You are on page 1of 22

CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT BẢO MINH

TÌM HIỂU CÁC LOẠI SỢI VÀ VẢI DỆT THOI

Nam Định, 05-2022


Nội dung

1) Vật liệu dệt và thông số


2) Tính chất của các loại sợi
3) Vải dệt thoi và kiểu dệt
1) Vật liệu dệt và thông số

Sợi là nguyên liệu đầu vào của dệt, nhuộm; Sợi thường dùng là sợi đơn; Sợi mộc có màu trắng ngà; tùy
thành phần, tỷ lệ pha trộn mà có độ trắng khác nhau.
- Với Trường hợp sản xuất vải kẻ thì sợi đơn được xử lý rồi nhuộm màu trước khi dệt.
- Vải có cấu trúc từ sợi nên cũng có những tính chất giống như sợi.
1) Vật liệu dệt và thông số
Phân loại xơ dệt theo nguồn gốc
1) Vật liệu dệt và thông số
1.1) Độ mảnh và cỡ sợi
• Chi số sợi dùng để biểu thị độ mảnh hay độ thô của sợi.
• Chi số mét – Nm, Một đoạn sợi có chiều dài L(m), cân được khối lượng G(gram) thì chi số sợi Nm được tính theo công
thức:
Nm
• Yarn Coun: Chỉ số quốc tế Chi số Anh Ne (chuyên dùng cho sợi từ xơ)
Ví dụ CM 32/1: được hiểu là sợi CM có chi số Anh 32, sợi đơn
10/1; 20/1/ 32/1; 40/1; 45/1; 60/1; 80/2….hoặc 10s, 20s; 32s; 40s, 45s….
Chi số càng cao sợi càng mảnh, nhỏ, và ngược lại
Ne = 0,59 x Nm; Nm = 1,693 x Ne
• Denie: độ dày tính bằng D (cho sợi filament)
Ví dụ: 50D, 60D, 70D ….5000D
• Denie càng cao thì sợi càng thô, dầy, càng nhỏ thì sợi càng mảnh.
• Tex: Tex x Nm =1,000 ; Tex= 1000/Nm
Tex = 1000/ 1.693 x Ne
Denier = 9Tex = 1/10 Dtex
D = 9000/Nm
1) Vật liệu dệt và thông số
1.2) Độ đều của sợi
Độ đều của sợi là một tính chất rất quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng gia công sản phẩm.
Sợi không đều về bề ngang sẽ gây hiện tượng đứt sợi trong quá trình dệt vải hoặc tạo nên những “vệt” trên bề mặt chế phẩm.
Độ đều của sợi phụ thuộc vào nguyên liệu, độ săn, độ mảnh của sợi.
Vải dệt từ loại sợi có độ không đều cao mặt vải nhám (xù xì), giá trị sử dụng thấp. Ngược lại vải dệt từ loại sợi có độ đều cao mặt vải
mịn nhẵn, giá trị sử dụng cao.
1) Vật liệu dệt và thông số
1.2) Độ săn sợi
Xoắn là một loại biến dạng khi có ngẫu lực đặt vào mặt phẳng tiết diện ngang của vật thể. Kết quả làm cho mỗi mặt phẳng đều quay một
góc nào đó so với trục, đồng thời hướng quay giống nhau trên toàn bộ chiều dài vật thể. Nhờ có quá trình xoắn mà từ xơ tạo thành sợi đơn,
từ sợi đơn xe lại thành sợi xe và từ đó tạo nên chế phẩm dệt.
Thông thường khi xe sợi độ dài sợi bị giảm đi một đại lượng gọi là co khi xe. Trừ loại sợi sản xuất từ sợi cơ bản hay tơ, sợi sản xuất từ xơ
cơ bản muốn có được phải dùng phương pháp xoắn xơ cơ bản với nhau.
Độ săn của sợi thể hiện mức xoắn nhiều hay ít và được xác định bằng số vòng xoắn đếm được
Khi mức độ xoắn càng cao thì sợi càng cứng, đường kính sợi giảm, khối lượng riêng của sợi càng lớn và độ bền sợi càng tăng. Tuy nhiên
khi xét môi quan hệ giữa độ bền kéo và mức độ xoắn thì có một lúc nào đó độ bền kéo đạt tối đa sau đó giảm dần cho đến khi bị đứt do
không chịu nổi mức độ xoắn quá cao. Độ săn ứng với độ bền kéo tối đa gọi là săn tới hạn. Thường sợi có chi số cao chọn độ săn lớn. Sợi
dọc của vải chọn độ săn lớn hơn sợi ngang.trên đơn vị dài lm của sợi.
1) Vật liệu dệt và thông số

1.4) Độ giãn kéo: Lp


Độ giãn kéo được xác định bằng độ giãn lớn nhất của sợi đạt được trước thời điểm bị đứt. Sợi có chiều dài ban đầu L1, sau khi
dùng lực kéo giãn sợi đến chiều dài L2 (trước khi bị đứt) thì % độ giãn kéo được tính theo công thức:
Lp

1.5) Độ ẩm: W
Độ ẩm được đánh giá bằng thành phần phần trăm theo lượng hơi nước bị thải ra khi sấy khô sợi khôi lượng c ố định. Gọi Gt là
khôi lượng sợi thực tế, Gk là khối lượng sấy khô. Công thức tính % độ ẩm:
W
1) Vật liệu dệt và thông số
1.6) Độ bền ma sát
Sợi chịu ma sát với các chi tiết máy móc trong quá trình gia công và bị hao mòn cơ học trong quá trình sử dụng. Ví dụ: Sợi dệt bị cọ sát
với lỗ mắt go, với răng lược trong quá trình dệt.
Bề mặt sợi càng thô nhám, càng ghồ ghề thì ảnh hưởng của lực ma sát càng lớn. Lực ma sát xuất hiện trên bề mặt thanh trượt lên nhau
làm sợi bị mòn, bề mặt sợi xù lông, độ bền sợi giảm. Do vậy người ta thường phủ một lớp hồ mỏng bao quanh bề mặt sợi có tác dụng
bảo vệ rất tốt chống lại sự hao mòn do ma sát.
1.7) Độ sạch
Độ sạch là một trong những tính chất rất đặc biệt, đặc trưng cho tính chất đồng nhất của sợi trong nguyên liệu và chế phẩm. Tạp chất
hình thành trong sợi có nhiều nguồn gốc khác nhau. Có thể chia làm 2 loại: Tạp chất xuất hiện trong quá trình hình thành các loại xơ
thiên nhiên, khi thu nhận ở giai đoạn chế biến ban đầu hoặc khi chuẩn bị định hình ở các loại xơ hóa học. Tạp chất xuất hiện trong quá
trình chế biến xơ thành sợi do các nguyên nhân:
- Điều chỉnh thiết bị không đúng.
- Thực hiện quy trình không đúng
- Thao tác của công nhân và vệ sinh công nghiệp không đảm bảo.
Các dạng tạp chất trong xơ sợi:
- Trong xơ thiên nhiên:
+ Gốc thực vật: gồm các tạp chất khó hoặc dễ tách ra khỏi nguyên liệu trong quá trình chế biến. Ví dụ: Trong xơ bông tạp chất bao gồm các hạt không
chín hoặc hạt vỡ dính lẫn xơ, tạp chất này được tách ra trong quá trình cán bông. Ngoài ra trong bông còn có các loại tạp chất khác như mảnh lá bông, vỏ
quả, đôi khi có cả cành bông lẫn trong đó. Những tạp chất này khó tách ra khỏi xơ, một phần lẫn trong sợi làm giảm chất lượng sợi.
+Gốc động vật (Tơ tằm): tạp chất xuất hiện khi tạo thành vỏ kén hoặc trong quá trình ươm tơ
- Trong xơ hóa học: Tạp chất xuất hiện dưới dạng chùm xơ dính kết hoặc có loại tạp chất ở dạng xơ ngắn kết thành cụm. Hay trong quá trình sản xuát
sợi được kéo trên các hệ thống khác nhau,
2) Tính chất của các loại sợi

Bảo Minh dùng các loại sợi chính là Cotton, PE, Spandex và các sợi pha
2) Tính chất của các loại sợi
2.1) Đặc điểm cơ bản của sợi cotton

+ Thành phần xenlulo tự nhiên, màu vàng ngà, tồn tại tạp chất, xơ ngắn
+ Tính hút ẩm cao, ở điều kiện tiêu chuẩn độ ẩm là 8,5%, dễ nhuộm
+ Chịu được nhiệt 120ᵒC-130ᵒC trong vài giờ, 160ᵒC có thay đổi chậm, 180ᵒC bị phá hủy
+ Bền trong môi trường kiểm (làm bóng, xơ bớt xoăn, co rút về chiều dài, tăng kích thước mặt
cắt ngang, tang độ bền tuyệt đối khi kéo đứt) và bị phá hủy trong môi trường aixt
+ Độ co giãn không cao, vải dễ bị nhăn và co
+ Độ bền không cao, dễ bị vi khuẩn, nấm mốc
+ Đa dạng về chi số, từ thấp đến cao:
Sợi đơn CM, 10/1–100/1; CD, OE đến 40/1
Sợi xe: chập 2 sợi đơn vào để xe lại (CM80/2)
2) Tính chất của các loại sợi

Đặc điểm cơ bản của sợi tổng hợp

- Xơ Polyester (PE) là loại xơ tổng hợp được sản xuất nhiều nhất trên thế giới
- Độ mảnh và độ dài sợi phụ thuộc vào phương pháp gia công chế biến xơ sợi
- Độ hút ẩm thấp, điều kiện bình thường 0,5%
- Độ bền nhiệt độ tốt, chịu được 160oC, chịu ánh sáng tốt, không bị nấm mốc
- Vải không bị nhăn nhưng có tích điện
- Sợi có độ cứng lớn nên dễ có hiện tượng vón cục
- Sợi PE chịu được tác dụng của axit
2) Tính chất của các loại sợi

2.3) Đặc điểm cơ bản của sợi pha trộn

• Sản phẩm quần áo có độ co giãn cao như áo tắm, đồ lót, đồ thể thao hoặc được kết hợp với các loại xơ/sợi khác để tăng
thêm tính co giãn (gấp 5 lần), độ bền gấp 3 lần.
• Khi pha trộn các sợi khác nhau vào thì sợi pha có được những ưu điểm của 2 sợi pha đó và giảm nhược điểm của từng loại
sợi.
• Khi pha sợi PE và sợi cotton: thì được sợi có độ bền cao, ít bị nhàu nhưng vẫn thoáng mát và hút mồ hôi, thân thiện với
người sử dụng.
3) Vải dệt thoi và các kiểu dệt
- Vải dệt thoi được tạo ra qua quá trình dệt vải trên máy dệt thoi. Trong đó, hai hệ
sợi riêng biệt gọi là sợi dọc và sợi ngang được đan kết hợp với nhau để tạo thành
một loại vải. Sợi dọc (lengthwise yarns) là hệ sợi chạy từ phía sau ra phía trước
của máy dệt (warp hoặc end). Hệ sợi ngang (crosswise yarns) là sợi đan từ biên này
vải đến biên kia qua suốt khổ vải (Fill hoặc pick). Khung dệt là bộ phận giữ các sợi
dọc ở vị trí được dự tính sẵn trong khi sợi ngang được cài thông qua nó. Sợi làm từ
sợi tự nhiên như cotton, lụa và len cũng như sợi tổng hợp như nylon và polyester…
đều có thể được sử dụng cho việc dệt vải.
- Trong vải, sợi dọc và sợi ngang liên kết theo một quy luật nhất định gọi là kiểu
dệt.
3) Vải dệt thoi và các kiểu dệt
3.1) Tính chất của vải dệt thoi

Những kiểu vải được dệt theo kiểu dệt thoi thường giãn dọc nhiều hơn giãn ngang. Chỉ
có thể co giãn ít theo hướng chéo nghiêng giữa chiều sợi dọc và sợi ngang. (Vải dệt thoi
chỉ có thể dãn ngang hoặc dọc nếu được thiết kế dệt với sự tham gia của sợi có tính co
dãn như Spandex hoặc Lycra…)
• Vải khá dễ bị nhàu, đặc biệt với một số loại vải như cotton, lanh…
• Vải không bị quăn mép và bị tuột vòng như loại dệt kim.
• Vải có cấu trúc khá bền và tương đối tốt.
• Bề mặt vải tương đối khít.
• Các hệ thống sợi dọc vuông góc với hệ sợi ngang.
• Vải dệt thoi ít bị co hơn vải dệt kim.
• Vải dệt thoi thường có biên vải rõ ràng hơn một số loại vải khác.
• Các mẫu vải dệt thoi rất phong phú và đa dạng.
3) Vải dệt thoi và các kiểu dệt
3.2) Các thông số cơ bản của vải dệt thoi

• Mật độ sợi là số sợi vải đếm được trên một đơn vị chiều dài vải theo chiều dọc hay
chiều ngang.
• Mật độ lớn, kết hợp với sợi vải mảnh sẽ cho vải thêm mềm, mượt. Mật độ lớn với sợi
vải cỡ lớn cho vải chắc, và bền.
+ Mật độ sợi dọc: Là số lượng sợi dọc trên một đơn vị chiều dài theo hướng ngang, thông
thường là số sợi dọc trên 1 inch (End per inche hay viết tắt là EPI). Mật độ sợi dọc thường
cao hơn sợi ngang
+ Mật độ sợi ngang: Là số lượng sợi ngang trên một đơn vị chiều dài theo hướng dọc,
thông thường là số sợi ngang trên một inche (Pick per inche hay viết tắt là PPI).
3) Vải dệt thoi và các kiểu dệt
3.2) Các thông số cơ bản của vải dệt thoi

• Độ chứa đầy
Độ chứa đầy được tính bằng đơn vị phần trăm là đặc trưng cho mức độ chứa xơ hoặc sợi
trên một đơn vị cấu tạo cơ bản của vải.
Độ chứa đầy ảnh hưởng đến tính chất của vải:
Khi độ chứa đầy của vải giảm: vải sẽ nhỏ, mềm uốn làm tăng tính chất thẩm thấu không
khí và tính dẫn điện của vải.
Khi độ chứa đầy của vải tăng: sẽ làm tăng liên kết giữa các xơ sợi, tăng khối lượng và độ
bền vững của vải. Nhưng lại làm cho vải có tính chất thẩm thấu không khí kém và làm
giảm tính dẫn điện của vải. Khi độ chưa đầy lớn vải sẽ cứng và nặng.
Độ chứa đầy gồm 4 loại:
• Độ chứa đầy khối lượng.
• Độ chứa đầy diện tích.
• Độ chứa đầy thể tích.
• Độ chứa đầy thẳng.
3) Vải dệt thoi và các kiểu dệt
3.2) Các thông số cơ bản của vải dệt thoi
Kiểu dệt: là đường dệt của sợi trong vải đặc trưng bằng quan hệ tương hỗ giữa hai hệ thống sợi dọc và sợi ngang đan với nhau
tạo nên. Tùy theo kiểu dệt, kết hợp với mật độ tạo cho vải những dạng bề ngoài và tính chất sử dụng phong phú.
Có 3 kiểu dệt chính:
+ Kiểu dệt vân điển (dệt trơn)
+ Kiểu dệt vân chéo
+ Kiểu dệt vân đoạn

Ráp po(R) là một chu kỳ điểm nổi dọc và điểm nổi ngang sau đó được lặp lại.
- Ráp po dọc (Rd) là số sợi dọc trong một ráp po. Như hình bên Rd=2
- Ráp po ngang (Rn): là số sợi ngang trong một ráp po. Như hình bên Rn=2

Bước chuyển: (S) là một số chỉ rõ điểm nổi dọc của sợi ta đang xét đứng cách điểm nổi dọc của
sợi đứng sau hay đứng trước nó bao nhiêu điểm nổi.
- Bước chuyển dọc (Sd): xét trên hai sợi dọc liền nhau.
- Bước chuyển ngang (Sn): xét trên hai sợi ngang liền nhau
Như hình bên: Rd=3, Rn=5. ta thấy được: Sd=2, Sn=3
3) Vải dệt thoi và các kiểu dệt
Poplin Oxford Pinpoint
3.2) Các thông số cơ bản của vải dệt thoi
Dệt trơn-vân điển (Plain, Basket, Poplin): Rd=Rn=2; Sd=Sn=1, 2
mặt vải giống giáo

Dệt vân chéo (Twill), các điểm nổi tạo thành các đường chéo.
R≥3, S = ±1

Herringbone

Dệt vân đoạn (Statin), các điểm nổi tạo thành các đường chéo.
R≥5, 1<S<R-1
3) Vải dệt thoi và các kiểu dệt
3.2) Các thông số cơ bản của vải dệt thoi
Kiểu dệt phức tạp (dobby)
Kiểu dệt dobby là một loại vải dệt theo một cấu trúc được thiết kế hỗn hợp nhiều kiểu dệt và điều khiển bằng một bộ điều khiển cơ học
đặc biệt để nâng hạ go. Các vải dệt dobby có thiết kế với nhiều chi số sợi và kết hợp các kỹ thuật dệt khác nhau như giữa plain và twill…
3) Vải dệt thoi và các kiểu dệt
3.2) Các thông số cơ bản của vải dệt thoi

Kiểu dệt phức tạp (dobby)

Kiểu dệt dobby là một loại vải dệt theo một cấu trúc được thiết kế hỗn hợp nhiều kiểu dệt và điều khiển bằng một bộ điều khiển cơ học
đặc biệt để nâng hạ go. Các vải dệt dobby có thiết kế với nhiều chi số sợi và kết hợp các kỹ thuật dệt khác nhau như giữa plain và twill…
3) Vải dệt thoi và các kiểu dệt
3.2) Các thông số cơ bản của vải dệt thoi
Vải Dệt kiểu Jacquard
Vải jacquard hình thành nhờ đầu jacquard điều go điện tử . Vải dệt jacquard từ nhiều loại sợi khác nhau như sợi bông, tơ tằm, hoặc hỗn
hợp nhân tạo từ sợi polyester và bông/ polyester. Các chất liệu co giãn như spandex cũng được pha thêm để tăng độ co giãn cho vải.

You might also like