You are on page 1of 216

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI


Chủ biên: TS. Đỗ Thị Thanh Nga

TẬP BÀI GIẢNG

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Hà Nội, 2018

13 2
Tham gia biên soạn:
TS. Đỗ Thị Thanh Nga (Chủ biên)
TS. Vũ Ngọc Hoa
TS. Vũ Thị Sao Chi
TS. Hà Văn Hòa

13 2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. 1
Chương 1. TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH ....................................... 2
1.1. Khái quát về tiếng Việt............................................................................................. 2
1.1.1. Khái niệm "Tiếng Việt" ........................................................................................... 2
1.1.2. Nguồn gốc tiếng Việt và mối quan hệ họ hàng của tiếng Việt ................................ 2
1.1.3. Sơ lược về quá trình phát triển của tiếng Việt ......................................................... 2
1.1.4. Chữ viết tiếng Việt .................................................................................................. 4
1.1.5. Chức năng xã hội của tiếng Việt ............................................................................. 7
1.1.6. Đặc điểm, phương thức ngữ pháp của tiếng Việt .................................................... 7
1.2. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ...................................................................... 9
Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN ....................................................................... 10
2.1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ........................................................................ 10
2.1.1. Điều kiện của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ .................................................. 10
2.1.2. Các hình thức giao tiếp ngôn ngữ ........................................................................... 11
2.1.3. Các nhân tố chi phối ngôn ngữ trong giao tiếp ....................................................... 13
2.1.4. Các lĩnh vực giao tiếp ngôn ngữ .............................................................................. 16
2.2. Khái niệm và đặc trưng của văn bản .......................................................................16
2.2.1. Khái niệm .................................................................................................................16
2.2.2. Các đặc trưng cơ bản ................................................................................................17
2.3. Sơ lược về một số loại văn bản .................................................................................19
2.3.1. Văn bản khoa học .....................................................................................................20
2.3.2. Văn bản chính luận ...................................................................................................25
2.3.3. Văn bản báo chí ........................................................................................................30
2.3.4. Văn bản hành chính ..................................................................................................37
Chương 3. TIẾP NHẬN VĂN BẢN ............................................................................... 50
3.1. Tóm tắt văn bản ........................................................................................................ 50
3.1.1. Khái niệm ............................................................................................................... 50
3.1.2. Mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản ........................................................ 50
3.1.3. Thao tác tóm tắt văn bản ......................................................................................... 51
3.2. Tổng thuật văn bản .................................................................................................. 59
3.2.1. Khái niệm ................................................................................................................ 59

13 2
3.2.2. Mục đích và yêu cầu của việc tổng thuật ................................................................ 59
3.2.3. Thao tác tổng thuật .................................................................................................. 60
3.3. Trình bày lịch sử vấn đề ......................................................................................... 61
3.3.1. Mục đích và yêu cầu của việc trình bày lịch sử vấn đề ........................................... 61
3.3.2. Cách trình bày lịch sử vấn đề .................................................................................. 61
Chương 4. TẠO LẬP VĂN BẢN ................................................................................... 68
4.1. Định hướng - xác định các nhân tố giao tiếp của văn bản.................................... 68
4.1.1. Nhân vật giao tiếp ................................................................................................... 68
4.1.2. Nội dung giao tiếp ................................................................................................... 68
4.1.3. Hoàn cảnh giao tiếp ................................................................................................. 68
4.1.4. Mục đích giao tiếp ................................................................................................... 68
4.1.5. Cách thức giao tiếp .................................................................................................. 68
4.2. Lập đề cương cho văn bản ...................................................................................... 70
4.2.1. Định nghĩa đề cương và lập đề cương ..................................................................... 70
4.2.2. Mục đích và yêu cầu của lập đề cương ................................................................... 70
4.2.3. Các loại đề cương ................................................................................................... 71
4.2.4. Các thao tác lập đề cương ....................................................................................... 73
4.2.5. Một số lỗi thường gặp khi lập đề cương ................................................................. 74
4.3. Viết đoạn văn và liên kết các đoạn văn .................................................................. 75
4.3.1. Viết đoạn văn và liên kết đoạn văn ......................................................................... 75
4.3.2. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản ............................................................... 81
4.4. Sửa chữa và hoàn thiện văn bản ............................................................................. 84
4.4.1. Lỗi ở cấp độ đoạn văn ............................................................................................. 84
4.4.2. Lỗi ở cấp độ văn bản ............................................................................................... 87
Chương 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH TẢ, DÙNG TỪ VÀ ĐẶT CÂU ......... 96
5.1. Một số vấn đề chung về chính tả tiếng Việt ........................................................... 96
5.1.1. Chữ quốc ngữ .......................................................................................................... 96
5.1.2. Chính tả ................................................................................................................... 98
5.2. Dùng từ trong hoạt động giao tiếp .......................................................................... 102
5.3. Đặt câu trong hoạt động giao tiếp ........................................................................... 105
Chương 6. NGÔN NGỮ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH ................................................... 115
6.1. Chính tả trong văn bản hành chính ........................................................................ 115

13 2
6.1.1. Yêu cầu chung về chính tả trong văn bản hành chính ............................................. 115
6.1.2. Viết hoa trong văn bản hành chính .......................................................................... 115
6.1.3. Cách viết tên riêng tiếng nước ngoài và tiếng dân tộc thiểu số trong văn bản hành chính ......... 132
6.2. Từ ngữ trong văn bản hành chính .......................................................................... 139
6.2.1. Các lớp từ ngữ trong văn bản hành chính ............................................................... 139
6.2.2. Sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản hành chính ................................................ 155
6.3. Câu trong văn bản hành chính ................................................................................ 163
6.3.1. Câu trong văn bản hành chính xét về cấu trúc cú pháp ........................................... 163
6.3.2. Câu trong văn bản hành chính xét theo mục đích phát ngôn .......................................... 172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 191
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 194

13 2
13 2
LỜI NÓI ĐẦU
Tiếng Việt thực hành là môn khoa học ngôn ngữ ứng dụng với đối tượng
nghiên cứu là kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Chương trình Tiếng Việt thực hành
trang bị cho sinh viên kiến thức về tiếng Việt ứng dụng làm phương tiện nhận
thức, tư duy và giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày; là công cụ để sinh viên học
tập, nghiên cứu khoa học, tích lũy kiến thức chuyên môn; đồng thời giúp sinh
viên biết tạo lập và tiếp nhận văn bản.
Tiếng Việt thực hành ở bậc đại học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hướng tới mục tiêu:
Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết khái quát về văn bản, tạo lập văn
bản, thuật lại nội dung văn bản, chữ viết trên văn bản, yêu cầu dùng từ, đặt câu
trong hoạt động giao tiếp và ngôn ngữ dùng trong văn bản hành chính. Từ đó,
phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt của sinh viên trong tiếp nhận và tạo lập
văn bản, đặc biệt là văn bản hành chính, văn bản khoa học;
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho sinh viên; tạo thói quen về sử dụng
tiếng Việt chuẩn xác trong giao tiếp;
Tạo sự tương tác, hỗ trợ giữa học phần Tiếng Việt thực hành với học phần
Văn bản quản lí nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản, học phần Kỹ năng
giao tiếp hành chính...
Nội dung Tập bài giảng Tiếng Việt thực hành được trình bày theo hướng
bắt đầu giới thiệu những vấn đề khái quát nhất về văn bản đến những loại văn
bản cụ thể; từ những kỹ năng chung nhất đến những thao tác cụ thể; từ những
yêu cầu chung về dùng từ, đặt câu đến những yêu cầu cụ thể về sử dụng ngôn
ngữ trong một loại văn bản cụ thể. Cụ thể, nội dung tập bài giảng bao gồm: (1)
Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành, (2) Khái quát về văn bản, (3) Tiếp nhận văn
bản, (4) Tạo lập văn bản, (5) Một số vấn đề chung về chính tả, dùng từ và đặt
câu, (6) Ngôn ngữ văn bản hành chính.
Chúng tôi mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc để Tập bài giảng
được hoàn thiện hơn.
Nhóm tác giả

13 2
Chương 1
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
1.1. Khái quát về tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm "Tiếng Việt"
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Theo số liệu thống kê, nước ta có 54
dân tộc, trong đó có dân tộc Việt (còn gọi là dân tộc Kinh). Mỗi dân tộc ấy có
ngôn ngữ riêng.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt và là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam.
1.1.2. Nguồn gốc tiếng Việt và mối quan hệ họ hàng của tiếng Việt
Thành tựu nghiên cứu khoa học nhiều năm gần đây cho rằng tiếng Việt
(cùng với dân tộc Việt) có nguồn gốc bản địa. Tiếng Việt xuất hiện từ rất sớm
trên lưu vực sông Hồng và sông Mã, trong một xã hội có nền văn minh nông
nghiệp.
Tiếng Việt thuộc họ Nam Á. Đó là một họ ngôn ngữ có từ rất xưa, trên
một vùng rộng lớn nằm ở Đông Nam châu Á. Vùng này, thời cổ vốn là một
trung tâm văn hóa trên thế giới.
Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường, có quan hệ họ
hàng xa hơn với các ngôn ngữ thuộc nhánh tiếng Môn -Khơme ở vùng núi phía
Bắc, ở dọc Trường Sơn, ở miền Tây Nguyên, ở trên đất Cam-pu-chia, Miến
Điện...
Ví dụ: từ tay trong tiếng Việt thì từ tương đương trong tiếng Mường là
thay, trong tiếng Khơ-mú, tiếng Ba-na, tiếng Mơ-nông, tiếng Stiêng là ti, trong
tiếng Khơ-me là đay, trong tiếng Môn là tai.
Từ cội nguồn ấy, Tiếng Việt đã có quá trình phát triển đầy sức sống, gắn
bó với xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự
cường và tự chủ.
1.1.3. Sơ lược về quá trình phát triển của tiếng Việt
1.1.3.1. Tiếng Việt trong thời kỳ phong kiến
Trong một ngàn năm Bắc thuộc và dưới các triều đại phong kiến Việt
Nam cho đến trước thời kỳ thuộc Pháp, ngôn ngữ giữ vai trò chính thống ở Việt

13 2
Nam là tiếng Hán, tiếng Việt chỉ được dùng làm phương tiện giao tiếp trong sinh
hoạt hàng ngày. Song cha ông ta đã đấu tranh để bảo tồn và từng bước phát triển
tiếng Việt, giành lại những vị trí xã hội bị tiếng Hán chiếm giữ.
Để phát triển tiếng Việt, cha ông ta đã làm hai việc:
-Thứ nhất: Làm phong phú thêm vốn từ bằng cách vay mượn nhiều từ ngữ
Hán cổ và Việt hóa chúng để tạo thành từ Hán-Việt;
-Thứ hai: Tạo ra chữ viết cho tiếng Việt, đó là chữ Nôm.
Nhìn chung, tỷ lệ các yếu tố Hán trong tiếng Việt khá lớn (khoảng trên
dưới 70%), nhưng về cơ bản chúng đã được Việt hóa. Việt hoá là phương thức
tự bảo tồn và phát triển của tiếng Việt trước sự chèn ép của các ngôn ngữ ngoại
lai. Theo hướng đó, tiếng Việt vừa giữ nguyên được bản sắc dân tộc, vừa ngày
càng được hoàn thiện, tiến nhanh theo kịp trình độ các ngôn ngữ đã phát triển
hiện nay trên thế giới.
Trong giai đoạn này, có hai ngôn ngữ là tiếng Việt và văn ngôn Hán; có
ba văn tự là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ được sử dụng.
1.1.3.2. Tiếng Việt trong thời kỳ thuộc Pháp
Trong thời kì thuộc Pháp, ở nước ta tồn tại ba ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng
Việt và văn ngôn Hán; có bốn loại văn tự là: chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm, chữ
quốc ngữ.
Thời kì này, sự tranh chấp giữa ba ngôn ngữ diễn ra theo chiều hướng
tiếng Pháp vươn lên chiếm vị trí số một, vai trò của văn ngôn Hán ngày càng
giảm, vị thế của tiếng Việt ngày càng được đề cao. Đây là thời kì thay thế dần
chữ Hán và chữ Nôm bằng chữ Pháp và chữ quốc ngữ
Chính sách của nhà cầm quyền Pháp là đồng hoá về mặt ngôn ngữ và văn
hoá. Chúng muốn người Việt chấp nhận sử dụng tiếng Pháp, chữ Pháp và chấp
nhận văn hoá, chính trị Pháp. Để truyền bá tiếng Pháp và văn hoá Pháp nhằm
củng cố nền thống trị của thực dân Pháp, nhà cầm quyền Pháp buộc phải dùng
tiếng Việt làm phương tiện chuyển ngữ. Vì thế, song song với việc dạy tiếng
Pháp cho người Việt, thì việc dạy tiếng Việt cho viên chức hành chính Pháp
được đặt ra. Do chữ quốc ngữ gần với chữ Pháp nên người Pháp chọn chữ quốc

13 2
ngữ làm phương tiện dạy và học tiếng Việt. Điều này làm cho chữ quốc ngữ trở
thành một phương tiện giáo dục chung.
Dù người Pháp chủ trương sử dụng tiếng Việt và chữ quốc ngữ là chuyển
ngữ nhưng với thái độ dè dặt. Tiếng Việt được dạy chủ yếu ở lớp đồng ấu (lớp
một); từ lớp sơ đẳng (lớp hai và lớp ba), học sinh học song ngữ Pháp -Việt; từ
năm thứ thứ tư đến năm thứ sáu, tiếng Pháp giữ vị trí áp đảo; từ cấp trung học,
tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn.
Bối cảnh xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp đã tạo điều kiện cho sự phát
triển chữ quốc ngữ. Văn xuôi tiếng Việt đã hình thành và phát triển. Báo chí,
sách vở tiếng Việt ra đời ngày càng nhiều. Nhiều thuật ngữ, từ ngữ mới đã đư ợc
sử dụng, tuy chủ yếu vẫn là từ Hán Việt như: lãng mạn, dân chủ, bán kính, ẩn
số…hoặc từ gốc Pháp như: Săm, axit, cao su, cà phê…
Phong trào thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn nở rộ cùng với hoạt động sôi nổi
của văn chương báo chí làm cho tiếng Việt thêm phong phú, tinh tế, đa dạng,
ngày càng tỏ rõ tính năng động và tiềm năng phát triển dồi dào, đủ sức vươn lên
làm tròn trách nhiệm nặng nề trong giai đoạn mới.
1.1.3.3. Tiếng Việt từ Cách mạng tháng Tám đến nay
Với bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2 tháng 9
năm 1945, tiếng Việt đã giành lại được vị trí xứng đáng của mình trong một
nước Việt Nam độc lập, tự do. Tiếng Việt đã thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong
các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và của toàn dân, kể cả lĩnh vực đối ngoại
Trong giai đoạn này, ở nước ta chỉ có một ngôn ngữ là tiếng Việt và một
văn tự là chữ quốc ngữ.
Tiếng Việt được dùng ở mọi cấp học và ở mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa
học từ thấp tới cao. Từ đây, tiếng Việt đã đóng một vai trò quan trọng không thể
thiếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.1.4. Chữ viết tiếng Việt
1.1.4.1. Vai trò của chữ viết đối với ngôn ngữ
Chữ viết là những tập hợp, những hệ thống ký hiệu bằng hình, có thể nhìn
thấy được, dùng để ghi lại (biểu hiện cho) một mặt nào đó (âm hoặc ý) của
những đơn vị, những yếu tố của ngôn ngữ.

13 2
Trong đời sống nhân loại, chữ viết có vai trò cực kì to lớn. Trước hết, nó
bù đắp cho những hạn chế về mặt không gian và thời gian của ngôn ngữ, giúp
cho người ở cách xa nhau vẫn có thể nói và nghe được nhau để hiểu nhau; đồng
thời, thế hệ của những người hôm nay biết được thế hệ trước, thế hệ sau biết thế
hệ hôm nay.
Chữ viết là phương tiện ghi ngôn ngữ, là phương tiện giao tiếp bổ sung
dựa trên kênh nhận thức thị giác, nên khi không nói và nghe được nhau, nếu biết
sử dụng chữ viết, người ta vẫn trao đổi thông tin được với nhau.
Chức năng ghi lại ngôn ngữ đã giúp chữ viết có vai trò và công năng làm
giảm thiểu tối đa công sức, nhân lực, tiền của … trong việc truyền bá kiến thức,
phát tán thông tin (nếu so với dùng lời nói trực tiếp), nhưng lại làm tăng cường
đến mức tối đa hiệu quả và phạm vi mà các thông tin, các kiến thức được truyền
bá.
Xét về phương diện lịch sử, xã hội và văn hóa, chính chữ viết có vai trò
làm công cụ thúc đẩy sự hình thành ngôn ngữ văn hóa, hình thành nên nền văn
học viết của các dân tộc, góp phần làm thống nhất và hình thành ngôn ngữ dân
tộc, xác định chuẩn ngôn ngữ của ngôn ngữ các dân tộc.
Đối với dân tộc nào cũng vậy, sự xuất hiện của chữ viết được coi như là
một cái mốc quan trọng, có tác dụng quyết định bước tiến mới của nền văn
minh, tạo điều kiện cần thiết cho tiếng nói dân tộc trở thành một ngôn ngữ phát
triển tới trình độ cao.
Chữ Nôm và chữ quốc ngữ đã phát huy vai trò như vậy đối với tiếng Việt
và văn hóa Việt Nam.
1.1.4.2. Chữ Nôm
Sách Tiền Hán thư thời Đông Hán có ghi: “Thời Đào Đường, có người
Việt ở phương Nam cử sứ giả qua nhiều tầng thông dịch vào triều biếu con rùa
thần có lẽ đã sống hàng nghìn năm, trên lưng có khắc chữ như con nòng nọc, ghi
chép việc trời đất mở mang. Vua Nghiêu sai chép lại, gọi là Quy dịch”. Với
những thông tin trên, ta thấy từ xa xưa, người Việt cổ đã có chữ viết, đã am
tường thiên văn lịch pháp, có tri thức tối thiểu cho việc tổ chức xã hội và phát
triển sản xuất nông nghiệp. Ngôn ngữ của người Việt và người Hán chắc chắn là

13 2
rất khác nhau, vì vậy phải qua nhiều tầng thông dịch mới hiểu được nhau. Cũng
có nghĩa là tiếng Hán và tiếng Việt khác nhau về cội nguồn và thuộc hai ngữ hệ.
Điều đó khẳng định trên địa bàn nước Văn Lang cổ đại có một ngôn ngữ bản địa
và cũng đã có chữ viết.
Trong thời kỳ nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, chữ Hán giữ vị
trí độc tôn. Khi ý thức độc lập, tự chủ và tự cường của dân tộc lên cao, khi yêu
cầu phát triển về văn hóa và kinh tế của đất nước trở lên bức thiết, cha ông ta đã
sáng chế ra một lối chữ ghi âm tiếng Việt, đó là chữ Nôm.
Theo các nhà nghiên cứu, chữ Nôm có thể hình thành từ khoảng cuối thế
kỷ VIII, đầu thế kỷ IX, bước đầu được sử dụng từ thế kỷ X đến thế kỷ XII, khi
nước nhà đã bước sang kỷ nguyên độc lập, với các triều đại Ngô, Đinh, tiền Lê,
Lý, Trần lừng lẫy chiến công và rạng ngời văn hóa.
Với sự ra đời của chữ Nôm, nền văn học viết bằng tiếng nói của dân tộc
đã hình thành và phát triển để lại nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên, một mặt do
giai cấp phong kiến thống trị sùng bái chữ Hán, khinh rẻ và kìm hãm tiếng nói
và chữ viết của dân tộc, mặt khác do chữ Nôm có những nhược điểm nhất định
(như ghi âm thiếu chính xác, cách viết không được được quy định thống nhất)
cho nên tác dụng của nó không được phát huy đầy đủ. Khoảng cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX, khi chữ quốc ngữ bắt đầu được thông dụng, chữ Hán không còn
được dùng nữa thì chữ Nôm cũng kết thúc dần vai trò lịch sử của nó.
1.1.4.3. Chữ quốc ngữ
Từ giữa thế kỷ XVI, nhiều giáo sĩ người Âu đã đến Việt Nam truyền đạo.
Họ học tiếng Việt, dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt để phục vụ cho việc
giảng đạo, việc dịch và in các sách đạo.
Ban đầu, việc ghi âm tiếng Việt còn chưa thống nhất. Mãi về sau, gần suốt
nửa đầu thế kỷ XVII, họ mới xây dựng nên một lối viết tương đối thống nhất.
Chữ quốc ngữ ra đời từ đó.
Trong sự ra đời của chữ quốc ngữ, có phần công sức cộng tác của nhiều
người Việt Nam, nhưng vai trò của những giáo sĩ người Âu, nhấ t là A.đơ Rốt,
rất đáng lưu ý. Năm 1651, họ đã cho soạn thảo và xuất bản ở Rô-ma hai bộ sách

13 2
chữ quốc ngữ đầu tiên. Có giá trị hơn cả là cuốn từ điển Việt - Bồ Đào Nha - La
tinh.
Ngày 10/4/1878, Thông tư của Giám đốc Nội vụ Béleard đã chính thức
gọi chữ mà các giáo sĩ phương Tây tạo ra là quốc ngữ.
Kể từ khi xuất hiện, chữ quốc ngữ đã có những biến đổi nhất định để đạt
tới độ hoàn thiện như hiện nay.
1.1.5. Chức năng xã hội của tiếng Việt
Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt
Nam hiện nay. Đó là trong giao tiếp thường ngày, trong giao tiếp về chính trị,
kinh tế, khoa học, văn hóa, giáo dục, quân sự, ngoại giao...
Tiếng Việt là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ.
Tiếng Việt là công cụ nhận thức, tư duy của người Việt và nó mang rõ
dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người Việt.
Tiếng Việt là phương tiện tổ chức và phát triển xã hội.
Với các chức năng xã hội trọng đại như trên, vị trí và vai trò của tiếng
Việt trong cuộc sống xã hội ở Việt Nam cũng như trên trường quốc tế ngày càng
được khẳng định.
1.1.6. Đặc điểm, phương thức ngữ pháp của tiếng Việt
1.1.6.1. Đặc điểm của tiếng Việt
Theo tiêu chí đặc trưng hình thái, ngôn ngữ được phân thành nhiều loại
hình khác nhau như: Loại hình ngôn ngữ hòa kết (chủ yếu là các ngôn ngữ thuộc
hệ Ấn Âu), loại hình ngôn ngữ chắp dính (các ngôn ngữ họ Thổ, họ Ugô – Phần
Lan…), loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp (ngôn ngữ Swahili - ở miền Đông Nam
Phi) và loại hình ngôn ngữ đơn lập (còn gọi là ngôn ngữ phi hình thái, ngôn ngữ
không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết, phân tiết. Tiếng Việt, tiếng Hán là những
ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình này). Theo đó, Tiếng Việt có những đặc điểm
sau:
- Là ngôn ngữ phân tiết tính
- Là ngôn ngữ không biến hình
- Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ và luôn luôn mang thanh điệu.

13 2
1.1.6.2. Phương thức ngữ pháp
Phương thức ngữ pháp là biện pháp /cách sử dụng những phương tiện ngữ
pháp để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Trong các ngôn ngữ, có nhiều phương thức ngữ pháp được sử dụng,
nhưng thường gặp nhất là các phương thức:
- Phương thức phụ tố: Là dùng các loại phụ tố nối kết vào đơn vị ngôn
ngữ, là yếu tố chính để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của yếu tố chính đó. Ví dụ
trong tiếng Anh dùng hậu tố -s- để biểu thị ý nghĩa số nhiều của danh từ như
book – books.
- Phương thức luân chuyển ngữ âm: Là phương thức biến đổi một bộ phận
của chính tố bằng những quy luật biến đổi ngữ âm nhất định để biểu thị ý nghĩa
ngữ pháp của chính tố. Ví dụ trong tiếng Anh luân chuyển - a- thành - e – để chỉ
ý nghĩa ngữ pháp số nhiều của danh từ như woman (người đàn bà) – women
(những người đàn bà).
- Phương thức thay thế căn tố: Là phương thức thay đổi hẳn vỏ ngữ âm
của đơn vị ngôn ngữ. Ví dụ trong tiếng Anh good (tốt) – better (tốt hơn).
- Phương thức trọng âm: Là phương thức thay đổi vị trí của trọng âm để
biểu thị và phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của đơn vị ngôn ngữ. Ví dụ trong tiếng
Nga, ’pyku (danh cách, số nhiều) – py’ku (sở hữu cách – số ít)
- Phương thức lặp: Là phương thức lặp lại toàn phần hoặc một phần vỏ
ngữ âm của chính tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ trong tiếng Việt, dùng
người người để chỉ số nhiều.
- Phương thức hư từ: Là phương thức dùng hư từ kết hợp với từ để thể
hiện ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ tiếng Việt dùng hư từ những để chỉ chỉ ý nghĩa số
nhiều.
- Phương thức trật tự từ: Là phương thức dùng các trật tự từ khác nhau để
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
- Phương thức ngữ điệu: Là phương thức dùng các ngữ điệu khác nhau để
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: Đừng đợi anh! và Đừng! Đợi anh!
Tiếng Việt dùng các phương thức ngữ pháp cơ bản sau:

13 2
- Phương thức lặp
- Phương thức trật tự từ
- Phương thức hư từ
- Phương thức ngữ điệu
1.2. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để thấy được sự giàu đẹp phong phú
của tiếng Việt, làm cho nó ngày càng trở nên hữu ích hơn trong giao tiếp xã hội
là trách nhiệm của toàn xã hội và được đặt ra thường xuyên. Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng dạy: "Tiếng nói là tài sản vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của
dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng
rộng khắp".
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta cần:
- Có tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với tiếng nói và chữ viết
của dân tộc, phải tìm tòi và phát hiện ra sự giàu đẹp, cùng bản sắc, tinh hoa tiếng
nói của dân tộc ở tất cả các phương diện của nó: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và
phong cách.
- Phải rèn luyện một tư duy thường trực và thói quen trong sử dụng tiếng
Việt sao cho đạt tới sự đúng đắn, chính xác, sáng sủa, mạch lạc nhằm đạt hiệu
quả giao tiếp cao.
- Sử dụng tiếng Việt trong sáng là sử dụng theo các chuẩn mực của tiếng
Việt. Đó là chuẩn mực về phát âm và chữ viết, chuẩn mực về từ ngữ, về ngữ
pháp và chuẩn mực về phong cách.
- Không phủ nhận và thủ tiêu những sự sáng tạo trong sử dụng, những
cách dùng độc đáo, những độc đáo mới mẻ và sự uyển chuyển, linh hoạt trong
cách sử dụng. Tuy nhiên, những đóng góp và sáng tạo đó phải dựa trên những
quy luật, những sự uyển chuyển, linh hoạt đó phải được thực hiện trong những
điều kiện nhất định để giao tiếp xã hội không bị rối loạn.
- Luôn luôn tiếp nhận những yếu tố ngôn ngữ có giá trị tích cực từ các
ngôn ngữ khác đảm bảo các yêu cầu về tính truyền thống và hiện đại để phát
triển tiếng Việt hiện đại.

13 2
Chương 2
KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN
2.1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Trong bất kì xã hội nào cũng luôn luôn tồn tại nhu cầu giao tiếp, tức là
nhu cầu trao đổi, tiếp xúc với nhau. Hoạt động giao tiếp đã kết nối suy nghĩ,
cảm xúc, tình cảm, hành động giữa các cá thể độc lập; hình thành và duy trì các
mối quan hệ đơn giản hay phức tạp, hẹp hay rộng trong một cộng đồng, một xã
hội,... Trong xã hội con người, hoạt động giao tiếp diễn ra thường xuyên, liên
tục và để lại dấu vết của nó trên tất cả mọi mặt của đời sống. Điểm khác biệt căn
bản của giao tiếp giữa con người với con người và giao tiếp giữa các loài vật là:
Trong quá trình trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, con người luôn ý thức
được phương tiện sử dụng, mục đích, nội dung cần biểu đạt.
Hoạt động giao tiếp của con người có thể được thực hiện bằng nhiều
phương tiện khác nhau nhưng phương tiện chủ yếu và quan trọng nhất là ngôn
ngữ. Nhờ có phương tiện ngôn ngữ mà hoạt động giao tiếp của con người được
thực hiện thuận lợi, được phát triển và có sự văn minh, vượt trội hơn hẳn so với
hoạt động giao tiếp của các loài khác.
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là việc con người sử dụng ngôn ngữ
để trao đổi, tiếp xúc với nhau, cụ thể là việc người ta dùng ngôn ngữ để diễn đạt,
bộc lộ ý nghĩ, nhận thức, kinh nghiệm, thái độ, tình cảm của mình cho người
khác hiểu, nhằm tác động đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức, hành vi của người
đó.
2.1.1. Điều kiện của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin hai chiều. Giao tiếp bằng ngôn
ngữ là việc trao đổi thông tin giữa các nhân vật được thực hiện bằng ngôn ngữ,
tức thông tin được truyền đi dưới dạng tín hiệu là ngôn ngữ. Do vậy, để hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể diễn ra cần phải có các điều kiện sau đây:
1) Có người phát (Sp1) và người nhận (Sp2). Hai vị trí này cũng có thể
chuyển đổi cho nhau trong quá trình giao tiếp. Người phát và người nhận có thể
là cá thể hoặc tập thể

13 2
2) Có thông tin cần trao đổi (thông điệp).
3) Thông tin trao đổi/ thông điệp được mã hóa đưới dạng tín hiệu đặc
biệt là ngôn ngữ. Sản phẩm ngôn ngữ mã hóa thông điệp được người ta gọi là
diễn ngôn.
4) Ngôn ngữ mã hóa thông điệp phải là ngôn ngữ chung của các nhân
vật tham gia giao tiếp, tức là các nhân vật tham gia giao tiếp đều sử dụng và hiểu
được ngôn ngữ này.
5) Các điều kiện khác như hoàn cảnh giao tiếp (thời gian, không gian, sự
kiện), mục đích giao tiếp...
Từ các điều kiện trên, có thẻ mô hình hóa hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ:

Thông điệp

Sp1 (Sp2)-------Diễn---------ngôn--------- Sp2(Sp1)

Tín hiệu/ ngôn ngữ


Ngữ cảnh: không gian, thời gian, sự kiện

2.1.2. Các hình thức giao tiếp ngôn ngữ


2.1.2.1. Theo cách tiếp cận đối tượng giao tiếp
Theo tiêu chí này, có giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
- Giao tiếp trực tiếp là hình thức giao tiếp thông dụng nhất. Các nhân
vật giao tiếp gặp gỡ nhau và dùng công cụ ngôn ngữ, kết hợp với phi ngôn ngữ
để trao đổi với nhau những thông tin nhất định. Cách giao tiếp này thường cho
hiệu quả tốt và nhanh nhất.

13 2
- Giao tiếp gián tiếp được thực hiện qua phương tiện trung gian như văn
bản, thư từ, sách báo, điện thoại, vô tuyến, truyền hình, phương tiện kĩ thuật
nghe nhìn hoặc môi giới qua một người khác...
2.1.2.2. Theo hoàn cảnh giao tiếp
Theo hoàn cảnh giao tiếp, có thể phân thành giao tiếp mang tính nghi
thức và giao tiếp phi chính thức.
- Giao tiếp mang tính nghi thức cần tuân theo những nghi lễ, quy tắc do
tập thể, cộng đồng hay xã hội đặt ra.
Trong lĩnh vực hành chính, phần lớn là hoạt động giao tiếp mang tính
nghi thức. Thậm chí có những hoạt động được ấn định theo nội quy, quy chế,
điều lệ hay những quy phạm pháp luật, phải tuân theo quy trình nhất định được
các tổ chức thừa nhận, chẳng hạn: hội họp, tập huấn nghiệp vụ, mít tinh...
- Giao tiếp không mang tính nghi thức là loại hình giao tiếp tự do,
không bị gò theo những quy phạm nào cả và nói chung là mang tính chất cá
nhân.
2.1.2.3. Theo đặc điểm phương tiện giao tiếp
Theo tiêu chí này, có giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và giao tiếp bằng ngôn
ngữ viết, giao tiếp bằng khẩu ngữ tự nhiên và giao tiếp bằng ngôn ngữ gọt giũa.
- Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Về chất liệu của phương tiện, ngôn ngữ nói sử dụng âm thanh, ngữ điệu,
cao độ, trường độ, nhịp điệu... và có thể kết hợp với các yếu tố đi kèm như nét
mặt, cử chỉ, điệu bộ... do đó ngôn ngữ nói rất sống động, biểu cảm trực quan và
dễ tạo ấn tượng. Tuy nhiên, dạng nói hướng vào thính giác nên bị hạn chế về
không gian và thời gian. Ngôn ngữ viết sử dụng văn tự: hệ thống kí hiệu/ chữ
viết với các chữ cái, dấu thanh, dấu câu... và không có yếu tố đi kèm. Dạng viết
hướng vào thị giác nên không bị hạn chế về không gian và thời gian.
Về điều kiện hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ nói thường ít có điều kiện
chuẩn bị, chọn lọc, trau chuốt vì nó đòi hỏi sự phản xạ tức thời của những người
tham gia giao tiếp, do vậy sẽ khó khăn trong việc đạt được tính chính xác, chuẩn
mực, muốn nói tốt cần phải suy nghĩ nhanh và biết cách sử dụng lời nói như

13 2
phát âm tròn vành rõ tiếng, kết hợp với ngữ điệu và sử dụng các yếu tố đi kèm
hợp lí. Ngôn ngữ viết thường có điều kiện chuẩn bị, chọn lọc, trau chuốt nên dễ
đạt được tính chính xác, chuẩn mực, muốn viết tốt cần phải có sự suy nghĩ tốt,
biết cách hành văn, sử dụng con chữ, các dấu thanh, dấu câu, các từ ngữ, các
kiểu cấu trúc ngữ pháp...
Về tính chất ngôn ngữ, dạng nói thường dùng khẩu ngữ tự nhiên, các yếu
tố đưa đẩy, dư thừa hoặc tỉnh lược,... Ngôn ngữ ở dạng nói có thể bị biến âm
theo thói quen phát âm của vùng miền hoặc của cá nhân. Còn dạng viết lại cần
dùng ngôn ngữ chính xác, chặt chẽ, logic, hàm súc, thường là ngôn ngữ gọt giũa,
ít yếu tố dư thừa hoặc tỉnh lược, những biến âm ở dạng nói khi đi vào dạng viết
thường phải được điều chỉnh cho chính xác theo chuẩn chính tả chung.
- Khẩu ngữ tự nhiên và ngôn ngữ chuẩn mực
Khẩu ngữ là lời nói cửa miệng thường dùng trong phạm vi giao tiếp sinh
hoạt đời thường không mang tính nghi thức. Kiểu ngôn ngữ này có tính tự
nhiên, ít được trau chuốt, rất sinh động và giàu sắc thái biểu cảm.
Khác với khẩu ngữ, ngôn ngữ chuẩn mực là thứ ngôn ngữ được chọn lọc,
trau chuốt, đòi hỏi sự chính xác và văn hóa cao. Do đó kiểu ngôn ngữ này mang
tính quy cách sách vở và tính hướng chuẩn (chuẩn phát âm, chuẩn chính tả,
chuẩn từ ngữ, chuẩn cú pháp, chuẩn bố cục và trình bày văn bản, chuẩn phong
cách...). Ngôn ngữ chuẩn mực thường được dùng trong những phạm vi giao tiếp
có tính nghi thức.
2.1.3. Các nhân tố chi phối ngôn ngữ trong giao tiếp
Như đã nêu trên, để hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được diễn ra phải
có những điều kiện, gắn với sự tham gia của nhiều nhân tố. Trong đó có những
nhân tố nằm trong ngôn ngữ (kí hiệu, thông điệp) và những nhân tố nằm ngoài
ngôn ngữ (người phát, người nhận, đối tượng đề cập/ thông tin cần phản ánh,
mục đích giao tiếp, thời gian và không gian diễn ra cuộc giao tiếp,...). nhưng dù
nằm trong ngôn ngữ hay nằm ngoài ngôn ngữ thì những nhân tố này đều có sự
chi phối nhất định tới việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức tác
động tới tính chất của diễn ngôn.

13 2
2.1.3.1. Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp theo diện rộng là toàn bộ bối cảnh tự nhiên, xã hội,
lịch sử, văn hóa của một quốc gia, cộng đồng xã hội; theo diện hẹp gồm: nơi
chốn, không gian, thời gian, không khí tâm lí chung, phạm vi, lĩnh vực... diễn ra
cuộc giao tiếp. Có thể quy về hai loại hoàn cảnh giao tiếp: hoàn cảnh giao tiếp
có tính nghi thức và hoàn cảnh giao tiếp không có tính nghi thức.
Hoàn cảnh giao tiếp có tính nghi thức được tiết chế bởi những nghi lễ,
phép tắc do tập thể, cộng đồng hay xã hội đặt ra. Những nghi lễ, phép tắc ấy
điều tiết lời nói của người tham gia giao tiếp phải được chọn lọc, gọt giũa,
khuôn theo đúng chuẩn mực. Chẳng hạn như giao tiếp trong hội họp, bất kì một
cuộc họp nào dù ở phạm vi rộng hay hẹp, ngoài xã hội hay trong gia đình cũng
đều phải tuân theo những lễ nghi, phép tắc nhất định.
Hoàn cảnh giao tiếp không có tính nghi thức không bị phụ thuộc vào
những nghi lễ, khuôn phép và nói chung người tham gia giao tiếp có thể thoải
mái, tự do dùng lời theo ý nghĩ, tình cảm, thói quen, sở thích cá nhân. Chẳng
hạn như giao tiếp trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, chuyện trò giữa những
người trong gia đình, hàng xóm, bạn bè...
2.1.3.2. Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp, gồm
người phát ngôn và người tiếp nhận phát ngôn (hai vị trí này cũng có thể được
hoán đổi cho nhau theo các lượt lời). Các đặc điểm của người tham gia giao tiếp
như giới tính, tuổi tác, trình độ, tâm lí, văn hóa, tín ngưỡng,... đều có sự ảnh
hưởng nhất định đến ngôn ngữ mà họ sử dụng; ngược lại qua cách thức nói năng
trong giao tiếp của mỗi người cũng có thể thấy được một phần phẩm chất, tính
cách của họ.
Trong hoạt động giao tiếp, mối quan hệ giữa những người tham gia giao
tiếp cũng có sự chi phối rất lớn tới ngôn ngữ được sử dụng của mỗi bên. Mối
quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp gồm: 1) quan hệ xã hội (quan hệ
giữa những người tham gia giao tiếp là ngang bằng hay không ngang bằng được
đối chiếu từ cương vị hay tư cách/ “vai” trong xã hội như chức vụ trong cơ quan

13 2
hay chức danh trong xã hội: thủ trưởng, nhân viên, cán bộ, công dân, giáo viên,
học sinh, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, độc giả...); 2) quan hệ họ hàng ruột
thịt (quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp là ngang bằng hay không
ngang bằng được đối chiếu từ cương vị hay tư cách/ “vai” trong gia đình, dòng
tộc như: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, cô, dì, chú, bác,...); 3) quan hệ tình cảm
(quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp là quen biết hay xa lạ, thân thiện
hay đối nghịch, yêu hay ghét...). Nói chung, tiếng nói của người có cương vị/vai
cao hơn sẽ thể hiện quyền lực mạnh hơn; ngược lại tiếng nói của người có
cương vị/ “vai” thấp hơn sẽ phải thể hiện sự lễ phép, nhún nhường. Giữa những
người quen biết, thân thiết thì có thể nói năng tự nhiên, thoải mái; giữa những
người xa lạ, giao tiếp mang tính lịch sự, xã giao thì nói năng cần giữ ý, kín kẽ,
tránh thất thố, tự nhiên thái quá...
2.1.3.3. Mục đích giao tiếp
Mục đích giao tiếp của trả lời cho câu hỏi: Giao tiếp để làm gì? Nhằm
mục đích gì? (chẳng hạn là nhằm thiết lập hay tăng cường quan hệ nhằm chia sẻ
thông tin; nhằm đấu tranh, thay đổi nhận thức, tình cảm, hành động,...). Mục
đích giao tiếp luôn có sự ảnh hưởng, chi phối nhất định đến việc lựa chọn và sử
dụng ngôn ngữ. Chẳng hạn, bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học thì ngôn
ngữ sử dụng phải mang tính khách quan, logic, thiên về lí trí; khác với khi bàn
về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, ngôn ngữ sử dụng phải giàu
hình ảnh, truyền cảm và mang tính thẩm mĩ; khi muốn thiết lập hay tăng cường
quan hệ, lời nói phải thể hiện sự thiện chí, chân thành, đồng cảm, tôn trọng đối
tác; khi muốn đấu tranh cho một chân lí hay lẽ phải, cần phải có những phân
tích, đánh giá, lập luận logic, thuyết phục, ngôn từ phải thể hiện sự nhiệt tình và
quyết tâm cao.
2.1.3.4. Cách thức giao tiếp
Cách thức giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp sẽ liên quan đến việc sử dụng
ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết với những đặc thù riêng của từng dạng.

13 2
2.1.4. Các lĩnh vực giao tiếp ngôn ngữ
Giao tiếp diễn ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội, do đó ứng
với các lĩnh vực hoạt động xã hội là các lĩnh vực giao tiếp như: lĩnh vực khoa
học, lĩnh vực quản lí hành chính, lĩnh vực báo chí, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật,
lĩnh vực sinh hoạt thường nhật... Mỗi lĩnh vực hoạt động xã hội có mục đích,
chức năng, tính chất hoạt động khác nhau mang tính đặc thù chuyên biệt, điều
đó hiển nhiên cũng chi phối, quy định đặc thù riêng của từng lĩnh vực giao tiếp.
Chẳng hạn, giao tiếp trong lĩnh vực báo chí quy định các nhân vật giao tiếp
mang tư cách/ vai: nhà báo – độc giả (trong đó nhân vật phát ngôn/ tạo lập ngôn
bản là nhà báo, nhân vật tiếp nhận ngôn bản là độc giả); sản phẩm của hoạt động
giao tiếp trong lĩnh vực này là các ngôn bản báo chí (còn gọi là các tác phẩm
báo chí), chức năng và mục đích của ngôn bản báo chí là thông tin thời sự và
hướng dẫn dư luận nhằm đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội; tính chất nổi bật của
ngôn bản báo chí là tính thông tin - thời sự, tính bình giá và tính kích thích sự
thu hút, tập trung ...
Tóm lại: Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động mà sản phẩm của nó
là ngôn bản (dạng nói), văn bản (dạng viết). Hoạt động giao tiếp và văn bản luôn
luôn chịu tác động, chi phối của các nhân tố giao tiếp. Chính vì thế khi sử dụng
ngôn ngữ vào giao tiếp, hoặc nói riêng khi viết văn bản, người viết cần tính đến
các nhân tố này, để cho văn bản thích hợp với các nhân tố giao tiếp và đạt được
hiệu quả giao tiếp tốt nhất; còn khi lĩnh hội thì cần căn cứ vào chúng để lĩnh hội
được chính xác, thấu đáo.
2.2. Khái niệm và đặc trưng của văn bản
2.2.1. Khái niệm
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó có thể
tồn tại ở hai dạng: nói và viết. Ở dạng nói, thường gọi là ngôn bản. Ở dạng viết,
thường gọi là văn bản.
Một sản phẩm được gọi là văn bản không phụ thuộc vào dung lượng câu
chữ của nó. Nó thường bao gồm tập hợp nhiều câu, nhưng trường hợp tối thiểu

13 2
chỉ có một câu. Còn tối đa, văn bản có thể là một tập sách, hoặc một bộ sách
nhiều tập.
Khi giao tiếp, người ta sản sinh ra văn bản. Và chính các văn bản ấy lại
trở thành công cụ chuyển tải các ý tưởng cũng như các cảm xúc của họ, làm cho
hoạt động giao tiếp được thực hiện. Do đó, có thể nói, văn bản vừa là sản phẩm,
vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp.
2.2.2. Các đặc trưng cơ bản
2.2.2.1. Tính chỉnh thể
Dù dung lượng của văn bản thế nào thì nó cũng cần phải là một sản
phẩm ngôn ngữ mang tính chỉnh thể. Văn bản là sự tập hợp của nhiều câu, nhiều
đoạn, nhiều chương, nhiều phần… nhưng các bộ phận này phải được tạo thành
một thể thống nhất hoàn chỉnh. Tính chỉnh thể của văn bản được bộc lộ ở cả
hình thức lẫn nội dung. Nói cách khác, văn bản có tính chỉnh thể tức là phải đảm
bảo sự thống nhất và hoàn chỉnh về mặt hình thức và nội dung.
- Về nội dung
Văn bản phải đáp ứng được hai yêu cầu:
Thứ nhất, có tính trọn vẹn: Văn bản dù ngắn hay dài cũng trình bày được
một nội dung trọn vẹn, khiến cho người khác hiểu được một sự việc, một tư
tưởng hay cảm xúc nào đó. Tính trọn vẹn này có tính chất tương đối và ở nhiều
mức độ khác nhau, phụ thuộc vào các nhân tố của hoạt động giao tiếp, hoàn
cảnh giao tiếp.
Thứ hai, có tính nhất quán về chủ đề: Mỗi văn bản tập trung vào việc thể
hiện một chủ đề nhất định. Chủ đề này có thể được phát triển qua các chủ đề bộ
phận, nhưng toàn văn bản vẫn đảm bảo tính nhất quán về chủ đề chung.
Tính trọn vẹn về nội dung và tính chất nhất quán về chủ đề khiến cho
văn bản dù lớn đến đâu vẫn mang một tiêu đề (tên gọi) chung.
- Về mặt hình thức
Tính chỉnh thể của văn bản bộc lộ ở kết cấu hoàn chỉnh, tạo nên sự hài
hòa, cân xứng giữa các thành tố, các bộ phận của văn bản. Ngoài ra, cần có sự
thống nhất về cách trình bày chữ viết, về kí hiệu của các đề mục…

13 2
2.2.2.2. Tính liên kết
Đó là những mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các câu, giữa các đoạn,
giữa các phần, các bộ phận của văn bản. Chính tính liên kết là cơ sở để tạo nên
tính chỉnh thể của văn bản. Tính liên kết thể hiện ở cả hai phương diện của văn
bản: liên kết nội dung và liên kết hình thức thông qua việc sử dụng các phương
tiện liên kết.
Nếu văn bản thiếu sự liên kết về nội dung thì nó sẽ mắc lỗi hoặc lạc đề
(tức là các câu, các đoạn không hướng về cùng một chủ đề).
Các phương tiện liên kết như: Phương thức lặp, phương thức thế,
phương thức liên tưởng, phương thức nối, phương thức dùng câu hỏi có tác
dụng làm cho văn bản có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
2.2.2.3. Tính mục đích
Mỗi văn bản hướng tới một mục tiêu nhất định. Đó chính là mục tiêu
giao tiếp của văn bản và trả lời cho câu hỏi: Văn bản viết ra nhằm mục đích gì?
Viết để làm gì?
Mục tiêu của văn bản quy định việc lựa chọn chất liệu nội dung, việc tổ
chức chất liệu nội dung, việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản
theo một cách thức nhất định (phong cách chức năng).
Ví dụ: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được ban hành
với mục đích tạo khuôn khổ pháp lý với nhiều đổi mới về xây dựng, ban hành
văn bản quy phạm pháp luật nhằm xây dựng và vận hành hệ thống pháp luật
thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả phục
vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Mục đích của văn bản có thể được bộc lộ trực tiếp (theo cơ chế hiển
ngôn) hoặc gián tiếp (theo cơ chế hàm ngôn). Nó quy định việc lựa chọn chất
liệu nội dung, cách thức tổ chức các chất liệu nội dung cũng như việc lựa chọn
các phương tiện ngôn ngữ.
Như vậy: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở
dạng viết, thường là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, tính

13 2
hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu
giao tiếp nhất định.
2.3. Sơ lược về một số loại văn bản
Mỗi văn bản được dùng trong một phạm vi giao tiếp nhất định, giữa các
nhân vật giao tiếp nhất định và hướng vào một mục tiêu giao tiếp nhất định. Vì
vậy, mỗi văn bản cũng có sự lựa chọn và tổ chức các phương tiện ngôn ngữ nhất
định (các phương tiện từ ngữ, câu, bố cục, chữ viết...). Tất cả các văn bản có
những đặc điểm giống nhau về các phương tiện trên đây hợp thành một loại, một
kiểu hay một phong cách văn bản.
Phong cách học tiếng Việt phân loại các phong cách ngôn ngữ như sau:
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Phong cách ngôn ngữ cổ động
- Phong cách ngôn ngữ văn chương nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Tương ứng với các phong cách ngôn ngữ trên là các loại văn bản:
- Văn bản khoa học
- Văn bản hành chính
- Văn bản nghị luận
- Văn bản báo chí
- Văn bản cổ động - tuyên truyền
- Văn bản nghệ thuật
- Văn bản sinh hoạt
Mỗi văn bản đều có những đặc điểm riêng. Cần nắm được những đặc
điểm cơ bản đó để tạo lập và lĩnh hội tốt các văn bản phù hợp với với các hoàn
cảnh và mục đích giao tiếp. Dưới đây, sẽ trình bày một số điểm khái quát về bốn
loại văn bản thường được dùng: văn bản khoa học, văn bản chính luận, văn bản
báo chí và văn bản hành chính .

13 2
2.3.1. Văn bản khoa học
2.3.1.1. Khái niệm và phân loại
Văn bản khoa học là văn bản được dùng trong lĩnh vực hoạt động khoa
học, với chức năng chủ yếu là thông tin - nhận thức.
Văn bản khoa học bao gồm:
- Các văn bản khoa học chuyên sâu: chuyên luận, luận án, luận văn, các
chuyên đề, các công trình khoa học...
- Các văn bản khoa học giáo khoa: sách giáo khoa, giáo trình, tập bài
giảng...
- Các văn bản phổ cập khoa học: các bài báo, các tài liệu phổ biến,
truyền thụ một cách sơ giản, dễ hiểu về các kiến thức khoa học...
Hoặc cũng có thể phân chia văn bản khoa học theo các loại sau:
- Ở dạng viết:
+ Các công trình nghiên cứu khoa học.
+ Các tạp chí, tập san, thông báo, báo cáo khoa học.
+ Các hình thức tóm tắt, giới thiệu, lược thuật và tổng thuật khoa học.
+ Các sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo.
+ Các bài thi, đồ án/khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án …
- Ở dạng nói:
+ Lời bài giảng, lời thuyết trình, lời phát biểu, trong các buổi thảo luận
khoa học, hội nghị khoa học.
+ Lời trình bày, thuyết minh các công trình khoa học và báo cáo khoa
học.
+ Lời hỏi đáp về các vấn đề khoa học.
Tuy nhiên, tất cả các văn bản khoa học đều có thể được đọc lên hoặc in
ra. Mọi thông báo khoa học có thể được chuẩn bị trước ra giấy rồi sau đó thông
thường là đọc lên theo văn bản viết. Do đó có lối nói: đọc báo cáo, đọc bài
giảng…

13 2
2.3.1.2. Đặc trưng cơ bản
Văn bản khoa học phản ánh hoạt động và thành quả tư duy trừu tượng
của con người. Nó thuyết phục người đọc bằng những lập luận, những luận
điểm, luận cứ chính xác, mạch lạc với những khái niệm xác định. Do đó, văn
bản khoa học có những đặc trưng sau:
- Tính trừu tượng, khái quát cao
- Tính lôgic nghiêm ngặt
- Tính chính xác khách quan
a) Tính trừu tượng, khái quát cao
Văn bản khoa học có tính trừu tượng, khái quát cao, bởi vì khoa học phải
thông qua khái quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức và phản ánh hiện thực
khách quan. Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các
sự vật, hiện tượng nên càng không thể dừng lại ở những ở những cái gì riêng lẻ,
bộ phận, cá biệt.
Ví dụ: Từ “sâu” được dùng trong văn bản khoa học và văn bản nghệ
thuật
- Ở ao chuôm, nước sâu khoảng 1m nên thả 300 con cá (văn bản khoa
học): “Sâu” có nghĩa là “có độ sâu”, “có khoảng cách từ mặt nước đến đáy
nước”. Từ này được dùng với nghĩa đen, nghĩa sự vật.
- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
(Văn bản nghệ thuật)
“Sâu” ở đây được hiểu là “diễn ra trong tâm hồn, trong những rung động nội tâm
kín đáo của con người”. Từ này được dùng theo nghĩa bóng, nghĩa phái sinh.
b) Tính logíc nghiêm ngặt
Văn bản khoa học phải đảm bảo tính logíc nghiêm ngặt, bởi vì để gợi mở
trí tuệ và thuyết phục bằng lí tính, lời trình bày, cách suy luận phải biểu hiện
năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy luật chặt chẽ từ tư duy logic
hình thức đến tư duy logic biện chứng.

13 2
Tính logic, đó là tính chất nhất quán trong sự phân bố tất cả các đơn vị
của văn bản và là sự có mặt của những mối liên hệ về nghĩa giữa những đơn vị
này.Tính nhất quán này chỉ có thể có ở những văn bản trong đó các kết luận
được rút ra một cách hợp lí từ nội dung, nghĩa là các kết luận không gây ra mâu
thuẫn và những đoạn văn rieng lẻ tạo nên văn bản thì phản ánh đúng sự vận
động của tư duy từ cái riêng đến cái chung hoặc từ cái chung đến cái riêng.
Tư duy khoa học yêu cầu tính chứng minh và tính có lí do đầy đủ, nên
logic trong khoa học là logic được chứng minh. Tư duy khoa học không chấp
nhận một sự mâu thuẫn hay phi logic nào.
c) Tính chính xác, khách quan
Văn bản khoa học phải đạt tính chính xác, khách quan, bởi vì khoa học
yêu cầu phản ánh chính xác, chân thực, khách quan các quy luật của tự nhiên và
xã hội.
Tính chính xác của văn bản khoa học phải được hiểu là tính đơn nghĩa
trong cách hiểu và diễn đạt đúng với bản chất của sự vật, hiện tượng. Nghĩa là
ngôn ngữ diễn đạt các luận điểm khoa học phải đồng nhất với tư duy khoa học.
2.3.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ
Nhìn chung, ngôn ngữ của văn bản khoa học là ngôn ngữ của tư duy trừu
tượng, có tính khái quát cao, có tính khách quan và trung hoà về sắc thái cảm
xúc.
a) Về từ vựng
Theo Hoàng Văn Hành trong Đặc điểm vốn từ của phong cách ngôn ngữ
văn bản khoa học: trong sự so sánh với phong cách ngôn ngữ văn bản nghệ
thuật/ Trần Lương, Hoàng Văn Hành // Tiếng Việt. - 1989. - tr: 74-81; Số phụ
của tạp chí "Ngôn ngữ", từ ngữ trong văn bản khoa học được chia thành hai lớp
chủ yếu: 1) Lớp từ chung, 2) Lớp từ khoa học. Riêng lớp từ khoa học có thể tách
thành hai nhóm: a) Lớp từ khoa học chung, có tính chất trung tính đối với phong
cách khoa học, b) Lớp từ chuyên dùng, chủ yếu là thuật ngữ và các từ tượng
trưng…được dùng cố định trong một lĩnh vực khoa học.

13 2
- Đặc điểm đầu tiên của văn bản này về mặt từ ngữ là dùng lớp từ khoa
học chung với nghĩa đen, nghĩa định danh. Các từ có tính nước đôi, mơ hồ về
nghĩa không sử dụng trong văn bản.
- Văn bản khoa học ít dùng từ ngữ có tính chất biểu cảm, những từ thể
hiện sự bình giá cá nhân. Không sử dụng từ địa phương, tiếng lóng, từ tục tĩu...
- Văn bản khoa học sử dụng nhiều và chính xác thuật ngữ chuyên ngành.
Thuật ngữ chuyên ngành là lớp từ mang màu sắc khoa học rõ nét nhất và là dấu
hiệu cơ bản nhất của văn bản khoa học.
Ví dụ: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến;
mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định; nằm trong những kiểu cấu tạo nhất
định; tất cả ứng với một kiểu nghĩa nhất định.
Trong ví dụ trên, từ, âm tiết, ngữ pháp là các thuật ngữ chuyên ngành
ngôn ngữ học.
- Văn bản khoa học có khuynh hướng sử dụng các từ ngữ khái quát hóa,
trừu tượng hóa, có tính chất hệ thống cao và trung hòa về sắc thái (nhất là trong
các văn bản khoa học thuộc hai lĩnh vực triết học và toán học). Ở đây, từ ngữ
phải đơn nghĩa, trung tính về sắc thái biểu cảm. Những từ này dùng để biểu đạt
những khái niệm chung, tách khỏi mọi cái cá biệt, cái ngẫu nhiên, mà chỉ chú ý
đến thuộc tính chung của sự vật. Từ loại được dùng nhiều hơn cả là danh từ
(theo thống kê, số lượng danh từ trong văn bản khoa học thường nhiều gấp 4 lần
so với động từ); các đại từ thường mang ý nghĩa khái quát (ngôi thứ 3 và ngôi
thứ nhất số nhiều).
Ví dụ: Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới
hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế
giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống kí hiệu
khác.
(Giáo trình Triết học Mác-Lênin)
- Sử dụng lớp từ đa phong cách với nghĩa đen, nghĩa định danh để đảm
bảo tính chính xác, khách quan của sự vật được nói đến. Ví dụ: ánh sáng, màu
sắc, so sánh, đo, cân... Rất ít sử dụng những từ ngữ có sắc thái biểu cảm.

13 2
b) Về cú pháp
- Văn bản khoa học sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh với kết cấu
chặt chẽ, rõ ràng. Loại câu phổ biến nhất là câu ghép chính phụ với các cặp từ
quan hệ chỉ nguyên nhân (vì...nên...), mục đích (để...nên...), nhượng bộ
(tuy...nhưng...), tăng tiến (không những...mà còn..). Những trường hợp tách các
vế của câu ghép có độ dài quá lớn thành các câu độc lập cũng gặp khá nhiều.
Ví dụ: Nếu một đường thẳng mà song song với một đường thẳng nào đó
của một mặt phẳng chứa nó, thì nó song song với mặt phẳng ấy.
- Ngoài ra, trong văn bản khoa học còn có mặt cả những câu khuyết chủ
ngữ hoặc có chủ ngữ không xác định.
Ví dụ: Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên
khác không sẽ được một phân số mới bằng giá trị phân số đã cho.
hoặc: Muốn cho cloruahiđrô chóng tan trong nước, người ta phải tăng
bề mặt tiếp xúc giữa hai chất đó.
- Sử dụng nhiều kiểu câu đẳng thức có "là" chỉ bản chất của sự vật, rất
thích hợp cho việc nhận xét, đánh giá, lí giải các hiện tượng, những vấn đề,
những quy luật của tự nhiên và xã hội.
Ví dụ: Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
b) Về kết cấu
Văn bản khoa học thường được xây dựng theo một khuôn mẫu quy định
nghiêm ngặt đòi hỏi người viết phải tuân theo. Đặc biệt, trong những công trình
khoa học hoàn chỉnh như một luận văn, một cuốn sách chuyên khảo, từng phần
nói trên lại phải nói đáp ứng một loạt các yêu cầu có tính bắt buộc khác.
Ví dụ: Phần mở đầu của một đề tài nghiên cứu khoa học thường bao gồm
những nội dung sau:
- Lý do chọn đề tài
- Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu

13 2
- Giả thuyết khoa học
- Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết cấu của đề tài.
c) Về phương pháp diễn đạt
- Văn bản khoa học sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích, tránh
những yếu tố dư thừa, những trợ từ, quán ngữ đưa đẩy, đặc biệt là đối với những
văn bản về khoa học tự nhiên.
- Luôn vươn tới sự khúc chiết trong việc trình bày bằng cách sử dụng các
từ, các cụm từ chỉ ra mối quan hệ logic trong kết cấu của toàn văn bản. Đó là
những từ ngữ được coi như là công cụ của các hình thức phán đoán, suy lí khoa
học: như vậy, trước hết, sau đó, tuy nhiên, bởi vậy, một mặt, mặt khác, nói
chung, nhìn chung, tóm lại, thứ nhất, thứ hai, từ, cho đến, bước sang, trong một
số trường hợp khác, thoạt nhìn, tưởng như, song thực ra, trở lên, bây giờ....
- Luôn tìm cách làm nổi bật thông báo bằng cách dùng những biện pháp
tu từ, như: phép tách biệt (vế câu), phép đối chiếu nếu...thì... chỉ quan hệ đối
chiếu để nhấn mạnh, phép dùng phụ ngữ: chỉ sự khẳng định, sự phủ định, độ tin
cậy như rõ ràng là, chắc chắn là, đúng là, không phải là...
Ví dụ: Nếu như liên kết chủ đề chủ yếu là sự tổ chức những phần nêu
của các phát ngôn thì liên kết logic chủ yếu là sự tổ chức của các phần báo.
2.3.2. Văn bản chính luận
2.3.2.1. Khái niệm
Văn bản chính luận là loại văn bản trình bày những ý kiến có tính chất
bình luận, đánh giá về các vấn đề, sự kiện thời sự nóng hổi trong đời sống chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...Chức năng cơ bản của nó là tuyên truyền, thuyết
phục, lôi cuốn, động viên.
Ở dạng viết có: các văn bản hiệu triệu, kêu gọi, cương lĩnh, tuyên ngôn,
các bài bình luận, xã luận trên mọi phương tiện thông tin đại chúng.
Ở dạng nói có: diễn thuyết, phát biểu trong mít tinh, phát biểu trong đón
tiếp ngoại giao, phát biểu trong các hội nghị (sinh hoạt chính trị), nói chuyện
thời sự, chính sách.

13 2
Ví dụ: Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ
tịch Hồ Chí Minh được coi là những văn bản chính luận mẫu mực cả về nội
dung cũng như hình thức thể hiện.
2.3.2.2. Đặc trưng cơ bản
a) Tính bình giá công khai
Văn bản chính luận phải đạt tính bình giá công khai của tác giả, tức là
người nói, người viết bao giờ cũng bộc lộ công khai một cách rõ ràng trực tiếp
quan điểm, thái độ của mình đối với sự kiện được nói đến. Ðây là đặc trưng khu
biệt văn bản chính luận với văn bản khoa học và văn bản văn chương. Nếu văn
chương là bình giá ngầm, gián tiếp thông qua hệ thống hình tượng, khoa học là
tránh sự thể hiện những yếu tố cảm tính chủ quan thì ngôn ngữ của văn bản
chính luận bao giờ cũng bộc lộ trực tiếp quan điểm, thái độ của mình về một vấn
đề thời sự của xã hội. Sự bình giá này có thể là của cá nhân hoặc nhân danh một
tổ chức, đoàn thể chính trị nào đó.
Các đặc trưng chung của văn bản chính luận là tính bình giá công khai,
tính lập luận chặt chẽ. Văn bản chính luận luôn thể hiện một cách rõ ràng và trực
tiếp thái độ của tác giả đối với vấn đề hay sự kiện. Chúng thuyết phục người đọc
(người nghe) vừa bằng các lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực được sắp xếp trong
một trình tự có tính lôgic cao, vừa bằng cảm xúc chân thành của người viết
thông qua các cách diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh.
Ðặc trưng này tạo nên sự khu biệt giữa văn bản chính luận với văn bản
khoa học, báo chí và khiến văn bản này gần với văn bản văn chương. Trong văn
bản chính luận, chúng ta thường bắt gặp các biện pháp tu từ, những từ ngữ có
đặc điểm tu từ cao nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về mặt âm thanh và ý nghĩa.
c) Tính lập luận chặt chẽ
Ðể bày tỏ chính kiến, giải thích, thuyết phục và động viên mọi người
tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước,
sự diễn đạt ở văn bản loại này đòi hỏi có tính chất lập thuyết. Nghĩa là phải
bằng những lí lẽ đúng đắn, có căn cứ vững chắc, dựa trên cơ sở những luận
điểm, luận cứ khoa học mà đấu tranh, thuyết phục, động viên. Tính lập luận chặt

13 2
chẽ thể hiện ở việc khai thác những quan hệ chiều sâu giữa hình thức ngôn ngữ
và mục đích biểu đạt. Một văn bản chính luận hay thường là những văn bản
chứa đựng nhiều hàm ý sâu sắc, có sức chinh phục lòng người, có sức cuốn hút
mãnh liệt.
Về điểm này, phong cách chính luận gần gũi với phong cách khoa học.
c) Tính truyền cảm
Văn bản chính luận phải đạt tính truyền cảm mạnh mẽ, tức là sự diễn đạt
hùng hồn, sinh động, có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục bằng cả lí
trí, bằng cả tình cảm, đạo đức.
2.3.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ
a) Về từ vựng
- Đặc điểm nổi bật nhất của loại văn bản này trong việc sử dụng từ ngữ là
sự có mặt của lớp từ ngữ chính trị. Nội dung của lớp từ ngữ này luôn thể hiện
lập trường và quan điểm cách mạng, về từng vấn đề cụ thể của đời sống xã hội
nhằm tuyên truyền, giải thích chủ trương, đường lối, chính sách… Do vậy, văn
bản chính luận đòi hỏi người dùng từ ngữ chính trị phải luôn tỏ rõ lập trường,
quan điểm và tình cảm cách mạng của mình. Cũng qua đây biểu thị thái độ của
tác giả đối với sự kiện, với vấn đề được đề cập. Điều này thể hiện rõ đặc trưng
tính bình giá của chính luận.
- Để thể hiện sự bình giá, sự bộc lộ thái độ trong văn bản chính luận,
người viết, khi dùng từ chính trị - là lớp từ cơ bản của phong cách này cần luôn
luôn tỏ rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình về từng vấn
đề của đời sống xã hội.
Ví dụ: Vì vậy, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng
phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch... Đạo đức cách mạng là hoà mình
với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý
kiến quần chúng.
(Hồ Chí Minh)
- Để bày tỏ thái độ, tình cảm của mình một cách mạnh mẽ, người nói
thường chọn lọc và sử dụng những đơn vị từ vựng hội thoại giàu sắc thái tu từ.

13 2
Ví dụ: Từ câu chuyện này mở rộng phạm vi ra, tâm và tài không chỉ là
sự đòi hỏi với doanh nhân, doanh nghiệp mà còn đòi hỏi ở bất kì công việc nào
của mỗi chúng ta. Làm một con đường, xây một ngôi nhà nếu không có tâm sẽ
làm rối, bớt xén vật liệu "rút ruột công trình" khiến cho những ngôi nhà vừa xây
xong đã sập, có những con đường mới đưa vào sử dụng được một thời gian
ngắn đã lún, nứt. Người thầy thuốc giỏi đến mấy mà không có tâm không những
không cứu chữa được người bệnh có khi còn làm cho họ chết oan vì sự cẩu thả
vô trách nhiệm. Người lái xe khách không có tâm, coi thường tính mạng của
hành khách, "bắt khách" quá tải, chạy ẩu, gây ra tai hoạ thảm khốc.
(Báo Nhân dân)
- Đối tượng tiếp nhận chính luận đông đảo về số lượng và đa dạng về
trình độ. Vì vậy, ngôn ngữ trong phong cách chính luận phải giản dị, rõ ràng,
chính xác, có khả năng diễn đạt dễ hiểu những khái niệm phức tạp. Để mọi
người hiểu được cần tránh dùng những từ ngữ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ,
những từ ngữ chưa thông dụng. Nếu dùng từ mới, từ chưa thông dụng nên có sự
giải thích rõ ràng.
Văn bản chính luận, ngoài lớp từ toàn dân, còn dùng cả lớp từ có tính
chất thuật ngữ của các ngành khoa học, tuỳ thuộc kiểu văn bản: nghị luận chính
trị hay kinh tế, văn hoá ... Bên cạnh đó, trong văn bản chính luận cũng có thể sử
dụng các đơn vị từ vựng giàu màu sắc tu từ thuộc phong cách khẩu ngữ, song
cần lưu ý là chúng phải có tính phổ cập rộng rãi.
b) Về cú pháp
- Do phải thực hiện chức năng thông báo, chứng minh và tác động nên
phong cách chính luận dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu
tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán. Xét về mặt cấu tạo, văn bản chính luận
phổ biến dùng kiểu câu dài, có nhiều vế, gắn bó với nhau bằng các quan hệ từ.
Xét về mục đích nói, văn bản chính luận dùng phổ biến câu trần thuật để mô tả,
trình bày hay xác nhận, tường thuật sự việc. Ngoài ra, câu nghi vấn và câu cảm
thán cũng có thể được dùng với tần số khá cao.

13 2
Ví dụ: Tại sao giặc Pháp lại dự định như trên? Chúng nhìn nhận quyền
lợi của nhân dân ta? Chúng trả lại chế độ dân chủ? Không. Chúng chỉ muốn thi
hành một chính sách lừa phỉnh, xỏ lá, để chia rẽ mặt trận thống nhất chống
Pháp, Nhật.
(Trường Chinh)
Hoặc: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở
thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Hồ Chí Minh)
- Ngôn ngữ trong phong cách chính luận có xu hướng sử dụng những kiểu
câu mới:
Dùng bộ phận giải ngữ cho từ: Chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước
Việt Nam Dân chủ cộng hoà - trịnh trọng tuyên bố...
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu nhân - quả có bởi: Không, nước Pháp không trở nên giàu có
hơn bởi sự bóc lột thuộc địa.
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu danh hoá: Nó sẽ được sự kính trọng của tất cả các dân tộc
thuộc địa.
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu làm nổi bật ý phương tiện: Với sự đồng tình ủng hộ của anh
em, cuộc chiến cứu quốc của Việt Nam nhất định thắng lợi.
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu làm nổi bật ý nghĩa tình huống - sự vật: Trong điều kiện
nông nghiệp hiện nay, muốn tăng năng suất cây trồng nhất thiết phải đẩy mạnh
việc ứng dụng khoa học về di truyền nông nghiệp.
Sử dụng một số kiểu câu thuộc phong cách khẩu ngữ: Sau cuộc biến động
ngày 9-3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu
cho người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
(Hồ Chí Minh)

13 2
- Ðể nhấn mạnh ý tưởng, gây sự chú ý ở người đọc, văn bản chính luận sử
dụng nhiều phép lặp từ vựng, lặp cú pháp, các cách so sánh giàu tính liên tưởng
và tương phản để tăng cường độ tập trung thông tin và hiệu quả bình giá, phán
xét. Ví dụ:
- Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước
ta một lần nữa.
(Hồ Chí Minh)
- Ðổi mới là con đường duy nhất đúng đắn của Ðảng ta, của nhân dân
ta, để vượt qua mọi khó khăn to lớn, đi đến ổn định và phát triển. Ðổi mới tạo
nên thế mới và sức lực mới, như muà xuân làm bật dậy sức sinh sôi huyền diệu
của thiên nhiên, đúng theo quy luật của sự phát triển.
(Báo Nhân dân)
c) Về phương pháp diễn đạt
Văn bản chính luận đứng hàng thứ hai sau văn bản nghệ thuật trong việc
sử dụng các phương tiện diễn cảm, các biện pháp tu từ. Các phương tiện này
không phải với mục đích làm cho văn bản có tính hình tượng như trong ngôn
ngữ văn chương, mà chỉ nhằm tăng thêm sức mạnh bình giá, phục vụ cho việc
bình giá. Khác với văn bản khoa học và văn bản hành chính, văn bản chính luận
có dấu ấn cá nhân rõ nét.
Ví dụ: Ở nông thôn, nước ví như sông, mà chủ nghĩa xã hội - như
thuyền, nước sông lên nhiều thì thuyền đi lại dễ dàng.
(Hồ Chí Minh)
2.3.3. Văn bản báo chí
2.3.3.1. Khái niệm phong cách ngôn ngữ báo chí và văn bản báo chí
Có nhiều cách hiểu về phong cách ngôn ngữ báo chí và văn bản báo chí.
- Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản
thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng như báo in, đài phát thanh, đài truyền
hình, internet… Đó là các thể loại như tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm,
diễn đàn, thông tin quảng cáo…

13 2
- Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ báo là “thông báo” và
chí là “giấy”). Nói một cách khái quát, báo là những xuất bản phẩm định
kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngà y mà
xã hội cần quan tâm.
- Theo Luật Báo chí 2016, báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện,
vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được
sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng
thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Báo in là loại hình
báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành
đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in. Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng
nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng
công nghệ khác nhau. Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu,
kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ
tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau. Báo điện tử là loại hình báo chí sử
dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm
báo điện tử và tạp chí điện tử.
2.3.3.2. Đặc trưng cơ bản
a) Tính chính xác
Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải bảo đảm tính chính xác.
Nhưng với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì
báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ
nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin,
nghĩa là có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được.
Chẳng hạn, sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang thăm Trung
Quốc, một nhà báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có câu: “Chúng tôi đã
chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt – Trung”. Rõ ràng, từ “với”
ở đây là không chính xác (vì cụm từ “chia tay với...” biểu đạt ý nghĩa “từ bỏ, từ
giã”), cần phải thay nó bằng từ “trong”.
Muốn sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, nhà báo phải tuân thủ ít nhất
2 yêu cầu. Thứ nhất, nhà báo phải giỏi tiếng Việt, nói cụ thể là: nắm vững ngữ

13 2
pháp; có vốn từ vựng rộng, chắc và không ngừng được trau dồi; thành thạo về
ngữ âm; hiểu biết về phong cách. Thứ hai, phải bám sát các sự kiện có thực và
nguyên dạng để phản ánh, không tưởng tượng, thêm bớt. Hai yêu cầu này có
quan hệ qua lại hết sức mật thiết. Giỏi ngôn ngữ mà xa rời hiện thực thì ngôn
ngữ có thể “kêu” nhưng rỗng tuếch, thiếu hơi thở ấm nóng của cuộc sống vốn là
thứ có sức chinh phục mạnh mẽ đối với độc giả. Ngược lại, biết rõ hiện thực
nhưng kém về ngôn từ thì cũng không thể chuyển tải thông tin một cách hiệu
quả như mong muốn, thậm chí đôi khi còn mắc lỗi tới mức gây hại cho người
khác hoặc xã hội.
Khi nhà báo sử dụng ngôn từ trong tác phẩm báo chí một cách chính xác,
tác phẩm báo chí không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần quan
trọng vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì số lượng người tiếp nhận
các sản phẩm của báo chí rất đa dạng; độc giả, khán giả lại luôn xem các cơ
quan báo chí là “ngọn đèn chỉ dẫn” trong việc dùng ngôn từ, cho nên ngôn ngữ
báo chí càng hoàn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển. Do đó, cũng
có thể nói, báo chí có chức năng chuẩn hóa tiếng Việt.
b) Tính thời sự
Thời sự là toàn thể những sự kiện, sự việc quan trọng đang diễn biến và
được nhiều người quan tâm.
Tính thời sự được hiểu ở phương diện thứ nhất là việc đưa tin phải nhanh
chóng, kịp thời; phương diện thứ hai là cần ưu tiên lựa chọn các vấn đề, các nội
dung mang tính đặc biệt, tính nóng đưa lên báo.
c) Tính cụ thể
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ mảng hiện thực
được nhà báo miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ.
Có như vậy, người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc,
đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong tác phẩm của
mình. Đoạn trích sau đây trong phóng sự “Hai giờ dưới lòng đất” của nhà báo
Huỳnh Dũng là một minh chứng:

13 2
“…Tôi cố nén sự tự ái, ưỡn ngực tiến tới. Xì, lò thế này mà ngán gì. Đi
như hầm địa đạo Củ Chi là cùng. Nhưng… sâu dần, đen dần. Rồi tất cả biến
mất. Tôi lọ mọ đi. Hai tay sờ soạn tứ tung. Cốp! Lùn tịt như tôi mà cũng còn va
đầu vào đá. Tôi nghĩ bụng và bắt đầu đi lom khom. Mẹ ơi, chỉ còn mình tôi thôi
sao? Tống, Lực đâu rồi. Đã hết lom khom được. Phải nằm xuống, bò. Có tiếng
nước róc rách. Đường lò ướt nhẹp. Tôi với phải một sợi dây cáp ở đầu một cái
dốc”. Bám vào - ngửa người ra, tụt xuống!”. Một mệnh lệnh vang lên. A!Tống,
Lực đây rồi. Thì ra hai anh vẫn đi sát tôi, như có vẻ cố tình thử thách n hau một
tý” cho nhà báo có thêm thực tế. Thấy tôi thở phì phò, thợ lò bảo: “Đây là lò
ngắn nhất và dễ nhất mỏ Mông Dương đấy!” Dễ nhất! Tôi suýt la lên. Cả tiếng
đồng hồ mới lấy được vài xe goòng than đá. Dễ nhất mà thợ lò phải bò như
những con rắn mối trong hang.
Một bức tranh chân thực và sinh động đã được tạo dựng nhờ sự miêu tả
một loạt các hành động, các cảm giác cụ thể của tác giả. Khi đọc đoạn văn trên,
độc giả thấy mình như cũng đang trải qua một cuộc hành trình đầy gian nan, vất
vả dưới lòng đất. Và đây chính là khởi nguồn của niềm cảm thông sâu sắc với
nỗi cực nhọc trong công việc của những người thợ lò.
Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ở việc tạo ra sự
xác định cho đối tượng được phản ánh. Như thực tế cho thấy, mỗi sự kiện được
đề cập trong tác phẩm báo chí đều phải gắn liền với một không gian, thời gian
xác định; với những con người cũng xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ,
giới tính… cụ thể). Đây là cội nguồn của sự thuyết phục, vì nhờ những yếu tố đó
người đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng. Do đó, trong ngôn
ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ, cấu trúc không xác định
hay có ý nghĩa mơ hồ kiểu như “một người nào đó”, “ở một nơi nào đó”, “vào
khoảng”, “hình như”,v.v…
d) Tính đại chúng
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội,
không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi,
giới tính… đều là đối tượng phục vụ của báo chí. Đây vừa là nơi họ tiếp nhận

13 2
thông tin, vừ là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của mình. Chính vì vậy, ngôn ngữ
báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là có tính phổ cập
rộng rãi. Tuy nhiên, phổ cập rộng rãi không có nghĩa là dễ dãi, thấp kém. Vì, nói
như nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga V.G.Kostomrov:
“Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho một nhà
bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một em bé
có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu”
Với ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là chỉ dành cho một đối tượng
hạn hẹp nào đó, báo chí có thể thực hiện được chức năng tác động vào mọi tầng
lớp quần chúng và định hướng dư luận xã hội. Và đây chính là lý do khiến cho
trong tác phẩm báo chí ít dùng các thuật ngữ chuyên ngành hẹp, các từ ngữ địa
phương, tiếng lóng cũng như các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài.
e) Tính ngắn gọn
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích. Sự dài dòng có thể làm loãng
thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe. Người
viết sẽ không đáp ứng được yêu cầu truyền tin nhanh chóng, kịp thời; người đọc
(người nghe) mất nhiều thời gian để thu nhận thông tin, trong khi ở thời đại
bùng nổ thông tin, con người có nhu cầu thu được càng nhiều thông tin trong
một đơn vị thời gian. Đấy là còn chưa kể đến việc viết dài dễ mắc nhiều dạng lỗi
khác nhau, nhất là các lỗi về sử dụng từ.
g) Tính định lượng
Các tác phẩm báo chí có tính định lượng về ngôn từ vì chúng thường bị
giới hạn trong một khoảng thời gian hay một diện tích nhất định. Vì thế, việc lựa
chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh được
đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt quá khung cho phép về không gian và thời
gian.
Hiện tại, không ít báo yêu cầu phóng viên, cộng tác viên khi viết bài
không được phép vượt quá một lượng chữ nhất định. Đối với những bài “không
đặt trước” biên tập viên buộc phải chỉnh lý, cắt xén cho thích ứng với việc công
bố. Rồi ngay trong các cơ sở đào tạo nhà báo cũng có không ít nơi, khi tuyển

13 2
2.2.2.3. Tính mục đích
Mỗi văn bản hướng tới một mục tiêu nhất định. Đó chính là mục tiêu
giao tiếp của văn bản và trả lời cho câu hỏi: Văn bản viết ra nhằm mục đích gì?
Viết để làm gì?
Mục tiêu của văn bản quy định việc lựa chọn chất liệu nội dung, việc tổ
chức chất liệu nội dung, việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản
theo một cách thức nhất định (phong cách chức năng).
Ví dụ: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được ban hành
với mục đích tạo khuôn khổ pháp lý với nhiều đổi mới về xây dựng, ban hành
văn bản quy phạm pháp luật nhằm xây dựng và vận hành hệ thống pháp luật
thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả phục
vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Mục đích của văn bản có thể được bộc lộ trực tiếp (theo cơ chế hiển
ngôn) hoặc gián tiếp (theo cơ chế hàm ngôn). Nó quy định việc lựa chọn chất
liệu nội dung, cách thức tổ chức các chất liệu nội dung cũng như việc lựa chọn
các phương tiện ngôn ngữ.
Như vậy: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở
dạng viết, thường là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, tính

13 2
hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu
giao tiếp nhất định.
2.3. Sơ lược về một số loại văn bản
Mỗi văn bản được dùng trong một phạm vi giao tiếp nhất định, giữa các
nhân vật giao tiếp nhất định và hướng vào một mục tiêu giao tiếp nhất định. Vì
vậy, mỗi văn bản cũng có sự lựa chọn và tổ chức các phương tiện ngôn ngữ nhất
định (các phương tiện từ ngữ, câu, bố cục, chữ viết...). Tất cả các văn bản có
những đặc điểm giống nhau về các phương tiện trên đây hợp thành một loại, một
kiểu hay một phong cách văn bản.
Phong cách học tiếng Việt phân loại các phong cách ngôn ngữ như sau:
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Phong cách ngôn ngữ cổ động
- Phong cách ngôn ngữ văn chương nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Tương ứng với các phong cách ngôn ngữ trên là các loại văn bản:
- Văn bản khoa học
13 2
- Văn bản hành chính
- Văn bản nghị luận
- Văn bản báo chí
- Văn bản cổ động - tuyên truyền
- Văn bản nghệ thuật
- Văn bản sinh hoạt
Mỗi văn bản đều có những đặc điểm riêng. Cần nắm được những đặc
điểm cơ bản đó để tạo lập và lĩnh hội tốt các văn bản phù hợp với với các hoàn
cảnh và mục đích giao tiếp. Dưới đây, sẽ trình bày một số điểm khái quát về bốn
loại văn bản thường được dùng: văn bản khoa học, văn bản chính luận, văn bản
báo chí và văn bản hành chính .

13 2
2.3.1. Văn bản khoa học
2.3.1.1. Khái niệm và phân loại
Văn bản khoa học là văn bản được dùng trong lĩnh vực hoạt động khoa
học, với chức năng chủ yếu là thông tin - nhận thức.
Văn bản khoa học bao gồm:
- Các văn bản khoa học chuyên sâu: chuyên luận, luận án, luận văn, các
chuyên đề, các công trình khoa học...
- Các văn bản khoa học giáo khoa: sách giáo khoa, giáo trình, tập bài
giảng...
- Các văn bản phổ cập khoa học: các bài báo, các tài liệu phổ biến,
truyền thụ một cách sơ giản, dễ hiểu về các kiến thức khoa học...
Hoặc cũng có thể phân chia văn bản khoa học theo các loại sau:
- Ở dạng viết:
+ Các công trình nghiên cứu khoa học.
+ Các tạp chí, tập san, thông báo, báo cáo khoa học.
+ Các hình thức tóm tắt, giới thiệu, lược thuật và tổng thuật khoa học.
+ Các sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo.
+ Các bài thi, đồ án/khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án …
- Ở dạng nói:
+ Lời bài giảng, lời thuyết trình, lời phát biểu, trong các buổi thảo luận
khoa học, hội nghị khoa học.
+ Lời trình bày, thuyết minh các công trình khoa học và báo cáo khoa
học.
+ Lời hỏi đáp về các vấn đề khoa học.
Tuy nhiên, tất cả các văn bản khoa học đều có thể được đọc lên hoặc in
ra. Mọi thông báo khoa học có thể được chuẩn bị trước ra giấy rồi sau đó thông
thường là đọc lên theo văn bản viết. Do đó có lối nói: đọc báo cáo, đọc bài
giảng…
13 2
2.3.1.2. Đặc trưng cơ bản
Văn bản khoa học phản ánh hoạt động và thành quả tư duy trừu tượng
của con người. Nó thuyết phục người đọc bằng những lập luận, những luận
điểm, luận cứ chính xác, mạch lạc với những khái niệm xác định. Do đó, văn
bản khoa học có những đặc trưng
13
sau:2
- Tính trừu tượng, khái quát cao
- Tính lôgic nghiêm ngặt
- Tính chính xác khách quan
a) Tính trừu tượng, khái quát cao
Văn bản khoa học có tính trừu tượng, khái quát cao, bởi vì khoa học phải
thông qua khái quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức và phản ánh hiện thực
khách quan. Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các
sự vật, hiện tượng nên càng không thể dừng lại ở những ở những cái gì riêng lẻ,
bộ phận, cá biệt.
Ví dụ: Từ “sâu” được dùng trong văn bản khoa học và văn bản nghệ
thuật
- Ở ao chuôm, nước sâu khoảng 1m nên thả 300 con cá (văn bản khoa
học): “Sâu” có nghĩa là “có độ sâu”, “có khoảng cách từ mặt nước đến đáy
nước”. Từ này được dùng với nghĩa đen, nghĩa sự vật.
- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
(Văn bản nghệ thuật)
“Sâu” ở đây được hiểu là “diễn ra trong tâm hồn, trong những rung động nội tâm
kín đáo của con người”. Từ này được dùng theo nghĩa bóng, nghĩa phái sinh.
b) Tính logíc nghiêm ngặt
Văn bản khoa học phải đảm bảo tính logíc nghiêm ngặt, bởi vì để gợi mở
trí tuệ và thuyết phục bằng lí tính, lời trình bày, cách suy luận phải biểu hiện
năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy luật chặt chẽ từ tư duy logic
hình thức đến tư duy logic biện chứng.

13 2
Tính logic, đó là tính chất nhất quán trong sự phân bố tất cả các đơn vị
của văn bản và là sự có mặt của những mối liên hệ về nghĩa giữa những đơn vị
này.Tính nhất quán này chỉ có thể có ở những văn bản trong đó các kết luận
được rút ra một cách hợp lí từ nội dung, nghĩa là các kết luận không gây ra mâu
thuẫn và những đoạn văn rieng lẻ tạo nên văn bản thì phản ánh đúng sự vận
động của tư duy từ cái riêng đến cái chung hoặc từ cái chung đến cái riêng.
Tư duy khoa học yêu cầu tính chứng minh và tính có lí do đầy đủ, nên
logic trong khoa học là logic được chứng minh. Tư duy khoa học không chấp
nhận một sự mâu thuẫn hay phi logic nào.
c) Tính chính xác, khách quan
Văn bản khoa học phải đạt tính chính xác, khách quan, bởi vì khoa học
yêu cầu phản ánh chính xác, chân thực, khách quan các quy luật của tự nhiên và
xã hội.
Tính chính xác của văn bản 13
khoa học
2
phải được hiểu là tính đơn nghĩa
trong cách hiểu và diễn đạt đúng với bản chất của sự vật, hiện tượng. Nghĩa là
ngôn ngữ diễn đạt các luận điểm khoa học phải đồng nhất với tư duy khoa học.
2.3.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ
Nhìn chung, ngôn ngữ của văn bản khoa học là ngôn ngữ của tư duy trừu
tượng, có tính khái quát cao, có tính khách quan và trung hoà về sắc thái cảm
xúc.
a) Về từ vựng
Theo Hoàng Văn Hành trong Đặc điểm vốn từ của phong cách ngôn ngữ
văn bản khoa học: trong sự so sánh với phong cách ngôn ngữ văn bản nghệ
thuật/ Trần Lương, Hoàng Văn Hành // Tiếng Việt. - 1989. - tr: 74-81; Số phụ
của tạp chí "Ngôn ngữ", từ ngữ trong văn bản khoa học được chia thành hai lớp
chủ yếu: 1) Lớp từ chung, 2) Lớp từ khoa học. Riêng lớp từ khoa học có thể tách
thành hai nhóm: a) Lớp từ khoa học chung, có tính chất trung tính đối với phong
cách khoa học, b) Lớp từ chuyên dùng, chủ yếu là thuật ngữ và các từ tượng
trưng…được dùng cố định trong một lĩnh vực khoa học.

13 2
- Đặc điểm đầu tiên của văn bản này về mặt từ ngữ là dùng lớp từ khoa
học chung với nghĩa đen, nghĩa định danh. Các từ có tính nước đôi, mơ hồ về
nghĩa không sử dụng trong văn bản.
- Văn bản khoa học ít dùng từ ngữ có tính chất biểu cảm, những từ thể
hiện sự bình giá cá nhân. Không sử dụng từ địa phương, tiếng lóng, từ tục tĩu...
- Văn bản khoa học sử dụng nhiều và chính xác thuật ngữ chuyên ngành.
Thuật ngữ chuyên ngành là lớp từ mang màu sắc khoa học rõ nét nhất và là dấu
hiệu cơ bản nhất của văn bản khoa học.
Ví dụ: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến;
mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định; nằm trong những kiểu cấu tạo nhất
định; tất cả ứng với một kiểu nghĩa nhất định.
Trong ví dụ trên, từ, âm tiết, ngữ pháp là các thuật ngữ chuyên ngành
ngôn ngữ học.
- Văn bản khoa học có khuynh hướng sử dụng các từ ngữ khái quát hóa,
trừu tượng hóa, có tính chất hệ thống cao và trung hòa về sắc thái (nhất là trong
các văn bản khoa học thuộc hai lĩnh vực triết học và toán học). Ở đây, từ ngữ
phải đơn nghĩa, trung tính về sắc thái biểu cảm. Những từ này dùng để biểu đạt
những khái niệm chung, tách khỏi mọi cái cá biệt, cái ngẫu nhiên, mà chỉ chú ý
đến thuộc tính chung của sự vật. Từ loại được dùng nhiều hơn cả là danh từ
(theo thống kê, số lượng danh từ trong văn bản khoa học thường nhiều gấp 4 lần
so với động từ); các đại từ thường mang ý nghĩa khái quát (ngôi thứ 3 và ngôi
thứ nhất số nhiều).
Ví dụ: Tri thức là kết quả
13
quá2 trình nhận thức của con người về thế giới
hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế
giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống kí hiệu
khác.
(Giáo trình Triết học Mác-Lênin)
- Sử dụng lớp từ đa phong cách với nghĩa đen, nghĩa định danh để đảm
bảo tính chính xác, khách quan của sự vật được nói đến. Ví dụ: ánh sáng, màu
sắc, so sánh, đo, cân... Rất ít sử dụng những từ ngữ có sắc thái biểu cảm.

13 2

b) Về cú pháp
- Văn bản khoa học sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh với kết cấu
chặt chẽ, rõ ràng. Loại câu phổ biến nhất là câu ghép chính phụ với các cặp từ
quan hệ chỉ nguyên nhân (vì...nên...), mục đích (để...nên...), nhượng bộ
(tuy...nhưng...), tăng tiến (không những...mà còn..). Những trường hợp tách các
vế của câu ghép có độ dài quá lớn thành các câu độc lập cũng gặp khá nhiều.
Ví dụ: Nếu một đường thẳng mà song song với một đường thẳng nào đó
của một mặt phẳng chứa nó, thì nó song song với mặt phẳng ấy.
- Ngoài ra, trong văn bản khoa học còn có mặt cả những câu khuyết chủ
ngữ hoặc có chủ ngữ không xác định.
Ví dụ: Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên
khác không sẽ được một phân số mới bằng giá trị phân số đã cho.
hoặc: Muốn cho cloruahiđrô chóng tan trong nước, người ta phải tăng
bề mặt tiếp xúc giữa hai chất đó.
- Sử dụng nhiều kiểu câu đẳng thức có "là" chỉ bản chất của sự vật, rất
thích hợp cho việc nhận xét, đánh giá, lí giải các hiện tượng, những vấn đề,
những quy luật của tự nhiên và xã hội.
Ví dụ: Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
b) Về kết cấu
Văn bản khoa học thường được xây dựng theo một khuôn mẫu quy định
nghiêm ngặt đòi hỏi người viết phải tuân theo. Đặc biệt, trong những công trình
khoa học hoàn chỉnh như một luận văn, một cuốn sách chuyên khảo, từng phần
nói trên lại phải nói đáp ứng một loạt các yêu cầu có tính bắt buộc khác.
Ví dụ: Phần mở đầu của một đề tài nghiên cứu khoa học thường bao gồm
những nội dung sau:
- Lý do chọn đề tài
- Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu

13 2
- Giả thuyết khoa học
- Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết cấu của đề tài.
c) Về phương pháp diễn đạt
- Văn bản khoa học sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích, tránh
những yếu tố dư thừa, những trợ từ, quán ngữ đưa đẩy, đặc biệt là đối với những
văn bản về khoa học tự nhiên.
- Luôn vươn tới sự khúc chiết trong việc trình bày bằng cách sử dụng các
từ, các cụm từ chỉ ra mối quan
13 hệ logic
2 trong kết cấu của toàn văn bản. Đó là
những từ ngữ được coi như là công cụ của các hình thức phán đoán, suy lí khoa
học: như vậy, trước hết, sau đó, tuy nhiên, bởi vậy, một mặt, mặt khác, nói
chung, nhìn chung, tóm lại, thứ nhất, thứ hai, từ, cho đến, bước sang, trong một
số trường hợp khác, thoạt nhìn, tưởng như, song thực ra, trở lên, bây giờ....
- Luôn tìm cách làm nổi bật thông báo bằng cách dùng những biện pháp
tu từ, như: phép tách biệt (vế câu), phép đối chiếu nếu...thì... chỉ quan hệ đối
chiếu để nhấn mạnh, phép dùng phụ ngữ: chỉ sự khẳng định, sự phủ định, độ tin
cậy như rõ ràng là, chắc chắn là, đúng là, không phải là...
Ví dụ: Nếu như liên kết chủ đề chủ yếu là sự tổ chức những phần nêu
của các phát ngôn thì liên kết logic chủ yếu là sự tổ chức của các phần báo.
2.3.2. Văn bản chính luận
2.3.2.1. Khái niệm
Văn bản chính luận là loại văn bản trình bày những ý kiến có tính chất
bình luận, đánh giá về các vấn đề, sự kiện thời sự nóng hổi trong đời sống chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...Chức năng cơ bản của nó là tuyên truyền, thuyết
phục, lôi cuốn, động viên.
Ở dạng viết có: các văn bản hiệu triệu, kêu gọi, cương lĩnh, tuyên ngôn,
các bài bình luận, xã luận trên mọi phương tiện thông tin đại chúng.
Ở dạng nói có: diễn thuyết, phát biểu trong mít tinh, phát biểu trong đón
tiếp ngoại giao, phát biểu trong các hội nghị (sinh hoạt chính trị), nói chuyện
thời sự, chính sách.

13 2
Ví dụ: Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ
tịch Hồ Chí Minh được coi là những văn bản chính luận mẫu mực cả về nội
dung cũng như hình thức thể hiện.
2.3.2.2. Đặc trưng cơ bản
a) Tính bình giá công khai
Văn bản chính luận phải đạt tính bình giá công khai của tác giả, tức là
người nói, người viết bao giờ cũng bộc lộ công khai một cách rõ ràng trực tiếp
quan điểm, thái độ của mình đối với sự kiện được nói đến. Ðây là đặc trưng khu
biệt văn bản chính luận với văn bản khoa học và văn bản văn chương. Nếu văn
chương là bình giá ngầm, gián tiếp thông qua hệ thống hình tượng, khoa học là
tránh sự thể hiện những yếu tố cảm tính chủ quan thì ngôn ngữ của văn bản
chính luận bao giờ cũng bộc lộ trực tiếp quan điểm, thái độ của mình về một vấn
đề thời sự của xã hội. Sự bình giá này có thể là của cá nhân hoặc nhân danh một
tổ chức, đoàn thể chính trị nào đó.
Các đặc trưng chung của văn bản chính luận là tính bình giá công khai,
tính lập luận chặt chẽ. Văn bản chính luận luôn thể hiện một cách rõ ràng và trực
tiếp thái độ của tác giả đối với vấn đề hay sự kiện. Chúng thuyết phục người đọc
(người nghe) vừa bằng các lí lẽ sắc13
bén, dẫn
2 chứng xác thực được sắp xếp trong

một trình tự có tính lôgic cao, vừa bằng cảm xúc chân thành của người viết
thông qua các cách diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh.
Ðặc trưng này tạo nên sự khu biệt giữa văn bản chính luận với văn bản
khoa học, báo chí và khiến văn bản này gần với văn bản văn chương. Trong văn
bản chính luận, chúng ta thường bắt gặp các biện pháp tu từ, những từ ngữ có
đặc điểm tu từ cao nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về mặt âm thanh và ý nghĩa.
c) Tính lập luận chặt chẽ
Ðể bày tỏ chính kiến, giải thích, thuyết phục và động viên mọi người
tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước,
sự diễn đạt ở văn bản loại này đòi hỏi có tính chất lập thuyết. Nghĩa là phải
bằng những lí lẽ đúng đắn, có căn cứ vững chắc, dựa trên cơ sở những luận
điểm, luận cứ khoa học mà đấu tranh, thuyết phục, động viên. Tính lập luận chặt

13 2
chẽ thể hiện ở việc khai thác những quan hệ chiều sâu giữa hình thức ngôn ngữ
và mục đích biểu đạt. Một văn bản chính luận hay thường là những văn bản
chứa đựng nhiều hàm ý sâu sắc, có sức chinh phục lòng người, có sức cuốn hút
mãnh liệt.
Về điểm này, phong cách chính luận gần gũi với phong cách khoa học.
c) Tính truyền cảm
Văn bản chính luận phải đạt tính truyền cảm mạnh mẽ, tức là sự diễn đạt
hùng hồn, sinh động, có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục bằng cả lí
trí, bằng cả tình cảm, đạo đức.
2.3.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ
a) Về từ vựng
- Đặc điểm nổi bật nhất của loại văn bản này trong việc sử dụng từ ngữ là
sự có mặt của lớp từ ngữ chính trị. Nội dung của lớp từ ngữ này luôn thể hiện
lập trường và quan điểm cách mạng, về từng vấn đề cụ thể của đời sống xã hội
nhằm tuyên truyền, giải thích chủ trương, đường lối, chính sách… Do vậy, văn
bản chính luận đòi hỏi người dùng từ ngữ chính trị phải luôn tỏ rõ lập trường,
quan điểm và tình cảm cách mạng của mình. Cũng qua đây biểu thị thái độ của
tác giả đối với sự kiện, với vấn đề được đề cập. Điều này thể hiện rõ đặc trưng
tính bình giá của chính luận.
- Để thể hiện sự bình giá, sự bộc lộ thái độ trong văn bản chính luận,
người viết, khi dùng từ chính trị - là lớp từ cơ bản của phong cách này cần luôn
luôn tỏ rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình về từng vấn
đề của đời sống xã hội.
Ví dụ: Vì vậy, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng
phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch... Đạo đức cách mạng là hoà mình
với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý
kiến quần chúng. 13 2

(Hồ Chí Minh)


- Để bày tỏ thái độ, tình cảm của mình một cách mạnh mẽ, người nói
thường chọn lọc và sử dụng những đơn vị từ vựng hội thoại giàu sắc thái tu từ.

Ví dụ: Từ câu chuyện này mở rộng phạm vi ra, tâm và tài không chỉ là
sự đòi hỏi với doanh nhân, doanh nghiệp mà còn đòi hỏi ở bất kì công việc nào
của mỗi chúng ta. Làm một con đường, xây một ngôi nhà nếu không có tâm sẽ
13 2
làm rối, bớt xén vật liệu "rút ruột công trình" khiến cho những ngôi nhà vừa xây
xong đã sập, có những con đường mới đưa vào sử dụng được một thời gian
ngắn đã lún, nứt. Người thầy thuốc giỏi đến mấy mà không có tâm không những
không cứu chữa được người bệnh có khi còn làm cho họ chết oan vì sự cẩu thả
vô trách nhiệm. Người lái xe khách không có tâm, coi thường tính mạng của
hành khách, "bắt khách" quá tải, chạy ẩu, gây ra tai hoạ thảm khốc.
(Báo Nhân dân)
- Đối tượng tiếp nhận chính luận đông đảo về số lượng và đa dạng về
trình độ. Vì vậy, ngôn ngữ trong phong cách chính luận phải giản dị, rõ ràng,
chính xác, có khả năng diễn đạt dễ hiểu những khái niệm phức tạp. Để mọi
người hiểu được cần tránh dùng những từ ngữ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ,
những từ ngữ chưa thông dụng. Nếu dùng từ mới, từ chưa thông dụng nên có sự
giải thích rõ ràng.
Văn bản chính luận, ngoài lớp từ toàn dân, còn dùng cả lớp từ có tính
chất thuật ngữ của các ngành khoa học, tuỳ thuộc kiểu văn bản: nghị luận chính
trị hay kinh tế, văn hoá ... Bên cạnh đó, trong văn bản chính luận cũng có thể sử
dụng các đơn vị từ vựng giàu màu sắc tu từ thuộc phong cách khẩu ngữ, song
cần lưu ý là chúng phải có tính phổ cập rộng rãi.
b) Về cú pháp
- Do phải thực hiện chức năng thông báo, chứng minh và tác động nên
phong cách chính luận dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu
tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán. Xét về mặt cấu tạo, văn bản chính luận
phổ biến dùng kiểu câu dài, có nhiều vế, gắn bó với nhau bằng các quan hệ từ.
Xét về mục đích nói, văn bản chính luận dùng phổ biến câu trần thuật để mô tả,
trình bày hay xác nhận, tường thuật sự việc. Ngoài ra, câu nghi vấn và câu cảm
thán cũng có thể được dùng với tần số khá cao.

13 2
Ví dụ: Tại sao giặc Pháp lại dự định như trên? Chúng nhìn nhận quyền
lợi của nhân dân ta? Chúng trả lại chế độ dân chủ? Không. Chúng chỉ muốn thi
hành một chính sách lừa phỉnh, xỏ lá, để chia rẽ mặt trận thống nhất chống
Pháp, Nhật.
(Trường Chinh)
Hoặc: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở
thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Hồ Chí Minh)
- Ngôn ngữ trong phong cách chính luận có xu hướng sử dụng những kiểu
câu mới:
Dùng bộ phận giải ngữ cho từ: Chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước
13 2
Việt Nam Dân chủ cộng hoà - trịnh trọng tuyên bố...
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu nhân - quả có bởi: Không, nước Pháp không trở nên giàu có
hơn bởi sự bóc lột thuộc địa.
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu danh hoá: Nó sẽ được sự kính trọng của tất cả các dân tộc
thuộc địa.
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu làm nổi bật ý phương tiện: Với sự đồng tình ủng hộ của anh
em, cuộc chiến cứu quốc của Việt Nam nhất định thắng lợi.
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu làm nổi bật ý nghĩa tình huống - sự vật: Trong điều kiện
nông nghiệp hiện nay, muốn tăng năng suất cây trồng nhất thiết phải đẩy mạnh
việc ứng dụng khoa học về di truyền nông nghiệp.
Sử dụng một số kiểu câu thuộc phong cách khẩu ngữ: Sau cuộc biến động
ngày 9-3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu
cho người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
(Hồ Chí Minh)

13 2
- Ðể nhấn mạnh ý tưởng, gây sự chú ý ở người đọc, văn bản chính luận sử
dụng nhiều phép lặp từ vựng, lặp cú pháp, các cách so sánh giàu tính liên tưởng
và tương phản để tăng cường độ tập trung thông tin và hiệu quả bình giá, phán
xét. Ví dụ:
- Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước
ta một lần nữa.
(Hồ Chí Minh)
- Ðổi mới là con đường duy nhất đúng đắn của Ðảng ta, của nhân dân
ta, để vượt qua mọi khó khăn to lớn, đi đến ổn định và phát triển. Ðổi mới tạo
nên thế mới và sức lực mới, như muà xuân làm bật dậy sức sinh sôi huyền diệu
của thiên nhiên, đúng theo quy luật của sự phát triển.
(Báo Nhân dân)
c) Về phương pháp diễn đạt
Văn bản chính luận đứng hàng thứ hai sau văn bản nghệ thuật trong việc
sử dụng các phương tiện diễn cảm, các biện pháp tu từ. Các phương tiện này
không phải với mục đích làm cho văn bản có tính hình tượng như trong ngôn
ngữ văn chương, mà chỉ nhằm tăng thêm sức mạnh bình giá, phục vụ cho việc
bình giá. Khác với văn bản khoa học và văn bản hành chính, văn bản chính luận
có dấu ấn cá nhân rõ nét.
Ví dụ: Ở nông thôn, nước ví như sông, mà chủ nghĩa xã hội - như
13 2
thuyền, nước sông lên nhiều thì thuyền đi lại dễ dàng.
(Hồ Chí Minh)
2.3.3. Văn bản báo chí
2.3.3.1. Khái niệm phong cách ngôn ngữ báo chí và văn bản báo chí
Có nhiều cách hiểu về phong cách ngôn ngữ báo chí và văn bản báo chí.
- Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản
thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng như báo in, đài phát thanh, đài truyền
hình, internet… Đó là các thể loại như tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm,
diễn đàn, thông tin quảng cáo…

13 2
- Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ báo là “thông báo” và
chí là “giấy”). Nói một cách khái quát, báo là những xuất bản phẩm định
kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngà y mà
xã hội cần quan tâm.
- Theo Luật Báo chí 2016, báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện,
vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được
sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng
thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Báo in là loại hình
báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành
đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in. Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng
nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng
công nghệ khác nhau. Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu,
kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ
tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau. Báo điện tử là loại hình báo chí sử
dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm
báo điện tử và tạp chí điện tử.
2.3.3.2. Đặc trưng cơ bản
a) Tính chính xác
Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải bảo đảm tính chính xác.
Nhưng với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì
báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ
nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin,
nghĩa là có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được.
Chẳng hạn, sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang thăm Trung
Quốc, một nhà báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có câu: “Chúng tôi đã
chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt – Trung”. Rõ ràng, từ “với”
ở đây là không chính xác (vì cụm từ “chia tay với...” biểu đạt ý nghĩa “từ bỏ, từ
giã”), cần phải thay nó bằng từ “trong”.
Muốn sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, nhà báo phải tuân thủ ít nhất
2 yêu cầu. Thứ nhất, nhà báo phải giỏi tiếng Việt, nói cụ thể là: nắm vững ngữ
13 2
pháp; có vốn từ vựng rộng, chắc và không ngừng được trau dồi; thành thạo về
ngữ âm; hiểu biết về phong cách. Thứ hai, phải bám sát các sự kiện có thực và
nguyên dạng để phản ánh, không tưởng tượng, thêm bớt. Hai yêu cầu này có
quan hệ qua lại hết sức mật thiết. Giỏi ngôn ngữ mà xa rời hiện thực thì ngôn
ngữ có thể “kêu” nhưng rỗng tuếch, thiếu hơi thở ấm nóng của cuộc sống vốn là
thứ có sức chinh phục mạnh mẽ đối với độc giả. Ngược lại, biết rõ hiện thực
nhưng kém về ngôn từ thì cũng không thể chuyển tải thông tin một cách hiệu
13 2
quả như mong muốn, thậm chí đôi khi còn mắc lỗi tới mức gây hại cho người
khác hoặc xã hội.
Khi nhà báo sử dụng ngôn từ trong tác phẩm báo chí một cách chính xác,
tác phẩm báo chí không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần quan
trọng vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì số lượng người tiếp nhận
các sản phẩm của báo chí rất đa dạng; độc giả, khán giả lại luôn xem các cơ
quan báo chí là “ngọn đèn chỉ dẫn” trong việc dùng ngôn từ, cho nên ngôn ngữ
báo chí càng hoàn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển. Do đó, cũng
có thể nói, báo chí có chức năng chuẩn hóa tiếng Việt.
b) Tính thời sự
Thời sự là toàn thể những sự kiện, sự việc quan trọng đang diễn biến và
được nhiều người quan tâm.
Tính thời sự được hiểu ở phương diện thứ nhất là việc đưa tin phải nhanh
chóng, kịp thời; phương diện thứ hai là cần ưu tiên lựa chọn các vấn đề, các nội
dung mang tính đặc biệt, tính nóng đưa lên báo.
c) Tính cụ thể
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ mảng hiện thực
được nhà báo miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ.
Có như vậy, người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc,
đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong tác phẩm của
mình. Đoạn trích sau đây trong phóng sự “Hai giờ dưới lòng đất” của nhà báo
Huỳnh Dũng là một minh chứng:

13 2
“…Tôi cố nén sự tự ái, ưỡn ngực tiến tới. Xì, lò thế này mà ngán gì. Đi
như hầm địa đạo Củ Chi là cùng. Nhưng… sâu dần, đen dần. Rồi tất cả biến
mất. Tôi lọ mọ đi. Hai tay sờ soạn tứ tung. Cốp! Lùn tịt như tôi mà cũng còn va
đầu vào đá. Tôi nghĩ bụng và bắt đầu đi lom khom. Mẹ ơi, chỉ còn mình tôi thôi
sao? Tống, Lực đâu rồi. Đã hết lom khom được. Phải nằm xuống, bò. Có tiếng
nước róc rách. Đường lò ướt nhẹp. Tôi với phải một sợi dây cáp ở đầu một cái
dốc”. Bám vào - ngửa người ra, tụt xuống!”. Một mệnh lệnh vang lên. A!Tống,
Lực đây rồi. Thì ra hai anh vẫn đi sát tôi, như có vẻ cố tình thử thách n hau một
tý” cho nhà báo có thêm thực tế. Thấy tôi thở phì phò, thợ lò bảo: “Đây là lò
ngắn nhất và dễ nhất mỏ Mông Dương đấy!” Dễ nhất! Tôi suýt la lên. Cả tiếng
đồng hồ mới lấy được vài xe goòng than đá. Dễ nhất mà thợ lò phải bò như
những con rắn mối trong hang.
Một bức tranh chân thực và sinh động đã được tạo dựng nhờ sự miêu tả
một loạt các hành động, các cảm giác cụ thể của tác giả. Khi đọc đoạn văn trên,
độc giả thấy mình như cũng đang trải qua một cuộc hành trình đầy gian nan, vất
vả dưới lòng đất. Và đây chính là khởi nguồn của niềm cảm thông sâu sắc với
13 2
nỗi cực nhọc trong công việc của những người thợ lò.
Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ở việc tạo ra sự
xác định cho đối tượng được phản ánh. Như thực tế cho thấy, mỗi sự kiện được
đề cập trong tác phẩm báo chí đều phải gắn liền với một không gian, thời gian
xác định; với những con người cũng xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ,
giới tính… cụ thể). Đây là cội nguồn của sự thuyết phục, vì nhờ những yếu tố đó
người đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng. Do đó, trong ngôn
ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ, cấu trúc không xác định
hay có ý nghĩa mơ hồ kiểu như “một người nào đó”, “ở một nơi nào đó”, “vào
khoảng”, “hình như”,v.v…
d) Tính đại chúng
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội,
không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi,
giới tính… đều là đối tượng phục vụ của báo chí. Đây vừa là nơi họ tiếp nhận

13 2
thông tin, vừ là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của mình. Chính vì vậy, ngôn ngữ
báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là có tính phổ cập
rộng rãi. Tuy nhiên, phổ cập rộng rãi không có nghĩa là dễ dãi, thấp kém. Vì, nói
như nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga V.G.Kostomrov:
“Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho một nhà
bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một em bé
có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu”
Với ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là chỉ dành cho một đối tượng
hạn hẹp nào đó, báo chí có thể thực hiện được chức năng tác động vào mọi tầng
lớp quần chúng và định hướng dư luận xã hội. Và đây chính là lý do khiến cho
trong tác phẩm báo chí ít dùng các thuật ngữ chuyên ngành hẹp, các từ ngữ địa
phương, tiếng lóng cũng như các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài.
e) Tính ngắn gọn
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích. Sự dài dòng có thể làm loãng
thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe. Người
viết sẽ không đáp ứng được yêu cầu truyền tin nhanh chóng, kịp thời; người đọc
(người nghe) mất nhiều thời gian để thu nhận thông tin, trong khi ở thời đại
bùng nổ thông tin, con người có nhu cầu thu được càng nhiều thông tin trong
một đơn vị thời gian. Đấy là còn chưa kể đến việc viết dài dễ mắc nhiều dạng lỗi
khác nhau, nhất là các lỗi về sử dụng từ.
g) Tính định lượng
Các tác phẩm báo chí có tính định lượng về ngôn từ vì chúng thường bị
giới hạn trong một khoảng thời gian hay một diện tích nhất định. Vì thế, việc lựa
chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh được
đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt quá khung cho phép về không gian và thời
13 2
gian.
Hiện tại, không ít báo yêu cầu phóng viên, cộng tác viên khi viết bài
không được phép vượt quá một lượng chữ nhất định. Đối với những bài “không
đặt trước” biên tập viên buộc phải chỉnh lý, cắt xén cho thích ứng với việc công
bố. Rồi ngay trong các cơ sở đào tạo nhà báo cũng có không ít nơi, khi tuyển

sinh, đòi hỏi đối tượng dự thi phải thử nghiệm khả năng định lượng của mình
thông qua việc viết một hay một
13 số văn
2 bản với độ dài cho sẵn.
Tính định lượng của ngôn ngữ báo chí giúp cho nhà báo rèn luyện được
thói quen chủ động trong việc sáng tạo tác phẩm. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng
thích nghi với mọi điều kiện thời gian cũng như không gian được dành cho việc
công bố chúng.
h) Tính bình giá
Các tác phẩm báo chí không chỉ đưa thông tin về các sự kiện, mà còn phải
thể hiện công khai thái độ của tác giả đối với sự kiện thông qua sự bình giá (có
lẽ trong các thể loại báo chí chỉ có tin vắn, tin ngắn là không có tính bình giá,
tức là tác giả thể hiện sắc thái biểu cảm trung tính). Sự bình giá này có thể là
tích cực mà cũng có thể là tiêu cực, song trong bất kỳ tình huống nào nó cũng
được biểu đạt trực tiếp qua ngôn từ.
Chẳng hạn, có nhiều bài báo đã bộc lộ rõ thái độ, cảm xúc của tác giả
ngay từ tiêu đề như: “Góc tối ở thành phố cảng”, “Bông hoa Thủ đô giữa núi
rừng Tây Bắc”, “Lặng lẽ quá ... liên hoan phim”, “Giai điệu buồn của một đêm
nhạc trẻ”, “Đó cũng là một cách sống đẹp” ... Còn trong các phần khác (cả mở
đầu, triển khai lẫn kết thúc) những câu văn mang sắc thái đánh giá của người
viết còn gặp thường xuyên hơn, nhất là ở các thể loại như bình luận, xã luận,
phóng sự, ghi chép, ký ...
i) Tính biểu cảm
Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí gắn liền với việc sử dụng các từ
ngữ, lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó sinh động
hấp dẫn hay ít nhất cũng gây được ấn tượng đối với độc giả. Ví dụ:
“Ở những cua” cấp tốc, chuyện thầy viết lia lịa lời giải ở trên, trò cắm cổ
chép như chép chính tả ở dưới vì không có thời gian giảng là “chuyện thường
ngày ở huyện”. (Hà Nội mới cuối tuần, 18/4/1998); “Sông Tô mà không lịch”.
(Văn hóa, 17/5/1999).
Nguồn gốc của sự biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí là vô cùng phong phú
và đa dạng. Đó có thể là việc dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao..., là sự vay

13 2
mượn các hình ảnh, từ ngữ, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học nghệ thuật, là
lối chơi chữ, nói lái, dùng ẩn dụ, v.v... hay chỉ đơn giản là việc thể hiện sự bình
giá có tính chất cá nhân.
Nếu ngôn ngữ báo chí không có tính biểu cảm, những thông tin khô khan
mà nó chuyển tải khó có thể được công chúng tiếp nhận như mong muốn, vì
chúng mới chỉ tác động và lý trí của họ. Chính tính biểu cảm vốn là hiện thân
của cái hay, cái hấp dẫn mới là nhân tố tác động mạnh mẽ tới tâm hồn của người
nghe, người đọc, làm cho họ đạt tới một trạng thái tâm lý cảm xúc nhất định, để
rồi từ đó thực hiện những hành động mà người viết vẫn chờ đợi.
k) Tính khuôn mẫu
Trước hết, cần phải làm rõ khái
13
niệm
2
“khuôn mẫu”. Đó là những công
thức ngôn từ có sẵn, được sử dụng lặp đi lặp lại nhằm tự động hóa quy trình
thông tin, làm cho nó trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Khuôn mẫu bao giờ
cũng đơn nghĩa và mang sắc thái biểu cảm trung tính. Chúng bao gồm nhiều loại
và có mặt trong nhiều phong cách chức năng của ngôn ngữ. Chẳng hạn trong
văn phong báo chí, khi viết các mẩu tin, người ta thường dùng các khuôn mẫu
như:
- Theo AFP, ngày... tại... trong cuộc gặp gỡ... Tổng Bí thư .... đã kêu gọi...
- TTXVN, ngày... người phát ngôn Bộ Ngoại giao... cho biết...
Giao tiếp báo chí không thể thiếu khuôn mẫu vì nó tiết kiệm thời gian và
công sức cho chủ thể sáng tạo, thích ứng với việc đưa tin cập nhật, tức thời.
Song, khác với khuôn mẫu trong văn bản hành chính và văn bản khoa học,
khuôn mẫu báo chí không cứng nhắc, bất di bất dịch mà rất linh hoạt, uyển
chuyển. Chẳng hạn, một thông tin trên báo về nguyên tắc phải thỏa mãn 6 câu
hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao? Nhưng thứ tự trả lời
cho các câu hỏi đó có thể được sắp xếp khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh
giao tiếp cụ thể.
Bên cạnh đó, các thành tố khuôn mẫu trong ngôn ngữ báo chí lại luôn kết
hợp hài hòa với các thành tố biểu cảm cho nên ngôn ngữ báo chí thường rất
mềm mại, hấp dẫn chứ không khô khan như ngôn ngữ trong văn bản khoa học

13 2
và văn bản hành chính, là nơi người ta chỉ sử dụng thuần nhất các thành tố
khuôn mẫu mà thôi.
2.3.4. Văn bản hành chính
2.3.4.1. Khái niệm
Có nhiều quan niệm về văn bản hành chính. Phần lớn các tác giả đều cho
rằng đây là loại văn bản được sử dụng trong lĩnh vực quản lí, tổ chức và điều
hành xã hội, nhưng nhìn từ phương diện tác giả (chủ thể ban hành) và tên gọi
của loại văn bản này thì còn có nhiều quan niệm khác nhau. Tiêu biểu là các
quan niệm sau đây:
Quan niệm thứ nhất cho rằng văn bản hành chính là văn bản được ban hành
bởi cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, cơ quan khác. Tiêu biểu cho
quan niệm này là tác giả Vương Đình Quyền trong Lí luận và phương pháp công
tác văn thư, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006: “Văn bản hành chính là công
cụ được dùng để truyền đạt chủ trương, chính sách luật pháp và các thông tin
cần thiết khác của Đảng, Nhà nước và các cơ quan tổ chức khác”.
Tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa trong Phong cách học tiếng
Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 tuy không trực tiếp nêu tên chủ thể ban hành
văn bản hành chính là các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, cơ quan
khác song đã nêu rõ “văn bản hành chính là văn bản tạo ra bởi “khuôn” phong
cách hành chính công vụ trong13đó thể2 hiện vai của người tham gia vào giao tiếp
trong lĩnh vực hành chính – công vụ tức những người tham gia vào guồng máy
tổ chức, quản lí, điều hành tất cả các mặt của đời sống xã hội” [66, Tr.67].
“Những người tham gia vào guồng máy tổ chức, quản lí, điều hành tất cả các
mặt của đời sống xã hội” ở nước ta cũng chính là các cơ quan Đảng, Nhà nước,
các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và các tổ chức, cơ
quan khác. Văn bản hành chính gồm các thể loại như: mệnh lệnh, báo cáo, điều
lệnh, hướng dẫn… trong kiểu văn bản quân sự; công điện, giác thư, công hàm,
hiệp định, hiệp nghị, hiệp ước, điều ước, nghị định thư, chứng thư nhà nước…
trong kiểu văn bản ngoại giao; Hiến pháp, sắc lệnh, mệnh lệnh, điều lệ, nghị
định, thông tư, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, đơn từ, báo cáo, biên bản, phúc

13 2
trình, giấy khen, văn bằng, giấy chứng nhận các loại, hợp đồng, hóa đơn, giấy
biên nhận, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép… trong kiểu văn bản văn thư.
Tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng trong Tiếng Việt thực hành,
Nxb Giáo dục, 2009 cho rằng, chủ thể ban hành văn bản hành chính ngoài các
cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội còn có thể là nhân dân. Căn bản
hành chính là “loại văn bản dùng trong các hoạt động tổ chức, quản lí, điều hành
xã hội và thực hiện sự giao tiếp giữa các cơ quan Nhà nước với nhân dân và
ngược lại; giữa các cơ quan Nhà nước với nhau; giữa các tổ chức đoàn thể xã
hội với nhau và với quần chúng”. Và văn bản hành chính bao gồm “các văn bản
luật, các văn bản hội nghị (như biên bản, nghị quyết, báo cáo hoặc đề án công
tác…), các văn bản về thủ tục hành chính (đơn từ, công văn, chỉ thị, quyết
định)”.
Lại có quan niệm cho rằng văn bản hành chính là văn bản được các cơ quan
hành pháp ban hành. Tiêu biểu cho quan niệm này là các tác giả Đoàn Trọng
Truyến trong Hành chính học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, 1997: “Văn
bản hành chính là hình thức thể hiện của quyết định hành chính nhằm cụ thể hóa
Hiến pháp, luật, pháp lệnh và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc áp
dụng pháp luật cho các chủ thể xác định trong các trường hợp nhất định. Nói các
khác, văn bản hành chính là các quyết định hành chính được ban hành thành văn
(được văn bản hóa) do các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền ban hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, mang tính
quyền lực nhà nước (…)”. Tác giả Hành chính học đại cương xác định văn bản
hành chính gồm: 1) các văn bản pháp quy như nghị quyết và nghị định của
Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị,
thông tư của Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ; nghị quyết, quyết định, chỉ thị
của các cơ quan chính quyền ở địa phương; 2) các “văn bản hành chính thông
thường mang tính thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản pháp quy hoặc
dung để giải quyết các tác nghiệp cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi
về công việc trong quá trình thực thi
13
các nhiệm
2
vụ theo chức năng quản lí hành
chính nhà nước”. Cũng theo các tác giả của quan niệm này thì văn bản hành
chính là một loại nhỏ hơn của hệ thống văn bản quản lí nhà nước.
Chúng tôi thống nhất với quan niệm văn bản hành chính gắn với lĩnh vực
hành chính theo nghĩa rộng. Theo đó, khái niệm văn bản hành chính được hiểu
như sau:
Văn bản hành chính là loại
13 văn2 bản được sử dụng trong hoạt động quản

lí, tổ chức và điều hành xã hội để truyền đạt thông tin quản lí như các quy
định, quyết định, mệnh lệnh, ý kiến trao đổi, giao dịch, cam kết, thỏa thuận về
công việc…; thực hiện sự giao tiếp giữa các cơ quan, tổ chức, công dân với
đối tác có liên quan trên cơ sở pháp lí.
2.3.4.2. Phân loại
- Theo chủ thể ban hành, có các loại văn bản hành chính: văn bản của
Đảng, văn bản của các cơ quan nhà nước (còn gọi là văn bản quản lí nhà nước),
văn bản của các đoàn thể, hiệp hội, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế ngoài nhà
nước…
- Theo hiệu lực pháp lí, tính chất nội dung và tên loại, có các loại:
1) Văn bản quy phạm pháp luật
Theo Điều 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, văn bản
quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo
đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng
thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành quy phạm
pháp luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật”.
Khoản 1, Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật giải thích:
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được
áp dụng lặp đi, lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi
cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

13 2
Điều 4, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 xác định hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật:
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên
tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn
Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa
13 Chánh
2 án Tòa án nhân dân tối cao với
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà
nước.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp
huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là
cấp xã).

13 2
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2) Văn bản cá biệt
Theo Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2014 của
Chính phủ về công tác văn thư, văn bản cá biệt (VBCB) còn gọi là văn bản áp
dụng pháp luật, là loại văn bản hành chính không mang nội dung quy phạm pháp
luật, được áp dụng một lần để giải quyết những vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền
của cơ quan ban hành, nó chỉ có hiệu lực cho một đối tượng, một chủ thể nhất
định.
Thể loại: Nghị quyết cá biệt, Chỉ thị cá biệt, Quyết định cá biệt
3) Văn bản hành chính thông thường
Văn bản hành chính thông thường là những văn bản có nội dung chứa đựng
các thông tin mang tính chất điều hành tác nghiệp trong các cơ quan tổ chức
như: triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, phản ánh tình hình, đánh
giá kết quả các hoạt động hoặc trao đổi, giao dịch, liên kết hoạt động giữa các cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân... Văn bản hành chính thông thường không đưa ra
các quyết định quản lí, do đó không được dùng thay thế cho văn bản quy phạm
pháp luật hoặc văn bản cá biệt.
Văn bản hành chính thông thường bao gồm: chỉ thị, quy chế, quy định,
thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự
án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản
cam kết, bản thỏa thuận, giấy chứng nhận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới
thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận, phiếu chuyển, phiếu gửi,
thư công, đơn từ... 13 2

4) Văn bản quản lí chuyên môn là loại văn bản do cơ quan quản lí một lĩnh
vực nhất định, được Nhà nước ủy quyền ban hành, dùng để quản lí một lĩnh vực
điều hành của bộ máy Nhà nước. Loại văn bản này mang tính chất đặc thù và
thuộc thẩm quyền ban hành riêng của từng cơ quan nhà nước theo quy định của
pháp luật. Cơ quan, tổ chức khác có nhu cầu sử dụng các loại văn bản này phải
theo hình thức của chúng (tức là phải theo đúng mẫu văn bản đã quy định). Văn

13 2
bản chuyên môn gồm nhiều loại nhỏ, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn
khác nhau như: tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, văn hóa, tư pháp... Ví dụ
khác nhau như: tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, văn hóa, tư pháp... Ví dụ
hóa đơn tài chính của ngành tài chính; văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp của
ngành giáo dục đào tạo; hồ sơ bệnh án của ngành y tế; giấy khai sinh, cáo trạng,
quyết định khởi tố của ngành tư pháp; công hàm, bị vong lục, hiệp định của
ngành ngoại giao...
Trong 4 nhóm văn bản như vừa nêu trên, văn bản quy phạm, văn bản cá
biệt và văn bản hành chính thông thường được gọi là văn bản quản lí nhà nước
vì những văn bản này phản ánh rõ nhất đặc thù của hoạt động quản lí.
Theo khoản 2, Điều 4, văn bản hợp nhất nghị định về công tác văn thư số
01/VBHN-BNV ngày 25/02/2014, văn bản cá biệt và văn bản hành chính thông
thường được gọi chung là văn bản hành chính và được xác định gồm: Nghị
quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế; quy định, thông cáo,
thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án,
báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ,
bản cam kết, bản thỏa thuận, giấy chứng nhận, giấy ủy quyền, giấy mời,
giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu
gửi, phiếu chuyển, thư công.
Như vậy, văn bản hành chính theo văn bản hợp nhất này được hiểu
theo nghĩa hẹp, không gồm văn bản quy phạm pháp luật.
2.3.4.3. Đặc trưng cơ bản
a) Tính khuôn mẫu
Tính khuôn mẫu là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ văn bản hành chính.
Phạm Tất Thắng trong “Về các khuôn ngôn ngữ hành chính – Tiếng Việt trong
giao tiếp hành chính, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2002 cho rằng “Văn
bản hành chính thường sử dụng đến các khuôn ngôn ngữ. Những khuôn ngôn
ngữ này được sử dụng trong các văn bản hành chính thì được gọi là khuôn ngôn
ngữ hành chính. Đó là những phương tiện ngôn ngữ được dựng sẵn và sử dụng
nguyên khối để tham gia vào việc tạo lập văn bản. Như vậy, về mặt hình thức,

13 2
các khuôn ngôn ngữ hành chính có cấu trúc chặt chẽ như là những đơn vị có sẵn.
Tuỳ thuộc vào những nội dung thông báo khác nhau của văn bản hành chính
mà người ta lựa chọn những khuôn ngôn ngữ này hay khác để xây dựng văn
bản…. Khuôn ngôn ngữ tình huống bao gồm khuôn tình huống (cụm từ và câu)
và khuôn cấu trúc.
Vương Đình Quyền trong Lí luận và phương pháp công tác văn thư cũng
cho rằng “không chỉ các thành phần thuộc hình thức văn bản mà cả kết cấu nội
dung văn bản, lời văn và các từ ngữ thông dụng đều phải theo khuôn mẫu nhất
định”.
13 2
Tính khuôn mẫu được thể hiện ở cả thể thức và ngôn ngữ của văn bản.
Về mặt thể thức: Văn bản được soạn thảo theo thể thức quy định của Nhà
nước. So với các loại văn bản khác, văn bản hành chính có tính quy ước rất cao.
Thời kỳ nhà nước phong kiến độc lập (938 - 1858) văn bản hành chính Việt
Nam được xây dựng theo khuôn mẫu văn bản hành chính của người Hán. Tiêu
biểu nhất là bộ Luật Hồng Đức (Lê Triều hình luật) với 721 điều chia thành 6
quyển, 16 chương.
Thời kỳ thuộc Pháp, văn bản hành chính kiểu Hán tự dần được thay thế
theo lối Pháp kể cả chữ viết và cách hành văn.
Hiện nay, theo quy định tại Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày
27/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản
quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch và Thông tư
số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Hướng dẫn
kĩ thuật trình bày văn bản hành chính, mỗi văn bản hành chính phải có 9 hoặc
10 thành phần được đặt ở những vị trí quy định. Từng thể loại văn bản có mẫu
trình bày riêng.
Khuôn mẫu của văn bản hành chính có tính khả biến theo thời gian, thể
hiện rõ sự can thiệp của Nhà nước đối với các quy chuẩn của từng thể loại văn
bản. Ngay cả trong chế độ mới, thể thức và ngôn ngữ văn bản hành chính vẫn

13 2
thay đổi thường xuyên do sự điều chỉnh các chính sách quản lý kinh tế, quản lý
xã hội.
Ví dụ: Quốc hiệu của văn bản hành chính cũng có sự thay đổi theo từng
thời kì:
+ Trong Sắc lệnh số 49 ngày 12/10/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời
nước VNDCCH quy định: “Khoản I: Các công văn, công điệp, phiếu, trát, đơn
từ, các báo chí, chúc tự, điếu văn, khấn vái, cúng lễ, v.v..., bắt đầu từ ngày ký
Sắc lệnh này đều phải tiêu đề: Việt Nam dân chủ cộng hoà năm thứ nhất”.
+ Từ 1976 - nay: Quốc hiệu của văn bản hành chính được quy định là
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về ngôn ngữ: Tính khuôn mẫu của văn bản hành chính thể hiện ở chỗ
thường dùng lặp đi lặp lại những câu, những từ, những cấu trúc có sẵn mà không
sợ lỗi lặp từ, lặp câu.
Ví dụ:
- Căn cứ... số..../… ngày ..../.../... của .... về việc...;
- Theo đề nghị của ....,
- Các .... có tên trên....căn cứ Quyết định thi hành.
Vũ Ngọc Hoa trong Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học Hành động ngôn từ cầu
13 2
khiến trong văn bản hành chính cũng cho rằng: Các khuôn từ ngữ có sẵn, các
cấu trúc câu, được “sử dụng nguyên khối để tham gia vào việc tạo lập văn bản”.
Những khuôn sáo hành chính này được dùng để đưa ra các căn cứ pháp lí và
thực tiễn ở phần mở đầu của nội dung văn bản như căn cứ…, xét đề nghị...; để
liên kết các phần của văn bản như để tiếp tục giải quyết…, về vấn đề trên…; để
trình bày nguyện vọng như kính đề nghị…xem xét, giải quyết, mong…quan tâm,
giải quyết; để kết thúc nội dung văn bản như xin trân trọng cảm ơn, xin báo cáo
để…cho ý kiến giải quyết, chịu trách nhiệm thi hành…
Tính khuôn mẫu giúp cho người soạn thảo dễ dàng ngăn ngừa được những
sai lầm có thể xảy ra trong việc trình bày, đặc biệt tạo điều kiện áp dụng những
phương tiện máy móc tự động trong việc xử lý văn bản nói chung. Tính khuôn
mẫu giúp người thực hiện văn bản dễ tiếp thu nội dung thông tin, biết chỗ nào là

13 2
quan trọng cần chú ý, chỗ nào có thể lướt qua. Chẳng hạn, khi nhận được văn
bản Quyết định, người thực thi sẽ quan tâm ngay được nội dung của các điều,
khoản; còn quốc hiệu, tiêu ngữ, số-kí hiệu... có thể lướt qua.
Một văn bản hành chính được soạn thảo đúng thể thức là một trong những
yếu tố quyết định hiệu lực pháp lý của văn bản.
b) Tính chính xác
Chức năng cơ bản của ngôn ngữ hành chính nói chung, ngôn ngữ văn bản
hành chính nói riêng là ghi nhận, truyền đạt các thông tin quản lí, pháp lí, ban
hành quy định, phản ánh tình hình, thực thi công vụ…do đó phải có sự chính
xác, tường minh. Tính chính xác về ngôn ngữ hành chính đi liền với sự đơn
nghĩa, không cho phép tồn tại sự đa nghĩa hay dùng nghĩa hàm ẩn. Tức là ngôn
ngữ phản ánh đúng nội dung cần truyền đạt, phản ánh tường tận, sáng tỏ các vấn
đề, không để người đọc, người nghe không hiểu hoặc hiểu nhầm, hiểu sai ý. Có
như vậy, đối tượng tiếp nhận văn bản sẽ hiểu đúng, thực hiện các quy định hoặc
giải quyết công việc, nhiệm vụ được giao một cách đúng đắn, triệt để và hiệu
quả.
Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chính không chuẩn mực sẽ dẫn tới
khó khăn cho đối tượng tiếp nhận, hiểu và thực thi văn bản, thậm chí tạo ra
những kẽ hở bị lợi dụng, làm ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm của luật pháp, vi
phạm những quy định quản lí và dẫn tới những tổn hại về nhiều mặt của nhà
nước, xã hội, cơ quan, tổ chức và công dân.
Khoản 1, Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy
định:
Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ
thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.
Điều 11, Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình
13 2
bày văn bản hành chính cũng quy định về ngôn ngữ văn bản hành chính:
- Được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;
- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;

- Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông (không dùng từ ngữ địa phương
và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết). Đối với thuật ngữ chuyên
môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản;
- Chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thuộc ngôn ngữ
13 2
tiếng Việt dễ hiểu. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn
bản thì có thể viết tắt, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được
đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó.
Về phương diện từ ngữ: Chính xác, nhất quán, đơn nghĩa, đúng tôn ti trật
tự hành chính. Dùng từ phổ thông, không dùng từ địa phương, tiếng lóng, từ cổ;
không dùng từ ngữ có tính đa nghĩa, từ khẩu ngữ, từ văn chương, các biện pháp
tu từ nghệ thuật. Nếu dùng từ mới, từ không thông dụng, viết tắt phải có sự giải
thích, ghi chú. Về phương diện này, văn bản quy phạm pháp luật như luật, nghị
định, thông tư thường dành riêng một điều giải thích từ ngữ để thống nhất cách
hiểu văn bản. Ví dụ:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: (…)
Về phương diện câu: Tuân thủ nghiêm phương thức ngữ pháp của tiếng
Việt (trật tự từ, ngữ điệu, lặp và phương thức hư từ) khi tạo câu. Không dùng lối
diễn đạt chung chung, mơ hồ, đa nghĩa…Ví dụ:
Tuy xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện kế
hoạch nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế là một câu sai vì dùng không
đúng cặp quan hệ từ.
c) Tính khách quan
Văn bản hành chính trình bày vấn đề một cách trực tiếp, không thiên vị,
bởi lẽ loại văn bản này là tiếng nói của quyền lực nhà nước, của một cơ quan,
một đơn vị chứ không phải tiếng nói riêng của một cá nhân, dù rằng văn bản có
thể được giao cho một cá nhân soạn thảo. Cá nhân chỉ là người phát ngôn thay
cho cơ quan, tổ chức công quyền; cá nhân không tự ý đưa quan điểm riêng của
mình vào nội dung văn bản mà chỉ nhân danh cơ quan trình bày ý chí của Nhà
nước, ý tưởng của người lãnh đạo. Do đó, ngôn ngữ phải khách quan, không

13 2
dùng từ biểu cảm, ít dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít, không dùng các
danh từ chỉ mối quan hệ thân thuộc để xưng hô giữa các cơ quan hay các cá
nhân trong quá trình giải quyết việc công. Dùng từ chỉ chức vụ hoặc dùng tên cơ
quan để xưng hô trong văn bản.
d) Tính nghiêm túc, trang trọng, lịch sự

Văn bản hành chính là phương tiện giao tiếp chính thức giữa các cơ quan,
tổ chức với nhau, với công dân và ngược lại, giữa các cá nhân với nhau trên cơ
sở pháp lí nên trang trọng, lịch sự là yêu cầu cần thiết đối với ngôn ngữ của loại
văn bản này. Tính lịch sự trong ngôn ngữ văn bản phản ánh trình độ văn hóa
trong giao tiếp của các cơ quan nhà nước, các tổ chức; tạo được thiện cảm với
đối tượng tiếp nhận và làm cho đối tượng tiếp nhận phải nghiêm túc trong việc
thực thi văn bản. Phép lịch sự thể hiện ở việc tuân thủ các nghi thức hành chính
trong đó có việc dùng các từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp có tính nghi
13 2
thức, có sự phân biệt thứ bậc hành chính.
Cách xưng hô phải đúng thứ bậc hành chính giữa cơ quan cấp trên, cấp
dưới, ngang cấp, cơ quan ngoài hệ thống và với công dân. Phép lịch sự được thể
hiện trong việc truyền đạt mệnh lệnh, đôn đốc, nhắc nhở, kiến nghị, phản ánh
tình hình. Ngay cả khi khiển trách tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của nhà
nước, cơ quan vẫn cần thể hiện sự tôn trọng với đối tượng
e) Tính hiệu lực
Văn bản hành chính là phát ngôn chính thức của các cơ quan Nhà nước, là
tiếng nói của quyền lực nhà nước. Do đó, văn bản hành chính mang tính hiệu lực
và đây là hiệu lực pháp lí. Một văn bản được coi là có tính hiệu lực khi có đầy
đủ các yếu tố sau:
- Phản ánh đúng chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật
của Nhà nước; đúng quy định của ngành, của cơ quan;
- Soạn thảo đúng thể thức;
- Nội dung mang tính khả thi, phù hợp với đối tượng thực thi văn bản;
- Có chữ kí của người có thẩm quyền và con dấu của cơ quan làm ra văn
bản;

13 2
- Xác định rõ đối tượng, phạm vi, thời gian thực hiện văn bản;
- Ngôn ngữ diễn đạt chuẩn mực, nghiêm túc; thể hiện sự cầu khiến một
cách tường minh.
Hiệu lực của văn bản hành chính thể hiện quyền lực của chủ thể ban hành
văn bản. Đó là quyền lực của các tổ chức, cơ quan và quyền lực của các tổ chức,
cơ quan trao cho những cá nhân nhất định. Quyền lực đó được thể hiện ở việc
văn bản hành chính tạo lập các quyền và nghĩa vụ, bắt buộc hoặc cho phép các
đối tượng mà nó điều chỉnh thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi
nhất định.
g) Tính phổ thông, đại chúng
Đối tượng tiếp nhận của văn bản hành chính, đặc biệt của nhóm văn bản
quy phạm pháp luật, là nhiều tầng lớp nhân dân trong cả nước. Vì vậy, ngôn ngữ
biểu đạt phải mang tính phổ thông, đại chúng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu đối
với quần chúng nhân dân. Tất nhiên, tính phổ thông, đại chúng không hề mâu
thuẫn với tính khuôn mẫu, chuẩn mực. Cần lưu ý tránh hiện tượng sử dụng ngôn
ngữ suồng sã, thông tục với quan điểm cho rằng như thế mới đạt yêu cầu đại
chúng. Không dùng khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng địa phương, các từ nước ngoài
chưa được Việt hoá ở phạm vi toàn quốc. Cần viết cho phù hợp với trình độ
người tiếp nhận. Không nên viết ở tầm quá thấp cho người có trình độ cao sẽ
làm giảm giá trị văn bản, làm mất thiện cảm của người tiếp nhận. Cũng không
nên viết ở tầm quá cao cho người có trình độ thấp bởi người đọc sẽ khó tiếp
nhận văn bản một cách thấu đáo, chính xác.
13 2
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản, đồng thời cũng là những tiêu chí của
việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ hành chính, ngoài
ra còn một số đặc điểm khác nữa như tích ngắn gọn, súc tích, tính có hiệu lực
cao... Nhưng nói chung, thực hiện tốt những đặc điểm trên đây là đạt được yêu
cầu cần thiết của ngôn ngữ văn bản hành chính.

13 2
ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. Nêu khái niệm văn bản. Trình bày tính chỉnh thể của văn bản và cho ví
dụ minh họa.
2. Văn bản có những đặc trưng nào? Đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì
sao?
3. Nêu khái niệm văn bản khoa học. Trình bày đặc trưng của văn bản khoa
học. Cho ví dụ minh họa.
4. Nêu khái niệm văn bản chính luận? Trình bày các đặc trưng của văn
bản chính luận. Cho ví dụ minh họa.
5. Nêu khái niệm văn bản báo chí. Trình bày các đặc trưng của văn bản
báo chí.
6. Trình bày tính chính xác của văn bản hành chính. Cho ví dụ minh họa.
7. Trình bày tính nghiêm túc, trang trọng, lịch sự của văn bản hành chính.
Cho ví dụ minh họa.
8. Biểu hiện của tính khuôn mẫu và tác dụng của tính khuôn mẫu trong
văn bản hành chính.

13 2
Chương 3
TIẾP NHẬN VĂN BẢN
3.1. Tóm tắt văn bản
3.1.1. Khái niệm
Tóm tắt một văn bản là sự cô đúc nội dung của văn bản vào trong một số
câu nhất định theo một mục đích đã định trước và không làm thay đổi nội dung
của văn bản gốc.
Người tóm tắt phải thực hiện13việc ép,
2 nén nội dung của văn bản. Do vậy,
văn bản tóm tắt phải ngắn hơn văn bản ban đầu.
Việc lựa chọn thông tin đưa vào trong văn bản tóm tắt phụ thuộc vào mục
đích của người tóm tắt.
3.1.2. Mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản
3.1.2.1. Mục đích
Tóm tắt văn bản có hai mục đích: Để dễ nhớ nội dung văn bản và để tiện
đưa tin.
Ví dụ: Tóm tắt Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017
của Chính phủ về kinh doanh casino.
Hiệu lực thi hành: 15/3/2017.
Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý riêng về kinh doanh casino; đảm bảo phù hợp với tình
hình hoạt động hiện nay và yêu cầu của công tác quản lý nhà nước trong thời
gian tới.
Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 09 chương, 63 điều, quy định về việc
kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh casino trên lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với các nội dung chủ yếu như: (1) Nguyên tắc kinh
doanh casino và các hành vi bị nghiêm cấm; (2) Tổ chức hoạt động kinh doanh
casino; (3) Điều kiện, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino; (4) Trình tự, thủ tục cấp Giấy
phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác; (5) Cung cấp thông tin,
quảng cáo, giảm giá, khuyến mại; (6) Chế độ tài chính; quản lý doanh thu, quản

13 2
lý thuế; chế độ kế toán và báo cáo; kiểm toán, công khai báo cáo tài chính; (7)
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh casino (8) Quản lý nhà
nước; quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước; kiểm tra, thanh tra về kinh
doanh casino; (9) Quy định chuyển tiếp và điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Doanh nghiệp kinh doanh casino; (2) Đối
tượng được phép chơi và các đối tượng được phép ra, vào các điểm kinh doanh
casino theo quy định tại Nghị định này; (3) Cơ quan quản lý nhà nước có chức
năng liên quan đến việc cấp phép, quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh casino; (4) Tổ chức, cá
nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh casino.
3.1.2.2. Yêu cầu
Thứ nhất. Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thực văn bản gốc
Văn bản tóm tắt phải nêu được các nội dung chính và mối liên hệ giữa các
nội dung đó. Người viết không được xuyên tạc hoặc thêm thắt những nội dung
không có trong văn bản gốc.
Thứ hai: Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn
Người viết văn bản tóm 13
tắt thường
2 sử dụng những câu ngắn nhưng đầy đủ
thành phần nhằm tăng cường tối đa lượng thông tin trong câu. Cần hạn chế dùng
câu tỉnh lược để văn bản tóm tắt dễ hiểu, tuy nhiên, nếu ngữ cảnh cho phép xác
định đúng quy chiếu thì có dùng câu tỉnh lược thành phần chủ ngữ nhằm rút
ngắn văn bản tóm tắt. Người viết tóm tắt cần loại bỏ những thông tin không cần
thiết với mục đích tóm tắt.
Thứ ba: Người viết tóm tắt cần diễn đạt các nội dung tóm tắt theo cách
riêng của mình, tránh dùng lại nguyên văn các câu hoặc các đoạn trong văn bản
gốc.
3.1.3. Thao tác tóm tắt văn bản
Khi tóm tắt một văn bản, phải tiến hành các bước sau:
3.1.3.1. Tìm hiểu văn bản gốc
Khi tìm hiểu văn bản gốc, người tóm tắt phải đọc nhiều lần để xác định:

13 2
+ Loại văn bản: Văn bản gốc thuộc loại văn bản nào trong các loại văn
bản: văn bản khoa học, văn bản hành chính, văn bản nghị luận, văn bản báo chí,
văn bản nghệ thuật và văn bản sinh hoạt.
+ Bố cục của văn bản: Xác định các phần, chương, đoạn trong văn bản
gốc. Việc hình dung trước bố cục này sẽ giúp người tóm tắt nhận ra được từng
phần trong văn bản gốc và quan tâm đến những phần đáng chú ý nhất.
+ Chủ đề chung của văn bản và các chủ đề bộ phận (nói cách khác là
những nội dung cơ bản, ý chính)
Cách xác định chủ đề chung và các chủ đề bộ phận:
• Xác định chủ đề chung:
Chủ đề chung là chủ đề của văn bản. Do đó, chủ đề chung phải được thể
hiện xuyên suốt qua toàn bộ văn bản. Theo Bùi Minh Toán, “Ý đồ của người
viết hay đích hướng tới của văn bản chính là chủ đề của văn bản ấy”. (Tiếng
Việt thực hành–Tr. 38)
Mỗi kiểu loại văn bản khác nhau có cách thể hiện chủ đề riêng của mình.
Chủ đề của văn bản nghị luận chính là luận đề trong văn bản (nêu vấn đề đưa ra
để bàn luận), câu luận đề này thường nằm ở phần mở đầu hay phần kết luận của
văn bản.Ví dụ: Chủ đề của Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được thể hiện
ở câu luận đề ở cuối tác phẩm: “Vì những lẽ trên, chúng tôi- Chính phủ lâm thời
của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà- trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập. Và sự thật đã thành một
nước tự do, độc lập. Dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy.”
Chủ đề của văn bản hành chính nằm ở phần trích yếu nội dung (dưới tên
loại trong văn bản có tên loại hoặc dưới số, kí hiệu trong văn bản không có tên
loại). Ví dụ: Chủ đề công văn số 2772/UBND
13 2 -KT ngày 06/6/2017 của UBND
thành phố Hà Nội Về việc triển khai thực hiện ý kiến kết luận của Thủ tướng
Chính phủ tại Hội nghị tổng kết công tác PCTT và TKCN năm 2016, triển khai
nhiệm vụ năm 2017 chính là việc triển khai thực hiện kết luận của Thủ tướng
Chính phủ.

Chủ đề của văn bản khoa học thường nằm trong chính tên của văn bản. Ví
dụ: Tiêu đề của bài Xã hội hóa dịch vụ giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ: thực
13 khoa
trạng và giải pháp trong Tạp chí 2 học Nội vụ số 17 năm 2017 phản ánh chủ

đề của văn bản này.


28. Điền từ thích hợp vào ô trống trong các đoạn văn sau đây:
a. Quyết định này có ... thi hành từ ngày ... Những ... trước đây trái với
Quyết định này ...
b. Người lợi dụng ..., quyền hạn tổ chức hoặc sử dụng lực lượng dân quân
tự vệ trái Pháp lệnh này, thì tùy theo ..., mức độ ... sẽ bị xử lý ... hoặc bị truy cứu
... hình sự theo ... của pháp luật.
c. Nhà thầu xây dựng chỉ được phép nhận thầu…. những công trình thực
hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với …. của mình; …. đúng thiết
kế được duyệt; … đúng các …. kĩ thuật đã được quy định và chịu sự ……, kiểm
tra thường xuyên về chất lượng công trình của chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ
quan … Nhà nước theo phân cấp quản lí chất lượng công trình …
29. Cho câu luận đề:
“Con người sống trong xã hội ngày nay có được nhiều ưu thế hơn so với
thế hệ trước, chẳng hạn được hưởng một mức sống cao hơn, được chăm sóc y tế
tốt hơn nhưng đồng thời anh ta cũng phải đối mặt với nguy cơ về ô nhiễm môi
trường, sự xuống cấp của những giá trị xã hội cũng như sự lệ thuộc quá nhiều
của con người vào máy móc”.
Căn cứ vào câu luận đề trên, hãy lập một đề cương chi tiết.

13 2
Chương 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH TẢ, DÙNG TỪ VÀ ĐẶT CÂU
5.1. Một số vấn đề chung về chính tả tiếng Việt
5.1.1. Chữ quốc ngữ
5.1.1.1. Chữ cái, nguyên âm và phụ âm
- Chữ viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ) được xây dựng theo hệ thống chữ cái
La-tinh. Bảng chữ cái tiếng Việt gồm các chữ cái sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h,
i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
Chữ cái là kí hiệu được dùng để ghi lại nguyên âm và phụ âm.
- Nguyên âm: Là những âm âm mà khi phát âm, luồng hơi đi từ trong phổi
ra không gặp trở ngại gì đáng kể (Chú ý là nguyên âm là những âm không thể
đánh vần được)
Tiếng Việt gồm 14 nguyên âm, trong đó có 11 nguyên âm đơn và 03
nguyên âm đôi.
+ Nguyên âm đơn là nguyên âm được ghi lại bởi 01 chữ cái: a, ă, â, e, ê, i
(y), o, ô, ơ, u, ư
+ Nguyên âm đôi là nguyên âm được ghi lại bởi 02 chữ cái: iê (yê, ia, ya),
ươ (ưa), uô (ua).
- Phụ âm: Âm mà khi phát âm, luồng hơi từ phổi đi lên qua thanh hầu gặp
phải cản trở đáng kể trước khi thoát ra ngoài (Chú ý phụ âm là những âm có thể
đánh vần được)
Tiếng Việt có 23 phụ âm: b, c, (k, q), ch, d, đ, g(gh), gi, h, kh, l, m, n, nh,
ng(ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x. Các phụ âm chia thành chia thành hai nhóm:
phụ âm đầu và phụ âm cuối.
Ngoài các chữ cái, do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, chữ tiếng Việt
còn sử dụng thêm 5 dấu để ghi thanh điệu: ` (ghi thanh huyền), ~ (ghi thanh
ngã), . (ghi thanh nặng), ? (ghi thanh hỏi), ' (ghi thanh sắc), không dùng dấu để
ghi thanh ngang (không).

13 2
5.1.1.2. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất hợp lý trong
chữ quốc ngữ
So với chữ viết của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, chữ quốc ngữ có phần
hợp lý hơn, do đó, chính tả của nó cũng giản tiện hơn rất nhiều. Nguyên nhân
sâu xa nhất của điều này là ở chỗ chữ quốc ngữ được xây dựng theo nguyên tắc
ngữ âm vị học. Nguyên tắc ngữ âm vị học trong chữ viết yêu cầu giữa âm và chữ
phải có quan hệ tương ứng "1-1". Để đảm bảo nguyên tắc này, chữ quốc ngữ
phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiên:
- Mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị;
- Mỗi ký hiệu luôn luôn chỉ có một giá trị, tức biểu thị chỉ cần một âm duy
nhất ở mọi vị trí trong từ.
Về căn bản, chữ quốc ngữ được tạo ra có tính đến khá đầy đủ các điều
kiện đó.
Tuy nhiên, chữ quốc ngữ vẫn tồn tại một số bất hợp lý. Đó là 2 trường
hợp sau:
a) Vi phạm nguyên tắc tương ứng "1-1" giữa ký hiệu và âm thanh.
Điều này thể hiện ở chỗ dùng nhiều ký hiệu để biểu thị một âm. Ví dụ:
-Âm /k/ được biểu thị bằng 3 ký hiệu: C, K, Q.
-Âm /i/ được biểu thị bằng 2 ký hiệu: I, Y.
-Âm // (gờ) được biểu thị bằng: G, GH.
-Âm // (ngờ) được biểu thị bằng: NG, NGH.
b) Vi phạm tính đơn trị (mỗi ký hiệu chỉ có một giá trị) của ký hiệu.
Điều này thể hiện cụ thể ở chỗ: một ký hiệu biểu thị nhiều âm khác nhau
tùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ với những âm trước và sau nó.
Ví dụ:
- Chữ G khi đứng trước các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị âm //:
(g); nhưng khi đứng trước i mà sau i là các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị
âm /z/ (gi): gia, giữ...; khi G đi cùng với H, thì biểu thị âm // (gh): ghi, ghế...;
khi đứng trước I hoặc IÊ thì một mình G lại biểu thị âm /z/: gì, gìn, giết...
Ngoài ra, còn có tình trạng:

13 2
- Dùng nhiều dấu phụ, như các trường hợp: ă, â, ô, ơ, ư.
- Ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm, như các trường hợp: ch, gh, kh,
nh, ng, ngh, ph, th, tr.
Những bất hợp lý này là một nguyên nhân dẫn đến lỗi chính tả.
5.1.2. Chính tả
Xét theo thuật ngữ Hán Việt, chính là đúng, tả là viết. Chính tả tức là viết
đúng. Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên, chính tả là cách viết
chữ được coi là chuẩn.
5.1.2.1. Đặc điểm chính tả tiếng Việt
- Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính: các âm tiết được tách bạch rõ ràng
trong dòng lời nói. Vì thế, khi viết, các âm tiết được viết rời, cách biệt nhau.
Ví dụ:
Tổ quốc Việt Nam gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo (gồm
15 âm tiết).
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình. Dù đứng độc lập hay là
một yếu tố trong cấu tạo từ ghép hay đứng trong câu, trong văn bản thì hình thái
của âm tiết không bao giờ thay đổi.
- Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ,
phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm
chính là nguyên âm đôi) của âm tiết.
- Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt: rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ
âm tiếng Việt có cấu tạo như sau:
THANH ĐIỆU
PHỤ VẦN
ÂM ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI
ĐẦU
THANH ĐIỆU
Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được
trong cấu tạo của bất kỳ âm tiết nào.

13 2
- Cách xác định ký hiệu ghi trong âm chính trong chữ: Muốn xác định
được ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta đặt chữ vào khuôn âm tiết.
Ví dụ:
THANH ĐIỆU
PHỤ ÂM VẦN
ĐẦU ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI
THANH ĐIỆU
H U Ấ N
T O À T
TH U YỀ N
B # ƯỚ C
# O À #
# # ÙA #
TH U Ỷ #

Khi xác định được ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta ghi dấu thanh điệu
kên trên (hoặc dưới) kí hiệu đó: bàn, toàn, hóa, họ, thuế....
Trong trường hợp có hai ký hiệu biểu thị âm chính (âm chính là nguyên
âm đôi):
+ Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu có dấu phụ: tiến, chiến, quyển, yến, suối,
chứa...;
+ Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu đầu tiên (từ trái sang phải) khi cả hai ký
hiệu không có dấu phụ: phía, của, múa...;
+ Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu thứ hai (từ trái sang phải) khi cả hai ký
hiệu đều có dấu phụ: nước, bưởi...
Mẹo ghi thanh điệu đúng:
- Khi có một nguyên âm, dấu ghi thanh điệu bao giờ cũng đánh lên
nguyên âm đó;
- Khi phần vần có từ hai nguyên âm trở lên, nếu:

13 2
+ Vần đang xét, về nguyên tắc có thể kết hợp với (hoặc đã sẵn có) một
trong các phụ âm (m, n, p, t, c, ng, nh, ch) làm âm cuối, ta đặt dấu ghi thanh
điệu trên (hoặc dưới) ký hiệu nguyên âm cuối cùng bên phải: hoà(ng), quyế(t),
quyể(n), giườ(ng)....;
+ Vần đang xét về nguyên tắc, không thể kết hợp được với một trong các
phụ âm kể trên làm âm cuối, ta đặt dấu ghi thanh điệu trên (dưới) ký hiệu
nguyên âm ngay bên trái ký hiệu nguyên âm cuối cùng: hoài, hỏi, hảo, mày,
múa, phía, chứa...
5.1.2.2. Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt
- Các chữ cái biểu thị các phần của âm tiết
+ Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đều có thể làm ký hiệu ghi âm đầu của
âm tiết .
+ Tất cả các chữ cái ghi nguyên âm đều có thể làm ký hiệu âm chính của
âm tiết.
+ Có hai chữ cái để ghi âm đệm là o và u (giữa chúng có sự phân bố vị trí
rõ rệt.
+ Các ký hiệu: p, t, m, n, c (ch), ng (nh), i, (y), u (o) biểu thị các âm cuối.
- Sự phân bố vị trí giữa các ký hiệu cùng biểu thị một âm.
Tuy có những chỗ chưa hợp lý, song chữ quốc ngữ đã thiết lập được một
bộ quy tắc kết hợp hiệu chỉnh cần thiết và đủ mạnh để loại bỏ khả năng tùy tiện,
nước đôi khi viết. Các quy tắc bổ sung này đã được xã hội hóa và trở thành thói
quen chính tả của người Việt. Nhờ chúng mà chính tả chữ quốc ngữ khắc phục
được tính phức tạp, rắc rối phát nguyên từ những trường hợp vi phạm nguyên
tắc ngữ âm học. Sau đây là các quy tắc bổ sung đó:
*K, C, Q
- K viết trước nguyên âm e, ê, i (y); hoặc nguyên âm đôi iê, ia: kiên, kia,
kẻ, kĩ...
- C viết trước nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư (ca, căn, cân, cô, cư...).
- Q viết trước âm đệm: u (quả, quang, quân, quet....).

13 2
(Riêng trường hợp ka- ki, Bắc Kạn, ka-li theo thói quen k vẫn được viết
trước a)
*G – GH; NG - NGH
- G, NG viết trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ơ, ô, u, ư (nga, ngăn, go, gô,
ngơ, gù, ngưng...)
- GH, NGH viết trước các nguyên âm e, ê, i (nghe, ghế, nghiên...) hoặc
trước các nguyên âm đôi ia, iê (nghĩa, nghiên....)
*IÊ, YÊ, IA, YA
- IÊ viết sau âm đầu, trước âm cuối: chiến, tiên tiến...
- YÊ viết sau âm đêm, trước âm cuối: tuyên, quyên... hoặc khi mở đầu âm
tiết: yên, yết...
- IA viết sau đầu, không có âm cuối: chia, phía...
- YA viết sau âm đệm, không có âm cuối: khuya.
*UA, UÔ
- UA viết khi không có âm cuối: ủa, của, múa...
- UÔ viết trước âm cuối: suối, suốt, chuối...
*ƯA, ƯƠ
- ƯA viết khi không có âm cuối: chưa, thừa...
- ƯƠ viết trước âm cuối: nước, thương....
*O, U làm âm đệm
- Sau chữ cái ghi phụ âm Q chỉ viết U: quang, quân, quen, quyên...
- Sau các phụ âm khác hoặc mở đầu âm tiết:
+ Viết O trước các nguyên âm : a, ă, i (hoa, khoăn, toet...)
+ Viết U trước các nguyên âm : â, ê, y, ya, yê (huân, khuynh, khuya,
nguyên, huê...)
* I,Y làm âm chính (không có quy định thống nhất)
- I, Y đều làm phần vần cho một âm tiết và dùng thay thế cho nhau.
Ví dụ: kĩ thuật - kỹ thuật
lí thuyết - lý thuyết
thẩm mĩ - thẩm mỹ

13 2
Tuy nhiên, xu hướng hiện nay những âm tiết này thường viết bằng I, chỉ
trừ một vài trường hợp viết bằng Y. Đó là từ kỹ sư… hay tên riêng Lê Thị Lý,
nước Mỹ…
- I viết sau âm đầu: bi, phi, kĩ, mĩ, kinh, minh.....
- Y viết sau âm đệm: quy, quynh....
- I, Y đều có khả năng độc lập tạo nên âm tiết:
+ I đối với các từ thuần Việt: ỉ eo, ầm ĩ, í ới...
+ Y đối với từ Hán Việt: y tá, ý kiến, quân y, y lệnh, y phục...
5.1.2.3. Quy định chung về việc viết hoa
Chữ hoa trong tiếng Việt có các chức năng cơ bản sau:
- Đánh dấu sự bắt đầu một câu;
- Ghi danh từ riêng;
- Biểu thị sự tôn kính, tôn trọng, lịch sự.
Chức năng thứ nhất và thứ ba nhìn chung được thực hiện một cách nhất
quán trong chính tả tiếng Việt. Duy có chức năng ghi danh từ riêng còn nhiều
điểm chưa thống nhất trong sử dụng.
Ví dụ:
- Cùng một tên tổ chức cơ quan cũng tồn tại những cách viết khác nhau:
Ủy ban Nhân dân - Ủy ban nhân dân; Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam – Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Để khắc phục tình trạng này, tiếng Việt đã có những quy định về việc
viết hoa trong văn bản (Xem phụ lục 1,2,3)
5.2. Dùng từ trong hoạt động giao tiếp
Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến; mang những đặc
điểm ngữ pháp nhất định; nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định; tất cả ứng với một
kiểu nghĩa nhất định. Từ là đơn vị trực tiếp cấu tạo nên câu.
Lựa chọn và sử dụng từ trong hoạt động giao tiếp cần phải dựa trên những cơ
sở thống nhất, những cơ sở tạo điều kiện cho việc giao tiếp đạt hiệu quả. Cơ sở của
việc lựa chọn đó chính là yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản.

13 2
Xét một cách chung nhất, dùng từ phải đạt tới yêu cầu đúng và hay. Xét một
cách cụ thể, từ sử dụng trong giao tiếp cần phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:
5.2.1. Dùng từ phải đúng về âm thanh và hình thức cấu tạo
Từ là đơn vị hai mặt: nội dung và hình thức. Nói đến từ, trước hết phải nói tới
mặt âm thanh và hình thức cấu tạo. Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến đổi hình
thái. Vì vậy, hình thức của từ cũng mang tính cố định, bất biến ở mọi vị trí. Khi sử
dụng từ ngữ, điều đầu tiên chúng ta phải đảm bảo là phải đúng về âm thanh và cấu tạo
mà xã hội công nhận. Việc dùng từ không đúng về mặt hình thức sẽ làm cho người
nghe, người đọc không hiểu hoặc hiểu sai nội dung thông tin cần truyền đạt
Ví dụ:
Không nói Cần nói
Kìm chế Kiềm chế
Tiểu số Thiểu số
Góa phụ Quả phụ
Nhận chức Nhậm chức
Cấu kết Câu kết
Tiệt chủng Tuyệt chủng
Mối liên hệ giữa hình thức và nội dung ý nghĩa của từ mang tính quy ước.
Trong việc sử dụng từ ngữ, một mặt cần tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu sử dụng từ
đúng âm thanh và hình thức cấu tạo, song lại tránh cách dùng cứng nhắc, máy móc.
Hoàn toàn được phép sáng tạo, uyển chuyển trong dùng từ.
Ví dụ: Tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ, nhưng trong thực tế sử
dụng vẫn cho phép đảo trật tự các thành tố cấu tạo từ mà nghĩa của từ lại không thay
đổi, như cay đắng - đắng cay, đợi chờ - chờ đợi….
Hoặc tách rời các hình vị để tạo ra những kết cấu mới, như ăn mặc sung sướng
- ăn sung mặc sướng….
Dùng từ đúng về âm thanh và hình thức cấu tạo còn được hiểu là khi nói cần
phát âm chuẩn.

13 2
5.2.2. Dùng từ phải đúng về nghĩa
Ý nghĩa là một mặt quan trọng của từ, được cộng đồng xã hội thừa nhận và sử
dụng trong giao tiếp hàng ngày. Thông thường các ý nghĩa này được ghi lại trong các
từ điển giải thích. Nghĩa của từ gồm: Nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu
thái và nghĩa ngữ pháp.
Khi sử dụng từ, trước hết cần lựa chọn nghĩa của từ sao cho phù hợp với nhân
vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và đích giao tiếp. Nghĩa của từ
phải đảm bảo đúng các mặt sau:
- Chỉ đúng hiện thực khách quan (sự việc, sự vật, hành động, tính chất) cần nói
tới
- Biểu thị đúng khái niệm cần diễn đạt
- Phản ánh đúng thái độ, tình cảm của người viết, người nói đối với hiện thực
khách quan, đối với người đọc văn bản
Nói cách khác, dùng từ phải đúng cả về nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa
biểu thái và đúng cả về nghĩa ngữ pháp.
Từ có nghĩa gốc và có cả nghĩa chuyển (còn gọi là nghĩa phái sinh). Sử dụng từ
theo nghĩa chuyển cần dựa trên nghĩa gốc của từ.
5.2.3. Dùng từ phải đúng quan hệ kết hợp
Từ là đơn vị tạo câu. Khi tham gia vào câu, từ không chỉ có hình thức và ý
nghĩa mà còn có những đặc điểm ngữ pháp nữa. Đối với tiếng Việt, đặc điểm ngữ
pháp của từ thể hiện rõ nhất ở khả năng kết hợp, chức năng ngữ pháp của từ trong câu.
Khi cho các từ kết hợp với nhau, bố trí từ đảm nhận một chức năng ngữ pháp nào đó
trong câu, cần phải tính toán và tuân theo các đặc điểm ngữ pháp của từ.
Từ được coi là dùng đúng về quan hệ kết hợp cần:
- Phải phù hợp với những từ khác trong câu
Ví dụ: Do lượng mưa năm nay kéo dài nên vụ mùa đã bị thiệt hại nặng nề.
Ở ví dụ trên, hai từ lượng và kéo dài kết hợp với nhau không hợp lí.
- Được sắp xếp đúng vị trí

13 2
Ví dụ: Văn bản về việc phòng chống dịch bệnh mùa hè của Bộ Y tế đã được
triển khai thực hiện đồng bộ trong cả nước là một câu sắp xếp từ ngữ không đúng về
trật tự.
Cần viết: Văn bản của Bộ Y tế về việc phòng chống dịch bệnh mùa hè đã được
triển khai thực hiện đồng bộ trong cả nước.
- Dùng quan hệ từ đúng.
Ví dụ: Quy chế làm việc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một câu dùng
thiếu quan hệ từ nên dẫn đến sai về quan hệ ngữ pháp.
Cần viết: Quy chế làm việc của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5.2.4. Dùng từ phải phù hợp với phong cách chức năng
Tiếng Việt có nhiều phong cách ngôn ngữ, mỗi phong cách thường có
một yêu cầu khác nhau về sử dụng các phương tiện ngôn ngữ. Trong từ vựng,
đại đa số các từ là từ đa phong cách (từ được sử dụng trong nhiều phong cách)
nhưng có một số từ chuyên dụng cho một hoặc một số phong cách chức năng
nhất định (từ đơn phong cách).
Trong văn bản hành chính thường có lớp từ ngữ hành chính với tính chính
xác, khuôn mẫu và trang trọng. Ví dụ: nay ban hành, trân trọng đề nghị, nghiêm
cấm, bãi bỏ, đình chỉ... Văn bản khoa học lại có nhiều thuật ngữ khoa học tương
ứng với các ngành khoa học nhất định. Ví dụ: giao thoa, điện trở, gen trội; âm
tiết, ngữ cố định, trạng ngữ…
Việc dùng từ không đúng với phong cách chức năng của văn bản sẽ lảm
giảm hiệu quả tác động của văn bản.
Ví dụ: Trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, nhờ tai mắt của quần
chúng, các tội phạm buôn bán ma túy đã được quét sạch.
5.3. Đặt câu trong hoạt động giao tiếp
Câu là một đơn vị của ngôn ngữ dùng để thông báo, có tính giao tiếp, tính
tình thái và tính vị ngữ.
5.3.1. Câu xét theo quan hệ hướng nội
- Câu phải được viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.

13 2
- Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy của người Việt. Cụ
thể là:
+ Phản ánh đúng hiện thực khách quan;
+ Quan hệ giữa các thành phần câu, các vế câu phải hợp lôgic ngữ nghĩa;
+ Quan hệ giữa các thành phần đẳng lập phải là quan hệ đồng loại (cùng
một phạm trù ngữ nghĩa).
- Diễn đạt trong sáng.
- Có thông tin mới.
- Câu phải được điền dấu câu cho phù hợp với chính tả tiếng Việt và nội
dung của câu.
5.3.2. Câu xét về quan hệ hướng ngoại
- Câu đặt ra phải phục vụ cho mục đích giao tiếp của văn bản. Tức là,
nghĩa của câu cần hướng tới và phù hợp với chủ đề chung của văn bản.
- Câu đặt ra phải phù hợp với quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp.
- Câu đặt ra phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Hình thức và nghĩa của câu cần phù hợp với các câu trước và sau nó.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5
Câu hỏi
1. Trình bày chức năng của việc viết hoa trong văn bản. Cho ví dụ minh
họa.
2. Tình trạng viết hoa trong chính tả tiếng Việt hiện nay như thế nào?
Theo Anh (Chị), cần có biện pháp gì để khắc phục lỗi viết hoa?
3. Phân tích những yêu cầu chung về việc dùng từ trong hoạt động giao
tiếp.
4. Theo Anh (Chị), lỗi về dùng từ trong hoạt động giao tiếp thường có
biểu hiện như thê nào? Cho ví dụ minh họa.
5. Phân tích các yêu cầu về dung câu theo quan hệ hướng nội. Cho via dụ
minh họa.

13 2
6. Phân tích các yêu cầu về câu theo quan hệ hướng ngoại. Cho ví dụ
minh họa.
Bài tập thực hành
*Trong phần bài tập, do yêu cầu của bài học, chúng tôi có lấy một số văn bản của
các cơ quan rồi thay đổi lại dấu câu, chính tả hay cách diễn đạt, để người học thực hành
sửa lỗi. Vì vậy người học cần lưu ý.

Bài 1. Phát hiện các từ viết sai và chữa lại


Trà đạp Giạm vợ Ăn dở
Cây chà là Giải yếm Dui mè
Chung trạ Giẩu mỏ Giũ bỏ
Trạnh lòng Dâng hiến Mừng dơn
Trêm xen Dòn dã Ăn dơ
Quả trùy Mương dãnh Bổ xung

Bài 2. Chữa lỗi các từ viết sai sau đây:


Nải nhải Già lua Xắc phục Xu hào
Nảo đảo Lườm lượp Xốt sắng Xứ mạng
Lánh đi Măn nha Suất sắc Lẹp sẹp
Lản chí Hòm xiểng Xa xuống Sát nhập
Lan giải Xát cánh Thôi nhôi Xính lễ
Thúc bắt Trau chút Chặc chẽ Củng cố
Sách mé Bàn hoàng Bế tắt Kĩ luật
Hoạch sắt Khăn khít Khuông dấu Nhân nghỉa
Bảng chất Vương cao Cây gỗ Viển vông
Bãi hoãi Di cảo Nhẹ bổng Đội ngủ
Bẫm bạch Lãng quên Rõ ràng Tuyền tuyến

Bài 3. Chọn từ đúng chính tả, đánh dấu x vào từ đúng


Dản dị Sa lưới Nhập siêu Chường phái
Giản dị Xa lưới Nhập xiêu Trường phái
Dải áo Câu chuyện Chơ cháo Dòng giống
Giải áo Chuyện ngắn Bành trướng Bổ sung
Truyện ngắn Bành chướng Bổ xung

13 2
Bài 4. Chọn từ thích hợp và điền vào chỗ trống trong những câu sau
đây:
1. Xí nghiệp này tinh ... bộ máy chứ không phải là ... thợ.
a. dản b. giản c. giảm d. dảng
e. giảng f. dãn
2. Ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước
Dân chủ Nhân dân đã... cho tuổi thơ một sự quan tâm đúng mức.
a. giành b. dành c. rành
3. Cấp ủy... ……đại hội quyết định số lượng đại biểu và ...... cho các
Đảng bộ trực thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, số lượng Đảng bộ trực
thuộc, vị trí quan trọng của từng Đảng bộ, theo hướng dẫn của Bộ Chính trị.
a. Triệu tập b. chiệu tập c. chiêu tập
d. phân bố e. phân bổ

Bài 5. Chọn từ đúng chính tả và đánh dấu gạch chéo (x) vào từ được
chọn:
1/ a. Chất phác; b. Chấc phác; c. chất phát; d. chấc phát
2/ a. Giấu giếm; b. dấu giếm; c. giấu diếm; d. dấu diếm
3/ a. trăng trối; b. trăn trối; c. trăn chối; d. chăn trối

Bài 6. Chữa lỗi sai về viết hoa trong phần văn bản sau đây cho đúng
với nguyên bản
Các cơ quan, tổ chức dưới đây được dùng con dấu có quốc huy:
- Chủ tịch Nước,Văn phòng Chủ tịch Nước.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch Quốc hội, hội đồng dân tộc của
quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, văn phòng Quốc hội.
- Tòa án Nhân dân các Cấp và các tòa án khác; cơ quan thi hành án các cấp.
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
- Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan có chức năng
quản lý nhà nước thuộc Chính phủ.
- Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp.
- Phòng công chứng nhà nước các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương.
- Đoàn Đại biểu Quốc hội các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

13 2
- Các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan lãnh sự, các cơ quan đại
diện và các cơ quan đại diện khác của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngoài.
- Các cơ quan thường xuyên làm công tác đối ngoại với nước ngoài thuộc
Bộ ngoại giao, sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.

Bài 7. Những từ gạch chân sau đây dùng đúng hay sai? Chữa lại
những từ dùng sai
1. Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm về tính xác thực và hơp lí của
các hành động tài chính như quản lí vốn, tài sản...
2. Người nào lợi dụng chức vụ, uy quyền trong hoạt động giao thông
đường bộ để gây phiền hà, hạch sách, nhận quà biếu thì tùy theo bản chất, mức
độ vi phạm mà bị sử lí kỷ luật hoặc bị truy tố nhiệm vụ hình sự.
3. Chủ chương đổi mới của Nhà nước đã tạo ra những điều kiện thuận tiện
cho các doanh nhân nước ngoài đưa tiền vào Việt Nam.

Bài 8. Điền từ thích hợp vào chỗ trống


1. Công dân có ............. tố cáo những............... hành chính của…………,
cá nhân và những ................ của người có ................ xử phạt hành chính với cơ
quan ……… có............
Cho các từ sau: Quyền hành, Quyền lợi, Quyền hạn, Phạm vi, Thẩm
quyền, Vi phạm, Trách nhiệm, Quyền, Quyết định
2. Người nào phát hiện .............. đường bộ bị hư hỏng hoặc bị ..........,
hành lang an toàn bị ............... phải kịp thời báo cho chính quyền ………., cơ
quan ............ đường bộ hoặc cơ quan ……….nơi gần nhất để .........., trong
trường hợp .............., có............... báo hiệu ngay cho người ............. giao thông
biết.
Cho các từ sau:
Giao thông Cấp thiết Lấn chiếm
Công trình Cần thiết Điều khiển
Xâm lấn Phương pháp Quản lí
Xâm hại Biện pháp Giải quyết
Điều khiển Xử lý Tham gia
Điều khiển Cách Trình báo

13 2
Bài 9. Những cặp từ sau đây có sự khác biệt về ý nghĩa không?
Quan trọng / Nghiêm trọng Bàng quang / Bàng quan
Bảo đảm / Đảm bảo Phong thanh / Mong manh
Trách nhiệm / Nhiệm vụ Mục đích / Mục tiêu
Thâm nhập / Xâm nhập Bàn hoàn / Bàng hoàng
Yếu điểm / Điểm yếu Kĩ năng / Kĩ xảo
Thực hành / Thực thi Kiểm sát / Kiểm soát
Khả năng / Năng lực Đơn phương / Đơn thương
Lợi ích/Ích lợi Tri thức / trí thức

Bài 10.
1) Trong những từ sau đây, "hành" có ý nghĩa gì?
Hành vi Hành hung
Hành động Hành pháp
Hành khất Hành hình
Hành lang
2) Trong những từ sau đây, "xử" có ý nghĩa gì?
Phán xử Xử tử
Xử lí Ứng xử
Xử thế

Bài 11. Tìm những từ Hán Việt đồng nghĩa với những từ thuần Việt
sau:
Ép buộc Cách làm Hàng ngày
Trưng bày Giữ gìn Xây dựng
Nói Tiền Chữa

Bài 12. Những từ gạch chân sau đây dùng đúng hay sai:
1. Các cách áp dụng để tổ chức lại danh nghiệp bao gồm: Sát nhập vào
doanh nghiệp nhà nước khác; chia tách danh nghiệp nhà nước cho hợp pháp với
chức trách, nhiệm vụ và phạm vi mới....
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt cảnh cáo, thu
tang chứng, đồ dùng được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Công ti tài chính là danh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập của tổng
công ti.

13 2
4. Danh nghiệp nhà nước phải mở rộng phạm vi kinh doanh theo khả năng
của danh nghiệp và yêu cầu của thị trường.

Bài 13. Chữa lỗi sai về dùng từ trong những đoạn văn sau đây:
1. Lập hồ sơ đầy đủ để phục vụ kịp thời các yêu cầu của cấp ủy và các
ban, ngành về khai thác tài liệu và nộp vào kho lưu trữ cấp ủy đúng thời điểm
quy định.
2. Người đánh máy, in phải bảo đảm bí mật, chuẩn xác nội dung văn bản
và trình diễn đúng tiêu chí kĩ thuật (sạch, đẹp, cân đối, tiết kiệm......).
3. Ngoài các thành phần hình thức bắt buộc, tùy theo nội dung và tính
chất từng văn bản cụ thể, người kí văn bản có thể tự quyết bổ xung các thành
phần hình thức sau đây: (....)

Bài 14. Cho đoạn văn sau đây:


"Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong
năm mà không có lí do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không
làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ
xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xóa tên trong danh sách đảng viên"
(Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam)
Có thể thay từ"lí do" bằng từ "nguyên nhân", từ "ý chí" bằng từ "nghị
lực", từ "nhiệm vụ" bằng từ "trách nhiệm", từ "đề nghị" bằng từ "đề đạt", từ
"thẩm quyền" bằng từ "quyền hạn" không? tại sao?

Bài 15. Những kết hợp từ sau đây có đúng không? Tại sao?
Trước tiên
Tái tạo lại
Nghĩa cử đẹp
Đại quy mô lớn
Ngày sinh nhật
Tất cả mọi người ai nấy đều vui vẻ
Tối ưu nhất
Chưa vị thành niên
Hoàn thành xong
Cấm không được vi phạm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử.

13 2
Tạm ngừng cấp điện trong 02 ngày để sửa chữa đường dây
Tạm ngừng cắt điện trong 02 ngày đế sửa chữa đường dây

Bài 16. Cho đoạn văn sau đây:


Trong trường tiểu học, giáo viên là lực lượng giáo dục chính, giữ vai trò
chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục. Giáo viên tiểu học phải có tư cách, đạo
đức gương mẫu, có năng lực thực hiện giáo dục toàn diện và có trình độ đào tạo
sư phạm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Điều lệ Trường tiểu học)
Trong đoạn văn trên, có thể thay từ ''lực lượng'' bằng từ ''đội ngũ'', từ
''chủ đạo'' bằng từ "chính'', từ ''năng lực'' bằng từ ''khả năng'', từ ''toàn diện''
bằng cụm từ ''mọi mặt'', từ ''trình độ'' bằng từ ''năng lực'' được không? Tại sao?

Bài 17. Những từ gạch chân dưới đây dùng đúng hay sai chữa lại
những trường hợp dùng từ sai.
1. Nhà thầu xây dựng chỉ được phép nhận thầu thi hành những công trình
thực hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình; thi
hành đúng thiết kế được duyệt; ứng dụng đúng các tiêu chí kĩ thuật đã được quy
định và chịu sự giám soát, kiểm soát thường xuyên về chất lượng công trình của
chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan dám định Nhà nước theo phân cấp quản
lí chất lượng công trình xây lắp.
2. Các dự án sản xuất kinh doanh của cá nhân, tổ chức kinh tế không
thuộc doanh nghiệp Nhà nước, chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh
doanh. Việc kinh doanh phải theo quy định của pháp luật. Nếu dự án có xây
dựng, chủ đầu tư phải lập hồ sơ trình tổ chức có thẩm quyền để cấp giấy phép
xây dựng theo quy định của Quy chế này.

Bài 18. Giải thích ý nghĩa của một số từ sau:


Công chứng Chánh án
Công báo Chánh Văn phòng
Thường phạm Nhậm chức
Thường trú Cứu cánh
Thường vụ Bao biện
Ngụy biện Thi hành
Ban hành Bãi bỏ

13 2
Bài 19. Cho đoạn văn sau đây:
"Những dự án nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi và cho phép phân ra các dự án thành phần (hoặc tiểu dự
án) thì những dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) được lập báo cáo nghiên cứu
khả thi như một dự án đầu tư độc lập, việc trình duyệt và quản lý dự án phải theo
quy định của dự án nhóm A".
(Quy chế quản lí đầu tư và xây dựng)
Thay từ "tiền khả thi" bằng cụm từ "trước khi thực hiện",
"tiểu dự án" bằng cụm từ "dự án nhỏ",
"độc lập" bằng cụm từ "đứng một mình"
“trình duyệt” bằng “ trình báo”
có đúng không? tại sao?

Bài 20. Đánh dấu (x) vào những từ đúng


(nghe) phong phanh / (nghe) (bệnh) mạn tính / (bệnh) mãn tính
phong thanh giám sát / giám soát
sáng lạn / xán lạn danh nghiệp / doanh nghiệp
đảo ngũ / đào ngũ hoạch toán / hạch toán
nhậm chức / nhận chức quả phụ / góa phụ
khẳng định / khảng định góa bụa / góa phụ
trìu tượng / trừu tượng (Viện) Kiểm soát /(Viện) Kiểm sát
tham quan / thăm quan liệt vị / việt vị
khúc chiết / khúc triết tinh giản biên chế / tinh giảm biên
sáp nhập / sát nhập chế
môn đăng hộ đối / môn đăng hậu tiệt chủng / tuyệt chủng
đối vu oan giáng họa / vu oan giá họa
bầu đàn thê tử / bầu đoàn thê tử tiền tuyến / tuyền tuyến
vũ phu / phũ phu

Bài 21. Phân biệt nghĩa của các từ trong từng cặp sau:
Chủ nghĩa xã hội / Xã hội chủ nghĩa Đảm bảo / bảo đảm
Vãng lai / Lai vãng Bảo tồn / Bảo tàng
Hoa văn / Văn hoa Thực thi / Khả thi
Ích lợi / Lợi ích

13 2
Bài 22. Chữa lỗi sai về đặt câu, dùng từ Hán Việt trong phần văn bản
hành chính sau:
Nhà nước đầu tư, phát huy và thống nhất quản lí việc bảo vệ sức khỏe của
quân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xây dựng và phát triển y học Việt
Nam theo phương hướng dự phòng, kết hợp chữa bệnh với phòng bệnh, phát
triển và kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại, kết hợp y tế nhân dân với y
tế nhà nước, thực thi bảo hiểm y tế, tạo mọi điều kiện để mọi người dân được
chăm chút sức khỏe; nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức
khỏe đồng bào miền núi và dân tộc tiểu số; cấm tổ chức và cá nhân chữa bệnh,
sản xuất, buôn lậu thuốc chữa bệnh trái phép gây tổn hại cho sức khỏe của quân
dân.

Bài 23. Chọn từ thích hợp với từng nội dung sau:
- Đứng ở giữa hai bên đối lập, không theo hoặc không phụ thuộc vào bên nào.
- Ở giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền hai sự vật.
- Đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già.
- Tầng lớp giữa trong xã hội.
a. Trung gian; b. Trung bình; c. Trung niên; d. Trung lập; e. Trung hòa;
g. Trung tính; h.Trung lưu

Bài 24. Từ các nhóm từ sau đây, rút ra ý nghĩa và sự khác biệt về ý nghĩa
của các yếu tố trung và chung.
- Cáo chung, lâm chung, chung thủy, chung khảo, chung kết, chung quy, chung
thân.
- Trung bình, trung lập, trung cổ, chung niên, trung tuyến.
- Trung thành, trung nghĩa, bất trung, trung kiên.

13 2
Chương 6
NGÔN NGỮ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
6.1. Chính tả trong văn bản hành chính
6.1.1. Yêu cầu chung về chính tả trong văn bản hành chính
Văn bản hành chính là tiếng nói pháp lí của các cơ quan, tổ chức được thể
hiện với những yêu cầu khắt khe về sự chuẩn xác của ngôn ngữ, trong đó có sự
chuẩn xác về chính tả. Cùng với chính tả trong văn bản khoa học, chính tả trong
văn bản hành chính thường được xem là khuôn thước mẫu mực để các lĩnh vực
khác vận dụng, noi theo. Do đó, sử dụng chữ viết đúng quy tắc chính tả tiếng
Việt là yêu cầu bắt buộc đối với văn bản hành chính. Tuy nhiên, chính tả tiếng
Việt hiện nay còn tồn tại nhiều quy tắc, còn nhiều điểm chưa được chuẩn hóa,
chưa có sự thống nhất. Vì vậy, đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định
ra các quy định về chính tả trong văn bản hành chính cần phải sàng lọc, chọn
lựa quy tắc khoa học, hợp lí nhất, phù hợp với văn hóa tiếng Việt mà vẫn dễ hòa
nhập với ngôn ngữ quốc tế.
6.1.2. Viết hoa trong văn bản hành chính
Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của chính tả là vấn đề viết
hoa. Để từng bước đạt được sự thống nhất về quy cách viết hoa ăn bản hành
chính trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định như:
- Quyết định số 09/1998/QĐ-VPCP ngày 25/11/1998 của Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành Quy định tạm thời về viết hoa trong văn
bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ;
- Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ hướng dẫn về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính, Phụ lục VI -
Viết hoa trong văn bản hành chính.
Có thể thấy, Nhà nước đã rất chú trọng đến việc thống nhất cách viết hoa
trong văn bản của các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, ngay trong những quy định
đưa ra cũng còn nhiều điểm chưa rõ ràng, khiến cho việc áp dụng thi hành còn
gặp nhiều khó khăn. Viết hoa thiếu thống nhất, chưa đồng bộ là một thực tế
trong văn bản hành chính của các cơ quan, tổ chức hiện nay. Vấn đề cấp thiết

13 2
đặt ra là cần xây dựng chuẩn viết hoa để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả
nước (ở tất cả cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và khu vực tư) nhằm
hướng tới chuẩn hóa chính tả trong văn bản hành chính nói riêng và giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt nói chung.
Trước hết cần thấy rằng, viết hoa trong văn bản hành chính được thực
hiện bởi hai loại tiêu chí: Viết hoa theo quy định thể thức văn bản hành chính và
viết hoa theo quy tắc chính tả tiếng Việt.
6.1.2.1. Viết hoa theo quy định thể thức văn bản hành chính
Viết hoa theo quy định thể thức là những trường hợp viết hoa đặc biệt,
được quy định trong một số thành phần thể thức của văn bản hành chính và được
thể hiện với kiểu chữ viết in hoa chân phương. Theo quy định hiện hành, các
phần thể thức sau đây được viết in hoa:
Thứ nhất: Viết in hoa toàn bộ các phần sau: dòng chữ CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM trong thành phần Quốc hiệu; phần tên cơ quan,
tổ chức ban hành văn bản (gồm tên cơ quan chủ quản nếu có và tên cơ quan ban
hành văn bản); phần kí hiệu văn bản; phần tên loại văn bản; tiêu đề của chương,
phần, mục; phần quyền hạn, chức vụ của người kí văn bản; các thành phần chỉ
mức độ khẩn, mật, dự thảo, phạm vi lưu hành của văn bản.
Thứ hai: Viết hoa chữ cái đầu của các phần: số văn bản; trích yếu nội
dung văn bản; nội dung văn bản; các căn cứ được trình bày tách riêng trong nội
dung văn bản, các điều, khoản, điểm trong nội dung văn bản, nơi nhận văn bản;
địa chỉ giao dịch của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản...
6.1.2.2. Viết hoa theo quy tắc chính tả tiếng Việt
Theo quy định hiện hành, trong văn bản hành chính, viết hoa theo quy tắc
chính tả tiếng Việt được áp dụng với ba trường hợp cơ bản:
1) Viết hoa cú pháp để đánh dấu câu;
2) Viết hoa danh từ riêng hoặc danh từ chung được cá biệt hóa (nhân
danh, bút danh, biệt hiệu, hiệu danh, tên riêng địa lí, tên cơ quan tổ chức, tên văn
bản, tên sách báo, tên tác phẩm, tên ngày lễ, tên các sự kiện lịch sử, tên các tôn
giáo, giáo phái,...);

13 2
3) Viết hoa tu từ để thể hiện sự tôn kính (chẳng hạn: Tú Xương, Bác
Hồ,...).
Lưu ý rằng, trong văn bản hành chính không có viết hoa tu từ để nhấn
mạnh hoặc để trang trí.
Thứ nhất: Viết hoa cú pháp
Viết hoa cú pháp là viết hoa để đánh dấu mốc cho sự bắt đầu của một câu,
đoạn, văn bản. Cứ mở đầu mỗi câu, đoạn, văn bản thì chữ cái đầu tiên phải viết
hoa. Điều này tạo ra sự phân đoạn về cú pháp, giúp nội dung vấn đề trình bày
được mạch lạc, khúc chiết, dễ tiếp thu. Đây là lối viết hoa bắt buộc của quy tắc
chính tả tiếng Việt và nhìn chung được thực hiện thống nhất, triệt để trong cả
nước. Bất kì ai khi soạn thảo văn bản tiếng Việt cũng đều phải nghiêm túc tuân
thủ quy định này.
Ngoài những chỗ mở đầu văn bản, đoạn văn thì căn cứ vào các dấu hiệu
sau đây để viết hoa cú pháp:
- Viết hoa chữ cái đầu câu kế tiếp, sau các dấu kết thúc câu trước đó như:
dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu ba chấm (...).
- Viết hoa chữ cái đầu của mệnh đề sau dấu hai chấm (:) hoặc phần trích
dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép (“...”) sau dấu hai chấm.
- Viết hoa chữ cái đầu của phần mệnh đề được xuống dòng sau dấu chấm
phẩy (;) hoặc dấu phẩy (,).
Mắc mứu nhất là các trường hợp sau dấu hai chấm và dấu ba chấm, vì
không phải khi nào cũng viết hoa. Đó là khi sau dấu hai chấm là những từ ngữ
mang tính liệt kê đơn thuần, hay khi dấu ba chấm biểu thị ý nghĩa liệt kê tương
tự, tiếp diễn, nằm ở giữa câu, ví dụ:
Năm nay, ngoài cây lương thực, các loại cây hoa màu như: đậu, lạc,
vừng, tỏi,... cũng cho tăng thu nông nghiệp đáng kể.
Thứ hai: Viết hoa các nhóm danh từ riêng
Thể hiện trên văn bản tiếng Việt, theo quy ước, danh từ riêng mang dấu
hiệu hình thức đặc thù là được viết hoa. Viết hoa danh từ riêng bao gồm các
trường hợp: tên người; tên riêng địa lí; tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể; tên văn

13 2
bản, sách báo, tác phẩm; tên ngày lễ; tên các sự kiện lịch sử; tên các tôn giáo,
giáo phái; tên các dân tộc;... Tuy nhiên, trên thực tế chính tả trong văn bản nói
chung và văn bản hành chính nói riêng, việc viết hoa danh từ riêng không hề đơn
giản.
* Viết hoa danh từ chỉ người
Nhân danh hay danh từ riêng chỉ tên của người Việt bao gồm: họ tên
thông thường, bút danh, biệt hiệu,... Trước đây từng có nhiều cách viết hoa khác
nhau nhưng hiện nay, theo quy định hiện hành, cách viết hoa tên của người Việt
đã được chuẩn hóa, thống nhất. Cụ thể là viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết
của tên người. Ví dụ: Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng, Hồng Vinh.
* Viết hoa địa danh
Địa danh bao gồm: tên địa phận hành chính; tên sông nước, núi non; tên
vùng, miền, khu vực... Quy định hiện hành phân biệt hai loại địa danh: địa danh
Việt Nam và địa danh nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt.
Đối với địa danh Việt Nam, tức địa danh nằm trong lãnh thổ Việt Nam,
Thông tư số 01/2011/TT-BVN đưa ra 5 trường hợp:
a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, huyện,
xã…) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm
tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối. Ví dụ: thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Nam Định, tỉnh Đắk Lắk…; quận Hải Châu, huyện Gia Lâm, huyện Ea
H’leo, thị xã Sông Công, thị trấn Cầu Giát…; phường Nguyễn Trãi, xã Ia
Yeng…
b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết
hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ
đơn vị hành chính đó. Ví dụ: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Điện
Biên Phủ…
c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội.
d) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ,
biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm, v.v…) với danh từ riêng (có một âm tiết)

13 2
trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa
danh. Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy…
Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không
viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng. Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ
Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long…
đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ
chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa chữ cái đầu
của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêng
được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì
phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết. Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ,
Nam Kỳ, Nam Trung Bộ…
(Khoản 1, Mục III, Phụ lục VI, Thông tư số 01/2011/TT-BNV)
Trên thực tế, việc viết hoa địa danh trong văn bản hành chính còn nhiều
lúng túng, thiếu tính thống nhất. Để khắc phục tình trạng này, vấn đề mấu chốt
là phải xác định đúng tên địa lí rồi sau đó mới áp dụng quy tắc viết hoa cho phù
hợp.
a) Với địa danh chỉ tên khu vực địa lí được chia theo đơn vị hành chính
(tên địa phận hành chính)
Có hai quan điểm về tên địa phận hành chính dẫn đến hai cách viết hoa
đối tượng này:
Quan điểm thứ nhất, xác định tên gọi đầy đủ của địa phận hành chính Việt
Nam có cấu tạo gồm hai thành tố: Thành tố thứ nhất, đứng trước, là danh từ
chung chỉ loại đơn vị hành chính (Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã, Xã, Phường,
Thị trấn, Phố, Thôn, Xóm, Bản, Tổ,...); Thành tố thứ hai, đứng sau, chỉ tên gọi
riêng của khu vực địa lí, có thể là một danh từ/ cụm danh từ riêng (Nam Định,
Thái Nguyên,...) hoặc có thể là một danh từ/ cụm danh từ chung, hoặc tính từ/
cụm tính từ, động từ/ cụm động từ, thậm chí số từ... đã được danh hóa và cá biệt
hóa (Cầu Gỗ, Bưởi, Đông, Trũng, Nhất/ 1...), cũng có thể là được lấy theo tên
người (Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh,...). Khi nói/ viết tắt thì chỉ nêu thành tố thứ
hai - tên gọi riêng của khu vực địa lí, ví dụ: Tuần sau tôi đi Nam Định. Với

13 2
trường hợp tên gọi riêng của địa phận hành chính là số từ được cá biệt hóa hoặc
lấy theo tên người thì không được phép nói/ viết tắt, tức là phải nêu đầy đủ cả
hai thành tố, ví dụ: Nhà chị ấy ở Phường Nguyễn Trãi (không thể nói/ viết: Nhà
chị ấy ở Nguyễn Trãi). Trong văn bản hành chính, dù là trường hợp nào cũng
phải viết đầy đủ hai thành tố. Chẳng hạn, không viết:
Nam Định có 1 thành phố và 9 huyện.
Mà phải viết:
Tỉnh Nam Định có 1 thành phố và 9 huyện.
Quan điểm thứ hai, xác định tên địa phận hành chính là tên gọi của khu
vực địa lí được chia theo đơn vị hành chính, ví dụ: (tỉnh) Nam Định, (thị xã)
Sông Công, (bản) Nưa, (thành phố) Hồ Chí Minh, (quận) Nhất/ 1... Còn thành tố
đứng trước nó như tỉnh, thành phố, thị xã, quận, bản,... là danh từ chung chỉ loại
đơn vị hành chính không thuộc tên gọi và do đó không cần viết hoa thành tố
này.
Khi các nhà soạn thảo Thông tư số 01/2011/TT-BNV đã theo quan điểm
thứ nhất, xác định tên địa phận hành chính được cấu tạo bằng một danh từ chung
(tỉnh, huyện, xã…) kết hợp với một danh từ/ cụm danh từ riêng (Nam Định, Hồ
Chí Minh, Nhất/ 1...) thì tức là yếu tố danh từ chung đứng trước đã được riêng
hóa (cũng giống như các trường hợp trường trong Trường Phổ thông trung học
Cầu Giấy, hợp tác xã trong Hợp tác xã Bình Minh,...), nếu vậy, thiết nghĩ cần
viết hoa yếu tố này. Không nên đặt ra quy định thiếu tính nhất quán với quy tắc
chung là không viết hoa phần danh từ chung đã được riêng hóa khi đi vào tên
của địa phận hành chính (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định, quận Hải
Châu, huyện Gia Lâm...), rồi lại thêm quy định chỉ viết hoa thành tố này với
trường hợp danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử
(Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Điện Biên Phủ…), khiến cho vấn
đề viết hoa tên địa phận hành chính trở nên phức tạp, khó áp dụng, dễ nhầm lẫn.
Chẳng hạn, chính Thông tư số 01/2011/TT-BNV cũng đã xảy ra nhầm lẫn trong
ví dụ ghi phường Nguyễn Trãi.

13 2
Trên thực tế, việc không viết hoa hay viết hoa thành tố danh từ chung chỉ
đơn vị hành chính trong tên địa phận hành chính cũng rất tùy tiện và không nhất
quán. Có nhiều văn bản khi ghi lần đầu tên địa phận hành chính trong văn bản
thường ghi tên đầy đủ và viết hoa theo đúng quy định, tức là không viết hoa
thành tố danh từ chung chỉ đơn vị hành chính, chỉ viết hoa thành tố biệt danh,
nhưng những lần nhắc lại sau đó, khi không ghi đầy đủ mà chỉ ghi phần đơn vị
hành chính thì lại viết hoa thành tố này. Chẳng hạn, cách viết thành phố - Thành
phố trong ví dụ sau:
Sau khi hợp nhất thành phố Hà Nội (cũ) và tỉnh Hà Tây (...) UBND thành
phố Hà Nội tiếp tục tổ chức triển khai (...) tổ chức Hội nghị tập huấn quán triệt
đến các cán bộ chủ chốt trên địa bàn toàn Thành phố.
(Báo cáo số 34/BC-UBND ngày 18/3/2009 của UBND thành phố Hà Nội
về kết quả kê khai, xác minh tài sản, thu nhập năm 2008)
b) Với địa danh chỉ tên gọi địa hình (sông nước, núi đồi, đồng bằng, cao
nguyên, đường sá, cầu cống, chợ búa...)
Ở đây, tình trạng viết hoa cũng rất lộn xộn, quy định đưa ra phức tạp,
thiếu tính nhất quán và việc áp dụng rất lúng túng, băn khoăn, ví dụ: Sông Hồng
- sông Hồng; Vũng Rô - vũng Rô; Núi Bà Đen - núi Bà Đen; Đường Trường
Chinh - đường Trường Chinh; Chợ Dầu - chợ Dầu... Chẳng hạn, nếu áp dụng
theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Mục III, Phụ lục VI, Thông tư số
01/2011/TT-BNV, cùng là tên có cấu tạo “sông + X” nhưng nếu X gồm hai âm
tiết thì không viết hoa sông (sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ,...); còn nếu X chỉ có
một âm tiết thì lại viết hoa sông (Sông Hồng, Sông Đà,...). Như vậy cũng đủ
thấy sự phức tạp và khó thực hiện nhất quán.
Theo chúng tôi, để tránh sự tùy tiện, thiếu nhất quán, việc viết hoa tên địa
hình phải trên cơ sở xác định một cách khoa học những yếu tố nào nằm trong tên
của địa hình rồi từ đó mà vận dụng theo quy tắc viết hoa tên riêng (chứ không
phải dựa vào số lượng âm tiết của X - thành tố biệt danh).

13 2
Ngoài ra, với trường hợp tên địa hình đặt theo ngôn ngữ của dân tộc thiểu
số được phiên chuyển sang tiếng Việt thì phải được xem xét riêng để đưa ra quy
định phù hợp.
c) Với địa danh chỉ tên gọi vùng, miền, khu vực
Ở đối tượng này cũng có không ít trường hợp khiến có sự băn khoăn lúng
túng: miền Nam hay Miền Nam?... Nếu có cả tọa độ, phương hướng, khu vực thì
càng lúng túng hơn: Miền Cực Nam Trung Bộ, hay miền cực nam Trung Bộ, hay
miền cực Nam Trung Bộ, hay miền Cực Nam Trung Bộ?...
Rõ ràng, quy định đưa ra cần có cơ sở khoa học và đầy đủ hơn, bao quát
được tất cả các trường hợp thì việc áp dụng viết hoa tên khu vực, vùng, miền,
mới được thuận lợi, thống nhất.
* Viết hoa tên cơ quan, tổ chức
Tên cơ quan, đoàn thể, tổ chức, xí nghiệp, công ti, sở, phòng, ban, trường
học,... được dùng như những tên riêng dù chúng có cấu tạo không nhất thiết là
danh từ riêng hoặc chỉ chứa một vài danh từ riêng.
Trong các trường hợp viết hoa danh từ riêng, việc viết hoa tên của các cơ
quan, tổ chức thiếu thống nhất xảy ra nhiều nhất và cũng là vấn đề gây tranh
luận nhiều nhất hiện nay.
Theo Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn
phòng Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng - Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ số 09/1998/ QĐ-VPCP ngày 22/11/1998), cách thức viết
hoa tên các cơ quan, tổ chức là: “Viết hoa chữ cái đầu tiên của âm tiết thứ nhất,
âm tiết chỉ cấp, chức năng và âm tiết chỉ biệt hiệu tạo thành tên riêng”.
Theo Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa (ban
hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 03/3/2003 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), quy tắc viết hoa tên cơ quan, tổ chức là: “Viết
hoa các chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết của các bộ phận tạo thành
tên riêng”.
Hiện nay, theo quy định mới nhất của nhà nước tại Thông tư số
01/2011/TT-BNV do Bộ Nội vụ ban hành, cách thức viết hoa tên cơ quan, tổ

13 2
chức như sau: “Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ
chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức”.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc viết hoa tên cơ quan tổ chức vẫn còn tùy
tiện, không có sự thống nhất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do nhiều lẽ.
Có thể là do tên gọi của mỗi cơ quan, tổ chức, đoàn thể, công ti, xí nghiệp... có khi
rất dài, gồm rất nhiều thành tố hợp thành như: thành tố chỉ loại hình tổ chức, thành
tố chỉ cấp độ của cơ quan tổ chức trong một hệ thống nào đó, thành tố chỉ chức
năng và nhiệm vụ (lắm khi có đến vài chức năng, nhiệm vụ), thành tố biệt danh,
thành tố chỉ địa điểm... Ví dụ: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Công ti Trách nhiệm hữu hạn Sản
xuất Thương mại Dịch vụ và Xuất Nhập khẩu Lương thực Thực phẩm Nông sản
Châu Thành; Công ti Cổ phần Đầu tư Tư vấn và Thiết kế xây dựng Biệt thự Nội
thất Vĩnh Hưng - Chi nhánh miền Đông Nam Bộ; v.v... Nhưng nguyên nhân chủ
yếu là do trong các văn bản quy định đều không hướng dẫn và giải thích rõ ràng
về các bộ phận hay các thành tố cấu thành tên của cơ quan, tổ chức, nên đã và sẽ
dẫn đến việc hiểu cũng như áp dụng không thống nhất và việc viết hoa nói
chung còn mang tính chất cảm tính, theo thói quen. Điều này có thể xảy ra ngay
trong các văn bản của cùng một cơ quan, thậm chí trong cùng một văn bản. Kể
cả các sách, tài liệu về chính tả tiếng Việt cũng có những chỗ không thống nhất.
Song, mặc dù có những cách viết hoa khác nhau nhưng dường như đều không
sai “quy tắc” theo cách của hướng dẫn, quy định và theo cách hiểu của người áp
dụng. Ví dụ: Nhà Xuất bản Giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục - Nhà xuất bản
Giáo Dục; Nhà văn hóa Phường Bưởi - Nhà văn hóa phường Bưởi - Nhà Văn
hóa phường Bưởi; Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Nhà hát Chèo... - Nhà Hát chèo...; Ban Chỉ
đạo... - Ban chỉ đạo...; Ban Biên tập... - Ban biên tập...; v.v...
Để xây dựng được quy định viết hoa phù hợp chuẩn mực và có tính khả
thi, tránh được những tranh cãi cũng như khó khăn khi áp dụng vào văn bản,
chúng tôi cho rằng cần xem xét vấn đề trên cơ sở khoa học và thực tiễn, cụ thể là

13 2
cần xác định rõ tên cơ quan, tổ chức được tạo nên bởi những thành tố nào, ranh
giới giữa các thành tố và cách viết hoa từng thành tố.
Về cơ bản, tên gọi của cơ quan, tổ chức, nếu đầy đủ nhất, bao gồm 4
thành tố hợp thành: Thành tố chỉ loại hình tổ chức chung; thành tố chỉ loại hình
tổ chức riêng gắn với chức năng, nhiệm vụ, tính chất chuyên môn; thành tố biệt
danh; thành tố chỉ địa điểm.
1) Thành tố thứ nhất biểu thị loại hình tổ chức, thể hiện sự phân cấp trong
bộ máy quản lí (chẳng hạn: chính phủ, bộ, cục, ủy ban nhân dân, sở, phòng, ban,
hội đồng,...); hoặc thể hiện lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức (chẳng hạn:
công ti, nhà máy, bệnh viện, trường,...). Đây là thành tố chỉ loại hình chung của
tổ chức. Nó có thể có cấu tạo là từ đơn hoặc từ phức. Cách viết hoa thành tố này
là viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên của thành tố. Ví dụ: Bộ X, Cục Y,
Nhà máy Z, Bệnh viện Q,...
2) Thành tố thứ hai biểu thị loại hình tổ chức riêng gắn với chức năng,
nhiệm vụ, tính chất chuyên môn của cơ quan, tổ chức. Về mặt cấu trúc ngữ pháp,
thành tố này có thể là một từ (tư pháp, thương mại, tài chính), hoặc một cụm từ
(khoa học xã hội, cán bộ quản lí, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ, quản lí dự án đê điều,...), hoặc nhiều từ/ cụm từ (giáo dục và đào tạo, đại
học và trung học chuyên nghiệp, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, sáng
kiến và cải tiến kĩ thuật,...). Về mặt cấu trúc nội dung và ngữ nghĩa, thành tố này
có thể biểu hiện một chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn (nội vụ, tư pháp, ngoại
giao), hoặc biểu hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn (giáo dục và đào
tạo; nông nghiệp và phát triển nông thôn; lao động, thương binh và xã hội; nông
lâm, cơ khí luyện kim,...), có khi có cả yếu tố chỉ rõ cấp bậc hay trình độ chuyên
môn (đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, cao cấp,...).
Do chúng ta chưa có quy định áp dụng chung cho tất cả các cơ quan, tổ
chức mà chỉ có quy định giới hạn trong một ngành nhất định (chẳng hạn, quy
định trong ngành giáo dục, quy định trong Văn phòng Chính phủ hoặc trong văn
bản hành chính với nghĩa hẹp) và các quy định đã ban hành cũng chưa rõ ràng,
cho nên việc viết hoa thành tố này trong văn bản rất khác nhau, và nhìn chung

13 2
đang có xu hướng viết hoa tràn lan. Ví dụ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Hội đồng Khuyến khích Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ, Ban Quản lí
Dự án Đê điều, Hội đồng Giáo dục Pháp luật, Hội đồng Thi tuyển Viên chức,...
Việc viết hoa tràn lan này không những gây nên sự nhiễu loạn mà còn làm mất
đi ý nghĩa của việc viết hoa.
Để thống nhất, chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất của từ/ cụm
từ biểu hiện mỗi chức năng, nhiệm vụ, tính chất của cơ quan, tổ chức. Ví dụ: Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm
cứu nạn, Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ban Quản
lí dự án đê điều, Hội đồng Giáo dục pháp luật, Hội đồng Thi tuyển viên chức,...
Cách viết này có sự hợp lí xét từ nhiều góc độ:
Thứ nhất, về ngữ nghĩa, đã làm nổi rõ hơn mỗi tính chất chuyên môn,
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức (các cụm từ: phát triển nông thôn,
phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, khuyến khích phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ, quản lí dự án đê điều, giáo dục pháp luật, thi tuyển viên chức,... chỉ
biểu hiện một chức năng, nhiệm vụ, tính chất chuyên môn của cơ quan, tổ chức
mà thôi).
Thứ hai, về ngữ pháp, các từ/ cụm từ nông thôn, lụt bão, phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ, dự án đề điều, pháp luật, viên chức chỉ có tính chất là bổ
ngữ hay định ngữ cho phát triển, phòng chống, khuyến khích, quản lí, giáo dục,
thi tuyển...
Thứ ba, về hình thức thẩm mĩ, nhìn không bị rối mắt.
Ngoài ra, cũng liên quan tới việc viết hoa thành tố này, còn cần chú ý tới
một số trường hợp sau đây:
* Trường hợp trước các từ/ cụm từ chỉ chức năng, nhiệm vụ, tính chất
chuyên môn của cơ quan, tổ chức có lượng từ các
Hiện nay, cách viết hoa ở trường hợp này cũng chưa thống nhất. Ví dụ:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á/ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á/ Hiệp
hội Các Quốc gia Đông Nam Á; Vụ Các ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi
chính phủ/ Vụ các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi chính phủ;... Mặc dù từ

13 2
các không có nghĩa độc lập mà chỉ là phụ từ đi kèm để bổ sung nghĩa về lượng
cho danh từ, nhưng đây là từ bắt đầu của thành tố chỉ chức năng, nhiệm vụ, tính
chất chuyên môn của cơ quan, tổ chức, vì vậy nên áp dụng quy tắc viết hoa chữ
cái đầu của âm tiết thứ nhất của thành tố. Ví dụ nên viết: Hiệp hội Các quốc gia
Đông Nam Á, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam,...
* Trường hợp trước các từ/ cụm từ chỉ chức năng, nhiệm vụ, tính chất
chuyên môn của cơ quan, tổ chức có giới từ về hoặc liên từ và
Ví dụ: Ủy ban về Các vấn đề xã hội, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng
chống tham nhũng,... Đối với trường hợp này, phương án phổ biến hiện nay là
không viết hoa từ về. Bởi lẽ, không nên xem từ về là từ bắt đầu của thành tố thứ
hai chỉ chức năng, nhiệm vụ, tính chất chuyên môn của cơ quan, tổ chức mà đây
chỉ là từ nối giữa thành tố thứ nhất với thành tố thứ hai. Vì vậy, không viết hoa
từ về là hợp lí.
Cùng giữ vai trò làm từ nối còn có từ và trong trường hợp cơ quan, tổ
chức có nhiều chức năng, nhiệm vụ, tính chất chuyên môn. Phương án hợp lí
cũng là không viết hoa từ và. Ví dụ: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
Văn; Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp;...
* Trường hợp chưa phân định rõ và cần xác định ranh giới giữa thành tố
thứ nhất và thành tố thứ hai
Chẳng hạn, trên thực tế hiện nay, tên các cơ quan, tổ chức như: Nhà xuất
bản, Ủy ban nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,... có thể hiểu và viết theo hai
cách sau:
Cách 1 viết: Nhà Xuất bản, Ủy ban Nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân
nếu hiểu nhà, ủy ban, viện là một từ và là thành tố thứ nhất, còn xuất bản, nhân
dân, kiểm sát nhân dân là một từ/ cụm từ chỉ chức năng, nhiệm vụ, tính chất
chuyên môn của cơ quan, tổ chức (tức là thành tố thứ hai).
Cách 2 viết: Nhà xuất bản, Ủy ban nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân nếu
coi đây là một từ (từ ghép)/ cụm từ và là thành tố thứ nhất.
Cách viết thứ hai hợp lí hơn. Không nên xem nhà xuất bản bao gồm hai từ:
nhà (công trình xây dựng có mái, có tường, vách,...) có chức năng xuất bản (in,

13 2
phát hành các ấn phẩm như sách, báo,...). Nếu coi nhà là thành tố thứ nhất thì
thành tố này không thể hiện gì về loại hình tổ chức phản ánh sự phân cấp hay
lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. Về cấu tạo từ, nhà xuất bản là một cụm
từ chỉ một pháp nhân, một cơ quan, một loại hình tổ chức, cho nên đó chỉ là một
thành tố. Cũng tương tự như vậy, nên viết: Nhà hát, Nhà khách, Nhà máy, Nhà
văn hóa, Nhà trẻ,... chứ không nên viết: Nhà Hát, Nhà Khách, Nhà Máy, Nhà
Văn hóa, Nhà Trẻ,...
Ủy ban nhân dân cũng là một cụm từ chỉ một loại hình tổ chức thể hiện sự
phân cấp trong quản lí. Trong trường hợp này, nhân dân không phải là từ chỉ
chức năng, nhiệm vụ, tính chất của một ủy ban (tất cả các cơ quan nhà nước đều
phục vụ nhân dân). Cũng tương tự như vậy đối với trường hợp Hội đồng nhân
dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,... Những trường hợp này khác
với trường hợp tên cơ quan, tổ chức dạng như: Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ
em, Hội đồng Giáo dục pháp luật, Viện Ngôn ngữ học,... với sự phân biệt thành
tố chỉ loại hình tổ chức (Ủy ban, Hội đồng, Viện) và thành tố chỉ chức năng,
nhiệm vụ, tính chất chuyên môn (Dân số - Gia đình và Trẻ em, Giáo dục pháp
luật, Ngôn ngữ học) được thể hiện rất rõ.
Đối với trường hợp Viện kiểm sát nhân dân, nếu coi viện là thành tố thứ
nhất chỉ loại hình tổ chức, kiểm sát nhân dân là thành tố thứ hai chỉ chức năng,
nhiệm vụ của tổ chức thì sẽ không hợp lí vì viện trong hệ thống các cơ quan, tổ
chức được hiểu theo nghĩa thông dụng là cơ quan nghiên cứu khoa học. Ví dụ:
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên, Viện Ngôn
ngữ học, Viện Sử học,... Trong khi đó, kiểm sát nhân dân không thể hiện về tính
chất đặc thù của viện - cơ quan nghiên cứu khoa học. Viện kiểm sát nhân dân là
một loại hình tổ chức, là cơ quan chuyên kiểm tra và giám sát việc thi hành pháp
luật, vì vậy cần hiểu và viết tên cơ quan theo cách thứ hai nêu trên. Cũng tương
tự như vậy đối với các trường hợp: Viện bảo tàng, Viện dân biểu,...
3) Thành tố thứ ba là tên riêng hay biệt danh của cơ quan, tổ chức. Ví dụ:
Thăng Long (bệnh viện), Quang Trung, Đông Đô (trường), Tài Hoa Trẻ (tạp
chí), Rạng Đông (nhà máy),... Thành tố này có thể là tên người hoặc danh từ

13 2
chung đã được cá biệt hóa. Trên thực tế, cách viết hoa thành tố này hiện chưa có
quy định, hướng dẫn rõ ràng nên cũng chưa có sự thống nhất, cụ thể như sau:
- Cách 1: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết của biệt danh. Ví dụ:
Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi; Xí nghiệp Bóng đèn Phích nước
Rạng Đông Hà Nội; Báo Nhân Dân; Tạp chí Cộng Sản; Nhà xuất bản Giáo
Dục...
- Cách 2: Chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất của tổ hợp tên
riêng được chuyển hóa từ danh từ/ cụm danh từ chung. Ví dụ: Báo Diễn đàn
doanh nghiệp; Tạp chí Quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Giáo dục...
- Cách 3: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất của mỗi từ/ cụm từ tạo
thành tên riêng. Ví dụ: Báo Dân chủ và Pháp luật, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời
sống, Tạp chí Văn nghệ Quân đội...
Trong trường hợp tên riêng là tên người hay biệt hiệu riêng của cơ quan,
tổ chức thì hiện nay phương án phổ biến và thống nhất cao là viết hoa tất cả chữ
cái đầu của các âm tiết của tên riêng đó. Ví dụ: Bệnh viện Việt Đức, Trường
Trung học cơ sở Quang Trung, Trường Đại học Dân lập Văn Lang, Công ti
Nhựa Tiền Phong...
Đối với trường hợp viết hoa tên các cơ quan báo chí, nhà xuất bản thì từ
thực tế trên cho thấy, để đưa ra được quy tắc chung, áp dụng thống nhất, thật sự
không dễ dàng, bởi vì:
Thứ nhất, mỗi cách viết đã trở thành quy ước cho tên gọi chính thức của
cơ quan, tổ chức nên không dễ gì thay đổi theo quy định chung.
Thứ hai, về nguyên tắc, do đây là yếu tố thuộc về biệt danh của cơ quan,
tổ chức nên áp dụng theo quy tắc viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết của
tên riêng, tức là theo cách viết thứ nhất nêu trên là phù hợp, song với cách viết
này nhìn về hình thức, trong một số trường hợp, sẽ rất rối mắt (ví dụ: Tạp chí
Tài Hoa Trẻ,...).
Thứ ba, với trường hợp tên các cơ quan báo chí, nhà xuất bản mà thành tố
biệt danh đồng thời cũng có thể xem là thành tố biểu hiện chức năng, tính chất
chuyên môn của cơ quan, tổ chức thì cũng có thể áp dụng quy tắc viết hoa đối với

13 2
thành tố chỉ chức năng, nhiệm vụ, tính chất của cơ quan, tổ chức như ở cách viết
thứ hai nêu trên.
Vì vậy, ở thành tố biệt danh, nên tôn trọng cách lựa chọn viết hoa của
chính mỗi cơ quan, tổ chức. Tên được đăng kí chính thức (kể cả phương án viết
hoa) của cơ quan báo chí, nhà xuất bản,... như thế nào thì nên viết đúng, nhất
quán như vậy.
4) Thành tố thứ tư chỉ địa điểm hoặc phạm vi lãnh thổ (địa danh) nơi cơ
quan, tổ chức đóng trụ sở hoặc trụ trì hoạt động. Thành tố này được viết hoa như
viết hoa địa danh. Ví dụ: Hà Nội, miền Trung, Đông Nam Bộ,...
Trước địa danh có thể có danh từ chung chỉ đơn vị hành chính hoặc khu
vực gắn với địa danh như: tỉnh, thành phố, quận, huyện, khu vực, miền... Hiện
nay, theo quy định hiện hành không viết hoa yếu tố này vì quan niệm đó là danh
từ chung. Ví dụ: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ngân hàng Bắc Á khu vực
miền Trung, Chi cục Thuế quận Cầu Giấy,... Tuy nhiên, theo chúng tôi vẫn nên
viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên của yếu tố này với những lí do: 1) Nhất
quán với quy tắc viết hoa chữ cái đầu của các thành tố tạo thành tên cơ quan, tổ
chức; 2) Khi đi vào tên riêng của một cơ quan, tổ chức nhất định thì các từ/ cụm
từ không phải là danh từ riêng cũng đã được cá biệt hóa. Như vậy nên viết: Ủy
ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Ngân hàng Bắc Á Khu vực miền Trung, Chi
cục Thuế Quận Cầu Giấy,...
Trên thực tế, không phải tên cơ quan, tổ chức nào cũng có đủ bốn thành tố
trên. Chẳng hạn:
- Tên cơ quan, tổ chức gồm hai thành tố tạo thành: a) thành tố biểu thị loại
hình tổ chức chung thể hiện sự phân cấp trong bộ máy quản lí hoặc thể hiện lĩnh
vực hoạt động của cơ quan, tổ chức kết hợp với thành tố biểu thị loại hình tổ
chức riêng gắn với chức năng, nhiệm vụ, tính chất chuyên môn (Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Viện Văn học, Bệnh viện K,...); b) thành tố biểu thị loại hình tổ chức
chung thể hiện sự phân cấp trong bộ máy quản lí hoặc lĩnh vực hoạt động của cơ
quan, tổ chức kết hợp với thành tố biệt danh (Bệnh viện Việt Đức, Ngân hàng
Phương Nam,...);...

13 2
- Tên cơ quan, tổ chức gồm ba thành tố tạo thành: a) thành tố biểu thị loại
hình tổ chức chung thể hiện sự phân cấp trong bộ máy quản lí hoặc thể hiện lĩnh
vực hoạt động của cơ quan, tổ chức kết hợp với thành tố biểu thị loại hình tổ
chức riêng gắn với chức năng, nhiệm vụ, tính chất chuyên môn và thành tố biệt
danh (Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Công ti May 10,...); b) thành tố
biểu thị loại hình tổ chức chung thể hiện sự phân cấp trong bộ máy quản lí hoặc
lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức kết hợp với thành tố biểu thị loại hình
tổ chức riêng gắn với chức năng, nhiệm vụ, tính chất chuyên môn và thành tố
chỉ địa điểm (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hưng
Yên,...);...
Các thành tố trong tên các cơ quan, tổ chức không phải ở trường hợp nào
cũng được phân định ranh giới rõ ràng: Có trường hợp hòa nhập giữa thành tố
thứ nhất biểu thị loại hình tổ chức chung thể hiện sự phân cấp trong bộ máy
quản lí hoặc thể hiện lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức với thành tố thứ
hai biểu thị loại hình tổ chức riêng gắn với chức năng, nhiệm vụ, tính chất
chuyên môn (Đại học Thái Nguyên,...); Có trường hợp hòa nhập giữa thành tố
thứ hai biểu thị loại hình tổ chức riêng gắn với chức năng, nhiệm vụ, tính chất
chuyên môn với thành tố biệt danh (Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Tạp chí
Cộng sản,...);... Do đó, cần tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà vận dụng
quy cách viết hoa sao cho hợp lí.
Ngoài ra, thực trạng viết hoa các nhóm danh từ riêng khác như tên văn
bản, sách báo, tác phẩm; tên ngày lễ; tên các sự kiện lịch sử; tên các tôn giáo,
giáo phái; tên các dân tộc;... cũng có những phức tạp riêng cần xem xét để có thể
hướng đến những quy cách chung, thống nhất, khoa học.
Thứ ba: Viết hoa tu từ
Ngoại trừ danh từ riêng, nếu là từ loại khác thì theo nguyên tắc, không
được viết hoa nếu nó không ở vị trí mở đầu câu, đoạn, văn bản. Tuy nhiên, trong
trường hợp biểu lộ sự tôn kính hoặc cần nhấn mạnh, làm nổi bật một từ ngữ nào
đấy thì người ta cũng viết hoa. Đó được coi là những trường hợp viết hoa tu từ.
Ví dụ:

13 2
Nguyễn Tuân là nhà văn của cái Tài, cái Đẹp, cái Thiên lương.
Phụ nữ Việt Nam tự hào với truyền thống Bà Trưng, Bà Triệu anh hùng.
Cần đẩy mạnh phong trào “Sống, lao động, học tập theo gương Chủ tịch
Hồ Chí Minh”.
Cần lưu ý rằng, trong Văn bản hành chính không có viết hoa tu từ để
nhấn mạnh (trường hợp 1) hoặc để trang trí mà chỉ viết hoa để thể hiện sự tôn
kính (trường hợp 2, 3). Đó là các trường hợp viết hoa khi ghi tước vị, cấp bậc,
chức vụ hoặc các yếu tố khác gắn với tên riêng, đặc biệt là các bậc danh nhân. Ở
lối viết hoa này, quy định của nhà nước cũng chưa được chặt chẽ, rõ ràng, dẫn
tới thực trạng còn tồn tại nhiều cách viết, không thống nhất. Tại Phụ lục VI,
Mục V, Khoản 2 và 3, Thông tư số 01/2011/TT-BNV có quy định như sau:
2. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu
Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể.
Ví dụ:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,…
- Phó Thủ tướng, Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng, Phó Cục
trưởng, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, Phó
Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Tổng Thư kí…
- Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn H., Tiến sĩ khoa học Phạm Văn M…
3. Danh từ chung đã riêng hóa
Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng
trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng.
Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản
Việt Nam),…
Có thể nhận thấy quy định trên chưa bao quát hết các trường hợp ghi tước
vị, cấp bậc,... của một đối tượng cụ thể, nhất là của danh nhân thời trước, khiến
xảy ra các hiện tượng lưỡng khả hoặc thiếu nhất quán như: Vua Hùng - Vua
Hùng Vương thứ 18 - vua Hùng Vương thứ 18; Vua Lý - Vua Lý Nam Đế - vua
Lý Nam Đế; Chúa Trịnh - Chúa Trịnh Sâm - chúa Trịnh Sâm;...

13 2
Tương tự như vậy với cách ghi các triều đại, nhà nước cụ thể, quy định
cách viết hoa là: Triều Lý, Triều Trần (Khoản 5, Mục V, Phụ lục VI, Thông tư
số 01/2011/TT-BNV), nhưng viết Nhà Lý hay nhà Lý thì không thấy có quy
định. Và nếu suy từ cách viết Triều Lý mà viết Nhà Lý thì cách viết nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có còn mang tính nhất quán?
So với lối viết hoa cú pháp, lối viết hoa tu từ đã xuất hiện từ rất sớm (ngay
từ khi chữ quốc ngữ hình thành vào thế kỉ XVII). Đến nay, dù có đôi điểm chưa
thống nhất như đã nêu, song cả hai lối viết hoa này về đại thể đều đã đạt đến quy
cách sử dụng tương đối ổn định, thống nhất trong các lĩnh vực nói chung và
trong Văn bản hành chính tiếng Việt nói riêng.
Như vậy, có thể nói, để đi đến được một quy tắc chuẩn về viết hoa là vấn
đề không đơn giản, phải dựa trên các nghiên cứu khoa học và được khảo sát thật
triệt để. Trên thực tế, khó có thể có được một tiêu chuẩn hoàn toàn chuẩn. Tuy
nhiên, để khắc phục tình trạng viết hoa tùy tiện, thiếu đồng bộ, thống nhất, thiếu
ổn định và mang tính tự phát như hiện nay, dù khó khăn đến mấy cũng cần phải
cố gắng lựa chọn, xây dựng được một quy tắc có cơ sở khoa học, đạt được sự
thống nhất để làm cái khung chung. Về tính pháp lí của vấn đề, nhà nước cần
sớm ban hành quy định thống nhất chung về việc viết hoa trong tất cả các lĩnh
vực giao tiếp có tính quy thức như trong văn bản khoa học, văn bản hành chính,,
văn bản báo chí,... Các quy định cần rõ ràng với hướng dẫn, chỉ dẫn cụ thể để dễ
dàng, thuận tiện cho việc hiểu và áp dụng.
6.1.3. Cách viết tên riêng tiếng nước ngoài và tiếng dân tộc thiểu số trong văn
bản hành chính
6.1.3.1. Cách viết tên riêng tiếng nước ngoài
Tên riêng tiếng nước ngoài bao gồm: nhân danh, tộc danh, địa danh, tên
cơ quan, tổ chức, khi dùng trong Văn bản hành chính tiếng Việt phải có cách
viết, cách đọc hợp lí.
Từ trước đến nay, nhà nước chưa có một văn bản chính thức nào mang
tính pháp lí, quy định về cách viết, cách đọc tên riêng tiếng nước ngoài trong
văn bản tiếng Việt để áp dụng thống nhất ở tất cả các lĩnh vực. Một số ngành đã

13 2
có ban hành quy định riêng cho ngành mình. Chẳng hạn Quy định về chính tả
tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt ban hành kèm theo Quyết định số 240/QĐ
ngày 05/3/1984 của Bộ Giáo dục áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn
bản của ngành giáo dục. Trong đó quy định cách viết tên riêng không phải tiếng
Việt gồm 8 trường hợp:
1) Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng chữ cái Latin thì giữ đúng nguyên
hình trên chữ viết của nguyên ngữ, kể cả các chữ cái f, j, w, z, ví dụ:
Shakespeare, Paris, California, Wrocaw...; dấu phụ ở một số chữ cái trong
nguyên ngữ có thể lược bớt. Ví dụ: Petofi (lược bỏ dấu phụ ở ö)...
2) Nếu chữ viết của nguyên ngữ thuộc một hệ thống chữ cái khác thì dùng
lối chuyển tự chính thức sang chữ cái Latin. Ví dụ: Lomonosov, Moskva, Abdel...
3) Nếu chữ viết của nguyên ngữ không phải là chữ viết ghi từng âm bằng
chữ cái thì dùng lối phiên âm chính thức bằng chữ cái Latin, thường là cách
phiên âm đã có tính phổ biến trên thế giới. Ví dụ: Tokyo, Kyoto...
4) Trường hợp những tên riêng mà trong thực tiễn sử dụng rộng rãi trên
thế giới đã quen dùng một hình thức viết bằng chữ cái Latin khác với nguyên
ngữ thì dùng tên riêng phổ biến đó. Ví dụ: Hungary (nguyên ngữ là
Magyarorszag), Bangkok (nguyên ngữ là Krung Thep hoặc Krung
Rattanakosin)...
5) Đối với những sông núi nằm rải trên nhiều nước và có thể ở mỗi nước
lại mang những tên riêng khác nhau hoặc được viết khác nhau, thì dùng hình
thức tương đối phổ biến trên thế giới, song vẫn có thể dùng theo ngôn ngữ địa
phương trong những văn bản nhất định. Ví dụ: sông Danube, có thể dùng
Donau theo tiếng Đức, Duna theo tiếng Hungary, Dunares theo tiếng
Rumania...
6) Những tên riêng hoặc bộ phận tên riêng mà có nghĩa thì dùng lối dịch
nghĩa phù hợp. Ví dụ: Biển Đen (Чёрное море), Thái Bình Dương (Pacific
Ocean)...
7) Những tên riêng đã có hình thức phiên âm Hán Việt mà đã được sử
dụng quen thuộc thì không cần thay đổi, trừ khi có yêu cầu đặc biệt. Ví dụ: Bắc

13 2
Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, Lỗ Tấn...; Pháp, Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Luân
Đôn, Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc..., nhưng thay Ý bằng Italia, thay Úc bằng
Australia... Tuy vậy cũng chấp nhận sự tồn tại khác nhau của một số tên riêng
trong những phạm vi sử dụng khác nhau, chẳng hạn: dùng La Mã trong đế quốc
La Mã, chữ số La Mã; nhưng lại dùng Roma trong thành Roma (thủ đô Italia
ngày nay)...
8) Tên riêng trong các tiếng DTTS ở Việt Nam cũng thuộc trường hợp
không phải tiếng Việt (Kinh).
Xét 8 trường hợp đã được quy định, có thể thấy ngay rằng nhiều trường
hợp vẫn khó thống nhất (chẳng hạn, trường hợp 5 hoặc 7).
Trong lĩnh vực hành chính, bản Quy định tạm thời về viết hoa trong văn
bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số
09/1998/QĐ-VPCP của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng có
một số khoản, điểm quy định cách viết và viết hoa đối với tên riêng nước ngoài
gồm tên người, tên nước, tên tổ chức:
1) Đối với tên người nước ngoài đã được phiên âm ra tiếng Việt (đọc theo
âm tiếng Việt), viết hoa chữ cái đầu theo âm tiếng Việt đối với các âm tiết tạo
thành tên riêng, giữa các âm tiết có gạch nối ngắn. Ví dụ: Phơ-ri-đơ-rích Ăng-
ghen, V.I. Lê-nin...
2) Đối với địa danh nước ngoài có 2 trường hợp:
a) Địa danh nước ngoài đã phiên âm theo tiếng Việt (đọc theo âm tiếng
Việt): viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên riêng, giữa các âm
tiết có gạch nối ngắn. Ví dụ: Mát-xcơ-va, Ác-hen-ti-na, Áp-ga-ni-xtan, Xu-đăng,
Li-băng, Pa-le-xtin, In-đô-nê-xi-a, I-ta-li-a, Crô-a-ti-a, Tat-gi-ki-xtan, U-dơ-bê-
ki-xtan, U-gan-đa, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chi-a, Ru-ma-ni-a, Phi-lip-pin,…
b) Địa danh được phiên theo âm Hán - Việt: viết hoa chữ cái đầu của các
âm tiết tạo thành tên riêng, giữa các âm tiết không có gạch nối. Ví dụ: Trung
Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ba Lan, Bắc Kinh, Luân Đôn,
Bình Nhưỡng, Nga, Pháp…
3) Đối với tên các tổ chức quốc tế có 2 cách thức:

13 2
a) Căn cứ vào đề cương đã lập, mỗi thành tố nội dung trong đề cương
nên viết thành một đoạn văn.
Các thành tố nội dung có tính cấp độ, ý lớn bao gồm ý nhỏ. Chính vì vậy
đoạn văn cũng có tính cấp độ, một đoạn lớn bao gồm nhiều đoạn nhỏ.
Ví dụ: Với đề cương của Bản kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong
công nhân viên chức, lao động quận Tây Hồ:
- Mục đích, yêu cầu
- Nội dung thi đua
- Biện pháp tổ chức thi đua
- Tổ chức thực hiện
Người viết nên triển khai thành bốn đoạn lớn tương ứng với bốn nội
dung nêu trên.

13 2
Trong các đoạn lớn đó có các đoạn nhỏ. Ví dụ trong đoạn viết về việc tổ
chức thực hiện có hai đoạn văn nhỏ:
Đối với Liên đoàn Lao động quận
Đối với công đoàn cơ sở
b) Lựa chọn hướng triển khai nội dung trong đoạn văn
Lựa chọn hướng triển khai nội dung trong đoạn văn tức là chọn mô hình
kết cấu của đoạn văn.
Mô hình kết cấu của đoạn văn được phân chia thành hai nhóm: Đoạn
văn có câu chủ đề (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp , móc xích); đoạn văn
không có câu chủ đề (song hành).
Việc lựa chọn mô hình kết cấu của đoạn văn phụ thuộc vào:
- Vị trí và quan hệ của đoạn văn đó với đoạn văn trước.
Ví dụ đoạn văn mở đầu một chương hay phần nào đó trong văn bản
thường có câu chủ đề ở đầu đoạn tức người viết lựa chọn kết cấu diễn dịch hay
tổng phân hợp. Ngược lại đoạn văn kết thúc chương hay phần nào đó trong văn
bản thường có câu chủ đề ở cuối đoạn tức người viết lựa chọn kết cấu quy nạp,
móc xích hay tổng phân hợp.
- Nội dung vấn đề trình bày trong đoạn.
- Phong cách ngôn ngữ của người viết và phong cách chức năng của văn
bản.
Phong cách ngôn ngữ của người viết ở đây được hiểu là thói quen, sở
trường và cả khả năng ngôn ngữ của người viết.
Phong cách chức năng của văn bản tức văn bản thuộc loại nào: văn bản
hành chính, văn bản báo chí, văn bản nghệ thuật, văn bản nghị luận, văn bản
khoa học.
13 2
c) Viết đoạn văn có câu chủ đề
Câu chủ đề là câu quan trọng nhất trong đoạn văn.
Về nội dung: Nó diễn đạt một cách ngắn gọn, khái quát nội dung của cả
đoạn văn còn các câu khác chỉ làm nhiệm vụ khai triển hoặc nêu luận cứ để đi
đến kết luận được trình bày ở câu chủ đề. Do vậy khi viết câu chủ đề không

được đưa quá nhiều chi tiết, quá nhiều nội dung cụ thể vào trong câu bởi nó gây
khó khăn trong việc phát triển của 13
đoạn văn.
2 Tuy nhiên câu chủ đề cũng không
được quá khái quát bởi nó không định hướng cho người đọc về nội dung lập
luận trong đoạn văn.
Vị trí: Câu chủ đề có thể ở đầu đoạn văn hay cuối đoạn văn hay ở cả đầu
và cuối đoạn văn.
Về cấu tạo: Câu chủ đề thường đầy đủ thành phần chính, có thể được mở
rộng thêm thành phần phụ nhưng không được quá dài.
- Đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn văn:
Trường hợp này thường thấy trong văn bản hành chính, nghị luận, khoa
học. Câu chủ đề có nhiệm vụ nêu nội dung chính của cả đoạn văn, thông báo
trước nội dung của cả đoạn văn, liên kết với đoạn văn đứng trước nó...
Đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn là đoạn văn có kết cấu diễn dịch,
người viết lựa chọn hướng triển khai từ khái quát đến cụ thể.
Sau khi viết câu chủ đề với những yêu cầu về nội dung, cấu tạo nêu trên,
người viết viết những câu khai triển.
Về nội dung: Câu khai triển giải thích, chứng minh nội dung câu chủ đề
bằng lí lẽ, dẫn chứng. Câu triển khai với câu chủ đề có thể có 2 kiểu quan hệ:
quan hệ trực tiếp và quan hệ gián tiếp. Quan hệ trực tiếp tức là câu triển khai
phục vụ trực tiếp cho ý chủ đề. Quan hệ gián tiếp tức là câu triển khai nhằm mở
rộng, giải thích cho một câu khai triển khác. Chính việc đan xen nhiều kiểu quan
hệ này tạo nên cấu trúc nhiều tầng bậc. Ta có thể mô hình hoá như sau:
A (Nội dung câu chủ đề) Nội dung câu 1

Nội dung câu 2

Nội dung câu 3


Các câu khai triển có mối quan hệ song hành (mỗi câu biểu đạt một khía
cạnh, một phương diện của nội dung câu chủ đề), liên kết chiều ngược (tức trong
câu sau có chứa yếu tố ngôn ngữ liên kết với câu trước nó. Ví dụ: như ở trên,

13 2
như đã nêu, nêu trên, ...) hoặc liên kết chiều xuôi (tức ở câu trước xuất hiện
những yếu tố ngôn ngữ liên kết với những câu sau nó. Ví dụ: như sau đây, dưới
đây...). Nói cách khác là quan hệ tương đối độc lập hoặc quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau.
Về cấu tạo: Câu triển khai thường dài, có nhiều thành phần phụ, có thể là
câu không đầy đủ thành phần.
- Đoạn văn có câu chủ đề ở cuối đoạn
Người viết lựa chọn hướng triển khai nội dung của đoạn từ cụ thể đến
khái quát, từ luận cứ đến kết luận. Câu cuối cùng là câu chủ đề của đoạn. Như
vậy đoạn văn có kết cấu quy nạp hoặc móc xích. Đoạn văn có kết cấu móc xích:
Các câu lồng móc vào nhau, một
13 bộ 2phận nội dung cua câu trước được nhắc lại
trong câu sau. Thông thường viết những câu có kết cấu móc xích người ta đi tìm
quan hệ nhân quả, tìm nguồn gốc của sự kiện đưa ra, tìm nguyên nhân hay
những điều kiện của sự việc.
Viết đoạn văn kiểu này, người viết phải có kĩ năng viết câu kết. Câu kết
đồng thời phải thực hiện một số nhiệm vụ: Báo hiệu sự kết thúc của đoạn văn;
tóm lược những luận điểm quan trọng nhất vừa được trình bày trong đoạn văn;
gợi lên cho người đọc những suy nghĩ tiếp theo về nội dung chính được nêu
trong đoạn văn.
Câu kết có thể theo hai hướng: kết đóng hoặc kết mở. Kết đóng tức
người viết tóm lược nội dung chính được trình bày trong đoạn văn bằng các từ
như: Nói tóm lại, nhìn chung, nói cho cùng, xét cho cùng, như vậy... Kết mở tức
người viết dành một bộ phận nội dung tóm lược nội dung chính trong đoạn văn
và một bộ phận nội dung để gợi mở cho người đọc có thể bằng hình thức hỏi
Ví dụ: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn
tăng gia sản xuất thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật thì phải
có văn hoá. Vậy việc bổ túc văn hoá là cực kì cần thiết.
(Hồ Chí Minh)
Ví dụ: Chính quyền nhân dân ta vững chắc. Quân đội nhân dân ta hùng
mạnh. Mặt trận nhân dân rộng rãi. Công nhân, nông dân và trí thức được rèn

13 2
luyện và thử thách và tiến bộ không ngừng. Nói tóm lại, lực lượng của chúng ta
to lớn và ngày càng to lớn.
(Hồ Chí Minh)
- Đoạn văn có câu chủ đề kép (còn gọi là đoạn văn tổng - phân – hợp)
Để viết đoạn văn dạng này, người viết triển khai một quy trình ba bước:
bước 1, viết câu mở đầu để nêu một nhận định khái quát; bước 2, viết những câu
tiếp theo triển khai nội dung này (chứng minh, giải thích) và bước 3, dùng câu
cuối đoạn để nâng thành kết luận. Đoạn văn này là sự phối hợp hai cấu trúc diễn
dịch và quy nạp để tạo nên cấu trúc tổng- phân - hợp.
Ví dụ: Trong xã hội truyện Kiều, đồng tiền đã thành một sức mạnh tác
quái rất ghê gớm. Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng
tiền. Có tiền, Thúc Sinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều; Kiều mới cứu được cha
và sau này mới báo được ơn cho người này, người nọ. Đó là những khi đồng
tiền nằm trong tay người tốt. Nhưng chủ yếu, Nguyễn Du nhìn về mặt tác hại, vì
Nguyễn Du thấy rõ cả một loạt hành động gian ác, bất chính đều do đồng tiền
chi phối. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí, sai nha vì tiền mà làm nghề buôn
thịt bán người, Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm, Khuyển Ưng vì tiền mà
làm những điều ác độc. Cả một xã hội chạy theo tiền.
d) Viết đoạn văn không có câu chủ đề
Đoạn văn không có câu chủ13
đề có 2cấu trúc song hành, các câu tương đối
độc lập với nhau, mỗi câu triển khai một phương diện của chủ đề đoạn văn.
Viết đoạn văn không có câu chủ đề, người viết cần phân tách chủ đề của
đoạn văn (đã được hình thành từ khi lập đề cương) thành những phương diện
khác nhau, những khía cạnh khác nhau, mỗi câu thể hiện một khía cạnh ấy.
Thường trong đoạn văn có cấu trúc song hành, các câu có cấu trúc giống nhau
hoặc gần giống nhau.
Ví dụ: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém
giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa
của ta trong những bể máu.
(Hồ Chí Minh)

13 2
4.3.2. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
Văn bản là một chỉnh thể bao gồm nhiều đoạn văn. Nếu chỉ biết viết
những đoạn văn thì chưa thể xây dựng một văn bản hoàn chỉnh. Ta cần phải biết
liên kết các đoạn văn. Thông thường có hai cách liên kết các đoạn văn:
4.3.2.1. Dùng những phương tiện liên kết câu
- Dùng những phương tiện liên kết câu ở các câu giáp giới giữa hai đoạn.
Ta có thể sơ đồ hoá như sau:
ĐV1 có C1
C2
C3
ĐV2 có C1
C2
C3
C4
Dùng phương tiện liên kết câu để liên kết câu thứ ba của đoạn thứ nhất
và câu thứ nhất của đoạn thứ hai để liên kết hai đoạn văn.
Những phương tiện liên kết thuộc những phương thức liên kết câu như:
Phương thức nối, lặp, thế, liên tưởng.
+ Phương thức nối: Dùng quan hệ từ hoặc những từ ngữ có tác dụng
chuyển tiếp như: Trước hết, sau cùng, nói tóm lại, bên cạnh đó... để nối các câu.
Ví dụ: Theo nghĩa hẹp: “Cải cách hành chính” là một quá trình thay đổi
nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và
phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương pháp hành chính mới
trong lĩnh vực quản lí của bộ máy hành chính nhà nước.
Như vậy, cải cách hành chính ở nước ta là trọng tâm của công cuộc xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm
những thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện: thể chế hành chính, cơ cấu tổ
chức, cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp và đội ngũ công chức
hành chính để nâng cao hiệu lực,
13 năng
2 lực và hiệu quả hoạt động của nền hành
chính công phục vụ nhân dân.
+ Phương thức lặp: Một số từ ngữ hoặc cấu trúc được lặp lại trong các câu
kế tiếp nhau.
Ví dụ:: Văn minh, trên một ý nghĩa nào đó là biểu hiện của văn hoá. Một
con người, một xã hội có văn hoá thường gắn với các nền văn minh. Nền văn
minh lúa nước, văn minh sông Hồng gắn rất chặt chẽ với bản sắc dân tộc Việt
Nam. 13 2

Song, như Hồ Chí Minh đã phân tích, văn minh không trùng khít với văn
hoá. Văn minh thực tế là cơ cấu xã hội, là trình độ kĩ thuật của một giai đoạn
phát triển của một dân tộc, của khu vực, của loài người.
+ Phương thức thế: Dùng đại từ hay những từ ngữ đồng nghĩa trong câu
sau để thay thế cho những từ ngữ hoặc nội dung của cả câu trước.
Ví dụ: Nền hành chính nhà nước thể hiện được tính dân chủ và hoạt
động có hiệu lực và hiệu quả phải là nền hành chính quán triệt đầy đủ nguyên
tắc hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – đó là sự tuân thủ
pháp luật, trong đó không có chủ thể nào là ngoại lệ của sự tuân thủ đó.
Một nền hành chính như vậy phải thực thi có hiệu lực quyền hành pháp
trong khuôn khổ quyền lực nhà nước thống nhất, không phân chia mà chỉ có sự
phân công rành mạch giữa các tổ chức thực hiện quyền lực đó.
+ Phương thức liên tưởng: Dùng những từ ngữ có mối quan hệ liên tưởng
(chỉnh thể - bộ phận, nhân - quả, đồng nhất, đối lập...) trong các câu kế tiếp nhau
để nối kết.
Ví dụ: Văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện bằng tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn
đạt phải đơn giản, dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội
dung, thì cần phải được định nghĩa trong văn bản.
- Dùng những phương tiện liên kết câu ở đầu các đoạn văn.
Ví dụ: Và đây là một ví dụ khác trong lĩnh vực y tế: giá của 10 chiếc tàu
sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Minít trong số 15 chiếc mà Hoa Kì dự
định đóng từ nay đến năm 2000 cũng đủ để thực hiện một chương trình phòng

13 2
bệnh trong cùng 14 năm đó và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và
cứu hơn 14 triệu trẻ em riệng cho châu Phi mà thôi.
Và đây là một ví dụ khác trong lĩnh vực giáo dục: chỉ 2 chiếc tàu ngầm
mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới...
Và đây là một ví dụ ...
Các đoạn văn trên sử dụng cấu trúc lặp cú pháp ở đầu mỗi đoạn để liên
kết ý, tạo sự chặt chẽ cho văn bản.
4.3.2.2. Dùng câu chuyển tiếp và đoạn chuyển tiếp để liên kết các
đoạn
a) Dùng câu chuyển tiếp
Về vị trí: Câu chuyển tiếp có thể đứng đầu đoạn văn sau hoặc đứng cuối
đoạn văn trước.
Về nội dung: Thường có hai phần: Phần đầu tóm lược nội dung chính của
đoạn đi trước và phần sau mở ra nội dung của đoạn đi sau. Như vậy, câu chuyển
tiếp không có tác dụng về mặt 13 2
ngữ nghĩa trong đoạn văn mà có tác dụng liên kết.
Về hình thức: Đoạn văn chuyển tiếp thường có chứa các từ chuyên dụng
để chuyển tiếp như: Sau đây, trước hết, trở lên...
Ví dụ: Bên cạnh những thuận lợi nêu ở trên, Nhà trường cũng đứng
trước những khó khăn, thách thức.
b) Dùng đoạn văn chuyển tiếp
Bên cạnh loại đoạn văn chỉnh thể (loại đoạn văn có tính độc lập tương đối
cao về ngữ nghĩa, không cần dựa vào những đoạn văn khác vẫn có thể hiểu được
nội dung của chúng một cách tương đối đầy đủ trọn vẹn; là một tiểu văn bản,
chứa đựng một tiểu chủ đề và thường có cấu trúc diễn dịch, quy nạp hoặc tổng
phân hợp) còn có loại đoạn văn chuyển tiếp.
Về nội dung: Đoạn văn này có hai phần nội dung giống như câu chuyển
tiếp. Nó không có tiểu chủ đề.
Về dung lượng: Đoạn văn chuyển tiếp thường chỉ gồm một vài câu.
Để viết đoạn văn chuyển tiếp, trước hết cần xác định vị trí của nó tức là
dùng để nối đoạn văn nào với đoạn văn nào trong văn bản. Sau đó xác định nội

13 2
dung chuyển tiếp tức là thâu tóm nội dung của đoạn văn trước và xác định nội
dung đoạn văn đi sau. Sau khi xác định được nội dung của nó, người viết có thể
ghép hai nội dung đó vào trong một câu hoặc tách thành hai câu nhưng trong
đoạn văn chuyển tiếp thường có chứa các yếu tố liên kết chiều ngược hoặc
chiều xuôi.
Ví dụ: Trên đây là mấy điều về bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể và
truyền miệng của nhân loại nói chung. Sau đây là mấy việc làm cụ thể để bảo
tồn di sản văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
4.4. Sửa chữa và hoàn thiện văn bản
Sau khi đã viết xong văn bản, cần đọc lại toàn bộ văn bản. Việc làm này
rất quan trọng, nhằm mục đích sau:
- Đánh giá chất lượng văn bản vừa tạo lập;
- Phát hiện lỗi về nội dung và hình thức để kịp thời sửa chữa.
Sau đây là các dạng lỗi mà văn bản mới tạo lập thường mắc phải:
4.4.1. Lỗi ở cấp độ đoạn văn
4.4.1.1. Lỗi về liên kết chủ đề
a) Lạc chủ đề
Các câu trong đoạn văn không tập trung về một chủ đề mà phân tán, nói
về những vấn đề khác. Thông thường là câu mở đoạn nêu chủ đề, các câu sau
chuyển sang nói về vấn đề khác.
Chữa lỗi: Cần triển khai những phương diện của chủ đề đoạn văn bằng
cách viết những câu có nội dung chứng minh hoặc giải thích, nêu nguyên nhân...
Ví dụ: Về chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước chưa có chính sách
13 để duy
đầu tư hợp lí và tạo nguồn ngân sách 2 trì hoạt động và phát triển tổ chức

y tế cơ sở, nhất là chính sách về tiền lương. Nghị định 123/ HĐBT quy định
lương cán bộ y tế cơ sở: 50% kinh phí huyện trả, 50% kinh phí xã trả, toàn tỉnh
chỉ có khoảng 30% số xã thực hiện được, còn nói chung các xã không thực hiện
được, lí do đơn giản là xã nghèo, không có nguồn thu cho nên cán bộ y tế chỉ
được trả 50% do kinh phí huyện cấp. Cho nên cán bộ y tế phải tự thân vận động,
từ đó dẫn đến việc quản lí họ lỏng lẻo.

13 2
Hai câu sau không phát triển ý chủ đề đã được nêu trong câu đầu đoạn
văn là Đảng và Nhà nước chưa có chính sách hợp lí để phát triển tổ chức y tế cơ
sở mà lại nói về sự khó khăn của cấp xã và việc quản lí cán bộ y tế.
b) Thiếu hụt chủ đề
Các câu trong đoạn văn không triển khai đầy đủ các nội dung chủ đề được
nêu trong câu chủ đề.
Ví dụ: Ở nước ta hiện nay áp dụng cả hai hệ thống công chức: hệ thống
công chức theo chức nghiệp và hệ thống công chức theo việc làm. Đối với công
chức điều khiển, chỉ huy hoặc cán bộ bầu cử của khối cơ quan tổ chức chính trị,
đoàn thể xã hội thì áp dụng chế độ theo việc làm.
Chữa lỗi: Cần xác định phương diện của chủ đề chưa được đề cập đến và
viết thêm những câu triển khai nội dung đó.
Trong đoạn văn trên chưa triển khai ý chủ đề hệ thống công chức theo
chức nghiệp. Cần viết thêm câu triển khai ý chủ đề này.
Ví dụ: Đối với các công chức chuyên môn nghiệp vụ thì theo hệ thống
chức nghiệp.
4.4.1.2. Lỗi về liên kết lôgíc
a) Lỗi đứt mạch
Ý của các câu trong đoạn văn bị đứt quãng, từ câu nọ chuyển sang câu kia
không có sự chuyển tiếp.
Chữa lỗi: Cần viết thêm câu chuyển tiếp ý hoặc viết thêm ý hạn định nội
dung.
Ví dụ: Mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu người bị mắc các chứng
bệnh do sử dụng nguồn nước không sạch. Chỉ tính riêng tỉnh Bạc Liêu năm 2002
đã có tới hơn 5000 trường hợp phải tới điều trị tại các cơ sở y tế do dùng nước
bị ô nhiễm.
(Dẫn theo Hoàng Anh - Phạm Văn Thấu).
Trong đoạn văn trên từ phạm vi thế giới, người viết chuyển ngay sang
phạm vi một tỉnh trong một quốc gia mà không có sự chuyển tiếp.

13 2
Chữa lỗi: Thêm câu chuyển tiếp, ví dụ: Ở Việt Nam có rất nhiều người
mắc các bệnh trên.
b) Lỗi mâu thuẫn về ý
Nội dung của các câu trong đoạn văn không phù hợp với nhau.
Ví dụ: Các nhân viên hành chính là những người thừa hành nhiệm vụ do
các công chức lãnh đạo giao. Họ là những người làm công tác phục vụ trong bộ
máy nhà nước. Họ có trình độ chuyên môn ở mức độ thấp, nhiệm vụ chính của
họ là tư vấn cho lãnh đạo.
Đoạn văn trên mâu thuẫn giữa ý người thừa hành nhiệm vụ và làm công
13 2
tác phục vụ với ý tư vấn cho lãnh đạo.
Chữa lỗi: Cần loại bỏ ý mâu thuẫn với chủ đề đoạn văn.
Đoạn văn trên cần chữa lại câu 3: Họ có trình độ chuyên môn ở mức độ
thấp, nhiệm vụ chính của họ là tuân thủ theo sự hướng dẫn của cấp trên.
4.4.1.3. Lỗi về liên kết hình thức
a) Không dùng những phương tiện liên kết để liên kết các câu
Chữa lỗi: Cần sử dụng những phương tiện liên kết câu thuộc những
phương thức liên kết lặp, thế, nối, liên tưởng... để nối các câu.
Ví dụ: Các công văn, tài liệu dùng trong nội bộ cơ quan gọi là văn bản
nội bộ. Bao gồm: Quyết định nhân sự, chỉ thị, thông báo, giấy công tác, giấy
giới thiệu.
Cần sử dụng phương thức lặp từ vựng để nối hai câu trên: Văn bản nội bộ
bao gồm: Quyết định nhân sự, chỉ thị, thông báo, giấy công tác, giấy giới thiệu.
b) Sử dụng phương tiện liên kết không phù hợp
Chữa lỗi: Cần xác định chính xác mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong
đoạn văn để sử dụng phương tiện liên kết cho phù hợp.
Ví dụ: Tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ có tác dụng thiết
thực trong việc tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của cho Nhà nước và nhân
dân. Vì vậy, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ sẽ biến giá trị tiềm
năng của tài liệu lưu trữ thành của cải vật chất cho xã hội, nâng cao mức sống
vật chất, tinh thần cho nhân dân.

13 2
Hai câu trên không có quan hệ nhân quả nên người viết sử dụng từ ngữ
chuyển tiếp vì vậy là không phù hợp. Cần thay bằng ngữ nói cách khác.
4.4.2. Lỗi ở cấp độ văn bản
4.4.2.1. Lỗi không tách đoạn
Người viết viết đoạn văn quá lớn, gồm nhiều thành tố nội dung khác
nhau.
Chữa lỗi: Cần tách thành những đoạn văn nhỏ hơn để người đọc dễ tiếp
thu. Mỗi đoạn văn trình bày một ý.
Ví dụ: Công văn là hình thức văn bản được sử dụng rộng rãi nhất vào
việc giao dịch chính thức giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã
hội với nhau và với công dân để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ
chức mình. Có nhiều loại công văn: Thường để trình với cấp trên một dự thảo
văn bản, đề án; đề nghị một vấn đề cụ thể để cấp trên giải quyết; giải quyết, trả
lời đề nghị của cấp dưới; đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới thực
hiện một quy định của cấp trên hoặc giữa các cơ quan trao đổi ý kiến, phối hợp
giải quyết công việc.
Đoạn văn trên trình bày 2 ý: Định nghĩa về công văn và việc phân loại
công văn. Cần tách đoạn văn trên thành hai đoạn văn.
13 2
Công văn là hình thức văn bản được sử dụng rộng rãi nhất vào việc giao
dịch chính thức giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội với
nhau và với công dân để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức
mình.
Có nhiều loại công văn: Thường để trình với cấp trên một dự thảo văn
bản, đề án; đề nghị một vấn đề cụ thể để cấp trên giải quyết; giải quyết, trả lời
đề nghị của cấp dưới; đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới thực
hiện một quy định của cấp trên hoặc giữa các cơ quan trao đổi ý kiến, phối hợp
giải quyết công việc.
4.4.2.2. Lỗi tách đoạn tuỳ tiện
Người viết tuỳ tiện tách đoạn khi đang trình bày dở dang một ý.
Chữa lỗi: Ghép những đoạn cùng trình bày một ý thành một đoạn văn.

13 2
Ví dụ: Việc dẫn, trích dẫn văn bản để làm căn cứ pháp lí trong các văn
bản quy phạm pháp luật; các quyết định cá biệt hoặc trong các văn bản hành
chính thông thường khi viện dẫn , trích dẫn văn bản khác vào nội dung để làm
căn cứ pháp lí, làm minh chứng phải ghi thật chính xác, đầy đủ tên văn bản, số,
kí hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, văn bản của cơ quan, tổ chức nào, về việc
gì để tiện cho việc tra cứu khi cần đến.
Khi trích dẫn đoạn văn, câu, cụm từ trong văn bản để làm minh chứng
phải viết đúng nguyên văn của đoạn văn, cụm từ trích dẫn và đặt trong dấu
ngoặc kép.
Hai đoạn văn trên cùng trình bày một ý (việc trích dẫn trong văn bản hành
chính) nên không tách thành hai đoạn mà sáp nhập vào thành một đoạn văn.
Việc dẫn, trích dẫn văn bản để làm căn cứ pháp lí trong các văn bản quy
phạm pháp luật; các quyết định cá biệt hoặc trong các văn bản hành chính
thông thường khi viện dẫn , trích dẫn văn bản khác vào nội dung để làm căn cứ
pháp lí, làm minh chứng phải ghi thật chính xác, đầy đủ tên văn bản, số, kí hiệu,
ngày, tháng, năm ban hành, văn bản của cơ quan, tổ chức nào, về việc gì để tiện
cho việc tra cứu khi cần đến. Khi trích dẫn đoạn văn, câu, cụm từ trong văn bản
để làm minh chứng phải viết đúng nguyên văn của đoạn văn, cụm từ trích dẫn
và đặt trong dấu ngoặc kép.
4.4.2.3. Lỗi không liên kết đoạn
Mỗi đoạn văn trình bày một ý nhưng các đoạn luôn có sự liên kết về nội
dung về hình thức thể hiện tính liên kết và tính chỉnh thể của văn bản. Thiếu sự
liên kết, các đoạn văn trong văn bản sẽ rời rạc, sự lập luận thiếu lôgíc.
Ví dụ: Đặc điểm của hoạt động công vụ là hàng ngày, thường xuyên cho
nên nền hành chính nhà nước phải đảm bảo thường xuyên, liên tục để ổn định
xã hội và không bị gián đoạn trong bất kì tình huống chính trị, xã hội như thế
nào.
13 2
Hành chính nhà nước phải thích ứng, phải luôn có những thay đổi để
không bị lạc hậu do đời sống kinh tế, chính trị luôn biến động.

Hai đoạn văn trên nói về hai vấn đề: đoạn văn đầu nói về tính liên tục,
tính ổn định của hành chính nhà nước, đoạn văn sau nói về tính thích ứng của
hành chính nhà nước. Giữa hai đoạn văn cần có sự chuyển tiếp.
Ví dụ: Tính liên tục và ổn định không loại trừ tính thích ứng.
13 2
ÔN TẬP CHƯƠNG 4
Câu hỏi
1. Xác định các nhân tố giao tiếp có ý nghĩa như thế nào với việc tạo lập
văn bản.
2. Tại sao khi lập đề cương cần tuân thủ nguyên tắc thiết thực và nguyên
tắc giá trị tương đương?
3. Trình bày các phương thức lập luận trong đoạn văn.
4. Trình bày các biểu hiện lỗi của một văn bản và phương án sửa lỗi.
Bài tập thực hành
1. Viết một văn diễn dịch từ 5 – 7 câu theo chủ đề tự chọn. Tóm tắt đoạn
văn đã viết thành một câu.
2. Viết một văn quy nạp từ 5 – 7 câu theo chủ đề tự chọn. Tóm tắt đoạn
văn đã viết thành một câu.
3. Viết một văn tổng – phân - hợp từ 5 – 7 câu theo chủ đề tự chọn. Tóm
tắt đoạn văn đã viết thành một câu.
4. Viết một văn móc xích từ 5 – 7 câu theo chủ đề tự chọn. Tóm tắt đoạn
văn đã viết thành một câu.
5. Viết một văn song hành từ 5 – 7 câu theo chủ đề tự chọn. Tóm tắt
đoạn văn đã viết thành một câu.
6. Viết một đoạn văn có chủ đề: “Tác hại của việc hút thuốc lá đối với
sức khoẻ của con người”
- Chỉ ra kiểu kết cấu của đoạn văn vừa tạo lập
- Tóm tắt đoạn văn trên trong một câu.
7. Viết một đoạn văn có chủ đề: “Sức khoẻ là vốn quý của con người”
- Chỉ ra kiểu kết cấu của đoạn văn vừa tạo lập

13 2
- Tóm tắt đoạn văn trên trong một câu.
8. Viết một đoạn văn có chủ đề: “Hà Nội là đầu mối giao thông quan
trọng của cả nước”
- Chỉ ra kiểu kết cấu của đoạn văn vừa tạo lập
- Tóm tắt đoạn văn trên trong một câu.
9. Viết một đoạn văn có chủ đề: “Gia đình là tế bào của xã hội”
- Chỉ ra kiểu kết cấu của đoạn văn vừa tạo lập
- Tóm tắt đoạn văn trên trong một câu.
10. Viết một đoạn văn có chủ đề: “Vai trò của việc đọc sách”
- Chỉ ra kiểu kết cấu của đoạn văn vừa tạo lập
- Tóm tắt đoạn văn trên trong một câu.
11. Viết một đoạn văn có chủ đề: “Vai trò của việc tự học”
- Chỉ ra kiểu kết cấu của đoạn văn vừa tạo lập
13 2
- Tóm tắt đoạn văn trên trong một câu.
12. Viết một đoạn văn có chủ đề: “Vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp
công sở”
- Chỉ ra kiểu kết cấu của đoạn văn vừa tạo lập
- Tóm tắt đoạn văn trên trong một câu.
13. Viết một đoạn văn có chủ đề: “Ngôn ngữ trong văn bản hành chính”
- Chỉ ra kiểu kết cấu của đoạn văn vừa tạo lập
- Tóm tắt đoạn văn trên trong một câu.
14. Hãy sắp xếp lại các câu sau đây thành một đoạn văn có sự liên kết
chặt chẽ và hợp lôgic. Cho biết kiểu kết cấu của đoạn. Tóm tắt ý chính của đoạn
thành một câu.
a. Nếu phát triển kinh tế mà không chú ý tới phát triển văn hoá thì sẽ dẫn
đến tình trạng đánh mất bản sắc văn hoá của dân tộc mình.
b. Tăng trưởng kinh tế luôn luôn là mục tiêu chiến lược của mọi quốc gia.
c. Vì vậy, phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá.
d. Nhưng chủ thể kinh tế lại là con người, mà thước đo trình độ con người
lại chính là văn hoá.

13 2
15. Hãy sắp xếp lại các câu văn sau đây thành một đoạn văn có sự liên
kết chặt chẽ và hợp lôgic. Cho biết kiểu kết cấu của đoạn và tóm tắt ý chính của
đoạn trong một câu.
a. Một nửa số người coi là quan trọng thì không tin vào thông báo.
b. Một nửa loài người trên thế giới không đọc quảng cáo.
c. Bởi vậy, việc quảng cáo cần phải thông minh.
d. Một nửa số người có đọc thì cũng không để ý đến thông báo của anh.
Một nửa số người có để ý thì lại không coi nó là quan trọng.
e. Một nửa số tin vào thông báo thì lại không mua hàng của anh vì họ
không cần đến.
16. Hãy sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, hợp
logic. Cho biết kiểu kết cấu của đoạn. Tóm tắt ý chính của đoạn thành một câu.
a. Nhà nước hiểu theo nghĩa hiện đại không có nghĩa chỉ thực hiện chức
năng cai trị mà ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò dịch vụ.
b. Điều mà một xã hội dân sự, các tổ chức xã hội và công dân đòi hỏi là
nhà nước ban hành các quyết định, tổ chức thực hiện các quyết định đó và hoạt
động như thế nào để đáp ứng các loại yêu cầu của dân
c. Công chức trong bộ máy hành chính nhà nước không phải là người đè
đầu, cưỡi cổ nhân dân mà là “công bộc” của dân
17. Hãy sắp xếp lại các câu văn sau đây thành một đoạn văn có sự liên
kết chặt chẽ và hợp lgic. Tóm tắt tắt ý chính của đoạn thành một câu.
a. Bởi vậy, việc quảng cáo cần phải thông minh.
13 2
b. Một nửa loài người trên thế giới không đọc quảng cáo.
c. Một nửa số người có đọc thì cũng không để ý đến thông báo của anh.
Một nửa số người có để ý thì lại không coi nó là quan trọng.
e. Một nửa số tin vào thông báo thì lại không mua hàng của anh vì họ
không cần đến.
g. Một nửa số người coi là quan trọng thì không tin vào thông báo.
18. Sắp xếp các câu dưới đây thành một đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, hợp
logic. Cho biết kiểu kết cấu của đoạn. Tóm tắt ý chính của đoạn thành một câu.

13 2
a. Con dấu được quản lí theo quy định của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP
ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lí và sử dụng con dấu.
b. Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức
kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và
một số chức danh nhà nước.
c. Con dấu thể hiện vị tri pháp lí và khẳng định giá trị pháp lí đối với các
văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước
19. Sửa lỗi trong đoạn văn sau:
Trong quá trình quang hợp, cây chịu ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài
là ánh sáng và nhiệt độ. Có cây ưa sống ở chỗ có ánh sáng mạnh như cỏ tranh,
các loại cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn…Cũng có cây ưa bóng rợp như lá
lốt, trầu không, hoàng tinh…Do đó, phải biết đặc điểm của từng loại cây mà
trồng ở từng nơi, từng mùa cho thích hợp.
20. Cho đoạn văn sau đây:
“Số việc làm tạo thêm hàng năm gần đây đã xấp xỉ số người mới bổ sung
vào lực lượng lao động. Đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải
thiện. Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân khá hơn trước.
Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo được toàn dân hưởng
ứng. Dân chủ được phát huy. Lòng tin của nhân dân đối với chế độ và tiền đồ
của đất nước, với Đảng và Nhà nướcđược khẳng định.”
- Anh (Chị) hãy xác định kiểu kết cấu của đoạn văn;
- Tóm tắt ý chính của đoạn thành một câu.
21. Sắp xêp các câu sau thành một đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, hợp
logic. Cho biết kiểu kết cấu của đoạn.
a. Cơ cấu ngành hình thành do sự phân công lao động xã hội, là tổng thể
các đơn vị kinh tế sản xuất cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ nhất định,
không phân biệt thành phần kinh tế nào, nằm trên địa bàn lãnh thổ nào và thuộc
cấp chính quyền nào quản lí.
b. Trong cơ cấu kinh tế, có cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.

13 2
c. Các đơn vị của các ngành được phân bố trên những địa bàn lãnh thổ
nhất định, tạo thành một cơ cấu kinh tế lãnh thổ.
22. Điền dấu câu thích hợp
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của
Thường trực Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân Tòa án nhân dân Viện Kiểm
sát nhân dân cùng cấp giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân
dân giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước tổ chức kinh tế tổ
chức xã hội đơn vị vũ trang nhân
13 dân2và của công dân ở địa phương.

23. Sửa lỗi về dùng từ trong đoạn văn sau:


Trong những năm mới đây, UBND thành phố đã triển khai thực hiện nghị
quyết 06/CP ngày 29-1-1993 của Chính Phủ về phòng chống và kiểm soát ma
túy các ngành, các cấp và các đoàn thể đã có nhiều biện pháp tích cực để ngăn
chặn tệ lạn buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất này. Bởi vậy, do tổ chức triển
khai thực hiện chưa chặt chẽ, thiếu biện pháp cương quyết đồng bộ, chưa thống
nhất nội dung, nhận thức, chưa có quy trình cai nghiện và chữa trị đúng, công
tác tuyên truyền giáo dục chưa sâu rộng... tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất
khả quan.
24. Chỉ ra các phương thức liên kết trong đoạn văn sau và nêu tác dụng
của chúng.
Trong những năm qua, UBND thành phố đã triển khai thực hiện Nghị
quyết 06/CP ngày 29-01-1993 của Chính phủ về phòng chống và kiểm soát ma
túy. Các ngành, các cấp và các đoàn thể đã có nhiều biện pháp tích cực để ngăn
chặn tệ nạn buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất này. Tuy nhiên, do tổ chức
triển khai thực hiện chưa chặt chẽ, thiếu biện pháp cương quyết đồng bộ, chưa
thống nhất nội dung, nhận thức, chưa có quy trình cai nghiện và chữa trị đúng,
công tác tuyên truyền giáo dục chưa sâu rộng... nên kết quả đạt được còn rất hạn
chế.
25. Hãy sắp xếp lại các câu văn sau đây thành một đoạn văn có sự liên kết
chặt chẽ và hợp lôgic. Cho biết kiểu kết cấu của đoạn văn.

13 2
1. Trong kinh doanh, mặc dù lợi nhuận là một tiêu chí đạt tới nhưng đồng
tiền phải lấy mục đích là phục vụ con người, vì con người tốt đẹp và lương
thiện.
2. Mười từ trên đây không chỉ là mục tiêu của đất nước, của dân tộc mà
còn là động lức rèn chí, lập thân, lập nghiệp của mỗi chúng ta.
3. Tiếc thay, không phải lúc nào và bao giờ hai phạm trù đồng tiền và văn
hoá cũng phát triển thuận chiều và tác động tương hỗ vì sự hình thành và hoàn
thiện của một con người mới.
4. Dân gian có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
5. Điều đáng lo ngại sâu sắc chính là ở chỗ đó.
6. Trong thời kì mới, cần phấn đấu cho “dân giầu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”.
26. Hãy sắp xếp lại các câu văn sau đây thành một đoạn văn có sự liên
kết chặt chẽ và hợp lôgic. Cho biết kiểu kết cấu của đoạn văn.
a. Điều mà một xã hội dân sự, các tổ chức xã hội và công dân đòi hỏi là
nhà nước ban hành các quyết định, tổ chức thực hiện các quyết định đó và hoạt
động như thế nào để đáp ứng các loại
13 yêu 2cầu của dân.
b. Nhà nước hiểu theo nghĩa hiện đại không có nghĩa chỉ thực hiện chức
năng cai trị mà ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò dịch vụ.
c. Công chức trong bộ máy hành chính nhà nước không phải là người đè
đầu, cưỡi cổ nhân dân mà là “công bộc” của dân.
27. Hãy sắp xếp lại các câu văn sau đây thành một đoạn văn có sự liên
kết chặt chẽ và hợp lôgic. Cho biết kiểu kết cấu của đoạn văn.
a. Có nghĩa là mọi sự chỉ huy tốt của hành chính đều tìm cách loại bỏ sự
lãng phí, bảo tồn các vật liệu và các nguồn năng lượng; tiết kiệm sức lực và
chăm sóc sức khỏ người lao động
b. Mục đích của hành chính công là sử dụng một cách có hiệu quả nhất
các nguồn nhân lực, vật lực và tài lực
c. Phương diện thực tế của khía cạnh quản lí này là đạt được các mục tiêu
tương ứng với tình hình kinh tế và phúc lợi xã hội dành cho người lao động.

13 2
28. Điền từ thích hợp vào ô trống trong các đoạn văn sau đây:
a. Quyết định này có ... thi hành từ ngày ... Những ... trước đây trái với
Quyết định này ...
b. Người lợi dụng ..., quyền hạn tổ chức hoặc sử dụng lực lượng dân quân
tự vệ trái Pháp lệnh này, thì tùy theo ..., mức độ ... sẽ bị xử lý ... hoặc bị truy cứu
... hình sự theo ... của pháp luật.
c. Nhà thầu xây dựng chỉ được phép nhận thầu…. những công trình thực
hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với …. của mình; …. đúng thiết
kế được duyệt; … đúng các …. kĩ thuật đã được quy định và chịu sự ……, kiểm
tra thường xuyên về chất lượng công trình của chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ
quan … Nhà nước theo phân cấp quản lí chất lượng công trình …
29. Cho câu luận đề:
“Con người sống trong xã hội ngày nay có được nhiều ưu thế hơn so với
thế hệ trước, chẳng hạn được hưởng một mức sống cao hơn, được chăm sóc y tế
tốt hơn nhưng đồng thời anh ta cũng phải đối mặt với nguy cơ về ô nhiễm môi
trường, sự xuống cấp của những giá trị xã hội cũng như sự lệ thuộc quá nhiều
của con người vào máy móc”.
Căn cứ vào câu luận đề trên, hãy lập một đề cương chi tiết.

13 2
Chương 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH TẢ, DÙNG TỪ VÀ ĐẶT CÂU
5.1. Một số vấn đề chung về13chính2tả tiếng Việt
5.1.1. Chữ quốc ngữ
5.1.1.1. Chữ cái, nguyên âm và phụ âm
- Chữ viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ) được xây dựng theo hệ thống chữ cái
La-tinh. Bảng chữ cái tiếng Việt gồm các chữ cái sau: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h,
i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
Chữ cái là kí hiệu được dùng để ghi lại nguyên âm và phụ âm.
- Nguyên âm: Là những âm âm mà khi phát âm, luồng hơi đi từ trong phổi
ra không gặp trở ngại gì đáng kể (Chú ý là nguyên âm là những âm không thể
đánh vần được)
Tiếng Việt gồm 14 nguyên âm, trong đó có 11 nguyên âm đơn và 03
nguyên âm đôi.
+ Nguyên âm đơn là nguyên âm được ghi lại bởi 01 chữ cái: a, ă, â, e, ê, i
(y), o, ô, ơ, u, ư
+ Nguyên âm đôi là nguyên âm được ghi lại bởi 02 chữ cái: iê (yê, ia, ya),
ươ (ưa), uô (ua).
- Phụ âm: Âm mà khi phát âm, luồng hơi từ phổi đi lên qua thanh hầu gặp
phải cản trở đáng kể trước khi thoát ra ngoài (Chú ý phụ âm là những âm có thể
đánh vần được)
Tiếng Việt có 23 phụ âm: b, c, (k, q), ch, d, đ, g(gh), gi, h, kh, l, m, n, nh,
ng(ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x. Các phụ âm chia thành chia thành hai nhóm:
phụ âm đầu và phụ âm cuối.
Ngoài các chữ cái, do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, chữ tiếng Việt
còn sử dụng thêm 5 dấu để ghi thanh điệu: ` (ghi thanh huyền), ~ (ghi thanh
ngã), . (ghi thanh nặng), ? (ghi thanh hỏi), ' (ghi thanh sắc), không dùng dấu để
ghi thanh ngang (không).

13 2
5.1.1.2. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất hợp lý trong
chữ quốc ngữ
So với chữ viết của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, chữ quốc ngữ có phần
hợp lý hơn, do đó, chính tả của nó cũng giản tiện hơn rất nhiều. Nguyên nhân
sâu xa nhất của điều này là ở chỗ chữ quốc ngữ được xây dựng theo nguyên tắc
ngữ âm vị học. Nguyên tắc ngữ âm vị học trong chữ viết yêu cầu giữa âm và chữ
phải có quan hệ tương ứng "1-1". Để đảm bảo nguyên tắc này, chữ quốc ngữ
phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiên:
- Mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị;
- Mỗi ký hiệu luôn luôn chỉ có một giá trị, tức biểu thị chỉ cần một âm duy
nhất ở mọi vị trí trong từ.
13 được
Về căn bản, chữ quốc ngữ 2 tạo ra có tính đến khá đầy đủ các điều

kiện đó.
Tuy nhiên, chữ quốc ngữ vẫn tồn tại một số bất hợp lý. Đó là 2 trường
hợp sau:
a) Vi phạm nguyên tắc tương ứng "1-1" giữa ký hiệu và âm thanh.
Điều này thể hiện ở chỗ dùng nhiều ký hiệu để biểu thị một âm. Ví dụ:
-Âm /k/ được biểu thị bằng 3 ký hiệu: C, K, Q.
-Âm /i/ được biểu thị bằng 2 ký hiệu: I, Y.
-Âm // (gờ) được biểu thị bằng: G, GH.
-Âm // (ngờ) được biểu thị bằng: NG, NGH.
b) Vi phạm tính đơn trị (mỗi ký hiệu chỉ có một giá trị) của ký hiệu.
Điều này thể hiện cụ thể ở chỗ: một ký hiệu biểu thị nhiều âm khác nhau
tùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ với những âm trước và sau nó.
Ví dụ:
- Chữ G khi đứng trước các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị âm //:
(g); nhưng khi đứng trước i mà sau i là các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị
âm /z/ (gi): gia, giữ...; khi G đi cùng với H, thì biểu thị âm // (gh): ghi, ghế...;
khi đứng trước I hoặc IÊ thì một mình G lại biểu thị âm /z/: gì, gìn, giết...
Ngoài ra, còn có tình trạng:

13 2
- Dùng nhiều dấu phụ, như các trường hợp: ă, â, ô, ơ, ư.
- Ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm, như các trường hợp: ch, gh, kh,
nh, ng, ngh, ph, th, tr.
Những bất hợp lý này là một nguyên nhân dẫn đến lỗi chính tả.
5.1.2. Chính tả
Xét theo thuật ngữ Hán Việt, chính là đúng, tả là viết. Chính tả tức là viết
đúng. Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên, chính tả là cách viết
chữ được coi là chuẩn.
5.1.2.1. Đặc điểm chính tả tiếng Việt
- Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính: các âm tiết được tách bạch rõ ràng
trong dòng lời nói. Vì thế, khi viết, các âm tiết được viết rời, cách biệt nhau.
Ví dụ:
Tổ quốc Việt Nam gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo (gồm
15 âm tiết).
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình. Dù đứng độc lập hay là
một yếu tố trong cấu tạo từ ghép hay đứng trong câu, trong văn bản thì hình thái
của âm tiết không bao giờ thay đổi.
- Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ,
phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm
chính là nguyên âm đôi) của âm tiết.
13 : rất
- Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt 2 chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ

âm tiếng Việt có cấu tạo như sau:


THANH ĐIỆU
PHỤ VẦN
ÂM ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI
ĐẦU
THANH ĐIỆU
Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được
trong cấu tạo của bất kỳ âm tiết nào.

13 2
- Cách xác định ký hiệu ghi trong âm chính trong chữ: Muốn xác định
được ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta đặt chữ vào khuôn âm tiết.
Ví dụ:
THANH ĐIỆU
PHỤ ÂM VẦN
ĐẦU ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI
THANH ĐIỆU
H U Ấ N
T O À T
TH U YỀ N
B # ƯỚ C
# O À #
# # ÙA #
TH U Ỷ #

Khi xác định được ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta ghi dấu thanh điệu
kên trên (hoặc dưới) kí hiệu đó: bàn, toàn, hóa, họ, thuế....
Trong trường hợp có hai ký hiệu biểu thị âm chính (âm chính là nguyên
âm đôi):
+ Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu có dấu phụ: tiến, chiến, quyển, yến, suối,
chứa...;
+ Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu đầu tiên (từ trái sang phải) khi cả hai ký
hiệu không có dấu phụ: phía, của, múa...;
+ Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu thứ hai (từ trái sang phải) khi cả hai ký
hiệu đều có dấu phụ: nước, bưởi...
Mẹo ghi thanh điệu đúng:
- Khi có một nguyên âm, dấu ghi thanh điệu bao giờ cũng đánh lên
nguyên âm đó;
- Khi phần vần có từ hai nguyên âm trở lên, nếu:
13 2
* Cấu trúc (1)
±Người phát ngôn + ĐT cầu khiến ± người tiếp nhận + nội dung mệnh đề
Chú thích: ± có hoặc không có; + có.
Trong cấu trúc này, người phát ngôn là tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân
hướng người tiếp nhận tới việc thực hiện hành vi nêu ra ở nội dung mệnh đề;
động từ cầu khiến thể hiện hành động điều khiển của người phát ngôn đối với
người tiếp nhận; người tiếp nhận là tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân có trách
nhiệm thực hiện hành vi nêu ra ở nội dung mệnh đề; nội dung mệnh đề biểu đạt
nội dung cầu khiến tức hành vi trong tương lai của người tiếp nhận. Ví dụ:
Tiếp theo Tờ trình số 3469/TTr-UBND ngày 29/11/2008, UBND tỉnh
Quảng Nam kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương quan
tâm hỗ trợ cho tỉnh Quảng Nam 15 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiệt hại mưa
lũ.
(Tờ trình số 4444/TTr-UBND ngày 03/12/2008 của UBND tỉnh QN về
việc hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả mưa lũ năm 2008)
* Cấu trúc (2)
± Người tiếp nhận + ĐT/cụm ĐT tình thái cầu khiến + nội dung mệnh đề

Trong cấu trúc này, người phát ngôn không được nêu ra trong phát ngôn
mà mặc định là cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; người tiếp nhận là tổ chức,
cơ quan hoặc cá nhân có trách nhiệm thi hành hành vi nêu ra ở nội dung mệnh
đề; động từ tình thái cầu khiến thể hiện hành động điều khiển của người phát
ngôn đối với người tiếp nhận; nội dung mệnh đề biểu đạt nội dung cầu khiến,
tức hành vi trong tương lai của người tiếp nhận. Ví dụ:
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, tổ
chức và cá nhân có liên quan cần phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền
thông để xem xét, giải quyết.
(Điều 16, Thông tư số 22/2009/TT-BTTT ngày 24/6/2009 của Bộ Thông
tin và Truyền thông quy định về quản lí thuê bao di động trả trước)

13 2
Câu cầu khiến trong văn bản hành chính có thể có cấu trúc đầy đủ các
thành tố như cấu trúc (1) hoặc (2) nhưng cũng có thể có cấu trúc tỉnh lược, tức là
khuyết một/ một số thành tố, chẳng hạn tỉnh lược thành tố biểu thị đối tượng phát
ngôn hoặc đối tượng tiếp nhận và cũng có khi khuyết cả hai thành tố này. Cơ sở
cho phép tỉnh lược như vậy là vì đối với văn bản hành chính, đối tượng phát
ngôn được mặc định là cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, còn đối tượng tiếp
nhận là các cơ quan, đơn vị, cá nhân mà văn bản được gửi tới hoặc được phổ
biến, triển khai, tức là những đối tượng được nêu trong thành phần nơi nhận ở
cuối văn bản, trong văn bản quy phạm pháp luật thì có điều khoản nêu đối tượng
điều chỉnh và đối tượng thi hành. Cho nên mặc dù tỉnh lược nhưng văn bản hành
chính vẫn đảm bảo được sự tường minh về nội dung thông tin. Động từ cầu
khiến và nội dung mệnh đề là hai thành phần không thể vắng mặt. Ví dụ:
Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
(Khoản 3, Điều 26, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013)
Khi thiết lập phát ngôn cầu khiến trong văn bản hành chính, cần phải xem
xét đến các yếu tố: vị thế của đối tượng phát ngôn so với đối tượng tiếp nhận, lợi
ích thuộc về phía đối tượng phát ngôn hay thuộc về phía đối tượng tiếp nhận hay
cả hai phía phát ngôn và tiếp nhận đều có lợi ích, chiến lược thực hiện là lí trí
chứ không thể là tình cảm, đối tượng tiếp nhận có khả năng từ chối thực hiện
hành động hay không... để từ đó lựa chọn sử dụng động từ cầu khiến cho phù
hợp. Đảm bảo sự phù hợp đối với các yếu tố này cũng là tiêu chí để đánh giá
phát ngôn cầu khiến chuẩn mực.
Trong các yếu tố đặt ra trên đây, cần chú ý thêm về yếu tố vị thế của đối
tượng phát ngôn trong thế đối sánh với đối tượng tiếp nhận. Vị thế của các nhân
vật giao tiếp thường được xem xét trên các phương diện như: vị trí xã hội (cấp
bậc, chức tước), nghề nghiệp, quan hệ họ hàng, tuổi tác... Nếu trong giao tiếp
đời thường, người Việt rất quan tâm đến phương diện tuổi tác và quan hệ thân
tộc, thì trong giao tiếp hành chính, phương diện vị trí xã hội, vị trí trong hệ
thống quản lí được đặt lên hàng đầu, và về nguyên tắc không phụ thuộc vào tuổi
tác hay quan hệ dòng tộc, tình cảm thân sơ. Chẳng hạn, A lớn tuổi hơn và có thứ

13 2
bậc cao hơn B trong gia đình dòng tộc, song A lại thấp hơn B về vị trí xã hội, vị
trí trong hệ thống quản lí thì trong giao tiếp hành chính A vẫn phải tôn trọng,
phục tùng B; B sẽ ở vào vị thế cao hơn A, có quyền lực pháp lí lớn hơn và được
quyền chỉ đạo, điều hành A.
Căn cứ vào vị thế của đối tượng phát ngôn trong đối sánh với đối tượng
tiếp nhận, mục đích, tính chất nội dung của phát ngôn và động từ cầu khiến được
sử dụng, có thể chia câu cầu khiến trong văn bản hành chính tiếng Việt thành
các nhóm nhỏ. Cụ thể là:
a) Câu cầu khiến mang tính chất “cầu” được dùng trong văn bản của cấp
dưới gửi lên cấp trên hoặc gửi cho các cơ quan ngang cấp (tức là đối tượng phát
ngôn có vị thế thấp hơn hoặc ngang bằng với đối tượng tiếp nhận) để trình bày
các ý kiến hay mong muốn, nguyện vọng. Có thể là mong muốn cấp trên cho
phép đối tượng phát ngôn được thực hiện một hành vi nào đó, ví dụ:
Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tôi
được bảo vệ luận án trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước.
(Mẫu đơn xin bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Nhà nước của Bộ GD&ĐT)
Hoặc cũng có thể là mong muốn cấp trên hay cơ quan ngang cấp thực hiện
hay không thực hiện một hành vi nào đó. Ví dụ:
Để bảo đảm kịp tiến độ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Xây dựng
kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ thông qua nội dung dự thảo nêu trên và đồng
ý để Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình
của Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị thông qua Nghị quyết
(nếu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết) hoặc trình Quốc hội
thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở (nếu Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội yêu cầu phải trình Quốc hội thông qua) với nội dung sửa đổi nêu
trên.
(Tờ trình số 80/TTr-BXD ngày 10/9/2008 của Bộ Xây dựng về dự án Luật
Sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở)
(…), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam kiến nghị:

13 2
1. Chưa thông qua “Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” như đồ án đã trình; cần hoàn chỉnh, bổ
sung lấy ý kiến thống nhất để trình duyệt;
2. ...
(Công văn số 449/LHH ngày 07/9/2010 của Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kĩ thuật Việt Nam về ý kiến đối với “Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”)
Câu cầu khiến mang tính chất “cầu” thường sử dụng các động từ cầu
khiến: xin, mong, đề nghị, kiến nghị kèm theo nội dung đề đạt.
b) Câu cầu khiến mang tính chất “khiến” (tức là ra lệnh, áp đặt, cưỡng
chế…) chỉ được dùng trong văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới (đối tượng
phát ngôn có vị thế cao hơn đối tượng tiếp nhận) để đưa ra các quy định, mệnh
lệnh, chỉ thị, yêu cầu đối với cấp dưới và bắt buộc cấp dưới phải thực hiện.
Câu cầu khiến mang tính chất “khiến” thường dùng các động từ cầu
khiến/ động từ tình thái cầu khiến: yêu cầu, nghiêm cấm, ra lệnh, cho phép, cần,
phải,… kèm theo nội dung mệnh lệnh. Nhóm này lại cho thể chia ra thành các
nhóm nhỏ hơn như: cho phép, cấm đoán, yêu cầu.
* Nhóm cho phép có cấu trúc:
±Người phát ngôn + cho/ cho phép ± người tiếp nhận + nội dung mệnh đề
Hoặc:
± Người tiếp nhận + được/ có quyền/ có thể + nội dung mệnh đề
Ví dụ:
Cho phép tiến hành các công việc thí nghiệm máy phát điện khi máy phát
đang quay không có kích từ và phải thực hiện theo quy trình thí nghiệm được
phê duyệt.
(Điều 66, Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn điện ban hành kèm theo
Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Công
thương)
Tổ chức kinh tế được cho vay, thu hồi nợ nước ngoài nếu đáp ứng được
các điều kiện sau đây:

13 2
a) Được Chính phủ cho phép;
b) (...)
(Khoản 2, Điều 19, Pháp lệnh Ngoại hối, năm 2005)
* Nhóm cấm đoán có cấu trúc:
±Người phát ngôn + cấm/ nghiêm cấm ± người tiếp nhận + nội dung mệnh đề
Hoặc:
± Người tiếp nhận + không/ không được + nội dung mệnh đề
Ví dụ:

Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại,
tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
(Khoản 3, Điều 30 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013)
Thí sinh không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi
trắc nghiệm.
(Khoản 2, Điều 21, Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành
kèm theo Thông tư số 4/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT)
* Nhóm yêu cầu có cấu trúc:
± Người phát ngôn + đề nghị/ yêu cầu/ chỉ thị/ ra lệnh ± người tiếp nhận +
nội dung mệnh đề
Hoặc:
± Người tiếp nhận + phải/ nên/ cần/ có trách nhiệm/ chịu trách nhiệm/ có
nghĩa vụ/ có nhiệm vụ/ có bổn phận... + nội dung mệnh đề
Ví dụ:
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận,
huyện, thị xã khẩn trương tổ chức chỉ thị này và kiểm tra việc thực hiện đối với
các đơn vị trực thuộc, các cơ sở trên địa bàn.
(Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 04/5/2010 của UBND thành phố Hà Nội
về việc sử dụng điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn
thành phố Hà Nội năm 2010)

13 2
Thanh tra viên phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ
trưởng cơ quan quản lí trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
(Khoản 2, Điều 31, Luật Thanh tra, năm 2010)
Nói chung, mỗi động từ cầu khiến trong văn bản hành chính chỉ thuộc về
một nhóm nhất định (hoặc có tính “cầu” hoặc có tính “khiến”), riêng động từ đề
nghị được dùng theo cả hai tính chất:
Thứ nhất là: Tính chất cầu khi mong muốn được cấp trên hoặc cấp có
thẩm quyền chấp nhận, giải quyết. Ví dụ:
Vậy kính đề nghị HĐND phường xem xét và chuẩn y dự toán trên để
UBND phường triển khai sớm việc thực hiện Pháp lệnh Lao động công ích trong
tháng 1/2009.
(Tờ trình số 20/TTr-UBND ngày 15/11/2009 của UBND phường TL về
việc huy động quỹ ngày công lao động công ích vào việc nạo vét hệ thống cống
thoát nước thải và sửa chữa, bảo dưỡng trục đường liên phường trên địa bàn
phường TL)
Trong văn bản hành chính của cơ quan cấp dưới gửi cơ quan cấp trên hay
cơ quan ngang cấp, hoặc văn bản của công dân gửi tổ chức, cơ quan, đề nghị là
động từ gọi tên hành động cầu (không mang tính áp đặt) và trước nó thường kết
hợp với từ kính để thể hiện phép lịch sự, trọng thị đối với cấp trên hoặc cơ quan
đối tác.
Thứ hai là: Tính chất khiến khi bắt buộc (áp đặt) cấp dưới thực hiện nhiệm
vụ. Ví dụ:
(…) Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông
các tỉnh, thành phố không áp dụng quy định cấp phép thiết lập mạng viễn thông
đối với hoạt động thiết lập mạng truyền hình cáp chỉ để cung cấp dịch vụ truyền
hình, nếu mạng truyền hình cáp cung cấp thêm dịch vụ viễn thông sẽ phải tuân
theo các quy định hiện hành về quản lí mạng viễn thông...

13 2
(Công văn số 338/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 17/02/2009 của Bộ Thông
tin và Truyền thông về việc không áp dụng quy định cấp phép mạng viễn thông
đối với mạng truyền hình cáp)
Trong văn bản hành chính của cấp trên gửi cấp dưới thì đề nghị là động
từ gọi tên hành động khiến (mang tính áp đặt) và không kết hợp với kính. So với
các động từ thuộc nhóm khiến, đề nghị là động từ có tính áp đặt thấp nhất và rất
ít được sử dụng, nó có thể xuất hiện trong kế hoạch, công văn hướng dẫn, chỉ
đạo… Việc dùng động từ đề nghị với tính áp đặt thấp nhằm “mềm hóa” sự áp
đặt của người phát ngôn và tạo yếu tố tích cực về mặt tâm lí cho đối tượng tiếp
nhận, thi hành. Tuy nhiên, đối với Hiến pháp, luật, công điện, chỉ thị... nói
chung là các văn bản có tính cấp thiết, có hiệu lực pháp lí cao thì không dùng đề
nghị mà dùng những động từ thuộc nhóm khiến có tính mệnh lệnh mạnh mẽ và
tính áp đặt cao hơn như: yêu cầu, chỉ thị...
6.3.2.3. Hạn chế sử dụng câu cảm thán
Câu cảm thán là câu được sử dụng để diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, thái độ
của người nói đối với sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến hoặc của người
nói đối với người nghe. Về hình thức, câu cảm thán thường chứa các từ ngữ cảm
thán: ôi, thế, quá, lắm, làm sao, biết bao... Cuối câu cảm thán đặt dấu chấm than
(!).
Do tính chất khách quan, lí trí, phi chủ quan, cảm tính của giao tiếp hành
chính mà trong văn bản hành chính rất hãn hữu sử dụng câu cảm và nếu sử dụng
thì thường theo cách gián tiếp dưới hình thức của câu trần thuật. Ví dụ:
Xin trân trọng cảm ơn.
Cơ quan chúng tôi rất tiếc vì không thể đáp ứng được đề nghị của quý
Công ti.
Cách thức sử dụng câu cầu khiến và câu cảm thán như trên đã kéo theo
một đặc điểm về sử dụng dấu câu trong văn bản hành chính, đó là không sử
dụng dấu chấm than (!).

13 2
6.3.2.4. Không sử dụng câu nghi vấn (câu hỏi)
Câu nghi vấn hay câu hỏi là câu được sử dụng với mục đích nêu ra điều
chưa biết hoặc còn hoài nghi mà người nói muốn người nghe trả lời, giải thích.
Về hình thức, câu nghi vấn thường chứa các từ ngữ nghi vấn: bao giờ, bao
nhiêu, bao lâu, ở đâu, như thế nào, ai, gì, nào, không, chưa, đâu, à, ư, nhỉ, nhé...
Cuối câu nghi vấn đặt dấu hỏi chấm (?).
Văn bản hành chính không sử dụng câu nghi vấn. Trường hợp bắt buộc
phải nêu ra vấn đề chưa biết, cần được làm rõ hoặc yêu cầu trả lời điều gì (ví dụ
như trong công văn hỏi ý kiến) thì phải diễn đạt bằng cấu trúc cầu khiến. Ví dụ:
Không viết:
Bộ Nội vụ yêu cầu Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho
biết: Khoá học nhằm mục tiêu gì? Những ai có thể theo học? Học bao lâu? Học
ở đâu?
Mà viết:
Bộ Nội vụ yêu cầu Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức báo cáo
rõ các nội dung về khóa học: mục tiêu đào tạo, đối tượng chiêu sinh, thời gian
và địa điểm của khoá học.
Cấu trúc nghi vấn không được sử dụng trong văn bản hành chính cho nên
dấu hỏi chấm (?) cũng không xuất hiện trong loại văn bản này.
6.3.2.5. Ưu tiên sử dụng câu khẳng định, ít sử dụng câu phủ định
Câu khẳng định được hiểu là câu xác nhận sự có mặt của một sự vật, sự
kiện, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. Câu phủ định thì xác
nhận sự không có mặt của chúng. Câu phủ định thường chứa từ/ cụm từ phủ
định như: không/ không có, chưa, chẳng/ chẳng có, có... đâu, chẳng... đâu,...
Văn bản hành chính thiên về sử dụng câu khẳng định và rất hạn chế sử
dụng câu phủ định. Cấu trúc phủ định có thể được sử dụng trong các báo cáo, chỉ
thị, công văn đôn đốc, nhắc nhở... khi nêu ra những hạn chế, tồn tại của hoạt
động, công tác; hoặc những yếu kém hay nguy cơ, hiểm họa đã được khắc phục,
ngăn chặn triệt để. Ví dụ:

13 2
Công tác phối hợp trong việc tổ chức thực hiện các chương trình, chính
sách có nơi, có lúc chưa đồng bộ, thiếu sự gắn kết, nhất là cấp huyện và cơ sở,
nên có chính sách triển khai, tổ chức thực hiện còn chậm, không kịp thời do đó
hiệu quả chưa cao, không đáp ứng được mục tiêu của chương trình...
(Báo cáo số 199, BC-UBND ngày 21/12/2010 của UBND thành phố HN
về kết quả thực hiện các chương trình, chính sách tại các xã vùng dân tộc và
miền núi thành phố Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2010)
Việc tổ chức hội chợ triển lãm đã được doanh nghiệp triển khai tới các
địa phương trong tỉnh, tuy nhiên quy mô nhỏ, chất lượng hạn chế; nhiều hàng
hóa, dịch vụ tham gia dịch vụ có tiêu chuẩn chất lượng thấp, chưa được kiểm
soát về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự...
(Chỉ thị số 09/2010/CT-UBND ngày 23/12/2010 của UBND tỉnh LC về
tăng cường công tác quản lí hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh LC)
- Nội bộ đoàn kết và từ năm 2007 đến nay không có cá nhân bị xử lí vi
phạm kỉ luật từ “khiển trách” trở lên.
(Công văn số 50/HĐTĐ-KT(NV2) ngày 27/3/2011 của Hội đồng TĐ-KT
thành phố HN hướng dẫn bình xét khen thưởng tổng kết Nghị định số
150/2006/NĐ-CP)
Trong văn bản quy phạm pháp luật, cũng có một số điều, khoản được
trình bày bằng cấu trúc phủ định, tuy nhiên những trường hợp này cần được đưa
ra bàn thảo thêm. Ví dụ:
Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con
dưới 36 tháng tuổi.
(Khoản 6, Điều 53, Luật Cán bộ, công chức 2008)
Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời
hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc
trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được
hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
(Khoản 1, Điều 3, Luật Viên chức, năm 2010)

13 2
ÔN TẬP CHƯƠNG 6
Câu hỏi
1. Dựa vào hiểu biết về đặc trưng của văn bản hành chính, hãy phân tích
vai trò của ngôn ngữ đối với việc biểu đạt thông tin trong văn bản hành
chính.
2. Trình bày những đặc điểm về từ trong văn bản hành chính.
3. Trình bày những đặc điểm về câu trong văn bản hành chính.
Bài tập thực hành
Bài 1. Điền dấu câu thích hợp, viết hoa đúng và trình bày văn bản sau
đúng thể thức như nguyên bản.
công văn của văn phòng chính phủ.
số 1022vpcp ttbc ngày 22 tháng 03 năm 20…
về việc thi hành nghiêm các quyết định hành chính
Kính gửi các đồng chí bộ trưởng thủ trưởng các cơ quan ngang bộ thủ
trưởng các cơ quan trực thuộc chính phủ chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh
thành phố trực thuộc tw quyết định 19 20… qđ ttg ngày 3/2/2000 của thủ tướng
chính phủ về việc bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định của luật doanh
nghiệp đã được dư luận báo chí nhân dân biểu thị thái độ hoan nghênh và tích
cực thực hiện tuy nhiên vẫn tồn tại một số đơn vị thực hiện thiếu nghiêm túc
quyết định này thủ tướng chính phủ yêu cầu các đồng chí bộ trưởng thủ trưởng
các cơ quan ngang bộ thủ trưởng các cơ quan trực thuộc chính phủ chủ tịch ủy
ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm quyết
định 10 2000 qđttg và tất cả các nghị định quyết định hành chính đã được chính
phủ ban hành trong khi triển khai thấy các vấn đề cần kiến nghị điều chỉnh thì
báo cáo thủ tướng chính phủ không được tự ý làm trái thủ tướng chính phủ giao
bộ kế hoạch và đầu tư ban đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương rà soát lại
các văn bản có liên quan để tiếp tục hủy bỏ các giấy phép trái với luật doanh
nghiệp và kiến nghị xử lý những vướng mắc khi thực hiện quyết định 19
2000qđttg của thủ tướng chính phủ và nghị định 02 20…nđcp nghị định 03 20…
nđcp của chính phủ ban hành ngày 3/2/20…

13 2
Bài 2. Điền dấu câu thích hợp và viết hoa đúng
Khi thu tiền Thi hành án kể cả khoản tiền tang vật hoặc tiền do đương sự
nộp trong giai đoạn xét xử chấp hành viên chỉ được dùng một loại biên lai
thống nhất theo mẫu quy định riêng các khoản thu tiền án phí tiền phạt và tiền
tịch thu cũng như tiền tạm ứng án phí phải sử dụng biên lai do cơ quan thuế phát
hành theo quy định tại công văn số 164 TCT/AC ngày 26 -1-1995 của Tổng cục
thuế và Công văn số1853 /TC-TCTngày 27-9-1995 của bộ tài chính tuyệt đối
không được ghi chép vào bất cứ loại giấy tờ nào khác hoặc nhận tiền mà không
có biên lai thu biên lai phải có chữ kí của chấp hành viên chữ kí và họ tên địa
chỉ của người nộp tiền.
Bài 3. Những từ gạch chân sau đây dùng đúng hay sai? Chữa lại
những từ dùng sai
1. Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm về tính xác thực và hơp lí của
các hành động tài chính như quản lí vốn, tài sản...
2. Người nào lợi dụng chức vụ, uy quyền trong hoạt động giao thông
đường bộ để gây phiền hà, hoạch sách, nhận quà biếu thì tùy theo bản chất, mức
độ vi phạm mà bị sử lí kỷ luật hoặc bị truy tố nhiệm vụ hình sự.
3. Chủ chương đổi mới của Nhà nước đã tạo ra những điều kiện thuận tiện
cho các nhà doanh nhân nước ngoài đưa tiền vào Việt Nam.
Bài 4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống
1. Công dân có ............. tố cáo những............... hành chính của tổ chức, cá
nhân và những ................ của người có ................ xử phạt hành chính với cơ
quan nhà nước có............
Cho các từ sau: Quyền hành Quyền lợi
Quyền hạn Phạm vi
Thẩm quyền Vi phạm
Trách nhiệm Quyền
2. Người nào phát hiện .............. đường bộ bị hư hỏng hoặc bị ..........,
hành lang an toàn bị ............... phải kịp thời báo cho chính quyền địa phương, cơ
quan ............ đường bộ hoặc cơ quan ………….. nơi gần nhất để .........., trong

13 2
trường hợp .............., có............... báo hiệu ngay cho người ............. giao thông
biết.
Cho các từ sau:
Giao thông Cấp thiết Lấn chiếm
Công trình Cần thiết Điều khiển
Xâm lấn Phương pháp Quản lí
Xâm hại Biện pháp Giải quyết
Điều khiển Xử lý Tham gia
Thường trực Tín hiệu
Bài 5. Những từ gạch chân sau đây dùng đúng hay sai? Chữa lại
những từ dùng sai.
1. Các cách áp dụng để tổ chức lại danh nghiệp bao gồm: Sát nhập vào
doanh nghiệp nhà nước khác; chia tách danh nghiệp nhà nước cho hợp pháp với
chức trách, nhiệm vụ và quy mô mới.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt cảnh cáo, tịch
thu tang chứng, đồ dùng được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Công ti tài chính là danh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập của tổng
công ti.
4. Danh nghiệp nhà nước phải mở rộng phạm vi kinh doanh theo khả năng
của danh nghiệp và yêu cầu của thị trường.
Bài 5. Những kết hợp từ sau đây có đúng không? Tại sao?
Tái tạo lại
Nghĩa cử đẹp
Đại quy mô lớn
Ngày sinh nhật
Tối ưu nhất
Chưa vị thành niên
Hoàn thành xong
Cấm không được vi phạm

13 2
Bài 6. Những từ gạch chân dưới đây dùng đúng hay sai? Chữa lại
những từ dùng từ sai
1. Nhà thầu xây dựng chỉ được phép nhận thầu thi hành những công trình
thực hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, hợp lí với năng lực của mình; thi
hành đúng thiết kế được duyệt; ứng dụng đúng các tiêu chí kĩ thuật đã được quy
định và chịu sự giám soát, kiểm soát thường xuyên về chất lượng công trình của
chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan dám định Nhà nước theo phân cấp quản
lí chất lượng công trình xây lắp.
2. Các dự án sản xuất kinh doanh của tư nhân, tổ chức kinh tế không thuộc
doanh nghiệp Nhà nước, chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh doanh.
Việc kinh doanh phải theo quy định của pháp luật. Nếu dự án có xây dựng, chủ
đầu tư phải lập tài liệu trình cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy phép xây dựng
theo quy định của Quy chế này.
Bài 7. Chữa lỗi sai về đặt câu, dùng từ Hán Việt trong phần văn bản
hành chính sau:
Nhà nước đầu tư, phát huy và thống nhất quản lí việc bảo vệ sức khỏe của
quân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xây dựng và phát triển y học Việt
Nam theo phương hướng dự phòng, kết hợp chữa bệnh với phòng bệnh, phát
triển và kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại, kết hợp y tế nhân dân với y
tế nhà nước, thực thi bảo hiểm y tế, tạo mọi điều kiện để mọi người dân được
chăm chút sức khỏe; nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức
khỏe đồng bào miền núi và dân tộc tiểu số; cấm tổ chức và cá nhân chữa bệnh,
sản xuất, buôn lậu thuốc chữa bệnh trái phép gây tổn hại cho sức khỏe của quân
dân.
Bài 8. Xác định từ đúng trong bảng sau:
nghe) phong phanh / (nghe) phong (bệnh) mạn tính / (bệnh) mãn tính
thanh giám sát / giám soát

sáng lạn / xán lạn danh nghiệp / doanh nghiệp

đảo ngũ / đào ngũ hoạch toán / hạch toán


quả phụ / góa phụ

13 2
nhậm chức / nhận chức góa bụa / góa phụ
khẳng định / khảng định (Viện) kiểm soát /(Viện) kiểm sát

trìu tượng / trừu tượng liệt vị / việt vị

tham quan / thăm quan tinh giản biên chế / tinh giảm biên
chế
khúc chiết / khúc triết
tiệt chủng / tuyệt chủng
sáp nhập / sát nhập
vu oan giáng họa / vu oan giá họa
môn đăng hộ đối / môn đăng hậu đối
tiền tuyến / tuyền tuyến
bầu đàn thê tử / bầu đoàn thê tử
vũ phu / phũ phu
Bài 9. Sửa lỗi các câu sau:
1. Trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhờ tai mắt của quần chúng,
các tội phạm buôn bán ma túy, mãi dâm đã được quét sạch làm trong sạch địa
bàn dân cư
2. Những thiệt hại do nạn ô nhiễm môi trường gây ra không thể kể bằng
số liệu hay con số cụ thể.
3. Chính phủ quyết định tái cơ cấu lại tập đoàn Kinh tế VINASHIN.
4. Trong tình hình hiện nay đã chứng tỏ những dự đoán của cấp trên là
hoàn toàn có cơ sở.
5. Một số cán bộ công chức còn có yếu điểm về kĩ thuật, nghiệp vụ hành
chính làm ảnh hưởng phần nào tới hậu quả giải quyết thủ tục hành chính cho
dân.
6. Biên bản về việc vận chuyển trái phép 30 tút thuốc Ba số của Singapore
7. Công an Phường Vũ Tiến yêu cầu các hộ gia đình có người ở đến đăng
ký tạm trú tạm vắng theo quy định.
8. Khách đến cơ quan liên hệ công tác nhất định phải suất giấy tờ cho
nhân viên thường trực xem.
9. Chính phủ quyết định tái cơ cấu lại tập đoàn Kinh tế VINASHIN.
10. Trong tình hình hiện nay đã chứng tỏ những dự đoán của cấp trên là
hoàn toàn có cơ sở.

13 2
11. Điểm thi vấn đáp phải công bố công khai ngay sau mỗi buổi thi, khi
hai giảng viên chấm thi thống nhất được điểm chấm.
12. Với lí do trình bày như trên, tập thể lớp chúng em yêu cầu Phòng đào
tạo và Khoa cùng lãnh đạo nhà trường khẩn trương xem xét, giải quyết kịp thời.
13. Trong tình hình hiện nay đã chứng tỏ những dự đoán của cấp trên là
hoàn toàn có cơ sở.
14. Với lí do trình bày như trên, tập thể lớp chúng em yêu cầu Phòng đào
tạo và Khoa cùng lãnh đạo nhà trường khẩn trương xem xét, giải quyết kịp thời.
15. Qua hai bảng thông kê trên cho ta thấy số học viên hệ đào tạo vừa làm
vừa học ngày càng tăng.
16. Công ty đã lựa chọn biện pháp tối ưu nhất để giải quyết hàng hóa tồn
kho.
17. Trong nền kinh tế thị trường đa dạng hàng hóa.
18. Danh nghiệp nhà nước phải mở rộng phạm vi kinh doanh theo khả
năng của danh nghiệp và yêu cầu của thị trường.
19. Cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu đỏi hỏi rất cấp bách do thực tế
đặt ra.
20. Ngay từ đầu năm học, phong trào bảo vệ thiên nhiên trong các trường
phổ thông đã được phát động.
21. Xét theo và căn cứ vào đề nghị của Công đoàn, Công ty than và
khoáng sản Việt nam đã hỗ trợ cho đội bóng 3.000.000đ.
22. Điều 3: Trưởng các Phòng HCTC, KHTC và các đồng chí, các ông bà
có tên trên căn cứ văn bản thực hiện.
23. Yêu cầu các đồng chí lãnh đạo cấp trên xem xét, giải quyết. Chúng tôi
xin chân trọng cảm ơn.
24. Mặc dù trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn
bản quy định về công tác soạn thảo văn bản hành chính nhằm đưa công tác này
đi vào nề nếp.
25. Tuy gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện kế hoạch
nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn.

13 2
26. Di tích lịch sử đã được nhà nước xếp hạng nghiêm cấm không được vi
phạm.
27. Trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau Hội nghị cấp
cao APEC tại Đà Nẵng năm 2017.
28. Cán bộ dân số ở một số xã vùng sa, vùng sâu còn rất mỏng và rất
thiếu.
29. Sinh viên cần ra sức học hỏi, nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ
chuyên môn, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thời kì hội nhập.
30. Đây là phương án tối ưu nhất đã được lựa để thực hiện việc trục vớt
Tàu chở hàng 3XQ của Hải Phòng.
31. Khách đến cơ quan liên hệ công tác nhất định phải suất giấy tờ cho
nhân viên thường trực xem..
32. Trường yêu cầu các học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, viên
chức, lớp trưởng, trưởng phó các đơn vị, các khoa, trung tâm làm thật tốt những
nhiệm vụ của năm học mới.

13 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Hữu Ánh (1998) Xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước. Nxb
Lao động, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban (2009) Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
3. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong các
học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập hai: Ngữ dụng học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 359.
5. Vũ Thị Sao Chi (2016), Tiếng Việt hành chính, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
6. Trương Chính (2001), Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn,
Nxb Giáo dục.
7. Trần Trí Dõi, (2001), Giáo trình Lịch sử tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
8. Nguyễn Hữu Đạt (2011), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục
Việt Nam.
9. Vũ Ngọc Hoa (2012), Hành động ngôn từ cầu khiến trong văn bản hành
chính, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
10. Lê Văn In, Phạm Hưng (1998), Phương pháp soạn thảo văn bản hành chính,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Khang (2000), Sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hành chính,
nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội tương tác. Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội .
12. Nguyễn Văn Khang chủ biên (2010), Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính,
Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam
14. Đinh Trọng Lạc chủ biên, Nguyễn Thái Hòa (1998), Phong cách học tiếng
Việt, tái bản lần thứ 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật 2015.

13 2
16. Lã Thị Thanh Mai (2014), Đặc điểm xưng hô của người Hàn và người Việt,
Luận án Tiến sĩ, HVKHXH.
17. Đỗ Thị Thanh Nga (2003), Câu trong văn bản hành chính, Luận văn Thạc
sĩ, Đai học Sư phạm Hà Nội.
18. Đỗ Thị Thanh Nga (2016), Nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản hành chính
tiếng Việt từ góc độ dụng học, Luận án Tiến sĩ, HVKHXH.
19. Phạm Thị Ninh (2014), Phong cách ngôn ngữ hành chính – công vụ, Luận
án tiến sĩ, HVKHXH.
20. Hoàng Phê chủ biên (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
21. Vương Đình Quyền (2006), Lí luận và phương pháp công tác văn thư, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Vương Đình Quyền, Vũ Thị Phụng, (2000), Thể chế về văn bản QLNN của
các triều đại Phong kiến Việt Nam, Đề tài NCKH Trường ĐHKHXH&NV.
23. Lưu Kiếm Thanh, Hướng dẫn soạn thảo văn bản lập quy.
24. Phạm Tất Thắng (2002), “Về các khuôn ngôn ngữ hành chính”, Tiếng Việt
trong giao tiếp hành chính”, Nxb Văn hóa–Thông tin. Hà Nội, tr.17– 27.
25. Nguyễn Văn Thâm (1995) Soạn thảo và xử lí văn bản trong công tác của
cán bộ lãnh đạo và quản lí. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Nguyễn Văn Thâm, Lưu Kiếm Thanh, Lê Xuân Lam, Bùi Xuân Lự, (2001),
Hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ hành chính. Nxb Thống kê, Hà Nội.
27. Trần Ngọc Thêm (1999), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
28. Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn
bản quy phạm pháp luật liên tịch.
29. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
về Hướng dẫn kí thuật trình bày văn bản hành chính.
30. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (2009), Tiếng Việt thực hành, tái bản
lần thứ 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13 2
31. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo
dục.
32. Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương (2010), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại
học Sư phạm Hà Nội.
33. Đoàn Trọng Truyến (1997), Hành chính học đại cương, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
34. Nguyễn Thế Truyền (2004), “Tìm hiểu tính chính xác của ngôn ngữ luật
pháp tiếng Viêt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, tr.36-43.
35. Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội (2009), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giao
thông vận tải.
36. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
37. Đặng Đức Siêu (2001), Dạy và học từ HÁn Việt ở trường phổ thông, Nxb
Giáo dục.
38. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13 2
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
QUY ĐỊNH THÔNG THƯỜNG VỀ VIỆC VIẾT HOA
Trên văn bản, viết hoa là một quy định bắt buộc. Theo đó có những quy
định chính tả cho việc viết hoa. Không thể tùy tiện viết hoa các con chữ đầu âm
tiết của từ. Nói cách khác, viết hoa thể hiện trình độ văn hóa của người viết.
Những quy định thông thường về cách viết hoa như sau:
Thứ nhất: Viết hoa dùng để ngăn cách ý nghĩa (nội dung) của câu này với
câu khác hay ngăn cách các đoạn văn trên văn bản. Vì thế, chữ cái đầu âm tiết
của từ đứng đầu câu, đầu đoạn văn cần phải viết hoa.
Ví dụ:
Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và thuốc bảo vệ thực
vật trong phạm vi cả nước.
Cục Bảo vệ thực vật có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, kinh phí
hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp, được mở tài khoản riêng.
Thứ hai: Viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ đầu tiên trong các lời đối
thoại.
Ví dụ:
- Mời đồng chí tham dự họp triển khai kế hoạch công tác của phòng kinh
doanh.
- Được. Tôi sẽ đến ngay.
Thứ ba: Viết hoa con chữ đầu âm tiết của một từ - sau dấu ngoặc kép -
trong lời trích dẫn trực tiếp.
Ví dụ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: " Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
Thứ tư: Trong văn bản thơ, con chữ đầu âm tiết của từ đầu dòng thơ, cần
phải viết hoa.
Ví dụ:

13 2
phần hình thức sau đây: (....)

Bài 14. Cho đoạn văn sau đây:


"Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong
năm mà không có lí do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không
làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ
xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xóa tên trong danh sách đảng viên"
(Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam)
Có thể thay từ"lí do" bằng từ "nguyên nhân", từ "ý chí" bằng từ "nghị
lực", từ "nhiệm vụ" bằng từ "trách nhiệm", từ "đề nghị" bằng từ "đề đạt", từ
"thẩm quyền" bằng từ "quyền hạn" không? tại sao?

Bài 15. Những kết hợp từ sau đây có đúng không? Tại sao?
Trước tiên
Tái tạo lại
Nghĩa cử đẹp
Đại quy mô lớn
Ngày sinh nhật
Tất cả mọi người ai nấy đều vui vẻ
Tối ưu nhất
Chưa vị thành niên
Hoàn thành xong
Cấm không được vi phạm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử.

13 2
Tạm ngừng cấp điện trong 02 ngày để sửa chữa đường dây
Tạm ngừng cắt điện trong 02 ngày đế sửa chữa đường dây

Bài 16. Cho đoạn văn sau đây:


Trong trường tiểu học, giáo viên là lực lượng giáo dục chính, giữ vai trò
chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục. Giáo viên tiểu học phải có tư cách, đạo
đức gương mẫu, có năng lực thực hiện giáo dục toàn diện và có trình độ đào tạo
sư phạm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Điều lệ Trường tiểu học)
Trong đoạn văn trên, có thể thay từ ''lực lượng'' bằng từ ''đội ngũ'', từ
''chủ đạo'' bằng từ "chính'', từ ''năng lực'' bằng từ ''khả năng'', từ ''toàn diện''
bằng cụm từ ''mọi mặt'', từ ''trình độ'' bằng từ ''năng lực'' được không? Tại sao?

Bài 17. Những từ gạch chân dưới đây dùng đúng hay sai chữa lại
những trường hợp dùng từ sai.
1. Nhà thầu xây dựng chỉ được phép nhận thầu thi hành những công trình
thực hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình; thi
hành đúng thiết kế được duyệt; ứng dụng đúng các tiêu chí kĩ thuật đã được quy
định và chịu sự giám soát, kiểm soát thường xuyên về chất lượng công trình của
chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan dám định Nhà nước theo phân cấp quản
13 2
lí chất lượng công trình xây lắp.
2. Các dự án sản xuất kinh doanh của cá nhân, tổ chức kinh tế không
thuộc doanh nghiệp Nhà nước, chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh
doanh. Việc kinh doanh phải theo quy định của pháp luật. Nếu dự án có xây
dựng, chủ đầu tư phải lập hồ sơ trình tổ chức có thẩm quyền để cấp giấy phép
xây dựng theo quy định của Quy chế này.

Bài 18. Giải thích ý nghĩa của một số từ sau:


Công chứng Chánh án
Công báo Chánh Văn phòng
Thường phạm Nhậm chức
Thường trú Cứu cánh
Thường vụ Bao biện
Ngụy biện Thi hành
Ban hành Bãi bỏ

13 2
Bài 19. Cho đoạn văn sau đây:
"Những dự án nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi và cho phép phân ra các dự án thành phần (hoặc tiểu dự
án) thì những dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) được lập báo cáo nghiên cứu
khả thi như một dự án đầu tư độc lập, việc trình duyệt và quản lý dự án phải theo
quy định của dự án nhóm A".
(Quy chế quản lí đầu tư và xây dựng)
Thay từ "tiền khả thi" bằng cụm từ "trước khi thực hiện",
"tiểu dự án" bằng cụm từ "dự án nhỏ",
"độc lập" bằng cụm từ "đứng một mình"
“trình duyệt” bằng “ trình báo”
có đúng không? tại sao?

Bài 20. Đánh dấu (x) vào những từ đúng


(nghe) phong phanh / (nghe) (bệnh) mạn tính / (bệnh) mãn tính
phong thanh giám sát / giám soát
sáng lạn / xán lạn danh nghiệp / doanh nghiệp
đảo ngũ / đào ngũ hoạch toán / hạch toán
nhậm chức / nhận chức quả phụ / góa phụ
khẳng định / khảng định góa bụa / góa phụ
trìu tượng / trừu tượng (Viện) Kiểm soát /(Viện) Kiểm sát
tham quan / thăm quan liệt vị / việt vị
khúc chiết / khúc triết tinh giản biên chế / tinh giảm biên
sáp nhập / sát nhập chế
môn đăng hộ đối / môn đăng hậu tiệt chủng / tuyệt chủng
đối vu oan giáng họa / vu oan giá họa
bầu đàn thê tử / bầu đoàn thê tử tiền tuyến / tuyền tuyến
vũ phu / phũ phu

Bài 21. Phân biệt nghĩa 13


của các2 từ trong từng cặp sau:
Chủ nghĩa xã hội / Xã hội chủ nghĩa Đảm bảo / bảo đảm
Vãng lai / Lai vãng Bảo tồn / Bảo tàng
Hoa văn / Văn hoa Thực thi / Khả thi
Ích lợi / Lợi ích

Bài 22. Chữa lỗi sai về đặt câu, dùng từ Hán Việt trong phần văn bản
hành chính sau:
Nhà nước đầu tư, phát huy và13thống2nhất quản lí việc bảo vệ sức khỏe của
quân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xây dựng và phát triển y học Việt
Nam theo phương hướng dự phòng, kết hợp chữa bệnh với phòng bệnh, phát
triển và kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại, kết hợp y tế nhân dân với y
tế nhà nước, thực thi bảo hiểm y tế, tạo mọi điều kiện để mọi người dân được
chăm chút sức khỏe; nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức
khỏe đồng bào miền núi và dân tộc tiểu số; cấm tổ chức và cá nhân chữa bệnh,
sản xuất, buôn lậu thuốc chữa bệnh trái phép gây tổn hại cho sức khỏe của quân
dân.

Bài 23. Chọn từ thích hợp với từng nội dung sau:
- Đứng ở giữa hai bên đối lập, không theo hoặc không phụ thuộc vào bên nào.
- Ở giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền hai sự vật.
- Đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già.
- Tầng lớp giữa trong xã hội.
a. Trung gian; b. Trung bình; c. Trung niên; d. Trung lập; e. Trung hòa;
g. Trung tính; h.Trung lưu

Bài 24. Từ các nhóm từ sau đây, rút ra ý nghĩa và sự khác biệt về ý nghĩa
của các yếu tố trung và chung.
- Cáo chung, lâm chung, chung thủy, chung khảo, chung kết, chung quy, chung
thân.
- Trung bình, trung lập, trung cổ, chung niên, trung tuyến.
- Trung thành, trung nghĩa, bất trung, trung kiên.

13 2
Chương 6
NGÔN NGỮ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
6.1. Chính tả trong văn bản hành chính
6.1.1. Yêu cầu chung về chính tả trong văn bản hành chính
Văn bản hành chính là tiếng nói pháp lí của các cơ quan, tổ chức được thể
hiện với những yêu cầu khắt khe về sự chuẩn xác của ngôn ngữ, trong đó có sự
chuẩn xác về chính tả. Cùng với chính tả trong văn bản khoa học, chính tả trong
văn bản hành chính thường được xem là khuôn thước mẫu mực để các lĩnh vực
khác vận dụng, noi theo. Do đó, sử dụng chữ viết đúng quy tắc chính tả tiếng
Việt là yêu cầu bắt buộc đối với văn bản hành chính. Tuy nhiên, chính tả tiếng
Việt hiện nay còn tồn tại nhiều quy tắc, còn nhiều điểm chưa được chuẩn hóa,
chưa có sự thống nhất. Vì vậy, đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định
13 2
ra các quy định về chính tả trong văn bản hành chính cần phải sàng lọc, chọn
lựa quy tắc khoa học, hợp lí nhất, phù hợp với văn hóa tiếng Việt mà vẫn dễ hòa
nhập với ngôn ngữ quốc tế.
6.1.2. Viết hoa trong văn bản hành chính
Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của chính tả là vấn đề viết
hoa. Để từng bước đạt được sự thống nhất về quy cách viết hoa ăn bản hành
chính trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định như:
- Quyết định số 09/1998/QĐ-VPCP ngày 25/11/1998 của Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành Quy định tạm thời về viết hoa trong văn
bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ;
- Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ hướng dẫn về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính, Phụ lục VI -
Viết hoa trong văn bản hành chính.
Có thể thấy, Nhà nước đã rất chú trọng đến việc thống nhất cách viết hoa
trong văn bản của các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, ngay trong những quy định
đưa ra cũng còn nhiều điểm chưa rõ ràng, khiến cho việc áp dụng thi hành còn
gặp nhiều khó khăn. Viết hoa thiếu thống nhất, chưa đồng bộ là một thực tế
trong văn bản hành chính của các cơ quan, tổ chức hiện nay. Vấn đề cấp thiết

13 2
đặt ra là cần xây dựng chuẩn viết hoa để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả
nước (ở tất cả cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và khu vực tư) nhằm
hướng tới chuẩn hóa chính tả trong văn bản hành chính nói riêng và giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt nói chung.
Trước hết cần thấy rằng, viết hoa trong văn bản hành chính được thực
hiện bởi hai loại tiêu chí: Viết hoa theo quy định thể thức văn bản hành chính và
viết hoa theo quy tắc chính tả tiếng Việt.
6.1.2.1. Viết hoa theo quy định thể thức văn bản hành chính
Viết hoa theo quy định thể thức là những trường hợp viết hoa đặc biệt,
được quy định trong một số thành phần thể thức của văn bản hành chính và được
thể hiện với kiểu chữ viết in hoa chân phương. Theo quy định hiện hành, các
phần thể thức sau đây được viết in hoa:
Thứ nhất: Viết in hoa toàn bộ các phần sau: dòng chữ CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM trong thành phần Quốc hiệu; phần tên cơ quan,
tổ chức ban hành văn bản (gồm tên cơ quan chủ quản nếu có và tên cơ quan ban
hành văn bản); phần kí hiệu văn bản; phần tên loại văn bản; tiêu đề của chương,
phần, mục; phần quyền hạn, chức vụ của người kí văn bản; các thành phần chỉ
mức độ khẩn, mật, dự thảo, phạm vi lưu hành của văn bản.
Thứ hai: Viết hoa chữ cái đầu của các phần: số văn bản; trích yếu nội
dung văn bản; nội dung văn bản; các căn cứ được trình bày tách riêng trong nội
dung văn bản, các điều, khoản, điểm trong nội dung văn bản, nơi nhận văn bản;
13 2
địa chỉ giao dịch của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản...
6.1.2.2. Viết hoa theo quy tắc chính tả tiếng Việt
Theo quy định hiện hành, trong văn bản hành chính, viết hoa theo quy tắc
chính tả tiếng Việt được áp dụng với ba trường hợp cơ bản:
1) Viết hoa cú pháp để đánh dấu câu;
2) Viết hoa danh từ riêng hoặc danh từ chung được cá biệt hóa (nhân
danh, bút danh, biệt hiệu, hiệu danh, tên riêng địa lí, tên cơ quan tổ chức, tên văn
bản, tên sách báo, tên tác phẩm, tên ngày lễ, tên các sự kiện lịch sử, tên các tôn
giáo, giáo phái,...);

13 2
3) Viết hoa tu từ để thể hiện sự tôn kính (chẳng hạn: Tú Xương, Bác
Hồ,...).
Lưu ý rằng, trong văn bản hành chính không có viết hoa tu từ để nhấn
mạnh hoặc để trang trí.
Thứ nhất: Viết hoa cú pháp
Viết hoa cú pháp là viết hoa để đánh dấu mốc cho sự bắt đầu của một câu,
đoạn, văn bản. Cứ mở đầu mỗi câu, đoạn, văn bản thì chữ cái đầu tiên phải viết
hoa. Điều này tạo ra sự phân đoạn về cú pháp, giúp nội dung vấn đề trình bày
được mạch lạc, khúc chiết, dễ tiếp thu. Đây là lối viết hoa bắt buộc của quy tắc
chính tả tiếng Việt và nhìn chung được thực hiện thống nhất, triệt để trong cả
nước. Bất kì ai khi soạn thảo văn bản tiếng Việt cũng đều phải nghiêm túc tuân
thủ quy định này.
Ngoài những chỗ mở đầu văn bản, đoạn văn thì căn cứ vào các dấu hiệu
sau đây để viết hoa cú pháp:
- Viết hoa chữ cái đầu câu kế tiếp, sau các dấu kết thúc câu trước đó như:
dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu ba chấm (...).
- Viết hoa chữ cái đầu của mệnh đề sau dấu hai chấm (:) hoặc phần trích
dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép (“...”) sau dấu hai chấm.
- Viết hoa chữ cái đầu của phần mệnh đề được xuống dòng sau dấu chấm
phẩy (;) hoặc dấu phẩy (,).
Mắc mứu nhất là các trường hợp sau dấu hai chấm và dấu ba chấm, vì
không phải khi nào cũng viết hoa. Đó là khi sau dấu hai chấm là những từ ngữ
mang tính liệt kê đơn thuần, hay khi dấu ba chấm biểu thị ý nghĩa liệt kê tương
tự, tiếp diễn, nằm ở giữa câu, ví dụ:
Năm nay, ngoài cây lương thực, các loại cây hoa màu như: đậu, lạc,
vừng, tỏi,... cũng cho tăng thu nông nghiệp đáng kể.
Thứ hai: Viết hoa các nhóm danh từ riêng
Thể hiện trên văn bản tiếng Việt, theo quy ước, danh từ riêng mang dấu
hiệu hình thức đặc thù là được viết hoa. Viết hoa danh từ riêng bao gồm các
trường hợp: tên người; tên riêng địa lí; tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể; tên văn
13 2
bản, sách báo, tác phẩm; tên ngày lễ; tên các sự kiện lịch sử; tên các tôn giáo,
giáo phái; tên các dân tộc;... Tuy nhiên, trên thực tế chính tả trong văn bản nói
chung và văn bản hành chính nói riêng, việc viết hoa danh từ riêng không hề đơn
giản.
* Viết hoa danh từ chỉ người
Nhân danh hay danh từ riêng chỉ tên của người Việt bao gồm: họ tên
thông thường, bút danh, biệt hiệu,...13Trước2 đây từng có nhiều cách viết hoa khác
nhau nhưng hiện nay, theo quy định hiện hành, cách viết hoa tên của người Việt
đã được chuẩn hóa, thống nhất. Cụ thể là viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết
của tên người. Ví dụ: Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng, Hồng Vinh.
* Viết hoa địa danh
Địa danh bao gồm: tên địa phận hành chính; tên sông nước, núi non; tên
vùng, miền, khu vực... Quy định hiện hành phân biệt hai loại địa danh: địa danh
Việt Nam và địa danh nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt.
Đối với địa danh Việt Nam, tức địa danh nằm trong lãnh thổ Việt Nam,
Thông tư số 01/2011/TT-BVN đưa ra 5 trường hợp:
a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, huyện,
xã…) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm
tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối. Ví dụ: thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Nam Định, tỉnh Đắk Lắk…; quận Hải Châu, huyện Gia Lâm, huyện Ea
H’leo, thị xã Sông Công, thị trấn Cầu Giát…; phường Nguyễn Trãi, xã Ia
Yeng…
b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết
hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ
đơn vị hành chính đó. Ví dụ: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Điện
Biên Phủ…
c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội.
d) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ,
biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm, v.v…) với danh từ riêng (có một âm tiết)

13 2
trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa
danh. Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy…
Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không
viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng. Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ
Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long…
đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ
chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa chữ cái đầu
của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêng
được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì
phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết. Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ,
Nam Kỳ, Nam Trung Bộ…
(Khoản 1, Mục III, Phụ lục VI, Thông tư số 01/2011/TT-BNV)
Trên thực tế, việc viết hoa địa danh trong văn bản hành chính còn nhiều
lúng túng, thiếu tính thống nhất. Để khắc phục tình trạng này, vấn đề mấu chốt
là phải xác định đúng tên địa lí rồi sau đó mới áp dụng quy tắc viết hoa cho phù
hợp. 13 2
a) Với địa danh chỉ tên khu vực địa lí được chia theo đơn vị hành chính
(tên địa phận hành chính)
Có hai quan điểm về tên địa phận hành chính dẫn đến hai cách viết hoa
đối tượng này:
Quan điểm thứ nhất, xác định tên gọi đầy đủ của địa phận hành chính Việt
Nam có cấu tạo gồm hai thành tố: Thành tố thứ nhất, đứng trước, là danh từ
chung chỉ loại đơn vị hành chính (Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã, Xã, Phường,
Thị trấn, Phố, Thôn, Xóm, Bản, Tổ,...); Thành tố thứ hai, đứng sau, chỉ tên gọi
riêng của khu vực địa lí, có thể là một danh từ/ cụm danh từ riêng (Nam Định,
Thái Nguyên,...) hoặc có thể là một danh từ/ cụm danh từ chung, hoặc tính từ/
cụm tính từ, động từ/ cụm động từ, thậm chí số từ... đã được danh hóa và cá biệt
hóa (Cầu Gỗ, Bưởi, Đông, Trũng, Nhất/ 1...), cũng có thể là được lấy theo tên
người (Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh,...). Khi nói/ viết tắt thì chỉ nêu thành tố thứ
hai - tên gọi riêng của khu vực địa lí, ví dụ: Tuần sau tôi đi Nam Định. Với

13 2
trường hợp tên gọi riêng của địa phận hành chính là số từ được cá biệt hóa hoặc
lấy theo tên người thì không được phép nói/ viết tắt, tức là phải nêu đầy đủ cả
hai thành tố, ví dụ: Nhà chị ấy ở Phường Nguyễn Trãi (không thể nói/ viết: Nhà
chị ấy ở Nguyễn Trãi). Trong văn bản hành chính, dù là trường hợp nào cũng
phải viết đầy đủ hai thành tố. Chẳng hạn, không viết:
Nam Định có 1 thành phố và 9 huyện.
Mà phải viết:
Tỉnh Nam Định có 1 thành phố và 9 huyện.
Quan điểm thứ hai, xác định tên địa phận hành chính là tên gọi của khu
vực địa lí được chia theo đơn vị hành chính, ví dụ: (tỉnh) Nam Định, (thị xã)
Sông Công, (bản) Nưa, (thành phố) Hồ Chí Minh, (quận) Nhất/ 1... Còn thành tố
đứng trước nó như tỉnh, thành phố, thị xã, quận, bản,... là danh từ chung chỉ loại
đơn vị hành chính không thuộc tên gọi và do đó không cần viết hoa thành tố
này.
Khi các nhà soạn thảo Thông tư số 01/2011/TT-BNV đã theo quan điểm
thứ nhất, xác định tên địa phận hành chính được cấu tạo bằng một danh từ chung
(tỉnh, huyện, xã…) kết hợp với một danh từ/ cụm danh từ riêng (Nam Định, Hồ
Chí Minh, Nhất/ 1...) thì tức là yếu tố danh từ chung đứng trước đã được riêng
hóa (cũng giống như các trường hợp trường trong Trường Phổ thông trung học
Cầu Giấy, hợp tác xã trong Hợp tác xã Bình Minh,...), nếu vậy, thiết nghĩ cần
viết hoa yếu tố này. Không nên đặt ra quy định thiếu tính nhất quán với quy tắc
chung là không viết hoa phần danh từ chung đã được riêng hóa khi đi vào tên
của địa phận hành chính (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định, quận Hải
Châu, huyện Gia Lâm...), rồi lại thêm quy định chỉ viết hoa thành tố này với
trường hợp danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử
13 2
(Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Điện Biên Phủ…), khiến cho vấn

You might also like