You are on page 1of 9

2.3.

Xây dựng mô hình IPA đánh giá thực trạng pháp luật về pháp luật hợp đồng nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
Nhóm nghiên cứu phân tích thực trạng “Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam hiện nay” dựa trên việc khảo sát thực tế, với những thông tin, dữ
liệu tại các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước nhằm xây dựng mô hình IPA đánh giá
trên thực tiễn hiện nay như sau:
2.3.1. Mô hình IPA đánh giá pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
hiện nay.
a, Khái quát mô hình IPA
Mô hình phân tích mức độ quan trọng - mức độ thực hiện (IPA - Importance-
Performance Analysis) được đề xuất bởi Martilla và Jame. Mô hình đo lường chất lượng
dịch vụ dựa vào sự khác biệt giữa ý kiến khách hàng về mức độ quan trọng của các chỉ
tiêu và mức độ thực hiện các chỉ tiêu của nhà cung ứng dịch vụ (I-P gaps). Mô hình này
phân loại những tiêu chí đo lường chất lượng dịch vụ thông qua mô hình IPA. Từ đó,
cung cấp cho nhà cung ứng dịch vụ những thông tin bổ ích về điểm mạnh và điểm yếu
của những dịch vụ mà mình cung cấp cho khách hàng. Là cơ sở để đưa ra những quyết
định đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Kết quả phân tích mức độ quan trọng
và mức độ thực hiện được thể hiện trên 2 trục: trục tung (Y) thể hiện mức độ quan trọng
và trục hoành (X) thể hiện mức độ thực hiện.
Hình 1. Mô hình phân tích mức độ quan trọng và việc thực hiện (IPA)

Phần tư thứ I: Những tiêu chí nằm ở phần tư này được xem là rất quan trọng đối
với khách hàng, nhưng mức độ thực hiện của nhà cung ứng dịch vụ rất kém. Kết quả này
giúp cho nhà quản trị cung ứng dịch vụ chú ý những tiêu chí này, tập trung phát triển mức
độ cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn khách hàng.
Phần tư thứ II: Những tiêu chí nằm ở phần tư này được xem là rất quan trọng đối
với khách hàng và nhà cung ứng dịch vụ cũng đã có mức độ thực hiện rất tốt. Nhà quản
trị cung ứng dịch vụ nên tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh này.
Phần tư thứ III: Những tiêu chí nằm ở phần tư này được xem là có mức độ thực
hiện thấp và không quan trọng đối với khách hàng. Nhà quản trị cung ứng dịch vụ nên
hạn chế nguồn lực phát triển những tiêu chí này.
Phần tư thứ IV: Những tiêu chí nằm ở phần tư này được xem là không quan trọng
đối với khách hàng, nhưng mức độ thực hiện của nhà cung ứng rất tốt. Có thể xem sự đầu
tư quá mức như hiện tại là vô ích. Nhà quản trị cung ứng dịch vụ nên sử dụng nguồn lực
này tập trung phát triển những tiêu chí khác.1
b, Kết quả ứng dụng mô hình IPA đánh giá thực trạng pháp luật về hợp dồng
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam hiện nay.
Việc đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của thực trạng pháp luật về
hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay thì việc áp dụng phương pháp
IPA được xem là phù hợp và khả thi nhất bởi vì mô hình này đo lường các tiêu chí đánh
giá dựa vào sự khác biệt giữa mức độ quan trọng và mức độ thực hiện. Căn cứ những
luận cứ khoa học đó, đề xuất những quyết định chiến lược đúng đắn để nâng cao chất
lượng và hiệu quả của công tác “Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở
Việt Nam hiện nay”.
Để điều tra khảo sát liên quan tới các tiêu chí cụ thể trong các nhóm tiêu chí, thang
đo Likert 5 mức độ đã được sử dụng. Nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức
độ, tương ứng với 5 khoảng điểm trung bình như sau:
Dựa trên mô hình phân tích mức độ quan trọng- mức độ thực hiện (IPA), xây dựng
các tiêu chí đánh giá Thực trạng pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt
Nam hiện nay, bao gồm: Tính hiệu lực, Tính hiệu quả, Tính phù hợp, Tính bền vững. Từ
bộ tiêu chí được xây dựng, tiến hành lập phiếu khảo sát và tiến hành điều tra cho 134
người gồm những người làm làm về lĩnh vực nhượng quyền, kinh doanh, buôn bán,…
Kết quả thu về được 134 phiếu trả lời hợp lệ được làm sạch dữ liệu và chạy mô hình IPA
trên phần mềm SPSS để đánh giá. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, tương
ứng với 5 khoảng điểm trung bình như sau: Dữ liệu phân tích có cỡ mẫu là 134 phiếu
khảo sát hợp lệ với thang đo Likert 5 điểm
Với thang đo Likert 5 điểm (1: Hoàn toàn không quan trọng/không bao giờ sử
dụng đến 5: Hoàn toàn quan trọng/ sử dụng), kc= (Max - Min)/5 = 4/5=0,8. Nên ý nghĩa
giá trị trung bình của các biến đo lường được phân thành 5 tổ như sau:
1
Đặng Thị Phương Nga và Nguyễn Thị Hà (2022), ”Đánh giá quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nước thuộc bộ y tế Việt Nam bằng phương pháp tiếp cận mô hình IPA”, tạp chí khoa học thương mại, sô
172, tr 30 – 48.
Mức độ quan trọng: Thang điểm: 1= Không quan trọng; 2 = Ít quan trọng; 3 =
Trung bình; 4 = Khá quan trọng; 5 = Rất quan trọng;
Ý nghĩa điểm trung bình: 1.00 - 1.80: Rất không quan trọng; 1.81 - 2.60: Không
quan trọng; 2.61 - 3.40: Bình thường; 3.41 - 4.20: Quan trọng; 4.21 - 5.00: Hoàn toàn
quan trọng
Mức độ thực hiện: Thang điểm: 1= Rất không tốt; 2 = Không tốt; 3= Trung bình; 4
= Khá tốt; 5= Rất tốt
Ý nghĩa điểm trung bình: 1.00 - 1.80: Hoàn toàn không hài lòng; 1.81 - 2.60:
Không hài lòng; 2.61 - 3.40: Trung bình; 3.41 - 4.20: Hài lòng; 4.21 - 5.00: Rất quan
trọng
Dựa trên điểm trung bình, đưa ra bởi các bên liên quan bao gồm sinh viên và giảng
viên làm việc trong các cơ sở giáo dục đại học về mức độ quan trọng của các loại tiêu chí
đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong các cơ sở giáo dục đại học tại
Việt Nam hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học này gợi ý sự tập trung vào các bộ chỉ
tiêu/tiêu chí được đánh giá là quan trọng hơn nhưng hiện chưa đạt ngưỡng hài lòng
c, Quy trình nghiên cứu khảo sát
Bước 1: Xây dựng 20 yếu tố đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay theo 4 tiêu chí: Tính hiệu lực, Tính hiệu quả,
Tính phù hợp, Tính bền vững. Trong đó, 5 yếu tố thể hiện tính hiệu lực, 5 yếu tố thể hiện
tính hiệu quả, 5 yếu tố thể hiện tính phù hợp, 5 yếu tố thể hiện tính bền vững, mỗi yếu tố
được phát biểu thành một nhận định trong phiếu khảo sát
Bước 2: Phát phiếu khảo sát cho 134 đáp viên nhằm thu thập dữ liệu, thông tin về
việc đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của từng yếu tố trong phiếu về
thực trạng pháp luật pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện
nay.
Bước 3: Sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp dữ liệu từ các phiếu khảo sát đã
phát ra, mã hoá tên biến cho thống nhất theo ký hiệu đã được trình bày ở phần mô hình.
Bước 4: Chạy mô hình IPA trên phần mềm SPSS, thu được kết quả và trình bày đồ
thị
Bước 5: Dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả đi đến kết luận và đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện pháp luật và nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả tại
các cơ sở giáo dục đại học hiện nay.
d, Mô hình nghiên cứu
2.3.2. Kết quả ứng dụng mô hình IPA đánh giá thực trạng pháp luật hợp đồng nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
Bảng 1: Mã hoá các tiêu chí đánh giá pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương
mại ở Việt Nam
Mã hoá Biến quan sát
Tính hiệu lực
HL1 Nhà nước ban hành đầy đủ, kịp thời các quy định pháp luật về hợp đồng
nhượng quyền thương mại
HL2 Sự điều chỉnh của Luật Thương mại phù hợp với bối cảnh thực tế của các
doanh nghiệp hiện nay.
HL3 Việc thực hiện kiểm tra giám sát của bên nhượng quyền đối với hoạt động
kinh doanh của bên nhận quyền là hợp lý
HL4 Việc xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại
của doanh nghiệp có tính răn đe
HL5 Thời hạn hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại do sự thoả thuận
của các bên
Tính hiệu quả
HQ1 Cơ quan Nhà nước quản lý chặt chẽ việc đăng ký hoạt động kinh doanh của
các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại
HQ2 Doanh nghiệp trong nước thực hiện hoạt động nhượng quyền thì không phải
đăng ký nhượng quyền nhằm rút ngắn thời gian pháp lý, nhanh chóng tiếp
cận thị trường
HQ3 Bên nhượng quyền cung cấp tài liệu hướng dẫn, trợ giúp kỹ thuật và đạo tạo
ban đầu giúp giảm thiểu rủi to cho bên nhận quyền
HQ4 Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ngày càng được mở rộng
HQ5 Các hành vi vi phạm hợp đồng nhượng quyền được kiểm soát tốt
Tính phù hợp
PH1 Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại Việt Nam
PH2 Quy định về thời gian hoạt động của bên nhượng quyền trong lĩnh vực dự
định nhượng quyền phù hợp với nhu cầu thị trường
PH3 Bên nhận quyền phải trả tiền nhận quyền và các khoản thanh toán khác phù
hợp trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
PH4 Việc phân chia thị trường phù hợp với loại hình sản phẩm, dịch vụ và nhu
cầu của khách hàng
PH5 Bên nhượng quyền có quyền quyết định giá bán cho các thành viên phù hợp
với tình hình kinh tế thị trường trên toàn cầu
Tính bền vững
BV1 Quy định về quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền
có tính chặt chẽ và công bằng
BV2 Quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định rõ ràng, đầy đủ và chi tiết
BV3 Việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động kinh doanh nhằm bảo đảm sự
thống nhất và sự ổn định về chất lượng hàng hoá dịch vụ của hệ thống
nhượng quyền
BV4 Có sự phối hợp tốt giữa các bên nhượng quyền và nhận quyền trong hoạt
động kinh doanh nhượng quyền thương mại
BV5 Bên nhượng quyền có sự hỗ trợ, trợ cấp cho hoạt động kinh doanh của bên
nhận quyền

Từ kết quả kiểm định giá trị trung bình và độ lệch chuẩn tích hợp và phân định vào
từng phần tư chiến lược trên đồ thị phân tán Kano-IPA, với trục tung (Y) là Mức độ quan
trọng; trục hoành (X) là Mức độ thực hiện. Theo sự phân bố các điểm trên mô hình IPA
thể hiện sự phân bố của các tiêu chí lên biểu đồ IPA. Kết quả thu được như sau:
Biểu đồ 1: Biểu đồ IPA về tầm quan trọng và mức độ thực hiện các tiêu chí đánh giá
thực trạng pháp luật quyền tác giả trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam
hiện nay

Kết quả từ đồ thị phân tán Kano-IPA cho thấy, trong 20 yếu tố được xây dựng để
đánh giá hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra có 3 yếu tố
cần tập trung phát triển ở góc phần tư thứ I, 6 yếu tố nên tiếp tục duy trì ở góc phần tư thứ
II; 7 yếu tố hạn chế đầu tư ở góc phần tư thứ III và 4 yếu tố không nên đầu tư nguồn lực
quá mức ở góc phần tư thứ IV
Phần I - Tập trung phát triển: Nhà nước ban hành đầy đủ, kịp thời các quy định
pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại (HL1); Bên nhận quyền phải trả tiền
nhận quyền và các khoản thanh toán khác phù hợp trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
(PH3); Bên nhượng quyền cung cấp tài liệu hướng dẫn, trợ giúp kỹ thuật và đạo tạo ban
đầu giúp giảm thiểu rủi to cho bên nhận quyền (HQ3). Các biến quan sát này có mức độ
quan trọng cao nhưng mức độ thực hiện thì khá thấp, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải
chú trọng phát triển nhiều hơn.
Phần II - Tiếp tục duy trì: Có sự phối hợp tốt giữa các bên nhượng quyền và nhận
quyền trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại (BV4); Hoạt động kinh
doanh nhượng quyền thương mại ngày càng được mở rộng (HQ4); Việc xử lý vi phạm
trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp có tính răn đe
(HL4); Sự điều chỉnh của Luật Thương mại phù hợp với bối cảnh thực tế của các doanh
nghiệp hiện nay (HL2); Việc thực hiện kiểm tra giám sát của bên nhượng quyền đối với
hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền là hợp lý (HL3); Thời hạn hiệu lực của hợp
đồng nhượng quyền thương mại do sự thoả thuận của các bên (HL5). Các biến quan sát
này có mức độ quan trọng cao và mức độ thực hiện cũng cao tương ứng. Vì thế trường
cần tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh này.
Phần III – Hạn chế phát triển: Doanh nghiệp trong nước thực hiện hoạt động
nhượng quyền thì không phải đăng ký nhượng quyền nhằm rút ngắn thời gian pháp lý,
nhanh chóng tiếp cận thị trường (HQ2); Quy định về quyền kiểm soát của bên nhượng
quyền đối với bên nhận quyền có tính chặt chẽ và công bằng (BV1); Quyền và nghĩa vụ
của các bên được quy định rõ ràng, đầy đủ và chi tiết (BV2); Việc kiểm tra định kỳ hoặc
đột xuất hoạt động kinh doanh nhằm bảo đảm sự thống nhất và sự ổn định về chất lượng
hàng hoá dịch vụ của hệ thống nhượng quyền (BV3); Bên nhượng quyền có sự hỗ trợ, trợ
cấp cho hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền (BV5); Cơ quan Nhà nước quản lý
chặt chẽ việc đăng ký hoạt động kinh doanh của các bên trong hoạt động nhượng quyền
thương mại (HQ1); Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại Việt Nam (PH1). Có 7 yếu tố
rơi vào khu vực “Tiếp tục duy trì” theo các đối tượng khảo sát, các yếu tố này được đánh
giá không cao về mặt thực hiện và cũng ít quan trọng hơn so với các yếu tố khác. Các
biến quan sát này đa phần không đóng vai trò quá quan trọng với các doanh nghiêp và
mức độ thực hiện tại các yếu tố này cũng khá thấp nên các bên tham gia hợp đồng cũng
không cần quá chú trọng phát triển nhiều. Chính vì thế nên tập trung phát triển những
thuộc tính khác.
Phần IV – Giảm sự đầu tư: Quy định về thời gian hoạt động của bên nhượng
quyền trong lĩnh vực dự định nhượng quyền phù hợp với nhu cầu thị trường (PH2); Các
hành vi vi phạm hợp đồng nhượng quyền được kiểm soát tốt (HQ5); Việc phân chia thị
trường phù hợp với loại hình sản phẩm, dịch vụ và nhu cầu của khách hàng (PH4); Bên
nhượng quyền có quyền quyết định giá bán cho các thành viên phù hợp với tình hình kinh
tế thị trường trên toàn cầu (PH5). Các biến quan sát này có mức độ quan trọng thấp
nhưng mức độ thực hiện tương đối cao.
Kết quả thu được từ việc xử lý dữ liệu thu thập qua phiếu điều tra bằng phần mềm
SPSS về đánh giá của các đáp viên về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của thực
tiễn pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam hiện nay qua bảng sau:
Bảng 2: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn mức độ quan trọng và mức độ thực hiện
của các tiêu chí đánh giá pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt
Nam hiện nay
Tiêu chí Mức độ quan trọng Mức độ thực hiện Độ khác Sig
Điểm Độ lệch Điểm Độ lệch biệt trung
trung bình chuẩn trung bình chuẩn bình
Tiêu chí hiệu lực
HL1 3.78 1.039 3.56 1.076 -.222 .001
HL2 3.69 1.026 3.70 .983 .007 .930
HL3 3.78 .942 3.74 .982 -.042 .579
HL4 3.79 .974 3.67 1.010 -.125 .142
HL5 3.72 1.049 3.74 .946 .021 .777
Tiêu chí hiệu quả
HQ1 3.65 3.65 3.59 .927 -.056 .481
HQ2 .957 .957 3.52 .893 .021 .791
HQ3 3.50 3.50 3.62 .845 -.097 .210
HQ4 .961 .961 3.65 .979 -.056 .478
HQ5 3.72 3.72 3.64 .913 .007 .932
Tiêu chí phù hợp
PH1 3.63 .966 3.56 .875 -.076 .205
PH2 3.60 .940 3.63 .944 .028 .719
PH3 3.76 .955 3.60 .963 -.160 .027
PH4 3.62 .915 3.68 .936 .056 .485
PH5 3.63 .981 3.67 .922 .042 .533
Tiêu chí bền vững
BV1 3.63 .906 3.60 .903 -.035 .617
BV2 3.64 .936 3.54 .907 -.097 .217
BV3 3.64 .994 3.56 .891 -.083 .241
BV4 3.74 .946 3.64 .913 -.097 .179
BV5 3.58 1.021 3.57 .929 -.014 .852

Vận dụng mô hình đo lường chất lượng dịch vụ IPA để nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hợp đồng nhượng quyền thương mại trên cơ sở lấy ý kiến của mọi người liên
quan đến nhiều lĩnh vực nhượng quyền về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện.
Theo kết quả nghiên cứu và đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của
5 nhân tố với 20 tiêu chí, nhìn chung các tiêu chí thể hiện mức độ quan trọng có giá trị
trung bình từ 3,54 đến 3,78. Trong đó, tiêu chí “Nhà nước ban hành đầy đủ, kịp thời các
quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại” đạt giá trị trung bình cao
nhất (3,78), chứng tỏ các thương nhân có sự quan tâm đến pháp luật về hợp đồng nhượng
quyền thương mại cũng như mong muốn nhà nước có hệ thống quy định rõ ràng, thống
nhất nhằm giúp các bên tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại dễ dàng nắm
bắt, thực hiện, hạn chế tranh chấp do hiểu sai luật.
Các tiêu chí thể hiện mức độ thực hiện có giá trị trung bình từ 2,70 đến 4,10.
Trong đó, tiêu chí “Việc thực hiện kiểm tra giám sát của bên nhượng quyền đối với hoạt
động kinh doanh của bên nhận quyền là hợp lý” và “Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
nhượng quyền thương mại do sự thoả thuận của các bên” đạt giá trị trung bình cao nhất
(3,74). Điều này thể hiện các bên nhận quyền và nhượng quyền đã thực hiện tốt tiêu chí
này, cho thấy được rằng hệ thống nhượng quyền thương mại được vận hành thống nhất,
chất lượng sản phẩm và dịch vụ được duy trì theo tiêu chuẩn, giúp bên nhượng quyền
đánh giá hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền, kịp thời phát hiện và khắc phục các
vi phạm, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Cùng với đó thời hạn phù hợp với nhu cầu và
mục tiêu kinh doanh của mỗi bên giúp đảm bảo lợi ích của cả hai bên, tránh tình trạng
hợp đồng quá ngắn dẫn đến việc bên nhận quyền chưa thu hồi được vốn đầu tư, hoặc hợp
đồng quá dài dẫn đến việc bên nhận quyền không còn phù hợp với hệ thống nhượng
quyền thương mại.
2.3.3. Kết luận
Từ khảo sát trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc thực hiện pháp luật hợp đồng
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiệu quả còn thấp, chưa thực sự đi vào thực tế.
Trái ngược với mức độ quan trọng được đề cập trong khảo sát, việc thực hiện các biện
pháp dựa trên cơ sở Luật ban hành còn nhiều bất cập, thiếu tính phù hợp đặt trong tình
hình thực tế, dẫn đến hành vi xâm phạm quyền còn diễn ra tràn lan. Để giải quyết các vấn
đề còn tồn đọng trên, cần có những biện pháp cụ thể được trình bày trong chương tiếp
theo, quy định trên cả phương diện pháp lý và nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế.

You might also like