You are on page 1of 33

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN

NHÀ CUNG CẤP

10/ 2022
K H O A Q U Ả N TRỊ K I N H D O A N H
NỘI DUNG

I.– Quy trình lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp

II.– Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp chủ chốt
III – Lựa chọn nhà cung ứng
IV.– Giảm thời gian đánh giá và lựa chọn nhà
cung ứng
I- Quy trình lựa Có nhiều cách để lựa chọn và đánh giá nhà
chọn và đánh cung cấp, nhưng mục tiêu chung của quá trình
đánh giá luôn là giảm bớt rủi ro mua hàng và
giá nhà cung tối đa hóa giá trị mua hàng của công ty.
cấp
Một quy trình lựa chọn và đánh giá nhà cung
cấp tốt sẽ mang lại đối tác có thể hợp tác lâu
dài với công ty.

Tùy vào tầm quan trọng của hàng hóa/dịch vụ


mà quy trình có thể phức tạp và đòi hỏi nhiều
tiêu chí hơn
Quy trình lựa chọn và đánh giá nhà c un g cấp

Bước 1: Nhận diện nhu cầu lựa chọn nhà cung cấp
Bước 2 : Xác định các yêu cầu tìm kiếm nguồn
cung ứng chủ chốt
Bước 3 : Xác định các nguồn cung ứng tiềm
năng
Bước 4 : Chọn ra chiến lược tìm nguồn cung
ứng
Bước 5: Giới hạn lại các nhà cung cấp
Bước 6: Chọn ra phương pháp lựa chọn và đánh
giá nhà cung cấp
Bước 7: Lựa chọn nhà cung cấp và tiến tới sự
I- Quy trình lựa chọn và đánh giá nhà cung
cấp
Bước 1: Nhận diện nhu cầu lựa chọn nhà
cung cấp.

Bước đầu tiên của quy trình là dự đoán những nhu


cầu mua hàng trong tương lai. Nếu công ty có kế
hoạch phát triển sản phẩm mới, bộ phận kỹ thuật
sẽ cung cấp sơ bộ các thông số kỹ thuật về hàng
hóa hay vật liệu để làm nền tảng cho việc đánh giá
nhà cung cấp.
I- Quy trình lựa chọn và đánh giá
nhà cung cấp

Bước 2: Xác định các yêu cầu tìm kiếm nguồn


cung ứng chủ chốt.

Trong suốt quy trình lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp,
công ty phải nắm được những yêu cầu quan trọng đối
với hàng hóa/dịch vụ cần được cung cấp. Các yêu cầu
này phải được thống nhất giữa các bên, và phải tuân thủ
ít nhất các tiêu chí: chất lượng, chi phí, và hiệu suất vận
chuyển
I- Quy trình lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp

Bước 3: Xác định các nguồn cung ứng tiềm


năng.

Để tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng cần nhiều nguồn thông
tin khác nhau, mà mức độ và nỗ lực tìm kiếm sẽ phụ thuộc
vào các tiêu chí mà các nhà cung cấp hiện tại chưa thỏa mãn
được. Các nguồn thông tin cần thiết để công ty tận dụng khi
tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng bao gồm: từ các nhà
cung cấp hiện tại, đại diện bán hàng (sales representatives),
từ Internet và mạng xã hội, cơ sở dữ liệu, những hiểu biết và
kiến thức của công ty, tạp chí ấn phẩm thương mại kinh tế,
những thông tin gián tiếp, hoặc nguồn thông tin nội bộ.
I- Quy trình lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp

Bước 4: Chọn ra chiến lược tìm nguồn cung ứng.

Thực tế có nhiều chiến lược được các công ty áp dụng


trong việc tìm nguồn cung ứng. Thậm chí, khi công ty
quyết định xây dựng chiến lược nào đó từ ban đầu thì vẫn
có khả năng phải thay đổi do các điều kiện thị trường, thị
hiếu người tiêu dùng, hoặc do chính mục tiêu của công ty.
Do đó, trong suốt quá trình xây dựng chiến lược và ngay cả
trong quy trình lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp, công ty
vẫn phải điều chỉnh chiến lược phù hợp với tình hình hiện
tại
I- Quy trình lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp

Bước 5: Giới hạn lại các nhà cung cấp.

Sau khi công ty có được đầy đủ các thông tin về nguồn cung
ứng và xây dựng các phương án để đánh giá, vấn đề còn lại là
hiệu suất của chính các nhà cung cấp.

Để đưa ra được những nhận định chính xác về hiệu suất của
từng nhà cung cấp đòi hỏi công ty phải có nguồn lực lớn (tài
lực, nhân lực, thông tin,…) để đánh giá chuyên sâu các nguồn
cung ứng tiềm năng. Do đó, thông thường các công ty sẽ có
những đánh giá sơ bộ để thu hẹp danh sách (selection pool)
trước khi tiến hành đánh giá chính thức chuyên sâu
I- Quy trình lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp
Bước 6: Chọn ra phương pháp lựa chọn và đánh giá
nhà cung cấp.

Sau khi đã thu hẹp danh sách các nhà cung cấp có năng lực cung ứng
hàng hóa cho công ty (selection pool), công ty cần phải lựa chọn phương
pháp để đánh giá các nhà cung cấp còn lại mà năng lực của họ là tương
đương nhau. Đây là một vấn đề lớn trong quy trình đánh giá và lựa chọn, vì
đòi hỏi mức độ chi tiết trong viêc sử dụng các tiêu chí đánh giá so với quy
trình ban đầu.

Các phương pháp lựa chọn và đánh giá có thể được áp dụng bao gồm:
đánh giá thông tin được cung cấp bởi các nhà cung cấp, thực hiện khảo
sát trực tiếp tại nhà máy, công xưởng của họ, hoặc sử dụng các nhà cung
cấp đã từng hợp tác trước đây (preferred supplier), nhà cung cấp đã được
chứng nhận về chất lượng (certified supplier), nhà cung cấp có khả năng
hợp tác lâu dài (partnered supplier)
I- Quy trình lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp

Bước 7: Lựa chọn nhà cung cấp và tiến tới sự


đồng thuận.

Bước cuối cùng của quy trình là chọn lựa được các nhà cung
cấp phù hợp và tiến tới ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, tùy thuộc
vào từng loại mặt hàng/dịch vụ mà cách thức ký kết thỏa thuận
hợp đồng có thể khác nhau. Đối với mặt hàng cơ bản thông
thường, giai đoạn ký kết có thể đơn giản như thông báo và trao
hợp đồng mua bán cho nhà cung cấp. Đối với các mặt hàng
phức tạp hơn hoặc số lượng lớn, hai bên phải tiến hành đàm
phán các điều khoản chi tiết cụ thể trong hợp đồng để đạt đến
sự thỏa thuận
II- Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp chủ chốt
Công ty thu mua thường đánh giá các nhà
cung cấp tiềm năng dựa trên nhiều danh
mục và tiêu chí với một trọng số nhất định. (Ví
dụ: tiêu chí A, trọng số 45%).

Một trong các tiêu chí quan trọng là hiệu suất


giao hàng với thời gian giao hàng ngắn để đáp
ứng kịp thời lịch sản xuất của công ty thu mua.
Đối với mặt hàng yêu cầu công nghệ cao thì
công ty thu mua đặc biệt chú ý đến quy trình
và khả năng sản xuất các mặt hàng công nghê
và cam kết đầu tư phát triển trong tương lai.
Các tiêu chí trong quá trình lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp

Khả năng quản trị Năng lực nhân viên Cơ cấu chi phí

Quy trình và năng Phát triển bền vững và


lực về công nghệ tuân thủ môi trường Tình trạng tài chính

Nhân tố 5

Hệ thống lập kế Tiềm năng cho mối


Thương mại điện tử quan hệ lâu dài
hoạch và kiểm soát
Khả năng quản
trị:
•Khả năng quản trị của nhà cung
cấp ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của họ. Một số vấn đề xoay
quanh khả năng quản trị của nhà
cung cấp bao gồm: tầm nhìn chiến
lược và kế hoạch quản lý, quản lý
chất lượng và cải tiến, kinh nghiệm
chuyên môn và nền tảng giáo dục
của cấp quản lý, có đầu tư vào con
người và thiết bị công nghệ để duy
trì và phát triển trong tương lai, có
ưu tiên chuỗi cung ứng, v.v…
Năng lực nhân
viên
•Đánh giá nhân viên cũng là một trong
các tiêu chí mà công ty thu mua nên
xem xét. Các vấn đề liên quan tới đánh
giá năng lực nhân viên bao gồm: mức
độ cam kết về chất lượng và cải tiến,
các kỹ năng làm việc, quan hệ với cấp
quản lý, tần suất dừng công việc, sự
linh hoạt trong công việc, tinh thần
làm việc, turnover (tần suất thay thế
nhân viên), mức độ đóng góp của nhân
viên vào quy trình cải thiện.
Cơ cấu chi phí
•Việc đánh giá cơ cấu chi phí của nhà cung cấp đòi hỏi những hiểu biết
sâu về nhà cung cấp đó. Các loại chi phí bao gồm: chi phí lao động
trực tiếp và gián tiếp, chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, chi
phí hoạt động chung. Cơ cấu chi phí nói lên được hiệu quả sản xuất
của nhà cung cấp cho mặt hàng đó, từ đó làm cơ sở để cải thiện chi phí.
Tuy nhiên, thu thập thông tin về chi phí có thể gặp khó khăn vì không
phải công ty nào cũng có hệ thống kế toán chặt chẽ và chi tiết. Ngoài
ra, thông tin về chi phí cũng được coi là thông tin nhạy cảm, khó chia
sẻ và công khai. Thông tin chi phí ảnh hưởng đến chiến lược về giá và
làm suy yếu khả năng cạnh tranh của công ty nếu thông tin về chi phí
bị rò rỉ ra bên ngoài. Do đó, công ty thu mua thường xây dựng mô hình
ước lượng cấu trúc chi phí ngay từ đầu của quy trình lựa chọn và đánh
giá nhà cung cấp.
Quy trình và năng
lực về công nghệ
•Đánh giá năng lực công nghệ của nhà
cung cấp bao gồm cả năng lực hiện tại và
khả năng phát triển trong tương lai. Quy
trình của nhà cung cấp bao gồm: công nghệ
được áp dụng, thiết kế, các thiết bị được sử
dụng để sản xuất hàng hóa/dịch vụ. Khả
năng phát triển trong tương lai liên quan tới
các kế hoạch và chiến lược của nhà cung
cấp sẽ cam kết thực hiện.
Phát triển bền vững và
tuân thủ các quy định về
môi trường
•phát triển bền vững nhấn mạnh đến việc đảm
bảo cuộc sống tốt cho thế hệ hiện tại và các
thế hệ tương lai, bao gồm trách nhiệm xã hội
và môi trường. Phát triển bền vững đem lại
lợi ích cho doanh nghiệp bằng việc đối xử tốt
với nhân viên công ty và giảm thiểu những
tác động xấu đến môi trường. Phát triển bền
vững nên áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung
ứng từ sản xuất đến việc tiêu thụ của người
tiêu dùng.
Tiêu chí đánh giá tác động môi trường:

1. Thực hiện các hoạt động phát triển bền vững, và báo cáo trong bảng Báo cáo trách nhiệm
doanh nghiệp (Corporate Responsibility Report)
2. Báo cáo về tình trạng lượng khí thải CO2 hiện tại và dự báo trong tương lai
3. Đạt chứng nhận ISO 14000 (là 1 bộ các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý môi trường nhằm
hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy
định và chính sách môi trường khác)
4. Bằng chứng về việc đo lường các tác động đến môi trường và thực hành phát triển bền
vững của nhà cung cấp
5. Có các chương trình giảm thiểu chất thải độc hại
6. Thu mua vật liệu tái chế và thực hiện các hoạt động khuyến khích tái chế và tái sử dụng
vật liệu hoặc đồ dùng trong hoạt động nội bộ
7. Công khai các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
Các chương trình kiểm soát hoặc loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ozone
Tình trạng ổn định
tài chính của các
nhà cung cấp:
•Đánh giá tài chính là một trong những
tiêu chí để sàng lọc nhà cung cấp trong
quá trình đánh giá sơ bộ ban đầu trước
khi đánh giá chính thức. Các nhà cung
cấp có thể sử dụng dịch vụ xếp hạng tài
chính uy tín (financial rating service) để
giúp phân tích tình trạng tài chính, làm
cơ sở để công ty thu mua đánh giá một
cách khách quan.
Hệ thống lập kế
hoạch và kiểm soát

•Công ty thu mua cần phải


đánh giá hệ thống lập kế
hoạch và kiểm soát để xác
định mức độ kiểm soát và đáp
ứng của nhà cung cấp đối với
việc lập kế hoạch và thực
hiện các quy trình nhằm mục
đích giảm tổng thời gian sản
xuất
Năng lực thương mại
điện tử

•Hiện nay thương mại điện tử


đang phát triển với tốc độ nhanh
chóng, hầu hết các công ty đều
phát triển bán hàng trên nền tảng
thương mại điện tử. Thương mại
điện tử thay đổi hoàn toàn cách
thức giao tiếp và mua – bán hiện
nay. Kể tên các nền tảng thương
mại điện tử hiện nay. Các vấn đề
liên quan tới thương mại điện tử
hiện nay là gì?
Tiềm năng cho mối
quan hệ mua bán lâu
dài
•mối quan hệ mua – bán lâu dài sẽ
đem lại những lợi ích về chất lượng,
giá cả, và hiệu suất giao hàng cho
công ty thu mua. Đổi lại, nhà cung
cấp sẽ có đối tác ổn định và đảm bảo
nguồn tài chính lâu dài. Tuy nhiên, để
xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài
đòi hỏi mức độ sẵn sàng cam kết, mức
độ đóng góp, xây dựng, mức độ trao
đổi thông tin và cởi mở trong việc
chia sẻ các kế hoạch dài hạn, mức độ
đồng thuận về văn hóa doanh nghiệp,
mức độ nỗ lực giải quyết và cải thiện
các vấn đề chung, v.v…
III- Lựa chọn nhà cung cấp
01 BƯỚC 1 Xác định các danh mục đánh giá nhà cung cấp

02 BƯỚC 2 Thiết lập trọng số cho từng danh mục đánh giá

03 BƯỚC 3 Xác định và lập trọng số cho các danh mục con

04 BƯỚC 4 Xác định hệ thống chấm điểm cho các danh mục và danh mục con

05 BƯỚC 5 Đánh giá các nhà cung cấp

06 BƯỚC 6 Xem xét kết quả đánh giá và đưa ra quyết định lựa chọn

07 BƯỚC 7 Xem xét và không ngừng cải thiện hiệu suất các nhà cung cấp
IV- Rút ngắn thời gian
đánh giá và lựa chọn Với áp lực cạnh tranh hiện nay, có quá
nhà cung cấp nhiều nhà cung cấp tiềm năng và công ty
thu mua trên thị trường, việc rút ngắn thời
gian lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp là
vấn đề mà các công ty phải nỗ lực tìm ra
phương pháp.

Bên cạnh đó, quy trình lựa chọn và đánh


giá nhà cung cấp phải được dự báo và chủ
động lên kế hoạch từ trước, chứ không phải
là phản ứng của công ty khi có nhu cầu. (Ví
dụ về các đời sản phẩm của Iphone)
Các công cụ giúp công ty rút ngắn thời gian
đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

Lập biểu
Kho dữ
đồ quy Tích hợp với Hỗ trợ từ
liệu thông Phân loại Các công
trình khách hàng bên thứ ba
tin về nhà nhà cung cụ điện tử
lựa chọn nội bộ
cung cấp
cấp
và đánh
giá
nhà
cung cấp
hiện tại
Lập biểu đồ quy trình lựa chọn và
đánh giá nhà cung cấp hiện tại

•Lập biểu đồ quy trình là việc


xác định các bước thực hiện,
các hoạt động, thời gian thực
hiện và chi phí liên quan trong
toàn bộ quy trình. Khi hiểu rõ
được từng chi tiết trong quy
trình, thì công ty thu mua sẽ
tìm ra được các bước dư thừa,
các hoạt động có thể rút ngắn
thời gian thực hiện quy trình.
Lập biểu đồ chính là bước đầu
tiên trong quá trình cải tiến quy
trình đánh giá và lựa chọn.
Tích hợp với khách hàng nội bộ

•Các quyết định đánh giá và


lựa chọn nhà cung cấp đòi
hỏi sự tham gia chặt chẽ với
các bộ phận có liên quan và
khách hàng nội bộ. Ví dụ:
các vấn đề liên quan tới
thông số chất lượng thì bộ
phận thu mua phải làm việc
với bộ phận kỹ thuật, các
vấn đề về giao hàng sẽ liên
quan tới bộ phận sản xuất và
vận hành.
Kho dữ liệu thông tin về nhà cung cấp

•Các công ty luôn có kho dữ liệu


thông tin về các nhà cung cấp để
tham khảo và trích xuất khi cần
thiết. Các thông tin bao gồm: các
nhà cung cấp tiềm năng, lịch sử
mua – bán và hiệu suất của các
nhà cung cấp hiện tại, chi tiết về
các hợp đồng hiện tại, ngày hết
hạn của các hợp đồng mua – bán
đang có, dự báo cho các hàng hóa
đã mua, và các thông tin liên quan
đến các nhà cung cấp hỗ trợ việc
rút ngắn thời gian tiến hành quy
trình lựa chọn và đánh giá.
Hỗ trợ từ bên thứ ba

•Các công ty luôn cần những


chuyên gia tư vấn trong
nhiều lĩnh vực, ví dụ như
quản lý rủi ro, kiểm tra tài
chính. Do đó, việc thuê các
chuyên gia hoặc tổ chức tư
vấn trong việc đánh giá và
lựa chọn sẽ rút ngắn quy
trình.
Phân loại nhà cung cấp

•Các công ty luôn có một


danh sách các nhà cung cấp
tốt nhất, họ có thể là các nhà
cung cấp ưu tiên, được
chứng nhận, hoặc đối tác.
Các nhà cung cấp này luôn
cung cấp các hàng hóa/dịch
vụ tốt nhất cho công ty thu
mua. Do đó, danh sách này
là một cách rút ngắn thời
gian đáng kể quy trình đánh
giá và lựa chọn.
Các công cụ điện tử

•Hiện nay, có các phần mềm hỗ trợ


đầy đủ cho các nhà quản lý cung
ứng như đấu giá ngược, eRFQs,
quản lý chi tiêu, v.v… Những công
cụ này giúp công ty giảm thời gian
lựa chọn và đánh giá. Hai công ty
đã phát triển các bộ công cụ điện
tử để cải thiện quy trình đánh giá
và lựa chọn là Giải pháp quản lý
cung ứng chiến lược của
IBM/Emptoris, và Ariba

You might also like