You are on page 1of 17

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA CÔNG NGHỆ MAY & THIẾT KẾ THỜI TRANG


BÀI BÁO CÁO


HỌC PHẦN: THỰC HÀNH CHẾ THỬ TRANG PHỤC

Giảng viên hướng dẫn : Ths HOÀNG THỊ THANH LUYẾN


Nhóm sinh viên : VŨ THỊ HỒNG NGỌC
Mã sinh viên : 2021605734
Lớp - Khóa : 2021DHTKTT01 – K16

Hà Nội, 2022

1
MỤC LỤC
1. VÁY SƠ MI
.......................................................................................................................
1.1 Phân tích sản phẩm..........................................................................................4
1.1.1. Đặc điểm, hình dáng của sản phẩm............................................................4
1.1.2. Vật liệu sử dụng...........................................................................................4
1.1.3. Lập bảng thống kê chi tiết...........................................................................4
1.2. Thiết kế mẫu...................................................................................................5
1.2.1. Số đo và lượng cử động dùng trong thiết kế...............................................5
1.2.2. Công thức thiết kế.......................................................................................5
1.2.3. Quy định ra đường may...............................................................................8
1.3. Chế thử sản phẩm...........................................................................................9
1.4. Nhận xét sản phẩm chế thử............................................................................9
1.5. Một số nguyên nhân sai hỏng và cách khắc phục của sản phẩm..................10
1.5.1. Sai hỏng trong thiết kế...............................................................................10
1.5.2. Sai hỏng trong chế thử sản phẩm..............................................................10
2. QUẦN ỐNG RỘNG......................................................................................11
2.1 Phân tích sản phẩm........................................................................................11
2.1.1. Đặc điểm, hình dáng của sản phẩm...........................................................11
2.1.2. Vật liệu sử dụng.........................................................................................11
2.1.3. Lập bảng thống kê chi tiết........................................................................12
2.2. Thiết kế mẫu.................................................................................................12
2.2.1. Số đo và lượng cử động dùng trong thiết kế.............................................12
2.2.2. Công thức thiết kế.....................................................................................12
2.2.3. Quy định ra đường may.............................................................................15
2.3. Chế thử sản phẩm.........................................................................................15
2.4. Nhận xét sản phẩm chế thử..........................................................................16
2.5. Một số nguyên nhân sai hỏng và cách khắc phục của sản phẩm..................17
2.5.1. Sai hỏng trong thiết kế...............................................................................17
2.5.2. Sai hỏng trong chế thử sản phẩm..............................................................17

2
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì
ngành dệt may là ngành tiên phong trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam. Ngành may mặc phát triển và trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc
sống của con người. Trang phục không chỉ để bảo vệ và làm đẹp mà còn mang
yếu tố xã hội và thể hiện dấu ấn văn hóa của tửng vùng miền và dân tộc khác
nhau. Mỗi vùng miền mỗi dân tộc có những trang phục riêng để thể hiện nét đẹp
văn hóa của từng vùng miền. Trang phục được đánh giá là một trong những nét
đẹp đặc trưng của thời đại mới - thời đại của nền kinh tế thị trường phát triển,
của nền văn hóa doanh nghiệp thời kì hội nhập. Một trang phục đẹp mắt và phù
hợp luôn mang lại thiên cho người đối diện . Vậy để tạo ra được những bộ trang
phục đẹp thì học phần “ thực hành chế thử trang phục”này rất hữu ích. Bài báo
cáo này bày những kiến thức cơ bản trong ngành may của Việt Nam và các nước
trên thế giới.

Đây là một tài liệu có giá trị về mặt kiến thức được trình bày rõ ràng kèm
theo hình ảnh minh họa là kiến thức nền tảng để thiết kế lên một trang phục
đúng lứa tuổi, đúng yêu cầu chất lượng, giúp nắm vững được nguyên tắc thiết
kế, biết vận dụng hình thiết kế chi tiết mẫu theo tỉ lệ trên cơ sở các số đo cơ thể
người.

Em hi vọng bài tập lớn này sẽ đạt yêu cầu mà cô đề ra.

Em cũng mong nhận được ý kiến đóng góp của cô để rút kinh nghiệm và
hoàn thành cho bài tập lớn được tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

3
1. Sản phẩm váy sơ mi
1.1. Phân tích sản phẩm

Hình 1: ảnh thân váy sơ mi và tay váy (nguồn: internet)


1.1.1. Đặc điểm, hình dáng của sản phẩm
Váy sơ mi dáng dài, thân trước có một lớp áo ngắn qua ngực, cổ lọ, tay
dài, eo bo chun, tay bo đai, nẹp dời có cúc.
1.1.2. Vật liệu sử dụng
2m vải linen thô, 50cm vải lót, 50cm chun đen.
1.1.3. Bảng thống kê chi tiết
STT Tên chi tiết Loại vải Số lượng
1 Thân trước Vải chính 2
2 Thân áo nhỏ Vải chính 2
3 Thân sau Vải chính 2
4 Tay áo Vải chính 2
5 Cổ áo Vải chính 1
6 Nắp túi Vải chính 4
7 Đáp túi Vải chính 4
8 Lót túi Vải lót 2
9 Đai cổ tay Vải chính 4

4
10 Nẹp Vải chính 2
11 Đỉa Vải chính 2
12 Đáp chun Vải chính 1

1.2. Thiết kế mẫu


1.2.1. Số đo và lượng cử động sử dụng trong thiết kế
STT Tên kich thước Số đo Lượng cử động
1 Dài váy 108
2 Dài eo sau 37
3 Dài cạnh cổ ngực 24
4 dài tay 55
5 Vòng bắp tay 27 17
6 Rộng vai 36 9
7 Vòng cổ 38 12
8 Vòng ngực 80 24
9 Vòng eo 65
10 Vòng mông 88
11 Xuôi vai 4

1.2.2. Công thức thiết kế


 Bước 1: thiết kế thân cơ bản
Thiết kế thân sau:
- Xác định các đường ngang thân sau
Dài váy: 108cm
Hạ xuôi vai: Xv – 2 = 4 – 2 = 2cm
Hạ sâu nách: (Vn + CĐn)/5 + 0 = (80+24)/5 = 21cm
Dài eo sau: Des = 38cm
- Xác định các điểm nằm trên đường ngang
Rộng ngang cổ: Rc = 1/6Vc + 1 = 1/6x38 + 1 = 7,3cm
Cao đầu cổ: 2cm
Rộng ngang vai: 1/2Rv = 18cm
Rộng ngang ngực: (Vn+CĐn)/4 – 1 = (80+24)/4 – 1 = 25cm
Rộng gấu: 37,5cm
Thiết kế vòng cổ cơ bản
Thiết kế vòng nách
Thiết kế thân trước:
5
Rộng ngang cổ: 1/6Vc + 1 = 7,3cm
Sâu cổ trước: 1/6Vc + 1 = 7,3cm
Hạ xuôi vai: Xv + 0,5 = 4,5cm
Rộng ngang vai: 1/2Rv – 0,5 = 17,5cm
Rộng ngang ngực: (Vn+CĐn)/4 + 1= (80+24)/4 + 1 = 27cm
Rộng gấu: 38cm
Sườn váy là đoạn thẳng từ nách đến gấu
Thiết kế vòng cổ cơ bản
Thiết kế vòng nách
Thiết kế tay áo:
Dài tay: 60cm
Rộng bắp tay: Rbt= ½(Vntt+Vnts) = ½(24,5+23,5) = 24cm
Hạ sâu mang tay: 2/3Rbt = 16cm
Thiết kế mang tay trước
Thiết kế mang tay sau
 Bước 2: Thiết kế biến kiểu
Thiết kế vòng cổ biến kiểu:
- Xác định rộng ngang cổ:
+ Thân sau: từ vòng cổ cơ bản, lấy rộng ngang cổ thêm 2,5cm; sâu cổ lấy
thêm 2cm.
 Vẽ vòng cổ biến kiểu.
+ Thân sau: từ vòng cổ cơ bản, lấy rộng ngang cổ thêm 2,5cm; sâu cổ lấy
thêm2cm.

6
 Vẽ vòng cổ biến kiểu.

7
Hình 2: bài thiết kế váy sơ mi (nguồn: sinh viên thực hiện)
1.2.3. Quy định ra dường may
Thân trước và thân sau
- Vòng cổ thân trước, thân sau: 1cm
- Vai con thân trước, thân sau: 1cm
- Vòng nách thân trước, thân sau: 1cm
- Sườn thân trước, thân sau: 1cm
- Gấu áo thân trước, thân sau: 1cm
- Cạnh ve thân trước: 1cm
Tay
- Bụng tay: 1cm
- Gấu tay: 3cm
- Vòng tay: 1cm
Phụ vặt
- Túi áo:
+ Mép nắp túi: 1cm
+ Mép lót túi: 1cm
+ Mép đáp túi: 1cm
- Cổ, ve:
8
+ Mép cổ: 1cm
+ Mép ve: 1cm
1.3. Chế thử sản phẩm

Hình 3: sơ đồ khối gia công váy sơ mi (nguồn: sinh viên thực hiện)
1.4. Nhận xét sản phẩm chế thử

Hình 4: ảnh sản phẩm váy sơ mi (nguồn: sinh viên thực hiện)
9
Phom dáng: váy sơ mi có phom dài, hình thang.
Kích thước: vừa vặn với cơ thể
Kỹ thuật may: kỹ thuật may khá. Sản phẩm cân đối, êm phẳng. tuy nhiên đường
may chưa được thẳng.
1.5. Một số nguyên nhân sai hỏng và cách khắc phục
1.5.1. Sai hỏng trong thiết kế
Sai hỏng: Cổ áo nhỏ
Nguyên nhân: rộng ngang cổ và độ sâu cổ chưa đủ, chưa gia đường nẹp
Khắc phục: gia thêm rộng ngang cổ và độ sâu cổ thêm 1cm, gia thêm 2,5cm
đường nẹp.
1.5.2. Sai hỏng trong chế thử sản phẩm
Sai hỏng: Cổ áo ngắn
Nguyên nhân: cắt vải thiếu
Khắc phục: cắt lại cổ áo theo mẫu rập mới

10
2. Sản phẩm quần ống rộng
2.1. Phân tích sản phẩm

Hình 5: ảnh quần ống rộng (nguồn: internet)


2.1.1. Đặc điểm, hình dáng của sản phẩm
Quần dài, ống rộng, cạp cao, có dây thắt bên hông , thân trước mỗi bên 2 ly,
thân sau triết, có túi chéo.
2.1.2. Vật liệu sử dụng
1,5m vải cotton lạnh, 0,5m vải lót, mex giấy, khóa kéo

11
2.1.3. Bảng thống kê chi tiết
ST Tên chi tiết Loại vải Số lượng
T
1 Thân trước Vải chính 2
2 Thân sau Vải chính 2
3 Cạp quẩn Vải chính 4
4 Đáp túi Vải chính 4
5 Đáp khóa Vải chính 1
6 Đáp moi Vải chính 1
7 Lót túi Vải lót 2
8 Dây quần Vải chính 2

2.2. Thiết kế mẫu


2.2.1. Số đo và lượng cử động dùng trong thiết kế
ST Tên kích thước Số đo Lượng cử động
T
1 Dài quần 100 0
2 Vòng bụng 65 0
3 Vòng eo 65 0
4 Vòng mông 88 6
5 Cử động hạ cửa quần 22
6 Vòng ống 24

2.2.2 Công thức thiết kế


Thiết kế thân trước
- Xác định đường ngang thân trước:
Dài quần: Dq + CDdq – bản cạp = 100 + 0 – 4 = 96cm
Hạ cửa quần: ¼(Vm+CĐhcq) = ¼ x (96+22) = 27,5cm
Xác định đường ngang mông: 1/10Vm – 2 = 7,6cm
Hạ đùi: 10cm
Hạ gối: 1/2Dq + 3
- Xác định các điểm trên dường nằm ngang:
Gia cửa quần: 3cm
Rộng ngang mông: ¼(Vm + CĐm) -1 = 23cm
Rộng ngang bụng: ¼(Vb+CĐb) + ly = ¼(65+0) + 6 = 22,25cm
Rộng ống quần: 1/2Roq - 2 = 22cm
Hạ ngục cửa quần: 1cm
12
Thiết kế đường ngang bụng
Dựng đường cong cửa quần
Thiết kế sườn quần
Thiết kế dàng quần
Thiết kế đường ngang ống
Xếp ly thân trước: 3cm
Vị trí miệng túi: rộng miệng: 4cm; dài: 12cm.
Thiết kế thân sau:
Thân sau và thân trước được xây dựng trên cùng đường sườn quần.
Rộng ngang bụng: : ¼(Vb+CĐb) + triết = ¼(65+0) + 2
Rộng ngang mông: ¼(Vm + CĐm) +1 = 25cm
Thiết kế đường bao thân sau: đường dàng quần, đường sườn quần, đường đũng
quần, thiết kế dông cạp thân sau, thiết kế đường ngang gấu.
Dựng ly triết thân sau.

13
Hình 6: bài thiết kế quần ông rộng (nguồn: sinh viên thực hiện)

14
2.2.3. Quy định ra đường may
Thân trước
- Chân cạp: 1cm
- Moi quần: 1,3cm
- Đường cong cửa quần: 1cm
- Giàng quần: 1cm
- Sườn quần: 1cm
- Gấu quần: 3,5cm
Thân sau
- chân cạp: 1cm
- Đường vòng đũng thân trên: 3cm
- Đường vòng đũng giữa: 2cm
- Đường vòng đũng dưới: 1cm

2.3. Chế thử sản phẩm

Hình 7: sơ đồ khối gia công quần âu (nguồn: sinh viên thực hiện)

15
2.4. Nhận xét sản phẩm chế thử

Hình 8: ảnh sản phẩm quần ống rộng (nguồn: sinh viên thực hiện)
Phom dáng: sản phẩm có dáng rộng, đúng với mẫu và mẫu rập.
Kích thước: kích thước vừa với số đo cơ thể.
kỹ thuật may khá. Sản phẩm cân đối, êm phẳng. tuy nhiên đường may chưa
được thẳng.

16
2.5. Một số nguyên nhân sai hỏng
2.5.1. Sai hỏng trong thiết kế
Sai hỏng: đũng quần chưa đủ độ dài
Nguyên nhân: cử động hạ cửa quần chưa đủ
Khắc phục: cộng thêm cử động hạ cửa quần 22
2.5.2. Sai hỏng trong chế thử sản phẩm
- Sai hỏng: túi chéo chưa có đáp túi trên
Nguyên nhân: sai quy trình may túi
Khắc phục: may đáp vào lót túi, rồi tiến hành may (đáp, lót) vào thân trước
quần.
- Sai hỏng: may khóa bị lộ
Nguyên nhân: đường chắp đũng trước chưa đủ 1cm
Khắc phục: chắp lại đũng cho đủ 1cm.

17

You might also like