You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ


-------o0o-------

PHÂN TÍCH KINH DOANH


Bài tập lớn
CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Mai Chi


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 13

STT Họ và tên MSSV

1 Nguyễn Thị Hạnh 20182016

2 Bùi Thị Thanh Nhàn 20170601

3 Vũ Thị Thu Quyên 20182073

Hà Nội, 2021

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................4

Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Bibica..........................................................5

1.1. Thông tin khái quát .........................................................................................5

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................5

1.3. Các lĩnh vực kinh doanh chính .......................................................................8

1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi...................................................................9

1.5. Hệ thống quản trị ...........................................................................................10

1.6. Vị thế công ty ..................................................................................................10

Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bibica .................10

2.1. Phân tích chiến lược phát triển.....................................................................10

2.1.1. Phân tích SWOT ..................................................................................10

2.1.2. Tác động của mô hình tới chiến lược phát triển của công ty...........12

2.1.3. Chiến lược định vị sản phẩm ..............................................................12

2.2. Khách hàng và các bên liên quan .................................................................13

2.2.1. Khách hàng ...........................................................................................13

2.2.2. Các bên liên quan .................................................................................13

2.3. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ................................................15

2.3.1. Phân tích tình hình tài sản ..................................................................16

2.3.2. Phân tích tình hình nguồn vốn ...........................................................18

2.3.3. Phân tích mối quan hệ doanh thu và chi phí .....................................20

2.3.4. Phân tích lợi nhuận ..............................................................................26

2.3.5. Phân tích một số chỉ số tài chính ........................................................27

2.4. Phân tích quy trình nội bộ.............................................................................31

2.4.1. Quy trình hoạt động chuỗi cung ứng .................................................31

2.4.2. Hệ thống sản xuất ................................................................................33

2
2.4.3. Hoạt động Marketing ..........................................................................34

2.5. Phân tích năng lực đổi mói và phát triển.....................................................36

2.5.1. Phát triển nguồn nhân lực của Bibica................................................36

2.5.2. Năng lực đổi mới và định hướng phát triển của Bibica ...................38

KẾT LUẬN ..................................................................................................................43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................44

3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, các doanh nghiệp được thành lập
ngày một nhiều hơn. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải phân tích
thị trường và tạo ra sản phẩm dịch vụ tốt nhất cung cấp tới khách hàng. Vì vậy, phân
tích kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Phân tích kinh doanh là quá trình
nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ
chất lượng hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn tiềm năng
cần khai thác từ đó đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp.
Việc phân tích kinh doanh của các doanh nghiệp như vẽ ra một bức tranh toàn cảnh của
toàn bộ hoạt động doanh nghiệp, không chỉ là mảnh ghép về tài chính, sản xuất, mà còn
cả về chuỗi cung ứng, marketing, khách hàng với các bên liên quan đến doanh nghiệp,
phân tích năng lực đổi mới và phát triển của doanh nghiệp đó trong thời đại khoa học,
công nghệ không ngừng phát triển hiện nay. Để có hiểu biết sâu rộng hơn về phân tích
kinh doanh, nhóm 13 chúng em quyết định chọn đề tài “Phân tích kinh doanh tại Công
ty cổ phần Bibica (BBC)”.

Đề tài của chúng em gồm 3 phần chính:

Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Bibica

Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bibica

Phần 3: Kết luận

Để hoàn thiện được đề tài này, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn và tri ân sâu
sắc nhất tới cô giáo Phạm Mai Chi – người đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn chúng
em trong học phần “Phân tích kinh doanh”.

Với kiến thức và thời gian còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót,
nhóm chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý của cô để đề tài của
chúng em được hoàn thiện hơn và đạt kết quả tốt nhất.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

4
Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Bibica

1.1. Thông tin khái quát

- Công ty Cổ phần Bibica được niêm yết trên thị trường chính khoán chính của
Thành phố Hồ Chí Minh (“HOSE"), Việt Nam vào ngày 19/12/2001.
- Tên tiếng Anh: BIBICA CORPORATION
- Tên viết tắt: BIBICA
- Vốn điều lệ: 154.207.820.000 đồng
- Trụ sở chính: 443 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (84.028) 39717920
- Số fax: (84.028) 39717922
- Website: www.bibica.com.vn
- Mã cổ phiếu: BBC
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3600363970
- Công ty cổ phần Bibica là một trong những công ty sản xuất và kinh doanh
bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam và có thương hiệu rất quen thuộc với nhiều thế
hệ người tiêu dùng. Mỗi năm công ty có thể cung cấp cho thị trường hơn 20.000
tấn bánh kẹo các loại.
- Bánh kẹo Bibica hiện nay đã phân phối trên toàn quốc, từ Bắc vào Nam, được
bán rộng rãi trong hơn 600 cửa hàng, siêu thị, có 120 nhà phân phối chính thức,
100.000 điểm bán hàng.
- Bibica có mặt ở 21 quốc gia, trong đó có Nhật Bản, Mỹ, Cuba…

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

- Vào năm 1993, Công ty bắt đầu sản xuất bánh kẹo với ba dây chuyền sản xuất:
dây chuyền kẹo được nhập khẩu từ Châu Âu, dây chuyền bánh Biscuits theo công
nghệ APV của Anh, dây chuyền mạch nha với thiết bị đồng bộ dùng công nghệ
thủy phân bằng Enzyme và trao đổi ion lần đầu tiên có ở Việt Nam được nhập
khẩu từ Đài Loan. Sản phẩm bánh kẹo của Công ty nhanh chóng được phân phối
đến tất cả các tỉnh thành trong cả nước và đã được người tiêu dùng đánh giá cao
về chất lượng.

5
- Năm 1996, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất bánh cookies với thiết bị
và công nghệ của Hoa Kỳ để đa dạng hóa sản phẩm và kịp thời đáp ứng nhu cầu
tăng nhanh của sản phẩm bánh ngọt trong nước.

- Năm 1999, Dây chuyền sản xuất kẹo mềm cũng được đầu tư mở rộng và nâng
công suất lên đến 11 tấn/ngày.

- Ngày 16/01/1999, Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa với thương hiệu Bibica
được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng : bánh, kẹo và mạch nha của
Công ty Đường Biên Hoà. Ngành nghề chính của Công ty là sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm: bánh kẹo, nha, rượu và vốn điều lệ Công ty vào thời điểm
ban đầu là 25 tỉ đồng.

- Bắt đầu từ năm 2000, Công ty phát triển hệ thống phân phối theo mô hình mới.
Các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ lần lượt
được thành lập để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng
trong cả nước. Đồng thời, Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất snack với công
suất 2 tấn / ngày bằng thiết bị được nhập từ Indonesia.

- Tháng 2 năm 2000, Công ty vinh dự là Công ty đầu tiên trong ngành hàng bánh
kẹo Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002 của tổ chức
BVQI Anh Quốc.

- Tháng 3 năm 2001, Đại Hội cổ đông nhất trí tăng vốn điều lệ từ 25 tỉ đồng lên 35
tỷ đồng từ nguồn vốn tích lũy có được sau 2 năm hoạt động dưới pháp nhân Công
ty Cổ phần.

- Tháng 7 năm 2001, Công ty kêu gọi thêm vốn cổ đông, nâng vốn điều lệ lên 56
tỉ đồng.

- Tháng 9 năm 2001, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh trung thu và cookies
nhân với công suất 2 tấn / ngày và tổng mức đầu tư 5 tỉ đồng.

- Ngày 16/11/2001, Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước cấp phép niêm
yết trên thị trường chứng khoán và chính thức giao dịch tại trung tâm giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng 12/2001.
6
- Cuối năm 2001, Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh Bông Lan kem cao
cấp với công suất 1,500 tấn / năm với tổng mức đầu tư lên đến 19.7 tỷ đồng. Bánh
bông lan kem Hura của Bibica có những ưu điểm tuyệt vời trong dòng bánh tươi
thơm ngon, bao bì đẹp và đặc biệt là hạn sử dụng đến 12 tháng. Sản phẩm đã
nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước và được người tiêu dùng sử dụng
như sản phẩm biếu tặng hay dùng để làm quà thăm viếng người thân.

- Tháng 4 năm 2002, nhà máy Bánh Kẹo Biên Hoà II được khánh thành tại khu
công nghiệp Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội.

- Tháng 10 năm 2002, Công ty chính thức đưa vào vận hành dây chuyền chocolate
với công nghệ hiện đại của Anh Quốc. Sản phẩm Chocobella của Bibica nhanh
chóng trở nên thân thiết với người tiêu dùng trong nước và được xuất khẩu sang
các thị trường như: Nhật Bản, Bangladesh, Singapore…

- Bước sang năm 2004, Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào hệ thống quản trị tổng
thể doanh nghiệp ERP. Đồng thời, năm này cũng đã đánh dấu một bước chuyển
mới cho hệ thống sản phẩm Công ty trong tương lai. Công ty đã kí hợp đồng với
viện dinh dưỡng Việt Nam để phối hợp nghiên cứu sản xuất những sản phẩm
giàu dinh dưỡng và phù hợp mong muốn sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khoẻ
của người tiêu dùng.

- Năm 2007: Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa chính thức đổi tên thành "Công
Ty Cổ Phần Bibica" kể từ ngày 17/01/2007. Ngày 4/10/2007, Lễ ký kết Hợp đồng
Hợp tác chiến lược giữa Bibica và Lotte đã diễn ra, theo chương trình
hợp tác, Bibica đã chuyển nhượng cho Lotte 30% tồng số cổ phần (khoảng 4.6
triệu cổ phần).

- Năm 2008: Đổi trụ sở chính thức của Công ty tại tòa nhà 443 Lý Thường Kiệt,
TP.HCM, từ đầu năm 2008. Tháng 3/2008, Đại hội cổ đông thường niên của
Bibica được tổ chức, lần đầu tiên có sự tham dự của cổ đông lớn Lotte.

- Năm 2009: Tháng 04/2009, Công ty khởi công xây dựng dây chuyền sản xuất
bánh Chocopie cao cấp tại Bibica Miền Đông, đây là dây chuyền được đầu tư

7
trên cơ sở sự hợp tác của Bibica và đối tác chiến lược là Tập đoàn Lotte Hàn
Quốc.

- Năm 2012: Đầu tư hệ thống quản lý bán hàng DMS và hoàn thiện hệ thống đánh
giá cho lực lượng bán hàng và nhà phân phối. Nâng cấp hệ thống quản trị tổng
thể doanh nghiệp ERP lên phiên bản ERP R12 với kinh phí 4 tỉ đồng và chính
thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2012.

- Năm 2014: Đầu tư công cụ hỗ trợ bán hàng bằng thiết bị PDA, nhằm kiểm soát,
thúc đẩy nhân viên viếng thăm cửa hàng trên tuyến và chuyển đơn hàng về Nhà
phân phối tức thời. Đầu tư hệ thống an toàn công nghệ thông
tin đưa vào sử dụng từ tháng 9/2014 đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống hạ tầng
công nghệ thông tin khi xảy sự cố mất điện, cháy nổ.

- Năm 2015: Áp dụng thành công MFCA trong sản xuất, kiểm soát lãng phí trong
sản xuất có hiệu quả và triệt để hơn.

- Năm 2016: Lần đầu tiên cán mức doanh số trên 1.250 tỷ & tiếp tục được người
tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao 21 năm liền.

- Năm 2017: Đưa dây chuyền sản xuất Kẹo cao cấp Hifat vào hoạt động, cho ra thị
trường sản phẩm Kẹo sữa cao cấp AHHA.

- Năm 2018: Công ty đang triển khai các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý doanh
nghiệp: Điều độ sản xuất trên ERP, Báo cáo lãnh đạo BI và App bán hàng cho
Shop key Khởi công xây dựng Nhà máy Bibica Miền Tây tại Long An.

- Năm 2019: Tháng 10/2019 Bibica đưa Công ty TNHH MTV Bibica Miền Tây
vào hoạt động tại KCN Vĩnh Lộc 2, Bến Lức, Long An. Lần đầu tiên doanh số
Công ty vượt 1.500 tỷ đồng.

- Năm 2020: Triển khai hoàn thành thiết kế cơ sở dự án di dời nhà máy BBC Biên
Hòa.

1.3. Các lĩnh vực kinh doanh chính

8
- Công ty Cổ phần Bibica, Việt Nam. Bibica chuyên cung cấp các mặt hàng về
bánh kẹo như bánh trung thu, chocolate, bánh bông lan Hura, bánh quy
ChocoChips, bánh pie, bánh quy, kẹo các loại...

- Ngoài bánh kẹo, Bibica còn đầu tư sản xuất, phát triển các dòng sản phẩm đồ
uống, snack, socola, bột ngũ cốc, các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em, bà bầu,
người ăn kiêng, bị bệnh tiểu đường.

- Ngành chính:

• Sản xuất và bán hàng hóa trong lĩnh vực thực phẩm: bánh, kẹo, nha

• Bột dinh dưỡng, sữa và các sản phẩm từ sữa

- Ngành phụ:

• Kinh doanh bất động sản: cho thuê văn phòng

1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

- Tầm nhìn: Công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam

- Sứ mệnh :

• Người tiêu dùng: Sản phẩm dảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá trị
dinh dưỡng

• Xã hội: Đóng góp 100 phòng học, 1000 suất học bổng

- Giá trị cốt lõi :

• Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức đẹp, hấp dẫn tất cả vì sức khỏe và
lợi ích của khách hàng

• Không ngừng cải tiến công tác quản lí nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ để có được sản phẩm với giá thành tốt nhất

9
• Duy trì mối quan hệ cùng có lợi với các đại lí nhà phân phối nhà cung ứng
và các đối tác kinh doanh khác

• Tuân thủ các quy định nhà nước đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn
thưc phẩm đối với các sản phẩm được sản xuất ở công ty

• Có trách nhiệm với xã hội đóng góp tích cực cho xã hội bảo vệ môi trường
vì chất lượng cuộc sống cho cộng đồng

1.5. Hệ thống quản trị

- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2008 tại Công ty Cổ phần Bibica.

1.6. Vị thế công ty

- Bibica đã phát triển hệ thống phân phối trải khắp các tỉnh thành trên toàn quốc
với 140 nhà phân phối độc quyền, 120.000 điểm bán lẻ, hơn 3.000 siêu thị và
chuỗi cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc. Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu đi
hơn 16 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Công ty cổ phần Bibica là một trong những công ty sản xuất và kinh doanh bánh
kẹo hàng đầu tại Việt Nam và có thương hiệu rất quen thuộc với người tiêu dùng.
Mỗi năm công ty có thể cung cấp cho thị trường hơn 20.000 tấn bánh kẹo các
loại như : bánh tết, bánh hura, bánh quy, socola, bánh trung thu, kẹo cứng, kẹo
mềm,…trong đó Hura, Goody, Orienko, Migita, Tứ Quý, Bốn mùa,…là những
nhãn hàng khá mạnh trên thị trường.

Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bibica

2.1. Phân tích chiến lược phát triển


2.1.1. Phân tích SWOT
a, Điểm mạnh

- Thương hiệu Bibica luôn được người dùng tín nhiệm bình chọn đạt danh hiệu
hàng đầu Việt Nam chất lượng cao từ năm 1997–2006. Thương hiệu Bibica được
chọn là thương hiệu mạnh trong top 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam.
10
- Sản phẩm của công ty được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong nước. Doanh thu
tiêu thụ trong nước chiếm 96%-97% tổng doanh thu của Công ty, doanh thu tại
khu vực đồng bằng sông Cửu Long, 42 nhà phân phối tại khu vực Đông Nam Bộ,
23 nhà phân phối tại khu vực miền Trung, 30 nhà phân phối tại khu vực miền
Bắc.
- Công ty hiện có 108 nhà phân phối, trong đó 13 nhà phân phối phẩm của công ty
đã được tiêu thụ trên phạm vi cả nước.

b, Điểm yếu

- Bánh kẹo không phải là nhu yếu phẩm, không phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của
con người, và cũng có rất nhiều sản phẩm khác để sử dụng thay thế, do đó sức
mua của người dân giảm tác động làm sụt giảm doanh thu của công ty.
- Hàng năm công ty phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất
như bột mì, hương liệu, bột sữa,.. Do vậy, khi tỉ giá biến động kéo theo chi phí
đầu vào thay đổi, tác động lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty.

c, Cơ hội

- Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng 7–8%/năm, điều này sẽ
kích thích nhu cầu của người dân cho tiêu dùng, đó sẽ là cơ hội cho BBC tăng
trưởng kinh doanh.

d, Thách thức

- Khi Việt Nam gia nhập EFTA, thuế suất thuế nhập khẩu các sản phẩm bánh kẹo
sẽ giảm xuống. Giá bán các sản phẩm này do đó có thể cạnh tranh hơn, vì vậy có
thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Nguyên vật liệu nhập khẩu và đường nguyên liệu chiếm khoảng 20% giá thành
các sản phẩm của công ty. Do vậy, những thay đổi trong các thông tư, nghị định
liên quan đến nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp đến giá nguyên vật liệu đầu vào
- Sản phẩm nhập khẩu chiếm 30% thị phần, chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia, Hồng
Kông và Trung Quốc,...
- Thị trường trong nước, Bibica phải cạnh tranh với công ty Kinh Đô, công ty bánh
kẹo Hải Hà, công ty bánh kẹo Hải Châu.
11
- Tỷ lệ nợ phải trả trễ VCSH của công ty khá thấp cho thấy công ty đã hạn chế sử
dụng nguồn vốn vay, điều này sẽ làm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh.
Mặc dù vậy, các chỉ số về khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của công ty
khá tốt cho thấy công ty hoạt động kinh doanh khá hiệu quả.

2.1.2. Tác động của mô hình tới chiến lược phát triển của công ty
- Phát triển chiến lược marketing
- Phát triển chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
- Bibica mở rộng thị trường, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao
công nghệ, có khả năng tư vấn, định hướng chiến lược, tư vấn quản trị điều hành,
tư vấn quản trị tài chính, tư vấn các cơ hội, các dự án đầu tư mới.
- Tập trung phát triển thực phẩm dinh dưỡng gồm: thực phẩm bổ sung vi chất và
thực phẩm chức năng trở thành sản phẩm chiến lược của Bibica, nâng tỷ trọng
doanh thu của nhóm sản phẩm dinh dưỡng, vì đây chính là điểm mạnh ưu thế của
Bibica
- Củng cố và phát triển hệ thống phân phối công ty:
- Thị trường nội địa Bibica: mỗi năm tăng 3-5% thị phần bánh kẹo so với năm
trước
- Phát triển điểm bán lẻ: hiện nay 10% trên tổng số điểm bán lẻ có bán sản phẩm
- Mở rộng quy mô và phạm vi của kênh phân phối, phát triển thị trường tới những
vùng sâu vùng xa thông qua hệ thống đại lý và phân phối. Phát triển thị trường
xuất khẩu: Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Trung Quốc, Hoa Kỳ,
Thái Lan, Lào, các nước Trung Đông,...

2.1.3. Chiến lược định vị sản phẩm


- Vào thời điểm bắt đầu sản xuất, các sản phẩm của Bibica hướng đến phục vụ nhu
cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm của khách hàng. Nhưng tại thời điểm hiện
nay, nhu cầu con người tăng lên cao theo đời sống, vấn đề thực phẩm được quan
tâm nhiều hơn, khách hàng lựa chọn những sản phẩm có giá trị chất lượng thay
vì số lượng như trước kia. Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam đang phân bố rõ rệt
về mặt thu nhập cũng như mật độ dân cư, trên cơ sở đó cần phải phân hóa lại thị
trường sản phẩm hiện tại để có thể đáp ứng đúng đối tượng và đủ sản phẩm tại
thị trường đó.

12
- Dựa trên nhu cầu thực tế đó, BBC đã đưa ra những sản phẩm mang tính đặc thù
và chiến lược cho riêng mình, trong đó có những sản phẩm truyền thống nhưng
được cải tiến trên cơ sở công thức cũ, những sản phẩm đó chủ yếu là những sản
phẩm lâu đời, có tính chất ít thay đổi đối với người tiêu dùng và đã đi sâu và tiềm
thức của nhu cầu con người như: socola, các loại kẹo có giá trị thấp, buscuist and
cookest. Những sản phẩm này chủ yếu phân tán ở các thị trường mới và thị trường
cũ nhưng có dấu hiệu bão hòa.

2.2. Khách hàng và các bên liên quan


2.2.1. Khách hàng
- Khách hàng là nhà phân phối, trung gian bán buôn: các siêu thị, các trung tâm
thương mại, các cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm bánh kẹo
- Khách hàng là các nhà bán lẻ: các cửa hàng bán lẻ tại nhà, các tạp hóa, các cửa
hàng bán lẻ tại chợ,..
- Khách hàng là các đối tác: các công ty, tập đoàn về thực phẩm liên kết với Bibica
trong việc sản xuất sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng
- Khách hàng là người tiêu dùng: các khách hàng đã mua sản phẩm của doanh
nghiệp cho các hoạt động, các khách hàng cá nhân

2.2.2. Các bên liên quan


a, Nhà cung cấp
- Xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến
lược lớn trong và ngoài nước là mục tiêu chính của Bibica nhằm đảm bảo nguồn
cung cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở
giá cả rất cạnh tranh. Ngay từ đầu Bibica đã xác định, nguồn cung cấp nguyên
liệu chất lượng và ổn định đặc biệt quan trọng. Vi thế, Bibica đã xây dựng các
quan hệ bền vững với các nhà cung cấp thông qua chính sách đánh giá của công
ty.
- Các loại nguyên vật liệu chính có nguồn cung cấp trong nước, nhà cung cấp ổn
định nhiều năm liền, công ty có hợp đồng cung cấp theo năm.
- Các loại nguyên liệu phụ: mua từ các doanh nghiệp trong nước, trên cơ sở nhu
cầu dự kiến của cả năm.
- Bao bì được cung cấp bởi các doanh nghiệp lớn và có uy tín thực hiện in ấn.
13
- Một số loại nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Pháp, Singapore.

STT Nhà cung cấp Nguyên vật liệu

Nhà cung cấp trong nước

1 Công ty đường Biên Hòa Đường RS, RE

2 Công ty bột mì Bình Đông Bột mì

3 Công ty TNHH Uni-resident Việt Nam Bột mì

4 Công ty liên doanh Tapioca Việt Nam Tinh bột sắn

5 Công ty TNHH thương mại Á Quân Sữa bột, phụ gia

6 Công ty bao bì nhựa Thành Phú Nhãn gói bánh kẹo

Nhà cung cấp nước ngoài

7 S.I.M Shortening, bột ca cao, sữa

8 ROBERTET SA Các loại hương liệu

9 JJ DEGUSSA Các loại hương liệu

b, Đối thủ cạnh tranh


- Đối thủ cạnh tranh trong nước
• Công ty cổ phần Kinh Đô
▪ Là doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường Việt Nam với thị phần
32% và tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm trên 20%. Kinh Đô
mạnh về bánh quy, bánh Cracker. Việc sát nhập giữa KDC với
Kido và NKD với Vinabico sẽ giúp cho KDC tăng thêm sức mạnh
về tài chính và năng lực quản trị doanh nghiệp.
▪ Các sản phẩm kinh doanh chính của công ty: bánh trung thu, bánh
quy, bánh cracker, bánh mì, bánh bông lan. Trong đó thị phần bánh
bông lan chiếm hơn 3% thị phần cả nước, chiếm khoảng 23% trong
cơ cấu doanh thu của công ty năm 2013.

14
▪ Thị trường chủ yếu trong nước. Hệ thống phân phối rộng trên khắp
cả nước, năng lực phân phối hàng đầu Việt Nam với 120000 điểm
bán lẻ, 1800 nhân sự bán hàng trên cả nước, 30000 điểm bán kem
và sản phẩm từ sữa, 100000 điểm bán nước giải khát.
• Công ty cổ phần Hải Hà
▪ Thị phần HAIHACO chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả
nước tính theo doanh thu, sau Kinh Đô và Bibica.
▪ Sản phẩm kinh doanh: kẹo là dòng sản phẩm chủ lực của công ty
(chiếm 76% doanh thu trong cả nước), ngoài ra còn có các sản
phẩm như kem xốp, bánh quy, bánh mềm phủ socola như Long-
pie, Hi-pie, lolie,..
▪ Khách hàng mục tiêu: đối tượng khách hàng bình dân, có thu nhập
trung bình – khá. Đây là một trong những lợi thế của công ty Hải
Hà vì các công ty khác chủ yếu nhắm vào khách hàng trung và cao
cấp
- Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
• Là các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài như công ty liên doanh Vinabico-
kotobuki, công ty liên doanh sản xuất bánh kẹo perfectti... Các doanh
nghiệp này đều có lợi thế về công nghệ.
• Công ty liên doanh sản xuất bánh kẹo Perfectti – Việt Nam được hình
thành 22/8/1995, tập trung sản xuất kẹo cứng cao cấp, tiếp thị và phân
phối, chiếm khoảng 60% thị trường bánh kẹo trong nước
• Công ty Vinabico-kotobuki tập trung sản xuất bánh cookies và bánh bích
quy. Thị trường tập trung là thị trường xuất khẩu.
• Bên cạnh các công ty sản xuất lớn, các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ chiếm
một phần thị trường lớn, chiếm khoảng 35% - 40% tống sản lượng bánh
kẹo sản xuất trong nước. Sản phẩm nhập khẩu chiếm 30% thị phần, chủ
yếu từ Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông và Trung Quốc... Một số sản phẩm
nhập khẩu hiện nay các đơn vị trong nước vẫn chưa sản xuất được.

2.3. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

15
2.3.1. Phân tích tình hình tài sản
Bảng 1: Tình hình tài sản của BIBICA giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

Chênh lệch Chênh lệch


Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
TẢI SẢN 2019/2018 2020/2019
(Nghìn đồng) (Nghìn đồng) (Nghìn đồng)
(%) (%)

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 744,872,697 841,532,626 717,590,458 12.98 (14.73)


I. Tiền và các khoản tương
299,811,739 403,522,192 112,811,737 34.59 (72.04)
đương tiền
1. Tiền 73,211,739 306,922,192 93,811,737 319.23 (69.43)

2. Các khoản tương đương tiền 226,600,000 96,600,000 19,000,000 (57.37) (80.33)

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 177,564,648 133,326,722 97,438,671 (24.91) (26.92)

1. Chứng khoán kinh doanh 4,618,745 4,618,745 4,618,745 - -


2. Dự phòng giảm giá chứng
(2,054,096) (1,979,543) (1,374,669) (3.63) (30.56)
khoán kinh doanh
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo
175,000,000 130,687,520 94,194,595 (25.32) (27.92)
hạn
III. Các khoản phải thu ngắn
142,663,269 152,453,251 348,649,851 6.86 128.69
hạn
1. Phải thu ngắn hạn của khách
126,390,613 134,522,947 213,384,888 6.43 58.62
hàng
2. Trả trước cho người bán ngắn
7,968,302 1,436,587 114,554,828 (81.97) 7,874.10
hạn
3. Phải thu ngắn hạn khác 12,786,747 21,931,768 29,159,074 71.52 32.95
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn
(4,482,393) (5,438,051) (8,448,939) 21.32 55.37
khó đòi
IV. Hàng tồn kho 101,126,744 116,077,819 126,216,677 14.78 8.73

1. Hàng tồn kho 104,676,073 119,019,919 130,864,135 13.70 9.95


2. Dự phòng giảm giá hàng tồn
(3,549,330) (2,942,100) (4,647,459) (17.11) 57.96
kho
V. Tài sản ngắn hạn khác 23,706,296 36,152,641 32,473,522 52.50 (10.18)

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 4,726,513 5,599,768 4,653,972 18.48 (16.89)

2. Thuế GTGT được khấu trừ 18,711,708 30,235,505 25,445,102 61.59 (15.84)
3. Thuế và các khoản khác phải
268,076 317,368 2,374,448 18.39 648.17
thu của nhà nước
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 509,764,262 728,915,708 825,511,718 42.99 13.25

I. Tài sản cố định 220,584,605 192,505,155 474,719,197 (12.73) 146.60

1. Tài sản cố định hữu hình 217,722,737 189,932,475 471,669,720 (12.76) 148.34

16
- Nguyên giá 679,956,657 689,526,554 1,044,515,643 1.41 51.48

- Giá trị hao mòn lũy kế (462,233,920) (499,594,079) (572,845,923) 8.08 14.66

2. Tài sản cố định thuê tài chính - - 3,049,477 - -

- Nguyên giá - - 11,349,806 - -

- Giá trị hao mòn lũy kế - - -8,300,329 - -

3. Tài sản cố định vô hình 2,861,868 2,572,681 - (10.10) (100.00)

- Nguyên giá 9,453,287 9,910,287 - 4.83 (100.00)

- Giá trị hao mòn lũy kế (6,591,419) (7,337,606) - 11.32 (100.00)

II. Tài sản dở dang dài hạn 123,032,973 370,513,999 2,450,489 201.15 (99.34)
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh
- - 2,450,489 - -
dở dang dài hạn
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở
123,032,973 370,513,999 - 201.15 (100.00)
dang
III. Đầu tư tài chính dài hạn - - 200,000,000 - -
1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo
- - 200,000,000 - -
hạn
VI. Tài sản dài hạn khác 166,146,684 165,896,554 148,342,032 (0.15) (10.58)

1. Chi phí trả trước dài hạn 162,792,109 162,066,005 143,676,612 (0.45) (11.35)

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3,354,575 3,830,549 4,665,420 14.19 21.80

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1,254,636,959 1,570,448,334 1,543,102,176 25.17 (1.74)

Nhận xét:

- Tổng Tài sản năm 2019 so với năm 2018 tăng (Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài
hạn đều tăng). Cụ thể:
• Tổng tài sản năm 2019 là 1,570,448,334 nghìn đồng, năm 2018 là
1,254,636,959 nghìn đồng, năm 2019 tăng 25.17% so với năm 2018.
• Tài sản ngắn hạn năm 2019 là 841,532,626 nghìn đồng, năm 2018 là
744,872,697 nghìn đồng, năm 2019 tăng 12.98% so với năm 2018. Tài sản
ngắn hạn năm 2019 tăng do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản
phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng mạnh. Qua đó cho thấy Công ty
năm 2019 đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng và cung
17
cấp dịch vụ dẫn tới tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng, do đó
tài sản ngắn hạn tăng.
• Tài sản dài hạn năm 2019 là 728,915,708 nghìn đồng, năm 2018 là
509,764,262 nghìn đồng, năm 2019 tăng 42.99% so với năm 2018. Tài sản
dài hạn năm 2019 tăng do tài sản dở dang tăng mạnh. Qua đó cho thấy
Công ty trong năm 2019 đã đầu tư xây dựng dẫn đến tài sản dài hạn tăng.
- Tổng Tài sản năm 2020 so với năm 2019 giảm không đáng kể (Tài sản ngắn hạn
giảm và Tài sản dài hạn tăng). Cụ thể:
• Tổng tài sản năm 2020 là 1,543,102,176 nghìn đồng, năm 2019 là
1,570,448,334 nghìn đồng, năm 2020 giảm 1.74% so với năm 2019.
• Tài sản ngắn hạn năm 2020 là 717,590,458 nghìn đồng, năm 2019 là
841,532,626 nghìn đồng, năm 2020 giảm 14.73% so với năm 2019. Tài
sản ngắn hạn năm 2020 giảm do tiền và các khoản tương đương tiền giảm
mạnh (giảm 72.04%), đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 26.92%. Tuy nhiên
các khoản phải thu ngắn hạn tăng 128.69%. Qua đó cho thấy Công ty năm
2020 đã áp dụng nhiều chính sách cho khách hàng vay ngắn hạn dẫn tới
các khoản phải thu ngắn hạn tăng đồng thời tiền thu về giảm, dẫn tới tài
sản ngắn hạn giảm.
• Tài sản dài hạn năm 2020 là 825,511,718 nghìn đồng, năm 2019 là
728,915,708 nghìn đồng, năm 2020 tăng 13.25% so với năm 2019. Tài sản
dài hạn năm 2020 tăng do tài sản cố định tăng mạnh (tăng 146.60%), đồng
thời tài sản dở dang giảm mạnh (giảm 99.34%). Qua đó cho thấy Công ty
trong năm 2020 đã hoàn thành việc xây dựng các dự án đầu tư, hoàn thiện
công trình nhà xưởng, thiết bị, dẫn tới tài sản cố định tăng lên và chi phí
xây dựng cơ bản dở dang giảm đi.
2.3.2. Phân tích tình hình nguồn vốn
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của BIBICA giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

Chênh lệch Chênh lệch


Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
NGUỒN VỐN 2019/2018 2020/2019
(Nghìn đồng) (Nghìn đồng) (Nghìn đồng)
(%) (%)

A. NỢ PHẢI TRẢ 337,074,938 566,570,958 447,380,120 68.08 (21.04)

18
I. Nợ ngắn hạn 318,535,430 548,163,425 430,844,582 72.09 (21.40)
1. Phải trả người bán ngắn
148,156,480 225,392,454 115,909,437 52.13 (48.57)
hạn
2. Người mua trả tiền trước
8,239,521 178,119,635 21,282,071 2,061.77 (88.05)
ngắn hạn
3. Thuế và các khoản phải
21,526,051 28,856,349 9,404,738 34.05 (67.41)
nộp Nhà nước
4. Phải trả người lao động 19,207,165 7,262,432 6,462,269 (62.19) (11.02)

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 114,393,131 97,857,243 82,324,754 (14.46) (15.87)

6. Phải trả ngắn hạn khác 3,065,588 4,790,816 5,664,977 56.28 18.25
7. Vay và nợ thuê tài chính
- - 182,458,870 - -
ngắn hạn
8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3,947,495 5,884,495 7,337,466 49.07 24.69

II. Nợ dài hạn 18,539,508 18,407,533 16,535,538 (0.71) (10.17)

1. Phải trả dài hạn khác 3,975,550 3,846,927 3,489,077 (3.24) (9.30)

2. Dự phòng phải trả dài hạn 14,563,958 14,560,605 13,046,461 (0.02) (10.40)

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 917,562,021 1,003,877,377 1,095,722,057 9.41 9.15

I. Vốn chủ sở hữu 917,562,021 1,003,877,377 1,095,722,057 9.41 9.15

1. Vốn góp của chủ sở hữu 154,207,820 154,207,820 154,207,820 - -


- Cổ phiếu phổ thông có
154,207,820 154,207,820 154,207,820 - -
quyền biểu quyết
2. Thặng dư vốn cổ phần 302,726,583 302,726,583 302,726,583 - -

3. Quỹ đầu tư phát triển 351,763,893 452,168,026 542,830,667 28.54 20.05


4. Lợi nhuận sau thuế chưa
108,863,725 94,774,948 95,956,986 (12.94) 1.25
phân phối
- LNST chưa phân phối lũy
(659,412) (659,412) (659,412) - -
kế đến cuối kỳ trước
- LNST chưa phân phối kỳ
109,523,137 95,434,360 96,616,398 (12.86) 1.24
này
TỔNG CỘNG NGUỒN
1,254,636,959 1,570,448,334 1,543,102,176 25.17 (1.74)
VỐN

Nhận xét:

- Tổng cộng nguồn vốn năm 2019 so với năm 2018 tăng (Nợ phải trả và vốn chủ
sở hữu đều tăng). Cụ thể:
• Tổng cộng nguồn vốn năm 2019 là 1,570,448,334 nghìn đồng, năm 2018
là 1,254,636,959 nghìn đồng, năm 2019 tăng 25.17% so với năm 2018.
19
• Nợ phải trả năm 2019 là 566,570,958 nghìn đồng, năm 2018 là
337,074,938 nghìn đồng, năm 2019 tăng 68.08% so với năm 2018. Nợ
phải trả năm 2019 tăng do nợ ngắn hạn tăng mạnh (tăng 72.09%). Qua đó
cho thấy Công ty năm 2019 đã thu được nhiều khoản người mua trả tiền
trước ngắn hạn (tăng 2,061.77%), do đó nợ phải trả tăng.
• Vốn chủ sở hữu năm 2019 là 1,003,877,377 nghìn đồng, năm 2018 là
917,562,021 nghìn đồng, năm 2019 tăng 9.41% so với năm 2018. Vốn chủ
sở hữu năm 2019 tăng do có thêm nhiều nhà đầu tư góp vốn và quỹ đầu
tư phát triển tăng mạnh (tăng 28.54%). Qua đó cho thấy Công ty trong
năm 2019 đã thu hút được sự đầu tư của nhiều cá nhân và tiến hành nhiều
chương trình đầu tư phát triển dẫn tới vốn chủ sở hữu tăng.
- Tổng cộng nguồn vốn năm 2020 so với năm 2019 giảm (Nợ phải trả giảm và vốn
chủ sở hữu tăng). Cụ thể:
• Tổng cộng nguồn vốn năm 2020 là 1,543,102,176 nghìn đồng, năm 2019
là 1,570,448,334 nghìn đồng, năm 2020 giảm 1.74% so với năm 2019.
• Nợ phải trả năm 2020 là 447,380,120 nghìn đồng, năm 2019 là
566,570,958 nghìn đồng, năm 2020 giảm 21.04% so với năm 2019. Nợ
phải trả năm 2020 giảm do nợ ngắn hạn giảm mạnh (giảm 21.40%), nợ
dài hạn giảm 10.17%. Qua đó cho thấy Công ty năm 2020 đã bán hàng và
cung cấp dịch vụ cho đối tượng người mua trả tiền trước ngắn hạn (giảm
88.05%), dẫn tới nợ phải trả giảm.
• Vốn chủ sở hữu năm 2020 là 1,095,722,057 nghìn đồng, năm 2019 là
1,570,448,334 nghìn đồng, năm 2020 tăng 9.15% so với năm 2019. Vốn
chủ sở hữu năm 2020 tăng do quỹ đầu tư phát triển tăng mạnh (tăng
20.05%), đồng thời vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
đều tăng. Qua đó cho thấy Công ty trong năm 2020 tiếp tục thu hút được
sự đầu tư của nhiều cá nhân, kết quả hoạt động kinh doanh có hiệu quả và
tiến hành nhiều chương trình đầu tư phát triển dẫn tới vốn chủ sở hữu tăng.
2.3.3. Phân tích mối quan hệ doanh thu và chi phí
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của BIBICA giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

20
Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019
Kết quả
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
kinh
(Nghìn đồng) (Nghìn đồng) (Nghìn đồng) Tương Tương
Tuyệt đối Tuyệt đối
doanh đối đối
(Nghìn đồng) (Nghìn đồng)
(%) (%)
1. Doanh
thu bán
hàng và 1,434,074,782 1,513,816,363 1,228,762,996 79,741,581 5.56 (285,053,367) (18.83)
cung cấp
dịch vụ
2. Các
khoản
12,212,008 10,255,125 10,206,668 (1,956,883) (16.02) (48,457) (0.47)
giảm trừ
doanh thu
3. Doanh
thu
thuần về
bán hàng 1,421,862,774 1,503,561,238 1,218,556,328 81,698,464 5.75 (285,004,910) (18.96)
và cung
cấp dịch
vụ
4. Giá
vốn hàng 996,395,230 1,019,916,536 889,301,452 23,521,306 2.36 (130,615,084) (12.81)
bán
5. Lợi
nhuận
gộp về
bán hàng 425,467,544 483,644,702 329,254,877 58,177,158 13.67 (154,389,825) (31.92)
và cung
cấp dịch
vụ
6. Doanh
thu hoạt
26,605,743 19,814,936 24,488,490 (6,790,807) (25.52) 4,673,554 23.59
động tài
chính
7. Chi phí
1,321,567 1,769,899 7,260,732 448,332 33.92 5,490,833 310.23
tài chính
Trong đó:
Chi phí 5,293,828 - - 5,293,828 -
lãi vay
8. Chi phí
255,778,705 321,268,951 237,326,461 65,490,246 25.60 (83,942,490) (26.13)
bán hàng
9. Chi phí
quản lý
68,179,965 70,341,755 80,789,467 2,161,790 3.17 10,447,712 14.85
doanh
nghiệp
10. Lợi
nhuận
thuần từ
hoạt 126,793,051 110,079,033 28,366,707 (16,714,018) (13.18) (81,712,326) (74.23)
động
kinh
doanh

21
11. Thu
nhập 7,566,523 11,261,771 97,421,443 3,695,248 48.84 86,159,672 765.06
khác
12. Chi
836,078 798,993 2,938,754 (37,085) (4.44) 2,139,761 267.81
phí khác
13. Lợi
nhuận 6,730,445 10,462,778 94,482,689 3,732,333 55.45 84,019,911 803.04
khác
14. Tổng
lợi
nhuận kế
133,523,496 120,541,811 122,849,396 (12,981,685) (9.72) 2,307,585 1.91
toán
trước
thuế
15. Chi
phí thuế
24,086,830 25,583,425 27,067,868 1,496,595 6.21 1,484,443 5.80
TNDN
hiện hành
16. Chi
phí thuế
-86,471 -475,974 -834,871 (389,503) 450.44 (358,897) 75.40
TNDN
hoãn lại
17. Lợi
nhuận
sau thuế
109,523,137 95,434,360 96,616,398 (14,088,777) (12.86) 1,182,038 1.24
thu nhập
doanh
nghiệp
Lợi
nhuận
sau thuế
của cổ 109,523,137 95,434,360 96,616,398 (14,088,777) (12.86) 1,182,038 1.24
đông của
Công ty
mẹ
18. Lãi
cơ bản
6,747 5,832 5,952 (915) (13.56) 120 2.06
trên cổ
phiếu
19. Lãi
suy giảm
7 6 6 (1) (14.29) - -
trên cổ
phiếu (*)

Nhận xét:

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng doanh thu. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của
BIBICA tăng trưởng ổn định qua từng năm. Điều đó chứng tỏ công ty đã
không ngừng nỗ lực, tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ, đồng thời chất

22
lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, tạo nên uy tín trên thị trường. Cụ
thể:
• Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 là 1,513,816,363 nghìn
đồng, năm 2018 là 1,434,074,782 nghìn đồng, năm 2019 so với năm 2018
tăng 79,741,581 nghìn đồng, tương ứng với 5.56%.
• Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 là 1,228,762,996 nghìn
đồng, năm 2019 là 1,513,816,363 nghìn đồng, năm 2020 so với năm 2019
giảm 285,053,367 nghìn đồng, tương ứng với 18.83%.
- Doanh thu hoạt động tài chính của BIBICA bao gồm lãi tiền gửi, lãi chênh lệch
tỷ giá hối đoái và các khoản khác, nó chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh
thu. Tuy nhiên những năm gần đây có xu hướng giảm đặc biệt là năm 2019 so
với năm trước nó. Năm 2020 tăng so với năm 2019. Nguyên nhân là do trong
năm các khoản tiền gửi ngân hàng tăng đáng kể nên doanh thu từ hoạt động tài
chính hoàn toàn là thu từ lãi tiền gửi ngân hàng. Nhìn chung công ty chưa thực
sự chú trọng vào hoạt động đầu tư tài chính khi mà doanh thu tài chính chỉ chiếm
tỷ trọng rất nhỏ so với doanh thu hoạt động kinh doanh. Cụ thể:
• Doanh thu hoạt động tài chính năm 2019 là 19,814,936 nghìn đồng, năm
2018 là 26,605,743 nghìn đồng, năm 2019 so với năm 2018 giảm
6,790,807 nghìn đồng, tương ứng với 25.52%.
• Doanh thu hoạt động tài chính năm 2020 là 24,488,490 nghìn đồng, năm
2019 là 19,814,936 nghìn đồng, năm 2020 so với năm 2019 tăng
4,673,554 nghìn đồng, tương ứng với 23.59%.
- Thu nhập khác bao gồm hỗ trợ từ nhà cung cấp,thu nhập từ cho thuê văn phòng
và thu nhập từ bán tài sản cố định. Việc bán các tài sản cố định hữu hình tăng so
với các năm trước cho thấy công ty đã chủ động trong việc thanh lý các loại tài
sản cũ để trang bị thiết bị mới hiệu quả hơn phục vụ cho doanh thu của doanh
nghiệp. Phần thu nhập này chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng Doanh thu và có xu
hướng biến động qua các năm. Do khoản thu nhập khác của công ty chiếm tỷ
trọng khá nhỏ nên chưa cho thấy sự chú trọng đầu tư của công ty vào khoản mục
này. Cụ thể:

23
• Thu nhập khác năm 2019 là 11,261,771 nghìn đồng, năm 2018 là
7,566,523 nghìn đồng, năm 2019 so với năm 2018 tăng 3,695,248 nghìn
đồng, tương ứng với 48.84%.
• Thu nhập khác năm 2020 là 97,421,443 nghìn đồng, năm 2019 là
11,261,771 nghìn đồng, năm 2020 so với năm 2019 tăng 86,159,672 nghìn
đồng, tương ứng với 765.06%.
- Giá vốn hàng bán bao gồm giá vốn của hàng bán và dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí do đặc thù của ngành bánh kẹo, tỷ
lệ giữa các năm có xu hướng tăng. Nguyên nhân chính là do sự tăng giá của các
nguyên liệu đầu vào trong đó bao gồm các hương liệu, nguyên liệu sản xuất bánh
kẹo, nguyên liệu bao bì. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao phù hợp với doanh
thu đã tiêu thụ trong năm đó. Do BIBICA là doanh nghiệp sản xuất nên chú trọng
vào chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung để công ty đạt
được doanh thu cao. Cụ thể:
• Giá vốn hàng bán năm 2019 là 1,019,916,536 nghìn đồng, năm 2018 là
996,395,230 nghìn đồng, năm 2019 so với năm 2018 tăng 23,521,306,
tương ứng với 2.36%.
• Giá vốn hàng bán năm 2019 là 889,301,452 nghìn đồng, năm 2019 là
1,019,916,536 nghìn đồng, năm 2020 so với năm 2019 giảm 130,615,084,
tương ứng với 12.81%.
- Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi phí. Ta thấy chi phí
tài chính qua các năm có sự biến động, đặc biệt là năm 2018 có giảm mạnh nhưng
đến năm 2019, 2020 lại tăng trở lại do kinh doanh nội bộ và đầu tư tài chính tăng.
Để tăng phần chi phí tài chính công ty nên tăng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
bao gồm chứng khoán kinh doanh và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Cụ thể:
• Chi phí tài chính năm 2019 là 1,769,899 nghìn đồng, năm 2018 là
1,321,567 nghìn đồng, năm 2019 so với năm 2018 tăng 448,332 nghìn
đồng, tương ứng với 33.92%.
• Chi phí tài chính năm 2020 là 7,260,732 nghìn đồng, năm 2019 là
1,769,899 nghìn đồng, năm 2020 so với năm 2019 tăng 5,490,833 nghìn
đồng, tương ứng với 310.23%.

24
- Ta thấy chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỉ trọng tương
đối lớn và có tỷ lệ tăng dần qua các năm. Do BIBICA là doanh nghiệp sản xuất
nên việc
chú trọng vào chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là hợp lý. Công ty đã
ứng dụng đầy đủ các tính năng của bộ phận phần mềm bao gồm: quản lý bán
hàng, quản lý mua hàng,… Điều này giúp BIBICA quản lý hoạt động doanh
nghiệp khoa học hơn. Cụ thể:
• Chi phí bán hàng năm 2019 là 321,268,951 nghìn đồng, năm 2018 là
255,778,705 nghìn đồng, năm 2019 so với năm 2018 tăng 65,490,246
nghìn đồng, tương ứng với 25.60%.
• Chi phí bán hàng năm 2020 là 237,326,461 nghìn đồng, năm 2019 là
321,268,951 nghìn đồng, năm 2020 so với năm 2019 giảm 83,942,490
nghìn đồng, tương ứng với 26.13%.
• Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2019 là 70,341,755 nghìn đồng, năm
2018 là 68,179,965 nghìn đồng, năm 2019 so với năm 2018 tăng
2,161,790 nghìn đồng, tương ứng với 3.17%.
• Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2020 là 80,789,467 nghìn đồng, năm
2019 là 70,341,755 nghìn đồng, năm 2020 so với năm 2019 tăng
10,447,712 nghìn đồng, tương ứng 14.85%.
- Chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí và giảm dần qua các năm.
Điều đó cho thấy công ty chủ yếu chi phí đến từ hoạt động tài chính và có chính
sách để giảm lược các chi phí khác qua các năm. Cụ thể:
• Chi phí khác năm 2019 là 798,993 nghìn đồng, năm 2018 là 836,078 nghìn
đồng, năm 2019 so với năm 2018 giảm 37,085 nghìn đồng, tương ứng với
4.44%.
• Chi phí khác năm 2020 là 2,938,754 nghìn đồng, năm 2019 là 798,993
nghìn đồng, năm 2020 so với năm 2019 tăng 2,139,761 nghìn đồng, tương
ứng với 14.85%.
- Ta thấy giá vốn hàng bán vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu, tiếp
đến là chi phí bán hàng, chi phí qldn cho thấy năng lực quản lý chi phí của Bibica
tương đối tốt, cho ta thấy rằng để tạo ra được doanh thu thì mất bao nhiêu chi phí
và các loại chi phí này tập trung ở đâu. Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng tương
25
đối trong doanh thu, nhất là công ty hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh như bánh
kẹo. Để tiêu thụ sản phẩm phải thực hiện hoạt động xây dựng thương hiệu. Bên
cạnh đó BIBICA phải nghiên cứu thị trường quản cáo, tuyên truyền, thực hiện
các biện pháp nhằm tiêu thụ hàng hóa nên chi phí bán hàng ngày càng tăng là
hợp lý.

2.3.4. Phân tích lợi nhuận


Bảng 4: Phân tích lợi nhuận từ năm 2018 đến năm 2020

Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019


Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Lợi nhuận (Nghìn (Nghìn (Nghìn Tuyệt đối Tương Tuyệt đối Tương
đồng) đồng) đồng) (Nghìn đối (Nghìn đối
đồng) (%) đồng) (%)
Tổng lợi nhuận
kế toán trước 133,523,496 120,541,811 122,849,396 (12,981,685) (9.72) 2,307,585 1.91
thuế
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập 109,523,137 95,434,360 96,616,398 (14,088,777) (12.86) 1,182,038 1.24
doanh nghiệp

Nhận xét:

- Nhìn chung cơ cấu lợi nhuận của Doanh nghiệp không có nhiều biến động đáng
kể. Giai đoạn năm 2017-2018 có sự gia tăng mạnh về cả doanh thu và chi phí.
Một phần khiến doanh thu tăng đó là do nỗ lực đã ko ngừng cải thiện để nâng cao
doanh thu, do đó lượng hàng bán ra ngày càng nhiều nên chi phí bán hàng tăng.
Kể từ năm 2005 BIBICA đã trở thành doanh nghiệp sản xuất đi đầu của Việt
Nam, doanh số bán hàng tăng không ngừng với đủ các loại mẫu mã và vẫn giữ
vững tinh thần đó để có thể phát triển như bây giờ. Tuy nhiên lợi nhuận năm 2019
lại giảm hơn so với năm trước nó do tổng chi phí của nó tăng lên nhiều trong khi
doanh thu tăng không đáng kể. Doanh thu của công ty vẫn tăng trưởng đều qua
các năm cho thấy đường lối, chính sách của ban lãnh đạo công ty khá hiệu quả.
Ngoài ra sau nhiều năm chịu áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm bánh kẹo ngoại
nhập, đến nay các doanh nghiệp nội địa đang chiếm lĩnh thị phần trong nước.
Đây được coi là một tín hiệu tốt cho doanh nghiệp. Cụ thể:

26
• Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2019 là 120,541,811 nghìn đồng, năm
2018 là 133,523,496 nghìn đồng, năm 2019 so với năm 2018 giảm
12,981,685 nghìn đồng, tương ứng với 9.72%.
• Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2020 là 122,849,396 nghìn đồng, năm
2019 là 120,541,811 nghìn đồng, năm 2020 so với năm 2019 tăng
2,307,585 nghìn đồng, tương ứng với 1.91%.

2.3.5. Phân tích một số chỉ số tài chính


- Nhóm chỉ số sinh lợi:

Năm Năm Năm Năm


Nhóm chỉ số Sinh lợi 2017 2018 2019 2020
(%) (%) (%) (%)
Tỷ suất lợi nhuận gộp biên 31.73 29.92 32.17 27.02

Tỷ lệ lãi EBIT 9.17 9.39 8.02 10.52

Tỷ lệ lãi EBITDA 12.28 12.65 10.67 16.63

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần 7.55 7.7 6.35 7.93

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu


12.38 12.61 9.93 9.2
bình quân (ROE)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn dài hạn bình
14.66 15.03 12.31 12.01
quân (ROCE)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình
9.01 9.23 6.76 6.21
quân (ROA)

- Nhóm chỉ số tăng trưởng:

Năm Năm Năm Năm


Nhóm chỉ số Tăng trưởng 2017 2018 2019 2020
(%) (%) (%) (%)
Tăng trưởng doanh thu thuần 2.09 10.23 5.75 -18.96

Tăng trưởng lợi nhuận gộp -8.11 3.96 13.67 -31.92

Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 21.97 12.84 -9.72 1.91

27
Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của
19.74 12.53 -12.86 1.24
CĐ công ty mẹ

Tăng trưởng tổng tài sản 7.52 12.08 25.17 -1.74

Tăng trưởng nợ dài hạn 0.62 -11.16 -0.71 -10.17

Tăng trưởng nợ phải trả 4.07 12.35 68.08 -21.04

Tăng trưởng vốn chủ sở hữu 8.85 11.97 9.41 9.15

- Nhóm chỉ số thanh khoản:

Năm Năm Năm Năm


Nhóm chỉ số Thanh khoản 2017 2018 2019 2020
(%) (%) (%) (%)
Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt 1.41 0.94 0.74 0.26

Tỷ số thanh toán nhanh 2.55 2.02 1.32 1.37

Tỷ số thanh toán nhanh (Đã loại trừ


2.07 1.5 0.98 0.49
HTK, Phải thu ngắn hạn - Tham khảo)

Tỷ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn) 2.93 2.34 1.54 1.67

Khả năng thanh toán lãi vay - - - 24.21

- Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động:

Năm Năm Năm Năm


Nhóm chỉ số Hiệu quả hoạt động 2017 2018 2019 2020
(%) (%) (%) (%)
Vòng quay phải thu khách hàng 13.55 11.94 11.53 7.01

Thời gian thu tiền khách hàng bình


27 31 32 52
quân

Vòng quay hàng tồn kho 8.56 9.68 9.39 7.34

Thời gian tồn kho bình quân 43 38 39 50

Vòng quay phải trả nhà cung cấp 8.99 8.02 5.46 5.21
28
Thời gian trả tiền khách hàng bình
41 46 67 70
quân
Vòng quay tài sản cố định (Hiệu suất
5.62 6.01 7.28 3.65
sử dụng tài sản cố định)
Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử
1.19 1.2 1.06 0.78
dụng toàn bộ tài sản)

Vòng quay vốn chủ sở hữu 1.64 1.64 1.57 1.16

- Nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính:

Năm Năm Năm Năm


Nhóm chỉ số Đòn bẩy tài chính 2017 2018 2019 2020
(%) (%) (%) (%)
Tỷ số Nợ ngắn hạn trên Tổng nợ phải
93.04 94.5 96.75 96.3
trả

Tỷ số Nợ vay trên Tổng tài sản - - - 11.82

Tỷ số Nợ trên Tổng tài sản 26.8 26.87 36.08 28.99

Tỷ số Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài


73.2 73.13 63.92 71.01
sản
Tỷ số Nợ ngắn hạn trên Vốn chủ sở
34.06 34.72 54.6 39.32
hữu

Tỷ số Nợ vay trên Vốn chủ sở hữu - - - 16.65

Tỷ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu 36.61 36.74 56.44 40.83

- Nhóm chỉ số dòng tiền:

Năm Năm Năm Năm


Nhóm chỉ số Dòng tiền 2017 2018 2019 2020
(%) (%) (%) (%)
Tỷ số dòng tiền HĐKD trên doanh thu
6.3 9.5 19.87 -34.82
thuần
Khả năng chi trả nợ ngắn hạn từ dòng
29.13 42.42 54.49 -98.49
tiền HĐKD
Khả năng chi trả nợ ngắn hạn từ lưu
9.57 -29.89 18.88 -67.44
chuyển tiền thuần trong kỳ
Tỷ lệ dồn tích (Phương pháp Cân đối
36.15 58.25 5.92 78.3
kế toán)
29
Tỷ lệ dồn tích (Phương pháp Dòng
22.45 59.15 -1.78 74.22
tiền)

Dòng tiền từ HĐKD trên Tổng tài sản 7.26 10.77 19.02 -27.5

Dòng tiền từ HĐKD trên Vốn chủ sở


9.92 14.73 29.75 -38.73
hữu
Dòng tiền từ HĐKD trên Lợi nhuận
68.86 106.56 271.35 -1,495.92
thuần từ HĐKD
Khả năng thanh toán nợ từ dòng tiền
27.1 40.08 52.72 -94.85
HĐKD
Dòng tiền từ HĐKD trên mỗi cổ phần
5,272 8,762 19,370 -27,518
(CPS)

- Cơ cấu chi phí:

Năm Năm Năm Năm


Cơ cấu Chi phí 2017 2018 2019 2020
(%) (%) (%) (%)
Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần 68.27 70.08 67.83 72.98

Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần 18.78 17.99 21.37 19.48

Chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh


5.52 4.8 4.68 6.63
thu thuần

Chi phí lãi vay/Doanh thu thuần - - - 0.43

- Cơ cấu tài sản ngắn hạn:

Năm Năm Năm Năm


Cơ cấu Tài sản ngắn hạn 2017 2018 2019 2020
(%) (%) (%) (%)
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 73.02 59.37 53.59 46.5

Tiền/Tài sản ngắn hạn 48.31 40.25 47.95 15.72

Đầu tư tài chính ngắn hạn/Tài sản


22.38 23.84 15.84 13.58
ngắn hạn

Phải thu ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn 15.31 19.15 18.12 48.59

Hàng tồn kho/Tài sản ngắn hạn 12.82 13.58 13.79 17.59
30
Tài sản ngắn hạn khác/Tài sản ngắn
1.18 3.18 4.3 4.53
hạn

- Cơ cấu tài sản dài hạn:

Năm Năm Năm Năm


Cơ cấu Tài sản dài hạn 2017 2018 2019 2020
(%) (%) (%) (%)
Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 26.98 40.63 46.41 53.5

Tài sản cố định/Tổng tài sản 22.56 17.58 12.26 30.76

Tài sản cố định hữu hình/Tài sản cố


98.65 98.7 98.66 99.36
định

Tài sản thuê tài chính/Tài sản cố định - - - 0.64

Tài sản vô hình/Tài sản cố định 1.35 1.3 1.34 -

XDCBDD/Tài sản cố định 2.78 55.78 192.47 -

2.4. Phân tích quy trình nội bộ


2.4.1. Quy trình hoạt động chuỗi cung ứng
- Mặc dù, ban lãnh đạo của công ty đã có tầm nhìn về việc hoàn thiện hoạt động
của công ty, đã bước đầu hoàn thiện chuỗi cung ứng nhưng vấn đề hiện nay của
công ty không có mô hình mẫu và các nhà lãnh đạo chỉ thực hiện bộ phận cho
các bộ phận riêng lẻ, vẫn chưa có sự gắn kết cho mục tiêu của cả hệ thống. Chưa
có các chỉ tiêu đo lường, đánh giá xem xét mức độ hiệu quả của chuỗi.

31
- Sơ đồ chuỗi cung ứng tổng quát tại Bibica:
• Đầu vào của công ty cổ phần Bibica gồm có: nhà cung cấp nguyên liệu,
nhà cung cấp phụ liêu, nhà cung cấp máy móc thiết bị. Hệ thống kênh
phân phối gồm ba kênh: kênh GT( là kênh phân phối truyền thống gồm tất
cả các nhà phân phối), kênh MT (là kênh phân phối và các siêu thị) và
kênh special (kênh phân phối vào trường học, bệnh viện, bán hàng tổ chức,
xuất khẩu).
• Sự ổn định của nguồn cung ứng nguyên vật liệu:
▪ Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho Bibica, hàng năm công ty kí
hợp đồng nguyên tắc cung ứng làm cho các đối tác chuẩn bị nguồn
hàng, ổn định giá cả cung cấp trong năm.
▪ Để tăng tính cạnh tranh phần lớn một loại nguyên liệu, công ty chọn
từ khoảng hai nhà cung cấp, thực hiện chào giá cạnh tran theo từng
lô hàng.
▪ Đối với các nguyên liệu chính: do có mối quan hệ mua bán lâu năm
nên nhà cung cấp nắm rõ yêu cầu kĩ thuật của công ty cho từng loại
nguyên liệu và có lượng hàng dự trữ cho Bibica. Các nhà cung cấp
chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh, nên tiến độ cung cấp nhanh, thời gian
vận chuyển không ảnh hưởng và chi phí không cao.

32
▪ Riêng mặt hàng đường: do Công ty có mối quan hệ mật thiết với
Công ty CP đường Biên Hòa nên Công ty đều nắm bắt kịp thời các
yếu tố ảnh hưởng về giá đường, việc cung cấp đường giữa Bibica
và Công ty CP đường Biên Hòa theo nguyên tắc giá cả thị trường,
ngoài ra còn được giảm chi phí vận chuyển và kho hàng dự trữ do
có vị trí thuận lợi.
▪ Đối với nguyên vật liệu có nguồn gốc nhập khẩu có số lượng không
đủ thì các đơn vị chịu trách nhiệm nhập khẩu và cung cấp lại Bibica
theo giá hợp lý.
• Hệ thống phân phối:
▪ Hiện tại chuỗi cung ứng của Bibica có gần 200 nhà phân phối, 40
cửa hàng Bibica Bakery hơn 75000 điểm bán lẻ với 1000 nhân viên
bán hàng trên cả nước. Mạng lưới phân phối này được đánh giá là
một trong nhiều hệ thống đánh giá mạnh trên cả nước, thích ứng
được nhiều sự biến động của thị trường và nó giúp tiêu thụ khoảng
96% doanh số bán hàng của công ty. Hệ thống siêu thị chủ yếu tập
trung ở thành phố lớn như Hồ Chí Minh và giúp hãng thu về 10%
tổng doanh số của hãng. Hệ thống Bakery cũng được triển khai từ
những năm 1999 và hiện nay có được hệ thống mạnh ở 2 thành phố
lớn là Hồ Chí Minh và hà Nội với 25 cửa hàng quy mô rất lớn.
Chính những toan tính về sự phân phối bài bản này đã khiến thương
hiệu Bibica có được lợi thế “sân nhà” trước đối thủ cạnh tranh của
Bibica đến từ ngoài nước và đạt được sự “hơn phân” với các đối
thủ nội địa bởi sự phân phối hết sức quy mô.

2.4.2. Hệ thống sản xuất


- Các dây chuyền của công nghệ của công ty có trình độ tự động hóa cao, phần thủ
công tập trung chủ yếu ở công đoạn bao gói. Hệ thống nhà xưởng khá rộng đảm
bảo có các dây chuyền bố trí theo hình thức dòng chảy. Như vậy có thể nói công
ty đã bố trí một cách hợp lý vị trí của các dây chuyền nên có thể giảm thiểu thời
gian sản xuất một sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.
- Hệ thống máy móc của công ty bao gồm:

33
• Xí nghiệp bánh có ba dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, bánh biscuit và
bánh mặn.
• Xí nghiệp kẹo gồm hai dây chuyền sản xuất kẹo cứng và kẹo mềm. Trong
đó có dây chuyền sản xuất kẹo Chew và Caramen của Đức hiện đại, các
dây chuyền còn lại có trình độ trung bình và lạc hậu.
• Năm 1992, xí nghiệp còn được trang bị thêm dây chuyền sản xuất kẹo
Jelly khuôn và Jelly cốc.

Bảng: Cơ cấu máy móc của công ty

Nước sản Giá trị Năm Hiệu suất


STT Tên dây chuyền
xuất (tỷ đồng) nhập (%)
1 Kẹo cứng Ba Lan 6,8 1994 56,25
2 Kẹo que Hà Lan 2,7 1997 50,00
3 Bim chiên Nhật 7,4 1993 50,00
4 Bim nổ Nhật 5,0 1993 40,00
5 Kẹo cao su Đức 5,0 1994 75,00
6 Socola Hà Lan 6,2 1995 55,00
7 Cookies Nhật 9,0 1993 53,33
8 IsomaIt Nhật 8,0 1994 42,00
9 Bánh tươi Nhật 5,5 1996 60,00

2.4.3. Hoạt động Marketing


2.4.3.1. Đánh vào Insight của khách hàng Việt “đồ ăn sức khỏe”
- Vào thời điểm bắt đầu sản xuất, các sản phẩm của Bibica được xem là những sản
phẩm đáp ứng nhu cầu về thực phẩm trước kia, hướng đến phục vụ nhu cầu thiết
yếu về lương thực, thực phẩm của khách hàng. Nhưng tại thời điểm hiện nay, nhu
cầu con người tăng lên theo đời sống, vấn đề thực phẩm được quan tâm hơn,
khách hàng lựa chọn những sản phẩm có giá trị chất lượng hơn thay vì số lượng
như trước kia. Dựa trên nhu cầu thực tế đó, Bibica đã đưa ra những sản phẩm
mang tính đặc thù và chiến lược cho riêng mình, trong đó có các sản phẩm truyền
thống nhưng được cải tiến trên cơ sở công thức cũ, nhưng chủ yếu lại là sản phẩm

34
lâu đời, có tính chất ít thay đổi đối với người tiêu dùng và đã đi vào tiềm thức
của nhu cầu con người như: Socola, các loại kẹo giá trị thấp, Biscuits and cookies.
Đây được xem như là một phần trong chiến lược Marketing của Bibica về sản
phẩm mà Bibica đã nghiên cứu rất rõ về những nhu cầu của khách hàng trên thị
trường.
2.4.3.2. Sản phẩm khác biệt

- Bibica cũng tập trung nghiên cứu ra những sản phẩm tạo sự khác biệt so với các
đối thủ cùng ngành, việc này các doanh nghiệp trong ngành cũng đã từng làm và
tận dụng khả năng” hớt váng” của các sản phẩm mới để nâng cao doanh thu cho
doanh nghiệp. Bibica đã có sự hợp tác với Viện dinh dưỡng Việt Nam để cho ra
đời các sản phẩm chuyên dùng cho các đối tượng có chế độ dinh dưỡng, đây là
những sản phẩm chiếm thị phần nhỏ nhưng tỷ lệ doanh thu lại lớn bởi tính chất
đặc thù và riêng biệt. Ngoài ra vào các dịp lễ như: lễ tình nhân, ngày phụ nữ,
trung thu, Tết…Bibica cũng tung ra những sản phẩm chỉ phục vụ trong thời gian
ngắn diễn ra những ngày lễ mà thôi, tạo cảm giác mới mẻ trong sự lựa chọn của
khách hàng mục tiêu của Bibica và khẳng định yếu tố phục vụ mọi nhu cầu đối
với khách hàng của Bibica. Sự khác biệt của công ty so với các đối thủ cùng
ngành: Sản phẩm của Bibica là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật làm bánh truyền
thống và những thành tựu khoa học mới về sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm
chức năng. Do đó, sản phẩm của Bibica không chỉ giữ được hương vị truyền
thống mà còn bổ sung những hợp chất sinh học rất có lợi cho sức khỏe mà không
một sản phẩm bánh trung thu nào có được.

2.4.3.3. Hoạt động quảng cáo được đẩy mạnh


- Quảng cáo là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh nhằm tạo ra sự chú ý đối
với khách hàng trong chiến lược Marketing của Bibica. Các chương trình quảng
cáo trên các đài VTV, HTV và các đài địa phương cho các nhãn hiệu mới theo
các chiến dịch tung sản phẩm, các chương trình khuyến mãi đã được người tiêu
dùng nhận biết và đánh giá cao, mang lại hiệu quả quảng bá cho công ty. Các
chương trình phóng sự, phim tài liệu giới thiệu về công ty vào các dịp lễ tết góp
phần nâng cao giá trị thương hiệu, nâng cao uy tín cho công ty. Ngoài ra BBC
còn quảng cáo với nhiều hình thức như báo, radio, tạp chí, Billboard…Bên cạnh
35
đó quảng cáo trên Social Media là hình thức được ưa chuộng cho sản phẩm
Bibica, quảng cáo tại các hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, các hội chợ về
an toàn vệ sinh thực phẩm, các hội thảo khoa học, giới thiệu sản phẩm mới, các
sản phẩm chức năng dành cho người ăn kiêng, bệnh tiểu đường thương nâng cao
được độ nhận diện cho thương hiệu công ty.
2.4.3.4. Hệ thống phân phối rộng lớn
- Chiến lược Marketing của Bibica muốn tăng cường mức độ phủ sóng cũng như
khả năng tiếp cận sản phẩm đến từng đối tượng khách hàng mục tiêu của Bibica
hiện nay. Chuỗi cung ứng của Bibica có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước
chủ yếu qua 3 kênh chính là hệ thống các nhà phân phối và đại lý, hệ thống các
Bibica Bakery và siêu thị công ty cổ phần Bibica miền Bắc.

2.5. Phân tích năng lực đổi mói và phát triển


2.5.1. Phát triển nguồn nhân lực của Bibica
- Tính đến cuối năm 2019, Bibica có gần 1.000 nhân viên bao gồm ở nhiều công
ty con khác nhau. Trước khi gia nhập Tập đoàn PAN vào năm 2015, bộ máy nhân
sự của Bibica được vận hành một cách tương đối bài bản. Sau khi về với ngôi
nhà chung, Tập đoàn PAN đã cùng đồng hành để Bibica nâng cao cả cấu trúc
nhân sự lẫn sự phát triển của từng cá nhân thông qua nhiều chiến lược nhân sự
mới, nhiều chương trình đào tạo chuyên nghiệp, phối hợp xây dựng nhiều hệ
thống quản lý chất lượng để nâng cao năng lực của từng cá nhân và cả tập thể.

- Nhân lực được xem như tài sản quan trọng của Bibica và là yếu tố cốt lõi để
doanh nghiệp duy trì sự tăng trưởng cao và bền vững. Do đó, Bibica luôn có
những chính sách quan tâm, coi trọng để có được sự ủng hộ, cống hiến và hợp
tác lâu dài với người lao động, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy được năng
lực, đặc biệt đối với người lao động có kinh nghiệm, trình độ.
- Vì vậy chính sáchtuyển dụng của công ty luôn hướng đến việc đa dạng hóa nguồn
ứng viên, từ các bạnsinh viên có thành tích học tập xuất sắc, các ứng viên có kỹ
năng thích hợp, có kinhnghiệm, trình độ chuyên môn cao phù hợp với yêu cầu
công việc được giao không phân biệt chủng tộc, tôn giáo,giới tính và tuổi tác. tạo
điều kiện để nhân viên mới hội nhập và thích ứng với môi trường và côngviệc.
36
Với mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên môn giỏi để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao, công ty thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo
thiết thực,các buổi học hỏi thực tế từ kinh nghiệm nhân viên đi trước và nhiều
khóa học khác. Bên cạnh đó trưởng đơn vị sẽ luôn quan tâm hướng dẫn nhân viện
đặc biệt trong giai đoạn hội nhập.

• Quản lý lao động theo quy định của pháp luật và nội quy, chế độ, chính
sách của công ty.
• Xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh trên cơ sở phát triển các đoàn
thể phù hợpvới văn hóa công ty.
• Quản lý nguồn nhân lực từ các đơn vị đầu mối, phân cấp chặt chẽ và có
trách nhiệm.
• Mô tả công việc, quy định trách nhiệm và quyền hạn đến từng chức danh.
• Đề bạt, khen thưởng,đãi ngộ dựa trên đánh giá thái độ và năng lực cảu mỗi
cá nhân

- Chính sách tuyển dụng:

• Thống nhất công khai trên toàn hệ thống


• Tuyển dụng theo nhu cầu và tiêu chuẩn
• Ưu tiên có kinh nghiệm trong ngành thực phẩm tiêu dùng nhanh và nguồn
nhân lực tại địa phương.
• Thu hút nguồn nhân lực cấp cao và chuyên viên được đào tạo từ nước
ngoài

- Chính sách đào tạo:

• Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong xây dựng và phát triển nhân lực.
• Áp dụng chương trình đào tạo đa dạng: hội nhập, nghiệp vụ nâng cao tay
nghề, công nghệ mới…, nội bộ hoặc bên ngoài.
• Chú trọng huấn luyện đào tạo qua công việc: cấp trên đào tạo cấp dưới,
chuyên viên cấp cao/ thợ bậc cao đào tạo cấp thấp hơn.

- Chính sách lương, thưởng, chế độ và phúc lợi:


37
• Đảm bảo thu nhập của CBCNV cạnh tranh và tương xứng với các đơn vị
cùng ngành nghề, cùng khu vực trong từng thời điểm.
• Lương thu nhập bao gồm lương căn bản và các loại phụ cấp tương xứng
với công sức, trách nhiệm và hiệu quả lao động.
• Những tập thể, cá nhân đạt thành tích tốt, xuất sắc sẽ được tôn vinh, khen
thưởng xứng đáng kịp thời, công khai và công bằng.
• Chế độ khen thưởng định kỳ giữa năm và cuối năm tùy theo kết quả hoạt
động kinh doanh.- Chế độ đãi ngộ, phúc lợi:

▪ Hỗ trợ các trường hợp hưởng chế độ bão hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế và bảo hiểm thất nghiệp.
▪ Trang bị đồng phục, bảo vệ lao động.
▪ Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV.
▪ Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần (quà tặng cưới hỏi, trợ cấp khó
khăn, ốm đau,hiếu hỷ, học bổng, ngày quốc tế thiếu nhi…)
▪ Quyền ưu đãi mua cô phiếu theo quy định.
▪ Tháng 10/2009 Công ty đã đầu tư xây dựng khu nhà tập thể cho
CBCNV tại Bibica Miền Đông, tại KCN Mỹ Phước 1, Bến Cát,
Bình Dương với số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng.

2.5.2. Năng lực đổi mới và định hướng phát triển của Bibica

- Năng lực đổi mới:

• Bibica: “Tổng tiến công” vào ngành thực phẩm trong năm 2021: Đầu năm 2020,
Bibica ra chiến lược tách kênh bán hàng GT thành GT1 và GT2, lấy những sản
phẩm chủ lực của Bibica để tăng doanh số những sản phẩm mới. Tuy nhiên, khi
việc tách kênh được vận hành thì cũng là lúc đại dịch Covid bùng phát, giãn cách
xã hội kéo theo thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, không triển khai được kế hoạch
bán hàng, khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng... Hơn nữa, nguồn thu nhập
thay đổi cũng làm khách hàng thay đổi thói quen tiêu dùng, khiến họ thắt chặt
chi tiêu, xuất hiện xu hướng tích trữ những thực phẩm thật sự cần thiết và vừa
đủ.

38
• Trong năm 2021, công ty xác định các tiêu chí ngắn gọn như sau: Thứ nhất,
những gì phù hợp cho Bibica sẽ giữ lại, không phù hợp sẽ lấy đó làm bài học và
phát triển trong năm 2021. Thứ hai, tăng trưởng doanh thu năm 2021 cách biệt
với năm 2020. Thứ ba, phát triển sản phẩm, đa dạng kênh phân phối. Cuối cùng
là triển khai ứng dụng 4.0 vào hệ thống quản lý của doanh nghiệp. sáng tạo nhiều
sản phẩm dành riêng cho đối tượng trẻ em. Ngoài ra, công ty sẽ khai thác những
sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như café, trà, dừa,… Ngành Food (thực
phẩm – PV) là ngành ổn định nhất dưới mọi điều kiện, tốc độ tặng trưởng dựa
vào sự tin dùng của người tiêu dùng, sự tăng trưởng của ngành Food mỗi năm
đều nhảy vọt, không chỉ trong năm nay. Không nóng vội như năm 2020, Food sẽ
là một kênh hoàn toàn độc lập và sẵn sàng để “tổng tiến công” vào ngành Food
trong năm 2021. Doanh nghiệp chủ động đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất
và chú trọng chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường này. Thông
qua hệ thống siêu thị - kênh phân phối chính ở thị trường này thì cơ hội đang
rộng mở với doanh nghiệp ngành bánh kẹo, trong đó có cả Bibica.
• Cắt giảm một số chi phí không cần thiết, nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm
mới đơn giản, tiện dụng, thúc đẩy bán hàng (cải thiện dịch vụ khách hàng, tăng
cường giảm giá, khuyến mãi), phát triển kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng qua
công nghệ số, số hóa các hoạt động quản trị doanh nghiệp cụ thể như:

▪ Về chiến lược bán hàng, công ty điều chỉnh theo sự thay đổi thói quen tiêu
dùng, thúc đẩy bán hàng kênh online, đẩy mạnh các sản phẩm vào kênh
CVS (cửa hàng tiện lợi – PV) và tập trung bao phủ những tạp hóa, điểm
bán nhỏ gần khu dân cư, đi kèm là những chính sách bán hàng ưu đãi,
chương trình khuyến mãi, tạo lợi thế cho sản phẩm tại điểm bán.
▪ Chiến lược phát triển sản phẩm đi đôi với chiến lược bán hàng, Bibica hạn
chế những sản phẩm biếu tặng, sản phẩm có giá trị và kích thước lớn.
Chúng tôi tận dụng những sản phẩm sẵn có, thay đổi theo tính đơn giản
về thành phần, kích thước, biến chúng trở thành thực phẩm vừa ăn chơi
nhưng lại bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

39
▪ Để việc kết nối giữa các phòng ban nhanh chóng và hiệu quả trong giai
đoạn giãn cách xã hội, Ban lãnh đạo đã mạnh dạn đầu tư phần mềm Office
365 cho hơn 1.000 cán bộ nhân viên 3 miền Bắc Trung Nam.
▪ Bibica đã sử dụng rất nhiều công nghệ 4.0 vào hệ thống quản lý như:
M.Office (văn phòng điện tử), Office 365 (kết nối doanh nghiệp), Oracle
– ERP (quản trị doanh nghiệp), DMS và PDA (quản lý hệ thống bán hàng
và nhà phân phối), HRM (hệ thống quản trị nhân sự)... Đây là những tiền
đề để Bibica tiếp tục đưa những phần mềm tốt nhất thế giới vào hệ thống
quản lý, xây dựng giải pháp bán hàng trong tương lai, rút ngắn thời gian
kết nối với các đối tác trong và ngoài nước, rút ngắn khoảng cách địa lý
dù trong tình hình khó khăn.
▪ Trong bối cảnh hội nhập, ASEAN là thị trường chung cho các nước và thị
trường Việt Nam cũng là cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài. Muốn tận
dụng được cơ hội, doanh nghiệp phải cải thiện được chất lượng hàng hóa,
mẫu mã sản phẩm và xu hướng tiêu dùng thay đổi khi nhận thức về sức
khỏe ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, nhờ sớm định vị chiến lược
thay đổi sản phẩm để phù hợp với thị trường như đã nêu ở trên, Bibica vẫn
xuất khẩu được những sản phẩm cao cấp, có giá trị lớn và khối lượng lớn
ra thị trường nước ngoài.

- Định hướng phát triển trong tương lai :

a. Mục tiêu:

- Đến năm 2023 trở thành Công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam;
- Doanh số từ năm 2018 – 2023 tăng trưởng bình quân 22%/năm;
- Tập trung hệ thống phân phối vào các thành phố lớn, doanh số kênh MT chiếm
30% doanh số toàn Công ty.

b. Chiến lược trung và dài hạn:

- Đầu tư mở rộng sản xuất tại Long An;

40
- Phát triển dòng bánh kẹo chất lượng cao và dòng sản phẩm dinh dưỡng, thực
phẩm chức năng; - Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, tươi, có lợi cho
sức khỏe;
- Phát triển kênh bán hàng Key Account, Online.

c. Phát triển bền vững:

- Xây dựng chính sách phát triển bền vững đảm bảo hài hòa các lợi ích của Cổ
đông, các đối tác, Công nhân viên và Người tiêu dùng. Đi kèm với việc đảm bảo
một môi trường làm việc với độ thỏa mãn ở mức cao;
- Cam kết đảm bảo các khoản đóng góp đối với Chính phủ và Cộng đồng như:
Thuế, các nghĩa vụ và các khoản đóng góp xã hội khác. Công ty luôn luôn đảm
bảo việc phát triển kinh doanh gắn liền với việc đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ
môi trường.
- Đi đến sự hợp tác giữa Lotte và Bibica, ở thời điểm ban đầu, ngồi trên bàn đàm
phán, các bên chủ yếu tìm hiểu các điểm mạnh của nhau.
- Lotte nhìn thấy các lợi thế của Bibica là mạng lưới phân phối rộng khắp, hệ thống
nhà máy, cơ sở hạ tầng tốt, một thương hiệu nổi bật trong tâm trí người tiêu dùng.
Ngược lại, Bibica muốn có đối tác mạnh về tài chính, sự am hiểu ngành, một
thương hiệu quốc tế hàng đầu trong khu vực châu Á, mà dựa vào đó có thể giúp
nâng tầm kinh doanh Bibica.
- Tìm đến Lotte, công ty chỉ nhắm đến câu chuyện hợp tác để phát triển kinh doanh,
chứ không nghĩ rằng mình lệ thuộc vào họ.
- Công sức của Lotte, chính họ đã giúp Bibica sở hữu, nâng cấp một số công nghệ,
kỹ thuật mới, cũng như cải thiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Chọn Pan vì đây là một công ty có những khát vọng đưa các sản phẩm mang
thương hiệu Việt Nam vươn tầm quốc tế, cạnh tranh sòng phẳng với các thương
hiệu toàn cầu. Và Pan đang có đầy đủ nguồn lực để thực hiện khát vọng này. Mặc
khác, tầm nhìn chiến lược của họ về ngành thực phẩm hoàn toàn phù hợp với các
định hướng phát triển kinh doanh của Bibica. Pan đã chứng minh cho thấy sự có
mặt của họ tại Bibica đã giúp ích rất nhiều cho công ty. Họ đã có những đầu tư,
nỗ lực quản trị, quản lý chi phí hiệu quả, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới

41
có tỷ suất lợi nhuận cao giúp Bibica tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận liên
tục nhiều năm qua.
- Để phát triển thì phải tăng cường năng lực sản xuất, và đẩy mạnh các dự án đầu
tư. Bibica đang có lợi thế là các dự án đầu tư trước năm 2012 đang phát huy hiệu
quả tốt, chi phí sản xuất đã giảm một cách tối đa. Cho nên, họ đã có sẵn tiềm lực
để gánh vác các chi phí cho dự án lớn. Đầu tư một nhà máy không hề khó vì
Bibica sở hữu một đội ngũ nhân lực đủ khả năng tiếp nhận các công nghệ mới.
Cái khó chính là tạo ra các sản phẩm mới và biến nó thành thị hiếu, xu hướng
cho người tiêu dùng. Bibica không lao vào các dự án đầu tư cho mục đích tăng
trưởng, mà có tính toán cẩn trọng vì đầu tư mà dẫn đến chi phí tăng, doanh số,
lợi nhuận lao dốc là rất nguy hiểm. Do đó, tìm kiếm sự tăng trưởng nhưng đi đôi
với đó là phát triển đồng bộ nguồn lực, con người, phương pháp quản lý hệ thống
công ty.
- Chiến lược phát triển sản phẩm của Bibica là liên tục đưa ra những sản phẩm
mới, bám sát xu hướng người tiêu dùng, luôn tạo ra sự khác biệt cho người tiêu
dùng, chẳng hạn, tạo ra nhóm sản phẩm dinh dưỡng phục vụ lợi ích cho từng đối
tượng khách hàng. Sản phẩm phải vượt trội, có tính đột phá, thỏa mãn tối đa lợi
ích người tiêu dùng.

42
KẾT LUẬN
Đối với Bibica, mục tiêu phát triển kinh tế luôn song hành với mục tiêu phát triển
bền vững và đem lại lợi ích cho môi trường, xã hội, cộng đồng. Mỗi thành viên Bibica
đều mang mục tiêu phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội vào từng hành động. Trong
nghiên cứu và sản xuất, chúng tôi đặt mục tiêu an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng
lên hàng đầu, ứng dụng khoa học công nghệ để làm ra những sản phẩm đảm bảo dinh
dưỡng và nguồn gốc tự nhiên. Bibica đã và đang sử dụng rất nhiều công nghệ 4.0 vào
hệ thống quản lý, xây dựng giải pháp bán hàng trong tương lai, rút ngắn thời gian kết
nối với các đối tác trong và ngoài nước, rút ngắn khoảng cách địa lý dù trong tình hình
khó khăn.

Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, với lịch sử 21 năm, Bibica được biết đến
với các hoạt động phát triển bền vững để đóng góp cho môi trường, cộng động và xã
hội. Công ty luôn gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với truyền thống
đóng góp cho cộng đồng với những dự án thiện nguyện ủng hộ phòng chống dịch Covid-
19, ủng hộ đồng bào miền Trung, tài trợ sách giáo khoa cho trẻ em vùng cao và những
đợt khám và chăm sóc sức khỏe miễn phí tại các khu vực đặc biệt khó khăn. Đối với
Bibica, định hướng phát triển bền vững không chỉ đem lại sự chủ động tốt hơn,
thậm chí trong bối cảnh khó khăn doanh nghiệp còn có thể đạt được sự thành công và
trụ vững hoạt động trước những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Chính vì vây, toàn
bộ tập thể Bibica luôn cố gắng dành tâm sức để xây dựng Bibica càng ngày phát triển
và xứng đáng là 1 thương hiệu Việt nhân văn và mang lại giá trị cho các bên liên quan
và cho xã hội.

Qua bài trên nhóm chúng em đã phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tình
hình tài chính của Công ty Bibica với vị trí là công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Để
đưa công ty đưa lên thì các nhà quản lý cấp cao phải có các chiến lược sản xuất và kinh
doanh đúng đắn. Ngành sản xuất bánh kẹo của nước ta đã có những bước đi khá tốt, hi
vọng rằng trong những năm tới lượng bánh kẹo của nước ta không chỉ đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước mà sẽ xuất khẩu sang thị trường nước bạn với các sản phẩm đạt
chất lượng cao để góp phần giúp các doanh nghiệp phát triển nhiều hơn nữa.

43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Mai Chi, Bài giảng Phân tích kinh doanh, Viện Kinh tế và Quản lý, Trường
Đại học Bách khoa Hà Nội
2. http://www.bibica.com.vn/
3. Báo cáo thường niên của Bibica năm 2020
4. Báo cáo tài chính hợp nhất của Bibica năm 2018
5. Báo cáo tài chính hợp nhất của Bibica năm 2019
6. Báo cáo tài chính hợp nhất của Bibica năm 2020
7. https://finance.vietstock.vn/BBC/tai-chinh.htm

44

You might also like