You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

----------

BÀI THẢO LUẬN


MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG

Đề tài:
HOẠT ĐỘNG MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG
CỦA CÔNG TY MAY MẶC VIỆT TIẾN
Hà Nhóm thực hiện : Nhóm 5
Giảng viên hướng dẫn : Lục Thị Thu Hường
Lớp học phần : 232_BLOG3041_04
Nội, 2024

1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN
PHẨM.......................................................................................................................3
1.1 Tổng quan về ngành may mặc tại Việt Nam...............................................3
1.2 Giới thiệu về công ty May Việt Tiến.............................................................4
1.2.1 Tổng quan về công ty May Việt Tiến.......................................................4
1.2.2 Thị trường sản phẩm May Việt Tiến tại Việt Nam.................................6
1.2.3 Chuỗi cung ứng sản phẩm của công ty May Việt Tiến...........................7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN
CUNG TẠI MAY VIỆT TIẾN.............................................................................12
2.1 Nguyên liệu đầu vào của công ty và ma trận chiến lược nguồn cung.....12
2.1.1 Nguyên liệu chính & vật liệu phụ trợ..................................................12
2.1.2 Ma trận chiến lược nguồn cung theo đặc điểm nguyên vật liệu đầu
vào....................................................................................................................12
2.1.3 Quy trình mua........................................................................................14
2.2 Các nhà cung cấp nguyên liệu.....................................................................15
2.2.1 Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp............................................................15
2.2.2 Mô tả và phân loại NCC.......................................................................16
2.3 Quản trị quan hệ nhà cung cấp..................................................................19
2.4 Vai trò, vị trí của bộ phận mua tại công ty May Việt Tiến......................20
2.5 Các vấn đề rủi ro và tranh chấp nguồn cung............................................21
CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN....................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................25

2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN
PHẨM
1.1 Tổng quan về ngành may mặc tại Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Đây là một trong những
ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, liên quan đến việc sản
xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và cuối cùng là
phân phối hàng may mặc đến tay người tiêu dùng. Ngành dệt may góp phần đảm
bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt, là một
ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm,
tăng phúc lợi xã hội.
Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, hiện Việt Nam đang nằm
trong top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ là thị
trường chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.
Ngành Dệt may Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng cường hội nhập kinh tế quốc
tế, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2022 đã đạt trên 44 tỷ
USD. Việt Nam đứng thứ ba thế giới về quy mô xuất khẩu hàng dệt may, chỉ sau
Trung Quốc và Bangladesh. Sau hơn 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tăng lên hơn 4 lần,
trong đó giá trị nội địa hóa của sản phẩm dệt may xuất khẩu tăng trên 6 lần.
Theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), cả nước có khoảng
7.000 doanh nghiệp dệt may, 80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, 40% là doanh
nghiệp FDI (sử dụng vốn nước ngoài), ngành sử dụng 3 triệu lao động công
nghiệp, chiếm tỷ trọng trên 10% so với lao động cả nước. Theo đó, năm 2022,
ngành dệt may Việt Nam đã có 10 thương hiệu đạt thương hiệu quốc gia Việt
Nam, bao gồm: sản phẩm thời trang Viettien (Tổng Công ty May Việt Tiến),

3
thương hiệu Merriman (Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ), thương hiệu
Mattana & Novelty (Tổng công ty May Nhà Bè), trang phục An Phước (Công ty
TNHH May thêu giày An Phước), May10 Series, May10 Suits & Eternity GrusZ
(Tổng công ty May 10), thời trang Thái Tuấn (Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái
Tuấn), khăn bông Mollis (Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú).
Thị trường may mặc Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay
gắt giữa các nhà sản xuất ở trong và ngoài nước. Để trụ lại và phát triển trên thị
trường may mặc đầy cạnh tranh nhưng cũng đầy hứa hẹn này, các công ty cần
quan tâm nhiều đến chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào ngay từ giai đoạn đầu
của chuỗi cung ứng, từ góc độ thu mua.
1.2 Giới thiệu về công ty May Việt Tiến
1.2.1 Tổng quan về công ty May Việt Tiến
 Sơ lược về công ty
Tên công ty: Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến
Tên tiếng Anh: Viet Tien Garment Corporation
Tên viết tắt: VTEC
Trụ sở chính: 7 Lê Minh Xuân, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí
Minh
Mã chứng khoán: VGG, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Điện thoại: (84-8) 38640800 / Fax: (84-8)38645085
Website: viettien.com.vn
Email: viettien@viettien.com.vn
Logo:

4
 Lịch sử hình thành của công ty
Năm 1975: Tiền thân là một Xí nghiệp may tư nhân Thái Bình Dương kỹ nghệ
Công ty - tên giao dịch là Pacific Enterprise
Tháng 05/1977: Được Bộ Công Nghiệp công nhận là Xí nghiệp quốc doanh và đổi
tên thành Xí nghiệp May Việt Tiến
Tháng 02/1991: Thành lập Công ty May Việt Tiến
Tháng 11/01/2007: Thành lập TCT May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức tại Công ty
May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Ngày 13/02/2007: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 544/QĐ-BCN về việc
cổ phần hóa TCT May Việt Tiến
Ngày 02/01/2008: TCT May Việt Tiến chính thức đi vào hoạt động CTCP với vốn
điều lệ 230 tỷ đồng
Ngày 03/03/2016: Cổ phiếu công ty được chấp thuận đăng ký giao dịch trên
UPCoM với mã chứng khoán là CGG;
Ngày 22/02/2017: VGG tăng vốn điều lệ lên 441 tỷ đồng.
Công ty may Việt Tiến được thành lập năm năm 1975 với tiền thân là một
nhà máy nhỏ mang tên “Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công Ty”, với thiết bị cũ kỹ
lạc hậu, lúc đầu chỉ có hơn 100 lao động, chủ yếu là may gia công xuất khẩu.
Nhưng sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, dưới sự nỗ lực phấn đấu không

5
ngừng, May Việt Tiến đã mở rộng, phát triển lên thành Tổng Công ty May Việt
Tiến (2007)
Thương hiệu “Việt Tiến” được xây dựng ngay từ khi Công ty được thành lập
với ý nghĩa Việt là Việt Nam, Tiến là Tiến lên - Công ty sẽ cùng đất nước Việt
Nam tiến lên trong thế kỷ mới.
Từ đó đến đến nay, công ty liên tục đi đầu và phát triển trong lĩnh vực may
mặc, trở thành cánh chim đầu đàn trong ngành may mặc Việt Nam với những giải
thưởng danh giá như: Huân chương lao động hạng Nhất do Chính phủ trao tặng;
Hàng Việt Nam chất lượng cao 20 năm liên tục; Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất
Việt Nam; Top 10 doanh nghiệp được tín nhiệm nhất Việt Nam… Các sản phẩm
chủ đạo của công ty bao gồm: Sản phẩm quần áo các loại; Dịch vụ xuất nhập khẩu,
vận chuyển giao nhận hàng hóa; Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành
may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị
điện âm thanh và ánh sáng; Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các
thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện
thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hòa không khí và các phụ
tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp; Kinh doanh
cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp; Đầu tư và kinh doanh tài chính; Kinh
doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật…
1.2.2 Thị trường sản phẩm May Việt Tiến tại Việt Nam
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty CP May Việt Tiến
đã trở thành doanh nghiệp tiêu biểu nhất ngành Dệt May Việt Nam. Doanh số ngày
càng tăng, kết thúc 9 tháng năm 2023, Việt Tiến ghi nhận doanh thu thuần đạt
6.388 tỷ đồng, tăng 9,8% và lợi nhuận trước thuế đạt 158,7 tỷ đồng, giảm 4% so
với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 126,2 tỷ đồng, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm
trước.
Tính đến cuối 2022, Tổng công ty gồm 8 đơn vị trực thuộc, 12 đơn vị thành
viên, 4 công ty con, 2 liên doanh nước ngoài và 2 hợp tác kinh doanh. Công ty
cũng có trên 1000 cửa hàng và đại lý trên cả nước, đồng thời doanh nghiệp cho

6
biết có kế hoạch tiếp tục mở rộng phát triển để đáp ứng cho thị trường trong nước
theo chủ trương của Đảng và Chính phủ về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam”
1.2.3 Chuỗi cung ứng sản phẩm của công ty May Việt Tiến
Mô hình chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu của Tổng công ty Cổ phần May
Việt Tiến được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ: Mô hình chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu của Tổng công ty Cổ phần May
Việt Tiến
(Nguồn: Báo cáo lao động kinh doanh của Công ty cổ phần May Việt Tiến, 2018)
 Nhà cung cấp
+) Nhà cung cấp máy móc, phụ tùng: Công ty Tungshing Sewing Machine
+) Nhà cung cấp bông, nguyên phụ liệu: Công ty PE Golden -Vtec, Công ty
TNHH liên doanh sản xuất nút nhựa Việt Thuận, Công ty liên doanh sản xuất Mex

7
Việt Phát, Công ty cổ phần nguyên liệu Dệt may Bình An và Công ty TNHH Nhãn
thời gian Việt Tiến.
Do số lượng NCC nguyên liệu trong ngành dệt may còn hạn chế về số lượng
và năng lực, Việt Tiến liên doanh với một số NCC như: công ty Việt Thuận
chuyên sản xuất các mặt hàng nút các loại; công ty Golden - Vtex chuyên sản xuất
tăm bông; Công ty liên doanh sản xuất Mex Việt Phát và đặc biệt là VIETTIEN-
TUNGSHING.
Công ty TUNGSHING SEWING MACHINE CO.LTD (HONGKONG) là
đối tác hợp tác kinh doanh với Tổng Công ty may Việt Tiến nhiều năm nay,
VIETTIEN-TUNGSHING có vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi cung ứng của
Việt Tiến. Là nhà cung cấp chính các thiết bị máy móc cho công ty Việt Tiến như:
máy cắt LECTRA, EASTMAN, KW; máy khâu BROTHER, JUKI, PEGASUS…,
VIETTIEN-TUNGSHING đảm bảo cho công ty về mặt kỹ thuật, đảm bảo chất
lượng máy móc từ đó góp phần đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm may mặc
của Việt Tiến luôn đạt chất lượng cao; đảm bảo về thời hạn hoàn thành cho các
hợp đồng của Việt Tiến. Bên cạnh đó, các sản phẩm máy bơm và xử lý nước thải
của VIETTIEN-TUNGSHING còn giúp Việt Tiến xử lý các chất thải công nghiệp
của mình, giảm thiểu chi phí về thuê xử lý các chất thải của mình đồng thời giúp
xây dựng hình ảnh một Việt Tiến tích cực tham gia bảo vệ môi trường, tạo được
thiện cảm với khách hàng, tăng doanh số cho Việt Tiến.
 Công ty
Xí nghiệp: Xí nghiệp may 1, xí nghiệp may 2, xí nghiệp Dương Long, xí
nghiệp Sig - VTEC, xí nghiệp Việt Long, xí nghiệp VIMIKY, xí nghiệp Hóc-môn.
Tại các xưởng may, hàng trăm công nhân làm việc ở khu nhà xưởng sạch sẽ,
rộng rãi, thoáng mát với nhiệt độ môi trường sản xuất luôn được giữ ở mức 26 độ
C. Dây chuyền may ở đây được quản lý rất hiện đại, qua hệ thống quản lý có thể
xác định được năng suất, chất lượng tại mỗi máy đang hoạt động, thậm chí có cả
thiết bị kiểm tra tình trạng kỹ thuật của kim may để nhằm loại trừ sự cố kỹ thuật và
tai nạn lao động… Tất cả những yếu tố trên được Việt Tiến chú trọng đầu tư nhằm

8
nâng cao chất lượng sản phẩm và đều đáp ứng theo nhiều tiêu chuẩn quốc tế như
ISO 9001:2000, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội theo SA8000, tiêu chuẩn đạo đức
kinh doanh theo WRAP… Vì thế, Việt Tiến luôn đi đầu trong việc nghiên cứu và
áp dụng công nghệ mới, đầu tư ứng dụng công nghệ Lean Manufacturing để tạo ra
những sản phẩm mang chất lượng cao nhất đến tay khách hàng.
 Khách hàng
Việt Tiến có tới hơn 1300 cửa hàng đại lý chia thành những phân khúc Cửa
hàng VTEC Việt Tiến, cửa hàng San Sciaro Manhattan, cửa hàng Việt Long, cửa
hàng T - Up, hệ thống cửa hàng Việt Tiến của Thiên Quang Fashion. Đồng thời
còn có hệ thống siêu thị VINATEX, Sài Gòn Co.op Mart, Vincom, CMC, ZEN
Plaza…
Những nhà phân phối này có vai trò tiếp cận với khách hàng, lưu trữ hàng
hóa, tiếp nhận và giải quyết đơn đặt hàng, nắm bắt thông tin thị trường, cung cấp
dịch vụ cho khách hàng, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật.
Trong đó, Thiên Quang là nhà phân phối lớn nhất của miền Bắc và miền
Trung các sản phẩm Việt Tiến. Trong suốt những năm qua, các địa chỉ phân phối
Việt Tiến của Thiên Quang đã trở thành những địa điểm tin cậy của rất nhiều
khách hàng “trung thân” với Việt Tiến cũng như các khách hàng lớn là công ty đặt
đồng phục công sở, quà tặng với số lượng lớn như: Agribank, Toyota, Honda,
SHB hay Viettel…
 Khách hàng cuối cùng
Khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng, mục đích then chốt
của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để tạo ra
lợi nhuận chính doanh nghiệp.
Khách hàng cuối cùng của Việt Tiến khá đa dạng bao gồm: Doanh nhân,
nhân viên văn phòng, sinh viên hay thậm chí là giáo viên…
 Đơn vị dịch vụ logistics
Hạ tầng logistics được ví như mạch máu của doanh nghiệp. Sức khỏe của
doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào sự tuần hoàn của chuỗi cung ứng hàng hóa,

9
mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm, quản lý hàng tồn kho… Nó giúp doanh
nghiệp có thể mua sản phẩm ở nơi họ cần, cho phép người mua và người bán giao
tiếp một cách hiệu quả, cho phép doanh nghiệp phục vụ các thị trường xa xôi, giúp
các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận tải nội địa và quốc tế, tóm lại cho phép
doanh nghiệp phục vụ tốt khách hàng với chi phí thấp nhất có thể.
+) Kho bãi, nhà xưởng: Công ty CP Việt Tiến Đông Á: Là một công ty chuyên
cung cấp dịch vụ cho thuê kho bãi, xưởng sản xuất cho các doanh nghiệp. Công ty
Cổ phần Nguyên phụ liệu Dệt may Bình An: Được thành lập từ năm 2006, là công
ty chuyên sản xuất kinh doanh vải thành phẩm và sợi màu các loại. Ngoài ra, trong
thời gian kho bãi rảnh rỗi, công ty này còn cung cấp dịch vụ cho thuê kho để lưu
trữ hàng hóa.
+) Vận chuyển, giao nhận: MS & VTEC: MSVTEC Shipping được hình thành từ
sự hợp tác giữa 2 công ty MS Shipping (UK) và Tổng Công ty CP May Việt Tiến.
Trải qua nhiều năm trên thị trường Việt Nam và thế giới, M&S VTEC chuyên
cung cấp các dịch vụ khai báo các thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, giao
nhận hàng hóa trong và ngoài nước.
+) Thầu phụ: Để đảm bảo tiến độ đơn hàng, Việt Tiến cũng cần hợp tác với một
số nhà thầu phụ, các công ty này sẽ giúp Việt Tiến hoàn thành các sản phẩm của
mình kịp thời để giao cho khách hàng. Một số nhà thầu phụ có thể kể đến như:
Công ty Cổ phần May Vĩnh Tiến, Công ty Cổ phần May Công Tiến, Công ty Cổ
phần May Việt Tân, Công ty Cổ phần May Việt Hưng, Công ty Cổ phần May Việt
Thịnh, Công ty Cổ phần May Tây Đô, Công ty Cổ phần May Đồng Tiến.
+) Nhà thiết kế: Bên cạnh những dòng sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng
thông thường, Việt Tiến còn tung ra những thiết kế sang trọng và đẳng cấp, ấy là
San Sciaro mang phong cách Ý và Manhattan mang phong cách Mỹ (trong đó
thương hiệu Manhattan do tập đoàn Perry Ellis International và Perry International
Europe của Mỹ nhượng quyền kinh doanh cho Việt Tiến tại Việt Nam). Việc đầu
tư xây dựng hai thương hiệu thời trang cao cấp này là một bước đi mạnh mẽ của
một doanh nghiệp may mặc hàng đầu Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng

10
phân khúc thị trường tiêu dùng hàng thời trang cao cấp trong nước mà nhiều
thương hiệu thời trang nổi tiếng của quốc tế xâm nhập và nắm giữ thị phần. Việt
Tiến mong muốn mang thiết kế mang đẳng cấp quốc tế, góp phần vào sự thành
công và kết nối sức mạnh cộng đồng doanh nhân Việt Nam. Chính vì vậy, thiết kế
của Việt Tiến từ tập đoàn Perry Ellis International của Mỹ mang nét phóng khoáng
thanh lịch của người Tây Âu và Bắc Mỹ sẽ đáp ứng nhu cầu ăn mặc đa dạng của
phân khúc thị trường cao hơn, giúp Việt Tiến có thể tiếp cận đến nhiều tệp khách
hàng hơn nữa.

11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN
CUNG TẠI MAY VIỆT TIẾN
2.1 Nguyên liệu đầu vào của công ty và ma trận chiến lược nguồn cung
2.1.1 Nguyên liệu chính & vật liệu phụ trợ
 Nguyên liệu chính: vải chính, vải lót, vải dựng, vải phối
Việt Tiến nhập mua các loại vải khác nhau như vải cotton, vải polyester, vải
len, vải lụa, vải denim, vải dệt kim… để sử dụng trong việc may quần áo và sản
phẩm may mặc khác. Ngoài ra, công ty còn nhập mua sợi tự nhiên như sợi bông,
sợi len, sợi tơ tằm, hoặc sợi nhân tạo như sợi polyester để sử dụng trong quá trình
sản xuất.
 Vật liệu phụ trợ:
Một số những vật liệu phụ trợ có thể kể đến như: Đan nhựa, móc treo nhựa,
chỉ, thùng carton, nhãn vải phụ, nút chặn nhựa, băng keo nhãn vải chính, giấy lụa,
khoan kim loại, nhãn vải lụa.
Việt Tiến đã hợp tác với Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Vĩnh Phát
- nơi cung cấp những phụ liệu cho ngành dệt may với đa dạng mặt hàng, từ dây
treo nhãn, dụng cụ bắn dây nhãn cho tới những thanh ti dùng cho dụng cụ bắn.

2.1.2 Ma trận chiến lược nguồn cung theo đặc điểm nguyên vật liệu đầu vào

12
 Thứ nhất là nhóm mặt hàng đơn giản. Đây là nhóm các mặt hàng tác động
đến lợi nhuận thấp, rủi ro cung ứng cũng thấp, số lượng nhà cung cấp các mặt hàng
này nhiều và đặc điểm của chúng cũng rất đơn giản, có thể kể đến: văn phòng
phẩm chỉ khâu thường, băng keo, giấy lụa… Đây là các sản phẩm dễ kiếm, đóng
góp vào lợi nhuận của doanh nghiệp không lớn. Đặc biệt là các sản phẩm chỉ khâu
thường, băng keo, giấy lụa thì nguồn cung rất dồi dào, chủ yếu đóng góp vào các
sản phẩm bình dân.
 Thứ hai là nhóm mặt hàng đòn bẩy. Đặc trưng của nhóm hàng này là tác
động đến lợi nhuận cao nhưng rủi ro cung ứng thấp. Nó tập trung vào các nguyên
vật liệu chiếm khối lượng lớn của ngành tiêu biểu như: vải chính, vải lót, vải dựng,
vải phối, bông sợi, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ cho thuê kho bãi và nhà xưởng.

13
Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX) là nhà cung ứng bông sợi chủ yếu đến từ
Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngoài ra, hoạt động làm thủ tục hải quan, giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty chủ yếu do M&S VTEC
Shipping đảm nhận. Còn lại các hoạt động giao hàng phạm vi toàn quốc do các
đơn vị vận chuyển khác như: Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Ninja Van
phụ trách.
 Thứ ba là nhóm mặt hàng chiến lược: Đặc trưng của nhóm mặt hàng này là
tác động đến lợi nhuận cao cũng như rủi ro cung ứng cao. Các mặt hàng chiến lược
chủ yếu là trang thiết bị máy móc bao gồm: máy khâu, máy dập, máy thêu, máy cắt
và các loại máy đặc biệt. Đây là mặt hàng có giá trị rất cao, tác động rất lớn đến
công suất lao động, nhằm quyết định chất lượng sản phẩm cuối cùng có đủ tiêu
chuẩn để xuất khẩu hay không. Công ty Tungshing Sewing Machine Co.Ltd (Hồng
Kông) và Công ty Cổ phần Cơ khí Thủ Đức là nhà cung cấp mặt hàng máy móc,
thiết bị phụ tùng may mặc cho Việt Tiến. Đồng thời, họ cũng cung cấp dịch vụ bảo
hành các thiết bị may, tư vấn các giải pháp kỹ thuật và biện pháp sử dụng an toàn
thiết bị.
 Thứ tư là nhóm mặt hàng trở ngại. Đây là nhóm hàng có rủi ro nguồn cung
cao nhưng lại tác động đến lợi nhuận thấp. Khối lượng của mặt hàng này chiếm
thành phẩm nhỏ của sản phẩm, nhưng nếu không có những mặt hàng này thì sản
phẩm cuối cùng sẽ không được hoàn thành. Việt Tiến nhập đến 90% các phụ liệu
cúc, nút, khuy, chỉ thêu ở một số quốc gia như Ấn Độ, Pakistan, Trung Phi,...
Doanh nghiệp đặc biệt chú trọng tới vấn đề quản lý dự trữ đối với các mặt hàng trở
ngại này.
2.1.3 Quy trình mua
Nhằm tìm và xác định được nhà cung cấp có nguồn hàng chất lượng và giá
thành tối ưu nhất giúp đảm bảo chất lượng và độ uy tín của sản phẩm cũng như sự
ổn định cho hoạt động sản xuất, hoạt động tìm kiếm và thu mua nguyên vật liệu
đầu vào, công ty may Việt Tiến sẽ tiến hành đầy đủ các quy trình như sau:

14
 Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp: Sau khi xác định được nhu cầu mua
sắm nguyên vật liệu cụ thể, công ty Việt Tiến sẽ tiến hành tìm kiếm và lựa chọn
các nhà cung cấp nội địa hoặc nước ngoài phù hợp với các tiêu chí của công ty về
thời gian cung cấp, chất lượng, giá cả cùng với đó là độ uy tín của nhà cung cấp.
 Đề nghị mua hàng: Sau khi tìm được nhà cung cấp phù hợp, công ty may
Việt Tiến sẽ tiến hành liên lạc và đề nghị mua hàng đối với nhà cung cấp
 Đàm phán và ký kết hợp đồng: Sau khi lời đề nghị mua hàng được đồng ý,
công ty Việt Tiến sẽ tiến hành đàm phán với nhà cung cấp về số lượng, giá cả và
thời gian giao hàng. Sau khi quá trình đàm phán được hai bên hoàn thành, Việt
Tiến sẽ kí kết hợp đồng với nhà cung cấp.
 Thanh toán và vận chuyển: Sau khi hợp đồng mua hàng được kí kết, công
ty Việt Tiến sẽ tiến hành thanh toán trực tiếp hoặc qua ngân hàng đối với nhà cung
cấp nội địa và thanh toán LC đối với nhà cung cấp nước ngoài. Sau đó các nhà
cung cấp sẽ vận chuyển nguyên vật liệu đến cơ sở, nhà máy sản xuất của công ty.
2.2 Các nhà cung cấp nguyên liệu
2.2.1 Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp
Nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc lựa chọn được các nhà cung cấp
tốt, Việt Tiến đã sử dụng rất nhiều tiêu chí trong quá trình đánh giá các nhà cung
cấp hiện tại và tiềm năng.

15
Có 4 tiêu chí quan trọng mà Việt Tiến sử dụng trong quá trình đánh giá các
nhà cung cấp hiện tại và tiềm năng. Chất lượng là tiêu chí quan trọng nhất (có
trọng số lớn nhất ) của Việt Tiến khi xem xét và đánh giá các nhà cung cấp. Do
quần áo là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh của khách hàng, có thời hạn
sử dụng dài và khi có sự cố về chất lượng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình
ảnh và uy tín thương hiệu. Bộ phận mua cần đảm bảo rằng các nhà cung cấp có đủ
thông tin và thực hiện đúng yêu cầu. Các nguyên liệu không đạt chuẩn sẽ phải tìm
ra phương án phù hợp để giải quyết.
Tiêu chí thứ hai là chi phí mua và thời hạn thanh toán. Vì chi tiêu luôn là
vấn đề lớn, thu hút nhiều sự quan tâm của công ty, nên Việt Tiến cần đảm bảo rằng
chi phí mua hàng luôn nằm trong ngân sách của công ty. Những nhà cung cấp chấp
nhận cách thức và thời hạn thanh toán phù hợp với tình hình tài chính của Việt
Tiến cũng là một ưu thế.
Về năng lực cung ứng và giao hàng, Việt Tiến mong muốn nhận hàng đúng
thời gian và đúng số lượng. Việc đảm bảo hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ
của nhà cung cấp quyết định đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy,
nhà cung cấp cần phải đảm bảo đúng thời gian và số lượng sản phẩm theo quy
trình mua hàng trong hợp đồng.
Cuối cùng, để trở thành đối tác lâu dài, nhà cung cấp phải đáng tin cậy để
có thể đóng góp vào sự thành công của Việt Tiến, thay vì tạo ra rắc rối. Yếu tố này
được coi là cần thiết.
Bên cạnh việc đánh giá theo 4 tiêu chí nêu trên, Việt Tiến cũng đặc biệt chú
trọng khi lựa chọn nhà cung cấp bông vải sợi. Vì đây là nguyên liệu chính và
chiếm tỷ trọng chi phí cao nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu
ra.
2.2.2 Mô tả và phân loại NCC
 Mô tả NCC
+) Đối với bông vải sợi

16
Đặc điểm của công ty may Việt Tiến là vừa may gia công, sản xuất hàng
FOB xuất khẩu, FOB nội địa. Mặc khác sản phẩm của công ty khá đa dạng về mẫu
mã lẫn kiểu dáng như: sơ mi, quần tây, quần kaki, vest, jacket, đồ thể thao,... Do
vậy nguyên, phụ liệu cần cho quá trình sản xuất thuộc nhiều chủng loại khác nhau.
Đối với các hợp đồng gia công thì nguyên, phụ liệu chủ yêu do bên đặt gia
công gửi sang, một phần nhỏ là bên đặt gia công nhờ mua hộ. Đối với nguyên, phụ
liệu cho sản xuất FOB xuất khẩu và nội địa thì công ty tự mua ngoài. Công tác
quản lý nguyên phụ liệu đặt ra mục tiêu là bảo quản, sử dụng tiết kiệm tối đa
những nguyên liệu chính và bảo quản nguyên phụ liệu theo từng kho dựa theo
công dụng của chúng.
Hiện nay, Golden-Vtec, Việt Thuận và Vinatex là một số nhà cung cấp
nguyên phụ liệu trong nước của Việt Tiến. Với những nhà cung cấp này, Việt Tiến
sử dụng "chiến lược ít nhà cung cấp" tạo mối quan hệ lâu dài, từ đó tham gia vào
kiểm soát chất lượng nguồn cung.
Trong nước, Vinatex là nhà cung ứng bông sợi chủ yếu cho Việt Tiến và
nhiều doanh nghiệp dệt may khác. Vinatex đang tiến hành đầu tư xây dựng vùng
nguyên liệu. Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết ngành dệt may đang tập trung
đầu tư sản phẩm có khả năng hút vốn và khả năng phát triển cao. Xây dựng mối
quan hệ bền vững giữa các doanh nghiệp dệt may với các vùng trồng dâu tằm và
bông sợi, xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu quy mô lớn trở thành
các chợ đầu mối buôn bán nguyên phụ liệu.
Nhưng gần đây, Vinatex đã đầu tư mở rộng nhanh quy mô sản xuất theo
chuỗi khép kín, Vinatex đã hoàn thành và đưa vào vận hành dự án May Kiên
Giang, đang khẩn trương xây dựng và hoàn thiện dự án Sợi Phú Hưng, dự án Vải
Yarndyed… Điều này cho thấy những nỗ lực không ngừng của Việt Tiến trong
việc cải thiện chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Như vậy có thể nhận định được rằng nhà cung cấp chính của Việt Tiến là
Vinatex - đang ngày càng đầu tư và mở rộng quy mô để tăng khả năng cung ứng
và lợi thế cạnh tranh của mình với các đối tác.

17
Ngoài ra, Việt Tiền còn chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu (90%) là ở một
số quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Trung Phi... nơi có những nguồn
cung lớn chất lượng và khá ổn định. Chất lượng những nhà cung cấp này tương
đương nhau, vậy nên Việt Tiến sử dung "chiến lược nhiều nhà cung cấp", tập trung
vào giá và dịch vụ.
+) Đối với máy móc thiết bị
Việt Tiến liên doanh với công ty Việt Thuận chuyên cung ứng sản xuất mặt
hàng nút các loại, Việt Tiến - Tung Shing chuyên sản xuất các mặt hàng máy móc
thiết bị phụ tùng cho ngành may hay công ty cổ phần cơ khí Thủ Đức sản xuất máy
móc thiết bị ngành may. Công ty Tungshing sewing machine Co.Ltd (Hong Kong)
hợp tác kinh doanh với Việt Tiến chuyên cung ứng thiết bị ngành may, thực hiện
các dịch vụ bảo hành thiết bị may tư vấn các giải pháp kỹ thuật, biện pháp sử dụng
an toàn thiết bị, nâng cao hiệu suất sử dụng các thiết bị may.
 Phân loại NCC:
Theo vị trí địa lý:
+) NCC nội địa: Vinatex, Việt Thuận, Hanam textile, Công ty Thủ Đức…
+) NCC quốc tế: Công ty Tungshing Sewing Machine…
Theo loại hình quan hệ:
+) NCC chiến lược: Công ty Thủ Đức, Công ty Tungshing Sewing Machine.
Chuyên cung ứng máy móc, thiết bị ngành may, do máy móc là mặt hàng chiến
lược, có giá trị lớn, phải luôn sẵn có. Vậy nên Việt Tiến sử dụng "chiến lược liên
minh" với nhà cung cấp máy móc, thiết bị.
+) NCC quan trọng: Vinatex, Hanam textile. Chuyên cung cấp sợi bông, Việt
Tiến tạo mối quan hệ lâu dài với NCC, từ đó tham gia vào kiểm soát chất lượng
nguồn cung, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.
+) NCC bình thường: Việt Thuận. Chuyên cung ứng sản xuất mặt hàng nút các
loại, không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm đầu ra nên đóng vai trò là
NCC bình thường.

18
2.3 Quản trị quan hệ nhà cung cấp
Việt Tiến tiến hành đánh giá, đo lường hiệu quả hoạt động của toàn bộ nhà
cung cấp phát sinh giao dịch với công ty để xác định lên tiếp tục xây dựng mối
quan hệ lâu dài hay nên thay thế bằng nhà cung cấp khác.
Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu đối với
các doanh nghiệp. Chất lượng nguyên vật liệu sẽ luôn được đảm bảo trước khi đưa
vào sản xuất. Sau khi nhận hàng, bộ phận kiểm tra chất lượng sẽ tiến hành kiểm tra
toàn bộ hàng hóa sau khi nhập kho. Nếu có những sai sót về số lượng, chất lượng
không đạt yêu cầu, Việt Tiến sẽ yêu cầu hoàn trả về nhà cung cấp. Tùy theo mức
độ sai hỏng cũng như vấn đề cụ thể mà Việt Tiến có thể yêu cầu đối tác bù đắp lại
những ‘sai phạm’ đó.
Ngoài ra, để giảm rủi ro và ổn định nguồn cung, Việt Tiến đã áp dụng chiến
lược nhiều nhà cung cấp. Doanh nghiệp này đã hợp tác với nhiều công ty khác
nhau về nguyên liệu chính là vải giúp giảm thiểu được rủi ro trong quá trình mua
nguyên vật liệu đầu vào. Dù có nhiều nhà cung cấp nhưng có thể thấy Vinatex,
Việt Thuận vẫn là những đối tác quan trọng nhất đối với Việt Tiến. Các nhà cung
cấp còn lại có thể coi là phương án dự phòng, chỉ sử dụng khi cần thiết.
Để phát triển mối quan hệ với NCC, Việt Tiến đã tạo ra một môi trường hợp
tác cởi mở và lâu dài. Điều này bao gồm việc thường xuyên tương tác và giao tiếp
với các NCC để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ, cung cấp phản hồi và đề
xuất cải tiến để tối ưu hóa hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Việt Tiến tổ chức các
buổi họp định kỳ với nhà cung cấp để cập nhật thông tin về kế hoạch sản xuất, nhu
cầu nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm… Đồng thời, doanh nghiệp sử dụng hệ
thống CRM để quản lý thông tin nhà cung cấp, theo dõi đơn hàng, thanh toán và
đánh giá hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, Việt Tiến còn hỗ trợ nhà cung cấp nâng cao
năng lực bằng cách cung cấp thông tin về thị trường, nhu cầu khách hàng, đào tạo
về kỹ thuật, chất lượng, quản lý sản xuất. Doanh nghiệp cũng hợp tác với nhà cung
cấp để phát triển sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu khách hàng. Ngoài ra, Việt
Tiến cũng đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ blockchain để theo dõi nguồn gốc

19
nguyên vật liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng cường minh bạch trong quá
trình hợp tác. Việt Tiến cũng thường xuyên đánh giá hiệu quả mối quan hệ hợp tác
với nhà cung cấp thông qua khảo sát mức độ hài lòng, đánh giá hiệu quả hoạt
động. Doanh nghiệp cũng xác định điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra giải pháp cải
tiến để nâng cao hiệu quả giao tiếp, hợp tác và giảm thiểu rủi ro, chi phí.
2.4 Vai trò, vị trí của bộ phận mua tại công ty May Việt Tiến
Có thể nói, bộ phận mua của Việt Tiến đóng một vai trò quan trọng trong
quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty. Trong suốt quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, bộ phận mua này được coi là yếu tố cốt lõi quyết định
đến chất lượng sản phẩm đầu vào cũng như thành phẩm đầu ra của doanh nghiệp.
Bộ phận mua Việt Tiến chịu trách nhiệm chính trong việc đàm phán hợp
đồng và quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp. Họ làm việc với các bên đối
tác, đưa ra các điều kiện, đặt ra mức giá phù hợp, yêu cầu về chất lượng cũng như
số lượng của sản phẩm, thời gian giao hàng…Việc đàm phán hợp đồng giúp đảm
bảo các điều khoản và điều kiện thỏa đáng cho cả hai bên, đồng thời đảm bảo rằng
công ty nhận được các lợi ích và cam kết từ phía nhà cung cấp. Việt Tiến cũng
thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp để đảm bảo sự đáng
tin cậy và sự phát triển bền vững của quan hệ cung cấp.
Bộ phận mua của Việt Tiến cũng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
chất lượng sản phẩm. Họ phải làm việc chặt chẽ với bộ phận kiểm tra chất lượng
để đảm bảo rằng các nguyên liệu và thành phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng
và yêu cầu của công ty. Bằng cách thực hiện kiểm tra và đánh giá nhà cung cấp, bộ
phận mua đảm bảo rằng công ty chỉ sử dụng các sản phẩm đầu vào có chất lượng.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc giúp xây dựng và duy trì uy tín của công ty
trong ngành may mặc.
Ngoài ra, bộ phận mua thường tham gia vào quá trình phân tích nhu cầu
nguyên liệu và quản lý kho hàng. Điều này đòi hỏi họ phải có kiến thức về quá
trình sản xuất, tiến độ sản xuất và xu hướng thị trường. Thông qua các cuộc khảo
sát thị trường, bộ phận này đã giúp công ty tránh được phần nào tình trạng thiếu

20
nguyên liệu, lượng hàng tồn kho ít hơn đồng thời tối ưu hóa quản lý nguồn lực và
giảm thiểu rủi ro về nguồn cung cấp.
Chi phí cũng là một vấn đề lớn, thu hút nhiều sự quan tâm của Việt Tiến.
Ngay từ khi đưa ra các quyết định về lựa chọn nhà cung cấp, bộ phận mua của
công ty này cũng đã đưa ra các chính sách để đảm bảo chi phí mua hàng luôn nằm
trong ngân sách của công ty. Họ phải theo dõi và đánh giá giá cả thị trường, tham
gia vào quá trình đàm phán giá cả và điều kiện thương lượng với nhà cung cấp.
Bằng cách tìm kiếm các nguồn cung cấp có giá cả cạnh tranh và tối ưu hóa quy
trình mua sắm, bộ phận mua đã giúp công ty giảm chi phí mua hàng và nâng cao
lợi nhuận.
2.5 Các vấn đề rủi ro và tranh chấp nguồn cung
Dù có nguồn cung bông sợi nội địa là công ty dệt may Việt Nam (Vinatex)
tuy nhiên 90% nguyên phụ liệu của doanh nghiệp phải nhập khẩu ở thị trường
nước ngoài dẫn đến chi phí khá cao và thường xuyên chịu tác động của nhiều yếu
tố như tỷ giá, chính trị… Do vậy nên Việt Tiến dễ gặp khó khăn trong việc thương
lượng giá cả, nhà cung cấp có khả năng tạo sức ép buộc phải mua với mức giá cao
hơn.
Giống như nhiều ngành và công ty khác, ngành may mặc nói chung và hoạt
động của may mặc Việt Tiến nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề từ các yếu tố bên
ngoài như đại dịch COVID 19 và bất ổn chính trị toàn cầu. Số liệu thống kê cho
thấy, thị trường Trung Quốc đóng vai trò cung cấp nguồn nguyên phụ liệu đầu vào
rất lớn cho ngành dệt may trong nước, bao gồm 60% vải, hơn 55% xơ sợi và
khoảng 45% phụ liệu. Do đó khi nước này kiên trì áp dụng chiến lược “zero
Covid” dẫn đến thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn đã gây nhiều khó khăn cho
hoạt động sản xuất của ngành. Do phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập
khẩu, nhiều ngành sản xuất trong nước lập tức gặp khó khăn, Việt Tiến phải đối
mặt với nguy cơ chậm giao đơn hàng xuất khẩu, dẫn đến rủi ro thanh toán… Bên
cạnh đó khó khăn về logistics tiếp tục là vấn đề thời gian. Như trước đây, bình
quân thời gian chuẩn bị nguyên liệu bông cả trên đường và về kho mất khoảng hai

21
đến ba tháng thì nay kéo dài tới 6 tháng. Không mua hàng, doanh nghiệp sẽ không
có nguyên liệu để sản xuất; mua hàng thì thời gian vận chuyển kéo dài, vốn lưu
động tăng vọt gấp đôi. Đây là khó khăn mà các doanh nghiệp ngành may mặc
trong đó có Việt Tiến phải đối mặt.
Việt Tiến từng gặp khó khăn trong nguồn cung do bất ổn chính trị. Năm
2018, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc ngày càng căng
thẳng, vấn đề về nguồn gốc, xuất xứ của nguyên vật liệu cũng khiến Việt Tiến nói
riêng và các doanh nghiệp ngành dệt may nói chung lo ngại. Nếu tiếp tục nhập
khẩu vải, nguyên phụ liệu ngành may từ Trung Quốc nhiều như hiện nay, may mặc
Việt Tiến nói riêng cũng như ngành may mặc Việt Nam nói chung sẽ bị Hoa Kỳ
đưa vào tầm ngắm, đối mặt với nguy cơ chịu thuế cao hơn vì xuất khẩu. Đây cũng
chính là những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi mua nguyên liệu từ nguồn
cung quốc tế.
Ngoài ra, sự thiếu chặt chẽ giữa Việt Tiến với các nhà cung ứng nguyên phụ
liệu trong nước dễ dẫn đến tình trạng có những thời điểm nhà cung ứng nội địa
cũng không mặn mà trong việc cung ứng nguyên liệu cho Việt Tiến.
Vấn đề cuối cùng là sự an về thông tin giữa Việt Tiến và các bên đối tác. Thông tin
về sản phẩm, hợp đồng cung ứng… sẽ được chuyển qua email và các tài liệu cứng
… vì vậy rất dễ xảy ra trường hợp mất hoặc sai sót trong quá trình chuyển giao. Từ
đây, có thể thấy rằng, việc đảm bảo an toàn thông tin cũng là điều vô cùng quan
trọng.
Từ đây, có thể thấy may mặc Việt Nam nói chung và Việt Tiến nói riêng
chưa thể đạt được tỷ lệ nội địa hóa các nguyên phụ liệu , thường xuyên chịu áp lực
từ nguồn cung nhập khẩu.

22
CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN
Có thể nói, nguồn nguyên liệu đầu vào được đảm bảo là một trong những
điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp có thể sản xuất thành công sản phẩm
cũng như duy trì mức độ sản xuất sản phẩm ra bên ngoài thị trường tiêu dùng.
Chính vì tầm quan trọng đó, mà Việt Tiến đã giảm sự phụ thuộc từ nguồn cung bên
ngoài và dần đầu tư cho mình các vùng trồng nguyên liệu riêng ở trong nước để ổn
định hơn nguồn cung nguyên liệu đầu vào, rồi từ đó phấn đấu tăng tỷ lệ nội địa hóa
cho sản phẩm mình làm ra. (Bản thân Việt Tiến cũng đang dần hình thành các
vùng trồng nguyên liệu riêng ở Đắk Lắk , Kontum,…phấn đấu tăng tỷ lệ nội địa
hóa lên đến 60% năm...) Tuy nhiên, mặc cho Việt Tiến đã định hướng con đường
sản xuất là nội địa hóa sản phẩm thì hiện đa phần các sản phẩm của Việt Tiến vẫn
còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu và đó cũng cản trở ít nhiều
đến hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Tiến đến với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cũng có thể khẳng định rằng, công ty may mặc Việt Tiến cũng đã
thể hiện sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động mua hàng của mình. Họ đã
xây dựng một hệ thống mua hàng có cấu trúc và tổ chức tốt, đảm bảo việc cung
cấp nguyên vật liệu sản xuất đáp ứng đúng tiến độ và yêu cầu chất lượng. Doanh
nghiệp này đã đảm bảo được một phần nguồn cung ứng nguyên vật liệu trong
nước, hạn chế rủi ro thiếu hụt nguyên vật liệu, giúp họ đạt được sự liên tục, thuận
lợi và hiệu quả trong quá trình sản xuất. Ngoài ra nhờ việc mua các máy móc, thiết
bị ngành may mặc từ các nhà cung cấp nước ngoài như hệ thống các sơ đồ/trải
vải/cắt tự động, hệ thống dây chuyền sản xuất tự động… cũng như tiếp nhận các
chương trình đầu tư về thiết bị và công nghệ của các tập đoàn Nhật Bản nhằm thúc
đẩy năng suất, chất lượng sản phẩm của công ty.
Tuy còn gặp phải một số vấn đề trong hoạt động mua của mình nhưng có thể
thấy công ty đã thiết lập được một số mối quan hệ mua hàng với các nhà cung cấp
đáng tin cậy và có uy tín trong ngành may mặc. Điều này giúp công ty tiếp cận các
nguồn cung nguyên vật liệu chất lượng và đa dạng, đồng thời đảm bảo giá cả cạnh
tranh. Công ty cũng đã thực hiện quá trình thẩm định và đánh giá nhà cung cấp để

23
đảm bảo tính tin cậy của họ. Điển hình có thể kể đến là gần đây đã có những tín
hiệu cải biến đáng mừng khi nguồn cung ứng bông sợi chính trong nước của doanh
nghiệp là Vinatex đang thực hiện kế hoạch đầu tư trên quy mô rộng triển khai xây
dựng các vùng trồng bông sợi diện tích lớn.
Ngoài ra, công ty cũng đã áp dụng công nghệ và hệ thống quản lý hiện đại để
tối ưu hóa hoạt động mua hàng. Họ sử dụng phần mềm và công cụ quản lý mua
hàng để theo dõi và điều phối quá trình mua hàng một cách hiệu quả. Điều này
giúp công ty tiết kiệm thời gian, tăng cường khả năng đáp ứng nhanh chóng các
yêu cầu sản xuất và giải quyết các vấn đề mua hàng một cách linh hoạt.
Để nâng cao hoạt động mua của mình, một trong những vấn đề mà Việt Tiến
cần xem xét là mở rộng mạng lưới nhà cung cấp của mình để đảm bảo tính đa
dạng và đáng tin cậy của nguồn cung. Nhà cung ứng phù hợp ở đây có nghĩa là nhà
cung ứng đáp ứng được nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng mà công ty đề
ra. Đồng thời giá cả nguyên vật liệu cũng phải hợp lý, và thêm vào đó, nhà cung
cấp phải có nhiều chính sách ưu đãi đối với các đơn đặt hàng với khối lượng lớn.
( Trước đó, để giảm chi phí thu mua,Việt Tiến đã hợp tác với công ty M&S-VTEC
chuyên kinh doanh dịch vụ đường biển và đường hàng không đồng thời điều chỉnh
nguồn cung cấp nguyên phụ liệu ở Tây u, Nhật sang các nhà thầu phụ ở ASEAN
để giảm giá thành phẩm xuống khoảng 2%....) Có thể nói, lựa chọn được các nhà
cung ứng nguyên vật liệu đầu vào phù hợp coi như đã giải quyết được một nửa bài
toán phát triển chuỗi cung ứng của công ty cổ phần may Việt Tiến.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đức Dũng (2023) | Kinh tế 2023, dự báo 2024: Ngành Dệt May tìm giải pháp
cho hướng đi mới.
https://www.vietnamplus.vn/kinh-te-2023-du-bao-2024-nganh-det-may-tim-giai-
phap-cho-huong-di-moi-post916041.vnp#google_vignette
[2] Nguyễn Văn Nghi (2022) | Thực trạng ngành Dệt May Việt Nam hiện nay và
những thách thức trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-nganh-det-may-viet-nam-hien-nay-
va-nhung-thach-thuc-truoc-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-88667.htm
[3] Textile Exports by Country 2024 (worldpopulationreview.com)
https://worldpopulationreview.com/country-rankings/textile-exports-by-country
[4] Phụ Liệu May | Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Vĩnh Phát
(phulieumayvinhphat.com.vn)
https://phulieumayvinhphat.com.vn/
[5] Minh Yên (2013) | Chuỗi cung ững của Việt Tiến
https://quynhtrangduong.wordpress.com/2013/11/22/chuoi-cung-ung-cua-viet-tien/
[6] Nhóm sinh viên nghiên cứu Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội (2023) | Nghiên
cứu chuỗi cung ứng tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến
https://fr.scribd.com/document/640327479/NGHIEN-C%E1%BB%A8U-CHU
%E1%BB%96I-CUNG-%E1%BB%A8NG-T%E1%BA%A0I-T%E1%BB
%94NG-CONG-TY-C%E1%BB%94-PH%E1%BA%A6N-MAY-VI%E1%BB
%86T-TI%E1%BA%BEN-1

25
26

You might also like