You are on page 1of 4

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP

1. Khái niệm quản trị tác nghiệp


- Quản trị tác nghiệp = Quản trị sản xuất
- Sản xuất + Marketing + Tài chính => Thế chân kiềng của DN
(Sản xuất là phân hệ chính)
- Sản xuất/tác nghiệp:
 mua => dự trữ => biến đổi đầu vào thành đầu ra
 bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị của hệ thống sản xuất
(hoạt động chế biến => cốt lõi)
- Quản trị sản xuất/tác nghiệp: hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra, kiểm soát hệ thống
sản xuất => thực hiện mục tiêu đề ra
- Sơ đồ hệ thống sản xuất, tác nghiệp: Đầu vào => quá trình biến đổi => đầu ra (yếu tố ngẫu nhiên,
thông tin ngược)
 Nhiệm vụ của quản trị sản xuất/tác nghiệp: thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất => đầu ra >
đầu vào => tạo ra giá trị gia tăng
2. Mục tiêu của quản trị tác nghiệp
- Mục tiêu của DN => sinh lời
- Mục tiêu của QTTN:
 Chất lượng đảm bảo
 Dung lượng mong muốn với thị trường
 Giảm chi phí
 Rút ngắn thời gian
 Cung ứng đúng thời điểm, địa điểm, số lượng, khách hàng
 Hệ thống sản xuất năng động, linh hoạt
 Mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung ứng
 Xây dựng hệ thống và phương pháp quản trị gọn nhẹ và không có lỗi với khách hàng
3. Vai trò và mối quan hệ của quản trị sản xuất/tác nghiệp với chức năng quản trị khác
- Marketing cung cấp thông tin về thị trường cho hoạch định sản xuất/tác nghiệp => đáp ứng tốt
nhất nhu cầu trên thị trường với chi phí thấp nhất
Sản xuất là cơ sở duy nhất tạo ra sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho mục tiêu marketing
 Sự kết hợp tạo hiệu quả cao trong quá trình hoạt động, giảm lãng phí về nguồn lực và thời
gian
- Chức năng tài chính, đầu tư => bảo đảm kịp thời, đầy đủ tài chính cần thiết cho hoạt động sản
xuất, phân tích đánh giá phương án đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, CN mới; cung cấp các số
liệu về chi phí hoạt động sản xuất/tác nghiệp
Kết quả của quản trị sản xuất là tạo ra và làm tăng nguồn bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu tài
chính của DN đã đề ra
4. Phân biệt hoạt động sản xuất và hoạt động dịch vụ
Hoạt động sản xuất:
- Đầu vào: ổn định, tiêu chuẩn hóa
- Đầu ra: hữu hình, có thể dự trữ
- Thời điểm tiêu dùng: tách biệt
- Tiêu chí đánh giá về chất lượng: dễ dàng
- Đánh giá trả công: trực tiếp, dễ dàng
- Quan hệ với khách hàng: gián tiếp
- Đo lường năng suất: dễ
- Có thể cấp bằng sáng chế: thông thường
Hoạt động dịch vụ:
- Không đồng đều, không ổn định
- Vô hình, không thể dự trữ
- Đồng thời
- Khó xác định
- Gián tiếp, khó
- Trực tiếp
- Khó
- Không có
5. Vai trò của nhà quản trị trong QTTN
- Lựa chọn sản phẩm, quá trình và nguồn nhân lực
- Thiết kế sản phẩm, quá trình, nhiệm vụ, phương pháp và hệ thống kế hoạch hóa, kiểm tra
- Hoạch định để dự báo, quyết định mức sản xuất, thực hiện điều độ cũng như việc mua và sử
dụng các nguồn lực
- Kiểm tra và đánh giá khoảng cách giữa mong muốn đã kế hoạch hóa và thực tế đã đạt được để
có những cải tiến kịp thời
6. Các quyết định trong quản trị sản xuất/tác nghiệp
- Cấp độ chiến lược: thiết kế sản phẩm và quá trình, công suất, tổ chức và phương pháp, công
nghệ, định vị và bố trí mặt bằng sản xuất
- Cấp độ chiến thuật: quản trị, kế hoạch hóa và kiểm soát những mặt quản trị cụ thể như quản trị
cung ứng, quản trị dự trữ, quản trị chất lượng, quản trị dự án, quản trị bảo trì, kế hoạch hóa
tổng hợp và chi tiết, MRP
- Cấp độ tác nghiệp: quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra: phân công, bố trí, hướng dẫn, kiểm
tra, điều chỉnh
7. Nội dung của quản trị tác nghiệp
- Dự báo cầu sản phẩm
- Thiết kế sản phẩm và lựa chọn quá trình sản xuất
- Quản trị công suất
- Xác định vị trí đặt DN
- Bố trí mặt bằng sản xuất trong DN
- Lập kế hoạch tổng hợp
- Điều độ sản xuất
- Kiểm soát hệ thống sản xuất

DỰ BÁO CẦU SẢN PHẨM

1. Khái niệm
- Dự đoán sản phẩm/dịch vụ và DN phải chuẩn bị để đáp ứng trong tương lai
- Dự đoán khả năng tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ của DN trong tương lai
2. Phân loại
- Dựa vào phương pháp: dự báo định tính và định lượng
- Dựa vào thời gian:
 Dự báo ngắn hạn: dưới 1 năm
 Kế hoạch mua hàng, điều độ công việc, cân bằng nhân lực, phân giao công việc
 Chính xác hơn, sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dự báo hơn
 Dự báo trung hạn: 3 tháng đến 3 năm
 Kế hoạch sản xuất, bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huy động nguồn lực và
tổ chức hoạt động tác nghiệp
 Dự báo dài hạn: 3 năm trở lên
 Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm mới, kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới,
định vị DN hay mở rộng DN
- Dựa vào nội dung công việc cần dự báo:
 Dự báo kinh tế
 Dự báo kỹ thuật công nghệ
 Dự báo cầu
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo cầu
- Nhân tố khách quan:
 Tình trạng của nền kinh tế (chu kỳ kinh doanh)
 Nhu cầu của khách hàng
 Chu kỳ sống của sản phẩm
 Các nhân tố khác: giá cả, đối thủ cạnh tranh, lòng tin khách hàng, thị hiếu của khách hàng
- Nhân tố chủ quan:
 Sự nỗ lực trong nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
 Công tác quản cáo và xúc tiến thương mại
 Nỗ lực bán hàng
 Tín dụng khách hàng
 Sự đảm bảo chất lượng và giá cả của sản phẩm, dịch vụ
4. Phương pháp dự báo cầu
(1) Dự báo định tính:
- Lấy ý kiến của ban điều hành DN:
 Sử dụng trình độ và kinh nghiệm của nhà quản lý
 Nhược điểm: chỉ là dữ liệu cá nhân, quan điểm của người có quyền lực địa vị cao thường gây
ảnh hưởng lớn đến các cán bộ điều hành khác
- Lấy ý kiến của lực lượng bán hàng:
 Được sử dụng phổ biến với nhà sản xuất công nghiệp vì số lượng sản phẩm lớn, tiêu thụ
rộng rãi => người bán hàng là người hiểu rõ nhu cầu nhất
 Nhược điểm: phụ thuộc đánh giá chủ quan của người bán hàng => một số đánh giá cao
lượng hàng bán của mình, một số muốn giảm xuống để dễ đạt định mức
- Nghiên cứu thị trường người tiêu dùng:
 Không những dự báo mà còn lấy được đánh giá khách hàng
 Tốn kém tài chính, thời gian, cần có sự chuẩn bị công phu trong xây dựng câu hỏi; ý kiến của
khách hàng không thực sự xác thực hoặc quá lý tưởng
- Phân tích Delphi:
 3 nhóm chuyên gia tham gia: những người ra quyết định; các nhân viên, điều phối viên; các
chuyên gia chuyên sâu
 Các bước:
Lựa chọn nhân sự => xây dựng bảng câu hỏi lần 1 gửi đến các chuyên gia => phân tích câu
trả lời, tổng hợp viết lại bảng câu hỏi => soạn câu hỏi lần 2 gửi tiếp cho các chuyên gia => thu
thập, phân tích => viết lại, gửi đi và phân tích kết quả điều tra => dừng lại khi kết quả dự báo
thỏa mãn yêu cầu đề ra
+ Ưu điểm: tránh được mối liên hệ trực tiếp giữa các cá nhân, tránh bị ảnh hưởng của một
người nào đó có ưu thế hơn
+ Nhược điểm: Định tính, hạn chế khi vận dụng
(2) Dự báo định lượng:
Bình quân giản đơn

You might also like