You are on page 1of 5

CÂU HỎI BÀI TẬP

CÂU 1: Hãy nêu các công ty (thương hiệu) may lớn của Việt Nam và cho biết sản phẩm phổ
biến của công ty đó.
1. Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến
Các sản phẩm phổ biến như:
- Việt Tiến lịch lãm: chủ lực cho thời trang công sở văn phòng
- Việt Tiến Smart Casual trẻ trung: dành cho môi trường du lịch, dạo phố thể thao
- San Sciaro sang trọng: dòng sản phẩm cao cấp hướng tới nhóm khách hàng thành đạt
- TT-up hiện đại: chuyên về trang phục thời trang dành cho nữ giới
- Giày Skechers năng động
2. Tổng công ty cổ phần Phong Phú
Các sản phẩm phổ biến như:
- Vải denim dệt thoi và dệt kim
- Sản phẩm jeans
- Sợi chỉ may và khăn bông
3. Tổng công ty dệt may Hà Nội
Các sản phẩm phổ biến như: sản phẩm sợi, vải, quần áo dệt kim
4. Tập đoàn dệt may Việt Nam
Các sản phẩm phổ biến như: Sợi, vải Knit, vải Woven, quần/áo
5. Công ty cổ phần dệt may 29-3
Các sản phẩm phổ biến như:
- May mặc: áo quần thể thao, đồng phục y tế, đồ veston, quần âu, jacket, ....
- Khăn bông
6. Tổng công ty dệt may Gia Định
Các sản phẩm phổ biến như: chuyên sản xuất và gia công tủ vải. Ngoài ra, còn có các sản
phẩm khác như vải, hàng may sẵn, giày dép…
7. Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè
Các sản phẩm phổ biến như: bộ veston, sơmi cao cấp, quần tây, áo thun…
8. Công ty cổ phần may Sông Hồng
Các sản phẩm phổ biến như: chăn ga gối đệm và hàng may mặc
9. Công ty cổ phần dệt 10/10
Các sản phẩm phổ biến như: thời trang công sở cao cấp, trang phục y tế…
10. Công ty cổ phần may Đồng Nai
Các sản phẩm phổ biến như: Jacket, áo lông vũ, sơ mi, quần áo thể thao, bảo hộ lao động,
các sản phẩm vải không dệt…
CÂU 2: Sự phát triển của ngành May Việt Nam. Các thông tin về kim ngạch, thị trường xuất
khẩu, khách hàng và lực lượng lao động của ngành
 Sự phát triển của ngành May Việt Nam.
- Năm 1954, sau khi hoà bình được lập lại, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và có điều
kiện phát triển kinh tế chi viện Miền Nam đấu tranh chống đế quốc, thống nhất đất nước.
Thời kỳ này, ngành dệt may Việt Nam đã được Đảng và Chính phủ quan tâm tạo điều kiện
đầu tư phát triển. Với sự giúp đỡ của các nước anh em, bè bạn, chúng ta đã cải tạo và xây
mới một loạt nhà máy có công suất lớn như: Dệt 8-3, Dệt Vĩnh Phú, Dệt kim Đông Xuân,
Dệt Nam Định, May 10, May Thăng Long… Đồng thời, hàng loạt các hợp tác xã, tổ sản xuất
thủ công được thành lập nhằm cung cấp thêm sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
- Năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngành dệt may lại có thêm cơ hội phát
triển khi được bổ sung đội ngũ thợ lành nghề của các làng nghề trải dài từ miền Trung vào
miền Nam. Hàng loạt nhà máy mới được đầu tư xây dựng như Sợi Hà Nội, Sợi Vinh, Sợi
Huế, Sợi Nha Trang, May Việt Tiến, May Nhà Bè, May Hữu Nghị…
- Trước năm 1990, do Việt Nam chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa nên phần lớn sản
phẩm dệt may được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Khi thị trường
xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu sụp đổ, cũng như việc Việt Nam chuyển nền kinh tế
từ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường đã khiến cho các doanh
nghiệp (phần lớn là doanh nghiệp nhà nước) gặp không ít khó khăn. Quen với cơ chế làm ăn
thời bao cấp, doanh nghiệp được cấp vốn, đầu vào có sẵn, sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch
được giao, đầu ra được bao tiêu toàn bộ. Các doanh nghiệp bắt đầu lộ ra những nhược điểm:
quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn hoạt động, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, kỹ năng tổ chức sản
xuất thiếu khoa học...Thời kỳ này, nhiều doanh nghiệp do không thích ứng được với tình
hình mới, nên kinh doanh bị thua lỗ liên tục, đứng trên bờ vực phá sản.
- Nếu như giai đoạn trước 1998 là quá trình hình thành và định hình ngành công nghiệp dệt
may Việt Nam thì giai đoạn này chính là giai đoạn phát triển. Việt Nam mở rộng phát triển ra
các thị trường trên thế giới. Tháng 11/1998, Việt Nam được kết nạp vào APEC, Hiệp định
thương mại song phương với Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 2001 và gia nhập Hiệp định thành
lập WTO (2006) đánh dấu mốc tăng trưởng vượt bậc của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Theo số liệu thống kê năm 2001, toàn ngành có 1.031 doanh nghiệp thì đến năm 2016, số
lượng doanh nghiệp trong ngành khoảng 8.000 doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng trung bình
đạt 17%/năm trong giai đoạn từ 1998 đến nay.
 Kim ngạch xuất khẩu của ngành May
Ngành May là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước
- Ngành dệt may Việt Nam phát triển mạnh từ 2002 đến nay với mức tăng trưởng trung bình
mỗi năm đến 20%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, xuất khẩu dệt may chựng lại 1 năm
nhưng sau đó hồi phục và duy trì tăng trưởng trung bình 15% đến nay. Dệt may là một trong
những ngành xuất siêu kỷ lục của VN khi năm 2017 đạt thặng dư đến 15.5 tỷ USD.
- 8 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt 19.4 tỷ USD, tăng 15% so với
cùng kỳ năm trước. Cao hơn tốc độ tăng 10.4% của cùng kỳ 2017.
- Năm 2021, ước tính kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may chỉ dừng lại ở mức 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may (tỷ USD) 35.00

 Thị trường xuất khẩu của ngành May


Năm 2018, 4 thị trường lớn Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm đến 75%
giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam. Các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc đều có
sự tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ bên cạnh thị trường mới Trung Quốc cũng gia
tăng đến gần 50%.
 Khách hàng của ngành May
Khách hàng ở mọi độ tuổi, giới tính, điều kiện khác nhau thì đều sử dụng được các sản phẩm
may mặc, đáp ứng nhu cầu cá nhân cần thiết.
 Lực lượng lao động của ngành May
- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Đội ngũ lao động ngành dệt may tăng nhanh về số lượng,
tuy nhiên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế. Trình độ chuyên môn kỹ
thuật của lao động trong ngành dệt may được đào tạo phổ biến theo 4 bậc: trình độ cao đẳng,
trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và trình độ học nghề dưới 3 tháng. Tỉ lệ lao động đã qua
đào tạo chiếm 91% tổng số lao động ngành may nhưng nếu tính riêng theo cấp đào tạo thì có
sự phân hóa rất lớn. Số lao động tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề chỉ chiếm 4% và nếu
tính riêng cho số tốt nghiệp chuyên ngành may mặc chỉ 0,8%. Số lao động tốt nghiệp trung
cấp chiếm 14%. Số lao động sơ cấp và qua đào tạo nghề dưới 3 tháng chiếm 81,2%
- Về tác phong công nghiệp: Phần lớn lao động trong ngành dệt may đều xuất thân từ nông
thôn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi đặc điểm sản xuất nông nghiệp: thiếu tính cộng đồng, thiếu ý
thức tổ chức kỷ luật và thao tác chậm. Tình trạng lao động đi làm chậm, nghỉ việc và bỏ việc
còn nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của các cơ sở dệt may.
CÂU 3: Cơ hội và sự cạnh tranh công việc của lực lượng lao động ngành May.
 Cơ hội công việc:
Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam hiện đang dẫn đầu trong nhóm các
nước xuất khẩu dệt may ( mức tăng trưởng 5,42%), bên cạnh đó, hiện cả nước có hơn 20.000
cơ sở và đơn vị sản xuất ngành may mặc. Điều này cho thấy nhu cầu về nhân lực và cơ hội nghề
nghiệp cho ngành dệt may đang rất cao.
 Sự cạnh tranh công việc:
Tự động hóa được kết nối trên nền tảng internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, công
nghệ sản xuất in 3D, phân tích dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo sẽ dần dần thay thế
người lao động trong các dây chuyền sản xuất trong nhà máy và trong toàn bộ chuỗi cung
ứng sản phẩm dệt may.

You might also like