kargosmart Global Việt Nam.

6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN

1.1 Khái quát chung về giao nhận hàng hoá


1.1.1 Khái niệm
Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế phát triển đã kéo theo sự đòi hỏi cao hơn của con
người về nhu cầu mua bán. Buôn bán quốc tế là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các quốc
gia khác trên thế giới. Đây là quá trình mua bán hàng hoá và dịch vụ bao gồm thương mại,
đầu tư, mua bán hàng hoá từ hữu hình đến các dịch vụ (bảo hiểm, tài chính, tín dụng, vận
tải,...). Nó thể hiện thông qua việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ một quốc gia ra ngoài
lãnh thổ của họ, hoặc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ một quốc gia khác vào quốc gia đó.
Do đó, hoạt động giao nhận luôn xảy ra song song với hoạt động giao thương nhằm mục đích
vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Để hàng hóa từ tay người bán đến được
tay người mua phải thông qua quá trình vận tải hàng hóa quốc tế. Chính bởi vậy mà khâu này
luôn được coi là một trong những “mắt xích” quan trọng nhất để giúp các nhà cung cấp đưa
hàng hóa đến tay người nhận. Vậy giao nhận hàng hóa là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về giao nhận:

Theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA): (Giáo trình vận tải
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu - PGS. TS Hoàng Văn Châu) Dịch vụ giao nhận (Freight
forwarding service) là bất cứ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho,
bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ hoặc có liên quan đến các
dịch vụ trên kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ
liên quan đến hàng hóa.

Theo điều 163 Bộ Luật thương mại Việt Nam: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương
mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tô chức vận
chuyên, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng
cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao
nhân khác (gọi chung là khách hàng).

Như vậy, giao nhận hàng hóa được hiểu đơn giản là một loại dịch vụ thương mại liên
quan đến quá trình vận chuyển và phân phối hàng hóa từ nguồn cung cấp đến tay người tiêu
dùng. Nó bao gồm các hoạt động như thu gom, đóng gói, vận chuyển và phân phối hàng hóa
cho khách hàng tới địa điểm mà khách hàng mong muốn.

7
1.1.2 Vai trò
Giao nhận hàng hóa có những vai trò sau đây:

Đảm bảo hàng hóa được lưu thông một cách nhanh chóng, hiệu quả, vừa an toàn lại
tiết kiệm mà không cần sự hiện diện của cả 2 bên xuất khẩu và nhập khẩu trong quá trình mua
bán.

Đảm bảo chuyển giao hàng hóa đúng thời gian và địa điểm người nhận yêu cầu.

Giúp giảm bớt các loại chi phí không cần thiết cho nhà cung cấp như lưu kho, bến bãi,
chi phí đào tạo nhân công. Từ đó giúp làm giảm giá thành cho hàng hoá xuất nhập khẩu.

Tối ưu hóa quá trình vận chuyển bằng cách lựa chọn phương tiện phù hợp giúp hàng
hóa đi đúng lộ trình và lựa chọn nhà vận chuyển đáng tin cậy; giúp giảm thiểu thời gian, chi
phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Cung cấp khả năng giám sát và theo dõi hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
Bằng cách sử dụng công nghệ và hệ thống thông tin để có thể theo dõi và kiểm tra vị trí cũng
như tình trạng của hàng hóa ngay tại thời điểm đó.

Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm thủ tục khiếu nại với các cơ quan liên
quan trong trường hợp hàng hóa xảy ra tổn thất không mong muốn dựa trên năng lực và trình
độ chuyên môn cao của bên thứ ba.
Góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế cũng như xây dựng mối quan hệ
đối tác đáng tin cậy.

1.1.3 Phân loại


Trên thực tế, hoạt động giao nhận hàng hóa rất đa dạng và phong phú. Có nhiều tiêu
chí khác nhau để phân loại hoạt động giao nhận hàng hóa. Dựa trên thông tin tìm kiếm được,
có 3 cách căn cứ để phân loại chủ yếu như sau:

Căn cứ vào phương thức vận tải:

 Giao nhận bằng đường bộ: “Vận tải đường bộ bao gồm vận tải ô tô, đường sắt. Vận tải
ô tô có tính cơ động, linh hoạt và có thể hoạt động trên mọi địa hình nhưng năng lực
vận chuyển lại hạn chế. Vận tải đường sắt có thể hoạt động quanh năm, suốt ngày đêm
và ít phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Năng lực vận chuyển lớn nhưng tính cơ động
linh hoạt không cao chỉ đảm nhận vận chuyển ở chặng chính. Trên thực tế người ta

8
hay kết hợp vận tải đường sắt với các phương thức vận tải khác.” – Theo PGS. TS.
Nguyễn Như Tiến.
 Giao nhận bằng đường sắt.
 Giao nhận bằng đường biển.
 Giao nhận bằng đường hàng không.
 Giao nhận hàng hóa bằng đường ống: “Trong vận tải quốc tế, vận tải đường ống không
được phát triển mạnh như các phương thức vận tải khác nhưng lại rất hiệu quả trong
vận chuyển những mặt hàng như dầu, các sản phẩm của dầu, khí đốt, nước... chi phí
trong vận tài đường ống là thấp nhất.” – Theo PGS. TS. Nguyễn Như Tiến.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động:

 Giao nhận hàng hóa nội địa: là loại hình giao nhận mà hoạt động của nó nằm trong
phạm vi biên giới của một nước.
 Giao nhận hàng hóa quốc tế: là loại hình giao nhận mà hoạt động của nó vượt ra ngoài
biên giới của một quốc gia, từ quốc gia này đến quốc gia khác.
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh

 Giao nhận thuần túy: Là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng và nhận
hàng.
 Giao nhận tổng hợp: Là hoạt động giao nhận bao gồm hoạt động giao nhận thuần túy
và xếp dở, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, lưu kho, lưu bãi, …
Căn cứ vào loại hàng hóa:

 Hàng hóa bình thường.


 Hàng hóa lạnh.
 Hàng hóa quá cỡ.
 Hàng hóa nguy hiểm.

1.2 Hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường biển
1.2.1 Khái niệm
Cùng với các phương tiện vận chuyển khác, phương thức vận chuyển bằng đường biển
đã xuất hiện từ rất sớm trong quá trình phát triển kinh tế. Hiện nay, khoảng 85% (Việt Nam là
khoảng 95%) tổng khối lượng hàng hóa được giao dịch trong hoạt động buôn bán quốc tế
được vận chuyển qua đường biển. Vào những năm 60 của thế kỷ 20, tàu chở hàng container ra
đời, đã làm giảm thời gian tàu đậu ở cảng từ 60% xuống còn 40%, từ đó rút ngắn thời gian
giao hàng, đáp ứng nhu cầu của người vận chuyển và các doanh nghiệp sở hữu hàng hóa.
9
Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển là hình thức người bán gửi hàng hóa
thông qua các dịch vụ vận tải đường biển, qua các đơn vị chuyên nghiệp như hãng tàu,
forwarder. Họ sẽ có trách nhiệm đưa hàng hóa tới cảng đích tại nước nhập khẩu. Hàng hóa
được giao nhận đường biển vẫn phải tuân thủ các quy định về thủ tục hải quan ở nước xuất
khẩu và nước nhập khẩu.

Theo phương thức giao nhận hàng container thì có 2 phương thức chủ yếu:

- FCL (Full container load): loại này thường áp dụng cho hàng hóa của một chủ hàng duy
nhất. Chủ hàng có khối lượng hàng lớn, đủ để chứa đầy một container. Người gửi hàng chịu
trách nhiệm đóng hàng vào container và người nhận chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi container.
Chủ hàng cũng phải thực hiện các thủ tục hải quan và quản lý việc xếp dỡ hàng tại cảng hoặc
kho lưu trữ riêng.

- LCL (Less than Container Load): khi chủ hàng không có đủ hàng hóa để đóng vào một
container, do đó họ phải gửi hàng lẻ. Trong trường hợp này, các đại lý giao nhận sẽ đóng vai
trò là người tổ chức gom hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau, thực hiện việc phân loại, sắp xếp
hàng vào container để gửi đi. Tại cảng đến, đại lý gom hàng sẽ dỡ hàng phân loại và giao cho
từng người nhận.

1.2.2 Vai trò


Người giao nhận trong hoạt động vận tải và giao nhận hàng hóa đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong thương mại quốc tế và kinh tế nội địa của một quốc gia. Dưới đây là các vai
trò quan trọng của họ:

Cước phí vận tải giao nhận ảnh hưởng đến giá mua: Người giao nhận phải có khả
năng quản lý chi phí vận tải một cách hiệu quả, vì chi phí này chiếm một phần đáng kể trong
giá cả hàng hóa. Việc tối ưu hóa chi phí này giúp giảm bớt áp lực tài chính cho doanh nghiệp
và cải thiện cạnh tranh. Theo thống kê của hội nghị liên hiệp quốc tế vầ mậu dịch và phát triển
(UNCTAD). Chi phí vận tải giao nhận chiếm trung bình 10 – 15% giá FOB của hàng hoặc 8 –
9% giá CIF của hàng trao đổi quốc tế.

Thay đổi cơ cấu và mở rộng thị trường: Người giao nhận tận dụng các phương tiện
vận chuyển hiện đại, tiên tiến. Họ giúp hàng hóa đi khắp thế giới, giảm thời gian vận chuyển
và chi phí, mở ra nhiều lựa chọn hơn cho người mua và bán.

10
Tăng nguồn thu ngoại tệ: Bằng cách cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa chất
lượng, người giao nhận giúp quốc gia tăng thêm nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất nhập
khẩu.

Tạo việc làm và thúc đẩy sản xuất: Hoạt động giao nhận hàng hóa tạo ra nhiều cơ
hội việc làm cho người lao động trong ngành vận tải và liên quan. Điều này không chỉ giúp
giải quyết vấn đề thất nghiệp mà còn thúc đẩy nền sản xuất trong nước thông qua việc thu hút
lao động và tăng cung ứng nguồn nhân lực.

Thu hút đầu tư nước ngoài: Sự phát triển của hoạt động giao nhận hàng hóa thu hút
đầu tư từ nước ngoài thông qua việc tăng cường năng lực và cơ sở hạ tầng vận tải, giúp nền
kinh tế nội địa phát triển và mở cửa cho các dòng vốn nước ngoài.

1.3 Người giao nhận


1.3.1 Khái niệm
Người giao nhận còn được gọi là người kinh doanh dịch vụ giao nhận (Forwarder –
Feight Forwarder).

Theo luật thương mại Việt Nam: “Người giao nhận là người làm dịch vụ giao nhận, là
các thương nhân có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Người
giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, các công ty giao nhận hoặc bất kỳ thương nhân nào
khác”.

Ngoài ra, theo PGS.TS. Nguyễn Thị Hường (2013): “Kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa quốc tế là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình thực hiện
các dịch vụ tổng hợp có liên quan đến giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ
hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác từ quốc gia này sang quốc
gia khác, như tổ chức vận chuyển lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác
cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động đó nhằm mục đích sinh lợi”

Theo điều 164 của Bộ Luật thương mại Việt Nam: Người làm dịch vụ giao nhận hàng
hoá: “Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá.”

Tóm lại, giao nhận được hiểu là tập hợp những nghiệp vụ như nhận hàng, tổ chức các
hoạt động lưu kho, vận chuyển và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa có liên quan đến quá
trình vận tải nhằm mục đích đảm bảo việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi

11
hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) một cách hiệu quả. Người giao nhận có thể làm
các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của bên thứ ba khác.

1.3.2 Vai trò


Do sự phát triển của vận tải container, vận tải đa phương thức, người giao nhận không chỉ làm
đại lý, người nhận ủy thác mà còn cung cấp các dịch vụ về vận tải và đóng vai trò như một
bên chính (Principal) - Người chuyên chở (Carrier). Vai trò này thể hiện quả các chức năng
sau:

- Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho hoạt động sản xuất và kinh doanh:
Khi có một hệ thống giao nhận chuyên nghiệp và hiệu quả, doanh nghiệp có thể dễ dàng
tiếp cận nguồn nguyên liệu và sản phẩm, giảm thiểu thời gian chờ đợi và tối ưu hóa quy trình
sản xuất.

Người giao nhận không chỉ đơn thuần là người vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm
B, mà còn là những chuyên gia trong việc quản lý hệ thống vận chuyển, từ việc lập kế hoạch
đến việc theo dõi và giám sát quá trình diễn ra. Họ có khả năng phối hợp với các đối tác vận
chuyển và lưu kho để đảm bảo rằng hàng hóa được giao nhận một cách nhanh chóng, an toàn
và hiệu quả.

Bằng cách tối ưu hóa quy trình giao nhận hàng hóa, người giao nhận giúp doanh nghiệp
giảm thiểu chi phí vận chuyển và lưu kho, từ đó giảm giá thành sản phẩm và tăng cường cạnh
tranh trên thị trường. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của
hàng hóa thông qua việc đảm bảo rằng hàng hóa được giao nhận đúng cách và đúng thời gian.

- Góp phần mở rộng thị trường:


Trước đây, quá trình vận chuyển hàng hóa thường rất phức tạp và tốn kém do hàng hóa
phải trải qua nhiều bước vận chuyển và sử dụng nhiều phương thức khác nhau. Điều này gây
ra rủi ro và tổn thất lớn cho hàng hóa và doanh nghiệp.

Tuy nhiên đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cho phép quá trình vận
chuyển hàng hóa diễn ra một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Công nghệ thông tin cho
phép việc quản lý và theo dõi hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, từ việc đặt hàng, theo dõi vận
chuyển đến việc quản lý kho hàng. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí, đồng thời
giảm nguy cơ cho sự tổn thất và rủi ro.

Sự cải thiện trong quá trình vận chuyển không chỉ làm cho việc kinh doanh trở nên hiệu
quả hơn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường. Doanh nghiệp có thể dễ
12
dàng tiếp cận các thị trường mới và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình một cách linh
hoạt và nhanh chóng hơn. Điều này giúp tăng cường cạnh tranh và tạo ra cơ hội phát triển cho
các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày nay.

- Mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội:


Trong một nền kinh tế đang phát triển, người giao nhận đóng vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tạo ra cơ hội việc làm.

Người giao nhận thực hiện các biện pháp an toàn và đảm bảo chất lượng trong quá trình
vận chuyển giúp giảm thiểu sự mất mát và hỏng hóc của hàng hóa, từ đó tối ưu hóa lợi ích
kinh tế cho cả người gửi và người nhận.

Hơn nữa, ngành giao nhận cung cấp một lượng lớn cơ hội việc làm cho người lao động.
Từ lái xe đến nhân viên giao nhận và quản lý vận chuyển, các vị trí trong ngành này đều đòi
hỏi sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Việc tạo ra cơ hội việc làm này không chỉ giúp giảm tỷ
lệ thất nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và cộng đồng.

Cuối cùng, sự phát triển của ngành giao nhận cũng thúc đẩy phát triển hạ tầng vận tải.
Việc đầu tư vào hạ tầng vận tải không chỉ cải thiện hiệu suất và hiệu quả của quá trình vận
chuyển mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và xã hội khác như du lịch
và thương mại. Điều này làm cho ngành giao nhận trở thành một phần không thể thiếu trong
sự phát triển bền vững của một quốc gia.

1.3.3 Trách nhiệm của người giao nhận


Theo điều 170 của Bộ Luật thương mại Việt Nam thì trách nhiệm của một người làm
dịch vụ giao nhận là:

1. Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá trong mọi trường hợp không vượt
quá giá trị hàng hoá, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng.

2. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không được miễn trách nhiệm nếu không chứng
minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải do lỗi của mình gây ra.

3. Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hoá ghi trên hoá đơn và các khoản tiền
khác có chứng từ hợp lệ. Nếu trong hoá đơn không ghi giá trị hàng hoá thì tiền bồi thường
được tính theo giá trị của loại hàng đó tại nơi và thời điểm mà hàng được giao cho khách hàng
theo giá thị trường; nếu không có giá thị trường thì tính theo giá thông thường của hàng cùng
loại và cùng chất lượng.

13
4. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không phải chịu trách nhiệm trong các trường hợp
sau đây:

a) Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời
hạn mười bốn ngày, kể từ ngày giao hàng, không tính ngày Chủ Nhật và ngày lễ;

b) Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không nhận được thông báo bằng văn bản về việc
bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

Ngoài ra, theo điều 169 của Bộ Luật thương mại Việt Nam, các trường hợp người giao
nhận được miễn trách nhiệm như là:

1. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không phải chịu trách nhiệm về những mất mát, hư
hỏng phát sinh trong những trường hợp sau đây:

a) Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền;

b) Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy
quyền;

c) Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp;

d) Do khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thực hiện việc xếp, dỡ hàng hoá;

đ) Do khuyết tật của hàng hoá;

e) Do có đình công;

g) Các trường hợp bất khả kháng.

2. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng
lẽ khách hàng được hưởng, về sự chậm trễ hoặc giao nhận hàng sai địa chỉ mà không phải do
lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

1.3.4 Quyền hạn và nghĩa vụ


Theo điều 167 của Bộ Luật thương mại Việt Nam quy định, người làm dịch vụ giao
nhận hàng hoá có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác;

2. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng;

14
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì
có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách
hàng;

4. Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được
toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng
biết để xin chỉ dẫn thêm;

5. Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với
khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.

1.4 Trách nhiệm của các bên tham gia vào quy trình giao nhận hàng hoá bằng đường biển
Trong quá trình giao nhận, người giao nhận (công ty giao nhận) cần phải liên hệ với rất
nhiều các cơ quan và tổ chức khác nhau. Các tổ chức chủ yếu có liên quan là :

 Các cơ quan giám sát thuộc chính phủ như : Hải quan giám sát hoạt động XNK, giám
sát ngoại hối, giám sát y tế, lãnh sự…
 Các công ty XNK : là người thực hiện hoặc uỷ thác cho người khác thực hiện giao
nhận .
 Các ga cảng : nhận hàng, giao hàng, lưu kho, xếp dỡ, cấp giấy ra vào cảng.
 Các công ty vận tải: vận chuyển hàng hoá.
 Công ty mua bảo hiểm: Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, tiến hành bồi thường…
 Công ty giám định: Giám định khi được uỷ thác, cấp biên bản giám định…
 Các ngân hàng : Thanh toán tiền, bảo lãnh,…
Theo điều 168 của Bộ Luật thương mại Việt Nam thì mọi khách hàng trong hoạt động
giao nhận đều có quyền:

1. Lựa chọn người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đáp ứng với yêu cầu của mình;

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá vi phạm hợp đồng;

4. Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá;

5. Thông tin đầy đủ, chi tiết và chính xác về hàng hoá cho người làm dịch vụ giao nhận hàng
hoá;

15
6. Đóng gói, ghi ký, mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp
người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đảm nhận công việc này;

7. Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí phát sinh cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của khách hàng hoặc do lỗi của khách hàng gây ra;

8. Trả cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.

1.5 Chứng từ liên quan đến quá trình giao nhận hàng hoá bằng đường biển
1.5.1 Tờ khai hải quan
Khi một doanh nghiệp muốn xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa ra hay vào lãnh thổ
Việt Nam đều phải kê khai vào tờ khai hải quan. Tờ khai hải quan là một văn bản quan trọng
được sử dụng để chủ hàng hóa cung cấp thông tin chi tiết về hàng hoá hoặc phương tiện khi
xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.

Thông tin về hàng hóa cần kê khai là:

- Mã số hàng hóa

- Xuất xứ hàng hóa

- Số lượng hàng hóa

- Đơn giá

- Trị giá.

Đồng thời người kê khai còn phải điền các thông tin khác như sau: Mã số thuế của
người xuất/nhập khẩu; mã số thuế của người được ủy quyền (nếu có); mã số thuế đại lý hải
quan…. Tất cả các thông tin được khai trong tờ khai hải quan phải đảm bảo chính xác.

1.5.2 Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)


Theo GS. TS. Võ Thanh Thu (2006): “Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp
đồng xuất nhập khẩu, là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong
đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến
hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng.”

Phần nội dung hợp đồng: gồm 14 điều khoản.

 6 điều khoản chủ yếu:


16
1. Commodity/Goods – mô tả hàng hoá

2. Quality/Specification – chất lượng hàng hoá

3. Quantity – số lượng hàng hoá

4. Unit Price/ Total amount – đơn giá và tổng số tiền thanh toán của hợp đồng.

5. Shipment/ Delivery of goods – thời hạn và địa điểm giao hàng.

6. Payment – thanh toán

 Các điều khoản thông thường:


7. Packing and marking – bao bì và ký mã hiệu

8 Warranty – bảo hành

9. Penalty – phạt và bồi thường hợp đồng

10. Insurance – bảo hiểm hàng hoá

11. Force majeure – điều khoản bất khả kháng

12. Claim – khiếu nại

13. Abitration – trọng tài

14. Other terms and conditons – những điều khoản và điều kiện khác.

1.5.3 Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)


Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của một quy trình giao nhận hàng hóa. Nó là
yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền đã quy định trên hóa đơn.

Nội dung của hóa đơn bao gồm: đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa,
điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải,… Nó được lập thành
nhiều bản và chia cho nhiều mục đích khác nhau như xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền
hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan tính thuế,…

1.5.4 Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)


Packing list là bảng kê / phiếu đóng gói hàng hóa / phiếu chi tiết hàng hóa là một
chứng từ không thể thiếu trong quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển do người bán
phát hành. Nó thể hiện chi tiết những gì người bán đã bán cho người mua.
17
Nội dung phiếu đóng gói bao gồm:

1. Thông tin người bán, người mua


2. Thông tin vận chuyển (đơn vị vận chuyển, nơi đi – nơi đến, cảng bốc hàng – cảng dỡ
hàng)
3. Điều kiện mua bán theo Incoterm
4. Số hóa đơn, ngày ký
5. Ngày phát hành, ngân hàng phát hành
6. Mô tả hàng hóa
7. Số lô hàng hoặc container
8. Số lượng mặt hàng và đơn vị tính
9. Trọng lượng và kích thước

1.5.5 Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)


Thông thường một vận đơn đường biển thường có 3 chức năng sau:

- B/L là một biên lai của người chuyên chở giúp xác nhận là họ đã nhận được hàng hóa
để chuyên chở,
- B/L là một chứng từ về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển.
- B/L là một chứng từ quan trọng giúp biết được ai là người sở hữu hàng hóa, quy định
hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách
chuyển nhượng B/L.
Theo đó, B/L cũng có nhiều công dụng như: làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, làm
chứng từ để mua bán, cầm cố hay chuyển nhượng hàng hóa,…

1.5.6 Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)


Theo GS. TS. Võ Thanh Thu (2006): “Bảo hiểm chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu
là sự cam kết bồi thường về mặt kinh tế của công ty bảo hiểm cho người mua bảo hiểm khi có
rủi ro tổn thất, tai nạn xảy ra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong quá trình chuyên chở.
Ngược lại, người được bảo hiểm có trách nhiệm đóng cho công ty bảo hiểm một khoản tiền
gọi là phí bảo hiểm theo những điều kiện đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm.”

Các điều kiện bảo hiểm bao gồm:

‒ Bảo hiểm điều kiện A: bảo hiểm rủi ro

‒ Bảo hiểm điều kiện B: bảo hiểm tổn thất riêng


18
‒ Bảo hiểm điều kiện C: bảo hiểm miễn tổn thất riêng

1.5.7 Chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin- C/O)


- Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận xuất xứ hoặc nơi
sản xuất ra hàng hóa.

- Là chứng từ xuất cho Hải quan của nước nhập khẩu để tính thuế.

Có các loại giấy C/O sau:

- Form A: (GSP – Generalized System Preferences): Ưu đãi về thuế quan chung giành
cho các nước có chính sách quan hệ tối hệ quốc.
- Form B: Dùng để đối sử với những nước chưa quan hê tối hệ quốc.
- Form D: (Asean/Cept – Common Effective Preferences Tariff): Ưu đãi thuế quan
giành cho các nước trong khối Asean.
- Form X/Form O: Dùng để áp dụng với các nước là thành viên của IOC (Internation
Organization Coffee) – tổ chức cà phê quốc tế và áp dụng cho việc xuất khẩu cà phê cho các
nước nằm ngoài IOC.
- Form T: Sử dụng cho việc xuất khẩu hàng dệt may sang EU.
- Form E: Đây là loại C/O mới được đem vào sử dụng. Được áp dụng cho các mặt hàng
xuất nhập khẩu sang Trung quốc.

1.5.8 Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng (Certificate of Quantity/Quality)


Theo GS. TS. Võ Thanh Thu (2006): “ Giấy chứng nhận số lượng/chất lượng là chứng
từ xác nhận số lượng/chất lượng (hoặc trọng lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm
chất số lượng hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng.” Nó có thể do cơ quan kiểm
nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp hoặc người bán cấp, tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai
bên.

1.5.9 Giấy chứng nhận kiểm dịch, vệ sinh hàng hóa


Là chứng từ do cơ quan kiểm dịch hoặc cơ quan y tế cấp để xác nhận hàng hoá đã
được kiểm tra và xử lý chống các dịch bệnh và chống các vi trùng gây bệnh cho người sử
dụng.

- Phytosanitary Certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)

19
- Health Certificate (Giấy chứng nhận y tế)
- Animal products sanitary inspection certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật)

1.6 Quy trình giao nhận hàng hoá bằng đường biển
1.6.1 Tìm kiếm khách hàng
Đối với mọi doanh nghiệp, việc tìm kiếm và thu hút khách hàng luôn là hoạt động cấp
thiết, quan trọng nhất. Khách hàng được coi là yếu tố tiên quyết để xác định doanh nghiệp có
khả năng thu hồi vốn và sinh lời hay không. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ. Khi doanh nghiệp chọn được đối tác uy tín, các giao dịch sẽ được thực hiện dễ dàng
nhất, hạn chế tối đa rủi ro, tranh chấp có thể phát sinh giữa các bên.

Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội hoặc các trang mạng liên quan đến hoạt
động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa, những thông tin sai lệch, những quảng cáo và
lời tự giới thiệu đến từ các công ty thường khó xác thực. Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ
càngdựa vào các đặc điểm như: Lịch sử công ty, ảnh hưởng của công ty trong xã hội, uy tín
kinh doanh của họ trên thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh của họ, năng lực, thời gian
và phạm vị hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, … theo GS.TS. Đoàn Thị Ngọc Vân &
ThS. Kim Ngọc Đạt (2016) để đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

1.6.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán


1.6.2.1 Đàm phán
Theo PSG. TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2010): “Đàm phán là hành vi và quá trình, mà
trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và
những điểm còn bất đồng, để đi đến một thoả thuận thống nhất”.Hoạt động này đòi hỏi các
bên tham gia đàm phán cần có nắm bắt những thông cần thiết về nghiệp vụ giao nhận hàng
hóa, thông tin về thị trường, chính trị và xã hội tại các quốc gia liên quan. Quá trình đàm phán
có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau thư đám phán trực tiếp, thông qua email, điện
thoại,… Mỗi hình thức đàm phán đều có ưu, nhược điểm riêng, tuy nhiên hình thức đàm phán
chủ yếu của các doanh nghiệp hiện nay là thông qua email.

1.6.2.2 Ký kết hợp đồng mua bán


Sau khi đàm phán thành công và đạt được những thỏa thuận nhất định về các điều
khoản trong hợp đồng, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Hợp đồng là cam kết chính thức, có
giá trị pháp lý, xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên để đảm bảo hai bên sẽ thực hiện quyền

20
và nghĩa vụ của mình trong giao dịch thương mại, là cơ sở để tiến hành xử lý những tranh
chấp, khiếu nại về sau.

1.6.3 Thực hiện hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển
1.6.3.1 Đặt trước chỗ trống cho lô hàng trên tàu

Sau khi thu thâp được các thông tin cần thiết về lô hàng và tuyến vận chuyển, bộ phận
chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ với hãng tàu để sắp xếp chỗ cho lô hàng. Các thông tin để đặt
chỗ bao gồm: cảng đi, cảng đến, tên hàng, trọng lượng hàng, loại container, số lượng
container, ngày hàng sẵn sàng, ngày dự kiến tàu chạy mong muốn.

Đối với các loại hàng hóa nguy hiểm hoặc hàng hóa có yêu cầu nhiệt độ quy định thì
người giao nhận cần cung cấp thêm các thông tin cụ thể về hàng hóa cho hãng tàu như số xác
định hàng hóa nguy hiểm, nhóm phân loại mức độ nguy hiểm của hàng hóa hoặc nhiệt độ yêu
cầu của hàng hóa. Việc cung cấp này giúp cho quá trình vận chuyển được diễn ra trơn tru hơn,
dịch vụ tại công ty cũng thỏa mãn nhu cầu khách hàng hơn.

1.6.3.2 Mua bảo hiểm cho lô hàng (nếu có)

Tùy vào các điều kiện giao hàng mà đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu hợp đồng quy
định nghĩa vụ mua bảo hiểm thuộc về bên xuất khẩu thì doanh nghiệp thực hiện tư vấn với
khách hàng về hình thức mua bảo hiểm phù hợp, loại bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu, bảo
hiểm bao hoặc bảo hiểm chuyến,… Nếu bên xuất khẩu chưa có bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ
thực hiện mua bảo hiểm tại công ty bảo hiểm dựa trên các yêu cầu của khách hàng trong quá
trình tư vấn. Việc ký kết hợp đồng bảo hiểm cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm:

‒ Bảo hiểm điều kiện A: bảo hiểm rủi ro

‒ Bảo hiểm điều kiện B: bảo hiểm tổn thất riêng

‒ Bảo hiểm điều kiện C: bảo hiểm miễn tổn thất riêng

Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm căn cứ vào các điều khoản ghi trong hợp đồng, tính
chất hàng hóa, tính chất bao bì, phương thức xếp hàng, loại tàu chuyên chở và đôi khi còn là
về tuyến trình hàng hóa vận chuyển qua.

1.6.3.3 Chuẩn bị bộ chứng từ để làm thủ tục hải quan


21
Đây là khâu quan trọng trong quá trình làm thủ tục hải quan, giúp quá trình làm thủ
tục được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Bộ phận thực hiện khai báo hải quan cần

nắm được thông tin chính xác của hàng hóa dựa trên các chứng từ mà khách hàng đã cung
cấp, booking đặt chỗ,… Nếu vẫn chưa hiểu rõ đặc điểm của hàng hóa cần liên hệ với khách
hàng để tìm hiểu thông tin và khai báo chính xác. Bộ chứng từ của lô hàng thường bao gồm:

‒ Hợp đồng dịch vụ giao nhận (Sales Contract): Đây là chứng từ thể hiện rõ quyền hạn và
trách nhiệm của các bên liên quan. Các điều khoản cần thể hiện như: đối tượng của hợp đồng,
quyền và nghĩa vụ các bên, thanh toán, hiệu lực của hợp đồng, điều khoản chung, …

‒ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, người
mua cần thực hiện thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn. Đây cũng chính là bằng
chứng của sự mua bán và giá trị chính xác của hàng hóa khi thực hiện thanh toán hải quan.
Trên hóa đơn cần thể hiện thông tin người mua, người bán và hàng hóa thì các thông tin bắt
buộc có là tổng giá trị đơn hàng, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, loại hình vận
chuyển,…

‒ Phiếu đóng gói (Packing List): Là bảng kê khai tất cả hàng hóa có trong một kiện hàng. Yêu
cầu cần có các thông tin chính xác của hàng hóa gồm tên hàng, số lượng kiện, trọng lượng
tịnh, trọng lượng cả bì, số khối, …

- Vận đơn (Bill of Lading):


- Giấy phép xuất nhập khẩu:
- Ngoài ra còn có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,… tùy vào từng loại hàng hóa.

1.6.3.4 Khai báo hải quan điện tử

Việc khai hải quan điện tử mang lại nhiều tiện ích đáng kể. Điều này cho phép các nhà
xuất khẩu hay những người làm hoạt động giao nhận thực hiện khai báo hải quan ở mọi lúc,
mọi nơi, chỉ cần họ có kết nối internet.

Khai báo hải quan điện tử là thay vì thực hiện các thủ tục trên giấy tờ như truyền
thống thì người giao nhận sẽ khai báo các thông tin về hàng hóa và thông quan hàng hóa
thông qua việc sử dụng phần mềm Ecus5 – Vnaccs. Đồng thời, phần mềm cũng cho phép bên
phía xuất khẩu điền trực tiếp thông tin của họ vào hệ thống điện tử khi đăng ký tờ khai.

Sau khi kiểm tra thông tin trên chứng từ và tờ khai giống nhau thì tiến hành khi chính
thức. Khi đó tờ khai sẽ được phân ra 3 luồng:

22
- Luồng xanh (mã ký hiệu số 1): là luồng được thuận lợi và ưu tiên dành cho hàng hóa
có mức rủi ro thấp, hàng hóa được xác nhận thông quan nhanh chóng và dễ dàng.
- Luồng vàng (mã ký hiệu số 2): hàng hóa có thông tin không phù hợp hoặc không đầy
đủ theo hóa đơn thì Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra và xác minh lại chứng từ.
- Luồng đỏ (mã ký hiệu số 3): dành cho hàng hóa có yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt như
hàng hóa được xuất xứ không rõ ràng, hàng hóa có giá trị cao,… Cơ quan hải quan sẽ
tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế lô hàng. Quá trình này sẽ kéo dài thời gian
thông quan.

1.6.3.5 Thực hiện thủ tục thông quan

Đây là hoạt động quan trọng quyết định hàng hóa có được thông quan và xuất khẩu ra
quốc tế hay không. Sự ra đời của khai báo hải quan điện tử như hiện nay đã giúp tối ưu hóa
quá trình này, đảm bảo việc thực hiện khai báo hải quan diễn ra nhanh chóng hơn. Thay vào
đó, việc kê khai các thông tin về lô hàng cũng cần được kĩ càng và chính xác hơn, cần đính
kèm các giấy tờ như hợp đồng xuất khẩu, giấy phép xuất khẩu, hóa đơn đóng gói,… Sau khi
khai báo hải quan điện tử, nhân viên chứng từ in tờ khai và chuẩn bị bộ hồ để nhân viên giao
nhận ra Cảng xuất trình hàng hóa và thực hiện các quyết định của hải quan.

1.6.3.6 Giao hàng cho người chuyên chở

Có nhiều trường hợp để giao hàng cho người chuyên chở, đối với hàng xuất khẩu
được giao bằng container, quy trình như sau:

‒ Người gửi hàng điền vào bản đăng ký lưu khoan/lưu cước tàu (booking note) rồi đưa cho
hãng tàu ký, kèm theo bảng liệt kê hàng hóa.

‒ Hãng tàu ký vào booking note và cấp lệnh giao vỏ container cho chủ hàng.

‒ Sau khi có lệnh giao vỏ container từ hãng tàu, tùy theo yêu cầu khách hàng mà người gửi
hàng sẽ hành động phù hợp. Nhiều đối tượng khách hàng kho không đủ rộng để đóng hàng
hoặc không có kho để đóng hàng, họ sẽ vận chuyển hàng và thực hiện đóng hàng tại bãi. Đối
với đối tượng khách hàng có kho rộng và muốn đóng tại kho, người gửi hàng sẽ đưa container
rỗng về kho của mình đóng hàng vào, niêm phong kẹp chì. Trong trường hợp hàng hóa cần
phải làm thêm các thủ tục riêng tại cảng như hun trùng, kiểm dịch động thực vật thì chỉ cần cố
định cửa container và vận chuyển đến cảng để không phải tốn chi phí tháo niêm phong.

23
‒ Giao hàng FCL cho hãng tàu tại bãi container trước khi đến hết thời gian quy định, xuất
trình tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có xác nhận thông quan của hải quan để vào sổ tàu.

‒ Khi tàu đến cảng bốc hàng, hãng tàu sẽ tổ chức việc vận chuyển, xếp hàng lên tàu và cấp
vận đơn đường biển cho người gửi hàng.

1.6.3.7 Phát hành vận đơn đường biển và thanh lý hợp đồng giao nhận dịch vụ

Sau khi giao hàng và lấy vận đơn đường biển từ hãng tàu, bộ phận chứng từ tại doanh
nghiệp sẽ phát hành vận đơn đường biển và giao lại cho khách hàng các chứng từ của lô hàng.
Đồng thời, bộ phận kế toán của công ty sẽ làm giấy báo nợ về cước tàu, phí dịch vụ gia tăng
như phí tải nội địa, phí làm thủ tục hải quan, … đến khách hàng và nhận thanh toán.

1.6.3.8 Theo dõi tiến trình giao hàng và cập nhật thông tin từ hãng tàu
Người giao nhận luôn theo dõi tiến trình, cập nhật thông tin hàng hóa trong quá trình
vận chuyển đến cho chủ hàng để đảm bảo hàng hóa được giao đến đích một cách an toàn và
nếu gặp sự cố sẽ có biện pháp xử lý kip thời, nhanh chóng. Đồng thời việc cập nhật thông tin
liên tục để báo cho chủ hàng cũng giúp tạo sự tin tưởng và hài lòng từ phía khách hàng.

1.6.3.9 Ngày người nhận nhận hàng


Dựa vào thỏa thuận thông qua đàm phán và hợp đồng trước đó, người nhận có thể lên
kế hoạch và chuẩn bị cho việc nhận hàng theo đúng thời gian dự kiến để đảm bảo rằng mọi
thứ diễn ra suôn sẻ và không gây ra sự gián đoạn.

1.6.3.10 Dỡ hàng, vận chuyển hàn hóa về kho và trả container rỗng

Để kết thúc quy trình giao nhận hàng hóa thì người nhận sẽ thực hiện bước cuối cùng
là dỡ hàng, vận chuyển hàng hóa về kho và trả container rỗng cho hãng tàu. Sau khi hoàn tất
các thủ tục cần thiết, lô hàng sẽ được bốc dỡ dựa trên sơ đồ đã được thỏa thuận từ trước.
Trước khi hàng hóa được đưa đến kho lưu trữ hoặc bãi chứa hàng thì người nhận cần phải trả
container rỗng về một cách nguyên vẹn và đúng hạn để tránh các chi phí phạt hoặc trừ tiền
phạt từ hãng tàu.

24
1.6.3.11 Kết thúc lô hàng
Cuối cùng, sau khi hàng hóa đã được vận chuyển về kho và container rỗng đã được trả
về, người nhận sẽ hoàn tất các thủ tục cuối cùng và tạo báo cáo kết thúc về việc giao nhận
hàng hóa bao gồm việc cập nhật hệ thống quản lý hàng hóa, thanh toán các khoản phí cần
thiết và gửi báo cáo cho các bên liên quan.

1.7 Các yếu tố ảnh hướng đến quy trình giao nhận hàng hoá bằng đường biển
1.7.1 Nhân tố bên ngoài
1.7.1.1 Khoảng cách địa lý và điều kiện thời tiết
Quy trình giao nhận hàng hoá bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời
tiết và khoảng cách địa lý. Khoảng cách giữa các quốc gia càng lớn sẽ làm tăng chi phí vận
chuyển, thời gian giao hàng cũng như chất lượng của sản phẩm vì phải lênh đênh trên biển
trong một khoảng thời gian dài. Do đó, các nước thường chú trọng đến giao lưu thương mại
với các quốc gia có cùng đường biên giới hay các nước trong khu vực với nhau nhằm giảm
bớt các chi phí phát sinh liên quan đến vận chuyển hàng hóa.

Đây là yếu tố có tác động ngược chiều với sản lượng xuất khẩu vì khi khoảng cách địa
lý càng lớn sẽ càng dễ xuất hiện các rủi ro trong việc vận chuyển hàng hóa giữa hai quốc gia.
Bên cạnh đó, khi vận chuyển hàng hóa trên một quảng đường dài, để hạn chế tối đa thiệt hại
do thời tiết không ổn đỉnh, cướp biển,… cần đòi hỏi có bảo hiểm hàng hóa điều này làm tăng
chi phí giao thương giữa hai nước.

1.7.1.2 Chính sách của Nhà nước


Trong quá trình giao nhận hàng hóa, hoạt động giao nhận đặc biệt quan trọng và liên
quan chặt chẽ đến luật pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi vì hàng hóa thường đi qua
và đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Mỗi quốc gia đều có một hệ thống luật pháp
riêng, từ quy định về nhập khẩu, xuất khẩu đến vận chuyển và quản lý hàng hóa. Ngoài ra,
còn có các quy định về hải quan, thuế nhập khẩu, quy định an toàn vận tải và nhiều quy định
khác nữa.

Nhìn chung, các chính sách và pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động giao nhận hàng hóa, đặc biết là đối với mặt hàng xuất khẩu. Đối với mỗi chính sách, quy
định mà nhà nước đưa ra sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quy trình giao nhận hàng
hóa của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có những hiểu biết rõ ràng và có

25
mức độ nhận thức cao để đưa ra các chiến lược phù hợp đối với những thay đổi trong chính
sách và pháp luật của Nhà nước.

1.7.1.3 Đối thủ cạnh tranh


Trong quá trình giao nhận hàng hóa, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược
cạnh tranh tối ưu dựa trên các năng lực cơ bản của doanh nghiệp và không ngừng tìm kiếm,
nâng cao những yếu tố có thể trở thành lợi thế cạnh tranh trong tương lai thì mới có thể đứng
vững trên thị trường quốc tế. Để có thể làm được điều đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu được
thông tin đối thủ như: Doanh nghiệp nào là đối thủ cạnh tranh, mục đích tương lai của đối thủ;
Chiến lược hiện tại của đối thủ cạnh tranh,… Với đặc thù là kinh doanh dịch vụ xuất khẩu,
doanh nghiệp cần chú trọng đến lợi thế của đối thủ đối với tuyến vận chuyển nào, mức giá
chào bán của họ,… từ đó lên kế hoạch dài hạn và mục tiêu để đạt được các lợi thế đó.

1.7.1.4 Khách hàng


Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, những công ty có khả năng xác định nhu cầu và
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng
ngành. Theo một nghiên cứu trước đó về: “Factors Affecting Logistics Capabilities for
Logistics Service Providers: A Case Study in Vietnam” của Dang Dinh Dao (2021) đã đề cập
“Khách hàng được coi là yếu tố cơ bản của việc cung cấp hệ thống dịch vụ. Không có khách
hàng thì không có dịch vụ”.

Bên cạnh đó, đứng trước sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty cung cấp dịch
vụ giao nhận và nhu cầu thị hiếu thường xuyên thay đổi của khách hàng đã đặt ra thách thức
không hề nhỏ trong lĩnh vực này. Vì vậy việc hiểu và đáp ứng yêu cầu của khách hàng là rất
quan trọng để duy trì mối quan hệ tốt và thành công.

1.7.2 Nhân tố bên trong


1.7.2.1 Yếu tố con người
Nhìn chung, quy trình dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển chịu sự tác động
cùng chiều bởi nhân tố con người trên 2 khía cạnh:

- Bộ máy lãnh đạo: Một công ty muốn đi vào nề nếp và hoạt động mang lại hiệu quả cao cần
có một bộ máy lãnh đạo trách nhiệm, trình độ quản trị của ban giám đốc là yếu tố tiên quyết.
Các chiến lược ban quản lý công ty đưa ra nếu đúng đắn sẽ đảm bảo cho công ty có thể phát
26
huy tốt các lợi thế của mình trên thị trường quốc tế, có sức cạnh tranh với các đối thủ cùng
ngành. Bên cạnh đó, bộ máy lãnh đạo còn ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nguồn nhân
lực, một nhà lãnh đạo đúng đắn sẽ phân chia công việc phù hợp để hiệu suất làm việc của
nhân viên là cao nhất.

- Nguồn nhân lực: Đây là yếu tố quan trọng và thiết yếu nhất trong một công ty, làm trung
tâm cho mọi hoạt động vận hành của công ty. Đặc biệt, đối với các công ty kinh doanh dịch
vụ xuất khẩu thì nhân viên cần có sự khéo léo và nắm vững các kiến thức nghiệp vụ nhằm hỗ
trợ khách hàng hết mình, đem lại sự tin tưởng và là tiền đề cho các cuộc hợp tác sau này.

1.7.2.2 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công ty


Khả năng đáp ứng của nhà cung cấp dịch vụ giao nhận chính là yếu tố về cơ sở hạ
tầng và trang thiết bị công ty. Một doanh nghiệp với đặc thù kinh doanh là làm việc trên máy
tính đối với bộ phận chứng từ và khai báo hải quan, vận chuyển hàng hóa từ kho của khách
hàng đến bãi container để đóng hàng đối với bộ phận hiện trường thì đây là yếu tố cốt lõi
khiến cho khách hàng tin tưởng vào dịch vụ xuất khẩu tại công ty. Các công ty không có đủ
cơ sở vật chất về phương tiện chuyên chở hàng hóa nội địa sẽ phải tốn chi phí để thuê bên thứ
ba, làm cho giá dịch vụ tăng cao và công ty không còn là sự ưu tiên đối với khách hàng.

Có thể thấy, cơ sở vật chất và trang thiết bị công nghệ cũng là nhân tố có ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh dịch vụ xuất khẩu của doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.
Một doanh nghiệp nếu muốn kéo khách hàng về phía mình không chỉ về khả năng chuyên
môn của nhân viên bán cước mà còn về mức độ đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.

1.7.2.3 Giá cả sản phẩm dịch vụ của công ty


Trong tình hình ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu
như hiện tại, các công ty xuất nhập khẩu có hàng chục, hàng trăm sự lựa chọn trong việc tìm
kiếm ra bên thứ ba thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hóa. Do đó, các doanh nghiệp logistics
cần đưa ra được mức giá cạnh tranh để thu hút khách hàng.

Trong một bài nghiên cứu trước đó về “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý
logistics của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan: Nghiên cứu điển hình về các nhà cung
cấp dịch vụ Logistics” của tác giả Nisarat Chotechoei (2018) có đề cập: “Có sự cạnh tranh
giữa các doanh nhân Thái Lan về việc giảm giá để tồn tại khi họ không thể cạnh tranh với các
công ty nước ngoài.”. Điều này cho thấy rằng, yếu tố về giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến khả

27
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Giai đoạn đầu khi tiếp xúc với khách hàng mới, họ
chưa đủ hiểu rõ về doanh nghiệp, hiểu về chất lượng dịch vụ thì giá cả chính là yếu tố khởi
đầu cho quá trình thực hiện đàm phán và hướng tới kí kết hợp đồng.

1.6 Các tiêu chí đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển
1.6.1 Thời gian giao hàng
Hầu hết trong quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển, thời gian giao hàng là
một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Đòi hỏi người làm dịch vụ giao nhận phải lên kế
hoạch cụ thể và đặt lịch trình cho việc vận chuyển hàng hóa từ cảng đi đến cảng đích để đảm
bảo thời gian đúng như dự kiến mà không bị chậm trễ.
Bên cạnh đó nếu có sự cố hay vấn đề phát sinh như thời tiết xấu, lỗi kỹ thuật,… thì
người làm dịch vụ giao nhận phải lên kế hoạch cho những vấn đề này trước đó để giải quyết
các tình huống bất ngờ này một cách nhanh chóng và linh hoạt.

1.6.2 Mức độ an toàn và chính sách bảo hiểm


Người làm dịch vụ giao nhận nên chọn những hàng tàu có uy tín trong ngành vận
chuyển để giới thiệu với khách hàng, từ đó có thể giảm thiểu rủi ro về mất mát hay hư hỏng
hàng hóa trong quá trình vận chuyển, cũng như làm tăng sự tin cậy của công ty đối với khách
hàng. Tuy nhiên để đảm bảo mức độ an toàn cao thì khách hàng phải chọn các phương tiện
vận chuyển an toàn và chính sách bảo hiểm tốt hơn, thông thường chi phí của lựa chọn này sẽ
cao hơn. Bên cạnh đó, bất kì một công ty hay khách hàng nào cũng muốn hợp tác với một đối
tác mang đến cho họ một dịch vụ với mức giá hợp lý và chính sách bảo hiểm tốt.

1.6.3 Chi phí vận chuyển


Chi phí vận chuyển được xem là yếu tố quan trọng trong ngành giao nhận tác động
đến hoạt động mua bán hàng hóa toàn cầu. Tuy nhiên mức chi phí này không cố định mà lại
biến động theo nhiều yếu tố như: khoảng cách địa lý, loại hàng hóa, biến động giá nhiên liệu,
… làm cho nhiều công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận khó dự trù chính xác. Một khi chi phí
này tăng cao thì các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ có nguy cơ thất thoát kinh tế nhiều
hơn và làm giảm hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các nước.

1.6.4 Độ chính xác và đáng tin cậy


Để quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển diễn ra một cách an toàn và chính
xác thì chất lượng của các tàu vận chuyển phải được đảm bảo, đáp ứng các tiêu chuẩn về an
toàn và thường xuyên được bảo trì, sửa chữa. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố như cách thức
đóng gói, xếp dỡ hàng hóa, điều kiện thời tiết, tuân thủ quy định pháp luật về an toàn biển, hệ
thống quản lý rủi ro và an ninh cũng quan trọng không kém.

28
1.6.5 Tiêu chuẩn hải quan và pháp lý
Đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thì tiêu chuẩn hải quan và pháp lý
thường xuyên được cập nhật và bổ sung. Nhà nước tăng cường kiểm tra và giám sát các nội
dung khai báo liên quan đến hàng hóa xuất nhập nhằm mục đích đánh giá việc tuân thủ pháp
luật trong khai báo, giảm nguy cơ rủi ro trong giao thương quốc tế. Ngoài ra, việc kiểm tra
thường xuyên của Nhà nước cũng giúp ngăn chặn việc gian lận, trốn thuế hoặc xuât nhập
khẩu hàng hóa trái với quy định của pháp luật.

1.6.6 Hiệu suất cảng biển


Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay có đến 90% hàng hóa xuất nhập
khẩu thông qua hệ thống cảng biển, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.
Cảng biển cần phải có cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến và đảm bảo an toàn
cho các công nhân viên làm việc tại cảng thì mới có thể xử lý một lượng lớn hàng hóa một
cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc sắp xếp và quản lý công việc của công nhân viên cũng ảnh
hưởng lớn đến hiệu suất tại cảng, nó giúp tăng cường hiệu suất và giảm thiểu thời gian chờ
đợi cho tàu và hàng hóa.

1.6.7 Hiệu suất môi trường

1.6.8 Công nghệ và tự động hóa


Các phần mềm công nghệ giúp cải thiện quy trình quản lý thông tin hàng hóa và truy
cập dữ liệu trong quá tình vận chuyển hàng hóa. Hệ thống quản lý cảng (CMS) và hệ thống
quản lý vận tải (TMS) cho phép các cảng và các công ty vận chuyển quản lý thông tin về hàng
hóa, đơn hàng, vị trí tàu và thời gian. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện hiệu suất và tăng cường
độ chính xác trong quá trình quản lý.

1.6.9 Dịch vụ chăm sóc khách hàng

29

You might also like