You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


-----------------***----------------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 1


NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
NHÂN TỐ ĐẾN CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CẤP TỈNH (PCI) TRONG NĂM 2019
Hà Nội, tháng 10 năm 2020

MỤC LỤC

TÓM TẮT..................................................................................................................... 1
I. MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.................................................................................2
III. KHÁI QUÁT VỀ CHỈ SỐ PCI VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ THÀNH PHẦN ẢNH
HƯỞNG ĐẾN PCI........................................................................................................3
1. Chỉ số PCI..............................................................................................................3
2. Một số chỉ số thành phần........................................................................................4
IV. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHỈ SỐ PCI................................................................................................................... 5
1. Thiết kế mô hình.....................................................................................................5
2. Nguồn số liệu.........................................................................................................6
3. Mô tả số liệu...........................................................................................................6
4. Kết quả ước lượng..................................................................................................8
5. Mô hình hồi quy mẫu...........................................................................................10
6. Kiểm định sự phù hợp của mô hình......................................................................11
7. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến....................................................................11
V. KẾT LUẬN............................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................15
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 16
TÓM TẮT
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index - PCI) là chỉ
số đánh giá và xếp hạng các tỉnh, thành phố của Việt Nam về chất lượng điều hành
kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp
dân doanh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số PCI, và với việc sử dụng mô hình hồi
quy áp dụng cho 43 tỉnh thành trên đất nước Việt Nam, khảo sát trong năm 2019, bài
nghiên cứu đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ số PCI. Mục tiêu
chính của PCI là phản ánh kịp thời sự thay đổi, phát triển trong nền kinh tế từng địa
phương, cho nên việc hiểu rõ về ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến chỉ số này
sẽ giúp cho các tỉnh, thành tìm được đường hướng đúng đắn để phát triển.

I. MỞ ĐẦU

Chỉ số PCI do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự
hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam. Đây là chỉ số
đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của
môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh,
thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Được xây dựng từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp thường niên có quy mô lớn nhất, thực
hiện một cách công phu nhất tại Việt Nam hiện nay, chỉ số PCI đại diện cho tiếng nói
của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành
phố ở Việt Nam. Kể từ khi được công bố, đây đã là một công cụ thiết yếu để đo lường,
đánh giá công tác quản lý và phát triển kinh tế của 63 tỉnh, thành trên cả nước. Chỉ số
PCI không đơn thuần là một công cụ khoa học để xếp hạng, mục đích cao hơn là để
cho các tỉnh, thành hiểu thêm về những điểm mạnh cũng như điểm yếu còn tồn tại ở
địa phương, giúp cho ban lãnh đạo xác định được đường lối phù hợp để phát triển kinh
tế tư nhân, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế.

2019 đánh dấu năm thứ 15 chỉ số PCI được đưa vào thực tiễn. Trong bối cảnh tình
hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương mại giữa Mỹ -
Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống
1
thương mại toàn cầu, thì trong năm qua Việt Nam ta vẫn đạt mức tăng trưởng trên 7%.
Điều này thể hiện được sự tiến bộ trong vai trò điều hành kinh tế của chính quyền. Tuy
nhiên, không thể vì những tăng trưởng hiện thời mà lơ là, ta vẫn cần chú ý đến sự đóng
góp của từng nhân tố để có sự điều chỉnh kịp thời, đặc biệt trong thời kì có vô vàn biến
động, rủi ro không thể lường trước.

II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Phân tích hồi quy là nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ
thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác (gọi là biến độc lập hay
biến giải thích). Phân tích hồi quy có thể giúp ta ước lượng giá trị trung bình của biến
phụ thuộc với các giá trị đã cho của các biến độc lập, kiểm định giả thiết về bản chất
của sự phụ thuộc cũng như dự báo giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi biết giá trị
của biến độc lập. Đây là một công cụ khá phổ biến và tiện lợi trong việc phân tích, xử
lý dữ liệu, đưa cho ta một cái nhìn tổng quát và khách quan về chủ thể.

Trong bài nghiên cứu này, tôi sẽ áp dụng phương pháp mô hình hồi quy để phân tích
sự ảnh hưởng của các yếu tố lên chỉ số PCI. Có thể thấy, mục tiêu của PCI là phản ánh
kịp thời sự phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trường pháp
lý của Việt Nam.Vì vậy việc xét các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số PCI là rất cần thiết.
Năm 2019, chỉ số PCI được đánh giá dựa trên 10 tiêu chí: gia nhập thị trường; tiếp cận
đất đai; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; tính năng động;
dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý; cạnh tranh bình đẳng.
Tuy nhiên, trong giới hạn bài nghiên cứu này, tôi chỉ xét đến 5 tiêu chí: tính minh
bạch, tính năng động, cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo
lao động; được khảo sát trên 43 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Mỗi một yếu tố này đều
có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến chỉ số PCI, và được biểu hiện thông qua việc
xem xét tham số hồi quy.

Chỉ số PCI đang được rất nhiều các tỉnh, thành phố trên cả nước coi trọng và áp dụng
để phân tích tình hình và tìm ra giải pháp cho địa phương. Bài nghiên cứu “Ảnh hưởng
của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến sự hài lòng của doanh
nghiệp về môi trường kinh doanh: Nghiên cứu tại Phú Thọ” của tác giả Hồ Trí Dũng
2
(2018) cũng xem xét sự ảnh hưởng của từng nhân tố nhưng trong phạm vi cấp tỉnh.
Tiểu luận của tôi được khảo sát trên phạm vi rộng hơn để có một cái nhìn khái quát.
Bài viết này gồm 5 phần: Phần mở đầu; Phần 2 là tổng quan nghiên cứu; Phần 3 khái
quát về một số chỉ tiêu liên quan đến PCI bằng phân tích thống kê; Phần 4 là xây dựng
mô hình định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số PCI; Phần 5 kết luận.

Do kiến thức vẫn còn có chỗ thiếu sót, bài tiểu luận vẫn còn tồn tại những khuyết
điểm, rất mong cô có thể xem xét, góp ý để làm nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

III. KHÁI QUÁT VỀ CHỈ SỐ PCI VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ


THÀNH PHẦN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PCI
1. Chỉ số PCI

PCI là chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi,
thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính
quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực
kinh tế tư nhân.

Một địa phương có chỉ số PCI tốt khi có:

 Chi phí gia nhập thị trường thấp


 Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định
 Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai
 Chi phí không chính thức thấp
 Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính
nhanh chóng
 Môi trường cạnh tranh bình đẳng
 Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp
 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao
 Chính sách đào tạo lao động tốt
 Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy
trì

3
Chỉ số PCI được xây dựng theo quy trình 3 bước, gồm:

 Thu thập thông tin từ dữ liệu điều tra và các nguồn dữ liệu đã công bố khác
 Tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa theo thang điểm 10
 Gán trọng số và tính điểm số PCI tổng hợp gồm điểm trung bình có trọng số
của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm tối đa 100.

Việc thống kê số liệu để xây dựng chỉ số được nhóm nghiên cứu tiến hành bằng cách
sử dụng danh sách doanh nghiệp của cơ quan thuế để phân nhóm doanh nghiệp theo
loại hình (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần), ngành
nghề kinh tế (sản xuất công nghiệp, xây dựng, khai thác tài nguyên, dịch vụ và thương
mại và nông lâm ngư nghiệp) và tuổi của doanh nghiệp (doanh nghiệp được thành lập
trước năm 2000, thời điểm Luật Doanh nghiệp 2000 có hiệu lực; thành lập trong giai
đoạn 2000-2009; và từ năm 2010 trở lại đây). Kể từ năm 2013, nhóm nghiên cứu đã
tính toán hiệu chỉnh từng giá trị chỉ tiêu, các chỉ số thành phần và điểm số PCI dựa
trên kết quả trả lời điều tra chấm điểm của từng doanh nghiệp.

2. Một số chỉ số thành phần


2.1. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Đây là chỉ số đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý
cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp
cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được
tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực
hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh
nghiệp.

2.2. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

Đây là chỉ số đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực
thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát
triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những
chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

2.3. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

4
Chỉ số này trước kia có tên gọi là Chính sách phát triển kinh tế tư nhân, dùng để đo
lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như xúc tiến thương mại,
cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh
doanh, phát triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp các dịch vụ
công nghệ cho doanh nghiệp.

2.4. Đào tạo lao động

Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng
nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm
kiếm việc làm.

2.5. Cạnh tranh bình đẳng

Chỉ số thành phần này đánh giá môi trường cạnh tranh đối với các doanh nghiệp dân
doanh trước những ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) và các doanh nghiệp thân quen với cán bộ chính
quyền cấp tỉnh, thể hiện dưới dạng các đặc quyền, ưu đãi cụ thể khi tiếp cận các nguồn
lực cho phát triển như đất đai, tín dụng… và được ưu tiên đối xử trong thực hiện các
thủ tục hành chính và chính sách.

IV. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC YẾU TỐ


ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ PCI
1. Thiết kế mô hình

Sử dụng mô hình hồi quy tổng thể để mô tả mối quan hệ giữa chỉ số PCI và các chỉ số
thành phần như sau:

PCIi = α + β1*TMBi + β2*TNDi + β3*DNi + β4*LDi + β5*CTBDi + ui

Trong đó:

 Biến phụ thuộc: PCI: chỉ số PCI của địa phương


 Biến độc lập
 TMB: Chỉ số về tính minh bạch

5
 TND: Chỉ số về tính năng động
 DN: Chỉ số về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
 LD: Chỉ số đào tạo lao động
 CTBD: Chỉ số cạnh tranh bình đẳng.

Các biến TMB. TND, DN, LD, CTBD đều có đơn vị là phần trăm (%).

 α: Hệ số chặn
 β1, β2, β3, β4, β5: Hệ số góc lần lượt ứng với các biến độc lập TMB, TND, DN,
LD, CTBD
 ui : sai số ngẫu nhiên

Mô hình hồi quy mẫu có dạng:

PCI i= α^ + ^β 1*TMBi + ^β 2*TNDi + ^β 3*DNi + ^β 4*LDi + ^β 5*CTBDi + u^ i


^

Trong đó:

α^ , ^β 1, ^β 2, ^β 3, ^β 4, ^β 5 là các ước lượng của α, β1, β2, β3, β4, β5

u^ i: phần dư của hồi quy mẫu

2. Nguồn số liệu

Mô hình chạy một mẫu gồm 43 quan sát, sử dụng số liệu chéo cho 43 tỉnh, thành phố
lấy ngẫu nghiên trong 63 tỉnh thành tại Việt Nam trong năm 2019.

Các số liệu được lấy từ trang web về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh:
https://pcivietnam.vn/bang-chi-so-cac-tinh-thanh-viet-nam

Trong quá trình thực hiện, em đã sử dụng những kiến thức đã học kết hợp với sự hỗ
trợ từ các phần mềm: Excel, Stata,...

3. Mô tả số liệu

Sử dụng câu lệnh sum trong Stata, em có một bảng thống kê các biến về số lượng quan
sát (Obs), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Std. Dev.), giá trị nhỏ nhất (Min)
và giá trị lớn nhất (Max).

6
Tên biến Số lượng GTTB Độ lệch GT nhỏ nhất GT lớn nhất
quan sát chuẩn

PCI 43 65.5786 2.811105 59.95 73.4

TMB 43 6.675116 0.2943393 5.98 7.44

TND 43 6.367442 0.6799408 5.26 8.37

DN 43 6.207442 0.6220362 4.85 7.39

LD 43 6.744186 0.6551962 5.45 8.24

CTBD 43 6.381163 0.8254817 4.81 8.01

Bảng 1: Mô tả số liệu

Vì nếu chỉ số về tính minh bạch tăng thể hiện môi trường kinh doanh minh bạch hơn
và thông tin kinh doanh công khai, rõ ràng, ảnh hưởng tích cực lên chỉ số PCI nên ta
kỳ vọng nên ta kỳ vọng biến tính minh bạch (TMB) nhận giá trị dương.

Khi chỉ số về tính năng động tăng thể hiện sự lãnh đạo sáng tạo, sáng suốt của lãnh
đạo địa phương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp đồng nghĩa chỉ số PCI cũng tăng
nên ta kỳ vọng biến tính năng động (TND) nhận giá trị dương.

Khi địa phương tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thì đánh giá về
PCI cao hơn nên ta kỳ vọng biến hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhận giá trị dương.

Nguồn lao động của địa phương mà dồi dào, chất lượng lao động tốt càng thu hút
doanh nghiệp hơn và nâng cao PCI, do đó kỳ vọng biến đào tạo lao động (LD) nhận
giá trị dương.

Khi địa phương tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng cũng sẽ tác động tích cực
đến chỉ số PCI, do đó kỳ vọng biến cạnh tranh bình đẳng (CTBD) nhận giá trị dương.

Ma trận tương quan giữa các biến

Chạy lệnh corr trong Stata, ta được kết quả sau:

7
PCI TMB TND DN LD CTBD

PCI 1.0000

TMB 0.4699 1.0000

TND 0.6417 0.4269 1.0000

DN 0.5793 -0.0065 0.0059 1.0000

LD 0.4990 0.1168 0.0996 0.2088 1.0000

CTBD 0.1938 0.0451 0.4038 -0.1051 -0.2539 1.0000

Bảng 2: Hệ số tương quan

Nhận xét:

TMB có hệ số tương quan ở mức tương đối là 0.4699 và có tác động dương lên biến
phụ thuộc.

TND có hệ số tương quan ở mức tương đối cao là 0.6417 và có tác động dương lên
biến phụ thuộc.

DN có hệ số tương quan ở mức tương đối cao là 0.5793 và có tác động dương lên biến
phụ thuộc.

LD có hệ số tương quan ở mức tương đối là 0.4990 và có tác động dương lên biến phụ
thuộc.

TMB có hệ số tương quan ở mức thấp là 0.1938 và có tác động dương lên biến phụ
thuộc.

Hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau khá thấp, cao nhất là 0.4269 (giữa
TMB và TND). Vì vậy khả năng xảy ra đa cộng tuyến là trung bình thấp.

Nhìn chung, nếu bỏ qua tác động của các yếu tố khác, ta có dự đoán từng biến độc lập
có tương quan trung bình cao và có tác động theo chiều dương đối với biến phụ thuộc
là FDI.

4. Kết quả ước lượng


8
Chạy lệnh reg trong Stata, ta thu được kết quả sau:

Trung bình của bình


Tổng bình phương Bậc tự do
phương

Biến động mô
hình giải thích 299.579323 5 59.9158546
được

Phần dư 32.3176813 37 0.873450846

Tổng biến động 331.897004 42 7.902230963

Số quan sát 43

F quan sát F (5, 37) 68.6

P-value của F quan sát 0

R2 0.9026

R2 hiệu chỉnh 0.8895

Từ bảng số liệu trên, ta thấy:

ESS = 299.579323 với 5 bậc tự do và phương sai là 59.9158646

RSS = 32.3176813 với 37 bậc tự do và phương sai là 0.87340846

TSS = 331.897004 với 42 bậc tự do và phương sai là 7.90230963

Hệ số hồi P-value
quy ước Sai số t quan của t
PCI lượng chuẩn sát quan sát Độ tin cậy 95%
TMB 2.25632 0.549018 4.11 0.000 1.143901 3.368733
9
TND 1.82596 0.264113 6.91 0.000 1.29082 2.361106
DN 2.34781 0.237585 9.88 0.000 1.866418 2.829203
LD 1.53176 0.23792 6.44 0.000 1.049688 2.013831
CTBD 0.511042 0.203982 2.51 0.017 1.049688 0.924348
Hệ số
chặn
của mô
hình hồi
quy 10.72531 4.011126 2.67 0.011 2.597993 18.85262

Biến TMB có P-value = 0.000 < 1% nên biến TMB có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Biến TND có P-value = 0.000 < 1% nên biến TND có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Biến DN có P-value = 0.000 < 1% nên biến DN có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Biến LD có P-value = 0.000 < 1% nên biến LD có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Biến CTBD có P-value = 0.017 < 5% nên biến CTBD có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Có độ tin cậy là 95% nên ta không loại biến nào ra khỏi mô hình.

Tất cả các biến đều có tác động dương, trong đó biến DN (Dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp) có tác động lớn nhất đến mô hình với hệ số góc ^β 3 = 2.34781.

5. Mô hình hồi quy mẫu

Từ kết quả thu được từ Stata, ta viết được mô hình mẫu có dạng:

^
PCI = 10.72531 + 2.256317*TMB + 1.825963*TND + 2.34781*DN + 1.53176*LD +
0.5110415*CTBD

Giải thích:

Hệ số chặn α = 10.72531 → Khi không xét đến các yếu tố khác thì chỉ số PCI =
10.72531

Hệ số góc:

^β 1 = 2.256317 → Khi tính minh bạch tăng lên 1 đơn vị thì chỉ số PCI tăng 2.256317

đơn vị.

10
^β 2 = 1.825963 → Khi tính năng động tăng lên 1 đơn vị thì chỉ số PCI tăng 1.825963

đơn vị.

^β 3 = 2.34781 → Khi chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì chỉ số

PCI tăng 2.34781đơn vị.

^β 4 = 1.53176 → Khi chỉ số đào tạo lao động tăng lên 1 đơn vị thì chỉ số PCI tăng

1.53176 đơn vị.

^β 5 = 0.5110415 → Khi chỉ số cạnh tranh bình đẳng tăng lên 1 đơn vị thì chỉ số PCI

tăng 0.5110415 đơn vị.

6. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Có R2 = 0,9026 → Các biến độc lập trong mô hình giải thích được 90,26% sự biến
động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của các địa phương ở Việt Nam.

Kiểm định này nhằm xem xét trường hợp các tham số của biến độc lập đồng thời bằng
0 có thể xảy ra hay không.

Kiểm định cặp giả thiết: H0: β1=β2¿β3¿β4¿β5¿ 0

H1: β12 + β22 + β32 + β42 + β52≠ 0

Nếu giá trị [Prob > F] nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0.05 thì bác bỏ H0, chấp

nhận H1, tức là mô hình hồi quy phù hợp.

Ta có giá trị [Prob > F] = 0.0000 < 0.05  Bác bỏ H0, chấp nhận H1

Vậy với mức ý nghĩa 5%, mô hình hổi quy phù hợp.

7. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Trong mô hình hồi quy, nếu các biến độc lập có tương quan chặt, mạnh với nhau thì sẽ
có hiện tượng đa cộng tuyến. Đó là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình phụ
thuộc lẫn nhau và thể hiện được dưới dạng hàm số. Nói cách khác, hai biến độc lập có
quan hệ rất mạnh với nhau, đúng ra hai biến này phải là 1 biến nhưng thực tế trong mô
hình nghiên cứu lại được tách làm 2 biến. Hiện tượng đa cộng tuyến vi phạm giả định

11
của mô hình hồi qui tuyến tính cổ điển là các biến độc lập không có mối quan hệ tuyến
tính với nhau.

Dấu hiệu: Xét nhân tử phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor). Nếu VIF
> 2 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến, đây là điều không mong muốn. Nếu VIF > 10 thì
chắc chắn có đa cộng tuyến. Nếu VIF < 2, mô hình không bị đa cộng tuyến.

Chạy lệnh vif ta thu được kết quả:

Biến VIF 1/VIF

TND 1.55 0.644865

CTBD 1.36 0.733486

TMB 1.26 0.796428

LD 1.17 0.855826

DN 1.05 0.952183

VIF trung bình 1.28

Ta thấy giá trị trung bình của VIF (Mean VIF) = 1.28 < 2 nên mô hình không có dấu
hiệu bị đa cộng tuyến.

V. KẾT LUẬN

Từ kết quả ước lượng hệ số của mô hình hồi quy, 2 yếu tố có tác động mạnh nhất tới
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019 là dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (DN)
và tính minh bạch của các (TMB).

Trong khi đó, yếu tố chỉ số cạnh tranh bình đẳng không gây ra quá nhiều sự ảnh hưởng
đến biến. Số tỉnh đạt điểm cao về chỉ số này không nhiều, không có sự chênh lệch quá
lớn giữa các tỉnh do đó không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số PCI.

Một số các khuyến nghị để nâng cao chỉ số PCI:


12
Kể từ khi được ra mắt vào năm 2006, chỉ số PCI đã góp phần không nhỏ vào việc thay
đổi bộ mặt của tỉnh, thành phố. Có thể thấy, chỉ số PCI đang ngày càng phổ biến và
được các địa phương quan tâm, tiêu biểu như tỉnh Quảng Ninh. Trong những năm đầu
giai đoạn 2006 – 2012, chỉ số PCI của tỉnh chỉ ở ngưỡng khá trong cả nước, tuy nhiên
nhờ có những thay đổi, phát triển kịp thời để phù hợp, từ năm 2013 đến nay, chỉ số
PCI của tỉnh luôn nằm trong top 10 cả nước, đặc biệt đã đứng đầu trong 3 năm liên
tiếp 2017, 2018, 2019. Tuy nhiên, vẫn có những địa phương như Lai Châu, Bình
Phước, Hà Giang... vẫn chưa có đường lối tiếp cận đúng đắn với chỉ số PCI.

Do đó, trước hết cần phổ biến chỉ số PCI một cách sâu rộng đến tất cả các tỉnh, thành
phố trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu vùng xa. Cần có sự phối hợp nhịp
nhàng và chặt chẽ giữa Nhà Nước và các chính quyền địa phương, đặc biệt là với
PCCI đẻ tư vấn, làm rõ các chỉ số đồng thời tư vấn phương án hợp lý nhất đối với từng
địa phương do điều kiện, tình hình của từng vùng là khác nhau.

Các lãnh đạo địa phương cần năng động hơn trong công tác, cập nhật kịp thời với sự
sự thay đổi của cả nước và địa phương cùng với những biến động của các chỉ số thành
phần. Xây dựng một môi trường làm việc nhanh chóng, hiệu quả, minh bạch sẽ là điều
kiện để thu hút sự chú ý của doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Các tình huống, rủi ro
bất ngờ xảy đến là không thể lường trước được, do đó cần giữ tâm thế vững vàng,
minh mẫn để đối phó.

Trong dài hạn phải tập trung xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao. Hiện nay, tỉ
lệ lao động đã qua đào tạo của nước ta vẫn còn thấp. Trong thời đại với những sự tiến
bộ công nghệ vượt bậc, không còn là sự cạnh tranh giữa người với người nữa mà còn
là sự cạnh tranh giữa người với máy móc do đó một nguồn nhân lực dồi dào có kỹ
năng cao là điều mà các doanh nghiệp hướng đến. Bởi vậy, các địa phương không
được lơ là công cuộc đào tạo học vấn, đào tạo nghề, đặc biệt cần có sự quan tâm đến
nhân tài, tránh hiện tượng chảy máu chất xám.

Chỉ số cạnh tranh bình đẳng mới chỉ được chính thức đưa vào làm 1 trong 10 chỉ số
thành phần để đánh giá PCI từ năm 2013. Có thể thấy chỉ số này vẫn chưa được các
đại phương chú ý, bằng chứng là điểm số ở chỉ tiêu này vẫn còn thấp. Tuy nhiên,
không nên lơ là mà lại càng cần chú tâm hơn vì chỉ số này vẫn còn rất nhiều tiềm năng

13
để phát triển. Việc có một môi trường cạnh tranh bình đẳng là điều mà mọi doanh
nghiệp đều mong muốn. Nhìn vào tỉnh Quảng Ninh hay Đồng Tháp, 2 tỉnh thành đứng
thứ nhất và thứ hai về chỉ số PCI trong năm 2019 đều có chỉ số cạnh tranh bình đẳng
ấn tượng (7.69 và 8.01). Thành phố Đà Nẵng cũng đã có nhiều năm dẫn đầu chỉ số PCI
tuy nhiên có thể thấy do còn thiếu sót ở chỉ tiêu này mà đã bị tụt hạng trong 3 năm gần
đây. Năm 2019, địa phương này đứng thứ 5 cả nước về chỉ số PCI với chỉ số cạnh
tranh bình đẳng là 5.32.

Cuối cùng, điều quan trọng đẻ từ lý thuyết, giải pháp trên giấy đến thực tiễn là sự đồng
lòng, quyết tâm từ chính quyền đến doanh nghiệp, người dân. Chính quyền thực hiện
sáng tạo, hiệu quả, không rập khuôn các chỉ tiêu thì người dân cũng cần phối hợp tuân
thủ cũng như trau dồi bản thân để ngày càng tiến bộ hơn, phù hợp với sự thay đổi, phát
triển không ngừng của thời đại.

14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hồ Trí Dũng, 2018. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
đến sự hài lòng của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh: Nghiên cứu tại Phú Thọ.

https://pcivietnam.vn/bang-chi-so-cac-tinh-thanh-viet-nam?year=2019

https://pcivietnam.vn/gioi-thieu/phuong-phap.html

Edmund Malesky, 2019. Báo cáo PCI 2019, pp. 20-35

15
PHỤ LỤC
Bảng số liệu thống kê cho các biến

Province TMB CTBD TND DN LD PCI


Quảng Ninh 7.2 7.69 7.96 6.68 7.95 73.4
Đồng Tháp 7.27 8.01 8.37 6.76 6.56 72.1
Bắc Ninh 7.02 7.51 7.34 6.62 7.03 70.79
Đà Nẵng 6.59 5.32 6.76 6.76 7.99 70.15
Bến Tre 6.87 7.46 7.48 6.34 6.07 69.34
Long An 6.55 7.35 7.4 7.16 6.2 68.82
Hà Nội 6.6 5.39 5.96 7.06 7.91 68.8
Hải Phòng 6.5 6.44 6.07 6.85 8.24 68.73
Bình Dương 6.68 5.78 6.56 6.57 7.41 67.38
TP.HCM 6.79 5.74 5.57 7.39 7.3 67.16
Tây Ninh 6.75 7.19 6.56 6.27 6.15 67.05
TT-Huế 6.57 6.69 6.61 5.98 7.35 66.5
An Giang 7.44 6.69 6.88 5.58 6.31 66.44
Lâm Đồng 6.82 6 6.24 6.13 6.5 66.23
Đồng Nai 6.6 6.04 5.92 6.88 6.75 65.82
Thanh Hóa 6.91 4.81 5.94 6.87 6.71 65.64
Lào Cai 7.26 6.06 7.03 5.79 7.28 65.56
Phú Thọ 6.49 5.64 6.93 6.03 7.15 65.54
Hà Tĩnh 6.7 5.36 6.71 6.29 7.08 65.46
Gia Lai 6.6 7.18 5.56 7.37 6.08 65.34
Bình Thuận 6.3 6.83 6.52 6.46 6.5 65.33
Tuyên Quang 6.88 5.86 6.17 5.38 6.83 65.13
Nam Định 6.55 6.24 6.05 6.25 6.87 65.09
Đắk Lắk 6.8 5.88 5.62 6.93 6.75 64.81
Ninh Bình 6.39 6.11 6.25 5.63 7.29 64.58
Bắc Giang 6.85 5.45 6.98 5.43 7.19 64.47
Quảng Ngãi 6.96 5.46 5.9 6.17 6.24 64.33
Cà Mau 6.64 5.26 5.64 6.77 5.68 64.1
Tiền Giang 6.34 5.65 6.32 6.58 6.08 63.91
Hải Dương 6.33 6.35 6.03 6.16 7.21 63.85
Hòa Bình 6.34 6.61 6.09 5.97 6.92 63.84
Quảng Trị 6.99 5.72 5.84 4.85 7.17 63.84
Lạng Sơn 6.54 7.25 6.26 5.61 6.46 63.79
Bạc Liêu 6.36 7.02 6.25 5.77 6.26 63.78
Quảng Bình 6.63 4.93 6.39 5.92 6.44 63.71
Sóc Trăng 6.61 7.6 6.86 5.42 5.48 63.7
Cao Bằng 6.75 6.35 5.26 6.48 6.8 63.69
Hưng Yên 5.98 6.83 5.95 6.17 6.8 63.6
Bắc Kạn 6.8 7.65 5.77 5.23 7.05 62.8
Hà Giang 6.34 6.94 6.08 5.81 6.09 62.62

16
Bình Phước 6.41 6.44 5.39 5.85 6.54 62.21
Đắk Nông 6.5 6.69 5.54 5.61 5.45 60.5
Lai Châu 6.53 6.92 6.79 5.09 5.88 59.95

Kết quả từ Stata

17
18

You might also like