You are on page 1of 17

CÂU HỎI BÀI TẬP

Câu 1: EM HÃY LIỆT KÊ CÁC CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CỦA NGÀNH MAY
VÀ MÔ TẢ NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ CỦA CÁC CHỨC DANH CÔNG
VIỆC ĐÓ?

1. Giám đốc xưởng (Factory manager):

 Chịu trách nhiệm trước Giám đốc sản xuất/Giám đốc công ty và các phòng, ban chuyên
môn khác trong việc điều hành, quản lý mọi hoạt động trong xưởng, bao gồm cả lao động
và máy móc thiết bị.

 Chịu trách nhiệm nhận và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, đảm bảo kế hoạch sản
xuất được thực hiện hiệu quả, chất lượng, đạt yêu cầu năng suất đề ra.

 Chịu trách nhiệm thực hiện và triển khai thực hiện đúng nội quy, quy trình, quy định của
xưởng, nhà máy/công ty về quản lý lao động, quản lý tài sản, quản lý sản xuất, vệ sinh
công nghiệp,…

 Hàng ngày điều hành hoạt động của xưởng thực hiện đúng theo mục tiêu, kế hoạch sản
xuất chung của công ty.

 Lên kế hoạch sản xuất và triển khai tổ chức sản xuất sau khi tiếp nhận kế hoạch tổng thể
từ cấp trên. Chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng hàng hóa

 Thực hiện hướng dẫn, giám sát cho cán bộ công nhân viên trực thuộc về quy trình, quy
định sản xuất của xưởng, của công ty.

 Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, kho bãi, hàng hóa
thuộc xưởng quản lý.

 Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kiểm soát tiến độ công việc đảm bảo đáp ứng yêu cầu
kế hoạch sản xuất, đúng quy trình công nghệ, đúng chất lượng theo quy định.

 Tổ chức phân công, giao việc hàng ngày, tuần cho các tổ và nhân viên trong xưởng quản
lý, đảm bảo sử dụng cân đối, tối ưu máy móc và nhân lực.
 Phát hiện và kịp thời giải quyết những phát sinh về máy móc và nhân lực trong quá trình
sản xuất đảm bảo hoàn thành tiến độ, kế hoạch được giao.

 Chủ động nghiên cứu và đề xuất các phương án, giải pháp nâng cao hiệu xuất sản xuất,
đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch.

 Tổng kết đánh giá kết quả hoạt động theo từng hạng mục chuyên môn của xưởng. Lập
báo cáo và báo cáo hàng ngày, tuần, tháng theo quy định

 Định kỳ tổ chức các buổi tập trung để phổ biến, hướng dẫn các chính sách và quy định
của công ty liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ tới các công nhân trong xưởng.

 Đảm bảo tạo môi trường làm việc an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống
cháy nổ tại xưởng

 Xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp của công nhân trong xưởng, công nhân với
cấp trên và với các bộ phận khác trong nhà máy/công ty

 Phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân;
đồng thời định kỳ kiểm tra tay nghề của công nhân thuộc xưởng quản lý.

 Lựa chọn và đào tạo các nhân viên giám sát, nhân viên hành chính trong xưởng

 Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan khác theo sự phân công của cấp trên, Giám đốc sản
xuất, Giám đốc công ty.

2. Quản lý sản xuất (Production manager)

 Phối hợp với bộ phận kinh doanh công ty để phân tích đơn hàng của khách hàng.

 Làm việc trực tiếp với khách hàng để thoả thuận và chốt ngân sách, thời gian sản xuất và
tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm dựa vào công suất máy móc và nguyên vật liệu
hiện có.

 Thực hiện việc lập kế hoạch và lịch trình sản xuất đáp ứng phù hợp theo yêu cầu của
khách hàng, của công ty.
 Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận sản xuất.

 Hoạch định các thiết bị, nguyên vật liệu, nhân sự cần thiết cho mỗi đơn hàng để đảm bảo
hoạt động sản xuất được liên tục.

 Cần đảm bảo kế hoạch sản xuất thực hiện đúng tiến độ, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất
lượng và nằm trong khuôn khổ ngân sách cho phép.

 Cân nhắc khối lượng công việc đang tồn để lập kế hoạch sản xuất cho các đơn hàng mới.

 Chỉ đạo thực hiện đơn hàng và điều chỉnh kế hoạch sản xuất khi cần; thực hiện phân công
công việc cho các trưởng bộ phận, các giám sát sản xuất. 

 Xây dựng, bổ sung và sửa đổi hướng dẫn sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng sản
phẩm, thực hiện tài liệu mô tả sản phẩm. 

 Giám sát quá trình sản xuất, quá trình làm việc của công nhân, chuyền trưởng, trưởng bộ
phận... để đảm bảo sử dụng nguyên liệu hợp lý, sản phẩm được thực hiện theo đúng
hướng dẫn của quy trình sản xuất. 

 Kịp thời phát hiện những sản phẩm bị lỗi. Điều tra các vấn đề liên quan đến chất lượng
sản phẩm, phân tích nguyên nhân và có hướng khắc phục nhanh chóng. 

 Luôn kiểm tra để đảm bảo yêu cầu về an toàn trong hoạt động sản xuất hàng ngày. 

 Xác định những máy móc mới cần thiết phục vụ cho công việc hoặc tăng ca khi cần thiết;
sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực của từng ca làm việc. 

 Theo dõi tiến độ sản xuất; đặt ra mục tiêu chất lượng cho phòng sản xuất và kịp thời tiến
hành đánh giá, giám sát.

 Tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các máy móc, thiết bị sản xuất. 

 Lập kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị mới phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp
và trình cấp trên phê duyệt. 
 Tổ chức bàn giao kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng máy móc mới cho nhân viên kỹ thuật,
công nhân nhà máy.

 Sắp xếp chức vụ, công việc cho nhân viên trực thuộc và tổ chức kiểm tra tay nghề. 

 Căn cứ vào tình hình sản xuất và nhu cầu thực tế, lên kế hoạch và phối hợp với bộ phận
nhân sự để tuyển dụng thêm nhân sự cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp. 

 Tham gia quá trình phỏng vấn để tuyển chọn được những ứng viên có khả năng đáp ứng
tốt yêu cầu công việc. 

 Lập và triển khai kế hoạch đào tạo nhân viên mới; đánh giá và bồi dưỡng những nhân
viên tiềm năng. 

 Tổ chức đánh giá hiệu quả làm việc của công nhân sản xuất và đề xuất những chế độ
khen thưởng thích hợp nhằm động viên và thúc đẩy hiệu suất làm việc.

3. Trưởng phòng kế hoạch (Head of planning)

 Lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm, quản lý, theo dõi thực hiện kế hoạch dự án,
đảm bảo các chỉ tiêu xuất suất phù hợp với thị trường.

 Đánh giá, phân tích tình hình thị trường về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của công ty, dự
báo về kế hoạch sắp tới.

 Tham mưu, cố vấn cho ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến kế hoạch, lựa chọn
khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm.

 Theo dõi kế hoạch xuất nhập hàng hóa của công ty.

 Phối hợp với các phòng ban thực hiện tốt kế hoạch, mục tiêu đề ra.

 Phân bổ công việc cho cấp dưới, kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, nhân viên đảm bảo hoàn
thành nhiệm vụ.
 Xử lý khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.

 Chuẩn bị các báo cáo về hoạt động, khuyến nghị cải tiến, sửa đổi. Báo cáo cho ban giám
đốc về tiến độ sản xuất, kế hoạch thực hiện sản xuất của doanh nghiệp.

 Tham gia chuẩn bị và quản lý ngân sách, theo dõi và kiểm soát chi tiêu.

 Cung cấp, đào tạo phát triển nhân viên.

 Thực hiện các công việc khác của cấp trên giao cho.

4. Nhà thiết kế (Designer)

 Nghiên cứu thị trường để nắm bắt, cập nhật các xu hướng thời trang mới, những chủ đề
hot trend. Từ cơ sở dữ liệu đã nghiên cứu, nhà thiết kế thời trang sẽ lập kế hoạch và triển
khai chủ đề cho các thiết kế mới của công ty.

 Sáng tạo nên ý tưởng thiết kế, phác thảo bản thiết kế bằng tay cũng như các phần mềm hỗ
trợ, lựa chọn chất liệu phù hợp với ý tưởng trang phục, phụ kiện, trang sức định làm ra.
Tạo bản moodbar để khách hàng có thể tham khảo và đánh giá.

 Làm việc với những người khác trong đội ngũ thiết kế để phát triển mẫu phù hợp với
khách hàng, thị trường và mức giá bán, phong cách của thương hiệu.

 Điều chỉnh các mẫu thiết kế sao cho phù hợp, sau đó tiến hành hoàn thiện sản phẩm cuối
cùng cũng như giám sát các công đoạn ghép nối, cắt may hàng loạt những sản phẩm này.

5. Nhân viên phát triển sản phẩm (Product Developer)

 Thực hiện các công việc liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, nắm bắt xu hướng và
nhu cầu của khách hàng từ đó nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như dịch vụ có
những cải tiến tốt hơn, đáp ứng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

 Chịu trách nhiệm cho việc phát triển tất cả các sản phẩm mới, giám sát các dự án sản xuất
của công ty, làm việc chặt chẽ với bộ phận thiết kế và quản lý sản xuất để đảm bảo sản
phẩm được làm ra theo đúng định hướng concept.
 Chịu trách nhiệm thường xuyên, liên tục phát triển các quy trình của sản phẩm đảm bảo
tạo ra được chất lượng vượt trội, cải thiện thời gian chu trình sản xuất

6. Quản lý đơn hàng (Merchandiser)

 Tiếp nhận đơn hàng, hỗ trợ khách hàng trong quá trình lên đơn hàng

 Tham gia vào quá trình sản xuất hàng mẫu, đảm bảo chất lượng cho mẫu trước khi gửi
cho khách

 Theo dõi phản hồi của khách hàng, đàm phán về hợp đồng

 Làm việc với các bộ phận kỹ thuật, mua hàng và vật tư để đảm bảo nguyên phụ liệu cho
sản xuất

 Làm việc với các phòng sản xuất, đội kỹ thuật và quản lý chất lượng để đảm bảo đơn
hàng được giao kịp thời và đạt tiêu chuẩn chất lượng

 Tính toán chi phí cho hàng hóa và dịch vụ liên quan

 Báo cáo lên cấp trên các chỉ số liên quan đến đơn hàng

7. Nhân viên mua hàng (Purchaser)

 Tìm kiếm và nhập nguồn hàng hóa, nguyên vật liệu cũng như là các dịch vụ cần thiết cho
việc phát triển, sản xuất của công ty may.

 Lập kế hoạch và lên ưu tiên cho các hoạt động thu mua.

 Đánh giá kế hoạch đặt hàng, đưa ra yêu cầu mua hàng, quản lý quá trình lựa chọn.

 Truyền thông tin và hỗ trợ các văn bản cần thiết cho nhà cung cấp.

 Theo dõi tình trạng đơn hàng, sẵn sàng cho các sự cố thiếu hoặc tồn đọng hàng hóa, liên
hệ trực tiếp với các phòng ban có liên quan.

 Theo dõi đơn đặt hàng và xác nhận thời gian sản xuất, thời điểm giao hàng và chi phí.
 Đánh giá, cập nhật và duy trì các đơn đặt hàng cho đến khi kết thúc.

 Đảm bảo đơn đặt hàng tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng; báo cáo kết quả lên quản
lý.

 Quản lý đội ngũ nhân viên tài chính và logistics trong việc giải quyết và tiếp nhận hóa
đơn sai lệch.

 Xác định các cơ hội và thực hiện công việc để mang lại hiệu quả.

 Góp phần củng cố, giảm chi phí từ các nhà cung cấp địa phương.

8. Nhân viên quản lý chất lượng sản phẩm (QC - quality control)

 Nắm bắt được quy trình công nghệ sản xuất, các đặc tính sản phẩm.

 Thực hiện việc kiểm tra chất lượng các công đoạn theo quy trình sản xuất và qui định của
công ty; đảm bảo sản phẩm được kiểm soát 100% tại các công đoạn.

 Tham gia thử nghiệm, xử lý và đánh giá chất lượng sản phẩm; xây dựng các quy trình sản
xuất, quy trình thử nghiệm; kiểm tra, giám sát quy trình nghiên cứu, thử nghiệm và sản
xuất.

 Kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào; kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm trong các
công đoạn được phân công theo tiêu chuẩn kiểm tra quy định; 

 Kiểm tra chất lượng thành phẩm và bán thành phẩm; phân loại, phát hiện các sản phẩm,
bán thành phẩm sai hỏng và yêu cầu công nhân xử lý, sửa chữa; yêu cầu ngưng sản xuất
khi phát hiện vi phạm.

 Kiểm tra chất lượng, GMP, độ an toàn trên dây chuyền sản xuất.

 Duy trì hệ thống chất lượng, lập kế hoạch kiểm tra định kỳ; lưu hồ sơ các hạng mục kiểm
tra; lập các báo cáo về sự không phù hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra.
 Hướng dẫn áp dụng, đôn đốc các đơn vị thực hiện tài liệu chất lượng (quy trình, quy
định, biểu mẫu…) mới ban hành.

9. Nhân viên đảm bảo chất lượng sản phẩm (QA - quality assurance)

 Thiết lập, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng (tiêu chuẩn ASME, tiêu
chuẩn ISO…) cho doanh nghiệp, bao gồm: sổ tay chất lượng, quy trình hệ thống chất
lượng, các quy trình – hướng dẫn công việc cụ thể, các biểu mẫu quản lý chất lượng.
 Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp hàng năm.
 Cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng mới và làm mới hệ thống quản lý chất lượng của
doanh nghiệp theo yêu cầu của thị trường.
 Phối hợp với QC triển khai – giám sát việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
 Phối hợp với bộ phận sản xuất, giới thiệu sản phẩm – tiêu chuẩn chất lượng khi có khách
hàng đánh giá doanh nghiệp.
 Tham gia đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
 Quản lý hồ sơ và các chứng nhận theo quy trình quy định.
 Thực hiện việc đánh giá các nhà cung cấp, nhà thầu phụ của doanh nghiệp…

10. Nhân viên rập (Pattern maker)

 Làm việc với nhà thiết kế sản phẩm để tìm hiểu cụ thể về thiết kế cơ sở

 “Bóc tách” tất cả các chi tiết có trong mô hình thiết kế

 Sử dụng phần mềm và kỹ thuật đặc thù tạo mẫu rập phác thảo thô

 Đo - cắt mẫu rập theo thiết kế và yêu cầu chất liệu

 Kiểm tra - điều chỉnh để mẫu rập đạt kích thước và kiểu dáng chuẩn

 Gửi mẫu rập đi sản xuất thử nghiệm

 Chỉnh sửa mẫu rập và tổng thể thiết kế

 Phối hợp với nhà thiết kế duyệt sản phẩm cuối cùng
 Báo cáo cấp trên quyết định sản xuất đại trà

11. Chuyền trưởng (Line Leader)

 Chuẩn bị sản xuất

- Nhận lệnh sản xuất từ trưởng ca và triển khai công việc cho các tổ viên của chuyền.

- Hàng ngày chuẩn bị máy móc, công cụ, nguyên liệu trước khi bắt đầu ca làm việc của
công nhân.

- Chịu trách nhiệm ký nhận vật tư, nguyên liệu theo đơn hàng được giao.

 Quản lý chất lượng sản phẩm

- Lưu ý kiểm tra lại chất lượng nguyên liệu, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của đơn hàng.

- Kịp thời phản hồi lại bộ phận IQC nếu phát hiện nguyên liệu không đạt chất lượng yêu
cầu.

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra kỹ quá trình làm việc công nhân để đảm bảo sản phẩm
đạt chất lượng theo quy định.

- Phối hợp với nhân viên PQC kịp thời phát hiện những lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất
và nhanh chóng tiến hành các biện pháp khắc phục.

 Quản lý năng suất – tiến độ chuyền may

- Theo dõi tiến độ sản xuất hàng ngày của tổ, đôn đốc công nhân làm việc, đảm bảo theo
kịp năng suất làm việc chung của công ty.

- Giám sát và tiến hàng cân bằng chuyền để giải quyết kịp thời các công đoạn bị tắc ngẽn,
đảm bảo đạt chỉ tiêu về sản lượng chung hàng ngày.

- Khuyến khích công nhân làm việc vượt năng suất quy định để hưởng các chế độ khen
thưởng của công ty.

 Đào tạo công nhân


- Trực tiếp hướng dẫn quy trình làm việc cho công nhân mới, đảm bảo công nhân hiểu rõ
được công việc cần làm và thao tác tốt.

- Tham gia các chương trình đào tạo tay nghề cho lực lượng lao động học việc của công
ty.

- Thực hiện việc đánh giá tay nghề của lao động sau mỗi khóa đào tạo.

 Các công việc khác

- Quản lý vấn đề kỷ luật, chuyên cần của công nhân trong tổ.

- Chủ động đề xuất những giải pháp cải tiến quy trình làm việc hiệu quả hơn cho chuyền
sản xuất.

- Tham gia vào quy trình sản xuất sản phẩm mới cho công ty.

- Thực hiện việc đánh giá công nhân theo định kỳ của doanh nghiệp.

- Đề xuất thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật cho những công nhân làm việc tốt hay vi
phạm kỷ luật.

- Tham gia đầy đủ các cuộc họp liên quan và làm các báo cáo công việc theo quy định.

- Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên phân công.
12. Thợ máy (Mechanic)

 Một nhân viên giữ vị trí thợ máy có nghĩa vụ tổ chức và tiến hành một kế hoạch và, nếu
cần, kiểm tra khẩn cấp tình trạng kỹ thuật của thiết bị hoặc phương tiện tại doanh
nghiệp.

 Đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị. Lập một ước tính cho việc sửa chữa của nó và
đệ trình lên ban quản lý cấp cao hơn để phê duyệt kế hoạch sửa chữa.

 Tổ chức thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới, tiến hành thử nghiệm kỹ thuật trong hoạt
động.

13. Thợ cắt (Cutting worker)


 Cắt vải bằng tay hoặc máy công nghiệp để may thành các sản phẩm thời trang

 Có trách nhiệm đảm bảo vải cắt – bán thành phẩm đúng với các thông số kỹ thuật hay rập
mẫu…

 Nếu phát hiện các vấn đề về vải như chất lượng, số lượng cần báo cáo cáo kịp thời với
các bộ phận liên quan

 Cung cấp số lượng bán thành phẩm hàng tuần, hàng tháng theo yêu cầu của bên chuyền
may.

14. Thợ may (Sewing worker)

 Áp dụng các thao tác may theo đúng với những quy định của may sản phẩm

 Đảm bảo về việc may sản phẩm theo đúng với các yêu cầu của bản thiết kế, đúng kích
thước, đúng tỉ lệ may, đúng với các yếu tố quan trọng trong bản thiết kế và theo yêu cầu
của người thợ may.

15. Thợ ủi (Ironing Worker)

Ủi các chi tiết của áo và quần (trụ, lá cổ,manchette, lưng...) dưới sự điều động của tổ
trưởng

16. Công nhân hoàn thành (Finishing worker)

Chỉnh sửa sản phẩm về các lỗi có thể xảy ra trong quá trình làm việc theo yêu cầu của
nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm hay từ tổ trưởng.
17. Quản lý kho (Warehouse manager)

 Sử dụng các phần mềm theo dõi hàng tồn kho và chuỗi cung ứng để kiểm đếm chính xác
lượng hàng còn lại trong kho.

 Tiến hành việc kiểm đếm thường xuyên hoặc theo chu kỳ để nắm vững số hàng hóa sẵn
có.

 Đặt hàng từ đối tác khi lượng hàng trong kho sắp hết.
 Tìm nguồn cung ứng và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp, giải quyết các vấn đề
còn tồn đọng trong chuỗi cung ứng hoặc vận chuyển hàng hóa.

 Xuất hàng, giao hàng cho đối tác.

 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên kho hàng, thủ kho thành phẩm, thủ kho nguyên liệu,...
theo yêu cầu công việc cũng như quy mô và cơ cấu của công ty.

 Nghiên cứu doanh số bán hàng và dự tính số lượng hàng cần thiết.

18. Thủ kho (Warehouse-keeper)

 Thực hiện các thủ tục xuất – nhập hàng hóa

 Quản lý hàng tồn kho

 Quản lý việc đặt hàng của kho

 Sắp xếp, bảo quản hàng hóa trong kho

 Đảm bảo an toàn kho

 Phối hợp kế toán công nợ, kế toán kho đối chiếu các số liệu phát sinh hàng ngày.

 Làm các báo cáo công việc theo quy định của nhà máy.

 Thực hiện các công việc theo sự phân công của quản lý.

19. Nhân viên kho (Warehouse worker)

Chịu trách nhiệm cho toàn bộ hàng hóa được lưu trữ trong kho, quản lý kho hàng từ khâu
nhập - cất trữ, bảo quản - đến xuất đảm bảo đúng chất lượng và số lượng yêu cầu; phục
vụ cho mục đích sản xuất và kinh doanh; tránh tình trạng thất thoát do bể vỡ, hư hỏng
hay gian lận...

Câu 2: EM HÃY LỰA CHỌN VÀ PHÂN TÍCH CỤ THỂ 1 CHỨC DANH NGHỀ
NGHIỆP CỦA NGÀNH MAY VÀ CHO BIẾT ĐỂ LÀM TỐT CÔNG VIỆC TRÊN
CẦN CÓ SỰ CHUẨN BỊ VÀ ĐẦU TƯ NHỮNG GÌ?
Quản lý sản xuất hay còn gọi là quản đốc (Production manager)

1. Quản đốc là gì?

Quản đốc - một vị trí công việc hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp. Đây được
xem như chiếc cầu nối có thể liên kết ban lãnh đạo với các bộ phận sản xuất, tạo ra các
sản phẩm trong doanh nghiệp. Quản đốc là những người đứng đầu quản lý toàn bộ đội
ngũ nhân sự, công việc trong một bộ phận sả xuất nào đó, điều hành quá trình thực hiện
của các bộ phận theo yêu cầu của doanh nghiệp. Quản đốc là vị trí công việc thường thấy
ở các nhà máy sản xuất, các xưởng của doanh nghiệp.

Cụ thể, quản đốc sẽ quản lý về con người, hệ thống máy móc, môi trường làm việc, chất
lượng của các sản phẩm được tạo ra, quản lý về hẹ thống các đơn hàng cũng như xử lý
khi có vấn đề xảy ra, các tình huống phát sinh trong bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
Qua đó, đảm bảo cho toàn bộ những công việc, kế hoạch sản xuất được thực hiện suôn sẻ
và đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Chức năng của quản đốc

- Đây là người sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm điều hành công việc, các hoạt động sản xuất,
tạo ra các sản phẩm cho doanh nghiệp tạo xưởng, nhà máy làm sao để đảm bảo theo đúng
kế hoạch sản xuất tổng thể đã đề ra, hoàn thành mục tiêu theo đúng quy trình cụ thể được
giao.

- Là người nhận nhiệm vụ từ ban lãnh đạo cấp trên và thực hiện phân chia các công việc
cụ thể cho từng bộ phận hay nhân viên. Bên cạnh đó, họ cũng cần hướng dẫn, đôn đốc
các công nhân của nhà máy, phân xưởng thực hiện các công việc thật đảm bảo, nhanh và
đạt chất lượng theo yêu cầu, đúng quy trình sản xuất cũng như các quy định về vệ sinh,
an toàn lao động.

- Ngoài ra, quản đốc cũng là người sẽ thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời
những sự cố, tình huống phát sinh đối với hoạt động sản xuất như là máy móc, nhân lực,
… trong tất cả các ca làm việc thuộc quản lý của mình. Là người đảm bảo thời gian cần
thiết sản xuất sản phẩm.

3. Nhiệm vụ của quản đốc

- Là người sẽ chịu toàn bộ các trách nhiệm về công việc của xưởng trước ban giám đốc
của doanh nghiệp cũng các phòng ban liên quan khác về vấn đề quản lý, điều hành hoạt
động diễn ra tại xưởng sản xuất, trong đó bao gồm cả những vấn đề liên quan đến thiết bị
máy móc và người lao động

- Nhận và triển khai việc thực hiện toàn bộ những kế hoạch về sản xuất trong xưởng, nhà
máy, làm sao để đảm bảo được kết quả đạt được tốt nhất, các hoạt động hiệu quả, chất
lượng và đúng với yêu cầu đã đặt ra trogn mục tiêu của doanh nghiệp.

- Chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai công việc theo đúng nội quy mà doanh
nghiệp đã đưa ra về quy trình thực hiện của nhà máy, các quy định về quản lý nhân sự,
quản lý hệ thống các tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi
trường tốt nhất.

- Luôn theo sát công việc hàng ngày và đôn đốc thực hiện công việc theo đúng mục tiêu
và kế hoạch sản xuất từ ban lãnh đạo đưa xuống.

- Lập ra các kế hoạch về tổ chức sản xuất, triển khai cho từng bộ phận một cách phù hợp
sau khi tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên. Theo đó, quản đốc sẽ phải chịu trách nhiệm về
các vấn đề liên quan đến số lượng cũng như chất lượng của các sản phẩm được tạo ra.

- Đứng ra hướng dẫn, chỉ đạo và giám sát quá trình làm việc của công nhân thuộc phạm
vi, bộ phận mình quản lý.

- Quản lý hệ thống máy móc sử dụng trong nhà máy, các vật tư, hàng hóa,… thuộc sở
hữu của nhà máy trong phạm vi quản lý.

- Thực hiện giao việc và kiểm soát các đầu công việc cho công nhân, các bộ phận, lập báo
cáo cần thiết về tiến độ thực hiện hay số lượng, chất lượng sản phẩm,…hàng ngày, tuần,
tháng,…gửi lên ban lãnh đạo cấp trên theo đúng quy định.
- Thường xuyên tổ chức các buổi họp theo định kỳ để tổng kết các hoạt động sản xuất
cũng như phổ biến về các quy định, các kế hoạch công việc dự kiến tiếp theo cũng như
giải quyết về vấn đề quyền lợi của công nhân.

- Thực hiện phối hợp với một số bộ phận cần thiết, có liên quan để hoàn thành công việc
một cách hiệu quả nhất.

- Có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ đoàn kết trong tập thể công
nhân, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp.

4. Quyền hạn đối với quản đốc

- Được đề xuất, bổ nhiệm hay bãi nhiệm các vị trí nhân sự dưới quyền như là các tổ
trưởng, nhóm trưởng, các nhân viên trong bộ phận mình quản lý.

- Được phê duyệt hay bác bỏ các đề xuất về vấn đề tăng hay giảm chức vụ, bậc tay nghề
của nhân viên cấp dưới.

- Phân công, đồng thời giám sát hay điều chuyển về các kế hoạch công việc của nhân
viên dưới quyền trong xưởng, nhà máy sản xuất.

- Các vấn đề liên quan đến nghỉ phép dưới 3 ngày của tổ trưởng, tổ phó hay nghỉ phép
của công nhân xưởng đều do quản đốc phê duyệt.

- Có quyền thực hiện việc điều phối, sắp xếp hay thay đổi, mua mới các thiết bị máy móc
cần thiết cho hoạt động sản xuất của xưởng.

5. Yêu cầu cần có đối với quản đốc

- Có khả năng lãnh đạo, quản lý

Là người đứng đầu quản lý cả một bộ phận hay tập thể trong nhà máy, phân xưởng vì vậy
phải quản lý được toàn bộ các công việc diễn ra tại nhà máy làm sao để thực hiện đúng
quy định và đạt chất lượng tốt nhất, và người quản đốc cũng cần quản lý về đội ngũ nhân
sự làm việc tại nhà máy từ các cấp tổ trưởng, nhóm trưởng đến công nhân toàn nhà máy.
Khả năng lãnh đạo tốt còn thể hiện ở cái uy quyền của người quản đốc, quản lý làm sao
để nhân viên thấy phục và nghe theo sự phân công, sắp xếp nhiệm vụ và các nhận xét mà
người quản đốc đưa ra sau các kỳ họp.

- Có khả năng tận dụng các nguồn lực hiệu quả

Xác định được rõ ràng nhất về các nhiệm vụ của từng cá nhân trong tập thể ở từng thời
điểm như thế nào. Sẽ cần phải bỏ ra khá nhiều thời gian tìm hiểu, quan sát cũng như đánh
giá chính xác về khả năng của mỗi người về điểm mạnh, điểm yếu và điều phối, phân
chia các công việc một cách hợp lý nhất.

- Luôn linh hoạt trong xử lý các vấn đề

Phải luôn bình tĩnh, tìm hiểu về nguyên nhân của các vấn đề, đinh hướng về phương án
giải quyết hay thậm chí là trước khi bắt đầu một công việc, dự án cụ thể nào đó đã phải
vạch các phương án dự phòng thay thế.

- Không ngừng trau dồi, phát triển bản thân

Cần phải luôn học hỏi, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân hơn, không ngừng nâng
cao năng lực, trình độ, tiếp thu những điều mới mẻ, tân tiến, phù hợp áp dụng vào công
việc và quá trình quản lý của mình.

- Kỹ năng giao tiếp tốt

Quản đốc sẽ là người tiếp nhận các công việc từ ban lãnh đạo cấp trên và truyền đạt, phân
chia lại cho cấp dưới của mình. Do đó, nếu không có khả năng giao tiếp tốt thì khó có thể
giúp nhân viên hiểu được công việc cũng như hướng dẫn họ thực hiện théo đúng quy
trình hoạt động của nhà máy. Và họ cũng thường xuyên báo cáo công việc cũng như đề
xuất các kế hoạch hoạt động lên ban lãnh đạo, và kỹ năng giao tiếp tốt chính là yếu tố
gúp cho các quản đốc có thể thực hiện được công việc đó.

Câu 3: EM HÃY HOẠCH ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC VÀ KẾ HOẠCH
CỤ THỂ CHO VIỆC THỰC HIỆN 4 NĂM HỌC ĐẠI HỌC VÀ RA TRƯỜNG ĐÚNG
TIẾN ĐỘ. 
1. Mục tiêu:
 Đạt điểm A ở hầu hết các môn học
 Cải thiện kỹ năng Nói trong tiếng anh
 Sử dụng thành thạo các phần mềm Word, Powerpoint… để phục
muc
vụ việc học
2. Kế hoạch:
 Chú ý nghe giảng trên lớp, tự học lại để ôn bài, nắm chắc kiến
thức
 Rèn luyện nói tiếng anh hằng ngày bằng app học tập
 Tự tạo cho mình vài bài tập để sử dụng Word và Powerpoint tốt
hơn

NĂM 1
1. Mục tiêu:
 Đạt điểm A ở các môn học
 Được nhận học bổng
 Thành thạo các thao tác may trang phục đơn giản
 Cải thiện các kỹ năng còn lại trong tiếng anh và sử dụng
tiếng anh thành thạo hơn
NĂM 2
2. Kế hoạch:
MỤC TIÊU CẦN  Học tốt ở trên lớp và tự học ở nhà, rèn luyện các kỹ năng
tiếng anh chăm chỉ hơn
ĐẠT ĐƯỢC VÀ
 Nghĩ ra một vài mẫu trang phục đơn giản và tập may lúc
KẾ HOẠCH CỤ
rảnh rỗi
THỂ TRONG 4
NĂM ĐẠI HỌC
CỦA BẢN THÂN
NĂM 3 1. Mục tiêu:
 Đạt điểm A ở các môn học
 Có chứng chỉ Tin học
 Có chứng chỉ Ngoại ngữ
 Thành thạo các thao tác may trang phục đã được học
2. Kế hoạch:
NĂM 4
 Học tập chăm chỉ trên lớp và tự học ở thư viện hoặc ở nhà
 Tập vẽ và may lại các loại trang phục đã được học
 Dành thời gian để học Tin học và tiếng anh để thi chứng chỉ
 Học tập thêm những kỹ năng mềm cần thiết cho sau này

1. Mục tiêu:
 Ra trường đúng tiến độ và Bằng tốt nghiệp loại Giỏi
 Thành thạo các kỹ năng tiếng anh và các kỹ năng mềm liên
quan đến Tin học và đời sống
2. Kế hoạch:
 Học tập tốt, hoàn thành tất cả các học phần, chuẩn bị tốt cho
bài luận tốt nghiệp
 Mỗi ngày đều rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho công việc
sau này

You might also like