You are on page 1of 22

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGHIỆN


RƯỢU BIA Ở NAM SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Môn học: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Lớp học phần: DHLKT15A
Mã học phần: 420300319819
Tên nhóm: Nhóm 3

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGHIỆN


RƯỢU BIA Ở NAM SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Môn học: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Lớp học phần: DHLKT15A
Mã học phần: 420300319819
Tên nhóm: Nhóm 3
STT HỌ VÀ TÊN MSSV Chữ ký
1 Phạm Văn Tiến 19522191
2 Vũ Minh Thắng 19503411
3 Phạm Nhựt Nam 19488791
4 Ngô Tiền Giang 19476751
5 Lê Thị Dịu 19484571
6 Nguyễn Giang Nam 19471981

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài: .....................................................................................................5
2. Mục tiêu nghiên cứu: ...............................................................................................6
2.1 Mục tiêu chính: ...................................................................................................6
2.2 Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................................6
3. Câu hỏi nghiên cứu: .................................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...........................................................................7
4.1 Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................7
4.2 Phạm vi nghiên cứu: ...........................................................................................7
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: ................................................................................7
5.1 Ý nghĩa khoa học: ...............................................................................................7
5.2 Ý nghĩa thực tiễn: ...............................................................................................7
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................................8
1. Các khái niệm:..........................................................................................................8
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm 9
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP ...................................................................................13
1. Nội dụng: ................................................................................................................13
1.1. Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết: ..........................................................................13
1.2. Thực trạng nghiện rượu bia của nam sinh viên: ..............................................13
1.3. Yếu tổ ảnh hưởng tới tình trạng nghiện rượu bia ở một số nam sinh viên tại
Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. .......................................13
1.4. Đề xuất một số giải pháp .................................................................................14
2 Phương pháp ...........................................................................................................14
2.1 Thiết kế nghiên cứu. .........................................................................................14
2.2. Chiến lược chọn mẫu. ......................................................................................14
2.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát. ........................................................................15
2.4 Mô hình nghiên cứu. .........................................................................................15
2.5 Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................15
2.5.1 Quy trình thu thập dữ liệu. .........................................................................15
2.5.2 Xử lý số liệu. ..............................................................................................15
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN ..................................................................17
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ..............................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................19
Tài liệu tiếng việt .......................................................................................................19
Tài liệu nước ngoài: ...................................................................................................19
PHỤ LỤC ......................................................................................................................20
PHIẾU KHẢO SÁT ......................................................................................................20
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGHIỆN RƯỢU BIA Ở NAM
SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Lạm dụng đồ uống có cồn gây ra hơn 2,2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới, tương
đương với khoảng hơn 6.000 người chết mỗi ngày. Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ lạm dụng rượu bia ở nam sinh viên cao.
Theo Phạm Bích Diệp (2015), sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên
4.450 sinh viên tại 9 trường đại học thuộc ba miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam để
mô tả bối cảnh uống rượu/bia của sinh viên đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
sinh viên uống rượu/bia tại Hà Nội là cao nhất (85.9%), tiếp đến là Huế (84,5%) và Hồ
Chí Minh (80,0%). Lượng rượu/bia tiêu thụ trung bình trong một lần uống của sinh viên
Hà Nội là thấp nhất (2,7 cốc chuẩn); Huế và thành phố Hồ Chí Minh cao nhất (3,2 cốc
chuẩn). Số cốc chuẩn trong một lần uống tại nhà thấp hơn so với uống tại nơi công cộng.
Đa phần sinh viên uống rượu/bia vào buổi tối, cùng với bạn bè cả nam và nữ, vào các
dịp cuối tuần/ lễ tết, uống tại nhà và quán ăn và đi theo nhóm lớn từ 4 người trở lên. Lý
do của những lần uống rượu/bia chủ yếu là liên hoan và gặp gỡ bạn bè.
Nói riêng về khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh thì theo nghiên cứu của Trường
Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “ Mức độ nghiện rượu bia ở nam
sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh”, nghiên cứu được
khảo sát trên 470 khách thể nam, trong đó có 291 sinh viên chiếm 61,9% và 179 người
đi làm chiếm 38,1%. Các khách thể khảo sát là sinh viên được chọn ngẫu nhiên từ 3
trường : Đại học Sư Phạm TP HCM, Đại học Khoa học Tự Nhiên - Đại học Quốc gia
TP HCM, Đại học Mở TP HCM; và những người lao động tại công ty, cơ quan ở TP
HCM bằng cách khảo sát qua mạng internet và đưa ra tình huống giả định. Kết quả thu
được cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam sinh viên chiếm đạt tỷ lệ cao nhất với
37,9%.(Trần Minh Sang, Đặng Mỹ Hồng Lam, Phan Thị Kim Anh, Đào Thị Mỹ Diễm,
Nguyễn Thị Phương Linh, 2017).
Rượu, bia gây lệ thuộc làm cho người uống không tự kiểm soát được hành vi uống
của bản thân. Chất cồn là một chất hướng thần gây nghiện, nếu uống thường xuyên sẽ làm

5
cho người uống phải gia tăng liều dùng và tái sử dụng. Do đó, sự dụng rượu, bia sẽ gây
tác động rất xấu đối với việc học tập, sức khỏe cũng như sinh hoạt đời sống của sinh viên.
Vì lý do trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định chọn đề tài “ NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG NGHIỆN RƯỢU BIA Ở NAM SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.” làm đề tài nghiên cứu khoa học. Mong
muốn qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao ý
thức về tác hại của uống rượu bia và đưa ra nhưng giải pháp giúp hạn chế việc nghiện
rượu bia.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu chính:
Tìm hiểu thực trạng nghiện rượu bia ở nam sinh viên tại Trường Đại học Công Nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
⚫ Khảo sát thực trạng nghiên cứu rượu bia ở nam sinh tại Trường Đại học Công
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
⚫ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng nghiên rượu bia ở nam sinh viên tại
Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
⚫ Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế thực trạng nghiện rượu bia ở nam sinh viên tại
Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
⚫ Tình hình nghiện rượu bia ở nam sinh viên tại Trường Đại học Công Nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
⚫ Nguyên nhân nào dẫn đến việc nghiện rượu bia ở nam sinh viên tại Trường Đại
học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh?
⚫ Làm thế nào để hạn chế tình trạng nghiện rượu bia ở nam sinh viên tại Trường
Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh?

6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng nghiện rượu bia ở nam sinh viên tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
+) Về không gian: Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường Đại học Công Nghiệp
TP.HCM.
+) Về thời gian: Các tài liệu được sử dụng trong bài là các tài liệu trong và ngoài nước
trong khoảng thời gian 1990 – 2020. Thời gian thực hiện bài nghiên cứu trong vòng 3
tháng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
5.1 Ý nghĩa khoa học:
Tìm hiểu về thực trạng nghiện rượu bia ở nam sinh viên, nghiên cứu đã chỉ ra được
những nguyên nhân cơ bản của thực trạng này tại Trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ
Chí Minh. Kết quả của nghiên cứu sẽ có những đống góp nhất định vào hệ thống tri thức
của Việt Nam và thế giới về Thực trạng nghiện rượu bia ở nam sinh viên.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu chỉ ra thực trạng nghiện rượu bia ở nam sinh viên tại Trường Đại học
Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh; tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này, trên cơ sở đó
đề xuất những giải pháp giúp hạn chế tối đa tình trạng nghiện rượu bia ở nam sinh viên
giúp sinh viên nâng cao tinh thần học tập và rèn luyện.

7
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm:
− Rượu, bia: có chứa cồn, tên hóa học là ethanol ( C2H5OH) , là một chất gây
nghiện làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương… Với
đa số, uống một lượng nhỏ rượu, bia không gây ra tác hại đáng kể, nhưng nếu uống
nhiều rượu, bia thường xuyên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe cá nhân và quan hệ
xã hội.
− Lạm dụng rượu bia: là tình trạng sử dụng đồ uống có cồn vượt quá lượng khuyến
cáo. Cụ thể là: Uống nhiều là uống hơn 14 ly mỗi tuần hoặc mỗi lần uống 4 ly trở
lên, uống quá nhiều là trên 5 hay 6 ly mỗi ngày. Trong đó một ly khoảng bằng một
lon bia 330 ml, 1 ly rượu vang 12 ml hoặc 44 ml rượu mạnh trên 40 .
− Nghiện rượu, bia: là tình trạng phụ thuộc và lạm dụng rượu do uống quá nhiều.
Khi xãy điều này xãy ra, rượu có thể tác động đến não và làm cho” con nghiện” mất
kiểm soát hành động của mình. Họ có thể uống rượu dây dưa cả ngày hoặc có thể
uống từng đợt, mỗi đợt họ nhâm nhi khoảng 4-5 ly trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
− Nguyên nhân sinh viên uống rượu bia: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình
trạng uống rượu bia ở sinh viên như: Rớt môn, xa nhà nhớ nhà, người thân mất, bạn
bè rủ rê, dụ dỗ,thất tình, biết bản thân mắc bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo nên buồn
bã tìm rượu giải sầu.
− Sinh viên: là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó học
được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau
này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình
học tập. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải
qua bậc tiểu học, trung học và trung học phổ thông.
− Các khái niệm có liên quan đến khái niệm sinh viên nghiện rượu bia: ý thức, ý
chí, sức khỏe, bạn bè rủ gê, các mối quan hệ xã hội, động cơ thúc đẩy, tệ nạn xã hội,
tâm trạng, thể hiện, người thân lôi kéo, xã giao, nhận thức của sinh viên.

8
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm
(1) Các khái niệm chính, các lý thuyết chính có liên quan đến đề tài.
− Động cơ thúc đẩy là một phạm vi nơi đó con người bị thúc đẩy hay phải vận dụng
nhiều sự nỗ lực có thể để thực hiện các hoạt động có mục đích. Phạm vi mà ta bị
thúc đẩy tùy thuộc vào nhu cầu riêng tư, kết quả mong muốn và sự ước định riêng
tư về việc phải hoạt động như thế nào cho hiệu quả (Brehm and Shelf, 1989).
− Tệ nạn xã hội là các hiện tượng xã hội có tính phổ biến mang tính chất tiêu cực
biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và
pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội và cản trở sự tiến
bộ của nền văn hóa lành mạnh.(Phạm Kim Oanh, 2020).
− Quan hệ xã hội (Social relation) là những quan hệ giữa người với người được
hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư
tưởng, đạo đức, văn hóa, v.v... Mọi sự vật và hiện tượng trong xã hội đều có
những mối liên hệ với nhau. Nhưng không phải mối liên hệ nào cũng là quan hệ
xã hội. (Wikipedia).
− Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai
lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong
mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả
nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.(Luật Dương Gia).
(2) Các nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài:
− Đã có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề tình trạng nghiện rượu bia ở nam
sinh viên trong nước. Một nghiên cứu về “mức độ nghiện rượu bia ở nam sinh
viên và người trưởng thành trẻ tuổi tại thành phố hồ chí minh hiện nay” đã trình
bày kết quả khảo sát mức độ nghiện rượu bia ở nam SV và người trưởng thành
trẻ tuổi nam (NTTTTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).
+) Nghiên cứu về “mức độ nghiện rượu bia ở nam sinh viên và người trưởng thành
trẻ tuổi nam tại thành phố hồ chí minh hiện nay” Cho rằng có 37,9% được khảo sát
thuộc mức độ “sử dụng rượu bia một cách bình thường”, 21,3% “có xu hướng lạm
dụng rượu bia”, 20,2% “nghiện nhẹ”, 16,0% “nghiện vừa” Và 4,6% “nghiện nặng”.
Nghiên cứu được khảo sát trên 470 khách thể nam, trong đó có 291 sinh viên (chiếm
61,9%) và 179 người đi làm (chiếm 38,1%). Nghiên cứu dùng bảng hỏi điều tra thực
trạng làm công cụ chính, và việc tìm hiểu hành vi nghiện rượu bia ở nam sinh viên
9
và người trưởng thành trẻ tuổi nam thông qua một số tình huống giả định. Trong 470
nam sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi nam được khảo sát bước vào mức độ
nghiện nặng có 22 người với tỉ lệ 4,6%. Tuy con số chưa đạt đến 5% nhưng mức độ
nghiện nặng với những biểu hiện và hậu quả đáng lo ngại thì điều này cũng đáng
quan tâm. Mức độ này cá nhân dù có nổi lực về mặt ý chí nhưng vẫn không thể ngưng
việc sử dụng rượu bia với mức độ rất thường xuyên, kèm theo các biểu hiện hành vi
tiêu cực như cáu gắt nếu không được thõa mãn việc uống rượu bia, chống đối cũng
như đấu tranh gay gắt để được sử dụng rượu bia tại nơi nghiêm cấm hoặc khi được
người đối diện nhắc nhở, sẵn sàng dùng bạo lực khi sử dụng rượu bia. Hậu quả của
việc sử dụng rượu bia ở mức độ này không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến bản thân
người nghiện mà còn gây tổn hại với những người xung quanh và xã hội. Đa số các
phương án có tỉ lệ lựa chọn cao vẫn “ưu ái” Dành cho những đáp án có tính tích cực
hơn là tiêu cực. Với mong muốn cải tiến chất lượng cuộc sống của con người và đẩy
lùi hành vi nghiện rượu thì con số trên khiến chúng ta chưa thể hài lòng. Một câu hỏi
lớn đặt ra “làm sao để giúp cho nam sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi nam sử
dụng rượu bia một cách đúng đắn và hợp lí?” Đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư từ nhiều
phía.
Qua nghiên cứu cho thấy,hiện nay Việt Nam chúng ta là một trong những
nước có mức tiêu thụ rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng về số lượng và trẻ
hóa về độ tuổi của người sử dụng cũng như tăng nhanh về lượng tiêu thụ trên
một người, do tác hại của bia rượu nên gây ra những ảnh hưởng lớn về sức khỏe
và kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng. Nhà nước, các tổ chức xã hội cần xây
dựng và đưa ra hệ thống chính sách, quy định pháp luật để nhằm hạn chế việc
tiêu thụ bia rượu đối với người dân nhằm ngăn chặn, hạn chế những tổn thất quá
lớn do sử dụng bia rượu như hiện nay.
PGS.TS Lưu Bích Ngọc – PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng, 2018, “Tiêu dùng rượu
bia ở Việt Nam” NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
+) Rượu bia là một trong năm nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong trên toàn
thế giới. Khi sử dụng rượu bia quá mức gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của người
uống, gây tổn thương đến nhiều cơ quan, chức năng của cơ thể như: gây rối loạn tâm
thần kinh (loạn thần, trầm cảm, rối loạn lo âu, giảm khả năng tư duy); bệnh tim mạch
(nhồi máu cơ tim, đột quỵ); bệnh tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp tính
10
hoặc mạn tính); ảnh hưởng tới phát triển bào thai; suy giảm miễn dịch…. rượu bia là
nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật, chấn thương và là nguyên nhân trực
tiếp của ít nhất 30 bệnh nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 (tức là
trong tên bệnh đã có từ rượu, ví dụ như “loạn thần do rượu”).
Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thì chất cồn trong rượu bia có thể
gây ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại - trực tràng, gan và ở nữ
còn thêm ung thư vú...
Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu, rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 05
trong 15 nguy cơ sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam, là nguyên nhân liên quan đến chấn
thương, tai nạn giao thông, rối loạn tâm thần và hành vi, xơ gan, bệnh tim mạch, ung
thư, một số bệnh truyền nhiễm. Số liệu thống kê chưa đầy đủ ở Việt Nam cho thấy, rượu,
bia là yếu tố gây ra 2,9% số trường hợp tử vong và 2,2% gánh nặng bệnh tật quốc gia
trong năm 2008. Năm 2012, 8,3% số trường hợp tử vong cả nước có liên quan đến việc
sử dụng rượu bia .
Rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, theo số
liệu thống kê mới nhất, trung bình mỗi năm Việt Nam có 15.000 người chết vì tai nạn
giao thông, trong đó 4.800 trường hợp có liên quan đến rượu, bia… chính người sử dụng
rượu bia tham gia giao thông cũng là người gây ra những hiểm họa khó lường đối và
ảnh hưởng đến sự an toàn, tính mạng với những người khác khi tham gia giao thông.
Tình trạng uống rượu bia quá đà ở mức nguy hại gây ra nhiều tổn thất kinh tế cho bản
than, gia đình và xã hội. trước hết là chi phí chi trả cho lượng rượu bia tiêu thụ, sau đó
là các khoản phí do sự nguy hại của bia rượu dẫn đến phải chăm sóc sức khỏe, làm giảm
năng suất lao động và phí để giải quyết các vấn đề khác do hậu quả của bia rượu như tai
nạn lao động, …, và thường chi phí để giải quyết hậu quả do bia rượu gây ra lớn hơn rất
nhiều so với chi phí trực tiếp chi trả cho tiêu thụ bia rượu. Theo thống kê của WHO, phí
tổn kinh tế do rượu, bia chiếm từ 1,3% -12% GDP của mỗi quốc gia, đây là một khoản
phí tổn rất lớn của nền kinh tế, nếu không tiêu thụ vào bia rượu thì nó có thể sử dụng
vào nhiều mục đích có ý nghĩa cho xã hội.
Theo thống kê, năm 2015 ở Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,4 tỷ lít bia, 70 triệu lít rượu
công nghiệp (chưa kể lượng lớn rượu thủ công), chi phí kinh tế trực tiếp cho tiêu thụ chỉ
riêng bia gần 3,4 tỷ USD, ước tính chiếm gần 3% số thu ngân sách của cả nước. Đến
2016 thiệt hại do rượu bia của nước ta tăng lên đến 60 nghìn tỷ đồng. Mặc dù con số chi
11
phí trực tiếp cho bia rượu làm chúng ta kinh ngạc nhưng so với chi phí gián tiếp để khắc
phục, giải quyết các hậu quả của bia rượu như điều trị bệnh tật do bia rượu gây ra (rượu
bia là một trong những nguyên nhân cấu thành chính các bệnh ung thư vú, đại trực tràng,
gan, khoang miệng, dạ dày, cổ tử cung) và chi phí nuôi dưỡng và chăm sóc để điều trị
các rối loạn tâm thần do rượu (hoang tưởng, ảo giác, rối loạn nhận thức, rối loạn hành
vi) rất lớn là gánh nặng kinh tế rất lớn cho xã hội.
Dự thảo luật phòng chống tác hại của rượu bia “Dự thảo trình phiên họp lần thứ 33 của
Ủy ban thường vụ Quốc hội” (4/2019)
+) Kết quả khảo sát cho thấy có 37,9% được khảo sát thuộc mức độ “sử dụng rượu bia
một cách bình thường”, 21,3% “có xu hướng lạm dụng rượu bia”, 20,2% “nghiện nhẹ”,
16,0% “nghiện vừa” và 4,6% “nghiện nặng”. Như vậy, tỉ lệ phần trăm khách thể khảo
sát giảm dần khi mức độ nghiện tăng dần. Tuy nhiên, đây vẫn là những con số đáng
quan tâm bởi hậu quả và tính nghiêm trọng của các mức độ nghiện đối với chủ thể sử
dụng rượu bia và những người xung quanh.
Thông qua một số tình huống giả định, có thể thấy rằng cách xử lí của nam sinh viên và
người trưởng thành trẻ tuổi nam trong các tình huống khảo sát có sự phân tán, tuy vậy,
đa số các phương án có tỉ lệ lựa chọn cao vẫn “ưu ái” dành cho những đáp án có tính
tích cực nhiều hơn tiêu cực. Về mức độ nghiện rượu bia của nam sinh viên và người
trưởng thành trẻ tuổi nam tại TPHCM, mức độ “sử dụng rượu bia một cách bình thường”
đạt tỉ lệ cao nhất với 37,9% tổng số khách thể. Tuy nhiên, với mong muốn cải tiến chất
lượng cuộc sống của con người và đẩy lùi hành vi nghiện rượu bia thì con số này khiến
chúng ta chưa thể hài lòng. “Làm sao để giúp cho nam sinh viên và người trưởng thành
trẻ tuổi nam sử dụng rượu bia một cách đúng đắn và hợp lí?” là một câu hỏi lớn, đòi hỏi
sự quan tâm, đầu tư từ nhiều phía.
Nhìn chung, tất cả các mức độ nghiện rượu bia được khảo sát đều đề cập những ý nghĩa
rất đáng quan tâm.Việc làm sao để giảm đến mức tối thiểu tỉ lệ người nghiện rượu bia
và gia tăng đến mức tối đa số lượng nam sinh viên và nam người trưởng thành trẻ tuổi
nam ở mức sử dụng rượu bia một cách bình thường là mong mỏi của mọi người, mọi
nhà và toàn xã hội.
PGS TS Huỳnh Văn Sơn , ThS Mai Mỹ Hạnh, SV Quang Thục Hảo, 2014 Tạp chí
KHOA HỌC ĐHSP TPHCM , Số 55

12
(3) Những khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó:
Đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng sinh viên nghiện rượu bia ở các trường Đại
học nhưng đối với các trường thuộc Đai học thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có nghiên
cứu nào thực hiện . Do hạn chế về thời gian nên nghiên cứu không phỏng vấn được
nhiều sinh viên, nhiều đối tượng khác nhau để có được những thông tin phong phú hơn.
Do đó, nghiên cứu cần khảo sát trên nhiều nhóm đối tượng , lấy ý kiến của các chuyên
gia…Đây cũng là một hướng phát triển cho đề tài nghiên cứu sau này.

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP


1. Nội dụng:
1.1. Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết:
− Cơ sở lý luận và thực tiễn về tình trạng nghiện rượu bia của nam sinh viên tại
Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. Thực trạng nghiện rượu bia của nam sinh viên:
− Tình trạng nghiện rượu bia ở nam sinh viên tương đối thấp.
− Vẫn còn nhiều nam sinh viên thường xuyên tụ tập uống rượu bia.
− Nhiều sinh viên thường xuyên tới những quán nhậu
=> Tính nghiêm trọng của các mức độ nghiện đối với chủ thể sử dụng rượu bia và những
người xung quanh.
1.3. Yếu tổ ảnh hưởng tới tình trạng nghiện rượu bia ở một số nam sinh viên tại Trường
Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
❖ Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghiện rượu, bia ở nam sinh viên tại Trường
Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
✓ Yếu tố bên trong:
Bản thân buồn phiền, thiếu ý chí, luôn cảm thấy chán nản muốn tìm đến rượu
bia để giải sầu, xả stress.
✓ Yếu tố bên ngoài:
+ Gia đình: Gia đình có chuyện buồn không vui, người thân mất, bố mẹ cãi
nhau, bố mẹ quát la.
13
+ Bạn bè: bạn bè rủ rê, hẹn nhau đi nhậu, luôn tìm ra một lý do để đi nhậu và
dẫn tới nghiện rượu bia.
✓ Yếu tố khác: Những công việc ngoài lề như đi nhậu cùng cấp trên, đi nhậu
cùng người yêu hoặc thất tình…
1.4. Đề xuất một số giải pháp
− Sinh viên cần trau dồi kiến thức về tác hại của việc uống, nghiện rượu bia gây
hại đến bản thân, gia đình và xã hội.
− Tuyên truyền, vận động cho sinh viên tham gia tuyên truyền và thực hiện quy
đinh của pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia.
− Lồng ghép hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia vào các phong trào, hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa.
2 Phương pháp
2.1 Thiết kế nghiên cứu.
− Nghiên cứu chọn thiết kế định lượng: Điểm mạnh của nghiên cứu này xác định
trước các khía cạnh của nghiên cứu như mục tiêu, thiết kế, lấy mẫu câu hay câu
hỏi điều tra và đo lường được biến số, phân tích được dữ liệu định lượng được
độ lớn, số lượng, mức độ tương quan, ảnh hưởng của các yếu tố đến đề tài nghiên
cứu thông qua việc khảo sát, phỏng vấn bằng câu hỏi….
2.2. Chiến lược chọn mẫu.
• Dân số nghiên cứu: 100.000 sinh viên tại Trường Đại học Công Nghiệp TP.
Hồ Chí Minh.
• Cỡ mẫu: 300 sinh viên. Cụ thể là sinh viên khoa Công Nghệ Động Lực, Khoa
Công Nghệ Cơ Khí, Khoa Công Nghệ Điện Tử.
• Cách tiếp cận dân số mẫu: Xin thông tin các nam sinh viên tại Trường Đại
học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
• Chiến lược chọn mẫu: Nhóm nghiên cứu dùng chiến lược chọn mẫu ngẫu
nhiên phân tầng không theo tỷ lệ.
➢ Đây là phương pháp chia ra các nhóm nhỏ thành các đơn vị chọn mẫu
có tính đồng nhất và có tính dị biệt giúp đảm bảo mỗi nhóm trong dân
số nghiên cứu có đủ mẫu đại diện trong mẫu để suy rộng kết quả trên
mẫu cho tổng thể chung.
➢ Cho hiệu quả thống kê cao, mẫu chọn có tính đại diện cao, ít tốn kém.
14
2.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.
− Nghiên cứu dùng bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến để thu thập thông tin và bảng
câu hỏi phỏng vấn.
− Điểm mạnh: Chí phí thấp, tốn ít thời gian để thu thập thông tin, dễ dàng tiếp
cậm đến đổi tượng nghiên cứu, thuận tiện cho đối tượng khảo sát ( không cần
đến địa điểm cố định, sẵn sàng chia sẻ thông tin vì nó không bị lộ trực tiếp với
người khác).
− Điểm yếu: Lấy được thông tin hạn chế , thiếu sự hợp tác của một số đối tượng
không sẵn sàng tham gia khảo sát.
2.4 Mô hình nghiên cứu.
Nhóm tiến hành phát phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp đối với các bạn nam
sinh viên tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
2.5 Phương pháp nghiên cứu.
2.5.1 Quy trình thu thập dữ liệu.
− Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu
có liên quan đến đề tài đã được xuất bản, các ấn phẩm trong và ngoài nước để
xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
− Phương pháp quan sát: Thực hiện các buổi quan sát tại các lớp học, thư viện,
giảng đường của sinh viên trường Đại học thuộc Thành phố Hồ Chí Minh nhằm
tìm hiểu thêm về các vấn đề quan tâm, bổ sung thông tin về khách thể nghiên
cứu.
− Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu: Nhằm mục đích điều tra
thực trạng nghiện rượu bia ở nam sinh viên ở Đại học Công Nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh; thu thập ý kiến của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến tình
trạng sinh viên nam nghiện rượu bia.
− Phương pháp thống kê toán học: Nghiên cứu thực hiện các phép toán thống kê
thông qua phần mềm SPSS 16.0 để xử lý kết quả thu được từ khảo sát thực trạng
nghiện rượu bia của nam sinh viên ở Trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí
Minh.
2.5.2 Xử lý số liệu.
Thiết kế phân tích dữ liệu định lượng:
- Chuẩn bị dữ liệu:
15
➢ Bước 1: Kiểm tra dữ liệu để đảm bảo tính hợp lệ của dữ liệu (trong trường
hợp nhà nghiên cứu không trực tiếp thu thập dữ liệu).
➢ Bước 2: Mã hóa dữ liệu. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình chuẩn
bị dữ liệu. Mã hóa liên quan đến việc tạo nhóm và gán giá trị cho các câu
trả lời thu được từ khảo sát.
➢ Bước 3: Thiết lập danh bạ mã hóa: Danh bạ ghi lại các mã số dành cho các
mục/câu hỏi (các biến/ các cột trong ma trận dữ liệu của các phần mềm
thống kê) và giá trị được gán cho các phương án trả lời của từng mục/câu
hỏi.
➢ Bước 4: Hiệu chỉnh dữ liệu.
- Phân tích dữ liệu:
❖ Sau khi chuẩn bị dữ liệu sẽ tiến hành phân tích với sự hỗ trợ của các phần mềm
thống kê như Excel, SPPS,… (ở đây là Excel). Đối với dữ liệu định lượng, nhà
nghiên cứu cần phải sử dụng các phép tính thống kê để phát hiện ra các kiểu
mẫu, xác định các mối quan hệ, mức độ ảnh hưởng, mức độ tương quan,… giữa
các biến số. Các phép tính thống kê được chia làm 2 loại: Thống kê mô tả và
thống kê suy luận.
➢ Thống kê mô tả: Là cấp độ phân tích dữ liệu đầu tiên. Nó giúp cho nhà
nghiên cứu tóm tắt dữ liệu, mô tả các đặc trưng và phản ánh một cách tổng
quát dân số nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Nó cũng giúp nhà nghiên
cứu xác định các kiểu mẫu của dân số và đối tượng nghiên cứu. Các phép
thống kê mô tả thường dùng bao gồm: tính giá trị trung bình (mean), giá trị
trung vị (median), giá trị xuất hiện thường xuyên nhất trong tập hợp
(mode), tỷ lệ % (percentage), tần số xuất hiện (frequency), khoảng biến
thiên (range), phương sai (variance), độ lệch chuẩn (standard deviation),…
➢ Thống kê suy luận: Giúp nhà nghiên cứu khía quát hóa kết quả nghiên cứu
từ mẫu cho toàn bộ dân số nghiên cứu và đưa ra các dự báo về dân số
nghiên cứu. Một số phép thống kê suy luận phổ biến bao gồm: tương quan
(correlation), hồi quy (regression), so sánh trung bình (t-test, ANOVA).
Trong phân tích dữ liệu, việc chọn lựa các phép tính thống kê sẽ phải dựa
vào mục tiêu nghiên cứu.

16
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm có 3 chương:
I. Chương 1: Cơ sở lý luận về thực trạng nghiện rượu bia ở nam sinh viên Trường
Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
1) Các khái niệm cơ bản của đề tài.
2) Các khái niệm có liên quan đến khái niệm nghiện rượu bia.
3) Hoạt động học tập của sinh viên.
4) Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghiện rượu bia ở nam sinh viên.
I. Chương 2: Thực trạng về tình trạng nghiện rượu bia ở nam sinh viên tại Trường
Đại học Công Nghiệp TP HCM.
1) Thực trạng nghiện rượu bia ở nam sinh viên ở Trường Đại học Công
Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
2) Hậu quả của việc nghiện rượu bia ở nam sinh viên ở Trường Đại Học
Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
3) Đề xuất giải pháp để giảm thiểu thực trạng nghiện rượu bia ở nam sinh
viên ở Trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

II. Chương 3: Giải pháp hạn chế tối đa tình trạng nghiện rượu bia ở các trường Đại
học thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1) Cơ sở đề xuất các giải pháp.
2) Nguyên tắc đề xuất các giải pháp.
3) Đề xuất và kiến nghị.

17
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Công việc Thời gian (tuần)
1 2 3 4 5 6 7
Họp nhóm, bàn luận và thống nhất về đề tài nghiên cứu.

Viết lý do chọn đề tài.

Tìm và hoàn thiện phần:


− Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
− Câu hỏi nghiên cứu.

Tìm hiểu và chuẩn bị:


− Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
− Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.

Chuẩn bị và hoàn thành phần tổng quan tài liệu:


− Các khái niệm.
− Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài
nước theo khái.
Tìm kiếm tư liệu và hoàn thành phần:
− Nội dung
− Phương pháp

Cấu trúc dự kiến của luận văn

Hoàn thiện về mặt hình thức bài word (chỉnh front chữ,
canh lề,…)

18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
➢ G.Stoltz, AQ (Nguyễn Thanh Thủy dịch) (2012). Chỉ số vượt khó. NXB Lao động
– Xã hội.
➢ Phòng chống tai nạn giao thông do rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác
(2016) NXB Giao Thông Vận Tải. Lê Đức Ngọc (2005). Giáo dục Đại học –
Phương pháp dạy và học. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. Quốc hội (2008). Luật
Giáo dục. NXB Chính trị quốc gia.
➢ Huỳnh Văn Sơn, Mai Mỹ Hạnh, Quang Thục Hảo ( 2014).‘‘ Mức độ nghiện rượu
bia ở nam sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh”
Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM. NXB Đai học Sư Phạm
➢ Huỳnh Văn Sơn (2012). Hành vi nghiện dưới góc tâm lí học. Nxb Giáo dục.
➢ Phạm Văn Thượng( 2015). Mối tương quạn giữa việc sử dụng rượu bia và các
vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài:
➢ A.L Reschly , S.L. Christenson and Cathy Wylie (012). Handbook of Research
on Student Engagement. Springer Science & Bussiness Media, LLC 2.
➢ Elizabeth F. Barkley (2009). Student Engagement Techniques: A Handbook for
College Faculty. John Wiley & Sons.
➢ Irene Markman Geisner, PhD., Kimberly Mallett, PhD., and Jason R.Kilmer,
PhD.,(2012). An Examination of Depressive Symptoms and Drinking Patterns in
First Year College Students, Issues Ment Health Nurs. 2012 May
➢ Laurence M.Bindera, et al. (2008). “To Err is Human: “Abnormal”
Neuropsychological Scores and Variability are Common in Healthy Adults”
➢ Lucy Burns, Maree Teesson & Michael Lynskey National Drug and Alcohol
Research Centre (2001). The Epidemiology of comorbidity between alcohol use
disorders and mental disorders in Australia, NDARC Technical Report No. 118

19
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
Chào các bạn, chúng tôi là sinh viên của trường đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí
Minh. Hiện tại nhóm chúng tôi đang làm về đề tài nghiên cứu “ thực trạng nghiện rượu
bia ở nam sinh viên tại một số trường đại học tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.” Để
tìm hiểu rõ nhận định của các bạn sinh viên về việc lạm dụng rượu bia nhóm chúng tôi
đã thực hiện bài khảo sát này. Rất mong nhận được sự hợp tác của các bạn để nhóm
chúng tôi có thể hoàn thành tốt đề tài. Xin chân thành cảm ơn các bạn!
A: THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Giới tính:
☐ Nam ☐ Nữ
1. Bạn thuộc sinh viên của khoa nào ?
...............................................................................................................
2. Bạn là sinh viên năm thứ :
☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐ Khác
B : THÔNG TIN KHẢO SÁT
1- Bạn đã từng hay thường xuyên sử dụng bia rượu hay không ?
☐ Có . ☐ Không.
2- Mục đích uống rượu bia của bạn là gì ?
☐ Tạo mối quan hệ. ☐ Dễ dàng tâm sự.
☐ Ý kiến khác. (Nêu rõ………………………………………………..)
3- Bạn có thể cho mình biết tần suất sử dụng bia rượu của bạn là bao nhiêu ?
☐ 5 lần /tháng. ☐ 10 lần / tháng. ☐ 15 lần / tháng.
☐ > 15 lần / tháng. (Nêu rõ:…………… ……………………………..)

4- Lượng rượu bia sử dụng trong mỗi lần là bao nhiêu ?


☐ rượu 700ml – 2 lít, bia 2 lít – 6 lít.
☐ rượu 1 lít – 3 lít , bia từ 3 lít – 7 lít.
☐ Khác. (Nêu rõ:………………………………………………….…..)

20
5- Chi phí trung bình cho mỗi lần uống là bao nhiêu ?
☐ 200k/người/lần. ☐ 300k/người /lần. ☐ 400k/người/lần.
☐ 500k/người/lần. ☐ Khác. (Nêu rõ:…………………….……)
6- Thời gian cho mỗi lần uống là bao nhiêu ?
☐ 2 tiếng . ☐ 3 tiếng.
☐ 4 tiếng . ☐ Khác. (Ghi rõ thời gian:………………..)
7- Theo bạn nghĩ uống rượu bia như vậy là ít hay nhiều ?
☐ Ít . ☐ nhiều.
8- Thời gian bạn cần để tỉnh táo lại sau mỗi lần uống là bao nhiêu?
☐ 2 tiếng . ☐ 4 tiếng.
☐ 5 tiếng . ☐ Khác. (Ghi rõ thời gian:………………..)
9- Theo bạn uống như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập và đời sống của
bạn và những người xung quanh?
☐ 10% . ☐ 90%.
☐ 50% . ☐ Khác. (Nêu rõ:…………………..……..)
10- Ảnh hưởng bạn đã nêu ở câu trên là ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực?
☐ Tiêu cực . ☐ Tích cực.
11- Nguyên nhân dẫn tới uống rượu bia?
☐ Rớt môn. ☐ Nhớ nhà.
☐ Thất tình. ☐ Khác. ( Nêu rõ:…………….)
12- Bạn có biết đến những hậu quả khi uống rượu bia không ?
☐ Có ☐ Không

11- Bạn có ý định tăng hay giảm tần suất sử dụng rượu bia trong tương lai hay không?
Lí do bạn lựa chọn điều đó?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

21
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Mình xin đưa ra 1 số tài liệu giúp mọi người hiểu hơn về tác hại của rượu bia, từ đó mà
chúng ta sẽ tìm biện pháp giảm bớt việc sử dụng chúng, góp phần nâng cao đời sống,
học tập, tinh thần của sinh viên chúng ta nói riêng và mọi người nói chung. Hy vọng các
bạn có thể chia sẻ những thông tin này đến với mọi người.

Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người

Tác hại của rượu bia đối bia đối với Thanh Thiếu Niên
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian thực hiện khảo sát!

22

You might also like