You are on page 1of 53

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÁO CÁO DỰ ÁN
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán cà
phê của sinh viên hiện nay”

GVHD: TS. Chu Nguyễn Mộng Ngọc


Mã lớp HP: 22C1STA50800506
Lớp: IBC04
Nhóm thực hiện:

TP Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 11 năm 2022


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ Và Tên Nhiệm Vụ Thời Gian Độ Hoàn Thành


Thực Hiện Công Việc

NX chung

Nhóm này có đầu tư vào việc phân tích, viết báo cáo, thậm chí mày mò làm bằng phần
mềm, tuy nhiên vẫn có nhiều chỗ phân tích ko hợp lý, thiếu thuyết phục kiến người đọc
thấy ko trung thực, và do dùng phần mềm khi chưa hiểu (phạm vi môn học ko giảng tới
đó, ko có yêu cầu đó nên làm như vậy cũng ko được thêm điểm +) nên có chỗ chưa đúng.

1
LỜI MỞ ĐẦU
Thống kê là bộ môn học có tính ứng dụng cực kỳ cao bởi vì bất cứ doanh nghiệp nào
cũng cần thực hiện công tác thống kê trong việc kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Có hiểu
biết và học cách ứng dụng tốt bộ môn này là điều tiên quyết cho sinh viên của bất kỳ ngành học
nào.
Trong dự án nghiên cứu khoa học này, nhóm chúng em sẽ vận dụng những phương pháp
thống kê vào thực tế qua việc nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
quán cà phê của sinh viên hiện nay”.
“Đi cà phê” là một câu nói hết sức quen thuộc với người Việt, và câu nói đó không hẳn
là đi chỉ để uống cà phê, mà là đi gặp gỡ bạn bè, ra hàng quán trò chuyện, thư giãn. Nếu trước
đây ta chỉ nghe thấy câu nói đó thốt ra từ người ông, người cha của mình thì bây giờ, nó lại vô
cùng phổ biến giữa giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là với sinh viên đại học. Cùng với sự phát triển
của ngành dịch vụ F&B, các quán cà phê được mở mới, được tân trang hiện đại, cá tính hơn
nhằm thu hút một đối tượng khách hàng tiềm năng mới này.
Vậy câu hỏi đặt ra là liệu có một tiêu chí cụ thể nào để các bạn lựa chọn “Tôi sẽ đi quán
này” chứ không phải là một quán nào khác giữa vô vàn những quán cà phê ở thành phố Hồ Chí
Minh? Qua cuộc khảo sát với 160 sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra từ
ngày 30/09 đến 15/10, chúng em mong muốn nghiên cứu sâu hơn về hành vi lựa chọn này,
đồng thời đưa ra kết quả xác thực từ các bảng biểu bao gồm số lượng, dữ liệu, biểu đồ thể hiện
những thông tin quan trọng một cách ngắn gọn và có tính ứng dụng cao.

2
LỜI CẢM ƠN
Với sự hoàn thành của dự án nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn quán cà phê của sinh viên hiện nay”, chúng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Cô Chu Nguyễn Mộng Ngọc - giảng viên bộ môn “Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và
Kinh doanh” vì đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra nhiều lời gợi ý
để định hướng, giúp cho dự án của nhóm hoàn thiện hơn.
- 185 anh/chị và các bạn từ các trường đã dành thời gian trả lời các câu hỏi khảo sát để
nhóm cho nguồn dữ liệu đa dạng cho bài nghiên cứu.
- Sáu thành viên nhóm CAFFEINE đã luôn cố gắng, đoàn kết cùng nhau từ lúc bắt đầu
lên ý tưởng đến khi dự án đã hoàn thành. Mong rằng sau dự án, các bạn sẽ học thêm
được nhiều kiến thức bổ ích cho chặng đường sau này.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên nhóm chúng em còn nhiều sai sót, chúng em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô để nhóm có điều kiện sửa chữa, bổ sung và hoàn
thành tốt hơn cho những dự án về sau.

3
MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC...........................................................................................2


LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................................5
PHẦN I: TÓM TẮT ĐỀ TÀI......................................................................................................7
1. Bối cảnh nghiên cứu (lý do chọn đề tài):..........................................................................7
2. Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi khảo sát:........................................................................................9
4. Ý nghĩa:............................................................................................................................9
5. Hạn chế nghiên cứu:.........................................................................................................9
PHẦN II: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.................................................................................................9
1. Khái niệm:........................................................................................................................ 9
1.1. Quán cà phê:............................................................................................................ 9
1.2. Các loại hình quán cà phê:.....................................................................................10
2. Tình hình kinh doanh quán cafe hiện nay:......................................................................10
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................11
PHẦN IV: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU...........................................................................................11
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT......................................................................................33
1. Kết luận........................................................................................................................... 33
2. Đề xuất............................................................................................................................ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................35
4
PHỤ LỤC.................................................................................................................................. 36
❖ BẢNG CÂU HỎI:.......................................................................................................... 36
❖ DỮ LIỆU KHẢO SÁT:.................................................................................................39

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện số lượng người phù hợp tham gia khảo sát.
Bảng 2: Bảng tần số thể hiện số lượng nam, nữ tham gia khảo sát.
Bảng 3: Bảng tần số số lượng sinh viên tham gia khảo sát ở các trường đại học.
Bảng 4: Bảng tần số thể hiện năm học của người tham gia khảo sát.
Bảng 5: Bảng tần số thể hiện mật độ quán cà phê ở khu vực sinh sống của người tham gia khảo
sát.
Bảng 6: Bảng tần số thể hiện khu vực người tham gia khảo sát ưu tiên để chọn quán cà phê.
Bảng 7: Bảng tần số thể hiện những cách thức giúp người tham gia khảo sát biết đến quán cà
phê.
Bảng 8: Bảng tần số thể hiện các mô hình quán cà phê sinh viên lựa chọn.
Bảng 9: Bảng phân tích dữ liệu tần suất sinh viên đi đến quán cà phê mỗi tuần.
Bảng 10: Bảng tần số thể hiện các ngày trong tuần sinh viên lựa chọn đi cà phê.
Bảng 11: Bảng thể hiện khoảng thời gian sinh viên lựa chọn đến quán cà phê.
Bảng 12:Bảng tần số thể hiện các mục đích khi đến quán cà phê của sinh viên.
Bảng 13: Bảng tần số thời gian ngồi cà phê của sinh viên.
Bảng 14: Bảng tần số biểu thị mong muốn về việc giới hạn thời gian ngồi tại quán cà phê của
sinh viên.
Bảng 15: Bảng tần số biểu thị mức độ sẵn lòng gọi thêm món tại quán cà phê để ngồi tiếp của
sinh viên.
Bảng 16: Bảng phân tích dữ liệu thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên.

5
Bảng 17: Bảng tần số mức sẵn lòng chi tối đa mỗi lần đi cà phê của sinh viên.
Bảng 18: Bảng tần số đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn quán
cà phê.

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện mật độ quán cà phê ở khu vực sinh sống của người tham gia khảo
sát.
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khu vực sinh viên ưu tiên để chọn quán cà phê.
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hình thức người tham gia khảo sát biết đến quán cà phê.
Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mô hình quán cà phê sinh viên lựa chọn.
Biểu đồ 5: Biểu đồ hộp thể hiện tần suất đi cafe của sinh viên mỗi tuần.
Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các ngày trong tuần sinh viên lựa chọn đi cà phê.
Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện khoảng thời gian sinh viên lựa chọn đi cà phê.
Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các mục đích khi đến quán cà phê của sinh viên.
Biểu đồ 9.1: Biểu đồ histogram thể hiện thời gian ngồi cà phê của sinh viên nam.
Biểu đồ 9.2: Biểu đồ histogram thể hiện thời gian ngồi quán cà phê của sinh viên nữ.
Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mong muốn về việc giới hạn thời gian ngồi tại quán cà phê
của sinh viên.
Biểu đồ 11: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh viên gọi thêm món khi đi quán cà phê.
Biểu đồ 12: Biểu đồ hộp thể hiện thu nhập trung bình hằng tháng của sinh viên.
Biểu đồ 13: Biểu đồ likert thể hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn
quán cà phê.

6
PHẦN I: TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Bối cảnh nghiên cứu (lý do chọn đề tài):
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế, trong năm 2020, tổng cộng 169,6 triệu bao cà phê (mỗi
bao 60kg) đã được sản xuất trên toàn thế giới. Cà phê là một trong những mặt hàng đồ uống
tiêu thụ hàng đầu và được tiêu thụ nhiều thứ 3 trên toàn cầu, sau nước và trà. Việt Nam hiện
đang là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới và cũng là một thị trường nhiều tiềm năng
để kinh doanh cửa hàng cà phê. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành công
nghiệp cà phê, phần nào đã thấy rõ vai trò quan trọng của cà phê đối với cuộc sống của con
người cũng như sự phát triển của xã hội.
Thói quen uống cà phê của con người cũng dần thay đổi theo từng thời kỳ, khi mà người
ta không còn đơn thuần pha cà phê tại nhà mà thay vào đó dần có xu hướng lựa chọn đến quán
cà phê để thưởng thức. Mặc khác, có nhiều khách hàng đến quán cà phê không chỉ để uống cà
phê mà có thể trải nghiệm thêm nhiều loại thức uống khác; để có không gian gặp gỡ, trò
chuyện, học tập, làm việc,..Thị trường Việt Nam là một thị trường với đa dạng các loại hình
kinh doanh cà phê khác nhau như cà phê mang đi, cà phê vỉa hè…cũng chính vì thế mà tiềm ẩn
những thách thức khi lượng khách hàng dần bị chia nhỏ do thị trường ngày càng đa dạng sự lựa
chọn, hành vi của khách hàng thay đổi nhanh chóng mà doanh nghiệp khó nắm bắt. Người trẻ,
đặc biệt là sinh viên là nhóm khách hàng chủ yếu đến quán cà phê và nhu cầu cầu của nhóm
khách hàng ngày càng cao, họ quan tâm nhiều vấn đề hơn như không gian của quán, dịch vụ,
giá cả.... Điều đó đòi hỏi các quán cà phê cần phát triển nhanh về số lượng cũng như chất
lượng, đa dạng và phong phú về phong cách cũng như loại hình phục vụ để đáp ứng thị hiếu và
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng nói chung và sinh viên nói riêng.
Vì lý do trên, việc nắm bắt được xu hướng, hành vi của sinh viên để có thể chú trọng cải
thiện, cần phải nghiên cứu những mong muốn, nhận thức, hành vi lựa chọn, sở thích và quyết
định mua của họ, từ đó có những căn cứ để phát triển chất lượng sản phẩm, giá cả và các dịch
vụ kèm theo thật phù hợp. Đó là một một bài toán khó mà các doanh nghiệp cần giải đáp để có
thể tăng khả năng phát triển mô hình quán cà phê mà mình đang hướng tới với đối tượng có

7
nhu cầu cao là sinh viên để có thể phát triển tốt trước vô số đối thủ cạnh tranh khốc liệt. Có rất
nhiều câu hỏi được đặt ra như: Các bạn sinh viên thường sẽ lựa chọn một quán cà phê như thế
nào? Liệu các bạn bạn sinh viên có sẵn sàng lựa chọn một quán nước mắc tiền gần đó hay là
lựa chọn một quán nước rẻ tiền nhưng lại xa hơn? Các bạn sinh viên muốn phong cách quán
phải nhẹ nhàng hay là phải sôi nổi? Các bạn sinh viên thường ra quán cà phê để làm gì?... Trả
lời được tất các các câu hỏi ở trên sẽ trả lời đều chỉ ra một vấn đề duy nhất đó chính là quán cà
phê phải được xây dựng như thế nào để đạt tiêu chuẩn với nhóm khách hàng này? Do đó, nhóm
chúng em chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán cà phê của
sinh viên hiện nay” để tìm hiểu và phân tích các yếu tố dẫn đến sự quyết định lựa chọn mô
hình kinh doanh của các quán cà phê. Qua đó giúp cho các bạn sinh viên và dịch vụ kinh doanh
có thể đưa ra một ý kiến chung để nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu tối đa của
sinh viên phục vụ cho cuộc sống hằng ngày.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
● Phân tích xu hướng lựa chọn quán cà phê của sinh viên thông qua các câu hỏi khảo sát
như tần suất đi cà phê, các loại hình quán cà phê ưa chuộng, mục đích và hiểu biết. Từ
đó xác định, đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn quán cà phê
của sinh viên.
● Giúp giới trẻ có nhận thức rõ ràng hơn về nhu cầu sử dụng dịch vụ quán cà phê của bản
thân. Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích, cái nhìn tổng quát cho các doanh nghiệp
F&B (đặc biệt là những doanh nghiệp trẻ), để định hướng mô hình kinh doanh, đề xuất
giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
● Việc nghiên cứu giúp cho sinh viên có điều kiện thể hiện mong muốn
của mình về dịch vụ này. Đồng thời đóng góp nguồn tài liệu quý giá cho các doanh
nghiệp phát triển mô hình dịch vụ quán cà phê dành riêng cho đối tượng là sinh viên
nên bổ sung mục tiêu : thực hành các kiến thức của môn học TKUD trong KDKT
3. Đối tượng và phạm vi khảo sát:
 Phạm vi nghiên cứu: Các trường đại học trên địa bàn TP.HCM.
 Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM - những người
đã sử dụng và chưa sử dụng sản phẩm bảo vệ môi trường.
 Kích thước mẫu: 160 sinh viên.

8
4. Ý nghĩa:
Đề tài này giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán cà phê của
sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời đánh giá mức độ tác động của yếu tố
đó đến các chủ doanh nghiệp kinh doanh quán cà phê.
Bằng việc thu hẹp khoảng cách kỳ vọng của sinh viên và dịch vụ kinh doanh quán cà
phê, bài nghiên cứu này sẽ: nói đao to búa lớn là hay bị sai lắm
- Giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể hơn về nhu cầu của khách hàng tiềm năng
này, từ đó lựa chọn cải tiến dịch vụ, chất lượng của quán nhằm thu được lợi nhuận và
phát triển việc kinh doanh về lâu dài.
- Cho các bạn sinh viên điều kiện thể hiện mong muốn của bản thân trong việc lựa chọn
dịch vụ quán cà phê mình yêu thích. Đây cũng sẽ là nguồn tài liệu quý giá dành cho
những bạn đang có mong muốn khởi nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực này trong tương lai.
5. Hạn chế nghiên cứu:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu chỉ mang tính tương đối do phạm vi của bài nghiên cứu
chỉ diễn ra ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, việc lấy mẫu cũng diễn ra chủ yếu ở những nơi
tập trung đông sinh viên nên mức độ bao phủ không cao. Khả năng tổng quát hóa kết quả
nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nó được lặp lại tại một số thành phố khác nữa tại Việt Nam.
Thứ hai, do đây là đề tài bao quát khá rộng với tính phức tạp cao nên với hạn chế về thời
gian, việc thu thập mẫu chưa đủ lớn có thể dẫn đến khả năng chưa đạt độ chính xác cao cũng
như chưa thể đưa ra kết quả khách quan nhất có thể.
Thứ ba, trong quá trình khảo sát nhóm không thể đề cập đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình nghiên cứu như xã hội, môi trường, địa lý,... mà chỉ tập trung nghiên cứu về hành
vi lựa chọn tiêu dùng nên số liệu có thể còn thiếu sót.

PHẦN II: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1. Khái niệm:
1.1. Quán cà phê:
Trong khuôn khổ đề tài, nhóm xin đưa ra khái niệm về quán cà phê dựa trên nguồn tài
liệu tìm hiểu kết hợp với ý kiến của nhóm thực hiện.
Quán cà phê là một địa điểm được thiết kế xây dựng hoặc hình thành chủ yếu phục vụ
cho khách hàng các món cà phê đã được chế biến hoặc đồ uống nóng khác. Ngoài cà phê là sản
phẩm cốt lõi thì quán cà phê còn bán các sản phẩm cộng thêm, sản phẩm thay thế hay những
sản phẩm do quán nghiên cứu phát triển như trà, các thức uống, món ăn nhẹ,...
9
1.2. Các loại hình quán cà phê:
Cà phê bệt, vỉa hè (Cà phê cóc): Các quán cà phê có thể thay đổi vị trí, “nhảy” từ chỗ
này đến chỗ khác. Đối tượng quán cà phê này khá đa dạng, đa số chuộng rẻ, nhanh. Trang trí
quán khá đơn giản. Đặc biệt là cà phê được xay tại quán để khách chờ lấy thức uống hoặc
những ai muốn ngồi nghỉ trong thời gian ngắn.
Thương hiệu: Hệ thống các thương hiệu cà phê nổi tiếng, đã có “tên tuổi” trong ngành
kinh doanh cà phê. Các quán cà phê theo mô hình này thường được trang trí cầu kỳ, sang trọng.
Khách hàng mục tiêu là tầng lớp cao.
Ví dụ: Starbucks, The Coffee Bean and Tea Leaf,...
Take-away: cà phê theo hình thức mang đi, thực đơn đồ uống và giá cả in trên bảng lớn
ngay trước quầy pha chế, khách vào có thể nhìn thấy ngay và order đồ uống, thanh toán nhanh
gọn ngay sau khi order. Các quán cà phê take away chủ yếu phục vụ mang đi nên chỉ bố trí vài
bộ bàn ghế đơn giản để khác ngồi.
Cà phê sân thượng (Cà phê rooftop): Loại hình quán cà phê sang trọng nhắm vào vị trí
khá đắt địa, sân thượng các tòa nhà lớn để xây dựng. Lợi dụng lợi thế về vị trí ngắm cảnh trên
cao, đẹp.
Sân vườn: Quán cà phê tích hợp với thiên nhiên. Mang đến cảm giác thoáng mát, thư
giãn. Không gian quán khá rộng rãi và được bày trí tỉ mỉ để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho
khách hàng.
Văn phòng: Là các mô hình quán cà phê phục vụ cho dân văn phòng là chủ yếu. Họ
thường hẹn hò dùng cơm trưa hoặc gặp gỡ bạn bè trong giờ nghỉ giải lao.
Cà phê “hộp”: Là nơi dành cho sự tĩnh lặng, riêng tư, một chút nghệ thuật. Loại hình cà phê
này thường nép mình trong các chung cư cổ, hoặc những con hẻm nhỏ, tránh xa sự ồn ào của
thành phố.
Cà phê kết hợp: Loại hình quán cà phê kết hợp một số hình thức giải trí (Cà phê sách,
Cà phê thú cưng, acoustic, bói toán,...)
2. Tình hình kinh doanh quán cafe hiện nay:
Kinh doanh quán cà phê là một trong những ngành hot của thị trường Việt Nam hiện
nay. Không khó để ta bắt gặp hàng loạt các thương hiệu được, nhiều chuỗi cửa hàng cà phê lớn
nhỏ phủ sóng khắp các con đường, đi đâu đâu bạn cũng có thấy quán cà phê.
Trước đây, các quán cà phê chỉ đơn thuần là kinh doanh cà phê theo phong cách địa phương,
hình thức đơn giản nên khá nhàm chán. Người ta đến quán cà phê chỉ để uống cà phê- những
loại cà phê đậm chất Việt Nam, không gian quán được bày trí khá đơn giản và có phần hơi tẻ

10
nhạt. Những năm trở lại đây, kinh tế phát triển cùng với sự hội nhập, giao lưu văn hóa nhất là
ảnh hưởng của các nước châu Âu, thói quen uống cà phê dần dần được thay đổi. Người ta làm
quen với xu hướng cà phê pha bằng máy - những loại cà phê có hương vị nhẹ nhàng béo ngậy,
các loại cà phê sạch rang xay tại chỗ, cà phê đá xay...cũng như khách hàng muốn nhận được
nhiều hơn ngoài việc thưởng thức ly cà phê khi đến quán cà phê. Nếu sự lựa chọn của khách
hàng khi đến các quán cà phê lúc trước còn hạn chế thì để đáp ứng cho khách hàng ngày càng
khó tính hơn - thực ra đó là sự nâng cao về nhu cầu được phục vụ chuẩn trong dịch vụ ẩm thực
hay nói cách khác là nhận thức về dịch vụ quán cà phê của thực khách ngày càng tiêu chuẩn
hóa; những người kinh doanh quán bắt đầu mở rộng sản phẩm khác chẳng hạn như kinh doanh
thêm các loại thức uống trà, nước ngọt, sinh tố, cocktail. Bên cạnh đó, nhằm để giữ chân khách
hàng cũ, lôi kéo khách hàng mới họ còn thiết kế quán theo phong cách riêng và độc đáo, hỗ trợ
các dịch vụ tiện nghi. tạo một bầu không khí thoải mái và thuận tiện nhất cho khách hàng. Vì
ngày nay, người ta đến các quán cà phê không chỉ đơn thuần để uống cà phê mà với nhiều mục
đích khác nhau, họ muốn có không gian tốt để làm việc, nơi để gặp gỡ đối tác, bạn bè... Như
vậy, với một thị trường mà khách hàng ngày càng mở rộng, thì đây chính là một lĩnh vực kinh
doanh vô cùng tiềm năng.
Theo thống kê của Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), từ năm 2008 – 2011, lượng cà phê
được tiêu thụ tại Việt Nam tăng 65%. Riêng năm 2010, mức tăng trưởng là 31% so với các
nước trên thế giới. Điều này cho thấy, tiềm năng tiêu thụ cà phê ở Việt Nam khá cao. Không
chỉ người nước ngoài, các nhà kinh doanh Việt Nam cũng dần nhận ra tiềm năng của thị trường
này. Những thương hiệu cà phê Việt bắt đầu xuất hiện. Kinh doanh quán bắt đầu rầm rộ trong
vài năm trở lại đây, phong phú từ sản phẩm đến cách bày trí khác nhau. Mỗi quận đều có phong
cách và thế mạnh riêng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người trong xã hội hiện
đại. Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngành cà phê Việt đã chứng kiến nhiều sự thay đổi.
Không ít cửa hàng đã phải tạm ngưng hoạt động, số khác thay đổi mô hình, đầu tư để “lột xác”.
Ngay từ đầu năm 2021, thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) đón nhận thêm nhiều cửa
hàng, thương hiệu cũng như mô hình cà phê mới.
Điểm đáng chú ý là hàng loạt thương hiệu lớn mở rộng đầu tư tại những khu vực mới,
thay vì tập trung ở trung tâm trong bối cảnh hạn chế đi lại do dịch bệnh. Vì vậy, các thương
hiệu không nhất thiết phải đợi khách du lịch và chuyên gia nước ngoài quay lại, mà có thể thu
hút thêm lượng khách mới trong nước để bù đắp. Chính vì thế doanh nghiệp cần thay đổi mình
khi đã phân tích thị trường kinh doanh quán cafe ở Việt Nam.

PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


 Tiến hành lấy ý kiến thông qua bảng khảo sát online được tạo trên google form.

11
 Sử dụng các phần mềm như Microsoft word, Microsoft excel để tổng hợp, hỗ trợ thống kê
số liệu.
 Từ những số liệu, thông tin thu thập được khi khảo sát tiến hành phân tích đưa ra những kết
luận và hoàn thành bài báo cáo thống kê.

PHẦN IV: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU


Câu 1. Bạn có thường đến quán cà phê hay không?

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm

Có 160 86,5

Không 25 13,5

Tổng 185 100,0

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện số lượng người phù hợp tham gia khảo sát

*Nhận xét: Trong 185 sinh viên tham gia khảo sát, số sinh viên lựa chọn có thường đi quán cà
phê chiếm 86,5% và chỉ có 25 người chưa bao giờ đi cà phê. Để thuận tiện cho việc phân
tích, từ câu 2 trở đi chúng tôi xin phép được sử dụng mẫu 160 người được chọn từ 185
người tham gia khảo sát.
Câu 2. Giới tính của bạn là?

Lựa chọn (Giới tính) Tần số Tần suất phần trăm

12
Nam 55 34,4

Nữ 105 65,6

Tổng 160 100,0

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên nam, nữ tham gia khảo sát
*Nhận xét: Trong 160 sinh viên tiếp tục tham gia khảo sát, sinh viên nữ tham gia khảo sát là
65,6%, sinh viên nam tham gia khảo sát là 34,4%. Cơ cấu mẫu khảo sát này khá giống với cơ
cấu giới tính của sinh viên UEH. Mẫu này khá đại diện cho tổng thể.
Câu 3. Bạn là sinh viên trường nào?

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) 65 40,6

Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) 54 33,8

Đại học Bách khoa TP.HCM (HCMUT) 4 2,5

Khác 37 23,1

Tổng 160 100,0

Bảng 3: Bảng tần số số lượng sinh viên tham gia khảo sát ở các trường đại học.
*Nhận xét: Khảo sát được thực hiện bởi 160 sinh viên đến từ các trường đại học để việc
nghiên cứu có thể diễn ra một cách tổng quát, trong đó:
Có 65/160 sinh viên đến từ trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 40,6%
lượng sinh viên tham gia khảo sát.
Có 54/160 sinh viên đến từ trường Đại học Kinh tế - Tài chính, chiếm 33,8%.
Có 4/160 sinh viên đến từ trường Đại học Bách khoa TP.HCM, chiếm 2,5%.
Còn lại, có 37/160 sinh viên đến từ các trường đại học khác nhau như: Đại học Ngân Hàng,
Đại học Văn Lang,... với số lượng chỉ 1 người trên mỗi trường, nhưng nhóm này lại chiếm tới
23,1% nhóm sinh viên tham gia khảo sát. Điều này giúp đạt được mục tiêu đa dạng hóa đối
tượng khảo sát để mà có được những kết luận có khả năng đại diện cho tổng thể nhất có thể.
13
Câu 4. Bạn là sinh viên năm mấy?

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm

Năm 1 8 5,0

Năm 2 115 71,9

Năm 3 24 15,0

Năm 4 13 8,1

Tổng 160 100,0

Bảng 4: Bảng tần số thể hiện năm học của người tham gia khảo sát
*Nhận xét: Có thể thấy, sinh viên tham gia khảo sát chủ yếu là sinh viên năm 2, chiếm 71,9%,
còn lại là sinh viên năm 3 (15%), năm 4 (13%) và năm 1(5%). Đường link đến bảng câu hỏi
được gửi đến chủ yếu là sinh viên năm 2 nên kết quả thống kê chủ yếu phản ảnh cho nhóm sinh
viên năm thứ 2.
Câu 5. Xung quanh khu vực bạn sinh sống có nhiều quán cà phê không?

Mật độ Tần số Tần suất Ước lượng khoảng về tỉ lệ phần trăm


phần trăm (độ tin cậy 95%)

Ít 7 4.4 1,22 đến 7,58

Nhiều 75 46.9 39,17 đến 54,63

Tương đối 78 48.8 41,05 đến 56,54

Tổng 160 100.0

Bảng 5: Bảng tần số thể hiện mật độ quán cà phê ở khu vực sinh sống của sinh viên.

14
Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện mật độ quán cà phê ở khu vực sinh sống của người tham gia khảo
sát.
* Nhận xét: Số lượng người tham gia khảo sát lựa chọn mật độ quán cà phê Nhiều và Tương
đối chiếm tới hơn 90% (lần lượt là 75 và 78 người lựa chọn) so với lựa chọn ít chỉ có 7 người.
Điều này cũng dễ hiểu vì phạm vi bài khảo sát này được thực hiện ở khu vực thành phố Hồ Chí
Minh, một vùng vô cùng phát triển và là nơi nhiều loại hình dịch vụ được kinh doanh. Vì vậy
việc gần khu vực sinh sống của người tham gia khảo sát có mật độ quán cà phê từ tương đối tới
dày đặc là hợp lý.
Câu 6. Bạn thường ưu tiên lựa chọn quán cà phê ở khu vực nào?

Khu vực Tần số Tần suất Ước lượng khoảng về tỉ lệ


phần trăm phần trăm (độ tin cậy 95%)

Khu vực an ninh trật tự 19 11.9 6,88 đến 16,92

Khu vực trung tâm, sầm uất 35 21.9 15,49 đến 28,30

Gần nhà, trường học, nơi làm việc 106 66.3 58,98 đến 73,62

Tổng 160 100.0

Bảng 6: Bảng tần số thể hiện khu vực người tham gia khảo sát ưu tiên để chọn quán cà phê.

15
Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện khu vực sinh viên ưu tiên để chọn quán cà phê.
*Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ, ta thấy rằng số người tham gia khảo sát ưu tiên chọn quán cà
phê ở khu vực gần nhà, trường học, nơi làm việc chiếm đa số, cụ thể là 66.3% từ 106 mẫu. Tiếp
đến là lựa chọn Khu vực trung tâm, sầm uất (21.9%) và Khu vực an ninh trật tự (11.9%). Do
đối tượng khảo sát là các bạn sinh viên nên các bạn thường có xu hướng lựa chọn quán cà phê
ở vị trí thuận tiện, có thể đi từ nhà hoặc từ trường học, nơi làm việc đến quán, việc di chuyển
như vậy phù hợp nếu các bạn muốn tới quán để học tập hay thư giãn mà không phải đi quãng
đường quá xa.
Câu 7. Bạn biết đến các quán cafe bằng những cách nào?

Hình thức Tần số Tần suất Phần trăm Ước lượng khoảng về tỉ lệ
phần trăm lựa chọn phần trăm (độ tin cậy 95%)

Nhìn thấy cửa hàng 97 27.87 60.6 Từ 60.3 đến 60.9


trên phố

Bạn bè giới thiệu 108 31.03 67.5 Từ 67.2 đến 67.8

Website, diễn đàn, 104 29.89 65 Từ 64.7 đến 65.3


mạng xã hội

Nhận được khuyến 39 11.21 24.4 Từ 24.2 đến 24.6


mãi từ cửa hàng

Tổng 348 100.00 217.5

16
Bảng 7: Bảng tần số thể hiện những cách thức giúp người tham gia khảo sát biết đến quán cà
phê.

Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện những cách thức người tham gia khảo sát biết đến quán cà phê.
*Nhận xét: Nhìn chung ,trong bốn hình thức thì hình thức được “Bạn bè giới thiệu” là cao nhất
( 31.03%), tiếp đến là qua “Website, diễn đàn, mạng xã hội” ( 29.89%), việc người tham gia
biết đến quán cà phê thông qua nhìn thấy cửa hàng khi đi trên phố cũng khá cao với tần suất
phần trăm là 27.87%.
Hình thức được lựa chọn thấp nhất chính là “Nhận được khuyến mãi từ cửa hàng”. Chỉ
có 11.21% người tham gia khảo sát lựa chọn phương án này, đây là con số thấp hơn rất nhiều
so với ba lựa chọn phía trên. Điều này có thể được giải thích do những quán cà phê không
thường có nhiều chương trình khuyến mãi hoặc do bản thân người tham gia khảo sát lựa chọn
quán dựa trên những tiêu chí khác mà không quan tâm đến việc quán mình đi có đang khuyến
mãi hay không.
Khi sử dụng tỷ lệ phần trăm có thể thấy rằng với kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với
độ tin cậy 95% thì giữa 67.2 và 67.8% sinh viên biết đến quán cà phê qua sự giới thiệu từ bạn
bè, điều này chứng tỏ rằng sự ảnh hưởng của các mối quan hệ bạn bè với mỗi cá nhân sinh viên
là khá lớn trong việc tác động đến sự lựa chọn của sinh viên.
Câu 8. Mô hình quán cà phê nào mà bạn yêu thích? (Có thể chọn nhiều đáp án)

Hình thức quán cà phê Tần số Tần suất Ước lượng khoảng về tỷ lệ phần
phần trăm trăm (Khoảng tin cậy 95%)

Cóc (vỉa hè) 53 33,1 Từ 25,8 đến 40,39

Thương hiệu 94 58,8 Từ 51,17 đến 66,43

17
Take-away 37 23,1 Từ 16,57 đến 29,63

Kết hợp (thú cưng, acoustic,..) 45 28,1 Từ 21,13 đến 35,06

Rooftop 48 30 Từ 22,9 đến 37,1

Sân vườn 50 31,3 Từ 24,11 đến 38,48

Văn phòng 55 34,4 Từ 27,04 đến 41,76

Hộp 46 28,8 Từ 21,78 đến 35,82

Khác 5 3 Từ 0,356 đến 5,64

Tổng 433 270,6

Bảng 8: Bảng tần số thể hiện các mô hình quán cà phê sinh viên lựa chọn.

Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện mô hình quán cà phê sinh viên lựa chọn.

*Nhận xét: Với mẫu khảo sát 160 sinh viên, mỗi sinh viên được lựa chọn nhiều mô hình quán
cà phê mà mình ưa thích. Có thể nhận thấy sự chênh lệch giữa lựa chọn mô hình quán cà phê
thương hiệu (58,8%) so với các mô hình quán cà phê khác. Đây được coi là một trong những
xu hướng uống cà phê hiện đại được nhiều người ưa thích, mặc dù giá thành cao hơn so với
mặt bằng chung, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng đánh đổi lấy một môi trường với dịch vụ tiện ích
và chu đáo, vì thế, mô hình này ngày càng phát triển mạnh mẽ và được ưa chuộng.

18
Bên cạnh đó, đứng sau mô hình cà phê thương hiệu là các mô hình cà phê phổ biến đầy
nét truyền thống của Việt Nam như cà phê cóc (33,1%) vô cùng giản dị, bình dân nhưng mang
một nét rất riêng, cà phê văn phòng (34,4%) đáp ứng nhu cầu của những người cần tìm môi
trường phù hợp để làm việc. Hay cà phê sân vườn (31,3%), rooftop (30%) dành cho các đối
tượng ưa thích không gian thoáng mát, thoáng đãng. Ngoài ra, nếu ưa chuộng mô hình quán cà
phê với thiết kế riêng tư, ấm cúng, không náo nhiệt thì mô hình cà phê hộp (28,8%) cũng là sự
lựa chọn phù hợp. Các mô hình cà phê có sự tương tác thực tế cao, mới lạ độc đáo như: thú
cưng, acoustic, sách…cũng thường được các bạn sinh viên lựa chọn nhiều với 27,5%. Ngoài ra
có sự xuất hiện của những mô hình vô cùng độc đáo khác như cà phê thuyền, container, võng,
cà phê 24h với 3%.
Có thể thấy, sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với độ tin cậy
95% rằng giữa 51,17% và 66,43% sinh viên ưu tiên lựa chọn các quán cà phê có thương hiệu là
một điểm đến ưa thích. Đây là một tỉ lệ lớn, và nó là một tín hiệu tốt cho tương lai của thị
trường cà phê thương hiệu phát triển lớn mạnh tại Việt Nam, và cũng là một sự lựa chọn có
tính an toàn, có tính hiện đại cao của sinh viên hiện nay.
Câu 9. Tần suất đi đến quán cà phê của bạn là bao nhiêu lần mỗi tuần?

Đại lượng đo lường Thống kê

Trung bình 2,92

5 % Trung bình lọc 2,68

Phương sai 4,956

Độ lệch chuẩn 2,226

Giá trị nhỏ nhất 1

Tứ phân vị thứ 1 2

Trung vị 2

Tứ phân vị thứ 3 4

Giá trị lớn nhất 21

19
Mode 2

Khoảng biến thiên 20

Độ trải giữa 2

Skewness 3,876

Ước lượng khoảng về trung bình tổng thể Từ 2,57 đến 3,27
( Độ tin cậy 95%)

Bảng 9: Bảng phân tích dữ liệu tần suất sinh viên đi đến quán cafe mỗi tuần.

Biểu đồ 9: Biểu đồ hộp tần suất đi cafe của sinh viên mỗi tuần.
*Nhận xét: Qua biểu đồ và bảng phân tích trên, ta có thể thấy tần suất đi đến quán cà phê của
sinh viên dao động ở phạm vi hạn hẹp. Phần lớn người khảo sát có xu hướng đi đến các quán
cafe 2 lần mỗi tuần (chiếm 31,3%). Hầu hết số lần đi cafe là từ 7 lần trở xuống (98,8%). Tần
suất đi ít nhất khảo sát được là 1 lần 1 tuần, chứng tỏ việc sàng lọc bằng câu hỏi thứ 1 của
chúng tôi tương đối hiệu quả. Biểu đồ hộp cho thấy xuất hiện 2 giá trị ngoại lệ tại biến bằng 10
và 21 (chiếm 1,2%),. Điều này gây ảnh hưởng đến kết quả thống kê khiến cho trung bình lớn
hơn so vs trung vị, chênh lệch tương đối, không quá xa nhau. Có thể do những sinh viên này có
nhiều thời gian rảnh hơn hoặc quán cafe là lựa chọn hàng đầu của họ khi cần tìm nơi làm việc,
gặp gỡ hay giải trí.
Câu 10. Bạn thường đến quán cà phê vào ngày nào trong tuần? (có thể chọn nhiều đáp
án)

20
Thứ Tần số Tần suất phần trăm Ước lượng khoảng

Thứ 2 39 24,4 Từ 17,74 đến 31,05

Thứ 3 59 36,9 Từ 29,42 đến 44,37

Thứ 4 51 31,9 Từ 24,67 đến 39,12

Thứ 5 62 38,8 Từ 31,25 đến 46,35

Thứ 6 63 39.4 Từ 31,82 đến 46,97

Thứ 7 111 69.4 Từ 62,25 đến 76,54

Chủ Nhật 91 56.9 Từ 49,22 đến 64,57

Tổng 476 297.7

Bảng 10: Bảng thể hiện các ngày trong tuần sinh viên lựa chọn đi cà phê

Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện các ngày trong tuần sinh viên lựa chọn đi cà phê
*Nhận xét: Có 111/160 sinh viên đi cà phê vào thứ 7 chiếm phần trăm nhiều nhất với 69,4%.
Đứng thứ hai là Chủ Nhật (56,9%). Điều này là bởi vì thứ 7, chủ nhật là ngày nghỉ cuối tuần,
sinh viên có nhiều thời gian rảnh để thư giãn, giải trí, tụ tập bạn bè…Các ngày còn lại có tỉ lệ
tương đồng nhau với thứ 6 (39,4%), thứ 3 (36,9%) và thứ 4 (31,9%). Chỉ có duy nhất 39 sinh
viên chọn đi cà phê vào thứ 2 chiếm tỉ lệ ít nhất 24,4%.

21
Câu 11: Bạn thường đi đến quán cà phê vào các thời gian nào? (Có thể chọn nhiều đáp
án)

Lựa chọn Tần số Tần suất Ước lượng khoảng về tỷ lệ phần trăm
phần trăm (khoảng tin cậy 95%)

Buổi sáng 59 36,9 Từ 29,42 đến 44,37

Buổi trưa 52 32,5 Từ 25,24 đến 39,76

Buổi chiều 104 65,0 Từ 57,25 đến 72,39

Buổi tối 102 63,7 Từ 56,25 đến 71,15

Tổng 317 198,1

Bảng 11: Bảng thể hiện khoảng thời gian sinh viên lựa chọn đến quán cà phê

Biểu đồ 11: Biểu đồ thể hiện khoảng thời gian sinh viên lựa chọn đi cà phê
*Nhận xét: Đứng đầu với 104/160 sinh viên có lựa chọn đến quán cà phê vào buổi chiều,
chiếm 65,0%. Xếp thứ hai là lựa chọn đến quán cà phê vào buổi tối với 102/160 sinh viên. Buổi
chiều và tối chiếm đa số trong lựa chọn của sinh viên bởi chúng là khoảng thời gian phù hợp để
nghỉ ngơi, giải trí sau một ngày làm việc, đi học mệt mỏi căng thẳng. Trong khi đó lựa chọn
buổi sáng và buổi trưa chỉ chiếm lần lượt là 36,9% và 32,5%.
Với độ tin cậy 95%, có thể nói rằng tỷ lệ sinh viên có xu hướng đến quán cà phê vào buổi
chiều trong khoảng từ 57,25% đến 72,39%. Lý do thời gian buổi chiều là sự lựa chọn nhiều

22
nhất là vì với đối tượng sinh viên, chủ yếu thời gian ban ngày thường dành cho việc học trên
trường lớp, đi làm, hơn nữa thời gian buổi chiều dễ làm việc và có thể linh động hơn.
Câu 12: Bạn thường đi đến quán cà phê chủ yếu nhằm mục đích gì?

Mục đích Ước lượng khoảng về tỷ lệ phần trăm


Tần số Tần suất (Khoảng tin cậy 95%)
phần trăm

Thưởng thức đồ uống 20 12.5 Từ 7,38 đến 17,62

Thư giãn, giải trí 29 18.1 Từ 12,13 đến 24,07

Học tập làm việc 64 40 Từ 32,41 đến 47,59

Gặp gỡ bạn bè 47 29.4 Từ 22,34 đến 36,46

Tổng 160 100

Bảng 12:Bảng thể hiện tần số các mục đích khi đến quán cà phê của sinh viên.

Biểu đồ 12: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các mục đích khi đến quán cà phê của sinh viên.
*Nhận xét: Đa số các bạn sinh viên sẽ ưa thích việc đến quán cà phê để có không gian học tập,
làm việc thoải mái và tiện ích với 64 sinh viên, chiếm 40%. Trong khí đó có 29,4% các bạn lựa
chọn tụ tập, gặp gỡ bạn bè. Có đến 18,1% các bạn mong muốn có thể thư giãn, giải trí thông
qua việc đi cà phê sau những ngày dài học tập và làm việc căng thẳng. Điều này cho thấy một
nhu cầu giải trí lành mạnh là vô cùng cần thiết và ghé các quán cà phê cũng chính là một sự lựa

23
chọn vô cùng phù hợp. Ngoài ra, cũng có một số sinh viên chú trọng về chất lượng của thức
uống tại quán cà phê để có thể thưởng thức nó với chất lượng tốt nhất với 12,5%.
Có thể thấy, sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với độ tin cậy
95% rằng giữa 32,4 và 47,59% sinh viên cảm thấy thoải mái, hiệu quả khi lựa chọn quán cà phê
với mục đích học tập và làm việc. Điều đó một phần cho thấy rằng việc học tập và làm việc của
sinh viên luôn được ưu tiên hàng đầu và một mô hình quán cà phê phù hợp với mục đích này sẽ
có lợi thế rất lớn và nhận được sự quan tâm của sinh viên.
Câu 13. Bạn thường ngồi cà phê trong bao lâu?

Nam Nữ Tổng
Thời gian
Tần số Tần suất Tần số Tần suất Tần số Tần suất
(giờ)
phần trăm phần trăm phần trăm

0 - 0,9 3 5,45 0 0 3 1,875

1 - 1,9 7 12,73 9 8,57 16 10

2 - 2,9 17 30,91 34 32,38 51 31,875

3- 3,9 13 23,65 30 28,57 43 26,875

4 - 4,9 6 10,91 16 15,24 22 13,75

5- 5,9 5 9,1 11 10,48 16 10

6 - 6,9 3 5,45 3 2,86 6 3,75

7 - 7,9 1 1,82 2 1,9 3 1,875

Tổng 55 100 105 100 160 100

Bảng 13: Bảng tần số thời gian ngồi quán cafe của sinh viên.

24
Biểu đồ 13.1: Biểu đồ histogram thể hiện thời gian ngồi cà phê của sinh viên nam.

*Nhận xét: Sau khi phân tích, có thể thấy rằng có sự chênh lệch tương đối giữa các nhóm thời
gian, và dữ liệu có hướng lệch phải. chúng tôi nhận thấy rằng phân bố nhiều nhất rơi vào nhóm
2 - 2,9 giờ là khoảng mà nhiều bạn trẻ dành cho nhu cầu đi cafe nhất với 17 người trên tổng
mẫu 55 người nam (30,9%). Xếp kế tiếp là mức 3 - 3,9 giờ với 13 người (23,63%). Từ 4 h trở
đi, số sinh viên nam sẵn lòng bỏ thời gian để ngồi uống tại quán giảm dần.

Biểu đồ 13.2: Biểu đồ histogram thể hiện thời gian ngồi cà phê của sinh viên nữ.

*Nhận xét: Tương tự như biểu đồ của nhóm sinh viên nam, đối với lựa chọn của các sinh viên
nữ thì cũng thấy rằng có sự chênh lệch tương đối giữa các nhóm thời gian, và dữ liệu lệch về
bên phải. Số sinh viên ngồi trong khoảng 2 - 2,9 giờ chiếm nhiều nhất (32,38 %). Tiếp theo là
đến nhóm 3 - 3,9 giờ với 30/105 người (26%). Hầu như không có sinh viên nữ nào dành ít hơn
1 giờ để ngồi uống cafe tại quán.

25
Từ số liệu đã thu được và xử lý qua SPSS, ta có:

Đại lượng đo lường Nam Nữ

Kích thước mẫu n 55 105

Trung bình mẫu x 2,9318 3,129

Độ lệch chuẩn mẫu s 1,50651 1,29924

Bậc tự do df = 96,655 ≃ 96
Với độ tin cậy 95% và bậc tự do 96 ; ta có ước lượng khoảng cho chênh lệch trung bình
giữa thời gian ngồi cà phê của sinh viên nam và sinh viên nữ là: từ -0,672514 đến 0,278055.
Gọi μ1 : thời gian trung bình sinh viên nam dành để ngồi uống tại quán cà phê.
μ2 : thời gian trung bình sinh viên nữ dành để ngồi uống tại quán cà phê.
Đặt giả thuyết: H 0: μ1 = μ2

H a : μ1 ≠ μ2

Chọn mức ý nghĩa α = 0,05 để kiểm định. Sử dụng SPSS, ta có được:

Giá trị t Bậc tự do df P-valued ( hai phía)

-0,824 96,655 0,412

Ta có: p = 0,412 > α = 0,05 => Không thể bác bỏ H 0 . Vậy không thể nói thời gian
dành cho việc ngồi uống cafe tại quán của nam nhiều hơn nữ hay thời gian của nữ nhiều hơn
nam. Vì không có sự khác biệt, nên ta không ước lượng riêng chon nam hay nữ mà tiến hành
ước lượng chung cho toàn bộ mẫu.
Sử dụng SPSS, ta có: ước lượng điểm của trung bình tổng thể là 3,06 giờ; khoảng tin
cậy 95% là 2,85 giờ đến 3,28 giờ. Vậy thời gian trung bình để ngồi cafe của một sinh viên nói
chung là từ 2,85 giờ đến 3,28 giờ.
Câu 14. Theo bạn, các quán cà phê có nên giới hạn thời gian khách ngồi tại quán?

26
Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm

Có 49 30.6

Không 111 69.4

Tổng 160 100

Bảng 14: Bảng tần số thể hiện mong muốn về việc giới hạn thời gian ngồi tại quán cà phê của
sinh viên.

Biểu đồ 14: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mong muốn về việc giới hạn thời gian ngồi tại quán cà phê
của sinh viên.
*Nhận xét: Có 31% sinh viên đồng ý với quan điểm quán cà phê nên giới hạn thời gian khách
ngồi tại quán, có thể xuất phát từ việc các khách hàng khác bức xúc khi ghé đến quán không có
chỗ ngồi. Tuy nhiên, có tới 69% các bạn sinh viên không đồng tình với việc giới hạn thời gian
ngồi tại quán cà phê. Khi nhu cầu học tập và làm việc cao, mọi người thường có xu hướng
muốn thong thả và không bị ép buộc về mặt thời gian để có thể hoàn thành công việc của mình
một cách tốt nhất, đa phần tâm lý khách hàng không muốn bị giới hạn bất cứ thứ gì khi bản
thân đã chi trả một số tiền để trải nghiệm nó. Qua đó có thể thấy được hiện nay hầu hết sinh
viên đều mong muốn có thời gian thoải mái để có thể phục vụ cho mục đích của mình khi trải
nghiệm tại quán cà phê. Vì thế, các quán cà phê cũng cần dự báo trước khả năng khách hàng và
tối ưu hóa dịch vụ tốt nhất để tránh làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Câu 15: Bạn có sẵn sàng gọi thêm món để ngồi tiếp?

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm

27
Có 105 65,6

Không 55 34,4

Tổng 160 100,0

Bảng15: Bảng tần số sinh viên gọi thêm món khi đi quán cà phê.

Biểu đồ 15: Biểu đồ tròn thể hiện tần số sinh viên gọi thêm món khi đi quán cà phê.
*Nhận xét: Theo số liệu khảo sát trên, đa số sinh viên (65,6%) đồng tình rằng sẽ gọi
thêm món khi đi quán cà phê, còn lại quyết định không gọi thêm món (34,4%).
Câu 16: Thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu? (triệu đồng)

Thống kê

Trung bình 4,2904

5 % Trung bình lọc 3,8783

Độ lệch chuẩn 3,5799

Giá trị nhỏ nhất 0

Tứ phân vị thứ 1 2,5

Trung vị 4

28
Tứ phân vị thứ 3 5

Giá trị lớn nhất 25

Mode 5

Khoảng biến thiên 25

Độ trải giữa 2,5

Skewness 3,004

Ước lượng khoảng về trung bình tổng thể Từ 3,7315


( Độ tin cậy 95%) đến 4,8494

Bảng 16: Bảng phân tích dữ liệu thu nhập trung bình hằng tháng của sinh viên.

Biểu đồ 16: Biểu đồ hộp thể hiện thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên.

*Nhận xét: Qua biểu đồ và bảng phân tích trên, ta có thể thấy thu nhập của sinh viên tập trung
ở mức trung bình và dao động ở phạm vi hẹp. Phần lớn người khảo sát có thu nhập là 5 triệu
VNĐ (chiếm 18,8%). 50% số sinh viên được khảo sát có thu nhập trong khoảng từ 2,5 triệu đến
5 triệu. Các giá trị ngoại lệ chiếm 7,5%, thu nhập cao nhất khảo sát được là 25 triệu đồng . Thu
nhập ít nhất là 0 đồng, chiếm 6,9 % (11/160 người).

Câu 17: Số tiền tối đa bạn sẵn lòng chi trả cho mỗi lần đi cà phê? (nghìn đồng)

29
Mức sẵn lòng Tần số Tần suất phần trăm

0 - 19 4 2,5

20 -39 42 26,3

40 -59 78 48,8

60 - 79 20 12,5

80 - 99 1 0,6

100 - 119 13 8,1

120 - 139 1 0,6

140 - 159 0 0

160 - 179 0 0

180 -199 0 0

200 - 219 1 0,6

Bảng 17: Bảng tần số mức sẵn lòng chi trả tối đa mỗi lần đi cà phê của sinh viên.

*Nhận xét: Mức sẵn lòng chi cho mỗi lần đi cà phê sinh viên trên địa bàn TP.HCM trải dài từ
ít nhất là 10.000 đồng đến nhiều nhất là 200.000 đồng. Hầu hết các sinh viên chi trong khoảng
giá dưới 80.000 VNĐ (90,1% người tham gia) trong khi số tiền từ 80.000 đồng trở lên chiếm
rất ít khoảng 9,9% (16/160 người tham gia) Nhóm có tần suất xuất hiện nhiều nhất là nhóm
40.000 - 59.000 đồng (chiếm 48,8%).
* Hệ số tương quan giữa Thu nhập hàng tháng và Mức sẵn lòng chi tối đa cho mỗi lần đi
cà phê:
Gọi x (Triệu đồng) là biến Thu nhập, y (Nghìn đồng) là biến Mức sẵn lòng chi tối đa.
Các đại lượng thống kê mô tả về thu nhập trung bình hàng tháng và số tiền sẵn lòng chi trả mỗi
lần đi cà phê của nhóm sinh viên được khảo sát:

30
Thu nhập hàng Mức sẵn lòng trả
tháng (triệu đồng) (nghìn đồng)

Trung bình x 4,2904 49,9563

Phương sai s2 12,8157 581,8901

Độ lệch chuẩn 3,5799 24,1224


s

Ta tính được:

s xy =¿ 27.34228 r xy =¿ 0.316624

*Nhận xét: Hệ số tương quan rxy= 0.316624 > 0 cho thấy mối liên hệ tuyến tính thuận giữa hai
biến. Điều đó cho thấy nếu một người càng có thu nhập cao thì có xu hướng sẵn sàng chi trả
nhiều hơn cho mỗi lần đi cà phê. Điều này có thể là bởi vì khi bạn có thu nhập càng cao thì
mức tiêu dùng của bản thân tăng lên, phần trăm số tiền trong thu nhập dành cho các nhu cầu
giải trí cũng lớn hơn.

*Theo khảo sát của Q&Me Market Research, trung bình người Việt Nam chi 53.500 đồng
cho mỗi lần đi cà phê. Chúng tôi cho rằng số tiền trung bình chi cho 1 lần đi cafe của sinh
viên Việt Nam lớn hơn 53.500 đồng. Giả thuyết không và giả thuyết đối để thực hiện kiểm
định phía phải như sau: H 0: μ ≤ 53500
H a : μ> 53500

Kích thước mẫu n 160

Trung bình mẫu x 49956,25

Độ lệch chuẩn mẫu s 24122,42

Chọn mức ý nghĩa α= 0,05 để kiểm định. Sử dụng EXCEL, ta tính được:

31
Giá trị t Bậc tự do df P-value ( Phía phải)

-1.85824 159 0.967508

Ta có: p= 0,967508 > α = 0,05 ⇒ Không thể bác bỏ H 0.


Vậy số tiền sẵn lòng chi tối đa cho mỗi lần đi cà phê của sinh viên nói chung ít hơn
53.500 đồng.
Câu 18: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đến cân nhắc lựa chọn quán cà
phê của bạn.

Yếu tố Mức độ Tần số Tần suất phần trăm

Rất không ảnh hưởng 1 0.6

Không ảnh hưởng 5 3.1

Khẩu vị Trung lập 24 15.0

Ảnh hưởng 59 36.9

Rất ảnh hưởng 71 44.4

Tổng 160 100.0

Rất không ảnh hưởng 3 1.9

Không ảnh hưởng 13 8.1

Giá cả Trung lập 27 16.9

Ảnh hưởng 60 37.5

Rất ảnh hưởng 57 35.6

Tổng 160 100.0

Chất lượng sản Rất không ảnh hưởng 1 0.6


phẩm
Không ảnh hưởng 5 3.1

32
Trung lập 17 10.6

Ảnh hưởng 71 44.4

Rất ảnh hưởng 66 41.3

Tổng 160 100.0

Rất không ảnh hưởng 2 1.3

Không ảnh hưởng 3 1.9

Trung lập 25 15.6


Vệ sinh
Ảnh hưởng 58 36.3

Rất ảnh hưởng 72 45.0

Tổng 160 100.0

Rất không ảnh hưởng 1 0.6

Không ảnh hưởng 4 2.5

Thái độ phục vụ Trung lập 34 21.3

Ảnh hưởng 58 36.3

Rất ảnh hưởng 63 39.4

Tổng 160 100.0

Thời gian chờ món Rất không ảnh hưởng 5 3.1

Không ảnh hưởng 10 6.3

Trung lập 58 36.3

Ảnh hưởng 54 33.8

Rất ảnh hưởng 33 20.6

33
Tổng 160 100.0

Rất không ảnh hưởng 10 6.3

Không ảnh hưởng 19 11.9

Khuyến mãi Trung lập 59 36.9

Ảnh hưởng 43 26.9

Rất ảnh hưởng 29 18.1

Tổng 160 100.0

Rất không ảnh hưởng 1 0.6

Không ảnh hưởng 9 5.6

Vị trí, địa điểm Trung lập 42 26.3

Ảnh hưởng 64 40.0

Rất ảnh hưởng 44 27.5

Tổng 160 100.0

Rất không ảnh hưởng 2 1.3

Không ảnh hưởng 12 7.5

Diện tích quán Trung lập 49 30.6

Ảnh hưởng 53 33.1

Rất ảnh hưởng 44 27.5

Tổng 160 100.0

Không gian quán Rất không ảnh hưởng 2 1.3

Không ảnh hưởng 7 4.4

34
Trung lập 49 30.6

Ảnh hưởng 61 38.1

Rất ảnh hưởng 41 25.6

Tổng 160 100.0

Rất không ảnh hưởng 2 1.3

Không ảnh hưởng 4 2.5

Trung lập 24 15.0

Tiện ích Ảnh hưởng 60 37.5

Rất ảnh hưởng 70 43.8

Tổng

160 100.0

Bảng 18: Bảng tần số thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của sinh viên khi chọn
quán cà phê.

Biểu đồ 18: Biểu đồ likert thể hiện tần số các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của sinh viên khi
chọn quán cà phê.
*Nhận xét: Theo như số liệu thống kê, yếu tố chiếm sức ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định
lựa chọn quán cà phê ở sinh viên là yếu tố vệ sinh (45%), kế tiếp là khẩu vị và tiện ích (44,%
35
và 43,8%). Điều đó cho thấy sinh viên rất đề cao tính sạch sẽ, cũng như hợp vệ sinh của quy
trình chế biến sản phẩm, cũng như việc hợp khẩu vị và quán cung cấp đầy đủ tiện ích như wifi,
ổ cắm điện, bãi giữ xe,... cũng là những yếu tố tác động đến lựa chọn của sinh viên. Yếu tố
khuyến mãi được đánh giá là rất không ảnh hưởng nhiều nhất so với các yếu tố khác bởi vì ít ai
thay đổi lựa chọn quán cà phê yêu thích của mình chỉ vì quán kia có khuyến mãi.
Để tìm hiểu rõ hơn mức độ ảnh hưởng đối với các mục tiêu khảo sát: Giá cả, Khảu vị,
Vệ sinh, Thái độ phục vụ, Thời gian chờ món, Khuyến mãi, Vị trí địa điểm, Không gian quán,
Diện tích quán, Tiện ích; chúng em đã đưa ra thang đo đánh giá mức độ từ 1 đến 5 , tương ứng
với mức từ “Rất không ảnh hưởng” đến “Rất ảnh hưởng”. Nếu mức độ đánh giá trung bình
tổng thể trên 4, thì sinh viên được xem là bị ảnh hưởng bởi các yếu tố được nêu ra khi cân nhắc
lựa chọn quán cà phê?

Giả thuyết không và giả thuyết đối để thực hiện kiểm định phía phải như sau: H 0: μ ≤ 4
Ha : μ > 4
Chọn mức ý nghĩa α = 0,05 để kiểm định. Sử dụng bảng tính excel từ các số liệu thu
thập được, ta tính được:

Mẫu n Trung Độ lệch Giá trị t Bậc tự do Giá trị p


bình mẫu chuẩn (phía
x- mẫu s phải)

Chất lượng 200 4,225 0.808368 3.520735 159 0.000281

Giá cả 200 3.96875 1.012015 -0.39059 159 0.651689

Khẩu vị 200 4.2125 0.856991 3.13648 159 0.001019

Vệ sinh 200 4.21875 0.866366 3.193793 159 0.000847

Khuyến mãi 200 3.3875 1.104522 -7.01442 159 1

Thái độ phục 200 4.1125 0.868654 1.638195 159 0.051679


vụ

Thời gian 200 3.625 0.982552 -4.82765 159 0.999998

36
chờ món

Vị trí địa 200 3.88125 0.899838 -1.66928 159 0.951485


điểm

Không gian 200 3.825 0.908035 -2.43778 159 0.99206


quán

Diện tích 200 3.78125 0.975627 -2.83612 159 0.99742


quán

Tiện ích 200 4.2 0.874517 2.892822 159 0.002177

Qua bảng phân tích, giá trị p > a ở 7 mục: Giá cả, khuyến mãi, thái độ phục vụ, thời
gian chờ món, vị trí địa điểm, không gian quán, diện tích quán. Vậy ta không thể bác bỏ H 0.
Giá trị p < a ở 4 mục còn lại gồm: Chất lượng, khẩu vị, vệ sinh, tiện ích. Vậy ta bác bỏ H 0 .
Kết luận, Chất lượng, khẩu vị, vệ sinh và tiện ích là các yếu tố ảnh hưởng đến cân nhắc
khi lựa chọn quán cà phê của sinh viên. Những yếu tố như khuyến mãi, thái độ phục vụ, thời
gian chờ món, vị trí địa điểm, không gian quán và tiện tích quán chưa thật sự ảnh hưởng đến
quyết định của sinh viên nói chung.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, nhóm đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng phù hợp, xử lý số liệu bằng phương tiện thống kê để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn quán cà phê của sinh viên:
Qua đó ta nhận thấy được, thị trường kinh doanh quán cà phê hay thị trường f&b nói
chung hiện nay là một ngành vô cùng béo bở bởi vì nhu cầu tiêu dùng lớn cũng như có ít rào
cản gia nhập nhưng cũng chính vì thế mà vô cùng cạnh tranh và khốc liệt. Ta có thể thấy được
điều này thông qua câu hỏi về mật độ quán cà phê ở khu vực người tham gia khảo sát sinh sống
với kết quả Thông qua kết quả khảo sát, ta nhận thấy được là mật độ quán cà phê tương đối lớn,
điều này là đúng bởi t dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu các quán cà phê với quy mô và hình thức
khác nhau. Bởi chính sự đa dạng ấy mà tốc độ đào thải vô cùng nhanh.
Khi phân tích về các hình thức giúp người tham gia khảo sát biết đến quán cà phê, ta
nhận thấy các lựa chọn như biết đến qua lời giới thiệu của bạn bè có tần suất phần trăm lựa
37
chọn cao nhất. Vì vậy mà yêu cầu đặt ra là nhà doanh nghiệp cần phải cung cấp cho khách hàng
chất lượng và dịch vụ tốt nhất, từ đó tạo ấn tượng với khách hàng, và chính từ sự hài lòng ấy
biến họ trở thành khách hàng trung thành. Đồng thời, với việc người này truyền miệng tới
người kia, doanh nghiệp có thể nghiễm nhiên tiếp thị dịch vụ của mình mà không tốn chi phí,
trong khi hiệu quả lại rất cao. Hơn nữa điều này vô hình chung còn giúp gia tăng giá trị thương
hiệu. Ngoài ra, bài khảo sát còn cho thấy có đến 58.5% các bạn sinh viên lựa chọn quán cà phê
dựa trên thương hiệu và 65% sinh viên biết đến một quán cà phê thông qua website, diễn đàn,
mạng xã hội. Điều đó chứng minh rằng muốn kinh doanh và branding quán thì cần chú trọng
vào truyền thông, marketing để tăng độ nhận diện của khách hàng về thương hiệu của mình,
đồng thời mở rộng thêm những tệp khách hàng mới thông qua mạng xã hội và tận dụng những
xu hướng bắt gặp trên mạng xã hội để bắt kịp xu thế thời đại, mang lại nhiều ý tưởng độc đáo
cho việc kinh doanh.
Hiện nay, nhu cầu học tập và làm việc ở quán cà phê ngày càng tăng cao, đặc biệt là các
bạn sinh viên - đối tượng mà chúng em đang hướng tới khảo sát. Hiện nay, nhiều chủ doanh
nghiệp đang đau đầu vì thực trạng khách hàng “ngồi lâu”. Xét trên góc độ văn hóa, người Việt
mình đi uống cà phê phần nhiều là để làm việc, gặp gỡ, trò chuyện với nhau, vì vậy mà thường
ngồi lâu. Kết quả cho thấy sinh viên thường dành khoảng từ 2 đến 4 tiếng ngồi tại quán với
mục đích chủ yếu là để học tập và làm việc. Nhiều quán lo ngại điều này sẽ gây ảnh hưởng đến
việc kinh doanh của họ nhưng thật sự việc giới hạn thời gian khách ngồi tại quán là điều không
nên làm trong ngành dịch vụ. Khách ngồi lâu cũng cần phục vụ chu đáo. Thông thường những
người khách ngồi lâu đa số họ có thói quen quay lại quán nhiều lần trong 1 tuần, nghĩa là họ
cảm thấy thích không gian, thức uống của quán bạn, họ cảm thấy thoải mái trong không gian
quán – họ dễ dàng trở thành 1 người khách trung thành của quán. Đây chính là nguồn doanh
thu ổn định. Thêm nữa, việc quán đông khách sẽ tạo nên phần hồn của quán. Việc này vô hình
trung sẽ tạo nên hiệu ứng đám đông, ghi điểm với khách hàng bởi họ thường sẽ bị ảnh hưởng
tâm lý, họ cảm thấy những nơi đắt khách như vậy chất lượng và dịch vụ chắc chắn tốt, từ đó
thôi thúc họ bước vào trải nghiệm. Cuối cùng là những đơn vị kinh doanh ngành dịch vụ F&B
cần phải hiểu thị trường họ đang phục vụ. Người quản lý, điều hành phải có những tính toán về
hành vi khách hàng, sức chứa chỗ ngồi… để mang đến dịch vụ phù hợp.
2. Đề xuất.
Sau khi hoàn thành nghiên cứu, phân tích về những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
quán cà phê của sinh viên. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quản cà phê trong
nghiên cứu này sẽ là cơ sở để những doanh nghiệp trên thấu hiểu khách hàng và nâng cao
doanh số bán hàng cũng như lượng khách hàng. Từ đó mà Chúng em xin được phép đưa ra một
số đề xuất để giúp các doanh nghiệp kinh doanh quán cà phê hoạt động có hiệu quả hơn:

38
Thứ nhất, đầu tư vào sản phẩm: Niềm tin vào sản phẩm là yếu tố tác động khá cao lên ý
định lựa chọn quản cà phê của khách hàng. Do vậy, vấn đề củng cố lòng tin của khách hàng
cần doanh nghiệp kinh doanh quán cà phê đặt lên hàng đầu. Sản phẩm nghèo nàn, kém chất
lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm làm khách hàng cảm thấy nhàm chán và thất
vọng. Doanh nghiệp cần quan tâm vấn đề cải tiến sản phẩm, cập nhật những sản phẩm phù hợp
với nhu cầu hiện tại của xã hội, thay đổi thực đơn. Sử dụng những nguyên liệu mới cùng trang
thiết bị hiện đại, thường xuyên đổi mới cũng như sáng tạo sản phẩm lạ phục vụ cho nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh cần trung
thực cung cấp sản phẩm đúng như đã quảng cáo, cam kết.
Thứ hai, đảm bảo sự hợp lý của giá bán: phân tích đa nhóm cho thấy yếu tố thu nhập tác
động đến quyết định lựa chọn quán cà phê của khách hàng. Do đó, tùy mỗi đối tượng mà quán
hướng đến, doanh nghiệp nên có cách xây dựng giá cả phù hợp, tuy nhiên thực đơn phải đảm
bảo có giá cố định, ổn định. Bên cạnh đó cần có chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng
voucher phù hợp theo mùa, theo sự kiện hay có những chính sách ưu đãi cho khách hàng
thường xuyên nhằm thu hút khách hàng mới cùng như củng cố lòng tin, giữ chân khách hàng
cũ.
Thứ ba, năng lực phục vụ của nhân viên: nhân viên chính là bộ mặt của doanh nghiệp,
của cơ sở kinh doanh, sự năng động, nhiệt tình của nhân viên phần nào phản ánh được sự
chuyên nghiệp của họ. Nên doanh nghiệp không được xem nhẹ vấn đề này, ngay từ khâu tuyển
chọn nên chú trọng đến nghiệp vụ của nhân viên; thường xuyên có những buổi đào tạo nâng
cao nghiệp vụ cũng như kỹ năng mềm cho nhân viên. Thái độ và tác phong của nhân viên với
khách hàng phải thực sự ân cần chu đáo, nhanh nhẹn; đặc biệt nhân viên cần có kỹ năng giao
tiếp tốt, xử lý các tình huống một cách hợp lý và thấu đáo.
Thứ tư, đầu tư không gian: Không gian quán là một yếu tố có tác động đến ý định lựa
chọn của khách hàng. Vì vậy, việc doanh nghiệp đầu tư cho không gian làm tăng thêm ý định
đến quán bên cạnh các yếu tố về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Tỷ lệ giới trẻ đến quán cà
phê cao hơn nhiều so với các nhóm tuổi còn lại, nhóm tuổi này có cá tính và phong cách sống
rất riêng. Nếu doanh nghiệp hướng tới đối tượng này thì cần chăm chút cho không gian nhiều
hơn, chú trọng vào trang trí quán hay còn gọi là hình thức decor của quán. Decor của quán cà
phê ngoài tiêu chí phải đẹp, phù hợp mà còn phải thể hiện “cái chất riêng” của thương hiệu
mình đang hướng tới, đồng thời tạo sự mới lạ, độc đáo nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng
tại quán.
Thứ năm, cơ sở vật chất, tiện nghi của quán: đối tượng khách hàng, đặc biệt là người trẻ
quan tâm đến sự hữu ích mà họ đạt được khi đến quản cà phê. Do vậy, các cơ sở kinh doanh
muốn giữ chân đối tượng khách này cần đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ và đồng bộ (wifi, điều

39
hòa...), gia tăng sự khác biệt và đem đến giá trị cảm nhận tốt hơn cho khách hàng về hình ảnh
quán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. “Giáo trình môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh”.
2. Slide bộ môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh.
3. File hướng dẫn thực hiện dự án của cô Chu Nguyễn Mộng Ngọc.
4. Báo Zingnews: “Có nên giới hạn thời gian khách ngồi tại quán?”.bn
5. Bài luận văn thạc sĩ kinh tế “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
quán cà phê của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh” của trường Đại học Tài chính
- Marketing.

40
PHỤ LỤC
❖ BẢNG CÂU HỎI:
1. Bạn có thường đi đến quán cafe hay không không?
⧠ Có (160 sinh viên - 86,5%)
⧠ Không (25 sinh viên - 13,5%)

2. Giới tính của bạn là gì?


⧠ Nam (55 sinh viên - 34,4%)
⧠ Nữ (105 sinh viên - 65,6%)

3. Bạn hiện đang là sinh viên trường?


⧠ Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) (65 sinh viên - 40,6%)
⧠ Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) (54 sinh viên - 33,8%)
⧠ Đại học Bách khoa TP.HCM (HCMUT) (4 sinh viên - 2,5%)
⧠ Khác… (37 sinh viên - 23,1%)

4. Bạn hiện đang là sinh viên năm mấy?


⧠ Năm 1 (8 sinh viên - 5,0%)
⧠ Năm 2 (115 sinh viên - 71,9%)
⧠ Năm 3 (24 sinh viên - 15,0%)
⧠ Năm 4 (13 sinh viên - 8,1%)

5. Xung quanh khu vực bạn sống có nhiều quán cà phê không?
⧠ Ít (7 sinh viên - 4.4%).
⧠ Tương đối (75 sinh viên - 46.9%).
⧠ Nhiều (78 sinh viên - 48.8%).

6. Bạn thường ưu tiên lựa chọn quán cà phê ở khu vực nào?
⧠ Nằm ở vị trí gần nhà, trường học, nơi làm việc (106 sinh viên - 66.3%).
⧠ Nằm ở khu vực trung tâm, sầm uất (35 sinh viên - 21.9%).
⧠ Nằm ở khu vực an ninh, trật tự (19 sinh viên - 11.9%).

41
7. Bạn biết đến quán cà phê bằng những cách nào?
⧠ Nhìn thấy cửa hàng trên phố (97 sinh viên - 27.87%).
⧠ Bạn bè giới thiệu (108 sinh viên - 31.3%).
⧠ Website, diễn đàn, mạng xã hội (104 sinh viên - 29.89%).
⧠ Nhận được khuyến mãi từ cửa hàng (39 sinh viên - 11.21%).

8. Mô hình cà phê nào mà bạn yêu thích? (Có thể chọn nhiều đáp án)
⧠ Cóc (vỉa hè) (53 sinh viên - 33,1%).
⧠ Thương hiệu (94 sinh viên -58,8 %).
⧠ Take-away (37 sinh viên - 23,1%).
⧠ Kết hợp (45 sinh viên - 28,1%).
⧠ Rooftop (48 sinh viên - 30%).
⧠ Sân vườn (50 sinh viên - 31,3%).
⧠ Văn phòng (55 sinh viên - 34,4%).
⧠ Hộp (46 sinh viên - 25,8%).
⧠ Khác…(5 sinh viên - 3%).

9. Tần suất đi đến quán cà phê của bạn là bao nhiêu lần mỗi tuần?

10. Bạn thường đến quán cà phê vào các ngày nào trong tuần? (Có thể chọn nhiều đáp án)
⧠ Thứ 2 (39 sinh viên - 24,4%)
⧠ Thứ 3 (59 sinh viên - 36,9%)
⧠ Thứ 4 (51 sinh viên - 31,0%)
⧠ Thứ 5 (62 sinh viên - 38,8%)
⧠ Thứ 6 (63 sinh viên - 39,4%)
⧠ Thứ 7 (111 sinh viên - 69,4%)
⧠ Chủ nhật (91 sinh viên - 56,9%)

11. Bạn thường đi đến quán cà phê vào những thời gian nào? (Có thể chọn nhiều đáp án)
⧠ Buổi sáng (59 sinh viên - 36,9%)
⧠ Buổi trưa (52 sinh viên - 32,5%)
42
⧠ Buổi chiều (104 sinh viên - 65,0%)
⧠ Buổi tối (102 sinh viên - 63,7%)

12. Bạn thường đi đến quán cà phê chủ yếu nhằm mục đích gì?
⧠ Học tập làm việc (64 sinh viên - 40%)
⧠ Thưởng thức đồ uống (20 sinh viên - 12,5%)
⧠ Gặp gỡ bạn bè (47 sinh viên - 29,4%)
⧠ Thư giãn, giải trí (29 sinh viên - 18,1%)

13. Bạn thường ngồi cà phê trong bao lâu?


14. Theo bạn, các quán cafe có nên giới hạn thời gian khách ngồi tại quán hay không?
⧠ Có (49 sinh viên - 30,6%)
⧠ Không (111 sinh viên - 69,4%)

15. Bạn có sẵn sàng gọi thêm món để ngồi tiếp?


⧠ Có (105 sinh viên - 65,6%)
⧠ Không (55 sinh viên - 34,4%)

16. Thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu?


17. Số tiền bạn sẵn lòng chi trả tối đa cho mỗi lần đi cà phê?

18. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đến cân nhắc lựa chọn quán cafe của bạn.

Rất không Không ảnh Trung lập Ảnh hưởng Rất ảnh

43
ảnh hưởng hưởng hưởng

Chất lượng 1 sinh viên - 5 sinh viên - 17 sinh viên 71 sinh viên 66 sinh viên
sản phẩm 0,6% 3,1% - 15,0% - 44,4% - 41,3%

Khẩu vị 1 sinh viên - 5 sinh viên - 24 sinh viên 59 sinh viên 71 sinh viên
0,6% 3,1% - 15,0% - 36,9% - 44,4%

Vệ sinh 2 sinh viên - 3 sinh viên - 25 sinh viên 58 sinh viên 72 sinh viên
1,3% 1,9% - 15,6% - 36,3% - 45%

Giá cả 3 sinh viên - 13 sinh viên 27 sinh viên 60 sinh viên 57 sinh viên
1,9% - 8,1% - 16,9% - 37,5% - 35,6%

Khuyến mãi 10 sinh viên 19 sinh viên 59 sinh viên 43 sinh viên 29 sinh viên
- 6,3% - 11,9% - 36,9% - 26,9% - 18,1%

Thái độ 1 sinh viên - 4 sinh viên - 34 sinh viên 58 sinh viên 63 sinh viên
phục vụ 0,6% 2,5% - 21,3% - 36,3% - 39,4%

Thời gian 5 sinh viên - 10 sinh viên 58 sinh viên 54 sinh viên 33 sinh viên
chờ món 3,1% - 6,3% - 36,3% - 33,8% - 20,6%

Vị trí, địa 1 sinh viên - 9 sinh viên - 42 sinh viên 64 sinh viên 44 sinh viên
điểm 0,6% 5,6% - 26,3% - 40,0% - 27,5%

Không gian 2 sinh viên - 7 sinh viên - 49 sinh viên 61 sinh viên 41 sinh viên
trang trí 1,3% 4,4% - 30,6% - 38,1% - 25,6%

Diện tích 2 sinh viên - 12 sinh viên 49 sinh viên 53 sinh viên 44 sinh viên
quán 1,3% - 7,5 - 30,6% - 33,1% - 27,5%

Tiện ích 2 sinh viên - 4 sinh viên - 24 sinh viên 60 sinh viên 70 sinh viên
(wifi, toilet, 1,3% 2,5% - 15,0% - 37,5% - 43,8%
bãi giữ
xe,...)

44
❖ DỮ LIỆU KHẢO SÁT:

STT Địa chỉ Email


1 12374hung@gmail.com
2 kbtran@gmail.com
3 myduyen261103@gmail.com
4 thuytrampl3112@gmail.com
5 lelinhchi12344@gmail.com
6 thienthien22703@gmail.com
7 laithimaihuong1604@gmail.com
8 vyvo.31211027565@st.ueh.edu.vn
9 hoanglinh111223@gmail.com
10 amazement205@gmail.com
11 trangem1908@gmail.com
12 caothinh2k3@gmail.com
13 nguyennguyen.31211020572@st.ueh.edu.vn
14 nguyenkhanhtram7650@gmail.com
15 hieudang.31211020735@st.ueh.edu.vn
16 2154011111uyen@ou.edu.vn
17 nguyenvandung01284525425@gmail.com
18 erichaodo01@gmail.com
19 bqb109xblatte@gmail.com
20 htnl2604@gmail.com
21 nhivo.31211023506@st.ueh.edu.vn
22 hoyennhi18112003@gmail.com
23 nguyengiabaotran2910@gmail.com
24 anhnguyen.31211020867@st.ueh.edu.vn
25 thaonguyen.31211023742@st.ueh.edu.vn

45
26 nguyenchau.31211021352@st.ueh.edu.vn
27 thannthao29072009@gmail.com
28 phuongle.31211025559@st.ueh.edu.vn
29 tnkhhuyen25@gmail.com
30 dothingocqui92@gmail.com
31 nguyenkieuank14@siu.edu.vn
32 phatvu2506@gmail.com
33 dangomochiyaki@gmail.com
34 truongkhavy.ami@gmail.com
35 giahoa1308@gmail.com
36 nguyenphamanhvu6a4@gmail.com
37 sealchos4603@gmail.com
38 toonleisme@gmail.com
39 khanhvytran1999@gmail.com
40 hoangphuong10072003@gmail.com
41 khanhnhan.31211026338@st.ueh.edu.vn
42 thaonguyen8731@gmail.com
43 phantramlifn@gmail.com
44 haanh2905.ha@gmail.com
45 haonhi12@gmail.com
46 nguyenthuha01496@gmail.com
47 manienguyen2004@gmail.com
48 dannguyen.31211028251@st.ueh.edu.vn
49 nhu17623@gmail.com
50 thitrinh678@gmail.com
51 nganpham.31211026542@st.ueh.edu.vn
52 trucnguyen.31211026670@st.ueh.edu.vn

46
53 minhthy2147@gmail.com
54 vttv2311@gmail.com
55 dathoang.31211025211@st.ueh.edu.vn
56 diemphuc201@gmail.com
57 vyvan.31211024449@st.ueh.edu.vn
58 ntpthao1305@gmail.com
59 nhatue0602@gmail.com
60 duyth20@uef.edu.vn
61 ngocanhnk2003@gmail.com
62 tongndt20@uef.edu.vn
63 tranhoangduy.bh@gmail.com
64 nganntt720@uef.edu.vn
65 dinhpd19@uef.edu.vn
66 catlx984@gmail.com
67 giangthh18@uef.edu.vn
68 hangllt19@uef.edu.vn
69 huynhnb21@uef.edu.vn
70 thanhnganxie@gmail.com
71 lamtrieuvy3923@gmail.com
72 nvnhat2003@gmail.com
73 hoanglinh111223@gmail.com (1)
74 vuongan2108@gmail.com
75 namnv21@uef.edu.vn
76 nganntt720@uef.edu.vn (1)
77 baongocth412@gmail.com
78 trankhaidang2003@gmail.com
79 khangdeptrai@gmail.com

47
80 huongnguyen.31211025057@st.ueh.edu.vn
81 ungchieutuong@gmail.com
82 hunglg19@uef.edu.vn
83 linhdan2614@gmail.com
84 tuanna20@uef.edu.vn
85 phuongtn19@uef.edu.vn
86 thintn19@uef.edu.vn
87 khangld19@uef.edu.vn
88 ngocntb420@uef.edu.vn
89 khoadm19@uef.edu.vn
90 quannlm20@uef.edu.vn
91 khanhhan26012003@gmail.com
92 tooshinf342005@gmail.com
93 khanhtrangforw@gmail.com
94 minhduc662003@gmail.com
95 khuyen.vuong0611@hcmut.edu.vn
96 amazement205@gmail.com (1)
97 nguyenlai5828@gmail.com
98 hoperayvictory39@gmail.com
99 thanhdivo98@gmail.com
100 longxiukibi@gmail.com
101 duonghomqua5@gmail.com
102 geniusfamous4869@gmail.com
103 phat.nguyen230735@hcmut.edu.vn
104 tu.nguyenphianhk21@hcmut.edu.vn
105 lamvinh940@gmail.com
106 duonghomqua5@gmail.com (1)

48
107 ledi2611@gmail.com
108 tiendo.31211025179@st.ueh.edu.vn
109 vyphan.31211027247@st.ueh.edu.vn
110 bachtungchi2012@gmail.com
111 21180369@student.hcmus.edu.vn
112 nguyenthuynga2072@gmail.com
113 luubao690@gmail.com
114 quantran.31211022749@st.ueh.edu.vn
115 kimvo.31211022595@st.ueh.edu.vn
116 quynhtrang090303@gmail.com
117 thanhhuyen2003dx@gmail.com
118 letrangmy2k3@gmail.com
119 nhungnguyen.31211570057@st.ueh.edu.vn
120 taanhthy6@gmail.com
121 lanbui791@gmail.com
122 hoangtruong.31211020973@st.ueh.edu.vn
123 hoangviet111203@gmail.com
124 dungnguyen.31201021987@st.ueh.edu.vn
125 nguyentrucminhanh2003@gmail.com
126 qngothanh956@gmail.com
127 jkuyenthao@gmail.com
128 tinpro356@gmail.com
129 nhungkute115@gmail.com
130 st857146@gmail.com
131 phuocthanh049@gmail.com
132 vinhphuchanh@gmail.com
133 acct.tannp@gmail.com

49
134 dinhhoangdat18@gmail.com
135 anhvnp20@uef.edu.vn
136 myntt320@uef.edu.vn
137 dinhthuyvy1512@gmail.com
138 nganntk420@uef.edu.vn
139 nhatnm220@uef.edu.vn
140 baoctq20@uef.edu.vn
141 duongntt20@uef.edu.vn
142 nhih20@uef.edu.vn
143 phuhlt20@uef.edu.vn
144 phucng20@uef.edu.vn
145 duongtq20@uef.edu.vn
146 phuongntm20@uef.edu.vn
147 quyenttm20@uef.edu.vn
148 haind320@uef.edu.vn
149 quynhhnm20@uef.edu.vn
150 sadl20@uef.edu.vn
151 hanhtn20@uef.edu.vn
152 tanlm20@uef.edu.vn
153 thaohtm20@uef.edu.vn
154 thinhng20@uef.edu.vn
155 thuna220@uef.edu.vn
156 hannn320@uef.edu.vn
157 thunhm220@uef.edu.vn
158 thuhm220@uef.edu.vn
159 thuanlm20@uef.edu.vn
160 hangttt20@uef.edu.vn

50
161 toantq20@uef.edu.vn
162 hanghl20@uef.edu.vn
163 trangltt320@uef.edu.vn
164 truonght20@uef.edu.vn
165 vanntt20@uef.edu.vn
166 hoantx20@uef.edu.vn
167 yntn220@uef.edu.vn
168 yenntn20@uef.edu.vn
169 huongltt20@uef.edu.vn
170 huongtm20@uef.edu.vn
171 nguyenaiminhngoc@gmail.com
172 2153401020273@email.hcmulaw.edu.vn
173 chunghueman0312@gmail.com
174 infinitewme0906@gmail.com
175 baopham.31211027011@st.ueh.edu.vn
176 phuonghiendo193@gmail.com
177 tamnguyen.31211022320@st.ueh.edu.vn
178 nguyentamhieu92@gmail.com
179 anhthinee@gmail.com
180 hngan7300@gmail.com
181 mthlong1811@gmail.com
182 khanh.nhan.10.3.bcis@gmail.com
183 vokhanhha2003@gmail.com
184 caothinh2k3@gmail.com
185 binhtran.31211023494@st.ueh.edu.vn

51
52

You might also like