You are on page 1of 73

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


ĐỀ TÀI:

NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ TP.HCM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA HẬU
COVID-19 ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Giảng viên hướng dẫn: TS. Chu Nguyễn Mộng Ngọc

Nhóm thực hiện: …..

Môn: Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh

Lớp: DH47IBC04

TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022


LỜI MỞ ĐẦU
Vào học kì cuối của năm 2022, nhóm sinh viên chúng tôi đã được học bộ môn
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh do cô Chu Nguyễn Mộng Ngọc giảng
dạy. Bên cạnh việc được học những kiến thức xác suất, thống kê bổ ích, chúng tôi còn
được hướng dẫn làm một dự án nghiên cứu khoa học để phục vụ việc đánh giá điểm cuối
kì. Với mong muốn có thể áp dụng thật tốt những lý thuyết đã được học vào thực tế,
chúng tôi đã quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ
TP.HCM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA HẬU COVID-19 ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON
NGƯỜI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC”.

Trong khoảng thời gian từ ngày 11/10/2021 đến ngày 25/10/2022, chúng tôi đã
thực hiện một cuộc khảo sát có quy mô 150 người, với đối tượng là giới trẻ trong khu vực
TP.HCM, trong độ tuổi từ 15- 26. Chúng tôi đã tiến hành thu thập dữ liệu từ học sinh,
sinh viên trên các trường trung học phổ thông, đại học ở khu vực TP.HCM, các cựu sinh
viên ra trường qua hình thức câu hỏi online.

Qua đề tài lần này, chúng tôi đã thực hiện nhuần nhuyễn hơn các phương pháp
thống kê cơ bản cũng như rút được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Chúng tôi
cũng hiểu hơn về tâm lý, nhận thức của giới trẻ khi đối mặt với dịch Covid-19 và cách
khắc phục vấn đề.

1
LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, chúng em gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Chu Nguyễn
Mộng - Giảng viên bộ môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh, người đã
trực tiếp hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài này một cách thuận lợi nhất. Chúng em rất
trân trọng những lời đóng góp cũng như nhận xét tận tình của cô xuyên suốt quá trình
nghiên cứu, điều đó đã giúp chúng em hoàn thành đề tài dự án một cách hoàn thiện.

Và cũng không thể thiếu những lời cảm ơn đến các bạn, các anh chị đã điền
form, nhờ đó mà chúng mình có được thông tin, dữ liệu cần thiết để hoàn thành dự án
này.

Cuối cùng, trong bài nghiên cứu không thể tránh khỏi sự thiếu sót về kiến thức
hay kinh nghiệm, do đó chúng mình rất mong sẽ nhận được những đóng góp, nhận xét
thật lòng nhất từ các bạn cũng như cô.

NX

Nói chung đề tài loanh quanh có bảng TS, đồ thị thanh, Histogram, hs tương
quan.., chứ ko phân tích được thêm nhiều pp tk đã học như ĐT nhánh lá, ĐT điểm, bảng
2 biến, kiểm định…..

Phân tích TK còn sai nhiều

2
BẢNG PHÂN CÔNG

Mức Độ
Họ Và Tên Nhiệm Vụ
STT Hoàn Thành

3
5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................1

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................2

BẢNG PHÂN CÔNG............................................................................................................3

MỤC LỤC..............................................................................................................................4

DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................................5

PHẦN A: THÔNG TIN ĐỀ TÀI..........................................................................................6

I. Lý do chọn đề tài....................................................................................................6

II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................................6

III. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................7

IV. Câu hỏi khảo sát.....................................................................................................7

V. Ý nghĩa của dự án....................................................................................................8

PHẦN B: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................9

4
I. Sơ lược về đại dịch Covid-19....................................................................................9

II. Thực trạng (trong nước, thế giới).........................................................................10

III. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến đời sống của người dân Việt Nam
(trong đại dịch, sau đại dịch)......................................................................................10

PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................11

PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU....................................................................................11

I. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................11

II. Nhận thức của giới trẻ TP.HCM về ảnh hưởng của hậu Covid-19 đối với sức
khoẻ.............................................................................................................................. 22

III. ẢNH HƯỞNG CỦA HẬU COVID ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VÀ
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC..............................................................................28

PHẦN E: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP..........................................................53

PHỤ LỤC............................................................................................................................55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................63

5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ (HÌNH ẢNH)

Hình 1: Biểu đồ thể hiện giới tính người tham gia khảo sát.............................................14
Hình 2: Biểu đồ thể hiện độ tuổi của người làm khảo sát.................................................15
Hình 3: Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp của nhóm người làm khảo sát..............................16
Hình 4: Biểu đồ thể hiện tần số những người đã từng mắc covid-19...............................17
Hình 5: Biểu đồ thể hiện số lần bị F0 của người tham gia khảo sát.................................19
Hình 6:Biểu đồ thể hiện số lần tiếp xúc F0 của người làm khảo sát.................................20
Hình 7: Biểu đồ thể hiện số mũi vacxin người tham gia khảo sát đã tiêm........................22
Hình 8: Biểu đồ thể hiện mức độ nguy hiểm của Covid-19.............................................25
Hình 9: Biểu đồ thể hiện cách thức lây nhiễm của Covid-19...........................................27
Hình 10: Biểu đồ thể hiện các phương pháp phổ biến bảo vệ bản thân và gia đình trước
Covid-19........................................................................................................................... 29
Hình 11: Biểu đồ thể hiện tầm quan trọng của việc tiêm vacxin Covid-19......................31
Hình 12:Biểu đồ thể hiện sự tìm hiểu về hậu quả của......................................................32
Hình 13: Biểu đồ thể hiện các triệu chứng chính của Covid-19.......................................33
Hình 14: Biểu đồ thể hiện mức độ lo lắng của giới trẻ về hậu Covid-19.........................40
Hình 15: Biểu đồ thể hiện những di chứng phổ biến của hậu covid-19 giới trẻ biết/
từng trãi............................................................................................................................ 42
Hình 16: Biểu đồ thể hiện sự quan tâm đến khám hậu Covid-19.....................................43
Hình 17: Biểu đồ thể hiện những đối tượng có khả năng bị ảnh hưởng nhiều..................45

6
Hình 18: Biểu đồ về những nguồn thông tin mà người khảo sát thường xuyên tìm hiểu
thông tin về Covid-19.......................................................................................................47
Hình 19: Biểu đồ về mức tin tưởng của các nguồn kênh tài liệu, thông tin......................49
Hình 20: Biểu đồ về tầm quan trọng của việc phòng ngừa Covid-19 lây truyền trong cộng
đồng.................................................................................................................................. 50
Hình 21: Biểu đồ về cách khắc phục triệu chứng hậu Covid-19 mà bạn thấy hiệu quả....52
Hình 22: Biểu đồ về sự cần thiết của việc ngăn ngừa biến chứng hậu Covid-19 qua việc
tăng tăng cường vệ sinh, đeo khẩu trang, sát khuẩn thường xuyên...................................53
Hình 23: Biểu đồ về sự cần thiết điều trị dự phòng bằng cách đăng kí tiêm kháng thể....54
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện giới tính người tham gia khảo sát.......................................15
Bảng 2: Bảng tần số thể hiện độ tuổi người làm khảo sát.................................................16
Bảng 3: Bảng tần số thể hiện nghề nghiệp của nhóm người làm khảo sát........................17
Bảng 4: Bảng tần số thể hiện những người đã từng mắc Covid.......................................18
Bảng 5: Bảng tần số thể hiện số lần bị F0 của người làm khảo sát...................................19
Bảng 6: Tần suất tiếp xúc trực tiếp với F0 của người làm khảo sát..................................21
Bảng 7: Bảng tần số thể hiện số mũi vacxin người tham gia khảo sát đã tiêm.................22
Bảng 8: Bảng tần số thể hiện mức độ nguy hiểm của Covid-19.......................................26
Bảng 9: Bảng tần suất thể hiện cách thức lây nhiễm của Covid-19..................................27
Bảng 10: Biểu đồ thể hiện các phương pháp phổ biến bảo vệ bản thân và gia đình.........29
Bảng 11: Bảng phân phối tần số, tần suất về tầm quan trọng của việc tiêm.....................31
Bảng 12: Bảng phân phối tần số, tần suất về sự tìm hiểu hậu quả của.............................33
Bảng 13:Bảng tần số thể hiện các triệu chứng chính của Covid-19..................................34
Bảng 14.1:Bảng tần số thể hiện mức độ lo lắng về hậu quả mất đi người thân................35
Bảng 14.2: Bảng tần số thể hiện mức độ lo lắng về hậu quả y tế bị quá tải
Bảng 14.3: Bảng tần số thể hiện mức độ lo lắng về hậu quả trường học bị đóng cửa
Bảng 14.4: Bảng tần số thể hiện mức độ lo lắng về sức khoẻ giảm hụt do hậu Covid-19
Bảng 14.5: Bảng tần số thể hiện mức độ lo lắng về mất việc, tài chính không ổn định

7
Bảng 14.6: Bảng tần số thể hiện mức độ lo lắng về hậu quả xã hội hỗn loạn
Bảng 15: Bảng tần số thể hiện những di chứng phổ biến của hậu Covid-19 mà giởi trẻ
biết/đã từng trải...............................................................................................................42
Bảng 16: Bảng tần số thể hiện sự quan tâm đến khám hậu Covid-19...............................44
Bảng 17: Bảng tần số về những đối tượng có khả năng bị ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ
do Covid-19...................................................................................................................... 45
Bảng 18: Bảng tần số về các nguồn thông tin thường xuyên sử dụng để tìm hiểu về.......48
Bảng 19: Bảng tần số mức độ tin tưởng về các nguồn kênh tài liệu, thông tin.................49
Bảng 20: Bảng tần số mức độ quan trọng của việc phòng ngừa Covid-19 lây truyền trong
cộng đồng.........................................................................................................................51
Bảng 21: Bảng tần số về cách khắc phục triệu chứng hậu Covid-19 mà người khảo sát
thấy hiệu quả.....................................................................................................................52
Bảng 22: Bảng tần số về sự cần thiết đối với việc tăng cường vệ sinh, đeo khẩu trang, sát
khuẩn thường xuyên làm ngăn ngừa biến chứng hậu Covid-19........................................53
Bảng 23: Bảng tần số sự cần thiết về việc điều trị dự phòng bằng cách đăng ký tiêm
kháng thể..........................................................................................................................55

8
PHẦN A: THÔNG TIN ĐỀ TÀI

I. Lý do chọn đề tài

Thế giới loài người đã hơn hai năm phải đối mặt với virus SARS-CoV-2
(COVID19) kể từ khi đại dịch bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/21019. Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp với tình hình nguy hiểm
và quy mô mang tính toàn cầu. Cho đến thời điểm hiện nay, diễn biến dịch bệnh diễn ra
rất nhanh, nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài với quy mô lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến mọi
mặt trong đời sống. Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới được ghi nhận hơn 626,2
triệu ca trên 6,55 triệu cả tử vong. Sự xuất hiện của dịch bệnh cùng với đó là các biện
pháp áp đặt lên xã hội nhằm hạn chế lây nhiễm đã đe doạ tới sự vận hành và phát triển
của rất nhiều quốc gia. Đến nay chúng ta chẳng thể nào xác định được bao giờ đại dịch sẽ
chấm dứt và đồng thời phải chung sống với COVID-19.

Không dừng lại ở thiệt hại về kinh tế - xã hội mà còn gây tổn thương tâm lý,
sức khoẻ tinh thần con người nghiêm trọng. Ở hầu hết các quốc gia, cuộc chiến phòng
chống đại dịch COVID-19 bùng phát nhưng lại ít chú ý đến hậu quả sau khi mắc bệnh. Do
đó với dự án của chúng em nghiên cứu nhận thức của con người đặc biệt là giới trẻ ở
thành phố Hồ Chí Minh về ảnh hưởng của hậu COVID-19 đối với sức khoẻ con người và

9
từ đó đề ra các biện pháp khắc phục hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch đến tổn
thương tâm lý và sức khoẻ tinh thần.

II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Giới trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh

 Phạm vi nội dung: Nhận thức của giới trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh về ảnh hưởng
của hậu COVID-19 đối với sức khoẻ con người và các biện pháp khắc phục.

 Phạm vi không gian: Thành phố Hồ Chí Minh

 Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn 2019 – 2022

III. Mục tiêu nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá những tác động của đại dịch
COVID-19 đến đời sống con người, mức độ hiểu biết về dịch bệnh của giới trẻ từ
đó đề ra những giải pháp khắc phục hậu quả của dịch COVID-19.

- Nâng cao, phát triển kỹ năng tương tác, làm việc nhóm.

- Bổ sung kiến thức môn học qua quá trình nghiên cứu.

- Đưa ra cái nhìn tổng quát về các bước của một quá trình khảo sát, tiếp cận vấn đề.

IV. Câu hỏi khảo sát

Câu 1: Giới tính của bạn là gì?

Câu 2: Bạn bao nhiêu tuổi?

Câu 3: Hiện tại bạn đang là:

10
Câu 4: Bạn đã từng bị Covid-19 chưa?

Câu 5: Bạn bị F0 mấy lần?

Câu 6: Bạn tiếp xúc trực tiếp với F0 mấy lần rồi?

Câu 7: Bạn đã tiêm mấy mũi vacxin Covid-19?

Câu 8: Với bạn Covid-19 nguy hiểm như thế nào?

Câu 9: Covid-19 lây truyền như thế nào?

Câu 10: Phương pháp phổ biến để bạn bảo vệ bản thân và gia đình trước Covid-19
như thế nào?

Câu 11: Tầm quan trọng của việc tiêm vacxin Covid-19 đối với bạn

Câu 12: Bạn có từng tìm hiểu về hậu quả của Covid-19 đối với sức khoẻ chưa?

Câu 13: Các triệu chứng chính của COVID-19 là gì?

Câu 14: Covid-19 có thể gây ra nhiều lo lắng và sợ hãi. Vậy ba điều bạn lo lắng
nhất về dịch Covid-19 là gì?

Câu 15: Di chứng phổ biến của hậu Covid-19 mà bạn biết/ đã từng trải là gì?

Câu 16: Bạn nghĩ như thế nào về việc cần quan tâm đến khám hậu covid-19

Câu 17: Những đối tượng nào có khả năng bị ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ do
Covid-19

Câu 18: Bạn thường xuyên tìm hiểu các thông tin về Covid-19 qua:

Câu 19: Mức độ tin tưởng về các nguồn kênh tài liệu, thông tin như thế nào?

11
Câu 20: Bạn nghĩ rằng việc phòng ngừa Covid -19 lây truyền trong cộng đồng là
quan trọng hay không?

Câu 21: Cách khắc phục triệu chứng hậu Covid-19 mà bạn thấy hiệu quả

Câu 22: Với bạn việc tăng cường vệ sinh, đeo khẩu trang, sát khuẩn thường xuyên
có làm ngăn ngừa biến chứng hậu Covid-19 không ?

Câu 23: Đối với bạn có cần thiết điều trị dự phòng bằng cách đăng ký tiêm kháng
thể hay không?

V. Ý nghĩa của dự án

Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.
Không những Chính phủ thực hiện nghiêm, quyết liệt ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh
mà mỗi người cần nâng cao hiểu biết về dịch bệnh, có ý thức trách nhiệm, trang bị cho
bản thân và gia đình những kiến thức cơ bản về phòng, chống dịch COVID-19 theo các
khuyến nghị của Bộ Y tế. Ở Việt Nam, xuyên suốt quá trình phòng chống đại dịch luôn
đặt sức khoẻ và tính mạng lên hàng đầu. Tuy nhiên khi phải chung sống với dịch bệnh,
người dân luôn trong trạng thái bất an, lo lắng, đặc biệt là khi người bị nhiễm bệnh bị mọi
người xung quanh kỳ thị, từ đó xuất hiện những tổn thương tinh thần sâu sắc. Do đó ngoài
việc ưu tiên sức khoẻ, cứu chữu người bị nhiễm bệnh, giảm số ca tử vong, cũng cần duy
trì phát huy sức khoẻ tinh thần lành mạnh trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

PHẦN B: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. Sơ lược về đại dịch Covid-19

Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus
SARS-CoV-2, không dừng lại ở đó còn cá nhiều biến thể khác của nó đang diễn ra trên
phạm vi toàn cầu. Cuối tháng 12 năm 2019, thành phố Vũ Hán thuộc Trung Quốc đã xuất
12
hiện dịch bệnh và là tâm dịch đầu tiên của thế giới. Bắt nguồn từ một nhóm người mắc
bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân. Sau đó tổ chức y tế địa phương điều tra và xác
nhận trước đó nhóm người này đã từng tiếp xúc chủ yếu với những thương nhân buôn bán
tại chợ hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học sau tiến hành đã tiến hành nghiên cứu và đưa
ra kết quả là một chủng coronavirus – 2019-nCoV có trình tự gen tương đồng 79,5% với
SARS-CoV trước đây.

Với các ca nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào 31 tháng 12 năm 2019.
Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 31 tháng 12
năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai
người phụ nữ ở Thái Lan và một. người đàn ông ở Nhật Bản. Sự lây nhiễm virus từ người
sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng vào giữa tháng 1 năm
2020. Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong toả Vũ Hán,
toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất nhập khẩu đều bị tạm ngưng.

Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo
vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi
lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến
hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ
sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng
bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình
hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Những ảnh
hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng
con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối
với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và vũ
khí sinh học.

13
II. Thực trạng (trong nước, thế giới)

Tính đến thời điểm hiện nay loài người đã và đang tiếp tục chiến đấu với virus
SARS-CoV-2 hơn hai năm kể từ tháng 12/2019. Đại dịch với sự bùng phát mạnh mẽ bắt
đầu từ Vũ Hán (Trung Quốc) sau đó lan rộng ra khắp các châu lục, gây ảnh hưởng trầm
trọng không những đến kinh tế xã hội mà còn đến sức khoẻ, tính mạng của con người.
Trên thế giới, tổng số ca mắc COVID hơn 626,2 triệu ca và 6,55 triệu ca tử vong, trong đó
số ca mắc tại Việt Nam là 11,5 triệu và tử vong là hơn 43 nghìn. Các quốc gia có số ca
mắc và tử vong nhiều nhất là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil. Đại dịch kéo dài với quy mô lớn và
nguy hiểm hơn nhiều so với dự đoán. Không ai có thể chắc chắn hay dự đoán được khi
nào dịch bệnh sẽ dừng lại hay lại bùng phát với biến thể mới do đó chúng ta đã và đang
phải sống chung với COVID-19 như một thực tại không thể tránh khỏi.

 Song song với những thiệt hại về kinh tế - xã hội là gánh nặng bệnh tật và số
ca tử vong tăng theo thời gian. Đại dịch còn là tác nhân nghiêm trọng gây tổn thương tâm
lý và sức khỏe tinh thần con người. Người dân ở hầu hết các châu lục đã và đang trải qua
tâm trạng bất an, lo âu, căng thẳng trước sự lây lan nhanh của các biến chủng mới, do bị
mất việc làm, thu nhập giảm sút, bị cách ly, xét nghiệm, nhập viện. Nguy cơ rối loạn thần
kinh như trầm cảm, lo lắng, hoang mang, rơi vào trạng thái khủng hoảng gia tăng khi tình
hình dịch bệnh, phong tỏa và giãn cách xã hội kéo dài.

III. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến đời sống của người dân Việt Nam (trong
đại dịch, sau đại dịch)

Nhìn chung đại dịch COVID-19 là đại dịch mang tính toàn cầu, ảnh hưởng tiêu
cực tới nhiều mặt như kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội. Về kinh tế, đặc biệt khi áp đặt
biện pháp giãn cách xã hội đã khiến nền kinh tế của nhiều quốc gia đứng trước nguy cơ
suy thoái. Ở Việt Nam thì sản xuất thiếu hụt nguyên liệu, người lao động thiếu việc làm,
nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Về đời sống xã hội, dấy lên vấn nạn
phân biệt chủng tộc, kỳ thị người bị nhiễm bệnh, và truyền thông giật tít đưa ra các thông

14
tin sai lệch,… Và khi đỉnh điểm cơn dịch đã qua, bênh cạnh việc bảo vệ sức khoẻ, phòng
chống dịch bệnh thì chúng ta lại một lần nữa phải đối mặt trước thách thức về chăm sóc
sức khoẻ và tinh thần. Khi đời sống tinh thần của người dân luôn trong trạng thái bất an,
lo lắng, và hơn thế nữa đó chính là các di chứng hậu COVID.

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 luôn là mối đe doạ về nhiều mặt đối với xã hội.
Nhưng khi mỗi cá nhân là một nhân tố quan trọng trong việc đẩy lùi dịch bệnh thì tinh
thần mỗi cá nhân, hơn thế nữa là cả dân tộc, cùng chung một nhịp đập cùng đồng hành
vượt qua mọi khó khăn thách thức thì chắc chắn dịch bệnh sẽ bị đẩy lùi, và đất nước sẽ lại
vững mạnh và phát triển.

PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng Google biểu mẫu.
 Sử dụng phần mềm Excel, Word, Google Sheet.
 Một mẫu ngẫu nhiên gồm 150 giới trẻ tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã
được khảo sát.
 Phân tích các kết quả thu thập được sau đó tiến hành báo cáo trên kết quả đã được
phân tích.

PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

I. Đối tượng nghiên cứu

Câu 1: Giới tính của bạn là gì ?


Giới tính Tần số (người) Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Nam 74 0,49 49,33

Nữ 76 0,51 50,67

15
Tổng 150 1,00 100,00

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện giới tính người tham gia khảo sát

Biểu đồ thể hiện giới tính của người tham gia khảo sát
Nam Nữ

51% 49%

Nhận xét: Trong tổng số 150 đối tượng khảo sát, người tham gia khảo sát có giới tính nữ

Hình 1: Biểu đồ thể hiện giới tính người tham gia khảo sát là
76 người chiếm 51%,trong khi đó, có 74 người là nam chiếm 49% tổng số.

Câu 2: Bạn bao nhiêu tuổi ?


Tần suất phần
Độ tuổi Tần số Tần suất
trăm(%)

17-18 26 0,17 17,33

19-20 108 0,72 72,00

21-22 8 0,05 5,33

23-24 2 0,01 1,33

25-26 6 0,04 4,00

16
Tổng 150 1,00 100,00

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện độ tuổi người làm khảo sát

120

100

80
Tần số (người)

60

40

20

0
17-18 19-20 21-22 23-24 25-26

Độ tuổi

Hình 2: Biểu đồ thể hiện độ tuổi của người làm khảo sát

Nhận xét:

Trong tổng số 150 người tham gia khảo sát, người có độ tuổi từ 17 đến 18 chiếm
17,33% (26 người); đối tượng tham khảo sát từ độ tuổi từ 19 đến 20 chiếm tỷ lệ cao nhất
với 108 người (72%); ở độ tuổi 21-22 chiếm 5,33% với 8 người; độ tuổi từ 23 đến 24 và
độ tuổi 25-26 chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 1,33% (2 người) và 4% (6 người).

Câu 3: Hiện tại bạn đang là:


Nghề nghiệp Tần số (người) Tần suất Tần suất phần trăm(%)

17
Học sinh 7 0,05 4,67

Sinh viên 133 0,89 88,67

Đi làm 10 0,07 6,67

Tổng 150 1,00 100,00

Bảng 3: Bảng tần số thể hiện nghề nghiệp của nhóm người làm khảo sát

Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp của người tham gia khảo
sát
Học sinh Sinh viên Đi làm

7% 5%

89%

Hình 3: Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp của nhóm người làm khảo sát

Nhận xét:

Dựa theo kết quả đã khảo sát thì số người tham gia trả lời bảng hỏi hầu hết là sinh
viên, chiếm tỷ lệ cao nhất là 88% (133 người),người đã đi làm chiếm 7% (10 người) và
học sinh chiếm 5% ( 7 người).

Câu 4: Bạn đã từng bị Covid-19 chưa ?


Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

18
Đã từng 120 0,80 80,00

Chưa từng 30 0,20 20,00

Tổng 150 1,00 100,00

Bảng 4: Bảng tần số thể hiện những người đã từng mắc Covid

Biểu đồ thể hiện tần số những người đã từng mắc covid-19

20%

Đã từng
Chưa từng

80%

Hình 4: Biểu đồ thể hiện tần số những người đã từng mắc covid-19

Nhận xét:

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết những người tham gia khảo sát đều đã
từng bị Covid, tỷ lệ cao lên đến 80% với 120 người, trong khi đó, số người chưa nhiễm
Covid là 20% (30 người). Điều đó cho thấy khả năng lây lan của dịch Covid-19 là rất lớn
khi cứ 150 người thì sẽ có 120 người bị nhiễm.

19
Câu 5: Bạn bị F0 mấy lần?
Số lần bị F0 Tần số (người) Tần suất Tần suất phần trăm(%)

0 28 0,19 18,67

1 90 0,60 60,00

2 28 0,19 18,67

3 4 0,03 2,67

Tổng 150 1,00 100,00

Bảng 5: Bảng tần số thể hiện số lần bị F0 của người làm khảo sát

BẢNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU


Số lần bị F0

Trung bình (Mean) 1,07333

Trung vị (Median) 1

Mode 1

Phương sai (Variance) 0,57847

Độ lệch chuẩn (Deviation) 0,76057

Giá trị nhỏ nhất (Min) 0

Giá trị lớn nhất (Max) 4

Tứ phân vị thứ 1 (Quartile 1) 1

Tứ phân vị thứ 3 (Quartile 3) 1

Khoảng biến thiên (Range) 4

20
Độ trải giữa (Interquartile
range) 0

Độ lệch (Skewness) 1,08187

Biểu đồ thể hiện số lần bị F0 của người tham gia khảo sát
100
90
80
70
60
Tần số

50
40
30
20
10
0
0 1 2 3

Số lần bị F0

Hình 5: Biểu đồ thể hiện số lần bị F0 của người tham gia khảo sát
Nhận xét:

Qua biểu đồ nhận thấy số người bị F0 1 lần chiếm tỷ lệ cao nhất là 60% với 90
người và số lần bị nhiễm F0 3 lần có tỷ lệ thấp nhất với 2,67% (4 người); có 28 người trên
tổng số 150 người chưa bị F0 lần nào (chiếm 18,67%) ; tỷ lệ số người bị nhiễm F0 2 lần
chiếm 18,67% (28 người). Có thể nói rằng trường hợp là F0 mới khỏi bệnh thì khả năng
tái nhiễm ngay sau đó là rất thấp. Song vẫn có khả năng, dù rất nhỏ sẽ bị tái nhiễm khi
tiếp xúc với các F0 khác nhất là tiếp xúc trực tiếp (ăn chung, nói chuyện không đeo khẩu
trang). Tuy vậy, tốt nhất vẫn nên hạn chế tiếp xúc, trong trường hợp khác cần nâng cao ý
thức, nên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay thường xuyên.

Câu 6: Bạn tiếp xúc trực tiếp với F0 mấy lần rồi?
Số lần tiếp xúc F0 Tần số (người) Tần suất Tần suất phần trăm(%)

21
0 8 0,05 5,33

1 28 0,19 18,67

2 44 0,29 29,33

3 22 0,15 14,67

Nhiều 48 0,32 32,00

Tổng 150 1,00 100,00

Bảng 6: Tần suất tiếp xúc trực tiếp với F0 của người làm khảo sát

Biểu đồ thể hiện số lần tiếp xúc F0 của người làm khảo sát
60

50 48
44

40
Tần số (NGươig)

30 28
22
20

10 8

0
0 1 2 3 Nhiều lần
Số lần tiếp xúc f0

Hình 6:Biểu đồ thể hiện số lần tiếp xúc F0 của người làm khảo sát

Nhận xét:

Từ bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy tần suất tiếp xúc trực tiếp với F0 của những
người tham giam khảo sát chọn mức “nhiều lần” chiếm tỷ lệ rất lớn lên đến 32% cụ thể là
48 người trên tổng số 150. Điều đó cho thấy mức độ lây nhiễm của đại dịch Covid-19 là
rất lớn khi hầu hết mọi người đều không nhớ và không biết được số lần tiếp xúc với F0
của mình vì những người bị nhiễm bệnh có mặt ở khắp mọi nơi.

22
Câu 7: Bạn đã tiêm mấy mũi vacxin Covid-19?
Tần số
Số mũi vacxin đã tiêm Tần suất Tần suất phần trăm(%)
( người)

1 0 0 0

2 31 0,21 20,67

3 79 0,53 52,67

4 40 0,27 26,67

Tổng 150 1,00 100,00

Bảng 7: Bảng tần số thể hiện số mũi vacxin người tham gia khảo sát đã tiêm

BẢNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU


Số mũi vacxin đã tiêm

Trung bình (Mean) 3,06

Trung vị (Median) 3

Mode 3

Phương sai (Variance) 0,47288

Độ lệch chuẩn (Deviation) 0,68766

Giá trị nhỏ nhất (Min) 2

Giá trị lớn nhất (Max) 4

Tứ phân vị thứ 1 (Quartile 1) 3

Tứ phân vị thứ 3 (Quartile 3) 4

23
Khoảng biến thiên ( Range) 2

Độ trải giữa (Interquartile range) 1

Độ lệch (Skewness) -0,07771

Biểu đồ thể hiện số mũi vacxin người tham gia khảo sát đã
tiêm
90
79
80

70

60
Tần số (người)

50
40
40
31
30

20

10
0
0
1 2 3 4

Hình 7: Biểu đồ thể hiện số mũi vacxin người tham gia khảo sát đã
tiêm
Nhận
xét:

Biểu đồ cho thấy, trong tổng số 150 người làm khảo sát, người đã tiêm mũi 3 chiếm
tỷ lệ cao nhất đến 53,67% (79 người), trong khi đó, có 31 người đã tiêm 2 mũi vacxin
(chiếm 20,67%) và 4 người đã tiêm mũi 4 ( chiếm 26,67%). Nhìn chung, hầu hết mọi
người đều đã thực hiện tốt việc tiêm vacxin phòng Covid-19 đủ 2 mũi theo quy định.
Người dân đã tích cực phối hợp với Nhà nước triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19,
tăng nhanh tỷ lệ bao phủ các mũi vacxin cho các nhóm đối tượng.

 Câu hỏi đặt ra: Liệu chích vacxin nhiều có làm giảm khả năng mắc bệnh Covid-
19 hay không? Nhóm sẽ trả lời câu hỏi bằng cách đi tìm hệ số tương quan giữa câu 5 và
câu 7.
24
BẢNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Số lần bị F0 Số mũi vacxin đã tiêm

Trung bình (Mean) 1,07333 3,06

Trung vị (Median) 1 3

Mode 1 3

Phương sai (Variance) 0,57847 0,47288

Độ lệch chuẩn (Deviation) 0,76057 0,68766

Giá trị nhỏ nhất (Min) 0 2

Giá trị lớn nhất (Max) 4 4

Tứ phân vị thứ 1 (Quartile


1) 1 3

Tứ phân vị thứ 3 (Quartile


3) 1 4

Khoảng biến thiên (Range) 4 2

Độ trải giữa (Interquartile


range) 0 1

Độ lệch (Skewness) 1,08187 -0,07771

Đến đây ta tính được hiệp phương sai của 2 biến,ta có:

Sxy = 0,04926

Từ đó tính ra được hệ số tương quan mẫu :

Rxy = 0,09418

25
Rxy sát 0 mối tương quan gần như không có, tức là 2 biến không tương quan với
nhau. Qua đó cho thấy số lần bị nhiễm F0 với số lần tiêm vacxin không thuận chiều nhau.
Nói cách khác, nếu một người tiêm càng mũi vacxin thì khả năng nhiễm bệnh Covid-19
càng ít. Việc tiêm vacxin nhiều của một cá thể không chắc chắn rằng người đó sẽ bị
nhiễm F0 hay không. Ngược lại, những người tiêm ít vacxin cũng có thể sẽ không bị mắc
F0. Vì thế có thể kết luận rằng số mũi tiêm vacxin sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến việc
bị nhiễm Covid. Tuỳ vào thể trạng của từng người mà họ có khả năng thích ứng với
vacxin và sản sinh ra kháng thể để chống lại dịch bệnh.

BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN


4.5

3.5

3
Số mũi vacxin đã tiêm

2.5

1.5

0.5

0
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5
Số lần bị F0

II. Nhận thức của giới trẻ TP.HCM về ảnh hưởng của hậu Covid-19 đối với sức
khoẻ

Câu 8: Với bạn Covid-19 nguy hiểm như thế nào?

Mức độ nguy hiểm Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

1 2 0,01 1,33
26
2 35 0,23 23,33

3 113 0,75 75,33

Tổng 150 1 100

Bảng 8: Bảng tần số thể hiện mức độ nguy hiểm của Covid-19

Biểu đồ thể hiện mức độ nguy hiểm của Covid-19


Không nguy hiểm Ít nguy hiểm Rất nguy hiểm

1%

23%

75%

Hình 8: Biểu đồ thể hiện mức độ nguy hiểm của Covid-19

Nhận xét:

Nhóm có đề cập đến sự quan tâm của người tham gia khảo sát về mức độ nguy hiểm
của Covid-19. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết mọi người đều xem Covid-19 rất
nguy hiểm, là mối nguy hại đến sức khoẻ đời sống và tinh thần (chiếm 76%), chỉ một số ít
là không quan tâm và ít quan tâm đến vấn đề này (chiếm 24%). Điều này góp phần chứng
minh Covid-19 là thảm họa mang lại thiệt hại nặng nề nhất cho nhân loại, kể từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai. Sau gần 2 năm Covid-19 bùng lên tại Trung Quốc, dịch bệnh vẫn
27
tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân toàn thế giới với những diễn biến khôn
lường. Thậm chí, bệnh vẫn tiếp tục gia tăng, đe doạ đến sức khoẻ người dân.

Câu 9: Covid-19 lây truyền như thế nào?


Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Qua đường máu 14 0,09 9,33

Qua những giọt bắn ra từ


30 0,20 20,00
những người bị bệnh

Qua không khí 27 0,18 18,00

Do đụng chạm vào những


21 0,14 14,00
vật mang mầm bệnh

Do tiếp xúc trực tiếp với


24 0,16 16,00
người bị bệnh

Do muỗi đốt 18 0,12 12,00

Do uống nước bẩn 16 0,11 10,67

Tổng 150 1,00 100,00

Bảng 9: Bảng tần suất thể hiện cách thức lây nhiễm của Covid-19

28
 
Biểu đồ thể hiện cách thức lây nhiễm Covid-19

Do uống nước bẩn 10.67 Hình


9:
Do muỗi đốt 12 Biểu
đồ thể
Do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh 16 hiện
cách
Do đụng chạm vào những vật mang mầm bệnh 14 thức
lây
Qua không khí 18
nhiễm
của
Qua những giọt bắn ra từ những người bị bệnh 20

Qua đường máu 9.33

0 5 10 15 20 25

Covid-19

Nhận xét:

Dựa vào biểu đồ có thể thấy hiện nay bệnh Covid-19 lây nhiễm ở người qua các giọt
bắn của người bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (20%), có đến 30 người trên tổng số 150 chọn
phương thức này. Tiếp đó, tỷ lệ cao thứ hai là hình thức lây truyền qua không khí chiếm
18% (27 người).Dịch lây qua đường tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh chiếm 16%; lây
nhiễm do đụng chạm các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh chiếm 14%; các hình
thức lây nhiễm khác như: muỗi đốt, uống nước bẩn, qua đường máu chiếm tỉ lệ thấp hơn.
Đây là những phương thức lây nhiễm rất phổ biến,cho dù là qua trực tiếp hay gián tiếp thì
khả năng mắc bệnh là rất cao.Các hình thức này gắn liền với cuộc sống sinh hoạt nên
chúng ta rất khó phát hiện và kiểm soát .

Câu 10: Phương pháp phổ biến để bạn bảo vệ bản thân và gia đình trước Covid-
19 như thế nào?
Phương pháp Tần số Tần suất Tần suất Phần trăm
(%) trường

29
hợp (%)

Đeo khẩu trang thường xuyên khi giao 127 0,137 13,7 84,7
tiếp, tiếp xúc 

Rửa tay thường xuyên với dung dịch rửa 141 0,153 15,3 94
tay chứa 70% cồn hoặc bằng xà phòng và
nước trong vòng 20 giây 

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi 113 0,122 12,2 75,3

Tránh tiếp xúc gần với người bị sốt và ho  108 0,117 11,7 72

Tránh chạm vào mắt, mũi , miệng  105 0,114 11,4 70

Hạn chế tiếp xúc với động vật sống và các 82 0,089 8,9 54,7
bề mặt có tiếp xúc với động vật khi chưa
có biện pháp bảo vệ 

Ở trong nhà  71 0,077 7,7 47,3

Tuân thủ các khuyến của của nhà nước để 102 0,110 11,0 68
phòng ngừa sự lây lan của dịch Covid-19 

Thực hành vệ sinh hô hấp thường xuyên 75 0,081 8,1 50

Tổng 924 1,000 100,0 616

Bảng 10: Biểu đồ thể hiện các phương pháp phổ biến bảo vệ bản thân và gia đình

30
Thực hành vệ sinh hô hấp thường xuyên 75
Tuân thủ các khuyến của của nhà nước để phòng ngừa sự 102
lây lan của dịch Covid-19
Ở trong nhà 71
Hạn chế tiếp xúc với động vật sống và các bề mặt có tiếp 82
xúc với động vật khi chưa có biện pháp bảo vệ 
Tránh chạm vào mắt, mũi , miệng  105

Tránh tiếp xúc gần với người bị sốt và ho 108

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi 113


Rửa tay thường xuyên với dung dịch rửa tay chứa 70% cồn 141
hoặc bằng xà phòng và nước trong vòng 20 giây
Đeo khẩu trang thường xuyên khi giao tiếp, tiếp xúc 127

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Hình 10: Biểu các phương pháp phổ biến bảo vệ bản thân và gia đình trước Covid-19

Nhận xét:

Hầu hết những người mắc Covid-19 đều hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên có rất nhiều
triệu chứng hậu COVID mà người bệnh có thể phải đổi mặt. Vì vậy cách tốt nhất để bảo
vệ bản thân trước tình trạng hậu COVID-19 vẫn là tránh nhiễm virus ngay từ đầu.

Qua cuộc khảo sát, ta thấy được những phương pháp phổ biến nhất để bảo vệ bản
thân và gia đình trước dịch Covid-19 mà giới trẻ đã lựa chọn. Có đến 94% người tham gia
khảo sát lựa chọn việc rửa tay thường xuyên với dung dịch rửa tay chứa 70% cồn hoặc
bằng xà phòng và nước trong vòng 20 giây là phương pháp phổ biến nhất để tránh dịch
bệnh. Bên cạnh đó, phương pháp đeo khẩu trang thường xuyên khi giao tiếp, tiếp xúc
chiếm 84,7%. Ngoài ra, các phương pháp khác cũng được rất nhiều sự lựa chọn từ những
người tham gia khảo sát như che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi (75,3%), tránh tiếp
xúc gần với người bị sốt và ho (72%), tránh chạm vào mắt, mũi , miệng (70%), tuân thủ

31
các khuyến của của nhà nước để phòng ngừa sự lây lan của dịch Covid-19 (68%), hạn chế
tiếp xúc với động vật sống và các bề mặt có tiếp xúc với động vật khi chưa có biện pháp
bảo vệ (54,7%) và cuối cùng nhưng cũng là phương pháp hiệu quả nhất là ở trong nhà
(47,3%).

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, mọi người cần phải trang bị cho mình những kiến
thức về Covid-19 cũng như là những phương pháp phòng tránh để bảo vệ sức khoẻ cho
bản thân cũng như cho gia đình của mình. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng vẫn sẽ để lại
những di chứng về sau. Vì thế mà không được chủ quan, lơ là trước dịch Covid-19.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA HẬU COVID ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VÀ
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Câu 11: Tầm quan trọng của việc tiêm vacxin Covid-19 đối với bạn?
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất (%)

Không cần thiết 0 0 0

Bình thường 5 0,033 3,3

Quan trọng 34 0,227 22,7

Rất quan trọng 111 0,74 74

Tổng 150 1,000 100,0

Bảng 11: Bảng phân phối tần số, tần suất về tầm quan trọng của việc tiêm

32
120
111

100

80

60

40 34

20

5
0
0
Không cần thiết Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

Hình 11: Biểu đồ thể hiện tầm quan trọng của việc tiêm vacxin Covid-19

Nhận xét:

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy được rằng, có 74% các bạn giới trẻ cho rằng việc tiêm
vacxin Covid-19 là rất quan trọng và 22,7% cho rằng việc tiêm vacxin là quan trọng. Đặc
biệt, không có bạn nào cho rằng việc tiêm vacxin là việc làm không cần thiết đối với mỗi
cá nhân. Số liệu trên cho thấy được rằng các bạn giới trẻ có nhận thức cao đối với việc
tiêm vacxin và có quan tâm đến vấn đề này, đây cũng chính là sự quan tâm đến sức khoẻ
của bản thân và những người xung quanh.Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 3,3% các bạn
cho rằng việc tiêm vacxin là bình thường, chưa đủ quan trọng. Có thể thấy, sự nhìn nhận
của nhóm sinh viên này về tầm quan trọng của vacxin là chưa cao khi các bạn vẫn chưa
nhận thức được việc tiêm vacxin sẽ giúp các bạn có thể giảm đi nguy cơ mắc bệnh rất
cao.

Câu 12: Bạn có từng tìm hiểu về hậu quả của Covid-19 đối với sức khoẻ chưa ? 
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất (%)

33
Chưa từng 19 0,127 12,7

Đã từng 131 0,873 87,3

Tổng 150 1,000 100,0

Bảng 12: Bảng phân phối tần số, tần suất về sự tìm hiểu hậu quả của

12.7

Chưa từng
Đã từng
87.3

Hình 12:Biểu đồ thể hiện sự tìm hiểu về hậu quả của

Nhận xét:

Qua khảo sát, có thể thấy trong tổng 150 người tham gia khảo sát, người đã từng tìm
hiểu về hậu quả của Covid-19 đối với sức khoẻ chiếm 87,3% (131 người). Chứng tỏ các
bạn thật sự quan tâm đến sức khoẻ của bản thân mình, có nhận thức được về những mối
nguy hại của Covid-19. Còn lại 12,7% các bạn chưa từng tìm hiểu vẫn còn khá chủ quan,
lơ là trước đại dịch cũng như sức khoẻ của bản thân mình.

34
Câu 13: Các triệu chứng chính của COVID-19 là gì?
Triệu chứng Tần số Tần suất Tần suất Phần trăm
(%) trường hợp
(%)

Sốt 100 0,153 15,3 66,7

Ho 113 0,173 17,3 75,3

Khó thở 85 0,130 13,0 56,7

Đau họng 102 0,156 15,6 68

Đau cơ 59 0,090 9,0 39,3

Đau đầu 80 0,122 12,2 53,3

Mất vị giác 81 0,124 12,4 54

Không có triệu chứng 27 0,041 4,1 18

Khác: 7 0,011 1,1 4,8

Tổng 654 1,000 100,0 433,1

Bảng 13:Bảng tần số thể hiện các triệu chứng chính của Covid-19

Chart Title
Sốt 100

Ho 113

Khó thở 85

Đau họng 102

Đau cơ 59

Đau đầu 80

Mất vị giác 81

Không có triệu chứng 27

Khác 7
35 0 20 40 60 80 100 120
Nhận xét:

Covid-19 tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết những người
nhiễm vi-rút sẽ có triệu chứng bệnh từ nhẹ đến trung bình và có thể hồi phục mà không
cần nhập viện. Qua khảo sát cho thấy các triệu chứng thường gặp nhất là sốt (66,7%), ho
(75,3%), đau họng (68%). Những trường hợp ít gặp hơn là khó thở (56,7%), đau đầu
(53,3%) và mất vị giác (54%). Trường hợp không có triệu chứng chiếm phần trăm rất
thấp (18%) và còn lại (4,8%) rơi vào những trường hợp các bạn chưa từng bị mắc Covid-
19. Hầu hết những triệu chứng thường gặp của Covid-19 đều tương tự như những triệu
chứng của bệnh cảm, sốt thông thường. Vì vậy, cần hết sức để ý, không được chủ quan và
phải test liền khi có một trong những triệu chứng trên.

Câu 14: Covid-19 có thể gây ra nhiều lo lắng và sợ hãi. Vậy ba điều bạn lo lắng nhất
về dịch Covid-19 là gì?

Hậu quả mất đi người thân

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất (%)

Không lo lắng 0 0 0

Lo lắng ít 2 0,013 1,3

Lo lắng 18 0,120 12,0

Lo lắng nhiều 30 0,200 20,0

36
Lo lắng rất nhiều 100 0,667 66,7

Tổng 150 1,000 100,0

Như chúng ta đã biết, đại dịch Covid-19 là nguyên nhân gây ra vô vàn những
hậu quả nghiêm trọng, không chỉ về sức khoẻ mà còn là những vấn đề về kinh tế, xã
hội,…

Hậu quả nghiêm trọng và cũng để lại đau thương cho nhiều người nhất do đại
dịch Covid-19 gây ra đó chính là mất đi những người thân của mình. Trong những ngày
diễn ra đại dịch, số ca mắc và ca tử vong liên tiếp lập “kỷ lục buồn” mỗi ngày. Điều đó
không những là sự mất mát đau thương với người dân thành phố và các điểm nóng mà
còn là sự ám ảnh, tổn thương với người dân cả nước. Từng người đã phải nằm xuống,
những đám tang liên tiếp nhau, chỉ còn lại là những tiếng khóc, sự mất mát của những

Bảng 14.1:Bảng tần số thể hiện mức độ lo lắng về hậu quả mất đi người thân
người ở lại. Có những người chẳng thể gặp được mặt người thân của mình lần cuối. Họ
đã phải mất đi những người thân thuộc nhất, những người mà mình yêu thương nhất.
Đau đớn nhất là khi làn sóng đại dịch đi qua, để lại hàng nghìn trẻ em không còn cha
mẹ, người thân. Chính vì vậy, qua khảo sát phần lớn các bạn (chiếm 66,7%) đều lo lắng
rất nhiều về hậu quả sẽ mất đi người thân do đại dịch Covid-19.

Hệ thống y tế bị quá tải

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất (%)

Không lo lắng 3 0,020 2,0

Lo lắng ít 18 0,120 12,0

Lo lắng 32 0,213 21,3

Lo lắng nhiều 46 0,307 30,7

37
Lo lắng rất nhiều 51 0,340 34,0

Tổng 150 1,000 100,0

Bảng 14.2: Bảng tần số thể hiện mức độ lo lắng về hậu quả y tế quá tải

Ngoài ra, sự quá tải của hệ thống y tế khi số ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh
khủng khiếp làm cho nhiều người mắc bệnh khổng thể đến điều trị. Lực lượng nhân
viên y tế tại chỗ quá tải không thể đảm nhiệm được công tác quản lý, điều trị và bệnh
nhân từ nhẹ chuyển nặng và tử vong chỉ trong thời gian ngắn. Các tuyến điều trị, chăm
sóc đều quá tải, nhiều gia đình có người thân mắc Covid-19 qua đời tại nhà, nhiều ca tử
vong không kịp xử lý đưa đi hoả táng. Do hậu quả này rất nghiêm trọng và gây ra nhiều
sự mất mát nên hầu hết số lượng các bạn tham gia khảo sát đều lo lắng về việc hệ thống
y tế bị quá tải, cụ thể là 21,3% lo lắng, 30,7% lo lắng nhiều và 34% các bạn lo lắng rất
nhiều về vấn đề này.

Trường học bị đóng cửa

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất (%)

Không lo lắng 15 0,100 10,0

Lo lắng ít 18 0,120 12,0

Lo lắng 28 0,187 18,7

Lo lắng nhiều 59 0,393 39,3

Lo lắng rất nhiều 30 0,200 20,0

Tổng 150 1,000 100,0

38
Bảng 14.3: Bảng tần số thể hiện mức độ lo lắng về hậu quả trường học đóng cửa

Một hậu quả nữa do đại dịch Covid-19 mang lại đó chính là đã tạo nên một lỗ hỏng
trong giáo dục. Học sinh bị ảnh hưởng vì trường học đóng cửa toàn bộ hoặc một phần.
Gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường, phải học trực tuyến ở nhà. Việc
nghỉ học lâu như vậy đồng nghĩa với việc không chỉ ngừng học điều mới mà còn quên
một số kiến thức cũ.Tình trạng gián đoạn giáo dục đã khiến hàng triệu học sinh, sinh viên
bỏ lỡ đáng kể các hoạt động học tập mà các bạn đã có thể tham gia nếu các bạn được học
trong lớp học; trong đó, trẻ nhỏ và thiệt thòi hơn thường bỏ lỡ nhiều nhất.

Việc đóng cửa trường học có thể làm hạn chế các hoạt động thể chất và việc ăn uống
cũng thất thường hơn. Không được đến trường trong một thời gian dài, các mối quan hệ
với bạn bè và giao tiếp xã hội bị gián đoạn, có thể tiếp tục gây ra nhiều vấn đề tâm lý.
Phải học trực tuyến nhiều giờ liên tục, lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, thay đổi nề
nếp sinh hoạt theo một cách không mong muốn, phải ở nhà nhiều hơn, thiếu linh hoạt, bị
động, thiếu vận động, giao lưu, tương tác, không được chủ động quyết định cách tiếp thu
phù hợp với khả năng, năng lực…

Ngoài ra, việc đóng cửa trường học còn gây ra nhiều hệ lụy như gia tăng lao động trẻ
em, trẻ vị thành niên mang thai và tảo hôn. Không chỉ vậy, nhiều trẻ đã không thể trở lại
trường học do thu nhập cha mẹ bị ảnh hưởng. Theo kết quả khảo sát, hơn một nửa các bạn
rất quan tâm đến hậu quả trường học bị đóng cửa, 39,3% lo lắng nhiều và 20,0% lo lắng
rất nhiều.

Sức khoẻ giảm sút do hậu Covid-19

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất (%)

Không lo lắng 3 0,020 2,0

Lo lắng ít 3 0,020 2,0

39
Lo lắng 28 0,213 18,7

Lo lắng nhiều 32 0,560 21,3

Lo lắng rất nhiều 84 0,187 56,0

Tổng 150 1,000 100,0

Bảng14.4: Bảng tần số thể hiện mức độ lo lắng về sức khoẻ giảm sút do hậu Covid

Đa số người mắc Covid-19 sau khi chữa khỏi bệnh sức khỏe đều có sự suy giảm.
Điều này gây ra bởi sự tác động của virus SARS-CoV-2 lên một số các cơ quan trong cơ
thể và để lại những tổn thương, di chứng.

Dù đã điều trị hết bệnh nhưng cơ quan phổi vẫn có thể bị tổn thương ở mức độ nhẹ
hoặc nặng. Người khỏi bệnh sau nhiễm Covid có tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch cao. Có
nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, các bệnh lý về hệ tiêu hóa. Người hậu
Covid-19 cũng có khả năng mắc các bệnh xương khớp, bởi vì ảnh hưởng của virus khiến
cho cơ bị yếu hơn so với bình thường, sưng cơ và gây nên tình trạng đau nhức khớp, mỏi
cơ,… Đa số các bệnh nhân sau khi khỏi Covid thường cảm thấy cả người mệt mỏi, rụng
tóc, khả năng sinh sản bị ảnh hưởng.

Hậu Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, khiến cho chất
lượng cuộc sống của họ bị giảm sút đáng kể. Đặc biệt hậu Covid ảnh hưởng đến người có
bệnh nền, những tổn thương đó là điều kiện thuận lợi khiến cho các bệnh lý lâu năm của
người bệnh dễ tiến triển nặng hơn trước, đặc biệt là nhóm bệnh liên quan đến phổi, tim
mạch, thần kinh, tiêu hóa, xương khớp.

Chính vì sức khoẻ là quan trọng nhất với mỗi người, thế nên có đến hơn một nửa các
bạn tham gia khảo sát (56%) lo lắng rất nhiều về ảnh hưởng của Covid-19 đối với sức
khoẻ.
40
Mất việc, tài chính không ổn định

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất (%)

Không lo lắng 4 0,026 2,6

Lo lắng ít 6 0,040 4,0

Lo lắng 40 0,267 26,7

Lo lắng nhiều 66 0,440 44,0

Lo lắng rất nhiều 34 0,227 22,7

Tổng 150 1,000 100,0

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động, hàng triệu lao
động giảm giờ làm, giảm thu nhập, thậm chí mất việc làm. Nền kinh tế bị sụt giảm
nghiêm trọng về số lượng người tham gia thị trường lao động và việc làm.

Khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm nguy hiểm trong
cộng đồng và đặc biệt là việc áp dụng quy định giãn cách toàn xã hội càng làm cho tỷ lệ
thất nghiệp tăng cao. Dịch bệnh khiến nền kinh tế bị ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp phải
cho lao động ngừng, giãn hoặc nghỉ việc. Điều này làm cho tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi
lao động tăng kỷ lục, cùng với đó là việc nhiều lao động rời bỏ thị trường lao động.
Không có việc làm, thu nhập, tài chính không ổn định đã gây ra rất nhiều cản trở và khó
khăn cho người dân trong tình hình dịch bệnh, nhiều người phải rời bỏ thành phố để về
quê. Phần lớn các bạn tham gia khảo sát (44,0%) lo lắng nhiều về vấn đề này, các bạn
nhận
Bảng 14.5: Bảng tần số thể hiện mức độ lo lắng về hậu quả mất việc, tài chính
thức
được ràng nếu như không có việc làm, không có thu nhập sẽ gây rất nhiều khó khăn cho
cuộc sống, chi tiêu hằng ngày.

Xã hội hỗn loạn

41
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất (%)

Không lo lắng 7 0,047 4,7

Lo lắng ít 5 0,033 3,3

Lo lắng 37 0,247 24,7

Lo lắng nhiều 50 0,333 33,3

Lo lắng rất nhiều 51 0,340 34,0

Tổng 150 1,000 100,0

Xã hội hỗn loạn 4.73.3 24.7 33.3 34

Mất việc, tài chính không ổn


định 2.6 4 26.7 44 22.7

Sức khoẻ giảm sút do hậu


22 18.7 21.3 56
Covid

Trường học bị đóng cửa 10 12 18.7 39.3 20

Hệ thống y tế bị quá tải 2 12 21.3 30.7 34

Mất người thân1.3


0 12 20 66.7

0 20 40 60 80 100 120
Bảng14.6: Bảng tần số Không
thể lohiện
lắng mức độít loLolắng
Lo lắng lắng về hậu
Lo lắng quảLogây
nhiều ranhiều
lắng rất hỗn loạn trong xã hội
do Covid-19
Hình 14: Biểu đồ thể hiện mức độ lo lắng của giới trẻ về hậu Covid-19

Một hậu quả khác mà đại dịch gây ra đó chính là sự hỗn loạn trong xã hội. Một
số người Việt bất chấp những quy định về phòng chống dịch COVID-19, như trường

42
hợp người đàn ông ở TP.HCM bỏ trốn khỏi khu cách ly hay một phụ nữ khi dương tính
với COVID-19 đã thuê taxi "tháo chạy" khỏi TP.HCM về nhà. Họ tin rằng chết hay
sống gì cũng phải về nhà, có người thân chăm sóc cho mình thì vẫn tốt hơn, nên đã thúc
đẩy họ hành động dại dột, bất kể ảnh hưởng tới cộng đồng.

Ngoài ra, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu đã kéo theo
một cuộc khủng hoảng thông tin mà theo định danh của WHO là “nạn dịch thông tin”.

Khủng hoảng thông tin trở thành vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới, cản trở
việc thực thi các chính sách phòng, chống dịch, đồng thời gây xói mòn niềm tin của công
chúng vào các thiết chế, như y tế, báo chí… Tin giả trên các phương tiện truyền thông xã
hội lan truyền nỗi sợ hãi, gieo rắc sự hoang mang cho người dân. Nạn dịch thông tin đôi
khi mang đến hậu quả còn nghiêm trọng hơn cả chính dịch bệnh, ảnh hưởng đến hàng
triệu người và khiến “việc kiểm soát và phong tỏa các cuộc khủng hoảng y tế công cộng
khó khăn hơn”. Chính vì vậy, các bạn đều lo lắng nhiều (33,3%) đến rất nhiều (34,0%) về
sự hỗn loạn xã hội.

Khảo sát cho thấy các bạn trẻ cảm thấy rất lo lắng và e ngại về những hậu quả
mà Covid-19 để lại. Đặc biệt là về hậu quả mất người thân và tình trạng sức khoẻ bị
giảm sút do hậu Covid-19.

Câu 15: Di chứng phổ biến của hậu Covid-19 mà bạn biết/đã từng trải là gì?
Di chứng Tần số Tần suất Tần suất Phần trăm
(%) trường hợp
(%)

Mệt mỏi, sức yếu 76 0,121 12,1 50,7

Khó thở 77 0,122 12,2 51,3

Ho kéo dài 73 0,116 11,6 48,7

Đau ngực, khó chịu vùng ngực 57 0,090 9,0 38

43
Hay quên, đãng trí 105 0,167 16,7 70

Biếng ăn 46 0,073 7,3 30,7

Rối loạn các cơ quan chức năng 64 0,102 10,2 42,7

Rụng tóc 79 0,126 12,6 52,7

Mất ngủ 52 0,083 8,3 34,7

Tổng 629 1,000 100,0 419,5

Bảng 15: Bảng tần số thể hiện những di chứng phổ biến của hậu Covid-19 mà giởi trẻ
biết/đã từng trải

Mệt mỏi, sức yếu 76

Khó thở 77

Ho kéo dài 73

Đau ngực, khó chịu vùng ngực 57

Hay quên, đãng trí 105

Biếng ăn 46

Rối loạn các cơ quan chức năng 64

Rụng tóc 79

Mất ngủ 52

0 20 40 60 80 100 120

Hình 15: Biểu đồ thể hiện những di chứng phổ biến của hậu
covid-19 giới trẻ biết/ từng trãi

Nhận xét:

Không phải ai phục hồi sau Covid-19 cũng phải chịu di chứng. Tuy nhiên, người
nhiễm đang không ngừng tăng cao đồng nghĩa với việc nhiều người trong số họ sẽ bị ảnh

44
hưởng lâu dài dù khỏi bệnh. Ngay cả khi được coi là đã phục hồi, nhiều bệnh nhân sẽ trải
qua hội chứng hậu Covid. Thông thường, các biểu hiện di chứng sẽ kéo dài tối thiểu 2
tháng nhưng lại không tìm ra được hay chẩn đoán khi kiểm tra. Họ cần một thời gian, tùy
theo tình hình sức khỏe, để trở lại bình thường.

Qua khảo sát, hầu hết người bị biến chứng hậu Covid sẽ cảm thấy hay quên, đãng
trí (70%), đây là di chứng mà nhiều người gặp phải nhất. Ngoài ra, các di chứng thường
gặp khác là uể oải, mệt mỏi, sức khoẻ yếu đi (50,7%), khó thở (51,3%) và tóc rụng nhiều
hơn (52,7%).

Covid để lại rất nhiều di chứng, vì thế sau khi khỏi bệnh, vẫn nên tái khám hoặc
kiểm tra sức khỏe định kỳ. 3 tháng đầu là giai đoạn hậu Covid phổ biến ở hầu hết bệnh
nhân. Việc chăm sóc sức khỏe thời điểm đó sẽ sớm phát hiện và xử lý được di chứng
nghiêm trọng Covid để lại.

Câu 16: Bạn nghĩ như thế nào về việc cần quan tâm đến khám hậu Covid-19?
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất (%)
Hoàn toàn không cần thiết 0 0 0
Không cần thiết 2 0.013 1.3
Cần thiết 14 0.093 9.3
Rất cần thiết 38 0.253 25.3
Hoàn toàn rất cần thiết 96 0.640 64
Tổng 150 1.000 100

120
Bảng 16: Bảng tần
số thể hiện 100 96 sự quan
tâm đến khám hậu
80
Covid-19
60
Tần số
38
40

45 20 14

0 2
0
Hoàn toàn Không cần Cần thiết Rất cần thiết Hoàn toàn rất
không cần thiết cần thiết
thiết
Nhận xét:

Việc khám hậu Covid-19 rất được quan tâm vì những hậu của Covid-19 để lại vẫn
có thể không lường trước được. Do đó việc đi khám hậu Covid-19 là rất cần thiết nhằm
bảo vệ sức khỏe trước những tác hại do hậu Covid-19 để lại. Cụ thể, trong 150 sinh viên
tham gia khảo sát, có 1.3% cho rằng việc khám hậu Covid-19 là không cần thiết,9.3% có
ý kiến trung lập cho rằng điều này là cần thiết. Bên cạnh đó, lại có nhóm đông cho rằng
việc khám là rất cần thiết và hoàn toàn rất cần thiết lần lượt là 25,3% và 64%. Con số trên
cho thấy được việc khám Covid-19 là quan trọng với sức khỏe mỗi người. Việc quan tâm
đến sức khỏe là điều nên làm sau khi bị Covid-19.

Câu 17: Những đối tượng nào có khả năng bị ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe do
Covid-19
Phần trăm
Đối tượng Tần số Tần suất Tần suất (%) trường hợp
(%)

Trẻ em 36 0.139 13.9 24

Người lớn tuổi 51 0.198 19.8 34

Người có bệnh nền 51 0.198 19.8 34


46
Thanh, thiếu niên 18 0.070 7 12

Tất cả mọi lứa tuổi 102 0.395 39.5 68

Tổng 258 1.000 100 172

Bảng 17: Bảng tần số về những đối tượng có khả năng bị ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ
do Covid-19

Tất cả mọi lứa tuổi 102

Thanh, thiếu niên 18

Người có bệnh nền 51


Tần số

Người lớn tuổi 51

Trẻ em 36

0 20 40 60 80 100 120

Hình 17: Biểu đồ thể hiện những đối tượng có khả năng bị ảnh hưởng nhiều
tới sức khỏe do Covid-19

Nhận xét:

Đối tượng được cho là có khả năng bị ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe do Covid-19 là
tất cả mọi lứa tuổi với 68%, vì Covid-19 không loại trừ một đối tượng nào.Do đó, ở mọi

47
lứa tuổi đều có khả năng bị ảnh hưởng sức khỏe là điều dễ hiểu. Người lớn tuổi và người
có bệnh nền đều được người tham gia khảo sát cho rằng họ sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe do
Covid-19 có đến 34%. Vì là người lớn tuổi và người có bệnh nền sức khỏe giảm sút, sức
đề kháng ngày càng yếu do bệnh tật và tuổi già. Nên hai nhóm này cũng nằm trong đối
tượng được nhiều người cho rằng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Bên cạnh đó, có 24% cho
rằng trẻ em cũng là đối tượng được cho là có khả năng bị ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe
sau Covid-19, và thanh thiếu niên là 18%. Trẻ em là đối tượng đáng quan tâm vì còn quá
nhỏ, chưa có nhận thức về sức khỏe, chưa thể tự bảo vệ sức khỏe một cách kỹ càng, hay
chưa có thể biết cách để tự tránh lây nhiễm Covid-19. Do đó, trẻ em cần có sự hướng dẫn
và phổ biến của gia đình và thầy cô luôn bên cạnh thì các em trẻ mới có thể biết thêm về
bảo vệ bản thân mình. Thanh, thiếu niên là đối tượng nằm ở mức tương đối vì đã có sự
hiểu biết, có thể tự nhận thức, bảo vệ chính mình trong sinh hoạt cũng như ăn uống. Nói
chung, tất cả mọi đối tượng đều có khả năng bị ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe sau Covid-
19 nếu như không quan tâm hơn tới sinh hoạt, ăn uống, lối sống.

Câu 18: Bạn thường xuyên tìm hiểu các thông tin về Covid-19 qua
Phần trăm
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất ( %)
trường hợp ( %)

Truyền hình, báo in, đài 97 0.156 15.6 64.7


phát thanh

Nói chuyện với gia đình 79 0.127 12.7 52.7


và bạn bè

Trang web hoặc trang tin 91 0.146 14.6 60.7


trực tuyến

Mạng xã hội ( Facebook, 110 0.177 17.7 73.3


Instagram, Tiktok,
Twitter, Youtube,.. )

48
Công cụ tìm kiếm 77 0.124 12.4 51.3
( Google)

Trang của Bộ Y tế 80 0.129 12.9 53.3

Trang của UNICEF 47 0.075 7.5 31.3

Trang của WHO 41 0.066 6.6 27.3

Tổng 622 1.000 100 414.6

Bảng 18: Bảng tần số về các nguồn thông tin thường xuyên sử dụng để tìm hiểu về
Covid-19

Tần số

Trang của WHO 41

Trang của UNICEF 47

Trang của Bộ Y tế 80

Công cụ tìm kiếm ( Google) 77

Mạng xã hội ( Facebook, Instagram, 110


Tiktok, Twitter, Youtube,.. )
Trang web hoặc trang tin trực tuyến 91

Nói chuyện với gia đình và bạn bè 79

Truyền hình, báo in, đài phát thanh 97

0 20 40 60 80 100 120

Hình 18: Biểu đồ về những nguồn thông tin mà người khảo sát thường xuyên tìm hiểu
thông tin về Covid-19

Nhận xét:

49
Để nhằm bảo vệ bản thân trước dịch Covid-19 thì tìm hiểu thông tin về dịch bệnh
cũng là điều rất quan trọng. Có 73.3% người tham gia khảo sát thường xuyên sử dụng để
tìm hiểu về Covid-19 chính là Mạng xã hội ( Facebook, Instagram, Tiktok, Twitter,
Youtube,.. ). Sự tiện lợi của mạng xã hội đã là phương tiện khá phổ biến để người dùng
tiếp cận thông tin nhanh nhất. Nhờ sự cập nhật liên tục nhanh chóng thì các trang mạng xã
hội là nơi có tần suất cao xuất hiện các thông tin mới nhất về Covid-19. Bên cạnh đó với
64.7% các bạn chọn truyền hình, báo in, đài phát thanh là nguồn thông tin thường xuyên
sử dụng để tiếp cận, tìm hiểu Covid-19. Cùng với đó là các trang web hoặc trang tin trực
tuyến với 60.7% học sinh, sinh viên lựa chọn là nơi để tìm hiểu về Covid-19. Ngoài ra,
nói chuyện với gia đình bạn bè có 52.7% ; tìm hiểu trên các Công cụ tìm kiếm (Google)
với 51.3% và trên trang của Bộ Y tế là 53.3% là các nguồn phương tiện quen thuộc, gần
gũi đối với đa số người dùng, đặc biệt là đối tượng trẻ. Trang của WHO ( Tổ chức Y tế
Thế giới ) có 27.3% người tham gia khảo sát xem là nguồn thông tin thường xuyên sử
dụng để tìm hiểu về Covid-19. Có thể thấy có rất đa dạng cách để tìm hiểu thông tin về
dịch bệnh Covid-19, cũng phần nào làm tăng nhận thức về dịch bệnh cũng như cách
phòng ngừa.

Câu 19: Mức độ tin tưởng về các nguồn kênh tài liệu, thông tin như thế nào ?
Mức độ Tần số Tần suất Tần suất ( %)

Hoàn toàn không tin tưởng 0 0 0

Không tin tưởng 4 0.027 2.7

Bình thường 26 0.173 17.3

Tin tưởng 55 0.367 36.7

Hoàn toàn tin tưởng 65 0.433 43.3

Tổng 150 1.000 100

50
Bảng 19: Bảng tần số mức độ tin tưởng về các nguồn kênh tài liệu, thông tin

70
65

60
55

50

40

30 26 Tần số

20

10
4
0
0
Hoàn toàn Không tin Bình thường Tin tưởng Hoàn toàn tin
không tin tưởng tưởng
tưởng

Hình 19: Biểu đồ về mức tin tưởng của các nguồn kênh tài
liệu, thông tin

Nhận xét:

Do có nhiều nguồn để tham khảo, tìm hiểu thông tin về dịch bệnh Covid-19. Sự
phổ biến của Internet, công nghệ đã đưa người dùng có nhiều sự lựa chọn các nguồn tin
cậy để nắm bắt thông tin cũng như thêm hiểu biết về Covid-19. Có đến 43.3% người tham
gia khảo sát hoàn toàn tin tưởng vào các nguồn tài liệu, thông tin mà họ lựa chọn để tìm
hiểu. Chỉ có 2.7% là không tin tưởng vào nguồn kênh thông tin mà họ sử dụng. Bên cạnh
đó, 17.3% các bạn trung lập- xem các nguồn kênh tài liệu, thông tin ở mức tương đối bình
thường không quá tin cũng không tin quá. Với 36.7% chọn tin tưởng và nguồn kênh tài
liệu, thông tin mà mình sử dụng thường xuyên. Do ngày càng có nhiều nguồn thông tin để
chúng ta theo dõi do đó việc lựa chọn một nguồn đáng tin là điều rất quan trọng. Vì thông
tin sai lệch sẽ gây hiểu nhầm, thậm chí là gây những hậu quả không ngờ tới.

51
Câu 20: Bạn nghĩ rằng việc phòng ngừa Covid-19 lây truyền trong cộng đồng là
quan trọng hay không
Mức độ Tần số Tần suất Tần suất ( %)

Hoàn toàn không quan trọng 1 0.007 0.7

Không quan trọng 0 0 0

Bình thường 5 0.033 3.3

Quan trọng 28 0.187 18.7

Hoàn toàn quan trọng 116 0.773 77.3

Tổng 150 1.000 100

Bảng 20: Bảng tần số mức độ quan trọng của việc phòng ngừa Covid-19 lây truyền trong
cộng đồng

140

120 116

100

80

60 Tần số

40
28

20
5
1 0
0
Hoàn toàn Không quan Bình thường Quan trọng Hoàn toàn
không quan trọng quan trọng
trọng

Hình 20: Biểu đồ về tầm quan trọng của việc phòng ngừa
Covid-19 lây truyền trong cộng đồng

Nhận xét:

52
Thời gian dịch bệnh ngày càng cao điểm, thì việc giảm lây truyền Covid-19 trong
cộng đồng rất được đánh giá cao. Các biện pháp cách ly ở bệnh viện, cách ly những người
mới từ nước ngoài, người có dấu hiệu với người bị Covid-19 và người tiếp xúc với Covid-
19 luôn được thực hiện một cách kỹ càng. Có đến 77.3% cho rằng việc phòng ngừa lây
lan Covid-19 trong cộng đồng là hoàn toàn quan trọng. Vì Covid-19 có khả năng lây
truyền trong cộng đồng và sự phát triển của Virus là không ngừng trước sư lây lan mạnh
mẽ. Do đó, việc lây truyền trong cộng đồng liên tục được đề cập. Trong tình hình dịch
bệnh Covid-19 không ngừng diễn biến nặng nề ở nhiều nước thì việc phòng ngừa Covid-
19 phát tán trong cộng đồng là điều được đề cao. Với 18.7% người tham gia khảo sát cho
rằng việc này là quan trọng. Vì việc phòng ngừa Covid-19 lây truyền có thể giúp phần
nào giảm tải áp lực lên các tuyến đầu ( bệnh viện, quân đội, ...) có thể phần nào nhằm
kiểm soát dịch bệnh. Có 3.3% cho rằng việc phòng ngừa là bình thường và chỉ 0.7% cho
rằng điều này hoàn toàn không quan trọng.

Câu 21: Cách khắc phục triệu chứng hậu Covid-19 mà bạn thấy hiệu quả

Tần Tần suất Phần trăm


Lựa chọn Tần số
suất ( %) trường hợp (%)

Tập thở 79 0.136 13.6 52.7

Đi bộ 83 0.143 14.3 55.3

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng 135 0.232 23.2 90

Khám bệnh hậu Covid 103 0.177 17.7 68.7

Uống thực phẩm chức năng bổ sung 98 0.168 16.8 65.3

Vệ sinh sạch sẽ cá nhân và nơi ở 84 0.144 14.4 56

Tổng 582 1 100 388

53
Bảng 21: Bảng tần số về cách khắc phục triệu chứng hậu Covid-19 mà người khảo sát
thấy hiệu quả

Vệ sinh sạch sẽ cá nhân và nơi ở 84

Uống thực phẩm chức năng bổ


98
sung

Khám bệnh hậu Covid-19 103

Tần số
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng 135

Đi bộ 83

Tập thở 79

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Hình 21: Biểu đồ về cách khắc phục triệu chứng hậu


Covid-19 mà bạn thấy hiệu quả

Câu 22:  Với bạn việc tăng cường vệ sinh, đeo khẩu trang, sát khuẩn thường
xuyên có làm ngăn ngừa biến chứng hậu Covid-19 không?
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất (%)

Hoàn toàn không cần thiết 2 0.013 1.3

Không cần thiết 4 0.027 2.7

Bình thường 11 0.073 7.3

Cần thiết 35 0.233 23.3

Hoàn toàn rất cần thiết 98 0.653 65.3

Tổng 150 1.000 100

Bảng 22: Bảng tần số về sự cần thiết đối với việc tăng cường vệ sinh, đeo khẩu trang, sát
khuẩn thường xuyên làm ngăn ngừa biến chứng hậu Covid-19

54
120

100 98

80

60
Tần số

40 35

20
11
2 4
0
Hoàn toàn Không cần thiết Bình thường Cần thiết Hoàn toàn rất
không cần thiết cần thiết

Hình 22: Biểu đồ về sự cần thiết của việc ngăn ngừa biến chứng hậu Covid-19 qua
việc tăng tăng cường vệ sinh, đeo khẩu trang, sát khuẩn thường xuyên

Nhận xét:

Biến chứng hậu Covid-19 là điều mà không mong muốn của đại đa số người khi bị
Covid-19. 65.3% cho rằng việc tăng cường vệ sinh, đeo khẩu trang, sát khuẩn thường
xuyên sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng hậu Covid-19. Bảo vệ sức khỏe bản thân là cách để
ngăn ngừa những biến chứng khó lường của hậu Covid-19 để lại. Với 23.3% cho rằng
điều này là cần thiết và 7.3% cho rằng việc làm trên ở mức bình thường, có cần thiết
nhưng không cần thiết quá. Bên cạnh đó, lại có 2.7% và 1.3% các bạn trẻ cho rằng việc
tăng cường vệ sinh, đeo khẩu trang, sát khuẩn thường xuyên là không cần thiết và hoàn
toàn không cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng hậu Covid-19.

Câu 23: Đối với bạn có cần thiết điều trị dự phòng bằng cách đăng ký tiêm
kháng thể hay không?
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất ( %)

55
Hoàn toàn không cần thiết 1 0.007 0.7

Không cần thiết 6 0.04 4

Bình thường 25 0.167 16.7

Cần thiết 37 0.247 24.7

Hoàn toàn cần thiết 81 0.54 54

Tổng 150 1 100

Bảng 23: Bảng tần số sự cần thiết về việc điều trị dự phòng bằng cách đăng ký tiêm
kháng thể

90
81
80

70

60

50

40 37 Tần số

30 25
20

10 6
1
0
Hoàn toàn Không cần thiết Bình thường Cần thiết Hoàn toàn cần
không cần thiết thiết

Hình 23: Biểu đồ về sự cần thiết điều trị dự phòng bằng cách đăng kí tiêm kháng thể
Nhận xét:

Có đến 54% cho rằng việc đăng ký tiêm kháng thể để điều trị dự phòng là hoàn toàn
cần thiết. Vì khi được tiêm kháng thể thì giúp cho cơ thể có những thích ứng với Covid-
19, sẽ phần nào giảm được những cái tác hại đồng thời có thể mong muốn giảm khả năng
bị lây nhiễm Covid-19. Với 24.7% các bạn cho rằng điều này là cần thiết và 16.7% cảm

56
thấy bình thường. Việc tiêm kháng thể vẫn chưa phải là giải pháp chắc chắn cho Covid-19
vì virus luôn phát triển tạo các biến thể mới liên tục. Ngoài ra, Có 4% cảm thấy việc đăng
ký tiêm kháng thể để điều trị dự phòng là không cần thiết cùng với đó là 0.7% cho rằng
hoàn toàn không cần thiết. Vì hiện nay việc tiêm Covid-19 chưa là phương pháp tối ưu.
Do đó, điều này sẽ là vấn đề cân nhắc. Tiêm kháng thể không là điều bắt buộc nhưng Nhà
nước ta khuyến khích việc tiêm kháng thể. Có thể thấy, tiêm Covid-19 là miễn phí và luôn
được địa phương sinh sống tổ chức các tiêm mũi 2,3; tiêm tăng cường để phần nào tạo
kháng thể, nhằm giảm sự hoang mang, lo lắng về dịch bệnh. Không thể phủ nhận rằng khi
có tiêm kháng thể Covid-19 thì đa phần chúng ta có tâm lý yên tâm hơn, đỡ lo lắng, sợ
hãi, và điều đáng nói là giúp cuộc sống quay trở lại bình thường.

PHẦN E: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


Có thể thấy nhận thức của giới trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh về mức độ nguy hiểm
của sự lây nhiễm virus cũng như ảnh hưởng của hậu Covid- 19 đến sức khoẻ là khá cao,
cũng vì như vậy tình hình lây lan của Covid- 19 đã giảm đáng kể trong khoảng thời gian
gần đây. Tuy nhiên, ta vẫn không thể phủ nhận việc ở đâu đó vẫn còn những mầm bệnh
vẫn còn len lỏi trong cuộc sống hằng ngày của mọi người và có thể gây nguy hiểm đến
sức khoẻ của chúng ta. Cũng chính vì vậy, nhóm của chúng tôi xin đề xuất một vài giải
pháp trong việc ngăn cản virus lây lan cho mọi người hay cũng chính bảo vệ bản thân
57
khỏi virus và cách khắc phục các triệu chứng gây tổn hại đến sức khoẻ trong thời kì hậu
Covid- 19.

Cách ngăn cản việc lây lan cho người khác cũng như bảo vệ bản thân khỏi các
mầm bệnh virus Covid- 19:
Nhiều bằng chứng hiện nay đã cho ta thấy virus gây bệnh Covid- 19 lây nhiễm từ
người sang người phổ biến nhất qua đường tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp hay tiếp xúc gần
với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi (qua giọt bắn nhiễm bệnh). Cũng
chính vì vậy để tránh tiếp xúc với các mầm bệnh này ta cần phải:

- Giữ khoảng cách và cách xa với những người xung quanh ít nhất 1 mét.
- Thường xuyên rửa tay cũng như che miệng bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho
và hắt hơi.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài hay không thể giữ khoảng cách tiếp xúc tối thiểu.
- Thường xuyên rửa tay và sát khuẩn các đồ vật khi về nhà để giữ an toàn cho bản
thân vầ gia đình khỏi các mầm bệnh trên người.
- Hạn chế tiếp xúc với người lây nhiễm.
Ngoài ra cần phải tìm hiểu thêm thông tin để hiểu rõ hơn về cơ chế lây truyền của
Covid- 19. Trong lúc thông tin ngày càng sẵn có và cập nhật hàng ngày, vẫn còn nhiều
câu hỏi về cơ chế lây truyền của bệnh. Nhiều nhóm và mạng lưới nghiên cứu trên toàn thế
giới đang triển khai để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi này như WHO và các đối tác của
WHO.

Cách khắc phục sức khoẻ của người bệnh “hậu Covid- 19”:
Mặc dù hầu hết những người mắc Covid- 19 trở nên khỏe hơn chỉ trong vòng vài
tuần kể từ khi nhiễm bệnh, tuy vậy, có một số người lại gặp phải các tình trạng hậu
Covid- 19 . Tác hại sau khi mắc Covid- 19 là một loạt các vấn đề về sức khỏe mới, đang
tái phát hoặc đang diễn ra mà  người bệnh có thể gặp phải trong khoảng bốn tuần trở
lên sau lần đầu tiên bị lây nhiễm SARS-CoV-2 gây ra bệnh Covid- 19 . 

58
Thậm chí những người bị nhiễm SARS-CoV-2 không có các triệu chứng của bệnh
Covid- 19 trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi bị lây nhiễm có thể xuất hiện các
bệnh sau khi mắc Covid- 19.

Các bệnh sau khi mắc Covid- 19 có thể được biết đến như: Di chứng Covid, hội
chứng Covid kéo dài, Covid- 19 hậu cấp…

Đó là các triệu chứng khác nhau như có thể còn sốt nhẹ, khó thở nhẹ hoặc hụt hơi,
mệt mỏi hay chóng mặt, ho, đau đầu, tức ngực, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, có
thể đau cơ, khớp. Hoặc có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng,
chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác. 

Vậy cần chăm sóc sức khoẻ hậu covid- 19 bằng một số biện pháp sau đây:

Duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, nên ngủ nhiều vào ban đêm và hạn chế
ngủ vào ban ngày kết hợp thực hiện các công việc phục hồi sức khoẻ hằng ngày
như vận động nhẹ (đi bộ chậm, đạp xe chậm, tập thể dục nhẹ…).
Chú ý tập thở: hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng…
Bên cạnh đó, cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút mỗi ngày để điều
hoà nhịp sinh học của cơ thể.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: bổ sung vitamin C, ăn nhiều rau, uống đủ
nước, ăn trái cây và uống thêm sữa. Hạn chế ăn các loại bánh kẹo, nước giải khát
có lượng đường cao cũng như các đồ ăn nhiều dầu mỡ.

PHỤ LỤC

A. Phụ lục: Bảng câu hỏi khảo sát:

1. Giới tính của bạn là gì?


- Nam ( 74 người – 49,3%)
- Nữ ( 76 người – 50,7%)

59
2. Bạn bao nhiêu tuổi?
- 17 tuổi ( 7 người – 4,7%)
- 18 tuổi ( 19 người – 12,7%)
- 19 tuổi ( 86 người – 57,3 %)
- 20 tuổi ( 22 người – 14,7%)
- 21 tuổi ( 5 người – 3,3%)
- 22 tuổi ( 3 người – 2%)
- 24 tuổi ( 2 người – 1,3%)
- 25 tuổi ( 3 người – 2 %)
- Khác ( 3 người – 2%)

3. Hiện tại bạn là:


- Học sinh ( 7 người – 4,7%)
- Sinh viên ( 133 người – 88,6%)
- Đi làm ( 10 người – 6,7%)

4. Bạn đã từng bị Covid- 19 chưa?


- Có ( 120 người – 80%)
- Chưa ( 30 người – 20%)

5. Bạn bị F0 mấy lần? (Ví dụ: 2)


- Chưa bị lần nào ( 28 người – 18,7%)
- 1 lần ( 90 người – 60%)
- 2 lần ( 28 người – 18,7%)
- 3 lần ( 1 người – 0,7%)
- 4 lần ( 3 người – 2%)

6. Bạn tiếp xú trực tiếp với F0 mấy lần rồi? (Ví dụ: 2)
- 0 lần ( 8 người – 5,3%)

60
- 1 lần ( 28 người – 18,7%)
- 2 lần ( 43 người – 28,7%)
- 3 lần ( 22 người – 14,7 %)
- 4 lần ( 13 người – 8,7%)
- Trên 5 lần – có đếm được ( 13 người – 8,7%)
- Không nhớ rõ – không đếm được ( 23 người – 15,3%)

7. Bạn đã tiêm mấy mũi vắc-xin Covid- 19? (Ví du: 2)


- 1 mũi ( 3 người – 2%)
- 2 mũi ( 28 người – 18%)
- 3 mũi ( 79 người 52,7%)
- 4 mũi ( 37 người – 24,7%)
- 5 mũi ( 3 người – 2%)

8. Với bạn Covid- 19 nguy hiểm như thế nào? ( Mức độ từ ít nguy hiểm đến
rất nguy hiểm: từ 1 đến 3)
- Mức 1 (2 bình chọn – 1,3%)
- Mức 2 (35 bình chọn – 23,3%)
- Mức 3 ( 113 bình chọn – 75,3%)

9. Covid- 19 lây truyền như thế nào? (chọn 1 hoặc nhiều câu trả lời)
- Qua đường máu (36 bình chọn – 24%)
- Qua những giọt bắn ra từ những người bị bệnh (122 bình chọn – 81,3%)
- Qua không khí (115 bình chọn – 76,7%)
- Do đụng chạm vào nhưng vật mang mầm bệnh (100 bình chọn - 66,7%)
- Do tiếp xúc trực tiếp với người/ động vật bị bệnh (105 bình chọn – 70%)
- Do muỗi đốt (39 bình chọn – 26%)
- Do uống nước bẩn (33 bình chọn – 22,%)

61
10. Phương pháp phổ biến để bạn bảo vệ bản thân và gia đình trước Covid-
19 như thế nào? (chọn 1 hoạc nhiều câu trả lời)
- Đeo khẩu trang thường xuyên khi giao tiếp, tiếp xúc (127 bình chọn – 84,7 %)
- Rửa tay thường xuyên với dung dịch rửa tay chứa 70% cồn hoặc bằng xà phòng
và nước trong vòng 20 giây (141 bình chọn – 94% )
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi (113 bình chọn – 75,3%)
- Tránh tiếp xúc gần với người bị sốt và ho (108 bình chọn – 72%)
- Tránh chạm vào mắt, mũi , miệng (105 bình chọn – 70%)
- Hạn chế tiếp xúc với động vật sống và các bề mặt có tiếp xúc với động vật khi
chưa có biện pháp bảo vệ (82 bình chọn – 54,7%)
- Ở trong nhà (71 bình chọn – 47,3%)
- Tuân thủ các khuyến của của nhà nước để phòng ngừa sự lây lan của dịch
Covid-19 (102 bình chọn – 68%)
- Thực hành vệ sinh hô hấp thường xuyên (75 bình chọn – 50%)

11.Tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin Covid- 19 đối với bạn? (mức độ từ
không cần thiết đến rất quạn trọng: từ 1 đến 4)
- Mức 1 (0 bình chọn – 0%)
- Mức 2 ( 5 bình chọn – 2,2%)
- Mức 3 (34 bình chọn – 22,7%)
- Mức 4 (111 bình chọn – 74%)

12.Bạn có từng tìm hiểu về hậu quả của Covid- 19 đối với sức khoẻ chưa?
- Đã từng (131 bình chọn – 87,3%)
- Chưa từng (19 bình chọn – 12,7%)

13. Các triệu chứng chính của Covid- 19 bạn từng mắc phải là gì? (Chọn 1
hoặc nhiều câu trả lời)
- Sốt ( 100 bình chọn – 66,7%)
62
- Ho (113 bình chọn – 75,3%)
- Khó thở (85 bình chọn – 56,7%)
- Đau họng (102 bình chọn – 68%)
- Đau cơ (59 bình chọn – 39,3%)
- Đau đầu ( 80 bình chọn – 53,3%)
- Mất vị giác (81 bình chọn – 54%)
- Không có triệu chứng gì (27 bình chọn – 18%)
- Không bị covid ( 7 bình chọn – 4,7%)

14. Covid- 19 có thể gây ra nhiều lo lắng và sợ hãi. Mức độ lo lắng của bạn
về hậu quả của dịch Covid-19 là:
Đơn vị: %
Không lo Lo lắng Lo Lo lắng Lo lắng
lắng ít lắng nhiều rất nhiều
Mất người thân 0 1,3 12,0 20,0 66,7
Hệ thống y tế quá tải 2,0 12,0 21,3 30,7 34,0
Trường học bị đóng cửa 10,0 12,0 18,7 39,3 20,0
Sức khoẻ giảm sút do 2,0 2,0 18,7 21,3 56,0
hậu Covid
Mất việc 2,6 4,0 26,7 44,0 22,7
Xã hội hỗn loạn 4,7 3,3 24,7 33,3 34,0

15.Di chững phổ biến của hậu Covid- 19 mà bạn biết/ từng trải là gì?
- Mệt mỏi, yếu sức (76 bình chọn – 50,7%)
- Khó thở (nhất là khi gắng sức) (77 bình chọn – 51,3%)
- Ho kéo dài (73 bình chọn – 48,7%)
- Đau ngực, khó chịu vùng ngực (57 bình chọn – 38%)

63
- Hay quên, đãng trí (105 bình chọn – 70%)
- Biếng ăn (46 bình chọn – 30,7%)
- Rối loạn các cơ quan chức năng (tim, tiêu hoá, bao tử) (64 bình chọn – 42,7%)
- Rụng tóc (79 bình chọn – 52,7%)
- Mất ngủ (52 bình chọn – 34,7%)

16.Bạn nghĩ như thế nào về việc cần quan tâm đến khám hậu Covid- 19?
(Mức độ quan tâm từ hoàn toàn không cần thiết đến hoàn toàn cần thiết:
từ 1-5)
- Mức 1 (0 bình chọn – 0%)
- Mức 2 (2 bình chọn – 1,3%)
- Mức 3 (14 bình chọn – 9,3%)
- Mức 4 (38 bình chọn – 25,3%)
- Mức 5 (96 bình chọn – 64%)

17. Những đối tượng nào có khả năng bị ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ do
Covid- 19?
- Trẻ em (36 bình chọn – 24%)
- Người lớn tuổi (51 bình chọn – 34%)
- Người có bệnh nền (51 bình chọn – 34%)
- Thanh, thiếu niên (18 bình chọn – 12%)
- Tất cả mọi lứa tuổi (102 bình chọn – 68%)

18. Bạn thường xuyên tìm hiểu các thông tin về Covid- 19 qua đâu?
- Truyền hình,báo in, đài phát thanh (97 bình chọn – 64,7%)

- Nói chuyện với gia đình và bạn bè (79 bình chọn – 52,7%)

- Trang web hoặc trang tin trực tuyến (91 bình chọn – 60,7%)

64
- Mạng xã hội (như Facebook, Twitter, YouTube, WhatsApp, Line) (110 bình
chọn – 77,3%)

- Công cụ tìm kiếm (Google) (77 bình chọn – 51,3%)

- Trang của Bộ Y tế ( 80 bình chọn – 53,3%)

- Trang của UNICEF (47 bình chọn – 31,3%)

- Trang của WHO (41 bình chọn – 27,3%)

19. Mức độ tin tưởng về các nguồn tài liệu, thông tin như thế nào? (Mức độ
từ hoàn toàn không tin tưởng đế hoàn toàn tin tưởng: từ 1 đến 5)
- Mức 1 (0 bình chọn – 0%)

- Mức 2 (4 bình chọn – 2,7%)

- Mức 3 (26 bình chọn – 17,3%)

- Mức 4 (55 bình chọn – 36,7%)

- Mức 5 (65 bình chọn – 43,3%)

20. Bank nghĩ rằng việc phòng ngừ Covid- 19 lây truyền trong cộng đồng là
quan trọng hay không quan trọng? (Mức độ từ rất không quan trọng đến rất
quan trọng: từ 1 đến 5)
- Mức 1 (1 bình chọn – 0,7%)

- Mức 2 (0 bình chọn – 0%)

- Mức 3 (5 bình chọn – 3,3%)

- Mức 4 (28 bình chọn – 18,7%)

- Mức 5 (116 bình chọn – 77,3%)

65
21. Cách khắc phục triệu chứng hâụ Covid- 19 mà bạn thấy hiệu quả
- Tập thở (79 bình chọn – 52,7%)

- Đi bộ (83 bình chọn – 55,3%)

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (135 bình chọn – 90%)

- Khám bệnh hậu Covid- 19 (103 bình chọn – 68,7%)

- Uống thực phẩm chức năng bổ sung (98 bình chọn – 65,3%)

- Vệ sinh sạch sẽ cá nhân và nơi ở (84 bình chọn – 56%)

22. Với bạn tăng cường vệ sinh, đeo khẩu trang, sát khuẩn thường xuyên có
làm ngăn ngừa biến chứng hậu Covid- 19 hay không? (Mức độ từ hoàn toàn
không cần thiết đến hoàn toàn cần thiết: từ 1 đến 5)
- Mức 1 (2 bình chọn – 1,3%)

- Mức 2 (4 bình chọn – 2,7%)

- Mức 3 (11 bình chọn – 7,3%)

- Mức 4 (35 bình chọn – 23,3%)

- Mức 5 (98 bình chọn – 65,3%)

23. Đối với bạn có cần thiết điều trị dự phòng bằng cách đăng ký tiêm kháng
thể hay không? (Mức độ từ hoàn toàn không cần thiết đến hoàn toàn cần
thiết: từ 1 đến 5)?
- Mức 1 (1 bình chọn – 0,7%)

- Mức 2 (6 bình chọn – 4%)

- Mức 3 (25 bình chọn – 16,7%)

- Mức 4 (37 bình chọn – 24,7%)

66
- Mức 5 (81 bình chọn – 54%)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


- https://www.who.int/vietnam/vi/news/detail/14-07-2020-q-a-how-is-covid-19-
transmitted?fbclid=IwAR1-zBHo78R09he-
kAHnKDUwROLSxWh59_GQ4IWp0IUgL-L-rTFW80-gEM4
- http://soytetuyenquang.gov.vn/tin-tuc-su-kien/truyen-thong-gdsk/cach-cham-
soc-hau-covid-19-de-hoi-phuc-suc-khoe-cho-nguoi-be.html

THÔNG TIN NGƯỜI LÀM KHẢO SÁT

STT EMAIL
1 mandatnguyen1207@gmail.com
2 baobui.31211020875@st.ueh.edu.vn
3 toanbui.31211027137@st.ueh.edu.vn
4 binhpt0812@gmail.com
5 nghiadh.t1.1821@gmail.com
6 haduytananluong@gmail.com
7 amazament205@gmail.com
8 Lehuukhieu@gmail.com
9 hoanglinh111223@gmail.com
10 minhnhatmn16@gmail.com
11 bqbfromibc@gmail.com
12 gialamha311@gmail.com
13 anyduoc2015@gmail.com
14 quanghieu21dclc4@gmail.com
15 nglam0102@gmail.com
16 phamthanhvynd@gmail.com
17 hocongphihoang@gmail.com

67
18 dangkhoi20040607@gmail.com
19 Ngoxuantoan1106@gmail.com
20 binhpham.31211022430@st.ueh.edu.vn
21 dongquanb12@gmail.com
22 giahuy2k05@gmail.com
23 khanhnhan.31211026338@st.ueh.edu.vn
24 dinhphuonglan040503@gmail.com
25 khanh.nhan.10.3.bcis@gmail.com
26 rimurutempest2397@gmail.com
27 thanhle.31211023856@st.ueh.edu.vn
28 vyvan.31211024449@st.ueh.edu.vn
29 bqbformibc@gmail,com
30 thuanpham.31211023857@st.ueh.edu.vn
31 chi.kym181@gmail.com
32 tanduy1787@gmail.com
33 phngthienminh1@gmail.com
34 luciferjslv@gmail.com
35 haohuynh.31211021130@st.ueh.edu.vn
36 edric.wu1406@gmail.com
37 Huynhtanphat8@gmail
38 1201070016.dnu@gmail.com
39 phanminhnhut1905@gmail.com
40 nguyenhuuhoang15062003@gmail.com
41 vanminhnguyet0612@gmail.com
42 nguyenkyphong201@gmail.com
43 nguyenvanthang.media@gmail.com
44 huyennguyen.140603@gmail.com
45 pdtuejs292003@gmail.com
46 nguyentutrunghieu2003@gmail.com
47 longnguyen.31211027744@st.ueh.edu.vn
48 kakalove3123@gmail.com
49 thanhsangpham111@gmail.com

68
50 Sangthanhphams12@gmail.com
51 vynguyen.31211023581@st.ueh.edu.vn
52 quan.tranle07@hcmut.edu.vn
53 huy88660022@gmail.com
54 03a22daiduc@gmail.com
55 mocpham312@gmail.com
56 anhle.31211020167@st.ueh.edu.vn
57 anhnguyen.31211020867@st.ueh.edu.vn
58 anhnguyen.31211022429@st.ueh.edu.vn
59 anhvu.31211026741@st.ueh.edu.vn
60 baobui.31211020875@st.ueh.edu.vn
61 binhtran.31211023494@st.ueh.edu.vn
62 dungnguyen.31211024484@st.ueh.edu.vn
63 dungnguyen.31211024325@st.ueh.edu.vn
64 dathoang.31211025211@st.ueh.edu.vn
65 havo.31211027110@st.ueh.edu.vn
66 huynguyen.31211024515@st.ueh.edu.vn
67 huyennguyen.31211026539@st.ueh.edu.vn
68 huyennguyen.31211024487@st.ueh.edu.vn
69 huyentran.31211023546@st.ueh.edu.vn
70 khanhnhan.31211026338@st.ueh.edu.vn
71 lamha.31211026838@st.ueh.edu.vn
72 hoanglinh11122003@gmail.com
73 mthlong1811@gmail.com
74 nganpham.31211026542@gmail.com
75 trthaongan01@gmail.com
76 nguyenchau.31211021352@st.ueh.edu.vn
77 nguyennguyen.31211020572@st.ueh.edu.vn
78 nhiho.31211025251@st.ueh.edu.vn
79 vohuynhnhi2003@gmail.com
80 nhungdao.31211020975@st.ueh.edu.vn
81 phanquynhnhu6613@gmail.com

69
82 phucnguyen.31211021162@st.ueh.edu.vn
83 phuongle.31211025559@st.ueh.edu.vn
84 tamdao.31211020992@st.ueh.edu.vn
85 tanbui.31211023427@st.ueh.edu,vn
86 thaongo.31211023365@st.ueh.edu.vn
87 thaongo.31211025222@st.ueh.edu.vn
88 thaonguyen.31211023742@st.ueh.edu.vn
89 thinhle.31211022476@st.ueh.edu.vn
90 minhthy2147@gmail.com
91 pettin08022003@gmail.com
92 trangdang.31211023745@st.ueh.edu.vn
93 nguyenkhanhtram7650@gmail.com
94 huyentran01237@gmail.com
95 trannguyen.31211021019@st.ueh.edu.vn
96 tranma.31211026792@st.ueh.edu.vn
97 trucnguyen.31211026670@st.ueh.edu.vn
98 nhatue0602@gmail.com
99 cattuongh20@gmail.com
100 uyennguyen.31211025991@st.ueh.edu.vn
101 truonguyen247@gmail.com
102 vanvo.31211021037@st.ueh.edu.vn
103 truongkhavy.ami@gmail.com
104 vyvan.31211024449@st.ueh.edu.vn
105 bacnguyen.31211020993@st.ueh.edu.vn
106 chautran.31211020883@st.ueh.edu.vn
107 chautruong.31211025799@st.ueh.edu.vn
108 chauvuong.31211026800@st.ueh.edu.vn
109 chitran.31211022924@st.ueh.edu.vn
110 diemnguyen.31211020888@st.ueh.edu.vn
111 dungdoan.31211023331@st.ueh.edu.vn
112 duongnguyen.31211025029@st.ueh.edu.vn
113 dannguyen.31211024894@st.ueh.edu.vn

70
114 dattran.31211026844@st.ueh.edu.vn
115 dangvu.31211023497@st.ueh.edu.vn
116 giangdo.31211021016@st.ueh.edu.vn
117 huydiep.31211023299@st.ueh.edu.vn
118 hale.31211020900@st.ueh.edu.vn
119 haphan.31211023103@st.ueh.edu.vn
120 hantran.31211023011@st.ueh.edu.vn
121 hieutran.31211020911@st.ueh.edu.vn
122 huongnguyen.31211022640@st.ueh.edu.vn
123 khuele.31211023906@st.ueh.edu.vn
124 linhnguyen.31211025971@st.ueh.edu.vn
125 linhnguyen.31211023882@st.ueh.edu.vn
126 linhpham.31211021488@st.ueh.edu.vn
127 linhtran.31211026340@st.ueh.edu.vn
128 lynguyen.31211022433@st.ueh.edu.vn
129 minhho.31211020949@st.ueh.edu.vn
130 Ngocluong.31211026173@st.ueh.edu.vn
131 ngocnguyen.31211023858@st.ueh.edu.vn
132 ngoctran.31211022470@st.ueh.edu.vn
133 phunguyen.31211024194@st.ueh.edu.vn
134 phuongle.31211022473@st.ueh.edu.vn
135 phuongnguyen.31211025050@st.ueh.edu.vn
136 quangnguyen.31211022689@st.ueh.edu.vn
137 quanhoang.31211024498@st.ueh.edu.vn
138 sonhuynh.31211020991@st.ueh.edu.vn
139 tanle.31211026008@st.ueh.edu.vn
140 thaopham.31211025017@st.ueh.edu.vn
141 thaotran.31211024338@st.ueh.edu.vn
142 thutran.31211026205@st.ueh.edu.vn
143 thuyto.31211024059@st.ueh.edu.vn
144 trangpham.31211025603@st.ueh.edu.vn
145 trieunguyen.31211021023@st.ueh.edu.vn

71
146 tiennguyen.31211024181@st.ueh.edu.vn
147 trinhmai.31211023512@st.ueh.edu.vn
148 vannguyen.31211026672@st.ueh.edu.vn
149 vikim.31211026738@st.ueh.edu.vn
150 vuleng.31211021038@st.ueh.edu.vn

72

You might also like