You are on page 1of 233

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-----------------------

NGUYỄN THỊ THANH MAI

VĂN HÓA PHẬT GIÁO


TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở ĐÀI LOAN,
TRUNG QUỐC

Ngành: VĂN HÓA HỌC


Mã số: 62.31.06.40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1.PGS.TS. TRẦN HỒNG LIÊN
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1.PGS.TS. PHẠM ĐỨC THÀNH
2.PGS.TS. TRẦN VĂN ÁNH
PHẢN BIỆN:
1.PGS.TS.TRƯƠNG VĂN CHUNG
2.PGS.TS. PHẠM ĐỨC THÀNH
3.PGS.TS. TRẦN THỊ THANH VÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu luận án này là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn
khoa học.
MỤC LỤC

DẪN NHẬP ............................................................................................................. ..1

1.Lý do chọn đề tài nghiên cứu ................................................................................ 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 3


2.1. Về Phật giáo Đài Loan và cộng đồng người Việt Nam ở Đài Loan ............ 3

2.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến đề tài ..................... 3

2.3. Các công trình nghiên cứu tại nước ngoài liên quan đến đề tài .................. 4

2.4. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ...................... 8

3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 9

3.1 Mục đích chung .............................................................................................. 9

3.2 Mục đích cụ thể .............................................................................................. 9

4.Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 10

5.Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 10

6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 11

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 13


7.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 13

7.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 13

7.3.Những đóng góp mới của luận án ............................................................... 13

8. Bố cục của luận án............................................................................................... 14

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN , TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO


ĐÀI LOAN VÀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM HƯỚNG ĐẾN ĐẠO PHẬT
Ở ĐÀI LOAN .......................................................................................................... 15
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 15
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 15

1.1.2. Quan điểm tiếp cận .................................................................................. 19

1.1.3.Các lý thuyết tiếp cận ................................................................................... 20

1.1.4 Khung phân tích ....................................................................................... 22

1.2. Tổng quan về Văn hóa Phật giáo ở Đài Loan ................................................ 25
1.2.1.Văn hóa Phật giáo chính thống ở Đài Loan…………….…………………………..25
1.2.2.Văn hóa Phật giáo nhân gian thế kỷ XXI ở Đài Loan……………………………..25

1.3. Tổng quan về cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài
Loan .......................................................................................................................... 28
1.3.1. Nguồn gốc xuất cư ................................................................................... 28

1.3.2. Dân tộc, dân số, và nơi định cư ............................................................... 29

1.3.3. Nghề nghiệp và đời sống kinh tế.............................................................. 31

1.3.4. Quan hệ xã hội cộng đồng ....................................................................... 33

1.3.5. Sinh hoạt Tôn giáo, Nghi lễ ..................................................................... 34

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN CỦA
NGƯỜI VIỆT NAM HƯỚNG ĐẾN ĐẠO PHẬT Ở ĐÀI LOAN.................... 38

2.1. Văn hóa Phật giáo trong đời sống của nam giới hướng đến đạo Phật tại Đài
Loan. ......................................................................................................................... 39
2.1.1. Văn hóa Phật giáo trong quan hệ vợ chồng ............................................ 40

2.1.2. Văn hóa Phật giáo trong công việc ......................................................... 46

2.2. Văn hóa Phật giáo trong đời sống hôn nhân của nữ giới Việt Nam hướng
đến đạo Phật tại Đài Loan ..................................................................................... 54
2.2.1. Mặt tốt trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo vào cuộc sống hôn nhân .......... 54

2.2.2. Mặt hạn chế trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo vào cuộc sống hôn nhân .. 63
2.3. Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam lao động hướng đến
đạo Phật tại Đài Loan ............................................................................................. 73
2.3.1. Điểm mạnh trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo của lao động Việt Nam
hướng đến đạo Phật đối với công việc ............................................................ 74

2.3.2. Mặt hạn chế trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo của lao động Việt Nam
hướng đến đạo Phật đối với công việc ............................................................ 79

2.4. Văn hóa Phật giáo trong đời sống của du học sinh Việt Nam hướng đến đạo
Phật tại Đài Loan.................................................................................................... 84
2.4.1. Văn hóa Phật giáo trong môi trường học tập của du học sinh Việt Nam tiếp cận
đạo Phật tại Đài Loan .......................................................................................... 84

2.4.2. Văn hóa Phật giáo trong đời sống của du học sinh đến với đạo Phật...... 92

CHƯƠNG 3:VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI
VIỆT NAM HƯỚNG ĐẾN ĐẠO PHẬT Ở ĐÀI LOAN ........................................ 101

3.1. Hoạt động từ thiện “Bố thí” của cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo
Phật tại Đài Loan ................................................................................................. 103
3.1.1. Ý nghĩa hạnh bố thí theo hệ phái Nam tông và Bắc tông của Phật giáo........ 103

3.1.2. Mặt tốt và mặt chưa tốt trong việc làm từ thiện của cộng đồng người Việt
Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan…………………………………………........110
3.2. Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội ....................................... 118

3.2.1. Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội của cộng đồng người
Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan .................................................. 118

3.2.2.Những đóng góp an sinh xã hội của cộng đồng người Việt Nam tại Đài
Loan ............................................................................................................... 122

3.3. Nghi lễ - lễ hội trong đời sống của cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan

................................................................................................................................. 125
3.3.1. Trong lễ Vu Lan .................................................................................... 125
3.3.2. Trong lễ Phật Đản ................................................................................ 136

3.4. Đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội của cộng đồng người Việt Nam
hướng đến đạo Phật ở Đài Loan. ........................................................................ 141
3.4.1.Đạo đức Phật giáo trong đời sống cá nhân và xã hội hiện đại .............. 142

3.4.2.Sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo đức Phật giáo đến đời sống xã hội ....... 149

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 159

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 168

PHỤ LỤC ........................................................................................................................................................................... 1


1

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu


Đài Loan là một vùng lãnh thổ đã thu hút người Việt Nam đến sinh sống cũng
như học tập, lao động, và lấy chồng khá đông. Nhất là gần đây cộng đồng người Việt
Nam đi theo Phật giáo hiện đang là điểm nóng tại Đài Loan. Chính vì thế, các nhà
nghiên cứu về Phật giáo trên thế giới cũng như tại Đài Loan đều muốn tìm hiểu về
cộng đồng người Việt Nam ảnh hưởng Phật giáo tại lãnh thổ này. Để nghiên cứu về
họ quả rất khó khăn, vì ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Hoa của họ còn giới hạn, một số
người Việt Nam chưa có Quốc tịch hay hết hạn thẻ thường trú đang bỏ trốn ở lại Đài
Loan để lao động bất hợp pháp, vì thế để tiếp cận toàn diện người Việt Nam tại đây
là vấn đề cực kỳ khó khăn.
Hiện tại, trên khắp lãnh thổ Đài Loan đều có người tham gia đến chùa hoặc
đạo tràng của người Việt Nam, chính vì thế người Việt Nam có thể tìm được nơi tu
tập tại chùa khi gặp khó khăn về vật chất lẫn tinh thần. Chùa là nơi đã giúp họ từ bỏ
nỗi khổ trở về niềm an vui trong cuộc sống. Có thể thấy, trên tivi hoặc các mạng xã
hội ở Đài Loan, việc người Việt Nam hướng đến đạo Phật tham gia vào các hoạt động
xã hội của Phật giáo cho thấy được sự du nhập của Phật giáo vào cộng đồng người
Việt Nam ngày càng nhiều và phát triển mạnh mẽ, vì xã hội Đài Loan quan tâm giúp
đỡ những cộng đồng dân cư mới hòa nhập vào đời sống văn hóa của họ, mà nhất là
Phật giáo, bởi Phật giáo ở Đài Loan rất thịnh hành và vì Phật giáo luôn khuyên con
người hướng đến điều thiện, vì vậy việc tìm hiểu về người Việt Nam đi theo Phật
giáo là điều cần thiết.
Phật giáo là một Tôn giáo lớn nên đã trở thành đề tài nghiên cứu thu hút sự
quan tâm của các nhà khoa học xã hội. Rất nhiều quốc gia có trung tâm nghiên cứu
về đạo Phật. Số lượng sách chuyên khảo, bài tạp chí và tài liệu về Văn hóa Phật giáo
cũng không ngừng tăng lên, không kém phần phong phú, đa dạng. Nhưng qua các tài
liệu tham khảo mà tác giả thu thập được chỉ tìm thấy thống kê số lượng về người Việt
2

Nam qua Đài Loan là nữ giới (cô dâu), lao động, du học sinh, nam giới (định cư) tại
Đài Loan. Cho đến năm 2018 có 1 công trình tại Phật Quang Sơn thống kê về số
lượng người Việt Nam tham gia đến chùa Việt Nam tại thành phố Đài Trung khi tham
gia vào lễ hội Phật Đản và Vu Lan báo hiếu. Chính vì thế cho đến nay chưa có một
công trình nào nghiên cứu về Văn hóa Phật giáo trong đời sống người Việt Nam ảnh
hưởng Phật giáo ở Đài Loan, Trung Quốc. Từ đó, tác giả viết luận án mong muốn
được tiếp bước những nhà nghiên cứu đi trước để nghiên cứu bổ sung về phương diện
Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam tại Đài Loan, Trung Quốc,
đem đến góc nhìn toàn diện hơn về Văn hóa Phật giáo Đài Loan qua người Việt
Nam.
Luận án đi sâu phân tích ảnh hưởng của Văn hóa Phật giáo đến đời sống vật
chất và tinh thần người Việt Nam tại Đài Loan, cụ thể là về văn hóa xã hội, đạo đức,
an sinh, từ thiện…lối sống, lẽ sống,... văn hóa ứng xử cá nhân, lãnh đạo với cán bộ
công nhân viên và người lao động, lao động với đồng nghiệp, lao động ứng xử với
công việc, ứng xử trong việc sử dụng và bảo quản tài sản chung… để có thể nhận
thấy dấu ấn văn hóa Phật giáo cá nhân tác động đến đời sống văn hóa xã hội của
người Việt Nam ở Đài Loan, ảnh hưởng tới người Việt Nam rõ nét. Kết quả nghiên
cứu sẽ góp phần cung cấp nguồn dữ liệu cập nhật, làm sáng rõ hơn văn hóa Phật giáo
trong đời sống cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan.
Khi chọn nghiên cứu văn hóa Phật giáo trong đời sống của cộng đồng người
Việt Nam đang học Phật tại Đài Loan, chúng tôi nhận thấy sẽ có nhiều khía cạnh cần
đặt ra để xem xét, như đặc điểm Phật giáo Đài Loan; những vấn đề khó khăn trong
cuộc sống mới của người Việt Nam tại Đài Loan… Từ đó có thể giúp nhìn rõ giá trị
văn hóa Phật giáo đã ảnh hưởng đến đời sống của người Việt Nam như thế nào.

Luận án Văn hóa Phật giáo trong đời sống người Việt Nam ở Đài Loan, Trung
Quốc là đề tài sẽ góp phần làm rõ được đời sống tâm linh của người Việt Nam tại Đài
Loan, giúp hiểu hơn về đời sống văn hóa và sinh hoạt văn hóa Phật giáo. Từ đó, có
thể làm tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam hướng
đến đạo Phật ở Đài Loan.
3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Những nghiên cứu liên quan đến đề tài này cho đến nay còn rất hạn chế. Các
nghiên cứu cập nhật gần đây nhất chỉ có thể tìm thấy trong thống kê về số lượng
người Việt Nam là cô dâu, lao động, du học sinh tại Đài Loan. Đến nay, chưa có công
trình nào nghiên cứu về văn hóa Phật giáo trong đời sống cộng đồng người Việt Nam
thực hành giáo lý Phật giáo vào đời sống ở Đài Loan, Trung Quốc.
2.1. Về Phật giáo Đài Loan và cộng đồng người Việt Nam ở Đài Loan
Tuy đã được đề cập ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng vẫn chưa có công trình
nào nghiên cứu sâu về Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam hướng
đến đạo Phật ở Đài Loan, Trung Quốc. Ngoài công trình năm 2018 thống kê số lượng
người Việt Nam đến tham gia Lễ Phật Đản và Vu Lan Báo Hiếu.
Do người Việt Nam tại Đài Loan không trở thành một cộng đồng sống tập
trung, nên khó có thể thống kê số người Việt Nam ảnh hưởng đạo Phật ở Đài Loan,
chính vì thế mà những nghiên cứu liên quan đến đối tượng này còn hạn chế, những
nghiên cứu cập nhật gần đây nhất chỉ có thể tìm thấy trong những điều tra xã hội học
về đối tượng người nhập cư nói chung. Có thể kể đến một số công trình dưới đây:
2.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến đề tài
Trong bài nghiên cứu: (Phan An, Phan Quang Thịnh & Nguyễn Quới, 2004, tr
8-9) “Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan”: NXB Trẻ, TP.Hồ Chí Minh,
chủ yếu thống kê số lượng cô dâu Việt Nam lấy chồng Đài Loan của Cục Lãnh sự
Bộ Ngoại giao Đài Loan từ năm 1994 đến năm 2000, ngoài ra còn có số lượng các cô
dâu ở Đông Nam Á cũng tăng khá nhanh. Năm 1994, cô dâu người Việt Nam chiếm
10,8%, năm 1995 chiếm 26,0%, năm 1997 là 36,7%, năm 1998 là 52,3%, năm 1999
là 54,8% và năm 2000 là 61,6%.
-Trong tạp chí Phật giáo Việt Nam, (Nguyễn Minh Ngọc, 2006, tr.6), số 6,
“Vài nét về Phật giáo tại Đài Loan”. Tác giả giới thiệu cơ bản những tương đồng,
khác biệt của Phật giáo Việt Nam và Đài Loan. Tác giả còn giới thiệu về việc đào tạo
Tăng Ni và Phật tử, cách thờ phụng của Phật giáo tại Đài Loan.
4

- Trong tạp chí khoa học, Đại Học Cần Thơ (Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn
Văn Nhiều Em & Nguyễn Thị Bảo Ngọc 2012, tr.190, “Nghiên cứu Phụ nữ lấy chống
Đài Loan và Hàn Quốc ở Đồng bằng sông Cửu Long”, các tác giả chủ yếu phân tích
những nhân tố đã ảnh hưởng đến hôn nhân Việt Nam – Đài Loan và Hàn Quốc qua
việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hôn nhân quốc tế, đặc biệt trong trường
hợp cô dâu Việt Nam lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc ngày càng tăng.
-Trong bài nghiên cứu hội thảo quốc tế, Phật giáo Châu Á và Việt Nam trong
tiến trình phát huy văn hóa dân tộc. (Thích Triệt Định), 2013,tr 106. Hiện Đại Hóa
Hoằng Pháp- lấy Phật giáo Nhân gian làm thí dụ. Bài này chủ yếu nói về Phật giáo
Đài Loan hướng vào xã hội, gần gũi nhân dân và nhập thế vào trong đời sống,
làm cho nhân dân có thể nhận biết, tiếp nhận và vận dụng Phật pháp.
-Trong bài nghiên cứu hội thảo quốc tế, Phật giáo Châu Á và Việt Nam trong
tiến trình phát huy văn hóa dân tộc. (Trương Văn Khải). 2013, tr 303. Sự kế thừa và
điển hình “ Niết Bàn Trần Gian” của Đài Loan- lấy pháp sư Thánh Nghiêm làm mẫu.
Bài này chủ yếu đề cập việc Phật pháp đi sâu vào mỗi cá nhân và mở rộng tới từng
gia đình, xã hội, cảm hóa lòng người bằng nhiều phương diện khác nhau, giúp họ dễ
nhận thức được Phật pháp.
2.3. Các công trình nghiên cứu tại nước ngoài liên quan đến đề tài
-Trong tạp chí New York, (Henry Kamm, 1981, Tr.22), Với Bài Viết
“Taiwan’s Aid To Refugees Goes Unrecognized” đã đưa ra con số thống kê vào tháng
12 năm 1985, Đài Loan tiếp nhận 13,800 người Việt Nam nhập cư vào quốc đảo này;
trong đó có 13,000 người Việt gốc Hoa mà phần lớn là đến từ thành phố Hồ Chí
Minh. Một số người Việt Nam bay từ bán đảo Đông Dương, quá cảnh tại Bangkok,
số này được sắp xếp bởi Hội Chữ thập đỏ. Số còn lại là những người nhập cư qua
đường biển và du học sinh (học sinh du học).
-Trong sách xuất bản năm, (uma a. Segal, doreen elliott & nazneen s.
Mayadas, 2009, tr.346) “immigration worldwide: policies, practices, and trends”.
Xu hướng và thực tiễn Chính sách Nhập cư trên toàn thế giới:Trước những năm 1995
5

thì số lượng người nhập cư vào Đài Loan không nhiều, theo chính sách mở cửa cho
phép người nhập cư nhập quốc tịch Đài Loan, thì cho tới cuối năm 1995 mới chỉ có
khoảng 100 người có đủ điều kiện nhập cư, nhưng con số này gia tăng nhanh chóng
trong những năm tiếp theo. Năm 1998, có 3,684 người nhập cư được nhập quốc tịch
và tới năm 2000 thì con số này lên tới 5,198 người. Sự tăng trưởng kinh tế Đài Loan
giai đoạn 2001–2002 càng khiến xu hướng này phát triển mạnh mẽ. Tới năm 2007,
có gần 11,000 người mang nhiều quốc tịch khác nhau được nhập cư vào Đài Loan
trong đó có người Việt Nam.
- Trong luận văn thạc sĩ, (Trần Trị Huy, 2011, tr.346).“Thực tiễn về tín ngưỡng
Tôn giáo của cô dâu người Việt Nam lấy chồng Đài Loan”. Đại học Tế Nam, Viện
nghiên cứu Đông Nam Á (Đài Loan) đề cập trong Luận văn thạc sĩ, tác giả đã tìm ra
20 cô dâu người Việt Nam lấy chồng Đài Loan, nghiên cứu và phân tích quá trình
tiếp xúc và tiếp biến tín ngưỡng dân gian Văn hóa Đài Loan. Trong đó cũng có nhắc
đến các hoạt động của cô dâu tham gia lễ hội Phật Đản.
-Trong bài nghiên cứu, (Học giả Ching-Hsing Lin & Hoang Thien Huong
2013, tr.106-110), trong bài viết “Development Of A Questionnaire In Evaluating The
Determinants Of Vietnamese Student’s Return Intention” đã đưa ra số liệu thống kê
trong tổng số 3,7 triệu du học sinh thì có 52% đến từ các quốc gia châu Á. Số du học
sinh đến Đài Loan là 10.059 sinh viên, trong đó du học sinh Việt Nam chiếm 20%.
Số lượng du học sinh Việt Nam tăng nhanh từ 1.537 sinh viên trong năm học 2009 –
2010 lên đến 1.826 sinh viên trong năm học tiếp theo và tiếp tục tăng 15% tương
đương với 2.105 sinh viên trong năm học 2011-2012. Bài viết là một nghiên cứu xã
hội, đề cập đến một số mặt cơ bản trong đời sống du học sinh, tuy nhiên chưa đi sâu
vào lĩnh vực Tôn giáo, đặc biệt là đời sống Phật giáo.
-Trong sách, (Yuk Wah Chan, David Haines & Jonathan Lee, 2014, tr.174).
“The Age of Asian Migration: Continuity, Diversity, and Susceptibility Volume 1
Asian Migration Series”. Xu hướng quốc tế hóa giáo dục đang tăng nhanh trên thế
giới, số lượng du học sinh ngày càng tăng và không nằm ngoài xu hướng này, số
lượng du học sinh Việt Nam đi các nước cũng ngày càng tăng, và Đài Loan là một
6

trong những điểm đến của du học sinh Việt Nam. Trong top 20 quốc gia du học sinh
Việt Nam nhiều nhất thì Đài Loan đứng thứ 7 .
Theo online application for r.o.c taiwan. “travel authorization certificate”,
2014, tr.11 cho biết số liệu thống kê của Cao ủy Liên Hợp Quốc đến tháng 10 năm
2011, thì người Việt Nam là nhóm người lao động nhập cư đông thứ 2 tại Đài Loan,
lên tới 94,000 người, tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp tỉnh Taoyuan và Changhua.
Trước những năm 1995 thì số lượng người nhập cư vào Đài Loan không nhiều,
theo chính sách mở cửa cho phép người nhập cư nhập quốc tịch Đài Loan thì cho tới
cuối năm 1995 mới chỉ có khoảng 100 người đủ điều kiện nhập cư nhưng con số này
gia tăng nhanh chóng trong những năm tiếp theo. Năm 1998, có 3,684 người nhập cư
được nhập tịch và tới năm 2000 thì con số này lên tới 5,198 người. Sự tăng trưởng
kinh tế Đài Loan giai đoạn 2001 – 2002 càng khiến xu hướng này phát triển mạnh
mẽ. Tới năm 2007, có gần 11,000 người mang nhiều quốc tịch khác nhau được nhập
cư vào Đài Loan. Từ xưa thì số lượng phụ nữ được nhập quốc tịch vào Đài Loan luôn
ở mức cao tuy nhiên tới năm 2007, phụ nữ chiếm số lượng áp đảo với tỉ lệ 99% tổng
số người định cư, đa phần họ là những phụ nữ đến từ Việt Nam, Indonesia và
Philippine kết hôn với chồng là người Đài Loan.
Mặc dù việc môi giới hôn nhân ở Đài Loan là bất hợp pháp nhưng đến năm
2005 ước tính có khoảng 118,000 cô dâu Việt Nam được đưa sang Đài Loan để kết
hôn. Tuy nhiên do trình độ học vấn hạn chế, lại ít được tiếp cận với thông tin nên các
cô dâu này thường bị bạo hành gia đình và bị ép lao động quá sức. Theo thống kê của
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn thì có tới 3,000 cô dâu trở thành người vô gia
cư do bị li hôn hoặc không được bảo lãnh bởi người chồng. (online application for
r.o.c taiwan. “travel authorization certificate”, 2014,1, tr.11)
-Trong trang nghiên cứu giáo dục Đài Loan, (ministry of education, 2017, 22,
tr. 6). Republic of taiwan. Ministry of education. The number of foreign students
studying in taiwan exceeds 17,500 in 2007. Việt Nam đứng đầu trong danh sách 117
Quốc gia có lưu học sinh đến Đài Loan học tập (số lượng sinh viên Việt Nam có 806
du học sinh) học chương trình sau Đại học. Có tổng cộng 9135 người vào năm 2006
7

và 10.177 người trong năm 2007 đang theo học tại các trung tâm ngoại ngữ trong các
trường đại học, đăng ký tăng 1.042 người. Sinh viên học ngoại ngữ trong năm 2007
đến từ các nước châu Á với tổng số 5860 người, sinh viên đông nhất đến từ Mỹ với
tổng số 2403. Sinh viên Việt Nam học về ngôn ngữ có 470 du học sinh Việt Nam.
-Trong sách, (tony fielding, 2015, tr.80-82), asian migrations: socialand
geographical mobilities in soulheast, east, and. Routledge xuất bản năm 2015 cho
biết sau độc lập giải phóng hoàn toàn miền Nam thì có khoảng 260 nghìn người Việt
Nam (trong đó có 230000 là người gốc Hoa đã di cư sang nước khác, trong đó có Đài
Loan, họ vượt biên theo đường biển, lênh đênh trên biển, sau đó được ở trại tị nạn của Đài
Loan. Tổng số người Việt Nam ở Đài Loan là (hợp pháp) 80,000 người, số liệu 2010, pp
80-82.
-Trong bài nghiên cứu, (Ming Jen Yu, 2018, Tr.136) “Vietnamse New
Immigtants And Their Buddhist Belief:A Case Study Of Taiwan Vietnam Chih Der
Buddhist Cultural Exchange Association”, Những người nhập cư mới và niềm tin
Phật giáo của người Việt Nam: Hiệp hội giao lưu văn hóa Phật giáo Chih Der Việt
Nam Đài Loan. Trong bài này chủ yếu nghiên cứu về cộng đồng dân cư người Đông
Nam Á mới đến Đài Loan sinh sống, học tập và lao động theo Phật giáo ngày một
phát triển, tác giả đã thống kê được những người tham dự tại đạo tràng Trí Đức, do
một Ni cô du học lập lên cho cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan tu học. Cộng
đồng người Việt Nam đang phát triển rất mạnh trong nhiều lĩnh vực như Nghi Lễ Vu
Lan, Phật Đản; Khóa tu một ngày an lạc; Lễ cầu an-cầu siêu đầu năm, dịch vụ dành
cho người già và người vô gia cư, hoạt động phát học bổng cho học sinh nghèo tại
Việt Nam... tại Đạo Tràng Trí Đức hiện tại có khoảng hơn 2000 người Việt Nam
tham dự trong các ngày lễ lớn này. Trong bài nghiên cứu này chỉ thống kê các hoạt
động nào mà họ đến tham dự đông nhất trong phạm vi Đạo Tràng Trí Đức.

Nguồn tư liệu nghiên cứu: Trên cơ sở sưu tầm tại các thư viện của Đài Loan
và quốc tế, nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu được sử dụng phục vụ cho luận án như
các sách chuyên khảo, các luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài nghiên cứu
về Phật giáo, đời sống văn hóa người Việt Nam; nguồn tài liệu khác về nhân học văn
8

hóa, văn hóa dân gian, lịch sử, dân tộc học, tôn giáo học….

Ngoài ra, Tôi đã có thời gian sinh sống và học tập tiến sĩ bốn năm tại Đài Loan,
đồng thời cũng là Phật tử, tham gia các sinh hoạt của người Việt Nam và người Đài
tại Đài Loan, phỏng vấn trực tiếp họ, đã thông qua công năng trực nghiệm lãnh hội
trực tiếp giáo lý đạo Phật áp dụng trong đời sống, đồng thời cũng sưu tầm được nhiều
tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Hoa phục vụ đề tài.

Qua những tài liệu trên cho thấy đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên
cứu tổng thể về cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan cũng
như lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng người Việt Nam ảnh hưởng
Phật giáo ở Đài Loan.
2.4. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Thông qua việc hệ thống các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án, chúng tôi rút ra một số nhận định sau:
-Các công trình trên đã nghiên cứu về người Việt Nam, về số lượng và tổng
quan về đời sống của người Việt Nam, về việc làm và việc học tập của họ tại Đài
Loan có những đặc điểm khác nhau, về mục đích đến Đài Loan; đời sống vật chất và
đời sống tinh thần; thể hiện qua đời sống văn hóa Đài Loan, an sinh xã hội, kinh tế,
sinh hoạt văn hóa…Trong các công trình trên, chủ yếu đề cập nhiều về các hoạt động
của Văn hóa Phật giáo của cô dâu Việt Nam, lao động, du học sinh, người định cư..
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra số lượng người Việt Nam sinh sống tại Đài Loan, chủ yếu
giới thiệu hoặc miêu tả tổng quan về con đường hòa nhập đời sống Văn hóa Đài Loan.
- Các công trình trên đều có ý nghĩa tham khảo quan trọng ở hai khía cạnh lý
luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó làm tiền đề cho người nghiên cứu về đời sống người
Việt Nam tại Đài Loan. Ngoài ra, tìm hiểu nghi lễ, lễ hội Phật giáo Đài Loan, bản sắc
văn hóa Phật giáo được gìn giữ và phát huy theo thời gian và đã tồn tại đến ngày nay,
được phát triển mạnh tại Đài Loan, tác giả đã thu thập được các tài liệu có liên quan
đến đề tài chủ yếu dựa vào tư liệu cũng như công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học đi trước, giúp tác giả định hướng và lập quy trình nghiên cứu luận án một cách
9

khoa học dựa trên giả thuyết nghiên cứu thông qua các tài liệu có liên quan đến đề tài
của luận án, tài liệu tham khảo đó làm cơ sở nền tảng bổ ích để đưa đến những kết
luận khách quan và tính mới của luận án.
Từ đó, tác giả luận án mong muốn được tiếp bước những nhà nghiên cứu đi
trước để nghiên cứu bổ sung về phương diện văn hóa Phật giáo trong đời sống người
Việt Nam tại Đài Loan, Trung Quốc, đem đến góc nhìn toàn diện hình ảnh về Đài
Loan qua người Việt Nam.

3.Mục đích nghiên cứu

Tiếp cận từ chuyên ngành Văn hóa học, luận án có mục tiêu như sau:
3.1. Mục đích chung
-Chỉ ra những yếu tố và những ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với đời
sống văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở Đài Loan, Trung Quốc , từ đời sống
vật chất đến đời sống tinh thần, đặc biệt là những người hướng đến đạo Phật là người
Việt Nam đang sinh sống ở Đài Loan.

3.2. Mục đích cụ thể


-Tìm hiểu quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan và
quá trình phát triển văn hóa Phật giáo của người Việt Nam tại Đài Loan
- Lý giải những đặc trưng và giá trị của văn hóa Phật giáo tại Đài Loan đã góp
phần tác động vào đời sống cá nhân và xã hội của cộng đồng người Việt Nam, thể
hiện qua đời sống tiếp nhận những yếu tố văn hóa bản địa, và giao lưu tiếp biến văn
hóa Phật giáo ở Đài Loan qua quá trình người Việt Nam hội nhập cộng đồng mới,
nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
-Qua luận án, chúng tôi cũng hy vọng sẽ làm sáng tỏ quá trình tiếp nhận giáo
lý Phật giáo của kiều bào người Việt Nam tại Đài Loan để độc giả có cái nhìn bao
quát và toàn diện hơn bức tranh về sự phát triển cũng như những giá trị văn hóa Phật
giáo trong cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài Loan.
10

4.Đối tượng nghiên cứu


Đề tài này nghiên cứu Văn hóa Phật giáo của cộng đồng người Việt Nam
hướng đến đạo Phật tại Đài Loan, đang sinh sống tại Đài Loan, gồm :
-Cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan được hình thành từ những năm 1978
…. và cho đến nay, đã tham gia vào các hoạt động Phật giáo và ảnh hưởng như thế
nào thể hiện qua hoạt động Văn hóa Phật giáo về an sinh xã hội, Văn hóa Phật giáo
từ thiện, Văn hóa Phật giáo lễ- hội, Văn hóa Đạo đức.
-Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các cá nhân như nam giới ( định
cư), nữ giới ( cô dâu), du học sinh và người lao động thể hiện qua văn hóa mưu
sinh, văn hóa gia đình, văn hóa ứng xử xã hội…

- Cộng đồng người Việt chịu ảnh hưởng văn hóa Phật giáo thể hiện qua thực
hành giáo lý đạo Phật, áp dụng giáo lý đạo Phật vào đời sống cá nhân cũng như đời
sống xã hội, họ đã trải qua công năng trực nghiệm lãnh hội vào đời sống Văn hóa
Phật giáo ở Đài Loan.
5.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian
Những người Việt Nam tới Đài Loan từ năm 1987 cho đến nay, để có cái nhìn
bao quát, luận án đã tìm hiểu quá trình di cư và định cư của cộng đồng người Việt
Nam đến vùng lãnh thổ Đài Loan. Qua đó xác định quá trình ảnh hưởng của người
Việt Nam đến với Phật giáo bản địa. Luận án chủ yếu nghiên cứu hiện tại cộng đồng
người Việt Nam đang sinh sống tại lãnh thổ này. Đó là sự xuất hiện của người Việt
Nam trong phạm vi về thời gian nghiên cứu để nhìn rõ về thời gian họ tham gia vào
các sinh hoạt văn hóa Phật giáo như văn hóa cá nhân, văn hóa xã hội.
Phạm vi không gian
Đài Loan là vùng lãnh thổ nhỏ, có thể ngồi tàu điện ngầm đi trong ngày sẽ
đến các thành phố chính của Đài Loan, đi từ miền Bắc đến miền Trung cuối cùng là
miền Nam. Chúng tôi nghiên cứu trong phạm vi là các thành phố lớn Tân Bắc, Đài
Bắc, Đài Trung, Cao Hùng.Vì các thành phố này là trung tâm lớn và hội tụ dân số
11

người Việt Nam tham gia sinh hoạt trong các ngôi chùa lớn Thành Phố Đài Bắc như
Tịnh Tông Học Hội, Từ Tế, Cổ Sơn ở Tân Bắc, Thiền Tự Đài Trung tại thành phố
Đài Trung, Phật Quang Sơn tại Cao Hùng. Ngoài ra còn có các ngôi chùa Việt Nam
Linh Sơn Đài Bắc, Đạo tràng Từ Quang, Đạo tràng Trí Đức, thành phố Đài Trung có
chùa Việt Đài Trí Đức, Thành phố Cao Hùng chùa Việt Đài Trí Đức, không gian
nghiên cứu chủ yếu tại các điểm trên. Ngoài ra, các sinh hoạt văn hóa xã hội thì mỗi
vùng miền, tùy thuộc nhiều điều kiện chủ quan và khách quan khác nhau, đã hình
thành nên các đạo tràng và tông phái khác nhau của cộng đồng người Việt Nam khi
tham gia vào các công việc hoạt động văn hóa Phật giáo trong đời sống xã hội, những
ngôi chùa này chủ yếu đạo Phật đi theo ba tông phái chính là Tịnh Độ tông, Mật tông,
Thiền tông mà cộng đồng người Việt Nam đang trên con đường học đạo,... Đây là
những địa bàn mà chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát phục vụ cho luận án.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án này, chúng tôi chọn các phương pháp nghiên cứu như
định tính và phân tích, so sánh đối chiếu nhằm nhìn rõ được Văn hóa Phật giáo bổ
sung và khắc phục những khiếm khuyết của nhau trong quá trình thu thập thông tin.
Các phương pháp này được vận dụng như sau:
-Phương pháp phân tích- tổng hợp (Meta - Analysis): Được ứng dụng trong
nhiều ngành khoa học. Phương pháp này được tiến hành qua các công đoạn như: thu
thập, kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả phân tích dữ liệu trong toàn luận án.
-Phương pháp nghiên cứu định tính (Qualitative Research)
Vận dụng các phương pháp điền dã , quan sát-tham dự và phỏng vấn sâu
(indeep interview) ; phỏng vấn tập trung (focus group) nhằm để tìm ra những nét
tương đồng và sự khác biệt của các văn hóa cá nhân và văn hóa xã hội, từ đó nâng
cao độ tin cậy của kết quả. (johnw. Creswell, 2009, pp. 173- 201).
-Phương pháp so sánh (Comparative research method):
Chúng tôi phân tích các câu hỏi sâu trong bước 4 . Tìm ra những điểm đặc sắc
của văn hóa cá nhân cũng như văn hóa xã hội thể hiện qua văn hóa vật chất và văn
12

hóa tinh thần của cộng đồng người Việt Nam ở Đài Loan. Từ đó nhìn ra được sự
tương đồng và sự khác biệt của họ trong đời sống văn hóa và Văn hóa Phật giáo tại
Đài Loan.

Bước 1: Khảo sát tiền trạm ở Đài Loan để xác định các huyện và các thành
phố có người Việt Nam hướng đến đạo Phật tham gia các sinh hoạt Phật giáo tại các
chùa, sau đó chúng tôi lên danh sách về không gian, thời gian và chủ thể trong việc
nghiên cứu, tập trung nơi cộng đồng người Việt Nam đến tham dự nhiều nhất.

Bước 2: Nội dung phỏng vấn được tập trung vào đời sống văn hóa cá nhân và
đời sống văn hóa cộng đồng người Việt Nam ảnh hưởng đạo Phật như: công việc
mưu sinh , mức sống, điều kiện sống,…; quan hệ văn hóa cá nhân đối với xã hội và
quan hệ cộng đồng trong các sinh hoạt xã hội như: hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội,
hoạt động nghi lễ, an sinh xã hội, văn hóa đạo đức,... Chúng tôi chọn như trên là do
người Việt Nam tham dự nhiều nhất. Người nghiên cứu muốn đi sâu vào khai thác
nhóm và cá nhân để nhằm gợi ý cho người đi phỏng vấn nắm vững vấn đề khi khai
thác và thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu.

Bước3 :Phỏng vấn sâu là cách thu thập các thông tin bằng những cuộc đối thoại
có chủ đích của người nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu. Cách này sẽ giúp người nghiên
cứu thu được những thông tin có chiều sâu để bổ sung, kết hợp phương pháp phỏng vấn đối
thoại , cá nhân và nhóm (thâu âm, video), với nhiều lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp xã hội
khác nhau để đảm bảo tính khách quan.

Bước 4: Phân tích và vận dụng các câu hỏi phỏng vấn như :Tổng hợp các ý
chính của các đối tượng để tìm ra sự tương đồng và sự khác biệt giữa các sinh hoạt
Phật giáo 1) sinh hoạt văn hóa chùa Việt Nam và sinh hoạt văn hóa chùa Đài Loan 2)
người có quốc tịch và người không có quốc tịch 3) sự khác biệt về công việc và độ
tuổi và giới tính 4) thời gian tiếp cận Phật pháp ngắn và thời gian dài, của từng đối
tượng và tóm lại ý chính của các nhóm người Việt Nam hướng đến đạo Phật đi vào
nghiên cứu trong luận án.
13

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

7.1. Ý nghĩa khoa học


(1) Tập hợp và hệ thống hóa tư liệu một cách đầy đủ; vận dụng các lý thuyết cơ bản
về văn hóa Phật giáo kết hợp tìm hiểu các đối tượng người Việt Nam hướng đến
đạo Phật tại Đài Loan nhằm lý giải về đời sống văn hóa của cộng đồng này.
(2). Khái quát về điều kiện sinh sống, làm việc và những đóng góp công ích cho xã
hội của cộng đồng người Việt Nam ảnh hưởng Phật giáo tại Đài Loan. Từ đó tìm
hiểu về cách thức hòa nhập, đặc trưng trong lối sống và lối hành đạo của người
Việt Nam tại khu vực này.
(3). Luận án nêu lên giá trị văn hóa Phật giáo và những cách thức gây ảnh hưởng đến
đời sống của cộng đồng người Việt Nam học Phật tại Đài Loan.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
(1). Luận án cung cấp hệ thống các nguyên nhân người Việt Nam tin theo Phật giáo.
Đây sẽ là nguồn thông tin quý giá cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham khảo
và học hỏi về cách thức tổ chức của giáo hội tại Đài Loan.
(2). Kết quả luận án có thể trở thành tư liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu
muốn tìm hiểu về Tôn giáo, đời sống văn hóa Phật giáo của người Việt Nam
hướng đến đạo Phật tại Đài Loan.
7.3. Những đóng góp mới của luận án
-Luận án đã phần nào lý giải được yếu tố cốt lõi quyết định đến niềm tin của
cộng đồng Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan
-Luận án đã nêu lên nguyên nhân thịnh hành Phật giáo dựa vào những đặc
điểm trong môi trường hoằng pháp của Đài Loan .
-Luận án cũng khái quát được tầm ảnh hưởng quan trọng của Phật giáo đến
cộng đồng người Việt Nam trong việc duy trì, bảo tồn và phát triển đạo pháp, thể hiện
qua mặt tốt và các mặt hạn chế của Phật giáo áp dụng vào đời sống cá nhân và xã hội.
-Luận án đã so sánh được những điểm tương đồng và khác biệt về giá trị vật
14

chất và tinh thần của người hướng đến đạo Phật và không hướng đến đạo Phật cũng
như giá trị văn hóa Việt Nam và giá trị văn hóa Phật giáo.
8. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án
được bố cục thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận, tổng quan về Văn hóa Phật giáo Đài Loan và
cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài Loan. Chương này đi vào
trình bày những cơ sở lý luận về văn hóa được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và
viết luận án. Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tổng quan về người Việt Nam là Phật
tử tại Đài Loan và sự phát triển của Phật giáo Đài Loan thế kỷ XXI.
Chương 2: Văn hóa Phật giáo trong đời sống cá nhân của người Việt Nam
hướng đến đạo Phật ở Đài Loan. Để đi sâu tìm hiểu văn hóa Phật giáo trong đời
sống cá nhân, về đời sống vật chất và tinh thần của Phật tử Việt Nam ở Đài Loan,
chúng tôi đi sâu tìm hiểu Văn hóa Phật giáo trong đời sống nam giới (định cư) tại Đài
Loan; nữ giới(cô dâu) Việt Nam tại Đài Loan; người lao động Việt Nam tại Đài Loan;
du học sinh Việt Nam tại Đài Loan.
Chương 3: Văn hóa Phật giáo trong đời sống xã hội của người Việt Nam
hướng đến đạo Phật ở Đài Loan. Trình bày những ảnh hưởng của văn hóa Phật
giáo thể hiện qua các hoạt động tập thể (từ thiện, an sinh xã hội, lễ hội, đạo đức...) và
các nghi lễ Phật giáo của cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài
Loan.
15

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN , TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO ĐÀI LOAN
VÀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM HƯỚNG ĐẾN ĐẠO PHẬT Ở ĐÀI
LOAN
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

Văn hóa Tôn giáo: Qua định nghĩa này cho thấy, tôn giáo là một trong các lĩnh
vực của văn hóa trong mối quan hệ Văn hóa và tôn giáo.
Một số nhà nghiên cứu về tôn giáo cũng cho rằng, văn hóa tinh thần là lĩnh vực
biểu hiện của tôn giáo, tôn giáo và văn hóa không tách biệt nhau, tôn giáo không vượt
ra ngoài khuôn khổ của văn hóa. Với tư cách là một hiện tượng văn hóa, tôn giáo không
bị mất đi những đặc điểm vốn có của nó. Mặt khác, một chỉnh thể văn hóa không thể
thiếu tôn giáo (Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh và Lê Hải Thanh,
2005, tr.285). Malinowski cho rằng, phàm có văn hóa thì tất có tôn giáo.Tuy nhu cầu
của văn hóa đối với tôn giáo là phát sinh, gián tiếp, nhưng đến cùng, tôn giáo lại cắm
rễ sâu vào nhu cầu của nhân loại và thỏa mãn những nhu cầu ấy (Trương Trí Cương,
2007, tr.33). Clifford Geertz là người thuộc trường phái nghiên cứu biểu tượng, nhìn
nhận tôn giáo như là một hệ thống văn hóa. Ông chủ trương khi nghiên cứu về tôn giáo
trước hết cần phải phân tích hệ thống ý nghĩa gắn với biểu tượng tôn giáo. Tuy nhiên,
một biểu tượng có nhiều ý nghĩa khác nhau, nên sẽ không dễ hiểu nếu không đặt nó
trong bối cảnh đặc thù với các sự kiện văn hóa, xã hội của một nền văn hóa (Phạm
Quỳnh Phương và Hoàng Cầm, 2013, tr.119-120).
Theo chúng tôi, cho đến nay chưa có một khái niệm văn hóa tôn giáo đầy đủ
nội dung và bao quát toàn bộ về văn hóa tôn giáo. Bởi vì khái niệm văn hóa tôn giáo
đã phức tạp và đa dạng mà khái niệm văn hóa vẫn đang trong tiến trình nghiên cứu.
Vì tôn giáo nào cũng có các thành tố văn hóa ở góc độ khác nhau. Nhưng tôn giáo và
văn hóa đều hỗ trợ cho sự phát triển của con người, nhằm phục vụ cho con người đó
là đời sống vật chất và đời sống tâm linh .Trong tôn giáo có văn hóa, trong văn hóa
16

có tôn giáo. Văn hóa và tôn giáo không thể thiếu những giá trị vật chất (kinh tế, cơ
sở thờ cúng, ăn mặc,…) và tinh thần (giáo lý, kinh điển, nghi thức; vui chơi, giải trí,…) được
con người sáng tạo nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của con người và lưu giữ trong quá trình lịch
sử. Như vậy, văn hóa tôn giáo cũng giống như văn hóa Phật giáo.
Phật giáo: là một nền giáo dục lớn của nhân loại. Có thể khẳng định rằng Phật
giáo không chỉ được biết đến như là một tôn giáo đơn thuần mà còn là một nền
giáo dục, triết lý nhân sinh sâu sắc, mà đôi lúc khoa học chưa thể cho chúng ta
một đáp án thật chính xác.
Phật giáo được sáng lập trên căn bản trí tuệ, lấy trí tuệ của Đức Phật làm nền
tảng để con người hướng đến sự giải thóat. Cũng chính vì vậy, Phật giáo luôn
phản ánh những quy luật ứng với xã hội và gắn liền với xã hội, không xa rời xã
hội, gần gũi với khoa học về những quy luật tự nhiên của cuộc sống. Phật giáo
chủ trương công bằng, con người có quy luật nhân quả tức là con người là chủ
nhân của chính mình. Rất nhiều người khi ngộ đạo họ đều khẳng định rằng: Phật
giáo không phải là một tôn giáo đơn thuần, mà là một nền giáo dục thân tâm toàn
diện của muôn loài. Phật giáo không phải là một tín ngưỡng có hệ thống, lấy đức
tin và tôn sùng lễ bái làm cứu cánh, mà lấy giáo lý làm kim chỉ nam cho cuộc
sống hàng ngày. Giáo lý Phật giáo nhấn mạnh vào tình trạng thể chất, xã hội, tinh
thần và trí tuệ của các cá nhân sống trong xã hội. (Karunarathne W.S “ Buddhist
Essáy, Samaranayaka Publication”, 1993, Tr.24).
Văn hóa :Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần,
do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tương tác giữa con người với môi trương tự nhiên và xã hội của mình.
(Trần Ngọc Thêm, 1996, tr.17) Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Văn hóa vật chất và tinh thần: Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu
cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, do vậy, con người cũng có hai loại hoạt
động cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Từ đó, văn hóa như
một hệ thống thường được chia làm hai dạng: văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần.
17

Văn hóa vật chất bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất
vật chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt
hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại…
Văn hóa tinh thần bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất
tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật,
lễ hội, phong tục, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương… (Trần Ngọc Thêm,
2013, “Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần”, tr.43).
Văn hóa Phật giáo tác động đến đời sống cá nhân : Theo chúng tôi Văn hóa
Phật giáo trong đời sống cá nhân đã tác động bởi giáo lý của đức Phật, lấy giáo lý đạo
Phật làm kim chỉ nam cho đời sống thường ngày, luôn chấn chỉnh và tu sửa bản thân,
không thể thiếu đi hạnh từ bi và trí tuệ. Phật giáo đã giúp họ nhìn ra được nếu muốn
thành đạt trong mọi sự ta phải lấy thành quả trí tuệ nào mà hướng thiện, không làm
những việc thất đức, mà quên đi hạnh từ bi, nhẫn nhịn, để đạt đến sự thành công trong
đời sống là không thường còn, mà phải chịu sự khổ đau trong hiện tại và trong tương
lai, chính là nhân quả. Đạo và đời không thể thiếu đi đời sống vật chất và đời sống
tinh thần.
Văn hóa Phật giáo tác động đến đời sống xã hội: Theo chúng tôi Văn hóa
Phật giáo không chối bỏ, không chống đối đời sống xã hội. Mà đạo Phật giúp tổ
chức trật tự xã hội, phúc lợi xã hội, xây dựng xã hội. Gạch nối cá nhân và xã hội,
đem đạo vào đời xây dựng đời sống văn hóa hướng đến tốt đẹp, mang lại lợi ích
cho cộng đồng, nhân loại cùng tồn tại và phát triển.
Chất lượng sống (Quality of living): là những mức độ mà con người hưởng thụ
và trải nghiệm cuộc sống, được phân cấp dựa trên những thước đo giá trị và thông
qua việc cảm nhận của con người.
Cuộc sống đầy đủ về vật chất chưa hẳn đã giúp con người có được chất lượng
sống cao, định nghĩa chất lượng sống nhấn mạnh đến mức độ hài lòng về cuộc
sống, khi mà mong muốn của con người chỉ nằm trong những nhu cầu cơ bản của
cuộc sống thì cuộc sống trở nên đơn giản hơn và mức độ hài lòng cũng sẽ cao
18

hơn bởi những nhu cầu đó dễ dàng được thỏa mãn (Rice, R. W', 1984, tr.16).
Dựa trên định nghĩa chất lượng sống để tìm ra giá trị của văn hóa Phật giáo
của cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan về đời sống cá nhân,
xã hội dựa trên đời sống vật chất và tinh thần (mức sống, điều kiện sống, nếp sống,
lối sống, lẽ sống,…) Môi trường tự nhiên và xã hội (sinh hoạt an sinh xã hội, an ninh
xã hội, đạo đức xã hội, vui chơi giải trí,…) Chỉ ra được những đặc trưng, những ảnh
hưởng của văn hóa Phật giáo trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người
Việt Nam.
Giao lưu tiếp biến văn hóa (Cultural exchanges):
Giao lưu văn hóa bao hàm trong đó sự chung sống của ít nhất hai nền văn hóa
(của hai cộng đồng, hai dân tộc, hai đất nước) và giao lưu là hình thức quan hệ
trao đổi văn hóa cùng có lợi, giúp đáp ứng một số nhu cầu không thể tự thỏa
mãn của mỗi bên, giúp tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa để từ đó làm
nẩy sinh nhiều nhu cầu mới thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển. Do đó giao lưu văn
hóa là dạng cộng sinh giữa các nền văn hóa. (Hà Văn Tấn, 2005, tr 175)
Dựa trên khái niệm giao lưu tiếp biến văn hóa và phương pháp so sánh văn
hóa, giúp luận án nhận diện được văn hóa Phật giáo Đài Loan và sự giao lưu tiếp biến
văn hóa của cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan. Qua đó có
thể thấy rõ được đặc điểm Phật giáo của người Việt Nam tại Đài Loan và vai trò của
Phật giáo trong đời sống văn hóa của người Việt Nam tại Đài Loan , mà người Việt
Nam đã ảnh hưởng đời sống của họ khi tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn
hóa của một hoặc cả hai nhóm hoặc nhiều nhóm về sự đồng hóa về văn hóa, sự hòa
nhập văn hóa, sự dung hợp văn hóa ...sự thích nghi văn hóa để giao tiếp văn hóa với
môi trường hiện tại. Chính vì thế giao lưu tiếp biến văn hóa sẽ góp phần hình
thành nên sự đa dạng văn hóa Phật giáo của cộng đồng người Việt Nam tại Đài
Loan.
Khái niệm cộng đồng (Community): Cộng đồng tính và cộng đồng thể.
Cộng đồng tính là thuộc tính hay quan hệ xã hội như tình cảm cộng đồng,
19

tinh thần cộng đồng, ý thức cộng đồng…Cộng đồng thể là các nhóm
người, nhóm xã hội có tính cộng đồng với rất nhiều thể có quy mô khác
nhau. (Tô Duy Hợp; Lương Hồng Quang, 2000, tr 15)
Dựa trên khái niệm cộng đồng chúng tôi tìm ra các thành tố văn hóa Phật giáo
như nhận thức, tổ chức, ứng xử môi trường tự nhiên và ứng xử xã hội. Qua đó có
thể thấy rõ được những hoạt động của họ trong văn hóa cộng đồng tính và cộng
đồng thể trong đời sống văn hóa Phật giáo người Việt Nam hướng đến đạo Phật tại
Đài Loan.

1.1.2. Quan điểm tiếp cận


Với việc nghiên cứu về văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam
hướng đến đạo Phật ở Đài Loan.
- Chúng tôi chọn quan điểm tiếp cận từ khoảng cách đối lập đời sống văn hóa
và đời sống văn hóa Phật giáo “ trong đó chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu chất lượng sống
trong đời sống văn hóa Phật giáo và trong đời sống văn hóa cá nhân”
- Chúng tôi chọn quan điểm tiếp cận từ văn hóa cộng đồng, “văn hóa
cộng đồng” được chúng tôi tiếp cận theo hai cách hiểu về cộng đồng “văn hóa
cộng đồng tính và văn hóa cộng đồng thể” để làm cơ sở giải quyết các vấn đề
cho việc nghiên cứu.
Đời sống văn hóa là bộ phận để làm tiêu chí cho chất lượng sống trong đời
sống chung của mỗi con người và xã hội. Trong đó nó tổng hợp những thành tố văn
hóa tác động qua lại với đời sống của mỗi cá nhân và cộng đồng. Đời sống văn hóa
là gạch nối liền giữa văn hóa của xã hội và văn hóa của cá nhân trong văn hóa cộng
đồng; là tổng thể những yếu tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần có sự tác động
lẫn nhau, trên phạm vi không gian nào đó, trực tiếp hình thành mức sống, điều kiện
sống, nếp sống, lối sống và lẽ sống của mỗi cá nhân và cộng đồng tính là một đặc tính
xét trên những quan điểm của giá trị luận, là những giá trị tốt đẹp của quan hệ giữa
người và người, cộng đồng thể trong đời sống văn hóa và văn hóa Phật giáo; thứ nhất
liên quan tới cái nhìn về địa lý, coi cái nhìn cộng đồng là một nhóm cư dân cùng sinh
20

sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản; thứ
hai coi cộng đồng là nhóm dân cư cùng có chung những mối quan tâm cơ bản như
nhận thức, tổ chức, ứng xử môi trường tự nhiên và xã hội (Tô Duy Hợp; Lương Hồng
Quang, 2000, tr. 15)
Luận án của chúng tôi nghiên cứu về Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người
Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài Loan, để xem xét sự biến đổi của họ trong đời
sống văn hóa và trong đời sống văn hóa Phật giáo của họ trong những năm gần đây.

1.1.3. Các lý thuyết tiếp cận


-Lý Thuyết Chức năng luận (functionism): Thuyết của Malinowski quan niệm văn hóa
xây dựng trên những nhu cầu sinh vật của cá nhân, là điểm quy chiếu từ đó có thể rút ra
những điểm tương đồng giữa các xã hội đơn giản và phức tạp.
-Lý thuyết này tìm ra chức năng thỏa mãn nhu cầu sinh vật của cá nhân, thỏa mãn nhu
cầu xã hội. Những yếu tố cấu thành một nền văn hóa có chức năng thỏa mãn các nhu
cầu chủ yếu của con người. Do vậy, “nghiên cứu chức năng của cá nhân và xã hội để
thỏa mãn nhu cầu sinh vật chủ yếu của cá nhân thông qua những phương tiện của văn
hóa”. Để làm được điều đó, Malinowski đưa ra các quan điểm “thiết chế về tổ chức các
hoạt động của con người trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu thỏa mãn những nhu cầu
cơ bản của cá nhân và xã hội. (Robert Layton 2007: 62)

Lý thuyết này cho rằng, bất kỳ một hệ thống ổn định nào cũng bao gồm những bộ
phận khác nhau, nhưng chúng liên hệ với nhau, cùng nhau vận hành để tạo nên cái
toàn bộ, tạo nên sự ổn định của hệ thống. Vì vậy, để hiểu được một bộ phận trong hệ
thống thì phải hiểu được cách mà bộ phận đó đóng góp vào sự vận hành ổn định của
hệ thống. Sự đóng góp đó được gọi là chức năng (Nguyễn Hồng Quang 2013, tr.32)

Trong luận án, chúng tôi vận dụng lý thuyết chức năng tâm lý (Individual
Functionalism) Của B.Malinowski Và Chức Năng Cấu Trúc (Structure Functionalism)
Của A.Radcliffe Brown.
Vận dụng thuyết này vào luận án, chúng tôi mong muốn nghiên cứu đặc trưng văn
hóa Phật giáo đã có ảnh hưởng gì vào những sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam ở
21

Đài Loan, như là những thành tố tạo nên hệ thống đời sống văn hóa cá nhân và đời
sống văn hóa xã hội của cộng đồng Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài Loan. Qua đó
xác định vai trò, chức năng của văn hóa Phật giáo trong đời sống vật chất và tinh
thần của cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài Loan.
- Cấu trúc luận (Structuralism):

Cũng như lý thuyết chức năng, đã có nhiều nhà nghiên cứu xây dựng lý thuyết
cấu trúc nhằm lý giải nhiều hiện tượng văn hóa, trong đó có Malinowski và
Radcliffe Brown lấy từ lý thuyết của Durkheim quan niệm cho rằng Tôn giáo
của một dân tộc vừa “phản ánh” cấu trúc hệ thống xã hội của họ vừa có chức
năng duy trì hệ thống đó trong tình trạng hiện tại của nó. Trong luận án, chúng
tôi vận dụng lý thuyết cấu trúc của Claude Levi-Strauss. Theo Levi-Strauss quan
tâm đến đời sống của những hệ thống xã hội, chứ không phải những cá nhân, và
nhu cầu của cá nhân thì không quan trọng bằng nhu cầu được giả định là của hệ
thống. (Robert Layton, 2007 tr. 136).

Vận dụng lý thuyết này để tìm ra các cặp đối lập chủ yếu tập trung nghiên cứu
cấu trúc trí tuệ / tinh thần ; phước / vật chất nằm dưới các hành vi cá nhân cũng như
thể hiện qua hoạt động xã hội, muốn chỉ ra “cấu trúc sâu” nào đã tác động tạo nên
những cách “ứng xử” mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo. Trên cơ sở đó, lý giải các
giá trị văn hóa Phật giáo của người Việt Nam ảnh hưởng Phật giáo tại Đài Loan Trong
đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Nhằm mục đích nhìn rõ được chức năng các
thành tố văn hóa Phật giáo và đời sống cộng đồng người Việt Nam học Phật ở Đài
Loan.
22

1.1.4. Khung phân tích

Đối với thế gian, vật chất và tinh thần là hai phương diện làm nên sự toàn vẹn của
hạnh phúc. Trong đó, tinh thần gồm những khái niệm rất rõ ràng như: sống đạo đức từ
tâm, giúp đỡ nhân sinh trong lúc khó khăn, biết chia sẻ vật chất, hào hiệp đóng góp xây
bệnh viện, trường học, chùa chiền, nhà thờ, viện dưỡng lão… Đời sống tinh thần còn
bao hàm khả năng san sẻ niềm sung sướng, hạnh phúc cho mọi người. Ở phương diện
liên quan đến trí tuệ, tinh thần nằm ở trình độ nhận thức, tư duy, phân định trong cuộc
đời. Cụ thể hóa những điều ấy là bằng cấp, là đẳng cấp, là danh hiệu, hay tất cả các
bằng chứng về trí tuệ được xã hội công nhận. Mặt khác, nhìn từ phương diện gia đình,
một người có đời sống gia đình đủ đầy, quan hệ mỗi cá thể trong gia đình hài hoà tốt
đẹp, con cái ngoan ngoãn, đầm ấm thì người ấy cũng được xem là đạt được hạnh phúc
về tinh thần.

Nhân loại qua bao thập kỷ thì cho rằng có vật chất chưa chắc đã có tinh thần, có
tinh thần lại thiếu đi vật chất. Con người đạt được hạnh phúc và cầu tìm vật chất ở thế
gian có thật sự là vĩnh cửu hay không, bất biến hay không bất biến. Ví dụ: dù không
tiền của nhiều, không bằng cấp cao, những người có cuộc sống yên bình, gia đình vui
vẻ, trên thuận dưới hòa, gọi dạ bảo vâng, kính trên nhường dưới, đi thưa về trình, sáng
tối chăm chỉ, săn sóc cho nhau, hết lòng thương yêu, quả thực họ đang sống một cuộc
23

đời có ý nghĩa và giúp cho người thấy được ý nghĩa của cuộc đời vậy. Còn nếu không
có nhiều tiền bạc, nếu không có bằng cấp, không có nghề nghiệp chuyên môn, không
có việc làm vững chắc, nếu không có chồng tốt, vợ đẹp, con ngoan, gia đình hạnh phúc
thì sẽ không có tinh thần.
Trong đôi mắt con người thế gian, những hạnh phúc nói trên dù ít hay nhiều đều
dựa vào sự có mặt của vật chất. Hầu như người ta không thể “tự vui”, “tự hài lòng”
hoặc “tự chấp nhận” những gì mình có mà không cần đến sự “phán xét” của người
khác. Khi đó, vật chất là một “cam kết bằng vàng” cho mọi sự thăng hoa về tinh thần.
Đạo Phật quan niệm vật chất và tinh thần khác với thế gian nói chung. Người
theo đường lối thực hành của Phật không chú trọng sự gia tăng về vật chất, thậm chí
họ còn giải thích ngược lại rằng, càng sống thanh đạm, đơn giản, càng gần đạo và dễ
thực hành giải thóat hơn. Bởi lẽ, sự thôi thúc về vật chất dễ khiến con người vọng
động: vui mừng trước vinh hoa phú quý, đau khổ trước thất bại nghèo túng. Bởi luôn
lo sợ được - mất mà con người rơi vào phiền não, tính toán, tâm thức và hành động
luôn chạy theo trần cảnh, dễ đánh mất chủ thể của tâm, mất sự ổn định về tinh thần.
Vật chất và tinh thần trong thế gian luôn tìm theo sự cuốn hút ngoại cảnh như phong
cảnh vui chơi, giải trí để tìm cầu tinh thần, vật chất như tiền bạc, của ngon vật lạ...
Những điều ấy không có lợi cho việc tu tập hoặc làm bình an tâm hồn. Thế gian thì
đi tìm vật chất và tinh thần trong thời gian ngắn và bất biến, vô thường.
Song, với đạo Phật, những tiện nghi vật chất và tiện nghi tinh thần không còn
là yếu tố quan trọng. Đạo Phật đi tìm sự trường thọ vĩnh cửu và tìm sự an lạc dài lâu,
tức là tìm con đường giải thóat luân hồi sinh tử. Đạo Phật gọi là vượt ra khỏi “Nhị
nguyên hay còn gọi là bất nhị”. Theo quan niệm của đạo Phật, con người biết tu tâm
dưỡng tánh, có thể cải sửa được cuộc đời, chuyển hóa được cuộc sống, từ phiền não
và khổ đau trở thành an lạc và hạnh phúc. Nếu chỉ biết tin theo số mạng hay định
mạng, thì con người sẽ buông xuôi thụ động, tiêu cực chấp nhận, sống một cách buông
thả. Thay đổi vận mệnh đều do bản thân con người chịu khó rèn luyện, nhằm tìm
kiếm sự rổng rang, thanh tịnh.
Phật giáo dạy con người sinh - lão - bệnh - tử để giúp họ nhìn ra được những
24

gì tồn tại vĩnh viễn, những gì là tạm bợ, không thường hằng, vĩnh cửu. Cả vật chất và
tinh thần trong văn hóa Phật giáo đều mang nghĩa giải thóat và chứa đựng những
thông điệp về làm chủ tâm người. Phước là “vật chất”, Huệ là “tinh thần”. Giá trị vật
chất và tinh thần trong đạo Phật cao hơn, vượt khỏi những quan niệm thông thường
về vật chất và tinh thần của thế gian.
Người học Phật thực sự không còn đối tượng để lo lắng, chẳng khác nào sự hồn
nhiên của những đứa trẻ. Họ không hề biết đến sự phân biệt vật chất và tinh thần, họ
sống, suy nghĩ, hành động trong niềm an vui chân thật. Vậy, chưa chắc phải có vật
chất hay tinh thần như thế gian thì mới được niềm an lạc.
Người thế gian thì luôn tìm kiếm sự đầy đủ về vật chất, vì họ tin rằng nhờ vào
vật chất, họ có thể giải quyết nhiều vấn đề tinh thần. Do vậy, cả cuộc đời con người
sống trong đam mê vật chất và tinh thần theo nghĩa tiện nghi của thế gian, rất khó để
tỉnh thức. Trong cuộc chiến dai dẳng để đạt được vật chất và tinh thần của thế gian,
người ta hầu như không tránh khỏi việc tạo nghiệp: nghiệp lành thì ít, nghiệp dữ thì
nhiều.
Trong lý tưởng giải thóat vĩnh viễn con người ra khỏi mọi ràng buộc thế gian,
đạo Phật tuyệt đối chống lại quan niệm “lợi mình hại người” mà khuyên dạy con
người không nên gây phiền não khổ đau cho mình và cho người. Xuất phát từ tâm
tham lam, sân hận, si mê, đố kỵ, ganh tị, ích kỷ, cống cao, ngã mạn, chấp chặc, thành
kiến, phân biệt, kỳ thị, bất chính, con người gây tổn thương cho nhau từ đời này sang
đời khác. Mục đích cuối cùng của họ là được vượt hơn người khác về vật chất và tinh
thần. Đạo Phật chỉ ra dù hoàn cảnh nào thì tâm con người vẫn an trụ an sự thanh tịnh,
gạt bỏ vật chất và tinh thần của thế gian để tìm về “ Phước và Huệ”, trong đó, Phước
là vật chất sinh ra từ tâm lành và Huệ là tinh thần sinh ra từ trí tuệ giải thóat.
Đặc điểm văn hóa Phật giáo Đài Loan đưa vào nhân gian: Phật giáo Đài Loan
hướng vào xã hội, gần gũi nhân dân và nhập thế vào trong đời sống, làm cho
nhân dân có thể nhận biết, tiếp nhận và vận dụng pháp. Hội Từ Tế, Phật Quang
Sơn, Cổ Sơn, Thiền Tự Đài Trung chủ yếu Hoằng pháp các nơi công cộng, truyền
hình, trường học, nơi công sở… giúp Phật pháp đi sâu vào mỗi cá nhân và mở rộng
25

tới từng gia đình, xã hội, cảm hóa lòng người bằng nhiều phương diện khác nhau,
giúp họ dễ nhận thức được Phật pháp trong thực tế đời sống giữa đạo và đời thể hiện
trên phương diện hoằng pháp vào đời sống xã hội, an sinh, nghi lễ - hội, từ thiện, đạo
đức, dưới sự hoằng pháp của Tăng Ni và cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo
Phật, giúp ích cho đời sống xã hội tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó cộng đồng người Việt
Nam đang thực hành theo giáo lý đạo Phật cũng đóng góp không nhỏ trong đời sống
xã hội của Đài Loan và Việt Nam.
Giá trị văn hóa Phật giáo và giá trị văn hóa Việt Nam :Giá trị văn hóa Việt
Nam là lòng yêu quê hương, đất nước, dân tộc,... thể hiện qua những suy nghĩ hành
động, qua đời sống cá nhân và đời sống xã hội của con người. Qua đó cho thấy sự
khác nhau về giá trị văn hóa Phật giáo và văn hóa Việt Nam. Giá trị văn hóa Việt
Nam như“ nhân, lễ , nghĩa, trí, tín” “nhân”: nhân từ, nhân ái; “nghĩa”: chính nghĩa;
“lễ” : lễ phép, lễ độ; “trí”:trí tuệ, kiến thức; “tín”tin tưởng, chữ tín. Giá trị văn hóa
Phật giáo “ Nhân thiên thừa, Tiểu thừa, Quyền thừa, Đại thừa, Nhất thừa” hay còn
gọi là “ Nhục nhãn, Thiên nhãn, Pháp nhãn, Tuệ nhãn, Phật nhãn”. “Nhục nhãn” : Cái
thấy bị ngăn ngại của con “người”; “Thiên nhãn”: Thấy xa thông suốt nhưng không
giác ngộ “ chư thiên”; “Pháp nhãn”: Thấy được tính chất thành tựu hoại không của
vô thường, hiện tượng “ thanh văn”; “Tuệ nhãn”; thấy vạn pháp giai không, nên
không lý do gì mà đau khổ nữa “ Bồ Tát”; “Phật nhãn”: Nhìn thấy bản thể chân như
bất sanh, bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng, bất giảm của vạn pháp tất cả bình đẳng,
vô sanh, sai biệt, tương đồng “ Phật”

1.2. Tổng quan về Văn hóa Phật giáo ở Đài Loan

1.2.1.Văn hóa Phật giáo chính thống ở Đài Loan

Phật giáo khởi nguồn từ Ấn Độ chuyền sang Trung Quốc khoảng thế kỷ thứ I
và phát triển mạnh mẽ ở quốc gia này, nhưng đối với Đài Loan lại khác là một
hòn đảo cách Trung Quốc về hướng đông, về Tôn giáo hòn đảo này phát triển
mạnh mẽ Đạo giáo. Phật giáo Đài loan đến thời Minh Trịnh (1662-1683) từ
26

các tỉnh Phúc kiến và Quảng Đông truyền vào đây, đến nay đã hơn 300 năm
rồi nhưng Phật giáo, Đạo giáo nơi đây vẫn mang đậm chất văn hóa của 2 tỉnh
này. (黃連忠,2017,pp1-2)

1.2.2.Văn hóa Phật giáo nhân gian thế kỷ XXI ở Đài Loan

Phật giáo Đài Loan ở thế kỷ XXI phát triển mạnh mẽ tư tưởng “Phật
Giáo Dân Gian”, nổi tiếng với “Tứ Đại Danh Sơn” là bốn giáo đoàn lớn nhất.
Để hiểu về Phật giáo Đài Loan hiện nay trước tiên chúng ta phải tìm hiểu thế
nào là Phật giáo dân gian. Phật giáo dân gian vào thời kỳ cận đại là cuộc cải
cách vận động hiện đại hóa của Phật giáo bắc truyền, thời kỳ này Thái Hư
đại sư đi đầu trong việc truyền bá “Phật giáo Nhân sinh”, cuộc cách mạng
này là sự kết hợp lí luận của Nho gia, từ thiện của Cơ đốc giáo và khoa học
Tư Hồ. “Phật giáo nhân sinh” sau này phát triển thành “ Phật giáo nhân gian”.
Có thể thấy người khởi nguồn Phật giáo phát triển hiện nay đó là ngài Thái
Vân, tại Đài Loan sau này kế thừa và phát huy tư tưởng này có đại sư Ấn
Thuận, sư cô Chứng Nghiêm, đại sư Thánh Nghiêm và đại sư Tinh Vân.
(Thích Triệt Định, 2013, pp108)
Những vị đại sư trên cũng chính là những vị đại diện cho Đài Loan “Tứ
Đại Danh Sơn”, như vậy chúng ta nghiên cứu Phật giáo phát triển hay Phật
giáo dân gian tại Đài Loan thì phải tường tận “Tứ Đại Danh Sơn” hình
thành và phát triển như thế nào.
Để phân biệt rõ Tứ Đại Danh Sơn trước và sau, đầu tiên ta phải tìm hiểu
thời Nhật đô hộ Đài Loan cũng có Tứ Đại Danh Sơn, nhưng mà là truyền
thống Tứ Đại Danh Sơn, cũng có tên gọi khác là “Tứ Đại Pháp Phái” bao
gồm phái Nguyệt mi cư địa tại Linh tuyền Thiền Tự, phái Quan âm (Lăng
Vân Thiền Tự), phái Pháp Vân (Pháp Vân Tự) và phái Đại Nhạc (Siêu phong
tự). Đến thời kỳ hòa bình thì các môn phái này không còn hưng thịnh nữa,
lúc này bắt đầu thời kỳ phát triển của Phật giáo Dân gian. Sau chiến tranh
dân cư từ Đại Lục du nhập vào Đài Loan, cùng với sự phát triển của Xã hội,
27

dần dần hình thành đương đại Tứ Đại Danh Sơn hay còn gọi là Tứ Đại Giáo
Đoàn, đến hôm nay Tứ Đại Danh Sơn đã trở thành các tổ chức Phật giáo lớn
nhất Đài Loan, tín đồ chiếm hơn một nữa dân số Đài Loan.
Trong Tứ Đại Giáo Đoàn đều có khởi nguyên của Lâm Tế và Tào Động
tông, trong đó Phật Quang Sơn và Trung Đài Sơn là sự kế thừa của Lâm Tế
tông, Pháp Cổ Sơn và Từ Tế là sự kế thừa của cả Lâm Tế lẫn Tào Động tông.
Sau đây chúng tôi giới thiệu bốn giáo đoàn lớn:
Từ Tế được thành lập năm 1966 tại xã Tân thành huyện Hoa Liên, được sư
cô Thích Chứng Nghiêm sơ khai. Hoạt động chủ yếu là từ thiện, bảo vệ môi
trường với các hình thức khác nhau như lập trường học, bệnh viện và xây
dựng các khu tái chế. Nhìn chung chủ yếu phát triển mặt dân gian xã hội.
Phật Quang Sơn được thành lập vào ngày 16 tháng 5 năm 1967 tại thành
phố Cao Hùng, do ngài Tinh Vân sơ khai. Giáo đoàn này phát triển về giáo
dục xây dựng trường học, thư viện, về xã hội xây dựng các cô nhi viện và các
trung tâm dưỡng lão. Hiện nay, hệ thống Phật Quang Sơn đã có mặt khắp
Năm châu, với gần 300 Đạo tràng, Trường học lớn nhỏ. Chủ trương hoằng
pháp lợi sanh chú trọng hết tất cả tầng lớp, lứa tuổi cùng với tâm nguyện lớn
của hòa thượng Tinh Vân. Chính vì vậy, đã đem Phật Quang Sơn mới phát
triển mạnh mẽ đến như vậy. Trụ sở chính tại thành phố Cao Hùng Đài
Loan.Tiếp theo, đó chính là pháp Cổ Sơn. Do ngài Thánh Nghiêm sáng lập
vào năm 1984 tại thành phố Tân Đài Bắc. Ngài chủ yếu là xây dựng các
trường đại học nghiên cứu Phật học, kết hợp với trung tâm tu học và tham
quan cho cả người xuất gia và tại gia. Có thể nói, ngài chú trọng giáo dục tạo
một môi trường giáo dục lành mạnh. (释悟因 2012, tr1); (Trương Văn
Khải.2013,tr303).
Cuối cùng, Trung Đài Thiền Tự được sáng lập do hòa thượng Thích Duy Giác
sáng lập năm 2001 tại Miền Trung, huyện Nam Đầu Đài Trung. Đối với giáo đoàn
này chỉ sức ảnh hưởng trong nước, với lại niên đại còn non trẻ. Chủ yếu phát triển
mặt trung tâm tu học, tham quan cho đông đảo tín đồ, còn những mặt khác thì vẫn
28

còn giới hạn.


Nhìn chung, Phật giáo Đài Loan phát triển mạnh với Bốn Giáo Đoàn hay còn
gọi là Tứ Đại Danh Sơn, với tư tưởng Chánh pháp không rời Thế gian pháp. chính
vì vậy, nơi đây phát triển Phật giáo Dân gian mang đậm tư tưởng Phật giáo Đại
Thừa. Nhờ vào sự kế thừa của cuộc cách mạng hóa tư tưởng của hòa thượng Thái
Hư đã đem Phật giáo Đài Loan phát triển mạnh mẽ đến vậy, đây cũng là tư tưởng
phù hợp với thế giới hiện nay. Vì vậy, chúng ta nên biết rằng có trở mình nhưng vẫn
không xa rời mục đích đạt tới trí tuệ Phật trí và tìm cầu giải thóat.
1.3. Tổng quan về cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài
Loan
1.3.1. Nguồn gốc xuất cư
Nhóm người Việt Nam truyền giáo tại Á Châu (2006, đoạn 1) đã phát biểu
rằng:
Đài Loan trước năm 1975 không có mấy bóng người Việt Nam, ngoại trừ đại
diện ngoại giao của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa làm việc trong tòa Đại Sứ và
những thương nhân Việt thường xuyên ghé vào đảo mua các mặt hàng đặc sản Đài
Loan (trà, cao hổ cốt, dầu gió, v.v…) mang về Việt Nam buôn bán. Trước năm 1975,
người miền Nam biết nhiều đến Đài Loan qua tên của tổng thống Tưởng Giới Thạch,
và tên của Quỳnh Dao với những bộ tiểu thuyết lãng mạn Mùa thu lá bay, Người vợ
câm, Dòng sông ly biệt,… Nhưng sau 1975, đặc biệt là năm 1978, sau lời kêu gọi
“đầu quân” cho cánh đồng truyền giáo của các tu sĩ Đài Loan, tu sĩ Việt Nam, và linh
mục Việt Nam từ nhiều nước trên thế giới, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Áo, Pháp, Ý, đã đặt
chân tới đảo Đài Loan để truyền giáo. Theo như trang web Truyền Giáo Việt Nam tại
Á Châu, vào năm 2006 đã có tới 120 linh mục và tu sĩ Việt Nam làm việc tại Đài
Loan.
Đặc biệt hơn nữa, sau hiện tượng các cô dâu và lao động người Việt Nam bị
ngược đãi và hành hạ về thể xác lẫn tinh thần tại Đài Loan, nhiều vị tu sĩ người Việt
Nam đã trở thành nơi nương tựa và bảo vệ nhân quyền cho người Việt Nam tại Đài
29

Loan. Tên của Nguyễn Văn Hùng (nguyên gốc của Sydney, Úc Châu), Hòa Thượng
Thích Tịnh Hạnh...đã trở thành một cái tên quen thuộc đối với cộng đồng người
Việt. Nguyệt san Dân Chủ Úc Châu đã từng dành cả số 148 của tháng 7 năm 2007
đã đăng các chủ đề về cô dâu và lao động người Việt Nam tại Đài Loan.
Thời gian đầu, năm 1994, 1995, khi những người công nhân Việt Nam đến
làm việc cho công ty Đài Loan, do bất đồng về ngôn ngữ trong công việc cũng như
trong cuộc sống, lúc đó các vị tu sĩ là những người đầu tiên tiếp xúc và chăm lo đời
sống, phục vụ cho những người công nhân Việt Nam làm việc tại các công ty Đài
Loan. Thời gian sau, phong trào người Việt Nam lấy chồng Đài Loan trở thành tiếng
vang, không lâu sau thì liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành đối với cô dâu người Việt
Nam. Khi sự tình được đưa ra tòa án, những tu sĩ đã được chính quyền địa phương
mời tới tòa án trong vai trò thông dịch viên. Về sau, chính những cô dâu và công nhân
người Việt Nam, khi gặp phải khó khăn, đều nhờ sự giúp đỡ của các vị tu sĩ , xoa dịu
xung đột và căng thẳng trong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ trong công xưởng,…
Vì vậy, những trung tâm giúp đỡ cho cộng đồng người Việt được hình thành. Sau đó,
thông tin về sự hiện diện và giúp đỡ của các Ngài được lan truyền trong cộng đồng
người Việt Nam tại đây. Từ đó, các tu sĩ đảm nhiệm thêm một vai trò phụng sự thứ
hai trong đời sống truyền giáo tại Đài Loan.
Người định cư là những người Hoa từ miền Nam, chủ yếu đến từ Thành Phố
Hồ Chí Minh vượt biên qua các nước khác thì họ đã đến Đài Loan, sau đó họ được
người Đài Loan giúp đỡ nhận cho vào Đài Loan để định cư có quốc tịch. Nữ giới là
cô dâu Việt Nam là những người miền Nam chiếm phần đa số là người (miền Tây)
và người miền Bắc (Hải phòng). Họ đi theo diện lấy chồng, vì 2 nơi này quy tụ nhiều
người lấy chồng tại Đài Loan. Lao động hiện tại đều là người miền bắc và tỉnh miền
Bắc Trung bộ Nghệ An, Hà Tĩnh chiếm số đông nhất qua Đài Loan lao động cho đến
nay. Du học sinh thì có miền Bắc, miền Nam, miền Trung đến Đài Loan du học.
1.3.2. Dân tộc, dân số, và nơi định cư
Dữ liệu liên quan đến dân số người Việt Nam nhập cư mới. Thống kê thông tin
cơ bản của Cục quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Nội vụ Đài Loan.
30

Những người nhập cư mới từ Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng trong
thành phần nhân khẩu học của Đài Loan. Theo thống kê của Cục quản lý xuất nhập
cảnh bộ Nội vụ Trung Hoa Dân Quốc về số lượng người nước ngoài hiện đang cư trú
trên lãnh thổ Đài Loan năm 2015, có khoảng 645.439 người nước ngoài hiện đang
sinh sống và làm việc tại Đài Loan; có tổng cộng 137.189 lao động nước ngoài mang
quốc tịch Việt Nam, trong đó nam giới chủ yếu là công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực
cơ khí, chế tạo máy móc (86.315 người), nữ giới chủ yếu đảm nhận các công việc
giám sát sản xuất (12.944 người) và công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí, sản
xuất (36.105 người). Ngoài ra, vào tuần thứ 15 của năm Dân quốc 105 (năm 2016),
nội dung công bố của Bộ Nội vụ thống kê về “tình hình nhập tịch và thôi mang quốc
tịch Trung Hoa Dân Quốc năm Dân quốc 104” (năm 2015) chỉ ra rằng việc nhập quốc
tịch Đài Loan có sự khác biệt theo giới tính: nữ giới là 3.424 người, chiếm 94,80%,
cao hơn nhiều so với số lượng nam giới là 188 người, chiếm 5,20%. Trong đó, nữ
giới nhập quốc tịch Đài Loan chủ yếu là các cô dâu nước ngoài và nhập tịch thông
qua việc kết hôn với số lượng là 3.198 người, chiếm 93,40%, mà trong đó số lượng
cô dâu người Việt Nam chiếm 77,67% và Việt Nam cũng là nước có số lượng cô dâu
nhập tịch Đài Loan nhiều nhất (không bao gồm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và
Ma Cao). Tính đến tháng 6 năm 2017, toàn Đài Loan có tổng số 98.537 cặp vợ chồng
Việt-Đài. Nếu tính luôn cả trường hợp các cặp là người Đài Loan kết hôn với người
Trung Quốc đại lục, Hồng Kông hay Ma Cao thì số lượng các cặp vợ chồng Việt-Đài
chiếm 18,81% trong cơ cấu các trường hợp người Đài Loan kết hôn với người nước
ngoài. Nếu như ước tính mỗi gia đình này có 4 thành viên để hình thành số liệu thống
kê thì dân số của các gia đình gốc Việt tại Đài Loan là 400.000 người. Nếu như tính
thêm gần 140.000 lao động thuộc trường hợp người lao động nước ngoài thì số lượng
người gốc Việt và lao động mang quốc tịch Việt Nam tại Đài Loan lên đến 50.000
người.(Ministry Of The Interior, 16/2/2018)

Ngoài ra, thông qua biểu đồ phân bố các cặp vợ chồng Việt-Đài tại các huyện,
thị tính đến tháng 6 năm Dân quốc 106 (năm 2017) do Cục quản lý xuất nhập cảnh
Bộ Nội vụ công bố, có thể thấy rõ tình hình phân bố của các cặp vợ chồng Việt-Đài
31

tại các huyện, thị khác nhau.

Biểu đồ người Việt Nam ở Đài Loan

20000
15000
10000
5000
0 Dân số

Bình Đông

Kim Môn
Nam Đầu
Đài Trung
Đài Nam

Đài Đông
Đào Viên

Hoa Liên

Liên Giang
Cao Hùng

Bành Hổ

Gia Nghĩa
Miêu Lật
Tân Bắc

Vân Lâm
Ý Lan

Nghĩa Gia
Đài Bắc

Tân Trúc

Tân Trúc
Cơ Long
Chương Hóa

Dân số Huyện Thành Phố

Từ biểu đồ cho thấy, khu vực phân bố chính của các cặp vợ chồng Việt-Đài sinh sống
tại Đài Loan là 6 thành phố trực thuộc trung ương (Tân Bắc, Đài Bắc, Đào Viên, Đài
Trung, Đài Nam, Cao Hùng), trong đó số lượng tại thành phố Tân Bắc là hơn 16.000
người. Ngoài ra, các thành phố Cao Hùng, Đào Viên và Đài Trung đều có khoảng
trên dưới 10.000 người. Huyện Chương Hóa cũng là nơi có số lượng không nhỏ các
cặp vợ chồng Việt-Đài, con số này vượt qua cả thành phố Đài Bắc và xếp vị trí thứ 6
trên toàn Đài Loan. Điều này tương đối khác biệt với cách nhận định và suy nghĩ rập
khuôn của chúng tôi rằng các cô dâu Việt Nam chủ yếu phân bố ở các vùng sâu vùng
xa. Ở một góc độ nhất định, chúng ta không nên xem họ là những người nhập cư dễ
bị tổn thương ở khu vực nông thôn của Đài Loan, có lẽ chúng ta nên nhìn nhận và đối
đãi với nhóm người này từ góc độ của những người nhập cư mới tại đô thị.

1.3.3. Nghề nghiệp và đời sống kinh tế


Hiện nay, vùng lãnh thổ Đài Loan là nơi có số lượng lao động Việt Nam đang
sinh sống làm việc và học tập nhiều nhất từ trước đến nay. Do Việt Nam và Đài
Loan có sự hợp tác về nhập khẩu lao động, có nhiều văn hóa tương đồng và gần với
địa lý Việt Nam. Cùng với công việc ổn định, mức thu nhập hấp dẫn Đài Loan đang
32

thu hút nhiều lao động người Việt Nam đến Đài Loan. Người Việt Nam đến Đài
Loan từ những năm sau 1975 Công việc của họ chủ yếu làm các nghề tri thức và
kinh doanh như là Bác sĩ, nghề nông, xây dựng, nội thất, điện tử, công nghệ sản
xuất các loại ốc vít, lắp đặt và sản xuất Cửa Tự Động, sản xuất đồ Gỗ Mỹ nghệ . Họ
đều là người thành đạt trong công việc cũng như kinh tế tại Đài Loan.
Tính đến cuối tháng 7 năm 2017 tổng số người Việt Nam kết hôn đến Đài Loan.
Họ chủ yếu được chồng nuôi và làm thêm phụ công việc cho gia đình nhà chồng, mở
quán ăn Việt Nam, bán hàng tạp hóa hàng từ Việt Nam qua, cô dâu ít đi làm và không
có trình độ cao, mở tiệm cắt tóc và làm móng chân móng tay, giáo viên dạy tiếng Việt
cho con em người Việt Đài,...thường cô dâu qua nhiều năm thì họ đi làm nhiều, còn
cô dâu mới qua họ ít đi làm, cô dâu Việt Nam cũng có một tệ nạn là hành nghề mại
dâm nhiều, vì không nghề nghiệp và không biết tiếng bản xứ, nghề mại dâm là nghề
kiếm tiền nhanh mà không cần trình độ, nghề đó thì các nhà hàng Đài Loan luôn cần
cho nên họ làm biếng các nghề tay chân thì họ lại làm nghề mát- sa… Đối tượng cô
dâu làm nghề phong phú nhất so với các đối tượng khác là người Việt Nam tại Đài
Loan.
Tính đến năm 2006 đến nay có khoảng 80.000 người Việt Nam qua Đài Loan
lao động 16.000 làm việc tại các nhà máy và 2.000 còn lại làm các công việc khác
chủ yếu nam giới làm nghề tay chân, như làm trong công ty và nhà máy sản xuất như
cửa tự động lắp ráp cửa, đứng trong các máy sản xuất các ốc vít, Bìa Cát Tông, lao
động trực máy sản xuất nhựa, thợ mộc đóng các tủ đồ gia dụng trong các công ty, sản
xuất các loại hóa chất như nệm cao su, các bao bì như đồ ly, hộp cơm, xuất hàng,
đóng gói thực phẩm ăn uống,... trong số 60.000 là người nữ đến Đài Loan giúp việc
trong gia đình. Hợp đồng của họ thường thì ba năm, sau khi hết ba năm làm việc chủ
vẫn có nhu cầu thì họ có thể nộp lệ phí gia hạn một khoảng tiền từ (Tiền Đài là 80.000
“tám mươi ngàn Đài Loan đổi qua tiền Việt Nam khoảng 60 triệu VNĐ) cho đến
(Tiền Đài là 150.000 “một trăm năm mươi ngàn Đài Loan đổi qua tiền Việt Nam
khoảng 112 triệu VNĐ) đến công ty môi giới xuất khẩu lao động ở Việt Nam hoặc
công ty liên kết với công ty tại Đài Loan để được gia hạn, một số tiền quá cao. Do
33

đó, một số công nhân đã chọn bỏ trốn trước khi thời hạn 3 năm kết thúc, vì họ ra
ngoài làm lương cao hơn gấp đôi so với lương ký hợp đồng thông qua công ty môi
giới. Chính vì thế, công nhân Việt Nam hay bỏ trốn ra ngoài để chọn công việc tốt
hơn so lúc ban đầu ký qua Đài Loan. Vì mức lương tối thiểu tính 1/1/2017 theo giờ
của người lao động tại Đài Loan 120 tiền Đại tệ trên 1 giờ cho đến 126 Đài tệ trên
một giờ cho đến 200 Đài tệ trên một giờ. Vậy tức là hàng tháng người lao động có
mức lương cơ bản của Đài Loan, một tháng tương đương 16 triệu đồng cho đến 20
triệu đồng .
Ở Đài Loan du học sinh được đi làm thêm, chủ yếu phụ cho các nhà hàng bưng
bê, rửa chén, phụ bán hàng …. phụ thuộc vào nhu cầu của địa điểm nơi sinh viên sinh
sống, vì họ không được đi làm chính thống, ở Đài Loan khi họ đi làm cần phải có
giấy chứng nhận được đi làm, còn đâu họ sẽ làm chui. Nếu đi làm thì họ chỉ làm được
6 giờ trong 1 tuần. Chính vì vậy sinh viên làm nghề không ổn định.(外国人民 người
ngoại quốc,2017, 外国人工作情况 Tình hình công việc của người ngoại quốc,
đoạn 1, đoạn 2 )

1.3.4. Quan hệ xã hội cộng đồng


Mỗi năm vào các ngày lễ lớn của Việt Nam, Trung tâm Đài Bắc cho cộng
đồng người Việt Nam tham gia các lễ hội thi văn nghệ, áo dài, hát,… cho tất cả những
người Việt Nam tham dự tại Hội trường Tự Do tại Đài Bắc Đài Loan. Đại sứ quán
Việt Nam tại Đài Loan tổ chức Tết cộng đồng mừng Xuân vào mỗi năm với sự tham
gia của toàn thể cán bộ, nhân viên, du học sinh đang sinh sống, làm việc và học tập
tại Đài Loan và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Đài Loan và đông đảo bà con Việt
kiều.
Hội đồng hương : Nói đến các tổ chức đồng hương tại Đài Loan, mỗi cộng
đồng người Việt Nam đều có cộng đồng tổ chức Đồng Hương như Phú Thọ, Nghệ
An, miền Tây,…. Hoạt động tiêu biểu của cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan
nói riêng và các tỉnh thành nói chung, không thể không nhắc đến cộng đồng Việt Kiều
Việt Nam tại Đài Loan cũng tổ chức hội đồng hương. Vì cộng đồng Việt Kiều là một
34

tổ chức có số lượng bà con đồng hương sinh sống trên địa bàn khá rộng tại Đài Loan,
bao gồm toàn quốc đại diên của các hội các thành phố, đại diện của các tỉnh, đều tụ
họp trong lễ hội này.
Họ báo cáo tình hình các hoạt động tiêu biểu, tất cả có 8 chi hội tổ chức, mỗi
tổ đều được nhận tiền chân quỹ cơ bản cho việc hình thành lên hội đồng hương của
các tỉnh của Việt Nam tại Đài Loan, mỗi đội tuyên dương ban chấp hàng trưởng và
phó, được tặng hoa và quà của hội đồng hương Việt Kiều tại Đài Loan. Căn cứ theo
báo cáo của mỗi đội về công tác xã hội, tiêu biểu các doanh nhân người Việt gốc Hoa
về đã vận động các doanh nhân thành đạt ủng hộ tiền và vật phẩm để lấy quỹ giúp
những cộng đồng người Việt khó khăn tại Đài Loan như bệnh, tai nạn,…khen tặng
cho các cụ có độ tuổi cao và tổ chức thượng thọ và tặng quà cho các con cháu có
thành tích học tập tốt. Những thành quả đạt được từ các hội đồng hương chính là sự
nhiệt tình đóng góp xây dựng Hội và từ sự ý thức về công tác đồng hương của người
Việt gốc Hoa từ những năm qua đã đưa hội ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành
tựu trong việc phát huy giá trị truyền thống thương yêu giúp đỡ các cộng đồng người
Việt tại Đài Loan.(越南华侨在台湾 2017, Đoạn1)

1.3.5. Sinh hoạt Tôn giáo, Nghi lễ


Trong xã hội ngày nay, vật chất ngày càng đầy đủ, con người không còn phải
đấu tranh vì cái ăn cái mặc hàng ngày nữa. Lúc này, đời sống tinh thần của con người
được quan tâm hơn cả. Con người mong muốn tìm nơi tôn giáo một điểm tựa tinh
thần trong thế giới đầy cám dỗ và ngang trái. Niềm tin tôn giáo sẽ dẫn lối cho họ
không sa vào lầm lạc, có hướng đi đúng đắn.
Những đối tượng người Việt Nam đang theo Phật giáo ở Đài Loan, khi đến Đài
Loan họ không đi theo tôn giáo nào tại Việt Nam, sau khi đến Đài Loan thì sự phát
triển về Văn hóa Phật giáo chủ yếu về giáo dục và y tế, ngoài ra còn sự phát triển về
kinh tế. Phật giáo Đài Loan chủ yếu ứng dụng vào đời sống xã hội qua cộng đồng
thể chủ yếu về hoạt động kinh tế , từ thiện, an sinh, lễ hội. Chính vì thế, Phật giáo
đến gần với đời sống của họ. Cho nên Phật giáo dễ ảnh hưởng đến con người qua sự
văn hóa khác biệt, văn hóa khác biệt dễ dẫn đến sự hiếu kỳ của người Việt Nam. Sự
35

phát triển Phật giáo mở rộng tại các nơi như trường học, cơ quan, đây cũng là nơi tổ
chức Phật giáo mà người Việt Nam ảnh hưởng của những người xung quanh. Đến
với Phật giáo có thể học hỏi được rất nhiều ngành nghề miễn phí, họ có thể giúp đỡ
những người khó khăn trong đời sống vật chất cũng như tinh thần thì Phật giáo là
điểm tựa chính cho đời sống của họ.
Ở Đài Loan, người Việt Nam hướng đến đạo Phật tham gia vào cộng đồng tại
các chùa Linh Sơn Đài Bắc, Từ Quang Đài Bắc, Đài Trung. Chùa Việt Đài Trí Đức
Đài Trung, Cao Hùng. Ngoài các chùa Việt Nam này ra thì họ còn đến chùa Đài Loan
như Phật Quang Sơn tại Cao Hùng, Từ Tế địa chỉ chính là tại miền Trung, ngoài ra
còn có tại Đài Bắc và Cao Hùng, Cổ Sơn tại Đài Bắc, Thiền Tự Đài Trung, Tịnh Tông
Học Hội. Đây là các đạo tràng chính nằm tại các địa bàn trên, ngoài ra còn các Đạo
tràng nhỏ của các Tông phái trên trải giác khắp vùng lãnh thổ Đài Loan. Ngoài ra,
còn có các đạo tràng do người Đài Loan tự lập như Đạo tràng Từ Hoa, nhóm Phật tử
Việt Đài Bắc, Đạo tràng Hoa Nghiêm, Đạo tràng Việt Đài Trung, Đạo tràng chùa Việt
Đài, Đạo Tràng Kết Nối Yêu Thương, Đạo tràng Liên Trì, Đạo tràng Cao Hùng, Đạo
tràng Linh Sơn họ có một người đứng lên lập Đạo tràng theo sự hướng dẫn tu hành
của một vị Tăng hoặc Ni của Đài Loan hay của Việt Nam, khi có việc cần thì
các Tăng Ni chỉ cần liên lạc với nhóm trưởng mọi sự thì được các nhóm trưởng
sắp xếp việc làm.
Phật giáo có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại. Phật
giáo luôn thích ứng với văn hóa xã hội, phẩm chất đạo đức, đời sống tinh thần...Phật
giáo tồn tại bởi dân tộc. Khi nhắc đến Đài Loan, tức chúng ta đang nói đến một khu
vực đa tôn giáo. Hiện nay, trên đất nước Đài Loan có rất nhiều người Việt Nam đang
sinh sống. Dù xa xứ, nhưng trong họ luôn mang tinh thần dân tộc; dòng máu Việt
Nam trong huyết quản luôn nhắc họ hướng về cội nguồn.
Có nhiều con đường dẫn dắt họ tới mảnh đất Đài Loan: người thì lấy chồng là
người Đài Loan, người thì qua theo diện được thân nhân bảo lãnh xuất khẩu lao động,
đến Đài Loan du học,…
Do khoảng cách địa lý tương cận và sự giao lưu văn hóa trong quá trình lịch
36

sử lâu đời, văn hóa người Việt Nam cũng mang màu sắc của văn hóa Trung Hoa.
Những công cụ ngôn ngữ như: tiếng Đài Loan, tiếng Phổ Thông, tiếng Việt,… đã
giúp cộng đồng người Việt Nam có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu các giá trị văn hóa
Phật giáo tại Đài Loan. Do vậy, người Việt Nam cũng ảnh hưởng ít nhiều đến văn
hóa Đài Loan. Sự tiếp xúc của hai nền văn hóa Phật giáo luôn mang chức năng lưu
giữ và chuyên chở. Chính sự tiếp xúc ấy đã trở thành nhịp cầu văn hóa Việt Nam -
Đài Loan, để từ đó đem tinh hoa của hai nền văn hóa lan tỏa khắp năm châu.
Bất kể một nền tảng Phật giáo nào cũng đều hình thành từ nhiều thành tố văn
hóa. Chính những giá trị văn hóa đó góp phần làm phong phú, tạo nên các dấu ấn
riêng cho từng tông phái. Trên thực tế con đường hòa nhập, hòa giải giữa các tông
phái đều trải qua một quá trình phát triển lâu dài và đã có một nền tảng văn hóa nhất
định. Sự du nhập đó sẽ không thay thế một cách triệt để những thành tố văn hóa đã
có trước, mà chỉ dựa trên cơ sở đó để phát triển thêm trong tương lai. Phật giáo xuất
hiện từ rất lâu, con người đã đón nhận, lưu giữ và làm tỏa sáng tôn giáo này theo từng
giai đoạn khác nhau. Mỗi tông phái của Phật giáo đều có những bản sắc văn hóa riêng,
có những điểm tương đồng và khác biệt. Phật giáo là một triết lý nhân sinh, giáo lý
của bất kể tông phái nào cũng không xa rời cuộc sống. Nếu tông phái nào xa rời cuộc
sống thì tông phái đó trở nên khô cằn. Đạo lý chính yếu của mọi tông phái Phật giáo
là dạy con người làm lành tránh dữ.(Ming Jen Yu, 2018, tr.136)
Tiểu kết chương 1.

Mục đích của chương này nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn chính cho
các chương 2 và chương 3. Từ đó, sau phần trình bày một số lý thuyết, khái niệm cơ
bản liên quan đến đề tài, chúng tôi đã đề cập tổng quan về văn hóa Phật giáo Đài Loan
và cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài Loan.
Về người Việt Nam đến Đài Loan từ năm 1978 cho đến nay; về tôn giáo, các
Linh mục theo Công giáo người Việt Nam đã đặt chân đến đảo Đài Loan để truyền
giáo sớm hơn các Tăng Ni Phật giáo người Việt Nam đến Đài Loan. Người nam giới
chủ yếu đi theo con đường vượt biên, họ là người Việt gốc Hoa, công việc làm ổn
37

định và có trình độ nhất định trong xã hội, nữ giới đi theo diện lấy chồng Đài Loan,
nghề nghiệp của họ phong phú như kinh doanh hàng Việt Nam, nghề cắt tóc, nghề
mát sa, nghề mại dâm…, lao động nam giới chủ yếu làm nghề trong các nhà máy,
còn nữ giới lao động chủ yếu làm nghề phụ việc nhà, họ đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh.
Du học sinh họ đến Đài Loan từ ba miền Bắc Trung Nam Việt Nam, họ đi theo diện
học bổng Chính phủ Việt- Đài, tự túc. Những đặc điểm khác nhau đã đưa người Việt
Nam tới mảnh đất Đài Loan với nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Về dân số
người Việt Nam đến Đài Loan sinh sống, làm việc và học tập đứng thứ hai sau
Indonesia.
Văn hóa Phật giáo tại Đài Loan, có hai thời kỳ phát triển, trước những năm giải
phóng Đài Loan cũng có “ Tứ Đại Danh Sơn” nhưng không phát triển, chủ yếu phát
triển Đạo giáo. Phật giáo ở thế kỷ XXI cũng có “ Tứ Đại Danh Sơn” phát triển mạnh
ở phương diện hoằng pháp vào đời sống xã hội như: hoạt động chủ yếu từ thiện, bảo
vệ môi trường, lập trường học, bệnh viện, xây dựng các khu tái chế, thư viện, xây
dựng cô nhi viện, trung tâm dưỡng lão;Trường học nghiên cứu Phật học, trung tâm
tu học, tham quan cho Tăng Ni và Phật tử…. Như vậy, Đài Loan có sự phát triển về
Phật giáo khác nhau qua từng giai đoạn, đặc biệt là sự hoằng pháp của Phật giáo Đài
Loan về văn hóa Phật giáo nhân gian thế kỷ XXI đã ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát
triển của Phật giáo Đài Loan.
38

CHƯƠNG 2
VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN CỦA
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM HƯỚNG ĐẾN ĐẠO PHẬT Ở ĐÀI LOAN
Trong chương này, chúng tôi sẽ đề cập đến những ảnh hưởng của văn hóa Phật
giáo đến đời sống cá nhân của cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài
Loan.
Để thực hiện có hiệu quả, chúng tôi đã sử dụng các dữ liệu nghiên cứu được
xây dựng từ những năm 2013 – 2017, thông qua quá trình: Phỏng vấn trực tiếp, phỏng
vấn cá nhân và nhóm. Dữ liệu được lưu trữ dưới hình thức quay video và thu âm.
Không gian địa lý nghiên cứu gồm ba miền: miền Bắc (thành phố Đài Bắc, thành phố
Tân Bắc), miền Trung (Đài Trung), miền Nam (Cao Hùng). Đối tượng nghiên cứu là
cộng đồng người Việt Nam tham gia hàng ngày đến chùa công phu vào buổi sáng (từ
04 giờ) và buổi tối từ (từ 07 giờ), họ đến chùa vào mỗi ngày, trừ những ngày bận thì
họ tự bố trí thời gian công phu tại nhà, họ cố gắng không bỏ buổi công phu nào. Tại
Đài Loan, có cả chùa Việt Nam và chùa Đài Loan; người viết không phân loại đối
tượng nghiên cứu đến chùa Việt Nam hay chùa Đài Loan, vì hoạt động của hai hình
thức chùa này giống nhau, điểm khác biệt duy nhất là ở chùa Việt Nam họ là người
Việt Nam theo đạo Phật có thể tiếp cận thông tin bằng tiếng Việt. Trước khi đến Đài
Loan, họ chưa biết về Phật Pháp nhưng sau khi đến Đài Loan họ đã tiếp nhận ảnh
hưởng Phật giáo theo hướng tích cực do môi trường sinh hoạt và nhất là trong những
thời điểm họ gặp phải hoàn cảnh khó khăn thì họ nhận được tương trợ từ cộng đồng
tại Đài Loan.
Bốn nhóm đối tượng nghiên cứu được phân chia theo giới tính hoặc ngành
nghề và được phân nhóm dựa trên tiêu chí: năng lực tiếp cận Phật pháp, thời gian tu
tập.

1. Nam giới (định cư), (thời gian tiếp cận Phật pháp, tu tập lâu năm): Phỏng vấn
cá nhân trực tiếp được tiến hành trong năm 2014 với 9 đối tượng nghiên cứu; họ là
người nhập cư tới Đài Loan trong những năm 1986 tới năm 1993, hiện đang mưu sinh
39

với các ngành nghề khác nhau, nhưng họ đều hiểu về Phật pháp. Tụ tập lại, họ đều vì
nhân duyên và cảm nhận được đời sống khổ mà giác ngộ.

2. Nữ giới(cô dâu), (thời gian tiếp cận Phật pháp tu tập từ lâu năm tới mới tiếp
cận): Những nữ giới lấy chồng Đài Loan họ là người Việt Nam ảnh hưởng giáo lý
Phật giáo phỏng vấn cá nhân 20 người, phỏng vấn 9 nhóm (158 thành viên, thời gian
phỏng vấn 2015-2017). Theo Phong trào nghi lễ tổ chức các sinh hoạt tại các chùa
Đài Loan và chùa Việt Nam cùng gia đình và bạn bè, thông qua truyền hình, các hoạt
động Phật giáo đến với xã hội và yêu thương cộng đồng người Việt Nam và người
Việt Nam nơi xa xứ...

3. Lao động (thời gian tiếp cận Phật pháp một cách đơn thuần, thời gian tu tập
mới tiếp cận): Phỏng vấn trực tiếp được tiến hành từ năm 2015-2017 với cá nhân 9
người và 12 nhóm (66 thành viên) lao động từ Việt Nam chủ yếu được ký hợp đồng
lao động với những công việc phổ thông, không đòi hỏi trình độ cao .....Họ đến với
đạo Phật phần lớn là do đi theo chủ của họ, họ cũng tham gia sinh hoạt tại các chùa
Đài Loan và chùa Việt Nam.

4. Du học sinh (thời gian tiếp cận Phật pháp nhanh, thời gian tu tập mới tiếp cận):
Phỏng vấn nhóm trực tiếp được tiến hành từ năm 2013-2014 với 10 nhóm gồm 44 sinh
viên, họ là sinh viên học ngoại ngữ, cử nhân và thạc sĩ, tiến sỹ. Họ tới du học tại Đài
Loan theo diện học bổng và tự túc. Họ đã tham gia sinh hoạt Phật giáo ngay tại trường
Hoa Phạm, Từ Tế, Phật Quang Sơn… và cũng tham gia sinh hoạt tại các chùa Đài Loan
và chùa Việt Nam. Họ được học những môn tự chọn về Tôn giáo ngay tại ngôi trường
trong đó có Phật giáo.
2.1. Văn hóa Phật giáo trong đời sống của nam giới hướng đến Phật giáo
tại Đài Loan.
Trong cuộc đời mỗi người đều có những lúc đau khổ, hạnh phúc, tham vọng,
chán chường. Có ai không từng trải qua nỗi khổ và chỉ tận hưởng niềm vui? Những
lúc đau khổ, bế tắc, Phật giáo chính là điểm tựa giúp người nam giới (định cư) tự tìm
ra phương thức tháo gỡ những vướng mắc trong lòng, tìm ra con đường giải thóat
40

khỏi những đau khổ và đối mặt với hiện thực cuộc sống. Nam giới định cư có những
điểm khác biệt về sự nhiệm mầu của Phật giáo, đã giúp họ có những hành động và
suy nghĩ, có những thay đổi nhất định và giúp họ giải quyết những thắc mắc ở trong
lòng.
Phật giáo nhằm lý giải hoàn cảnh của mỗi cá nhân khi chữa trị vết thương thể
xác và tinh thần cho tất cả chúng ta, thể hiện qua những trải nghiệm đem đạo vào đời
mà ứng dụng cho bản thân. Cuộc sống không có gì tốt hơn giảm bớt nỗi đau, giáo lý
chính là điểm tựa cho cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật đưa họ tới
niềm an lạc.
2.1.1. Văn hóa Phật giáo trong quan hệ vợ chồng
Đời sống của nam giới (định cư) đối với 9 đối tượng trên, họ sinh sống ở Đài
Loan thời gian lâu nhất, sau khi đến Đài Loan thì họ đi theo Phật giáo. Trình độ của
họ từ đại học cho đến cấp độ tiến sĩ đều có và hiện giữ một địa vị nhất định ở Đài
Loan. Họ có một đời sống ổn định về kinh tế so với những người Việt Nam đến sau
này, 9 người được phỏng vấn, họ lập gia đình có 3 đối tượng là người Đài Loan,
người Việt gốc Hoa, người Việt đã sinh sống và định cư ở Đài Loan. Vợ của họ cũng
có trình độ học vấn từ đại học, họ gặp nhau tại Đài Loan.
Gia đình là một phạm trù rộng, bao gồm nhiều mối quan hệ, ở nghĩa hẹp bao
gồm quan hệ giữa vợ - chồng, bố mẹ - con cái,... còn với nghĩa rộng hơn với quan hệ
họ hàng, gia tộc,... Chính vì tính chất đa dạng và phức tạp. Như vậy, cần có nhiều
nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống gia đình. Trong phạm vi
mục này, chúng tôi chỉ khai thác khía cạnh đời sống vợ - chồng, thông qua cách ứng
xử của người chồng đối với người vợ của mình theo giáo lý đạo Phật. Kinh Phật có
thể áp dụng trực tiếp vào cuộc sống hiện thực, khuyên răn con người luôn sống hướng
thiện, nhưng vẫn mang lại giá trị cho bản thân và cho xã hội. Người Việt Nam định
cư ở Đài Loan thường xuyên nương vào giáo lý đạo Phật để đạt được hạnh phúc trong
cuộc sống hôn nhân, cụ thể là khi người chồng áp dụng để ứng xử trong mối quan hệ
với vợ - chồng.
41

Người chồng đang học Phật thì ứng xử với vợ cần những lời nói văn hóa và
hành động đúng chuẩn mực, nhưng không thiếu đi sự uy nghiêm, khác với sự gia
trưởng, để người vợ còn cảm nhận được sự thương yêu, tôn trọng và kính nể người
chồng trong gia đình. Mặt khác, nhờ hiểu được nhân quả mà bồi đắp thêm lòng tin
giữa vợ chồng, tránh được những hoang tưởng gây hiểu lầm dẫn đến mâu thuẫn. Nếu
mâu thuẫn không được giải quyết sẽ làm cho cuộc sống trở nên bất hạnh và lo lắng
khi xảy ra những xung đột trong cuộc sống vợ - chồng.
Sau đây là một trường hợp điển hình: Vợ chồng tôi đều có cái tôi rất lớn, mỗi
lần cãi nhau là không ai nhịn ai, thậm chí có những lúc cảm thấy không thể sống
được với nhau. Một lần tôi bị bệnh nặng, nhập viện Từ Tế của Phật giáo. Lúc tôi nằm
viện, bệnh viện thường mở ti vi chương trình Phật giáo, vợ tôi cũng ở đó chăm sóc
tôi, cả hai vợ chồng đều nghe và thấm nhuần từ lúc nào. Sau khi ra viện, chúng tôi
thấy hay mà tự tìm hiểu thêm, tính cách chúng tôi cũng dần chuyển đổi, chúng tôi
không còn hứng thú với việc cứ phải giành lấy phần thắng về mình, thay vào đó là sự
lắng nghe, chia sẻ và quan tâm nhau. (Phỏng vấn sâu: nam định cư, 52 tuổi, Xây
Dựng, Đài Bắc)
Đã là người chồng đang học Phật, họ thấu hiểu sự vô thường của cuộc sống,
luôn thay đổi theo thời gian, không gian. Có những sự việc không thể lường trước
được, hoặc đang chịu sự chi phối bởi nhân duyên và nhân quả của vợ - chồng, những
sự việc xảy ra không như ý thì cũng không quá coi trọng mà đánh mất đi sự tin tưởng,
tôn trọng và thương yêu giữa vợ chồng.
Người chồng cần phải dựa trên những điều căn bản của giáo lý như văn, tư, tu
để làm bài học cho bản thân không hành động sai với chánh pháp của giáo lý đạo
Phật, không sa vào các hoạt động mê tín, đốt vàng mã... Nhờ có tư duy, giúp họ thấu
hiểu, giác ngộ được giáo lý trong Kinh điển, từ giáo lý của đạo Phật Kinh điển sẽ giúp
họ có suy nghĩ và hành động đúng với chánh pháp, áp dụng trên con đường tu tập của
chính mình.
Bản thân người chồng không nên quá si mê vào một sở thích cá nhân, nó sẽ
làm ảnh hưởng đến cuộc sống chung của tất cả mọi người trong gia đình. Nếu bị sự
42

si mê dục lạc thao túng, sẽ bị quay cuồng, không còn khả năng tự chủ nhận thức, và
không có lối thóat. Vì sự si mê, nên họ chỉ chú tâm đến vấn đề mà họ yêu thích và bỏ
bê các việc khác. Mỗi con người ai cũng có sự đam mê, nhưng chỉ dừng ở một mức
độ nào đó, vượt quá giới hạn sẽ dẫn đến sự si mê cuồng vọng.
Theo quan điểm đạo Phật thì “ái” chính là nguồn gốc của sự đau khổ, nhưng
theo nghĩa từ Hán thì chữ “ ái” chính là “yêu”, vậy “yêu” tại sao lại là nguồn gốc của
sự đau khổ? Chính vì “tham ái” quá nên tâm tư lúc nào cũng muốn sỡ hữu, thuộc về
vĩnh viễn, không muốn chia sẻ, dẫn đến sự u mê tăm tối, làm cho cuộc sống của
những người chồng “tham ái” dần đi vào khổ đau, hoài nghi, thiếu đi sự tin tưởng. Sự
tin tưởng và chân thật là nền tảng của hạnh phúc gia đình, nhưng vì “tham ái’ mà làm
đổ vỡ hạnh phúc đã dựng xây.
Sau đây là một trường hợp điển hình: Mặc dù bản năng của con người là tự
nhiên, là một nhu cầu không thể thiếu trong việc duy trì quan hệ vợ chồng nhưng khi
tôi đã thấm nhuần và thực hành theo giáo lý đạo Phật thì tôi có thể tiết chế được bản
năng của mình, không ép vợ theo sở thích của mình gọi là “tà hạnh”. Điều đó giúp
tôi làm chủ bản thân và giúp vợ cảm thấy tôn trọng tôi hơn vì đã hiểu cho cô ấy.
(Phỏng vấn sâu: nam định cư , 54 tuổi, Công nghệ, Đài Nam)
Trong giới luật Phật giáo thì tham, sân, si chính là Tam độc, nó bắt nguồn và
có điểm chung là những trạng thái của tâm thức, tham là gốc để sinh ra tâm sân, si.
Những người chồng đang học Phật đã là trụ cột trong gia đình, phải biết sự quan trọng
của “cần và đủ” để tiềm thức không nảy sinh lòng tham lam. Nếu tham mà không đạt
như sở nguyện, si mê thì dễ nóng giận, bức xúc trong người sẽ là điều tất yếu. Đó
cũng chính là nguyên nhân gây ra những cuộc bạo hành gia đình, đạp đổ con đường
đi tới hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ đến khi ta biết chấp nhận như thế nào là cần và đủ.
Sát hại là kết quả hành động cuối cùng của tâm tham, sân, si, là những đỉnh
điểm của mâu thuẫn trong gia đình, sát hại về tinh thần lẫn thể xác, khi nhận ra hành
động sát hại, tâm dù muốn hối hận thì cũng không thể nào quay đầu lại được. Chính
vì thế, giáo lý đạo Phật luôn mong muốn hướng con người đến cái thiện.
43

Đã là vợ - chồng thì không thể thiếu những lời góp ý chia sẻ để cuộc sống trở
nên hạnh phúc hơn, nhưng để góp ý mà không mất lòng nhau lại là chuyện không dễ
dàng; dùng những từ ngữ chọn lọc để người nghe khỏi tự ái, đó mới là sự thành công
trong cuộc sống vợ - chồng. Để cuộc sống thêm hương vị, không thể thiếu được câu
nói vui đùa, nhưng vui đùa phải đúng lúc, đúng thời điểm và đúng chừng mực thì mới
đạt được kết quả tích cực. Mọi sự đùa giỡn, nếu đem được tiếng cười làm cuộc sống
nhẹ nhàng, thoải mái là hạnh phúc, nhưng ngược lại, sự vui đùa quá trớn sẽ làm mất
lòng tin, gây nghi ngờ đố kỵ lẫn nhau, gây nên những hậu quả không lường trước
được.
Là một người chồng, hơn nữa là một người ảnh hưởng đạo Phật , chắc chắn họ
hiểu được tầm quan trọng của việc nói đúng sự thật. Chính vì nói đúng, nói thật mới
xây dựng được lòng tin ở nơi vợ và mọi người. Khi đã nói sự thật, cũng là một phần
nhận được sự tôn trọng. Nhưng chỉ cần nói dối hay nói sai sự thật, lòng tin của người
chồng đối với mình thì hạnh phúc gia đình sẽ bị đổ vỡ, dù có che đậy sự dối trá bao
lâu đi nữa, nhưng sự thật vẫn là sự thật, sẽ được phơi bày, dù sớm hay muộn. Sự thật
luôn là niềm tin, là nền tảng để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn trong đời
sống vợ chồng.
Đã là một người áp dụng giáo lý Phật giáo vào đời sống cần phải có những
hành động chân chính, không đi trái với giáo lý đạo Phật như không trộm cắp, không
tà dâm, không sát sinh,... luôn là tấm gương sáng cho gia đình và xã hội noi theo. Đã
là người học chánh pháp phải luôn có những hành động chân chính, không thể mắc
những sai lầm đi lệch hướng trên con đường tu tập mà giới luật đạo Phật đã đưa ra.
Để xây dựng một đất nước vững mạnh và phát triển không có những tệ nạn xã
hội là dựa vào sự đóng góp của mỗi cá nhân, mà mỗi cá nhân cần phải có đạo đức tốt,
nhận thức tốt. Gia đình là một tế bào của xã hội, người chồng là trụ cột, là tấm gương
để các thành viên khác học tập và noi theo. Vậy, người chồng cũng cần phải có đạo
đức tốt vì đạo đức làm nên một nhân phẩm con người. Nếu không có giới luật đạo
đức, người chồng sẽ không có những chủ kiến sáng suốt, không làm chủ được chính
mình, dẫn đến nghiêng ngả, quay cuồng và từ đó là nguồn gốc của bao tàn bạo, cướp
44

bóc, chiến tranh, tệ nạn quan liêu, tham ô lãng phí, tham nhũng, buôn lậu, ganh đua
hơn kém, đấu đá nhau.
Người hiểu về giới luật nên họ sẽ không phạm vào những trò vui đỏ đen cờ
bạc, cá cược, hút chích những chất gây nghiện,... vì họ hiểu được luật nhân quả cho
nên họ xa rời những thú vui vô bổ này, vì hiểu được tác hại của những thứ này đem
lại cho chúng ta hạnh phúc không phải là bền lâu mà còn tác hại đến gia đình, tiền
tài, danh vọng và công việc, giáo lý đạo Phật đã chỉ ra con đường giới luật. Biết kiềm
chế trong suy nghĩ và hành động giúp mọi người thóat khỏi sự cám dỗ do tác động từ
xã hội mà gây nên những tệ nạn cho bản thân, gia đình và xã hội.
Dựa trên nền tảng trí thức của bản thân, thực hiện ước mơ, hoài bão của mình
trong sự nghiệp chính là giúp ích cho gia đình, nhưng không nên vì hoài bão mà bất
chấp mọi thủ đoạn để thực hiện hoài bão ấy, gây ảnh hưởng xấu đến người khác, chỉ
vì lợi ích hoài bão cá nhân mà dẫn đến suy nghĩ sai lệch về con đường giới luật đạo Phật
đã giảng dạy. Chính giáo lý giúp họ suy nghĩ, hành động và điều chỉnh lại bản thân.
Người chồng học theo giáo lý đạo Phật về chữ hiếu hạnh họ luôn phải có trách
nhiệm với cha mẹ, ông bà, vợ và con của mình. Qua giáo lý của Đức Phật khuyên
răn: Người chồng phải là chỗ dựa tin cậy cho vợ, phải sống chân thành cởi mở luôn
quan tâm chia sẻ gánh vác công việc nặng trong gia đình, luôn sống độ lượng yêu
thương, tha thứ những lỗi lầm trong hôn nhân. Đối với ông bà cha mẹ, luôn hiếu thảo,
kính trọng, là sự đền báo công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành. Đó cũng chính là
tấm gương đạo đức để răn dạy con cái, mặt khác, còn giáo dục con cái về mặt đạo
đức trí tuệ, thể lý và giáo lý Phật giáo.
Để có thể tinh tấn tu cho bản thân mình và vợ, để tâm thức và suy nghĩ của
người chồng luôn ở trong trạng thái xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Bất cứ
cách hành xử nào, cho dù điều được tiếp nhận đó là xấu hay tốt, thì đều phải bình tĩnh
suy xét, ngay cả là điều xấu cũng không được thể hiện sự không hài lòng, không đồng
ý, mà ngược lại giúp nhau sửa đổi tâm tính, để hướng đến con đường tích cực, thực
hiện những hành động hướng thiện và đó cũng chính là con đường mà giới luật đạo
Phật đã định ra. Ngược lại, dù đang đón nhận điều tốt đẹp, thì cũng không được rơi
45

vào cám dỗ tầm thường của tự ngã, để rồi sinh tâm kiêu hãnh, mà hãy dùng tâm thức
cảm nhận và duy trì tư duy tốt đẹp đó làm cho cuộc sống vợ chồng được viên mãn
hơn, như vậy cả hai vợ chồng đã cùng giúp nhau tinh tấn.
Người chồng cần phải thực hiện những điều tốt, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
đối với những người xung quanh, đó là tấm gương để cho người vợ noi theo, không
làm những việc sai trái mà giới luật đạo Phật đã đưa ra cho hàng đệ tử. Những điều
thiện mà người chồng đã làm, người vợ có thể duy trì những việc thiện đó. Đó cũng
là bài học giúp cho vợ - chồng có thể giúp đỡ, chia sẻ, cùng nhau để giải quyết những
mâu thuẫn trong đời sống vợ - chồng được giảm trừ.
Trong cuộc sống vợ chồng có những lúc buồn vui đan xen, người chồng luôn
là điểm tựa tinh thần cho người vợ, đóng góp những ý kiến mang tính chất dung hòa
với vợ, nhằm mục đích giải quyết những khó khăn theo hướng tích cực, thảo luận ý
kiến giúp vợ sửa đổi những sai lầm bằng tư duy chính niệm, tránh vợ hiểu lầm đó là
nguy cơ dẫn đến mâu thuẫn của cuộc sống. Vậy thì, tư duy chính niệm dung hòa cảm
xúc rất quan trọng trong đời sống, có suy nghĩ thấu đáo mới không bị hiểu lầm trong
lời nói, nên ông bà ta có câu “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” hay “lời nói chẳng mất
tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Sự tập trung suy nghĩ có những tư tưởng kết hợp với hành động để cho chúng
ta hiểu rằng thân này là không sạch như trên chính cơ thể con người có chín lỗ chứa
đựng và tiết ra những thứ không sạch sẽ. Nhờ vào quán thân bất tịnh trong giáo lý
đạo Phật giúp cho người chồng kìm chế được những bản năng ham muốn nhất thời
những lúc người vợ cảm thấy mệt mỏi hay trong thời kỳ nguyệt san. Chính vì thế
người vợ cảm nhận được người chồng yêu thương và tôn trọng mình thật sự.
Cảm giác là một trong những cảm nhận bản năng của con người do kết hợp
với thiên nhiên và môi trường, nó sẽ tác động đến những suy nghĩ và hành động, nếu
cảm xúc quá nhiều sẽ dẫn đến sự kích thích ham muốn gây nên những suy nghĩ, hành
động sai trái không đáng có trong cuộc sống. Nhờ vào quán cảm giác trong giáo lý
đạo Phật mà người chồng có thể kìm chế, vượt qua được những cảm giác xuất phát
từ tham và si mà ra.
46

Khi hiểu được Phật pháp trong chính niệm, thì người hiểu đạo sẽ hiểu suy nghĩ
và hành động sai hay đúng đều do chính bản thân tạo ra. Không phải ai cũng đều nhìn
nhận ra được cái sai của mình, cũng không phải muốn sửa đổi là được ngay, không
phải ai cũng thắng được những tâm tư, sở nguyện từ sâu thẳm bên trong thân tâm của
mình. Hơn nữa những ganh đua, đấu đá từ môi trường bên ngoài tác động dần vào
bên trong dẫn đến suy nghĩ và hành động của tâm thức. Chính vì thế phải xóa bỏ cả
bên trong và bên ngoài của tâm thức mới có thể thực tập được, chỉ xóa bỏ một trong
hai tâm thức trên cũng không đạt được đến chính định. Tâm thức bên ngoài thường
xóa bỏ, gạt đi dễ hơn, còn tiềm thức ở bên trong tự tính mà huân tập trong nhiều đời
nhiều kiếp xóa đi được mới có thể đạt được ngộ giác. Nhưng những người đã ảnh
hưởng Phật giáo , họ đang trên con đường tu tập thì ít nhiều đã vứt bỏ được những
ưu phiền trần tục, gạt đi tham, sân, si, nhận biết được mọi sự là vô thường trong cõi
Ta - bà nên đã giải thóat được sự phiền não trong gia đình và trong công việc. Để đạt
được an lạc từ bên trong của mỗi bản thân họ thì cần có sự tiếp xúc của sáu căn với
sáu trần để luyện tập, tu sửa, không trụ xứ mới luôn an lạc từ bên trong, không còn
chịu tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên những chư vị Tăng Ni và người hướng đến đạo
Phật đang trên con đường tu sửa mà đã trụ xứ ở căn nào thì có lợi ở căn đó. Có thể
nói, mọi việc đều hanh thông, đạt được sự an lạc, hạnh phúc và thành công như tâm
nguyện. Người chồng mang trách nhiệm đó thì cần phải giữ đúng vai trò trụ cột của
mình, đảm bảo được gia đình đủ đầy về vật chất và tinh thần.
2.1.2. Văn hóa Phật giáo trong công việc
Đài Loan là một vùng lãnh thổ phát triển, nhận thấy sự quan trọng của nền
kinh tế, nên Chính phủ Đài Loan đã ban hành những chính sách kinh tế nhằm thúc
đẩy cũng như khuyến khích tất cả các doanh nghiệp đã và đang hoạt động tại Đài
Loan. Chính phủ Đài Loan luôn tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ cho sự tồn tại của các
doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp luôn có động lực để thúc đẩy những kế hoạch
của mình đi đến thành công, đạt được doanh thu và kết quả cao. Chính phủ, thông
qua các ngân hàng hỗ trợ vốn, để các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh công ty
của mình. Mặt khác, Chính phủ thu lợi ích từ việc đóng thuế thu nhập của các doanh
47

nghiệp và thuế thu nhập cá nhân từ người lao động. Bên cạnh đó, vùng lãnh thổ Đài
Loan còn thành lập Viện nghiên cứu kinh tế của Chính phủ từ nguồn thuế và một
phần nhờ quyên góp từ các doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo (chùa, đạo tràng, …)
và ngược lại, Viện nghiên cứu giúp cho các doanh nhân hiểu biết thêm về Luật Lao
động trong nước cũng như quốc tế. Mỗi tháng, các Viện này ít nhất một lần phải tổ
chức tọa đàm Taipei Work trade Center. (10/01/2016, đoạn 1). “Seminar Trade
Opportunities in Taipei” (tham khảo hình 1, ở phần phụ lục 2.1.2) Mời các doanh
nghiệp đến tham dự, họ nhận được sự chia sẻ từ các thành viên trong Viện nghiên
cứu đã trực tiếp tham quan và khảo sát ở nước ngoài. Trước tiên, Viện sẽ gửi email
thay cho thư mời đề cập đến nội dung sự phát triển thị trường kinh tế trong nước và
quốc tế, sau đó các công ty sẽ trả lời email xác định thành phần đến tham dự cho buổi
tọa đàm, công ty sẽ thông báo lại cho viện biết thành phần và chức năng của các công
ty đến tham dự. Khi các công ty đến sẽ được ký tên và tặng các tạp chí kinh tế quốc
tế về Luật lao động và các ngành nghề đang phát triển mạnh của các nước trên thế
giới, nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp trong nước cập nhật về tình hình nền kinh
tế mới trong từng thời điểm.
Viện nghiên cứu mở ra các chương trình đó nhằm mục đích giúp các doanh
nghiệp không đi lệch hướng trong phương thức kinh doanh, được sự hỗ trợ miễn phí từ
Viện nghiên cứu kinh tế về tư vấn và giải đáp các thắc mắc khi có nhu cầu đầu tư nước
ngoài của các doanh nghiệp (tham khảo hình 2 , ở phần phụ lục 2.1.2). Chính vì thế,
giữa các Cục thuế và các doanh nghiệp có mỗi quan hệ qua lại lẫn nhau. Khi làm từ thiện
cho các chùa, được Chính phủ cấp phép, hoặc Chính phủ đứng lên tổ chức làm từ thiện
về an ninh xã hội, doanh nghiệp sẽ được giảm thuế (National Taxation Bureau Of The
Central Area, Ministry Of Finance,2017, “Business”) với mức cao nhất là 100%. Ngoài
ra, các doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau, tùy theo quy định của Cục thuế được công
bố trên website mà đóng.
Đài Loan là vùng lãnh thổ đa tôn giáo, trong đó có Phật giáo, đã gánh vác cùng
Chính phủ trong việc phát triển an sinh xã hội, tổ chức các lễ hội truyền thống, các
hoạt động từ thiện trong cộng đồng. Bên cạnh đó, Phật giáo còn là điểm tựa tinh thần
48

của các doanh nhân. Vai trò của đệ tử Phật là cầu nối giữa tăng già với xã hội, đem
đạo vào đời và lấy đời để xây dựng đạo. Cập nhật hóa đạo pháp và hỗ trợ Tăng Ni
hoàn thành nhiệm vụ này. Vì đệ tử Phật hiểu rõ sự biến động, tăng trưởng của xã hội
nên có thể cố vấn cho tu sĩ trong việc duy trì đạo pháp về mặt tâm linh và tinh thần
cho theo kịp với sự tiến bộ vật chất của xã hội. Phật tử là người nuôi sống tam bảo để
duy trì đời sống vật chất và cập nhật những chuyển biến mới trong xã hội. Vậy nên,
giữa các doanh nghiệp và các chùa có một mối liên hệ gắn kết cùng tồn tại và phát
triển.
Tu sĩ Phật giáo chủ yếu thực hiện việc tu tập qua hai phương diện: trước là tu
sửa cho bản thân, sau là cho các đệ tử cũng như các Phật tử. Thứ nhất là đạo đức
thuộc về ý nghĩa "tự lợi" đề cập về những yêu cầu tu tập, phát triển, đạo đức cá nhân
của một tu sĩ Phật giáo, dựa trên các giới luật của đức Phật đưa ra cho các hàng đệ tử.
Thứ hai đại diện cho xã hội chính là tinh thần "lợi tha" liên quan đến vai trò tham gia
các hoạt động, do nhu cầu của tu sĩ dựa trên giới luật, ứng với xã hội trên con đường
hoằng pháp lợi sinh. Diêu Nghiêm (2017, đoạn 1), “vai trò như là một nhà truyền bá”.
Tự bản thân tu tập và hoằng pháp cho số đông giúp xã hội an lạc, mang lại hạnh phúc
cho con người.
Khi đã là một doanh nhân hướng Phật đã áp dụng giáo lý vào đời sống của họ,
hiểu sâu về luật nhân quả trong kinh doanh, họ làm việc luôn suy nghĩ thấu đáo trước
sau, nhằm tránh những tổn thất, thiệt hại đến với bản thân, cộng đồng và xã hội. Nếu
vì lợi ích trước mắt trong công việc, mà quên đi những hậu quả sau này, đó là sự gieo
nhân xấu gặp quả xấu trong lợi nhuận kinh doanh cá nhân.
Là một doanh nhân phải có được tầm nhìn xa, trông rộng trong mọi kế hoạch,
có thể dự đoán được sự thành công cũng như thất bại, từ đó mới giúp người lãnh đạo
doanh nghiệp đưa ra được những chính kiến chân chính. Nếu thu được sự thành công
tốt đẹp, kết quả nhận được sự tôn trọng, sự ngưỡng mộ, nâng cao tầm uy tín của doanh
nghiệp, cũng như của chính bản thân trong thương trường. Ngược lại, đưa ra chính
kiến không chân chính, dù có mang lại thành công, nhưng phát triển không bền vững,
sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty.
49

Sau đây là một trường hợp điển hình: Tôi là thầu xây dựng, trước đây có những
chi tiết bắt buộc phải xây bằng gạch đinh, nhưng để tiết kiệm nhân công và tiền vật
liệu, tôi đã sử dụng gạch ống để thay thế, dù làm thế thì không đảm bảo cho công
trình. Sau này khi hiểu đạo, tôi biết đó là hành động sai, nhanh trước mắt nhưng mất
uy tín, nên về sau tôi đã thực hiện đúng như bản vẽ. (Phỏng vấn sâu: nam định cư ,
53 tuổi, Xây Dựng, Đài Trung)
Trong bản năng mỗi con người, lòng sân hận, đố kỵ đôi lúc đã đưa đến những
suy nghĩ vội vàng, hấp tấp trên con đường hoạch định công việc, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự phát triển của công ty. Đạo Phật đã đưa ra giới luật và tư duy
tránh sân hận nhằm mục đích giúp cho các doanh nhân hạn chế được sự nóng vội, tự
ái mà đưa ra quyết định sai lầm, dẫn đến hậu quả không lường được trong kinh doanh.

Trong doanh nghiệp người lãnh đạo là người suy nghĩ đưa ra những định
hướng để phát triển kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn và cũng là người quyết định thực
hiện kế hoạch đó. Họ chỉ thực hiện những kế hoạch có lợi cho bản thân và cộng đồng,
những suy nghĩ đó xuất phát từ chánh tư duy. Đã là một doanh nhân áp dụng giáo lý
vào đời sống, càng phải suy nghĩ theo hướng tích cực, luôn quan tâm đến lợi ích cộng
đồng, họ không suy nghĩ và thực hiện những kế hoạch gây tổn hại đến môi trường
xung quanh, hoặc chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, điều đó là trái với giới luật đạo Phật
giảng dạy.
Đôi lúc những người chủ doanh nghiệp vì những áp lực trong kinh doanh mà
đưa ra những định hướng chưa đúng, chưa phù hợp cho một kế hoạch và vướng phải
sự không tán đồng từ phía nhân viên. Sự góp ý nhiều lúc ảnh hưởng đến cái tôi của
chủ doanh nghiệp, nhưng không vì lời nói gây tự ái mà mất đi cơ hội tốt để tham khảo
ý kiến, chỉnh sửa và học hỏi cho bản thân người chủ doanh nghiệp. Đó cũng là một
rào cản trên con đường tu sửa bản thân và học theo giáo lý đạo Phật.
Trong thương trường, trọng lượng của những lời nói đại diện cho uy tín của
một doanh nghiệp, nhưng sự thật thật, giả giả của lời nói đôi khi không phân biệt
được. Vì thương trường là chiến trường, họ luôn đặt lợi ích, lợi nhuận của công ty lên
50

hàng đầu, mà quên đi những lợi ích khác của cộng đồng. Doanh nghiệp muốn tồn tại
phải biết khi nào cần nói sự thật, khi nào cần đến lời nói dối, nhưng lời nói dối ở đây
không được gây nên tổn thất, thiệt hại về vật chất và tinh thần của cộng đồng xung
quanh vì ngành nghề kinh doanh là sự hơn thua, đấu đá về lời nói, nhằm mang lại lợi
nhuận cho công ty cao nhất. Nếu một doanh nhân có thể dùng những lời nói chân
thật, nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao, đó là sự thành công lớn. Điều đó càng đúng
với giới luật Đạo Phật đã đưa ra trong việc tu tập học đạo.
Sự phát triển của các ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển
kinh tế của đất nước. Vì vậy, chỉ cần các nhân viên làm những điều bất thiện, không
phù hợp với lẽ phải cũng sẽ gây nên tác động tiêu cực ảnh hưởng đến lợi ích của nơi
công tác. Điều đó vô tình đã để lại hậu quả lâu dài cho danh tiếng nơi làm việc, trở
thành vết nhơ trong kinh tế trong nước và quốc tế.
Người hiểu đạo lấy trí tuệ của bản thân làm nên sự nghiệp là chính. Là một
người ảnh hưởng Phật giáo luôn xây dựng cuộc sống theo những lời dạy, giới luật
đạo Phật đã đưa ra, không nên làm trái với đạo đức nghề nghiệp và đạo đức nhân loại,
nó sẽ gây nên thiệt hại cho bản thân, sau là cộng đồng. Chính vì họ hiểu được giới
luật đạo Phật nên càng tôn trọng trí tuệ của bản thân, tôn trọng sự lập nghiệp chân
chính. Nếu không có định hướng lập nghiệp chân chính, sẽ dẫn đến những con đường
sai lầm như: Buôn bán vũ khí, buôn bán người, buôn bán chất độc và chất kích thích,
buôn bán thú và bán thịt, ăn chơi sa đọa.....
Buôn bán vũ khí chiến tranh mặc dù có đem lại lợi nhuận cao cho bản thân,
nhưng ở những đất nước mà con người mua vũ khí đó lại dùng nó làm công cụ tàn
sát lẫn nhau, gây đổ máu, thì sẽ hủy hoại cộng đồng và đất nước.
Buôn bán người vì thỏa mãn si mê tham ái, vì đồng tiền, mà quên đi giá trị của
một con người, họ buôn bán chính đồng loại của mình để kiếm lợi nhuận, mà không
biết chính con người của bản thân mình cũng như họ, họ cũng cần được tôn trọng, tự
do,... nay lại phải chịu sự chà đạp, giày vò từ những con người khác, gây nên tổn
thương về thể xác lẫn tinh thần, thậm chí có thể dẫn tới mất mạng. Việc làm này sẽ
không tránh khỏi phiền não cá nhân cho bản thân mình. Thế thì, việc làm như vậy
51

đâu có lợi cho bản thân, mà ngược lại sẽ tổn hại đến tinh thần, vật chất của bản thân
và xã hội.
Sát sinh và buôn bán thịt động vật cũng vậy. Vì nhu cầu cuộc sống hàng ngày
mà chúng ta đã sát hại sinh mạng của động vật. Chúng ta không cảm nhận được những
sự đau đớn đó do chính chúng ta đã gây nên, những người đã hiểu được chánh mạng
sẽ hiểu được con vật cũng có hỷ, nộ, ái, ố như bản con người nên cũng biết đau đớn.
Chính vì thế, đặt mình vào vị trí cũng bị sát hại như chúng ta sẽ cảm nhận được sự
đau đớn, đáng thương, mà không sử dụng hay hành nghề sát sinh nữa.
Môi trường làm việc luôn đầy rẫy những cám dỗ về lợi ích, Với bổn phận là
một nhân viên, đừng vì lợi ích trước mắt mà quên đi con đường hành thiện, chính tinh
tấn nhằm phát triển công việc. Phải luôn luôn để tâm an trú tại nơi sáng suốt nhất
trong thân tâm, luôn chuyên cần siêng năng quyết tâm thực hiện mục tiêu lý tưởng
chân chính. Không vì lợi ích mà dao động trong suy nghĩ, không bị si mê làm mờ ý
chí, gây tổn hại đến trước là người khác sau chính là bản thân mình.
Người đứng đầu cần hoạch định con đường phát triển rõ ràng, chân chính,
không làm việc ác để xây dựng và phát triển trong công việc. Vậy, con đường chân
chính trong công việc là gì? Chính là không làm điều ác, không vì lợi ích cá nhân, lợi
ích của công việc mà làm những điều gây hại cho chính bản thân, hoặc người khác,
thậm chí hại cho cả hai phía. Hậu quả là bị sự lên án, chỉ trích phản đối từ mọi người.
Môi trường làm việc xấu sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh. Khi ta chấp nhận
thực hiện cái ác, dù cho có thành công, thắng lợi, thì trong tâm thức vẫn cảm thấy khổ
sở với bao suy nghĩ, lo âu, luôn ưu tư, phiền não. Từ đó bỗng nhiên tự tạo cho chính
mình sự hoang mang lo lắng về hành động bất thiện đã gây ra.
Sau đây là một trường hợp điển hình: Tôi là bác sĩ, ngày xưa khi khám bệnh
tôi thường chẩn đoán nhanh chóng để khám được nhiều người chính vì thế tôi đã mắc
một vài sai lầm. Từ khi hiểu đạo, tôi đã không còn tâm phân biệt, dù bệnh nhân giàu
hay nghèo, bệnh nặng hay nhẹ, tôi cũng đều khám chi tiết và chẩn đoán cẩn thận, từ
đó tôi bớt đi những sai lầm không đáng có, tôi sống trong thư thái và an lạc. (Phỏng
vấn sâu: Bác sỹ, 50 tuổi, Đài Bắc)
52

Đã là người làm việc có trăm ngàn vấn đề cần suy nghĩ. Vậy nên, chúng ta –
người đứng đầu một nơi làm việc, nên loại bỏ hành động ấy. Ngược lại, khi làm công
việc chân chính không làm những điều có hại cho người, cho ta thì công việc sẽ trở
nên thành công, đã trở thành người bạn đồng hành trong cuộc sống, được cộng đồng
tán thưởng, tâm tư người đó luôn được an lạc, tâm tính luôn hoan hỷ. Đó cũng là điều
mà giới luật đạo Phật đã nêu: luôn mong muốn mọi người, mọi công việc,... trong xã
hội được thực hiện chân chính, con người thực hành giới luật đạo Phật trong xã hội
để cùng nhau phát triền bền vững. Là người lao động, dù là lao động trí óc hay chân
tay, thì mục đích chính cũng là kiếm được nhiều tiền. Tiền chỉ là công cụ để giúp ta
duy trì sự sống, không nên đặt nặng sự hiện hữu của đồng tiền, đừng vì đồng tiền mà
nảy sinh tâm bất thiện, tâm tham, sân, si. giới luật đạo Phật luôn mong muốn chúng
ta loại bỏ những thắc mắc về có – không (“hữu - vô”), hãy coi tất cả là vô thường, để
tâm ta chính niệm, luôn sâu lắng, cân đối, không quá thiên về sự sở hữu hay vô sở
hữu. Tâm chính niệm trong giới luật đạo Phật là gương chiếu cho những người lao
động hướng đến thanh thản, giúp cho người đang áp dụng giáo lý không mắc phải sai
lệch trên con đường mưu sinh.
Quyết định bất kỳ một vấn đề nào trong cuộc sống, ai cũng có lập trường riêng,
song việc nhìn nhận phải thật chính đáng, đúng với chân lý, để mang lại lợi ích cho
cả hai phía, “người” và “ta”. Người lao động cũng vậy, hàng ngày luôn có vô số vấn
đề tác động đến họ, như ganh ghét, đố kỵ hoặc cám dỗ của hào quang đã làm dấy lên
tâm si mê, ngu muội, mà quên mất rằng tất cả là vô thường, là hư vô, có cũng như
không và không cũng như có... chỉ cần tâm định hướng tập trung suy nghĩ mọi thứ
đều tan biến, không đặt nặng đến mọi hoạt động ở cõi Ta- bà. Từ đó làm tâm họ từ
chỗ luôn phân tán, tán loạn, phóng dật sẽ trở nên thanh tịnh và an vui.
Đời sống con người ngày càng được cải thiện đáng kể nhờ vào sự phát triển
của khoa học - kỹ thuật, cũng như nhận thức về văn hóa cao hơn, sâu hơn. Nhưng để
đạt được những thành quả trên, buộc chúng ta phải lao động với cường độ và năng
suất cao hơn. Đó là nguyên nhân khiến cho áp lực công việc và gánh nặng gia đình
tăng theo tỷ lệ thuận. Nhưng không phải bất cứ mong muốn nào của bản thân cũng
53

có thể được hiện thực hóa trong cuộc sống, nên khi gặp những khó khăn, thử thách,
khiến tâm ta dễ sinh ra nóng giận, ích kỷ, sân, si, ganh, ghét, đố kỵ,... điều đó là khó
tránh khỏi. Chính giáo lý đạo Phật đã trở thành phương thức học tập, tu sửa, giúp mọi
người luôn cảm nhận được an lạc, vui tươi, tự tại về mọi mặt của cuộc sống và hoàn
thiện cách ứng xử với mọi người, để ai ai cũng cảm nhận được sự thay đổi của bản
thân, nhờ vào giáo lý nhiệm màu.
Trong cuộc sống gia đình và vợ - chồng, dù trong quá khứ hay hiện tại, vai trò
của người đàn ông trong gia đình vẫn không thay đổi. Người chồng, không chỉ là trụ
cột chính đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần, mà còn là điểm tựa cho người vợ.
Trước khi được tiếp xúc với giáo lý đạo Phật, cuộc sống của vợ chồng dù có hạnh
phúc, có niềm vui nhưng hạnh phúc, niềm vui đó không tồn tại lâu dài, chỉ dừng lại
trong giây phút ngắn ngủi, thậm chí nó có thể bị tan vỡ bởi những tác động bên ngoài,
bởi những cám dỗ thị dục xung quanh, bởi những cách ứng xử, hành xử với nhau như
nóng giận làm cuộc sống gia đình trở nên nặng nề, ngột ngạt. Khi đã được học và
hiểu giáo lý đạo Phật, người chồng đã áp dụng những giới luật thực hành hàng ngày
trong chính đời sống vợ chồng, để làm cho hạnh phúc trở nên viên mãn, tiếng cười
luôn rộn ràng kéo dài, tâm luôn được an lạc, bởi xuất phát từ trong tâm thức. Người
chồng đã nhờ tư duy, giúp tự chủ được tâm, trước các nghịch cảnh, cám dỗ của cuộc
đời, diệt đi tự ngã, nói lên những lời nói chân thành,... từ đó mà người chồng khiến
cho người vợ cảm nhận được sự tin tưởng vào những suy nghĩ, những ứng xử và hành
động của người chồng, từ ý thức trách nhiệm của bản thân dành cho gia đình, quan
tâm, chia sẻ với nhau để duy trì hạnh phúc vững mạnh và bền lâu nhất có thể.
Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, công việc của mỗi người lao động luôn
thay đổi, nó như dòng chuyển biến mang nhiều sắc thái, tâm trạng khác nhau, xuất
phát từ lòng tham, sự ích kỷ, thành bại được mất, từ thù hận nhau trong những lần
giao tiếp gây mâu thuẫn,... Họ chưa hiểu được những tà tâm đó chỉ gây hại cho bản
thân, mà không hề mang lại lợi ích lâu dài. Chưa được hiểu về giáo lý đạo Phật, những
người lao động đã lao mình vào thương trường công việc như thiêu thân, để chạy đua
với nhau về đồng tiền và vật chất, có lúc bất chấp luân lí, mà có suy nghĩ hành động
54

thực hiện sai trái, chỉ nhằm đạt được thành công, quên đi lợi ích của người khác đang
bị tổn hại, xâm phạm và quên lãng. Con đường giới luật dẫn lối soi đường cho họ gạt
bỏ đi những tư tưởng tà đạo do hư vọng, cho nên mới gây ra danh vọng, chức tước,
gạt bỏ đi sự tham, sân, si, gây nên mâu thuẫn dẫn đến những lần giao tiếp ứng xử với
lòng thù hận… tất cả đều là vô thường, nó đến rồi sẽ đi, sau khi thẩm thấu được ý
nghĩa giáo lý cao siêu của đạo Phật, thì người chồng làm gì cũng nghĩ đến lợi ích của
người khác, kìm chế lại cái tôi, để không còn ngạo mạn với tự ngã của bản thân,
hướng đến cuộc sống, công việc luôn an vui, nhẹ nhàng.
Thật vậy, dù cuộc sống con người có phát triển như thế nào đi chăng nữa, giáo
lý đạo Phật luôn thích ứng, tương đồng với tâm tư, nguyện vọng, buồn vui lẫn lộn.
Hơn nữa, trong công việc những thành công và thất bại, sẽ giúp con người vượt qua
được nỗi khổ, tưởng như muốn rơi xuống vực sâu, thì giáo lý rất gần gũi, cứu vớt tất
cả mọi người, mọi thời đại với mục đích hướng tâm tính con người đến sự hoàn thiện
giữa cõi Ta-bà này. Biết từ bỏ hành vi bất chính, tạo được tâm luôn an lạc, hạnh
phúc, có lối ứng xử văn hóa, thân thiện, có đời sống chân chính đem lại lợi ích cho
bản thân và mọi người xung quanh.
2.2. Văn hóa Phật giáo trong đời sống hôn nhân của nữ giới Việt Nam
hướng đến đạo Phật tại Đài Loan
Hôn nhân không chỉ xuất hiện ở Việt Nam hay Đài Loan, mà là khắp toàn cầu,
nó luôn có hai mặt và tồn tại vĩnh cửu, giống như một thứ không thể thiếu trong mỗi
bản thân của con người. Đặc biệt, trong cuộc sống tẻ nhạt của chúng ta, thì người bạn
đời đã giúp ta tăng thêm động lực và phấn đấu vượt qua những khó khăn trong cuộc
sống, làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp và con người có cảm giác hạnh phúc hơn.
Thêm vào đó, nếu cả hai vợ chồng đều áp dụng được chánh Pháp vào đời sống gia
đình thì quá tốt. Cả vợ và chồng đều nhẫn nhịn, cùng nhau giải quyết vấn đề trên một
hệ quy chiếu chung là chánh Pháp. Nếu giải quyết mâu thuẫn của gia đình trên tinh
thần từ bi và trí tuệ, biết thấu hiểu, thông cảm lẫn nhau thì mới yêu thương nhau thật
sự. Lúc đó tính vị tha được đặt lên trên vị kỷ.
2.2.1. Mặt tốt trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo vào cuộc sống hôn nhân
55

Mặt tốt của giáo lý đạo Phật là giúp gia đình hiểu nhân quả, vì vậy khi làm
việc gì cũng hiểu rõ nguyên nhân, và hệ quả của nó. Bản thân mỗi người không than
vãn, trách móc hoàn cảnh, như vậy cuộc sống sẽ bình an hơn. Trong gia đình, người
vợ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngày nay, phụ nữ không những lo việc gia đình,
mà còn đi làm, giao tiếp xã hội, mặc dù gặp nhiều áp lực nhưng nhờ thực hành thiền,
niệm phật, trì chú, buông xả và từ bi mà người phụ nữ trở lên an hoà. Suy nghĩ của
người phụ nữ có thể lan tỏa sâu sắc đến chồng, con của mình. Trong từng bữa ăn,
người phụ nữ cũng có thể truyền năng lượng yêu thương vào đó làm thức ăn trở nên
ngon hơn. Có trí tuệ, người phụ nữ biết thức ăn nào có lợi, có hại cho sức khỏe cả gia
đình và tránh được nghiệp sát sanh.
Hôn nhân là chuyện đại sự trong cuộc đời mỗi người. Ai cũng mong muốn
cuộc hôn nhân của mình trở nên viên mãn. Nhưng mấy ai đạt được hạnh phúc trọn
vẹn, những trắc trở trong hôn nhân thường nảy sinh trong gia đình bởi sự bất đồng
ngôn ngữ, văn hóa, suy nghĩ, lối sống, kinh tế.... Đã có rất nhiều nghiên cứu về hôn
nhân và gia đình, nhưng đây là một hiện tượng của cộng đồng người Việt Nam hướng
đến đạo Phật tại Đài Loan áp dụng những mặt tốt của Phật giáo vào đời sống của bản
thân. Xã hội luôn vận động biến đổi, chính vì thế nghiên cứu về hôn nhân và gia đình
không bao giờ là đề tài cũ, mọi người vẫn luôn có nhu cầu tìm hiểu về các vấn đề của
hôn nhân trong cuộc sống hiện tại. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nữ giới
Việt Nam hướng đến đạo Phật đã lấy chồng người Đài Loan. Mục đích chính của họ
là thay đổi để có được cuộc sống tốt hơn, chính vì thế hôn nhân của họ có khi không
bắt nguồn từ tình yêu, hay có sự lựa chọn, mà đa số là bị áp đặt, may mắn thì gặp
được người chồng hoặc gia đình chồng tốt, nếu không thì ngược lại. Do bất đồng
ngôn ngữ và sống ở một nơi xa lạ không biết rõ về hoàn cảnh cũng như tính cách của
đối phương nên hôn nhân của họ giống như là sự trao đổi vì mục đích muốn thay đổi
cuộc sống, chứ không phải xuất phát từ tình yêu như bao cuộc hôn nhân khác. Nhưng
trong số đó, cũng có những đôi đến với nhau vì tình yêu. Các nữ giới từ Việt Nam
qua Đài Loan kết hôn, đối tượng nhiều nhất là người của các tỉnh Miền Tây và người
Hải Phòng. Sau khi xã hội mở cửa thì các nữ giới người Việt Nam tại Đài Loan đến
56

từ tất cả các tỉnh miền trên toàn Việt Nam đã xuất hiện khắp vùng lãnh thổ Đài Loan.
Xã hội chưa bao giờ nghĩ đến cư sỹ tại gia là người học Phật, họ có những
hành động cư xử có khác với các nữ giới ( cô dâu) người Việt Nam chưa hiểu đạo
như thế nào. Phật khuyên dạy đã là con người, tình thương trải khắp muôn nơi, không
phân biệt già trẻ, ngay cả súc vật cũng trải lòng từ bi thương xót. Ta hãy lấy hạnh
phúc của mọi loài làm hành trang cho hạnh phúc của bản thân. Đạo và đời luôn không
phân cách, vì hạnh phúc quần chúng, vì lòng thương với đời, vì lợi ích đời và đạo,
trong mọi hành vi ứng xử, chỉ lời nói, ta luôn dùng lòng từ bi và trí tuệ làm tấm gương
soi sáng trong cuộc sống hàng ngày. Đạo Phật hướng cho chúng sinh sự bình đẳng,
bảo vệ và giải phóng cho giới nữ. Đã là người học Phật phải có lòng từ bi và trí tuệ
mới đúng là tâm quy y tam bảo, sống trong ánh đạo của Thế tôn. Trong đạo cũng dạy
chúng sanh về tâm từ và tâm bi trong Tứ Vô Lượng Tâm áp dụng tâm từ đối với
chồng, Họ phải yêu thương tất cả những điều xấu, điều tốt của những người chung
sống quanh mình. Sống chan hòa, hóa giải mâu thuẫn, kính trọng bạn đời. Biết mở
rộng tâm từ bi để thấu hiểu nỗi khổ, chia sẻ những mất mát, hỗ trợ người chồng trong
những lúc khó khăn của cuộc sống. Đối với người học Phật, phải biết làm mát dịu
những khó khăn, phiền não của người bạn đời. Nếu chồng đang gặp khó khăn, thì
người chồng rất cần người biết chia sẻ, giải bày tâm sự, giúp chồng bớt đi những khổ
đau, giảm đi những suy nghĩ bế tắc ở đời. Nếu làm được như vậy, đời sống của họ
sẽ được an lạc và dễ vượt qua những khốn khổ ở đời. (Tâm Minh Ngô, 21/05/2010,
đoạn 1 “Tứ Vô Lượng Tâm”)
Đã là người học Phật, ta dùng tình thương đối với chồng, nhưng cũng phải
dùng trí tuệ, giúp chồng đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ mang lại lợi lạc. Chỉ có một số
trường hợp không thể dùng tình thương để giúp. Lấy ví dụ như chồng có những thói
hư tật xấu như hút chích ma túy, mà người vợ lại cung cấp tiền cho chồng dung dưỡng
thói hư. Vì thương xót chồng mà cũng là gián tiếp đẩy chồng trót sa vào con đường
đó, đó là việc làm không đúng. Vậy nên từ bi phải có trí tuệ. Giáo lý nhà Phật đã dạy
rằng đến với cuộc đời này để gặp nhau là bởi chữ duyên và chữ nợ. Vì có vay thì phải
có trả, do nhân duyên và nghiệp báo từ nhiều kiếp đã tạo ra mà ta mới gặp nhau ở
57

kiếp này. Nếu muốn chồng sửa đổi, ta phải dùng tâm từ bi để sửa đổi chính mình
trước từ đó mới tạo được sức ảnh hưởng để người chồng nhận thức được và sửa đổi.
Khi hai vợ chồng đã kết hôn, thì có chung một mục đích, có phúc cùng hưởng có họa
cùng chịu, thân thể của chồng cũng như thân thể của mình. Chính vì thế mà người vợ
khi kết hôn, đặt quá nặng niềm tin vào người chồng, khi tình thương của chồng đối
đãi với mình trong cuộc sống không được như ý, thì than trời, trách phận. Với người
hiểu đạo, họ đều hiểu được gặp nhau là do nhân duyên, không phải của mình, cũng
không theo ý mình, thì có cần phải buồn phiền hay than thở không? Nếu mình thương
yêu chồng, chăm sóc chu đáo trăm bề cho chồng, nhưng không nhận lại sự yêu
thương, ta sẽ thọ nhận buồn vui lẫn lộn. Khi hiểu được giáo lý về nhân duyên, thì dù
người đã hiểu đạo cảm nhận khổ đau đến mấy, vẫn chấp nhận sống trong thuận và
nghịch, dù thuận hay nghịch thì vẫn cố gắng dung hòa để mà hòa hợp. Vì hôn nhân
nữ giới Việt Nam phần đa kết hôn cũng không theo ý muốn nên khi chưa hết duyên
nợ thì cũng không thể chia cắt được mối nhân duyên này. Phật tử có trí tuệ, sẽ hiểu
chồng đến với ta là vì điều gì, để không ràng buộc hay cố gắng chiếm hữu. Mọi nỗi
khổ chúng ta cảm nhận đều là do tâm ta suy nghĩ và hành động ta ứng xử mà ra. Đã
là người đang áp dụng giáo lý vào đời sống, họ sẽ hiểu được nhân quả và sự vô thường
của nhân duyên. Vợ chồng đến với nhau do duyên nghiệp. Ta dùng tâm từ bi và trí
tuệ chuyển hóa đời sống vợ chồng, áp dụng giáo lý của đức Phật vào trong việc ứng
xử với chồng như: sống như Phật, nghĩ như Phật, hành như Phật, biết trải lòng từ bi
thương yêu muôn loài, huống chi là với người chồng. Đã là người hiểu đạo phải biết
dùng phương tiện khéo léo giúp mình và chồng tháo bỏ bức màn vô minh che lấp tâm
trí, khiến ta không hiểu rõ về những suy nghĩ hành động của đối phương. Khi đã thấm
nhuần giáo lý của đạo Phật, chúng ta phải đem ra thực hành trong đời sống chứ không
phải chỉ là lý thuyết suông. Nếu chỉ là lý thuyết mà không có thực hành thì trí tuệ
không thể được mở thông thực sự. Chính vì thế, khi tiếp cận với giáo lý đạo Phật, đời
sống của họ sẽ trở nên an lạc hơn.
Sau khi phỏng vấn cá nhân 20 nữ giới(cô dâu) từ 9 nhóm Đạo tràng (158
người), họ đều trả lời rằng mục đích qua Đài Loan lấy chồng là vì muốn thay đổi cuộc
58

sống chứ không xuất phát từ tình yêu. Đó là thực tế hiển nhiên và cũng là câu trả lời
thẳng thắn, chân thật mà không ai phủ nhận. Tuy nhiên sau khi hiểu về giáo lý của
Phật, họ đã ứng dụng trong hôn nhân để kịp thời giải quyết những khó khăn trong gia
đình. Với những người nữ giới(cô dâu) đã quy y, họ đã áp dụng một số giáo lý Phật
giáo vào cuộc sống, văn hóa gia đình.
Phỏng vấn nhóm nữ giới Đài Bắc: Sau khi cưới về cả hai đều có chung suy
nghĩ chưa yêu nhưng có duyên, lấy về rồi yêu sau. Nhưng cuộc sống sau khi kết hôn
không đơn giản như hai người vốn nghĩ. Cuộc sống gia đình không có mâu thuẫn,
không có cãi vã nhưng cũng khá nhàm chán. Hôn nhân không có tình yêu khiến hai
người sống với nhau mà như hai người bạn trong một ngôi nhà, bất đồng ngôn ngữ,
suy nghĩ và lối sống nhưng lại không chia sẻ với nhau được. Những câu chuyện giữa
hai người vô cùng nhạt nhẽo, dần dần tưởng chừng như hai người không có chuyện
gì để nói với nhau. Buổi tối đến ngủ với nhau như là hành động bản năng chứ không
có cảm xúc tình yêu vợ chồng. Sau khi hiểu đạo là duyên nợ, em đã cố gắng sống vui
vẻ, tạo mái ấm gia đình bình yên vì con, em không muốn con thiếu đi tình thương của
cha hoặc mẹ. Tất cả những suy nghĩ đã giúp em chấp nhận và tâm không đặt quá
nặng vào việc tìm hạnh phúc nơi chồng mà đi tìm sự bình yên trong đạo pháp để tâm
luôn an lạc trong cuộc sống hôn nhân. (Phỏng vấn nữ giới Đài Bắc 15/7/2017)
Bất kể trong tình huống nào hay có việc gì xảy đến trong cuộc sống thì chúng
ta cũng luôn luôn lấy giáo lý áp dụng vào cuộc sống để có hướng đi đúng đắn và tránh
những sai lầm. Chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa của giáo lý khuyên dạy về “ Lục Hòa” trong
các tài liệu liên quan đến Phật giáo như: “Kinh Diệt tội Trường thọ hộ trư đồng tử
Đà Na Ni”; “ Kinh Vu Lan Báo Hiếu”; “Kinh Thiện Sanh”;... Giáo lý trong kinh
điển của đạo Phật có ích lợi cho bản thân và xã hội như thế nào? Trước tiên là không
hại đến bản thân mình, sau là đến gia đình và tiếp đó là đến với xã hội. Mọi người
không thể giết hại nhau, không giết người trong cộng đồng, không trộm cắp, cướp,
không ngoại tình, phụ nữ không có tệ nạn mại dâm, phá thai, phá hủy đạo đức gia
đình, không có sự lừa dối, gian lận và những thứ khác..., Khi có được một tâm trí
sáng suốt, chúng ta sẽ tránh được những giây phút yếu đuối mà đánh mất bản thân,
59

dẫn đến nhiều hệ lụy về sau.


Sau khi phỏng vấn thì họ đều cho rằng trong thời đại phát triển, Đài Loan đã
hòa nhập cùng các nước phát triển, quyền lợi người phụ nữ được chính phủ Đài Loan
coi trọng và bảo vệ tốt hơn. Mặc dù vậy họ vẫn không tránh khỏi sự va chạm trong
hôn nhân như kinh tế, quan điểm,... Tất cả đều do hai bên quá đề cao cái tôi. Vì kết
hôn nhưng không qua quá trình tìm hiểu, cũng như không có tình yêu, nên họ gặp rất
nhiều khó khăn, và xảy ra nhiều mâu thuẫn không như ý trong hôn nhân. Khi được
tiếp cận với giáo lý đạo Phật, họ biết nhẫn nại mà hóa giải, biết tìm về nương tựa Phật
pháp để vượt qua mọi nghịch cảnh.
Phỏng vấn nhóm nữ giới Đài Trung: Sau khi kết hôn tôi thấy cuộc sống không phải
có tiền mà có hạnh phúc như những suy nghĩ lệch lạc trước đây của bản thân. Nhờ vào giáo
lý tôi biết buông bỏ và chấp nhận những gì xảy ra trong hôn nhân gia đình. Chồng tôi là
người tối ngày đi chụp hình và du lịch cùng bạn bè, sống một cách xa hoa, lãng phí. Chồng
tôi không để ý đến vợ con, mọi chuyện nhà cửa, con cái đều một tay tôi lo toan. Khi gọi điện
thoại hỏi, thì chồng lại xúc phạm đến bản thân tôi, lúc đó tôi đã đổ các cơn nóng giận vào
con thơ, đã làm sai nhiều. May thay, giáo lý kịp thời xoa dịu được những hành động đi
ngược tình mẫu tử chỉ vì mục đích trả thù chồng của tôi. Đó là những mặt tích cực trong
đạo Phật đối với bản thân tôi. (Phỏng vấn nữ giới Đài Trung 18/7/2017)
Đã là vợ chồng thì nữ giới (cô dâu) theo đạo Phật cho rằng quan trọng nhất là
tôn trọng nhau, nên không còn chuyện tranh chấp, cãi nhau từng câu một, đối đáp lại
nhau để dẫn đến được mất hơn thua. Không nên đem sở thích cá nhân và cách nhìn
của mình để bình luận người khác và ép người khác làm theo ý mình. Thực tế tâm
rộng bao nhiêu thì hạnh phúc bấy nhiêu; bao dung càng lớn, đạt được càng nhiều,
trách móc nhau ít đi và nên tự sửa bản thân. Chúng ta dựa vào Lục Hòa1 mà đối đãi

1
Lục hòa: 1. Thân hòa cộng trụ, là trên phương diện sinh hoạt hằng ngày trong một tổ chức, chúng ta cùng
sống chung trong một tập thể, thường nên chiếu cố giúp đỡ lẫn nhau.2. Khẩu hòa vô tránh, đứng trên phương
diện giao tiếp chỉ bảo qua ngôn ngữ lời nói lẫn nhau, luôn luôn thể hiện tinh thần khuyến khích khuyên bảo
cùng nhau làm thiện, dứt trừ làm ác.3. Ý hòa đồng sự, là đứng trên phương diện tư tưởng, lúc nào cũng tôn
trọng và ái kính ý kiến người khác, nếu tư tưởng ý kiến đó là đúng, còn nếu không thì hãy cùng nhau bàn bạc
cho ra lẽ và vui vẻ chấp nhận.4. Giới hòa đồng tu, là chúng ta cùng sống chung trong một tập thể, lúc
nào chúng ta cũng nên tuân thủ cùng nhau tu tập theo giới luật chung đã được đặt ra.5. Kiến hòa đồng giải,
là kiến giải có được về chân lý, hay lý đạo đã thông xin chia sẻ cùng mọi người, cùng nhau tu tập.6. Lợi hòa
60

với nhau, vì đã là vợ chồng thì nên chia sẻ với nhau những lúc khó khăn, cũng như
lúc buồn vui. Vợ chồng không vừa ý nhau thì nên góp ý, dùng tình thương để giúp
nhau hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Hãy học theo lời Phật, dùng tâm mình mà sửa
đổi bản thân và sống cho đúng đắn, chuẩn mực thì sẽ có sự tác động xoay chuyển
người đối phương. Khi đó tâm mình sẽ an nhiên, không lo lắng hay suy nghĩ gì về
hành động của mình. Có một số việc cần phải nhẫn, không nên tức giận; có một số
người cần phải nhường nhịn, không nên quá hơn thua, càng khiêm tốn càng tốt. Miệng
lưỡi chịu thiệt chút cũng chẳng sao, vợ chồng thắng thua không được gì cả, chỉ thêm
mâu thuẫn chất chồng. Hãy nên suy nghĩ đối phương cần gì và muốn gì để thấu hiểu,
chia sẻ và đem lại hạnh phúc cho nhau. Vì cuộc đời rất ngắn ngủi và vợ chồng sống
với nhau chẳng được bao lâu, mỗi lần nghĩ vậy thì tâm sẽ được nhẹ nhàng và mọi khó
khăn được qua mau. Khi biết hạ cái tôi xuống, mọi việc đều sẽ được giải quyết.
Ở Đài Loan chuyện hôn nhân của con cái không còn nằm trong vòng kiểm soát
của bố mẹ, dòng tộc nữa, mà được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Hôn nhân và gia
đình trong luật pháp Đài Loan quy định rất rõ ràng đặc biệt là quyền được bảo vệ của
phụ nữ. Nhờ vào luật pháp mà người phụ nữ tránh được những bất lợi khi gặp khó
khăn trong hôn nhân, nhất là khi ly hôn. Nhiều phụ nữ bị bạo hành do không may gặp
phải người chồng vũ phu và gia đình quá nghiêm khắc. Họ cảm thấy cuộc sống không
được như ý, vì trước lúc sang Đài Loan kết hôn, trong tâm lý họ suy nghĩ sẽ có được
hôn nhân và cuộc sống đẹp như trong các phim Đài Loan. Chính vì thế, họ vỡ mộng,
dẫn đến ly hôn do hai nguyên nhân, bên nữ giới(cô dâu)Việt Nam nghĩ cuộc sống sẽ
tốt hơn ở Việt Nam, còn bên Đài Loan họ luôn nghĩ mục đích của nữ giới (cô dâu)Việt
Nam là kinh tế, mới qua Đài Loan lấy chồng. Vì không tin tưởng lẫn nhau, đôi khi
dẫn đến tan nhà nát cửa. Hoặc cũng có nguyên nhân khác vì cưới phải người chồng
cờ bạc, hút sách, thiểu năng, tàn phế hoặc khuyết tật,... dẫn đến ly hôn. Để tránh tình
trạng “yêu nhanh, cưới vội” mà lở dở cuộc đời, trước khi cưới, họ nên tìm hiểu về
văn hóa, lề thói gia đình, ngôn ngữ và thân thế trước khi kết hôn... Nhưng thực tế hầu

đồng quân, là tất cả mọi thứ của cải vật chất có được từ sự hỷ cúng của các thí chủ được chia đều cùng nhau
một cách bình đẳng một cách hợp pháp, có nghĩa là bình đẳng trong đồng đẳng.
61

như họ không tính trước, hay không có quyền lựa chọn, do hoàn cảnh, điều kiện cũng
như trình độ của họ. Nếu họ biết được hoàn cảnh và điều kiện sống của gia đình chồng
trước khi kết hôn thì đã không bị vỡ mộng. Trước lúc kết hôn, họ chỉ nhìn thấy màu
hồng trước mắt, chứ bỏ qua hoặc không được nghe đến khuyết điểm của người mình
lấy làm chồng. Để rồi sau đó họ cảm thấy thất vọng sau khi kết hôn. Giáo lý đạo Phật
đã giúp họ thay đổi suy nghĩ, cố gắng vượt qua hiện thực cuộc sống và tìm được hạnh
phúc từ chính tâm mình, chứ không phải từ những thứ bên ngoài như chồng đẹp,
chồng giàu hay chồng giỏi,... Họ tìm được sự chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu và chấp
nhận để hóa giải mọi khó khăn trong cuộc sống hôn nhân.
Mặt khác, nữ giới (cô dâu) cũng chưa hình dung được việc mình phải đối diện
với những thói quen xấu, những sở thích cá nhân của người chồng. Những thói quen
này xuất phát từ sở thích cá nhân và văn hóa tự do của Đài Loan. Thế nên, khi bắt
đầu sống chung, với sự bất đồng ngôn ngữ, cặp vợ chồng sẽ rất khó khăn để có thể
chia sẻ và cảm thông cho đối phương. Cả hai sẽ gặp nhiều ngỡ ngàng, nếu chưa được
chuẩn bị kĩ càng trong giai đoạn bắt đầu sống chung với nhau. Và những nữ giới(cô
dâu) Việt Nam kết hôn do mai mối sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn, vì thường không
có nhiều thời gian tìm hiểu. Trong giai đoạn này, cả hai cần hết sức nhẫn nhịn, cảm
thông cho những thói quen sinh hoạt khác biệt của nhau. Bên cạnh đó, cũng cần quan
tâm tới suy nghĩ, tâm trạng của nhau nhằm có được khởi đầu bình yên và vững vàng
trên con đường hôn nhân. Để không phải bơ vơ khi chưa có quốc tịch, thông thường
nữ giới (cô dâu) phải chịu đựng những điểm không vừa ý ở chồng. Họ phải chịu sự
thiệt thòi vì thân phận phụ thuộc về kinh tế, quốc tịch, ngôn ngữ, đường đi lối bước...
Vợ chồng làm gì cũng nên tôn trọng nhau, chỉ cần hai bên tự biết chăm sóc mình,
nhưng không dựa dẫm quá nhiều, cùng tu học và hiểu Phật pháp để giúp nhau vượt qua
những khó khăn thì cả hai bên đều sẽ có lòng tin. Có lòng tin thì vợ chồng sẽ có cảm
giác yên tâm, nương tựa và tin tưởng lẫn nhau. Mọi việc không nên quá cầu toàn, vì
không có ai là hoàn hảo hoàn toàn, không phải việc gì cũng được như ý mình. Đối nhân
xử thế không được quá hà khắc, vì quá hà khắc tạo cảm giác vợ chồng ngăn cách, căng
thẳng. Nên cho vợ và chồng cảm giác tự do, thoải mái, nên dựa vào giáo lý đạo Phật từ
62

bi và hỷ xả mà ứng xử với nhau. Phải biết nhún nhường, phóng khóang, thẳng thắn; phải
biết bao dung, hào phóng, rộng lượng, tôn trọng, yêu thương, không nên có sự chiếm
hữu thái quá giữa vợ và chồng.
Các nữ giới(cô dâu) hướng đạo cho rằng sau khi hiểu đạo thì việc kết hôn với
người đồng đạo rất tốt cho việc giữ đạo và hòa nhập Phật giáo sau này. Cả ba, mẹ và
con đều theo Đạo Phật … đây là mặt tích cực của hiện tại và tương lai về giá trị đạo Phật
đem lại cho hôn nhân và gia đình. Mọi mâu thuẫn trong hôn nhân đều có cách để hóa
giải, để gia đình yên ấm. Mặc dù vẫn có những lúc không vừa lòng nhau, nhưng rất dễ
vượt qua, vì sợ đối phương phiền não, khó mà thực tập thanh tịnh. Chính vì thế, khi đối
phương làm điều gì không vừa lòng, họ lại tha thứ cho nhau. Nếu vợ chồng có một người
hiểu đạo và người thì không sẽ khó có thể hòa nhập do tư tưởng khác nhau. Vậy nên
trước và sau khi hiểu được giáo lý, suy nghĩ của họ đã thay đổi rất nhiều, suy nghĩ trước
và sau đã thay đổi hẳn, chính vì thế họ cho rằng cùng suy nghĩ là điều rất cần thiết cho
hôn nhân và gia đình của họ, mang lại hạnh phúc lứa đôi.
Ở góc độ hôn nhân gia đình, giáo lý đạo Phật cho rằng vợ chồng kiếp này đến với
nhau là do nghiệp duyên mà tương phùng. Từ đó giúp họ có suy nghĩ về hôn nhân đúng
đắn và nhẹ nhàng hơn, giảm bớt sự tranh cãi, thay vào đó là sự vị tha và bao dung. Mỗi
người đều tự thay đổi theo hướng tích cực và nhường nhịn nhau để tránh những mâu
thuẫn, xích mích không đáng có do cái tôi mỗi người tạo ra. Tất cả duyên nợ vợ chồng
là tùy vào duyên nghiệp mà tồn tại và ra đi, còn duyên thì hợp, hết duyên thì tan. Do
đó, họ có suy nghĩ đơn giản hơn, chung sống thoải mái hơn và biết nắm bắt hạnh phúc
hiện tại. Khi hiểu và áp dụng giáo lý vào đời sống vợ chồng, biết tha thứ, chấp nhận
cuộc sống hiện tại, cùng chia sẻ, thay đổi theo hướng tích cực thì tình cảm sẽ càng
thắm thiết. Khi đó sự sở hữu hẹp hòi cá nhân dần mất đi, giữa nàng dâu và gia đình
chồng cũng sẽ hòa hợp hơn. Gia đình chồng sẽ dễ thấu hiểu và thông cảm cho hoàn
cảnh của nữ giới(cô dâu) Việt Nam. Rằng những cô gái này không phải vì mưu đồ
xấu mà bán thân qua Đài Loan lấy chồng mà họ chỉ có một mong muốn đơn giản là
thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn. Giáo lý đã giúp xoa dịu mâu thuẫn, tăng thêm tình
cảm gắn bó vợ chồng và nàng dâu với gia đình chồng. Ngoài ra nhờ cùng chung suy
63

nghĩ trên nền tảng giáo lý đạo Phật vợ chồng còn có thể giúp nhau trong công việc,
cũng như trong cuộc sống. Đời sống gia đình sẽ ngày càng thuận lợi.
Trong cuộc sống, mối quan hệ của chúng ta và những người khác không phải
là tự nhiên mà có, nó còn do nghiệp chi phối. Cũng vì sự chi phối này cuộc sống hôn
nhân không phải lúc nào cũng êm đềm, mà cũng có những lúc sóng gió. Nhưng nhờ
áp dụng giáo lý đạo Phật như biết nhẫn nhịn, yêu thương, tập nói lời ái ngữ để không
làm tổn thương nhau nên mọi vấn đề đều trở nên nhẹ nhàng hơn. Giáo lý đối với
người áp dụng giáo lý vào đời sống không phải là lý thuyết suông mà phải đi đôi với
thực hành. Thí dụ không phải chỉ có miệng tụng kinh hay niệm Nam Mô A Di Đà
Phật, mà tâm cũng phải thường niệm không buông lung và nghĩ tới đức hạnh của Đức
Phật. Phải cố gắng trì giới, giữ gìn năm giới của đệ tử Phật, để trở thành một người
có đức hạnh.
Vì vậy, đối với người học Phật, muốn có được sự bình yên, hạnh phúc, không
thể sống xa rời giáo lý cơ bản của đức Phật. Để làm được như vậy, thì giáo lý Phật
giáo phải được áp dụng một cách tích cực, giúp ích cho xã hội và giúp cho bản thân
mỗi người được sống an vui hơn.
2.2.2. Mặt hạn chế trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo vào cuộc sống hôn nhân
Sự hạn chế trong việc áp dụng giáo lý vào đời sống hôn nhân là chúng ta hiểu
chưa thấu đáo giáo lý Phật giáo. Từ bi phải có trí tuệ, một số người cho rằng thương
người mà thiếu hiểu biết nên đã dẫn đến việc hiểu sai, thực hành sai và thậm chí gây
hại đến người khác.
Trong hôn nhân, mình làm việc nên đồng vợ đồng chồng, đôi bên đều vui vẻ,
mới đem lại hạnh phúc và an vui. Lấy ví dụ như việc cúng dường là có phước đức
nhưng phải tùy theo hoàn cảnh gia đình để thực hiện. Nếu người chồng phải lao động
cực nhọc, mà người vợ thì bỏ bê gia đình đến chùa cúng dường, làm công quả, hoặc
gia đình khó khăn mà người vợ cúng dường để chồng khó chịu, đều là việc không
nên. Người vợ phải khéo léo sắp xếp công việc để chồng con hoan hỷ thuận theo. Từ
đó họ mới nhìn nhận đúng rằng đạo Phật cũng hướng người phụ nữ trở thành người
64

vợ, người mẹ tốt.


Thông qua đề tài này chúng ta cũng hiểu rõ hơn những khía cạnh khác nhau
trong suy nghĩ và hành động của người hiểu đạo sẽ khác xưa. Đôi khi sự khác biệt
này tạo một khoảng cách khá lớn. Một bên luôn tin và sống theo giới luật đạo Phật,
một bên cho rằng không cần phải sống quá quy tắc hay khắc khe như vậy. Điều này
dễ dẫn đến những bất đồng quan điểm, gây tranh luận thậm chí khó thích nghi và
dung hòa cùng nhau. Kết quả nghiên cứu cho mọi người cái nhìn rõ hơn về những
giáo lý đã áp dụng vào đời sống của người giữ giới luật, làm nổi bật về công việc của
người hướng đạo hành đạo trong đời sống hàng ngày, trên phương diện công việc.

Sự trải lòng của nữ giới(cô dâu) đã ảnh hưởng giáo lý thể hiện qua những câu
chuyện trong phạm vi gia đình cũng cho chúng ta thấy có sự hiểu nhầm, hiểu nông
cạn dẫn đến ứng dụng không đúng cách, không đúng thời điểm. Quan trọng là người
thực hành giáo lý phải biết dung hòa giữa đạo và đời. Họ phải có những phương cách
khéo léo để gợi mở cho người thân, người xung quanh có góc nhìn đúng đắn, tốt đẹp
về đạo Phật. Từ đó họ mới ủng hộ, tin tưởng và sống hướng đến những điều Phật dạy.
So với triết lý của Khổng Tử và Lão Tử, triết lý của Đức Phật không chỉ giáo
dục nhân cách, dạy con người hướng thiện mà còn hướng con người đến tu giải thóat
khỏi luân hồi. Vì vậy không phải mọi triết lý của đạo Phật đều dễ dàng ứng dụng và
thực hành theo. Bản thân mỗi chúng sanh cũng có sự khác biệt nhất định vậy nên đạo
Phật có phần khó thâm nhập sâu rộng và đại trà trong quần chúng. Đặc biệt, trong xã
hội phát triển nhanh chóng và biến động chóng mặt như hiện nay, Phật giáo cũng như
bất kì Tôn giáo nào đều phải tìm ra những điểm cốt lõi trong giáo lý và áp dụng vào
đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh phù hợp nhất.
Văn hóa của người Việt Nam luôn thể hiện qua đời sống vật chất và tinh thần,
trải qua một thời gian dài, văn hóa của người Việt Nam luôn được vận dụng vào đời
sống, đã đóng góp phong phú vào việc xây dựng đạo đức trong cuộc sống của con
người. Phật giáo du nhập vào Việt Nam, có ảnh hưởng sâu rộng triết lý Phật giáo vào
văn hóa Việt Nam. Phật giáo cũng chú trọng đạo đức, bên cạnh việc chuyên về khía
65

cạnh tâm linh. Ngoài ra, văn hóa Phật giáo có sự khác biệt với các nền văn hóa khác,
đó là giáo lý đạo Phật đã đi vảo trong đời sống của nhân sinh, đưa con người đến sự
trải nghiệm dẫn đến niết bàn.
Đại đa số người mới hiểu đạo sống tại các thành phố lớn, ngoài việc hằng ngày
phải chạy theo dòng chảy hối hả để bắt kịp cuộc sống hiện đại, họ còn phải đối diện
với nhiều áp lực về tài chính và công việc. Họ dường như muốn quên đi, muốn trốn
tránh những mối quan hệ hôn nhân, thóat khỏi sự đau khổ và ràng buộc hôn nhân, gia
đình. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế bước đường tu tập của
người học Phật. Hơn nữa, những nữ giới (cô dâu)Việt Nam tuy có công việc ổn định,
nhưng lương thấp và đa số đều cần sự hỗ trợ kinh tế từ người chồng Đài Loan. Vì bị
phụ thuộc kinh tế, nên nhiều mặt khác trong đời sống cũng bị phụ thuộc theo. Nếu
gặp phải người chồng không tin theo Phật giáo thậm chí chống đối, cản trở thì cũng
trở thành một điểm giới hạn to lớn cho nữ giới(cô dâu) trong việc vận dụng, thực
hành tu tập trong đời sống.
Cộng đồng người Việt Nam ở Đài Loan chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật
giáo, vì vậy họ ít nhiều hiểu được sự khổ đau trong hôn nhân, nên họ dễ buông bỏ
chồng và dẫn đến những vấn đề hạn chế trong mối quan hệ vợ chồng nhất là những
vấn đề được xem là những quy định mang tính nghĩa vụ đối với chồng. Xuất phát từ
quan niệm sống một mình thanh thản và sự so sánh nếu như ta sống một mình thì
không phải suy nghĩ cơm gạo áo tiền, làm gì cũng được, đi đâu cũng thoải mái… Khi
họ nhìn ra được cõi khổ của trần gian, thì họ tự nhiên muốn buông bỏ chồng, không
còn chấp niệm chồng là của mình vĩnh viễn. Thế nên nhiều phụ nữ trẻ sau khi hiểu
đạo sợ kết hôn là vậy, do họ sợ phải làm dâu, sợ mất khoảng trời tự do của bản thân....
Chính những suy nghĩ ấy mà khiến không ít bạn trẻ, dù đã yêu nhau lâu rồi, nhưng
vẫn dùng dằng mãi trước quyết định tiến tới hôn nhân. Do vậy, nhiều người cho rằng
ảnh hưởng của giáo lý đạo Phật đã có tính tiêu cực trong hôn nhân.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận vẫn còn một số bạn trẻ yêu thích “lơ lơ lửng
lửng” và thậm chí không tin vào chính mình. Việc này dẫn việc họ không muốn kết
hôn vì đã từng tan vỡ trong hôn nhân, cứ chần chừ mãi. Bởi vì chuyện mâu thuẫn
66

giữa vợ chồng là điều không thể tránh khỏi, khi họ về ở chung một nhà. Khi yêu nhau,
thì sai sót gì của đối phương cũng có thể bỏ qua và chấp nhận được, nhưng khi đã
“góp gạo thổi cơm chung” thì liệu có còn êm ấm?
Bởi lẽ vợ chồng không chỉ yêu nhau không thôi, mà họ còn phải phù hợp về
tâm hồn và thể xác, phù hợp với nhau về tính cách và thậm chí còn cần tin tưởng vào
duyên số, thì mới có cuộc sống hạnh phúc và mãn nguyện với cuộc hôn nhân của
mình. Song số đó không nhiều, đa phần các gia đình đều có mâu thuẫn, nó đem lại
đau khổ cho họ nhiều hơn là hạnh phúc. Hiện tượng này có thể là một quy luật khách
quan trong quá trình phát triển của xã hội, buộc con người phải chấp nhận và xem nó
như số phận, là sự hiển nhiên, không thể nào khác. Vấn đề là, phải biết thừa nhận nó
và điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mỗi người để giảm thiểu các mâu thuẫn giữa hai
người, để tăng sự đồng cảm, thương yêu và tôn trọng nhau.
Mỗi người nữ (cô dâu), đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân đều luôn háo hức,
mong chờ, nhưng cũng cần hết sức tỉnh táo và trang bị cho mình kiến thức cũng như
tâm lý tốt, để không ngỡ ngàng trước những thay đổi đột ngột. Đồng thời, hai vợ
chồng phải luôn giúp đỡ, chia sẻ với nhau, để có thể giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa, mỗi cặp vợ chồng cần vun đắp giá trị
gia đình và đứng vững trước cám dỗ.
Khi nói đến Đài Loan, nhắc ta nhớ đến một nền văn hóa với bề dày truyền
thống mang nhiều màu sắc tôn giáo. Trong xã hội đó, không ít nữ giới (cô dâu) Việt
Nam đã tìm về giáo lý đạo Phật để vượt qua bế tắc trong cuộc sống. Đạo Phật đã giúp
họ giảm bớt đi những khó khăn trong hôn nhân. Trước khi hiểu về giáo lý và sau khi
hiểu về giáo lý, họ đã áp dụng một số không đúng với chánh pháp. Vì mỗi thời điểm
cảm nhận khác nhau, thời gian và không gian và hoàn cảnh của mỗi người cũng khác
nhau, nên không thể áp đặt suy nghĩ, phương pháp của người này cho người kia được,
mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện khác nhau mà ứng dụng cho đúng với
giáo lý vào đời sống, nếu không sẽ bị hiểu nhầm về giáo lý của Phật dạy.
Đạo Phật hướng đến khổ hạnh, diệt dục, không ăn mặc sang trọng, trong khi
đó đồ chay và đồ mặn ăn khác nhau nhiều. Ăn chay thì không có dinh dưỡng, ví dụ người
67

phụ nữ ăn chay, sẽ không đáp ứng sinh lý được nhu cầu người chồng, lúc đó người chồng
sẽ không vui vẻ, làm cho người vợ không thể yên tâm mà tu hành. Đạo Phật hướng người
ta đến ăn chay và người theo đạo Phật họ có thỏa mãn về mặt xác thịt, hiếm hoi hơn.
Trong khi đó chúng sanh là số đông như vậy, khó có thể dung hòa trong cuộc sống. Như
vậy, đạo Phật hướng đến ly dục. Đạo Phật không hòa nhập đến điều đó so với số đông
trong xã hội.
Phỏng vấn nhóm nữ giới ở Cao Hùng: Một số các bài giảng cho rằng buông
bỏ dục vọng, chúng tôi sợ kiếp luân hồi rồi về nhà không cho chồng quan hệ vợ chồng
nữa khiến các ông chồng chưa hiểu đạo thấy vợ có những hành động khác và
thấy đạo Phật sao dạy kỳ vậy..... thấy vợ ăn chay, sống đơn giản, không hòa
nhập nhiều vào đời sống, không cố gắng vươn lên trong cuộc sống như công
danh, sự nghiệp, làm đẹp...... những sự thay đổi đó khiến người xung quanh hiểu
sai về giáo lý đạo Phật dẫn đến suy nghĩ tiêu cực trong đạo Phật cũng như trong
hôn nhân.(Phỏng vấn nữ giới Đài Nam 23/7/2017).
Nếu ai kết hôn cũng đều được hạnh phúc, thì đã không có những vấn đề để bàn
cãi trong hôn nhân. Nhưng trong tình hình hiện nay, trước và sau khi kết hôn có sự
thay đổi, có sự va chạm hoặc không vừa lòng hay làm tổn thương nhau dẫn đến ly
hôn... Có những bạn trẻ (những người chưa lập gia đình) theo như kinh Phật dạy, thì
vợ là oan gia (hay là duyên nợ) một số bạn đang hạnh phúc trong hôn nhân và điều
kiện của các người đàn ông Đài Loan phần đa lấy vợ để sinh con và còn sống trong
xã hội chưa có thể ly gia cắt ái như những Tăng Ni được. Cũng còn phải yêu, tiến
đến hôn nhân “yêu thì phải cưới, cưới để xây dựng gia đình thành một tế bào lành
mạnh cho xã hội – đây cũng là một cách sống đạo, đã là vợ chồng thì không thể không
có sự ân ái với nhau. Chính vì tính hiểu nhầm của người mới hướng đạo đã nghe về
sự diệt bỏ đi ái dục của Tăng và Ni, họ cũng muốn giải thóat như các vị đó mà hình
dung những người thân của mình chưa thấm nhuần về sự an lạc và dẫn đến sự hiểu
nhầm và hành nhầm.
Qua thời gian, nữ giới (cô dâu) học Phật chiêm nghiệm được cuộc sống hôn
nhân và họ muốn được giải thóat, nên họ đã áp dụng giáo lý trong hôn nhân, họ suy
68

nghĩ rằng buông đi dục vọng thì có thể mới giải thóat được luân hồi sinh tử. Phật tử
sống tại gia, mà có suy nghĩ giống như người xuất gia, thì sẽ làm khó cho người chồng
đang sống cõi trần này, không những thế, còn làm khó cho người mới hiểu đạo, dẫn
đến trở ngại trong tình yêu, cũng như trong quan hệ gia đình.
Phỏng vấn nhóm nữ giới Đài Trung: Họ cho rằng một số điểm các nữ giới
đang và đã thực hiện trong cuộc sống: môi trường, hoàn cảnh, điều kiện..... sự giáo
dục của gia đình rất quan trọng! có những bạn rất trẻ theo đạo Phật, trong tư tưởng
lúc nào cũng tu tu tu và tu! Quên đi trách nhiệm của bản thân mình đối với gia đình
và đất nước xã hội, họ không muốn kết hôn hoặc đã là vợ chồng rồi thì muốn sống
khép kín – không yêu một ai cả, nói là không yêu thì không phải, chỉ là họ tự trói buộc
cảm xúc và tình cảm lại thôi. Nên chúng ta cần phải tùy duyên mà thảo luận trong
hôn nhân hoặc chia sẻ những quan điểm của mình rồi cùng tìm hiểu đối phương xem
ý kiến ra sao mà thực hiện, chúng ta nên nói rõ quan điểm về suy nghĩ của mình
không sẽ dẫn đến chuyện hôn nhân chỉ vì đạo rồi lại chia tay làm nhau đau khổ cũng
sẽ làm người kia có cái nhìn hoặc suy nghĩ sai về đạo.
Điển hình một quan điểm cá nhân về hôn nhân thì như thế này:
Khi hiểu về giáo lý đạo Phật về nhà buông bỏ hết chồng con, mặc chồng con
làm gì hay sống ra sao, ngày nào cũng vào chùa làm công quả, mọi chuyện trong nhà
đều không quan tâm nữa, chồng thấy vợ khác thường chuyện gia đình không quan
tâm gì mà chỉ lo chuyện ở chùa, chồng về không có cơm ăn, con không ai coi......
chồng và vợ gây mâu thuẫn, đạo gì mà dạy em bỏ hết mọi việc của gia đình. Người
vợ không hiểu hết ý của giáo lý mà áp dụng sẽ làm người chồng hiểu nhầm về giáo
lý, thật ra giáo lý Phật dạy về cái khổ của con người thì họ tự cảm nhận khổ mà muốn
buông chứ đạo Phật không khuyên bỏ hết mọi thứ đang là duyên của mình mà vào
chùa làm mọi sự mới là công đức, công đức thì ở đâu cũng là làm công đức hết chứ
không phải quan điểm như vậy. (Phỏng vấn nữ giới Đài Trung 18/7/2017).
Nói về nhân duyên vợ chồng trong giáo lý đạo Phật, có người cho rằng đó là
điểm hạn chế của đạo Phật, người lại cho rằng đó là điểm tích cực, vì mỗi hoàn cảnh
của các cặp vợ chồng không giống nhau, và mỗi nữ giới đang học đạo cũng cảm nhận
69

không giống nhau. Người thì hạnh phúc, người không hạnh phúc, nên có những suy
nghĩ ứng với người này mà không ứng với người kia. Đạo Phật giải thích giữa hai
mặt để mỗi bản thân tự cảm thụ lấy mà ứng dụng trong đời sống: Vợ chồng đến với
nhau chia ra làm hai như duyên hợp, duyên tan đều lưu lại một điều gì đó tốt đẹp và
không tốt đẹp trong cuộc sống hôn nhân, vì mỗi nữ giới (cô dâu)Việt Nam đến với
Đài Loan đi theo diện lấy chồng, nhưng mỗi người lại có một hoàn cảnh khác nhau,
ở chỗ là duyên nghiệp hay là duyên nợ khác nhau. Khi hiểu về giáo lý đạo Phật, thì
có người cho rằng quan điểm đúng, có người cho rằng quan điểm chưa thỏa mãn. Vì
giáo lý đạo Phật xét theo nhân duyên, còn duyên còn nợ thì còn ở với nhau, hết duyên
hết nợ thì đường ai lấy đi, đơn giản như vậy, nhưng một số nữ Việt cho rằng điều đó
cũng còn phải phụ thuộc vào mình nữa, nếu sống tốt thương yêu chồng con sẽ có tính
xây dựng gia đình bền lâu hơn, hãy nghĩ đến hướng tích cực để mà cùng nhau chung
sống và tồn tại cho cuộc sống hôn nhân, còn nếu cứ nghĩ đến hôn nhân như là số phận
đã là chồng hay vợ của mình thì sẽ không mất, còn như không phải chồng vợ của
mình thì điều gì không là của mình, thì cuối cùng cũng không thuộc về mình. Một số
quan điểm cho rằng vậy sẽ dựa vào quá nhiều vào số mạng, mà mặc kệ gia đình,
không vun đắp hạnh phúc. Cho rằng mọi sự tùy duyên, điều gì qua đi thì hãy buông
xả để nó qua đi, nên bình tĩnh đối diện, tôn trọng tất cả những gì đang xây tổ ấm trong
hiện tại, như vậy mới không phải suy nghĩ những chuyện quá xa, một số nữ giới (cô
dâu) cho rằng đó là sự tích cực, một số nữ giới (cô dâu) lại cho rằng như vậy sẽ không
có sự cầu tiến trong hôn nhân. Một số thì cho rằng cuộc sống cố gắng sống không có
hạnh phúc, mà nắm thật chặt hôn nhân hay nắm thật chặt chồng của mình, thì một
ngày nào đó không hạnh phúc trong hôn nhân sẽ bị tổn thương. Giáo lý đạo Phật
khuyên con người trong mọi việc làm, hành vi đều cần bình tĩnh, tùy duyên, còn
duyên thì hợp, hết duyên thì tan. Còn nếu như cố gắng níu giữ thì chỉ khiến hôn nhân
dẫn đến trong đau khổ vô vọng và thân tâm đè nặng ảnh hưởng đến thể xác lẫn tinh
thần.
Phỏng vấn nhóm nữ giới Đài Bắc: Một nữ giới (cô dâu) ở Đài Bắc cho rằng
giáo lý đạo Phật có phần hạn chế khi chồng hiểu về giáo lý đạo Phật thì không muốn
70

quan hệ tình dục với họ nữa. Chồng phản đối và từ chối về chuyện quan hệ giữa vợ
chồng sau khi đọc được bài viết về lợi hại của quan hệ tình dục: “Trong Phật
giáo tình dục là một trong những nguyên nhân và nguồn gốc mang lại si mê, trói buộc
và khổ đau”. Họ cho rằng ai cũng không quan hệ tình dục thì làm sao có con để mà
có sự sinh tồn về nòi giống.... như vậy có phải hạn chế không? Tôi đã hỏi nhiều người
học Phật nhiều năm có thấm nhuần về đạo Phật thì họ chỉ nói rằng hãy cứ tu đi sẽ
trả lời được câu hỏi của bản thân. Vì câu hỏi này phải do bản thân cảm nhận từ cuộc
sống của mình, sau đó mới hiểu được bí mật của cuộc đời. Chính vì thế bản thân tu
chưa tới cho nên vẫn chưa có câu đáp án cho riêng mình. (Phỏng vấn nữ giới Đài
Bắc 15/7/2017).
Một số nữ (cô dâu) cho rằng sau khi suy ngẫm về sự vô thường của vợ chồng,
hãy nhìn tất cả nhưng cặp vợ chồng ở xung quanh chúng ta để mà suy ngẫm, mà
chiếu soi vào cuộc sống hôn nhân đang và sẽ đến với tất cả mọi người. Hãy nghĩ về
quan hệ vợ chồng và con do mình sinh ra, vợ chồng ngày đêm có nhau, những lúc
khó khăn cũng như lúc buồn vui, có những lúc cãi nhau, có những lúc thương yêu
nhau, hạnh phúc…. Hãy xem xét từng cảm xúc của hai mặt trái chiều đó, trông có vẻ
hạnh phúc hoặc phiền não lúc này lúc khác, người thì nhìn vào cho rằng vợ chồng
nhìn hạnh phúc quá, nhưng thực tế chỉ là vật chất. Vui sướng của thế gian không
tồn tại vĩnh hằng sau khi đã hiểu về giáo lý đạo Phật. Hãy suy nghĩ về những thứ bất
thường đã trải nghiệm bởi cuộc sống, xã hội đầy khó khăn và phức tạp thì vợ chồng
cũng vậy. Tất cả các cặp vợ chồng mà nữ giới (cô dâu)Việt Nam được gả qua Đài
Loan cũng như trên toàn thế giới về hôn nhâm. Vì sao vậy? Tất cả đều được tạo nên
từ duyên trong nhiều kiếp, mà kiếp này kế thừa dẫn đến thay đổi trong từng khoảnh
khắc đến với mỗi cặp vợ chồng ở hiện tại, mọi sự đều thay đổi. Hãy tập trung vào trải
nghiệm này! Những vợ chồng đang được hạnh phúc khi nghe thấy giáo lý nói về
duyên nợ thì họ không chấp nhận là vợ là oan gia hay con cái là nợ nần… thì họ
không tin vào giáo lý đạo Phật, vì họ cho rằng chồng và con của ta (mãi mãi của ta)
chỉ thuộc sở hữu của ta, chứ không ai khác, nếu như nữ giới (cô dâu) trải nghiệm qua
được hôn nhân là oan nghiệt, thì họ cho rằng giáo lý nói đúng, còn nếu như hôn nhân
71

của họ đang trong lúc hạnh phúc, thì họ cho rằng giáo lý đạo Phật tiêu cực, vì nhờ
vào kết hôn mà cuộc sống họ đã thay đổi theo hướng tích cực hơn so với xưa.
Bản chất của cuộc sống, không bất biến mà sẽ luôn luôn thay đổi, Phật giáo
gọi đó là “vô thường”. Chúng ta thường không nghĩ đến vấn đề này, bởi vì cuộc sống
quán bận hoặc quá sướng, khổ ở thế gian, như ham muốn công danh, tiền tài, hạnh
phúc và khổ đau...không ngoài hai lĩnh vực vật chất và tinh thần, thời gian qua rất là
mau để chúng ta nhìn lại cuộc sống đã qua rồi lại sinh, lão, bệnh, tử. Đâu có ai chịu
buông bỏ vật chất để tìm về an lạc ngưng mọi sự phiền não của mình để lắng tâm tư
duy về đời sống của mình đã qua để soi chiếu và sửa đổi đời sống cái gì là tốt cho
bản thân, để chúng ta biết trân trọng hơn và sử dụng cuộc đời mình có ý nghĩa hơn.
Dù hôn nhân hạnh phúc hay không hạnh phúc, thì giáo lý đạo Phật đã giúp con người
nhìn ra được sự thật của cuộc sống, mà dễ vượt qua. Mỗi cuộc sống hôn nhân thì
không giống nhau, nhưng để áp dụng trọn vẹn một câu giáo lý nào đó để bao gồm tất
cả, thì khó có thể thích hợp cho người này hay người kia, giáo lý đạo Phật không
nghiêng về điều này hay điều kia, mà hãy cố gắng tận dụng, khi ta buồn hay khi ta
vui, thì giáo lý đạo Phật chỉ giảng giải cái cốt yếu thôi, chứ không giải cụ thể cho
trường hợp này, cho nên một số hoàn cảnh không giống nhau, có sự cảm nhận khác
nhau về giáo lý, dẫn đến sự hiểu nhầm và thực hành sai và có suy nghĩ chưa đúng.
Dù ở hoàn cảnh nghịch duyên hay thuận duyên, thì đã hiểu về hai mặt trái chiều, thì
người học đạo đều cảm nhận được dễ vượt qua được sự đau khổ trong cuộc sống hôn
nhân khi phải đối diện vui, buồn.
Một số nữ học đạo Phật lại cho rằng, mỗi lời giảng giải của đức Phật nằm
trong mỗi tình huống của bối cảnh khác nhau, do đó cần phân biệt lời Phật dạy, rồi
khéo léo ứng dụng vào đời sống mà hành trì. Các cô dâu học đạo Phật cũng đã từng
ngồi lại để thảo luận các vấn đề về hôn nhân, phân tích từng hoàn cảnh, để hóa giải
và chia sẻ những áp dụng vào thực tiễn các vấn đề như: gia đình chồng, chồng, anh
chị em gia đình chồng, con cái.... Các cuộc thảo luận lấy hoàn cảnh của nữ giới (cô
dâu) đang áp dụng giáo lý đạo Phật vào cuộc sống hiện tại, đưa ra thảo luận và chia
sẻ, để tìm ra các biện pháp hóa giải những mâu thuẫn trong hôn nhân, mà người chồng
72

có suy nghĩ và hiểu sai về giáo lý, cũng như những hiểu lầm về vợ như: vợ đã có
người khác, bị mê muội trong Phật pháp, muốn ly hôn...... Tuy vậy, họ khó giải thích
được tư tưởng bất đồng giữa suy nghĩ của người vợ, trước và sau khi hiểu về giáo lý,
khiến chồng cảm nhận người vợ xa lánh chồng, con, gia đình..... Các cô dâu học đạo
Phật đều cho rằng không phải họ đã thay đổi chuyện tình cảm với chồng, vì do họ tìm
được sự an lạc trong giáo lý đức Phật, thì họ cảm giác các thú lạc thế gian sao quá
tầm thường. Họ cho rằng giáo lý đức Phật đã thật sự ảnh hưởng đến cuộc sống của
họ, sau khi họ tìm ra phương pháp giúp chồng hiểu được bản thân mình thì phải hiểu
chồng muốn gì và cần gì, học cách nhẫn và chia sẻ khéo cho chồng hiểu vợ qua giáo
lý của đức Phật, như vậy sẽ có hiệu quả hơn là xa lánh, khép mình vào một nơi yên
tịnh cho riêng mình. Mình cần chia sẻ với gia đình những an lạc của Phật giáo cho
các thành viên trong gia đình, cách này khiến các nữ giới (cô dâu) học đạo nhận ra
trước đây hiểu nhầm giáo lý của đức Phật, nhờ vào sự trao đổi với Tăng Ni và nghiên
cứu sâu hơn về duyên nợ trong đạo Phật, mà vui vẻ áp dụng trong cuộc sống lứa đôi.
Hôn nhân là một tình cảm thiêng liêng và cao quý, nhờ có giáo lý đã giúp họ
thông cảm và chấp nhận, nhẫn nhục, buông bỏ… để có sự kết nối giữa những con
người với nhau. Đối với hai người khác giới, khi yêu nhau sẽ tiến tới hôn nhân và gia
đình. Gia đình là nền tảng của xã hội, là nơi đan xen giữa hạnh phúc và khổ đau, giữa
niềm vui sướng và những dằn vặt lo âu… Gia đình không thể thiếu đối với mỗi con
người, chỉ nơi đó họ mới tìm thấy những gì mình mong muốn, khát khao, và chỉ ở đó,
con người mới bớt đi cô đơn và hiu quạnh. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực thật là
quý, nhưng tất cả chỉ là phù du, chúng cũng sẽ trôi đi theo năm tháng. Cái còn lại đối
với mỗi con người là bản thân mình, là tình cảm ruột thịt của những người thân, chỉ
có họ và những thế hệ tiếp theo mới nhớ về chúng ta. Dù con người có đi đâu, về
đâu, thì vẫn phải tìm kiếm cho mình một chốn dừng chân. Điểm dừng chân đó chính
là bản thân, nơi có vợ hoặc chồng và những đứa con của mình. Trước sau gì chúng ta
cũng phải chia cắt bởi sinh, lão, bệnh, tử, vậy tại sao chúng ta sao không sống tốt, mà
hành hạ nhau về thể xác lẫn tinh thần, chia sẻ nhau thời gian quý báu khi ở bên nhau,
để việc nuôi dạy con cái được dễ dàng hơn. Nếu không khi đã vào độ tuổi xế chiều,
73

thì làm việc gì cũng khó, lúc đó khi ngẫm lại thì hối hận cũng đã không kịp, bởi vì
nhờ giáo lý đạo Phật giúp những mặt tiêu cực và tích cực về hôn nhân khi gặp thì đều
đã giúp họ vượt qua được, không dẫn đến những bế tắc và không hóa giải được ở
trong lòng.
Mỗi người nữ (cô dâu) khi áp dụng giáo lý đạo Phật vào thực tiễn, họ thực
hành lý trung đạo. Quan điểm này được các cô dâu áp dụng thực tế trong mỗi hoàn
cảnh của bản thân cho thật khéo léo để đem đạo vào đời, lấy đời xây dựng đạo, trong
cuộc sống hàng ngày, cũng như trong hôn nhân của mỗi gia cảnh, sao cho phù hợp
với thực tế, dần dần chuyển đổi, không nên đổi một cái là được ngay, cái cụ thể là
tránh cực đoan, vì mặt này hay mặt khác vào cuộc sống vợ chồng.
2.3. Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người lao động Việt Nam hướng
đến đạo Phật tại Đài Loan
Đài Loan là một hòn đảo có nền kinh tế tư bản, được mệnh danh là “con rồng
châu Á” với sự phát triển vào hàng bậc nhất ở khu vực, chỉ đứng sau Singapore. Nền
kinh tế Đài Loan chủ yếu phát triển về công nghiệp. Các ngành thương mại, kỹ thuật,
điện tử phát triển một cách nhanh chóng. Hiện nay, Đài Loan là một trong những nơi
đứng đầu thế giới về sản xuất chip điện tử. Đài Loan có một nền kinh tế tự do năng
động và giảm dần sự can thiệp của Nhà nước trong đầu tư và thương mại quốc tế. Để
giữ được xu hướng này, một số lượng lớn doanh nghiệp, ngân hàng, xí nghiệp của
Nhà nước đã được tư nhân hóa. Xuất khẩu là động lực cung cấp chính cho công
nghiệp hóa. Thặng dư thương mại và tiền dự trữ nước ngoài của Đài Loan được xếp
vào loại lớn so với những nước phát triển như Mỹ, Nhật... Đài Loan có nhiều tập đoàn
công nghiệp lớn, ngoài ra còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98%
tổng số xí nghiệp ở Đài Loan, đạt 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 60% tổng
giá trị sản phẩm xuất khẩu. Các xí nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo nên sự tăng
trưởng kinh tế của Đài Loan trong suốt 40 năm qua và cũng là nơi sử dụng lao động
nước ngoài nhiều nhất. (詹文男、蘇孟宗、陳信宏&林欣吾(2015, 第 2 章; 2025
台灣大未來從世界趨勢看見台灣機會; 陳世昌 (2002, 第 4 章, pp.177)
74

Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Đài Loan dẫn đến tình trạng thiếu hụt
lao động. Nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định dẫn đến sự gia tăng đáng kể về
nhu cầu nguồn lao động, đặc biệt là trong các ngành xây dựng, sản xuất và dịch vụ.
Sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Đài Loan, chuyển dần sang công nghiệp và dịch vụ
cũng làm thiếu hụt lao động trong các ngành này. Ngoài ra tốc độ gia tăng dân số
giảm, già hóa dân số cũng góp phần làm cho thị trường lao động Đài Loan không đáp
ứng nổi nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Mỗi năm Đài Loan thiếu khoảng 200.000
lao động. Thiếu hụt lao động ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, các ngành
công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành công nghiệp thâm dụng lao động. Để
giải quyết tình trạng trên, các nhà chức trách Đài Loan đã thông qua hàng loạt biện
pháp. Thứ nhất, chuyển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động ra nước ngoài.
Thứ hai, cho phép các doanh nghiệp dùng mức lương cao để thu hút những công dân
Đài Loan đang làm việc ở nước ngoài quay về, đồng thời thu hút người nước ngoài ở
lại Đài Loan làm việc. Thứ ba, nhập khẩu lao động nước ngoài. Từ năm 1990, Đài
Loan bắt đầu nhận lao động của các nước Thái Lan, Philipine, Indonesia và Malaysia.
Từ tháng 11/1999 đến nay Đài Loan nhận thêm lao động Việt Nam. Lao động nước
ngoài làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường, giúp việc gia đình, bệnh
viện và các khu điều dưỡng. Số lượng lao động nước ngoài thường xuyên có mặt tại
Đài Loan vào khoảng 320.000 người. Thị trường lao động Đài Loan được đánh giá
là có yêu cầu trung bình, thấp, mức chi phí trung bình, khả năng thành công cao
(khoảng 90%) dễ dàng cho người lao động, thu nhập trung bình khá. So với các thị
trường như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Trung Đông, … thì
thị trường Đài Loan là một thị trường có sức cạnh tranh cao, hấp dẫn đối với lao động
Việt Nam thì các cô dâu và sinh viên, lao động người Việt Nam đều có cơ hội đi làm
tại Đài Loan.(詹文男、蘇孟宗、陳信宏&林欣吾(2015,第 2 章) 2025 台灣大未
來從世界趨勢看見台灣機會 ; 陳世昌 (2002, 第 4 章, pp.177 -186)

2.3.1. Điểm mạnh trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo của lao động Việt
Nam hướng đến đạo Phật đối với công việc
Mục đích của người Việt Nam xuất khẩu lao động qua Đài Loan là do đồng
75

lương được trả cao hơn so với Việt Nam. Do vậy, đa phần xuất khẩu lao động qua
Đài Loan là lao động tay chân trong các nhà máy sản xuất như: điện máy, điện tử,
nhựa,... Sau khi phỏng vấn họ đều cho rằng chính môi trường làm việc ở Đài Loan,
sự vất vả, gánh nặng cơm áo gạo tiền cùng nỗi nhớ quê hương mà họ tìm đến về Phật
giáo. Những đối tượng mà người viết nghiên cứu gặp một số vấn đề khó khăn trong
công việc hiện tại ở Đài Loan như: lo lắng vì không biết công việc có ổn định như
trong hợp đồng hay bị bỏ về Việt Nam vì khi qua Đài Loan phải mất một số tiền môi
giới hay số tiền đặt cọc; buồn phiền trong quan hệ giữa chủ và đồng nghiệp; luôn cầu
tiến và cảm thấy áp lực vì mong muốn được lương cao và tham vọng vươn xa; khó
dung hòa giáo lý đạo Phật với thực tiễn trong công việc; tình trạng cạnh tranh trong
công việc, không tìm được lối ra trong công việc đúng với chánh pháp sẽ đi vào bế
tắc. Giáo lý đạo Phật đã giúp họ cảm nhận như thế nào trong cuộc sống cũng như
trong công việc của họ qua việc cảm nhận của người lao động Việt Nam đang thực
hành giáo lý Phật giáo tại Đài Loan. (Nghiêm Tuấn Hùng, 2012, tr.149, “ Những
nguyên nhân cơ bản và điều kiện chủ yếu thúc đẩy di cư quốc tế”; 陳世昌 (2002,
第 2 章,pp 37).

Trong xã hội phát triển như ngày nay, điều kiện đời sống càng nâng cao thì
nhu cầu sinh hoạt và phát triển ngày càng cao. Tại sao trong xã hội có những người
kiếm được tiền rất dễ dàng, nhàn hạ? Đạo Phật cho rằng do duyên về nghề nghiệp
của kiếp trước và kiếp này có sự tương ưng. Cũng có những người biết dùng trí tuệ
để thay đổi vận mạng dựa trên giáo lý đạo Phật như tâm từ bi, hỉ xả, không vì lợi ích
cá nhân mà luôn làm gì cũng phải lợi mình và lợi người. Lại có những người kiếp này
làm việc rất vất vả mới kiếm ra tiền đủ tran trải. Đạo Phật cho rằng do duyên nghiệp
của quá khứ và hiện tại. Vì kiếp trước hay làm việc vì lợi ích cá nhân nhiều hơn lợi
ích xã hội, không làm hết trách nhiệm và bổn phận nên hiện tại họ sẽ hưởng lợi ích
tương ứng. Đạo lý nhân quả báo ứng rất thực tế. Chúng ta làm việc theo khả năng của
bản thân và công việc của mỗi người. Chính vì thế, người học Phật luôn được nhắc
nhở làm việc với cái tâm chân thành lợi mình, lợi người, không những mang lại lợi
ích cho bản thân mà còn phải đóng góp cho xã hội. Trong công việc làm mà luôn
76

được thoải mái, hoan hỉ, thanh tịnh, an lạc thì tương lai nhận phước báo an nhàn từ
công việc chánh nghiệp2. Xã hội càng phát triển thì sự cạnh tranh trong công việc
càng cao, để đạt được thành quả lao động cũng không hề đơn giản. Vậy tại sao họ
vẫn có thể vừa làm việc với tâm thái nhẹ nhàng, không áp lực, mang lại lợi ích mà
vừa kiếm được tiền tạo dựng cuộc sống? Người học Phật đã có sự giải thích rất khoa
học và logic khiến bất kỳ ai nghe cũng cảm thấy hợp lý và thực. Những người lao
động đều cho rằng giáo lý Phật giáo giúp chúng ta hiểu rõ cái nhân trong quá khứ đưa
đến hoàn cảnh sống hiện tại của mỗi người. Từ đó, cố gắng làm công việc lợi ích lấy
giáo lý đức Phật trong Bát Chánh Đạo3, lời khuyên dạy những việc cần làm giúp ích
cho bản thân, xã hội như giáo viên, bác sỹ, các việc không nằm trong giới cấm theo
chánh pháp và tránh việc gây nhiều tội ác như đồ tể, mại dâm, buôn bán vũ khí, các
chất gây nghiện,... Khuyên họ làm những việc tốt cho người khác mà không nên để
trong lòng, biết vì lợi ích cộng đồng mà quên đi lợi ích của cá nhân. Hiện tại và tương
lai bất kể làm nghề gì thì nên theo chánh nghiệp. Đã theo chánh nghiệp thì làm bất cứ
nghề gì cũng đều phát đạt và tâm luôn an lạc vì không sợ phạm vào giới luật. Luật
nhân quả luôn luôn công bằng, giáo lý vận dụng vào đời sống mang tính đa dạng,
logic và sát với thực tế. Đã là người học Phật, chúng ta phải hiểu và áp dụng được
giáo lý vào ngay thực tiễn đời sống của chính mình. Với công việc thì việc áp dụng
chánh nghiệp là điều rất cần thiết để đi đúng với chánh pháp. Với người không hiểu
về chánh nghiệp sẽ dễ làm những nghề mà giáo lý đạo Phật khuyên chúng ta không
nên làm trong Bát Chánh Đạo.
Phỏng vấn nhóm lao động Đài Trung: Chúng tôi cho rằng giáo lý đạo Phật
thì quá hoàn mỹ để áp dụng cho những người không cần tiền. Họ sẽ thực hiện buông
bỏ hết, không làm gì thì sẽ không tạo nghiệp. Thường những ai hiểu sâu về đạo họ sẽ
không cần danh vọng tiền tài, chỉ cần sống đơn giản thì cũng vẫn sống được qua
ngày. Vì chết cũng không mang theo được, vậy thì vất vả làm việc kiếm tiền rốt cuộc

2
Chánh nghiệp: Không giết hại, Không trộm cắp, Không tà dâm, Không nói dối, Không dùng các chất gây
nghiện, Không ăn sau ngọ, Không nhảy múa, hát ca, nghe nhạc hay xem hát, và không dùng nữ trang, mỹ
phẩm hay hương thơm, Không dùng giường nệm hay chỗ ngồi cao và rộng –(những thứ xa xỉ)
3
Bát Chánh Đạo: 1.Chánh kiến, 2.Chánh Tư Duy, 3. Chánh ngữ, 4.Chánh nghiệp, 5. Chánh mạng, 6. Chánh
tin tấn, 7. Chánh niệm, 8. Chánh định
77

cũng đâu để làm gì. Nếu hiểu về giáo lý thì có thể thấy điều đó là không sai. Nhưng
cũng có người vì cuộc sống mà vẫn phải lao động vất vả để còn lo cho gia đình, phải
đi làm để mà đủ xoay xở cho cuộc sống. Như vậy phải đặt mỗi người ở hoàn cảnh
khác nhau, phải quan sát cuộc sống của người nghèo và người giàu ở hai mặt. Con
người sinh ra ai cũng như ai, nhưng cuộc đời mỗi người thì không giống nhau, nhu
cầu cuộc sống, lựa chọn công việc cũng khác nhau. Mỗi người có hoàn cảnh riêng,
suy nghĩ riêng nên không thể lấy hoàn cảnh người này áp đặt cho người khác. Người
lao động thực hiện được đúng theo Bát Chánh Đạo thì tốt, nếu vẫn còn những điểm
chưa thực hiện được, thì có thể để cuộc sống ổn định rồi tính tiếp. Nếu hiện tại buông
hết, chỉ nghĩ đến mai mình chết thì không thể chuyên tâm vào công việc mình làm.
Nếu ai cũng biết ngày mai mình sẽ chết thì không ai chịu làm cho nên vẫn cứ sống
thì vẫn phải làm. (Phỏng vấn nhóm lao động Đài Trung 16/7/2017)
Người lao động hướng Phật cho rằng cứ làm thật tốt công việc của mình là đã
thanh thản và an lạc rồi. Nếu không làm việc, buông bỏ hết cuộc sống thì gia đình
gặp khó khăn, bản thân cũng không chuyên tâm vào tu hành. Mặt khác, do nghiệp và
duyên của họ với công việc đó vẫn còn, thì làm gì cũng làm cho tốt, hết duyên thì
đành chịu. Họ nghĩ như vậy để luôn thấy tâm an lạc trong chánh pháp, lãnh hội và tu
sửa dần dần trong quá trình làm việc. Vậy nên không thể lấy hoàn cảnh của mình mà
khuyên người buông bỏ hết, tập trung vào chuyên tu. Liệu có tu được không khi tâm
còn nghĩ đến mẹ già, con thơ, không tiền thiếu thốn,… Vì phải hiểu rằng cuộc sống
thiếu cái gì thì sẽ khổ tâm và phiền não cái đó. Chúng ta ai nghĩ gì, cần gì, muốn
buông gì thì chỉ có chúng ta tự cảm nhận được. Và tất cả đều cần phải có thời gian
mới có thể hiểu và thực hiện tốt được giáo lý của Phật.
Lao động Việt Nam đến Đài Loan đều có chung một mục đích kiếm tiền và
cải thiện về đời sống. Những người lao động này đa phần gia cảnh không mấy khá
giả, hơn nữa là trình độ học vấn cũng không cao, chủ yếu tốt nghiệp trung học cơ sở
là đã thỏa mãn yêu của nhà tuyển dụng ở Đài Loan. Để qua đến Đài Loan thì ở Việt
Nam họ phải mất một số tiền đặt cọc cũng như tiền thủ tục giấy tờ. Đa phần, họ phải
vay mượn và bán tài sản để có thể qua Đài Loan lao động. Khi đến Đài Loan, họ quy
78

y tam bảo đều được các thầy giảng về Ngũ Giới4. Họ đều cho rằng giáo lý đạo Phật
dạy trong Bát Chánh Đạo về chánh nghiệp và buông bỏ tham, sân, si trong khi thực
tế cuộc sống của họ lại đang rất cần tiền và công việc. Vì thấy giáo lý Phật giáo quá
cao siêu, hoàn mỹ, một số người khi nghe giảng xong không dám quy y vì sợ không
thực hiện được giáo lý. Thậm chí còn có một số người cho rằng giáo lý đạo Phật đang
đi ngược với những ước muốn, hy vọng đến Đài Loan đổi đời của họ. Vậy thì điểm
gì khiến họ tin vào giáo lý đạo Phật và hành trì theo để đến nhận chính giáo lý đã giúp
họ vượt qua được khó khăn trong công việc cũng như cải thiện thân tâm, trở thành
người sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội?
Đài Loan cũng như bất kỳ một xã hội khác, luôn luôn tồn tại sự phân chia lao
động phổ thông hay lao động văn phòng, lao động tay chân hay lao động trí óc. Họ
cho rằng sự giải thóat trong giáo lý đạo Phật không phân biệt tri thức thế gian với tri
thức giáo lý hay thành công trong công việc ở thế gian với sự tiến tu trên con đường
học đạo. Họ chỉ cảm nhận được giá trị của Phật giáo mang sự an lạc về tinh thần là
như nhau, chỉ khác ở chỗ mỗi người có sự sửa đổi, tu tập khác nhau. Khi đã tu tâm,
sửa chữa, gạt bỏ những điều ác chuyển qua hành thiện, trở về với sự “rỗng lặng” thì
đã có được sự an lạc bình đẳng. Họ không quá đặt nặng danh vọng thế gian mà làm
trái luật nhân quả.
Con đường vào đạo của người công nhân ảnh hưởng lớn từ ông chủ của họ.
Bởi khi người lao động qua Đài Loan sinh sống, người chủ Đài Loan chính là người
họ phải tiếp xúc thường xuyên. Người chủ không những lý giải về cuộc sống mới nơi
này mà còn chỉ dạy cách học và sử dụng máy móc thiết bị mới mà ở Việt Nam họ
chưa từng được tiếp cận. Với sự nhiệt tình của ông chủ, một số công nhân đã làm lâu
năm đều cho rằng ông chủ là người có đạo Phật, sống rất hòa đồng, không phân biệt
ông chủ và công nhân. Ông còn là một người rất chịu khó trong công việc, luôn nhiệt
tình chỉ bảo, hay làm từ thiện. Sau đó những người công nhân cũng muốn hiểu hơn
về cuộc sống của ông chủ và cũng muốn đi đây đó Đài Loan để tham quan. Thông

Ngũ Giới: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu
4
79

qua việc từ thiện cùng với các ông chủ, dần dần họ đã cảm nhận được sự thương yêu,
nhân ái của ông đến với tất cả mọi người. Từ đó họ mới tìm hiểu về cuộc sống của
người đi theo đạo Phật. Chính vì hành động hay giúp đỡ người nghèo của ông chủ đã
khiến người công nhân khâm phục và học hỏi đức tính tốt đẹp. Khi làm từ thiện với
ông, họ cũng cảm thấy rất vui, vì gia đình họ ở Việt Nam cũng rất nghèo, nên hiểu cảm
giác mỗi khi nhận được sự giúp đỡ. Xã hội ngày càng phức tạp đấu đá nhau vì danh lợi vì
tiền bạc, còn ông chủ là người theo đạo Phật nên luôn dành tất cả tình thương và công sức
của mình để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì thế, việc áp dụng được
giáo lý đạo Phật đã mang lại nhiều tác động tốt đẹp, kì diệu không chỉ cho bản thân người
lao động mà còn cho những người xung quanh, cộng đồng, xã hội Đài Loan.
2.3.2. Mặt hạn chế trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo của lao động Việt
Nam hướng đến đạo Phật đối với công việc
Cuộc sống hối hả với guồng quay công nghiệp khiến con người cũng quay
cuồng để kiếm tiền, người lao động cũng không phải ngoại lệ. Các khu công nghiệp
như: Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng đều có các khu công nghiệp với nhiều công ty
từ nhà nước đến tư nhân. Người Việt Nam hiện đang làm tại các khu công nghiệp này
chiếm số đông. Các công nhân ở Việt Nam đều là những gia đình gặp nhiều khó khăn
về kinh tế họ cũng là người học không cao, đa phần là lao động tay chân trong các
nhà máy chứ không còn chỉ là người nông dân nữa. Cuộc sống hiện đại đem đến cho
người dân không chỉ công ăn, việc làm, các thiết bị điện tử hiện đại,… mà cả văn hóa
thời công nghiệp. Đời sống được nâng cao, nhu cầu giải trí cũng sẽ tăng lên, ở Đài
Loan cũng xuất hiện: quán bar, bi-a, massage,… Với những người trước đây chưa
bao giờ được tiếp cận với những trò giải trí này sẽ cảm thấy lạ lẫm, tò mò. Nhưng
một khi đã sa ngã vào thì bao nhiêu tệ nạn phát sinh như: cặp bồ, mại dâm, ma túy,…
Mỗi cá nhân phải hết sức tỉnh táo trước những cám dỗ của cuộc đời để làm chủ bản
thân. Chính thời điểm đó, giáo lý đạo Phật đã giúp họ thức tỉnh, không sa ngã vào
con đường trên.
Lao động cần cù, chịu khó, siêng năng trong mọi công việc là đức tính tốt, cần
thiết cho tất cả những người đang trong độ tuổi lao động. Bất luận công việc gì cũng
80

phải có tinh thần trách nhiệm mới có thể thàng công, từ xây dựng sự nghiệp trong xã
hội cho đến đạo nghiệp trong Phật Pháp đối với người lao động đã quy y tam bảo. Nếu
ta chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân không nghĩ về lợi ích người, có sự toan tính sẽ dẫn đến kết
quả không tốt cả về vật chất lẫn tinh thần.
Về con đường vào đạo của lao động Việt Nam, người chủ ở Đài Loan phần đa
đi theo Phật giáo, nhưng trong lúc đi du lịch họ không bao giờ đưa Phật giáo vào dạy
hay ép lao động vào đạo mà thường giảng các bài học có tính giáo dục trong cuộc
sống thường ngày. Để đạt hiệu quả trong công việc cao nhất, chủ doanh nghiệp
thường dẫn lao động đến nhiều địa danh gắn liền với văn hóa và đời sống người Đài
Loan (tham khảo hình 1, phần phụ lục 2.3.2). Khi được tiếp xúc với các tu sĩ và bạn
hữu ở Đài Trung, họ luôn cảm nhận văn hóa Phật Giáo ứng với cuộc sống không xa
rời cuộc sống của họ. Khi được tiếp nhận văn hóa một cách trực quan sinh động như
vậy, người lao động không chỉ ghi nhớ bài học mà còn đọng lại trong họ là sự an bình
nơi thắng cảnh. Những danh thắng xa xưa ít nhiều mang yếu tố Phật giáo, tâm linh vì
lề lối xưa không tách rời khỏi Tôn giáo. Từ việc giáo dục con người đến tri thức đều
được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn Phật giáo. Chủ doanh nghiệp cho người lao động
đi tham quan sau đó giảng giải về những nét văn hóa gần với đời sống của lao động.
Trong quá trình tự học hỏi về văn hóa và giáo dục, lao động Việt cảm nhận được sự
nhiệt tình của người theo đạo khi giúp đỡ họ những lúc bế tắc hay không vui để giải
tỏa được bế tắc trong cuộc sống. Chính tình cảm rất đỗi đời thường đó khiến lao động
cảm nhận được giáo lý không phải phạm trù quá xa xôi mà hiện hữu ngay trong đời
sống. Nhiều tình huống cụ thể đã được kết tinh thành giáo lý, giáo lý mang tính bao
trùm, khái quát nhưng xuất phát từ thực tế và không bao giờ xa rời thực tế. Chính cơ
hội được tiếp cận văn hóa này đã khiến nhiều lao động quan tâm và bắt đầu tìm hiểu
về Phật giáo.
Mục đích chính của chủ doanh nghiệp là làm cho công ty phát triển ngày một
tốt hơn. Với chính sách, luật pháp của chính phủ Đài Loan, khi doanh nghiệp có khả
năng mời lao động nước ngoài về làm việc thì phải theo luật pháp của Đài Loan, đảm
bảo cho công nhân về công việc và bao hiểm lao động cho người lao động nước ngoài.
81

Hai bên đều chấp hành theo luật của chính phủ Đài Loan. Trong xã hội hội nhập hóa
như hiện nay, môi trường kinh doanh càng áp lực, cạnh tranh thì công ty lại càng đòi
hỏi sản phẩm cung cấp phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vừa có chất lượng tốt
vừa có giá thành cạnh tranh. Người thợ và ông chủ đều phải phối hợp thực hiện. Để
vươn đến mục tiêu này, doanh nghiệp cần nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý công
nhân, để tạo ra một sản phẩm hợp với môi trường cạnh tranh ngày một gia tăng của
thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay.
Mục đích của công nhân là làm sao cho có nguồn lực vật chất cho công ty
phát triển để đảm bảo tiền lương càng cao thì càng tốt. Vì thường thì được qua Đài
Loan lao động 3 năm cho đến 5 năm, nên mục tiêu kiếm tiền của họ là kiếm càng
nhiều tiền thì càng tốt. Chủ và thợ cùng nhau tham gia vào quá trình sản xuất phát
triển kinh tế để cùng tồn tại. Công nhân và chủ đều có chung mục đích là kiếm tiền
cho bản thân và gia đình. Vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho nên phải rời xa quê hương
của mình để đến một nơi hoàn toàn mới làm việc. Chủ và công nhân luôn có mối
quan hệ qua lại trong công việc. Ứng dụng văn hóa Phật giáo vào công việc có những
lời dạy trong kinh Phật: Trung Bộ, kinh Tương Ưng, “nhiệm vụ của lao động, nhân
viên” sự phát triển giữa chủ và lao động theo chiều hướng tích cực thì cả hai phải
hoàn thiện một số trách nhiệm và bổn phận của công việc mình đang làm, ứng dụng
giáo lý vào công việc.
Phỏng vấn nhóm lao động hướng Phật ở Cao Hùng: Lao động lại cho rằng
nửa đời sau của con người (50 năm tiếp theo) khi đó, tóc đã hoa râm, con người đã
biết buông bỏ để gánh lo đó sang một bên, quay về tu tỉnh nội tâm, mong sao có thể
trở thành Phật. Khi đó mới thực sự là buông bỏ cái ngã được, nhưng muốn như vậy
thì 50 năm trước đó phải dấn thân vào đời để đời cắn xé tơi tả, thiệt là đau khổ đó.
Thầy cũng đã có dạy là “chừng nào đạo Phật thực sự không còn là đạo Phật
thì khi đó mới thực sự là đạo Phật” – cái này thì tùy cảm nhận của mỗi cá nhân với
công năng lãnh hội của đạo Phật.(phỏng vấn nhóm lao động Cao Hùng 22/7/2017)
Phỏng vấn nhóm lao động hướng Phật ở Đài Trung: lao động cho rằng đối
với họ vẫn cần có giải pháp trước mắt về công việc là kiếm tiền. Người lao động Việt
82

Nam qua Đài Loan lao động ngày càng đông và người lao động đến với Phật giáo
tại Đài Loan cũng gia tăng. Thực tế tại các công ty của Đài Loan, chỉ có khoảng 1/5
số lao động đang sinh sống và làm việc trong các xưởng của Đài Loan. Tại sao lại
có thực tế số người Việt Nam qua Đài Loan đông đến thế và họ lại theo Phật giáo tại
Đài Loan? Đó là bởi vì ở môi trường công xưởng, mỗi khi tết đến hoặc đến dịp lễ hội
của người Việt Nam cũng như người Đài Loan, họ lại nhớ về quê hương và muốn gần
gũi để chia sẻ với nhau nhiều hơn. Trong các công ty có quy định, nếu người lao động
có làm việc dựa trên sản phẩm họ làm ra thì được xét là lao động tốt. Còn nếu không
có sản phẩm tốt và số lượng sản phẩm tốt nhưng có kiêm nhiệm công việc tổ trưởng
nhóm thì cũng đạt lao động thông qua sản phẩm. Còn nếu không có sản phẩm tốt
thì sẽ không được nhận thêm tiền tổ trưởng lao động của nhóm trong công ty đó. Như
vậy việc giữa lao động và chủ có sự liên kết cùng nhau nương tựa nhau và phát triển
đôi bên đều có lợi. Chế độ khen thưởng, kỉ luật chặt chẽ và công bằng tạo nên năng
suất tốt và lợi nhuận. Chủ có lời và công nhân cũng nhận được tiền thưởng. Nhiều
lao động sau khi hiểu về giáo lý đạo Phật, họ làm công việc chủ đã giao cho tinh thần
trách nhiệm, biết tin theo nhân quả. Chính vì thế họ không quan tâm tới việc xét danh
hiệu hay tiền thưởng mà vì tinh thần trách nhiệm, uy tín là chính. Nếu là trước đây,
họ cũng chẳng quan tâm tới việc làm, vì công sức họ bỏ ra cho một công ty mục đích
chính là vì tiền, không quan tâm đến trách nhiệm của công việc, chỉ muốn thu lại số
tiền mà trước khi qua đây công ty môi giới đã nói không đúng với việc chủ trả lương
thật cho họ. Chỉ khi công việc cần hoàn thành gấp, họ mới làm việc hết sức theo yêu
cầu của khách hàng cũng như đảm bảo công ty kịp tiến độ. Vì theo hợp đồng từ Viêt
Nam, chỉ xét tiền lương trong 3 năm họ đã ký mà thôi, thế nên có khi cả đời họ cũng
chẳng quan tâm đến việc làm với trách nhiệm. Nhờ hiểu về giáo lý đạo Phật, họ hăng
say làm việc có trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ của một người lao động. Hơn
thế nữa, thay vì lao động với mục đích là vì tiền, qua thời gian là xong để lãnh tiền
rồi về, họ không bị tiền làm lu mờ đi nhân cách. Thế nên, nhiều lao động cho rằng
khi chưa hiểu về giáo lý đạo Phật họ không dành tâm sức của mình để làm việc.
(Phỏng vấn nhóm lao động Đài Trung 16/7/2017)
83

Để hoàn thành một công việc ông chủ đã giao, người lao động phải có tâm lực
trong công việc, làm việc có trách nhiệm và đầu tư sức lao động. Nếu không có cái
tâm trách nhiệm của người lao động thì không thể có những thành tựu về sau. Trong
công việc muốn thành công phải khuyến khích lực lượng trẻ, năng động, tuy thiếu
kinh nghiệm nhưng còn nhiều thời gian đóng góp cho công ty. Giáo lý đạo Phật đã
đem lại cho người lao động trẻ lối tư duy đúng đắn để có thể phát triển công việc vì
lợi ích cá nhân cho đến lợi ích công ty. Thế nhưng, phải chăng chúng ta đang dập tắt
những hạt nhân có tài có tâm trong hiện tại và trong tương lai, gieo vào đầu họ suy
nghĩ làm việc là tùy duyên, làm việc nhiều sẽ tốn thời gian và công việc nhiều không
để làm gì mà còn tạo thêm nghiệp khi làm không đúng trong kinh dạy. Vậy nên chỉ
làm để đối phó với cuộc sống, thậm chí không làm cũng chẳng sao vì họ không cần
phước thế gian, họ cho rằng trí tuệ trong đạo Phật là cao nhất. Đối với người không
cần tiền thì được, nhưng với người kinh tế chưa ổn định, không làm thì sẽ nghèo nàn,
thiếu thốn về kinh tế, không có tiền để lo toan trong cuộc sống. Như thế làm sao có
thể ngồi yên mà tu được? Cho nên việc gì cũng phải làm song hành giữa ý chí và
lương tâm. Có ý chí vươn lên trong sự nghiệp và không làm những việc hổ thẹn với
lương tâm của mình dựa vào bát Chánh Đạo là chánh nghiệp. Được vậy thì công việc
sẽ vẫn mãi tốt đẹp.
Đời sống người lao động cũng ngày càng được cải thiện hơn chủ yếu dựa vào
công ăn việc làm. Để đạt được những thành quả trên, buộc chúng ta phải lao động với
cường độ và năng suất cao hơn. Đó là nguyên nhân tạo nên áp lực công việc và gánh
nặng gia đình. Họ bỏ tiền để chạy qua Đài Loan với mong muốn kiếm tiền nhiều hơn.
Tuy nhiên người lao động hướng Phật cảm nhận có sự thay đổi về suy nghĩ và hành
động trong công việc nhờ áp dụng giáo lý đạo Phật vào đời sống cũng như trong công
việc thực tế họ đang làm. Khi áp dụng giáo lý đạo Phật, người lao động cảm thấy dễ
nhìn ra lỗi lầm của mình và tự sám hối quay đầu sửa sai. Họ đấu tranh để không chạy
theo mục đích và bao nhiêu mong ước sẽ có thật nhiều tiền sau khi về nước, mà đổi lại
được lợi ích tinh thần, sự an lạc và tự tin trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Trải qua
thời gian tu sửa thì duyên nghiệp của người lao động cũng đã đổi thay, cuộc sống vẫn
84

tốt, việc làm vẫn ổn định. Quan trọng hơn là thân và tâm đều được an lạc, dần chuyển
hóa những đố kỵ, tranh đua. Mặc dù chưa chuyển hóa ngay, chưa bỏ hẳn tham, sân, si
nhưng việc hiểu sâu về giá trị đạo Phật đã đem lại nhiều lợi ích cho bản thân họ.
Vấn đề này cũng không thể phỏng vấn và tìm kiếm được toàn bộ người lao
động Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan. Do luật pháp và môi trường làm
việc của Đài Loan tôn trọng quyền tự do riêng tư cá nhân, nên không thể thống kê và
phỏng vấn hết được người Việt Nam lao động ảnh hưởng đạo Phật tại Đài Loan.
2.4. Văn hóa Phật giáo trong đời sống của du học sinh Việt Nam hướng đến
đạo Phật tại Đài Loan
Đến với Phật giáo, con người tìm được điểm tựa tinh thần và để tiếp cận Phật
giáo thì có thể thông qua nhiều con đường khác nhau. Qua đó chúng ta nhìn rõ về
nguyên nhân nào tác động, tạo nên những cách “ứng xử” mang đậm dấu ấn văn hóa
trong Phật giáo. Các yếu tố đã ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần sinh hoạt
của du học sinh Việt Nam hướng đạo tại Đài Loan như: nhu cầu cá nhân, các nhu cầu
sinh học (ăn uống, ngủ, nghỉ;...), các nhu cầu xã hội (vị trí xã hội trong một cộng đồng
xã hội nào đó, để ý, chú ý, quan tâm,...).
Mục đích phần này giúp chúng ta hiểu rõ hơn đời sống sinh hoạt và học tập
của du học sinh Việt Nam hướng đạo tại Đài Loan trên nhiều khía cạnh, từ đó thấm
thía giá trị cao siêu mà giáo lý đạo Phật áp dụng trong vật chất và tinh thần.
2.4.1. Văn hóa Phật giáo trong môi trường học tập của du học sinh Việt Nam
tiếp cận đạo Phật tại Đài Loan
Đời sống vật chất và đời sống tinh thần là hai mặt không thể tách biệt, nhưng
đời sống vật chất luôn tạo nền tảng để phát triển đời sống tinh thần, nếu đời sống vật
chất không đủ đảm bảo cho những nhu cầu cơ bản của con người thì đời sống tinh
thần không thể phong phú, đa dạng được. Trong trường hợp của du học sinh cho dù
hoàn cảnh kinh tế của mỗi người khác nhau nhưng đều có chung một điểm là phải
sống xa nhà. Những thứ tưởng chừng như quá đỗi thân quen, đơn giản mà nhiều khi
du học sinh không chú ý tới lúc ở nhà như: thuê nhà, tiền ăn, tiền học,... thì đến bây
85

giờ du học sinh phải tự lo toan, phải tự cân bằng những khoản chi tiêu sao cho hợp lí.
Nội dung của đời sống vật chất rất phong phú nhưng với đối tượng du học sinh thì nó
xoay quanh những vấn đề như: công việc, học hành, ăn uống, sinh hoạt ngủ nghỉ, đi
lại, mua sắm,...
Du học sinh cảm nhận được giá trị của cuộc sống không phải nằm ở những thứ
bề ngoài, những thứ mà mình hưởng thụ, mà ở những gì mà mình làm được trong quá
trình sống. Đối với sinh viên là hướng Phật thì những giá trị tinh thần mà họ có được
trong cuộc sống mang tính chất lâu bền hơn những giá trị vật chất. Khi đã là Phật tử
Phật pháp thì vật chất chỉ là ngoài thân, không tồn tại vĩnh viễn, chỉ là những điều
thóang qua, không mang lại được hạnh phúc. Vì cuộc sống an lạc phải xuất phát từ
bên trong, là tự thân và tâm của mình chứ không phải được đem lại từ yếu tố khách
quan. Cảm nhận được vô thường của đời sống vật chất thì sinh viên không còn đặt
nặng giá trị của vật chất nữa, cũng không dao động trước những thử thách trong cuộc
sống.
Nhiệm vụ đầu tiên của mỗi du học sinh đó chính là việc học tập. Đối với nền
giáo dục Đài Loan thì thành tích trên bảng điểm rất được coi trọng, bởi hệ thống đào
tạo minh bạch và công tác thanh tra giáo dục đảm bảo được chất lượng của du học
sinh là từ thực học. Cho dù sinh viên đó du học theo ngân sách Nhà nước hay tự túc,
thì đều được coi trọng.
Chính phủ Đài Loan cùng nhà trường cũng cung cấp đa dạng các loại học
bổng toàn phần và bán phần cho những đối tượng du học sinh khác nhau, đối với
người học ngoại ngữ thì tối đa có thể nhận được học bổng 1 năm và tối thiểu là 3
tháng, (Taiwan Education Information In Vietnam,11/09/2014 “học bổng”) đại học
trong vòng bốn năm, học bổng thạc sĩ từ hai năm lên tới ba năm và học bổng tiến sĩ
ba năm (có thể lên tới bốn năm nếu đăng kí học thêm ngoại ngữ). Học bổng sẽ được
cấp dựa vào bảng điểm mỗi học kì của du học sinh nên đòi hỏi người học luôn phải
cố gắng giữ vững thành tích của mình vì học bổng cho dù không dư giả nhưng cũng
đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của du học sinh, đây cũng là nguồn ngân khoản ổn định
cho du học sinh. (Nguyễn Thi Thanh Mai, 2017, tr.31-10)
86

Sau khi phỏng vấn các du học sinh được học bổng thì họ đều cho rằng: Khi
nhận được một khoản tiền từ người khác, không phải ai cũng hiểu được trách nhiệm
của bản thân đối với khoản tiền đó. Mỗi du học sinh cần ý thức được khoản tiền đó
có được cũng xuất phát từ lao động chân chính của nhiều người mà bằng nhiều hình
thức khác nhau được góp lại thành dạng học bổng. Như vậy, du học sinh cho rằng
tiêu xài hoang phí số tiền mồ hôi nước mắt của người khác thì quả thật đã phụ tấm
lòng của những người muốn ủng hộ mình. Phật pháp đã răn dạy con người về luật
nhân - quả, mỗi du học sinh khi làm việc gì cũng cần suy xét trước sau, nếu lãng phí
tiền của thì tự khắc sẽ cắt mất đường “tài-vận” bởi tiền không tự nhiên mà đến với ta,
nó chỉ đến một cách lâu bền với người xứng đáng. Nhận thức được giá trị của đồng
tiền, du học sinh dùng tiền đúng mức, không sa đọa vào những thú vui nhằm thỏa
mãn những nhu cầu tầm thường và từ đó thì giá trị đồng tiền mới thật sự được tôn
trọng chứ không chỉ là phương tiện trong cuộc sống. Nói như vậy cũng không có
nghĩa là đề cao đồng tiền, dè sẻn tiêu tiền đến mức độ ki bo, bủn xỉn, không bỏ tiền
ra giúp người hoạn nạn thì đó lại là làm trái với đạo Phật. Hành động đúng đắn để tôn
trọng những người đã ủng hộ mình thông qua tiền học bổng là phải học tập tốt và sử
dụng đúng đắn nguồn ngân khoản này.
Mỗi du học sinh dù có điều kiện tài chính trung lưu hay thượng lưu thì khi
sống và học tập ở nước ngoài đều muốn có cơ hội trải nghiệm làm thêm ở lãnh thổ
Đài Loan. Việc làm thêm không chỉ đem lại nguồn thu nhập mà còn là cơ hội để du
học sinh tích lũy thêm kinh nghiệm cũng như thực hành những kĩ năng được học
trong thực tế. Việc làm thêm đối với du học sinh sẽ bị cấm nếu như không có sự cho
phép từ phía nhà trường, du học sinh phải có giấy chứng nhận từ phía công ty và bảng
điểm học tập và đảm bảo là việc làm thêm không gây ảnh hưởng tới quá trình học tập
thì mới được phép đi làm thêm.
Nhưng không phải vì thế mà du học sinh bất chấp mọi cách kể cả vi phạm
pháp luật để kiếm tiền. Vì nói cho cùng, vật chất kiếm được cũng chỉ để phục vụ cho
nhu cầu bản thân mà thôi. Phật pháp dạy con người ta phải làm điều thiện, không
phương hại đến bản thân và cộng đồng, việc gì hại cho người thì mình không được
87

phép làm. Nếu vì tiền mà làm điều phạm pháp dù là mình vô ý hay cố ý thì cũng gây
hại cho bản thân khi bị pháp luật trừng trị. Tâm hồn của mình cũng sẽ không được
thanh thản, mà luôn lo lắng vì những điều không nên làm ấy. Chính vì thế, khi quyết
định làm bất cứ việc gì thì cần tìm hiểu kĩ, thấy là điều đúng với luân thường, đạo lí, tạo ra
giá trị chân thật cho bản thân và xã hội thì mình mới có thể tận tâm, tận sức để làm.
Khi du học sinh tiếp xúc với môi trường sống tại Đài Loan thì sự tương đồng
về văn hóa ẩm thực là một trong những yếu tố đầu tiên khiến cho du học sinh có cảm
giác gần gũi, thân quen. Phong cách ẩm thực(tham khảo hình 1, phần phụ lục 2.4.1)
của Đài Loan có ảnh hưởng từ Trung Quốc, nên cũng có nhiều điểm tương đồng với
ẩm thực Việt Nam, nhất là việc ăn chay ở Đài Loan thì rất thuận tiện. Ở bất cứ đâu
trên lãnh thổ Đài Loan đều có những quán ăn chay với thực đơn phong phú hàng trăm
món, giá cả cũng không chênh lệch nhiều so với ở Việt Nam. Riêng trái cây ở Đài
Loan thì có giá cao hơn đôi chút, nhưng so với mức thu nhập ở Đài Loan thì cũng
phù hợp, du học sinh không gặp khó khăn trong việc chi tiêu.
Du học sinh đã Quy y Tam Bảo hiểu về đạo Phật thì họ đều nhất tâm nguyện
ăn chay, trước là để tỏ lòng từ bi, sau là để giảm đi tham, sân, si và với điều kiện ăn
chay ở Đài Loan như đã nêu trên, thì điều này trở nên rất dễ dàng. Khi ăn chay, du
học sinh cảm thấy tâm hồn được thanh thản, vì không còn đặt nặng vào miếng ăn nữa.
Việc ăn uống cũng trở nên đơn giản hơn, không đòi hỏi cầu kì phải chuẩn bị nhiều
món nọ kia, cũng không cần phải giết hại những con vật, để thỏa mãn sở thích ăn
uống của mình nữa. Ăn chay khoa học với nguồn thực phẩm đầu vào đạt tiêu chuẩn
an toàn vệ sinh thực phẩm cao, nên du học sinh vẫn đảm bảo sức khỏe để hoàn thành
tốt công việc của mình. Những trường đại học Hoa Phạm, Phật Quang Sơn, Từ
Tế,…có tổ chức học các môn về Phật giáo, có sự hỗ trợ của phía Phật giáo ở Đài
Loan, thì thường xuyên tổ chức những buổi chiêu đãi cơm chay cho sinh viên. Đây
là hoạt động từ thiện, đồng thời cũng giới thiệu đến những sinh viên còn ăn mặn có
cơ hội thưởng thức những món ăn chay. (tham khảo hình 2 , ở phần phụ lục 2.4.1)
Sau đây là một trường hợp điển hình: Bản thân tôi từ nhỏ đến lớn không biết
nấu ăn, đồ ăn đều do mẹ nấu. Cho nên, không phạm vào tội sát sinh. Bạn của tôi thì
88

không hiểu về đạo Phật và bản thân khi hiểu về đạo Phật thì cách nhìn và cách suy
nghĩ có khác xưa. Ngày 8 tháng 3 là ngày bạn tôi mời mọi người đến ăn giỗ bố của
bạn ấy. Khi đến ăn giỗ thì tôi mới biết được các con gà, vịt và heo nhà bạn ấy nuôi
bị đem ra giết mổ để chuẩn bị cho bữa giỗ. Lúc này, tôi cảm nhận được sự đau đớn
của các con vật đó, mọi người uống rượu, ăn uống sướng miệng mà làm các con vật
đau đớn. Trong lòng tôi cảm thấy không yên, vì tôi hiểu về Phật Pháp các giáo lý đã
dạy tôi rằng các ngày giỗ không nên giết hại động vật để cúng Phật hoặc Tổ tiên vì
người chết còn phải cần người sống phóng sanh để hồi hướng công đức cho họ.
(Phỏng vấn sâu: nhóm du học sinh, Cao Hùng)
Sự trung thực trong cuộc sống như là một thước đo cho phẩm giá con người,
bởi ngàn lời nói thật, không thể sửa được một lời nói dối, cũng như ngàn lời nói dối
không thể đổi được bằng một tiếng nói thật. Không nói dối không chỉ hạn chế trong
từng lời chữ, từng câu văn từ một người thốt ra mà còn thể hiện qua việc người đó có
hành xử, làm việc theo đúng những gì người đó đã nói hay không. Và trên hết, nó
quyết định đến chữ Tín, một thứ mà đã sống trên cuộc đời này ai cũng cần phải mang
theo nó bên mình. Nhất là một số sinh viên đang ngồi ghế nhà trường mà còn giả dối
với bạn bè hay thầy cô giáo là điều không nên, nhất là giả dối trong học tập, quả là
không có lợi cho bản thân, mà chỉ có tác hại cho chính mình.
Những việc thường ngày trong môi trường học đường như nói chuyện thế nào,
học thế nào, yêu thương thế nào, … tưởng chừng như ai cũng biết, nhưng lại rất phức
tạp, nếu không có một nền tảng đạo đức và văn hóa thì khó lòng học sinh, sinh viên
có thể giải quyết được suông sẻ, vì những việc thường ngày đó sẽ gây ra phiền não,
nếu không được xử lí thuận theo luân thường, đạo lí. Trước khi biết đến giáo lý đạo
Phật, sinh viên và học sinh thường gặp không ít khó khăn trong cách hành xử, gây ra
nhiều phiền não cho bản thân, gia đình và bè bạn, thầy cô. Nhưng khi chúng ta biết
và áp dụng giáo lý đạo Phật trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, sẽ đem lại trạng thái
bình yên, an lạc.
Việc sinh hoạt, ngủ, nghỉ của các du học sinh Việt Nam cũng không gặp mấy
khó khăn vì hệ thống kí túc xá dành cho sinh viên ở Đài Bắc và Cao Hùng có thể đáp
89

ứng được nhu cầu của sinh viên học đại học. Ở kí túc xá thì an toàn và giá rẻ hơn tới
4 - 5 lần so với bên ngoài, lại được ở ngay khu vực trung tâm thành phố, tiện cho việc
học tập và làm việc. Tuy vậy, kí túc xá thường nhỏ và có từ 8 - 10 sinh viên ở chung
một phòng. Nhưng không phải sinh viên nào cũng được sống ở đây. Những sinh viên
đi học ngoại ngữ và sinh viên có học bổng thì không được ở kí túc xá, phần đông sinh
viên là đi du học tự túc, nên các em có điều kiện kinh tế hơn và phải đi thuê nhà. Do
giá thuê nhà ở khu vực trung tâm thì rất đắt, nên dù điều kiện kinh tế khá giả, nhưng
các em cũng thường thuê nhà ở tại khu vực ngoại thành, mức giá thuê nhà ở ngoại
thành cũng khá cao so với ở Việt Nam và lên tới 10 - 15 vạn (tương đương 300 - 500
USD) một tháng. Quy định về số người ở chung 1 phòng cũng khá nghiêm ngặt, thông
thường chỉ 1 người và tối đa là 2 người chứ không được nhiều hơn. Việc tìm chỗ ở
tại Đài Trung thì dễ dàng hơn vì giá cả ở đây có phần rẻ hơn so với hai thành phố Đài
Bắc và Cao Hùng, nhưng phần lớn các trường học đặt trên núi, cách xa với khu vực
trung tâm, nên việc học tập và đi làm thêm có phần khó khăn hơn nhiều.
Ai cũng đã từng trải qua thời gian học tập, nhiều người cho rằng du học sinh
thì chỉ cần lo đến việc ăn, việc học thì đâu có gì gọi là khó khăn hay thử thách. Nhưng
thực tế đời sống của du học sinh Việt Nam tại Đài Loan không phải ai cũng có thể
thấu hiểu. Các du học sinh gặp rất nhiều áp lực từ việc học và tài chính. Để được công
nhận là một nền giáo dục xứng tầm thế giới thì chương trình học và phương pháp học
ở Đài Loan luôn được cập nhật những tiến bộ mới nhất, đối với du học sinh từ Việt
Nam tới học thì việc thích nghi với phương pháp học mới này cần một thời gian.
Không ít du học sinh do nhiều trở ngại vì ngôn ngữ, cách sắp xếp thời gian học không
hợp lí,… mà chưa đạt được thành tích cao trong học tập. Đây là “cú sốc” đối với du
học sinh, vì khi ở trong nước, thành tích mà họ đạt được là cao so với mặt bằng chung
của Việt Nam, mà giờ họ lại chỉ đạt được khiêm tốn. Áp lực sẽ càng nặng nề hơn nếu
thành tích của họ không đạt đủ tiêu chuẩn để đạt được học bổng, vậy thì họ lại phải
xoay xở cho phần học bổng bị mất như vậy. Nếu không hiểu về đạo Phật, chấp nhận
những hạn chế của bản thân, thì du học sinh không thể nào vượt qua và quyết tâm
hoàn thành việc học, dồn hết tâm huyết để đạt được kết quả tốt nhất. Mỗi người có
90

một khả năng khác nhau, khả năng bẩm sinh thì ít, chủ yếu do quá trình rèn luyện mà
thành. Thế nên, du học sinh đã học Phật cũng không vì thấy bạn bè đạt được kết quả
cao mà ganh tị, cũng không vì bạn bè đạt kết quả kém mà chê cười.
Nhiệm vụ của học sinh, ngoài việc tiếp thu những kiến thức chuyên ngành mà
giáo viên đã truyền đạt, còn phải thực hành theo đạo lý đạo Phật như: tôn kính thầy
là người đã hết lòng giúp đỡ mình trong con đường học vấn, hỗ trợ và hòa đồng với
bạn bè trong học tập, không nói xấu, ganh tỵ với bạn, càng không ích kỷ chỉ giữ kiến
thức cho riêng mình, hơn hết là thái độ trung thực trong thi cử, không đạo văn, quay
cóp cũng như nhờ vả, nịnh nọt, biếu xén giáo viên với mục đích không chân chính.
Du học sinh Việt Nam luôn luôn ghi nhớ và vận dụng nhân quả trong học tập
và cuộc sống, muốn có quả ngọt thì phải gieo nhân, chăm chỉ phấn đấu ngay từ khi
còn ngồi ghế nhà trường, hiểu và học tốt sẽ giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Thêm nữa, họ cũng chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn,
bởi đôi khi trong cuộc sống, dù cố gắng hết sức mình, cũng không thỏa mãn được mơ
ước, hoặc như thất bại trong kỳ thi, ta có thể thay đổi hướng khác phù hợp hơn, bởi
mọi chuyện đều do duyên, có hiểu vậy ta mới tránh xa thái độ bi quan, chán nản khi
thất bại, hay kiêu căng, tự mãn khi thành công.
Xung quanh chúng ta luôn tồn tại những con người chưa hoàn hảo, nên sự hơn
thua, ganh ghét, đố kỵ lẫn nhau là điều không thể tránh được và môi trường học tập
cũng không ngoại lệ. Nhìn theo hướng tích cực, sự hơn thua trong học tập trở thành
động lực thúc đẩy mọi học sinh đều phải cố gắng, phấn đấu để đạt được kết quả tốt,
đó là hành trang kiến thức để có thể bước vào công việc trong tương lai thật vững
vàng. Học là cho chính mình, cho tương lai của bản thân, nên tự giác học là đặc biệt
quan trọng. Đừng vì mặt tiêu cực của tranh đấu hơn thua mà sinh tâm bất thiện, sinh
khởi lòng tham, dẫn đến hành động “ăn cắp chất xám” của người khác. Học tập để có
được những kiến thức quý giá, để tạo ra những phát minh, phát kiến mới,… là không
hề dễ dàng, cần phải trải qua nhiều chuỗi quá trình kéo dài, tốn rất nhiều thời gian,
công sức, sự nhẫn nại vượt qua khó khăn, lòng siêng năng, kiên trì... Nên hành động
“ăn cắp chất xám” cũng gây ra rất nhiều tổn hại, khiến cho người bị đánh cắp buồn
91

đau về tinh thần và tổn thất về vật chất. Trong Phật giáo, những hành động của chúng
ta gây ra đau khổ cho người khác là chúng ta đã gieo nhân xấu, và quả xấu ở đây là
lỗ hỏng kiến thức. Theo thời gian, hành vi ăn cắp đó ai cũng biết, ai cũng hiểu, ăn cắp
chất xám cũng là một trong những hình thức ăn trộm, ăn cướp mà trong giáo lý đạo
Phật cấm kỵ, khuyên răn nên tránh, nên loại bỏ ra khỏi tâm trí. Đã là người Phật tử
đi du học, tâm luôn tịnh, không vì những hơn thua bình thường của cõi Ta-bà mà làm
tâm vướng bụi trần tục, quan trọng hơn người học đạo nhận thức được rằng việc học
tập chân chính là bàn đạp để tiến xa hơn trong tương lai, đó cũng là sự báo đáp lại
công ơn của thầy cô đã vất vả, khổ cực truyền đạt những kiến thức vì tương lai sau
này của mỗi sinh viên.
Sau đây là một trường hợp điển hình: Ở Đài Loan thì không có tình trạng quay
bài, mà học là thực học. Vì khi ra trường người giỏi mới tồn tại, còn người kém cỏi
thì phải chịu thua thiệt hơn, chứ không quá đặt nặng vào bằng cấp hoặc sự quen biết.
Chính vì thế, ý thức học tốt hơn. Tôi lấy ví dụ một người bạn của tôi đang học ở Đài
Loan, bạn ấy lấy bài nghiên cứu ở Việt Nam đưa vào bài. Ở Đài Loan, bất cứ bài
nghiên cứu nào của nghiên cứu sinh cũng đều được đưa vào mạng, khi biết được các
bài được đưa vào mạng thì bạn ấy rất hồi hộp và lo lắng cả hiện tại và tương lai. Tôi
nhìn ra được sự khổ sở và tinh thần luôn không được yên ổn trong suốt quá trình học
tập, cho nên tôi nghĩ là có lấy các bài như lý thuyết hay các câu hay của ai đó vì
không còn câu nào tả hay hơn thì nên trích nguồn như vậy vừa được kết quả tốt, đạt
được chất lượng cao, vừa không phải lo sợ chỉ vì muốn được điểm cao. Còn chỉ biết
đề cao cái ngã mạn của mình, muốn mọi người biết rằng ta viết hay, mà lấy của người
khác như vậy tức là đã mắc vào tội trộm cắp chất xám, như vậy không đúng với đạo
Phật, thì cuối cùng cũng phải chịu nhân quả. (Phỏng vấn nhóm du học sinh, Cao
Hùng)
Ý thức tự học của du học sinh Việt Nam cũng được cải thiện bởi môi trường
giáo dục ở Đài Loan đã tạo dựng cách học chủ động. Thay vì cách học thụ động thì
giảng viên giới thiệu tài liệu về cho học sinh, sinh viên tự tìm kiếm trong thư viện và
khi đến lớp thì chủ yếu là thảo luận về những vấn đề đã được đào sâu suy nghĩ và
92

nghiên cứu, từ đó những ý tưởng mới được đưa ra. Chính vì thế mà việc học trở nên
rất tự nguyện, không những không áp đặt hay bắt buộc người học phải tiếp nhận
những kiến thức giảng viên đưa ra, mà còn bày tỏ được quan điểm cá nhân của mình.
Ngay cả những người học ngoại ngữ, thì thời gian đến lớp cũng là để thực hành những
kiến thức đã được luyện tập trước ở nhà. Tuy cách học này sẽ khiến sinh viên vất vả
hơn, nhưng kết quả đạt được sẽ nhiều hơn, vì học sinh sinh viên sẽ được phát triển
đồng thời cả kiến thức, tư duy, kĩ năng và thái độ làm việc. Những yếu tố kể trên
không chỉ giúp học sinh, sinh viên đạt được kết quả học tập trong hiện tại, mà còn
giúp cho việc phát triển kĩ năng làm việc sau này.
Trong thời gian giải trí, sinh viên dành thời gian để nghe nhạc, xem phim,...
đây là một hình thức để tăng thêm hiểu biết về văn hóa, xã hội Đài Loan cũng như
các quốc gia khác trên thế giới. Thông qua việc tiếp thu những thông tin bằng ngôn
ngữ nước ngoài, các du học sinh ngày càng nâng cao trình độ ngoại ngữ của bản thân,
phục vụ cho công việc học tập và làm việc trong tương lai.
Đối với du học sinh, thì việc học vẫn là chính yếu, nhưng do đặc thù của môi
trường Đài Loan là môi trường mở, ở bất cứ đâu từ trong trường học cho đến những
nơi công cộng, họ cũng có thể tiếp cận Phật giáo một cách dễ dàng, khiến cho những
du học sinh quan tâm tới Phật giáo có điều kiện tìm hiểu.
2.4.2. Văn hóa Phật giáo trong đời sống của du học sinh đến với đạo Phật
Trong xã hội nào cũng luôn có hai mặt tốt và xấu, chính vì thế để cải thiện xã
hội, thì phải tăng những điều tốt và giảm những điều xấu. Để làm được điều này,
trước hết, bản thân mỗi người phải tự hoàn thiện mình, trở nên tốt hơn. Khi họ đã ý
thức được luật nhân quả, thì mỗi người sẽ không chấp nhận những điều xấu, mà lan
tỏa những điều tốt, hướng những người chưa tốt về con đường chân chính, từ đó mà
xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Đài Loan là một vùng lãnh thổ phát triển, chính vì thế cơ sở hạ tầng giao thông
được đầu tư hiện đại, giảm thiểu sức người và tăng hiệu quả trong công việc. Du học
sinh học tập tại Đài Loan chính vì thế cũng được hưởng thụ những điều kiện sống
93

như vậy, khiến việc di chuyển của sinh viên hết sức thuận tiện tại hai thành phố lớn
là Đài Bắc và Cao Hùng. Ở đây, hệ thống xe buýt rất thuận tiện, có thể kết nối mọi
địa điểm trong thành phố và giá cả cũng phải chăng. Ngoài ra, còn có tàu điện ngầm,
với những tuyến chính trong thành phố, khiến việc di chuyển nhanh và an toàn. Riêng
Đài Trung, thì tốc độ phát triển chưa bằng hai thành phố trên, nên việc đi lại có phần
hạn chế hơn, vì hệ thống giao thông công cộng chưa hiện đại bằng, hệ thống xe buýt
chưa phủ khắp thành phố.
Những hoạt động của các tổ chức Phật giáo ở Đài Loan không chỉ thu hẹp
trong phạm vi nhà chùa, mà còn liên kết chặt chẽ với cộng đồng, người học Phật là
sinh viên, học sinh có thể dễ dàng tiếp cận với những chương trình du lịch miễn phí,
được các tổ chức này tài trợ. Những thông tin về chuyến đi sẽ được thông báo rộng
rãi trong những bảng tin của trường; trong chùa; thông qua các thầy cô giáo cũng là
Phật tử. Du học sinh có cơ hội được tham quan bất cứ nơi nào tại Đài Loan, và được
miễn phí hoàn toàn chi phí đi lại, ăn, ngủ, nghỉ và còn được tiếp thu những kiến thức
thực tế rất bổ ích, được giới thiệu trong suốt chuyến đi. Những ngôi chùa ở Đài Loan,
không chỉ là nơi sinh hoạt Phật giáo, với những nghi lễ tâm linh, mà còn có những
hoạt động cộng đồng như: dạy hát, múa, nấu ăn, tổ chức vui chơi,... Quang cảnh chùa
cũng được đầu tư, từ thiết kế sân vườn đến nội, ngoại thất, nên du học sinh không
cảm thấy nhàm chán. Chính vì thế, những chuyến đi này sẽ rất có ích đối với du học
sinh, khi muốn tiếp cận thế giới tâm linh nhiều hơn.
Ở bất cứ đâu tại Đài Loan, chúng ta cũng có thể tìm thấy những ngôi chùa Phật
giáo. Những chùa ở nội thành thường nhỏ và Phật tử có thể tới công phu, nhưng sau
đó sẽ trở về nhà chứ không lưu trú tại chùa, còn những chùa ở vùng ngoại thành
thường được xây dựng gần với thiên nhiên, như ở trên núi, cạnh bờ biển,... thì có quy
mô lớn hơn nhiều. Du học sinh muốn dành thời gian tịnh tâm mà công phu trong thời
gian dài, thì sẽ tới những chùa ở ngoại thành để sinh hoạt trong chùa vài ngày, vài
tuần hoặc tới cả vài tháng, tùy theo chương trình cụ thể và cũng tùy thuộc vào nguyện
vọng của từng cá nhân. Tại đây, du học sinh sẽ được sinh hoạt theo đúng quy định
mà nhà chùa đặt ra, thời gian biểu được sắp xếp hết sức khoa học, nhằm đảm bảo hiệu
94

quả tối ưu mà Phật tử đạt được. Không gian thanh tịnh nơi cửa chùa đem lại cho du
học sinh đời sống tinh thần sảng khóai, một nơi chốn để tịnh tâm, lánh xa những buồn
phiền của cuộc sống, đạt được sự thanh tịnh trong tâm hồn, giúp du học sinh có thể
suy nghĩ sáng suốt, đưa ra những quyết định đúng đắn cho cuộc sống của mình. Vì
thế mà du học sinh cũng có thể dễ dàng vượt qua do giữ tâm-thế luôn bình tĩnh, đối
diện với mọi khó khăn. (Từ Tế , 28/07/2019.Khóa tu phước lành hiếu thảo )
Không gian ở chùa cách xa với ồn ào của đô thị, gần gũi với thiên nhiên, nên
có một bầu không khí trong lành, khoan khóai, tiếp thêm năng lượng mỗi sáng sớm
cho một ngày làm việc hiệu quả. Nhất là với du học sinh Việt Nam, khi sang Đài
Loan đã phải đối mặt với một khối lượng công việc và học tập rất vất vả, thì việc
được thư giãn trong một khung cảnh thanh tịnh như vậy sẽ giúp cải thiện tinh thần và
thể chất. Trải qua cuộc sống trong chùa, du học sinh cảm thấy cuộc sống đơn giản
hơn, không còn đặt ra các yêu cầu quá mức về điều kiện chỗ ở nữa. Nếu như khi ở
nhà thì phải có phòng riêng, giường êm, đệm ấm,... thì nay ở nhà chùa chỉ cần một
chiếc gối cũng có thể bắt đầu một giấc ngủ ngon lành. Đây không chỉ là một trải
nghiệm cho du học sinh, mà còn là một bài học mà du học sinh có thể mang theo suốt
cuộc đời để thực hiện cuộc sống khoa học.
Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi du học sinh, mà mức chi tiêu trong một
tháng có thể khác nhau. Ngoài những nhu cầu ăn uống và học tập cơ bản, thì các du
học sinh còn chi tiền vào những khoản như giải trí, thiện nguyện,... Khi đã hiểu về
Phật pháp, du học sinh có quan điểm về chi tiêu khác với ngày xưa. Cuộc sống học
sinh, sinh viên có nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần, nên khi chưa hiểu về Phật
pháp thì thường có suy nghĩ nhỏ nhen, tính toán chi li các khoản đến mức quá rạch
ròi và nhiều khi không sẵn lòng giúp đỡ nếu cảm thấy điều đó không mang lại món
lợi gì cho mình. Còn khi đã hiểu về Phật pháp, du học sinh không còn đề cao đồng
tiền quá mức nữa, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè mình trong khả năng có thể, có thể chia
sẻ với bạn bè những muộn phiền, lo toan về tài chính.
Sống xa gia đình, du học sinh phải hòa nhập với môi trường sinh hoạt mới,
phải tự mình đối mặt với những tình huống ứng xử trong xã hội và có cuộc sống
95

hướng ngoại nhiều hơn, chính vì thế đời sống tinh thần của du học sinh cũng có nhiều
điểm khác biệt. Lĩnh vực tinh thần của du học sinh bao gồm: học nghề, học chuyên
môn, đọc sách, nghe nhạc, giải trí, du lịch,... trong lĩnh vực đời sống Phật giáo một
phần không thể thiếu được của đệ tử Phật bao gồm: học giáo lý, nghe pháp, thực hành
lời Phật Tổ dạy trong từng hành động thân, khẩu, ý (xuất thế gian). Đời sống tinh thần
cũng không tách rời với đời sống vật chất, mà chúng song hành, đan xen với nhau,
để làm nên chất lượng sống của mỗi cá nhân trong xã hội.
Môi trường học tập ở Đài Loan được đánh giá cao và điều đó được thể hiện
thực tế qua chất lượng của học sinh, sinh viên khi ra trường, đáp ứng được yêu cầu
tuyển dụng của các công ty quốc tế và hoàn toàn có khả năng độc lập làm việc hoặc
hoạt động theo nhóm. Sở dĩ đạt được chất lượng như vậy, vì hệ thống giáo dục Đài
Loan được đầu tư về cơ sở vật chất, xây dựng được chương trình học, cung cấp lí
thuyết cập nhật và quan trọng là thực hành, ứng dụng những nội dung đã học vào thực
tế. Mỗi một ngành học đều tập trung phát triển chuyên môn sâu của ngành học đó,
học sinh và sinh viên ra trường có thể vững vàng trong chuyên môn mà mình được
đào tạo và mỗi du học sinh cũng cần có ý thức tự phát triển, đào sâu nghiên cứu về
ngành học của mình.
Ngoài thời gian học tập, học sinh và sinh viên còn có cơ hội được thực tập
những kiến thức đã học tại các công ty, tham gia vào các chương trình nghiên cứu
hoặc đi du lịch thực tế, để thu nhận những kiến thức văn hóa thực tế của Đài Loan.
Sự hợp tác mật thiết giữa nhà trường và doanh nghiệp, không chỉ tạo điều kiện hoàn
thiện chương trình theo sát với thực tế công việc, mà còn là cơ hội cho sinh viên hoàn
thành tốt chuyến thực tập và có thể nhận được công việc đó khi ra trường.
Với tư cách là du học sinh học tập các giáo lý của Đức Phật, ở Đài Loan,
chương trình học của các trường như Hoa Phạm, Từ Tế, Phật Quang Sơn,…đều có
các môn tự chọn về Phật giáo, các du học sinh có thể học và tham dự công phu ngay
trong trường của mình. Việc học giáo lí là việc hoàn toàn tự nguyện và bắt nguồn từ
nhu cầu tinh thần của mỗi sinh viên. Cuộc sống xa nhà khiến cho họ cảm thấy thiếu
thốn tình cảm, để không sa ngã vào những nguồn vui tinh thần không lành mạnh, thì
96

niềm vui khi đến với tôn giáo sẽ không chỉ giúp cho du học sinh vừa cảm nhận được
sự gần gũi, gắn kết mà còn nhận được nhiều hỗ trợ về mọi mặt trong đời sống. Những
sự giúp đỡ về mặt vật chất và cả tinh thần nữa sẽ giúp cho tâm-thế của du học sinh
không còn bị vướng bận, không còn phải lúc nào cũng lo âu, buồn phiền nữa. Giá trị
tinh thần mà tôn giáo đem lại sẽ giúp các du học sinh có thể dành thời gian và sự quan
tâm của mình tập trung vào việc học tập hơn nữa.
Đài Loan là một vùng lãnh thổ tự do về tôn giáo, Chính phủ cũng như các tổ
chức xã hội thường có những kênh thông tin chính thức qua các phương tiện thông
tin đại chúng như đài, báo, ti-vi,... Đồng thời, thường xuyên tổ chức những chương
trình hoạt động Phật giáo thường niên. Những kênh thông tin này giúp cho du học
sinh có thể dễ dàng tiếp cận được với giáo lý Phật giáo, nhưng để hiểu sâu sắc được
triết lý cao siêu của đạo Phật, đòi hỏi du học sinh phải dành thời gian tìm đọc và đào
sâu suy nghĩ về giáo lý đạo Phật. Những nội dung giáo lý đạo Phật không chỉ là trên
sách vở, mà có thể ứng dụng vào thực tế. Cụ thể như việc hỗ trợ dạy tiếng Việt cho
con cái của các nữ giới(cô dâu) người Việt Nam và tiếng Hoa cho lao động người
Việt Nam tại Đài Loan hoàn toàn miễn phí; hỗ trợ việc thuê nhà và đi lại cho sinh
viên mới lần đầu qua Đài Loan; phiên dịch cho cộng đồng người Việt Nam khi đến
các bệnh viện thăm khám, chữa bệnh ; giúp đỡ chăm sóc cho người già tại các viện
dưỡng lão.
Chính vì tính ứng dụng của đạo Phật vào thực tế như vậy, du học sinh càng
có ý thức muốn tìm hiểu sâu hơn về đạo Phật, để có thể hoàn thiện các mặt trong đời
sống của mình.
Bên cạnh những phương thức giải trí thông thường, thì giải trí bằng việc nghe
các bài Kinh kệ, các giáo lí đạo Phật cũng được các du học sinh lựa chọn. Theo du
học sinh, cách đọc Kinh ở Đài Loan rất nhịp nhàng, trầm bổng như một bài hát, như
vậy họ không chỉ chú trọng nội dung truyền tải, mà cả hình thức thể hiện, nên đã thu
hút sự quan tâm của du học sinh. Du học sinh từ đó tiếp thu được giá trị mà Phật pháp
đem lại, đồng thời cũng sử dụng thời gian giải trí một cách hiệu quả.
Du học sinh sinh sống và học tập ở môi trường mới, thiếu đi bàn tay chăm sóc
97

của cha mẹ, nên bất kì một du học sinh nào cũng cần có thời gian để hòa nhập. Thời
gian nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hòa nhập của mỗi người.
Nếu như người du học sinh đó có bản tính, đạo đức, khả năng giao tiếp ở mức cơ bản
cần có, thì cũng đủ để mọi người xung quanh, bạn bè yêu thương và giúp đỡ. Đối với
du học sinh thì hàng xóm, bạn bè sẽ trở thành người thân, người thương giúp họ hòa
nhập nhanh hơn từ cuộc sống thường nhật đến trong học tập. Vì cuộc sống không chỉ
có thuận lợi mà còn có những khó khăn luôn tiềm ẩn song song, chỉ chờ đợi thời điểm
thích hợp sẽ đến và mang theo những mâu thuẫn. Đôi lúc, bạn bè đùa giỡn quên chừng
mực, lời góp ý, chia sẻ thiếu đi giới hạn, hẳn người du học sinh cũng ít nhiều để tâm,
lưu lại trong lòng mà không nói ra. Những khi có cơ hội, hoặc do bản thân quá tức
giận, không kiềm chế được họ sẽ có thể dùng những lời nói cay độc, bất chính, thiếu
tế nhị mà đáp trả với bạn bè, nhằm xả cơn sóng giận dữ trong lòng bấy lâu. Những từ
ngữ đó không làm giảm đi mâu thuẫn mà còn đẩy sự mâu thuẫn lên cao hơn. Một khi
đã mang hiềm khích, bản thân họ luôn mong muốn chiến thắng thuộc về phía mình,
nên sẽ nói lên những câu nói thêu dệt, sai sự thật, nhằm che đậy sự thật chân chính.
Vì tâm sân hận, nên họ quên mất đi người bạn của mình, mà gây ra tổn thương, mất
đi niềm tin yêu dành cho nhau. Nếu người du học sinh đang học Phật, trong lòng họ
luôn ghi nhớ giáo lý đạo Phật đã đưa ra. Tâm họ luôn bình lặng, không cơn sóng sân
hận, si mê nào có thể đẩy lui tâm chân chính ra khỏi họ. Họ luôn tỉnh thức thực hành
lời Phật dạy qua các Kinh điển hàng ngày đọc tụng, luôn dùng những lời nói ái ngữ,
sáng nghĩa, chân thành để gắn mọi người lại gần nhau, xóa đi những mâu thuẫn không
đáng có, do lời nói gây ra. Chính điều đó đã mang lại cho du học sinh có được sự yêu
mến, giúp đỡ nhiệt tình từ bạn bè xóm giềng, khiến việc hòa nhập trở nên nhanh
chóng, dễ dàng hơn.
Sau đây là một trường hợp điển hình: Gia nhập tổ chức cộng đồng là rất tốt
cho mình và cho người khác, có thể cùng nhau chia sẻ học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau
những lúc hoạn nạn, buồn – vui. Nhờ vào việc gia nhập cộng đồng Phật giáo trong
nhà trường, tôi có thể chia sẻ nhiều điều trên phương diện tinh thần, trao đổi những
pháp giới độ Phật giáo cùng các thầy cô giáo... Nếu như sống riêng rẽ một mình sẽ
98

không có môi trường tốt để học hỏi lẫn nhau và chia sẻ niềm vui, hạnh phúc của mình
và của mọi người. Khi tôi gia nhập, tôi có thể đến để cùng nhau chung sức giúp đỡ
mọi người và mọi người cũng giúp đỡ tôi, hỗ trợ việc học tập những văn hóa của Đài
Loan cũng như về Phật giáo. Như vậy tôi sẽ hành trì con đường đúng và được sự an
lạc thật sự, đi đúng chánh pháp. Nhờ sự gia nhập vào cộng đồng theo Phật giáo tại
trường Đại Học Hoa Phạm mà tôi có thể sửa bản thân mình tốt hơn, nhìn gương của
họ giúp cho tôi nhìn được rõ về cuộc sống hiện tại cần làm gì và cần phải buông bỏ
nhữg gì. (Phỏng vấn nhóm: Nhóm, Đài Bắc).
Đã là người học Phật, họ luôn đón nhận những lời hay và gìn giữ, học tập, còn
lời không hay thì họ cũng xóa bỏ. Chính vì thế họ vui vẻ, chân thành đón nhận mọi
lời nói của mọi người, dù đó là lời cay đắng, dối trá, chê bai, hạ nhục... để tất cả các
chuyện thị phi, tranh cãi đều hóa thành hư vô.
Lứa tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn phát triển và bắt đầu bước vào va chạm
với cuộc sống. Song song đó là sự phát triển tâm sinh lý, được xem là bình thường
khi con người đến với nhau được gọi là tình yêu, cũng là một nhu cầu của con người.
Nếu đánh đồng tình yêu như là một thứ “dục lạc”, nhằm thỏa mãn những nhu cầu tầm
thường của con người thì sẽ hết sức nguy hiểm, chẳng hạn như tình trạng “sống thử”
tràn lan hiện nay. Nhưng nếu ta biết dừng lại đúng lúc, biết thương yêu, trân trọng,
đến với nhau bằng sự tôn trọng, bình đẳng, chung thủy với nhau thì tình yêu đó sẽ
đẹp và có thể kết luận rằng ta không phạm giới “không tà dâm” - dành cho cư sĩ Phật
tử tại gia.
Giáo lý đạo Phật đã chứng minh được sức sống mạnh mẽ của mình, trải qua
bao thế kỉ, nhưng tới nay vẫn còn nguyên giá trị ứng dụng vào cuộc sống. Cụ thể với
nghiên cứu trường hợp du học sinh Việt Nam ở Đài Loan, giáo lý đạo Phật không
chỉ giúp các du học sinh hoàn thiện mình, nâng cao giá trị sống, mà còn giúp xây
dựng văn hóa sống. Giáo lý đạo Phật đem lại những lợi ích cho từng du học sinh trong
việc tu thân, mỗi cá nhân hoàn thiện văn hóa trong cách sống, trong học tập, tức là
sống trong giáo lý, giới luật giúp họ hoàn thiện bản thân để hoàn thiện xã hội.
Sinh viên đã áp dụng giới luật về Ngũ giới vào trong đời sống, không những
99

ứng dụng cho bản thân, mà còn áp dụng vào xã hội, dựa trên Ngũ giới để thực hành
vào đời sống hàng ngày để rèn luyện bản thân.
Đối tượng sinh viên là những người có học vấn, đóng vai trò quan trọng cho
sự phát triển của thời đại xã hội tri thức hiện nay, thế nên bản thân mỗi sinh viên có
ý thức luôn luôn rèn luyện, cải thiện những thiếu sót của bản thân, để ngày một tốt
lên, đã là sự đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Một sinh viên áp dụng Ngũ giới
thì sẽ không chỉ tốt cho bản thân của sinh viên đó, mà còn tốt cho gia đình, những
người xung quanh, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, chan hòa, chia sẻ và
cảm thông. Một sinh viên thì còn nhiều mặt hạn chế, vì đa phần các bạn còn phụ thuộc
vào gia đình, chưa thể tự lập được, chính vì thế trong khả năng của mình thì các sinh
viên cố gắng đóng góp một phần công sức của mình cho xã hội, chủ yếu là về mặt
tinh thần. Sự đóng góp của các sinh viên hết sức vô tư và thành tâm, bởi lẽ họ không
có động cơ về tiền bạc hay muốn khuếch trương thanh thế, xây dựng hình ảnh mà chỉ
muốn góp một phần công sức của mình để chia sẻ những khó khăn hoặc tình nguyện
làm những việc mà không ai trả công như: nhặt rác, giúp người qua đường, chia sẻ
công việc nặng nhọc với người nông dân,... Những đóng góp này tuy nhỏ bé nhưng
làm ấm lòng người nhận cũng như người cho đi, khiến cho những hoạt động thiện
nguyện này ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới trẻ, trong đó có sinh viên.
Giữa cuộc sống xô bồ, sinh viên nhận ra những việc tuy nhỏ nhưng cũng có thể đem
lại niềm vui cho người khác thì bản thân sinh viên thấy được giá trị của việc cho đi
và cũng sẽ dễ dàng vượt qua được những khó khăn mà mình gặp phải, vì chỉ cần đoàn
kết, sẻ chia thì không gì là không thể vượt qua.
Tiểu kết chương 2
Tất cả con người đều sống bằng lý trí, tình cảm, vật chất; khi giá trị văn hóa
và tinh thần vượt lên, người ta sẽ bớt bị mê đắm bởi giá trị vật chất và ngược lại.
Khi con người chưa có sự hiểu biết, người ta sẽ lấy vật chất để thỏa mãn, khi
người ta có văn hóa, hiểu biết, họ sẽ lấy tinh thần làm chủ, thì sẽ bớt bị nô lệ hiện
tượng. Con người nô lệ hiện tượng thì sinh ra đau khổ. Hiện tượng nam giới (định
cư) người Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan qua một thời gian tương đối
100

đầy đủ về vật chất, nhưng vẫn không thỏa mãn về giá trị tinh thần, nên đạo Phật là
phương tiện giúp họ giải quyết những vấn đề về tinh thần (ít muốn là an vui, biết đủ
là giàu có). Đối tượng là nữ giới (cô dâu) cũng sống bằng lý trí tình cảm và vật chất,
đặc biệt đối với người phụ nữ, giá trị tình cảm và vật chất, sự bám víu của họ càng
nặng nề hơn. Mục đích của nhiều người qua Đài Loan định cư cũng là vì miếng cơm
manh áo, nhưng khi đã thỏa mãn một phần nào, khi đó tâm hồn họ vẫn đau khổ, lúc
ấy họ mới nhận ra rằng, vật chất không làm cho con người hạnh phúc, mà chính con
đường đạo Phật mới là cứu cánh của họ. Đó là đối với người lao động. Còn đối với
du học sinh, vốn là những người có hiểu biết, nhưng vì hiểu biết giới hạn cũng không
làm cho con người hạnh phúc, nên họ đến với với đạo Phật, một kho tàng văn hóa vô
tận để họ khai phá. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của đạo Nho (nhân , lễ, nghĩa,
tín và thờ ông bà) nhưng đạo Nho cũng là một phần nhỏ trong đạo Phật, nên họ dễ
thích nghi và tiếp cận. Loài người, ai cũng đi tìm hạnh phúc, nên khi tiếp cận với
đạo Phật, hiểu được lẽ sống và hạnh phúc thật sự, thì người ta sẽ dễ dàng buông bỏ
những thứ vô nghĩa. Con người, khi chưa hiểu biết, họ thường sống bằng bản năng,
nhưng một khi đã hiểu biết về nhân quả, người ta sẽ tự kềm chế, vì có ham muốn nên
có sợ hãi, khi sợ hãi tăng thì ham muốn sẽ giảm đi.
101

CHƯƠNG 3
VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
CỦA NGƯỜI VIỆT HƯỚNG ĐẾN ĐẠO PHẬT Ở ĐÀI LOAN
Trong chương này, chúng tôi sẽ đi sâu vào việc tìm hiểu các hoạt động của
cộng đồng người Việt Nam, là những tập thể, về hai phương diện tích cực và giới
hạn; và các nghi lễ Phật giáo của cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan. Hoạt động
từ thiện; Hoạt động an sinh xã hội. Các hoạt động tập thể này có ảnh hưởng đến đời
sống xã hội.
Dữ liệu nghiên cứu được xây dựng từ năm 2013 – 2017 thông qua quá trình:
Phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn cá nhân và nhóm; dữ liệu được lưu trữ dưới hình thức
quay video và thu âm. Không gian địa lí nghiên cứu gồm ba miền: miền Bắc (Đài
Bắc), miền Trung (Đài Trung), miền Nam (Cao Hùng).
Phật giáo tại Đài Loan rất tích cực đóng góp cho các hoạt động xã hội, Ban đại
diện Phật giáo đứng ra tổ chức các hoạt động như: tình nguyện, cứu trợ, … và lực
lượng tham gia chính là cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật tại các chùa
Đài Loan và chùa Việt Nam. Thành viên của đội cứu hộ gồm: người của Đạo tràng,
túc trực tại chùa 24/24 và thường là người Đài Loan, trong đó cộng đồng người Việt
Nam hướng đến đạo Phật phải đăng kí tham gia tình nguyện; họ phải được Chùa hay
Đạo tràng công nhận là thành viên đội cứu hộ và được phát chiếc áo Tình Nguyện
viên có tên Chùa hay Đạo tràng. Phật tử có trình độ chuyên môn, hiểu biết về chữa
cháy, cứu hộ, ngoại ngữ, y tá ... để khi có tình huống khẩn cấp cần cứu trợ thì các đạo
tràng sẽ sắp xếp những người có thời gian phù hợp và cử họ tham gia cứu trợ khẩn
cấp vào các hoạt động này. Trước khi đến Đài Loan, họ chưa biết về Phật Pháp, nhưng
sau khi đến Đài Loan họ đã tiếp nhận ảnh hưởng Phật giáo theo hướng tích cực, do
môi trường sinh hoạt và nhất là trong những thời điểm họ gặp phải hoàn cảnh khó
khăn, thì họ nhận được tương trợ từ cộng đồng tại Đài Loan. Ngoài ra, các hoạt động
này đều có trên truyền hình, báo chí, Facebook. Để kiểm chứng lại các phần này, có
thể vào hệ thống tìm kiếm Google tham khảo.
102

1. Từ thiện : thành phần tham dự: nam giới(định cư), du học sinh, lao động ,
nữ giới (cô dâu), họ làm từ thiện cho người Đài Loan, người Việt ở Đài Loan và người
Việt ở Việt Nam.... Phỏng vấn trực tiếp được tiến hành từ 2015-2016 (bổ sung năm
2017) với phỏng vấn cá nhân 12 người, 12 nhóm (tổng cộng 80 thành viên). Họ đã
hỗ trợ người dân cả vật chất và tinh thần như tiền, thuốc, giúp đỡ tinh thần những lúc
khó khăn, phát kinh sách......
2. An sinh : thành phần tham dự: nam giới (định cư) và nữ giới(cô dâu).
Phỏng vấn trực tiếp được tiến hành từ 2014-2015 (bổ sung năm 2017) với phỏng vấn
cá nhân 13 người, 06 nhóm (tổng cộng 278 thành viên). Họ đã tham gia vào các công
việc an sinh xã hội như chữa cháy, y tế , thiên tai, xây dựng tu sửa nơi công cộng.
Bên cạnh đó, họ cũng được thụ hưởng phúc lợi về an sinh theo Pháp Luật của Đài
Loan như: các nữ giới (cô dâu) cũng được hưởng lợi ích nhờ sự giúp đỡ của các Phật
tử đi trước chỉ bảo, phúc lợi xã hội của chính phủ Đài Loan tạo điều kiện cho họ học
nghề miễn phí. Họ còn được thưởng thêm tiền thưởng khi tham gia vào các lớp tập
huấn giúp cho an sinh xã hội....
3. Nghi lễ -hội : Ở hai lễ hội Vu Lan- Phật Đản. Người tham dự là nữ giới (cô
dâu), lao động, du học sinh. Phỏng vấn trực tiếp được tiến hành từ 2015-2016 (bổ
sung năm 2017) với phỏng vấn cá nhân 20 người, 09 nhóm (tổng cộng 338 thành
viên). Người viết nghiên cứu về các nghi lễ mang đặc trưng của Đài Loan, ở các chùa
Đài như lễ hội Ánh Sáng Hoa Đăng, cách đọc tụng theo phương thức của Đài Loan
.....Phật tử tham gia vào lễ hội này đông nhất, vì lễ hội có những hoạt động giải trí
như ca hát, thi nấu ăn.......
4. Đạo đức: Thành phần tham dự có cả nam giới(định cư), nữ giới (cô dâu).
Phỏng vấn trực tiếp được tiến hành từ 2013-2016 (bổ sung năm 2017) với phỏng vấn
cá nhân 15 người, 06 nhóm (tổng cộng 246 thành viên). Ở Đài Loan, công dân được
quyền tự do ngôn luận và biểu tình trên đường phố để bày tỏ quan điểm ủng hộ hay
phản đối một cá nhân hay tổ chức về các hoạt động liên quan đến mọi mặt về đạo đức
xã hội. Những người tham gia được trang bị kiến thức về an toàn thực phẩm, môi
trường, để giúp Chính phủ tìm ra các mặt hạn chế còn tồn tại trong việc sản xuất, sản
103

phẩm, … để đảm bảo phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột phát triển: kinh tế - xã
hội - môi trường; để mọi hoạt động của cá nhân và doanh nghiệp, dù là trong nước
hay nước ngoài liên quan đến Đài Loan, sẽ không ảnh hưởng đến đạo đức.
3.1. Hoạt động từ thiện “Bố thí” của cộng đồng người Việt Nam hướng
đến đạo Phật tại Đài Loan
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng mong muốn có cuộc sống tốt đẹp, nhưng đâu
phải ai cũng may mắn có đầy đủ vật chất lẫn tinh thần. Bố thí của Phật giáo mang ý
nghĩa là trải rộng từ tâm để giúp đỡ nhân sinh trên nhiều lĩnh vực về đời sống giữa
đạo và đời, để bớt đi sự khổ cực. Bố thí trong Phật giáo đã giúp nhân loại giải quyết
những khó khăn cho xã hội, ý nghĩa của bố thí là dùng đủ mọi phương tiện khéo léo
và dùng trí tuệ, tình thương trong mọi hoàn cảnh để giúp người khác thóat được nỗi
khổ niềm đau, mang lại an lạc, lợi ích. Các phương thức bao gồm: tài thí tức là bố thí
tiền, pháp thí tức bố thí tri thức, hiểu biết; vô uy thí: tức bố thí sự an vui, không sợ
hãi.
Trong nội dung luận án, chủ yếu đề cập về dấu ấn văn hóa trong Phật giáo qua
việc làm từ thiện. Các yếu tố đã ảnh hưởng đến đời sống của việc làm từ thiện qua
cảm nhận của cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan về mặt
tích cực cũng như mặt hạn chế: trên phương diện từ thiện để nhìn rõ về việc làm từ
thiện có ý nghĩa đúng với chánh pháp.
Thông qua nội dung này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn đời sống giữa người đang
hiểu đạo và người chưa hiểu đạo, với những suy nghĩ và hành động khác nhau, trên
nhiều khía cạnh từ trước và sau khi đến với đạo. Từ đó, mới hiểu sâu được giá trị cao
siêu của giáo lý đạo Phật, để áp dụng vào thực tế trong đời sống.
3.1.1. Ý nghĩa hạnh bố thí theo hệ phái Nam tông và Bắc tông của Phật giáo
Đã có rất nhiều bài nghiên cứu về Bố thí trong các tạp chí, sách và kinh điển,
nhưng trong luận án này, chủ yếu nói về từ thiện của cộng đồng người Việt Nam tổ
chức tại Đài Loan, chúng tôi muốn đào sâu tìm hiểu từ thực tế việc người Việt Nam
hướng đến đạo Phật đã áp dụng giáo lý của đức Phật vào trong đời sống của mình
104

như thế nào. Từ việc phân tích Bố thí của Phật giáo áp dụng vào cuộc sống hàng ngày,
người viết muốn đưa ra những vận dụng từ giáo lý nhằm trang bị hành trang cần thiết
cho công việc họ đang làm, để mang lại ý nghĩa thiết thực. Kết quả luận án sẽ là tài
liệu tham khảo bổ ích cho những ai, đang hoặc sẽ làm từ thiện.Trong tạp chí Nghiên
cứu Tôn giáo, khi viết về Bố thí Phật giáo trong đời sống giáo viên Đại học ở TPHCM
hiện nay, tác giả đã giải thích ý nghĩa của Bố thí theo các kinh điển (Nguyễn Thị
Thanh Mai, 2014, tr.82)
Bố thí theo Phật giáo Nam Tông: là một trong 10 điều nghiệp lành5 (Thích Thiện
Hoa, 2010). Về công đức của việc bố thí, trong Kinh Tăng Nhất A hàm, Kinh Trung A
Hàm, giảng giải rằng: nếu có người bần cùng, nghèo khổ không có tiền bố thí mà thấy
có người khác bố thí, thì nên khởi tâm hoan hỷ, phước báu này với người bố thí không
khác. Đó là việc rất dễ làm, trong kinh Bách Dụ nói: “Đức Phật hỏi vua nước Ba Tư
Nặc ở Ấn Độ: “Nay có người bảo với Đại Vương rằng: có bốn ngọn núi lớn ở bốn
phương sắp sập, sẽ đè hại nhân dân thì nhà vua có phương cách gì để đối phó không?”
Ngài thưa rằng, nếu quả có việc ấy xảy ra, nhân dân không có nơi lánh nạn, thì nên
theo lời Phật dạy chuyên trì giới và tu Bố thí thì mới thóat nạn.
Kinh Phạm Võng, cũng viết nếu có vị Quốc Vương hay Bà la môn nào thấy
người già cả, tật bệnh ốm đau, phụ nữ sinh sản,... mà liền phát lòng đại bi bố thí thuốc
men, đồ ăn thức uống, y phục khiến cho họ được an vui, thì sẽ có phước báu lớn. Nếu
có thể phát tâm đem công đức cúng dường bố thí đó mà hồi hướng về đạo vô thượng
chánh giác, thì tất cả sẽ được thành Phật, bởi vì quả báo bố thí ấy không thể kể hết.
Kinh Trung A-Hàm, cũng đề cập, nếu bức bách gia tộc lấy của bố thí thì cũng
chẳng được phước báo lớn. Không cúng dường phụng dưỡng cha mẹ, hoặc làm vợ
con khổ sở mà bố thí thì không được gọi là Thí.

5
10 điều lành: 1 không sát sanh, 2 không trộm cắp, 3 không tà dâm, 4 không nói dối, 5 không thêu dệt, 6 không
nói đôi chiều, 7 không nói lời thô ác, 8 không xan tham (nghĩa là bố thí),9 không sân hận, 10 không si mê. Nếu
thực hiện tốt được 10 điều lành này thì cá nhân đó trở nên hoàn thiện hơn.
105

Kinh Trung Nhất A Hàm, Đức Phật bảo các Tỳ khưu rằng, thí cho đúng lúc thì
có 5 thời điểm: cho những người từ xa mới tới, cho người sắp đi xa, cho người bệnh
tật, cho lúc mất mùa đói kém, cơm mới hay quả mới chín đem cúng dường cho người
tu hành tinh tấn sau đó mình mới dùng.
Về người bố thí và nhận bố thí, Kinh Tăng Chi Bộ viết rằng, có ba phần thuộc
về người bố thí và có ba phần thuộc về người nhận vật phẩm bố thí. Người bố thí,
trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí,
cảm thấy hoan hỷ. Đây là ba phần của người bố thí. Còn những người nhận phẩm vật
bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang
thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si. Đó là ba phần
của người nhận phẩm vật bố thí.
Cũng theo Kinh Tăng Chi Bộ , công đức của thí vật sáu phần thật vô lượng:
"Là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, món ăn an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc
dị thục, dẫn đến cõi trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, hạnh phúc và an lạc”.
Bố Thí là một trong sáu ba la mật và ngoài việc ban phát của cải, thức ăn uống
ra còn thêm 2 cách bố thí nữa là Pháp Thí: dùng lời nói và trí tuệ của mình để truyền
đạt và giải thích cho những người có duyên làm sao cho họ hiểu được mục đích và ý
nghĩa của kiếp sống nhân sinh; Vô Úy Thí: làm cho người khác không sợ hãi, được
yên lòng và tâm bình an, để mở rộng ý nghĩa và phạm vi bố thí. Tóm lại, Bố thí là
một phương pháp tu hành đem tài vật, thể lực, trí tuệ.v.v... cho người khác. Vì người
mà tích lũy công đức, tạo phúc thành trí, để cuối cùng được giải thóat.
Sự Bố Thí trong Nam Tông và Bắc Tông đều nhằm mục đích diệt trừ lòng tham
lam bủn xỉn của cá nhân để giải thóat khỏi sự nghèo khổ của kiếp người. Bắc Tông thì
liên kết bố thí với giáo nghĩa đại từ bi nhằm siêu độ chúng sanh.
Bố thí trong Nam Tông và Bắc Tông đều mang ý nghĩa là đem của cải tài vật
phân phát cho người nghèo khó gọi là bố; ban ân huệ cho người khác gọi là thí. Hai
từ bố thí nói chung là đem tài vật sức lực, dùng trí tuệ Phật pháp để cứu giúp, đem
lại sự an lạc và hạnh phúc cho người khác, hầu tích luỹ phước đức cho mình ở kiếp
106

này và kiếp sau. Trong kinh Phật nói “Trong tất cả các pháp, pháp bố thí là pháp đứng
đầu”. Pháp bố thí dễ hành dễ làm giúp chúng ta nhận ra được lý nhân quả hay còn gọi
là quả báo.
Về đại thừa thì có lục độ Ba La Mật, hạnh bố thí là hạnh đứng đầu, đóng vai
trò trọng yếu trong giáo pháp của Phật. Trong đời sống đời thường chúng ta phải sống
biết nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau; người giàu giúp đỡ người nghèo trong cảnh ngặt
nghèo, người trí tuệ nâng đỡ kiến thức cho người vô trí, người đau khổ cần được bình
an cần được bù đắt về mặt tinh thần. Pháp bố thí của Phật dạy chúng ta dang rộng đôi
tay chạy đến giúp đỡ người nghèo khó.
Một vị tỳ khưu trong đại thừa trước phải lo tu lục độ Ba La Mật sau là giáo
hóa cho chúng sanh như là Bố thí cho người nghèo khổ cơm ăn, áo mặc, thuốc
thang,… Pháp thí là giảng giải, truyền dạy những lời Phật dạy cho Phật tử và cho
những người chưa hiểu về Phật pháp để mà họ sớm giác ngộ trong chánh đạo qua
những phương tiện in kinh ấn tống, sang băng đĩa cho mọi người nghe. Mục đích
chung của việc Bố thí giữa Nam Tông và Bắc Tông theo lời dạy của đức Phật cho các
vị tỳ khưu đệ tử của ngài về hạnh Bố thí là hạnh từ bi, thương cảm nhân từ và vị tha
không khởi tâm phân biệt, là công cụ cho sự tu tập rèn luyện bản tâm thiện được tăng
trưởng. Cuộc sống của các vị tăng không ngoài y và bát, tuân thủ giới luật để kiềm
chế lòng ham muốn “thiểu dục chi túc” biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót,
mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người hữu tình cũng như vô tình. “Hữu tình là
những người sống trong hỷ, nộ, ái, ố còn vô tình là các loại vô tri như loài cây cỏ”.
Người mà biết kiềm chế sự ham muốn, không lấy của không cho, sống trong sạch chỉ
nhận được những gì được cho và có được những gì được cho, mà không lấy cắp,
hướng tâm mình đến những điều tốt đẹp mà ta có trong đời thì sự an nhiên tự tại sẽ
lớn mạnh. Đó là nền tảng căn bản về hạnh bố thí trong Phật giáo.
Người bố thí và cúng dường trước hết phải xuất phát từ tấm lòng đại lượng
hoan hỷ bằng sự tự giác và sự tự nguyện, bố thí là tự tay mình đem tài vật cho người
thọ thí với sự quý trọng. Cúng dường là người thí chủ tự tay đem những phẩm vật
dâng lên Phật với sự kính trọng. Hành động bằng sự tín tâm để diệt trừ đi ngã mạn để
107

thấy rằng người cho và người nhận đến gần nhau hơn.
Trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có đoạn giảng, ngài Địa Tạng bạch
rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Con xem xét chúng sanh trong nghiệp đạo so sánh về sự
bố thí có nhẹ có nặng, có người hưởng phước một đời, có người hưởng phước trong
mười đời, hoặc đến hưởng phước trong mười đời, hoặc đến hưởng phước lợi lớn trong
trăm đời, nghìn đời. Những sự ấy tại làm sao thế? Cúi xin đức Thế Tôn dạy cho”.
Đức Phật bảo rằng: Trong cõi Nam Diêm Phù Đề có các vị Quốc vương, hàng
Tể phụ quan chức lớn, hàng đại Trưởng giả, hàng đại Sát Đế Lợi, hàng đại Bà La
Môn,… Nếu gặp người nghèo khó, tật nguyền câm, điếc, ngây ngô, mù quáng, thân
thể nhiều khuyết tật mà các vị Quốc vương đó muốn bố thí, có đủ tâm từ bi, vui vẻ tự
hạ mình, tự tay đem của ra bố thí, hoặc bảo người khác đem cho và dùng lời ôn hòa
dịu dàng an ủi thì các vị Quốc vương, Đại thần đó công đức rất lớn.
Vì sao như vậy? Chính bởi vị Quốc vương đó phát tâm đại từ bi đối với người
nghèo cùng và với những người tàn tật kia, cho nên phước lành được hưởng quả báo
đầy đủ cơm ăn áo mặc và cả những đồ thất bảo.
Kinh Hoa Nghiêm giảng rằng, đời lắm kẻ ngu giữ lòng bủn xỉn chẳng dám bố
thí đến khi lâm chung mắt thấy ngạ quỷ. Khi đó, tuỳ theo lòng tham nặng nhẹ, mà thọ
lấy quả báo xấu, dù có ăn năn cũng không còn kịp. Người trì kinh này thường gánh
vác trọng trách của Đạo Vô Thượng Bồ đề, đưa chúng sinh ra khỏi đường sinh tử.
Kinh Dược Sư dạy rằng, có những người không biết thiện ác, tham lam keo kiệt,
không bố thí cũng không có lòng tin vào việc bố thí. Suốt đời chỉ biết chất chứa của cải,
cất giữ kĩ càng, thấy người khác xin, lòng không muốn cho, nếu bất đắc dĩ cho chút ít thì
lại luyến tiếc, đau xót, chỉ lo cất chứa của cải thật nhiều. Những người này sau khi chết đi,
sinh vào ngạ quỷ hoặc súc sinh.
Bố thí và cúng dường là pháp tu phổ biến cho các Phật tử. Chúng ta phải hiểu
về bản chất của từ thiện. Do vậy, đối với người thí và người thọ thí, để đạt được sự
bố thí ban phát cho xã hội và muôn loài đúng như pháp là không đơn giản. Phật tử
muốn cúng dường trước hết phải xuất phát từ sự hân hoan, hoàn toàn tự giác và tự
108

nguyện, Phật tử phải có lòng tịnh tín. Nếu thiếu đi trí tuệ quán xét và tịnh tín thì việc
làm cao cả ấy sẽ lệnh hướng, chỉ nuôi lớn lòng ngã mạn và thấy rằng ta là kẻ ban ơn.
Vì của cho không bằng cách cho, do vậy chưa hẳn ta cho nhiều tiền nhiều bạc mà
hành được hạnh tịnh tín vào xã hội. Khi ta đem hạnh bố thí ứng với xã hội, ta cảm
thụ được sự hoan hỷ, vui vẻ khi đem niềm vui đến cho người. Đó chính là điều trọng
yếu của Phật pháp trong việc bố thí.
Trong chúng ta, ai cũng hiểu giáo lý của đức Phật luôn dạy con người những
điều tốt đẹp, tu dưỡng tâm tánh hướng tới một tương lai tốt hơn. Ý nghĩa cao đẹp đó
được phản ánh qua cuộc sống hàng ngày khi ứng dụng vào xã hội. Thông qua hoạt
động xã hội, bản chất việc làm từ thiện của con người mới được bộc lộ, những mặt
hạn chế mới được nhìn nhận và tu sửa. Xã hội không yên ổn do nghiệp bất thiện của
chúng ta tạo ra trong xã hội, chúng ta thấy cách ứng dụng vào trong cuộc sống của
người hiểu được giáo lý của đức Phật và người không hiểu giáo lý thật khác nhau.
Cuộc sống vật chất và tinh thần của họ cũng nằm ở hai thái cực trái chiều. Vì hiểu về
đạo Phật nên họ hiểu về Nhân Quả, họ luôn sống làm lành lánh dữ, làm việc lợi mình
và lợi người.
Nếu mỗi người đều có ý thức tu sửa thì xã hội sẽ giảm bớt những tệ nạn trong
gia đình và cộng đồng. Còn khi nhân loại không hiểu được giáo lý đạo Phật để áp
dụng vào xã hội, thì cuộc sống của họ có thể sẽ cứ quay cuồng không có lối thóat.
Khi đó, đạo là kim chỉ nam của cuộc sống thường nhật và đời chính là môi trường
thuận lợi giúp cho đạo được viên thành. Phật giáo chính là cầu nối giữa đời sống xã
hội với những đạo pháp tốt đẹp, đem đạo vào đời sống nhân gian để xây dựng đạo.
Đạo pháp luôn cập nhật hóa xã hội, thực hành hạnh bố thí chính là phương thức hỗ
trợ Tăng Ni hoàn thành nhiệm vụ này. Vì xã hội luôn thay đổi, muốn xã hội ngày
càng tốt đẹp, muốn đạo đức Phật giáo áp dụng vào xã hội thì cần phải phát triển và
hội nhập Phật giáo mạnh hơn. Như vậy mới duy trì được đạo pháp, kịp thời có những
hiểu biết về sự tiến triển tâm linh, tinh thần để theo kịp với tiến bộ vật chất của xã
hội. Việc bố thí là việc rất cần cho các Tăng Ni để đảm bảo cho sinh hoạt, cuộc sống
và tiếp tục duy trì Phật pháp như: vật chất và kiến thức xã hội luôn đi cùng nhau và
109

không tách rời nhau.


Bố thí là hành trang cho Phật pháp, mà Phật pháp chính là giúp đỡ xã hội. Phật
pháp không chối bỏ xã hội, không chống đối xã hội. Mà đạo Phật chỉ chú tâm diệt
mọi nhiễm ô, tham ái, mọi khổ đau sân hận về đời sống của xã hội. Phật giáo luôn
hướng đến đời sống chân thực, thanh tịnh, an bình, thiêng liêng, cao thượng, tự tại,
luôn đóng góp cho xã hội một cách sung mãn nhất, mãnh liệt nhất, bao la nhất, nhưng
cũng đơn thuần và tinh khiết nhất, làm cho đời sống xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Muốn nhân quả tương ứng thì phải hiểu được rằng, làm việc gì cũng dẫn đến kết quả
tương ứng.
Ý nghĩa bố thí trong đạo Phật có dạy trong kinh Kim Cang : Nếu có người đem
vô vàn của cải, tài sản, báu vật bố thí thì không bằng phước đức của người hành giả
thọ trì 4 câu kệ rồi đem thuyết giảng cho người khác nghe, phước đức của hành giả
này hơn người bố thí trên trăm ngàn lần (đó là phước đức của bố thí Phật pháp ứng
với xã hội).
Bất kể là phái Nam Tông hay Bắc Tông, trong đời sống tu hành, các Sư thầy
đều là con của Đức Phật, hành theo giáo lý của Đức Phật, họ luôn giúp đỡ xã hội về
mặt vật chất lẫn tinh thần. Có theo dõi hạnh bố thí của các hòa thượng chúng ta mới
hiểu rõ được đạo Phật đã giúp ích rất nhiều mặt cho xã hội. Ngoài ra, chúng ta còn có
thể vào Đạo tràng Tùy Duyên, Đạo tràng Bồ Đề, Đạo tràng Tịnh Độ, Đạo tràng Hoa
Sen, Đạo tràng Pháp Hoa,... để tìm hiểu và học tập theo. Các Đạo tràng này gồm
những Phật tử hiểu được giáo lý của đức Phật, sống khác hẳn những người ở ngoài
đời, giúp ích xã hội hết mình. Thời gian nào cần đến họ, họ sẵn lòng hi sinh những
lợi ích cá nhân để đem lại lợi lạc cho người khác. Ví dụ phát quà cho người nghèo
khổ, phát cơm cho người nghèo ở bệnh viện, phát học bổng cho sinh viên nghèo, cứu
trợ thiên tai,... Đạo Phật giúp ích cho xã hội rất nhiều, qua đó cũng có thể khẳng định
việc áp dụng đạo Phật trong cuộc sống là điều rất cần thiết. Mặc dù xã hội còn nhiều
khó khăn, bất ổn nhưng chỉ cần phát lòng hảo tâm, làm những điều tốt đẹp thì cũng
đã đỡ đi phần nào trong cuộc sống của người Việt Nam tại Đài Loan.
110

3.1.2. Mặt tốt và mặt chưa tốt trong việc làm từ thiện của cộng đồng người
Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan
Trong công tác từ thiện, đóng góp cho xã hội, sự đóng góp đến từ nhiều nguồn
và cách thức làm từ thiện giữa người hiểu đạo và người chưa tiếp cận đạo Phật cũng
khác nhau. Với những người hiểu đạo, họ làm từ thiện theo lời dạy của Đức Phật
“Phước tuệ song tu”. “Phước” là kết quả tốt từ những việc thiện mình đã làm cũng
như việc đã hoằng dương Phật pháp. “Tuệ” là trí tuệ của chư Phật, chư Bồ Tát, biết
nhìn nhận đúng sự thật, chân lý của mọi sự vật, sự việc, hiện tượng. Trí tuệ này chỉ
có được thông qua công phu tu hành như thiền, niệm Phật,... chứ không phải trí tuệ
thông thường của người đời. Người tu có tuệ mà không có phước cũng không được,
có phước mà thiếu tuệ cũng không được. Vì vậy phước tuệ phải đồng tu. Người tu
nào đủ hai phần đó thì việc tu mới đạt kết quả tốt. Trong việc bố thí cũng vậy, phải
biết cúng dường, bố thí đúng pháp để tạo phước.
Chính vì làm từ thiện tạo phước, nhưng thiếu đi trí tuệ, nên đã hình thành một
số mặt tiêu cực trong từ thiện. Người ở thế gian cũng làm từ thiện, nhưng có một số
lại làm vì mục đích khoa trương tên tuổi, khoe khoang phước đức của bản thân. Hoặc
cũng có một số người làm từ thiện hướng đến những người không biết tu sửa mình.
Việc từ thiện thiếu trí tuệ, sai đối tượng như vậy vô tình không tạo nên phước đức
cho bản thân, mà còn khiến cho đối tượng nhận từ thiện đó ỷ y, lợi dụng lòng tốt của
người cho, thậm chí nảy sinh lòng tham. Ngoài ra, có những người không hiểu đạo,
khi từ thiện còn cắt xén tiền, hàng, vật phẩm từ thiện để tư lợi cho riêng mình. Vậy
nên, việc từ thiện của người hiểu đạo và người không hiểu đạo có sự khác nhau.
Trong cuộc sống, có những việc tưởng như ai cũng có thể làm được, vì cho đi
thì dễ còn kiếm ra mới khó. Thế nhưng, cũng không nên xem nhẹ việc cho đi, vì
người xưa vẫn nói “của cho không bằng cách cho”. Việc làm từ thiện đối với dư luận
xã hội cũng có hai mặt trái và mặt phải. Làm từ thiện là việc tốt tại sao lại khó? Khó
ở chỗ làm từ thiện là vì mình hay vì người. Vì đó là việc không định hình, không gọi
tên, người hiểu hay không hiểu hạnh bố thí của việc làm từ thiện cũng đều có thể làm,
vậy đối tượng được nhận có thực sự hưởng lợi ích không? Có đúng với nguyện vọng
111

của người được nhận từ thiện không? Đó mới là việc mà người cho cần hiểu được ở
người nhận. Như vậy việc cho đi phải đúng hoàn cảnh, đúng người, đúng lúc, mới
đem lại hiệu quả cao cho bản thân và xã hội.
Cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan cho rằng cần
phải biết rõ nhu cầu của người nhận, mức độ, khả năng của người cho, quy ra kết quả
cho phù hợp, như vậy mới gọi là làm từ thiện đúng. Tuy nhiên, để phân tích nhằm
mang lại hiệu quả tốt nhất thì cũng còn gặp nhiều khó khăn. Từ thiện là việc làm xuất
phát từ lòng yêu thương không có dự đoán, tính toán, đôi khi người Việt Nam hướng
đến đạo Phật cho là tùy duyên, có việc là giúp, không suy đo đong đếm, cứ lấy ý
nghĩa của đạo Phật mà thực hiện.
Ví như “Nếu phải tưởng tượng cái gì đó xa xôi mà bạn chưa từng biết đến,
bạn không thể làm từ thiện tốt được. Vì thế, để làm được việc tốt, bạn phải học cách
trải nghiệm của người cho và người nhận thật sự và phải tìm hiểu rất nhiều về vấn đề
đó mới có thể hoàn thành nhiệm vụ vừa có lợi cho mình và có lợi cho người nhận”.
Qua đó cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan chia sẻ
thêm nếu ai chưa từng đi làm từ thiện hay Phật tử chưa gặp những khó khăn về vật
chất và tinh thần thì sẽ không cảm nhận được. Như vậy, cá nhân đó phải trải nghiệm
hoàn cảnh thực tế thì biết như thế nào là cần và đủ. Vì thế, khi bạn làm công tác từ
thiện, Phật tử phải biết mục tiêu làm không vì lợi ích cá nhân, theo tôn chỉ “người
thật, việc thật” mới có thể làm người khác cảm nhận được giá trị của việc làm.
Đài Loan là nơi phát triển tâm linh và lòng tin của Phật tử trong một khoảng
thời gian nhất định. Chính vì thế, lòng từ bi luôn hiện diện qua sự sẵn lòng giúp đỡ
khi thấy những hoàn cảnh khó khăn. Do đó, việc làm từ thiện hay quyên góp tại Đài
Loan không gặp nhiều khó khăn. Với những hoàn cảnh không giống nhau của người
Việt Nam ở Đài Loan, phần đông vì kinh tế thiếu thốn họ mới sang Đài Loan. Họ chỉ
là những người lao động, nữ giới (cô dâu) và du học sinh Việt Nam nên thu nhập
cũng không cao. Chính vì quyên góp tiền một cách dễ dàng, nên những năm gần đây
tại Đài Loan đã hình thành rất nhiềm nhóm từ thiện hỗ trợ cho cộng đồng người Việt
Nam. Địa điểm thực hiện chủ yếu ở những nơi công cộng và trung tâm lớn, ví dụ như
112

các ga tàu điện ngầm và các trạm xe để đi các nơi khắp Đài Loan. Ở những nơi tập
trung đông người như vậy xuất hiện khá nhiều nhóm từ thiện, nên cũng một phần tạo
sự e dè, nghi ngại đối với người Đài Loan. Bởi khó biết được đâu là nhóm làm từ
thiện thật sự, đâu là nhóm giả danh. Chính vì thế, đã có những câu hỏi đặt ra cho
những người đang làm công tác từ thiện chính nghĩa với lòng từ bi giúp nhân sinh
trong những lúc hoạn nạn. Có hai nhóm hướng đến đạo Phật họ cho rằng còn lại
những nhóm từ thiện khác không phải hướng đến đạo Phật. Với những nhóm không
ảnh hưởng Phật giáo, họ cũng làm từ thiện, nhưng chủ yếu giúp cho bản thân, gia
đình, đồng hương họ chứ không phải vì muốn quyên góp tiền của người khác đem
cho người khó khăn. Họ cho rằng tại sao phải quyên góp cho các nhóm từ thiện khác,
mà họ cho rằng cần cứu giúp những người thân, gia đình họ còn đang gặp khó khăn.
Trong các dịp sinh hoạt cộng đồng người Việt Nam ở Đài Loan như ngày
Quốc khánh, Tết Nguyên Đán,... các tổ chức từ thiện Việt Nam tại đây đều có hoạt
động tổng kết chương trình theo giai đoạn, theo năm. Hoạt động này cũng được
truyền thông mạnh mẽ, rộng rãi và công khai trên các phương tiện báo đài. Những
người không ảnh hưởng đạo Phật bao gồm học sinh, người lao động, cô dâu,… đều
có thể tham dự trong các buổi lễ này. Số tiền quyên góp được và chi cho hoạt động
từ thiện luôn rất lớn và được công khai minh bạch. Tổ chức từ thiện của người Việt
Nam đầu tiên tại Đài Loan do một bạn đứng lên làm trưởng nhóm tổ chức từ thiện
ở Đài Loan theo con đường hợp tác lao động làm trưởng nhóm. Đến nay đã hoạt
động được gần 4 năm. Họ bắt đầu hoạt động thì đã được cộng đồng người Việt Nam
và người Đài Loan ủng hộ mạnh mẽ. Có thể quyên góp được tiền từ nhiều nguồn,
một năm số tiền có thể lên đến từ 2 đến 4 tỷ. Sau đó đến các Hội từ thiện các hội
đồng hương các tỉnh của Việt Nam cũng lập ra tại Đài Loan. Từ khi những hội từ
thiện này hoạt động mạnh mẽ, được rất nhiều người Đài Loan quyên góp tiền một
cách dễ dàng thì một số nhóm, cá nhân khác cũng bắt đầu suy nghĩ về việc lập nhóm
làm từ thiện để hỗ trợ cho quê hương của họ. Từ đó, các nhóm từ thiện xuất hiện
ngày càng nhiều. Tại các nơi công cộng, đi đâu cũng thấy đặt những thùng tiền
quyên góp mang dòng chữ từ thiện ủng hộ đồng bào thiên tai, sinh viên khó khăn,
113

người bệnh tật,… kèm theo hình ảnh về tình cảnh ở Việt Nam. Lúc đầu, hoạt động
này cũng được khá nhiều người ủng hộ, nhưng sau một thời gian, người dân Đài
Loan bắt đầu có những thắc mắc, nghi ngại về việc này. Họ nghi ngờ tính trung
thực, không biết các tổ chức từ thiện có thực hiện đúng như những gì đã trình bày
không. Chính vì thế, Đài Loan đã cho các nhà báo phỏng vấn họ để tìm hiểu và xác
minh sự thật. Cũng vì thế, những hoạt động từ thiện quyên góp ở các nơi công cộng
bắt đầu giảm dần, không còn nhiều như trước kia nữa. Các tổ chức này vẫn hoạt
động, nhưng chỉ giới hạn với người học Phật cùng Đạo tràng như Trí Đức và Tuệ
Quang, cũng như các Đạo tràng của Đài Loan giúp đỡ trong phạm vi gia đình, bà
con. Nguồn hỗ trợ nhiều nhất vẫn là từ các nữ giới (cô dâu) Việt Nam, nhằm phục
vụ kinh phí in ấn và phát hành kinh sách, hỗ trợ học sinh nghèo khó ở Việt Nam,…
dưới sự chỉ đạo của một vị Tăng hoặc Ni tại Đài Loan kết hợp với Tăng Ni ở Việt
Nam. Từ đó,, các hoạt động từ thiện vẫn diễn ra, nhưng phạm vi nhỏ hơn so với lúc
trước và việc tổ chức làm từ thiện tại nơi công cộng cũng đã được tạm ngưng, do
gây sự chú ý đến Chính phủ Đài Loan.
Tại Đài Loan, hàng tháng các hội từ thiện đều nhận được quyên góp từ nhiều
doanh nhân. Các lĩnh vực đáng chú ý của Hội Từ tế làm từ thiện, y học, giáo dục,…
cho xã hội. Cụ thể là đóng góp y tế, phát triển giáo dục, khoa học nhân văn, hỗ trợ
thảm họa quốc tế, hiến tủy xương, tình nguyện cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Trang web chính thức của tổ chức này cho biết, tổ chức bắt đầu với mục đích từ thiện,
và sau đó mở rộng mục tiêu của mình bao gồm cả lĩnh vực y học, giáo dục và văn
hóa với tiêu chí đẩy mạnh "sự chân thành, tính toàn vẹn, tin tưởng và trung thực".
Ở Đài Loan có rất nhiều điểm hỗ trợ người dân, nhưng có một nơi được nhiều
người biết đến đó là Đạo tràng Từ Tế “ cứu hỏa” (tham khảo hình 1, phần phụ lục
3.1.2). Ở đó, có một đội ngũ y tế hùng hậu và hầu hết các y tá đều là Phật tử. Ai cũng
áp dụng Giáo lý Phật giáo để cứu người, giúp người với tâm vô lượng không suy xét
và toan tính thiệt hơn. Ví dụ trong lễ lớn như lễ Phật Đản ở Đài Loan, rất nhiều
ngành nghề tham gia hoạt động tập thể của Phật giáo giúp ích xã hội như: cứu hỏa,
phòng cháy chữa cháy..., Đội ngũ tình nguyện cứu nạn thiên tai, động đất, các bác sỹ,
114

y tá, giáo viên, mỗi đội đều mặc trên mình những chiếc áo mang sắc thái riêng của
từng đội (tham khảo hình 2, phần phụ lục 3.1.2). Điều đó cho thấy tổ chức từ thiện
Phật giáo này có thể hoạt động ở tất cả những lĩnh vực trong cuộc sống. Khi ai đó
cần, họ sẽ hết lòng giúp đỡ, làm không vì tiền bạc hay lợi ích cá nhân, mà làm với
tấm lòng, với quan điểm giúp người, lấy niềm hạnh phúc của người khác làm hạnh
phúc cho bản thân. Qua các hoạt động đó cho ta thấy Phật giáo đã mang lại tinh thần
đoàn kết, tính dân tộc, tính cộng đồng. Nhờ vào những tổ chức tập thể, không những
người dân Đài Loan, mà cả các dân cư mới đang sinh sống, đã nhận thức được những
giá trị của tinh thần tập thể. Các tổ chức này cũng góp phần ổn định an ninh xã hội,
đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Hội Từ Tế là nơi quy tụ nhiều nhân tài nổi tiếng tại Đài Loan và được nhiều
Phật tử tham gia hoạt động, không những ở Đài Loan mà còn vươn ra thế giới. Cái
tên Từ tế đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong xã hội Đài Loan, cũng như thế giới bằng các
hoạt động có hiệu quả, vì dân mà quên mình, không vì lợi ích cá nhân, mà vì lợi ích
cộng đồng. Những người theo dõi và ủng hộ hội tin rằng đây là những hạt giống sẽ
đơm hoa kết trái, đó là một phép ẩn dụ cho niềm tin về sự thiện lương sẽ mang lại
một xã hội tốt đẹp hơn. Từ Tế đại diện cho Đài Loan vươn xa ra thế giới với công tác
từ thiện bằng tâm từ bi. Mục tiêu của họ là cứu giúp tất cả chúng sinh đau khổ, ví như
tám cánh hoa đại diện cho Bát Chánh Đạo trong Phật giáo. Các hoạt động của Hội
cũng được nhiều Phật tử biết đến thông qua các kênh truyền thông, truyền hình.
Nổi bật nhất trong hoạt động của Hội Từ tế là về việc đảm bảo an ninh xã hội
như: đội ngũ chữa cháy tình nguyện trực 24/24, thiết bị chữa cháy còn cao cấp hơn
cả Chính phủ; đội ngũ cứu hộ thiên tai như động đất, các tình nguyện viên được đào
tạo bài bản, chuyên nghiệp từ các nước tiên tiến. Từ tế Phật giáo không chỉ hoạt động
ở Đài Loan, mà còn phục vụ cho toàn cầu, tất cả mọi nơi gặp thiên tai họ đều chung
tay góp sức và bảo vệ. Về giáo dục, họ đào tạo các cấp học khác nhau từ mẫu giáo
cho đến cấp tiến sỹ, với rất nhiều ngành như trong hệ thống giáo dục Đài Loan hiện
có. Họ cũng đào tạo cho những ai có nhu cầu học, không phân biệt là Phật tử hay
không phải Phật tử. Đặc biệt đào tạo ra các bác sỹ vừa có tâm vừa có đức. Từ tế hoạt
115

động mạnh nhất Đài Loan, sau đó được biết đến là Phật Quang Sơn, Cổ Sơn và Thiền
Tự Đài Trung. Ngoài ra, còn có Tịnh Tông Học Hội. Đó là những đội tiên phong của
phong trào - có bảy triệu tín đồ, trong đó có hai triệu ở nước ngoài và100.000 tình
nguyện viên tại Đài Loan được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trong đồng phục áo sơ mi
màu xanh và quần trắng (tham khảo hình 3, phần phụ lục 3.1.2). Họ tái chế chai nhựa
để gây quỹ từ thiện, theo dõi, chăm sóc người cao tuổi sống một mình; hỗ trợ cho
người nghèo và giúp ứng phó với thiên tai. Các tổ chức Phật giáo này mặc dù tồn tại
tách biệt, nhưng cũng có sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong hoạt động từ thiện.
Giữa các tổ chức này không có sự cạnh tranh vì lợi nhuận.
Tại Cao Hùng, có hội từ thiện Jeridiacl Peraen Taiwan Province Hung- Chia
Sancteang For The Handicapped, 2016/06/10, “Khuyết tật”. Trong số 100 người
khuyết tật nhận hỗ trợ, người vô gia cư chiếm hơn 50%, các hộ gia đình có thu nhập
thấp chiếm 62% (tham khảo hình 4, phần phụ lục 3.1.2).. Những người có lòng hảo
tâm đến chăm sóc những việc như kể chuyện, xếp hình, học chữ, múa hát,...(tham
khảo hình 5, phần phụ lục 3.1.2) giúp các em phát triển toàn diện. Ngoài ra, còn có
các hoạt động hỗ trợ việc làm, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe từ các bác sỹ và y tá, hỗ
trợ về tài chính, tùy vào khả năng mà quyên góp,... Phật tử Việt Nam cũng tham gia
cùng các tín đồ tình nguyện làm những việc này. Hội từ thiện này đã làm nhẹ bớt đi
gáng nặng cho gia đình và Chính phủ Đài Loan.
Phật giáo Đài Loan luôn tích cực trong nhiều hoạt động xã hội nhằm giúp đỡ,
cải thiện nhiều mặt khác nhau trong đời sống của người dân Đài Loan. Tất cả những
hoạt động này không ngoài mục đích giúp ích cho xã hội. Đài Loan là vùng lãnh thổ
có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, luôn yêu thương, san sẻ khó khăn khi cần
thiết. Điều đó đã làm tăng thêm tình yêu của những người nước ngoài đối với Đài
Loan, giúp những cư dân mới đang sinh sống học tập tại Đài Loan, lao động các cô
dâu Thái, cô dâu Indonesia, cô dâu Việt Nam,… ấm lòng nơi đất khách và vững tin
xây dựng cuộc sống trong thời gian sau này. Mỗi lần tổ chức một buổi hay một chuỗi
Pháp Hội, các chùa sẽ đứng lên quyên góp và làm từ thiện ngay trong Pháp Hội đó.
Phật tử cúng dường thực phẩm, đồ dùng hàng ngày như nhang, gạo, muối dầu, tiền,...
116

cho các chùa. Sự đóng góp không giống nhau, nhưng đa phần cũng đủ duy trì kinh tế
của chùa. Với những Phật tử có nhu cầu về cầu an hoặc ma chay, họ đến chùa thỉnh
Tăng Ni tụng kinh, rồi Phật tử phát tâm cúng dường hồi hướng công đức cho bà con,
dòng họ. Đây không chỉ là vật thí hỗ trợ cho các chùa và Đạo tràng, mà còn giúp
Tăng Ni có được sự an nhàn thân tâm để chuyên chú tu tập. Việc các Phật tử bố thí
đất đai cũng đã giúp các chùa ở nông thôn, có ruộng vườn, tự canh tác, tự cung ứng
vật thực. Còn các chùa ở trên núi, nếu có đất thì trồng cây ăn quả, đó là thu nhập chủ
yếu của các chùa và đạo tràng, để duy trì kinh tế của chùa. Đương nhiên, nếu chỉ dựa
vào thu nhập về canh tác, mà không đủ sự duy trì, thì phải dựa vào sự bố thí cúng
dường của Phật tử.
Do tụng kinh mà được bố thí cúng dường tiền bạc, thì vấn đề này thuộc về sự
trao đổi có điều kiện. Sự bố thí cúng dường của Pháp Hội cũng có ý nghĩa mang lại
lợi ích cho người cầu nguyện. Nhưng ngày càng nhiều người không đơn thuần bố thí
để cầu lợi ích cho hiện tại, mà lấy tâm chân thành để bố thí. Bởi vì, khoảng hơn 20
năm trở lại đây, công tác hoằng pháp của Phật giáo Đài Loan phát triển rất mạnh,
nhất là phổ cập hạnh bố thí thông qua truyền hình, phát thanh. Đại đa số Phật tử đã
hiểu được ý nghĩa hạnh bố thí cúng dường cũng như nhân quả của việc làm này.
Phật tử của Phật giáo Đài Loan, không những đối với chùa cúng dường, mà
đối với Tăng Ni, cá nhân cũng đều biết phát tâm cúng dường. Nhất là các bậc nghiêm
trì giới luật, tích cực phát triển sự nghiệp của người xuất gia, được rất nhiều Phật tử
tìm đến, nhiệt tâm ủng hộ vật thí cho các Tăng Ni lan tỏa giáo pháp cho nhân gian.
Ngoài ra, kinh tế của chùa và đạo tràng sung túc hay không, thì không chỉ dựa
vào hoàn cảnh của chùa, mà còn phải dựa vào phước đức và năng lực của Tăng/ Ni
chùa ấy nữa. Với những chùa không ổn định về kinh tế, nhưng nếu Tăng Ni nỗ lực tu
hành, nuôi dưỡng phước đức, thì sẽ được Phật tử quý trọng, nhiệt tình cúng dường.
Việc bố thí này cũng rất có ích, vì họ giúp cho những người tu hành hoằng dương
Phật pháp, tức cũng đã gieo trồng công đức trí tuệ. Công đức này còn hơn cả việc bố
thí.
Nói tóm lại, hiện tại kinh tế của Phật giáo Đài Loan khá ổn định. Bởi vậy, số
117

lượng chùa không ngừng gia tăng. Các chùa cũ cũng không ngừng trùng tu. Lấy tư
tưởng “đời sau luôn vượt qua đời trước”, các chùa luôn được làm mới với kiến trúc
quy mô ngày một lớn, những thiêt bị trang trí nội thất bên trong cũng rất đẹp. Hiện
tại, có thể nói Phật giáo Đài Loan cũng giống một nơi du lịch tham quan của du khách
trong vùng lãnh thổ cũng như ngoài lãnh thổ, với kiến trúc độc đáo của các chùa nơi
đây.
Khi xây chùa, cần khá nhiều thời gian và tiền bạc. Về kinh phí, Phật tử cúng
dường rất nhiều, người xuất gia cũng hao tổn đi rất nhiều thời gian quý báu trong lúc
xây chùa. Nhưng vì lợi ích của Phật pháp, vì sự phát triển Phật pháp, mà họ quên
mình vì lợi ích thế gian. Phải mất rất nhiều thời gian của bản thân, mới có thể hoàn
thành công trình kiến trúc. Kiến trúc chùa của Phật giáo Đài Loan rất đẹp và độc đáo,
biểu trưng cho sự phát triển của Phật giáo. Cùng với sự phát triển của xã hội, Phật
giáo cũng bắt đầu có những chuyển biến mới. Phật giáo muốn trường tồn, phát triển
thì còn phụ thuộc vào kinh tế, xã hội. Vì vậy, Phật giáo tại Đài Loan đang chú trọng
gia tăng kinh tế, thông qua việc đẩy mạnh du lịch văn hóa Phật giáo. Ngoài ra, Đài
Loan cũng là một trong những khu vực có giới học giả nghiên cứu chuyên sâu về ứng
dụng của Phật giáo đối với xã hội. Tại đây thường tổ chức các buổi hội thảo bàn về
Phật giáo trong mối tương quan với các vấn đề nóng bỏng của xã hội như: đô thị hóa,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phổ cập giáo dục,…
Phật giáo ở Đài Loan có khá nhiều đóng góp cho xã hội thông qua tổ chức các
hoạt động từ thiện, cứu trợ, y tế, giáo dục, văn hóa,… Các tổ chức Phật giáo phi lợi
nhuận cũng hoạt động ngày càng mạnh. Điều này không chỉ mang lại sự tiếp cận, hỗ
trợ nhiều hơn từ cộng đồng, mà còn nâng cao tính hợp pháp của tổ chức Tôn giáo.
Thực hành bố thí không chỉ là đóng góp cho các tổ chức phi lợi nhuận, mà còn phải
hiểu về ý nghĩa của công tác từ thiện. Hiểu được pháp bố thí, Phật tử sẽ làm từ thiện
với ý nghĩa cao đẹp và trọn vẹn hơn, góp phần xây dựng các mối quan hệ, liên kết
chặt chẽ hơn trong xã hội, làm cho xã hội phát triển ngày một vững mạnh, tốt đẹp
hơn.
118

3.2. Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội
An sinh xã hội là một trong những hoạt động đảm bảo về vật chất và tinh thần
cho mọi công dân, nhằm ổn định đời sống cho người lao động, hỗ trợ người gặp khó
khăn,… đây là hoạt động do Chính phủ quản lí. Tuy nhiên, chính sách an sinh xã hội
ở mỗi quốc gia có những điểm tương đồng và khác biệt. Phật giáo ở Đài Loan ngày
càng nhập thế và thể hiện được vai trò của mình trong việc hỗ trợ an sinh xã hội.
Những hoạt động đó không chỉ tác động đến đời sống của cư dân Đài Loan, mà còn
tác động đến những người Việt Nam nhập cư và gia đình của họ. (Nguyễn Thi Thanh
Mai, 2017, tr.237).
3.2.1. Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội của cộng đồng
người Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan
Phật pháp là điểm tựa tinh thần cho các Phật tử. Họ đến với Phật giáo thông
qua nhiều con đường khác nhau, các hoạt động chủ yếu tại các nơi công cộng trong
lãnh thổ và các chùa. Phật tử ở Đài Loan đóng góp cho an sinh xã hội qua việc hỗ trợ
cả vật chất lẫn tinh thần trong các đợt thiên tai, bão lũ, động đất,... ở Đài Loan cũng
như Việt Nam. Người Phật tử ở Đài Loan nói riêng, cũng như người hướng Phật Việt
Nam nói chung, đều cùng chung tay góp sức hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn
tại Việt Nam. Ở Đài Loan, các hoàn cảnh khó khăn đều nhận hỗ trợ từ quỹ an sinh xã
hội và quỹ từ thiện của Tôn giáo. Đó cũng là điểm cộng đồng người Việt Nam cần
học tập để giúp đỡ, chia sẻ một cách hiệu quả, góp phần giữ gìn, kế thừa và phát huy
những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của Phật giáo.
Đài Loan có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên cũng không tránh khỏi một bộ
phận dân cư gặp khó khăn kinh tế, sức khỏe, giáo dục,... An sinh xã hội ở Đài Loan
ảnh hưởng nhiều nhất từ Mỹ và Nhật Bản, là hai nước có nền kinh tế phát triển và
luật pháp tiến bộ. Do đó họ kế thừa, chọn lọc và áp dụng các quy định luật pháp phù
hợp với hoàn cảnh trong vùng lãnh thổ. Chính phủ cũng có nhiều chính sách ưu đãi,
hỗ trợ về vật chất và tinh thần để cải thiện đời sống của người nhập cư ở Đài Loan.
Người Đài Loan tham gia công tác xã hội ngày một nhiều, vì vậy an sinh xã hội và
quyền lợi an sinh xã hội của người dân được đáp ứng cao (Taiwan Services Growthat
119

3 Month High In September, 2017/10, “Taiwan Gdp”). Ở Đài Loan, người dân đóng
góp cho an sinh xã hội thông qua việc hoàn thành nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân và
bảo hiểm y tế, kể cả những người nhập cư và các cô dâu Việt Nam và các nước khác
cũng tham gia. Chính vì thế, những người sinh sống ở Đài Loan đều cho rằng chế độ
an sinh xã hội ở Đài Loan là rất tốt.
Chính phủ Đài Loan áp dụng các luật pháp về an sinh xã hội vào việc trợ cấp
đối với người lao động tại Đài Loan, chính sách trợ cấp hưu trí, chính sách trợ cấp
cho người tàn tật trong tuổi lao động,... Với những chính sách này, người đang sống
tại Đài Loan được đảm bảo quyền lợi và an tâm hơn trong công việc và cuộc sống.
Hơn thế nữa, những người đóng thuế thu nhập cá nhân đang cư trú tại Đài Loan được
hưởng chế độ trợ cấp thân nhân, nếu chẳng may người lao động chính trong gia đình
qua đời hoặc những người có quốc tịch tại Đài Loan không may qua đời, thì bố mẹ
người đó ở Việt Nam sẽ nhận được tiền trợ cấp từ chính phủ Đài Loan đến già. Luật
an sinh của Đài Loan có 3 chế độ phúc lợi chính đó là (1) trợ cấp hưu trí; (2) trợ cấp
thân nhân; (3) trợ cấp tàn tật. Các bảng giá trợ cấp khác nhau tùy vào hoàn cảnh của
mỗi cá nhân.
Ở Đài Loan, thẻ an sinh xã hội của mỗi công dân giống như thẻ chứng minh
nhân dân của Việt Nam. Mỗi cá nhân sinh sống hợp pháp đều đóng thuế tại Đài Loan.
Họ sẽ có được hưởng quyền an sinh xã hội khi tìm việc, khi nhận phúc lợi xã hội và
các phúc lợi cho người tàn tật, hưu trí, thân nhân,... của chính phủ. Có 3 hình thức thẻ
an sinh xã hội 1). Loại thẻ thứ nhất thông dụng nhất được cấp cho công dân Đài Loan
cũng như người thường trú tại vùng lãnh thổ này. Trên thẻ là các thông tin cá nhân
và số an xinh xã hội; 2) Loại thẻ thứ 2 không có giá trị làm việc. Đây là loại thẻ
được an sinh xã hội cấp cho người thường trú hợp pháp của Đài Loan, những loại thẻ
này không cho phép người sở hữu có quyền làm việc trên toàn lãnh thổ; 3) Loại thẻ
thứ 3 an sinh xã hội có ghi chú chỉ được phép làm việc theo giấy phép của bộ An ninh
nội địa Đài Loan, là loại thẻ được cấp cho những người nhập cảnh hợp pháp tạm thời
vào lãnh thổ Đài Loan và có giấy phép làm việc do sở di trú Đài Loan cấp. Quyền lợi
và ý nghĩa của thẻ an sinh xã hội là giúp công dân khuyết tật bẩm sinh, không may
120

mắn, tàn tật do lao động, công dân khi hết độ tuổi lao động, nghỉ hưu không phải lo
lắng về khoản chi phí để đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Ngân sách cho các chính sách
phúc lợi và an sinh xã hội từ các nguồn như: thuế của người dân trong độ tuổi lao
động và các mạnh thường quân làm từ thiện cho các tôn giáo được nhà nước xem xét
đánh giá và giảm thuế thu nhập. Thay vì đóng thuế cho nhà nước, họ đóng cho an
sinh xã hội. Ví dụ nếu cá nhân làm từ thiện có giấy chứng nhận từ các chùa, nhà
thờ,… thay vì đóng thuế cho Chính phủ thì tiền sẽ dành để giúp đỡ cho người nghèo
khó và các hoàn cảnh khó khăn tại nơi sở tại. Chính sách hỗ trợ như vậy đảm bảo cho
họ có mức sống căn bản. Việc không đóng thuế mà dùng khoản tiền đó để làm từ
thiện, vừa giúp họ giảm đi tiền thuế thu nhập cá nhân, vừa mang lại công đức cho bản
thân và lợi ích cho xã hội (Socil Security,1/07/2014, Đoạn 3 Và Đoạn 4, “Old Age,
Disability, And Survivors Regulatory Framework”).
Các nữ giới (cô dâu) Việt Nam luôn suy nghĩ về đất nước, gia đình mình ở
Việt Nam. Họ muốn đóng tiền an sinh xã hội cho gia đình để sau khi họ qua đời, gia
đình tại Việt Nam vẫn được hưởng chế độ phúc lợi rất tốt của Đài Loan. Còn gia đình
ở Đài Loan họ không cần phải lo lắng nhiều, vì đã có tiền an sinh xã hội của chính
phủ Đài Loan. Cũng nhờ hiểu đạo, hiểu ý nghĩa của việc bố thí trong Phật giáo, nên
họ biết đóng góp, giúp ích cho người sống tại quê hương Việt Nam. Họ thường kết
hợp với các Phật tử trong nước chung tay góp sức ủng hộ cho các hoàn cảnh khó khăn
ở Việt Nam. Việc làm an sinh xã hội là trách nhiệm và nghĩa vụ của quốc gia, chứ
không phải trách nhiệm của Phật tử. Thế nhưng, khi có việc khẩn cấp, các Phật tử ra
tay giúp đỡ và giải quyết còn nhanh hơn cả Chính phủ. Vì họ không nghĩ đến lợi ích
cá nhân, mà nghĩ về lợi ích những người đang cần sự giúp đỡ. Chính vì vậy, chính
phủ nhìn ra được sự hỗ trợ đắc lực của cộng đồng Phật giáo , và luôn tôn trọng quyền
tự do tôn giáo. Ở Đài Loan, cộng đồng Phật giáo được tuyên dương nhờ những hoạt
động giúp ích cho an sinh xã hội, như là giữ gìn đường phố sạch đẹp, thu gom phế
liệu, chăm sóc cây cảnh đường phố, quét sơn nơi công cộng, sửa chữa các công trình
công cộng được sự cho phép của Chính phủ,… Tất cả được thực hiện thiện nguyện
với tinh thần của Phật giáo, không vì lợi ích cá nhân, mà vì lợi ích cộng đồng, xã hội.
121

Tại Đài Loan, các nhóm Phật tử, tình nguyện viên cùng chung tay, góp sức
vào công tác an sinh xã hội. Ví dụ như tại bệnh viện, các nhóm tình nguyện đứng trực
và giúp đỡ người bệnh nước ngoài gặp khó khăn về ngôn ngữ, hỗ trợ xếp hàng, giúp
những bệnh nhân không có gia quyến đi cùng, đặc biệt là có đội ngũ cán bộ túc trực
24/24 nghe tin bệnh nhân cần sự giúp đỡ như cấp cứu, chỉ cần gọi đến bệnh viện nơi
mình đăng ký. Đội ngũ này cùng với bác sỹ và y tá sẽ đưa xe cứu thương đến tận nhà
và đưa đến bệnh viện chữa trị, phát thuốc miễn phí.
Căn cứ theo thông tin từ Golobal News For New Immigrants (14/11/2016)“
Vietnam”), Chính phủ Đài Loan còn mở đường dây nóng 24/24 phục vụ giải đáp thắc
mắc, khó khăn, trở ngại của công dân mới đến Đài Loan, dưới sự hỗ trợ của tình
nguyện viên. Những việc hành chính như làm thẻ cư trú, điền đơn, làm thủ tục về an
sinh xã hội,… luôn cần sự giúp đỡ, thì họ chỉ cần đăng ký, sẽ có các Đạo tràng và các
nhóm Phật tử tình nguyện hỗ trợ. Ví dụ tại các viện dưỡng lão các Phật tử tình nguyện
đăng ký để giúp cho các người gìa neo đơn trong các hoạt động sinh hoạt, ăn uống,
vui chơi giải trí,… Từ đó cũng khiến cho Chính phủ Đài Loan nhìn nhận được tầm
quan trọng của Phật giáo đóng góp cho an sinh xã hội của vùng lãnh thổ này.
Đài Loan là một vùng lãnh thổ chịu nhiều thiên tai như động đất, bão lũ,... Ở
các đạo tràng nổi tiếng như: Từ Tế, Phật Quang Sơn, Thiền Tự, Pháp Cổ Sơn khi
nghe tin bị động đất, họ sẽ xuất hiện để giúp đỡ với sự chân thành không vụ lợi. Điển
hình như sự kiện động đất tại Đài Trung năm 2007, đội ngũ Phật tử có mặt tại nơi
động đất còn sớm hơn cả lực lượng cứu hộ của chính phủ. Họ kịp thời cứu giúp các
nạn nhân đang bị mắc kẹt khi động đất; sau khi động đất, họ tiếp tục đào đất tìm kiếm
nạn nhân, cuối cùng là tụng kinh cầu an, cầu siêu, hỗ trợ liên lạc cho gia đình của nạn
nhân ở Việt Nam. Họ còn giúp các gia đình đó làm thủ tục bảo hiểm nhân thọ, làm
cộng tác viên phiên dịch,… Ngoài ra, trong công tác phòng cháy chữa cháy ở Đài
Loan, khi nghe tin cần chữa cháy, họ có mặt ngay để dập tắt đám cháy.Tất cả những
việc này đều là phi lợi nhuận, làm một cách tình nguyện với tinh thần thương yêu
đồng loại, không vì lợi ích cá nhân.
Về giáo dục, ở Đài Loan có rất nhiều người đến từ Philippine, Indonesia, Việt
122

Nam, Thái Lan. Họ qua Đài Loan theo con đường kết hôn, những cô dâu này phần đa
có trình độ học vấn không cao. Họ được chính phủ hỗ trợ việc học cho các cô dâu
học tại các trường của Tôn giáo, miễn phí từ học ngoại ngữ đến đào tạo nghề, khuyến
khích học, đi học còn được thưởng tiền trợ cấp và phát sách vở miễn phí. Mỗi tháng,
họ còn nhận được trợ cấp từ 3000-5000 Đài tệ, tương đương với 2.500.000 cho đến
3.000.000 Việt Nam đồng, tùy thuộc vào học bổng, với điều kiện đủ số tiết học quy
định. Đội ngũ giảng viên này đa phần là Phật tử ở các trường đại học, có nghiệp vụ
chuyên môn của nhà giáo, đăng ký vào dạy học miễn phí cho chính phủ. Riêng cộng
đồng người Việt Nam cũng tình nguyện dạy tiếng Trung miễn phí cho các lao động
và nữ giới (cô dâu), (tham khảo hình 1, phần phụ lục 3.2.1). Ngoài ra, họ còn dạy
tiếng Việt miễn phí cho chồng và con của nữ giới (cô dâu) người Việt ở Đài Loan
(Taiwan, 2016, 新住民全球新闻网, 越南:新北市, pp.24)

3.2.2. Những đóng góp an sinh xã hội của cộng đồng người Việt Nam tại
Đài Loan
Chính Phủ Việt Nam hiện đang quan tâm đến an sinh xã hội hiện tại và hướng
phát triển ở tương lai. Chính phủ đã tìm ra nhiều biện pháp để khắc phục và sửa đổi
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012, mục đích chỉnh sửa cho phù hợp với một
quốc gia có thu nhập trung bình và phát triển phù hợp với chuẩn mực thế giới. Chính
phủ đang từng bước sửa đổi, nhằm bảo đảm việc làm, thu nhập tối thiểu cho công
dân; đảm bảo tham gia bảo hiểm xã hội, hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu nhập thấp, người khuyết
tật nặng, người nghèo,…); bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội
cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin), góp phần từng bước nâng cao thu
nhập, bảo đảm cuộc sống ấm no, bình đẳng và hạnh phúc cho nhân dân. An sinh xã
hội có nội dung rất rộng và phong phú, nhưng chủ yếu vẫn là đảm bảo đời sống vật
chất và tinh thần của người dân, sao cho ngày càng hoàn thiện và bắt kịp với thế giới.
(Mạc Tiến Anh, 2005, số 1-4, pp.43)
An sinh xã hội (Social Security In Taiwan,2017, Đoạn 5, “ Taiwan.Office Of
Rrtirement And Disability Policy”) bao gồm: 1. Dịch vụ xã hội: thực phẩm, nơi cư
123

trú, sức khỏe, phúc lợi cho người dân nói chung như trẻ em, người già, người bệnh
và người thất nghiệp; 2. Bảo hiểm xã hội: sự chu cấp lương hưu, bảo hiểm tàn tật,
phúc lợi cho những người thân còn sống và bảo hiểm thất nghiệp; 3. An sinh cơ bản:
như giáo dục, thực phẩm, quần áo, nhà ở, tiền và chăm sóc y tế... Bên cạnh đó, cũng
không thể phủ nhận vai trò của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, đã giúp đỡ không
ít cho đời sống của người dân. Tuy không thể giúp đỡ trên tất cả các mặt của đời sống
xã hội Việt Nam, nhưng cũng đóng góp rất nhiều cho đời sống của người dân.
Đối với các Tăng Ni cũng như cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo
Phật, dù bất cứ nơi đâu, họ cũng luôn nghĩ về quê hương- nơi luôn cần sự sẻ chia,
giúp đỡ từ các mạnh thường quân. Mặc dù có điều kiện sống tốt hơn, nhưng họ vẫn
không nguôi hướng về đồng bào nơi quê nhà đang khó khăn về mọi mặt, thiếu thốn
cả những nhu cầu cơ bản như thực phẩm, quần áo, nhà tình thương, giáo dục, y
tế,…(tham khảo hình 1, phần phụ lục 3.2.2). : Hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam quá
nhiều, nên không thể giúp hết được, mà chỉ có thể hỗ trợ những hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn.
Đối với giáo dục, nhiều em nhỏ không có điều kiện để đi học, thì họ giúp bằng
cách thức như cho tiền đóng học phí, quần áo, sách vở, xây cầu, tu sửa đường xá nơi
công cộng. Kể cả những em học giỏi thi đậu đại học, nhưng gia đình không lo nổi
kinh phí cho các em, thì các Phật tử cũng sẵn lòng giúp đỡ. Cộng đồng người Việt
Nam đang học Phật cho rằng ở Việt Nam, người khó khăn, bất hạnh còn rất nhiều, họ
chỉ giúp đỡ những ai có duyên với họ, chứ không thể giúp hết được.
Về thực phẩm, người Việt Nam gửi về Việt Nam hàng tháng. Nguồn thực
phẩm này tích lũy từ quỹ đóng góp cho hội từ thiện của cộng đồng người Việt Nam
tại Đài Loan. Kể cả những người không hiểu đạo, khi thấy nhóm kêu gọi và cho địa
chỉ trực tiếp, họ cũng có thể gửi đến tận nơi người nhận, qua nhiều kênh thông tin
khác nhau, ví dụ như lễ hội Phật Đản, Vu Lan Bao Hiếu, Lễ Cầu An, Cầu Siêu,...
cũng là cơ hội để đưa tin về những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ. Có những Phật
tử Đài Loan sau khi xem các hình ảnh đau thương ấy, họ đã về tận nơi quê nghèo hẻo
lánh ở Việt Nam để giúp đỡ. Họ thường đi cùng các Phật tử Việt Nam để nhờ hỗ trợ
124

phiên dịch. Nhờ Phật pháp nhiệm mầu mà họ đã cứu giúp không ít những hoàn cảnh
khó khăn như thế tại Việt Nam.
Về y tế, ở Việt Nam các cụ già neo đơn, trẻ mồ côi cũng như các em bị bệnh
tàn tật (tham khảo hình 2, phần phụ lục 3.2.2),… rất cần sự giúp đỡ về vật chất lẫn
tinh thần. Phật tử đã tổ chức tặng xe lăn, phát thuốc, chữa bệnh miễn phí (tham khảo
hình 3, phần phụ lục 3.2.2),... Điển hình đã có những buổi chữa bệnh tổ chức và thông
báo rộng rãi cho bà con vùng sâu vùng xa ở Việt Nam đến khám mắt, khám tim,...
Buổi khám bệnh được sự hỗ trợ của các bác sỹ chuyên khoa như khoa mắt, khoa
tim,... tổ chức những chuyến đi đến nhiều nơi để khám chữa bệnh. Tuy nhiên, họ cho
rằng chưa giúp được nhiều vì kinh phí y tế khá cao, chủ yếu chỉ giúp được một số gia
đình đặc biệt khó khăn.
Trong thực tế, an sinh xã hội ở Đài Loan đã đảm bảo cho người dân có đời
sống vật chất và tinh thần phong phú, không phải lo lắng cho bữa cơm ăn hàng ngày.
Sự hỗ trợ của mạnh thường quân, những việc công quả của cộng đồng người Việt
Nam hướng đạo cũng như Đài Loan vào hoạt động công ích, giúp đỡ người có hoàn
cảnh kém may mắn đã hỗ trợ phần nào cho chính phủ. Đài Loan khuyến khích và tôn
trọng quyền tư do tôn giáo. Bởi lẽ tôn giáo đã giúp ích rất nhiều cho đời sống của
người dân. Chính phủ nhận định rằng tôn giáo hỗ trợ phần nào cho Chính phủ trong
công tác an sinh xã hội, nhất là các Tăng Ni và Phật tử Phật giáo ở Đài Loan. Còn
người Việt ở Đài Loan tham gia trong cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan vẫn
chưa được phát triển mạnh. Như vậy, những hoạt động Phật giáo hỗ trợ an sinh xã
hội để đồng hành cùng Chính phủ cũng chưa nhiều. Cộng đồng người Việt Nam còn
bị hạn chế về trình độ chuyên môn, vì chưa có quốc tịch, họ không thể tham gia vào
các chương trình trên. Đối với người Việt Nam ở Đài Loan, họ chỉ trực tiếp tổ chức
hỗ trợ một phần nào đó, nhằm xoa dịu những hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn của
người dân. Họ chưa tham gia nhiều hoạt động công ích sâu và rộng như người Đài
Loan ở Đài Loan do một phần vì nhân lực còn hạn chế, hệ thống tổ chức chưa chuyên
nghiệp, chính vì thế các hoạt động của người Việt Nam và Phật tử Đài Loan có sự
khác nhau. Có thể khẳng định, việc xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực từ cộng
125

đồng là cần thiết, chúng ta có thể tham khảo mô hình hoạt động an sinh xã hội của
Tăng Ni và Phật tử ở Đài Loan cũng như những tổ chức Tôn giáo tại Đài Loan để
nhìn ra sự giao lưu tiếp biến của cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan về giới hạn
trên đã cho ta thấy các nét riêng biệt của người Việt Nam khác với người Việt Nam
ở Việt Nam và người Phật tử tại Đài Loan.
3.3. Nghi lễ - lễ hội trong đời sống của cộng đồng người Việt Nam tại Đài
Loan
Nghi lễ Tôn giáo là một trong những hoạt động không thể thiếu trong các hoạt
động tâm linh. Qua quá trình phát triển của xã hội các nghi thức, lễ hội Phật giáo theo
thời gian cũng đã thay đổi cho phù hợp với người Việt Nam tại Đài Loan. Đối với
cộng đồng người Việt Nam, lễ hội giáo ra đời để đáp ứng như cầu giao lưu, sinh hoạt
văn hóa, tín ngưỡng của thời đại. Việc bảo tồn và phát huy các nghi lễ và lễ hội trong
Tôn giáo đã đánh dấu sự hưng thịnh và ảnh hưởng của Phật giáo tới mọi mặt đời sống
của họ. Đây là một hoạt động tâm linh của Phật giáo, đều có chung một mục đích
nhập thế và có sự tương đồng cũng có sự khác biệt mỗi quốc gia. Phần này chủ yếu
nghiên cứu về Vu Lan và Phật Đản trong nghi lễ- lễ hội. Sự thay đổi qua thời gian và
không gian cũng như chủ thể sẽ cho ta nhìn rõ về nét riêng của cộng đồng người Việt
Nam hướng đạo ở Đài Loan
3.3.1. Trong lễ Vu Lan
Đến với Phật giáo, con người tìm được điểm tựa tinh thần và để tiếp cận Phật
giáo thì có thể thông qua nhiều phương diện truyền thông, sinh hoạt trong chùa, tổ
chức lễ hội tại nơi công cộng,… Giúp giá trị Phật giáo đến gần nhân gian và được
nhân dân kiểm chứng. Nhưng không phải ai cũng có đủ thời gian và khả năng để hiểu
thấu, nhất là với đối tượng người Việt Nam ở Đài Loan. Việc tiếp cận Phật pháp
thông qua tiếng Việt đối với họ đã khó, nay còn thông qua tiếng Đài Loan thì còn khó
hơn nhiều lần, nhưng nhờ cảm thụ Phật giáo thông qua các nghi lễ, các sinh hoạt lễ
hội, cộng đồng người Việt hướng Phật cũng dễ dàng tiếp thu và cảm nhận thực tế
hơn. Lễ hội là dịp các Phật tử Việt Nam sum họp, mang ý nghĩa tâm linh đối với Phật
tử Việt Nam. Qua đó cũng thể hiện sức mạnh của cộng đồng người Việt tại Đài Loan,
126

tạo cơ hội cho họ đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua những lúc khó khăn, cùng xây dựng
đời sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra lễ hội cũng mang đặc trưng riêng của Phật giáo
Việt Nam tại Đài Loan, truyền tải những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đến mọi
đối tượng khi đi chùa. Đây cũng là hình thức giáo dục, truyền dạy cho các thế hệ sau
biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của Phật
giáo theo cách riêng. Lễ hội cũng kết hợp giữa yếu tố tâm linh với các trò chơi dân
gian mang ý nghĩa Phật giáo, để cùng nhau đua tài, giải trí, giúp các cộng đồng người
Việt Nam đến chùa được giải toả phiền muộn, lo âu hàng ngày, dễ dàng vượt qua
những thử thách hiện tại và tương lai. (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2017, tr.165)
Lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể, đạo Phật rất coi trọng lễ Vu Lan, đối với
cộng đồng người Việt Nam hướng Phật ở Đài Loan, lễ hội này mang giá trị nhân văn
sâu sắc. Lễ Vu Lan là dịp nhắc nhở người con Phật tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ.
Lễ Vu Lan là dịp tri ân, tưởng nhớ đến công ơn của đức Phật đã chỉ ra con đường
giải thóat cho nhân loại. Khi tham gia lễ hội, mỗi người như có sự giao cảm với một
thế giới vừa tâm linh vừa gần gũi, bồi đắp thêm tình cảm đối với cha mẹ, với đất
nước, qua những lễ nghi tưởng nhớ ông bà cha mẹ và những người quá cố. Yếu tố
tâm linh trong lễ hội đã làm cho con người tin tưởng và mong muốn về những điều
tốt lành sẽ ứng nghiệm trong cuộc sống.
Về lễ Vu Lan báo hiếu, trong tâm thức mỗi người Phật tử, lễ Vu Lan (nhằm
ngày 15/7 âm lịch) từ lâu đã thành một ngày trọng đại, không thể thiếu được
trong hệ thống các hoạt động văn hóa tâm linh nói chung, văn hóa Phật giáo nói
riêng. Kinh Vu Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ chữ phạn Ullambana, dịch
sang tiếng Hán ngữ là Giải đảo huyền, tức là gỡ khỏi nạn treo ngược–theo nghĩa
tiếng Việt. Mà hiểu rộng ra là nhờ vào sự thành tâm chú nguyện của Thập phương
chư Tăng mà chúng ta có thể cứu được cha mẹ, tổ tiên thóat khỏi cảnh tội đồ,
cầu nguyện cho chúng sinh được siêu thóat, khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Theo Phật thoại, tôn giả Mục Kiền Liên là một trong số ít đệ tử xuất chúng
của Ðức Phật. Ngài có quyền pháp vô biên, nhưng không vì thế mà Ngài quên đi
nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ. Một lần, dùng tuệ nhãn quan sát khắp
127

“bốn phương tám hướng” Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình là bà Thanh Ðề đang
chịu cảnh tội đồ trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương,
khổ đau khôn xiết. Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ
thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng Ngài vẫn không khỏi thương xót. Dùng pháp
thuật của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ. Nhưng, do nghiệp
quá lớn, nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hóa thành than đỏ. Chứng kiến
cảnh tượng ấy, Ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật, mong đức Phật cứu vớt để linh
hồn mẹ mình được siêu thóat. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục
Kiền Liên, đức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ
đầy. đức Phật nói:
Trong Kinh Vu Lan :“Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người,
tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng,
một mình ông không thể cứu được mẹ. Ðến ngày rằm tháng bẩy, Chư Phật hoan
hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng Dàng, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng
chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thóat được”.
Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn
Vu Lan chậu đựng đồ lễ cúng dàng, thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó
bà Thanh Ðề mới được siêu thóat. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của
Chư Tăng mà được siêu thóat. Noi gương hiếu đạo của Tôn giả Mục Kiền Liên,
hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng
tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thóat
khỏi tội đồ.
Thông thường, khi sắp đến ngày lễ Vu Lan, nhiều người đã có mặt tại chùa từ
mấy ngày trước đó. Các trại lớn đã được dựng lên để chuẩn bị đón khách. Vệ sinh
môi trường, sắp xếp bàn ghế, căng bạt, chiếu, võng để nghỉ trong mùa lễ Vu Lan báo
hiếu, hoa, đèn,... cũng được chuẩn bị chu đáo. Khu vực chính điện không ngớt người
đến dâng hương, đọc kinh, đèn điện sáng trưng, cầu nguyện cho gia đình bình an và
những người đã khuất về cõi an lành siêu thóat. Đến ngày 14 tháng 7 âm lịch, khách
đổ về mỗi lúc một đông hơn. Sáng ngày rằm 15 tháng 7 hay còn gọi là ngày cúng Cô
128

Hồn, có nhiều nghi lễ diễn ra từ 4 giờ sáng đến 10 giờ đêm. Họ mong gia đình được
bình an và cầu nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, Ông Bà Cha Mẹ nhiều kiếp, nên có
những giờ tụng kinh, tham thiền, trì chú, lần chuỗi, cầu siêu, cầu an, phóng sanh, cài
hoa lên ngực,… Ai may mắn còn được cài trên ngực bông hồng màu đỏ thì hãy làm
trọn chữ hiếu của một người con, vì đó là tượng trưng cho những ai đang còn mẹ. Cài
bông hồng màu trắng tức là để tưởng nhớ về cha - mẹ đã khuất. Tu sĩ sẽ cài hoa hồng
vàng. Ngoài ra các thầy còn giảng đạo về chữ hiếu của con đối với Cha Mẹ, ơn nghĩa
sinh thành của Cha Mẹ, bổn phận của con cái với cha mẹ, khi vẫn còn được cài hoa
màu đỏ. Hãy nghĩ về Mẹ - Cha, mở lòng thương yêu tất cả chúng sanh nhiều hơn,
biết chia sẻ với những người bất hạnh, kém may mắn hơn mình. Sau khi được nghe
giảng về ơn nghĩa sinh thành, người tham gia đến chùa không tránh khỏi rơi lệ, họ
cảm động khi chứng kiến những hình ảnh dù già hay trẻ, trai hay gái dự lễ Vu Lan
đều thành kính và ngập trong cảm xúc khi đón nhận một bông hoa hồng cài trang
trọng lên ngực áo. Người thì cảm nhận niềm vui khi cha mẹ vẫn còn mạnh khỏe, người
thì ngậm ngùi tri ân đến người cha, người mẹ đã khuất.
Trong Kinh Vu Lan: Lễ Vu Lan báo hiếu được chọn là biểu tượng của lòng
hiếu thảo, sự cao quý và thương yêu. Đây là dịp để nhớ về cội nguồn, ơn đức của bậc
sinh thành. Cài lên ngực bông hoa cao quý cũng chính là dành những tình cảm đẹp
nhất, dào dạt nhất của tình thương yêu máu mủ, của chữ hiếu mà con cái gửi đến bậc
sinh thành. Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt Nam ở Đài Loan thấm thía cảnh xa quê
hương xa người thân. Tình cảm thương nhớ cha mẹ già nơi quê hương lại được nhân
đôi khi đến ngày Vu Lan ai cũng cài một bông hoa màu lên áo. Khi phân biệt màu
hoa của mỗi người cài áo, nước mắt lại tuôn trào. Những ai không còn có mẹ, mang
hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất,
từ đó cần hành động sao cho xứng đáng là Phật tử. Phật tử được sư phụ cài hoa hồng
đỏ chắc hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ - Cha. Vu Lan là dịp đặc
biệt để các Phật tử tu sửa thân, tâm và yêu thương nhau nhiều hơn.
Cảm nhận cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật về ý nghĩa cài Hoa
trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu họ đều cho rằng: Nhân loại ai cũng công nhận hoa
129

hồng có vị trí đặc biệt giữa các loài hoa. Trong Phật giáo ngày lễ Vu Lan cộng đồng
người Việt Nam hướng đến đạo Phật cũng có dịp cài hoa hồng. Bông hoa hồng ý
nghĩa nói lên nỗi nhớ, tình yêu và lòng biết ơn của con dành cho cha mẹ, nỗi nhớ nằm
sâu trong tâm tưởng, vì vậy dù cha mẹ ở đâu, trên trần gian hay dưới địa ngục đều
thấu hiểu và cảm nhận được. Sau khi các Phật tử tham gia lễ hội Vu Lan đều cảm
nhận thấy nhẹ lòng với những lỗi lầm mình đã làm và cảm thấy vui vẻ và thanh thản
hơn. Giáo lý đạo Phật đã giúp người thân và tất cả những người xung quanh thấu hiểu
được ý nghĩa "từ, bi, hỷ, xả" hay "vô ngã, vị tha", ơn nghĩa sinh thành Trong Kinh
Địa Tạng: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây" “Công cha như
núi thái sơn -nghĩa mẹ như nước trong nguồn chay ra, một lòng thờ mẹ kính cha cho
tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật đến chùa yêu thích nhất là
tham gia các hoạt động văn nghệ, thi tài năng ca hát, múa, nấu ăn ảo thuật, “Tài năng
văn nghệ của người Việt Nam tại Đài Loan”). Khi ca hát trong lễ Vu Lan, Có một
bạn ở Đạo tràng Trí Đức “Hát Mẹ hiền yêu dấu tại Lễ Vu Lan tại Đài Loan”) các thí
sinh được bày tỏ cảm xúc của mình về cha mẹ, quê hương khi ở Đài Loan. Các hoạt
động giải trí đều có ban giám khảo và khán giả bình chọn và trao giải với nội dung
mang ý nghĩa Phật giáo hay nhất.
Trong Kinh Địa Tạng truyền lại, vào tháng bảy này, chúng sanh mắc tội sau
khi chết đọa địa ngục có cơ hội được xá tội, được thóat sanh về cảnh giới an lành.
Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng Bảy là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân
nên có lễ cúng cô hồn vào buổi chiều cho các vong linh không nhà cửa, không nơi
nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng. Còn những người có người
thân đã mất thì đi tảo mộ. Mùa Vu Lan báo hiếu tháng 7 âm lịch cũng là dịp để chúng
ta có cơ hội báo hiếu cho song thân phụ mẫu, gửi gắm tình cảm và hành động tới
những số phận nghèo khó, không may mắn xung quanh mình, đặc biệt đến những gia
đình có cha mẹ đang nằm tại viện Dưỡng lão, được chính phủ Đài Loan hỗ trợ. Các
Phật tử sau khi được viện Dưỡng lão cho phép, sẽ đến để chia sẻ, trò truyện, hát, kể
chuyện, vui chơi những trò chơi phù hợp với tuổi già, tránh làm các cụ già xúc động.
130

Ngoài ra, Phật tử còn đến với những số phận kém may mắn trong cộng đồng người
Việt Nam đang phải nằm viện, giúp đỡ họ về vật chất lẫn tinh thần.
Âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo là một trong những hoạt động không thể thiếu
trong các hoạt động tâm linh. Qua quá trình phát triển của xã hội, âm nhạc cũng đã
thay đổi theo thời gian cho phù hợp với Phật tử tại Đài Loan. Âm nhạc Phật giáo ra
đời để theo thời đại mới, phù hợp với nhu cầu các Phật tử hiện nay. Sự ra đời của âm
nhạc trong Phật giáo đã đánh dấu sự hưng thịnh riêng của Phật giáo. Đây là một hoạt
động tâm linh của Phật giáo, âm nhạc Phật giáo ra đời nhằm mục đích nhập thế, với
cách phát âm để đọc tự nhiên; cách phát âm khi ngâm; phổ biến âm nhạc; cách tụng
kinh qua âm nhạc,...
Phần này đề cập đến âm nhạc trong nghi lễ, không chỉ về sự khác nhau cách
tụng của Phật giáo Đài Loan so với các quốc gia khác, mà còn giá trị âm nhạc trong
Phật giáo. Âm nhạc trong Phật giáo mang lại ánh sáng soi đường, là luồng gió mới
đã và đang thổi vào tâm hồn Phật tử, tạo thư thái dễ đọc, dễ tụng, dễ ghi nhớ, tạo sự
gắn kết giữa đạo và đời. Những bước chuyển theo xã hội để phù hợp với từng đối
tượng nghe, cũng như thọ trì đọc tụng, đã cho thấy vai trò của âm nhạc trong nghi lễ
của Phật giáo tại Đài Loan.
Tôn giáo là hiện tượng xã hội rất quan trọng và phức tạp trong lịch sử nhân
loại như một hệ tư tưởng, đó là toàn bộ nền văn hóa của con người. Trong đó Phật
giáo, Kitô giáo, Islam giáo trở thành những tôn giáo lớn của thế giới. Phật giáo được
sáng lập vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên ở Ấn Độ. Phật giáo từ lâu đã không còn
ở thời kì hưng thịnh tại Ấn Độ, nhưng ở châu Á nó đã có những giai đoạn đạt đến sự
phát triển toàn diện nhất. Trong lịch sử lâu dài của sự tiến hóa, văn hóa âm nhạc Phật
giáo ban đầu truyền từ Ấn Độ bằng hình thức tụng kinh qua âm nhạc. Sau khi được
nhiều vị sư cao tuổi cảm thụ, phát triển, sáng tạo thì dần hình thành âm nhạc Phật
giáo với đặc trưng của Đài Loan. Hệ thống văn hóa âm nhạc Phật giáo đã trở thành
một bộ phận quan trọng trong khuôn khổ tổng thể của văn hóa âm nhạc truyền thống
Đài Loan. Nhưng qua một thời gian các học giả tập trung vào việc nghiên cứu văn
hóa truyền thống Đài Loan, trong đó có âm nhạc dân gian, các tác phẩm âm nhạc Phật
131

giáo và âm nhạc thờ phượng đã được sáng tác và phổ biến đến Phật tử.
Tài liệu của Tse Hsing Yun, 2012, Pp21, “The Development And Conceptual
Trans For Mation Of Chinese Buddhist.Song In The Twentieth Century” đã đưa ra ý
tưởng đưa âm nhạc vào Phật giáo. Trước tiên, phương thức ảnh hưởng mạnh nhất đến
đời sống của Phật tử chuyển tải qua lễ Vu Lan. Các bài hát Phật giáo đa phần lấy ra
từ các kinh điển, trước tiên là lấy các bài đơn giản trong kinh và phổ nhạc trở thành
các bài nhạc hay về Phật giáo dễ dàng tiếp cận tới đời sống. Kế đó là kết hợp âm nhạc
vào các khóa tụng kinh hàng ngày và Pháp khí để tạo thành các bài kinh thật hay và
dễ thuộc. Sau đó là tổ chức tại các sân khấu ca nhạc của Đài Loan cho những người
hiểu đạo và những người không hiểu đạo đến nghe. Người biểu diễn là các ca sỹ nổi
tiếng và một số các Phật tử cùng Tăng Ni. Âm nhạc cũng được sử dụng trong các vở
kịch Phật giáo, được biểu diễn khắp nơi, như tại rạp chiếu phim, trong các ngày lễ
hội của Phật giáo, kết hợp với lễ hội văn hóa truyền thống và nhạc trẻ,... Ngoài ra,
nhạc Phật giáo còn phát trên radio và truyền hình của Đài Loan. Bên cạnh đó, thể loại
nhạc này còn được thu âm và làm thành băng đĩa phát miễn phí ở tại các chùa, các lễ
hội và được công bố trên mạng internet để bất kỳ ai muốn nghe cũng có thể nghe
được. Ví dụ như Chú Đại Bi vừa có CD vừa có VCD để có thể xem hình. Còn có các
sách viết lời nhạc để người học có thể học các nốt nhạc, đàn được các bài hát và hát
được ở các tông giọng,... Đặc biệt là quyển sách The Buddhist Holy Song (1954) là
cuốn sách nhạc Phật giáo đầu tiên do nhóm Puti Shu xuất bản đã thu hút người Đài
Loan thời bấy giờ.
Sau đó, âm nhạc Phật giáo tiếp cận tới từng đối tượng đặc thù hơn, cụ thể là
đưa các dòng nhạc này vào học đường cho học sinh, sinh viên. Ngay trong những dịp
đám cưới, đám hỏi,… âm nhạc Phật giáo của Đài Loan cũng được sử dụng khá phổ
biến cho các Phật tử. Nhưng nhạc Phật giáo phát triển mạnh nhất vẫn là vào thập kỷ 60
đến 70 của thể kỉ 20. Giai đoạn này bắt đầu có nhiều dòng nhạc ra đời, kết hợp giữa truyền
thống và hiện đại, tạo ra được những dòng nhạc độc đáo, vừa giống nhạc trẻ đời thường,
nhưng độc đáo hơn và còn kết hợp với các pháp khí của Phật giáo, từ đó đem lại cảm giác
khác biệt và khiến đời thường và Phật giáo xích lại gần nhau hơn.
132

Phật giáo của Đài Loan du nhập từ nước ngoài, nên về cơ bản thì giống nhau,
nhưng yếu tố điều kiện sống và môi trường phong tục tập quán có khác nhau, pháp
khí cũng có khác nhau. Pháp khí Phật giáo Đài Loan có điểm đặc biệt riêng. Phật giáo
Đài Loan có các đặc điểm trong cách bày biện, trang trí và các nghi thức có sự khác
biệt so với các nước khác. Các nghi thức Phật giáo Đài Loan cũng khá đặc biệt như
đọc kinh, họ đọc giống như hát. Những bài kinh thường được phổ nhạc và người đọc
thường kéo dài tiếng đọc kinh của mình. Cách gõ chuông và mõ cũng khác với các
cách thức, quy chế,... ở Việt Nam. Phật tử thường thuộc những bài kinh hằng ngày,
nên khi tụng kinh họ thường nhắm mắt để toàn tâm hướng về bài kinh, cách đọc kéo
dài hơi khiến họ nhất tâm hơn, nghe được từng câu, từng chữ rõ ràng, rành mạch.
Nếu đến các nhà dân người Việt Nam ở Đài Loan hoặc Phật tử Đài Loan trên
khắp thế giới, đều sẽ thấy mang đậm nét của pháp khí và cách bày trí đậm nét của
Phật giáo Đài Loan. Ví dụ ở trước bàn thờ luôn có một cái bàn và một cái kệ đựng
kinh. Nghi lễ của Đài Loan còn khác biệt ở chỗ, khi cúng ngọ cũng kết hợp pháp khí
là đánh khánh để làm nền nhạc cho việc tụng kinh cúng ngọ rất độc đáo. Người làm
lễ sử dụng hai tiếng khánh để tạo thành nhịp điệu rất thanh tao, vang vọng. Cho nên,
khi nhìn vào các bàn thờ của người Việt Nam tại Đài Loan, chúng ta cũng thấy được
người Việt Nam đang ảnh hưởng theo Phật giáo Đài Loan.
Ở Đài Loan, đạo Phật được truyền bá mạnh nhất là nhờ vào các đài phát thanh
tiếng Hoa, tiếng Đài và tiếng Anh, tiếng Việt (tham khảo hình 1, phần phụ lục 3.3.1).
Phật giáo Đài Loan có các kênh truyền thông điện tử về giáo pháp. Đài truyền hình
của các tông phái đứng ra quay hình về các tông phái của họ, chiếu trên tivi trực tiếp
hoặc phát lại hoạt động của tông phai đó tại Đài Loan. Đây là một phương tiện quan
trọng góp phần xóa bỏ khoảng cách giữa Phật giáo với đời sống người dân qua âm
nhạc Phật giáo Đài Loan. Việc tổ chức một đài phát thanh Phật giáo phát sóng radio
và truyền hình là điều không có gì khó khăn. Đây là điều mà Phật giáo Đài Loan, Hàn
quốc,… đã thực hiện từ mấy mươi năm qua. Phương tiện này đã thực hiện tại các đạo
tràng của doanh nhân Đài Loan, bước đầu tiếp cận Phật giáo qua các bài hát kết hợp
với các bản nhạc trong kinh. Có thể mở tại các công ty, bệnh viện. Kinh sách của Đài
133

Loan được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt, những phương tiện này
phục vụ cho hoạt động hoằng pháp và tu học của người Việt Nam, dưới sự hướng dẫn
của người Đài Loan. Ở các công ty cũng có điều kiện tiếp xúc với các thiết bị hiện
đại, nơi mà đạo tràng thiết lập và đưa vào đài truyền hình các hoạt động học giáo lý .
Những người học đạo là nước ngoài cũng tiếp cận đơn giản và nhanh chóng hơn qua
các bài hát Phật pháp. Âm nhạc Phật giáo cũng nhờ những kênh truyền thông này mà
dễ dàng tiếp cận với người dân và Phật tử.
Giáo lý của đức Phật cơ bản dựa trên Giới, Định, Huệ. Trong ba yếu tố này,
giới luật là nền tảng căn bản. Nhờ giới luật mà sanh định, do định mà sanh huệ, nếu
trì giới thanh tịnh, thì định huệ tự nhiên sẽ được viên thành. Trong hàng Phật tử tại
gia, thì có 5 giới: không sát sanh, không trộm cướp, không nói dối, không tà dâm, và
mười thập thiện là cơ bản
Thực hành được năm giới thì kết quả sẽ viên mãn. Phật chế giới luật không
ngoài mục đích cho các hàng Phật tử đoạn trừ thói quen tật xấu, ngưng ác, hành thiện.
Kinh Hoa Nghiêm thuyết: "Giới là nền tảng căn bản của đạo quả Bồ Đề vô thượng.
Phải nên hành trì tịnh giới đầy đủ". Phật tử phải hành trì, lấy giới luật làm kim chỉ
nam cho cuộc sống hàng ngày mà ứng dụng tu hành, nương vào giới mà trường tồn
và phát triển, bỏ ác hướng thiện trong tâm thức, suy nghĩ cũng như hành động, ứng
dụng lời Phật dạy vào cuộc sống hàng ngày.
Chính vì thế cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật cần phải học giáo
lý để hiểu và thực hành trong cuộc sống. Khi nghe giáo lý thì đã thấy hay nhưng thông
qua âm nhạc, với những hợp âm của kèn, trống, các nhạc cụ, đàn hòa tấu, các nhạc
cổ của Đài Loan và Trung Quốc,... thì âm nhạc hòa quyện với cảm giác của con người
tạo nên một trạng thái thoải mái tinh thần, giảm stress. Đối với những Phật tử mới tu
tập thì nhạc Phật giáo là một phương tiện để khuyến khích Phật tử không nản chí, tìm
được hướng đi trong cuộc sống thông qua những lời khuyên răn, dạy bảo. Còn với
những Phật tử đã tu cao thì âm nhạc Phật giáo là một hình thức giải trí. Những lời răn
dạy này thông qua âm nhạc vừa truyền tải được ý nghĩa sâu xa vừa giúp Phật tử được
thư giãn khi thưởng thức. Khi nghe nói đến việc học kinh kệ thì mọi người thường có
134

tâm lý e ngại vì thấy khó nhưng bằng âm nhạc thì giáo lý nhà Phật được phổ biến một
cách dễ dàng, tự nhiên hơn. Không chỉ những lúc chú tâm nghiên cứu giáo lý mà ngay
cả khi cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật làm việc nhà, làm việc xã hội
cũng có thể mở nhạc lên để những thanh âm tao nhã vang vọng khắp không gian
khiến cho công việc trở nên thú vị hơn. Rất nhiều chương trình trên radio, tivi,... phát
nhạc miễn phí nên các Phật tử cũng không khó khăn trong việc tiếp cận âm nhạc. Âm
nhạc Phật giáo thường thuộc thể loại trữ tình với đặc trưng là tiếng mõ, tiếng khánh.
Dù không sôi động như nhiều dòng nhạc khác nhưng khi tiếng khánh trong trẻo vang
lên sẽ khơi dậy tâm trong sáng, lắng đọng, khiến người nghe dễ dàng lĩnh hội nội
dung giáo lý hơn. Âm nhạc Phật giáo khác với nhạc đời thường bởi nó rất cô đọng,
ứng với mọi trường hợp còn nhạc đời thường thì chỉ thường diễn giải một trường hợp,
tình huống cụ thể nào đó. Chính vì thế, khi nghe nhạc Phật giáo mỗi người đều thấy
mình là một phần câu chuyện trong bài hát, nghe bài nào cũng cảm thấy hay và ý
nghĩa.
Với giai điệu nhẹ nhàng, ngôn từ khúc triết và mỗi bài hát là một lời khuyên
nhủ nên Phật tử có thể nhẩm theo và thuộc một cách dễ dàng. Bằng cách học chủ
động như vậy, Phật tử còn bổ sung được vốn ngoại ngữ tiếng Đài và tiếng Phổ Thông
với cách phát âm chuẩn và đồng thời hiểu thêm về giáo lý đức Phật.
Những sự kiện liên quan đến âm nhạc như: biểu diễn văn nghệ, tập diễn đồng
ca,... cũng thường xuyên diễn ra và cũng là cơ hội để Phật tử tham gia vào hoạt động
cộng đồng. Thông qua việc tham gia những hoạt động tập thể lành mạnh như vậy,
Phật tử có thể hòa nhập hơn, biết thêm về phong tục tập quán Đài Loan, trau dồi khả
năng giao tiếp và tìm hiểu thêm về Phật pháp.
Âm nhạc Phật giáo không chỉ là những lời ca ngợi Phật giáo đơn thuần mà
hướng tới nhiều đối tượng khác nhau. Đối với những người học cao thì có những bài
hát về triết lí cao siêu; với trẻ em thì hát về chủ đề giáo dục trong gia đình, tình yêu
thương người thân, bạn bè; với giới trẻ thì có những bài hát về lối sống lành mạnh,...
Chính vì thế mỗi người trong xã hội đều có thể tìm thấy một thể loại phù hợp với bản
thân. Khi mà người dân tìm được cho mình một thể loại phù hợp thì mới dễ dàng
135

đồng cảm và thấy thích nghe, thích tìm hiểu về nội dung bài hát hàm chứa những lời
răn dạy Phật giáo hơn.
Triết lý trong đời sống Phật giáo luôn giúp con người có điểm tựa về tinh thần.
Trong cuộc sống cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài Loan, âm
nhạc Phật giáo phổ thành bài hát được các Phật tử rất thích vì nhạc và kết hợp với
giáo lý hay lời chú có thể giúp họ dễ thuộc được hơn, vì đối với người Việt Nam đọc
tiếng Hoa nói tiếng Hoa còn khó nói gì đến học thuộc các bài kinh trong Phật giáo và
đa phần đọc kinh phải rõ ràng mạch lạc. Âm nhạc trở thành một phương tiện giúp
cộng hưởng tâm thức của con người với giáo lý nhà Phật, khiến cho giáo lý nhanh
chóng được tiếp nhận và đồng thời Phật tử cũng cảm nhận được sự thoải mái, thư thái
khi thưởng thức âm nhạc. Nhạc Phật giáo nằm trong dòng chảy âm nhạc nói chung
nhưng mang những đặc trưng riêng vì không chỉ truyền tải những triết lý nhân sinh
mà còn giúp con người có niềm an lạc.
Âm nhạc Phật giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống Phật tử trẻ,
hướng Phật tử tới những hoạt động lành mạnh và xây dựng niềm tin Phật giáo. Thông
qua âm nhạc cùng giai điệu du dương, Phật tử có thể tìm được sự an lạc trong thế giới
tinh thần. Sự phổ biến của âm nhạc Phật giáo trong đời sống xã hội là đệ tử Phật là
minh chứng cho sức ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo và tình yêu nghệ thuật của
cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài Loan
Nhóm cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài Loan nhiều năm
tại chùa Trí Đức Đài Trung (Đài truyền hình người Việt Năm Châu, 1/03/2016, “
Người Việt tại Đài Loan tham gia lễ hái lộc cầu an đầu năm” thì cho biết họ đến chùa
không phải lễ lạy mà đến chùa để tâm được bình an, cầu cho gia đình mạnh khỏe.
Ngoài ra đến chùa còn để gặp các Tăng Ni để chia sẻ, lắng nghe lời khuyên, giải
quyết những khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, đến chùa còn để học các giáo
lý trong kinh điển như sống khiêm tốn (vô ngã) khiêm nhường và suy nghĩ về cuộc
sống hàng ngày của bản thân sau đó áp dụng giáo lý của đức Phật vào đời sống. Họ
cho rằng đạo Phật chủ yếu khuyên con người làm những điều phúc đức, tốt lành trong
xã hội và trong gia đình cũng như đời sống cá nhân hàng ngày. Từ những việc nhỏ
136

nhất cho đến việc lớn nhất đều phải suy nghĩ trước khi làm. Biết nhìn ra mặt tốt mặt
xấu thì mà gạt bỏ hay noi theo. Phật tử cần tự bản thân suy ngẫm và thực hành để
cảm nhận được giá trị cuộc sống và sống có ý nghĩa hơn. Giáo lý đạo Phật dạy chúng
ta dùng kinh điển làm kim chỉ nam để phân biệt đúng sai, phải trái, tốt xấu. Phật tử
làm gì cũng cần suy nghĩ rằng: “Lợi mình tổn người là việc xấu, thành toàn cho
người là việc tốt đẹp. Tổn thương người khác tức là tổn mình, lợi người tức là lợi
mình.” Giáo lý đạo Phật dựa vào nhân quả không phải dựa và lễ lạy cầu xin mà ứng
nghiệm.
Qua phỏng vấn sâu tại Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng, cộng đồng người Việt
Nam hướng đến đạo Phật đến đông nhất là ở chùa Trí Đức, Đài Trung. Sư phụ là
người Việt Nam và nơi đây còn có các Tăng Ni ở Việt Nam qua kết hợp giảng đạo.
3.3.2. Trong lễ Phật Đản
Một trong những việc làm phổ biến của Phật tử chuẩn bị cho ngày lễ Phật Đản
là đóng góp công đức cho việc chuẩn bị tiền, đồ vật như gạo, nước tương, bánh kẹo,…
Hầu hết Phật tử đi lễ ở chùa việc đóng góp là tự nguyện, ngoài ra còn làm công quả
như làm đồ chay, quét nhà, lau bàn thờ, cắm hoa,... Cộng đồng người Việt Nam còn
đóng góp công đức qua các tiết mục múa hát, quay video, chụp ảnh,… về Phật giáo.
Mỗi khi có cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài Loan tại các
chùa của người Việt Nam tham dự thì đều được kết nối với đài truyền hình cũng như
mạng xã hội để lan tỏa, truyền tải, làm tăng trưởng niềm thân tín Tam bảo đối với
hàng Phật tử tại gia. Các Đạo tràng Việt Nam như từ Tuệ Quang và Trí Đức xứng
đáng là một trong những điểm sáng đáp ứng lòng khát ngưỡng tu học và sinh hoạt
của đồng bào người Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài Loan.
Theo thông lệ, hằng năm cứ đến ngày Rằm tháng tư, hầu hết trên đất nước Đài
Loan cũng như thế giới đều tổ chức lễ hội Phật Đản cũng được các Phật tử long
trọng tổ chức kỷ niệm ngày đức Phật ra đời. Từ năm 1999, lễ Phật đản vào 15/4
đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ
Phật đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là
137

Vesak (lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn). (Phra
Brahmagunabhorn (P.A.Payutto), 2011, tr.2)
Về ý nghĩa của lễ Phật Đản, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là một thái
tử tên Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, thuộc vương tộc Thích Ca. Ngài được cho
là sinh vào ngày Rằm tháng tư năm 624 trước tây lịch (theo Nam tông); mùng
8/4 (theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha
ở Nepal.(P.A. Payutto, 2011, pp. 39-40).
Tại Đài Loan đến lễ Phật Đản, ngoài việc tổ chức lễ tại mỗi chùa, các chùa
còn đăng ký tổ chức lễ tại quảng trường Trung Chánh kỷ niệm thuộc Đài Bắc (tham
khảo hình 1, ở phần phụ lục 3.3.2), vì Đài Bắc là thủ đô của Đài Loan. Sự kiện này
diễn ra trong suốt tháng Phật Đản. Có tổng thống Đài Loan, các thị trưởng của Đài
Bắc, các ban lãnh đạo khác cùng các Tăng Ni và Phật tử đến tham dự và được truyền
hình trực tiếp trên đài truyền hình Phật giáo. Ở Đài Loan có rất nhiều chùa có đài
truyền hình riêng cùng phát sóng với đài truyền hình PTS cũng như các truyền hình
khác. Mỗi năm, cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật ở Đài Loan tham dự
đông nhất ở chùa Từ Tế. Thông tin được truyền thông qua nhiều ngôn ngữ như Anh,
Hoa, ngoài ra còn được phiên dịch trực tiếp qua các ngôn ngữ khác. Người trong ban
tổ chức ăn mặc theo nghề nghiệp của mình, theo đạo tràng Từ Tế quy định. Phật tử
đến tham dự cũng cần ăn mặc trang nghiêm để được vào đội ngũ cúng hương và được
tham dự nghi lễ tắm Phật (Trí Đức, 16/10/2015, “Phật Đản Trí Đức”), thắp đèn, dâng
hoa, làm lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên sông(tham khảo hình 2, phần phụ lục 3.3.2),
tổ chức văn nghệ chào mừng Phật đản, thuyết giảng Phật pháp, thi thể thao, thi nhảy
cò, thi tập Thái Cực Quyền, thi nấu ăn, thi viết chữ. Cờ Phật giáo được treo khắp các
chùa. Ngoài ra còn tổ chức các hoạt động từ thiện, xây nhà tình thương, thăm hỏi và
tặng quà bà con nghèo,… Có hàng nghìn Tăng, Ni và Phật tử tham dự, tổ chức xe hoa
diễu hành trên các đường phố. Lễ Phật Đản đặc biệt được nhiều người biết đến là lễ
hội đèn lồng (lễ hội ánh sáng). Các hình Phật và ý nghĩa của kinh cũng được diễu
hành khắp nơi trung tâm của Đài Loan. Lễ hội này mang giá trị truyền thống kết hợp
với hiện đại nhằm làm cho những lời trong kinh Phật được lan tỏa đến với người hiểu
138

đạo lẫn người chưa hiểu đạo. Họ có cơ hội chiêm ngưỡng các ngọn đèn được thắp
sáng như biểu tượng của sự thánh thiện, cao thượng mà bao Tăng Ni và Phật tử đang
tin tưởng thọ trì. Lễ hội còn mang ý nghĩa văn hóa Phật giáo thể hiện qua những ngọn
đèn lồng được thắp sáng tại khắp các nẻo đường trung tâm thành phố và trong các
ngôi chùa. Tăng Ni và Phật tử mặc đồng phục nghiệp vụ của mình có gắn thẻ huy
hiệu để biết được người đó được chùa tặng chức sắc của các Phật tử. Huy hiệu gắn
hình thuyền Bát Nhã và gắn logo của Từ Tế(tham khảo hình 3, phần phụ lục 3.3.2).
Họ làm lễ tại quảng trường Trung Chánh Kỷ Niệm, hội trường với sức chứa có hàng
nghìn Tăng, Ni, Phật tử tham dự. Sau khi tham dự lễ hội, giá trị mang lại cho hàng
Phật tử là đều biết buông bỏ bớt những tính xấu như đố kỵ, kiêu căng, sân hận, ích
kỷ nhỏ nhen, biết sống hiền lành, từ bi, tha thứ. Phật tử còn truyền đạt lại những giáo
lý tốt đẹp đó cho mọi người xung quanh để tất cả cùng được bình an, hạnh phúc. Đó
là tinh thần của người đệ tử Phật trong ngày lễ Phật Đản tại Đài Loan. (Nguyễn Thi
Thanh Mai, 2015, tr.24)
Về việc lễ Phật, xuất phát từ những mong muốn trong cuộc sống hằng ngày,
người Phật tử đặt niềm tin vào Phật, Bồ Tát để cầu xin sự che chở, phù hộ. Điều này
đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi người. Bởi vì, cuộc sống
đôi khi không thuận lợi, suôn sẻ, trước những khó khăn của cuộc sống, mỗi người sẽ
tìm những cách giải quyết khác nhau. Nhiều người chọn cách đặt niềm tin vào các vị
Phật, Bồ Tát để có thêm sức mạnh tinh thần, vượt qua những khó khăn trong cuộc
sống hiện tại và hy vọng ở tương lai. Có thể nói, niềm tin vào các vị Phật, Bồ Tát làm
họ cảm thấy yên tâm, thanh thản hơn trong cuộc sống và có thêm những động lực,
sức mạnh tinh thần giúp họ vươn lên.
Cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật tham gia đến chùa thường
đến chùa để công phu như hành thiền, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, giúp cho thân
thể được an lạc. Bên cạnh đó cũng cầu cho gia đình được bình an mạnh khỏe, thân
tâm an lạc. Hy vọng các thành viên trong gia đình bạn bè cũng sớm giác ngộ và
hưởng được an lạc ở hiện tại và tương lai.
139

Khi phỏng vấn nhóm cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật tham
gia đến chùa nhiều năm tại Phật Quang Sơn, họ đều cho rằng Phật giáo không yêu
cầu hay đòi hỏi chúng ta phải đến chùa lễ lạy. Đức Phật khuyên chúng sanh tự phát
triển khả năng và trí tuệ của chính mình bằng cách diệt trừ phiền não, dạy cho người
gặp những khó khăn trong cuộc sống biết cách vượt khổ, sống có trí tuệ và từ bi, tu
sửa tâm mình để an lạc trong mọi giây phút. Phật chỉ cho con đường ngài đã đi qua
còn bản thân mỗi người cũng phải tự trải nghiệm, lãnh hội thì mới cảm nhận được
giáo lý của Ngài mà thọ dụng. Phật khẳng định rằng chính những suy nghĩ, hành vi
của bản thân quyết định số mạng và vận mệnh chứ không phải đến chùa lễ lạy để đạt
được mọi thứ mong cầu. Tăng Ni thường khuyên các Phật tử nếu không có điều kiện
thì ở nhà công phu tu sửa từng giây phút không cần phải đến chùa van xin nếu không
sửa tận gốc bản thân thì cầu xin lễ lạy cũng vô dụng. Cần rèn luyện làm việc gì cũng
suy nghĩ cẩn thận, vì từ suy nghĩ mới hình thành tư tưởng, lời nói và hành động. Phật
tử đã hiểu luật nhân quả thì làm gì cũng nghĩ đến hậu quả sau khi làm, nếu không
cẩn thận suy nghĩ và hành động sẽ biến thành thói quen và ảnh hưởng đến nhân cách.
Tất cả những nghiệp thiện và nghiệp ác đều do ta tạo từ quá khứ, hiện tại mà thành,
chứ không phải đến chùa lễ cầu xin mà mong nguyện được điều tốt.
Nhóm phỏng vấn nhóm cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật tham
gia đến chùa nhiều năm tại Từ Tế Đài Bắc thì cho rằng giáo lý đạo Phật chỉ mong
mọi người sống tốt, hành động tốt, khuyến khích mọi người giúp đỡ, quan tâm và
chung sống hòa bình cùng nhau. Không phải đến chùa thắp nhang lễ lạy cầu xin đủ
thứ. Phật giáo khuyên Phật tử lấy lời khuyên trong kinh kệ mà thực hành. Phật tử cần
chứng nghiệm qua cuộc sống và suy xét qua kinh nghiệm của chính mình để tự cứu
lấy mình chứ không nên nương nhờ vào việc đến chùa lễ lạy cầu xin mà đạt được.
Tất cả phước huệ do mình tạo từ vô lượng kiếp đến nay, khi biết tu sửa chấp nhận
luật nhân quả mà vượt qua nó dễ dàng thì dù gặp khó khăn cũng sẽ không bị bế tắc
trong cuộc sống. Ngoài ra họ cho rằng đến chùa chủ yếu là có môi trường và không
khí tu tập, nghe các thầy giảng có sự khuyến tấn, có tình thương bao la, thương yêu
giúp đỡ nhau không có sự cạnh tranh nhiều như ở ngoài xã hội.
140

Phỏng vấn nhóm nhóm cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật tham
gia đến chùa Việt Nam ở lễ hội, họ đều cho rằng giáo lý đã khuyên răn các Phật tử
thực hành trọn vẹn năm điều đạo đức; giữ gìn chính niệm trong các oai nghi: đi,
đứng, nằm, ngồi; giữ thân, miệng, ý thanh tịnh, trang nghiêm. Trải nghiệm tu tập,
tâm luôn hoan hỷ, thái độ hòa nhã, cởi mở, thân thiện, độ lượng, bao dung. Học hạnh
lắng nghe, hiểu biết, cảm thông, tùy hỷ, hợp tác. (Phỏng vấn nhóm cộng đồng người
Việt Nam tại Tịnh Tông Học Hội Đài Trung 16/7/2017)
Ngoài ra, lễ Phật Đản cũng là dịp cho các công ty du lịch phát triển. Mỗi năm
vào ngày lễ Phật Đản du khách đến xem rất đông, vì ngày này các đèn lồng được thắp
sáng rất lộng lẫy và nhiều màu sắc. Hơn nữa đèn lồng được thiết kế với nhiều kiểu
hình đa dạng, mang ý nghĩa Phật giáo. Lễ hội còn thu hút đông đảo người dân, các
sinh viên, lao động các nước đang sinh sống và học tập tại Đài Loan đến tham dự. Có
thể nói, sự tham gia thường xuyên của người dân vào dịp lễ hội tại Trung Chánh Kỷ
Niệm là nơi trung tâm của Đài Bắc, góp phần bảo vệ giá trị văn hóa phi vật thể của
Phật giáo (tham khảo hình 4, phần phụ lục 3.3.2).
Qua đó thấy rằng, cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật đã tham
gia đóng góp trong lễ hội những việc phù hợp với thời gian và khả năng của họ. Người
đứng đầu các tiểu đạo tràng sẽ nhận việc từ ban tổ chức, sau đó họp lại và phân công
công việc cho các Phật tử tình nguyện. Tất cả các hoạt động trong lễ hội đều có cộng
đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật tham dự.
Lễ hội có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, là giá trị tinh thần, văn hóa phi vật thể
không thể tách rời khỏi những giá trị vật chất, văn hóa vật thể của di tích. Cho nên,
lễ hội vừa là phương tiện, vừa là hình thức để giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa
và giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Vì vậy, đóng góp của người đi lễ còn góp phần
bảo tồn và lưu truyền lễ hội cho thế hệ mai sau, làm cho lễ hội sống mãi trong cộng đồng.
Phỏng vấn nhóm cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật ở hai đạo
tràng họ đều cho rằng đến với lễ hội người ta dễ cảm nhận được tình thương thầm
lặng của cha mẹ đã hy sinh cho con cái. Đến chùa không phải chỉ cúng lạy, mà điều
quan trọng là cần phải học chánh pháp trong kinh sách và tu tập đức hạnh. Theo Phật
141

giáo đi chùa hỏi đạo là đúng tinh thần học pháp của người con Phật. Có nghe giáo lý,
có học công hạnh của Phật, Bồ Tát, Phật tử mới biết phương hướng tu tập, mới thấy
trí tuệ, từ bi để tu sửa bản thân. Đến chùa mà không học giáo lý hoăc tự học giáo lý
và công phu thì Phật tử này vẫn không thể hiểu hết về đạo Phật. Đức Phật đã dạy
rằng: "Ai thuyết giảng chánh pháp chính người ấy cho ta sự bất tử". Hòa thượng Thích
Khánh Anh cũng dạy: "Tu mà không học là tu mù, học mà không tu thì cũng chỉ là cái
túi đựng sách”. Đã là Phật muốn xứng đáng với danh hiệu của mình, cần phải học và
hành đúng với đường lối Phật dạy. Đó cũng là biện pháp hữu hiệu nhất để chúng ta
được sống an lành và hạnh phúc ở hiện tại và tương lai và khi chết đi được siêu thóat
về cõi an lành.
Lễ hội giúp các cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật đến gần với
nhau hơn, là dịp sum họp cộng đồng người Việt về gắn kết yêu thương, chia sẻ. Các cô dâu
Việt Nam còn khuyến khích người chồng Đài Loan và gia đình nhà chồng đến dự và sinh
hoạt với cộng đồng Việt Nam qua sinh hoạt lễ hội Phật giáo. Họ khuyên dạy con biết hiếu
thảo với cha mẹ, con cái có trách nhiệm giữ gìn những giá trị văn hóa- lịch sử trong các
lễ hội của Phật giáo cho cộng đồng người Việt Nam nơi xa xứ.(Chùa Việt Đài,
5/05/2019, “Lễ Phật Đản Chùa Việt Đài”).
Có thể nói, lễ hội là nơi quy tụ Tăng Ni cùng Phật tử đến tham dự đầy đủ, sinh động
văn hóa Phật giáo gắn với đời sống giá trị con người. Hơn thế còn có tác động đến đời sống
xã hội cũng như đời sống của Tăng Ni và Phật tử cả về vật chất cũng như tinh thần. Cách
chức tổ chức rất chuyên nghiệp và quy mô lễ hội cũng đượcTăng Ni Phật tử tại lãnh thổ Đài
Loan và thế giới chào đón nồng nhiệt. Lễ hội của Phật giáo mang nét đẹp văn hóa độc đáo,
giàu sức sống, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
3.4. Đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội của cộng đồng người Việt
Nam hướng đến đạo Phật ở Đài Loan.
Nhân loại đang có những bước tiến dài và vượt bậc về khoa học – công nghệ
và sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực trên toàn cầu. Thế nhưng, liệu điều đó
có đảm bảo rằng chúng ta đang phát triển bền vững. Những thảm họa nhân đạo lớn
nhất từ trước đến nay liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, dường như đang giúp
142

thức tỉnh nhân loại về sự suy thóai đạo đức trong nhiều lĩnh vực. Nguyên nhân khủng
hoảng nhân đạo không nằm ngoài thiên tai, chiến tranh, bạo loạn, xung đột mâu thuẫn,
bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội, tham nhũng, quan liêu,... mà nguồn gốc chính là từ
những hành động đi ngược lại đạo đức của con người không ngoài tam độc tham, sân,
si. Muốn giáo dục mỗi cá nhân tốt nhất thì cần áp dụng giáo dục toàn diện trong gia
đình, nhà trường, xã hội. Đối với những Phật tử, thì giáo dục trong Phật giáo cũng
đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành nhân cách. Sự sửa đổi tu dưỡng cần bắt
nguồn từ nội tâm của con người, sau đó mới tác động đến ngoại cảnh xã hội. Nếu
không chuyển đổi nội tâm con người trước, mà biến đổi ngoại cảnh và đối phó với
hình thức bên ngoài của xã hội, thì sự chuyển hóa cũng không thể bền lâu, vì vẫn
không thể kiểm soát được các hành vi thầm kín bên trong của nội tâm con người.
(Nguyễn Thi Thanh Mai, 2014, tr.72)
3.4.1. Đạo đức Phật giáo trong đời sống cá nhân và xã hội hiện đại
Thời đại nào cũng sẽ tồn tại những vấn đề dẫn đến suy thóai đạo đức. Khi vận
dụng trí thông minh vào việc có ích, sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho xã hội.
Nhưng khi con người dùng trí thông minh cho những mưu mẹo, toan tính vì lợi ích cá
nhân, thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho xã hội. Đó vừa là điểm mạnh vừa là điểm
yếu lớn nhất trong sự phát triển của loài người, chính vì thế mà con người cần phải
dung hoà suy nghĩ về đạo đức, để có thể tạo ra một xã hội tốt đẹp và để chính bản thân
ta có thể thanh thản vì những gì đã làm.
Đặc biệt có một điều chúng ta nên hiểu rằng gốc gác nội tâm, tính cách con
người rất khó mà thay đổi. Dân gian có câu “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, khi
sinh ra chúng ta đều một lòng như nhau, nhưng khi trưởng thành bản tính dần bộc lộ
tạo ra bản sắc riêng biệt của mỗi con người, đó chính là tính cách trời sinh không dễ
gì thay đổi. Trừ khi có tác động mạnh từ ngoại cảnh khiến bản thân ta bắt buộc phải
thay đổi để thích ứng và mang lại lợi ích cho bản thân. Tuy nhiên, để thích ứng ta
phải chọn cách sống giả tạo, hai mặt, lừa trước dối sau thì chắc chắn con người ta sẽ
dễ dàng suy đồi đạo đức, hình thành nên những suy nghĩ không hay, có tâm địa độc
ác. Cứ tiếp tục sống che giấu bề ngoài, nếu không bị phát giác thì cứ tiếp tục làm, còn
143

người hướng đạo họ không quan tâm đến người phát giác mới tu sửa, mà họ tu sửa từ
chính bản thân họ để không tác động đến tiềm thức của họ. Người chưa hiểu đạo hay
mắc phải đối phó bề ngoài, không phải tự chấn chỉnh như người tu chân chánh, họ
hay thể hiện bản tính tốt đẹp bề ngoài cho nên con người sẽ bắt đầu có những hành
động mất lí trí, mất kiểm soát dẫn đến vô vàn các tệ nạn xã hội.
Trong chúng ta, ai đã từng tìm hiểu, từng được nghe về đạo Phật thì chắc chắn
cũng hiểu rằng giáo lý của đức Phật luôn dạy con người những điều tốt đẹp, giúp con
người có những tâm niệm trong sáng để từ đó mà rèn luyện tích cực, tu dưỡng tâm
tính để ngày một tốt hơn. Qua cách thích nghi, ứng xử với xã hội bản chất đạo đức
của con người mới bộc lộ, những mặt hạn chế cũng được nhìn nhận và tu sửa. Đối
với đức Phật, một đời sống hạnh phúc xuất phát từ bên trong nội tâm. Con người nếu
biết nhìn nhận bản thân, tu tâm dưỡng tính, không ham thói đời mà đánh mất bản
thân, thì cuộc sống sẽ hạnh phúc. Ngài khuyên các Tỳ kheo nên lấy giới luật làm thầy,
Phật tử tại gia nên giữ trọn năm giới, làm mười điều thiện, như vậy sẽ hình thành
nhân cách có đạo đức tốt, bảo đảm đời sống hạnh phúc cho chính mình. Đức Phật đã
nhấn mạnh cho các Tỳ kheo trong Kinh Tăng Chi II,tr 11 “Một đời sống đạo đức là
một đời sống hạnh phúc”. Chỉ cần thành tựu năm pháp: có lòng tin, có lòng hổ thẹn,
có lòng sợ hãi, tinh tấn và có trí tuệ, vị tỳ kheo sẽ được an lạc ngay trong hiện tại,
không có ưu não. Trong kinh Pháp cú có câu “Không làm mọi việc ác, thành tựu các
hạnh lành, tâm ý giữ trong sạch, chính lời chư Phật dạy” hay câu “Ác hạnh không
nên làm, làm xong chịu khổ lụy, thiện hạnh ắt nên làm, làm xong không ăn năn, pháp
cú câu 183”; “Ai mến kẻ bất thiện, không ái luyến bậc thiện, thích pháp kẻ bất thiện,
chính cửa vào đại vong, pháp cú câu 318”, ý chỉ người sống có đạo đức giới hạnh
trang nghiêm sau khi mạng chung về cõi an lành. Còn ngược lại không biết tu dưỡng
đạo đức sẽ phải chịu muôn vàn khổ đau. Trong đại tạng Phật Quang Đại Từ Điển
Kinh của dịch giả Thích Quảng Độ quyển 2 trang 1621 giải thích về căn bản Đạo đức
và Xã hội quyển 6 trang 7280² của đức Phật đề ra: “Nguyên lí thiện ác, chính tà có
liên quan đến hành vi của nhân loại. Đạo đức cùng nghĩa với chữ “tập tục” bởi vì tập
tục là nền tảng của đạo đức và pháp luật, trong đó, pháp luật là phép tắc trong hoạt
144

động xã hội, còn đạo đức là mẫu mực tất yếu của cá nhân nguyên tắc ứng xử của loài
người”. Đức phật đã dạy lấy con người làm trọng tâm giáo hóa không ngoài chánh
báo và ý báo, năm giới cấm, nhân quả, từ bi, nhẫn nhục, thiền định và trí tuệ , nếu
thực hiện những điều trên là đã hành theo lời đức Phật. Ngoài ra đức Phật còn giảng
rất nhiều trong các Kinh điển như: Kinh Siêu Nhựt, kinh Tam Muội quyển hạ, kinh
Vô Lượng Thọ quyển hạ, Luận Đại Trí Độ quyển 15, Tăng Chi II trang 1, Kinh Tập
trang 18,... từ đó mở rộng tư tưởng luân lí. Phật giáo luôn răn ác, khuyến thiện, cấm
chỉ mười điều ác (Thập Bất Thiện Nghiệp), giáo lý đạo Phật chỉ rõ các nghiệp báo
đến với bản thân và xã hội đều theo luật nhân quả nghiệp báo chi phối. Chính vì thế,
đức Phật đã xác nhận con người là chủ của nghiệp, nghiệp mình đã tạo thì nhất định
nhận lãnh quả báu, không thể trốn chạy, dù có trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trong cuộc sống nghiệp của mỗi người khác nhau, nên sự hưởng phước hay gặp họa
cũng khác. Trong Kinh pháp cú 127: “Không trên trời dưới biển, không lánh vào động
núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp”. Trong tinh thần căn bản của
Phật giáo, thì Đức là tự mình được lợi ích, Đạo là làm lợi ích cho người khác.
Sau đây là những ý của nhóm doanh nhân người Việt Nam hướng đến đạo Phật
về đạo đức kinh doanh của họ. Một thời gian dài trước khi chưa hiểu về giáo lý của
đạo Phật, các doanh nhân kinh doanh chỉ vì lợi ích cá nhân mà không màng đến
quyền lợi của người khác, dẫn tới làm những việc suy đồi đạo đức ảnh hưởng đến xã
hội. Với người không nghĩ đến đạo đức xã hội chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân thì họ
chấp hậu quả gây ra cho xã hội, khi đó đức tin cũng không còn quan trọng bằng một
nền kinh tế hưng thịnh cũng như lợi ích của bản thân họ. Tuy nhiên cũng có những
thành công chung của nền kinh tế thị trường giúp cho xã hội phát triển. Một cộng
đồng chung tay góp sức trong các hoạt động thì kinh tế mới phát triển. Ví dụ người
chủ nhờ sự lao động của công nhân để tạo nên doanh nghiệp thì công nhân cũng vậy
nhờ có tiền trả lương của doanh nghiệp để chi trả cuộc sống, họ cùng nhau tồn tại
và phát triển. Nếu dựa trên đúng luật pháp đã đưa ra thì họ sẽ không đạt được sự lợi
nhuận cao, tuy nhiên đừng vì lợi nhuận trước mắt mà cố tình làm liều, vi phạm pháp
luật thì dẫn tới hậu quả khôn lường không những đánh mất cả một cuộc đời và ảnh
145

hưởng đến những xung quanh. Trước hết phải làm đúng với lương tâm, dựa vào các
yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa cùng với đó là những bước tiến chậm mà chắc thì
ắt hẳn mọi chuyện thành công đem lại hạnh phúc cho chính mình và xã hội. Và nếu
như người có đạo đức biết kinh doanh đúng pháp luật góp phần phát triển nền kinh
tế thị trường sẽ được nhà nước công nhận những thành công đóng góp đó cho xã hội
dưới hình thức của họ. Nếu họ hiểu luật nhân quả thì bản thân họ sẽ tự soi chiếu mình
từ suy nghĩ đến hành động áp dụng giáo lý đạo Phật trong việc kinh doanh và biết rõ
hậu quả nghiệp báo mà họ cố tình gây ra. Ngược lại nếu họ không hiểu biết về giáo lý
đạo Phật sẽ dần xa ngã về đạo đức, làm những việc không tuân theo quy định pháp luật.
Nếu ai cũng sống có giới hạnh đúng như giáo lý đức Phật đưa ra thì xã hội không cần
dùng các luật pháp hay quản lý họ dưới mọi hình thức, họ vẫn làm tốt và suy nghĩ trước
sau có đạo đức để phát triển kinh doanh của họ dưới mọi hình thức có lợi cho mình và
có lợi cho xã hội. Đấy là những người hiểu và hành trì theo giới luật, còn một số người
hiểu về giới luật mà không hành trì đúng như pháp luật có lẽ bởi vì họ có ác niệm quá
sâu, tác động ngoại cảnh khiến họ mất lí trí, niềm tin thì hậu quả không hay xảy ra là
điều khó tránh khỏi cho xã hội. Trước hết ta thấy rằng các điều luật được lan truyền
rộng rãi theo xu hướng tâm lý chung của mọi người. Do chính phủ ban hành và xử lý
nghiêm khắc những sai phạm trái luật lệ một cách hợp pháp theo các thủ tục của họ. Vì
vậy đương nhiên những thủ tục pháp lý của riêng mình là không đủ quyền lực hành xử
một con người khi chỉ dựa vào các quy chuẩn đạo đức, luật nhân quả hướng thiện cho
xã hội. Ta cần trang bị những điều hiểu biết cơ bản về luật pháp của các ngành nghề khi
kinh doanh, khi hoạt động trong xã hội và song song đó là đạo lý Tôn giáo trong đó có
Phật giáo. Như vậy sự phát triển kinh tế có thể bền vững và sẽ không chịu hậu quả ngoài
ý muốn.
Một người con Phật muốn cuộc đời mình bình yên thì phải áp dụng đạo đức
Phật giáo vào đời sống xã hội. Nếu mỗi một cá nhân hiểu về giáo lý Đạo Phật ứng
dụng vào đời sống xã hội như vậy đầu tiên sẽ giữ được bản sắc truyền thống văn hóa
tốt đẹp là đối tốt với gia đình, sau đó là hành xử chuẩn mực với xã hội. Nếu muốn
cuộc sống tốt đẹp trong hiện tại và tương lai, mỗi chúng ta khi đã hiểu được giáo lý
146

của đức Phật phải đem ra hành trì, thực hiện trong cuộc sống hàng ngày, luôn kiểm
soát tất cả các hành vi của mình, bỏ những thói quen bất chính, bỏ ác hành thiện, nên
thực hiện điều lành ứng với cuộc sống và xã hội. Không phải như nhiều người quan
niệm rằng áp dụng giáo lý của đức Phật là cầu xin đức tối cao hay để lễ bái, như vậy
thì chẳng khác gì câu nói “Khẩu Phật tâm xà” của những con người giả tạo, sống hai
mặt. Hành trì theo giáo lý của đức Phật làm điều thiện thì ta sẽ được hưởng cuộc sống
mới an vui hạnh phúc trong hiện tại và tương lai. Còn xã hội không yên ổn là do
nghiệp bất thiện của chúng ta mà tạo ra. Chúng ta thấy cách ứng dụng vào trong cuộc
sống của người hiểu được giáo lý đức Phật và người không hiểu giáo lý thật khác
nhau. Cuộc sống vật chất và tinh thần của họ cũng nằm ở hai thái cực trái chiều.
Những người hiểu giáo lý đạo Phật họ biết về luật nhân quả, họ luôn sống làm lành,
tích đức, làm việc lợi mình và lợi người. Nếu mỗi con người đều có ý thức tu sửa
những tật xấu thì xã hội giảm bớt những tệ nạn về gia đình và cộng đồng. Nhân loại
không hiểu được giáo lý Đạo Phật ứng với xã hội như thế nào thì cuộc sống của họ
quay cuồng không có lối thóat. Trong đó đạo là kim chỉ nam của cuộc sống thường
nhật và đời chính là môi trường thuận lợi giúp cho đạo được viên thành. Đạo nhờ đời
mà thành hiện hữu, đời nhờ đạo mà được an lành tự tại. Đạo mà không ứng dụng vào
cuộc sống thực tế thì đạo chỉ là một hệ thống triết lý khô cằn không tỏ. Đời mà vắng
bóng đạo thì đời nghiêng ngửa quay cuồng và diễn ra bao hung tàn, cướp bóc, chiến
tranh, tệ nạn quan liêu, tham ô lãng phí, tham nhũng, buôn lậu, tranh thua hơn kém,
đấu đá nhau, ... nên đạo và đời phải song hành, không thể độc lập ngăn cách nhau.
Mỗi người chúng ta khi hiểu được đạo đức Phật giáo thì cần kiểm soát bản
thân, tự gạt bỏ hay sàng lọc thân tâm mình, loại bỏ đi tham sân si. Trong các nhu cầu
thiết yếu trong cuộc sống như ăn, ở, mặc, ... chỉ cần ứng dụng giáo lý đạo đức của
nhà Phật sẽ giúp ta thanh lọc thân tâm theo hướng mình muốn. Quan trọng đầu tiên
cần xây dựng nền tảng đạo thật vững chắc đó là tu dưỡng bản thân, sửa đổi những tật,
điều sai trái mà không phải sửa là được ngay, mà cần phải có thời gian tự gạt bỏ dần
dần. Bất cứ người nào cũng phải đối diện với nghịch cảnh của cuộc đời, đó là điều
luôn tác động vào cuộc sống hàng ngày của mỗi người và xã hội. Những tác động ấy
147

không nằm ngoài hai yếu tố vật chất và tinh thần. Con người vì tham, sân, si mà buồn
khổ, mà sinh bệnh, sinh tật. Như vậy, chẳng phải chúng ta đang tự giày vò mình, tự
đầy đọa tinh thần và thể xác mình hay sao. Chúng ta buồn khổ, bệnh tật chẳng phải
sẽ là gánh nặng cho gia đình, xã hội hay sao. Vì vậy, tự thân mỗi người phải luôn giữ
được tâm thế vui vẻ và cơ thể khỏe mạnh để trước hết là phục vụ bản thân, sau là
đóng góp cho gia đình, cộng đồng. Để những tác động đó không làm ảnh hưởng đến
thân và tâm của mình thì con người cần phải rũ bỏ tham, sân, si từ bên trong và cả
bên ngoài. Trong tâm ta không màng tới nghịch cảnh, coi đó là một thử thách trên
con đường tu sửa, nhờ có nghịch cảnh mà mình nhận thấy những sai lầm của bản thân
để lần sau không phạm phải nữa. Như vậy, tự trong tâm mình đang nhìn nhận và đánh
giá lại, giúp bản thân hoàn thiện.
Ngoài ra, không nên tham lam, sân hận, mù quáng, mà cần sáng suốt nhìn ra
những nghịch cảnh ở đời, lấy đó làm bài học cho bản thân. Nhìn nhận các sai lầm của
người khác để mình không phạm phải, chỉ ra cái sai cho người khác để họ không sai
nữa, như vậy mình đã đem lại lợi ích cho bản thân họ, cho cộng đồng, vì con người
sống theo tập thể luôn có các mối quan hệ tác động qua lại với nhau, một người làm
sai sẽ ảnh hưởng tới xã hội.
Đạo Phật không chối bỏ, không chống đối đời sống, mà đạo Phật chỉ tận diệt
mọi nhiễm ô, tham ái... mọi khổ đau sân hận về một đời sống giả tạo, vô thường và
để chúng ta đạt được đời sống chân thực, thanh tịnh, an bình, thiêng liêng, cao thượng,
tự tại. Một đời sống sung mãn nhất, mãnh liệt nhất, bao la nhất, nhưng đơn thuần và
tinh khiết nhất đó là niết bàn.
Dạy về sự bình đẳng, giáo lý đức Phật đã thuyết trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật
daỵ mọi quan hệ xã hội, mọi yếu tố giới tính, tuổi tác, bản chất của con người là bình
đẳng đều có giá trị sống và có thể sống đạo đức. Một xã hội ở đâu có đạo đức thì ở
đấy có hạnh phúc và chắc chắn một xã hội hạnh phúc là do có đạo đức tạo thành.
Đạo đức và hạnh phúc hòa với nhau như keo sơn gắn bó, không thể tách rời nhau
cùng tồn tại và phát triển.
Cuộc sống của con người nếu áp dụng giáo lý đạo Phật thì sẽ thóat khỏi những
148

khổ đau của trần thế giúp con người như được thanh tịnh trong một thế giới cực lạc,
mà ai cũng hằng mong ước. Tuy nhiên,, nếu cuộc sống cứ quá bằng phẳng không gặp
trở ngại nào, thì khó có thể hiểu được sự đời, không thể khám phá những tiềm lực ẩn
sâu của bản thân, không lãnh hội được những điều vô giá quan trọng trong cuộc sống.
Không có sự khổ đau, trải nghiệm thì con người chỉ sống trong giới hạn không nhiều
cảm xúc của một kiếp sống tẻ nhạt, vô minh. Nhờ sự khổ đau mà tâm được tỉnh giác,
mà phát hiện ra muôn vẻ của bản thân, sáng rõ cuộc đời, hiểu được cuội nguồn cảm
xúc tâm hồn. Biết khổ đau để càng trân trọng, yêu thương, khổ đau mới hiểu được
chân lý muôn đời của sự việc. “Đạo đức” của đức Phật đã dạy: Nếu không gặp nhân
tố nào làm xúc động, khổ đau, trắc trở thì đạo qủa khó thành đạt.
Một xã hội muốn phát triển bền vững, trường tồn thì phụ thuộc vào từng cá
nhân trong xã hội, nếu mỗi cá nhân là một người có đạo đức tốt thì sẽ là nòng cốt để
thúc đẩy sự tiến bộ. Nhưng nếu người đó có đạo đức không tốt, thì không những
không giúp gì được cho xã hội, mà còn là một nhân tố phá hoại sự thịnh vượng của
xã hội đó. Chính vì thế, giáo dục đạo đức cho từng cá nhân trong xã hội không chỉ
mang lại lợi ích cho bản thân cá nhân người đó, mà còn là góp phần duy trì và phát
triển xã hội. Những giá trị mà con người có đạo đức tốt đem lại cho bản thân và xã
hội là khó có thể đo đếm được. Về khía cạnh cá nhân, người sống có đạo đức sẽ luôn
an lạc, bình thản vì không phải lo lắng về những điều sai trái như những người không
có đạo đức thường phạm phải. Về mặt xã hội, không những đạt thành tựu trong công
việc hay là sự trọng vọng của xã hội đối với họ, mà ngay cả gia đình họ cũng cảm
thấy tự hào khi người ruột thịt của mình thành công như vậy. Đạo đức của con người
không chỉ thể hiện ở thái độ, suy nghĩ, ý thức mà còn biểu hiện trong hành động cụ
thể, bởi chính ý thức sẽ thôi thúc người đó có những hành động. Ví dụ, người có đạo
đức tốt thì sẽ có trách nhiệm với môi trường, bản thân họ giữ gìn cho nhà cửa sạch
sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ... thì những dịch bệnh như: sốt xuất huyết,
dịch tai xanh,... sẽ khó có thể bùng phát. Người có đạo đức sẽ không xả rác ra nơi
công cộng, người giám đốc có đạo đức tốt sẽ không xả hóa chất độc hại chưa qua xử
lý vào nguồn nước sinh hoạt, chôn chất thải độc hại ở khu dân cư, ... Như vậy một cá
149

nhân có đạo đức tốt sẽ giúp giảm thiểu tệ nạn xã hội, thiên tai, góp phần xây dựng xã
hội phát triển vững bền. Những lợi ích mà một cá nhân đem lại cho cộng đồng có giá
trị như vậy thì khi xã hội có nhiều cá nhân có đạo đức tốt, xã hội đó sẽ ngày càng tốt
hơn. Sức lan tỏa của việc thiện là rất lớn, giá trị mà nó đem lại không chỉ là sự tổng
cộng các hoạt động của từng cá nhân nữa, mà còn có tác dụng khích lệ, khuyến khích
những cá nhân khác trong xã hội cùng làm việc thiện, cùng nhau hướng thiện. Cuộc
sống của người có đạo đức về tinh thần cũng như về vật chất đều khiến những người
xung quanh hiểu được giá trị mà đạo đức đem lại cho họ, thế nên họ cũng muốn học
theo, làm theo để có được cuộc sống an lạc.
3.4.2. Sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo đức Phật giáo đến đời sống xã
hội
Bản chất của con người khi sinh ra không khác gì tờ giấy trắng giản đơn và
tinh khiết, ai cũng có bản chất lương thiện như nhau. Chính vì vậy, đức Phật đã nhìn
thấu rằng con người là bình đẳng khi sinh ra, tuy nhiên do hoàn cảnh sống tự nhiên
và điều kiện cuộc sống khiến mỗi con người đều có một cuộc đời khác nhau.Vì thế,
mỗi người có nhu cầu khác nhau, điều kiện của người này không thể áp dụng cho
điều kiện của người kia, nhu cầu hoài bão và mong muốn cũng khác nhau. Để phán
xét, hành xử với một người ta phải dựa vào hoàn cảnh lẫn đức tính để có thể đưa ra
những quyết định đúng với đạo lý, để xã hội trở nên công bằng, bình đẳng hơn. Người
hiểu được giáo lý Phật sống có đạo đức trước khi làm và suy nghĩ từ hành động nhỏ
cho đến hành động lớn đều có suy nghĩ hướng tốt thì họ là người học Phật; đã học
qua giáo lý mà không áp dụng thì người đó chẳng phải là Phật tử. Tuy nhiên, không
thể nói người theo Phật giáo là người tốt, còn người không theo Phật giáo là người
không tốt, suy nghĩ như vậy là không khách quan. Giáo lý Phật giáo đã có những giới
luật và luật nhân quả luôn đi cùng nhau, là người tu chân chính thì sống biết nương
tựa vào giáo lý thực hành, còn người hiểu về giáo lý mà không thực hành theo giáo
lý thì xã hội sẽ có cách nhìn tiêu cực về đạo Phật. Ví dụ có người mới bắt đầu tiếp
xúc Phật giáo đã nhìn thấy mặt tiêu cực của một cá nhân hay một nhóm người nào
đó, thấy họ làm sai thì lại đánh đồng chung về đạo Phật không tốt thế nọ thế kia.
150

Chính vì thế, giáo lý của Phật giáo không thể xa rời được cuộc sống, chỉ có áp dụng
vào đời sống hàng ngày thì mới có thể tu sửa được bản thân. Giáo lý đạo Phật đều
khuyên con người buông bỏ mọi sự tình trên thế gian mới có thể chuyên sâu vào đạo.
Đức Phật đã chỉ ra bài học về sinh, lão bệnh, tử để nhìn rõ về sự buông bỏ vạn vật
của thế gian. Nếu duyên của bản thân chưa đủ nghiệp lành mà buông bỏ thì đó là sự
hèn nhát, thất bại to lớn nhất của đời người. Xã hội luôn có hai mặt tốt và xấu để ta
có thể học tập, đánh giá, nhận thức. Ví dụ khi ở trong một môi trường tốt, gặp những
con người tốt bụng, ta sẽ cảm thấy thật hạnh phúc và sẽ sẵn sàng làm điều tốt để mọi
người xung quanh ta cũng sẽ hạnh phúc. Ngược lại, môi trường xấu sẽ cho ta cảm
giác thật tồi tệ, chán ghét cuộc sống này, nhưng khi chúng ta biết áp dụng giáo lý Phật
vào hoàn cảnh tồi tệ nhất thì từ đó ta mới cảm nhận, kiên trì, nhẫn nại vượt qua, giữ
tâm hồn không bị vấy bẩn bởi nghịch cảnh. Lúc đó ta mới nhận ra rằng nếu môi
trường tốt cho ta bài học tình ngườ, thì môi trường xấu lại dạy ta bài học làm người.
Có ở trong hoàn cảnh khó khăn nhất ta mới hiểu được những giá trị quan trọng nhất
của cuộc đời, để không ngừng hoàn thiện bản thân, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp.
Cuộc sống của con người trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều đang phải
đối phó với thiên tai và tệ nạn xã hội trong đó nhức nhối hơn cả là trong thời gian gần
đây, đạo đức giáo dục cũng như y tế, an toàn thực phẩm, hóa chất độc hại...đang trong
ngưỡng báo động xuống cấp.
Một điều đáng mừng cộng đồng người Việt Nam đang học Phật, cuộc sống
của họ trước và sau khi hiểu về giáo lý có những suy nghĩ và hành động thay đổi từ
tiêu cực sang tích cực biết suy nghĩ cho bản thân và xã hội. Tự nhìn nhận rõ được
những điều sai trái sau khi học hỏi giáo lý và áp dụng vào đời sống của họ thì họ mới
nhìn ra được những điều không nên làm.
Tóm ý của nhóm bác sĩ trong Từ Tế về đạo đức y tế: Ngành y được cho là
ngành có đạo đức và các y bác sỹ đều học qua môn đạo đức y tế, thế nhưng ngành y
tế trên thế giới vẫn phải đối diện những mặt tiêu cực trong y tế như tham nhũng đang
len lỏi vào các bệnh viện. Nhất là bác sĩ khi tham nhũng sẽ gây nguy hiểm đến sự
sống của con người, các tác nhân tạo nên tệ nạn này đều do tham, sân, si của con
151

người ảnh hưởng đến đạo đức của ngành y cũng là ngành mũi nhọn quan trọng của
xã hội.
Con người thì không thể hướng đến hai mặt tích cực và tiêu cực, cũng như lúc
cần dữ lúc hiền nên hiền vì vậy trong Phật pháp mới xuất hiện hai Long Thần Hộ
Pháp, một ông hiền và một ông dữ, để giải quyết cho hợp lý, chứ không phải lấy thế
cao đè thế thấp, giữa hai mặt đều có mặt tốt và mặt xấu để điểu chỉnh thân và tâm
mình hòa hợp. Ví dụ như con ong đến với hoa có hút nhụy, nhưng không độc hại gì
tới sắc và hương của hoa. Giáo lý đạo Phật đã khuyên con người rũ bỏ tham, sân, si;
con người đến với xã hội không nên vì lợi ích cá nhân mà huỷ hoại đạo đức tốt đẹp,
gây nguy hại đến xã hội. Làm điều tốt đẹp cho xã hội thì xã hội sẽ kính trọng, ưu đãi
những con người tài đức ấy. Nhận được sự giúp đỡ, đền đáp của xã hội sẽ hướng con
người đến đạo đức tốt đẹp, tích cực tạo một cuộc sống đầy đủ, sung túc và không gây
hại đến thiên nhiên, chiến tranh, đấu đá, ... Mặc dù vậy, tích cực và tiêu cực vẫn cứ
đấu đá nhau theo sự phát triển của nhân loại.Tích cực càng nhiều thì tiêu cực càng
tăng, có lẽ con người cần phải đấu tranh thêm một khoảng thời gian dài để giải quyết
tình trạng này.
Ngành y tế đặc biệt rất dễ bị tham nhũng do các yếu tố sau: dịch vụ đòi hỏi
chuyên môn cao chỉ bác sĩ biết được chính xác tình trạng bệnh và phương hướng điều
trị. Ví dụ như: những người bị ốm, bệnh đó nguy hiểm cấp độ nào, và những gì họ sẽ
cần mổ hoặc không cần mổ chỉ có các bác sỹ chuyên môn sẽ nắm rõ được của bệnh
nhân. Ngành y tế rất phức tạp, chuyên môn cao, ngay cả lãnh đạo cũng khó phát hiện,
nếu không xảy ra sự cố ngoài ý muốn do tai nạn y tế, đến lúc biết được điều chỉnh thì
đã quá muộn, gây hậu quả đến tính mạng. Ngành y tế phức tạp và đa dạng nên cần có
sự liên kết giữa bác sĩ, y sĩ, dược sĩ và các nhà cung cấp nguyên liệu làm thuốc. Những
người muốn chuộc lợi và các nhà cung cấp tương tác cấu kết với nhau làm việc trái
với đạo đức như tuyên truyền thông tin chữa bệnh không chính xác để làm thuốc giả.
Rồi đến tình hình chất lượng của các bệnh viện trong việc chuẩn đoán bệnh không
chuẩn xác dẫn đến hậu quả khôn lường. Nếu nhà nước không có những biện pháp
thiết thực, nhanh chóng thì sẽ gây khó khăn trong việc xác định và kiểm soát đối với
152

các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được xã hội trọng vọng và tin tưởng. Điều kiện đi
đầu tượng trưng cho một đất nước phát triển chính là ngành y tế của đất nước đó nắm
giữ vai trò rất quan trọng trong xã hội. Theo một thống kê được đưa ra cần phải chi
một số lượng tiền lớn để phát triển và đầu tư cho y tế theo bảng báo cáo y tế thế giới
(World Health Report, 2010, 2011, 2013, tr. 10-15-21)
Hành nghề y là nghề không thể thiếu ở bất cứ đâu, chỗ nào có sự sống thì cần
phải có y tế. Y tế và giáo dục hai ngành quan trọng hàng đầu để tạo nên một đất nước
giàu mạnh. Chăm sóc sức khoẻ là nhu cầu cơ bản cần thiết của con người. Đó là nhu
cầu cơ bản để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài người, quan trọng là vậy,
nhưng những việc tiêu cực về sức khỏe con người lại đang có xu hướng gia tăng theo
mức độ nghiêm trọng. Như có thể mua được mọi chẩn đoán xét nghiệm trong phòng
thí nghiệm để nguỵ tạo kết quả, do lòng tham không đáy của con người, dễ bị "cám
dỗ" khi nhận thức rằng tiền lương của ngành y rất cao so với mức thu nhập bình quân
với các ngành nghề khác. Nhiều học viên y tế tại các bệnh viện và các giáo sư trong
các trường Đại học, Cao đẳng y tế vẫn tham lam bòn rút thêm tiền của bệnh nhân,
nhận tiền hối lộ gây bức xúc trong cộng đồng.Vấn đề này vẫn chưa được giải quyết
triệt để kể cả các quốc gia phát triển, vì vậy so với các nước đang phát triển, thì tham
nhũng là phong trào, căn bệnh phổ biến rất dễ tái phát trong ngành y tế.Hiệp hội y tế
chuyên nghiệp đôi khi muốn tránh dư luận, muốn nhanh chóng giải quyết hậu quả để
không bị ảnh hưởng tới thanh danh của bản thân đã nhắm mắt làm ngơ với những
thực hành đạo đức. Các ngành nghề hiện nay khi đào tạo chỉ lo chăm nhiều vào lý
thuyết, thực hành mà không chú tâm đến đạo đức nghề nghiệp, thiếu nỗ lực chân
thành. Những quy tắc chuẩn mực đạo đức luôn phải suy nghĩ tới đầu tiên khi hành
nghề, để có thể đảm bảo tính toàn vẹn chuyên nghiệp của công việc. Cuộc sống càng
hiện đại thì các nhân viên ngành y, bác sĩ càng phải nâng cao đạo đức và tinh thần
trách nhiệm đối với xã hội, để cùng chung tay góp công xây dựng đất nước giàu mạnh,
phát triển.
Sau khi phỏng vấn người dân sinh sống ở Đài Loan về đạo đức y tế ở khu vực
này, thì đa phần họ đều cho rằng công tác chăm sóc y tế của Phật giáo Từ Tế ở Đài
153

Loan thực hiện rất tốt. Người dân nơi đây rất có lòng tin vào sự kết hợp giữa đạo đức
nghề nghiệp và đạo đức Phật giáo. Lý tưởng đó đã thấm nhuần vào các bác sĩ, nhân
viên y tế, họ có tấm lòng từ bi, sẵn lòng chia sẻ tình thương cốt đem lại sự an vui và
làm vơi cạn nỗi khổ đau của bệnh nhân. Nếu các bác sỹ không có sự hy sinh bản thân
mình để đem lại hạnh phúc cho bệnh nhân, vừa đau về thể xác vừa yếu kém về tâm
lý bệnh tật, giúp cho bệnh nhân có động cơ tiếp tục sống dựa trên giáo lý trong kinh
ra hành trì cho người bệnh. Cho nên, bác sỹ như dòng suối mát lành để cho mọi người
yên tâm quên đi bệnh tật đau ốm, dùng trí tuệ của Phật giáo đứng vào địa vị của bệnh
nhân nhìn thấy người đau khổ nên thương xót cho sự vô thường của con người qua
hơi thở, bác sĩ hiểu được nhân quả cho nên họ đến với bệnh viện của Phật giáo ở Đài
Loan yên tâm về tiền bạc cũng như về sức khỏe, ... Chính vì thế, gía trị đạo đức giáo
lý đưa ra là giúp con người không vì vô minh cá nhân mà mất lương tâm nghề nghiệp
và phải chịu nhân quả của nghiệp đã tạo, vì thế các Phật tử Việt Nam khi hiểu về giáo
lý họ có lòng tin về bệnh viện của Phật giáo hơn bệnh viện của công lập Đài Loan.
Thứ nhất, nếu không có tiền, gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn, vẫn được các bác
sỹ và y tá cũng như thiện nguyện viên chăm sóc tận tình, đội ngũ bác sỹ lại có tay
nghề cao, vì họ nhằm giúp được bệnh nhân họ mới quyết định chữa trị, không vì lợi
ích cá nhân mà liều mình vì mình quên người.
Như chúng ta muốn giúp đỡ các bệnh nhân đói nghèo, săn sóc người bệnh
hoạn, ta còn ngã mạn cho rằng mình là địa vị cao, đối với người bệnh hoạn, tỏ vẻ bất
nhã với bệnh nhân không thèm chăm sóc. Vì thế, giáo lý đạo Phật đã giúp con người
học hạnh nhẫn nhục và mở lòng từ thương xót chúng sanh khi gặp hoạn nạn, được
thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, tiếp người tiếp vật của bản thân với xã hội đem
ra hành trì đúng, chứ không phải chỉ là lý thuyết không tỏ. Có được căn bản giáo lý
của đức Phật, chúng ta sẽ thấu hiểu được những điều lợi ích cho người. Như vậy, dựa
trên giới luật mà tu sửa thân mình, ngăn chặn giữ gạt thanh lọc tâm mình theo hướng
mình muốn là nền tảng đạo đức trong y tế đối với một Phật tử chân chính.
Qua đó chúng ta thấy đối với một người hiểu về giáo lý họ có suy nghĩ, có
lòng tin với người trong ngành y, khi họ là đồng đạo họ yên tâm đưa sinh mạng cho
154

họ, còn xã hội phức tạp đối với bệnh viện của công lập hay bệnh viện tư họ không có
lòng tin về y đức lẫn sự chăm sóc tận tâm tận lực, mà ở họ cảm giác đồng tiền đi trước
là đồng tiền khôn. Người học Phật đã mở rộng cho chúng ta thấy đạo đức của đức
Phật khuyên răn con người lợi mình lợi người với sự dài lâu và an tâm trong công
việc hiện tại và trong tương lai. Giáo lý nhân quả trong đạo Phật mà còn có những
người vì lợi ích cá nhân mà đi ngược với giáo lý, nói gì đến người không sợ luật nhân
quả. Mỗi chúng ta có trách nhiệm xã hội, có đạo đức dựa trên giới luật trang nghiêm
của Phật mà hành trì có thể chống tham nhũng và đạo đức ngành y của y tế Phật giáo
có lòng tin hơn so với các bệnh viện khác.
Khi phỏng vấn cộng đồng người Việt Nam hướng đạo nữ giới(cô dâu) và lao
động về tình trạng đạo đức xuống cấp như hiện nay của người Việt Nam và có biện
pháp của Đài Loan áp dụng cho người Việt Nam, họ đã đưa ra rất nhiều ý kiến xoay
quanh vấn đề này. Ngày nay, việc khủng hoảng môi trường sinh thái nhất là vấn đề
thực phẩm bẩn là một trong những vấn đề bức xúc của thời đại chúng ta với các giải
pháp của từng quốc gia từng khu vực là khác nhau (Nguyễn Bá Đức, 4/8/2016, đoạn
2 và đoạn 4, “Người Việt Nam ăn gì cũng chết”). Vấn đề này đã được các nhà nghiên
cừu về môi trường ở Đài Loan cũng như thế giới đặc biệt quan tâm. Vì không giải
quyết, xử lý chất thải mà các cá nhân và cộng đồng (công ty) gây ô nhiễm môi trường,
điển hình là vụ Formosa đợt vừa qua của Đài Loan đã làm tổn thất kinh tế và đe dọa
sinh thái tôm cá biển tại các vùng miền trung của Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã
tìm ra nguồn gốc gây ra hiện tượng hàng loạt cá bị chết do gây ô nhiễm của công ty
Formosa kiểm tra tình trạng đáng tiếc về công ty Formosa ở Đài Loan, cũng đã làm
chấn động không ít về đạo đức của con người đã làm hủy hoại sự sống sinh thái dưới
đáy đại dương, làm rung động cả thế giới cũng như cộng đồng người Việt Nam từ
khắp nơi về sự sống của các loài động vật và làm tổn thất đến nền kinh tế của Việt
Nam. Đài Loan là lãnh thổ tự do và bình đẳng, người dân Đài Loan đã phản đối Chính
phủ Đài Loan về việc cá chết và ô nhiễm nguồn nước của Việt Nam, họ đã biểu tình
trên khắp đất nước Đài Loan trong đó có các Tôn giáo cũng phản đối về vấn đề này,
hơn nữa không phải Phật giáo, mà bất cư ai cũng đều thấy vô đạo đức của nhóm
155

người gây ra. Xã hội không ủng hộ việc làm vô đạo đức của công ty Formosa, bao
gồm người Đài Loan và lao động người Việt Nam tại Đài Loan, đã tụ tập tại cổng văn
phòng Chính phủ về vụ việc này, yêu cầu Chính phủ bắt tay vào giải quyết và có hình
thức ngăn cấm đạo đức này với dòng chữ biểu ngữ: “Tôi yêu biển, hủy hoại môi
trường là một hành động tội lỗi ”. Người dân Đài Loan kêu gọi bà Thái Anh Văn giải
quyết ngay vụ việc này và thúc đẩy điều tra Formosa, còn phải phụ thuộc vào phía
Việt Nam và luật pháp Việt Nam, phía Đài Loan hay phía Việt Nam không thể độc
lập giải quyết cộng đồng người Việt Nam họ cho rằng nhân quả không thể tránh khỏi
với hành động này, người hiểu “ sâu nhân quả” sẽ không xảy ra vụ việc này, chính
nhờ giáo lý đạo Phật luôn khuyên con người tu sửa từng giây phút, tập luyện qua mỗi
ngày, để tâm không đi trái với đạo đức, vì tâm con người luôn biến đổi, cần phải tập
luyện thường xuyên và tinh tấn mới có thể giữ được vững tâm, không bị sao lãng về
lợi ích trước mắt, mà để lại hậu quả cho bản thân và xã hội.
Đạo đức Phật giáo luôn cần được áp dụng vào cuộc sống, để mỗi cá nhân đều
thu được những lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội trong hiện tại và trong cả
tương lai. Những giá trị đó sẽ được nhân lên, được lan tỏa khi mà cả cộng đồng đều
sống dựa trên những tiêu chuẩn đạo đức. Mỗi cá nhân cùng chung tay, góp sức để
đóng góp nhiều lợi ích hơn nữa cho xã hội. Để đạt được cuộc sống thanh tịnh, an lạc,
mỗi cá nhân cần rũ bỏ những tác động về vật chất và tinh thần do tham, sân, si mà có.
Cốt lõi là ở sự xóa bỏ cả bên trong và bên ngoài mỗi cá nhân để nghịch cảnh không
làm ảnh hưởng tới tâm và thân. Như vậy, xã hội mới trở nên tốt đẹp khi mỗi người
sống có ý nghĩa, góp ích trong cuộc sống, có vậy cuộc sống sẽ gắn liền với xã hội,
điều đó cho thấy đạo đức của con người trong cuộc sống là rất cần thiết cho bản thân
và cho xã hội. Phương pháp sống theo giáo lý của đức Phật dạy là phương pháp xây
dựng nếp sống gia đình tốt đẹp theo tinh thần đức Phật, đã chỉ bước cho nhân loại, có
vậy cuộc sống gia đình và xã hội sống hòa bình, an vui, hạnh phúc, tương thân tương
ái, đùm bọc lẫn nhau... tiến đến một xã hội tốt đẹp dựa trên nguyên lý cơ bản của đạo
đức áp dụng cho xã hội.
Bất cứ ai cũng phải đối diện với nghịch cảnh của cuộc đời mình, đó có thể là
156

những tác nhân từ bên ngoài, cũng có thể là do tự bản thân mỗi người vì tham, sân,
si mà buồn khổ. Nếu như mỗi người cứ tự mình giày vò mình, tự đày đọa tinh thần
và thể xác mình để rồi thân mang bệnh tật, như vậy chẳng những “tự mình hại mình”
mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Mỗi người khi sinh ra trên cõi
đời này đều mang bên mình một sứ mệnh, hồng trần sâu thẳm, đường đời đa đoan,
không ai có thể biết được cuộc đời mình sau này là may mắn hay bất hạnh. Nghịch
cảnh xảy ra, không ai có thể tránh khỏi, nhưng chúng ta có một quyền năng tối ưu đó
chính là có thể tự quyết định được cách chúng ta đối diện với nó như thế nào. Có một
câu nói như thế này, “nếu em an lành, đó là ngày nắng”, chỉ cần trong tâm của mỗi
người không màng đến những thống khổ đó, chỉ cần mỗi người có thể hiểu được
những chuyện không may mắn là điều tất yếu phải xảy ra, từ đó loại bỏ những tham
lam, sân hận, mù quáng ra khỏi tâm tưởng của mình, dùng tâm thế bình thản và vui
vẻ nhất đối diện với nghịch cảnh, thì sẽ đạt được sự an ổn lâu dài nhất. Muốn vậy,
mỗi người cần phải rèn luyện cho bản thân mình trở thành một người có thể khoan
dung với những nỗi bất hạnh trong cuộc đời, rèn luyện đạo đức, rèn luyện tính tình,
biết lấy những vấp ngã hiện tại làm bài học cho tương lai, hoàn thiện bản thân, giúp
đỡ người khác. Cuộc đời của một người chỉ có ý nghĩa thực sự khi người đó có thể
đem giá trị của chính mình góp phần tạo dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp, ngày
càng văn minh hơn.
Tiểu kết chương 3
Khi nói đến hệ thống giáo lý trong Phật giáo, không ít người sẽ nghĩ rằng đó
là những điều rất cao cả và cũng rất xa vời cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, giáo lý
Phật giáo đã thực sự đi vào cuộc sống của những người dân bình thường, đặc biệt là
đời sống thường nhật của những người Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan,
quá trình thâm nhập này là một quá trình lâu dài và mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Đầu tiên đó là sự giúp đỡ về các giá trị vật chất thông qua các hoạt động “từ thiện ”
của các Phật Tử cho những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn mình, từ đó
giúp họ đạt được sự an ổn trong tâm hồn và đời sống tinh thần cũng ngày càng tốt
hơn. Khi đồng loại của họ đang quằn quại trong những nỗi đau về thể xác, về cơm áo
157

gạo tiền, họ đã xuất hiện rất kịp thời, bằng một tấm lòng rộng lớn nhất để dìu dắt nhau
qua những đoạn đời khó khăn. Chính vì sự đúng lúc và chân thành đó, họ không chỉ
giúp được người khác về cả phương diện vật chất và tinh thần, mà còn góp phần giúp
cho những giá trị cao đẹp trong giáo lý Phật Giáo đến với mọi người một cách tự
nhiên nhất. Bên cạnh việc giúp đỡ cho đời sống, những người Việt Nam hướng đến
đạo Phật còn hỗ trợ rất nhiều cho chính phủ, lo lắng an sinh xã hội, sự ổn định và an
toàn cho những người dân ở đó trên rất nhiều phương diện, từ kinh tế, y tế đến giáo
dục... và với rất nhiều đối tượng khác nhau, từ người lao động, nữ giới (cô dâu), nam
giới (định cư), đến các lưu học sinh. Có thể thấy, giáo lý Phật Giáo không chỉ được
thể hiện bằng lý thuyết, mà đã được các cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo
Phật thực hiện bằng hành động cụ thể, đó mới chính là điều đáng quý, vì nếu chỉ nói
mà không làm thì chẳng có ý nghĩa gì. Không chỉ bằng các hoạt động giúp đỡ về vật
chất đúng lúc khiến người dân cảm thấy vô cùng ấm lòng, cảm thấy mình được trân
trọng, mà cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật cũng cố gắng quảng bá
trong các ngày đại lễ của Phật Giáo, như lễ Vu Lan, lễ Phật Đản, với mong muốn cao
cả là có thể đem những hệ thống đạo đức vô cùng quý báu của Phật Giáo đến với
cuộc sống của những người dân thường. Chắc hẳn rằng, không chỉ có cộng đồng
người Việt tại Đài Loan mà kể cả người dân Đài Loan cũng cảm nhận được những
giá trị vô cùng to lớn mà những hành động đó mang lại. Chỉ khi một con người trải
nghiệm qua một điều gì đó, cảm nhận được lợi ích của nó đối với bản thân và đối với
xã hội, thì điều đó mới có thể tiếp tục tồn tại và lan tỏa. Hiện nay, Phật Giáo tại Đài
Loan vẫn còn tồn tại và phát triển, điều đó đã thể hiện rằng hệ thống giáo lý của Phật
Giáo thực sự phù hợp và đã thâm nhập rất sâu sắc vào nhân gian, đã có những ảnh
hưởng nhất định đến đời sống tinh thần và vật chất trong xã hội.
Đã nói đến xã hội là nói đến Phật giáo Đài Loan có những ưu điểm vượt trội, là vì
được sự cộng hưởng của Chính phủ các cấp, các ngành và dân chúng, tạo nên một
phản ứng vượt trội, nhưng riêng đối với cộng đồng của Việt Nam, vì mới tiếp cận còn
nhiều giới hạn, nên chưa có được hai chữ “ đồng thanh” nên họ bắt buộc phải quy tụ
về một phạm trù giới hạn của riêng người Việt Nam. Tôi tin rằng dần dần họ sẽ tương
158

ứng, sẽ hòa nhập.


159

KẾT LUẬN
Trong luận án, từ góc nhìn Văn hóa học, chúng tôi nêu lên giả thuyết khoa học về
văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam ở Đài Loan, giả thuyết rằng những
đặc điểm văn hóa Phật giáo Đài Loan đã có tác động, ảnh hưởng đến đời sống vật chất,
tinh thần của cộng đồng người Việt Nam đang định cư ở Đài Loan, Trung Quốc. Để nhìn
tổng quan về luận án, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
Qua phân tích cho thấy, người Việt Nam có mặt sớm nhất là nam giới (định
cư), nữ giới (cô dâu), lưu học sinh, lao động, họ có mặt trên khắp lãnh thổ Đài Loan,
nhưng chúng tôi chỉ nghiên cứu những nơi mà cộng đồng người Việt Nam tham gia
sinh hoạt Phật giáo trong Chùa Đài và Chùa Việt Nam. Họ là những người đến từ
Thành Phố Hồ Chí Minh, là người Việt gốc Hoa, là các cô dâu theo chồng chủ yếu
đến từ Hải Phòng và miền Tây nam bộ; lao động đến từ Nghệ An và Hà Tĩnh, du học
sinh đến từ khắp mọi miền tổ quốc Việt Nam.
Phật giáo Đài Loan phát triển mạnh ở thế kỷ XXI. Đài Loan là vùng lãnh thổ
tự do tôn giáo, Phật giáo xuất nguồn từ Ấn Độ, khi vào Đài Loan được triển khai Tứ
Đại Danh Sơn, nhưng không được phát triển, mà chủ yếu theo Đạo giáo, sau khi giải
phóng cũng có Tứ Đại Danh Sơn được đưa vào nhân gian, với mọi hình thứ tổ chức
giáo dục Phật giáo, bệnh viện, an sinh…, hậu thuẫn của Chính phủ, các học
viện,...Tăng Ni và Phật tử có rất nhiều cơ hội để hoằng pháp lợi sanh.
Trong lĩnh vực Phật giáo áp dụng vào đời sống cá nhân cho thấy đời sống vật
chất và tinh thần của cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật đa dạng về lứa
tuổi, trình độ nhận thức về Phật giáo …Môi trường tự do tôn giáo như ở Đài Loan đã
giúp cộng đồng người Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận kiến thức về Phật giáo, có
thể ứng dụng những kiến thức ấy thông qua công việc, học tập, gia đình ...Với những
đặc điểm hoằng pháp như thế đã giúp được người Việt Nam hướng đến đạo Phật, đưa
Phật giáo đến gần với đời sống của họ. Giá trị đạo Phật đã đi vào tiềm thức của họ và
ảnh hưởng đến họ, thể hiện qua văn hóa truyền thống Việt Nam “nhân, lễ, nghĩa, trí,
tín” gần với văn hóa Việt Nam, để họ không cảm thấy xa với đời thường, sau khi hiểu
đạo thì suy nghĩ của họ hướng đến xa hơn về sự giải thoát, về luân hồi sinh tử. Sự lan
160

tỏa đó phải được thể hiện qua “ lý- sự” mới trở nên có lòng tin của bản thân họ.
Phật giáo ở Đài Loan đã mở ra những cơ hội cho cộng đồng người Việt Nam
hướng đến đạo Phật, cơ hội giáo dục con người dựa trên cơ bản giáo lý đức Phật,
được họ luôn ứng dụng trong gia đình và trong công việc. Giáo lý đạo Phật đã dạy họ
hiểu được luân thường đạo lý, trên kính dưới nhường, đạo vợ chồng, đạo thầy trò,
bạn bè, bố mẹ, đạo làm con, dạy cách sống, chứ không chỉ là giáo lý về đạo Phật, mà
còn giúp họ có lòng tin, vì họ đã thực hiện giáo lý áp dụng vào đời sống qua sự thấy,
nghe hay biết suy luận các giác quan mà cảm nhận được lòng tin cho bản thân. Giáo
lý đạo Phật áp dụng vào đời sống chính là tiền đề phát triển văn hóa vật chất, tinh
thần của cả người Việt Nam và Đài Loan.

Giáo lý Phật giáo không dạy tiêu cực và tích cực, mà chỉ ra con đường trung
đạo, nhưng không tránh khỏi những việc tiêu cực và tích cực trong đời sống của họ
khi thực hành văn hóa Phật giáo. Một số cá nhân hay một nhóm không thể đại diện
cho toàn bộ Phật tử, không thể đem nó ra mà đánh đồng tất cả Phật tử. Bởi mỗi cá
nhân, trên con đường tu sửa, đang ở những giai đoạn khác nhau: có người mới bắt
đầu tu sửa, có người đang trên con đường tu sửa, có những người đã có chủng tử từ
nhiều kiếp. Do đó, để có cái nhìn toàn diện, chúng ta cần nhìn thẳng vào giáo lý trong
kinh điển của đức Phật khuyên dạy mà thực hành, tự bản thân của mỗi người phải tự
tu sửa cho chính mình, mà không phải sửa người khác hay sửa xã hội, vì tu là tu cho
mình, không phải tu cho người khác (Nguyễn Thi Thanh Mai, 2014, tr.585)
Trên phương diện Phật giáo áp dụng vào đời sống xã hội cho thấy Phật giáo
Đài Loan đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống xã hội, thể hiện qua việc nhập thế cứu
khổ cứu nạn. Ở Đài Loan, giá trị Phật giáo cũng đã đưa vào xã hội qua hình ảnh của
Tăng Ni Phật tử và cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật cũng thể hiện qua
hoạt động tập thể, giúp trật tự xã hội, cải tạo xã hội, xây dựng xã hội, vừa vật chất và tinh
thần, qua đời sống hàng ngày, nếp sống, tình thương, đạo đức, nghi-lễ được thể hiện qua
các hoạt động xã hội, qua hình ảnh của Phật tử. Đối với cộng đồng Việt Nam hướng đến
đạo Phật, về sự hoằng pháp không giống như của Đài Loan, do giới hạn về kinh tế, quốc
161

tịch, ngôn ngữ; nhưng cộng đồng Việt Nam cũng đã tạo dựng riêng cho không gian hoằng
pháp thuộc phạm vi cộng đồng Việt Nam, phạm vi tuy nhỏ, nhưng họ đã đóng góp lớn cho
cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan, nhờ đó họ cũng đã giúp một phần nào trật tự đời
sống xã hội tại Đài Loan.
Đặc điểm thế mạnh của Phật giáo Đài Loan giúp Chính phủ nhiều mặt về an sinh
xã hội, chính phủ và người dân đều tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển dựa trên những
thành quả Phật giáo mang lại cho xã hội. Như vậy, Đài Loan là một môi trường khá thuận
lợi cho sự phát triển hoạt động văn hóa Phật giáo, mang lại lợi ích cho xã hội. Phật giáo
mang đạo vào đời, và xây dụng đời sống xã hội phát triển như: Lễ Hội Vu lan- Phật đản,
Từ thiện, An sinh Xã hội, Đạo đức, bên cạnh đó không tránh khỏi những mặt chưa tốt.
Nhờ vào tâm từ của Phật tử và cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật, mỗi người
đều chung tay góp sức xây dựng xã hội trở nên tốt đẹp, khi con người luôn kiểm soát được
bản thân sống có ý thức, ý nghĩa. Phật pháp đặt căn bản trên sự vì mình vì người, không
vì mình mà hại người, giúp tỉnh thức, giúp người mở tấm lòng vàng, giang tay giúp nhân
sinh những lúc khó khăn, đối xử rộng rãi tùy theo phương tiện của mình. Còn sự bất chánh
chỉ đem đến sự thất vọng đắng cay vào đời sống xã hội. Đạo Phật khuyên dạy ngăn cản
những hành động không tốt. Vì cá nhân thì giới hạn, nhưng nguồn năng lực của tập thể
thì vô biên. Nhờ vậy, Phật giáo Đài Loan áp dụng vào xã hội ngày một phát triển
không ngừng, qua hình ảnh của Phật giáo đến với xã hội của người Việt Nam- Đài
Loan và trên thế giới qua truyền hình, phát triển rất mạnh trên mạng xã hội.
Đặc thù của Phật giáo giúp cải thiện và chấn chỉnh bản thân, gia đình, xã hội
bằng luân lý thể hiện qua giáo lý áp dụng trong đời sống hàng ngày. Nền tảng căn
bản của Phật giáo là : “Giới, Định, Tuệ”nghĩa là “ Đức dục, Thể dục và Trí dục.
Cho nên, học Phật cũng được gọi là học nhân cách làm người, giải thóat dục vọng,
phiền não để đạt thành quả vô thượng viên mãn, tức là thành Phật. Giáo lý của Đức
Phật rất gần với thế gian.Tất cả mọi kỷ năng suy nghĩ và hành động, đức tính, tri
thức, đạo đức v.v… những vấn đề hướng con người tu sửa bản thân trở nên tốt
đẹp, hoàn thiện của xã hội đều nằm trọn trong phạm vi giáo dục của đức Phật, chủ
yếu học hạnh từ bi và trí tuệ: Từ bi là tấm lòng yêu thương rộng lớn, bình
162

đẳng không phân biệt, thương yêu hết thảy mọi loài, khiến cho chúng sanh lìa khổ
được an vui, xa lìa mê vọng, chuyển hóa phiền não. Trí tuệ của đạo Phật chỉ ra cho
chúng sanh tránh xa ác độc, thất đức, tâm tánh tự cao tự đại, thiếu khiêm cung. Trí
tuệ của đạo Phật không đem ra khoe khoang đong đếm, nếu ta khoe khoang đong đếm
được thì không phải là trí tuệ đạo Phật.

Về Giá trị văn hóa Việt Nam và Giá Trị Văn Hóa Phật Giáo
Văn hóa Việt Nam gồm cả văn hóa vật chất và tinh thần, dạy cho con người
kỹ năng sống, ứng xử phù hợp với môi trường thiên nhiên và quy ước xã hội thực tế
của dân tộc Việt Nam.
Văn hóa Phật giáo dạy người ta tuân theo đạo đức Phật giáo: Không làm các
việc ác, làm các việc thiện và giữ tâm thanh tịnh, trong sáng.
Văn hóa Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập cho đến khi phát triển, nhất là thời
Trần với thiền phái Trúc Lâm cho đến nay vẫn tồn tại và được lan tỏa . Đặc điểm văn
hóa Việt Nam gắn với bối cảnh phát triển của lịch sử Việt Nam, thì đặc điểm của văn
hóa Phật giáo Đài Loan lại đi sâu và thiết thực với đời sống của cộng đồng người,
trong đó có cộng đồng người Việt Nam hướng đến đạo Phật của bốn đối tượng nam
giới định cư, nữ giới (cô dâu lấy chồng Đài Loan), lao động, du học sinh, do là lợi ích
và phù hợp với đời sống vật chất và tinh thần của nhân loại nói chung và cộng đồng
người Việt Nam nói riêng. Giáo lý đạo Phật đã hội đủ tất cả những nhu cầu của một
nền văn hóa lớn. Văn hóa Phật giáo bao gồm một hệ thống đạo đức và triết lý nhân
sinh siêu việt, thể hiện qua tư tưởng , dựa vào giá trị giới luật để thực hành và khai
thác những tiềm năng siêu việt ẩn sâu trong tiềm thức của con người từ quá khứ, hiện
tại và tương lai. Giá trị đạo Phật là minh tâm kiến tánh, soi tỏ nguồn tâm để thấy tánh;
Hoàn toàn giải thoát khỏi dục vọng, phiền não để đạt thành quả vô thượng viên mãn.
Trong khi giá trị của văn hóa Việt Nam “tồn tâm dưỡng tánh” giúp cho trật tự xã hội
bằng luân lý “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” vua, thầy, cha, mẹ... Giá trị văn hóa Việt Nam
chỉ ngừng ở năm điểm trên và giúp cho trật tự về nhu cầu đời sống vật chất và thế
gian không thường trụ, là cầu nguyện để đạt được mong ước mà không thực hành tu
luyện thân tâm thì không có kết quả thân tâm an lạc trường tồn. Ví dụ: khi bị loạn đói
163

hoành hành, mọi người thường thắp nhang khấn nguyện xin các đấng tối cao ban cho
họ no bụng, …như vậy có được không? Vậy muốn có ta chỉ việc cầu nguyện sao? mà
no rồi ta chẳng cầu nguyện nữa, do vậy mới sinh ra tâm buồn vui, yêu ghét, giận hờn
và đã sinh tình thì thiện ác tâm không còn an nhiên tự tại nữa, dẫn đến hành động suy
nghĩ của mỗi người dẫn đến cảm tính của bản thân người đó khác với suy nghĩ mà
giá trị đạo Phật ví như “trong đời phú quý như giọt sương trong cái kẽ của cành hoa”;
còn thế lực cao nhất của công danh như bọt nước trên đầu ghềnh”.
Do nhu cầu của mỗi con người không dựa vào giáo lý của Phật giáo cơ bản để
thực hành, nên quay cuồng trong điên đảo, không lối thoát trần thế. Giá trị giáo lý
Đạo Phật ở chỗ giúp cho con người đạt đến an lạc trong hiện tại và vượt qua được
những nỗi khổ và niềm đau trong cuộc sống hiện tại biết tìm đến nương tựa vào giáo
lý để soi tỏ nguồn tâm như: Giá trị đạo Phật giúp mỗi chúng sanh tự luyện tâm tánh
để hiển lộ nội tâm qua công năng trực nghiệm lãnh hội, còn không nhìn mọi sự bằng
tri thức hạn hẹp. Bởi con mắt của chúng sanh có bệnh nên thấy “không- có”. Giá trị
đạo Phật được thực hành qua tu sửa tâm tánh, đạt đến khi lành bệnh thì chẳng thấy
“có- không”. Khi Phật tánh chưa hiển lộ, suy ra tức là còn “ mê” thì đó là vô minh,
khi vô minh được soi sáng, suy ra chính vô minh là “Phật tánh” . Mà nếu không có
vô minh thì Phật tánh lấy chỗ nào để hiển lộ. Ví như nếu không có bùn lầy thì Hoa
Sen lấy chỗ nào để phát triển. Mà giá trị của đạo Phật không thể phơi bày khi chưa
trải qua thực hành và lãnh hội, vì giáo lý được thể hiện qua chứng đắc mà chứng đắc
thì không thể hiện qua tự cao tự đại, hơn nữa là nhún nhường. Thế gian thì hiển lộ
khoe khoang là trí tuệ , mà trí tuệ đó chỉ là “bản ngã” nên che mất chân tâm.
Khảo sát cho thấy vai trò của văn hóa Phật giáo đến với cộng đồng người Việt
Nam hướng đến đạo Phật rằng Họ đã lãnh hội được giáo lý đạo Phật, áp dụng trong
đời sống vật chất và tinh thần, đặc biệt đời sống cá nhân và đời sống xã hội, giúp họ
giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống Có thể thấy rằng, xuất phát từ chính
sách của Chính phủ cho đến việc lợi ích của Phật giáo đến với xã hội, giúp giải quyết
những khó khăn cho người dân trên nhiều phương diện, thể hiện lợi mình, lợi nhân
thế. Sự tồn tại và phát triển đó không thể không hội nhập với thế giới của Phật giáo
164

Đài Loan, mà mỗi Phật tử đều có ý thức nhìn lại mình, có nhu cầu tiếp cận sửa đổi,
tiếp thu cái mới, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, để có thể dễ dàng hội
nhập vào dòng phát triển đời sống mới khi đến Đài Loan. Sự chuyển đổi ấy cũng giúp
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham khảo những cái hay của nước bạn để phát triển
theo các xu hướng tốt, làm bài học cho Phật giáo nước nhà.
Việc phát triển Phật giáo ở Đài Loan sẽ mở ra cơ hội giáo dục con người,
không những trong gia đình, mà còn ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày của mỗi con
người. Đạo Phật đã dạy họ hiểu được trên kính dưới nhường, đạo vợ chồng, đạo làm con,
đạo thầy trò...dạy cách sống, chứ không chỉ là giáo lý, qua đó áp dụng vào đời sống của
mỗi con người, và cả những tiềm năng phát triển văn hóa của người Việt Nam và Đài
Loan. Không những thế, bản thân Phật giáo là giáo lý ứng dụng cho mọi tầng lớp trong xã
hội, trong mọi lĩnh, khu vực như: công việc, sức khỏe, cư xử, văn hóa, lịch sử........ mỗi
Phật tử cần nhìn nhận giáo lý đạo Phật, đã được giảng dạy ở Đài Loan, để lấy đó làm bài
học kinh nghiệm cho bản thân và cho cả gia đình, để đưa văn hóa Phật giáo vào cuộc sống
hàng ngày. Hơn thế nữa, Phật giáo luôn dạy những ứng xử đời thường, công việc chính
nghĩa, đời sống gia đình, như vậy, lớp trẻ sẽ có được những bài học đáng giá cho giáo dục
thông qua đàn hát, múa, học ngoại ngữ.....những giáo dục trong cuộc sống luôn ứng dụng
vào xã hội, để đem lại ấn tượng cho người học, nhất là thời đại ngày nay đòi hỏi giáo dục
không chỉ trong gia đình, nhà trường mà còn ngoài xã hội. Xã hội có bình an hay không
đòi hỏi tính tập thể, ý thức cao, mỗi con người có lòng thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau,
nương tựa lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau, như vậy sẽ góp phần xây dựng hình ảnh đất
nước, con người trong xã hội mới, có sức lan tỏa những tốt đẹp trong văn hóa Phật
giáo đến đời sống con người.
Kiểm chứng lại các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ban đầu, chúng tôi thấy
rằng, luận án Văn hóa Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam tại Đài Loan,
Trung Quốc đã giúp thấy rõ những giá trị văn hóa Phật giáo đã góp phần mang lại
nhiều nhân tố tốt đẹp trong đời sống của người Việt Nam ở Đài Loan. Những giá trị,
triết lý cao siêu của đức Phật đã được chuyển tải vào đời sống của Phật tử Việt Nam
tại Đài Loan.
165

Qua việc khảo sát trên và dựa vào các tài liệu minh chứng, cho thấy luận án
này đã giúp nhìn rõ được những giá trị mà văn hóa Phật giáo đã mang lại cho nhân
sinh, giúp cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan tìm thấy con đường giải thóat
thân và tâm cho mọi đối tượng. Từ đó có thể khẳng định, trong điều kiện chính sách
và môi trường của Đài Loan, đã hình thành nên đời sống văn hóa Phật giáo có đặc
thù riêng, được thể hiện qua lối sống, nếp sống... và sinh hoạt Phật giáo, để các hoạt
động văn hóa Phật giáo được phát triển mạnh vào đời sống cộng đồng, xây dựng xã
hội tốt đẹp trong mắt người Việt và Đài.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án theo định hướng của giả thuyết
ban đầu có thể khẳng định rằng, trong môi trường địa lý, xã hội Đài Loan, quá trình
hội nhập và phát triển của Phật giáo Đài Loan có ảnh hưởng đến cộng đồng người
Việt Nam trên hai phương diện đời sống vật chất và tinh thần, thông qua giáo lý của
đức Phật ứng dụng vào đời sống của Phật tử Việt Nam. Môi trường xã hội của Đài
Loan đã giúp phát triển văn hóa cộng đồng, giúp cộng đồng đến gần với nhau hơn.
Kết quả của luận án đã phần nào lý giải được yếu tố cốt lõi quyết định đến
niềm tin của Phật tử Việt Nam tại Đài Loan và nêu lên nguyên nhân thịnh hành Phật
giáo tại vùng lãnh thổ này, thông qua những điểm đặc sắc trong môi trường hoằng
pháp và sự tương trợ của Chính phủ đối với cộng đồng Tăng Ni, Phật tử tại Đài Loan;
làm rõ về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần; giữa đời sống thế gian và đời sống
Văn hóa Phật giáo có sự tương đồng và khác biệt.
Kết quả luận án cũng khái quát được sự thâm nhập sâu rộng của Phật pháp
cùng những cấp độ khác nhau của Phật tử Việt Nam trong việc thấm nhuần và vận
dụng tư tưởng giáo lý vào đời sống cá nhân, cũng như đời sống xã hội. Điều này tất
yếu đã làm nổi bật những đóng góp của Phật tử Việt Nam trong việc duy trì và phát
triển đạo pháp, các mặt hạn chế của Phật giáo áp dụng vào đời sống của họ, các mặt
chưa tốt của họ trong đời sống văn hóa Phật giáo. Mặt tốt như nỗ lực cống hiến, chấn
chỉnh bản thân của họ và phúc lợi của nhân dân và trật tự an sinh của xã hội./.
166

NHỮNG CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ


LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN

1.Nguyễn Thi Thanh Mai. (2017). Những Phương Diện Ứng Dụng Lý Thuyết Trong
Luận Án, Aspects of interdlsciplinary theo netical application in thesis, trang
29. Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 7/2017. ISBBN 08667314.
2.Nguyễn Thi Thanh Mai. (2018). Đời sống vật chất và tinh thần của Phật Tử Việt
Tại Đài Loan. Một số vấn đề Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, trang 102.tháng
9/2018: Nhà Xuất Bản Đại học Quốc gia TPHCM, ISBN978-604-73-6071-0.
3.Nguyễn Thi Thanh Mai. (2014). Buddhism Ethics to Viet Society, Đạo đức Phật
giáo áp dụng cho xã hội người Việt Nam”. Hội thảo Bounds of Ethies in a
Globalized World”Đạo đức Tôn Giáo áp dụng cho Thế giới”, 2014 Bangalore,
india january 06-09, 2014
4.Nguyễn Thi Thanh Mai. (2014). Bố Thí Phật Giáo trong đời sống giáo viên Đại
học ở TPHCM hiện nay, Alms in Buddhism Applied the Teaching in Ho Chi
Minh city Universities Today. Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Tạp chí Nghiên Cứu Tôn Giáo, trang75,số 04(130)2014 ISBBN 18590403.
5.Nguyễn Thi Thanh Mai. (2015). Ảnh hưởng của lễ hội Ánh sáng Ấn Độ tại Đài
Loan, Influence of Indian Diwali Festivalin Tai Wan. Tập chí Nghiên cứu Ấn
Độ và Châu Á số 12, trang 24, Tháng 12/2015 ISSN 0866-7314
6. Nguyễn Thi Thanh Mai. (2017). Hoạt Động An Sinh Xã Hội Phật Tử Việt Tại Đài
Loan. Hội thảo Phát Huy Vai Trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã
hội,từ thiện,trang 237, 14/6/2017: Kiên Giang& Trường Đại Học Khoa Học
Xã Hội Nhân Văn Hà Nội
7. Nguyễn Thi Thanh Mai. (2017). Đời sống vật chất và tinh thần của Phật Tử Việt
Tại Đài Loan. Hội Thảo Khoa Học Đại Học Sau Đại Học, trang 31.tháng
10/2017: Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn TPHCM.
8. Nguyễn Thi Thanh Mai. (2017). Một số đặc điểm trong nghi lễ Islam giáo và Phật
167

Giáo tới đời sống tin đồ tại Đài Loan.Quan Hệ Việt Nam Thế Giới Ả Rập,
cơ hội, thách thức và phát triển. Hội Thảo Khoa Học Cấp Quốc Gia.trang 165,
ngày 25/10/2017.

9.Nguyễn Thi Thanh Mai. (2009). 越南仔權益台越政府都應重, Vấn đề đảm bảo
quyền lợi cho những cô dâu và trẻ em mang 2 dòng máu Đài-Việt cần sự
quan tâm của Chính phủ Việt- Đài, tạp chí Trung Ương, Đài Loan, ngày 24
tháng 4 năm 2009 中央社台北 2 日 2009 (ISBN 980424).

10.Nguyễn Thi Thanh Mai. (2009). 經濟不景氣 外籍勞工不歸鄉難 歸鄉更難


Khủng hoảng kinh tế ;người lao động nước ngoài không trở về quê hương
đã khó,trở về quê hương càng khó hơn, tạp chí Trung Ương, Đài Loan,
ngày 16 tháng 5 năm 2009【中央社╱台北 16 日電】(ISBN39910).
168

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I.Tài liệu tiếng Việt
1. Chris Barker. (2011). Nghiên cứu văn hóa lý thuyết và thực hành (Đặng Tuyết
Anh): NXB Văn hóa- Thông tin.
2. Đặng Nghiêm Vạn. (2007). Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam:
NXB Chính trị quốc gia.
3. Đoàn Văn Chúc. (1997). Văn Hóa Học: NXB Văn Hóa Thông Tin.
4. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh.(2005). Tôn
giáo lý luận xưa và nay: Nxb Tổng hợp, TP. HCM, 2005.
5. Emely A.schultz, Robert H.Lavend. (2001). Một quan điểm về tình trạng hôn
nhân(Dịch giả Phạm Ngọc Chiến): NXB Chính trị Quốc Gia.
6. Hà Văn Tấn.(2005). Đến với lịch sử - Văn hóa Việt Nam: NXB Hội Nhà Văn.
7. Layton, R. (2007). Nhập môn lý thuyết nhân học (dịch giả Phan Ngọc Chiến):
NXB Đại học Quốc gia.
8. Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Văn Nhiều Em & Nguyễn Thị Bảo Ngọc. (2012).
Nghiên cứu Phụ nữ lấy chống Đài Loan và Hàn Quốc ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Tạp chí khoa học, Đại Học Cần thơ.
9. Linh Mục Tu sĩ Việt Nam truyền giáo tại Á Châu.(27/9/2006). Prepared for
Internet by Vietnamese Missionaries in Asia: Lưu hành nội bộ tại Đài Loan.
10. La Mai Thi Gia.(2015). Motif trong nghiên cứu truyện dân gian lý thuyết và ứng
dụng:NXB Đại Học Quốc gia TPHCM.trang 127.
11. Mạc Tiến Anh. (2005). Khái luận chung về an sinh xã hội: Tạp Chí Bảo Hiểm
số 1,2,4.
12. Nguyễn Thi Thanh Mai. (2014). Phật giáo Theravada trong quá trình hội nhập
và phát triển tại Việt Nam: NXB Hồng Đức.
13. Nguyễn Hồng Quang.(2013). Đời sống Văn hóa Tinh thần của Cộng Đồng người
Việt ở Đông Bắc Thái Lan “trưởng hợp tỉnh Sakon- Nakhon”. Luận án tiến
169

sĩ học viện Khoa học Xã hội: Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam, Hà Nội.
14. Nguyễn Minh Ngọc. (2006). Vài nét về Phật giáo tại Đài Loan. Tạp chí Tôn giáo,
số 6.
15. Nghiêm Tuấn Hùng.(2012). Những Nguyên Nhân Cơ Bản Và Điều Kiện Chủ Yếu
Thúc Đẩy Di Cư Quốc Tế/ luận án:ĐHQG Hà Nội, Tr.ĐHKHXN&NV.
16. Phan An, Phan Quang Thịnh & Nguyễn Qưới. (2004). Hiện tượng phụ nữ Việt
Nam lấy chồng Đài Loan: NXB Trẻ, TP.Hồ Chí Minh.
17. Phạm Quỳnh Phương, Hoàng Cầm.(2013). Thiểu số cần tiến kịp đa số - Định
kiến trong quan hệ tộc người ở Việt Nam: Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội.
18. Phạn Ngọc Pháp.(2015). Giá trị văn hóa Phật giáo trong bản sắc văn hóa Việt
Nam:Trường Khoa Học Xã Hội Nhân Văn,TPHCM
19. Tô Duy Hợp & Lương Hồng Quang.(2000). Phát Triển Cộng Đồng Lý thuyết &
ứng dụng: NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội
20. Thích Quảng Độ (dịch giả). (1999). Phật Quang Đại Từ Điển: NXB Hội văn hóa
Linh Sơn Đài Bắc.
23.Thích Triệt Định.(2013). Hiện Đại Hóa Hoằng Pháp- Lấy Phật Giáo Nhân Gian
Làm Thí Dụ. Hội Thảo Quốc Tế. Phật giáo Châu Á và Việt Nam Trong Tiến
Trình Phát Huy Văn Hóa Dân Tộc: Viện Khoa Học Xã hội Việt Nam Viện
Triết Học.
21. Trần Nguyên Trung. (2013). Từ Điển Phật Học Việt – Anh: NXB Hồng Đức.
22. Trần Ngọc Thêm.(2013). Những Vấn Đề Văn Hóa Học Lý Luận Và Ứng Dụng
“Văn hóa Vật Chất và Văn Hóa Tinh Thần”: NXB Văn Hóa- Văn
Nghệ,TP.HCM.
23. Trần Ngọc Thêm.(1996). Cơ sở Văn hóa Việt Nam :Trường Đại Học Tổng hợp
Thành Phố Hồ Chí Minh.
24. Trần Ngọc Thêm. (2016). Hệ Giá Trị Việt Nam Từ Truyền Thống Tới Hiện Tại Và Con
Đường Đi Tới Tương Lai: Nxb Văn hóa -Văn nghệ, Hà Nội.

25. Trương Trí Cương.(2007). Tôn Giáo Học Là Gì: Nxb Tổng hợp TP.HCM.
170

26. Trương Văn Khải.(2013). Sự Kế Thừa Và Điển Hình “ Niết Bàn Trần Gian” Của
Đài Loan- Lấy Pháp Sư Thánh Nghiêm Làm Mẫu. Hội Thảo Quốc Tế. Phật
giáo Châu Á và Việt Nam Trong Tiến Trình Phát Huy Văn Hóa Dân Tộc:
Viện Khoa Học Xã hội Việt Nam Viện Triết Học.
II.Tài liệu tiếng nước ngoài
27. Kuei-fen chiu, dafydd fell, lin ping. (2014). Migration to and from taiwan,
volume 11 of routledge research on taiwan series: routledge, isbn
113512793x, 9781135127930.
28. Ming jen yu.(2018). Vietnamese new immigrants and their buddhist belief: ph.d.
Student in buddhist studies foguang university.
29. Ministry of education.(2017). Relablic of taiwan. Education in taiwan: taiwans
colleges and universities.
30. National taxation bureau of the central area, ministry of finance. (2017).
Business: taipei taiwan.
31. Nei zui er, ha li qi. (2008). Social security law in conilxi: bei jing da xue
publishing house.
32. Outrage over fish kill in vietnam simmers 6 months later.(3/10/2016). Formosa
ha tinh in taiwan: taipei taiwan, đoạn 1, đoạn 2.
33. Philip clart, charles brewer jones. (2003). Religion in modern taiwan: tradition
and innovation in a changing society: university of hawaii press, isbn:
0824825640, 9780824825645.
34. P.a. Payutto.(2011-2015). Buddhism : journal of the interatiorol association of
buddhist universities.
35. Rice, r. W'. (1984). Work and the quality of life: in s. Oskamp (ed.), applied social
psycholcgy.
36. Samuel palmisano. (2006). The globally integrated enterprise: foreign affairs.
37. Sam, david l.; berry, john w. (2010). Acculturation when individuals and groups
of different cultural backgrounds meet: perspectives on psychological
171

science 5.
38. sana loue, martha sajatovic. (2011). Encyclopedia of immigrant health: volume
2, springer science & business media, isbn 1441956557, 9781441956552.
39. See bhikhu parelkh. (2002,2015).Cultural diversity and political theory (cambri
dge.ma: havard university press.
40. Socil security. (2014).old age, disability, and survivors regulatỏy framework:
taipei taiwan.

41. Social security in taiwan. (2017). Office of retirement and disability policy:
taipei taiwan.
42. Tony fielding. (2015). Asian migrations: social and geographical mobilities in
southeast: east, and. Routledge,isbn 1317952081,9781317952084, pp 80-82.
43. The news taiwan.(3/10/2016). Outrage over fish kill in vietnam simmers 6
months later: taipei, taiwan.
44. Tse hsing yun.(2012). The development and conceptual transformation of
chinese buddhist. Song in the twentieth century: san diego electronic theses
and dissertatios.
45. Tran tri huy. (2011). Religious practice of vietnamese spouses in taiwan
family/luận văn: 国立暨南国际大学东南亚研究所.一 000 年六月.

46. Uma a. Segal, doreen elliott, nazneen s. Mayadas. (2009). Immigration


worldwide: policies, practices, and trends, oxford: university press, isbn
0199741670, 9780199741670.
47. Vietnamese workers endure long hours, low pay.(2016). Good morning tai wan:
taipei, taiwan.
48. World education report. (2000). The right to education: unesco publishing.
49. World health report. (2010, 2011, 2013). Medical: world health organi zation.
50. Yuk wah chan& david haines& jonathan lee. (2014). The age of asian
migration: continuity, diversity, and súceptibility volume asian migration
172

series, cambridge scholars publishing, isbn 1443865699,978144865692.

51. 詹文男、苏孟宗、陈信宏&林欣吾.(2015). 2025 台湾大未来从世界趋势看


见台湾机会: 大立文创出版社:ISBN 9789869070430 第 2 章.

52. 李君琳,戴振丰,洪丽雯. (2009). 台湾文化:全国最大出版社.

53. 陈世昌. (2002). 台湾演进史:五南文化事业, ISBN 978-957-11-7050-3.

54. 杨莲福.(2012). 台湾神明信仰与民间文学. 台北市:博杨文化,ISBN


978-986-6543-78-4.
III.Tài liệu trên Internet

Tiếng Việt

55. Chính phủ cộng hòa nhân.(30/5/2015). Người nước ngoài đến nước sở tại định
cư. Truy xuất từ http://www.gov.cn/banshi/2005-5/30/content_1767.htm
56. Diêu Nghiêm.(3/07/2017). Vai trò của người tu sĩ Phật giáo. Giác Ngộ online.
Truy xuất từ https://giacngo.vn/thoisu/sukienvande/2017/07/03/7BC482/
57. Đại Lễ Phật Đản Chùa Việt Đài( 5/5/2019). Truy xuất 10/5/2019.
58. Đặng Tài Tính.(9/11/2019). Vài nét vai trò văn hóa Phật giáo trong nền văn hóa
Việt Nam. Truy xuất từ
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/5209/Vai_net_ve_vai_tro_cua_
van_hoa_Phat_giao_trong_nen_van_hoa_Viet_Nam

59. Huệ Giáo (11/08/2011). Bát Chánh Đạo. Thư Viên Hoa Sen. Truy xuất từ
https://thuvienhoasen.org/a12600/bat-chanh-dao
60. Kinh Diệt tội Trường thọ. (10/2017). Kinh Diệt tội Trường thọ hộ trư đồng tử
Đầ Na Ni. Phật học.net.Truy xuất từ http://www.phathoc.net/thu-
vien/kinh/bac-truyen/7BC019_kinh_truong_tho_diet_toi.aspx
61. Lê Thị Thanh Tâm. (19/12/2011). Nghĩ về phương diện thế tục trong sáng và
cảm nhận thơ Thiền. Truy xuất từ
http://hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=6704%3A
ngh-v-phng-din-th-tc-trong-sang-to-va-cm-nhn-th-thin&catid=119%3Avan-hoc-
173

viet-
nam&Itemid=7201&lang=zh&site=30&fbclid=IwAR2kFsJOopJAaR3_f9w0f5Z6
RFAP0wRgG2vy5OS_U0HIA2LjLIIW6ED20gY

62. Lê Thị Thanh Tâm.(16/08/2012). Giảng dạy văn học Phật giáo Thiền tông từ
góc độ mỹ học- Một hướng đi nhiều triển vọng. Truy xuất từ
http://www.daophatngaynay.com/vn/giao-duc/11621-Giang-day-van-hoc-Phat-
giao-Thien-tong-tu-goc-do-my-hoc-Mot-huong-di-nhieu-trien-
vong.html?fbclid=IwAR1B7HZSwYfM4qqozPnbwwn1Vmd_aWjII5ian1WZ2pp
5hniNW21hfk5KNvk

63. Nguyễn Đức Hiệp. (2/10/2005). Các dân tộc ở Đài Loan. Truy xuất từ
https://dongtac.hncity.org/?Cac-dan-toc-o-%C4%90ai-Loan
64. Nguyễn Bá Đức.(4/8/2016). Người Việt ăn gì cũng chết. Việt Nam.nét. Truy
xuất từ http://vietnamnet.vn/gs-ts-nguyen-ba-duc-tag101675.html
65. Nguyễn Minh Ngọc.(5/07/2017).Vài nét về Phật giáo Đài Loan.Tổ Đình Kim
Liên.Truy xuất từ http://sangdaotrongdoi.vn/vai-net-ve-phat-giao-tai-dai-
loan--nguyen-minh-ngoc--a-307.aspx
66. Nguyễn Văn Thủy.(9/11/2019). Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa Phật giáo. Truy
xuấttừhttp://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/9952/Bao_ton_va_phat_
huy_gia_tri_van_hoa_Phat_giao

67. Phan Ngọc An. (17/04/2010). Những vấn đề chung về bảo hộ lao động, tr.1.Truy
xuất từ https://tailieu.vn/doc/nhung-van-de-chung-ve-bao-ho-lao-dong-
191172.html
68. Phạm Duy Đức.(11/08/2018). Giá trị văn hóa và giá trị con người Việt Nam
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Truy xuất từ
http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/gia-tri-van-hoa-va-gia-tri-con-nguoi-viet-
nam-trong-qua-trinh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa.html

69. Quản lý lao Động tại Đài Loan.(25/7/2019), Cục Quản Lý Lao Động tại Đài
Loan. Truy xuất từ
https://www.mol.gov.tw/topic/3066/5837/19493/?fbclid=IwAR2xp7FCvp6
174

dZjrotSu74NzjJ8ScPIzMIqZ7_YWQoDyuFifjpbUA7R9vhq4
70. Taiwan Education Information in Vietnam.(11/09/2014). Học Bổng du học Đài
Loan. Trung Tâm dữ liệu giáo dục Đài Loan tại Việt Nam. Truy xuất tại
http://tweduvn.org/vn/scholarship.php
71. Thích Giải Hiền. (27/8/2010). Sơ lược về sự Phát triển của giáo dục Phật giáo
Đài Loan: Thư viện Hoa Sen. Truy xuất từ
http://thuvienhoasen.org/a4229/so-luoc-ve-su-phat-trien-cua-giao-duc-phat-
giao-dai-loan-thich-giai-hien
72. Trần Ngọc Thêm. (2/08/2014). Khái luận về văn hóa. Trung Tâm văn hóa học
và ứng dụng. Truy xuất từ http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-
van-hoa-hoc/llvhh-nhung-van-de-chung/2569-tran-ngoc-them-khai-luan-ve-
van-hoa.html
73. Vũ Dũng, (10/02/2015). Khái niệm đạo đức và một số phạm trù cơ bản. Học
làm việc tốt, tr.1.Truy xuất từ http://hoclamnguoitot.com/khai-niem-dao-
duc-va-mot-so-pham-tru-co-ban
74. Xuất khẩu lao động. (2018). Chế độ quyền lợi của người lao động đi xuất khẩu
lao động tại Đài Loan. Truy xuất từ http://congtyxklduytin.com/che-quyen-
loi-cua-nguoi-lao-dong-di-xuat-khau-lao-dong-tai-dai-loan-moi-nhat/
75. Y tế.(2019). Dịch vụ y tế tốt nhất thế giới:Đài Loan đứng thứ nhất, Việt Nam
xếp hạng 66. Truy xuất từ https://tuoitre.vn/dich-vu-y-te-tot-nhat-the-gioi-dai-
loan-dung-nhat-viet-nam-xep-hang-66-20190910095847903.htm

Tiếng nước ngoài


76. China.com. (23/05/2005). Tài nguyên khí hậu địa lý Đài Loan. Truy xuất từ
http://www.china.com.cn/overseas/zhuanti/ftlvyou/txt/2005-
05/23/content_5869032.htm
77. Di Trú Đài Loan(25/7/2019) Truy xuất từ https://www.immigration.gov.tw/
78. Golobal News for new immigrants (14/11/2016)“ Vietnam”.Truy xuất từ
http://news.immigration.gov.tw/VN/index.aspx?fbclid=IwAR3pUx8lSYv5v
175

N2U5PpWepZVDOACJaytYQAFCgBrFocIuE77Et1Vpupp12A

79. Hội Đồng Hương Việt Kiều Hoa tại Đài Loan 越南华侨在台湾(20/2/2017).

Truy xuất từ http://www.epochtimes.com/gb/9/8/19/n2628626.htm


80. Jeridiacl Peraen Taiwan province Hung- Chia Sancteang For The
Handicapped. (1/06/2016). “Disabilities”. Truy xuất từ
https://hc.eoffering.org.tw/contents/project_ct?page=1&p_id=11&gclid=CL
fS6vfk6s4CFQ0IvAodwbcJ1w
81. National Taxation Burean of the Central Area, Ministry of
Finanace.(10/8/2017). Business tax. Truy xuất từ
https://www.ntbca.gov.tw/etwmain/
82. Online Application for R.O.C. (Taiwan).(11/1/2014). Travel Authorization
Certificate. Truy xuất từ
http://www.taiwanembassy.org/US/MKC/ct.asp?xItem=563654&ctNode=2
772&mp=47
83. Social security in Taiwan. (2017). Tai wan. Office of Retirement and Disability
policy. Truy xuất từ https://www.ssa.gov/policy/docs/progdesc/ssptw/2010-
2011/asia/taiwan.html
84. Socil security.(1/07/2014).Old Age, Disability, and Survivors Regulatỏy
Framework. Truy xuất từ
https://www.ssa.gov/policy/docs/progdesc/ssptw/2014-
2015/asia/taiwan.html
85. Taipei Work trade Center. (10/01/2016). Seminar Trade Opportunities in
Taipei. Truy xuất từ http://www.twtc.org.tw/en/e-exhibition.aspx
86. Taiwan services growthat 3 month high in september (10/2017) Taiwan
GDP. Truy xuất từ.http://www.tradingeconomics.com/
https://english.moe.gov.tw/cp-9-16999-FA7C9-1.html
87. Tzu Chi.(31/08/2016). Đào tạo Bác sỹ. Từ Tế. Truy xuất từ
176

http://tw.tzuchi.org/community/
88. Tzu Chi. (31/06/2016). “Activate”.Tzu ChiWorld wide community. Truy xuất
từ.http://www.tw.tzuchi.org/index.php?option=com_content&view=categor
y&layout=blog&id=107&Itemid=554&lang=zh

89. 蒟蒻.(6/2/2018),台湾到底住了多少外国人?比例竟然高到让人无法相信.

Truy xuất từ


https://www.youtube.com/watch?v=W6vOy993DM0&feature=youtu.be&fbclid
=IwAR0OcR412AS4_27tR2NItKndiw5gbgMfwpxWbgSZC51fiXu2HYGD6_S
AveY
1

PHỤ LỤC

1.Bảng phỏng vấn sâu


Tựa Đề: “ Văn Hóa Phật Giáo Trong Đời Sống Người Việt Nam Ở Đài
Loan, Trung Quốc”
Tên tôi là Nguyễn Thị Thanh Mai, đang là nghiên cứu sinh của Khoa Văn
Hóa Học, đang tiến hành khảo sát “ Văn Hóa Phật GiáoTrong Đời Sống Người Việt
Nam Ở Đài Loan, Trung Quốc”. Chúng tôi mời Ông (bà); Anh (chị) tham gia giúp
trả lời phỏng vấn sâu ở dưới đây. Những thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu luận án tiến sỹ khoa học của người viết. Sự giúp đỡ bảng phỏng
vấn này của Ông (bà); Anh (chị) sẽ giúp cho việc khảo sát phỏng vấn sâu chính xác
cho việc nghiên cứu thành công.
Rất mong nhận được sự nhiệt tình hợp tác của Ông (bà); Anh (chị).
Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Thanh Mai


2

VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở
ĐÀI LOAN, TRUNG QUỐC
Phương pháp phỏng vấn sâu của ông JOHN W. CRESWELL (Qualitative định
tính), tr173-201.
Phỏng vấn trực tiếp , cá nhân, nhóm, tiến hành phỏng vấn qua phone, Line,
Viber, Facebook Messenger, Tan go (có thâu âm và video). Ngoài ra còn phỏng
vấn đưa câu hỏi trước và người phỏng vấn chuẩn bị trước để trả lời. Gửi qua email
hoặc viết ra giấy.

I. Câu hỏi phỏng vấn:


1. Đời sống văn hóa nam giới (định cư) ảnh hưởng Phật giáo trong quan hệ vợ
chồng?
2. Đời sống văn hóa nam giới (định cư )ảnh hưởng Phật giáo trong quan hệ vợ
chồng?
3. Mặt tốt trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo vào cuộc sống hôn nhân của nữ giới
4. (cô dâu)Việt Nam, như thế nào?
5. Mặt hạn chế trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo vào cuộc sống hôn nhân của nữ
giới(cô dâu) Việt Nam, như thế nào?
6. Điểm mạnh trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo của lao động Việt Nam đối với
công việc?
7. Mặt hạn chế trong việc áp dụng giáo lý Phật giáo của lao động Việt Nam đối với
công việc?
8. Áp dụng giáo lý trong đời sống cá nhân của du học sinh hướng đến đạo Phật như
thế nào?
9. Áp dụng giáo lý trong đời sống xã hội của du học sinh ảnh hưởng Phật giáo như
thế nào?
10. Mặt tốt trong việc làm Từ Thiện của cộng đồng người Việt Nam hướng Phật tại
Đài Loan?
11. Mặt chưa tốt trong việc làm Từ Thiện của cộng đồng người Việt Nam hướng
Phật tại Đài Loan?
3

12. Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội của cộng đồng người Việt Nam
hướng Phật ?
13. Những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam cho an sinh xã hội như thế nao?
14. Nghi lễ Vu Lan và Phật Đản tại Đài Loan như thế nào?
15. Cảm nhận những đặc điểm của cộng đồng người Việt Nam hướng Phật về Nghi
lễ Vu Lan và Phật Đản tại Đài Loan ra sao?
16. Các mặt xấu của xã hội về đạo đức đi xuống qua cảm nhận của cộng đồng người
Việt Nam.
17. Lợi ích từ việc ứng dụng đạo đức Phật giáo trong đời sống của cộng đồng người
Việt Nam như thế nào?

II. Danh sách người phỏng vấn sâu :


Tổng cộng phỏng vấn cá nhân 98 , nhóm 57, (1.218 thành viên).
2.1.Danh sách người phỏng vấn sâu : Nam giới (định cư) hướng Phật 9 người
Tiến hành khảo sát từ 2013-2014 (có bổ sung thêm năm 2017).
STT Ký hiệu tên nhóm Tuổi Nghề nghiệp Chức vụ Nơi ở
1 Nam định cư 1 50 Bác Sỹ Nhân viên Đài Bắc
2 Nam định cư 2 51 Nông sản Giám đốc Đài Bắc
3 Nam định cư 3 52 Xây Dựng Giám đốc Đài Bắc
4 Nam định cư 4 53 Xây Dựng Giám đốc Đài Trung
5 Nam định cư 5 56 Nội Thất Giám đốc Đài Trung
6 Nam định cư 6 49 Điện Tử Giám đốc Đài Trung
7 Nam định cư 7 54 Công Nghệ Nhân viên Cao Hùng
8 Nam định cư 8 55 Cửa Tự Động Giám đốc Cao Hùng
9 Nam định cư 9 43 Mỹ Nghệ Doanh nhân Cao Hùng

2.Danh sách người phỏng vấn sâu : Du học sinh , độ tuổi từ 19 đến 44 tuổi, ba tỉnh
thành miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Việt Nam
Tiến hành khảo sát từ 2013-2014 (có bổ sung thêm năm 2017)
Phỏng vấn nhóm, cá nhân cho ví dụ
4

No Ký hiệu tên nhóm Nơi ở Số lượng sinh viên


1 Du học sinh 1 Đài Bắc 5
2 Du học sinh 2 Đài Bắc 4
3 Du học sinh 3 Đài Bắc 4
4 Du học sinh 4 Đài Bắc 5
5 Du học sinh 5 Đài Trung 5
6 Du học sinh 6 Đài Trung 3
7 Du học sinh 7 Đài Trung 5
8 Du học sinh 8 Cao Hùng 5
9 Du học sinh 9 Cao Hùng 4
10 Du học sinh 10 Cao Hùng 4
Tổng Cộng 44

3.Danh sách người phỏng vấn sâu : Nữ giới(cô dâu), độ tuổi từ 24 đến 45, người
miền Tây và Hải Phòng
Tiến hành khảo sát từ 2015-2016 (có bổ sung thêm năm 2017)
No Họ và tên trưởng nhóm Nơi ở Số lượng nhóm Cá nhân
1 Đạo Tràng Từ Hoa Đài Bắc 25 2
2 Nhóm Phật Tử Việt Đài Bắc Đài Bắc 15 2
3 Đạo Tràng Hoa Nghiêm Đài Bắc 13 2
4 Đạo Tràng Việt Đài Trung Đài Trung 22 1
5 Đạo Tràng Chùa Việt Đài Đài Trung 24 2
6 Đạo Tràng Kết Nối Yêu Thương Đài Trung 12 2
7 Đạo Tràng Liên Trì Cao Hùng 14 3
8 Đạo Tràng Cao Hùng Cao Hùng 16 2
9 Đạo Tràng Linh Sơn Cao Hùng 17 4
Tổng Cộng 158 20
thành viên người
4.Danh sách người phỏng vấn sâu: Lao động , độ tuổi từ 20 đến 47, người miền
Trung và miền Bắc (không có người miền Nam).
5

Tiến hành khảo sát từ 2015-2016 (có bổ sung thêm năm 2017)
No Tên công ty Nơi ở Số lượng nhóm Cá nhân
1 Cửa Tự Động Đài Bắc 12 1
2 Bìa Cát Tông Đài Bắc 3 1
3 Nhựa Đài Bắc 5 1
4 Ốc Vít Điện Tử Đài Trung 6
5 Thợ Mộc Đài Trung 7
6 Hóa Chất Đài Trung 6 1
7 Nệm (cao su) Cao Hùng 7 1
8 Sản xuất thép Cao Hùng 2 1
9 Bao Bì Cao Hùng 3 1
10 Điện tử Cao Hùng 4
11 Xuất hàng Cao Hùng 5 1
12 Đóng gói Cao Hùng 6 1
Tổng Cộng 66thành viên 9 người
5.Danh sách người phỏng vấn sâu: Từ Thiện
Tiến hành khảo sát từ 2015-2016 (có bổ sung thêm năm 2017)
Du học sinh, lao động, nữ giới (cô dâu)
No Tên Đạo Tràng Nơi ở số lượng nhóm Cá nhân

1 Kết Nối Yêu Thương Đài Bắc 25 1

2 Phật Tử Việt Đài Đài Bắc 2 1

3 Trái Tim Yêu Thương Đài Bắc 15 1

4 Từ Tế Đài Bắc 2 1

5 Thánh Nghiêm Đài Bắc 1 1

6 Di Lạc Đài Bắc 2 1

7 Chùa Việt Đài Đài Trung 20 1


6

8 Thiền Viện Đài Trung Đài Trung 5 1

9 Tịnh Tông Học Hội Cao Hùng 1 1

10 Phật Quang Sơn Cao Hùng 1 1

11 Từ Thiện Phú Thọ Cao Hùng 5 1

12 Nghệ An Cao Hùng 3 1

Tổng Cộng 80 thành viên 12 người

6.Danh sách người phỏng vấn sâu: Nghi lễ -lễ hội


Tiến hành khảo sát từ 2015-2016 (có bổ sung thêm năm 2017)
Nữ Phật tử, lao động, du học sinh

No Tên trưởng nhóm Nơi ở Số lượng nhóm Cá nhân


1 Chùa Việt Đài Đài Bắc 50 2
2 Từ Tế Đài Bắc 50 2
3 Tịnh Tông Học Hội Đài Bắc 38 2
4 Thiền Viện Đài Trung Đài Trung 45 2
5 Từ Tế Đài Trung 5 2
6 Phật Pháp Úng Dụng Đài Trung 1 2
7 Phật Quang Sơn Cao Hùng 1 3
8 Di Lạc Cao Hùng 5 2
9 Tịnh Tông Cao Hùng 3 3
Tổng Cộng 338 thành viên 20 người

7.Danh sách người phỏng vấn sâu: an sinh


Tiến hành khảo sát từ 2014-2015 (có bổ sung thêm năm 2017)
Thành phần nam giới (định cư và nữ giới( cô dâu)̉ chiếm phần lớn
7

No Tên trưởng nhóm Nơi ở Sốlượng nhóm Cá nhân


1 Chùa Việt Đài Đài Bắc 47 2
2 Phật Tử Việt Tịnh Tông Học Hội Đài Bắc 42 2
3 Phật Tử Thánh Nghiêm Đài Bắc 51 2
4 Thiền Viện Đài Trung Đài Trung 41 2
5 Từ Tế Đài Trung 49 3
6 Phật Quang Sơn Cao Hùng 48 2
Tổng Cộng 278 thành viên 13 người

8.Danh sách người phỏng vấn sâu: Đạo đức


Tiến hành khảo sát từ 2013-2016 (có bổ sung thêm năm 2017)
No Tên trưởng nhóm Nơi ở Số lượng nhóm Cá nhân
1 Chùa Việt Đài Đài Bắc 17 1
2 Phật Tử Việt Tịnh Tông Học Hội Đài Bắc 42 4
3 Phật Tử Thánh Nghiêm Đài Bắc 36 2
4 Thiền Viện Đài Trung Đài Trung 41 2
5 Từ Tế Đài Trung 49 4
6 Phật Quang Sơn Cao Hùng 48 2
Tổng Cộng 246 thành viên 15 người

Câu hỏi:
3.1. Người hướng đạo Phật áp dụng giáo lý đạo Phật trong mối quan hệ với
vợ và công việc mưu sinh như thế nào ?
3.2.Bác sỹ bệnh viện ở Đài Bắc Từ Tế. 50 tuổi, phỏng vấn lúc 7 giờ 30 phút
ngày 8 tháng 5 năm 2014.
Trả lời: Vì Phật Pháp bất ly thế gian pháp cho nên mình phải tuân theo mọi
nguyên tắc trong gia đình giữa chồng và vợ, có chuyện gì về sự không hài lòng thì
cùng nhau góp ý và xây dựng trên tinh thần giáo lý đạo Phật. Trong cuộc sống vợ
chồng sống phải biết nhường nhịn gạt bỏ cái “tôi” sự mâu thuẫn sẽ giảm bớt, như
8

vậy sẽ dẫn đến “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, vợ chồng nên chung
thủy một vợ một chồng không phạm vào si mê quá độ.
Khi chưa hiểu về Phật Pháp, là Bác sỹ thì luôn thực hành y khoa theo y đức
và đạo lý làm người. Khi hiểu Phật pháp thì Phật pháp như ngọn đèn soi sáng cho
mình nhiều hơn nữa. Tôi thường xuyên thực hành chính ngữ giúp bệnh nhân vượt
qua tâm bệnh, sợ hãi trước sự sống và cái chết gần kề, từ đó thân bệnh mau hồi
phục. Đó chính là Chánh Ngữ - (lời nói chân chánh đem lại sự an lạc cho mình và
cho người). Hàng ngày, ngoài việc học giáo lý ra thì tôi luôn phải học thêm chuyên
ngành nâng cao và tự trao dồi chuyên môn (chánh nghiệp), tôi còn trao dồi trí tuệ
theo đạo Phật để suy nghĩ và hành động có chánh định, kết hợp thực hành chánh
niệm, tu sửa bản thân chỉnh sửa từ việc nhỏ cho đến việc lớn, mình nhìn theo chánh
pháp trong Kinh điển đã dạy để làm bài học cho bản thân.
3.3 Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản tại Tân Tiệm 新店 Đài Bắc,
nam giới(định cư ), 51 tuổi, phỏng vấn lúc 7 giờ 30 ngày 5 tháng 5 năm 2014.
Trả lời: Tôi là người Việt Nam, vợ tôi là người Đài Loan, sự khác biệt giữa
văn hóa và môi trường ở Đài Loan ban đầu có những mâu thuẫn nhỏ phát sinh trong
cuộc sống chung, có những lúc tưởng như hai vợ chồng ly thân. Tôi thường xuyên
giao lưu với rất nhiều những sinh viên và người lao động Việt Nam sang Đài Loan,
bản thân là một Phật tử đồng thời trước đây khi tôi mới bắt đầu lập nghiệp tại Đài
Loan cũng nhận được sự giúp đỡ của một vị Phật tử tốt bụng, do đó tôi cũng rất
nhiệt tình giúp đỡ đồng hương, tôi nghĩ đó là điều nên làm, vợ tôi không hiểu những
điều này, cô ấy cho rằng là chỉ nên biết bản thân mình thôi, cô ấy nghi ngờ các mối
quan hệ của tôi với đồng hương dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng. Trước tình trạng này,
tôi cố gắng nhường nhịn và đưa cô ấy đi cùng tôi đến các buổi giao lưu và đến các
đạo tràng nghe giảng Pháp... Dần dần vợ tôi hiểu được giá trị công việc của tôi
được ảnh hưởng từ giáo lý nhà Phật, giờ đây cô ấy đã hoan hỉ và trợ giúp tôi trong
công việc đó.
Công việc chính của tôi là nhập khẩu gạo từ Việt Nam sang Đài Loan, với 2
mục đích chính. Thứ nhất là tôi muốn tìm lối ra cho gạo quê tôi, không bị ép giá từ
9

các thương lái khác, làm giàu cho quê hương. Thứ hai là trích một phần doanh thu
làm công việc công ích và từ thiện. Nhờ có giáo lý đạo Phật mà tôi hưởng được an
lạc cả vật chất lẫn tinh thần.
3.4. Giám đốc Công ty Xây dựng ở Đài Bắc, nam giới(định cư ), 52 tuổi,
phỏng vấn lúc 8 giờ tối, ngày 1 tháng 6 năm 2014.
Trả lời: Cuộc sống mới có nhiều buồn vui đan xen vào nhau, mong muốn
hạnh phúc là nguyện vọng lớn, là áp lực ở môi trường mới. Tôi luôn cố gắng làm
tốt mọi công việc, để gia đình được hưởng những điều tốt nhất từ vật chất đến tinh
thần. Nhưng không phải biết nỗ lực là được mà cần có một tinh thần vững chắc,
luôn đặt niềm tin, sự hi vọng.... để vươn lên, vậy những động lực đó được xuất phát
từ đâu? Bản thân tôi đã có những nguồn cảm hứng đó từ giáo lý đạo Phật. Đã giúp
tôi rèn luyện nhân phẩm, tu tập tâm tánh, trước là giúp chính gia đình của mình,
sau là đến công việc. Gia đình là môi trường làm việc thu nhỏ, luôn có những khó
khăn mâu thuẫn tồn tại xung quanh, chính nhờ có tám giới luật mà tâm của tôi luôn
sáng suốt, bình tĩnh, an lạc.... đó là nền tảng để gia đình tôi hạnh phúc trọn vẹn.
Tôi luôn cố gắng chăm lo cuộc sống của công nhân xây dựng, đưa ra những
chính sách lương, thưởng hợp lí khuyến khích tinh thần làm việc, lao động hiệu quả.
Ngoài ra, tôi ứng dụng giáo lý đạo Phật trong cách ứng xử với nhân viên như chánh
ngữ, chánh kiến...tạo sự đoàn kết giữa nhân viên với nhau, không quá phân biệt
giữa chủ và thợ, cư xử tốt với họ thì các anh em công nhân cũng rất trách nhiệm và
nhiệt tình với công việc, nâng cao uy tín của chính công ty. Mấy năm gần đây, công
ty tôi liên tục trúng thầu xây dựng các khu dân cư ở Nam Đầu (南頭), tất cả đều
nhờ sự nỗ lực của tập thể công nhân viên, trở thành một trong những công ty nổi
tiếng ở Đài Bắc.
3.5. Giám Đốc Công ty Xây Dựng ở Đài Trung nam giới(định cư ), 53 tuổi,
phỏng vấn qua phone, lúc 8 giờ, ngày 4 tháng 5, năm 2014.
Trả lời: Học Giáo lý đạo Phật là học tập và tu sửa để tôi làm người một cách
hoàn hảo nhất. Ngoài ra, khi học giáo lý với tâm tự nguyện, ta còn có một nguồn
tâm tự tại để sống một cuộc sống an nhàn, thư thái. Trong cuộc sống của vợ - chồng,
10

đôi lúc có những việc xảy ra tâm bất ý, dẫn đến mâu thuẫn về vật chất lẫn tinh thần
và dần mất đi niềm tin. Để thực hiện được giáo lý đạo Phật đúng như pháp là không
dễ, nhưng nếu thực hiện được đúng như lời trong Kinh quả là hưởng được cuộc
sống an lạc ngay hiện tại. Tôi cho rằng trong gia đình của tôi có được hạnh phúc
là do tôi tuy là người trụ cột gia đình nhưng tôi không còn giữ tính cách gia trưởng,
độc quyền mà luôn gần gũi chia sẻ, đóng góp ý kiến giúp mọi người cảm thấy gần
nhau hơn, trong nhà luôn có tiếng cười, vui vẻ. Đời sống văn hóa công việc của
người định cư ứng dụng trong giáo lý đạo Phật.
Không phải ai sinh ra cũng có thể làm tốt tất cả mọi việc, làm sao tránh khỏi
những sai lầm. Giáo lý đạo Phật luôn nhắc nhở những ai có lỗi lầm không sợ sửa
đổi không được, mà chỉ sợ thấy lỗi mà không sửa và sửa được lỗi của bản thân là
việc lành không gì tốt hơn. Vậy nên, khi bản thân trong lúc làm việc mắc phải những
sai lầm, chính bản thân tự sửa đổi, không nên đặt cái tôi của mình quá cao để rồi
không nhận lỗi, không tiếp thu và sẽ không bao giờ học được cái hay, cái mới. Nếu
mỗi con người ai cũng có ý thức, suy nghĩ được vậy thì trong công việc dù kết hợp
tập thể nào? việc cao thấp cũng không quan trọng bằng việc mình làm hết sức hết
mình, sửa từ lỗi lầm nhỏ đến lỗi lầm lớn, quyết không để tái phạm. Trong tập thể
nếu phát hiện sai phạm ta có thể nhắc nhở, đã nhắc nhở mà họ không làm thì ta
cũng không nên bận tâm chấp nhặt về vấn đề đó, trong giới luật đã nói khi đã làm
sai một vấn đề là họ đã gieo một “quả” đắng và chính họ cũng là người phải gánh
chịu “quả” đắng mà họ đã gieo. Giáo lý đạo Phật giúp tôi có lối thoát trong công
việc không vướng phải sai lầm, luôn hành động theo thiện hướng, nghĩ đến lợi ích
cho người khác cũng chính như lợi ích của tôi.
3.6. Giám Đốc sản xuất Nội Thất tại Đài Trung, nam giới(định cư ) , 56 tuổi,
phỏng vấn qua phone, lúc 7 giờ, ngày 3 tháng 4 năm 2014.
Trả lời: Giáo lý đạo Phật đã giúp gia đình tôi có lối thoát trong những mâu
thuẫn của gia đình tôi, giáo lý đã cho tôi nhìn nhận ra rằng vợ - chồng là bình đẳng,
tôn trọng lẫn nhau thì hạnh phúc mới đến, chính vì thế tôi luôn tự giác, sống phải
làm gương cho vợ và cho con noi theo, để vợ cảm nhận được sự thay đổi tâm tánh
11

của tôi theo hướng một ngày một tốt hơn. Đặc biệt là khi tôi áp dụng giáo lý đạo
Phật cho bản thân, được lợi ích nên vợ tôi cũng học theo, từ đó đến nay hai vợ
chồng có chung một suy nghĩ và trở nên thương yêu nhau nhiều hơn trước. Tôi giảng
dạy và khuyên răn con cái, hướng con cái học theo giáo lý đạo Phật, để con không
đi con đường sai lầm, luôn sống chánh đạo.
Giáo lý đạo Phật luôn dạy ta trong công việc phải biết sống, trung thực,
những điều xấu nên tránh xa và buông bỏ. Suy nghĩ và hành động bất chánh của
bản thân gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến lợi ích của người xung quanh, điều
đó dẫn đến bản thân ta chịu sự nhân quả. Trung thực là yếu tố quan trọng hàng đầu
không thể thiếu của những người Phật Tử. Trung thực luôn đạt được kết quả tốt
trong công việc, hành ác sẽ chịu hậu quả xấu ở ngay hiện tại và tương lai. Để thực
hiện được như giới luật trong giáo lý đạo Phật đưa ra, cần phải có thời gian mới
có thể sửa đổi tốt được, dần hoàn thiện cho chính bản thân.
3.7. Giám Đốc Công ty Điện tử ở Đài Trung nam giới(định cư), 49 tuổi,
phỏng vấn qua phone, lúc 7 giờ 45 phút tối, ngày 3 tháng 6 năm 2014.
Trả lời: Giáo lý đạo Phật cũng dạy con người đến gần cái thiện, bỏ đi điều
ác, đối với vợ của mình, xem vợ của mình cũng như bản thân mình, cư xử và hành
động với vợ mình như thế nào thì mình cũng thử đặt nên bản thân mình sẽ cảm nhận
được sự đau khổ và sự an vui của người khác. Chính vì thế mà có suy nghĩ và hành
động tốt hơn. Giáo lý đạo Phật chính là con đường chỉ ra những giải thoát mâu
thuẫn trong gia đình, nhờ vào giáo lý đạo Phật, cuộc đời cảm thấy hạnh phúc khi
ứng dụng mỗi khi gặp được những khó khăn trong cuộc sống vợ - chồng.
Giáo lý đạo Phật đã giúp tôi không ganh ghét, ích kỷ, đố kỵ với các công ty
khác thuộc lĩnh vực kinh doanh của công ty tôi. Không gây thù hằn với các công ty
khác. Tuy tôi vẫn còn nghiệp và duyên với sự nghiệp điện tử này thì đôi khi tôi bị
“phao” trong công việc, nhờ có giáo lý đạo Phật giúp tôi có định hướng tốt hơn
trong cộng việc, tôi cố gắng làm vì lợi ích cho bản thân và cho gia đình, sau đó mới
là cộng đồng. Tôi đã thay đổi chỉ có làm việc có lợi ích cho bản thân và xã hội, chứ
không làm những việc không đúng với giáo lý đạo Phật đã dạy là có lợi trước mắt
12

cho bản thân của tôi. Như vậy giáo lý đạo Phật đã giúp ích trong suy nghĩ và hành
động trước khi làm. Trong công việc có hiệu quả tốt hơn xưa.
3.8. Nhân viên Công nghệ Thông tin tại Đài Nam nam giới(định cư ), 54 tuổi,
phỏng vấn qua phone 7giờ 30 phút, ngày 3 tháng 3 năm 2014.
Trả lời:Khi mới qua Cao Hùng định cư, dù có gia đình là điểm tựa và hỗ trợ
rất nhiều khi gặp khó khăn trong cuộc sống mới. Có thể về vật chất tôi được đủ đầy
nhưng tôi vẫn cảm thấy tinh thần mình chưa được bình tâm và tự tin ở nơi lạ lẫm
này. Chính vì thế, tôi tìm đến Phật giáo, cũng là tôn giáo mà gia đình tôi nương
theo, nhờ có Phật giáo là nơi cho tôi gửi gắm và giải quyết những tâm tư, nguyện
vọng thầm kín sâu thẳm trong lòng. Tại Tịnh Tông Liên Xã, có những vị sư thầy đã
giúp tôi giải quyết, tư vấn, hướng dẫn vấn nạn, khúc mắc làm cho tâm tôi bình lặng
thanh thản và được yên vui. Học sâu vào Phật Giáo có giới luật đạo Phật là nền
tảng con đường giúp tôi tu tập, sửa đổi tâm tánh, tâm luôn cảm thấy được thư thái,
an lạc và là phương thức giúp tôi hòa nhập với cộng đồng, cuộc sống mới.
Cuộc sống mới, công việc mới tuy có những ngỡ ngàng nhưng nhờ có giáo
lý đạo Phật đã giúp tôi thấy vững tin hơn khi thực hiện những nhiệm vụ, công việc
được giao theo tiêu chí hành thiện trước hết không làm gì tổn hại đến lợi ích của
người khác sau mới nghĩ đến lợi ích của bản thân mình. Vì là công việc mới nên có
những cách thức làm việc khác nhau, nên có những sự đóng góp, chia sẻ kinh
nghiệm giúp nhau cùng tiến, đừng vì cái tôi của mình mà sinh lòng ganh ghét, đố
kị. Điều đó làm cho chính tôi bị cô lập với đồng nghiệp, dễ mất công việc đang có
nhưng nhờ có đạo mà tôi biết được và hoan hỉ đón nhận mọi ý kiến đóng góp nên
được mọi người yêu mến. Có giáo lý đạo Phật mà cuộc sống mới và công việc mới
luôn tràn trề niềm tin và hi vọng.
3.9. Giám đốc Công ty Cửa Tự Động ở Đài Nam, nam giới(định cư), 55 tuổi,
phỏng vấn qua phone, 7 giờ ngày 4 tháng 6 năm 2014.
Trả lời: Mẹ tôi vốn là một Phật Tử đã ảnh hưởng Phật giáo khi qua Đài Loan,
mẹ tôi đã ứng dụng cách sống của giáo lý đạo Phật và luôn dạy dỗ tôi từ khi còn
bé, tuy tôi chưa thực sự giác ngộ nhưng cũng tiếp thu rất nhiều triết lý Phật pháp.
13

Năm con trai tôi 10 tuổi bị ốm nặng và qua đời, vợ tôi rất suy sụp, lúc này tôi chính
là điểm tựa tinh thần cho vợ tôi mặc dù tôi cũng rất đau khổ. Tuy nhiên, ít nhiều tôi
cũng hiểu rằng đời là vô thường, duyên phận giữa vợ chồng tôi với con tôi đã hết,
tôi cố khuyên răn và cùng vợ tôi thường xuyên đi chùa, nghe giảng đạo, vợ tôi cũng
ngộ ra nhiều và bớt đau buồn. Nhờ giáo pháp, hai vợ chồng tôi Tinh tấn tập luyện
và tìm được sự an lạc trong cuộc sống
Trong công ty của tôi cũng thường tham gia các công việc từ thiện, đồng thời
cũng thường xuyên tổ chức cho nhân viên đi tham quan ở các chùa và đạo tràng.
Những nhân viên trong công ty không phải ai cũng theo đạo Phật bởi đó là do cơ
duyên mỗi người, nhưng tôi nhận ra sau các buổi tham quan và được học tập thêm
về Đạo pháp, các nhân viên của tôi có sự liên kết chặt chẽ, ít xảy ra tranh cãi không
đáng có, đồng thời tinh thần trách nhiệm đều tăng lên đáng kể. Tôi thực sự cảm thấy
giáo lý đạo Phật soi đường chỉ lối đúng đắn trong công việc, có cái nhìn chánh kiến
trong công việc và hỗ trợ rất nhiều về mặt tinh thần khi tôi phải đối đầu với những
khó khăn trong công việc.
3.10. Chủ doanh nhân ở Đài Nam nghề thủ công Mỹ Nghệ, nam giới(định cư
), 43 tuổi, phỏng vấn qua phone lúc 7 giờ 30 phút, ngày 15 tháng 5 năm 2014.
Trả lời: Nếu gia đình đều quy y theo Phật, học được giáo lý đạo Phật thì kết
quả cuộc sống thật hạnh phúc. Tu theo Phật là thoát khổ của mâu thuẫn gia đình.
Mỗi người biết làm trọn bổn phận của mình, bổn phận của chồng và bổn phận của
vợ..... cách chăm lo, đối xử với nhau vừa là tình ruột thịt vừa là lòng từ bi. Biết tin
Nhân - Quả, nên sám hối những việc làm trước khi theo Phật, và không lập lại lối
làm xưa, biết quan tâm đến người khác như bố thí, công phu Thiền tông, Tịnh tông,
Mật tông, phóng sanh và đi chùa lễ Phật, vợ - chồng có cùng chung một suy nghĩ,
biết ăn chay. Hàng ngày tụng kinh, trì chú, nếu không đi học được giáo lý được trực
tiếp hoặc gián tiếp học qua Kinh sách hoặc những băng đĩa của các vị giảng sư.
Khi có thắc mắc thì gửi thư những thắc mắc qua ti-vi trực tiếp để được các thầy
hướng dẫn cách giảng giải trong gia đình về mâu thuẫn. Như vậy, sẽ hiểu được ý
nghĩa của giáo lý đạo Phật ứng dụng trong cuộc sống gia đình.
14

Không phải ai sinh ra cũng biết làm tất cả mọi việc. Do vậy, làm sao tránh
khỏi việc tạo nên những sai lầm. Giáo lý đạo Phật luôn nhắc nhở có lỗi lầm không
sợ sửa đổi, là việc lành không gì lớn hơn. Vậy nên, khi bản thân trong lúc làm việc
có mắc những sai lầm thì nên sửa đổi, không nên đặt cái tôi của mình quá cao, cái
tôi cao sẽ không nhận lỗi, không biết tiếp thu và sẽ không bao giờ học được cái mới.
Nếu mỗi con người ai cũng có ý thức, suy nghĩ như vậy thì trong công việc dù kết
hợp tập thế nào, việc cao thấp không quan trọng bằng việc mình làm hết sức, hết
mình, sửa từ lỗi lầm nhỏ đến lỗi lầm lớn, quyết không thể tái phạm. Trong tập thể
nếu phát hiện sai phạm ta có thể nhắc nhở, nếu đã nhắc nhở mà họ không làm thì
cũng không nên bận tâm chấp nhặt về vấn đề đó, khi đã làm sai một vấn đề thì họ
đã gieo một “quả” đắng và chính họ cũng là người phải chịu “quả” đắng mà họ đã
gieo đó. Giáo lý đạo Phật giúp họ có lối thoát trong công việc không mắc sai lầm
nhiều, nếu có mắc sai lầm thì lập tức họ quay đầu hướng thiện.
1.Sau đây là một trường hợp điển hình: Tôi là trụ cột trong gia đình, hầu như
các khoản đều do tôi gánh vác, từ khi lấy vợ thì tôi giao tiền cho vợ quản lí và hoạch
định kế hoạch chi tiêu trong gia đình. Nhưng khi đưa tiền cho vợ thì tôi không hoàn
toàn yên tâm mà luôn có suy nghĩ rằng cô ấy đang sống dựa vào mình, bòn rút tiền
của mình để chi tiêu cho cá nhân cô ấy mà không lo vun vén gia đình. Thế nên, tôi
luôn kiểm soát, đe nẹt cô ấy và khiến cô ấy cảm thấy không thoải mái. Từ khi hiểu
được giáo lý đạo Phật thì tôi thấy việc tôi đưa tiền cho cô ấy là đã giao cho ấy phần
trách nhiệm lớn, cô ấy cũng khổ tâm nhiều về chuyện đó để cân đối các khoản thế
nên tôi cảm thông cho vợ nhiều hơn. Và khi đã trút bỏ được suy nghĩ nông cạn về
tiền bạc, tôi cũng cảm thấy thoải mái hơn và không đặt nặng vấn đề tiền bạc
nữa(Phỏng vấn sâu: nam giới(định cư), 43 tuổi, Mỹ Nghệ, Cao Hùng).
2.Sau đây là một trường hợp điển hình: Tôi kinh doanh ngành gỗ nội thất,
khi khách đặt hàng, họ luôn muốn giá rẻ mà chất lượng cao, để cạnh tranh với các
công ty khác, tôi đưa ra mức giá rẻ nhất và cũng cam kết chất lượng, nhưng sản
phẩm cuối cùng luôn có sự pha tạp, ví như họ yêu cầu tủ áo 100% gỗ xoan đào, thì
tôi làm 2 cánh cửa phía trước là xoan đào, các mặt còn lại tôi sử dụng gỗ tràm và
15

các gỗ thừa trong xưởng để tiết kiệm tiền gỗ. Từ khi hiểu đạo, tôi đã không làm
những điều đó nữa, sống đúng với chánh niệm của nhà Phật (Phỏng vấn sâu: nam
giới(định cư ), 43, Mỹ Nghệ, Cao Hùng)
3.Sau đây là một trường hợp điển hình: Vợ tôi công tác trong lĩnh vực
marketing,thường xuyên phải giao tiếp khách hàng, đi sớm về tối. Trước đây, mỗi
khi cô ấy rời khỏi nhà là trong lòng tôi có cảm giác bất an, tôi luôn lo sợ khi vợ
mình tiếp xúc với những doanh nhân thành đạt khác liệu có xảy ra chuyện gì không,
nỗi lo càng lớn thì tôi càng muốn cô ấy chuyển việc, hạnh phúc vợ chồng tôi trở
nên bấp bênh, chỉ vì cách suy nghĩ thiển cận của tôi. Từ sau khi hiểu đạo, tôi nhận
ra vợ chồng là duyên nợ, dù có cố giữ chặt thì chỉ làm vợ tôi muốn được giải thoát,
tôi dần thay đổi và không còn ngăn cản cô ấy nữa, Cô ấy cũng rất vui mừng vì thái
độ của tôi, cô ấy có hỏi tôi nhờ đâu mà anh có sự thay đổi đó, tôi nói nhờ giáo lý
của Phật và cô ấy rất ủng hộ tôi, thậm chí còn cùng tôi sánh bước trên con đường
tu tập (Phỏng vấn sâu: nam giới(định cư), 56 tuổi, Nội Thất, Đài Trung)
4.Sau đây là một trường hợp điển hình: Tôi là một người đàn ông nóng tính,
hay nổi giận, mỗi khi công việc gặp khó khăn, bản thân tôi đã rất mệt mỏi. Khi về
nhà, tôi thấy vợ tôi chưa kịp dọn cơm với lý do bận chăm con, tôi đã không kìm được
tức giận, quát tháo ầm ĩ lên, tôi nghĩ: chỉ mỗi việc trông con với nội trợ mà cũng
làm không xong, còn tôi cực khổ bao nhiêu mà cô ấy có giúp gì được đâu, cuộc sống
gia đình luôn trong tình trạng căng thẳng vì không hài lòng về nhau. Từ khi được
tiếp xúc với Phật pháp, tôi nhận ra trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình
và thấu hiểu được nỗi khổ của vợ, Phật giáo đã làm dịu bớt tính nóng của tôi, tôi
học được phải tiết chế bản thân, suy xét từ tốn, do đó không khí gia đình tôi đã tốt
lên rất nhiều (Phỏng vấn sâu: nam giới(định cư), 49 tuổi, Điện Tử, Đài Trung)
5.Sau đây là một trường hợp điển hình: Khi chưa biết về Phật pháp, tôi luôn
nghĩ rằng bản thân tôi quá hoàn hảo rồi, tôi không làm bất cứ gì sai trái, cư xử cũng
hòa nhã … Cơ duyên đưa tôi đến với Phật pháp, tôi hiểu được giá trị đạo Phật với
con người, tôi mới nhận ra thế là chưa đủ, tôi không chỉ tốt với gia đình mà tốt với
16

tất cả mọi người, chăm làm từ thiện và giúp đỡ người khác (Phỏng vấn sâu: nam
giới(định cư) , 51 tuổi, Nông Sản, Đài Bắc)
6.Sau đây là một trường hợp điển hình: Mặc dù bản năng của con người là
tự nhiên, là một nhu cầu không thể thiếu trong việc duy trì quan hệ vợ - chồng nhưng
khi tôi đã thấm nhuần và thực hành theo điều hay lẽ phải thì tôi có thể tiết chế được
bản năng của mình, không ép vợ theo sở thích của mình “tà hạnh”. Điều đó giúp
tôi làm chủ bản thân và giúp vợ cảm thấy tôn trọng tôi hơn vì đã hiểu cho cô ấy
(Phỏng vấn sâu: nam giới(định cư), 54 tuổi, Công nghệ, Cao Hùng)
7.Sau đây là một trường hợp điển hình: Trước đây, khi giải quyết một vấn đề
trong công việc tôi thường không tính trước sau mà đã thực hiện ngay những quyết
định mới nghĩ ra do đó thành công cũng lắm mà thất bại cũng nhiều. Từ khi đi đến
với đạo, tâm tôi tĩnh hơn và đã giúp tôi loại bỏ được những phiền não không đáng
có trong cuộc sống vì thế mà tôi suy xét kĩ lưỡng hơn, trí tuệ sáng suốt hơn. Từ đó
tôi đưa ra những quyết định đúng đắn hơn và tỉ lệ thành công cao hơn trước(Phỏng
vấn sâu: nam giới(định cư), 54 tuổi, Công Nghệ, Cao Hùng)
8.Sau đây là một trường hợp điển hình: Để đạt được trạng thái an lạc trong
thân và tâm thì tôi thường tập luyện qua thiền. Thiền giúp tôi sáu căn tiếp xúc với
sáu trần không bị dao động trước: sắc, thanh, hương, vị, xúc, giác; giúp tôi gạt bỏ
những phiền não, suy nghĩ và hành động quẩn quanh mà làm rối loạn trong thân
tâm bản thân. Để đạt được điều đó thì tâm tôi phải thanh tịnh, không bị chi phối bởi
sáu căn tiếp xúc với sáu trần. Trong một lần tôi tập thiền, tôi dự định sẽ thiền trong
vòng 7 ngày nhưng đến ngày thứ 5 thì vợ tôi có ghé qua phòng tập luyện của tôi để
xem tình trạng sức khỏe của tôi thế nào. Lúc ấy, tôi nghĩ cô ấy đang định đưa con
đi chơi nên ăn mặc rất chỉn chu, trang điểm lộng lẫy và sà vào lòng tôi rồi ngỏ ý
muốn tôi đi cùng vợ con mà nếu như thường ngày thì tôi đã từ bỏ tất cả bận rộn để
đi cùng gia đình nhưng tôi quyết tâm gạt bỏ đi những luồng suy nghĩ bên ngoài. Tôi
từ bỏ được những niềm vui thoáng qua của thế gian và tôi hiểu đó là vô thường, tôi
hiểu được chỉ có thiền định thì tôi mới có thể hưởng được hạnh phúc bền lâu trong
thân và tâm.
17

Tổng giám đốc Công ty Cửa tự động ở Cao Hùng,tôi cho rằng trong đạo
Phật, để thực hiện được hết giáo lý đạo Phật, quả là rất khó. Nhưng chính nhờ giáo
lý đạo Phật, đã giúp tôi rất nhiều trong công việc. Tôi cho rằng giáo lý không phải
là một môn học như bao môn học khác (đạo đức, văn hóa, văn học, lịch sử....). Giáo
lý đòi hỏi bản thân thay đổi cách suy nghĩ, cách sống. .. hướng đến sự chân - thiện
- mỹ. Là một tổng giám đốc tôi dễ chấp nhận việc làm chân chính dù lợi nhuận
không cao, dựa vào giáo lý đạo Phật mà tôi làm tất cả khả năng của mình, trong
cửa tự động, tôi không làm các mẫu hàng kém chất lượng, hoặc lấy mẫu hàng của
người khác làm thương hiệu cho bản thân mình, đó là trái với giới luật của đạo, là
gian dối. .. Chính vì thế, bất kể trong công việc làm nào, tôi luôn tự tin, không bị
cắn rứt lương tâm. Khi chưa hiểu về đạo, tôi suy nghĩ và hành động sai, như ăn cắp
mẫu sản phẩm của người khác, hạ chất lượng sản phẩm không thu về lợi nhuận cao,
để bán cạnh tranh thị trường, không nghĩ lợi ích cho cộng đồng, mà chỉ nghĩ lợi ích
cho cá nhân. Do vậy sẽ dẫn đến tinh thần không được an lạc, mặc dù là kiếm tiền
được nhiều hơn, nhưng tôi cho rằng như vậy không phải là việc có ý nghĩa với một
người muốn duy trì doanh nghiệp bền lâu (Phỏng vấn sâu: nam giới(định cư), 55
tuổi, Cửa Tự Động, Cao Hùng)
9.Sau đây là một trường hợp điển hình: Vợ chồng tôi đều có cái tôi rất lớn,
mỗi lần cãi nhau là không ai nhịn ai, thậm chí có những lúc cảm thấy không thể
sống được với nhau. Một lần tôi bị bệnh nặng, nhập viện Từ Tế của Phật giáo. Lúc
tôi nằm viện, bệnh viện thường mở ti vi chương trình Phật giáo, vợ tôi cũng ở đó
chăm sóc tôi, cả hai vợ chồng đều nghe và thấm nhuần từ lúc nào. Sau khi ra viện,
chúng tôi thấy hay mà tự tìm hiểu thêm, tính cách chúng tôi cũng dần chuyển đổi,
chúng tôi không còn hứng thú với việc cứ phải giành lấy phần thắng về mình, thay
vào đó là sự lắng nghe, chia sẻ và quan tâm nhau
Tôi là một chủ thầu xây dựng, để có được những hợp đồng đấu thầu tôi
thường xuyên phải tiếp khách. Đa số họ không hiểu về Phật pháp và thường xuyên
sử dụng những món đặc sản thịt động vật. Là một người Phật tử, tôi đã giải thích
cho đối tác về lợi ích từ việc ăn chay đem lại cho bản thân và xã hội. Thế là tôi đã
18

mời đối tác đi ăn tại quán chay rất ngon và đối tác cũng cảm thấy dù ăn chay cũng
rất ngon miệng chứ không cần phải sử dụng thịt (Phỏng vấn sâu: nam giới(định
cư), 52 tuổi, Xây dựng, Đài Bắc)
10.Sau đây là một trường hợp điển hình: Tôi là giám đốc công ty xây dựng,
tôi thường tuyển nhân viên trẻ đẹp để dễ lấy lòng khách hàng, đương nhiên trong
quá trình làm việc cũng phát sinh tình cảm, các cô ấy đều rất hấp dẫn. Vốn là một
người đàn ông thành đạt, không dại gì tôi bỏ qua những phần thưởng mà tôi cho là
xứng đáng. Rồi vợ tôi cũng biết và gia đình tôi nổi sóng gió, cô ấy không tha thứ
cho tôi và con cái nhìn tôi ánh mắt thiếu tôn trọng. Vợ con tôi từ đó năng đi chùa
và xem tôi như không tồn tại, lâu dần tôi thấy cô đơn thật sự, tôi tìm đến chùa và
mong cô ấy quay về, nhờ vậy tôi được tiếp xúc với giáo lý Phật pháp, tôi biết về
nhân quả, gieo nhân nào thì gặt quả đấy, vì ham muốn thoáng qua mà đạp đổ hạnh
phúc gia đình, may mắn cho tôi là được biết đến Phật giáo khi chưa quá muộn. Tôi
đã bỏ hết các mối quan hệ ngoài luồng và xây dựng lại hạnh phúc gia đình (Phỏng
vấn sâu: nam giới(định cư), 53 tuổi, Xây Dựng, Đài Trung)
11.Sau đây là một trường hợp điển hình:Đã là một bác sỹ thì chánh nghiệp
là rất quan trọng, phải suy xét khả năng và trình độ của mình như thế nào để đương
đầu với bệnh nhân đó, chứ không phải ca mổ nào cũng muốn đảm nhận, mổ để có
tiền hay có chức vụ, vì cái đó ngoài khả năng của mình sẽ dẫn đến nguy hiểm cho
bản thân và cho bệnh nhân. Hàng ngày, ngoài việc Tinh tấn trao dồi chuyên môn
ra thì khi muốn làm việc gì tôi cũng suy nghĩ Bát Chánh đạo trước, thì khi áp dụng
vào một ca mổ sẽ có hiệu quả hơn. Chánh Nghiệp giúp mình cố gắng trau dồi Phật
pháp và kiến thức chuyên môn, từ đó sẽ tu sửa chính mình theo chánh Pháp mà Phật
Thích Ca Mâu Ni đã dạy mà hành theo(Phỏng vấn sâu: Bác sỹ, 50 tuổi, Đài Bắc)
12.Sau đây là một trường hợp điển hình: Tôi là giám đốc công ty xây dựng,
tôi thường tuyển nhân viên trẻ đẹp để dễ lấy lòng khách hàng, đương nhiên trong
quá trình làm việc cũng phát sinh tình cảm, các cô ấy đều rất hấp dẫn. Vốn là một
người đàn ông thành đạt, không dại gì tôi bỏ qua những phần thưởng mà tôi cho là
xứng đáng. Rồi vợ tôi cũng biết và gia đình tôi nổi sóng gió, cô ấy không tha thứ
19

cho tôi và con cái nhìn tôi ánh mắt thiếu tôn trọng. Vợ con tôi từ đó năng đi chùa
và xem tôi như không tồn tại, lâu dần tôi thấy cô đơn thật sự, tôi tìm đến chùa và
mong cô ấy quay về. Nhờ vậy, tôi được tiếp xúc với giáo lý Phật pháp, tôi biết về
nhân quả, gieo “nhân nào thì gặt quả đấy”, vì ham muốn thoáng qua mà đạp đổ
hạnh phúc gia đình, may mắn cho tôi là được biết đến Phật giáo khi chưa quá muộn.
Tôi đã bỏ hết các mối quan hệ ngoài luồng và xây dựng lại hạnh phúc gia đình.
(Phỏng vấn sâu: nam giới(định cư), 53 tuổi, Xây Dựng, Đài Trung)
13. Phỏng vấn nhóm nữ giới( cô dâu) Đài Bắc: bản thân mình đang thực
hành Chánh Pháp trong đời sống hằng ngày. Tuy gặp khó khăn, lắm lúc cũng sân
si nhưng mình luôn hướng đến Chánh Pháp một cách kiên định, mình có may mắn
là luôn gặp các vị thầy giỏi hướng dẫn mình tiến bộ. Gia đình mình trở lên thấu hiểu
hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn. Lúc trước chưa hiểu Phật pháp thì vợ chồng
hay gây lộn, cãi nhau và chồng rất nóng tính, nhưng mình là người cảm hóa chồng
mạnh mẽ, dần dần chồng giảm nóng tính đi. Phật pháp rất vi diệu, gia đình mình
hòa thuận hơn nhờ có Phật Pháp hiện hữu kịp thời xóa bỏ sân, hận, cái tôi của bản
thân. Vợ chồng biết nhường nhịn nhau, gia đình ngày càng êm ấm. (Phỏng vấn nữ
giới( cô dâu) Đài Bắc 15/7/2017)
14.Phỏng vấn nhóm nữ giới( cô dâu) Đài Trung :Đã là Phật tử hiểu được
nhân quả phải biết sửa đổi. Trước khi làm gì ta đều hiểu được nhân quả, nhân
duyên, vay trả, do đó ta biết kìm chế những suy nghĩ và hành động ác ý đối với
chồng, thay vào đó ta dùng tình thương và trí tuệ để hiểu nhau và chia sẻ để được
an lạc tại tâm mình và tâm chồng. Nếu như cuộc sống không có vay có trả đời sống
hôn nhân luôn yên ổn hạnh phúc, chúng ta không gặp cản trở như cãi nhau, đánh
nhau thì đó là điều ai cũng muốn nhưng cuộc sống thường không theo ý mình,nó
tồn tại rất nhiều trở ngại. Đã là Phật tử khi gặp trở ngại thì phải cố gắng vượt qua.
Vì chúng ta là con của Phật chúng ta phải sống dựa vào giáo lý của đức
Phật và áp dụng cho đời sống, chúng ta thực hiện mang đạo vào đời để xây dựng
cuộc sống tốt đẹp giữa đời và đạo. Vì sao? Vì chúng ta hiểu được nhân quả, nhân
duyên, biết hạn chế, chấm dứt ác- thiện, buồn,vui hiểu được chướng duyên để vượt
20

qua, có như vậy tâm ta sẽ yên ổn và an lạc. Dù là hoàn cảnh nào, nếu có gặp những
sóng gió của đời thì ta biết đó là khổ do ta nghĩ và ta hành thôi. Nếu hiểu được tất
cả là vô thường thì ta sống không làm khổ mình, không làm khổ người khác. Đã là
Phật tử phải sống đúng như lời Phật dạy sẽ mang lại nhiều lợi lạc cho bản thân và
gia đình. (Phỏng vấn nữ giới( cô dâu) Đài Trung 18/7/2017)
15. Phỏng vấn nhóm nữ giới( cô dâu) Cao Hùng: Gia đình nhà mình cũng
như gia đình bố mẹ đẻ chưa biết Phật Pháp lắm, nhưng mình cố gắng hướng dẫn
mẹ và ba mình tìm hiểu, sau 5 năm thì ba và mẹ cùng hiểu và phát tâm quy y. Ba
vẫn còn nóng tính nhưng mẹ là người cảm hóa ba mạnh mẽ, dần dần ba giảm nóng
tính đi. Phật Pháp rất vi diệu. Gia đình mình hòa thuận hơn nhờ có Phật Pháp.
Cuộc sống vợ chồng sống chỉ có mấy chục năm với nhau, thời gian ngắn ngủi
vậy mà cứ tranh chấp với nhau để làm nhau tổn thương và đau khổ. Khi bỏ được
cái tôi thì sẽ không còn coi thường nhau. Giáo lý đạo Phật chỉ ra nam nữ không
phân biệt mà là bình đẳng với nhau, tôn trọng nhau, càng hiểu về nhau hơn thì càng
giảm thiểu sự hiểu lầm; dùng tâm đối đãi nhau,qua giáo lý đạo Phật giúp cuộc sống
vợ chồng giảm đi một phần tranh chấp hướng đến tích cực trong hôn nhân của hiện
tại và sống để hóa giải duyên nghiệp của quá khứ và hướng đến sự tốt đẹp ở hiện
tại tương lai.Vì giáo lý đạo Phật giúp bản thân mỗi người đều phải sửa những cái
tố chất xấu trong bản tính có sẵn của mình, giáp lý đạo Phật như trong kinh Thiên
Sanh đã giúp họ có những suy nghĩ về đạo vợ chồng thế nào là phải thế nào là sai,
dạy điều hay lẽ phải, từ đó mà họ biết thu góm các thói hư tật xấu để mà sửa mình
một ngày một tốt hơn, như vậy mới xứng đáng là để tử của đức Phật. Đã là con
người thì ai cũng có những tính tốt và tính xấu, nhưng để nhìn ra được cái gì nên
làm và cái gì không nên làm thì giáo lý như những ánh hào quang chiếu soi vào
cuộc sống của họ để họ thực tập trong cuộc sống hàng ngày mà chuyển đổi cho tốt
đẹp hơn.(Phỏng vấn nữ giới(cô dâu) Cao Hùng 23/7/2017)
16. Phỏng vấn nhóm nữ giới(cô dâu) Đài Bắc: Chúng tôi cho rằng cùng
người hiểu đạo dễ chia sẻ và thông cảm nhau hơn. Chúng tôi đều chia sẻđể cái gì
có thể thực hiện được và những gì chưa thực hiện được còn phụ thuộc vào đối
21

phương về thân và tâm, không chỉ sũy nghĩ cho bản thân. Đã là Phật tử Phải tu cho
mình và tu cho những người xung quanh để cùng nhau an lạc, cùng nhau hiểu về
giá trị đạo Phật đem lại cho kiếp người ngắn ngủi này. Nếu là vợ chồng một bên
thấm nhuần hay đang theo đạo giải thoát thì khó có thể thích nghi được với cuộc
sống lứa đôi. Chẳng lẽ vợ chồng với nhau khi có cảm xúc tình cảm thì ngăn lại và
giải thích để em tu và thân tâm em muốn an lạc. Muốn người chồng hòa nhập với
cuộc sống giữa đạo và đời thì cần phải có sự cùng chia sẻ và trải nghiệm, nếu người
chồng không theo đạo Phật thì viện lý do để chia tay,vậy hai người chia tay vì cho
rằng quan điểm sống khác biệt. Giáo lý đạo Phật chỉ cho chúng ta con đường trung
đạo tức là tùy duyên, duyên ở đâu thì phải khéo léo đúng thời, đúng người mà thực
hiện. Nếu chúng ta không hòa nhập đem đạo vào đời sống hôn nhân. Thì đạo Phật
đã vô hình dung làm hàng rào ngăn cách con người đến với con người? trong khi
Phật dạy chúngta Sự Thương Yêu; chẳng lẽ không giống chúng ta thì chúng ta
không thương yêu?(Phỏng vấn nữ giới cô dâu) Đài Bắc 15/7/2017)
17.Phỏng vấn nhóm nữ giới(cô dâu) Cao Hùng: vợ chồng cô cùng theo Phật
giáo nhiều năm đều cho rằng việc hôn nhân là chuyện rất quan trọng của đời người,
phải chọn người đồng đạo hoặc hướng về đạo Phật sẽ giúp chúng tôi có cuộc sống
hôn nhân viên mãn hơn. Khi chúng tôi đã trải qua khổ ải trong hôn nhân thì chính
giáo lý Phật giáo đã giúp chúng tôi nhìn ra nhân duyên vợ chồng hiện hữu.Do đó
chúng tôi cho rằng lấy người có cùng suy nghĩ sẽ thấu hiểu được nhau, chúng tôi sẽ
dễ dàng hòa nhập vào đời sống, và có cuộc sống tốt đẹp ở hiện tại và tương lai, đó
là tính mặt tốt trong đạo Phật.(Phỏng vấn nữ giới( cô dâu) Cao Hùng 23/7/2017)
18.Phỏng vấn nhóm lao động Cao Hùng : Họ cho rằng: Khi đã là Phật tử
thì họ không phân biệt bản thân và gia đình họ luôn tôn trọng tất nhân loại. Họ cho
rằng tất cả đều được bình đẳng, nhất là đới với quốc gia Phát triển ở Đài Loan ảnh
hưởng các nước như Mỹ và Nhật bản thì quyền tự do của họ hơn so với xã hội có
tính truyền thống....Nhưng khi qua Đài Loan thì họ vẫn phải đối diện với nơi học
làm việc vì tâm lý chủ sợ công nhân chốn ra ngoài và bỏ đi ra ngoài làm việc lương
cao và được quyền tự do chọn lựa công việc, nhưng khi họ đã ảnh hưởng Phật giáo
22

thì họ có suy nghĩ khác về làm việc ở đâu cũng như nhau do mình làm tốt làm lợi
ích cho họ thì ngược lại họ sẽ đối xử tốt với mình. Công việc là ở trong tâm và có
sự trách nhiệm không phải đối phó làm cho xong. Khi mình làm tốt trong công việc
sẽ được hưởng được thứ nhất tâm an lạc mình đã hoàn thành trách nhiệm thứ hai
được công ty có tín nhiệm và tiền lương cũng được lên cao. Họ cho rằng dù có đi
nơi khác lương cao hơn nhưng mình thì thiệt thòi thứ nhất bỏ trốn ra ngoài khi bị
phát hiện sẽ bị bắt và đuổi về nước, thứ hai công ty sẽ bị chính phủ không cho tuyển
nhân viên nước ngoài vì không đảm bảo được lao động nước ngoài. ... khi họ trốn
ra ngoài thì họ đã bị tâm trạng bất an và bị dằn vặt thì cũng bằng không, thế nào là
người Phật tử? Làm gì cũng phải suy nghĩ trước sau nhờ vào giáo lý đạo Phật mà
chiếu soi trên đường đời và đường đạo.Người lao động tốt là người làm cho trách
nhiệm trước tiên tốt cho mình thứ hai là tốt cho công ty.Người Phật tử họ còn đi
làm từ thiện được nói gì đến việc làm cho họ còn trả tiền công. Họ luôn lấy giới luật
nhân quả mà soi chiếu chính mình.(phỏng vấn nhóm lao động Cao Hùng 22/7/2017)
19.Phỏng vấn nhóm lao động Đài Bắc : Họ cho rằng con người nửa đời đầu
của con người (tạm gọi là 50 năm đi), khi đó con người phải dấn thân vào cuộc đời,
tranh đua với đời, xây dựng tổ quốc giang sơn. Đây là phần nhơn đạo! khi mà tu oa
cất tiếng khóc chào đời thì biết đã khổ rồi, có nghiệp mới đến nơi đây mà tu sửa,
làm chuyện gì cũng sợ nghiệp không dám làm thì sao mà xây dựng đất nước giang
sơn đây? Cho nên cứ sống như một người bình thường trên mức tầm thường là được,
mình là mình, họ là họ sống sao đừng đánh mất chính mình là được, đừng để tối về
phải trăng trở, khó ngủ, mắc cỡ với lương tâm. --- sống là không ngừng đấu tranh,
cứ đấu tranh để xây dựng cho đời thêm đẹp, không việc gì phải buông bỏ.dấn thân
vào thế gian để học đạo của thế gian, ngộ được đạo của thế gia thì tự khắc sẽ buông
bỏ để tìm về đạo Phật mà cảm nhận được khổ trong công việc mới có thể hiểu được
giáo lý nói đời là bển khổ, chưa biết khổ về cuộc sống cơm gạo áo tiền thì vẫn chưa
cảm nhận được đi làm khổ như thế nào mà để buông.(Phỏng vấn nhóm lao động
Đài Bắc 13/7/2017)
23

20.Phỏng vấn nhóm người Việt Nam hướng Phật tại lễ hội : Khi nghĩ về mẹ
nước mắt cả đạo tràng đều rơi lệ, một số cho rằng trong cuộc đời của chúng ta khi
sống ở Đài Loan được các bạn bè và đồng tu giúp đỡ thì thọ nhận một cái gì đó từ
người khác, chúng ta thường cúi đầu cám ơn và đền đáp ! dù người đó là người lạ
hay người quen. Và khi làm sai chúng ta đều cúi đầu nhận tội và xin lỗi, tha thứ. Bản
thân đối với cha mẹ chúng ta có bao giờ nghĩ qua và xem xét và nghĩ lại như: Cha
mẹ ta lo lắng cơm nước giặt giũ, nấu nướng cho chúng ta hằng ngày, chúng ta coa
bao giờ nói lời cám ơn....chưa...? có bao giờ từng nói : con cám ơn Ba Mẹ
chưa?những lúc Ba mẹ hy sinh cho chúng ta quên mình vì đàn con, chúng ta có cám
ơn và đền đáp chưa? Đã từng làm vậy chưa? Đa số là không hiểu thấu nhưng lúc
như thế, đôi khi mẹ trách móc thì cho rằng thế này thế kia, cơm nấu không ngon, đồ
giặt không sạch..... những lúc đi học và đi làm về còn hỏi mẹ sao chưa nấu cơm cho
con ăn, đồ ăm mặn, cơm rắn quá, sao mẹ không giặt quần áo cho con...... mà có khi
còn không vừa lòng và cằn nhằn.... toàn là bắt bẻ Cha Mẹ cho rằng lạc hậu hay tiết
kiệm..... Có những người ra ngoài vì miếng cơm manh áo lại cúi lạy người xa lạ đó
có phải là giả tạo hay không?. Nếu người đó tự trong tâm trước kính cha mẹ và
thương yêu cha mẹ những nhọc nhằn sớm hôm, nếu làm được như vậy thì tâm chúng
ta mới có thể dung hòa yêu thương tất cả mọi người!!! Phật tử nhóm trưởng trong
đoàn nói đến đây, trên mặt các Phật tử dù già hay trẻ dù nam hay nữ đều hạt lệ rơi
trào.(Phỏng vấn nhóm người Việt Nam hướng Phật Đài Bắc 28/8/2016)
5. Câu hỏi Phỏng vấn sâu:
Câu hỏi: Giáo lý đạo Phật áp dụng trong đời sống vật chất và đời sống tính
thần của du học sinh Việt như thế nào tại Đài Loan?
1.1. Phỏng Vấn lúc 10 giờ sáng ngày 3 tháng 6 năm 2014 (Nhóm 5 người,
du học sinh Đài Bắc)
Trả lời: Gia nhập tổ chức cộng đồng là rất tốt cho mình và cho người khác,
cùng nhau chia sẻ học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau những lúc hoạn nạn, buồn - vui, nhờ
vào việc gia nhập cộng đồng Phật giáo trong nhà trường tôi có thể chia sẻ tinh thần,
trao đổi những pháp giới độ Phật giáo cùng các thầy cô giáo. .. Nếu như sống riêng
24

rẽ một mình sẽ không có môi trường tốt để học hỏi lẫn nhau và chia sẻ niềm vui,
hạnh phúc của mình và của mọi người. Khi em ra nhập rồi em có thể đến để cùng
nhau chung sức giúp đỡ mọi người và mọi người cũng giúp đỡ em, hỗ trợ việc học
tập những văn hóa của Đài Loan cũng như về Phật giáo, như vậy em sẽ hành trì
con đường đúng và được sự an lạc thật sự và đi đúng chánh pháp, không đi sai, nhờ
sự gia nhập Phật giáo tại trường Đại Học Sư Phạm Đài Loan mà em có thể sửa bản
thân mình tốt hơn, nhìn gương của họ giúp cho em nhìn được rõ về cuộc sống hiện
tại của em cần làm gì và cần phải buông bỏ cái gì.....
1.2. Phỏng vấn lúc 11 giờ sáng ngày 4 tháng 6 năm 2014 (Nhóm 4 người,du
học sinh Đài Bắc)
Trả lời:Đã là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, việc học Phật pháp là
do nhân duyên, duyên học Phật tôi nghĩ là rất tốt cho việc học cũng như trong cuộc
sống khi từ Việt Nam qua Đài Loan, học Phật là chuyển từ ác sang thiện, làm lành
tránh dữ, đi chùa lễ Phật, nghe pháp, đọc kinh, học đạo, thọ trì đúng với một đấng
tối cao mà mình tôn thờ những điều đó là điều cần thiết. Tuy nhiên như vậy cũng
chưa đủ gọi là học sinh hiểu đạo Phật, là sinh viên du học ở Đài Loan người Việt
sinh sống thuộc vào loại có trí thức trong mắt người Đài Loan, nếu học Phật có
phép tu chân chính, chân chính là phải áp dụng lý thuyết trong kinh điển về giáo lý
đạo Phật vào đời sống hàng ngày. Tại sao có những người đã đọc kinh nghe pháp,
nhưng vẫn không thấm nhuần được giáo lý nhà Phật giảng dạy trong kinh sách đề
ra. Các giới luật luôn khuyên con người đối xử người với người, trước tiên đối với
gia đình, thầy cô, bạn bè, ngoài xã hội. Và người hiểu được giáo lý đạo Phật giúp
cho cách hành xử trong cuộc sống của họ đối với vạn vật có tình thương yêu vô bờ
bến, có trí tuệ, bao dung, độ lượng.....
1.3.Phỏng vấn lúc 8 giờ sáng 18 tháng 5 năm 2014, (Nhóm 4 người, du học
sinh Đài Bắc)
Trả lời: Hiện nay giáo lý Phật đà phổ biến rất rộng rãi không những trong
thiền môn mà còn ở các thư viện, mạng Internet và... thế hệ tiếp cận một cách nhanh
chóng hiện nay có thể thấy đó là thế hệ trẻ đặc biệt sinh viên, học sinh, đối với Kinh
25

sách ta có thể tìm thấy ở chùa rất nhiều, từ những quyển sách răn dạy nên làm điều
thiện, những điều giới cấm của Kinh Phật.
Sau khi đọc hiểu được giáo lý sâu trong Kinh, nhiều bạn đọc lại thấy thâm
tâm an lạc, thanh thản và sống thiện hơn,..... kể từ nay biết điều gì nên làm, điều gì
nên tránh, sống một cuộc đời không những có ích cho xã hội mà con tu thân, tích
đức cho chính mình (đặc biệt chú trọng muốn độ người, trước tiên phải độ mình).
Sau khi hiểu được giáo lý Phật đà, tập được tính khí điềm đạm, đặc biệt hiểu
phải hiểu câu thất bại lớn nhất của đời mình chính là tự đại. Nếu làm được điều này
thì sự thành công trong học tập, trong đời sống là rất cao, mà đa số cựu sinh làm
được đều đạt được những thành công trong cuộc sống. Nhưng không phải chỉ cầu
Kinh mong đạt thành tựu thì chỉ là hư vọng.
1.4.Phỏng vấn lúc 4h57 phút ngày 2 tháng 7 năm 2013 (Nhóm 5 người, du
học sinh trường Đại học Đài Loan tại Đài Bắc)
Trả lời: Trong thời gian học tập, sinh sống tại Đài Loan, tôi nhận thấy đạo
Phật là điểm tựa lớn nhất giúp tôi vượt qua được khó khăn và những khổ đau trong
cuộc sống. Có thể nói, đạo Phật bằng những ngôn từ bình dị đã đi sâu vào tâm thức
của tôi như một hành trang vững chắc. Nhắc đến đạo Phật, người ta thường nghĩ
ngay đến việc ăn chay. Ăn chay (không sát sanh) là một trong năm giới cấm của
đạo phật. Ăn chay là hình thức nuôi dưỡng lòng từ bi, đồng thời giúp tính tình trở
nên ôn hòa, tinh thần thanh thản hơn. Trước đây tôi là một người nóng tính, nhưng
nhờ một khoảng thời gian ăn chay khá dài tính tình đã thay đổi, cách nhìn nhận vấn
đề cũng khác hơn. Trong học tập cũng như trong công việc, tôi không còn bốc đồng,
mà trở nên bình tĩnh và sáng suốt hơn. Tâm từ ái cũng ngày càng rộng mở.
Tuy nhiên, phải kể đến một khó khăn nữa trong việc hành trì ngũ giới đó là
trì giới không rượu bia. Vì bản thân tôi là sinh viên đi học, và sau này đi làm, do
vậy mở rộng mối quan hệ cá nhân là một trong những nhu cầu cần thiết. Tiệc tùng,
bia rượu hầu như là phương thức phổ biến rộng rãi nhất để siết chặt những mối
quan hệ trong xã hội. Chính vì vậy, cũng gây không ít khó khăn cho người Phật Tử.
Trong hoàn cảnh đó, tôi nghĩ rằng (Ngũ giới) 5 giới cấm tuy là cần thiết, nhưng
26

quan trọng là cái tâm nơi mình, phàm là làm việc gì cũng phải biết chừng mực. Có
thể bây giờ do hoàn cảnh, tôi không ăn chay được, do điều kiện, tôi không né tránh
được những buổi tiệc như vậy, nhưng với tôi mọi thứ đều phải có chừng mực, và
giới hạn nhất định. Điều đó còn phụ thuộc vào mục đích bản thân, miễn sao không
để những cái xấu gây ảnh hưởng đến đạo đức, đến hành vi bản thân là được.
Giữa thầy và trò trong đời sống:
Quan điểm của từng người giữa thầy và trò trong cuộc sống thực tế là kính
trọng thầy cô giáo như cha mẹ của mình. Thầy cô giáo nào cũng huy vọng học sinh
của mình học giỏi khi ra trường có việc làm tốt. Hơn nữa trong một lớp học thì có
em học nhanh hiểu bài có em thì tiếp thu bài so với các bạn khác thì yếu hơn, việc
không đồng đều về trình độ là không thể tránh khỏi. Trong hoàn cảnh đó ta thì thầy
trò giúp đỡ để khắc phục các kiến thức thật chưa hiểu khi học trên lớp.
1.5.Phỏng vấn lúc 6 giờ chiều, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (Nhóm 5 người, du
học sinh Đài Trung)
Trả lời: Nếu gia đình của sinh viên không phải là Phật tử thì khi chúng tôi
đến Đài Loan đã được lời dạy của thầy cô giáo là Phật tử Đài Loan trong trường
dạy về giáo lý đạo Phật. Nếu việc thực hành được nhiều hay ít là do giáo viên chủ
nhiệm có lưu tâm thực tế hay không?
Bất kỳ thầy cô giáo nào cũng luôn mong muốn học sinh của họ luôn biết tiếp
thu cái tốt loại trừ cái xấu. Nên thầy cô đã áp dụng giáo lý vào phương pháp giảng
dạy của mình. Nếu gia đình của học sinh có cha mẹ đã quy y thì các em sẽ được
hướng đến nhiều giáo lý về Phật giáo ngay tại Việt Nam, được áp dụng vô lời dạy
vào cuộc sống, để trở thành con ngoan, hiếu thảo, hòa thuận với anh em, biết kính
trên nhường dưới, trong lớp là trò giỏi, thêm vào đó biết mở rộng lòng mình với tâm
từ bi, biết thương loại vật.... Nói chung là có thể phát huy được nhiều tính tốt. Giáo
lý được tất cả những người học và hiểu đạo áp dụng vô tất cả mọi phương diện của
cơ sở, sinh viên có thể áp dụng giáo lý cơ bản như Ngũ Giới là bài học đầu tiên,
gần gũi, thiết thực nhất để tạo nên một con người có đủ chân-thiện-mỹ. Từ đó về
học tập, các học sinh-sinh viên biết cố gắng tiếp thu. Thầy-Cô giảng để hiểu bài,
27

trung thực, từ lúc khi làm bài theo sự hiểu biết của mình, không quay cóp, biết giúp
đỡ bạn bè đúng.
Chính vì thấy được nhiều lợi ích khi đem lời đức Phật dạy vào việc giáo dục,
nên có môn học chánh quy về đạo đức, tức là không cần nói lên “dạy là lời Phật
dạy” mà đưa ra những quy luật tất yếu của cuộc sống, vừa nhân bản vừa khoa học
vừa có tính chất “Nhân-Quả” rõ ràng thì để sinh viên biết và suy nghĩ đi dôi với
hành động, chúng nó cũng tiếp thu được qua những bài giảng trên lớp của thầy cô
cùng các bạn đồng học. Môn giảng thật sinh động, dẫn học sinh đi thực tế đưa các
ví dụ trong cuộc sống cho các em về giáo lý Phật giáo, như vậy mới in sâu vào tâm
của sinh viên, để sinh viên có ý thức khi đang ngồi trên ghế nhà trường là việc nên
làm, sinh viên không xả rác, nói lời thô tục... đâu là việc phải làm của một Phật tử
là sinh viên.
1.6.Phỏng vấn lúc 8 giờ tối 7 tháng 6, năm 2014, (Nhóm 3 người, du học sinh
Đài Trung)
Trả lời: Đời sinh viên không thể thiếu những người bạn đồng hành trong
cuộc sống cũng như trong công việc, về học tập giữa mình với bạn hoặc một nhóm
bạn là giúp ích nhau rất nhiều, bạn học ở Đài Loan phần đa là Phật tử, họ rất nhiệt
tình, khi gặp khó khăn về học tập và sinh hoạt trong cuộc sống họ luôn giúp với tấm
lòng chân thành nhất, họ rất thực tế nếu giúp được gì họ sẽ trả lời giúp và không
giúp được để mình biết được để tìm hướng giải quyết khác. Khi học ở Đài Loan bạn
bè giúp rất nhiều về phương pháp học tập. Bạn cũng là yếu tố ảnh hưởng tích cực
hoặc tiêu cực lên bối cảnh sống cũng như sự thiện ác cấu tạo nên đời sống thiện,
ác. Mà cuộc sống luôn phải sống có bạn, có bè lúc buồn vui chia sẻ cùng nhau, sống
mà không có bạn bè cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa và cô đơn. Đã là Phật tử trước
khi quy y ai cũng phải được nghe giảng về giáo lý đạo Phật. Ít nhiều trong cuộc
sống giúp sinh viên hiểu và hành trì theo giáo lý đạo Phật giúp rất nhiều cho bản
thân học được những gì cần làm và những điều gì không cần làm, giáo lý đạo Phật
đã giúp soi đường chỉ bước trong học tập rất nhiều về một số suy niệm về việc học
28

và học cách đối nhân xử thế với tình bạn, tình cha mẹ và giúp nhìn ra được việc
học để đạt được giá trị vững bền cho bản.
1.7.Phỏng vấn lúc 8 giờ sáng ngày 24 tháng 5 năm 2014, (Nhóm trưởng 5
người, 1 tiến sỹ, 1 thạc sỹ, 3 ngoại ngữ, du học sinh Đài Trung)
Trả lời: Ứng dụng Ngũ giới trong học tập của sinh viên
- Không sát sinh hại vật
- Không gian tham, trộm cướp
- Không tà dâm
- Không nói dối
- Không uống rượu
Không sát sinh hại vật: Đã là sinh viên là người có học cho nên không nên
sát sinh hại vật, vì đạo đức của sinh viên còn đang ngồi tên ghế nhà trường thì
chúng ta cũng không nên làm, làm như vậy thì chúng ta đâu có phải là sinh viên.
Không tham lam, trộm cướp, tức là không lấy, cũng không sử dụng những đồ
vật gì mà không phải sở hữu của mình. Đó không chỉ là một giới cấm riêng của đạo
Phật mà còn là một phẩm chất đạo đức rất cần thiết của mỗi người phải được rèn
luyện từ nhỏ, từ trong gia đình. Việc chấp hành nghiêm chỉnh, đứng ở khía cạnh
nào đi nữa thì cũng xây dựng cho ta hình ảnh một con người tốt về đạo đức, biết
quý trọng của cải của người khác, không để cho tính tham lam đánh mất lý trí và
lòng tự trọng, hơn nữa là làm cho xã hội ngày một phát triển văn minh, ổn định,
lành mạnh, không còn nạn trộm cướp.
Lứa tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn phát triển và bắt đầu bước vào va
chạm với cuộc sống. Song song đó là sự phát triển tâm sinh lý, được xem là bình
thường khi con người đến với nhau và được gọi là tình yêu, cũng là một nhu cầu
của con người. Nếu xem nó như là một thứ “dục lạc” bình thường nhằm thỏa mãn
những nhu cầu tầm thường của con người thì sẽ hết sức nguy hiểm, chẳng hạn như
tình trạng “sống thử” tràn lan hiện nay. Nhưng nếu ta biết dừng lại đúng lúc, biết
thương yêu, trân trọng, đến với nhau bằng sự tôn trọng, bình đằng, chung thủy cho
29

nhau thì tình yêu đó sẽ đẹp và có thể kết luận rằng ta chẳng phạm giới “không tà
dâm”- dành cho cư sĩ Phật tử tại gia.
Sự trung thực trong cuộc sống như là một thước đo cho phẩm giá con người,
bởi ngàn lời nói thật không thể sửa được một lời nói dối cũng như ngàn lời nói dối
không thể đổi được bằng một tiếng nói thật. Không nói dối mở rộng ra không chỉ
hạn chế trong từng lời chữ, từng câu văn mà một người thốt ra mà còn thể hiện qua
việc người đó có hành xử, làm việc theo đúng những gì người đã nói ra hay không.
Và trên hết nó quyết định đến chữ Tín, một thứ mà nếu sống trên cuộc đời này ai
cũng cần phải mang theo nó bên mình.
Không uống rượu bia, cũng không sử dụng các chất kích thích là một việc
mà tôi nhận thấy rất khó đối với những người trẻ hiện nay. Bởi trong công việc,
trong giao tế thì ít nhất cũng phải có một chút gì đó gọi là có hơi men thì công việc
mới thuận lợi trôi chảy hơn. Nhưng thiết nghĩ việc lạm dụng quá đáng những điều
đó và viện cớ cho những cuộc say nồng thì chẳng những tổn hại đến sức khỏe mà
còn có thể gây ra nhiều hậu quả khi ta không kềm được bản thân lý trí của ta từ
những ly rượu.
Một người sinh viên tốt về phẩm chất đạo đức, tốt về nền tảng tri thức, cũng
có thể là một người Phật tử thuần thành, một người con ưu tú của Như Lai.

1.8.Phỏng vấn lúc 9 giờ sáng 19 tháng 5 năm 2014, (Nhóm trưởng 5 người,
du học sinh Cao Hùng)

Trả lời: Trong gia đình một thứ mà hầu hết tất cả các người con đều thiếu,
đó là lòng hiếu thảo, đạo làm con chữ hiếu đứng đầu, giáo lý Phật có câu "đi khắp
thế gian không ai sánh bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha" thế
nên cha me sanh như núi như biển, trong Kinh Vu Lan nói: cho dù cõng cha đi
quanh hòn núi Tu-di ngàn vạn lần củng không trả hết công cha, nhưng lớp trẻ sinh
viên hiên nay bị cha mẹ nói nặng một tí bèn sinh tâm oán trách. Để tránh chữ bất
hiếu, nhiều sinh viên đã tiếp cận đến kinh điển, giáo lý Phật đà và đáng khâm
phục ở chỗ đa số sinh viên sau khi lướt qua đã thay đổi tính cách, suy nghĩ
30

của bản thân đối xử với cha mẹ hiếu thảo hơn, tốt hơn điều đó làm cho gia
đinh trở nên sống hạnh phúc hơn. ..
1.9.Phỏng vấn lúc 6 giờ chiều, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (Nhóm 4 người, du
học sinh Cao Hùng
Trả lời:Đã là sinh viên theo học giáo lý thì phải thật sự hiểu ý nghĩa của Ngũ
giới. Ngũ giới giúp sửa hết mọi vọng tưởng, tật xấu, phiền não, tập khí của chính
mình, đó mới là Phật Tử. Là một sinh viên cần phải sửa “ý nghĩ” trong học tập cũng
như trong hành vi. Ý niệm sai lầm, suy nghĩ sai lầm là hành vi trong tâm. Hiểu về
giáo lý đạo Phật sinh viên có thể kiểm soát được chính hành vi, cách cư xử của bản
thân mình đối với những người xung quanh là đúng hay sai, và phải biết là một sinh
viên Phật Tử điều sai ở đây là gì để có thể sửa chữa, khắc phục lỗi lầm là người có
học, có triển vọng trong tương lai, trước khi làm và nói phải suy nghĩ và lựa chọn
đứng, đừng sai lầm dẫn đến hành vi nơi thân và miệng. Phải sửa đổi, uốn nắn những
hành vi sai quấy nơi thân, miệng, ý, đó mới là một sinh viên có học và có trình độ
hơn các bạn có học khác. Trong môi trường học tập không nên làm trái các quy
định của nhà trường đưa ra, khi mình mắc phải sai lầm lập tức nhận thấy được lỗi
sửa lỗi cho được.

1.10..Phỏng vấn lúc 8 giờ sáng ngày 24 tháng 5 năm 2014 (Nhóm 4 người, du
học sinh Cao Hùng)

Trả lời:1. Trong quá trình học tập:


Trước khi chưa hiểu đạo và chưa biết về Ngũ giới bản thân em thường phạm
sai lầm khi quay cóp bài, lừa dối giáo viên, xem tài liệu tham khảo và đạo văn.
Về phần bạn bè vẫn vì bản thân mà nói đối và nói thêu dệt, nói hai chiều gây
chia rẽ bạn bè và mất đoàn kết trong lớp.
Tuy nhiên sau khi hiểu đạo bản thân đã không ngừng phấn đấu sửa chữa lổi
lầm để hoàn thiện bản thân : không đạo văn của người khác và nhận là bài của
mình. Nếu tham khảo thì có trích dẫn rõ ràng. Luôn thành thật với giáo viên. Cố
gắng hạn chế không quay cóp trong thi cử kiểm tra, cố gắng học bài khi thi cử không
copy bài bạn.
31

Về phần bạn bè tuy chưa thực sự giữ gìn tốt khẩu nghiệp nhưng em đã cố
gắng hết sức để không nói dối, luôn nói lời thành thật với bạn mình, không nói lời
hai chiều gây mất tình cảm bạn bè trong lớp như trước.
a. Sau đây là một trường hợp điển hình:Lúc trước chưa hiểu đạo tôi thường
xuyên đi chơi nhưng không có tiền, nếu xin Bố Mẹ tiền hoài thì sợ Bố Mẹ không
cho. Tôi đợi lúc Bố Mẹ bận làm gì đó thì chui vào phòng của Bố Mẹ, tìm kiếm cái
ví tiền rồi rút ra một ít, vì trong ví của Bố Mẹ tiền để lung tung nếu có lấy ít chắc
Bố Mẹ cũng không phát hiện cho nên cứ vậy tôi thường rút tiền của Bố Mẹ. Nhưng
sau khi hiểu đạo rồi thì nếu có muốn dùng tiền thật sự thì tôi cũng xin Bố Mẹ và lý
giải rõ số tiền tôi xin và để làm gì thì tôi thấy Bố Mẹ thấy việc tôi xin là chính đáng
thì cũng cho. Nếu không có tiền cho thì tôi đi làm thêm, vì ở Đài Loan xin làm thêm
các việc tay chân và kiếm tiền cũng khá hơn so với ở Việt Nam, chính vì thế ở bên
Đài Loan tôi không còn dùng tiền của gia đình như lúc trước mới qua Đài Loan.
Do vậy, tôi không mắc vào tội ăn cắp tiền của Bố Mẹ như xưa, giờ nhìn lại tội ngày
xưa, chỉ vì ham muốn một món đồ và ham vui cho nên ăn cắp tiền của Bố Mẹ tâm
không được yên và hồi hộp những điều đó tác động đến tinh thần còn khổ hơn là
một chút vui chơi thoáng qua (Phỏng vấn sâu nhóm du học sinh , Đài Bắc)
b. Sau đây là một trường hợp điển hình: Trong cuộc sống, khi chưa hiểu
về đạo và ở xa nhà thì tội này tôi thường mắc phải, nhưng tội vọng ngữ ở hai khía
cạnh khác nhau, vọng ngữ không phạm đến ai mà còn giúp Bố Mẹ yên lòng, ví dụ
khi tôi học tập ở Đài Loan thì do chưa quen với khí hậu hàn đới cho nên tôi hay bị
bệnh, nhưng khi đó tôi vẫn nói với mẹ rằng tôi vẫn khỏe mạnh, ngay cả khi nhập
viện vì bị ốm nhưng tôi chưa cảm thấy bệnh nặng thì vẫn nói dối là vẫn khỏe mạnh.
Có những lúc mẹ hỏi có tiền đi làm gửi về cho mẹ, mặc dù tôi mới đóng tiền học phí
hết, nhưng khi ở Việt Nam cần thì tôi vẫn nói dối là còn tiền, rồi tôi nhờ chủ tạm
ứng cho tôi một khoản lương để gửi về cho mẹ đóng học phí cho các em đi học.
Nói dối đó cũng không phạm vào tội hại người, nhưng giúp được gia đình thì tôi
chỉ mắc vào các tội nói dối không hại ai mà thôi (Phỏng vấn sâu nhóm du học sinh,
Đài Trung)
32

c. Sau đây là một trường hợp điển hình: Tà Dâm trong đời sống sinh
viên thì tôi nghĩ khi là bạn trai bạn gái với nhau theo cách sống của Đài Loan thì
phần đa khi quen nhau họ thường sống thử với nhau trước mới kết hôn, nhưng nếu
không mắc vào tội tà dâm trong sinh viên thì khi hai người muốn quan hệ với nhau
thì thỏa thuận và đồng ý từ hai phía, như vậy thì không phải mắc tội vào tà dâm,
thứ hai là đã có bạn trai hoặc gái rồi thì không nên bắt cá mấy tay, vì như vậy cũng
rất nguy hiểm. Ở Đài Loan, quan điểm họ rất rõ ràng, nếu không hợp nhau thì chia
tay, chứ quen nhau một lúc nhiều người cũng khó mà bảo vệ được tinh thần bình
an, chính vì thế tôi không mắc vào tội tà dâm (Phỏng vấn nhóm du học sinh, Đài
Trung)
d. Sau đây là một trường hợp điển hình: Nói đến vọng ngữ là điều không
đúng với đạo đức của con người, nói vọng ngữ thường có mức độ nặng nhẹ khác
nhau. Lúc trước mình hay nói sai về bạn của mình, mình hay nói những lời dèm pha
về bạn ấy trước mặt bạn bè, thậm chí với các thầy cô giáo.Mặc dù bạn ấy không
có, tôi chỉ muốn cái ngã mạn của tôi cao hơn với bạn bè và các thầy cô, chính vì
thế tôi nói dối là bài này do tôi làm chứ không phải bạn của tôi. Mặc dù bài này là
do bạn của tôi làm, chính vì thế nhân quả hiện tiền, nếu tôi làm thật thì việc đó sẽ
bền lâu còn không phải do tôi làm việc đó lâu ngày cũng lộ diện (Phỏng vấn sâu
nhóm du học sinh, Cao Hùng.
Phỏng vấn nhóm: nữ giới(cô dâu)
Các câu hỏi nghiên cứu: Điểm tốt và điểm hạn chế “tính tích cực và tiêu cực
trong việc áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hôn nhân của nữ giới(cô dâu
)Việt Nam?

TÂM THƯ CHIA SẺ CĂN BỆNH HIỂM NGHÈO DV- MC MAI PHƯƠNG
Nghe tin con mắc phải cơn bệnh hiểm nghèo (ung thư giai đoạn cuối), chỉ có 2 tuần
thôi mà tình trạng sức khỏe con xuống quá. Thương cho con một cô bé dễ thương,
làm MC hay, hát giỏi, giàu lòng nhân từ.
33

Hồng nhan bạc phận, con lại chịu cái số phận từ nghiệp duyên bao đời một
than nuôi con nhỏ trong số tiền lương ít ỏi của những suất diễn không đủ trang trãi
sinh hoạt Mẹ đơn thân.
Con là người MC đầu tiên đẩy mạnh chương trình gây quỹ chùa Việt Đài, và
mấy lần liên tục không ngại gian khó, sư cô nhớ mãi hình dáng thon nhỏ của con
trên sân khấu “Sư Cô cứ yên tâm giao cho con”. Thật sự có con làm MC là Sư cô
và chị em chùa mình yên tâm lắm.
CHÙA VIỆT ĐÀI XIN CỘNG ĐỒNG CÙNG CHUNG TAY GIÚP MAI PHƯƠNG
VƯỢT QUA CĂN BỆNH HIỂM NGHÈO NÀY, ĐỂ EM CÓ SỨC KHỎE PHỤC VỤ CỒNG
ĐỒNG VIỆT NAM TẠI ĐÀI LOAN NHIỀU LẦN SAU
Đóng góp xin liên lạc:
1. Chuyển khoản +:Tịnh Phú 0935 733 239 , nguồn từ Hội Trí Đức. ( 29/08/2017)
Chùa Việt Đài. 郵局:002 1316 056 6195 台灣越南智德佛教文化交流協會(釋

淨如)
2. Cao HùngL Liên Hoa 0925 326 797
3. Đài Trung: Tâm Hậu 0907 409 673
4. Đài Bắc: Tâm Phượng 0987 097475.
Bảng phỏng vấn: An sinh xã hội
Giáo dục :Từ Thiện Tâm Lành đã giúp cho Sơn La do cô giáo Đào Thị Hiếu
và các bạn tình nguyện viên thiện nguyện đã vượt 40 km đường sông và đường bộ
khó khăn đến trường tiểu học vùng sâu vùng xa của bản Mường Chiên, xã Mường
Chiên huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La, dù trời mưa nhưng các thành viên đã không
quản khó khăn, đã mang theo 50 phần quà sách giáo khoa mới để tặng cho các em
học sinh tiểu học, do nhóm cung cấp
Về thực phẩm: các Phật tử đều hỗ trợ về Việt Nam hàng tháng, tích
lũy từ hội từ thiện của các quỹ đóng góp các Phật tử Việt tại Đài Loan và những
người không hiểu đạo họ thấy các hoàn cảnh khó khăn khi nhóm kêu gọi, hoặc cho
địa chỉ trực tiếp, họ có thể gửi đến người nhận tận nơi và nhiều các thông tin khác,
ví dụ như lễ hội Phật Đản, Vu Lan Báo Hiếu, Lễ Cầu An, Cầu Siêu,... cũng là cơ hội
34

quảng bá những người hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ, có những người Phật tử
Đài Loan, sau khi xem các hình ảnh đau thương, họ về tận Phú Thọ, Hưng Yên, Hậu
Giang, Bắc Cạn, Miền Núi để giúp đỡ, họ đi cùng các Phật tử Việt giúp họ phiên
dịch, chính vì vậy Việt Nam nhờ vào Phật Pháp nhiệm màu cũng đã giúp một phần
nho nhỏ cho đời sống khó khăn,... những hoàn cảnh như vậy họ đều cảm nhận họ
xứng đáng được chia sẻ các tấm lòng vàng, vì họ không có khả năng kiếm tiền và lo
cho cơm áo hàng ngày
Sau đây nhóm cho biết nhóm đang giúp đỡ em Bùi Thị Oanh sinh ngày
9/3/1992 Quê : Sơn Vy- Lâm Thao- Phú Thọ làm việc ở Hsinzhu, được công ty đưa
em đến bệnh viện hội từ thiện đến tặng quà và thăm hỏi như lời động viên. Em
Oanh sức khỏe trong tình trạng hỏng hai quả thận và được biết hoàn cảnh của em
vô cùng khó khăn, mà mỗi tuần phải lọc máu 3 lần, khó khăn càng thêm khó khăn
hơn, em sẽ ra sao đây khi tuổi đời còn quá trẻ, bao ước mơ hoài bão đã không còn
nữa, thay vào đó là những quãng ngày trước mắt đầy khó khăn em phải đối diện.
Hiểu được tình trạng sức khoẻ và nỗi khó khăn về kinh tế, vì thế hôm qua, ngày 12/6
sau khi vận động quyên góp xong, Đại diện cho Hội Tâm Lành em Nguyễn Thị Hiền
và Thiện Lực đã tới bệnh viện thăm hỏi động viên và trao số tiền 30.000 đài tệ
(tương đương 20 triệu vnd) do hội Tâm Lành quyên góp từ cộng đồng ngày 12/6.
Khuyết Tật : Sau khi phỏng vấn nhóm từ thiện Tâm Lành và Nhóm Từ Thiện
Kết Nối Yêu Thương, 2 nhóm này cho rằng tháng 5 gần đây nhất giúp được em
Đặng Trọng Vương, với số tiền tuy không nhiều, nhưng đó là tấm lòng của mọi
người ở phương xa gửi đến em, như lời động viên em có niềm tin vào tương lai tươi
sáng, vì còn rất nhiều tấm lòng nhân ái khác sẽ bên em khi có thông tin về em, và
hôm nay với số tiền đó đã được ông Nguyễn Văn Đề, phó chủ tịch xã Long Thành,
Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An và trưởng thôn và hội phụ nữ và bà con hàng xóm
đến trao quà cho em và gửi những lời cảm ơn đến mọi người đã đóng góp gửi về
cho em đúng với số tiền và quà của nhóm gửi về cho Vương. Chúng tôi thật hạnh
phúc biết bao khi chính quyền địa phương và các tổ chức vẫn luôn hướng về các
hoàn cảnh khó khăn, mong muốn xoa dịu đi phần nào những nỗi đau mặc cảm với
35

gia đình, người thân và xã hội. Nhóm thấy rằng, được sự ủng hộ của chính quyền
và đúng nguyện vọng dự kiến kế hoặch của nhóm. Nhóm cũng cho rằng cám ơn tất
cả Phật tử Việt tại Đài Loan và cảm ơn sâu sắc đến chính quyền địa phương, các tổ
chức cá nhân giúp đỡ em Vương(Tien Doan Van, 27/05/2016, Hội Từ Thiện Tâm Lành
Việt Nam.
Về y tế : ở Việt Nam các cụ già nghèo, cũng như các em bị bệnh tàn tật,... rất
cần sự giúp đỡ về đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần, Phật tử đã đem
đến những chiếc xe lăn, thuốn men, chữa bệnh miễn phí và trao tiền mua thuốc,...
có những buổi chữa bệnh chuyên sâu như thông báo các bà con vùng nghèo ở Việt
Nam về khám mắt, khám tim,... được sự hỗ trợ của các bác sỹ chuyên khoa như
khoa mắt, khoa tim,... tổ chức những chuyến đi đến thành phố khám chữa bệnh.
(Phật tử Việt Nam tại Taiwan, 15/1/2014, Phát thuốc miễn phí tại Hưng Yên)...... Phần
này thì họ cho rằng chưa giúp được nhiều vì y tế tiền rất là cao, phần đa chỉ giúp
được một số gia đình đặc biệt khó khăn.
Cảm nhận của Phật tử Việt tại Đài Loan tháng 10/2016: Có những trường
hợp họ giúp gia đình từ Việt Nam bay qua Đài Loan để chữa bệnh. Còn trường hợp
em Nguyễn Thượng Khang 5 tuổi, đến từ Ninh Bình, từ Việt Nam qua Đài Loan ghép
tủy, do bị ung thư máu. Con Nguyễn Thượng Khang đã vào phòng xét nghiệm để
chọc tủy, con đã được nhóm này cho khám ở 3 bệnh viện lớn nổi tiếng tại Đài Loan
để xét nghiệm. Tổng số tiền chi phí cho cuộc phẫu thuật kéo dài cả năm và chi phí
hết khoảng 500 vạn đài tệ, tương đương với hơn 3 tỷ tiền Việt Nam. Chiều hôm qua,
khi làm thủ tục nhập viện nhìn bác sỹ viết 4680 đài tệ (3.276.000 tương đương ba
triệu hai trăm bảy mươi sáu ngàn Việt Nam đồng) chi trả tiền giường bệnh 1 ngày,
thật lòng chúng tôi choáng váng. Bố mẹ của Khang đều là công nhân nghèo, thương
con nên phải vay mượn, chạy vạy để đưa con sang Đài Loan. Hành lý của cha và
con chỉ có vài ngàn đô và 1 va ly chứa đầy đồ ăn thậm chí cả bát đĩa để ăn cơm
mang từ Việt Nam sang. Khi nghe Thảo Vân nói: “ số tiền lớn như vậy, bố của con
chảy nước mắt nhưng rồi bố em quả quyết dù có bán hết tất cả và đi vay mượn, bố
em cũng cố, còn nước còn tát, các chị ạ. Con rất gầy còm 5 tuổi mà có 15 kg, nhưng
36

rất thông minh và ngoan ngoãn. Khi em Lan hỏi con có thích ô tô để chơi không,
thì con nói rất lễ phép là để con suy nghĩ đã vì con không có tiền. Sáng nay 12/10
con sẽ được gây mê chọc tủy để làm xét nghiệm. Thời gian kéo dài khoảng 5 tiếng.
Sau đó sẽ tiến hành xạ trị. Do bệnh diễn biến nặng nên con bước vào trị xạ hoá chất
ngay tối 12/10/ 2016, thông tin khám và chữa bệnh được cập nhật từng chi tiết trên
các truyền thông của cộng đồng Việt- Đài.
III. Giải thích một số từ ngữ Phật giáo
1. Bà La Môn: Là tăng lữ ở địa vị cao nhất trong bốn giai cấp ở Ấn độ, giai cấp học
giả. Là giai cấp lũng đoạn tất cả tri thức ở Ấn độ xưa, tự nhận là giai cấp hơn hết
trong xã hội Ấn độ.1 Phạm hạnh tám tuổi đi theo thầy, sau đó, trong mười hai
năm, học kinh Phệ đà, tập các nghi thức tế lễ.2.Gia trụ, là thời kì về nhà lấy vợ
sinh con, thờ tổ tiên, lo việc đời.3. Thời kỳ thê lâm, lúc tuổi già, giao gia sản lại
cho con và vào rừng tu khổ hạnh, chuyên tâm tư duy, sống cuộc đời tôn giáo.4.
Thời kỳ độ thế, dứt sự ham đắm thế tục, mặc áo thô, mang bình nước, chu du
khắp nơi.(Thích Quảng Độ 1999 (quyển 1), tr.228)
2. Bố thí :Đại thừa thì Bố thí là một trong sáu ba la mật, ngoài việc ban phát của
cải, thức ăn uống ra, còn thêm hai thứ bố thí nữa là Pháp thí ( nói Pháp cho người
nghe) và Vô úy thí( làm cho người khác không sợ hãi).Tiểu thừa bố thí nhằm
mục đích diệt trừ lòng tham lam bỏn xẻn của cá nhân để thoát khỏi sự nghèo khổ
ở kiếp sau, Đại thừa thì liên kết bố thí với giáo nghĩa đại từ bi nhằm siêu độ
chúng sanh. (Thích Quảng Độ 1999 (quyển 1), tr.698)
3. Cúng dường:Cúng dường là dâng cúng các phẩm vật thiết yếu cho đức Phật
và chư Tăng với lòng chân thành, cung
kínhhttps://thuvienhoasen.org/a30565/cung-duong. Truy xuất 25/10/2018.
4. Chánh Ngữ: Ngữ là lời nói; Chánh ngữ là lời nói chân thật, công bình, ngay
thẳng và hợp lý. Người tu theo chánh ngữ, không bao giờ nói sai, không thiên
vị, thấy dở nói hay, không xuyên tạc, nghe một đường nói một ngả. Người theo
chánh ngữ rất thận trọng lời nói; trước khi muốn nói gì phải suy nghĩ coi có lợi
ích và có chân thật không (Thích Minh Châu, 1993, tr. 420)
37

5. Chánh Nghiệp: Nghiệp là hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù
hợp với chân lý, có lợi ích cho người và vật. Người theo đúng Chánh Nghiệp là
người luôn luôn thận trọng, giữ gìn mọi hành động của mình, để khỏi làm tổn
hại đến quyền lợi, nghề nghiệp, địa vị, danh giá, hạnh phúc, tánh mạng của người
và vật. Hơn nữa người theo “Chánh Nghiệp” bao giờ cũng tôn trọng lương tâm
nghề nghiệp của mình, luôn luôn hành động có lợi ích cho mọi người, mọi vật;
và nếu cần, có thể hy sinh quyền lời hay tánh mạng mình để giải thoát nỗi đau
khổ cho người khác (Thích Minh Châu, 1993, tr. 420)
6. Chính pháp: Chỉ pháp chân chính. Cũng tính là giáo pháp do đức Phật nói.(Thích
Quảng Độ 1999 (quyển 1), tr.945)
7. Chính giác: Chỉ sự giác ngộ chân chính. (Thích Quảng Độ 1999 (quyển 1),
tr.934)
8. Chánh Tinh tấn: Tinh tấn nghĩa là chuyên cần, siêng năng, thẳng tiến tới mục
đích đã vạch sẵn không vì một lý do gì mà lùi bước, làm việc chánh nghĩa, lợi
lạc cho mình cũng như cho người và vật. Người theo đúng Chánh Tinh tấn, trước
tiên, bao giờ cũng hăng hái sửa mình, cương quyết bài trừ những điều ác, quyết
tâm phát triển mọi hạnh lành. Người theo đúng Chánh Tinh tấn, dũng mãnh tiến
lên trên đường đi đến giải thoát (Thích Minh Châu, 1993,tr. 420).
9. Dị thục: Quả báo được do nghiệp thiện, ác đã tạo ở đời trước; vì quả khi chín(
thục) thì tính chất lại khác(dị) với nhân nên gọi là Di thục(Thích Quảng Độ 1999
(quyển 5), tr1255)
10. Đạo tràng: Nơi tu hành Phật đạo. Bất luận có nhà cửa hay không phân chỗ dùng
để tu hành Phật đạo đều gọi là Đạo tràng (Thích Quảng Độ 1999 (quyển 5),
tr.1646)
11. Giới luật: Những giới pháp qui luật để ngăn ngừa những điều sai trái, tà ác của
đệ tử Phật (Thích Quảng Độ 1999 (quyển 2),tr. 2005).
12. Giáo hóa: Đồng nghĩa với khai hóa, Nhiếp hóa, Thi hóa, Khuyến hóa. Dạy bảo,
cảm hóa. Nghĩa là dùng thiện pháp để dạy bảo chúng sinh, khiến họ được cảm
hóa mà xa lìa áp pháp.(Thích Quảng Độ 1999 (quyển 2),tr. 1974).
38

13. Hoan hỷ : Cảm giác vui mừng khi người ta tiếp xúc với cảnh vừa lòng đẹp ý.
Đặc biệt chỉ cho chúng sanh nghe đức Phật nói pháp hoặc nghe danh hiệu của
chư Phật mà sinh tâm vui mừng, cho đến tin nhận vâng làm(Thích Quảng Độ
1999 (quyển 2),tr. 2205)
14. Hữu Tình: Chỉ riêng cho loài người, những súc sinh vật có tỉnh thức như loài
người, các trời, quỷ đói, súc sinh, A tu la,… còn những vật không có tỉnh thức
như cỏ cây, gạch đá, núi sông, đất liền,…là loại vô tình.(Thích Quảng Độ 1999
(quyển 2),tr. 2374)
15. Hữu – vô: Chỉ cho sự tồn tại và sự không tồn tại (Thích Quảng Độ 1999 (quyển
2),tr. 2383)
16. Ngã mạn: Tâm kiêu mạn do chấp ngã là trung tâm, 1 trong 7 thứ mạn, 1 trong 9
thứ mạn. Luận Thành duy thức quyển 4( Đại 31, 22 trung) nói: “ Ngã mạn là do
tâm cao chấp ngã mà sinh”. (Thích Quảng Độ 1999 (quyển 3),tr. 3242)
17. Nghiệp đạo: Nơi mà tác dụng nghiệp được thể hiện, hoặc chỉ cho con đường
chung về quả báo khổ vui của hữu tình chúng sanh. Có 2 loại: Thập thiện nghiệp
đạo và Thập áp nghiệp đạo. Thuyết nhất thiết hữu bộ của Tiểu thừa dùng nghĩa
“ sở hành” (được thực hành) để giải thích nghiệp đạo, cho rằng trong 10 thiện,
10 ác, thì thân 3,khẩu 4) và bản thân 7 thứ này tức là nghiệp, vì chúng là chỗ tác
dụng của Tư nghiệp ( ý chí, ý nghiệp), cho nên gọi là Nghiệp báo. (Thích Quảng
Độ 1999 (quyển 3),tr. 3279)
18. Ngã quỉ: Quỉ đạo, Quỉ thú, Ngã quỉ đạo. Loại quỉ thường chịu đói khát, do đời
trước tạo nghiệp ác, nhiều ham muốn. (Thích Quảng Độ 1999 (quyển 3),tr. 3247)
19. Pháp giới : Chỉ cho tất cả đối tượng(cảnh sở duyên) của ý thức,1 trong 18
giới.Pháp giới có thể chia làm 4 pháp giới. 1.Sự pháp giới: Hiện tượng giới bao
gồm muôn pháp thiên sai vạn biệt, mỗi pháp đều có tự thể riêng và phần hạn
khác nhau. 2. Lí pháp giới: Hiện tượng các pháp tuy nhiều, nhưng thế tính chân
thực của chúng thi thường trụ bất biến, bình đẳng nhất như, là cảnh giới tuyệt
đối. 3. Lí sự vô ngại pháp giới: Giữa hiện tượng và bản thể có sự quan hệ nhất
thể bất nhị, mỗi mỗi pháp tương tức tương nhập, viên dung vô ngại.4. Sự sự vô
39

ngại pháp giới: Tất cả mọi hiện tượng đều tác dụng hỗ tương, một tức tất cả, tất
cả tức một, trùng trùng vô tận, sự sự vô ngại. (Thích Quảng Độ 1999 (quyển
4),tr. 4076)
20. Pháp hội: Chỉ cho các Pháp hội những ngày lễ của Phật giáo. Vào những ngày
này chư Tăng và tín đồ hội họp ở một nơi nhất định, trang nghiêm đạo tràng,
tụng kinh lễ bái, thiết trai cúng dường, thí thực, giảng kinh thuyết pháp, tán thán
công đức của Phật và Bồ Tát.(Thích Quảng Độ 1999 (quyển 4),tr. 4102)
21. Phước tuệ (hay còn gọi Phúc tuệ). Tức là hai thứ trang nghiêm: Phúc đức và Trí
tuệ. Phúc là các nghiệp thiện bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định thuộc
về lợi người; Tuệ là trí tuệ, tức quan niệm chân lí, thuộc về lợi mình.(Thích
Quảng Độ 1999 (quyển 4),tr. 4392)
22. Siêu độ: Tụng kinh, lễ sám cầu nguyện để cứu độ vong linh người chết, khiến họ
siêu thoát khổ nạn (Thích Quảng Độ 1999 (quyển 4), tr4593
23. Sát Đế Lợi: Địa chủ, Vương chủng, Giao cấp thứ 2 trong 4 giai cấp của Ấn độ,
là giai cấp thuộc hàng vương tộc, quí tộc, sĩ tộc, nắm giữ việc quan sự, chính trị
trong nước. Đức Phật xuất gia thân tử giai cấp này. (Thích Quảng Độ 1999
(quyển 4), tr4572
24. Tàm quý: Từ gọi chung tàn và quý (hổ và thẹn), tên tâm sở, nghĩa là tác dụng
của tâm biết hổ thẹn khi phạm tội lỗi, là 1 trong các Đại thiện địa pháp của
Thuyết nhất thiết hữu bộ, 1 trong các Thiện pháp của tông Pháp tướng. Có 2
cách: 1. Tàm là lòng tôn kính các công đức và người có đức, Quý là lòng sợ tội
lỗi. Cách 2. Tàm là khi mình phạm tội mặc dầu không có ai biết nhưng tự cảm
thấy hổ thẹn, còn Quý là khi mình tạo tội mọi người đều biết mà mình xấu
hổ.(Thích Quảng Độ 1999 (quyển 4), tr4960
25. Tâm tánh (hay còn gọi là tâm tính): Bản tính của tâm. Có nhiều thuyết về bản
tính của tâm, hoặc có bản tính của tâm là thanh tịnh, hoặc cho là nhiễm ô, hoặc
chủ chương chẳng phải thanh tịnh, cũng chẳng phải nhiễm ô… Nhưng về mặt
lịch sử tư tưởng Phật giáo thì xưa nay thường lấy thuyết tâm tính vốn thanh tịnh
làm chính. (Thích Quảng Độ 1999 (quyển 4), tr5076
40

26. Tứ Vô Lượng Tâm : Nghĩa là Từ, Bi, Hỷ, Xả, https://thuvienhoasen.org/a1175/14-


tu-vo-luong-tam-tu-bi-hy-xa
27. Thọ dụng: Sự thọ dụng rất rộng. Nào là vật chất tiền của, nào là điều kiện tiện
nghi trong đời sống, nào là danh... tất cả đều từ sự hỗ trợ của Phật tử, tín đồ.
(Thích Phước Tịnh, Kinh bốn mươi hai chương, Chương 26: Quán
Chiếu Sự Thọ Dụng,12/6/2010. https://thuvienhoasen.org/a2192/chuong-26-quan-chieu-
su-tho-dung
28. Thọ thí : Những người thọ nhận vật thí ( Tùy Kheo Chánh Minh), Bố Thí Độ
,https://www.budsas.org/uni/u-chanhminh/btblm02.htm
29. Tham, sân, si: Căn cứ theo luật Đại Trí Độ quyển 31, đối với những thứ có lợi
ích cho mình thì sinh lòng ham muốn, còn đối với những cái trái với ý của mình
thì sinh tâm tức giận, 2 phiền não này không sinh ra, vì thế nên gọi là Si. Ba
phiền não này là gốc rễ của tất cả phiền não, đầu độc thân tâm chúng sanh rất
nặng nề, có công năng phá hoại thiện tâm xuất thế, cho nên gọi là Tam độc. Tam
độc có chính, tà khác nhau, như trong các cõi Tịnh độ của chư Phật chỉ có chính
Tam độc chứ không có tà Tam độc. Đại tạng pháp số thì phân biệt Nhị thừa và
Bồ tát đều có Tam độc: Nhị thừa ưa thích Niết bàn là Tham dục, nhàm chán,
sinh tử, mê mờ đối với Trung đạo là Ngu si; còn Bồ tát thì rộng cầu Phật pháp là
Tham dục, chê trách Nhị thừa và chưa rõ tính Phật là Ngu si. “Theo Kinh Phật:
Tham là lòng ham muốn; Sân là sự giận dữ, nóng vội; Si là sự si mê với những
dục vọng bình thường của con người” (Thích Quảng Độ 1999, (quyển 5), tr.
5226)
30. Thất bảo: bảy thứ báu của Chuyển Thánh vương. Đó là luân bảo (bánh xe),
thượng bảo(voi), mã bảo(ngựa), châu bảo(ngọc), nữ bảo (con gái), cư sĩ bảo,
cũng gọi chủ tạng bảo (chủ kho) và chủ binh thần bảo (tướng quân). (Thích
Quảng Độ 1999, (quyển 5), tr. 5592)
31. Trì giới: Giữ gìn giới pháp do đức Phật chế định, không trái phạm.(Thích Quảng
Độ 1999, (quyển 6), tr. 6326)
41

32. Trưởng giả: Có nghĩa là gia chủ, cư sĩ. Thông thường thì gọi chung những người
giàu sang, có thế lực hoặc những người tuổi cao, đức lớn là Trưởng giả.(Thích
Quảng Độ 1999, (quyển 6), tr. 6467)
33. Vô Úy Thí: Làm cho người khác không sợ hãi (Thích Thanh Từ,1997, tr.14)
34. Văn, Tư, Tu: Lắng nghe giáo pháp, suy nghĩ về nghĩa lí và theo đó tu hành. Còn
văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ là trí tuệ nhờ văn, tư, tu mà thành tựu. Ba tuệ này là thứ
tự tu hành Phật pháp, Văn tuệ là trí tuệ do nghe người khác nói pháp mà có được;
Tư tuệ là trí tuệ do tự mình suy tư phát ra; còn Tu tuệ là trí tuệ nhờ tu hành thực
tế mà thành đạt (Thích Quảng Độ 1999 (quyển 6), tr. 7071)
35. Vô lượng:Không thể tính lường được. Chỉ cho sự vô hạn của không gian, thời
gian và số lượng; cũng chỉ cho sự vô hạn của công đức Phật. (Thích Quảng Độ
1999 (quyển 6), tr. 7177)
36. Vô tình : Nghĩa là các loại vô tình (không có tính thức) như núi sông, cỏ cây…
cũng đều ở bản phần của mình mà có nói pháp. Thuyết pháp không chỉ hạn cuộc
ở loài hữu tình có tính thức, mà ngay cả loài vô tình không có tỉnh thức cũng nói
pháp được, nếu biết dùng tâm và tai thì nghe được vô tình thuyết pháp. (Thích
Quảng Độ 1999 (quyển 6), tr. 7223)
37. Vô Úy Thí: Làm cho người khác không sợ hãi (Thích Thanh Từ,1997, tr.14)
38. Vô thượng bồ đề: Chư Phật bồ đề, A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, Vô thượng
chính đẳng bồ đề, Đại bồ đề. Trí giác ngộ của Phật, Duyên giác và thanh văn
chứng được quả, gọi là bồ đề; nhưng bồ đề của Phật là rốt ráo vô thượng, cho
nên gọi là Vô thượng bồ đề. Một trong ba bồ đề. (Thích Quảng Độ 1999 (quyển
6), tr. 7219)
42

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THAM KHẢO

Hình 1, 2.1.2.Hình tổ chức nghiên cứu doanh nghiệp thị trường kinh tế thế giới
tại Đài Bắc, tháng 10năm 2010. Tác giả chụp

Hình 2, 2.1.2. Hình tổ chức nghiên cứu doanh nghiệp thị trường kinh tế thế giới
tại Đài Bắc, tháng 10năm 2010. Hình tác giả
43

Hình 1, 2.3.2. Hình chủ và nhân viên văn phòng cùng lao động Việt Nam tham
quan cảnh chùa tại Đài Bắc, tháng 12 năm 2015. Hình tác giả chụp

Hình 2, 2.3.2. Cảnh chùa, chủ và nhân viên văn phòng Quốc tế cùng lao động
Việt Nam , tháng 12 năm 2015. Hình tác giả chụp
44

Hình 1, 2.4.1. Cơm chay , tháng 7 năm 2015. Hình tác giả chụp tại Hoa Phạm

Hình 2, 2.4.1. Họn sinh trường học Từ Tế , có người Việt và người Đài Loan
cũng như các nước Indo, Philip, Thái Lan. ngày 5/6/2016 do cô giáo Từ Tế
cung cấp.
45

Hình 1, 3.1.1 Phật tử Đài Loan đang trong phòng phát thanh Phật pháp Cứu
Hỏa tại Đào Viên Đài Loan 27/1/2019. Phật tử Diệu Linh cung cấp.

Hình 1, 3.1.2 Phật tử Đài Loan cứu hỏa tại Đào Viên Đài Loan 27/1/2019.
Phật tử Diệu Linh cung cấp.
46

Hình 2, 3.1.2 Phật tử Đài Loan cứu hỏa tại Đào Viên Đài Loan 27/1/2019.
Phật tử Diệu Linh cung cấp.

Hình 2, 3.1.2 Phật tử người Việt Nam nam giới(định cư) tại Từ Tế , đồng
phục của chùa Từ Tế cho Phật tử tại gia, có cài logo thuyền Bát Nhã.
27/1/2013. Phật tử Lee cung cấp.
47

Hình 3, 3.1.2 Tăng Việt Nam và Phật tử nữ giới( cô dâu) người Việt Nam,
Hình Thích Thông Lạc cung cấp ngày 1/7/2018 , tại Tịnh Tông Học Hôị Đài
Trung (mặc đồng phục thiện nguyện)

Hình 4, 3.1.2 Tặng 250 xe lăn của Phật tử Việt tại Từ Tế Đài Loan cho
bệnh nhân khuyết tật 26/7/2019
48

Hình 5, 3.1.2 Các học sinh Phật tử Việt – Đài tại trường Trung
Học, học làm thiệp tại Đào Viên Đài Bắc. Hình do Lee cung cấp
3/7/2016

Hình 6, 3.1.2 Đội ngũ Phật tử thiện nguyện trên đường phố tại Đài Loan.
Tác giả chụp 11/9/2011
49

Hình 1, 3.2.1. Phật tử Việt Nam thiện nguyện dạy học miễn phí tiếng
Việt tại chùa Việt Đài Cao Hùng. Cô Tịnh Như cung cấp, ngày
7/07/2019

Hình 1, 3.2.2. Bức tranh đấu giá giúp cho diễn viên Mai Phương chữa bệnh ung
thư hiểm nghèo của nữ giới( cô dâu) người Việt Nam tại Đài Loan. Hình do các nữ
Phật tử Việt cung cấp ngày 20/8/2018
50

Hình 3, 3.2.2.Phát thuốc và giảng kinh cho người bệnh nhân người Việt – Đài
tại Đài Bắc ngày 20/8/2018, hình do Lee cung cấp.

Hình 4, 3.3.2.Hình chụp tại Quảng trường Tự Do Đài Bắc Đài Loan ngày
15/4/2019. Phật tử Diệu Linh cung cấp.
51

You might also like