You are on page 1of 42

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

----------o0o----------

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

Đề tài:

KHẢO SÁT VỀ THÓI QUEN VÀ XU HƯỚNG CHỌN ĐỌC


SÁCH CỦA SINH VIÊN.

Lớp: DH47LM001

Mã Học Phần: 21C1STA50800534

Nhóm: Trần Dương Bảo Duy

Giáo viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Văn Trãi

Thành viên: Trần Dương Bảo Duy (nhóm trưởng) - 31211027705

Đỗ Quỳnh An - 31211027691

Bùi Ngô Gia Bảo - 31201020944

Vương Thị Hoàng Giang - 31211027715

Liêu Ngọc Hy - 31211027735

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2021


Trường đại học Kinh tế TP.HCM

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................6

1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu.....................................................................................6

2. Giới thiệu đề tài.........................................................................................................6

2.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................6

2.2. Vấn đề nghiên cứu..............................................................................................7

2.3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................7

2.4. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................9

2.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................9

3. Phương pháp thực hiện .............................................................................................9

4. Trình bày và phân tích dữ liệu.................................................................................10

4.1. Nhóm câu hỏi chung về sinh viên.....................................................................10

4.2. Các câu hỏi khảo sát thực trạng, xu hướng chọn đọc sách của sinh viên...........14

4.2.1. Thời gian sinh viên dành cho việc đọc sách trong 1 ngày.....................14

4.2.2. Sinh viên thường đọc sách khi nào........................................................16

4.2.3. Nơi sinh viên thường chọn đọc sách......................................................18

4.2.4. Thể loại sách sinh viên thích đọc...........................................................19

4.2.5. Thể loại văn học, tiểu thuyết mà sinh viên thích...................................21

4.2.6. Mục đích của việc đọc sách...................................................................22

4.2.7. Việc xác định cuốn sách trước khi mua.................................................24

4.2.8. Các hình thức đọc sách..........................................................................25

4.2.9. Tầm quan trọng của việc đọc sách.........................................................26

2|Trang
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

4.3. Nhóm câu hỏi mức độ từ Không quan tâm(1) đến Rất quan tâm (5) về các tiêu
chí chọn sách............................................................................................................28

4.3.1. Chúng tôi đã khảo sát với những tiêu chí như sau:................................28

4.3.2. Tiêu chí về việc chọn sách mà bạn quan tâm, khác với những yếu tố
trên( không bắt buộc):.....................................................................................31

4.4. Nhóm câu hỏi mức độ từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng
ý).............................................................................................................................. 32

4.4.1. Có thể thay thế việc đọc sách bằng những thói quen khác ( chơi game,
thể thao, giao lưu, ...).......................................................................................32

4.4.2. Bạn cảm thấy bản thân mình đã đạt được mục đích của mình đã đặt ra
khi đọc cuốn sách đó.......................................................................................32

5. Hạn chế...................................................................................................................34

5.1. Đối với đề tài.....................................................................................................34

5.2. Đối với nhóm....................................................................................................34

6. Kết luận....................................................................................................................35

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................37

PHỤ LỤC....................................................................................................................38

DANH MỤC BẢNG BIỂU


3|Trang
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Bảng 01. Bảng thể hiện tần số và tần suất các trường mà sinh viên theo học..............10
Bảng 02. Bảng thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát...............................11
Biểu đồ thể hiện các trường mà sinh viên theo học (%)...............................................11
Biểu đồ giới tính của lượng sinh viên tham gia khảo sát. (%)......................................12
Bảng 03. Bảng các nhóm ngành mà sinh viên theo học...............................................13
Biểu đồ thể hiện nhóm ngành của sinh viên.................................................................14
Bảng 04: Phân phối tần suất và tần suất % thể hiện thời gian đọc sách của sinh viên
trong một ngày.............................................................................................................14
Biểu đồ về thời gian sinh viên dành cho việc đọc sách.................................................15
Bảng 05: Phân phối tần suất và tần suất % thể hiện sự lựa chọn thương hiệu thức ăn
nhanh...........................................................................................................................16
Biểu đồ về thời điểm sinh viên đọc sác.........................................................................17
Bảng 06: Phân phối tần suất và tần suất % về nơi sinh viên thường chọn đọc sách.....18
Biểu đồ về nơi sinh viên hay chọn để đọc sách.............................................................18
Bảng 07 : Phân phối tần suất và tần suất % thể hiện thể loại sách sinh viên thích
đọc.................................................................................................................................19
Biểu đồ về thể loại sách sinh viên thích đọc.................................................................19
Bảng 08: Phân phối tần suất và tần suất % thể hiện thể loại văn học,..........................21
tiểu thuyết mà sinh viên thích......................................................................................21
Bảng phân phối thể loại văn học, tiểu thuyết mà sinh viên thích..................................22
Bảng 09: Phân phối tần số, tần suất % về mục đích của việc đọc sách........................23
Biểu đồ về mục đích đọc sách của sinh viên.................................................................23
Bảng 10: Phân phối tần số, tần suất % cho việc xác định cuốn sách trước khi mua.....24
Biểu đồ thể hiện việc sinh viên có xác định trước cuốn sách muốn mua hay không....24
Biểu đồ thể hiện các hình thức đọc sách của sinh viên................................................25
Bảng 11: Phân phối tần số, tần suất % của các hình thức đọc sách..............................25
Biểu đồ thể hiện tầm quan trọng của việc đọc sách đối với sinh viên..........................27
Biểu đồ thể hiện thị hiếu của sinh viên về việc lựa chọn sách với 5 tiêu chí khác
nhau............................................................................................................................. 28
Bảng 12. Bảng thống kê thể hiện thị hiếu của sinh viên về các tiêu chí chọn sách......29
05 Biểu đồ thể hiện thị hiếu của sinh viên về 05 tiêu chí đọc sách đã cho...................30

4|Trang
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Bảng 13. Thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên về việc có thể thay thế đọc sách bằng
những thói quen khác; và sinh viên cảm thấy bản thân đạt được mục đích trong việc
đọc sách....................................................................................................................... 33
Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên về việc có thể thay thế việc đọc sách bằng những
thói quen khác..............................................................................................................33
Biểu đồ thể hiện sự đồng ý của sinh viên về việc cảm thấy bản thân mình đạt được
mục đích khi đọc sách...................................................................................................34

5|Trang
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

PHẦN NỘI DUNG

1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu.

Việc đọc sách luôn là điều cần thiết đối với mỗi bạn sinh viên bởi nó cung cấp
một khối lượng lớn kiến thức trong quá trình học tập, giúp nâng cao tư duy và giải tỏa
áp lực. Thế nhưng trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông bùng nổ như
hiện nay, sự ra đời của các loại hình giải trí và các phương pháp học tập đang dần làm
lu mờ vị thế của sách. Có lẽ vì vậy mà nhiều bạn sinh viên không còn dành thời gian
cho việc đọc sách hoặc hiểu được những giá trị mà sách mang lại nhưng lười, không
đọc. Song, cũng có một số bạn thích đọc sách nhưng quỹ thời gian lại quá ít do phải
dành thời gian cho việc học tập ở trường và không thiếu những bạn biết cách sắp xếp
thời gian để tạo nên thói quen đọc sách cho bản thân. Bên cạnh đó, lựa chọn sách để
đọc cũng là một vấn đề nan giải cho các bạn sinh viên có sở thích đọc sách bởi thị
trường sách đang ngày càng phát triển. Vậy nên việc đủ tinh tế để phân biệt đâu là loại
sách độc hại và đâu là loại sách phù hợp với bản thân cũng là một thách thức không
nhỏ đối với các bạn sinh viên.

Vì những lý do đó, nhóm chúng tôi quyết định lập nên một bài khảo sát về thói
quen đọc sách và xu hướng chọn loại sách để đọc của các bạn sinh viên, các yếu tố
được đề cập đến trong bài khảo sát bao gồm: thời gian cho việc đọc sách, thể loại sách
chọn đọc, các yếu tố quyết định đến việc chọn sách để mua đọc và mong ước của bản
thân khi đọc sách với mục đích là hiểu được suy nghĩ của các bạn sinh viên về tầm
quan trọng của sách cũng như thời gian đọc và cách lựa chọn sách để đọc. Đối tượng
của bài khảo sát là 100 bạn sinh viên thuộc các trường Đại học ở thành phố Hồ Chí
Minh và các bạn này sẽ đại diện chung cho nhiều bạn sinh viên khác.

2. Giới thiệu đề tài.

2.1. Lý do chọn đề tài

Sách từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi con người. Đó là kho
tàng của kiến thức, chứa đựng chiếc chìa khóa mở ra vô vàn trí tuệ của con người. Đọc

6|Trang
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

một cuốn sách, ta như sống thêm một cuộc đời bởi những giá trị được đúc kết từ bao
trang sách ấy là thành quả của cả quá trình tìm tòi, chắt lọc kiến thức mà tác giả dày
công biên soạn. Hơn nữa, sách còn là công cụ để ta nhận biết, phát triển bản thân, giúp
ta rèn luyện sự tập trung, thư giãn tâm hồn. Thậm chí nhiều người còn xem sách như
một người bạn tâm giao mà ở đó họ có thể giãi bày tâm sự, tìm kiếm sự thanh tịnh
trong tâm hồn. Tầm quan trọng của sách do đó là không thể phủ nhận được, đặc biệt
đối với những bạn học sinh, sinh viên ngày nay khi mà sách còn là một nguồn tham
khảo tài liệu quý giá, giúp giới trẻ có thêm kiến thức phục vụ cho công việc, đời sống
sau này.

Thế nhưng dưới thời đại công nghệ 4.0 khiến cho các thiết bị kĩ thuật số đang
dần lên ngôi, hơn hết còn do những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, giờ giấc
sinh hoạt và thói quen của nhiều người bị tác động và dường như đã thay đổi. Vì thế
nhóm chúng tôi mong muốn khảo sát để thực hiện nghiên cứu về xu hướng đọc sách
và chọn sách cũng như tầm ảnh hưởng của sách lên giới trẻ hiện nay. Từ đó đưa ra
được thực trạng và các tiêu chí chọn sách của sinh viên, giúp mọi người có cái nhìn
tổng quan hơn về vấn đề này.

2.2. Vấn đề nghiên cứu

Hiểu được tầm quan trọng của sách cũng như có những kiến thức từ bộ môn
“Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh” và sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo
viên giảng dạy, nhóm chúng tôi thực hiện dự án để nghiên cứu hành vi, thói quen đọc
sách của sinh viên, cụ thể là về nhiều loại sách và những hình thức đọc sách khác nhau
mà sinh viên có thể lựa chọn cũng như các tiêu chí cơ bản để chọn ra cuốn sách ưng ý
cho riêng mình.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi đã được đặt ra để thực hiện nghiên cứu.

1. Bạn học trường nào?

2. Bạn học nhóm ngành nào?

7|Trang
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

3. Giới tính của bạn là?

4. Thời gian bạn dành cho việc đọc sách trong 1 ngày?

5. Bạn thường đọc sách khi nào nhất?

6. Bạn thường đọc sách ở đâu nhất?

7. Bạn thích đọc thể loại sách nào?

8. Thể loại văn học, tiểu thuyết văn học bạn thích?

9. Bạn đọc sách chủ yếu là để?

10. Bạn thường xác định trước cuốn sách muốn mua?

11. Bạn thích hình thức đọc sách nào hơn?

12. Đối với tôi việc đọc sách là? (là câu hỏi mức độ từ Không quan trọng (1) đến
Rất quan trọng (5))

13. mức độ từ Không quan tâm (1) đến Rất quan tâm (5) về tiêu chí chọn sách:

a) Tác giả nổi tiếng, cuốn sách được rất nhiều người đánh giá là hay

b) Vẻ ngoài của cuốn sách (Tựa sách nghe hay, Tranh bìa đẹp mắt)

c) Phù hợp với thể loại sách mình yêu thích

d) Phù hợp với mục đích cần nghiên cứu, học tập

e) Giá tiền của cuốn sách

14. Tiêu chí về việc chọn sách mà bạn quan tâm, khác với những yếu tố trên
(Không bắt buộc):

15. Có thể thay thế việc đọc sách bằng những thói quen khác (Chơi game, Thể
thao, Giao lưu, ...) (Là câu hỏi mức độ từ Hoàn toàn không đồng ý (1) đến Hoàn
toàn đồng ý (5))

8|Trang
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

16. Bạn cảm thấy bản thân mình đã đạt được mục đích của mình đã đặt ra khi đọc
cuốn sách đó. (là câu hỏi mức độ từ Hoàn toàn không đồng ý (1) đến Hoàn toàn
đồng ý (5))

2.4. Mục tiêu nghiên cứu

- Qua việc thực hiện đề tài, nhóm có thể áp dụng và thực hành kiến thức về
những phương pháp thống kê căn bản đã được học ở bộ môn “Thống kê ứng dụng
trong Kinh tế và Kinh doanh” vào thực tiễn qua việc thu thập, phân tích dữ liệu cũng
như hoàn thiện khả năng đánh giá, phân tích số liệu và vấn đề của các thành viên trong
nhóm.

- Cung cấp một cái nhìn tổng quan thực trạng về thói quen đọc sách của sinh
viên, xu hướng đọc sách và các tiêu chí chọn sách của sinh viên.

- Có thể gợi ý cho một buổi hội chợ sách về xu hướng chọn sách và đề ra các
phương pháp để khuyến khích sinh viên đọc sách nhiều hơn cũng như giúp họ nhận
thấy được tầm quan trọng của sách trong đời sống hiện nay.

2.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Tiến hành khảo sát từ ngày 3 đến ngày 9/12/2021, khảo sát thông qua hình thức
online (Google Form)

- Học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố HCM hoặc những sinh viên thuộc địa bàn
khác tiếp cận được.

3. Phương pháp thực hiện 

- Đối tượng khảo sát: sinh viên trên địa bàn TP.HCM và một số sinh viên
trường khác mà chúng tôi tiếp cận được
- Thời hạn thực hiện: từ ngày 03/12/2021 đến ngày 12/12/2021.
- Công cụ thu thập: bảng câu hỏi online tạo trên Google form.
- Công cụ sử lí, phân tích, báo cáo dữ liệu: phần mềm Microsoft Excel,
Microsoft Word

9|Trang
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

- Cách thực hiện: đăng tải và gửi phiếu khảo sát qua các diễn đàn học tập của
sinh viên, Messenger, Zalo…và thu thập được 156 phiếu.
- Hình thức: sử dụng câu hỏi định tính, định lượng và các phương pháp thống
kê mô tả.
4. Trình bày và phân tích dữ liệu.
4.1. Nhóm câu hỏi chung về sinh viên.

Bảng 01. Bảng thể hiện tần số và tần suất các trường mà sinh viên theo học

TÊN TRƯỜNG Tần số Tần suất

Trường đại học Kinh tế Tp.HCM (UEH) 73 46,8

Các trường thuộc đại học quốc gia Tp.HCM 34 21,8

Trường đại học Công nghiêp Tp.HCM (IUH) 7 4,5

Trường đại học Văn Lang (VLU) 5 3,2

Trường đại học Tài chính – Marketing (UFM) 4 2,6

Trường đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH) 3 1,9

Trường đại học Nông Lâm (NLU) 2 1,3

Khác 28 17,9

Tổng số 156 100

10 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Bảng 02. Bảng thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát

GIỚI TÍNH Tần số Tần suất

Nam 84 53,8

Nữ 72 46,2

Biểu đồ thể hiện các trường mà sinh viên theo học (%)

Trường sinh viên theo học

18%

UEH
Các trường thuộc đại học Quốc gia
1% Tp.HCM
2% IUH
VLU
3%
47% UFM
3% HUTECH
NLU
5% KHÁC

22%

11 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Biểu đồ giới tính của lượng sinh viên tham gia khảo sát. (%)

Giới tính

Nam
46% 54% Nữ

Nhận xét:

Sau khi nghiên cứu, thu thập thông tin về thói quen và xu hướng chọn đọc sách của
sinh viên, nhóm đã tiến hành phân tích dữ liệu thu được từ 156 sinh viên. Trong đó, có
tới 73 sinh viên UEH (chiếm 46,8%), 34 sinh viên từ các trường thuộc đại học Quốc
gia Tp.HCM (chiếm 21,8%), 7 sinh viên IUH (chiếm 4,5%), 5 sinh viên VLU (chiếm
3,2%), 4 sinh viên UFM (chiếm 2,6%), 3 sinh viên HUTECH (chiếm 1,9%), 2 sinh
viên NLU (chiếm 1,3%) và 28 sinh viên khác đến từ các trường trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh (chiếm 17,9%).

Ngoài ra, trong 156 sinh viên tham gia khảo sát, số lượng sinh viên Nam là 84 (chiếm
53,8%) và số lượng sinh viên nữ là 72 sinh viên (chiếm 46,2%) và qua đó ta thấy, tỉ lệ
sinh viên Nam và Nữ chênh lệch không đáng kể.

12 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Bảng 03. Bảng các nhóm ngành mà sinh viên theo học.

NHÓM NGÀNH Tần số Tần suất (%)

Nhóm ngành Kinh doanh – Kinh tế 101 64,7

Nhóm ngành Công nghệ thông tin – Kỹ 36 23,1


thuật

Nhóm ngành Ngôn ngữ 7 4,5

Nhóm ngành Báo chí – Khoa học xã hội 6 3,8

Nhóm ngành Sư phạm 3 1,9

Nhóm ngành Dịch vụ xã hội 1 0,6

Nhóm ngành Khoa học cơ bản và ứng 1 0,6


dụng

Nhóm ngành Luật 1 0,6

Tổng số 156 100

13 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Biểu đồ thể hiện nhóm ngành của sinh viên.

Nhóm ngành

1% 1%
2% Kinh doanh - Kinh tế Công nghệ thông tin -
4%
5% Kỹ thuật
Ngôn ngữ Báo chí - Khoa học xã
hội
23% Sư phạm Dịch vụ xã hội
Khoa học cơ bản và ứng Luật
65% dụng

Nhận xét:

Số liệu thống kê cho thấy, sinh viên thuộc nhóm ngành Kinh doanh – Kinh tế
chiếm tỉ lệ cao nhất 64,7%, Công nghệ thông tin – Kỹ thuật chiếm 23,1%, Ngôn ngữ
chiếm 4,5%, Báo chí – Khoa học xã hội chiếm 3,8% và các nhóm ngành Dịch vụ xã
hội, Khoa học cơ bản và ứng dụng, Luật lần lượt đều chiếm 0,6%.

4.2. Các câu hỏi khảo sát thực trạng, xu hướng chọn đọc sách của sinh viên.

4.2.1. Thời gian sinh viên dành cho việc đọc sách trong 1 ngày

Bảng 04: Phân phối tần suất và tần suất % thể hiện thời gian đọc sách của sinh
viên trong một ngày
14 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Thời gian Tần suất Tần suất %

Dưới 1 tiếng 59 37,8

Rất íthầu như là không 53


đọc 33,9

1-2 tiếng 32 20,5

2-3 tiếng 7 4,4

Trên 3 tiếng 5 3,2

Biểu đồ về thời gian sinh viên dành cho việc đọc sách.

Biểu đồ về thời gian sinh viên dành cho việc đọc sách

Dưới 1 tiếng Rất ít hầu như là không đọc 1-2 tiếng 2-3 tiếng Trên 3 tiếng

Số lượng sinh viên đọc sách dưới 1 tiếng và hầu như rất ít hoặc không đọc chiếm tỉ
lệ nhiều nhất lần lượt là 37,8% và 33,9% điều này có thể dễ hiểu bởi lượng kiến thức
trên giảng đường đại học là quá lớn nên thời gian sinh viên dành để cầm một cuốn
sách lên đọc là điều rất hiếm thấy. Trong khoảng thời gian có thể dùng cho đọc sách có
thể đầu tư cho các công việc khác như: làm thêm, giải trí hay tham gia hoạt động từ
các câu lạc bộ,…

15 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Ngày xưa, sinh viên chỉ có thú vui duy nhất là đọc sách. Cuốn sách hay sẽ
được truyền tay nhau từ người này sang người khác để đọc vì không phải ai cũng có
điều kiện để được đọc sách. Ngày nay, khi xã hội phát triển,sinh viên không hề
thiếu sách, thậm chí có rất nhiều sách để lựa chọn. Nhưng các bạn lại không mấy
mặn mà, hứng thú với việc đọc sách, nghiền ngẫm những cuốn sách… Sự phong
phú, tràn ngập của vô số kênh thông tin trên mạng Internet, trên truyền hình, những trò
chơi mang tính thực tế và cọ sát hơn như facebook, instagram, zalo, tiktok,… với tính
cập nhật nhanh và kèm theo những hình ảnh minh họa độc đáo mà các phương tiện
thông tin ngày nay được giới trẻ rất ưa chuộng. Nhiều sinh viên thường chỉ có thói
quen tìm kiếm những thông tin giải trí, mà không tận dụng được hết những tiện ích,
những mặt tích cực của nó đem lại để phục vụ học tập.
Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, những chiếc điện
thoại thông minh đã làm mờ đi thói quen đọc sách mà thay vào đó là những trò chơi
mang tính thực tế và cọ sát hơn như facebook, instagram, zalo, tiktok,…

4.2.2. Sinh viên thường đọc sách khi nào


Bảng 05: Phân phối tần suất và tần suất % thể hiện sự lựa chọn thương hiệu thức ăn
nhanh.

Thời điểm Tần suất Tần suất %

Đọc sách khi rảnh rỗi 42 26,9

Khi nào cảm thấy muốn đọc thì đọc 68 43,5

Chỉ đọc sách khi cần tham khảo 29 18,5

Không bao giờ đọc sách 4 2,5

Khi cảm thấy cần giải tỏa áp lực, thư giãn 9


đầu óc 5,7

Khác 4 2,5

16 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Biểu đồ về thời điểm sinh viên đọc sách

Biểu đồ về thời điểm sinh viên đọc sách

Khác

Khi cảm thấy cần giải tỏa áp lực, thư


giãn đầu óc

Không bao giờ đọc sách

Chỉ đọc sách khi cần tham khảo

Khi nào cảm thấy muốn đọc thì đọc

Đọc sách khi rảnh rỗi


0 10 20 30 40 50 60 70 80

Từ bảng dữ liệu cho thấy tỉ lệ sinh viên chọn đọc sách theo ngẫu hứng có tỉ lệ cao
nhất với 43,5%, 26,9% đọc khi rảnh rỗi và chỉ đọc khi cần tham khảo xếp ở vị trí thứ
3 (18,5%) là ba thời điểm chiếm tỉ lệ chủ yếu. Việc chọn đọc sách hiện nay của sinh
viên đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố đã đề cập ở câu trên, vì vậy việc lấy sách
ra đọc chỉ phụ thuộc vào cảm hứng là điều dễ hiểu.
Phương pháp dạy và học cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trình độ, văn hóa đọc của
sinh viên.Một trong những biểu hiện của sự hạn chế về văn hóa đọc của sinh viên là
tình trạng các bạn chỉ học khi các kỳ thi đã tới gần, học đối phó, chỉ học để thi. Chính
vì vậy, đã làm cho các bạn trở nên thụ động trong việc đọc và nghiên cứu tài liệu, sách,
báo. Nguyên nhân nữa là sinh viên chỉ đọc khi giảng viên yêu cầu làm tiểu luận, bài
tập lớn, hay thuyết trình về một đề tài hoặc chỉ phục vụ cho kỳ thi, tức là chỉ khi bị bắt
buộc, sinh viên mới có ý thức đọc mang tính tức thời. Chính cách học đó khiến cho
các bạn không tạo được thói quen đọc sách – học chủ động mà đọc lại theo nhu cầu
hoặc sở thích.

17 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

4.2.3. Nơi sinh viên thường chọn đọc sách


Bảng 06: Phân phối tần suất và tần suất % về nơi sinh viên thường chọn đọc sách

Nơi chọn đọc sách Số lượng Phần trăm(%)

Thư viện 14 8,9

Ở nhà 129 82,6

Ở trường 6 3,8

Quán nước 3 1,9

Khác 4 2,5

Biểu đồ về nơi sinh viên hay chọn để đọc sách

Biểu đồ về nơi sinh viên hay chọn để đọc sách


2%3% 9%
4%

Thư viện
Ở nhà
Ở trường
Quán nước
Khác

83%

Với 82,6% các bạn sinh viên thường đọc sách ở nhà. Lý do là vì đa số các bạn sinh
viên tham gia khảo sát đều là những bạn ở nơi xa đến và thuê trọ để ở và học tập, vì
vậy sau việc học đi làm,...thì thời gian về trọ ở chiếm thời gian chủ yếu. Tiếp theo là
đọc sách ở thư viện. Hiện nay tại các trường đại học đều trang bị các phòng thư viện
hiện đại, sạch sẽ và thoáng mát thì việc các bạn sinh viên tận dụng thư viện để đọc
sách là vừa tiết kiệm chi phí và cũng dễ dàng tập trung hơn.
Thấp nhất là đọc sách tại quán nước, các bạn sinh viên thường đến quán nước
cùng bạn bè để tán gẫu và giải trí là chủ yếu. Đến với mục đích để đọc sách thì chỉ vào
18 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

mùa thi cử, lúc đó các bạn sinh viên mới đến để cùng bạn bè học tập và đọc sách
chuẩn bị cho mùa thi.

4.2.4. Thể loại sách sinh viên thích đọc


Bảng 07 : Phân phối tần suất và tần suất % thể hiện thể loại sách sinh viên thích
đọc

Thể loại sách Tần suất Tần suất %

Công nghệ, Kinh tế 54 14,7

Chính trị, Pháp luật 12 3,2

Xã hội, Lịch sử 33 9,0

Văn học, Tiểu thuyết, 112


Truyện 30,6

Tôn giáo 9 2,4

Giáo dục 34 9,3

Ngụ ngôn 18 4,9

Sách kỹ năng, Self-help 69 18,9

Khác 24 6,5

Biểu đồ về thể loại sách sinh viên thích đọc.

19 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Biểu đồ về thể loại sách sinh viên thích đọc

Khác

Sách kỹ năng, Self-help

Ngụ ngôn

Giáo dục

Tôn giáo

Văn học, Tiểu thuyết, Truyện

Xã hội, Lịch sử

Chính trị, Pháp luật

Công nghệ, Kinh tế


0 20 40 60 80 100 120

Khảo sát cho thấy hai thể loại các bạn quan tâm nhiều nhất là Văn học, tiểu thuyết,
truyện và Sách kỹ năng, Self-help. Tỷ lệ lần lượt là 30,6% và 18,9%. Có thể thấy khảo
sát phản ánh khá rõ với thực tế khi những cuốn truyện, tiểu thuyết kinh điển hay những
cuốn sách của tác giả Nguyễn Nhật ánh luôn có sức hút mạnh mẽ với không chỉ các
bạn trẻ. Dòng sách kỹ năng cũng được quan tâm nhiều hơn cùng với sự phát triển của
kinh tế, xã hội. Nhiều ngành nghề mới, trẻ trung cùng phong trào khởi nghiệp và cuộc
cách mạng 4.0.
Chúng tôi nhận định xu hướng này sẽ còn duy trì trong nhiều năm tới và dòng sách
kỹ năng sẽ có sự phát triển đặc biệt là với đối tượng các bạn trẻ.
Một điều khác khiến cho tỷ lệ chọn sách kỹ năng thấp hơn so với thể loại văn học,
truyện là do ở môi trường sinh viên các bạn có nhiều lựa chọn học về kỹ năng hơn
như: Hệ sinh thái CLB đa dạng và sôi động, công việc làm thêm, thực tập…Chính điều
này khiến việc lựa chọn đọc sách kỹ năng sẽ giảm.
Với tỷ lệ thấp hơn là sách công nghệ, kinh tế là 14,7%. Chính vì ở môi trường thực
tế hơn nên nhu cầu về những sách mang lại thông tin, kiến thức tổng hợp cũng có xu
hướng tăng với các bạn Sinh viên. Mặc dù lên đại học khiến khối lượng kiến thức
nhiều hơn nên cần tìm tòi nhưng đa số các bạn sinh viên chỉ đọc khi có các được thầy
cô giao bài tập như: tiểu luận, bài tập nhóm,...hoặc các bài kiểm tra giữa kì, cuối kì
điều đó khiến tỷ lệ sách giáo dục không được cao.
Thấp nhất là sách về tôn giáo tỷ lệ 2,4% điều này không khó hiểu vì đa số sinh
viên tham gia khảo sát thuộc trường kinh tế nên các bạn chỉ chú trọng những loại sách
có về tâm linh, văn hoá, tín ngưỡng, đức tin không có nội dung quan tâm hay giúp ích
nhiều cho ngành học của các bạn.
20 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

4.2.5. Thể loại văn học, tiểu thuyết mà sinh viên thích
Bảng 08: Phân phối tần suất và tần suất % thể hiện thể loại văn học,
tiểu thuyết mà sinh viên thích

Thể loại văn học, tiểu thuyết Tần suất Tần suất %

Ngôn tình 69 14,6

Hành động 47 9,9

Hài hước 62 13,1

Kinh dị 32 6,7

Trinh thám 77 16,3

Chính kịch 28 5,9

Giáo dục 41 8,6

Tâm lí 93 19,7

Khác 23 4,8

21 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Bảng phân phối thể loại văn học, tiểu thuyết mà sinh viên thích

Bảng phân phối thể loại văn học, tiểu thuyết mà sinh viên
thích
Khác 23

Tâm lí 93

Giáo dục 41

Chính kịch 28

Trinh thám 77

Kinh dị 32

Hài hước 62

Hành động 47

Ngôn tình 69

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Bảng 8 cho thấy các thể loại văn học hay tiểu thuyết mà chúng tôi đưa ra có
tỉ lệ sấp sỉ nhau theo từng nhóm. Cụ thể nhóm cao nhất là thể loại tâm lí, trinh thám,
ngôn tình với tỷ số phần trăm lần lượt là 19,7%, 16,3% và 14,6%. Đặc điểm của các
thể loại này đều có nhiều yếu tố của tác động nhiều đến tâm lý mà cảm xúc của người
đọc. Ở tuổi 19 trở đi, các bạn sinh viên có nhiều thay đổi về nhận thức do tiếp xúc với
xã hội thực tế nhiều hơn khi còn nhỏ, vì vậy sách tâm lý có thể giúp cho các bạn sinh
viên giải đáp những thắc mắc hay có thể hiểu bản thân mình hơn. Thể loại trinh thám
hay ngôn tình đều tác động đó nhiều đến tâm lý và cảm xúc. Càng lớn thì sự tò mò về
thế giới xung quanh, những thứ có khả năng lôi cuốn khơi gợi sự tưởng tượng, suy
đoán về một thứ gì đó cũng là một nguyên nhân khiến cho các bạn sinh viên ưa
chuộng thể loại trinh thám. Ngôn tình là thể loại nói về tình yêu đôi lứa mà lứa tuổi
sinh viên thường là cái nguồn của tình yêu. Một lý do khá lớn nữa là các bạn sinh viên
hiện nay tìm tới truyện ngôn tình để giải trí với những hình mẫu nhân vật chuẩn “soái
ca”, những cô gái có cá tính, xinh xắn.

4.2.6. Mục đích của việc đọc sách

22 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Bảng 09: Phân phối tần số, tần suất % về mục đích của việc đọc sách

Bạn đọc sách chủ yếu là để? Tần số Tần suất %


1. Thay đổi, phát triển bản thân 36 23.1
2. Thư giãn đầu óc, giải trí tinh thần 59 37.8
3. Trải nghiệm, học hỏi thêm kiến thức 47 30.1
4. Làm nghiên cứu, dự án 9 5.8
5.Khác 5 3.2
Tổng 156 100

Biểu đồ về mục đích đọc sách của sinh viên

23 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Về cơ bản, sinh viên tiếp cận sách đều với những mục đích quen thuộc. Trong
đó có tới 59 sinh viên xem việc đọc sách như một phương thức để giải trí tinh thần,
thư giãn đầu óc (chiếm 37.8%). Các mục đích khác bao gồm thay đổi, phát triển bản
thân chiếm 23.1%, trải nghiệm, học hỏi thêm kiến thức chiếm 30.1%, làm nghiên cứu,
dự án chiếm 5.8%.

Qua đó, có thể thấy được sách vẫn đem lại những giá trị tích cực cho con
người, đặc biệt là các bạn sinh viên. Đọc sách giúp họ thư giãn tâm hồn, có thêm
những kiến thức mới mẻ để nâng cấp, phát triển bản thân cũng như có thêm tài liệu
chuyên ngành để phục vụ cho việc học tập.

4.2.7. Việc xác định cuốn sách trước khi mua

Bảng 10: Phân phối tần số, tần suất % cho việc xác định cuốn sách trước khi mua

Xác định sách trước khi mua Tần số Tần suất %


Đúng 119 76.3
Sai 37 23.7

Biểu đồ thể hiện việc sinh viên có xác định trước cuốn sách muốn mua hay không.

24 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Xác định trước cuốn sách muốn mua nghĩa là lựa chọn có ý thức đề tài hoặc
những vấn đề cần đọc cho bản thân, qua đó xác định cụ thể loại sách cần phải mua
cũng như có mục tiêu đề ra khi đọc cuốn sách ấy. Điều này giúp người đọc có cái nhìn
tổng quan hơn về cuốn sách mà mình sắp đọc, qua đó phần nào thể hiện được khả
năng chọn lựa sách hay (thông qua các hành động như đọc review sách, tham khảo ý
kiến từ bạn bè, thầy cô…). Việc định hướng trước mình muốn đọc gì và làm thế nào
để chọn đúng sách hay, có giá trị là vô cùng quan trọng bởi đó là bước đầu tiên để việc
đọc sách trở nên hiệu quả. Và theo khảo sát có khoảng 76,3% sinh viên thực hiện thao
tác này trước khi bắt đầu đọc sách.

Còn 23.7% còn lại (tương đương với 37/156 sinh viên tham gia khảo sát) chưa
thật sự xác định rõ mục đích trước khi mua sách. Điều này sẽ hạn chế một phần trong
việc tiếp cận đúng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân. Ngoài ra nó cũng dễ dẫn đến
tình trạng mua phải những cuốn sách không đủ chất lượng nếu không xem xét kĩ càng.

Vì thế sinh viên cần tập thói quen xác định trước cuốn sách muốn mua. Nó sẽ
giúp tiết kiệm được thời gian, xác định được mục tiêu khi đọc sách và có được sự
hứng thú để dễ tiếp thu kiến thức hơn.

4.2.8. Các hình thức đọc sách

Biểu đồ thể hiện các


hình thức đọc sách của sinh
viên

Bảng 11: Phân phối tần số, tần suất %


của các hình thức đọc sách
Các hình thức đọc sách Tần số Tần suất %
Mua trực tiếp về đọc 123 78.8
Đọc sách online 23 14.7
Nghe sách nói 10 6.4
25 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Theo khảo sát, có tới 78.8% sinh viên ưa chuộng hình thức đọc sách trực tiếp,
chiếm tỉ lệ áp đảo so với các thể loại sách khác (E-books chiếm 14.7%, Audiobooks
chiếm 6.4%).

Có thể thấy sách giấy vẫn chiếm được cảm tình của phần lớn các bạn sinh viên.
Lý do căn bản nhất chắc hẳn là cảm xúc mà cuốn sách giấy mang lại cho chúng ta.
Mùi thơm giấy mực cũng cảm giác được chạm, nâng niu trực tiếp cuốn sách sẽ khiến
người đọc có ấn tượng cũng như tinh thần tốt để tiếp thu kiến thức mà sách đem lại.
Ngoài ra, những cuốn sách giấy còn có tác dụng trang trí cho căn phòng hoặc ngôi nhà.
Nhìn những bìa sách sặc sỡ đẹp mắt treo trên giá sách cũng là một cách để khuyến
khích ham muốn đọc sách của mọi người.

Thời đại kĩ thuật số 4.0 là nơi có thêm sự xuất hiện của những phương thức đọc
sách khác, cho chúng ta nhiều sự lựa chọn hơn. Sách online hay sách nói đểu có điểm
chung là vô cùng tiện lợi, dường như ta có thể đọc ở bất kì đâu, bất cứ nơi nào chỉ với
một chiếc điện thoại được kết nối Internet. Một điểm mạnh nữa của loại sách online là
chúng có thể giúp hệ thống, tìm kiếm thông tin trong sách dễ dàng hơn rất nhiều, thậm
chí là ghi chú lại những cảm nhận của người đọc khi đọc xong cuốn sách (một điều
không phải lúc nào cũng làm được đối với sách giấy). Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá
nhiều với điện thoại, máy tính bảng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người đọc, đặc
biệt gây ra các vấn đề đối với mắt.

Trong cuộc sống hiện đại, dù đã xuất hiện nhiều loại hình đọc sách khác nhau
nhưng việc mua sách trực tiếp về đọc vẫn đang là sự lựa chọn phổ biến nhất đối với
các bạn sinh viên. Sách online hay sách nói vẫn thỉnh thoảng được sử dụng bởi các bạn
sinh viên được khảo sát nhưng tần số không đáng kể.

4.2.9. Tầm quan trọng của việc đọc sách

(Theo thang điểm từ (1) đến (5))

26 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Biểu đồ thể hiện tầm quan trọng của việc đọc sách đối với sinh viên

Biểu đồ thể hiện tầm quan trọng của việc đọc sách
60 57 (36.5%)

50 47
41 (26.3%)
40

30

20

10 8
3
0
1 2 3 4 5

Đây là một biểu đồ lệch phải. Nhìn vào biểu đổ, có thể thấy các bạn sinh viên
đánh giá tầm quan trọng của việc đọc sách chủ yếu trong thang điểm từ (3) – bình
thường đến (5) – rất cần thiết. Thang điểm thứ (4) – cần thiết được các bạn lựa chọn
nhiều nhất với 36.5% (tương đương 57/156 bạn tham gia khảo sát) và thang điểm
trung bình là 3.8.

Về mặt tổng thể, các sinh viên đánh giá khá cao tầm quan trọng của việc đọc
sách với thang điểm trung bình là 3.8 và trung vị là 4. Qua đó có thể thấy được sách
vẫn cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các bạn sinh viên. Tầm quan trọng của sách do
đó là không thể phủ nhận, sách cung cấp tri thức cho mọi người, phát triển tư duy,
giúp người đọc thoài mái, thư giãn tinh thần. Đây vẫn là một công cụ hữu ích cho các
bạn sinh viên đặc biệt trong việc học tập, tìm kiếm tài liệu chuyên ngành phục vụ cho
mục đích học thuật.

27 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Một bộ phận khác, mặt dù chiếm tỉ lệ nhỏ (3 bạn đánh giá thang điểm (1) –
hoàn toàn không cần thiết và 8 bạn đánh giá thang điểm (2) – không cần thiết) nhưng
vẫn cần lưu ý. Các bạn chưa thật sự thấy được tầm quan trọng của sách, do đó vẫn còn
thờ ơ, chưa quan tâm đến việc đọc sách.

Qua đây ta có thể thấy được sự quan tâm đến việc đọc sách là có đối với sinh
viên nhưng không thực sự cao, vẫn còn một số ít bạn chưa có thói quen hữu dụng này.
Do đó cần có những biện pháp, cách thức phù hợp để khuyến khích sinh viên
đọc sách nhiều hơn, quan tâm và phát huy văn hóa đọc sách tốt hơn.

4.3. Nhóm câu hỏi mức độ từ Không quan tâm(1) đến Rất quan tâm (5) về các
tiêu chí chọn sách.

4.3.1. Chúng tôi đã khảo sát với những tiêu chí như sau:

- Tiêu chí 1: Tác giả nổi tiếng, cuốn sách được rất nhiều người đánh giá
là hay

- Tiêu chí 2: Vẻ ngoài của cuốn sách (trang bìa đẹp mắt, tựa sách nghe
hấp dẫn)

- Tiêu chí 3: Phù hợp với thể loại sách mình yêu thích

- Tiêu chí 4: Phù hợp với mục đích nghiên cứu học tập

- Tiêu chí 5: Giá tiền của cuốn sách.

Biểu đồ thể hiện thị hiếu của sinh viên về việc lựa chọn sách với 5 tiêu chí khác nhau.

28 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Biểu đồ thể hiện thị hiếu của sinh viên về việc chọn lựa
sách với 5 tiêu chí khác nhau
80
69
70 63 63
60
60 55 54
52
49
50 46 45
40
40
31
30 23 23
22
19 19
20 15
10
10 6 4 6
1 3 2
0
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5

không quan tâm Ít quan tâm Bình thường Khá quan tâm Rất quan tâm

Bảng 12. Bảng thống kê thể hiện thị hiếu của sinh viên về các tiêu chí chọn sách.
Mức độ Khá Rất
Không Ít quan Bình
quan quan
Tiêu chí quan tâm tâm thường
tâm tâm

1) Tác giả nổi tiếng, cuốn sách


được rất nhiều người đánh giá 6 19 49 63 19
là hay

2) Vẻ ngoài của cuốn sách


(trang bìa đẹp mắt, tựa sách
nghe hấp dẫn) 4 22 55 52 23

3) Phù hợp với thể loại sách


1 3 23 60 69
mình yêu thích.

4) Phù hợp với mục đích nghiên


2 6 31 54 63
cứu học tập

5) Giá tiền của cuốn sách. 10 15 46 45 40

29 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

05 Biểu đồ thể hiện thị hiếu của sinh viên về 05 tiêu chí đọc sách đã cho.

Biểu đồ thể hiện thị hiếu của Biểu đồ thể hiện thị hiếu của
sinh viên về tiêu chí 1 sinh viên về tiêu chí 2

không quan tâm 1 1 không quan tâm


5 4
12% 4% 12% Ít quan tâm % 3% Ít quan tâm
%
Bình thường Bình thường
Khá quan tâm Khá quan tâm
40% 31% Rất quan tâm Rất quan tâm
33% 35%

Biểu đồ thể hiện thị hiếu Biểu đồ thể hiện thị hiếu
của sinh viên về tiêu chí 3 của sinh viên về tiêu chí 4

không quan tâm không quan tâm


1% 2% Ít quan tâm 4% Ít quan tâm
1%
15% Bình thường Bình thường
44% Khá quan tâm 20% Khá quan tâm
40%
Rất quan tâm Rất quan tâm
38% 35%

30 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Biểu đồ thể hiện thị hiếu của


sinh viên về tiêu chí 5

1 không quan tâm


6% 0 Ít quan tâm
26% %
Bình thường
Khá quan tâm
Rất quan tâm
29%
29%

- Thông qua 5 tiêu chí mà chúng tôi đã khảo sát với các sinh viên thì tiêu chí 1
(Tác giả nổi tiếng, cuốn sách được rất nhiều người đánh giá là hay) và tiêu chí 2 (Vẻ
ngoài của cuốn sách (trang bìa đẹp mắt, tựa sách nghe hấp dẫn)) đều có tổng tần suất
của khá quan tâm và rất quan tâm đều khoảng từ 40% - 50% (với tiêu chí 1 cả khá
quan tâm và rất quan tâm chiếm 52% với tiêu chí 2 tuần suất đó là 48%) vậy suy cho
cùng sinh viên cũng rất để ý đến những tiêu chí này. Nhưng khí đến tiêu chí 3 và 4 đó
là phù hợp với thể loại sách mình yêu thích và phù hợp với mục đích nghiên cứu học
tập thì đó dường như là 2 tiêu chí mà sinh viên quan tâm nhất trước khi lựa một cuốn
sách cho mình vì tần suất đánh giá của cả khá quan tâm và rất quan tâm lại lên đến
82% (với tiêu chí 3) và 75% (với tiêu chí 4). Điều này nói lên rằng đa số sinh viên
luôn chọn những cuốn sách phù hợp với sở thích và phù hợp với mục đích học tập,
nghiên cứu của mình, tức đa số sinh viên luôn chuẩn bị trước mục đích mua sách của
mình. Đến với tiêu chí cuối cùng đó là vấn đề về giá tiền của cuốn sách thì đây cũng là
điều mà chúng tôi đã đoán trước được khi đến hơn một nửa số sinh viên, cụ thể là 55%
sinh viên khá quan tâm và rất quan tâm vấn đề này, khi sinh viên phải quản lí những
khoản chi tiêu của mình một cách hợp lí nhất, vì cũng có khá nhiều điều cần xem xét
trước khi mua một cuốn sách nên đa số mọi người thường mua những cuốn mình
thích, phù hợp với thể loại mình thích, mua những cuốn sách mình thật sự cần (phù

31 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

hợp với mục đích học tập, nghiên cứu) và họ cũng sẽ lựa những cuốn sách phù hợp với
nguồn ngân sách giới hạn của mình.

4.3.2. Tiêu chí về việc chọn sách mà bạn quan tâm, khác với những yếu tố
trên( không bắt buộc):

- Ngoài những tiêu chí mà chúng tôi đưa ra khảo sát về thị hiếu chọn đọc sách
thì còn những tiêu chí khác mà sinh viên cũng quan tâm như:

 Nhà phát hành: Như việc cắt tóc, dùng dầu gội đầu hay dùng kem đánh
răng, một số ít người đọc cũng sẽ trung thành với một số nhà xuất bản,
phát hành sách nhất định, cũng có thể do độ nổi tiếng của nhà xuất bản ấy
hoặc những tác phẩm mà nhà phát hành ấy, hoặc cũng có thể là do tiêu chí,
chính sách phát hành sách của nhà xuất bản ấy như sẽ có sự khác biệt khi
bạn mua sách của NXB Kim Đồng và NXB Trẻ.

 Quốc gia: Có một số ít sinh viên sẽ quen thuộc với văn học của một quốc
gia cụ thể, nhất định, như những tiểu thuyết trinh thám li kì của Châu Âu,
những cuốn ngôn tình của Trung Hoa, Hàn Quốc, hoặc những cuốn tiêu
thuyết tâm lí nhân vật của các văn hào Nhật Bản.

 Mua theo cảm xúc: Cũng sẽ có những sinh viên ra quyết định dựa theo
cảm tính, lúc vui học sẽ có xu hướng này nhưng lúc buồn họ sẽ chuyển
sang xu hướng khác và sẽ phát sinh nhu cầu về cuốn sách, thể loại sách
khác.

4.4. Nhóm câu hỏi mức độ từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng
ý).

4.4.1. Có thể thay thế việc đọc sách bằng những thói quen khác ( chơi game, thể
thao, giao lưu, ...)

4.4.2. Bạn cảm thấy bản thân mình đã đạt được mục đích của mình đã đặt ra khi
đọc cuốn sách đó.

32 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Bảng 13. Thể hiện mức độ đồng ý của sinh viên về việc có thể thay thế đọc sách bằng
những thói quen khác; và sinh viên cảm thấy bản thân đạt được mục đích trong việc
đọc sách.
Mức độ Hoàn Hoàn

toàn Không Bình toàn


Vấn đề Đồng ý
không đồng ý thường đồng ý
khảo sát
đồng ý

Có thể thay thế việc đọc


sách bằng những thói quen
khác ( chơi game, thể thao, 6 14 50 49 37
giao lưu, ...)

Bạn cảm thấy bản thân


mình đã đạt được mục đích
của mình đã đặt ra khi đọc
cuốn sách đó. 3 10 60 61 22

Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên về việc có thể thay thế việc đọc sách bằng những
thói quen khác

33 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Biểu đồ về ý kiến của sinh viên về việc có thể thay thế


việc đọc sách bằng những thói quen khác
4%
9%
24% Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý

32% Bình thường


Đồng ý
31% Hoàn toàn đồng ý

Biểu đồ thể hiện sự đồng ý của sinh viên về việc cảm thấy bản thân mình đạt được
mục đích khi đọc sách

Biểu đồ thể hiện sự đồng ý của sinh viên về việc cảm


thấy bản thân mình đạt được mục đích khi đọc sách

14% 2% 6%
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
38% Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
39%

Với biểu đồ và bảng dữ liệu trên cho thấy sinh viên tuy nhận thức được tầm
quan trọng của đọc sách nhưng vẫn xem việc đọc sách là một thói quen như những
thói quen khác với 31% đồng ý và 24% hoàn toàn đồng ý với việc thói quen đọc sách
là có thể thay thế được, sinh viên có thể cho rằng những thói quen khác cũng có thể
đem lại lợi ích cho học ngang với việc đọc sách.

Nhưng Biểu đồ thể hiện sự đồng ý của sinh viên về việc cảm thấy bản thân
mình đạt được mục đích khi đọc sách cũng cho thấy đa số sinh viên có cách đọc sách
đúng đắn, có tới 39% đồng ý và 14% hoàn toàn đồng ý với vấn đề này, và chỉ có 1
phần nhỏ là không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý với vấn đề này ( khoảng 8%).
Việc đạt được mục đính khi đọc sách rất quan trọng vì nó giúp mình tiến bộ và phát
34 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

triển hơn và gắn bó hơn với việc đọc sách, điều này cũng cho thấy đa số sinh viên đều
đã đọc sách đúng cách, và gắn bó hơn với việc này.

5. Hạn chế

5.1. Đối với đề tài

- Trước tình hình dịch bệnh phức tạp nên chúng tôi khảo sát thông qua bảng câu hỏi
online dẫn đến nhiều bất cập như kết quả khảo sát chưa được chính xác hoàn toàn do
có sinh viên không hợp tác, trả lời thiếu trung thực.

- Nguồn lực và thời gian của nhóm có hạn nên số lượng mẫu còn hạn chế và chưa
được đa dạng.

- Do đây là khảo sát online nên chúng tôi không thể nào dám sát trực tiếp việc sinh
viên điền phiếu như thế nào, dẫn đến việc cũng có một số sinh viên điền, trả lời câu
hỏi chưa thực sự phù hợp, thậm chí là lạc đề.

5.2. Đối với nhóm

- Trong hoàn cảnh hiện tại, các thành viên trong nhóm chỉ có thể họp qua hình thức
trực tuyến khiến việc thảo luận và trao đổi chưa được hiệu quả cao nhất, nhiều ý kiến
chưa được nêu rõ ràng, thời gian quyết định ý tưởng kéo dài lâu.

- Việc thực hiện dự án với chúng tôi đều là trải nghiệm mới nên trong quá trình thực
hiện còn thiếu nhiều chi tiết và có xảy ra sai sót.

6. Kết luận

Trước sự khó khăn trong tình hình dịch bệnh Covid nhưng chúng tôi đã hoàn
thành khảo sát về thói quen và xu hướng chọn đọc sách của sinh viên, đạt 156 phiếu
trả lời qua hình thức online. Dựa trên các số liệu được tổng hợp và phân tích chúng tôi
cho ra những kết luận như sau:

- Sinh viên giành rất ít thời gian cho việc đọc sách. Điều này có thể được giải
thích rằng thói quen đọc sách ngày nay vẫn chưa thực sự phổ biến. Sinh viên vẫn dành
nhiều thời gian hơn cho việc giải trí qua mạng xã hội, game, lướt web…ngoài giờ học.

35 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Tuy nhiên, qua khảo sát việc đọc sách vẫn được sinh viên nhận thức và đánh giá là cần
thiết và quan trọng trong cuộc sống. Do vậy ta có thể giúp sinh viên tăng thời gian đọc
sách hơn thông qua tuyên truyền lợi ích của việc đọc sách, mở hội sách sinh viên, tạo
mục giới thiệu sách trên website nhà trường.

- Sách thuộc thể loại: truyện, văn học, tiểu thuyết là xu hướng được chọn bởi
sinh viên vì đây là thể loại phổ biến, gần gũi và phù hợp để giải trí nhất trong độ tuổi
là sinh viên. Ngoài ra ở khảo sát này trong tỷ lệ chọn lựa hình thức đọc, sinh viên có
xu hướng mua sách trực tiếp về đọc nhiều hơn việc sử dụng sách online dù trong thời
đại công nghệ hiện nay điều mà cực kì phổ biến và thuận tiện. Điều này cần được lưu
ý đánh giá để đưa ra quyết định trong việc xác định hình thức kinh doanh sách ở hiện
tại.

- Sinh viên sẽ có xu hướng lựa chọn cho mình những cuốn sách phù hợp với sở
thích bản thân và mục đích nghiên cứu học tập hơn là trải nghiệm những thể loại văn
học mới mẻ, một số có xu hướng chọn sách với những tiêu chí cụ thể hơn như Nhà
phát hành cuốn sách, đó là thể loại văn học nước nào, hoặc đơn giản là tùy vào cảm
xúc của mình. Và vì là sinh viên nên việc chi tiêu cho từng cuốn sách cũng là vấn đề
đang được sinh viên quan tâm khi họ có rất nhiều thứ phải chi trả.

- Mặc dù chưa dành nhiều thời gian đọc sách, và vẫn có thể thay thế việc đọc
sách bằng những thói quen mà sinh viên cho là bổ ích với mình thì phần lớn sinh viên
cảm thấy bản thân đã đạt được mục đích sau khi đọc sách. Điều này chứng tỏ phần lớn
sinh viên đa số đã nắm bắt được cách đọc sách đúng đắn cho bản thân mình.

Tóm lại, qua khảo sát chúng tôi đã hiểu hơn và nắm bắt được thói quen, xu
hướng chọn đọc sách của sinh viên hiện nay.

36 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

David R. ANDERSON & Cộng sự - Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh.

NXB Kinh tế Tp.HCM - 2019

37 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

PHỤ LỤC

KHẢO SÁT VỀ THÓI QUEN VÀ XU HƯỚNG CHỌN ĐỌC


SÁCH CỦA SINH VIÊN.

* Email của bạn là gì?


- Bạn học trường nào?

 Trường Đại học UEH

 Các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM

 Khác...

- Bạn học nhóm ngành nào?

38 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

 Y tế

 Kỹ thuật

 Kinh tế

 Xã hội

 Khác...

- Giới tính của bạn là?

 Nam

 Nữ

- Thời gian bạn dành cho việc đọc sách trong 1 ngày?

 Dưới 1 tiếng

 1-2 tiếng

 2-3 tiếng

 trên 3 tiếng

 Rất ít khi đọc sách, hầu như là không bao giờ

- Bạn thường đọc sách khi nào nhất?

- Bạn thường đọc sách ở đâu nhất?

 Thư viện

 Ở nhà

 Ở trường

 Quán nước

 khác...

- Bạn thích đọc thể loại sách nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
39 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

 Công nghệ, Kinh tế

 Chính trị, Pháp luật

 Xã hội, Lịch sử

 Văn học, Tiểu thuyết, Truyện

 Tôn giáo

 Giáo dục

 Ngụ ngôn

 Sách kỹ năng, Self-help

 Khác...

- Thể loại văn học, tiểu thuyết văn học bạn thích? (có thể chọn nhiều câu trả lời)

 Ngôn tình

 Hành động

 Hài hước

 Kinh dị

 Trinh thám

 Chính kịch

 Giáo dục

 Tâm lí

 Khác...

- Bạn đọc sách chủ yếu là để?

 Thay đổi, phát triển bản thân


40 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

 Thư giãn đầu óc, giải trí tinh thần

 Trải nghiệm, học hỏi thêm kiến thức

 Làm nghiên cứu, dự án

 Khác....

- Bạn thường xác định trước cuốn sách muốn mua?

 Đúng

 Sai

- Bạn thích hình thức đọc sách nào hơn?

- Đối với tôi việc đọc sách là? (là câu hỏi mức độ từ Không quan trọng (1) đến
Rất quan trọng (5))

- mức độ từ Không quan tâm (1) đến Rất quan tâm (5) về tiêu chí chọn sách:

 Tác giả nổi tiếng, cuốn sách được rất nhiều người đánh giá là hay

 Vẻ ngoài của cuốn sách (Tựa sách nghe hay, Tranh bìa đẹp mắt)

 Phù hợp với thể loại sách mình yêu thích

 Phù hợp với mục đích cần nghiên cứu, học tập

 Giá tiền của cuốn sách

- Tiêu chí về việc chọn sách mà bạn quan tâm, khác với những yếu tố trên
(Không bắt buộc):

- Có thể thay thế việc đọc sách bằng những thói quen khác (Chơi game, Thể thao,
Giao lưu, ...) (Là câu hỏi mức độ từ Hoàn toàn không đồng ý (1) đến Hoàn toàn
đồng ý (5))

41 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Trường đại học Kinh tế TP.HCM

- Bạn cảm thấy bản thân mình đã đạt được mục đích của mình đã đặt ra khi đọc
cuốn sách đó. (là câu hỏi mức độ từ Hoàn toàn không đồng ý (1) đến Hoàn toàn
đồng ý (5))

42 | T r a n g
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh

You might also like