You are on page 1of 100

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


------------
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2016 – 2017

CHIẾN LƢỢC HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÀN


DÀNH CHO NGƢỜI HỌC VIỆT NAM
(TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH HÀN QUỐC HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC
QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH, ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC
TP.HỒ CHÍ MINH, ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG)

Hướng dẫn khoa học:


Th.S NGUYỄN TRUNG HIỆP
Người thực hiện:
NGUYỄN THỊ HẢI TRIỀU
MSSV: 1356200095
Lớp: Hàn Quốc 1 Khóa 2013

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2017


MỤC LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .............................................................. 6


DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 7
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................... 8
TÓM TẮT ............................................................................................................. 9
DẪN NHẬP ......................................................................................................... 10
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 10
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 12
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 12
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, tính mới của đề tài ..................... 14
4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 14
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 14
4.3. Tính mới của đề tài.............................................................................. 15
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................. 15
5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................. 15
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 15
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu ........................................ 16
7. Bố cục đề tài .......................................................................................... 16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................ 18
1.1. Khái niệm về chiến lƣợc học từ vựng ................................................. 18
1.1.1. Khái niệm từ vựng ............................................................................ 18
1.1.2. Phân loại từ vựng............................................................................. 19
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của từ vựng trong việc học ngôn ngữ .................... 19
1.2. Từ vựng trong tiếng Hàn ..................................................................... 22
1.2.1. Loại hình ngôn ngữ tiếng Hàn ......................................................... 22
1.2.2. Phân loại từ vựng tiếng Hàn............................................................ 23
1.2.3. Đặc điểm cấu tạo từ vựng tiếng Hàn ............................................... 24
1.3. Chiến lƣợc học từ vựng ........................................................................ 25
1.3.1. Khái niệm chiến lược học từ vựng ................................................... 25
3
1.3.2. Các chiến lược học từ vựng trong việc học ngôn ngữ ..................... 26
1.3.3. Vai trò, ý nghĩa của chiến lược học từ vựng trong việc học ngôn ngữ
.......................................................................................................... 31
1.4. Tổng quan tình hình học tiếng Hàn của sinh viên chuyên ngành
tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại Việt Nam .................................................... 32
1.4.1. Tình hình đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc ở Việt Nam ................ 32
1.4.2. Những thuận lợi và khó khăn của người Việt trong việc học từ vựng
tiếng Hàn....................................................................................................... 35
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC CHIẾN LƢỢC HỌC VÀ GHI NHỚ TỪ
VỰNG TIẾNG HÀN CỦA NGƢỜI HỌC VIỆT NAM (TRƢỜNG HỢP
SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH HQH TRƢỜNG ĐH KHXH&NV ĐHQG –
HCM, HUFLIT, HB).......................................................................................... 39
2.1. Quy trình khảo sát và phân tích dữ liệu ............................................. 39
2.1.1. Lựa chọn mẫu khảo sát .................................................................... 39
2.1.2. Thiết kế bảng hỏi.............................................................................. 47
2.1.3. Phân tích dữ liệu khảo sát ............................................................... 48
2.2. Thực trạng học từ vựng tiếng Hàn của sinh viên khoa Hàn Quốc học
trƣờng ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM, HUFLIT, HB ............................ 48
2.2.1. Chiến lược tìm hiểu nghĩa từ mới .................................................... 49
2.2.2. Chiến lược ghi nhớ từ vựng đã được học một lần trước đó ............ 54
Tiểu kết chƣơng 2: .......................................................................................... 59
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG CẢI THIỆN HIỆU QUẢ CÁC CHIẾN
LƢỢC HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÀN DÀNH CHO NGƢỜI HỌC VIỆT
NAM (TRƢỜNG HỢP SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH HQH TRƢỜNG
ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM, HUFLIT, HB) ............................................ 60
3.1. Chiến lƣợc cải thiện dựa theo bảng khảo sát thực tế ........................ 61
3.2. Áp dụng một số chiến lƣợc học từ vựng trong việc học ngôn ngữ vào
học từ vựng tiếng Hàn dành cho ngƣời học Việt Nam ................................ 65
3.2.1. Chiến lược ứng dụng sự kết hợp giữa bán cầu não trái và não phải
(Whole Brain Learning - 두뇌학습) ............................................................ 65

4
3.2.2. Chiến lược học ngoại ngữ của người Do Thái ................................ 69
3.2.3. Chiến lược cơ bản khi học từ vựng .................................................. 71
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................... 72
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 76
PHỤ LỤC BẢNG HỎI....................................................................................... 80

5
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

1. ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại
học Quốc gia TPHCM
2. HUFLIT: Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM
3. HB: Đại học Quốc tế Hồng Bàng
4. HQH: Hàn Quốc học
5. TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh

6
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Ảnh hưởng của kích thước từ vựng lên sự hiểu biết ngôn ngữ ................... 21
Bảng 2: Nguyên lý tạo ra bảng chữ cái Hangeul ...................................................... 23
Bảng 3: Phân loại từ vựng tiếng Hàn ........................................................................ 24
Bảng 4: Phân loại chiến lược học từ vựng của Schmitt (1997: 207-208) ................. 27
Bảng 5: Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu tiếng Hàn và HQH .................................. 33
Bảng 6: Các trung tâm nghi n cứu tiếng Hàn Hàn Quốc học tại Vi t Nam ............ 34
Bảng 7: Số lượng đối tượng khảo ............................................................................. 39
Bảng 8: Giới tính đối tượng khảo sát ........................................................................ 40
Bảng 9: Giới tính theo từng khóa học của ba trường ................................................ 40
Bảng 10: Độ tuổi của đối tượng khảo sát .................................................................. 41
Bảng 11: Qu quán đối tượng khảo sát ..................................................................... 41
Bảng 12: Năng lực tiếng Hàn tự đánh giá ................................................................. 43
Bảng 13: Năng lực tiếng Hàn tự đánh giá (theo từng trường) .................................. 43
Bảng 14: Thời gian tự học ngoài trường (đơn vị: tiếng) ........................................... 43
Bảng 15: Chứng chỉ TOPIK ...................................................................................... 44
Bảng 16: Điểm mạnh trong vi c học tiếng Hàn ........................................................ 45
Bảng 17: Điểm yếu trong vi c học tiếng Hàn ........................................................... 46
Bảng 18: Kết quả phân tích chiến lược tìm hiểu nghĩa từ mới ................................. 49
Bảng 19: Kết quả phân tích chiến lược ghi nhớ từ vựng đã được học một lần trước
đó ............................................................................................................................... 54
Biểu đồ 1: Mức độ quan trọng của vi c học từ vựng tiếng Hàn ............................... 47
Biểu đồ 2: Kết quả phân tích chiến lược tìm hiểu nghĩa từ mới ............................... 50
Biểu đồ 3: Kết quả phân tích chiến lược ghi nhớ từ vựng đã được học một lần
trước đó ..................................................................................................................... 56
Biểu đồ 4: Tính hi u quả của chiến lược tìm hiểu nghĩa từ mới............................... 60
Biểu đồ 5: Tính hi u quả của chiến lược ghi nhớ từ vựng đã học một lần trước đó 60

7
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Học từ vựng tiếng Hàn bằng hình ảnh ......................................................... 64
Hình 2: Bán cầu não trái và bán cầu não phải ........................................................... 66

8
TÓM TẮT

Chúng tôi thực hi n đề tài “Chiến lƣợc học từ vựng tiếng Hàn dành cho
ngƣời học Việt Nam (trƣờng hợp sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học
trƣờng Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh,
Đại học Quốc tế Hồng Bàng)” nhằm mục đích là tập trung nghiên cứu và tìm
hiểu thực trạng vi c học từ vựng tiếng Hàn của sinh viên chuyên ngành Hàn
Quốc học (HQH) tại ba trường đại học lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM)
để từ đó đưa ra những phương hướng cải thi n hi u quả các chiến lược học từ
vựng tiếng Hàn dành cho sinh viên Vi t Nam nói chung sinh vi n ba trường nói
riêng.
Bên cạnh đó với tư cách là sinh vi n chuy n ngành HQH, chúng tôi nhận
thấy vi c nghiên cứu về thực trạng và phương hướng cải thi n chiến lược học từ
vựng tiếng Hàn của sinh viên chuyên ngành HQH tại ba trường đại học lớn ở
TPHCM là điều cần thiết. Với mong muốn góp phần cải thi n nguồn nhân lực
tiếng Hàn để đáp ứng nhu cầu giao lưu hợp tác giữa Vi t Nam và Hàn Quốc,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng học từ vựng tiếng Hàn của sinh viên ba
trường bằng chiến lược nghiên cứu điều tra bảng hỏi để có cái nhìn khách quan
nhất. Từ những thực trạng đó chúng tôi kết hợp những bài nghiên cứu, tài li u
nói về chiến lược học từ vựng đã được nghiên cứu trước đó để đưa ra những
chiến lược cải thi n hi u quả các chiến lược học từ vựng thích hợp dành cho sinh
viên Vi t Nam cũng như sinh vi n tại ba trường đại học này.
Nhìn chung, tại Vi t Nam chưa có đề tài cụ thể nào nghiên cứu về chiến
lược học từ vựng tiếng Hàn của người học Vi t Nam. Vì vậy, vi c thực hi n đề
tài “Chiến lƣợc học từ vựng tiếng Hàn dành cho ngƣời học Việt Nam
(trƣờng hợp sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học trƣờng Đại học Khoa
Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại
học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc tế Hồng
Bàng)” mang tính thiết thực và mới mẻ. Với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ
đóng góp ít nhiều vào tư li u giảng dạy và học tập tiếng Hàn của người học Vi t
Nam.
9
DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
Mối quan h giao lưu giữa Vi t Nam và Hàn Quốc đã hình thành từ nhiều
thế kỉ trước. Năm 1226 sau khi nhà Lý sụp đổ để bảo toàn tính mạng và lo vi c
thờ cúng tổ tiên, hoàng tử Lý Long Tường1 đã mang đồ thờ cúng vương mi n,
áo long bào và thanh thượng phương bảo kiếm truyền từ đời vua Lý Thái Tổ
cùng 6000 gia thuộc chạy ra biển Đông và cuối cùng trôi dạt vào bờ biển phía tây
nước Goryeo2. Từ đó các thế h con cháu Lý Long Tường tiếp tục sinh sống và
làm vi c tại Hàn Quốc, và có những đóng góp đáng kể cho qu hương thứ hai
này.
Những năm gần đây từ khi Vi t Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập
quan h ngoại giao vào năm 1992 mối quan h hợp tác hữu nghị giữa hai nước
không ngừng phát triển về mọi phương di n. Ngày 10/3/2015 Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia TPHCM đã tổ chức Lễ công bố
quyết định thành lập Khoa HQH. Quyết định được Giám đốc Đại học Quốc
TP.Hồ Chí Minh ký ngày 20/1/2015 tr n cơ sở phát triển Bộ môn HQH được
thành lập từ năm 1994 của nhà trường.
Tại Hàn Quốc, tiếng Vi t cũng đã trở thành một ngoại ngữ dành được
nhiều sự quan tâm. Khoa tiếng Vi t được thành lập ở trường Đại học Ngoại ngữ
Hàn Quốc Seoul (한국외국어대학교) năm 1967 trường Đại học Ngoại ngữ
Busan (부산외국어대학교) năm 1991 và trường Cao đẳng Ngoại ngữ Sungsim
(성심외국어대학) (Busan) năm 1994. Bên cạnh đó các doanh nghi p Hàn Quốc
đầu tư ở Vi t Nam ngày càng nhiều (Tính đến năm 2016 Hàn Quốc là nhà đầu tư
nước ngoài lớn nhất cả về số lượng dự án và tống vốn đầu tư. Hàn Quốc đầu tư
vào Vi t Nam ở 52 tỉnh/thành phố với khoảng 50 tỷ USD, 5.593 dự án đầu tư còn
hi u lực.)3 và lượng du học sinh người Hàn Quốc đến Vi t Nam học tập và làm
vi c cũng tăng nhanh trong những năm gần đây.

1
Lý Long Tường (1174 - ?): Hoàng tử nhà Lý nước Đại Vi t
2
Đất nước Hàn Quốc thời Goryeo (918–1392)
3
Bạch Dương (2016): Hàn Quốc và “làn sóng” đầu tư thứ ba vào Việt Nam

10
Để đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy tiếng Vi t cũng như tiếng Hàn ở
hai đất nước ngày càng tốt hơn thì vi c nghiên cứu các chiến lược học tập và
giảng dạy trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu ở cả hai đất nước.
Mặt khác, với tư cách là sinh vi n chuy n ngành HQH, chúng tôi nhận
thức rõ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình học tập tiếng Hàn. Bên cạnh
đó chúng tôi cũng nhận thức được tầm quan trọng của từ vựng trong vi c học
tiếng Hàn. Theo Wilkins (1972)1, nếu không có ngữ pháp thì rất ít thông tin được
truyền đạt nhưng nếu không có từ vựng thì không có một thông tin nào được
truyền đạt cả. Từ vựng tưởng chừng chỉ là một tế bào nhỏ nhưng lại là một phần
quan trọng trong quá trình học ngôn ngữ, góp phần đánh giá khả năng sử dụng
ngoại ngữ của người học. Trong quá trình học ngôn ngữ, vốn từ vựng càng phong
phú kĩ năng giao tiếp, học tập cũng càng phát triển hơn.
Khi nhắc đến vi c học ngoại ngữ, muốn tăng th m vốn từ vựng, chúng ta
thường dùng những chiến lược truyền thống như: viết ra giấy nhiều lần; viết ra
giấy rồi dán l n tường hay những nơi chúng ta dễ dàng để mắt tới... Từ những
cách học áp đặt đó vốn từ vựng của chúng ta trở nên bị động, chúng nằm trong
bộ nhớ nhưng lại rất khó sử dụng trong thực tiễn, đặc bi t là trong kĩ năng viết và
nói. Bên cạnh đó nếu muốn thuần phục một ngôn ngữ mới người học phải nắm
vững vi c sử dụng từ vựng đó vào những ngữ cảnh thích hợp. Nói cách khác, khi
học từ vựng, ngoài vi c ghi nhớ từ đó người học còn phải hiểu rõ cách sử dụng
của từ vựng đó trong ngữ cảnh nhất định. Trong quá trình học một ngôn ngữ,
vi c nâng cao vốn từ vựng thực chất không đơn giản nhưng có thể học một cách
dễ dàng bằng những chiến lược mang tính tư duy. Tuy nhi n hi n nay, các sinh
viên chuyên ngành ngoại ngữ nói chung, sinh viên chuyên ngành HQH nói riêng
chưa hiểu rõ cũng như chưa tận dụng hết những ưu điểm của những chiến lược
học từ vựng. Xuất phát từ những nhu cầu về mặt lý thuyết, thực tiễn và cả sự cấp
thiết của đề tài, chúng tôi đã chọn “Chiến lƣợc học từ vựng tiếng Hàn dành
cho ngƣời học Việt Nam (trƣờng hợp sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học

http://vneconomy.vn/doanh-nhan/han-quoc-va-lan-song-dau-tu-thu-ba-vao-viet-nam-
20161116053649450.htm
1
Dẫn theo 이미림 (2016): 페이스북을 활용한 한국어 어휘 학습 전략 연구 (Lee Mi Rim: Nghiên cứu
chiến lược học từ vựng tiếng Hàn qua Facebook), Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Kyunghee Cyber, tr.
13

11
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí
Minh, Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.Hồ Chí Minh, Đại học Quốc tế Hồng
Bàng)” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Với lý do tr n chúng tôi đặt ra mục đích nghi n cứu là:
Thứ nhất, tìm hiểu những chiến lược học từ vựng tiếng Hàn của sinh viên
chuyên ngành HQH tại TPHCM;
Thứ hai, phân tích mức độ sử dụng những chiến lược học từ vựng tiếng
Hàn;
Thứ ba, đề xuất những chiến lược học tiếng Hàn hi u quả.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở phạm vi trong nước
Nhìn chung, ở Vi t Nam các công trình nghiên cứu về chiến lược học
tiếng Hàn cũng như chiến lược học và ghi nhớ từ vựng tiếng Hàn Quốc hi u quả
còn tương đối ít, mang tính chung chung, chủ quan cá nhân. Bên cạnh đó cũng có
các bài báo nói về cách học từ vựng của nhiều ngôn ngữ khác nhau, mang tính
chủ quan và cá nhân chưa đi sâu.
Ở phạm vi ngoài nước
Có khá nhiều công trình nghiên cứu về cách ghi nhớ từ vựng khi học ngôn
ngữ nước ngoài. Đa số là các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về cách ghi nhớ từ
vựng lâu thông qua vi c bản thân tự thử nghi m sau đó đưa ra các chiến lược
của bản thân mình. Bên cạnh đó cũng có những công trình nghiên cứu về các
chiến lược ghi nhớ từ vựng khi học ngôn ngữ nước ngoài của các nhà khoa học
nhưng phần lớn có li n quan đến thần kinh học, giải phẫu não bộ con người, các
hoạt động của cơ quan não bộ trong vi c học ngôn ngữ…
Trong cuốn sách “Start Korean with the Michel Thomas Method” (tạm
dịch “Bắt đầu tiếng Hàn Quốc với chiến lược Michel Thomas”) của nhà văn
Jieunkiaer và Hugh (2015), nói về chiến lược học tiếng Hàn Quốc. Trong quyển
sách, tác giả có nói đến chiến lược học nói tiếng Hàn bằng chiến lược ghép các từ
vựng với nhau để tạo thành một câu tự nhiên mà không cần đến sách hay bút
mực, không cần ghi nhớ chỉ cần lắng nghe, kết nối với nhau và nói chuy n.

12
Theo “Learning Strategies for Vocabulary Development” của Yongqi Gu
(2010) sinh vi n trường Victoria University of Wellington New Zealand đã n u
ra được những trực trạng trong vi c giảng dạy ngôn ngữ (cụ thể trong vi c giảng
dạy tiếng Anh) của giáo vi n cũng như vi c học ngôn ngữ của học sinh ở
Singapore. Bên cạnh đó Yongqi Gu cũng n u ra các chiến lược học từ vựng và
phát triển vốn từ vựng tiếng Anh trong quá trình giảng dạy và học tập.
Theo luận án tiến sĩ “한국어 어휘 학습 전략 연구” (tạm dịch “Nghiên
cứu chiến lược học từ vựng tiếng Hàn”) của Lee Jeong Min (2010), khoa Văn
hóa học ngôn ngữ tiếng Hàn quốc tế trường Đại học Kyunghee nhấn mạnh tầm
quan trong của vi c học từ vựng bên cạnh vi c học ngữ pháp tiếng Hàn. Dựa trên
nghiên cứu thực tế của các học giả tiếng Hàn Lee Jeong Min đã nghi n cứu và
đưa ra những chiến lược học từ vựng tiếng Hàn hi u quả. Bên cạnh đó luận văn
cũng n u l n những đánh giá về năng lực từ vựng tiếng nước ngoài lẫn tiếng Hàn.
Trong luận văn thạc sĩ “중국인 학습자의 한국어 어휘 학습 전략 연구”
(tạm dịch “Nghiên cứu chiến lược học từ vựng tiếng Hàn cho người học Trung
Quốc”) của Lee Hyo Sin (2009) khoa Giáo dục tiếng Hàn bằng ngôn ngữ quốc tế
trường Đại học Yeungnam (영남대학교) đã đưa tầm quan trọng của chiến lược
học từ vựng đối với người học tiếng Hàn, từ vựng đóng vai trò quan trọng trong
vi c nâng cao năng lực vận dụng từ vựng của người học và giúp bản thân người
học có thể luy n tập vi c học từ vựng một cách kỹ lưỡng hơn. Thông qua luận
văn này Lee Hyo Sin muốn hướng đến mục đích xem xét những trường hợp vận
dụng các chiến lược học từ vựng tiếng Hàn của người học Trung Quốc.
Theo luận văn thạc sĩ của Lee Mi Rim (2016) khoa HQH toàn cầu trường
Đại học Kyeong Hee Cyber “페이스북을 활용한 한국어 어휘 학습 전략 연구”
(tạm dịch “Nghiên cứu chiến lược học từ vựng tiếng Hàn qua Facebook”) được
thực hi n với mục đích trình bày hi n trạng học tập cũng như hướng dẫn các
chiến lược học từ vựng mang tính xã hội qua Facebook để nâng cao năng lực từ
vựng của người học tiếng Hàn và kiểm chứng hi u quả mang tính giáo dục thông
qua những thực nghi m thực tế. Bên cạnh đó bài nghi n cứu cũng xem xét
những ảnh hưởng của các chiến lược học từ vựng mang tính xã hội qua Facebook
đến chuyên môn của người học.
13
Tóm lại, thông qua các nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi có thể
tham khảo nhiều nguồn tài li u bổ ích khác nhau về chiến lược học và ghi nhớ từ
vựng trong quá trình học ngôn ngữ nước ngoài nói chung, tiếng Hàn nói riêng.
Tuy nhiên, những thông tin mà tôi thu thập được chưa đi sâu còn mang tính sơ
lược chưa n u cụ thể cách áp dụng các chiến lược đối tượng áp dụng cũng như
chưa n u được hi u quả cụ thể của từng chiến lược để từ đó chọn ra các chiến
lược phù hợp, hi u quả nhất trong quá trình học tập của bản thân. Hơn thế nữa,
tính đến hi n tại vẫn chưa có nghi n cứu về chiến lược học từ vựng tiếng Hàn
dành cho người học Vi t Nam. Từ những điểm tr n chúng tôi đã xây dựng đề tài
“Chiến lƣợc học từ vựng tiếng Hàn dành cho ngƣời học Việt Nam (trƣờng
hợp sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học trƣờng Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại ngữ - Tin
học TP.Hồ Chí Minh, Đại học Quốc tế Hồng Bàng)” bằng vi c tham khảo, thu
thập và tổng hợp các chiến lược học từ vựng tiếng Hàn từ các nghiên cứu, bài
báo, sách của nhiều tác giả trong và ngoài nước để làm nền tảng cho chúng tôi
nhằm thực hi n mục đích là tìm ra các chiến lược học và ghi nhớ từ vựng tiếng
Hàn mang lại hi u quả học tập cao, phù hợp cho sinh viên chuyên ngành HQH tại
TPHCM nói riêng, Vi t Nam nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, tính mới của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là chiến lược học từ vựng tiếng Hàn
dành cho sinh viên chuyên ngành HQH tại TPHCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để tìm hiểu thực trạng học từ vựng tiếng Hàn cũng như kiến nghị chiến
lược học từ vựng tiếng Hàn thích hợp cho sinh viên chuyên ngành HQH thì
chúng tôi sẽ tìm hiểu thực trạng các chiến lược học từ vựng tiếng Hàn của sinh
viên chuyên ngành HQH tại TPHCM điển hình là ba trường có ngành HQH lâu
đời nhất: ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM (từ năm 1994); HUFLIT (từ năm
1995); HB (từ năm 1999).
Với mong muốn thực hi n đề tài nghiên cứu này trên phạm vi cả nước
nhưng gặp nhiều khó khăn n n đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu chiến

14
lược học từ vựng tiếng Hàn với đối tượng là sinh viên h chính quy ở ba trường
đại học lớn trong số chín trường đại học và cao đẳng có đào tạo tiếng Hàn và
HQH tại TPHCM.
4.3. Tính mới của đề tài
Tình hình nghiên cứu về vi c học tập và giảng dạy tiếng Hàn ở Vi t Nam
hi n nay vẫn chưa nhiều1, riêng nghiên cứu về chiến lược học từ vựng tiếng Hàn
vẫn còn nhiều hạn chế nên chúng tôi nhận thấy vi c thực hi n đề tài là cần thiết.
Hơn thế nữa trong đề tài này để bám sát thực tế và có thể đưa ra những kết luận
mang tính xác thực nhất, chúng tôi còn tập trung khảo sát thực tiễn các chiến
lược học từ vựng tiếng Hàn của sinh vi n 3 trường đại học thông qua đó đề tài
này góp phần giúp sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn và HQH biết được những
điểm mạnh cần phát huy cũng như những bất cập cần khắc phục và cái thi n
trong quá trình học từ vựng nói riếng, học tiếng Hàn nói chung.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
N u l n được mức độ áp dụng những chiến lược được các sinh viên
chuyên ngành HQH tại TPHCM sử dụng cho vi c học từ vựng tiếng Hàn.
Thêm nữa đề tài này đề xuất những chiến lược học từ vựng tiếng Hàn
hi u quả dành cho sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn nói chung, các ngôn ngữ
khác nói riêng thông qua quá trình thử nghi m thực tiễn.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với đề tài này, chúng tôi hy vọng có thể đóng góp một phần vào vi c tìm
hiểu những chiến lược học từ vựng tiếng Hàn của sinh viên chuyên ngành HQH
tại TPHCM. Từ đó chúng tôi có thể đề xuất các chiến lược học từ vựng tiếng
Hàn hi u quả hơn đến với sinh viên chuyên ngành HQH nói ri ng cũng như
những người học tiếng Hàn Quốc nói chung.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu đề tài này của chúng tôi sẽ đóng góp th m
vào nguồn tư li u ít ỏi của ta về chiến lược học từ vựng tiếng Hàn. Đồng thời, nó
có thể là tài li u tham khảo cho sinh viên chuyên ngành HQH và những ai đang

1
Hầu hết các nghiên cứu li n quan đến tiếng Hàn là những tham luận về các đặc điểm ngữ pháp tiếng
Hàn.

15
và sẽ học tiếng Hàn Quốc. Bên cạnh đó đề tài này cũng có tính ứng dụng trong
quá trình học ngôn ngữ khác.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp điều tra bảng hỏi
Điều tra bảng hỏi giúp chúng tôi thu thập ý kiến, những thuận lợi cũng
như những khó khăn các chiến lược học ngoại ngữ hi u quả nói chung và chiến
lược học từ vựng tiếng Hàn nói riêng.
Phương pháp liên ngành
Tuy là một đề tài ở lĩnh vực ngôn ngữ nhưng cần phải nhìn nhận các vấn
đề dưới những gốc độ các môn khoa học khác như tâm lý học, xã hội học… Vi c
nghiên cứu ở các ngành sẽ giúp chúng tôi tổng hợp – phân tích vấn đề một cách
xác đáng hơn.
Phương pháp phân tích – tổng hợp
Đây là phương pháp chủ yếu để thực hi n đề tài này. Nguồn tư li u mà
chúng tôi có được chủ yếu thu thập thông qua phỏng vấn các đối tượng trong
phạm vi nghiên cứu, thu thập từ sách, những bài báo, những công trình nghiên
cứu trước và những thông tin từ Internet có li n quan đến phạm vi nghiên cứu
của đề tài. Dựa trên những tư li u này, chúng tôi sẽ phân tích và rút ra những dữ
li u cần thiết cho đề tài. Sau đó chúng tôi sẽ tổng hợp các dữ li u, h thống hóa
các kiến thức li n quan đến đối tượng nghiên cứu và rút ra những đặc điểm của
đối tượng.
Phương pháp thống kê xã hội học
Phương pháp này hỗ trợ chúng tôi trong vi c xử lý các số li u (bằng phần
mềm SPSS) khi tiến hành điều tra bảng hỏi.
7. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận thì còn có ba chương với nội
dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Đây là chương đi tìm hiểu những lý thuyết cơ bản về từ vựng cũng như về
chiến lược học từ vựng nói chung, học từ vựng tiếng Hàn nói riêng.

16
Chương 2: Thực trạng các chiến lược học và ghi nhớ từ vựng tiếng
Hàn của người học Việt Nam (trường hợp sinh viên chuyên ngành HQH
trường ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM, HUFLIT, HB).
Trong chương này chúng tôi tiến hành tìm hiểu những chiến lược học từ
vựng tiếng Hàn cũng như mức độ sử dụng các chiến lược đó cho vi c học từ
vựng tiếng Hàn của sinh viên chuyên ngành HQH tại TPHCM.
Chương 3: Phương hướng cải thiện hiệu quả các chiến lược học từ
vựng tiếng Hàn dành cho người học Việt Nam (trường hợp sinh viên chuyên
ngành HQH trường ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM, HUFLIT, HB).
Như t n gọi trong chương này trình bày những chiến lược học từ vựng
tiếng Hàn hi u quả mà chúng tôi đã thử nghi m thực tiễn đối với các sinh viên
chuyên ngành HQH tại TPHCM.

17
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Khái niệm về chiến lƣợc học từ vựng


1.1.1. Khái niệm từ vựng
Hi n nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ vựng.
Theo Penny Ur (1996: 60), từ vựng có thể được định nghĩa một cách đại
khái là những từ mà chúng ta dạy trong một ngôn ngữ nước ngoài. Tuy nhiên,
một đơn vị từ vựng có thể có nhiều hơn một từ đơn và cũng có thể l n đến hai
hoặc ba từ nhưng chỉ mang một nghĩa duy nhất. Từ vựng còn là những thành ngữ
có nhiều từ mà nghĩa của nó không thể suy luận từ vi c phân tích các từ cấu
thành chúng.
Trong quyển sách The Origins and Development of the English Language,
John Algeo (2009: 206) định nghĩa từ là thành phần cơ bản của ngôn ngữ. Từ
biểu thị âm thanh và con chữ, và từ sắp xếp ngữ pháp. Do đó từ là trung tâm của
ngôn ngữ.
Theo 한국어 교육학 사전 (2014: 430) – (tạm dịch Từ điển Giáo dục
tiếng Hàn Quốc), từ vựng là tập hợp các từ được sử dụng trong phạm vi nhất
định.
Trên trang web có địa chỉ truy cập trường Đại học Cần Thơ đã định nghĩa
khá chi tiết về từ vựng. Theo trang này, vựng là yếu tố gốc Hán có nghĩa là cái
kho nơi chứa. Từ vựng là kho từ, vốn từ của một ngôn ngữ gồm các từ đơn và
các đơn vị tương đương với từ. Từ vựng là một h thống hữu hạn, là một bộ phận
quan trọng của h thống ngôn ngữ, phát triển liên tục cùng với sự phát triển của
xã hội. Mỗi từ trong h thống bao giờ cũng đối lập với các từ còn lại đồng thời
chỉ có giá trị khi được xét trong mối tương quan với các từ khác trong h thống.
Tóm lại, từ vựng là thành phần cơ bản tạo nên ngôn ngữ, nói cách khác, từ
vựng là những từ mang thông tin, từ tạo nên ngữ pháp và câu cú là phương ti n
giúp cho vi c trao đổi thông tin giữa người với người trở nên dễ dàng hơn.

18
1.1.2. Phân loại từ vựng
Hi n nay, có nhiều cách phân loại từ vựng dựa vào nhiều tiêu chí khác
nhau. Dựa trên quyển sách The World book dictionary của Clarence Lewis
Barnhart (1968), trang wikipedia.org dẫn lại có bốn loại từ vựng sau:
Từ vựng đọc: tất cả những từ có thể nhận ra lúc đọc. Đây là kho từ vựng
lớn nhất đơn giản vì nó bao gồm cả ba loại khác.
Từ vựng nghe: tất cả những từ có thể nhận ra lúc nghe. Kho từ vựng này
được trợ giúp (bổ sung) về kích thước bằng văn cảnh và ngữ đi u.
Từ vựng viết: tất cả những từ có thể áp dụng trong khi viết. Đối lập với hai
loại từ vựng trước, từ vựng viết được kích thích/cưỡng ép bởi người dùng
của nó.
Từ vựng nói: tất cả những từ có thể sử dụng lúc nói, phát biểu. Nhờ bản
chất tự sinh của từ vựng nói, các từ thường xuyên bị dùng sai. Sự dùng sai
này (mặc dù không cố ý và có thể bỏ qua) có thể được bù đắp bằng biểu
cảm khuôn mặt, giọng đi u hay động tác tay chân1.
Tổng hợp thông tin từ nhiều nghiên cứu, cách tiếp cận từ vựng của chúng
tôi là cách phân loại theo nhiều khía cạnh như sau:
Phân loại theo ngữ nghĩa: từ thể hi n nội dung và từ có chức năng ngữ
pháp.
Phân loại theo từ loại: danh từ động từ, tính từ, giới từ, mạo từ, liên từ.
Phân loại theo mức độ sử dụng: từ có mức độ sử dụng cao; từ có mức độ
sử dụng thấp và từ đặc bi t hóa.
Phân loại theo khái niệm hình vị: từ đơn; từ chuyển hóa và từ ghép.
Phân loại theo chiến lược học ngôn ngữ: từ tích cực (Từ chủ động, Active
vocabulary) và từ tiêu cực (Từ bị động, Passive vocabulary).
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của từ vựng trong việc học ngôn ngữ
Từ vựng tuy là một thành tố nhỏ trong nhiều yếu tố tạo nên một ngôn ngữ
nhưng nó lại là một thành phần có vai trò đặc bi t quan trọng, quyết định mức độ
thành thạo ngôn ngữ đó của người học.

1
https://vi.wikipedia.org/wiki/Từ_vựng

19
Trong quyển sách 한국어 어휘 교육 (tập thể tác giả Han Jae Young, Park
Ji Yeong, Hyun Yoon Ho, Kwan Sun Hee, Park Ki Yeong, Lee Sun Woong, Kim
Hyun Kyung, 2010: 16-17) (tạm dịch Giảng dạy từ vựng tiếng Hàn) có đề cập
đến những nội dung mà từ vựng mang lại như sau:
Thông tin âm vận/âm thanh: thông tin về đặc tính của giọng đi u.
Thông tin hình thái: thông tin về từ loại, từ ghép, từ phái sinh và tính khúc
xạ.
Thông tin thông sử: thông tin về loại câu, nguyên lý cấu thành, phối hợp,
ngữ nghĩa.
Thông tin ngữ nghĩa: thông tin li n quan đến quan h biểu ý, quan h phản
nghĩa/trái nghĩa, quan h về nghĩa, phạm trù về nghĩa.
Thông tin xuất xứ: thông tin xác định từ Thuần, hay từ Hán, hay từ ngoại
lai.
Thông tin lĩnh vực: thông tin xác định có phải chuyên môn hay không.
Thông tin khu vực: thông tin xác định từ đó thuộc khu vực nào.
Thông tin xã hội: thông tinh xác định từ được sử dụng ở xã hội như thế
nào.
Thông tin giai cấp: thông tin xác định từ được sử dụng bởi tầng lớp xã hội
nào.
Thông tin nhân vật: thông tin về danh tính, tuổi tác hoặc mối quan h cá
nhân với nhau.
Thông tin trung gian: thông tin về sự khác bi t dựa theo phương ti n
truyền đạt.
Thông tin lịch sử: thông tin về từ vựng được sử dụng trong thời đại lịch sử
nhất định.
Qua đó vi c nắm bắt vốn từ vựng phong phú giúp người học dễ dàng
phân tích và nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng.
Hi n nay, có nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng đã khẳng định tầm
quan trong của từ vựng trong vi c học ngôn ngữ trong các nghiên cứu của họ.
Theo Kwak Ji Yeong (1997: 142), nếu không có sự hiểu biết chính xác về
nghĩa và cách sử dụng của từ vựng thì sẽ không thể có được sự tiếp nhận (nghe,

20
đọc) cũng như sự sản xuất (nói, viết) chuẩn xác của một ngôn ngữ. Blass (1982)
và Choi Hyeon Wook (1991: 242) cho rằng, lỗi sai về mặt từ vựng xuất hi n
trong bài luận thì khó nắm bắt được ý nghĩa hơn là các lỗi sai về mặt ngữ pháp,
và dù chỉ bằng lượng từ vựng hay kiến thức như thế thì chúng ta cũng có khả
năng giao tiếp đơn giản.
Dựa theo bài nghiên cứu Frequency Analysis of English Usage (tạm dịch
Phân tích tần suất sử dụng tiếng Anh) của W.N. Francis và H. Kucera (1982) đã
nghiên cứu các văn bản có tổng cộng một tri u từ và đã phát hi n ra rằng, nếu
một người có thể hiểu các từ có tần số sử dụng cao nhất thì người đó sẽ nhanh
chóng hiểu phần lớn các từ trong một văn bản.
Bảng 1: Ảnh hƣởng của kích thƣớc từ vựng lên sự hiểu biết ngôn ngữ
Kích thƣớc từ vựng Độ bao phủ văn bản viết
(từ) (%)
1000 72.0
2000 79.7
3000 84.0
4000 86.8
5000 88.7
6000 89.9
15,851 97.8

Vi c học từ vựng là một trong những bước đầu tiên của vi c học ngôn ngữ
thứ hai và vi c nắm bắt một vốn từ vựng mới là một quá trình liên tục. Một vốn
từ vựng phong phú trợ giúp cho vi c biểu đạt và giao tiếp. Tác giả Steven A.
Stahl (1999: 3) cho rằng “kích thước từ vựng trực tiếp li n quan đến vi c đọc
hiểu”. Th m vào đó Sebastian Wren (2000: 14) có đề cập trong The Cognitive
Foundations of Learning to Read: A Framework rằng “từ vựng ngôn ngữ học
đồng nghĩa với từ vựng tư duy”. Một người có thể được đánh giá bởi những
người khác dựa vào vốn từ vựng của người đó.

21
1.2. Từ vựng trong tiếng Hàn
1.2.1. Loại hình ngôn ngữ tiếng Hàn
Loại hình ngôn ngữ là tổng thể của những đặc điểm hoặc thuộc tính về cấu
trúc và chức năng vốn có của các ngôn ngữ thuộc nhóm đó phân bi t nhóm đó
với các nhóm ngôn ngữ khác.1
Căn cứ vào những thuộc tính loại hình mà các ngôn ngữ trên thế giới được
chia chủ yếu thành hai nhóm lớn sau:
Ngôn ngữ đơn lập: Từ không biến đổi hình thái. Hạt nhân cơ bản của từ
vựng là các từ đơn tiết. Hư từ và vị trí, trật tự từ đóng vai trò làm rõ quan h ngữ
pháp cũng như ý nghĩa ngữ pháp của từ và của câu. Cách phân loại từ mơ hồ. (ví
dụ: tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Vi t…)
Ngôn ngữ không đơn lập: gồm có 3 loại
Ngôn ngữ hòa kết (chuyển dạng): Từ biến đổi hình thái để diễn tả quan h
ngữ pháp. Các hình vị trong từ kết liên kết với nhau rất chặt chẽ. Chính tố không
thể đứng một mình. Mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa và ngược
lại, một ý nghĩa có thể được biểu thị bằng nhiều phụ tố. Ý nghĩa từ vựng và ý
nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ nhưng không thể tách bạch. (ví dụ: tiếng
Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp…)
Ngôn ngữ chắp dính: Hình vị có tính độc lập cao và liên kết với nhau
không chắc chắn. Chính tố có thể đứng một mình. Các phụ tố được sử dụng rộng
rãi để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan h khác nhau. Tuy nhiên, mỗi phụ tố
chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp và ngược lại, một ý nghĩa chỉ được biểu thị
bằng một phụ tố. (ví dụ: tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ…)
Ngôn ngữ hỗn nhập (đa tổng hợp): Một từ có thể tương ứng với một câu
trong ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, bên cạnh các hình thức hỗn nhập vẫn có các
hình thức độc lập. Nghĩa là vẫn xuất hi n các từ tách rời, từ đơn. Các hình vị
trong ngôn ngữ hỗn nhập vừa liên kết theo nguyên tắc kết dính như ngôn ngữ hoà
kết hay chắp dính, vừa có thể chuyển dạng nội bộ.
Tiếng Hàn Quốc (hay còn gọi là tiếng Triều Tiên, tiếng Hangeul1) được sử
dụng làm ngôn ngữ chính thức tại CHDCND Triều Ti n và Đại Hàn Dân Quốc

1
Nguyễn Thi n Giáp (chủ biên) (1998): Dẫn luận Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 298

22
(Hàn Quốc). Hi n nay, trên thế giới có khoảng 78 tri u người2 nói tiếng Hàn
Quốc.
Vi c phân phả h cho tiếng Hàn Quốc vẫn đang diễn ra và gây nhiều tranh
cãi. Một số nhà ngôn ngữ học cho rằng tiếng Hàn Quốc thuộc h ngôn ngữ Altai3,
số khác thì cho rằng đây là một ngôn ngữ bi t lập (language isolate)4.
Nhìn chung, tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ chắp dính về mặt hình thái
và có dạng “chủ - tân - động”5 về mặt cú pháp.
H thống chữ viết Hangeul không chịu ảnh hưởng từ chữ viết của ngôn
ngữ khác mà được xây dựng dựa tr n cơ sở bộ máy phát âm của con người và sự
hòa hợp giữa các yếu tố Thiên – Địa – Nhân (trời – đất – con người).
Bảng 2: Nguyên lý tạo ra bảng chữ cái Hangeul6

ㄱ Hình dáng lưỡi chặn vòm họng

ㄴ Hình dáng lưỡi gắn với răng hàm trên

Phụ âm ㅁ Hình dáng của mi ng

ㅅ Hình dáng của răng

ㅇ Hình dáng của vòm họng

. Hình dáng trái đất tròn

Nguyên âm - Hình dáng trái đất bằng phẳng

ㅣ Dáng đứng của con người

1.2.2. Phân loại từ vựng tiếng Hàn


Nhìn chung, từ vựng tiếng Hàn được phân loại theo nguồn gốc của từ như
sau: từ Hán Hàn; từ Thuần Hàn và từ ngoại lai (gốc tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng

1
Hangeul: được vị vua thứ tư của nhà Triều Tiên là Triều Tiên Thế Tông (1418-1450) dưới sự giúp đỡ
của các nhân sĩ trong Tập hiền đi n sáng tạo ra vào thế kỉ thứ 15.
2
Tiếng Hàn, ngôn ngữ thông dụng thứ 12 toàn cầu (2013)
http://world.kbs.co.kr/vietnamese/event/specialprogram/index.htm?No=142
3
H ngôn ngữ Altai là một tổng hợp bao gồm hơn 65 ngôn ngữ tập trung tại Trung Á.
4
Ngôn ngữ bi t lập (language isolate) là ngôn ngữ được tạo ra một cách độc lập.
5
Dạng “chủ - tân - động”: cấu trúc cơ bản cấu thành câu trong tiếng Hàn Quốc.
6
https://www.studyinkorea.go.kr/vi/sub/korea_info/language.do

23
Đức…). Trong đó từ Hán - Hàn chiếm hơn 70% tổng số từ vựng (theo thống kê
của "Đại từ điển quốc ngữ tiêu chuẩn" (1999) lượng từ vựng vay mượn tiếng
Hán chiếm tỷ l 57,12%; theo một tài li u khác của tác giả Mun Geum-hyun
(2000) thì con số này cũng vào khoảng 60 – 70%.1
Theo quyển 한국어 교육학 사전 (2014) – (tạm dịch Từ điển Giáo dục
tiếng Hàn Quốc) thì từ vựng tiếng Hàn được phân loại như sau:
Bảng 3: Phân loại từ vựng tiếng Hàn2
Điều kiện phân loại Loại từ vựng
Từ vựng định dạng hình thức từ, Từ vựng
Khả năng mở rộng định dạng sự mở rộng (thành ngữ, tục ngữ,
liên từ)
Tiếng mẹ đẻ, Từ Hán - Hàn, Từ nước ngoài,
Loại từ
Từ lai
Cách hình thành từ Đơn ngữ, Từ phức hợp (từ ghép, từ phái sinh)
Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa Từ đa nghĩa
Quan h ngữ nghĩa
Từ khái quát, Từ khu bi t

1.2.3. Đặc điểm cấu tạo từ vựng tiếng Hàn


Chữ cái (자모, Jamo) là các chữ cái cấu thành bảng chữ cái tiếng Hàn
Quốc. Bảng chữ cái tiếng Hàn có tất cả 51 jamo:
14 phụ âm đơn: ㄱ ㄴ ㄷ ㄹ ㅁ ㅂ ㅅ ㅇ ㅈ ㅊ ㅋ ㅌ ㅍㅎ
5 phụ âm kép: ㄲ ㄸ ㅃ ㅆ ㅉ
11 phức từ phụ âm: ㄳ ㄵ ㄶ ㄺ ㄻ ㄼ ㄽ ㄾ ㄿ ㅀ ㅄ
6 nguy n âm đơn: ㅏ ㅓ ㅗ ㅜ ㅡ ㅣ
4 nguy n âm đơn ngạc hóa bằng y: ㅑ ㅕ ㅛ ㅠ
11 nguy n âm đôi: ㅐ ㅒ ㅔ ㅖ ㅘ ㅙ ㅚ ㅝ ㅞ ㅟ ㅢ

1
Han Young Gyun, Lưu Anh Tuấn (2008): Bước đầu phân tích thống kế ý nghĩa của lớp từ Hán – Hàn
nhằm khắc phục lỗi và phát huy hiệu quả học từ vựng tiếng Hàn của người Việt, trong Kỷ yếu hội thảo
khoa học quốc tế (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội).
2
서울대학교 국어교육연구소 편 (2014): 한국어 교육학 사전, (주)도서출판 하우 출판서, 서울, 430
쪽 (Trung tâm Nghiên cứu Quốc ngữ Đại học Seoul, Từ điển Giáo dục tiếng Hàn, NXB Hawoo
Publishing, Seoul, tr.430).

24
Trong tiếng Hàn, jamo không đứng một mình để biểu đạt tiếng Hàn mà
được nhóm thành từng đơn vị âm tiết có chứa ít nhất một thanh mẫu ở đầu (sơ
thanh) và một nhân âm tiết ở giữa (trung thanh). Khi một âm tiết không có phụ
âm ở đầu thì kí từ rỗng ㅇ ieung sẽ được dùng đ m vào. Tuy nhiên, không dùng
âm đ m khi không có âm đuôi (chung thanh). Các đơn vị âm tiết thường được tạo
thành từ hai hoặc ba jamo:
Âm tiết có hai jamo: sơ thanh (một phụ âm hoặc nhóm phụ âm, hay kí tự
rỗng) + trung thanh (một nguy n âm hay nguy n âm đôi).
Âm tiết có ba jamo: sơ thanh + trung thanh + chung thanh (một phụ âm
hay một nhóm phụ âm).
Các đơn vị luôn được viết theo trật tự phát âm sơ thanh-trung thanh-
chung thanh:
Âm tiết với jamo nguy n âm ngang được viết trên xuống: 읍 eup.
Âm tiết với jamo nguyên âm dọc và chung thanh đơn giản được viết theo
chiều đồng hồ: 쌍 ssang.
Âm tiết với jamo nguyên âm bao quanh có chiều là (xuống-phải-xuống):
된 doen.
Âm tiết với âm cuối phức được viết từ trái sang phải ở đáy: 밟 balp.
Từ vựng tiếng Hàn được tạo thành từ một, hai hoặc nhiều âm tiết.
1.3. Chiến lƣợc học từ vựng
1.3.1. Khái niệm chiến lược học từ vựng
Mỗi ngôn ngữ có những thuận lợi và khó khăn ri ng trong quá trình học
và mỗi người học lại có những chiến lược ri ng để học tốt ngoại ngữ. Hơn thế
nữa, các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn các bi n giới
dường như dần được xóa mờ, nên nhu cầu học thêm một hoặc nhiều ngoại ngữ
để phục vụ cho quá trình giao tiếp và trao đổi thông tin đang trở thành xu hướng
mang tính toàn cầu hóa. Do đó hi n nay có rất nhiều bài nghiên cứu về chiến
lược học ngôn ngữ nói chung, các nghiên cứu về chiến lược học từ vựng nói
riêng trên toàn thế giới. Mỗi nhà nghiên cứu, mỗi học giả có những cái nhìn về

25
chiến lược học ngôn ngữ cũng như chiến lược học từ vựng riêng bi t. Cho nên
không có một định nghĩa nhất định nào về chiến lược học từ vựng.
Theo từ điển Oxford (1990) 1 , chiến lược học từ vựng (Vocabulary
learning strategy) là những hoạt động đặc bi t mà người học sử dụng nhằm làm
cho vi c học từ vựng trở nên dễ dàng nhất, nhanh nhất, thú vị và chủ động hơn
bên cạnh đó còn giúp cho vi c áp dụng các từ vựng đó trong giao tiếp và sử dụng
ngôn ngữ dễ dàng hơn.
Gu (1994) và Sanaoui (1995)2 định nghĩa chiến lược học từ vựng là tất cả
những chiến lược mà người học hiểu được ngữ nghĩa cũng như cách sử dụng của
từ vựng đó ngay từ khi gặp từ đó lần đầu tiên và ghi chú một cách đơn giản cho
đến khi thực hi n được vi c lưu trữ vào trong bộ não những từ vựng cần thiết.
Schmitt (1997)3 giải thích khái ni m chiến lược học từ vựng thông qua tất
cả các chiến lược có ảnh hưởng đến quá trình học tập mà các thông tin vừa thu
được và được ghi nhớ vừa được sử dụng và tái sử dụng. Đặc bi t, Schmitt (1997)
đã đồng quan điểm với Rubin (1987) về định nghĩa chiến lược học từ vựng như
trên. Nói cách khác, mỗi học giả đều có những chiến lược học từ vựng khác nhau
nhưng nhìn chung chiến lược học từ vựng được định nghĩa là những phương
pháp đặc bi t hay những hành vi được sử dụng trong tất cả các quá trình học từ
vựng, nhằm giúp họ hiểu và ghi nhớ những thông tin mới.
Tóm lại, chiến lược học từ từ vựng là những cách thức, hoạt động có hi u
quả nhằm hiểu và ghi nhớ được từ vựng khi học ngoại ngữ.
1.3.2. Các chiến lược học từ vựng trong việc học ngôn ngữ
Mặc dù hi n nay có rất nhiều nghiên cứu về chiến lược học từ vựng nhưng
vẫn chưa có một h thống thống nhất vào về phân loại các chiến lược học từ
vựng.

1
Dẫn theo Trần Huỳnh Thu Hương (2012): Thực trạng và giải pháp nâng cao chiến lược học từ vựng của
sinh viên khoa tiếng Anh chuyên ngành Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Nghiên cứu Khoa
học Sinh Viên – Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, tr. 2
2
이미림 (2016): Sđd, tr. 14
3
이미림 (2016): Sđd, tr. 14

26
Từ điển Oxford (1990)1 đã phân loại các chiến lược học từ vựng dựa trên
các đặc tính cơ bản của từ vựng thành bốn loại như sau:
Chiến lược xã hội (Social Strategies): là chiến lược trao đổi qua lại với
người khác.
Chiến lược ghi nhớ (Memorial Strategies): là chiến lược được sử dụng khi
hồi tưởng lại thông tin sau khi ghi nhớ từ vựng mới.
Chiến lược nhận thức (Cognitive Strategies): là chiến lược mà người học
sử dụng những chiến lược máy móc như là nói hoặc viết nhiều lần để học
từ vựng và đưa những từ vựng đó vào sự nhận thức của bản thân.
Chiến lược siêu nhận thức (Meta-cognitive): là chiến lược được sử dụng
để đánh giá kiểm tra, lên kế hoạch các bước học từ vựng như là tự đánh
giá và kiểm soát vi c học từ vừng của bản thân.
Schmitt (1997) thì nhấn mạnh sự cần thiết của vi c phân loại từ vựng
trong qua trình học từ vựng. Từ đó sau khi đưa ra hai loại chiến lược là chiến
lược tìm hiểu (Discovery strategies) và chiến lược tăng cường (Consolidation
Strategies), ông chỉ ra tổng cộng 58 chiến lược cụ thể có thể ứng dụng trong mọi
hoàn cảnh dựa trên nghiên cứu 300 người học tiếng Anh người Nhật Bản.
Bảng 4: Phân loại chiến lƣợc học từ vựng của Schmitt (1997: 207-208)
Chiến lƣợc tìm hiểu nghĩa của từ vựng mới
1 Phân tích từ loại (Analyze part of speech)
2 Phân tích tiếp từ và căn tố (Analyze affixes and roots)
Chiến
3 Kiểm tra sự giống nhau với L12 (Check for L1 cognate)
lƣợc
Phân tích hình ảnh và sức chuyển động (Analyze any
quyết 4
available pictures or gestures)
định
5 Đoán dựa theo đoạn văn (Guess from textual context)
ngữ
6 Sử dụng từ điển song ngữ (Bilingual dictionary)
nghĩa
7 Sử dụng từ điển đơn ngữ (Monolingual dictionary)
8 Sử dụng mục lục từ vựng (Word list)

1
Dẫn theo 이효신 (2009): 중국인 학습자의 한국어 어휘 학습 전략 연구 (Lee Hyo Shin: Nghiên cứu
chiến lược học từ vựng tiếng Hàn dành cho người học Trung Quốc), Luận văn Thạc sĩ trường Đại học
Yeungnam, tr.11
2
L1: Language One (Native Language), tiếng mẹ đẻ

27
9 Sử dụng Flash cards (Flash cards)
Nhờ giáo viên dịch qua tiếng mẹ đẻ (Ask teacher for an
10
L1 translation)
Nhờ giáo viên giải thích hoặc tìm một từ đồng nghĩa mới
11
Chiến (Ask teacher for paraphrase or synonym of new word)
lƣợc xã Nhờ giáo viên tạo một câu có chứa từ mới (Ask teacher
12
hội for a sentence including the new word)
13 Hỏi nghĩa các bạn cùng lớp (Ask classmates for meaning)
Tìm hiểu nghĩa thông qua hoạt động nhóm (Discover new
14
meaning through group work activity)
Chiến lƣợc ghi nhớ từ vựng chỉ gặp một lần
Học và luy n tập trong cùng một nhóm (Study and
15
practice meaning in a group)
Chiến
Nhờ giáo viên kiểm tra mục lục từ vựng và flash card
lƣợc xã
16 (Teacher checks student‟s flash cards or word lists of
hội
accuracy)
17 Giao tiếp với người bản xứ (Interact with native-speakers)
Vẽ tranh minh họa nghĩa của từ (Study word with a
18
pictorial representation of its meaning)
Tưởng tượng hình ảnh mang nghĩa của từ (Image word‟s
19
meaning)
Liên kết với kinh nghi m của bản thân (Connect word to a
20
personal experience)
Kết hợp những từ cùng nghĩa (Associate the word with its
21
coordinate)
Liên kết từ trái nghĩa hoặc từ cùng nghĩa (Connect the
22
word with its synonyms and antonyms)
Chiến 23 Sử dụng bản đồ nghĩa (Use semantic maps)
lƣợc ghi Phân chia loại tính từ theo mức độ (Use „scales‟ for
24
nhớ gradable adjectives)

28
25 Sử dụng chiến lược mắc áo (Peg Method)
26 Sử dụng chiến lược địa điểm (Loci Method)
Tạo các nhóm từ theo chủ đề (Group words together to
27
study them)
Tạo nhóm từ xuất hi n trong cùng một trang (Group
28
words together spatially on a page)
29 Tạo câu chứa từ mới (Use now word in sentences)
Tạo nhóm từ trong một câu chuy n (Group words
30
together within a storyline)
31 Học cách đánh vần của từ (Study the spelling of a word)
32 Học cách phát âm của từ (Study the sound of a word)
33 Đọc to từ mới (Say new word aloud when studying)
34 Tưởng tượng hình thức của từ (Image word form)
Gạch chân chữ cái đầu tiên của từ (Underline initial letter
35
of the word)
36 Ghi nhớ hình thức sắp xếp của từ (Configuration)
37 Sử dụng chiến lược từ khóa (Use Keyword Method)
38 Học thuộc lòng tiếp từ và căn tố (Affixes and roots)
39 Ghi nhớ từ loại (Part of speech)
40 Tóm tắt nghĩa của từ (Paraphrase the word‟s meaning)
41 Học từ có cùng nguồn gốc (Use cognates in study)
Học cùng với những thành ngữ (Learn the words of an
42
idiom together)
Sử dụng hoạt động của thân thể (Use physical action
43
when learning a word)
Sử dụng bảng lưới nghĩa của từ (Use semantic feature
44
grids)
Chiến 45 Nói lặp lại nhiều lần (Verbal repetition)
lƣợc 46 Viết lại nhiều lần (Written repetition)
nhận 48 Tạo mục lục từ vựng (Word lists)

29
thức 49 Tạo Flash card (Flash cards)
50 Ghi chú trong giờ học (Take notes in class)
Sử dụng mục từ vựng trong sách giáo khoa (Use the
51
vocabulary section in your textbook)
52 Đặt t n l n đồ vặt (Put English labels on physical objects)
Luôn mang theo quyển tập từ vựng (Keep a vocabulary
53
notebook)
Sử dụng phương ti n truyền thông đa dạng như sách báo
54 phim, nhạc… (Use English-language media, songs,
Chiến
movies, newscasts, etc.)
lƣợc
55 Tự kiểm tra từ vựng (Testing oneself with word tests)
siêu
Luy n tập từ vựng xung quanh mình (Use spaced word
nhận 56
practice)
thức
57 Bỏ qua từ vựng mới (Skip or pass new word)
58 Học từ vựng chăm chỉ (Continue to study word over time)

Trong một nghiên cứu khác, Stoffer (1995)1 đã thực hi n nghiên cứu 707
sinh vi n trường Đại học Alabama về chiến lược học từ vựng bao gồm 53 mục và
bà đã tổng hợp lại dựa tr n 9 ti u chí như sau:
Chiến lược bao gồm vi c sử dụng ngôn ngữ xác thực;
Chiến lược sử dụng cho động lực cá nhân;
Chiến lược sử dụng để tổ chức từ;
Chiến lược sử dụng để tạo ra sự liên kết bên trong;
Chiến lược ghi nhớ;
Chiến lược bao gồm các hoạt động sáng tạo;
Chiến lược bao gồm các hoạt động thể chất;
Chiến lược sử dụng để tạo ra sự tự tin;
Chiến lược tra từ điển.
Trong đề tài này, chúng tôi tiếp cận sự phân loại các chiến lược học từ
vựng theo Schmitt (1997) vì chiến lược phân loại của ông khá phù hợp với trình
1
이효신 (2009): Sđd, tr.15

30
độ của sinh viên. Bên cạnh đó cách phân loại này làm đa dạng các chiến lược
học từ vựng, giúp sinh viên hình dung được số lượng các chiến lược mà bản thân
đã và đang sử dụng cũng như học hỏi thêm những chiến lược mà bản thân chưa
biết.
Ngoài ra chúng tôi cũng đưa ra một số chiến lược học từ vựng hi u quả
cụ thể sau khi tham khảo nhiều nguồn tài li u như chiến lược như kết hợp giữa
bán cầu não trái và não phải (Whole Brain Learning – 두뇌학습), chiến lược học
ngoại ngữ của người Do Thái, các chiến lược cơ bản khi học từ vựng (Thường
xuyên ôn tập những từ đã học, Học tập với một tinh thần vui vẻ, Chọn thời điểm
và không gian học tập thích hợp, Thực hành thường xuy n…
1.3.3. Vai trò, ý nghĩa của chiến lược học từ vựng trong việc học ngôn
ngữ
Như đã n u tr n (mục 1.1.3.), vốn từ vựng đóng vai trò quyết định khả
năng sử dụng một ngôn ngữ. Do đó chiến lược học từ vựng đóng vai trò càng
đặc bi t quan trọng trong vi c nâng cao vốn từ vựng của người học. Chiến lược
học từ vựng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới
như Schmitt (1997) Nation (2001) Gu và Johnson (2007)… Từ đó có thể thấy,
chiến lược học từ là một bộ phận quan trọng trong các chiến lược học ngoại ngữ
khác.
Rivers (1981)1 cho rằng không thể học ngôn ngữ mà không có từ vựng và
ông cũng nói rằng những giáo viên dạy ngôn ngữ nên trình bày những chiến lược
học từ vựng cho những người học của họ. Bên cạnh đó Wilkins (1972)2 thì nói
rằng nếu nhấn mạnh mặt hữu dụng của ngôn ngữ trong giao tiếp thì phải hiểu
rằng từ vựng luôn quan trọng hơn ngữ pháp. Hơn thế nữa, vi c học ngôn ngữ
hi n nay thường tập trung vào mục tiêu giao tiếp nên vi c học từ vựng lại càng
quan trọng hơn nữa.
Theo Nation (2001)3 trong Learning Vocabulary in Another Language có
nói rằng “trong trường hợp tiếng mẹ đẻ, chúng ta có thể dễ dàng tiếp thu từ vựng
mới là vì chúng ta có nhiều cơ hội học và vận dụng từ vựng. Ngược lại, trong
1
이미림 (2016): Sđd, tr.13
2
이미림 (2016): Sđd, tr.13
3
이미림 (2016): Sđd, tr.14

31
ngôn ngữ thứ hai, vi c học từ vựng rất khó có cơ hội học và vận dụng như tiếng
mẹ đẻ. Không dừng lại ở đó vi c học tất cả các từ vựng một cách hoàn chỉnh có
trên thế giới thì lại càng khó hơn nữa”. Qua đó cho thấy, chiến lược học từ vựng
hi u quả thực sự cần thiết trong quá trình học ngôn ngữ.
Theo kết quả điều tra khảo sát 300 người học về chiến lược học từ vựng
của Ahmed (1989)1 thì những người học thành công trong vi c học từ vựng đã
tìm hiểu vi c sử dụng đa dạng các chiến lược học từ vựng và nhấn mạnh tầm
quan trọng của chiến lược học từ vựng khi học ngoại ngữ.
Chiến lược học từ vựng đóng vai trò rất quan trọng trong vi c trong vi c
nâng cao vốn từ vựng của bản thân. Chiến lược học từ vựng phù hợp sẽ giúp
người học rút ngắn được thời gian học từ vựng cũng như mang lại hi u quả cao
trong vi c nâng cao vốn từ vựng và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ đó.
1.4. Tổng quan tình hình học tiếng Hàn của sinh viên chuyên ngành tiếng
Hàn và Hàn Quốc học tại Việt Nam
1.4.1. Tình hình đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc ở Việt Nam
Hi n nay, mối quan h giữa Vi t Nam và Hàn Quốc đã nâng tầm lên thành
“đối tác chiến lược”. Từ đó nhu cầu học tập và giảng dạy tiếng Hàn cũng như
tiếng Vi t ngày càng tăng cao. Đặc bi t, tại Vi t Nam, tình hình dạy và học tiếng
Hàn cũng như nghi n cứu về HQH luôn đứng đầu khu vực. Thực tế cho thấy, số
lượng trường và trung tâm đào tạo tiếng Hàn ngày càng tăng. Theo bài nghi n
cứu của GS. TS. Mai Ngọc Chừ, ThS. Lê Thị Thu Giang (2009) với đề tài “Tình
hình đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc ở Vi t Nam” nêu rõ rằng, tại Vi t Nam có
10 trường đại học đào tạo tiếng Hàn và HQH và có 3 trung tâm nghiên cứu HQH
tính đến năm 2008. Hơn thế nữa tính đến năm 2016 sau 7 năm thì Vi t Nam có
tổng cộng 20 trường đại học và trung tâm đào tạo tiếng Hàn trên cả nước.

1
이미림 (2016): Sđd, tr.15

32
Bảng 5: Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu tiếng Hàn và HQH1 tại Việt Nam
(có bổ sung)
Năm
STT Tên trƣờng Tên khoa thành
lập

Trường Đại học Khoa học Xã hội và


1 Đông Phương Học 1993
Nhân văn – ĐHQG Hà Nội

Trường đại học Khoa học Xã hội và


2 Khoa HQH 1994
Nhân Văn ĐHQG TP Hồ Chí Minh
Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Khoa Ngôn ngữ và Văn
3 1995
TP Hồ Chí Minh hóa Hàn Quốc
Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Khoa Ngôn ngữ và Văn
4 1996
Hà Nội hóa Phương Đông
Vi n nghiên cứu Đông Bắc Á, vi n Trung tâm nghiên cứu
5 1998
Khoa học Xã hội Vi t Nam Hàn Quốc
6 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Khoa HQH 1999
Trường Đại học Hà Nội (trước là Đại
7 Khoa Tiếng Hàn 2002
học Ngoại ngữ Hà Nội)
Trường Đại học Ngoại ngữ- ĐH Đà
8 Khoa Tiếng Hàn 2004
Nẵng
Khoa Đông Phương
9 Trường Đại học Đà Lạt 2004
học
10 Trường Đại học Lạc Hồng Khoa Tiếng Hàn 2004
Trường Cao đẳng Công ngh Thủ
11 Khoa Ngôn ngữ 2004
Đức
Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Khoa Tiếng Hàn - Nhật
12 2006
Huế –Thái
Trường Cao đẳng Văn hóa Ngh
13 Khoa Ngôn ngữ 2006
thuật và Du lịch Sài Gòn
14 Trường Đại học Văn Hiến Khoa Đông phương 2007

1
Mai Ngọc Chừ, Lê Thị Thu Giang (2009): Tình hình đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc ở Việt Nam, Đại
học Quốc gia Hà Nội,

33
học
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Trung tâm nghiên cứu
15 2006
Nhân văn ĐHQG Hà Nội Hàn Quốc
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Trung tâm nghiên cứu
16 2008
Nhân văn ĐHQG TP Hồ Chí Minh Hàn Quốc
17 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Khoa Ngoại ngữ 2012
Bộ môn HQH (Khoa
18 Trường Đai học Bà Rịa – Vũng Tàu 2014
Đông phương học)
Trường Đại học Công ngh TP Hồ Bộ môn HQH (Khoa
19 2015
Chí Minh Đông phương học)
20 Đại học Sư Phạm TPHCM Khoa Tiếng Hàn Quốc 2016

Bảng 6: Các trung tâm nghiên cứu tiếng Hàn, Hàn Quốc học tại Việt Nam1
Khu Viện nghiên cứu Hội nghiên
Trung tâm Hàn ngữ Sejong
vực Hàn Quốc cứu Hàn Quốc
Vi n nghiên cứu
Hội nghiên cứu
Trung tâm nghiên cứu văn Hàn Quốc(hi n là
và giáo dục
hóa Hàn Quốc Sejong Hà vi n Khoa học và
Hàn Quốc Vi t
Nội xã hội VASS)
Nam (2006)
(1998)
Vi n nghiên cứu
Trung tâm Hàn ngữ Sejong Đông phương học
Hà Nội 1 Hội nghiên cứu
Đại học Khoa học
Hàn Quốc Vi t
Miền (Đại học Khoa học Xã hội và Xã hội và nhân
Nam (2011)
Bắc Nhân văn Hà Nội 2011) văn- đại học quốc
gia Hà Nội (2006)
Vi n nghiên cứu
Trung tâm Hàn ngữ Sejong Hàn Quốc trường
Hà Nội 2 Đại học Ngoại
(Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội Thương (FTU)-
2011) điều hành giảng
dạy tiếng Hàn

Trung tâm Hàn ngữ Sejong Vi n nghiên cứu

1
Kiều Thị Yến L Đinh Ngọc Khánh Linh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016): Thực tiễn và phương pháp
cải thiện hiệu quả học môn Nói tiếng Hàn cho sinh viên Việt Nam (trường hợp Khoa Hàn Quốc học
trường ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM), Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường – Trường ĐH
KHXH&NV ĐHQG – HCM.

34
Đại Nguyên(2013) Hàn Quốc trường
Đại học Kinh Tế
Quốc Dân (2010)
Trung tâm Hàn ngữ Sejong
Huế

Miền Trung tâm HQH


Trung trường đại học
Trung tâm Hàn ngữ Sejong
Khoa học Xã hội
Đà Lạt
và Nhân văn
TPHCM (2009)
Trung tâm HQH
Trung tâm Hàn ngữ Sejong trường đại học sư
TPHCM 2 phạm TPHCM
(Đại học sư phạm TPHCM (2014)-Điều hành
Miền 2014) giảng dạy tiếng
Nam Hàn
Trung tâm Hàn ngữ Sejong Đại học Công
TPHCM 3 (2015) nghi p thực phẩm
(Gò Vấp)

Hàng năm có hàng ngàn sinh vi n tốt nghi p chuyên ngành tiếng Hàn và
HQH đáp ứng như cầu của xã hội nói chung, góp phần thúc đẩy sự phát của mối
quan h giữa Vi t Nam và Hàn Quốc nói riêng.
1.4.2. Những thuận lợi và khó khăn của người Việt trong việc học từ
vựng tiếng Hàn
Thuận lợi
Mối quan h giữa Vi t Nam và Hàn Quốc không ngừng phát triển, sự giao
lưu hợp tác giữa hai nước không ngừng được đẩy mạnh. Theo đó các tập đoàn
Hàn Quốc đầu tư tại Vi t Nam ngày càng tăng kéo theo sự tăng trường về kinh
tế cũng như tăng cường sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa hai nước. Hàng năm
số lượng người Hàn Quốc sang Vi t Nam du lịch, sinh sống và làm vi c không
ngừng gia tăng tập trung nhiều ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM,
Đồng Nai Bình Dương… Tính đến nay, có khoảng 70.000 người Hàn Quốc sinh

35
sống tại TPHCM và có 1.800 doanh nghi p đặt tại đây1. Điều đó cho thấy, các
sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn và HQH tại TPHCM so với các sinh viên ở
khu vực khác có nhiều cơ hội và thuận lợi hơn trong vi c học tiếng Hàn. Sinh
vi n có cơ hội tiếp xúc giao lưu trực tiếp với người Hàn Quốc nên dễ dàng phát
triển vốn từ vựng tiếng Hàn của bản thân.
Ngoài ra, sự giống nhau về từ gốc Hán của tiếng Vi t và tiếng Hàn cũng là
điểm thuận lợi to lớn cho người học Vi t Nam. Từ gốc Hán chiếm khoảng 50% -
70% lượng từ vựng tiếng Hàn do đó nếu nắm bắt được những quy tắc cơ bản
vi c học tập và sử dụng từ gốc Hán sẽ giúp người học nắm bắt được vốn từ vựng
khá lớn.
Khó khăn
Sự khác nhau cơ bản giữa tiếng Hàn và tiếng Vi t là khó khăn đầu ti n đối
với người học tiếng Hàn. Tiếng Vi t là thống chữ viết Latin trong khi đó tiếng
Hàn thuộc h thống chữ tượng hình. Sự khác nhau cơ bản này là điểm khó khăn
đầu ti n đối với người Vi t Nam khi học tiếng Hàn Quốc.
Phát âm cũng là điểm khó khăn của người học Vi t Nam trong quá trình
học từ vựng tiếng Hàn. Tiếng Vi t là một loại ngôn ngữ có 6 thanh đi u, vì thế,
khi người Vi t học ngoại ngữ rất đễ phát âm sai dẫn đến vi c không biểu thị được
ý nghĩa chính xác của câu nói do ảnh hưởng mạnh của thanh đi u trong tiếng
Vi t. Đối với tiếng Hàn cũng vậy, tiếng Hàn là một ngôn ngữ không có thanh
đi u nhưng có ngữ đi u do đó người Vi t thường dễ mắc lỗi sai trong phát âm
từ vựng tiếng Hàn. Bên cạnh đó người học Vi t Nam thường không thể phân
bi t được âm tắt âm thường và âm bật hơi n n không thể diễn đạt cấu nói một
cách hoàn chỉnh. Một lỗi phát âm nữa của người Vi t khi học tiếng Hàn đó là
nguyên tắc biến âm. Ví dụ, chữ “국민” khi đọc sẽ không đọc như chữ viết biểu
hi n mà bị biến âm thành /궁민/. Nếu không nắm bắt được những nguyên tắc
biến âm trong từ vựng tiếng Hàn sẽ gây khó khăn trong vi c học từ vựng tiếng
Hàn nói riêng, học tiếng Hàn nói chung.

1
Quỳnh Trung (2014): Một “Seoul” thu nhỏ.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20140810/mot-seoul-thu-nho/641275.html

36
Một lỗi phát âm nữa mà người hay mắc phải đó là sự ảnh hưởng của tiếng
mẹ đẻ lên cách phát âm từ vựng tiếng Hàn. Trong tiếng Hàn, phụ âm đầu “ㄹ” có
cách phát âm giống với phụ âm “r” trong tiếng Vi t. Tuy nhiên, trong tiếng Vi t,
không có phụ âm cuối là “r” n n người học Vi t Nam dễ mắc lỗi khi phát âm từ
tiếng Hàn có phụ âm cuối là “ㄹ”. Ví dụ, từ “오늘” khi học sẽ bị phát âm sai
thành /오는/, từ “서울” khi đọc sẽ bị phát âm sai thành /서운/. Tương tự, cách
phát âm lẫn lôn giữ hai phụ âm cuối “n” và “ng” của người miền nam Vi t Nam
cũng gây ảnh hưởng đến vi c phát âm tiếng Hàn. Người miền nam Vi t Nam
thay vì phát âm đúng chữ “Lan” nhưng lại phát âm thành “Lang”. Ví dụ sự ảnh
hưởng của sự phát âm lẫn lộn này đến vi c phát âm trong tiếng Hàn “배가
고프면 먹어요.”thì bị biến thành /배가 고프명 먹어요./.

Tiểu kết chƣơng 1


Từ vựng là những từ mang thông tin, nội dung có thể truyền đạt đến người
khác thông qua nhiều phương ti n khác nhau, từ vựng là thành phần cơ bản của
ngôn ngữ, là trung tâm của một ngôn ngữ. Có thể nói rằng, từ vựng đóng vai trò
quan trọng trong vi c học ngôn ngữ, quyết định mức độ thành thạo ngôn ngữ đó
của người học. Tuy nhiên, khi học từ vựng, chúng ta phải có những chiến lược
học tập phù hợp nhằm đem lại hi u quả cao và tránh lãng phí thời gian. Chiến
lược học từ vựng là những hoạt động và cách thức có hi u quả trong vi c hiểu và
ghi nhớ được từ vựng khi học ngoại ngữ.
Đối với tiếng nước ngoài nói chung, tiếng Hàn nói ri ng đều cần có
những chiến học học từ vựng hi u quả để tăng vốn từ vựng của bản thân, nâng
cao khả năng sử dụng ngôn ngữ đó của người học. Trong quá trình học tiếng Hàn,
người học cần nắm rõ các kiến thức cơ bản về tiếng Hàn như loại hình ngôn ngữ
tiếng Hàn, phân loại từ vựng tiếng Hàn đặc điểm cấu tạo từ vựng tiếng Hàn… để
dễ dàng tim ra chiến lược học tập hi u quả và nhanh chóng hơn.
Đối với người Vi t Nam nói riêng, có những thuận lợi cũng như khó khăn
riêng trong quá trình học tiếng Hàn. Tính đến nay, mối quan h giữa Vi t Nam và
Hàn Quốc không ngừng phát triển, sự giao lưu hợp tác giữa hai nước không
ngừng được đẩy mạnh. Từ đó sự đầu tư ngày càng lớn của các công ty Hàn

37
Quốc tại Vi t Nam đã tạo ra nhiều cơ hội vi c làm cho người Vi t làm tăng th m
trào lưu học tiếng Hàn trên toàn quốc. Sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn cũng có
nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người Hàn tại Vi t Nam để trao dồi, thực tập
giúp nâng cao vốn tiếng Hàn của bản thân. Bên cạnh điểm thuận lợi đó sự giống
nhau về từ gốc Hán của tiếng Vi t và tiếng Hàn cũng là một điểm thuận lợi to lớn
cho người học Vi t Nam. Tuy nhi n điểm khác nhau cơ bản về h thống chữ viết
của tiếng Vi t và tiếng Hàn cũng gây khó khăn ít nhiều cho người học Vi t Nam
lẫn Hàn Quốc. Phát âm cũng là điểm khó khăn của người học Vi t Nam trong
quá trình học từ vựng tiếng Hàn. H thống sáu thanh đi u trong tiếng Vi t gây
nhiều khó khăn cho người Vi t khi nói tiếng Hàn, một ngôn ngữ không có thanh
đi u.

38
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC CHIẾN LƢỢC HỌC VÀ GHI NHỚ
TỪ VỰNG TIẾNG HÀN CỦA NGƢỜI HỌC VIỆT NAM
(TRƢỜNG HỢP SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH HQH
TRƢỜNG ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM, HUFLIT, HB)

2.1. Quy trình khảo sát và phân tích dữ liệu


2.1.1. Lựa chọn mẫu khảo sát
Cuộc khảo sát được tiến hành trong tháng 1 năm 2017 đối với 579 sinh
viên h chính quy được lựa chọn ngẫu nhiên ở bốn khóa học của khoa Hàn Quốc
học của ba trường đại học lớn tại TPHCM: ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM,
HUFLIT và HB.
Bảng 7: Số lƣợng đối tƣợng khảo sát
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Năm 1 164 28.3 28.3 28.3
Năm 2 141 24.4 24.4 52.7
Valid Năm 3 141 24.4 24.4 77.0
Năm 4 133 23.0 23.0 100.0
Total 579 100.0 100.0

Về giới tính, trong số 579 đối tượng được khảo sát, nữ chiếm 89,8% (520
trường hợp), nam chiếm 10,2% (59 trường hợp). Trong đó trường HB có sinh
viên nữ chiếm 20,0% (116 trường hợp) và sinh viên nam chiếm 2,6% (15 trường
hợp); sinh viên nữ của trường HUFLIT có 146 trường hợp (chiếm 25,2%) và sinh
vi n nam có 25 trường hợp (chiếm 4,3%); trường ĐH KHXH&NV ĐHQG –
HCM có 258 đối tường khảo sát là nữ (chiếm 44,6%) và nam có 19 trường hợp
(chiếm 3,3%). Theo từng trường, trường HB có tổng số 131 đối tượng là sinh
viên tham gia khảo sát trong đó nữ có 116 trường hợp (chiếm 88,5%) và nam có
15 trường hợp (chiếm 11,5%); trong tổng số 171 đối tường khảo sát của trường
HUFLIT, sinh viên nữ chiếm 85,4% (146 trường hợp) và sinh viên nam chiếm

39
14,6% (25 trường hợp); trường ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM có tổng cộng
277 sinh viên tham gia khảo sát trong đó nữ có 258 trường hợp (chiếm 93,1%)
và nam có 19 trường hợp (chiếm 6,9%). Dựa trên thực tế về tính chất ngành
ngoại ngữ đặc bi t là ngành tiếng Hàn và tiếng Nhật thì con số này khá hợp lý,
đa số có nhiều bạn nữ lựa chọn và theo học.
Bảng 8: Giới tính đối tƣợng khảo sát
Giới tính
Nam Nữ Row
Table Table N%
Row Row
Count Total Count Total Total
N% N%
N% N%
Trƣờng HB 15 11.5% 2.6% 116 88.5% 20.0% 100%
đang HUFLIT 25 14.6% 4.3% 146 85.4% 25.2% 100%
theo
USSH 19 6.9% 3.3% 258 93.1% 44.6% 100%
học
Total 59 10.2% 520 89.8%

Bảng 9: Giới tính theo từng khóa học của ba trƣờng


Trƣờng đang theo học
HB HUFLIT USSH
Layer Layer Layer Layer Layer Layer
Row Column Row Column Row Column
Count Count Count
Total Total Total Total Total Total
N% N% N% N% N% N%
Năm Nam 2 16.7% 1.5% 7 58.3% 4.1% 3 25.0% 1.1%
1 Nữ 26 17.1% 19.8% 50 32.9% 29.2% 76 50.0% 27.4%
Năm Nam 6 31.6% 4.6% 7 36.8% 4.1% 6 31.6% 2.2%
Sinh 2 Nữ 36 29.5% 27.5% 37 30.3% 21.6% 49 40.2% 17.7%
viên Năm Nam 1 12.5% 0.8% 2 25.0% 1.2% 5 62.5% 1.8%
năm 3 Nữ 28 21.1% 21.4% 24 18.0% 14.0% 81 60.9% 29.2%
thứ Năm Nam 6 30.0% 4.6% 9 45.0% 5.3% 5 25.0% 1.8%
mấy 4 Nữ 26 23.0% 19.8% 35 31.0% 20.5% 52 46.0% 18.8%
131 171 277
Tổng (22.6 (29.5 (47.8
%) %) %)

Về độ tuổi, đối tượng khảo sát có độ tuổi từ 18 đến 27 tuổi (độ tuổi trung
bình là 20,69 tuổi). Độ tuổi này khá thuận lợi cho vi c học tập và nghiên cứu đặc

40
bi t là đối với ngành học ngoại ngữ cần sự cần cù và tư duy cao. Vì vậy, những
nhận định và ý kiến của các đối tượng khảo sát này có giá trị tham khảo cao.
Bảng 10: Độ tuổi của đối tƣợng khảo sát
Std.
N Minimum Maximum Mean
Deviation
Tuổi 579 18 27 20.69 1.305
Valid N
579
(listwise)

Về quê quán, các đối tượng được khảo sát đến từ khắp nơi tr n đất nước
Vi t Nam ri ng đối tượng sinh sống tại TPHCM chiếm số lượng cao nhất với
136 trường hợp, các tỉnh có số lượng đối tượng ít nhất với một trường hợp như
Bắc Giang, Đắk Nông, Lào Cai, Phú Thọ... Phân theo ba vùng miền Bắc – Trung
– Nam Vi t Nam, miền Bắc có 58 trường hợp, miền Trung có 170 trường hợp và
miền Nam có 351 trường hợp. Do tính chất địa lý của đề tài nghiên cứu được
thực hi n tại TPHCM n n đa phần các đối tượng khảo sát đến từ các tỉnh miền
Nam Vi t Nam. Qua đó có thể thấy được, ngành Hàn Quốc học trường ĐH
KHXH&NV ĐHQGG – HCM được biết đến rộng rãi tr n toàn đất nước Vi t
Nam, bên cạnh đó các nhận định và ý kiến của đối tượng khảo sát sẽ mang tính
toàn quốc và tính khách quan cao.
Bảng 11: Quê quán đối tƣợng khảo sát
Vùng miền
Miền Miền Miền Total
Bắc Nam Trung
An Giang 0 21 0 21
Bà Rịa -
0 15 0 15
Vũng Tàu
Bắc Giang 1 0 0 1
Bạc Liêu 0 4 0 4
Quê Bắc Ninh 3 0 0 3
quán Bến Tre 0 20 0 20
Bình Định 0 0 28 28
Bình Dương 0 5 0 5
Bình Phước 0 7 0 7
Bình Thuận 0 0 14 14
Cà Mau 0 2 0 2
41
Cao Bằng 2 0 0 2
Đà Nẵng 0 0 4 4
Đắk Lắk 0 0 10 10
Đắk Nông 0 0 1 1
Đồng Nai 0 47 0 47
Đồng Tháp 0 18 0 18
Gia Lai 0 0 6 6
Hà Nam 2 0 0 2
Hà Nội 11 0 0 11
Hà Tĩnh 0 0 3 3
Hải Dương 2 0 0 2
Hải Phòng 4 0 0 4
Huế 0 0 7 7
Hưng Y n 5 0 0 5
Khánh Hòa 0 0 12 12
Kiên Giang 0 7 0 7
Kon Tum 0 0 2 2
Lâm đồng 0 0 1 1
Lâm Đồng 0 0 32 32
Lào Cai 1 0 0 1
Long An 0 16 0 16
Nam Định 9 0 0 9
Ngh An 0 0 4 4
Ninh Bình 4 0 0 4
Ninh Thuận 0 0 6 6
Phú Thọ 1 0 0 1
Phú Yên 0 0 10 10
Quảng Nam 0 0 13 13
Quảng Ngãi 0 0 7 7
Quảng Trị 0 0 3 3
Sóc Trăng 0 2 0 2
Tây Ninh 0 11 0 11
Thái Bình 11 0 0 11
Thanh Hóa 0 0 7 7
Tiền Giang 0 29 0 29
TP.HCM 0 136 0 136
Trà Vinh 0 3 0 3
Vĩnh Long 0 8 0 8
Vĩnh Phúc 2 0 0 2
Total 58 351 170 579

42
Về năng lực tiếng Hàn tự đánh giá của đối tượng khảo sát, trình độ sơ cấp
chiếm 45,6% (264 trường hợp) trình độ trung cấp chiếm 53,2% (308 trường hợp)
và tỷ l thấp nhất là trình độ cao cấp với tỷ l 1,2% (7 trường hợp). Qua đó cho
thấy, các bạn sinh viên vẫn chưa đánh giá cao năng lực tiếng Hàn của bản thân.
Bảng 12: Năng lực tiếng Hàn tự đánh giá
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Sơ cấp 264 45.6 45.6 45.6
Trung cấp 308 53.2 53.2 98.8
Valid
Cao cấp 7 1.2 1.2 100.0
Total 579 100.0 100.0

Bảng 13: Năng lực tiếng Hàn tự đánh giá (theo từng trƣờng)
Năng lực tiếng Hàn tự đánh giá
Total
Sơ cấp Trung cấp Cao cấp
Trường HB 63 68 0 131
đang theo HUFLIT 99 70 2 171
học USSH 102 170 5 277
Total 264 308 7 579

Về thời gian tự học tiếng Hàn ngoài giờ lên lớp của đối tượng khảo sát là
từ 0 đến 12 tiếng (trung bình 2,1317 tiếng). Mặc dù tính chất của ngành học
ngoại ngữ là cần sự si ng năng và cần cù, vẫn có đối tượng không dành thời gian
tự học ngoài giờ lên lớp. Tuy nhi n cũng có đối tượng tự học ngoài giờ lên lớp
trong 12 tiếng.
Bảng 14: Thời gian tự học ngoài trƣờng (đơn vị: tiếng)
Std.
N Minimum Maximum Mean
Deviation
Thời gian học
579 0.00 12.00 2.1317 1.25631
tiếng Hàn ở nhà
Valid N (listwise) 579

43
Về câu hỏi khảo sát li n quan đến chứng chỉ TOPIK1 (nếu có), trong tổng
số 579 đối tường được khảo sát có 196 sinh viên (33,9%) có chứng chỉ TOPIK và
383 sinh viên (66,1%) không có chứng chỉ TOPIK. TOPIK là một chứng chỉ
quan trọng trong quá trình học tiếng Hàn cũng giống như các chứng chỉ trong
tiếng Anh như IELS TOEIC… TOPIK được chia thành hai cấp độ đó là TOPIK
I (thang điểm 200) và TOPIK II (thang điểm 300). TOPIK I thường dành cho
những người vỡ lòng nhầm kiểm tra năng lực bảng thân hoặc xuất khẩu lao động
sang Hàn Quốc và không có giá trị sử dụng nhiều. TOPIK II dành cho những
sinh vi n năm hai năm ba trở lên hoặc những người học tiếng Hàn trên hai năm
nhầm bổ sung chỉ tiêu tốt nghi p đi du học hoặc nộp hồ sơ phỏng vấn vào một
công ty nào đó. Dựa theo khảo sát, có 383 sinh viên trên tổng số 579 sinh viên
không có chứng chỉ TOPIK. Đa số các bạn sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn
đều phải có chứng chỉ TOPIK trước khi tốt nghi p (tùy cấp độ mà khoa yêu cầu),
do đó trong quá trình học, họ sẽ có ít nhất một lần tham gia kì thi kiểm tra năng
lực tiếng Hàn này. Tuy nhiên, trong một đề thi TOPIK bao hàm thang điểm của
sáu cấp độ được soạn thảo theo hướng từ dễ đến khó, bên cạnh đó đề thi TOPIK
chứa nhiều thông tin ở nhiều lĩnh vực khách nhau đi kèm với những từ vựng
chuy n ngành nên yêu cầu thí sinh phải ôn luy n thật chăm chỉ trước khi tham
gia kì thi này. Vì vậy, có thể nói rằng đa số sinh viên trong tổng số 579 đối tượng
khảo sát đã từng tham gia kì thi năng lực tiếng Hàn, và trong 383 sinh viên không
có chứng chỉ TOPIK đó, có những bạn sinh viên có thể là do chưa đủ điểm theo
thang điểm để có chứng chỉ TOPIK II. Số khác có thể chưa tự tin với năng lực
tiếng Hàn của bản thân nên vẫn chưa đăng kí tham gia kì thi này.
Bảng 15: Chứng chỉ TOPIK
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
1 2 0.3 1.0 1.0
2 43 7.4 21.9 23.0
Valid
3 63 10.9 32.1 55.1
4 67 11.6 34.2 89.3

1
TOPIK (viết tắt của chữ Test of Proficiency in Korean, 한국어능력시험, Kỳ thi năng lực tiếng Hàn):
do Vi n giáo dục quốc tế Quốc gia Hàn Quốc đứng ra tổ chức hằng năm đối tượng là những người nước
ngoài hoặc những kiều bào Hàn Quốc sử dụng tiếng Hàn Quốc không như tiếng mẹ đẻ của mình.

44
5 19 3.3 9.7 99.0
6 2 0.3 1.0 100.0
Total 196 33.9 100.0
Missing System 383 66.1
Total 579 100.0

Về điểm mạnh cũng như điểm yếu trong vi c học tiếng Hàn, các đối tượng
khảo sát đã mạnh dạn đưa ra những nhận xét đánh giá cá nhân về năng lực tiếng
Hàn của bản thân.
Trong câu hỏi mở về điểm mạnh trong khi học tiếng Hàn có 9 câu trả lời
xoay quanh các kỹ năng học ngôn ngữ, trong đó câu trả lời Không có tỷ l lựa
chọn cao nhất (chiếm 41,1%) và điểm mạnh về Từ vựng có tỷ l là 7,1% đứng vị
trí 6/9.
Bảng 16: Điểm mạnh trong việc học tiếng Hàn
Responses
Percent of Cases
N Percent
Không 254 41.1% 43.9%
Khiếu học ngoại ngữ 76 12.3% 13.1%
Đọc hiểu 64 10.4% 11.1%
Điểm Nghe 52 8.4% 9.0%
Ngữ pháp 48 7.8% 8.3%
mạnh
Từ vựng 44 7.1% 7.6%
Nói 33 5.3% 5.7%
Phát âm 26 4.2% 4.5%
Viết 21 3.4% 3.6%
Total 618 100.0% 106.7%

Ngược lại, chúng tôi cũng n u ra câu hỏi về điểm yếu trong vi c học tiếng
Hàn đối với các bạn sinh vi n được khảo sát. Điểm yếu của 178 bạn sinh viên
trên tổng số câu trả lời đối tượng khảo sát là Từ vựng (chiếm 24,8%), Đọc hiểu là
điểm yếu có tỷ l lựa chọn thấp nhất với tỷ l là 1,7%. Qua câu hỏi khảo sát dạng
mở, kết quả cho thấy Từ vựng là điểm yếu có tỷ l lựa chọn cao nhất trong các
câu trả lời mở.

45
Bảng 17: Điểm yếu trong việc học tiếng Hàn
Responses
Percent of Cases
N Percent
Từ vựng 178 24.8% 30.7%
Nói 153 21.3% 26.4%
Nghe 151 21.0% 26.1%
Ngữ pháp 65 9.0% 11.2%
Điểm Mau quên 45 6.3% 7.8%
yếu Viết 36 5.0% 6.2%
Phát âm 30 4.2% 5.2%
Không 29 4.0% 5.0%
Khiếu học ngoại ngữ 20 2.8% 3.5%
Đọc hiểu 12 1.7% 2.1%
Total 719 100.0% 124.2%

Về nội dung li n quan đến đề tài này, chúng tôi có nêu ra câu hỏi khảo sát
mang tính cá nhân về tầm quan trọng của vi c học từ vựng tiếng Hàn. Theo đó
không ai chọn mức độ ① Không quan trọng (vì vậy, biểu đồ 1 chỉ có bốn giá trị);
mức độ ③ Bình thường chiếm tỷ l thấp nhất với 0,9% (5 trường hợp), mức độ
④ Cũng quan trọng có tỷ l là 1,6% (9 trường hợp), mức độ ④ Quan trọng có
150 trường hợp (chiếm 25,9%) và mức độ ⑤ Rất quan trọng có tỷ l cao nhất
với 71,7% (415 trường hợp). Kết quả cho thấy, phần lớn đối tượng khảo sát đều
nhận thấy tầm quan trọng của vi c học từ vựng tiếng Hàn. Điều này làm bước
đ m giúp chúng tôi có th m động thực để thực hi n đề tài này.

46
Biểu đồ 1: Mức độ quan trọng của việc học từ vựng tiếng Hàn

2.1.2. Thiết kế bảng hỏi


Chúng tôi thực hi n đề tài này chủ yếu dựa trên chiến lược điều tra và
thống kê xã hội học sử dụng bảng khảo sát. Bảng hỏi được thiết kế với hai phần
lớn:
(1) Thông tin cơ bản:
Trong phần này có 11 câu hỏi trong đó:
- 2 câu hỏi về thông tin cá nhân hình thức câu hỏi mở (đối tượng
khảo sát tự viết ra thông tin cá nhân). Dạng câu hỏi này nhằm mục
đích giúp đối tượng khảo sát tự do đưa ra thông tin cá nhân của bản
thân.
- 9 câu hỏi về vi c học tiếng Hàn trong đó có 4 câu hỏi mở (đối
tượng khảo sát tự viết ra thông tin, ý kiến cá nhân đánh giá…) 5
câu hỏi đóng (đối tượng khảo sát chọn 1 trong các phương án trả
lời đã cho sẵn). Kết quả phân tích câu hỏi đóng ở cả hai dạng
percent và valid percent. Trong đó câu số 11 là dạng thang đo
Likert với 5 mức độ ý nghĩa nhằm mục đích đo lường mức độ
quan trọng của vi c học từ vựng tiếng Hàn.
(2) Chiến lược học từ vựng tiếng Hàn:
Trong phần này, chúng tôi chia thành 2 phần nhỏ:

47
i. Chiến lược tìm hiểu nghĩa của từ mới
Trong phần này có 15 câu hỏi đóng và 1 câu hỏi mở. Chúng tôi
thiết kế 15 câu hỏi đóng ứng với từng chiến lược tìm hiểu nghĩa
của từ mới dưới dạng thang đo Likert với 5 mức ý nghĩa nhằm đo
lường tần số sử dụng đối với từng chiến lược của đối tượng khảo
sát. Câu hỏi mở giúp đối tượng được khảo sát có thể tự do đưa ra ý
kiến đóng góp về chiến lược tìm hiểu nghĩa của từ mới của cá nhân
mình.
ii. Chiến lược ghi nhớ từ vựng đã học một lần trước đó
Trong phần này có tổng cộng 33 câu hỏi trong đó có 32 câu hỏi
đóng dạng thang đo 5 mức ý nghĩa và 1 câu hỏi mở. Ở phần này, 32
câu hỏi đóng được thiết kế dưới dạng thang đo 5 mức ý nghĩa giúp
chúng tôi biết được tần số sử dụng của từng chiến lược ghi nhớ từ
vựng đã học một lần trước đó của đối tượng khảo sát. Tương tự
phần trên, câu hỏi mở cho phép đối tượng khảo sát có thể đóng góp
ý kiến cá nhân về các chiến lược ghi nhớ từ vựng đã học một lần
trước đó một cách tự do.
2.1.3. Phân tích dữ liệu khảo sát
Sau quá trình khảo sát, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS v.23 (phiên
bảng gần mới nhất) để phân tích kết quả của các câu hỏi đóng và “bán đóng”.
Đối với những câu hỏi mở, nêu ý kiến chủ quan của cá nhân đối tượng khảo sát,
chúng tôi sẽ phân loại những câu trả lời có ý giống nhau hoặc gần giống nhau
theo nhóm và li t kê theo trình tự từ ý kiến đến nhóm ý kiến có tần suất xuất hi n
cao nhất đến thấp nhất. Trong quá trình phân loại những câu hỏi như tr n chúng
tôi cố gắng diễn đạt đúng ý của đối tượng được khảo sát.
2.2. Thực trạng học từ vựng tiếng Hàn của sinh viên khoa Hàn Quốc học
trƣờng ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM, HUFLIT, HB
Dựa theo các nghiên cứu về chiến lược học từ vựng trước đó cụ thể là
phân loại các chiến lược học từ vựng, chúng tôi phân quá trình học từ vựng thành
hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là Tìm hiểu nghĩa của từ mới; giai đoạn thứ hai
là Ghi nhớ từ vựng đã được học một lần trước đó.

48
2.2.1. Chiến lược tìm hiểu nghĩa từ mới
Thông qua tổng hợp và phân tích các tài li u nghiên cứu về chiến lược học
từ vựng nói chung chúng tôi đúc kết thành 15 chiến lược tìm hiểu nghĩa từ mới.
Kết quả điều tra khảo sát bảng hỏi dưới dạng thang đo có 5 mức ý nghĩa1 cho
thấy mức độ sử dụng ở mỗi chiến lược của đối tượng khảo sát.
Bảng 18: Kết quả phân tích chiến lƣợc tìm hiểu nghĩa từ mới
Std.
N Mean
Deviation
CL1 Tra từ bằng từ điển Vi t ∙ Hàn. 579 4.14 0.986
Cố gắng tìm kiếm một từ đồng nghĩa trong
tiếng Vi t hoặc trong một ngôn ngữ khác đã
CL2 biết.(Ví dụ: 복잡하다: Trong tiếng Vi t là 579 3.38 1.193
„phức tạp‟.바나나: Trong tiếng Anh là
„banana‟.)
CL3 Hỏi bạn bè về nghĩa của từ đó. 579 3.29 1.007
CL4 Đoán theo mạch văn có chứa từ đó. 579 3.16 1.063
CL5 Nhờ giáo viên giải thích nghĩa của từ đó. 579 3.08 1.045
Phân tích phương thức cấu thành của từ vựng
CL6 đó.(Ví dụ: „책가방‟ là từ ghép của „책‟ và từ 579 2.99 1.158
„가방‟ lại với nhau rồi suy ra nghĩa.)
CL7 Phân tích từ loại của từ vựng đó là gì. 579 2.63 1.259
CL8 Tra từ bằng từ điển Anh ∙ Hàn. 579 2.50 1.233
Hỏi người khác về từ đồng nghĩa từ trái
CL9 579 2.48 1.023
nghĩa hoặc từ cùng loại.
CL10 Tra từ bằng từ điển Hàn ∙ Hàn. 579 2.43 1.246
Nhờ người khác nêu ra một câu có chứa từ
CL11 579 2.16 1.054
đó.
Liên h với một bức tranh hoặc một sự
CL12 chuyển động của bàn tay hay cơ thể để giải 579 2.15 1.151
nghĩa của từ.
Sử dụng danh sách các từ vựng rồi tìm nghĩa
CL13 579 2.12 1.205
của từ. (Dùng từ điển do bản thân làm ra)
Nhờ một người Hàn Quốc giải thích nghĩa
CL14 579 2.06 1.135
của từ đó.

1
Gồm có:
① Không ② Thỉnh thoảng ③ Bình thường ④ Thường xuyên ⑤ Luôn luôn

49
Sử dụng Flash Card để học nghĩa của từ.
(Flash Card: là loại thẻ mang thông tin (từ, số
CL15 579 1.46 0.886
hoặc cả hai) được sử dụng cho vi c học bài
trên lớp hoặc trong nghiên cứu cá nhân.)
Valid N (listwise) 579

4.5
4
3.5
3
2.5
2 Điểm trung bình
1.5
1
0.5
0
CL10
CL11
CL12
CL13
CL14
CL15
CL1
CL2
CL3
CL4
CL5
CL6
CL7
CL8
CL9

Biểu đồ 2: Kết quả phân tích chiến lƣợc tìm hiểu nghĩa từ mới1

Kết quả phân tích cho thấy, có một chiến lược được đối tượng khảo sát lựa
chọn nhiều nhất ở mức độ Luôn luôn đó là chiến lược tra từ bằng từ điển Việt –
Hàn (điểm trung bình 4,14); sáu chiến lược tìm hiểu nghĩa từ mới có tỷ l lựa
chọn ở mức Bình thường lần lượt là chiến lược cố gắng tìm kiếm một từ đồng
nghĩa trong tiếng Việt hoặc trong một ngôn ngữ khác đã biết (điểm trung bình
3,38), chiến lược hỏi bạn bè về nghĩa của từ đó (điểm trung bình 3,29), chiến
lược đoán theo mạch văn có chứa từ đó (điểm trung bình 3,16), chiến lược nhờ
giáo viên giải thích nghĩa của từ đó (điểm trung bình 3,08), chiến lược phân tích
phương thức cấu thành của từ vựng đó (điểm trung bình 2,99) và chiến lược
phân tích từ loại của từ vựng đó (điểm trung bình 2,63); bảy chiến lược được các
đối tượng khảo sát sử dụng ở mức độ Thỉnh thoảng lần lượt là chiến lược tra từ
bằng từ điển Anh – Hàn (điểm trung bình 2,5), chiến lược hỏi người khác về từ
đồng nghĩa, từ trái nghĩa hoặc từ cùng loại (điểm trung bình 2,48), chiến lược

1
Phương pháp tìm hiểu nghĩa từ mới được đánh số thứ tự dựa theo Bảng 18: Kết quả phân tích chiến lược
tìm hiểu nghĩa từ mới

50
tra từ bằng từ điển Hàn – Hàn (điểm trung bình 2,43), chiến lược nhờ người
khác nêu ra một câu có chứa từ đó (điểm trung bình 2,16), chiến lược liên hệ với
một bức tranh hoặc một sự chuyển động của bàn tay hay cơ thể để giải nghĩa của
từ (điểm trung bình 2,15), chiến lược sử dụng danh sách các từ vựng rồi tìm
nghĩa của từ (Dùng từ điển do bản thân làm ra) (điểm trung bình 2,12) và chiến
lược nhờ một người Hàn Quốc giải thích nghĩa của từ đó (điểm trung bình 2,06);
một chiến lược Không được các đối tượng khảo sát sử dụng để tìm hiểu nghĩa từ
mới là chiến lược sử dụng Flash Card (điểm trung bình 1,46).
Chiến lược tìm hiểu nghĩa từ mới được đối tượng khảo sát sử dụng nhiều
nhất đó là chiến lược tra từ bằng từ điển Vi t – Hàn có điểm trung bình 4,14.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật tạo nhiều sự thuận lợi
cho cuộc sống, học tập và nghiên cứu. Sự ra đời liên tục của những chiếc đi n
thoại smartphone với giá thành chỉ tầm bốn tri u đồng giúp chúng ta dễ dàng kết
nối với nhau từ khắp nơi tr n thế giới hay tìm kiếm thông tin một cách nhanh
chóng ở bất cứ nơi nào. Theo đó những ứng dụng (apps) từ điển online hay
offline được tạo ra liên tục để kịp thời đáp ứng nhu cầu tra từ nhanh nhất có thể
của người học ngoại ngữ và chỉ gói gọn trong một chiếc đi n thoại, những ứng
dụng từ điển trực tuyến đó đã dần thay thế những quyển sách từ điển quý giá một
thời của người học ngoại ngữ. Vì vậy, vi c sử dụng chiến lược tra từ điển Vi t -
Hàn để tìm hiểu nghĩa từ mới ở đây không có nghĩa là tra từ bằng sách từ điển
Vi t - Hàn mà đó là những ứng dụng từ điển trực tuyến được cài đặt trên những
chiếc smartphone đặc bi t hơn ngày nay hầu hết các bạn sinh vi n đều có thể dễ
dàng sở hữu một chiếc smartphone với mức giá không quá cao những có những
ứng dụng hữu ích phục vụ cho học tập, nghiên cứu và giải trí.
Một loại chiến lược nữa mà được nhiều đối tượng khảo sát lựa chọn để
tìm hiểu nghĩa từ mới đó là cố gắng tìm kiếm một từ đồng nghĩa trong tiếng Việt
hoặc trong một ngôn ngữ khác (điểm trung bình 3,38). Ở lứa tuổi học sinh từ
cuối cấp hai đến cấp ba và sinh vi n đại học, hầu hết các bạn đều đã được dạy về
từ vay mượn tiếng Hán hay còn gọi là từ Hán – Vi t một cách cơ bản. Vì vậy đối
với người Vi t Nam học tiếng Hàn điểm thuận lợi đầu ti n đó là sự giống nhau
giữa từ Hán - Hàn và từ Hán - Vi t. Hàng ngàn năm qua sự giao lưu văn hoá

51
kinh tế hay chiến tranh giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Á Đông Nam Á
đã mang chữ Hán du nhập và phổ biến rộng rãi đến nhiều nước ở Châu Á, trong
quá trình đó chữ Hán không chỉ dừng lại trong phạm vi nước Trung Quốc mà nó
còn được chấp nhận để trở thành văn tự chính thống của các quốc gia khác điển
hình là Vi t Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tiếng Vi t, tiếng Hàn và tiếng Nhật là
ba thứ tiếng hoàn toàn khác nhau và không cùng một h ngôn ngữ nhưng lại có
một điểm chung đó là cả ba đề vay mượn từ Hán một cách quy mô lớn. Điều đó
tạo thuận lợi cho người Hàn người Nhật hay người Trung Quốc học tiếng Vi t
và ngược lại người Vi t có thể học tiếng Trung, tiếng Hàn hay Tiếng Nhật một
cách dễ dàng hơn đặc bi t là trong quá trình tích lũy vốn từ vựng.
Từ Hán - Vi t có nguồn gốc từ tiếng Trung, du nhập vào Vi t Nam từ thời
Bắc thuộc nhưng đọc theo âm tiếng Vi t mãi đến thế kỉ 17 cùng với sự ra đời
của chữ quốc ngữ thì ngày nay, từ Hán - Vi t được ghi bằng ký tự Latin. Trong
h thống từ vựng tiếng Vi t, từ Hán - Vi t chiếm tỷ l từ 50% đến 70% trong
tổng số lượng từ vựng. Tương tự như vậy, từ Hán - Hàn trong tiếng Hàn cũng
điểm trung bình hơn 70 và ngày nay được viết bằng ký tự Hangeul. Từ Hán -
Hàn tuy không phong phú bằng tiếng Vi t, ví dụ từ 사전 nếu dịch qua tiếng Vi t
có đến 10 nghĩa như từ điển tư điền tư chiến, tử chiến... nhưng nếu nắm được
những quy tắc chuyển nghĩa từ từ Hán - Hàn sang Hán - Vi t cơ bản sẽ giúp
người học dễ dàng nắm được một vốn từ vựng tiếng Hàn phong phú, giúp nâng
cao khả năng ngôn ngữ của bản thân hơn. Chính vì lẽ đó các đối tượng khảo sát
đã lựa chọn chiến lược cố gắng tìm từ đồng nghĩa trong tiếng Vi t để tìm hiểu
nghĩa từ mới nhiều xếp thứ hai sau chiến lược tra từ bằng từ điển Vi t - Hàn.
Tương tự, tiếng Hàn cũng vay mượn từ tiếng Anh khá nhiều. Từ vay
mượn tiếng Anh là những từ vựng tiếng Anh được viết bằng ký tự Hangeul
nhưng không có sự khác nhau về nghĩa ví dụ từ “드라마” trong tiếng Anh là
“drama” có nghĩa là phim truyền hình, từ “스트레스” trong tiếng Anh là “stress”
có nghĩa là căng thẳng… Tuy nhi n những từ tiếng Hàn vay mượn từ tiếng Anh
đã được tiếng Hàn hóa n n ban đầu sẽ rất khó để nhận ra sự đồng âm giữa hai thứ
tiếng. Hầu hết những người học tiếng Hàn chỉ có thể hiểu được một số từ mượn
tiếng Anh cơ bản và phổ biến như 마트 (mart, cửa hàng), 슈퍼마켓 (super
52
market, siêu thị), 뉴스 (news, tin tức), 버스 (bus, xe buýt), 배터리 (battery,
pin)… nhưng rất khó để có thể nhận biết nghĩa từ vựng tiếng Hàn gốc Anh phức
tạp hay những từ ghép gốc tiếng Anh với từ Thuần Hàn (ví dụ từ “고무링” bắt
nguồn từ 고무 + ring có nghĩa là “nhẫn cao su”) từ gốc tiếng Anh với từ Hán –
Hàn (ví dụ từ “드라마 작가” bắt nguồn từ drama + 作家 có nghĩa là “tác giả
phim truyền hình”)… Th m vào đó người Hàn Quốc hi n nay đặc bi t là giới
trẻ đang có xu hướng lạm dụng từ vay mượn tiếng Anh quá mức. Ngoài những từ
vay mượn mang tính cần thiết (nghĩa là chưa có từ thay thế trong tiếng Hàn) thì
người Hàn Quốc ngày nay còn sử dụng những từ vay mượn dư thừa (nghĩa là
những từ gốc tiếng Anh này cũng có từ tiếng Hàn tương đương nhưng vì người
Hàn Quốc thích sử dụng những từ gốc tiếng Anh hơn) ví dụ 와이프 [부인] (vợ),
키 [열쇠] (chìa khóa), 렌트하다 [빌리다] (mượn)… Tùy vào năng lực tiếng
Anh của mỗi người, vi c học những từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn có
thể giúp người học dễ dàng nâng cao vốn từ vựng và cũng có thể gây khó khăn
cho họ trong quá trình học từ vựng tiếng Hàn.
Tiếp theo là chiến lược hỏi bạn bè về nghĩa của từ đó có tỷ l lựa chọn ở
mức trung bình điểm trung bình 3,29. Chiến lược này khá bị động và mang tính
tức thời, không thể hiểu đầy đủ về nghĩa và ngữ cảnh sử dụng của từ vựng đó.
Chiến lược tìm hiểu nghĩa từ mới được nhiều người lựa chọn tiếp theo là
chiến lược đoán theo mạch văn có chứa từ đó (điểm trung bình 3,16). Chiến lược
này chỉ sử dụng trong những đoạn văn đơn giản, không chuyên sâu nên ở cấp độ
sơ và đầu trung cấp có thể sử dụng chiến lược này một cách hi u quả.
Đứng ở vị trí cuối cùng, chiến lược sử dụng Flash Card có điểm trung
bình 1,46 có nghĩa là chiến lược này không được các bạn sinh viên lựa chọn để
tìm hiểu nghĩa từ mới. Chiến lược sử dụng Flash Card để học ngôn ngữ bắt
nguồn từ vi c học từ vựng tiếng Anh cần ghi nhớ cho kỳ thi TOEIC có kèm theo
cách đọc và ngữ cảnh cụ thể, và bộ thẻ nhỏ này được xếp thành tập để có thể dễ
dàng mang theo trong người. Loại hình học từ vựng này xuất hi n chưa được bao
lâu nên có nhiều bạn sinh viên vẫn chưa biết đến chiến lược này. Bên cạnh đó

53
vi c tìm nghĩa từ mới bằng những chiếc thẻ chứa từ khá tốn thời gian tìm kiếm
cho nên có rất ít các bạn sinh viên sử dụng flash card để học từ vựng.
2.2.2. Chiến lược ghi nhớ từ vựng đã được học một lần trước đó
So với chiến lược tìm hiểu nghĩa của từ mới, các chiến lược ghi nhớ từ
vựng đã được học một lần trước đó phong phú và mang tính quan trọng hơn. Có
những chiến lược tìm hiểu nghĩa từ mới bao hàm cả vi c ghi nhớ từ đó ngay lần
học đầu tiên, bên cạnh đó cũng có những loại từ vựng cần phải có chiến lược tìm
hiểu nghĩa rồi dùng một chiến lược nào đó để có thể ghi nhớ từ vựng đó lâu bền.
Trong bảng hỏi khảo sát thực tế có 33 chiến lược ghi nhớ từ vựng đã được
học một lần trước đó được đưa ra dựa trên vi c tổng hợp các tài li u nghiên cứu
về chiến lược học từ vựng ở nhiều ngoại ngữ khác nhau.
Bảng 19: Kết quả phân tích chiến lƣợc ghi nhớ từ vựng đã đƣợc học một lần
trƣớc đó
Std.
N Mean
Deviation
CL1 Xem phim ảnh, nghe nhạc, internet… 579 3.98 1.007
CL2 Ghi chú từ đó trong giờ học trên lớp. 579 3.57 1.104
CL3 Viết từ đó lại nhiều lần. 579 3.47 1.289
CL4 Sử dụng mục từ vựng trong sách giáo khoa. 579 3.42 1.154
CL5 Xem tập ghi chép từ vựng nhiều lần. 579 3.40 1.185
Liên tưởng đến một từ đồng nghĩa trong tiếng
CL6 579 3.38 1.116
Vi t.
CL7 Đọc to từ đó nhiều lần. 579 3.26 1.212
Tập hợp các từ theo cùng một chủ đề. (Ví dụ: Tập
CL8 hợp các danh từ có cùng chủ đề động vật: 579 3.20 1.104
고양이, 호랑이, 토끼.)
Ghi nhớ nghĩa của từ cùng với từ đồng nghĩa trái
CL9 579 3.14 1.081
nghĩa hay từ cùng loại.
CL10 Tạo một câu có chứa từ đó. 579 3.11 1.075
Li n tưởng đến kinh nghi m bản thân có liên
CL11 579 3.10 1.110
quan đến từ mới đó.
CL12 Thông qua cách phát âm của từ đó. 579 3.06 1.097
Thường xuyên luy n tập học từ vựng một cách
CL13 579 2.91 1.105
đều đặn.
Li n tưởng đến các từ có chứa từ khóa hay phát
CL14 579 2.91 1.218
âm giống với từ đó.

54
Thông qua hình ảnh nào đó tưởng tượng trong
CL15 579 2.90 1.190
đầu.
Vận dụng những từ đó vào những địa điểm quen
thuộc. (Ví dụ: Tr n đường đi học từ nhà đến
trường, tôi sẽ mặc định gọi những tòa nhà nằm
CL16 579 2.85 1.241
tr n đường bằng một từ vựng nào đó cứ thế mỗi
khi nhìn thấy tòa nhà đó tôi sẽ nhớ được nghĩa
của từ đó.)
CL17 Nghe đi nghe lại nhiều lần từ được ghi âm. 579 2.79 1.232
CL18 Thông qua cách đánh vần từ đó. 579 2.73 1.142
CL19 Tự làm kiểm tra bằng các bài test từ vựng. 579 2.62 1.215
Phân loại trường hợp về mức độ hoặc giai đoạn
CL20 579 2.61 1.131
của từ.
Ghi nhớ nghĩa của từ bằng cách thay đổi cách
CL21 biểu thị của từ đó. (Ví dụ: từ „선생님‟ sẽ được 579 2.43 1.145
biểu thị là người dạy các em học sinh.)
CL22 Thông qua một hoạt động thân thể. 579 2.36 1.113
CL23 Giao tiếp với người Hàn Quốc. 579 2.32 1.112
Ghi nhớ nghĩa của từ cùng với một thành ngữ hay
CL24 579 2.30 1.096
quán dụng ngữ có li n quan đến từ đó.
CL25 Đặt t n l n đồ vật bằng từ đó. 579 2.27 1.209
Phân tích căn tố và tiếp từ của từ đó. (Ví dụ: từ
„사냥꾼‟ được ghép bởi chữ „사냥‟ và chữ „~꾼‟
CL26 579 2.26 1.167
có nghĩa là „~을 할 사람‟ từ đó ta có thể suy ra
nghĩa của từ này là „사냥을 하는 사람‟.)
Cùng với các bạn tranh luận và phân tích để ghi
CL27 579 2.21 1.011
nhớ nghĩa của từ.
Viết một đoạn văn ngắn có chứa nhiều từ trong
CL28 579 2.19 1.059
cùng một nhóm.
Nếu có từ mới xuất hi n thì nhìn một lần là có
CL29 579 2.16 1.096
thể nhớ.
CL30 Biểu thị thông qua một hình vẽ minh họa nào đó. 579 2.10 1.140
Nhờ giáo viên kiểm tra xem những từ bản thân
CL31 579 2.08 1.038
viết đúng hay không.
Biểu thị một biểu đồ có quan h về nghĩa của từ
CL32 579 1.92 1.040
đó.
Sử dụng Flash Card. (Flash Card: là loại thẻ
mang thông tin (từ, số hoặc cả hai) được sử dụng
CL33 579 1.70 1.127
cho vi c học bài trên lớp hoặc trong nghiên cứu
cá nhân.)
Valid N (listwise) 579

55
4.5

3.5

2.5

2 điểm trung bình

1.5

0.5

0
CL11
CL13
CL15
CL17
CL19
CL21
CL23
CL25
CL27
CL29
CL31
CL33
CL1
CL3
CL5
CL7
CL9

Biểu đồ 3: Kết quả phân tích chiến lƣợc ghi nhớ từ vựng đã đƣợc học một
lần trƣớc đó1

Qua kết quả khảo sát, không có chiến lược nào được các bạn sinh viên sử
dụng để ghi nhớ từ vựng một cách Luôn luôn. Bốn chiến lược được đối tượng
khảo sát sử dụng ở mức độ Thường xuyên lần lượt là chiến lược xem phim ảnh,
nghe nhạc, internet… (điểm trung bình 3,98), chiến lược ghi chú từ đó trong giờ
học trên lớp (điểm trung bình 3,57), chiến lược viết từ đó lại nhiều lần (điểm
trung bình 3,47) và chiến lược sử dụng mục từ vựng trong sách giáo khoa (điểm
trung bình 3,42). Kết quả phân tích có 16 chiến lược được lựa chọn ở mức độ
Bình thường lần lượt là chiến lược xem tập ghi chép từ vựng nhiều lần (điểm
trung bình 3,4), chiến lược liên tưởng đến một từ đồng nghĩa trong tiếng Việt
(điểm trung bình 3,38), chiến lược đọc to từ đó nhiều lần (điểm trung bình 3,26),
chiến lược tập hợp các từ theo cùng một chủ đề (điểm trung bình 3,2), chiến lược
ghi nhớ nghĩa của từ cùng với từ đồng nghĩa, trái nghĩa hay từ cùng loại (điểm
trung bình 3,14), chiến lược tạo một câu có chứa từ đó (điểm trung bình 3,11),
chiến lược liên tưởng đến kinh nghiệm bản thân có liên quan đến từ mới đó
(điểm trung bình 3,1), chiến lược thông qua cách phát âm của từ đó (điểm trung
bình 3,06), chiến lược thường xuyên luyện tập học từ vựng một cách đều đặn

1
Phương pháp ghi nhớ từ vựng được đánh số thứ tự dựa theo Bảng 19: Kết quả phân tích chiến lược ghi
nhớ từ vựng đã được học một lần trước đó

56
(điểm trung bình 2,91), chiến lược liên tưởng đến các từ có chứa từ khóa hay
phát âm giống với từ đó (điểm trung 2,91), chiến lược thông qua hình ảnh nào đó
tưởng tượng trong đầu (điểm trung bình 2,9), chiến lược vận dụng những từ đó
vào những địa điểm quen thuộc (điểm trung bình 2,85), chiến lược nghe đi nghe
lại nhiều lần từ được ghi âm (điểm trung bình 2,79), chiến lược thông qua cách
đánh vần từ đó (điểm trung bình 2,73), chiến lược tự làm kiểm tra bằng các bài
test từ vựng (điểm trung bình 2,62) và chiến lược phân loại trường hợp về mức
độ hoặc giai đoạn của từ (điểm trung bình 2,61). Các chiến lược được các bạn
sinh viên sử dụng một cách Thỉnh thoảng là 12 chiến lược, lần lượt là ghi nhớ
nghĩa của từ bằng cách thay đổi cách biểu thị của từ đó (điểm trung bình 2,43),
chiến lược thông qua một hoạt động thân thể (điểm trung bình 2,36), chiến lược
giao tiếp với người Hàn Quốc (điểm trung bình 2,32), chiến lược ghi nhớ nghĩa
của từ cùng với một thành ngữ hay quán dụng ngữ có liên quan đến từ đó (điểm
trung bình 2,3), chiến lược đặt tên lên đồ vật bằng từ đó (điểm trung bình 2,27),
chiến lược phân tích căn tố và tiếp từ của từ đó (điểm trung bình 2,26), chiến
lược cùng với các bạn tranh luận và phân tích để ghi nhớ nghĩa của từ (điểm
trung bình 2,21), chiến lược viết một đoạn văn ngắn có chứa nhiều từ trong cùng
một nhóm (điểm trung bình 2,19), chiến lược nếu có từ mới xuất hiện thì nhìn
một lần là có thể nhớ (điểm trung bình 2,16), chiến lược biểu thị thông qua một
hình vẽ minh họa nào đó (điểm trung bình 2,1), chiến lược nhờ giáo viên kiểm tra
xem những từ bản thân viết đúng hay không (điểm trung bình 2,08) và chiến lược
biểu thị một biểu đồ có quan hệ về nghĩa của từ đó (điểm trung bình 1,92). Chiến
lược Không được đối tượng khảo sát sử dụng để ghi nhớ nghĩa của từ đó là chiến
lược sử dụng Flash Card (điểm trung bình 1,7).
Chiến lược ghi nhớ từ vựng đã được học một lần trước đó có tỷ l lựa
chọn đứng vị trí đầu tiên đó là chiến lược xem phim ảnh, nghe nhạc internet…
điểm trung bình 3,98. Đối tượng khảo sát là các bạn sinh viên ở độ tuổi trung
bình khoảng 20 tuổi nên có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều thiết bị ti n ích hi n
đại, và vi c sử dụng đi n thoại hay laptop truy cập mạng internet trở thành một
hoạt động bình thường trong ngày. Vì vậy, vi c các bạn sinh vi n thường xuyên
chọn chiến lược xem phim ảnh, nghe nhạc internet… để ghi nhớ từ vựng là điều

57
hiển nhiên. Tuy nhiên, chiến lược ghi nhớ này lại mất khá nhiều thời gian và số
lượng từ ghi nhớ cũng không nhiều.
Tiếp theo đó chiến lược ghi chú từ đó trong giờ học trên lớp xếp ở vị trí
thứ hai với tỷ l lựa chọn là 3,57. Để giảm thời gian học từ vựng, các bạn sinh
vi n thường chọn cách học từ vựng ngay trên lớp. Trong lớp học, ngoài chú thích
nghĩa trong sách giáo khoa giáo vi n cũng giải thích th m nghĩa của từ cũng như
những ngữ cảnh có thể sử dụng từ đó n n chiến lược ghi nhớ này có thể mang lại
hi u quả cao cho người học.
Chiến lược viết từ đó lại nhiều lần có tỷ l lựa chọn nhiều tiếp theo đó
(điểm trung bình 3,47). Chiến lược ghi nhớ này là chiến lược cơ bản nhất mà mọi
người thường xuyên sử dụng trong quá trình hình học từ vựng của một ngoại ngữ.
Tuy nhiên, chiến lược này không đơn thuần được sử dụng một cách dễ dàng như
tên gọi của nó. Trong quá trình ghi từ lại nhiều lần, nếu chúng ta cứ ghi theo
quán tình thì cũng không mang lại kết quả cao, sẽ nhanh chóng qu n ngay sau đó.
Nói cách khác, trong quá trình ghi lặp lại nhiều lần từ đó chúng ta phải kết hợp
vi c đọc to từ đó và nghĩ đến ngữ cảnh sử dụng từ đó có như vậy mới có thể ghi
nhớ từ đó một cách chính xác và lâu dài.
Tương tự ở phần Chiến lược tìm hiểu nghĩa từ mới, chiến lược sử dụng
Flash Card không được đối tượng khảo sát sử dụng để ghi nhớ từ vựng đã được
học một lần trước đó (điểm trung bình 1,7). Trong vi c sử dụng chiến lược này
để ghi nhớ nghĩa của từ vựng, các bạn sinh viên có thể tự làm ra một hoặc nhiều
bộ Flash Card cho ri ng mình trong đó các bạn có thể vẽ, cắt dán, trang trí một
cách tự do và sinh động trên những tấm thẻ đó dễ dàng mang đi bất cứ đâu và
học bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, chiến lược này khá mất thời gian và đòi hỏi một
số kỹ năng vẽ cơ bản nên hầu hết các bạn sinh viên không lựa chọn chiến lược
này.

58
Tiểu kết chƣơng 2:
Qua chương 2 b n tr n chúng tôi đã trình bày quy trình khảo sát và cách
thức phân tích dữ liệu khảo sát. Cuộc khảo sát được tiến hành trong tháng 1 năm
2017 đối với 579 sinh viên h chính quy chuy n ngành HQH được lựa chọn ngẫu
nhiên ở bốn khoa học của ba trường đại học lớn tại TPHCM: ĐH KHXH&NV
ĐHQG – HCM, HUFLIT và HB. Bảng hỏi được thiết kế với hai phần lớn: Thông
tin cơ bản (bao gồm 11 câu hỏi) và Chiến lược học từ vựng tiếng Hàn (bao gồm
hai phần: Chiến lược tìm hiểu nghĩa của từ mới (15 câu hỏi đóng và 1 câu hỏi mở)
và Chiến lược ghi nhớ từ vựng đã học một lần trước đó (33 câu hỏi đóng và 1
câu hỏi mở)). Sau quá trình khảo sát, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS v.23
(phiên bảng gần mới nhất) để phân tích kết quả khảo sát đạt được.
Kết quả khảo sát cho thấy, các bạn sinh viên vẫn đang sử dụng những
chiến lược mang tính truyền thống như tra từ điển, xem phim ảnh, internet, viết
lại từ nhiều lần… Có thể thấy ngoài ưu điểm cơ bản của những chiến lược này
mang lại còn có cả những khuyết điểm cần được khắc phục như mất nhiều thời
gian học, dễ qu n ngay sau đó tính thụ động cao,...
Từ đó chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị về vi c cải thi n các chiến
lược học từ vựng tiếng Hàn hi u quả dành cho sinh viên Vi t Nam ở chương 3.

59
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG CẢI THIỆN HIỆU QUẢ
CÁC CHIẾN LƢỢC HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÀN
DÀNH CHO NGƢỜI HỌC VIỆT NAM
(TRƢỜNG HỢP SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH HQH
TRƢỜNG ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM, HUFLIT, HB)

Để kiểm tra mức độ hài lòng của đối tượng khảo sát đối với hi u quả của
những chiến lược học từ vựng tiếng Hàn, chúng tôi có đặt ra câu hỏi dưới dạng
thang đo 5 mức độ “Các chiến lược bạn đang áp dụng để tìm hiểu nghĩa của từ
mới có hiệu quả không?” và kết quả như sau:

Biểu đồ 4: Tính hiệu quả của chiến lƣợc tìm hiểu nghĩa từ mới

Biểu đồ 5: Tính hiệu quả của chiến lƣợc ghi nhớ từ vựng đã học một lần
trƣớc đó
60
Các đối tượng khảo sát đa phần vẫn chưa hài lòng với các chiến lược tìm
hiểu nghĩa từ mới cũng như chiến lược ghi nhớ từ vựng đã học một lần trước đó.
Tỷ l không hài lòng với chiến lược tìm hiểu nghĩa từ mới thể hi n qua tính hi u
quả của các chiến lược đó mà đối tượng khảo sát tự đánh giá chiếm 34,35%, với
chiến lược ghi nhớ từ vựng đã học một lần trước đó có tỷ l không hi u quả là
46,52%. Có thể nói rằng, các chiến lược mà đối tượng khảo sát đang sử dụng vẫn
chưa thực sự mang lại hi u quả cao cho vi c học từ vựng tiếng Hàn. Thông qua
đó chúng tôi xin kiến nghị một số phương hướng cải thi n chiến lược học từ
vựng tiếng Hàn, mở rộng th m chúng tôi cũng xin kiến nghị phương hướng cải
thi n hi u quả đối với chiến lược giảng dạy từ vựng tiếng Hàn.
3.1. Chiến lƣợc cải thiện dựa theo bảng khảo sát thực tế
Trong quá trình thiết kế bảng hỏi khảo sát, chúng tôi có lồng ghép những
chiến lược tìm hiểu nghĩa từ mới cũng như chiến lược ghi nhớ từ vựng đã học
một lần trước đó mang tính khoa học và hi u quả cao, tuy nhiên kết quả khảo sát
cho thấy những chiến lược đó có tỷ l lựa chọn rất thấp. Qua đó chúng tôi xin
nêu ra ý kiến chủ quan về mức độ hi u quả của các chiến lược tìm hiểu nghĩa từ
mới cũng như các chiến lược ghi nhớ từ vựng đã được học một lần trước theo thứ
tự giảm dần.
Đối với chiến lƣợc tìm hiểu nghĩa từ mới, chúng tôi xin kiến nghị thứ tự
sắp xếp của một số chiến lược như sau:
Cố gắng tìm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt hoặc trong một ngôn ngữ khác
đã biết: trong quá trình tìm kiếm một từ đồng nghĩa trong tiếng Vi t hay trong
bất cứ ngôn ngữ nào đã biết, não của chúng ta sẽ có ấn tượng đặc bi t về từ đó.
Ngoài ra, chiến lược này còn giúp tối thiểu được thời gian tìm hiểu nghĩa của từ
và có thể ghi nhớ lâu hơn mà không cần tra lại từ đó ở những lần gặp sau.
Đoán theo mạch văn có chứa từ đó: tuy chiến lược này được áp dụng khá
dễ dàng trong các đoạn văn ở mức độ đọc hiểu trung bình không quá khó nhưng
trong những đoạn văn có nội dung phức tạp, khi nắm được chủ đề bao quát của
đoạn thì trong suy nghĩ của chúng ta sẽ xuất hi n một vài từ vựng có liên quan
đến chủ đề đó và có khả năng sẽ xuất hi n trong đoạn văn thì vi c đoán nghĩa sẽ
được thực hi n dễ dàng hơn. Chiến lược này không những giúp não bộ suy luận

61
một cách logic để đoán nghĩa của từ và ngữ cảnh sử dụng của từ đó mà còn tiết
ki m được thời gian tìm hiểu nghĩa của từ. Vì vậy, nếu luy n tập thành thạo
chiến lược này, ngoài vi c có thể đoán nghĩa của từ một cách nhanh chóng,
chúng ta cũng có thể áp dụng vào các kỳ thi đọc hiểu hay tra cứu thông tin, tài
li u học tập và nghiên cứu.
Tra từ bằng từ điển Việt – Hàn: chiến lược này nếu được áp dụng theo
cách đơn giản nhất đó là chỉ cần biết từ đó trong tiếng Vi t có nghĩa như thế nào
và không tìm hiểu thêm nữa thì sẽ không mang lại hi u quả cao, dễ dàng quên
ngay sau đó n n làm mất thời gian vì phải tra lại từ ở những lần gặp sau. Khi sử
dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ mới, chúng ta nên lựa chọn những ứng
dụng tra từ điển hay sách từ điển có chứa thông tin nghĩa của từ đa dạng, từ loại,
phi n âm cách đọc và các ví dụ kèm theo. Có như vậy, chúng ta mới có thể hiểu
hết được các dạng nghĩa của từ đó cũng như những trường hợp mà từ đó được sử
dụng. Ngoài ra, những ứng dụng tra từ điển trực tuyến còn cung cấp cách phát
âm bằng giọng đọc của người bản xứ nên ngoài vi c tìm hiểu nghĩa của từ, chúng
ta còn có thể học được cách phát âm chuẩn xác của từ vựng đó.
Tra từ bằng từ điển Hàn – Hàn: từ điển Hàn – Hàn giải thích nghĩa cũng
như các ví dụ kèm theo của từ vựng đó bằng tiếng Hàn nên tùy vào vốn từ vựng
của mỗi người mà tần suất sử dụng từ điển Hàn – Hàn cũng khác nhau. Đối với
những người ở trình độ sơ hay đầu trung cấp thì vi c sử dụng từ điển Hàn – Hàn
sẽ gây chút khó khăn vì vốn từ vựng của họ vẫn còn hạn chế. Song, chiến lược
này lại được nhiều người học ở trình độ trung và cao cấp lựa chọn để tìm hiểu
nghĩa của từ vì nó giúp người học có thể học thêm nhiều từ vựng và kiến thước
mới mà từ điển Hàn – Hàn mang lại. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng từ điển
Hàn – Hàn để tìm hiểu nghĩa của từ hay những thuật ngữ mà không có từ đồng
nghĩa trong tiếng Vi t. Th m vào đó vi c sử dụng từ điển Hàn – Hàn một cách
đều đặn sẽ giúp chúng ta có thói quen tư duy và suy nghĩ về từ đó bằng tiếng Hàn
một cách dễ dàng hơn.
Nhờ giáo viên giải thích nghĩa của từ đó: trong trường hợp từ vựng mang
nghĩa phức tạp và không thể hiểu một cách đầy đủ về nghĩa cũng như ngữ cảnh
sử dụng của từ thì vi c nhờ giáo viên giải thích nghĩa của từ đó là một chiến lược

62
có hi u quả cao. Giáo viên là những người học có kinh nghi m dày dặn, họ
không những có thể giải thích nghĩa của từ cũng như hoàn cảnh áp dụng từ mà
còn chia sẻ cho chúng ta kinh nghi m của bản thân trong vi c sử dụng từ đó
trong thực tế.
Đối với chiến lƣợc ghi nhớ nghĩa của từ đã đƣợc học một lần trƣớc đó,
chúng tôi xin kiến nghị thứ tự sắp xếp của một số chiến lược như sau:
Ghi nhớ bằng chiến lược mang tính chủ quan:
Thông qua hình ảnh nào đó tưởng tượng trong đầu: so với vi c ghi nhớ từ
vựng bằng chữ cái hay con số thì vi c ghi nhớ bằng một hình ảnh mang lại hi u
quả cao hơn. Bộ não con người được chia làm hai phần cơ bản đó là não trái và
não phải. Nói một cách đơn giản, não trái nghiên về lý luận và mang tính khách
quan, não phải nghiên về tình cảm và mang tính chủ quan. Trong vi c học từ
vựng, nếu chúng ta vận dụng thế mạnh của cả hai bán cầu não sẽ mang lại hi u
quả tuy t đối. Não trái có nhi m vụ lưu trữ thông tin khách quan về nghĩa của từ
đó và não phải có nhi m vụ tưởng tượng tạo ra một hình ảnh minh họa cho nghĩa
của từ đó. Đặc bi t chúng ta thường bị thu hút bởi những cái đẹp, những điều vui
vẻ nên hình ảnh tưởng tượng càng hài hước đầy màu sắc, thậm chí có chút kì dị
lại càng khó quên.
Biểu thị thông qua một hình vẽ minh họa nào đó: chiến lược này khá
giống với chiến lược ghi nhớ nghĩa của từ thông qua hình ảnh nào đó tưởng
tượng trong đầu, tuy nhiên hình ảnh này do chính bản thân người học vẽ ra để
minh họa cho từ vựng đó hoặc bằng một hình vẽ nào đó mà người học lựa chọn
để minh họa cho nghĩa của từ. Trong quá trình vẽ hình minh họa chúng ta có cơ
hội suy luận nghĩa để có thể tưởng tượng, sáng tạo các hình ảnh có liên quan rồi
tiến hành vẽ hình minh họa cho từ đó. Những hình vẽ do chúng ta tạo ra là những
hình ảnh không thể qu n được.
Sử dụng Flash Card: mặc dù chiến lược này không được các bạn sinh viên
lựa chọn để ghi nhớ nghĩa từ vựng nhưng đối với những người học tiếng Anh nói
chung đây là một chiến lược vô cùng hữu ích. Đối với vi c học tiếng Hàn cũng
vậy, nếu chúng ta biết cách áp dụng đúng đắn cũng sẽ có được một vốn từ vựng
phong phú đặc bi t là đối với những bộ Flash Card do chính bản thân người học

63
làm ra. Trên mỗi tấm thẻ Flash Card có kích cỡ vừa bằng với thẻ sinh viên của
chúng ta là những thông tin li n quan đến một từ vựng nào đó. Tr n đó chúng ta
có thể tự do ghi chú, sáng tạo và vẽ những hình ảnh minh họa vui nhộn và đầy
màu sắc ở cả hai mặt thẻ, ghép nhiều thẻ lại với nhau tạo thành một bộ Flash
Card có thể mang b n người một cách dễ dàng.
Ghi nhớ thông qua thị giác, thính giác, cảm giác và âm thanh: chiến lược
này là tổ hợp của những chiến lược sau: viết từ đó lại nhiều lần; đọc to từ đó
nhiều lần; thông qua cách phát âm của từ đó; nghe đi nghe lại nhiều lần từ được
ghi âm và thông qua cách đánh vần từ đó. Chiến lược tổ hợp này giúp chúng ta
nhớ được cách viết và cách đọc chuẩn xác của từ đó và không gây nhầm lẫn với
từ đồng âm khác nghĩa hay từ đồng nghĩa khác âm…
Ghi nhớ thông qua từ vựng khác hoặc thông tin có liên quan:
Ghi nhớ nghĩa của từ cùng với từ đồng nghĩa, trái nghĩa hay từ cùng loại:
chiến lược này đòi hỏi người học phải thật sự chuyên tâm vì khi học một từ mới,
sẽ phát sinh thêm nhiều từ khác. Chiến lược này cũng mất khả nhiều thời gian
n n người học dễ bị nhàm chán và sao lãng.
Tập hợp theo cùng một chủ đề: chiến lược này giúp người học có vốn từ
vựng chuy n sâu hơn. Tuy nhi n có nhiều từ trong cùng một chủ đề, vì vậy,
người học nên chia nhỏ thành nhiều nhóm từ và sử dụng lồng ghép nhiều chiến
lược ghi nhớ từ vựng hi u quả khác nhau.

Hình 1: Học từ vựng tiếng Hàn bằng hình ảnh1

1
Học tiếng Hàn từ vựng theo chủ đề bằng hình ảnh
http://tienghan.info/details/hoc-tieng-han-tu-vung-theo-chu-de-bang-hinh-anh.html

64
Tạo một câu có chứa từ đó: sau khi tìm hiểu nghĩa và ngữ cảnh sử dụng
của từ, chúng ta nên tạo ra một câu có chứa từ đó và mang nội dung đơn giản
nhưng gần gũi với bản thân, hoặc hài hước để tạo ấn tượng về từ đó.
Viết một đoạn văn ngắn có chứa nhiều từ trong cùng một nhóm: sử dụng
một nhóm từ vựng cùng một chủ đề hay cùng một loại từ để viết một đoạn văn
ngắn chứa nội dung đơn giản, gần gũi hoặc hài hước giúp chúng ta ghi nhớ được
nhiều từ vựng chỉ trong một lần học và còn làm tăng khả năng viết câu và đoạn
văn.
Ghi nhớ bằng các chiến lược mang tính xã hội:
Cùng với các bạn tranh luận và phân tích để ghi nhớ nghĩa của từ: chiến
lược này tuy mất thời gian nhưng mạng lại hi u quả hơn mong đợi. Trong quá
trình tranh luận, ngoài vi c đưa ra ý kiến cá nhân và những suy luận về từ đó
chúng ta còn có cơ hội lắng nghe, lựa chọn và tiếp thu ý kiến của đối phương
cũng như những kiến thức mới, những thông tin mở rộng xoay quanh nghĩa của
từ.
Giao tiếp với người Hàn Quốc: chiến lược này giúp chúng ta nắm rõ nghĩa
cũng như ngữ cảnh sử dụng thực tế của từ. Từ đó tạo thói quen trong cách dùng
và kinh nghi m áp dụng cho những lần sau.
Bên cạnh những chiến lược trên, chúng tôi xin đề xuất một số phương
hướng cải thi n hi u quả chiến lược học từ vựng tiếng Hàn dành cho người học
Vi t Nam nói chung đối tượng khảo sát là sinh vi n chuy n ngành HQH trường
ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM, HUFLIT, HB nói riêng.
3.2. Áp dụng một số chiến lƣợc học từ vựng trong việc học ngôn ngữ vào
học từ vựng tiếng Hàn dành cho ngƣời học Việt Nam
3.2.1. Chiến lược ứng dụng sự kết hợp giữa bán cầu não trái và não
phải (Whole Brain Learning - 두뇌학습)
Nghiên cứu về não bộ con người đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước, tuy
nhiên vẫn chưa có kết quả nghiên cứu khoa học nào mang tính tổng quát và đầy
đủ nhất về não bộ con người. Từ giữa thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, những
học thuyết khoa học về não bộ con người lần lượt được ra đời đánh dấu kỷ
nguyên phát triển nghiên cứu não bộ con người.

65
Não là bộ phận quan trọng nhất tr n cơ thể con người. Não quyết định
phản xạ, cách thức mà con người hành động, và từ đó điều khiển tất cả các bộ
phận tr n cơ thể để thực hi n những quyết định đó. Não người được cấu tạo từ vô
số tế bào thần kinh neuron, tế bào thần kinh đ m và các mạch máu. Não cơ bản
được chia thành hai phần, chúng ta có thể gọi đơn giản là não trái và não phải. Ở
mỗi bán cầu não có những thế mạnh riêng. Não trái nghiên về logic, phân tích,
suy luận, dựa trên lý trí và mang yếu tố khách quan, não phải hành động theo trực
giác, cảm tính, mang tính sáng tạo và đánh giá chủ quan. Các kết quả nghiên cứu
cho thấy, sự kết hợp của hai bán cầu não trái và não phải là yếu tố tạo nên một trí
nhớ siêu vi t.

Hình 2: Bán cầu não trái và bán cầu não phải1


Albert Einstein từng nói “Sự tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức”.
Đối với ông, vi c tường tượng là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống cũng
như trong học tập và nghiên cứu. Từ đó ông cho ra đời hàng loạt các học thuyết
khoa học nổi tiếng trong đó có học thuyết tương đối ra đời năm 1905. Có thể nói
một cách đơn giản nhất, học thuyết tương đối là sự kết hợp giữa óc lập luận hợp
lý với trí tưởng tượng, sự sáng tạo và đó cũng là một minh chứng rõ ràng nhất
cho sự kết hợp giữa bán cầu não trái và não phải.
Năm 1981 những nghi n cứu về chức năng của não trái và não phải cũng
như lý thuyết toàn não đã mang lại cho giáo sư Roger W. Sperry và đồng sự giải
thưởng Nobel Y sinh học danh giá. Kết quả nghiên cứu của ông được nhiều nhà

1
Nội dung Bài báo cáo phân tích Sinh trắc dấu vân tay
http://umit.vn/dich-vu-sinh-trac-van-tay/104/noi-dung-bai-bao-cao-phan-tich-sinh-trac-dau-van-tay.html

66
khoa học sử dụng một cách tri t để và áp dụng vào nhiều lĩnh vực nghiên cứu
khác nhau.
Trong lĩnh vực học tập ngoại ngữ, thuyết tương đối hay thuyết toàn não
cũng được áp dụng một cách mạnh mẽ. Vi c học và ghi nhớ từ vựng không đơn
thuần là vi c học lặp đi lặp lại mà phải có chiến lược học chính xác để có thể ghi
nhớ lâu dài. Trong quá trình học ngoại ngữ, vi c vận dụng sự kết hợp giữa hai
bán cầu não để học tập và ghi nhớ từ vựng là một yếu tố làm nên khả năng sử
dụng thành thạo ngôn ngữ đó của người học với một vốn từ vựng phong phú. Từ
đó chiến lược “Whole Brain Learning” ra đời đây là chiến lược học tập giúp
người học vận dụng tốt sự liên kết ở cả hai bán cầu não.
Tổ chức Giáo dục Adam Khoo Learning Centre đã tiến hành nghiên cứu
vi c sử dụng cả hai bán cầu não trong hoạt động hằng ngày cũng như học tập.
Các chuyên gia cho biết, vi c sử dụng cả hai bán cầu não cùng lúc có thể làm
tăng gấp nhiều khả năng suy luận cũng như ghi nhớ của não bộ. Cũng từ đó họ
cho rằng nếu áp dụng chiến lược “Whole Brain Learning” vào vi c từ vựng hay
cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh sẽ mang lại hi u quả cao. Không chỉ dừng lại ở
phạm vi học tiếng Anh, chúng ta còn có thể vận dụng chiến lược trong vi c học
các ngôn ngữ khác nói chung, tiếng Hàn nói riêng. Chiến lược Whole Brain
Learning bao gồm các bước sau:
Visualization (nâng cao sức mạnh của sự hình dung): khi học từ mới,
chúng ta phải hình dung những gì li n quan đến từ đó. Sự hình dung này giúp tạo
sự kết nối giữa hai bán cầu não tăng cường sự liên kế các neuron, từ đó giúp
chúng ta có một trí nhớ tốt hơn.
Ví dụ, khi học từ mới “가정” (gia đình), chúng ta phải lập tức hình dung
những từ vựng li n quan như “집” (nhà), “아버지” (cha), “어머니” (mẹ), “언니”
(chị gái), “동생” (em)… Những sự hình dung này giúp chúng ta ghi nhớ từ vựng
“가정” nhanh và lâu hơn thay vì chỉ ghi nhớ nghĩa một cách khô khan và ngắn
hạn.
Association (tăng cường khả năng tư duy kết nối): chúng ta phải làm quen
với vi c liên kết các hình ảnh lại với nhau một cách logic và mang tính sáng tạo.
Có tám hình vẽ cơ bản như sau:
67
Chiến lược này không yêu cầu người học có năng khiếu vẽ thay vào đó
họ chỉ cần nắm được tám hình vẽ cơ bản bên trên. Chúng ta phải tư duy để gắn
ghép các hình này lại thành một mô hình có nghĩa. Đặt một hình tam giác lên trên
một hình vuông sẽ tạo thành một ngôi nhà là một ví dụ đơn giản nhất trong phần
này. Thường xuyên tập luy n tạo lỗi tư duy như vậy sẽ giúp chúng ta tăng cường
khả năng suy luận một cách h thống và chặt chẽ hơn.
Đặc bi t, chiến lược tăng cường khả năng tư duy kết nối có thể được áp
dụng cho tất cả mọi người trong mọi lĩnh vực. Trong vi c học tiếng Hàn đây là
chiến lược cơ bản giúp người học rèn luy n tư duy kết nối và tập làm quen với
vi c sử dụng những hình vẽ cơ bản để vẽ hình minh họa cho từ vựng mới.
Imagination (thúc đẩy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng): trí tưởng
tượng giúp chúng ta tạo nên những dấu ấn riêng bi t đặc thù cho từng từ vựng,
từ đó hình thành khả năng ghi nhớ sâu và lâu bền hơn. Những hình ảnh thường
tượng càng gần gũi với đời sống xung quanh và làm cho nó sống động đầy sắc
màu sẽ mang lại hi u quả ghi nhớ càng cao.
Ví dụ, khi học từ “장미꽃” (hoa hồng), chúng ta sẽ tưởng tượng đến một
vườn hoa nhỏ đầy hoa hồng có ong và bướm bây lượn khắp khu vườn có hương
thơm hoa hồng thoang thoảng, có cả tiếng chim hót ríu rít bên nhành hoa, tất cả
tạo nên một bức tranh sinh động đầy màu sắc.
Chiến lược tìm hiểu nghĩa cũng như ghi nhớ nghĩa từ vựng theo chiến
lược Whole Brain Learning cần sự luy n tập và sự tập trung cũng như sự chuyên
tâm của người học để có thể đạt kết quả cao trong quá trình học tập.

68
3.2.2. Chiến lược học ngoại ngữ của người Do Thái
Người Do Thái nổi tiếng là một dân tộc thông tu với những phương thức
phát triển tầng lớp tri thức đã được giữ kín và duy trì như một bí mật mang đậm
nét văn hóa trong suốt hàng ngàn năm qua. Điều đáng ngạc nhi n đó là dân tộc
này chỉ chiếm 1% dân số trên thế giới nhưng lại có hơn 17% những nhà khoa học
hàng đầu của nhân loại là người Do Thái vào thời Trung đại1. Những cái tên Do
Thái nổi bật và có tầm ảnh hường lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế
giới điển hình như về tư tưởng có Albert Einstein, Moses; về chính trị có Cựu
Ngoại trưởng Mỹ Kissinger, Thủ tướng Pháp Pierre Mendes-France; về văn học
có Shai Agnon, Shalom Aleichem; về âm nhạc cổ điển có Isaac Bashevis Singer,
Danniel Burnhaum; ngành giải trí có Barhara Streisand, Mandy Patinkin; về điện
ảnh có Woody Allen, anh em nhà Marx; về kinh doanh có Reichman, Bronfman.
Thuật ngữ “Bộ óc Do Thái” hay “Trí tu Do Thái” trở thành một cụm từ
dùng để chỉ người thông minh và giỏi giang. Vậy những người học ngoại ngữ sẽ
học hỏi điều gì ở dân tộc Do Thái?
Dân tộc Do Thái từ lâu họ đã sống lang thang rải rác khắp nơi tr n thế giới
trong 2000 năm mất nước trong điều ki n cấp thiết đó thúc giục họ phải nhanh
chóng học ngoại ngữ để hòa nhập, tồn tại và phát triển trong một xã hội mới. Tuy
bị đánh đuổi khỏi quê hương và phải sống tha hương nhưng tiếng Do Thái của
dân tộc vẫn không mất đi đến năm 1948 khi nhà nước Israel hoàn toàn độc lập,
mọi người trở về qu hương và họ lại có thể dễ dàng nói chuy n với nhau bằng
tiếng Do Thái. Mọi người dân ở Israel nói tiếng Do Thái và tiếng Ả Rập như
ngôn ngữ chính thức nhưng đa số họ dùng tiếng Anh hoặc tiếng Đức, thậm chí
một số người còn dùng bốn đến năm ngôn ngữ khác nhau. Người Do Thái sống
và làm vi c ở khắp nơi tr n thế giới nên vi c học ngoại ngữ một cách nhanh
chóng giúp họ thích nghi và làm vi c tốt hơn. Đặc bi t hơn khi nghe người Do
Thái nói ngoại ngữ trau chuốt đến nổi sẽ không thể nhận thấy được đó không
phải tiếng bản ngữ của họ. Vậy người Do Thái đã học ngoại ngữ như thế nào?
Câu hỏi này đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều nhà ngôn ngữ học trên
thế giới. Tại Vi t Nam vào năm 2014 Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã

1
Eran Katz (2009): Trí tuệ Do Thái – Jerome Becomes A Genius NXB Lao động, Hà Nội.

69
cho xuất bản quyển sách Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh – Phỏng theo
chiến lược học tiếng Anh của người Do Thái do Nguyễn Anh Đức chủ biên.
Quyển sách này được viết với mục ti u “giới thi u chiến lược học từ vựng tiếng
Anh hi u quả cho những người muốn tăng cường khả năng ghi nhớ để vừa thuộc
nhanh, thuộc sâu, nhớ được nhiều và nhớ lâu sau đó có thể sử dụng đúng và
nhạy bén những gì mình nhớ trong giao tiếp thực tế. Về mặt nội dung, cuốn sách
cũng tập trung vào nền tảng các chuy n đề của bài thi TOEIC để tự biến mình
thành công cụ hữu ích cho những người học tiếng Anh và sử dụng trong công
vi c.”1 Quyển sách này không chỉ dành cho những người học tiếng Anh, mà nó
còn rất hữu ích dành cho những người học tiếng Hàn hay những ngoại ngữ trong
quá trình học từ vựng.
Chiến lược học từ vựng cũng như chiến lược học nhiều ngoại ngữ cùng
một lúc một cách hi u quả mà người Do Thái đã sử dụng từ trước đến nay như
một thói quen đó là sự kết hợp giữa tiếng Do Thái và tiếng nước ngoài, nói cách
khác, họ lồng ghép tiếng Do Thái với một ngôn ngữ khác, từ đó tạo nên một
ngôn ngữ mới cho riêng họ.
Vì vậy đối với người học tiếng Hàn nói riêng, vi c lồng ghép giữa tiếng
Vi t và tiếng Hàn là một điều hoàn toàn có khả năng thực hi n và luy n tập thành
công. Ví dụ, khi gặp nhau chúng ta thường nói “안녕” thay vì “xin chào”; hoặc
lồng ghép một cách đơn giản như “Oppa Lee Jong Suk thích ăn bibimbap mày ạ”,
“oppa” có nghĩa là “anh” và “bibimbap” có nghĩa là “cơm trộn”.
Ngày nay, các bạn sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn thường xuyên kết
hợp tiếng Hàn trong giao tiếp tiếng Vi t hằng ngày. Các bạn thường thay thế
những câu thoại ngắn trong tiếng Vi t bằng tiếng Hàn như “글쎄” (cũng không
biết nữa để xem đã) “그래” (ừ, phải, vậy hả), “가자” (đi thôi) “몰라” (không
biết), “아니” (không phải)…
Giữa những người học tiếng Hàn với nhau, tùy cấp độ năng lực tiếng Hàn,
chúng ta có thể giao tiếp với nhau thông qua cách lồng ghép tiếng mẹ đẻ cùng
với tiếng Hàn một cách dễ dàng, dần dần hình thành một thói quen và tiếng Hàn

1
Nguyễn Anh Đức (2014), Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh – Phỏng theo phương pháp học tiếng
Anh của người Do Thái Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 4

70
sẽ dần trở một ngôn ngữ thân thuộc như tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, chiến lược này
yêu cầu người học phải mạnh dạn trong giao tiếp cũng như tự tin sử dụng vốn từ
của bản thân để có được hi u quả cao trong vi c học tiếng Hàn.
3.2.3. Chiến lược cơ bản khi học từ vựng
Thường xuyên ôn tập những từ đã học: học từ vựng đòi hỏi sự si ng năng
ôn tập của người học. Sự rèn luy n mài giũa giúp các sợi neuron thần kinh có
thể liên kết mạnh mẽ và bền lâu hơn giúp chúng ta nhớ nhanh và lâu hơn. Hằng
ngày trước khi bắt đầu học từ vựng mới, chúng ta nên tạo thói quen ôn lại những
từ đã học vào hôm trước để không mất thời gian tìm hiểu nghĩa các từ đã học một
lần trước đó th m lần nữa.
Học tập với một tinh thần vui vẻ: đừng nghĩ “tiếng Hàn rất khó để học”
hãy nghĩ một cách tích cực rằng “tiếng Hàn rất thú vị” và học tập với một tinh
thần luôn vui vẻ, hồn nhi n như trẻ con. Hãy luôn phát âm thật to từ đó với một
cảm xúc thật vui vẻ, phấn chấn, không bị vướng bận những âu lo hay muộn phiền
nào khác. Chúng ta hãy thay đổi suy nghĩ tạo cảm thấy hào hứng và tràn đầy
cảm xúc khi học từ vựng để có thể nhớ lâu, nhớ sâu và phản xạ nhạy bén với
tiếng Hàn.
Chọn thời điểm và không gian học tập thích hợp: tùy tính cách và thói
quen của mỗi người sẽ có sự lựa chọn về thời gian và không gian học tập riêng.
Tuy nhiên, theo kinh nghi m cá nhân, chúng tôi cho rằng học tập ở những nơi ồn
ào (ở mức độ vừa phải) sẽ giúp chúng ta tập trung cao độ hơn khi học ở những
nơi y n tĩnh. Hơn thế nữa, sinh viên chuyên ngành HQH sau khi tốt nghi p
thường sẽ làm các công vi c biên phiên dịch ở công ty, triễn lãm, hội nghị… nên
vi c tạo thói quen học tập ở nơi ồn ào sẽ giúp cho các bạn làm quen với môi
trường làm vi c với nhiều người và không gian ồn ào. B n cạnh đó chúng tôi xin
đưa ra kiến nghị về vi c lựa chọn một thời điểm tốt nhất để học tập. Có hai thời
điểm tốt nhất trong ngày để tập trung cho vi c học đó là một giờ vào buổi sáng
sau khi thức dậy và một giờ vào buổi tối trước khi đi ngủ. Hai thời điểm trên là
lúc tinh thần của chúng ta tỉnh táo nhất, tiếp thu bài học nhanh nhất.
Thực hành thường xuyên: học phải đi đôi với hành thường xuyên thực
hành những kiến thức đã học giúp chúng ta ghi nhớ nội dung bài học lâu hơn.

71
Hơn thế nữa, vi c thực hành còn có thể giúp chúng ta phát hi n ra những trường
hợp sử dụng kiến thức đa dạng hơn hoặc những lỗi sai khi sử dụng kiến thức đó
trong thực tế cuộc sống.

Tiểu kết chƣơng 3


Trong chương 3 dựa trên kết quả đạt được sau quá trình khảo sát thực tế
579 sinh viên chuyên ngành HQH, chúng tôi đưa ra một số phương hướng cải
thi n hi u quả các chiến lược học từ vựng tiếng Hàn dành cho người học Vi t
Nam. Đầu tiên, chúng tôi kiến nghị các chiến lược cải thiện dựa theo bảng khảo
sát thực tế, nhằm nêu ra ý kiến chủ quan về mức độ hi u quả của các chiến lược
tìm hiểu nghĩa từ mới cũng như các chiến lược ghi nhớ từ vựng đã được học một
lần trước theo thứ tự giảm dần. Tiếp theo, chúng tôi đưa ra chiến lược học từ
vựng bằng cách ứng dụng sự kết hợp giữa bán cầu não trái và não phải (Whole
Brain Learning - 두뇌학습). Mỗi bán cầu não có những thế mạnh riêng, vì vậy,
sự kết hợp của hai bán cầu não trái và não phải khi học từ vựng là yếu tố tạo nên
một trí nhớ siêu vi t. Sau đó chúng tôi tiếp tục trình bày chiến lược học ngoại
ngữ của người Do Thái. Chiến lược học từ vựng cũng như chiến lược học nhiều
ngoại ngữ cùng một lúc một cách hi u quả mà người Do Thái đã sử dụng từ
trước đến nay như một thói quen đó là sự kết hợp giữa tiếng Do Thái và tiếng
nước ngoài, nói cách khác, họ lồng ghép tiếng Do Thái với một ngôn ngữ khác,
từ đó tạo nên một ngôn ngữ mới cho riêng họ. Cuối chương 3 chúng tôi n u ra
một số chiến lược cơ bản khi học từ vựng như Thường xuyên ôn tập những từ đã
học; Học tập với một tinh thần vui vẻ và Thực hành thường xuyên. Học từ vựng
của một ngôn ngữ không phải là một vi c đơn thuần ghi từ đó lại nhiều lần trên
giấy và dán l n tường mà đó là một quá trình chuyên sâu với sự kết hợp của
nhiều chiến lược học tập hi u quả và phù hợp với bản thân người học.

72
KẾT LUẬN

Tính đến này, Vi t Nam và Hàn Quốc đã thi t lập mối quan h hữu nghị
được hơn 20 năm và trong thời gian tới, mối quan h này sẽ ngày càng kháng
khít và giao lưu giao thương giữa hai nước sẽ ngày càng sôi động hơn. Tại Vi t
Nam, tiếng Hàn đang trở thành một ngoại ngữ thu hút ngày càng nhiều người
quan tâm và học tập đặc bi t là giới trẻ hi n nay. Chạy đua với thực trạng đó có
nhiều trung tâm cũng như nhiều trường đại học đưa tiếng Hàn vào chương trình
giảng dạy nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu học tiếng Hàn hi n nay.
Với tư cách là sinh vi n khoa HQH trường ĐH KHXH&NV ĐHQG –
HCM, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của vi c học tiếng Hàn trong vai trò
làm cầu nối giao lưu giữa hai nước bạn Vi t Nam và Hàn Quốc. Th m vào đó
trong quá trình học tập, chúng tôi hiểu rõ những khó khăn cũng như hạn chế
trong quá trình tiếp thu một ngoại ngữ mới và với mong muốn cải thi n năng học
tiếng Hàn của bản thân cũng như các bạn sinh vi n người học tiếng Hàn, chúng
tôi nhận thấy tầm quan trọng của từ vựng trong vi c học tiếng Hàn nói riêng,
ngoại ngữ nói chung. Do đó chúng tôi đã quyết định tiến hành lựa chọn và
nghiên cứu về thực trạng các chiến lược học từ vựng tiếng Hàn của người học
Vi t Nam (trường hợp sinh vi n khoa HQH trường ĐH KHXH&NV ĐHQG –
HCM, HUFLIT và HB), từ đó phân tích kết quả khảo sát thực tế đó để đưa ra
một số phương hướng cải thi n hi u quả chiến lược từ vựng tiếng Hàn.
2. Từ vựng có nhiều định nghĩa nhìn chung từ vựng là những từ chứa
thông tin, là yếu tố chính yếu tạo nên ngữ pháp, câu cú, nói cách khác, từ vựng là
thành phần chính tạo nên ngôn ngữ. Do đó từ vựng là yếu tố quyết định mức độ
thành thạo một ngôn ngữ của người học. Tiếng Hàn có h thống chữ viết
Hangeul không chịu ảnh hưởng từ chữ viết của ngôn ngữ khác mà được xây
dựng dựa tr n cơ sở bộ máy phát âm của con người và sự hòa hợp giữa các yếu
tố Thiên – Địa – Nhân (trời – đất – con người). Từ đó trong vi c học tiếng Hàn,
đặc bi t là đối với người Vi t Nam sẽ có những thuận lợi cũng như những khó
khăn ri ng trong vi c học từ vựng tiếng Hàn. Nắm bắt được những thuận lợi
cũng như khắc phục được những khó khăn đó sẽ giúp người học Vi t Nam đạt
được kết quả cao trong vi c học tập ngôn ngữ Hàn Quốc.
73
Dựa trên những ti u chí cũng như mục đích đã được đề ra, kết hợp nghiên
cứu nhiều tài li u về vi c học tiếng Hàn nói riêng, vi c học ngoại ngữ nói chung,
chúng tôi đúc kết được bảng hỏi khảo sát thực tế gồm hai phần: Chiến lược tìm
hiểu nghĩa từ mới và Chiến lược ghi nhớ từ vựng đã được học một lần trước đó
dành cho 579 đối tượng khảo sát là sinh viên khoa Hàn Quốc học của ba trường
đại học lớn tại TPHCM đó là trường ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM, HUFLIT
và HB về học từ vựng tiếng Hàn.
Từ kết quả phân tích bảng khảo sát thực tế chúng tôi đề ra những phương
pháp học từ vựng hi u quả dành cho sinh vi n HQH nói ri ng người học ngoại
ngữ nói chung.
3. Sau hơn bốn tháng thực hi n nghiên cứu đề tài chúng tôi đã hoàn thành.
Từ những đánh giá chủ quan, chúng tôi nhận thấy đề tài có những mặt đạt được
và hạn chế sau:
Đạt được: Đề tài đã hoàn thành được các mục đích đã đề ra.
Dựa trên chiến lược điều tra bảng hỏi thực tế chúng tôi đã tìm hiểu những
chiến lược học từ vựng tiếng Hàn của sinh viên chuyên ngành HQH tại trường
ĐH KHXH&NV ĐHQG – HCM hi n nay;
Chúng tôi tiến hành phân tích mức độ sử dụng những chiến lược học từ
vựng tiếng Hàn của các bạn sinh viên từ những kết quả khảo sát thực tế.
Từ vi c tổng hợp các tài li u nghiên cứu về chiến lược học ngoại ngữ nói
chung, tiếng Hàn nói ri ng chúng tôi đã có một số đề xuất để cải thi n những
chiến lược học tiếng Hàn hi u quả dành cho sinh viên ba trường ĐH KHXH&NV
ĐHQG – HCM, HUFLIT, HB cũng như người học Vi t Nam.
Hạn chế: Tuy đã hoàn thành được mục đích nghi n cứu nhưng đề tài
chúng tôi cũng có một số điểm hạn chế. Nguồn tài li u mà chúng tôi tiếp cận
được viết bằng tiếng Vi t, tiếng Hàn và tiếng Anh. Quá trình tìm kiếm tài li u có
li n quan đến nội dung nghiên cứu của chúng tôi đòi hỏi năng lực tiếng Hàn cũng
như tiếng Anh chuyên môn nên chúng tôi không thể có sự phân tích chuyên sâu
của vấn đề. Bên cạnh đó những phương hướng giúp cải thi n hi u quả chiến
lược học từ vựng tiếng Hàn mà chúng tôi đưa ra còn mang tính chủ quan, dựa

74
trên kết quả khảo sát thực tế và tham khảo ý kiến từ những bài nghiên cứu của
các chuyên gia.
4. Trong tương lai chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục những hạn chế trong
đề tài này, bên cạnh đó sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng khắp cả
nước.
Cuối cùng, chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ trở thành tài li u nghiên cứu
cho người học tiếng Hàn cũng như đóng góp vào kho tài li u giảng dạy tiếng
Hàn ở Vi t Nam.

75
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1. Mai Ngọc Chừ, Lê Thị Thu Giang (2009): Tình hình đào tạo và
nghiên cứu Hàn Quốc ở Việt Nam Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Anh Đức (2014): Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh –
Phỏng theo chiến lược học tiếng Anh của người Do Thái NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Thi n Giáp (chủ biên) (1998): Dẫn luận Ngôn ngữ học, NXB
Giáo dục, Hà Nội, tr. 298.
4. Han Young Gyun Lưu Tuấn Anh (2008): “Bước đầu phân tích thống
kế ý nghĩa của lớp từ Hán – Hàn nhằm khắc phục lỗi và phát huy hi u quả học
từ vựng tiếng Hàn của người Vi t”, Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế
15 năm quan hệ VIỆT NAM – Hàn Quốc kết quả và triển vọng (ĐH
KHXH&NV TPHCM 27.12.2007).
5. Jonathan Hancock (2012): How to improve your memory for study (Bí
quyết học nhanh nhớ lâu), NXB Tổng hợp TPHCM, TPHCM.
6. Trần Huỳnh Thu Hương (2012): Thực trạng và giải pháp nâng cao
chiến lược học từ vựng của sinh viên khoa tiếng Anh chuyên ngành Trường
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Nghiên cứu Khoa học Sinh Viên –
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
7. Ahn Kyong Hwan (1996): Trật tự từ trong tiếng Hàn so sánh với tiếng
Việt, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn – Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia TPHCM.
8. Eran Katz (2009): Trí tuệ Do Thái – Jerome Becomes A Genius, NXB
Lao động, Hà Nội.
9. Nguyễn Đức Long (2016): “Chiến lược dạy học từ vựng tiếng Anh ở
Vi t Nam hi n nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 11(96) – 2015, Hà
Nội.


Danh mục tài li u tham khảo được sắp xếp theo quy định trong Cẩm nang sau đại học do trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Tp. HCM ban hành năm 2012. Theo đó những tài li u tiếng
Vi t xếp thứ tự ABC theo tên tác giả, tài li u tiếng nước ngoài xếp thứ tự ABC theo họ tác giả [tr. 220].

76
10. Kiều Thị Yến L Đinh Ngọc Khánh Linh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh
(2016): Thực tiễn và chiến lược cải thiện hiệu quả học môn Nói tiếng Hàn cho
sinh viên Việt Nam (trường hợp Khoa HQH trường ĐH KHXH&NV ĐHQG –
HCM), Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường – Trường ĐH KHXH&NV
ĐHQG – HCM.
11. Đỗ Ngọc Luyến (2015): “Nghiên cứu chiến lược dạy và học phát âm
tiếng Hàn đối với sinh viên Vi t Nam năm I năm II”. Trong Kỷ yếu hội thảo
khoa học quốc tế 15 năm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc (ĐH KHXH&NV
TPHCM, 2007).

TIẾNG ANH
12. John Algeo (2009): The Origins and Development of the English
Language, published by Wadsworth Publishing, Massachusetts, America.
13. Trần Văn Dương (2008): Effective strategies for teaching and
learning vocabulary to improve reading comprehention in the toeic test,
University of Social Sciences and Humanities, Ho Chi Minh City.
14. Yongqi Gu (2003): Learning strategies for vocabulary development,
Victoria University of Wellington, New Zealand
15. Hugh Flint and Jieun Kiaer (2015): Start Korean with the Michel
Thomas method, Hodder Education Publishers, London, British.
16. Kourosh Lachini (2008): Vocabulary learning strategies and L2
proficiency, Qatar University.
17. Norbert Schmitt (1997): Vocabulary learning strategies, University of
Nottingham.
18. Salma Seffar (?): An Exploratory Study of Vocabulary Learning
Strategies of Moroccan University Students, Mohammed V University, Rabat,
Morocco.
19. Steven A. Stahl (1999:3): Vocabulary Development, University of
Georgia, America.
20. Penny Ur (1996): A course in language teaching – Practice and
theory, published by Cambridge University Press, British.

77
21. Sebastian Wren (2000: 14): The Cognitive Foundations of Learning to
Read: A Framework, Southwest Educational Development Laboratory,
America.

TIẾNG HÀN
22. 이미림 (2016): 페이스북을 활용한 한국어 어휘 학습 전략 연구
(Lee Mi Rim: Nghiên cứu chiến lược học từ vựng tiếng Hàn qua Facebook),
Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Kyunghee Cyber.
23. 이정민 (2010): 한국어 어휘 학습 전략 연구 (Lee Jeong Min:
Nghiên cứu chiến lược học từ vựng tiếng Hàn), Luận án Tiến sĩ trường Đại
học Kyunghee.
24. 이효신 (2009): 중국인 학습자의 한국어 어휘 학습 전략 연구 (Lee
Hyo Shin: Nghiên cứu chiến lược học từ vựng tiếng Hàn dành cho người học
Trung Quốc), Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Yeungnam.
25. 서울대학교 국어교육연구소 편 (2014): 한국어 교육학 사전,
(주)도서출판 하우 출판서, 서울, 430 쪽 (Trung tâm Nghiên cứu Quốc ngữ
Đại học Seoul: Từ điển Giáo dục học tiếng Hàn, NXB Hawoo Publishing,
Seoul, tr.430).
26. 한재영, 박지영, 현윤호, 권순희, 박기영, 이선웅, 김현경 (2010):
한국어 어휘 교육, 태학사 출판서, 서울, 16 쪽 (Han Jae Young, Park Ji
Yeong, Hyun Yoon Ho, Kwan Sun Hee, Park Ki Yeong, Lee Sun Woong,
Kim Hyun Kyung: Giảng dạy từ vựng tiếng Hàn, NXB Thaehak4, Seoul,
tr.16).

78
TRANG MẠNG TRỰC TUYẾN
27. Byki™: Informed by Research (2008).
http: //www.byki.com/informed-by-research.html
28. Thi Ngoan (2014): Dạy trẻ cách học bằng 2 bán cầu não để thông
minh hơn.
http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/cham-con/day-tre-cach-hoc-bang-2-ban-
cau-nao-de-thong-minh-hon-3112976.html
29. Tiếng Hàn, ngôn ngữ thông dụng thứ 12 toàn cầu (2013).
http://world.kbs.co.kr/vietnamese/event/specialprogram/index.htm?No=142
30. Quỳnh Trung (2014): Một “Seoul” thu nhỏ.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20140810/mot-seoul-
thu-nho/641275.html
31. Bạch Dương (2016): Hàn Quốc và “làn sóng” đầu tư thứ ba vào
Việt Nam
http://vneconomy.vn/doanh-nhan/han-quoc-va-lan-song-dau-tu-thu-ba-vao-
viet-nam-20161116053649450.htm

79
PHỤ LỤC BẢNG HỎI

“CHIẾN LƢỢC HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÀN


DÀNH CHO NGƢỜI HỌC VIỆT NAM
(Trƣờng hợp sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ
Chí Minh, Đại học Quốc tế Hồng Bàng)”

Xin chào. Chúng tôi là sinh vi n năm thứ tư đến từ khoa HQH trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TPHCM. Chúng tôi đang
thực hi n đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về “Thực trạng và giải pháp
nâng cao chiến lược học từ vựng tiếng Hàn dành cho người học Vi t Nam”.

Bảng điều tra này có mục đích tìm hiểu những chiến lược học từ vựng
tiếng Hàn của tất cả các bạn sinh vi n đang học chuyên ngành HQH/tiếng Hàn tại
các trường Đại học trên lãnh thổ Vi t Nam. Kết quả điều tra này sẽ trở thành
những tài li u quý giá cho công trình nghiên cứu của chúng tôi nói ri ng cũng
như giúp ích cho vi c nâng cao chiến lược học từ vựng tiếng Hàn dành cho người
học Vi t Nam nói chung.

Chúng tôi xin cam kết sẽ bảo mật và chỉ sử dụng kết quả của bài điều tra
này cũng như các thông tin của các bạn sinh viên cung cấp vì mục đích nghi n
cứu khoa học.

Sự giúp đỡ của các bạn có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của đề tài
nghiên cứu này. Rất mong các bạn sinh viên dành chút thời gian quý báu để trả
lời những câu hỏi dưới đây.

80
PHẦN 1: THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Năm sinh: _____________


2. Quê quán: _____________
3. Giới tính: ⃝ Nam ⃝ Nữ
4. Sinh vi n năm: ① ② ③ ④
5. Trường: _________ (USSH, HUFLIT, HB)
6. Năng lực tiếng Hàn (Tự đánh giá):
① Sơ cấp ② Trung cấp ③ Cao cấp
7. Bạn đã đạt TOPIK cấp: ____ (Nếu có)
8. Điểm mạnh của bạn khi học tiếng Hàn là gì?
_________________________________________________
9. Điểm yếu của bạn khi học tiếng Hàn là gì?
_________________________________________________
10. Ngoài giờ học trên lớp thì bạn dành bao nhiêu thời gian trong một ngày để
học tiếng Hàn?
_________________________________________________
11. Theo bạn, vi c học từ vựng tiếng Hàn có quan trọng không?
⃝ Không quan trọng
⃝ Cũng quan trọng
⃝ Bình thường
⃝ Quan trọng
⃝ Rất quan trọng

81
PHẦN 2: CHIẾN LƢỢC HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÀN

Dưới đây là bảng câu hỏi về những chiến lược học nghĩa của một từ vựng
tiếng Hàn mới và những chiến lược ghi nhớ nghĩa của từ vựng đó. Sau đây
là 5 mức độ về vi c sử dụng các chiến lược trên.
① Không ② Thỉnh thoảng ③ Bình thường
④ Thường xuyên ⑤ Luôn luôn

(Tô đen mức độ bạn chọn)

 Nếu có từ mới xuất hiện, bạn sử dụng CHIẾN LƯỢC NÀO


ĐỂ TÌM HIỂU NGHĨA của từ đó?
1 Phân tích từ loại của từ vựng đó là gì. ① ② ③ ④ ⑤
Phân tích phương thức cấu thành của từ ① ② ③ ④ ⑤
vựng đó.
2
(Ví dụ: „책가방‟ là từ ghép của „책‟ và
từ „가방‟ lại với nhau rồi suy ra nghĩa.)
Cố gắng tìm kiếm một từ đồng nghĩa ① ② ③ ④ ⑤
trong tiếng Vi t hoặc trong một ngôn ngữ
khác đã biết.
3 (Ví dụ:
복잡하다: Trong tiếng Vi t là „phức
tạp‟.
바나나: Trong tiếng Anh là „banana‟.)
Liên h với một bức tranh hoặc một sự ① ② ③ ④ ⑤
4 chuyển động của bàn tay hay cơ thể để
giải nghĩa của từ.
5 Đoán theo mạch văn có chứa từ đó. ① ② ③ ④ ⑤

6 Tra từ bằng từ điển Vi t ∙ Hàn. ① ② ③ ④ ⑤


7 Tra từ bằng từ điển Hàn ∙ Hàn. ① ② ③ ④ ⑤

8 Tra từ bằng từ điển Anh ∙ Hàn. ① ② ③ ④ ⑤

82
Sử dụng danh sách các từ vựng rồi tìm ① ② ③ ④ ⑤
9 nghĩa của từ. (Dùng từ điển do bản thân
làm ra)
Sử dụng Flash Card để học nghĩa của từ. ① ② ③ ④ ⑤
(Flash Card: là loại thẻ mang thông tin
10 (từ, số hoặc cả hai) được sử dụng cho
vi c học bài trên lớp hoặc trong nghiên
cứu cá nhân.)
Hỏi người khác về từ đồng nghĩa từ trái ① ② ③ ④ ⑤
11
nghĩa hoặc từ cùng loại.
Nhờ người khác nêu ra một câu có chứa ① ② ③ ④ ⑤
12
từ đó.
13 Hỏi bạn bè về nghĩa của từ đó. ① ② ③ ④ ⑤

14 Nhờ giáo viên giải thích nghĩa của từ đó. ① ② ③ ④ ⑤


Nhờ một người Hàn Quốc giải thích ① ② ③ ④ ⑤
15
nghĩa của từ đó.
Các phương pháp khác để tìm hiểu nghĩa
từ mới
(Vui lòng ghi rõ và chọn mức độ tương
ứng)

16 1) ① ② ③ ④ ⑤
2) ① ② ③ ④ ⑤
3) ① ② ③ ④ ⑤
4) ① ② ③ ④ ⑤
5) ① ② ① ① ②

83
Các chiến lược bạn đang áp dụng để tìm hiểu nghĩa của từ mới có hi u
quả không?
⃝ Không
⃝ Cũng hi u quả
⃝ Bình thường
⃝ Hi u quả
⃝ Rất hi u quả

 Bạn sử dụng CHIẾN LƯỢC NÀO ĐỂ GHI NHỚ từ vựng đã


học được một lần trước đó?

Cùng với các bạn tranh luận và phân tích ① ② ③ ④ ⑤


17
để ghi nhớ nghĩa của từ.
Nhờ giáo viên kiểm tra xem những từ bản ① ② ③ ④ ⑤
18
thân viết đúng hay không.
19 Giao tiếp với người Hàn Quốc. ① ② ③ ④ ⑤
Biểu thị thông qua một hình vẽ minh họa ① ② ③ ④ ⑤
20
nào đó.
Thông qua hình ảnh nào đó tưởng tượng ① ② ③ ④ ⑤
21
trong đầu.
Li n tưởng đến kinh nghi m bản thân có ① ② ③ ④ ⑤
22
li n quan đến từ mới đó.
Ghi nhớ nghĩa của từ cùng với từ đồng ① ② ③ ④ ⑤
23
nghĩa trái nghĩa hay từ cùng loại.
Biểu thị một biểu đồ có quan h về nghĩa ① ② ③ ④ ⑤
của từ đó.
24
(Ví dụ: từ „인간‟

인간

84
………………………………………….)

여자 남자
Phân loại trường hợp về mức độ hoặc giai ① ② ③ ④ ⑤
đoạn của từ.
25
(Ví dụ: Ghi nhớ các từ chỉ tần xuất như
sau: „항상>자주>보통>가끔>전혀‟.)
Vận dụng những từ đó vào những địa điểm ① ② ③ ④ ⑤
quen thuộc.
(Ví dụ: Tr n đường đi học từ nhà đến
26 trường, tôi sẽ mặc định gọi những tòa nhà
nằm tr n đường bằng một từ vựng nào đó
cứ thế mỗi khi nhìn thấy tòa nhà đó tôi sẽ
nhớ được nghĩa của từ đó.)
Tập hợp các từ theo cùng một chủ đề. ① ② ③ ④ ⑤
27 (Ví dụ: Tập hợp các danh từ có cùng chủ
đề động vật: 고양이, 호랑이, 토끼.)

28 Tạo một câu có chứa từ đó. ① ② ③ ④ ⑤


Viết một đoạn văn ngắn có chứa nhiều từ ① ② ③ ④ ⑤
29
trong cùng một nhóm.
30 Thông qua cách đánh vần từ đó. ① ② ③ ④ ⑤
31 Thông qua cách phát âm của từ đó. ① ② ③ ④ ⑤

32 Đọc to từ đó nhiều lần. ① ② ③ ④ ⑤


Li n tưởng đến các từ có chứa từ khóa hay ① ② ③ ④ ⑤
33
phát âm giống với từ đó.
Phân tích căn tố và tiếp từ của từ đó. ① ② ③ ④ ⑤
(Ví dụ: từ „사냥꾼‟ được ghép bởi chữ
34
‘사냥’ và chữ „~꾼‟ có nghĩa là ‘~을 할
사람’, từ đó ta có thể suy ra nghĩa của từ

85
này là „사냥을 하는 사람‟.)
Ghi nhớ nghĩa của từ bằng cách thay đổi ① ② ③ ④ ⑤
cách biểu thị của từ đó.
35
(Ví dụ: từ „선생님‟ sẽ được biểu thị là
người dạy các em học sinh.)
Li n tưởng đến một từ đồng nghĩa trong ① ② ③ ④ ⑤
36
tiếng Vi t.
Ghi nhớ nghĩa của từ cùng với một thành ① ② ③ ④ ⑤
37 ngữ hay quán dụng ngữ có li n quan đến
từ đó.
38 Thông qua một hoạt động thân thể. ① ② ③ ④ ⑤
39 Viết từ đó lại nhiều lần. ① ② ③ ④ ⑤
Sử dụng Flash Card. ① ② ③ ④ ⑤
(Flash Card: là loại thẻ mang thông tin
40 (từ, số hoặc cả hai) được sử dụng cho vi c
học bài trên lớp hoặc trong nghiên cứu cá
nhân.)
41 Ghi chú từ đó trong giờ học trên lớp. ① ② ③ ④ ⑤
Sử dụng mục từ vựng trong sách giáo ① ② ③ ④ ⑤
42
khoa.
43 Nghe đi nghe lại nhiều lần từ được ghi âm. ① ② ③ ④ ⑤

44 Đặt t n l n đồ vật bằng từ đó. ① ② ③ ④ ⑤


45 Xem tập ghi chép từ vựng nhiều lần. ① ② ③ ④ ⑤
46 Xem phim ảnh, nghe nhạc, internet… ① ② ③ ④ ⑤

47 Tự làm kiểm tra bằng các bài test từ vựng. ① ② ③ ④ ⑤


Nếu có từ mới xuất hi n thì nhìn một lần là ① ② ③ ④ ⑤
48
có thể nhớ.
Thường xuyên luy n tập học từ vựng một ① ② ③ ④ ⑤
49
cách đều đặn.

86
Các phương pháp khác để ghi nhớ từ vựng
đã học một lần trước đó
(Vui lòng ghi rõ và chọn mức độ tương
ứng)

50 1) ① ② ③ ④ ⑤
2) ① ② ③ ④ ⑤
3) ① ② ③ ④ ⑤
4) ① ② ③ ④ ⑤
5) ① ② ③ ④ ⑤

Các chiến lược mà bạn đang dụng cho vi c ghi nhớ từ vựng đã được học một lần
trước đó có hi u quả không?

⃝ Không
⃝ Cũng hi u quả
⃝ Bình thường
⃝ Hi u quả
⃝ Rất hi u quả

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

CHÚC BẠN THÀNH CÔNG

87
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BẢNG HỎI
PHẦN 1: THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Năm sinh:
Minimu Maximu Std.
N m m Mean Deviation
Tuổi 579 18 27 20.69 1.305
Valid N
579
(listwise)

2. Quê quán:
Vùng miền
Miền Miền Miền
Bắc Nam Trung Total
Quê An Giang 0 21 0 21
quán Bà Rịa -
0 15 0 15
Vũng Tàu
Bắc Giang 1 0 0 1
Bạc Liêu 0 4 0 4
Bắc Ninh 3 0 0 3
Bến Tre 0 20 0 20
Bình Định 0 0 28 28
Bình Dương 0 5 0 5
Bình Phước 0 7 0 7
Bình Thuận 0 0 14 14
Cà Mau 0 2 0 2
Cao Bằng 2 0 0 2
Đà Nẵng 0 0 4 4
Đắk Lắk 0 0 10 10
Đắk Nông 0 0 1 1
Đồng Nai 0 47 0 47
Đồng Tháp 0 18 0 18
Gia Lai 0 0 6 6
Hà Nam 2 0 0 2
Hà Nội 11 0 0 11
Hà Tĩnh 0 0 3 3
Hải Dương 2 0 0 2
Hải Phòng 4 0 0 4
Huế 0 0 7 7
Hưng Y n 5 0 0 5

88
Khánh Hòa 0 0 12 12
Kiên Giang 0 7 0 7
Kon Tum 0 0 2 2
Lâm đồng 0 0 1 1
Lâm Đồng 0 0 32 32
Lào Cai 1 0 0 1
Long An 0 16 0 16
Nam Định 9 0 0 9
Ngh An 0 0 4 4
Ninh Bình 4 0 0 4
Ninh Thuận 0 0 6 6
Phú Thọ 1 0 0 1
Phú Yên 0 0 10 10
Quảng Nam 0 0 13 13
Quảng Ngãi 0 0 7 7
Quảng Trị 0 0 3 3
Sóc Trăng 0 2 0 2
Tây Ninh 0 11 0 11
Thái Bình 11 0 0 11
Thanh Hóa 0 0 7 7
Tiền Giang 0 29 0 29
TP.HCM 0 136 0 136
Trà Vinh 0 3 0 3
Vĩnh Long 0 8 0 8
Vĩnh Phúc 2 0 0 2
Total 58 351 170 579

3. Giới tính:
Giới tính
Nam Nữ Row
Table Table N %
Row Row
Count Total Count Total Total
N% N%
N% N%
100
HB 15 11.5% 2.6% 116 88.5% 20.0%
Trƣờng %
đang 100
HUFLIT 25 14.6% 4.3% 146 85.4% 25.2%
theo %
học 100
USSH 19 6.9% 3.3% 258 93.1% 44.6%
%

89
10.2
Total 59 520 89.8%
%

4. Sinh vi n năm:
Frequen Valid Cumulative
cy Percent Percent Percent
Valid Năm
164 28.3 28.3 28.3
1
Năm
141 24.4 24.4 52.7
2
Năm
141 24.4 24.4 77.0
3
Năm
133 23.0 23.0 100.0
4
Total 579 100.0 100.0

5. Trường:

Trƣờng đang theo học


HB HUFLIT USSH
Layer Layer Layer Layer Layer
Row Column Row Column Row
Total Total Total Total Total
Count N% N % Count N % N % Count N %
Sin Năm Nam 2 16.7% 1.5% 7 58.3% 4.1% 3 25.0%
h 1 Nữ 26 17.1% 19.8% 50 32.9% 29.2% 76 50.0%
viên Năm Nam 6 31.6% 4.6% 7 36.8% 4.1% 6 31.6%
nă 2 Nữ 36 29.5% 27.5% 37 30.3% 21.6% 49 40.2%

90
m Năm Nam 1 12.5% 0.8% 2 25.0% 1.2% 5 62.5%
thứ 3 Nữ 28 21.1% 21.4% 24 18.0% 14.0% 81 60.9%
mấy Năm Nam 6 30.0% 4.6% 9 45.0% 5.3% 5 25.0%
4 Nữ 26 23.0% 19.8% 35 31.0% 20.5% 52 46.0%
131 171 277
Tổng (22.6 (29.5 (47.8
%) %) %)

6. Năng lực tiếng Hàn (tự đánh giá):


Frequen Valid Cumulative
cy Percent Percent Percent
Valid Sơ cấp 264 45.6 45.6 45.6
Trung
308 53.2 53.2 98.8
cấp
Cao cấp 7 1.2 1.2 100.0
Total 579 100.0 100.0

Năng lực tiếng Hàn tự đánh giá (theo từng trường)


Năng lực tiếng Hàn tự đánh giá
Trung
Sơ cấp cấp Cao cấp Total
Trường đang theo HB 63 68 0 131
học HUF
99 70 2 171
LIT
USS
102 170 5 277
H
Total 264 308 7 579

91
7. Bạn đã đạt TOPIK cấp:
Cumula
Valid tive
Frequency Percent Percent Percent
Valid 1 2 0.3 1.0 1.0
2 43 7.4 21.9 23.0
3 63 10.9 32.1 55.1
4 67 11.6 34.2 89.3
5 19 3.3 9.7 99.0
6 2 0.3 1.0 100.0
Total 196 33.9 100.0
Missing System 383 66.1
Total 579 100.0

8. Điểm mạnh của bạn khi học tiếng Hàn là gì?


Cases
Valid Missing Total
N Percent N Percent N Percent
Điểm
579 100.0% 0 0.0% 579 100.0%
mạnh

Responses
N Percent Percent of Cases
Không 254 41.1% 43.9%
Khiếu học ngoại 76 12.3% 13.1%
ngữ
Đọc hiểu 64 10.4% 11.1%
Điểm
Nghe 52 8.4% 9.0%
mạnh Ngữ pháp 48 7.8% 8.3%
Từ vựng 44 7.1% 7.6%
Nói 33 5.3% 5.7%
Phát âm 26 4.2% 4.5%
Viết 21 3.4% 3.6%
Total 618 100.0% 106.7%

92
9. Điểm yếu của bạn khi học tiếng Hàn là gì?

Cases
Valid Missing Total
N Percent N Percent N Percent
Điểm
579 100.0% 0 0.0% 579 100.0%
yếu

Responses
N Percent Percent of Cases
Từ vựng 178 24.8% 30.7%
Nói 153 21.3% 26.4%
Nghe 151 21.0% 26.1%
Ngữ pháp 65 9.0% 11.2%
Mau quên 45 6.3% 7.8%
Điểm yếu Viết 36 5.0% 6.2%
Phát âm 30 4.2% 5.2%
Không 29 4.0% 5.0%
Khiếu học ngoại 20 2.8% 3.5%
ngữ
Đọc hiểu 12 1.7% 2.1%
Total 719 100.0% 124.2%

10. Ngoài giờ học trên lớp thì bạn dành bao nhiêu thời gian trong một ngày để
học tiếng Hàn?

Minimu Maximu Std.


N m m Mean Deviation
Thời gian học tiếng
579 .00 12.00 2.1317 1.25631
Hàn ở nhà
Valid N (listwise) 579

93
11. Theo bạn, vi c học từ vựng tiếng Hàn có quan trọng không?
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Bình thường 5 .9 .9 .9
Cũng quan
9 1.6 1.6 2.4
trọng
Quan trọng 150 25.9 25.9 28.3
Rất quan
415 71.7 71.7 100.0
trọng
Total 579 100.0 100.0

PHẦN 2: CHIẾN LƢỢC HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÀN

• Nếu có từ mới xuất hiện, bạn sử dụng CHIẾN LƯỢC NÀO ĐỂ TÌM HIỂU
NGHĨA của từ đó?

Std.
N Mean
Deviation
Tra từ bằng từ điển Vi t ∙ Hàn. 579 4.14 0.986
Cố gắng tìm kiếm một từ đồng nghĩa trong tiếng Vi t
hoặc trong một ngôn ngữ khác đã biết.(Ví dụ:
579 3.38 1.193
복잡하다: Trong tiếng Vi t là „phức tạp‟.바나나:
Trong tiếng Anh là „banana‟.)

94
Hỏi bạn bè về nghĩa của từ đó. 579 3.29 1.007
Đoán theo mạch văn có chứa từ đó. 579 3.16 1.063
Nhờ giáo viên giải thích nghĩa của từ đó. 579 3.08 1.045
Phân tích phương thức cấu thành của từ vựng đó.(Ví
dụ: „책가방‟ là từ ghép của „책‟ và từ „가방‟ lại với 579 2.99 1.158
nhau rồi suy ra nghĩa.)
Phân tích từ loại của từ vựng đó là gì. 579 2.63 1.259
Tra từ bằng từ điển Anh ∙ Hàn. 579 2.50 1.233
Hỏi người khác về từ đồng nghĩa từ trái nghĩa hoặc
579 2.48 1.023
từ cùng loại.
Tra từ bằng từ điển Hàn ∙ Hàn. 579 2.43 1.246
Nhờ người khác nêu ra một câu có chứa từ đó. 579 2.16 1.054
Liên h với một bức tranh hoặc một sự chuyển động
579 2.15 1.151
của bàn tay hay cơ thể để giải nghĩa của từ.
Sử dụng danh sách các từ vựng rồi tìm nghĩa của từ.
579 2.12 1.205
(Dùng từ điển do bản thân làm ra)
Nhờ một người Hàn Quốc giải thích nghĩa của từ đó. 579 2.06 1.135
Sử dụng Flash Card để học nghĩa của từ.
(Flash Card: là loại thẻ mang thông tin (từ, số hoặc cả
579 1.46 0.886
hai) được sử dụng cho vi c học bài trên lớp hoặc
trong nghiên cứu cá nhân.)
Valid N (listwise) 579

điểm trung bình


4.5
4
3.5
3
2.5
2 điểm trung bình
1.5
1
0.5
0
PP1
PP2
PP3
PP4
PP5
PP6
PP7
PP8
PP9
PP10
PP11
PP12
PP13
PP14
PP15

95
Các chiến lược bạn đang áp dụng để tìm hiểu nghĩa của từ mới có hi u quả
không?

Frequen Valid Cumulative


cy Percent Percent Percent
Valid Bình thường 26 4.5 4.5 4.5
Cũng hi u
49 8.5 8.5 13.0
quả
Hi u quả 15 2.6 2.6 15.5
Không 489 84.5 84.5 100.0
Total 579 100.0 100.0

• Bạn sử dụng CHIẾN LƯỢC NÀO ĐỂ GHI NHỚ từ vựng đã học được một
lần trước đó?

Std.
N Mean
Deviation
Xem phim ảnh, nghe nhạc, internet… 579 3.98 1.007
Ghi chú từ đó trong giờ học trên lớp. 579 3.57 1.104
Viết từ đó lại nhiều lần. 579 3.47 1.289
Sử dụng mục từ vựng trong sách giáo khoa. 579 3.42 1.154
Xem tập ghi chép từ vựng nhiều lần. 579 3.40 1.185
Li n tưởng đến một từ đồng nghĩa trong tiếng Vi t. 579 3.38 1.116
Đọc to từ đó nhiều lần. 579 3.26 1.212

96
Tập hợp các từ theo cùng một chủ đề. (Ví dụ: Tập hợp
các danh từ có cùng chủ đề động vật: 고양이, 호랑이, 579 3.20 1.104
토끼.)
Ghi nhớ nghĩa của từ cùng với từ đồng nghĩa trái
579 3.14 1.081
nghĩa hay từ cùng loại.
Tạo một câu có chứa từ đó. 579 3.11 1.075
Li n tưởng đến kinh nghi m bản thân có li n quan đến
579 3.10 1.110
từ mới đó.
Thông qua cách phát âm của từ đó. 579 3.06 1.097
Thường xuyên luy n tập học từ vựng một cách đều
579 2.91 1.105
đặn.
Li n tưởng đến các từ có chứa từ khóa hay phát âm
579 2.91 1.218
giống với từ đó.
Thông qua hình ảnh nào đó tưởng tượng trong đầu. 579 2.90 1.190
Vận dụng những từ đó vào những địa điểm quen
thuộc. (Ví dụ: Tr n đường đi học từ nhà đến trường,
tôi sẽ mặc định gọi những tòa nhà nằm tr n đường 579 2.85 1.241
bằng một từ vựng nào đó cứ thế mỗi khi nhìn thấy tòa
nhà đó tôi sẽ nhớ được nghĩa của từ đó.)
Nghe đi nghe lại nhiều lần từ được ghi âm. 579 2.79 1.232
Thông qua cách đánh vần từ đó. 579 2.73 1.142
Tự làm kiểm tra bằng các bài test từ vựng. 579 2.62 1.215
Phân loại trường hợp về mức độ hoặc giai đoạn của từ. 579 2.61 1.131
Ghi nhớ nghĩa của từ bằng cách thay đổi cách biểu thị
của từ đó. (Ví dụ: từ „선생님‟ sẽ được biểu thị là 579 2.43 1.145
người dạy các em học sinh.)
Thông qua một hoạt động thân thể. 579 2.36 1.113
Giao tiếp với người Hàn Quốc. 579 2.32 1.112
Ghi nhớ nghĩa của từ cùng với một thành ngữ hay
579 2.30 1.096
quán dụng ngữ có li n quan đến từ đó.
Đặt tên lên đồ vật bằng từ đó. 579 2.27 1.209
Phân tích căn tố và tiếp từ của từ đó. (Ví dụ: từ
„사냥꾼‟ được ghép bởi chữ „사냥‟ và chữ „~꾼‟ có
579 2.26 1.167
nghĩa là „~을 할 사람‟ từ đó ta có thể suy ra nghĩa
của từ này là „사냥을 하는 사람‟.)
Cùng với các bạn tranh luận và phân tích để ghi nhớ
579 2.21 1.011
nghĩa của từ.

97
Viết một đoạn văn ngắn có chứa nhiều từ trong cùng
579 2.19 1.059
một nhóm.
Nếu có từ mới xuất hi n thì nhìn một lần là có thể nhớ. 579 2.16 1.096
Biểu thị thông qua một hình vẽ minh họa nào đó. 579 2.10 1.140
Nhờ giáo viên kiểm tra xem những từ bản thân viết
579 2.08 1.038
đúng hay không.
Biểu thị một biểu đồ có quan h về nghĩa của từ đó. 579 1.92 1.040
Sử dụng Flash Card. (Flash Card: là loại thẻ mang
thông tin (từ, số hoặc cả hai) được sử dụng cho vi c 579 1.70 1.127
học bài trên lớp hoặc trong nghiên cứu cá nhân.)
Valid N (listwise) 579

4.5
4
3.5
3
2.5
2 điểm trung bình
1.5
1
0.5
0
PP1
PP3
PP5
PP7
PP9
PP11
PP13
PP15
PP17
PP19
PP21
PP23
PP25
PP27
PP29
PP31
PP33

98
Các chiến lược mà bạn đang dụng cho vi c ghi nhớ từ vựng đã được học một lần
trước đó có hi u quả không?

Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Bình thường 22 3.8 3.8 3.8
Cũng hi u
21 3.6 3.6 7.4
quả
Hi u quả 12 2.1 2.1 9.5
Không 524 90.5 90.5 100.0
Total 579 100.0 100.0

99

You might also like