You are on page 1of 68

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CẤU TRÚC


ĐẾN ĐẶC TÍNH CƠ LÝ CỦA VẢI DỆT KIM

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thơm


Trần Thị Mai Hoa
Trịnh Đỗ Đan Linh
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Nguyễn Thị Thùy
Lớp, khoa: Lớp ĐH Vật liệu dệt may – Khoa Công nghệ may & TKTT
Năm học: 2/4 Ngành học: Công nghệ vật liệu dệt may
Người hướng dẫn: TS. Lưu Thị Tho

Hà Nội, 01/06/2021
1

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................4
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................................6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................7
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 8
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................9
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN........................................................12
1.1. Tổng quan về vải dệt kim..................................................................................12
1.1.1. Khái niệm...................................................................................................12
1.1.2. Phân loại.....................................................................................................12
1.1.3. Ứng dụng của vải dệt kim...........................................................................13
1.2. Một số thông số cấu trúc ảnh hưởng đến tính chất cơ- lý của vải dệt kim.........16
1.2.1. Một số thông số cấu trúc của vải dệt kim....................................................16
1.2.2. Một số tính chất cơ- lý quan trọng của vải dệt kim.....................................16
1.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài......................17
1.4. Kết luận chương 1.............................................................................................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................20
2.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................20
2.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................21
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................21
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu thử...........................................................................21
2.4.1.1. Các bước thực hiện............................................................................21
2.4.1.2. Chú thích............................................................................................22
2.4.2. Phương pháp xác định thành phần của vải..................................................22
2.4.2.1. Chuẩn bị.............................................................................................23
2.4.2.2. Các bước thực hiện............................................................................23
2.4.2.3. Chú thích............................................................................................24
2.4.3. Phương pháp xác định khối lượng của vải..................................................24
2.4.3.1. Chuẩn bị.............................................................................................24
2

2.4.3.2. Các bước thực hiện............................................................................24


2.4.3.3. Tính toán............................................................................................24
2.4.4. Phương pháp xác định mật độ của vải........................................................25
2.4.4.1. Khái niệm chung................................................................................25
2.4.4.2. Chuẩn bị.............................................................................................26
2.4.4.3. Các bước thực hiện............................................................................26
2.4.4.4. Tính toán............................................................................................26
2.4.5. Phương pháp xác định độ thoáng khí của vải.............................................27
2.4.5.1. Tóm tắt phương pháp thử...................................................................27
2.4.5.2. Chuẩn bị.............................................................................................27
2.4.5.3. Cách tiến hành....................................................................................28
2.4.5.4. Tính toán............................................................................................29
2.4.6. Phương pháp xác định độ mao dẫn.............................................................29
2.4.6.1. Khái niệm chung................................................................................30
2.4.6.2. Chuẩn bị.............................................................................................30
2.4.6.3. Cách tiến hành....................................................................................30
2.4.6.4. Tính toán kết quả...............................................................................31
2.4.7. Phương pháp xác định độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải dệt Kim...........31
2.4.7.1. Bản chất phương pháp:......................................................................31
2.4.7.2. Chuẩn bị.............................................................................................31
2.4.7.3. Cách tiến hành....................................................................................33
2.4.7.4. Tính toán kết quả...............................................................................33
2.5. Một số thiết bị sử dụng trong nghiên cứu..........................................................34
2.5.1. Xác định thành phần...................................................................................34
2.5.2. Xác định khối lượng...................................................................................34
2.5.3. Xác định mật độ..........................................................................................35
2.5.4. Xác định độ thoáng khí của vải...................................................................35
2.5.5. Xác định độ mao dẫn..................................................................................36
2.5.6. Xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt.....................................................37
2.6. Kết luận chương 2.............................................................................................37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...................................39
3.1. Kết quả xác định một số thông số cấu trúc của vải nghiên cứu.........................39
3

3.2. Kết quả ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc đến khả năng thoáng khí của
vải dệt kim................................................................................................................. 39
3.2.1. Kết quả ảnh hưởng của thành phần đến khả năng thoáng khí.....................39
3.2.2. Kết quả ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng thoáng khí.....................40
3.2.3. Kết quả ảnh hưởng của mật độ đến khả năng thoáng khí............................42
3.3. Kết quả ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc đến khả năng mao dẫn của vải
dệt kim....................................................................................................................... 44
3.3.1. Kết quả ảnh hưởng của thành phần đến độ mao dẫn...................................44
3.3.2. Kết quả ảnh hưởng của khối lượng đến độ mao dẫn...................................45
3.3.3. Kết quả ảnh hưởng của mật độ đến độ mao dẫn.........................................46
3.4. Kết quả ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc đến khả năng giãn đứt và kéo
đứt của vải dệt kim....................................................................................................48
3.4.1. Kết quả ảnh hưởng của thành phần đến khả năng giãn đứt và kéo đứt.......48
3.4.2. Kết quả ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng giãn đứt và kéo đứt.......50
3.4.3. Kết quả ảnh hưởng của mật độ đến khả năng giãn đứt và kéo đứt..............52
3.5. Kết luận chương 3.............................................................................................54
KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................55
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO........................................................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................57
4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Vải dệt kim [1].............................................................................................12

Hình 1.2. a). Vải dệt kim đan ngang và b). vải dệt kim đan dọc [2].............................12

Hình 1.3. Áo len có kiểu dệt dệt kim đan ngang [3].....................................................13

Hình 1.4. Áo phông (Dệt kim đan ngang) [4]..............................................................14

Hình 1.5. Màn được dệt từ vải dệt kim [5]...................................................................14

Hình 1.6. Ứng dụng của vải dệt kim làm lưới đánh bắt cá [6].....................................15

Hình 1.7. Tất chữa bệnh được làm từ vải dệt kim [7]..................................................15

Hình 1.8. Hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ vải dệt kim [8]...................................16

Hình 2.1. Cân phân tích...............................................................................................35

Hình 2.2. Kính soi mật độ............................................................................................35

Hình 2.3. Máy đo khả năng thoáng khí........................................................................36

Hình 2.4. Thiết bị đo độ mao dẫn.................................................................................36

Hình 2.5. Thiết bị đo khả năng giãn đứt và kéo đứt.....................................................37


5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng mã hóa các mẫu vải sử dụng trong nghiên cứu...................................20

Bảng 2.2. Số cuộn vải hoặc tấm vải trong mẫu lô [13]................................................28

Bảng 2.3. Khối lượng tạo lực căng ban đầu theo quy định [14]...................................32

Bảng 3.1. Kết quả xác định một số thông số cấu trúc của vải dệt kim.........................39

Bảng 3.2. Kết quả ảnh hưởng của thành phần vải đến khả năng thoáng khí................39

Bảng 3.3. Kết quả ảnh hưởng của khối lượng vải đến khả năng thoáng khí................41

Bảng 3.4. Kết quả ảnh hưởng của mật độ sợi đến khả năng thoáng khí của vải...........42

Bảng 3.5. Kết quả ảnh hưởng của thành phần vải đến khả năng mao dẫn của vải.......44

Bảng 3.6. Kết quả ảnh hưởng của khối lượng vai đến khả năng mao dẫn của vải.......45

Bảng 3.7. Kết quả ảnh hưởng của thành phần vải đến khả năng mao dẫn....................46

Bảng 3.8. Kết quả ảnh hưởng của thành phần đến khả năng giãn đứt và kéo đứt........48

Bảng 3.9. Kết quả xác định khối lượng và khả năng giãn đứt và kéo đứt....................50

Bảng 3.10. Kết quả xác định mật độ và khả năng giãn đứt và kéo đứt của vải............52
6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng thoáng khí của vải..................40

Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng thoáng khí của vải..................41

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của mật độ sợi đến khả năng thoáng khí của vải...................43

Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng mao dẫn của vải.....................45

Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của khối lượng đến độ mao dẫn của vải................................46

Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của mật độ sợi đến độ mao dẫn của vải.................................47

Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng giãn đứt..................................49

Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng kéo đứt...................................49

Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng giãn đứt..................................51

Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng kéo đứt.................................51

Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng giãn đứt.......................................53

Biểu đồ 3.12. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng kéo đứt........................................53
7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


‐ TKTT : Thiết kế thời trang
‐ TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
8

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng một số
thông số cấu trúc tới đặc tính cơ lý của vải dệt kim”, chúng em đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ cùng nhiều lời khuyên hữu ích từ các thầy cô.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, nhóm nghiên cứu xin được gửi lời cảm ơn đến
Tiến sĩ Lưu Thị Tho - người đã trực tiếp hướng dẫn nhóm nghiên cứu hoàn thành đề
tài. Cảm ơn cô vì trong thời gian qua đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn
chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành tốt đề tài nghiên
cứu.
Nhóm thực hiện xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa công nghệ
may và TKTT trường đại học Công Nghiệp Hà Nội, đặc biệt các thầy cô trong chuyên
ngành Vật Liệu Dệt may đã hỗ trợ chúng em trong quá trình nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu xin được gửi lời chân thành đến các thầy cô trong Khoa công
nghệ Hóa trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, các thầy cô trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em thực hiện thành công các thí
nghiệm để hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh
khỏi những thiếu sót. Em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan
tâm đến đề tài tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
9

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vải dệt kim có nhiều đặc tính ưu việt nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực khác nhau đặc biệt trong lĩnh vực may mặc.
Đã có một số công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của thông số cấu trúc (tỷ lệ sợi
chun cài đến độ rủ, độ thoáng khí; ảnh hưởng của mật độ sợi, khối lượng vải đến độ rủ
của vải) nhưng ảnh hưởng của thông số cấu trúc tới độ mao dẫn, độ thoáng khí, độ bền
kéo đứt và giãn đứt của vải dệt kim chưa được quan tâm nhiều.
Đó chính là lý do nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của
một số thông số cấu trúc đến đặc tính cơ_ lý của vải dệt kim". Từ những thực tế nêu
trên, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng một số thông số cấu trúc tới đặc tính cơ lý của vải
dệt kim” được nhóm nghiên cứu lựa chọn nhằm khảo sát các thông số cấu trúc của vải
dệt kim đến những tính chất quan trọng của nó như thoáng khí, mao dẫn, giãn đứt và
kéo đứt. Với mục đích nghiên cứu tìm ra những loại vải có tính chất phù hợp hơn, đáp
ứng được nhu cầu của thị trường nhiều hơn. Bên cạnh đó, nhóm muốn đóng góp
những cơ sở nghiên cứu cho việc lựa chọn nguyên liệu phù hợp cho mục đích sử dụng.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Quy mô thị trường vải dệt kim toàn cầu đạt 23,8 tỷ USD vào năm 2018 và dự
đoán sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn dự báo. Ngành công nghiệp
may mặc đang phát triển là một trong những yếu tố chính thúc đẩy thị trường. Hơn
nữa, do vải dệt kim có nhiều đặc tính ưu việt, tạo cảm giác thoải mái cho người sử
dụng. Vief vậy, vải dệt kim đang được thu hút người sử dụng làm đồng phục trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như: trong ngành ô tô, xây dựng, sản xuất và y tế, dân
dụng… dự kiến nhu cầu của thị trường về vải dệt kim trong giai đoạn tới sẽ được tăng
mạnh.
Để góp phần nâng cao chất lượng cho sản phẩm, thông số cấu trúc của vải có ảnh
hưởng rất lớn, nó quyết định đến tính chất cơ lý của vải và góp phần quyết định tính
chất cũng như chất hượng, giá trị sử dụng của sản phẩm. Đã có một số nghiên cứu
công bố về ảnh hưởng của thông số cấu trúc đến tính chất cơ lý của vải dệt kim. Tuy
nhiên những công trình nghiên cứu chưa đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của một số
thông số cấu trúc tới khả năng mao dẫn, thoáng khí, khả năng giãn đứt và kéo đứt của
vải dệt kim. Việc nghiên cứu về ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc đến khả năng
10

thoáng khí, độ mao dẫn và khả năng giãn đứt và kéo đứt là cơ sở, gợi ý cho việc lựa
chọn loại vải phù hợp với mục đích của sản phẩm may mặc.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc (khối lượng, mật độ) đến
đặc tính cơ - lý của vải (khả năng thoáng khí, mao dẫn, khả năng giãn đứt và kéo đứt).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu lựa chọn 05 mẫu vải dệt kim đan ngang một số thông số cấu trúc
khác nhau (khối lượng, mật độ).
‐ Mẫu vải 1 (M1)
‐ Mẫu vải 2 (M2)
‐ Mẫu vải 3 (M3)
‐ Mẫu vải 4 (M4)
‐ Mẫu vải 5 (M5)
Các mẫu vải trong nghiên cứu được cung cấp bởi Công Ty TNHH May An
Thắng và Xí nghiệp may xuất khẩu Yên Mỹ.
Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần, khối lượng vải g/m2, mật độ của vải.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần, khối lượng vải g/m2, mật độ của vải đến
khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải.
5. Phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu lý thuyết
Tổng quan các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
 Nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp xác định thành phần theo tiêu chuẩn TCVN 5465-11:2009
 Phương pháp xác định một số thông số cấu trúc của vải
‐ Phương pháp lấy mẫu vải theo tiêu chuẩn TCVN 5791:1994
‐ Phương pháp xác định khối lượng theo tiêu chuẩn TCVN 8042: 2009
ASTM D 3776: 2007
‐ Phương pháp xác định mật độ sợi theo tiêu chuẩn TCVN 5794:1994
‐ Phương pháp xác định thành phần theo tiêu chuẩn TCVN 5465-11:2009
 Phương pháp xác định một số đặc tính cơ- lý của vải
‐ Phương pháp xác định khả năng thoáng khí của vải theo tiêu chuẩn TCVN
11

5092: 2009, ASTM D 737: 2004


‐ Phương pháp xác định độ mao dẫn của vải theo tiêu chuẩn TCVN 5073-
1990
‐ Phương pháp xác định khả năng giãn đứt và kéo đứt của vải theo tiêu chuẩn
TCVN TCVN 5795 – 1994
6. Đóng góp của đề tài
 Ý nghĩa khoa học
Việc xác định các thông số cấu trúc có ảnh hưởng như thế nào đối với các đặc
tính cơ- lý của vải là việc rất quan trọng, bởi nó mang tính quyết định đến tính chất,
chất lượng của sản phẩm dệt may.
Bên cạnh đó, đề tài mong muốn đóng góp nhỏ bé cho cơ sở nghiên cứu xây dựng
qui trình công nghệ sản xuất vải dệt kim đáp ứng với nhu cầu sử dụn.
 Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của các thông số cấu trúc đến các
tính của vải. Từ đó có thể điều chỉnh các thông số cấu trúc sao cho phù hợp với yêu
cầu tính chất của vật liệu, lựa chọn vải phù hợp với mục đích sử dụng của sản phẩm.
 Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu về ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc của vải dệt kim tới khả
năng thoáng khí, độ mao dẫn, khả năng giãn đứt và kéo đứt, bằng việc tiến hành thực
nghiệm, xử lý, phân tích số liệu, so sánh các kết quả thu được. Từ đó kết quả có thể là
gợi ý cho việc lựa chọn loại vải phù hợp với mục đích sử dụng.
7. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan
Chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
12

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN


1.1. Tổng quan về vải dệt kim
1.1.1. Khái niệm
Vải dệt kim được tạo thành từ sự liên kết của hệ thống các vòng sợi với nhau
theo một quy luật nhất định.

Hình 1.1. Vải dệt kim [1]

a) b)
Hình 1.2. a). Vải dệt kim đan ngang và b). vải dệt kim đan dọc [2]
1.1.2. Phân loại
Căn cứ vào phương pháp liên kết tạo vải, vải dệt kim được phân thành hai nhóm
lớn: Vải dệt kim đan dọc và vải dệt kim đan ngang.
Dệt kim đan dọc Dệt kim đan ngang
Cấu trúc: Có các cột vòng và các hàng Cấu trúc: Sự kết hợp từ cột vòng vuông
vòng của sợi chạy song song. góc với hàng vòng của sợi.
13

Các vòng sợi liên kết với nhau theo Các vòng sợi liên kết với nhau theo
hướng dọc hoặc chéo. hướng ngang.
Mỗi hàng vòng được tạo thành từ một Mỗi hàng vòng thường do một sợi tạo
hay nhiều hệ sợi, mỗi sợi thường chỉ tạo thành.
ra một vòng sợi của hàng vòng.
Tất cả các vòng sợi của một hàng vòng Các vòng sượi trong một hàng vòng
được tạo thành đồng loạt. được tạo thành nối tiếp nhau trong quá
trình dệt.
Ít bị co hơn vải dệt kim đan ngang, khả Tính đàn hồi cao hơn vải dệt kim đan
năng đàn hồi kém hơn. dọc, ưu tiên sản xuất cho vải mỏng và
Ví dụ: Tricot, Milan,.. nhẹ.
Ví dụ: Vải Single, vải Interlock, vải
Rib,..
1.1.3. Ứng dụng của vải dệt kim
Dùng trong may mặc: kết cấu vải thoáng mát, thấm hút và thông hơi tốt mang
lại hiệu quả ứng dụng cao trong lĩnh vực sản xuất nội y (vải dệt kim đan dọc), áo
phông, váy, áo len (vải dệt kim đan ngang).

Hình 1.3. Áo len có kiểu dệt dệt kim đan ngang [3]
14

Hình 1.4. Áo phông (Dệt kim đan ngang) [4]


Đồ dùng trong gia đình: sử dụng cho các lớp vải lót của balo, túi xách, hộp
đựng quần áo hay hộp trang sức, rèm cửa, màn,... Với đặc tính không co giãn, tricot
được xem là có thể giữ nguyên kết cấu sản phẩm trong thời gian dài, hạn chế tình trạng
chảy xệ hoặc hư hỏng khi sử dụng.

Hình 1.5. Màn được dệt từ vải dệt kim [5]


Dùng trong kĩ thuật công nghiệp: Sản xuất bao bì, lưới lọc trong công nghiệp
hóa chất.
Trong nông nghiệp: Sử dụng vải dệt kim trong nhà lưới trong nông nghiệp, lưới
đánh bắt cá,..
15

Hình 1.6. Ứng dụng của vải dệt kim làm lưới đánh bắt cá [6]
Dùng trong địa rải: Trong xây dựng làm đường, làm bao bì hộ đê.
Trong y tế: Vải dệt kim làm băng gạc, mạch máu nhân tạo, van tim, tất chữa
bệnh,..

Hình 1.7. Tất chữa bệnh được làm từ vải dệt kim [7]
Tất y khoa có khả năng đàn hồi và giúp ôm chặt bàn chân hiệu quả, các dòng sản
phẩm vớ y khoa cao cấp sẽ giúp đưa máu về tim, giảm lượng máu chảy ngược xuống
bàn chân, từ đó giúp bàn chân giảm sưng phù, giảm áp lực và ngăn chặn hình thành
cục máu đông, điều trị giãn tĩnh mạch hiệ quả.
Ngoài ra, chất liệu vải dệt kim còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất
hàng thủ công, mỹ nghệ, vật dụng trang trí gia đình. Những sản phẩm quần áo búp bê
trang trí, đồ vật trưng bày đều có thể được sản xuất từ chất liệu này với mức giá rẻ và
tuổi thọ cao hơn so với chất liệu Polyester. 
16

Hình 1.8. Hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ vải dệt kim [8]
1.2. Một số thông số cấu trúc ảnh hưởng đến tính chất cơ- lý của vải dệt kim
1.2.1. Một số thông số cấu trúc của vải dệt kim

 Khối lượng của vải


- Khối lượng của vải được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 8042: 2009
- Thường tính bằng đơn vị gam trên một mét vuông vải (g/m2). Khối lượng vải
phụ thuộc vào chi số của sợi dệt, mật độ sợi, kiểu dệt và thành phần kiểu dệt,..
- Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến một số tính chất
của vải.

 Mật độ của vải


- Mật độ của vải được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5794- 1994
- Trong ngành dệt may, mật độ vải là một thông số vô cùng quan trọng. Đó là số
sợi vải: sợi dọc và sợi ngang nằm trên 1inch vuông vải.
- Nếu mật độ sợi càng lớn kết hợp với những sợi vải càng mảnh sẽ tạo ra được
những tấm vải càng mềm và mượt, nếu mật độ sợi càng lớn kết hợp với sợi vải cỡ càng
lớn sẽ cho ra những tấm vải càng chắc và bền.
- Mật độ sợi dọc: Là số lượng sợi dọc trên một đơn vị chiều dài theo hướng
ngang, thông thường là số sợi dọc trên một in (End per inche hay viết tắt là EPI).
- Mật độ sợi ngang: Là số lượng sợi ngang trên trên một đơn vị chiều dài theo
hướng dọc, thông thường là số sợi ngang trên một in (Pick per inche hay viết tắt là
PPI).
17

1.2.2. Một số tính chất cơ- lý quan trọng của vải dệt kim
 Khả năng thoáng khí
- Khả năng thoáng khí của vải được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5092-2009
- Khả năng thoáng khí là một tính chất quan trọng trong tính năng của các loại
vật liệu dệt như vải lọc khím vải may túi khí, vải may mặc, màn, lưới, tất,..
- Khả năng thoáng khí phụ thuộc vào chi số sợi, thành phần sợi, kiểu dệt, mật độ,
độ chứa đầy của vải.
 Khả năng mao dẫn
- Khả năng mao dẫn của vải được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5073-1990.
- Khả năng mao dẫn là khả năng dẫn chất lỏng bằng mao quản của vải theo chiều
dọc hay chiều ngang của vải.
- Khả năng mao dẫn phụ thuộc vào loại sợi dệt, thành phần, khối lượng, mật độ,..
- Đây là một tính chất quan trọng để xác định tính chất vật liệu, khả năng mao
dẫn cao tức vải thấm hút chất lỏng, dung dịch thuốc nhuộm tốt và thấm hút mồ hôi tốt.

 Khả năng kéo đứt và giãn đứt


- Độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5795
– 1994
- Độ bền kéo đứt và giãn đứt phụ thuộc vào kiểu dệt, mật độ, thành phần,..
- Đây là một yếu tố quan trọng để xác định tính chất của vật liệu. Độ bền kéo
đứtvà giãn đứt cao thể hiện khả năng co giãn tốt.
1.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài
Tác giả Nguyễn Thị Tú Trinh, Chu Diệu Hương [9] đã: “Nghiên cứu về ảnh
hưởng của tỷ lệ thành phần sợi spandex tới các tính chất cơ lí của vải single jersey”.
Nhóm tác giả đã sử dụng 04 vải CVC nhưng có tỷ lệ cài sợi spandex khác nhau. Các
mẫu vải được xác định khả năng thoáng khí và khả năng giãn đứt lần lượt theo các
tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5092: 2009, ASTM D 737: 2004 và TCVN 5795 – 1994
kết quả cho thấy: tỷ lệ sợi spandex cài trong vải có ảnh hưởng tới độ thoáng khí của
vải single jersey. Khi tỷ lệ sợi spandex giảm thì độ thoáng khí của vải tăng lên rõ rệt,
cụ thể tỷ lệ sợi spandex 25; 33; 50 và 100% có độ thoáng khí tương ứng 84,8; 646,9;
562,7; 345,9 L/m2/S và khi lực tác dụng nhỏ (0-5N) thì độ giãn của vải không có sự
khác biệt. Tuy nhiên, khi lực tác dụng càng tăng thì độ giãn của vải có xu hướng giảm
dần và sự khác biệt giữa các mẫu cũng rõ ràng hơn. Khi tỷ lệ sợi cài spandex tăng lên
18

thì độ giãn của vải có xu hướng giảm đi ở cùng một giá trị lực tác dụng, tức là mô đun
đàn hồi của vải tăng lên.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thuyên [10] đã “ Nghiên cứu khả năng đàn hồi của vải dệt
kim bằng phương pháp thực nghiệm”. Nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp
thử nghiệm, đo đạc – so sánh các mẫu thử, từ đó đưa ra bảng xây dựng hệ số đàn hồi
tiêu chuẩn của một số mẫu vải dệt kim. Cuối cùng kết luận: Vải dệt kim có thông số
đàn hồi cao, đặc biệt là tại các vị trí thắt của cơ thể: ngực, eo , mông. Đồng thời,
nghiên cứu cũng cho thấy: Trọng luwonjg và độ dày của vải cũng có ảnh hưởng đến
khả năng đàn hồi, mật độ sợi cao nên làm giảm tỷ lệ lỗ trống trên mặt vải nên khả năng
đàn hồi giảm.
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Hải Duyên, Nguyễn Thị Hồi [11]
đã công bố kết quả: “Nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của mật độ dệt dọc và mật độ
dệt ngang đến độ rủ của vải dệt kim Single và Rib 1:1”. Nhóm tác giả đã sử dụng
nguyên liệu là hai loại vải dệt kim Single và vải Rib 1:1 làm từ 100% Cotton với độ
mảnh sợi Ne 30/1. Vải Single mật độ dọc 132; 140; 147 (hàng vòng/100 mm). Mật độ

ngang 177; 180; 183 (cột vòng/100 mm), khối lượng 120 g/m2 đến 138 g/m2 Vải Rib
1:1 mật độ dọc 137; 144; 150 (hàng vòng/100 mm). Mật độ ngang 124; 133; 143 cột

vòng/100 mm), Rib 1:1 khối lượng 314 g/m2 đến 331 g/m2. Bằng phương pháp quy
hoạch thực nghiệm trực giao Box-Wilson. Kết quả cho thấy:
‐ Phương trình hồi quy độ rủ của vải Single và vải Rib 1:1 các hệ số đều có ý nghĩa
thống kê. Mật độ dọc và mật độ ngang ảnh hưởng đến độ rủ của vải.
‐ Khi tăng mật độ dệt dọc và mật độ dệt ngang, hệ số rủ của vải Rib 1:1 tăng nhanh
hơn hệ số rủ của vải Single.
‐ Hệ số rủ của vải Single và Rib1:1 thay đổi khi khối lượng vải khác nhau. Khi khối
lượng vải tăng thì hệ số độ rủ tăng, độ rủ của vải giảm.
Nhóm tác giả Quaynor, Takahashi, Nakajima [12] đã công bố kết quả nghiên cứu
ảnh hưởng của nhiệt độ giặt và giặt lên các đặc tính bề mặt và độ ổn định kích thước
trong bài báo đã công bố: “Effects of laundering on the Surface Properties and
Dimensional Stability of Plain Knitted Fabrics” được nghiên cứu đối với các loại vải
dệt kim phẳng trơn, cotton và polyester với các hệ số phủ khác nhau. Các loại vải được
trải qua quá trình thư giãn và một loạt chu kỳ giặt và sấy khô kéo dài trong máy giặt ở
19

các nhiệt độ khác nhau. Kích thước, độ ma sát bề mặt và độ nhám của vải được đo
trong mọi quá trình. Những thay đổi về độ ổn định kích thước và tính chất bề mặt với
quá trình giãn và nhiệt độ giặt được làm rõ. Mối quan hệ giữa chuyển động ma sát và
các thông số của cấu trúc vải cũng được bàn luận. Kết quả cho thấy độ co rút cao nhất
được ghi nhận với bông dệt kim chùng ở nhiệt độ cao nhất. Có ảnh hưởng đáng kể của
sự giãn ướt đối với sự ổn định kích thước cũng như các đặc tính bề mặt. Các loại vải
dệt kim mỏng cũng cho thấy độ ma sát cao hơn các loại vải dệt kim chặt chẽ. Hệ số ma
sát có xu hướng giảm khi độ chặt tăng lên, trong khi độ nhám bề mặt lại có xu hướng
ngược lại. Có mối tương quan tốt giữa chuyển động trượt dính và các đường gân trên
vải. Hệ số ma sát có xu hướng giảm khi độ chặt tăng lên, trong khi độ nhám bề mặt lại
có xu hướng ngược lại.
1.4. Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy:
Vải dệt kim là loại vải tạo nên từ các vòng sợi (loop) được liên kết đều đặn với
nhau theo một quy luật tạo vòng nhất định được sản xuất bởi công nghệ dệt kim.
Chúng được phân làm 2 loại là dệt kim đan đan dọc và dệt kim đan ngang. Một mẫu
vải dệt kim có rất nhiều thông số cấu trúc và các tính chất khác nhau nhưng trong thị
trường may mặc hiện nay thì một số thông số cấu trúc tiêu biểu như khối lượng, mật
độ, thành phần và một số tính chất quan trọng như khả năng thoáng khí, độ mao dẫn và
độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải dệt kim.
Ngành dệt may Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng đang ngày càng phát
triển, vì vậy có không ít các công trình nghiên cứu về loại vải này cũng như nghiên
cứu về các tính chất của nó để bằng cách nào đó tạo ra những tính chất mới hơn, ưu
việt hơn và ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tiêu biểu là “Nghiên cứu ảnh
hưởng của tỷ lệ thành phần sợi spandex tới các tính chất cơ lí của vải single jersey”
của Tác giả Nguyễn Thị Tú Trinh, Chu Diệu Hương hay nghiên cứu “Ảnh hưởng của
giặt tẩy đối với tính chất bề mặt và độ ổn định chiều của vải dệt kim trơn” của nhóm
tác giả Quaynor, Takahashi, Nakajima. Cũng chính vì lý do đó mà chúng em thấy
được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và tìm hiểu về loại vải này. Từ đó, chúng em
xác định được hướng nghiên xứu của đề tài:
- Xác định thành phần, khối lượng vải g/m2, mật độ của vải.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần, khối lượng vải g/m2, mật độ của vải đến
20

khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải.
21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định ảnh hưởng thông số cấu trúc (g/m2, mật độ), thành phần vải đến khả
năng mao dẫn, khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải dệt kim.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Lựa chọn 5 loại vải dệt kim đan ngang có mật độ, khối lượng và thành phần khác
nhau đươc cung cấp bởi Công Ty TNHH May An Thắng và Xí nghiệp may xuất khẩu
Yên Mỹ.
Các mẫu vải trước khi tiến hành thực nghiệm được mã hóa như bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Bảng mã hóa các mẫu vải sử dụng trong nghiên cứu
STT Loại vải Kí hiệu Mẫu

M1.1

1 Mẫu vải 1 (M1) M1.2

M1.3

M2.1

Mẫu vải 2 (M2) M2.2


2
M2.3

M3.1
Mẫu vải 3
3 M3.2
(M3)
M3.3

M4.1
Mẫu vải 4
4
(M4) M4.2

M4.3
22

M5.1
Mẫu vải 5
5 M5.2
(M5)
M5.3

2.3. Nội dung nghiên cứu


Thành phần của vải là một yếu tố rất quan trọng, nó góp phần ảnh hưởng lớn đến
tính chất cơ lý của vải. Vì vậy, để làm rõ hơn ảnh hưởng của một số thông số cấu
trúc đến tính chất cơ lý của vải nhóm nghiên cứu của đề tài đã xác định thêm thông
số về thành phần của vải. Nội dung của đề tài gồm:
- Xác định thành phần, khối lượng vải g/m2, mật độ của vải:
Nghiên cứu lựa chọn 05 loại vải khác nhau đề xác định thành phần, khối lượng
vải g/m2, mật độ của vải theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc Quốc tế.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần, khối lượng vải g/m2, mật độ của vải
đến khả năng mao dẫn, độ thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải:
Nghiên cứu kiểm tra khả năng mao dẫn, độ thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn
đứt của vải theo các tiêu chuẩn Việt Nam hay Quốc tế.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu thử
Phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5791 – 1994 [15]
2.4.1.1. Các bước thực hiện
Bước 1: Lấy mẫu
 Yêu cầu khi lấy mẫu ban đầu
- Từ mỗi tấm, cuộn là đại diện, dùng kéo cắt một mẫu ban đầu để xác định các
chỉ tiêu cơ lý, một mẫu ban đầu để xác định sự thay đổi kích thước khi giặt hoặc mẫu
ban đầu để xác định chỉ tiêu chất lượng nào khác (độ ẩm, độ bền, thành phần nguyên
liệu…)
- Trong trường hợp kết quả thử ở một trong các chỉ tiêu không đạt, tiến hành thử
lại chỉ tiêu đó từ lượng mẫu ban đầu gấp đôi, mẫu này được lấy ở chính lô vải đó. Kết
quả lần thứ hai là kết quả đánh giá.
- Mẫu ban đầu được cắt cách đầu hoặc cuối tấm cuốn của đại diện lô không nhỏ
hơn 2 mét. Nếu đại diện lô này gồm từ một số đoạn cắt rời, mẫu ban đầu được phép
23

lấy ở gần vị trí cắt.


- Mẫu ban đầu không được lấy ở chỗ vải dệt kim có khuyết tật ngoại quan.
- Mẫu ban đầu để xác định các chỉ tiêu cơ lý và mẫu ban đầu để xác định sự thay
đổi kích thước khi giặt có chiều rộng là chiều rộng khổ vải còn chiều dài cần lấy sao
cho đủ để thí nghiệm. Chiều dài này phụ thuộc vào chiều rộng khổ vải, vào độ lớn
rappo và vào kích thước và số lượng mẫu thử.
 Lấy mẫu thử
- Từ từng mẫu ban đầu lấy ra các mẫu thử, kích thước, hình dạng, số lượng mẫu
thử theo quy định trong tiêu chuẩn về phương pháp và thiết bị thử. Mẫu thử được lấy ở
mẫu bna đầu cách mép gập dọc của vải dệt kim hoặc mép mẫu ít nhất 5cm.
- Đối xới dệt kim có rappo lớn, mẫu thử cần được cắt phù hợp với các yêu cầu
của các tiêu chuẩn về phương pháp thử theo từng phần rappo khác nhau về mật độ, độ
dày, kiểu dệt hoặc loại nguyên liệu.
Bước 2: Ghi nhãn, bao gói mẫu
Đối với mẫu thí nghiệm để xác định độ ẩm phải cho vào hộp đậy kín hoặc được
cân ngay với độ chính xác đến 0.1% khối lượng cân. Giá trị khối lượng này phải được
gửi kèm theo mẫu.
Mẫu thí nghiệm được bao gói cẩn thận và kèm theo mẫu có nhãn ghi rõ:
‐ Tên cơ sở sản xuất;
‐ Tên sản phẩm;
‐ Ký hiệu lô vải;
‐ Lượng mẫu ban đầu;
‐ Nơi lấy mẫu;
‐ Ngày lấy mẫu;
‐ Người lấy mẫu;
2.4.1.2. Chú thích
- Các chỉ tiêu cơ, lý: Khối lượng, mật độ, lực kéo đứt và độ dãn đứt, khả năng
chịu mài mòn, lực nén thủng và chiều dài vòng sợi…
- Các chỉ tiêu hóa, lý: Sự thay đổi kích thước khi giặt, độ bền mầu.
- Con số ghi trong ngặc đơn dùng cho trường hợp khi không thử khả năng chịu
mài mòn và lực nén thủng.
24

2.4.2. Phương pháp xác định thành phần của vải


Phương pháp xác định thành phần của vải được xác định theo tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 5465-11:2009 [16]
2.4.2.1. Chuẩn bị
 Thiết bị, dụng cụ:
- Cốc lọc bằng thủy tinh( Cốc lọc này phải có một nút nhám bằng thủy tinh hoặc
nắp kính đồng hồ.)
- Bình hút chân không.
- Bình hút ẩm chứa silica gel tự chỉ thị.
- Tủ sấy có thông gió để làm khô mẫu ở nhiệt độ (105 ± 3) oC.
- Cân phân tích có độ chính xác đến 0,0002 g hoặc tốt hơn.
- Thiết bị chiết Soxhlet
- Bình nón: Có dung tích tối thiểu 500 ml, nắp bằng thuỷ tinh.
- Thiết bị gia nhiệt: Thích hợp để duy trì nhiệt độ của bình nón ở (50 ± 5)°C
 Thuốc thử: Chỉ sử dụng các thuốc thử cấp phân tích.
- Dầu nhẹ, được chưng cất lại, chưng cất ở giữa 40oC và 60oC
- Nước cất hoặc nước khử ion
- Axit sunphuric, nồng độ 75 % : Có thể điều chế thuốc thử phù hợp bằng cách
trong khi làm nguội, cẩn thận cho thêm 700 ml axit sunphuric cô đặc (r = 1,84 g/ml)
vào 350 ml nước cất. Sau khi dung dịch đã nguội đến nhiệt độ phòng, pha loãng bằng
nước đến 1I. Nồng độ nằm trong phạm vi từ 73 % đến 77 % axit sunphuric.
- Amoniac, dung dịch loãng: Pha loãng 80 ml dung dịch amoniac cô đặc (r =
0,880 g/ml) với nước
2.4.2.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Lấy 1 ít mẫu thử rồi thực hiện theo hướng dẫn.
Bước 2: Sấy khô mẫu thử: Sấy khô mẫu thử trong 1 cốc cân mở, có nắp để bên
cạnh. Sau khi sấy khô, đậy nắp cốc cân lại trước khi lấy ra khỏi tủ sấy, và chuyển
nhanh vào bình hút ẩm.
Bước 3: Cho mẫu thử vào bình nón, tương ứng với mỗi gam mẫu thử nhỏ thêm
200 ml axit sunphuric. Đậy nắp bình và lắc cẩn thận để làm ướt mẫu. Giữ bình ở (50 ±
5) °C trong 1 h, lắc nhẹ bình và các chất chứa trong đó khoảng 10 phút.
Bước 4: Lọc các chất chứa trong bình qua cốc lọc đã được cân có sử dụng
25

phương pháp hút. Dùng một ít axit sunphuric để rửa sạch các xơ còn lại trong bình vào
cốc lọc.
Bước 5: Hút để làm ráo cốc lọc, đổ một phần mới axit sunphuric vào đầy cốc lọc
để làm sạch phần cặn. Không hút cho đến khi cốc lọc đã ráo bằng trọng lực hoặc để
yên trong 1 min.
Bước 6: Làm sạch phần cặn liên tục vài lần bằng nước lạnh, hai lần bằng dung
dịch amoniac loãng, sau đó bằng nước lạnh, hút để làm ráo cốc lọc sau mỗi lần rửa.
Không hút cho đến khi mỗi dung dịch làm sạch đã ráo bằng trọng lực.
Bước 7: Cuối cùng, hút để làm ráo cốc lọc, làm khô cốc lọc và phần cặn, sau đó
làm nguội và cân (Cân chính xác đến 0,0002 g.)
2.4.2.3. Chú thích
Không được dùng tay không cầm cốc lọc, mẫu thử hoặc cặn trong quá trình sấy
khô, làm nguội và cân.
2.4.3. Phương pháp xác định khối lượng của vải
Phuwong pháp xác định khối lượng vải được xác định theo tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 8042: 2009 ASTM D 3776: 2007 [17]
2.4.3.1. Chuẩn bị
 Thiết bị, dụng cụ
- Cân, có khả năng và độ nhạy phù hợp để cân tấm vải, cuộn vải, súc vải hoặc
mảnh cắt chính xác đến ± 0,1 % khối lượng tổng của nó.
- Dưỡng, hình vuông hoặc hình tròn có diện tích ít nhất là 13 cm2 hoặc 4 in2.
 Lấy mẫu
- Từ mỗi cuộn hoặc tấm trong mẫu của lô, cắt nhưng không được xé ít nhất một
mẫu phòng thí nghiệm nguyên khổ và có chiều dài ít nhất là 250 mm (10 in).
- Đường cắt phải là đường thẳng không bị lồi lõm, trừ khi cả hai cạnh được làm
để đánh dấu các sợi ngang song song. Trong qui trình này mẫu phòng thí nghiệm hoàn
thiện được sử dụng như là mẫu thử.
2.4.3.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Đo bằng tay chiều dài của mẫu thử -> để vải ở trạng thái không kéo
căng và đo khổ.
Bước 2: Cân mẫu thử bằng cân hoặc cân phân tích, làm tròn đến 0,1 % khối
lượng được của mẫu.
26

2.4.3.3. Tính toán


Tính khối lượng trên đơn vị diện tích, khối lượng trên đơn vị yard chiều dài hoặc
yard chiều dài trên pound, đến ba chữ số có nghĩa, trừ khi có qui định khác, sử dụng
công thức 1, công thức 2, công thức 3 hoặc công thức 4 như sau:
*Khối lượng trên đơn vị diện tích
oz/yd2 = 45,72 G/LsWs                      (1)
*Khối lượng trên yard chiều dài
oz/yd = 1,27 G/Ls                                  (2)
*arn chiều dài trên pound
yd/lb = 16/oz trên đơn vị chiều dài yd      (3)
yd/lb = 12,6 Ls/G                                   (4)
trong đó:
G          là khối lượng của mẫu thử, tính bằng gam.
Ls         là chiều dài của mẫu thử, tính bằng inch.
Ws        là khổ của mẫu thử, tính bằng inch.
Kích thước và khối lượng có thể được xác định theo đơn vị SI và được tính toán
theo công thức 5, công thức 6 hoặc công thức 7 như sau:
*Khối lượng trên đơn vị diện tích
g/m2 = 106 G/LsWs                                 (5)
*Khối lượng trên đơn vị mét chiều dài
g/m = 103 G/Ls                                       (6)
*Mét chiều dài trên kilogam
m/kg = Ls/G                                          (7)
Trong đó
G          là khối lượng của mẫu thử, tính bằng gam;
Ls         là chiều dài của mẫu thử, tính bằng milimét;
Ws        là khổ của mẫu thử, tính bằng milimet.
2.4.4. Phương pháp xác định mật độ của vải
Mật độ của vải được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5794:1994 [18]
2.4.4.1. Khái niệm chung
‐ Mật độ dọc của vải dệt kim là số hàng vòng có trên 10cm theo chiều dọc vải.
‐ Mật độ ngang của vải dệt kim là số cột vòng có trên 10cm theo chiều ngang vải.
27

‐ Bản chất phương pháp: Đếm số hàng vòng và số cột vòng trên độ dài xác định
của vải dệt kim rồi tính số đó ứng với đơn vị độ dài 10cm.
2.4.4.2. Chuẩn bị
 Thiết bị thử
- Kính soi mật độ hoặc kính phóng đại không dưới 3 lần.
- Kim gẫy sợi
- Thước thẳng chia vạch đến 1mm.
 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
- Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 5791-1994
- Để mẫu ở trạng thái tự do trên mặt bàn nằm ngang trong điều kiện khí hậu quy
định theo TCVN 1748-1991 không ít hơn 24h.
- Đánh dấu các độ dài phần vòng cần đếm sao cho từng phần không chứa hàng
vòng hoặc cột vòng của phần khác, phân bố đều trên bề mặt vải.
- Phần đánh dấu cần cách biên đường gấp giữa vải hoặc mép cắt không ít hơn
10cm.
2.4.4.3. Các bước thực hiện
Bước 1: Trên độ dài đánh dấu theo tiêu chuẩn, sử dụng kính soi mật độ và kim
gẩy sợi để tiến hành đếm lần lượt số hàng vòng theo hướng dọc và lần lượt số cột vòng
theo hướng ngang (có thể ghim căng vải trên khung để dễ dàng đếm mật độ sợi hơn).
Bước 2: Khi đếm số hàng vòng và cột vòng chỉ đếm ở phần độ dài được đánh
đấu các vòng được nhìn thấy.
 Lưu ý
Khi đếm số hàng vòng để tiến hành đếm số cột vòng thực hiện như sau:
- Ở vải dệt hoa, đếm số hàng vòng và số vòng cột ở 1 rappo và nhận giá trị đếm
được với số rappo có trong độ dài đánh dấu.
- Ở vải dệt hoa nhỏ (kiểu dệt liên hợp) số hàng vòng và số cột vòng được đếm
theo kiểu dệt cơ bản. Khi cần biết số hàng vòng và số cột vòng, đếm riêng từng
phần của kiểu dệt và ghi kết quả riêng từng phần cách nhau dấu phẩy.
2.4.4.4. Tính toán
- Số hàng vòng của mẫu (nh) là trung bình cộng của các kết quả đếm theo hàng
vòng và số cột vòng của mẫu (n c) là trung bình cộng các kết quả đếm theo cột
vòng ở tất cả các vị trí đã đếm trên các độ dài đánh dấu của mẫu.
28

- Mật độ dọc của mẫu (Md) là số hàng vòng và mật độ ngang của mẫu          
- (Mn) là số cột vòng tính toán trên độ dài 10 cm của vải hoặc sản phẩm dệt kim
theo các công thức sau:
nh .10
Md = a (8)

nc .10
Mn = b (9)

- Trong đó: a là trung bình độ dài đánh dấu đã đếm số hàng vòng (cm)
b là trung bình độ dài đánh dấu đã đếm số cột vòng (cm).
2.4.5. Phương pháp xác định độ thoáng khí của vải.
Độ thoáng khí của vải được xác định theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5092:
2009, ASTM D 737: 2004 [19]
2.4.5.1. Tóm tắt phương pháp thử
Tốc độ của dòng khí thổi vuông góc đi qua một diện tích vải đã biết được điều
chỉnh để nhận được độ chênh lệch áp suất không khí qui định giữa hai bề mặt vải. Độ
thoáng khí được xác định từ tốc độ này của dòng khí.
2.4.5.2. Chuẩn bị
 Thiết bị, dụng cụ:
- Đầu đo có một diện tích thử tròn 38,3 cm2 (5,93 in.2) ± 0,3 %.
- Hệ thống ngàm kẹp để kẹp chặt các mẫu thử,
- Một cách thức phù hợp dùng để giảm thiểu sự rò rỉ qua mép là sử dụng một vòng
kẹp bằng polycloropen (neopren) có độ cứng loại A 55, rộng 20 mm (0,75 in.) và
dày 3 mm (0,125 in.) ở xung quanh mẫu thử, cả bên trên và bên dưới mẫu thử.
- Đồng hồ đo áp suất hoặc áp kế, kết nối với đầu đo bên dưới mẫu thử để đo sự
giảm áp suất xuyên qua mẫu thử, tính bằng pascal (milimét hoặc inch) cột nước
với độ chính xác ± 2 %.
- Lưu lượng kế, bộ đo thể tích hoặc đo khe hở để đo vận tốc không khí xuyên qua
diện tích thử, tính bằng cm3/s/cm2 (ft3/min/ft2) với độ chính xác ± 2 %.
- Tấm hiệu chuẩn hoặc các dụng cụ khác, có độ thoáng khí đã biết ở chênh lệch áp
suất qui định, dùng để kiểm tra thiết bị.
- Thang đo, đồng hồ kỹ thuật số và hệ thống điều khiển bằng máy tính.
- Khuôn hoặc dưỡng cắt mẫu để cắt các mẫu có kích thước ít nhất bằng diện tích bề
mặt ngàm cặp của thiết bị thử (có thể lựa chọn).
29

 Lấy mẫu và mẫu thử.


Mẫu lô: Để có một mẫu lô cho phép thử chấp nhận, lấy ngẫu nhiên một số cuộn
hoặc tấm vải theo hướng dẫn trong yêu cầu kỹ thuật của vật liệu. Coi cuộn hoặc tấm
vải đó là đơn vị lấy mẫu ban đầu. Lấy số cuộn vải hoặc tấm vải theo qui định trong
Bảng 1.
Mẫu phòng thí nghiệm:  lấy một mẫu vải 1 m (1yd) nguyên khổ dọc theo chiều
dài từ mỗi cuộn vải hoặc tấm vải trong mẫu lô. Đối với các cuộn vải, lấy một mẫu loại
trừ đi phần bao bọc bên ngoài cuộn vải hoặc phần quấn quanh trục lõi của cuộn vải.
Mẫu thử: Từ mỗi đơn vị lấy mẫu phòng thí nghiệm, lấy 10 mẫu thử. Sử dụng
khuôn hoặc dưỡng cắt mẫu hoặc nếu thiết thực, thực hiện các phép thử độ thoáng khí
của vải mà không cắt mẫu.
Bảng 2.2. Số cuộn vải hoặc tấm vải trong mẫu lô [13]
Số cuộn vải hoặc tấm vải trong lô, bao
Số cuộn vải hoặc tấm vải trong mẫu lô
gồm

1 đến 3 Tất cả

4 đến 24 4

25 đến 50 5

10 % đến tối đa là 10 cuộn hoặc tấm


Trên 50
vải
Lấy các mẫu thử hoặc vị trí các diện tích thử đại diện được phân bố chéo theo
chiều dài và chiều rộng, tốt nhất là dọc theo đường chéo của mẫu phòng thí nghiệm và
cách biên vải ít nhất một phần mười khổ, trừ khi có thỏa thuận khác giữa bên mua và
bên bán. Đảm bảo rằng các mẫu thử không bị gấp, nhàu hoặc nhăn. Tránh làm dây
dầu, nước, mỡ v.v… trên các mẫu thử khi thao tác.
2.4.5.3. Cách tiến hành.
Bước 1: Thử mẫu đã được điều hòa trong môi trường chuẩn để thử vật liệu dệt ở
nhiệt độ là (21 ± 1)°C, (70 ± 2)°F và độ ẩm tương đối (65 ± 2)%.
Giữ cẩn thận các mẫu thử để tránh làm thay đổi trạng thái tự nhiên của vật liệu.
Bước 2: Đặt từng mẫu thử lên đầu đo của thiết bị và tiến hành phép thử: Đặt các
mẫu vải tráng phủ với mặt tráng phủ úp xuống (mặt áp suất thấp quay lên trên) để
giảm thiểu sự rò rỉ ở mép.
30

Bước 3: Thực hiện các phép thử ở độ chênh lệch áp suất cột nước theo qui định
trong yêu cầu kỹ thuật của vật liệu. Trong trường hợp không có yêu cầu kỹ thuật của
vật liệu thì sử dụng độ chênh lệch áp suất cột nước là 125 Pa (12,7 mm hoặc 0,5 in. cột
nước).
Bước 4: Đọc và ghi các kết quả cho từng phép thử theo đơn vị quốc tế SI là
cm3/s/cm2 và đơn vị inch - pound là ft3/min/ft2, làm tròn đến ba chữ số sau dấu phẩy.
Bước 5: Lấy mẫu đã thử ra và tiếp tục tiến hành theo các bước cho đến khi thử
xong mười mẫu thử cho mỗi đơn vị lấy mẫu phòng thí nghiệm.
Khi ở mức tin cậy 95 % đối với các kết quả đo, một số mẫu thử ít hơn có thể
thích hợp. Trong bất kỳ trường hợp nào, số mẫu thử ít nhất phải là bốn.
2.4.5.4. Tính toán
+ Độ thoáng khí, các mẫu thử riêng - Tính toán độ thoáng khí của từng mẫu thử,
sử dụng các giá trị đọc trực tiếp từ thiết bị thử theo đơn vị quốc tế SI là cm3/s/cm2 và
đơn vị inch - pound là ft3/min/ft2, làm tròn đến ba chữ số sau dấu phẩy. Khi tính toán
độ thoáng khí, thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu áp dụng được.
      Đối với kết quả độ thoáng khí đạt được trên mực nước biển 600 m (2000 ft),
có thể yêu cầu các hệ số hiệu chỉnh.
+ Độ thoáng khí, trung bình - Tính toán giá trị trung bình độ thoáng khí cho mỗi
đơn vị lấy mẫu phòng thí nghiệm và cho lô.
+ Độ lệch chuẩn, Hệ số biến sai: Tính toán khi có yêu cầu.
+ Dữ liệu xử lý trên máy tính: Khi dữ liệu được xử lý tự động trên máy tính, các
tính toán có được từ các phần mềm tương ứng. Khuyến nghị nên kiểm tra các dữ liệu
xử lý trên máy tính so với các giá trị tính chất đã biết và phần mềm đó phải được mô tả
trong báo cáo.
Độ thoáng khí được tính theo công thức sau:
V
Lp = S×t (10)

Trong đó:
Lp: độ thoáng khí tính bằng cm3/s/cm2
S: Diện tích mẫu thử tính bằng cm2;
t: thời gian thử tính bằng phút.
31

2.4.6. Phương pháp xác định độ mao dẫn


Độ mao dẫn được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5073:1990) [20]
2.4.6.1. Khái niệm chung
Độ mao dẫn là khả năng dẫn chất lỏng bằng mao quản của vải, theo chiều thẳng
đứng ở điều kiện khí hậu và thời gian qui định.
2.4.6.2. Chuẩn bị
 Dụng cụ và hóa chất
- Một giá đứng có núm vặn, thay đổi được chiều cao, trên đó có gắn khung ghim
và thước kim loại thẳng có vạch chia từ 0 đến 200 mm;
- Vệt tạo mức căng ban đầu có khối lượng 2 g hoặc 10 g ở dạng đũa thủy tinh (có
chiều dài 60 mm) hoặc cặp không rỉ (có chiều rộng 50 mm);
- Khay đựng dung dịch thử có đáy phẳng nằm ngang, đặt trên hệ đỡ;
- Đồng hồ;
- Nước cất;
- Kali dicromat, dung dịch 1 g/l trong nước cất ở nhiệt độ thường;
Chú thích: Đối với vải mầu đậm có thể dùng dung dịch thử là nước cất, không có
kali dicromat.
 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
- Lấy mẫu theo TCVN 5791 – 1994.
- Từ mỗi mẫu ban đầu cắt 3 mẫu thử theo hướng sợi dọc và 3 mẫu thử theo
hướng sợi ngang, kích thước mẫu 250x50 mm. Cất mẫu sao cho các mẫu thử không
cùng trên một băng sợi dọc hoặc sợi ngang.
- Trước khi tiến hành thử phải để mẫu trong điều kiện khí hậu qui định theo
TCVN 1748-86 (nhiệt độ là (27 ± 5)°C (70 ± 2)°F và độ ẩm tương đối (65 ± 2)%
không ít hơn 24 giờ.
 Tiến hành thử
- Tiến hành thử trong điều kiện khí hậu qui định theo TCVN 1748-86 trong đó
quy định điều kiện khí hậu để thử vật liệu dệt:
- Độ ẩm tương đối của không khí: (65 ± 2) %;
- Nhiệt độ: (27 ± 5) oC
2.4.6.3. Cách tiến hành
Bước 1: Đặt khay chứa dung dịch kalidicromat (chiều cao dung dịch phải lớn
32

hơn 50 mm) phía dưới khung ghim rồi điều chỉnh sự thăng bằng của khay dung dịch
bằng 4 đinh vít phía dưới bệ đỡ.
Bước 2: Dùng bút đổ vạch vào mỗi mẫu thử cách đầu sẽ nhúng vào dung dịch là
10 mm.
Bước 3: Ghim mẫu thử vào hàng ghim phía trên của khung ghim, còn phần dưới
vạch kẻ của mẫu được kẹp bằng đũa thủy tinh hoặc cặp không rỉ, sao cho vạch kể trên
mẫu trùng với điểm 0 của thước đo.
Bước 4: Treo khung ghim trên giá đỡ rồi hạ dần chiều cao của khung ghim cho
tới khi mức dung dịch ngập đến điểm 0 của thước đo. Vặn cố định chiều cao bằng núm
vặn điều chỉnh.
Bước 5: Sau 30 phút (tính từ lúc dung dịch thử ở vị trí điểm 0 trên thước đo) tiến
hành đọc chiều cao mao dẫn của vải tương ứng với vạch khắc trên thước đo bên cạnh
với độ chính xác đến 1 mm.
2.4.6.4. Tính toán kết quả
- Kết quả thử độ mao dẫn là trung bình cộng các kết quả của 3 mẫu thử.
- Độ mao dẫn được biểu thị bằng centimét trên phút, tính riêng theo chiều sợi dọc
và chiều sợi ngang vải. Kết quả cuối cùng tính chính xác đến 0,1 cm.
2.4.7. Phương pháp xác định độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải dệt Kim
Độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải dệt kim được xác định theo tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN 5795:1994) [21]
2.4.7.1. Bản chất phương pháp:
Mẫu thử được kẹp vào hai miệng kẹp của máy kéo đứt với lực căng ban đầu quy
định. Tăng khoảng cách giữa hai miệng kẹp để kéo đứt mẫu thử.
2.4.7.2. Chuẩn bị
 Thiết bị dụng cụ
- Máy kéo đứt bằng mẫu thử kiểu đứng
- Dưỡng cắt mẫu với kích thước 50x200mm
- Kéo cắt mẫu
- Thước thẳng khắc vạch đến 1mm.
- Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.
 Chuẩn bị mẫu
- Lấy mẫu ban đầu theo TCVN 5791-1994.
33

- Từ mỗi mẫu ban đầu cắt ra 5 bảng mẫu thử theo chiều dọc và 5 theo chiều
ngang.
- Kích thước mẫu thử: Mẫu thử hình chữ nhật, có kích thước phần làm việc
50x100mm và kích thước mẫu thử 50x220mm.
- Vị trí của các băng mẫu thử ở mẫu ban đầu bố trí để các băng dọc không bị
trùng cột vòng và cách mép cặt dọc hoặc đường gấp giữa ít nhất 50mm. Các băng
ngang không bị trùng hàng vòng và cách mép cắt ngang ít nhất 50mm.
 Điều kiện thử:
- Tiến hành thử trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 – 1991 (nhiệt
độ 20 ºC ± 2 ºC và độ ẩm tương đối là 65% ± 2% theo TCVN 1748 – 91 (ISO 139)
- Khoảng cách ban đầu giữa hai miệng kẹp của máy kéo đứt (độ dài làm việc của
mẫu thử) bằng 100 ± 1mm.
- Sử dụng thang đo lực trên máy kéo đứt sao cho giá trị đo được nằm trong phạm
vị từ 25 đến 75% giá trị lớn nhất của thang đo.
Bảng 2.3. Khối lượng tạo lực căng ban đầu theo quy định [14].
Khối lượng Khối lượng
Độ giãn tương Đỗ giãn đứt –
tạo lực căng tạo lực căng
đối (%) tương đối (%)
Loại vải dệt kim ban đầu (g) ban đầu (g)
Theo hướng hàng vòng
Theo hướng cột vòng (dọc)
(ngang)
1. Vải từ sợi bông, Nhỏ hơn 100 40 Nhỏ hơn 200 15
sợi bông pha, trừ
kiểu dệt cài sợi để 100 và lớn hơn 20 200 và lớn hơn 5
cao
2. Vải từ sợi len và Nhỏ hơn 100 40 Nhỏ hơn 200 25
sợi len pha, trừ kiểu
100 và lớn hơn 25 200 và lớn hơn 10
dệt cài sợi để cao
3. Vải kiểu dệt cài Nhỏ hơn 100 40 Nhỏ hơn 200 20
sợi để cao 100 và lớn hơn 25 200 và lớn hơn 10
4. Vải từ sợi và tơ
hóa học Nhỏ hơn 100 20 Nhỏ hơn 120 10
34

-  Thông thường 100 và lớn hơn 10 120 và lớn hơn 5

-textual và sợi Nhỏ hơn 100 40 Nhỏ hơn 200 25


polyacrylicnitril 100 và lớn hơn 30 200 và lớn hơn 15
(acrylic)
5. Vải giả lông dệt
50 50
kim
Thời gian kéo đứt mẫu thử phải nằm trong phạm vi (60 ± 15) s.
Đối với vải dệt kim có độ giãn đứt tương đối đến 70% thường sử dụng tốc độ kẹp
của máy kéo đứt là 60mm/ph, từ 71 đến 120% sử dụng 100mm/ph và lớn hơn 121% sử
dụng 200mm/ph.
Đối với vải dệt kim không biết trước phạm vi độ giãn đứt tương đối, phải dùng
băng mẫu thử dự trữ để thử và điều chỉnh tốc độ chuyển động của kẹp cho đến khi đạt
được thời gian kéo đứt quy định.
2.4.7.3. Cách tiến hành.
Bước 1: Hãm cố định kẹp trên của máy, đưa kim chỉ lực và kim chỉ độ giãn về
điểm O. Đưa một đầu băng mẫu thử vào miệng kẹp trên sao cho mẫu phẳng đều, nằm
thẳng chính giữa kẹp rồi cố định kẹp lại. Cho đầu còn lại của băng vào miệng kẹp dưới
rồi tạo lực căng ban đầu theo quy định. Nới lỏng kẹp trên ra một ít để lực căng tác
dụng đều trên toàn bộ chiều rộng băng mẫu rồi vặn chặt lại. Sau khi vặn chặt kẹp dưới,
mở chốt hãm kẹp trên và cho máy làm việc.
Bước 2: Loại bỏ kết quả thử của mẫu thử bị trược hoặc bị đứt ngay miệng kẹp.
Mẫu thử loại bỏ được thay thế bằng mẫu thử mới được chuẩn bị từ chính mẫu ban đầu
tương ứng của mẫu thử bị loại. Cho phép dùng miếng đệm lót miệng kẹp để mẫu thử
khỏi trượt hoặc đứt ở miệng kẹp.
Bước 3: Trong quá trình kéo mẫu phải chú ý theo dõi và ghi kết quả khi kim chỉ
lực dừng lần thứ nhất trên thang đo lực.
2.4.7.4. Tính toán kết quả.
- Độ bền kéo đứt của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng các lực kéo đứt của các
mẫu thử.
- Khi tính toán, lấy số liệu chính xác đến 0,1N và kết quả cuối cùng quy tròn đến
1N.
35

- Độ giãn đứt tuyệt đối của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng các kết quả độ giãn ở
thời điểm các mẫu thử đứt.
- Khi tính toán, lấy số liệu chính xác đến 0,1mm và kết quả cuối cùng quy tròn đến
1mm.
- Độ giãn đứt tương đối của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng các kết quả độ giãn
đứt tương đối của các mẫu thử.
- Khi tính toán, lấy số liệu chính xác đến 0,01% và kết quả cuối cùng quy tròn đến
0,1%.
2.5. Một số thiết bị sử dụng trong nghiên cứu
2.5.1. Xác định thành phần
- Cốc lọc bằng thủy tinh có dung tích từ 30 ml đến 40 ml
- Bình hút chân không.
- Tủ sấy
- Cân phân tích
- Bình nón: Có dung tích tối thiểu 500 ml, nắp bằng thuỷ tinh.
- Thiết bị gia nhiệt:
- Dầu nhẹ, được chưng cất lại, chưng cất ở giữa 40oC và 60oC
- Nước cất hoặc nước khử ion
- Axit sunphuric, nồng độ 75 %:
- Amoniac, dung dịch loãng: Pha loãng 80 ml dung dịch amoniac cô đặc (r =
0,880 g/ml) với nước
2.5.2. Xác định khối lượng
- Cân, có khả năng và độ nhạy phù hợp để cân tấm vải, cuộn vải, súc vải hoặc
mảnh cắt chính xác đến ± 0,1 % khối lượng tổng của nó
- Cân phân tích, có khả năng và độ nhạy để cân khối lượng mẫu thử chính xác
đến ± 0,1%.
- Dưỡng, hình vuông hoặc hình tròn có diện tích ít nhất là 13 cm2 hoặc 4 in2.
36

Hình 2.9. Cân phân tích


2.5.3. Xác định mật độ
- Kính phóng đại hoặc kính soi mật độ có thước đo.
- Thước đo chiều dài bằng kim loại có vạch chia tới 0,5 mm.
- Kéo cắt vải.
- Kim gẩy sợi.

Hình 2.10. Kính soi mật độ


2.5.4. Xác định độ thoáng khí của vải
- Đầu đo
- Hệ thống màng kẹp
- Đồng hồ đo áp suất hoặc áp kế
37

- Tấm hiệu chuẩn


- Khuôn hoặc dưỡng cắt mẫu

Hình 2.11. Máy đo khả năng thoáng khí.


2.5.5. Xác định độ mao dẫn
- Dung dịch Kali dicromat K2Cr2O7
- Mẫu thử có kích thước 250-50mm theo chiều dọc
- Giá đứng
- Khay đựng dung dịch
- Đồng hồ
- Nước cất
- Thước thẳng khắc vạch đến 1mm

Hình 2.12. Thiết bị đo độ mao dẫn.


38

2.5.6. Xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt


- Máy kéo đứt bằng mẫu thử kiểu đứng
- Dưỡng cắt mẫu thử với kích thước 50x100mm
- Kéo cắt mẫu
- Thước thẳng khắc vạch đến 1mm.

Hình 2.13. Thiết bị đo khả năng giãn đứt và kéo đứt.

2.6. Kết luận chương 2


Nhóm nghiên cứu đã xác định mục tiêu nghiên cứu đó là nghiên cứu ảnh hưởng
thông số cấu trúc: khối lượng, mật độ, thành phần vải đến khả năng mao dẫn, thoáng
khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải dệt kim.
Để nghiên cứu thí nghiệm, nhóm đã sử dụng 5 mẫu vải dệt kim có thành phần,
mật độ và khối lượng khác nhau lần lượt là M1, M2, M3, M4, M5. Các mẫu vải được
thực nghiệm xác định các thông số cấu trúc như mật độ của vải được xác định theo
tiêu chuản TCVN 5794:1994, khối lượng của vải được xác định theo TCVN8042:
2009 và thành phần của vải được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 5465-11:2009. Tiếp
theo, các mẫu vải tiếp tục được tiến hành thực nghiệm để xác định độ mao dẫn, độ
thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt theo các tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
5073:1990, TCVN 5092: 2009, TCVN 5795 – 1994.
Các thí nghiệm được thực hiện trên các thiết bị phù hợp theo tiêu chuẩn.
Xử lý số liệu trên phần mềm Microsoft excel.
Nơi thực hiện thí nghiệm:
Các thí nghiệm như xác định thành phần của vải, khối lượng vải, độ mao dẫn,
39

mật độ sợi được thực hiện thí nghiệm tại khoa công nghệ Hóa - Trường đại học Công
Nghiệp Hà Nội.
Các thí nghiệm: xác định khả năng thoáng khí, khả năng kéo đứt và giãn đứt
được thực hiện tại phòng thí nghiệm của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
40

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN


3.1. Kết quả xác định một số thông số cấu trúc của vải nghiên cứu
Các mẫu vải được chuẩn bị theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5791: 1994) và
được mã hóa ở bảng 2.1.
Các mẫu vải được tiến hành xác định một số thông số kỹ thuật:
Thành phần vải được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5465-11:2009;
khối lượng của vải được xác định theo TCVN 8042: 2009 (ASTM D 3776: 2007) được
tính theo công thức (5); Mật độ sợi được xác định theo TCVN 5794:1994 được tính
theo công thức (8), (9). Các kết quả tính toán được thực hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.4. Kết quả xác định một số thông số cấu trúc của vải dệt kim
KHỐI MẬT ĐỘ SỢI (số sợi/10cm)
MẪU
STT THÀNH PHẦN LƯỢNG Mật độ sợi Mật độ sợi
VẢI
(g/m2) dọc ngang
1 M1 Bông 100% 220,64 170 110
2 M2 CVC: 74/26 132,43 130 120
3 M3 CVC: 65/35 232,6 180 190
4 M4 Polyester 100% 201,3 270 140
5 M5 TC: 65/35 227,5 95 190
3.2. Kết quả ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc đến khả năng thoáng khí
của vải dệt kim
3.2.1. Kết quả ảnh hưởng của thành phần đến khả năng thoáng khí
05 mẫu vải dệt kim trước khi thực nghiệm được chuẩn bị theo tiêu chuẩn TCVN
5791 – 1994, sau khi được xác định thành phần của vải theo theo tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 5465-11:2009, các mẫu vải này được tiếp tục xác định khả năng thoáng khí
theo TCVN 5092: 2009. Các kết quả được thể hiện trên bảng 3.2.
Bảng 3.5. Kết quả ảnh hưởng của thành phần vải đến khả năng thoáng khí.
ĐỘ THOÁNG KHÍ (cm3/s/cm2)
STT THÀNH PHẦN Mẫu thử 1 Mẫu thử 2 Mẫu thử 3 Trung bình

Mẫu M1 Bông 100% 1089,75 1110 1083,75 1094,5


Mẫu M2 CVC: 74/26 1815 1781,66 1760,75 1785,8
Mẫu M3 CVC: 65/35 192,1. 200 199,5 197,2
41

Mẫu M4 Polyester 100% 531,66 517 503,75 516,1


Mẫu M5 TC: 65/35 489,12 478,33 478,25 481,9
Các kết quả trong bảng số liệu được thể hiện trên biểu đồ 3.1:

Ảnh hưởng của thành phần đến độ thoáng khí


Khả năng thoáng khí (cm3/s/cm2)

2000
1785.8
1800
1600
1400
1200 1094.5
1000
800
600 516.1 481.9
400
197.2
200
0
Bông 100% CVC: 74/26 CVC: 65/35 Polyester 100% TC: 65/35
Mẫu M1 Mẫu M2 Mẫu M3 Mẫu M4 Mẫu M5

Mẫu vải và thành phần của mẫu

Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng thoáng khí của vải.
Qua bảng (3.2) và biểu đồ (3.1) cho thấy thành phần của vải cũng có ảnh hưởng
đến khả năng thoáng khí, cụ thể:
Khả năng thoáng khí của mẫu M2 là cao nhất, khả năng thoáng khí của mẫu M3
là nhỏ nhất.
Đối với mẫu vải M2 có khả năng thoáng khí cao nhất có thể do thành phần bông
trong vải của mẫu M2 chiếm tỷ lệ lớn (74%).
Còn với mẫu vải M3 có thành phần bông cao hơn thành phần polyester (65/35),
nhưng khối lượng mẫu M3 cao nhất (232,6 g/m2) nên độ thoáng khí giảm. Do đó khả
năng thoáng khí của mẫu M3 cũng thấp nhất so với các mẫu vải còn lại.
Đối với mẫu M1, thành phần của nó là 100% bông nhưng mẫu M2 có khối lượng
lớn (220,64g/m2), mật độ sợi/10cm cũng rất cao, do đó khoảng trống giữa các xơ, sợi
trong vải là rất thấp nên độ thoáng khí của mẫu M1 thấp hơn mẫu M2 và M4.
3.2.2. Kết quả ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng thoáng khí.
05 mẫu vải được tiến hành lấy mẫu theo TCVN 5791 – 1994, sau đó tiếp tục
được cân khối lượng của vải trên cân phân tích với độ chính xác 0.001g theo công thức
(5) theo TCVN 8042: 2009 (ASTM D 3776: 2007), Các mẫu vải này được tiếp tục xác
42

định khả năng thoáng khí theo TCVN 5092: 2009. Các kết quả được được thể hiện ở
bảng 3.3.
Bảng 3.6. Kết quả ảnh hưởng của khối lượng vải đến khả năng thoáng khí
ĐỘ THOÁNG KHÍ (cm3/s/cm2)
KHỐI
STT LƯỢNG Mẫu thử 1 Mẫu thử 2 Mẫu thử 3 Trung bình
(g/m )
2

Mẫu M1 220,64 1089,75 1110 1083,75 1094,5

Mẫu M2 132,43 1815 1781,66 1760,75 1785,8

Mẫu M3 232,6 192,1 200 199,5 197,2

Mẫu M4 201,3 531,66 517 503,75 516,1

Mẫu M5 227,5 489,12 478,33 478,25 481,9


Các kết quả trong bảng số liệu được thể hiện trên biểu đồ 3.2:

Ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng thoáng khí
Khả năng thoáng khí (cm3/s/cm2)

2000
1785.8
1800
1600
1400
1200 1094.5
1000
800
600 516.1 481.9
400
197.2
200
0
220,64 132,43 232,6 201,3 227,5
Mẫu M1 Mẫu M2 Mẫu M3 Mẫu M4 Mẫu M5

Mẫu vải và khối lượng vải (g/m2)

Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng thoáng khí của vải.
Qua bảng số liệu (3.3) và biểu đồ (3.2) cho thấy khối lượng có ảnh hưởng tương
tự như thành phần của vải đến khả năng thoáng khí, cụ thể:
Mẫu vải M2 cũng có khả năng thoáng khí cao nhất trong 05 mẫu vải nghiên cứu
(1785,8 cm3/s/cm2), mẫu vải M2 có khối lượng vải nhỏ nhất (132,43 g/m2) và mẫu vải
M3 có khả năng thoáng khí nhỏ nhất (197,2 cm3/s/cm2), mẫu vải M3 có khối lượng vải
43

lớn nhất (232,6g/m2).


Kết quả này cho thấy khối lượng vải g/m2 có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
thoáng khí củ vải, khi khối lượng tăng thì khả năng thoáng khí của vải bị giảm. Mẫu
vải M1 có khả năng thoáng khí cao hơn mẫu vải M4 và mẫu vải M5 có thể do ngoài
yếu tố ảnh hưởng của khối lượng còn có ảnh hưởng của cả yếu tố thành phần vải.
Khả năng thoáng khí của vải phụ thuộc vào nhiều thông số của vải. Với cùng một
kích thước theo tiêu chuẩn mà một mẫu vải có khối lượng lớn hơn tức là vải có nhiều
sợi được dệt trên một đơn vị diện tích. Điều này có nghĩa là vải có độ chứa đầy lớn
hơn sẽ có khối lượng lớn hơn kèm theo đó là diện tích thoáng khí bị thu nhỏ lại.
Ngược lại, sự liên kết sợi thưa hơn, làm khối lượng giảm và độ thoáng khí tăng.
Khối lượng của mẫu vải cũng ảnh hưởng đến áp lực tác động lên mẫu thử khi
tiến hành thực hiện trên máy đo khả năng thoáng khí. Cùng một áp suất được đặt lên 5
mẫu thử với cùng một diện tích thử theo TCVN 5092: 2009 với đường kính à 20 cm
nhưng mẫu có khối lượng lớn hơn thì áp suất tác dụng lên nó cần thời gian lâu hơn cho
dòng khí thoát ra, khả năng thoáng khí theo đó sẽ nhỏ hơn. Ngược lại thì mẫu thử có
khối lượng nhỏ hơn thì thời gian cho dòng khí thoát ra nhanh hơn tương đương với
khả năng thoáng khí tốt hơn.
3.2.3. Kết quả ảnh hưởng của mật độ đến khả năng thoáng khí.
05 mẫu vải dệt kim trước khi thực nghiệm được chuẩn bị theo tiêu chuẩn TCVN
5791 – 1994, sau khi được xác định mật độ sợi tiêu chuẩn TCVN 5794:1994 và được
tính theo công thức (8), (9), các mẫu vải này được tiếp tục xác định khả năng thoáng
khí theo TCVN 5092: 2009. Các kết quả được được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.7. Kết quả ảnh hưởng của mật độ sợi đến khả năng thoáng khí của vải
MẬT ĐỘ SỢI
ĐỘ THOÁNG KHÍ (cm3/s/cm2)
(Số sợi/10cm)
Mật độ
STT Mật độ dọc Mẫu Mẫu Mẫu
ngang Trung
(số hàng thử thử thử
(số cột bình
vòng/10cm) 1 2 3
vòng/10cm)
Mẫu M1 110 170 1089,75 1110 1083,75 1094,5
Mẫu M2 120 130 1815 1781,66 1760,75 1785,8
Mẫu M3 190 180 192,1 200 199,5 197,2
44

Mẫu M4 140 270 531,66 517 503,75 516,1


Mẫu M5 190 95 489,12 478,33 478,25 481,9
Kết quả trong bảng số liệu được thể hiện ở biểu đồ 3.3:

Độ thoáng khí (cm3/s/cm2)


Mật độ sợi( số sợi/10cm)
300 2000
1785.8 1800
250 270 1600
200 190 190 1400
1200
150 170 1094.5 120 180 140 1000
95 800
100 110 130 600
516.1 481.9
50 400
197.2 200
0 0
M1 M2 M3 M4 M5 Mẫu

Mật độ dọc Mật độ ngang Thoáng khí(cm3/s/cm2)

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của mật độ sợi đến khả năng thoáng khí của vải
Từ các kết quả trên bảng (3.4) và biểu đồ (3.3) cho thấy mật độ của vải cũng có
ảnh hưởng đến khả năng thoáng khí của vải, cụ thể:
Mẫu vải M2 có mật độ thấp (mật độ dọc là 130 và mật độ ngang là 120) tương
ứng với khả năng thoáng khí cao nhất (1785,8 cm3/s/cm2) và độ thoáng khí nhỏ nhất là
M3 có mật độ cao (mật độ sợi dọc là 180 và mật độ sợi ngang là 190 sợi/10cm).
Khả năng thoáng khí của mẫu M2 là cao nhất do mẫu M2 có mật độ sợi nhỏ, theo
nghiên cứu ở bảng số liệu 3.4 thì mẫu M2 có khối lượng nhỏ nhất (132,43g/m2), cùng
với kiểu dệt single biến kiểu nên mẫu vải có độ chưa đầy nhỏ, tương ứng với diện tích
thoáng khí tăng, khả năng thoáng khí tăng.
Với mẫu M3: Mẫu vải có mật độ lớn và khối lượng vải g/m2 lớn nhất (theo
nghiên cứu ở mục 3.3.2) cho kết quả khả năng thoáng khí giảm.
Như vậy: Mật độ hàng vòng và cột vòng của vải càng lớn thì khả năng thoáng khí
của vải càng càng giảm và ngược lại. Khả năng thoáng khí của vải không chỉ phụ
thuộc vào mật độ cột vòng và hành vòng mà còn phụ thuộc vào cả thành phần vải
cũng như khối lượng vải. Thành phần bông có trong mẫu vải càng lớn thì độ thoáng
khí của vải càng cao do tính chất của sợi bông có vùng vô định hình lớn hơn vùng tinh
thể, phân tử liên kết lỏng lẻo hơn và ngược lại với vải polyester. Đồng thời, vải có mật
45

độ sợi càng cao, tức là vải có độ chứa đầy của vải càng lớn, khối lượng lớn tương ứng
với diện tích thoáng khí bị thu nhỏ lại.
Qua đó, ta có thể thấy ảnh hưởng của mật độ đến khả năng thoáng khí là quan
trọng nhất: Mật độ càng cao thì khối lượng tăng và độ thoáng khí giảm.
3.3. Kết quả ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc đến khả năng mao dẫn
của vải dệt kim.
3.3.1. Kết quả ảnh hưởng của thành phần đến độ mao dẫn.
05 mẫu vải được chuẩn bị theo tiêu chuẩn, sau khi được xác định thành phần của
vải, các mẫu vải này được tiếp tục xác định khả năng mao dẫn ứng với từng mẫu vải
theo tiêu chuẩn TCVN 5073-1990. Các kết quả được được thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.8. Kết quả ảnh hưởng của thành phần vải đến khả năng mao dẫn của vải
MAO DẪN (cm/phút)
STT THÀNH PHẦN
Mẫu thử 1 Mẫu thử 2 Mẫu thử 3 Trung bình
Mẫu M1 Bông 100% 3,4 3,1 3,3 3,27
Mẫu M2 CVC: 74/26 2,2 2,1 1,8 2,03
Mẫu M3 CVC: 65/35 11,5 11,6 11,5 11,5
Mẫu M4 Polyester 100% 15,2 15 14,6 14,9
Mẫu M5 TC: 65/35 8,1 7,9 8,1 8,03
Kết quả ở bảng số liệu (3.5) được thể hiện qua biểu (3.4):

Ảnh hưởng của thành phần đến mao dẫn


16 14.9
Độ mao dẫn (cm/phút)

14
12 11.5

10
8.03
8
6
4 3.27
2.03
2
0
Cotton 100% CVC: 74/26 CVC: 65/35 Polyester 100% TC: 65/35
M1 M2 M3 M4 M5

Mẫu vải và thành phần trong vải

Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng mao dẫn của vải
46

Kết quả từ bảng (3.5) và biểu đồ (3.4) cho thấy:


Mẫu vải M4 với thành phần là polyester 100% có độ mao dẫn cao nhất là 14,9
(cm/phút) và mẫu M2 với thành phần có trong vải là CVC: 74/26 có độ mao dẫn thấp
nhất là 2,03 (cm/phút).
Vải bông là loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên, nó có các tính chất như thoáng
khí, sợi bông có đặc tính hút ẩm, nó rất nhanh chóng hút ẩm vào bên trong sợi vải
(thấm hút 65% so với trọng lượng của nó).
Mẫu vải M4 có thành phần là 95% polyester và 5% spandex nhưng lại có độ mao
dẫn lớn nhất, hiện tượng kết quả này có thể do loại vải này được tạo thành từ xơ, sợi
polyester biến tính, trong quá trình sản xuất xơ, sợi đã được gắn thêm các nhóm ưa
nước và sợi được sản xuất ở dạng textua, sợi xốp hơn nên có khả năng mao dẫn tốt
hơn,
3.3.2. Kết quả ảnh hưởng của khối lượng đến độ mao dẫn.
05 mẫu vải sau khi được cân phân tích với độ chính xác 0, 001g theo công thức
(5) theo TCVN 8042: 2009 (ASTM D 3776: 2007), các mẫu này được tiếp tục xác
định khả năng mao dẫn ứng theo TCVN 5073-1990. Các kết quả được được thể hiện ở
bảng 3.6.
Bảng 3.9. Kết quả ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng mao dẫn của vải
MAO DẪN (cm/phút)
KHỐI LƯỢNG
STT Trung
(g/m2 ) Mẫu thử l Mẫu thử 2 Mẫu thử 3
bình
Mẫu M1 220,64 3,4 3,1 3,3 3,27
Mẫu M2 132,43 2,2 2,1 1,8 2,03
Mẫu M3 232,6 11,5 11,6 11,5 11,5
Mẫu M4 201,3 15,2 15 14,6 14,9
Mẫu M5 227,5 8,1 7,9 8,1 8,03
Ảnh hưởng của khối lượng đến mao dẫn của vải nghiên cứu được thể hiện ở biểu
đồ (3.5):
47

Ảnh hưởng của khối lượng đến độ mao dẫn của vải
16 14.9
Độ mao dẫn (cm/phút)
14
12 11.5

10
8.03
8
6
4 3.27
2.03
2
0
M1 M2 M3 M4 M5
Mẫu
220.64 132.43 232.6 201.3 227.5
(g/m2) (g/m2) (g/m2) (g/m2) (g/m2)

Mẫu vải và khối lượng mẫu (g/m2)


Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của khối lượng đến độ mao dẫn của vải
Qua bảng số liệu (3.6) và biểu đồ (3.5) ta thấy:
Mẫu M4 có độ mao dẫn cao nhất với khối lượng là 201.3 g/m 2 và mẫu M2 với
khối lượng là 132.43 g/m2 có độ mao dẫn nhỏ nhất.
Cùng một kích thước theo tiêu chuẩn mà một mẫu vải có khối lượng lớn hơn
tương đương với mật độ vải lớn kéo theo đó khả năng dẫn chất lỏng bằng mao quản
của vải tăng, độ mao dẫn tăng.
Như vậy: Khối lượng càng lớn thì độ mao dẫn của vải càng tăng, bởi vì, khối
lượng vải càng lớn thì mật độ sợi càng tăng.
3.3.3. Kết quả ảnh hưởng của mật độ đến độ mao dẫn
05 mẫu vải sau khi được xác định mật độ theo TCVN 5794:1994, các mẫu này
được tiếp tục xác định khả năng mao dẫn theo TCVN 5073-1990. Các kết quả được
được thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.10. Kết quả ảnh hưởng của thành phần vải đến khả năng mao dẫn.
MẬT ĐỘ SỢI
MAO DẪN (cm/phút)
(Số sợi/10cm)

STT Mật độ ngang Mật độ dọc


Mẫu Mẫu Mẫu Trung
(số cột (số hàng
thử 1 thử 2 thử 3 bình
vòng/10cm) vòng/10cm)
48

Mẫu M1 110 170 3,4 3,1 3,3 3,3


Mẫu M2 120 130 2,2 2,1 1,8 1,8
Mẫu M3 190 180 11,5 11,6 11,5 11,5
Mẫu M4 140 270 15,2 15 14,6 14,6
Mẫu M5 190 95 8,1 7,9 8,1 8,1
Ảnh hưởng của mật độ đến độ mao dẫn của vải nghiên cứu được thể hiện ở biểu
đồ (3.6):

300 16
270 14.9
14
250
Mật độ sợi (số sợi /10cm)

12

Mao dẫn (cm/phút)


11.5 190
200
170 10
190
150 130 140 8.03 8
180
110 120 95 6
100
4
3.27
50
2.03 2
0 0
M1 M2 M3 M4 M5
Mẫu

Mật độ dọc Mật độ ngang Mao dẫn

Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của mật độ sợi đến độ mao dẫn của vải.
Qua biểu đồ (3.6) và kết quả bảng số liệu (3.7) ta thấy mật độ dọc và mật độ
ngang của mẫu M4 cao nhất dẫn đến mẫu độ mao dẫn của mẫu M4 cũng lớn nhất và
nhỏ nhất là mẫu M2 tương đương với mật độ sợi thấp.
Mật độ dọc và mật độ ngang là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến độ mao dẫn
của vải. Với mẫu vải có mật độ sợi lớn, tức là vải có nhiều sợi được dệt trên một đơn
vị diện tích. Điều này có nghĩa là khoảng cách giữa các sợi trong vải giảm, khối lượng
lớn hơn kèm theo đó là khả năng truyền chất lỏng trên bề mặt sợi tốt hơn. Ngược lại,
mẫu M2 có mật độ sợi thấp, khối lượng giảm, khoảng cách giữa các sợi trong vải lớn
kéo theo khả năng dẫn chất lỏng trên bề mặt vải thấp.
Tóm lại: Tính chất mao dẫn của vải phụ thuộc vào nhiều yếu tố của vật liệu.
Phần trăm bông có trong mẫu vải càng nhiều thì độ mao dẫn càng thấp và với xơ
polyester thì ngược lại. Do xơ bông có tính chất hút ẩm tốt vào bên trong của vật liệu(
49

thấm hút 65% so với trọng lượng của nó) nên tốc độ truyền chất lỏng trên bề mặt sợi
thấp. Mật độ của vải càng dày thì khối lượng càng lớn, tức là khoảng cách giữa các sợi
trong vải giảm làm cho khả năng truyền chất lỏng trên bề mặt sợi tốt hơn, độ mao dẫn
cao hơn.
3.4. Kết quả ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc đến khả năng giãn đứt và
kéo đứt của vải dệt kim.
3.4.1. Kết quả ảnh hưởng của thành phần đến khả năng giãn đứt và kéo đứt
05 mẫu vải được chuẩn bị theo tiêu chuẩn, sau khi được xác định thành phần của
vải, các mẫu vải này được tiếp tục xác định khả năng giãn đứt và kéo đứt của vải theo
TCVN 5795 – 1994. Các kết quả được được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.11. Kết quả ảnh hưởng của thành phần đến khả năng giãn đứt và kéo đứt.
GIÃN ĐỨT (%) ĐỘ KÉO ĐỨT(N)
STT THÀNH PHẦN Theo Theo hướng Theo Theo hướng
hướng dọc ngang hướng dọc ngang
Mẫu M1 Bông 100% 70,02 113,91 327 92,3
Mẫu M2 CVC: 74/26 68,75 46,45 110 107,3
Mẫu M3 CVC: 65/35 96,64 169,48 217,3 165,67
Mẫu M4 Polyester 100% 126,99 155,27 527,3 621
Mẫu M5 TC: 65/35 102,67 277,02 395,3 240,3
Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng giãn đứt và kéo đứt của vải nghiên cứu
được thể hiện lần lượt ở hai biểu đồ (3.7), (3.8):
50

Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng giãn đứt

Khả năng giãn đứt(%) 300 277.02


250

200 169.48
155.27
150 126.99
113.91 102.67
96.64
100 70.02 68.75
46.45
50

0
Bông 100% CVC: 74/26 CVC: 65/35 Polyester 100% TC: 65/35
M1 M2 M3 M4 M5

Mẫu vải và thành phần của vải


Theo hướng dọc Theo hướng ngang

Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng giãn đứt
Qua biểu đồ (3.7) và kết quả bảng (3.8) ta thấy khả năng giãn đứt theo hướng
ngang lớn hơn hướng dọc do tất cả mẫu vải đều vải dệt kim đan ngang, các vòng sợi
liên kết với nhau theo hướng ngang.
Độ giãn dài đứt của sợi xơ polyester là từ 25% đến 50% còn độ giãn đứt xơ bông
khoảng từ 4 - 13%, trung bình là 7 - 8%. Vì vậy mà mẫu M4 (Polyester 100%) có khả
năng giãn đứt theo hướng dọc của vải lớn nhất (126,99%).

Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng kéo đứt
700
Khả năng kéo đứt (N)

621
600
527.3
500
395.3
400
327
300 240.3
217.3
200 165.67
92.3 110 107.3
100
0
Bông 100% CVC: 74/26 CVC: 65/35 Polyester 100% TC: 65/35
M1 M2 M3 M4 M5

Mẫu vải và thành phần của vải

Theo hướng dọc Theo hướng ngang

Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng kéo đứt.
Qua biểu đồ (3.8) ta thấy khả năng kéo đứt theo hướng ngang của vải giảm dần
51

theo tỉ lệ phần trăm của polyester có trong mẫu vải (M4 – 100%, M5 – 65%, M3 –
35%, M2 – 26%, M1 – 0%).
Polyester là xơ nhiệt dẻo, độ bền cơ học cao, khả năng chịu nhiệt cao khả năng
chống mài mòn tốt, do vậy khả năng chống lại sự phá vỡ dưới lực kéo lớn hơn các xơ
có nguồn gốc từ thiên nhiên như xơ bông.
3.4.2. Kết quả ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng giãn đứt và kéo đứt
05 mẫu vải sau khi được cân phân tích với độ chính xác 0.001g theo công thức
(5) theo TCVN 8042: 2009 (ASTM D 3776: 2007), các mẫu vải này được tiếp tục xác
định khả năng giãn đứt và kéo đứt của vải theo tiêu chuẩn TCVN 5795 – 1994. Các
kết quả được được thể hiện ở bảng 3.9.
Bảng 3.12. Kết quả xác định khối lượng và khả năng giãn đứt và kéo đứt
KHỐI GIÃN ĐỨT (%) ĐỘ KÉO ĐỨT(N)
STT LƯỢNG Theo hướng Theo hướng Theo hướng Theo hướng
(g/m2) dọc ngang dọc ngang
Mẫu M1 220,64 70,02 113,91 327 92,3
Mẫu M2 132,43 68,75 46,45 110 107,3
Mẫu M3 232,6 96,64 169,48 217,3 165,67
Mẫu M4 201,3 126,99 155,27 527,3 621
Mẫu M5 227,5 102,67 277,02 395,3 240,3
Kết quả của bảng số liệu và ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng giãn đứt và
kéo đứt của vải nghiên cứu được thể hiện lần lượt ở biểu đồ (3.9), (3.10):
52

Ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng giãn đứt
300 277.02
Khả năng giãn đứt (%)
250

200 169.48
155.27
150 126.99
113.91 102.67
96.64
100 70.02 68.75
45.45
50

0
M1 M2 M3 M4 M5
220.64 132.43 232.6 201.3 227.5
(g/m2) (g/m2) (g/m2) (g/m2) (g/m2)

Theo hướng dọc Theo hướng ngang Mẫu vải và khối lượng (g/m2)

Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng giãn đứt.
Từ biểu đồ (3.9) cho ta thấy mẫu M5 có khối lượng lớn (227,5 g/m 2), ứng với
khả năng giãn đứt theo chiều ngang lớn nhất. Tương tự mẫu M2 có khối lượng nhỏ
nhất (132,43 g/m2) ứng với khả năng giãn đứt theo chiều ngang nhỏ nhất.
Mẫu vải có khối lượng càng cao tương ứng với khả năng giãn đứt càng lớn.

Ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng kéo đứt
700
Khả năng kéo đứt (N)

621
600
527.3
500
395.3
400
327
300 240.3
217.3
200 165.67
92.3 110 107.3
100
0
M1 M2 M3 M4 M5
220.64 132.43 232.6 201.3 227.5
(g/m2) (g/m2) (g/m2) (g/m2) (g/m2)

Theo hướng dọc Theo hướng ngang Mẫu vải và khối lượng vải (g/m2)

Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của khối lượng đến khả năng kéo đứt.
Quan sát biểu đồ ta có thể thấy, mẫu M4 với khối lượng là 201.3 (g/m 2) có khả
năng kéo đứt lớn nhất còn mẫu M2 với khối lượng nhỏ nhất là 132.43 (g/m 2) có khả
năng kéo đứt nhỏ nhất.
53

Lượng sợi trong vải lớn, chi số sợi và độ chứa đầy là những yếu tố làm khối
lượng mẫu vải tăng. Thời gian mẫu vải bị kéo đứt tỷ lệ thuận với lực kéo F tác dụng
lên mẫu vải. Khối lượng vải càng lớn, kéo theo thời gian mẫu vải bị kéo đứt sẽ lớn, do
vậy lực tác động đến mẫu vải sẽ lớn hơn và ngược lại.
Đối với mẫu M2 có khối lượng nhỏ, thời gian mẫu vải bị kéo đứt sẽ nhỏ hơn do
đó chỉ cần một lực kéo F tương ứng với thời gian đó. Bên cạnh đó, khối lượng nhỏ, sự
liên kết xơ trong sợi lỏng lẻo hơn do vậy mà giới hạn độ bền của mẫu sẽ nhỏ hơn.
3.4.3. Kết quả ảnh hưởng của mật độ đến khả năng giãn đứt và kéo đứt
05 mẫu vải sau khi được xác định mật độ theo TCVN 5794:1994, các mẫu này
được tiếp tục xác định khả năng giãn đứt và kéo đứt theo TCVN 5795 – 1994. Các kết
quả được được thể hiện ở bảng (3.10).
Bảng 3.13. Kết quả xác định mật độ và khả năng giãn đứt và kéo đứt của vải.
STT MẬT ĐỘ SỢI GIÃN ĐỨT(%) KÉO ĐỨT (N)
(Số sợi/10cm)
Mật độ ngang Mật độ dọc Theo Theo Theo Theo
(số cột (số hàng hướng hướng hướng hướng
vòng/10cm) vòng/10cm) dọc ngang dọc ngang
Mẫu M1 110 170 70,02 113,91 327 92,3
Mẫu M2 120 130 68,75 46,45 110 107,3
Mẫu M3 190 180 96,64 169,48 217,3 165,67
Mẫu M4 140 270 126,99 155,27 527,3 621
Mẫu M5 190 95 102,67 277,02 395,3 240,3
Kết quả của bảng số liệu và ảnh hưởng của mật độ đến khả năng giãn đứt và kéo
đứt lần lượt được thể hiện ở biểu đồ (3.11) và (3.12):
54

300 300
270
250 277.02 250
Khả năng giãn đứt (%)

Mật độ sợi (số sợi/10cm)


200 190 200
180 190
170
140
150 130 150
169.48
110

100 120 155.27 100


113.91 96.64 95
126.99
102.67
50 70.02 68.75 50
46.45
0 0
M1 M2 M3 M4 M5
Mẫu
Theo hướng dọc Theo hướng ngang Mật độ dọc Mật độ ngang

Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng giãn đứt
Qua bảng số liệu (3.10) và biểu đồ (3.11) ta thấy, mẫu M3 và M5 mật độ sợi
ngang lớn nhất (190 cột vòng/10cm), tương ứng khả năng giãn đứt của M3 và M5 cao
nhất là 155,27 và 277,02. Nhưng do M3 (CVC 65/35) có tỷ lệ Polyester thấp hơn M5
(TC 65/35) nên khả năng giãn đứt của mẫu M5 lớn hơn so với M3.

700 270 300

Mật độ sợi (số sợi/10cm)


621
Khả năng kéo đứt (N)

600 250
527.3 190
500 180
395.3 200
400 327 170 130 190 150
300 120 140 240.3
110 217.3
95 100
200
110 165.67
100 92.3 107.3 50
0 0
M1 M2 M3 M4 M5 Mẫ u

Theo hướng dọc Theo hướng ngang


Mật độ dọc Mật độ ngang

Biểu đồ 3.12. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng kéo đứt
Qua bảng số liệu (3.10) và biểu đồ (3.12) ta thấy ảnh hưởng của mật độ đến khả
năng kéo đứt của mẫu M4 lớn nhất cả theo hướng dọc và hướng ngang. Do mật độ
càng lớn, khối lượng vải lớn, các xơ liên kết chặt chẽ với nhau làm cho khả năng kéo
55

đứt càng lớn.


Tóm lại: Khả năng giãn đứt và kéo đứt của vải phụ thuộc vào nhiều yếu tố của
vật liệu. Đầu tiên là thành phần sợi có trong vải. Đối với vải bông, có thành phần là xơ
thiên nhiên. Polyester là xơ nhiệt dẻo, chống mài mòn và ma sát cao do đó nó có độ
bền kéo đứt và giãn đứt tốt. Bên cạnh đó, mật độ sợi lớn, khối lượng lớn, tức là các xơ
liên kết chặt chẽ với nhau nên độ bền kéo đứt và giãn đứt tăng.
3.5. Kết luận chương 3
Nhóm nghiên cứu đã xác định thông số cấu trúc vải: thành phần, khối lượng vải
g/m2 , mật độ của vải tại phòng thí nghiệm khoa công nghệ Hóa của trường và xác định
khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải tại phòng thí
nghiệm của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm và phân tích kết quả xác định được, nhóm
nghiên cứu đã cho ra một số kết quả sau:
Các thông số cấu trúc của vải: thành phần, khối lượng, mật độ có ảnh hưởng đến
thoáng khí, mao dẫn, khả năng giãn đứt và kéo đứt, cụ thể:
Mẫu vải M2 với thành phần CVC 74/26 có khối lượng và mật độ thấp nhất
nhưng có độ thoáng khí cao hơn hẳn mẫu vải M1( thành phần 100% bông) và M3 với
thành phần CVC 65/35. Từ đó cho thấy, cùng với một mẫu vải có kích thước theo tiêu
chuẩn nhưng mẫu vải có mật độ và khối lượng thấp hơn các mẫu còn lại thì độ thoáng
khí sẽ tăng. Thành phần của vật liệu cũng ảnh hưởng tới độ thoáng khí: phần trăm
bông có trong vải càng nhiều thì độ thoáng khí càng tăng do các tinh thể trong bông ít
hơn và xơ trong sợi liên kết lỏng lẻo hơn.
Mẫu M4 với thành phần là polyester 100%, mật độ và khối lượng cao cho khả
năng mao dẫn cao. Ngược lại, mẫu M2 có mật độ và khối lượng thấp nhất cho khả
năng mao dẫn thấp nhất.
56

KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI


Vải dệt kim là loại vải rất phổ biến trong ngành may mặc hiện nay, nó được hình
thành từ các vòng sợi được liên kết đều đặn với nhau theo một quy luật tạo vòng nhất
định được sản xuất bởi công nghệ dệt kim. Chính vì vậy, nó được sử dụng hầu hết
trong các lĩnh vực của cuộc sống. Bên cạnh đó, nó cũng là đối tượng tìm hiểu của
nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới.
Các thông số cấu trúc ảnh hưởng đến các đặc tính cơ lý của vải như: khả năng
thoáng khí, độ mao dẫn, khả năng giãn đứt và kéo đứt của vải, cụ thể:
‐ Mẫu vải M2 với thành phần CVC 74/26 có khối lượng và mật độ thấp nhất nhưng
có độ thoáng khí cao hơn hẳn mẫu vải M1( thành phần 100% bông) và M3 với
thành phần CVC 65/35. Từ đó cho thấy, cùng với một mẫu vải có kích thước theo
tiêu chuẩn nhưng mẫu vải có mật độ và khối lượng thấp hơn các mẫu còn lại thì độ
thoáng khí sẽ tăng. Thành phần của vật liệu cũng ảnh hưởng tới độ thoáng khí:
phần trăm bông có trong vải càng nhiều thì độ thoáng khí càng tăng do các tinh thể
trong bông ít hơn và xơ trong sợi liên kết lỏng lẻo hơn.
‐ Mẫu M4 với thành phần là polyester 100%, mật độ và khối lượng cao cho khả
năng mao dẫn cao. Ngược lại, mẫu M2 có mật độ và khối lượng thấp nhất cho khả
năng mao dẫn thấp nhât.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm thực hiện rút ra kết luận: Thông số
cấu trúc về mật độ là yếu tố quan trọng ảnh huưởng đến các đặc tính cơ lý của vải: Mật
độ sợi càng cao dẫn đến khối lượng càng cao tương ứng với thoáng khí giảm, mao dẫn
tăng, khả năng giãn đứt và kéo đứt của vải tăng. Ngược lại, mật độ vải thấp dẫn đến
khối lượng vải thấp, thoáng khí tăng, mao dẫn giảm, khả năng dãn đứt và kéo đứt
giảm.
57

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO


Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc của vải dệt kim (độ dày của
vải, độ chứa đầy diện tích của vải...) đến một số tính chất của vải (độ rủ, độ co, độ
thoáng khí...) góp phần lựa chọn loại vải có thông số cấu trúc phù hợp để may đồng
phục cho sinh viên trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: https://mayhopphat.com/tin-tuc/vai-det-kim.html
[2]: https://tudienhoahoc.com/vai-det-kim.html.
[3]: https://www.elle.vn/xu-huong-thoi-trang/9-kieu-ao-len-det-kim-nu-dep-cho-mua-
thu.
[4]: https://www.hanosimex.com.vn/quan-ao-det-kim/ao-det-kim-10.html.
[5]: http://remquyhanh.com/man-khung-mau-man-khung-dep/
[6]: http://www.daythung.vn/vi/news/36-hng-dn-phan-loi-li-danh-ca/
[7]: https://nhathuoclongchau.com/bai-viet/gia-vo-y-khoa-la-bao-nhieu-va-noi-nao-
ban-uy-tin-44874.html.
[9]: Nguyễn Thị Tú Trinh, Chu Diệu Hương, “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ thành
phần sợi Sandex tới các tính chất cơ - lý của vải Single Jersey dệt từ sợi CVC sử
dụng cho quần thể thao leging nữ”, Tạp chí khoa học& công nghệ, số 50.2019
[10]: ThS.Nguyễn Thị Luyên, “Nghiên cứu độ đàn hồi của vải dệt kim bằng phương
pháp thực nghiệm”, Khoa Công Nghệ May & Thời trang.
[11]: Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Hải Duyên, Nguyễn Thị Hồi, “Nghiên cứu ảnh
hưởng của các thông số cấu trúc đến độ rủ của vải dệt kim Single và Rib 1:1”, Tạp chí
Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017.
[12]: Quaynor, L., Takahashi, M., Nakajima, M., Effects of laundering on the Surface
Properties and Dimensional Stability of Plain Knitted Fabrics , Textile Research
Journal, 2000, Vol 70, No. 1, pp. 28-35.
[13]: https://vanbanphapluat.co/tcvn-5092-2009-vat-lieu-det-vai-det-phuong-phap-xac-
dinh-do-thoang-khi
[14]: https://vanbanphapluat.co/tcvn-5795-1994-vai-det-kim-phuong-phap-xac-dinh-
do-ben-keo-dut-va-do-gian-dut
[15]: TCVN 5791 – 1994: Tiêu chuẩn lấy mẫu thử vải dệt kim.
[16]: TCVN 5465-11:2009: Tiêu chuẩn xác định thành phần của vải
[17]: TCVN 8042: 2009 ASTM D 3776: 2007: Tiêu chuẩn xác định khối lượng của vải
dệt kim
59

[18]: TCVN 5794:1994: Tiêu chuẩn xác định mật độ vải dệt kim.
[19]: TCVN 5092: 2009, ASTM D 737: 2004: Tiêu chuẩn xác định độ thoáng khí của
vải dệt kim.
[20]: TCVN 5073-1990: Tiêu chuẩn xác định độ mao dẫn của vải dệt kim
[21]: TCVN 5795 – 1994: Tiêu chuẩn xác định độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải dệt
kim.
60

PHIẾU ĐĂNG KÝ VÀ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

1. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Địa chỉ: Số 298 – Đường Cầu Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội.
Điện thoại:02437655121.

2. Tên đề tài:


Nghiên cứu ảnh hưởng một số thông số cấu trúc tới đặc tính cơ lý của vải dệt kim

3. Chủ nhiệm đề tài:


Họ và tên: Nguyễn Thị Thơm Mã số sinh viên: 2019607571
Lớp: ĐH CNVLDM Khoa: Công Nghệ May & TKTT
Điện thoại: 0961056253 Email: thom12a1k43@gmail.com

4. Giảng viên hướng dẫn


Họ và tên: TS. Lưu Thị Tho
Đơn vị công tác: Khoa CN May và Thiết kế thời trang
Điện thoại: 0988278230
Email: luuthitho1973@gmail.com

5. Sinh viên tham gia thực hiện đề tài

STT Họ và tên Mã số sinh viên Lớp


1 Trần Thị Mai Hoa 2019607390 CNVLDM
2 Nguyễn Thị Thùy 2019607608 CNVLDM

3 Trịnh Đỗ Đan Linh 2019600038 CNVLDM

4 Nguyễn Thị Hồng Nhung 2019604163 CNVLDM

5 Nguyễn Thị Thơm 2019607571 CNVLDM

6. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:


Quy mô thị trường vải dệt kim toàn cầu đạt 23,8 tỷ USD vào năm 2018 và được dự
đoán sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn dự báo. Ngành công nghiệp
may mặc đang phát triển là một trong những yếu tố chính thúc đẩy thị trường. Hơn nữa,
61

tầm quan trọng ngày càng tăng của vải dệt kim trong các ngành ô tô, xây dựng, sản xuất
và y tế dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu thị trường trong giai đoạn dự báo.
Do vải dệt kim có nhiều các tính chất ưu việt như: Co giãn, đàn hồi, thoáng khí, khả
năng thấm hút tốt…. nên vải dệt kim được ứng dụng nhiều trong nhiều trong đời sống
như quần áo lót mặc trong, quần áo thể thao, quần áo khoác ngoài… Do đó, vải dệt kim
luôn được các nhà sản xuất, các nhà thiết kế, các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu
để phát triển ra các loại vải dệt kim phong phú về chất liệu, đáp ứng được nhu cầu của
người sử dụng.
Đã có rất nhiều nghiên cứu được công bố liên quan tới vải dệt kim, tuy nhiên những
công trình nghiên cứu chưa tập nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần, thông số cấu trúc
tới khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt. Mỗi công trình nghiên
cứu chỉ lồng ghép một vài tính chất của vải để phục vụ cho việc nghiên cứu [1, 2, 3, 4, 5,
6, 7, 8, 9].
[1] Kunal Singha, Analysis of Spandex/Cotton Elastomeric Properties: Spinning and
Applications, International Journal of Composite Materials 2012, 2(2): 11-16
[2] M.Senthilkumar,S. Sounderraj and N. Anbumani, Department of Textile Technology,
PSG College of Technology,India,Effect of Spandex Input Tension, Spandex Linear
Density and Cotton Yarn Loop Length on Dynamic Elastic Behavior of Cotton/Spandex
Knitted Fabrics,volume 7, Issue 4, Fall 2012
[3] B. Jaouachi, M. Ben Hassen and F. Sakli, Study of Spandex filament position on
Spliced Elastic Yarn Cross Section, Internationl Coference ò Applied Research in
Textile, Cirat -3, 2018.
[4] M. Elshakankery, A. A. Almetwally Physical and Stretch Properties of Woven
Cotton Fabrics Containing Different Rates of Spandex, Journal of American Science,
2012;8(4).
[5] Quaynor, L., Takahashi, M., Nakajima, M., Effects of laundering on the Surface
Properties and Dimensional Stability of Plain Knitted Fabrics , Textile Research
Journal, 2000, Vol 70, No. 1, pp. 28-35.
[6] Stjepanovič, Z., Karba, M., Research on the influence of yarn feeding load and
machine speed onortorož, Slovenia. Proceedings, 2005, pp. 709-714.
[7] Tezel, S. and Kavuşturan Y., Experimental Investigation of Effect of Spandex Brand
62

and Tightness Factor on Dimensional and Physical Properties of Cotton/Spandex


Single Jersey Fabrics, Textile Research Journal, Vol. 78 (11), 2008, pp. 966-976.
[8] Postle, R., Carnaby, G.A., de Joung, S., The mechanics of Wool Structures ,
Ellis Harwood Lim., 1988.
[9 ] Kolundžič, B. Leich, A., Skupljanje desno-ljevog pletiva u funkciji vremena, gustoče
isirovinskog, Vương. Tekstil, 1984, Vol. 33, số 1, tr. 1-13.
7. Tình hình nghiên cứu ở trong nước:
Tại Việt Nam, vải dệt kim cũng được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có
nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các thông số cấu trúc tới các tính chất cơ lý của vải
[10, 11, 12, 13, 14]. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của
một số thông số cấu trúc tới khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt
của vải dệt kim. Vì vậy, “ nghiên cứu ảnh hưởng một số thông số cấu trúc tới đặc tính
cơ lý của vải dệt kim’’ được nhóm lựa chọn để nghiên cứu.
[10] Nguyễn Thị Tú Trinh, Chu Diệu Hương, “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ thành
phần sợi Sandex tới các tính chất cơ - lý của vải Single Jersey dệt từ sợi CVC sử dụng
cho quần thể thao leging nữ”, Tạp chí khoa học& công nghệ, số 50.2019
[11] ThS.Nguyễn Thị Luyên, “Nghiên cứu độ đàn hồi của vải dệt kim bằng phương
pháp thực nghiệm”, Khoa Công Nghệ May & Thời trang.
[12] Tạ Vũ Lực, Vũ Thị Hồng Khanh, “Nghiên cứu xác định thông số công nghệ cho
quá trình xử lý nhiệt độ đối với tất nén làm từ Polyamid và Elastan”, tạp chí khoa học và
công nghệ, 133(2019) 039-044
[13] Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Hải Duyên, Nguyễn Thị Hồi, “Nghiên cứu ảnh
hưởng của các thông số cấu trúc đến độ rủ của vải dệt kim Single và Rib 1:1”, Tạp chí
Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017.
[14] Nguyễn Thị Thủy, “Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số cấu trúc vải dệt kim
đến tính đàn hồi của nó”, Luận văn thạc sĩ khoa học công nghệ vật liệu dệt, may - Đại
học Bách khoa Hà Nội.
8. Mục tiêu của đề tài:
Xác định ảnh hưởng thông số cấu trúc (g/m 2, mật độ), thành phần vải đến khả năng
mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải dệt kim.
63

Góp phần làm cơ sở cho việc lựa chọn vải dệt kim phù hợp cho việc thiết kế sản xuất
một số sản phẩm dệt kim cụ thể.
9. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc vải: thành phần, khối lượng vải
g/m2, mật độ sợi của vải đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt
của một số mẫu vải dệt kim. Lựa chọn được loại vải có cấu trúc phù hợp với mục đích sử
dụng của sản phẩm.
10. Mục tiêu kinh tế - xã hội:
Xác định ảnh hưởng thành phần, thông số cấu trúc (g/m 2, mật độ) đến khả năng mao
dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải. Lựa chọn được loại vải có cấu trúc
phù hợp với mục đích sử dụng của sản phẩm.
11. Mục tiêu khoa học công nghệ
- Góp phần làm tiền đề cho việc lựa chọn vải phù hợp với mục đích sử dụng của sản
phẩm.
- Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

12. Tóm tắt nội dung đề tài:


Nghiên cứu tổng quan về vải dệt kim.
- Nội dung và phương pháp nghiên cứu:

 Xác định thành phần, khối lượng vải g/m2, mật độ của vải nghiên cứu.
 Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền
kéo đứt và giãn đứt của vải.
 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, khối lượng g/m 2 đến khả năng mao dẫn,
thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải.
- Kết quả và bàn luận
 Xác định được thành phần, khối lượng vải g/m2, mật độ của vải nghiên cứu.
 Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và
giãn đứt của vải.
 Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn
đứt của vải.
 Ảnh hưởng của khối lượng g/m 2 đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo
64

đứt và giãn đứt của vải.


Kết luận: Kết luận về ảnh hưởng của thành phần, mật độ, khối lượng g/m 2 của vải tới
khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt.

13. Thời gian, tiến độ thực hiện công việc

Thời gian Người


STT Nội dung công việc Kết quả đạt được bắt đầu, thực hiện
kết thúc

1 Nghiên cứu lí thuyết: Thu thập tài liệu có liên 8/2020 – Nhóm
Viết thuyết minh đề tài quan để viết thuyết minh 9/2020 nghiên
đề tài. cứu
2 Nghiên cứu tổng quan vải Tổng kết các loại vải dệt 9/2020 – Nhóm
dệt kim. kim. 10/2020 nghiên
Thành phần, một số cứu
thông số cấu trúc ảnh
hưởng đến khả năng mao
dẫn, thoáng khí, độ bền
kéo đứt và giãn đứt của
vải.
3 Nghiên cứu thực nghiệm: - Kết quả về thành phần 11/2020- Nhóm
- Xác định được thành của vải nghiên cứu. 12/2020 nghiên
phần, khối lượng vải g/m2, - Kết quả một số thông số cứu
mật độ và độ dày của vải. cấu trúc của vải nghiên
- Nghiên cứu ảnh hưởng cứu.
của thành phần vải đến - Kết quả ảnh hưởng của
khả năng mao dẫn, thoáng của thành phần đến khả
khí, độ bền kéo đứt và năng mao dẫn, thoáng khí,
giãn đứt của vải nghiên độ bền kéo đứt và giãn
cứu. đứt của vải.
4 Nghiên cứu thực nghiệm: - Kết quả ảnh hưởng của 1/2021 – Nhóm
- Nghiên cứu ảnh hưởng khối lượng g/m2 đến khả 2/2021 nghiên
của khối lượng g/m2 đến năng mao dẫn, thoáng khí,
65

khả năng mao dẫn, thoáng độ bền kéo đứt và giãn cứu
khí, độ bền kéo đứt và đứt của vải.
giãn đứt của vải nghiên - Kết quả ảnh hưởng của
cứu. mật độ đến khả năng mao
- Nghiên cứu ảnh hưởng dẫn, thoáng khí, độ bền
của mật độ đến khả năng kéo đứt và giãn đứt của
mao dẫn, thoáng khí, độ vải.
bền kéo đứt và giãn đứt - Kết quả ảnh hưởng của
của vải nghiên cứu. độ dày đến khả năng mao
- Nghiên cứu ảnh hưởng dẫn, thoáng khí, độ bền
của độ dày đến khả năng kéo đứt và giãn đứt của
mao dẫn, thoáng khí, độ vải.
bền kéo đứt và giãn đứt
của vải nghiên cứu.

5 Tổng hợp kết quả và viết Hoàn thiện quyển báo cáo 2/2021 – Nhóm
bài báo cáo tổng kết đề tài đề tài NCKH theo quy 3/2021 nghiên
định của nhà trường cứu
6 Báo cáo nghiệm thu đề tài Báo cáo đề tài theo quy 3-4/2021 Nhóm
định của nhà trường nghiên
cứu
14. Dự kiến kết quả đạt được
- Bảng tổng hợp kết quả thành phần, khối lượng vải g/m2, mật độ của vải nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của thành phần đến khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn
đứt của vải.
- Ảnh hưởng của mật độ, khối lượng g/m 2 đến khả năng khả năng mao dẫn, thoáng khí,
độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải.

15. Loại hình nghiên cứu 16. Lĩnh vực khoa học
N/C N/C Triển khai Tự nhiên Kỹ thuật Nông nghiệp Y học Xã hội
Cơ bản ứng dụng thực nghiệm công nghệ nhân văn
x x
66
67

Ngày ........ tháng ........ năm 2020 Ngày ........ tháng ........ năm 2020
Giảng viên hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Lưu Thị Tho Nguyễn Thị Thơm


Ngày ........ tháng ........ năm 2020
Trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS Nguyễn Thị Lệ

You might also like