You are on page 1of 8

 Giám đốc : Nguyễn Thị Hồng Oánh

 Phòng sản xuất –kỹ thuật : Nguyễn Thị Tuyết Mai


 Phòng quản lý chất lượng: Hoàng Thị Hương Giang
 Phòng kinh doanh –Maketing: Nguyễn Thị Tuyết, Kiều Thị Hằng
 Phòng nhân sự: Lưu Nhật Linh
 Phòng kế toán tài chính :Ngô Thị Thảo

I.CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN


1.PHÒNG SẢN XUẤT:

 Chức năng phòng sản xuất:


+ Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về công tác sản xuất, tồn trữ và bảo quản các thiết bị, máy móc
+ Thực hiện quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, giao nhận hàng hóa phục vụ cho nhu cầu kinh
doanh.
+ Kiểm soát mọi khía cạnh của hoạt động sản xuất. Bằng cách kiểm soát sản xuất, phòng sản xuất có thể
sử dụng hiệu quả các nguồn lực, máy móc, lao động một cách hợp lý, giảm thiểu lãng phí.
+ Thực hiện hoạt động nghiên cứu nhằm cải thiện các sản phẩm của doanh nghiệp + Quản lý chi phí sản
xuất, đảm bảo sản xuất sản phẩm với chi phí thấp nhất để tối đa hóa lợi nhuận.
+ Đảm bảo công ty luôn có sẵn sản phẩm rau thủy canh để đầu ra luôn được đảm bảo.
+ Đảm bảo máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất luôn được bảo trì, bảo dưỡng đúng cách.
+ Quản lý và đánh giá chất lượng sản phẩm.

 Nhiệm vụ:
+ Xác định đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất
Dựa trên thông tin về số lượng hàng hóa cần sản xuất trong một khung thời gian nhất định, phòng sản
xuất sẽ xác định hạt giống cũng như cây giống và các loại máy móc cần thiết để đạt được mục tiêu sản
xuất. Phòng sản xuất sẽ phải phối hợp với phòng mua hàng tìm nguồn đầu vào nếu không có đủ.
+ Xây dựng lịch trình sản xuất
Khi đã có đủ các yếu tố đầu vào, phòng sản xuất sẽ lên lịch trình sản xuất, sẽ lập kế hoạch với các nhiệm
vụ cần thực hiện xuyên suốt quy trình sản xuất và phân bổ nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan.
+ Tìm ra biện pháp làm giảm chi phí sản xuất
Phòng sản xuất cần giữ cho máy móc, thiết bị vận hành sản xuất luôn được bảo dưỡng tốt để không phát
sinh chi phí sửa chữa.
+ Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Phòng sản xuất có trách nhiệm đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng tối
thiểu. Không những kiểm tra phát hiện lỗi sản phẩm trong quá trình sản xuất, phòng ản xuất còn phải
đảm bảo kiểm tra nghiêm ngặt các mẫu sản phẩm mới trước khi cho sản xuất hàng loạt. Ngoài ra, phòng
sản xuất còn phải tập trung vào việc tiêu chuẩn hóa quy trình để nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.PHÒNG KỸ THUẬT

 Chức năng
+ Quản lý, điều hành và kiểm tra những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ. Đảm bảo tiến độ sản
xuất, kế hoạch và các dự án của công ty. Đồng thời đảm bảo an toàn lao động, chất lượng cũng như khối
lượng và hiệu quả hoạt động của toàn công ty.
+ Quản lý việc sử dụng, sửa chữa, bảo trì, mua săm bổ sung các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho
hoạt động sản xuất của công ty

 Nhiệm vụ
(+) Quản lý những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công nghệ trong các dự án hay kế hoạch sản xuất của
doanh nghiệp
+ Lập hồ sơ thiết kế, quản lý, giám sát kỹ thuật các dự án xây dựng mới, sửa chữa lớn, sửa chữa
thường xuyên cơ sơ hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo các vấn đề kỹ thuật của các sản phẩm mới của
doanh nghiệp.
+ Chịu trách nhiệm thẩm định các hồ sơ thiết kế kỹ thuật, đảm bảo yếu tố an toàn cùng các tính
năng, công dụng của sản phẩm.
+ Xác định các loại phương tiện, máy móc, thiết bị đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó còn xây dựng
phương án phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường đối với nơi sản xuất
cũng như nhà máy vận hành đóng gói sản phẩm.
+ Kiểm tra khối lượng, chất lượng, quy cách vật tư và xác định mức hao phí phù hợp với cơ sơ
định mức kinh tế kỹ thuật được duyệt.
+ Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra thường xuyên trong quá trình sản
(+) Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy móc, thiết bị của doanh nghiệp
+ Có trách nhiệm quản lý các vấn đề kỹ thuật đối với toàn bộ máy móc, thiết bị của doanh nghiệp.
Cần có kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì phù hợp với từng loại máy móc, thiết bị, kịp thời phát hiện các
hư hong và tiến hành sửa chữa nhằm đảm bảo tính an toàn và liên tục trong các hoạt động sản xuất
kinh doanh
+ Nghiên cứu các thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh
của công ty.
3.PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

 Chức năng
-Đảm bảo sản phẩm, dịch vụ được thực hiện tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đề ra, đáp ứng
mong đợi của khách hàng
-Đảm bảo chất lượng thực hiện, giám sát chặt chẽ sự hoạt động của các quy trình, tiêu chuẩn và
thông số kỹ thuật nhằm đáp ứng mục tiêu chất lượng của công ty đề ra
-Xem xét dữ liệu từ hệ thống dây chuyền sản xuất, xác định các vấn đề về chất lượng, phân tích
dữ liệu và đề xuất các thay đổi trong quy trình sản xuất hoặc kiểm soát chất lượng nhằm loại bo
các vấn đề
 Nhiệm vụ
-Thực hiện hoàn thành mục tiêu của công ty, đảm bảo chất lượng sản phẩm, chức năng và hoạt
động của cả phòng.
- Trao đổi, giải thích, tư vấn cho khách hàng, đối tác, nhà đầu tư.
- Đảm bảo cơ sơ vật chất, hạ tầng, quá trình vận hành sản xuất tuân thủ theo đúng hướng dẫn,
quy chế, quy định về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn nội bộ.
- Đảm bảo sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tiêu chuẩn chất lượng của công
ty.
- Giám sát hiệu suất bằng cách thu thập dữ liệu liên quan, tạo báo cáo thống kê.
- Quản lý tài nguyên, ngân sách cần thiết để thực hiện các chức năng của bộ phận.
- Thực hiện các yêu cầu khác của cấp trên bàn giao.
4. PHÒNG MARKETING

 Chức năng
-Xây dựng và phát triển thương hiệu
-Nghiên cứu và dự báo thị trường
-Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược Marketing thương hiệu và sản phẩm
-Xây dựng quan hệ tốt với Báo chí & Truyền thông
* Nhiệm vụ:
-Thiết lập và quản lý hệ thống dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp.
-Thường xuyên tài trợ cho các hoạt động xã hội nhằm nâng cao hình ảnh công ty
-Đăng ký các chương trình liên quan đến kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm.
-Thiết lập hệ thống tổng hợp thông tin về giá cả, nhu cầu thị trường, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh.
- Nghiên cứu và phân tích các thông tin thu được ơ trên, dựa vào kết luận thu được để lên có ý
tương xây dựng và phát triến các sản phẩm mới hiệu quả.
- Đề xuất nội dung sản phẩm mới, thiết kế nhãn hiệu, bao bì sản phẩm.
-Nghiên cứu để xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường mới
5. PHÒNG KINH DOANH

 Chức năng
-Tham mưu, đưa ra ý kiến, đề xuất cho Ban Giám đốc của công ty về các vấn đề liên quan đến
hoạt động phân phối rau thxuyr canh của công ty ra thị trường
-Chức năng hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu và phát triển các loại giống rau mới
để đáp ứng nhu cầu của thị trường
-Xây dựng và phát triển nguồn khách phát triển nguồn khách hàng tiềm năng mới cho doanh
nghiệp và duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện có.
-Theo dõi, kiểm soát và báo cáo
-Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

 Nhiệm vụ
-Nghiên cứu và triển khai thực hiện việc tiếp cận thị trường mục tiêu và khách hàng.
-Xây dựng các chiến lược về việc giới thiệu sản phẩm và mơ rộng thị trường nhằm thu
hút sự quan tâm của khách hàng.
-Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như tính toán và lập báo cáo về giá
thành sản phẩm, dịch vụ, để có căn cứ ký hợp đồng với khách hàng.
-Cung cấp thông tin, tài liệu và đảm nhận việc biên phiên dịch các tài liệu cho Ban Giám đốc.
-Theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện các kế hoạch, chiến lược kinh doanh của các bộ phận
khác. Đảm bảo việc thực hiện kế hoạch diễn ra đúng quy trình và tiến độ sản xuất sản phẩm
đáp ứng đúng yêu cầu trong hợp đồng với khách hàng.
-Xây dựng kế hoạch thực hiện và phân bổ một cách hợp lý thời gian sản xuất kinh doanh cho
các phân xương sản xuất và cho toàn bộ doanh nghiệp.
-Đề xuất các chiến lược marketing cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh theo từng giai đoạn cụ thể.
-Lập kế hoạch triển khai hoạt động phát triển thị trường và việc nghiên cứu, phát triển sản
phẩm.
-Xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ và mơ rộng mối quan hệ
với khách hàng mới.
-Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tất cả các hoạt động phát triển kinh doanh của
doanh nghiệp theo đúng quyền hạn và nhiệm vụ đã được giao.
6.PHÒNG NHÂN SỰ

 Chức năng:
-đảm bảo đủ số lượng nhân sự cần thiết cho doanh nghiệp. Phải đảm bảo chất lượng của đội ngũ
nhân sự
-Xây dựng chương trình đào tạo cho nhân viên mới, giúp họ làm quen với công việc hoặc là
chương trình đào tạo dành cho các nhân viên đang làm việc tại công ty để nâng cao năng lực và
trình độ của họ.
- tiến hành đánh giá định kỳ hiệu quả làm việc của nhân viên công ty, đưa ra các quyết định khen
thương để thúc đẩy tinh thần làm việc của họ.
* Nhiệm vụ
-Lập kế hoạch và thực hiện việc tuyển dụng nhân sự cho công ty
-Đào tạo và phát triển chất lượng nguồn nhân lực
-Duy trì và quản lý hoạt động của nguồn nhân lực
-Quản lý thông tin, hồ sơ nhân sự trong công ty
7.PHÒNG KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH

 Chức năng
-Quản lý các nghiệp vụ kế toán-tài chính.
-Tham gia tham mưu trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các công tác tài chính kế toán của doanh
nghiệp. Cập nhật liên tục các thủ tục hành chính và văn bản pháp luật liên quan. Phản ánh sát sao sự
biến động của tài sản và nguồn vốn đến cấp lãnh đạo. Giúp giám đốc năm được các chế độ kế toán
hiện hành và có hướng hoạt động đúng đăn.
-Phối hợp hoạt động với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Đóng góp ý kiến để cải hiện hiệu quả
làm việc của các bộ phận.
* Nhiệm vụ
-Nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền. Hạch toán tất cả các khoản liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng, tiền đang chuyển.
-Nghiệp vụ kế toán tiền lương. Đảm bảo quyền lợi về tiền lương và chế độ cho người lao động.
-Nghiệp vụ kế toán tài sản cố định, nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ… Phòng tài chính kế
toán cần tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư, dụng cụ của doanh nghiệp. Đánh giá chất lượng và giá trị
tài sản để tiến hành hạch toán.
-Nghiệp vụ kế toán doanh thu. Kế toán thực hiện thống kê, tổng hợp lại chứng từ bán hàng cũng
như kiểm soát tình hình doanh thu của doanh nghiệp.
-Nghiệp vụ kế toán chi phí. Kế toán đảm nhận công việc thu nhập, ghi chép và thực hiện phân loại
mọi chi phí có liên quan đến việc hoàn thành mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Nghiệp vụ thuế. Thực hiện chính xác các bút toán thuế TNCN, TNDN, GTGT,… Khai nộp thuế
đúng hạn, đầy đủ

 Giám đốc : Nguyễn Thị Hồng Oánh


 Phòng sản xuất –kỹ thuật : Nguyễn Thị Tuyết Mai - 35 nhân viên gồm 10 nhân viên kĩ thuật và
25 nhân viên trồng trọt
 Phòng quản lý chất lượng: Hoàng Thị Hương Giang - 10 nhân viên
 Phòng kinh doanh –Maketing: Nguyễn Thị Tuyết, Kiều Thị Hằng - gồm 20 người
 Phòng nhân sự: Lưu Nhật Linh - 8 nhân viên
 Phòng kế toán tài chính :Ngô Thị Thảo - 6 nhân viên
Trong doanh nghiệp được chia thành 4 cấp quản trị, cấp cao, cấp trung, cấp cơ sơ và người thực hành. -
Cấp cao nhất trong doanh nghiệp là giám đốc có nhiệm vụ đưa ra những chiến lược và tổ chức nhằm
thực hiện các chiến lược đó duy trì doanh nghiệp - Cấp trung (trung gian) theo sau đó là các trương
phòng của các bộ phận, sau khi tiếp nhận nhiệm vụ được đưa ra từ cấp trên họ sẽ có nhiệm vụ đưa ra
chiến thuật, thực hiện kế hoạch và phối hợp công việc, hoạt động rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện mục
tiêu của nhân viên cấp dưới - Cấp cơ sơ là các tổ trương được chia nho ra để dễ dàng hướng dẫn, thúc
đẩy nhân viên cấp dưới thực hiện tốt nhiệm vụ chung được đề ra - Người thực hành là người thực hiện
các quyết định, hỗ trợ tổ trương hoàn thành nhiệm vụ.
Tầm quản trị trong doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến tầng nấc trung gian trong doanh nghiệp, tầm
quản trị rộng sẽ có ít nấc trung gian và ngược lại. - Giasm đốc là nhà quản trị cấp cao, trực tiếp quản lý 7
nhà quản trị cấp trung của mỗi bộ phận khác nhau. Các trương phòng có nhiệm vụ tiếp nhận, phân bổ
công việc cho nhân viên cấp dưới và báo cáo lại kết quả cho nhà quản trị cấp cao. Tầm quản trị trong
doanh nghiệp rộng do ít tầng nấc trung gian khuyến khích sáng tạo và làm việc nhóm, đáp ứng nhanh
nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí nhân công do nguồn nhân sự không quá nhiều. Tuy nhiên lượng
công việc hơi quá tải
Dễ dàng thấy doanh nghiệp cơ cấu theo chiều ngang

III. QUYỀN HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP
Quyền hạn của các thành viên trong doanh nghiệp: Giám đốc là có quyền cao nhất, là người quyết
định cuối cùng cho các quyết định của doanh nghiệp, có quyền quyết định các cách thức hoạt động
của doanh nghiệp, quyết định các dự án phát triển của doanh nghiệp, các vị trí nhân sự, khen thương
nhân viên,....
Các trương phòng đều có quyền quyết định, kiểm soát cao nhất đối với các hoạt động trong bộ
phận mà trương phòng quản lý. Nhân viên mỗi bộ phận có quyền đưa ra ý kiến của bản thân trong
quá trình làm việc, đưa ra nhận định của mình đối với các vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc ,
có quyền đồng ý/ phản đối đối với các ý kiến của các đồng nghiệp.
Trong hoạt động của Doanh nghiệp, Giám đốc có thể ủy quyền cho cấp dưới làm một số việc dưới
danh nghĩa của mình, các trương phòng cũng có thể ủy quyền cho nhân viên cấp dưới làm một số
việc dưới danh nghĩa của trương phòng.
Trách nhiệm của các thành viên trong doanh nghiệp: Giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh
theo đúng quy định pháp luât Điều lệ doanh nghiệp, không được trái pháp luật, không được làm
những việc gây thiệt hại cho doanh nghiệp.Giám đốc phải có trách nhiệm giúp DN phát triển hơn,
đạt được những mục tiêu cốt lõi của DN đề ra khi thành lập.
Các trương phòng, nhân viên có trách nhiệm hoàn thành các việc được giao trong công việc, phải
tuân thủ các quy định kí trong hợp đồng lao động trong công ty. Không được làm những việc gây
thiệt hại cho công ty, nếu làm những việc trái pháp luật phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Công ty lựa chọn cả tập trung và phi tập trung trong quản trị
Tập trung khi Giám đốc có quyền hạn cao nhất trong doanh nghiệp,chịu trách nghiệm cho các chiến
lược,chính sách của doanh nghiệp
Còn phi tập trung khi giám đóc sẽ ủy quyền, trao quyền cho các trương phòng quyết định các vấn đề
liên quan đến chuyên môn trong quản lí nho của phòng. Và được phép tham gia góp ý của phòng
mình khi cần đưa ra một quyết định quan trọng liện quan đến công ty cả sản xuất và kinh doanh.
V.SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC BỘ PHẬN:
- Phòng Marketing, phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán là những bộ phận nòng cốt không
thể thiếu của các doanh nghiệp. Các bộ phận này chịu trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc về
các vấn đề liên quan đến việc bán các sản phẩm của công ty ra ngoài thị trường, nghiên cứu thị
trường để mơ rộng mối quan hệ với khách hàng nhằm tăng doanh số, lợi nhuận giúp công ty phát
triển - Các bộ phận thuộc phòng sản xuất, phòng kĩ thuật, phòng quản lý chất lượng liên kết chặt
chẽ với nhau trong khâu sản xuất. Tiến hành các hoạt động phát triển sản phẩm, cải tiến quy trình
sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,...để đưa doanh nghiệp đi lên, cạnh tranh được với đối thủ
cùng ngành - Phòng nhân sự sẽ nhìn vào các phòng ban khác và có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo
nhân sự phù hợp với từng vị trí trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
Quản trị nhân sự tốt có ảnh hương lớn nhất trong việc tạo ra giá trị của doanh nghiệp qua việc đánh
giá, khen thương, kỉ luật, thúc đẩy năng suất cũng như hiệu quả lao động của bộ phận nhân sự cũng
như cả doanh nghiệp, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban trong doanh nghiệp* Quy trình
phối hợp giữa các phòng ban nhằm:
- Nâng cao hiệu suất và hiệu quả làm việc trong nội bộ doanh nghiệp.
- Nguồn lực của doanh nghiệp được tối ưu, tiết kiệm chi phí cho việc vận hành.
- Nâng cao vị thế của doanh nghiệp do hiệu quả làm việc của nội bộ đi lên.
- Giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra do quy trình làm việc của doanh nghiệp được chuẩn hóa theo thứ
tự rõ ràng. * Xác định rõ ràng mục đích trong công việc trước khi băt đầu dự án, thống nhất mục
tiêu giữa các phòng ban * Xác định phạm vi của quy trình làm việc, phòng ban nào làm nhiệm vụ gì,
trực tiếp thực hiện quy trình như nào
* Xác định nội dung chính của quy trình làm việc
- Đầu vào và đầu ra của quy trình cần những yếu tố nào để thực hiện
- Áp dụng phương pháp để giải quyết vấn đề
* Kiểm soát, kiểm tra chương trình làm việc để đảm bảo tiến độ công việc, đánh giá đúng năng lực,
chất lượng và cùng nhau đưa ra những phương pháp tối ưu
* Tạo mội trường kết nối dễ dàng: khuyến khích văn hóa chia sẻ, tương tác trong công ty qua việc
giao tiếp hằng ngày, tổ chức team building,...

You might also like