You are on page 1of 272

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CHU THỊ THUỶ AN

TIẾNG VIỆT
Dùng cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học

NGHỆ AN - 2022
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC ................... 1
1.1. NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC ............................................................... 1
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGÔN NGỮ HỌC ................................. 1
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 1
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3. CÁC BỘ MÔN CỦA NGÔN NGỮ HỌC ......................................................... 2
1.3.1. Ngôn ngữ học đại cương ............................................................................ 2
1.3.2. Ngôn ngữ học bộ phận ............................................................................... 3
1.4. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ ........................................ 3
1.4.1. Bản chất của ngôn ngữ ............................................................................... 3
1.4.2. Chức năng của ngôn ngữ ........................................................................... 9
1.5. HỆ THỐNG TÍN HIỆU NGÔN NGỮ ............................................................ 14
1.5.1. Khái niệm tín hiệu ................................................................................... 14
1.5.2. Khái niệm tín hiệu ngôn ngữ .................................................................... 15
1.5.3. Phân biệt tín hiệu ngôn ngữ và các tín hiệu khác ...................................... 15
1.5.4. Đặc điểm của tín hiệu ngôn ngữ ............................................................... 16
1.6. HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC NGÔN NGỮ ................................................... 18
1.6.1. Hệ thống và hệ thống ngôn ngữ ............................................................... 18
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHƯƠNG 1 ......................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1 ............................................................ 22
CHƯƠNG 2. NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT.................................................................... 23
2.1. NGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌC ....................................................................... 23
2.1.1. Ngữ âm - Âm thanh ngôn ngữ ................................................................. 23
2.1.2. Ngữ âm học - khoa học về ngữ âm........................................................... 23
2.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ngữ âm ........................................... 25
2.2. CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM ................................................................................ 28
2.2.1. Các đơn vị đoạn tính ................................................................................ 28
2.2.2. Các đơn vị siêu đoạn tính ......................................................................... 34
2.3. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT ................................................................................. 36
2.3.1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt ............................................................... 36
2.3.2. Cấu tạo của âm tiết tiếng Việt .................................................................. 40
2.3.3. Phân loại âm tiết tiếng Việt ...................................................................... 41
2.4. HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT ................................................................. 42
2.4.1. Hệ thống âm đầu ...................................................................................... 43
2.4.2. Hệ thống âm đệm ..................................................................................... 45
2.4.3. Hệ thống âm chính ................................................................................... 46
2.4.4. Hệ thống âm cuối ..................................................................................... 48
2.4.5. Hệ thống thanh điệu tiếng Việt ................................................................ 49
2.5. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGỮ ÂM TRONG NHÀ TRƯỜNG ....... 52
2.5.1. Chữ viết và chữ viết tiếng Việt ................................................................ 52
2.5.2. Chính tả và chính tả tiếng Việt ................................................................. 57
2.5.3. Chính âm và vấn đề chính âm trong tiếng Việt......................................... 58
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHƯƠNG 2 ......................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2 ............................................................ 62
CHƯƠNG 3. TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT.................................................................. 63
3.1. TỪ VỰNG VÀ TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA HỌC ............................................ 63
3.1.1. Từ và từ vựng .......................................................................................... 63
3.1.2. Từ vựng học ............................................................................................ 64
3.2. CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT .......................................................................... 65
3.2.1. Yếu tố và phương thức cấu tạo................................................................. 65
3.3. THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT .......................................................................... 74
3.3.1. Khái niệm ................................................................................................ 74
3.3.2. Đặc trưng của thành ngữ .......................................................................... 75
3.3.3. Thành ngữ với các đơn vị có liên quan..................................................... 78
3.3.4. Cấu trúc của thành ngữ ............................................................................ 78
3.4. NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁC LỚP TỪ CÓ QUAN HỆ VỀ NGHĨA ................. 80
3.4.1. Nghĩa của từ ............................................................................................ 80
3.4.2. Các lớp từ có quan hệ về nghĩa ................................................................ 83
3.5. CÁC LỚP TỪ KHÔNG CÓ QUAN HỆ VỀ NGHĨA ...................................... 93
3.5.1. Từ toàn dân và từ địa phương .................................................................. 93
3.5.2. Từ vay mượn ........................................................................................... 95
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ............................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3 ............................................................ 99
CHƯƠNG 4. NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT ............................................................. 100
4.1. TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT ............................................................................... 100
4.1.1. Khái niệm về từ loại .............................................................................. 100
4.1.2. Các tiêu chí phân chia từ loại trong tiếng Việt ....................................... 100
4.1.3. Các từ loại trong tiếng Việt .................................................................... 101
4.1.4. Hiện tượng chuyển hóa từ loại ............................................................... 129
4.2. CỤM TỪ TIẾNG VIỆT ................................................................................ 130
4.2.1. Khái quát về các loại cụm từ .................................................................. 130
4.2.2. Các kiểu cụm từ chính phụ .................................................................... 134
4.3. CÂU TRONG TIẾNG VIỆT......................................................................... 155
4.3.1. Khái niệm câu ........................................................................................ 155
4.3.2. Thành phần câu tiếng Việt ..................................................................... 156
4.3.3. Phân loại câu theo cấu tạo ...................................................................... 168
4.3.4. Câu phân loại theo mục đích nói ............................................................ 181
4.3.5. Dấu câu tiếng việt .................................................................................. 185
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHƯƠNG 4 ....................... 193
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4 .......................................................... 194
CHƯƠNG 5. NGỮ PHÁP VĂN BẢN TIẾNG VIỆT ........................................... 195
5.1. KHÁI NIỆM VỀ NGỮ PHÁP VĂN BẢN .................................................... 195
5.1.1. Những hạn chế của ngữ pháp dưới câu .................................................. 195
5.1.2. Sự xuất hiện của ngữ pháp văn bản ........................................................ 195
5.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của ngữ pháp văn bản ...................... 196
5.2. VĂN BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN .............................................. 196
5.2.1. Khái niệm văn bản ................................................................................. 196
5.2.2. Đặc điểm của văn bản ............................................................................ 197
5.3. LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN ................................................................... 201
5.3.1. Liên kết nội dung ................................................................................... 202
5.3.2. Liên kết hình thức .................................................................................. 205
5.4. ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN ................................................................ 208
5.4.1. Khái niệm đoạn văn ............................................................................... 208
5.4.2. Đặc điểm cơ bản của đoạn văn ............................................................... 208
5.4.3. Phân loại đoạn văn ................................................................................. 210
5.4.4. Các vị trí cần chú ý của đoạn văn trong văn bản .................................... 211
5.4.5. Đoạn văn trong các phong cách ngôn ngữ khác nhau ............................. 212
5.4.6. Tách đoạn trong văn bản ........................................................................ 214
5.5. CÂU TRONG VĂN BẢN ............................................................................ 217
CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5 .......................................... 219
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ...................................................................................... 227
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5 ............................................................... 227
CHƯƠNG 6. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT ................................. 228
6.1. KHÁI NIỆM VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ ........................................... 228
6.2. CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT ....................................... 229
6.2.1. Khái niệm phong cách ngôn ngữ ............................................................ 229
6.2.2. Các kiểu phong cách ngôn ngữ .............................................................. 229
6.3. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT ...................................................... 242
6.3.1. Các biện pháp tu từ ngữ âm ................................................................... 243
6.3.2. Các biện pháp tu từ cú pháp ................................................................... 247
6.3.3. Các biện pháp tu từ từ vựng ................................................................... 250
CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 6.......................................... 259
TÓM TẮT CHƯƠNG 6 ...................................................................................... 266
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 6 ............................................................... 266
CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC

1.1. NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC


Sống trong xã hội, con người luôn có nhu cầu tiếp xúc và trao đổi tư tưởng
tình cảm, kinh nghiệm sản xuất và những vấn đề khoa học... Từ thời xa xưa, khi con
người đang phải hái lượm để sinh nhai cho đến ngày nay, khoa học vũ trụ phát triển
đã cho phép con người vượt ra khỏi quĩ đạo trái đất để bay đến các vì sao xa xôi, mọi
người đều cần đến một thứ công cụ chung để trao đổi với nhau, đó là ngôn ngữ.
"Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người", "Ngôn ngữ là
hiện thực trực tiếp của tư tưởng". Như vậy, để thực hiện chức năng giao tiếp, ngôn
ngữ phải bao gồm:
a) Các đơn vị lớn nhỏ khác nhau.
b) Những đơn vị này được biểu thị bằng hình thức âm thanh và có thể được mã
hoá bằng chữ viết.
c) Những đơn vị này được sắp xếp theo những cách thức khác nhau, tầng bậc
khác nhau nhằm đạt đến mục đích trao đổi tư tưởng tình cảm.
Có thể định nghĩa ngôn ngữ một cách khái quát như sau:
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu gồm các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu) và những
qui tắc kết hợp các đơn vị đó nhằm mục đích giao tiếp.
Ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ học.
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGÔN NGỮ HỌC
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của ngôn ngữ học là ngôn ngữ.
Tuy nhiên, đối tượng của ngành khoa học này hết sức phức tạp, đa dạng. Bởi vì,
ngôn ngữ không chỉ là sản phẩm của đồng đại mà còn là sản phẩm của lịch đại. Gắn
với thời gian, ngôn ngữ chịu sự tác động của thời gian và một số nhân tố xã hội khác.
Chẳng hạn, sự xâm lược giữa các quốc gia, chính sách văn hoá của dân tộc, sự di cư...
Điều đó dẫn đến tình trạng có sự tiếp xúc ngôn ngữ, sự biến mất ngôn ngữ A và xuất
hiện ngôn ngữ B, hay sự chia tách thành nhiều ngôn ngữ từ một ngôn ngữ gốc, sự diễn
biến ngữ âm, ngữ nghĩa của các yếu tố ngôn ngữ qua các thời kỳ khác nhau...

1
Điều đó đòi hỏi các nhà ngôn ngữ phải xem xét đối tượng ngôn ngữ cụ thể gắn
với những nhiệm vụ cụ thể không tách rời những nhân tố xã hội tác động đến đối
tượng mới có thể phản ánh đúng bản chất của đối tượng.
Mặt khác, ngôn ngữ tuy là công cụ sử dụng chung cho mọi người nhưng lại
hiện thực hoá thông qua lời nói của mỗi cá nhân. Cho nên, nghiên cứu ngôn ngữ, trước
hết, phải tách khỏi lời nói, đồng thời phải thấy được mối quan hệ biện chứng, gắn bó
mật thiết giữa ngôn ngữ và lời nói.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Vì đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ đa dạng, phức tạp như đã trình bày ở
trên, nên nhiệm vụ của ngôn ngữ học là:
a) Phải miêu tả tình trạng ngôn ngữ, giải thích được mọi hiện tượng ngôn ngữ
trong xã hội và tìm ra được nguồn gốc của ngôn ngữ.
b) Phải chỉ ra được qui luật phát triển của từng ngôn ngữ cũng như qui luật phát
triển chung của nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
Làm được điều này, ngôn ngữ học mới có thể xây dựng được lý luận chung về
khoa học ngôn ngữ, đưa ra được những kết luận có giá trị thúc đẩy khoa học phát triển.
1.3. CÁC BỘ MÔN CỦA NGÔN NGỮ HỌC
1.3.1. Ngôn ngữ học đại cương
Ngôn ngữ học đại cương là lý thuyết cơ sở chung nhất cho mọi ngôn ngữ, trình
bày, giới thiệu các nguyên lý về các thuộc tính chung, bản chất nhất của ngôn ngữ,
nghiên cứu các qui luật hoạt động ngôn ngữ và giới thiệu các phương pháp nghiên cứu
trong ngôn ngữ...
Ngôn ngữ học đại cương là lý thuyết có tính phổ niệm. Tuy nhiên, nó vẫn là sự
thể hiện sinh động thực tiễn hoạt động của ngôn ngữ. Nó không ngừng phát hiện
những vấn đề mới để bổ sung cho các nguyên lý chung ngày càng hoàn thiện hơn.
Ngôn ngữ học đại cương có quan hệ chặt chẽ với loại hình học, ngành khoa học
giải quyết các vấn đề cụ thể của từng ngôn ngữ, dưới ánh sáng của ngôn ngữ học đại cương.
Ngoài ra, ngôn ngữ học đại cương cũng có quan hệ chặt chẽ với ngành khoa
học khác như lôgic học, tâm lý học, triết học, xã hội học, kí hiệu học, toán học, điều
khiển học... Như vậy, ngôn ngữ không chỉ liên quan đến khoa học xã hội mà cả khoa
học tự nhiên. Chính vì vậy, nội dung của ngành khoa học này bao gồm:

2
- Tìm hiểu nguồn gốc, bản chất, chức năng của ngôn ngữ
- Tìm hiểu qui luật hành chức và cấu trúc của ngôn ngữ
- Xây dựng hệ thống khái niệm, các thuật ngữ, tìm hiểu các trường phái và định
ra các phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu ngôn ngữ trong mối quan hệ với các bộ môn khoa học liên ngành
như Tâm lý học, Xã hội học, Kí hiệu học...
1.3.2. Ngôn ngữ học bộ phận
Ngôn ngữ học bộ phận nghiên cứu một ngôn ngữ cụ thể trên các bình diện chính.
Ngữ âm học: Nghiên cứu hình thể biểu đạt bằng âm thanh (vỏ vật chất) của
ngôn ngữ. Đó là sự nghiên cứu về mặt sinh lý (cấu âm), sự phát triển của âm thanh
trong lịch sử, mô hình hoá quá trình phát âm...
Từ vựng học: Nghiên cứu về từ và vốn từ của một ngôn ngữ cụ thể. Bộ môn từ
vựng học bao gồm nhiều phân ngành cụ thể: ngữ nghĩa học nghiên cứu mặt ý nghĩa và
sự phát triển của ý nghĩa; từ điển học nghiên cứu những nguyên tắc biên soạn từ điển;
từ nguyên học nghiên cứu nguồn gốc, sự xuất hiện và lịch sử của từ. Ngày nay, từ điển
học đang được tách thành một đối tượng tương đối độc lập.
Ngữ pháp học: Nghiên cứu các qui tắc biến hoá hình thái của từ cũng như sự
kết hợp của các đơn vị mang nghĩa (hình vị, từ, câu) tạo thành lời nói.
Ngữ pháp học bao gồm: từ pháp học nghiên cứu qui tắc biến hình của từ và từ
loại; cú pháp học nghiên cứu sự kết hợp của từ thành cụm từ, câu.
Phong cách học: Nghiên cứu các phong cách chức năng khác nhau của ngôn
ngữ, việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ.
Văn bản học: Nghiên cứu sự kết hợp các câu, đoạn văn thành văn bản và các
phương tiện liên kết văn bản.
Ngữ dụng học: Nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ trong quan hệ với người sử
dụng, trong ngữ cảnh giao tiếp.
1.4. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ
1.4.1. Bản chất của ngôn ngữ
1.4.1.1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
Những quan điểm sai lầm về bản chất ngôn ngữ: Trong một thời gian dài, các
nhà khoa học đã cố gắng chứng minh ngôn ngữ là một hiện tượng tự nhiên.

3
- Do ảnh hưởng thuyết tiến hoá của Đắc-uyn, một số người cho rằng ngôn ngữ
cũng giống như một cơ thể sống, một động vật hoặc một thực vật. Ngôn ngữ hoạt động
và phát triển theo qui luật của tự nhiên, nghĩa là tất cả các ngôn ngữ ở mọi nơi và mọi
lúc đều phải trải qua các giai đoạn: nảy sinh, trưởng thành, hưng thịnh, suy tàn, diệt
vong. Để biện minh cho quan điểm này, người ta đã dẫn ra nhiều từ cũ, nghĩa cũ mất
đi, nhiều từ mới, nghĩa mới được tạo ra trong các ngôn ngữ, thậm chí một số ngôn ngữ
đã trở thành những tử ngữ như tiếng Latin, tiếng Phạn... Thực ra, qui luật phát triển
của ngôn ngữ không giống qui luật phát triển của tự nhiên. Ngôn ngữ luôn luôn kế
thừa cái cũ và phát triển cái mới, không bao giờ bị huỷ diệt hoàn toàn. Một số ngôn
ngữ trở thành tử ngữ hoặc là do dân tộc nói ngôn ngữ ấy bị huỷ diệt như trường hợp
nói tiếng Tiên Ly ở Trung Quốc hoặc là do ngôn ngữ ấy đã được thay thế bằng những
ngôn ngữ khác như trường hợp tiếng Latin và tiếng Phạn. Mặc dầu, không được dùng
như một sinh ngữ nữa, nhưng tiếng Latin và tiếng Phạn vẫn để lại nhiều dấu tích trong
ngôn ngữ hiện đại.
- Một số người khác lại đồng nhất ngôn ngữ với bản năng sinh vật của con
người, họ cho rằng hoạt động nói năng cũng có tính chất bản năng như các hoạt động
ăn, khóc, cười, chạy, nhảy... của con người. Họ thấy, hầu như đứa bé nào cũng biết
khóc, biết ăn... rồi biết nói như nhau và trẻ con ở các nước trên thế giới đều bắt đầu nói
những âm giống nhau như pa pa, ma ma, ba ba... Thực ra, những bản năng sinh vật
như ăn, khóc, cười... có thể phát triển ngoài xã hội, trong trạng thái cô độc còn ngôn
ngữ không thể có được trong điều kiện như thế. Nếu tách một đứa bé ra khỏi xã hội
loài người thì nó vẫn biết ăn, biết leo trèo... nhưng nó sẽ không biết nói. Câu chuyện
hai đứa bé Ấn Độ được Ridơ Xing phát hiện trong một hang sói có sói con vào năm
1920 đã chứng minh điều này. Vì bị rơi vào đời sống thú vật, hai em đã tiếp thu những
kỹ năng đời sống súc vật mà mất đi tất cả những gì thuộc về con người, đặc biệt là
không biết nói.
Cái gọi là ngôn ngữ trẻ con cũng không chứng tỏ ngôn ngữ là hiện tượng sinh
vật bởi vì thực ra, những âm trẻ tập nói chưa phải là ngôn ngữ mà chỉ là những âm vô
nghĩa. Những âm này chỉ trở thành sự kiện ngôn ngữ khi được liên hệ với ý nghĩa nào
đó, nhưng khi ấy cái gọi là thống nhất của ngôn ngữ trẻ con thế giới không còn nữa.
Nghĩa của các từ giống nhau về âm trong mỗi ngôn ngữ một khác: ma ma trong tiếng

4
Nga là mẹ, nhưng trong tiếng Grudi có nghĩa là bố, ba ba trong tiếng Nga là bà, nhưng
trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ lại là cô gái... Sở dĩ trẻ con tập nói, thường phát âm những âm
giống nhau vì đó là những âm dễ phát âm.
- Một biểu hiện nữa trong việc giải thích bản chất tự nhiên của ngôn ngữ là
đồng nhất ngôn ngữ với những đặc trưng về chủng tộc. Những đặc trưng chủng tộc
như màu da, tỉ lệ thân thể, hình thức xương sọ... có tính chất di truyền. Nếu bố mẹ là
người da đen thì con cái cũng có da đen, nếu bố mẹ là người da vàng thì con cái cũng
da vàng. Nhưng ngôn ngữ thì không có tính di truyền như thế. Nếu đứa tre sơ sinh
người Việt sống với người Nga thì sẽ nói tiếng Nga, ngược lại nếu đứa trẻ Nga sống
với người Việt thì nó sẽ nói tiếng Việt. Trong thực tế, ranh giới chủng tộc và ranh giới
ngôn ngữ không trùng nhau. Có khi một chủng tộc nói nhiều thứ tiếng khác nhau như
người Hy Lạp, người Anbani, Người Xécbi... ; có khi nhiều chủng tộc khác nhau lại
nói chung một thứ tiếng như trường hợp ở nước Mỹ hiện nay.
- Những người bảo vệ quan điểm sinh vật học đối với ngôn ngữ còn đồng nhất
ngôn ngữ với tiếng kêu của động vật. Quả thật, một số động vật cũng có thể dùng âm
thanh để thông báo, chẳng hạn, gà mẹ dùng âm thanh để gọi con; gà gô và cừu rừng
kêu để cả đàn biết nguy hiểm; động vật cũng có thể dùng âm thanh để biểu thị cảm
xúc của mình... Nhiều gia súc có thể hiểu con người và một số câu nói của con
người. Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện kể trên ở các loài động vật vẫn chỉ là những
hiện tượng sinh vật, đó chẳng qua chỉ là những phản xạ không điều kiện hoặc có điều
kiện mà thôi. I.P.Pap-lôp đã gọi những phản xạ này là hệ thống tín hiệu thứ nhất. Hệ
thống này có cả ở người lẫn động vật. Tiếng nói của con người thuộc hệ thống tín
hiệu thứ hai, tức là tín hiệu của những tín hiệu thứ nhất. Hệ thống tín hiệu thứ hai
gắn liền với tư duy trừu tượng, với việc tạo ra các khái niệm chung và các từ. Ưu thế
lớn nhất của con người so với loài vật là ở khả năng có những khái niệm chung do từ
tạo thành.
Như vậy, ngôn ngữ của con người không phải là hiện tượng sinh vật như tiếng
kêu loài động vật. Đồng nhất hai hiện tượng là không thể được.
- Trong khi phê phán quan điểm sinh vật học đối với ngôn ngữ, một số nhà bác
học vẫn không thừa nhận bản chất xã hội của ngôn ngữ mà lại cho ngôn ngữ là hiện
tượng cá nhân. Họ cho rằng, có ngôn ngữ của mỗi cá nhân, còn ngôn ngữ của một

5
làng, một khu, một dân tộc chỉ là kết luận trung tính từ một số ngôn ngữ cá nhân nhất
định. Sự thực, mỗi cá nhân có thể vận dụng ngôn ngữ một cách khác nhau nhưng nếu
không có ngôn ngữ chung thống nhất thì con người không thể giao tiếp được.
Ngôn ngữ không thuộc các hiện tượng tự nhiên, cũng không phải là hiện tượng
cá nhân mà nó phải là hiện tượng xã hội.
- Ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt của con người. Nó
giúp con người trao đổi tri thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm.Ngôn ngữ phải dùng
để giao tiếp giữa người với người. Nếu không được sử dụng để giao tiếp ngôn ngữ sẽ
mất đi hoặc trở nên lạc hậu. Chẳng hạn, tiếng Latin trở thành tử ngữ khi nó không
được dùng để giao tiếp, thay thế cho nó là tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Tây Ban
Nha..Tiếng Chăm bị mất đi khi dân tộc này bị tiêu diệt.
- Ngôn ngữ có một vai trò to lớn trong phát triển sản xuất của loài người. Ngay
từ thời nguyên thuỷ, khi điều kiện sống của con người còn lạc hậu, thiên nhiên khắc
nghiệt, con người không thể sống riêng mà hợp sức lại thành tập thể để cùng lao động,
cùng chiến đấu chống thú dữ để sinh tồn và để sản xuất ra ngày càng nhiều của cải vật
chất cho xã hội. Trong lao động tập thể, ngôn ngữ có vai trò vô cùng to lớn. Nó giúp
mọi người trao đổi kinh nghiệm, trao đổi tình cảm, tạo nên sự hợp sức trong lao động,
thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh.Kể từ khi có chữ viết, ngôn ngữ lại càng phát huy
tác dụng to lớn của mình.
- Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh giai cấp.Mác và Ăng ghen đã từng phát biểu "
Lịch sử loài người từ trước đến nay là lích sử đấu tranh giai cấp", cuộc đấu tranh diễn
ra dưới nhiều hình thức: đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang.
Trong cuộc đấu tranh chính trị, ngôn ngữ có một ý nghĩa quan trọng. Những cuộc
thương thuyết bằng văn bản đều cần đến ngôn ngữ. Những bài thơ, ca, hò vè, những
câu chuyện dân gian... dạng truyền miệng đều là những vũ khí đấu tranh giai cấp lợi
hại, chẳng hạn:
Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính hào đào máu dân
- Ngôn ngữ có tính chất xã hội. Ngôn ngữ không phụ thuộc một cá nhân nào mà
phụ thuộc vào xã hội.Người Việt có thể nói khác người Anh, người Nga, người Pháp...
nhưng giữa các ngôn ngữ vẫn tồn tại khái niệm chung, qui tắc chung.

6
So sánh:
Việt Nga Anh Pháp
Con mèo кошка Cat Chat
Ngôi nhà дом House Maison
Quyển sách книга Book Livre
Ngay trong cùng một ngôn ngữ, ở những địa phương khác nhau, tồn tại những
phương ngữ khác nhau nhưng sự khác nhau này vẫn chịu sự chi phối của qui tắc
chung, được tập thể thừa nhận chứ không phải tuỳ tiện.
Ví dụ:
Lời lẽ nếu phát âm thành nhời nhẽ thì được chấp nhận, nhưng nếu phát âm
thành nời nẽ sẽ bị xem là ngọng.
Trăng nếu phát âm thành giăng thì được chấp nhận,nhưng nếu phát âm thành
chăng sẽ bị xem là ngọng.
1.4.1.2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nhưng nó khác các hiện tượng xã hội khác ở
tính đặc biệt của nó.
- Ngôn ngữ không thuộc hạ tầng cơ sở hay kiến trúc thượng tầng.Cơ sở hạ tầng
là cơ cấu kinh tế của xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Kiến
trúc thượng tầng là những quan điểm về chính trị, về pháp luật, về tôn giáo, về nghệ
thuật, về triết học của xã hội... và những chế độ chính trị, luật pháp tương ứng với
những quan điểm đó.
Ngôn ngữ không thuộc hạ tầng cơ sở hay kiến trúc thượng tầng. Nó không bị
mất đi khi cơ sở hạ tầng hay kiến trúc thượng tầng sụp đổ. Chẳng hạn, khi hạ tầng cơ
sở của chế độ phong kiến bị sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của kiến trúc thượng tầng thay
vào đó là cơ sở hạ tầng của chế độ tư bản và một kiến trúc thượng tầng phục vụ cho cơ
sở hạ tầng đó, nhưng ngôn ngữ thì vẫn chỉ là một.
Mác đã sai lầm khi cho rằng, ngôn ngữ thuộc kiến trúc thượng tầng: "Ngôn ngữ
nói chung thuộc kiến trúc thượng tầng, trên cơ sở sản xuất sinh ra". Ông đồng nhất
giữa ngôn ngữ và các hình thái kinh tế. Chẳng hạn, ông cho rằng, tương ứng với chế
độ cộng sản nguyên thuỷ là ngôn ngữ có tính tổng hợp với nhiều nghĩa của từ. Tương
ứng với xã hội đã phân chia thành các nghề (có phân công lao động) là ngôn ngữ có

7
thể phân chia thành từ loại, mệnh đề... Cách phân loại như vậy là hoàn toàn không có
cơ sở khoa học.
Có tác giả lại xếp ngôn ngữ vào "hệ tư tưởng" và đồng nhất ngôn ngữ với văn
hoá. Thực ra, văn hoá thuộc hệ tư tưởng, thuộc kiến trúc thượng tầng. Nội dung của nó
biến đổi tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển của xã hội.
Vậy tại sao ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng? Bởi vì, ngôn ngữ
không phải là sản phẩm của cơ sở hạ tầng mà là phương tiện giao tiếp của cả tập thể.
Nó được duy trì trong nhiều thế kỷ, cho dù nền cơ sở hạ tầng của một ngôn ngữ thay
đổi, kéo theo kiến trúc thượng tầng bị mất đi.
- Ngôn ngữ không thuộc một giai cấp nào, không phục vụ riêng cho một giai
cấp nào. Mác và các học trò cho rằng, ngôn ngữ có tính giai cấp.Theo ông, “không
ngôn ngữ nào không có tính giai cấp". Sự thực không phải như vậy. Ngôn ngữ ra đời
cùng với xã hội loài người nhưng xã hội loài người không phải ngay từ đầu đã phân
chia thành giai cấp.
Những người ủng hộ thuyết "tính giai cấp của ngôn ngữ" cho rằng xã hội có
giai cấp đối kháng sẽ dẫn đến sự tan rã của xã hội, sẽ làm cho mối liên hệ giữa các giai
cấp mất đi. Và nếu không có xã hội thống nhất mà chỉ có giai cấp thì cũng sẽ không có
ngôn ngữ thống nhất.
Sự thực ngược lại, đấu tranh giai cấp sẽ dẫn đến giai cấp nào đó bị tiêu diệt, giai
cấp mới ra đời hoặc là sự liên minh giữa các giai cấp, nhưng ngôn ngữ thì vẫn được sử
dụng. Trải qua một thời gian lịch sử lâu dài, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du cho đến ngày
nay, một số giai cấp bị tiêu diệt nhưng tiếng Việt vẫn được sử dụng. Đọc thơ Nguyễn
Trãi ta vẫn hiểu được mặc dù có một số biến đổi về ngữ âm, ngữ nghĩa.
Chúng ta thừa nhận rằng:
+ Một giai cấp nhất định có thể sử dụng một số từ ngữ phục vụ riêng cho giai
cấp mình, chẳng hạn, trong ngôn ngữ của tầng lớp quí tộc phong kiến có những từ: bệ
hạ, trẫm, quận chúa, đáng minh quân; còn trong ngôn ngữ của tầng lớp tôi tớ có các
từ: hạ thần, kẻ tôi đòi, kẻ ngu này...
Tuy nhiên, những từ ngữ này rất ít ỏi so với ngôn ngữ toàn dân.
+ Khi có sự thay đổi từ chế độ này sang chế độ khác mà những giai cấp nhất
định trong mỗi chế độ có sự thay đổi thì có tình trạng một số từ bị mất đi, một số từ
mới xuất hiện.

8
Chẳng hạn, trước Cách mạng thường sử dụng những từ: sưu, tô tức, chánh tổng,
hương lý, lý cựu, mõ... Sau Cách mạng, những từ này bị mất đi, thêm vào đó có sự
thay thế của các từ khác: cách mạng, chuyên chính vô sản, cộng sản chủ nghĩa, hợp
tác xã, công nông liên minh...
Nhưng từ này tuy mới xuất hiện nhưng vẫn được xây dựng theo qui tắc từ đơn
tiết tiếng Việt: có thanh điệu, có phụ âm đầu và chính âm.
+ Ngôn ngữ không phát triển theo con đường đột biến.Ngôn ngữ là công cụ
giao tiếp của mọi người trong xã hội nên nó không phát triển theo con đường đột biến.
Bởi vì, sự thay đổi đột biến này sẽ dẫn đến hậu quả chẳng ai hiểu ai, và ngôn ngữ mất
đi chức năng là công cụ giao tiếp trong toàn xã hội. Nếu hôm nay ta gọi vật A là cái
gương, ngày mai lại gọi là cái hộp thì tai hại vô cùng.Về điểm này, Xtalin viết "chủ
nghĩa Mác không thừa nhận sự đột biến trong quá trình phát triển ngôn ngữ".
Thực vậy, không phải có cách mạng thì ngôn ngữ mới thay đổi mà cùng với
thời gian, nhiều yếu tố, sự vật thay đổi. Đó là sự thay đổi về ngữ âm, từ vựng là chủ
yếu; qui tắc ngữ pháp cũng có thay đổi nhưng chậm hơn nhiều.
Về điều này, lịch sử các ngôn ngữ chứng tỏ rằng, ngôn ngữ phát triển từ từ bằng
cách thay dần những yếu tố cũ, lỗi thời và thay thế bằng những yếu tố mới, hợp thời.
1.4.2. Chức năng của ngôn ngữ
1.4.2.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
- Khái niệm giao tiếp: Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến
người kia trong một bối cảnh nhất định với một mục đích nhất định và bằng một
phương tiện giao tiếp chung.
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người: Ngôn ngữ sinh ra là do nhu
cầu của con người, con người cần phải nói với nhau những điều nào đó, trao đổi tư
tưởng tình cảm, sự hiểu biết với nhau và tác động lẫn nhau. Nhờ vậy, con người tập
hợp được với nhau thành cộng đồng xã hội. Do đó, ngay từ khi mới ra đời, con người
đã tạo ra phương tiện dùng để giao tiếp là ngôn ngữ. Không ai có thể phủ nhận ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngay cả những bộ lạc lạc
hậu nhất mà người ta mới phát hiện ra cũng đã sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện
giao tiếp, trao đổi với nhau.
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất: Sở dĩ nói ngôn ngữ là

9
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất là vì đứng trên góc độ lịch sử và toàn diện thì
không có phương tiện giao tiếp nào có thể so sánh với nó.
Ngoài ngôn ngữ, con người có thể sử dụng phương tiện giao tiếp khác như cử
chỉ, các loại dấu hiệu, tín hiệu (đèn tín hiệu giao thông, tín hiệu hằng hải..) những kết
hợp âm thanh của nhạc, màu sắc tạo hình trong hội hoạ... Tuy nhiên, so với ngôn ngữ
thành tiếng thì chúng thật nghèo nàn và hạn chế.
Những cử chỉ gật đầu nháy mắt còn rất đơn giản và nhiều khi gây sự hiểu
nhầm. Những tín hiệu đèn giao thông, cờ hiệu hàng hải chỉ sử dụng trong một phạm vi
nhỏ hẹp. Âm nhạc, điêu khắc, hội hoạ có những khả năng biểu trưng rất kỳ diệu, tuy
nhiên, chúng gây ra những ấn tượng mơ hồ và rất khác nhau ở mỗi người, cho nên
chúng không thể sử dụng để làm phương tiện giao tế chung được.
Ngôn ngữ thành lời có những ưu điểm tuyệt đối so với những thể chất vật chất
khác, mặc dù nó cũng có một số hạn chế về không gian và thời gian:
- Âm thanh nói ra không bị cản. Nếu giao tiếp bằng cử chỉ chân tay thì việc giao
tiếp lập tức bị ảnh hưởng nếu có vật cản giữa hai người.
- Cơ quan phát âm luôn theo con người. Con người dùng miệng để giao tiếp sẽ
giải phóng được đôi tay để lao động.
- Chỉ có dùng âm thanh mới có thể đặt tên cho sự vật.
Ngoài ra, chính sự phát triển chữ viết để mã hoá lại ngôn ngữ âm thanh đã giúp
con người tàng trữ được thông tin qua nhiều thế hệ. Tóm lại, mọi hoạt động giao tiếp
được thực hiện đều nhờ công cụ ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ con người có khả năng
hiểu biết lẫn nhau. Nó là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
1.4.2.2. Ngôn ngữ là công cụ tư duy của con người
Giữa chức năng giao tiếp và chức năng tư duy của ngôn ngữ có mối quan hệ chặt
chẽ, mật thiết. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp giữa người với người. Muốn có được chức
năng trao đổi tư tưởng, tình cảm trước hết ngôn ngữ phải là công cụ để tư duy, để suy
nghĩ. Nội dung của sự giao tiếp (tức là kết quả của sự phản ánh thế giới khách quan)
phải được tải bằng vỏ vật chất là ngôn ngữ. Hai mặt này luôn gắn bó với nhau.
Tuy nhiên, không thể đồng nhất chức năng giao tiếp với chức năng thể hiện tư
duy của ngôn ngữ hoặc cho là chức năng thể hiện tư duy là một chức năng phụ thuộc
chức năng giao tiếp. Chức năng giao tiếp chỉ thể hiện khi có hành động giao tiếp tức là

10
khi người ta dùng ngôn ngữ để trao đổi với nhau.Trong thực tế, người ta có thể nói
một mình, đọc một mình hoặc viết ra giấy mà không nhằm trao đổi với ai; người ta có
thể suy nghĩ thầm lặng mà không phát ra lời.Có chú ý tới những trường hợp như vậy,
chúng ta mới thấy chức năng thể hiện tư duy là một chức năng cơ bản của ngôn ngữ,
độc lập với chức năng giao tiếp.
- Khái niệm tư duy: Quá trình nhận thức của con người đi qua hai giai đoạn:
nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.Nhận thức cảm tính bắt đầu từ cảm giác, tri
giác, biểu tượng tức là sự phản ánh trực tiếp thế giới vật chất bên ngoài. Quá trình
này chỉ mới cung cấp những hình ảnh cụ thể của sự vật riêng rẽ chứ chưa phản ánh
được mối liên hệ giữa các hiện tượng. Giai đoạn này mới dừng ở cảm giác trực quan
chứ chưa cần đến ngôn ngữ ngôn ngữ. Chẳng hạn, sờ lửa thấy nóng, ăn khế thấy
chua. Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn.ở giai đoạn này, quá trình nhận thức
phải bắt đầu bằng đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp những kết quả cảm giác, tri
giác thu nhận được để nâng lên khái quát, trừu tượng hoá.Ví dụ, nhìn khói từ xa suy
ra là có lửa.
Hoạt động của bộ óc người làm cho việc nhận thức đi sâu vào bản chất sự vật
nhờ những phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá,
đó chính là tư duy. Vậy "tư duy là sự nhận biết gián tiếp, khái quát hiện thực".
Ngôn ngữ và tư duy là hai mặt thống nhất: Ngôn ngữ và tư duy cùng ra đời một
lúc: Mác viết: "Ngôn ngữ cổ xưa như ý thức vậy. Ngôn ngữ cũng như nhận thức đã có
từ lâu đời. Ngôn ngữ xuất hiện do sự đòi hỏi và nhu cầu cấp bách của việc giao tiếp
giữa người này với người khác”.
Chính ngôn ngữ giúp con người tách khỏi thế giới động vật và tập hợp thành xã
hội. Ngôn ngữ ra đời cùng với tư duy trừu tượng của con người.
Ngôn ngữ xuất hiện cùng với tồn tại xã hội. Do đó, khi nói lao động tạo ra con
người cũng chính là khi tạo ra ý thức con người. ý thức tác động đến con người trong
quá trình lao động tạo ra ngôn ngữ, là một trong những điều kiện cơ bản, trực tiếp thay
đổi hệ thống từ vựng, ngữ nghĩa của từ.
Ví dụ, từ "cây" là kết quả của quá trình nhận thức. Từ đối tượng bên ngoài tác
động đến nhận thức, khái quát thành khái niệm. Khái niệm này được biểu hiện thành
từ. Đó là kết quả khái quát của tất cả những sự vật có hình dạng, đặc điểm của cây, dù

11
cây cao hay thấp, to hay nhỏ, lá của chúng có thể màu xanh, đỏ, vàng khác nhau.
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng: nhờ tư duy mà con người có tư
tưởng,ý nghĩ.Tư tưởng chính là sự phản ánh hiện thực trong ý thức con người, là biểu
hiện mối quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh.
Tư tưởng do điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội qui định nên tư tưỏng thuộc
hình thái ý thức xã hội. Nhưng tư tưởng lại được thể hiện bằng ngôn ngữ. Tư tưởng
như thế nào thì ngôn ngữ thường biểu hiện tương ứng. Tư tưởng là nội dung bên trong,
còn ngôn ngữ là hình thức bên ngoài của tư tưởng.Trong thực tế, bất kỳ một ý nghĩ
nào nảy sinh trong đầu chúng ta, dù thầm kín nhất thì cũng phải hình thành dưới vỏ vật
chất là ngôn ngữ (nhờ từ và câu).
Tóm lại, tư duy chỉ có thể thực hiện thông qua ngôn ngữ và ngược lại, không có
ngôn ngữ thì không có tư duy, vì ngôn ngữ chỉ là những kí hiệu ghi lại kết quả trừu
tượng của tư duy.
Ngôn ngữ và tư duy cùng thúc đẩy nhau phát triển: ngôn ngữ ra đời giúp cho
vịêc trao đổi kinh nghiệm, hiểu biết lẫn nhau, giúp cho tri thức khoa học phát triển, tức
là giúp tư duy phát triển. Ngôn ngữ là công cụ hình thành chính xác hành vi nhận thức
bằng cách liên kết các hành vi lại và thể hiện nó trong từ. Có như vậy, con người mới
giao tiếp được. Như vậy, ngôn ngữ tham gia diễn đạt tư tưởng, ghi lại kết quả của tư
duy bằng từ, câu.
Ví dụ "nhà" là một khái niệm. Ta phải xây dựng nó, kết hợp nó với những từ
khác để tạo thông báo. Chẳng hạn, công nhân đang xây nhà.
Ngôn ngữ cho phép nhận thức đúng hay không đúng. Xét về mặt nhận thức hay
suy luận của tư duy, một kết hợp ngôn ngữ nào đó là có khả năng xảy ra, tuy vậy, thực
tế sử dụng ngôn ngữ lại không cho phép. Chẳng hạn, tóc cười, tay hát.
Ngược lại, tư duy phát triển thì ngôn ngữ cũng chính xác, hoàn thiện thêm.
Nhận thức thay đổi là một trong những điều kiện cơ bản trực tiếp làm chính xác thêm
hệ thống từ vựng, phát triển thêm nghĩa mới của từ. Chẳng hạn, nhận thức loài người
phát triển đã cho ra đời hàng loạt thuật ngữ khoa học mới: phi công, máy bay, ti vi, mô
đun, áp thấp nhiệt đới...
Tư duy đảm bảo sự hành chức của các đơn vị ngôn ngữ, cho phép chọn lựa các
yếu tố, các đơn vị một cách có phân tích.

12
Ví dụ:
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ
Việc lựa chọn yếu tố đỏ có sự tham gia của tư duy. Có thể, sử dụng lá xanh, lá
vàng... nhưng đó là những màu sắc bình thường.
- Ngôn ngữ và tư duy không đồng nhất với nhau: Ngôn ngữ mang tính dân tộc
còn tư duy mang tính chất nhân loại. Mọi người đều suy nghĩ như nhau, nhận thức như
nhau về bản chất các hiện tượng, cho nên có qui luật chung cho nhân loại, tuy nhiên
cách thể hiện chung bằng ngôn ngữ lại khác nhau tuỳ theo từng ngôn ngữ riêng.
Cùng một khái niệm "sách mới", mỗi ngôn ngữ lại có cách thể hiện riêng:
Tiếng Nga: новые книги
Tiếng Anh: new books
Tiếng Pháp: liver neuveau
Tiếng Việt: sách mới
Ngôn ngữ thuộc nhóm phạm trù ngôn ngữ học, còn tư duy thuộc phạm trù lôgic
học: Những đơn vị của tư duy không hoàn toàn đồng nhất với các đơn vị của ngôn
ngữ. Lôgic nghiên cứu các qui luật của tư duy còn ngôn ngữ nghiên cứu các thành
phần câu.
Thành phần của phán đoán khác thành phần câu. Thành phần phán đoán chỉ bao
gồm: chủ thể phán đoán, vị thể phán đoán, đối tượng tiếp nhận phán đoán. Thành
phần câu lại được phân chia thành: liên ngữ - đề ngữ - trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ -
tình thái ngữ.
Cùng một nội dung phán đoán có thể diễn đạt bằng hai câu có thành phần cấu
tạo khác nhau:
Ví dụ: a) Sao nhiều quá!
b) Nhiều sao quá!
a) là câu đơn bình thường, b) là câu đơn đặc biệt.
Mối quan hệ giữa từ và khái niệm cũng thể hiện sự không đồng nhất giữa ngôn
ngữ và tư duy: Khái niệm là sự phản ánh thế giới khách quan nhưng đã được khái quát
hoá, trừu tượng hoá.
Giữa âm thanh (hình thức của từ) và khái niệm (khái quát) do âm thanh biểu thị
không có mối liên hệ nào. Nói cách khác, vỏ âm thanh để biểu thị khái niệm là hoàn

13
toàn võ đoán. Tín hiệu ngôn ngữ không phải do bản chất và đặc tính của vật qui định
mà do ước lệ xã hội. Mác viết: "Tên gọi của sự vật tuyệt nhiên không hề có liên hệ gì
đến tính chất sự vật".
Chẳng hạn, cùng một khái niệm là "người", nhưng vỏ vật chất có thể khác nhau
ở mỗi dân tộc: man, homme, nhân, человес... Ngoài ra, có những từ không biểu thị
khái niệm nào cả như thán từ, đại từ, quan hệ từ...
Tóm lại, ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất.Chức năng của
ngôn ngữ đối với tư duy là thể hiện tư tưởng và trực tiếp tham gia vào việc hình thành
tư tưởng.
1.5. HỆ THỐNG TÍN HIỆU NGÔN NGỮ
1.5.1. Khái niệm tín hiệu
Trong đời sống của mình, loài người phát hiện, làm quen, xây dựng và sử dụng
nhiều kiểu loại tín hiệu khác nhau.Việc nghiên cứu toàn diện các tín hiệu đó là nhiệm
vụ của ngành tín hiệu học. Đã có nhiều quan niệm khác nhau, nhiều cách phân loại
khác nhau đối với tín hiệu. Giáo trình này quan niệm về tín hiệu như sau: Tín hiệu là
một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) kích thích vào giác quan của
con người, làm cho người ta tri giác, lí giải được và suy diễn tới một cái gì đó ngoài
sự vật ấy.
Ví dụ: Đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường bộ là một tín hiệu; bởi
vì, khi nó hoạt động ta nhìn thấy nó và suy diễn tới sự cấm đoán, không được đi qua
chỗ nào đó.
Một sự vật sẽ là một tín hiệu, nếu nó thoả mãn các yêu cầu sau đây:
- Phải là một sự vật hoặc thuộc tính vật chất được cảm nhận qua các giác quan
của con người; chẳng hạn, âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình vẽ, vật thể... Nói cách
khác, tín hiệu phải là vật chất, kích thích đến giác quan của con người và con người
cảm nhận được.
- Phải đại diện cho cái gì đó, gợi ra cái gì đó không phải là chính nó. Tức là cái
mà nó đại diện cho, không trùng với chính nó. Ví dụ: Tín hiệu đèn đỏ báo hiệu nội
dung cấm đi. Nội dung này và bản thể vật chất của cái đèn đỏ không hề trùng nhau.
Mặt khác, nó cũng sẽ chỉ là tín hiệu khi mối liện hệ giữa nó với cái mà nó chỉ ra được
người ta nhận thức; tức là người ta biết liên hội nó với cái gì.

14
- Sự vật đó phải nằm trong hệ thống, để xác định tư cách tín hiệu của mình cùng
với các tín hiệu khác. Chẳng hạn, đèn đỏ là một tín hiệu, nhưng nếu nó tách ra khỏi hệ
thống đèn xanh, vàng, đỏ, được đưa vào chùm đèn trang trí thì nó không phải là tín
hiệu nữa.
1.5.2. Khái niệm tín hiệu ngôn ngữ
Xuất phát từ bình diện tín hiệu học trong nghiên cứu ngôn ngữ, người ta cho
rằng ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, ngôn ngữ có bản chất tín hiệu.
Theo quan điểm vừa trình bày trên, tín hiệu là cái gì đó phải có hai mặt: mặt
biểu hiện và mặt được biểu hiện. Vậy thì, trong ngôn ngữ, các hình vị, các từ là những
tín hiệu; bởi vì chúng có mặt biểu hiện là âm thanh và mặt được biểu hiện là những ý
nghĩa, những nội dung nhất định nào đó.
Từ - đơn vị trung tâm của ngôn ngữ- có thể có nhiều quan hệ tín hiệu.Trước hết,
âm thanh biểu hiện ý nghĩa. Sau đó, cái phức thể âm thanh - ý nghĩa ấy lại biểu hiện,
làm tên gọi, đại diện cho sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình trong thế giới khách
quan. Cuối cùng, cả cái phức thể bộ ba này, trong những phát ngôn cụ thể, lại có thể
làm tín hiệu, đại diện cho sự vật khác. Đó là những trường hợp chuyển nghĩa ẩn dụ,
hoán dụ, trường hợp từ biểu thị nghĩa bóng như ta vẫn thường gặp.
1.5.3. Phân biệt tín hiệu ngôn ngữ và các tín hiệu khác
- Tín hiệu ngôn ngữ thuộc hệ thống tín hiệu duy nhất thực hiện hai chức năng:
giao tiếp và tư duy, những tín hiệu khác chỉ thực hiện một chức năng biểu hiện.
- Tín hiệu ngôn ngữ thuộc hệ thống tín hiệu duy nhất có chức năng định danh.
Những tín hiệu khác không có khả năng này.
Ví dụ: âm thanh "cây" định danh cho mọi cây.
Nhờ chức năng này mà ngôn ngữ thực hiện được đồng thời hai chức năng: giao
tiếp và tư duy. Còn các tín hiệu khác như tín hiệu đèn giao thông chỉ nhằm thông báo
một cái gì đó chứ nó không định danh được cái nó thông báo.
- Một tín hiệu ngôn ngữ có thể có một hay nhiều nghĩa còn các tín hiệu khác chỉ
có một nghĩa.Ví dụ: từ "chạy" có rất nhiều nghĩa: chạy ăn, chạy chợ, chạy giặc.
Chính vì vậy, tín hiệu ngôn ngữ có khả năng sản sinh cao, các tín hiệu khác
không có khả năng này.
- Tín hiệu ngôn ngữ có chức năng dự trữ kinh nghiệm mà những tín hiệu khác
không có.

15
Tín hiệu ngôn ngữ có thể mã hoá bằng chữ viết hoặc ghi lại bằng âm thanh nên
có thể chứa những nội dung thuộc tri thức kinh nghiệm của loài người từ nhiều thế hệ
trước, trong khi đó, những tín hiệu khác, do thể vật chất và cấu tạo riêng nên không có
khả năng này.
- Tín hiệu ngôn ngữ có chức năng tổ chức văn bản.
Đó là chức năng thay thế (tín hiệu này thay thế cho tín hiệu khác), chức năng
ngữ pháp (các tín hiệu kết hợp với nhau để tạo nên những đơn vị lớn hơn), chức năng
định phong cách (khẩu ngữ, chính luận, nghệ thuật...). Những tín hiệu khác không có
khả năng này.
1.5.4. Đặc điểm của tín hiệu ngôn ngữ
1.5.4.1. Tính hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ
Cũng như các tín hiệu nói chung, tín hiệu ngôn ngữ là sự hợp nhất của cái biểu
hiện và cái được biểu hiện. Cái biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh, còn cái
được biểu hiện của nó là ý nghĩa, là khái niệm về sự vật được phản ánh, được gọi tên.
Chẳng hạn, ta có thể biểu diễn tín hiệu - từ CÂY trong tiếng Việt bằng lược đồ sau:

Âm: cây Loài thực vật có thân lá rõ rệt


Từ: CÂY hoặc có hình thù giống những
Ý: (Khái niệm) thực vật có thân lá

Cái biểu hiện (cũng thường gọi là mặt biểu hiện) và cái được biểu hiện của tín
hiệu ngôn ngữ "gắn bó khăng khít với nhau, đã có cái này là có cái kia". Người ta có
thể hình dung chúng như hai mặt của một tờ giấy, đã có mặt này là có mặt kia.
1.5.4.2. Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ
Hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ không bao giờ tách rời nhau nhưng lại mang tính
võ đoán. Tính võ đoán là tính không lí do, tức là giữa âm thanh và ý nghĩa mà chúng
biểu hiện không có mối quan hệ gì với nhau, hay nói cách khác là không tìm được lý
do để giải thích cho mối quan hệ giữa âm thanh và ý nghĩa của tín hiệu.
Trong ví dụ vừa nêu trên, bản thân âm CÂY không hề có mối liên hệ bên trong
nào, cũng như không có sức mạnh qui định, ràng buộc nào với cái ý mà nó biểu thị.
Ngược lại, cái Ý "loài thực vật có thân lá... " không hề tự mình qui định tên gọi cho
mình, không hề có tác động quyết định nào đối với vỏ vật chất âm thanh của mình.

16
Dùng âm này hay âm kia để biểu thị ý này hay ý khác... tất cả đều là do qui ước,
do thói quen của tập thể, cộng đồng.
Nếu quả thật quan hệ giữa mặt biểu hiện của ngôn ngữ là quan hệ có lí do, quan
hệ quy định lẫn nhau thì sẽ không có hiện tượng cùng một sự vật như nhau, khái niệm
như nhau nhưng mỗi ngôn ngữ lại thể hiện bằng những âm khác nhau và trong một
ngôn ngữ sẽ không có hiện tượng từ đồng âm, từ đồng nghĩa tồn tại.
Mác viết:" tên gọi một vật rõ ràng không liên quan gì đến bản chất của sự vật
đó". Lê-nin cũng cho rằng" tên gọi là một cái ngẫu nhiên chứ không thể biểu hiện
chính ngay bản chất sự vật".
Người ta có thể viện dẫn đến các từ tượng thanh và cho rằng chúng không mang
tính võ đoán vì chúng miêu tả đúng âm thanh trong tự nhiên. Tuy vậy, có thể giải thích
rằng, từ tượng thanh có số lượng ít, không thuộc lớp từ cơ bản của một ngôn ngữ và
việc lựa chọn chúng cũng có phần võ đoán ở các ngôn ngữ khác nhau.
Ở một số ngôn ngữ của bộ lạc Athabaska - thổ dân nguyên thuỷ, người ta thấy
vắng mặt từ tượng thanh.
1.5.4.3.Tính hình tuyến của mặt biểu hiện của ngôn ngữ
Mặt biểu hiện của ngôn ngữ là âm thanh - là cái nghe được chứ không nhìn thấy
được. Nó "diễn ra trong thời gian và có những đặc điểm vốn là của thời gian". a) Nó
có một bề rộng và b) bề rộng đó chỉ có thể đo trên một chiều mà thôi. (F. de.Saussre)
Nói rõ hơn, mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến. Khi tín hiệu
ngôn ngữ đi vào hoạt động chúng hiện ra lần lượt cái này tiếp theo sau cái kia, làm
thành một chuỗi, một tuyến theo bề rộng một chiều của thời gian. Chính điều này làm
cho tín hiệu ngôn ngữ khác các tín hiệu khác, bởi vì trong khi mặt biểu hiện của ngôn
ngữ có tính hình tuyến, thì các tín hiệu khác có thể được sắp xếp, phân bố trên một
không gian đa chiều, thậm chí bất chấp trật tự không gian và thời gian.
Tính hình tuyến này “lộ rõ ngay khi người ta biểu hiện các yếu tố đó bằng chữ
viết và đem tuyến không gian của những tín hiệu văn tự thay thế cho sự kế tiếp trong
thời gian” (F.de. Saussure). Với ngôn ngữ, người ta không thể nói ra hai yếu tố cùng
một lúc. Chúng phải được phát âm nối tiếp nhau trong ngữ lưu, hết cái này đến cái kia.
Hãy quan sát các phát ngôn được ghi bằng các kí hiệu chữ viết như sau:
Ngày - xuân - con - én - đưa - thoi - Thiều - quang - chín - chục - đã - ngoài -
sau - mươi

17
Chính vì vậy, tính hình tuyến được coi là một nguyên lí cơ bản của ngôn ngữ, có
giá trị chi phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ. Nó dẫn đến rất nhiều hệ quả mà một trong
những hệ quả quan trọng nhất là quan hệ ngữ đoạn giữa các đơn vị ngôn ngữ. Điều này
chẳng những quan trọng đối với người tham gia vào cuộc đối thoại, giao tiếp bằng ngôn
ngữ (giúp người ta có thể nghe được, nhận ra một cách phân minh các tín hiệu, các yếu tố
trong lời nói của người nói ra) mà còn quan trọng đối với người phân tích ngôn ngữ.
Dựa vào các chuỗi được nói ra, người phân tích ngôn ngữ học phân tích, nhận
diện các đơn vị ngôn ngữ, phát hiện ra các qui tắc kết hợp các yếu tố, các đơn vị, các
thành phần để có các từ, các nhóm từ, câu, đoạn văn và văn bản.
1.6. HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC NGÔN NGỮ
1.6.1. Hệ thống và hệ thống ngôn ngữ
1.6.1.1. Khái niệm hệ thống
Hiện nay, có nhiều cách quan niệm về khái niệm về hệ thống, trong đó có một
cách hiểu phổ biến là: Hệ thống là một tổng thể những yếu tố có liên hệ qua lại và qui
định lẫn nhau, tạo thành một thể thống nhất phức tạp. Từ định nghĩa này, chúng ta có
thể rút ra các đặc điểm của hệ thống như sau:
- Hệ thống phải là một tập hợp các yếu tố lớn hơn một. Nếu chỉ một yếu tố thì
không thể tạo thành hệ thống.
Ví dụ: nắp bút, cái áo, hộp bia... không tạo thành hệ thống.
- Các yếu tố phải có quan hệ với nhau, qui định lẫn nhau. Giá trị của mỗi yếu tố
có được là do quan hệ của nó với những yếu tố khác. Suy ra, mỗi yếu tố chỉ thể hiện
được mình và có phẩm chất riêng là đặt trong hệ thống của mình.
Chẳng hạn, con xe trong hệ thống bàn cờ có giá trị khi được đặt trong mối
tương quan với vị trí con mã, con pháo. Nếu thay đổi vị trí của nó thì mối tương quan
bị phá vỡ, có thể đưa đến thế cờ thay đổi, từ thắng sang bại. Tuy nhiên, nêu ta tách con
xe ra khỏi bàn cờ và đặt trong một hệ thống khác thì giá trị của nó bị mất đi.
- Các yếu tố tạo nên một tập hợp với tư cách là một chỉnh thể thống nhất.
Chẳng hạn, ba màu xanh, đỏ, vàng của hệ thống đèn giao thông; các quân cờ
tạo thành bàn cờ.
1.6.1.2. Khái niệm hệ thống ngôn ngữ
Sở dĩ nói được"ngôn ngữ là một hệ thống" là vì nó thoả mãn những tiêu chí cần
yếu của khái niệm hệ thống nói chung. Nó là một tổng thể, một tập hợp các yếu tố - các
đơn vị của nó - các đơn vị này có những mối quan hệ thuộc nhiều kiểu dạng khác nhau.

18
F.de.Saussure viết: "Ngôn ngữ là một hệ thống trong đó mọi yếu tố đều gắn bó
khăng khít với nhau, qui định lẫn nhau và trong đó, giá trị của yếu tố này chỉ là hệ quả
của sự tồn tại đồng thời của những yếu tố khác”.
1.6.1.3. Đặc điểm của hệ thống ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại
với số lượng lớn và không xác định. Những thế hệ tín hiệu nhân tạo như: hệ thống đèn
giao thông, biển chỉ đường, quân hàm... chỉ bao gồm một số lượng hạn chế các yếu tố
đồng loại. Hệ thống đền đường giao thông chỉ bao gồm ba yếu tố: đèn xanh, đèn đỏ,
đèn vàng nhưng số lượng từ và câu của một ngôn ngữ là vô số. Không ai có thể biết
hết vốn từ của ngay tiếng mẹ đẻ của mình, bởi vì chúng quá nhiều và lại luôn phát
triển bổ sung thêm.
Mặt khác, hệ thống ngôn ngữ lại bao gồm cả những yếu tố không đồng loại.
Tuỳ theo, chức năng của các yếu tố đảm nhiệm có thể chia ra nhiều loại khác nhau: âm
vị, cụm từ, câu...
- Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại nên chúng tạo nên nhiều hệ
thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con làm thành từng cấp độ mà những đơn vị thuộc
cấp độ thấp hơn phải nằm trong những đơn vị ở cấp độ cao hơn. Ngược lại, những đơn
vị cao hơn lại bao hàm những đơn vị ở cấp độ thấp hơn.
- Mối quan hệ giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện trong hệ thống ngôn
ngữ không đơn giản, 1:1 như các hệ thống tín hiệu khác. Trong hệ thống ngôn ngữ, có
hiện tượng:
+ một mặt biểu hiện tương ứng với nhiều mặt được biểu hiện;
+ ngược lại nhiều mặt biểu hiện có khi lại chỉ tương ứng với một mặt được biểu hiện
- Các hệ thống tín hiệu khác chỉ có tính chất đồng đại, nghĩa là chúng được sáng
tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người ở một giai đoạn nhất định. Còn hệ
thống ngôn ngữ vừa có tính chất đồng đại vừa có tính chất lịch đại. Bát cứ một ngôn
ngữ nào, ở một thời điểm lịch sử nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại.
1.6.1.4. Cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ
Hệ thống nào cũng có cấu trúc của nó. Khái niệm cấu trúc thường đi đôi với
khái niệm hệ thống. Chính vì vậy, khi định nghĩa cấu trúc người ta thường định nghĩa
trong mối tương quan với hệ thống.

19
V.B.Ka-sê-vích:" Nếu hệ thống là một tập hợp các yếu tố liên kết với nhau bằng
những quan hệ nhất định thì cấu trúc là kiểu của những quan hệ này, là phương thức tổ
chức của hệ thống, là đặc trưng của hệ thống".
Xtê-va-nốp: "Tập hợp những quan hệ bên trong được gọi là hệ thống. Tập hợp
những quan hệ giữa các yếu tố của hệ thống được gọi là cấu trúc của hệ thống".
Như vậy, cấu trúc là thuộc tính của hệ thống nó có được trong hệ thống chứ không
ở ngoài hệ thống. Nếu biết được tổ chức bên trong của hệ thống, tức biết được các tiểu hệ
thống của nó, cơ chế bên trong của nó, biết kiểu liên hệ giữa những yếu tố của tiểu hệ
thống và cả bản thân các tiểu hệ thống, có thể biết được cấu trúc của hệ thống.
- Cấu trúc là một trong những thuộc tính của hệ thống
Trong tự nhiên và trong xã hội, có nhiều loại hệ thống.Và các hệ thống chức
năng là quan trọng nhất. Đó là loại hệ thống được cấu tạo, xây dựng nhằm một mục
đích nhất định và trong đó mỗi yếu tố phải thực hiện một chức năng nào đó. Ngôn ngữ
là một hệ thống chức năng: làm công cụ giao tiếp và tư duy của con người.
Có thể nói, thuộc tính của hệ thống là:
a) Thể chất
b) Cấu trúc
c) Chức năng
Ba thuộc tính trên qui định lẫn nhau. Khi chức năng thay đổi thì thể chất cũng
sẽ thay đổi. Chẳng hạn, chức năng của ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, công cụ của tư
duy nên thể chất âm thanh là phù hợp. Thể chất âm thanh thoả mãn tối đa những thông
số mà hệ thống yêu cầu: không bị cản, cơ quan phát âm luôn theo người, tay có thể cử
động được, âm thanh mới có thể đặt tên... Và do đó, chính thể chất âm thanh lại qui
định cấu trúc ngôn ngữ (bao gồm các đơn vị phức tạp, có quan hệ hình tuyến...). Để
hiểu sâu hơn cấu trúc của ngôn ngữ, chúng ta tìm hiểu khái niệm cấp độ.
1.6.1.5. Cấp độ và các đơn vị của hệ thống ngôn ngữ
- Cấp độ và cấp độ ngôn ngữ
Trong mấy thập niên gần đây, trong ngôn ngữ học, khái niệm cấp độ được sử
dụng rộng rãi. Nhờ khái niệm này, giới ngôn ngữ học đi sâu nghiên cứu bản chất, đặc
trưng, cơ chế của ngôn ngữ.
Trong tự nhiên, cấp độ được quan niệm là cấu trúc hay quá trình tiến hoá từ tổ

20
chức sống thấp nhất đến tổ chức sống cao nhất. Bản thân từ cấp độ trước hết chỉ quan
hệ của những "lớp cao" và những "lớp thấp" tương đối nào đó. Quan niệm trong ngôn
ngữ học về cấp độ cũng tương tự.
Cấp độ ngôn ngữ là một bộ phận của hệ thống ngôn ngữ có đơn vị cùng tên
tương ứng.
Như vậy, cấp độ ngôn ngữ bao gồm những bộ phận (trong đó có những đơn vị
đồng loại và không đồng loại từ nhỏ đến lớn) tham gia cấu thành hệ thống ngôn ngữ.
Mỗi cấp độ có thể tương ứng với một loại đơn vị cùng tên:
Cấp độ câu tương ứng với đơn vị câu
Cấp độ từ tương ứng với đơn vị từ
Cấp độ hình vị tương ứng với đơn vị hình vị
Cấp độ âm vị tương ứng với đơn vị âm vị
- Các đơn vị của hệ thống ngôn ngữ:
+ Âm vị: là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra trong chuỗi lời
nói. Âm vị có chức năng nhận cảm và phân biệt nghĩa.
+ Hình vị: hình vị là một hoặc một chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một
khái niệm. Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa. Chức năng của hình vị là chức năng
ngữ nghĩa.
+ Từ: từ là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên
và chức năng ngữ nghĩa.
+ Câu: câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là chức
năng thông báo.
1.6.1.6. Những kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ
a) Quan hệ tuyến tính
Khi ngôn ngữ được hiện thực hoá thì những yếu tố của nó hiện ra lần lượt cái
này tiếp theo cái kia làm thành một chuỗi. Khi biểu hiện bằng chữ viết, người ta đã
thay thế sự kế tiếp trong thời gian của các yếu tố ngôn ngữ bằng tuyến không gian giữa
các chữ. Đặc điểm này của ngôn ngữ gọi là tính hình tuyến của cái biểu hiện và mối
quan hệ giữa các yếu tố trong hình tuyến được gọi là quan hệ tuyến tính hay quan hệ
ngang. Tất cả các loại đơn vị ngôn ngữ đều xuất hiện trên trục ngang nhưng chỉ có thể
nói tới quan hệ ngang giữa các đơn vị cùng loại mà thôi. Chẳng hạn, quan hệ giữa hình
vị với hình vị, giữa từ với từ...

21
b) Quan hệ liên tưởng
Quan hệ ngang thể hiện trong lời nói như quan hệ thực tại giữa các đại diện của
các loại đơn vị. Nghĩa là cùng một chỗ hay vị trí trong chuỗi lời nói có thể thay thế
bằng một loạt các yếu tố đồng loại. Những yếu tố đồng loại có thể thay thế nhau trong
cùng một vị trí của chuỗi lời nói nằm trong quan hệ liên tưởng đối với nhau, còn gọi là
quan hệ dọc. Ví dụ, ở vị trí từ nhân dân trong chuỗi nhân dân ta rất anh hùng có thể
thay bằng từ quân đội, phụ nữ, thanh niên...
Mỗi vị trí được qui định bởi chức năng và quan hệ của các yếu tố đó với các
yếu tố khác. Cho nên vị trí nào càng có nhiều hạn chế bao nhiêu thì yếu tố có thể dùng
ở vị trí đó ít bấy nhiêu. Ngược lại, vị trí càng ít bị hạn chế bởi các điều kiện khác nhau
bao nhiêu thì yếu tố có thể dùng ở vị trí đó càng nhiều bấy nhiêu.
Tóm lại, toàn bộ hoạt động của hệ thống ngôn ngữ được thể hiện trên hai trục:
trục tuyến tính (trục ngang) và trục liên tưởng (trục dọc)

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHƯƠNG 1

1. Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
2. Trình bày hiểu biết của bạn về chức năng giao tiếp của ngôn ngữ?
3. Trình bày hiểu biết của bạn về chức năng tư duy của ngôn ngữ?
4. Tai sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu?
5. Đặc điểm của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ?

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1

1. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học
và tiếng Việt, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1992.
2. Đỗ Thị Kim Liên, Ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hội, 2017.
3. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, Dẫn luận
ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, 1997.

22
CHƯƠNG 2
NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT

2.1. NGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌC


2.1.1. Ngữ âm - Âm thanh ngôn ngữ
Âm thanh là kết quả chấn động của một vật. Có hai loại âm thanh: âm thanh tự
nhiên và âm thanh nhân tạo. Âm thanh tự nhiên tồn tại ngẫu nhiên, rời rạc và không
thành hệ thống. Âm thanh nhân tạo hầu hết đều có tính chất tín hiệu, thoả mãn nhu cầu
giao tiếp cuả con người.Trong các loại âm thanh nhân tạo có âm thanh ngôn ngữ. Đó
là một loại âm thanh nhân tạo đặc biệt.
Âm thanh ngôn ngữ là mặt vật chất đầu tiên của ngôn ngữ, nó làm cho ngôn
ngữ có khả năng hiện thực hoá, nhờ vậy ngôn ngữ thực hiện được chức năng giao tiếp.
Âm thanh ngôn ngữ có nhiều điểm khác biệt với các âm thanh nhân tạo khác:
- Âm thanh ngôn ngữ có tính hệ thống (yếu tố, quan hệ, giá trị).
- Nó được hình thành trong lịch sử là kết quả của sự lựa chọn,sự ước định của
một cộng đồng người.
- Âm thanh ngôn ngữ không phải là một âm thanh cụ thể mà có tính khái quát:
nó có hai dạng tồn tại là dạng cụ thể và dạng trừu tượng.
Như vậy, âm thanh ngôn ngữ là các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh làm
nên vỏ vật chất của ngôn ngữ, được hình thành trong lịch sử, gắn với một cộng đồng
người nhất định và mang một ý nghĩa nào đó.
2.1.2. Ngữ âm học - khoa học về ngữ âm
2.1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh trong tất cả các trạng thái
và chức năng của chúng. Ngoài ra, mối quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết cũng là đối
tượng nghiên cứu của ngữ âm học.
2.1.2.2. Các bộ môn nghiên cứu ngữ âm
Có nhiều bộ môn nghiên cứu ngữ âm:
- Ngữ âm học đại cương: tìm ra những đặc điểm chung, những nét phổ quát về
mặt âm thanh của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
- Ngữ âm học cục bộ: Nghiên cứu ngữ âm của một ngôn ngữ cụ thể như ngữ âm
tiếng Việt, ngữ âm tiếng Nga...

23
- Ngữ âm học lịch sử: Nghiên cứu âm thanh trong sự diễn biến của lịch sử.
- Ngữ âm học thực nghiệm: Nghiên cứu mặt âm thanh ngôn ngữ bằng cách sử
dụng các thiết bị máy móc để đo, ghi, phân tích.
- Âm vị học: Chỉ nghiên cứu mặt xã hội, mặt chức năng của âm thanh.
- Ngữ âm học (theo nghĩa hẹp): Nghiên cứu âm thanh về mặt tự nhiên (mặt vật
lý và mặt sinh lý).
2.1.2.3. Mối quan hệ giữa âm và chữ
Âm thanh ngôn ngữ và chữ viết là hai bình diện khác nhau:
- Âm thanh ngôn ngữ là kết quả của sự cấu âm của con người, là mặt vật chất
cuả ngôn ngữ, được tri giác bằng thính giác. Chữ viết là một hệ thống kí hiệu bằng
đường nét đường dùng để ghi lại ngôn ngữ âm thanh, được tri giác bằng thị giác.
- Âm thanh ngôn ngữ ra đời trước, chữ viết ra đời sau với mục đích là khắc
phục những hạn chế của âm thanh ngôn ngữ trong giao tiếp.
- Âm thanh ngôn ngữ là vỏ vật chất không thể thiếu được trong ngôn ngữ. Chữ
viết có thể có cũng có thể chưa có. Chữ viết không quyết định sự tồn tại, khả năng hiện
thực hoá của ngôn ngữ.
- Giữa âm thanh ngôn ngữ và chữ viết nhiều khi không có sự tương ứng 1-1.
Ví dụ:
[k] được thể hiện bằng ba chữ: c, k, q
[z] được thể hiện bằng ba chữ: d, gi, g
Có trường hợp một con chữ thể hiện nhiều âm.
Ví dụ: Chữ a được dùng để ghi ba âm: [a], [ă], [έ]
Có trường hợp dùng tổ hợp các con chữ để ghi âm.
Ví dụ: Tổ hợp th ghi âm [t'], ng, ngh ghi âm [ŋ], tổ hợp ch ghi âm [c]
Tuy nhiên, âm thanh ngôn ngữ và chữ viết là hai bình diện gắn bó chặt chẽ với
nhau bởi vì chữ viết là hệ thống kí hiệu được tạo ra với mục đích ghi lại ngôn ngữ âm
thanh. Qua chữ viết có thể hình dung được hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ. Cả hai
bình diện này và mối quan hệ của chúng là đối tượng nghiên cứu của ngữ âm học.
Để khắc phục tình trạng không tương ứng 1:1 giữa âm và chữ, người ta dùng hệ
thống kí hiệu phiên âm quốc tế. Bảng kí hiệu này chủ yếu sử dụng bảng chữ cái Latinh
và bổ sung một số kí hiệu khác (Xem phụ lục)

24
2.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ngữ âm
Ngữ âm được tạo thành bởi hai mặt tự nhiên và xã hội, trong mặt tự nhiên có cả
mặt sinh lý và mặt vật lý. Ngành ngữ âm học theo nghĩa hẹp nghiên cứu mặt tự nhiên
của ngữ âm, ngành âm vị học nghiên cứu mặt xã hội của ngữ âm. Ngành ngữ âm học
hiểu theo nghĩa rộng nghiên cứu cả mặt tự nhiên và xã hội.
2.1.3.1. Cơ sở vật lý
Âm thanh ngôn ngữ có nhiều điểm giống với các âm thanh khác trong tự nhiên.
Nó cũng là kết quả chấn động của các phần tử không khí do luồng hơi từ trong phổi đi
ra. Khi nghiên cứu về âm thanh ngôn ngữ, cần nghiên cứu các thuộc tính vật lý.
a) Độ cao: âm thanh phát ra bao giờ cũng ở một độ cao nhất định. Mức độ cao
thấp của âm phụ thuộc vào sự chấn động nhanh hay chậm của các phần tử không khí
trong một đơn vị thời gian nhất định. Nói cách khác, độ cao của âm phụ thuộc vào tần
số dao động. Tần số dao động của dây thanh qui định độ cao của giọng nói con người.
b) Độ mạnh: Độ mạnh của âm do biên độ dao động quyết định. Biên độ giao
động càng lớn âm phát ra càng mạnh. Trong ngôn ngữ, phụ âm phát ra thường mạnh
hơn nguyên âm. Độ mạnh được gọi là cường độ.
c) Độ dài: Độ dài hay trường độ của âm phụ thuộc vào sự chấn động lâu hay chóng
của các phần tử không khí. Trong tiếng Việt "a" trong "hai" dài hơn "a" trong "hay".
d) Âm sắc là bản sắc, là sắc thái riêng của một âm. Cùng một nốt nhạc nhưng
âm thanh của các loại đàn khác nhau sẽ có những sắc thái khác nhau. Đó là sự khác
nhau về âm sắc.
Âm sắc khác nhau là do:
+ Vật tạo ra âm khác nhau. Vật bằng đồng như chuông âm sẽ khác với vật bằng
gỗ như mõ. Âm tạo ra bằng môi khác âm đầu lưỡi.
+ Cách làm cho vật phát ra âm khác nhau, chẳng hạn dùng phím đánh đàn, dùng
tay bật đàn, dùng cung kéo nhị... Âm được phát âm theo phương pháp xát thì khác âm
được phát âm theo phương pháp tắc.
+ Hiện tượng cộng hưởng khác nhau, tiếng nói một người ở nhà gỗ khác tiếng
nói một người ở nhà xây... Các âm mũi thì khác các âm không mũi.
2.1.3 2. Cơ sở sinh lý
Mỗi âm do con người phát ra đều là kết quả của một hoạt động nhất định của bộ

25
máy phát âm; hơn nữa nó là đối tượng của sự tri giác thính giác có quan hệ với những
quá trình nhất định nẩy sinh từ cơ thể con người. Nghiên cứu ngữ âm từ mặt sinh lý
học là nghiên cứu xem những cơ quan nào tham gia vào việc tạo ra âm thanh ngôn ngữ
và quá trình tạo lập đó diễn ra thế nào. Có thể hình dung quá trình phát âm diễn ra như
sau: (1) mệnh lệnh được truyền đi từ vỏ não, từ trung tâm điều khiển hoạt động nói
năng nằm ở bán cầu não; (2) sự truyền đạt mệnh lệnh này theo dây thần kinh đến các
cơ quan thực hiện trực tiếp; (3) sự hoạt động cuả bộ máy hô hấp (phổi, phế quản, khí
quản) cũng như cơ hoành và toàn bộ lồng ngực; (3) hoạt động phức tạp của các cơ
quan phát âm (dây thanh, lưỡi, môi, ngạc, hàm dưới...). Toàn bộ những hoạt động cuả
bộ máy hô hấp và các cơ quan phát âm tạo ra một âm tương ứng gọi là sự cấu âm.
Bộ máy phát âm của con người có thể phân thành ba bộ phận chính:
a) Cơ quan hô hấp. Đây là các cơ quan ở lồng ngực như hoành cách, phế quản,
thanh quản, phổi... Nhiệm vụ của các cơ quan hô hấp là cung cấp mức không khí cần
thiết để tạo ra giao động âm thanh và truyền âm ra ngoài.
b) Thanh hầu. Đó là cơ quan phát ra âm thanh. Thanh hầu có cấu tạo như một
cái hộp do bốn miếng sụn hợp lại, bên trong có dây thanh. Dây thanh có thể rung động
theo hướng căng lên hay chùng xuống, mở ra hay khép vào vì nó gồm hai màng mỏng
giống như đôi môi. Dây thanh chính là nguồn âm. Dây thanh cuả phụ nữ và trẻ em
thường mảnh và căng hơn của đàn ông, người già, do đó phát âm nghe cao hơn.
Thanh hầu là khoang cộng hưởng đầu tiên của bộ máy phát âm.
c) Các khoang rỗng ở phía trên thanh hầu: khoang yết hầu, khoang mũi, khoang miệng.
Từ thanh hầu âm, được phát ra rất nhỏ nhưng nhờ các khoang cộng hưởng mà
khuyếch đại lên rất nhiều.
Khoang miệng là một hộp cộng hưởng động. Ở đây, có các cơ quan ngôn ngữ
quan trọng như môi, ngạc, lợi, răng và đặc biệt là lưỡi. Lưỡi có thể vận động linh hoạt
theo mọi hướng (tiến ra trước, lùi ra sau, nâng cao lên, hạ thấp xuống) do đó mà làm
cho khoang miệng luôn luôn thay đổi. Cùng với lưỡi, hoạt động của môi, hàm dưới
cũng làm cho hình dáng và thể tích của khoang miệng thay đổi, vì vậy đã tạo ra sự
muôn màu muôn vẻ cho các âm phát ra.
Tất cả các cơ quan phát âm có thể chia làm hai loại: các cơ quan chủ động và
các cơ quan thụ động. Thuộc loại chủ động là những cơ quan vận động được và đóng
vai trò chính khi cấu tạo các âm, ví dụ: dây thanh, lưỡi, môi, lưỡi con, ngạc mềm...

26
Những cơ quan thụ động không vận động được và khi cấu âm chúng giữ vai trò
hỗ trợ, kèm theo sự vận động của cơ quan chủ động, ví dụ răng, lợi, ngạc cứng... Các
cơ quan này thường là những điểm tựa để các cơ quan chủ động hướng tới.
Các cơ quan chính trong bộ máy phát âm được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:
1: môi; 2: răng; 3: lợi; 4: ngạc cứng; 5: ngạc mềm; 6: lưỡi con;7: đầu lưỡi; 8: mặt
lưỡi; 9: gốc lưỡi; 10: nắp họng; A: khoang yết hầu; B:khoang miệng; C: khoang mũi

c
4
3 5
1 2 b 6

7 8 9
a
10

2.1.3.3. Cơ sở xã hội
Âm thanh ngôn ngữ bên cạnh mặt tự nhiên còn có tính chất xã hội bởi vì những
nguyên nhân sau:
- Được hình thành trong lịch sử, là kết quả lựa chọn, ước định của cộng
động người.
- Được cả cộng đồng người sử dụng.
- Tồn tại như một hệ thống (bao gồm một số lượng đơn vị nhất định có mối
quan hệ với nhau lập thành hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ).
- Có khả năng mang nghĩa. Chức năng của nó là tạo vỏ tiếng cho những đơn vị
mang nghĩa.
Tính chất xã hội của ngữ âm cho phép chúng ta phân biệt tiếng ho, tiếng rên với
âm thanh ngôn ngữ.
Tính chất xã hội của ngữ âm giúp chúng ta lí giải vì sao trong các ngôn ngữ trên
thế giới, số lượng nguyên âm và phụ âm không như nhau. Chẳng hạn, tiếng Nga có 34
phụ âm và 5 nguyên âm, tiếng triều tiên có 19 phụ âm và 21 nguyên âm...
Lý giải các hiện tượng: trong tiếng Hán không có phụ âm [d] mà trong tiếng
Việt và các thứ tiếng khác lại có; trong tiếng Nga đặc trưng về trường độ không có
chức năng phân biệt nghĩa của từ cũng là dựa vào tính chất xã hội của ngữ âm.
Tính chất xã hội làm cho hệ thống ngữ âm cuả các ngôn ngữ ở trên thế giới trở
nên đa dạng, nhiều vẻ. Khi xem xét các hiện tượng ngữ âm, người nghiên cứu không
thể không quan tâm đến chức năng xã hội của chúng.

27
Tóm lại, đối tượng của ngữ âm học là ngữ âm được xem xét từ ba mặt của nó:
sinh vật học (cấu âm), vật lý học (âm học) và mặt chức năng xã hội (ngôn ngữ học).
2.2. CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM
2.2.1. Các đơn vị đoạn tính
2.2.1.1 Âm tiết
a. Khái niệm âm tiết: Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói.
b. Nhận diện âm tiết: Chuỗi lời nói con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài
ngắn khác nhau. Đơn vị phát âm ngắn nhất là âm tiết. Dù lời nói có được phát âm
chậm đến bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng chỉ tách đến âm tiết là hết.
Sở dĩ về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể phân
chia được là bởi vì nó phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm. Cứ
mỗi lần cơ thịt của bộ máy phát âm căng lên chùng xuống là ta có một âm tiết. Lời nói
của con người là một chuỗi đợt căng chùng như thế.
Khi phát âm mỗi một âm tiết, các cơ thịt của bộ máy phát âm đều trải qua ba
giai đoạn: tăng cường độ căng, đỉnh điểm độ căng và giảm độ căng. Tương ứng với ba
giai đoạn này là sự phát triển của độ vang: tăng cường độ vang, độ vang cao nhất và
giảm dần độ vang. Trên sơ đồ đường cong hình sin biểu thị quá trình phát âm âm tiết,
đỉnh đường cong tương ứng với giai đoạn thứ hai còn chỗ hõm xuống thì tương ứng
với độ căng thấp nhất. Đỉnh hình sin là đỉnh âm tiết, chỗ hõm xuống là biên giới âm
tiết. Biên giới giữa các âm tiết, vì vậy, là biên giới giữa các hai đợt căng.
Đứng ở vị trí đỉnh âm tiết thường là các nguyên âm, đôi khi cũng có thể là phụ
âm (tiếng Anh, tiếng Pháp). Đứng ở vị trí biên giới là các phụ âm hoặc bán nguyên âm.
ä Ë

c
h t p

c. Phân loại âm tiết: Dựa vào cách kết thúc âm tiết được chia ra hai loại: âm tiết
mở và âm triết khép. Mỗi loại như thế được phân thành hai loại nhỏ hơn. Như vậy, có
4 loại âm tiết:
- Những âm tiết kết thúc bằng phụ âm vang mũi /m/, /n/, /ŋ/ được gọi là những
âm tiết nửa khép. Ví dụ: ánh trăng rằm
- Những âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc- vô thanh /p/, /t/, /k/ được gọi là âm
tiết khép.Ví dụ: học tập tốt

28
- Những âm tiết kết thúc bằng bán nguyên âm /u/, /i/ được gọi là âm tiết nửa
mở. Ví dụ: kêu gọi
- Những âm tiết kết thúc bằng nguyên âm được gọi là âm tiết mở.Ví dụ: thủ thỉ
2.2.1.2. Âm tố
a. Khái niệm âm tố: Âm tố là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong âm thanh ngôn ngữ
và ứng với một động tác cấu âm.
Ví dụ: âm tiết "thu" trong tiếng Việt gồm hai âm tố, hai động tác cấu âm.
Âm tiết "pen" trong tiếng Anh gồm ba âm tố, ba động tác cấu âm.
b. Phân loại âm tố:
* Nguyên âm và phụ âm
Dựa vào cách thoát ra của luồng không khí khi phát âm, các âm tố thường được
phân làm hai loại chính: nguyên âm và phụ âm.
Khi dây thanh dao động, âm đựơc tạo nên, nếu âm đi ra ngoài tự do, có âm
hưởng êm ái, dễ nghe sẽ có các nguyên âm. Ví dụ:[ i], [e], [a], [u], [o]. Về mặt âm học,
các nguyên âm bao giờ cũng là tiếng thanh bởi vì khi phát âm các nguyên âm, sự chấn
động của các phần tử không khí thoát ra có một chu kỳ khá đều đặn. Về mặt cấu âm,
khi phát âm một nguyên âm, bộ máy phát âm làm việc điều hoà, căng thẳng từ đầu đến
cuối. Sự hoạt động điều hoà ấy của bộ máy phát âm làm cho luồng hơi phát ra có
cường độ yếu nhưng không hề bị cản lại.
Trái lại, luồng không khí từ phổi đi ra nếu bị cản trở ở một điểm nào đó, chẳng
hạn, sự khép chặt của hai môi khi phát âm [b], [m], sự tiếp xúc giữa đầu lưỡi với lợi
khi phát âm [n], [d], gây nên tiếng nổ hoặc xát, âm hưởng "khó nghe" ta có các phụ
âm. Về mặt âm học, các phụ âm thường tạo nên một tần số chấn động không ổn định,
vì thế phụ âm là tiếng động. Về mặt cấu âm, khi phát âm các phụ âm, bộ máy phát âm
làm việc không đều hoà, khi căng khi chùng, tạo cho luồng không khí phát ra cường
độ mạnh hơn các nguyên âm.
Ngoài hai loại âm tố chủ yếu trên đây còn có loại âm tố thứ ba mang tính chất
trung gian, đó là các bán nguyên âm hay các bán phụ âm. Những âm tố này vừa mang
tính chất nguyên âm vừa mang tính chất phụ âm. Hai âm [u], [i] trong từ "hải cẩu" là
thuộc loại này.
* Miêu tả và phân loại nguyên âm:
Khi miêu tả và phân loại nguyên âm, người ta thường dựa vào tiêu chuẩn chính
là vị trí cuả lưỡi, độ mở của miệng và hình dáng của môi.

29
- Theo vị trí của lưỡi, có thể phân các nguyên âm thành:
+ Nguyên âm dòng (hàng) trước, tức là các nguyên âm mà khi phát âm lưỡi đưa
về phía trước, ví dụ [i], [e] trong tiếng Việt.
+ Nguyên âm dòng giữa là các nguyên âm khi phát âm lưỡi nâng lên phía ngạc.
Nguyên âm [į] ở âm tiết "bích" trong phương ngữ Nam bộ thuộc loại này.
+ Nguyên âm dòng sau: Đây là những nguyên âm mà khi phát âm phần sau của
lưỡi nâng lên hướng ngạc mềm. Ví dụ: [u, [o, [a] trong tiếng Việt.
- Theo độ mở của miệng, có thể phân các nguyên âm thành:
+ Nguyên âm có độ mở rộng: [a], [ă] của tiếng Việt, tiếng Mường.
+ Nguyên âm có độ mở hẹp: [i], [u] cuả tiếng Việt, tiếng Mèo, tiếng Dao...
+ Nguyên âm hơi rộng: [ε], [‫ ]כ‬trong tiếng Việt.
+ Nguyên âm hơi hẹp: [o], [e] trong tiếng Việt.
- Theo hình dáng của môi, người ta phân biệt các nguyên âm tròn môi như [u],
[o], [‫ ]כ‬với các nguyên âm không tròn môi như [i], [e], [a].
Ngoài ba tiêu chuẩn chính như trên có thể kể ra một số tiêu chuẩn khác như
trường độ, cao độ. Theo tiêu chí trường độ có thể đối lập nguyên âm ngắn và nguyên
âm dài, ví dụ [a]/ [ă].Theo tiêu chí cao độ, có thể đối lập nguyên âm bổng và nguyên
âm trầm, ví dụ [e]/ [o].
Theo cách phân tích như trên, có thể nhận diện vị trí của các nguyên âm thường
gặp qua một hình thang nguyên âm như sau:

Trong hình thang nguyên âm quốc tế vừa dẫn, ba vạch đứng thể hiện ba dòng
nguyên âm: trước, giữa, sau. Phía bên trái mỗi vạch đứng là nguyên âm không tròn
môi, bên phải là các nguyên âm tròn môi. Theo chiều từ trên xuống dưới, càng xuống
phía dưới độ mở của miệng càng rộng hơn. Xin dẫn một vài ví dụ về các nguyên âm
hơi khác lạ với người Việt.
[y]: phát âm như [i] nhưng tròn môi. Ví dụ, "tu" (mày) trong tiếng Pháp.

30
[ᶲ]:phát âm như [e] nhưng tròn môi. Ví dụ, duex (hai) trong tiếng Pháp.
[ᴔ] phát âm mở hơn [e] và tròn môi. Ví dụ, fluer (hoa) của tiếng Pháp.
[į] gần như nguyên âm trong " xích" "tịch" trong cách phát âm của người miền
Nam. Có trong tiếng Nga, ví dụ "TЫ" (mày).
[Λ] như nguyên âm trong brush (bàn chải) của tiếng Anh.
[α] phát âm như [a] nhưng tròn môi. Ví dụ, "dog" (con chó) trong tiếng Anh.
[æ] như nguyên âm trong "cat" (con mèo) tiếng Anh.
Khi miêu tả một nguyên âm, người ta thường dựa vào tất cả các tiêu chuẩn đã
dẫn trên. Chẳng hạn, [i]: dòng trước, độ mở hẹp, không tròn môi.
* Phân loại và miêu tả phụ âm
Việc miêu tả và phân loại phụ âm thường căn cứ vào hai tiêu chuẩn chính là
phương thức cấu âm và vị trí cấu âm.
- Theo phương thức cấu âm, các phụ âm được phân thành:
+ Các âm tắc. Khi không khí đi ra bị cản trở hoàn toàn, phải phá vỡ sự cản trở
ấy để ra ngoài và gây nên tiếng nổ, ta có phụ âm tắc. Thuộc loại tắc, ngoài những âm
nổ thuần tuý như [p], [t], [k] còn phải kể đến âm mũi như [m], [n], [η], [ɲ] và âm bật
hơi như [t'] trong "thơ thẩn". Đặc trưng của phụ âm mũi là khi phát âm chúng, không
khí thoát qua đường mũi (cùng với đường miệng) để ra ngoài. Đặc điểm của âm bật
hơi là ngoài tiếng nổ ở miệng còn có tiếng xát nhẹ ở khe hở giữa hai mép dây thanh.
+ Các âm xát. Khi cấu âm các phụ âm xát, không khí đi ra bị cản trở không
hoàn toàn, phải lách qua một khe hở nhỏ giữa hai bộ phận cấu âm, gây nên tiếng xát
nhẹ. Ví dụ: [v], [f], [h]. Cũng thuộc loại xát, còn phải kể đến các phụ âm bên như [l]
trong tiếng Việt. Đặc trưng cấu âm của phụ âm này là có sự cọ xát của luồng không
khí ở hai bên mép lưỡi khi chúng thoát ra ngoài.
+ Các âm rung. Đó là kiểu âm [R] trong một số ngôn ngữ. Đặc điểm cấu âm của
loại phụ âm này là ở chỗ lưỡi con hoặc đầu lưỡi chấn động liên tục làm cho luồng
không khí bị chặn lại và mở ra liên tiếp, gây nên một loạt tiếng rung.
Ngoài cách phân loại các phụ âm thành ba kiểu tắc, xát, rung còn có một cách
phân loại khác. Đó là căn cứ vào đặc điểm âm học của phụ âm. Đó là cách phân chia
thành các âm vang và các âm ồn.
+ Các âm vang. Ví dụ như [m], [n], [η], [ɲ] của tiếng Việt trong các từ "muôn

31
năm", "nghe", "nhỏ", "lắm". Các phụ âm vang có đặc điểm là trong thành phần cấu tạo
của chúng tiếng thanh là chính, là cơ sở.
+ Các âm ồn. Ví dụ như [t], [k], [b], [s]. Đặc trưng của phụ âm ồn là có nhiều
tiếng động trong thành phần cấu tạo của chúng. Các phụ âm ồn có thể phân nhỏ thành
các âm hữu thanh như [b], [d], [], [z] và các âm vô thanh [p], [t], [k], [s]. Sự phân nhỏ
này hoàn toàn căn cứ vào chỗ dây thanh có rung hay không.
- Theo vị trí cấu âm, các phụ âm được phân thành các loại chính sau:
+ Các phụ âm môi. Khi vật cản là hai môi ta có các âm môi- môi, ví dụ [b],[m]
trong tiếng Việt. Khi vật cản là môi dưới và hàng răng cửa của hàm trên ta có các âm
môi- răng, ví dụ [v], [f] của tiếng Việt, tiếng Tày, tiếng Mèo, tiếng Thái...
+ Các âm đầu lưỡi. Nếu đầu lưỡi áp chặt vào hàng răng cửa của hàm trên, các
âm phát ra được gọi là âm đầu lưỡi - răng.Ví dụ: [v], [f] của tiếng Việt. Đầu lưỡi có
thể áp vào lợi hoặc quặt lên phía ngạc tạo nên các âm đầu lưỡi- lợi, ví dụ [d], [n], [l],
[ş], [ţ].
+ Các âm mặt lưỡi. Đó là những âm kiểu [c], [ɲ] trong các từ cha, nhà. Ở đây,
mặt lưỡi được nâng lên phía ngạc cứng.
+ Các âm cuối lưỡi hoặc gốc lưỡi. Nét đặc trưng cấu âm của các phụ âm cuối
lưỡi là phần cuối lưỡi được nâng lên tiếp xúc với ngạc mềm, ví dụ [], [k], [η].
+ Các âm thanh hầu. Không khí đi ra bị cản trong thanh hầu gọi là các âm thanh
hầu. Âm [h] trong từ hối hả là thuộc loại này.
Những tiêu chí trên đây được sử dụng tổng hợp để miêu tả một phụ âm nào đó.
Phụ âm [η] chẳng hạn là phụ âm cuối lưỡi, tắc, vang - mũi.
Tuy nhiên, ngoài những tiêu chuẩn chính như trên, khi miêu tả các phụ âm,
người ta còn chú ý đến xu hướng phát âm của chúng. Xu hướng này được thể hiện ở
chỗ bộ phận phát âm không hoạt động bình thường như thường lệ mà nhích về một
phía nào đó, tạo ra một sắc thái âm thanh mới.
Khi một âm cuối lưỡi, [η], [k] được phát âm với xu hướng nhích về phía trước,
trở thành một âm mặt lưỡi - ngạc, người ta gọi đó là hiện tượng ngạc hoá. Đây là hiện
tượng [η] biến thành [ɲ], [k] biến thành [c] trong các từ bình bịch, chênh chếch.
Ngược lại, khi mặt lưỡi nhích sâu về phía ngạc mềm hay khẩu mạc, ta có hiện
tượng mạc hoá. Đó là hiện tượng âm [l] cứng so với âm [l'] mềm trong tiếng Nga.

32
Trường hợp, một âm vốn không có cách cấu âm tròn môi nhưng lại được phát
âm với hai môi tròn lại, ví dụ [t] trong tủ, to, tổ được gọi là hiện tượng môi hoá.
2.2.1.3 Âm vị
a. Khái niệm âm vị: Âm vị là đơn vị ngữ âm tối thiểu nhất của hệ thống ngữ âm của
một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của
ngôn ngữ.
Chẳng hạn, trong từ ba của tiếng Việt, ngoài thanh điệu có hai đơn vị tối thiểu
là b và a. Nhờ hai đơn vị ấy, người Việt nhận diện được từ ba và phân biệt được vỏ âm
thanh của từ này với âm thanh của các từ khác như la, va hoặc bi, bô... Mỗi đơn vị ngữ
âm tối thiểu như b và a đều có hai chức năng:
1. Cấu tạo nên vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa
2. Phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa
Các âm vị được phân biệt với nhau bởi những đặc trưng âm học và cấu âm.
Chẳng hạn, âm vị [n]: có ba đặc trưng đáng chú ý là đầu lưỡi, tắc, vang (hữu thanh).
Tính chất đầu lưỡi làm cho /n/ khác với /η/ một phụ âm cũng có hai tính chất tắc, vang
nhưng không có tính chất đầu lưỡi mà mang tính chất gốc lưỡi. Tính chất tắc làm cho
[n] phân biệt với [l], một phụ âm xát, mặc dầu cả hai đều có tính chất vang và đầu lưỡi.
Những tính chất làm cho các âm vị phân biệt được với nhau gọi là các đặc trưng
khu biệt (nét khu biệt, dấu hiệu khu biệt, tiêu chí khu biệt).
Các đặc trưng khu biệt là những đặc trưng có tác dụng giúp người bản ngữ nhận
diện các âm vị, phân biệt các âm vị với nhau và do đó phân biệt các đơn vị có nghĩa
của ngôn ngữ.
b. Phân biệt âm vị và âm tố
Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong ngôn ngữ, âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ
nhất trong lời nói.
Âm vị là một đơn vị trừu tượng còn âm tố là đơn vị ngữ âm cụ thể. Âm vị được
thể hiện ra bằng âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị. Tiếng Việt có một âm vị /n/
nhưng trong lời nói hàng ngày không phải lúc nào ta cũng phát âm những âm [n] cụ
thể hoàn toàn như nhau: khi nó mạnh lên, khi nó yếu đi, khi thì nó lại được phát âm
hơi tròn môi (như trong nó, no). Đó là những âm tố cụ thể. Âm vị như yếu tố gốc còn
âm tố là những yếu tố cụ thể, gắn với cá nhân, với một động tác cấu âm. Yếu tố gốc

33
chỉ có ba đặc trưng khu biệt còn yếu tố cụ thể thì ngoài ba đặc trưng này còn có cả
những đặc trưng khác nữa, ví dụ như đặc trưng tròn môi trong no, nó. Như vậy, âm vị
chỉ gồm những đặc trưng khu biệt còn âm tố thì gồm cả những đặc trưng khu biệt lẫn
đặc trưng không khu biệt.
Chính vì âm vị là cái chung, mang chức năng khu biệt nên nói đến âm vị là nói
đến mặt xã hội. Trái lại, vì âm tố là sự thể hiện của âm vị, là một yếu tố âm thanh cụ
thể cho nên nói đến âm tố là nói đến mặt tự nhiên của ngữ âm.
Nói đến âm vị là chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ nhất định. Ngược lại, nói đến
âm tố là nói đến cái gì chung cho mọi ngôn ngữ chứ không phải chỉ cho ngôn ngữ này
hay ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, /k/, // là hai âm vị của tiếng Việt nhưng không thể nói
đó là hai âm vị của tiếng Hán.
Nếu như khi ghi âm tố người ta đặt kí hiệu phiên âm trong móc vuông thì khi
ghi kí hiệu âm vị người ta đặt kí hiệu phiên âm giữa hai vạch nghiêng song song. Ví
dụ, âm tố [b], [a]; âm vị /b/, /a/.
c. Biến thể của âm vị
Âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố. Những âm tố cùng thể hiện một âm vị
được gọi là các biến thể của âm vị.
Các biến thể được chia làm hai loại: biến thể kết hợp và biến thể tự do. Biến thể
kết hợp là biến thể bị qui định bởi vị trí, bởi bối cảnh ngữ âm. Chẳng hạn, [m] trong
màn, trong mũ là hai biến thể của âm vị /m/. Biến thể thứ hai do đi trước nguyên âm
nguyên âm tròn môi [u] nên bị môi hoá. Đó là biến thể kết hợp.
Biến thể tự do là biến thể không bị qui định bởi bối cảnh ngữ âm. Chẳng hạn,
/ε/ trong mẹ có người phát âm với một âm mở to gần như [æ] nhưng có người phát âm
hẹp gần như [e] và có âm [i] nhẹ ở trước, tức là phát âm thành [ie]. Đó là những biến
thể tự do của âm vị /ε/.
2.2.2. Các đơn vị siêu đoạn tính
2.2.2.1. Thanh điệu
Thanh điệu là sự nâng cao hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng cấu
tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc của hình vị. Sự khác nhau giữa cà và cá là sự
khác nhau về thanh điệu: âm tiết cá được phát âm cao, âm tiết cà được phát âm thấp.
Nhờ thanh điệu, các câu sau đây đã được hiểu theo các ý nghĩa khác nhau: Con ba ba
đâu rồi, Con bà Ba đâu rồi, Con bà Ba đầu rối, Còn ba bà đâu rồi.

34
Như vậy, thanh điệu là đặc trưng độ cao của âm thanh được thể hiện trong âm
tiết, là yếu tố siêu âm đoạn tính, bao trùm lên toàn bộ âm tiết.
Không phải ngôn ngữ nào cũng có thanh điệu. Tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Lào
có thanh điệu. Các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Khmer không có.
2.2.2.2. Ngữ điệu
a. Khái niệm ngữ điệu
Ngữ điệu là tổng hoà những sự diễn biến của âm thanh bao gồm độ cao, độ dài,
độ mạnh trong một câu nói, nhằm thể hiện và phân biệt ý nghĩa của câu nói.
Ngữ điệu và thanh điệu đều là những đơn vị ngữ âm siêu đoạn tính. Tuy nhiên,
hai đơn vị ngữ âm này có nhiều điểm khác nhau:
Thanh điệu là yếu tố gắn liền với âm tiết, còn ngữ điệu là yếu tố gắn liền với
câu nói.
Chức năng của thanh điệu là tạo nên đặc trưng độ cao cho âm tiết còn ngữ điệu
có chức năng thể hiện và phân biệt ý nghĩa của câu nói.
Thanh điệu chỉ có ở một số ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Lào còn
ngữ điệu là yếu tố của mọi ngôn ngữ.
b. Các yếu tố của ngữ điệu
- Độ cao gắn liền với sự lên xuống giọng: góp phần phân biệt mục đích của các
câu nói. Câu trần thuật có âm vực thấp, câu nghi vấn và câu mệnh lệnh thường có âm
vực cao.
- Độ dài gắn liền với sự ngắt giọng: Xét về mặt sinh lý, ngắt giọng là để lấy hơi.
Nhưng xét về mặt xã hội thì ngắt giọng là để phân biệt ý nghĩa của câu nói, phân biệt
các thành phần câu, vế câu.
- Độ mạnh (trọng âm) gắn liền với sự nhấn giọng:
Trọng âm trong những ngôn ngữ có thanh điệu không có tính khu biệt, nói đúng
hơn, không có tác dụng trực tiếp phân biệt các âm tiết về mặt nghĩa mà chỉ có tác dụng
phân giới về ngữ đoạn và góp phần xác định ý nghĩa ngữ pháp. Vì thế vấn đề trọng âm
từ trong tiếng Việt ít được quan tâm, người ta thường chú ý đến chức năng của trọng
âm câu.
Trong tiếng Việt, khi trọng âm rơi vào các từ khác nhau trong câu thì nó tạo ra
các sắc thái ý nghĩa khác nhau cho câu đó. Ngoài ra, trọng âm cũng có tác dụng phân
biệt, nhấn mạnh các thành phần câu.

35
Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu về ngữ điệu trong tiếng Việt hiện nay
còn chưa được chi tiết, cần có những công trình nghiên cứu sâu hơn để đem lại những
kết quả chắc chắn, cụ thể hơn.
2.3. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT
2.3.1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt
2.3.1.1. Âm tiết tiếng Việt có tính đơn lập cao
a.Trong chuỗi lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng được thể hiện khá đầy đủ,
rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt. Khác với âm tiết của
một số ngôn ngữ, âm tiết tiếng Việt thường không bị nhược hoá (reduction) hay mất
đi. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, khi nói nhanh [Mariya Ivanovna] có thể trở thành [mar
'
van: a]. Trong tiếng Nga, khi nói nhanh, tất cả những gì không có trọng âm đều có thể
nhược hoá.
Trong một số ngôn ngữ châu Âu, ngoài hiện tượng nhược hoá còn có hiện
tượng nối âm. Bốn âm tiết của tiếng Anh This is a book khi kết hợp thành câu sẽ được
phát âm nối dính nhau thành This is a book. Ở tiếng Nga, hiện tượng nối âm cũng
không phải là không có, ví dụ: Bot oH.
Trong tiếng Việt, không bao giờ có hiện tượng nối âm như trên. Các âm tiết
không hề bị biến dạng trong lời nói.
Ví dụ: im ắng không nói thành i mắng
pháp y không nối thành phá py
thức ăn không nói thành thứ căn
các anh không nói thành cá canh
Khác với các âm tiết trong ngôn ngữ châu Âu, âm tiết nào của tiếng Việt cũng
mang một thanh điệu nhất định. Chính đặc điểm này đã làm cho sự thể hiện của từng
âm tiết trong chuỗi lời nói càng được nêu được nêu bật hẳn lên.
Do có sự thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới giữa các âm tiết tiếng
Việt rõ ràng hơn nhiều so với việc chia ranh giới trong các ngôn ngữ châu Âu. Trong
tiếng Việt, các âm tiết được phát ra một cách khúc chiết, rành rọt, rõ mồn một, cho nên
người nghe có thể nhận biết một cách dễ dàng ranh giới của chúng và số lượng âm tiết
trong một câu nói.
Tính chất tách bạch từng âm tiết còn được phản ánh trên văn tự, người Việt viết

36
rời từng âm tiết, mỗi âm tiết một chữ chứ không viết liền thành từ như trong chữ Anh,
chữ Nga, chữ Pháp.
b.Ngoài đặc điểm tồn tại tách bạch, rõ ràng trong chuỗi lời nói âm tiết tiếng
Việt còn có khả năng biểu thị ý nghĩa. Hay nói cách khác, trong tiếng Việt ranh giới
âm tiết trùng với ranh giới hình vị. Mỗi phát ngôn có bao nhiêu âm tiết thì có bấy
nhiêu hình vị, nói đúng hơn, mỗi âm tiết là hình thức ngữ âm của một hình vị. Chẳng
hạn, trong câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", sáu âm tiết là sáu hình vị, số lượng âm tiết
và hình vị bằng nhau, ranh giới của chúng cũng trùng nhau. Chính đặc điểm này làm
cho ranh giới các âm tiết thêm dứt khoát.
So sánh với các ngôn ngữ Ân Âu như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, ta thấy
một tình hình khác hẳn: số lượng âm tiết và hình vị có thể không bằng nhau, và dù cho
bằng nhau thì ranh giới của âm tiết cũng thường không trùng khớp với ranh giới của
hình vị.
Ví dụ: tiếng Anh: boys [boi:z] 1 âm tiết, 2 hình vị
tiếng Nga: studenty [stu/den/t:i] 3 âm tiết, 2 hình vị
tiếng Pháp: travaillons [tra/vaj/:o] 3 âm tiết, 2 hình vị (dấu / là ranh giới âm
tiết, dấu: là ranh giới hình vị).
Như vậy, ở các tiếng Ân Âu trên, ranh giới âm tiết vô can đối với sự phân
định các đơn vị mang nghĩa. Nếu có điều kiện cấu âm - âm học, người ta có thể
chia tách ngôn ngữ ngữ âm thành những âm tiết khác nhau theo những đường ranh
giới khác nhau. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, bomba có thể tách thành bom- ba hoặc
bo- mba.
Dĩ nhiên, trong các ngôn ngữ Ân Âu, cũng có nhiều trường hợp hình vị trùng
với âm tiết, nhưng như trên đã nói, trong ngữ lưu, ranh giới của hình vị- âm tiết đó có
thể bị xoá nhoà đi do hiện tượng đọc nối: tiếng Anh: it is, tiếng Nga: dom + a - do-
ma, knig + u - kni- gu.
Tuy nhiên, trong tiếng Việt, cũng có những hình vị nhiều hơn một âm tiết, kiểu
thằn lằn, bù nhìn, mồ hôi, châu chấu, cà lăm... Nhưng những trường hợp này chiếm
một số lượng hết sức nhỏ bé, không đủ sức chống lại cái áp lực mạnh mẽ chung.
c. Xét về mặt cấu âm - âm học, âm tiết tiếng Việt cũng có tính đơn lập cao, do
ba loại hình phụ âm:

37
- Phụ âm mạnh đầu: những phụ âm bị các yếu tố đứng phía trước kéo chặt lại,
chẳng hạn, phụ âm [m] trong từ êm ả.
Phụ âm mạnh cuối: những phụ âm bị các yếu tố đứng phía sau kéo chặt lại,
chẳng hạn, phụ âm [t] trong từ y tá.
Phụ âm mạnh hai đầu: là các phụ âm đứng cạnh nhau nhưng một bị kéo về phía
trước, một bị kéo về phía sau, không thể tỉnh lược đi một yếu tố nào, chẳng hạn, [t]
trong cắt tóc.
Các loại hình phụ âm này tạo cho các âm tiết một ranh giới rõ ràng, rạch ròi.
d.Các truyền thống ngữ văn của người Việt cũng đã thể hiện tính độc lập của
âm tiết trong dòng ngữ lưu. Có thể kể ra đây các truyền thống thể hiện tính tách bạch
của các âm tiết trong ngữ lưu, khả năng mang nghĩa của các âm tiết:
- Làm từ điển đối chiếu Hán - Việt:
Ví dụ:
thiên - trời
địa - đất
cử - cất

tồn - còn
tử - con
tôn - cháu
- Chơi chữ đồng âm:
Ví dụ: Vôi tôi tôi tôi
Trứng bác bác bác
- Rút gọn:
Ví dụ:
Cử nhân - cử (ông cử)
Tú tài - tú (bà tú)
Hợp tác xã - hợp
- Thể thơ: ngũ ngôn, lục bát...
Có được những truyền thống ngữ văn này là do khả năng tồn tại độc lập của âm
tiết tiếng Việt.

38
2.3.1.2. Âm tiết tiếng Việt là đơn vị ngữ âm có thanh điệu
Tiếng Việt là thứ tiếng không biến hoá hình thái. Nếu như trong các ngôn ngữ
biến hình, sau mỗi lần biến đổi hình thái sẽ có từ mới, chẳng hạn study - student trong
tiếng Anh thì trong tiếng Việt, thay đổi thanh điệu đóng vai trò tạo ra vỏ ngữ âm mới,
mang nghĩa mới. Ví dụ: ta, tà, tã, tả, tá, tạ. Đó là lý do góp phần giải thích tại sao âm
tiết trong các ngôn ngữ không biến hình luôn gắn liền với một thanh điệu.
Trong tiếng Việt, có 6 thanh với các độ cao và đường nét khác nhau tạo nên đặc
trưng về độ cao cho âm tiết.
2.3.1.3. Âm tiết tiếng Việt có một cấu trúc chặt chẽ
- Âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt được mà là một
cấu trúc (bao gồm nhiều thành tố, giữa các thành tố có mối quan hệ qua lại, lập thành
một chỉnh thể).
Mỗi âm tiết tiếng Việt, ở dạng đầy đủ nhất có 5 phần.
Thành phần thứ nhất có chức năng phân biệt các âm tiết với nhau về cao độ. Đó
là thanh điệu. Mỗi âm tiết đều mang một trong sáu thanh điệu. Những âm tiết như "Em
ơi Ba lan" mặc dầu không có dấu thanh nhưng vẫn mang một thanh điệu nhất định.
Thành phần thứ hai, có chức năng mở đầu một âm tiết. Các âm tiết khác nhau
có thể phân biệt với nhau bằng những cách mở đầu khác nhau. Đó là âm đầu. Âm đầu
do các phụ âm đảm nhiệm. Ví dụ: /b/ trong âm tiết "bà". Các âm tiết như "ồn ào" có
thể coi là những âm tiết khuyết phụ âm đầu. (Nhưng cũng có quan niệm cho ràng đó là
phụ âm tắc thanh hầu /?/).
Thành phần thứ ba có chức năng là thay đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu,
cụ thể là làm tròn môi và trầm hoá âm tiết. Đó là âm đệm. Thành phần này do bán
nguyên âm /w/ đảm nhiệm. Trong âm tiết "loan" bán nguyên âm này được viết bằng
chữ o.
Thành phần thứ tư, quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết, là hạt nhân của âm
tiết. Thành phần này bao giờ cũng do một nguyên âm đảm nhiệm, đó là âm chính. Ví
dụ: /a/ trong âm tiết "loạt".
Thành phần cuối cùng, đảm nhiệm chức năng kết thúc âm tiết là âm cuối.
Thành phần này có thể do phụ âm(ví dụ: đàn, loạt) hoặc bán nguyên âm (ví dụ: tay,
tai) đảm nhiệm. Âm cuối cũng như âm đầu và âm đệm có thể vắng mặt.

39
- Năm thành phần cấu tạo âm tiết tiếng Việt không phải bình đẳng như nhau về
mức độ độc lập và khả năng kết hợp.
Nhiều sự kiện ngôn ngữ chứng tỏ rằng thanh điệu và âm đầu kết hợp với phần
còn lại của âm tiết (phần vần) một cách lỏng lẻo. Người ta có thể tìm được nhiều bằng
chứng về sự phân ly, về một đường ranh giới khá rõ ràng giữa các thành phần này.
Trong số những bằng chứng đó bằng chứng cách nói lái của người Việt là hiển nhiên
hơn cả. Ở cách nói lái " cây còn" - "con cầy", "thưa anh rằng" - "răng anh thừa",
người ta thấy rõ khả năng tách thanh điệu ra khỏi phần còn lại của âm tiết. Còn những
trường hợp nói lái kiểu "hiện đại" - "hại điện", "cá đua" - "cua đá" thì chúng ta lại
nhận thấy có sự giao hoán các âm đầu giữa hai âm tiết.
Trái lại, các yếu tố của phần vần bao gồm thanh điệu, âm đệm, âm chính, âm
cuối thì kết hợp với nhau khá chặt chẽ. Người ta ít tìm thấy bằng chứng hiển nhiên về
sự phân ly của chúng. So với thanh điệu và âm đầu, các thành phần âm đệm, âm chính,
âm cuối có tính độc lập thấp hơn hẳn.
Căn cứ vào mức độ độc lập không như nhau, khả năng kết hợp lỏng chặt khác
nhau của các thành phần cấu tạo âm tiết, người ta nói rằng, âm tiết tiếng Việt có cấu
trúc hai bậc.
Bậc 1 là bậc của những yếu tố kết hợp lỏng lẽo, có tính độc lập cao. Đó là thanh
điệu, âm đầu, vần.
Bậc 2 là bậc của những yếu tố kết hợp với nhau khá chặt chẽ, có tính độc lập
thấp. Đó là những yếu tố của phần vần: âm đệm, âm chính, âm cuối.
Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiện nay là tuân theo cấu trúc hai bậc này.
Trong các ngôn ngữ châu Âu, các yếu tố cấu tạo âm tiết không xếp thành hai bậc như
trong tiếng Việt. Mối quan hệ giữa các yếu tố chỉ là những dấu cộng đơn thuần theo
một hàng ngang.
2.3.2. Cấu tạo của âm tiết tiếng Việt
2.3.2.1. Khả năng phân giải âm tiết
Như trên đã nói, âm tiết tiếng Việt không phải là một khối bất khả phân, mà là
một đơn vị có cấu trúc hai bậc với 5 thành tố. Có nhiều cứ liệu chứng tỏ điều đó:
a. Khả năng tách âm đầu- vần
- Cách cấu tạo từ láy: khe khẽ, đo đỏ, ngại ngùng, càu nhàu...

40
- Hiện tượng iêc hoá: sách siếc, bàn biệc, thi thiếc...
- Cách hiệp vần trong tục ngữ, thơ ca:
- Ăn vóc học hay
- Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng...
- Cách nói lái: Cửa lò - cò lửa, cá đối - cối đá
b. Khả năng tách thanh điệu
- Cách cấu tạo từ láy: sạch sành sanh, tỉnh tình tinh
- Cach nói lái: đấu tranh - tránh đâu, củ chi- chỉ cu, tượng lo - lọ tương
c. Khả năng tách âm đệm
- Cách cấu tạo từ láy: lay hoay, hom hoem
- Cách nói lái: khoe tài- khoai tè
d. Khả năng tách âm chính
- Cách cấu tạo từ láy: hom hem, bỏm bẻm, tíu tít, ríu tít
- Cách nói lái: con vịt - vin cọt
- Cách biến âm địa phương: đường - đàng, người - ngài; ruộng - rọng
2.3.2.2. Lược đồ âm tiết tiếng Việt
Thanh điệu
Vần
Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối

2.3.3. Phân loại âm tiết tiếng Việt


2.3.3.1. Dựa vào số lượng thành tố có mặt
Cách phân loại này cho biết âm tiết có cấu tạo đơn giản hay phức tạp.
Âm tiết có cấu tạo đơn giản nhất là gồm hai thành tố thanh điệu và âm chính, âm tiết
có cấu tạo phức tạp nhất là đầy đủ cả năm thành tố.
Ví dụ: à: âm chính + thanh điệu
Oà: âm đệm+ âm chính+ thanh điệu
An: âm chính + âm cuối + thanh điệu

41
Oan: âm đệm + âm chính + âm cuối + thanh điệu
Ta: âm đầu + âm chính+ thanh điệu
Toa: âm đầu +âm đệm + âm chính + thanh điệu
Tan: âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh điệu
Toan: âm đầu + âm đệm + âm chính + âm cuối + thanh điệu
2.3.3.2. Dựa vào thanh điệu
Có thể chia âm tiết tiếng Việt thành hai loại:
- Âm tiết bằng: là những âm tiết có thanh điệu là thanh không dấu hoặc thanh
huyền. Ví dụ: đường, sương, Ba Lan
- Âm tiết trắc: là âm tiết có thanh điệu là các thanh còn lại. Ví dụ: Lắng, nặng,
vẳng, ngã.
2.3.3.3. Dựa vào cách kết thúc âm tiết
- Âm tiết mở là những âm tiết kết thúc bằng nguyên âm, tức là âm tiết không có
âm cuối. Ví dụ: hoa, lá, đi
- Âm tiết nửa mở là những âm tiết kết thúc bằng hai bán nguyên âm /u/, /i/. Ví
dụ: mây, mai, hoài, đau, đào
- Âm tiết nửa khép là những âm tiết kết thúc bằng các phụ âm mũi /m/, /n/,
/η/.Ví dụ: đường, tan, đêm
- Âm tiết khép là những âm tiết kết thúc bằng các phụ âm tắc- vô thanh /p/, /t/,
/k/. Ví dụ: tắt, đáp, tắc
2.4. HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT
Ở các ngôn ngữ châu Âu, trong cùng một từ, một phụ âm, ví dụ /m/, khi thì
đứng ở cuối (như trong ДОМ -ngôi nhà, của tiếng Nga) khi thì ở đầu (như trong
ДОМA - cách 2). Đây là hai biến thể vị trí của cùng một âm vị phụ âm /m/.
Trong tiếng Việt, không có cơ sở gì để nói rằng /m/ trong mê và /m/ trong êm là
một âm vị, bởi vì chúng khác nhau cả về đặc điểm cấu âm (một âm mở ra, một âm
đóng lại) lại vừa khác nhau về chức năng khu biệt. Hơn nữa, trong cùng một từ, không
bao giờ chúng ta thấy hiện tượng đổi vị trí như /m/ trong ДОМA của tiếng Nga.
Do tình hình trên, trong các ngôn ngữ châu Âu, khi miêu tả và phân loại âm vị,
người ta thường chỉ chia chúng ra làm hai loại chính đối lập nhau về đặc trưng âm học
và cấu âm: hệ thống nguyên âm và hệ thống phụ âm.
Đối với tiếng Việt, các âm tiết đối lập nhau theo nhiều thành tố: thanh điệu, âm

42
đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối. ở vị trí của mỗi thành tố đều có một loại âm vị cùng
đảm nhiệm một chức năng như nhau. Như vậy, xét theo chức năng khu biệt, tiếng Việt
có 5 hệ thống âm vị khác nhau: hệ thống âm đầu, hệ thống âm đệm, hệ thống âm
chính, hệ thống âm cuối và hệ thống thanh điệu.
2.4.1. Hệ thống âm đầu
2.4.1.1. Danh sách các âm đầu
Trong tiếng Việt có tất cả 21 phụ âm làm nhiệm vụ âm đầu. Đó là /b, m, f, v, t,
ť, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʐ, ţ, l, k, x, ɤ, η, ɲ, h/. Trong danh sách này, chúng ta không kể đến
ba phụ âm [P], [R], [?].Phụ âm [P] chỉ tồn tại trong những từ phiên âm từ tiếng nước
ngoài, ví dụ parabôn, pênixilin. Âm [R] có tồn tại ở một vài địa phương nhưng phạm
vi rất hạn chế. Âm [?], theo quan điểm của một số nhà ngôn ngữ học, tồn tại trong
những âm tiết như "ai, ơi, ồn ào" nhưng mô tả cụ thể âm vị này không dễ dàng. Bởi
vậy, danh sách âm đầu theo quan điểm của chúng ta là có 21 âm vị. Có thể mô tả hệ
thống phụ âm đầu này trong bảng sau:
Vị trí Đầu lưỡi Mặt Gốc Thanh
Môi
Phương thức răng lợi lưỡi lưỡi hầu
Bật hơi ť
Tắc ồn không Vô thanh t ţ c k
bật Hữu
hơi thanh b d
Vang m n ɲ η
Vô thanh f s ş x h
Xát ồn Hữu thanh v z ʐ ɤ
Vang l

2.4.1.2. Sự thể hiện trên chữ viết của các âm đầu


Phần lớn các phụ âm đầu đều có một cách thể hiện trên chữ viết.
Âm vị Cách viết Ví dụ
/m/ m mượt mà
/b/ b buồn bã
/v/ v vội vã
/f/ ph phố phường
/t/ t tan tác

43
/ť/ th thơ thẩn
/d/ đ đẫy đà
/n/ n non nước
/s/ x xa xôi
/ş/ s sáng sủa
/l/ l long lanh
/c/ ch chắc chắn
/ţ/ tr trấp trỏng
/ɲ/ nh nhanh nhảu
/x/ kh khô khan
/h/ h hối hả
/ʐ/ r rắn rỏi
Ngoài các âm vị có một cách thể hiện trên chữ viết trên đây có bốn trường hợp
đáng chú ý, một âm vị được thể hiện bằng hai hoặc ba cách viết:
- Phụ âm /z/ được viết bằng d hoặc gi. Nói cách khác, hia cách viết d, gi đều
được phát âm thành /z/. Ví dụ: gia đình, da dẻ.
- Phụ âm /k/ được viết bằng k khi đi trước các nguyên âm /i, e, ie, є/ ví dụ: kì,
kèn, kế, kiến; viết bằng q khi đi trước âm đệm /w/, ví dụ: quân, quả, quen; viết bằng c
trong những trường hợp còn lại, ví dụ: con cái.
- Phụ âm /ɤ/ được viết bằng gh khi đứng trước /i, e, ie, є/, ví dụ: ghi, ghế, ghe;
viết bằng g trong những trường hợp còn lại, ví dụ: gây gổ.
- Phụ âm /η/ được viết bằng ngh khi đi trước/ i, e, ie, є/, chẳng hạn: nghi, nghẹn,
nghề, nghiến và bằng ng trong những trường hợp khác, ví dụ: ngủ ngon.
2.4.1.3. Sự thể hiện trong các phương ngữ của âm đầu
Hệ thống âm đầu kể trên là hệ thống âm đầu của tiếng Việt chuẩn. Nhưng
không phải địa phương nào cũng phân biệt đủ 21 phụ âm đầu kể trên.
Trong phương ngữ Bắc bộ (bao gồm Bắc bộ và Thanh Hoá), các phụ âm quặt
lưỡi /ţ, ş ʐ/ không có mặt. Ở các địa phương này, tre được phát âm thành che, suôn sẻ
phát âm thành xuôn xẻ, rập rình phát âm thành dập dình. Ở một số thổ ngữ thuộc
phương ngữ Bắc, âm /l/ bị lẫn vào âm /n/ và ngược lại, ví dụ: lan - nan, làng - nàng.
Trong phương ngữ Trung bộ, hệ thống âm đầu được thể hiện đầy đủ.

44
Trong phương ngữ Nam bộ (từ Quảng Nam trở vào), âm vị /v/ không có, được
thay bằng âm vị /z/, ví dụ: vàng - dàng. Trong một vài thổ ngữ, âm /ʐ/ được thay bằng
/ɤ/, ví dụ: cá rô - cá gô; /c/ được thay bằng /s/, ví dụ: chuối - xuối.
2.4.2. Hệ thống âm đệm
2.4.2.1. Số lượng yếu tố
Ở vị trí âm đệm, chỉ có một âm vị /w/. Đó là một bán nguyên âm có tác dụng
làm tròn môi và trầm hoá âm sắc của âm tiết. So sánh cách phát âm ta và toa ta thấy rõ
điều đó.
Âm đệm /w/ có cấu tạo gần giống như nguyên âm làm âm chính /u/ trong
những âm tiết như hút, lụt nhưng khác với âm chính /u/ ở vị trí và chức năng mà nó
đảm nhiệm trong âm tiết. Âm chính bao giờ cũng nằm ở đỉnh âm tiết, quyết định âm
sắc chủ yếu của âm tiết. Âm đệm trái lại chỉ nằm đường cong đi lên và chỉ có chức
năng tu chỉnh hoàn thiện thêm, làm trầm hoá âm sắc của âm tiết. So sánh hai âm tiết
lụt và luật sẽ thấy rõ điều đó.
ô Ë
u

l t l t

2.4.2.2. Sự thể hiện trên chữ viết của âm đệm


Trên chữ viết, âm đệm có hai cách thể hiện. Nó được ghi bằng chữ o khi đi
trước các nguyên âm rộng /a, ă, є/, ví dụ hoạ hoằn, hoa hoè. Nó được ghi bằng chữ u
khi đi trước các nguyên âm còn lại, ví dụ: huy huệ, tuần, thưở.
Một điểm đáng chú ý nữa là khi đi sau phụ âm /k/ (với chứ viết là q), âm đệm
bao giờ cũng được viết là u, ví dụ: qua, que, quăn, quy, quê.
2.4.2.3. Sự thể hiện trong các phương ngữ của âm đệm
Trong phương ngữ Nam, các âm tiết chứa âm đệm mà không có âm đầu hoặc có
âm đầu là/ h-, k-, -η -/ đều được phát âm với âm đầu /ɤ/, ví dụ: oa, hoa, qua, ngoa đều
phát âm thành goa.
Ở một số thổ ngữ thuộc phương ngữ Nam, như ở Quảng Nam, âm đệm vắng
mặt trong một số âm tiết có âm đầu là /t, ţ, ť, c, ş, l, z, ɲ/ và có âm chính là /i, e, ie, є/,
ví dụ: toe toét - te tét, truyền - triền, chuyên - chiên, thuỷ - thỉ, thuế - thế, thuê - thê,
duyên - diên, suyễn - siễn, loè loẹt - lè lẹt, nhuyễn - nhiễn...

45
2.4.3. Hệ thống âm chính
2.4.3.1. Danh sách các âm chính
Trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt, đơn vị đảm nhiệm vị trí âm chính bao giờ
cũng là nguyên âm, không có trường hợp nào là phụ âm. Có tất cả 16 nguyên âm làm
âm chính, trong đó có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi.
a. Nguyên âm đơn
Theo những tiêu chuẩn phân loại nguyên âm: vị trí của lưỡi, độ mở của miệng,
hình dáng của môi và thời gian phát âm, có thể mô tả các nguyên âm đơn tiếng Việt
như sau:
Về độ mở, có 4 loại: nguyên âm hẹp (i, ш, u), nguyên âm hơi hẹp (e, o), nguyên
âm hơi rộng (ε,‫כ‬,∂,∂), nguyên âm rộng (a, ă).
Về dòng, tức vị trí của lưỡi, có 2 loại: dòng trước (i, e, є), dòng sau (u,o, ‫כ‬, ∂, ∂,
ш, a, ă).
Về hình dáng của môi, tất cả các nguyên âm dòng trước đều không tròn môi;
trong các nguyên âm dòng sau thì có /u, o,‫כ‬/ là tròn môi, các nguyên âm còn lại không
tròn môi.
Về trường độ, có bốn cặp đối lập: a/ă, ∂/∂, ‫כ‬/‫כ‬, ε/έ với rất nhiều ví dụ. Chẳng
hạn, tai/ tay, kẻng/ cảnh, cơi/ cây, boong/ bong.
b. Nguyên âm đôi
Ba âm vị nguyên âm đôi /ie, uo, ш∂/ thuộc về ba hàng: trước không tròn môi,
sau không tròn môi, sau tròn môi. Các nguyên âm này đứng ngoài sự đối lập về độ mở
vì chúng phát âm "trượt" chứ không cố định như các nguyên âm đơn.
Có thể tóm tắt kết quả mô tả về các âm chính trong bảng (ở trang sau).
2.4.3.2. Sự thể hiện trên chữ viết của các âm chính
Có 10 nguyên âm chỉ có một cách thể hiện bằng chữ viết, đó là các nguyên âm:
Trong 10 nguyên âm này, có /έ/ được viết bằng chữ cái "a" trong những từ có
vần "anh" hoặc "ach", ví dụ: rành mạch, tanh tách; nguyên âm /‫כ‬/ được viết bằng chữ
cái "o" trong những từ có vần "ong" hoặc "oc", ví dụ ròng rọc, long đong.
DÒNG Trước - Sau
ĐỘ MỞ Không tròn môi Không tròn môi Tròn môi
Hẹp i ա u
Hơi hẹp e o
Hơi rộng ε /έ ᴕ/ᴕ ‫כ‬/‫כֿ‬
Rộng a/ă

46
Năm nguyên âm có hai cách thể hiện bằng chữ viết:
Nguyên âm /i/ được viết bằng chữ "i" và "y" ví dụ: li ti, ý kiến.
Nguyên âm /‫כ‬/ được viết bằng "oo" khi đứng trước /η/ và /k/ ví dụ: cái xoong,
rơ móoc và bằng "o" trong những trường hợp còn lại, ví dụ so đo, loi thoi.
Nguyên âm /ă/ được ghi bằng chữ "a" trong những âm tiết có vần au, ay ví dụ:
đau tay, chau mày và bằng chữ "ă'' trong những trường hợp còn lại, ví dụ: thoăn thoắt,
loắt choắt.
Nguyêm âm đôi /uo/ được ghi bằng "ua" ởnhững âm tiết không có âm cuối,
ví dụ: lùa thùa và bằng "uô" trong những âm tiết có âm cuối, ví dụ: luống cuống,
tuồn tột.
Nguyên âm đôi /шᴕ/được ghi bằng "ưa" trong những âm tiết không có âm cuối,
chẳng hạn lưa thưa và bằng "ươ" trong những trường hợp khác, ví dụ vườn tược.
Riêng nguyên âm đôi /ie/ có đến 4 cách thể hiện:
Nó được ghi bằng "yê" ở những âm tiết có âm đệm /w/ và có âm cuối, ví dụ
tuyên truyền hoặc không có âm đầu và âm đệm nhưng có âm cuối, ví dụ: yên, yếu.
Trong những âm tiết có âm cuối nhưng không có âm đệm thì nó được ghi bằng
"iê", ví dụ: tiên tiến.
Với những âm tiết không có âm cuối, nó được ghi bằng "ia" nếu không có âm
đệm, ví dụ chia lìa và được ghi bằng "ya" nếu như có âm đệm, ví dụ khuya.
Toàn bộ sự thể hiện của các nguyên âm - âm chính bằng chữ viết là như sau:
Âm vị Cách viết
/i/ i, y
/e/ ê
/ε/ e
/έ/ a (anh ach)
/ш/ ư
/u/ u
/o/ ô
/‫כ‬/ o, oo (oong ooc)
/‫כֿ‬/ o (ong oc)
/ᴕ/ ơ

47
/ᴕ/ â
/a/ a
/ă/ ă, a (au, ay)
/ie/ iê, yê, ia, ya
/шᴕ/ ươ, ưa
/uo/ uô, ua
2.4.3 3. Sự thể hiện trong các phương ngữ của âm chính
So với các thành tố khác của âm tiết, có lẽ âm chính là thành tố có nhiều chuyển
hoá nhất trong các phương ngữ, thổ ngữ.
Trong phương ngữ Bắc, có hiện tượng chuyển từ /ứ/ trong ưu thành /i/ trong iu,
ví dụ: về hưu - về hiu; từ /шᴕ/ trong ươu thành /ie/ trong iêu, ví dụ: con hươu - con
hiêu. Trong phương ngữ Trung, có hiện tượng chuyển từ /Ɔ/ thành /uƆ/, ví dụ nho nhỏ
- nhua nhủa; từ /ɛ/ thành /iɛ/, ví dụ: be bé - bia bía; từ /ш∂/ thành /∂/, ví dụ: Thanh
Chương - Thanh Chơng.
Trong phương ngữ Nam, có hiện tượng chuyển từ /ă/ thành /a/, ví dụ: đau tay -
đao tai; từ /e/ thành /ɛ/ ví dụ: thêu - theo.
2.4.4. Hệ thống âm cuối
2.4.4.1. Danh sách âm cuối
Tiếng Việt có 8 âm cuối, được phân biệt theo các tiêu chí như sau:
a.Về phương thức cấu âm:
- Âm ồn: có 3 âm vị: /-p, - t, -k/
- Âm vang: có 3 âm vị mũi: /- m, - n, -η/ và 2 bán nguyên âm /- u, - i/
b. Về vị trí cấu âm:
- Âm môi: có 3 âm vị: /- p, - m, - u/
- Âm lưỡi: có 6 âm vị: /- t, - n, - k, -η,-i/
Có thể trình bày khái quát kết quả miêu tả trong bảng sau:
Vị trí Lưỡi
Môi
Phương thức Đầu lưỡi Cuối lưỡi
ồn -p -t -k
Vang Mũi -m -n -η
Không mũi -u -i

48
2.4.4.2. Sự thể hiện trên chữ viết của âm cuối
Các âm cuối /- p, - t, - m, - n/ đều được ghi bằng các con chữ giống như kí hiệu
ngữ âm: p, t, m, n.
Bốn trường hợp còn lại không đảm bảo sự tương ứng 1-1 giữa âm và chữ.
Phụ âm /-k/ được ghi bằng ch khi xuất hiện trong những âm tiết có vần ich, ach,
êch, tức là khi nó đi sau các âm: /i, e, ồ/, ví dụ: chếch, thích, sạch. Ở các âm tiết khác
nó được ghi bằng c, ví dụ: được, việc, bóc, lạc.
Phụ âm /-η/ được ghi bằng nh trong những âm tiết có vần inh, anh, ênh, tức là
khi nó đi sau /i, e, ồ/, ví dụ: mình, khênh, bánh. Ở các âm tiết khác nó được ghi bằng
ng, ví dụ: vùng vằng, không, hàng.
Bán nguyên âm /- u/ được viết bằng o trong những âm tiết có các vần ao, eo,
tức là nó đi sau /a, ɛ/, ví dụ: leo, cao, trèo, vào. Còn lại, nó được viết bằng u, ví dụ: kêu
cứu, tiu nghỉu, bêu riếu.
Bán nguyên âm /-i/ được ghi bằng y ở những âm tiết có vần ay, ây, tức là khi nó
đứng sau /ă, ∂/, ví dụ: mây bay. Trong những âm tiết khác, nó được ghi bằng i, ví dụ:
nói, dài, rồi.
Có thể hình dung toàn bộ sự thể hiện bằng chữ viết của các âm cuối như sau:
/- m/ m /- p/ p / - u/ u,o
/- n/ n /- t/ t /- i/ i, y
/- η/ ng, nh /- k/ c, ch
2.4.4.3. Sự thể hiện trong các phương ngữ của âm cuối
Trong phương ngữ Nam và thổ ngữ Huế, các âm đầu lưỡi /- t,- n/ được chuyển
thành các âm cuối lưỡi tương ứng /- k,- η/, ví dụ: làn - làng, liên - liêng, mát - mác,
mặt - mặc.
Ngoài ra, trong phương ngữ Nam, các nguyên âm đôi khi kết hợp với các âm
cuối, ở một số bối cảnh, đã mất đi yếu tố thứ hai và biến thành nguyên âm đơn:
- /ie, /ш∂/ khi xuất hiện trước /- p, - m, - u, - i/ thi lần lượt biên thành /i, /ш∂/:
kiếp - kíp, cướp - cứp, tiêm - tim, gươm - gưm, chiều - chìu, hươu - hưu, cười - cừi...
- /uo/ khi xuất hiện trước /- t, - n, - k, - η, i/ thì biến thành /u/: tuột - [tuk6/, luộc
- [luk6/, chuông - [cuỗ1], chuôi - [cui1]
2.4.5. Hệ thống thanh điệu tiếng Việt
2.4.5.1. Miêu tả các thanh điệu tiếng Việt
Tiếng Việt có 6 thanh điệu. Trên chữ viết, 5 thanh được ghi lại bằng năm dấu

49
huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng còn một thanh không được ghi lại bằng một dấu nào cả. Có
thể gọi đó là thanh không dấu.
a) Thanh không dấu: là thanh điệu cao, có đường nét vận động bằng phẳng từ
đầu đến cuối. Ví dụ: Đi xe ca sang Gia Lâm.
b) Thanh huyền: So với thanh không dấu, thanh huyền là một thanh thấp.
Đường nét vận động của thanh này cũng bằng phẳng như thanh không dấu nhưng hơi
đi xuống ở phần cuối âm tiết. Sự khác nhau giữa thanh không dấu và thanh huyền là ở
độ cao. Một số sinh viên nước ngoài học tiếng Việt đã phát âm "ba" thành "bà" hoặc
ngược lại, là do không phân biệt được hai mức độ cao thấp của hai thanh này.
c) Thanh ngã: Bắt đầu ở độ cao gần ngang thanh huyền nhưng không đi ngang
mà vút lên, kết thúc ở độ cao cao hơn cả thanh không dấu.
Ở thanh ngã, đường nét vận động bị gãy ở giữa do trong quá trình phát âm có
hiện tượng bị tắc thanh hầu. Đây là chỗ khó phát âm đối với trẻ em và đối với người
nước ngoài học tiếng Việt. Thanh ngã hay bị phát âm thanh thanh sắc: ngã - ngá, nước
lã - nước lá.
d) Thanh hỏi: là một thanh thấp có đường nét gãy ở giữa. Độ cao lúc bắt đầu
thanh hỏi gần ngang thanh huyền. Sau khi đi ngang một đoạn, thanh này đi xuống và
lại đi lên cân xứng với đường đi xuống. Độ cao lúc kết thúc bằng độ cao lúc ban đầu.
Trẻ em mới học nói, thanh hỏi thường được phát âm thành thanh nặng, ví dụ: mở cửa -
mở cựa. Ở miền Trung và miền Nam, hai thanh ngã và hỏi không được phân biệt vì
vậy hay xảy ra tình trạng lẫn lộn dấu ngã và dấu hỏi khi viết chính tả.
e) Thanh sắc: Lúc bắt đầu, độ cao của thanh sắc gần với thanh không dấu nhưng
thanh sắc không đi ngang mà đi lên. ở những âm tiết có âm cuối là /- p, - t, - k/ như
bắt, cóc, nấp thì thanh sắc vút cao ngay, gây ấn tượng ngắn. ở miền Trung, có vùng
phát âm một số âm tiết mang thanh sắc thành thanh hỏi, ví dụ: ý chí - ý chỉ.
g) Thanh nặng: là một thanh thấp và có đường nét xuống dần. Những âm tiết có
âm cuối là /-p, - t, - k/ như học, tập, mật thanh nặng được phát âm đi xuống
ngay.Thanh nặng cũng có hiện tượng tắc thanh hầu trong quá trình phát âm.
Dưới đây là biểu đồ về sự thể hiện của các thanh điệu tiếng Việt:

50
400
320
3
280 5
240 1
220
200
180
160
140
4
120

110
2
100

90

80

6
0 20 40 60 80

2.4.5.2. Phân loại thanh điệu


Trong phần miêu tả ở trên, chúng ta thấy các thanh điệu phân biệt với nhau theo
hai đặc trưng chủ yếu: độ cao (âm vực) và đường nét vận động (diễn biến về độ cao).
Dựa vào đặc trưng này, có thể phân loại thanh điệu theo hai cách:
a) Dựa vào âm vực, có thể phân thanh điệu tiếng Việt thành hai nhóm:
- Các thanh có âm vực cao: không dấu, ngã, sắc
- Các thanh có âm vực thấp: huyền, hỏi, nặng
Trong loại âm vực cao, thanh không dấu thuộc bậc vừa, còn ngã sắc thì cao hẳn.
b) Dựa vào đường nét vận động hay âm điệu, các thanh được chia ra:
- Những thanh có đường nét bằng phẳng (truyền thống gọi là thanh bằng):
không dấu, huyền.
- Những thanh có đường nét không bằng phẳng (truyền thống gọi là thanh trắc):
ngã hỏi, sắc, nặng.
Trong số các thanh trắc có thể phân nhỏ thành:
+ Các thanh có đường nét gãy: ngã, hỏi
+ Các thanh có đường nét không gãy: sắc, nặng.
Chúng ta có thể tóm tắt kết quả trình bày trong bảng sau:
Âm điệu Trắc
Bằng
Âm vực Gãy Không gãy
Cao Không dấu Ngã Sắc
Thấp Huyền Hỏi Nặng

51
2.4.5.4. Sự thể hiện trong các phương ngữ của thanh điệu
Trong phương ngữ Bắc, đặc biệt là ở thổ ngữ Hà Nội, 6 thanh điệu được phân
biệt một cách đầy đủ rõ rệt. Sự miêu tả ngữ âm học trên đây về các thanh điệu chính là
dựa trên cơ sở tiếng Hà Nội.
Trong phương ngữ miền Trung, nhìn chung đa số các thổ ngữ đều có 5 thanh,
thanh ngã bị nhập vào thanh hỏi (ví dụ: Nghệ An), cũng có vùng thanh ngã không
nhập vào thanh hỏi mà lại nhập vào thanh nặng (ví dụ: Hà Tĩnh, Đô Lương - Nghệ
An). Ở một số thổ ngữ, có 4 thanh, cả hỏi và ngã đều nhập vào nặng (ví dụ: Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình).
Ở Nghi Lộc - Nghệ An, các thanh điệu có sự chuyển đổi hết sức phức tạp, ngoài
việc thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng được phát âm lẫn như ở các vùng khác thì thanh
huyền, thanh sắc đều nhập vào thanh không dấu, chẳng hạn cá và cà đều phát âm thành
ca; thanh ngã có lúc bị biến thành thành huyền, chẳng hạn bữa phát âm thành bừa.
Tính chất của các thanh trong các phương ngữ miền Trung cũng hơi khác so với
phương ngữ Bắc và Nam: độ cao của chúng không được chia tách rõ rệt bằng ở các
phương ngữ khác.
Trong phương ngữ Nam, chỉ có 5 thanh: ngang, huyền, sắc, nặng, hỏi, còn
thanh ngã bị nhập vào hỏi. Nhìn chung, ở phương ngữ Nam đường nét của các thanh
phức tạp hơn so với phương ngữ Bắc.
2.5. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGỮ ÂM TRONG NHÀ TRƯỜNG
2.5.1. Chữ viết và chữ viết tiếng Việt
2.5.1. Một số vấn đề chung về chữ viết
a. Chữ viết là gì?
Chữ viết là hệ thống kí hiệu thị giác (gồm các đường nét) để ghi lại các âm
thanh của ngôn ngữ vốn là những tín hiệu thính giác.
Chữ viết không phải là ngữ âm, nó chỉ là phương tiện để biểu thị ngữ âm. Vai
trò của chữ viết là cố định hoá lời nói âm thanh, lưu giữ lời nói âm thanh và mở rộng
phạm vi giao tiếp, tức là khắc phục các hạn chế của ngôn ngữ âm thanh về cả mặt thời
gian và lẫn mặt không gian.
b. Các loại chữ viết
- Chữ viết tượng hình: là thứ chữ viết tối cổ của loài người, thoạt đầu là những
hình vẽ mô phỏng các sự vật rồi dần dần được đơn giản hoá. Thứ chữ tượng hình xưa nhất

52
có lẽ là chữ Sumer ở vùng Lưỡng Hà, cách đây khoảng 6000 năm. Những thứ chữ muộn
hơn, cách đây chừng 4000- 5000 năm là chữ Ai cập cổ, chữ Hán, chữ Tiền Ân Độ, chữ
Hittite (ở vùng tiểu A), chữ Crette (ở Địa Trung Hải). ở vùng Trung Mỹ, có những chữ
tượng hình của người da đỏ: Mây, Aztêc, chỉ mới xuất hiện cách đây 2000-3000 năm.
- Chữ viết ghi âm: Các thứ chữ viết tượng hình tuy có ít nhiều tính chất ghi âm
nhưng về căn bản vẫn là tượng hình, biểu ý. Còn chữ viết ghi âm thì chỉ chú ý đến việc
phản ánh mặt âm thanh của ngôn ngữ.
- Chữ viết ghi âm tiết: là thứ chữ viết gồm các con chữ ghi nguyên vẹn các âm tiết.
Trong các chữ tượng hình Hittite, Tiền Ân, người ta đã thấy những con chữ ghi
âm tiết.
Chữ viết hoàn toàn ghi âm tiết mà xưa nhất là chữ viết ở đảo Cyprus (Pháp), với
những tư liệu ở thế kỷ V TCN. Hệ thống chữ viết này gồm 54 ký hiệu và có một vài kí
hiệu hiện nay chưa giải mã được.
Một thứ chữ ghi âm tiết khác xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI - IV TCN ở
Persepolis, chỉ gồm 36 kí hiệu.
Hai hệ thống chữ viết ghi âm tiết xuất hiện chậm hơn là chữ Ethiopia (thế kỷ IV)
và chữ Brahmi (thế kỷ III). Trong khi chữ Ethiopia chỉ dùng để ghi các ngôn ngữ Semite
ở châu Phi thì chữ Brahmi của Ân Độ được vay mượn để ghi các ngôn ngữ ở Trung A
và Đông A: Tây Tạng, Turkestan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Inđonesia...
Một thứ chữ ghi âm tiết thuộc một truyền thống khác hẳn là chữ Nhật. Người
Nhật tiếp thu chữ Hán từ thế kỷ IV, nhưng tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ khác
hẳn tiếng Trung Quốc nên người Nhật đã sáng chế ra một loại chữ lấy các nét chữ đơn
giản của chữ Hán làm kí hiệu ghi các âm tiết và một kí hiệu ghi âm cuối - n. Họ tạo ra
hai hệ thống: Katakana (thế kỷ VIII) và Hiragana (thế kỷ IX); Katakana để ghi những
từ ngoại lai và Hiragana ghi những từ thuần Nhật. Tuy nhiên, người Nhật còn dùng
chừng 2000 chữ Hán đọc theo âm Hán - Nhật, gọi là Kanzi (Hán tự).
- Chữ viết ghi âm vị: là thứ chữ gồm các con chữ ghi từng đơn vị ngữ âm nhỏ
nhất. Thứ chữ này thường dùng nhất hiện nay và được gọi là chữ viết a, b, c vì a, b, c
là các chữ cái đầu tiên theo trật tự đã quen từ lâu.
Chữ cái phoenicia, gồm 22 kí hiệu là chữ cái ghi âm ra đời đầu tiên, thế kỷ
XIII TCN.

53
Khoảng 1000 TCN, người Hy Lạp mượn những chữ cái phoenicia và đặt thêm
một số ký hiệu nữa để ghi ngôn ngữ của mình, do đó mà có chữ cái Hy Lạp, gồm 24
con chữ.
Chữ Hy Lạp truyền qua Y và hình thành nên chữ cái Latin, khoảng thế kỷ I
TCN. Đi đôi với sự bành trướng đế quốc La Mã và Thiên chúa giáo, chữ cái Latinh
được phổ biến ở các nước Tây và Trung Âu, rồi ra cả thế giới. Ngày nay, nó là thứ chữ
quen thuộc nhất.
Mặt khác, chữ Hy Lạp truyền đến các dân tộc Slave vào thế kỷ IX. Với mục
đích truyền giáo, hai ông Cyrille và Method đã dựa vào chữ Hy Lạp mà đặt ra hệ thống
chữ cái gồm 45 kí hiệu để ghi tiếng Bungari, về sau gọi là chữ Cyrille, được dùng để
ghi nhiều ngôn ngữ Slave. Chữ Nga là loại chữ xuất phát từ đây.
Một hướng phát triển khác của chữ cái phoenicia là vào thế kỷ IX TCN, nó
được người Aram - một dân tộc du mục ở Sa mạc Syria mượn để ghi ngôn ngữ của họ.
Chữ Aram này là nguồn gốc của chữ Do Thái và chữ A Rập phổ biến trong thế giới
Hồi giáo.
Ngoài chữ cái phoenicia còn có hai thứ chữ viết ghi âm vị nữa là: chữ Rune và
chữ Ogham.
Chữ Rune là hệ thống 24 ký hiệu dùng để ghi chép một số ngôn ngữ thuộc các
dân tộc Giec man. Chữ viết này được phát hiện nhiều nhất là ở Thuỵ Điển, sau đó là
Na Uy, Đan Mạch, Đức, Pháp, Anh và cả châu Mỹ cũng có. Ra đời khoảng thế kỷ thứ
III, bị bỏ phế sau khi vùng Scandinavia theo đạo Thiên Chúa, khoảng thế kỷ VIII.
Chữ Ogham (lấy tên vị thần tạo ra chữ này theo truyền thuyết ở Ireland) có 20
con chữ, đặc biệt ở chỗ chỉ dùng nét ngang. Chữ này xuất hiện ở Ireland và Anh vào
khoảng thế kỷ thứ V.
2.5.1.2. Chữ viết tiếng Việt
a. Chữ Nôm
Chữ Nôm hình thành vào thế kỷ thứ X, sau khi thoát khỏi đêm dài đô hộ của
phong kiến phương Bắc. Chữ Nôm được xây dựng dựa trên chữ Hán. Nhìn chung, chữ
Nôm được cấu tạo bằng các cách sau:
- Dùng nguyên dạng chữ Hán: có thể đọc theo âm Hán - Việt hoặc đọc trại âm
Hán - Việt hoặc theo âm Hán cổ.

54
- Ghép hai chữ Hán: có thể ghép hai chữ ghi ý, hai chữ ghi âm hoặc một chữ
ghi âm, một chữ ghi ý.
- Sử dụng bộ của chữ Hán: chữ Nôm dùng chừng 60 bộ trong số 214 bộ của
chữ Hán.
- Sử dụng chữ Hán nhưng thay đổi một vài dấu phụ: có thể thêm dấu nháy để
chỉ sự trại âm hoặc bớt nét.
Chữ Nôm có nhược điểm của một thứ chữ tượng hình cấu tạo rườm rà, một chữ
có thể đọc nhiều cách tuỳ theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, chữ Nôm đã có tác dụng tích cực
đối với việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt, nó bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc ta, nó góp
phần quyết định việc hình thành ngôn ngữ văn học và xây dựng lâu đài văn chương
rực rỡ của Việt Nam, nó cũng thể hiện ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.
b. Chữ Việt (chữ quốc ngữ)
- Hoàn cảnh ra đời:
Chữ quốc ngữ được sáng chế vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVII, bởi các giáo sĩ
phương Tây. Người có công đầu tiên là Francisco de Pina, giáo sĩ người Bồ Đào Nha,
người đầu tiên giảng kinh bằng tiếng Việt mà không dùng thông ngôn, là người thầy
dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ khác. Francisco de Pina ở Việt Nam từ năm 1617 đến
1625 nhưng đến khi mất không để lại một tài liệu nào về chữ Việt trong thời kỳ phôi
thai này. Những điều chúng ta biết được về chữ viết tiếng Việt trong buổi đầu này là
qua các văn bản của các giáo sĩ người Ý như F.Busomi (1624), Baldinotte (1629), Ch.
Bori (1631).
Từ năm 1631, có hai giáo sĩ Bồ Đào Nha khác đến nước ta, đó là Gaspar de
Amaral và Antonio de Barbosa. Hai giáo sĩ này đã biên soạn các cuốn từ điển Việt -
Bồ và Bồ - Việt. Các công trình viết tay này đã được A.de Rhodes lấy làm nền tảng
cho tác phẩm nổi tiếng của mình, như lời tự nhận của ông trong bài tựa cuốn từ điển
Việt - Bồ - La.
Năm 1651, A. de Rhodes cho nhà in ở Rôma đúc chữ Việt lần đầu tiên để in
cuốn từ điển Việt - Bồ - La. Đó chính là tờ giấy khai sinh của chữ Việt.
Vào cuối thế kỷ XVIII, Pigneau de Béhaine biên soạn cuốn từ điển Việt - Latin
(1772), ở công trình này hình thức của chữ viết tiếng Việt được tu chỉnh rất nhiều. Đầu
thế kỷ XIX, Taberd, một vị giám mục người Pháp khác đã sử dụng thành quả của

55
Béhaine để soạn cuốn Việt Nam dương hiệp tự vị, từ điển Việt - Latin (1838), trong đó
cách viết chữ Việt giống như ngày nay.
Trong suốt hai thế kỷ, từ khi xuất hiện cho đến khi hoàn chỉnh, chữ Việt chỉ
được sử dụng trong phạm vi nhà thờ Thiên chúa giáo. Cuối thế kỷ XIX, sau khi xâm
lược Việt Nam, thực dân Pháp khuyến khích sử dụng tiếng Việt với mục đích đô hộ.
Năm 1878, chữ quốc ngữ được đem vào dạy trong nhà trường, có một số tờ báo viết
bằng chữ quốc ngữ. Năm 1882, thống đốc Nam Kỳ kí một nghị định bắt buộc dùng
chữ Việt trong các công văn, giấy tờ.
Đầu thế kỷ XX, tình hình ngược lại, trong khi người Pháp hạn chế việc dùng
chữ quốc ngữ, phổ biến chữ ghi tiếng Pháp thì các nhà Nho yêu nước bắt đầu ý thức
được tầm quan trọng của chữ quốc ngữ trong công cuộc chống ngoại xâm. Phong trào
Đông kinh nghĩa thục đã thành công trong việc vận động truyền bá chữ quốc ngữ. Báo
chí bằng chữ quốc ngữ ngày càng nhiều, sau kỳ thi hương cuối cùng năm 1918, chữ
quốc ngữ trở thành thứ chữ chính thức và thông dụng của nước ta. Nhờ sử dụng chữ
Việt, đầu thế kỷ XX một nền văn chương học thuật mới được thành lập và phát triển
rất mạnh: số lượng tác giả, tác phẩm có giá trị viết bằng tiếng Việt ngày càng tăng;
tiếng Việt ngày càng phong phú và đến nay nó đủ để sử dụng trong tất cả các ngành
khoa học kỹ thuật.
- Ưu và nhược điểm
Chữ quốc ngữ có những ưu điểm nổi bật:
Đó là thứ chữ ghi âm vị, một loại hình chữ viết tiến bộ nhất; cơ sở của nó dựa trên
những con chữ Latin phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới; về hiệu quả ghi âm thì hiện nay
chữ Việt còn theo gần sát với ngữ âm tiếng Việt. Chữ quốc ngữ là thứ chữ dễ học, dễ viết
và có thể dễ dàng tiếp thu các ngoại ngữ quan trọng nhất cùng một hệ chữ Latin.
Tuy nhiên, chữ viết tiếng Việt cũng còn một số nhược điểm:
- Không đảm bảo sự tương ứng 1-1 giữa âm và chữ. Còn có tình trạng một âm
được ghi bằng nhiều chữ và một chữ lại được dùng để ghi nhiều âm khác nhau. Chẳng
hạn, âm vi /k/ được ghi bằng ba chữ c, k, q; chữ g lại ghi hai âm vị /ɤ/và /z/.
- Không sử dụng hết các chữ cái trong bảng chữ cái Latin mà sáng tạo ra những
tổ hợp chữ không cần thiết. Chẳng hạn, ph, gi, ngh, gh...
- Ngoài ra, chữ quốc ngữ cũng có quá nhiều dấu phụ nên khi in ấn gặp khó
khăn, khi viết tay thì ảnh hưởng đến tốc độ.

56
2.5.2. Chính tả và chính tả tiếng Việt
2.5.2.1. Khái niệm chính tả
Chính tả là toàn bộ những qui tắc qui định cách viết đúng chữ viết của một
ngôn ngữ.
2.5.2.2. Các nguyên tắc chính tả tiếng Việt
a. Nguyên tắc ngữ âm học
Là nguyên tắc cơ bản của chính tả tiếng Việt, bởi vì, chữ viết tiếng Việt là loại
chữ viết ghi âm. Nội dung của nguyên tắc này có nghĩa là phát âm thế nào thì viết thế
ấy, một âm ghi bằng một chữ và một chữ chỉ biểu hiện một âm mà thôi. Nguyên tắc
ngữ âm học chi phối hầu hết cách viết các chữ trong bộ chữ viết tiếng Việt. Chẳng
hạn, /b/ ghi là b, /t/ ghi là t, /d/ ghi là đ, /m/ ghi là m...
Lúc đầu các chữ viết ghi âm đều tuân thủ nguyên tắc này, về sau, trong khi chữ
viết mang tính cố định, ít thay đổi còn ngữ âm thì biến hoá sâu sắc thì nguyên tắc này
không còn được tuân thủ chặt chẽ nữa. Vì thế, để viết đúng chính tả tiếng Việt còn cần
phải tuân thủ theo các nguyên tắc khác nữa.
b. Nguyên tắc truyền thống
Đảm bảo nguyên tắc truyền thống có nghĩa là không thay đổi thói quen đã có từ
lâu đời. Trong chữ viết tiếng Việt, có những cách viết chấp nhận qui định từ xưa để lại,
đó là cách viết các âm đầu /k, ɤ, η/. Âm đầu /k/ khi đi liền với các chữ ghi nguyên âm
i, iê, e thì viết là k. Các âm đầu /ɤ, η/ các chữ ghi nguyên âm i, iê, e thì phải thêm chữ
h. Nguyên tắc truyền thống trong chính tả tiếng Việt khiến cho chữ viết không còn
phản ánh ngữ âm một cách trung thực, tiết kiệm, gây nhiều rắc rối cho việc học chữ,
nhất là đối với trẻ em.
c. Nguyên tắc phân biệt
- Phân biệt một số hình vị đồng âm dị nghĩa, ví dụ: da thịt/ gia đình; dơ bẩn/
giơ tay.
- Dựa vào từ nguyên để xác định cách viết: dã man/ tác giả; sử dụng/ xử sự;
thúc giục/ giáo dục; tranh giành/ dành dụm.
2.5.2.3. Một số vấn đề về qui tắc viết hoa
a. Viết hoa tên riêng tiếng Việt
- Tên người và tên nơi chốn viết hoa tất cả các âm tiết, không dùng gạch nối, ví
dụ: Trần Quốc Toản, Hàn Mặc Tử, Nghệ An, Hà Nội...

57
- Tên tổ chức, cơ quan chỉ viết hoa âm tiết đầu tổ hợp từ dùng làm tên, ví dụ:
Đảng cộng sản Việt Nam, Trường Đại học Vinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo...
b. Viết hoa tên riêng không phải tiếng Việt
- Nếu chữ viết nguyên ngữ dùng chữ cái Latin thì giữ nguyên trên chữ viết như
nguyên ngữ, ví dụ: Paris, London...
- Nếu chữ viết nguyên ngữ dùng một hệ thống chữ cái khác thì áp dụng lối
chuyển tự chính thức sang chữ cái Latin, ví dụ: Lomonoxov, Moskva...
- Nếu chữ viết nguyên ngữ không phải chữ viết ghi âm vị thì dùng một cách
phiên âm chính thức bằng chữ cái Latin, ví dụ: Tokyo...
- Những tên riêng đã có hình thức quen thuộc thì không cần thay đổi, chẳng
hạn: Pháp, Anh, Hy Lạp, Bắc Kinh, Lỗ Tấn...
Hiện nay, sách giáo khoa ở trường Phổ thông đang sử dụng cách phiên âm trực
tiếp ra tiếng Việt, các âm tiết có dấu thanh, có gạch nối giữa các âm tiết và chỉ viết hoa âm
tiết đầu tiên trong từ, ví dụ: Ê- đi- xơn, Xtác- đi, Đê- rốt- xi, Mát- xcơ- va, Luân - đôn...
2.5.3. Chính âm và vấn đề chính âm trong tiếng Việt
2.5.3.1. Khái niệm chính âm
Khi một ngôn ngữ đã phát triển đến một trình độ ngôn ngữ thống nhất của toàn
dân tộc thì vấn đề chuẩn hoá được đặt ra. Chính âm là một mặt của vấn đề chuẩn hoá
ấy. Nội dung chủ yếu của chính âm là xác định và phổ biến hệ thống âm chuẩn của
ngôn ngữ dân tộc.
2.5.3.2. Vấn đề chính âm của tiếng Việt hiện đại
a. Ở một số nước trên thế giới, hệ thống âm chuẩn của một ngôn ngữ thường là
hệ thống ngữ âm của thủ đô: tiếng Anh ở London, tiếng Nga ở Moskva, tiếng Pháp ở
Paris, tiếng Trung Quốc ở Bắc Kinh, tiếng Nhật ở Tokyo...
Cũng như các ngôn ngữ khác, do sự phát triển theo chiều dài lịch sử từ xưa đến
nay, ngữ âm tiếng Việt không phải là thống nhất hoàn toàn từ Bắc chí Nam. Hiện nay,
tiếng Việt có ba phương ngữ Bắc, Trung, Nam, trong từng phương ngữ lại có nhiều
thổ ngữ khác nhau.
Dẫu có những sai biệt địa phương, tiếng Việt vẫn là thứ ngôn ngữ thống nhất
toàn dân vì trong các phương ngữ, thổ ngữ ta vẫn tìm thấy các nét cơ bản chung, làm
người ba vùng vẫn có thể giao tiếp với nhau dễ dàng bằng khẩu ngữ.
Tuy nhiên, việc xây dựng một hệ thống ngữ âm tiêu chuẩn cho tiếng Việt vẫn là

58
một việc làm cần thiết. Bởi vì những khác biệt về ngữ âm, từ vựng giữa các phương
ngữ, thổ ngữ có thể đưa tới sự hiểu lầm, không có lợi cho giao tiếp. Hơn nữa, trong
giao tiếp quốc tế cần phải giới thiệu một thứ tiếng Việt tiêu biểu.
b. Một số quan niệm về hệ thống âm chuẩn của tiếng Việt:
Nguyễn Lân, năm 1956, đề nghị hệ thống âm chuẩn là: 6 thanh điệu ở Bắc Bộ,
các phụ âm cuối theo phương ngữ Bắc, các phụ âm quặt lưỡi theo phương ngữ Trung
và phân biệt d, gi.
Hồng Giao, năm 1957, đề nghị hệ thống âm chuẩn là hoàn toàn theo thổ ngữ Hà
Nội. Nhưng về mặt chính tả thì vẫn phân biệt tr/ch, s/x và r/d/gi.
Năm 1972, các tác giả Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung, Nguyễn Nguyên Trứ
cùng một quan niệm với tác giả Hoàng Phê cho rằng "hệ thống ngữ âm tiêu chuẩn của
tiếng Việt là hệ thống ngữ âm đã được cố định hoá trên chữ viết với một sự điều chỉnh
thích đáng cho phù hợp với thực tế phát triển của tiếng Việt ngày nay.
Năm 1974, Vương Hữu Lễ cũng tán thành cách giải quyết như vậy khi đề nghị lấy
thổ ngữ của người Hà Nội làm căn bản nhưng bổ túc các ưu điểm của các thổ ngữ khác.
Năm 1982, các tác giả Nguyễn Kim Thản và Nguyễn Văn Tu cũng đề nghị một ý
kiến tương tự: " chuẩn mực ngữ âm của tiếng Việt ngày nay nên lấy hệ thống ngữ âm của
phương ngôn Bắc mà tiêu biểu là tiếng Hà Nội làm căn cứ, đồng thời công nhận cách phát
âm cong lưỡi, một số tổ hợp phụ âm và một số vần cái như đã biểu hiện trên chính tả".
Theo giáo trình này, hệ thống ngữ âm chuẩn tiếng Việt cần thống nhất như sau:
- Hệ thống thanh điệu gồm 6 thanh như trong thổ ngữ Hà Nội.
- Hệ thống phụ âm đầu có các âm quặt lưỡi /ţ, ş, ʐ/ và không phân biệt d/gi chỉ
lấy một âm vị /z/.
- Hệ thống vần giống như trên chữ viết.
Đề nghị này gần như thống nhất được ý kiến của các tác giả đã điểm trên.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHƯƠNG 2

2.1. Câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học mục 2.1
1. Chứng minh rằng, âm thanh ngôn ngữ là một loại âm thanh nhân tạo đặc biệt.
2. Âm thanh ngôn ngữ và chữ viết là hai bình diện khác nhau nhưng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Bạn hãy phân tích và làm sáng tỏ vấn đề này.

59
3. Phân tích các cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ngữ âm.
4. Bài tập:
a) Bịt tai lại và phát âm âm f thành ff... ; tương tự như vậy phát âm âm v.
Lưu ý rằng, khi phát âm âm v, trong tai có tiếng ù đặc do dây thanh rung động
tạo nên. Khi phát âm âm f không có hiện tượng này vì f là âm vô thanh. Âm v là âm
hữu thanh.
Theo cách thức trên, hãy phân biệt các âm sau đây ra vô thanh và hữu thanh: s,
z, p, b, m, n, t, l, k, g. (Cách thứ hai, đặt tay vào cục yết hầu để thấy dây thanh rung
hay không rung.)
b) Bịt mũi lại phát âm n và t. Ở trường hợp đầu, sẽ nhận ra tiếng vang ở khoang
mũi, trường hợp sau không thấy gì. Âm n là âm mũi còn âm t là âm miệng.
Theo cách thức trên, hãy phân biệt các âm sau đây ra âm mũi và âm miệng: m,
i, a, b, nh, k, o, ng.
2.2. Câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học mục 2.2.
1. Âm tiết là gì? "Lí thuyết độ căng" có vai trò quan trọng như thế nào trong
việc xác định ranh giới giữa các âm tiết?
2. Dựa vào các tiêu chí âm học và cấu âm, người ta phân âm tố ra hai loại
nguyên âm và phụ âm. Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa hai loại âm tố này và dùng ví dụ
trong tiếng Việt để chứng minh.
3. Sự phân loại và miêu tả nguyên âm thường được dựa trên những tiêu chí
nào? Các tiêu chí này tương ứng như thế nào với hai tiêu chí phân loại và miêu tả phụ
âm là bộ phận cấu âm và phương thức cấu âm. Phân tích và minh hoạ bằng các ví dụ
trong tiếng Việt.
4. Âm vị là gì? Sự khác nhau và mối liện hệ giữa âm vị, âm tố.
5. Bài tập:
a) Vẽ sơ đồ hình sin các âm tiết tiếng Việt trong câu thơ sau:
Ta về ta tắm ao ta
b) Để ghi kí hiệu âm tố, người ta dùng qui ước đặt kí hiệu phiên âm đó vào
trong móc [ ]. Hãy ghi các kí hiệu âm tố tiếng Việt mà anh chị biết vào các ô vuông
này. Tương tự như vây, hãy ghi các kí hiệu âm vị tiếng Việt vào trong dấu / /.
c) Hãy miêu tả các nguyên âm và phụ âm sau: /a/, /i/,/o/. /u/, /e/,/∂/,/ε/, /ш/; /b/,
/t/, /k/, /d/, /m/, /n/, /η/, /ɲ/, /s/, / ş/, /z/, / ʐ /.

60
2.3. Câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học mục 2.3
1. Phân tích các đặc điểm của âm tiết tiếng Việt. Từ những đặc điểm này, anh
(chị) có suy nghĩ gì về việc dạy Học vần ở tiểu học hiện nay.
2. Âm tiết tiếng Việt bao gồm những thành tố nào? Vị trí, chức năng của mỗi
thành tố?
3. Các truyền thống ngữ văn nào của người Việt chứng tỏ khả năng phân giải ra
các thành tố của âm tiết tiếng Việt ?
4. Phân loại các âm tiết trong đoạn thơ theo tiêu chí cách kết thúc âm tiết:
Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam tuyền mờ mịt thức mây
Mấy lần gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh
(Trích Chinh phụ ngâm)
2.4. Câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học mục 2.4
1. Phân tích đặc điểm của hệ thống âm đầu tiếng Việt. Hãy miêu tả các phụ âm
đầu tiếng Việt.
2. Hệ thống âm đầu được thể hiện trên chữ viết như thế nào? Hãy xây dựng qui
tắc chính tả cho cách ghi các phụ âm đầu /k, η, ɤ/.
3. Trong các phương ngữ, thổ ngữ hệ thống âm đầu được thể hiện thế nào? Cho
ví dụ minh hoạ.
4. Nêu các đặc điểm và chức năng của âm đệm. Âm đệm được thể hiện trên chữ
viết như thế nào?
5. Nêu các đặc điểm và chức năng của âm chính trong tiếng Việt? Miêu tả các
âm chính theo nhóm.
6. Các âm chính được thể hiện trên chữ viết như thế nào? Vẽ bảng kê mối quan
hệ giữa ngữ âm và chữ viết của âm chính, có ví dụ minh hoạ.
7. Sắp xếp các âm cuối tiếng Việt theo hai tiêu chí phương thức cấu âm và vị trí
cấu âm. Chỉ ra sự thể hiện của các âm cuối trên chữ viết.
8. Các âm cuối tiếng Việt được thể hiện trong các phương ngữ và thổ ngữ như
thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
9. Nêu và phân tích định nghĩa về thanh điệu. Miêu tả hệ thống thanh điệu tiếng Việt.
10. Nhận xét về qui luật phân bố thanh điệu trong các từ láy sau: vui vẻ, khấp

61
khểnh, khập khiễng, đẹp đẽ, lạ lùng, dễ dàng, sáng sủa, lạnh lẽo, gọn gàng, đỏ đắn,
gồng ghềnh, khó khăn, lập loè, đo đỏ, mạnh mẽ.
11. Ghi theo kí hiệu phiên âm quốc tế và phân biệt cấu tạo cuả các âm tiết:
khách, thành, hồng, lung, bóng, hịch, định, chinh.
2.5. Câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học mục 2.5
1. Chữ viết là gì? Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của chữ viết tiếng
Việt (chữ quốc ngữ). Thử đề xuất cách cải tiến bộ chữ viết này.
2. Thế nào là chính tả? Trình bày các nguyên tắc chính tả tiếng Việt.
3. Trình bày những hiểu biết của bạn về qui tắc viết hoa và qui tắc phiên âm
trong tiếng Việt.
4. Thế nào là chính âm? Nêu và phân tích nội dung cơ bản của công tác chính
âm. Tại sao phải đặt ra vấn đề chuẩn phát âm trong khi sự tồn tại của phương ngữ là
một thực tế?
5. Thế nào là ngữ điệu? Phân tích các yếu tố của ngữ điệu và chức năng của chúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2

1. Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000.
2. Hoàng Dũng, Vương Hữu Lễ, Ngữ âm tiếng Việt, Trường Đại học sư phạm
Hà Nội, 1995.

62
CHƯƠNG 3
TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT

3.1. TỪ VỰNG VÀ TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA HỌC


3.1.1. Từ và từ vựng
3.1.1.1. Khái niệm từ
Có ba quan niệm về từ:
Quan niệm thứ nhất, nhấn mạnh về mặt hình thức của từ, có các tác giả như
Bloomfiel, Nguyễn Kim Thản... Bloomfiel nhấn mạnh khả năng vận dụng của từ, cho
rằng: “Từ là hình thức tự do nhỏ nhất”. Nguyễn Kim Thản nhấn mạnh tính hoàn chỉnh
về kết cấu của từ và cho rằng:“Từ là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm và kết cấu”
Quan niệm thứ hai, nhấn mạnh về mặt nội dung của từ. “Từ là một hình thức
biểu đạt một khái niệm nhất định” [Hoàng Tuệ]. Thực chất, một từ có khi biểu thị một
khái niệm nhưng cũng có những từ không biểu thị khái niệm, chẳng hạn như các hư từ.
Mặt khác, có những khái niệm lại phải biểu hiện bằng nhiều từ, chẳng hạn như khái
niệm nhà nước pháp quyền.
Quan niệm thứ ba, nhấn mạnh chức năng ngữ pháp của từ. Các tác giả Lê Văn
Lý, Sapier cho rằng: “Từ là đơn vị đảm nhiệm một chức năng ngữ pháp nhất định”.
Định nghĩa này chỉ đúng đối với các thực từ, đối với các hư từ thì chức năng ngữ pháp
không rõ.
Từ việc phân tích các quan điểm trên, giáo trình này xác định khái niệm: Từ là
đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có chức năng định danh, có tính chỉnh thể về nội dung và
hình thức, có thể đảm nhận các chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu.
Có thể phân tích định nghĩa về từ như sau:
Thứ nhất, từ có chức năng định danh, tức là từ được dùng để gọi tên sự vật
(bàn, ghế), hiện tượng (mưa, nắng, chiến tranh), tính chất (chua, cay, tốt), hoạt động
(chạy, ăn, khóc). Còn nếu nói đến câu là nói đến một đơn vị có chức năng thông báo.
Thứ hai, từ có tính chỉnh thể về nội dung và hình thức. Về nội dung, từ có tính
chất qui ước, sẵn có (còn gọi là tính võ đoán), nghĩa của từ không thể giải thích được.
Chẳng hạn, hoa hồng gọi tên một loại hoa có rất nhiều màu hồng, trắng, vàng, đỏ…
Bên cạnh tính võ đoán, tính khái quát và tính biểu trưng cũng qui định tính chỉnh thể

63
về nội dung, ý nghĩa của từ. Chẳng hạn, từ quần áo có ý nghĩa khái quát chỉ "tất cả
những thứ dùng để mặc" chứ không phải chỉ gọi tên hai loại quần và áo, từ sắt đá
trong câu "Anh ấy là người sắt đá" có nghĩa biểu trưng chỉ tính cách cứng rắn, lập
trường kiên định chứ không phải chỉ hai loại vật liệu là sắt và đá.
Về hình thức, từ là một chỉnh thể không thể chia tách được. Đơn vị nào thay đổi
được hình thức thì không phải là từ. Chẳng hạn, nhà nếu tách ra thành nh và à thì
không có nghĩa, nếu thay đổi thanh điệu thành nha thì mang một ý nghĩa khác. Cà
chua, gang thép (chỉ lập trường kiên định, vững vàng) là các chỉnh thể nhưng cò bay
thì không phải là một chỉnh thể vì giữa hai từ có thể thêm một yếu tố, chẳng hạn cò
đang bay.
Thứ ba, từ là đơn vị được sử dụng tự do trong câu,là đơn vị đảm nhận một chức
năng ngữ pháp nhất định trong câu, tức là có chức năng tạo câu. Chẳng hạn, với các từ
mặt trời, đường, chiếu, sáng, bên, nhà chúng ta có thể tạo ra các đơn vị khác nhau lớn
hơn chúng.
a. Mặt trời chiếu sáng đường bên nhà
b. Nhà bên đường sáng mặt trời.
3.1.1.2. Khái niệm thành ngữ
Trong ngôn ngữ, bên cạnh từ còn có những tập hợp từ có tính sẵn có, tính cố
định, bắt buộc và là đơn vị nhỏ nhất dùng để tạo câu như mắt lá răm, một nắng hai
sương… Đó chính là các thành ngữ. Thành ngữ là những cụm từ cố định, có kết cấu
bền vững, có ý nghĩa hoàn chỉnh và bóng bẩy, được sử dụng tương đương với từ.
3.1.1.3. Khái niệm từ vựng
Từ vựng thực chất là một thuật ngữ dịch, từ là đơn vị của của ngôn ngữ, vựng là
tập hợp, sưu tập. Từ vựng là tập hợp (hệ thống) từ và ngữ cố định của một ngôn ngữ..
Vì có nhiều tiêu chí tập hợp khác nhau cho nên có những kiểu từ vựng khác nhau.
Chúng ta sử dụng khái niệm từ vựng với nghĩa rộng nhất: tất cả các từ của một ngôn
ngữ không phân biệt tiêu chuẩn tập hợp.
3.1.2. Từ vựng học
3.1.2.1. Khái niệm
Từ vựng học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học, nghiên cứu từ và từ vựng
của ngôn ngữ, trong chức năng biểu nghĩa của chúng.

64
3.1.2.2. Các phân ngành nghiên cứu
a. Trong thực tế, nghiên cứu từ vựng có thể xuất phát từ những bình diện khác
nhau và dùng những phương pháp khác nhau. Nếu khảo sát các vấn đề chung về từ
vựng của nhiều ngôn ngữ là ta nhìn ở bình diện của từ vựng học đại cương. Ngược
lại, nếu chỉ quan tâm đến những vấn đề của từ vựng trong một ngôn ngữ nào đó, là ta
đứng trên bình diện nghiên cứu cụ thể. Chẳng hạn, từ vựng học tiếng Việt, từ vựng
học tiếng Anh...
Khi nghiên cứu một từ vựng đương đại nào đó, người ta phân tích miêu tả theo
cách nhìn đồng đại, thường gọi tên như: từ vựng học tiếng Việt hiện đại, từ vựng học
tiếng Hán hiện đại...
Nếu nghiên cứu từ vựng theo cách nhìn lịch đại sẽ xây dựng nên bộ môn từ
vựng học lịch sử, khảo sát sự diễn biến của từ vựng trong quá trình phát triển - lịch sử
của nó.
b. Có những bộ môn hình thành trên cơ sở nghiên cứu những mặt, những bộ
phận khác nhau của từ vựng, có thể xem chúng là các bộ phận được tách ra từ từ vựng
học. Đó là: từ nguyên học, danh học, ngữ nghĩa học.
Từ nguyên học có mục đích tìm hiểu, giải thích và xác định những hình thức,
những ý nghĩa có tính chất cội nguồn của từ. Nó tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng
cách nhìn lịch đại là chủ yếu; nhiều khi còn phải vận dụng cả cứ liệu của các khoa học
lân cận như sử học, dân tộc học, văn hoá và chính trị...
Danh học nghiên cứu các qui luật đặt tên: tên người, tên sông, tên núi non, vùng
đất... Vì vậy, bộ môn này được chia làm hai ngành: nhân danh học và địa danh học.
Ngữ nghĩa học là bộ môn nghiên cứu các vấn đề về nghĩa của từ. Nó liên quan
trực tiếp nhất đến từ điển học, là bộ môn nghiên cứu những vấn đề lí thuyết và kĩ thuật
xây dựng các loại từ điển. Từ điển học có liên quan rất chặt chẽ với từ vựng học và
ngữ nghĩa học.
3.2. CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
3.2.1. Yếu tố và phương thức cấu tạo
3.2.1.1. Yếu tố cấu tạo từ
Các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức ngữ âm có ý nghĩa nhỏ nhất - tức là
những yếu tố không thể phân thành nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa - được dùng để tạo
ra từ theo phương thức cấu tạo từ tiếng Việt.Thuật ngữ quốc tế là hình vị (moócphem).

65
Một số điểm cần chú ý về hình vị:
a. Theo quan điểm của chúng ta, hình vị cũng có thể gọi bằng tiếng, từ tố, hình
tiết. Gọi là từ tố vì nó là yếu tố cấu tạo từ, gọi là hình tiết vì nội dung nó là một hình
vị nhưng hình thức lại là một âm tiết. Âm tiết và tiếng có ranh giới hình thức giống
nhau nên chúng ta có thể gọi hình vị là tiếng. Định nghĩa đầy đủ hơn là như sau: Hình
vị là hình thức ngữ âm nhỏ nhất có nghĩa đóng vai trò cấu tạo từ. Xét về mặt hình
thức hình vị là một âm tiết, một tiếng.
Thực ra, khi xem xét về ranh giới hình thức của hình vị các nhà nghiên cứu có
ba quan niệm khác nhau:
Thứ nhất, cho rằng hình vị có ranh giới trùng với tiếng, âm tiết.
Thứ hai, cho rằng hình vị có thể bằng hoặc nhỏ hơn âm tiết.Ví dụ: “ăn” trong
tròn trặn, vuông vắn có ý nghĩa là đạt được sự viên mãn, đầy đủ; “đ” trong ở đâu, ở
đây, ở đấy…có ý nghĩa chỉ vị trí. Vì thế chúng là các hình vị.
Thứ ba, cho rằng, trong tiếng Việt hình thức ngữ âm của hình vị đại bộ phận
trùng với âm tiết; một số trường hợp hình vị hơn một âm tiết, nhất là các hình vị mượn
từ ngôn ngữ nước ngoài (a xít, cà phê, a-pa -tit… là những hình vị hai ba âm tiết).
b. Quan điểm về ranh giới hình thức của hình vị cũng liên quan chặt chẽ với
quan niệm về "nghĩa" của hình vị. Về khái niệm "nghĩa" của hình vị cũng có hai quan
điểm khác nhau: nếu như cho rằng hình vị có ranh giới hình thức trùng với âm tiết,với
tiếng thì "nghĩa" của hình vị bao gồm cả: nghĩa thực (nghĩa từ vựng) và nghĩa hình thái
(nghĩa hình thức, nghĩa quan hệ, nghĩa cú pháp). Nếu cho rằng hình thức ngữ âm của
hình vị có thể lớn hơn hoặc bằng âm tiết thì quan niệm "nghĩa" của hình vị hẹp hơn,
chỉ là nghĩa từ vựng.
Giáo trình này sử dụng thuật ngữ hình vị với quan niệm rộng.Theo quan niệm
này, trong tiếng Việt, có các loại yếu tố cấu tạo từ cơ bản sau:
1) nhà, bàn, đi, chạy…được sử dụng như từ đơn trong tiếng Việt.
2) quốc, kỳ, sơn, hoả…có nghĩa nhưng không được dùng tự do.
3) (đường) sá, (tre) pheo, (chó) má…là những yếu tố cổ, trước đây, có nghĩa
nhưng hiện tại nghĩa đã bị mờ.
4) nhắn (nhỏ nhắn), đẽ (đẹp đẽ), vắn (vuông vắn)… không có nghĩa thực, là
những yếu tố láy lại trong từ láy nhưng lại có nghĩa hình thái (nghĩa quan hệ)

66
5) thằn, lằn (thằn lằn), chẫu, chàng (chẫu chàng)… cả hai yếu tố đều không
có nghĩa thực gọi là yếu tố ngẫu kết, chỉ có nghĩa kết cấu.
6) a, xít (a xít), xúc, xích (xúc xích), pho, mát (pho mát)…là những yếu tố phiên
âm, không có nghĩa thực mà chỉ có nghĩa kết cấu.
3.2.1.2. Phương thức cấu tạo từ
Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà các ngôn ngữ tác động vào các hình vị
để tạo ra các từ. Tiếng Việt sử dụng ba phương thức sau:
- Từ hoá hình vị: là phương thức tác động vào bản thân một hình vị làm cho nó
có đặc điểm ý nghĩa và ngữ pháp của từ, tức là biến hình vị thành từ mà không thêm
bớt gì vào hình thức của nó. Ví dụ: Những từ nhà, xe, áo, lốp…là những từ hình thành
do từ hoá các hình vị nhà, xe, áo, lốp…
- Ghép: là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa, kết hợp
chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới.
Ví dụ: Phương thức ghép tác động vào các hình vị xe, đạp tạo từ xe đạp,
phương thức ghép tác động vào hình vị máy, bay tạo thành từ máy bay…
- Láy: là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một hình vị
láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về mặt âm thanh. Cả hình vị cơ sở và hình vị láy tạo
thành một từ.
Ví dụ: phương thức láy tác động vào hình vị xanh tạo ra từ xanh xanh, tác động
vào hình vị dễ tạo ra từ dễ dãi …
Ghép
Biểu đồ của phương thức ghép là: Hình vị A, B từ A+ B
Láy
Biểu đồ của các phương thức láy là: Hình vị A từ A A'
3.2.1.3. Các kiểu cấu tạo từ
Các tác giả nghiên cứu về cấu tạo từ thường dựa vào các tiêu chí sau đây để phân
loại các từ xét về mặt cấu tạo thành các loại từ lớn đến nhỏ.
- Sự đồng nhất và khác biệt về phương thức cấu tạo
- Sự đồng nhất và khác biệt về các hình vị, chủ yếu là về tính độc lập hay không
độc lập, về tính từ loại của các hình vị
- Sự đồng nhất và khác biệt về quan hệ cú pháp giữa các hình vị.

67
Nhưng do quan niệm về các yếu tố trên khác nhau cho nên kết quả phân loại
cũng khác nhau:
- Phần lớn các tác giả đều căn cứ vào số lượng hình vị chia thành từ đơn và từ
phức.Từ đơn là từ một hình vị, từ phức là từ do hai hình vị tổ hợp lại. Các từ phức lại
được chia theo phương thức thành từ láy và từ ghép. Các từ ghép lại được chia nhỏ căn
cứ vào quan hệ cú pháp thành từ đẳng lập và từ chính phụ.
- Tác giả Nguyễn Tài Cẩn [] do quan niệm tiếng là hình vị - chủ trương tất cả
các tổ hợp âm tiết chặt chẽ đều là từ ghép. Tiếp đó, các từ ghép được chia thành từ
ghép nghĩa và từ láy âm, từ ghép ngẫu hợp. Từ ghép nghĩa lại được chia thành từ ghép
láy nghĩa và từ ghép phụ nghĩa.
Các từ ghép ngẫu hợp chính là các từ như bù nhìn, bồ hòn, mì chính, ễnh ương,
a xit, bù loong, cà phê.. mà các tác giả theo quan điểm a cho là từ đơn đa âm.
- Tác giả Hồ Lê [] là người duy nhất lấy tính chất hình vị làm tiêu chuẩn thứ
nhất để phân chia các từ. Tác giả gọi hình thức ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất là nguyên vị
rồi chia các nguyên vị thành 6 loại: nguyên vị thực, nguyên vị ngữ pháp, nguyên vị hệ
thống, nguyên vị tiềm tàng, nguyên vị tình cảm, nguyên vị mục đích.Từ tiếng Việt
được tác giả phân thành các loại: từ đơn, từ ghép thực bộ phận, từ ghép thực hoàn
toàn.Từ ghép thực hoàn toàn được chia ra từ ghép song song, từ ghép chính phụ.
Quan niệm của giáo trình này như sau: Nếu căn cứ vào các tiếng cấu tạo nên
từ, từ tiếng Việt có thể chia thành hai loại: từ đơn tiết và từ đa tiết. Nếu căn cứ vào
phương thức cấu tạo thì có thể chia ra là từ đơn (từ một hình vị) và từ phức (hai hoặc
hơn hai hình vị).
Nếu dựa vào quan hệ giữa các yếu tố trong từ phức thì từ phức có thể chia
thành: từ láy là từ mà giữa các yếu tố có quan hệ ngữ âm, từ ghép là từ mà giữa các
yếu tố có quan hệ về ý nghĩa.
Ví dụ: vuông vắn, thưa thớt.. là từ láy; chờ đợi, tươi sáng.. là từ ghép.
a. Từ đơn
* Định nghĩa: Từ đơn là những từ được tạo ra theo phương thức từ hoá hình vị, là
những từ bao gồm một hình vị (một âm tiết, một tiếng) được sử dụng tự do trong câu.
* Đặc điểm:
- Từ đơn là từ có cấu tạo đơn giản, nó không có cấu trúc bên trong về mặt từ vựng.

68
- Từ đơn là lớp từ cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong tiếng Việt, chúng có thể
tham gia cấu tạo ra hàng loạt từ phức.Chẳng hạn, từ "nhỏ" có thể tham gia vào phương
thức ghép và tạo ra các từ bé nhỏ, to nhỏ, lớn nhỏ, nhỏ xíu, nhỏ con, nhỏ nhẹ tham gia
vào thức láy tạo ra nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhẻ, nho nhỏ.
- Nghĩa của từ đơn rất phát triển, hiện tượng đa nghĩa trong tiếng Việt chủ yếu
tập trung ở từ đơn.
Ví dụ: từ nhà có nhiều nghĩa
 chỉ một công trình xây dựng.(Tôi xây nhà)
 chỉ một gia đình. (Cả nhà tôi sống rất vui vẻ)
 chỉ chồng hoặc vợ khi nói về nhau.(Nhà tôi không ở nhà)
 chỉ triều đại vua.(Nhà Lý là một triều đại hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam)
- Nghĩa của từ đơn mang tính khái quát, chung. Khi cần chỉ cái chung, không cụ
thể hoá thì người ta dùng từ đơn. Khi cần chỉ những cái cụ thể thì người ta dùng từ
ghép, từ láy
b. Từ ghép
* Định nghĩa: Từ ghép là những từ đựơc tạo ra theo phương thức ghép, trong
đó, các hình vị kết hợp với nhau theo những tiêu chí ngữ nghĩa nhất định.
* Đặc điểm:
- Từ ghép là loại từ phức tạp vì cấu trúc gần với cụm từ tự do.
Số lượng các yếu tố của từ ghép và cụm từ tự do có sự trùng hợp. Tuy nhiên,
cụm từ tự do là đơn vị do nhiều từ ghép lại, quan hệ giữa các yếu tố lỏng. Để nhận
diện từ ghép chúng ta phải dựa vào tính chỉnh thể về nội dung và hình thức.Về mặt nội
dung, nghĩa của từ không phải là phép tính cộng về nghĩa của các yếu tố mà có tính
khái quát, tính thành ngữ; ngoài ra, còn có tính võ đoán.Về mặt hình thức, kết cấu hình
thức của từ rất chặt chẽ không thể chia tách ra được.
Ví dụ: ấm đầu (1) và đầu ấm (2): (1) là từ ghép, (2) là cụm từ tự do.
Mặt khác, để phân biệt từ ghép và cụm từ tự do phải đặt vào trong ngữ cảnh.
Ví dụ: Muốn xác định tổ hợp "gà mẹ" là từ ghép hay cụm từ tự do có thể đưa
vào hai câu:
 Gà mẹ (1) giang rộng đôi cánh che chở cho đàn con.
 Gà mẹ (2) nuôi chứ không phải mua ở chợ về đâu.

69
Nhờ ngữ cảnh, có thể xác định (1) là từ ghép, (2) là cụm từ tự do.
- Qui tắc nổi trội nhất của từ ghép là qui tắc ngữ nghĩa. Hay nói cách khác, các
yếu tố trong từ ghép kết hợp với nhau bao giờ cũng theo tiêu chí ngữ nghĩa. Nói như
vậy, bởi các yếu tố cấu tạo nên từ ghép đều có nghĩa thực.Mặt khác, giữa chúng có hai
loại quan hệ về nghĩa: quan hệ một chiều và quan hệ hoà kết.
Quan hệ một chiều về nghĩa: là quan hệ mà một yếu tố mang nghĩa khái quát
kết hợp với một yếu tố mang nghĩa hạn định để tạo ra một nghĩa cá thể, cụ thể.
Ví dụ: máy + xay - máy xay
máy + ủi máy ủi
máy + tiện - máy tiện
Quan hệ kết hợp (hoà kết): là quan hệ mà A và B kết hợp với nhau theo quan hệ
bình đẳng (không có yếu tố nào chính, yếu tố nào phụ) để tạo ra một nghĩa chung, một
nghĩa khái quát.
Ví dụ:
thuyền + bè - thuyền bè
gà + vịt - gà vịt
sắt + đá - sắt đá
Bên cạnh những từ ghép trên, trong quan hệ hoà kết, còn có một kiểu thứ hai
nghiêng về nghĩa của một yếu tố trong từ nhưng nghĩa của cả từ vẫn có tính chất
chung (tức là vẫn khác với nghĩa của yếu tố đó).
Ví dụ: ăn nói, đi đứng, học hành…
* Phân loại từ ghép:
Có hai loại từ ghép: từ ghép thực và từ ghép hư. Từ ghép thực do các yếu tố mang
nghĩa thực kết hợp với nhau (nhà cửa, sách vở, quần áo…). Từ ghép hư là những từ ghép
do các hình vị hư kết hợp lại, thường dùng để chỉ quan hệ (để cho, vì vậy, cho nên..).
Loại từ ghép thực thì có thể chia thành ba loại: từ ghép phân nghĩa, từ ghép hợp
nghĩa, từ ghép ngẫu kết.
- Từ ghép phân nghĩa (từ ghép chính phụ, từ ghép phụ nghĩa) bao gồm hai hình
vị trở lên, không bình đẳng với nhau, có yếu tố chính, có yếu tố phụ.
Từ ghép phân nghĩa có những đặc điểm sau:
+ Từ ghép phân nghĩa gồm một yếu tố chính chỉ loại, thường đứng trước, có ý

70
nghĩa phạm trù, kết hợp với yếu tố hạn định (yếu tố phân nghĩa) đứng sau, có vai trò
hạn định nghĩa của yếu tố thứ nhất (hạ cấp phạm trù nghĩa của yếu tố thứ nhất) để từ
có một nghĩa cá thể, cụ thể - loại mà từ ghép phân nghĩa chỉ ra là loại nhỏ, loại cụ thể
nằm trong loại lớn.
Chẳng hạn, từ xe đạp: xe có ý nghĩa phạm trù chỉ phương tiện giao thông nói chung,
đạp có ý nghĩa hạn định, chỉ một loại xe. Vì vậy, nghĩa của từ này là ý nghĩa cá thể.
+ Từ ghép phân nghĩa có tính hệ thống, tính hệ thống này do yếu tố chỉ loại tạo
nên. Yếu tố chỉ loại không chỉ xuất hiện trong một từ mà xuất hiện trong hàng loạt từ.
Vì vậy, có hàng loạt từ ghép có đặc điểm giống nhau.
Ví dụ: xe đạp, xe máy, xe lửa, xe ô tô, xe lu, xe goòng, xe bò kéo…
+ Từ ghép phân nghĩa có ba tiểu loại:
Loại thứ nhất, giữa các yếu tố dường như không có nghĩa chung: xe đạp, xe
máy, xe lửa, xe ngựa… Loại thứ hai, nghĩa của yếu tố thứ hai ít nhiều mang nét nghĩa
của yếu tố thứ nhất: chim vàng anh, chim bồ câu, cá diếc, cá rô, cá chép…Vì vậy, yếu
tố thứ hai này có thể dùng được một mình. Chẳng hạn, Chim vàng anh hót rất hay có
thể nói Vàng anh hót rất hay. Loại thứ ba, yếu tố thứ hai thường đã mất nghĩa: trắng
tinh, thẳng tắp, xanh rì, thẳng đơ… đặc điểm chung của các từ này là có nghĩa chỉ tính
chất, sắc thái nghĩa gần với từ láy, có thể xem là trung gian giữa từ ghép và từ láy.
- Từ ghép hợp nghĩa (từ ghép đẳng lập, từ ghép song song) cũng gồm hai hình
vị trở lên, quan hệ giữa các yếu tố là quan hệ bình đẳng.
Đặc điểm:
+ Quan hệ giữa các yếu tố là quan hệ bình đẳng, các yếu tố kết hợp lại với nhau
để tạo nghĩa chung, nghĩa khái quát. Chẳng hạn, "thuyền bè" cả hai yếu tố đều có ý
nghĩa chỉ phương tiện nói chung.
+ Quan hệ giữa các yếu tố là quan hệ về nghĩa. Quan hệ phải cùng cấp hoặc
cùng loại hay các yếu tố cùng chỉ một phạm trù. A chỉ sự vật thì B cũng chỉ sự vật, A chỉ
tính chất B cũng chỉ tính chất…Chẳng hạn, độc hại, thương nhớ, đợi chờ, thầy trò…
+ Từ ghép hợp nghĩa cũng có ba tiểu loại: Loại thứ nhất có nghĩa khái quát:
gà vịt, hổ báo, cam quít, thuyền bè… Loại thứ hai, nghĩa thường nghiêng về một yếu tố
nào đó nhưng không hoàn toàn: ăn mặc, đi đứng, ăn nói…Loại thứ ba, gần giống với
từ ghép phân nghĩa nhưng vẫn là ghép hợp nghĩa vì nghĩa của loại này vẫn là nghĩa
khái quát, nghĩa chung: giá cả, chợ búa, phố xá…

71
- Từ ghép ngẫu kết (từ ghép ngẫu hợp) là những từ ghép trong đó các yếu tố kết
hợp một cách ngẫu nhiên. Ví dụ: thằn lằn, bồ hóng, chẫu chàng, cà phê, mì chính, xà phòng…
Đặc điểm:
+ Cả hai yếu tố (nếu tách ra) đều không có nghĩa thực, ý nghĩa từ vựng của
chúng chỉ có khi kết hợp với nhau. Vì vậy, không thể xác định được mối quan hệ giữa
các yếu tố, giữa chúng không có một nghĩa chung nào cả.
+ Mỗi từ ghép ngẫu kết là một hiện tượng riêng lẻ, biệt lập. Các yếu tố trong từ
ghép ngẫu hợp chỉ tham gia cấu tạo một từ, không có mặt trong một từ khác.
Tác giả Đỗ Hữu Châu cho loại này là từ đơn đa tiết vì chỉ có một hình vị nhưng
hình thức lại là hai âm tiết, đối lập với loại từ đơn đơn tiết như nhà, đi, chạy…
c.Từ láy
* Định nghĩa: là từ được tạo ra theo phương thức láy, bao gồm hai yếu tố trở
lên, trong đó, các yếu tố kết hợp với nhau theo tiêu chí ngữ âm.
* Đặc điểm:
- Từ láy là một trong những biểu hiện điển hình của đặc điểm ngôn ngữ đơn lập
phân tiết tính. Đặc điểm này là hệ quả của đặc điểm hình thức âm thanh không biến
đổi trong mọi vị trí, chức năng. Vì vậy, tạo ra sự láy lại, lặp lại.
- Các yếu tố của từ láy kết hợp với nhau theo tiêu chí ngữ âm. Biểu hiện của
đặc điểm này là chúng lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm thanh. Do đó, từ láy
tạo ra sự hoà phối ngữ âm (hài hoà ngữ âm).
Khi phương thức láy tác động vào hình vị cơ sở, tạo ra hình vị láy.Hình vị láy
có thể lặp lại toàn bộ hay bộ phận âm thanh của hình vị cơ sở, còn thanh điệu giữ
nguyên hay biến đổi theo qui tắc biến thanh (thanh điệu trong từ láy biến đổi theo hai
nhóm, nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh
ngã, thanh nặng).
Ví dụ: xanh - xanh xanh đỏ - đo đỏ
xanh - xanh xao thẳng - thẳng thắn
- Từ láy có giá trị biểu trưng hoá về mặt ngữ nghĩa. Nói cách khác, từ láy ngoài
đặc điểm mang tính chất biểu cảm thì nghĩa của từ láy còn mang tính chất sắc thái hoá.
“Sắc thái hoá là tác dụng điển hình của phương thức láy”.[Đỗ Hữu Châu. tr 49]
Nói như thế có nghĩa là: nghĩa của từ láy so với nghĩa của hình vị cơ sở thì có
sự sắc thái hoá, thường thiên về một mặt nào đó”. Sắc thái hoá có nghĩa là thêm cho

72
hình vị cơ sở một số sắc thái nào đó chứ không thay đổi hẳn nó. Kết quả của sự sắc
thái hoá có thể là thu hẹp - kèm theo sự thu hẹp là làm phong phú thêm nội dung -
hoặc mở rộng và kèm theo sự mở rộng là sự giảm bớt các thuộc tính trong nội dung-
phạm vi biểu vật của hình vị cơ sở”.[1. tr.49]
Chẳng hạn, nhỏ có nghĩa kích thước bé. Còn nhỏ nhắn nói đến cái nhỏ nhưng
về hình dáng, nhỏ nhen nói về cái nhỏ trong tính cách, nhỏ nhẻ nói về cái nhỏ trong
điệu bộ ngôn ngữ.
Như vậy, dạng sắc thái hoá này là cá thể hoá, chuyên biệt hóa về nghĩa của từ láy.
- Từ láy còn có nghĩa đột biến (biến đổi đột ngột). Ý nghĩa của các từ láy trùng
trình, rạch ròi, lấm chấm, lỗ chỗ, lúng túng…có nghĩa khác hẳn đột biến so với nghĩa
của các hình vị cơ sở trùng, rạch, chấm, chỗ, túng…Trong các từ này chúng ta không
nhận ra mối liên hệ giữa ý nghĩa của hình vị cơ sở với ý nghĩa của cả từ nữa. Hình vị
cơ sở đã bị quên mất nghĩa.
Ví dụ: túng: lúng túng
Theo sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học từ láy còn có nghĩa giảm nhẹ. Thực
chất đây là một biểu hiện của sắc thái hoá, sự cụ thể hoá. Chẳng hạn, hình vị xanh khi
đi vào kiểu láy toàn bộ cho từ xanh xanh, không thay đổi về phạm vi biểu vật nhưng
độ đậm đặc có giảm đi theo ấn tượng về sự loang rộng trên bề mặt của màu xanh (trời
xanh xanh, nước xanh xanh…). Khi đi vào kiểu láy âm nó cho ta từ xanh xao. Phạm vi
biểu vật bị thu hẹp hẳn, xanh xao chỉ nói về nước da của con người. Vì phạm vi biểu
vật bị thu hẹp như vậy nên từ xanh xao lại có thể gợi ra những ấn tượng như tình trạng
bệnh tật, yếu đuối, thiếu sức sống và màu sắc có thể tưởng tượng ra được của nước da
đó. Ngoài ra, còn có tác dụng gửi kèm lòng ái ngại, thương xót, sự chê trách hoặc tâm
trạng khó chịu của chúng ta đối với sự vật hiện tượng. Như vậy, trong các từ láy cụ thể
hoá cùng với các ấn tượng cụ thể còn có các ấn tượng biểu thái (sự đánh giá, tình cảm,
thái độ, cảm thụ chủ quan của người nói).
* Phân loại:
- Dựa vào số lần tác động của phương thức láy (hay là số lượng các yếu tố trong
từ láy) có thể chia thành hai loại:
+ Phương thức láy tác động một lần vào hình vị cơ sở cho ta loại láy đôi. Ví
dụ: đỏ - đo đỏ; trắng - trăng trắng

73
+ Phương thức láy tác động hai lần thì cho loại láy ba, láy tư.
Ví dụ: Sạch - sạch sanh - sạch sành sanh
Túng - lúng túng - lúng ta lúng túng
- Dựa vào mức độ láy tức là căn cứ vào thành phần âm thanh được lặp lại trong
từ láy, có thể chia từ láy làm hai loại:
+ Nếu toàn bộ âm thanh được láy lại gọi là láy hoàn toàn.
+ Nếu chỉ có một bộ phận âm thanh được láy lại thì gọi là láy bộ phận.
Trong loại láy bộ phận, nếu phần đầu được láy lại thì gọi là láy phụ âm đầu, ví
dụ: đẹp đẽ, xinh xắn, khoẻ khoắn…
Nếu phần vần được láy lại thì gọi là láy vần, ví dụ: lúng túng, loắt choắt, lật đật,
lách cách…
Trong loại từ láy âm đầu, loại có hình vị cơ sở đứng trước chiếm phần lớn,
khoảng 90%. Trong từ láy vần loại có hình vị cơ sở đứng sau chiếm 90%.
Ví dụ: - vội vã, dễ dãi, gượng gạo, gọn gàng… có hình vị cơ sở đứng trước.
- lò dò, lúng túng… có hình vị cơ sở đứng sau.
Một số vấn đề cần chú ý:
a) Trong từ láy hoàn toàn, Hoàng Văn Hành chia làm hai loại:
+ Láy hoàn toàn điệp vần: xinh xinh, khư khư, lò dò, lúng túng…
+ Láy hoàn toàn đối vần: có sự biến đổi thanh thanh (đo đỏ, tim tím); có sự biến
đổi phần vần (chúm chím, nhúc nhích, lách cách, huỳnh huỵch).Trong loại biến đỏi
phần vần có hai kiểu: biến đổi âm chính: ô - ê: gồ ghề, xộc xệch, biến đổi âm cuối; n -
t: tôn tốt, san sát; ng - c: hừng hực, vằng vặc, nhung nhúc…
b) Hiện nay, có một số người đặt ra vấn đề phân biệt từ láy và dạng lặp: từ láy:
xanh xao, vàng vọt; dạng lặp: ngày ngày, người người.Trường hợp chuồn chuồn, cào
cào, đu đủ, ba ba.. một số người cho là từ láy, một số người cho là từ ghép. Thực chất,
đây là từ ghép vì nó chỉ định danh sự vật, hiện tượng không có sự đột biến hoặc sắc
thái hoá về mặt ngữ nghĩa.
3.3. THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
3.3.1. Khái niệm
Thành ngữ là cụm từ cố định, mang chức năng định danh, có kết cấu bền vững,
có ý nghĩa hoàn chỉnh và bóng bẩy, được sử dụng tương đương như từ.
Ví dụ: màn trời chiếu đất, một nắng hai sương, trong ấm ngoài êm

74
3.3.2. Đặc trưng của thành ngữ
3.3.2.1. Về mặt kết cấu
Thành ngữ là đơn vị sẵn có, kết cấu đông cứng. Đặc điểm này biểu hiện ở
những mặt sau:
- Số lượng các yếu tố trong thành ngữ không thay đổi trong sử dụng.
Xét về mặt số lượng yếu tố thì thành ngữ tiếng Việt có những loại sau:
Loại ba âm tiết: bé hạt tiêu, nhanh như sóc, chậm như rùa, lẩn như chạch..
Loại bốn âm tiết: chân lấm tay bùn, sức dài vai rộng, một nắng hai sương, xanh
vỏ đỏ lòng…loại bốn âm tiết này chiếm 70% thành ngữ tiếng Việt vì nó có cấu tạo âm
tiết chẵn, có hai vế, vế thứ nhất cấu tạo tương tự như vế thứ hai. Hình thức như thế tạo
nên sự cân đối, nhịp nhàng, hài hoà. Mặt khác, nghĩa của một vế tương đương với
nghĩa của hai vế cho nên nghĩa của nó được nhấn mạnh tăng cường.
Loại năm âm tiết: bán trời không văn tự, mổ bụng mèo lấy cá, đen như cột nhà
cháy… Tuy là năm âm tiết nhưng cấu trúc của nó vẫn chia làm hai vế, âm tiết giữa như
là trục đối xứng của hai vế, nghĩa loại này cũng rất hài hoà.
Loại sáu âm tiết: đứng thứ hai sau loại bốn âm tiết.
Ví dụ: Ông nói gà, bà nói vịt
Đâm bì thóc, chọc bì gạo
Loại bảy âm tiết: Lúng túng như chó ăn vụng bột.
- Sự có mặt của từng yếu tố trong thành ngữ cũng cố định. Các thành ngữ địa
phương dù được sử dụng ở đâu cũng phải giữ nguyên các yếu tố. Ví dụ: Nói toạc móng
heo. Người miền Bắc không dùng từ heo để chỉ con lợn nhưng khi sử dụng thành ngữ
thì vẫn cứ để nguyên là Nói toạc móng heo chứ không đổi được là nói toạc móng lợn.
Tương tự có thành ngữ: ăn trên ngồi trốc, miệng hùm gan sứa. Điều này chứng tỏ kết
cấu của nó rất vững chãi.
- Trật tự của các vế cũng không thay đổi.
Ví dụ: Đâm bì thóc chọc bì gạo chứ không nói được là chọc bì gạo đâm bì thóc
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp như chân lấm tay bùn có thể đổi thành
chân bùn tay lấm, thượng cẳng chân hạ cẳng chân đổi thành thượng cẳng tay hạ
cẳng tay.
3.3.2.3. Về mặt nghĩa
Nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa đen mà có tính chỉnh thể, tính qui

75
ước, tính hàm ẩn. Hay nói cách khác, nghĩa của thành ngữ mang tính chất biểu trưng.
Ví dụ1: Mẹ tròn con vuông: Lấy hai hình ảnh gắn với quan niệm của người Việt
trời tròn, đất vuông biểu thị ý là tốt đẹp. Người phụ nữ khi sinh nở số phận rất mong
manh vì thế khi tránh được các bất trắc trong quá trình sinh nở người ta thường diễn
đạt là mẹ tròn con vuông.
Ví dụ2 : Đi guốc trong bụng: ý nói sự hiểu biết thấu đáo trong tâm can của
người khác
Ví dụ3: Êch ngồi đáy giếng: Rõ ràng là không phải là muốn nói về ếch và đáy
giếng mà muốn nói đến con người, đến cách nhìn thiển cận, tức là không biết nhìn xa
trông rộng. Nghĩa này toát ra từ thực tế con ếch ngồi đáy giếng thì tầm nhìn hẹp, ngắn.
Ví dụ4: Ngang như cua: ý nghĩa là biểu trưng cho những người ngang bướng.
Nó xuất phát từ thực tế là cua thường vận động ngang.
Như vậy, Nghĩa của thành ngữ có hai bậc: bậc 1: nghĩa đen - tiếp xúc với hình
ảnh. bậc hai: nghĩa bóng - tiếp nhận.
Ví dụ: Lên voi xuống chó, đầu voi đuôi chuột
Trong thành ngữ không có nhiều hình ảnh mà chỉ có một hình ảnh biểu trưng
cho nhiều tính chất khác nhau. Để tạo nên nghĩa biểu trưng giữa hai bậc phải gắn bó
với nhau. Chẳng hạn, mẹ gà con vịt, mẹ - con là quan hệ gắn bó thân thiết, gà - vịt là
hai loại khác nhau, quan hệ khập khiễng, không ăn khớp, bất đồng quan điểm, không
phù hợp.
Nghĩa của thành ngữ không phải nghĩa hình ảnh mà là nghĩa hình tượng.
3.3.2.3. Về mặt sử dụng
Thành ngữ được sử dụng tương đương như từ (về cả mặt ngữ nghĩa và mặt ngữ
pháp). Thành ngữ có thể tương tự với một từ nào đó về mặt nghĩa. Nhưng sử dụng
thành ngữ thì diễn đạt sinh động hơn, cụ thể hơn, sâu sắc hơn.
Ví dụ:
+ Keo kiệt có các thành ngữ tương đương như: Mổ bụng mèo lấy cá, đãi cứt gà
lấy tấm, rán sành ra mỡ, vắt cổ chày ra nước…
+ Lúng túng có các thành ngữ nghĩa tương đương: Lúng túng như chó ăn vụng
bột, lúng túng như gà mắc tóc, lúng túng như thợ vụng mất kim.
+ Dai có các thành ngữ tương đương như Dai như đĩa đói, dai như chão, dai
như chó nhai dẻ rách

76
Tuy nhiên mỗi thành ngữ có một sắc thái riêng và được dùng trong những hoàn
cảnh nhất định. Chẳng hạn, lúng túng như thợ vụng mất kim là cái lúng túng của người
chưa thành thạo, chưa từng trải, chưa có kinh nghiệm. Lúng túng như gà mắc tóc thể
hiện sự diễn tả luẩn quẩn, càng nói càng khó hiểu.Hoặc khi đi vào công việc hoảng
loạn không biết bắt đầu từ đâu. Lúng túng như chó ăn vụng bột dùng để nói người mắc
lỗi lầm khuyết điểm, muốn che dấu nhưng không thể che dấu được.
Thành ngữ có thể đảm nhận chức năng cú pháp như từ, tức là có thể làm chủ
ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trong câu.
Ví dụ1: Trong câu “Nhưng lòng son dạ sắt yêu nước thương nòi của cụ Huỳnh
chẳng những không sờn lại thêm kiên quyết” (Hồ Chí Minh) có hai thành ngữ là lòng
son dạ sắt và yêu nước thương nòi đảm nhận chức vụ chủ ngữ.
Ví dụ2: Trong câu“ Mới chiến tranh với ba nước Đông Dương mà phe Mĩ đã
dập đầu gãy cánh nếu chúng mở rộng chiến tranh thế giới chúng sẽ nát thịt tan
xương” có hai thành ngữ là dập đầu gãy cánh và nát thịt tan xương làm vị ngữ.
Ví dụ3:“Bộ đội ở tiền phương đã khổ lại luôn sống dưới cảnh mưa bom bão đạn”.
Trong câu này thành ngữ mưa bom bão đạn làm thành phần phụ định ngữ
3.3.2.4. Về tính dân tộc
Thành ngữ mang tính dân tộc: Thành ngữ cũng như ca dao, tục ngữ.…là lời nói
của cha ông đựơc chọn lọc, lưu truyền. Hay nói cách khác, là sản phẩm truyền miệng của
cha ông để lại. Trong thành ngữ, chứa đựng nhiều cách nói điển hình của người Việt.
Những hình ảnh quen thuộc nhất trong cuộc sống thường ngày của người Việt
đều có mặt trong thành ngữ.
Ví dụ: Chị em gái như trái cau non; chị em du như tru một bịn: chị em du như
bù nác nẻ.
Trong thành ngữ, nó thể hiện cách suy nghĩ, dùng hình ảnh, từ ngữ riêng của
từng dân tộc. Cùng một ý nghĩ nhưng mỗi dân tộc có cách nói riêng, cách dùng hình
ảnh riêng.
Ví dụ:
- Nói về thái độ bàng quang của con người, người Việt nói là Bình chân như
vại, người Ba lan nói Bình chân như cái cột nhà.
- Nói về sự vô ích, ngược đời người Việt Nam nói Chở củi về rừng, người Pháp
nói Chở nước xuống biển.

77
- Nói về hành động tiếp tay cho giặc người kinh nói Nối giáo cho giặc, người
Tày nói Bắc thang cho chuột lên kho.
3.3.3. Thành ngữ với các đơn vị có liên quan
3.3.3.1. Thành ngữ với cụm từ tự do
Thành ngữ và cụm từ tự do giống nhau về mặt số lượng các yếu tố, nhưng khác
nhau ở nhiều mặt:
- Kết cấu của thành ngữ chặt còn kết cấu của cụm từ tự do lõng lẻo.
- Nghĩa của thành ngữ là nghĩa biểu trưng do kết cấu chặt, nghĩa của cụm từ tự
do được hiểu theo nghĩa đen.
- Trong cụm từ tự do có thể chứa thành ngữ: Bè lũ buôn dân bán nước
Nguyễn Văn Thiệu.
3.3.3.2. Thành ngữ với tục ngữ
- Thành ngữ và tục ngữ giống nhau ở các đặc điểm: đều là đơn vị có sẵn, cố
định, là sản phẩm của nhân dân lao động lưu truyền từ đời này sang đời khác. Một số
câu tục ngữ cũng được hiểu theo nghĩa bóng giống thành ngữ. Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt
nước sơn.
- Tuy nhiên chúng có nhiều điểm khác biệt nhau:
Về mặt kết cấu, thành ngữ là kết cấu một trung tâm. Nó chỉ đóng vai trò là một
bộ phận trong câu. Tục ngữ là đơn vị có kết cấu hai trung tâm tức kết cấu của câu.
Ví dụ: Chuồn chuồn/ bay thấp (thì) / mưa.
CN VN VN
Do kết cấu hai trung tâm nên chúng ta có thể chêm xen. Chẳng hạn, tức nước vỡ
bờ có thể chuyển thành tức nước thì vỡ bờ hoặc tức nước sẽ vỡ bờ hay tức nước nên
vỡ bờ.
Trong tục ngữ có thành ngữ, bởi tục ngữ là một câu thành ngữ chỉ tương đương
với một từ. Ví dụ: Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống.
Về mặt nội dung, phần lớn tục ngữ có nội dung nói lên những kinh nghiệm, bài
học về đạo lý. Nội dung của tục ngữ phần lớn được hiểu theo nghĩa đen. Còn thành
ngữ thì phần lớn là hiểu theo nghĩa bóng.
3.3.4. Cấu trúc của thành ngữ
3.3.4.1. Các kiểu cấu tạo
Xét về quan hệ cú pháp, thành ngữ có hai kiểu cấu tạo: cấu tạo bằng cụm từ đơn
và cấu tạo bằng cụm từ liên hợp.

78
a) Thành ngữ cấu tạo theo kiểu cụm từ đơn là thành ngữ chỉ có một cụm từ,
trong đó có hai dạng: cụm từ chính phụ (dai như đỉa) và cụm từ C- V (cá nằm trên
thớt). Trong cụm từ chính phụ, từ chính (từ trung tâm) có thể là danh từ, động từ hay
tính từ. Ví dụ: dương mắt ếch, anh hùng áo vải, đen như cột nhà cháy
b) Thành ngữ cấu tạo theo kiểu cụm từ liên hợp là những thành ngữ được cấu
tạo gồm hai cụm từ trở lên trong đó có hai dạng: cụm từ liên hợp chính phụ và cụm từ
liên hợp chủ vị.
Ví dụ: Đội trời đạp đất, khua chiêng gõ trống, ngậm đắng nuốt cay, quê cha đất
tổ… là các cụm từ liên hợp chính phụ.
Bèo dạt mây trôi, chó ăn đá gà ăn sỏi, mẹ tròn con vuông, đầu tắt mặt tối, tai
to mặt lớn…là các cụm từ liên hợp C - V.
Sự tương ứng trong cấu trúc của thành ngữ tạo ra sự hài hoà âm hưởng, nghĩa
được nhấn mạnh tăng cường.
3.3.4.2. Tính chất điệp và đối
a) Tính chất điệp
+ Điệp về mặt ngữ âm: được hiểu là hiện tượng láy lại hay lặp lại toàn bộ hay
bộ phận âm thanh của các yếu tố trong thành ngữ. Có hai loại là điệp vần, điệp
tiếng.Trong hiện tượng điệp vần, điệp vần liền là hiện tượng các tiếng gieo vần với
nhau có cách gieo vần kề nhau. Ví dụ: Giật đầu cá vá đầu tôm, Sức dài vai rộng, Nói
có sách mách có chứng.
Điệp vần cách là các tiếng gieo vần cách quãng, nhảy cóc. Ví dụ: Đám lang bò
sang đám bí, Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, Ngồi mát ăn bát vàng…
Do hiện tượng điệp vần các thành ngữ luôn tạo ra cảm giác dễ đọc, dễ nghe, dễ nhớ.
Điệp tiếng là hiện tượng thường xảy ra trong thành ngữ liên hợp (thành ngữ có
tiếng chẵn), có một số tiếng được lặp lại toàn bộ. Do điệp tiếng nên trong cấu trúc của
các thành ngữ có sự liên kết chặt chẽ.
Ví dụ: Bữa đực bữa cái, tán hươu tán vượn, bước thấp bước cao
+ Điệp về mặt nghĩa là hiện tượng sử dụng nhiều cặp từ đồng nghĩa, gần nghĩa
nhau hoặc hiện tượng lặp từ. Hiện tượng này thường thấy ở thành ngữ so sánh và
thành ngữ cấu tạo theo kiểu liên hợp.
Ví dụ: Rối như tơ vò, đắng như bồ hòn, đen như cột nhà cháy, đỏ mặt tía tai.

79
b) Tính chất đối
Đối về mặt ngữ âm: là hiện tượng đối lập bằng trắc về thanh điệu.Thành ngữ có
hiện tượng đối về mặt ngữ âm bao giờ cũng chia làm hai vế, các âm tiết đối về thanh
điệu bao giờ cũng nằm ở các âm tiết cuối của mỗi vế.
Ví dụ: Mòn gan héo ruột: đối bằng - trắc
Một nắng hai sương: đối trắc - bằng
Đối với loại thành ngữ có âm tiết lẻ thì âm tiết ở giữa sẽ là trục đối xứng giữa
hai vế. Quy tắc đối cũng sẽ diễn ra như trên.
Ví dụ: Bán trời không văn tự: đối bằng - trắc
Đối về măt ngữ nghĩa: là hiện tượng sử dụng các cặp từ trái nghĩa, đối nghĩa
nhau. Tính chất đối diễn ra một cách đều đặn: âm tiết thứ nhất của vế một đối với âm
tiết thứ nhất hoặc thứ hai của vế hai.
Ví dụ Xanh vỏ đỏ lòng
Mòn gan héo ruột
3.4. NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁC LỚP TỪ CÓ QUAN HỆ VỀ NGHĨA
3.4.1. Nghĩa của từ
3.4.1.1. Khái niệm
Bàn về khái niệm nghĩa của từ, hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau:
a) Quan niệm thứ nhất cho rằng, nghĩa của từ là một bản thể nào đó. Nghĩa của
từ là sự vật, đối tượng, tính chất mà từ gọi tên. [Bu-giơ- đốp]. Những người theo quan
niệm này đã tách hình thức ra khỏi nội dung, trái với bản chất của tín hiệu.Từ thuộc
bình diện ngôn ngữ, sự vật, đối tượng, tính chất thuộc thực tế khách quan. Nếu quan
niệm như vậy thì nghĩa của từ và từ tồn tại ở hai bình diện khác nhau.
Từ một cách nhìn khác, sự vật, đối tượng, tính chất là các khái niệm. Nghĩa của
từ cũng chính là khái niệm biểu tượng trong tư duy. Thế nhưng, không thể đồng nhất
nghĩa của từ và khái niệm. Nghĩa của từ là sản phẩm của ngôn ngữ, còn khái niệm
thuộc tư duy. Và thực chất, không phải các từ đều biểu thị khái niệm, chỉ có các thực
từ mới biểu thị khái niệm còn các hư từ thì không. Mặt khác, nội dung biểu thị khái
niệm chỉ là một bộ phận trong thành phần nghĩa của từ. Quan niệm này đã tách nghĩa
ra khỏi ngôn ngữ.
b) Quan niệm thứ hai cho rằng nghĩa của từ là quan hệ: nghĩa của từ là sự phản
ánh một mối quan hệ nào đó. Theo quan niệm này thì nghĩa của từ là một hợp thể

80
nhiều thành phần trong đó phản ánh nhiều mối quan hệ giữa hình thức âm thanh của
từ với sự vật [tồn tại trong thực tế], với khái niệm [tồn tại trong tư duy], với các đơn vị
khác [trong hệ thống ngôn ngữ] và với người sử dụng.
Giáo trình này sử dụng thuật ngữ nghĩa của từ với quan niệm thứ hai.
3.4.1.2. Các thành phần ý nghĩa
a. Nghĩa biểu vật
Nghĩa biểu vật của từ là sự phản ánh mối quan hệ giữa hình thức âm thanh của
từ với sự vật mà từ gọi tên. Hay nói cách khác, nghĩa biểu vật của từ chính là hình ảnh
của sự vật được phản ánh vào trong ngôn ngữ. Nhưng hình ảnh này không trùng khít
lên sự vật. Nghĩa của từ chỉ là ánh xạ của sự vật. Nghĩa của từ mang tính chất khái
quát còn sự vật trong thực tế tồn tại ở dạng cá thể, cụ thể.
Có thể nói, nghĩa của từ là những mảnh, những đoạn cắt về thực tế nhưng
không trùng khít lên thực tế.
b. Nghĩa biểu niệm
Nghĩa biểu niệm của từ là sự phản ánh mối quan hệ giữa khái niệm với hình
thức âm thanh của ngôn ngữ. Hay nói cách khác, ý nghĩa biểu niệm của từ là hợp thể
những hiểu biết đựơc phản ánh vào hệ thống ngữ nghĩa của một ngôn ngữ về một sự
vật nào đó.
Sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các đặc điểm và
toàn bộ sự vật, hiện tượng khách quan phản ánh vào trong tư duy hình thành nên khái
niệm, các thuộc tính, đặc điểm của sự vật hiện tượng khi phản ánh vào tư duy thì trở
thành các dấu hiệu của khái niệm.
Khái niệm phản ánh vào trong ngôn ngữ thì trở thành nghĩa biểu niệm, mỗi dấu
hiệu của khái niệm trở thành một nét nghĩa biểu niệm.
Nếu khái niệm là tập hợp nhiều dấu hiệu của sự vật thì ý nghĩa biểu niệm là
tập hợp nhiều nét nghĩa về sự vật đó. Vì vậy, có khái niệm cấu trúc nghĩa biểu niệm
của từ.
Khái niệm nghĩa biểu niệm

TƯ DUY NGÔN NGỮ

Sự vật biểu vật

81
Nghĩa biểu niệm của từ là một cấu trúc bao gồm nhiều nét nghĩa và các nét
nghĩa ấy được sắp xếp theo một trật tự nhất định (từ nét nghĩa khái quát nhất đến nét
nghĩa đặc thù nhất), nét nghĩa khái quát là nét nghĩa chung của từ loại, nét nghĩa đặc
thù là nét nghĩa riêng của từng từ.
Ví dụ: (1) đi và chạy: Nét nghĩa chung: hoạt động/ di chuyển/ bằng chân
Nét nghĩa đặc thù: Đi: tốc độ bình thường;
chạy: tốc độ nhanh
(2) Bơi và lội:
Nét nghĩa chung: hoạt động/ di chuyển/ bằng tay chân/ trong môi trường nước.
Nét nghĩa riêng: bơi: trên bề mặt nước; lội: dưới mặt nước.
Như vậy, ý nghĩa biểu niệm của từ là sự tập hợp của một số nét nghĩa chung và
riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định, gọi là cấu trúc nghĩa
biểu niệm của từ.
Khi xét nghĩa biểu niệm của từ, phải đặt từ trong ngữ cảnh cụ thể thì mới có
thể thấy được các nét nghĩa riêng của từ đó, đồng thời phải đối lập từ đó với các từ
cùng loại.
Ví dụ: tốt trong lúa tốt chỉ sự phát triển, năng suất;
tốt trong gạch tốt chỉ chất lượng;
tốt trong tóc tốt chỉ độ dài
Trong từng ngữ cảnh cụ thể nghĩa của từ được sử dụng cụ thể (sử dụng nghĩa
biểu vật hay nghĩa biểu niệm).
Ví dụ: Trẻ con (1) bao giờ cũng là trẻ con (2)
(1) là nghĩa biểu vật, (2) là nghĩa biểu niệm
c. Nghĩa kết cấu
Nghĩa kết cấu của từ là sự phản ánh mối quan hệ giữa từ với từ trong hệ thống
ngôn ngữ.
Ví dụ1: Trai: - Anh trai: chỉ quan hệ máu mủ, ruột thịt
- Cháu trai, sinh con trai: chỉ quan hệ giới tính.
Ví dụ2: tốt: - Lúa tốt: chỉ sự phát triển của cành, lá
- Xe tốt: chỉ chất lượng
- Người tốt: chỉ đạo đức
- Tóc tốt: chỉ đặc điểm là dài

82
d. Nghĩa biểu thái
Nghĩa biểu thái là sự phản ánh mối quan hệ giữa từ với người sử dụng, là những
nhân tố đánh giá hoặc thể hiện thái độ tình cảm của người sử dụng.
Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ là những đánh giá như to, nhỏ, mạnh,
yếu…, nhân tố cảm xúc như dễ chịu, khó chịu, sợ hãi…, nhân tố thái độ như trọng,
khinh, yêu, ghét… mà từ gợi ra cho người nói và người nghe.
Xét về nghĩa biểu thái, từ tiếng Việt có hai loại: Loại thứ nhất, luôn mang nghĩa
biểu thái như eo ôi, a ha, trời ơi, ôi…Loại thứ hai, chỉ mang nghĩa biểu thái trong
những văn cảnh nhất định. Ví dụ: từ ôm trong câu “ Cứ ôm lấy cái vòi nước không cho
ai dùng nữa sao?” hoặc từ chẻ trong câu “ Tao sẽ chẻ xác mày ra”.
3.4.2. Các lớp từ có quan hệ về nghĩa
3.4.2.1. Từ đa nghĩa
a. Định nghĩa
Từ đa nghĩa là từ dùng một hình thức âm thanh biểu thị nhiều ý nghĩa (biểu
hiện nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau), các ý nghĩa đó có quan hệ với nhau, chúng
lập thành một trật tự, một cơ cấu nghĩa nhất định.
Ví dụ: “đầu”
(1) bộ phận trên hết của người, bộ phận trước hết của người của vật
(2) trí tuệ thông minh: Cô ấy là người có cái đầu.
(3) Vị trí danh dự: Cô ấy luôn đứng đầu lớp về mọi mặt.
(4) Vị trí tận cùng của sự vật: Anh ở đầu sông em cuối sông.
Giữa các nghĩa trên của từ đầu có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ: đầu là bộ
phận trên hết, trước hết có quan hệ với nét nghĩa chỉ vị trí; đầu là bộ phận chứa bộ não
có quan hệ với nét nghĩa trí tuệ thông minh.
Nếu như các từ dùng một hình thức âm thanh biểu hiện nhiều ý nghĩa khác
nhau, các ý nghĩa đó không có quan hệ với nhau thì không phải là từ đa nghĩa.
Ví dụ2: “ba”
(1) bố: Ba tôi rất thích ăn hoa quả.
(2) số từ: Số ba là con số không may mắn.
Từ ba ở hai ví dụ này là từ đồng âm.
b. Cơ cấu nghĩa của từ đa nghĩa

83
Các từ lúc mới xuất hiện đều chỉ có một nghĩa, trải qua thời gian sử dụng phát
triển thêm nhiều nghĩa mới (nghĩa phái sinh, nghĩa bóng) từ nghĩa cơ sở (nghĩa gốc,
nghĩa đen), trên cơ sở những biểu tượng nhất định của con người.
Biểu tượng thực chất là hình ảnh về hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất
của sự vật được phản ánh vào ngôn ngữ, trong nghĩa gốc của từ, dưới dạng các nét
nghĩa, các nét nghĩa trở thành cơ sở để từ phát triển thêm nghĩa mới. Nhờ vào quan hệ
liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) con người liên tưởng từ sự vật
này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau
giữa các sự vật ấy.Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa1) từ được
chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác (nghĩa 2), quan hệ đa nghĩa của
từ nảy sinh từ đó.
Ví dụ: “Chín”
(1) Chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn
thiện nhất, độ mềm nhất định, có màu sắc đặc trưng. (Quả bưởi chín vàng mọng.)
(2) Chỉ quá trình vận động, quá trình rèn luyện nào đó, khi đạt đến sự phát triển
cao nhất.(Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín).
(3) Sự thay đổi màu sắc nước da. (Ngượng chín cả mặt)
(4) Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm. (Cơm chín).
Như vậy, muốn phân tích được nghĩa của từ đa nghĩa, trước hết phải miêu tả
thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích các nghĩa.
Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở:
+ Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau:
- Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các
sự vật hiện tượng, hay nói cách khác, là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng.
Ví dụ: Mũi1 (mũi người) và Mũi2(mũi thuyền); Miệng 1(miệng xinh) và Miệng2
(miệng bát)
- Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ về cách thức hay chức năng
của các sự vật, đối tượng.
Ví dụ: cắt 1 (cắt cỏ) với cắt 2 (cắt quan hệ), xé1: (xé vải) với xé2 (xé xác)
- Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ về kết quả do tác động của
các sự vật đối với con người.

84
Ví dụ: đau1 (đau vết mổ) và đau2 (đau lòng); cháy1 (cháy nhà) với cháy2(cháy túi)
+ Theo cơ chế hoán dụ có các dạng:
- Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể.
Ví dụ: Chân1, tay1, mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái
toàn thể (Anh ấy có chân2 trong đội bóng; Tay 2 bảo vệ của nhà máy số ba có mặt2
trong hội nghị)
- Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa.
Ví dụ1: Nhà 1 là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà)
Nhà 2 là gia đình (Cả nhà có mặt)
Ví dụ2: Thúng1: Đồ vật dùng để đựng đan bằng nan tre hoặc nứa (Cái thúng
này đan khéo quá)
Thúng 2: Chỉ đơn vị (hai thúng lúa)
- Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ giữa nguyên liệu, công cụ
với sản phẩm được làm ra từ nguyên liệu, công cụ đó hoặc hành động dùng nguyên
liệu hay công cụ đó.
Ví dụ:Muối1: nguyên liệu (một kg muối); muối 2: hành động làm cho thức ăn
chín đi hoặc lên men (Chị ấy muối dưa ngon lắm).
3.4.2.2. Từ đồng nghĩa
a. Khái niệm
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về từ đồng nghĩa:
- Dựa vào khả năng thay thế của từ trong ngữ cảnh để xác định từ đồng nghĩa:
Từ đồng nghĩa là các từ thay thế được cho nhau trong cùng ngữ cảnh nhưng không làm
thay đổi nội dung cơ bản của ngữ cảnh đó.
Quan điểm này không chú ý đến khả năng kết hợp của từ cùng loại. Chẳng hạn,
từ học sinh và từ cháu không phải từ đồng nghĩa nhưng cũng có thể thay thế cho nhau,
trong hai câu Lớp có mấy cháu?, Lớp có mấy học sinh?
- Dựa vào khả năng gọi tên một sự vật, đối tượng để xác định từ đồng nghĩa:
Từ đồng nghĩa là những từ có hình thức âm thanh khác nhau nhưng cùng gọi tên một
sự vật, hiện tượng.
Những người theo quan điểm này đã không thấy được rằng, các từ cùng gọi tên
một sự vật nhưng tương quan giữa sự vật đó với các từ khác nhau là các khái niệm là
khác nhau.

85
Ví dụ: Heo/ lợn; diêm/ quẹt; vừng/ mè
- Dựa vào sự đồng nhất của các từ về biểu niệm để xác định từ đồng nghĩa: Từ
đồng nghĩa là các từ khác nhau về mặt ngữ âm nhưng giống nhau về mặt ý nghĩa,
chúng cùng biểu thị các sắc thái khác nhau của một khái niệm.
Ví dụ: đều nói đến khái niệm ăn có xơi, nhậu nhẹt…
Giáo trình này sử dụng thuật ngữ từ đồng nghĩa theo quan điểm thứ ba.
b.Bản chất của từ đồng nghĩa tiếng Việt
Trong tiếng Việt, các từ đồng nghĩa với nhau có tính chất mức độ. Trong cùng
một khái niệm có hàng loạt từ đồng nghĩa với nhau, với những mức độ khác nhau.
Chẳng hạn, khả năng hoạt động tác động đến sự di chuyển của các sự vật, có các từ
sau: ném, lao, phóng, quăng, vứt, xán, xô, đẩy, liệng, tống, đạp, đá, nhấn, dìm, lôi, kéo,
dật, rút, gieo, rắc, vãi, trút, xoay, quay, gồng, gánh…
Hoặc căn cứ vào chiều di chuyển có thể chia ra các nhóm từ đồng nghĩa.
- Di chuyển ra xa chủ thể: ném, phóng, lao…
- Di chuyển gần lại: lôi, kéo, co, giật, rút…
- Di chuyển quay xung quanh chủ thể: gánh, xoay, quay…
- Di chuyển cùng chủ thể: gồng, gánh, bưng, đội, cõng…
Các từ trong từng nhóm có mức độ đồng nghĩa cao hơn so với các từ trong các
nhóm khác.
Thực ra, cũng có một số tác giả cho rằng, có hai loại từ đồng nghĩa: đồng nghĩa
tương đối và đồng nghĩa tuyệt đối (đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn
toàn). Ý kiến này chưa chính xác, bởi không bao giờ các từ có sự đồng nghĩa tuyệt đối.
Các từ đồng nghĩa tồn tại được là vì ngoài sự đồng nhất chúng có những sự khác biệt
nhất định, sự khác biệt này làm nên giá trị diễn đạt của từng từ.
Sự khác biệt về nghĩa của các từ đồng nghĩa thường xảy ra ở các mặt sau:
- Sự khác nhau về sắc thái nghĩa: các từ có thể đồng nhất về biểu vật và biểu
niệm nhưng sẽ khác nhau một hoặc một số nét trong biểu niệm.
Ví dụ: Về trạng thái chấm dứt sự sống: chết, hi sinh, tử, mất
Về hiện tượng hấp thụ thức ăn: tống, hốc, tọng, ăn…
Khi phân tích từ đồng nghĩa có hai thao tác, đó là chỉ ra sự giống nhau và khác
nhau. Nhưng quan trọng là phải chỉ ra được sự khác nhau về sắc thái.

86
Ví dụ1: Quả, trái
Giống nhau: Sản phẩm của cây trong một thời kỳ sinh trưởng nhất định (quả
mít/ trái mít)
Khác nhau: Quả gợi tính hình khối, tròn, treo lủng lẳng, trái toát ra sắc thái tình
cảm, trân trọng, nâng niu, yêu thương…(quả tim/ trái tim; quả trứng/ trái trứng*)
Ví dụ2: Giữ gìn, bảo vệ có nghĩa chung là giữ nguyên vẹn, trọn vẹn một cái gì
đó (Giữ gìn quần áo; bảo vệ quần áo).
Tuy nhiên hai từ này có điểm khác nhau:
- Bảo vệ phù hợp với đối tượng lớn, trừu tượng; giữ gìn phù hợp với đối tượng nhỏ,
quí (Giữ gìn đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, Bảo vệ đất nước).
- Bảo vệ có nét nghĩa ngăn ngừa, phòng chống ngăn chặn sự tác động của bên
ngoài; giữ gìn có tính chất thụ động giữ cái đã có, không có sắc thái chống lại thế lực
bên ngoài (Bảo vệ luận văn # Giữ gìn luận văn).
Ví dụ3: không phận, vùng trời có nét nghĩa chung là chỉ biên giới phía trên của
một quốc gia.(Địch xâm phạm vùng trời Việt Nam; Địch xâm phạm không phận Việt
Nam) Sự khác nhau là: vùng trời còn có khả năng chỉ một khoảng không cụ thể còn
không phận thì không có khả năng này.(Vùng trời quê tôi thật là yên ả; *Không phận
quê tôi thật là yên ả).
Ví dụ 4: Chọn, lựa, tuyển, kén có nghĩa chung là tìm ra cái gì đó cùng loại với
nó. Khác nhau ở điểm: Chọn thiên về tìm cái tốt, số lượng đối tượng nhiều, từ cái
mình có mà ra; lựa thiên về loại bỏ cái xấu, số lượng đối tượng ít, xuất phát từ đối
tượng mà tìm; tuyển là số lượng cần tìm đã biết trước; kén dùng cho người có tính cách
khắt khe cá nhân.
Ví dụ 5: nhanh, mau, chóng (Hiệp thợ này nhanh vì họ làm mau nên chóng
xong). Nhanh chỉ tính chất chung, mau chỉ thao tác, chóng chỉ thời gian.
- Sự khác nhau về sắc thái biểu cảm: ngoài sự khác nhau về các nét nghĩa biểu
niệm từ đồng nghĩa còn có sự khác nhau về sắc thái biểu cảm. Các từ có thể đồng nhất
hoàn toàn về biểu vật và biểu niệm vẫn có thể khác nhau về biểu thái.
Ví dụ 1: cho, biếu, tặng: cho có sắc thái trung hoà, biếu có sắc thái kính trọng,
tặng có sắc thái thân mật.
- Sự khác nhau về sử dụng

87
Do sự khác nhau về sắc thái nghĩa và sắc thái biểu cảm nên cách dùng các từ đồng
nghĩa khác nhau. Hay nói cách khác, các từ đồng nghĩa không phải bao giờ cũng thay thế
cho nhau được, chúng đồng nghĩa với nhau vì chúng vừa giống nhau vừa khác nhau.
Ví dụ: Hoài sơn/ củ mài ; trần bì/ vỏ quít: các từ Hán Việt dùng trong khoa học,
các từ thuần Việt dùng trong đời sống.
- Hiện tượng đồng nghĩa không tách rời hiện tượng đa nghĩa, đây cũng là
nguyên nhân của tính mức độ. Các từ đồng nghĩa với nhau không phải đồng nghĩa về
toàn bộ dung lượng nghĩa của nó mà chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó mà thôi.
Ví dụ 1: trông có 3 nghĩa: - hướng mắt quan sát
- giữ, chăm sóc
- nương vào, nhờ vào
dựa có 3 nghĩa: - theo, căn cứ theo
- tựa vào, nhờ vào
- nương vào, nhờ vào
Trông và dựa đồng nghĩa với nhau ở nghĩa thứ ba.
Mặt khác, nếu một từ nếu là từ đa nghĩa, với các nghĩa khác nhau của nó, nó có
thể đồng nghĩa với nhiều từ khác nhau.
Ví dụ: ăn
- Thắng (Đội con ăn rồi, đội bố thua)
- Hợp (Ăn cánh, ăn ảnh, ăn hình)
- Hưởng, nhận (Tàu ăn than)
- Hao, tốn (Xe ăn xăng)
c. Phân loại từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa xảy ra ở nhiều cấp độ:
- Hình vị với hình vị: xanh- thanh- lam- bích- lục
Đánh - chiến - kích - đấu
- Hình vị với từ: thiên - trời; sơn - núi
- Từ với từ: trong đó có các loại:
+ Từ Hán Việt với từ thuần Việt: huynh đệ - anh em; phụ nữ - đàn bà
+ Từ thuần Việt với từ thuần Việt: ăn - xơi
d. Nguồn gốc của từ đồng nghĩa

88
- Đồng nghĩa do cấu tạo từ, đồng nghĩa sẵn có giữa các yếu tố thuần Việt
Ví dụ: Từ các từ nhanh, mau, chóng có thể cấu tạo ra hàng loạt từ:
Nhanh: nhanh chóng, nhanh nhanh, nhanh nhẹn, nhanh nhạy
Mau: mau chóng, mau lẹ
Chóng: chóng vánh, nhanh chóng...
- Đồng nghĩa do vay mượn từ: Đó là hiện tượng đã có từ A vay mượn B và cả
hai cùng chỉ X. Đồng nghĩa do vay mượn có mấy dạng sau:
+ Đồng nghĩa ở cấp độ yếu tố cấu tạo (hình vị): xa - xe; bích, thanh- xanh
+ Đồng nghĩa giữa từ với từ: bằng hữu - bạn bè
+ Đồng nghĩa giữa các từ vay mượn với nhau:
+ Hán - Pháp: điện thoại - telephone
+ Môn khơ me - Hán: bụt - phật
+ Hán - Pháp: cân - kilôgam
- Đồng nghĩa do từ toàn dân và từ địa phương
Ví dụ: bắp, ngô, sạu, xà lì; bát, đọi, chén; heo, lợn; đu đủ, moọng coọng; hành
tăm, thun...
- Đồng nghĩa do sự phát triển nghĩa của từ đa nghĩa
Ví dụ: trông: (1) nhìn
(2) chăm sóc
(3) nương vào, nhờ cậy
dựa: (1) tựa vào một cái gì đó
(2) nương vào, nhờ cậy
(3) căn cứ theo
Do sự phát triển nghĩa như trên mà hai từ trông, dựa có quan hệ đồng nghĩa với
nhau: (3) của trông đồng nghĩa với (2) của dựa.
3.4.2.3. Từ trái nghĩa
a. Khái niệm
Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập.
Khác với từ đồng nghĩa được tổ chức theo sự đồng nhất. Vì thế, có thể nói, từ trái
nghĩa là hiện tượng ngược lại với từ đồng nghĩa nhưng cùng tính chất. Do đó, cần phải
được xét trong cùng trường khái niệm với từ đồng nghĩa.Khi sự đối lập trên cùng

89
trường hay cùng một khái niệm, tuyệt đối hoá, lưỡng cực hoá thì ta có hiện tượng trái
nghĩa. Cũng như hiện tượng đồng nghĩa, hiện tượng trái nghĩa là phổ biến.
Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa biểu hiện
khái niệm tương phản về lôgic nhưng lại tương liên với nhau. Hay nói cách khác, từ
trái nghĩa là những từ đối lập nhau về ý nghĩa trong cùng một khái niệm.
Ví dụ1: hoạt động tác động đến sự tồn tại của sự vât gồm có hai hoạt động trái
ngược nhau: hoạt động tạo lập nên sự vật/ hoạt động triệt tiêu sự vật. Có thể xác lập
các từ trái nghĩa như sau: tạo, chế tạo, sản sinh, nở, phát sinh, phát minh, sáng tạo... /
giết, phá, diệt, xoá, huỷ bỏ, triệt hạ...
Ví dụ 2: Hoạt động tác động đến loại hình đối tượng gồm có hai hoạt động trái
ngược nhau: nối kết sự vật/ phá vỡ chia cắt đối tượng và có thể xác lập trường trái nghĩa
như sau: nối, kết, chắp, dính, vá, hàn, gắn... / cắt, xẻ, chia, cưa, thái, chặt, thái, xé..
Các từ trong mỗi trường đối lập trên là từ đồng nghĩa.
b. Phân loại
Dựa vào tiêu chí mức độ tương phản có thể chia ra:
- Những từ trái nghĩa biểu thị những phẩm chất hay những hiện tượng thiên
nhiên, xã hội loại trừ lẫn nhau, không thể đồng thời cùng tồn tại. Sự có mặt của cái này
phủ định sự có mặt của cái kia.Ví dụ: có lí/ vô lí, chết/ sống...
- Những từ trái nghĩa có liên hệ đến không gian và biểu thị những chiều hướng
khác nhau: trước/ sau; phải/trái; trên/ dưới; trong/ ngoài và những từ chỉ chiều hướng
hẹp liên quan đến hoạt động: ra /vào, tới/lui...
- Những từ trái nghĩa phản ánh sự đối lập về phẩm chất hay số lượng bao hàm ở
giữa một mặt trung lập, các mặt tương phản cùng tách ra xa mặt trung lập đó. Sự vắng
mặt của cái này không nhất thiết phải có mặt cái kia.
Ví dụ: bạn/ thù; nóng/ lạnh...
* Lưu ý:
Các từ chỉ sự vật có thể trái nghĩa với nhau, nếu chúng được dùng để biểu trưng
cho những tính chất đối lập.Ví dụ: Đầu voi đuôi chuột; trứng chọi đá, thượng vàng hạ
cám. Bản thân các từ đầu voi/ đuôi chuột, trứng/ đá, vàng / cám không đối lập nhưng
vì chúng được dùng để biểu trưng cho các tính chất cụ thể vì thế chúng trở nên trái
nghĩa với nhau.

90
c. Mối quan hệ giữa từ trái nghĩa với từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa
- Từ trái nghĩa như đã nói trên có mối quan hệ chặt chẽ với từ đồng nghĩa, trái
nghĩa là đối lập về ý nghĩa nhưng xét trên cùng một trường hoặc một khái niệm với từ
đồng nghĩa. Vì thế tính mức độ của từ đồng nghĩa tạo ra tính cân xứng của từ trái
nghĩa. Ví dụ:
1. khổng lồ, lớn, to><nhỏ, bé, tí hon
2. dũng cảm, can đảm>< nhút nhát, hèn nhát
- Tính trái nghĩa không tách rời hiện tượng đa nghĩa cho nên nó tạo ra tính mức
độ. Một từ nào đó nếu là đa nghĩa thì có thể tham gia vào hàng loạt từ trái nghĩa.
Ví dụ1: Nóng: với hai nghĩa (1) nhiệt độ cao (2) tính cách thiếu điềm tĩnh là một
từ đa nghĩa nên nó có thể trái nghĩa với nhiều từ, chẳng hạn: nóng (1) trái nghĩa với
lạnh; nóng (2) trái nghĩa với điềm đạm.
Ví dụ2: Cao (1) trái nghĩa với thấp; cao (2) trái nghĩa với hạ (giá).
Từ trái nghĩa (nếu là đa nghĩa) thì có thể đối lập với nhiều từ khác nhau theo
các nghĩa mà nó có nhưng sự đối lập ấy không phải trong mọi trường hợp đều tương
xứng. Hay nói cách khác, các từ trái nghĩa không phải bao giờ cũng đối lập nhau ở
toàn bộ dung lượng ngữ nghĩa mà chúng có, nhiều khi sự đối lập chỉ xảy ra ở một
nghĩa nào đó mà thôi.
Ví dụ: Đầu: có 4 nghĩa: (1) bộ phận trên hết của người, trước hết của động vật
(2) vị trí danh dự (3) vị trí tận cùng (4) trí tuệ nhưng chỉ trái nghĩa với đuôi ở nghĩa (1)
là bộ phận trước hết của vật.
Nếu hai từ trái nghĩa với nhau ở nghĩa gốc thì thường trái nghĩa với nhau ở
nghĩa phái sinh. Ví dụ: nhẹ/ nặng
(1) trọng lượng bé/ trọng lượng lớn (nặng cân >< nhẹ cân)
(2) coi thường/ coi trọng (nặng việc gia đình>< nhẹ việc tập thể)
(3) nồng độ thấp/ nồng độ cao (rượu nặng>< rượu nhẹ)
d. Vai trò của từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa có vai trò rất lớn, được sử dụng rất nhiều trong thơ văn.
- Nó là một trong những phương tiện để tạo ra các cấu trúc đồng nghĩa.
A thấp hơn B = B cao hơn A
- Giúp cho sự diễn đạt có hình ảnh, rõ ràng, nhiều mặt đối lập bản chất của sự
vật nổi rõ lên nhờ từ trái nghĩa.

91
Nếu Kiều là một người yếu đuối thì Từ là kẻ hùng mạnh.
Nếu Kiều quen tiếng khóc thì từ quen tiếng cười.
- Từ trái nghĩa đặc biệt quan trọng trong phép đối chọi tức là trong cấu trúc đối
lập các từ. Biện pháp tu từ này được sử dụng nhiều trong thơ ca, tục ngữ, thành ngữ.
Ví dụ: Vào sinh ra tử, Khôn ba năm dại một giờ, đầu đi đuôi lọt…
Trong văn xuôi các nhà văn muốn gây ấn tượng đã đặt tên tác phẩm với các từ
trái nghĩa. Chẳng hạn, Đỏ và đen, Chiến tranh và hoà bình…
- Từ trái nghĩa là phương tiện hữu hiệu trong các biện pháp tu từ nghịch dụ,
chơi chữ. Ví dụ:
(1) Đàn ông nông nổi giếng khơi.
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
(2) Mĩ nữ là gái đẹp, mĩ đức là nết tốt nhưng mĩ quốc lại là nước xấu.
(Hồ Chủ Tịch)
3.4.2.4. Từ đồng âm
a. Khái niệm
Từ đồng âm là những từ giống nhau về ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa.
Ví dụ:
a. Cổ là bộ phận cơ thể con người và cổ là xưa, lạc hậu.
b. Bác là anh, chị của bố mẹ, bác là chưng cất, bác là phủ định, bác là rộng, bác
là bố. (Vì chưng bác mẹ em nghèo/Cho nên em phải băm bèo, thái khoai).
b. Đặc điểm
Ngôn ngữ có tính chất tiết kiệm cho nên tất yếu phải dẫn đến hiện tượng đồng
âm. Tuy nhiên, đồng âm trong tiếng Việt có đặc điểm riêng:
- Thường xảy ra ở những từ có cấu trúc đơn giản (các từ đơn tiết).
- Các từ đồng âm trong tiếng Việt chỉ xảy ra trong ngữ cảnh vì tiếng Việt là
ngôn ngữ không biến hình.
c. Văn cảnh và hiện tượng từ đồng âm trong văn cảnh.
Văn cảnh (ngữ cảnh) là tập hợp những từ đi kèm một từ nào đó tạo cho từ đó
tính xác định về nghĩa.
* Hoạt động của từ đồng âm trong văn cảnh:
- Tạo ra những văn cảnh có nhiều từ đồng âm xuất hiện.

92
Con ngựa đá con ngựa đá con ngựa đá không đá con ngựa.
Thằng mù nhìn thằng mù nhìn, thằng mù nhìn không nhìn thằng mù.
- Tạo ra những ngữ cảnh đan xen nhau trong đó có một yếu tố nào đó được hiểu
gấp đôi.
Bà già đi chợ cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
- Tạo ra những ngữ cảnh trong đó chỉ có một yếu tố đồng âm xuất hiện nhưng
nó lại được đi kèm với yếu tố khác, có tác dụng nhắc gợi nhau.
Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ ra.
Con cóc leo cây võng cách, nó rơi phải cọc nó cạch đến già.
- Tạo ra ngữ cảnh trong đó chỉ có một yếu tố đồng âm xuất hiện nhưng nhờ
quan hệ liên tưởng ta có thể nghĩ đến yếu tố kia. Chẳng hạn, câu Gái tơ chỉ kén ngài
quân tử gợi cho ta liên tưởng đến nghề dệt: tơ, chỉ, kén, ngài….
- Tạo ra những ngữ cảnh trong đó những yếu tố đồng âm xuất hiện được đặt
trong quan hệ với các yếu tố đồng nghĩa.
- Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
- Cuốc xuống ao uống nước, Gà vào vườn ăn kê.
- Chuồng gà kê áp chuồng vịt.
- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ
Dò đến hàng nem chả muốn ăn.
- Một chiếc cùm lim chân có đế
Ba vòng xích sắt bước còn vương.
3.5. CÁC LỚP TỪ KHÔNG CÓ QUAN HỆ VỀ NGHĨA
3.5.1. Từ toàn dân và từ địa phương
3.5.1.1. Từ toàn dân
a. Khái niệm
Từ toàn dân là lớp từ được toàn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung cho tất
cả những người nói ngôn ngữ đó, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp xã hội
khác nhau.

93
b. Đặc điểm
Đây chính là lớp từ cơ bản, lớp từ quan trọng nhất của mỗi ngôn ngữ. Có thể
nói từ vựng toàn dân là hạt nhân từ vựng, làm cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ,
không có nó ngôn ngữ không thể có được và do đó cũng không thể có sự trao đổi, giao
tiếp giữa mọi người.
Về mặt nội dung, từ vựng toàn dân biểu hiện những sự vật, hiện tượng, những
khái niệm quan trọng và cần thiết nhất trong đời sống. Chẳng hạn, những từ chỉ hiện
tượng thiên nhiên: mưa, nắng, núi sông, bão, gió...., những từ chỉ bộ phận cơ thể
người: đầu, mắt, mũi, chân, tay..., những từ chỉ sự vật, hiện tượng gắn liền với đời
sống: cày, cuốc, kim, chỉ, nhà, cửa..., những từ chỉ tính chất của sự vật: đỏ, đen, dài,
ngắn, tốt, xấu..., những từ chỉ hoạt động thông thường: đi, đứng, nói, cười, chạy...
Về mặt nguồn gốc, từ toàn dân rất đa dạng: có thể bắt nguồn từ tiếng Mường:
bố (pổ), vai (pai), vú (pú)..., có thể bắt nguồn từ Môn - Khmer: sông (Ba na: Krôn),
bắn(Kh mer: pắn), lớp (Khmer: láp)..., có thể có nguồn gốc từ tiếng Hán: đầu, gan,
gác, gần... ngay cả những từ mới vay mượn về sau như sơ mi, ô tô, hợp tác xã... cũng
mau chóng được sử dụng rộng rãi, trở thành vốn từ toàn dân.
Từ vựng toàn dân là bộ phận nòng cốt của từ vựng văn học. Nó là vốn từ cần
thiết để diễn đạt tư tưởng trong mỗi ngôn ngữ. Từ vựng toàn dân đồng thời cũng là cơ
sở để cấu tạo từ mới, làm giàu cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nói chung. Đa số các từ
thuộc lớp từ vựng toàn dân là những từ trung hoà về mặt phong cách, tức là chúng có
thể được dùng trong các phong cách chức năng khác nhau.
3.5.1.2. Từ địa phương
a. Khái niệm
Từ địa phương là những đơn vị hay những dạng thức từ ngữ của ngôn ngữ dân
tộc mà phạm vi tồn tại và sử dụng tự nhiên nhất chỉ hạn chế trong một vài địa phương
nhất định.
b. Các kiểu từ địa phương
- Những từ địa phương chỉ những đặc sản địa phương do đó không có một từ
nào tương đương trong các tiếng địa phương khác.
Ví dụ: sầu riêng,vú sữa, mãng cầu, quả mù u, bánh xu xê, cu đơ…
- Những từ địa phương do một vùng tạo nên và không có sự tương ứng về mặt
ngữ âm với từ trong các địa phương khác.

94
Ví dụ: niêu đất - tréc, túi xách- đạy, khóc - dám...
- Các từ địa phương có ý nghĩa giống nhau nhưng hình thức khác nhau:
Ví dụ: heo- lợn, đậu phộng - lạc, mè- vừng
- Các từ địa phương có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau:
Ví dụ: nón (miền Nam)/ mũ (miền Bắc).
hòm: hòm đựng quần áo (miền Bắc)/quan tài (miền Trung)
3.5.2. Từ vay mượn
3.5.2.1. Khái niệm
Từ vay mượn là những từ mà xét về cả hình thức lẫn nội dung đều có nguồn
gốc từ bên ngoài.Đây là hiện tượng có tính chất phổ quát của các ngôn ngữ trên thế
giới. Trên thế giới, không có ngôn ngữ nào là thuần nhất.
Ví dụ: trầu, cau là những từ mà tiếng Trung Quốc vay mượn của tiếng Việt.
3.5.2.2. Các loại từ vay mượn
Trong tiếng Việt, từ gốc Hán chiếm tỉ lệ lớn, ngoài ra, còn có các các từ vay
mượn từ các ngôn ngữ Ân Âu, đáng kể nhất là tiếng Pháp.
a. Từ gốc Hán
Từ gốc Hán là những từ mà người Việt vay mượn của tiếng Hán thuộc các thời
kỳ, các hình thức ngữ âm khác nhau.
Sự vay mượn diễn ra từ thế kỷ II TCN cho đến nay. Do trải qua các thời kỳ và
trong thời gian dài nên hình thức ngữ âm có sự khác nhau. Từ gốc Hán có hai mảng
Hán cổ và Hán Việt. Từ Hán cổ và Từ Hán Việt được phân biệt ở ba đặc điểm: thời kì
vay mượn, con đường vay mượn và hình thức ngữ âm.
Từ Hán cổ: là những từ được vay mượn từ thế kỷ II TCN cho đến đời Đường
(thế kỉ thứ VII SCN). Từ Hán Việt: là những từ được vay mượn từ đời nhà Đường cho
đến năm 938 (Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán). Ví dụ: sắt, thiết đều là một từ
nhưng được vay mượn trong hai thời kỳ.
Từ Hán cổ được vay mượn bằng con đường trực tiếp (qua khẩu ngữ) và đọc
theo dạng ngữ âm đời Hán ở Trung Quốc.
Ví dụ: ông, bà, cô, cậu, ngực, xe, bút, phấn, đầu…
Từ Hán Việt là những từ được vay mượn bằng cả hai con đường trực tiếp và
gián tiếp (qua sách vở) và được đọc theo dạng ngữ âm của đời Đường ở Trung Quốc.

95
Ví dụ: Hán cổ “ghế” thì Hán Việt là “kỷ””, tương tự như thế trong tiếng Việt có các
cặp yếu tố: sen/ liên; ao/trì; sắt/thiết…
Ngoài ra, có một nhóm từ gốc Hán được du nhập vào tiếng Việt thông qua con
đường khẩu ngữ của những người nói phương ngữ tiếng Hán. Nhóm này có số lượng
không nhiều và nói chung không đem lại cho tiếng Việt ảnh hưởng đáng kể nào. Ví
dụ: xì dầu, mì chính, vằn thắn, tào phớ, xà xíu, lạp xưởng...
` * Tình hình vay mượn chữ Hán
Tiếng Việt đã vay mượn với số lượng rất lớn các từ gốc Hán gồm đủ các từ
loại, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Theo Phan Ngọc, tiếng Việt đã vay mượn hơn 5000
đơn vị gốc Hán (5000 âm tiết). Trong đó, có 1200 đơn vị đã được Việt hoá trở thành
từ, 500 đơn vị vừa hoạt động như từ, vừa hoạt động như yếu tố cấu tạo từ và hơn 3000
yếu tố hoạt động hạn chế.
Tại sao cùng vay mượn từ một nguồn (gốc Hán) nhưng khi đi vào tiếng Việt
một số lại hoạt động tự do còn một số chỉ là yếu tố của từ ? Khi các từ gốc Hán vào
tiếng Việt, chúng đã gặp phải các xung đột đồng âm và đồng nghĩa. Những từ nào
tránh được xung đột trên thì sẽ hoạt động tự do, còn từ nào không tránh được thì chỉ là
yếu tố cấu tạo từ.
Những ví dụ về xung đột đồng nghĩa:
- Số đếm Tiếng Việt đã có: 1,2,3,4…1000, khi vay mượn từ tiếng Hán vào thì
nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục… phải hoạt động hạn chế. Nhưng các từ vạn, ức, triệu..
được hoạt động tự do vì trong tiếng Việt chỉ mới có số đếm đến 1000.
- Tiếng Việt có giúp tiếng Hán có phù, phò, tá, trợ
- Tiếng Việt có tôi tiếng Hán có ngã, kỷ, ngô, dư
- Tiếng Việt có bạn tiếng Hán có bằng, hữu
Những ví dụ về xung đột đồng âm
- Tiếng Hán có tai (má) vào tiếng Việt có tai(bộ phận dùng để nghe) nên hoạt
động hạn chế.
- Trúc trong tiếng Hán là xây dựng, khi đi vào tiếng Việt gặp trúc là đổ nên hoạt
động như một yếu tố cấu tạo từ: kiến trúc.
- Tù (người bị giam) xung đột đồng âm với tù (người đứng đầu) cho nên tù thứ
hai chỉ là yếu tố của tù trưởng.

96
Tuy nhiên khi đi vào tiếng Việt, phần lớn các từ Hán đã thắng: chẳng hạn đầu
thắng trốc, bát thắng đọi.
Hoạt động ngữ nghĩa và khả năng biến hoá của từ Hán:
- Thu hẹp nghĩa: bì với nghĩa là da, sang tiếng Việt chỉ dùng để chỉ da của lợn
đã chết.
- Mở rộng nghĩa: Gan với nghĩa chỉ một bộ phận thuộc hệ bài tiết, khi vào tiếng
Việt thêm một nghĩa nữa là dũng cảm, gan dạ.
Khám với nghĩa là coi, sang tiếng Việt thêm một nghĩa nữa là lục soát với thái
độ nghi ngờ, như khám nhà, khám hành lý.
- Chuyển nghĩa: thủ đoạn với nghĩa là biện pháp, chuyển sang tiếng Việt dùng
với nghĩa là mưu mẹo xấu.
Lịch sự với nghĩa là trải việc, thạo việc được dùng với nghĩa là cách ứng xử có
văn hoá.
- Lách nghĩa: Hắc ngoài nghĩa (1) là đen còn có nghĩa (2) là khó tính hoặc mùi
vị khó chịu.
Tâm ngoài nghĩa (1) tim còn nghĩa (2) là lòng tốt.
b. Từ gốc Ân Âu: là bộ phận từ ngữ được nhập vào Việt Nam từ khi nước ta bị
người Pháp xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ. Vừa bằng con đường khẩu
ngữ vừa qua con đường chính thức trong giáo dục nhà trường và giao tiếp hành chính,
hàng loạt từ gốc Pháp đã du nhập vào tiếng Việt. Mặt khác, một số từ nguồn gốc Anh,
gốc Nga cũng được tiếp thu: mít tinh, ten nít, bốc, bồi, xì ke, bôn sê vích, côm xơ môn,
Xô viết...
Nhìn chung, các từ ngữ gốc Ân Âu đã thâm nhập vào khá nhiều mặt của đời
sống xã hội: từ đời sống, giao tiếp hàng ngày cho đến các ngành văn hoá, nghệ thuật,
khoa học kĩ thuật, y tế... đều có chúng tham gia. Ví dụ: pho mat, kem, xúc xích, pêni xi
lin, ca phê in, sơ mi...
Các từ ngữ này, khi đi vào tiếng Việt, có sự biến đổi về mặt ngữ âm:
Thứ nhất, chúng được đọc theo cách đọc của người Việt. Các từ được phân chia
thành những âm tiết tách rời và phát âm theo cơ cấu ngữ âm của âm tiết tiếng Việt.
Người Việt đã thêm thanh điệu, bỏ bớt âm trong các tổ hợp phụ âm, chuyển âm này
thành âm khác. Chẳng hạn, poste - bốt; carrotte - cà rốt; gramme - gam; cremme - kem...
Thứ hai, chúng được rút ngắn độ dài. Chẳng hạn, cravate - cavát; hydrogen -
hydrô; essence - xăng...

97
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

3.1. Câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học mục 3.1.
1. Phân tích khái niệm về từ.
2. Tại sao cụm từ cố định được coi là một loại đơn vị từ vựng? Tính chất tương
đương với từ của cụm từ cố định được biểu hiện ở những phương diện nào? Nêu và
phân tích ví dụ.
3.Trình bày sự hiểu biết của bạn về các phân ngành của từ vựng- ngữ nghĩa học.
3.2. Câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học mục 3.2.
1.Phân tích các đặc điểm của từ tiếng Việt, làm rõ những đặc trưng chung và
đặc trưng riêng.
2. Đặc điểm của từ ghép tiếng Việt? Tại sao nói, qui tắc nổi trội nhất trong từ
ghép tiếng Việt là qui tắc ngữ nghĩa?
3. Phân tích các đặc điểm của từ láy tiếng Việt. Tại sao nói, từ láy có sự hoà
phối về mặt ngữ âm và có giá trị biểu trưng hoá về mặt nghĩa?
4. Để phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy trong tiếng Việt phải chú trọng những
tiêu chí nào? Cho ví dụ minh hoạ.
5. Phân loại các từ trong đoạn văn sau theo kiểu cấu tạo:
Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông.Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng lăn
tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hây gió đông nam sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào
gần một đám sen. Bây giờ, sen trên bờ hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đoá
hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt. Thuyền theo gió cứ từ từ mà
ra giữa khoảng mênh mông.
(Phan Kế Bính)
6. Phân biệt nghĩa của các từ láy: nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen
7. Phân tích các đặc trưng về cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt.
3.3. Câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học mục 3.4
1. Nêu và phân tích các thành phần ý nghĩa của từ. Cho ví dụ minh hoạ.
2. Xác định nghĩa biểu vật và biểu niệm của từ "xuân" trong các ngữ cảnh sau:
- Xuân này kháng chiến đã năm xuân
- Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán

98
So với ông Bành vẫn thiếu niên
(Hồ Chí Minh)
- Ôi những nàng xuân rất dịu dàng
Hát câu quan họ chuyến đò ngang
- Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
(Tố Hữu)
3. Xác định nghĩa biểu vật và biểu niệm của từ "vàng" trong các câu thơ sau:
- Mé ngoài họ Mã vừa sang
Tờ hoa đã ký cân vàng mới trao
- Lời vàng vâng lĩnh ý cao
Hoa dần dần bớt chút nào được không?
- Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời
(Truyện Kiều)
3.4. Câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học mục 3.5
1. Từ đa nghĩa là gì? Phân tích cơ chế phát triển nghĩa của từ đa nghĩa trong
tiếng Việt.
2. Thế nào là từ đồng nghĩa? Bản chất của từ đồng nghĩa trong tiếng Việt?
3. Từ trái nghĩa là gì? Phân tích mối quan hệ giữa từ trái nghĩa với từ đồng
nghĩa và từ đa nghĩa.
5. Ngữ cảnh và sự hoạt động của từ đồng âm trong tiếng Việt?
6. Phân tích giá trị ngữ nghĩa và giá trị sử dụng của từ Hán Việt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3

1. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.
2. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985.
3. Nguyễn Văn Tu, Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, 1976.

99
CHƯƠNG 4
NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

4.1. TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT


4.1.1. Khái niệm về từ loại
4.1.1.1. Định nghĩa
Từ loại là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia dựa theo ý nghĩa
phạm trù và khả năng kết hợp trong cụm từ và trong câu.
4.1.2. Các tiêu chí phân chia từ loại trong tiếng Việt
4.1.2.1. Dựa vào ý nghĩa phạm trù
Phân biệt ý nghĩa phạm trù và ý nghĩa ngữ pháp
- Ý nghĩa từ vựng đó là ý nghĩa của mỗi từ. Nhưng từ khi không chỉ có ý nghĩa
từ vựng mà còn có ý nghĩa ngữ pháp, tức ý nghĩa do kết hợp. Nghĩa là từ đứng riêng lẻ
thì mang ý nghĩa từ vựng, từ đứng trong câu mang ý nghĩa ngữ pháp.
Nghĩa từ vựng và ngữ pháp tuy là hai mặt không thể thiếu, không thể tách rời
của một từ nhưng chúng có sự khác nhau và có tính độc lập tương đối: ý nghĩa từ
vựng luôn gắn với ý nghĩa chủng loại, ý nghĩa kết hợp. Giữa ý nghĩa ngữ pháp và ý
nghĩa từ vựng có một sự tỷ lệ nghịch. Nếu một từ mang ý nghĩa từ vựng (ý nghĩa vật
chất) càng đậm thì ý nghĩa đó càng thoát ly khỏi bối cảnh ngôn ngữ. Ngược lại, ý
nghĩa từ vựng càng nhạt thì nét ý nghĩa ấy càng gắn với bối cảnh, tức khả năng kết
hợp của chúng càng lớn, nghĩa ngữ pháp của chúng càng nổi rõ. Có thể hình dung
qua sơ đồ sau:
Nghĩa từ vựng
Nghĩa ngữ pháp

Vậy ở đây, chúng ta dựa vào ý nghĩa phạm trù, ý nghĩa khái quát của những lớp
từ cụ thể chứ không phải ý nghĩa từng từ cá biệt. Chẳng hạn: Khi nói danh từ là những
từ mang ý nghĩa sự vật thì những từ như bàn, ghế, áo, quần, sách, vở... mang ý nghĩa
sự vật. Tuy vậy, những từ như: cái đẹp, cái cao cả, tính hàm súc... cũng được xem là
mang ý nghĩa sự vật vì chúng xuất hiện được trong mô hình:
/những... . A... . ấy/

100
4.1.2.2. Dựa vào khả năng kết hợp
a. Dựa vào khả năng kết hợp trong cụm từ
Tiêu chí phân chia từ loại dựa vào sự phân bố các vị trí trong ngữ cảnh được
các tác giả M.Emeno, F.Mactine, Lê Văn Lý đề xuất, về sau L.C. Thompson cũng phát
triển cách phân loại này.
Năm 1969, Nguyễn Tài Cẩn cũng tiếp tục theo hướng ý kiến này. Tác giả cho
rằng: “Dựa vào đoản ngữ để cải tiến công tác phân định từ loại, tiểu loại” (TBKH,
ĐHTH, Hà Nội, T.3,1969).
Ví dụ: Tất cả / những / cái / con / gà / mái đen / ấy.
3 2 1 D1 D2 -1 -2
Trên đây là một đoản ngữ danh từ, gồm có 7 vị trí. Ở vị trí trung tâm là danh từ
chỉ loại (D1) và danh từ chỉ vật (D2). Phía trước danh từ là các định từ: chỉ xuất cái
(1), chỉ lượng (2), chỉ tổng thể (3) và phía sau danh từ có hai vị trí: định ngữ (-1) và
định từ chỉ định (-2).
Ngoài ra, đoản ngữ động từ, tính từ cũng được xem xét ở 3 phần đầu, trung tâm,
phần cuối như trên. Những từ laọi không tham gia vào cấu trức đoản ngữ là trình thái
và trợ từ.
b. Dựa vào khả năng kết hợp trong câu
Những từ loại thực từ không chỉ tham gia làm hạt nhân cấu tạo của cụm từ mà
còn có khả năng tham gia những chức vụ ngữ pháp khác nhau.
Ví dụ:
Đứng ở vị trí chủ ngữ, bổ ngữ thường là danh từ.
Đứng ở vị trí vị ngữ, thường là động từ, tính từ.
Đứng ở vị trí định ngữ thường là tính từ
Những từ loại khác nhau như tình thái từ, trợ từ không tham gia thành phần
chính của câu và chỉ giữ chức năng phụ trợ.
4.1.3. Các từ loại trong tiếng Việt
Căn cứ vào tiêu chuẩn ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp, từ trước đến nay
người ta thường chia ra: thực từ và hư từ.
Thực từ: - Là những từ mang ý nghĩa từ vựng.
- Có khả năng làm thành phần câu.
- Có khả năng làm trung tâm cụm từ.

101
Hư từ: - Là những từ không mang ý nghĩa từ vựng.
- Không độc lập tạo thành câu.
- Làm thành tố trong cụm từ hoặc liên kết cụm từ mới.
Sự phân từ làm hai nhóm lớn như trên là đúng nhưng hưa có hiệu lực đầy đủ là
vì đây cách phân loại còn quá rộng về ý nghĩa, quá chung về đặc điểm ngữ pháp. Ta có
thể phân loại chi tiết hơn. Sau đây là bảng hệ thống từ loại cụ thể:
Hệ thống từ
loại

Thực từ Hư từ

Danh Động Tính từ Số Đại Phụ Từ Quan Tình Trợ


từ từ từ từ hệ thái từ từ
từ

4.1.3.1. Danh từ
a. Định nghĩa
Danh từ là lớp từ có ý nghĩa phạm trù sự vật, biểu thị những đơn vị có thể nhận
thức được trên cơ sở tồn tại của chúng dưới hình thức những hiện tượng trong tự nhiên
và xã hội hoặc trong sự suy nghĩ của con người.
Ví dụ:
- Tự nhiên: nhà, bàn, ghế, sách, bút, áo, quần...
- Xã hội: bộ đội, sinh viên, học sinh, nông dân, xã viên, thanh niên,cán bộ...
- Tư tưởng: tinh thần, văn hóa, khái niệm, tư duy, vật chất, thượng đế, triết học...
b. Đặc điểm của danh từ
- Về ý nghĩa: Danh từ là những từ chỉ sự vật.
- Về khả năng kết hợp:
* Danh từ có khả năng làm trung tâm của cụm danh từ: Theo mô hình cụm danh
từ của Nguyễn Tài Cẩn đưa ra, có 7 vị trí.
Tất cả / những / cái / con / mèo / đen / ấy.
1 2 3 D1 D2 -1 -2

102
* Danh từ có khả năng đứng sau những từ chỉ vị trí:trên, dưới, trong, ngoài...
Ví dụ: - Nó đi ra ngoài sân.
- Nam đang làm bài tập trong nhà
* Danh từ có khả năng làm chủ ngữ và một số thành phần khác trong câu.
* Danh từ không trực tiếp làm vị ngữ. Muốn làm vị ngữ phải có quan hệ từ là
đứng trước.
Ví dụ: Huyền Trân là một vị công chúa
c. Các tiểu loại
Sơ đồ chung
riêng: Nam, Thao, Lan Hương...
Danh từ tổng hợp: cha con, làng xóm, nhà cửa...
chung: chỉ loại: con, cái, chiếc...
không tổng hợp

không chỉ loại

đơn vị chất liệu người động - thực vật đồ đạc trừu tượng

c1. Nhóm danh từ riêng


- Ý nghĩa: định danh các sự vật riêng, dùng để gọi người, sự vật.
Ví dụ: Ba Cá Sấu, Bến Nghé, Năm Sài Gòn, Chợ Rẫy...
- Đặc điểm ngữ pháp:
+ Có khả năng kết hợp với từ chỉ xuất cái.
Cái cô Thu Lan này.
Cái thằng Mới này láo thật.
+ Có khả năng kết hợp với danh từ chung đứng trước.
Huyện Đức Thọ; Thi hào Nguyễn Du
+ Có khả năng kết hợp với đại từ chỉ định ở phía sau: này, kia, ấy... Đặc biệt,
khi có từ cái chỉ xuất đứng ở phía trước thì phải có định ngữ.
Ví dụ: Cái thằng Năm Sài Gòn này không bao giờ thèm dùng nước mắt lừa
dối người.

103
+ Không kết hợp với số từ (1, 2, 3...) và đại từ chỉ tổng thể (tất cả, cả)
Ví dụ: 3 Trỗi (-); tất cả Thảo (-).
c2. Nhóm danh từ chung
* Danh từ tổng hợp
- Ý nghĩa: Thường chỉ gộp nhiều sự vật gần nhau hoặc giống nhau một số đặc
điểm nào đó.
Gần nhau: Sách vở, vợ chống, nhà cửa, chim chuột...
Giống nhau: Phố xá, làng xóm, chim chóc, treo phe, thuyền bè...
- Khả năng kết hợp:
+ Có khả năng kết hợp được với đại từ tổng thể (cả, tất cả, tất thảy).
Ví dụ: Tất cả bàn ghế đều được dọn sạch
+ Có khả năng kết hợp được với danh từ chỉ đơn vị
Ví dụ: Một / đàn / trâu bò ung dung gặm cỏ.
+ Có khả năng kết hợp với số từ:
Ví dụ: 3 cha con đi vắng; 4 bà cháu rất thương nhau
* Danh từ chỉ loại
- Ý nghĩa:
Mang ý nghĩa mờ nhạt, không biểu thị một sự vật hiện tượng nào: con, cây, cục,
cái,. chiếc, bức, hòn, tấm, mảnh... Những từ này thường dùng để xác định ý nghĩa cá
thể, ý nghĩa chủng loại, chúng thường đứng trước những danh từ chung để có tác dụng
loại biệt hóa, cá thể hóa, những danh từ chung đó.
Chẳng hạn:
+ Cái, chiếc: đứng trước danh từ chỉ sự vật.
Khi chiếc lá xa cành.
Lá không còn màu xanh.
- Cái bàn này ba chân.
+ Con: đứng trước danh từ chỉ động vật.
- Chém cha con gà kia!
Mày vội gáy dồn.
Mày làm tao mất vía, kinh hồn về nỗi chồng con.
- Con cò bay lả bay la,

104
Bay từ ngọn gạo, bay ra cánh đồng.
(Ca dao)
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
(Ca dao)
+ Tấm: đứng trước danh từ chỉ sự vật có bề mặt, mỏng, trọn vẹn.
Tấm ảnh, tấm lịch, tấm ván, tấm thảm: chỉ sự vật có bề mặt mỏng
Tấm lòng, tấm tình, tấm áo, tấm thân: chỉ sự trọn vẹn
+ Hòn: đứng trước danh từ chỉ những đồ vật có độ dày, hình dáng không cố
định. Hòn đá, hòn than, hòn đất, hòn núi...
+ Bức: đứng trước danh từ chỉ vật có bề mặt, thường mỏng.
bức tranh, bức ảnh, bức thư, bức mành, bức thành đồng, bức tường...
+ Cuốn/quyển: đứng trước danh từ chỉ sự vật có độ dày mỏng,liên quan đến tri thức.
Cuốn sách, cuốn vở, cuốn truyện, cuốn lịch, cuốn từ điển, cuốn giáo trình, cuốn
tài liệu tham khảo...
* Danh từ chỉ đơn vị
- Ý nghĩa:
Thường dùng để xác định ý nghĩa đo lường, tính toán của sự vật. Khác với danh
từ chỉ loại, ý nghĩa phạm trù thực thể của danh từ rõ hơn: cân (thóc), mét (vải), mẫu
(ruộng), lít (nước), sào (đất), tạ (lúa)...
- Khả năng kết hợp (chung cho cả danh từ chỉ loại):
+ Có khả năng kết hợp với đại từ chỉ tổng thể.
Ví dụ: Cả/ cân thóc; /Tất cả/mẫu ruộng.
+ Có khả năng kết hợp với số từ:
Ví dụ: /4/cân thóc; /10/lít nước
+ Không có khả năng kết hợp với danh từ chỉ loại vì nó đứng ở vị trí danh từ
chỉ loại. Nếu kết hợp được thì nó lâm thời chuyển sangdanh từ chỉ vật.
Ví dụ:
Cái cân thịt (-)
1 cái cân (+) -> cân là danh từ chỉ vật.
- Danh từ chỉ đơn vị được chia thành hai nhóm:

105
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: chúng thường làm thành hệ thống.
Đơn vị chiều dài: mét, ki lô mét, đề xi mét, xăng ti mét...
Đơn vị trọng lượng: ki lô gam, tấn, tạ, yến, gam...
Đơn vị diện tích: mẫu, sào, thước...
Đơn vị tiền tệ: hào, đồng, xu...
+ Danh từ chỉ đơn vị không chính xác: bầy, đàn, toán, lũ, bọn...
Ví dụ: Một đàn cò trắng phau phau.
* Danh từ chỉ chất liệu
- Ý nghĩa: Thường dùng để biểu thị chất liệu:dầu, mỡ,thịt, xăng,nước mắm,
xì dầu...
- Khả năng kết hợp:
+ Có khả năng kết hợp với những đại từ chỉ tổng thể: Tất cả, tất thảy (không kết
hợp với cả).
Ví dụ:
Tất cả mỡ được mua hôm nay là 2 kilôgam.
+ Có khả năng kết hợp với cái chỉ xuất
Ví dụ: Đem cái thứ thịt ấy vất đi (+).
+ Không có khả năng kết hợp trực tiếp với số từ (2,3,4...)
Ví dụ: Hai vàng này (-), ba thịt (-)
* Danh từ chỉ người
- Ý nghĩa:Chỉ quan hệ thân thuộc, nghề nghiệp, chức vụ của người trong xã hội:
ông, bà, cha, mẹ, bác sỹ, công nhân, giáo viên, thủ trưởng.
- Khả năng kết hợp:
+ Có khả năng kết hợp được với đại từ tổng thể:
Tất cả giáo viên đều có mặt (+).
+ Có khả năng kết hợp được với những số từ:
Lớp ta có 40 học sinh (+).
+ Có khả năng kết hợp với các chỉ xuất (nhưng cần có danh từ chỉ loại ở giữa):
Cái con người ấy, ai cầu mà chi.
* Danh từ chỉ động, thực vật
- Ý nghĩa: Thường chỉ các loài vật hoặc thực vật.

106
- Khả năng kết hợp:
+ Có khả năng kết hợp được với đại từ tổng thể
Tất cả bồ câu đã bay đi hết.
+ Có khả năng kết hợp được với các số từ (có từ chỉ loại ở giữa)
Ba con lợn rừng.
Tám cây chanh.
+ Có khả năng kết hợp với cái chỉ xuất (có danh từ chỉ loại ở giữa):
- Cái cây bưởi này ít quả quá.
- Cái con chim này không chịu hót.
* Danh từ chỉ đồ vật, khái niệm trừu tượng
- Ý nghĩa:Thường chỉ đồ vật hoặc khái niệm trừu tượng.
- Khả năng kết hợp:
+ Có khả năng kết hợp với những từ chỉ tổng thể (tất cả).
Tất cả sách (+); Tất cả xe đạp (+).
Đối với danh từ trừu tượng cần có từ mọi đứng giữa.
Tất cả mọi nhiệm vụ (+); Tất cả mọi khuynh hướng (+).
+ Có khả năng kết hợp những từ chỉ số lượng
Có năm xe đạp (+); 3 nhiệm vụ (+).
Có 4 xe máy (+); 4 yêu cầu (+
4.1.3.2. Động từ
a. Khái niệm
Trong vốn từ tiếng Việt, bên cạnh các từ như nhà, ghế, bàn, tư tưởng, tình
cảm... có thể xếp vào lớp danh từ, còn có những từ khác được xếp thành lớp, chẳng
hạn như mua, đi, ngủ, học... đều là những từ miêu tả hoạt động có quá trình, những từ
này là động từ.
Động từ là một lớp từ phức tạp nhất. Nó được sử dụng rộng rãi và chiếm vị trí
quan trọng hàng đầu trong kho từ vựng tiếng Việt.
Động từ đóng vai trò hạt nhân trong việc cấu tạo nên câu. Theo thống kê của
Nguyễn Kim Thản, số câu mà vị ngữ là động từ chiếm 86%, vị ngữ là tính từ chiếm
4%, vị ngữ là danh từ chiếm 8%.
b. Đặc điểm của động từ
- Ý nghĩa: Biểu thị ý nghĩa hoạt động hay trạng thái nhất định của người và
sự vật.

107
Ví dụ: thức, ngủ, đi, ngồi, nhét... chỉ hoạt động
thích, yêu, sợ, căm, thù... chỉ trạng thái.
- Khả năng kết hợp:
+ Có khả năng trực tiếp làm vị ngữ (không cần sự môi giới của là):
Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt (không cần là).
+ Không có khả năng đứng trước những đại từ (này, kia, ấy, nọ...) cúng như
không có khả năng đứng sau những từ chỉ vị trí: trên, dưới, trong, ngoài...
Mùa xuân biên giới đã đến ấy (-)
+ Có khả năng đứng làm thành tố trung tâm của cụm từ, sau các phó từ chỉ thời
gian, mệnh lệnh, phủ định...
Bác/ đã đi rồi, sao Bác ơi! (Tố Hữu).
c. Các tiểu nhóm động từ
Dựa vào khả năng kết hợp với các thành tố phụ ở phía sau động từ, có thể
chia ra:
c 1. Nhóm động từ nội động (không tác động)
- Ý nghĩa: là những động từ biểu thị những ý nghĩa tự thân (không bao giờ tác
động đến đối tượng khác). Chúng gồm những động từ: ngủ, đứng, nằm, náu, ẩn, bò,
trốn, khóc, tắm, trườn, nấp...
- Khả năng kết hợp:
+ Không đòi hỏi thành tố phụ là bổ ngữ trực tiếp. Nếu có thì thường là bổ ngữ
gián tiếp mang ý nghĩa thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích...
+ Có khả năng kết hợp với phó từ chỉ thời gian (đã, sẽ, đang), chỉ sự tiếp diễn
(đều, vẫn, cứ, lại...)
c2. Nhóm động từ ngoại động (tác động)
- Ý nghĩa:
Là những động từ chỉ hoạt động mà kết quả của chúng làm cho đối tượng khách
quan phải thay đổi vị trí, tính chất, trạng thái: ăn, vỡ, làm, ấn, cắt, ném, đánh, dán...
- Khả năng kết hợp:
+ Đòi hỏi thành tố phụ phía sau là danh từ.
Công thức N1 - V - N2 -> Nam bẻ cành cây.
N1 V N2

108
+ Có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ thời gian, sự tiếp diễn, phủ định...
Ví dụ: Nông dân đang gặt lúa ngoài đồng
c3. Nhóm động từ ban phát
- Ý nghĩa
Là những động từ biểu thị những hoạt động có tính chất ban phát hoặc tiếp
nhận: đưa, gửi, biếu, cho, tặng, cấp, trao tặng... (ban phát); nhận, vay, lĩnh, đoạt,
chiếm, lấy, thu, nhặt... (tiếp nhận).
- Khả năng kết hợp:
Thường đòi hỏi hai thành tố phụ: một biểu thị đối tượng tiếp nhận và biểu thị đồ
vật, sự vật do hoạt động của động từ chi phối.
Đg Đối tượng tiếp nhận sự vật
gửi con trai 5 cuốn sách
cho anh Nam 1 chiếc cặp
c 4. Nhóm động từ gây khiến
- Ý nghĩa:
Biểu thị sự hoạt động có tác dụng cho phép, thúc đẩy hay cản trở việc thực hiện
những hoạt động khác: giúp, bảo, khuyên, cho phép, yêu cầu, cấm, ngăn, cản trở, đình
chỉ, chấm dứt...
- Khả năng kết hợp:
Thường đòi hỏi hai thành tố phụ:
1. Danh từ: (đối tượng tiếp nhận sự gây khiến)
2. Động từ: (chỉ kết quả hoạt động gây khiến)
Đg Đối tượng tiếp nhận kết quả hoạt động gây khiến
bảo Tôi lên bảng
khuyên Tôi đi chơi
c 5. Nhóm động từ xuất hiện, tồn tại, tiêu biến
- Ý nghĩa: Biểu thị sự xuất hiện, tồn tại, biến mất của sự vật: có, còn, nổi lên,
xuất hiện, mọc, khuất, biến mất...
- Khả năng kết hợp:
Thường đòi hỏi thành tố phụ là danh từ vốn chủ thể (không phải chủ ngữ) của
động từ tồn tại.

109
Ví dụ:Vỡ (bờ), còn (tiền), mọc lên (cây thị), xuất hiện (hai cô gái), thấp thoáng
(bóng những nhịp cầu sắt) vẳng lên, (tiếng sáo trúc)... .
Loại động từ này thường dùng trong câu đặc biệt (chỉ có một thành phần).
Do đặc điểm này mà thành tố phụ đặt sau động từ có thể đặt lên trước động từ
thành chủ ngữ.
vỡ bờ ->bờ vỡ; còn tiền -> tiền còn; mất nước -> nước mất; mọc lên cây thị ->
cây thị mọc lên...
c6. Nhóm động từ cảm nghĩ - nói năng
- Ý nghĩa: Biểu thị sự hoạt động thuộc nhận thức: biết, nghĩ, cho, hiểu, cảm
thấy, tin, tuyên bố, chứng minh, nói, cho rằng...
- Khả năng kết hợp: Thường đòi hỏi kết cấu phụ là thành tố C - V(có thể có từ
là, rằng chen vào giữa).
Tôi biết rằng anh tin điều đó.
c7. Nhóm động từ biến hóa
- Ý nghĩa:Biểu thị sự biến hóa, chuyển đổi của sự vật này thành sự vật khác:
thành, trở nên, trở thành, nên, hóa ra, biến thành...
- Khả năng kết hợp:Không dùng độc lập mà thường kết hợp chặt chẽ với một từ
khác làm bổ tố, chỉ kết quả của sự biến hóa.
Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông.
Tấm biến thành quả thị.
c8. Nhóm động từ tình thái
- Ý nghĩa: nBiểu thị khả năng, ý chí, mong muốn: cần, phải, định, tan, muốn,
nỡ, bèn, hòng, nên, chực, đành...
- Khả năng kết hợp: Thường đòi hỏi thành tố phụ phía sau là một động từ mang
ý nghĩa từ vựng chân thực.
Anh ta bèn bỏ đi; Đã toan trốn nợ đoạn trành được sao.
c 9. Nhóm động từ chuyển động có hướng
- Ý nghĩa: Biểu thị sự chuyển động trong không gian hướng đến một điểm nhất
định: đi, đến, tới, sang, qua, về, lại..
- Khả năng kết hợp:
Thường đòi hỏi những thành tố phụ là những danh từ chỉ phương hướng (có thể
có phụ từ chỉ hướng xen vào giữa).

110
Ví dụ: lên Lạng Sơn; vào Nam ra Bắc; xuống núi...
Hoặc có phụ từ chỉ hướng xen vào giữa:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
c 10. Nhóm động từ chỉ trạng thái tâm lý
- Ý nghĩa: Biểu thị trạng thái, tình cảm của con người: yêu thương, thích, ghét,
chê, lo, sợ, mong, nhớ, thấp thỏm, lo lắng, hồi hộp...
- Khả năng kết hợp: Có khả năng kết hợp với phó từ chỉ mức độ: rất, quá, cực
kì, hơi... và cả phó từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang, còn, vẫn...
Tôi rất thích bức tranh này.
c11. Nhóm động từ kết nối
- Ý nghĩa: Biểu thị hành động kết nối giữa 2 sự vật do con người gây nên: buộc,
pha, trộn, đấu, nối, kết...
- Khả năng kết hợp:
+ Có khả năng kết hợp với phó từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang...
+ Đòi hỏi thành tố phụ là 2 danh từ (D1 với D2).
Ví dụ: Trộn bột với đường
c12. Nhóm động từ bị động
- Ý nghĩa: Biểu thị ý nghĩa bị động
- Khả năng kết hợp: Có khả năng kết hợp với thành tố phụ ở phía sau là một kết
cấu chủ - vị, có khi có thể tỉnh lược chủ ngữ, chỉ còn động từ bị động và động từ có
chủ ngữ tỉnh lược.
Ví dụ:
Chuột bị mèo bắt -> chuột bị bắt.
Em bé bị mẹ đánh -> em bé bị đánh.
Nam được thầy giáo khen -> Nam được khen.
Sơ đồ tóm tắt những động từ được chia dựa theo tính chất chi phố thành tố phụ
phía sau:
Tên nhóm động từ Chi phối thành tố phụ
Ví dụ
gọi theo ý nghĩa phía sau
1. Động từ nội động Ngủ, đứng, nằm, bò, chạy, - Quan hệ từ + D vị trí
tắm, khóc... - D vị trí

111
2. Động từ ngoại động ăn, tán, bẻ, chia, cắt, quăng, D
gặt, làm...
3. Động từ ban phát gửi, cho, biếu, vay... D(B1) - D(B2)
4. Động từ gây khiến giúp, bảo, khuyên, cho, D(C) - Đg (V)
phép, ngăn...
5. Động từ cảm nghĩ, nói năng Nghỉ, biết, tin, chứng minh,... D(C) - Đg (V)
6. Động từ biến hóa Trở thành, trở nên, biến D, Đg (thường không
hóa, biến thành... dùng độc lập)
7. Động từ xuất hiện, tồn Có, còn, xuất hiện, biến mất... D (thường trong câu một
tại, tiêu biến thành phần).
8. Động từ tình thái Cần, định, toan, muốn... Động từ thực
9. Động từ chuyển động Đi, đến, tới, sang, qua, về, lại... D chỉ hướng
10. Động từ trạng thái Thích, sợ, lo, yêu, ghét, nhớ... D
11. Động từ kết nối pha, trộn, buộc... D với D
12. Động từ bị động Được, bị... C-V

4.1.3.3. Tính từ
a. Đặc điểm của tính từ
- Ý nghĩa: Tính từ là những từ chỉ tính chất, màu sắc.
- Khả năng kết hợp:
+ Có khả năng trực tiếp làm vị ngữ (giống động từ)
Ví dụ:
Hoa lục bình/ tím cả bờ sông.
+ Có khả năng kết hợp phổ biến với những phó từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, khi...
Nam rất giỏi toán.
Những đặc điểm của tính từ khác động từ.
Tính từ có khả năng kết hợp phổ biến với phó từ chỉ mức độ còn động từ
thường kết hợp với phó từ phổ biến chỉ thời gian. Tính từ thường làm định ngữ do
danh từ, động từ kết hợp hạn chế hơn.
Ví dụ: Hổ dữ về làng. (Tính từ làm định ngữ cho danh từ.)
Năm nay đào lại nở.
Không thấy ông đồ xưa. (Phó từ chỉ thời gian đi với động từ.)
Rất đẹp hình anh đi nắng chiều. (Phó từ mức độ cho tính từ.)

112
b. Tiểu nhóm của tính từ
b 1.Nhóm tính từ chỉ tính chất - phẩm chất
- Ý nghĩa:
Thường đánh giá phẩm chất sự vật: tốt, xấu,đẹp, giàu, sang, hèn, kém, tôi, bền...
- Khả năng kết hợp: Có khả năng kết hợp với danh từ ở phía sau: xấu (người),
đẹp (nết), tốt (gỗ), giàu (tiền), bền (nước sơn)...
b2. Nhóm tính từ chỉ trạng thái: nhanh, chậm, mau, lề mề, vội, hấp tấp, láu táu,
rộn ràng, bộp chộp, nóng nảy...
- Ý nghĩa: thường chỉ những trạng thái nhất định của sự vật khi hoạt động.
Ví dụ: Anh ấy đi nhanh vào nhà.
- Khả năng kết hợp: Có khả năng kết hợp sau động từ chỉ trạng thái hoạt động
hoặc kết hợp trước danh từ để chỉ thuộc tính của sự vật: nhanh (tay, mắt), chậm
(chân), mau (nước mắt)...
b3. Nhóm tính từ chỉ kích thước, số lượng
- Ý nghĩa: Thường chỉ kích thước, số lượng của sự vật: to, nhỏ, nặng, nhẹ, ít,
nhiều, ngắn, dài, cao, thấp, xa, gần...
- Khả năng kết hợp: Có khả năng kết hợp trước số từ và danh từ để chỉ kích
thích số lượng của sự vật.
xa 3 năm; cao 30 mét; nặng 45kg; ngắn 30cm; dài 320 km; thấp 1m1...
b4. Nhóm tính từ chỉ màu sắc.
- Ý nghĩa:Thường chỉ màu sắc sự vật: đỏ, xanh, trắng, tím, nâu, vàng...
- Khả năng kết hợp: Thường chỉ kết hợp với phó từ chỉ mức độ quá ở phía sau.
Áo em trắng quá nhìn không ra.
* Tính từ song tiết thường là từ láy: chon von, chênh vênh, gập ghềnh, gồ ghề...
Đây là nhóm từ chiến số lượng lớn, mang ý nghĩa phức tạp trong các kết hợp cụ thể, vì
vậy, cần có sự nghiên cứu sâu về khả năng kết hợp của lớp từ này.
4.3.1.4. Số từ
a. Đặc điểm của số từ
- Ý nghĩa: Thường chỉ số lượng: 2, 3, 4, 6,7...
- Khả năng kết hợp: Số từ có khả năng làm trung tâm của cụm số từ nhưng hạn
chế: 2 với 2 là 4.

113
Số từ thường đi trước danh từ để làm thành tố phụ cho danh từ (nên còn gọi là
định từ số lượng): 3 con thỏ, 6 con gà...
Số từ có khả năng giữ những chức vụ chính trong câu như chủ ngữ, vị ngữ (khi
làm vị ngữ thì phía trước phải có từ là).
Ví dụ: 25 là số tự nhiên. (Số từ làm chủ ngữ.)
Hai với hai là bốn. (Số từ làm vị ngữ.)
b. Tiểu nhóm
b 1. Số từ chính xác: 3,4,5,6... Thường làm định ngữ cho danh từ.
b 2. Số từ ước lượng: vài, dăm, dăm bảy, dăm ba, đôi mươi, đôi ba, mươi lăm,
mươi hai, vài ba...
Ví dụ: Trên bến vắng đắm mình trong lạnh lẽo
Vài quán hành không khách đứng co ro.
(Anh Thơ)
Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng.
(Vũ Cao)
Số từ ước lượng thành đứng trước danh từ nhưng không thể làm vị ngữ (nếu
làm vị ngữ thì phía trước phải có từ là, giống số từ chính xác).
b3. Số từ thứ tự: đứng thứ 5, xếp hàng hai...
Trong tiếng Việt, số từ còn được dùng với nghĩa biểu trưng: ba chốn bốn nơi;
năm cha ba mẹ; ba cọc ba đồng; bảy nổi ba chìm; ba hồn chín vía; ba máu sáu cơn;
năm thê bảy thiếp...
Đặc biệt trong ca dao, trong lối nói của dân gian làng quê, số từ được sử dụng
với ý nghĩa biểu trưng:
Số một: Được dùng với ý nghĩa tính điếm với sắc thái đánh giá là ngắn, là ít:
Mưa nhỏ nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có có một thôi đê.
(Nguyễn Bính)
Hội làng còn một đêm nay
Gặp em còn một lần này nữa thôi
(Nguyễn Bính)

114
Một được dùng trước động từ hoặc tính từ để chỉ ý nghĩa chuyển dần về trạng
thái của sự vật.
Mà ánh hoàng hôn dần một tắt
Hay em ở lại về cùng ta.
(Nguyễn Bính)
Số chín:
- Biểu thị sự tột đỉnh của nỗi đau.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
(ca dao)
Tay nâng đĩa muối sàng rau
Đặt lên quảy mẹ ruột đau chín tầng.
(Ca dao Đà Nẵng)
- Biểu thị sự tột cùng của sự sung mãn:
Đồn rằng đám cưới cô to
Nhà trai thuê chín chiếc đò rước dâu
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín ngàn.
(Nguyễn Bính)
Số ba:
- Biểu thị sự dở dang, chia li, cách trở:
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.
(Ca dao)
Chiều nay chung một mái nhà
Sáng ra ngã bảy, ngã ba đôi đường.
(Nguyễn Bính)
Số trăm, nghìn, vạn, triệu:
- Biểu thị nghĩa nhiều, tràn đầy:
Vào thu hoa cúc nở vàng
Dưới dăm gốc liễu muôn vàn tơ xanh.
(Nguyễn Bính)

115
Đường dài ngựa chạy biệt tăm
Người thương có nghĩa, trăm năm cũng về.
(Ca dao)
Đuổi cả mối sầu muôn vạn kiếp
Bẽ bàng tất cả những màu tươi.
(Nguyễn Bính)
Biết nhau từ buổi buôn thừng
Trăm chắp nghìn nối xin đừng quyên nhau.
(Ca dao)
Số từ một xuất hiện thành cặp với những từ trăm, vạn, hoặc chín, mười biểu thị
sự đối lập ý nghĩa ít và nhiều:
Trách người một, trách ta mười,
Bởi ta bạc trước, cho người bạc sau.
(Ca dao)
Một miệng thì kín, chín miệng thì hở.
(Tục ngữ)
Một người ngã là trăm người xốc tới.
(Tố Hữu)
Thua trời một van, không bằng thua bạn một li.
(Tục ngữ)
4.3.1.5. Đại từ
a. Đặc điểm
- Ý nghĩa: Thường dùng để thay thế, xưng hô.
- Khả ngăng kết hợp: Đại từ có khả năng làm trung tâm của cụm từ nhưng
hạn chế:
Cả ba chúng tôi đều khỏe.
Đại từ có khả năng làm chủ ngữ và vị ngữ, khi làm vị ngữ, phía trước phải có
từ là:
Ví dụ: Người học giỏi nhất lớp là tôi.
b. Tiểu nhóm
b1. Đại từ nhân xưng

116
- Ý nghĩa: Dùng để xưng hô thay thế hay chỉ trỏ người khi giao tiếp:tôi, tao,
chúng tôi, chúng ta, mày, chúng mày, chúng nó, họ...
Trường hợp: anh / em / mẹ, ông / bà, cô / bác, chú / thím, ông / cháu, bà /
cháu... là những danh từ sử dụng xưng hô trong phạm vi thân tộc được dùng xưng hô
ngoài xã hội.
b2. Đại từ chỉ định
- Ý nghĩa: Dùng để chỉ trỏ các phạm vi không gian, thời gian gần hoặc xa so
với người nói: này, kia. ấy, nọ, đó, đây...
Ví dụ: Tôi mua con gà này, anh mua con gà kia.
Anh thanh niên ấy vừa đến sáng nay.
b3. Đại từ nghi vấn
- Ý nghĩa: Dùng để chỉ sự nghi vấn về sự vật, số lượng, con người, địa điểm...
Nghi vấn người: ai?
Nghi vấn đối tượng là sự vật:gì?
Nghi vấn số lượng: bao nhiêu, mấy?
Nghi vấn tính chất, trạng thái: sao, thế nào, nào?
Nghi vấn nguyên do: tại sao, vì sao?
Nghi vấn không gian - thời gan: bao giờ, bấy giờ, đâu, bao lâu? Có thể có danh
từ chỉ thời gian: mấy giờ?
Nghi vấn mục đích: để làm gì?
b4. Đại từ nghi vấn được sử dụng như đại từ mang ý nghĩa phiếm định
- Ý nghĩa: Dùng để chỉ sự phủ định, bác bỏ. Về nguồn gốc, đây là những đại từ
nghi vấn chuyển hóa thành. Những đại từ phiếm dịch này chỉ tồn tại trong tiếng Việt.
Ai: Ai mà biết được (không ai biết)
Gì: Nói làm gì (không nên nói)
Sao: Có sao đâu (không việc gì)
Đâu: Tôi đâu có biết (không biết)
Bao giờ:Tôi có bao giờ nói (không nói).
Nào: Tôi nào có biết (không biết).
b5. Đại từ tổng thể
- Ý nghĩa: Dùng để chỉ ý toàn bộ một sự vật hoặc toàn thể nhiều sự vật.

117
b6. Đại từ thay thế
- Ý nghĩa: Dùng thay thế cho từ, cụm từ chỉ những nhóm ý nghĩa khác nhau.
* Chỉ ý nghĩa không gian - thời gian.
Ví dụ:
Anh đi bao lâu, tôi sẽ đợi bấy lâu.
Anh đi bao giờ, tôi cũng sẽ đi bấy giờ. (Đại từ chỉ thời gian)
Giặc đi đến đâu, chúng giết hại đồng bào ta đến đó. (Đại từ chỉ không gian)
* Chỉ ý nghĩa nội dung:
Ví dụ:
Anh nói thế nghĩa là sao?
Anh thì lúc nào cũng vậy?
Của đáng bao nhiêu mà anh cứ lo lắng.
Có là bao.
Có là mấy đâu.
Ra sao thì ra.
b7. Đại từ xuất hiện thành cặp hô ứng: Bao nhiêu... bấy nhiêu, bao giờ... bấy
giờ, bao lâu... bấy lâu, đâu... đó, nào... ấy...
Qua đình ngã nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, dạ thương mình bấy nhiêu.
(Ca dao)
Người làm sao, của chiêm bao làm vậy (Tục ngữ)
Rau nào, sâu ấy
Cha nào, con ấy
Thày nào, trò ấy
Giỏ nhà nào, quai nhà ấy.
4.1. 3.6. Phụ từ
a. Đặc điểm
- Ý nghĩa: Phụ từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ đi kèm danh
từ, động - tính từ để bổ sung ý nghĩa phụ cho danh từ, động - tính từ: đã, sẽ, đang,
những, các, mọi...
- Khả năng kết hợp: Phụ từ thường đi kèm danh từ, động - tính từ để cấu tạo
cụm từ. Phụ từ không làm thành phần chính của câu.

118
b. Tiểu nhóm
Dựa vào khả năng làm thành tố phụ cho danh từ hay động - tính từ, chúng tôi
chia làm thành hai nhóm nhỏ: định từ và phó từ.
b1. Định từ
Định từ là những từ chuyên đi kèm trước danh từ.
Có thể chia định từ thành các nhóm:
*. Định từ chỉ cái chỉ xuất
Thường đứng trước danh từ chỉ loại và danh từ thực.
Ví dụ:
- Cái thứ thịt này.
- Cái con (gà) này mua làm gì.
Cái chỉ xuất có thể đứng trước danh từ trừu tượng và danh từ chỉ chất liệu.
- Cái tự do từ kiểu Mĩ ấy -> trước danh từ trừu tượng.
- Cái thịt này không ngon -> trước danh từ chất liệu.
* Định từ chỉ lượng: mỗi, từng, mọi, mấy (1)
Thường dùng trước danh từ chỉ ý nghĩa phân phối về lượng.
Ví dụ:
- Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một.
(Minh Huệ)
- Mỗi thây rơi sẽ là một nhịp cầu,
Cho ta bước tới cõi đời cao rộng.
(Tố Hữu)
- Tôi buộc lòng tôi với mọi người,
Để tình trang trải với trăm nơi...
(Tố Hữu)
- Mấy anh thanh niên này hay gây rối quá.
- Mỗi khi lòng ta xao xuyến, rung rinh
Môi ta thầm kêu: Bác Hồ Chí Minh!
Và mỗi trận mỗi mùa vui thắng lợi.
(Tố Hữu)

119
* Định từ tạo ý nghĩa số: những, các, một
Thường để cấu tạo ý nghĩa số nhiều/ số ít. Khác với các ngôn ngữ Ấn, Âu, ý
nghĩa số ít hay số nhiều được thể hiện trong dạng thức của từ (book / books), còn trong
tiếng Việt lại được thể hiện ở dạng từ rời.
- Những, các cùng đứng trước danh từ để tạo ý nghĩa số nhiều, nhưng chúng có
sự khác nhau trong cách sử dụng. Các thường đứng trước những danh từ để chỉ ý
nghĩa toàn bộ, còn những dùng trước những danh từ chỉ ý nghĩa số đông (chứ không
phải tất cả).
Ví dụ: Những em học sinh mới đến sáng nay là để đối lập với Những em học
sinh mới đến hôm qua. Trong khi đó, ta không nói: Các em mới đến hôm nay với ý
nghĩa đối lập nhau như trên. Còn khi nói, phải hiểu với ý nghĩa hướng đến toàn bộ các
em đã có mặt.
Chính vì “các” chứa ý nghĩa “toàn bộ” nên thường đứng trước danh từ xưng hô
trong hội thoại để dạng thức hóa số nhiều:
anh/ các anh, chị / các chị, em / các em, bà / các bà, cô / các cô, cháu / các
cháu, ông / các ông... (Dùng ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ hai).
Ví dụ:
Này các chị, các anh đi trên đường, có thấy,
Nước non mình, đâu cũng đẹp như tranh. (Tố Hữu)
Trong thơ, chúng ta bắt gặp từ những được dùng nhiều gấp 20 lần so với từ các.
Và có những vị trí, các không thể thay thế cho những.
Có những phút làm nên lịch sử,
Có cái chết hóa thành bất tử.
Có những lời hơn mọi lời ca.
(Tố Hữu)
Trong những câu thơ trên, các không thể thay thế cho những.
- Một đứng trước danh từ để tạo ý nghĩa số ít (đối lập với số nhiều).
Ví dụ: Mái chèo một chiếc xuồng con,
Mà sông nước dậy, sóng cồn đại dương.
(Tố Hữu)
Trong tiếng Việt, có hiện tượng một đi thành cặp sóng đôi với các từ chỉ số
lượng: trăm, vạn, nghìn, ức, chín... để tạo sự đối lập cho số ít và số nhiều.

120
- Một miệng thì kín chín miệng thì hở,
Một điều nhịn chín điều lành.
- Có mười mà tốt, có một mà hư
b2. Phó từ
Phó từ là từ chuyên đi kèm phía trước và sau động - tính từ. Có khoảng 65 phó
từ - có những phó từ chuyên đứng trước hay chuyên đứng sau động - tính từ, nhưng
cũng có những phó từ vừa có khả năng đứng trước vừa có khả năng đứng sau động -
tính từ (1).
Sau đây, là những phó từ cụ thể:
*. Phó từ đứng trước động từ - tính từ: gồm các từ: đã, đang, sẽ, vừa, mới, sắp,
từng, vẫn, còn, cứ, càng, đều, cùng, cũng, thường, hay, năng, có, chỉ, không, chưa,
chẳng, hãy, đừng, chớ, bỗng, chợt, liền, dần, mãi, hơi, rất, cực kỳ, vô cùng...
Có thể chia những phó từ trên thành 5 nhóm:
+ Nhóm phó từ chỉ thời gian của hành động: đã, sẽ, đang, sắp, vừa, bỗng, còn...
Ví dụ:
Và anh chết trong khi anh đang đứng bắn.
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
(Lê Anh Xuân)
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mong ước,
Tôi sẽ về sông nước của quê hương.
(Tế Hanh)
+ Nhóm phó từ chỉ sự tiếp diễn của hành động: đều, cũng, vẫn, cứ, còn, lại,
luôn, dần, thỉnh thoảng...
Ví dụ:
Tôi cứ đi tìm mãi bản thân mình,
Cũng có thể suốt đời chưa thấy hết.
(Xuân Quỳnh 16)
Bao nhiêu người đã hát,
Bây giờ lại đến em.
Bao nhiêu người hồi hộp,
Bây giờ lại đến anh.
(Phạm Tiến Duật)

121
+ Nhóm phó từ chỉ sự phủ định hay khẳng định của hành động: không, chưa,
chẳng, chỉ, có...
Ví dụ:
Ôi chiếc mũ vải mềm như một bàn tay nhỏ,
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành.
(Tố Hữu)
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc,
Nhìn nhau mặt lấm, cười ha ha.
(Phạm Tiến Duật)
Chỉ còn anh và em,
Cùng tình yêu ở lại.
(Xuân Quỳnh)
+ Nhóm phó từ chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ...
Hãy dùng khi người nói muốn đối tượng thực hiện hành động:
Hãy giữ áo khi còn mới.
Hãy giữ gìn danh lực khi còn trẻ.
Đừng dùng khi người muốn nói người nghe không thực hiện một hành động gì
đó, hoặc chấm dứt một hành động đã được bắt đầu.
Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai,
Đừng hôn dù thấy cánh hoa rơi.
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ,
Đừng tám chiều nay biển lắm người.
(Nguyễn Bính)
Chớ dùng khi người nói muốn đưa ra một lời khuyên răn, một lời đề nghị
hướng đến người nghe:
Ví dụ:
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
(Tục ngữ)
Em ơi, em đã cho anh,
Cánh của vô cùng, em chớ bao giờ khép lại.
(Xuân Diệu)

122
+ Nhóm phó từ chỉ mức độ thường đi với tính từ hoặc nhóm động từ tình thái,
động từ trạng thái: quá, rất, hơi, cực kỳ, vô cùng, tuyệt, khá, khí...
Ví dụ: - Hỡi em rất gần, rất xa, rất yêu
- Ngày trước còn khí yêu yêu
Về sau chửi mắng ra điều tốn cơm.
(Người ở với chủ nhà)
+ Nhóm phó từ chỉ sự diễn biến bất ngờ của hành động: bỗng, bỗng nhiên, bỗng
dưng, chợt...
- Mùa màng bỗng rực rỡ lên
Những sắc màu đẹp nhất. (Ngô Văn Phú)
- Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió dậy
Thổi bùng lên, tim bỗng hóa mặt trời. (Tố Hữu)
- Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi quay lại đi.
(Phan Thị Thanh Nhàn)
*. Phó từ đứng sau động từ - tính từ
Chúng gồm những từ: đi, lên, được, mất, ra, nổi, vào, xuống, qua, sang, đến,
tới, đi, về, rồi, xong, lấy, theo, nhau, ngay, liền, dần, nữa, hoài, luôn, mãi, lắm, quá...
Có thể kể ra một số nhóm ý nghĩa chính sau:
+ Nhóm phó từ chỉ sự kết thúc hành động: xong, rồi...
Ví dụ:
Cầu vừa mới bắc xong,
Sơn còn tươi roi rói.
(Cảnh Trà)
Sáng nay thu đã về rồi,
Trời xanh tím gió từng hồi se da.
(Huy Cận)
+ Nhóm phó từ chỉ kết quả hành động: được, mất, ra, nổi...
Lấy thời gian em viết những vần thơ.
Để thấy được chúng mình không cách trở.
(Xuân Quỳnh)

123
Anh trót để tình yêu tuột mất,
Xin em đừng tha thứ hay giận hờn.
(Nguyễn Trọng Tạo)
Vườn cây xanh và chiếc nón kia
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy.
(Nguyễn Mỹ)
+ Nhóm phó từ chỉ hành động từ mình: lấy...
Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Chế Lan Viên)
Cô ta tự vẽ lấy chân dung của mình
+ Nhóm phó từ chỉ hướng hành động: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lại, tới, lui...
Mặt anh buồn như đá,
Ai vần ra giữa đường.
(Hoàng Trần Cương)
Tôi xích lại gần anh,
Người bạn đường anh dũng.
(Tố Hữu)
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
(Ca dao)
Phó từ ra có khi biểu thị ý nghĩa gia tăng hay tan rã, tách rời.
Có nỗi buồn khỏe ra
Có niềm vui chạnh mãi.
(Yến Lan)
+ Nhóm phó từ chỉ sự tiếp tục: nữa, mãi, hoài, luôn...
Ta còn đi, đi nữa,
Như dòng sông trôi nhanh.
(Anh Thơ)
Tu hú ơi tu hú!
Kêu hoài chi vườn xanh.
(Anh Thơ)

124
+ Nhóm phó từ chỉ sự tương hỗ: nhau.
Yêu nhau xin nhớ lời nhau.
c. Phó từ vừa có khả năng đứng trước vùa có khả năng đứng sau: mãi, vô cùng,
tuyệt, cực kỳ, luôn luôn, mãi mãi,quá, luôn, dần, liền.
Ví dụ:
- Tôi chỉ sống để hoài hoài tưởng niệm,
Mãi mãi yêu, nhưng giấu giếm luôn luôn.
(Xuân Diệu)
- Cô ta luôn luôn nói với tôi “sẽ cố gắng”
- Em nằm lại nơi đây mãi mãi.
4.1.3.7. Quan hệ từ
a. Đặc điểm
- Ý nghĩa: Là những từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ dùng để
liên kết tạo cụm từ, kết cấu C - V.
- Khả năng kết hợp: Quan hệ từ không có khả năng làm thành tố chính của cụm,
của câu mà thường chỉ xúc tác để tạo cụm từ, vế câu.
b. Tiểu nhóm
Dựa trên tính chất quan hệ từ biểu thị, có thể chia ra:
+ Nhóm biểu thị quan hệ chính phụ: vì, bởi, do, của, bằng, về, với, nếu, tuy, cho...
Ví dụ: - Ăn bằng đũa.
- Nhà của cha tôi.
- Đi với anh.
- Phòng để tiếp khách.
- Trình bày cho hấp dần.
- Bàn về ngữ pháp.
- Quan tâm đến chính trị.
- Ngồi ở khách sạn...
+ Nhóm biểu thị quan hệ đẳng lập: và, hay, hoặc, nhưng, song, mà, rồi...
Anh đi rồi tôi đi. - > biêu thị ý nghĩa kế tiếp thời gian.
Anh thức hay ngủ. -> biểu thị ý nghĩa lựa chọn.
Anh và em bước trên đường làng. -> biểu thị ý nghĩa đẳng lập.

125
+ Nhóm biểu thị quan hệ C - V: là.
- Anh nói là đúng.
- Người ngồi cạnh tôi là Nam.
c. Một số cách dùng quan hệ từ
Ví dụ:
Của: Thường chỉ ý nghĩa sở hữu.
Nhà của cha tôi.
Bằng: + Chỉ ý nghĩa chất liệu.
- Nhà bằng đá.
- Nuôi con bằng sữa mẹ.
+ Chỉ ý nghĩa phương tiện.
Đi bằng ô tô.
+ Chỉ cách thức.
Nói bằng một giọng cầu khẩn
Với: Chỉ người, vật cùng tham gia hành động.
- Ăn cơm với cà.
- Nói chuyện với con.
Để: Chỉ mục đích của hành động.
- Phòng để tiếp khách.
- Ăn để lấy sức đi tiếp.
Cho: Chỉ ý nghĩa mục đích hay mục tiêu của hành động.
Mua cho con (chơi).
Cho: Chỉ ý nghĩa kết quả
- Trình bày cho hấp dẫn
- Nhìn cho rõ.
Về: Biểu thị nội dung do động từu hay danh từ trung tâm thể hiện.
- Bàn về ngữ pháp.
- Sức mạnh về tinh thần.
Ở: Biểu thị ý nghĩa địa điểm.
Ngồi ở công viên.
Như: Biểu thị sự so sánh.

126
- Trên trời mây trắng như bông,
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây.
4.1.3.8. Tình thái từ
a. Đặc điểm
- Ý nghĩa: Là những từ biểu thị sắc thái tình cảm, cảm xúc của người nói.
- Khả năng kết hợp: Thường đứng trong câu, không phụ thuộc vào bất cứ thành
phần nào.
b. Tiểu nhóm
+ Đứng đầu câu để biểu thị sự gọi - đáp: ơi, hỡi, ời, ạ, vâng, dạ...
Ví dụ:
- Hào ơi! Đưa áo đây!
- Dạ.
+ Đứng đầu câu để biểu thị sự ngạc nhiên, vui mừng, sợ hãi, bực tức, tiếc
thương, xúc động...
Ví dụ:
Ô! Quạ tha gà.
À! Rắn bét ngóe.
Ô kìa! Cô bé nói hay sao,
Nhà của tôi ai lại hỏi chào.
Như thể khách đường xa vừa ghé lại,
Bố đi đâu Hĩm, mẹ đâu nào?
(Tố Hữu)
- A! Tiếng hót vui say,
Con chim chiền chiện.
- Eo ơi! con sâu.
- Hừm! Thằng này láo thật.
- Ôi thôi thôi! Thằng Nam đã bỏ nhà ra đi.
- Ôi, sáng xuân nay xuân bốn mốt
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.
(Tố Hữu)

127
+ Đứng cuối câu để thể hiện những sắc thái tình cảm nghi vấn, cảm xúc, ngạc
nhiên: à, ư, nhỉ, nhẻ, hở, hả... ... - > tạo câu nghi vấn.
Ví dụ: - Anh cũng về ư?
- U nhất định bán con đấy ư?
U không cho con ở nhà nữa ư?
(Ngô Tất Tố, 57)
- Vui quá nhỉ?
Có tiền rồi hả?
Nhé, nhá, nghen... - > tạo câu cầu khiến một cách thân mật, gợi sự đồng tình.
Ví dụ:
- Anh Nam về nhé!
- Em mét má nghen!
- Chiều nay nhớ về ăn cơn nhá!
4.1.3.9. Trợ từ
a. Đặc điểm
- Ý nghĩa: Không mang nghĩa từ vựng mà chỉ phù trợ cho một từ nào đó trong
câu để thể hiện thái độ người nói hoặc nhằm mục đích nhấn mạnh.
- Khả năng kết hợp: Không đứng một vị trí nào cố định mà xuất hiện trước từ
nào thì để nhấn mạnh từ đó hoặc thể hiện thái độ đánh giá của người nói.
b. Tiểu nhóm
Trợ từ gồm những từ: những, có, chỉ, đã, mới... được dùng để thể hiện thái độ
đánh giá khác nhau.
Ví dụ: Tôi mua những năm cuốn sách -> đánh giá là nhiều.
- Tôi mua chỉ năm cuốn sách -> đánh giá là ít.
- Nó chỉ ăn cơm -> nhấn mạnh nó ăn cơm, người khác ăn thứ khác.
- Nó ăn chỉ mỗi cơm -> nhấn mạnh có những món ăn khác nhưng nó không ăn
mà chỉ ăn cơm.
- Mới 8 giờ -> thời gian còn sớm, ngủ đã.
- Đã 8 giờ -> thời gian muộn rồi, dậy đi.
- Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng -> thể hiện thái độ đánh giá là xa.
(Nguyễn Bính)

128
- Ở tận sông Hồng em có biết.
Quê hương anh cũng có dòng sông. -> thể hiện thái độ đánh giá là xa.
(Hoài Vũ)
- Đến tên anh ta, cô còn chưa kịp hỏi -> thể hiện thái độ nuối tiếc, nhẽ ra việc
bình thường nhất là tên gọi thì cần phải biết.
Những từ: thì, mà -> thể hiện sự nhấn mạnh.
- Tôi thì tôi rất quý cô ấy.
- Nam mà thi hỏng à?
4.1.4. Hiện tượng chuyển hóa từ loại
4.1.4.1. Khái niệm
Chuyển hóa từ loại là hiện tượng có những từ có thể được dùng theo nghĩa và
đặc điểm ngữ pháp của các từ loại này trong trường hợp này mà cũng có thể dùng theo
nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của các từ loại khác trong trường hợp khác.
Ví dụ: - Chúng tôi suy nghĩ chưa thật chín -> động từ.
- Những suy nghĩ của chúng tôi chưa thật chín -> danh từ.
4.1.4.2. Những phương thức chuyển hóa từ loại
a. Sự chuyển hóa dựa trên phương thức từ vựng
Ví dụ:
cái cuốc -> sự vật
cuốc đất -> hành động
Ở phương thức này, ý nghĩa từ vựng của các từ khác nhau.
b. Sự chuyển hóa dựa trên phương thức ngữ pháp
Việc chuyển một từ vốn ở từ loại này sang từ loại khác để đảm nhận một chức
năng khác.
Thực từ -> hư từ
của (d) -> của (q)
cho (đg) -> cho (q)
trên (d) -> trên (q)
Ví dụ:
- Rừng là của quý cần bảo vệ -> danh từ
- Rừng của chúng ta -> quan hệ từ.
+ Từ động từ thành danh từ hay ngược lại.

129
Ví dụ: tính toán, dằn vặt, lo lắng, đắn đo, cảm nghĩ...
+ Từ tính từ thành danh từ hay ngược lại.
Ví dụ: vất vả, khó khăn, gian khổ, thắng lợi, chiến thắng...
Sự chuyển hóa từ loại đã tạo nên từ đồng âm hết sức phong phú trong tiếng
Việt, từ đó, đã tạo nên phép chơi chữ khá thú vị. Chẳng hạn:
- Bác bác trứng; tôi tôi vôi.
- Hôm qua qua bảo qua qua sao qua hổng qua.
- Con ngựa đá con ngựa đá. Thằng mù nhìn thằng mù nhìn.
- Chuyện “Quan thị và quan võ xỏ nhau”
Quan võ ghét quan thị, trông thấy quan thị mới đọc một vế câu đối xỏ:
- Thị vào chầu, thị đứng thị trông
Thị cũng muốn, thị không có ấy.
Bốn chữ thị ở đây có bốn nghĩa khá nhau: chữ thị đầu có nghĩa là hầu hạ, chữ thị
thứ hai có nghĩa là trông, chữ thị thứ 3 có nghĩa là muốn, chữ thị thứ tư có nghĩa là ấy.
Quan thị bèn trả miếng:
- Vũ cậy mạnh, vũ ra vũ múa,
Vũ gặp mưa, vũ ướt cả lông.
Trong câu đáp trên bốn chữ vũ cũng nư bốn chữ thị có bốn nghĩa: Vũ thứ nhất cí
nghĩa là mạnh, vũ thứ hai có nghĩa là múa, vũ thứ ba có nghĩa là mưa, vũ thứ tư có
nghĩa là lông
Hai bên đối đáp đều giỏi cả. Thật là kẻ tám lạng, người nửa cân.
Trường hợp rất Việt Nam, rất Hà Nội được xem là chuyển hóa từ loại lâm thời.
Chúng chỉ tồn tại trong những cảnh cụ thể do sáng tạo riêng của người nói.
4.2. CỤM TỪ TIẾNG VIỆT
4.2.1. Khái quát về các loại cụm từ
Trong thực tế tồn tại của ngôn ngữ, các từ kết hợp với nhau theo kiểu quan hệ
chính: chính phụ, đẳng lập, chủ - vị. Ba loại quan hệ này tạo nên ba kiểu cụm từ mà
tên gọi của cụm trùng với tên gọi kiểu quan hệ.
4.2.1.1. Cụm từ đẳng lập
a. Ví dụ: Cha và mẹ / đi vắng.
Ở ví dụ trên, cha và mẹ có quan hệ đẳng lập. Tính chất đẳng lập thể hiện ở chỗ

130
không từ nào phụ thuộc từ nào, cả hai thành tố cha và mẹ cùng giữ một chức vụ là chủ
ngữ của câu, cùng có quan hệ như nhau với tếu tố bên ngoài cụm từ là đi vắng.
b. Định nghĩa:
Cụm từ đẳng lập là cụm từ trong đó có hai hay nhiều thành tố không phụ thuộc
vào nhau, cùng giữ một chức vụ ngữ pháp, cùng có mối quan hệ như nhau với thành
phần ngoài chúng.
c. Đặc điểm:
c 1. Các thành tố tham gia phải giống nhau về bản chất, cùng giữ một chức vụ
cú pháp.
Ví dụ:
- Trước muôn trùng sóng bể.
Em nghĩ về anh, em -> cùng là danh từ làm bổ ngữ.
(Xuân Quỳnh)
- Trời không chớp bể với mưa nguồn -> cùng là động từ làm vị ngữ
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn.
(Trần Tú Xương)
- Học ăn, học nói, học gói, học mở -> cùng là động từ làm bổ ngữ.
(Tục ngữ)
- Vừa khôn, vừa đẹp, lại vừa giòn -> cùng là tính từ làm vị ngữ.
Lưu ý: Hai thành phần cùng bản chất từ loại nhưng khác tính chất có khi không
tạo được tổ hợp có quan hệ đẳng lập.
Tôi bị hai vết thương: một ở đùi, một ở Đèo Khế. (-)
c 2. Các thành tố kết hợp với nhau lỏng lẻo, nói chung có thể chuyển đổi vị trí
hoặc thêm bớt thành phần mà không ảnh hưởng đến cấu trúc(1).
Ví dụ:
- Cưới em 8 vạn trâu bò,
Bảy vạn dê lợn, chín vò riệu tăm.
Lá đa mặt nguyệt đêm rằm,
Răng nanh thằng cuội, râu cằm thiên lôi.
(Ca dao)
Trong ví dụ trên, ta có thể thêm, bớt hoặc chuyển đổi vị trí các thành tố mà
không ảnh hưởng đến cấu trức của toàn câu.

131
c3. Về mặt hình thức
Giữa các thành tố có thể sử dụng ngữ điệu (Trên hình thức chữ viết thể hiện
bằng dấu phẩy) hoặc các quan hệ từ: và, hay, hoặc, song, nhưng... Với những cụm
đẳng lập có nhiều thành tố nthiừ giữa thành tố đẳng lập đứng cuối bộ phận trước đó
cần sử dụng quan hệ từ đẳng lập.
Ví dụ: Mẹ mua bút, mực, sách, vở và quần áo.
4.2.1.2. Cụm từ chủ vị
a. Ví dụ

Anh - đến làm tôi vui

C1 V1 C2 V2

C3 V3

Ở ví dụ trên có ba kết cấu chủ - vị, kết cấu C1 - V1 và kết cấu C2 - V2 chưa làm
thành câu mà chỉ mới là bộ phận cấu thành câu vì nó chưa mang nội dung thông báo
chính. Chỉ có kết cấu C3 - V3 mới làm thành câu.
Đứng ở góc độ cấu tạo, kết cấu C - V cấu tạo nên câu giống với kết cấu C - V
cấu tạo nên cụm nên chúng được nhập chung ở phần câu để nghiên cứu.
b. Định nghĩa
Cụm từ chủ vị là cụm từ mà giữa hai thành phần C - V có tác động qua lại lẫn
nhau, tồn tại nương tựa nhau và cùng mang ý nghĩa tường thuật.
c. Đặc điểm
+ Là một đơn vị có cấu trức cao hơn từ, gần giống cấu trúc câu bình thường
nhưng chưa thành câu.
Ví dụ:
Pháp // chạy, Nhật // hàng, vua Bảo Đại// thoái vị.
C V C V C V -> có ba cụm.

Cô gái mà anh // gặp hôm qua rất vui tính.


C V -> có một cụm.

132
+ Cụm từ C - V buộc có hai trung tâm đều là thực từ, khác với cụm từ đẳng
lập và cụm từ chính phụ. Trong cụm từ đẳng lập, các thành tố phải bình đẳng với
nhau, cònm trong cụm từ chính phụ thì phải có một thành tố làm trung tâm và các
thành tố phụ.
Ví dụ:
Mẹ // về khiến tôi vui
C V
-> Cụm V - V này có hai trung tâm đều là thực từ.
- Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại.
(Xuân Quỳnh)
-> Cụm từ đẳng lập tuy có hai thành tố bình đẳng nhưng giá trị chỉ tương đương
một thành tố.
Tuân cũng ra khỏi nhà máy tối hôm ấy.
(Truyện ngắn hay 94)
-> cụm từ chính - phụ chỉ có một trung tâm là thực từ.
4.2.1.3. Cụm từ chính phụ
a. Ví dụ
Dân tộc Việt Nam ta // vốn có truyền thống yêu nước.
Ở ví dụ trên có hai cụm từ có quan hệ chính phụ:
- Dân tộc Việt Nam ta -> dân tộc là thành tố chính.
- Vốn có truyền thống yêu nước -> có là thành tố trung tâm.
b. Định nghĩa
Cụm từ chính phụ là một cấu trức ngữ pháp ở trong câu, gồm một thực từ làm
hạt nhân và những thành tố phụ bao quanh hạt nhân, có quan hệ về ý nghĩa và ngữ
pháp (C - P) với thành tố hạt nhân đó.
c. Đặc điểm
+ Không phải bất kỳ thực từ nào cũng làm hạt nhân. Thông thường là danh từ,
động từ, tính từ. Đại từ, số từ cũng có khả năng đó nhưng ít hơn. Quan hệ từ và phụ từ
thì không có khả năng làm trung tâm của cụm từ.
Ví dụ:
- Đồng bằng Nam Bộ mênh mông, tươi mát và vô cùng anh dũng của chúng ta
// vẫn mênh mông, tươi mát và anh dũng vô cùng như tự bao giờ.
cụm tính từ

133
- Trên chiếc bàn gỗ mục // hiện ra một mâm cơm ngon lành.
Cụm danh từ cụm động từ
(Trên không thuộc cụm danh từ)
+ Trung tâm là thành tố quan trọng nhất, là thành tố duy nhất có quan hệ với
yếu tố bên ngoài cụm từ.
Dân tộc Việt Nam ta // vốn có truyền thống yêu nước.
+ Thành phần phụ của cụm từ được biểu thị không phải chỉ một từ mà có thể
nhiều từ, trong đó bao gồm nhiều kiểu quan hệ đẳng lập, chính phụ, chủ - vị ở những
bậc thấp hơn.
Ví dụ: Năm 23 tuổi, cụ Võ An Ninh // đã có những bức ảnh đầu tiên đăng trên
báo Cứu quốc...
Cụm từ chính phụ là cụm từ quan trọng nhất, đóng vai trò cấu tạo nên hầu hết
các kiểu cụm từ khác, cũng như cấu tạo nên hầu hết các kiểu câu, vì vậy, giáo trình
này đi sâu tìm hiểu cụm từ chính phụ.
4.2.2. Các kiểu cụm từ chính phụ
4.2.2.1. Cụm danh từ (danh ngữ)
a. Khái niệm
a1. Ví dụ:
Nhà // đã có người ở.
Có thể mở rộng: Nhà ấy//
Cả ngôi nhà ấy//
Cả ngôi nhà mới xây xong ấy//
Qua ví dụ trên ta thấy từ nhà đứng ở dạng đơn được phát triển thêm nhờ những
từ phụ quây quần xung quanh. Chúng làm cho ý nghĩa từ tung tâm đầy đủ hơn nhưng
chức năng ngữ pháp của chúng vẫn hoàn toàn không thay đổi, nghĩa là vẫn mang chức
năng ngữ pháp như từ nhà đảm nhận. Đơn vị phát triển đó được gọi là cụm danh từ.
a2 Định nghĩa:
Cụm danh từ (hay còn gọi là danh ngữ) là cụm từ có danh từ làm thành tố trung
tâm và có một hoặc nhiều thành tố phụ quây quần xung quanh để bổ sung ý nghĩa ngữ
pháp cho danh từ trung tâm đó.
b. Đặc điểm của danh ngữ
b1. Chỉ có một trung tâm là danh từ
So sánh:
a. Cả ngôi nhà đã xây xong ấy -> cụm từ.

134
b. Cả ngôi nhà đã xây xong. -> câu.
Ví dụ a) được xem là danh ngữ bởi vì nó chưa thông báo một nội dung trọn vẹn,
chỉ có một trung tâm là danh từ. Về hình thức danh ngữ này kết thúc bởi định từ ấy
(này, nọ...)
Ví dụ b) được xem là câu vì nó đã thông báo một nội dung hoàn chỉnh, đủ ý,
quan hệ ý nghĩa quan hệ qua lại (C - V).
b2. Danh ngữ có cấu tạo không liên quan đến một chức vụ cú pháp nào
Ta có thể tách danh ngữ khỏi câu để khảo sát, vì vậy những tôe hợp liên
quanđén một chức vụ cú pháp nhất định như quan hệ từ + D hoặc... là + D đều không
coi là danh ngữ.
Ví dụ:
Trên trời, dưới đất - > không xem là danh ngữ.
b3. Cả danh ngữ có vai trò trong câu tương đương một danh từ.
Những tổ hợp T + D, Đg + D không xem là danh ngữ.
Ví dụ: Nhiều tiền thì thắm, ít tiền thì phai -> không xem là danh ngữ.
c. Cấu trúc của danh ngữ
c1. Mô hình
Phần đầu Phần trung tâm Phần cuối
Từ chỉ Từ chỉ Từ chỉ Từ chỉ Danh từ Định ngữ Đại từ chỉ
tổng thể lượng xuất đơn vị định
3 2 1 D1 D2 -1 -2
Tất cả Ba cái con gà mái ấy
Tất cả Hai cái anh sinh viên lười biếng ấy
Cả Ba cái cân thịt thiu ấy

Trên đây là danh ngữ ở dạng đầy đủ. Trên thực tế, có thể không đầy đủ 7 vị trí
mà có thể có các biến dạng:
- Ba con gà -> phần trung tâm + phần đầu.
D1 D2
- Con gà mái ấy -> phần trung tâm + phần cuối.
D1 D2
c2. Nhận xét mô hình danh ngữ
+ Đặc điểm từ vượng - Ngữ pháp của danh từ trung tâm có tác dụng quyết định
quyết định đến đặc điểm cấu tạo của toàn danh ngữ.

135
Ví dụ: Cái thịt ấy (+)
Cái con mèo ấy (+)
Do tính chất của hai danh từ trung tâm khác nhau mà một bên nhất thiết phải có
loại từ con (không nói cái mèo ấy), còn một bên lại không cần loại từ.
Hoặc: 3 lít dầu (+) 3 dầu (-)
3 em học sinh (+) 3 học sinh (+)
+ Mỗi vị trid trên phản ánh mọt kiểu quan hệ khác nhau với từ trung tâm.
Tất cả -> chỉ toàn bộ.
ba, những -> chỉ số lượng.
cái -> chỉ xuất.
+ Muốn xét vị trí từ phụ, phải đặt trong dạng lý tưởng:
- Những người ấy không pải là /101/ mà là 102/.
- Tất cả những người đẹp là /3201/.
c3 Cấu trúc của danh ngữ
* Phần Trung tâm
Ví dụ: Cái bàn
Cân gạo
Lít nước
Vấn đề xem đâu là từ trung tâm vẫn có nhiều điểm chưa thống nhất. Có ba loại
ý kiến chính:
- Cho rằng trung tâm của danh ngữ là những từ mang ý nghĩa từ vựng chân
thực: bàn, gạo, nước (Nguyễn Xuân Khoa). Hướng ý kiến này có ưu điểm là chấp
nhận những danh từ có ý nghĩa từ vựng chân thực là trung tâm. Tuy nhiên, ý kiến này
có hạn chế là những loại từ cái, chiếc, tấm, hòn... không hoàn toàn mất nghĩa như quan
hệ từ mà chỉ là những từ mang nghĩa chỉ loại hoặc chỉ đơn vị. Thứ hai chúng không
mang nghĩa chủ chốt thì đó chưa phải là luận cứ để khẳng định chúng không thể có vai
trò chính về mặt ngữ pháp. Vả lại, trong những trường hợp chỉ có loại từ và đại từ chỉ
định: Tôi mua/ con này/, thì sẽ giải quyết ra sao nếu không xem đây là cụm danh từ.
- Cho rằng phần trung tâm của danh ngữ là loại từ hay đơn vị quy ước cân
(gạo), lít (nước), con (gà) (Nguyễn Tài Cẩn). Ý kiến này có ưu điểm là bổ sung những
nhược điểm của hướng ý kiến trên đó là:

136
+ Bám sát được thực tế tiếng Việt thành phần chính đi trước, thành phần phụ
đi sau.
+ Làm đơn vị tự nhiên và đơn vị quy ước xích lại gần nhau. Ta có thể mô tả số
lượng những từ trung tâm vì số lượng danh từ chỉ loại + danh từ đơn vị là hữu hạn. tuy
nhiên giả thuyết này có hạn chế là bỏ qua những từ là danh từ thực chiếm một số
lượng lớn lại không phải là danh từ trung tâm.
- Cho rằng phần trung tâm của danh ngữ là cả hai D1 và D2:
cân gạo, lít nước, con gà -> đều là D1 D2.
Ta chấp nhận cách giải quyết thứ 3 này, vì nó giải thiứch được trùng hợp vắng
D1 và D2 và điều hòa được những nhược điểm của cả hai hướng trên.
Nhận xét về trung tâm của danh ngữ:
* Về cấu trúc:
- Phần trung tâm phải có một trong ba dạng.
D1 (con này), D2 (gà này), D1D2 (con gà này).
- Cấu trúc ở phần trung tâm có quan hệ chặt chẽ với việc bố trí phần đầu
danh ngữ.
Ở phần đầu có cái chỉ xuất thì ở phần trung tâm phải có cả D1D2. Nếu danh từ
trìu tượng ở D2 thì vị trí ở D1 không cần thiết: cái thịt ấy (+).
* Về vị trí:
- Vị trí D2: Vị trí D2 thường do những danh từ chân chính đảm nhận, tức là
những danh từ còn mang đầy đủ ý nghĩa từ vựng.
Phạm trù danh từ được phân định bao nhiêu thì loại từ ở vị trí trung tâm cũng có
thể có từng ấy tiểu loại.
Sau đây là những ví dụ minh họa:
+ Danh từ riêng
Cái thằng Năm Sài Gòn này không bao giờ thèm dùng nước mắt lừa dối người.
+ Danh từ chung
- Chỉ người:
Người thương binh ấy dắt tay cô con gái đứng dậy.
(Truyện ngắn hay 94)
- Chỉ động - thực vật:
Một chú gà rừng đến bờ sông để tìm nước uống.
(Tiếng Việt, Ai mạnh nhất trên đời)

137
- Chỉ vật:
Những pha đèn sáng rực soi tỏ những đường nét hình đồi núi.
(Truyện ngắn hay 94)
- Chỉ chất liệu:
Dầu hỏa để thắp dạo này ít người mua.
- Chỉ khái niệm trìu tượng:
Cảm hứng của bài thơ là cảm hứng về không gian.
(Tinh hoa thơ mới)
- Chỉ thời gian:
Có một khoảng thời gian dài lắm, tôi không gặp bác Liên.
(Truyện ngắn hay 94)
Tháng tư, tháng tôi sinh, mùa hoa loa kèn nở.
(Truyện ngắn hay 94)
- Chỉ màu sắc, mùi vị:
Gương mặt ấy, lời yêu thủa ấy
Màu hoa vàng vẫn cháy ở trong em.
(Xuân Quỳnh)
Vị trí D1 (Gồm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ loại).
Vị trí này thường phức tạp hơn D2. Nó ít khi dùng một mình mà thường đứng
giữa số từ và D2.
Ví dụ: Tôi mua ba thúng thóc.
D1 không kết hợp với tất thảy vì “tất thảy” thường đi với những tập hợp chỉ số nhiều.
Tất thảy cân gạo (-).
Những ví dụ về vị trí D1.
- Chỉ đơn vị tự nhiên:
Anh ta ăn hai bát phở gà.
Mẹ mua về hai thúng thóc giống.
Con ra chợ đong chục bơ gạo nếp.
Anh ta gánh hai thùng dầu đi về phía chợ.
- Đơn vị quy ước:
+ Đơn vị chính xác (thường trong hệ thống).
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.
(Ca dao)

138
Tính bài lót đó luồn đây.
Có ba trăm lạng việc này mới xong.
(Nguyễn Du)
+ Đơn vị không chính xác.
Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.
(Câu đố)
Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
(Tục ngữ)
Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi.
(Ca dao)
(Gồm các từ: nắm, bầy đàn, đoàn, lũ, bọn, toán...)
- D1 là danh từ chỉ loại:
Em chỉ là ngọn cỏ dưới chân qua
Là hạt bụi vô tình trên áo.
(Xuân Quỳnh)
Áo chị thường mặc đó
Chị để lại cho em
Cái xô nhựa, chậu men
Mỗi khi dùng nhớ chị.
(Xuân Quỳnh)
*. Phần đầu danh ngữ
Phần đầu danh ngữ có ba vị trí (3,2,1). Sau đây, chúng ta đi vào klhảo sát từng
vị trí.
Vị trí 1(từ chỉ xuất cái) -> xuất có nghĩa là xuất ra, tách sự vật ra khỏi loại, chỉ
là chỉ vào, vị trí này có từ cái chỉ xuất, nhằm nhấn mạnh, tách riêng sự vật nàyvới sự
vật khác.
Ví dụ: Cái cậu học sinh này
1 D1 D2

139
Cái thứ rau này.
1 D1 D2
Phân biệt cái chỉ xuất và cái loại từ
Cái chỉ xuất Cái loại từ
a. Về ý nghĩa
- Nhấn mạnh vào sự vật, tách nó khỏi sự - Diễn đạt ý nghĩa cá thể.
vật khác. Ý nghĩa: của từ sau cái được
nhấn mạnh, có ý chê trách
b. Về khả năng kết hợp - Đứng ở vị trí D1, chỉ dùng trước một số
- Đứng trước D1 và mọi D2 danh từ chỉ thực vật, đồ đạc: cái lá, cái
bàn...
c. Về cách dùng
- Khi có cái chỉ xuất, phía sau D2 phải có - Khi có cái loại từ không cần định ngữ
định ngữ: cái tự do kiểu mỹ ấy. cuối: cái bàn...
Vị trí 2:
Vị trí này gồm những từ chỉ lượng chính xác hoặc ước chừng.
Ví dụ:
Số từ chỉ lượng chính xác:
ba cọc ba đồng.
Số từ chỉ lượng ước chừng:
Vài, dặm, mươi, mấy, dăm ba...
Trên bến vắng đắm mình trong lạnh lẽo.
Vài quán hàng không khách đứng co ro.
(Anh Thơ)
- Còn ông Bát nhà có vài ba sào ruộng, quanh năm cày cấy, lúc nhàn rỗi thì hai
vợ chồng đi làm thuê cho nhà khác trong làng.
(Truyện ngắn hay 94)
Định từ chỉ phân phối: mỗi, từng
- Rồi bác đi dém chăn
Từng người từng người một.
(Minh Huệ)

140
Định từ chỉ số nhiều: những, các, mọi...
- Các anh ấy đã lâu rồi.
Xóm làng tôi còn nhớ mãi.
(Hoàng Trung Thông)
- Mội người đều vui.
Các và những khác nhau ở chỗ: Các nêu lên một tập hợp sự vật trọn vẹn, những
dùng để đối chiếu với một tập hợp khác. Sau những buộc phải có định ngữ.
Ví dụ:
- Các em ơi đã học chưa,
Các anh dựng cho các em thêm nhiều trường mới nữa.
(Tố Hữu)
-> Các chỉ tất cả mọi phần tử.
- Những người thợ cày mới đến sáng nay//
-> để đối lập với những thợ cày không đến sáng nay.
Ngoài ra có những số từ mang ý nghĩa biểu trưng đứng ở vị trí 2:
- Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
(Ca dao)
- Đồn rằng đám cưới cô to
Nhà tra thuê chín chiếc đò rước dâu
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìn.
(Nguyễn Bính)
Vị trí 3 (Những từ mang ý nghĩa tổng thể)
Nhóm này gồm những từ: tất cả, tất thảy, hết thảy, cả... xuất hiện theo thể phân
phối bổ túc, không phụ thuộc vào nhóm chỉ lượng.
- Tất thảy chỉ dùng có nhiều sự vật, chỉ toàn bộ, toàn khối của một tập hợp sự vật.
Ví dụ: Tất thảy những cuốn sách này (+)
Tất thảy ba cuốn sách này (+)
Tất thảy vài cuốn sách này (-)
- Tất cả được dùng:

141
a. Khi có nhiều sự vật, trước danh từ chỉ động - thực vật, người.
Tất cả những học sinh trường này (+)
Tất cả những bàn này (+)
b. Khi chỉ số lượng toàn bộ, trước danh từ chỉ đơn vị
Tất cả cuốn sách này (+)
Cả chỉ số lượng toàn bộ (chỉ toàn bộ một khối, một đại lượng)
Cả cuốn sách này (+)
Cả thước vải này (+)
*. Phần cuối danh ngữ
Phần cuối danh ngữ có 2 vị trí -1 và -2
+ Vị trí - 1
Vị trí này phức tạp hơn cả so với vị trí -2 và những vị trí khác trước danh ngữ.
Biểu hiện:
 Về số lượng:
Phần phụ sau danh từ trung tâm, về lí thuyết có thể phát triển với số lượng khá
lớn. Trong khi đó, nhũng vị trí khác thì số lượng lại hạn chế.
 b. Về cấu tạo
Có thể xem xét cấu tạo của danh ngữ ở phương diện:
Từ loại: Đứng ở vị trí này có thể là danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ.
Ví dụ: Cưới em có cánh con gà
-1 ( -1 là danh từ)
Đây là bát ăn cơm
-1 ( -1 là động từ)
Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm vàng
-1 ( -1 là tính từ)
Ở chương hai, tác giả đề cập đến vai trò người nông dân trong sự nghiệp cách mạng
-1 ( - 1 là số từ)
Cửa sau đã thấy Sở khanh lẻn vào.
-1 ( -1 là danh từ chỉ vị trí)
Nhà tôi tôi ở, việc tôi tôi làm
-1 ( -1 là đại từ)

142
 Về tổ chức
Đứng ở vị trí này có thể là một từ, một cụm từ theo kiểu quan hệ C - V, Đ - L, C - P.
Là một từ:
Chú gà con
Là một cụm từ:
Ngôi nhà của người bạn mới
Là kết cấu chủ - vị:
Ngôi nhà mới do công nhân xí nghiệp 3-2 xây ấy
 Về ý nghĩa theo vị trí
Nhìn chung ở vị trí này, có thể quy về một số nhóm ý nghĩa thường gặp được sắp
xếp theo trật tự sau:
+ Chỉ đặc trưng bản chất:
Gà mái; đêm sương; nhà gạch
-1a -1a -1a
+ Chỉ đặc trưng tính chất nhằm chi tiết hoá đặc trưng của sự vật:
Gà mái con; nhà gạch hai tầng;
-1a -1b -1a -1b
+ Chỉ đặc trưng sở thuộc (thường có các quan hệ từ như: của, bằng, về…)
Con gà mái con của Nam; ngôi nhà gạch hai tầng của tôi
- 1a - 1b - 1c -1a -1b -1c
Ngôi nhà gạch hai tầng của cha tôi xây từ năm 1960
-1 a -1b -1c -1d
Có thể tóm tắt vị trí 1 sau trung tâm

D trung tâm -1a -1b -1c -1d


+ Vị trí 2:
 Về khả năng kết hợp
Vị trí này gồm những từ chỉ định này, nọ, kia, ấy có khả năng kết hợp ngay sau
danh từ trung tâm hoặc sau thành tố trung tâm và vị trí -1.
Ví dụ: Lạt này gói bánh chưng xanh
 Đại từ chỉ định đứng sau danh từ trung tâm
Cô gái ngoan này - Đại từ chỉ định đứng sau danh từ trung tâm và vị trí -1
-1 -2
 Về tác dụng

143
Vị trí -2 thường báo hiệu kết thúc danh ngữ. Một danh ngữ có thể phát triển
thêm nhiều thành tố nhưng nếu có này, nọ, kia xuất hiện thì đó là sự báo hiệu danh
ngữ kết thúc.
Ví dụ:
Ngôi nhà gạch hai tầng của cha tôi được xây dựng từ năm 1960 mà cả thành phố
Hà Nội đều biết đến nhờ sự quảng cáo của anh Lan - một phóng viên tài hoa /ấy/ đã bị
bom Mĩ đánh sập.
-2
 Về sử dụng
- Này, nãy, nấy (ấy) chỉ đi sau một số danh từ chỉ thời gian: hôm, ngày, bữa,
năm, thời, giờ, lúc, thế kỉ…
Ví dụ:
Hôm nào em cũng quét còn trời lâu lắm mới đụng đến chổi.
(Sao chổi, Tiếng Việt 2)
- Này (ấy) thường đi sau một số danh từ chỉ người hoặc đồ vật, thực vật -
động vật:
Rau nào sâu ấy  thường đứng sau danh từ chỉ thực vật hoặc động vật.
Thầy nào trò ấy  đứng sau danh từ chỉ động vật.
Đò nào sào ấy  đứng sau danh từ chỉ thực vật.
* Sự đối lập phần đầu và phần cuối của danh ngữ
Phần đầu Phần cuối
1. Vị trí: Đứng trước danh từ - Đứng sau danh từ.
2. Số lượng: - Về lí thuyết có thể mở rộng vô hạn.
Mỗi vị trí có số lượng hữu hạn
3. Cấu trúc: Mỗi vị trí có đặc trưng về - Các từ ở vị trí -1 có đặc trưng về ý
ý nghĩa, cấu tạo khá thuần nhất. nghĩa, cấu tạo không thuần nhất.
4. Việc xác định vị trí của mỗi từ tương - Việc xác định vị trí -1 phức tạp hơn rất
đối rõ dựa trên ý nghĩa của mỗi nhóm. nhiều, có khi xác định sai.
5. Phần lớn các từ ở vị trí +3,+2, có thể - Các vị trí cuối không thể thay thế cho
thay thế cho danh từ. danh từ
Tất cả (vắng danh từ) đều tích cực.
Chỉ cần (vắng danh từ) 2 thôi

144
4.2.2.2. Cụm động từ (động ngữ)
a. Giới thiệu chung về động ngữ
 Ví dụ: Chim // hót
đang líu lo
vẫn đang líu lo trên cành
Qua ví dụ trên, ta thấy động từ hót làm vị ngữ của câu có thể được mở rộng về
phía trước và phía sau thêm một số thành tố phụ khác. Mặc dù ta thêm một số thành tố
phụ khác nhưng chức vụ của toàn cụm không thay đổi - vẫn làm vị ngữ của câu. Cụm
từ được xây dựng gồm một động từ hót làm trung tâm và xung quanh nó có những
thành tố phụ khác được gọi là cụm động từ hay động ngữ.
 Định nghĩa
Động ngữ là một cụm từ tự do có quan hệ chính phụ, trong đó có động từ làm
trung tâm, ngoài ra còn các thành tố khác quây quần xung quanh để bổ sung ý nghĩa
cho từ trung tâm đó.
 Đặc điểm
- Chỉ có một trung tâm là động từ.
- Trung tâm động từ thường chi phối các thành tố phụ ở phía sau.
Ví dụ:
Bị  chi phối thành tố phụ sau là C - V
Nam bị mẹ // mắng
Sai  chi phối thành tố phụ sau là một kết cấu C - V
Thầy tôi sai tôi // ra chợ
C V
b. Cấu trúc động ngữ
* Phần trung tâm
 Những ý kiến bàn về từ trung tâm
Ví dụ: 1. Lan học bài.
2. Lan cần học bài.
3. Lan ra chợ mua giấy về viết thư.
Ví dụ 1. chỉ có một động từ mang nghĩa thực nên đây là thành tố trung tâm
Ví dụ 2: Có hai động từ đi liền nhau: Một động từ tình thái nêu thái độ của chủ

145
thể (tức chủ ngữ câu nói) và một động từ chỉ hoạt động do thái độ chủ thể quyết định
thực hiện (cần học bài).
Đối với trường hợp này có 3 cách xử lí:
- Xem cần là từ trung tâm.
- Xem học là từ trung tâm
- Xem cả hai cần học là từ trung tâm ( danh ngữ có hai vị trí D1 và D2).
Sở dĩ có hai giải pháp sau là vì động từ cần tuy đứng trước nhưng không mang ý
nghĩa từ vựng chân thực rõ như những động từ đi sau (học, làm…).
Thực tế, từ cần có khả năng làm trung tâm của động ngữ vì lí do:
- Nó có thể độc lập đứng trước một số danh từ.
Họ cần hai thợ xây.
D
- Nó có thể đứng trước kết cấu C - V
Họ cần các các anh giúp đỡ
C V
- Về ý nghĩa, có thể xem động từ mang ý nghĩa thực đi sau động từ cần, định,
toan… là nội dung hoạt động thuộc chủ định hay dự định của chủ thể.
Họ cần // ra về.
Họ định // đi Hà Nội  Nội dung hoạt động thuộc chủ định của chủ thể
Họ toan // ra về
Kết luận: Khi hai động từ đi liền nhau, động từ đi trước là động từ trung tâm.
Ví dụ 3. có một chuỗi động từ ra mua về viết. Vậy động từ đứng đầu cụm hay
cuối cụm làm trung tâm.
Khác với ví dụ 2, có hai động từ đi liền nhau, thì động từ thứ hai có thể xem là
thuộc cấu trúc của cụm động từ, vì nó chỉ nội dung của động từ đi trước, còn ở ví dụ
3, chuỗi các động từ trên có một sự liên hệ - đó là sự kế tục các hành động theo thời
gian: Hành động thứ nhất kết thúc, tiếp tục hành động thứ hai, hành động thứ ba…
Nhưng để thuận lợi khi phân tích chúng ta chấp nhận động từ đi trước là động từ
trung tâm.
Lan ra chợ mua giấy về viết thư
(ra là trung tâm)

146
 Miêu tả phần trung tâm
Nhóm 1: Những động từ này không dùng một mình (thường cần những thực từ
khác đi kèm). Chúng gồm 4 nhóm:
* Nhóm động từ tình thái: phải, nêm, cần, toan, định, giám, nỡ, muốn.
Ví dụ:
Nó định nghỉ học  động từ đi trước là trung tâm.
* Nhóm động từ bị động: bị, được, mắc, phải… chúng là trung tâm.
Ví dụ: Anh ta bị thầy phạt  bị + CV
Anh ta bị phạt  bị + động từ
* Nhóm động từ chỉ hai hoạt động song tồn: đứng khóc, nằm ngủ, đi học, đi chơi,
ngồi nghe, ngồi chơi…
Ví dụ: Anh ta đi chơi phố  Có thể xem cả hai động từ ở vị trí trung tâm.
- Nhóm động từ chỉ hai hoạt động nhưng động từ sau chỉ hoạt động về một
phương diện cho động từ trước như chỉ tư thế: ăn đứng, ngã ngồi, đặt nằm, chết đứng,
sống quỳ, ngủ ngồi…
Ví dụ:
Đặt nằm lên giá sách  động từ sau mang nghĩa phụ cho động từ trước nên đây
chỉ có động từ đứng trước là trung tâm. Hoặc động từ sau phụ về trạng thái hoạt động:
bẻ (gãy, cong, gập), chặt (đứt, gãy), làm (hỏng, hư)… thì động từ đứng trước là động
từ trung tâm.
Nhóm 2: Những động từ chuyên dùng với những thành tố phụ nhất định.
* Động từ chỉ sự chuyển dời: mở, đậy, bưng, kéo, đến, xuống, đi…
- Có thể kết hợp với phụ từ chỉ hướng: ra, vào, tới, lên, xuống, sang, qua,
về, lại…
Ví dụ: Anh ta đi ra.
- Có thể kết hợp với danh từ chỉ điểm đến.
Ví dụ: Đi Hải Phòng, đến trường; vào Nam, ra Bắc.
* Động từ chỉ hoạt động đạt đến kết quả. Phía sau động từ thường có các phụ từ
chỉ kết quả: hiểu ra, đọc xong, bay mất, nhặt lấy, thu được, tìm thấy…
Ví dụ: Tặng Nam hai cuốn truyện.
B2 B1

147
có thể nói: Tặng hai cuốn truyện cho Nam.
B1 B2
* Động từ chi phối đối tượng và hoạt động của đối tượng mang ý nghĩa sai khiến:
bảo, sai, bắt, cho phép, buộc, khiến…
Ví dụ: Thầy giáo bảo Nam lên bảng.
C V
* Động từ chi phối đối tượng kết hợp với đối tượng khác: trộn, pha, nối,
chắp, hoà…
Ví dụ: Trộn bột với đường
B1 B2
* Động từ chi phối thành tố phụ có cấu trúc A là B mang ý nghĩa nhận xét đánh
giá: coi, bầu, lấy, xem, cử…
Ví dụ: Coi anh là bạn; Bầu ông Thảo là chủ tịch
A là B A là B
Nhóm 3: Những động từ mang nghĩa khứ hồi. Chúng bao gồm động từ một chỉ
sự dời đi (có kèm theo thành tố phụ là danh từ hay cụm động từ) và động từ hai chỉ
hướng ngược lại: đi… về, về… ra, vào… ra, về… đến…
Ví dụ: Tôi đi ra phố về; Nó vào nhà ra  chấp nhận động từ đi trước là trung tâm.
Nhóm 4: Những động từ kép láy thường bao gồm hai động từ ghép hai âm tiết kết
hợp theo nguyên tắc xem: chạy ra chạy vào; bàn qua bàn lại; đi ngược về xuôi; ăn trên
ngồi trốc; chạy lui chạy tới; trèo lên tụt xuống…  thì động từ kép láy là trung tâm.
Nhóm 5: Những động từ mang nghĩa chỉ một trạng thái hay một giai đoạn của
hành động: bắt đầu học, tiếp tục đi, thôi nói, hết chạy, ngừng học  những động từ
này thường đứng trước những động từ mang nghĩa thực nhưng về nghĩa chúng lại phụ
cho những động từ thực đó  có thể xem đây là những phó từ.
Nhóm 6: Động từ chỉ trạng thái: lo lắng, bồn chồn, thoi thóp, băn khoăn,
thấp thỏm…
Ví dụ: Người mẹ đang lo lắng về đứa con của mình.
* Phần phụ trước
Số lượng những từ làm thành tố phụ trước cụm động từ không nhiều, chỉ khoảng
vài chục từ. Chúng gồm những nhóm sau đây:

148
+ Những từ chỉ sự tiếp diễn của hoạt động hay trạng thái: đều, cũng, vẫn, cứ, lại,
mãi, còn, tiếp tục…
Ví dụ: Họ vẫn ngồi im
+ Những từ chỉ thời gian của hành động hay trạng thái: từng, đã, vừa, mới,
đang, sẽ…
Ví dụ: - Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển
(Xuân Quỳnh)
- Lời kĩ nữ đã vỡ vì nước mắt
Cuộc yêu đương gay gắt vì làng chơi
(Xuân Diệu)
+ Những từ chỉ tần số xuất hiện lặp lại: thường, hay, năng, ít, thỉnh thoảng, đôi
khi, luôn luôn…
Ví dụ: - Anh ta thỉnh thoảng ghé qua tôi.
- Khi anh vắng, người ấy thường thức đợi
(Lưu Quang Vũ)
+ Những từ chỉ sự phủ định hay khẳng định: không, chưa, chẳng, chỉ, có…
- Em ở đây, đời chẳng còn đáng ngại
(Lưu Quang Vũ)
- Ta đến rồi ta đi
Bao lần anh có nhớ
Dưới vòm cây lặng lẽ
Dưới vòm cây chờ mong.
(Xuân Quỳnh)
- Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh
Mùa thu vàng hoa cúc
Chỉ còn anh và em
(Xuân Quỳnh)
- Em đi, chàng theo sau
Em không giám đi mau
(Nguyễn Nhược Pháp)

149
+ Những từ chỉ mệnh lệnh, cầu khiến: hãy, đừng, chờ
Chớ nói cười, hãy lắng nghe xem đã
Có rơi chăng trong đáy của tâm hồn
(Chế Lan Viên)
Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay biển lắm người
(Nguyễn Bính)
+ Những từ chỉ mức độ: rất, hơi, khí, quá…
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
(Tố Hữu)
Những nhóm phó từ trên có thể xuất hiện đồng thời theo trật tự tuyến tính sau:
từng, đã, đang, sẽ, không, chưa, rất
đều. cũng, hay, năng, thỉnh
vừa, mới hơi, chẳng, khí…
vẫn, cứ… thoảng, thường…
đừng, chớ, hãy
Ngoài ra cần phải kể đến nhóm thành tố phụ từ có vị trí tự do, nghĩa là chúng có
thể xuất hiện trước hoặc sau thành tố trung tâm.
Thong thả nói  nói thong thả
Vui vẻ trả lời  trả lời vui vẻ
Tích cực học tập  học tập tích cực
Chăm chỉ lao động  lao động chăm chỉ
* Phần phụ sau
Các thành tố phụ sau cụm động từ khá phức tạp, biểu hiện về mặt từ loại, cấu tạo
và ý nghĩa của thành tố phụ.
+ Về mặt loại từ:
Ở vị trí sau động từ có thể là danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, tình thái từ.
Ví dụ: ăn cơm (danh từ)
đi học (động từ)
đi nhanh (tính từ)
nói đi (tình thái từ)
ghét nó (đại từ)
ăn hai (số từ)…

150
+ Về cấu tạo:
Phần phụ đứng sau động từ có thể do một từ, một cụm từ hay cả kết cấu C-V
Ví dụ: nói chậm (1 từ)
Nói cho vui nhà (1 cụm từ)
coi tôi là bạn (1 kết cấu C-V mang ý nghĩa đồng nhất)
sai tôi lên bảng (1 kết cấu C-V mang ý nghĩa ai và có hành động gì)
nói (rằng) chúng ta có nhiều tiến bộ (1 kết cấu C-V mang ý nghĩa chỉ nội dung
của hành động nói).
+ Về ngữ nghĩa:
Những thành tố phụ đi sau động từ chính có nhiều loại ý nghĩa đa dạng.
- Phó từ chỉ phương hướng của hành động:
đi ra; trở lại; nhìn sang; bay qua; đi tới; đi vào; dồn vào…
- Phó từ chỉ trạng thái, quá trình hành động:
đi ngay; nói liền; trả lời lập tức; ăn nữa; nói hoài…
- Phó từ chỉ mệnh lệnh:
về nào; nói đi; nghỉ thôi; chờ với; ngủ đã; tiến lên; hát lên…
- Phó từ chỉ sự kết thúc, hay bắt đầu hành động:
làm xong; ăn xong; rửa xong… (kết thúc)
Có rồi; hết rồi; đây rồi; sợ rồi; hiểu rồi; nghe rồi; (hiện tượng, tri thức
đạt đến mức cần thiết).
- Phó từ chỉ kết quả bị động, thiệt hại hoặc có lợi:
gặp phải; bay mất; hao đi; đá phải (thiệt hại).
nhận được, đếm được, thu về, lấy được (có lợi).
- Phó từ chỉ ý nghĩa tự mình hay tác động lẫn nhau:
làm lấy; viết lấy; lo lấy; giải quyết lấy; tìm lấy; nấu lấy…
- Phó từ gồm hai thành tố mang nghĩa nối kết A và B
trộn bột với đường
- Phó từ chỉ sự góp thêm:
Nói vào; bàn vào
- Phó từ chỉ sự giảm sút:
Cào ra; bới đi; bớt đi…

151
- Phó từ chỉ sự gia tăng:
Xông tới; tăng lên…
- Phó từ chỉ sự lặp lại:
Nói lại; vặn lại; nhắc lại; xin lại…
- Phó từ chỉ sự sơ lược:
Nhìn qua; đọc lại; trông qua…
4.2.2.3. Cụm tính từ (Tính ngữ)
a. Giới thiệu chung về tính ngữ
a1. Ví dụ: Hoa Lục bình // tím cả bờ sông.
// đang tím cả bờ sông
// vẫn đang tím cả bờ sông
Câu trên có tính từ tím làm vị ngữ. Nó có thể mở rộng về phía trước và phía sau
một số thành tố phụ khác. Mặc dù ta thêm vào một số thành tố phụ nhưng chức vụ của
toàn cụm không thay đổi - vẫn làm vị ngữ của câu. Cụm từ xây được xây dựng gồm
một tính từ tím làm trung tâm và các thành tố phụ quây quần xung quanh để bổ sung ý
nghĩa cho tính từ đó được gọi là cụm tính từ hay tính ngữ.
a2. Định nghĩa
Tính ngữ là một cụm từ tự do có quan hệ chính phụ, trong đó có tính từ làm trung
tâm và các thành tố phụ khác quây quần xung quanh để bổ sung ý nghĩa cho từ trung
tâm đó.
a3. Đặc điểm
- Chỉ có một trung tâm là tính từ: khéo, giỏi, tài, chậm, vụng, nhanh, đẹp, xanh, tím…
- Trung tâm thường chi phối các thành tố phụ ở phía sau, chẳng hạn:
+ Nhóm tính từ đơn tiết mang ý nghĩa đặc trưng (về một phương diện): khéo,
vụng, giỏi, nhanh...
- áo rách khéo vá hơn áo lành vụng (may).
- Cô ấy mau (nước mắt). Anh ấy chậm (mồm miệng).
D D
+ Nhóm tính từ đơn tiết mang ý nghĩa kích thước, số lượng thường đòi hỏi thành
tố phụ là số từ và snh từ chỉ đơn vị.
Xa (3 năm); cao (30 mét); nặng (50kg)
S+D S+D S+D

152
+ Nhóm tính từ thường chỉ màu sắc thường đòi hỏi thành tố phụ là những phó từ
chỉ mức độ.
Xanh quá; tím quá; đỏ vô cùng…
b. Cấu trúc của tính từ
* Phần trung tâm
Dựa vào tính chất của tính từ trung tâm chi phối thành tố phụ ở phía sau, có thể
chia ra các nhóm chính:
Nhóm 1: Tính từ chỉ tính chất: tốt, đẹp, xấu, giỏi, ngoan, thông minh, tích cực,
chậm, vụng, chăm, lười…
Ví dụ: Anh ta rất lười học
TT
Nhóm 2: Tính từ chỉ độ dài, kích thước, trọng lượng: dài, ngắn, cao, thấp, nặng,
nhẹ, xa, gần, nhiều rộng, hẹp, đông, thưa, mỏng…
Ví dụ: Hắn nặng 60kg là ít
Nhóm 3: Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen…
Ví dụ: Mắt anh lại tím màu thương nhớ.
Thuộc nhóm 3 còn có những tính từ hai âm tiết như: đỏ au, xanh rì, đỏ lòm, đen
sì, trắng tinh, vàng choé… Những tính từ này thường có cấu trúc hai âm tiết và không
có khả năng kết hợp với phó từ chỉ mức độ vì âm tiết thứ hai đã mang nghĩa mức độ.
Chúng không kết hợp với danh từ làm thành tố phụ ở phía sau.
* Phần phụ trước
Phần phụ trước tính ngữ thường có hai nhóm:
+ Nhóm phó từ chỉ mức độ thường đi kèm phía trước tính từ để chỉ những mức
độ của tính từ trung tâm. Chúng gồm những phó từ sau: rất, hơi, khí, quá, cực kì, vô
cùng, tuyết…
Ví dụ: Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
P TT
+ Nhóm phó từ: đã, sẽ, đang, lại (thường đi với động từ) khi đi với tính từ làm
cho tính từ lâm thời có ý nghĩa như động từ:
- Dạo này ông anh cứ béo đó ra.
PTT
- Mặt cô ấy đã đỏ dần lên.
PTT

153
- Rồi đây hoa lục bình sẽ tím một vùng trời.
PTT
* Phần phụ sau
Những từ đứng sau tính từ trung tâm gồm:
a. Phó từ thường xuất hiện sau tính từ chỉ nghĩa mức độ: quá, tuyệt, cực kì, ghê,
thật, lắm, vô cùng…
Ví dụ: Anh ấy giỏi quá
TT P
Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới chân tàu đưa tiễn Bác
(Chế Lan Viên)
Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căng
Nốt cao quá trong đời xao động quá
(Bằng Việt)
b. Thực từ là danh từ hoặc quan hệ từ + danh từ:
- Anh ta giỏi toán.
- Anh ta giỏi về toán.
- Người đông như kiến.
- Cổ tay em trắng như ngà.
- Hắn nhanh như sóc.
- Cậu ta chậm như rùa.
c. Thực từ là động từ hoặc quan hệ từ + động từ:
- Nó giỏi bơi.
TT P
- Nó chỉ giỏi về bơi.
TT P
- Nó chỉ tài về luồn lọt.
TT P
- Anh ấy khéo đóng kịch.
TT P
Tóm lại, tính ngữ là một nhóm từ có những đặc điểm riêng không phức tạp như

154
nhóm động từ. Riêng tính từ song tiết, chúng không kết hợp trực tiếp với danh từ ở
phía sau, kiểu:
Anh ấy tích cực cơm nước (-)
4.3. CÂU TRONG TIẾNG VIỆT
4.3.1. Khái niệm câu
4.3.1.1. Định nghĩa
Câu là đơn vị dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ được gắn với một ngữ
cảnh nhất định nhằm thực hiện chức năng thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá. Câu
có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ điệu kết thúc.
4.3.1.2. Đặc điểm của câu
a. Câu có chức năng thông báo
Câu không phải là đơn vị có sẵn như từ mà được thành lập khi con người vận
dụng ngôn ngữ để tư duy nhằm mục đích giao tiếp hay bày tỏ thái độ. Chính vì vậy,
câu phải có chức năng thông báo. Chức năng thông báo của câu được thể hiện:
- Câu mang nội dung thông tin.
- Câu được dùng để bày tỏ cảm xúc, thể hiện thái độ, tình cảm.
- Câu được dùng để tác động đến hành động, nhận thức của người nghe.
Ví dụ:
Hôm nay sẽ có phim mới  thông báo
Trời ơi!  bày tỏ thái độ
Giơ tay lên!  tác động đến hành động người nghe.
Quả đất quay quanh mặt trời  tác động đến nhận thức.
b. Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập
Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập thể hiện ở chỗ câu thường có cấu trúc C-V.
Ngoài ra, câu còn có cấu trúc đặc biệt, chỉ có một thành phần hay còn gọi là câu đơn
phần. Quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt có những đặc điểm chung nhưng cũng có
những đặc thù riêng, khác các ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, quy tắc ngữ pháp của tiếng
Việt đòi hỏi khi danh từ đặt sau những thì nhất thiết phải có định ngữ đi sau danh từ.
Ví dụ: Tôi yêu những học sinh (-)  Người nghe vẫn chờ đợi một cái gì đó nữa
(như ưu tú, chăm chỉ, xuất sắc). Trong khi đó, đối với các ngôn ngữ biến hình thì câu
trên đã hoàn chỉnh: I love students.

155
c. Câu có ngữ điệu kết thúc
Cuối câu bao giờ cũng có ngữ điệu kết thúc câu. Cuối cụm từ chưa có ngữ điệu
kết thúc. Đi kèm ngữ điệu kết thúc, câu thường có các yếu tố tình thái đánh dấu kết
thúc câu như: à, ư, nhỉ, nhé…Việc nghiên cứu ngữ điệu cần phải được xem xét trong
hoạt động lời nói. Đây là một vấn đề hết sức phong phú, tinh tế và cần sự hỗ trợ của
các thiết bị máy móc. Trên hình thức chữ viết, có thể sử dụng những dấu câu tương
ứng như dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?)…
Ví dụ: Tôi có chờ, có đợi đâu
Đem chi xuân đến gợi thêm sầu?
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
(Xuân Diệu)
- Thế trời cũng quét sân hả anh?
(Tiếng Việt 2)
- Trời ơi! Làm sao mà hoạ mi hót hay như thế nhỉ?
(Sợ vợ cười, 75)
- Thế còn "sư tử Hà Đông" có nghĩa là gì?
- ờ… ờ đại khái giống như mẹ con ấy!
(Sợ vợ cười)
- Tôi muốn như anh mà hổng được
- Nhưng
- Nhưng sao?
(Sợ vợ cười)
d. Câu được gắn với một ngữ cảnh nhất định
Với tư cách là đơn vị của hệ thống ngôn ngữ, câu được sử dụng với mục đích
giao tiếp con người trong xã hội, vì vậy, câu bao giờ cũng phải gắn với một không
gian và thời gian cụ thể. Một câu nói sẽ đúng trong hoàn cảnh này nhưng lại sai, thậm
chí trở nên ngớ ngẩn, gây cười khi đặt trong hoàn cảnh khác.
4.3.2. Thành phần câu tiếng Việt
4.3.2.1. Căn cứ để phân chia thành phần câu
a. Hình thức cú pháp
- Dựa vào sự phân bố các thành tố trên bề mặt cấu trúc tuyến tính.

156
Ví dụ: áo vá rồi  áo đứng trước động từ  C
Tôi vá áo rồi  áo đứng sau động từ B
- Dựa vào mối liên hệ giữa các thành tố được xác định trên cơ sở các phương tiện
liên kết ngữ pháp: quan hệ từ, phó từ, ngữ điệu…
Ví dụ:
Vì trời mưa nên tôi nghỉ học  Câu ghép chính phụ (có quan hệ từ)
Trời mưa, tôi nghỉ học  Câu ghép không có quan hệ từ.
b. Ý nghĩa ngữ pháp
Ví dụ: Tôi học tốt
Tôi học bài
Nếu chỉ căn cứ vào hình thức thì chức năng của tốt và bài của hai câu trên là như
nhau, vì nếu đứng sau động từ nhưng xét về ý nghĩa khái quát thì lại khác nhau. (Học)
tốt chỉ đặc trưng của hành động còn (học) bài chỉ đối tượng của hành động. Vì vậy tốt
bổ ngữ cách thức, còn bài là bổ ngữ đối tượng.
Cả hai căn cứ trên được vận dụng đồng thời để phân tích thành phần câu nên còn
gọi là cách phân tích dựa vào hình thức - ngữ nghĩa.
4.3.2.2. Các thành phần câu tiếng Việt
a. Thành phần chính của câu
 Chủ ngữ
Chủ ngữ là thành phần chính của câu hai thành phần. Chủ ngữ thường nêu lên
nhân vật, sự vật, sự việc, hiện tượng, chủng loại… có quan hệ với vị ngữ, theo quan hệ
tường thuật.
+ Biểu hiện của chủ ngữ:
Chủ ngữ có thể biểu hiện phong phú về từ loại và về cấu trúc.
- Về từ loại, chủ ngữ có thể do danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ…
đảm nhiệm.
Ví dụ: Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
D
(Xuân Quỳnh)
Hay chăng dây điện là chị nhện con
Ăn no quay tròn là cối xay gió.
Đg
(Trần Đăng Khoa)

157
Năm với năm là mười
Số từ
- Về cấu trúc, chủ ngữ có thể là từ, cụm từ hay kết cấu C-V
Ví dụ:
Thanh đặt tên cho toà dinh thự là hoa thuỷ tiên.
từ
(20 truyện ngắn hay 94)
Trắng lấp lánh là quầy tung đuôi cá
Xanh mát êm là xoan dọc bờ sông
cụm từ
(Bế Kiến Quốc)
Anh ta không đến là sai lầm
C V
+ Vị trí của chủ ngữ
Thông thường, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ, nhưng do mục đích tu từ, vị
ngữ có thể đảo lên trước chủ ngữ.
Ví dụ: Rực rỡ // những làng. Vàng tươi // mái rạ
V C V C
(Tố Hữu)
Bạc phơ // mái tóc người cha
V C
(Tố Hữu)
Rất đẹp // hình anh lúc ban chiều
V C
Xa rồi // bóng dáng thương yêu cũ.
V C
(Tố Hữu)
 Vị ngữ
Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu hai thành phần. Vị ngữ
thường nêu lên hình dáng, tính chất, tình hình của chủ ngữ.
+ Biểu hiện của vị ngữ

158
Vị ngữ được biểu hiện phong phú về từ loại, cấu trúc.
Về từ loại, vị ngữ thường do động từ, tính từ đảm nhận.
Ví dụ: Cánh thuỷ tiên bao giờ cũng trắng nõn
T
(20 truyện ngắn hay 94)
Ba cậu bé rủ nhau vào rừng
Đg (Tiếng Việt 2)
Ngoài ra, vị ngữ còn do các từ loại khác đảm nhận như danh từ, số từ, đại từ.
Ví dụ: Chủ nhà cũng cơm nước tử tế  danh từ tổng hợp
(Nguyễn Đình Thi)
Thức là ngày, ngủ là đêm
Nghiêng nghiêng hai mái hai miền quê xa  danh từ
(Nguyễn Duy)
Cậu thế nào?  đại từ
Chú ăn được như vậy là tốt  tính từ
(Tiếng Việt 2)
Đây là đâu?  đại từ
Anh ta nhất lớp  số từ thứ tự
Về cấu trúc, vị ngữ có thể do một từ, cụm, kết cấu C - V đảm nhận.
Ví dụ:
Nàng // là cô gái ngoại thành.
cụm từ
(20 truyện ngắn hay 94)
Tham vọng của chủ nghĩa thực dân // là thuộc địa / ngày càng mở rộng.
C V
Nó // thích tôi / đến nói chuyện hôm nay
C V
 Mối quan hệ giữa C và V
Chủ ngữ và vị ngữ luôn có mối quan hệ gắn bó khăng khít, có chủ ngữ thì phải
có vị ngữ và ngược lại. Đây là kết cấu hai chiều. Vì vậy, cần xác định đúng ranh giới
giữa chủ ngữ và vị ngữ.

159
Thông thường, chủ ngữ do danh từ hoặc cụm danh từ biểu thị. Vì vậy, trong câu
có cụm danh từ thì thường lấy định ngữ ấy làm ranh giới kết thúc của danh ngữ, cũng
là kết thúc của bộ phận chủ ngữ.
Ví dụ: Tất cả những con gà mái đen ấy // đã bay mất.
Bộ phận chủ ngữ
Nếu danh từ trung tâm có định từ chỉ lượng những thì phía sau danh từ đó nhất
thiết có định ngữ (thường là cụm động, cụm tính, cụm danh mới).
Ví dụ:
Những người thợ cày đã ra đồng sáng nay // được nhận 50 ngàn đồng
định ngữ (của chủ ngữ)
Nếu chủ ngữ do động từ biểu thị phải tìm cho hết bổ ngữ của động từ đó.
Ví dụ: Đi hơi cồng kềnh // là anh hoạ sỹ
Bổ ngữ
Tặng ai cái gì là nhiệm vụ mà anh phải nhớ trong dịp Tết
B1 B2
b. Thành phần phụ của câu
 Phân biệt thành phần phụ của từ và thành phần phụ của câu
- Thành phần phụ của từ
Thành phần phụ của từ là thành phần phụ cho từ trung tâm trong cụm danh từ,
cụm động từ, cụm tính từ. Nếu từ trung tâm là động từ, tính từ thì thành phần phụ được
gọi là bổ ngữ. Nếu từ trung tâm là danh từ thì thành phần phụ được gọi là định ngữ.
- Thành phần phụ của câu
Trong câu ngoài hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ còn có các thành
phần phụ. Sỡ dĩ gọi thành phần phụ của câu, bởi vì:
+ Về mặt ngữ pháp
Thành phần phụ của câu có tính chất độc lập. Nó không phụ thuộc về ngữ pháp
vào một thành tố nào của nòng cốt câu chính cả. Thành phần phụ của câu bổ sung ý
nghĩa cho cả câu.
So sánh: Hôm nay tôi nghỉ học  Hôm nay không phụ thuộc vào thành phần
chính là tôi hay nghỉ học.
Tôi sẽ nghỉ học  sẽ phụ thuộc động từ

160
+ Về mặt nghĩa
Ý nghĩa mà thành phần phụ biểu thị thường là ý nghĩa thời gian, nơi chốn, mục
đích, điều kiện, nhượng bộ… nhằm bổ sung ý nghĩa cho cả câu.
Sở dĩ gọi là thành phần phụ về ý nghĩa là so chúng với ý nghĩa của nòng cốt câu
chính. Việc lược bỏ chúng không hề ảnh hưởng đến cấu trúc ngữ nghĩa của câu.
 Các loại thành phần phụ
Có thể chia thành phần phụ của câu ra nhiều loại tuỳ theo quan hệ ý nghĩa của
nó với nòng cốt câu. Thông thường, có các thành phần phụ của câu sau: trạng ngữ, đề
ngữ, tình thái ngữ, giải thích ngữ, liên ngữ.
Một số sách ngữ pháp trước đây còn chia ra: vị ngữ phụ, bổ ngữ, định ngữ,
đồng vị ngữ… Cách phân chia trên có sự nhầm lẫn thành phần phụ của câu. Thành
phần phụ của từ được chúng ta xem xét ở cấp độ cụm từ.
* Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu thường đứng đầu câu. ý nghĩa mà trạng
ngữ biểu thị là ý nghĩa tình huống, cách thức, thời gian, nơi chốn, mục đích, điều kiện,
nhượng bộ, nguyên nhân… nhằm làm rõ thêm cho nội dung thông báo của câu.
Biểu hiện của trạng ngữ:
- Trạng ngữ chỉ thời gian  chỉ thời gian mà hành động xảy ra
Ví dụ:
Cuối năm ấy, mẹ nó cùng cô Thu đi xuất khẩu lao động ở Liên Xô
(20 truyện ngắn hay 94)
Buổi chiều, mẹ nó về
(20 truyện ngắn hay 94)
Năm 1979, được sự gợi ý và giúp đỡ của đạo diễn Phạm Thị Thành, Vũ đã hoàn
thành kịch bản dài đầu tay Sống mãi tuổi 17, dựa trên kịch bản cũ của Đào Duy Kỳ.
(Xuân Quỳnh thơ và đời)
Hết năm này qua năm khác, vợ chống đầu tắt mặt tối.
(Ngô Tất Tố)
Hôm ấy, toà thị chính Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác.
(Tiếng Việt 2)
Ngày hôm sau, câu chuyện "quả táo của Bác Hồ" đều được các báo Pháp đăng
trên trang nhất.
(Tiếng Việt 2)

161
- Trạng ngữ chỉ địa điểm  chỉ địa điểm mà hành động xảy ra. Trạng ngữ địa
điểm thường có quan hệ từ: ở giữa, trên, dưới, tại, trong, ngoài… đứng trước danh từ
hoặc cụm danh từ.
Ví dụ:
Trong cuộc đời mỗi con người, ai mà chẳng có tình cảm mẹ con.
(Thơ mới thẩm bình…)
Tại sân vận động, hôm nay sẽ có trận đấu bóng giữa hai đội Sông Lam và Công
an Hà Nội.
Trong chiếc xe buýt, khí hậu thật ấm áp.
(Tứ quái, kẻ trốn tù)
Trên cành cây, chim kêu ríu rít.
(Tiếng Việt 2)
Quanh ta, mọi vật, mọi người đều làm việc.
(Tiếng Việt 2)
Giữa cảnh ấy, trên cây sấu già kia có hai con chim.
(Tiếng Việt 2)
Xa xa nẻo trong đình, một hồi mõ cá thật dài.
(Ngô Tất Tố)
Trong đánh giá của Lương, mẹ anh, vợ anh không thể là người xấu.
(20 truyện ngắn hay 94)
- Trạng ngữ chỉ cách thức, tình huống  chỉ tình huống, cách thức mà hành động
thường xảy ra.
Ví dụ:
Bằng cái sắc mặt hiền hoà, dễ dãi, Nghị Quế nhìn vào mặt chị Dậu.
(Ngô Tất Tố)
Với sự đồng tình và ủng hộ của anh em, cuộc kháng chiến cứu quốc của Việt
Minh nhất định thắng lợi.
(Hồ Chủ Tịch)
Ra khỏi nhà tắm với tấm thân để trần, chị đứng trước gương ngắm lại mình.
(20 truyện ngắn hay 94)
Để mặc cho hai dòng nước mắt chảy như suối, Tâm gục đầu xuống đầu gối nghe
bạn nói
(20 truyện ngắn hay 94)

162
- Trạng ngữ chỉ mục đích  chỉ mục đích mà hành động hướng đến. Loại này
thường có quan hệ từ: để, để cho, vì đứng trước.
Ví dụ:
Để nhớ công lao của các chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, chúng ta cần cố gắng học tốt.
Để mở rộng tuyên tuyền, ông Nguyễn và những đồng chí của ông ra tờ báo
"Người cùng khổ".
(Trần Dân Tiên)
Vì Tổ tuốc, chúng ta sẵn sàng hi sinh tất cả.
Để học tập tốt, chúng ta cần đọc nhiều tài liệu tham khảo.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân  thường nêu nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp làm
nảy sinh điều được nói đến ở nòng cốt câu chính. Loại này thường mở đầu bằng một
số quan hệ từ như: do bởi, tại, nhờ, vì.
Ví dụ:
Nhờ sự giúp đỡ của tập thể, bạn Nam đã có nhiều tiến bộ về mọi mặt.
Cũng bởi thế, cô muốn thoát mà tự biết không sao thoát nổi.
(Thơ mới thẩm bình)
Nhờ có cái thần thế ấy, hắn mới chửi rủa thét mắng khắp làng.
(Ngô Tất Tố)
Vì cái gì thì anh hỏi vợ anh ấy.
(20 truyện ngắn hay 94)
- Trạng ngữ chỉ điều kiện  nêu điều kiện hay giả thiết để nòng cốt chính tồn tại.
Loại này thường mở đầu bằng một số quan hệ từ như: nếu, hễ, giá mà, giá như...
Ví dụ:
Nếu là mi, dù phải chết dưới chân chồng con, tao cũng trở về với họ.
(20 truyện ngắn hay 94)
Hễ được ba chục thúng thì u cho con một thúng.
(Học Phi)
Dù sao thì hai bác cũng đã sống với nhau tới đầu bạc răng long.
(20 truyện ngắn hay 94)
- Trạng ngữ chỉ nhượng bộ  nêu lên ý nghĩa của sự vật hay hiện tượng ở phần
phụ tương phản hay chịu thua kém so với ý nghĩa ở nòng cốt chính. Loại này thường
mở đầu bằng một số quan hệ từ: tuy, dù, dù cho, dẫu cho,… nhưng..

163
Ví dụ:
Tuy nghèo, nhưng anh ấy rất tốt bụng.
Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm
(Nguyễn Nhược Pháp)
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi
nhất định về dân tộc ta.
(Hồ Chủ tịch)
Mặc dù bận công việc tập thể, nhưng anh ấy vẫn luôn quan tâm đến mọi người
trong cơ quan.
- Trạng ngữ chỉ phương diện  thường nêu lên một phương diện mà kết cấu C-V
chính có quan hệ.
Ví dụ: Về học tập, chúng tôi gặp nhiều khó khăn
Về vấn đề tiền nong, anh ta rất chặt chẽ.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện  thường nêu phương tiện mà chủ thể sử dụng:
Ví dụ:
Với chiếc bản đồ và la bàn, anh ta đã tìm được về đơn vị.
Bằng một cú đấm trời giáng, võ sĩ quyền anh đã làm cho đối phương gục ngã.
Với lưỡi mác trong tay, anh xông thẳng vào đồn thù.
* Đề ngữ
Đề ngữ là thành phần phụ của câu thường đứng trước nòng cốt câu chính để nêu
lên một sự việc, sự vật, tình trạng… với mục đích nhấn mạnh như một chủ đề.
Đề ngữ khác chủ ngữ ở chỗ:
Về vị trí: Đề ngữ thường đứng trước C-V và có quan hệ với cả nòng cốt… chủ vị,
còn chủ ngữ chỉ có quan hệ với vị ngữ.
Về hình thức: Đề ngữ thường được tách khỏi nòng cốt câu chính bằng quãng ngắt
(dấu phẩy) hay trợ từ thì còn giữa chủ ngữ và vị ngữ thì không sử dụng dấu ngắt câu
(dấu phẩy).
Ví dụ: Tôi thì tôi xin chịu.
- Đề ngữ nhấn mạnh chủ ngữ.
Tôi thì tôi xin chịu
Mà y, y không chịu Oanh một tí nào
(Nam Cao)

164
- Đề ngữ nhấn mạnh vị ngữ.
Giàu, tôi cũng giàu rồi.
Viết, anh ấy cẩn thận lắm.
Dạy, anh ấy giỏi nhất trường.
- Đề ngữ nhấn mạnh D2 đứng ở vị trí bổ ngữ.
Nhà, bà ấy có hàng trăm dãy.
áo dài, bà có hàng trăm chiếc
- Đề ngữ nhấn mạnh bổ ngữ.
Cô Loan, tôi quen từ trước.
Những kỉ niệm ấy, tôi còn nhớ rành rành.
- Đề ngữ nhấn mạnh một đối tượng, một phạm vi, một vị trí.
Nghĩ lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền.
Phụ nữ, tôi kính trọng nhất là bà Inđira Ganđi
Đỉnh đồi, một anh lính cầm bi đông đứng uống.
*Tình thái ngữ
Tình thái ngữ là thành phần phụ của câu, thường nêu lên thái độ, tình cảm của
người nói và hiện thực được thể hiện trong câu nói hoặc để gọi đáp.
Biểu hiện:
- Tình thái ngữ thể hiện thái độ, tình cảm của người nói.
Than ôi! Sắc nước hương trời
(Nguyễn Du)
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.
(Chế Lan Viên)
Sướng vui thay! Tổ quốc của ta.
(Tố Hữu)
Chà! Bốn người bạn trẻ của tao láu cá thật
(Tứ quái, kẻ trốn tù)
Trời! Ước gì mình biến thành chim
(Tứ quái, kẻ trốn tù)
Ôi! Băng! Anh thật mạnh biết bao
(Tiếng Việt 2)

165
- Tình thái ngữ thể hiện sự đánh giá của người nói
Gì thì gì, cũng phải nghĩ cái chỗ cái công người ta - khẳng định.
(Truyện kí Việt Nam 1945 - 1975)
Gớm! Phở ăn như đấm rẳng vào họng!  thái độ than phiền, chê trách
(Kim Lân)
Ôi chao! Giời đất này mà còn đi rước cái của nợ đời về
(Hồi ức binh nhì)
Khốn khổ! Cũng lại cô độc cô quả như em với cái nhà ông Quốc Trương Phi này
(Nguyễn Dậu)
Khổ quá! Tao có đụng chạm gì đến cái việc ấy đâu?  thể hiện thái độ phân trần.
(Nguyên Hồng)
Ô hay, cái chị này, việc gì đến tôi chỗ ấy  thể hiện thái độ ngạc nhiên.
(Nguyễn Công Hoan)
Hoài của! Khoá trước cụ Nghị Lại ra, còn có thể thống hơn thế này nhiều  thể
hiện thái độ tiếc rẻ.
(Nguyễn Công Hoan)
Đã bảo mà, anh cứ còn "pháp" với "luật" mãi  thể hiện thái độ khẳng định.
- Tình thái ngữ thể hiện sự gọi đáp
Em ơi! Ba Lan mùa tuyết tan
(Tố Hữu)
Thưa ông! Tiền đây ạ
ối trời đất ơi! ối cha mẹ ơi! Thân tôi sao mà nhục nhà thế này
(Ngô Tất Tố)
Mẹ ơi! Lau nước mắt
Làng ta giặc chạy rồi
(Tố Hữu)
Em ơi! Hãy ngủ… anh hầu quạt đây
Lòng anh mở với quạt này
Trăm con chim mộng về bay đầu giường
Ngủ đi em! Mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thuỳ dương mấy bờ
(Huy Cận)
Này bác, bác còn tiền không?

166
* Giải thích ngữ
Giải thích ngữ là thành phần phụ của câu, được chen vào giữa nòng cốt C - V để
làm sáng tỏ thêm một phương diện nào đó có liên quan gián tiếp đến cả câu: bình luận,
giải thích, xuất xứ, làm rõ thái độ, cách thức, bình chú…
Về cấu tạo, giải thích ngữ thường do một cụm danh từ hoặc một kết cấu C-V đảm nhận.
Ví dụ:
- Cô bé nhà bên (có ai ngờ) cũng vào du kích
(Giang Nam)
- Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn nhau mãi, hai cậu bèn rủ Oanh
chung vốn mở một ngôi trường.
(Nam Cao)
- Bởi vì… bởi vì, San cúi mặt và bỏ tiếng Nam dùng tiếng Pháp, người ta lừa dối anh
(Nam Cao)
- Các đồng chí! An nói, giọng nghẹn lại, đồng chí tiểu đội trưởng của chúng ta đã
hi sinh.
Phân biệt thành phần giải thích ngữ với giải thích cho từ. Sau đây là thành phần
giải thích cho từ.
- Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, đã từ trần.
 giải thích cho từ Bác Hồ
Rồi bà cười ha hả, cái cười ích kỉ vơ vào
(Nguyễn Công Hoan, 1, 121)
 Giải thích cho từ cười.
- Quế, em gái tôi, là một cô gái tốt bụng.
 Giải thích cho từ Quế
* Liên ngữ
Liên ngữ thường đứng đầu câu để liên kết câu chứa nó và câu đứng ở phía trước.
Ví dụ:
- Gió mơn man như giục lòng kẻ ra đi. Thế rồi trũi lên đường.
(Tô Hoài)
- Có lẽ rất lâu, các cháu sẽ không được thấy chú Nguyễn, không được leo lên đùi,
lên lưng chú như các cháu thường làm. Và cũng rất lâu, chú sẽ không thấy cháu gái A
- lít - xơ và cháu trai Pôn của chú.
(Tiếng Việt 2)

167
- Trong chúng ta có người thế này, có người thế khác. Vậy nên lãnh đạo cần phải
lưu ý để có biện pháp giúp đỡ từng cá nhân.
- Tôi mời lão hút thuốc. Nhưng lão không nghe. (Nam Cao)
- Hắn định nhổm dậy chạy trốn. Nhưng con voi khổng lồ đã đuổi kịp.
(Tiếng Việt 2)
- Con chó quấn quýt theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Do vậy, Cuội có thêm một con
vật tinh khôn làm bạn.
(Văn học dân gian)
- Con tu hú kêu: tu hú, tu hú. Thế là sắp đến mùa vải chín.
(Tiếng Việt 2)
Liên ngữ thường do các quan hệ từ, đại từ, tổ hợp từ đảm nhận: nhưng, và, về,
rồi, vì, vậy nên, do vậy, do đó, vậy mà, nói tóm lại, nói cách khác, nghĩa là…
4.3.3. Phân loại câu theo cấu tạo
4.3.3.1. Các quan niệm về câu đơn và câu ghép
Hiện nay có ba quan niệm câu đơn - câu ghép:
a. Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt chính C - V thay một mệnh đề. Vậy những
câu có hai nòng cốt C - V trở lên thì đó là câu ghép. Theo quan niệm này có: tác giả
tiếng Việt 7 (Phan Thiều, Nguyễn Kỳ Thục).
b. Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt C-V. Câu ghép là câu có hai nòng cốt C-V
trở lên, trong đó C-V này không bao hàm C-V kia.
Theo quan niệm này có: Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt của trường ĐHSP Vinh,
sách Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản và Ngữ pháp tiếng Việt
của UBKHXH.
c. Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt C-V. Câu ghép là câu có từ hai nòng cốt
C-V trở lên, trong đó các C-V tồn tại tách bạch nhau. Câu có các thành phần bổ ngữ,
định ngữ, vị ngữ, chủ ngữ được phát triển thành một kết cấu C-V thì đây là câu phức
(Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1992, tr121; Tiếng Việt 10,
NXB Giáo dục, 1989; Hữu Quỳnh, Ngữ pháp tiếng Việt 1996, NXB TTTĐBK Việt
Nam, tr234) hay câu trung gian (Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại
học và THCN, 1988, tr 203).

168
4.3.3.2. Các kiểu câu đơn
a. Câu đơn bình thường
a1. Định nghĩa1
Câu đơn là loại câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ gắn bó chặt chẽ với
nhau thông qua mối quan hệ ngữ pháp C-V và tạo nên một chỉnh thể thống nhất (Ta
quen gọi là nòng cốt).
Câu đơn hai thành phần chiếm vị trí trung tâm của việc mô tả ngữ pháp về câu.
Nó được làm cơ sở cho những kiểu câu có cấu tạo lớn hơn như câu đơn mở rộng nòng
cốt, câu ghép.
a2. Đặc điểm của câu đơn bình thường.
- Về ý nghĩa:
Câu đơn đã biểu đạt một ý nghĩa tương đối trọn vẹn. Người nghe, người đọc hiểu
được chủ ngữ của câu là gì, là ai và biết được nội dung suy nghĩ, thông báo của chủ
ngữ đó như thế nào.
- Về ngữ pháp.
Câu đơn thường có tính chất độc lập về ngữ pháp, có đủ nòng cốt về C-V, có ngữ
điệu kết thúc.
a3. Biểu hiện của câu đơn bình thường.
Thông thường, câu đơn bình thường có chủ ngữ là danh từ (hay cụm danh từ), vị
ngữ là động từ, tính từ (hay cụm động, cụm tính).
Ví dụ: (vị ngữ do động từ và tính từ đảm nhận)
- Bầu trời Côn đảo trong buổi bình minh rất đẹp.
(Tiếng Việt 2)
- Con đường từ Bến Đầm đến nhà lao uốn quanh bờ biển.
(Tiếng Việt 2)

1
Một số quy tắc câu đơn, câu ghép.
a. Câu có hai vế câu cùng một chủ ngữ.
- Nó vì ốm nên nghỉ  câu đơn
- Vì ốm nên nó nghỉ  câu đơn
- Vì nó ốm nên nghỉ  câu ghép
b. Một số kiểu có quan hệ ý nghĩa bộ phận - chỉnh thể
(Mặc dù có mỗi bộ phận đều có đầy đủ C-V vẫn là câu đơn).
Tay/xách nón, chị ấy bước lên thềm nhà.
C V
Chân/ choãi lấy đà, lão Bộc đang kéo lưới lên bờ  câu đơn
C- V
c. Ngược lại, kiểu có quan hệ ý nghĩa bộ phận - chỉnh thể là câu ghép
Hắn bổ củi, cằm ghếch lên đầu gối.

169
Có khi vị ngữ do các từ loại khác.
- Nhà này /bằng gỗ
- Chiếc bàn này / là của anh Nam
- Lỗi này / do tôi
- Cuốn sách này / để làm quà
- Ông em / ngoài vườn
- Nhà này / 60 mét vuông
- Anh ta / 3 voi không được bát nước xáo.
Câu đơn mở rộng là một kết cấu C-V
- Nó / biết anh Nam về hôm qua.
- Chiếc áo anh Nam mới mua hôm qua / rất đẹp.
- Tôi / kể về cô gái mà anh từng nhắc đến.
- Gần sáng / là lúc người ta ngủ say nhất.i
- Mẹ về / khiến tôi vui.
Bộ phận in nghiêng là bộ phận có thành phần mở rộng là kết cấu C-V.
b. Câu đơn đặc biệt.
a1. Khái niệm câu đơn đặc biệt
Câu đơn đặc biệt được làm thành từ một từ hoặc một cụm từ (cụm danh, cụm
động, cụm tính).
Câu đơn đặc biệt được phân thành hai nhóm chính: Câu đơn đặc biệt do danh từ
(cụm danh từ) đảm nhận và câu đơn đặc biệt do vị từ đảm nhận.
a2. Biểu hiện của câu đơn đặc biệt.
+ Do danh từ (hoặc cụm danh từ)
- Nêu lên sự tồn tại, xuất hiện một sự vật hay hiện tượng (hay còn gọi là phát
ngôn thông báo, cảnh báo).
Máy bay!
Cướp!
- Xác định nơi chốn - thời điểm  thường dùng trong nhật kí, văn nghệ thuật, kí
sự để giới thiệu không gian thời gian một cách súc tích cô đọng hay tạo tính biểu cảm.
Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao chưa tắt. Một chân
trời phía xa. Một chút ánh sáng hồng đang còn le lói trên mặt ruộng lúa mới lên đòng.
 Câu trên là câu đặc biệt có cấu tạo là cụm danh.
- Phở! nước!  Câu đặc biệt có cấu tạo là một danh từ
- Bánh mì! để gọi tên sự vật, phản ánh một nhu cầu

170
- Chân đèo Mã Phục (Nam Cao) Câu đặc biệt
- Nhà bà Hoà (Học Phi)  Giới thiệu không gian
- Thu đông năm 1947 Câu đặc biệt
- Quá trưa, ngày gần về chiều.  giới thiệi thời gian
Những giờ còn lại qua rất nhanh
(Trần Đăng)
- Đêm 19.8
- Mười lăm phút. Rồi hai mươi phút  Câu đặc biệt dùng
- Một giờ, hai giờ để đếm
- Chị Lài! Chị Lài
(20 truyện ngắn hay 94)  Câu đặc biệt dùng để gọi đáp
- Thầy ơi! Thầy sao thê
(20 truyện ngắn hay 94)
+ Do vị từ: Có 3 nhóm
- Câu khuyết chủ ngữ
Chủ ngữ trong loại câu này tuy vắng mặt, không được nhắc đến nhưng có thể xác
định nhờ ngữ cảnh.
Đóng cửa lại!  Anh
Cần thi đua học tốt  Chúng ta
Sau đây là các ví dụ
Lừ đừ như ông từ vào đền
Tát nước theo mưa  Châm ngôn, tục ngữ
Chúc các đồng chí mạnh khoẻ
Chúc các bạn hạnh phúc  Chúc tụng
Mời anh đến chơi
Mời bác xơi cơm  mời mọc
Hên quá!
Ngu ghê!  Nhận xét, đánh giá
Nhục quá!
Cảm ơn!
Xin lỗi  Lời cảm ơn
Xin phép anh!  Thái độ ứng xử

171
- Câu tỉnh lược chủ ngữ.
Thực chất đây là loại câu hai thành phần. Nhưng nhờ ngữ cảnh, chủ ngữ có thể
được phục hồi nguyên dạng nhờ câu đứng trước.
Ví dụ:
- Anh có biết vùng này không?
- Có (= tôi biết).
Sau đây là đoạn đối thoại có chủ ngữ bị tỉnh lược, thể hiện lối nói "trống không"
của vai xưng hô dưới bậc nhằm mục đích biểu thị thái độ căm ghét, khinh bỉ.
Một lần I-u-ra bước ra sân khi tên phát xít đang uống cà phê dưới gốc lê. Tên sĩ
quan hỏi:
Thằng nhóc tên gì?
- I-u-ra.
Mày là đội viên hả?
- Phải.
Thế khăn quàng đỏ của mày đâu?
- Trong hòm
Tại sao trong hòm? Sao mày không đeo?
- Vì không thể quàng trước mặt bọn phát xít. Cần phải giữ gìn nó chờ khi quân
của chúng tao trở về.
(Xukhômlinxki, dẫn theo TV6, 1986, tr.47)
- Câu có chủ ngữ zêrô (hay câu vô chủ)
Khi vị từ là những từ thuộc nhóm ý nghĩa chỉ sự tồn tại, xuất hiện, biến mất thì câu
mang ý nghĩa tồn tại, không cần có chủ ngữ mà chỉ cần có trạng ngữ vị trí, thời gian.
Trong nhà có khách  Câu vô chủ.
Tr
Trong túi có tiền.
Tr
Sáng nay đã xảy ra một cuộc tranh cãi giữa 2 lớp 8A và 8B.
Tr
Đằng kia vừa mọc ra hai cây thị.
Tr
Vừa nãy bỗng có một hồi còi.
Tr

172
Xa xa đi lại những đoàn quân.
Tr
- Câu đặc biệt trong văn bản
Có một số thành phần vốn là thành phần phụ của cấu trúc câu chính được tách ra
khỏi câu chính để nhằm những mục đích nhấn mạnh.
Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường của hắn.
(Nam Cao)
 (Tách trạng ngữ thời gian)
Trong nhà. Nhung vắng ngắt không có ai cả.
(Ngô Tất Tố)
 (Tách trạng ngữ địa điểm)
Tôi đứng dậy. Dưới trời mưa.
(Nguyễn Huy Tưởng)
 (Tách bổ ngữ vị trí)
Huấn đi về trạm máy. Một mình. Trong đêm.
(Nguyễn Thị Ngọc Tú)
 (Tách bổ ngữ)
Một người nữa mới đến. Anh trật tự bến đò.
(Nguyễn Tuân)
 (Tách giải thích ngữ)
Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.
 (Tách chủ ngữ)
4.3.3.3. Câu ghép
a. Giới thiệu câu ghép
Trong quá trình tư duy và giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường đề cập đến nhiều
phán đoán phức tạp. Cho nên, bên cạnh câu đơn, ta còn dùng nhiều cấu trúc phức tạp.
Câu ghép chính là biểu hiện cấu trúc phức tạp đó.
Ví dụ:
a. Trời xẩm tối, mưa ập nhanh đến.
b. Nếu trời mưa thì tôi nghỉ học.
Trên đây là hai câu ghép. Câu a gồm hai cú (hay còn gọi là vế câu, mệnh đề,

173
kết cấu C-V) được nối với nhau bởi quãng ngắt (trên chữ viết thể hiện dấu phẩy,).
Câu b cũng gồm hai trung tâm C-V, trong đó, C-V này không làm thành phần của
C-V kia. Các C-V được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ "nếu… thì". C-V đứng
trước gọi là cú phụ (hay đoạn câu phụ) xác định rõ thêm ý nghĩa và ngữ pháp cho
cú chính đứng sau.
Như vậy, khác câu đơn bình thường bao giờ cũng chỉ có một nòng cốt C-V
(hoặc một kết cấu đặc biệt), câu ghép ít nhất phải có hai nòng cốt C-V (hoặc hai
trung tâm vị ngữ tính) làm thành một thông báo hoàn chỉnh, trong đó C-V này không
bao hàm C-V kia.
Ví dụ:
Được ăn cả, ngã về không.
Được làm vua, thua làm giặc.
Khôn sống, mống chết.
Bồi ở, lở đi
b. Định nghĩa
Câu ghép gồm hai hoặc hơn hai kết cấu C-V (hoặc hai trung tâm vị ngữ tính) trở
lên, trong đó C-V này không bao hàm C-V kia. Giữa chúng luôn có mối quan hệ gắn
bó chặt chẽ thành một thể thống nhất về ý nghĩa.
c. Đặc điểm của câu ghép
c1. Vật liệu xây dựng nên câu ghép là các đơn vị có hai kết cấu C-V hoặc hai
trung tâm vị ngữ tính trở lên.
Ví dụ:
Trống / đánh xuôi, kèn / thổi ngược.
C V C V
Được làm vua, thua làm giặc.
Trung tâm vị ngữ tính 1 Trung tâm vị ngữ tính hai
Được ăn cả, ngã về không.
Trung tâm vị ngữ tính 1 Trung tâm vị ngữ tính 2
c2. Các kết cấu C-V (hoặc trung tâm vị ngữ tính) không tồn tại riêng lẻ, rời rạc
mà kết gắn chặt chẽ thành một thể thống nhất về ý nghĩa, không thể tuỳ ý lược bỏ một
trong các vế.

174
Ví dụ:
Chim kêu, vượn hót, thác đổ ầm ầm  gợi lên cảnh trí thiên nhiên sinh động 
không thể lược bỏ một nòng cốt C-V
Mưa xối xả, gió rào rú từng cơn, chớp giật liên hồi  gợi cảnh mưa to dữ dội và
liên tiếp  không thể lược bỏ một nòng cốt C-V nào cả.
Trời mưa nên tôi ở nhà  gợi lên một suy lí chứ không phải từng sự kiện riêng
lẻ: Trời mưa và tôi nghỉ học.
c3. Về hình thức: Giữa các nòng cốt C-V có quan hệ từ hoặc ngữ điệu liên kết.
Ví dụ:
Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai con chó giật giật  có quan hệ từ hễ
liên kết tạo ý nghĩa phụ điều kiện.
(Tiếng Việt 2)
Quân ta từ các ngã trong rừng ùn ùn đổ ra, giáo mác gươm đao vung lên
sáng loá.
(Tiếng Việt 2)
 có ngữ điệu liên kết.
d. Phân loại câu ghép
Ngữ pháp trryền thống, từ trước tới nay, vẫn chia thành câu ghép đẳng lập và câu
ghép chính phụ.
Câu ghép đẳng lập gồm tất cả các loại câu không có quan hệ từ hoặc có quan hệ
từ đẳng lập và, hay, hoặc.
Câu ghép chính phụ gồm những câu ghép có quan hệ từ chính phụ (hoặc gọi là
quan hệ qua lại như: vì… nên, tuy… nhưng, dù… nhưng, bởi… nên).
Trên thực tế, loại câu không có quan hệ từ và phó từ liên kết thì ý nghĩa của
chúng không xác định, bởi thiếu phương tiện hình thức để xếp chúng là quan hệ
chính phụ hay quan hệ đẳng lập. Vì vậy, chúng tôi xếp những câu có quan hệ từ
đẳng lập hay chính phụ vào một kiểu, những câu không có từ liên kết thành một
kiểu khác
Câu ghép chính phụ gồm những câu ghép có quan hệ từ chính phụ (hoặc gọi là
quan hệ qua lại như: vì… nên, tuy… nhưng, dù… nhưng, bởi… nên).
Trên thực tế, loại câu không có quan hệ từ và phó từ liên kết thì ý nghĩa của

175
chúng không xác định, bởi thiếu phương tiện hình thức để xếp chúng là quan hệ
chính phụ hay quan hệ đẳng lập. Vì vậy, chúng tôi xếp những câu có quan hệ từ
đẳng lập hay chính phụ vào một kiểu, những câu không có từ liên kết thành một
kiểu khác.
Ta có sơ đồ

Câu ghép (1)

Câu ghép Câu ghép


có QHT không có QHT

Câu ghép Câu ghép Câu ghép Câu ghép không


đẳng lập chính phụ có cặp phó từ có cặp phó từ

Câu ghép Câu ghép


chặt lỏng

d1. Câu ghép có quan hệ từ liên kết


Loại này thường có các quan hệ từ liên kết: và, với, hay, hoặc, vì, do, tại… Dựa
vào tình chất quan hệ ngữ nghĩa giữa hai đoạn câu (hay cú), có thể chia ra câu ghép
đẳng lập và câu ghép chính phụ.
 Câu ghép đẳng lập
+ Định nghĩa:
Là loại câu ghép bao gồm nhiều cú (hay mệnh đề, đoạn câu) ghép với nhau bình
đẳng thông qua các quan hệ từ: và, hay, song, hoặc, nhưng, mà rồi…
+ ý nghĩa do câu ghép đẳng lập biểu thị
- Chỉ ý nghĩa liệt kê: và…
Một người đọc và một người ghi
Gió vẫn thổi và mưa vẫn rơi.
- Chỉ ý nghĩa nối tiếp theo thời gian: và, rồi…
Chiếc thuyền rách tan và chú lính chì chìm nghỉm
(Chuyện ngắn An-đéc-xen)

176
Xe dừng lại, rồi một chiếc khác đến dừng bên cạnh.
- Chỉ ý nghĩa lựa chọn: hay…
Mình đọc hay tôi đọc
(Nam Cao)
- Chỉ ý nghĩa đối lập: song, nhưng, mà…
Điều đó đã xảy ra song anh đừng hi vọng lịch sử sẽ lặp lại.
Em hát hay mà chị hát dở
 Câu ghép chính phụ
+ Định nghĩa:
Câu ghép chính phụ là câu ghép gồm hai cú, trong đó một cú chính và một cú
phụ để bổ sung những ý nghĩa phụ cho cú chính.
Ví dụ: Vì trời mưa nên anh ấy nghỉ học
Cú chính cú phụ
+ Phân loại câu ghép chính phụ
Căn cứ vào ý nghĩa và sự xuất hiện của quan hệ từ, ta có thể chia ra những kiểu
câu ghép chính phụ sau:
- Câu ghép chỉ ý nghĩa nguyên nhân - kết quả.
Loại này thường có các cặp quan hệ từ: vì… nên; do… nên; bởi…nên; tại… nên;
nhờ … nên; hoặc sở dĩ… là vì liên kết.
Vì tên Dậu là thân nhân của hắn cho nên chúng con bắt nộp thay.
(Ngô Tất Tố)
Bởi chưng bác mẹ em nghèo
Cho nên em phải băm bèo thái khoai.
(Ca dao)
- Câu chỉ điều kiện kết quả.
Loại này thường có các quan hệ từ: nếu, giá, giá mà… thì
Nếu trời mưa thì chúng tôi sẽ nghỉ học.
Nếu cụ đến sớm thì con cụ đã được gặp cụ.
Chú ý: Nếu … thì chỉ ý nghĩa so sánh - đối chiếu
Nếu tỉnh anh có nhiều nhãn thì tỉnh tôi có nhiều lạc
Câu giả thiết thường gắn với sự mong ước, ước muốn.

177
Giá mà trời đừng mưa, chúng tôi đã đi chơi.
 Hiện thực: Trời mưa và chúng tôi đã không đi chơi.
- Câu ghép chỉ ý nghĩa nhượng bộ - tăng tiến.
Loại này thường có các cặp quan hệ từ: tuy … nhưng; dù… nhưng.
Tuy tôi đã khuyên anh ta nhiều lần nhưng anh không nghe
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài cỏ nội, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta
cũng cam lòng.
(Trần Quốc Tuấn)
- Câu ghép chỉ ý nghĩa mục đích - kết quả
Loại này thường có các cặp quan hệ từ: để, để cho… thì.
Để kiến thức không bị mai một, chúng ta cần phải học tập không ngừng.
Để họ có thể vượt qua kì thi tốt nghiệp, anh cần phải có biện pháp giúp họ ôn tập tốt.
Để bạn bè tín nhiệm, Nam luôn gương mẫu và công bằng trong công tác lãnh đạo.
d2. Câu ghép không có quan hệ liên kết
 Câu ghép có cặp phó từ liên kết (hay câu ghép qua lại)
Phó từ là những từ chuyên làm thành tố phụ cho động từ. Nhưng khi tham gia
vào câu ghép, chúng thường xuất hiện thành cặp, tạo nên mối liên hệ qua lại chặt chẽ,
không thể lược bỏ một trong hai phó từ đó: vừa… đã, có… mới
Chưa… đã càng… càng
mới… đã không những… mà còn
đã… lại chỉ có… mới
Ví dụ:
- Nam không những học giỏi mà anh ấy còn tham gia văn nghệ trong lớp rất sôi nổi.
- Họ càng nói, nó càng tức giận.
- Cây non vừa trồi lá, bọn trẻ đã vặt sạch.
- Tôi chưa nói hết câu, bà Thảo đã cắt ngang lời.
Một số cặp đại từ đối ứng như: bao nhiêu… bấy nhiêu, bao giờ… bấy giờ, bao
lâu… bấy lâu, đâu… đấy, nào… ấy, sao… vậy… cũng thường đi kèm với động từ để
tạo câu ghép qua lại.

178
- Anh nói bao nhiêu, tôi đưa bấy nhiêu.
- Anh nói sao, tôi làm vậy.
- Giặc đi đến đâu, chúng giết đồng bào ta đến đó.
- Anh muốn đi bao giờ, tôi sẽ đến bấy giờ.
- Người làm sao, của chiêm bao làm vậy.
 Câu ghép có ngữ điệu liên kết
+ Câu ghép lóng
Sở dĩ gọi là câu ghép lóng vì tính chất liên kết giữa các mệnh đề lỏng lẻo, ta có
thể thêm số, thêm bớt số lượng mệnh đề. Có thể chia ra hai nhóm:
Câu ghép đẳng kết
Loại này thường có các cú (hay mệnh đề) mang ý nghĩa bình đẳng, ngang giá trị.
Ví dụ:
Con gái đi qua nhìn anh niềm nở, trẻ em thấy anh tíu tít bám quanh, người già
thấy anh tươi cười mừng rỡ, chim chóc thấy anh ca hót líu lo.
(Văn học dân gian)
- Câu ghép có quan hệ ý nghĩa nối tiếp theo thời gian
Trong loại này, các cú thường được nối tiếp nhau theo thứ tự thời gian, hành
động nào xảy ra trước thì đặt trước, hành động nào xảy ra sau thì đặt sau.
Ví dụ:
Mị Châu chết, máu nàng chảy xuống biển, loài trai ăn phải lập tức biến thành hạt châu.
(Văn học dân gian)
Chú cứ về trước dọn rượu ra, tôi đến, ta cùng đánh chén.
Anh đến và nói chuyện, mẹ tôi sẽ hiểu anh, mọi việc sẽ được làm sáng tỏ.
+ Câu ghép giữa các cú có quan hệ chặt
Sở dĩ gọi câu ghép chặt bởi vì mối quan hệ giữa các cú chặt chẽ, thường chỉ có
hai cú. Giữa các cú có mối liên hệ về ý nghĩa. Sau đây là những nhóm ý nghĩa chính:
- Nhóm quan hệ so sánh  chỉ có hai cú mang ý nghĩa so sánh. Cú thứ hai
thường dựa trên ngữ nghĩa của cú thứ nhất.
Ví dụ:
Con khóc, mẹ lại cười  dựa trên ý nghĩa đối lập.
Mồng một tết, người đội mũ cánh chuồn khoe mẽ.

179
Ba ngày xuân, tớ chùm nơm mẹ đĩ ngâm thơ.
(Câu đối)
 ý nghĩa đối lập nhờ ngữ cảnh
Sáng mưa, chiều cũng mưa.
 ý nghĩa so sánh tương đồng dựa trên yếu tố từ vựng đồng nhất.
- Nhóm quan hệ ý nghĩa thời gian - hành động  cú thứ nhất mang ý nghĩa thời
gian, cú thứ hai mang ý nghĩa hành động xảy ra vào khoảng thời gian do cú thứ nhất
biểu thị.
Mặt trời mọc, bầy thiên nga lập tức lên đường.
Thời gian  Hành động
Cách mạng tháng Tám thành công. Hoài Thanh cùng nhiều nhà văn hào hứng đi
theo cách mạng.
Thời gian  Hành động
- Nhóm quan hệ ý nghĩa kết quả - nguyên nhân hoặc nguyên nhân - kết quả
Ví dụ 1:
Người ta chặt rừng chim bay đi hết.
Nguyên nhân  kết quả
(giữa hai cú dùng dấu phẩy)
Ví dụ 2:
Đêm qua ngủ rừng, sáng dậy mặt mũi chân tay bê bết máu: vắt cắn.
Kết quả  nguyên nhân
(giữa hai cú dùng dấu hai chấm)
Nhóm quan hệ chứng luận - thuyết minh.
Cú thứ nhất thường mang ý nghĩa luận chứng hay một kết luận khái quát, cú thứ
hai mang ý nghĩa thuyết minh làm sáng tỏ thêm một biểu hiện của luận chứng đó.
Ví dụ:
Im lặng là một yếu tố hết sức quan trọng, một tác giả có tài năng lớn là tác giả
biết sử dụng sự im lặng.
Một con én không làm nổi mùa xuân, một mình tôi không thể làm nên chiến công
của cả một tập thể.
- Nhóm quan hệ ý nghĩa giải thích.

180
Cú thứ nhất bao giờ cũng có một từ chứa hàm nghĩa, cú thứ hai xuất hiện nhằm
giải thích làm sáng tỏ thêm ý nghĩa cho từ đó.
Ví dụ: Một dịp tốt đã đến: người em họ xa của tôi đi lấy chồng.
(Thế Lữ)
(Giải thích cho từ làm chủ ngữ)
Nó cũng nhẹ nhàng thôi: người vợ yêu quý của ông sẽ biết tất cả những gì xảy ra
đối với ông cách đây một buổi tối.
(Nguyễn Thị Ngọc Tú)
(Giải thích cho từ làm vị ngữ)
Anh hãy quan sát một bức tranh quê: trong cảnh trời xuân nắng ấm, một cô gái
thắt lưng màu hoa lí đang tiến gần đến chỗ người yêu để cùng tình tự.
(Giải thích cho từ làm bổ ngữ)
4.3.4. Câu phân loại theo mục đích nói
Câu phân loại theo mục đích nói là cách nhìn truyền thống về câu trong hoạt
động giao tiếp. Dựa vào mục đích nói và dấu hiệu hình thức tương ứng, câu được chia
làm bốn kiểu: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến và câu cảm thán.
4.3.4.1. Câu kể (câu trần thuật, câu tường thuật)
Câu kể là loại câu mà người nói nói ra nhằm mục đích kể, tả hoặc thuật lại một
sự việc, đối tượng hoặc sự kiện nào đó theo chiều đúng hay sai.
Dựa vào lô gic, câu kể có thể chia làm hai loại câu khẳng định và câu phủ định.
Câu phủ định có thể chia làm hai loại: câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác
bỏ. Câu phủ định miêu tả chứa các từ phủ định không, chưa, chẳng; câu phủ định bác
bỏ sử dụng các đại từ nghi vấn ai, sao, nào, gì, đâu… để phủ định.
Câu phủ định miêu tả thường được sử dụng trong văn bản viết hoặc sử dụng
làm lời trao trong hội thoại. Câu phủ định bác bỏ được sử dụng để đáp lời trong hội
thoại, vì loại câu này có tính lịch sự, tế nhị cao.
Câu kể loại câu có cấu tạo ngữ pháp ổn định, thường xuất hiện ở dạng đầy đủ
thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
4.3.4.2. Câu hỏi (câu nghi vấn)
Câu hỏi là loại câu mà người nói nói ra nhằm mục đích nghi vấn và yêu cầu
người nghe làm sáng tỏ điều nghi vấn.

181
Xét về phương tiện hình thức biểu thị sự nghi vấn, câu hỏi có năm loại:
- Các cặp phụ từ nghi vấn: có …không; đã….chưa
- Các đại từ nghi vấn: ai, sao, nào, gì
- Quan hệ từ "hay"
- Các tiểu từ tình thái nghi vấn cuối câu: a, ư, hả, hở, hử, chăng, phỏng…
- Ngữ điệu cao cuối câu
Dựa vào mục đích nói, tức về khả năng biểu thị hành động ngôn ngữ, có thể chia
câu hỏi thành ba loại: câu hỏi chính danh, câu hỏi không chính danh và câu hỏi tu từ.
Câu hỏi chính danh là loại câu thống nhất giữa mục đích nói và đặc điểm hình
thức. Tức là những câu có đặc điểm hình thức của câu hỏi và cũng được sử dụng với
mục đích nói là nghi vấn và yêu cầu làm sáng tỏ điều nghi vấn.
Câu hỏi không chính danh là loại câu có hình thức của câu hỏi và được dùng
với mục đích nói khác. Câu hỏi có thể thực hiện nhiều mục đích nói khác nhau như
khen, chê, yêu cầu, đề nghị, khẳng định, phủ định, chào hỏi, nhờ vả…
Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi không cần câu trả lời. Người hỏi đặt câu hỏi nhằm
mục đích diễn đạt hình ảnh hơn, biểu cảm hơn, sâu sắc hơn…
Ví dụ 1: Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Ví dụ 2: Em là ai, cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
Câu hỏi là loại câu dễ gây bất lịch sự do hai nguyên nhân:
Thứ nhất, vì câu hỏi là loại câu khi đã nói ra thì người nghe không còn vô can
nữa mà họ sẽ bị ràng buộc với trách nhiệm là phải trả lời. Khi sử dụng câu hỏi người
nói đã vi phạm vào quyền hội thoại của người nghe. Đó là lý do khi hỏi một người
chưa quen biết, người ta thường phải xin lỗi.
Ví dụ: Xin lỗi bác, cho cháu hỏi, muốn đi ra ga Hà Nội đi lối nào ạ?
Câu hỏi cũng là loại câu dễ vi phạm vào bí mật riêng, uẩn khúc riêng của người
đối thoại, vì bản chất của nó là bày tỏ sự nghi vấn và yêu cầu làm sáng tỏ sự nghi vấn.

182
Khi vô tình hoặc hữu ý đề cập đến những bí mật, những mặt yếu, mặt khiếm khuyết
(thể diện tiêu cực) của người đối thoại sẽ tạo nên sự khó chịu cho người nghe.
4.3.4.3. Câu cầu khiến (câu mệnh lệnh)
Câu cầu khiến là loại câu mà người nói nói ra nhằm mục đích hướng người
nghe đến việc thực hiện hành động nào đó theo ý mình.
Phương tiện hình thức biểu hiện sự cầu khiến bao gồm năm loại sau đây:
- Các phụ từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ…
- Các động từ tình thái có ý nghĩa cầu khiến: nên, cần, phải…
- Các động từ ngôn hành có ý nghĩa cầu khiến: cấm, mời, xin, yêu cầu, đề nghị,
khuyên…
- Các tình thái từ có ý nghĩa cầu khiến: đi, lên, thôi, đã, nào, nhé…
- Ngữ điệu: cao giọng cuối câu kết hợp nhấn giọng vào động từ chính trong câu.
Dựa vào khả năng biểu thị các hành động ngôn ngữ, câu cầu khiến bao gồm các
loại: ra lệnh, cấm đoán, yêu cầu, ngăn cản, đề nghị, khuyên bảo, cho phép, mời mọc,
nhờ vả, thỉnh cầu…
Câu cầu khiến là loại câu dễ gây bất lịch sự nhất do hai nguyên nhân:
Thứ nhất, bản chất của câu cầu khiến là mang tính áp đặt, áp đặt ý muốn,
nguyện vọng của người nói lên người nghe, buộc người nghe phải thực hiện một hành
động theo ý muốn của người nói.
Thứ hai, câu cầu khiến thường liên quan đến tính lợi ích. Một câu cầu khiến khi
nói ra có thể đánh giá lợi ích thuộc về người nói hay người nghe. Trong tiếng Anh,
một câu cầu khiến được cho là lịch sự khi lợi ích thuộc về nghe và được cho là bất lịch
sự khi lợi ích thuộc về người nói. Trong tiếng Việt, dù lợi ích thuộc về người nói hay
người nghe thì đều bị cho là bất lịch sự. Vì lẽ đó, khi mời đến dự tiệc cưới người Việt
chỉ viết là "mời đến dự bữa cơm thân mật"; muốn chiêu đãi bạn chỉ nói "ăn với vợ
chồng mình bữa cơm thường".
Có hai biện pháp để đảm bảo tính lịch sự khi cầu khiến bằng tiếng Việt.
Thứ nhất là giảm tính áp đặt. Có thể sử dụng câu hỏi để thay cho câu cầu khiến khi
muốn cầu khiến. Vì câu hỏi thường để người người nghe trả lời, tức là người nghe có
quyền thương lượng, tính áp đặt sẽ được giảm xuống. Ngoài ra, người Việt thường hạ
cấp lực ngôn trung của các hành động cầu khiến. Chẳng hạn, dùng nhờ vả thay cho ra
lệnh, yêu cầu; dùng thỉnh cầu thay cho đề nghị.

183
Ví dụ, ông giám đốc thay vì sử dụng câu: "Cô hãy soạn thảo gấp văn bản này
trong sáng nay", ông lại nói "Nhờ cô làm xong văn bản trong sáng nay". Rõ ràng câu
thứ hai tính áp đặt nhẹ hơn câu thứ nhát. Vì ông giám đốc đã dùng hành động ngôn
ngữ nhờ vả thay cho yêu cầu.
Biện pháp thứ hai là giảm tính lợi ích khi cầu khiến. Có thể tìm cách diễn đạt
giảm thiểu lợi ích mà người nghe hưởng trong câu. Vì đối với người Việt, đem đến lợi
ích cho người nghe có thể xúc phạm đến thể diện của họ. Chẳng hạn, "Mời thầy dùng
với vợ chồng em bữa cơm rau". Cũng có thể giảm lợi ích của người nói hay người nghe
khi cầu khiến bằng cách thêm các cụm từ một chút, một lát, một tí, một tay vào cuối câu.
Ví dụ:
a. Thưa cô, cho em đi ra ngoài một lát.
b. Anh xách hộ em một tay ạ!
c. Em cố ăn đi một tí cho đỡ mệt.
4.3.4.4. Câu cảm (Câu cảm thán)
Câu cảm là loại câu mà người nói nói ra nhằm mục đích bày tỏ tình cảm, cảm
xúc và thái độ đánh giá của người nói đối với người nghe hoặc đối với hiện thực được
nói đến trong câu.
Câu cảm không có các đặc điểm nổi bật về hình thức vì vậy, có người cho rằng,
câu cảm là câu kể có thêm vào một số phương tiện tình thái.
Xét về phương tiện hình thức, câu cảm có các loại sau:
- Các tình thái từ đầu câu: Ôi, a, a ha, ơi, trời ơi, eo ôi…
Ví dụ: a. Ôi, buổi trưa nắng đẹp tuyệt trần.
b. Ô kìa, cô bé nói hay sao.
Nhà của tôi sao lại hỏi chào
- Các phụ từ tình thái cuối câu: thay, ghê, thật, quá, lắm..
Ví dụ: a. Thương thay cũng một kiếp người!
b. Hôm nay, vui ghê!
- Các đại từ: sao, bao nhiêu, nhường nào, làm sao…
Ví dụ: a. Khu vườn mới đẹp làm sao!
b. Yêu biết bao nhiêu mảnh đất này!
- Các khuôn hình câu: Sao mà……; ….. chết đi được

184
Ví dụ:
a. Sao mà yêu, sao mà thương Đắc Lắc quê tôi!
b. Thế này thì thích chết đi được!
4.3.5. Dấu câu tiếng việt
4.3.5.1. Cơ sở để xác định dấu câu
a. Cơ sở cấu tạo ngữ pháp
Dấu câu được dùng để nhận biết thành phần này với thành phần kia. Vì vậy, về
mặt nguyên tắc có thể dùng dấu câu theo vị trí.
- Sau mỗi câu.
- Giữa các thành phần câu so với nòng cốt C-V hay thành phần tách xén.
b. Cơ sở ngữ điệu
Ngữ điệu trong lời nói cũng được ghi lại bằng hình thức dấu câu. Dấu câu ghi lại
sự lên xuống của cao độ giọng nói ở cuối câu hay chỗ ngừng giọng ở giữa câu, đánh
dấu những bộ phận có quan hệ về nghĩa nhất định. Có lúc, giữa chỗ ngắt và cấu tạo
ngữ pháp không trùng nhau.
Ví dụ:
- Đêm hôm/ qua cầu gãy.
- Đêm hôm qua/ cầu gãy  đều không có dấu phẩy nhưng khi đọc thì ngừng
giọng có khác nhau.
c. Cơ sở ý nghĩa
Dấu câu dùng để đánh dấu những ngữ đoạn trong lời nói (từ, cụm, câu) có mối
quan hệ xác định về ý nghĩa.
Tuy nhiên, việc dùng dấu câu hiện nay vẫn chưa được quy định một cách chặt
chẽ. Cho nên, bên cạnh một số quy tắc cơ bản cần nắm vững, người viết vẫn có khả
năng sử dụng một cách khá tự do.
4.3.5.2. Các loại dấu câu
a. Dấu cuối câu
Những dấu cuối câu đều giống nhau ở chức năng phân tách câu trước và câu sau
nhưng khác nhau ở nội dung thông báo, ở ý nghĩa tình thái, tức thái độ của người nói
đối với hiện thực.
a1. Dấu chấm (.)
- Thường dùng cuối câu tường thuật khi kết thúc một ý trọn vẹn về ý nghĩa. Đầu
câu viết hoa, cuối câu sử dụng dấu chấm.

185
Ví dụ:
San đi học còn Thứ ở nhà. Y chẳng làm gì. (Nam Cao)
- Ngoài ra do mục đích tu từ, mục đích nhấn mạnh, dấu chấm còn được dùng
cuối câu đặc biệt (hay câu đơn phần).
+ Để miêu tả sự xuất hiện, sự tồn tại, sự biến mất của một hiện tượng.
Ví dụ:
Bình minh đang thức dậy. Một ánh đèn chiếu xa. Một ánh sao chưa tắt. Một chút
ánh sáng hồng đang còn le lói trên mặt ruộng lúa mới lên đòng.
Mùa xuân! Mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. Những luống ánh sáng rực rỡ. Những
làn mây xốp nhẹ. Những cánh hoa muôn màu. Những tiếng hoạ mi lảnh lót vang xa.
+ Để tách một bộ phận nào đó từ câu đầy đủ nhằm mục đích nhấn mạnh. Có thể
tách trạng ngữ, bổ ngữ, vị ngữ…
Ví dụ:
- Đành phải vào nằm màn đắp chăn nhưng không sao ngủ được. Nghĩ loăng
quăng. Vợ con. Bà cụ Chẩn. Gia đình anh ta. Bà cụ Mán.
(Nam Cao)
 Tách vị ngữ: nghĩ loăng quăng.
 Tách bổ ngữ: Vợ con; bà cụ Chẩn.
- Cá ở sông Hiền Lương có nhiều thứ. Từ bến Tắt ngược lên lại còn nhiều cá hơn
nữa. Cá bép. Cá xình. Cá trào. Cá lâu.
(Nguyễn Tuân)
- Tách bổ ngữ: cá bép, cá xình…
- Huấn đi về trạm máy. Một mình. Trong đêm.
(Nguyễn Thị Ngọc Tú)
 Tách bổ ngữ cách thức và bổ ngữ thời gian.
- Người ta cứ dềnh dàng gặt. Như lo lắng. Như chờ đợi.
(Tô Hoài)
 Tách bổ ngữ có quan hệ từ.
Tách về câu ghép.
Ví dụ:
Chúng ta nhất định thắng. Bởi vì chúng ta có chính nghĩa. Bởi vì nhân dân ta
đoàn kết một lòng. Bởi vì nhân dân thế giới ủng hộ ta.
(Hồ Chí Minh)

186
Tôi mời lão hút thuốc. Nhưng lão không nghe.
(Nam Cao)
a2. Dấu chấm hỏi (?)
- Loại này thường dùng cuối câu nghi vấn trực tiếp hoặc câu nghi vấn tu từ.
Ví dụ:
Cháu đã về đấy ư?
Cô ta chưa về à?  câu nghi vấn trực tiếp.
Em không nghe mùa thu?  câu nghi vấn tu từ.
Đối với loại câu nghi vấn gián tiếp thì không dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu
Ví dụ:
Anh ấy không hiểu thế nào là thực bất tri kì vị.
- Dùng để biểu thị sự thắc mắc, hoài nghi của người nói về một tình huống nhất
định. Trong những trường hợp này dấu chấm hỏi được sử dụng không cần lời bình
chú. Có khi thêm cả dấu chấm than.
Ví dụ:
- Đố cậu trên đầu tớ có bao nhiêu sợi tóc?
Một triệu, năm vạn, hai nghìn, bốn trăm, hai mươi mốt sợi.
- ???!!!
Nếu cậu không tin, cứ đếm thử xem.
- Dùng trong câu hỏi nhưng kì thực là lời đáp.
- Em có phải là cô bé lọ lem không?
- Sao anh lại tò mò như vậy?
(Hoa học trò)
a3. Dấu chấm than (!)
+ Loại này thường dùng cuối câu cảm thán, biểu thị cảm xúc chủ quan.
Ví dụ: Than ôi! Sắc nước hương trời!
Đẹp thật!
Ghê gớm thật.
+ Biểu thị mệnh lệnh, thúc giục cổ vũ, động viên.
Ví dụ: Đi vào nhà kẻo nắng, cháu!
Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt!
(Tập đọc 4, 16)

187
Gắng tí nữa!
Chờ một lát!
+ Biểu thị sự gọi đáp, hiệu triệu
Ví dụ: - Bà ơi
- Ba ơi! Có khách của ba đây này.
+ Biểu thị sự mỉa mai
Ví dụ:
Cách đây mấy hôm. Kì còn huênh hoang rằng hắn sẽ chọn cái chết anh hùng và
tuyên bố: chạy ra nước ngoài làm gì? Để làm thuê, làm đĩ hay đầu bếp cho ngoại bang!
(Báo nhân dân ngày 1.5.1975)
+ Có khi dấu chấm than được dùng kèm dấu chấm hỏi (?) hay dấu ba chấm (…)
để biểu thị sự nghi ngờ, ngạc nhiên không nói hết ý.
Ví dụ:
"Thị có một cái chân đau" nên không buồn nghĩ đến ai ngoài cái chân đau
của mình?!
(Dương Phương Vinh)
Thôi! Đi nhé, đừng buồn (!?)
- Lão chua chát bảo:
Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta mới hoá kiếp cho nó để
nó làm kiếp người, may ra nó có sung sướng hơn một chút…kiếp người như tôi
chẳng hạn!...
(Nam Cao)
+ Để biểu thị sự ngạc nhiên, có thể dùng ba dấu chấm than đi liền, không cần
lời bình.
Ví dụ:
Bà ta là người phụ nữ chính chuyên!!!
a4. Dấu ba chấm (…)
Loại này có thể đặt ở cuối câu, giữa câu hoặc đầu câu nhưng nhiều hơn, phổ biến
hơn là cuối câu.
- Dùng để biểu thị sự đứt quãng của lời nói do xúc động, do hơi thở yếu, do
ngắc ngứ:

188
Ví dụ: - Ai đấy?
- Ta ào! Ta ào… đây! cụ đây! Nằm im!
(Ngô Tất Tố)
- Ông… bà… giữ.. lấy… nó… cho… tôi…
(Nguyễn Công Hoan)
+ Dùng để biểu thị sự liệt kê nói không hết ý hoặc người nói cố tình bỏ lửng.
Loại này về hình thức thì kết thúc câu nhưng nội dung thì vẫn còn do suy ý
Ví dụ:
- Mẹ mua sách, vở, bút, mực…
- Còn em thì…
+ Dùng để biểu thị sự nối tiếp một bộ phận lời nói.
Ví dụ:
- Tiếng hát của Loan vẫn còn vẳng ra:
… Mé đồi quê anh bước, trăng non ló đỉnh rừng…
+ Dùng để biểu thị sự mỉa mai.
Ví dụ: - Giơ tay hàng tuốt quân ta
Té ra công sự chỉ là công… toi
(Tú Mõ)
- Cái xà lim Mĩ nên rất… mĩ…
b. Dấu giữa câu
b1. Dấu phẩy (.)
+ Dùng để tách trạng ngữ đứng đầu câu và phần còn lại của câu.
Ví dụ:
- Với vẻ dịu dàng, chị đã kiên nhẫn chăm sóc thương binh suốt 10 năm liền.
- Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, chúng ta cần cố gắng nhiều hơn.
+ Dùng để tách đề ngữ với nòng cốt C-V của câu chính.
Ví dụ:
- Cô Loan, tôi vẫn còn nhớ rõ
- Giàu, tôi cũng giàu rồi.
- Bài thơ anh, anh mới làm một nửa.
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.
(Chế Lan Viên)

189
+ Dùng để tách ranh giới các thành phần biệt lập được xen vào trong câu.
- Mùa xuân ấy, một mùa xuân sáng ấm và đầy kỉ niệm, vẫn còn khắc sâu vào
trong tâm khảm tôi.
- Rồi một hôm nào đó, chắc hai cậu bàn nhau mãi, hai cậu bèn rủ Oanh chung
vốn mở một ngôi trường.
(Nam Cao)
+ Dùng để tách các thành phần đẳng lập hay vế câu ghép đẳng lập
- Anh dắt em vào cõi Bác xưa,
Vườn xoài hoa trắng, nắng đu đưa.
(Tố Hữu)
- Học ăn, học nói, học gói, học mở
(Tục ngữ)
+ Dùng để tách ranh giới thành phần chuyển tiếp với nòng cốt C-V của câu chính.
- Tuy vậy, tôi đã buồn. Buồn đến nỗi không ngủ được.
- Tóm lại, đó là một công việc khó đối với tôi.
+ Dùng để tách bộ phận được nhấn mạnh với nòng cốt của câu.
- Y đi may một bộ hàng tơ, ba mươi đồng, thật
(Nam Cao)
- Anh ta, dầu 5 lần thi thất bại, vẫn đi thi đấu lần này.

b2. Dấu hai chấm (:)


+ Dùng để đặt trước lời dẫn trực tiếp, đi kèm dấu ngoặc kép
- Mác nói: "Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức vậy"
+ Dùng trước những từ mang ý nghĩa liệt kê.
- Tôi cần: thước, compa, bút bi.
+ Dùng trước lời của nhaâ vật hội thoại trực tiếp. Lời nhân vật phải xuống dòng,
có gạch ngang đầu dòng.
Ví dụ:
Ngừng một lát, Bác hỏi Hào:
- Chú có biết phải qua tay bao nhiêu người mới làm ra một que diêm không?
- Thưa Bác có ạ!
Bác ân cần nhắc nhở:

190
- Vì vậy mỗi khi dùng một que diêm, chúng ta cũng phải nghĩ tới công sức của
bao nhiêu người!
(Tiếng Việt 2)
+ Dùng trước cụm từ, vế câu mang ý nghĩa cần được giải thích.
- Hoa bưởi thơm rồi: Đêm đã khuya.
(Việt Phương)
- Nhưng rồi một sự kiện trọng đại đã đến: Cách mạng thành công ở nước Nga
rộng mênh mông. (Hồng Hà)
b3. Dấu chấm phẩy (;)
+ Loại này có tính chất trung gian giữa dấu chấm và dấu phẩy để tách những đoạn
câu đẳng lập trong câu ghép, trọn vẹn về ngữ pháp và liên quan về ý nghĩa rất chặt.
Ví dụ:
- Sáng tạo là một vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được.
- Anh cầm tạm chỗ này để uống rượu, còn để tôi bán cho anh mảnh vườn; không
có vường có đất thì làm ăn gì?
+ Dùng để tách những thành phần đẳng lập có tính chất liệt kê hoặc với mục đích
gom lại thành từng nhóm yếu tố thống nhất theo từng phạm vi ý nghĩa.
Ví dụ:
- Hắn ngắm nghía mặt Từ lâu lắm. Da mặt Từ xanh nhợt, môi nhợt nhạt, mí mắt
hơi có cạnh và xung quanh mắt có quầng, má đã hóp lại khiến mặt hơi có cạnh.
(Nam Cao)
- Các số 1, 3, 5, 7, 4, 6, 8 đều là số tự nhiên.
c. Dấu đặc biệt
c 1. Dấu ngoặc đơn ()
+ Dùng để tách những lời chú giải, ghi chú, giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Anh ta buồn (vì sao chắc em hiểu)
- Cô bé nhà bên (có ai ngờ) cũng vào du kích
(Giang Nam)
- Tay này đã ở trên Hà Nội, tất phải là tay khá lắm (đối với hắn, cài gì ở Hà Nội
cũng là khá cả. Không khá, sao nó có góp mặt được với dân Hà Nội?). Vậy thì lão thầy
bói Hà Nội chắc phải xem bói giỏi lắm.
(Nam Cao)

191
+ Để ghi chú tên một bài thơ, tên tác giả, năm xuất bản… để nói lên sự am hiểu
tường tận của người viết về những xuất xứ có liên quan.
- Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo.
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo,
Hết rau rồi, em có lấy măng không?
(Thơ Việt Nam 1947 - 1975, Phạm Tiến Duật, tr86)
- Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng.
Bờ cát dài phẳng lặng,
Soi ánh nắng pha lê.
(Thơ Việt Nam 1947 - 1975, Xuân Diệu, tr74)
+ Có khi chỉ có dấu ngoặc đơn, còn phần nội dung tuỳ người đọc suy diễn.
- Em thường cho mình là người thông minh ().
c2. Dấu ngoặc kép ""
+ Thường đặt trước lời nói trực tiếp, có cả dấu hai chấm (:)
- Lênin dạy: "Học, học nữa, học mãi"
+ Dùng để đánh dấu tên riêng của một bài hát, một điệu nhạc, một địa danh, một
tác phẩm…
- Cuốn "Chiến tranh và hoà bình" của L.Tônxtôi.
- Dốc "Tắt thở", đèo "Ba dội".
- Điệu múa "Hoa Chămpa" do đoàn văn công Quân khu IV biểu diễn rất đẹp.
+ Dùng để biểu thị một sự mỉa mai.
- Nó chỉ đánh giặc "mồm".
- Cô ta rất thông "thông minh".
c3. Dấu gạch ngang (-)
+ Dùng để tách thành phần giải thích có tính biệt lập với bộ phận còn lại của câu:
- Tôi - Nguyễn Văn An, xin thưa với các bạn vài lời.
- Cô Bạch Nhạn - phải đấy, bởi vì cô đã thề độc đứa nào bêu cái tên cúng cơm
của cô - cô Bạch Nhạn buồn lắm.
(Nguyễn Công Hoan)

192
+ Dùng dấu câu đối thoại.
Đám người gọi to:
- Chúng tôi đến giúp anh em đây
+ Dùng để đặt giữa hai hay nhiều từ có quan hệ đồng đẳng.
- Tình hữu nghị Việt - Lào.
- Hà Nội - Huế - Sài Gòn.
+ Dùng trước các cụm từ, vế câu mang ý nghĩa liệt kê đồng đẳng trên trục dọc.
Năm điều Bác Hồ dạy:
- Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
- Học tập tốt, lao động tốt

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHƯƠNG 4


4.1. Câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học mục 4.1
1. Từ loại là gì? Phân tích các tiêu chí phân chia từ loại trong tiếng Việt.
2. Danh từ là gì? Nêu các tiểu loại danh từ trong tiếng Việt.
3. Động từ là gì? Nêu các tiểu loại động từ trong tiếng Việt.
4. Tính từ là gì? Nêu các tiểu loại tính từ trong tiếng Việt.
5. Số từ là gì? Nêu các tiểu loại số từ trong tiếng Việt.
6. Đại từ là gì? Nêu các tiểu loại đại từ trong tiếng Việt.
7. Hư từ là gì? Nêu đặc điểm và tiểu loại của các hư từ trong tiếng Việt.
4.2. Câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học mục 4.2
1. Cụm từ là gì? Các loại cụm từ?
2. Thế nào là cụm danh từ? Đặc điểm của cụm danh từ?
3. Thế nào là cụm động từ? Đặc điểm của cụm động từ?
4. Thế nào là cụm tính từ? Đặc điểm của cụm tính từ?
4.3. Câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học mục 4.3
1. Câu là gì?
2. Các thành phần cấu tạo câu tiếng Việt? Đặc điểm của mỗi thành phần?
3. Các quan điểm phân loại câu theo cấu tạo?
4. Đặc điểm và phân loại câu đơn?
5. Đặc điểm và phân loại câu ghép?

193
6. Thế nào là câu kể? Đặc điểm và phân loại câu kể tiếng Việt?
7. Thế nào là câu hỏi? Đặc điểm và phân loại câu hỏi tiếng Việt? Tính lịch sự
trong câu hỏi?
8. Thế nào là câu cầu khiến? Đặc điểm và phân loại câu cầu khiến tiếng Việt?
Tính lịch sự trong câu cầu khiến?
9. Thế nào là câu cảm? Đặc điểm của câu cảm trong tiếng Việt?
10. Căn cứ để sử dụng dấu câu?
11. Các loại dấu cấu và công dụng của mỗi loại?

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4


1. Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1999.
2. Đỗ Thị Kim Liên, Bài tập ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2002.

194
CHƯƠNG 5
NGỮ PHÁP VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

5.1. KHÁI NIỆM VỀ NGỮ PHÁP VĂN BẢN


5.1.1. Những hạn chế của ngữ pháp dưới câu
Theo ngữ pháp truyền thống, câu là đơn vị lớn nhất, là ranh giới cuối cùng của
việc nghiên cứu ngữ pháp. Bloomfield - nhà ngôn ngữ học Mỹ quan niệm: "Câu là một
kết cấu trong phát ngôn đang xét không phải là một bộ phận của kết cấu lớn hơn nào".
Quan niệm này đã được đa số các nhà nghiên cứu chấp nhận. Năm 1967, nhà ngôn
ngữ học Nga V.A.Reformatsky sau khi kể tên các đơn vị âm, hình vị, từ, câu, đã tuyên
bố: Trong ngôn ngữ, không còn gì và không thể có gì nữa - giới hạn sự nghiên cứu của
mình trong phạm vi câu. Ngôn ngữ học ngày càng bộc lộ các hạn chế, bất lực trước
những nhu cầu về lí luận và thực tiễn.
- Không đủ để giải thích nhiều hiện tượng, biểu hiện trong phạm vi câu nhưng lại
có liên quan đến câu khác. Ví dụ, ta thường nói viết câu phải có đầy đủ chủ ngữ, vị
ngữ nhưng tại sao lại có những hiện tượng câu chỉ có chủ ngữ hoặc vị ngữ, thậm chí
không có cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
- Không đủ đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của việc giao tiếp. Người ta ít nói
những câu lẻ mà chí ít cũng phải kết hợp một số câu thành đoạn, các đoạn thành bài.
- Không đủ đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của việc phân tích các tác phẩm văn học.
5.1.2. Sự xuất hiện của ngữ pháp văn bản
Để giải quyết những hạn chế trên, các nhà ngôn ngữ học thấy không thể bó hẹp
phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực câu mà phải vươn lên những đơn vị lớn hơn, phải
nghiên cứu việc tổ chức các câu thành đoạn, thành bài. Vì vậy, ngữ pháp văn bản ra đời.
Vào những năm 50 - 60, ở Nga, việc nghiên cứu "chính thể cú pháp phức hợp"
được đặt ra bên cạnh việc nghiên cứu "đoạn văn".Cũng trong thời gian này, các nhà
ngôn ngữ học Tiệp Khắc đã nghiên cứu có kết quả lĩnh vực "chỉnh thể cú pháp phức
hợp". Các nhà ngôn ngữ học Đức, Anh, Mỹ… đã đề cập đến vấn đề văn bản hoàn
chỉnh trong nhiều công trình khác.
Vào cuối những năm 60 - 70, các công trình nghiên cứu về ngữ pháp văn bản
xuất hiện ồ ạt và có sự tiến bộ vượt bậc về chất lượng. Vị trí của ngành ngôn ngữ học
mới - ngữ pháp văn bản hay còn gọi là ngôn ngữ học văn bản được khẳng định.

195
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn bản mới chỉ được bắt đầu từ 1980. Các tác giả
Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban, Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thái Hòa, Phan
Mậu Cảnh…là các tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về ngữ pháp văn bản. Năm
1985, môn Ngữ pháp văn bản được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học. Đến năm
1990, Ngữ pháp văn bản mới được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông. Hiện
nay, ngôn ngữ học văn bản đã được dạy ở tất cả các bậc học.
5.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của ngữ pháp văn bản
5.1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ngữ pháp văn bản có đối tượng nghiên cứu là những hiện tượng ngôn ngữ thuộc
lĩnh vực trên câu (vì vậy gọi là ngữ pháp trên câu). Bao gồm:
- Các sản phẩm lời nói hoàn chỉnh: các văn bản, còn được gọi là văn bản lớn.
- Các thành tố của văn bản: đoạn văn, còn được gọi là văn bản nhỏ.
Ngữ pháp văn bản cần phải nghiên cứu phát hiện ra quy tắc, các mô hình trong
các công thức cấu tạo nên những đơn vị ngôn ngữ trên, nhằm xây dựng văn bản một
cách chủ động, sáng tạo.
5.1.3.2. Các lĩnh vực nghiên cứu
- Lí thuyết văn bản: Nghiên cứu những quy luật chung về văn bản: quy luật tạo
văn bản, đặc điểm văn bản, những vấn đề về nội dung và hình thức trong văn bản.
- Phong cách văn bản: Nghiên cứu những cách, những thể loại văn bản, đặc
trưng phong cách trong từng loại văn bản.
- Ngữ pháp văn bản: Nghiên cứu những cấu tạo văn bản, các hiện tượng liên kết
trong văn bản…
5.2. VĂN BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN
5.2.1. Khái niệm văn bản
Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong quá trình giao tiếp, văn bản là sự liên
kết các câu, các đoạn văn với nhau tạo thành một thể thống nhất, một đơn vị hoàn
chỉnh về nội dung, hình thức, có đầu đề, mang tính phong cách, có tính mục đích.
Định nghĩa này được chúng tôi tổng kết trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm
khác nhau của các nhà ngôn ngữ học văn bản.Văn bản là một đơn vị có nhiều định
nghĩa, quan niệm khác nhau. Hiện nay, có khoảng 50 định nghĩa khác nhau về văn bản.
E.Coserin: Hành vi nói năng hoặc một loạt hành vi nói năng mạch lạc do một cá
nhân thực hiện trong một hoàn cảnh nhất định thì gọi là văn bản.

196
M.AK.Halliday: Văn bản là một đơn vị trên câu, là sự hiện thực hóa tiềm năng.
Nicolaeva: Văn bản là một hệ thống gồm một chuỗi câu mà mỗi câu là một đơn
vị liên kết văn bản, các đơn vị liên kết văn bản hợp nhất lại với nhau tạo thành một cấu
trúc nhằm thực hiện một ý đồ giao tiếp chúng.
I.R.Galperin: Văn bản là tác phẩm của quá trình sáng tạo, mang tính hoàn
chỉnh, được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết, được trau chuốt văn chương theo
loại hình tài liệu ấy; là tác phẩm gồm tên gọi và một loạt đơn vị riêng hợp nhất lại
bằng những loại hình liên hệ với nhau về từ vựng, ngữ pháp, logic, tu từ, có một
hướng đích nhất định và một mục tiêu thực dụng.``
5.2.2. Đặc điểm của văn bản
Văn bản là sản phẩm của việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ một cách có chọn
lọc. Văn bản không phải là sự ghép nối đơn giản, máy móc các câu lại với nhau mà
bao giờ cũng được chuẩn bị trước về chủ đề, nội dung. Nói viết bừa bãi tạo thành phi
văn bản.
5.2.2.1. Văn bản có tính liên kết
a. Khái niệm liên kết
Thuật ngữ liên kết chỉ tình trạng kết nối các bộ phận đơn lẻ, khác biệt thành một
chỉnh thể và đồng thời có nghĩa chỉ quá trình dẫn đến tình trạng ấy. Liên kết vừa là kết
quả (danh từ) vừa là quá trình (động từ).
Liên kết trong văn bản là mạng lưới các mối quan hệ về nội dung và hình thức
giữa các thành tố trong văn bản đồng thời đó cũng là mối quan hệ giữa văn bản với
các nhân tố nằm ngoài văn bản.
Văn bản là một khối, có những thành tố và những giá trị của nó. Các thành tố
trong văn bản được liên kết bằng các phần kế cận hoặc đan xen nhau theo lối trực tiếp
hoặc gián tiếp.
Ví dụ: Trong các truyện cổ tích, mạch trong truyện được tổ chức theo phương
thức kế cận.
b. Sự thể hiện của tính liên kết trong văn bản
Tính liên kết thể hiện ở sự hướng tâm, mỗi phần trong văn bản là một mảnh
đoạn của nội dung chung, chúng có thể là độc lập tương đối hoặc phụ thuộc lẫn nhau
nhưng đều hướng tới nội dung chung, hướng tới chủ đề.

197
Trong tất cả các loại văn bản, tính liên kết đều được thể hiện rõ ràng. Nếu
không có tính liên kết, văn bản sẽ thiếu tính logic.
Văn bản khoa học mang tính trừu tượng, khái quát cao, tính lô gic, chặt chẽ nên
thường liên kết theo lối trực tiếp, các phần được tổ chức theo một trình tự: đặt vấn đề,
bàn luận, giải quyết, kết luận. Văn bản báo chí liên kết theo kiểu gián tiếp. Văn bản
nghệ thuật là sự tổng hợp các loại văn bản đã nêu. Đây là một loại liên kết đa dạng,
nhiều chiều, phức tạp, sinh động, quá khứ, hiện tại, tương lai xen kẽ nhau.
Tính liên kết trong văn bản được thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và liên
kết hình thức. Liên kết nội dung tức là các câu, các phần trong văn bản có mối quan hệ
với nhau. Liên kết hình thức thực chất là các phương tiện để nối kết, để biểu thị các
mối quan hệ.
5.2.2.2. Văn bản có tính hoàn chỉnh
a. Khái niệm hoàn chỉnh
Tính hoàn chỉnh thông thường được hiểu là trọn vẹn, đầy đủ về hình thức và nội
dung. Sự hoàn chỉnh là sự hài hòa, tổng hợp về hình thức và nội dung. Mặt nội dung
trong con người là tri thức, tình cảm, lối ứng xử. Như vậy, sự hoàn chỉnh nói chung là
sự thống nhất giữa hình thức và nội dung. Tính hoàn chỉnh là một yêu cầu, đòi hỏi của
bất kì sự sáng tạo nào. Đây là cái chuẩn mà con người cần vươn tới.
Văn bản là sản phẩm được tạo lập, hình thành trong quá trình giao tiếp. Văn bản
hoàn chỉnh là văn bản có sự toàn vẹn về nội dung và sự khép kín về hình thức, tạo
thành một chỉnh thể.
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, là mảnh cắt cố định trong quá trình
giao tiếp, tư duy của con người. Văn bản là một bức thông điệp do người viết tạo ra để gửi
tới người đọc. Bức thông điệp là một chỉnh thể trọn vẹn về nội dung, khép kín về hình
thức, tức là có sự thống nhất hài hòa, tổng hợp giữa nội dung và hình thức. Bất kì văn bản
ở dạng nào, ở thể loại nào hay phong cách nào thì nó vẫn phải đảm bảo tính thống nhất về
nội dung và hình thức. Trong hai nhân tố này, nhân tố nội dung là nhân tố quyết định,
hình thức là cái tính hoàn chỉnh của văn bản, biểu hiện của nội dung.
Tính chỉnh thể là một phạm trù rất phong phú, đa dạng, liên quan đến những
nhân tố bên trong, bên ngoài văn bản,vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách
quan. Có những vấn đề mà người viết đưa vào văn bản và cho là hoàn chỉnh theo cách

198
của họ nhưng đối với nhận thức của người đọc thì chưa hoàn chỉnh và đầy đủ. Có
nhiều trường hợp vấn đề trong văn bản người viết không giải quyết một cách trọn vẹn
mà để ngỏ có dụng ý cũng phải được xem như văn bản hoàn chỉnh.
Đó là hai đặc trưng quan trọng của văn bản, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ
và thống nhất với nhau, làm thành một văn bản hoàn chỉnh. Một văn bản hoàn chỉnh là
văn bản có giá trị liên kết để tạo nên một thể thống nhất từ đầu đến cuối văn bản. Giá
trị liên kết hoàn chỉnh là quá trình đi tới sự hoàn chỉnh, tính hoàn chỉnh là kết quả của
quá trình liên kết.
b. Sự thể hiện của tính hoàn chỉnh trong văn bản
b1. Tính hoàn chỉnh về nội dung
- Một văn bản hoàn chỉnh khi mà ý đồ của người viết đã được thể hiện trong toàn
bộ văn bản, thể hiện qua cách nêu vấn đề, trình bày giải quyết vấn đề và cuối cùng là
qua kết luận rút ra từ tất cả những vấn đề được trình bày trong văn bản.
Ở những văn bản hoàn chỉnh ta thấy ý đồ, tư tưởng của người viết được triển
khai qua một loạt thông báo, miêu tả, suy nghĩ, nói chung là toàn bộ tư tưởng, tình cảm
của người viết đã được thể hiện một cách trung thành bời chính tiến trình, chính sự
triển khai nội dung trong toàn bộ văn bản.
- Tính chủ đề cũng là một dấu hiệu thể hiện tính hoàn chỉnh của văn bản. Bởi vì
văn bản có nhiều nội dung rộng lớn, phức tạp, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau
của đời sống xã hội và hiện thực khách quan. Nhưng bao giờ văn bản cũng phải nêu
được chủ đề, thống nhất về chủ đề. Chủ đề chính là nội dung cô đọng, khái quát, bao
trùm toàn bộ nội dung văn bản.
Chủ đề chung của toàn văn bản hoàn chỉnh không trùng với chủ đề của từng bộ
phận và càng không phải là con số cộng nội dung của các câu lại với nhau hay của
từng bộ phận chủ đề ở trong các đoạn văn lại với nhau.
Vai trò của các câu chính là thể hiện một nội dung thông báo, một ý nhất định
trong mạch nội dung chung của từng đoạn, đồng thời góp phần thể hiện nội dung chủ
đề của từng bộ phận văn bản.
Còn vai trò của từng phần, từng đoạn trong văn bản cũng một mặt thể hiện nội
dung tư tưởng của từng đoạn, từng phần đồng thời góp phần thể hiện nội dung chủ đề
của toàn bộ văn bản.

199
b2. Tính hoàn chỉnh về mặt hình thức
Tất cả các yếu tố hình thức quan sát được của một văn bản đều góp phần thể hiện
nội dung, thể hiện tính hoàn chỉnh của văn bản. Những biểu hiện của tính hoàn chỉnh
ấy bao gồm:
- Kết cấu, bố cục của văn bản: Văn bản được xem là hoàn chỉnh khi các phần
được sắp xếp theo một trình tự nhất định, mang tính hợp lý, lô gic, phản ánh các bộ
phận nội dung, chủ đề của toàn văn bản, đảm bảo tính liên kết, mạch lạc giữa các phần.
Bố cục ba phần mở đầu, nội dung, kết luận của văn bản sở dĩ được dung phổ biến
và định hình trong hầu hết các loại văn bản là vì nó phù hợp với qui luật khách quan,
quy trình của tư duy và thể hiện rõ tính hoàn chỉnh của văn bản.
- Trật tự, vị trí các phần trong văn bản
Văn bản được tạo lập dựa trên sự tổ chức, sắp xếp của các mảnh đoạn. Mỗi phần
đều có giá trị nhất định, đồng thời được bố trí theo một trật tự, vị trí nhất định dưới sự
dẫn dắt nội dung qua sự điều phối của tác giả.
Chính sự sắp xếp các phần ấy làm cho văn bản mạch lạc, lô gic về nội dung và
hoàn chỉnh, trọn vẹn về hình thức. Sự hoàn chỉnh về hình thức biểu thị qua vị trí giữa các
phần, ở đường dây liên kết các câu, các đoạn văn với nhau tạo thành một chỉnh thể.
- Tiêu đề của văn bản
Một văn bản hoàn chỉnh là một văn bản có tiêu đề bởi vì tiêu đề có các chức năng
hết sức quan trọng trong kết cấu nội dung của văn bản. Lâu nay, khi nghiên cứu về tác
phẩm văn học nói chung người ta thường ít chú ý đến tín hiệu về tiêu đề này.
Tiêu đề có các chức năng cơ bản sau:
+ Là tín hiệu định danh cho văn bản, làm cho văn bản có tên gọi nhất định. Một
văn bản hoàn chỉnh là văn bản có tiêu đề hoặc có thể đặt tiêu đề cho nó.
+ Tiêu đề có thể thể hiện chủ đề - nội dung cô đúc, khái quát của văn bản. Với
chức năng này, qua tiêu đề người ta cũng có thể nắm được nội dung, tư tưởng cơ bản
mà văn bản nêu ra là gì. Ta thường gặp loại tiêu đề, chủ đề trong các loại văn bản:
khoa học, hành chính, pháp lý, một số văn bản báo chí, nghệ thuật.
+ Tiêu đề có chức năng xác định phạm vi, khuôn khổ của văn bản. Tiêu đề làm
thành đường viền đai xung quanh làm cho người viết không vượt ra khỏi giới hạn đó
và người đọc khi suy diễn, liên hệ cũng phải đặt nội dung vấn đề trong khuôn khổ đó.

200
+ Tiêu đề có chức năng hồi cố và dự báo. Tiêu đề hướng sự chú ý của người đọc
về điều sẽ trình bày. Nó dẫn dắt, định hướng cho người đọc về nội dung cụ thể trong
văn bản. Đó chính là dự báo.
Trong quá trình đọc, người ta chú ý trở lại tên gọi, liên hệ tên gọi với nội dung
của văn bản, xem thử giữa hai mặt này có quan hệ gì, ý nghĩa gì. Đó là tính hồi cố.
+ Tiêu đề còn là một tín hiệu mang tính khơi gợi cảm hứng, mang tính quảng cáo
và tính thẩm mĩ.
5.3. LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
Để có thể rút ra định nghĩa về liên kết, hãy phân tích ví dụ sau đây:
RỪNG CỌ QUÊ TÔI
Chẳng nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
Thân cọ vút thẳng trời hai chục mét cao, gió bão không hề quật ngã.Búp cọ vuốt
dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa tròi, lá đã xoà mặt đất. Lá cọ tròn xoe
ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẩy, trưa hè lấp loá nắng như
rừng mặt trời mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn, chỉ nghe tiếng hót líu lo mà
không thấy bóng chim đâu.
Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ.
Ngày ngày đến lớp tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô
lợp kín trên đầu. Ngày nắng bóng râm mát rượi. Ngày mưa cũng chẳng ướt đầu.
Quê tôi có câu hát:
Dù ai di ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao
Người sông Thao đi đâu, rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
Văn bản trên có bố cục ba phần: mở đầu, triển khai và kết thúc. Phần triển khai
gồm 2 đoạn văn. Các phần các đoạn đều do các câu hợp thành. Tất cả các yếu tố trên
của toàn bộ văn bản gắn bó chặt chẽ với nhau thành một khối thống nhất ở các mặt sau:
- Toàn văn bản đều nói đến một hiện thực khách quan là rừng cọ Lâm Thao.
- Toàn văn bản thể hiện một ý đồ chung của tác giả: tấm lòng gắn bó với quê
hương, gắn bó với rừng cọ quê hương.
- Các câu, các đoạn được sắp xếp theo một trật tự hợp lí, phản ánh đúng quan hệ
lôgíc của đối tượng được phản ánh (rừng cọ) và những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả

201
(rừng cọ đẹp, đặc trưng của quê hương trung du Bắc Bộ, cây cọ gắn bó mật thiết với cuộc
sống của người dân. Người dân vùng rừng cọ luôn luôn nhớ về rừng cọ quê mình).
Liên kết của văn bản "Rừng cọ quê tôi" được thể hiện tổng hoà các mối quan hệ
được trình bày trên đây.
Như vậy, liên kết là mạng lưới các mối quan hệ trong nội bộ văn bản cũng như
giữa văn bản với những yếu tố ngoài văn bản.
5.3.1. Liên kết nội dung
- Liên kết nội dung trong văn bản thể hiện ở việc tập trung, thống nhất, hướng về
chủ đề của văn bản. Mỗi câu trong văn bản chỉ là một bộ phận của nội dung, chứa
đựng một thông báo nhỏ nhất. Tập hợp của nội dung nhiều câu cho ta một bộ phận chủ
đề của văn bản. Liên kết nhiều chủ đề cho ta chủ đề chung của toàn bộ văn bản.
Nhưng cần thấy rằng: chủ đề không phải là con số cộng giữa các chủ đề bộ phận.
Điều này có thể thấy rõ trong văn bản văn học và một số loại văn bản khác.
- Liên kết nội dung trong văn bản còn thể hiện ở mặt liên kết lô gic. Đó là sự tổ
chức, sắp xếp các nội dung (thể hiện trong các câu, các phần của văn bản) sao cho phù
hợp với khách quan (lô gic sự kiện) và nhận thức của con người (lô gic chủ quan). Khi
câu có sự phù hợp về nội dung - ngữ nghĩa thì ở chúng có sự liên kết.
Như vậy, liên kết nội dung bao gồm liên kết chủ đề và liên kết lô gíc.
5.3.1.1. Liên kết chủ đề
Văn bản "Rừng cọ quê tôi", chúng ta thấy tác giả không đơn thuần chỉ nói rừng
cọ để mà nói, mà thông qua nội dung miêu tả, thông qua những câu viết về quan hệ
giữa người xứ cọ với cây cọ, tác giả muốn gửi gắm vào đấy tấm lòng yêu mến và gắn
bó với quê hương đất nước mình. Nói cách khác, chủ đề của văn bản này chính là tấm
lòng đó của tác giả. Chúng ta gọi điều mà tác giả muốn dắt dẫn người đọc đến qua
việc miêu tả, tự sự và các ý kiến là chủ đề các văn bản.
Văn bản "Rừng cọ quê tôi" bảo đảm liên kết chủ đề vì tất cả các phân đoạn, các
đoạn, các phát ngôn của câu đều thống nhất với nhau, nhằm hướng tới một đích duy
nhất là làm sáng tỏ chủ đề chung: lòng yêu mến và gắn bó với quê hương đất nước.
Xét các hình ảnh chi tiết được lựa chọn, xét cách dùng từ ngữ và các phương tiện ngôn
ngữ khác, ta thấy rõ điều đó. Vậy liên kết chủ đề của văn bản chính là tính định hướng
về chủ đề của các bộ phận cấu thành văn bản đó.

202
Việc tổ chức liên kết chủ đề trong văn bản nhìn chung thể hiện ở việc tổ chức sao
cho tất cả các bộ phận của nó hướng về chủ đề chung, phải góp phần làm sáng tỏ chủ
đề chung ấy. Tuy nhiên, từng kiểu loại văn bản khác nhau, có những cách tổ chức liên
kết chủ đề khác nhau.
5.2.1.2. Liên kết lôgíc
Liên kết chủ đề không thể tách rời liên kết lôgíc. Ở một chừng mực nào đó, bảo
đảm liên kết đề tài và chủ đề, tức là bảo đảm liên kết lôgíc của văn bản.
Chúng ta xét ví dụ sau đây:
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải
đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa
quạt xoè hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề trên bức
hoành phi treo chính giữa.
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở
đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương
- con gái Vua Hùng thứ 18 theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức
tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là
núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương
đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt, Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông
lớn tháng năm mãi miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
Trước đền Thượng, có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo
ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề
với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi, có đền
Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc
thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là
đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh,
ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.
(Theo Đoàn Minh Tuấn - Tiếng Việt 5, tập 2, tr.69)
Đứng về mặt nội dung ngữ nghĩa, văn bản trên đã phản ánh đúng thực tế của
phong cảnh đền Hùng. Nó lại còn phù hợp với nhận thức của con người. Mở đầu, tác
giả giới thiệu "Đền Hùng nằm chót vót trên đỉnh Nghĩa Lĩnh". Và chính nó "chót vót"
như vậy mới có thể trông ra xa, bao quát được cả núi Ba Vì, dãy Tam Đảo và Ngã Ba

203
Hạc được. Lại nữa, từ đền Thượng tác giả nhìn gần (trước đền) rồi nhìn xa thêm (lăng
các vua Hùng) và cuối cùng phóng tầm mắt nhìn ra xa đến tận Tam Đảo, Ba Vì, Ngã
Ba Hạc. Rồi nhìn ra xa, phong cảnh hiện ra như một thứ tự hợp lí: bên trái, bên phải và
trước mặt…
Ta nói, văn bản trên bảo đảm liên kết lôgic. Vậy, liên kết lôgic chính là sự tổ
chức sắp xếp nghĩa trong văn bản sao cho phù hợp với thực tế khách quan, với nhận
thức của con người.
Liên kết logic thể hiện ở ba mặt: logic tự nhiên của sự vật được nói tới, logic tự
nhiên của một nền văn hoá và logic của logic học.
Liên kết đề tài của văn bản đã thể hiện sự vật được nói đến tự mình có tổ chức
nội tại, có quan hệ với cái nhìn chủ quan của người viết, quan hệ với sự vật cùng loại,
quan hệ với quy chiếu.
Liên kết logic sự vật đòi hỏi người viết phải tôn trọng các mối quan hệ đó, trình
bày các đặc điểm hay ý kiến phù hợp với chúng. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá
riêng. Có những điều được xem là chân lí trong xã hội này nhưng lại bất thường,
không logic đối với một xã hội khác. Bởi vậy, nói đến tính liên kết logic của văn bản
cũng phải nói đến sự phù hợp của văn bản với nền văn hoá tự nhiên của một dân tộc
nhất định.
Ví dụ:
Ông ta thiếu đạo đức (vì) đã tu hành mà còn lấy vợ.
Câu nói trên chỉ hợp lí và logic đối với các nước theo các tôn giáo diệt dục. Còn
đối với các dân tộc theo các tôn giáo khác nhau như đạo Tin lành, Hồi giáo thì câu này
lại là một lập luận, đánh giá sai.
Tư duy và nhận thức của con người cần tuân theo những quy luật nhất định.
Những quy luật này được logic học nghiên cứu. Văn bản phải tuân theo những quy
luật này mới bảo đảm liên kết logic.Ví dụ, các đặc điểm hay các ý trong văn bản phải
nằm trong cùng một phạm trù, phải tuân theo cái trật tự giữa các bộ phận trong một sự
vật hau trật tự quy định lẫn nhau giữa các ý kiến. Các đặc điểm, các ý kiến trong văn
bản phải có tính nhất quán (không được ngược nhau, chống lại nhau).
Ví dụ:
Ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có trang trại ở nhà quê. Vậy thì chính
là một người giàu đứt đi rồi.

204
Hai câu trên bảo đảm tính lôgic vì những điều đã nói trong câu trước chính là lí
do tất yếu có thể suy ra hệ quả ở câu sau đó.
Một văn bản mà đầu cuối không thống nhất, ví dụ đoạn trên thì khen, đoạn dưới
lại chê, kết luận cuối cùng, tổng quát là khen hay chê không dứt khoát thì không thể
xem là một văn bản có liên kết logic được.
5.3.2. Liên kết hình thức
Tính liên kết trong văn bản được thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và liên kết
hình thức. Liên kết nội dung tức là các câu, các phần trong văn bản có mối quan hệ với
nhau. Liên kết hình thức thực chất là các phương tiện để nối kết, để biểu thị các mối
quan hệ.
Liên kết hình thức là một phương diện quan trọng của liên kết nhằm thể hiện nội
dung, thể hiện chủ đề của văn bản.
Các đơn vị liên kết hình thức trong văn bản là các thành tố tham gia vào kết cấu
văn bản, trong đó, hai thành tố quan trọng, cơ bản, điển hình nhất là: câu và đoạn văn.
Câu gốc làm cơ sở gọi là câu chủ ngôn, câu sau liên kết với câu chủ ngôn gọi là
câu kết ngôn.
Các phương thức liên kết gồm: phép lặp, phép thế, phép tỉnh lược, phép nối,
phép liên tưởng, phép tuyến tính.
5.3.2.1. Phép lặp
Là việc dùng lại ở câu kết ngôn các yếu tố đã xuất hiện ở câu chủ ngôn. Bao
gồm: lặp từ vựng, lặp ngữ âm, lặp ngữ pháp.
- Lặp từ vựng: là lặp các từ ngữ ở câu chủ ngôn và kết ngôn.
"…Em bé ra đời, đêm chưa tàn, xóm làng còn ngái ngủ. Em nhìn cha: Trời cao
lồng lộng. Em nhìn mẹ: Đất nước bốn mùa đủ nắng hoa. Một thế kỉ, cha em bị mây
mù vẩn đục, mẹ em bị xiềng xích gông cùm. Cha em nổi sấm, mẹ em vùng lên. Bọn ác
quỷ ngã xuống. Em lọt lòng mẹ một ngày tháng Tám - nhà rộn tiếng reo vui”. (Lưu
Quý Kỳ)
- Lặp ngữ âm: các bộ phận ngữ âm trong tiếng được lặp lại ở các câu khác nhau
trong đoạn hoặc văn bản.
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.

205
- Lặp cú pháp: là lặp lại mô hình câu chủ ngôn ở các câu kế cận.
Giữa đêm dài, ta vẫn nghe tiếng gà gáy sáng
Giữa ngà đông u ám, ta vẫn nghe xuân gọi
(Lưu Quý Kỳ)
5.3.2.2. Phép thế
Là việc dùng những từ ngữ khác nhau ở các câu kết ngôn nhưng có cùng nghĩa
với yếu tố trong câu chủ ngôn. Bao gồm: thế đại từ, thế đồng nghĩa.
- Thế đại từ: là dùng đại từ để thay thế cho một yếu tố đã được nói đến ở câu chủ
ngôn. Ngoài tác dụng liên kết, phép thế đại từ còn có tác dụng rút gọn độ dài của văn
bản, tiết kiệm lời nói; làm cho thông tin được dồn nén, súc tích.
"… Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang
lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn gần xa đâu đó
lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyển từ bụi
nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi”. (Ngọc Giao)
- Thế đồng nghĩa: là dùng những từ ngữ có cùng nghĩa ở những câu khác nhau
trong một văn bản.
"…Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hoá). Người thiếu nữ họ
Triệu xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Nàng bắn cung rất giỏi, thường
theo các phường đi săn thú. Có lần, nàng bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự
thán phục của trai tráng trong vùng. Hàng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô
đánh đập, cướp bóc, người con gái vùng đất Quan Yên vô cùng uất hận, nung nấu ý
chí trả thù nhà, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. Năm 248, Triệu Thị
Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược.
Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của Bà sáng mãi
với non sông, đất nước”.
Thế đồng nghĩa bao gồm bốn dạng:
- Đồng nghĩa từ điển: Là giữa các từ được thay thế và từ thay thế có tính đồng
nghĩa với nhau. Chẳng hạn, Phụ nữ cũng cần phải học. Đây là lúc chị em phải cố gắng
để theo kịp nam giới. (Hồ Chí Minh)
- Đồng nghĩa phủ định: Là giữa các từ được thay thế và từ thay thế tương đương
nghĩa do được phủ định một trong hai từ vốn có nghĩa đối lập với nhau. Ví dụ: Bên
này bức vách anh thao thức. Bên kia bức vách em không ngủ. (Lưu Quý Kỳ)

206
- Đồng nghĩa miêu tả: Là các cụm từ ở câu kết ngôn miêu tả những đặc trưng
điển hình của đối tượng ở câu chủ ngôn.
Ví dụ:"…Nghe chuyện Phù Đổng thiên vương, tôi thường tưởng tượng đến một
trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị, như tâm hồn
cuả tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông ra trận,
đem sức khoẻ mà đánh tan giặc nhưng bị thương nặng. Tuy thế, người trai làng Phù
Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm… rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm". (Nguyễn Đình Thi)
Các tên gọi khác nhau: Phù Đổng thiên vương, trang nam nhi, tráng sỹ ấy, người
trai làng Phù Đổng trong chuỗi câu trên đều chỉ chung một chiếu vật. Vì thế chúng tạo
thành một sự liên kết nội tại chặt chẽ.
Hay như một ví dụ khác:
"Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ của nhà thơ trẻ miền Nam Nguyễn Khoa
Điềm là một bài thơ hay. Cả bài thơ là một bài ca giàu nhạc điệu dân tộc. Bài thơ chỉ có
ba mươi tư câu chia làm ba đoạn nhưng nó đã vẽ lên một hình ảnh sinh động, chân thật".
Các từ ngữ: Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ, bài thơ, nó có chung một đối
tượng quy chiếu khiến cho các câu có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
- Đồng nghĩa lâm thời: Là giữa các từ được thay thế và từ thay thế vốn không
đồng nghĩa mà có quan hệ bao hàm nhưng khi đặt trong văn cảnh lại chỉ chung một sự
vật, hiện tượng. Ví dụ: Trâu đã già. Trông xa con vật rất đáng thương.
5.3.2.3. Phép tỉnh lược
Là việc rút gọn một bộ phận nào đó trong câu kết ngôn có thể dễ dàng tìm thấy ở
câu chủ ngôn, làm cho các câu gắn bó với nhau, phụ thuộc vào nhau về nội dung, ý
nghĩa và cấu tạo.
Phép tỉnh lược giúp cho câu thoáng, tiết kiệm từ ngữ, giảm những yếu tố dư thừa
không cần thiết.
Ví dụ: "…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày
trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. Nhưng có khi cất giấu kín đáo trong
rương, trong hòm”. (Hồ Chí Minh)
5.3.2.4. Phép nối
Là việc dùng các từ ngữ nối có chức năng liên kết các câu trong văn bản.
Phép nối lỏng: là phương thức liên kết thể hiện bằng sự có mặt của từ hoặc cụm

207
từ ở câu kết ngôn không làm biến đổi cấu trúc câu và biểu hiện một quan hệ ngữ nghĩa
hai ngôi mà ngôi còn lại là chủ ngôn.
Phép nối chặt: là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thể hiện bằng sự có
mặt của các từ nối ở chỗ bắt đầu hoặc ở chỗ kết thúc của nó, tạo thành một quan hệ
ngữ nghĩa hai ngôi giữa ngữ trực thuộc với chủ ngôn.
5.3.2.5. Phép liên tưởng
Là việc sử dụng từ ngữ ở câu chủ ngôn sẽ làm tiền đề kéo theo sự xuất hiện các
từ ngữ ở câu kết ngôn.
Liên tưởng đồng chất là các yếu tố liên kết có quan hệ ngữ nghĩa với nhau thuộc
cùng hoạt động, tính chất, cùng một từ loại.
Liên tưởng không đồng chất là các yếu tố liên kết có quan hệ ngữ nghĩa với nhau
mà không nhất thiết thuộc cùng một loại nhưng phải trong cùng một trường nghĩa.
Liên tưởng đối lập là phương thức liên kết văn bản khi sử dụng từ ngữ ở câu chủ
ngôn sẽ kéo theo những từ ngữ đối lập ở câu kết ngôn.
5.3.2.6. Phép tuyến tính
Là các câu các phần trong văn bản được tổ chức theo trật tự hình tuyến, trật tự
trước của các yếu tố trong chuỗi lời nói.
- Liên kết tuyến tính thời gian: Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau các
cháu là chủ của nước nhà, của thế giới. (Hồ Chí Minh)
- Liên kết tuyến tính phi thời gian: Chị gái em bất hạnh. Anh chồng là người ti tiện.
(Triệu Huấn)
5.4. ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
5.4.1. Khái niệm đoạn văn
Đoạn văn là một bộ phận của văn bản do câu tạo thành theo một cấu trúc ngữ
pháp nhất định, nó biểu thị một tiểu chủ đề hay một bộ phận của tiểu chủ đề có tính
độc lập tương đối hoặc là phụ thuộc, được tách ra một cách rõ ràng về hình thức.
5.4.2. Đặc điểm cơ bản của đoạn văn
a.Về vai trò: Là một bộ phận trong văn bản, là một trong những đơn vị trực tiếp
cấu thành văn bản.
b. Về mặt cấu tạo: Đoạn văn có các dạng cấu tạo sau:
- Đoạn văn diễn dịch: Là đoạn văn có câu chủ đề đứng đầu đoạn, nêu khái quát ý

208
toàn đoạn, những câu sau thì thuyết minh, giải thích cụ thể hóa câu chủ đề đó. Đoạn
văn đi từ khái quát đến cụ thể.
Ví dụ: Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kỳ vĩ của thiên nhiên. Trên một
diện tích hẹp, mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu, phượng
múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với
lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt
lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển.
(Thi Sảnh)
- Đoạn văn quy nạp: Là đoạn văn mà câu chủ đề đứng sau cùng, nội dung đi từ
cụ thể đến khái quát.
Ví dụ: Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ,
cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả. Cây khoai, cây dong nói
bằng củ, bằng rễ. Bao nhiêu thứ cây, bấy nhiêu tiếng nói.
- Đoạn văn móc xích: Là đoạn văn mà trong đó các câu liên quan móc xích với
nhau, ý của câu trước làm tiền đề cho sự xuất hiện các câu tiếp theo. Các từ ngữ đã
xuất hiện ở câu trước có thể lặp lại ở các câu sau:
Ví dụ: Cám nó tức lắm về mách với mẹ. Mẹ nó sai nó giết chim. Cám về bắt lính
giết chim ăn thịt. Lông chim hóa thành cây xoan. Vua thấy cây đẹp sai lính mắc võng
nằm hóng mát.
Trong đoạn văn trên, các sự kiện móc nối với nhau. Các sự kiện trong cổ tích
diễn ra một chiều, trong một không gian một chiều.Ý này làm tiền đề cho ý kia.
- Đoạn văn song hành: Các câu được liên hợp với nhau, mỗi câu một ý, không có
ý nào phụ thuộc ý nào, không có câu chủ đề.
Ví dụ: Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó
bay ra hót râm ran. Mưa tạnh. Phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói
lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
- Đoạn văn tổng - phân - hợp: Là đoạn văn có nhiều câu trong đó đứng đầu là câu
chủ đề, những câu tiếp theo đó là những câu thuyết minh, chứng minh cho chủ đề.
Cuối cùng có câu tổng hợp lại các ý đã nêu. Đoạn văn loại này phối hợp giữa diễn dịch
và quy nạp.
Ví dụ: Tiếng Việt chúng ta rất giàu đẹp: đẹp như thế nào đó là điều rất khó nói.

209
Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như là không thể phân tích cái
đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng
ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng ta, tiếng nói của quần
chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt
của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc
đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
c. Về mặt nội dung: đoạn văn bao giờ cũng thể hiện chủ đề bộ phận hay còn gọi
là tư tưởng của chủ đề hoặc là một bộ phận của chủ đề bộ phận. Thông thường, ứng
với mỗi đoạn văn thì nó nêu lên hoàn cảnh không gian, thời gian, một sự việc, hoạt
động, đặc điểm, tính chất…
d. Về mặt hình thức: Có những hình ảnh thu nhỏ của văn bản vì trong đó nó chứa
đựng cấu trúc của văn bản. Đoạn văn là một đơn vị được đánh dấu về hình thức: là đơn
vị được tách ra rõ ràng, đó là phần nằm giữa hai dấu chấm qua dòng. Mở đầu đoạn văn
được viết lùi vào một chữ và kết thúc đoạn văn phải có dấu chấm qua dòng.
5.4.3. Phân loại đoạn văn
a. Đoạn văn tự nghĩa: Là đoạn văn nêu lên một nội dung có tính độc lập và tương
đối trọn vẹn. Đoạn văn này không chứa các từ ngữ liên đới phụ thuộc vào những đoạn
trước và sau nó. Tức các từ ngữ chuyển tiếp, đại từ thay thế, các từ chưa được thuyết
minh rõ. Có thể tách khỏi văn bản mà người học vẫn hiểu được một cách tương đối
trọn vẹn nội dung của đoạn văn.
b. Đoạn văn hợp nghĩa: Là đoạn văn không có sự trọn vẹn đầy đủ về nội dung
hay đoạn văn có nội dung liên quan đến đoạn văn trước và sau nó. Trong đoạn văn đó
chứa các từ ngữ liên quan đến đoạn trước, sau, không thể tách ra khỏi văn bản vì sẽ
không hiểu được đầy đủ nội dung của đoạn văn.
c. Đoạn văn chuyển tiếp: Là đoạn văn có chức năng chuyển tiếp các ý đoạn này
với các ý đoạn khác trong văn bản.
Về nội dung: đoạn văn này có hai phần:
- Phần đầu có tính chất hồi cố: hướng về quá khứ, tổng kết hoặc nêu ra những
điều đã trình bày ở trước.
- Phần dự báo: nêu lên những điều sẽ trình bày ở trong những đoạn văn sau.
Đoạn văn này có chức năng liên kết, làm cho các mạch được liên tục, không ngắt

210
quãng đột ngột. Đoạn văn này thường được xuất hiện trong các văn bản khoa học, văn
bản chính luận.
d. Đoạn văn đặc biệt: Thông thường đoạn văn có từ hai câu trở lên nhưng trong
văn bản còn có một loại đoạn văn chỉ có một câu và đứng thành một đoạn riêng.
Ví dụ: Đó là một điều chắc chắn! (Trích Di chúc của Bác Hồ)
Cũng có khi câu đó tương đương với một cụm từ.
Ví dụ:
- Tối rồi!
- Có cảm giác sương rơi thoảng thốt trong buổi chiều tà.
Thậm chí có khi câu đó chỉ tương đương với một từ.
Ví dụ: Gió! Mưa!
Tác dụng: đoạn văn đặc biệt là sự phân đoạn mang tính tu từ, có tính biểu cảm
nhằm nhấn mạnh, khắc sâu một khung cảnh hoạt động hoặc một ý tưởng nào đó. Từ
đoạn văn nêu lên sự việc tình huống, chính vì vậy nó tạo câu.
5.4.4. Các vị trí cần chú ý của đoạn văn trong văn bản
Cũng như câu trong đoạn văn, đoạn văn trong văn bản cũng có một số vấn đề liên
quan đến chức năng và giá trị của nó trong văn bản.Trong văn bản có nhiều đoạn văn,
các đoạn văn đó có những giá trị, chức năng, những vị trí rất khác nhau. Trong đó, cần
chú ý các vị trí:
- Đoạn văn mở đầu: Nó là một phần, mở đầu về văn bản, giới thiệu nội dung, là
cơ sở để hiểu những phần tiếp theo.
Mỗi loại văn bản có cách mở đầu khác nhau:
Văn bản khoa học: giới thiệu vấn đề, trình bày khái quát về nội dung của vấn đề.
Văn bản nghệ thuật: mở đầu thường là giới thiệu hoàn cảnh không gian, thời
gian, tình huống, giới thiệu nhân vật…
- Đoạn văn kết thúc: đứng cuối văn bản hoặc đứng cuối mỗi phần có tác dụng
tổng kết nêu lên những thông tin cơ bản trong văn bản.
Mỗi loại văn bản có những cách kết thúc không giống nhau:
Đối với văn bản khoa học: đó là những luận điểm đã nêu ở phần nội dung
Đối với văn bản nghệ thuật: phần đoạn kết thường có tác dụng đến ý chí rất
mạnh, thậm chí làm thay đổi, thông suốt tâm lí người đọc. Có khi phải kết luận là điểm
chốt, mới chứa đựng thông tin nhạy cảm nhất của văn bản.

211
- Đoạn văn chuyển tiếp: rất quan trọng vì nó là nơi thể hiện rõ phần đã trình bày
với phần sẽ trình bày.
Ngoài ra, còn có một số vị trí cũng cần chú ý như đoạn văn có câu chủ đề. Bám
sát vào những đoạn văn này, chúng ta có thể tiến hành tóm tắt văn bản.
5.4.5. Đoạn văn trong các phong cách ngôn ngữ khác nhau
a. Đoạn văn miêu tả
Đoạn văn miêu tả thường thấy trong các văn bản miêu tả, tự sự. Đoạn văn miêu
tả mang chức năng chủ yếu là mô tả nhân vật, cảnh vật, hiện tượng… và môi trường tự
nhiên quanh chúng ta.
Đặc điểm của đoạn văn kiểu này là sự có mặt của các từ ngữ miêu tả phù hợp với
các đối tượng miêu tả. Các đoạn miêu tả cảnh vật thường sử dụng các từ ngữ, các
thành phần trạng ngữ chỉ ý nghĩa không gian như: trên, dưới, cao, thấp, bên phải, bên
trái, phía trước, phía sau, phía chân trời… sử dụng các tính từ cụ thể miêu tả quang
cảnh như màu sắc, chiều rộng, chiều dài… Đối với đoạn văn miêu tả nhân vật, người
ta hay dùng các từ mang đặc điểm chân dung, tính chất cho người về các mặt: tầm vóc,
hình dáng, lứa tuổi, nhận xét, cảm giác về tâm hồn, tính cách nhân vật.
Một đặc điểm khác cần chú ý nữa là đoạn văn miêu tả thường không có tiến trình
phát triển (không chú ý về trật tự thời gian). Đoạn văn miêu tả thay thế cho sự vật ở
một thời điểm nhất định. Trung tâm chú ý của người miêu tả không phải là sự diễn
biến thời gian mà là các đặc điểm, các yếu tố của nó được thể hiện tức thời như thế
nào. Như vậy, đoạn miêu tả trong khi xem nhẹ diễn biến về thời gian, lại rất nhấn
mạnh vào sự quan sát, miêu tả nổi bật sự bài trí sự vật về không gian, về trật tự sắp xếp
giữa các yếu tố tạo nên đối tượng miêu tả. Trên kia, ta nói đến sự xuất hiện của các từ
ngữ chỉ không gian chính là vì vậy.
Ví dụ 1 (tả cảnh vật):
Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn
xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt
mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của rặng tre, đây đó một vài cây phi lao
xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa. Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng
nối làng, ruộng nối ruộng.
Ví dụ 2 (tả người):
Một hôm nào đó, đang thả diều hay vùng vẫy ngoài sân về, tình cờ chúng tôi gặp
Cúc. Một tay thu cồm cộm trong túi áo, cô bạn gái bé nhỏ khẽ nghiêng đầu, lé mắt nhìn

212
bọn này, vẻ vừa cảnh giác vừa tinh nghịch. Đột nhiên, Cúc rút từ túi một quả thị bé
xíu, vàng roi rói, áp lên môi hít hít một hơi dài khiến cánh mũi nở phồng, một bên mặt
nheo lại, kiểu "nhem nhèm" rất chi là trẻ con. Khuôn mặt thon thả hừng hừng ý trêu
đùa. Trông càng có duyên lạ. Giữa màu quả vàng ươm và sắc hồng nhạt của cặp môi
chúm chím, cái nào tươi hơn, rạng rỡ hơn. Chúng tôi dừng lại xúm quanh, như thể quả
thị đầu mùa là một sự xuất hiện kì lạ lắm. Con mắt nheo dài vẫn lặng lẽ nhìn chúng tôi,
đắn đo. Bỗng quyết định. Lần lượt, khoan thai và gọn thoắt, mấy ngón tay Cúc nâng
quả thị chín đưa lên ngang tầm mũi mỗi đứa chúng tôi, phân phát đều cho mỗi đứa một
chút cái thơm vàng ngọc, nẫu nà.
b. Đoạn văn tuờng thuật
Đoạn văn tường thuật thường xuất hiện trong các văn bản tường thuật và kể
chuyện. Đoạn văn tường thuật thường trình bày sự phát triển của sự kiện được mô tả,
tính liên tục nối tiếp nhau của các sự kiện phát triển đó theo trình tự hợp lí (thời gian
trước, thời gian sau, các quá trình, các hiện tượng nảy sinh…). Mỗi đoạn tường thuật
thể hiện một thời kỳ, một giai đoạn trong sự phát triển của hành động. Các đoạn văn
vừa nối tiếp nhau, vừa liên kết với nhau theo quy trình phát triển của sự việc.
Từ đặc diểm trên về nội dung, trong đoạn văn tường thuật thường xuất hiện các
từ ngữ chỉ thời gian, trật tự tuyến tính được sử dụng một cách triệt để trong đoạn văn
kiểu này. Hãy quan sát văn bản sau đây:
"Một giờ, hai giờ, một ngày, hai ngày cho đến năm ngày đêm, nước đã vào đến
ruộng, cỏ đã mọc ngay giữa cánh đồng đang chết khát. Nước đã chảy reo quanh chân
lúa. Lúa đã rung lên, lòng người cũng rung lên, bất giác đã nối liền thành một khối.
Nước chảy tràn ra, tràn mãi ra, triền miên. Một sào, hai sào, một mẫu, hai mẫu, rồi
hàng trăm ngàn mẫu uống nước, uống mãi".
Đoạn văn tường thuật trên đây cũng thể hiện một kiểu chủ đề thống nhất, thể hiện
đặc trưng tường thuật: tính liên tục nối tiếp nhau theo sự phát triển có trình tự trước sau.
Theo thời gian: một giờ, hai giờ, một ngày, hai ngày cho đến năm ngày đêm… theo
trình tự không gian từ xa đến gần, từ hẹp đến rộng…
c. Đoạn văn lập luận
Đoạn văn lập luận xuất hiện nhiều trong các văn bản thiên về tư duy logic như
văn bản nghị luận (chính luận) và văn bản khoa học.

213
Là sản phẩm của lập luận, đoạn văn lập luận có nội dung thể hiện lập luận, nghĩa
là trình bày các luận cứ để dẫn tới những kết luận nhất định. Ngoài các luận cứ và kết
luận, xen kẽ vào còn có thể là những lời bình, đánh giá ngắn gọn của tác giả.
Từ đặc điểm nội dung trên đây, có thể thấy một số đặc điểm về hình thức và cấu
tạo sau đây của đoạn văn lập luận.
- Cấu tạo điển hình của đoạn lập luận tương tự như cấu tạo ba phần của một văn
bản hoàn chỉnh: luận đề, chứng minh (giải thích, dẫn chứng), kết luận (tổng kết…).
Tuy nhiên, không phải lúc nào đoạn lập luận cũng đều có trình tự như vậy, có thể
đoạn được xây dựng theo kết cấu diễn dịch hoặc quy nạp (xem phần cấu tạo đoạn văn
trên đây).
- Đoạn văn lập luận hay sử dụng các từ chêm xem như: nói chung, tóm lại, bởi
vậy, do đó, vì vậy, thế là, vì thế, sau hết, cuối cùng, thứ nhất là… các liên từ phụ thuộc
kiểu: bởi vì, vì rằng, nếu chưa… thì, không những… mà còn.v.v..
Sau đây là một ví dụ:
"Thần thoại là những chuyện kể có nhiều yếu tố thần linh hoang đường. Các vị
thần, những con người hoặc con vật… đều mang tính thần kỳ, là sản phẩm của trí tưởng
tượng hồn nhiên, bay bổng của người xưa sáng tạo ra để giải thích thế giới tự nhiên
hoặc đời sống xã hội. Đó là những vị thần hoặc những con người có nhiều phép thần
thông biến hoá. Họ có thể gọi gió gió đến, hô mưa, mưa về. Họ có thể đào non lấp biển,
bốc lên từng quả đồi dãy núi… Họ có thể đi mây về gió, lúc ẩn, lúc hiện… không ai có
thể biết trước được. Những yếu tố thần linh hoang đường ấy phản ánh phần nào đó ước
mơ cháy bỏng muốn hiểu biết tự nhiên, làm chủ tự nhiên của người xưa".
Để kết thúc phần này, cần nói thêm rằng, sự phân biệt đoạn theo kiểu mô tả,
tường thuật, lập luận cũng chỉ tương đối. Trong một văn bản miêu tả, tường thuật, có
thể xuất hiện đoạn lập luận. Ngược lại, trong văn bản lập luận cũng rất có thể xuất hiện
các đoạn văn miêu tả hoặc tường thuật. Ngay trong đoạn lập luận cũng có xen lẫn yếu
tố miêu tả tường thuật. Và trong đoạn miêu tả, tường thuật cũng có các yếu tố lập luận.
Vấn đề ở đây là dung lượng, xu hướng nổi bật và mục đích của toàn đoạn văn và các
yếu tố đó.
5.4.6. Tách đoạn trong văn bản
Việc tách đoạn trong văn bản là một thủ pháp phong cách giúp cho việc thể hiện
ý đồ của tác giả được rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Nhưng không phải lúc nào đoạn văn

214
cũng như một phương tiện để thể hiện ý đồ riêng của người viết. Không phải lúc nào
người viết cũng có thể tách đoạn một cách tuỳ ý, bất chấp việc tách đoạn đó có cơ sở
hay không. Người viết có quyền tự do nhưng không phải vì thế mà có thể tuỳ tiện trong
việc tách đoạn. Đoạn văn có thể tự do về phía người tạo văn bản nhưng mặt khác đoạn
văn lại chịu sự chi phối của chính nội dung mà người viết lựa chọn trình bày. Nội dung
bao giờ cũng quyết định hình thức, hình thức phải phù hợp với nội dung, góp phần thể
hiện nội dung. Bởi vậy, việc tách đoạn của tác giả nếu không phù hợp với nội dung,
việc tách đoạn đó sẽ đẩy nội dung tới chỗ khó hiểu hoặc không thể hiểu được. Đây là
việc không thể chấp nhận. Do đó, có thể nói rằng việc tách đoạn vừa có tính chất tự do
vừa có tính chất nguyên tác. Loại trừ những trường hợp tách đoạn mang tính chất tự
do, chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên tắc này của văn bản.
Thông thường, người ta dựa vào một vài cơ sở sau đây để tách đoạn:
a. Khi chuyển từ tiểu chủ đề này sang tiểu chủ đề khác thì ranh giới giữa hai tiểu
chủ đề có thể được tách ra và phân thành những đoạn văn khác nhau. Như vậy mỗi
tiểu chủ đề thường lập thành một đoạn văn.
Ví dụ:
"Ruộng lúa do thực dân Pháp chiếm cũng tăng nhanh, nhất là ở Nam Bộ.
Ngoài lúa ở các đồn điền, nhiều công ty thương mại khác còn vơ vét thóc gạo ở
thôn quê để sản xuất. Hàng năm thực dân Pháp đã xuất khẩu 1.763.587 tấn thóc, vượt
xa thời kỳ trước chiến tranh và thóc lúa chiếm 60 - 70% tổng thu nhập xuất khẩu trong
thời gian này".
b. Khi văn bản trình bày những sự việc hiện tượng ở nhiều điểm không gian khác
nhau thì ứng với mỗi điểm không gian có thể tách riêng thành một đoạn văn.
Ví dụ:
"Hòn Gai vào những buổi sáng sớm thật nhộn nhịp. Khi tiếng còi tầm vừa cất
lên, những chiếc xe bò tót cao to chở thợ lò lên tầng vào lò. Tiếng còi bóp inh ỏi…
Dọc theo bờ Vịnh Hạ Long, trên bến Đoạn, bến Tàu hay cảng Mới những đoàn
thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như
cánh chim trong mưa…
Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ
vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm”.

215
c. Khi văn bản trình bày những sự việc, hiện tượng ở nhiều thời điểm khác nhau
thì ứng với mỗi thời điểm, có thể tách riêng ra thành một đoạn văn.
Ví dụ:
"Máy bay vừa lên, trả lại một tĩnh mạc trên đồng cỏ tranh, người đứng dưới
đường băng lại nghe tiếng mõ trâu ở một bụi lau nào gần đấy. Một con gà trống đồi cất
tiếng gáy trưa. Không biết gà rừng hay gà nhà. Những bánh xe lam dã khách rời sân
bay sang phố rào rạo, xa xa qua cầu Nậm - Khan.
Đến lúc trông thấy hai nhà bên đường mới biết đã vào thành phố. Ở dưới sông Mê
Kông, sông Nậm - Khan trông lên phố cũng không thấy nhà, chỉ thấy bụi tre trúc, cây dừa,
đôi chỗ một bậc dốc xuống bến như bất cứ làng nào ven sông. Đến khi thấy thấp thoáng
chòm tháp nhọn vòng ngoi đỉnh núi Phuxi, mới biết đây là Luông Pha băng".
d. Khi cần nhấn mạnh vào một ý nào đó (vì tầm quan trọng, vì muốn lưu ý người
đọc…) ý ấy có thể được tách riêng thành một đoạn văn.
Ví dụ:
"Ngày mai các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mười
lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống
làm chạy máy phát điện. Ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những
con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải
trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn".
Trên đây là một vài cơ sở chúng ta có thể dựa vào đó để tách đoạn, việc tách
bạch một cách rõ ràng những cơ sở như trên chỉ là một việc có tính sư phạm. Trong
thực tế, chúng ta có thể gặp những trường hợp tách đoạn không phải chỉ dựa vào một
cơ sở mà có thể dựa vào hai hay nhiều cơ sở hơn nữa. Cũng có khi các cơ sở tách đoạn
đó được hiện lên một cách rõ ràng bởi câu chủ đề, những bộ phận trạng ngữ chỉ không
gian hoặc thời gian được thể hiện một cách tiềm ẩn. Tuy vậy, do sự đối chiếu, liên
tưởng, cơ sở tách đoạn vẫn được người đọc cảm nhận một cách chính xác.
Ví dụ:
Trường đua voi là một đường rộng, phẳng lì dài hơn năm cây số. Chiêng khua,
trống đánh vang lừng. Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát.
Trên lưng mỗi con ngồi hai chàng "man-gát". Người ngồi phía trên cổ, có vuông vải

216
đỏ thắm ở ngực. Người ngồi trên lưng mặc áo xanh da trời. Trông họ rất bình tĩnh vì
họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất trong các cuộc săn trâu bò rừng.
Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy. Cái
dáng lầm lì chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất. Cả bầy hăng máu phóng như
bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng "man-gat" phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển
cho voi mình về đúng đích".
Mặc dù đoạn văn trên không có từ nào chỉ thời điểm, nhưng nhờ sự đối chiếu với
đoạn dưới, người đọc sẽ hiểu ngay được đoạn văn trên diễn tả những hoạt động, quang
cảnh ở thời điểm trước lúc cuộc đua voi bắt đầu. Tách đoạn như vậy là hợp lí và có cơ sở.
Như vậy, chúng ta có thể đi đến một kết luận. Việc tách đoạn hợp lí hay không
hợp lí, có cơ sở hay không có cơ sở chỉ có thể được đánh giá chính xác trong từng văn
bản, trong sự phối hợp giữa các đoạn với nhau chứ không thể đánh giá một cách chung
chung, hình thức. Những cơ sở tách đoạn như vừa nêu trên vì vậy chỉ là chỗ dựa cho
chúng ta khi xem xét, lí giải cách tách đoạn trong văn bản chứ không phải là tiêu
chuẩn đánh giá đúng - sai trong việc tách đoạn khi xây dựng và phân tích văn bản.
5.5. CÂU TRONG VĂN BẢN
Trong văn bản, câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất, là một thành tố trực tiếp cấu tạo
văn bản.Câu trong văn bản vừa có những điểm giống như câu ở dạng trừu tượng
nhưng mặt khác, câu trong văn bản lại có những điểm khác: câu trong văn bản luôn
gắn liền với ngữ cảnh, tức là gắn liền với tình huống mà nó xuất hiện trong ngữ cảnh.
Đặc điểm của các câu trong văn bản
- Câu trong văn bản hết sức đa dạng về cấu tạo: có những câu trong văn bản có
đầy đủ tất cả các thành phần. Cấu tạo câu đầy đủ các thành phần, câu đa phần tồn tại
bên cạnh câu đơn phần, câu tối giản tồn tại bên cạnh câu mở rộng,…
- Trong văn bản, xuất hiện nhiều câu trong liên đới. Câu trong văn bản có sự liên
hệ qua lại về mặt cấu tạo và nội dung ý nghĩa. Đáng chú ý là xuất hiện hiện tượng tỉnh
lược, hiện tượng tách các thành phần câu, tồn tại câu đơn phần.
Ví dụ: Chúng tôi lên đường, trời lất phất mưa. Bỗng nhớ chuyến ra đi ngày đánh Mĩ.
Cũng thế này đây. Chúng tôi bên nhau, không ai nghĩ đến ngày mai. Ngày, giờ chúng tôi
thật phong phú. Thơ với văn. Thơ với ngoại ngữ. Yêu với say. Và quên đi tất cả.
(Nguyễn Thị Thu Huệ)

217
- Câu trong văn bản biến đổi linh hoạt về trật tự các thành phần vì văn bản là một
tổ chức ngữ nghĩa, luôn luôn có tình huống với văn cảnh
- Không hiếm những trường hợp câu không đi theo chuẩn bình thường:
+ Trật tự thành phần - chuyển đổi
Ví dụ: Hai đứa bé bỗng nhiên hiện ra từ phía cuối bãi => Từ phía cuối bãi bống
nhiên xuất hiện hai đứa trẻ.
+ Sự ngắt nhịp tạo nên sự không bình thường.
Ví dụ:
a. Mạch nguồn của đất nước ta. Trong trẻo lắm. Tinh khiết lắm. Các câu được
tách ra tương đương các vị ngữ.
b. Tiền, đó là mục đích. Duy nhất. Cao nhất. Đẹp nhất. Các câu được tách ra
tương đương với các định ngữ.
c. Từ nhìn Hộ ba lần. Từ muốn nói nhưng rồi lại thôi. Câu được tách ra tương
đương đề ngữ.
d. Bóng họ ngã vào nhau. Ở cuối đường. Câu được tách ra tương đương với trạng ngữ.
Tác dụng của việc tách ra các câu này là làm kĩ rõ thông tin; làm nhịp điệu thay
đổi, tác động đến tâm lí người đọc. Đây chính là một biện pháp tu từ, tạo nên một nhịp
điệu mới.
- Câu trong văn bản có tính phong phú về nội dung và ý nghĩa.
Trong văn bản, mỗi câu bao giờ cũng diễn đạt một ý, các ý kết hợp với nhau tạo
nên các nghĩa, chủ đề, tư tưởng của văn bản. Mỗi câu có một giá trị nhất định đối với
đoạn văn và đối với toàn văn bản. Giá trị này liên quan đến vị trí, chức năng của câu
trong văn bản.
Xét về vị trí, có các loại câu cần chú ý như:
+ Câu tiêu đề là loại câu quan trọng vì nó không chỉ đứng đầu văn bản làm tên
gọi cho văn bản mà còn có chức năng thể hiện chủ đề của văn bản hoặc giới hạn khuôn
khổ hay tạo hứng cho toàn bộ văn bản.
+ Câu đứng đầu đoạn văn diễn dịch: nêu khái quát ý của toàn đoạn.
Ví dụ: Trăm năm một cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

218
+ Câu đứng cuối đoạn văn quy nạp: thể hiện tư tưởng, chủ đề khép lại đoạn văn.
+ Câu chuyển tiếp: chính là những mắt xích nối ý này với ý kia.
- Câu trong văn bản mang tính phong cách: Đặc trưng phong cách là một thuộc
tính của văn bản. Văn bản mang tính phong cách nên câu nằm trong văn bản cũng
mang tính phong cách. Điều này thể hiện ở chỗ câu cócấu tạo, nội dung phù hợp với
toàn văn bản.
CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5
Câu hỏi:
1. Thế nào là ngữ pháp văn bản? Đối tượng và nội dung nghiên cứu của ngữ pháp
văn bản?
2. Khái niệm văn bản? Các đặc trưng cơ bản của văn bản?
3. Thế nào là liên kết nội dung? Phân tích một số văn bản để minh họa cho liên
kết chủ đề và liên kết lô gic.
4. Thế nào là liên kết hình thức? Phân tích một số văn bản hoặc đoạn văn để
minh họa cho các phép liên kết.
5. Khái niệm câu trong văn bản? Phân tích các đặc điểm của câu trong văn bản.
6. Khái niệm đoạn văn? Phân tích đặc điểm các loại đoạn văn được phân loại
theo chức năng và theo cấu tạo. Phân tích một số đoạn văn sưu tầm được để minh họa.
7. Hãy khảo sát sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học (phân môn Tập làm văn), chỉ
ra việc ứng dụng ngữ pháp văn bản vào xây dựng nội dung và phương pháp dạy học
phân môn này. (Hoạt động nhóm)
Bài tập:
1. Phân tích sự liên kết chủ đề đồng thời chỉ ra các phép liên kết được sử dụng
trong văn bản sau:
NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN SÔNG
Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con
bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang
loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như
trôi trong nắng. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người, màu nâu xỉn, có hình đôi
mắt tròn vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ
đen kịt, la đà theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm

219
vàng xinh tươi của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra
đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cái và quanh những con đồng
tây xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hoá bước vàng.
(Vũ Tú Nam)
2. Đoạn văn sau đã thử dùng phép lặp thay cho phép thế đồng nghĩa mà vẫn đảm
bảo diễn đạt trung thành nội dung cũ. Nhận xét giá trị biểu cảm của mỗi phép liên kết.
"Nghe chuyện Phù Đổng thiên vương, tôi thường tưởng tượng đến một chàng
trai Phù Đổng, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị, như tâm hồn
cuả tất cả mọi người thời xưa. Chàng trai Phù Đổng gặp lúc quốc gia lâm nguy đã
xông ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc nhưng bị thương nặng. Tuy thế, người
trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm… rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm".
Nguyên bản: "Nghe chuyện Phù Đổng thiên vương, tôi thường tưởng tượng đến
một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị, như
tâm hồn cuả tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông
ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc nhưng bị thương nặng. Tuy thế, người trai
làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm… rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm". (Nguyễn
Đình Thi)
3. Các câu sau đây đã sắp xếp theo trật tự hợp lí chưa? Hãy sắp xếp lại cho đúng
nếu cần.
"Một hôm, kiến khát quá bò xuống suối uống nước. Chẳng may trượt ngã, kiến bị
dòng nước cuốn đi. Kiến bám vào cành cây thoát chết. Chim gáy đậu trên cây, thấy
kiến bị nạn, vội bay đi kiếm một cành khô thả xuống dòng suối để cứu kiến".
4. Sau đây là một số câu trong ba đoạn văn được sắp xếp một cách lộn xộn. Hãy
lựa chọn và sắp xếp chúng thành ba đoạn và giải thích cách làm của bạn.
(1) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(2) Trăng mai còn sáng hơn.
(3) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và giá lạnh, mẹ tôi âu yếm
nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
(4) Cây bàng này thật chẳng có gì đặc biệt.
(5) Dưới gốc cây bàng, người ta hay dựa xe đạp và có khi đứng tránh mưa nhỏ.
(6) Con đường này đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ.

220
(7) Vỏ nó xù xì, lá nó hung hung và dày như cái bánh đa nướng.
(8) Cây bàng hiền lành như một người ít nói.
(9) Trăng đêm nay sáng quá.
(10) Tán bàng xoè ra giống mấy cái ô nối tiếp nhau thành ba bốn từng.
(11) Anh mừng cho các em vui tết trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước
ngày mai đây, những tết trung thu đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.
5. Dựa vào cấu tạo, các đoạn văn sau có thể phân loại như thế nào?
a. Văn bản hành chính có mục đích thực hiện các quan hệ hành chính - công vụ,
có hiệu lực cao trong đời sống xã hội. Do vậy, văn bản hành chính đòi hỏi cao về tính
nghiêm túc, tính trang trọng trong cách diễn đạt, không chấp nhận cách nói thân mật,
suồng sã theo kiểu quan hệ gia đình. Trong văn bản hành chính thường ghi rõ ngày
lập văn bản, thời hạn có hiệu lực, phạm vi và đối tượng thi hành.
b. Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay
ra hót râm ran. Mưa tạnh. Phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi
trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
c. Ca dao là bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ. Ca dao là hình thức trò
chuyện tâm tình của những chàng trai cô gái. Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về
công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất. Ca dao là phương tiện
bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân hoan của những người sản xuất.
d. Văn học dân gian đã đem lại những hiểu biết cực kỳ phong phú và đa dạng về
cuộc sống của nhân dân các thời đại. Văn học dân gian cho ta thấy rõ quan niệm về
vũ trụ, về nhân sinh, những kinh nghiệm sản xuất, những tập quán lao động, những
quan hệ họ hàng làng nước, những tín ngưỡng, những phẩm chất đạo đức và những
tình cảm nhiều mặt trong đời sống con người. Điều đáng quý ỏ đây là tính chất cổ xưa
và tính nguyên vẹn của nó. Người đời nay và mai sau, có thể qua văn học dân gian mà
tái hiện đời sống tinh thần của nhân dân trong quá khứ.
6. Phát hiện, phân tích và chữa lỗi cho các đoạn văn sau đây:
a. Trong quá trình quang hợp, cây chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều điều kiện bên
ngoài như độ chiếu sáng và nhiệt độ. Có cây ưa sống ở chỗ có ánh sáng mạnh như cỏ
tranh, các loại cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn. Cũng có cây ưa bóng rợp như lá
lốt, trầu không, hoàng tinh. Do đó phải biết đặc điểm của từng loại cây mà trồng ở
từng nơi, từng mùa cho thích hợp.

221
b. Các loại cây đòi hỏi lượng muối khoáng không giống nhau. Những loại cây
trồng lấy quả hạt cần nhiều phốt pho và nitơ. Cây trồng lấy củ (cà rốt, khoai lang, củ
cải…) cần nhiều cali.
c. Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài nhiều
hơn cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn.
Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm
làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, sâu sắc và đằm thắm.
d. Mọi cảnh vật đều ngưng đọng trong bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn
Khuyến. Cảnh vật phảng phất nỗi buồn man mác. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo hiu
quạnh. Một ngõ trúc vắng vẻ đìu hiu. Mọi cảnh vật thấm buồn cái buồn cô đơn. Nỗi
buồn tràn vào cảnh vật. Ở chỗ nào cũng thấy nỗi buồn ngưng đọng. Chiếc thuyền
buồn, ngõ trúc buồn và cả chiếc lá vàng rơi cũng buồn. Nỗi buồn ẩn dấu trong mọi
cảnh vật. Mùa thu ở đây buồn hay chính tâm trạng của Nguyễn Khuyến đượm buồn?
e. Nếu Thuý Vân có một vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang thì Thuý Kiều lại mang một
nét đẹp mặn mà sắc sảo. Thuý Vân nhất mực kiều diễm, sang trọng. Gương mặt đầy
đặn phúc hậu, đẹp như vầng trăng tròn. Vân có nụ cười tươi như hoa, tiếng nói trong
như ngọc và làn tóc đẹp hơn mây, nước da trắng hơn tuyết. Đó là vẻ đẹp của người
thiếu nữ đang độ trăng tròn, thanh tao trong sáng. Nhưng nếu Vân chỉ có nét đẹp về
hình thể thì Kiều lại đẹp cả tài lẫn sắc. Kiều đẹp đến nỗi hoa cũng phải ghen, liễu
cũng phải hờn và "cầm, kì, thi, hoạ" ở mặt nào Kiều cũng hơn người.
g. Nam Cao viết nhiều về nông thôn. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh
cu Phúc chết lặng lẽ trong xó nhà ẩm ướt trước những đôi mắt "dại đi vì quá đói" của
hai đứa con. Bà cái Tý chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói. Lại có cả
cảnh dám cưới, nhưng cưới để chạy tang.
h. Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm toàn bộ tác phẩm Truyện
Kiều. Đoạn trích nào trong sách giáo khoa ông cũng nâng cao phẩm giá con người.
Kiều thương cha bị đòn mà phải bán mình. Điều này cho chúng ta như thấy như
thấy rõ hơn cuộc sống hồng nhan của Kiều, Ông thương xót Kiều vì Kiều đã chịu
bao nhiêu tai hoạ. Ta cũng biết rõ hơn thế nào là hồng nhan bạc mệnh.
7. Hãy viết đoạn văn theo cấu tạo diễn dịch với các câu chủ đề sau đây:
a. Mọi người dân Việt Nam đều biết Truyện Kiều.

222
b. Bác Hồ sống thật là giản dị.
c. Buổi sáng, thật là dễ chịu.
8. Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau đồng thời phân tích
giá trị liên kết, giá trị tu từ của nó:
Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hoá). Người thiếu nữ họ Triệu
xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Nàng bắn cung rất giỏi, thường theo các
phường đi săn thú. Có lần, nàng bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục
của trai tráng trong vùng. Hàng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh
đập, cướp bóc, người con gái vùng đất Quan Yên vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả
thù nhà, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. Năm 248, Triệu Thị Trinh cùng
anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. Cuộc khởi
nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của Bà sáng mãi với non
sông, đất nước.
9. Trong những đoạn văn sau, các tác giả đã sử dụng phép liên kết nào? Hãy chỉ
ra những từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.
a. Em bé ra đời, đêm chưa tàn, xóm làng còn ngái ngủ. Em nhìn cha: Trời cao
lồng lộng. Em nhìn mẹ: Đất nước bốn mùa đủ nắng hoa. Một thế kỉ, cha em bị mây mù
vẩn đục, mẹ em bị xiềng xích gông cùm. Cha em nổi sấm, mẹ em vùng lên. Bọn ác quỷ
ngã xuống. Em lọt lòng mẹ một ngày tháng Tám - nhà rộn tiếng reo vui. (Lưu Quý Kỳ)
b. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ
kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. Nhưng có khi cất giấu kín đáo trong rương,
trong hòm”. (Hồ Chí Minh)
c. Tôi cầm liềm. Quơ một vòng sát chân rạ. Giật mạnh. Bước sang trái. Quơ
liềm. Giật mạnh. Lại bước sang trái. Lại quơ liềm. Lại giật mạnh. Cứ thế, Cứ thế mãi.
(Nguyễn Huy Thiệp)
d. Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng
miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả,
người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng”. (Phạm Hổ)
d. Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo
trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm
sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời”. (Vân Long)

223
e. Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra
ngoài. Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp Năm, đã "người lớn" hơn một tí, tôi mới nhận
ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào những đợt lá
non, lẫn với màu nắng dịu”. (Vân Long)
f. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang
lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn gần xa đâu đó
lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyển từ bụi
nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi”. (Ngọc Giao)
h. Trong một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ
gốm có nét hoa văn màu nâu và màu xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết
rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh”. (Hà
Đình Cẩn)
10. Hãy phân loại các đoạn văn cho sau đây dựa trên tiêu chí cấu tạo.
a. Thác Y- a - li là một thắng cảnh trên lưng chừng trời. Thác có độ dốc thẳng
đứng, chảy mòn đá, tạo thành mười hai bậc từ trên đỉnh núi xuống mặt đất. Nước trút từ
trên trời xuống, tạo nên một biển mù đẹp tuyệt vời. Nhất là lúc sắp hoàng hôn, mặt trời
xói thẳng vào dòng nước lấp lánh như người ta đang dát một mẻ vàng vừa luyện xong.
b. Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm
ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu củng có trường học,
nhà gửi trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của hợp tác xã, nhà mới của xã viên.
Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ.
c.Tiếng Việt chúng ta rất giàu đẹp: đẹp như thế nào đó là điều rất khó nói.
Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như là không thể phân tích cái
đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng
ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng ta, tiếng nói của quần
chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt
của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc
đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
d. Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác.
Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất
mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của rặng tre. Đây đó một vài cây

224
phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa. Cả cánh đồng thu gọn trong tầm
mắt, làng nối làng, ruộng nối ruộng.
e. Trường đua voi là một đường rộng, phẳng lì, dài hơn năm cây số. Chiêng
khua, trống đánh vang lừng. Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất
phát. Trên lưng mỗi con, ngồi hai chàng "man-gát". Người ngồi phía trên cổ, có vuông
vải đỏ thắm ở ngực. Người ngồi trên lưng mặc áo xanh da trời. Trông họ rất bình tĩnh
vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất trong các cuộc săn trâu bò rừng.
f. Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra
hót râm ran. Mưa tạnh. Phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi
trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
g. Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây
cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả. Cây khoai, cây dong nói bằng
củ, bằng rễ. Bao nhiêu thứ cây, bấy nhiêu tiếng nói.
h. Đây rồi thung lũng lòng chảo Điện Biên. Từ trên trời nhìn xuống, thấy rõ một
vùng đồng bằng ở miền núi. Đồng bằng ở giữa, núi bao quanh. Giữa đồng bằng xanh
ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn nghèo, có khúc trườn
dài. Chắc có con rồng nằm giữa phun nước thì lúa mới xanh như thế.
i. Tuổi thơ của tôi có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương.
Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng tôi mỗi buổi chiều hè. Kia
là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam nữ những đêm sáng trăng. Nhưng gần
gũi thân thiết nhất với tôi vẫn là con đường từ nhà đến trường - con đường đẹp đẽ suốt
những năm tháng học trò của tôi.
j. Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kỳ vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích
hẹp, mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu, phượng múa. Đảo
có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối
mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa
trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển.
11. Hãy phân tích cấu tạo của các đoạn văn sau;
a. Đối lập với tiếng chim thưa thớt nơi miền hồ yên tĩnh là tiếng kêu náo động
của rừng cò. Cơ man nào là cò. Cò từ phương tây bay xuống, cò từ phương nam kéo
lên, cò từ cực bắc kéo về tránh rét. Đủ loại cò: cò trắng, cò lửa, cò ruồi, cò vằn, cò
nâu… Cò bay rợp cả khu rừng đồi lúc chiều về. Rồi vào lúc tảng sáng, cả quả đồi náo

225
động tiếng gọi nhau, tiếng cò đập cánh, tiếng lá rụng đông. Ấy là lúc họ hàng nhà cò
rủ nhau đi kiếm ăn. Sau phút náo động ấy là rợp trời trắng cánh cò bay như những
đám mây trôi, xa dần, rồi mất hút.
b. Trong xã hội Truyện Kiều, đồng tiền đã trở thành một sức mạnh ghê gớm.
Nguyễn Du không phải không nói tới tác dụng tốt của đồng tiền. Có tiền Thúc Sinh, Từ
Hải mới chuộc được Kiều, Kiều mới cứu được cha và sau này mới báo ơn được cho
người này người nọ. Đó là những khi đồng tiền nằm trong tay người tốt. Nhưng chủ
yếu Nguyễn Du vẫn nhìn về mặt tác hại. Vì Nguyễn Du thấy rõ hơn cả một loạt hành
động gian ác, bất chính đều là do đồng tiền chi phối. Quan lại vì tiền mà bất chấp
công lí, sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì
tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm;
Khuyển Ưng vì tiền mà làm những điều ác độc. Cả một xã hội chạy theo đồng tiền.
c. Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau luỹ tre. Trăng đêm nay sáng quá!
Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ. Ánh trăng
vàng dịu mát toả xuống, chảy tràn lan trên mặt đất, trên các cành cây, ngọn cỏ…
Không gian mới yên tĩnh làm sao! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi lộp độp trên lá cây và
tiếng côn trùng ra rả trong đất ẩm. Chị gió chuyên cần nhẹ nhàng bay làm rung rung
mấy ngọn xà cừ trồng ven đường. Thoang thoảng đâu đây mùi hoa thiên lí dịu dàng
lan toả. Đêm quê thật đẹp và êm đềm.
12. Hãy nhận xét cơ sở để sắp xếp câu trong các đoạn văn sau đây:
a. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé
mở. Đến trưa, lá đã xoè tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình
thường của các loại cây khác.
b. Bãi ngô của hợp tác xã quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây
ngôn non còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít hôm sau, ngô đã trở thành cây rung
rung trước gió và ánh sáng. Những lá ngô rộng, dài trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.
c. Đây rồi thung lũng lòng chảo Điện Biên. Từ trên trời nhìn xuống thấy rõ một
vùng đồng bằng ở miền núi. Đồng bằng ở giữa, núi bao quanh. Giữa đồng bằng xanh
ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn nghèo, có khúc trườn
dài. Chắc có con rồng nằm giữa phun nước thì lúa mới xanh như thế.
d. Sẽ là lảng phí và sai lầm to lớn khi chúng ta tốn nhiều tiền của và công sức
vào việc sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ mà người tiêu dùng không muốn trong khi

226
có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ họ rất muốn và cần được thoả mãn. Doanh nghiệp
nào biết nghiên cứu tốt nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp đó sẽ thành công. Chỉ
có marketing mới giúp cho các nhà kinh doanh thắng lợi trên thương trường.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5


Chương 2 giới thiệu những vấn đề cơ bản của ngữ pháp văn bản: các khái niệm
ngữ pháp văn bản, văn bản; đặc trưng của văn bản, liên kết trong văn bản; các đơn vị
cấu thành văn bản là câu và đoạn văn. Hệ thống câu hỏi và bài tập của chương 2 giúp
người học thực hành củng cố lí thuyết và bước đầu vận dụng vào phân tích nội dung
dạy Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5


1. Phan Mậu Cảnh [2008], Giáo trình lí thuyết và thực hành văn bản, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

227
CHƯƠNG 6
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT

6.1. KHÁI NIỆM VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ


Nói một cách khái quát, phong cách học được hiểu là khoa học về các quy luật
nói và viết có hiệu lực cao. Nói và viết có hiệu lực cao ở đây là nói và viết đạt được
tính chính xác, tính đúng đắn và tính thẩm mỹ trong mọi phạm vi hoạt động của giao
tiếp xã hội: hành chính, khoa học, báo, chính luận, sinh hoạt. Và như vậy, ngôn ngữ
được sử dụng có hiệu quả cao chính là ngôn ngữ thực hiện được tất cả các chức năng
xã hội của nó, bao gồm các chức năng cơ bản (nhận thức phản ánh và giao tiếp lí trí -
mà chức năng giao tiếp lí trí là chính) và các chức năng bổ sung (cảm xúc, ý nguyện,
nhắc gọi, tiếp xúc, thẩm mĩ…).
Muốn thực hiện được nhiệm vụ nêu lên những quy luật nói, viết có hiệu lực cao
trong mọi phạm vi giao tiếp của con người giúp cho ngôn ngữ có thể hoàn thành được
tất cả các chức năng xã hội của mình, phong cách học tất yếu phải nghiên cứu ngôn
ngữ một cách toàn diện, tức không chỉ nghiên cứu những nguyên tắc lựa chọn và sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ, mà còn nghiên cứu tất cả các nguồn phương tiện ngôn
ngữ dồi dào. Bởi vì trên lí thuyết cũng như trong thực tế, có thể thấy rõ mối quan hệ
chặt chẽ giữa lựa chọn và phương tiện. Công việc nghiên cứu các phương tiện ngôn
ngữ là tiền đề cần thiết cho công việc nghiên cứu những nguyên tắc lựa chọn, sử dụng
chính những phương tiện này. Lẽ dĩ nhiên là phong cách học không chỉ cần đến những
đặc điểm về chất liệu (chất liệu của ngôn ngữ trước hết là âm thanh), những đặc điểm
về cấu trúc (về mối quan hệ qua lại giữa các thành tố của cấu trúc) mà còn chủ yếu cần
đến những đặc điểm về hoạt động của các đơn vị ngôn ngữ, những đặc điểm trong
cách sử dụng chúng. Phong cách học quan tâm chủ yếu đến cái giá trị biểu cảm - cảm
xúc, phong cách của các phương tiện ngôn ngữ trong những điều kiện giao tiếp nhất
định. Với một đối tượng nghiên cứu đầy đủ như vậy, phong cách học mới có thể hoàn
thành được nhiệm vụ của mình: đánh giá đúng ngôn ngữ dân tộc, tiên đoán con đường
phát triển của nó, bồi dưỡng nên những khuôn mẫu diễn đạt tối ưu trong những hoàn
cảnh giao tiếp tiêu biểu, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt, làm cho nó ngày
càng giàu đẹp.

228
6.2. CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT
6.2.1. Khái niệm phong cách ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ là những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói, thích hợp với
một lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người giao tiếp trong một lĩnh vực hoạt động
xã hội nhất định.
6.2.2. Các kiểu phong cách ngôn ngữ
6.2.2.1. Phong cách hành chính- công vụ
a. Phong cách hành chính - công vụ là dạng ngôn ngữ thích hợp để xây dựng
lớp văn bản (hoặc phát ngôn) trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp
trong lĩnh vực hành chính (trong guồng máy tổ chức, quản lý, điều hành các mặt
của đời sống xã hội).
b.Văn bản hành chính được chia ra các kiểu: văn thư, pháp chế, quân sự, ngoại
giao, kinh tế, thương mại… Mỗi kiểu lại có các thể loại như: thông báo, thông tư, chỉ
thị, nghị quyết, quyết định; đơn từ, báo cáo, biên bản, phúc trình: giấy khen, văn bằng,
giấy chứng nhận các loại; hợp đồng, hoá đơn, giấy biên nhận, giấy giới thiệu, giấy
nghỉ phép… trong kiểu văn bản văn thư.
Các thể loại thông báo, thông tri có thể có trong các kiểu văn thư, pháp chế; thể
loại mệnh lệnh có thể có trong cả kiểu pháp chế, cả kiểu quân sự.
c. Phong cách hành chính thực hiện chức năng giao tiếp lí trí (thông báo) và chức
năng ý nguyện (sai khiến). Nó đem lại cho văn bản một màu sắc phong cách đặc biệt:
yêu cầu phải thực hiện điều đã được thông báo.
d. Phong cách hành chính có ba đặc trưng phong cách: tính chính xác - minh
bạch, tính nghiêm túc - khách quan và tính khuôn mẫu nghiêm ngặt.
- Tính chính xác trong cách dùng từ, đặt câu phải đi đôi với tính minh bạch,
khúc chiết trong kết cấu đoạn mạch của văn bản để đảm bảo cho tính xác định, tính
đơn nghĩa của nội dung: văn bản hành chính chỉ cho phép hiểu một cách, không gây
hiểu lầm.
- Tính nghiêm túc - khách quan là dấu hiệu chung của các tài liệu hành chính để
diễn đạt tính chất xác nhận, khẳng định, tính chất chỉ thị, mệnh lệnh.
- Tính khuôn mẫu là dấu hiệu phân biệt phong cách hành chính: một tài liệu hành
chính chính thức phải viết đúng theo các mẫu đã được quy định.

229
e. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách hành chính:
- Từ ngữ của phong cách hành chính có hai dấu hiệu cơ bản: màu sắc phong cách
sách vở vừa phải và tỉ lệ phần trăm cao của các phương tiện khuôn sáo.
Thuộc vào hệ thống thuật ngữ của phong cách hành chính là những từ ngữ chỉ:
tên gọi tổ chức, cơ quan, đoàn thể (Ủy ban nhân dân, Bộ Y tế…), tên người gọi theo
chức trách (thủ trưởng, chánh văn phòng…), tên gọi loại tài liệu (thông báo, quy
chế…), chỉ thể chế hành chính (kính gửi, kính chuyển, chiếu xét…).
Thuộc vào số những khuôn sáo là những từ ngữ như: nay ban hành, trân trọng đề
nghị, có hiệu lực từ ngày, chấp hành nghiêm chỉnh…
- Cú pháp của phong cách hành chính là cú pháp sách vở mang tính chất rập
khuôn theo lối văn thư "bàn giấy", mang sắc thái khô khan, cứng nhắc, nhiều khi "lạnh
lùng". Ở đây, không có sự sáng tạo về ngôn ngữ cho cá nhân, không có những yếu tố
cảm xúc của ngôn ngữ cá nhân.
- Nhằm mục đích tránh cách diễn đạt mơ hồ có thể bị bắt bẻ, xuyên tạc, phong
cách hành chính rất hay dùng biện pháp lặp lại, đặc biệt lặp lại danh từ, ngay trong một
đoạn văn ngắn, không sợ câu văn nặng nề, đơn điệu, ví dụ:
Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên. Viện
trưởng viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các
cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Văn bản hành chính đòi hỏi sự thống nhất về hình thức: mỗi loại tài liệu cần
phải có một cấu tạo gồm các bộ phận nhất định với một trật tự sắp xếp nhất định, theo
những mẫu nhất định (nhiều khi quy định đến cả dạng chữ in hay chữ viết). Việc thống
nhất này phản ánh tính chất "chính thức", tính chất thể chế kỉ cương nghiêm chỉnh,
trang trọng của công tác hành chính. Đồng thời nó cũng tạo khả năng cho các cơ quan
hành chính ứng dụng kĩ thuật máy tính điện tử, đẩy nhanh nhịp điệu công tác công văn
giấy tờ.
6.2.2.2. Phong cách khoa học
a. Phong cách khoa học là dạng ngôn ngữ thích hợp để xây dựng lớp văn bản
(phát ngôn) trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực khoa học
(trong công tác nghiên cứu, học tập, giảng dạy, phổ biến khoa học).

230
b. Phong cách khoa học được chia ra ba biến thể hay ba phong cách nhỏ: phong
cách khoa học chuyên sâu (nhiệm vụ chủ yếu là thúc đẩy sự phát triển của công việc
nghiên cứu, phát minh khoa học), phong cách khoa học giáo khoa (nhiệm vụ chủ yếu
là thúc đẩy tư duy logic của người đọc, người nghe từng bước đưa họ vào con đường
nghiên cứu, chiếm lĩnh khoa học) và phong cách khoa học phổ cập (nhiệm vụ chủ yếu
là hấp dẫn bạn đọc bằng những tìm tòi lí thú trong khoa học, qua đó nâng cao trình độ
văn hoá nói chung của họ).
c. Dựa vào nội dung ý nghĩa sự vật - logic người ta chia văn bản khoa học ra hai
kiểu: văn bản khoa học xã hội (văn, sử, địa, tâm lí, ngôn ngữ…) và văn bản khoa học
tự nhiên (toán, lí, hoá, sinh…)
Dựa vào những đặc điểm về kết cấu và về tu từ, người ta chia văn bản khoa học
ra các thể loại như: bài giảng, sách giáo khoa, giáo trình, bài báo, chuyên luận, luận án,
tóm tắt luận án…
d. Phong cách khoa học thực hiện hai chức năng: thông báo và chứng minh -
thông báo bằng chứng minh và chứng minh nội dung thông báo.
Chứng minh là đặc trưng khu biệt phong cách khoa học, làm cho nó không giống
các phong cách khác. Bởi vì, khoa học không phải là những tri thức với tính cách là
kết quả có sẵn mà quan trọng hơn, khoa học là quá trình chứng minh tính quy luật của
những cái mới, những cái có giá trị.
e. Phong cách khoa học có ba đặc trưng phong cách: tính trừu tượng - khái quát
cao, tính logic nghiêm ngặt và tính chính xác - khách quan.
- Phong cách khoa học phải đạt tính trừu tượng - khái quát cao, bởi vì mục đích
của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các sự vật, hiện tượng, nó không
thể dừng lại ỏ những cái gì riêng lẻ, bộ phận, cá biệt.
- Phong cách khoa học phải đạt tính logic nghiêm ngặt, bởi vì để gợi mở trí tuệ
và thuyết phục bằng lí tính, lời trình bày, cách suy luận phải biểu hiện năng lực tổng
hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắt chặt chẽ từ tư duy lô gíc hình thức đến tư duy lô
gíc biện chứng.
- Phong cách khoa học phải đạt tính chính xác - khách quan, bởi vì khoa học yêu
cầu phản ánh chính xác, chân thực, khách quan các quy luật của tự nhiên và xã hội.
g. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách khoa học:
- Thành tố quan trọng nhất của từ ngữ trong phong cách khoa học là các thuật

231
ngữ, tức là những từ hoặc nhóm từ dùng để biểu đạt các khái niệm khoa học mang
dung lượng thông tin logic lớn. Ví dụ: Các thuật ngữ trong toán học: hàm số, đạo hàm,
tích phân, vi phân…, trong văn học: hình tượng, điển hình, tính cách….
Một số thành tố quan trọng khác của từ ngữ trong phong cách khoa học là từ ngữ
khoa học chung (từ ngữ được dùng nhiều trong một số ngành khoa học), như: hệ
thống, chức năng, quá trình, yếu tố, bình diện…
Ngoài thuật ngữ và từ ngữ khoa học chung, các từ ngữ còn lại trong phong cách
khoa học thuộc lớp từ ngữ đa phong cách, trung hoà về màu sắc cảm xúc, chủ yếu
được dùng trong nghĩa khái quát. Ví dụ: Thông thuộc loại cây ưa khô. "Thông" ở đây
được sử dụng với ý nghĩa số nhiều, ý nghĩa khái quát.
- Đặc điểm cú pháp nổi bật trong phong cách khoa học là việc sử dụng các hình
thức câu hoàn chỉnh, kết cấu câu chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo yêu cầu chính xác, một
nghĩa và tránh cách hiểu nước đôi nước ba. Tiêu biểu đối với phong cách khoa học là
những kiểu câu ghép vốn rất thích hợp cho việc diễn đạt tập trung quá trình vận động
của tư tưởng sự lập luận của tác giả và những mối liên hệ giữa các hiện tượng được
nói đến. Để nối các phần của văn bản, phong cách khoa học dùng số lượng lớn các
phương tiện liên kết, để: chỉ ra trình tự phát triển của tư tưởng (Đầu tiên… tiếp theo…
sau đó…; Trước khi… để chuẩn bị trước…), nêu lên mối liên hệ giữa thông tin trước
và thông tin sau (như đã nêu trên, như đã nói, đã vạch ra, đã được xem xét…), chỉ rõ
mối quan hệ nhân - quả (bởi vì, vì vậy, nhờ đó, do đó, hậu quả là…), nói đến việc
chuyển sang một chủ đề mới (Bây giờ chúng ta hãy xem xét…; Chúng ta hãy chuyển
sang nghiên cứu…), nêu lên kết luận (Như vậy…; Để kết luận…; Vậy là…)
- Lời nói khoa học loại bỏ yếu tố cá nhân, không có tính chất của riêng cá nhân.
Tính chất trung hoà này của lời nói khoa học gắn với xu hướng quy phạm hoá cả về hai
mặt: mặt cấu trúc của văn bản và mặt sử dụng trong văn bản các phương tiện ngôn ngữ.
Có nhiều loại văn bản khoa học được xây dựng theo một khuôn mẫu quy định
nghiêm ngặt đòi hỏi người viết phải tuân theo. Ví dụ: bài báo khoa học, bài giới thiệu
sách, luận văn, tóm tắt luận án, bản nhận xét luận án…
Kết cấu của văn bản khoa học phổ cập có thể không theo những khuôn mẫu cố
định. Trình độ, kiến thức của người đọc là nhân tố quyết định cách viết của tác giả.
Trong các văn bản khoa học kiểu phê bình - luận chiến, tác giả cần luôn luôn đánh giá

232
các quan điểm khác nhau và kiên trì quan điểm của mình, do đó hay dùng xen thêm lời
nói đối thoại vốn có tính cảm xúc và diễn cảm đạt hiển minh (ra bên ngoài).
6.2.2.3. Phong cách báo chí - công luận
a. Phong cách báo là dạng ngôn ngữ thích hợp để xây dựng lớp văn bản / phát
ngôn trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo (trong hoạt
động thông tin của cã hội về tất cả các vấn đề thời sự).
b. Dựa vào nội dung ý nghĩa sự vật - logic người ta chia văn bản báo ra ba kiểu:
văn bản cung cấp tin tức, văn bản phản ánh công luận và văn bản thông tin - quảng
cáo. Dựa vào những đặc điểm về kết cấu và về tu từ, người ta chia văn bản báo ra các
thể loại: mẫu tin, tin tổng hợp, điều tra, phỏng vấn, phóng sự (thuộc kiểu tin tức); ý
kiến bạn đọc, trả lời bạn đọc, tiểu phẩm (thuộc kiểu công luận); nhắn tin, thông báo,
rao vặt, quảng cáo (thuộc kiểu thông tin - quảng cáo).
c. Phong cách báo thực hiện hai chức năng: thông báo và tác động, tác động vào
nhu cầu và nguyện vọng của người nghe, người đọc. Mọi nhu cầu và nguyện vọng của
con người trong xã hội văn minh đều được phản ánh trong yêu cầu về thông tin.
d. Phong cách báo có ba đặc trưng phong cách: tính chân thực, tính thời sự và
tính hấp dẫn.
Tính chân thực là khả năng phản ánh đúng với bản chất của hiện thực khách
quan. Tính thời sự là khả năng truyền đi kịp thời, nhanh chóng những thông tin mới
mẻ, cấp thiết. Tính hấp dẫn là khả năng khêu gợi sự hứng thú, kích thích sự tò mò
bằng nội dung thông tin phong phú, bằng hình thức trình bày độc đáo, nổi bật, "đập
vào mắt".
e. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo.
- Phong cách báo sử dụng lớp từ ngữ được cấu tạo đặc biệt có màu sắc, biểu cảm
- cảm xúc rõ rệt và màu sắc phong cách nổi bật. Ví dụ: thảm hoạ hạt nhân, giải pháp
số không, trừng phạt kinh tế, ảnh hưởng bị xói mòn, hoà bình trong tầm tay…
Phong cách báo dùng nhiều từ có màu sắc trang trọng. Ví dụ: thiết lập quan hệ,
hợp tác toàn diện, thiện chí hoà bình, xu thế đối thoại, loài người tiến bộ…Phong cách
báo cũng dùng nhiều từ có thái độ bình giá phủ định. Ví dụ: dính líu, chóp bu, chủ bài,
phỉnh phờ, ve vãn, bán rao, tiếp tai, cấu kết…
- Phong cách báo dùng những khuôn mẫu cú pháp như: câu khuyết chủ ngữ, câu
có đề ngữ, câu tách biệt… để nhấn mạnh, làm nổi bật nội dung thông tin.

233
Đặc điểm nổi bật của cú pháp trong phong cách báo là sử dụng kết hợp những
yếu tố khuôn mẫu và những yếu tố diễn cảm. Tất nhiên là đặc điểm này được thể hiện
không như nhau trong các thể loại báo khác nhau.
- Về mặt kết cấu và tu từ, có thể thấy đặc điểm nổi bật của phong cách báo là
những đầu đề kẹp (có những đầu đề phụ đi kèm) được diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, hấp
dẫn, đập vào mắt người đọc, có khả năng thâu tóm được toàn bộ nội dung của cả bài (chỉ
khi nào có sự quan tâm đặc biệt, người đọc mới cần đọc cả bài).
Các văn bản cung cấp tin tức thường được kết cấu theo những khuôn mẫu nhất
định, để việc truyền đạt và tiếp thu thông tin được dễ dàng, nhanh chóng. Loại phóng
sự - điều tra hướng đến một ngôn ngữ sinh động, hóm hỉnh, tế nhị để hấp dẫn người
đọc, để rồi từ đó bộc lộ thái độ, lập trường của mình. Cái "tôi" tác giả xuất hiện trong
các đoạn văn như là một phương tiện tăng cường tính chân thực, khách quan của
những điều "mắt thấy tai nghe".
Loại tiểu phẩm báo dùng hình thức viết ngắn gọn, những biện pháp châm biếm,
trào phúng rất đa dạng.
Nội dung của loại thông báo chủ yếu được viết thâu tóm trong câu đơn phát triển.
Nội dung cần thông báo rất cụ thể, chi tiết, chính xác ngày, giờ, địa điểm.
Ngôn ngữ của loại rao vặt ngắn gọn, rõ ràng. Sở dĩ ngắn gọn là vì chỉ cần nêu
những chi tiết quan trọng nhất cho người đọc đủ xác định được đúng cái mình đang cần.
Ngôn ngữ của loại quảng cáo dùng những nghi thức giao tiếp lễ phép, tôn kính
đối với khách hàng và dùng nhiều biện pháp tu từ để nhấn mạnh và hấp dẫn sự chú ý.
6.2.2.4. Phong cách chính luận
a. Phong cách chính luận là dạng ngôn ng thích hợp để xây dựng lớp văn bản /
phát ngôn trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị - xã
hội (trong các hoạt động động viên, tuyên truyền, giáo dục về mặt chính trị - xã hội).
b. Dựa vào nội dung ý nghĩa sự vật - logic, người ta chia văn bản chính luận ra
các kiểu như: văn bản nghị luận chính trị, văn bản nghị luận kinh tế, văn bản nghị luận
văn hoá - xã hội, … khoa học, văn học - nghệ thuật…
Dựa vào những đặc điểm về kết cấu và tu từ, người ta chia văn bản chính luận ra
các thể loại, như: lời kêu gọi, báo cáo chính trị, xã luận, bình luận; báo cáo, phát biểu
trong hội nghị… (thuộc kiểu văn bản nghị luận chính trị).

234
c. Phong cách chính luận thực hiện hai chức năng: thông báo và tác động - tác
động vào tư tưởng, tình cảm, ý chí, đạo đức… của người nghe, người đọc, tác động
bằng những yếu tố ngoài ngôn ngữ và bằng cả những yếu tố ngôn ngữ, tác động để
làm tăng thêm sức thuyết phục của những luận điểm, luận cứ vững chắc.
d. Phong cách chính luận có 3 đặc trưng phong cách: tính công khai trong bình
giá, tính chặt chẽ trong lập luận và tính mạnh mẽ trong truyền cảm.
- Tính công khai trong bình giá là do yêu cầu khách quan của phong cách chính
luận đòi hỏi biểu thị một cách rõ ràng, trực tiếp thái độ của tác giả đối với sự kiện.
- Tính chặt chẽ trong lập luận là do mục đích của phong cách chính luận nhằm đi
tới thuyết phục người đọc: mà muốn thuyết phục thì tất yếu phải giải thích, thuyết
minh một cách có lí lẽ, có căn cứ vững chắc, nghĩa là phải dựa trên cơ sở những luận
điểm, luận cứ khoa học.
- Tính mạnh mẽ trong truyền cảm là do mong muốn đạt hiệu quả cao trong mục
đích thuyết phục của phong cách chính luận: cần diễn đạt hùng hồn, sinh động có sức
hấp dẫn để có thể thuyết phục cả bằng lí trí cả bằng tình cảm, đạo đức…
e. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách chính luận.
- Lời nói chính luận sử dụng lớp từ có tính chất thuật ngữ của các ngành khoa
học (tuỳ thuộc kiểu văn bản: nghị luận, chính trị, kinh tế, văn hoá…), trong lớp này
những từ ngữ chính trị đóng vai trò quan trọng trong sự bộc lộ thái độ bình giá công
khai của người nói.
Lời nói chính luận tránh dùng những từ ngữ địa phương, thổ ngữ, tiếng lóng, biệt
ngữ và những từ ngữ mới, xa lạ với nhiều người.
- Phong cách chính luận có xu hướng đi tìm những cách đặt câu mới mẻ. Có
những lối diễn đạt ngày nay được dùng trong nhiều phong cách, nhưng phải nói là đã
được dùng đầu tiên trong phong cách chính luận và ngày nay vẫn là tiêu biểu cho
phong cách chính luận. Ví dụ:
- Là một Đảng lãnh đạo. Đảng ta cần phải mạnh mẽ trong sạch.
- Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng vẫn có quyền nói
rằng: Đảng ta thật là vĩ đại.
- Chúng tôi. Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trịnh
trọng tuyên bố…

235
- Không, nước Pháp không trở nên giàu có bởi sự bóc lột thuộc địa.
- Ngôn ngữ trong phong cách chính luận đứng ở hàng thứ hai của ngôn ngữ nghệ
thuật trong việc sử dụng các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ thuộc các cấp độ.
Tuy nhiên, việc sử dụng các yếu tố tu từ không nhằm mục đích làm cho văn bản có
tính hình tượng như trong ngôn ngữ nghệ thuật, mà chỉ nhằm tăng thêm sức mạnh bình
giá, phục vụ cho sự bình giá.
6.2.2.5. Phong cách sinh hoạt
a. Phong cách sinh hoạt là dạng ngôn ng thích hợp để xây dựng lớp phát ngôn/
văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày
(trong trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với tư cách cá nhân với người khác).
b. Phong cách sinh hoạt được chia ra hai biến thể hay hai phong cách nhỏ: sinh
hoạt tự nhiên (thông tục) và sinh hoạt văn hoá (thông dụng).
Phong cách sinh hoạt tự nhiên phục vụ sự trao đổi thân mật, giữa các cá nhân.
Phong cách này mang tính chất tự nhiên, thoải mái, do đó nó trở nên sinh động, thân
mật, gần gũi. Do thói quen, do tính chất của mối quan hệ vai bàng nhau giữa hai người
đối thoại, trong những hoàn cảnh không theo nghi thức, do tâm trạng lúc giao tiếp, họ
có thể dùng cả những từ ngữ thô tục, tục tằn.
Phong cách sinh hoạt văn hoá được hình thành do yêu cầu của một xã hội có
trình độ văn hoá cao. Sự trao đổi tuy diễn ra giữa các cá nhân với nhau nhưng thường
vẫn có sự hiện diện của những người xung quanh, vẫn được dùng trong hoàn cảnh theo
nghi thức, trong tình thế vai bằng nhau và vai không bằng nhau của các người giao
tiếp, vẫn tuân theo những quy tắc xã giao, ứng xử tối thiểu.
Phong cách sinh hoạt tự nhiên có những ưu điểm là sinh động thân mật, gần
gũi… đồng thời cũng có những nhược điểm, như: dùng từ không chính xác, đặt câu
luộm thuộm, cách diễn đạt không chặt chẽ logic.
Phong cách sinh hoạt văn hoá là sự hoà lẫn nhiều đặc điểm của các phong cách
khác: nó có cái tự nhiên, sinh động của phong cách sinh hoạt hàng ngày, đồng thời có
những yếu tố chính xác, chặt chẽ của phong cách khoa học, có những yếu tố gợi hình,
gợi cảm, đẹp đẽ ở mức độ nhất định của ngôn ngữ nghệ thuật. Phong cách sinh hoạt
văn hóa phù hợp với những đòi hỏi tối thiểu của ngôn ngữ văn hoá toàn dân, dùng
hàng ngày trong xã hội giữa những tầng lớp đông đảo có văn hoá trong nhân dân.

236
c. Phong cách sinh hoạt thực hiện chức năng cơ bản là giao tiếp lí trí (cụ thể ở
đây là trao đổi ý nghĩ, tư tưởng) và cả các chức năng khác: chức năng cảm xúc (hoặc
chức năng truyền đạt tình cảm) chức năng giao tiếp (hoặc chức năng nghi thức xã hội)
và chức năng nhắc gọi (hoặc chức năng thu hút sự chú ý của người nghe).
d. Phong cách sinh hoạt có ba đặc trưng phong cách: tính cá thể, tính cụ thể và
tính cảm xúc.
- Tính cá thể của phong cách sinh hoạt thể hiện ở vẻ riêng của ngôn ngữ mỗi
người khi trao đổi, chuyện trò, tâm sự với người khác. Mỗi người có đặc điểm riêng
trong lời nói hàng ngày của mình và những nét riêng phong phú này lâu dần tổng hợp
lại thành cái tinh tuý của phong cách sinh hoạt.
- Tính cụ thể của phong cách sinh hoạt được biểu hiện ở chỗ các sự vật không
phải chỉ được gọi tên mà còn được hiện lên với những hình ảnh, âm thnh rõ rệt. Tính
cụ thể làm cho sự giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày trở nên dễ dàng, nhanh chóng,
ngay trong trường hợp phải đề cập đến những vấn đề trừu tượng.
- Tính cảm xúc của phong cách sinh hoạt thể hiện ở những cách diễn đạt đầy màu
sắc tình cảm vốn nảy sinh trực tiếp từ những tình huống cụ thể trong thực tế đời sống
muôn hình muôn vẻ. Chính thái độ, tình cảm, cảm xúc làm thành nội dung biểu hiện
bổ sung của lời nói giúp người nghe có thể hiểu nhanh chóng, hiểu sâu sắc nội dung cơ
bản và nhất là mục đích, ý nghĩa của lời nói. Chính ngôn ngữ trong phong cách sinh
hoạt đa dạng, phong phú, nhiều tính chất, tu từ là cái nguồn vô tận đã tạo nên một nền
văn học đẹp đẽ.
g. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách sinh hoạt:
- Trong phong cách sinh hoạt, khi nói năng, người ta phát âm thoải mái theo một
tập quán phát âm địa phương với sự thể hiện không theo chuẩn mực chung của các phụ
âm đầu, phụ âm cuối và các thanh điệu.
Ngày nay đất nước đã liền một dải, đang đi vào một giai đoạn phát triển mới,
nhiều người có ý thức khắc phục tập quán phát âm địa phương của mình, hướng theo
cách phát âm chuẩn mực chung của cả nước. Đó là những cố gắng bền bỉ đáng quý thể
hiện đúng yêu cầu khách quan của việc xây dựng một phong cách sinh hoạt văn hoá
thông dụng toàn dân mà chỉ có một đất nước phát triển mới mong đạt tới.
- Đặc điểm nổi bật trong cách sử dụng từ ngữ của phong cách sinh hoạt là ưa

237
dùng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và màu sắc cảm xúc. Đáng lẽ nói:
đánh đau thì nói xé xác, chẻ xác, lột xác, đánh sặc tiết, thượng cẳng chân hạ cẳng tay…
Phong cách sinh hoạt ưa dùng từ láy và vì vậy đã sinh ra những từ láy giàu sắc
thái cụ thể, gợi hình, gợi cảm. Ví dụ: loanh quanh, lững thững, sè sè, rầu rầu, đủng đa
đủng đỉnh…
Phong cách sinh hoạt thích dùng thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ. Ví dụ: vẽ đường
cho hươu chạy, mượn gió bẻ măng, cá lớn nuốt cá bé, khi vô phép, khi không phải, đời
thuở nhà ai…
Phong cách sinh hoạt sử dụng nhiều ngữ khí từ với nhiều màu sắc tình cảm khác
nhau để thực hiện chức năng tạo tiếp. Ví dụ, đấy nhé, ạ, với, cơ…
Phong cách sinh hoạt sử dụng nhiều cảm thán từ chỉ những màu sắc tình cảm,
cảm xúc, thái độ khác nhau vốn làm thành nội dung biểu hiện bổ sung của lời nói,
mang lại cho phong cách này cái ý nhị, duyên dáng, sâu xa, hấp dẫn như: a, a ha, eo ôi,
ối giời ơi, hừ, rõ khổ, khốn khổ, ừ nhỉ…
Phong cách sinh hoạt ưu nói tắt. Cửa hàng bách hoá tổng hợp - bách hoá - tổng
hợp; hợp tác xã nông nghiệp - hợp tác xã - hợp tác - hợp.
- Một đặc điểm nổi bật của phong cách sinh hoạt về mặt cú pháp là hay dùng
những câu hỏi, những câu cảm thán, những câu nói trực tiếp, những câu đưa đẩy.
Ví dụ:
Ta mặc áo nâu, ta ăn bát cơm độn từ bé làm sao ta lại không thương con trâu,
con bò. Khốn nỗi "người siêng thì kiềng người nhác, người nhác thì kích bác người
siêng". Mình có đem hết ruột gan vào hợp tác xã thì đã có đứa nói: "Ờ, chăm cho lắm
mà hạng A, mà lấy cá nhân mà lấy xuất sắc".
Phong cách sinh hoạt có những nét cú pháp riêng mà các phong cách khác
thường ít dùng. Chẳng hạn,dùng "đã… lại…" thay cho "không những … mà còn",
dùng "động từ - gì mà - động từ" để biểu thị thái độ phủ định, dùng kết cấu có "thì" để
nhấn mạnh, dùng câu hỏi để phủ định.
Ví dụ:
- Hôm đó trời đã mưa lại còn gió mùa đông bắc.
- Học hành gì mà chỉ ăn với chơi.
- Việc gì khó đến mấyquyết tâm làm thì làm chắc được.

238
- Anh làm như vậy thì làm sao đạt được kết quả tốt.
- Về mặt tu từ, phong cách sinh hoạt hay dùng ví von, so sánh để nói lời nói có
hình ảnh: thích dùng cách diễn tả phóng đại, nói giảm để tô đậm hình ảnh khiến người
nghe chú ý.
6.2.2.6. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
a. Tính cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật là tính chất theo đó "các yếu tố ngôn
ngữ trong một tác phẩm phải gắn bó qua lại với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ
chung, phải phù hợp cho nhau để đạt tới một hiệu quả diễn đạt chung" . Sự gắn bó
với nhau và sự thống nhất với hệ thống chung trong tác phẩm - hệ thống không những
là thuộc tính của những đơn vị ngôn ngữ lớn, như đoạn văn, khổ thơ, chương tiểu
thuyết… mà còn là thuộc tính của những đơn vị nhỏ, những từ bình thường.
Tính cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật hiểu như trên, lẽ tự nhiên đặt ra vấn đề:
phạm trù nào đã liên kết tất cả các phương tiện ngôn ngữ hết sức đa dạng trong tác
phẩm thành một chỉnh thể. Cái phạm trù đó, theo Viện sĩ V.V. Vinôgơrađốp, là phạm
trù "hình tượng tác giả". Thuật ngữ "hình tượng tác giả" diễn đạt hai khái niệm gắn
bó với nhau: thứ nhất, đó là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm,
người đại diện cho những quan niệm tư tưởng - nghệ thuật nhất định được thể hiện
trong tác phẩm, thứ hai, đó là cấu trúc lời nói ngôn từ vốn là trung tâm tổ chức của
tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, cái cấu trúc lời nói của hình tượng tác giả này không
bị hạn chế trong khuôn khổ của lời nói tác giả thật sự, chỉ có lời nói của người kể,
của người tường thuật của nhân vật. Khi người kể chuyện không thay thế tác giả (của
tác phẩm nghệ thuật) thì lời nói thật sự của tác giã diễn đạt trực tiếp và đầy đủ "hình
tượng tác giả" phản ánh lập trường của tác giả, những sự đánh giá và những cảm xúc
của tác giả.
b.Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật
Trong ngôn ngữ học, đặc biệt trong phong cách học, tính hình tượng, theo nghĩa
rộng nhất, có thể được xác định là thuộc tính của lời nói nghệ thuật truyền đạt không
chỉ thông tin logic mà còn cả thông tin được tri giác một cách cảm tính (cảm giác, tri
giác, biểu tượng) nhờ hệ thống các hình tượng ngôn từ.
Còn bản thân hình tượng ngôn từ đầu tiên có thể được xác định như là mảnh
đoạn của lời nói (từ hoặc cụm từ) mang thông tin hình tượng, mà ý nghĩa của thông tin

239
hình tượng này không tương đương với ý nghĩa của những yếu tố được lấy tách riêng
ta của mảnh đoạn đó cộng lại.
Có thể nói, bất kì một từ nào của ngôn ngữ phi nghệ thuật (ngôn ngữ thực hành)
trong điều kiện của một ngữ cảnh nhất định, đều có thể trở thành một từ nghệ thuật,
nếu nó có thêm một nghĩa bổ sung, một nghĩa hình tượng nào đó. Song, như thế không
có nghĩa là mỗi từ của ngôn ngữ phi nghệ thuật xuất hiện trong văn bản nghệ thuật đều
bắt buộc phải được cải tạo thành từ nghệ thuật. Trong văn bản nghệ thuật bao giờ cũng
có những "vị trí trống rỗng", những "bao bì", tức những vị trí chỉ có giá trị về mặt giao
tiếp mà không có hoặc có ít giá trị về mặt nghệ thuật.
c. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật
Tính cá thể hoá của ngôn ngữ tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được hiểu là dấu ấn
phong cách tác giả trong ngôn ngữ nghệ thuật. Dấu ấn phong cách tác giả là cái thuộc
về đặc điểm bản chất, thuộc về điều kiện bắt buộc của ngôn ngữ nghệ thuật. Nó không
được đặt ra đối với ngôn ngữ phi nghệ thuật. Trong một số văn bản chính luận, văn
bản khoa học trong lời nói sinh hoạt hàng ngày của một số người, ta có thể đến vài nét
về chi tiết trong vận dụng ngôn ngữ của cá nhân, song đó chưa phải là dấu ấn phong
cách tác giả. Dấu ấn phong cách tác giả cũng không có trong các tác phẩm văn học dân
gian truyền miệng. Dấu ấn phong cách tác giả chỉ có thể có trong tác phẩm nghệ thuật
với tư cách là một thể thống nhất của cấu trúc tu từ học, một hệ thống tu từ học hoàn
chỉnh được liên kết lại bởi hình tượng tác giả bởi ý định thẩm mĩ, bởi chủ đề tư tưởng
của tác phẩm.
Tính cá thể hoá của ngôn ngữ tác phẩm nghệ thuật thể hiện ở tính cá thể hoá của
ngôn ngữ tác giả. Ngôn ngữ là chung, nhưng sự vận dụng ngôn ngữ là tuỳ thuộc cá
nhân. Mỗi nhà văn do xu hướng, sở trường, thị hiếu, tập quán, tâm lí xã hội, cá tính mà
hình thành giọng nói riêng, cái vẻ riêng của ngôn ngữ khi tác giả kể, dẫn chuyện hoặc
nói về mình. Đối với nhà văn cái giọng nói riêng đó là cái giá trị quyết định "Nếu tác
giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả"
(Sêkhốp). Mỗi tác giả lớn đều có một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng, không thể lặp lại
trong lịch sử văn học. Cái giọng ưa thích sử dụng những loại phương tiện ngôn ngữ
nhất định. Chẳng hạn, Nguyễn Công Hoan thích dùng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày,
những phương tiện khẩu ngữ dân chúng làm cho truyện của ông hệt như ngoài đời,

240
người xem tác phẩm, thích thú, thán phục. Tô Hoài say mê miêu tả, những bức tranh
ông dựng lên thật là đẹp, thật là trau chuốt. Cái giọng nói riêng của nhà văn còn thể
hiện ở sự sáng tạo ngôn ngữ. Sự sáng tạo ngôn ngữ là đóng góp của mỗi nhà văn lớn
vào ngôn ngữ dân tộc. Mọi người nói "cõi lòng", "cõi trần gian"… thì Nguyễn Du nói
"cõi người ta", "Trăm năm trong cõi người ta". Tố Hữu dùng "Từ ấy" trong lúc xã hội
vẫn nói "từ đấy", "từ đó", "từ ngày ấy".
Tính cá thể hoá của ngôn ngữ còn thể hiện ở từng sự vật, từng cảnh, từng nhân
vật của tác phẩm. Trong tác phẩm, vật, cảnh, người… không trùng nhau thì ngôn ngữ
thể hiện chúng cũng không thể giống nhau. Ngay trong một tác phẩm, những nhân vật
tưởng như giống nhau, hoá ra vẫn rất khác nhau. "Viết về những phụ nữ nhan sắc. Ma
Văn Kháng có khả năng khám phá tinh tế và sắc sảo. Từ chị Duyên (mẹ và con) đến cô
Loan (Mưa mùa hạ) và chị Lý (Mùa lá rụng trong vườn) đều có những nét giới tính
cần thiết cho cuộc đời. Nhưng cái đẹp của mỗi người có những dáng vẻ riêng như báo
trước một kết cục tất yếu sẽ đến với từng người. Nét đẹp của chị Duyên là cái đẹp
nồng hậu, thuỷ chung, thanh nhàn, có ích cho mọi người nên chị ấy đáng tìm lại được
niềm hạnh phúc đã một lần mất mát. Còn nét đẹp của cô Loan, chị Lý là những nét đẹp
thiên về hình thể, sắc sảo và đam mê, tầm thường. Họ phung phí tuổi trẻ và hương sắc,
nên cuối cùng họ đã mất tất cả".
Cái cá thể hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật như những phân tích trên đây cho thấy,
chính là cái độc đáo, đặc sắc không lặp lại, cái riêng của tất cả các yếu tố trong sáng tác;
lối nghĩ, lối cảm, lối thể hiện những đặc điểm riêng trong cách sử dụng từ ngữ, ngữ
pháp, kết cấu tu từ. Ngôn ngữ riêng của một nhà văn, bút pháp riêng của một nhà văn
không phải là một sự kiện rời rạc bao gồm một số lượng đổi mới ở các cấp độ. Nó là sự
đi chệch của một cái toàn thể có hệ thống, so với cái toàn thể của ngôn ngữ chung.
d. Tính cụ thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật
Tính cụ thể hoá nghệ thuật là thuộc tính rộng lớn nhất của lời nó i nghệ
thuật. Nó giải thích bản chất sự tác động của từ ngữ nghệ thuật đến người đọc,
nó giải thích đặc trưng của lời nói nghệ thuật như là đặc trưng của hoạt động
sáng tạo, nó giải thích những bí mật của các quy tắc luật sáng tác nghệ thuật.
Từ ngữ trong từ điển chỉ diễn đạt khái niệm. Từ ngữ trong sinh hoạt hàng
ngày không chỉ diễn đạt khái niệm mà còn diễn đạt cả biểu tượng, tức theo một

241
nghĩa nào đó, nó đã được cụ thể hoá. Còn trong ngữ cảnh của lời nói nghệ thuật, thì
từ ngữ không chỉ diễn đạt biểu tượng mà còn diễn đạt hình tượg nghệ thuật. Nhà
văn trong quá trình sáng tác đã sử dụng cũng chính những từ mà mọi người nói thứ
tiếng đó sử dụng, thế nhưng những từ này khi xuất hiện trong ngữ cảnh của tác
phẩm không phải là những cái biểu đạt các khái niệm, các biểu tượng sơ đẳng nữa,
mà là những cái biểu đạt các hình tượng nghệ thuật.
Sự cụ thể hoá nghệ thuật được thực hiện nhờ cách lựa chọn và tổ chức các
phương tiện ngôn ngữ. Tham gia vào việc chuyển từ bình diện khái niệm của ngôn
ngữ sang bình diện hình tượng của tác phẩm có thể là những đơn vị của tất cả các
cấp độ. Đặc biệt là những từ ngữ có nghĩa hẹp, có sức gợi hình ảnh đậm nét như:
lượn, liệng, chao, xập xè, thoi thót, phất phơ, lưa thưa, khúc khuỷu… Dùng các từ
ngữ này thay cho các từ có nghĩa khái quát là một cách tiêu biểu nhất để tạo hình
tượng cụ thể tác động vào trí tưởng tượng của người đọc. Sự cụ thể hoá nghệ thuật
có thể đạt được bằng một phương thức đặc biệt gọi là "sự dẫn dắt bằng động từ".
Nhà văn gọi tên từng động tác (vật lý và tâm lý), từng giai đoạn biến đổi của trạng
thái: "giai đoạn hoá" bằng một động từ, kết quả là nhiều động từ được sử dụng
trong một đoạn văn tường thuật, miêu tả, đưa đến tác dụng kích thích trí tưởng
tượng của người đọc, tạo ra biểu tượng về sự tiến triển theo từng giai đoạn của vận
động và của hình tượng nói chung.
Sự cụ thể hoá nghệ thuật đến từng chi tiết tinh tế, chi li đến từng đường nét tỉ
mỉ, sinh động không chỉ hạn chế trong việc sử dụng từ ngữ, kết cấu như trên đã nêu,
mà còn mở rộng ra các hình thức giao tiếp (độc thoại, đối thoại), các phương thức
diễn đạt (tường thuật, miêu tả, biện luận, trữ tình), các phương tiện tu từ cũng như
các biện pháp tu từ thuộc các cấp độ. Vấn đề chỉ là ở chỗ dùng như thế nào, có đạt
được mục đích thẩm mĩ hay không, có làm nổi bật được bức tranh toàn cảnh hay
không, có gây được ấn tượng và màu sắc đậm đà hay không.
6.3. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT
Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
một cách có hiệu quả trong biểu đạt. Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn
ngữ, khi được sử dụng hiệu quả thì sẽ trở thành biện pháp. Vì vậy, biện pháp tu từ và
phương tiện tu từ thực chất là một, có thể gọi chung là phương thức tu từ.

242
6.3.1. Các biện pháp tu từ ngữ âm
6.3.1.1. Hài thanh
Hài thanh là biện pháp tu từ trong đó người ta sử dụng sự kết hợp các đơn vị âm
thanh ngôn ngữ một cách hài hòa để tạo cảm giác dễ tiếp nhận và góp phần thể hiện
một nội dung bình lặng, hòa hợp.
Ví dụ:
Xe đi trong đêm tối
Dù đường lạ đường quen
Xe đi, không lạc lối.
Có mắt ta làm đèn.
(Tố Hữu)
Tác giả đã sử dụng sử dụng sự luân phiên các thanh điệu bằng trắc và cả độ trầm
bổng, sáng tối của các nguyên âm trong các âm tiết.
Ví dụ 2: “Chắc là rượu bổ. Có lẽ cũng phải ba bốn đồng. Ý tốt người ta có định
lấy con mình thì người ta mới chịu bỏ tiền ra mua biếu chứ. Vả lại, bây giờ hạng
thông, lý, phán lấy vợ nhà quê kể cũng thường”. (Nam Cao)
Tác giả cũng đã chú ý đến sự hài thanh nhất là về thanh điệu, sự luân phiên bằng
trắc giữa các âm tiết ở cuối nhịp, cuối câu.
6.3.1.2. Đối thanh
Đối thanh là biện pháp tu từ trong đó người ta sử dụng sự đối lập về đặc điểm
ngữ âm của các đơn vị góp phần thể hiện những sự đối lập trong cảm xúc.
Ví dụ:
Tài cao, phận thấp, chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
(Tản Đà)
Tản Đà đã cố tình tạo ra sự đối lập chan chát mà rõ nhất là đối lập về thanh điệu.
Câu 1 là sự dồn nén, uất nghẹn bởi các thanh trắc. Còn câu 2 lại là sự buông thả, trải
dài với những thanh bằng. Bên cạnh đó, sự đối lập về các âm cuối giữa hai âm tiết cuối
câu cũng góp phần thể hiện sự đối lập về tư tưởng của Tản Đà, đó là một khối mâu
thuẫn lớn.
6.3.1.3. Tượng thanh
Tượng thanh là biện pháp tu từ trong đó người ta sử dụng âm thanh ngôn ngữ để
biểu thị âm thanh của cuộc sống bên ngoài.

243
Biện pháp này thực chất là sự sử dụng các từ tượng thanh. Trong tiếng Việt, từ
tượng thanh rất nhiều và được sử dụng một cách biến hóa, linh hoạt.
Ví dụ: Các từ lộp bộp, lộp độp, đồm độp, bồm bộp, rào rào, ào ào, tí tách, ầm
ầm, rả rích…không phải miêu tả nguyên xi những âm thanh của cuộc sống bên ngoài
mà khi đi vào ngôn ngữ những âm thanh này đã có sự biến đổi. Chẳng hạn, tiếng giọt
nước rơi trên tàu lá chuối có khi chúng ta nghe độp độp, đồm độp…nhưng trong ngôn
ngữ ta dùng từ lộp độp là đã mềm hóa âm thanh khi miêu tả.
Từ tượng thanh trực tiếp là những từ miêu tả âm thanh giống hoặc gần giống âm
thanh trong đời sống.
Từ tượng thanh gián tiếp không phải miêu tả âm thanh thật mà kết hợp các từ
tượng thanh khác nhau để tạo ra sự cổng hưởng về ý nghĩa hoặc tô đậm hình ảnh, cảm
xúc, gợi trí tưởng tưởng.
Ví dụ: “Tiếng trống vẫn rộn rịp, rình rình, rịch rịch”.
(Nguyễn Khải)
6.3.1.4. Điệp thanh
Điệp thanh là biện pháp tu từ trong đó người ta sử dụng lặp lại các đơn vị âm
thanh một cách có dụng ý để tạo nên sự cộng hưởng về ý nghĩa hay tô đậm hình ảnh,
cảm xúc hoặc gợi trí tưởng tượng.
Bao gồm:
*Điệp phụ âm đầu: là biện pháp tu từ trong đó người ta sử dụng lặp các phụ âm
đầu trong các âm tiết nhất định.
- Ví dụ 1:
Làn ao lóng lánh ánh trăng loe.
Việc lặp lại phụ âm đầu “l” làm cho khái niệm “lóng lánh” được thể hiện rõ,
hình ảnh được khắc họa đậm nét.
- Ví dụ 2: Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Việc lặp lại phụ âm đầu “l” tô đậm hình ảnh lập lòe của bông lựu.
- Ví dụ 3:
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.
(Tố Hữu)

244
- Ví dụ 4:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe, đâm bông.
(Nguyễn Du)
* Điệp vần là việc sử dụng lặp lại phần vần trong các âm tiết. Trong âm tiết, có
ba phần thanh điệu, phụ âm đầu, vần thì phần vần quan trọng hơn cả. Bởi vì, khả năng
tạo nghĩa, gợi hình chủ yếu được thể hiện ở phần này.
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
(Tố Hữu)
Vần “ang” có khả năng có khả năng tạo hình, vẻ ra một không gian rộng rãi
rộng rãi, nhẹ nhàng, mênh mang không có giới hạn. Nó phù hợp với không gian của
bài thơ, góp phần thể hiện cảm xúc của tác giả.
Trong tiếng Việt, âm chính và âm cuối là quan trọng nhất, trong đó, âm chính là
âm tố bắt buộc đã tạo ra được sự điệp vận. Chỉ có âm chính thì chưa chắc đã tạo ra
được sự điệp vần. Các âm tố quan hệ với nhau trong mối quan hệ ràng buộc, chi phối
lẫn nhau. Cho nên có khi khuyết âm cuối: “Lơ thơ tơ liễu buông mành” thì sự điệp
nguyên âm chính đã tạo thành điệp vần. Chẳng hạn:
- Ngòi đầu cầu nước trong như lọc.
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
- Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Điệp vần thường được sử dụng trong ngôn ngữ nghệ thuật và trong thơ; nó trở
thành lối gieo vần phụ, tức gieo vần vào những vị trí không phải là vị trí quyết định
trong thi luật.
Ví dụ:
- Dọc bờ sông trắng nắng chang chang. (Hàn Mạc Tử)
- Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa. (Tố Hữu)
- Đường bạch dương sương trắng nắng tràn. (Tố Hữu)
Sự điệp vần ở các câu thơ trên làm cho các tiếng móc xích với nhau, hòa quyện
vào nhau, dễ đọc, dễ nhớ và có thể góp phần thể hiện một cảm xúc phù hợp.
*Điệp thanh điệu: là biện pháp tu từ trong đó người ta sử dụng lặp các thanh

245
điệu thường là cùng nhóm hoặc có khi cùng một thanh điệu trong những âm tiết
nhất định.
“Sương đương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”.
(Xuân Diệu)
Trời buồn làm gì trời rầu rầu.
Anh yêu em xong anh đi đâu?
Lắng tiếng gió, suối, thấy tiếng khóc.
Một bụng một dạ một nặng nhọc.
Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi.
Nghĩ mãi, gỡ mãi lỗi vẫn lỗi.
Thương thay cho em, căm thay anh.
Tình hoài càng ngày càng tày đình.
(Thế Lữ)
Khi sử dụng các biện pháp tu từ, phải lưu ý, trước hết, sự biểu hiện bên trong
phải có cảm xúc. Các biện pháp tu từ chỉ là sự hỗ trợ, là phương tiện tránh sự gò ép khi
sử dụng các biện pháp tu từ.
6.3.1.5. Biến nhịp
Biến nhịp là biện pháp tư từ trong đó người ta thực hiện một sự thay đổi nhịp so
với nhịp bình thường nhằm thể hiện tình cảm, cảm xúc.
Nhịp bình thường trước hết thể hiện trong lời nói phụ thuộc vào nhịp thở của con
người và phụ thuộc vào cú pháp của câu nói. Nhịp bình thường về cơ bản thể hiện trên
tất cả các phong cách ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ nghệ thuật. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ
nghệ thuật thì sự biến nhịp nhiều khi nhằm để bày tỏ một cảm xúc nhất định hoặc là để
góp phần thể hiện một nội dung nào đó mà thể hiện rõ nhất là trong ngôn ngữ thơ.
Chẳng hạn, trong thể thơ Việt Nam, phần nhiều dựa vào số tiếng để chia ra các
thể thơ; số tiếng trong mỗi dòng thơ hình thành nên đơn vị nhịp. Bình thường thơ lúc
bát là nhịp 2/2 và thơ thất ngôn là nhịp 2/3. Do yêu cầu diễn đạt, sự luôn phiên về nhịp
được biến đổi. Chẳng hạn, nhịp 2/2 được biến đổi thành nhịp 3/1/4.
Ví dụ: Nửa chừng xuân /thoắt/ gãy cành thiên hương.
(Nguyễn Du)

246
Sự đổi nhịp trong thơ có khi còn được tạo thành do sự biến thể của thể thơ.
Ví dụ:
Mai cốt cách/tuyết tinh thần.
Mỗi người một vẻ/mười phân vẹn mười.
Sự biến nhịp trong thơ có khi còn thể hiện ở sự kết hợp các thể thơ, thể hiện được
các nội dung khác nhau.
Chẳng hạn:
Chưa sâu, ta cuốc cho sâu.
Có anh có chị nhanh tay ta đào!
Hì hà hì hục.
Lục cục lào cào.
Anh cuốc, em cuốc.
Đá lỡ đất nhào.
(Phá đường, Tố Hữu)
Ở trên là những lời kêu gọi, tâm sự, tâm tình; sự biến đổi nhịp ở các câu dưới thể
hiện nhịp điệu lao động.
6.3.2. Các biện pháp tu từ cú pháp
6.3.2.1. Điệp cú pháp
Điệp cú pháp là biện pháp tu từ trong đó người ta sử dụng những câu hoặc những
đoạn câu có cùng một kiểu cấu tạo để nhấn mạnh về nội dung thông báo, lưu ý người
đọc người nghe về nội dung thông báo.
Ví dụ 1:
Năm qua đi, tháng qua đi.
Tre già măng mọc, có gì lạ đâu.
(Nguyễn Duy)
Ví dụ 2: “Đế quốc Mỹ nhất định phải rút khỏi ước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ
thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Dạng cấu trúc “A nhất
định B” thể hiện sự quyết tâm sắt đá, không gì lay chuyển được.
Biện pháp tu từ cú pháp nhiều khi được sử dụng khá linh hoạt. Trong ví dụ sau,
việc lặp cú pháp được thực hiện ở toàn khổ thơ, với các dòng tương ứng.
Buổi sáng em làm rẫy
Thấy bóng cây kơ - nia

247
Bóng ngả che ngực em
Về nhớ anh không ngủ.

Buổi chiều mẹ làm rẫy


Thấy bóng cây kơ - nia
Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhớ anh mẹ khóc.
(Ngọc Anh)
6.3.2.2. Đảo cú pháp
Là biện pháp tu từ trong đó, người ta đảo, đổi vị trí các thành phần so với trật tự bình
thường của câu tiếng Việt nhằm mục đích nhấn mạnh hành động, tính chất, đối tượng.
Ví dụ:
- Đã tan tác những bóng thù hắc ám.
Đã sáng lại trời thu tháng tám.
(Tố Hữu)
- Bạc phơ mái tóc người cha.
(Tố Hữu)
- Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
(Nguyễn Phan Hách)
6.3.2.3. Tách cú pháp
Tách cú pháp là biện pháp tu từ trong đó, người ta tách các thành phần của câu ra
và nâng các thành phần của câu ra và nâng các thành phần đó lên thành câu độc lập.
Ví dụ: Đôi đũa này lên lại có đôi đũa khác xuống. Liên tiếp lên xuống như vậy.
Cứ tăm tắp. Cứ tăm tắp.
Nói cách khác, tách cú pháp là một biện pháp tu từ dựa trên cơ sở tách riêng một
cách có dụng ý từ một cấu trúc cú pháp thống nhất ra một hay nhiều bộ phận biệt lập
về mặt ngữ điệu, cách xa nhau bằng một chỗ ngắt (trên chữ viết bằng dấu chấm hay
một dấu tương đương).
- Các chức năng tu từ của tách biệt rất đa dạng cụ thể hoá nội dung của bộ phận
trung tâm, đặc tả trạng thái tâm lí, cảm xúc của chủ thể, mô tả hoàn cảnh, điều kiện,
chi tiết của những biến cố được nói đến, đánh dấu các đoạn văn có liên đới với nhau,
gắn kết các mảnh đoạn của văn bản.

248
Ví dụ:
- Đôi mắt ấy nhìn tôi, ngập ngừng nhiều lần. Lặng im nhiều lần. Rồi mới hỏi:…
(Nguyễn Thị Ngọc Tú)
- Anh càng hết sức để hát để,,, và để… không ai nghe.
Bởi vì,,,
Đường càng vắng ngắt. Thỉnh thoảng, những chiếc xe cao su kín mít như bưng,
lép nhép chạy uể oải.
(Nguyễn Công Hoan)
6.3.2.4. Chuyển chức năng cú pháp
Là biện pháp tu từ trong đó, người ta chuyển đổi chức năng của các thành phần
câu nhằm khắc họa một đối tượng nào đó.
Ví dụ 1: Cô ấy mắt xanh - Mắt cô ấy xanh. Trong ví dụ này, người ta chuyển một
bộ phận của vị ngữ thành chủ ngữ nhằm làm tập trung sự chú ý của người nghe, người
đọc vào đặc điểm của đối tượng.
Ví dụ 2: Hắn ta lại lắc đầu. - Đầu hắn ta lại lắc.
6.3.2.5. Dùng giải thích ngữ
Là biện pháp tu từ trong đó, người ta dùng một thành phần đi kèm một thành
phần nào đó, nhằm để giải thích, thuyết minh hoặc gây ấn tượng cho thành phần đó.
“Vì những lẽ trên, chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước
tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh)
6.3.2.6. Dùng quan hệ từ, phụ từ, quán ngữ
Trong tiếng Việt, quan hệ từ chủ yếu là được sử dụng để thể hiện các quan hệ
trong câu. Tuy nhiên, có một số quan hệ từ được sử dụng đầu câu để nhấn mạnh với
các sắc thái ý nghĩa, tình cảm khác nhau: thì, là, mà… Các phụ từ, các quán ngữ cũng
được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để nhấn mạnh hoặc đưa đẩy liên kết trong những
hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
Chẳng hạn:
- Là tôi nói thế.

249
- Thì năm nay, Chí Phèo, một thằng hiền lành như đất,… lại xuất hiện ở làng Vũ
Đại này.
6.3.3. Các biện pháp tu từ từ vựng
6.3.3.1. So sánh
So sánh là biện pháp tu từ trong đó, người ta đối chiếu các sự vật với nhau khi
những sự vật có những nét tương đồng nào đó, nhằm để gợi ra những hình ảnh cụ thể,
những cảm xúc tường minh.
Về mặt hình thức, phép tu từ so sánh đầy đủ bao gồm 4 yếu tố:
- Vế so sánh (1)
- Cơ sở so sánh (2)
- Mức độ so sánh (3)
- Vế được so sánh (4)
Ví dụ: Cổ tay em (1) trắng (2) như (3) ngà (4).
Cơ sở so sánh: thường đưa ra các phẩm chất được nhìn nhận theo một cách nào
đó (chung hoặc riêng).
Mức độ so sánh: thường diễn ra ở mức độ ngang bằng như nhau: như, tựa như,
giống như, là như là, như thể…
Trong thực tế sử dụng, người ta có thể bớt đi những yếu tố nhất định. Chẳng hạn,
bớt đi cơ sở so sánh.
Ví dụ: Hồn tôi, giếng ngọc trong veo.
Có trường hợp khuyết mức độ so sánh:
Ví dụ: Quả dừa - đàn lợn con, nằm trên cao.
Có trường hợp, vắng yếu tố thứ nhất:
Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng.
Trong so sánh tu từ, có thể kết hợp một vế so sánh hay một đối tượng so sánh với
nhiều đối tượng được so sánh.
Ví dụ:
Hồn tôi (1) giếng ngọc trong veo (4a)
Trăng thu trong vắt (4b), biển chiều trong xanh (4c).
Ngoài ra, có trường hợp yếu tố 1 và 4 đổi chỗ cho nhau:

250
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây.
Có khi dùng cặp từ “bao nhiêu…bấy nhiêu” để so sánh.
Qua đình ngửa nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thường mình bấy nhiêu.
So sánh tu từ là sự so sánh, trong đó, các đối tượng được đưa ra khác nhau về bản
chất. Nhưng do một cách nhìn nào đó, dưới con mắt nhìn nào đó, đối tượng vốn khác
loại, khác về bản chất, có thể chuyển hóa được cho nhau và ta thấy có những đặc điểm,
những nét giống nhau.Trong nhiều trường hợp, sự giống nhau đó là những phát hiện
độc đáo, thú vị.
Do đó, khi làm thơ, nhà thơ đã sử dụng các biện pháp tu từ nhằm cung cấp cho
người đọc những cách nhìn mới lạ.
Chẳng hạn, nhà thơ Xuân Diệu viết: “Tháng giêng non như một cặp môi gần”.
Chế Lan Viên: “Và trái cây ngọt tựa môi người”.
6.3.3.2. Ẩn dụ
Là biện pháp tu từ trong đó, người ta thực hiện sự so sánh ngầm - tức là sự so
sánh chỉ có đối tượng so sánh xuất hiện, còn đối tượng so sánh thì phải ngầm hiểu.
Ẩn dụ tu từ là tên gọi thứ hai có tác dụng gợi hình, gợi cảm của sự vật A, mà tên
gọi thứ hai này của A chính là từ ngữ vốn được dùng để chỉ sự vật B nhưng nay được
dùng để chỉ ra sự vật A, vì giữa A và B có một sự giống nhau nào đó.
Ví dụ:
Thuyền ơi, có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ, khăng khăng đợi thuyền.
"Bến" đã được ca dao lấy làm ẩn dụ tu từ để làm thời biểu thị "con người có tấm
lòng chung thuỷ". Bởi vì trong tâm trí người bình dân Việt Nam xưa, hình ảnh "cây đa,
bến cũ" thường gắn bó với cái gì không thay đổi, vẫn còn nguyên vẹn và người ta liên
tưởng đến dấu hiệu tương tự như vậy ở một con người.
So với tỉ dụ, ẩn dụ kín đáo hơn, tế nhị hơn. Cũng vì vậy, nên sự thể hiện một ẩn
dụ khó hơn tỉ dụ. Để một ẩn dụ thành công, các đối tượng đưa ra phải quen thuộc, phải
mang tính dân tộc và được phát triển trong thông báo nghệ thuật.
Ẩn dụ bổ sung
Ẩn dụ bổ sung là loại ẩn dụ trong đó, A là một cảm giác thuộc loại giác quan này
được dùng để chỉ những cảm giác B, C, D… thuộc các loại giác quan khác.

251
Trong lời nói hàng ngày, động từ "thấy" thường vượt nhiều nhất ra khỏi phạm vi
tri giác thuộc giác quan của nó để thay thế những động từ khác.
Ví dụ:
tối (thị giác)
mát (nhiệt)
thơm (khứu giác) Tôi thấy
(thị giác)
ráp (xúc giác)
ngọt (vị giác)
ồn (thính giác)
Trong văn xuôi nghệ thuật, ẩn dụ bổ sung trở thành một biện pháp tu từ có tác
dụng tạo ra những hình ảnh nghệ thuật, gợi lên những cảm giác lạ lùng thú vị. Ví dụ:
- Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như
nối lại chiêm bao đứt quãng…
- Mà bên nước tôi thì đang bừng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà,
mùa thu biên giới, cái thứ nắng đang sấy khô gió Tây Trang và đang mài sắc thêm
tiếng động của hoa lau phất cờ trong bóng núi.
(Nguyễn Tuân)
6.3.3.3. Nhân hoá
Nhân hóa là một dạng biến thể của ẩn dụ trong đó những đối tượng không phải là
người được chuyển hóa thành người. Sự chuyển hóa đó chính là quan hệ sâu xa giữa
con người và tạo vật.
Ví dụ:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Hay nói cách khác, nhân hoá là loại ẩn dụ, trong đó, từ ngữ biểu thị thuộc
tính, dấu hiệu của con người được dùng để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối
tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần
gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời, làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư,
thái độ của mình.

252
Ví dụ:
Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng,
đại bác, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ
con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu. (Thép Mới)
Nhân hóa khác với vật hóa. Nhân hóa là làm cho đối tượng không phải là người
trở thành người, gần gũi vói con người. Còn vật hóa làm cho đối tuợng là người trở
thành vật, không còn tính chất của con người.
6.3.3.4. Hoán dụ
Hoán dụ là biện pháp tu từ trong đó, người ta dùng những bộ phận, đặc điểm của
một đối tượng để gọi tên chính những đối tượng đó.
Ví dụ:
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đã quá nửa thì chưa phai.
Hay nói cách khác, hoán dụ tu từ là tên gọi thứ hai dựa trên mối liên hệ hiện thực
mới mẻ, bất ngờ giữa khách thể được định danh với khách thể có tên gọi được chuyển
sang dùng cho khách thể được định danh.
Hoán dụ tu từ chính là loại phát hiện ra một hoặc những đặc điểm có thực, tiêu
biểu nhất cho đối tượng được miêu tả, mà người khác không nghĩ đến, gây cho người
đọc những suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, bất ngờ, những hình tượng cảm xúc đặc sắc.
Ví dụ:
1. Liên hệ giữa chủ thể (người) và vật sở thuộc (y phục)
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
"Áo chàm” là biểu thị đồng bào Việt Bắc"
2. Liên hệ giữa bộ phận và toàn thể
Đầu xanh đã tội tình gì?
Má hồng đến quá nữa thì chưa thôi
(Nguyễn Du)
"Đầu xanh" biểu thị con người ở độ trẻ trung, mới bước vào đời. "Má hồng" biểu
thị người đàn bà sống kiếp lầu xanh.

253
3. Liên hệ giữa số lượng cụ thể và số lượng khái quát
Cầu này cầu ái cầu ân
Một trăm con gái rửa chân cầu này.
(Ca dao)
"Một trăm" biểu thị "rất nhiều".
4. Liên hệ giữa vật chứa đựng và vật được chứa đựng
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh.
"Trái đất" biểu thị đông đảo nhân loại.
5. Liên hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ.
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân.
(Tố Hữu)
"Bắp chân đầu gối vẫn săn gân" biểu thị tình thần và lực lượng kháng chiến dẻo dai.
Ngoài ra, còn một dạng nữa còn được gọi là uyển ngữ, trong đó, người ta thay
tên gọi đối tượng bằng sự miêu tả những dấu hiệu cơ bản của nó, để tăng tính tạo hình
và diễn cảm của lời nói.
Ví dụ:
- "Điện Biên Phủ trên không". Chiến thắng của thủ đô Hà Nội đánh bại chiến
dịch ném bom B52.
- "Rồng lửa bay" = Tên lửa bay trên bầu trời Hà Nội - Thăng Long bắn máy bay Mỹ.
Một dạng khác còn gọi là cải danh ,trong đó, người ta dùng tên riêng thay cho tên
chung (a), hoặc tên chung thay cho tên riêng (b). Ở cả hai dạng của cải danh, sự định
danh thứ hai đều dựa vào sự giống nhau (trong hiện thực hoặc trong tưởng tượng) giữa
hai khách thể.
Ví dụ:
a. Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn.
(Tố Hữu)
Tác giả dùng tên riêng của đồng chí Trần Phú để chỉ những liệt sĩ cách mạng đã
hi sinh như đồng chí Trần Phú, một cách có hình tượng trong ý nghĩa cao quý.

254
b. Chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức là người con gái xứ Hòn được
mọi người tin yêu, quý trọng. Chị rất dịu dàng, nhân hậu với bà con lối xóm, đồng thời
cũng rất vững vàng kiên cường khi đối mặt với kẻ thù. Tên Sứ gợi cho ta hình ảnh một
loài hoa đẹp, thơm thanh cao. Hoặc có thể hiểu "sứ" là một loại men đẹp, bóng, bền,
được tôi luyện từ đất. Cả hai cách hiểu đều rất phù hợp với hình tượng nhân vật.
6.3.3.5. Điệp ngữ
Điệp ngữ là biện pháp tu từ, trong đó, người ta sử dụng phép lặp một cách có
dụng ý các đơn vị từ ngữ, để nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh, khắc họa
hình ảnh hoặc gợi ra cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe.
Ví dụ 1:
Hôm nay, dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau.
(Nguyễn Bính)
Ví dụ 2:
Trên đường hành quân xa.
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Nghe cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe vọng về tuổi thơ.
(Xuân Quỳnh)
Điệp ngữ có những giá trị tu từ khác nhau:
1. Điệp ngữ nối tiếp tạo ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiến.
Ví dụ:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
(Hồ Chí Minh)
2. Điệp ngữ cách quãng có tác dụng âm nhạc.
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi

255
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng.
(Thế Lữ)
3. Điệp ngữ vòng tròn được dùng nhiều trong thơ trữ tình để diễn tả một cảm
giác triền miên
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn đâu.
Ngàn đâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
(Đặng Trần Côn)
Trong câu văn xuôi, điệp ngữ tăng thêm tính cân đối, nhịp nhàng, có tác dụng
nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, tình cảm, làm nổi bật những từ quan trọng, khiến cho
lời nói trở nên sâu sắc, thấm thía, có sức thuyết phục mạnh.
Ví dụ:
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc
đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được
tự do, dân tộc đó phải được độc lập.
(Hồ Chí Minh)
Trong lời nói đối thoại hàng ngày, chức năng tu từ học của điệp ngữ phải phát
hiện ra trong mối liên hệ qua lại với ngữ cảnh. Người nghe bao giờ cũng có một sự
phản ứng trực tiếp có màu sắc biểu cảm, cảm xúc, ngạc nhiên, vui mừng, bực bội, sợ
hãi… đối với điều mà người nói đã nói ra.
Ví dụ:
- Mộ ông cũng được thế đất đẹp lắm, cháu à. Khi nào bà chết cháu bảo bố cháu
táng bà cạnh ông nhé. Bảo bố đặt cho bà một bát hương ở chùa làng. Sống, bà khồng
được làm gái làng. Chết, bà muốn làm vãi làng cháu ạ.
- Ứ ừ, bà không chết! Bà không được chết.
- Ừ bà không chết! Bà chết thế nào được, Bà chết thì ai nuôi dạy cháu bà. Khi
nào cháu lớn, học hết lớp mười, rồi đi Liên Xô học đại học, bà mới chết.
- Ứ ừ, lúc ấy bà cũng không được chết! cơ!
(Ma Văn Kháng)

256
6.3.3.6. Tăng ngữ
Tăng ngữ là biện pháp tu từ, trong đó, người ta phóng đại, nói quá sự thật về một
sự vật, hiện tượng nào đó để bản chất của chúng được thể hiện một cách rõ hơn.
Ví dụ:
Lỗ mũi 18 gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
(Ca dao)
Biện pháp tăng ngữ có thể xảy ra theo hai chiều thuận và nghịch. Thuận tức là
phóng to lên, nghịch là thu nhỏ lại.
Ví dụ:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu giải yếm cho nàng sang chơi.
6.3.3.7. Phản ngữ
Phản ngữ là một biện pháp tu từ, trong đó, người ta thực hiện sự nói ngược, tức là
ý ở trong lòng và ý ở ngoài lời ngược nhau. Song nhờ ngữ cảnh thì người đọc và người
nghe vẫn hiểu được đúng ý trong lòng người nói.
Ví dụ:
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn, tha ra ngoài đồng.
Hùm nằm cho lợn liếm lông.
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi…
(Ca dao)
Hay hiểu một cách khác, phản ngữ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó, người
ta đặt trong cùng một chuỗi của đoạn những khái niệm, hình ảnh, ý nghĩa đối lập nhau,
được diễn đạt bằng những đơn vị lời nói khác nhau, nhằm nêu bật bản chất của đối
tượng được miêu tả nhờ thể đối chọi, tương phản.
Phản ngữ được hiện thực hoá trong những kiến trúc cú pháp rất đa dạng từ câu
đơn mở rộng đến chỉnh thể cú pháp phức tạp, đến toàn văn bản.
Phản ngữ được sử dụng rộng rãi trong các phong cách của tiếng Việt, nhất là
trong lời nói nghệ thuật, đã đem lại cho câu văn sự nhịp nhàng, uyển chuyển, sự hấp
dẫn, thuyết phục. Ví dụ:

257
Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
(Ca dao)
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
(Nguyễn Du)
Chúng muốn đốt ta thành tro bụi
Ta hoá vàng, nhân phẩm, lương tâm.
(Tố Hữu)
6.3.3.8. Tăng tiến
Tăng tiến là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta sắp xếp các thành tố của
phát ngôn cùng nói về một đối tượng theo trình tự tăng dần cường độ biểu cảm - cảm xúc.
Tăng tiến được dùng rộng rãi trong lời nói chính luận và lời văn nghệ thuật.
Trong tường thuật nghệ thuật, tăng dần dùng để tạo ra đặc trưng hình tượng đầy
cảm xúc cho các nhân vật biến cố, tình huống. Ví dụ:
- Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì
thổ ra nước mắt.
(Nam Cao)
- Đánh cho tiếng chiêng vượt qua sàn nhà vang xuống đất! Đánh cho tiếng
chiêng vượt qua mái nhà mà vang lên trời và lan ra khắp cả xứ. Hãy đánh cho đến lúc
voi và tê giác phải lắng tai nghe và quên cho con bú! Đánh cho ếch nhái và dế cũng
phải lắng tai nghe và không kêu nữa.
(Trường ca Đam Săn)
6.3.3.9. Lộng ngữ
Lộng ngữ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa dựa trên sự vận dụng linh hoạt tiềm năng
về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt để tạo nên phần tin mới bất
ngờ, khác loại với phần tin cơ sở và song song tồn tại với phần tin cơ sở nhằm tác
dụng châm biếm, đả kích hoặc đùa vui.
Lộng ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời nói sinh hoạt hàng ngày, lời nói chính
luận, đặc biệt trong văn thơ. Ví dụ những kiểu lộng ngữ thường thấy:
- Dùng từ đồng âm.

258
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi răng.
Ông thầy xem quẻ nói rằng.
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
(Ca dao)
- Dùng từ đồng nghĩa.
Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.
(Ca dao)
- Dùng từ nhiều nghĩa.
Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa.
- Dùng các từ thuộc cùng một trường từ vựng.
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé.
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
(Hồ Xuân Hương)
- Tách và ghép các yếu tố trong câu theo những quan hệ ngữ pháp khác nhau.
Có tôn có tổ, có tổ có tôn, tôn tổ, tổ tôn, tôn tổ cũ.
Còn nước còn non, còn non còn nước, nước non, non nước, nước non nhà.

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 6


Câu hỏi:
1. Thế nào là phong cách học? Đối tượng và nội dung nghiên cứu của phong
cách học?
2. Thế nào là phong cách ngôn ngữ tiếng Việt? Phân tích, lập bảng thống kê, so
sánh đặc điểm về ngôn ngữ của các phong cách hành chính- công vụ, khoa học, báo
chí - công luận, sinh hoạt, nghệ thuật. (Hoạt động nhóm)
3. Trên cơ sở khảo sát các thể loại Tập làm văn trong chương trình Tiếng Việt
tiểu học, phân tích những nội dung về phong cách ngôn ngữ tiếng Việt có thể vận dụng
trong dạy Tập làm văn ở tiểu học. (Hoạt động nhóm)
4. Liệt kê và phân tích các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm.

259
5. Liệt kê và phân tích các phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp.
6. Liệt kê và phân tích các phương tiện và biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa.
7. Trên cơ sở những hiểu biết về phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, khảo
sát sách giáo khoa Tiếng Việt, nhận xét về việc dạy các phương tiện, biện pháp tu từ
trong phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học. (Hoạt động nhóm)
Bài tập:
a. Trong những đoạn văn dưới đây, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ
nào? Hãy phân tích tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung.
a. Mỗi đêm như thế, xoàng ra, mỗi xuồng cũng được mươi mười lăm ki - lô mực.
(Nguyễn Khoa Đăng)
b. Những cành dây lá xôn xao đón lấy ánh nắng chói chang, làm cho cát dưới
chân tôi mát rượi. Những cành dâu loè xoè, theo gió như trăm nghìn cánh tay xoè ra,
hứng lấy ánh nắng vàng rực rỡ đã che mát cho khoai lang.
(Dương Thị Xuân Quý, Tiếng Việt 4, tập 1)
c. Cây đa cổ thụ, cành lá rậm xùm xoà đang quần lên vật xuống.Trời mỗi lúc một
tối sầm lại.Vũ trụ quay cuồng trong cơn mưa gió mãnh liệt.Những tia chớp xé rạch
bầu trời đen kịt phát ra những tiếng nổ kinh thiên động địa.
(Đoàn Giỏi, Cơn giông, Tiếng Việt 3, t2)
d. Hoa của nó treo lủng la lủng lẳng từng chùm như những chiếc đèn lồng hồng
hồng nhỏ xíu, xinh ơi là xinh.
(Hồng Nhu,Gió vườn xào xạc, Tiếng Việt 3, t2)
e. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi,
đưa hương thơm thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những xóm Chin San.
(Ma Văn Kháng,Mùa thảo quả, Tiếng Việt 5, tập 2)
f. A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim,
bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá
trời trồng .
(Ma Văn Kháng, Hạng A Cháng, Tiếng Việt 3, t1)
g. Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi từng đàn, khi thì tung tăng bơi
lội, khi thì lao vun vút như những con thoi. Cá nhảy cả lên thuyền, lướt trên mặt sóng.
Cá tràn cả lên bờ lúc mưa to, gió lớn.
(Hồ Tơ Nưng, Tiếng Việt 3, t1)

260
2. Trong những đoạn thơ dưới đây, những biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa
nào được sử dụng và chúng đã đem lại tác dụng tu từ gì?
a. Mình về với Bác đường xuôi.
Thưa giùm Việt Bác khôn nguôi nhớ Người.
Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời,
Áo nâu túi vải đẹp, tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương,
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân người bước lên đèo,
Người đi rừng núi trông theo bóng Người.
(Tố Hữu, Nhớ Bác, Tiếng Việt 3, t 2)
b. Vườn ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.
(Phạm Hổ, Quả sầu riêng, Tiếng Việt 3, t2)
c. Ôi chim tu hú
Chẳng quên việc của mình
Đánh thức mùa vải dậy
Ngọt dần với bình minh.
(Nguyễn Viết Bình, Chim tu hú, Tiếng Việt 3, t2)
d. Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây.
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
e. Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố
(Phan Thế Cải, Chiếc võng của bố, Tiếng Việt 3, t 1)

261
f. Cây rơm nắng vàng ươm sắc lúa.
Một vùng trưa chan chứa tiếng gà.
(Nguyễn Trọng Tạo)
3. Hãy phân tích giá trị tu từ của biện pháp nhân hóa trong câu tục ngữ sau:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
4. Trong những đoạn văn dưới đây, biện pháp tu từ cú pháp nào được sử dụng và
hãy phân tích giá trị tu từ của chúng?
a. Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong
vùng biển Trường Sa.
(Hà Đình Cẩn)
b. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột
như hàng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dọc theo những bờ kênh dưới
những hàng đước xanh rì. Sông Rạch quanh co trong đước. Đước bên bờ sông, kín
đồng, kín bãi. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

(Mai Văn Tạo)


c. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình, quỳ hai gối lên sàn. Y Hoa
viết hai chữ thật to, thật đậm "Bác Hồ". Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng
hò reo:
- Ôi, cái chữ cô giáo đây này!
- A… cái chữ, cái chữ…
(Hà Đình Cẩn)
d. Cây cối trên Hòn và các xóm nằm lên Hòn vụt rạo rực, tràn trề nhựa sống.
Vùng Hòn với các loại trái cây: mít, dừa, cau, mãng cầu, lê-ki-ma, măng cụt sum suê,
nhẫy nhượt.
(Anh Đức)
5. Trong những đoạn văn, thơ dưới đây, biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa nào
được sử dụng và chúng đã đem lại hiệu quả tu từ như thế nào?
a. Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang
nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ
phàng một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
(Ma Văn Tạo)

262
b. Thảo qua như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn
mới, nhấp nháy, vui mắt.
(Ma Văn Kháng)
c. Khúc sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
(Ca dao)
d. Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!
(Tố Hữu)
6. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của những đoạn văn bản sau:
a. Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm và tổ chức hoạt
động công tác văn thư; quy định về trình tự, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản pháp
quy, văn bản hành chính và bản sao văn bản của Trường Đại học Vinh. Quy chế tổ
chức hoạt động công tác văn thư được áp dụng thống nhất trong tất cả các đơn vị, tổ
chức thuộc Trường Đại học Vinh (sau đây được gọi tắt là các đơn vị trực thuộc).
b. Ca dao là bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ. Ca dao là hình thức trò
chuyện tâm tình của những chàng trai cô gái. Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về
công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất. Ca dao là phương tiện
bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân hoan của những người sản xuất.
c. Trong các truyện thần thoại và truyền thuyết, những dòng sông khi thì hiện
thân thành một thiếu nữ xinh đẹp khi thì lại được hình dung như một ông già tóc
bạc…Tất nhiên, những hình tượng thần sông hiền lành hay hung dữ ấy không liên
quan gì đến chuyện sông già hay trẻ ở đây. Vì ý nghĩa già hay trẻ của một con sông,
xét về mặt khoa học, hoàn toàn khác hẳn. Nó căn cứ vào trình độ bào mòn nhiều hay ít
của giọng sông mà xác định…"
d. Tối ngày 12/3/2018, Trường Đại học Vinh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào
tạo Nghệ An đã tổ chức Giao lưu "Mùa xuân và Tuổi trẻ" tại Science Square Trường
Đại học Vinh.Chương trình là một trong chuỗi các hoạt động của Cuộc thi khoa học
kỹ thuật cấp quốc gia trung học năm học 2017 - 2018 khu vực phía Bắc đang được tổ
chức tại thành phố Vinh. Tham dự đêm giao lưu có TS. Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; TS. Nguyễn Thị Kim Chi - Giám đốc Sở Giáo dục và
Đào tạo Nghệ An; GS.TS.NGƯT. Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Đại học Vinh; cùng
sự góp mặt của học sinh 29 tỉnh, thành và 4 trường đại học ở khu vực phía Bắc.

263
e. Tại buổi nói chuyện với giảng viên, cán bộ quản lý Trường Đại học Vinh, GS.
Hồ Tấn Nhựt trao đổi một số vấn đề về đào tạo theo CDIO tại ĐH California State,
Northridge và trên thế giới. Giáo sư đánh giá cao sự đột phá và tính sáng tạo của Nhà
trường áp dụng phương pháp đào tạo tiếp cận CDIO không chỉ áp dụng cho các
ngành kỹ thuật mà đã được áp dụng thích ứng cho nhiều ngành đào tạo phi kỹ thuật,
đặc biệt là các ngành đào tạo giáo viên. GS. Hồ Tấn Nhựt dành nhiều thời gian trao
đổi những băn khoăn của các cán bộ, giảng viên trong công tác biên soạn đề cương,
bài giảng, phương pháp giảng dạy và đánh giá sinh viên theo CDIO.
f. Biển luôn thay đổi sắc màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng
thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu
hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục
ngầu, dận giữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi
nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
g. Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê
hương gợi lên những điều quen thuộc… Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong
không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau
lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên
đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.
h. Trong văn miêu tả, quan hệ lập luận được thể hiện rất rõ.Vì miêu tả là nêu đặc
điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng làm cho người nghe, người đọc nhận biết sự vật,
hiện tượng ấy.Việc miêu tả các sự vật, hiện tượng của người viết, người nói không
phải là vô tư mà thường nhằm tới một cái đích nào đó. Mặt khác, theo tác giả Đỗ Hữu
Châu: "Trong văn bản, chúng ta thường nói tới tư tưởng, chủ đề. Tư tưởng, chủ đề
thường là kết luận tường minh hay hàm ẩn... Văn bản, diễn ngôn hay một đoạn văn là
một lập luận đơn hay phức hợp bất kể văn bản viết theo phong cách chức năng nào.
Tính lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc (conherence) về nội dung bên cạnh
tính liên kết về hình thức của văn bản, của diễn ngôn.
i. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, của Trung ương Đoàn, Tỉnh đoàn Nghệ An, của Đảng
ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường; làm tốt công tác nắm bắt, khai thông thông tin và định
hướng dư luận trong đoàn viên, thanh niên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục

264
đoàn viên, hội viên tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội đúng cách và hiệu quả
nhất, góp phần đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thông tin sai sự thật của
các thế lực thù địch. Vận động cán bộ Đoàn, các cấp Đoàn xây dựng những sản phẩm
truyền thông trên mạng xã hội như: thơ, văn, ảnh, video clip... về các hoạt động đoàn
tại địa phương, đơn vị mình..”.
j. Đẩy mạnh các hoạt động có tính đổi mới, sáng tạo, phù hợp với đoàn viên, hội
viên trong giai đoạn hiện nay. Tiếp tục triển khai các phong trào hoạt động nhằm
nâng cao khả năng tự học, tự rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng trong toàn thể
đoàn viên, hội viên. Phát triển các mô hình giúp nhau trong học tập, các câu lạc bộ
học thuật, ngoại ngữ, tin học. Phát động và triển khai mạnh mẽ các hoạt động khởi
nghiệp, lập nghiệp trong sinh viên; giới thiệu các mô hình, hoạt động khởi nghiệp tiêu
biểu để Nhà trường hỗ trợ và đầu tư kinh phí
k. Gió Tây lướt thướt bay qua rừng, quyến theo hương thảo quả đi, rải theo triền
núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió
thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm ủ ấp
trong từng nếp áo, nếp khăn.
7. Hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới
đây và phân tích giá trị của chúng.
a. Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi từng đàn, khi thì tung tăng bơi
lội, khi thì lao vun vút như con thoi. Cá nhảy lên thuyền, lướt trên mặt sóng. Cá tràn
lên bờ lúc mưa to, gió lớn.
b. Bóng tối trùm nặng từng quãng, nhanh và dữ tợn. Các mõm núi đang vàng
rực, bỗng xanh rợn. Gió đã chồm lên rồi chết đứng từng đợt ngay giữa các triền đồi
tranh im lặng!
c. Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
d. Cô hái mơ ơi, cô gái ơi
Chả trả lời nhau lấy một lời
Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng
Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi.
e. Nỗi niềm chi rứa Huế ơi

265
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên!
Mưa từ biển nhớ mưa lên
Hay mưa từ núi vui lên A Sầu
Nặng lòng xưa giọt mưa đau
Mát lòng nay trận mưa mau quê nhà
f. Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Để hát mãi bên ghềnh
Mối tình chung không hết

TÓM TẮT CHƯƠNG 6


Chương 6 đề cập đến các vấn đề cơ bản của Phong cách ngôn ngữ tiếng Việt:
các phong cách ngôn ngữ tiếng Việt, các biện pháp tu từ tiếng Việt. Hệ thống câu hỏi
gợi ý thảo luận và hệ thống bài tập giúp sinh viên củng cố kiến thức đã tiếp nhận, hình
thành kĩ năng phân tích, nhận diện các phương tiện, biện pháp tu từ trên ngữ liệu cụ
thể, vận dụng vào phân tích nội dung dạy học tiếng Việt ở tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 6


1. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1993.

266
267

You might also like