You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


_________________

Nguyễn Trần Hương Giang

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
THPT MARIE CURIE, QUẬN 3, TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________

Nguyễn Trần Hương Giang

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
THPT MARIE CURIE, QUẬN 3, TP.HCM

Chuyên ngành : Tâm lý học


Mã số : 60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. LÊ XUÂN HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2008


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:

Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô
trong khoa Tâm lý – Giáo dục, phòng KHCN –SĐH đã trực tiếp giảng dạy,
giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.

Trường THPT Marie Curie, Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong
tổ bộ môn, GVCN các lớp đã hổ trợ tôi hoàn thành bài nghiên cứu của mình.

Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến TS Lê Xuân Hồng đã tận tâm chỉ dẫn tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn.

Cho tôi bày tỏ lòng cảm ơn tới bạn bè cùng lớp, người thân đã động viên,
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2008


Tác giả
Nguyễn Trần Hương Giang
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................... 5
1.1.1. Một số quan điểm phi Mác-xít về động cơ..................................... 5
1.1.2. Quan niệm của tâm lý học Mác_Xít về động cơ ............................ 7
1.1.3. Một số công trình nghiên cứu về động cơ học tập ......................... 9
1.2. Một số vấn đề về động cơ..................................................................... 15
1.2.1. Khái niệm về động cơ................................................................... 15
1.2.2. Khái quát về các thuyết động cơ .................................................. 17
1.3. Động cơ học tập .................................................................................... 26
1.4. Các quan điểm về động cơ học tập ....................................................... 27
1.4.1. Quan điểm thái độ ........................................................................ 27
1.4.2. Quan điểm nhân bản..................................................................... 27
1.4.3. Quan điểm tri thức ....................................................................... 28
1.4.4. Quan điểm xã hội.......................................................................... 28
1.5. Biểu hiện của động cơ học tập ............................................................ 31
1.6. Đặc điểm tâm – sinh lý của học sinh THPT có ảnh hưởng đến
động cơ học tập ................................................................................... 33
1.6.1. Đặc điểm sự phát triển thể chất .................................................... 33
1.6.2. Một số đặc điểm về nhân cách ..................................................... 34
1.6.3. Hoạt động nhận thức .................................................................... 36
1.6.4. Đời sống xúc cảm – tình cảm ....................................................... 36
1.6.5. Một số đặc điểm nổi bật của học sinh trường THPT Marie
Curie ............................................................................................ 38
Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC
SINH TRƯỜNG THPT MARIECURIE
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................................. 41
2.1.1. Mục đích ....................................................................................... 41
2.1.2. Cách tổ chức nghiên cứu .............................................................. 41
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng.............................................................. 43
2.2.1. Những biểu hiện của động cơ học tập .......................................... 43
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh ............ 49
2.2.3. Biểu hiện của ĐCHT theo giới tính của HS trường Marie
Curie ............................................................................................. 57
2.2.4. Biểu hiện động cơ học tập theo khối lớp...................................... 61
2.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của các em
học sinh nam và nữ....................................................................... 64
2.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng động cơ học tập của các em học
sinh theo khối lớp ......................................................................... 67
Chương 3: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HÌNH THÀNH
ĐỘNG CƠ HỌC TẬP TÍCH CỰC CHO HỌC SINH
3.1. Những biện pháp................................................................................... 70
3.2. Tổ chức nghiên cứu thử nghiệm ........................................................... 71
3.2.1. Mục đích ....................................................................................... 71
3.2.2. Cách tổ chức thử nghiệm.............................................................. 71
3.2.3. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ................................................... 76
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 86
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC : Động cơ
ĐCHT : Động cơ học tập
GDCD : Giáo dục công dân
GV : Giáo viên
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
HS : Học sinh
N : Số mẫu xử lý
Q : Quận
TpHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
THPT : Trung hoc phổ thông
TV : Tivi
TB : Trung bình
% : Tỉ lệ phần trăm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Mẫu nghiên cứu.......................................................................... 42
Bảng 2.2 : Biểu hiện động cơ học tập của HS trường Marie Curie............. 43
Bảng 2.3 : Biểu hiện của nhóm ĐC lĩnh hội tri thức của HS trường
Marie Curie ................................................................................ 44
Bảng 2.4 : Hiện của nhóm ĐC xã hội của HS trường Marie Curie ............. 45
Bảng 2.5 : Biểu hiện của nhóm ĐC cá nhân của HS trường
Marie Curie ................................................................................ 47
Bảng 2.6 : Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh
trường Marie Curie..................................................................... 49
Bảng 2.7 : Biểu hiện của ĐCHT của học sinh nam và nữ .......................... 57
Bảng 2.8 : Biểu hiện của nhóm động cơ lĩnh hội tri thức theo
giới tính ...................................................................................... 59
Bảng 2.9 : Biểu hiện của nhóm động cơ xã hội theo giới tính .................... 59
Bảng 2.10 : Biểu hiện của nhóm động cơ cá nhân theo giới tính .................. 60
Bảng 2.11 : Biểu hiện của nhóm động cơ lĩnh hội tri thức theo khối
lớp............................................................................................... 61
Bảng 2.12 : Biểu hiện của nhóm động cơ xã hội theo khối lớp..................... 62
Bảng 2.13 : Biểu hiện của nhóm động cơ cá nhân theo khối lớp .................. 63
Bảng 2.14 : Sự khác nhau giữa nam và nữ về những yếu tố ảnh hưởng
đến động cơ học tập.................................................................... 64
Bảng 2.15 : Sự khác nhau giữa các khối lớp về những yếu tố ảnh
hưởng đến ĐCHT ....................................................................... 67
Bảng 3.1 : Sự tương quan học lực của học sinh ở hai lớp đối chứng
và thử nghiệm............................................................................. 72
Bảng 3.2 : Điểm kiểm tra của lớp thử nghiệm (trước và sau thử
nghiệm)....................................................................................... 77
Bảng 3.3 : Điểm kiểm tra của lớp đối chứng (trước và sau thử
nghiệm)....................................................................................... 78
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ biểu hiện các nhóm ĐCHTcủa HS trường Marie
Curie......................................................................................... 43
Biểu đồ 2.2 : So sánh về biểu hiện của động cơ học tập của học sinh
nam và nữ................................................................................. 57
Biểu đồ 2.3 : So sánh về biểu hiện của động cơ học tập theo khối lớp ........ 64
Biểu đồ 3.1 : Sự tương quan học lực của học sinh ở hai lớp đối chứng
và thử nghiệm........................................................................... 72
Biểu đồ 3.2 : So sánh kết quả điểm kiểm tra trước thử nghiệm của học
sinh ở hai lớp............................................................................ 78
Biểu đồ 3.3 : So sánh kết quả điểm kiểm tra sau thử nghiệm của học
sinh ở hai lớp............................................................................ 78
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xã hội ngày càng phát triển, sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và nền văn minh
càng cao thì nhu cầu của xã hội và con người về giáo dục chẳng hề giảm sút mà
ngày càng tăng lên theo xu thế giáo dục là cho tất cả mọi người và xã hội đang tiến
dần đến xã hội học tập. Chức năng trọng yếu của giáo dục đối với xã hội là hình
thành và phát triển nhân cách con người, giáo dục chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào
cuộc sống, nhằm bồi dưỡng những tri thức, kỹ năng...cần thiết cho xã hội, giáo dục
thực sự trở thành nhân tố then chốt cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Trong hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia, giáo dục phổ thông là nền tảng văn
hóa của một nước, là giai đọan chuẩn bị cho việc đào tạo nghề nghiệp và nguồn
nhân lực. Ở nước ta chương trình giáo dục phổ thông rất được xã hội quan tâm,
trong những năm 1990 trở lại đây nội dung chương trình có nhiều thay đổi, cải cách
cho phù hợp với sự phát triển của xã hội và xu thế chung của thế giới. Để hiệu quả
giáo dục ngày càng cao và tối ưu thì có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm, trong
đó việc kích thích động cơ học tập cũng chiếm một phần rất quan trọng.

Thực tế, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về động cơ mà trong đó
động cơ học tập là nhiều nhất. Những công trình này được nghiên cứu ở nhiều đối
tượng khác nhau: nghiên cứu động cơ học tập ở sinh viên, ở học sinh cấp II và có
một công trình nghiên cứu riêng ở học sinh lớp 6. Ngoài ra còn có công trình nghiên
cứu động cơ trong quá trình giải bài tập của học sinh lớp 10 và 11, động cơ học tập
ở người lao động...hầu hết các công trình này đều cho rằng động cơ học tập là yếu
tố chủ yếu cấu thành họat động học tập và động cơ học tập này cũng rất đa dạng:
học vì sợ ba mẹ, học để có bằng cấp, học để có tri thức...

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao. Đa số
bậc phụ huynh rất quan tâm tới việc học hành của con cái họ. Dù có làm lụng vất vả
nhưng cha mẹ vẫn cố gắng cho con mình tới trường, họ vẫn mong tri thức sẽ đem
lại cuộc sống tốt hơn cho con cái mình. Tuy nhiên không phải sự mong muốn nào
của cha mẹ cũng được thỏa mãn vì điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự nổ lực học
tập của con cái, sự tự ý thức trong quá trình học tập của chính người học. Để kết
quả học tập được tốt thì có rất nhiều yếu tố liên quan: tư chất, hoàn cảnh gia đình,
môi trường xã hội xung quanh… và một điều mà chúng ta không thể phủ nhận là sự
nổ lực, phấn đấu của chính bản thân người học. Làm sao để sự nổ lực đó xuất phát
từ động cơ bên trong của chính bản thân người học, để việc học trở thành nhu cầu
không thể thiếu đối với những ai đang ngồi trên ghế nhà trường, bởi nhu cầu là
nguồn gốc tích cực họat động của con người, nó luôn chiếm một vị trí quan trọng
trong đời sống của con người.

Cái gì đã thúc đẩy con người có hành động này hay hành động khác, cái gì đã
khiến họ bỏ nhiều công sức vào việc này hay việc kia?.. đó chính là động cơ thúc
đẩy công việc. Động cơ là vấn đề nguyên nhân bên trong thúc đẩy họat động của
con người đã được các nhà khoa học thời cổ đại đặt ra. Bởi vì trong bất kỳ hoạt
động nào, khi diễn ra cũng có động lực thúc đẩy- được hiểu như là động cơ của hoạt
động.

Có thể nói việc tìm hiểu động cơ học tập của các em học sinh là rất cần thiết.
Đặc biệt là lứa tuổi cuối cấp. Từ đó các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ sẽ có hướng
điều chỉnh, tác động đến việc học tập của các em một cách hiệu quả hơn góp phần
cho xã hội ngày càng phát triển. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Những yếu tố ảnh
hưởng đến động cơ học tập của học sinh trường THPT Marie Curie, Quận 3, TP
HCM” làm vấn đề nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

 Tìm hiểu động cơ học tập và những biểu hiện của động cơ học tập của các
em học sinh trường THPT Marie Curie, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

 Tìm hiều những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của các em học sinh
 Đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành động cơ học tập của học sinh.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về động cơ học tập, một số đặc điểm tâm
lý lứa tuổi học sinh PTTH

o Một số vấn đề về động cơ học tập.


o Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT có ảnh hưởng đến động cơ học
tập.

 Nghiên cứu thực trạng

o Khảo sát những biểu hiện động cơ học tập của học sinh.
o Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh.

 Đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành động cơ học tập của học sinh

4. Giả thuyết nghiên cứu

Nếu tìm hiểu đầy đủ những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh
thì sẽ có nhiều biện pháp tác động đến việc học của các em nhằm nâng cao hiệu quả
trong quá trình dạy và học

5. Phương pháp nghiên cứu

 Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc sách, phân tích-tổng hợp tài
liệu

 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

o Phương pháp Anket: Dùng bảng câu hỏi điều tra dành riêng cho đối
tượng nghiên cứu.
o Phương pháp quan sát: quan sát thái độ của học sinh khi trả lời các câu
hỏi ở phiếu điều tra, quan sát thái độ cư xử của các học sinh với nhau.
o Phương pháp trò chuyện: trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn, học sinh và phụ huynh học sinh của các lớp cần nghiên cứu.
o Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thông kê.

6. Khách thể nghiên cứu

 Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu là 300 học sinh ở 3 khối: lớp
10, lớp 11, lớp 12 ở trường THPT Marie Curie, Quận 3,Tp HCM.

 Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của
học sinh trung học phổ thông Marie Curie, Quận 3, Tp. HCM.

7. Giới hạn đề tài

 Đề tài này chỉ nghiên cứu động cơ học tập ở học sinh trường THPT Marie
Curie, Quận 3, TP. HCM.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


1.1.1. Một số quan điểm phi Mác-xít về động cơ
Động cơ là vấn đề nguyên nhân bên trong thúc đẩy hoạt động con người đã
được các nhà khoa học thời cổ đại đặt ra. Nhưng trong buổi đầu của nền văn minh
nhân loại, các nhà khoa học chỉ có thể đi đến những giả thuyết thiếu cơ sở khoa học
để chứng minh nó một cách rõ ràng.
Socrate (469-339) một triết gia của Hy Lạp cổ đại đã từng phát biểu “Tôi biết
chắc một điều là tôi không biết gì cả”. Theo ông, từ chỗ “chưa biết gì” thúc đẩy con
người hoạt động nhận thức.
Aristote (384-222) tác giả của cuốn Tâm lý học đầu tiên “Bàn về tâm hồn” đã
xem “Ước muốn cùng với trí tuệ là những năng lực của tâm hồn đưa tới hoạt động”.
Trải qua hàng chục thế kỉ không có tác giả nào nghiên cứu động cơ một cách
đúng đắn do chưa có một cơ sở lý luận có liên quan rõ ràng. Mãi đến đầu thế kỷ
XX, cùng với việc xuất hiện các dòng phái tâm lý học khách quan, vấn đề động cơ
mới được các tác giả để ý đến.
Tâm lý học hành vi của Watson (1873-1958) chỉ quan tâm đến những sự kiện,
hành vi bên ngoài mà không xét đến yếu tố tiềm ẩn đằng sau nó, thúc đẩy hoạt động
của con người. Chủ nghĩa hành vi coi hoạt động của con người chỉ là một dòng
phản ứng S R. Theo lý thuyết này, khi có kích thích (S) thì tất yếu có phản ứng
(R) và khi biết yếu tố này có thể suy ra được yếu tố kia và ngược lại. Để bổ sung
vào công thức S R của lí thuyết hành vi cổ điển của Watson, K.Hull và E.Tolman
đã bổ sung vào công thức trên bằng “yếu tố trung gian”. Theo các tác giả này, cái
quy định (động cơ) của phản ứng vẫn là kích thích vật lý từ bên ngoài vào nhu cầu
cơ thể lúc kích thích đó.
6

Cả chủ nghĩa hành vi cổ điển lẫn chủ nghĩa mới đều mắc phải sai lầm là đã sinh
vật hóa con người, “xóa mọi ranh giới có tính nguyên tắc giữa động vật và hành vi
con người”, đồng nhất tâm lí con người với tâm lí động vật. Các tác giả này chưa
giải thích được nguyên nhân nào thúc đẩy con người thực hiện các hành động.
Động cơ theo tâm lý học Ghestalt (hay còn gọi là tâm lý học cấu trúc) ra đời bởi
ba nhà khoa học M.Wertheimer (1880-1943), V.Kohler (1887-1967) và K.Kofka
(1886-1941). Trường phái này nghiên cứu về tri giác và một ít về tư duy. Riêng
K.Lewin nghiên cứu về nhân cách. Những nhân tố này ít được nhận thức nhưng
tương đối có hiệu quả, nó qui định việc lựa chọn hành động, phương thức và mục
đích của con người, có ý nghĩa là hình thành nên động cơ của hoạt động.
Lewin và các cộng sự của ông mới chỉ nói đến những dấu hiệu đặc trưng của
tiến trình vận động của động cơ, đến những yếu tố tâm lý đã ảnh hưởng tới tiến
trình đó làm động cơ mạnh lên và yếu đi. Lewin đã coi thường kinh nghiệm của con
người đánh giá thấp những đặc điểm của nhân cách, nhu cầu đã có ở người đó.
Thiếu sót của Lewin là chỉ mới chú ý đến mặt cơ động của động cơ mà chưa chú ý
đến mặt nội dung của nó. Ông còn phủ nhận vai trò của những tác động bên ngoài
trong việc hình thành hành động cơ.
Phân tâm học của S.Freud xem con người có hai loại bản năng: bản năng sống
và bản năng chết. Theo tác giả này, đời sống con người do bản năng tình dục
(libido) chi phối tất cả mọi hoạt động. Năng lượng ấy thoát ra ngoài những dạng
hoạt động khác nhau. Nếu nhu cầu về bản năng ấy không được thỏa mãn, con người
sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng.
Atler không chấp nhận luận điểm của Freud về tính không thay đổi của bản năng
trong quá trình lịch sử phát triển của xã hội loài người cũng như trong đời sống cá
thể. Ông cho rằng văn hóa xã hội có ảnh hưởng đến tâm lí con người thể hiện ở
động cơ hoạt động. Đối với Horney, lo sợ của đứa trẻ khi mới ra đời sau này vẫn
tiếp tục ảnh hưởng đến động cơ. Động cơ của con người có nguồn gốc từ hiện thực
mà được sinh ra từ những biểu tượng chủ quan. Vô thức là động cơ hành vi con
người, quy định những hình thức động cơ cụ thể của cuộc sống thực.
7

Phân tâm học xem nguồn gốc năng lượng là cái trừu tượng khó biết được, đề cao
vô thức, phủ nhận vai trò của ý thức.
1.1.2. Quan niệm của tâm lý học Mác_Xít về động cơ
Nền tâm lý học Mác_xít là cơ sở phương pháp luận của tâm lý học nước ta, vì
vậy để nghiên cứu về con người mà trước hết là động cơ ta cần phải có quan niệm
đúng đắn. Tâm lý học Mác_xít xem con người là sản phẩm lịch sử, xã hội, là thực
thể mang bản chất xã hội bao gồm những phẩm chất, những thuộc tính có ý nghĩa
được hình thành trong quá trình lao động (hoạt động sản xuất) và do kết quả của sự
tác động qua lại giữa người với người trong xã hội. Ở đây không quá đề cao mặt xã
hội cũng chằng phủ nhận yếu tố sinh học của con người. K.Marx đã chỉ ra rằng
“con người là một thực thể tự nhiên trực tiếp. Với tư cách là một thực thể tự nhiên,
con người được phú cho những sức mạnh tự nhiên, những sức sống trở thành thực
thể tự nhiên hoạt động”.
Trong luận cương về Phơ_Bách, Marx viết: “…Bản chất của con người không
phải cái gì trừu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt, trong tính thực hiện của
nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Và nếu: “Con người có
xác mà không hồn thì đâu còn là con người! Và ngay cả người bình thường thì cuộc
sống bản năng cũng được ý thức hóa”.
Con người không phải là cái túi đựng đầy phản xạ và hoạt động, không phải là
dòng phản ứng, cử động sống mà là một dòng hoạt động. Trong đó bao gồm cả
“dòng tư tưởng”, “dòng ý thức”, đơn vị cuộc sống là từng hoạt động cụ thể
(A.N.Leontiev) được hiểu là một tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối
tượng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là
cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể. Nói đơn giản hơn, hoạt động bao gồm cả hành vi,
lẫn tâm lý, ý thức, công việc chân tay và công việc trí óc. Như vậy trong khi tạo ra
và chiếm lĩnh các quan hệ xã hội, con người hình thành nên bộ mặt tâm lý, hình
thành động cơ.
Ngay từ năm 1926, L.S.Vugotxki đã xác định phải xây dựng “một khoa học về
hành vi của con người xã hội”. Mặc dù chưa nói đến động cơ hành vi của con
8

người, nhưng ông đã xác định cơ sở lí luận và phương pháp luận làm nền tảng cho
hàng loạt công trình nghiên cứu về động cơ hoạt động của con người.
X.L. Rubinstein đã viết: “hành động ý chí nhất thiết bao hàm động cơ cho nên
có thể phân biệt mức độ của hành động ý chí tùy thuộc vào tính chất của những
động cơ chủ đạo của chúng”. Theo ông thì động cơ ý chí có thể bắt nguồn những từ
ham muốn, nhu cầu, cảm xúc cũng như từ những lợi ích, tư tưởng nhận thức, những
nhiệm vụ mà đời sống xã hội đã đặt ra trước con người.
Còn Uznadze lý giải hành vi con người theo lý thuyết tâm thế. Ông không tán
thành việc đưa khái niệm “đấu tranh động cơ” vào tâm lý học. Vì theo ông, mọi
hành vi chỉ có một động cơ đem lại ý nghĩa cho hành vi đó. Quan điểm của ông bị
các nhà tâm lý học phê phán, vì động cơ của con người bao gồm một hệ thống. Khi
thực hiện một hoạt động bất kỳ bao giờ cũng có sự đấu tranh giữa các động cơ đó.
Tuy nhiên, ông đã vạch ra được những hiểu biết mới về khái niệm nhu cầu, quan
niệm về các dạng nhu cầu, mối liên hệ của chúng với hành vi con người, tương
quan giữa hành vi và tâm thế.
P.M.Jakobson cho rằng: “con người thực hiện hoạt động này hay hoạt động khác
vì nó đã đặt ra cho mình mục đích chung hoặc mục đích cụ thể. Ông phân biệt chủ
nghĩa hành vi theo nghĩa hẹp đó là những động cơ của hành vi cụ thể, còn trong
nghĩa rộng động cơ hành vi là tổng hòa những yếu tố tâm lý quyết định hành vi của
con người nói chung.
V.S.Merlin xem động cơ là nhu cầu, nó biểu thị mối quan hệ giữa con người với
sự vật hiện tượng. Mỗi động cơ đều có hai khía cạnh kích thích hoạt động và thái độ
cảm xúc.
Quan điểm của Leontiev được phân tích sâu sắc và có sức thuyết phục hơn.
Theo ông đối tượng đáp ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác nằm trong hiện thực
khách quan. Khi chúng bộc lộ ra và được chủ thể nhận biết (hình dung ra, hiểu ra...)
thì có được chức năng thúc đẩy, chức năng hướng dẫn hoạt động tức là trở thành
động cơ.
Theo ông động cơ có hai chức năng:
9

 Thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động.


 Tạo cho hoạt động một ý chủ quan- ý chính là một hình thức động cơ đặc thù
phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể với hiện tượng khách quan.
Mỗi hoạt động có nhiều động cơ chi phối. Chúng hợp lại tạo thành hệ thống thứ
bậc các động cơ. Con người hướng hoạt động vào đối tượng nào điều đó phụ thuộc
vào động cơ nào chiếm ưu thế.
Ông chia động cơ làm hai loại:
 Động cơ tạo ý: gán cho hoạt động một hàm ý nhân cách
 Động cơ kích thích: là những động cơ làm “hoạt hóa” hoạt động.
Theo ông sự phân chia và mối tương quan giữa hai động cơ này chỉ mang tính
chất tương đối. Trong trường hợp, nó là động cơ tạo ý nhưng trong trường hợp khác
nó lại là động cơ kích thích. “Các động cơ tạo ý bao giờ cũng chiếm một vị trí thứ
bậc cao mặc dù chúng không trực tiếp có tính chất gợi cảm xúc hoặc đứng khuất sau
ý thức”.
Theo ý kiến đánh giá chung của các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) thì những
nghiên cứu về mặt lý luận về động cơ của A.N.Leontiev là đầy đủ và rõ ràng nhất,
là tiêu biểu cho dòng phái tâm lý học Mác-xít trong giai đoạn hiện nay. Những kết
quả nghiên cứu của ông đã được nhiều nhà tâm lý học trên thế giới vận dụng và
phát triển lên.
1.1.3. Một số công trình nghiên cứu về động cơ học tập
Việc nghiên cứu động cơ học tập có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất quan trọng,
nó cho phép thiết lập cơ sở khoa học để xác định những phương tiện và phương
pháp có hiệu quả tác động đến việc học của học sinh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
động cơ học tập của học sinh đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà tâm lý học trên thế
giới. Có thể hệ thống lại như sau:
Các nhà tâm lí học tư sản cho rằng: Những yếu tố của động cơ học tập bao gồm
không chỉ yếu tố bên trong mang tính chủ quan mà còn cả những yếu tố bên ngoài
khách quan. Người đại diện cho thuyết Hành vi – E.Thordike nhìn nhận động cơ
học tập như là một kích thích hướng hành vi đạt tới kết quả.
10

R.Woodworth cho rằng: ở học sinh có những kích thích đối với hoạt động học
tập, đây là kích thích chuyên biệt mang tính người và được xuất hiện từ hành động
của trẻ trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
J.Bruner quan niệm “động cơ học tập”- cái bắt buộc học sinh phải học, có thể
được quyết định bởi những mục đích nằm ngoài hoạt động học tập (như thái độ của
cha mẹ đối với việc học như là phương tiện để có tương lai...) và cũng có thể do
những kích thích nằm ngay trong hoạt động học tập. Sự phân biệt các loại động cơ
học tập của J.Bruner khá gần gũi với quan điểm của các nhà tâm lý học Mác xít.
Nhìn chung quan điểm trên đây của các nhà tâm lý học phương tây đã có một
cách nhìn bao quát đối với vấn đề “động cơ học tập”. họ đã đưa cả yếu tố chủ quan
(con người) và yếu tố khách quan (đối tượng) vào nghiên cứu. Nhưng khi giải quyết
mối quan hệ giữa hai yếu tố này thì họ lại không thấy vai trò của yếu tố khách quan
trong sự phát triển tâm lý người trong quá trình hoạt động.
Theo các nhà tâm lý học, động cơ học tập được quan niệm như là những kích
thích mà con người ý thức được. X.L.Runbinstein khi phân tích động cơ học tập,
ông cho rằng: cần phải tìm ở mỗi giai đoạn phát triển lứa tuổi học sinh những động
cơ thích hợp. Tác giả đã mô tả các loại động cơ học tập biểu hiện ra bên ngoài thông
qua hứng thú của học sinh. Ông hiểu động cơ học tập như là mối quan hệ của trẻ đối
với động cơ học tập, là cái thúc đẩy trẻ học tập. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại
mô tả các loại động cơ học tập trên bình diện chủ quan, mà tác giả chưa chú ý đến
mặt khách quan của động cơ học tập- cái phản ánh bản chất của động cơ học tập.
Từ năm 1946, A.N.Leontiev đã có công trình “Sự phát triển động cơ học tập của
học sinh”, ở đó ông đã định nghĩa động cơ học tập như là sự định hướng của trẻ tới
việc lĩnh hội những tri thức, nhận được điểm tốt, cũng như sự ngợi khen của cha
mẹ, giáo viên. Theo ông, hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi nhiều
động cơ khác nhau, những động cơ này tạo thành một cấu trúc xác định, một thứ
bậc của kích thích, trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản một số động cơ
khác là phụ thứ yếu. Trong công trình nghiên cứu của mình, ông chia động cơ thành
động cơ “hiểu biết” và động cơ “hành động”. Động cơ “hiểu biết” trong những điều
11

kiện nhất định nào đó sẽ trở thành động cơ “hành động”. Ông cho rằng trong quá
trình học tập của học sinh chỉ có kết quả tốt khi học sinh có thái độ cần thiết đối với
quá trình đó. Vì vậy, theo ông thì việc giáo dục động cơ học tập không thể tách rời
khỏi cuộc sống và hoạt động của học sinh.
L.I.Bozhovic và cộng sự của bà đã đặt ra vấn đề tìm hiểu và phát triển quan hệ
của học sinh đối với hoạt động học tập về mặt tâm lý học. Mối quan hệ đó là “tổng
thể các động cơ mà nó xác định hoạt động học tập của học sinh”. Tác giả xem xét
động cơ học tập của trẻ như những nhu cầu, những khát vọng. Nhờ có những quan
hệ đó mà hoạt động học tập có được sức kích thích. Hoạt động học tập của học sinh
được xác định bằng động cơ học tập và có thể chia thành hai phạm trù lớn:
 Phạm trù thứ nhất: Xu hướng và nhu cầu của trẻ được nảy sinh từ tình thế
cuộc sống và có quan hệ với khuynh hướng cơ bản của nhân cách.
 Phạm trù thứ hai: Bao gồm các động cơ được nảy sinh ngay trong quá trình
học tập và là thành tố quan trọng trong quan hệ của trẻ với việc học tập. Đó là
hứng thú học tập, sự thỏa mãn mà nó làm tăng sức lao động ở học sinh, cường
độ hoạt động trí tuệ, sự khắc phục khó khăn...
L.I.Bozhivic cùng với M.X.Morodova và L.X.Slavina đã tiến hành nghiên cứu
“Sự phát triển động cơ học tập của học sinh Liên Xô” bắt đầu từ trẻ mẫu giáo cho
đến cuối lớp cuối cấp phổ thông trung học. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động
học tập ở trẻ không phải chỉ do một động cơ duy nhất thúc đẩy mà luôn luôn được
thúc đẩy bởi một nhóm động cơ khác nhau về ý nghĩa. Các động cơ học tập này
luôn biến đổi phụ thuộc vào lứa tuổi, vào mục đích cuộc sống đặt ra và phụ thuộc
vào mối quan hệ của trẻ với chính quá trình học tập. Các tác giả đã phân chia ra ba
giai đoạn phát triển động cơ học tập ở học sinh:
 Giai đoạn thứ nhất: Khi trẻ bắt đầu đi học đến lớp một và một phần lớp hai:
động cơ xã hội chiếm ưu thế ở học sinh.
 Giai đoạn thứ hai: Trẻ từ lớp ba, bốn đến hết lớp sáu, bảy: kích thích chiếm
ưu thế là tình cảm đạo đức.
12

 Giai đoạn thứ ba: Những lớp còn lại: ở giai đoạn này động cơ học tập được
xác định bởi hứng thú nghề nghiệp.
Ngoài ra các tác giả còn nghiên cứu đặc điểm. mối quan hệ của học sinh đối với
điểm số. Đối với học sinh điểm số có ba vấn đề quan trọng:
 Vị trí ở lớp học và trong trường
 Nghề nghiệp trong tương lai
 Chỉ số tri thức
Kết quả nghiên cứu cho thấy động cơ học tập có ý nghĩa quan trọng đối với học
sinh ở một giai đoạn nhất định của sự phát triển.
L.I.Bozhovic cùng với các cộng sự đã xem xét động cơ học tập trong quá trình
quan hệ qua lại của trẻ với hiện thực xung quanh.
A.K.Marcova nghiên cứu sâu sắc vấn đề “động cơ học tập của học sinh”, Bà
khẳng định: Động cơ học tập là một lĩnh vực phức tạp quyết định hành vi của học
sinh, lĩnh vực này được hình thành từ nhiều yếu tố luôn luôn thay đổi và thâm nhập
vào những mối quan hệ lẫn nhau. Theo bà, để nghiên cứu về động cơ phải:
 Phân tích nội dung hoạt động học tập
 Phân tích sự định hướng của học sinh vào nhiệm vụ và phương pháp thể
hiện.
Theo tác giả có thể chia động cơ học tập làm hai nhóm, mỗi nhóm lại chia thành
các mức độ sau:
 Nhóm thứ nhất: Những động cơ nhận thức gồm:
o Những động cơ nhận thức rộng
o Những động cơ học tập_ nhận thức
o Những động cơ tự đào tạo.
 Nhóm thứ hai: Những động cơ xã hội gồm
o Loại động cơ xã hội rộng rãi
o Loại động cơ xã hội hẹp
o Loại động cơ hợp tác xã hội chủ nghĩa.
Theo bà muốn phát triển nhân cách hài hòa cần phải kết hợp các loại động cơ.

You might also like