You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN DỆT MAY – DA GIẦY VÀ THỜI TRANG


……..***……..

BÀI TẬP
Môn: Công nghệ sản xuất sản phẩm may
Bài tập A1.2: XÂY DỰNG QUY TRÌNH TRẢI CẮT TẠI CÁC
CÔNG TY MAY MẶC

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Thị Hải An

Nhóm sinh viên thực hiện:

1. Trần Thị Thu Phương MSSV - 20207280

2. Đào Thị Thuý MSSV - 20207416

3. Lê Thị Thắm MSSV - 20207496

4. Nguyễn Minh Hoàng MSSV - 20207300

Hà Nội - 2022
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................................2
PHẦN 1:TRẢI VẢI.............................................................................................................................................................3
1.1 Mục đích và yêu cầu:................................................................................................................................................3
1.2 Tính toán sử dụng hợp lý cuộn vải:........................................................................................................................3
1.3. Phương pháp và thiết bị trải vải:...........................................................................................................................5
1.4 Quy trình công nghệ trải vải.............................................................................................................................6
1.5 Kiểm tra chất lượng trải vải :............................................................................................................................9
PHẦN 2: CẮT VẢI...........................................................................................................................................................13
2.1 Mục đích và yêu cầu...............................................................................................................................................13
2.2 Phương pháp và thiết bị cắt...................................................................................................................................17
2.3 Quy trình công nghệ cắt.......................................................................................................................................17
2.4 Kiểm tra chất lượng cắt........................................................................................................................................19
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................................................................................42
1.1 Lời kết......................................................................................................................................................................42
1.2. Tài liệu tham khảo.................................................................................................................................................43

PHẦN 1: TRẢI VẢI


1.1 Mục đích và yêu cầu
Page | 1
1.1.1 Mục đích
- Chuẩn bị cho quá trình cắt.
- Bàn vải đạt chất lượng nhằm đảm bảo cắt được chính xác.
- Đáp ứng kịp thời bán thành phẩm.
- Năng suất cao, tiết kiệm được chi phí.
- Giảm tối đa hao phí vải.
1.1.2 Yêu cầu
- Các cuộn vải được chọn để trải phải cùng 1 loại vải có độ co như nhau.
- Kiểm tra mã vải là vải chính hay vải lót, các cuộn vải phải cùng màu với nhau, sau
đó kiểm tra thông tin trên đầu cuộn.
- Tở vải trước khi trải 12h/24h.
- Xác định đúng mặt trái mặt phải của vải, trải đúng yêu cầu.
1.2 Tính toán và sử dụng hợp lý cuộn vải
Bảng 1.2.1 Bảng tính toán phương án trải cắt cho vải chính-vải kaki
Số lớp vải / Tổng số sản phẩm Số bàn vải
Màu 1 bàn vải
Tỉ lệ giác S M L
Vàng 30 200 300 100 1
2S:3M:1L
Đỏ 30 100 200 100 1
2S:4M:2L
Đen 30 70 150 80 1
1S:2M:1L

Bảng 1.2.2 Bảng tính toán phương án trải cắt cho vải lót
Số lớp vải / Tổng số sản phẩm Số bàn vải
Màu 1 bàn vải
Tỉ lệ giác S M L
Vàng 100 200 300 100 1
2S:3M:1L
Đỏ 100 100 200 100 1
1S:2M:1L
Đen 100 70 150 80 1
1S:1M:1L

1.3 Phương pháp và thiết bị trải vải


1.3.1 Phương pháp trải vải
Page | 2
1.3.1.1 Phương pháp trải vải theo cách xếp đặt bề mặt lớp vải
Vì vải kaki và vải lót cotton là loại vải có 2 mặt như nhau nên ta áp dụng phương pháp
trải quật vải (phải úp phải)
- Cách xác định mặt phải của vải:
+ Xác định đúng mặt phải của vải (face-side) trải đúng quy luật.
+ Chiều trải vải lớn hơn chiều dài sơ đồ (hao phí đầu bàn vải)
+ Xác định số lớp vải cần trải.
+ Các lớp vải êm phẳng, không trùng không căng. Sử dụng kẹp (clipper) và cục kim
loại chặn lại để các lớp vải không bị xô lệch.
+ Các mép sắp bằng, hai đầu và một mép biên vải cắt đầu bàn thẳng, không lẹm hụt.
Nếu biên vải không ổn định thì lấy theo đường căn chỉnh (tia laser)
+ Số lớp vải tối đa cho phép của bàn vải: Với vải chính là vải kaki dày nên số lớp vải
tối đa là 50 lá, vải lót là vải mỏng nên số lớp vải tối đa là 100 lớp.
=> Nhưng thực tế ta có thể điều chỉnh sao cho phù hợp.
- Trải vải:
+Lần lượt trải từ mốc này đến mốc kia một cách liên tục cho đến khi hết tấm vải.
+Các tấm vải úp vào nhau từng đôi một, trái với trái, phải với phải, định mức vải trên 1
sản phẩm giảm.
+ Hai đầu bàn vải trùng nhau
+ Một biên vải trùng nhau
=> Ba cạnh trùng nhau
- Chiều trải: Các cuộn vải được chọn để trải phải cùng một nhóm độ co được in trên mỗi
cuộn vải. Kiểm tra mã, màu vải, các thông tin trên đầu cuộn vải.
- Khi dùng cuộn vải bị vặn, cần phải báo cấp trên và nhân viên chất lượng.
- Chú ý: Phần nới vải, chú ý mặt trái vải.
1.3.1.2 Phương pháp trải theo mức độ sử dụng công nghệ
* Phương pháp thủ công

Page | 3
- Là phương pháp dùng sức người trực tiếp để kéo và xếp chồng các lớp vải tạo thành
bàn vải. Trải vải thủ công hiện nay vẫn còn phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Cách thực hiện của trải vải thủ công:
+ Cách trải này thường bố trí 4 công nhân, một người đứng ở đầu bàn nơi có trực xả
vải, một người ngồi trên bàn tại vị trí theo chiều dài sơ đồ, 2 người di chuyển ở 2 bên
bàn cắt.
+ Trải lớp đầu tiên: hai công nhân hai bên bàn sẽ xuất phát từ đầu bàn, mỗi người
cầm một bên biên của đầu lá vải đi đến nơi có công nhân ngồi bên đầu kia, hai công
nhân ở hai đầu bàn sẽ căng lớp vải cho thẳng. Hai công nhân đi hai bên sẽ dùng thước
gỗ dài vuốt cho mặt vải thằng vừa vuốt vừa đi ngược về điểm xuất phát. Công nhân ở
vị trí đầu sẽ gấp đôi vải theo dấu định vị đầu bàn và giữ chặt.
+ Để trải lớp thứ 2, hai công nhân ở hai biên sẽ tiếp tục cầm vải đi về đầu bàn bên
kia, như lớp thứ nhất, hai người ở hai đầu bàn sẽ căng lớp vải cho thẳng. Hai công
nhân hai bên sẽ dùng thước gỗ dài vuốt mặt vải cho thẳng, vừa vuốt vừa đi ngược lại
đầu bàn vải. Công nhân thứ ngồi vị trí thứ 2 sẽ gấp đôi theo đường đã định bị trên bàn
cắt, đồng thời phải trùng vào lớp vải thứ nhất, lớp vải thứ 2 được trải xong. Tiếp tục
lặp lại quá trình trên ta sẽ có các lớp vải khác.

*Phương pháp trải vải bằng máy tự động

Page | 4
- Cây vải được đặt trên giá đỡ của máy, cùng với máy chạy dọc suốt chiều dài bàn vải.
Máy tự động trải và cắt đầu bàn. Trải vải bằng máy thì đều hơn, phần nguyên liệu ở
đầu bàn đều xén không quá 1cm. Mỗi một bàn cần một người điều khiển máy.
- Máy đảm bảo trải vải trên bàn xếp đều theo một bên mép bằng, kẹp đầu vải. Để cắt
chi tiết có số lượng lớn từ nhiều bàn trải có 2 cách trải:
+ Trải lần lượt khi lần lượt sử dụng các cuộn vải tương ứng.
+ Trải lần lượt từ các lớp vải cắt ra từ các cuộn và được thiết lập từ trước.
1.3.2 Thiết bị trải vải
- Bàn để trải vải: chiều dài tùy theo mặt bằng xưởng, chiều ngang khoảng 2m. Chiều
dài và chiều rộng của bàn phụ thuộc vào diện tích nhà xưởng, chủng loại sản phẩm,
đặc điểm của nguyên liệu mà doanh nghiệp thường sản xuất.
+ Đối với vải dệt thoi (vải chính): Chiều dài bàn cắt khoảng 11m, chiều rộng 2.2m.
+ Đối với vải dệt kim (vải lót): chiều dài bàn cắt khoảng 11m, chiều rộng khoảng
2,4m.

Page | 5
- Giá đỡ: có trục xoay để đặt lõi cây vảu vào, xả vải ra khỏi cây vải.
- Thước gỗ dài từ 1.5-2m: dùng để vuốt cho các lớp vải thẳng đều trong quá trình trải
vải.
- Thước dây rút, thước dây, thước vuông góc.
- Kẹp vải: dùng để kẹp các cạnh biên vải, các cạnh chi tiết giữ cho lớp vải, các bó chi
tiết cố định.
- Băng kéo, kim ghim: dùng để cố định sơ đồ lên trên bàn vải.
- Kéo hoặc dao cắt: dùng để cắt rời từng lớp vải tại đầu các bàn cắt.
- Mắt cắt đầu bàn: cắt đầu bàn cho từng lớp vải.
- Vật kim loại nặng dùng để cố định bàn vải.

Một số loại kẹp giữ vải

Page | 6
Thiết bị trải vải tự động Thiết bị hỗ trợ trả vải tự động

1.4 Quy trình trải vải


1.4.1 Trước khi trải vải
- Nghiên cứu phiếu sản xuất để nắm được tên mã hàng, chủng loại sản phẩm, cỡ số,
màu sắc của mã hàng, loại vải, khổ vải, chiều dài từng sơ đồ giác mẫu, số lượng vải
cần trải.
- Kiểm tra mặt trái, phải của từng loại vải.
- Vệ sinh bàn cắt thật sách sẽ trước khi trải vải.
- Với vải lót là loại vải co giãn, có tính đàn hồi cao tiến hành xổ vải. Mục đích của việc
xổ vải ra khỏi cây vải là để nhằm giúp cho vải ổn định sau thời gian bị quấn chặt và
kéo căng theo trực cuốn vào cây vải. Thời gian xổ vải tùy thuộc vào loại vải, với vải
lót co giãn thì thời gian xổ vải khoảng 24-36 giờ.
- Những cuộn nguyên liệu xéo canh lớn hơn hoặc bằng 7cm thì mỗi khi trải 1 lớp vải
phải xé đầu cuộn để lấy canh sợ cho chuẩn.
- Những cuộn nguyên liệu bị co rút biên trước khi trải có thể dùng dao cắt xẻ nơi biên
co rút nhưng không sâu quá hàng lỗi kim hoặc đường sợ dệt biên.
1.4.2 Trải vải
- Bước 1: Trải sơ đồ cần trải lên bàn cắt để xác định chiều dài của sơ đồ bằng cách lấy
dấu lên bàn cắt. có thể sử dụng bút, băng keo, … Để đảm bảo khi trải vải các lớp vải
không bị ngắn hơn so với chiều dài sơ đồ, tùy theo loại vải và quy định của phòng kỹ
thuật chiều dài lớp vải sẽ dài hơn chiều dài sơ đồ mỗi đầu từ 1cm trở lên. Đồng thời
kiểm tra lại lần nữa sơ đồ về các nội dung: tên đơn hàng, size, loại nguyên liệu, màu
vải, khổ vải, các chi tiết, …
- Bước 2:

Page | 7
+ Trải từng lớp vải theo chiều dài đã lấy dầu trên bàn cắt cách trải và số lớp vải căn
cứ vào tài liệu do phòng kỹ thuật quy định.
+ Khi trải vải phải giữ cho một bên biên vải bằng nhau gọi là biên chính, biên còn lại
gọi là biên phụ do khổ vải thường không bằng nhau.
+ Dùng thước gỗ dài để vuốt thẳng mặt vải.
- Bước 3:
+ Xác định vị trí lỗi. Để thuận tiện cho việc tìm và thay thế các chi tiết bị lỗi sau khi
cắt, ngay trong quá trình trải từng lớp vải khi thấy các vị trí đã được đánh dầu lỗi,
nhân viên phải xác định vị trí lỗi trên lướp vải, có thể dùng cách xác định vị trí lỗi
như sau:
Xác định bị trí lỗi so với biên gần nhất, dùng một sợi dây vải khác màu một đầu
dán vào vị trí lỗi, đầu kia kéo ra phía biên gần nhất, ghi chú số cây vải lên bằng keo
để tiện cho việc thay thân đảm bảo đúng màu.
Dùng giấy mềm đặt vào vị trí lỗi, ghi chú số cây vải lên giấy.

- Bước 4:
+ Đặt cây vải lên giá đỡ phía đầu bàn trải, công nhân đứng hai bên cầm lớp vải
kéo lên bàn trải theo hướng chiều dài đã lấy dầu.
+ Trải lá vải đầu tiên hơn dấu 2cm, kéo thước lên chặn 1cm, cố định đầu vải
đầu vải đầu tiên trên bàn trải bằng ghim hoặc băng dính.

Page | 8
+ Trải tiếp lá vải thứ 2 rồi đo lại mẫu. Lấy chuẩn mực chiều dài, chiều rông
vuông vắn với mẫu. Từ lá thứ 3 đảm bảo bằng dấu mẫu và từ đó cố định một
đầu bàn với dung sai là nhỏ nhất.
+ Sau khi trải đủ các lớp vải theo yêu cầu, trải sơ đồ lên trên cùng, biên chính
của sơ đồ cùng bên biên chính của bàn vải. Một lần nữa kiểm tra lại chiều dài
và khổ của các lớp vải đã trải có phù hợp với khổ sơ đồ đó không.
+ Cố định sơ đồ lên bàn vải bằng kim ghim, băng keo.
+ Dùng nẹp vải cố định biên vải, dùng vật nặng để cố định bản vải theo từng
đoạn.
1.4.3 Sau khi trải vải
- Sau khi trải vải ta tiến hành kiểm tra: sơ đồ, lá vải, độ êm phẳng, …
1.5 Kiểm tra chất lượng trải vải
Kiểm tra trải vải là việc cần thiết nó hỗ trợ rất nhiều trong việc cắt. Vì vậy khi kiểm
tra chất lượng cắt thường kiểm tra rất kỹ khâu trải vải và kiểm tra các vấn đề sau:
- Kiểm tra sự định vị trên sơ đồ bàn vải.
- Kiểm tra sự ăn khớp giữa sơ đồ và bàn vải.
- Kiểm tra dấu của bàn vải ở hai đầu và các đoạn nối.
- Kiểm tra sự hụt của khổ vải.
- Kiểm tra độ bền của các lá vải khi trải độ phẳng của bàn vài
- Đếm số lá vải là không được phép dung sai.
- Kiểm tra độ nghiêng của mép sát
- Ghi chép các lỗi của bàn vải đề ra phương án xử lý

PHẦN 2: CẮT VẢI


2.1 Mục đích và yêu cầu
- Mục đích: cắt vải thành các chi tiết theo mẫu đã có: mẫu thiết kế, mẫu sơ đồ giác, …
để chuẩn bị bán thành phẩm cho quá trình may.
- Yêu cầu: an toàn, đảm bảo chất lượng cắt, số lượng chất lượng chi tiết bán thành
phẩm năng suất cao, đáp ứng kịp thời cho xưởng may.
2.2 Phương pháp và thiết bị cắt
2.2.1 Phương pháp cắt

Page | 9
Bảng 2.2.1 bảng tính toán phương án cắt vải chính

Số lớp vải Tổng số sản phẩm Số bàn vải Số lần cắt
Màu /
Tỉ lệ giác 1 bàn vải S M L
Vàng 30 200 300 100 1 4
2S:3M:1L
Đỏ 30 100 200 100 1 2
2S:4M:2L
Đen 30 70 150 80 1 3
1S:2M:1L
Bảng 2.2.2 Bảng tính toán phương án cắt vải lót
Số lớp vải Tổng số sản phẩm Số bàn vải Số lần cắt
Màu /
Tỉ lệ giác 1 bàn vải S M L
Vàng 100 200 300 100 1 1
2S:3M:1L
Đỏ 100 100 200 100 1 1
1S:2M:1L
Đen 100 70 150 80 1 1
1S:1M:1L

Phân chia vật liệu theo những đường cho trước, biến đổi trạng thái của vật liệu từ dạng
tấm sang dạng mảnh
Phân chia theo 2 dạng:
- Cắt thông thường (cắt truyền thống)
- Cắt tự động
2.2.1.1 Cắt thông thường
2.2.2 Thiết bị cắt
- Máy cắt di động
- Máy cắt cố định (cắt vòng)
- Máy cắt vải tự động
- Kẹp giữ vải, kéo cắt tay, cục chặn, băng dính, …
- Cắt vải: dùng máy cắt di động để cắt phá các chi tiết lớn của sản phẩm như thân quần,
thân áo
Page | 10
- Cắt gọt: đối với chi tiết nhỏ, khó cắt phá được và cần độ chính xác cao như túi, đáp túi.
- Với những chi tiết có đường cong lượn khó cắt phá được, ta phải dùng đến máy cắt
vòng.
Một số thiết bị sử dụng trong quá trình cắt:

1. Máy cắt đầu bàn -Mã sản phẩm: máy cắt đầu bàn MTD
-Công dụng:
 Sử dụng cắt vải đầu bàn
 Hoạt động linh hoạt, đầu máy trả về
tự động
 Tiết kiệm thời gian và nhân lực
-Tố độ: 100m/ phút
-Chiều dài cắt: 2.4m
-Khổ dao: 4inch
-Loại dao: dao nguội tròn
-Nguồn điện: 120/220V
-Câng nặng: 18kg/set

Page | 11
2. Máy cắt vòng - Máy cắt cố định: ZHX-700-900-
1200
- Kích thước bàn cắt:
1200mmx1600mm
- Chiều cao bàn cắt: 720mm
- Chiều dài tay cắt: 900mm
- Tốc độ cắt: 570m/min-1140m/min
- Khối lượng máy: 285kg
- Kích thước dao: 0,45x10x3860mm
- Động cơ: 220v-750W
- Kích thước máy:
2200x800x1600mm

3. Máy cắt vải tự động - Máy cắt vải tự động Bullmer


D8002S
- Vùng cắt tối đa: 1800mm-2250mm
- Tốc độ: 100m/phút
- Độ dày cắt: 60-80mm
- Nguồn điện: 380V

2.3 Quy trình công nghệ cắt


 Kiểm tra các thông tin trước khi cắt vải
- Kiểm tra bàn cắt: chiều dài, chiều rộng bàn vải.
- Kiểm tra số lượng lớp vải trên bàn vải.
- Độ đứng thành của ba cạnh bàn vải.
- Kiểm tra độ êm phẳng của bàn vải.
● Gồm 2 công đoạn:

Page | 12
- Cắt phá (cắt thô): sử dụng máy may cắt tay, vải được trải thành nhiều lớp , độ dầy
của bàn trải phụ thuộc theo tính chất nguyên liệu, bảng tác nghiệp cắt, khả năng cắt của
dao .Máy cắt được đẩy bằng tay để cắt các chi tiết lớn trên bàn vải, đường cắt trước phải
mở đường cho đường cắt sau để đường cắt sau dễ dàng hơn. Có thể cắt chính xác các chi
tiết lớn hoặc đường dễ cắt, các chi tiết như thân trước, thân sau, cạp.
- Cắt gọt (cắt tinh): sau khi cắt phá sử dụng máy cắt cố định, cắt chính xác các chi tiết
nhỏ, phức tạp, khó cắt. Sử dụng kẹp giữ chặt các chi tiết với mẫu . Khi cắt người cắt dùng
hai tay đẩy nguyên liệu về phía trước và điều khiển cho lưỡi dao cắt đúng đường
chuẩn . Các chi tiết như đáp moi, đáp khóa, nắp túi ốp trước và sau, thân túi ốp trước và
sau.
● Quy trình cắt được thực hiện nhờ máy cắt đẩy tay hoặc máy cắt tự động

Quy trình cắt bằng tay


- Bước 1: Kiểm tra sơ đồ.
- Bước 2: Bắt cố định marker chuẩn với biên vải.
- Bước 3: Đặt cục chặn cố định lên vải để vải không bị xê dịch.
- Bước 4: Tiến hành cắt đúng chiều, đúng chuẩn theo đường vẽ trên sơ đồ.
Chú ý: Khi cắt bằng máy cắt tay, bàn vải đứng yên, ta phải lách máy vào đường
cắt, đường cắt càng phức tạp thì càng khó thao tác, máy bị rung nên khó cắt chính xác.
Quy trình cắt bằng máy cắt tự động
- Bước 1: Di chuyển bàn vải về phía máy cắt tự động.
- Bước 2: Phủ nilon lên trên và chỉnh sửa bàn vải. Bật máy hút.
- Bước 3: Tìm marker trên hệ thống xem có đúng với marker đang trải trên bàn không.
- Bước 4: Xác định điểm gốc, cho cắt thử (cắt khô- dry run) bằng cách nhìn laser.
- Bước 5: Cắt thật 1 vài chi tiết và kiểm tra. Nếu đạt yêu cầu thì cắt thật toàn bộ.

Page | 13
Hình Công nhân cắt vải bằng máy cắt di dộng trong nhà máy may công nghiệp

Máy cắt vải tự động Orox


Ưu điểm khi cắt vải bằng máy cắt tự động:
Page | 14
- Bàn phải được phủ 1 lớp nylon lên trên, bên dưới lớp lông có thiết bị hút chân không
hút hết không khí ở giữa các lớp vải, làm cho vải ép chặt lại với nhau tạo sự ổn định khi
cắt.
- Nhiệt độ của dao được máy tính kiểm soát để điều chỉnh tốc dộ cắt cho phù hợp, đảm
bảo lưỡi cắt không bị quá nóng dẫn đến cháy và dính vải. 
- Cắt bằng máy cho độ chính xác và tốc độ rất cao ít nhất là nhanh gấp 8 lần và chính xác
gấp 2 lần so với cắt bằng tay.
2.4 Kiểm tra quy trình cắt
- Hàng cắt ra phải đúng theo tiêu chuẩn, kích thước đã quy định
- Các chi tiết có đôi phải đối xứng
Các đường bấm dầu phải chính xác
Khi kiểm tra chất lượng các chi tiết của bàn cắt nếu lấy lá vải trên cùng và dưới cùng áp
vào nhau, các chi tiết phải bằng nhau
Cắt đúng đường biên theo sơ đồ áp trên vải, đường cắt phái chính xác, sắc nét không xờm
xơ, răng cưa, …
Đối với mãu cắt gọt bằng mẫu cứng như thân váy thì đưa vào máy cắt vòng khoảng 25-30

Đối với mẫu chi tiết cắt bằng máy cắt dập như: moi váy, cạp váy, đáp túi, … chỉ được
phép cắt từ 20-30 lá/bàn. Sau khi cắt xong phải kiểm tra lá đầu, lá giữa, lá cuối.
Độ sai lệch các chi tiết khi cắt không được vượt quá 1% đối với vải trơn kaki và vải lót.

Page | 15

You might also like