You are on page 1of 44

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÁO CÁO DỰ ÁN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG


Đề tài: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG
TRONG VIỆC LỰA CHỌN CỬA HÀNG TIỆN LỢI
PT còn sai sót nhiều, tuy nhiên có phần ưu điểm là vẽ
được biểu đồ Radar

Giảng viên: Chu Nguyễn Mộng Ngọc

TP Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 11 năm 2022


TÓM TẮT

“Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh” là một trong những môn học quan trọng
cung cấp cho sinh viên, người học một giới thiệu về thống kê và nhiều ứng dụng của thống kê
trong đời sống. Ứng dụng của phân tích dữ liệu và phương pháp thống kê là một phần không
thể thiếu của việc tổ chức và trình bày các tài liệu văn bản, và các kết quả thống kê cung cấp
những hiểu biết để ra quyết định và tìm giải pháp cho vấn đề.

Hiện nay, sự xuất hiện và lớn mạnh của các CHTL đã đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách
hàng khi mua sản phẩm. Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đã giảm tỷ lệ mua hàng ở các chợ
truyền thống. Thay vào đó, họ thường xuyên đến các siêu thị mini, các cửa hàng bán các sản
phẩm chăm sóc cá nhân, CHTL. Để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của đối
tượng khách hàng tiềm năng là sinh viên trong việc lựa chọn cửa hàng tiện lợi, chúng em đã
thực hiện một khảo sát trực tuyến với 160 sinh viên trên phạm vi một số trường đại học ở TP.
Hồ Chí Minh để xây dựng một đề tài nghiên cứu về mức độ hài lòng của sinh viên xoay quanh
các yếu tố tiêu biểu: Hàng hóa - Giá cả - Dịch vụ - Nhân viên - Cơ sở vật chất. Thông qua các
công cụ thống kê mô tả, nghiên cứu sẽ đánh giá, rút ra kết luận và đưa ra những giải pháp đề
xuất để các cửa hàng tiện lợi cải thiện và phát huy.

1
MỤC LỤC
TÓM TẮT...................................................................................................................... 1
MỤC LỤC...................................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...............................................................................4
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:.................................................................................................4
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:........................................................................................4
III. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU:..........................................................................................5
IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT:.................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN - KHOA HỌC........................................................5
I. CÁC KHÁI NIỆM:.........................................................................................................5
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:....................................................................................................6
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................8
I. MỤC TIÊU DỮ LIỆU THU THẬP:...............................................................................8
II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU:.....................................................................8
III. BẢNG CÂU HỎI THU THẬP:...................................................................................9
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................9
I. PHÂN TÍCH MÔ TẢ:....................................................................................................9
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN...................................................................36
I. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................................................36
II. KẾT LUẬN................................................................................................................. 37
III. HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU.......................................................................37
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................40
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 41

2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng tần số, tần suất thể hiện độ tuổi của ĐTKS
Bảng 2: Bảng tần số, tần suất thể hiện giới tính của ĐTKS
Bảng 3: Bảng tần số, tần suất nơi ở hiện tại của ĐTKS
Bảng 4: Bảng tần số, tần suất nguồn thu nhập hiện tại của ĐTKS
Bảng 5: Bảng tần số, tần suất thể hiện mức thu nhập trong một tháng của ĐTKS
Bảng 6: Bảng tần số, tần suất thể hiện lựa chọn đã từng mua sắm ở CHTL
Bảng 7.1: Bảng tần số, tần suất số lần SV đến CHTL trong một tuần
Bảng 7.2: Bảng tóm tắt dữ liệu với bộ tóm tắt 5 số
Bảng 8: Bảng tần số, tần suất khoảng thời gian SV thường đến mua sắm ở CHTL
Bảng 9: Bảng tần số, tần suất nhu cầu đến CHTL của SV
Bảng 10: Bảng tần số, tần suất các sản phẩm thường mua trong CHTL của SV
Bảng 11.1: Bảng tần số số tiền sẵn lòng chi tiêu cho một lần mua sắm tại CHTL của SV
Bảng 11.2: Bảng chéo đánh giá mức thu nhập trung bình trong 1 tháng và số tiền sẵn lòng chi
tiêu cho 1 lần mua sắm ở CHTL của SV
Bảng 12: Bảng tần số thể hiện lựa chọn CHTL thường xuyên đến nhất của sinh viên
Bảng 13.1: Bảng tần số mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn Circle K
Bảng 13.2: Bảng tần số mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn Family Mart
Bảng 13.3: Bảng tần số mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn GS25
Bảng 13.4: Bảng tần số mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn Ministop
Bảng 14: Bảng tần số, tần suất thể hiện mức độ hài lòng chung của đối tượng khảo sát
Bảng 15: Bảng tần số, tần suất thể hiện mức độ sẽ tiếp tục đến CHTL trong tương lai của SV
Bảng 16: Bảng tần số, tần suất thể hiện mức độ sẽ giới thiệu CHTL đến mọi người của SV

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT CHÚ THÍCH
1 ĐTKS Đối tượng khảo sát
2 CHTL Cửa hàng tiện lợi
3 SV Sinh viên

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tính đến năm 2021, Việt Nam có hơn 3.000 CHTL và kênh bán lẻ này sẽ còn tăng trưởng
mạnh. Theo nghiên cứu của Hãng tư vấn A.T.Kearney (Mỹ), Việt Nam đứng thứ 6 toàn cầu về
chỉ số phát triển thị trường bán lẻ, trong đó, CHTL và siêu thị mini đang rất "nóng". Cụ thể, các
chuỗi như Circle K, FamilyMart, MiniStop, GS25... đã tăng gấp 4 lần (tính đến năm 2021) về
điểm bán.

Với tình hình cạnh tranh gay gắt, các thương hiệu cần tìm hướng đi riêng để tạo chỗ đứng khác
biệt trong lòng khách hàng, đồng thời vẫn đảm bảo sự hài lòng. CHTL với nhiều ưu điểm của
mình đang dần chiếm ưu thế tại thị trường Việt Nam. Family Mart, GS25, Ministop và Circle K
có xu hướng phát triển thành mô hình "lai" trong việc cung ứng đa dạng mặt hàng bách hóa và
quán cà phê thức ăn nhanh tại chỗ. 04 cái tên trên chính là ví dụ điển hình cho những chuỗi
CHTL phát triển tới con số hàng trăm cửa hàng và vẫn đang tiếp tục được mở rộng tại
TP.HCM.

Vậy đâu là lý do những chuỗi cửa hàng này “lên ngôi” trong thị trường Việt Nam? Những yếu
tố nào ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, đặc biệt là đối tượng sinh viên trong
việc lựa chọn 04 CHTL điển hình Circle K, Family Mart, Ministop, GS25?

Bài nghiên cứu này sẽ làm rõ những câu hỏi trên thông qua việc khảo sát, phân tích và đưa ra
kết luận cho đề tài “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng trong
việc lựa chọn CHTL”.

4
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu về hành vi tiêu dùng của sinh viên tại các CHTL.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên đưa ra quyết định lựa chọn CHTL.
- Cung cấp cho các CHTL hiểu biết về đối tượng khách hàng tiềm năng là sinh viên để phát
triển, hoàn thiện những yếu tố còn thiếu nhằm phục vụ tốt hơn, mở rộng hơn chuỗi cửa hàng.
- Có cái nhìn tổng quan, thực tế hơn (về dịch vụ, giá cả, hàng hóa, chất lượng phục vụ,..) để các
cửa hàng tiện lợi tăng hiệu quả cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng thị trường.

III. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU:


- Khảo sát giúp khách hàng có thể chia sẻ cảm nhận cũng như bày tỏ quan điểm của mình
như chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng…, để có thể nhận được trải nghiệm mua hàng tốt
nhất cho các lần mua sau.
- Giúp các doanh nghiệp có được các thông tin chi tiết liên quan đến người tiêu dùng có xu
hướng như thế nào, thích gì về một sản phẩm và mức giá trị nào mà họ mong muốn để mua sản
phẩm. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có phương hướng để cải thiện và phát triển sản phẩm tốt hơn,
phù hợp với người tiêu dùng và mang lại doanh số cao hơn.
- Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để thử nghiệm các sản phẩm hay dịch vụ mới từ đó giúp
doanh nghiệp tìm ra điểm thiếu sót và tìm ra chiến dịch truyền thông phù hợp, đem lại hiệu quả
cao nhất cho mỗi chiến dịch.

IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT:


● Thời gian khảo sát: 15/10/2022 - 22/10/2022
● Đối tượng khảo sát: Sinh viên đang học tập và sinh sống trên toàn địa bàn TP. Hồ Chí
Minh
● Số mẫu khảo sát: n = 160

5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN - KHOA HỌC

I. CÁC KHÁI NIỆM:


Cửa hàng tiện lợi (Convenience Store) là cơ sở bán lẻ quy mô nhỏ với sản phẩm là các mặt
hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm: đồ ăn, bánh kẹo, nước giải khát, sản phẩm ăn liền, dược phẩm
không kê đơn, đồ vệ sinh cá nhân,...kết hợp với một số dịch vụ cho người tiêu dùng như: thẻ
điện thoại, thẻ nạp game, thanh toán tiền điện nước, rút tiền,… Đa số những CHTL mở cửa
xuyên suốt 24h và hoạt động cả ngày lễ; thường có quầy chế biến thức ăn nhanh ngay tại chỗ
và không gian cho khách hàng nghỉ ngơi. Giá sản phẩm ở các CHTL thường cao hơn so với
những cửa hàng tạp hóa truyền thống do nhập số lượng hàng tồn kho ít hơn.

Hành vi người tiêu dùng (Consumer Behavior) là những phản ánh hành vi mua của khách
hàng dưới sự kích thích của các yếu tố bên ngoài cũng như bên trong tâm lý trong quá trình đưa
ra quyết định mua sản phẩm/dịch vụ nào đó.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng ở cửa hàng tiện lợi:
Về phía khách hàng:
- Tuổi tác
- Giới tính
- Mức trung bình thu nhập hàng tháng
- Nhu cầu mua sắm
Về phía cửa hàng tiện lợi:
- Hàng hóa
- Giá cả
- Dịch vụ
- Nhân viên
- Cơ sở vật chất
- Chăm sóc khách hàng

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:


1. Sự tiện nghi của các cửa hàng tiện lợi:
Cửa hàng tiện lợi cung cấp khá đầy đủ các mặt hàng, các ưu đãi giảm giá dành cho khách hàng
thân thiết, đặc biệt có máy tính tiền, hóa đơn cụ thể để đối chiếu. Các cửa hàng có thể cung cấp

6
cho người tiêu dùng những món hàng cần thiết trong cuộc sống cá nhân từ đồ ăn, thức uống
đến cây kim, sợi chỉ; từ bàn chải đánh răng đến các loại văn phòng phẩm. Đặc biệt các mặt
hàng đều được sắp xếp ngăn nắp, chỉn chu và thuận tiện. Thậm chí một vài CHTL còn giúp
thanh toán các loại hóa đơn điện nước, điện thoại, nạp và rút tiền,…

Những mô hình cửa hàng được hoạt động 24/7, đáp ứng được mọi nhu cầu về thời gian của
khách hàng trong cuộc sống hiện đại. Hầu hết các cửa hàng tạp hóa và siêu thị mở cửa từ lúc 7h
sáng đến 10h tối. Nhưng với những khách hàng nào có nhu cầu mua hàng vào lúc tối muộn thì
những cửa hàng 24/7 là sự lựa chọn hoàn hảo và thuận tiện nhất. Đây chính là một trong những
ưu điểm cực lớn của các chuỗi CHTL so với mô hình kinh doanh tạp hóa khác. Hiện nay các
CHTL 24h được tập trung chủ yếu tại các thành phố, đô thị lớn đông dân cư để tạo sự thuận
tiện cho mọi khách hàng. Đặc biệt còn cung cấp thực phẩm, đồ uống nhập khẩu, đồ ăn nhanh
đa dạng và có các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn hẳn so với các loại hình kinh doanh tạp
hóa thông thường.

Thật không thể phủ nhận được rằng CHTL ngày càng trở nên cần thiết và hữu ích trong thời
đại phát triển nhanh chóng này. Đặc biệt các chuỗi cửa hàng này dần trở thành điểm đến yêu
thích của giới trẻ Việt Nam, nhất là các bạn sinh viên, nơi có thể là một địa chỉ mua sắm thuận
tiện, một chỗ trú chân, một nơi ăn uống chuyện trò thậm chí học tập hay làm việc cùng bạn bè.
Cửa hàng tiện lợi đang dần trở nên quen thuộc và được dự báo sẽ thống lĩnh thị trường bán lẻ
cũng như thay đổi thói quen của không ít người tiêu dùng, đặc biệt là dân thành thị.

2. Doanh thu của các chuỗi cửa hàng tiện lợi qua các năm:

7
Circle K hiện chính là chuỗi cửa hàng lớn nhất thị trường này với gần 400 cửa hàng, tập trung
tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ra mắt tại Việt Nam từ cuối năm 2008, chuỗi cửa hàng
tiện lợi Mỹ đã trở nên thân thuộc với thế hệ Z. Chỉ cần mua một món đồ bất kỳ, bạn sẽ có
không gian có thể ngồi làm việc, đầy đủ wifi và điều hoà mát lạnh, có đồ ăn phục vụ bất cứ khi
nào…
Năm 2018, Circle K đạt quy mô doanh thu hơn 2.300 tỷ đồng sau 10 năm có mặt tại Việt Nam.
Con số này tăng trưởng 33% so với trước đó một năm. Biên lợi nhuận gộp cho thấy sự cải thiện
đáng kể, vượt 31%, đây cũng là mức hết sức ấn tượng trong ngành bán lẻ. Chúng ta đều biết
rằng, giá các mặt hàng bày bán trong Circle K là tương đối đắt đỏ nếu so với các chuỗi cửa
hàng thông thường.
Cũng chính vì cải thiện được tỷ suất lợi nhuận nên Circle K tỏ ra hiệu quả hơn, nhưng công ty
này vẫn lỗ tới 130 tỷ đồng trong năm 2018, nâng tổng số lỗ luỹ kế lên gần 800 tỷ đồng.

Xếp ngay sau, Family Mart cũng cho thấy sức mạnh của mình. Chỉ với khoảng 130 cửa hàng,
nhưng doanh thu trong năm 2019 lên tới 1.360 tỷ đồng. Đây là con số ấn tượng nhất trong các
đơn vị kinh doanh bán lẻ 24/7 tại Việt Nam. Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức ổn định trong
nhiều năm nay, đạt trên 26%. Mức lỗ đang giảm dần xuống còn 50 tỷ đồng năm 2019.
Family Mart cũng là một cái tên gạo cội trên thị trường, vào Việt Nam từ năm 2009 trong một
liên doanh với CTCP Tập đoàn Phú Thái. Nhưng giai đoạn đầu, thương hiệu bán lẻ Nhật tỏ ra
không mấy thành công. Đến cuối năm 2013, hợp tác này chấm dứt. Family Mart xây dựng lại
đế chế, trong khi Phú Thái tách ra lập thương hiệu bán lẻ riêng mang tên B’s Mart.

8
Ministop, chuỗi bán lẻ của Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) năm 2019 đạt doanh thu 994 tỷ đồng, lỗ
141 tỷ đồng.

Một cái tên khác, GS25, thương hiệu Hàn Quốc được vận hành bởi Tập đoàn Sơn Kim đạt gần
200 tỷ đồng doanh thu 2019, nhưng lỗ 67 tỷ đồng.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. MỤC TIÊU DỮ LIỆU THU THẬP:


Thu thập được cả hai dữ liệu định tính và định lượng từ bài khảo sát với đa dạng câu hỏi về các
khía cạnh liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng của sinh viên đối với cửa hàng
tiện lợi, từ đó vận dụng được các cách phân tích để đưa ra nhận xét và kết luận trên các dữ liệu
thu thập được.

II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU:


- Lập bảng khảo sát gồm 16 câu hỏi.
- Khảo sát ý kiến của 160 bạn sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua bảng
khảo sát online được tạo trên Google Form.
- Sử dụng các phần mềm như Microsoft Word, Microsoft Excel để tổng hợp, hỗ trợ thống kê
số liệu.
- Từ những số liệu, thông tin thu thập được khi khảo sát tiến hành phân tích đưa ra những kết
luận và hoàn thành bài báo cáo thống kê.

III. BẢNG CÂU HỎI THU THẬP:


Gồm 16 mục câu hỏi với 3 phần chính:
- Về thông tin người làm khảo sát: Độ tuổi, Giới tính, Nơi ở, Nguồn thu nhập, Mức thu nhập
hằng tháng, Mức độ hài lòng về CHTL lựa chọn.
- Về những yếu tố chung: Mức độ thường xuyên đi CHTL, Khoảng thời gian thường đến mua
sắm, Lý do đi cửa hàng, Những sản phẩm thường mua ở CHTL, Mức chi tiêu TB mỗi lần ghé
CHTL, Lựa chọn thường xuyên nhất.

9
- Về những yếu tố riêng biệt của từng CHTL: Giá cả, Hàng hóa, Dịch vụ, Nhân viên, Cơ sở
vật chất.

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I. PHÂN TÍCH MÔ TẢ:


1. Nhóm câu hỏi về thông tin đối tượng khảo sát:
Câu 1: Bạn bao nhiêu tuổi?
Bảng 1: Bảng tần số, tần suất thể hiện độ tuổi của ĐTKS
Độ tuổi Tần số Tần suất Tần suất %
18-19 132 0,8250 82,50
20-21 23 0,1438 14,38
22-23 5 0,0313 3,13
Tổng 160 1,0000 100,00

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐỘ TUỔI CỦA ĐTKS

Câu 2: Giới tính của bạn là gì?


Bảng 2: Bảng tần số, tần suất thể hiện giới tính của đối tượng khảo sát
Giới tính Tần số Tần suất Tần suất %

10
Nam 47 0,2938 29,38
Nữ 113 0,7063 70,63
Tổng 160 1,0000 100,00

Chúng em đã tiến hành cuộc khảo sát trực tuyến với 160 sinh viên ở độ tuổi từ 18-23
đến từ các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong số đó, có tới 132
sinh viên ở độ tuổi 18-19 (chiếm 82,50%), 23 sinh viên ở độ tuổi 20-21 (chiếm 14,38%)
và 5 sinh viên ở độ tuổi 22-23 chiếm tỷ lệ 3,13%. Ngoài ra, trong 160 sinh viên tham gia
khảo sát có 47 đối tượng là nam, chiếm tỉ lệ 29,38% và 113 đối tượng là nữ, chiếm tỉ lệ
70,63%.

Lý do chúng em chọn sinh viên là đối tượng khảo sát chính bởi vì đây là đối tượng
khách hàng tiềm năng của các CHTL. Thực hiện khảo sát trên địa bàn TP.HCM là vì các
CHTL này xuất hiện nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh và phân bố dày ở những vị trí gần
các trường học theo mô hình “combo” tức bán hàng tiêu dùng như một tiệm tạp hoá kết
hợp với bán thức ăn nhanh như một tiệm ăn, vậy nên nhanh chóng thu hút nhiều các bạn
sinh viên vì sự tiện lợi của nó; đồng thời với nguồn nhân lực và điều kiện có hạn chỉ cho
phép chúng em giới hạn trên địa bàn này.

Câu 3: Nơi ở hiện tại của bạn là ở đâu?


Bảng 3: Tần số, tần suất nơi ở hiện tại của ĐTKS

11
Nơi ở hiện tại Tần số Tần suất Tần suất %

Ở cùng ba mẹ 40 0,2500 25,00

Ở trọ 94 0,5875 58,75

Ở ký túc xá 19 0,1188 11,88

Ở cùng bà con 7 0,0438 4,38

Tổng 160 1,0000 100,00

Đa số sinh viên hiện tại tham gia khảo sát ở TP.HCM không ở cùng người thân với tỷ lệ 58,9%
đang ở trọ và 12% đang ở ký túc xá. Điều này cũng ảnh hưởng đến tần suất sinh viên mua sắm
ở CHTL và mức sẵn lòng chi tiêu của ĐTKS. Xấp xỉ 30% số sinh viên còn lại đang ở cùng với
người thân trong đó 24,7% sinh viên đang ở cùng ba mẹ và 4,4% sinh viên ở cùng bà con.

Câu 4: Nguồn thu nhập hiện tại của bạn đến từ đâu?
Bảng 4. Bảng tần số, tần suất nguồn thu nhập hiện tại của ĐTKS

Nguồn thu nhập Tần số Tần suất Tần suất %


Chu cấp từ gia đình 94 0,5875 58,75

Công việc làm thêm 8 0,05 5,00

12
Cả 2 nguồn trên 58 0,3625 36,25
Tổng 160 1,0000 100,00

Trong số 160 người làm khảo sát, có 94 người (chiếm 59%) nhận chu cấp hoàn toàn từ gia
đình, chiếm hơn một nửa. Bên cạnh đó, chỉ có 8 người (chiếm 5%) có nguồn thu nhập từ công
việc làm thêm. 58 người còn lại (chiếm 36%) có nguồn thu nhập từ cả chu cấp của gia đình và
công việc của mình.

Câu 5: Mức thu nhập trung bình trong một tháng của bạn là bao nhiêu?

Bảng 5: Bảng tần số, tần suất thể hiện mức thu nhập trong 1 tháng của ĐTKS

Mức thu nhập


Tần số Tần suất Tần suất %
(triệu VNĐ)

1-3 68 0,425 42,5

4-6 78 0,4875 48,75

7-9 8 0,05 5

10-12 6 0,0375 3,75

Tổng 160 1,0000 100,00

13
BIỂU ĐỒ ĐÁNH GIÁ MỨC THU NHẬP TRONG MỘT THÁNG CỦA ĐTKS

Biểu đồ lệch về bên phải. Số liệu thống kê cho thấy, thu nhập hàng tháng của sinh viên phần
lớn rơi vào mức 4 triệu VNĐ - 6 triệu VNĐ (78 sinh viên và chiếm 48,75% số lượng người
tham gia khảo sát), theo sau đó là mức thu nhập từ 1 triệu VNĐ - 3 triệu VNĐ (có 68 sinh viên
và chiếm 42,5% trên tổng số). Mức thu nhập từ 7 triệu VNĐ - 9 triệu VNĐ chiếm 5% và có số
lượng ít nhất là mức thu nhập từ 10 triệu VNĐ - 12 triệu VNĐ chỉ với 6 sinh viên.

Câu 6: Bạn đã từng mua sắm ở cửa hàng tiện lợi chưa?
Bảng 6: Bảng tần số lựa chọn đã từng mua sắm ở CHTL
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất %
Chưa từng 0 0 0
Đã từng 160 1,0000 100,00
Tổng 160 1,0000 100,00

14
Thông qua khảo sát, chúng em thu được 160 câu trả lời (chiếm 100% số đối tượng làm khảo
sát) đều đã từng đến CHTL. Điều này chứng tỏ mô hình CHTL đang trở nên rất phổ biến, tiếp
cận đến nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn.
2. Nhóm câu hỏi chung về lựa chọn tiêu dùng đối với CHTL
Câu 7: Bạn đến mua sắm ở CHTL bao nhiêu lần trong một tuần?
Bảng 7.1: Bảng tần số, tần suất sinh viên đến CHTL trong 1 tuần
Số lần Tần số Tần suất Tần suất %
1 21 0,1313 13,13
2 29 0,1813 18,13
3 31 0,1938 19,38
4 25 0,1563 15,63
5 28 0,1750 17,50
6 3 0,0188 1,88
7 14 0,0875 8,75
8 0 0,0000 0,00
9 0 0,0000 0,00
10 5 0,0313 3,13
11 1 0,0063 0,63
12 1 0,0063 0,63
14 2 0,0125 1,25
Tổng 160 1,0000 100,00

Bảng 7.2: Bảng tóm tắt dữ liệu với bộ tóm tắt 5 số

Giá trị nhỏ nhất 1

Tứ phân vị thứ nhất (Q1) 2

Trung vị (Q2) 3

Tứ phân vị thứ ba (Q3) 5

Giá trị lớn nhất 14

15
70,65% số sinh viên thực hiện khảo sát trả lời rằng họ thường đến CHTL khoảng 2-5 lần/
tuần, nhiều nhất là 3 lần/ tuần với tần số 31, chiếm 19,36%. Số lần trung bình các sinh
viên đến CHTL là 4 lần/ tuần. Một số sinh viên có giá trị số lần đến CHTL bất thường,
như 10, 11, 12 và 14 chiếm 5,63%. Có thể thấy sinh viên tới CHTL khá thường xuyên,
nhóm khảo sát cho rằng điều này là do độ phủ sóng rộng khắp của các chuỗi CHTL cũng
như sự đa dạng hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên đúng như tên gọi của nó.

Câu 8: Bạn thường đến mua sắm ở CHTL vào khoảng thời gian nào?

Bảng 8: Bảng tần số, tần suất khoảng thời gian SV thường đến mua sắm ở CHTL

Khoảng thời gian Tần số Tần suất Tần suất %


Giờ tan ca, tan học 72 0,4500 45,00
Giờ ăn 52 0,3250 32,50
Tối muộn 31 0,1938 19,38
Buổi sáng 1 0,0063 0,63
Thời gian rảnh 1 0,0063 0,63
Khi có nhu cầu 3 0,0188 1,88
Tổng 160 1,0000 100,00

16
Khi được khảo sát về khoảng thời gian đi mua sắm ở CHTL phần lớn sinh viên phản hồi
là họ mua sắm vào giờ tan ca, tan học (với 45% sinh viên trên tổng số), phản hồi với số
lượng nhiều thứ hai và thứ ba là họ mua sắm ở CHTL vào giờ ăn và tối muộn (lần lượt
chiếm 32,5% và 19,4%). Số liệu này có thể phản ánh được ưu thế về đố ăn chế biến sẵn
và thời gian hoạt động của CHTL so với các cửa hàng khác hay chợ truyền thống. Một số
lượng nhỏ phản hồi còn lại là mua sắm khi có nhu cầu, vào buổi sáng và thời gian rảnh.

Câu 9: Bạn đến CHTL vì nhu cầu nào?

Bảng 9: Bảng tần số thể hiện nhu cầu đến CHTL của SV

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất %


Mua đồ ăn, thức uống 152 0,95 95
Không gian để tự học hay làm việc 27 0,169 16,9
Mua sắm hàng hóa, vật dụng 87 0,543 54,3
Nạp/Rút Momo 16 0,1 10
Tổng 160 1,0000 100,00

17
Đối với lý do đến CHTL, 152 đối tượng (chiếm tỷ lệ 95%) đến CHTL với mục đích mua đồ ăn,
thức uống. 87 đối tượng (chiếm tỷ lệ 54,3%) đến để mua sắm hàng hóa, vật dụng. 27 đối tượng
(chiếm tỷ lệ 16,9%) đến để tìm không gian tự học hay làm việc. 16 đối tượng (chiếm tỷ lệ 10%)
đến CHTL để nạp/rút Momo.

Dựa vào những số liệu trên, chúng em quan sát được phần lớn khách hàng khi đến CHTL với
mục đích mua đồ ăn, thức uống và hàng hóa, vật dụng. Ngoài ra, tìm không gian để tự học, làm
việc hay nạp/rút Momo cũng là một trong những lý do của khách hàng, nhưng chiếm tỷ lệ
không quá lớn. Điều này có thể được lý giải là vì điểm tối ưu của CHTL so với các mô hình
buôn bán khác là ở sự tiện lợi. CHTL cung cấp đa dạng các mặt hàng để khách hàng lựa chọn,
đặc biệt CHTL còn cung cấp nước sôi, lò vi sóng để khách hàng tự phục vụ. CHTL cũng cung
cấp chỗ ngồi, nhưng với quy mô vừa và nhỏ thì không gian ở CHTL không quá lớn, điều này
giải thích cho tỷ lệ khách hàng đến CHTL vì lí do trên khá thấp.

Câu 10: Các sản phẩm bạn thường mua ở CHTL là gì?

Bảng 10: Bảng tần số các sản phẩm thường mua trong CHTL của sinh viên
Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất %
Đồ ăn đóng gói (snack, bánh kẹo...) 129 0,8063 80,63
Thức ăn chế biến sẵn (bánh bao, bánh mì...) 111 0,6938 69,38
Thức uống 127 0,7938 79,38

18
Nguyên liệu nấu ăn (rau, thực phẩm,...) 42 0,2625 26,25
Đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm 31 0,1938 19,38
Văn phòng phẩm 31 0,1938 19,38
Tùy nhu cầu 1 0,0063 0,63
Tổng cộng 160 1,0000 100,00

Qua số liệu và biểu đồ có thể thấy, đa phần sinh viên đến CHTL để mua đồ ăn đóng gói như
snack, bánh kẹo,... với tỷ lệ 80,63% tương đương 129/160 sinh viên có nhu cầu. Theo sau đó là
thức uống với tỷ lệ 79,38% tương đương 127/160 sinh viên có nhu cầu. Ngược lại, đồ dùng cá
nhân, mỹ phẩm và văn phòng phẩm trong CHTL không phải là lựa chọn yêu thích của sinh
viên với số liệu của cả hai nhóm sản phẩm này đều chiếm 19,38% tương đương 31/160 sinh
viên.

Từ đó, có thể kết luận rằng sinh viên hiện nay có xu hướng chọn CHTL là điểm đến để mua đồ
ăn vặt và thức uống giải khát bởi nó nhanh chóng và thuận tiện trong các thời điểm đầu giờ,
giữa giờ và cuối giờ học. Bên cạnh đó, khi có nhu cầu về các đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm và văn
phòng phẩm, sinh viên sẽ ưu tiên những điểm bán chuyên về những sản phẩm này, có thương
hiệu lớn và uy tín hơn.

Câu 11: Bạn sẵn lòng chi tiêu bao nhiêu cho một lần mua sắm ở CHTL?

Bảng 11.1: Bảng tần số số tiền sẵn lòng chi tiêu cho một lần

19
mua sắm tại CHTL của SV
Mức chi tiêu Tần số Tần suất Tần suất %
10 - 69 83 0,5188 51,88
70 - 129 69 0,4313 43,13
130 - 189 2 0,0125 1,25
190 - 249 3 0,0187 1,87
250 - 309 3 0,0187 1,87
Tổng 160 1,0000 100,00

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ TIỀN SẴN LÒNG CHI TIÊU CHO


1 LẦN MUA SẮM TẠI CHTL CỦA SV

Theo quan sát của nhóm khảo sát, biểu đồ trên là biểu đồ lệch phải. Trong số các đối tượng
khảo sát, 83 đối tượng (chiếm tỷ lệ 52%) sẵn lòng chi tiêu trong khoảng 10 - 69 (nghìn VNĐ);
69 đối tượng (chiếm tỉ lệ 43%) sẵn lòng chi tiêu trong khoảng 70 - 129 (nghìn VNĐ). Mức chi
tiêu càng cao thì số đối tượng lựa chọn càng giảm (thấp nhất là 1% với mức chi tiêu từ 130
nghìn VNĐ - 189 nghìn VNĐ).
Số liệu trên có sự tương quan với thu nhập hằng tháng của đối tượng khảo sát: Thu nhập hằng
tháng của đối tượng rơi vào khoảng 1 - 6 (triệu VNĐ), do đó số tiền sẵn lòng chi tiêu của họ
trong một lần mua sắm cũng ở mức trung bình (từ 10 nghìn VNĐ - 129 nghìn VNĐ).

20
★ Mối tương quan giữa mức thu nhập trung bình trong 1 tháng và số tiền sẵn lòng chi
tiêu cho 1 lần mua sắm ở chtl của sinh viên

Bảng 11.2: Bảng chéo đánh giá mức thu nhập trung bình trong 1 tháng và số tiền sẵn lòng
chi tiêu cho 1 lần mua sắm ở CHTL của sinh viên
Số tiền sẵn lòng chi tiêu cho một lần mua sắm ở CHTL
Mức thu nhập
trung bình 18-78 78-138 138-198 198-258 258-318 Tổng cộng
trong 1 tháng
0-3 52 14 0 1 0 52
3-6 51 23 1 1 3 51
6-9 5 1 1 1 0 5
9-12 3 2 1 0 0 3
Tổng cộng 111 40 3 3 3 111

Hệ số tương quan giữa Thu nhập hàng tháng và Mức sẵn lòng chi tối đa cho 1 lần
mua sắm ở CHTL:
Đo lường độ mạnh yếu trong mối liên hệ tuyến tính giữa Thu nhập hàng tháng và Mức
sẵn lòng chi cho một lần đến CHTL của một mẫu gồm 160 sinh viên tại TPHCM.

21
Gọi x (Triệu VNĐ) là biến Thu nhập, y (Nghìn VNĐ) là biến Mức sẵn lòng chi tối đa.

Ta có:

x y
Trung bình 4 74,74

Độ lệch chuẩn Sx = 1,96 Sy = 43,87

Hiệp phương sai mẫu:

Sxy = 17,09

Hệ số tương quan mẫu:

Rxy = 0,2083

Nhận xét: Hệ số tương quan có giá trị là 0,2083 cho ta thấy có mối quan hệ đồng biến
giữa hai biến Thu nhập và Mức sẵn lòng chi. Vì vậy, thu nhập càng cao cho thấy mức sẵn
lòng chi cho một lần mua sắm ở CHTL càng nhiều.

Câu 12: Bạn thường xuyên đến CHTL nào nhất?

Bảng 12: Bảng tần số thể hiện lựa chọn CHTL thường xuyên đến nhất của ĐTKS
Cửa hàng Tần số Tần suất Tần suất %
Circle K 67 0,4188 41,88
Family Mart 24 0,1500 15,00
GS25 26 0,1625 16,25
Ministop 43 0,2688 26,88
Tổng 160 1,0000 100,00

22
Theo như biểu đồ trên, có 41,9% số người làm khảo sát lựa chọn Circle K. Đây có thể được
xem là CHTL phổ biến nhất với đa số sinh viên. Ngoài ra, hơn 30% số lượng người làm khảo
sát còn lại lựa chọn Family Mart và GS25 là điểm đến yêu thích của mình. Ministop mặc dù
thương hiệu này ra đời sau nhiều cửa hàng khác (thành lập vào năm 1980), “nhưng chuỗi cửa
hàng Ministop hiện đang vươn lên như một thế lực mạnh mẽ bên cạnh các ông lớn khác như 7-
Eleven, Circle K, với hơn 5.000 cửa hàng trên toàn thế giới và 144 cửa hàng tại Việt Nam tính
đến năm 2021” - theo “Bài học thành công từ mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt
Nam”, brandsvietnam.com vẫn chiếm tỷ lệ cao thứ 2 trong khảo sát với 26,9%.

3. Nhóm câu hỏi riêng về các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn tiêu dùng đối với CHTL
Câu 13: Với những yếu tố đề xuất dưới đây về HÀNG HOÁ - GIÁ CẢ - DỊCH VỤ -
NHÂN VIÊN - CƠ SỞ VẬT CHẤT, bạn đánh giá thế nào về cửa hàng tiện lợi bạn
thường xuyên đến nhất?
CHÚ THÍCH TỪ NGỮ
CỤM TỪ CHÚ THÍCH

HH1 Hàng hoá đầy đủ và đa dạng


HÀNG HOÁ HH2 Hàng hóa đảm bảo thời hạn sử dụng

HH3 Đồ ăn, thức uống đảm bảo vệ sinh, hợp khẩu vị
GIÁ CẢ GC1 Giá cả phù hợp với chất lượng hàng hóa

23
GC2 Giá cả được niêm yết rõ ràng

DV1 Các chương trình khuyến mại (combo giảm giá,...)


DỊCH VỤ
DV2 Phương thức thanh toán đa dạng

NV1 Tác phong sạch sẽ, gọn gàng


NHÂN VIÊN
NV2 Thái độ lịch sự, nhiệt tình tư vấn, giải đáp thắc mắc của KH

CSVC1 Không gian rộng, có bàn ghế, hệ thống wifi ổn định


CƠ SỞ VẬT
CSVC2 Khu vực nhà vệ sinh sạch sẽ, rộng rãi
CHẤT
CSVC3 Khu vực để xe rộng rãi, an toàn

Mức 1 Rất không hài lòng


Mức 2 Không hài lòng
MỨC ĐỘ
Mức 3 Bình thường
HÀI LÒNG
Mức 4 Hài lòng

Mức 5 Rất hài lòng

a) CIRCLE K:

Bảng 13.1: Bảng tần số mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn Circle K

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5


Mức hài lòng
Tần Tần Tần Tần Tần
Tần Tần Tần Tần trung bình
suất suất suất Tần số suất suất
số số số số
% % % % %
HH1 0 0% 0 0% 9 13% 30 45% 28 42% 4,28
HH2 0 0% 0 0% 4 6% 27 40% 36 54% 4,48 4,31
HH3 0 0% 0 0% 13 19% 30 45% 24 36% 4,16
GC1 0 0% 0 0% 23 34% 24 36% 20 30% 3,96 4,22

24
GC2 0 0% 2 3% 3 4% 23 34% 39 58% 4,48
DV1 0 0% 3 4% 17 25% 29 43% 18 27% 3,93
4,19
DV2 0 0% 1 1% 6 9% 22 33% 38 57% 4,45
NV1 0 0% 1 1% 9 13% 26 39% 31 46% 4,30
4,24
NV2 1 1% 1 1% 11 16% 26 39% 28 42% 4,18
CSVC1 0 0% 1 1% 16 24% 29 43% 21 31% 4,04
CSVC2 2 3% 7 10% 20 30% 25 37% 13 19% 3,60 3,66
CSVC3 5 7% 8 12% 29 43% 10 15% 15 22% 3,33

Thông qua các số liệu trên, chúng em quan sát được yếu tố Hàng hóa có mức hài lòng rất cao,
cụ thể có 54% đối tượng khảo sát rất hài lòng với yếu tố “Hàng hóa đảm bảo thời hạn sử dụng”,
và không có đối tượng nào không hài lòng với các yếu tố về Hàng hóa. Tương tự đối với yếu tố
về Giá cả, 0% các đối tượng không hài lòng với yếu tố “Giá cả phù hợp với chất lượng hàng
hóa”, và 58% đối tượng khảo sát rất hài lòng với yếu tố “Giá cả được niêm yết rõ ràng”. Yếu tố
Dịch vụ cũng được các đối tượng quan tâm, cụ thể có tới 57% đối tượng rất hài lòng với
“Phương thức thanh toán đa dạng”. Đối với yếu tố Nhân viên, trung bình có 44% đối tượng rất
hài lòng với “Tác phong sạch sẽ, gọn gàng” và “Thái độ lịch sự, nhiệt tình tư vấn, giải đáp thắc

25
mắc của khách hàng”. Đối với yếu tố Cơ sở vật chất, mức độ hài lòng là thấp nhất so với các
yếu tố còn lại, cụ thể đã có 9 đối tượng không hài lòng với “Khu vực nhà vệ sinh sạch sẽ, rộng
rãi”, 13 đối tượng không hài lòng với “Khu vực để xe rộng rãi, an toàn”.

b) FAMILY MART:
Bảng 13.2: Bảng tần số mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn Family Mart

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5


Mức hài lòng
Tần Tần Tần Tần Tần
Tần Tần Tần Tần Tần trung bình
suất suất suất suất suất
số số số số số
% % % % %
HH1 0 0% 1 4% 4 17% 9 38% 10 42% 4,17
HH2 0 0% 0 0% 1 4% 12 50% 11 46% 4,42 4,24
HH3 0 0% 0 0% 4 17% 13 54% 7 29% 4,13
GC1 0 0% 0 0% 6 25% 11 46% 7 29% 4,04
4,21
GC2 0 0% 0 0% 2 8% 11 46% 11 46% 4,38
DV1 0 0% 3 13% 10 42% 7 29% 4 17% 3,50
3,92
DV2 0 0% 0 0% 4 17% 8 33% 12 50% 4,33
NV1 0 0% 0 0% 3 13% 9 38% 12 50% 4,38
4,29
NV2 0 0% 0 0% 4 17% 11 46% 9 38% 4,21
CSVC1 0 0% 1 4% 10 42% 11 46% 2 8% 3,58
CSVC2 2 8% 1 4% 13 54% 5 21% 3 13% 3,25 3,31
CSVC3 2 8% 3 13% 13 54% 3 13% 3 13% 3,08

26
Trong 160 mẫu khảo sát thu được, ghi nhận 43 câu trả lời Family Mart là cửa hàng
thường xuyên đến nhất. Quan sát biểu đồ 13.2, yếu tố dịch vụ và nhân viên là 2 yếu tố
Family Mart được lòng khách hàng nhất với tỷ lệ trên 50%; cơ sở vật chất là yếu tố
không được hài lòng nhất với tỷ lệ 8%. Về dịch vụ, khách hàng đa số ưu tiên sự đa dạng
trong phương thức thanh toán (chiếm 50% rất hài lòng) khi việc giao dịch online hay
thanh toán thẻ đang dần trở thành sự lựa chọn thay thế cho giao dịch tiền mặt. Về nhân
viên, “Tác phong gọn gàng, sạch sẽ” là tiêu chí được đánh giá cao (chiếm 50% rất hài
lòng).

Bên cạnh đó các yếu tố như hàng hoá, giá cả cũng nhận được phản hồi tích cực. Tiêu chí
“Hàng hóa được đảm bảo hạn sử dụng” làm hài lòng khách hàng chiếm tỷ lệ 96%. Việc
niêm yết giá cả rõ ràng cũng nhận được đánh giá khả quan từ khách hàng với tỷ lệ hài
lòng cao (46%). Yếu tố cơ sở vật chất không được đánh giá quá cao, nhìn chung các cửa
hàng tiện lợi Family Mart vẫn chưa mở rộng không gian cho các khu vực để xe hay khu
vực vệ sinh chung, đây là điều cần được tiếp nhận và cải thiện để khách hàng có được trải
nghiệm mua sắm tốt nhất.

27
c) GS25:

Bảng 13.3: Bảng tần số mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn GS25

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5


Mức hài lòng
Tần Tần Tần Tần Tần
Tần Tần Tần Tần Tần trung bình
suất suất suất suất suất
số số số số số
% % % % %
HH1 0 0% 0 0% 2 8% 12 46% 12 46% 4,38
HH2 0 0% 0 0% 0 0% 14 54% 12 46% 4,46 4,37
HH3 0 0% 0 0% 4 15% 11 42% 11 42% 4,27
GC1 1 4% 1 4% 3 12% 12 46% 9 35% 4,04
4,21
GC2 0 0% 0 0% 1 4% 14 54% 11 42% 4,38
DV1 0 0% 0 0% 10 38% 6 23% 10 38% 4,00
4,17
DV2 0 0% 0 0% 4 15% 9 35% 13 50% 4,35
NV1 0 0% 2 8% 3 12% 9 35% 12 46% 4,19
4,17
NV2 0 0% 1 4% 4 15% 11 42% 10 38% 4,15
CSVC1 1 4% 0 0% 4 15% 12 46% 9 35% 4,08
CSVC2 1 4% 3 12% 4 15% 10 38% 8 31% 3,81 3,88
CSVC3 1 4% 2 8% 5 19% 12 46% 6 23% 3,77

28
Có 26 khách hàng thường xuyên mua sắm ở GS25 đã cho phản hồi về mức độ hài lòng
với các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng. Trong đó yếu tố nhận được những phản hồi
tích cực nhất là “Hàng hóa đảm bảo thời hạn sử dụng” với 100% đánh giágiá ở mức “Hài
lòng” và “Rất hài lòng”. Bên cạnh đó hai yếu tố cũng nhận được mức độ hài lòng khá cao
là “Hàng hoá đầy đủ và đa dạng và “Giá cả được niêm yết rõ ràng” với cùng mức độ hài
lòng 4,38 và không có phản hồi nào dưới mức 3 (mức “Bình thường”).

Phần hạn chế lớn nhất của GS25 là cơ sở vật chất khi nhận được những phản hồi chưa
được tích cực về yếu tố này với mức độ hài lòng là 3,88. Đặc biệt hai yếu tố “Khu vực
nhà vệ sinh sạch sẽ, rộng rãi” và “Khu vực để xe rộng rãi, an toàn” nhận được mức hài
lòng thấp nhất.

d) MINISTOP:

Bảng 13.4: Bảng tần số mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn Ministop

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5


Mức hài lòng
Tần Tần Tần Tần Tần
Tần Tần Tần Tần Tần trung bình
suất suất suất suất suất
số số số số số
% % % % %
HH1 0 0% 0 0% 3 7% 23 53% 17 40% 4,33 4,25

29
HH2 0 0% 0 0% 1 2% 24 56% 18 42% 4,40

HH3 0 0% 0 0% 12 28% 18 42% 13 30% 4,02


GC1 0 0% 2 5% 15 35% 16 37% 10 23% 3,79
4,03
GC2 1 2% 1 2% 5 12% 14 33% 22 51% 4,28
DV1 2 5% 4 9% 21 49% 11 26% 5 12% 3,30
3,70
DV2 1 2% 1 2% 6 14% 20 47% 15 35% 4,09
NV1 0 0% 0 0% 7 16% 18 42% 18 42% 4,26
4,01
NV2 0 0% 3 7% 15 35% 14 33% 11 26% 3,77
CSVC1 0 0% 5 12% 17 40% 14 33% 7 16% 3,53
CSVC2 0 0% 7 16% 21 49% 6 14% 9 21% 3,40 3,29
CSVC3 2 5% 9 21% 24 56% 5 12% 3 7% 2,95

30
Theo những số liệu quan sát từ biểu đồ, có thể thấy được hàng hóa là yếu tố thành công nhất
trong việc thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng khi cả hai yếu tố “Hàng hoá đầy đủ và đa
dạng” và “Hàng hóa đảm bảo thời hạn sử dụng” đạt được sự hài lòng cao nhất với mức lần
lượt là 4,33 và 4,40. Yếu tố “Tác phong sạch sẽ, gọn gàng” của nhân viên cũng ảnh hưởng
khá đáng kể đến hành vi tiêu dùng của khách hàng khi có đến 84% số người lựa chọn
Ministop đánh giá yếu tố này ở mức 4 và mức 5.

Tổng quan có thể thấy hạn chế của chuỗi cửa hàng Ministop nằm ở hai yếu tố dịch vụ và cơ
sở vật chất. Trong đó đặc biệt có “Các chương trình khuyến mại” của cửa hàng và “Khu vực
để xe rộng rãi, an toàn” nhận được mức điểm khá thấp. Riêng phần khu vực để xe, có đến
26% số khách hàng lựa chọn cửa hàng này đánh giá dưới mức 3 (mức “Bình thường”).

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CÁC YẾU TỐ CỦA CỬA HÀNG TIỆN LỢI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH
VI TIÊU DÙNG CỦA SINH VIÊN

Quan sát biểu đồ trên ta có thể thấy về yếu tố hàng hóa cả bốn cửa hàng không có sự
chênh lệch lớn về mức độ hài lòng trung bình của khách hàng, theo thứ tự cao nhất là
GS25, Circle K, Ministop, Family Mart. Về phần giá cả, Ministop có hơi yếu thế hơn khi
nhận phản hồi không mấy tích cực trong khi ba cửa hàng còn lại có nhận được sự hài
lòng của khách hàng tương đối cao.

Trong khi đó, hai yếu tố cơ sở vật chất và dịch vụ thì có sự chênh lệch rõ ràng giữa các
cửa hàng. Cơ sở vật chất của GS25 được khách hàng đánh giá cao nhất, đứng thứ hai là

31
Circle K, hai cửa hàng còn lại vẫn còn hạn chế về cơ sở vật chất và chưa đạt sự hài lòng
của khách hàng. Yếu tố dịch vụ của GS25 và Circle K đạt được mức độ hài lòng của
khách hàng cao gần bằng nhau nhưng Circle K có phần nhỉnh hơn. Theo sau đó là Family
Mart và Ministop. Mặc dù các yếu tố khác Family Mart chưa được đánh giá cao nhưng
yếu tố nhân viên của họ đã làm hài lòng phần đông khách hàng và xếp thứ nhất. GS25 và
Circle K nhìn chung vẫn đạt được sự hài lòng của khách hàng. Ministop vẫn còn hạn chế
khá nhiều ở yếu tố này và vẫn tiếp tục xếp cuối.

Cả bốn cửa hàng đều có những hạn chế và thế mạnh riêng nhưng về tổng thể cả bốn đều
đạt được sự hài lòng nhất định từ khách hàng. Mặc dù GS25 xuất hiện muộn nhất nhưng
lại giành được sự hài lòng cao nhất từ phía khách hàng dựa theo các yếu tố trên so với các
chuỗi cửa hàng còn lại, khẳng định tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Đối với
Circle K, Family Mart, Ministop tuy đã có độ nhận diện cao đối với SV nhưng vẫn còn
tồn tại một số hạn chế, đặc biệt về nhân viên, dịch vụ và cơ sở vật chất chưa đạt được sự
hài lòng từ khách hàng.

4. Nhóm câu hỏi đánh giá chung về mức độ hài lòng của KH
Câu 14: Mức độ hài lòng chung về CHTL yêu thích là thế nào?

Bảng 14: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng chung của ĐTKS
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Circle K 0 0 4 41 22
Family Mart 0 0 4 14 6
GS25 0 0 3 13 10
Ministop 0 0 9 21 13

32
Khi được hỏi về mức độ hài lòng chung về CHTL trên thang đo đánh giá từ 1 đến 5, kết
quả thu được như sau: Circle K dẫn đầu với mức độ hài lòng cao nhất, tiếp đó là
Ministop, GS25 và Family Mart. Nhìn chung thì không có phản ánh tiêu cực, đây cũng
là một dấu hiệu tốt đối với các CHTL, cho thấy rằng nó đang ngày càng phát triển theo
và có thể là thị trường kinh doanh màu mỡ trong tương lai.

Câu 15: Bạn sẽ tiếp tục đến CHTL đã chọn trong tương lai chứ?

Bảng 15: Bảng tần số, tần suất thể hiện mức độ sẽ tiếp tục đến CHTL trong tương lai của SV

Tỷ lệ tiếp tục đến Có Không Phải suy nghĩ lại


Tần số Tần suất % Tần số Tần suất % Tần số Tần suất %
Circle K 62 38,75 2 1,25 3 1,88
Family Mart 24 15,00 0 0,00 0 0,00
GS25 24 15,00 2 1,25 0 0,00
Ministop 39 24,38 3 1,88 1 0,63

33
Theo số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng Circle K vẫn đang có xu thế dẫn đầu, tỷ lệ
sinh viên sẽ tiếp tục đến trong tương lai của cửa hàng này chiếm 38,75% so với mặt
bằng chung, đây là con số chứng minh rõ ràng CHTL này đang được vận hành tốt, cần
tiếp tục phát huy. Tiếp sau đó là Ministop chiếm tỷ lệ 24,38%, một có số rất ổn định so
với các đối thủ còn lại. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại 6,89% tỷ lệ sinh viên không muốn
đến hoặc cần suy nghĩ lại, do vậy các CHTL vẫn cần chú ý xem xét lại những điểm chưa
tốt để sửa đổi, giữ chân những khách hàng cũ và thuyết phục những vị khách chưa hài
lòng.

Câu 16: Bạn sẽ giới thiệu CHTL này đến mọi người chứ?

Bảng 15: Bảng tần số, tần suất thể hiện mức độ sẽ tiếp tục giới thiệu CHTL của SV

Có Không

Tần Số Tần Suất % Tần Số Tần suất %


Circle K 62 38,75 5 3,13
Family Mart 24 15,00 0 0,00
GS25 23 14,38 3 1,88
Ministop 36 22,50 7 4,38

34
Như chúng ta đã thấy trên bảng số liệu và biểu đồ, trong tổng số 160 sinh viên tham gia
khảo sát thì có đến 145 người chiếm 90,63% sẽ tiếp tục giới thiệu CHTL với mọi người .
Trong đó, Circle K vẫn luôn giữ được phong độ của mình khi chiếm tỷ lệ 38,75%. Kế đó
lần lượt là Ministop, Family Mart, GS25 chiếm các tỷ lệ lần lượt là 22,5%; 15%;
14,38%. Sự lên ngôi của CHTL đã tạo ra nhiều cạnh tranh trên thị trường và đòi hỏi
những người kinh doanh phải nỗ lực sáng tạo, xác định rõ các chiến lược nhắm vào
đúng đối tượng khách hàng tiềm năng như các bạn trẻ, các bạn sinh viên. Thị trường
Việt Nam dân số trẻ, đang bùng nổ, do đó có nhu cầu mua sắm tại các CHTL rất lớn,
vậy nên dự kiến trong tương lai mô hình kinh doanh này sẽ ngày càng phát triển.

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

I. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


Bằng những số liệu thực tế và phân tích cụ thể, qua khảo sát nhóm chúng em đã nhận thấy được
mức độ hài lòng và không hài lòng của sinh viên về những tiện ích cũng như hạn chế mà các
CHTL mang lại. Từ đó, nhóm khảo sát đề xuất những kiến nghị sau:
● Để thu hút thêm sự quan tâm của sinh viên, các CHTL cần tiếp tục phát huy các yếu
tố tích cực như sự đa dạng và chất lượng hàng hóa, giá cả rõ ràng,... Bên cạnh đó, mô
hình này cũng cần tập trung khắc phục các yếu tố chưa thật sự thỏa mãn nhu cầu của
sinh viên như cơ sở vật chất, các chương trình khuyến mãi,...

35
● Để khắc phục những nhược điểm nêu trên, các nhà quản lý cần tiến hành đầu tư nhằm
hoàn thiện mở rộng không gian, đảm bảo cơ sở vật chất và hàng hóa sạch sẽ, chất
lượng, an toàn; đồng thời, các CHTL cũng cần đẩy mạnh các chương trình khuyến
mãi để thu hút khách hàng. Đây đều là những yếu tố quan trọng mang tính quyết định
để giữ chân và mang đến nhiều khách hàng hơn cho các thương hiệu CHTL thực hiện
tốt những điều này.

II. KẾT LUẬN


Trong bối cảnh một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, các loại hình CHTL đang ngày càng
phổ biến ở nhiều nơi. Con người ngày càng bận rộn với công việc, học tập nên việc nhiều CHTL
xuất hiện giúp ích rất nhiều về sự tiện lợi, sự nhanh chóng cũng như giá cả phù hợp với thị
trường. Người tiêu dùng ngày càng tin dùng các CHTL, chúng đang trở nên vô cùng phổ biến
đối với lứa trẻ, đặc biệt là sinh viên.
Dự án nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 160 sinh viên đến từ các trường đại học để tìm hiểu về
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của sinh viên trong việc lựa chọn CHTL. Qua những
số liệu khảo sát được từ sinh viên, ta thấy có rất nhiều sự lựa chọn khi đến mua hàng ở CHTL.
Cũng nhờ vào những số liệu đó mà ta đánh giá được mức độ hài lòng về những tiện ích mà
CHTL mang lại. Việc xuất hiện nhiều các thương hiệu CHTL nổi tiếng như Circle K, Family
Mart GS25, Ministop như đã khảo sát ở trên là điều rất dễ thấy ở nhiều nơi khi nước ta đang
ngày một phát triển. Đa số các CHTL sẽ được đặt ở trung tâm thành phố hoặc gần các trường
học, xí nghiệp, công ty. Các CHTL luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho sinh viên bởi sự tiện lợi,
nhanh chóng hay vị trí địa lý và các yếu tố khác.
Thông qua dự án nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra nhận xét bao quát về mức độ hài lòng
của sinh viên đối với CHTL cũng như những lý do lựa chọn, mức độ tin dùng của sinh viên, mức
độ đáp ứng của CHTL mà từ đó ta có thể đưa ra những kết luận, hạn chế, và kiến nghị dành cho
việc mua hàng tại CHTL trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

III. HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU


1. Đối với đề tài
Do nguồn lực và thời gian có hạn nên nhóm chúng em không thể làm một cuộc khảo sát rộng
hơn và kĩ hơn. Vì vậy, số lượng mẫu khảo sát còn chưa quá nhiều dẫn đến sai số trong nghiên
cứu còn khá lớn
Khi dùng Google Forms để khảo sát thì vẫn còn xuất hiện một số trường hợp đánh bừa và điền
thiếu thông tin khiến cho việc phân loại khó khăn hơn và số lượng đối tượng để thêm vào báo

36
cáo ít đi. Bên cạnh đó là việc dữ liệu thu thập không đồng nhất về mặt định dạng nên cần phải
can thiệp xử lý tay khá nhiều.
Câu hỏi, câu trả lời khảo sát thuộc đề tài còn chưa thực sự đầy đủ, chưa đa dạng, chưa bao quát,
còn mắc một vài lỗi gây cản trở khi xử lý dữ liệu.
2. Đối với nhóm nghiên cứu
Đây là lần đầu tiên nhóm chúng em làm một dự án thống kê nên còn nhiều bỡ ngỡ và chưa rõ
các bước cần thiết để hoàn thiện dự án một cách tốt nhất, thêm vào đó là sự thiếu chuyên môn về
kiến thức và kinh nghiệm nên sai sót là điều khó tránh khỏi.

37
LỜI CẢM ƠN

Dự án sẽ không thể thành công nếu không có sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Chu Nguyễn
Mộng Ngọc - người đã dẫn dắt và giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhóm
khảo sát xin chân thành gửi đến cô lời cảm ơn sâu sắc nhất vì sự giúp đỡ nhiệt tình của cô trong
suốt quá trình giảng dạy để chúng em có được nền tảng kiến thức thật vững chắc, làm bước
đệm để hoàn thành bài nghiên cứu một cách hoàn thiện. Những định hướng về chủ đề, những
công cụ hỗ trợ mà cô đề cập đã giúp ích rất nhiều trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu.
Bên cạnh đó, nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh/chị, các bạn sinh viên đã
dành thời gian thực hiện khảo sát để giúp nhóm có đầy đủ dữ liệu trong quá trình thực hiện dự
án lần này.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình
nghiên cứu nên nhóm không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong có thể nhận
được những nhận xét, ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và mọi người.
Xin chân thành cảm ơn.

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Cuộc chiến khốc liệt của chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/7 - theo báo
Brandsvietnam 25/09/2020
(2) Bài học thành công từ mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam -
Brandsvietnam 30/8/2022
(3) Khái niệm Cửa hàng tiện lợi - theo Tin tức Gosell 04/08/2022
(4) Khái niệm Hành vi tiêu dùng - theo Blog simERP
(5) Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh - Xuất bản bởi Cengage Learning -
Dịch bởi Nhà xuất bản Kinh Tế TP.HCM
(6) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm
tại cửa hàng tiện lợi - theo Tạp chí công thương 20/08/2022

39
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHI TIẾT

LOẠI NOTE
THÔNG TIN KHẢO SÁT CÂU HỎI CHI TIẾT
THÔNG TIN

Bạn bao nhiêu tuổi? (Điền số cụ thể)


Tuổi Ví dụ: 19
Điền: …

Giới tính của bạn là:


Giới tính - Nam
- Nữ

Hiện tại, bạn đang:


- Ở trọ
Nơi ở - Ở ký túc xá
- Ở cùng ba mẹ
VỀ NGƯỜI - Ở với bà con
LÀM KHẢO
SÁT Nguồn thu nhập hiện tại của bạn là?
- Chu cấp từ gia đình
Nguồn thu nhập - Công việc làm thêm
- Cả hai nguồn trên
- Khác

Mức thu nhập của bạn TB


● …..triệu
hằng tháng

Bạn đã từng mua sắm ở cửa hàng tiện


Trải nghiệm đi cửa hàng lợi chưa?
tiện lợi ● Có
● Không

TỔNG QUÁT Trung bình 1 tuần bạn đến cửa hàng tiện
Mức độ thường xuyên đi cửa lợi bao nhiêu lần?
hàng tiện lợi (Điền số cụ thể)
Điền: …

Khoảng thời gian thường đến


mua sắm ● Giờ ăn
● Giờ tan ca, tan học
● Tối muộn

40
● Khác

Lý do mà bạn đến các cửa hàng tiện lợi


là gì?

● Mua đồ ăn/thức uống


Lý do đi cửa hàng ● Không gian để tự học hay làm
việc
● Mua sắm hàng hóa, vật dụng
● Nạp/rút momo
● Khác

● Đồ ăn đóng gói (snack, bánh,


kẹo, sữa,..).
● Thức ăn chế biến sẵn (bánh bao,
bánh mì, lẩu,...)
Những sản phẩm thường mua ● Thức uống
ở cửa hàng tiện lợi ● Nguyên liệu nấu ăn (rau, thực
phẩm đông lạnh…)
● Đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm
● Văn phòng phẩm
● Khác

Bạn sẵn lòng chi tiêu bao nhiêu cho một


Mức chi tiêu TB mỗi lần ghé lần mua sắm tại cửa hàng tiện lợi?
cửa hàng tiện lợi (Điền khoảng cụ thể)
Điền: … ngàn VNĐ

Bạn thường xuyên đến cửa hàng tiện lợi


nào nhất?
● Family Mart Tách 04
Lựa chọn thường xuyên nhất
● Circle K nhánh
● GS25
● Ministop

CHI TIẾT HÀNG HÓA Hàng hoá đầy đủ và đa dạng Tách từng
phần riêng,
Hàng hóa đảm bảo thời hạn sử dụng mỗi câu hỏi
dùng một
Đồ ăn, thức uống đảm bảo vệ sinh, hợp

41
khẩu vị

Giá cả phù hợp với chất lượng hàng


GIÁ CẢ hóa

Giá cả được niêm yết rõ ràng

Các chương trình khuyến mại (combo


giảm giá, bốc thăm trúng thưởng, ưu đãi
DỊCH VỤ sinh viên,...)

Phương thức thanh toán đa dạng phạm vi


tuyến tính
Tác phong sạch sẽ, gọn gàng
NHÂN VIÊN Thái độ lịch sự, nhiệt tình tư vấn, giải 1 => 5 (Rất
đáp thắc mắc của KH không hài
lòng, không
Không gian rộng, có bàn ghế, hệ thống hài lòng,
wifi ổn định bình thường,
CƠ SỞ VẬT CHẤT hài lòng,
Khu vực nhà vệ sinh sạch sẽ, rộng rãi Rất hài
lòng)
Khu vực để xe rộng rãi, an toàn

TỔNG KẾT/ Mức độ hài lòng


ĐÁNH GIÁ - Mức độ hài lòng chung của bạn về cửa
CHUNG hàng tiện lợi mà bạn yêu thích:

Rất không hài lòng, không hài lòng,


bình thường, hài lòng, Rất hài lòng

(thang đo khoảng)

- Bạn sẽ tiếp tục đến đó trong tương lai


chứ?

● Chắc chắn rùi <3


● Phải suy nghĩ lại thui ><
● Hong nhee !!!

- Bạn sẽ giới thiệu cửa hàng này đến


mọi người chứ?

42
● Chắc chắn rùi <3
● Phải suy nghĩ lại thui ><
● Hong nhee !!!

43

You might also like