You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC CẦN THƠ


TRƯỜNG BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


ĐỒ ÁN MÔ HÌNH HÓA VÀ MÔ PHỎNG CÁC HỆ THỐNG


CÔNG NGHIỆP

ỨNG DỤNG TỐI ƯU HOÁ VÀ MÔ PHỎNG


TRONG ĐIỀU ĐỘ QUY TRÌNH MAY ÁO
KHOÁC NHẰM TỐI THIỂU THỜI GIAN
HOÀN THÀNH CÁC ĐƠN HÀNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

Th.S Nguyễn Trường Thi Nguyễn Xuân Tiên B2003533


Thái Thị Bích Thuy B2003530
Ngành: Quản Lý Công Nghiệp – Khóa
46
Tháng 03/2024
CHƯƠNG III

GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về sản phẩm của công ty

3.1.1. Sản phẩm

3.1.1.1. Vai trò của ngành may mặc áo khoác

Ngành công nghiệp may mặc đã và đang có vai trò cực kỳ quan trọng
trong nền kinh tế toàn cầu là vai trò then chốt của ngành may mặc, đặc biệt trong
bối cảnh tầm quan trọng của áo khoác ngoài, rất quan trọng đối với nền kinh tế
toàn cầu (Công nghệ Cosma). Đóng góp đáng kể của ngành này cho nền kinh tế
Việt Nam thể hiện rõ ở giá trị các sản phẩm xuất khẩu, với hơn 60% giá trị xuất
khẩu là các mặt hàng như áo sơ mi, áo jacket và quần dài. Bất chấp những thách
thức do đại dịch COVID-19 đặt ra, ngành may mặc vẫn là động lực kinh tế quan
trọng, đặc biệt ở các nước có cơ sở hạ tầng hạn chế và lao động tay nghề thấp.
Đối với những vị trí lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm như thợ may, đây không
chỉ là tìm kiếm thu nhập mà còn là cơ hội để rèn luyện tay nghề và hướng đến sự
phát triển trong tương lai. Điều chỉnh quá trình sản xuất hàng hoá để đáp ứng nhu
cầu của thị trường một cách hiệu quả và cân đối.

3.1.1.2. Đặc điểm tính chất của ngành may mặc áo khoác

Chúng tôi tập trung vào nghiên cứu sản phẩm của ngành may mặc chính là
áo khoác. Có thể thấy áo khoác là vật dụng không thể thiếu với mỗi con người từ
người lớn đến trẻ em, trong tất cả các môi trường hầu hết đều cần đến áo khoác,
cũng chính vì lẽ đó mà ngày nay áo khoác được thiết kế ngày một đa dạng hơn để
có thể phù hợp với bất cứ lứa tuổi nào hay trong môi trường nào cũng đều sử
dụng được. Đặc điểm và tính chất của vật liệu dùng để sản xuất cho ngành may
mặc rất đa dạng, mỗi loại vải đều có những đặc điểm, mức giá và khả năng cách
nhiệt riêng như được chia thành 2 phần vải là vải chính và vải lót. Vải chính có:
Vải gió trơn, gió phai, gió ô thời trang, gió chống nước. Vải lót bao gồm; lót lưới,
lót nỉ, lót trần bông. Và được chia thành nhiều size khác nhau để đáp ứng nhu cầu
khách hàng

Hình 3.1 Hình minh hoạ size áo khoác


Vải chính

Vải gió trơn Vải gió phai Vải gió ô thời trang

Vải lót

Vải lót lưới Vải lót nỉ Vải lót trần bông

Hình 3.2 Hình ảnh minh hoạ chất liệu vải


3.1.1.3. Giai đoạn biểu thị nhu cầu may mặc áo khoác

Thị trường Thương mại điện tử trong và ngoài nước

- Phân khúc khách hàng thị trường áo khoác thường mua chủ yếu ở mức giá
khoảng 200.000đ - 500.000đ.

- Phân khúc giá phổ biến của áo khoác là 200.000đ - 500.000đ và 500.000đ
- 1.000.000đ

Nhu cầu trong nước


Hình 3.3 Hình ảnh minh hoạ của sàn thương mại điện tử trong nước
(nguồn metric)
- Doanh số tình hình thị trường áo khoác có hơn 29.547 nhà bán trên sàn
thương mại điện tử.

- Shopee chiếm 88.5% tổng doanh số và 89.2% về sản lượng.

- Lazada chiếm 11.4% tổng doanh số và 10.8% về sản lượng.

- Tiki chiếm 0.1% tổng doanh số và 0.1% về sản lượng.

- Doanh số của sản phẩm áo khoác trong tháng 12/2023 đạt mức cao nhất
về sản lượng.

- Quy mô thị trường Áo áo khoác tháng 12/2023 đạt tốt hơn so với tháng
11/2023 là 3.1%.

- Nhận xét trung hạn trong 6 tháng gần nhất, áo khoác tăng trưởng doanh
thu hơn so với 6 tháng liền kề.

Nhu cầu ngoài nước


Hình 3.4 Hình ảnh minh hoạ của sàn thương mại điện tử ngoài nước
(nguồn metric)

- Doanh số tình hình thị trường áo ngoài nước có hơn 178 nhà bán trên sàn
thương mại điện tử.

- Lazada chiếm 91.0% tổng doanh số và 82.5% về sản lượng.

- Shopee chiếm 9.0% tổng doanh số và 17.3% về sản lượng.

- Tiki chiếm 0.0% tổng doanh số và 0.2% về sản lượng.

- Doanh số của sản phẩm trong tháng 02/2023 đạt mức cao.

- Quy mô thị trường nước ngoài tháng 12/2023 đạt doanh số và tăng trưởng
tốt hơn so với tháng 11/2023 là 24.4%.
- Nhận xét trung hạn trong 6 tháng gần nhất, tăng trưởng doanh thu % so
với 6 tháng liền kề.
3.2 Quy trình sản xuất sản phẩm
Hình 3.5 Sơ đồ quy trình sản xuất áo khoác

 Diễn giải chi tiết quy trình:


- May định hình viền miệng túi: Công nhân lấy vải túi, tiến hành may
định hình miệng túi.
- May lót vào miệng túi: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm may
định hình viền miệng túi, tiến hành may lớp lót túi.
- May decoup tay vào tay áo: Công nhân lấy vải may decoup tay, tiến
hành may decoup tay.
- Diễu decoup tay với tay áo: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm
may decoup tay vào tay áo, tiên hành máy decoup tay với tay áo.
- Chắp đô sau + Vai con: Công nhân bản thành phẩm từ trạm tra bo
thun vào cổ, tiến hành chấp đô sau vào vai thân áo.
- Ép vai: Công nhân lấy bán thành phẩm từ gấp bo cổ, tiến hành ép viền
cho vai áo.
- Chắp thân: Công nhân lấy bán thành phẩm và vải cắt từ trạm ép vai,
tiến hành may chấp thân sau.
- Tra bo thun vào cổ: Công nhân lấy vài bo cổ, tiến hành lấy dấu và
may lại thành bo cổ.
- Gấp bo cổ: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm chắp đô sau + vai
con, tiến hành gấp bo cổ.
- Vắt sổ cổ: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm chấp thân, tiến hành
vắt sổ cô.
- Tra cổ: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm gấp bo cổ, tiền hành
may cổ áo vào thân áo.
- Tra tay: Công nhân lấy bán thành phẩm từ diễu decoup tay với tay áo,
tiến hành may tay áo vào thân áo.
- Vắt sổ thân: Công nhân lấy bán thành phẩm từ vắt sổ cổ, tiến hành vắt
sổ dọc theo thân áo.
- May viền chân cổ: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm vắt số thân
và tiến hành may viền vào chân cổ.
- May nẹp vào thân trước: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm may
viền chân cố, tiến hành may nẹp vào thân trước.
- May lộn cổ áo chính với bo thun cổ: Công nhân lấy bán thành phẩm
từ trạm may nẹp vào thân trước, tiến hành máy lôn cổ áo chính với bo
thun cổ.
- May cố định 2 đường tra cổ với nhau: Công nhân lấy bán thành
phẩm từ trạm may lộn cổ áo chính với bo thun cổ, tiến hành may cố
định 2 đường tra cổ với nhau.
- Lồng hai thân áo vào nhau: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm
may cố định 2 đường tra cổ với nhau, tiến hành may lồng 2 thân áo
vào nhau.
- May sườn bo tay: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm lồng 2 thân
áo vào nhau, tiên hành may sườn bo tay.
- May lộn bo tay với tay áo chính: Công nhân lấy bán thành phẩm từ
trạm may sườn bo tay, tiến hành my lộn bo tay với tay áo chính.
- May cố định bo tay: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm may lộn
bo tay với tay áo chính, tiến hành may cố định bo tay.
- Ráp bo lai với thân chính: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm
may cố định bot ay, tiến hành ráp bo lai với thân chính.
- May cố định bo lai: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm ráp bo lai
với thân chính, tiến hành may cố định bo lai
- Tra dây kéo: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm may cố định bo
lai, tiến hành may dây kéo vào áo.
- Đúp lót: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm tra dây kéo, tiến hành
may đúp lót cho áo.
- May nhãn thương hiệu: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm đúp
lót, tiến hành gắn nhãn vào sườn trái.
- Kết sổ lai áo: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm may nhãn
thương hiệu, tiến hành kết số lai áo trên thần.
- Kết sổ lai tay: Công nhân lấy bán thành phẩm từ trạm may nhãn
thương hiệu, tiến hành kết số lai tay ở từng tay áo.
- Cắt chỉ tổng hợp: Bán thành phẩm chuyển đến trạm cắt chỉ tổng hợp,
cắt những đoạn chỉ thừa.
3.3 Máy móc thiết bị
3.3.1 Máy 1 Kim điện tử Jack A3

Hình 3.6 Máy 1K điện tử Jack A3


Công dụng: Thiết kế hiện đại của máy 1 kim điện tử Jack A3 giúp động cơ thông
gió tốt hơn, cho phép làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn, cũng như tuổi thọ
máy cao hơn. Việc xây dựng hệ thống vận chuyển được cải thiện và tạo áp lực
cho vải, đảm bảo tăng phạm vi độ dày của vài. Máy may 1 kim công nghiệp cho
ra sản phẩm may mặc có đường kim mũi chỉ đảm bảo chính xác, hoàn hảo với
đường thẳng tắp. Hơn nữa loại máy may này còn thích ứng được với mọi loại
vải.
3.3.2 Máy 4 kim 6 chỉ ShingLing

Hình 3.7 Máy 4 kim 6 chỉ ShingLing


Công dụng: Làm hạn chế bớt độ rung của máy, tiết kiệm điện năng đến 70%.
Máy ShingLing 4 kim 6 cho phép người sử dụng máy có thể điều khiển sản phẩm
theo ý muốn khi may các đường vòng phức tạp. An toàn, cụm trụ kim được trang
bị thêm cơ chế bôi trơn và hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức.
3.3.3 Máy ép seam JK-6100

Hình 3.8 Máy ép seam JK-6100


Công dụng: Chủ yếu được sử dụng để dán đường may. Đó là quá trình gia cố
keo. Băng dính được làm nóng bằng máy, và con lăn tạo áp lực liên tục để băng
dính bám chặt vào vài, ngăn nước, vi khuẩn, virut, không khí... vào bên trong qua
các đường may để đạt được sự bảo vệ tốt nhất. Được sử dụng rộng rãi trong các
sản phẩm như: quần áo bảo hộ y tế, giày chống thấm nước, đồ lặn, đồ thể thao,
đồ leo núi, túi chống nước, áo mưa, liều, máy hiên.
3.3.4 Máy vắt sổ Siruba 747K-514M2-24

Hình 3.9 Máy vắt sổ Siruba 747K-514M2-24


Công dụng: Chuyên dùng được thiết kế theo đường ziczac có công dụng vừa giáp
nối, vừa cuốn mép chi tiết. Máy vắt sổ được ra đời với mục đích chính là hỗ trợ
cho việc cuốn mép các chi tiết vài sau khi cắt thành phẩm không bị sờm xơ, giúp
các sản phẩm may có chất lượng hơn.
3.3.5 Máy Kansai Yamato

Hình 3.10 Máy Kansai Yamato


Công dụng: Dùng để kết sổ, lên lai, xăm lai, vắt gấu... là dòng máy may chi được
sử dụng nhiều cho công đoạn kết sổ áo khoác, áo vest, gấu quần tây, vắt lai áo
đầm,... Máy có mũi may hình móc xích kép, là một dạng mũi may được hình
thành do 2 chỉ của kim và một chỉ của móc tạo thành hình móc xích nằm phía
dưới lớp vài. Các mũi may được tạo thành liên tục tạo thành đường may trên vài.
3.3.6 Máy cắt chỉ THAN/DV-03

Hình 3.11 Máy cắt chỉ THAN/DV-03


Công dụng: Máy cắt chỉ thừa, cắt các loại chỉ thừa, chỉ dư nhanh và sạch chỉ.
Máy có 2 đầu cắt chỉ thừa, công nhân sử dụng cắt chỉ dư nhanh và sạch. Máy
chạy êm ái, độ bền cao. Tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm nhân cồn lao động
cho doanh nghiệp.
3.3.7 Máy dập cút XinDing

Hình 3.12 Máy dập cút XinDing


Công dụng: dùng để điều khiển các loại nút và use cho tất cả các loại vải hàng
dệt kim. Thích hợp cho các hoạt động may trên các sản phẩm như áo khoác da,
áo jacket, quần Jean, thắt lưng, ví, túi xách, cặp và các phụ kiện du lịch khác, sản
phẩm vải, vỏ xe và áo choàng, ghế ….
3.3.8 Máy thùa khuy điện tử Brother - He-800c

Hình 3.13 Máy thùa khuy điện tử Brother - He-800c


Công dụng: máy khuy được tích hợp tính năng cắt chỉ nắn. Nhờ vào dao cắt
chuyên dụng vì đó mà bạn không cần lo lắng về vấn đề giảm tuột chỉ mũi may
cuối. Không những vậy, bộ phận nhíp giữ còn được thiết kế cải tiến theo tiêu
chuẩn. Hỗ trợ giảm thiểu tuột chỉ và rối chỉ đầu mũi may cuối.
3.3.9 Máy cắt vải Eastman 10 inch 629X10"
Hình 3.14 Máy cắt vải Eastman 10 inch 629X10"
Công dụng: Có thể cắt nhiều chất liệu vải khác nhau. Máy đặc biệt rất hiệu quả
khi dùng để cắt các loại vải mỏng và các đường cong phức tạp, cắt qua nhiều lớp
vật liệu khó khăn từ vải trơn, vải mỏng và các loại chất liệu vải dày.

3.3.10 Máy dò kim loại

Hình 3.15 Máy dò kim loại


Công dụng: Máy dò kim được áp dụng dò kiểm tra kim và màu của sản phẩm
may cho ngành may mặc để phát hiện và ngăn chặn các kim gãy và kim loại trái
màu bên trong xuyên qua quần áo. vệ sinh, và ngành công nghiệp phụ kiện may
mặc.

3.3.11 Máy thêu công nghiệp 20 đầu

Hình 3.16 Máy thêu công nghiệp 20 đầu


Công dụng: Chất lượng hình thêu rất tốt, bền, ít bị ảnh hưởng trong quá trình
giặt, độ đồng đều và chính xác của mẫu thêu rất cao, mũi thêu đa dạng và phong
phú, có thể pha phối màu bằng vi tính
3.3.12 Máy ép nhiệt

Hình 3.17 Máy ép nhiệt

Công dụng: Là máy chuyên dùng ép chuyển nhiệt các hình ảnh lên vải , ép định
hình keo vải.

3.3.13 Máy là công nghiệp

Hình 3.18 Máy là công nghiệp

Công dụng: dùng để là phẳng, cán phẳng các loại đồ vải.

3.3.14 Máy in sơ đồ HP45 Puruisi


Hình 3.19 Máy in sơ đồ HP45 Puruisi
Công dụng: giúp hỗ trợ in các sơ đồ từ các phần mềm cài đặt trên máy tính. Sơ
đồ in ra được sử dụng để trải lên các lớp vải khi tiến hành công đoạn cắt. Sơ đồ
in ra dưới dạng sơ đồ đã giác, thông tin trên mẫu đầy đủ.
3.3.15 Máy hút chỉ thừa

Hình 3.20 Máy hút chỉ thừa


Công dụng: hút bụi vải hay chỉ còn xót lại trong quá trình cắt vải, may vá.

3.4 Hiện trạng dây chuyển


Mỗi máy tương ứng với 1 công nhân. Số máy của từng công đoạn và ký hiệu các
loại máy được thể hiện như trong bảng 3.1:
Bảng 3.1 Số máy, ký hiệu máy của từng công đoạn

STT Tên công đoạn Tên máy Ký hiệu máy Số máy


1 Cắt sơ đồ Máy in sơ đồ CSD1 1
2 Cắt vải Máy cắt vải CV1 1
3 Máy định hình viền miệng túi Máy 1 kim 1K1 1
4 May lót vào miệng túi Máy 1 kim 1K2 1
5 May decoup tay vào tay áo Máy 1 kim 1K3, 1K4 2
6 Diễu decoup tay với tay áo Máy 1 kim 1K5, 1K6 2
7 Chắp đô sau + Vai con Máy 4 kim 6 chỉ 4K6C1 1
8 Ép vai Máy ép seam EP1 1
9 Chắp thân Máy 4 kim 6 chỉ 4K6C2, 4K6C3 2
10 Tra bo thun vào cổ áo Máy 1 kim 1K7 1
11 Gắp bo cổ Máy vắt sổ 1K8 1
12 Vắt sổ cổ Máy 1 kim VS1 1
13 Tra cổ Máy 4 kim 6 chỉ 1K9 1
14 Tra tay Máy vắt sổ 4K6C4, 4K6C5 2
15 Vắt sổ thân Máy 1 kim VS2, VS3 2
16 May viền chân cổ Máy 1 kim 1K10 1
17 May nẹp vào thân trước Máy 1 kim 1K11 1
18 May lộn cổ áo chính với bo thun cổ Máy 1 kim 1K12 1
19 May cố định 2 đường tra cổ với nhau Máy 1 kim 1K13 1
20 Lồng 2 thân áo vào nhau Máy 1 kim 1K14 1
21 May sườn bo tay Máy 1 kim 1K15, 1K16 2
22 May lộn bo tay với tay áo chính Máy 4 kim 6 chỉ 4K6C6, 4K6C7 2
23 May cố định bo tay Máy 1 kim 1K17, 1K18 2
24 Ráp bo lai với thân chính Máy 1 kim 1K19 1
25 May cố định bo lai Máy 1 kim 1K20 1
26 Tra dây kéo Máy 1 kim 1K21 1
27 Đúp lót Máy 1 kim 1K22 1
28 May nhãn thương hiệu Máy 1 kim 1K23 1
29 Kết sổ lai áo Máy Kansai KS1 1
30 Kết sổ lai tay Máy Kansai KS2, KS3 2
31 Cắt chỉ tổng hợp Máy cắt chỉ thừa CCT1 1
32 Thêu logo thương hiệu Máy thêu TH1 1
33 In hình Máy ép nhiệt EN1 1
34 Làm sạch bụi và loại bỏ chỉ thừa Máy hút chỉ thừa HCT1 1
35 Rà soát kim loại còn sót Máy dò kim loại DO1 1
36 Là Máy là LA1 1
Tổng 45

3.4.1 Mặt bằng sản xuất


3.5 Các đơn hàng
3.5.1 Mã hàng TT001
3.5.1.1 Bảng vẽ kỹ thuật
Hình 3.21 Mặt trước sản phẩm

Hình 3.22 Mặt sau sản phẩm


3.5.1.2 Quy trình sản xuất
CS  CV  CHV  EP  CHT  MBT  TT  VT  VC  MVC 
TC TT  TK  RB  DN  CC  LS  RS  LA

You might also like