You are on page 1of 149

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA TÂM LÝ HỌC

HOÀNG THỊ THANH BƯỞI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC


LÃNG QUÊN (FOMO) CỦA SINH VIÊN
MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY

Chuyên ngành: Tâm lý học

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC

HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC


LÃNG QUÊN (FOMO) CỦA SINH VIÊN
MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY

Người thực hiện: Hoàng Thị Thanh Bưởi


Người hướng dẫn khoa học: NCS.ThS. Mai Mỹ Hạnh

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân nhà nghiên
cứu, được sự hướng dẫn khoa học của Nghiên cứu sinh - Ths. Mai Mỹ Hạnh. Các nội
dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ
hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân
tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong đề tài nghiên cứu còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích
nguồn gốc rõ ràng.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung nghiên cứu của mình.

Hoàng Thị Thanh Bưởi


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được đề tài khóa luận này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến quý thầy cô của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập trên
giảng đường Đại học. Cảm ơn các Thầy Cô khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư
phạm TP.HCM đã tạo điều kiện cho những bạn sinh viên Tâm lý có cơ hội thể hiện
những kiến thức được Thầy Cô truyền đạt trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nghiên cứu sinh - Ths.
Mai Mỹ Hạnh - người đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, nhắc nhở và cho em những
lời nhận xét góp ý quý báu để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất đề tài khóa luận
tốt nghiệp này. Với em, Cô không chỉ là người đã trực tiếp giúp đỡ, đóng góp ý kiến,
giải đáp thắc mắc, mà còn là người truyền thêm cảm hứng, truyền đạt kinh nghiệm
để em có thêm lòng tin, động lực cũng như những kinh nghiệm thực tiễn trong quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tiếp đến, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn thân thiết, các bạn
sinh viên 3 trường Đại học: Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sài Gòn, Đại học
Công nghệ TP.HCM đã bớt chút thời gian hoàn thành phiếu khảo sát mà người nghiên
cứu soạn ra.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ và những người thân trong
gia đình đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất để bản thân tôi có thêm niềm tin thực
hiện tốt đề tài của mình.
Với nền kiến thức còn hạn chế, nội dung nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những sai sót. Vì thế, tôi rất mong nhận được lời nhận xét, góp ý của Quý thầy
cô, của Hội đồng chấm khóa luận, để đề tài nghiên cứu của tôi có thể hoàn thiện hơn,
góp phần làm dồi dào thêm tư liệu nghiên cứu cho Tâm lý học nước nhà.
Xin kính chúc Quý thầy cô, các bạn sinh viên sẽ có thật nhiều sức khỏe, nhiều
niềm vui và luôn thành công trong mọi lĩnh vực cuộc sống.
TP.HCM, ngày 27 tháng 04 năm 2018
Hoàng Thị Thanh Bưởi

 
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục sơ đồ, biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .....................................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
4.2. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................3
5. Giả thuyết khoa học .............................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
6.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu ........................................................................3
6.2. Phạm vi khách thể nghiên cứu .......................................................................3
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................3
7.1. Phương pháp luận ..........................................................................................3
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc ...................................................................3
7.1.2. Quan điểm thực tiễn .................................................................................4
7.1.3. Quan điểm lịch sử xã hội .........................................................................4
7.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .............................................................4
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..........................................................5
8. Đóng góp của đề tài .............................................................................................5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC
LÃNG QUÊN (FOMO) CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ
TRƯỜNG ĐH TẠI TP.HCM ...........................................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO)....................................................................................................................6
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài ....................................................6
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước ..................................................16
1.2. Lý luận về hội chứng sợ bị người khác lãng quên ..........................................18
1.2.1. Lý luận về sợ .............................................................................................18
1.2.1.1. Lý luận về cảm xúc .............................................................................18
C. Phân biệt “sợ”, “lo lắng” và “lo âu” ............................................................24
1.2.2. Lý luận về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ...................25
1.2.3. Đặc điểm sinh lý, tâm lý - xã hội lứa tuổi sinh viên ................................38
1.2.4. Biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của
sinh viên ...................................................................................................42
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC
LÃNG QUÊN (FOMO) CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ
TRƯỜNG ĐH TẠI TP.HCM.......................................................46
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) của sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM hiện nay. .......................46
2.1.1. Mục đích ...................................................................................................46
2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu đề tài..........................................................46
2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu .....................................................................52
2.2.1. Vài nét về khách thể chưa qua sàng lọc ....................................................52
2.2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu đã qua sàng lọc .....................................53
2.3. Kết quả nghiên cứu về thực trạng hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM. ...............................56
2.3.1. Mức độ chung về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của
sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM .......................................56
2.3.2. Nhận thức về khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM..................58
2.3.3. Biểu hiện về mặt sinh lý của sinh viên khi bị người khác lãng quên ......60
2.3.4. Biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) ..........................................................................61
2.3.5. Biểu hiện về mặt thái độ, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) ...............................................................69
2.3.6. Biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) ..................................................................................76
2.3.7. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua các tình huống cụ thể ......................................................83
2.3.8. Nhận thức của sinh viên về những đặc điểm ảnh hưởng đến suy nghĩ,
cảm xúc và hành vi khi bị người khác lãng quên. ...................................93
2.3.9. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên các
phương diện .............................................................................................96
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................103
1. Kết luận ............................................................................................................103
2. Kiến nghị ..........................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110
PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT ............................................................................1
PHỤ LỤC 2 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN ................................................................11
PHỤ LỤC 3 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT GIẢ THUYẾT .......................................14
PHỤ LỤC 4 Fear of Missing Out Scale: FoMOs .................................................16
PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ SPSS ..............................18
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Viết đầy đủ Viết tắt


1 Đại học ĐH
2 Điểm trung bình ĐTB
3 Đồng ý ĐY
4 Đúng Đ
5 Hiếm khi HK
6 Hoàn toàn đồng ý HTĐY
7 Hoàn toàn đúng HTĐ
8 Hoàn toàn không đồng ý HTKĐY
9 Hoàn toàn sai HTS
10 Không bao giờ KBG
11 Không đồng ý KĐY
12 Mạng xã hội MXH
13 Phần trăm %
14 Phân vân PV
15 Rất thường xuyên RTX
16 Sai S
17 Tần số TS
18 Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM
19 Thỉnh thoảng TT
20 Thường xuyên TX
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cách tính điểm cho câu 4,5,6,7,8,9 .......................................................49
Bảng 2.2. Tổng hợp cách quy điểm từng câu, bao gồm các câu 4, 5, 6, 7, 8,
9, 10 .......................................................................................................49
Bảng 2.3. Cách tính điểm mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) cho các câu từ câu 4 đến câu 10 dựa vào tổng điểm ..............50
Bảng 2.4. Cách tính điểm mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) cho các câu từ câu 4 đến câu 9 dựa vào điểm trung bình.......50
Bảng 2.5. Cách tính điểm mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) cho các câu từ câu 10.1 đến 10.2, 10.3, 10.4, 10.5, 10.6,
10.7 dựa vào điểm trung bình ................................................................50
Bảng 2.6. Vài nét về khách thể chưa qua sàng lọc ................................................52
Bảng 2.7. Kết quả sàng lọc khách thể nghiên cứu hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) của sinh viên ..........................................................53
Bảng 2.8. Vài nét về khách thể nghiên cứu được sàng lọc ....................................54
Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức về khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) của sinh viên ..................................................................58
Bảng 2.10. Biểu hiện về mặt sinh lý của sinh viên khi bị người khác
lãng quên ...............................................................................................60
Bảng 2.11. Biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị
công nghệ...............................................................................................61
Bảng 2.12. Biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày ....65
Bảng 2.13. Biểu hiện về mặt thái độ, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết
bị công nghệ ..........................................................................................69
Bảng 2.14. Biểu hiện về mặt thái độ, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng
ngày .......................................................................................................73
Bảng 2.15. Biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị
công nghệ...............................................................................................76
Bảng 2.16. Biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày ....79
Bảng 2.17. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống 1 ..................................................................83
Bảng 2.18. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống 2 ..................................................................84
Bảng 2.19. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống 3 ..................................................................86
Bảng 2.20. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống 4 ..................................................................87
Bảng 2.21. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống 5 ..................................................................88
Bảng 2.22. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống 6 ..................................................................90
Bảng 2.23. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống 7 ..................................................................91
Bảng 2.24. Nhận thức của sinh viên về những đặc điểm ảnh hưởng đến suy
nghĩ, cảm xúc và hành vi khi bị người khác lãng quên .........................93
Bảng 2.25. Mức độ chung về hội chứng sợ bị nguời khác lãng quên (FOMO) ......56
Bảng 2.26. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ......................57
Bảng 2.27. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh
viên trên phương diện giới tính .............................................................96
Bảng 2.28. Sự khác biệt mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
của sinh viên trên phương diện giới tính ...............................................96
Bảng 2.29. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương
diện kết quả học tập ...............................................................................97
Bảng 2.30. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương
diện kết quả rèn luyện............................................................................99
Bảng 2.31. Các mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên
phương diện kết quả rèn luyện ............................................................100
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) .................58
Biểu đồ 2. 2. Tổng điểm trung bình hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) trên phương diện giới tính .................................................97
Biểu đồ 2. 3. Tổng điểm trung bình hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) trên phương diện kết quả học tập .......................................98
Biểu đồ 2. 4. Tổng điểm trung bình hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) trên phương diện kết quả rèn luyện .................................100
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ra đời và tách ra khỏi triết học trở thành một khoa học độc lập từ năm 1879
nhưng trước đó và cho đến nay Tâm lý học vẫn có một vị trí to lớn trong cuộc sống
và hoạt động con người. Có thể nói rằng mọi thời kì lịch sử, mọi lĩnh vực hoạt động
xã hội đều có sự đóng góp của Tâm lý học [18]. Đến những năm đầu của thế kỷ XXI,
các nhà nghiên cứu Tâm lý học đã và đang bắt đầu đi sâu vào các nguồn gốc cũng
như nguyên nhân liên quan đến não bộ và thần kinh của các hiện tượng hay rối loạn
tâm lý. Do vậy, các nghiên cứu Tâm lý học ngày nay cũng không thể tách rời những
phương tiện gắn chặt với đời sống tinh thần con người trong thời đại số. Ngoài việc
sử dụng những công cụ kết nối theo nghĩa đơn thuần thì con người càng có tâm lý
muốn tìm hiểu và khai thác sâu các khía cạnh lợi hại xung quanh mối quan hệ với cá
nhân mỗi người, và nhờ vậy, internet được đặt lên bàn cân như một “con dao hai lưỡi”
với vô vàn vấn đề cần nghiên cứu.
Thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay là thế hệ đầu tiên được tiếp cận với
Internet một cách rộng rãi. Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy sự gia tăng về số
lượng thanh thiếu niên sử dụng internet. Điều tra Quốc gia về thanh thiếu niên mới
đây (Bộ y tế, Tổ chức y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc, 2005) cho thấy
50% thanh thiếu niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng
internet. Một nghiên cứu khác (2004) đã xác định Internet là một không gian mới ở
Việt Nam, nơi mà thanh thiếu niên có thể trao đổi khá thoải mái mọi vấn đề và ngay
cả những vấn đề nhạy cảm nhất [15].
Nếu như việc hòa mình vào mạng internet cũng như các trang web, mạng xã
hội được xem là bước tiến mạnh mẽ của Việt Nam trong khoảng thời gian gần hai
thập kỷ, thì những mặt trái từ việc nghiện internet và các trang mạng xã hội được ghi
nhận là không ít. Đối với các bạn sinh viên, mạng xã hội nói chung và Facebook nói
riêng có một sức hút không nhỏ. Chúng ta không thể phũ nhận những đóng góp to
lớn của mạng xã hội ở việc kết nối những cá nhân lại với nhau tạo nên một mạng lưới
những mối quan hệ mà người sử dụng chỉ cần một vài thao tác qua bàn phím là có
thể giải quyết được hàng tá vấn đề đặt ra trước mắt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển


của dịch vụ internet, các báo cáo lâm sàng về những hậu quả liên quan đến vấn đề
sức khỏe tinh thần từ việc lạm dụng internet cũng tăng vọt.
Không ít sinh viên ngày nay chạy đua với đời sống ảo trên mạng và những lượt
thích, những lời bình luận (comment) của mọi người mà quên đi mất cuộc sống thực
của họ. Việc nghiện mạng xã hội và internet ở người trẻ không phải là mới nhưng
thường nhìn nhận đơn thuần ở việc bản thân chưa biết sắp xếp thời gian, thiếu tự chủ
nên sa lầy. Tuy nhiên, theo báo cáo từ MyLife, 56% người sử dụng mạng xã hội mắc
hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO - Fear of missing out). Chúng ta càng
sống nhanh, càng sợ mình sẽ trở thành kẻ rớt lại đằng sau. Trong một khảo sát của tổ
chức JWTintelligent, gần 50% bạn trẻ thừa nhận rằng tâm lý sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) của mình là do mạng xã hội gây ra [55].
Như vậy, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) không chỉ đang lan
rộng với tốc độ không thể ngờ đến mà nó còn để lại những hậu quả ảnh hưởng lâu dài
về đời sống vật chất, tinh thần của con người trong xã hội hiện đại. Có thể nói, những
đề tài nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trong giai đoạn
hiện tại là cấp thiết và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đề ra.
Từ những cơ sở trên, đề tài: “Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
của sinh viên một số Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” được
xác lập.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu biểu hiện và mức độ của hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) ở sinh viên một số Trường Đại học (ĐH) tại Thành phố Hồ chí Minh
(TP.HCM) hiện nay. Từ đó tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) mà sinh viên gặp phải.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài như: Sợ, hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO).
3.2. Khảo sát thực trạng những biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) trên khách thể là sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM. Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến những biểu hiện và mức độ biểu hiện của hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) của nhóm khách thể này.


4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO).
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên của một số Trường ĐH tại địa bàn TP.HCM.
5. Giả thuyết khoa học
Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên một số
Trường ĐH tại TP.HCM ở mức trung bình.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) ở sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM, trong đó chủ yếu là các yếu tố
xuất phát từ phía chủ quan.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mức độ những biểu hiện hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) thông qua các biểu hiện trên phương diện nhận thức, thái độ
và hành vi. Đề tài không nghiên cứu hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
như một rối loạn tâm thần.
6.2. Phạm vi khách thể nghiên cứu
Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trên khách thể sinh viên 3 trường: ĐH Sư phạm
TP.HCM (HCMUE), ĐH Sài Gòn (SGU) và ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH).
Cụ thể, tiến hành khảo sát trên các khách thể sinh viên là sinh viên năm nhất,
năm thứ hai, năm thứ ba và năm thứ tư của 3 trường trên.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như khái niệm
sợ, khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), các biểu hiện và mức
độ biểu hiện của nỗi sợ hãi bị người khác lãng quên. Nghiên cứu đề tài (xây dựng
bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập.


7.1.2. Quan điểm thực tiễn
Thực tiễn là nguyên nhân và còn là điều kiện cho sự ra đời của đề tài hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM.
Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) là mối quan tâm của toàn xã hội hiện
nay. Đã có nhiều bài báo viết về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
nhưng thực sự, để có cái nhìn xác đáng và cận cảnh hơn về những biểu hiện của nó
trên khách thể sinh viên ĐH ở Việt Nam thì quả thật còn hạn chế. Do vậy, sự ra đời
của đề tài nghiên cứu là cần thiết và sẽ có những đóng góp không nhỏ cho những
nghiên cứu hành vi xã hội nói chung và Tâm lý học tại Việt Nam nói riêng.
7.1.3. Quan điểm lịch sử xã hội
Trên thực tế, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) đã được các nhà
Tâm lý học ghi nhận từ nhiều thế kỷ trước với tên gọi “hội chứng sợ bị lãng quên”.
Tuy nhiên, chỉ những năm trở lại đây, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng
nổ, các vấn đề an toàn sức khỏe tinh thần được chú trọng nhiều hơn thì một lần nữa,
các nhà khoa học lại chú ý đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) này.
Mặc dù vậy, những cuốn sách nói về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
vẫn còn khá ít ỏi và chỉ dừng lại ở những bài phỏng vấn ngắn hay bài đăng trên tạp
chí. Do vậy, các đề tài nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
chắc chắn sẽ được quan tâm và đánh giá cao trong giới khoa học ở thời đại số ngày
nay.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp
sau: nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
gồm: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn và phương pháp
thống kê toán học.
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc các tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài, kết hợp với lý luận riêng, người nghiên cứu sẽ xây dựng một hệ thống khái niệm
công cụ cũng như những khái niệm có liên quan để định hướng cho việc thiết kế công
cụ nghiên cứu cũng như toàn bộ quá trình điều tra thực tiễn những biểu hiện và mức
độ biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên.


7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Dựa trên cơ sở lý luận của để tài và các phương pháp luận để xây dựng bảng
hỏi phù hợp với mục đích. Bảng hỏi được thử nghiệm trước khi điều tra chính thức
trên khách thể chính và khách thể bổ trợ.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Sau khi thu số liệu và xử lý thống kê toán học, người nghiên cứu tiến hành
phỏng vấn sinh viên dựa theo bảng phỏng vấn đã soạn sẵn. Phỏng vấn được thu âm,
ghi nhận bằng hình ảnh và có chữ ký xác nhận của khách thể.
7.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỷ
lệ phần trăm, điểm trung bình, kiểm nghiệm T - Test, kiểm nghiệm ANOVA làm cơ
sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
8. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài khái quát được các công trình nghiên cứu có liên quan và
xây dựng một số vấn đề lý luận mới trên cơ sở tiếp thu các khái niệm của các nhà
nghiên cứu đi trước như khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO),
mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên.
Về mặt thực tiễn, đề tài chỉ ra bức tranh thực trạng những biểu hiện và mức độ
hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở nhóm khách thể nghiên cứu là sinh
viên. Đây là cơ sở để các đề tài nghiên cứu sau đi vào nhiệm vụ nghiên cứu sâu hơn
và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
trong toàn xã hội.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú lý luận về Tâm lý học lứa tuổi
thanh niên sinh viên hiện đại; tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa và làm hạn chế
những biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO); góp phần phát triển
nhân cách toàn diện cho thế hệ đang trưởng thành trong thời kỳ kinh tế - xã hội đang
hội nhập quốc tế như hiện nay.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC LÃNG QUÊN
(FOMO) CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐH TẠI TP.HCM
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) đang là một trong những vấn
đề bức thiết không chỉ ở riêng lĩnh vực Tâm lý học nói riêng mà còn là vấn đề nan
giải của toàn xã hội nói chung. Các nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước, xuất phát từ lĩnh vực kinh
tế và bắt đầu nóng trở lại từ những năm đầu thế kỷ XXI, khi các phương tiện truyền
thông tin tức xã hội bùng nổ và lan nhanh như ngọn sóng. Dưới đây là một số công
trình tiêu biểu:
Trong công trình nghiên cứu về cảm giác không thích hợp của Solomon (1928),
tác giả lưu ý rằng cảm giác không thích hợp có thể dẫn đến cảm giác thấp kém hơn.
Nghiên cứu sau đó đã hỗ trợ mối liên hệ giữa cảm giác không thích hợp và căng thẳng
của Gould, Horn & Spreeman vào năm 1983. Các nghiên cứu chuyên sâu về những
cảm giác không thích hợp ở thời điểm này còn hạn chế, tuy nhiên không khó để thấy
được rằng khái niệm này có thể góp phần làm rõ hơn cho khái niệm nỗi lo sợ bị lãng
quên. Theo tác giả Solomon (1928), khi một cá nhân nghe hoặc đọc về một sự kiện
mà họ không được mời hoặc nhìn thấy ai đó sở hữu một sản phẩm mà họ muốn có,
thì có thể họ sẽ cảm thấy không thỏa mãn và lần lượt đặt ra nhiều câu hỏi cho bản
thân để tự hỏi; ví dụ: Tại sao họ không được mời? Tại sao họ không thể hoặc không
mua sản phẩm đó? Và Solomon cũng đặt ra giả thiết rằng điều này là một nỗi sợ và
có thể ảnh hưởng bởi lòng tự trọng [35].
Nghiên cứu lý thuyết về sự gắn kết của Baumeister và Laury năm 1995 cho thấy
rằng sự sợ hãi của sự loại trừ xã hội và sự sợ hãi của việc bị người khác lãng quên có
thể thúc đẩy một người tuân thủ nguyên tắc mà nhóm đặt ra nhằm tránh một hoặc cả
hai nỗi sợ trên là sự loại trừ xã hội và việc bị tẩy chay [35].
Tác giả Holmes năm 1997 có bài đăng trong tạp chí Quốc tế về Tâm lý học của
Ấn Độ cũng cho rằng việc sử dụng Internet có thể gây ra sự phụ thuộc với các triệu
chứng tương tự như nghiện ma tuý. Sự sợ hãi của con người trong việc phải nhớ đến


những tin tức từ bạn bè hoặc gia đình trở thành tâm điểm mới và vấn đề thu hút sự
chú ý trong lĩnh vực tâm lý. Khi người ta bị ngắt kết nối với những người khác thông
qua phương tiện truyền thông xã hội và thế giới bên ngoài, họ sẽ có cảm giác bị căng
thẳng, sợ hãi và lo lắng [40].
Tác giả Bianchi và Phillips năm 2005 cũng có bài đăng trong tạp chí Quốc tế
về Tâm lý học của Ấn Độ. Nhóm tác giả cho rằng đối với nhiều người, điện thoại di
động là một phần không thể tách rời của cuộc sống hàng ngày. Họ sử dụng điện thoại
di động cá nhân thường xuyên và có khuynh hướng cảm thấy bị bỏ lỡ một sự kiện
nào đó và những người khác sẽ lãng quên mình khi họ không mang theo thiết bị điện
thoại bên mình. Việc truy cập các phương tiện truyền thông xã hội một cách nhanh
chóng và dễ dàng như hiện nay càng làm cho người dùng thêm tò mò về mọi thứ xung
quanh, về cuộc sống của người khác và những thứ mà có thể họ đã bỏ lỡ; điều này
càng tăng thêm tỉ lệ gây ra sự phụ thuộc và sợ hãi bị người khác lãng quên [40].
Theo tạp chí Quốc tế về Tâm lý học của Ấn Độ, nhóm tác giả Ellison, Steinfield
& Lampe (2007) cho rằng người ta sẽ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để
đáp ứng các nhu cầu cụ thể như xã hội hóa và thu thập thông tin. Đối với cá nhân trải
qua hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), việc sử dụng phương tiện truyền
thông xã hội có thể rất thú vị vì nó được coi là một cách kết nối không tốn kém và dễ
dàng với người khác. Tuy nhiên, cũng trong tạp chí này, tác giả Dossey (2014) cũng
khẳng định, các cá nhân này sẽ ngày càng gia tăng sự cô độc, cô lập và sợ bị lãng
quên vì trên thực tế, các phương tiện truyền thông xã hội không thực sự thay thế tiếp
xúc mặt đối mặt [40]. Cũng theo nhóm tác giả trong tạp chí này, sợ bị người khác
lãng quên sẽ có những biểu hiện khác nhau ở mỗi cá nhân vì tính duy nhất và tính
chủ thể của nó. Tính độc đáo này liên quan đến cá tính của từng cá nhân trong xã hội.
Tính cách là duy nhất và nhất quán do đó nó có thể được biểu hiện khác nhau ở những
cá nhân khác nhau [40].
Trong nghiên cứu về hành vi nghiện khi sử dụng phương tiện truyền thông xã
hội của sinh viên do Kim, Jeong, & Lee, (2010), các tác giả cho rằng, trong bối cảnh
xã hội ngày nay, các cá nhân dễ gặp khó khăn hơn nhiều khi phải ngắt kết nối trong
vài giờ mà không được viết về những gì mà bạn bè họ đã đăng, đã thích hoặc đã đọc
trên các trang mạng xã hội, từ đó nảy sinh cảm giác bồn chồn và tìm mọi cách để


được tiếp tục liên lạc với mọi người. Đối với nhiều người nói chung và sinh viên Đại
học nói riêng, việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội là một hành vi gây nghiện
thường xuyên và có tính gây nghiện. Các trang web mạng xã hội có thể có nghĩa là
một kênh mới để truyền thông, kiến thức, giải trí, và thậm chí kể cả việc thể hiện bản
thân [35].
Nghiên cứu “Hội chứng FOMO” của tác giả Wortham đăng trên tạp chí Nghiên
cứu Kinh doanh & Kinh tế Hoa kỳ (2011). Kết quả nghiên cứu của tác giả cho rằng
các nghiên cứu trước đây cho thấy hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
bao gồm khả năng cáu kỉnh, lo lắng, và cảm giác không thích hợp, và những cảm giác
này sẽ phát triển theo chiều hướng tồi tệ hơn khi một cá nhân đăng nhập vào các trang
mạng xã hội. Tác giả cũng cho thấy rằng hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) đã có mặt từ lâu trong lịch sử của bất kỳ kênh truyền thông nào có thể cho
phép các cá nhân có được kiến thức về bạn bè, gia đình hoặc thậm chí cuộc sống của
người lạ mà ta không hề quen biết. Những kênh truyền thông này bao gồm báo, thư,
hình ảnh, bản tin kỳ nghỉ hàng năm và email. Việc cải thiện công nghệ cũng như khả
năng tiếp cận công nghệ đơn giản đã giúp cho việc tiếp nhận thông tin trở nên dễ dàng
hơn và như vậy có thể khiến người dùng bị nghiện hơn bao giờ hết. Thay vì đọc tin
tức về các bữa tiệc hoặc các sự kiện mỗi lần và một lần (tức là trong một tờ báo hàng
tuần hoặc thậm chí hàng ngày), họ có thể nhận được thông tin điện tử ngay lập tức
thông qua công cụ mà họ chọn như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính
xách tay, v.v … [35].
Nghiên cứu của nhóm các tác giả Wilt, Oehlberg, & Revelle, đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Kinh doanh & Kinh tế Hoa Kỳ (2011). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các
nghiên cứu lo lắng thường phân chia lo lắng thành hai loại dựa trên việc liệu các nhà
nghiên cứu có quan tâm đến sự lo lắng kéo dài hay thoáng qua không, đó là: trạng
thái lo lắng và lo lắng tiểu bang. Theo nhóm tác giả, sự lo lắng tiểu bang thường được
định nghĩa là mức độ lo lắng của một người trong khoảng thời gian tương đối ngắn
(giây, phút và giờ). Nhiều tác giả khác đã dựa trên nền tảng định nghĩa này và đề xuất
rằng sự lo lắng của tiểu bang có liên quan nhiều nhất đến hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO), vì rất có thể các cá nhân gặp phải nỗi lo sợ này sau khi xem các
phương tiện truyền thông xã hội sẽ tạm thời trở nên lo lắng hơn khi không thể tiếp


tục hoặc ngưng sử dụng các thiết bị này. Sự loại trừ và tẩy chay xã hội cũng có thể
đóng vai trò quan trọng trong sự sợ hãi bị lãng quên vì chúng tác động đến các yếu tố
được đề xuất để làm nền tảng cho hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), đó
là sự lo lắng và lòng tự trọng [35].
Trang JWT Marketing Communications năm 2012 đã định nghĩa hội chứng sợ
hãi bị người khác lãng quên (FOMO) là cảm giác không thoải mái và đôi khi tốn kém
mà bạn đang bỏ lỡ - rằng bạn bè của bạn đang làm, đang biết hay sở hữu nhiều hơn
hoặc tốt hơn bạn. Thực tế là mọi người quan tâm sâu sắc về những gì người khác làm
hơn là những gì bản thân làm và chú trọng đến những gì người khác có, người khác
đạt được hơn là những gì bản thân đang có [35].
Một nghiên cứu gần đây do JWTIntelligence Communications thực hiện năm
2012 cho thấy gần 70% người lớn chấp nhận cảm giác bị người khác lãng quên [35].
Theo bài đăng của tác giả Miller trong tạp chí (JWTIntelligence
Communications năm 2012, trang 2, ông cho rằng phương tiện truyền thông xã hội
như nguồn cơ quan trọng dẫn đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO).
Bất kỳ cá nhân nào cũng đều có thể xem các cập nhật của người khác về cuộc sống
của họ theo thời gian. Các phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ cho phép
mọi người tiếp cận thường xuyên với những gì họ đang bỏ lỡ so với người khác như
việc tham gia một bữa tiệc, một bữa ăn tối, sự nghiệp mới hay cơ hội thăng tiến trong
công việc, học hành. Việc liên tục kết nối với các phương tiện truyền thông xã hội và
thường xuyên xem những điều họ đang bỏ lỡ chỉ khiến cho các cá nhân bắt đầu cảm
thấy không hài lòng, lo lắng, không đáng tin cậy và bị mọi người lãng quên nhiều
hơn. Cũng trong tạp chí này, các tác giả cũng nhận định cá nhân con người có xu
hướng trở nên lo lắng, cáu kỉnh, cảm thấy không hài lòng và tạm thời hạ thấp lòng tự
trọng sau khi xem các phương tiện truyền thông xã hội. Với sự kết nối thường xuyên
của các thế hệ trẻ với các phương tiện truyền thông xã hội của bạn bè, hầu như bất kỳ
cá nhân nào cũng có thể biết những gì mọi người đang làm và đang tham gia để các
cá nhân luôn cảm thấy bị người xung quanh lãng quên [35].
Một trong những cuộc khảo sát của JWTIntelligence (2012) cũng đưa ra kết
quả, khoảng 40% số cá nhân từ 12-67 nói rằng phương tiện truyền thông xã hội đã
làm tăng nỗi sợ hãi bị người khác lãng quên của họ. Chỉ có 8% người trả lời khảo sát


này rằng họ đã nghe nói về FOMO. Sau khi khái niệm hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) được giải thích trong nghiên cứu, 70% người trưởng thành (18-
34 tuổi) cho biết họ có thể hoàn toàn hoặc có liên quan đến khái niệm này. Nghiên
cứu của JWTIntelligence (2012) đã cho thấy mức độ phổ biến và cảm xúc của hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ngày càng được đo bằng một câu hỏi và
tỉ lệ FOMO có tiềm năng ngày càng tăng khi cường độ FOMO tham gia củng cố vào
sự phát triển các phương tiện truyền thông xã hội cũng như thúc đẩy nhu cầu người
tiêu dùng nhiều hơn [35].
Nghiên cứu của tiến sỹ Tâm lý học Công nghệ Lerry D.Rosen đăng ngày 2
tháng 5 năm 2013 trên tạp chí Psychology today. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các
phương tiện truyền thông xã hội và thông tin liên lạc điện tử có thể dẫn đến sợ bị lãng
quên. Báo cáo kết quả cũng cho thấy rằng 3 trong 4 chủ sở hữu điện thoại thông minh
trẻ tuổi kiểm tra thiết bị của họ ngay khi họ thức dậy; 8 trong 10 chủ sở hữu thiết bị
thông minh sử dụng thiết bị công nghệ để cập nhật tin tức ở những kỳ nghỉ; mỗi cá
nhân kiểm tra điện thoại thông minh của họ ít nhất 10 phút một lần; những người sử
dụng điện thoại có kết nối mạng internet kiểm tra Facebook ít nhất 14 lần một ngày.
Nghiên cứu của tác giả cũng đưa ra kết luận rằng việc thế hệ trẻ ngày nay kết nối với
bạn bè và gia đình của họ hầu như được thực hiện thông qua tin nhắn văn bản, phương
tiện truyền thông xã hội và các hình thức dạng thư điện tử [39].
Năm 2013, tiến sỹ Andrew Przybylski của đại học Essex đã tiến hành hàng loạt
nghiên cứu liên quan đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) và đăng
trên tạp chí Computers in Human Behavior. Nghiên cứu đầu tiên trong số đó tập trung
vào việc phát triển một thang đo để đo lường mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO). [Phụ lục 5] Ngoài ra, một nghiên cứu sau này đã sử dụng một phiên
bản sửa đổi của Przybylski et al. (2013) để khám phá mức độ mà mọi người kiểm tra
điện thoại di động của họ vì sợ bị lãng quên. Hệ số "C-FoMO" được sử dụng để điều
tra liệu FOMO thực sự có phải là động cơ khiến người dung kiểm tra điện thoại một
cách liên tục hay không [35]. Kết quả, Tiến sĩ Przybylski và các cộng sự của ông đã
phát hiện ra rằng những người dưới 30 tuổi có xu hướng sợ hãi bị lãng quên nhiều
hơn. Một trong số ba nghiên cứu cũng đưa ra kết quả rằng nếu nhu cầu tâm lý của
một cá nhân bị tước đoạt - đặc biệt là những nhu cầu về năng lực, tự chủ và các vấn

10 
đề liên quan, cá nhân đó sẽ mắc hội chứng sợ bị ngườ khác lãng quên (FOMO) ở mức
độ nặng hơn. Trong báo cáo của nhóm tác giả này cũng cho thấy, sự gia tăng của các
phương tiện truyền thông xã hội hay các cảm xúc tiêu cực như buồn chán, cô đơn từ
việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cũng liên quan đến hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) [35].
Trong cuộc khảo sát được thực hiện bởi Global Web Index vào năm 2014, kết
quả cho thấy trong tổng số 27,4 triệu người sử dụng internet, tuổi của họ dao động từ
16 đến 64 tuổi. Nhóm có trình độ học vấn đại học là người sử dụng internet thường
xuyên nhất chiếm 69% và nhóm này cũng là nhóm đối tượng dễ bị phụ thuộc vào sự
phát triển của công nghệ hay không. Cũng dựa trên sự quan sát và khảo sát thực tế
đối với sinh viên trong khuôn viên, Elon cho thấy hiện tượng nghiện điện thoại di
động đã ảnh hưởng đến nhiều người trẻ. Một số người cho rằng hành vi gây nghiện
và thói quen xuất hiện vì họ không muốn bị ngắt kết nối khỏi bạn bè và gia đình họ.
Họ cần có điện thoại di động để có thể phản hồi hoặc tiếp xúc với mọi người một
cách trực tiếp và ngay lập tức. Nghiên cứu này cho thấy 77,4% sinh viên nghĩ rằng
họ bị ngắt kết nối với mọi người, 25,8% cảm thấy không được cung cấp đầy đủ thông
tin hoặc sẽ bỏ lỡ nhiều sự kiện quan trọng và 25,8% gặp căng thẳng khi họ không
mang điện thoại di động của họ bên mình. (Jones, 2014: 77) [40].
Tiến sĩ Joseph Nowinski, nhà Tâm lý học giám sát tại Trung tâm Y tế Đại học
Connecticut có bài viết trên tạp chí Psychology Today về FOMO mang tên “Sợ hãi
bị lãng quên” có thể dẫn đến nghiện như thế nào? (How “Fear of Missing Out” can
lead to addiction). Tác giả đã đưa ra khái niệm về hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) như sau: Fear of Missing Out hay FoMO là một dạng lo lắng về xã
hội - một mối quan tâm cưỡng bách mà người ta có thể bỏ lỡ một cơ hội cho tương
tác xã hội, một kinh nghiệm mới, đầu tư có lợi nhuận hoặc một sự kiện thỏa mãn khác.
Điều này đặc biệt liên quan đến các công nghệ hiện đại như điện thoại di động
và các dịch vụ mạng xã hội [27].
Đến năm 2015, bản dịch thang đo FOMO của Gil, Del Valle, Oberst, &
Chamarro bằng tiếng Tây Ban Nha đã được sử dụng để đánh giá hội chứng sợ bị
người khác lãng quên. Phiên bản tiếng Tây Ban Nha bao gồm 10 mục được trả lời

11 
theo thang điểm 5 từ mức “không hoàn toàn đúng với tôi” đến “cực kỳ trung thực với
tôi” [45].
Cũng trong năm 2015, nghiên cứu về mối quan hệ giữa FOMO, sử dụng rượu
và hậu quả liên quan đến rượu ở sinh viên đại học của nhóm các tác giả Benjamin C.
Riordan, Jayde A. M. Flett, John A. Hunter, Damian Scarf và Tamlin S. Conner thuộc
khoa Tâm lý học đến từ trường Đại học Otago, New Zealand được triển khai. Mục
tiêu của cuộc nghiên cứu là xem xét các mối liên hệ giữa nỗi sợ hãi bị người khác
lãng quên (FOMO), sử dụng rượu và hậu quả liên quan đến nghiện rượu ở sinh viên
đại học; trong đó, giới hạn phạm vi nghiên cứu là hai mẫu nghiên cứu thuộc độ tuổi
từ 18 đến 25 tuổi với số mẫu ở nghiên cứu 1 là 182 người và 250 mẫu với nghiên cứu
2. Trong cả hai nghiên cứu, người tham gia sẽ phải hoàn thành Fear of Missing Out
Scale (FOMOs) và bảng câu hỏi Kết Quả Cồn cho Người lớn (B-YAACQ). Kết quả
nghiên cứu cho thấy, những người có số điểm FOMO cao hơn có liên quan đến những
hậu quả do rượu gây ra nhiều hơn. Trong nghiên cứu 2, FOMO cao hơn cũng liên
quan đến việc tiêu thụ một lượng rượu cao hơn cho mỗi trường hợp. Sau cùng, các
tác giả khuyến nghị: để giảm thiểu tác hại liên quan đến rượu trong sinh viên đại học,
điều quan trọng là phải giải quyết các yếu tố xã hội như FOMO vì nó có thể làm cho
người ta theo đuổi các hành vi có nguy cơ cao hơn về sử dụng và nghiện rượu [27].
Tạp chí Vi tính và hành vi con người năm 2016, có đăng tải một nghiên cứu
mang tên “Sợ mất tích, cần liên lạc, lo lắng và trầm cảm có liên quan đến việc sử
dụng điện thoại thông minh có vấn đề” của nhóm những nhà nghiên cứu Jon D. Elhai,
Jason C. Levine, Robert D. Dvorak, Brian J. Hall. Nhóm các nhà nghiên cứu đã sử
dụng một mẫu khách thể gồm 308 người tham gia khảo sát từ thị trường lao động
Mechanical Turk của Amazon. Theo nghiên cứu, người tham gia phải trả lời các câu
hỏi liên quan đến biện pháp chuẩn để nâng cao hiệu quả sử dụng điện thoại thông
minh, tần suất sử dụng điện thoại thông minh hiệu quả, trầm cảm, lo lắng, sợ bị lãng
quên (FOMO) và các quy luật tình cảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng điện
thoại thông minh có liên quan nhiều nhất với lo lắng, nhu cầu liên lạc và đặc biệt với
hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Kết quả còn cho thấy thêm về tầm
quan trọng của các biến thực hiện nhu cầu xã hội, biến FOMO và biến nhu cầu liên
lạc là những cơ chế quan trọng có thể giải thích việc sử dụng điện thoại thông minh

12 
quá mức, cũng như vấn đề trầm cảm và lo lắng gia tăng. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh
thêm, ức chế tình cảm cũng làm trung gian mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại
thông minh, lo lắng và sợ hãi bị người khác lãng quên (FOMO) [36].
Trong nghiên cứu mang tên: “Hậu quả tiêu cực từ mạng xã hội nặng nề ở thanh
thiếu niên”, vai trò trung gian của sự sợ hãi bị lãng quên (Negative consequences
from heavy social networking in adolescents: The mediating role of fear of missing
out), nhóm các tác giả Ursula Oberst, Elisa Wegmann, Benjamin Stodt, Matthias
Brand, Andres Chamarro đã đề xuất một mô hình phân tích mối quan hệ giữa các
triệu chứng bệnh tâm thần (lo lắng và trầm cảm) với kết quả tiêu cực của việc sử dụng
thiết bị di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Gỉa thuyết được đặt ra
là mối quan hệ này được trung gian bởi các yếu tố nằm trong FOMO và cường độ sử
dụng mạng xã hội được xem là trung gian tác động đến mối quan hệ giữa FOMO và
các kết quả tiêu cực được tìm thấy [Phụ lục 4], [45]. Nghiên cứu này đã được phê
chuẩn bởi ủy ban đạo đức của trường đại học nơi nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu.
Bảng câu hỏi được tổ chức trực tuyến tại trường đại học của tác giả đầu tiên với phần
mềm Surveygizmo (phần mềm tích hợp giao tiếp với người dùng thông qua các dịch
vụ trực tuyến như khảo sát trực tuyến, bầu chọn, các hình thức liên lạc, đăng ký bản
tin), và được tạo nên để thu thập dữ liệu một cách ẩn danh. Một hồ sơ khảo sát về hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên Facebook bằng tiếng Tây Ban Nha
được tạo ra (www.facebook.com /spanishFOMO) và liên kết với một số hồ sơ
Facebook cũng như các trang web khác để nhân rộng quy mô nghiên cứu. Những
người tham gia đã được mời tham gia nghiên cứu trực tuyến bằng cách nhấp vào liên
kết www.midetufomo.com (hiện đang không hoạt động), nơi những người tham gia,
sau khi được đảm bảo bí mật và ẩn danh sẽ phải trả lời các câu hỏi qua máy tính hoặc
thiết bị di động trong thời gian rỗi của họ, mất khoảng 8 đến 10 phút. Sau khi hoàn
thành bảng câu hỏi đầy đủ, những người tham gia đã được phản hồi tức thì về mức
độ FOMO của họ dựa trên các thông số thống kê (trung bình và phần tư) [45].
Nghiên cứu “Có phải việc tự giới thiệu của người sử dụng Instagram chịu ảnh
hưởng bởi sự tự tin và sự sợ hãi của việc bị lãng quên?” của nhóm các tác giả Frensen
Salim, Wahyu Rahardjo, Titah Tanaya, Rahmah Qurani, năm 2017. Nghiên cứu này
cho thấy rằng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) là một yếu tố quan trọng ảnh

13 
hưởng đến việc tự giới thiệu của người dùng trên Instagram. Dựa trên phân tích bằng
cách sử dụng trung bình thực nghiệm và giả thiết, các tác giả thấy răng tự giới thiệu
tình bạn là trung bình ở những người tham gia và mức độ hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) cũng vừa phải. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng góp phần đưa ra
các đề xuất cho cộng đồng thanh niên (tuổi từ 21 đến 30 tuổi) giúp cân bằng nhu cầu
xã hội của họ bằng cách tham gia một số nhóm công đồng. Nghiên cứu đề xuất rằng
Fear of Missing Out (FOMO) là một biến số quan trọng trong nghiên cứu, đặc biệt là
các nghiên cứu sâu hơn liên quan đến các biến khác, ví dụ như tính cách. Nhóm nghiên
cứu còn cho rằng việc nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
không chỉ hữu ích trong việc giải thích việc sử dụng quá nhiều phương tiện truyền
thông xã hội, mà còn có thể giúp giải thích cho hội chứng nghiện sử dụng các phương
tiện truyền thông trong xã hội [34].
Nghiên cứu “Sử dụng mạng xã hội - Sợ bị lãng quên ở giáo viên” của nhóm tác
giả Deniz Mertkan Gergin, Nazire Burcin Hamutoglu, Orhan Gemikonakli và Ilhan
Raman năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) của sinh viên nam cao hơn mức độ hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) ở sinh viên nữ. Các tác giả lý giải sự khác biệt này là do những
đổi mới trong giáo dục đại học và việc cách xa gia đình khiến họ thường xuyên kiểm
tra các video, hình ảnh, tin tức và thông điệp được lưu trữ trên các phương tiện truyền
thông và mạng xã hội. Những phát hiện của nghiên cứu cũng cho thấy số lượng tài
khoản truyền thông xã hội thay đổi mức độ của hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO). Cụ thể: giáo viên có nhiều tài khoản mạng xã hội hơn sẽ có mức độ hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) cao hơn so với những người có ít tài khoản
hơn. Nhóm nghiên cứu còn đưa ra kết luận, mức độ sử dụng phương tiện truyền thông
xã hội thông qua điện thoại thông minh tạo nên sự khác biệt mức độ của hội chứng sợ
bị người khác lãng quên (FOMO). Những người sử dụng phương tiện truyền thông
xã hội thông qua điện thoại thông minh có mức độ sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
cao hơn so với những người không làm như vậy [30].
Trong nghiên cứu “Hội chứng sợ bị người khác lãng quên - Fear of Missing Out
(FOMO) trong thanh thiếu niên Bosnia và Herzegovina - các cơ chế được lựa chọn
và quy mô của hai tác giả Lukasz Tomczyk và Elma Selmanagic Lizde tháng 3 năm

14 
2018. Nhóm nghiên cứu cho rằng: hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) là
một trong những loại nghiện Internet mới, đặc biệt đáng chú ý trong thế hệ trẻ, một
phần nhờ vào sự phổ biến của điện thoại thông minh. Hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) liên quan đến sự lo lắng và việc thúc đẩy nhu cầu sử dụng Internet
(mạng xã hội - SNS nói riêng) cũng như liên quan đến sự thay đổi trong các tiêu chuẩn
giao tiếp của thế hệ trẻ dựa vào phương tiện truyền thông xã hội. Hơn 1/4 trong số
những người được hỏi cho biết họ cảm thấy là một phần của mạng xã hội, điều này
cũng phản ánh sự hiện diện của những cảm xúc tiêu cực khi họ đang ngoại tuyến,
trong đó có những cảm giác lo hãi bị mọi người lãng quên. Cường độ sử dụng mạng
xã hội có liên quan đáng kể với những hậu quả nặng nề do hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) gây ra. Việc sử dụng mạng xã hội mạnh hơn, nguy cơ lớn hơn của
hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trong thế giới thực. Kết quả của nhóm
nghiên cứu cũng cho thấy giới tính là một yếu tố không khác biệt khi sử dụng phương
tiện truyền thông mới và vì vậy, trong giai đoạn đầu của giới thanh thiếu niên không
phân biệt rõ ràng FOMO. Ước tính có một trong ba người dùng trẻ của các phương
tiện truyền thông mới ở Bosnia và Herzegovina có một số triệu chứng hoặc triệu
chứng của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Tình trạng gia đình (nền
tảng giáo dục của cha mẹ và thu nhập) có ảnh hưởng ít nhiều đến mức độ hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Trình độ học vấn chính thức ở bậc cha mẹ cao
hơn, mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) thấp hơn. Vai trò của
cha mẹ là không thể nghi ngờ trong các hành vi mô hình hóa chức năng an toàn của
thanh thiếu niên trongthực tếtrực tuyến và ngoại tuyến. Những người trẻ không trải
nghiệm sự giám sát của cha mẹ thường sử dụng phương tiện truyền thông trong đa số
các tình huống. Nhưng sự kiểm soát của cha mẹ không đủ để bảo vệ con cái họ khỏi
mọi khía cạnh của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) [41].
Nhìn chung, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở các lứa tuổi nói chung và ở tuổi sinh viên nói
riêng. Các nghiên cứu trên thế giới chủ yếu khai thác sâu vào khái niệm hội chứng sợ
bị người khác lãng quên (FOMO), các biểu hiện ban đầu, một vài nguyên nhân dẫn
đến hội chứng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi về mặt lí luận, lịch sử
nghiên cứu để đề tài “Hội chứng sợ bị người khác lãng quên của sinh viên một số

15 
Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” được thực hiện. Cũng có một
vài nghiên cứu hội chứng này ở lứa tuổi sinh viên ở một vài khía cạnh liên quan. Tuy
nhiên, những nghiên cứu này chưa tập trung nhiều vào việc đo mức độ hội chứng sợ
bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM nói
riêng và sinh viên Việt Nam nói chung. Do vậy, hướng nghiên cứu của đề tài này khá
thú vị nhưng đảm bảo yếu tố không trùng lặp với những nghiên cứu đã có trên thế
giới từ trước đến nay.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về FOMO thực sự không nhiều và còn nhận được
rất ít sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Các bài viết chỉ dừng lại ở mức bài viết
khoa học và được đăng lên các trang web khoa học hay tạp chí ngắn.
Tác giả Đỗ Ngọc Vũ trên trang herworldvietnam (2004) có viết, các nhà tâm lý
học đã đưa ra những phát họa sơ lược về FOMO (lấy từ cụm từ “fear of missing out”)
như là một hội chứng tâm lý với tên gọi hội chứng sợ bị lãng quên từ hàng trăm năm
trước, và nó thật sự bùng phát trong thời kỳ hiện đại ngày nay - khi mà các phương
tiện truyền thông đại chúng phát triển tràn lan không kiểm soát như hiện tại [6].
Tác giả Nguyên Trường rên trang isach.net cũng có bài tổng hợp ngắn với tựa
đề: Hội chứng FOMO: Sợ bỏ lỡ – sợ bị lãng quên trong xã hội. Tác giả bài viết cho
rằng, con người luôn quan tâm đến địa vị xã hội của bản thân, nhưng sự bùng nổ của
phương tiện truyền thông khiến hội chứng “sợ bị người khác lãng quên mình” ngày
càng lớn mạnh hơn. Tác giả đã đưa ra khái niệm chung nhất về hội chứng “sợ bị lãng
quên” – FOMO (fear of missing out) như sau: Hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) là hiện tượng tâm lý xảy ra khi một người cảm thấy lo lắng về việc không
tham dự các sự kiện xã hội. FOMO thường gắn liền với nhận thức địa vị xã hội thấp,
nó có thể gây ra cho con người cảm giác lo lắng và tự ti. Khi một người bỏ lỡ buổi
tiệc, kỳ nghỉ hoặc một sự kiện xã hội, họ sẽ cảm thấy ít nổi bật hơn so với người tham
dự. Trong một số trường hợp, người ta thậm chí còn sợ bỏ lỡ những thứ không lành
mạnh [50].
Tác giả Dương Nguyễn Huy (2017) trong bài viết mang tên Hội chứng FOMO
- Hội chứng tâm lý lý giải vì sao Trader hay dính đỉnh dính đáy hoặc dính lừa đảo.
Các nhà nghiên cứu kiểm tra mức độ “sợ bị lãng quên” của con người thông qua các

16 
bảng khảo sát, gồm những câu hỏi kiểm tra mức độ thường xuyên của một người
quan tâm đến các sự kiện xã hội, cách người đó lo lắng và cảm thấy khi bạn bè đi
chơi mà không rủ họ. Kết quả cho thấy, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
phổ biến nhất ở người tuổi từ 18 đến 33, hai phần ba số người trong nhóm tuổi này
cho biết họ cảm thấy nỗi sợ hãi bị người khác lãng quên. Cuộc khảo sát cũng cho
thấy, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) phổ biến ở nam giới hơn phụ
nữ mặc dù lý do vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu cũng cho thấy thêm, hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) có thể gây tiêu cực đến sức khỏe tâm lý. Sợ hãi liên
tục về việc bị người khác lãng quên ở các sự kiện có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm,
đặc biệt đối với giới trẻ. Các nhà tâm lý học nói rằng, các lo ngại về việc bị lãng quên
có thể là một loại biến dạng nhận thức, gây ra những suy nghĩ không hợp lý, chẳng
hạn như tin rằng bạn bè ghét bạn nếu họ không mời bạn đến bữa tiệc, và điều này dễ
dẫn đến bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, theo một số nhà Tâm lý học khác, hội chứng sợ
bị người khác lãng quên (FOMO) góp phần thúc đẩy sự phát triển của các phương
tiện truyền thông xã hội, bởi con người cảm thấy cần sử dụng công nghệ để biết những
gì đang xảy ra ở nơi khác. Hơn nữa, những cảm xúc mà hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) tạo ra có thể tăng cường kết nối với những người khác, khuyến
khích mọi người tham gia nhiều hoạt động xã hội, tạo động lực giúp con người giao
tiếp với bạn bè [5].
Nhìn chung, ở Việt Nam thực sự chưa có nghiên cứu chính thức nào về hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) nói chung cũng như chưa có đề tài nghiên
cứu chính thức nào về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên khách thể
sinh viên các Trường ĐH nói riêng. Các bài viết về hội chứng này ở Việt Nam còn
rất sơ sài, chủ yếu là các bài tổng hợp ngắn và rất chung chung về hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO). Do vậy, các bài viết còn mang nặng kiến thức về khái
niệm, biểu hiện và một vài nguyên nhân dẫn đến hội chứng này được tổng hợp từ các
bài viết đã có sẵn của những nhà nghiên cứu trên thế giới. Ở đề tài nghiên cứu mang
tên “Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường
Đại học tại TP.HCM hiện nay”, hướng nghiên cứu của đề tài sẽ khá mới và khá thú
vị nhưng không bị trùng lặp. Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu mức độ hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên thông qua nhận thức, thái độ và hành

17 
vi; xây dựng thang đo và bảng hỏi riêng dựa trên những thang đo đã có để phục vụ
cho mục đích nghiên cứu đề tài.
1.2. Lý luận về hội chứng sợ bị người khác lãng quên
1.2.1. Lý luận về sợ
1.2.1.1. Lý luận về cảm xúc
A. Khái niệm về cảm xúc 

Theo Henri Walton, nhà Tâm lý học người Pháp (1879 - 1962) cảm xúc là một
chức năng có vai trò quan trọng. Ông coi cảm xúc là khâu phát triển trung gian giữa
hoạt động phản xạ và quá trình tâm lý của con người. Thông qua hoạt động cảm xúc,
con người có thể cảm nhận được sự chăm sóc và các cách mà những người ở xung
quanh đã thực hiện để làm thỏa mãn nhu cầu của nó [20].
Theo học thuyết phản hồi trên khuôn mặt, cảm xúc là những trải nghiệm của sự
biển đổi các cơ trên khuôn mặt chúng ta. Nói cách khác, khi chúng ta mỉm cười thì
chúng ta trải nghiệm niềm vui sướng hay hạnh phúc. Khi chúng ta cau mày, chúng ta
trải nghiệm nỗi buồn. Những biến đổi các cơ trên khuôn mặt của chúng ta do não bộ
chỉ huy và cung cấp nền tảng cho những cảm xúc. Do trên khuôn mặt có số lượng cơ
bắp rất nhiều nên các biểu hiện cảm xúc cũng nhiều vô số [9].
Theo Carroll E. Izard thì cảm xúc được hiểu là một hiện tượng tâm lý phức tạp,
thể hiện qua ba yếu tố đặc trưng là cảm nhận hay ý thức về cảm xúc; các quá trình
diễn ra trong hệ thần kinh, hệ nội tiết, hô hấp tiến hóa và hệ khác của cơ thể; các phức
hợp biểu cảm cảm xúc có thể quan sát được, đặc biệt là những phức hợp phản ánh
trên bộ mặt [28].
Daniel Golman hiểu cảm xúc vừa là một tình cảm vừa là các ý nghĩ, các trạng
thái tâm lý và sinh lý đặc biệt,vừa là thang bậc của các xu hướng hoạt động do nó gây
ra [3].
Theo Từ điển Tâm lý học, Nguyễn Khắc Viện chủ biên, cảm xúc gồm hai mặt:
những phản ứng sinh lý thần kinh thực vật, như tim đập nhanh, toát mồ hôi, nội tiết
tăng hay giảm, cơ bắp co thắt, hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa; những phản ứng tâm
lý, qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn,
khổ [13, tr.43].

18 
Theo Nguyễn Huy Tú, cảm xúc là những rung động khác nhau của con người,
nảy sinh do sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp
hay không phù hợp của các biến số hoàn cảnh cũng như trạng thái bên trong cơ thể
với mong muốn, hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quan của chúng ta [12,
tr.177].
Theo Nguyễn Quang Uẩn, xúc cảm - tình cảm là những rung động thể hiện thái
độ của cá nhân đối với các sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của
mình [14].
Theo Vũ Dũng, những khía cạnh nội dung của cảm xúc được phản ánh ở hiện
tượng và hoàn cảnh có giá trị đặc biệt đối với chủ thể [22].
Theo nhóm tác giả Mai Văn Hưng, Trần Thị Loan, cảm xúc là một dạng hoạt
động của con người vừa mang tính chất sinh lý lại vừa mang tính chất tâm lý. Nó bao
gồm hai khía cạnh là sinh lý và tâm thần. Về mặt sinh lý, cảm xúc là các quá trình
diễn ra trong hệ thần kinh và một số các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Về mặt tâm lý,
cảm xúc bao gồm các quá trình cảm giác, tri giác, các quá trình nhận thức và đáp ứng
lại các cảm giác, các tri giác đó [10].
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn, Lê Thị Hân, Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Uyên
Thy (2013) trong cuốn Giáo trình Tâm lý học đại cương có viết: Cảm xúc hay xúc
cảm là hiện tượng tâm lý nên chúng có bản chất phản ánh. Đó là những rung động
đối với từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ có liên quan đến nhu cầu, động cơ của chủ
thể trong những tình huống nhất định [7].
Qua một số khái niệm trên, đề tài xin đưa ra khái niệm cảm xúc cho nghiên cứu
như sau: Cảm xúc là những rung động thể hiện thái độ của con người đối với các sự
vật hiện tượng riêng lẻ, có liên quan đến nhu cầu, động cơ của con người.
B. Phân loại cảm xúc
Bud Craig chia ra hai loại cảm xúc: cổ điển và hằng định nội môi. Theo Craig,
cảm xúc cổ điển (bao gồm các cảm xúc như: ham muốn, giận dữ và sợ hãi) là kết quả
của kích thích bên ngoài. Những cảm xúc chuẩn bị một cá nhân để giao cấu, chiến
đấu, hoặc phải trốn chạy và là những cảm xúc tồn tại cơ bản. Những cảm xúc còn lại,
những cảm xúc hằng định nội môi, là kết quả của quy trình nội bộ và xảy ra để thay

19 
đổi hành vi. Những cảm xúc này là một tín hiệu rằng một cái gì đó không ổn và một
sự thay đổi là cần thiết để mang lại những điều trở lại cân bằng [56].
Theo nhóm tác giả Mai Văn Hưng, Trần Thị Loan, có nhiều loại cảm xúc. Các
cảm xúc nền tảng gồm có hứng thứ, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ, ghê tởm, căm
giận, khiếp sợ, khinh bỉ, xấu hổ, tội lỗi. Trong đó có các loại cảm xúc làm tăng cường
hoạt động của cơ thể con người, làm cho con người thấy vui vẻ, ham muốn và tư duy
nhanh, thích hoạt động. Những loại cảm xúc này được gọi là cảm xúc hưng cảm.
Trong một số trường hợp, đi kèm với trạng thái hưng cảm là hiện tượng nổi nóng,
bẳn gắt. Bên cạnh những loại cảm xúc làm tăng cường hoạt động của cơ thể, lại có
những loại cảm xúc khác làm giảm sút hoạt động của cơ thể,làm cho con người cảm
thấy buồn rầu, chán nản và làm giảm sự ham muốn. Những loại cảm xúc này được
gọi là cảm xúc trầm cảm. Trong một số trường hợp, đi kèm với trạng thái trầm cảm,
con người thường lo lắng, sợ hãi, nhút nhát và có khi còn bị nói lắp [10].
Đề cập đến thế giới xúc cảm của con người, các nhà nghiên cứu đã lọc ra các
xúc cảm nền tảng. Những người theo thuyết tiến hóa, tiêu biểu là Darwin, cho rằng
cảm xúc của con người là sản phẩm của sự tiến hóa vì nó giúp con người sống sót và
tồn tại, chẳng hạn như nỗi sợ khiến cho con người né tránh những tình huống nguy
hiểm gây hại cho bản thân. Cảm xúc nền tảng được thuyết tiến hóa cho là những xúc
cảm được thể hiện theo cùng một cách và nhận diện như nhau ở những nền văn hóa
khác nhau. Sở dĩ như vậy là do những chương trình thần kinh bẩm sinh chi phối, xuất
hiện trước cả suy nghĩ và nhận thức của con người. Silvan Tomkins (có thêm xấu hổ,
căng thẳng, khinh thường), Carroll Izard (thêm khinh thường, xấu hổ, buồn và tội lỗi)
và Robert Plutchik (thêm buồn và chấp nhận/ thừa nhận) đưa ra những cảm xúc căn
bản khác nhau nhưng nhìn chung có sáu cảm xúc giống nhau, đó là: sợ, giận, thích
thú, ghê tởm, vui vẻ và ngạc nhiên. Những cảm xúc nền tảng này xuất hiện ở con
người một cách độc lập hoặc cùng xuất hiện và kết hợp với nhau tạo nên những cảm
xúc mới. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà nghiên cữu vẫn còn tranh cãi về việc phân chia
các cảm xúc nền tảng [7].
Nhóm tác giả Huỳnh Văn Sơn, Lê Thị Hân, Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị
Uyên Thy (2013) trong cuốn Giáo trình Tâm lý học đại cương chia cảm xúc thành 2
loại: cảm xúc (hay xúc cảm) âm tính và cảm xúc (hay xúc cảm) dương tính. Nếu một

20 
sự vật, hiện tượng thỏa mãn nhu cầu thì gây ra những cảm xúc dương tính. Ngược lại,
những cảm xúc âm tính sẽ nảy sinh khi nhu cầu của con người không được thỏa mãn
[7].
Tóm lại, trong đề tài nghiên cứu này, người nghiên cứu chia cảm xúc thành 2
loại: cảm xúc âm tính (lo lắng, buồn, hoang mang, sợ hãi,…) và cảm xúc dương tính
(vui vẻ, thích thú,…). Rõ ràng, khi bị người khác lãng quên, cá nhân có xu hướng có
cảm xúc âm tính và các cảm xúc dương tính dần bị triệt tiêu hoặc không thể hiện rõ.
1.2.1.2. Lý luận về cảm xúc “sợ”

A. Khái niệm “sợ”

Theo Daniel Golman, nỗi sợ hãi là cảm giác do cảm giác nguy hiểm hoặc bị đe
dọa xảy ra ở một số loại sinh vật gây ra sự thay đổi trong chức năng trao đổi chất và
cơ quan và cuối cùng là thay đổi hành vi, như trốn chạy, trốn tránh hoặc đóng băng
từ các sự kiện chấn động. Lo sợ ở con người có thể xảy ra để phản ứng với một kích
thích cụ thể xảy ra trong hiện tại, hoặc dự kiến hoặc mong đợi của một mối đe dọa
trong tương lai được coi là một nguy cơ cho cơ thể hoặc cuộc sống. Phản ứng sợ hãi
phát sinh từ nhận thức về nguy cơ dẫn đến sự đối đầu hoặc thoát khỏi / tránh được
mối đe dọa (còn được gọi là phản ứng chiến đấu hay đáp chuyến bay), mà trong những
trường hợp cực đoan của sự sợ hãi ( kinh dị và khủng bố ) có thể là một phản ứng
đông hoặc tê liệt [3]. Sợ khi trở thành bệnh lý sẽ bao gồm lo hãi, e sợ, bị kích thích,
lo âu, rụng rời, sợ sệt, rón rén, bải hoải, khiếp hãi, khủng khiếp, ghê sợ, và khi trở
thành bệnh lý là chứng sợ, hoảng hốt [3].
Theo Vũ Dũng, Từ điển Tâm lý học cho rằng sợ là những trải nghiệm ám ảnh
không thích hợp các nỗi sợ hãi có nội dung cụ thể bao vây chủ thể trong những hoàn
cảnh nhất định kèm theo các rối loạn sinh lý như tim đập nhanh hay vã mồ hôi. Chứng
sợ thường gặp trong các biểu hiện của chứng nhiễu tâm, loạn tâm thần và các bệnh
não thực thể. Trong chứng ám sợ nhiễu tâm, bệnh nhân thường ý thức được tính phi
lý, vô căn cứ của những nỗi sợ hãi, coi chúng là các trải nghiệm mang tính bệnh lý,
có sự dằn vặt bản thân mà mình không kiếm soát được. Người ta thường phân chia
các chứng ám sợ theo đối tượng [22]. 
Tóm lại, trong đề tài nghiên cứu này, người nghiên cứu định nghĩa sợ là cảm
giác xuất hiện do nguy hiểm hoặc bị đe dọa gây ra. Lo sợ ở con người xảy ra để phản

21 
ứng với một kích thích cụ thể nhằm tránh cho bản thân hạn chế được những rủi ro từ
môi trường xung quanh.
B.Nguyên nhân gây sợ
Trong cuốn Trí tuệ xúc cảm, Daniel Golman đã chỉ ra nguyên nhân gây sợ; cụ
thể, tác giả cho rằng: Hạnh nhân đóng vai trò chủ yếu trong sự khởi động nỗi sợ hãi
và khi căn bệnh não phá huỷ hạnh nhân của một bệnh nhân, nỗi sợ hãi biến mất khỏi
tổ hợp tinh thần của người đó [3].
Nỗi sợ hãi cho phép minh họa động thái nơ-ron của xúc cảm. Nó có một tầm
nhìn quan trọng to lớn trong tiến trình tiến hóa; nó có ý nghĩa căn bản đối với sự sống
còn. Thế nhưng, những nỗi sợ hãi không đúng thường đầu độc đời sống hằng ngày
và biến chúng ta thành “mồi” cho sự kích động, lo hãi và đủ tất cả các kiểu lo lắng
thông thường hoặc là những cơn hoảng hốt, những chứng sợ hay chứng nhiễu tâm ám
ảnh.
Hãy giả định một buổi tối bạn ngồi ở nhà một mình và đọc sách, bỗng nhiên
bạn nghe thấy tiếng động trong một phòng khác. Những gì xảy ra trong bộ não mấy
giây sau đã đem lại cái nhìn đại thể về cơ chế nơ-ron của sự lo sợ và về vai trò tín
hiệu báo động của hạnh nhân. Vòng mạch não được đưa vào họat động đầu tiên chỉ
hạn chế vào việc nắm bắt tiếng động dưới hình thức những sóng vật lý ở trạng thái
thô và dịch chúng thành ngôn ngữ của bộ não, nhằm đặt bạn vào trạng thái báo động.
Vòng mạch này đi từ tai, rồi mượn thân não để tới đỉnh. Từ đó, nó chia thành hai
nhánh: một chùm liên lạc nhỏ dẫn tới hạnh nhân và vùng cá ngựa gần đó; một cụm
khác quan trọng hơn dẫn tới vỏ não nghe ở thùy thái dương, nơi những tiếng động
được phân tích và lý giải.
Vùng cá ngựa, nơi lưu trữ trí nhớ chủ yếu, nhanh chóng so sánh “tiếng động”
ấy với những tiếng động tương tự mà bạn được nghe trong quá khứ, nhằm xác định
xem nó có phải là quen thuộc và dễ nhận biết không. Trong khi đó, vỏ não tiến hành
sự phân tích tinh tường hơn về tiếng động ấy để cố tìm hiểu xem nó đến từ đâu – từ
một con mèo? Một cánh cửa sập? Một kẻ rình mò? Vỏ não nghe và phát ra một giả
thuyết: đó có thể là một con mèo làm đổ ngọn đèn từ bàn xuống, nhưng cũng có thể
là một kẻ rình mò và gửi thông điệp này đến hạnh nhân và vùng cá ngựa, hai bộ phận
này đối chiếu nó ngay lập tức với ký ức tương tự.

22 
Nếu kết luận làm người ta yên tâm (chỉ là cánh cửa đập theo làn gió), thì báo
động chung yếu đi. Nhưng nếu bạn không chắc chắn về nguồn gốc tiếng động, thì
một vòng mạch cộng hưởng giữa hạnh nhân, cá ngựa và vỏ não, trán trước sẽ làm
giảm bớt trạng thái không chắc chắn và làm cho bạn càng quan tâm tới sự nhận biết
nguồn gốc tiếng động hơn. Nếu không có câu trả lời thoả mãn từ sự phân tích sâu ấy
đem lại, thì hạnh nhân phát báo động, vùng trung tâm của nó làm cho khu vực dưới
đỉnh, thân não và hệ thần kinh độc lập hoạt động.
Cấu trúc của hạnh nhân, như hệ thống báo động hiện ra với tất cả vẻ đẹp của nó
vào lúc e ngại và sợ hãi thăng hoa này. Mỗi chùm nơ-ron của nó có một bó sợi kéo
dài mang bộ tiếp nhận nhạy cảm với bộ truyền thần kinh khác nhau.
Mỗi bộ phận của hạnh nhân nhận một thông tin khác nhau, những đường phân
nhánh của đỉnh và của vỏ não nghe nhìn đi tới nhân bên của nó. Việc tiếp nhận những
tín hiệu này làm cho hạnh nhân biến thành lính gác liên tục mài sắc mọi kinh nghiệm
cảm giác.
Từ hạnh nhân, những đường kéo dài lan rộng ra tất cả các vùng quan trọng của
não. Từ các vùng trung tâm và trung gian, một nhánh dẫn tới các khu dưới đỉnh, nơi
tiết ra một chất thân thể chịu trách nhiệm tuyên bố tình trạng khẩn cấp – đó là hoóc-
môn làm giải thoát chất coricotropin (CHR, coricotropin – releasing hormone), nguồn
gốc gây ra phản ứng đánh lại hay bỏ chạy qua một tràng hoóc-môn khác. Vùng đáy
của hạnh nhân phóng những phân nhánh tới thể vân và do đó nối liền với hệ não chỉ
huy vận động. Và, qua trung gian của nhân cạnh đó, hạnh nhân gửi các tín hiệu tới hệ
thần kinh độc lập qua tuỷ và phát ra một loạt phản ứng rộng lớn trong hệ tim mạch,
các cơ và ruột.
Nhưng khi bạn thật sự cảm thấy sợ hãi hay nói cách khác, khi sự lo sợ cho đến
lúc đó vẫn còn vô thức đi vào trường hợp ý thức thì hạnh nhân ngay lập tức chỉ huy
phản ứng rộng lớn. Nó ra lệnh cho các tế bào của thân não làm xuất hiện biểu hiện
khiếp hãi trên mặt bạn, làm cho bạn bồn chồn và dễ rùng mình, co cứng lại những
vận động không có quan hệ gì với tình thế, làm tim bạn đập nhanh hơn, làm tăng
huyết áp và làm chậm lại hơi thở. Đó chỉ là một phần của toàn bộ thay đổi được phối
hợp tỉ mỉ mà hạnh nhân và các vùng liên kết với nó ăn nhập với nhau khi chúng xâm
chiếm bộ não trong trường hợp khủng hoảng.

23 
Tuy nhiên, hạnh nhân liên kết với các vùng cá ngựa kích thích sự giải thoát chất
dopamin, khiến cho sự chú ý tập trung vào nguyên nhân của sự sợ hãi như những
tiếng động lạ và chuẩn bị cho các cơ phản ứng. Đồng thời, hạnh nhân kích thích các
vùng chỉ huy thị giác và sự chú ý để tin chắc rằng mắt bạn đang tìm kiếm tất cả những
gì có liên quan tới tình thế. Trong khi đó, cả hệ thống vỏ não của trí nhớ cũng được
huy động để cho hiểu biết và trí nhớ thích hợp nhất với tình thế được gợi lại dễ dàng
và lấn át ý nghĩ khác.
Khi những tín hiệu ấy đã được truyền đi, bạn hoàn toàn bị nỗi sợ hãi xâm chiếm;
bạn cảm thấy dạ dày mình thắt lại, tim bạn đập loạn xạ, các cơ ở cổ và vai của bạn
căng ra và tay chân bạn run lên; bạn bị tê liệt trong khi tập trung sự chú ý vào sự chờ
đợi những tiếng động mới, còn óc bạn thì tưởng tượng rất nhanh tới nguy hiểm có thể
có và tới những cách đối phó. Toàn bộ chuỗi này từ kinh ngạc đến nghi ngờ, rồi đến
e ngại và lo sợ, có thể diễn ra chỉ trong một giây [3].
C. Phân biệt “sợ”, “lo lắng” và “lo âu”
“Sợ”, “lo lắng”, “lo âu” là 3 khái niệm hoàn toàn khác nhau, đôi khi người ta
thường nhầm lẫn những đặc điểm của 3 khái niệm trên và sử dụng một cách tràn lan.
Sullivan đã phân biệt rõ giữa sự lo lắng và sự sợ hãi. Sự lo lắng được xem như
đang phát sinh khi có một mối đe dọa liên ngôi vị đối với lòng tự trọng của cá nhân,
sự sợ hãi phát sinh từ một mối đe dọa ở bên ngoài đối với sự tồn tại hay sự hội nhập
về mặt sinh học [1].
Lo lắng đề cập đến những suy nghĩ, hình ảnh và cảm xúc có tính chất tiêu
cực theo cách lặp đi lặp lại và không kiểm soát được từ sự phân tích rủi ro nhận thức
nhằm tránh khả năng gặp phải hoặc giải quyết những mối đe dọa tiềm ẩn cũng như
những hậu quả có thể xảy ra. Lo lắng được mô tả như một phản ứng đối với một thách
thức vừa phải khi đối tượng không có kỹ năng. Lo lắng biến thành vấn đề nếu người
ta ngày càng e dè nhiều hơn và tồn tại ít nhất sáu tháng [52].
Lo âu là những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực được quy định bởi sự chờ đợi điều
gì đó nguy hiểm, có tính chất khuếch tán, không liên quan đến các sự kiện cụ thể.
Trạng thái cảm xúc lo âu xuất hiện trong các tình huống nguy hiểm không xác định
và được thể hiện trong quá trình chờ đợi sự tiến triển không thuận lợi của sự kiện.

24 
Khác với hoảng sợ, lo âu được coi là một phản ứng đối với một đe dọa cụ thể
nào đó. Lo âu thể hiện sự sợ hãi chung chung, mang tính lan truyền và không có đối
tượng cụ thể. Mặt khác, lo âu cũng thường có liên hệ với việc chờ đợi điều không
may trong tương tác xã hội và thường được tạo bởi sự không ý thức được nguồn gốc
của nỗi nguy hiểm [22].
Rối loạn lo âu được phân biệt với sợ bình thường dựa trên nền tảng về cường
độ, sự đáp ứng và sự hằng định của nó. Rối loạn cũng nằm ngoài khả năng kiểm soát
tự ý và không thể giải thích hay có lý do để thoát khỏi [49].
1.2.2. Lý luận về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
1.2.2.1. Khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
Theo nhóm các tác giả Jessica P. Abel, Cheryl L. Buff, Sarah A. Burr, hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO) được định nghĩa là "cảm giác không thoải mái
và đôi khi tốn kém mà bạn đang bỏ lỡ - rằng bạn bè của bạn đang làm, đang biết hay
sở hữu nhiều thứ hơn hay tốt hơn bạn" (JWT Marketing Communications, 2012, trang
4). Các tác giả cũng cho rằng, trên thực tế là mọi người quan tâm sâu sắc về những
gì người khác làm, người khác nghĩ, hơn là những điều bản thân đang làm, đang được
tận hưởng và nghĩ rằng mình đang bị lãng quên trong một số mối quan hệ nếu không
được liên lạc một cách liên tục với mọi người [35].
Ursula Oberst và cộng sự lại miêu tả hội chứng lo sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) như là một nỗi lo lắng lan rộng rằng những người khác có thể có được những
trải nghiệm đáng mừng từ việc bản thân vắng mặt và một mong muốn bản thân được
liên tục kết nối với những người xung quanh để biết những điều họ đang làm, đang
tận hưởng [45].
Năm 2013, từ điển Oxford đã đưa khái niệm “Hội chứng sợ bị người khác lãng
quên” (FOMO: Fear of Missing Out) vào từ điển tiếng Anh vì hiện tượng này dần
dần trở nên phổ biến, nhất là ở người trẻ. Theo từ điển Oxford, FOMO được xem là
tình trạng lo âu về một sự kiện thú vị có thể đang xảy ra ở đâu đó, thường xuất hiện
khi người ta nhìn thấy chúng được đăng tải lên trên mạng xã hội. Còn những người
mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) sẽ luôn cảm thấy bất an và
phải luôn luôn gắn liền với mạng xã hội để kịp cập nhật tin tức, những sự kiện đang
diễn ra cũng như đảm bảo việc bản thân không bị bỏ lỡ bất kỳ sự kiện nào [46].

25 
Theo Przybylski (2013) sợ bị lãng quên là lo sợ biến mất khi một người không
nhận được thông tin về kinh nghiệm hoặc hoạt động thú vị của người khác. Theo tác
giả, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) còn là nỗi sợ hãi sâu sắc khi
không biết những trải nghiệm mà người khác đang có thôi thúc người đó luôn có
mong muốn kết nối với các phương tiện truyền thông xã hội một cách liên tục bằng
cách giữ liên kết thông qua nội dung, như thông tin tiểu sử, cập nhật tin tức hoặc cập
nhật trạng thái của những người khác (Steinfield, et.al, 2013) [40].
Hội chứng “sợ bị người khác lãng quên” – FOMO (fear of missing out) được
tác giả trang isach.net gọi tên là “hội chứng sợ bị bỏ lỡ”. Theo nhóm tác giả, FOMO
là hiện tượng tâm lý xảy ra khi một người cảm thấy lo lắng về việc không tham dự
các sự kiện xã hội. FOMO thường gắn liền với nhận thức địa vị xã hội thấp, nó có thể
gây ra cho con người cảm giác lo lắng và tự ti. Khi một người bỏ lỡ buổi tiệc, kỳ nghỉ
hoặc một sự kiện xã hội, họ sẽ cảm thấy ít nổi bật hơn so với người tham dự. Trong
một số trường hợp, người ta thậm chí còn sợ bỏ lỡ những thứ không lành mạnh [50].
Dựa trên các quan điểm của những nhà nghiên cứu về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO), có thể xác lập khái niệm về hội chứng sợ bị người khác lãng
quên như sau: Hội chứng sợ bị người khác lãng quên - Fear of missing out (FOMO)
là hội chứng tâm lý xảy ra khi một cá nhân cảm thấy lo lắng, bất an và đôi khi ám
ảnh rằng họ đang bỏ lỡ những điều bạn bè đang chia sẻ, những cơ hội để được
biết những trải nghiệm mà người khác đang có; cảm giác tự ti khi không được mọi
người mời vào nhóm, từ đó thôi thúc họ luôn có mong muốn kết nối với các phương
tiện truyền thông xã hội một cách liên tục để giữ liên lạc và để chắc chắn một điều
rằng bản thân luôn được mọi người nhớ đến.
1.2.2.2. Biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
Tác giả Holmes năm 1997 miêu tả những biểu hiện ban đầu về hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) như là sự sợ hãi của con người xuất hiện khi phải nhớ
đến những tin tức từ bạn bè hoặc gia đình. Khi người ta bị ngắt kết nối với những
người khác thông qua phương tiện truyền thông xã hội và thế giới bên ngoài, họ sẽ
có cảm giác bị căng thẳng, sợ hãi và lo lắng [40].

26 
Nghiên cứu trước đây của JWTIntelligence (2012) và tác giả Wortham (2011)
đã chỉ ra rằng FOMO bao gồm khả năng dễ cáu giận, lo lắng, và cảm giác không thích
hợp tăng lên khi họ xem các phương tiện truyền thông xã hội [35].
Pryzbylski cũng nhận thấy rằng FOMO thúc đẩy người sử dụng Facebook bằng
bất kỳ thiết bị hay công cụ nào. Tác giả cũng cho rằng: những người bị bệnh FOMO
thường có xu hướng kiểm tra điện thoại ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, ngay
trước khi đi ngủ và cả lúc trong khi họ lái xe [35].
Tác giả Đỗ Ngọc Vũ trên trang herworldvietnam.vn có bài viết mang tên:
“FOMO-Hội chứng tâm lý thời hiện đại”. Tác giả bài viết đã thống kê được, 56%
người dùng mạng xã hội có cảm giác lo sợ sẽ bị người khác lãng quên ở một sự kiện
quan trọng, tin tức hoặc một dòng trạng thái từ bạn bè, những người họ đang theo
dõi… nếu không liên tục có mặt trên mạng xã hội [6]. Tác giả Đỗ Ngọc Vũ cũng phát
hiện một nghịch lý rằng hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) được chấp
nhận ở những người trẻ như là một “mốt” mà ai cũng nên có, thậm chí nếu có ai đó
không mắc hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), họ nghiễm nhiên trở
thành người lạc hậu. Đằng sau việc thúc đẩy mạng xã hội phát triển thì hội chứng sợ
bị người khác lãng quên (FOMO) chỉ khiến cho con người cạnh tranh khốc liệt các
vị trí trong xã hội hơn. Bản thân người mắc chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
luôn có cảm giác lo lắng và tự ti. Khi một người bỏ lỡ buổi tiệc, kỳ nghỉ hoặc một sự
kiện xã hội, họ sẽ cảm thấy mình bị mọi người bỏ lại và sẽ không theo kịp những
người xung quanh [6].
Trên trang tamly.blog cũng nêu ra một số dấu hiệu phổ biến của hội chứng sợ
bị người khác lãng quên (FOMO), có thể kể đến như kiểm tra status/ hình mà họ đăng
lên mạng xã hội Facebook một cách thường xuyên hay cứ vài phút là lướt cập nhật
trạng thái bạn bè họ một lần; họ chụp hình tất cả mọi thứ, từ đồ ăn cho đến mọi nơi
họ đã đến; để mở mọi lựa chọn, đặc biệt là không cam kết vào một mối quan hệ tình
cảm nhất định; hoặc việc họ thường xuyên cảm thấy điện thoại rung, dù thực ra không
có gì cả hay việc kiểm tra điện thoại/ email liên tục bất kể đang trong thời gian làm
việc hay thư giãn. Những hành động nhất thời này có thể khiến họ cảm thấy bớt lo
lắng trong giây lát, nhưng rồi sẽ cuốn họ chạy theo những dòng cập nhật vô tận trên
mạng xã hội hay không thể cảm thấy yên bình trong tâm trí [48].

27 
Trang isach.net cũng có bài viết tương tự về biểu hiện của FOMO và coi những
biểu hiện của hội chứng này như là như một con “virus”. Những biểu hiện của hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) được tác giả liệt kê cụ thể như sau:
Thứ nhất là việc xuất hiện nhiều những suy nghĩ tiêu cực khi trong thời gian
rảnh rỗi. Điều này có thể lý giải là khi họ đăng một tấm hình hoặc một dòng trạng
thái lên Facebook, vài phút sau mở ra xem có thông báo nào không. Nếu chẳng có
mấy ai quan tâm, thậm chí là lướt qua mặc dù chắc chắn họ đã thấy; học sẽ có cảm
giác cáu giận và tự đặt ra hàng trăm, thậm chí hàng ngàn câu hỏi với nội dung là
những suy nghĩ tiêu cực. Đó cũng là lúc họ cảm thấy buồn tủi khi lên Facebook và
phát hiện hội bạn thân đang tụ tập hẹn hò, vui cười chụp ảnh mà không có mình hay
tệ hơn là không thèm mời mình và cảm giác rằng mọi người đã quên rằng có sự tồn
tại của họ.
Thứ hai là họ luôn để mở mọi lựa chọn và không cam kết vào bất kỳ mối quan
hệ hay sự hứa hẹn nhất định nào. Họ không thực hiện được hết các cam kết của mình
hoặc lựa chọn tránh các thỏa thuận và cam kết càng nhiều càng tốt. Trong hầu hết các
trường hợp, họ bị thúc đẩy bởi một sự sợ hãi rằng nếu đưa ra một thỏa thuận, thì họ
đang mất đi một cơ hội để tham gia vào các cơ hội khác, kinh nghiệm khác có tiềm
năng dẫn đến sự thỏa mãn lớn hơn.
Thứ ba là tự ti về bản thân mình. Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
thường gắn liền với nhận thức địa vị xã hội thấp, nó có thể gây ra cho con người cảm
giác lo lắng và tự ti. Khi một người không được mời đến một buổi tiệc, không được
tham gia vào một kỳ nghỉ của cơ quan hoặc một sự kiện xã hội, họ sẽ cảm thấy ít nổi
bật hơn so với những người tham dự và luôn cảm giác mọi người sẽ lãng quên họ vì
họ không được coi trọng [50].
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) được xác lập như sau:
 Phương diện nhận thức
- Tự ý thức của cá nhân có những sai lệch biểu hiện ở thái độ, hành vi, cử chỉ
cả trong những mối quan hệ thực và những mối quan hệ ảo trên mạng xã hội. Có thể
kể đến như: Có quan điểm ủng hộ sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng thay thế
mọi thứ của phương tiện truyền thông xã hội; những quan điểm đồng tình cho những

28 
hành vi quá lệ thuộc vào sự phát triển các thiết bị công nghệ và phương tiện truyền
thông, cũng như mạng xã hội.
- Có những quan điểm và nhận thức cá nhân sai lệch về người khác khi cho rằng
việc bản thân bị lãng quên chủ yếu xuất phát từ những người xung quanh.
- Các quan điểm cho rằng trách nhiệm của mọi người là thể hiện tình cảm yêu
thương và quan tâm đến những nhu cầu cá nhân họ.
- Nhận thức sai lệch của cá nhân về chính bản thân mình.
 Phương diện thái độ, tình cảm
- Có cảm giác bồn chồn, lo lắng, bứt rứt khi bị ngắt các kết nối với bạn bè hay
cảm giác thất vọng và thiếu tự tin về chính bản thân mình khi không còn nhận được
sự quan tâm từ những người xung quanh.
- Các cảm xúc kích động như cáu kỉnh khi biết bạn bè không mời họ tham gia
vào một sự kiện hoặc một nhóm chat, vô cùng thất vọng hay vô cùng đau khổ khi bị
mọi người lãng quên ở những buổi tiệc và buổi họp nhóm.
- Cá nhân có cảm giác vô cùng lo lắng khi không kịp kiểm tra điện thoại, hộp
thư hay mail thông báo công việc.
- Cảm thấy rất hoang mang khi không mang theo điện thoại bên mình.
 Phương diện hành vi
- Có những hành vi quá khích khi bản thân bị gián đoạn việc liên lạc với những
người xung quanh.
- Kiểm tra các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Gmail một cách liên tục.
- Thường xuyên đăng cập nhật mọi lúc về những hình ảnh hoặc dòng trạng thái
cá nhân lên mạng xã hội để mọi người biết.
- Nhắn tin liên tục cho một vài thành viên trong nhóm để biết họ đang làm gì,
gọi điện thoại liên tục để hỏi cho bằng được lí do tại sao mình không được mời hay
bằng cách cố tình tạo ra sự trùng hợp để đến buổi họp hoặc buổi hẹn như những người
được mời khác.
- Có những hành động quá khích như gào thét, đập phá đồ đạc khi không vào
được mạng internet để biết bạn bè đang tham gia hoạt động gì.
- Để lại những bình luận châm chọc, chỉ trích khi nhìn thấy những bức hình
chụp chung của bạn bè trên mạng xã hội mà không có mình.

29 
- Một số cá nhân còn có những hành vi mang tính tự hoại như tự cào cấu, hành
hạ, dằn vặt bản thân khi không được mời vào nhóm hay những khi bị bạn bè bỏ quên
lời mời trong những buổi tiệc.
Tóm lại, những biểu hiện hội chứng sự bị người khác lãng quên (FOMO) rất
phong phú, phức tạp và mang tính chủ thể. Từng cá nhân sẽ có những biểu hiện khác
nhau và mức độ biểu hiện khác nhau ở phương diện nhận thức, phương diện thái độ
tình cảm và phương diện hành vi. 
1.2.2.3. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
Tùy vào mức độ quan trọng của vấn đề đối với mỗi cá nhân mà những biểu hiện
của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) có thể xuất hiện với cường độ
mạnh hay nhẹ, tần số nhiều hay ít. Có những vấn đề sẽ là rất quan trọng với người
này nhưng không thực sự quan trọng với người khác, đặc điểm tâm lý mỗi cá nhân
cũng ảnh hưởng đến cường độ biểu hiện ra bên ngoài những dấu hiệu của hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO).
Theo nghiên cứu cắt ngang mang tên Sợ hãi khi gây mê toàn thân được đăng
trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ tháng 7 năm 2016, nhóm các nhà nghiên cứu
bao gồm ME Ruhaiyem , AA Alshehri , M Saade , TA Shoabi , H Zahoor , NA
Tawfeeq đã đưa ra các mức độ sợ hãi trong thang đo nghiên cứu của mình bao gồm
4 mức độ, từ "sợ hãi”, “sợ vừa phải”, “sợ nhẹ”, và “không sợ” [42].
Trong nghiên cứu Các mối tương quan về động lực, cảm xúc và hành vi sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) của Andrew K. Przybylski và cộng sự (2016), nhóm
nhà các nhà nghiên cứu đã tạo ra một thang đo cho hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) với tên gọi Fear of Missing Out Scale - FoMOs. Theo đó, các nhà
nghiên cứu đã đưa ra 5 mức độ cho các khách thể khi mắc hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO): từ “bình thường - không mắc”, đến “nhẹ”, “vừa”, “nặng” và cao
nhất là “rất nặng” [43].
Từ những nghiên cứu trên về phân chia mức độ sợ và mức độ sợ bị người khác
lãng quên (FOMO), đề tài nghiên cứu đưa ra 3 mức độ hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO):
- Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) nhẹ: Cá nhân có các
biểu hiện bứt rứt, khó chịu nhưng vẫn có thể kiểm soát được: lo lắng rằng mọi người

30 
sẽ có những trải nghiệm thú vị hơn mình; lệ thuộc vào thiết bị công nghệ và phương
tiện truyền thông, mạng xã hội; liên tục lướt cập nhật trạng thái của bạn bè trên mạng
xã hội.
- Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trung bình: Các cá
nhân nếu kiểm soát được những dấu hiện ở mức độ này sẽ có thể giảm nhẹ mức độ
mắc phải hội chứng. Một số biểu hiện thường thấy như: lo lắng, hoang mang khi để
quên điện thoại ở nhà; liện tục xem các trang tin tức, các bài đăng từ bạn bè; nhận
thức sai lệch về giá trị bản thân.
- Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) nặng: Các biểu hiện
ở mức độ này hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của cá nhân: Cá nhân cảm thấy vô
cùng lo lắng, bồn chồn, bứt rứt khi bị ngắt các kết nối với bạn bè; cảm giác rất thất
vọng và bản thân hoàn toàn mất tự tin khi không còn nhận được sự quan tâm từ những
người xung quanh; một số hành vi mang tính tự hoại như tự cào cấu, hành hạ, dằn vặt
bản thân khi bị mọi người lãng quên.
1.2.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO)
Trong khi quan điểm của Lý thuyết Tự xác định (SDT), sợ bị người khác lãng
quên là một tình huống khi nhu cầu tâm lý không được thỏa mãn. Sự sợ hãi xảy ra
khi người ta không sử dụng phương tiện truyền thông xã hội là do các đặc điểm tính
cách bao gồm lòng tự trọng thấp, nhút nhát, bốc đồng, thần kinh, tự kiểm soát khiến
người ta cảm thấy khó chịu hoặc không thể giao tiếp trực tiếp mà phải thông qua các
yếu tố trung gian như các thiết bị công nghệ, mạng xã hội và internet. (Rosdaniar,
2008) [40].
Nghiên cứu trước đây của nhóm các tác giả Wilt, Oehlberg, & Revelle, (2011),
cũng đã gợi ý rằng lòng tự trọng có thể ảnh hưởng đến mức độ FOMO mà một người
trải nghiệm. Các đặc điểm tâm lý, các trạng thái và các yếu tố tác động khi sử dụng
phương tiện truyền thông xã hội là những yếu tố cơ bản giúp chúng ta hiểu hơn về
FOMO [35].
Trong công trình nghiên cứu về cảm giác không thích hợp, Solomon (1928) đưa
ra giả thuyết rằng cảm giác không thích hợp có thể dẫn đến cảm giác thấp kém hơn.
Nghiên cứu sau đó của Gould, Horn và Spreeman năm 1983 cũng đã bổ sung thêm

31 
cho nghiên cứu về mối liên hệ giữa cảm giác không thích hợp và căng thẳng, góp
phần làm rõ hơn về hội chứng sợ bị người khác lãng quên. Khi một cá nhân nghe
hoặc đọc về một sự kiện mà họ không được mời hoặc nhìn thấy ai đó sở hữu một sản
phẩm mà họ muốn có, thì có thể họ sẽ cảm thấy không thỏa mãn và lần lượt đặt ra
nhiều câu hỏi. Vấn đề này được tác giả giả thuyết rằng có thể bị ảnh hưởng bởi lòng
tự trọng [35].
Theo nhóm tác giả Wilt, Oehlberg , & Revelle (2011), khi một cá nhân bắt đầu
cảm thấy sợ hãi, sợ hãi, và không thoải mái khi kiểm tra các trang truyền thông xã
hội, sự cáu kỉnh và lo lắng của họ có thể tạm thời tăng lên. Nghiên cứu lo lắng thường
phân chia lo lắng thành hai loại dựa trên việc liệu các nhà nghiên cứu có quan tâm
đến sự lo lắng kéo dài hay thoáng qua không, bao gồm: trạng thái lo lắng và lo lắng
của tiểu bang. Trạng thái lo lắng đề cập đến xu hướng chung của cá nhân để trở nên
lo lắng hoặc mức độ lo lắng mang tính điển hình. Trong khi đó, loại lo lắng tiểu bang
thường được định nghĩa là mức độ lo lắng của một người trong khoảng thời gian
tương đối ngắn, tính bằng giây, phút và giờ. Nhóm tác giả cũng đề xuất rằng sự loại
lo lắng tiểu bang có liên quan nhiều nhất đến FOMO, vì rất có thể các cá nhân với
nỗi lo sợ này sau khi xem các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tạm thời trở nên lo
lắng hơn khi không thể làm như vậy. Sự loại trừ và tẩy chay xã hội cũng có thể đóng
vai trò quan trọng trong sự sợ hãi bị lãng quên vì chúng tác động đến các yếu tố được
đề xuất để làm nền tảng FOMO, đó là sự lo lắng và lòng tự trọng [35].
Tác giả Holmes (1997) giải thích rằng sử dụng Internet có thể gây ra sự phụ
thuộc với các triệu chứng tương tự như nghiện ma tuý. Sự sợ hãi của con người để
nhớ đến những tin tức từ bạn bè hoặc gia đình trở thành tâm điểm mới trong lĩnh vực
tâm lý. Nếu người ta bị ngắt kết nối với những người khác thông qua các phương tiện
truyền thông xã hội và thế giới bên ngoài sẽ gây ra tình trạng căng thẳng và lo lắng
[35].
Một báo cáo về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của JWT
Intelligence (2011) và việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cho biết rằng
người sợ hãi bị lãng quên thường sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội nhiều
hơn và gửi e-mail cho các ứng dụng khác thường xuyên hơn. Họ có thể cảm thấy bồn

32 
chồn nếu họ bị ngắt kết nối hoặc bị buộc phải tránh xa các phương tiện truyền thông
xã hội trong một thời gian dài [40].
Steinfield et.al (2013) cho rằng sự sợ hãi bị người khác lãng quên (FOMO) xảy
ra do thiếu thông tin và sự tìm hiểu trong thế giới thực cũng như sự mở rộng mối quan
hệ với các thành viên trong nhóm làm cho người dùng mất hoặc bị gián đoạn thông
tin với những người khác trong các vấn đề thường nhật trong cuộc sống của họ [40].
Thông qua các nghiên cứu nhận thức về tầm quan trọng của các tin tức cập nhật,
các sự kiện xã hội và các hoạt động của Rosen (2012), Przybylski (2013), Hato (2013)
và nhóm tác giả Murayama, DeHaan & Gladwell (2013), việc bị ngắt kết nối với
những người khác và thế giới bên ngoài được cho là nguyên nhân gây ra căng thẳng
và sợ hãi bị lãng quên [40].
Leary & Baumeister (2000) cho rằng lòng tự trọng đại diện cho các thành phần
cảm xúc và thể hiện cảm giác của mọi người về bản thân . Lòng tự trọng thấp đã được
xác định là một trong những yếu tố gây ra sự lo lắng và trầm cảm xã hội (Sowislo &
Orth, 2012). Theo DeJong et al. (2012), có hai khía cạnh chính của lòng tự trọng là
sự tự tin ẩn chứa và rõ ràng. Sự tự tin rõ ràng dẫn đến sự tự đánh giá phản xạ có ý
thức trong khi sự tự tin tiềm ẩn liên quan đến khả năng tự đánh giá mình theo một
kiểu thức vô thức.
Theo Dykman (2012), cảm giác một người bị người khác lãng quên có khả năng
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng; một cá nhân có thể chọn để mua một sản phẩm
tốt hơn hoặc đắt hơn bạn của họ bởi vì họ không muốn bỏ lỡ khả năng có một cái gì
đó tốt hơn hoặc bỏ lỡ cơ hội để người khác nhớ đến. Trong những tình huống như thế
này, mọi người có thể thay đổi những gì họ thường làm hoặc mua bởi vì áp lực xã hội
và sợ bị lãng quên. Chúng ta không phải lúc nào cũng có thể nhận ra rằng chúng ta
đang tham gia bởi vì chúng ta sợ bị người khác lãng quên hay phải bỏ lỡ điều gì đó
từ những người xung quanh [35].
Theo một cuộc khảo sát gần đây của JWTIntelligence (2012), 83% số người
được hỏi cho biết họ cảm thấy cuộc sống của họ đang trong tình trạng quá tải - có quá
nhiều việc phải làm, đọc, mua và xem, đến mức nó tràn ngập. Mặc dù cảm giác rằng
có quá nhiều dữ liệu ở đó để tiêu thụ và hiểu, mọi người vẫn tiếp tục cố gắng tiếp thu
càng nhiều càng tốt. Việc kết nối liên tục với thông tin qua các phương tiện truyền

33 
thông xã hội có thể khiến mọi người cảm thấy tồi tệ hơn khi không theo kịp tốc độ
những gì người khác đang nói, đang làm hay đang tận hưởng [35]. Cũng theo kết quả
cuộc khảo sat này, có khoảng 40% số cá nhân từ 12-67 tuổi cho rằng các phương tiện
truyền thông xã hội đã làm tăng nỗi sợ hãi bị người khác lãng quên của họ [35].
Theo Lý thuyết hài hòa (UGT), người ta sẽ sử dụng phương tiện truyền thông
xã hội để đáp ứng các nhu cầu cụ thể như xã hội hóa và thu thập thông tin. Đối với
cá nhân trải qua hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), việc sử dụng phương
tiện truyền thông xã hội có thể rất thú vị vì nó được coi là một cách kết nối không tốn
kém và dễ dàng với người khác (Ellison, Steinfield & Lampe, 2007). Tuy nhiên, hậu
quả để lại là cảm giác cô độc, cô lập và sợ bị người khác lãng quên ngày càng gia
tăng vì trên thực tế truyền thông xã hội không thực sự thay thế tiếp xúc mặt đối mặt
(Dossey, 2014). Mà theo tác giả Rosdaniar (2008), sự sợ hãi xảy ra khi người ta không
sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có lẽ là do các đặc điểm tính cách bao gồm
lòng tự trọng thấp, nhút nhát, bốc đồng, thần kinh và tự kiểm soát [40].
Nguyên nhân dẫn đến sợ bị người khác lãng quên còn được đánh giá ở khả năng
làm thỏa mãn các nhu cầu. Abraham Maslow là nhà Tâm lý học người Mỹ, gốc Nga.
Năm 1943 bắt đầu nghiên cứu lý thuyết thang bậc nhu cầu. Đầu tiên ông chia nhu cầu
của con người thành 5 bậc, đến năm 1970 chia thành 7 bậc, sau này các nhà kinh tế
học hiện đại giới thiệu thuyết của ông thường là 5 bậc. Theo ông, hành vi con người
phụ thuộc vào các động cơ bên trong, động cơ bên trong được hình thành từ những
nhu cầu của con người.
Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu
cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao. Theo tầm
quan trọng, cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau:
(1) Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học: Là các nhu cầu đảm bảo cho con
người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và các nhu cầu của
cơ thể khác.
(2) Nhu cầu về an ninh và an toàn: Là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an toàn,
không bị đe đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ...
(3) Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: Là các nhu cầu về tình
yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội...

34 
(4) Nhu cầu được tôn trọng: Là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người khác,
được người khác tôn trọng, địa vị…
(5) Nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động: Là các nhu cầu như chân, thiện,
mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước...
Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: Cấp cao và cấp thấp. Nhu cầu cấp
thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu cấp cao bao gồm
các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa hai loại nhu cầu này
là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu
cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người [25].
Phân tích theo 5 yếu tố hình thành thang bậc nhu cầu của Maslow thì một người
dễ dàng mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên vì những lí do sau:
Nhu cầu cơ bản (Basic needs): các phương tiện truyền thông xã hội và thông
tin từ những người xung quanh thỏa mãn nhu cầu giải trí, tạo sự thư giãn, thoải mái
và thỏa mãn tính tò mò của mỗi cá nhân.
Nhu cầu an toàn (Safety needs): Với sự giao tiếp và mọi tương tác đều thực hiện
trong thế giới ảo, mỗi cá nhân người dùng phần nào sẽ có cảm giác an tâm hơn, an
toàn hơn so với giao tiếp và giải trí ngoài đời thật. Mặt khác, thông qua các phương
tiện truyền thông, tin tức từ bạn bè chia sẻ được cập nhật một cách thường xuyên, các
cá nhân sẽ yên tâm hơn khi những gì bạn bè họ đang làm, đang tận hưởng và đang
tham gia họ đều nắm bắt kịp.
Nhu cầu về xã hội (Social needs): Các phương tiện truyền thông và tin tức xã
hội hiện nay không đơn thuần chỉ cập nhật tin tức mà còn mở rộng quy mô và tính
năng giao lưu kết bạn. Thông qua các hoạt động được đăng tải, các dòng trạng thái
được cập nhật, các cá nhân người dùng có thể để lại nhưng bình luận hay bày tỏ thái
độ đối với bài đăng đó một cách gián tiếp. Với những tính năng ngày càng được hiện
đại hóa như vậy, nhu cầu giao tiếp và mở rộng quan hệ bạn bè của người dùng ngày
càng được thảo mãn một cách tối ưu.
Nhu cầu được tôn trọng (Esteem need): Nhu cầu được tôn trọng đôi khi được
nhiều người nghĩ đơn thuần chỉ là việc bạn bè nhớ đến họ khi chuẩn bị tham gia một
buổi tiệc, một sự kiện, hay có mặt chung trong một tấm hình. Việc không được mời
tham gia vào nhóm nói chuyện, không được cùng tham gia góp mặt trong buổi tiệc

35 
được xem như sự thiếu tôn trọng từ người khác và cá nhân sẽ có phản ứng quá khích
khi trông thấy những gì mọi người đang tham gia mà không có mình trên các bài
đăng. Nhu cầu được tôn trọng càng cao, cá nhân càng cố gắng tìm mọi cách để được
biết những gì người khác đang làm, đang tận hưởng hơn là chú ý đến những gì đang
có.
Nhu cầu được thể hiện mình (Self actualizing needs): Thông qua các bài đăng,
cập nhật hình hành trạng thái từ bạn bè, các cá nhân sẽ thu nhận về nhiều thông tin
hơn, vốn hiểu biết trở nên phong phú hơn và để dễ thể hiện vốn hiểu biết đó với bạn
bè khi biết biến những thông tin đó thành chủ đề cho cuộc trò chuyện hay nhóm chat
trên mạng xã hội. Không chỉ vậy, bằng việc để lại bình luận trên các bài đăng, các cá
nhân còn được tự thể hiện mình với vốn hiểu biết phong phú và được tự do bày tỏ
quan quan điểm cá nhân với nguời khác [25].
Tóm lại, các nghiên cứu hiện nay tập trung vào việc phát triển quy mô bằng
cách sử dụng các yếu tố cơ bản là các thành phần Tâm lý như: thiếu sót, lo lắng, dễ
cáu giận và lòng tự trọng mà trong các bài viết trước đây về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) đã từng nhắc đến. Về cơ bản, khi một người có cảm giác
không thích hợp cao hơn, cảm giác lo lắng, khó chịu cao hơn và lòng tự tin thấp hơn
đều được mô tả có một sự sợ hãi bị lãng quên cao hơn người khác [35]. Các nghiên
cứu đã bước đầu xác định được tương quan giữa việc sử dụng các thiết bị công nghệ,
phương tiện truyền thông cũng như các đặc điểm riêng của cá nhân với mức độ hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO).
Như vậy, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau. Mỗi quan điểm lại tập trung phân tích theo chiều sâu của
một khía cạnh. Tuy nhiên các quan điểm trên không phủ nhận lẫn nhau. Trên bình
diện tổng quan, tác giả xin đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, nhóm các nguyên nhân xuất phát từ góc độ bản thân mỗi người:
Những người có nguy cơ cao để mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) ở mức cao là những người thường gặp những khó khăn và trở ngại về mặt
xã hội.
Những người đánh giá thấp bản thân, nhút nhát, thiếu tự tin, những người cô
đơn, thiếu sự quan tâm từ gia đình và bạn bè, điều này tạo cho họ cảm giác bất lực,

36 
không có vị thế và bị lãng quên ở các sự kiện. Thế giới ảo giúp họ giải tỏa những khó
khăn và sự “trói buộc”, họ cảm thấy mình được an toàn và thể hiện những điều mình
mong muốn, không bị bỏ lỡ bất kỳ những điều người khác đang tham gia hay sẽ được
mọi người luôn luôn nhớ đến.
Mong muốn được người khác yêu thương, quan tâm hoặc việc thiếu sự quan
tâm, yêu thương từ gia đình là nguyên nhân khiến các cá nhân tìm đến các thiết bị
công nghệ và phương tiện truyền thông MXH như cách để giải tỏa nhu càu được yêu
thương quan tâm của mình.
Tự cá nhân không nhận thức đúng giá trị của bản thân cũng như không nhận rõ
những mặt tích cực, những ưu điểm của bản thân để bản thân dễ dàng so sánh với
những giá trị phù phiếm mà người khác có, những niềm vui mà người khác đang tận
hưởng. Đây cũng là yếu tố khiến các cá nhân dễ mắc phải hội chứng sợ bị nguwoif
khác lãng quên (FOMO).
Bản thân là người dễ căng thẳng, stress, có sự nhạy cảm cao, sống nội tâm và
chưa có kỹ năng quản lý cảm xúc vững vàng là nhóm người có tỷ lệ mắc phải hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở mức cao.
Bản thân không có những mục tiêu phấn đấu rõ ràng cũng dễ khiến các cá nhân
sa lầy, quá lệ thuộc vào sự phát triển của thiết bị công nghệ và truyền thông MXH, từ
đó chạy đua với những dòng cập nhật trạng thái với những lượt “like”, “comment”
trên MXH mà không chú trọng phát triển các mối quan hệ thực bên ngoài.
Cá nhân không biết cách thể hiện bản thân trong các mối quan hệ, từ đó không
nhận được sự tôn trọng, tín nhiệm hoặc sự thừa nhận năng lực từ bạn bè hay những
người xung quanh cũng là yếu tố quan trọng khiến các cá nhân dễ mắc phải hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO).
Thứ hai, xét từ bình diện khách quan, từ tình hình thực tiễn, thiết bị công nghệ,
internet, phương tiện truyền thông và mạng xã hội cuốn hút người sử dụng về sự hấp
dẫn, mới lạ, tạo sự kết nối cộng đồng, thỏa mãn nhu cầu giao lưu kết bạn của người
sử dụng và sự đa dạng trong các thông tin cũng như phương thức truyền tải mà chính
phương tiện truyền thông mang lại. Không chỉ vậy, phương tiện truyền thông và
MXH còn thỏa mãn một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả nhu cầu thuộc về
nhóm của các cá nhân. Đây là một nhu cầu cơ bản của con người.

37 
Đặc tính của MXH là có thể trao đổi thông tin và trò chuyện với nhau góp phần
mở rộng, củng cố mối quan hệ xã hội và kết nối những người sử dụng lại với nhau.
Trong cuộc sống ngoài đời thực không phải lúc nào con người cũng có thể biểu hiện
hết những suy nghĩ, thể hiện hết những mong muốn, khả năng của mình và cũng
không thể cùng một lúc biết nhiều thông tin từ bên ngoài như MXH. Vì vậy, những
người tự ti, cảm giác không thoả đáng thường xuyên bị người khác phản đối thì dễ có
nguy mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) cao. Rõ ràng, những
cá nhân hạn chế về mặt kỹ năng xã hội hoặc thiếu tự tin khi đối diện với thực tế cuộc
sống tham gia MXH Facebook như tìm một chỗ dựa hoặc giải quyết những khó khăn
này.
Sự cô đơn, thiếu sự quan tâm và tình cảm từ các mối quan hệ xã hội cũng là
một nguyên nhân con người tìm đến các thiết bị công nghê, phương tiện truyền thông
và MXH như tìm đến một sự chia sẻ, một cách giải tỏa những bức xúc, kiềm nén, thất
vọng của bản thân và tránh cảm giác rằng bản thân bị người khác lãng quên.
1.2.3. Đặc điểm sinh lý, tâm lý - xã hội lứa tuổi sinh viên
1.2.3.1. Khái niệm sinh viên
Theo Từ điển Giáo dục học định nghĩa: “Sinh viên là người học của một cơ sở
giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp” [2, tr.343].
Theo Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị: “Sinh viên đại học là những thanh
niên thuộc thời kỳ tiếp sau” [12, tr.37-44].
Việc cho rằng thanh niên nằm trong thời kỳ chuyển tiếp và sinh viên đại học
thuộc thời kỳ chuyển tiếp sau cũng phù hợp với quan điểm trước đó của nhà Tâm lý
học người Mỹ Niky Hayes khi cho rằng: “Thời thanh niên như một thời kỳ chuyển
tiếp vai trò càng tăng, đến lượt dẫn đến sự thay đổi nhân cách” [13, tr.803].
1.2.3.2. Đặc điểm tâm lý - xã hội
Giai đoạn sinh viên bắt đầu đối với mỗi người là từ sau 18 tuổi. Phần đông đối
tượng sinh viên Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 18 đến 25, là giai đoạn chuyển tiếp
từ tuổi vị thành niên lên tuổi trưởng thành. Tâm lý sinh viên vẫn còn một phần nào
đó không ổn định của tuổi chưa thành niên. Đặc biệt đối với sinh viên năm đầu, viêc
thích nghi những thay đổi từ môi trường mới, bạn bè mới, cách học mới...dễ làm gia
tăng tình trạng bất ổn định về mặt tâm lý, cảm xúc. Bên cạnh đó, sinh viên cũng là

38 
những người có nhận thức và tư duy rất rõ ràng về mục tiêu cuộc sống, về những gì
mình đã làm, đang làm và phải làm. Chính vì vậy mà sinh viên đặc biệt là sinh viên
năm cuối có phần mang tâm lý nặng nề để vừa hoàn thành tốt việc học vừa phải phát
triển tốt các mối quan hệ xã hội và từng bước hoàn thành các mục tiêu cuộc sống sau
này (có nghề nghiệp tốt, lập gia đình...) [23, 24]. Ngoài đặc điểm về tâm lý thì điều
kiện kinh tế hay hoàn cảnh sống cũng như tất cả các mối quan hệ xã hội cũng ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm lý của sinh viên. Những sinh viên sống xa nhà có
điều kiện kinh tế khó khăn phải vừa học vừa làm thêm thì áp lực cuộc sống cũng như
áp lực từ việc học có nhiều khả năng gây lo âu, trầm cảm, stress hơn. Nguy cơ rối
loạn tâm thần của nhóm đối tượng này có thể ngày càng cao [8].
Nhìn chung, những đặc điểm tâm lý xã hội của thanh niên sinh viên bị chi phối
bởi những đặc điểm phát triển thể chất, sinh lý, môi trường sống và vai trò xã hội cụ
thể mà cá nhân đang sống và hoạt động. Những đặc điểm tâm lý ở thanh niên sinh
viên rất phong phú, đa dạng và mang tính cá thể.
 Sự phát triển về nhận thức và trí tuệ của sinh viên
Bản chất hoạt động nhận thức của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng
là đi sâu tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể với mục đích
trở thành chuyên gia về các lĩnh vực nhất định. Vì lẽ đó, nét đặc trưng trong hoạt
động học tập của sinh viên là “sự căng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều
thao tác tư duy” [23].
Ở lứa tuổi này, trí tưởng tượng, sự chú ý và ghi nhớ đã phát triển thành khả
năng hình thành ý tưởng trừu tượng cũng như khả năng giải thích và gán ý nghĩa cho
những ấn tượng cảm tính nhờ vào những kinh nghiệm và tri thức đã có trước đây.
Ở mặt nhận thức, tính chủ định được phát triển mạnh mẽ ở tất cả các quá trình
nhận thức. Tri giác có mục đích đạt tới mức cao. Quan sát trở nên có hệ thống và toàn
diện. Qúa trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn
và không tách rời khỏi tư duy ngôn ngữ. Với sự phát triển mạnh mẽ của tư duy lý
luận cùng khối lượng tri thức lớn đã được tiếp thu trong nhà trường, gia đình và xã
hội, sinh viên bắt đầu liên kết các tri thức riêng lẻ lại với nhau để tạo nên một biểu
tượng chung cho thế giới quan của riêng mình.

39 
Sự phát triển tự ý thức là đặc điểm nổi bật trong quá trình phát triển nhân cách.
Đặc điểm quan trọng trong tự ý thức của thanh niên sinh viên là tự nhận thức xuất
phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động, do địa vị mới mẻ của họ. Nội dung của
tự ý thức cũng khá phức tạp, các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình ở hiện
tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong tương lai. Tuy nhiên, tự nhận thức về
bản thân mình bao giờ cũng khó khăn hơn nhận thức về người khác, vậy nên đôi khi
sinh viên thường dễ có xu hướng cường điệu khi tự đánh giá bản thân. Do đó, sinh
viên rất cần có sự nhận thức chính xác về các giá trị sống phù hợp với bản thân họ.
 Sự phát triển tình cảm và thái độ đối với các giá trị sống
Ở mặt tình cảm, theo B.G.Ananhev và một số nhà tâm lý học khác, tuổi sinh
viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức và tình
cảm thẩm mỹ. Loại tình cảm này mang tính hệ thống và tính bền vững với các thời
kỳ trước, hơn ai hết sinh viên là người yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành vi phong thái đạo
đức cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ ở các sự vật hiện tượng.
Sự phát triển tình cảm ở sinh viên được đặc trưng bằng “thời kỳ bão táp và căng
thẳng” [11, tr.62]. Đây là thời kỳ đầy xúc cảm đối với mỗi cá nhân khi mà nhiều
những tính huống mới nảy sinh trong cuộc sống đòi hỏi họ phải phán đoán và quyết
định nhưng còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết xã hội. Vì vậy, ở sinh viên dễ nảy sinh
những tình cảm không thích hợp khi phải ứng xử trước những tình huống đó.
Hệ thống giá trị sống được sinh viên tiếp thu qua nội dung học tập trong tất cả
các môn học ở nhà trường phổ thông trước đây và trường đại học bây giờ. Đặc biệt
thông qua các nhân vật lịch sử, các bài học đạo đức… Các hoạt động lao động xã hội,
sinh hoạt tập thể…cũng là điều kiện cho sự phát triển cá nhân. Qua đó, các em hình
thành được khái niệm về các giá trị. Hay nói cách khác, nhận thức có sản phẩm là các
tri thức về giá trị sống. Tri thức này tồn tại dưới hai dạng: dạng kinh nghiệm (tri thức
thông thường về cái thiện, cái ác và về cách ứng xử đáp ứng các yêu cầu thông thường
về chuẩn mực đạo đức, đây là điều kiện không thể thiếu đối với tất cả mọi nguời dể
có thể gia nhập vào đời sống xã hội, nó đáp ứng nhu cầu điều chỉnh đạo đức các mối
quan hệ của nguời với người trong cuộc sống) và dạng lý luận (tri thức tồn tại dưới
dạng tư tưởng, khái niệm, học thuyết, các phát biểu, các quan điểm…những tri thức
này không hình thành tự phát như những tri thức mang tính kinh nghiệm mà nó là kết

40 
quả của việc nghiên cứu và học tập nghiêm túc). Giá trị sống của mỗi người được
hình thành bởi chính quá trình tìm kiếm, khám phá và trải nghiệm thực tế [4].
 Hành vi
Ở mặt hành vi, lứa tuổi sinh viên có những đặc điểm như: Sự thích nghi của
sinh viên với cuộc sống, hoạt động mới và sự phát triển động cơ học tập.
Thứ nhất, hoạt động học tập, hoạt động xã hội và môi trường sống của sinh viên
có những nét đặc trưng và đòi hỏi khác về chất so với lứa tuổi trước đó. Do vậy, muốn
thực hiện tốt các mặt hoạt động của mình, sinh viên phải thích nghi. Qúa trình thích
nghi thể hiện ở các mặt là: nội dung học tập mang tính chuyên ngành; phương pháp
học tập mới mang tính chất nghiên cứu khoa học; môi trường sinh hoạt mở rộng phạm
vi quốc gia, thậm chí quốc tế và nội dung và cách thức giao tiếp với thầy cô giáo, bạn
bè và tổ chức xã hội.
Thứ hai là sự phát triển động cơ học tập của sinh viên. Động cơ này bị chi phối
bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: yếu tố tâm lý của chính chủ thể hoặc nằm bên
ngoài bản thân chủ thể. Động cơ học tập của sinh viên nảy sinh do chính hoạt động
và những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của hoạt động mang lại.
Lĩnh vực hoạt động của sinh viên rất phong phú và thường bộc lộ tính hệ thống
là bị chi phối bởi nhiều động cơ. Qua việc nghiên cứu về động cơ học tập của sinh
viên, có thể thấy được cấu trúc thứ bậc động cơ hoạt động của sinh viên: từ động cơ
nhận thức đến động cơ nghề nghiệp, động cơ có tính xã hội, động cơ khẳng định và
động cơ có tính cá nhân. Trong đó, các động cơ này không cố định mà biến đổi trong
quá trình học tập và lĩnh hội của từng cá nhân sinh viên [4].
Tóm lại, sinh viên thuộc lớp thanh niên có độ tuổi từ 19 đến 25 tuổi, là giai đoạn
chuyển tiếp từ sự chín muồi về thể chất sang trưởng thành về phương diện tâm lý -
xã hội. Lứa tuổi này được đánh giá là thời kỳ phât triển tích cực nhất về tình cảmđạo
đức và thẩm mỹ; là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách, có vai trò người lớn
thực sự. Đây là thời kỳ có nhiều biến động mạnh mẽ về động cơ,về thang giá trị xã
hội. Sinh viên đã biết xác định con đường sống tương lai, tích cực nắm vững nghề
nghiệp và bắt đầu dấn thân thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực cuộc sống [21].
Dựa trên khái niệm, đặc điểm của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
đã xác lập và đặc điểm tâm lý của tuổi thanh niên sinh viên, người nghiên cứu xin

41 
đưa ra khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên như
sau: Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên là hội chứng
tâm lý xảy ra khi sinh viên cảm thấy lo lắng, bất an và đôi khi ám ảnh rằng họ
đang bỏ lỡ những điều bạn bè đang chia sẻ, những cơ hội để được biết những trải
nghiệm mà người khác đang có; cảm giác tự ti khi không được mọi người mời vào
nhóm, từ đó thôi thúc họ luôn có mong muốn kết nối với các phương tiện truyền
thông xã hội một cách liên tục để giữ liên lạc và để chắc chắn một điều rằng bản
thân luôn được mọi người nhớ đến.
1.2.4. Biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên
Từ những biểu hiện về hội chứng sợ bị người khác lãng quên mà các nhà nghiên
cứu đã đưa ra cùng với các phân tích đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên sinh
viên, chúng tôi xin phân tích những biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên
ở sinh viên trên 3 phương diện: nhận thức, thái độ, hành vi. Cụ thể biểu hiện hội
chứng như sau:
1.2.4.1. Biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh
viên ở phương diện nhận thức
Hoạt động nhận thức của sinh viên là loại hoạt động trí tuệ đích thực, căng thẳng,
cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt dựa trên những sự kiện của các quá trình nhận
thức cảm tính. Lứa tuổi này thường ít thỏa mãn với những gì đã biết mà luôn muốn
đào sâu, suy nghĩ và tìm tòi để nắm vấn đề sâu hơn, rộng hơn. Do vậy, ở lứa tuổi này,
đặc biệt là trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ, khi mà các phương tiện truyền thông
và thiết bị điện tử dần thay thế mọi mặt đời sống, lứa tuổi sinh viên càng dễ mắc phải
hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) hơn.
Khi mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), tự ý thức của
sinh viên cũng có những sai lệch biểu hiện ở thái độ, hành vi, cử chỉ cả trong những
mối quan hệ thực và những mối quan hệ ảo trên mạng xã hội. Có thể kể đến như: Sinh
viên có quan điểm ủng hộ sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng thay thế mọi thứ
của phương tiện truyền thông xã hội. Sinh viên cũng có những quan điểm đồng tình
cho những hành vi quá lệ thuộc vào các thiết bị công nghệ, phương tiện truyền thông
và mạng xã hội.

42 
Biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên trên
phương diện nhận thức còn là những quan điểm và nhận thức cá nhân sai lệch về
người khác khi cho rằng việc bản thân bị lãng quên chủ yếu xuất phát từ những người
xung quanh. Các quan điểm cho rằng trách nhiệm của mọi người là thể hiện tình cảm
yêu thương và quan tâm đến những nhu cầu cá nhân sinh viên hay quan điểm cho
rằng bạn bè hay mọi người xung quanh phải sẵn sàng mời họ vào các nhóm hay tham
gia vào những cuộc vui đều là những sai lệch nhận thức mà sinh viên mắc phải FOMO
biểu hiện.
Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên
không chỉ giới hạn ở những nhận thức sai lệch về người khác mà còn là những quan
điểm nhận thức sai lệch của sinh viên về chính bản thân mình. Họ cho rằng bản thân
là người quan trọng và khi họ vắng mặt, nhóm của họ sẽ chẳng còn gì thú vị hay thậm
chí là những người còn lại sẽ chẳng làm được gì; hay quan điểm của một số cá nhân
khi tự ti và ho rằng bản thân sẽ chẳng còn giá trị nếu như không còn được người khác
quan tâm và lãng quên trong các sự kiện.
1.2.4.2. Biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh
viên ở phương diện thái độ, tình cảm
Khi mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), sinh viên sẽ luôn
mang trong các nhân nhiều những cũng bậc cảm xúc khác nhau. Những cảm giác bồn
chồn, lo lắng, bứt rứt khi bị ngắt các kết nối với bạn bè hay cảm giác thất vọng và
thiếu tự tin về chính bản thân mình khi không còn nhận được sự quan tâm từ những
người xung quanh là những biểu hiện dễ thấy nhất ở những đối tượng mắc phải hội
chứng này.
Đối với những sinh viên mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) ở mức độ nặng thì cảm xúc lại thể hiện rất mạnh mẽ và đôi khi kích động
như cáu kỉnh khi biết bạn bè không mời họ tham gia vào một sự kiện hoặc một nhóm
chat, vô cùng thất vọng hay vô cùng đau khổ khi bị mọi người lãng quên ở những
buổi tiệc và buổi họp nhóm. Từ những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ này sẽ dẫn đến
những hành vi quá khích khi đối tượng bị gián đoạn việc liên lạc với những người
xung quanh.

43 
Với những đối tượng mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO),
các phương tiện truyền thông xã hội và thiết bị công nghệ dần trở thành nguồn cơn
cho mọi cảm xúc của họ: lo lắng khi không kịp kiểm tra điện thoại, hộp thư hay mail
thông báo công việc; hoang mang khi không mang theo điện thoại bên mình hay thậm
chí là những biểu hiện quá khích như cáu gắt, nổi giận kèm theo hành động đập phá
đồ đạc khi trông thấy bạn bè đăng ảnh vui chơi mà không có mình.
1.2.4.3. Biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh
viên ở phương diện hành vi
Với đặc trưng nhạy cảm, ham thích điều mới lạ cùng với việc thiếu kinh nghiệm
và bồng bột, thanh niên sinh viên là lứa tuổi dễ dàng tiếp thu những hành vi không
đúng với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và sự cho phép của pháp luật. Một
số hành vi trong số những hành vi lứa tuổi sinh viên tiếp nhận còn gây bất lợi trực
tiếp cho bản thân cá nhân, một vài biểu hiện trong số đó lặp đi lặp lại và dần hình
thành thói quen, hằn sâu vào nếp sống của cá nhân sinh viên.
Thói quen kiểm tra các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Gmail một cách
liên tục hay việc cập nhật mọi lúc những hình ảnh hoặc dòng trạng thái hằng ngày lên
mạng xã hội để mọi người biết là những biểu hiện thường thấy trên phương diện hành
vi của sinh viên mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO).
Đại đa số những cá nhân mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) sẽ cố gắng tìm mọi cách để tránh bị mọi người xung quanh lãng quên và để
bản thân thoát khỏi cảm giác bị mọi người lãng quên. Bằng cách nhắn tin liên tục cho
một vài thành viên trong nhóm để biết họ đang làm gì, gọi điện thoại liên tục để hỏi
cho bằng được lí do tại sao mình không được mời hay bằng cách cố tình tạo ra sự
trùng hợp để đến buổi họp hoặc buổi hẹn như những người được mời khác. Dù là
bằng cách này hay bất kỳ cách nào khác, cảm giác bị mọi người lãng quên có thể tạm
vơi đi nhưng rồi chúng vẫn sẽ quay trở lại và ám ảnh cá nhân mãi. Đó là việc một vài
cá nhân luôn tưởng tượng rằng mọi người đang nói xấu mình hay thậm chí là việc cá
nhân luôn tự dằn vặt dẫn đến việc tự ti về bản thân và tự thu mình.
Ở những đối tượng mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở
mức độ nặng còn có những hành động quá khích như gào thét, đập phá đồ đạc khi
không vào được mạng internet để biết bạn bè đang tham gia hoạt động gì; họ để lại

44 
những bình luận châm chọc, chỉ trích khi nhìn thấy những bức hình chụp chung của
bạn bè trên mạng xã hội mà không có mình; thậm chí một số còn có những hành vi
mang tính tự hoại như tự cào cấu, hành hạ, dằn vặt bản thân khi không được mời vào
nhóm hay những khi bị bạn bè bỏ quên lời mời trong những buổi tiệc.
Tóm lại, những biểu hiện hội chứng sự bị người khác lãng quên (FOMO) của
sinh viên rất phong phú, phức tạp và mang tính chủ thể. Từng cá nhân sẽ có những
biểu hiện khác nhau ở phương diện nhận thức, phương diện thái độ tình cảm và
phương diện hành vi nhưng chung quy lại là những biểu hiện phổ biến như phần trình
bày trên.

45 
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC LÃNG QUÊN (FOMO)
CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐH TẠI TP.HCM
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) của sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM hiện nay.
2.1.1. Mục đích
Xác định thực trạng hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên
ở một số Trường Đại học tại TP.HCM hiện nay, cụ thể:
Thứ nhất, xác định thực trạng hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
trên phương diện nhận thức, phương diện thái độ, tình cảm và trên phương diện hành
vi của sinh viên .
Thứ hai, xác định mức độ sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên.
Thứ ba, tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến những biểu hiện hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên.
2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu đề tài
2.1.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
A. Mục đích bảng hỏi
Đề tài tiến hành xây dựng bảng hỏi dành cho khách thể là sinh viên 3 Trường ĐH
tại TP.HCM nhằm xác định mức độ mắc hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) ở khách thể sinh viên.
B. Nguyên tắc thiết kế
- Đảm bảo giá trị về mặt nội dung.
- Đáng tin cậy về mặt thống kê.
- Sử dụng các hình thức câu hỏi sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu và phù
hợp với đặc điểm của khách thể nghiên cứu.
C. Mô tả chung về bảng hỏi
Bảng hỏi là một phiếu thăm dò gồm ba phần: Lời chào và giới thiệu; phần thông
tin cá nhân và cuối cùng là nội dung khảo sát. Phần nội dung khảo sát được cấu trúc
ẩn gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Câu hỏi sàng lọc. Khảo sát chỉ sử dụng 1 câu hỏi dùng để
sàng lọc khách thể. Khách thể nghiên cứu chính của đề tài là những sinh viên có dấu

46 
hiệu mắc hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Chính vì vậy, việc sử dụng
câu hỏi sàng lọc khách thể để đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu của đề tài là cần thiết.
Phần thứ hai: Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về khái niệm hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO), những biểu hiện sinh lý của bản thân khi bị người
khác lãng quên và những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ mắc hội chứng sợ bị nguời
khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên. Phần này bao gồm các câu: câu 2, câu 3 và câu
11. Cụ thể.
Câu 2: Tìm hiểu mức độ hiểu biết của sinh viên về khái niệm hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) khi người nghiên cứu chưa cung cấp thêm thông tin.
Câu 3: Tìm hiểu những biểu hiện về mặt sinh lý cơ thể khi cá nhân rơi vào tình
huống bị người khác lãng quên hoặc không được mời tham gia những sự kiện hoặc
việc chính bản thân bỏ lỡ những cuộc hẹn với bạn bè.
Câu 11: Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về một số yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ mắc hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Phần này đưa ra 12 yếu tố
ảnh hưởng đến mức độ FOMO và yêu cầu sinh viên chọn những yếu tố mà họ cho
rằng có tác động đến những biểu hiện cũng như mức độ mắc hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) ở mỗi người.
Phần thứ ba: Tìm hiểu những biểu hiện về mặt nhận thức, thái độ, tình cảm
và về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở
những khách thể đã qua sàng lọc. Phần này được xây dựng nhằm đánh giá mức độ
mắc hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của khách thể nghiên cứu. Cụ
thể:
Câu 4: Tìm hiểu những biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công
nghệ. Câu hỏi gồm 6 chỉ báo với 5 mức độ trả lời: hoàn toàn sai, sai, phân vân, đúng,
hoàn toàn đúng.
Câu 5: Tìm hiểu những biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày. Câu
hỏi gồm 11 chỉ báo với 5 mức độ trả lời: hoàn toàn sai, sai, phân vân, đúng, hoàn toàn
đúng.

47 
Câu 6: Tìm hiểu những biểu hiện về mặt tình cảm/thái độ của sinh viên về hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị
công nghệ. Câu hỏi gồm 6 chỉ báo với 5 mức độ trả lời: hoàn toàn đồng ý, đồng ý,
phân vân, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý.
Câu 7: Tìm hiểu những biểu hiện về mặt tình cảm/thái độ của sinh viên về hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày.
Câu hỏi gồm 10 chỉ báo với 5 mức độ trả lời: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, phân vân,
không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý.
Câu 8: Tìm hiểu những biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ
bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ.
Câu hỏi gồm 6 chỉ báo với 5 mức độ trả lời: rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh
thoảng, hiếm khi, không bao giờ.
Câu 9: Tìm hiểu những biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ
bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày. Câu hỏi
gồm 12 chỉ báo với 5 mức độ trả lời: rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng,
hiếm khi, không bao giờ.
Câu 10: Tìm hiểu những biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) ở sinh viên thông qua các tình huống cụ thể. Câu hỏi gồm 7 tình huống. Yêu
cầu khách thể chỉ chọn 1 đáp án duy nhất cho mỗi tình huống là phản ứng của bản
thân khi đối mặt với một vài tình huống phổ biến trong cuộc sống.
D. Cách tính điểm
D.1. Phần thứ nhất:
Người nghiên cứu tính tần số và tỷ lệ phần trăm sinh viên chọn của từng nội
dung để phục vụ mục đích sàng lọc mẫu khách thể. Câu hỏi bao gồm bốn nội dung
chia thành hai phần: phần không có biểu hiện nào như những biểu hiện mà nhà nghiên
cứu đưa ra, phần thứ hai bao gồm ba biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (nội dung có tỷ lệ chọn cao nhất trong ba nội dung này sẽ được người nghiên
cứu sử dụng làm mẫu khách thể nghiên cứu.
D.2. Phần thứ hai:
Người nghiên cứu tính tần số chọn và tỉ lệ phần trăm của từng phương án chọn
trong câu 2, câu 3 và câu 11. Trong đó, câu 11 đưa ra 12 nội dung (12 yếu tố ảnh

48 
hưởng đến mức độ FOMO). Nội dung trả lời của câu có tần số và tỉ lệ phần trăm cao
nhất thì nội dung trả lời của câu hỏi đó được khách thể đồng ý lựa chọn nhiều nhất
và ngược lại.
D.3. Phần thứ ba:
- Căn cứ vào điểm trung bình các mức độ ở mỗi câu, các câu 4, 5, 6, 7, 8, 9
được tính điểm như sau:
Bảng 2. 1. Cách tính điểm cho câu 4,5,6,7,8,9
ĐIỂM TRUNG MỨC ĐỘ
BÌNH Câu 4, 5 Câu 6, 7 Câu 8, 9
4.51 – 5 Hoàn toàn đúng Hoàn toàn đồng ý Rất thường xuyên
3.51 – 4.5 Đúng Đồng ý Thường xuyên
2.51 – 3.5 Phân vân Phân vân Thỉnh thoảng
1.51 – 2.5 Sai Không đồng ý Hiếm khi
1 – 1.5 Hoàn toàn sai Hoàn toàn không đồng ý Không bao giờ

Bảng 2. 2. Tổng hợp cách quy điểm từng câu, bao gồm các câu 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
(bao gồm các câu từ 10.1, 10.2, 10.3, 10.4, 10.5, 10.6, 10.7)
CÂU ĐIỂM THẤP NHẤT ĐIỂM CAO NHẤT
4 6 30
5 11 55
6 6 30
7 10 50
8 6 30
9 12 60
10 7 28
Tổng cộng 58 283

Dựa trên tổng điểm thấp nhất và cao nhất, các mức độ hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) được dùng khảo sát từ câu 4 đến câu 10 sẽ được đánh giá
như sau:

49 
Bảng 2. 3. Cách tính điểm mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
cho các câu từ câu 4 đến câu 10 dựa vào tổng điểm
ĐIỂM MỨC ĐỘ FOMO
58 – 132 Nhẹ
133 – 207 Trung bình
208 – 283 Nặng
Dựa trên điểm trung bình các câu, các mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) được dùng khảo sát từ câu 4 đến câu 10 (10.1, 10.2, 10.3, 10.4, 10.5,
10.6, 10.7) sẽ được đánh giá như sau:
Bảng 2. 4. Cách tính điểm mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
cho các câu từ câu 4 đến câu 9 dựa vào điểm trung bình
ĐIỂM TRUNG BÌNH
MỨC ĐỘ FOMO
(MEAN)
1.0 – 2.3 Nhẹ
2.35 – 3.65 Trung bình
3.7 – 5.0 Nặng
Bảng 2. 5. Cách tính điểm mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
cho các câu từ câu 10.1 đến 10.2, 10.3, 10.4, 10.5, 10.6, 10.7 dựa vào điểm trung
bình
ĐIỂM TRUNG BÌNH
MỨC ĐỘ FOMO
(MEAN)
1.00 – 1.99 Nhẹ
2.00 – 2.99 Trung bình
3.00 – 4.00 Nặng

2.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn


A. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành phỏng vấn đối với các sinh viên để có thể làm rõ thêm biểu hiện, mức
độ biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên.

50 
B. Yêu cầu nghiên cứu
Sau khi thu số liệu và xử lý thống kê toán học, người nghiên cứu tiến hành
phỏng vấn sinh viên dựa theo bảng phỏng vấn đã soạn sẵn. Phỏng vấn được thu âm,
ghi nhận bằng hình ảnh và có chữ ký xác nhận của khách thể.
Viết biên bản, ghi nhận các kết quả và nhờ khách thể xác nhận.
2.1.2.3. Phương pháp thống kê toán học
A. Mục đích nghiên cứu
Xử lý tất cả các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát nhằm làm cơ sở
để biện luận kết quả nghiên cứu.
B. Nội dung nghiên cứu
- Thống kê mô tả: tính tổng, trị số trung bình, tần số, tỷ lệ phần trăm, kiểm
nghiệm phi tham số ANOVA, kiểm nghiệm T-Test.
- So sánh kết quả giữa các nhóm khách thể, các mặt khác nhau trong cùng một
chỉ báo nghiên cứu.
B. Cách thức tiến hành
Sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS 20.0 để xử lý các dữ kiện thu được
phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu. Bao gồm: Thống kê
mô tả: tính tổng, trị số trung bình, tần số, tỷ lệ phần trăm, kiểm nghiệm phi tham số
ANOVA, kiểm nghiệm T-Test. So sánh kết quả giữa các nhóm khách thể, các mặt
khác nhau trong cùng một chỉ báo nghiên cứu.

51 
2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu
2.2.1. Vài nét về khách thể chưa qua sàng lọc
Bảng 2. 6. Vài nét về khách thể chưa qua sàng lọc

Tỉ lệ
Thông tin về khách thể nghiên cứu Tần số Tổng
(%)

ĐH Sài Gòn 223 41.6


536
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM 201 37.5
(100%)
ĐH Hutech 112 20.9
536
Nam 144 26.9
Giới tính (100%)
Nữ 392 73.1
Nhất 182 34.0
Sinh viên Hai 147 27.4 536
năm thứ Ba 105 19.6 (100%)
Tư 102 19.0
Giỏi 138 25.7
Kết quả học Khá 305 56.9
536
tập học kỳ Trung bình 93 17.4
(100%)
gần nhất Yếu 0 0
Kém 0 0
Xuất sắc 97 18.1
Giỏi 175 32.6
Kết quả rèn 536
Khá 227 42.4
luyện (100%)
Trung bình 36 6.7
Yếu 1 0.2
Tham gia Có 536 100 536
MXH Không 0 0 (100%)
Từ bảng số liệu 2.6, thông tin về khách thể chưa qua sàng lọc được phân tích
khái quát như sau:
Khảo sát được tiến hành trên mẫu khách thể gồm 536 sinh viên: 114 (26.9%)
khách thể nam, 392 (73.1%) khách thể nữ của 3 trường ĐH tại TP.HCM: ĐH Sư

52 
phạm TP.HCM (HCMUE), ĐH Sài Gòn (SGU) và ĐH Công nghệ TP.HCM
(HUTECH). Cụ thể có 223 sinh viên Sài Gòn (41.6%), 201 sinh viên ĐH Sư phạm
TP.HCM (37.5%) và 112 khách thể sinh viên ĐH Công nghệ (20.9%).
Các khách thể sinh viên được phân bố đều từ năm Nhất, năm Hai, năm Ba và
sinh viên năm Tư, trong đó có 182 (34.0%) sinh viên năm Nhất, 147 (27.4%) sinh
viên năm Hai, 105 (19.6%) sinh viên năm Ba và 102 (19.0%) sinh viên năm Tư.
Xét về kết quả học tập, có 138 (25.7%) sinh viên xếp loại học lực Giỏi, 305
(56.9%) sinh viên xếp loại học lực Khá và 93 (17.4%) sinh viên thuộc loại học Trung
bình. Toàn mẫu khảo sát không có sinh viên xếp loại học lực Yếu, Kém (0%).
Xét về kết quả rèn luyện, 97 (18.1%) khách thể có kết quả rèn luyện thuộc loại
Xuất sắc, 175 (32.6%) sinh viên có kết quả rèn luyện loại Giỏi, 227 (42.4%) sinh viên
có kết quả rèn luyện loại Khá, 36 (6.7%) sinh viên có kết quả rèn luyện Trung bình
và 1 sinh viên (chiếm tỉ lệ 0.2%) có kết quả rèn luyện loại Yếu. Không có sinh viên
xếp loại rèn luyện Kém (0%).
2.2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu đã qua sàng lọc
Bảng 2. 7. Kết quả sàng lọc khách thể nghiên cứu hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) của sinh viên
Tần số Tỉ lệ
STT Biểu hiện Tổng
chọn chọn(%)
Tôi cảm thấy lo lắng khi không được tham gia
1 111 20.7
các sự kiện xã hội.
Tôi cảm thấy bồn chồn khi bạn bè đi chơi mà
2 96 17.9 536
không rủ mình.
(100%)
Tôi cảm thấy khó chịu khi bị bỏ lỡ buổi họp
3 329 61.4
mặt đã hẹn từ trước.
4 Tôi không có biểu hiện nào như trên. 0 0
Người nghiên cứu đã dùng câu hỏi liên quan đến nhận thức về những dấu hiệu
ban đầu của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên để sàng lọc
khách thể cho nghiên cứu. Kết quả thể hiện ở bảng 2.7.

53 
Từ kết quả bảng 2.7, ta có thể thấy rằng 100% khách thể chưa qua sàng lọc đều
có ít nhất một trong ba dấu hiệu của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
mà người nghiên cứu đưa ra. Cụ thể:
Đứng vị trí cao nhất là 329 (61.4%) khách thể sinh viên cho rằng “tôi cảm thấy
khó chịu khi bị bỏ lỡ buổi họp mặt đã hẹn từ trước”. Với số tỷ lệ chọn cao nhất trong
tổng số ba biểu hiện của hội chứng sự bị người khác lãng quên (FOMO) mà người
nghiên cứu đưa ra, tần số chọn ở nội dung này sẽ được dùng làm mẫu khách thể cho
nghiên cứu, cụ thể là 329 sinh viên.
Đứng vị trí thứ hai là 111 (20.7%) sinh viên có biểu hiện “tôi cảm thấy lo lắng
khi không được tham gia các sự kiện xã hội”. Chiếm tỷ lệ cao thứ ba, ngay sau nội
dung trên là 96 (17.9%) sinh viên có biểu hiện “tôi cảm thấy bồn chồn khi bạn bè đi
chơi mà không rủ mình”. Nội dung “tôi không có những biểu hiện nào như trên”
chiếm 0%.
Bảng 2. 8. Vài nét về khách thể nghiên cứu được sàng lọc

Thông tin về khách thể Tỉ lệ


Tần số Tổng
nghiên cứu đã qua sàng lọc (%)

ĐH Sài Gòn 140 42.6


ĐH Sư phạm 329
Trường 116 35.3
TP.HCM (100%)
ĐH Hutech 73 22.2
Nam 87 26.4 329
Giới tính
Nữ 242 73.6 (100%)
Nhất 110 33.4
Sinh viên Hai 95 28.9 329
năm thứ Ba 56 17.0 (100%)
Tư 68 20.7
Giỏi 90 27.4
Kết quả học Khá 184 55.9
329
tập học kỳ Trung bình 55 16.7
(100%)
gần nhất Yếu 0 0
Kém 0 0

54 
Xuất sắc 61 18.5
Giỏi 110 33.4
Kết quả rèn 329
Khá 135 41.0
luyện (100%)
Trung bình 22 6.7
Yếu 1 0.3
Tham gia Có 329 100 329
MXH Không 0 0 (100%)
Từ kết quả bảng 2.8, thông tin về khách thể được sàng lọc dùng để nghiên cứu
được phân tích khái quát như sau:
Trong tổng số 329 khách thể được sàng lọc để nghiên cứu, có 140 (42.6%)
khách thể sinh viên Trường ĐH Sài Gòn, 116 (35.3%) khách thể sinh viên Trường
ĐH Sư phạm TP.HCM và chỉ có 73 (22.2%) khách thể sinh viên Trường ĐH Công
nghệ HUTECH. Như vậy, có sự chênh lệch về số lượng khách thể nghiên cứu đề tài
ở ba trường.
Dựa vào kết quả bảng 2.8, ta cũng có thể thấy số lượng khách thể nữ so với số
lượng khách thể nam trong toàn bộ nghiên cứu cũng có sự khác biệt không nhỏ. Cụ
thể, có 242 (73.6%) khách thể nữ, trong khi đó, số lượng khách thể nam chỉ 87 (26.4%)
khách thể. Như vậy, giới tính khách thể trong toàn nghiên cứu chủ yếu tập trung ở
giới tính nữ, trong đó, số lượng khách thể nữ gần gấp 3 số lượng khách thể nam (tham
khảo số liệu như trên).
Các khách thể sinh viên được sàng lọc phân bố đều từ năm Nhất, năm Hai,
năm Ba và sinh viên năm Tư. Chủ yếu tập trung ở sinh viên năm thứ Nhất. Cụ thể,
có 110 (33.4%) sinh viên năm thứ Nhất, 95 (28.9%) sinh viên năm thứ Hai, tiếp đến
là 68 (20.7%) khách thể sinh viên năm thứ Tư và ít nhất là sinh viên năm thứ Ba với
56 (17%) khách thể.
Xét về kết quả học tập học kỳ gần nhất, các khách thể nghiên cứu chủ yếu tập
trung ở ba mức xếp loại học lực, từ giỏi, khá đến trung bình. Trong đó, chiếm tỷ lệ
cao nhất là mức học tập loại Khá với 184 (55.9%) khách thể, tiếp đến là mức học tập
loại giỏi với 90 (27.4%) khách thể và 55 (16.7%) khách thể ở mức học tập trung bình.
Toàn mẫu khảo sát không có sinh viên xếp loại học lực Yếu, Kém (0%).

55 
Xét về kết quả rèn luyện, kết quả rèn luyện sinh viên trong toàn mẫu tập trung
chủ yếu ở điểm rèn luyện loại khá, giỏi. Cụ thể, có 61 (18.5%) khách thể có mức điểm
rèn luyện thuộc loại xuất sắc, 110 (33.4%) khách thể có mức điểm rèn luyện thuộc
loại giỏi, 135 (41%) khách thể có mức điểm rèn luyện thuộc loại khá, có 22 (6.7%)
khách thể có điểm rèn luyện thuộc mức trung bình và chỉ có 1 (0.3%) khách thể có
điểm rèn luyện thuộc mức Yếu.
Nghiên cứu được được tiến hành trên 329 (100%) mẫu khách thể có sử dụng
mạng xã hội.
Nhìn chung, toàn mẫu khách thể được sàng lọc dùng cho nghiên cứu đề tài hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) đảm bảo nguyên tắc khách quan và độ tin
cậy.
2.3. Kết quả nghiên cứu về thực trạng hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM.
2.3.1. Mức độ chung về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của
sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM
Bảng 2.9. Mức độ chung về hội chứng sợ bị nguời khác lãng quên (FOMO)
Tổng ĐTB ĐTB thấp nhất ĐTB cao nhất Độ lệch chuẩn
135.5 86 229 23.23

Kết quả thống kê ở bảng 2.9 cho thấy tổng ĐTB về mức độ hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM là
135.5 điểm. Theo thang đo đã được xác lập thì tổng điểm trung bình này rơi vào mức
độ trung bình. Như vậy có thể thấy, mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) của sinh viên chỉ tập trung ở mức độ trung bình. Ở mức độ này, sinh viên
vẫn có khả năng làm chủ được nhận thức, những cảm xúc và hành vi của bản thân về
việc bị người khác lãng quên nhưng cũng dễ rơi vào mức nặng nếu như không được
thông tin đầy đủ và kịp thời nhận ra các dấu hiệu hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) mà bản thân đang có.
Điểm trung bình thấp nhất về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
của sinh viên là 86 điểm, rơi vào mức độ nhẹ (58 - 132). Trong khi đó, điểm trung
bình cao nhất về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên là 229

56 
điểm và rơi vào mức nặng (208 - 283). Như vậy, tuy tổng điểm trung bình chung là
135.5 điểm, rơi vào mức độ trung bình nhưng vẫn có sinh viên có điểm trung bình
thang đo khá cao, rơi vào mức độ nặng. Qua đó, có thể thấy được một thực tế rằng
hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) đang ngày càng len lỏi vào từng khía
cạnh nhỏ của cuộc sống các bạn sinh viên. Việc tìm hiểu, phổ biến kiến thức về hội
chứng này là điều cần thiết. Một lẽ đương nhiên là trong phổ biến về hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) đến với các bạn sẽ gặp không ít khó khăn vì một bộ
phận sẽ có thái độ chấp nhận sống chung với hội chứng này và cho rằng đó là điều
hiển nhiên đúng trong cuộc sống ngày nay. Do vậy, cần có cái nhìn đúng đắn về hội
chứng này và cần tìm ra những biện pháp phù hợp cho những người mắc phải hội
chứng này ở mức độ nặng.
Thống kê ở bảng sau sẽ làm rõ hơn về kết quả nghiên cứu:
Bảng 2.10. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
STT MỨC ĐỘ Tần số Tỉ lệ (%)
1 Mức độ nhẹ 160 48.6
2 Mức độ trung bình 166 50.5
3 Mức độ nặng 3 0.9
TỔNG 329 100
Dựa trên kết quả sàng lọc, ta có thể thấy, có 329 khách thể sinh viên có dấu
hiệu của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), phân bố ở cả ba mức độ từ
nhẹ, trung bình đến nặng. Điều đáng lưu ý là hơn 50% (50.5%) số lượng khách thể ở
mức độ trung bình của hội chứng và có 3 (0.9%) sinh viên thuộc mức độ nặng của
hội chứng. Đây quả là một điều đáng báo động. Cụ thể: mức độ hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) phổ biến nhất là mức trung bình với 166 (50.5%) sinh viên
mắc phải, đứng ở vị trí tiếp theo là mức độ nhẹ của 160 (48.6%) ở khách thể sinh viên
và có 3 (0.9%) sinh viên mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở
mức độ nặng.
Trong tổng số 329 khách thể được chọn thông qua câu hỏi sàng lọc thì mức độ
hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của phần đông sinh viên tập trung ở
hai mức, đó chính là nhẹ và mức độ trung bình.
Chỉ có 3 sinh viên với tỷ lệ 0.9% rơi vào mức độ sợ bị người khác lãng quên
nặng. Tuy con số rất nhỏ, chưa đến 1/100 khách thể nghiên cứu nhưng mức độ nặng

57 
của hội chứng sợ bị người khác lãng quên với những biểu hiện và hậu quả đáng lo
ngại thì con số 0.9% này thật khiến giới nghiên cứu quan tâm.

MỨC ĐỘ
0.90%

Mức độ nhẹ
48.60%
Mức độ vừa
50.50%
Mức độ nặng

Biểu đồ 2. 1. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)


2.3.2. Nhận thức về khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM.
Bảng 2. 11. Thực trạng nhận thức về khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) của sinh viên
Tần số Tỉ lệ
STT NỘI DUNG
chọn (%)
Là nỗi sợ hãi sâu sắc khi không biết những trải nghiệm
hay hoạt động thú vị của người khác, điều này làm cho
1 97 29.5
bản thân người đó muốn giữ liên lạc với người khác và
luôn muốn biết những gì người khác đang làm.
Là sự bất an khi bản thân cho rằng bạn bè của bạn đang
2 làm, đang biết, hay đang có thứ gì đó nhiều hơn hoặc tốt 36 10.9
hơn bạn; điều này làm bạn cảm thấy ganh tị.
Là sợ bị người khác quên đi hình ảnh và sự có mặt của
3 116 35.3
mình, mình không còn quan trọng đối với họ.
Là trạng thái căng thẳng khi không được thừa nhận là
4 một thành viên của một nhóm; cảm giác bị bỏ rơi khiến 80 24.3
cuộc sống trở nên cô đơn, tẻ nhạt.

58 
Kết quả thống kê ở bảng 2.11 cho thấy, có đến 116 (35.3%) sinh viên chọn đáp
án cho rằng hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) “là sợ bị người khác quên
đi hình ảnh và sự có mặt của mình, mình không còn quan trọng đối với họ”, tỷ lệ chọn
chiếm vị trí cao nhất. Đây là định nghĩa rất thông thường về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO), hay nói cách khác, đây là cách hiểu đơn giản nhất về hội
chứng này. Như vậy, đa số các bạn sinh viên có cách đánh giá chưa toàn diện về vấn
đề này và chủ yếu đưa ra định nghĩa hội chứng thông qua việc tách ghép từ ngữ có
trong tên hội chứng. Vì vậy, việc tìm hiểu khái niệm về hội chứng này dưới góc độ
khoa học là rất cần thiết.
Khái niệm đầy đủ và khoa học nhất về hội chứng này chỉ đứng vị trí thứ hai là
97 (29.5%) sinh viên cho rằng hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) “là nỗi
sợ hãi sâu sắc khi không biết những trải nghiệm hay hoạt động thú vị của người khác,
điều này làm cho bản thân người đó muốn giữ liên lạc với người khác và luôn muốn
biết những gì người khác đang làm”.
Như vậy, bên cạnh những sinh viên nhận thức chưa đầy đủ và chưa mang tính
khoa học về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) (35.3% sinh viên hiểu
hội chứng sợ bị người khác lãng quên “là sợ bị người khác quên đi hình ảnh và sự có
mặt của mình, mình không còn quan trọng đối với họ”), vẫn còn có đến 29.5% sinh
viên nhận thức đúng đắn và khoa học về khái niệm hội chứng trên khi cho rằng hội
chứng sợ bị người khác lãng quên “là nỗi sợ hãi sâu sắc khi không biết những trải
nghiệm hay hoạt động thú vị của người khác, điều này làm cho bản thân người đó
muốn giữ liên lạc với người khác và luôn muốn biết những gì người khác đang làm”.
Từ kết quả trên có thể thấy, sinh viên đã bước đầu nhận thức được khái niệm hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) nhưng về tính chất và nội hàm của khái
niệm thì còn rất hạn chế. Nếu kịp thời giúp đỡ các bạn sinh viên nâng cao hiểu biết
về hội chứng này cũng như kịp thời nhận biết được những dấu hiệu của hội chứng sợ
bị người khác lãng quên (FOMO), sẽ hạn chế được tối đa khả năng các bạn mắc phải
hội chứng này ở mức độ cao hơn.

59 
2.3.3. Biểu hiện về mặt sinh lý của sinh viên khi bị người khác lãng quên
Bảng 2. 12. Biểu hiện về mặt sinh lý của sinh viên khi bị người khác lãng quên
Tần số Tỉ lệ chọn
STT Biểu hiện
chọn (%)
1 Biến đổi nét mặt (nét mặt căng thẳng hoặc đỏ bừng lên) 281 85.4
2 Tim đập nhanh 51 15.5
3 Khó thở 19 5.8
4 Đổ mồ hôi 25 7.6
5 Đi vệ sinh nhiều hơn 6 1.8
6 Tay chân run 15 4.6
7 Đau dạ dày hoặc co thắt ở vùng bụng 8 2.4
8 Nhức đầu 35 10.6
Qua số liệu thống kê ở bảng 2.12 có thể thấy được rằng, có một sự chênh lệch
khá lớn khi các bạn sinh viên trả lời về những biểu hiện về mặt sinh lý có ở bản thân
khi bị người khác lãng quên. Cụ thể:
Có đến 281 (85.4%) các bạn sinh viên có biểu hiện “biến đổi nét mặt (nét mặt
căng thẳng hoặc đỏ bừng lên)” khi bị người khác lãng quên. Đây là biểu hiện có tỷ lệ
cao nhất trong các biểu hiện sinh lý khi bị người khác lãng quên mà người nghiên
cứu đưa ra. Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn bạn H.T.N.G (Trường
Đại học Sư phạm TP.HCM) cho biết: “Cũng có đôi lần bạn bè của mình không mời
mình cùng đi chơi hay buổi dã ngoại của nhóm. Chắc có lẽ mình không quan trọng
với nhóm cho lắm. Khi đó, mình cảm thấy hơi căng thẳng, mặt hơi biến sắc và chẳng
thèm để ý đến họ nữa”.
Trong khi đó, chiếm tỷ lệ cao thứ hai là biểu hiện “tim đập nhanh” với 51
(15.5%) sinh viên cho rằng biểu hiện này xuất hiện ở bản thân khi bị người khác lãng
quên. Qua đó có thể thấy được rằng, tỷ lệ các bạn sinh viên có biểu hiện “biến đổi nét
mặt (nét mặt căng thẳng, đỏ bừng lên)” cao gấp 5.57 lần tỷ lệ các bạn sinh viên có
biểu hiện “tim đập nhanh”. Như vậy, phần đông các bạn sinh viên chỉ có biểu hiện
ngoài nét mặt khi bị người khác lãng quên và những rối loạn về mặt sinh lý hầu như
rất ít, dẫn đến việc các bạn dễ dàng bỏ qua hoặc không chú ý đến.

60 
Các vị trí tiếp theo cho những biểu hiện về mặt sinh lý của sinh viên khi bị
người khác lãng quên là:
- Biểu hiện “nhức đầu” có 35 (10.6%) sinh viên chọn;
- Biểu hiện “đổ mồ hôi” có 25 (7.6%) sinh viên chọn;
- Biểu hiện “khó thở” có 19 (5.8%) sinh viên chọn;
- Biểu hiện “tay chân run” có 15 (4.6%) sinh viên chọn;
- Biểu hiện “đau dạ dày hoặc co thắt ở vùng bụng” có 8 (2.4%) sinh viên chọn;
- Biểu hiện “đi vệ sinh nhiều hơn” có 6 (1.8%) sinh viên chọn.
Tóm lại, trong 8 biểu hiện sinh lý cơ thể của sinh viên khi bị người khác lãng
quên, không có biểu hiện nào là không xuất hiện ở sinh viên. Trong đó, có tỷ lệ chọn
nhiều nhất với 281 (85.4%) sinh viên cho rằng bản thân “biến đổi nét mặt (nét mặt
căng thẳng hoặc đỏ bừng lên)” khi bị người khác lãng quên hoặc không mời tham gia
một cuộc hội họp hay sự kiện.
2.3.4. Biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO)
2.3.4.1. Biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ.
Bảng 2. 13. Biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ
MỨC ĐỘ
STT NỘI DUNG ĐTB
HTĐ Đ PV S HTS
Tôi nghĩ nhờ có thiết bị công
nghệ mà mình có thể nhận biết
19 173 81 41 15
1 được tình cảm và sự quan tâm của 3.43
(5.8) (52.6) (24.6) (12.5) (4.6)
người khác dành cho mình thông
qua những cuộc gọi và tin nhắn.
Tôi nghĩ mọi người sẽ bị thụt lùi
hoặc bị người khác lãng quên nếu 10 91 75 124 29
2 2.78
như không biết sử dụng mạng xã (3.0) (27.7) (22.8) (37.7) (8.8)
hội.
Tôi nghĩ trách nhiệm của mọi 3 34 69 164 59
3 2.26
người là thể hiện tình cảm yêu (0.9) (10.3) (21.0) (49.8) (17.9)

61 
thương và sự quan tâm đến tôi
bằng việc mời tôi tham gia vào
các nhóm chat.
Tôi nghĩ người khác thật ích kỷ
5 34 64 165 61
4 khi họ lãng quên lời mời kết bạn 2.26
(1.5) (10.3) (19.5) (50.2) (18.5)
của tôi trên mạng xã hội.
Tôi nghĩ cuộc sống bế tắc nếu
không có mạng xã hội để biết mọi 5 55 85 122 62
5 2.45
người xung quanh đang làm gì và (1.5) 16.7 25.8 37.1 18.8
tận hưởng những gì.
Việc cập nhật tin tức, các hoạt
động của mọi người xung quanh
10 58 80 102 79
6 từng giờ qua các thiết bị công 2.45
(3.0) (17.6) (24.3) (31.0) (24.0)
nghệ là điều bắt buộc trong cuộc
sống.
ĐTB chung 2.61

Kết quả bảng 2.13 cho thấy, trong 6 nội dung biểu hiện về mặt nhận thức của
sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử
dụng các thiết bị công nghệ, có đến 4 nội dung có ĐTB trong khoảng 2.35 – 3.65 rơi
vào mức độ trung bình. Chỉ có 2 nội dung có ĐTB trong khoảng 1 - 2.3 rơi vào mức
độ nhẹ.
Có điểm trung bình cao nhất là nội dung “tôi nghĩ nhờ có thiết bị công nghệ
mà mình có thể nhận biết được tình cảm và sự quan tâm của người khác dành cho
mình thông qua những cuộc gọi và tin nhắn” với ĐTB là 3.43 rơi vào mức độ trung
bình. Trong đó, trên 50% (52.6%) khách thể sinh viên cho rằng nội dung trên là đúng
và chỉ 17.1% sinh viên cho rằng nội dung trên là sai và hoàn toàn sai. Kết quả trên là
đúng với thực tế khách quan khi mà ở thời đại số như ngày nay, các thiết bị công nghệ
và phương tiên truyền thông xã hội đang dần phủ sóng và được xem như kết quả tất
yếu của sự phát triển trong xã hội hiện đại. Nó mang lại sự tương tác vô tận giữa các
cá nhân với nhau cũng như với các nhóm và các tổ chức xã hội khác. Riêng về tác
động xã hội, thiết bị công nghệ và phương tiện truyền thông mang đến những thay
đổi to lớn về giao tiếp, truyền thông từ cấp độ toàn cầu đến từng quốc gia, dân tộc,

62 
thậm chí đến từng người dân. Thật hiếm hoi tìm thấy một gia đình hay cá nhân nào
không có một phương tiện truyền thông có thể tương tác được (điện thoại, máy tính
bảng, tivi thông minh...). Trong trường học, các giáo trình, bài giảng được số hóa với
sự hỗ trợ của các tài liệu bổ trợ đa phương tiện như video clip, audio clip, ảnh số…
Các thiết bị công nghệ với sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông đã thu hẹp và
dần xóa đi ranh giới về không gian, thời gian, khiến thế giới trở nên phẳng, từ đó,
những khoảng cách về văn hóa, tri thức, kinh tế, công nghệ... cũng dần được lấp đầy,
việc thể hiện tình cảm thông qua các phương tiện truyền thông cũng dần được thay
thế so với việc gặp mặt trực tiếp hay nói chuyện mặt đối mặt như trước kia.
Có điểm trung bình cao thứ hai là nội dung “tôi nghĩ mọi người sẽ bị thụt lùi
hoặc bị người khác lãng quên nếu như không biết sử dụng mạng xã hội” với điểm
trung bình 2.78 điểm (3% hoàn toàn đúng; 27.7% đúng; 22.8% phân vân) và rơi vào
mức độ trung bình. Mạng xã hội ngày nay là một hình thức của dịch vụ truyền thông,
người sử dụng sẽ dễ dàng liên lạc với bạn bè, người thân hay thậm chí là giáo viên,
đồng nghiệp của mình trên khắp các châu lục một cách nhanh chóng, đơn giản, tiện
lợi và hơn hết là việc không phải trả bất kỳ loại phí nào. Với những ưu thế vượt trội
và việc ngày càng hoàn thiện về tính năng cũng như các tiện ích, từ chia sẻ thông tin
cập nhật, trạng thái cảm xúc đến hình ảnh, tin nhắn, video đến các loại hình giải trí,
mạng xã hội từ khi ra đời đến nay luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống
xã hội, tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống. Xã hội càng phát triển thì
vai trò của phương tiện truyền thông nói chung, mạng xã hội nói riêng càng được thể
hiện rõ hơn: họp nhóm qua mạng xã hội Facebook, phỏng vấn ứng viên qua Skypes
hay việc Google trở thành kênh cung cấp và lưu trữ thông tin chủ yếu cho mọi người.
Điều này khiến cho nhiều người nghĩ mình sẽ thụt lùi hoặc bị mọi người xung quanh
lãng quên nếu không biết sử dụng mạng xã hội là điều dễ lý giải.
Cũng rơi vào mức độ trung bình là hai nội dung tiếp theo với nội dung: “tôi
nghĩ cuộc sống bế tắc nếu không có mạng xã hội để biết mọi người xung quanh đang
làm gì và tận hưởng những gì” và nội dung “việc cập nhật tin tức, các hoạt động của
mọi người xung quanh từng giờ qua các thiết bị công nghệ là điều bắt buộc trong
cuộc sống” đều có mức điểm trung bình bằng nhau là 2.45. Cụ thể, ở nội dung “tôi
nghĩ cuộc sống bế tắc nếu không có mạng xã hội để biết mọi người xung quanh đang

63 
làm gì và tận hưởng những gì”, có 18.2% sinh viên cho rằng nội dung trên là đúng
hoặc hoàn toàn đúng, 25.8% sinh viên phân vân và có 55.9% sinh viên đánh giá nội
dung trên từ mức sai đến hoàn toàn sai. Còn ở nội dung “việc cập nhật tin tức, các
hoạt động của mọi người xung quanh từng giờ qua các thiết bị công nghệ là điều bắt
buộc trong cuộc sống”, có hơn 20% (20.6%) sinh viên nghĩ nội dung trên có mức độ
đúng đến hoàn toàn đúng, 55% cho rằng nội dung trên từ mức sai đến hoàn toàn sai.
Hai nội dung có số điểm trung bình bằng nhau, thấp nhất và cũng là hai nội
dung còn lại trong tổng số 6 nội dung biểu hiện ở mặt nhận thức là “tôi nghĩ trách
nhiệm của mọi người là thể hiện tình cảm yêu thương và sự quan tâm đến tôi bằng
việc mời tôi tham gia vào các nhóm chat” và nội dung “tôi nghĩ người khác thật ích
kỷ khi họ lãng quên lời mời kết bạn của tôi trên mạng xã hội”. Với số điểm trung bình
bằng nhau là 2.26, hai nội dung trên đều rơi vào mức độ nhẹ của thang đo hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO).
Tóm lại, ĐTB chung của biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị
công nghệ là 2.61 rơi vào mức độ trung bình. Trong đó, đặc biệt lưu ý với hai nội
dung là “tôi nghĩ nhờ có thiết bị công nghệ mà mình có thể nhận biết được tình cảm
và sự quan tâm của người khác dành cho mình thông qua những cuộc gọi và tin nhắn”
và nội dung “tôi nghĩ mọi người sẽ bị thụt lùi hoặc bị người khác lãng quên nếu như
không biết sử dụng mạng xã hội”.

64 
2.3.4.2. Biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày
Bảng 2. 14. Biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày
MỨC ĐỘ
STT NỘI DUNG ĐTB
HTĐ Đ PV S HTS
Tôi cho rằng việc phải yêu
thương và quan tâm đến nhu cầu
9 34 53 164 69
1 được tham gia những cuộc vui 2.24
(2.7) (10.3) (16.1) (49.8) (21.0)
của tôi là nghĩa vụ và trách nhiệm
của những người xung quanh.
Người khác phải sẵn sàng dành 3 21 47 157 101
2 1.99
thời gian cho tôi khi tôi cần họ. (0.9) (6.4) (14.3) (47.7) (30.7)
Bạn bè phải hiểu về nhu cầu được
giao tiếp và tham gia vào nhóm
4 50 80 127 68
3 để luôn dành một chỗ cho tôi 2.38
(1.2) (15.2) (24.3) (38.6) (20.7)
ngay cả khi việc đó là không cần
thiết.
Tôi cho rằng việc tôi bị lãng quên
3 19 60 160 87
4 khỏi những cuộc vui của bạn bè 2.06
(0.9) (5.8) (18.2) (48.6) (26.4)
là lỗi của họ.
Nỗi lo lắng thường xuyên của bản
4 76 98 117 34
5 thân mình là do những người 2.69
(1.2) (23.1) (29.8) (35.6) (10.3)
xung quanh không quan tâm.
Tôi nghĩ bạn bè thật ích kỷ khi
6 44 86 153 40
6 không mời bạn cùng tham gia 2.46
(1.8) (13.4) (26.1) (46.5) (12.2)
cuộc vui chơi, hội họp nào đó.
Tôi nghĩ sự đòi hỏi được tham gia
vào những cuộc vui, hội họp của 11 120 104 69 25
7 3.07
mọi người là sự đòi hỏi chính (3.3) (36.5) (31.6) (21.0) (7.6)
đáng của bạn.
Tôi nghĩ rằng mình là người quan 3 13 56 158 99
8 1.98
trọng, và khi vắng mặt trong một (0.9) (4.0) (17.0) (48.0) (30.1)

65 
buổi họp, người khác sẽ chẳng
làm được gì.
Tôi cho rằng những buổi hội họp
11 52 73 128 65
9 sẽ chẳng còn thú vị khi không có 2.44
(3.3) (15.8) (22.2) (38.9) (19.8)
bạn.
Tôi nghĩ cuộc sống không công
16 96 85 94 38
10 bằng nếu bạn bị mọi người lãng 2.87
(4.9) (29.2) (25.8) (28.6) (11.6)
quên mình.
Tôi cảm thấy bản thân sẽ không
29 104 69 83 44
11 có giá trị nếu như không còn 2.97
(8.8) (31.6) (21.0) (25.2) (13.4)
được người khác quan tâm.
ĐTB chung 2.38
Kết quả bảng 2.14 cho thấy biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày
ở mức độ trung bình (ĐTB chung là 2.38).
Có điểm trung bình cao nhất là nội dung “tôi nghĩ sự đòi hỏi được tham gia
vào những cuộc vui, hội họp của mọi người là sự đòi hỏi chính đáng của bạn” với số
điểm trung bình là 3.07, rơi vào mức độ trung bình. Cụ thể, có gần 40% (39.8%) sinh
viên đánh giá nội dung trên từ mức độ đúng đến hoàn toàn đúng, 31.6% phân vân và
28.6% đánh giá nội dung trên từ mức độ sai đến hoàn toàn sai. Nhu cầu được tham
gia vui chơi, hội họp cùng nhóm là một biểu hiện nhu cầu trong số những nhu cầu cơ
bản của con người, cụ thể là nhu cầu xã hội theo thang bậc 5 nhu cầu của A. Maslow
[25]. Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận bao gồm các nhu cầu về sự
yêu thương, nhu cầu được chấp nhận, được tham gia vào các nhóm xã hội. Khi được
cùng làm việc, vui chơi và hòa nhịp trong một nhóm xã hội, các cá nhân sẽ được giao
tiếp, mở rộng các mối quan hệ, tiếp nhận thông tin, được người khác tôn trọng, qua
đó có thể tự do thể hiện tính cách cá nhân và tự do bày tỏ. Những nhu cầu này đều là
nhóm những nhu cầu cấp cao theo sự phân chia của A. Maslow. Ngày nay, cuộc sống
con người ngày càng được nâng cao, từ việc thỏa mãn những nhu cầu cơ bản bên
ngoài như ăn, mặc, ở, đi lại, hay nhu cầu an toàn, con người đã và đang dần hướng
đến những nhu cầu xuất phát từ nội tại bên trong, đó là 3 loại nhu cầu: nhu cầu xã hội,
nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện mà việc tham gia vào nhóm xã hội có

66 
thể giúp con người thỏa mãn được. Như vậy, có thể thấy, với những lý do được lý
giải ở trên, nội dung “tôi nghĩ sự đòi hỏi được tham gia vào những cuộc vui, hội họp
của mọi người là sự đòi hỏi chính đáng của bạn” có mức điểm trung bình cao nhất
cũng là điểu có thể lý giải được.
Đứng ở vị trí thứ hai là nội dung “tôi cảm thấy bản thân sẽ không có giá trị nếu
như không còn được người khác quan tâm” với số điểm trung bình là 2.97 và rơi vào
mức độ trung bình (8.8% hoàn toàn đúng, 31.6% đúng, 21.0% phân vân). Điều đáng
gây chú ý là nội dung này lại có tỷ lệ các bạn sinh viên đánh giá “hoàn toàn đúng”
cao nhất (8.8%), cao hơn cả nội dung có điểm trung bình cao nhất (“tôi nghĩ sự đòi
hỏi được tham gia vào những cuộc vui, hội họp của mọi người là sự đòi hỏi chính
đáng của bạn”). Theo A. Maslow, nhu cầu được mọi người tôn trọng, quý mến, tin
tưởng và quan tâm nằm trong nhóm nhu cầu tự trọng và là một những nhu cầu bậc
cao của con người [25]. Khi đã đảm bảo được những nhu cầu cơ bản nhất về thân thể
(như ăn uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi), nhu cầu an toàn (cảm
giác yên tâm, an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo),
nhu cầu yêu thương và thuộc về (như: muốn được tham gia vào một nhóm cộng đồng
nào đó, muốn có gia đình yên ấm, có bạn bè thân hữu tin cậy), con người sẽ tiến đến
những nhu cầu cao hơn, trong đó có nhu cầu tự trọng. Khi tham gia vào bất kỳ nhóm
xã hội nào, việc được mọi người quan tâm và coi trọng là nhu cầu mà cá nhân nào
cũng mong muốn đạt được. Một số cá nhân còn xem sự công nhận của mọi người về
những đóng góp của bản thân mình cho nhóm cũng như sự quan tâm của mọi người
dành cho mình là thước đo giá trị cá nhân họ.
Các nội dung biểu hiện còn lại về phương diện nhận thức của sinh viên về hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày
thuộc nhóm các biểu hiện có mức độ trung bình bao gồm:
- “Tôi nghĩ cuộc sống không công bằng nếu bạn bị mọi người lãng quên mình”
với điểm trung bình là 2.87 điểm (4.9% hoàn toàn đúng, 29.2% đúng, 25.8% phân
vân).
- “Nỗi lo lắng thường xuyên của bản thân mình là do những người xung quanh
không quan tâm” với điểm trung bình là 2.69 điểm (1.2% hoàn toàn đúng, 23.1%
đúng, 29.8% phân vân).

67 
- “Tôi nghĩ bạn bè thật ích kỷ khi không mời bạn cùng tham gia cuộc vui chơi,
hội họp nào đó” với điểm trung bình là 2.46 điểm (1.8% hoàn toàn đúng, 13.4% đúng,
26.1% phân vân).
- “Tôi cho rằng những buổi hội họp sẽ chẳng còn thú vị khi không có bạn” với
điểm trung bình 2.44 (3.3% hoàn toàn đúng, 15.8% đúng, 22.2% phân vân).
- “Bạn bè phải hiểu về nhu cầu được giao tiếp và tham gia vào nhóm để luôn
dành một chỗ cho tôi ngay cả khi việc đó là không cần thiết” với điểm trung bình là
2.38 điểm (1.2% hoàn toàn đúng, 15.2% đúng, 24.3% phân vân).
Có điểm trung bình thấp nhất với 1.98 điểm, rơi vào mức độ nhẹ là nội dung
“tôi nghĩ rằng mình là người quan trọng, và khi vắng mặt trong một buổi họp, người
khác sẽ chẳng làm được gì”. Cụ thể, với nội dung này, có 3 (0.9%) sinh viên cho rằng
hoàn toàn đúng, 13 (4.0%) sinh viên cho rằng đúng và 56 (17%) khách thể sinh viên
phân vân khi đánh giá nội dung này. Sự phát triển tự ý thức là đặc điểm nổi bật trong
quá trình phát triển nhân cách của sinh viên và nội dung của tự ý thức cũng khá phức
tạp. Các bạn sinh viên không chỉ nhận thức về cái tôi của mình ở hiện tại mà còn nhận
thức về vị trí của mình trong tương lai. Do đó, tự nhận thức về bản thân mình bao giờ
cũng khó khăn hơn nhận thức về người khác, vậy nên đôi khi sinh viên dễ có xu
hướng cường điệu khi tự đánh giá bản thân [23]. Như vậy, sinh viên rất cần có sự
nhận thức chính xác về các giá trị sống phù hợp, về cái tôi của bản thân mình để từ
đó giảm tối đa khả năng mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO).
Các nội dung biểu hiện còn lại về phương diện nhận thức của sinh viên về hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày
thuộc nhóm các biểu hiện có mức độ nhẹ bao gồm:
- “Tôi cho rằng việc phải yêu thương và quan tâm đến nhu cầu được tham gia
những cuộc vui của tôi là nghĩa vụ và trách nhiệm của những người xung quanh” với
điểm trung bình là 2.24 điểm (2.7% hoàn toàn đúng, 10.3% đúng, 16.1% phân vân).
- “Tôi cho rằng việc tôi bị lãng quên khỏi những cuộc vui của bạn bè là lỗi của
họ” với điểm trung bình là 2.06 điểm (0.9% hoàn toàn đúng, 5.8% đúng, 18.2% phân
vân).
- “Người khác phải sẵn sàng dành thời gian cho tôi khi tôi cần họ” có điểm
trung bình là 1.99 điểm (0.9% hoàn toàn đúng, 6.4% đúng, 14.3% phân vân).

68 
Tóm lại, điểm trung bình chung của biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên
về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ
hằng ngày là 2.38 và rơi vào mức độ trung bình. Tuy nhiên, có một số biểu hiện đáng
lưu ý như “tôi nghĩ sự đòi hỏi được tham gia vào những cuộc vui, hội họp của mọi
người là sự đòi hỏi chính đáng của bạn”, “tôi cảm thấy bản thân sẽ không có giá trị
nếu như không còn được người khác quan tâm” và nội dung “tôi nghĩ rằng mình là
người quan trọng, và khi vắng mặt trong một buổi họp, người khác sẽ chẳng làm được
gì”.
2.3.5. Biểu hiện về mặt thái độ, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO)
2.3.5.1. Biểu hiện về mặt thái độ, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ
Bảng 2. 15. Biểu hiện về mặt thái độ, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ
MỨC ĐỘ
STT NỘI DUNG ĐTB
HTĐY ĐY PV KĐY HTKĐY
Khi tôi đang có một khoảng
thời gian tốt đẹp, tôi cảm
thấy bứt rứt nếu không chia 12 71 59 137 50
1 2.57
sẻ những chi tiết đó lên (3.6) (21.6) (17.9) 41.6) (15.2)
mạng xã hội để mọi người
biết.
Tôi cảm thấy bồn chồn khi
không vào được mạng 5 80 67 140 37
2 2.62
internet để biết bạn bè đang (1.5) (24.3) (20.4) (42.6) (11.2)
tham gia hoạt động gì.
Tôi cảm thấy vô cùng lo
lắng khi bỏ quên điện thoại 35 118 68 83 25
3 3.17
ở nhà vì tôi có thể bỏ lỡ một (10.6) (35.9) (20.7) (25.2) (7.6)
lời mời hoặc một cuộc hẹn.

69 
Tôi cảm thấy thất vọng vài
ngày khi nhìn thấy những
9 69 68 139 44
4 bức hình chụp chung của 2.57
(2.7) (21.0) (20.7) (42.2) (13.4)
bạn bè trên mạng xã hội mà
không có tôi.
Tôi sẽ cáu kỉnh khi biết bạn
bè không mời tôi tham gia 9 30 60 157 73
5 2.23
vào một nhóm chat trên (2.7) (9.1) (18.2) (47.7) (22.2)
mạng xã hội.
Tôi thiếu tự tin với chính
bản thân mình nếu biết được
10 54 70 137 58
6 rằng bạn bè đang tag ảnh, lời 2.46
(3.0) (16.4) (21.3) (41.6) (17.6)
chúc mừng trên mạng xã hội
mà không có tôi.
ĐTB chung 2.60
Trong tổng số 6 biểu hiện về mặt xúc cảm, tình cảm của sinh viên về hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công
nghệ, có 5 nội dung có điểm trung bình trên 2.35 và rơi vào mức độ trung bình. Cụ
thể:
Nội dung có điểm trung bình cao nhất là “tôi cảm thấy vô cùng lo lắng khi bỏ
quên điện thoại ở nhà vì tôi có thể bỏ lỡ một lời mời hoặc một cuộc hẹn” với điểm
trung bình 3.17 (10.6% hoàn toàn đồng ý, 35.9% đồng ý, 20.7% phân vân). Ở thời
đại công nghệ như ngày nay, những chiếc điện thoại không chỉ ngày càng phổ biến
mà còn mang đến cho con người hàng loạt tính năng mới trên mọi lĩnh vực như: trao
đổi thông tin, làm việc trực tuyên, giải trí mọi lúc mọi nơi... Điện thoại di động hiện
nay đã là một bước tiến trong việc liên lạc, dù đang ở bất cứ lúc nào hay ở bất cứ nơi
đâu, chỉ cần một vài thao tác là bạn đã có vô số lựa chọn để kết nối với người thân,
từ hội thoại kèm video, gửi tin nhắn có hình hay đơn giản là việc tạo ra một sự kiện
trên mạng xã hội và mời bạn bè tham dự thây cho cách gửi thiệp mời truyền thống
như trước đây.
Đứng ở vị trí thứ hai là nội dung “tôi cảm thấy bồn chồn khi không vào được
mạng internet để biết bạn bè đang tham gia hoạt động gì” với điểm trung bình là 2.62

70 
điểm. Trong đó có 5 (1.5%) sinh viên trả lời hoàn toàn đồng ý, 80 (24.3%) sinh viên
trả lời đồng ý và 67 (20.4%) sinh viên phân vân khi đánh giá biểu hiện này ở bản thân.
Sự phát triển của các thiết bị công nghệ thường đi đôi với phát triển các phương tiện
truyền thông xã hội. Theo kết quả cuộc thăm dò của Cisco Connected World
Technology Report đăng trên Network World , 1/3 những người được hỏi cho rằng
việc truy cập Internet cũng quan trọng như nước, không khí, thực phẩm và nơi ở [53].
Internet từ khi ra đời đến nay đã và đang hoàn thiện hơn nữa những tính năng, mang
lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, có thể kể đến như hệ thống thư
điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), công cụ tìm kiếm (search engine), các
dịch vụ thương mại và chuyển ngân, các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh
từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch
vụ khổng lồ trên Internet. Qua đó có thể thấy, internet đã gắn liền với cuộc sống chúng
ta và nội dung “tôi cảm thấy bồn chồn khi không vào được mạng internet để biết bạn
bè đang tham gia hoạt động gì”đạt điểm trung bình cao thứ hai trong câu trả lời của
sinh viên là phù hợp.
Cùng mức điểm trung bình là 2.57, rơi vào mức độ trung bình là hai nội dung
“khi tôi đang có một khoảng thời gian tốt đẹp, tôi cảm thấy bứt rứt nếu không chia sẻ
những chi tiết đó lên mạng xã hội để mọi người biết” (3.6% hoàn toàn đồng ý, 21.6%
đồng ý, 17.9% phân vân) và nội dung “tôi cảm thấy thất vọng vài ngày khi nhìn thấy
những bức hình chụp chung của bạn bè trên mạng xã hội mà không có tôi” (2.7%
hoàn toàn đồng ý, 21.0% đồng ý, 20.7% phân vân).
Nội dung biểu hiện còn lại về mặt xúc cảm/ tình cảm của sinh viên về hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công
nghệ trong nhóm các biểu hiện có mức độ trung bình là “tôi thiếu tự tin với chính bản
thân mình nếu biết được rằng bạn bè đang tag ảnh, lời chúc mừng trên mạng xã hội
mà không có tôi” với điểm trung bình là 2.46 điểm. Trong đó có thể thấy, 10 (3.0%)
sinh viên hoàn toàn đồng ý, có 54 (16.4%) sinh viên cho rằng đúng và 70 (21.3%)
sinh viên chọn phân vân khi đánh giá nội dung này.
Có điểm trung bình thấp nhất là nội dung “tôi sẽ cáu kỉnh khi biết bạn bè không
mời tôi tham gia vào một nhóm chat trên mạng xã hội” với số điểm là 2.23 (2.7%
hoàn toàn đồng ý, 9.1% đồng ý, 18.2% phân vân). Đây cũng là nội dung duy nhất rơi

71 
vào mức độ nhẹ của thang đo hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của
sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM. Đối với thế hệ trẻ ngày nay nói chung và
sinh viên Đại học nói riêng, mạng xã hội đã không còn là công cụ xa lạ trong giao
tiếp, kết nối và trao đổi thông tin với mọi người xung quanh. Các nhóm trò chuyện
(nhóm chat) trên mạng xã hội ngày nay rất phổ biến và mọi cá nhân dều có thể tham
gia vào các nhóm cũng như tự tạo nhóm chat cùng bạn bè của mình. Do vậy, nội dung
“tôi sẽ cáu kỉnh khi biết bạn bè không mời tôi tham gia vào một nhóm chat trên mạng
xã hội” có điểm trung bình thấp là điều có thể lý giải được.
Tóm lại, điểm trung bình các biểu hiện về mặt xúc cảm, tình cảm của sinh viên
về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các
thiết bị công nghệ là 2.60 điểm và rơi vào mức độ trung bình. Trong các nội dung của
nhóm biểu hiện này, đáng chú ý có nội dung “tôi cảm thấy vô cùng lo lắng khi bỏ
quên điện thoại ở nhà vì tôi có thể bỏ lỡ một lời mời hoặc một cuộc hẹn” và nội dung
“tôi sẽ cáu kỉnh khi biết bạn bè không mời tôi tham gia vào một nhóm chat trên mạng
xã hội”.

72 
2.3.5.2. Biểu hiện về mặt thái độ, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày
Bảng 2. 16. Biểu hiện về mặt thái độ, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày
MỨC ĐỘ
STT NỘI DUNG ĐTB
HTĐY ĐY PV KĐY HTKĐY
Tôi sợ rằng bạn bè mình có
12 52 56 163 46
1 được những trải nghiệm tốt 2.46
(3.6) (15.8) (17.0) (49.5) (14.0)
đẹp trong đời hơn mình.
Tôi cảm thấy khó chịu khi
42 196 45 38 8
2 bỏ lỡ một buổi họp mặt của 3.69
(12.8) (59.6) (13.7) (11.6) (2.4)
nhóm bạn đã hẹn từ trước.
Tôi cảm thấy khó chịu khi
27 182 63 47 10
3 mình bỏ lỡ một cơ hội gặp 3.52
(8.2) (55.3) (19.1) (14.3) (3.0)
gỡ bạn bè.
Tôi cảm thấy lo lắng khi
phát hiện ra rằng bạn bè 7 56 85 147 34
4 2.56
đang vui vẻ mà không có (2.1) (17.0) (25.8) (44.7) (10.3)
mình.
Tôi cảm thấy bồn chồn hoặc
12 61 81 140 35
5 hồi hộp khi không biết bạn 2.62
(3.6) (18.5) (24.6) (42.6) (10.6)
bè đang dự tính điều gì.
Tôi cảm thấy bất an khi
không hiểu được những câu 22 91 100 96 20
6 3.00
nói đùa của bạn bè xung (6.7) (27.7) (30.4) (29.2) (6.1)
quanh.
Tôi cảm thấy rất tự ti và nghĩ
rằng mình không quan trọng
15 81 87 114 32
7 khi mà bạn bè dự một buổi 2.80
(4.6) (24.6) (26.4) (34.7) (9.7)
tiệc hay một kỳ nghỉ mà
không hề mời tôi.
   

73 
Tôi cảm thấy cô đơn khi
không được mời tham gia 16 110 71 101 31
8 2.94
các buổi tiệc và họp hành (4.9) (33.4) (21.6) (30.7) (9.4)
của nhóm bạn.
Tôi cảm thấy rất thất vọng
trong nhiều ngày khi không
được cùng tham gia những 16 89 76 118 30
9 2.83
buổi tiệc hoặc những buổi (4.9) (27.1) (23.1) (35.9) (9.1)
họp mặt của gia đình họ
hàng.
Tôi cảm thấy vô cùng đau
khổ và không còn quan
13 73 72 129 42
10 trọng khi những lần tham gia 2.65
(4.0) (22.2) (21.9) (39.2) (12.8)
các buổi họp mặt gia đình
ngày càng ít.
ĐTB chung 2.91
Kết quả thống kê bảng 2.16 có thể cho ta thấy, điểm trung bình các biểu hiện
về mặt xúc cảm, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày là 2.91 điểm và rơi vào mức độ
trung bình. Cụ thể như sau:
Điểm trung bình cao nhất là 3.69 điểm với nội dung “tôi cảm thấy khó chịu khi
bỏ lỡ một buổi họp mặt của nhóm bạn đã hẹn từ trước” và rơi vào mức độ nặng. Đây
cũng là nội dung duy nhất trong những biểu hiện về mặt xúc cảm, tình cảm của sinh
viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan
hệ hằng ngày có mức độ nặng. Trong đó, có 42 (12.8%) khách thể sinh viên hoàn
toàn đồng ý, 196 (59.6%) khách thể sinh viên đồng ý và có 45 (13.7%) khách thể sinh
viên phân vân với nội dung này. Đứng ở vị trí thứ hai là nội dung “tôi cảm thấy khó
chịu khi mình bỏ lỡ một cơ hội gặp gỡ bạn bè” với điểm trung bình là 3.52 điểm (8.2%
hoàn toàn đồng ý, 55.3% đồng ý, 19.1% phân vân). Kết quả trên là hoàn toàn phù hợp
với kết quả phỏng vấn bạn L.T.V (Sinh viên Trường ĐH Sài Gòn) khi V. cho rằng
“Nếu em đã hẹn với bạn từ trước mà bản thân không đi được thì em cảm thấy cực kỳ

74 
khó chịu. Cảm giác mình không tôn trọng người ta và do vậy, có thể người ta sẽ không
tôn trọng mình lại”.
Các nội dung biểu hiện còn lại về phương diện xúc cảm, tình cảm của sinh viên
về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ
hằng ngày thuộc nhóm các biểu hiện có mức độ trung bình bao gồm:
- “Tôi cảm thấy bất an khi không hiểu được những câu nói đùa của bạn bè xung
quanh” có điểm trung bình là 3.0 điểm. Cụ thể, có 22 (6.7%) sinh viên hoàn toàn đồng
ý, 91 (27.7%) sinh viên đồng ý và có 100 (30.4%) sinh viên chọn phân vân khi trả lời
về nội dung này.
- “Tôi cảm thấy cô đơn khi không được mời tham gia các buổi tiệc và họp hành
của nhóm bạn” với điểm trung bình là 2.94 điểm (4.9% hoàn toàn đồng ý, 33.4%
đồng ý, 21.6% phân vân).
- “Tôi cảm thấy rất thất vọng trong nhiều ngày khi không được cùng tham gia
những buổi tiệc hoặc những buổi họp mặt của gia đình họ hàng” có điểm trung bình
là 2.83 điểm (4.9% hoàn toàn đồng ý, 27.1% đồng ý, 23.1% phân vân).
- “Tôi cảm thấy rất tự ti và nghĩ rằng mình không quan trọng khi mà bạn bè dự
một buổi tiệc hay một kỳ nghỉ mà không hề mời tôi” với điểm trung bình là 2.80 điểm
(4.6% hoàn toàn đồng ý, 24.6% đồng ý, 26.4% phân vân).
- “Tôi cảm thấy vô cùng đau khổ và không còn quan trọng khi những lần tham
gia các buổi họp mặt gia đình ngày càng ít” có điểm trung bình là 2.65 điểm (4.0%
hoàn toàn đồng ý, 22.2% đồng ý, 21.9% phân vân).
- “Tôi cảm thấy bồn chồn hoặc hồi hộp khi không biết bạn bè đang dự tính điều
gì” với điểm trung bình là 2.62 điểm (3.6% hoàn toàn đồng ý, 18.5% đồng ý, 24.6%
phân vân).
- “Tôi cảm thấy lo lắng khi phát hiện ra rằng bạn bè đang vui vẻ mà không có
mình” với điểm trung bình là 2.56 điểm (2.1% hoàn toàn đồng ý, 17% đồng ý, 25.8%
phân vân).
Nội dung “tôi sợ rằng bạn bè mình có được những trải nghiệm tốt đẹp trong
đời hơn mình” có điểm trung bình thấp nhất, là 2.46 điểm và rơi vào mức độ trung
bình.

75 
Tóm lại, điểm trung bình biểu hiện về mặt xúc cảm, tình cảm của sinh viên về
hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng
ngày là 2.91 và rơi vào mức độ trung bình. Các nội dung đáng lưu ý là “tôi cảm thấy
khó chịu khi bỏ lỡ một buổi họp mặt của nhóm bạn đã hẹn từ trước”, “tôi cảm thấy
khó chịu khi mình bỏ lỡ một cơ hội gặp gỡ bạn bè” và nội dung “tôi sợ rằng bạn bè
mình có được những trải nghiệm tốt đẹp trong đời hơn mình”.
2.3.6. Biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO)
2.3.6.1. Biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ
Bảng 2. 17. Biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ
MỨC ĐỘ
STT NỘI DUNG ĐTB
RTX TX TT HK KBG
Tôi liên tục chia sẻ những hình
8 24 146 114 37
1 ảnh hoạt động hằng ngày lên 2.55
(2.4) (7.3) (44.4) (34.7) (11.2)
mạng xã hội để mọi người biết.
Tôi đập phá hoặc gào thét khi
không vào đựơc mạng internet 0 10 23 56 240
2 1.40
để biết bạn bè đang tham gia 0 (3.0) (7.0) (17.0) (72.9)
hoạt động gì.
Khi bỏ quên điện thoại ở nhà,
tôi sẵn sàng dừng ngay công
việc đang thực hiện để trở về 2 14 44 97 172
3 1.71
lấy điện thoại vì sợ bỏ lỡ (0.6) (4.3) (13.4) (29.5) (52.3)
những cuộc gọi hay lời mời từ
mọi người.
Tôi sẽ để lại những bình luận
6 9 34 63 217
4 chỉ trích khi nhìn thấy những 1.55
(1.8) (2.7) (10.3) (19.1 (66.0)
bức hình chụp chung của bạn

76 
bè trên mạng xã hội mà không
có tôi.
Tôi sẽ nhắn tin liên tục cho
từng thành viên trong nhóm để
6 9 16 57 241
5 tìm hiểu lý do vì sao họ không 1.43
(1.8) (2.7) (4.9) (17.3) (73.3)
mời tôi tham gia vào một
nhóm chat trên mạng xã hội.
Tôi sẽ hủy kết bạn hoặc đăng
một trạng thái nói xấu bạn bè
3 9 19 38 260
6 nếu biết được rằng họ đang tag 1.35
(0.9) (2.7) (5.8) (11.6) (79.0)
ảnh, lời chúc mừng trên mạng
xã hội mà không có tôi.
ĐTB chung 1.67
Kết quả thống kê ở bảng 2.17 về biểu hiện hành vi của sinh viên về hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công
nghệ cho ta thấy, điểm trung bình cho những biểu hiện này là 1.67, rơi vào mức độ
nhẹ. Đa số các biểu hiện chỉ ở mức độ nhẹ và chỉ có một biểu hiện duy nhất rơi vào
mức vừa. Cụ thể:
Nội dung có điểm trung bình cao nhất là “tôi liên tục chia sẻ những hình ảnh
hoạt động hằng ngày lên mạng xã hội để mọi người biết” với số điểm 2.55. Đây là
nội dung duy nhất rơi vào mức độ trung bình. Trong đó có 8 (2.4%) sinh viên thực
hiện hành vi rất thường xuyên, 24 (7.3%) sinh viên thường xuyên và có 146 (44.4%)
sinh viên thỉnh thoảng thực hiện việc “liên tục chia sẻ những hình ảnh hoạt động hằng
ngày lên mạng xã hội để mọi người biết”. Ở thời đại công nghệ tân tiến như hiện nay,
sẽ không khó để bắt gặp những hình ảnh các bạn sinh viên liên tục “cắm mặt” vào
máy tính, điện thoại nhiều giờ, thậm chí sử dụng với cường độ cao mà quên ăn, quên
ngủ, bỏ bê học hành và thờ ơ trước sự quan tâm từ những người xung quanh dành
cho mình. Đó là do mạng xã hội, các trò chơi trực tuyến từ các trang web đã khiến
các bạn say mê, thích thú và dường như bị cuốn vào vòng quay của những tiện ích
mà thiết bị công nghệ cũng như mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội là một thế giới
ảo, ở đó sẽ là nơi họ được tự do trò chuyện, tự do đăng tải trạng thái, hình ảnh cá nhân

77 
mà không bị bất kỳ điều gì ràng buộc hay nghiêm cấm. Mạng xã hội dần thay thế
kênh giao lưu, gặp mặt trực tiếp như trước đây, thay vào đó là việc mọi người tự chia
sẻ những hình ảnh cá nhân cho người khác biết và nhận biết được thông tin từ người
khác thông qua những gì họ đã và đang chia sẻ.
Đứng ở vị trí thứ hai là nội dung “khi bỏ quên điện thoại ở nhà, tôi sẵn sàng
dừng ngay công việc đang thực hiện để trở về lấy điện thoại vì sợ bỏ lỡ những cuộc
gọi hay lời mời từ mọi người” với điểm trung bình là 1.71 điểm. Cụ thể, có 2 (0.6%)
sinh viên thực hiện rất thường xuyên, 14 (4.3%) thường xuyên và 44 (13.4%) sinh
viên thỉnh thoảng thực hiện việc “sẵn sàng dừng ngay công việc đang thực hiện để
trở về lấy điện thoại vì sợ bỏ lỡ những cuộc gọi hay lời mời từ mọi người”. Bạn H.T.H
(Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết thêm: “Có lần, gần vào giờ học
nhưng em cũng cố quay đầu xe về lấy điện thoại vì lỡ đâu trong lúc mình để điện
thoại ở nhà sẽ có ai gọi để cần đến sự giúp đỡ của mình thì sao”.
Các nội dung biểu hiện còn lại về phương diện hành vi của sinh viên về hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị
công nghệ thuộc nhóm các biểu hiện có mức độ nhẹ bao gồm:
- “Tôi sẽ để lại những bình luận chỉ trích khi nhìn thấy những bức hình chụp
chung của bạn bè trên mạng xã hội mà không có tôi” với số điểm trung bình là 1.55
điểm (1.8% rất thường xuyên, 2.7% thường xuyên, 10.3% thỉnh thoảng)
- “Tôi sẽ nhắn tin liên tục cho từng thành viên trong nhóm để tìm hiểu lý do vì
sao họ không mời tôi tham gia vào một nhóm chat trên mạng xã hội” có điểm trung
bình là 1.43 điểm (1.8% rất thường xuyên, 2.7% thường xuyên, 4.9% thỉnh thoảng).
- “Tôi đập phá hoặc gào thét khi không vào đựơc mạng internet để biết bạn bè
đang tham gia hoạt động gì” với điểm trung bình là 1.40 điểm (0% rất thường xuyên,
3.0% thường xuyên, 7.0% thỉnh thoảng).
- “Tôi sẽ hủy kết bạn hoặc đăng một trạng thái nói xấu bạn bè nếu biết được
rằng họ đang tag ảnh, lời chúc mừng trên mạng xã hội mà không có tôi” có điểm
trung bình là 1.35 điểm (0.9% rất thường xuyên, 2.7% thường xuyên, 5.8% thỉnh
thoảng). Đây cũng là nội dung có điểm trung bình thấp nhất trong số những biểu hiện
ở phương diện hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ.

78 
Tóm lại, điểm trung bình những biểu hiện ở phương diện hành vi của sinh viên
về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các
thiết bị công nghệ là 1.67 và rơi vào mức nhẹ. Trong đó, có một số nội dung cần lưu
ý là “tôi liên tục chia sẻ những hình ảnh hoạt động hằng ngày lên mạng xã hội để mọi
người biết”, “khi bỏ quên điện thoại ở nhà, tôi sẵn sàng dừng ngay công việc đang
thực hiện để trở về lấy điện thoại vì sợ bỏ lỡ những cuộc gọi hay lời mời từ mọi người”
và nội dung “tôi sẽ hủy kết bạn hoặc đăng một trạng thái nói xấu bạn bè nếu biết được
rằng họ đang tag ảnh, lời chúc mừng trên mạng xã hội mà không có tôi”.
2.3.6.2. Biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày
Bảng 2. 18. Biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày
MỨC ĐỘ
STT NỘI DUNG ĐTB
RTX TX TT HK KBG
Tôi cào cấu, hành hạ bản thân
mình khi biết bạn bè mình có 4 10 17 37 261
1 1.36
được những trải nghiệm tốt đẹp (1.2) (3.0) (5.2) (11.2) (79.3)
trong đời hơn mình.
Tôi tìm mọi cách để biết được
7 32 81 106 103
2 những thông tin từ một buổi họp 2.19
(2.1) (9.7) (24.6) (32.2) (31.3)
mặt đã bị bỏ lỡ.
Tôi tự dằn vặt bản thân mình khi
1 13 61 99 155
3 bị bạn bè bỏ quên mình trong một 1.80
(0.3) (4.0) (18.5) (30.1) (47.1)
cuộc hẹn của nhóm.
Tôi sẽ có những lời lẽ xúc phạm
bạn bè khi phát hiện ra rằng bạn 2 5 21 55 246
4 1.36
bè đang vui vẻ mà không có (0.6) (1.5) (6.4) (16.7) (74.8)
mình.
Tôi tìm cách thuyết phục một
5 27 91 91 115
5 thành viên trong nhóm để họ chia 2.14
(1.5) (8.2) (27.7) (27.7) (35.0)
sẻ lại thông tin mà tôi không được

79 
biết trong nhóm bạn bè đang dự
tính.
Tôi luôn tưởng tượng rằng mọi
7 20 60 111 131
6 người đang nói xấu tôi khi tôi 1.97
(2.1) (6.1) (18.2) (33.7) (39.8)
không có mặt.
Tôi luôn tìm cách như là tình cờ
có mặt nếu bạn bè dự một buổi 2 16 26 51 233
7 1.51
tiệc hay một kỳ nghỉ mà không hề (0.6) (4.9) (7.9) (15.5) (70.8)
mời tôi.
Tôi sẽ gọi điện thoại hoặc nhắn
tin liên tục để hỏi lý do tại sao
0 12 25 41 251
8 không được mời tham gia các 1.39
0 (3.6) (7.6) (12.5) (76.3)
buổi tiệc và họp hành của nhóm
bạn.
Tôi sẽ cố chấp có mặt tham gia
những buổi tiệc hoặc những buổi
3 11 25 48 242
9 họp mặt của gia đình họ hàng dù 1.43
(0.9) v3.3) (7.6) (14.6) (73.6)
sự có mặt của tôi là không cần
thiết.
Tôi cố gắng kiếm lý do để tạo ra
3 26 44 58 198
10 các buổi họp mặt gia đình dù 1.72
(0.9) (7.9) (13.4) (17.6) (60.2)
không cần thiết.
Tôi sẽ lớn tiếng trách mắng nếu
3 7 28 47 244
11 mọi người lãng quên tôi trong 1.41
(0.9) (2.1) (8.5) (14.3) (74.2)
những hoạt động.
Tôi sẽ đập phá đồ đạc nếu không
1 7 14 27 280
12 được cùng tham gia họp mặt, vui 1.33
(0.3) (2.1) (4.3) (8.2) (85.1)
chơi, họp nhóm cùng mọi người.
ĐTB chung 1.63
Dựa vào kết quả bảng 2.18 ta thấy tất cả 12 nội dung biểu hiện về mặt hành vi
của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các

80 
mối quan hệ hằng ngày đều có mức điểm trung bình dưới 2.3 và xếp vào mức độ nhẹ.
Cụ thể:
Nội dung “tôi tìm mọi cách để biết được những thông tin từ một buổi họp mặt
đã bị bỏ lỡ” có điểm trung bình cao nhất là 2.19 điểm, rơi vào mức độ nhẹ. Trong đó
có 7 (2.1%) sinh viên thực hiện rất thường xuyên, 32 (9.7%) sinh viên thường xuyên
và có 81 (24.6%) sinh viên thỉnh thoảng “tìm mọi cách để biết được những thông tin
từ một buổi họp mặt đã bị bỏ lỡ”. Với bản chất tâm lý luôn lo lắng, sợ hãi khi mình
cô đơn và nỗi sợ bị bỏ rơi, chính sự sợ hãi này tạo thành động lực cho mọi người kết
nối với nhau trong cuộc sống để thấy an toàn hơn, tự tin hơn. Do vậy, việc bỏ sót bất
kỳ thông tin nào từ bạn bè sẽ trở thành nỗi ám ảnh bị tụt lại phía sau, thậm chí bị mọi
người lãng quên sự tồn tại của mình nếu như không theo kịp những gì mọi người
đang chia sẻ. Họ có thể xin lại thông tin buổi họp từ những người đã tham gia, xin lại
biên bản buổi họp hay việc nhắn tin nhờ bạn bè chia sẻ lại tư liệu của buổi họp,… Tất
cả những cách họ có thể làm được chỉ nhằm mục để bản thân chắc chắn rằng bản thân
đang theo kịp những gì mọi người đang nói, đang làm.
Đứng ở vị trí thứ hai với số điểm trung bình 2.14 và rơi vào mức độ nhẹ là nội
dung “tôi tìm cách thuyết phục một thành viên trong nhóm để họ chia sẻ lại thông tin
mà tôi không được biết trong nhóm bạn bè đang dự tính”. Cụ thể, 5 (1.5%) khách thể
sinh viên chọn rất thường xuyên, có 27 (8.2%) khách thể sinh viên chọn thừng xuyên
và có 91 (27.7%) sinh viên thỉnh thoảng thực hiện hành vi trên.
Các nội dung biểu hiện trên phương diện hành vi của sinh viên về hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày thuộc
nhóm các biểu hiện có mức độ nhẹ bao gồm:
- “Tôi luôn tưởng tượng rằng mọi người đang nói xấu tôi khi tôi không có mặt”
với điểm trung bình là 1.97 điểm (2.1% rất thường xuyên, 6.1% thường xuyên, 18.2%
thỉnh thoảng).
- “Tôi tự dằn vặt bản thân mình khi bị bạn bè bỏ quên mình trong một cuộc hẹn
của nhóm” với điểm trung bình là 1.80 điểm (0.3% rất thường xuyên, 4.0% thường
xuyên, 18.5% thỉnh thoảng).

81 
- “Tôi cố gắng kiếm lý do để tạo ra các buổi họp mặt gia đình dù không cần
thiết” có điểm trung bình là 1.72 điểm (0.9% rất thường xuyên, 7.9% thường xuyên,
13.4% thỉnh thoảng).
- “Tôi luôn tìm cách như là tình cờ có mặt nếu bạn bè dự một buổi tiệc hay một
kỳ nghỉ mà không hề mời tôi” với điểm trung bình là 1.51 điểm (0.6% rất thường
xuyên, 4.9% thường xuyên, 7.9% thỉnh thoảng).
- “Tôi sẽ cố chấp có mặt tham gia những buổi tiệc hoặc những buổi họp mặt
của gia đình họ hàng dù sự có mặt của tôi là không cần thiết” với điểm trung bình là
1.43 điểm (0.9% rất thường xuyên, 3.3% thường xuyên, 7.6% thỉnh thoảng).
- “Tôi sẽ lớn tiếng trách mắng nếu mọi người lãng quên tôi trong những hoạt
động” với điểm trung bình là 1.41 điểm (0.9% rất thường xuyên, 2.1% thường xuyên,
8.5% thỉnh thoảng).
- “Tôi sẽ gọi điện thoại hoặc nhắn tin liên tục để hỏi lý do tại sao không được
mời tham gia các buổi tiệc và họp hành của nhóm bạn” với điểm trung bình là 1.39
điểm (0% rất thường xuyên, 3.6% thường xuyên, 7.6% thỉnh thoảng).
- Cùng mức điểm trung bình 1.36 là hai nội dung “tôi cào cấu, hành hạ bản
thân mình khi biết bạn bè mình có được những trải nghiệm tốt đẹp trong đời hơn
mình” (1.2% rất thường xuyên, 3.0% thường xuyên, 5.2% thỉnh thoảng) và nội dung
“tôi sẽ có những lời lẽ xúc phạm bạn bè khi phát hiện ra rằng bạn bè đang vui vẻ mà
không có mình” (0.6% rất thường xuyên, 1.5% thường xuyên, 6.4% thỉnh thoảng).
- Điểm trung bình thấp nhất là 1.33 ở nội dung “tôi sẽ đập phá đồ đạc nếu không
được cùng tham gia họp mặt, vui chơi, họp nhóm cùng mọi người” với 0.3% rất
thường xuyên, 2.1% thường xuyên, 4.3% thỉnh thoảng).
Tóm lại, điểm trung bình các biểu hiện trên phương diện hành vi của sinh viên
về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ
hằng ngày là 1.63 và rơi vào mức độ nhẹ. Các nội dung cần lưu ý ở đây là “tôi tìm
mọi cách để biết được những thông tin từ một buổi họp mặt đã bị bỏ lỡ”, “tôi tìm cách
thuyết phục một thành viên trong nhóm để họ chia sẻ lại thông tin mà tôi không được
biết trong nhóm bạn bè đang dự tính” và nội dung “tôi sẽ đập phá đồ đạc nếu không
được cùng tham gia họp mặt, vui chơi, họp nhóm cùng mọi người”.

82 
2.3.7. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua các tình huống cụ thể
2.3.7.1 Tình huống 1: Điện thoại của bạn rung trong túi và bạn đang học
tại lớp, bạn sẽ làm gì?
Bảng 2. 19. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống 1
ST Tần số Tỉ lệ
NỘI DUNG ĐTB
T chọn (%)
Kiểm tra ngay lập tức, nếu không tôi không thể
1 78 23.7
tập trung được.
Chờ mọi người tập trung vào Thầy giáo hoặc bạn
2 135 41.0
nào trong lớp rồi lén xem hoặc xem vội vàng.
2.66
Nếu bài học không quan trọng thì kiểm tra điện
3 42 12.8
thoại.
Tôi sẽ chờ cho đến khi buổi học kết thúc rồi
4 74 22.5
kiểm tra sau.
Kết quả thống kê bảng 2.19 cho thấy, biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống “ điện thoại của bạn rung trong
túi và bạn đang học tại lớp, bạn sẽ làm gì?” có điểm trung bình là 2.66 và rơi vào mức
độ trung bình. Cụ thể:
Có 135 (41.0%) sinh viên chọn “chờ mọi người tập trung vào Thầy giáo hoặc
bạn nào trong lớp rồi lén xem hoặc xem vội vàng” trong tình huống điện thoại rung
trong túi và đang học tại lớp. Đây cũng là nội dung được các bạn sinh viên chọn nhiều
nhất ở tình huống này. Các thiết bị công nghệ đã tác động và thay đổi nhiều khía cạnh
của đời sống con người, đó chính là những thay đổi mang tính đột phá của loài người,
đưa thế giới bước từng nấc thang trong hành trình chinh phục giới hạn của nhân loại.
Thiết bị công nghệ đã dần chiếm lĩnh vị trí ưu tiên hàng đầu trong việc cập nhật tin
tức từng giây, từng phút của con người trên khắp thế giới mà người dùng khó có thể
bỏ qua. Các tin khuyến mại từ nhà mạng, cuộc hẹn từ bạn bè, thông báo mới trên
mạng xã hội, tin tức từ thần tượng,… chúng khiến người dùng khó lòng cho qua mà
phải nhanh chóng kiểm tra, ngay cả khi lớp học đang diễn ra.

83 
Có tỷ lệ lựa chọn đứng thứ hai là nội dung “kiểm tra ngay lập tức, nếu không
tôi không thể tập trung được” với 78 (23.7%) sinh viên chọn.
Có tỷ lệ lựa chọn đứng thứ ba là nội dung “tôi sẽ chờ cho đến khi buổi học kết
thúc rồi kiểm tra sau” với 74 (22.5%) sinh viên chọn.
Với 42 (12.8%) sinh viên chọn, nội dung “nếu bài học không quan trọng thì
kiểm tra điện thoại” có tỷ lệ sinh viên lựa chọn thấp nhất đối với tình huống “điện
thoại của bạn rung trong túi và bạn đang học tại lớp, bạn sẽ làm gì?”.
Như vậy, những biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
ở sinh viên thông qua tình huống “ điện thoại của bạn rung trong túi và bạn đang học
tại lớp, bạn sẽ làm gì?” có điểm trung bình là 2.66 và rơi vào mức độ trung bình. Đa
số sinh viên nhận thức được việc nào nên ưu tiên giải quyết trước, sao cho phù hợp
với thực tế. Tuy nhiên, với việc nội dung “kiểm tra ngay lập tức, nếu không tôi không
thể tập trung được” có tỷ lệ sinh viên lựa chọn cao thứ hai (23.7%) sau nội dung “chờ
mọi người tập trung vào Thầy giáo hoặc bạn nào trong lớp rồi lén xem hoặc xem vội
vàng” (41.0% sinh viên lựa chọn) là một điều đáng gây chú ý đối với những nhà
nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO).
2.3.7.2. Tình huống 2: Điện thoại báo có cuộc gọi nhỡ từ một số lạ, bạn có
gọi lại không?
Bảng 2. 20. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống 2
Tỉ lệ
STT NỘI DUNG Tần số ĐTB
(%)
Tất nhiên, nếu lỡ là cuộc gọi khẩn cấp cầu cứu
1 107 32.5
hay ai đó đang cần mình thì sao.
2 Tôi sẽ gọi lại ngay khi rảnh. 117 35.6
2.88
3 Số lần gọi nhiều từ 2 lần trở lên sẽ gọi lại. 63 19.1
Không, số lạ thì tôi không quan tâm, người ta
4 42 12.8
cần tôi thì sẽ gọi lại hoặc để lại tin nhắn.
Kết quả thống kê bảng 2.20 cho thấy, biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống “điện thoại báo có cuộc gọi nhỡ

84 
từ một số lạ, bạn có gọi lại không?” có điểm trung bình là 2.88 và rơi vào mức độ
trung bình. Cụ thể:
Đứng ở vị trí có tỷ lệ lựa chọn cao nhất là nội dung “tôi sẽ gọi lại ngay khi rảnh”
với 117 (35.6%) sinh viên lựa chọn trước tình huống này. Các nhà nghiên cứu tâm lý
học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên mang tính tích cực và có tính độc
lập tư duy lý luận phát triển mạnh. Họ có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn
đề. Sự phát triển của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Nhờ
khả năng khái quát, sinh viên có thể tự mình phát hiện ra những cái mới và cách thức
giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hơn [23]. Do vậy, việc cân nhắc lựa chọn và
ưu tiên giải quyết vấn đề nào trước là một điểm rất nhạy bén ở lứa tuổi này.
Đứng ở vị trí thứ hai là nội dung “tất nhiên, nếu lỡ là cuộc gọi khẩn cấp cầu
cứu hay ai đó đang cần mình thì sao” với 107 (32.5%) sinh viên lựa chọn.
Đứng ở vị trí thứ ba với 63 (19.1%) sinh viên lựa chọn là nội dung “số lần gọi
nhiều từ 2 lần trở lên sẽ gọi lại”.
Nội dung cuối cùng là “không, số lạ thì tôi không quan tâm, người ta cần tôi
thì sẽ gọi lại hoặc để lại tin nhắn” có tỷ lệ chọn thấp nhất với 42 (12.8%) sinh viên
lựa chọn đối với tình huống “điện thoại báo có cuộc gọi nhỡ từ một số lạ, bạn có gọi
lại không?”.
Tóm lại, biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống “điện thoại báo có cuộc gọi nhỡ từ một số lạ, bạn có gọi
lại không?” có điểm trung bình là 2.88 và rơi vào mức độ trung bình. Hai nội dung
đáng lưu ý là “tôi sẽ gọi lại ngay khi rảnh” và nội dung “tất nhiên, nếu lỡ là cuộc gọi
khẩn cấp cầu cứu hay ai đó đang cần mình thì sao”.

85 
2.3.7.3. Tình huống 3: Khi bạn đang trong kỳ nghỉ ngắn, bạn kiểm tra email
công việc như thế nào?
Bảng 2. 21. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống 3
Tỉ lệ
STT NỘI DUNG Tần số ĐTB
(%)
Khá nhiều lần, cứ rảnh một chút thời gian
cũng kiểm tra thử, biết đâu mọi người đang
1 23 7.0
dự định làm gì mà mình chưa kịp nhận được
thông báo.
2.53
2 Có lẽ chỉ một hoặc hai lần. 171 52.0
Nếu có ai đó bảo có việc quan trọng thì tôi
3 93 28.3
sẽ kiểm tra email.
4 Rõ ràng không bao giờ vì đó là kỳ nghỉ. 42 12.8
Kết quả thống kê bảng 2.21 cho thấy, biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống “khi bạn đang trong kỳ nghỉ
ngắn, bạn kiểm tra email công việc như thế nào?” có điểm trung bình là 2.53 và rơi
vào mức độ trung bình. Trong đó:
Có tỷ lệ lựa chọn cao nhất là nội dung “có lẽ chỉ một hoặc hai lần” với 171
(52.0%) sinh viên lựa chọn trước tình huống này. Thư điện tử, hay email (từ chữ
electronic mail), là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính. Email
là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một thông điệp (thư từ) có thể được gửi đi ở
dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt
là mạng Internet một cách nhanh chóng, nhanh hơn bất kỳ một dịch vụ chuyển phát
nhanh nào. Nó có thể chuyển thông điệp từ một máy gửi tới một hay rất nhiều máy
nhận trong cùng lúc. Tuy nhiên, với việc còn nhiều nhược điểm mà đến nay, email
chưa thể khắc phục được, điển hình như thư rác, ít tương tác cũng như ít cập nhật
thông tin hơn các kênh truyền thông, mạng xã hội khác nên hầu hết sinh viên không
mấy quan tâm đến email. Việc sử dụng email với sinh viên chỉ để làm việc với Thầy
cô hay giảng viên, những vấn đề quan trọng sẽ được trao đổi trực tiếp qua những kênh
truyền thông nhanh và nhạy hơn.

86 
Đứng ở vị trí thứ hai là nội dung “nếu có ai đó bảo có việc quan trọng thì tôi sẽ
kiểm tra email” với 93 (28.3%) sinh viên lựa chọn.
Đứng ở vị trí thứ ba với 42 (12.8%) sinh viên lựa chọn là nội dung “rõ ràng
không bao giờ vì đó là kỳ nghỉ”
Nội dung cuối cùng là “khá nhiều lần, cứ rảnh một chút thời gian cũng kiểm
tra thử, biết đâu mọi người đang dự định làm gì mà mình chưa kịp nhận được thông
báo” có tỷ lệ chọn thấp nhất với 23 (7.0%) sinh viên lựa chọn đối với tình huống “khi
bạn đang trong kỳ nghỉ ngắn, bạn kiểm tra email công việc như thế nào?”.
Tóm lại, biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống “khi bạn đang trong kỳ nghỉ ngắn, bạn kiểm tra email công
việc như thế nào?” có điểm trung bình là 2.53 và rơi vào mức độ trung bình. Hai nội
dung đáng lưu ý là “có lẽ chỉ một hoặc hai lần” và nội dung “nếu có ai đó bảo có việc
quan trọng thì tôi sẽ kiểm tra email”.
2.3.7.4. Tình huống 4: Bạn rời cuộc họp lớp, họp nhóm khi nào?
Bảng 2. 22. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống 4
STT NỘI DUNG Tần số Tỉ lệ (%) ĐTB
Khi mọi người đã về hết để chắc chắn rằng
1 sẽ không bỏ lỡ cuộc thảo luận nào của bạn 17 5.2
khác.
Tôi sẽ ra về nếu cảm thấy buổi họp nhóm 2.21
2 132 40.1
thật nhàm chán hay không cần thiết.
3 Có thông báo được về là về. 81 24.6
4 Khi người tôi ưa thích ra về. 99 30.1
Qua kết quả thống kê bảng 2.22 ta có thể thấy, biểu hiện của hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống “bạn rời cuộc họp
lớp, họp nhóm khi nào?” có điểm trung bình là 2.21 điểm và rơi vào mức độ trung
bình. Cụ thể:
Có tỷ lệ lựa chọn cao nhất là nội dung “tôi sẽ ra về nếu cảm thấy buổi họp
nhóm thật nhàm chán hay không cần thiết” với 132 (40.1%) sinh viên lựa chọn trước
tình huống này. Bản chất hoạt động nhận thức của sinh viên trong các trường đại học,
cao đẳng là đi sâu tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể với

87 
mục đích trở thành chuyên gia về các lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, nhờ tính chủ
định phát triển mạnh mẽ ở tất cả các quá trình của nhận thức nên việc đánh giá vấn
đề và ưu tiên lựa chọn giải quyết các vấn đề trở nên dễ dàng. Và ở nội dung biểu hiện
này, sự lựa chọn của phần đông sinh viên cho thấy có sự cân nhắc trong nhận thức
của sinh viên trước một tình huống có vấn đề.
Đứng ở vị trí thứ hai là nội dung “khi người tôi ưa thích ra về” với 99 (30.1%)
sinh viên lựa chọn.
Đứng ở vị trí thứ ba với 81 (24.6%) sinh viên lựa chọn là nội dung “có thông
báo được về là về”.
Đứng ở vị trí có điểm trung bình thấp nhất là nội dung “khi mọi người đã về
hết để chắc chắn rằng sẽ không bỏ lỡ cuộc thảo luận nào của bạn khác” với 17 (5.2%)
sinh viên lựa chọn đối với tình huống “bạn rời cuộc họp lớp, họp nhóm khi nào?”.
Tóm lại, biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống “bạn rời cuộc họp lớp, họp nhóm khi nào?” có điểm trung
bình là 2.21 và rơi vào mức độ trung bình. Hai nội dung đáng lưu ý là “tôi sẽ ra về
nếu cảm thấy buổi họp nhóm thật nhàm chán hay không cần thiết” và nội dung “khi
người tôi ưa thích ra về”.
2.3.7.5. Tình huống 5: Những người bạn của bạn đang vui chơi, bạn biết
nơi đó nhưng bạn không được mời, bạn sẽ làm gì?
Bảng 2. 23. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống 5
STT NỘI DUNG Tần số Tỉ lệ (%) ĐTB
Tôi giả vờ như một sự trùng hợp rằng tôi
1 250 76.0
cũng có hẹn ở nơi mọi nguời sắp vui chơi đó.
Tôi sẽ chỉ trích, nói xấu những người đã
2 45 13.7
không mời mình cùng tham gia vui chơi.
Gửi cho ai đó trong số họ một tin nhắn để biết
3.60
3 tình hình cuộc vui như thế nào và để có thể 14 4.3
đảm bảo rằng họ đang nghĩ về tôi.
Mặc kệ, mọi người đã không mời đi chung
4 thì thôi; cứ ở nhà nghỉ ngơi một hôm cho 20 6.1
khỏe.
Từ kết quả thống kê bảng 2.23 cho thấy, biểu hiện của hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống “những người bạn của bạn

88 
đang vui chơi, bạn biết nơi đó nhưng bạn không được mời, bạn sẽ làm gì?” ở mức
nặng với mức điểm trung bình là 3.60 điểm. Cụ thể:
Có đến 250 (71.6%) khách thể sinh viên trả lời “tôi giả vờ như một sự trùng
hợp rằng tôi cũng có hẹn ở nơi mọi nguời sắp vui chơi đó”. Với nhu cầu được tham
gia vào các nhóm xã hội để được thể hiện mình, nhận được sự quan tâm và để mọi
người tôn trọng, đánh giá cao những giá trị của bản thân mình; nhiều sinh viên sẽ có
hành vi “giả vờ như một sự trùng hợp” để không bỏ lỡ mất cuộc vui nào của nhóm.
Nhu cầu được mời tham gia vào những cuộc vui của nhóm còn thể hiện nhu cầu được
thể hiện mình và nhu cầu tự trọng của mỗi người [25]. Khi được cùng làm việc, vui
chơi và hòa nhịp trong một nhóm xã hội, các cá nhân sẽ được giao tiếp, mở rộng các
mối quan hệ, tiếp nhận thông tin, được người khác tôn trọng, qua đó có thể tự do thể
hiện tính cách cá nhân, tự do bày tỏ và không bị mọi người lãng quên.
Đứng ở vị trí thứ hai là nội dung “tôi sẽ chỉ trích, nói xấu những người đã không
mời mình cùng tham gia vui chơi” với 45 (13.7%) sinh viên lựa chọn.
Đứng ở vị trí thứ ba với 20 (6.1%) sinh viên lựa chọn là nội dung “mặc kệ, mọi
người đã không mời đi chung thì thôi; cứ ở nhà nghỉ ngơi một hôm cho khỏe”.
Đứng ở vị trí có điểm trung bình thấp nhất là nội dung “gửi cho ai đó trong số
họ một tin nhắn để biết tình hình cuộc vui như thế nào và để có thể đảm bảo rằng họ
đang nghĩ về tôi” với 14 (4.3%) sinh viên lựa chọn đối với tình huống “những người
bạn của bạn đang vui chơi, bạn biết nơi đó nhưng bạn không được mời, bạn sẽ làm
gì?”.
Tóm lại, biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống “những người bạn của bạn đang vui chơi, bạn biết nơi đó
nhưng bạn không được mời, bạn sẽ làm gì?” có điểm trung bình là 3.60 và rơi vào
mức độ nặng. Ha nội dung cần được lưu ý là “tôi giả vờ như một sự trùng hợp rằng
tôi cũng có hẹn ở nơi mọi nguời sắp vui chơi đó” và nội dung “tôi sẽ chỉ trích, nói
xấu những người đã không mời mình cùng tham gia vui chơi”. Đây là những nội dung
cần đặc biệt lưu ý về những biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
ở sinh viên. Nhu cầu được tham gia vào nhóm để kết nối, trao đổi thông tin và được
mọi người tôn trọng là nhu cầu cần được đảm bảo ở mỗi cá nhân. Đảm bảo được

89 
những nhu cầu này, các cá nhân dần làm chủ được nhận thức, tình cảm/thái độ và
hành vi của bản thân trước những tình huống có vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
2.3.7.6 .Tình huống 6: Khi được thông báo sẽ họp mặt gia đình để thông
báo những quyết định quan trọng, bạn sẽ phản ứng như thế nào?
Bảng 2. 24. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống 6
STT NỘI DUNG Tần số Tỉ lệ (%) ĐTB
Tôi cảm thấy bản thân không quan trọng và
không có vị trí trong gia đình khi mọi người
1 18 5.5
không thông qua ý kiến của mình trước khi ra
thông báo.
Nhất định sẽ tham gia để biết mọi người thông 2.20
2 53 16.1
báo những gì.
3 Tham gia để không bị trách mắng. 236 71.7
Không báo giờ tham gia vì bản thân không
4 22 6.7
quan tâm là mấy.
Kết quả thống kê bảng 2.24 cho thấy, biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống “khi được thông báo sẽ họp mặt
gia đình để thông báo những quyết định quan trọng, bạn sẽ phản ứng như thế nào?”
có điểm trung bình là 2.20 và rơi vào mức độ trung bình. Trong đó:
Có tỷ lệ chọn cao nhất là nội dung “tham gia để không bị trách mắng” với 171
(52.0%) sinh viên lựa chọn trước tình huống này. Gia đình ngày nay đã có những thay
đổi về quan niệm, nhận thức khác xưa với kiểu gia đình truyền thống ngày trước.
Nhiều gia đình ngày nay không còn quan trọng việc tụ họp gia đình để thông báo
những việc quan trọng như xưa nữa. Thay vào đó, người có thể phát thông báo thông
qua tin nhắn chat thông qua các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội, và dù có
là khoảng cách tính bằng “giờ bay” thì họ vẫn có thể nhận được. Từ đó, những cuộc
hội họp dần trở nên sao nhãng và ít được thành viên trong gia đình, đặc biệt là những
thành viên trẻ tuổi chú ý như những gia đình trước đây.
Đứng ở vị trí thứ hai là nội dung “nhất định sẽ tham gia để biết mọi người thông
báo những gì” với 53 (16.1%) sinh viên lựa chọn.

90 
Đứng ở vị trí thứ ba với 22 (6.7%) sinh viên lựa chọn là nội dung “không báo
giờ tham gia vì bản thân không quan tâm là mấy”.
Nội dung có tỷ lệ được lựa chọn ít nhất khi nhận được 18 (5.5%) câu trả lời là
“tôi cảm thấy bản thân không quan trọng và không có vị trí trong gia đình khi mọi
người không thông qua ý kiến của mình trước khi ra thông báo”.
Như vậy, biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống “khi được thông báo sẽ họp mặt gia đình để thông báo
những quyết định quan trọng, bạn sẽ phản ứng như thế nào?” có điểm trung bình là
2.20 và rơi vào mức độ trung bình. Những nội dung đáng lưu ý là “tham gia để không
bị trách mắng” và nội dung “nhất định sẽ tham gia để biết mọi người thông báo những
gì”.
2.3.7.7. Tình huống 7: Bạn sẽ xử lý như thế nào khi vừa được mời tham gia
một buổi sự kiện, cùng lúc đó lại nhận được thông báo họp mặt gia đình để thông
báo những việc quan trọng?
Bảng 2. 25. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên
thông qua tình huống 7
STT NỘI DUNG Tần số Tỉ lệ (%) ĐTB
Tôi sẽ rất bối rối và lo lắng đến phát điên;
1 sau đó sẽ tìm mọi cách tham gia được cả hai 14 4.3
để không bị bỏ lỡ bất kỳ sự kiện thú vị nào.
Tôi sẽ chọn đi bên nào mà những người mời
2 cho tôi cảm giác rằng tôi quan trọng và sự có 143 43.5 2.41
mặt của tôi là vô cùng ý nghĩa.
Tôi sẽ xem xét bên nào quan trọng và nhiều
3 135 41.0
bạn bè, nhiều thông tin quan trọng hơn.
4 Tôi sẽ chọn bừa để đi một trong hai. 37 11.2

91 
Từ kết quả thống kê bảng 2.25 cho thấy, biểu hiện của hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống “bạn sẽ xử lý như thế nào
khi vừa được mời tham gia một buổi sự kiện, cùng lúc đó lại nhận được thông báo
họp mặt gia đình để thông báo những việc quan trọng?” ở mức độ trung bình với mức
điểm trung bình là 2.41 điểm. Cụ thể như sau:
Đứng ở vị trí có tỷ lệ chọn cao nhất là hai nội dung “tôi sẽ chọn đi bên nào mà
những người mời cho tôi cảm giác rằng tôi quan trọng và sự có mặt của tôi là vô cùng
ý nghĩa” (43.5% sinh viên lựa chọn) và nội dung “tôi sẽ xem xét bên nào quan trọng
và nhiều bạn bè, nhiều thông tin quan trọng hơn” (41.0% sinh viên lựa chọn). Như
vậy, vai trò của nhận thức được thể hiện rất rõ ở nội dung tình huống này, sự lựa chọn
thứ tự ưu tiên giải quyết vấn đề được sinh viên cân nhắc khá kỹ lưỡng.
Hai nội dung còn lại là “tôi sẽ chọn bừa để đi một trong hai” và nội dung “tôi
sẽ rất bối rối và lo lắng đến phát điên; sau đó sẽ tìm mọi cách tham gia được cả hai
để không bị bỏ lỡ bất kỳ sự kiện thú vị nào” có tỷ lệ được sinh viên lựa chọn lần lượt
là 11.2% và 4.3%.
Tóm lại, biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh
viên thông qua tình huống “bạn sẽ xử lý như thế nào khi vừa được mời tham gia một
buổi sự kiện, cùng lúc đó lại nhận được thông báo họp mặt gia đình để thông báo
những việc quan trọng?” có điểm trung bình là 2.41 và rơi vào mức độ trung bình.
Hai nội dung đáng lưu ý là “tôi sẽ chọn đi bên nào mà những người mời cho tôi cảm
giác rằng tôi quan trọng và sự có mặt của tôi là vô cùng ý nghĩa” và nội dung “tôi sẽ
xem xét bên nào quan trọng và nhiều bạn bè, nhiều thông tin quan trọng hơn”. Qua
tình huống này, vấn đề nhận thức của sinh viên được chú ý bởi tính chủ định và khái
quát vấn đề.

92 
2.3.8. Nhận thức của sinh viên về những đặc điểm ảnh hưởng đến suy nghĩ,
cảm xúc và hành vi khi bị người khác lãng quên.
Bảng 2. 26. Nhận thức của sinh viên về những đặc điểm ảnh hưởng đến suy nghĩ,
cảm xúc và hành vi khi bị người khác lãng quên
Tần số Tỉ lệ Thứ
STT Đặc điểm
chọn (%) hạng
Mong muốn được người khác yêu thương,
1 215 65.3 1
quan tâm.
Không nhận thức đúng về bản thân mình,
2 không nhận rõ những mặt tích cực, ưu điểm 101 30.7 6
của bản thân.
3 Bản thân dễ bị căng thẳng, stress. 131 39.8 3
4 Là người nhạy cảm, sống nội tâm. 205 62.3 2
5 Là người chưa có kỹ năng quản lý cảm xúc. 106 32.2 5
Bản thân không có những mục tiêu phấn đấu
6 76 23.1 8
rõ ràng.
Thời thơ ấu, bản thân thiếu sự quan tâm, yêu
7 68 20.7 11
thương từ những người xung quanh.
Không nhận được sự tôn trọng, thừa nhận
8 71 21.6 10
năng lực từ bạn bè.
9 Thiếu sự quan tâm, yêu thương từ gia đình. 89 27.1 7
Không biết cách thể hiện bản thân trong các
10 130 39.5 4
mối quan hệ.
Việc kết mạng xã hội thỏa mãn nhu cầu
11 59 17.9 12
thuộc về nhóm một cách dễ dàng hơn.
Các thiết bị giúp thỏa mãn nhu cầu kết nối
12 72 21.9 9
với người khác.
Qua kết quả thống kê từ bảng 2.26 có thể thấy, bước đầu sinh viên đã có nhận
thức đúng về những yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm và mức độ sợ bị người khác lãng
quên của mình. Trong tổng số 12 nội dung đặc điểm ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm
xúc và hành vi khi bị người khác lãng quên, có một số nội dung dáng lưu ý như sau:

93 
Có đến 215 (65.3%) sinh viên cho rằng “mong muốn được người khác yêu
thương, quan tâm” ảnh hưởng nhiều nhất đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khi bị
người khác lãng quên. Đây cũng là nội dung được các bạn sinh viên chọn nhiều nhất.
Nhu cầu yêu thương và thuộc về là nhu cầu nằm ở bậc thứ ba trong tháp nhu cầu của
A. Maslow, sau nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn. Nhu cầu này chủ yếu phản ánh
về mong muốn được thuộc về một nhóm, một tổ chức, một cộng đồng nào đó, đồng
thời cũng xây dựng được một mối quan hệ tương đối trong các nhóm này. Đối với
hầu hết chúng ta, về cơ bản, những nhu cầu sinh lý và an toàn đều có thể dễ dàng thỏa
mãn. Tuy nhiên với nhu cầu yêu thương và thuộc về thì khác và nếu con người được
đáp ứng nhu cầu yêu thương và thuộc về từ nhỏ, khi trưởng thành sẽ là người tự trọng,
tự tin, không phụ thuộc nhiều vào người khác, thậm chí họ vẫn có cảm giác tự trọng
ngay cả khi bị người khác từ chối hoặc xem thường. Do vậy, đặc điểm “mong muốn
được người khác yêu thương, quan tâm” ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ, cảm xúc
và hành vi khi bị người khác lãng quên.
Đứng ở vị trí thứ hai là nội dung “là người nhạy cảm, sống nội tâm” với 205
(62.3%) sinh viên lựa chọn. Những người nhạy cảm thường có phản ứng thái quá với
mọi việc so với những người khác. Họ thường xuyên lo lắng cảm nhận của mọi người
xung quanh về mình và có xu hướng tập trung hơn trong môi trường yên tĩnh. Tuy
nhiên, vì là người nhạy cảm nên họ nắm bắt rất nhanh những sự thay đổi xung quanh
mình, còn đối với người hướng nội thì lại nhìn thấy được những thứ người khác bỏ
lỡ. Bất kì một sự thay đổi nào từ môi trường xung quanh cũng là lý do để họ biểu
hiện nỗi sợ hãi bị nguời khác lãng quên của mình.
Đứng ở vị trí thứ ba là nội dung “bản thân dễ bị căng thẳng, stress” với 131
(39.8%) sinh viên lựa chọn. Stress là tình trạng rất phổ biến và ảnh hưởng tới mọi
người bất kể độ tuổi, giới tính, chủng tộc. Stress có thể ảnh hưởng đến chúng ta về
thể chất (mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đau nhức/chuột rút cơ bắp, tim đập nhanh, đau
ngực và buồn nôn , tinh thần (giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ ngơ, lú
lẫn và mất hài hước) , cảm xúc(lo âu, căng thẳng, trầm cảm, tức giận, thất vọng, lo
lắng, sợ hãi, khó chịu, thiếu kiên nhẫn và nóng tính) và hành vi (hối hả, bồn chồn, ăn
uống nhiều, hút thuốc, uống rượu, khóc, la hét, đổ lỗi và thậm chí đập vỡ hay ném đồ
vật xung quanh). Những người có mối quan hệ xã hội rộng rãi (bao gồm gia đình, bạn

94 
bè, các tổ chức tôn giáo hoặc các nhóm xã hội) thường ít căng thẳng và có sức khỏe
tâm thần tốt hơn so với những người khác.
Đứng ở vị trí thứ tư là nội dung “không biết cách thể hiện bản thân trong các
mối quan hệ” với 130 (39.5%) sinh viên lựa chọn. Ở lứa tuổi sinh viên, nhận thức của
lứa tuổi này về cái tôi rất phát triển. Tuy nhiên, biểu tượng về "cái tôi" trong giai này
thường chưa thật rõ nét. Do đó tự đánh giá về bản thân không ổn định và có tính mâu
thuẫn. Nhiều sinh viên rất muốn thể hiện bản thân mình nhưng không biết nên bắt
đầu từ đâu và đôi khi tỏ ra khá vụng về và lúng túng trong một vài mối quan hệ. Do
vậy, việc giảng dạy kỹ năng mềm cũng như việc định hướng các bạn sinh viên có cái
nhìn đúng đắn về vị trí của bản thân mình, về cái tôi cá nhân ở ngay trong môi trường
Đại học là rất cần thiết.
Các vị trí tiếp theo có tỷ lệ chọn ít hơn lần lượt là “là người chưa có kỹ năng
quản lý cảm xúc” với 32.2%, “không nhận thức đúng về bản thân mình, không nhận
rõ những mặt tích cực, ưu điểm của bản thân” với 30.7%, “thiếu sự quan tâm, yêu
thương từ gia đình” với 27.1%, “bản thân không có những mục tiêu phấn đấu rõ ràng”
với 23.1%, “các thiết bị giúp thỏa mãn nhu cầu kết nối với người khác” với 21.9%,
“không nhận được sự tôn trọng, thừa nhận năng lực từ bạn bè” với 21.6%, “thời thơ
ấu, bản thân thiếu sự quan tâm, yêu thương từ những người xung quanh” với 20.7%
và nội dung “việc kết mạng xã hội thỏa mãn nhu cầu thuộc về nhóm một cách dễ dàng
hơn” với 17.9%.
Tóm lại, qua bảng số liệu 2.26 có thể thấy được rằng, nhìn chung các bạn sinh
viên đã bước đầu nhận thức đúng đắn về những đặc điểm ảnh hưởng đến suy nghĩ,
cảm xúc và hành vi khi bản thân bị người khác lãng quên. Nếu có sự giáo dục và phổ
biến kiến thức phù hợp, mức độ mắc phải hội chứng này ở các bạn sinh viên sẽ giảm
và phần nào có thể kiểm soát được.

95 
2.3.9. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên các phương
diện
2.3.9.1. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương
diện giới tính
Bảng 2. 9. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên
trên phương diện giới tính
Thứ Mức ý nghĩa Giá trị kiểm
Giới tính Tần số ĐTB
tự (Sig.) nghiệm (F)
1 Nam 87 141.77
0.009 7.846
2 Nữ 242 133.31
Kết quả kiểm nghiệm T-Test với độ tin cậy của phép kiểm định này là 95%
cho Sig.=0.009 < 0.05 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa nam và nữ trong mức độ
hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên một số Trường Đại học
tại TP.HCM. Cụ thể sự khác biệt được thể hiện qua bảng bên dưới:
Bảng 2. 10. Sự khác biệt mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
của sinh viên trên phương diện giới tính
GIỚI TÍNH
STT MỨC ĐỘ NAM NỮ
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
1 Nhẹ 37 11.2 123 37.4
2 Vừa 49 14.9 117 35.6
3 Nặng 1 0.3 2 0.6
TỔNG 87 24.6 242 75.4

Kết quả thống kê ở bảng 2.28 cho thấy rõ sự khác biệt mức độ hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên trên phương diện giới tính, cụ thể có 37
(11.2%) khách thể nam ở mức độ nhẹ của hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO). Trong khi đó, ở nữ là 123 (37.4%) khách thể ở mức độ nhẹ. Ở mức độ trung
bình, có 49 (14.9%) sinh viên nam còn với nữ là 117 (35.6%). Ở mức độ nặng, có 1
(0.3%) khách thể nam và với giới tính nữ là 2 (0,.6%) rơi vào mức độ này. Kết quả
trên cũng phù hợp với một khảo sát của trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia

96 
TP.HCM) về giới của các sinh viên đang theo học tại trường. Theo đó, thống kê cho
thấy luôn có sự chênh lệch giới tính rất lớn trong trường nhiều năm qua. Trung bình,
số sinh viên nữ chiếm 73.75% tổng số sinh viên ĐH chính quy. [54] Do đặc trưng các
ngành nghề mà trường tuyển sinh nên giữa nam và nữ có sự chênh lệch khá lớn về
giới tính trong trường học, qua đó, điểm số mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) theo giới tính cũng có sự khác biệt.
Biểu đồ dưới đây sẽ minh họa rõ cho sự phân hóa số liệu trên:

MỨC ĐỘ
40 37.4
35.6
35
30
25
20
14.9
15 11.2
10
5 0.3 0.6
0
Nhẹ Vừa Nặng

Tỷ Lệ Của Nam (%) Tỷ Lệ Của Nữ (%)

Biểu đồ 2. 2. Tổng điểm trung bình hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
trên phương diện giới tính
2.3.9.2. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên
trên phương diện kết quả học tập.
Bảng 2. 11. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương
diện kết quả học tập
Phân tích phương sai một yếu tố
Kết quả (ANOVA)
STT Tần số ĐTB
học tập Kết quả kiểm Kết quả phân
định phương sai tích ANOVA
1 Giỏi 90 135.88
2 Khá 184 134.34
3 Trung bình 55 139.04 0.881 0.415
4 Yếu 0 0
5 Kém 0 0

97 
Kết quả kiểm định phương sai với mức ý nghĩa là 0.881 cho thấy kết quả
phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt. Kết quả phân tích ANOVA với mức ỹ nghĩa
quan sát Sig. = 0.415, chấp nhận độ tin cậy của phép kiểm định này là 95% (mức ý
nghĩa = 0.05) có thể kết luận rằng không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các mức độ hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại
TP.HCM. Mặc dù có sự chênh lệch về tổng điểm trung bình nhưng sự chênh lệch này
là khá nhỏ và không tạo ra được sự khác biệt ý nghĩa của mức độ hội chứng trên
phương diện kết quả học tập. Tất cả các khách thể sinh viên thực hiện khảo sát đã qua
sàng lọc đều có xu hướng rơi vào mức độ trung bình của hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO). Cụ thể, sinh viên có mức xếp loại học lực giỏi có điểm trung bình
là 135.88 điểm, trong khi đó, điểm trung bình của sinh viên có xếp loại học lực loại
khá là 134.34 điểm và học mức trung bình là 139.04 điểm. Có thể minh họa rõ cho
số liệu nghiên cứu bằng biểu đồ bên dưới:

Điểm Trung Bình


160
140
120
100
80
ĐTB
60
40
20
0
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Biểu đồ 2. 3. Tổng điểm trung bình hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
trên phương diện kết quả học tập

98 
2.3.9.3. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương
diện kết quả rèn luyện.
Bảng 2. 12. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương
diện kết quả rèn luyện
Phân tích phương sai một yếu tố
(ANOVA)
Kết quả
STT Tần số ĐTB
rèn luyện Kết quả kiểm định Kết quả phân
phương sai tích ANOVA

1 Xuất sắc 61 137.67


2 Giỏi 110 134.91
3 Khá 135 134.81 0.274 0.895
4 Trung bình 22 137.77
5 Yếu 1 126
Kết quả kiểm định phương sai với mức ý nghĩa là 0.274 cho thấy kết quả
phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt. Kết quả phân tischh ANOVA với mức ý nghĩa
quan sát Sig. = 0.895, chấp nhận độ tin cậy của phép kiểm định này là 95% (mức ý
nghĩa = 0.05) có thể kết luận rằng không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các mức độ hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại
TP.HCM trên phương diện kết quả rèn luyện. Cụ thể, sinh viên có kết quả rèn luyện
ở mức xuất sắc và sinh viên có kết quả rèn luyện ở mức trung bình có điểm trung bình
tương đối gần bằng nhau, lần lượt là 137.67 điểm (mức rèn luyện xuất sắc) và 137.77
điểm (mức rèn luyện trung bình). Mức xếp loại rèn luyện giỏi và khá cũng tương tự
gần bằng nhau, cụ thể: 134.91 điểm với mức xếp loại rèn luyện giỏi và 134.81 điểm
với mức xếp loại rèn luyện loại khá. Chỉ một sinh viên xếp loại rèn luyện ở mức yếu
nhưng tổng điểm cũng ở mức 126 điểm. Như vậy, có thể thấy, thứ tự xếp hạng điểm
trung bình mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên dựa
trên kết quả rèn luyện là ngẫu nhiên. Điều này cũng cho thấy khả năng có mối tương
quan giữa kết quả rèn luyện và mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
là rất thấp. Sinh viên dù có thể hiện tốt hay chưa tốt ở mặt kết quả rèn luyện đều có
những dấu hiệu mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) như nhau.

99 
Biểu đồ dưới đây sẽ giúp những số liệu được trình bày ở trên trở nên trực
quan hơn:

Điểm Trung Bình


140

135

130
ĐTB

125

120
Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu

Biểu đồ 2. 4. Tổng điểm trung bình hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
trên phương diện kết quả rèn luyện
Có thể minh chứng thêm cho các mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) trên phương diện kết quả rèn luyện bằng dữ liệu ở bảng sau:
Bảng 2. 13. Các mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên
phương diện kết quả rèn luyện
KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
XS T K TB Y
MỨC
STT Tỷ Tỷ Tỷ
ĐỘ Tần Tần Tỷ Tần Tần Tần Tỷ
lệ lệ lệ
số số lệ % số số số lệ %
% % %
1 Nhẹ 29 8.8 55 16.7 64 19.4 11 3.3 1 0.3
2 Vừa 30 9.2 54 16.5 71 21.6 11 3.3 0 0
3 Nặng 2 0.6 1 0.3 0 0 0 0 0 0
TỔNG 61 18.6 110 33.5 135 41.0 22 6.6 1 0.3

Qua thống kê từ bảng 2.31 có thể thấy rõ hơn về các mức độ hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) trên phương diện kết quả rèn luyện, trong đó:
- Mức độ nhẹ: kết quả rèn luyện xuất sắc (8.8%), kết quả rèn luyện loại tốt
(16.7%), kết quả rèn luyện khá (19.4%), kết quả rèn luyện trung bình (3.3%), kết quả
rèn luyện loại yếu (0.3%).

100 
- Mức độ trung bình: kết quả rèn luyện xuất sắc (9.2%), kết quả rèn luyện loại
tốt (16.5%), kết quả rèn luyện khá (21.6%), kết quả rèn luyện trung bình (3.3%), kết
quả rèn luyện loại yếu (0%).
- Mức độ nặng: kết quả rèn luyện xuất sắc (0.6%), kết quả rèn luyện loại tốt
(0.3%), kết quả rèn luyện khá (0%), kết quả rèn luyện trung bình (0%), kết quả rèn
luyện loại yếu (0%).

101 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Kết quả sàng lọc được 329 khách thể sinh viên có biểu hiện ban đầu về hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Nghiên cứu về mức độ hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) được thực hiện trên nhóm khách thể được sàng lọc
ban đầu này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) của sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM chủ yếu biểu hiện ở mức
trung bình khi các chỉ báo đều có điểm trung bình chung dao động từ 2.35 đến 3.65.
Trong đó có 160 (48.6%) khách thể sinh viên ở mức độ nhẹ, có 166 (50.5%) sinh viên
ở mức độ trung bình và có 3 (0.9%) sinh viên mắc phải hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) ở mức độ nặng.
Xét về mặt giới tính có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) giữa sinh viên nam và sinh viên nữ (Sig = 0.009 < 0.05).
Trong đó điểm trung bình về mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên của sinh
viên nam (ĐTB = 141.77) cao hơn của nữ (ĐTB = 133.31). Như vậy, trung bình tổng
điểm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên nam và sinh viên
nữ đều nằm trong mức độ trung bình.
Xét về phương diện kết quả học tập, mặc dù có sự chênh lệch về tổng điểm
trung bình nhưng sự chênh lệch này là khá nhỏ và không tạo ra được sự khác biệt ý
nghĩa của mức độ hội chứng trên phương diện này (Sig = 0.415). Trong đó, tất cả các
khách thể sinh viên thực hiện khảo sát đã qua sàng lọc đều có xu hướng rơi vào mức
độ trung bình của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO).
Trên phương diện kết quả rèn luyện, với Sig ==0.895 cho kết luận rằng không
có sự khác biệt ý nghĩa giữa các mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM xét trên phương diện này.
Sinh viên dù có thể hiện tốt hay chưa tốt ở mặt kết quả rèn luyện đều có những dấu
hiệu mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) như nhau.
Một số đặc điểm (khách quan và chủ quan) ảnh hưởng đến mức độ hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO) đáng chú ý ở sinh viên đó là các đặc điểm: mong
muốn được người khác yêu thương, quan tâm (65.3%); là người nhạy cảm, sống nội
tâm” (62.3%); bản thân dễ bị căng thẳng, stress (39.8%); không biết cách thể hiện
bản thân trong các mối quan hệ (39.5%).

102 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả khảo sát cho thấy, tổng điểm mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM chỉ ở mức trung
bình với tổng ĐTB là 135.5 điểm, tổng điểm nhỏ nhất là 86 thuộc mức độ nhẹ và tổng
điểm cao nhất là 229 thuộc mức độ nặng. Như vậy, mức độ hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM ở mức
trung bình, đúng như giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra. Có 48.6% tỷ lệ sinh viên có
mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở mức độ nhẹ, 50.5% tỷ lệ
sinh viên có mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở mức độ trung
bình và có 0.5% tỷ lệ sinh viên có mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) ở mức độ nặng.
Kết quả nghiên cứu hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh
viên một số Trường ĐH tại TP.HCM cho thấy:
Về nhận thức, mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh
viên ở mức trung bình. Trong đó, mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) của sinh viên liên quan đến các thiết bị công nghệ có điểm trung bình là
2.61 rơi vào mức độ trung bình. Mức độ này là phù hợp thực tế khách quan khi mà ở
thời đại số như ngày nay, các thiết bị công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội
đang dần phủ sóng và được xem như kết quả tất yếu của sự phát triển trong xã hội
hiện đại. Các nội dung cần đặc biệt lưu ý là “tôi nghĩ nhờ có thiết bị công nghệ mà
mình có thể nhận biết được tình cảm và sự quan tâm của người khác dành cho mình
thông qua những cuộc gọi và tin nhắn” và nội dung “tôi nghĩ mọi người sẽ bị thụt lùi
hoặc bị người khác lãng quên nếu như không biết sử dụng mạng xã hội”. Cũng trong
phương diện nhận thức nhưng liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày, điểm trung
bình chung hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên là 2.38 và
rơi vào mức độ trung bình với một số biểu hiện đáng lưu ý như “tôi nghĩ sự đòi hỏi
được tham gia vào những cuộc vui, hội họp của mọi người là sự đòi hỏi chính đáng
của bạn”, “tôi cảm thấy bản thân sẽ không có giá trị nếu như không còn được người
khác quan tâm” và nội dung “tôi nghĩ rằng mình là người quan trọng, và khi vắng mặt
trong một buổi họp, người khác sẽ chẳng làm được gì”.

103 
Về thái độ, tình cảm, mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)
của sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM ở mức vừa. Trong đó, điểm trung bình
các biểu hiện về mặt xúc cảm, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ là 2.60 điểm và
rơi vào mức độ trug bình với các nội dung đáng chú ý như “tôi cảm thấy vô cùng lo
lắng khi bỏ quên điện thoại ở nhà vì tôi có thể bỏ lỡ một lời mời hoặc một cuộc hẹn”
và nội dung “tôi sẽ cáu kỉnh khi biết bạn bè không mời tôi tham gia vào một nhóm
chat trên mạng xã hội”. Điểm trung bình các biểu hiện về mặt xúc cảm, tình cảm của
sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối
quan hệ hằng ngày là 2.91 điểm và rơi vào mức độ trung bình. Đáng chú ý ở đây là
nội dung “tôi cảm thấy khó chịu khi bỏ lỡ một buổi họp mặt của nhóm bạn đã hẹn từ
trước” có điểm trung bình cao nhất là 3.69 điểm và rơi vào mức độ nặng. Đây cũng
là nội dung duy nhất trong những biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) của sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM rơi vào mức độ nặng.
Về hành vi, mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh
viên một số Trường ĐH tại TP.HCM đều ở mức nhẹ. Cụ thể, điểm trung bình những
biểu hiện ở phương diện hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ là 1.67 với một số
nội dung cần lưu ý là “tôi liên tục chia sẻ những hình ảnh hoạt động hằng ngày lên
mạng xã hội để mọi người biết”, “khi bỏ quên điện thoại ở nhà, tôi sẵn sàng dừng
ngay công việc đang thực hiện để trở về lấy điện thoại vì sợ bỏ lỡ những cuộc gọi hay
lời mời từ mọi người” và nội dung “tôi sẽ hủy kết bạn hoặc đăng một trạng thái nói
xấu bạn bè nếu biết được rằng họ đang tag ảnh, lời chúc mừng trên mạng xã hội mà
không có tôi”. Cũng có mức điểm trung bình cao gần tương tự những biểu hiện trên
là các biểu hiện trên phương diện hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày. Điểm trung bình của
những biểu hiện này là 1.63 và rơi vào mức độ nhẹ. Các nội dung cần lưu ý ở đây là
“tôi tìm mọi cách để biết được những thông tin từ một buổi họp mặt đã bị bỏ lỡ”, “tôi
tìm cách thuyết phục một thành viên trong nhóm để họ chia sẻ lại thông tin mà tôi
không được biết trong nhóm bạn bè đang dự tính” và nội dung “tôi sẽ đập phá đồ đạc
nếu không được cùng tham gia họp mặt, vui chơi, họp nhóm cùng mọi người”. Như

104 
vậy có thể thấy rằng, đa số các bạn sinh viên có thể làm chủ được những hành vi của
mình để bản thân chưa mắc phải hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở
mức độ nặng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có sự hướng dẫn và giáo dục phù
hợp nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi sinh viên, từ đó hạn chế sự
phát triển tràn lan hội chứng này trong toàn xã hội.
Xét trên phương diện giới tính, có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ hội chứng
sợ bị người khác lãng quên (FOMO) giữa nam và nữ (Sig = 0.009). Trong đó điểm
trung bình về mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên
nam (ĐTB = 141.77) cao hơn điểm trung bình mức độ ở nữ (ĐTB = 133.51). Như
vậy, trung bình tổng điểm của sinh viên nam và sinh viên nữ đều nằm trong mức độ
trung bình. Qua đó, cần có sự tác động phù hợp nhằm nâng cao nhận thức các bạn
sinh viên về vấn đề này cũng như để các bạn tự chuẩn bị cho bản thân những kỹ năng
cần thiết trước hội chứng mang tính xã hội này.
Trên phương diện kết quả học tập, kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa
quan sát Sig. = 0.415 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các mức độ hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường ĐH tại
TP.HCM. Mặc dù có sự chênh lệch về tổng điểm trung bình nhưng sự chênh lệch này
là khá nhỏ và không tạo ra được sự khác biệt ý nghĩa của mức độ hội chứng trên
phương diện kết quả học tập. Tất cả các khách thể sinh viên thực hiện khảo sát đã qua
sàng lọc đều có xu hướng rơi vào mức độ trung bình của hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO). Cụ thể, sinh viên có mức xếp loại học lực giỏi có điểm trung bình
là 135.88 điểm, trong khi đó, điểm trung bình của sinh viên có xếp loại học lực loại
khá là 134.34 điểm và học mức trung bình là 139.04 điểm.
Trên phương diện kết quả rèn luyện, kết quả phân tích ANOVA với mức ý
nghĩa quan sát Sig. = 0.895 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các mức độ
hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường ĐH tại
TP.HCM. Cụ thể, sinh viên có kết quả rèn luyện ở mức xuất sắc và sinh viên có kết
quả rèn luyện ở mức trung bình có điểm trung bình tương đối gần bằng nhau, lần lượt
là 137.67 điểm (mức rèn luyện xuất sắc) và 137.77 điểm (mức rèn luyện trung bình).
Mức xếp loại rèn luyện giỏi và khá cũng tương tự gần bằng nhau, cụ thể: 134.91 điểm
với mức xếp loại rèn luyện giỏi và 134.81 điểm với mức xếp loại rèn luyện loại khá.

105 
Chỉ một sinh viên xếp loại rèn luyện ở mức yếu nhưng tổng điểm cũng ở mức 126
điểm. Như vậy, có thể thấy, thứ tự xếp hạng điểm trung bình mức độ hội chứng sợ bị
người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên dựa trên kết quả rèn luyện là ngẫu nhiên.
Điều này cũng cho thấy khả năng có mối tương quan giữa kết quả rèn luyện và mức
độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) là rất thấp. Sinh viên dù có thể
hiện tốt hay chưa tốt ở mặt kết quả rèn luyện đều có những dấu hiệu mắc phải hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) như nhau.
Nhìn chung các bạn sinh viên đã bước đầu nhận thức đúng đắn về những yếu
tố tác động đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khi bản thân bị người khác lãng quên.
Đáng chú ý là nội dung: “mong muốn được người khác yêu thương, quan tâm”
(65.3%); “là người nhạy cảm, sống nội tâm” (62.3%); “bản thân dễ bị căng thẳng,
stress” (39.8%); “không biết cách thể hiện bản thân trong các mối quan hệ” (39.5%).
Nếu có sự giáo dục và phổ biến kiến thức phù hợp, mức độ mắc phải hội chứng này
ở các bạn sinh viên sẽ giảm và phần nào có thể kiểm soát được.
2. Kiến nghị
Các nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên thế giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng không được phát triển nhiều như nghiên cứu các
loại phương tiện truyền thông mới khác. Tuy nhiên, những hoạt động nghiên cứu về
vấn đề này là cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức về mối đe dọa có tính xã hội,
mang tên hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) này. Ở tầm nhìn vi mô, cần
có sự phối hợp đồng bộ các biện pháp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để hạn chế
tầm ảnh hưởng và những tác động tiêu cực mà hội chứng sợ bị người khác lãng quên
(FOMO) mang đến, cụ thể:
 Về phía gia đình
- Gia đình cần có sự quan tâm đến việc giáo dục con trước những tác động tiêu
cực của việc lạm dụng thiết bị công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội.
- Gia đình cần có cách ứng xử phù hợp và các biện pháp can thiệp phối hợp
cùng bác sĩ cũng như các chuyên gia trị liệu thực hành khi con mình có những dấu
hiệu của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO).

106 
 Về phía nhà trường
- Nhà trường nên có những hoạt động chú trọng đến việc nâng cao nhận thức
của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) thông qua việc tuyên
truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức hội thi, băng rôn, bảng tin, mời
báo cáo viên báo cáo chuyên đề, xây dựng mô hình can thiệp di động...
- Nhà trường cần đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, gắn kết giữa các bạn sinh
viên để tăng cường củng cố các mối quan hệ thực.
 Về phía xã hội 
- Các cơ quan truyền thông nên xây dựng chương trình tuyên truyền về hội
chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO).
- Cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức đoàn thể
trong việc nâng cao nhận thức về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO).
Các biện pháp cần được thực thi đồng bộ, kết hợp chặt chẽ từ các phía (gia đình, nhà
trường, xã hội và bản thân sinh viên) thì việc tuyên truyền nâng cao nhận thức mới
thực sự có hiệu quả.
 Đối với các nghiên cứu sau
- Các nghiên cứu sau nên phát triển một thang đo chính thức, mang tính khoa
học và khách quan về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên các nhóm
khách thể ở Việt Nam.
- Thử nghiệm một số biện pháp nâng cao nhận thức về hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO) trên sinh viên.
- Tiếp tục nghiên cứu hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên các
khách thể nghiên cứu khác như học sinh, giáo viên, lứa tuổi trung niên, người cao
tuổi, bà mẹ đơn thân, những người nghiện mạng xã hội,…
- Nghiên cứu hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) dưới góc độ Tâm
lý học trị liệu, Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học thần kinh,…
 Bản thân sinh viên
Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) cũng có những mặt tích cực
nhất định. Đối với một số người, họ sẽ cố gắng tìm cách hoàn thiện bản thân, kết nối
với mọi người nhiều hơn. Đối với một số học sinh, sinh viên sẽ cố gắng để có thành
tích học tập tốt hơn để được chú ý, tôn trọng và thừa nhận [19].

107 
- Bản thân sinh viên phải biết cân đối những người bạn trên mạng xã hội và
những người bạn ngoài thực tế. Với việc giao lưu, trò chuyện trực tiếp cùng những
người bạn thật, giao tiếp thật, những câu chuyện thật, chia sẻ cảm xúc thật mới làm
cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, tự tin hơn và có động lực để học tập, lao
động và làm việc.
- Tự thay đổi thói quen sống tích cực hơn, sống chậm hơn, dành thời gian đọc
sách, chăm sóc cây cối, vật nuôi.
- Các bạn sinh viên nên biết cách tự cân đối quỹ thời gian giữa thời gian giao
lưu trực tiếp cùng bạn bè, mọi người và thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ cũng
như mạng xã hội. Các nhà tâm lý học giải thích rằng các phương tiện truyền thông
rất khó có thể, thậm chí không thể, truyền đạt được chất lượng của sự giao tiếp mà
nói rõ ra chính là các mối quan hệ mật thiết. Trong khi mạng xã hội có thể mang lại
cho chúng ta sự thuận tiện và tiết kiệm nhưng chúng không thể thay thế được các
cuộc gặp mặt và tương tác thực tế ngoài đời thực. Giao tiếp xã hội có thể là kim chỉ
nam giúp chúng ta cải thiện sức khỏe tâm thần tích cực.
- Trở thành một người dùng công nghệ thông minh với một phương pháp quản
lý thời gian hiệu quả. Thật không dễ dàng để từ bỏ điện thoại thông minh và thói quen
lên mạng đọc tin tức hay lướt các dòng cập nhật trạng thái nhưng bản thân sinh viên
có thể đặt ra các nguyên tắc về thời gian lướt web, vào mạng xã hội, tán gẫu với bạn
bè, đọc báo và nghiêm khắc với kế hoạch đã thiết lập. Thậm chí, các bạn sinh viên có
thể mạnh dạn hơn bằng cách nhấn nút "unfriend" những người bạn mà mình không
biết hoặc những người chỉ suốt ngày khoe khoang, liên tục cập nhật các dòng trạng
thái một cách vô tội vạ và không kiểm soát.
- Chú trọng duy trì và phát triển những mối quan hệ tích cực, tham gia các hoạt
động vì cộng đồng nhiều hơn. Không phải những người bạn trực tuyến mà chính
những mối quan hệ ngoài đời thực mới đáng để chúng ta tốn thời gian và công sức để
duy trì. Những mối quan hệ này giúp các bạn sinh viên học hỏi thêm nhiều điều về
những người khác và cuối cùng là hiểu về bản thân các bạn sinh viên.
- Bản thân sinh viên hãy ngừng so sánh bản thân mình với những người xung
quanh. Việc so sánh chỉ làm bản thân thêm lo lắng và tìm cách chạy đua với niềm vui,
niềm hạnh phúc của người khác mà quên đi niềm hạnh phúc bản thân thực sự cần.

108 
- Học cách biết ơn cũng là một cách giúp cho bản thân sinh viên cảm thấy may
mắn và có động lực để tiến lên. Biết ơn chính những sai lầm của mình trong quá khứ
và của những người đã hướng dẫn, chỉ bảo những điều bổ ích trong công việc, học
tập và cuộc sống của mình.
- Bản thân sinh viên cần ý thức về những tác động tiêu cực từ việc lạm dụng
quá mức các thiết bị công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội trong các hoạt
động hằng ngày.
- Bản thân sinh viên phải chủ động tìm đến sự giúp đỡ của cơ quan y tế, chuyên
gia trị liệu thực hành khi bản thân có dấu hiệu của hội chứng sợ bị người khác lãng
quên (FOMO) để được tư vấn và can thiệp kịp thời.
- Đồng thời, mỗi cá nhân sinh viên còn có trách nhiệm tuyên truyền và nhắc
nhở bạn bè xung quanh về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) cũng như
những tác động tiêu cực của hội chứng này đối với sinh viên.

109 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo trong nước
1. Bary D.Smith, Harold J. Vetter, Các học thuyết về nhân cách, Nguyễn Kim Dân
dịch, NXB Văn hóa - Thông tin, 2005.
2. Bùi Hiển, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tào (2001), Từ điển
giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
3. Daniel Golman, Trí tuệ xúc cảm, Nguyễn Kiến Giang (dịch), NXB Lao động -
Xã hội, 2011.
4. Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên) (2008), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB
ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
5. Dương Nguyễn Huy (2017), Hội chứng FOMO - Hội chứng tâm lý lý giải vì sao
Trader hay dính đỉnh dính đáy hoặc dính lừa đảo,
https://traderviet.com/threads/hoi-chung-fomo-hoi-chung-tam-ly-ly-giai-vi-sao-
trader-hay-dinh-dinh-dinh-day-hoac-dinh-lua-dao.4859/
6. Đỗ Ngọc Vũ (2014), FOMO - Hội chứng tâm lý thời hiện đại,
http://herworldvietnam.vn/phong-cach-song/cam-nang-song/fomo-hoi-chung-
tam-ly-thoi-hien-dai-197
7. Huỳnh Văn Sơn, Lê Thị Hân (chủ biên), Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Uyên
Thy (2013), Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB ĐH Sư Phạm TP.HCM.
8. Lê Minh Thuận (2011), “Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y dược
TP.Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP.HCM.
9. Lê Thành Nhân (tổng hợp) (2015), Khái lược Tâm lý học, Câu lạc bộ tâm lý học.
10. Mai Văn Hưng, Trần Thị Loan (2013), Sinh lý học thần kinh cấp cao và giác
quan, NXB ĐH Sư phạm.
11. Ngô Đức Anh, Michael W. Ross, Eric A. Ratliff (2008), Internet Influences on
sexual practices among young people in Ha Noi, Viet Nam, Culture, Health &
Sexuality, 10 (S) 201 - 213.
12. Nguyễn Huy Tú (2003), Trí tuệ cảm xúc - Bản chất và phương pháp chuẩn đoán,
Tạp chí Tâm lý học.
13. Nguyễn Khắc Viện (1995), Từ điển Tâm lý học, NXB Thế giới - Trung tâm
Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em, Hà Nội.

110 
14. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2000), Giáo trình Tâm
lý học đại cương, NXB ĐH Sư phạm.
15. Nguyễn Thị Hiền (2007), “Một số vấn đề cơ bản của tâm lý học sư phạm đại học”,
Tập bài giảng giáo dục học đại học dành cho các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý
đào tạo và giảng viên các trường đại học, cao đẳng, (Tài liệu lưu hành nội bộ ),
tr.50-78. ).
16. Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (1992), Tâm lý học sư phạm đại học, NXB Giáo
dục Hà Nội, Hà Nội.
17. Nguyễn Xuân Thức (2009), Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
18. Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) - Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Văn Thạc - Trần
Quốc Thành - Hoàng Anh - Lê Thị Bừng - Vũ Kim Thanh - Nguyễn Kim Quý -
Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Sơn (2007), Giáo trình Tâm lý học đại cương,
Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm.
19. Phạm Mạnh Hà, Lã Linh Nga (2017), Sống thật hơn để không bị bỏ lỡ, The world
& Viet Nam report.
20. Roy Garn, Tử huyệt cảm xúc, Phan Nguyễn Khánh Đan dịch, NXB Thông tin và
Truyền thông, 2014.
21. Trần Thanh Nguyên (2007), “Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang
về sức khỏe sinh sản”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐH. Sư phạm TP.HCM.
22. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
23. Vũ Thị Nho (2007), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo nước ngoài
24. APA citation: Do you fear you are missing out? (2013, April 29) retrieved 1
October 2017 from https://phys.org/news/2013-04-do-you-fear-are-
missing.html
25. A. Maslow (1943), Maslow’s Hierarchy of Needs, Originally Published in
Psychological Review, 50, 370-396.
26. Angela T. Ragusa (2017), Technologically-mediated communication: student
expectations and experiences in a FOMO society, Ragusa International Journal
of Educational Technology in Higher Education.

111 
27. Benjamin C. Riordan, Jayde A. M. Flett, John A. Hunter, Damian Scarf, Tamlin
S. Conner (2015), Fear of missing out (FoMO): the relationship between FoMO,
alcohol use, and alcohol-related consequences in college students, Annals of
neuroscience and psychology, ISSN 2058 - 7805.
28. Beyens, I., Frison, E., & Eggermont, S. (2016). “I don’t want to miss a thing”:
Adolescents’fear of missing out and its relationship to adolescents’social needs,
Facebook use, and Facebookrelated stress. Computers in Human Behavior.
29. Conlin, L., Billings, A.C. & Averset, L.(2016), Time-shifting vs.appointment
viewing: the role offear of missing out within TVconsumption behaviors.
Communication & Society 29 (4), 151-164.
30. Deniz Mertkan Gergin, Nazire Burcin Hamutoglu, Orhan Gemikonakli, Ilhan
Raman (2017), Social Networks Users: Fear of Missing Out
in PreserviceTeachers, Journal of Education and Practice. Vol 8 (17). ISSN 2222-
1735 ISSN 2222-2.
31. Dylan Michot, Carole Blancot & Barthélémy, Bourdon Baron Munoz,
Relationship between Fear of Missing Out and Social Media En-gagement in a
French population sample.
32. Erickson, A., M. Park, K. Tham (2010), “Belonging: a qualitative, longitudinal
study of what matters for persons after stroke during the one year of
rehabilitation”, J Rehabit Med, 42, (9), 831-8.
33. Erickson, R., J.H, Goldthorpe (2010), “Has social mobility in Britain decreased?
Reconciling divergent findings on income and class mobility”, Br J Sociol, 61,
(2), 211-30.
34. Frensen Salim, Wahyu Rahardjo, Titah Tanaya, Rahmah Qurani (2017), Are
Self-Presentation of Instagram Users Influenced by Friendship-ContingentSelf-
Esteem and Fear of Missing Out?, Makara Hubs-Asia, 21(2): 70-82DOI:
10.7454/mssh.v21i2.3502, | Vol. 21 | No. 2.
35. Jessica P. Abel, Cheryl L. Buff, Sarah A. Burr (2016), Social Media andthe Fear
of Missing Out: Scale Development and Assessment, Journal of Business &
Economics Research – First Quarter 2016, Volume 14, Number 1.

112 
36. Jon D. Elhai, Jason C. Levine, Robert D. Dvorak, Brian J. Hall (2016), Fear of
missing out, need for touch, anxiety and depression are related to problematic
smartphone use, Computers in Human Behavior, 63, 509 - 516.
37. Joseph Nowinski (2014), How We Use Social Networking, Part 3: The
FoMO Effect, from https://www.huffingtonpost.com/joseph-nowinski-
phd/fomob4551030.html
38. Kristin Luna (2014), The Psychology of FOMO, from
https://www.huffingtonpost.com/2014/04/04/psychology-of-
fomo_n_5079621.html
39. Lerry D.Rosen (2013), Always On, All the Time: Are We Suffering From
FoMO?, Psychology Today, from
https://www.psychologytoday.com/us/blog/rewired-the-psychology-
technology/201305/always-all-the-time-are-we-suffering-fomo
40. Liftiah, Luthfi Fathan Dahriyanto, Febrina Rani Tresnawati (2016), Personality
Traits Prediction of Fear of Missing Out - In College Students, The
International Journal of Indian Psychology, Volume 3, Issue 4, No. 60.
41. Lukasz Tomczyk, Elma Selmanagic Lizde (2018), Fear of Missing Out (FOMO)
among youth in Bosnia and Herzegovina — scale and selected mechanisms,
Children and Youth services review from
https://www.academia.edu/36317216/Fear_of_Missing_Out_FOMO_among_y
outh_in_Bosnia_and_Herzegovina_scale_and_selected_mechanisms
42. ME Ruhaiyem , AA Alshehri , M Saade , TA Shoabi , H Zahoor , NA Tawfeeq
(2016), Fear of going under general anesthesia: A cross-sectional study, US
National Library of Medicine, National Institutes of Health, 10(3): 317–321.
43. Przybylski, A. K., Murayama, K., DeHaan, C. R., & Gladwell, V. (2013),
Motivational, emotional, and behavioral correlates of fear of missing out,
Computers in Human Behavior, 29 (4), 1814-1848.
44. Riordan, B. C, Flett, J. A. M., Hunter, J. A., Scarf, D. và Conner, T. S. (2015),
Fear of Miss Out (FoMO): the relationship between FoMO, alcohol use, and
alcohol-related consequences in college students. Annals of Neurology and
Psychology, 2: 7 from http://www.vipoa.org/neuropsychol

113 
45. Ursula Oberst, Elisa Wegmann, Benjamin Stodt, Matthias Brand, Andres
Chamarro (2017), Negative consequences from heavy social networking in
adolescents: The mediating role of fear of missing out, Journal of Adolescence.
Tài liệu mạng
46. https://en.oxforddictionaries.com/definition/fomo.
47. http://baoquocte.vn/song-that-hon-de-khong-bi-bo-lo-56462.html
48. https://tamly.blog/hoi-chung-so-bi-lang-quen-trong-xa-hoi-hien-dai/
49. https://sites.google.com/site/tamlyhocthankinh/tam-benh-ly/cac-roi-loan/roi-
loan-lo-au
50. https://isach.net/hoi-chung-fomo-so-bo-lo/
51. https://en.wikipedia.org/wiki/Fear
52. https://en.wikipedia.org/wiki/Worry
53. http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/song-va-cong-
nghe/2011/09/1228306/internet-quan-trong-nhu-com-an-nuoc-uong-doi-voi-
nhieu-nguoi/
54. https://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-nu-hoc-gioi-hon-nam-906452.html
55. http://dantri.com.vn/nhip-song-tre/nguoi-tre-va-chung-lo-so-bo-lo-
1411173202.htm
56. https://es-la.facebook.com/notes/clb-t%C3%A2m-l%C3%BD-
h%E1%BB%8Dc/t%C3%B3m-l%C6%B0%E1%BB%A3c-c%C3%A1c-
l%C3%BD-thuy%E1%BA%BFt-v%E1%BB%81-c%E1%BA%A3m-
x%C3%BAc/916884025019264/

114 
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Tâm lý học

PHIẾU KHẢO SÁT

Các bạn sinh viên thân mến!


Chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học về Hội chứng sợ bị người khác
lãng quên (FOMO - Fear of missing out). Chúng tôi hi vọng nhận được sự hỗ trợ của các
bạn trong việc trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát. Sự hợp tác của các bạn sẽ quyết định
đến sự thành công của đề tài nghiên cứu khoa học này. Chúng tôi cam kết mọi thông tin các
bạn cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Rất mong sự hợp tác của các
bạn bằng cách trả lời chân thật những điều bạn thấy đúng với bản thân nhất.

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN


1. Trường:………………………………………………………….
2. Giới tính:  Nam  Nữ
3. Năm: 1 2 3 4
4. Kết quả học tập học kì gần nhất:
 Giỏi  Khá  Trung bình  Yếu  Kém
5. Kết quả rèn luyện
 Xuất sắc  Giỏi  Khá  Trung bình  Yếu
6. Bạn có tham gia mạng xã hội không?
 Có  Không

NỘI DUNG KHẢO SÁT

Câu 1: Bạn hãy đánh dấu X vào ô những biểu hiện có ở bản thân mình.
(Chỉ được chọn 1 đáp án)
 Tôi cảm thấy lo lắng khi không được tham gia các sự kiện xã hội.
 Tôi cảm thấy bồn chồn khi bạn bè đi chơi mà không rủ mình.
 Tôi cảm thấy khó chịu khi bị bỏ lỡ buổi họp mặt đã hẹn từ trước.
 Tôi không có biểu hiện nào như trên.

P1 
Câu 2: Theo bạn, Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO - Fear of
missing out) là gì?
 1. Là nỗi sợ hãi sâu sắc khi không biết những trải nghiệm hay hoạt động thú vị của
người khác, điều này làm cho bản thân người đó muốn giữ liên lạc với người khác và luôn
muốn biết những gì người khác đang làm.
 2. Là sự bất an khi bản thân cho rằng bạn bè của bạn đang làm, đang biết, hay đang
có thứ gì đó nhiều hơn hoặc tốt hơn bạn; điều này làm bạn cảm thấy ganh tị.
 3. Là sợ bị người khác quên đi hình ảnh và sự có mặt của mình, mình không còn
quan trọng đối với họ.
 4. Là trạng thái căng thẳng khi không được thừa nhận là một thành viên của một
nhóm; cảm giác bị bỏ rơi khiến cuộc sống trở nên cô đơn, tẻ nhạt.
Câu 3: Khi bạn bị người khác lãng quên hoặc không mời bạn tham gia những sự
kiện cùng với họ hoặc bạn bỏ lỡ những cuộc hẹn với bạn bè, bạn sẽ có những phản ứng
nào sau đây?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
 1. Biến đổi nét mặt (nét mặt căng thẳng hoặc đỏ bừng lên)
 2. Tim đập nhanh
 3. Khó thở
 4. Đổ mồ hôi
 5. Đi vệ sinh nhiều hơn
 6. Tay chân run
 7. Đau dạ dày hoặc co thắt ở vùng bụng
 8. Nhức đầu
Câu 4: Trong những biểu hiện suy nghĩ liên quan đến việc sử dụng các thiết bị
công nghệ dưới đây, mức độ biểu hiện nào phù hợp với bạn?
MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN
Hoàn
STT NỘI DUNG Phân Hoàn
toàn Đúng Sai
vân toàn sai
đúng
1 Tôi nghĩ nhờ có thiết bị công
nghệ mà mình có thể nhận biết
được tình cảm và sự quan tâm
của người khác dành cho mình

P2 
thông qua những cuộc gọi và tin
nhắn.
2 Tôi nghĩ mọi người sẽ bị thụt lùi
hoặc bị người khác lãng quên
nếu như không biết sử dụng
mạng xã hội.
3 Tôi nghĩ trách nhiệm của mọi
người là thể hiện tình cảm yêu
thương và sự quan tâm đến tôi
bằng việc mời tôi tham gia vào
các nhóm chat.
4 Tôi nghĩ người khác thật ích kỷ
khi họ lãng quên lời mời kết bạn
của tôi trên mạng xã hội.
5 Tôi nghĩ cuộc sống bế tắc nếu
không có mạng xã hội để biết
mọi người xung quanh đang làm
gì và tận hưởng những gì.
6 Việc cập nhật tin tức, các hoạt
động của mọi người xung quanh
từng giờ qua các thiết bị công
nghệ là điều bắt buộc trong cuộc
sống.

Câu 5: Trong những biểu hiện suy nghĩ xoay quanh các mối quan hệ hằng ngày
dưới đây, mức độ biểu hiện nào phù hợp với bạn?
STT NỘI DUNG MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN
Hoàn Đúng Phân Sai Hoàn
toàn vân toàn sai
đúng
1 Tôi cho rằng việc phải yêu
thương và quan tâm đến nhu cầu
được tham gia những cuộc vui
của tôi là nghĩa vụ và trách
nhiệm của những người xung

P3 
quanh.
2 Người khác phải sẵn sàng dành
thời gian cho tôi khi tôi cần họ.
3 Bạn bè phải hiểu về nhu cầu
được giao tiếp và tham gia vào
nhóm để luôn dành một chỗ cho
tôi ngay cả khi việc đó là không
cần thiết.
4 Tôi cho rằng việc tôi bị lãng
quên khỏi những cuộc vui của
bạn bè là lỗi của họ.
5 Nỗi lo lắng thường xuyên của
bản thân mình là do những
người xung quanh không quan
tâm.
6 Tôi nghĩ bạn bè thật ích kỷ khi
không mời bạn cùng tham gia
cuộc vui chơi, hội họp nào đó.
7 Tôi nghĩ sự đòi hỏi được tham
gia vào những cuộc vui, hội họp
của mọi người là sự đòi hỏi
chính đáng của bạn
8 Tôi nghĩ rằng mình là người
quan trọng, và khi vắng mặt
trong một buổi họp, người khác
sẽ chẳng làm được gì.
9 Tôi cho rằng những buổi hội
họp sẽ chẳng còn thú vị khi
không có bạn
10 Tôi nghĩ cuộc sống không công
bằng nếu bạn bị mọi người lãng
quên mình.
11 Tôi cảm thấy bản thân sẽ không
có giá trị nếu như không còn
được người khác quan tâm.

P4 
Câu 6: Trong những biểu hiện về việc sử dụng thiết bị công nghệ dưới đây, mức
độ biểu hiện thái độ và cảm xúc nào phù hợp với bạn?
STT NỘI DUNG MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN
Hoàn Đồng ý Phân Không Hoàn
toàn vân đồng ý toàn
đồng ý không
đồng ý
1 Khi tôi đang có một khoảng thời
gian tốt đẹp, tôi cảm thấy bứt rứt
nếu không chia sẻ những chi tiết
đó lên mạng xã hội để mọi
người biết.
2 Tôi cảm thấy bồn chồn khi
không vào đựơc mạng internet
để biết bạn bè đang tham gia
hoạt động gì.
3 Tôi cảm thấy vô cùng lo lắng
khi bỏ quên điện thoại ở nhà vì
tôi có thể bỏ lỡ một lời mời hoặc
một cuộc hẹn.
4 Tôi cảm thấy thất vọng vài ngày
khi nhìn thấy những bức hình
chụp chung của bạn bè trên
mạng xã hội mà không có tôi.
5 Tôi sẽ cáu kỉnh khi biết bạn bè
không mời tôi tham gia vào một
nhóm chat trên mạng xã hội.
6 Tôi thiếu tự tin với chính bản
thân mình nếu biết được rằng
bạn bè đang tag ảnh, lời chúc
mừng trên mạng xã hội mà
không có tôi.

P5 
Câu 7: Trong các tình huống liên quan đến mối quan hệ hằng ngày, mức độ biểu
hiện về thái độ và cảm xúc của bạn ở mức độ nào?
STT NỘI DUNG MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN
Hoàn Đồng ý Phân Không Hoàn
toàn vân đồng ý toàn
đồng ý không
đồng ý
1 Tôi sợ rằng bạn bè mình có
được những trải nghiệm tốt đẹp
trong đời hơn mình.
2 Tôi cảm thấy khó chịu khi bỏ lỡ
một buổi họp mặt của nhóm bạn
đã hẹn từ trước.
3 Tôi cảm thấy khó chịu khi mình
bỏ lỡ một cơ hội gặp gỡ bạn bè
4 Tôi cảm thấy lo lắng khi phát
hiện ra rằng bạn bè đang vui vẻ
mà không có mình.
5 Tôi cảm thấy bồn chồn hoặc hồi
hộp khi không biết bạn bè đang
dự tính điều gì.
6 Tôi cảm thấy bất an khi không
hiểu được những câu nói đùa
của bạn bè xung quanh.
7 Tôi cảm thấy rất tự ti và nghĩ
rằng mình không quan trọng khi
mà bạn bè dự một buổi tiệc hay
một kỳ nghỉ mà không hề mời
tôi.
8 Tôi cảm thấy cô đơn khi không
được mời tham gia các buổi tiệc
và họp hành của nhóm bạn.
9 Tôi cảm thấy rất thất vọng trong
nhiều ngày khi không được
cùng tham gia những buổi tiệc
hoặc những buổi họp mặt của
gia đình họ hàng.
10 Tôi cảm thấy vô cùng đau khổ

P6 
và không còn quan trọng khi
những lần tham gia các buổi
họp mặt gia đình ngày càng ít.

Câu 8: Trong những biểu hiện hành vi về việc sử dụng thiết bị công nghệ dưới đây,
mức độ biểu hiện hành vi nào phù hợp với bạn?
STT NỘI DUNG MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN
Rất Thường Thỉnh Hiếm Không
thường xuyên thoảng khi bao giờ
xuyên
1 Tôi liên tục chia sẻ những hình
ảnh hoạt động hằng ngày lên
mạng xã hội để mọi người biết.
2 Tôi đập phá hoặc gào thét khi
không vào đựơc mạng internet
để biết bạn bè đang tham gia
hoạt động gì.
3 Khi bỏ quên điện thoại ở nhà, tôi
sẵn sàng dừng ngay công việc
đang thực hiện để trở về lấy điện
thoại vì sợ bỏ lỡ những cuộc gọi
hay lời mời từ mọi người.
4 Tôi sẽ để lại những bình luận chỉ
trích khi nhìn thấy những bức
hình chụp chung của bạn bè trên
mạng xã hội mà không có tôi.
5 Tôi sẽ nhắn tin liên tục cho từng
thành viên trong nhóm để tìm
hiểu lý do vì sao họ không mời
tôi tham gia vào một nhóm chat
trên mạng xã hội.
6 Tôi sẽ hủy kết bạn hoặc đăng
một trạng thái nói xấu bạn bè
nếu biết được rằng họ đang tag
ảnh, lời chúc mừng trên mạng
xã hội mà không có tôi.

P7 
Câu 9: Trong các tình huống liên quan đến mối quan hệ hằng ngày, mức độ biểu
hiện về hành vi của bạn như thế nào?
STT NỘI DUNG MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN
Rất Thường Thỉnh Hiếm Không
thường xuyên thoảng khi bao giờ
xuyên
1 Tôi cào cấu, hành hạ bản thân
mình khi biết bạn bè mình có
được những trải nghiệm tốt
đẹp trong đời hơn mình.
2 Tôi tìm mọi cách để biết được
những thông tin từ một buổi
họp mặt đã bị bỏ lỡ.
3 Tôi tự dằn vặt bản thân mình
khi bị bạn bè bỏ quên mình
trong một cuộc hẹn của nhóm.
4 Tôi sẽ có những lời lẽ xúc
phạm bạn bè khi phát hiện ra
rằng bạn bè đang vui vẻ mà
không có mình.
5 Tôi tìm cách thuyết phục một
thành viên trong nhóm để họ
chia sẻ lại thông tin mà tôi
không được biết trong nhóm
bạn bè đang dự tính.
6 Tôi luôn tưởng tượng rằng
mọi người đang nói xấu tôi khi
tôi không có mặt.
7 Tôi luôn tìm cách như là tình
cờ có mặt nếu bạn bè dự một
buổi tiệc hay một kỳ nghỉ mà
không hề mời tôi.
8 Tôi sẽ gọi điện thoại hoặc

P8 
nhắn tin liên tục để hỏi lý do
tại sao không được mời
tham gia các buổi tiệc và họp
hành của nhóm bạn.
9 Tôi sẽ cố chấp có mặt tham gia
những buổi tiệc hoặc những
buổi họp mặt của gia đình họ
hàng dù sự có mặt của tôi là
không cần thiết.
10 Tôi cố gắng kiếm lý do để tạo
ra các buổi họp mặt gia đình
dù không cần thiết.
11 Tôi sẽ lớn tiếng trách mắng
nếu mọi người lãng quên tôi
trong những hoạt động.
12 Tôi sẽ đập phá đồ đạc nếu
không được cùng tham gia
họp mặt, vui chơi, họp nhóm
cùng mọi người.

Câu 10: Bạn sẽ ứng xử như thế nào trong các tình huống sau đây (Chỉ chọn một
đáp án phù hợp nhất với bạn).
Câu 10.1: Điện thoại của bạn rung trong túi và bạn đang học tại lớp, bạn sẽ làm
gì?
 Kiểm tra ngay lập tức, nếu không tôi không thể tập trung được.
 Chờ mọi người tập trung vào Thầy giáo hoặc bạn nào trong lớp rồi lén xem hoặc
xem vội vàng.
 Nếu bài học không quan trọng thì kiểm tra điện thoại.
 Tôi sẽ chờ cho đến khi buổi học kết thúc rồi kiểm tra sau.
Câu 10.2: Điện thoại báo có cuộc gọi nhỡ từ một số lạ, bạn có gọi lại không?
 Tất nhiên, nếu lỡ là cuộc gọi khẩn cấp cầu cứu hay ai đó đang cần mình thì sao.
 Tôi sẽ gọi lại ngay khi rảnh.
 Số lần gọi nhiều từ 2 lần trở lên sẽ gọi lại.

P9 
 Không, số lạ thì tôi không quan tâm, người ta cần tôi thì sẽ gọi lại hoặc để lại tin
nhắn.
Câu 10.3: Khi bạn đang trong kỳ nghỉ ngắn, bạn kiểm tra email công việc như thế
nào?
 Khá nhiều lần, cứ rảnh một chút thời gian cũng kiểm tra thử, biết đâu mọi người
đang dự định làm gì mà mình chưa kịp nhận được thông báo.
 Có lẽ chỉ một hoặc hai lần.
 Nếu có ai đó bảo có việc quan trọng thì tôi sẽ kiểm tra email.
 Rõ ràng không bao giờ vì đó là kỳ nghỉ.
Câu 10.4: Bạn rời cuộc họp lớp, họp nhóm khi nào?
 Khi mọi người đã về hết để chắc chắn rằng sẽ không bỏ lỡ cuộc thảo luận nào của
bạn khác.
 Tôi sẽ ra về nếu cảm thấy buổi họp nhóm thật nhàm chán hay không cần thiết.
 Có thông báo được về là về.
 Khi người tôi ưa thích ra về.
Câu 10.5: Những người bạn của bạn đang vui chơi, bạn biết nơi đó nhưng bạn
không được mời, bạn sẽ làm gì?
 Tôi giả vờ như một sự trùng hợp rằng tôi cũng có hẹn ở nơi mọi nguời sắp vui chơi
đó.
 Tôi sẽ chỉ trích, nói xấu những người đã không mời mình cùng tham gia vui chơi.
 Gửi cho ai đó trong số họ một tin nhắn để biết tình hình cuộc vui như thế nào và để
có thể đảm bảo rằng họ đang nghĩ về tôi.
 Mặc kệ, mọi người đã không mời đi chung thì thôi; cứ ở nhà nghỉ ngơi một hôm cho
khỏe.
Câu 10.6: Khi được thông báo sẽ họp mặt gia đình để thông báo những quyết định
quan trọng, bạn sẽ phản ứng như thế nào?
 Tôi cảm thấy bản thân không quan trọng và không có vị trí trong gia đình khi mọi
người không thông qua ý kiến của mình trước khi ra thông báo.
 Nhất định sẽ tham gia để biết mọi người thông báo những gì.
 Tham gia để không bị trách mắng.
 Không báo giờ tham gia vì bản thân không quan tâm là mấy.

P10 
Câu 10.7: Bạn sẽ xử lý như thế nào khi vừa được mời tham gia một buổi sự kiện,
cùng lúc đó lại nhận được thông báo họp mặt gia đình để thông báo những việc quan
trọng?
 Tôi sẽ rất bối rối và lo lắng đến phát điên; sau đó sẽ tìm mọi cách tham gia được cả
hai để không bị bỏ lỡ bất kỳ sự kiện thú vị nào.
 Tôi sẽ chọn đi bên nào mà những người mời cho tôi cảm giác rằng tôi quan trọng và
sự có mặt của tôi là vô cùng ý nghĩa.
 Tôi sẽ xem xét bên nào quan trọng và nhiều bạn bè, nhiều thông tin quan trọng hơn.
 Tôi sẽ chọn bừa để đi một trong hai.
Câu 11: Theo bạn, những đặc điểm nào sau đây ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc
và hành vi của bạn khi bị người khác lãng quên mình?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
 1. Mong muốn được người khác yêu thương, quan tâm.
 2. Không nhận thức đúng về bản thân mình, không nhận rõ những mặt tích cực, ưu
điểm của bản thân.
 3. Bản thân dễ bị căng thẳng, stress.
 4. Là người nhạy cảm, sống nội tâm.
 5. Là người chưa có kỹ năng quản lý cảm xúc.
 6. Bản thân không có những mục tiêu phấn đấu rõ ràng.
 7. Thời thơ ấu, bản thân thiếu sự quan tâm, yêu thương từ những người xung quanh.
 8. Không nhận được sự tôn trọng, thừa nhận năng lực từ bạn bè.
 9. Thiếu sự quan tâm, yêu thương từ gia đình.
 10. Không biết cách thể hiện bản thân trong các mối quan hệ.
 11. Việc kết mạng xã hội thỏa mãn nhu cầu thuộc về nhóm một cách dễ dàng hơn.
 12. Các thiết bị giúp thỏa mãn nhu cầu kết nối với người khác.

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của các bạn.


Chúc các bạn thành công!

PHỤ LỤC 2
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN

P11 
Chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học về Hội chứng sợ bị người
khác lãng quên (FOMO - Fear of missing out). Mong anh chị vui lòng trả lời phỏng
vấn các câu hỏi sau để chúng tôi làm cơ sở dữ liệu góp phần hoàn thành công trình
nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn./.
Thông tin cá nhân:
Tên:……………………………………………………Giới tính……………………
Tuổi:…………………………………………………………………………………
Trường:………………………………………………………………………………
Sinh viên năm thứ:…………………………………………………………………..
Nội dung phỏng vấn:
1. Bạn có cảm thấy khó chịu, bứt rứt hay lo lắng khi bỏ lỡ buổi họp mặt đã hẹn từ
trước không?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………
2. Khi bạn bị người khác lãng quên hoặc không mời bạn tham gia những sự kiện
cùng với họ hoặc bạn bị bỏ lỡ những cuộc hẹn với bạn bè, bạn sẽ có những phản
ứng như thế nào?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………
3. Bạn nghĩ vai trò của các thiết bị công nghệ và phương tiện truyền thông trong xã
hội ngày nay là như thế nào?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………
4. Khi bạn bị ngắt kết nối mạng và bị ngắt kết nối với bạn bè trực tuyến, bạn có cảm
giác thế nào? Khi đó, bạn sẽ làm gì?

P12 
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………
5. Bạn nghĩ ai sẽ là người có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhu cầu được tham gia vào
nhóm của bạn?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………
6. Bạn có bao giờ cảm thấy bứt rứt, khó chịu khi không kịp cập nhật những hình ảnh,
dòng trạng thái cá nhân lên mạng xã hội cho bạn bè biết không?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………
7. Nếu để quên điện thoại ở nhà, bạn sẽ phản ứng thế nào?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………
8. Khi điện thoại của bạn báo có cuộc gọi nhỡ từ số lạ, bạn sẽ làm gì? Bạn có quan
tâm đó là ai không? Bạn có hay quan tâm đến những tin nhắn quảng cáo từ nhà
mạng không?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………
9. Khi những người bạn của bạn đang vui chơi, bạn biết nơi đó nhưng bạn không
được mời, bạn sẽ làm gì?

P13 
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………
10. Theo bạn, những đặc điểm nào của bản thân mỗi người sẽ ảnh hưởng đến suy
nghĩ, thái độ, tình cảm và hành vi của bạn khi bản thân bị người khác lãng quên?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………

PHỤ LỤC 3
MÔ HÌNH LÝ THUYẾT GIẢ THUYẾT

P14 
Nghiên cứu của nhóm tác giả Ursula Oberst, Elisa Wegmann, Benjamin Stodt,
Matthias Brand, Andres! Chamarro (2017).

P15 
PHỤ LỤC 4
Fear of Missing Out Scale: FoMOs
Nghiên cứu của nhóm tác giả Przybylski, Murayama, DeHann, & Gladwell (2013)

Fear of Missing Out Scale: FoMOs

Przybylski, Murayama, DeHann, & Gladwell (2013)

Participant Instructions

Below is a collection of statements about your everyday experience. Using the scale
provided please indicate how true each statement is of your general experiences. Please
answer according to what really reflects your experiences rather than what you think your
experiences should be. Please treat each item separately from every other item.

Response Anchors

Not at all true of me | 1


Slightly true of me | 2
Moderately true of me | 3
Very true of me | 4
Extremely true of me | 5

Items

1. I fear others have more rewarding experiences than me.

2. I fear my friends have more rewarding experiences than me.


3. I get worried when I find out my friends are having fun without me.
4. I get anxious when I don't know what my friends are up to.
5. It is important that I understand my friends "in jokes."
6. Sometimes, I wonder if I spend too much time keeping up with what is going on.

P16 
7. It bothers me when I miss an opportunity to meet up with friends.
8. When I have a good time it is important for me to share the details online (e.g.
updating status).
9. When I miss out on a planned get-together it bothers me.
10. When I go on vacation, I continue to keep tabs on what my friends are doing.

Calculating Individual Scores

Individual scores can be computed by averaging responses to all ten items and forms a
reliable composite measure (α = .87 to .90).

How to Cite

Przybylski, A. K., Murayama, K., DeHaan, C. R., & Gladwell, V. (2013).


Motivational, emotional, and behavioral correlates of fear of missing out.
Computers in Human Behavior, 29, 1814-1848.

Notes on Use

Where and when possible, randomize the presentation order of these items.

I am interested to hear about how the work is being used.
This scale is provided free for personal and academic use.
If you want to use this measure in a commercial or for profit organization let me know
and we can work out licensing.

P17 
PHỤ LỤC 5
MỘT SỐ BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ SPSS

Statistics
C1.1 C1.2 C1.3
Valid 329 329 329
N
Missing 0 0 0
Mean .1033 .2462 1.0000
Std. Deviation .30487 .43145 .00000
25 .0000 .0000 1.0000
Percentiles 50 .0000 .0000 1.0000
75 .0000 .0000 1.0000

Truong
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
DHSG 140 42.6 42.6 42.6
DHSuPham 116 35.3 35.3 77.8
Valid
DHHuTech 73 22.2 22.2 100.0
Total 329 100.0 100.0

NamThu
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Nhat 110 33.4 33.4 33.4
hai 95 28.9 28.9 62.3
Valid ba 56 17.0 17.0 79.3
tu 68 20.7 20.7 100.0
Total 329 100.0 100.0

GioiTinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Nam 87 26.4 26.4 26.4
Valid Nu 242 73.6 73.6 100.0
Total 329 100.0 100.0

P18 
KetQuaHocTap
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
gioi 90 27.4 27.4 27.4
Kha 184 55.9 55.9 83.3
Valid
Trungbinh 55 16.7 16.7 100.0
Total 329 100.0 100.0

KetQuaRenLuyen
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Xuatsac 61 18.5 18.5 18.5
Tot 110 33.4 33.4 52.0
kha 135 41.0 41.0 93.0
Valid
Trungbinh 22 6.7 6.7 99.7
Yeu 1 .3 .3 100.0
Total 329 100.0 100.0

MXH
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Co 329 100.0 100.0 100.0

C2
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
DA1 97 29.5 29.5 29.5
DA2 36 10.9 10.9 40.4
Valid DA3 116 35.3 35.3 75.7
DA4 80 24.3 24.3 100.0
Total 329 100.0 100.0

P19 
Statistics
C3.1 C3.2 C3.3 C3.4 C3.5 C3.6 C3.7 C3.8
Valid 329 329 329 329 329 329 329 329
N
Missing 0 0 0 0 0 0 0 0
Mean .8541 .1550 .0578 .0760 .0182 .0456 .0243 .1064
Std. Deviation .35354 .36247 .23363 .26538 .13401 .20892 .15426 .30880
25 1.0000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000
Percentiles 50 1.0000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000
75 1.0000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000 .0000

Statistics
KetQuaHocTap
Valid 329
N
Missing 0
Mean 1.8936
Std. Deviation .65629
25 1.0000
Percentiles 50 2.0000
75 2.0000

KetQuaHocTap
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
gioi 90 27.4 27.4 27.4
Kha 184 55.9 55.9 83.3
Valid
Trungbinh 55 16.7 16.7 100.0
Total 329 100.0 100.0
Descriptives
TONG2
N Mean Std. Std. 95% Confidence Interval Minimu Maximum
Deviation Error for Mean m
Lower Upper
Bound Bound
Xuatsac 61 137.6721 26.91575 3.44621 130.7787 144.5656 97.00 213.00

P20 
Tot 110 134.9091 22.98246 2.19129 130.5660 139.2522 86.00 229.00
kha 135 134.8074 21.37005 1.83924 131.1697 138.4451 89.00 196.00
Trungbin
22 137.7727 25.58261 5.45423 126.4300 149.1154 102.00 187.00
h
Yeu 1 126.0000 . . . . 126.00 126.00
Total 329 135.5441 23.20203 1.27917 133.0277 138.0605 86.00 229.00
Statistics
C4.1 C4.2 C4.3 C4.4 C4.5 C4.6
Valid 329 329 329 329 329 329
N
Missing 0 0 0 0 0 0
Mean 3.4255 2.7842 2.2644 2.2614 2.4498 2.4468
Std. Deviation .94098 1.04134 .90391 .92973 1.02622 1.12526
25 3.0000 2.0000 2.0000 2.0000 2.0000 2.0000
Percentiles 50 4.0000 3.0000 2.0000 2.0000 2.0000 2.0000
75 4.0000 4.0000 3.0000 3.0000 3.0000 3.0000

Statistics
C5.1 C5.2 C5.3 C5.4 C5.5 C5.6 C5.7 C5.8 C5.9 C5.10 C5.11
Valid 329 329 329 329 329 329 329 329 329 329 329
N Missin
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
g
2.240 1.990 2.060 2.693 2.462 1.975
Mean 2.3769 3.0699 2.4407 2.8723 2.9726
1 9 8 0 0 7
Std. .9877 .8885 1.0140 .8709 .9784 .9334 1.0051 .8442 1.0779 1.1052 1.2081
Deviation 8 7 2 1 2 2 6 9 0 0 5

Statistics
C6.1 C6.2 C6.3 C6.4 C6.5 C6.6
Valid 329 329 329 329 329 329
N
Missing 0 0 0 0 0 0
Mean 2.5684 2.6231 3.1672 2.5745 2.2249 2.4559
Std. Deviation 1.09699 1.02002 1.14738 1.04826 .98364 1.05578
25 2.0000 2.0000 2.0000 2.0000 2.0000 2.0000
Percentiles 50 2.0000 2.0000 3.0000 2.0000 2.0000 2.0000
75 4.0000 4.0000 4.0000 3.0000 3.0000 3.0000

P21 
Statistics
C7.1 C7.2 C7.3 C7.4 C7.5 C7.6 C7.7 C7.8 C7.9 C7.10
Valid 329 329 329 329 329 329 329 329 329 329
N
Missing 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Mean 2.4559 3.6869 3.5137 2.5593 2.6201 2.9970 2.7964 2.9362 2.8267 2.6535
Std. Deviation 1.03242 .92188 .94060 .96128 1.02038 1.04034 1.06117 1.10108 1.07794 1.07989
25 2.0000 3.0000 3.0000 2.0000 2.0000 2.0000 2.0000 2.0000 2.0000 2.0000
Percentiles 50 2.0000 4.0000 4.0000 2.0000 2.0000 3.0000 3.0000 3.0000 3.0000 2.0000
75 3.0000 4.0000 4.0000 3.0000 3.0000 4.0000 4.0000 4.0000 4.0000 4.0000

Statistics
C8.1 C8.2 C8.3 C8.4 C8.5 C8.6
Valid 329 329 329 329 329 329
N
Missing 0 0 0 0 0 0
Mean 2.5502 1.4012 1.7143 1.5532 1.4255 1.3495
Std. Deviation .87552 .75110 .89569 .91618 .85259 .78632
25 2.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000
Percentiles 50 3.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000
75 3.0000 2.0000 2.0000 2.0000 2.0000 1.0000

Statistics
C9.1 C9.2 C9.3 C9.4 C9.5 C9.6 C9.7 C9.8 C9.9 C9.10 C9.11 C9.12
Valid 329 329 329 329 329 329 329 329 329 329 329 329
N Missi
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
ng
1.35 2.191 1.80 1.364 2.136 1.969 1.51 1.38 1.434 1.717 1.413 1.243
Mean
56 5 24 7 8 6 37 60 7 3 4 2
.814 1.051 .897 .7246 1.037 1.008 1.02 .780 .8425 1.028 .8073 .6592
Std. Deviation
11 91 42 3 18 65 438 82 5 13 2 4
1.00 1.000 1.00 1.000 1.000 1.000 1.00 1.00 1.000 1.000 1.000 1.000
25
00 0 00 0 0 0 00 00 0 0 0 0
Percenti 1.00 2.000 2.00 1.000 2.000 2.000 1.00 1.00 1.000 1.000 1.000 1.000
50
les 00 0 00 0 0 0 00 00 0 0 0 0
1.00 3.000 2.00 2.000 3.000 3.000 2.00 1.00 2.000 2.000 2.000 1.000
75
00 0 00 0 0 0 00 00 0 0 0 0

P22 
Statistics
C10.1 C10.2 C10.3 C10.4 C10.5 C10.6 C10.7
Valid 329 329 329 329 329 329 329
N
Missing 0 0 0 0 0 0 0
Mean 2.6596 2.8784 2.5319 2.2036 3.5957 2.2036 2.4073
25 2.0000 2.0000 2.0000 1.0000 4.0000 2.0000 2.0000
Percentiles 50 3.0000 3.0000 3.0000 2.0000 4.0000 2.0000 2.0000
75 3.0000 4.0000 3.0000 3.0000 4.0000 2.0000 3.0000

Case Processing Summary


Cases
Valid Missing Total
N Percent N Percent N Percent
TONG2 * GioiTinh 329 100.0% 0 0.0% 329 100.0%

TONG2 * GioiTinh Crosstabulation


Count
GioiTinh Total
Nam Nu
fomoNhe 37 123 160
TONG2 fomoVua 49 117 166
fomoNang 1 2 3
Total 87 242 329

Case Processing Summary


Cases
Valid Missing Total
N Percent N Percent N Percent
KetQuaRenLuyen *
329 100.0% 0 0.0% 329 100.0%
TONG2

KetQuaRenLuyen * TONG2 Crosstabulation


Count
TONG2 Total
fomoNhe fomoVua fomoNang
KetQuaRenLuyen Xuatsac 29 30 2 61

P23 
Tot 55 54 1 110
kha 64 71 0 135
Trungbinh 11 11 0 22
Yeu 1 0 0 1
Total 160 166 3 329

Descriptives
TONG2
N Mean Std. Std. 95% Confidence Interval for Minimum Maximum
Deviation Error Mean
Lower Upper Bound
Bound
Nam 86 141.7674 26.86116 2.89651 136.0084 147.5265 89.00 213.00
Nu 242 133.3099 21.42978 1.37756 130.5963 136.0235 86.00 229.00
Total 328 135.5274 23.23551 1.28297 133.0035 138.0513 86.00 229.00

ANOVA
TONG2
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 4538.648 1 4538.648 8.602 .004
Within Groups 172005.105 326 527.623
Total 176543.753 327

Descriptives
TONG2
N Mean Std. Std. 95% Confidence Interval Minimum Maximum
Deviation Error for Mean
Lower Upper
Bound Bound
gioi 90 135.8778 24.40244 2.57224 130.7668 140.9888 89.00 213.00
Kha 184 134.3370 21.48873 1.58417 131.2114 137.4625 86.00 229.00
Trungbinh 54 139.0000 26.81875 3.64957 131.6799 146.3201 92.00 196.00
Total 328 135.5274 23.23551 1.28297 133.0035 138.0513 86.00 229.00

P24 

You might also like