You are on page 1of 21

B_Thực hiện đồ án

1. Giới thiệu mẫu


1.1Hình vẽ mẫu và lý do chọn mẫu
 Hình vẽ mẫu
 Lý do chọn mẫu:

- Áo sơ mi là một trong những sản phẩm thông dụng nhất trên thị trường, là trang
phục dành cho cả nam và nữ. Đối với đa số phái mạnh thì áo sơ mi là trang phục
gần như không thể thiếu trong tủ đồ. Nó phù hợp với mọi lứa tuổi, đáp ứng được
phong cách ăn mặc của nhiều mùa khác nhau.

- Là trang phục không bao giờ bị lỗi mốt nên mẫu áo sơ mi được cả phái nam và
nữ ưa chuộng, có thể sử dụng để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: đi
tiệc, đi làm, đi du lịch,.... Và được dùng hầu hết các mùa trong năm. Chính vì tính
phổ biến và không bao giờ lỗi thời nên áo sơ mi luôn được các nhà thiết kế lấy làm
cảm hứng và nó cũng được tôi chọn làm mẫu cho môn đồ án này.

1.2. Đặc điểm sản phẩm

- Áo sơ mi nam form rộng, phù hợp mọi dáng người. Thân trước gồm 2 thân đối
xứng, nẹp liền, cài khuy, không túi.

- Thân sau đô rời, không xếp ly.

- Tay dài, có măng séc, thép tay.

- Cổ áo kiểu sơ mi, lá cổ và chân cổ cắt rời.

1.3. Đối tượng sử dụng

- Áo sơ mi nam form rộng, phù hợp cho nam giới từ 15 – 30 tuổi. Phù hợp cho mọi
dáng người: cao, thấp, mập, gầy,...
- Phù hợp cho mọi đối tượng ngành nghề: nhân viên văn phòng, giáo viên, bác sĩ.

1.4. Kế hoạch sản xuất

BẢNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ÁO SƠ MI NAM

Mã hàng: SMN22

Size 37 39 41 43 Tổng cộng

Màu
Xanh 800 1600 1600 800 4800
Trắng 400 800 800 400 2400
Tổng cộng 1200 2400 2400 1200 7200

2. Chuẩn bị sản xuất

2.1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu

2.1.1 Lựa chọn nguyên phụ liệu

 Nguyên liệu
- Ngoài kiểu dáng thì chất liệu chính là yếu tố mà người dùng quan tâm nhất.
Chất liệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự thoải mái cho người
mặc. Ở đây, áo sơ mi form rộng sử dụng chất liệu từ vải cotton. Cotton được
chiết xuất từ sợi bông và nguyên liệu sản xuất hoàn toàn từ thiên nhiên.
- Vải cotton giữ được ưu điểm từ sợi tơ tằm là hút ẩm nhanh và tốt, mang đến
cảm giác dễ chịu, thoải mái và thoáng mát cho người mặc. Ngoài ra, vài còn
mang một số ưu điểm như mềm mịn, dễ giặt. Bên cạnh những ưu điểm, vài
cotton còn mang nhược điểm khá lớn là vài khá dày, giá thành khá đắt. Tuy
nhiên, vì vải sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nên người mặc có thể hoàn
toàn yên tâm về chất lượng của sản phẩm.
- Khổ vải 1m50
 Phụ liệu
- Phụ liệu bao gồm: nút áo, chỉ may, mex…

2.2. Kiểm tra nguyên phụ liệu

- Kiểm tra về số lượng:

+ Đối với vài xếp tấm: đo chiều dài 1 lớp, đếm số lớp rồi nhân với chiều dài
của 1 lớp, ta biết chiều dài của cây vài.

+ Đối với vài cuộn tròn: kiểm tra số lượng cây vải bằng máy hoặc thủ công.
Có thể dựa vào kinh nghiệm, xác định chiều dài cây vài bằng phương pháp đo bán
kính hoặc cân.

- Kiểm tra khổ vài.

- Kiểm tra chất lượng vải:

+ Kiểm tra trọng lượng, tính chất cơ lý, độ bền cơ học của vải.

+ Kiểm tra độ đồng màu của vải.

+ Kiểm tra lỗi sợi vải.

+ Kiểm tra chất lượng trên bề mặt vải.


- Kiểm tra độ co giãn: là tỷ lệ phần trăm sự thay đổi về thông số kích thước của
nguyên phụ liệu trước và sau quá trình giặt, ủi.

Độ co giãn của vải được kiểm tra bằng cách ủi nhiệt 140°C như sau:

¿
+ Độ co dọc: Rdọc = ¿ l 0−l 1∨ l0 ×100=0 % ¿

¿
+ Độ co ngang: Rngang = ¿ l 0−l 1∨ l0 ×100=0 % ¿

 Độ co dọc và độ co ngang là 0%

Với: R: là độ co giãn (%)

L0 thông số kích thước ban đầu (dài hoặc rộng vải)

L: thông số kích thước sau quá trình giặt ủi

2.2.Chuẩn bị thiết kế

2.2.1. Thiết kế mẫu mỏng

Thiết kế mẫu mòng là tên bộ mẫu bán thành phẩm cỡ trung bình của mã hàng sản
xuất, sao cho cắt các chỉ tiết này bằng vài và may hoàn chỉnh được sản phẩm giống
mẫu phác họa và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

- Công thức tính:

Kmm - Ktp+ đường may + C nhiệt độ + C độ ẩm + C thiết bị + Cắt

+ Kmm: Kích thước mẫu mỏng.

+ Ktp: Kích thước thành phẩm.

+ C: Độ co
Đối với những mặt hàng sản xuất theo đơn đặt hàng sẵn có thể thiết kế dựa trên cơ
sở mẫu sản phẩm kết hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.

-Các bước thiết kế mẫu mỏng.

Bước 1: dùng công thức chia cắt trong thiết kế, tạo nên bộ mẫu bán thành phẩm
dựa theo số đo cơ thể hoặc bảng thông số kích thước thành phẩm. Thiết kế chi tiết
chính trước phụ sau.

Bước 2: kiểm tra độ khớp của đường may và thông số kích thước của sản phẩm.

Bước 3: xác định các dấu bấm, dấu dùi, phần nhúng, vị trí chiết li, sự ăn khớp của
các đường lắp ráp,... dấu bấm (độ lớn 0,5 không được lớn hơn, được ghi ở đường
chu vi của chi tiết), dấu dùi (được ghi bên trong chi tiết).

Bước 4: kí hiệu trên mặt phải của mẫu: canh sợi, tên mã hàng, cỡ vóc, tên chi tiết,
số lượng chi tiết.

Bước 5: cắt rời các chi tiết đã thiết kế. Với các chi tiết phức tạp, giữ lại chi tiết
thiết kế ban đầu.

Bước 6: một số chi tiết trong sản phẩm phải làm mẫu thành phẩm. Ví dụ: túi áo,
nắp túi, là cổ, chân cổ, lưng....

Bước 7: lập bảng thống kê các chỉ tiết.

Bước 8: lập bảng thông số kích thước thành phẩm.

Bước 9: chuyển sang bộ phận chế thứ để tiến hành cắt mẫu và may thử sản phẩm.
Trong giai đoạn này người thiết kế phải theo dõi, phối hợp với người may mẫu
nhằm phát hiện kịp thời những sai sót (nếu có) của mẫu để chỉnh sửa.
THÔNG SỐ:

Dài áo = 76cm Xuôi vai = 3.5cm Vòng mông = 82cm Cử động nách = 5cm

Dài tay = 64cm Vòng cổ = 41cm Măng séc = 26,4x5cm Cửa tay = 25cm

Rộng vai = 48cm Vòng ngực = 86cm Cử động ngực = 26cm Cao đô =11cm

PHƯƠNG THỨC THIẾT KẾ:

1. Thân sau:

- Dài áo: AX = số đo dài áo = 76cm

- Cao do: AB = 11cm

- Hạ nách: AC = 1/4 * VN + cđ nách = 26, 5cm

Từ các đoạn A,B,C,X kẻ các đoạn vuông góc với AX

* Vòng cổ, vai con:

- Vào cổ: AA1 = 1/5 VC = 8,2cm

- Cao cổ: A1A2 = chồm vai = 3.5cm

Lấy AA3 = 1/3AA1. Nối A2A3 và lấy A2A4=A4A3; Nối A4A1 và lấy A4A5 =
2/5A4Al.

-Vẽ vòng cổ sau áo: A ->A3->A5->A2 theo làn cong trơn đều.

- Qua A2 kẻ 1 tia vuông góc với AX tại A'

- Rộng ngang vai A'A6 = 1/2RV + 0,7 = 24,7 cm

- Hạ xuôi vai: A6A7 = 3,5 cm

Nối A2A7 là đường vai con thân sau.


* Vòng nách:

- Rộng ngang ngực: CCl = 1/4 (VN +cđ ngực) = 28cm

Lấy CC2 = CC1 - 5,5 cm = 22,5 cm

1
Nối A7C2 và lấy A7C3 = 2 *A7C2, nối C3C1 và lấy: C3C4 = C4Cl

Nối C4C2 và lấy C4C5= 2/5 C4C2

Về vòng nách áo: A7->C3-C5>C1 theo làn cong trơn đều.

* Sườn áo, lai áo:

- Rộng ngang lai: XXI = 1/4 * (VM + c * dngurc) = 27cm

- Giảm sườn: X1X2 = 3cm

Vẽ đường sườn C1->X2

XX3 = 1/3XX1 . Nối X2X3 và chia làm 3 phần vẽ lai cong cho thân sau.

* Đô áo

Rộng chân đô BBI vuông góc với AX và chạm vòng nách thân sau

-Gục nách: B1B2 = 1 cm vuông góc với BB1

Vẽ đường chân đo trên thân áo từ B ->B2 hơi cong

2. Thân trước:

San dấu các đường ngang C, X

Kẻ đường giao khuy giữa thân trước song song và cách đường gấp nẹp 1,25cm

-Hạ nách trước: C6A8 = A'C - 2CV = 23 cm


(A’C= Hạ nách sau + cao cổ sau)

* Vòng cổ, vai con:

- Vào cổ: A8A9 = 1/5VC - 1, 25cm = 6,95cm

- Cao cổ: A9A10 = 1/5VC = 8,2cm

Dựng hình chữ nhật vòng cổ theo kích thước vào cổ và sâu cổ.

Nối A9A11 và lấy A9A12=A12A11

Nối A12A10 và lấy A12A13= 1/3 A12A10

Vẽ vòng cổ thân trước A9->A13->A11 kéo dài tới đường gấp nẹp theo làn cong
trơn đều và vẽ ra hết nẹp áo rồi kiểm tra toàn bộ vòng cổ áo rồ điều chỉnh.

-Hạ xuôi vai A9A14 = số đo + 0,2 = 3.7cm

Từ A14 kẻ đường hạ xuôi vai song song với các đường ngang vai con thân trước
A9A15 = A2A7 (vai con thân sau)

*Vòng nách:

- Rộng ngang ngực: C6C7 = 1/4 (VN + cđ ngực) = 28cm

C6C8 =A8A9 + A14A15 - 1,5 cm = 22 cm

Nối A15C8 và lấy A15C9 = C9C8. Nối C9C7 và lấy C9C10 = C10C7

Nối C7C10 và lấy C10C11 = 2/5C10C8

Về vòng nách áo A15->C9->C11->C7 theo làn cong trơn đều

* Sườn áo, lại áo

- Rộng ngang lai: X4X5 = 1/4 (VM + cd ngực) = 27cm


- Giảm sườn X5X6 = 4cm

Vẽ đường sườn C7->X6

X4X7 = 1/3X4X5 . Nổi X6X7 chia làm 3 phần vẽ lai cong cho thân trước ra hết
nẹp áo.

3. Tay áo:

* Vòng nách tay:

- Dài tay: AX = sđ Dài tay – rộng măng séc = 59cm

- Hạ nách tay AB = 1/10VN + 1, 4 = 10cn

Từ các điểm A, B, X kẻ các đoạn ngang vuông góc với AX

- Rộng bắp tay: AB1= 1/2 * (VNTT + VNTS) - 0, 8 = 26,65 cm

Vẽ vòng nách tay sau từ điểm cách A 0.5cm->A1->B1 theo làn cong trơn đều.
Giữa AA1 đánh cong lên 2,2 cm, giữa A1B2 đánh cong xuống 0,3 cm. Về vòng
nách tay trước song song, cách đều vòng nách tay sau 1,3 cm và nhỏ đều về 2 phía

Kiểm tra độ dài vòng nách tay theo vòng nách thân và chỉnh sửa.

* Sườn tay, lai tay:

- Rộng cửa tay: XX1 = 1/2 sđ cửa tay + xếp 1y = 16cm

Lấy X * 1 * X * 2 = 0, 7cm

Nối B1X2. Vẽ đường sườn tay B1->X2 theo làn cong trơn đều.

Vẽ đường lai tay X ->X2

Vị trí xẻ cửa tay XC = 1/2 * XX * 1

Dài xẻ cửa tay CCl = 12


* Măng séc:

- Dài măng séc = sđ cửa tay + 1,4 (giao đầu măng sec) = 26,4 cm

- Rộng măng sec= 5 cm

- Vát góc = 2cm

* Thép tay:

- Thép tay lớn:

Dài thép tay: AD = BC = dài xẻ cửa tay + 3 = 15cm

Rộng thép tay = 5 cm

Lấy AB3 = BB3; AA1 = BB1 = B3B2 = 1cm

-Thép tay nhỏ:

Dài thép tay = dài xẻ cửa tay = 12 cm

Rộng thép tay = 2 cm

* Lá cổ:

- Dài lá cổ: AA1=BB1=sđ vòng cổ = 41cm

- Rộng giữa lá cổ: A'B' = AB = A1B1 = 4cm

Lấy A1A2 = AA2' = 1, 5cm

B1B2 = BB2' = 1cm; B2A3 = B2'A3' = 6, 9cm

Chia 3 các đoạn AA', A'A1, BB', B'B1 và dựng hình lá cổ

* Chân cổ:

- Dải chân cổ: AA1=BB1= sđ vòng cổ + 5cm = 46cm


- Rộng giữa chân cổ: A'B' = AB = A1B1 = 3cm

Lấy B1B2 = 1 (độ cong chân cổ)

Chia đôi các đoạn AA', A'AI, BB', B'B1 và dựng hình chân cổ.

QUY CÁCH GIA ĐƯỜNG MAY

- Vòng cổ: 0.7 cm.

- Cắt rời đô và thân sau, gia đường may 1 cm.

- Chân cổ gia đường may 1.2 cm, cạnh dưới lá cổ gia đường may 0.7 cm, các cạnh
còn lại của lá cổ gia đường may 1.2 cm.

- Các chi tiết còn lại, gia đường may 1 cm.

BẢNG THỐNG KÊ CHI TIẾT SẢN PHẨM

Mã hàng: SMN22

STT Tên chi tiết Viết tay Số lượng


A_Vải
1 Thân trước TT 2
2 Thân sau TS 1
3 Đô áo 2
4 Tay 2
5 Lá cổ LC 2
6 Chân cổ CC 2
7 Măng séc MS 4
8 Thép tay lớn TTL 2
9 Thép tay nhỏ TTN 2
Tổng cộng: 19
B_Mex
1 Lá cổ LC 1
2 Chân cổ CC 1
3 Măng séc MS 2
Tổng cộng: 4

BẢNG THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC THÀNH PHẨM

Mã hàng: SMN22

STT Vị trí đo 37 39 41 43
1 Dài áo (đo từ chân cổ đến lai) 72 74 76 76
2 Ngang vai 44 46 48 50
3 1/2 Vòng ngực (áo đã cài nút) 52 54 56 58
4 1/2 Vòng mông (áo đã cài nút) 50 52 54 56
5 Cao đô (đo từ chân cổ sau) 11 11 11 11
6 Hạ nách 22 23 24 25
7 Dài tay 60 60 64 64
8 1/2 Cửa tay 10.5 11.5 12.5 13.5
9 Cao giữa lá cổ 4 4 4 4
10 Cao giữa chân cổ 3 3 3 3
11 To bản nẹp 2.5 2.5 2.5 2.5
12 Vị trí thùa khuy
Đầu chân cổ đến tâm khuy đầu tiên 9 9 9 9
Khoảng cách giữa các tâm khuy 10 10 10 10

2.2.2. Chế thử (may mẫu)

Chế thử là việc dùng bộ mẫu mỏng để thiết kế. Sử dụng đúng loại nguyên liệu để
sản xuất mặt hàng, cắt và may hoàn chỉnh sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Sản phẩm sau khi may phải đúng thông số kích thước và kiểu giáng giống với mẫu
sáng tác.

Nhằm mục đích:

- Hoàn chỉnh hình dáng, kích thước sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật

- Phát hiện những sai sót trong thiết kế mẫu mỏng

- Hoàn chính phương pháp công nghệ cho quá trình sản xuất

- Khảo sát định mức tiêu hao nguyên phụ liệu cho sản phẩm

* Các bước tiến hành chế thứ sản phẩm

Bước 1: Nhận bộ mẫu mỏng từ bộ phận thiết kế, kiểm tra lại bộ mẫu mỏng.

Bước 2: Nhận nguyên phụ liệu đúng chủng loại của mã hàng sản xuất từ kho
nguyên phụ liệu.

Bước 3: Sử dụng mẫu mỏng các chi tiết của sản phẩm, sơ bộ lắp đặt các chỉ tiết đó
trên loại nguyên phụ liệu đủ tiêu chuẩn để đưa vào sản xuất. Khi cắt phải chính
xác, đúng theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm (cắt đúng canh sợi qui định, cắt
chính xác theo đúng đường vẽ). Không được thay đổi cấu trúc, kích thước mẫu
mỏng.

2.2.3. Nhảy mẫu


Nhảy mẫu là thiết kế hàng loạt các cỡ vóc to nhỏ của sản phẩm trong cùng một mã
hàng dựa trên cơ sở mẫu chuẩn (dùng size trung bình làm mẫu chuẩn).

* Các bước tiến hành nhảy mẫu:

Bước 1: Xác định hệ trục cố định.

Bước 2: Đặt mẫu chi tiết vào hệ trục.

Bước 3: Xác định điểm chính khi thiết kế.

Bước 4: Tính toán độ chênh lệch, cự li dịch chuyển giữa cỡ chuẩn với các cỡ cần
nhảy mẫu.

Bước 5: Xác định các điểm mới dịch chuyển.

Bước 6: Dùng mẫu chuẩn nối các điểm dịch chuyển lại.

Bước 7: Ghi kí hiệu trên mẫu mới.

Bước 8: Cắt rời chi tiết mẫu mới.

BẢNG HỆ SỐ NHẢY MẪU CHO CÁC SIZE

Mã hàng: SMN22 ĐVT:cm


STT 37  41 39  41 37  41
Vị trí đo Cự Dịch Cự Dịch chuyển Cự Dịch chuyển
li chuyển li li
Tay
1 Ngang nách 4 2 2 1 2 1
2 Hạ nách 0.8 0.4 0.4
3 Dài tay 4 4 4 0 0
4 1/2 Cửa tay 2 1 1 1 1
Cổ
1 Vòng cổ 4 2 2 1 2 1
2 Cao giữa lá cổ 0 0 0 0 0 0
3 Cao giữa chân cổ 0 0 0 0 0 0
Thân sau + thân trước
1 Hạ cổ 4 0.8 2 0.4 2 0.4
2 Vào cổ 4 0.8 2 0.4 2 0.4
3 Ngang vai 4 2 2 1 2 1
4 Ngang ngực 4 2 2 1 2 1
5 Hạ nách 2 1 1
6 Ngang mông 4 2 2 1 2 1
7 Dài áo 4 2 2 2 0 0
Măng séc
1 Dài măng séc 0 0 0 0 0 0
2 1/2 Rộng măng séc 2 2 1 1 1 1

2.2.4. Ghép cỡ vóc


- Mục đích:
 Tiết kiệm NPL.
 Tiết kiệm thời gian sản xuất.

- Cơ sở để ghép cỡ vớc:
 Tỉ lệ giữa các cỡ vớc.
 Xác định số sản phẩm tối đa trên 1 sơ đồ.
 Xác định số lớp vài tối đa được phép trải trên 1 bản vải.
- Nguyên tắc ghép cỡ vóc:
 Ghép sơ đồ nhiều sản phẩm đến sơ đồ ít sản phẩm đến sơ đồ don.
 Ghép các cỡ vóc to nhỏ khác nhau trên 1 sơ đồ.
- Phương pháp ghép cỡ vóc:
- Xem xét kĩ bảng tỉ lệ cỡ vóc của mã hàng.
- Chọn các cỡ vóc để ghép với nhau. Sơ đồ đầu tiên là sơ đồ nhiều sản
phẩm (bằng số sản phẩm tối đa được phép giác trên 1 sơ đồ), nhiều cỡ
vóc to nhỏ khác nhau.
- Lấy cỡ vóc có sản lượng thấp nhất để làm số trừ, sản lượng các cỡ còn lại
được xem là số bị trừ. Số sản phẩm dư ra sau phép tính trừ sẽ được để lại
cho các sơ đồ kế tiếp.
- Qui trình cứ thế tiếp tục cho đến khi ghép hết số lượng các cỡ vóc của mã
hàng.
- Kiểm tra số sản phẩm vừa ghép để thỏa mãn với tỉ lệ cỡ vớc mà mã hàng
yêu cầu hay chưa.

Ta tiến hành ghép cỡ vóc cho mã hàng SMN22:


BẢNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

Mã hàng: SMN22

Size 37 39 41 43 Tổng cộng


Màu
Xanh 800 1600 1600 800 4800
Trắng 400 800 800 400 2400
Tổng cộng 1200 2400 2400 1200 7200

- Số sản phẩm tối đa/bàn: 4 sản phẩm /bàn


- Số lớp vải tối đa/bàn cắt: 100 lớp/bàn
- Tỉ lệ cỡ vóc của mã hàng là: 1:2:2:1

Sơ đồ: 37/1, 39/1, 41/1, 43/1. Cắt 12 bàn (8 bàn xanh, 4 bàn trắng)

BẢNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

Mã hàng: SMN22

Size 37 39 41 43 Tổng cộng


Màu
Xanh 0 800 800 0 1600
Trắng 0 400 400 0 800
Tổng cộng 0 1200 1200 0 2400

Sơ đồ: 39/1, 41/1. Cắt 12 bàn (8 bàn xanh, 4 bàn trắng)

BẢNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

Mã hàng: SMN22

Size 37 39 41 43 Tổng cộng


Màu
Xanh 0 0 0 0 0
Trắng 0 0 0 0 0
Tổng cộng 0 0 0 0 0

2.2.5. Cắt mẫu cứng

Là dùng bộ mẫu đã được thiết kế sao lại trên giấy cứng, sau đó cất chính xác theo
mẫu để cung cấp cho các bộ phận giác sơ đồ, phân xưởng cắt, phân xưởng may,
lưu lại phòng kỹ thuật.

* Các loại mẫu cứng

- Mẫu bản thành phẩm: dùng để giác sơ đồ, cắt bán thành phẩm, lấy dấu.
- Mẫu thành phẩm: dùng để ủi, vẽ gọt,...
- Mẫu hỗ trợ (mẫu mực): là mẫu chuẩn của các chi tiết có các vị trí cần
sang dấu, được dập cắt trên bìa cứng, được cắt bỏ những phần, những
đường cần mực làm chuẩn.
* Các bước tiến hành:

Bước 1: Kiểm tra lại bộ mẫu mỏng về thông số kích thước, độ gia đường may.... để
phát hiện kịp thời những sai sót của thiết kế, nhảy mẫu.

Bước 2: Dùng bút sắc nét sang lại mẫu mỏng trên giấy cứng.

Bước 3: Dùng kéo cắt cạnh trong của đường vẽ.

Bước 4: Dùng dụng cụ bấm dấu trên mẫu nếu có.

Bước 5: Ghi lại ký hiệu lên mẫu, kiểm tra lại bộ mẫu.

Bước 6: Ký tên, đóng dấu trên đường biên của chi tiết.

Bước 7: Đục lỗ và cột mẫu theo từng cỡ.

Lưu ý: Khi cắt mẫu cứng, các chi tiết phải đối xứng; các chi tiết gấp đôi khi
cắt phải mở đường gấp đôi.

2.2.6. Giác sơ đồ

Giác sơ đồ là việc sắp xếp các chi tiết sử dụng cùng loại nguyên phụ liệu, của 1
hoặc nhiều sản phẩm cùng cỡ vóc hoặc khác cỡ vóc, của cùng 1 mã hàng trên 1
tấm vải, hoặc tấm giấy tượng trưng cho tấm vải 1 cách hợp lí đảm bảo đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.

Giác sơ đồ nhằm tiết kiệm nguyên phụ liệu, tăng năng suất lao động, làm cơ sở để
tính định mức nguyên phụ liệu.

Ta tiến hành giác sơ đồ mã hàng SMN22:

- Giác sơ đồ vải chính:

+ Sơ đồ gồm 4 size: 37,39,41,43.


+ Khổ sơ đồ: 1.46m (khổ vải là 1.5m)

+ Dài sơ đồ: 5.28m.

+ Số lượng chi tiết: 19 chi tiết/size

• Thân sau (TS) :x1

• Thân trước (TT) :x2

• Tay áo :x2

• Đô áo :x2

• Chân cổ (CC) :x2

• Lá cổ (LC) :x2

• Măng séc (MS) :x4

•Thép tay lớn (TTL) :x2

•Thép tay nhỏ (TTN) :x2

+ Người giác: Hồ Thị Thu Nguyệt

Ghi chú: tay có dấu bấm ta quy định là tay sau.

- Giác sơ đồ mex:

+ Sơ đồ gồm 4 size: 37,39,41,43. (mỗi size 4 sản phẩm)

+ Khổ sơ đồ: 1.06m (khổ vài là 1.1m)

+ Dài sơ đồ: 1.46m.

+ Số lượng chi tiết: 4 chi tiết/size

• Mex lá cổ (Mex LC) :x1


• Mex chân cổ (Mex CC) :x1

• Mex măng séc (Mex MS) :x2

+ Người giác: Hồ Thị Thu Nguyệt

3. Chuẩn bị công nghệ

3.1. Quy trình công nghệ may sản phẩm

Quy trình công nghệ may là bảng liệt kê tất cả các bước công việc lắp ráp hoàn
chỉnh sản phẩm được sắp xếp một cách hợp lý. Trong quy trình công nghệ may còn
thể hiện thiết bị, bậc thợ, thời gian, định mức và số lao động bố trí từng bước công
việc.

Việc lập qui trình công nghệ may được tiến hành theo trình tự sau:

- Nghiên cứu kĩ sản phẩm mẫu, hình vẽ mô tả, tình trạng thiết bị thực tế tại xí
nghiệp.
- Phân tích một sản phẩm ra thành từng cụm chi tiết, cụm lắp ráp.
- Xác định các bước công việc chính và phụ của từng cụm.
- Xác định trình tự thực hiện các công đoạn chính, phụ.
- Điền đầy đủ các công đoạn thực hiện vào bảng quy trình công nghệ may.

You might also like