You are on page 1of 43

Quản trị tài chính 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

---------------------------

BÀI TIỂU LUẬN


CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ

 GVHD: Cô Nguyễn Thị Minh Hà


 LỚP : FIN 302 B
 SVTH :
VÕ SÔNG GIANG –23212110577
NGÔ THỊ BÍCH DIỆU –23202111652
NGUYỄN LÊ THANH TRÀ - 23202112912

Đà Nẵng, tháng 6 năm 2021

1
Quản trị tài chính 2

MỤC LỤC
Bìa.........................................................................................................................................1
Chương 1: Tổng quan về ngành và công ty dệt may Hòa Thọ......................................4
1.1.Tổng quan về ngành dệt may của việt nam hiện nay.................................................4
1.2.Giới thiệu về tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ................................................4
1.2.1. Khái quát về công ty.................................................................................................4
1.2.2. Thông tin niêm yết....................................................................................................6
Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh..................................................................7
2.1.Môi trường tổng quát....................................................................................................7
2.1.1.Môi trường kinh tế.....................................................................................................7
2.1.2.Môi trường công nghệ................................................................................................8
2.1.3.Môi trường văn hóa – xã hội.....................................................................................9
2.1.4.môi trường pháp luật- chính trị................................................................................9
2.2.Môi trường ngành.........................................................................................................9
2.2.1.Nhà cùng cấp..............................................................................................................9
2.2.2.Đối thủ cạnh tranh...................................................................................................11
2.2.2.1.Đối thủ cạnh tranh trong nước............................................................................11
2.2.2.2.Đối thủ cạnh tranh ngoài nước............................................................................12
2.2.3.Khách hàng...............................................................................................................13
2.3.Thị trường tài chính....................................................................................................13
2.3.1.Thị trường chứng khoán.........................................................................................13
Chương 3: Phân tích tài chính.........................................................................................16
3.1.Phân tích lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thông qua phân
tích tài chính......................................................................................................................16
3.2.Phân tích tài chính và đánh giá rủi ro của công ty..................................................19
3.2.1.Tình hình tài chính chung.......................................................................................19
3.2.2.Tình hình tài sản.......................................................................................................20
3.2.3.Tình hình nợ phải trả...............................................................................................21

2
Quản trị tài chính 2

3.3.Các chỉ số tài chính chủ yếu.......................................................................................22


3.3.1.Tỷ số thanh toán.......................................................................................................22
3.3.2.Tỷ số hoạt động.........................................................................................................23
3.3.3.Tỷ số đòn bẩy tài chính............................................................................................24
3.3.4.Tỷ số sinh lợi.............................................................................................................25
3.3.5.Tỷ số giá trị thị trường.............................................................................................26
Chương 4: Hoạch định tài chính......................................................................................28
4.1. Sự tăng trưởng của công ty và mục tiêu tăng trưởng.............................................28
4.2. Kế hoạch tài trợ và đầu tư tài trợ dài hạn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của
công ty................................................................................................................................29
4.3.Giải pháp đầu tư và tài trợ dài hạn giai đoạn 2020-2023 của công ty....................33
Chương 5: Định giá, mua bán và sáp nhập....................................................................34
5.1. Định giá, mua bán......................................................................................................34
5.2. Các công ty sáp nhập, liên kết...................................................................................38

3
Quản trị tài chính 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VÀ CÔNG TY DỆT MAY HÒA


THỌ
1.1.Tổng quan về ngành dệt may của Việt Nam hiện nay.
Những năm gần đây, ngành Dệt may Việt Nam liên tục có bước phát triển tích
cực, đạt mức tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù, tăng
trưởng cao, nhưng trước những diễn biến của thương mại toàn cầu đang tiềm ẩn
nhiều rủi ro do chịu sự ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh.

Năm 2018, ngành Dệt may Việt Nam đánh dấu mốc quan trọng khi kim ngạch
xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, tăng trưởng hơn 16% so với năm 2017 (năm 2015
tăng 12,1%, năm 2016 tăng 4,07%, năm 2017 tăng 10,8%). Ngành Dệt may Việt
Nam nằm trong tốp 3 nước xuất khẩu cao nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn
Độ. 6 tháng đầu năm 2019, kinh tế thế giới có xu hướng tăng chậm lại do những
biến động và xung đột chính trị, thương mại, đặc biệt chính sách bảo hộ, chiến tranh
thương mại gia tăng ngày càng phức tạp, khó lường, nhưng ngành dệt may đạt tổng
kim ngạch xuất khẩu gần 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới, đó
là: Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng tới tỷ giá giữa các đồng tiền, giá
hàng hóa gia công tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực, ảnh
hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt với nhóm hàng dệt may. Việc tiêu thụ
sợi và nguyên phụ liệu gặp nhiều khó khăn vì thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung
Quốc cắt giảm lượng nhập hàng.

Tác dụng của Covid-19 đối với ngành dệt may ảnh hưởng nghiêm trọng trong khi
hầu hết các đơn đặt hàng ngành dệt may của Việt Nam đến từ (Hoa Kỳ chiếm 50%
tổng kim ngạch xuất khẩu) và thị trường EU (chiếm 12% tổng kim ngạch xuất
khẩu) đã bị cuốn vào cuộc khủng hoảng dịch nên Chính phủ Hoa Kỳ và EU quyết
định tạm thời đóng cửa biên giới và thực thi các lệnh cấm. Sự ảnh hưởng của dịch
bệnh phức tạp làm giảm đáng kể nhu cầu đối với hàng dệt may Việt Nam và nhiều
khu công nghiệp dệt may lớn phải tạm ngừng hoạt động.
1.2.Giới thiệu về Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ.
1.2.1. Khái quát về công ty.

4
Quản trị tài chính 2

Tổng Công ty Cổphần Dệt may Hòa Thọ (Công ty Dệt may Hòa Thọ)là một
trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt may Việt Nam .Công ty dệt
may Hòa Thọ được thành lập từ năm 1962, có tên là nhà máy dệt Hòa Thọ
(SICOVINA) sau đó chuyển đổi thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa
Thọ.

 Tên giao dịch đối ngoại : HOATHO CORPORATION.


 Tên viết tắt : HOATHO CORP.
 Trụ sở chính : 36, Ông Ích Đường, P. Hòa Thọ Đông, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà
Nẵng.
 Điện thoại : (84-236) 3846 290
 Fax : (84-236) 3846 217
 Email: office@hoatho.com.vn
 Website : www.hoatho.com.vn
 Ngành nghề kinh doanh:
 Chủ yếu sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục): sản xuất, kinh doanh, xuất
nhập khẩu hàng may mặc, vải, sợi, chỉ khâu, các loại thiết bị, nguyên phụ
liệu, phụ tùng ngành dệt may.
 Bên cạnh đó, HTG còn mở rộng loại hình kinh doanh sang các mảng: siêu
thị, du lịch, khách sạn, kinh doanh vận tải hàng, kinh doanh bất động sản, xây
dựng công nghiệp, dân dụng khai thác nước sạch phục vụ sản xuất công
nghiệp và sinh hoạt, sản xuất điện mặt trời, kinh doanh giấy các loại, bán lẻ
thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.
 Địa bàn kinh doanh

• Thị trường trong nước: HTG có hệ thống phân phối chủ yếu tập trung ở Hà
Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.

• Thị trường ngoài nước: Với các sản phẩm đa dạng như : suit, quần tây, áo
khoác, bảo hộ lao động,…cùng chất lượng đảm bảo, mẫu mã hợp thời đại, sản
phẩm Hòa Thọ được khách hàng đánh giá cao, kể cả những thị trường với tiêu
chuẩn khắc khe như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc….

Không chỉ là một hệ thống cung ứng Sợi - May hàng đầu Việt Nam, Hòa Thọ
còn giữ vai trò nòng cốt, trong các hoạt động của Vinatex và Vitas, tích cực đóng
góp to lớn vào ngành dệt may Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua.

5
Quản trị tài chính 2

Với chủng loại sản phẩm đa dạng gồm Suit, quần tây, áo khoác, bảo hộ lao
động,....cùng chất lượng đảm bảo, mẫu mã hợp thời trang, sản phẩm Hòa Thọ được
khách hàng đánh giá cao, kể cả những thị trường với nhiều tiêu chuẩn khắt khe như
Hòa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc....

Cùng với bề dày lịch sử lâu đời, quy mô sản xuất lớn, đội ngũ nhân sự tâm huyết
và sáng tạo, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo,... Hòa Thọ không ngừng gia tăng
năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế dẫn đầu cũng như thương hiệu của mình trên
cả thị trường trong nước và quốc tế.
1.2.2. Thông tin niêm yết
- Sàn giao dịch: UpCom
- Mã cổ phiếu: HTG
- Nghành: Sản xuất/ Sản xuất sợi, vải/ Sản xuất sợi, vải thành phẩm.
- Ngày giao dịch đầu tiên: 14/06/2017
- Giá đóng cửa phiên GD đầu tiên(nghìn đồng): 23.5
- KLCP đang niêm yết: 22,500,000
- KLCP đang lưu hành: 22,500,000
- Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 429.75

6
Quản trị tài chính 2

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH


2.1.Môi trường tổng quát
2.1.1Môi trường kinh tế
Tình hình kinh tế và chính trị thế giới năm 2019 có nhiều biến động phức tạp.
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và xung đột thương mại giữa nhiều quốc gia đã
gây ra những tác động sâu rộng đến kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt
Nam có kết quả khả quan hơn, GDP Việt Nam năm 2019 tăng 7,02%, vượt mục tiêu
của Quốc hội đề ra từ 6,6% đến 6,8% (theo số liệu Tổng cục thống kê). Bên cạnh
đó, chỉ số lạm phát năm 2019 tăng 2,8%, thấp nhất trong 3 năm gần đây. Sự phát
triển năng động của nền kinh tế là những tín hiệu tích cực kéo theo cơ hội phát triển
cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA), sẽ mang đến những ưu đãi về thuế quan, đẩy mạnh hoạt động thương
mại, cơ hội tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu của các Doanh
nghiệp Việt Nam. Ngành dệt may Việt Nam là một lĩnh vực nhận được nhiều sự
quan tâm trong tình hình chiến tranh thương mại hiện nay. Xét về tổng thể, ngành
dệt may vẫn đang duy trì được đà tăng trưởng khá, kim ngạch xuất khẩu năm 2019
đạt 32,6 tỷ USD, tăng 6,9% (theo Tổng cục thống kê). Tuy nhiên, ngành dệt may
Việt Nam chưa tận dụng được CPTPP vì để hưởng được ưu đãi thuế 0% các doanh
nghiệp phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”. Trước tình hình trên sẽ
mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất sợi tổng hợp hoặc các doanh nghiệp
may có chuỗi giá trị hoàn thiện sợi- dệt nhuộm- may. Nhìn chung, nền kinh tế phát
triển, hội nhập toàn cầu ngày càng mở rộng, nhu cầu về thời trang ngày càng nâng
cao là những yếu tố giúp thúc đẩy tăng trưởng ngành. Tổng Công ty luôn chủ động
tìm hiểu các xu hướng để tìm ra các cơ hội giúp Tổng Công ty phát triển ổn định,
bền vững. Ngoài ra, Tổng Công ty còn cần chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị, nắm
vững về các hiệp định tự do thương mại để có thể tận dụng được các ưu đãi trong
hiện tại và tương lai.

Lạm phát : Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm
2018 tăng 3,54% so với bình quân năm 2017, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. CPI
tháng 12/2018 tăng 2,98% so với tháng 12/2017, bình quân mỗi tháng tăng 0,25%.
Đây được coi là thành công đáng kể trong việc kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình
quân năm 2018 dưới 4%. Nguyên nhân chính khiến CPI của Việt Nam được kiểm
soát tốt trong năm 2018 là do có sự can thiệp của Chính phủ đối với một số mặt

7
Quản trị tài chính 2

hàng dịch vụ công, có tác động mạnh đến lạm phát như việc hoãn tăng giá điện;
giãn lộ trình tăng thuế môi trường lên mặt hàng xăng dầu, giãn lộ trình tăng học phí,
giá dịch vụ y tế tại một số tỉnh, thành phố lớn của cả nước. Tuy nhiên, các giải pháp
trên sẽ không thể kéo dài, nếu không tăng giá của các dịch vụ này thì bắt buộc ngân
sách phải tiếp tục bù lỗ hoặc trợ giá khiến cho thâm hụt ngân sách tăng, điều này
đồng nghĩa với nợ công sẽ tăng. Vì vậy, Chính phủ cần phải thận trọng trong việc
điều chỉnh giá các dịch vụ công như là y tế, giáo dục, điện. Những điều chỉnh này là
cần thiết nhưng phải có lộ trình thích hợp và khả năng trung hoà thị trường của
chính sách tiền tệ.

Lãi suất : Năm 2018, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín
dụng tương đối ổn định. Tuy nhiên, một số ngân hàng vừa qua đã có động thái tăng
lãi suất huy động nhưng mức độ tăng nhỏ, không thể hiện xu hướng tăng của thị
trường. Ngân hàng Nhà nước đã chủ động siết dần lại tăng trưởng tín dụng, liên tục
đốc thúc hệ thống đẩy nhanh xử lý nợ xấu để tái tạo nguồn, bám sát và cân đối
nhanh các kênh điều tiết, cùng với đó là phải luôn đảm bảo không tăng lãi suất huy
động, lãi suất liên ngân hàng. Môi trường lãi suất thay đổi sẽ tác động tới sự dịch
chuyển dòng vốn toàn cầu và có sức lan tỏa mạnh. Các nền kinh tế phát triển cần
chuyển sang chính sách thắt chặt trước nguy cơ tăng trưởng nóng và lạm phát tăng
cao sau một thời gian dài nới lỏng tiền tệ. Các thị trường đang phát triển cũng phải
đối mặt với rủi ro lạm phát tăng nhanh và sự mất giá đồng nội tệ. Vì vậy, các thị
trường này có thể chịu rủi ro lớn khi dòng vốn bị rút ra để tìm về các tài sản an toàn
một khi thị trường có biến động mạnh. Với độ mở lên tới 100%, Việt Nam khó có
thể tránh khỏi những tác động từ bên ngoài khi nền kinh tế thế giới có bất ổn.

Năm 2019, xu hướng nới lỏng tiền tệ diễn ra ở một loạt các quốc gia nhằm kích
thích kinh tế do ảnh hưởng của xung đột thương mại. Bên cạnh đó, FED đã quyết
định cắt giảm lãi suất 3 lần, hiện xuống mức 1,5%- 1,75%/ năm. Tại Việt Nam,
Ngân hàng Nhà nước cũng có ban hành Quyết định số 2415 và 2416/QĐNHNN liên
quan đến việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa của các tổ chức tín
dụng đây là một dấu hiệu tích cực cho các doanh nghiệp.

2.1.2.Môi trường công nghệ


Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của
ngành may mặc Việt Nam hiện nay. Hoạt động của ngành may hiện nay phần lớn là
thực hiện gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn

8
Quản trị tài chính 2

những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng
được . Vì thế nếu được đầu tư đúng mức về công nghệ thì ngành may mặc Việt
Nam có thể phát huy hết được tiềm năng về lao động và chất lượng.

2.1.3.Môi trường văn hóa – xã hội


Tại Việt Nam, mức sống của người dân thành thị ngày càng cao và đang theo xu
hướng chuyển sang tiêu dùng hàng may mặc cao cấp nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản... Một bộ phận dân cư ưa chuộng phương thức may đo không chỉ
với những bộ quần áo sang trọng mà cả quần áo mặc thường ngày. Hàng may mặc
nội địa cũng có một vị thế khá vững chắc với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Việt
Tiến, May 10, Thành Công, Thăng Long. Thành thị, thị xã… mới có sự lựa chọn kỹ
càng về kiểu dáng, chất lượng, màu sắc , thời trang… còn đa số người dân nông
thôn chỉ mới chú trọng đến yếu tố “ ăn chắc, mặc bền” ,trong tiêu dùng hàng may
mặc hiện nay thì hàng may sẵn là hình thức chủ yếu vì nhanh gọn đơn giản và tiện
lợi, giá rẻ lại phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Đồ may sẵn thường xuyên
phải giảm giá do chất lượng thấp, tiêu thụ chậm, tồn đọng nhiều. Những sản phẩm
gắn mác chất lượng cao chỉ phù hợp với một bộ phận tiêu dùng trong xã hội

2.1.4.Môi trường pháp luật- chính trị


Hiện nay ngành đẹt may là ngành mà nhà nước ta đặc biệt quan tâm và nhận
được rất nhiều sự ủng hộ từ phía chính phủ, phát triển ngành dệt may trở thành một
trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn nhu
cầu ngày càng cao cho người tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội
nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinmh tế khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, môi trường chính trị pháp luật ổn định cũng tạo điều kiện rất lớn cho
việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nước ta hiện nay đã có các tiêu chuẩn về sản xuất, các quy chế về cạnh tranh,
việc bảo vệ bản quyền, phát minh sáng chế, chính sách thuế quan đối với hàng nhập
ngoại,.. cũng đang được áp dụng nhằm bảo vệ doanh nghiệp khỏi tình trạng hàng
giả, hàng nhái đồng thời tôn vinh các thương hiệu Việt.

2.2.Môi trường ngành


2.2.1.Nhà cùng cấp

9
Quản trị tài chính 2

Stt Tên nhà cung cấp Nguyên Xuất xứ


vật liệu

1 Wujiang DolongJet-weaving Vải China


Co.,ltd

2 Winnitex Limited Vải Hongkong

3 Hultafors Group AB Vải Sweden

4 Timtex Enterpire Co.,ltd Bông tơ Taiwan

5 Olam International Limited Bông tơ Singapore

Bảng 1:Danh sách những nhà cung cấp chính cho Công ty

(Nguồn Hoa Tho Corp)

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty sử dụng khá nhiều chủng loại nguyên
vật liệu, và nhà cung cấp đa dạng từ nhiều nước khác nhau.

 Bông: nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ các nhà cung cấp Ecom
Agroindustrial Asia Pte.ltd, Olam International Limited của Mexico, Mali và
các nhà cung cấp Việt Nam.
 Xơ: xơ Tairilin được lấy từ Việt Nam, xơ Nanlon được lấy từ nhà cung cấp
Timex Trading Co.Ltd của Taiwan.
 Vải phối, vải chính, vải lót các loại được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế
giới như: Korea, Taiwan. Japan, China, Hongkong,..
 Nút đóng các loại: chủ yếu được nhập từ Hongkong
 Dây viền lừng, dây dưng, thun do nhà cung cấp Toptide Sun Textile Co.ltd
của China cung cấp.

Công ty dệt may Hòa Thọ hoạt động trong lĩnh vực may mặc gần 50 năm. Vì
vậy công ty đã xây dựng một hệ thống mạng lưới các nhà cung cấp nguyên vật liệu
có tên tuổi, mạng lưới phân phối rộng và nguồn hàng phong phú. Đây là những nhà

10
Quản trị tài chính 2

cùng cấp nguyên vật liệu có chất lượng ổn định, giá cả cạnh tranh, giao hàng đúng
tiến độ.

Đa số các nguồn nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất tại các công ty Dệt
may là nguyên liệu được nhập từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc. Việt Nam
không có lợi thế về quy mô sản xuất vải so với Trung Quốc. Quy mô sản xuất vải
của Việt Nam khoảng 2 tỷ mét/ năm, còn ở Trung Quốc khoảng 90 tỷ mét/ năm, từ
đó giúp cho vải Trung Quốc luôn có giá rẻ hơn khoảng 30% so với Việt Nam. Việc
phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Tuy nhiên,
đối với HTG rủi ro này được giảm nhẹ phần nào khi Tổng Công ty luôn có sẵn
nguồn nguyên liệu dự trữ, giữ vững mối quan hệ với nhà cung cấp.

2.2.2. Đối thủ cạnh tranh


2.2.2.1.Đối thủ cạnh tranh trong nước
Sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp dệt may trên thị trường ngày
khốc.Hàng loạt các công ty thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)
như: May 10, Việt Tiến, Nhà Bè,… cũng tăng cường đầu tư, nghiên cứu thiết kế
nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm mang thương hiệu riêng. Do đó, Hòa Thọ
cần đổi mới cả về phương thức quản lý lẫn máy móc, thiết bị và bảo đảm về chất
lượng hàng hóa, giá cả sản phẩm. Đồng thời, chủ động từ nguyên phụ liệu đến đội
ngũ lao động có tay nghề giỏi; tập trung đẩy mạnh khâu thiết kế thời trang, xây
dựng thương hiệu và tích cực mở rộng hệ thống bán lẻ nhằm chiếm lĩnh thị phần và
nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nội địa.

11
Quản trị tài chính 2

Sự ganh đua của các


công ty trong ngành :
Năng lực thương Hòa Thọ, May 10, Năng lực thương
lượng của người bán 29/3, Thành Công, Nhà lượng của người mua

Đe dọa sản phẩm thay


thế

Hình 2: Mô hình 5 tác lực cạnh tranh

2.2.2.2.Đối thủ cạnh tranh ngoài nước


Việt Nam tham gia sâu vào nền kinh tế toàn cầu, cùng với việc hệ thống pháp luật
ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tuy
nhiên sẽ kéo theo rủi ro cạnh tranh vô cùng lớn. Đối với ngành dệt may Việt Nam luôn
phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các quốc gia xuất khẩu dệt may khác như Trung
Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Campuchia,…Vì vậy để nâng cao năng lực cạnh
tranh các doanh nghiệp dệt may nói chung và HTG nói riêng cần chú trọng vào việc đầu
tư các thiết bị tiên tiến, hiện đại, đổi mới công nghệ sản xuất, gia tăng năng suất lao động
để mang đến chất lượng tốt hơn

Đối thủ cạnh tranh hiện tại mà ngành dệt may của Việt Nam đang phải đối đầu là
Trung Quốc vì hàng Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường sản phẩm may mặc đơn giản,
thường ngày và đáp ứng nhu cầu cho các tầng lớp dân cư có thu nhập từ thấp đến trung
bình và khá.

- Hàng may mặc Trung Quốc tràn ngập, hàng Việt Nam muốn mở rộng kinh doanh
nôi địa phải vượt qua được thách thức cạnh gtranh gay gắt về nhiều mặt của hàng
Trung Quốc. Hàng Trung Quốc cũng đã làm thay đổi một phần thói quen tiêu dùng
sản phẩm may mặc trong 1 bộ phận dân cư.

12
Quản trị tài chính 2

- Sự buôn lậu tràn lan các mặt hàng may mặc Trung Quốc vào Việt Nam đã gấy ra sự
biến động lớn về thị trường , gây tác hại xấu đến môi trường kinh doanh trong
nước.
- Hàng dệt Trung Quốc nhập khẩu xét theo khía cạnh tích cực cũng đã bổ sung
nguyên liệu quan trọng trong ngành may trong nước.

2.2.3.Khách hàng
Thực tế thu nhập của người dân Việt Nam không cao nên việc may mặc cũng có nhiều
hạn chế. Chỉ có một phần nhỏ người tiêu dùng có thu nhập cao tiêu dùng sản phẩm cao
câp còn lại là những người có thu nhập thấp và trung bình. Nhìn chung ngành dệt may của
Việt Nam ít mẫu mã đẹp, giá cao,..trong khi đó hàng dệt may của nhiều nước lại có mẫu
mã đẹp, giá rẻ, đa dạng chủng loại để người tiêu dùng sử dụng. Tiêu biểu là hàng dệt may
của Trung Quốc Với tâm lý của người Việt Nam là thích rẻ và đẹp nên việc lựa chọn hàng
của các nước như Trung Quốc càng có xu hướng tăng.

2.3.Thị trường tài chính


2.3.1.Thị trường chứng khoán
 Bối cảnh toàn cầu
Năm 2019, thị trường tài chính quốc tế nói chung và TTCK thế giới nói riêng chịu
nhiều tác động trái chiều vừa mang tính tiêu cực, vừa mang tính tích cực. Ảnh hưởng rất
lớn trong giai đoạn này là cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung; nguy cơ Brexit không đạt
được thỏa thuận; những bất ổn về địa chính trị tại một số khu vực và đặc biệt là sự đảo
chiều trong chính sách tiền tệ của các nước lớn trên thế giới… Nếu như, cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung và nguy cơ Brexit không đạt được thỏa thuận cũng như những bất
ổn về địa chính trị của một số khu vực trên thế giới năm 2019 được xem là nhân tố tiêu
cực tác động đến thị trường tài chính thế giới thì việc đảo chiều trong chính sách tiền tệ
của các nước lớn được đánh giá là nhân tố nâng đỡ TTCK.

Việc lãi suất đồng USD tăng đã dẫn đến xu hướng rút vốn từ các quỹ đầu tư cổ phiếu để
chuyển sang đầu tư vào các quỹ trái phiếu tại Mỹ và các nước lớn. Chính sách tiền tệ thắt
chặt khiến giá vốn tăng lên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trong 6 tháng
đầu năm hầu hết tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sút, kéo theo sự giảm sút
của TTCK, đặc biệt là thị trường cổ phiếu thế giới.

• Bối cảnh trong nước


TTCK Việt Nam năm 2019 được đánh giá là có nhiều động lực tích cực hỗ trợ phát
triển nhờ các yếu tố như: Các cân đối vĩ mô được đảm bảo; chính sách tài khóa ổn định và

13
Quản trị tài chính 2

chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng nới lỏng. Năm 2019, tình hình kinh tế vĩ mô
tiếp tục ổn định tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế.

Năm 2019, không nằm ngoài xu thế chung của thị trường thế giới, chính sách tiền tệ
của Việt Nam cũng được điều chỉnh theo hướng nới lỏng thông qua động thái cắt giảm lãi
suất liên tục của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong nửa cuối năm 2019 nhằm hỗ trợ cho
tăng trưởng kinh tế, đảm bảo các cân đối vĩ mô và giảm thiểu tác động từ các nhân tố tiêu
cực của bối cảnh kinh tế quốc tế. Chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN trong thời gian
vừa qua là một trong những nhân tố quan trọng để dòng tiền nhàn rỗi dịch chuyển từ kênh
tín dụng truyền thống sang các kênh đầu tư khác trong đó có TTCK.

Những biến động trên của kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam trong thời gian qua
được xem là những nhân tố tác động đa chiều lên TTCK cơ sở và tạo ra những diễn biến
phức tạp trên thị trường trong năm 2019. Nhìn chung TTCK Việt Nam phục hồi tương đối
so với thời điểm cuối năm 2018.

Mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu tính đến ngày 6/12/2019 đạt 4383 nghìn tỷ đồng,
tăng 10,7% so với cuối năm 2018 (tương đương 79,2% GDP). Hiện có 748 cổ phiếu và
chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở Giao dịch và 826 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên
Upcom với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt gần 1.385 tỷ đồng, tăng 14,8% so
với năm 2018.

14
Quản trị tài chính 2

2.3.2.Biến động giá cổ phiếu của ngành dệt may

Giá nhiều cổ phiếu dệt may đã bứt phá trong nửa cuối năm 2018, phản ánh kỳ vọng lạc
quan trước thềm năm 2019. Với triển vọng tích cực, hoạt động sản xuất - kinh doanh của
các doanh nghiệp ngành dệt may duy trì được sự ổn định và tăng trưởng. Thống kê của
Báo Đầu tư Chứng khoán cho thấy, trong nhóm 20 doanh nghiệp dệt may có tổng tài sản
lớn nhất đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, trong quý I vừa qua, chỉ có 1 doanh
nghiệp báo lỗ.Trong đó, cổ phiếu của Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HOSE: FTM) giảm
mạnh hơn 80%, Tập đoàn Trường Tiền (HNX: MPT) giảm hơn 63%, Sản xuất Kinh
doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (HOSE: GIL) giảm gần 38%.
Chỉ có 4 cổ phiếu tăng giá, với mức tăng nhẹ từ 3-38%. Cổ phiếu May Sông Hồng
(HOSE: MSH) tăng mạnh nhất gần 38%, Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) tăng gần 20%, còn lại
tăng không đáng kể.

15
Quản trị tài chính 2

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH


3.1.Phân tích lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thông qua phân
tích tài chính.

16
Quản trị tài chính 2

Chỉ số
chung
CTCP Dệt May Hoà Thọ (HTG) CTCP May Việt Tiến CTCP May Sông Hồng
của
ngành
2018 2019 2018 2019 2018 2019
Doanh
thu 4,346,084,997,714 4,254,526,901,893 9,719,646,080,708 9,037,020,236,512 3,950,893,821,662 4,411,871,787,236
thuần
Lợi
nhuận 381,635,804,312 347,924,193,385 1,170,171,264,360 1,128,666,859,885 793,481,802,878 928,438,058,934
gộp
CPBH &
253,062,854,559 211,385,497,163 692,379,552,515 664,642,000,272 356,044,563,061 415,630,368,377
QLDN

Tổng tài
1,994,083,311,738 1,772,501,102,298 4,701,038,401,981 4,982,865,217,996 2,520,977,249,460 2,566,211,680,137
sản
Vốn chủ
444,629,456,129 481,460,414,632 1,669,769,215,622 1,996,228,265,716 933,559,877,540 1,235,743,498,194
sở hữu
Lợi
nhuận 100,602,029,927 116,653,149,647 477,371,861,404 418,133,546,891 369,826,068,561 449,845,780,238
sau thuế
5.05% 6.58% 10.12% 8.33%
ROA 14.67% 17.53% 6.27%
22.63% 24.23% 29.03% 29.00%
ROE 28.59% 36.40% 15.03%

Biên lợi
nhuận 8.78% 8.18% 12.04% 12.49% 20.08% 21.04% 16.69%
gộp
Quản trị tài chính 2

- Về mặt doanh thu, nhìn chung công ty dệt may Việt Tiến có chỉ số cao đứng đầu
trong 3 công ty. Chỉ số ROA và ROE của CTCP Việt Tiến thể hiện rằng doanh
nghiệp đang sử dụng tốt tài sản và nguồn vốn của mình, CTCP may Việt Tiến
trong 2 năm 2018 và 2019 có ROA và ROE đều lớn hơn chỉ số bình quân ngành
ROA là 10.15% năm 2018 và 8,39% năm 2019 so với ROA của ngành hàng tiêu
dùng là 6.27%. ROE là 28.59% ở năm 2018 và 29.03% ở năm 2019. Theo chuẩn
quốc tế thì khi ROE > 15% và ROA > 7.5% chứng tỏ doanh nghiệp đủ năng lực về
mặt tài chính, mà ở bảng trên chúng ta có được số liệu % ROA và ROE đều lớn
bình quân ngành, vì vậy CTCP Việt Tiến là một doanh nghiệp có năng lực về mặt
tài chính. Nhìn vào chỉ số ROA và ROE các nhà đầu tư sẽ biết được doanh nghiệp
kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên 1 đồng tài sản hoặc nguồn vốn. Tuy nhiên công
ty cần có các giải pháp cải thiện hơn nữa sao cho ROA(ROE) tiêu chuẩn +
ROA(ROE) ngày càng tăng + duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.
- Biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp năm 2018 và 2019 lần lượt là 12.04% và
12.49% cho thấy được doanh nghiệp còn sử dụng rất nhiều tiền cho việc sản xuất
hay giá cả nguyên vật liệu còn cao làm cho lợi nhuận gộp thu được thấp so với chỉ
số ngành biên lợi nhuận là 16.69% để nâng cao lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp
cần giảm khoản tiền cho nguyên vật liệu và sản xuất xuống mức tối đa để có thể
giảm giá thành sản phẩm và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. So với bình
quân ngành thì biên lợi nhuận gộp của công ty đang còn thấp chưa thể so sánh với
đối thủ cạnh tranh để góp phần đưa ra các điều chỉnh chiến lược giá bán, phục hồi
thị phần.

18
Quản trị tài chính 2

3.2.Phân tích tài chính và đánh giá rủi ro của công ty


3.2.1.Tình hình tài chính chung
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 2019/2018
1 Tổng giá trị tài sản 1.994.083 1.772.501 88,89%
2 Doanh thu thuần 4.344.895 4.253.607 97,90%
3 Lợi nhuận từ HĐKD 107.635 122.928 114,21%
4 Lợi nhuận khác 877 -233 -26,54%
5 Lợi nhuận trước thuế 108.512 122.695 115,95%
6 Lợi nhuận sau thế 100.602 116.653 115,95%
7 EPS 4.728 5.164 120,71%

Năm 2019 có tổng giá trị tài sản thấp hơn năm 2018 cụ thể là 221.582 triệu đồng. Điều
này cũng có thể thấy được rằng năm 2019 nền kinh tế đã đối mặt với cuộc chiến thương
mại Mỹ-Trung cũng như cuộc biến đổi thị trường dầu mỏ, cháy rừng Amazon.. đã làm
cho nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu nhiều tác động. Những tác
động đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành dệt may Việt Nam. Trước bối cảnh kinh tế vĩ
mô cua ngành, công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ đã cơ bản hoàn thành được những kế
hoạch đề ra. Chỉ tiêu DTT năm 2019 đạt được 4.253,607 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,1% so với
năm 2018. Các khoản chi phí cũng có phần sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. những kết
trả trên cho thấy được, sự điều hành cũng như chỉ đạo đúng đắn của tổng công ty, cùng sự
nổ lực của CBCNV đã giúp công ty phát triển trên HTG

19
Quản trị tài chính 2

3.2.2.Tình hình tài sản

Năm 2018 Năm 2019 Tỷ trọng


Chỉ tiêu
2019/2018
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tài sản ngắn hạn 1.221.768 56,25% 948.102 53,49% 84,25%
Tài sản dài hạn 872.316 43,75% 824.399 46.51% 94,51%
1.772.50
Tổng tài sản 1.994.083 100% 1 100% 88,89%

Tổng tài sản của công ty Hòa Thọ năm 2019 giảm 11,11% so với năm 2018. Trong đó:
tài sản ngắn hạn giảm 15,48%, chủ yếu là sự sụt giảm trong khoản mục hàng tồn kho từ
795,74 tỷ đồng năm 2018 xuống còn 616,18 tỷ đồng năm 2019. Đối với tài sản dài hạn năm
2019 cũng thấp hơn năm ngoái 47,916 tỷ đồng, nguyên nhân là do tài sản cố định giảm
10,34% chủ yếu đến từ việc khấu hao các tài sản như: máy móc, thiết bị, phương tiện vận
chuyển,…

Xét về cơ cấu năm 2019, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 53,49% trong tổng tài sản, chiếm
tỷ trọng lớn là hàng tồn kho (chiếm 70,94%) và khoản phải thu khách hàng (chiếm 20,85%).
Tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm 46,51% trong tổng tài sản, tài sản cố định đóng góp phần
lớn vào tài sản dài hạn.

43,75% 46,51% 53,49%


56,25%

2018 2019
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

20
Quản trị tài chính 2

3.2.3.Tình hình nợ phải trả

Năm 2018 Năm 2019


Tỷ trọng
Chỉ tiêu
Tỷ 2019/2018
Giá trị trọng Giá trị Tỷ trọng
Nợ ngắn hạn 1.108.310 71,53% 911.788 70,62% 82,27%
Nợ dài hạn 441.144 28,47% 379.253 29,38% 85,97%
Tổng nợ phải trả 1.549.454 100% 1.291.041 100% 83,32%

Trong cơ cấu nợ của công ty Hòa Thọ năm 2019, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là nợ
ngắnhạn, chiếm 70,62% trên tổng nợ phải trả. Trong đó, hai khoản mục chiếm tỷ
trọng lớn trong nợ ngắn hạn của HTG là khoản phải người lao động và nợ vay
ngắn hạn. Nợ vay ngắn hạn của HTG tại thời điểm 31/12/2019 giảm 47,13% so với
cùng kỳ năm trước, cho thấy được áp lực chi trả lãi vay của Tổng Công ty được giảm
dần, trong khi đó khoản phải trả cho người lao động tăng 18,28% so với năm 2018,
đạt 300,61 tỷ đồng, vì trong năm Tổng Công ty đã có chính sách tăng lương cho người
lao động bình quân từ 7,78 triệu đồng/ người/ tháng năm 2018 lên 8,1 triệu đồng/
người/ tháng năm 2019. Nợ dài hạn củacông tynăm 2019 giảm nhẹ còn 379,25 tỷ
đồng, giảm 14,03% so với năm 2019.
2018 2019

28.47% 29,38%

71.53% 70,62%

21
Quản trị tài chính 2

Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn

3.3.Các chỉ số tài chính chủ yếu.


3.3.1.Tỷ số thanh toán
Hoà Thọ Việt Tiến

năm 2018 2019 2018 2019


Tỷ số
thanh toán

Khả năng thanh toán hiện hành 1.01 1.04 1.21 1.30

Khả năng thanh toán nhanh 0.29 0.36 0.94 0.92

- Trong năm qua, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty dệt may Hòa Thọ tăng lên
1.04 lần, hệ số thanh toán nhanh tăng lên 0.36 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do tài
sản ngắn hạn giảm với tốc độ chậm hơn nợ ngắn hạn. Cụ thể tài sản ngắn hạn năm
2019 đạt 948,102 tỷ, giảm 15,48% so với năm 2018. Trong đó, hai khoản mục
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn là các khoản thu ngắn hạn và
hàng tồn kho đều giảm so với năm trước. Các hệ số thanh toán của HTG đã được
thanh toán gần một nửa. Các hệ số thanh toán của HTG đang ở mức an toàn và có
sư cải thiện so với năm ngoái, cho thấy Công ty vẫn có thể đảm bảo được các
khoản nợ ngắn hạn của mình.

1.01 1.04

0.29 0.36

22
Quản trị tài chính 2

2018 2019

Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán nhanh

3.3.2.Tỷ số hoạt động

Hoà Thọ Việt Tiến

năm
Tỷ số 2018 2019 2018 2019
hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu 16.94 17.19 6.96 5.53
5.43 5.53 10.81 7.23
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay tổng tài sản 2.18 2.40 7.03 6.25
72.28 56.79 33.30 49.75
Thời gian giải tỏa hàng tồn kho
5.24 5.72 20.58 15.12
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
0.77 0.72 0.64 0.59
Hiệu suất sử dụng vốn chủ

- Vòng quay các khoản phải thu tăng dần qua từng năm cho thấy việc thu tiền
khách hàng qua từng năm nhanh hơn so với công ty Việt Tiến thì các khoản phải
thu được thu chậm hơn
- Vòng quay hàng tồn kho cho thấy doanh nghiệp hàng tồn kho của doanh nghiệp
trong 2 năm đều luân chuyển khoảng 5 lần còn công ty Việt Tiến trong 2 năm đều
luân chuyển khoảng 9 lần
- Thời gian giải toả hàng tồn kho trung bình trong 2 năm khoản 60 ngày cao hơn so
với công ty Việt Tiến là 40 ngày phản ánh đúng vòng quay hàng tồn kho
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho thấy công ty dùng tài sản cố định để tạo ra
doanh thu qua từng năm tăng cho thấy việc sử dụng tài sản cố định tốt nhưng so
với công ty Việt Tiến còn thua rất nhiều

23
Quản trị tài chính 2

- Việc sử dụng vốn chủ để tạo ra doanh thu trong 2 năm liên tiếp trung bình nằm ở
mức 0.7

3.3.3.Tỷ số đòn bẩy tài chính


Hoà Thọ VIệt Tiến
2018 2019 2018 2019
Tỷ số nợ trên tổng tài 77.70% 72.84% 64.48% 59.94%
sản
Tỷ số nợ trên vốn chủ 348.48% 268.20% 1.8 1.49
Khả năng thanh toán 3.68% 4.39% - -
lãi vay
- Tỷ số nợ cho ta thấy trong 2 năm nợ chiếm trung bình khoảng 75% tài sản của
công ty điều đó cho biết công ty vẫn nằm trong mức an toàn.
- Tỷ số nợ trên vốn chủ cho thấy tài sản doanh nghiệp chủ yếu được tài trợ từ các
khoản nợ, tỷ số giảm qua từng năm cho thấy doanh nghiệp đang dần dần trả các
khoản vay.
- Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ giảm qua từng năm là biểu hiện của doanh nghiệp
đang dần thanh toán các khoản nợ lớn dài hạn.
- Khả năng thanh toán lãi vay trong 2 năm cho thấy thu nhập của doanh nghiệp cao
trung bình gấp 4 lần so với chi phí trả lãi.
 Điều này cho thấy công ty Hòa Thọ đang giảm sử dụng đòn bẩy tài chính, việc
duy trì cơ cấu vốn ở mức hiện tại sẽ giúp Công ty giảm gánh nặng từ việc
thanh toán các khoản lãi vay.
334.48%
268.20%

77.70% 72.54%

24
Quản trị tài chính 2

2018 2019
Hệ số nợ/tổng tài sản Hệ số nợ/vốn chủ sở
hữu

3.3.4.Tỷ số sinh lợi


Hoà Thọ Việt Tiến

năm 2018 2019 2018 2019


Tỷ số
sinh lợi
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu(ROS) 2.32 2.74 4.91 4.63
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 5.05 6.58 10.12 8.33
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ(ROE) 22.63 24.23 29.00 29.00

- Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu cho thấy được doanh nghiệp sinh lợi trung bình
khoảng 2.5% trên doanh thu thu được.
- Doanh nghiệp sinh lợi trong 2 năm khoảng 5% trên tài sản của doanh nghiệp,
doanh nghiệp làm ăn có lãi.
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ cho biết vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra
được trong 2 năm trung bình 25% lợi nhuận.
- Tỷ suất sinh lợi của công ty năm 2019 đều có sự tăng trưởng so với năm
2018,đóng góp cho sự tăng trưởng này chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế tăng
15.95 và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 14.21%, trong khi đó doanh thu
thuần và tổng tài sản lại có sự sụt giảm so với năm 2018.
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ lớn hơn tỷ suất sinh lợi trên tài sản cho ta biết được
việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty
đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ lệ
tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.

25
Quản trị tài chính 2

 Nhìn chung năm 2019 là một năm hoạt động hiệu quả của Hòa Thọ khi các chỉ
số sinh lợi đều được cải tiến, đảm bảo được năng lực sản xuất, kinh doanh,
cung cấp được hàng hóa chất lượng cho cả thị trường trong và ngoài nước.

22.63 24.23

6.58

5.05 2.74

2.32

Năm 2018 Năm 2019

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

3.3.5.Tỷ số giá trị thị trường

Hoà Thọ Việt Tiến


Năm
tỷ số 2018 2019 2018 2019
giá trị thị
trường
Thu nhập mỗi cổ phần 4.278 5.362 10.273 9.145
Tỷ số giá trị thị trường trên 5.26 3.73 4.93 5.68
thu nhập
Tỷ số giá trị thi trường trên 1.14 0.93 1.34 1.15
sổ sách

26
Quản trị tài chính 2

- Thu nhập mỗi cổ phần lớn hơn 0 cho ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
kinh doanh có lãi
- Đánh giá rủi ro:
 Tài sản của công ty chủ yếu đến từ các khoản vay chiếm đến khoản 75% tài
sản của công ty nếu công ty kinh doanh thua lỗ có thể dẫn đến không thanh
toán được các khoản lãi vay dễ dẫn đến nợ xấu và phá sản.
 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu còn rất thấp so với các đối thủ trong ngành.

27
Quản trị tài chính 2

CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH


4.1. Sự tăng trưởng của công ty và mục tiêu tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng của DN cho thấy triển vọng phát triển trong tương lai của DN. Sự
biến động về tốc độ tăng trưởng bền vững không những phản ánh sự thay đổi về quy mô
kết quả hoạt động mà còn phản ánh cả sự ổn định, tình hình phát triển và mức độ phát
triển vững chắc của DN. Qua đánh giá khát quát tốc độ tăng trưởng bền vững, những
người sử dụng thông tin có thể nhận biết được mức độ thành công hiện tại và xu hướng
phát triển của DN trong tương lai. Vì thế không chỉ có các nhà đầu tư, nhà cho vay dài
hạn mà hầu hết những người sử dụng thông tin tài chính đều quan tâm đến việc đánh giá
khái quát tốc độ tăng trưởng của DN.

Phân tích tăng trưởng của doanh nghiệp năm 2019 qua một số chỉ tiêu:

Tăng trưởng về tổng tài sản = (Tài sản cuối kỳ - Tài sản đầu kỳ)/ Tài sản đầu kỳ

= (1.772501102298 -1.994083311738)/1.994083311738

= - 0.11

Tăng trưởng về VCSH = (VCSH cuối kỳ - VCSH đầu kỳ)/ VCSH đầu kỳ)

= (481.460.414.632 - 444.629.456.129)/444.629.456.129

= 0.08

Tăng trưởng về DTT = (DTT kỳ này – DTT kỳ trước)/ DTT kỳ trước)

= (4.253.607.132.012-4.344.949.781)/4.344.949.781

= - 0.02

Qua những chỉ tiêu trên ta thấy hai trong ba chỉ tiêu có mức độ tăng trưởng âm điều đó
cho thấy công ty đang rơi vào đang thái không phát triển.

Ngoài các chỉ tiêu trên, khi phân tích tình tình hình tăng trưởng của công ty thì vấn đề cần
đặc biệt quan tâm là việc tăng trưởng từ nội lực của công ty. Cơ sở để đánh giá việc tăng
trưởng từ nội lực là căn cứ vào chỉ tiêu: tăng trưởng bền vững.

Để xác định mục tiêu tăng trưởng bền vững của công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ năm
2020 cần bảng dự toán báo cáo tài chính của năm 2020. Với dữ kiện công ty đặt chỉ tiêu
doanh thu năm 2020 đạt 3200 tỷ đồng, thì ta có :

28
Quản trị tài chính 2

CHỈ TIÊU 2019 % 2020

29
Quản trị tài chính 2

1. Doanh thu thuần về bán hàng


4,253,607,132,012
và cung cấp dịch vụ 3,200,000,000,000
91.82
3,905,682,938,627
2. Giá vốn hàng bán % 2,938,255,700,567
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
347,924,193,385
cung cấp dịch vụ 261,744,299,433
4. Doanh thu hoạt động tài chính 25,720,083,486 25,720,083,486
5. Chi phí tài chính 42,258,329,331 42,258,329,331
6. Chi phí bán hàng 2,927,659,231 0.07% 2,202,485,855
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 87,658,706,345 2.06% 65,945,878,780
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
122,928,109,608
kinh doanh 177,057,688,954
9. Thu nhập khác 2,071,550,925 2,071,550,925
10. Chi phí khác 2,304,250,153 2,304,250,153
11. Lợi nhuận khác -232,699,228 -232,699,228
12. Tổng lợi nhuận kế toán trước
122,695,410,380
thuế 176,824,989,726
13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 6,042,260,733 8,707,927,124
14. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
15.Lợi nhuận sau thuế thu nhập
116,653,149,647
doanh nghiệp 168,117,062,602

Tổng số LNST∗Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại


Tốc độ tăng trưởng bền vững = Vốnchủ sở năm đầu

R∗LNST 75 %∗168.117062602
¿
g=
VCSH
= 481.460414632
= 26,19%

Vậy tốc độ tăng trưởng bền vững của công ty năm 2020 là 26,19% là mục tiêu tăng
trưởng của công ty trong giai đoạn này.

4.2. Kế hoạch tài trợ và đầu tư tài trợ dài hạn ảnh hưởng đến tình hình tài
chính của công ty.
Với nhu cầu thị trường ngày càng đòi hỏi cao thì công ty không chỉ tập trung tạo sự
cân bằng tốt hơn trong danh mục sản phẩm của Tổng Công ty. Bên cạnh đó, Dệt May
Hòa Thọ cũng cần xây dựng chiến lược dài hạn và kế hoạch trung hạn cho Tổng Công ty
đến năm 2030, tạo thế chủ động trong SXKD. Trong nhiều năm qua, Tổng Công ty đã có

30
Quản trị tài chính 2

tăng trưởng rất tốt, nhưng cần chú trọng vào phát triển chiều sâu trong giai đoạn tới. Đặc
biệt trong ba nguồn vốn cần phát triển là: vật chất, nhân lực, công nghệ, thì Dệt May Hòa
Thọ cần tập trung phát triển nhân lực và công nghệ. Lấy đầu tư công nghệ làm nền tảng
để đào tạo nhân lực mới, chứ không chỉ dừng lại ở đào tạo các kỹ năng mềm. Đầu tư cho
công nghệ thì không chỉ học tập từ một số đơn vị bạn trong nước, mà cần tiếp cận, học
hỏi công nghệ cao từ quốc tế, sau đó nghiên cứu, lựa chọn công nghệ phù hợp, tạo hiệu
quả tăng năng suất. Bởi bản chất của cạnh tranh là tăng năng suất.

Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng, quan tâm đào tạo đội ngũ cán
bộ công nhân viên trở thành những người có năng lực thực thụ, chuyên nghiệp, lành nghề
và trình độ chuyên môn cao và năm vừa qua, Dệt May Hòa Thọ mới chỉ đầu tư chừng
400 triệu đồng cho đào tạo nhân lực.

Nhằm thực hiện chiến lược đẩy mạnh quảng bá thương hiệu thời trang công sở
Merriman, Hòa Thọ quyết định đầu tư xây dựng “Tổ hợp trung tâm thời trang –
Showroom Dệt may Hòa Thọ” tại Đà Nẵng.

Ngoài tập trung vào ngành chính là dệt may thì HTG đã và đang tiếp tục nghiên cứu
đầu tư ở các lĩnh vực mới như bất động sản, tài chính, du lịch,….

Trong thời điểm hiện tại công ty đã hoàn thành và đi vào hoạt động dự án xây dựng
thêm Chi nhánh của Tổng công ty Cổ Phần dệt may Hòa Thọ - Nhà Máy May Hòa Thọ
Triệu Phong ở tỉnh Quảng Trị.

Bảng chi tiết về một số những kế hoạch và đầu tư của công ty trong năm 2019
Dòng
Tổng mức
Tiến độ thực tiền
STT Tên dự án Mục tiêu của dự án đầu tư(tỷ
hiện thu về
đồng)
dự án
Dự án đầu tư hệ thống cắt
Tăng năng suất, chất
trải vải tự động cho nhà Quý IV/2018-
1 lượng bán thành 4,2
máy may Hòa Thọ Quảng Quý II/2019
phẩm
Ngãi
Đầu tư chiều sâu cho các Thay thế thiết bị cũ,
Quý II/2019 -
2 đơn vị ngành may - giai phục vụ kế hoạch 50
Quý I/2020
đoạn 1 sản xuất
Dự án đầu tư bổ sung máy Thay thế thiết bị cũ,
Quý IV/2018-
3 đánh ống cho nhà máy Sợi nâng cao chất lượng 12.5
Quý III/2019
1 sản phẩm
4 Dự án đầu tư chiều sâu Thay thế thiết bị cũ, 44.88 Quý II/2019-
nghành sợi - Giai đoạn 1 phục vụ kế hoạch Quý II/2020

31
Quản trị tài chính 2

sản xuất
Thay thế công trình
Dự án đầu tư xây dựng tổ
hiện trạng đã xuống
hợp trung tâm may đo thời Quý II/2018-
5 cấp, phục vụ chiến 41
trang - showroom - văn Quý I/2020
lược sản xuất kinh
phòng
doanh
Thay thế công trình
Dự án đầu tư xây dựng hiện trạng đã xuống
Quý III/2019-
6 Nhà Máy May Triệu cấp, phục vụ chiến 50.66 ~ 50 tỷ
Quý II/2020
Phong - Giai đoạn 1 lược sản xuất kinh
doanh
Việc đầu tư một hệ
thống điện năng
lượng mặt trời tại
hai khu vực khuôn
viên Tổng công ty
và Nhà Máy May
Triệu Phong Quảng
Trị để phát điện
Dự án đầu tư lắp đặt hệ
nhằm tự cung cấp và Quý III/2019- ~ 3.5
7 thống Điện NLMT 20
thay thế một phần Quý II/2020 tỷ
970KW
nhu cầu sử dụng
điện mua từ hệ
thống điện lưới,
giảm chi phí tiền
điện hàng tháng, tiết
kiệm chi phí tiền
điện cho tương lai
khi giá điện tăng
Đáp ứng mặt bằng
cho việc mở rộng
Dự án đầu tư xây dựng
sản xuất, mở rộng Quý IV/2019-
8 Nhà chuyên dùng Điện 4.56
kho và xây dựng Quý I/2020
Bàn
trung tâm bán thành
phẩm cho đơn vị.

Năm 2020, ngành dệt may Việt Nam đặt ra mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu đạt 42 tỷ
USD và phấn đấu đến 2025 con số này là 60 tỷ USD. Trước tình hình trên, đòi hỏi các
công ty dệt may Việt Nam nói chung và HTG nói riêng cần nắm bắt các cơ hội, tập trung
nghiên cứu tìm hiểu những quy định của CPTPP, EVFTA nhằm tận dụng các ưu đãi,
vượt qua rào cản của các nước nhập khẩu, tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết giữa

32
Quản trị tài chính 2

các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước. Trong khoảng thời gian này HTG không
ngừng và phấn đấu trong nhiều dự án và đầu tư, Vì vậy ảnh hưởng khá nhiều đến tình
hình tài chính của công ty :

Các dự án bắt đầu cuối năm 2018 và năm 2019 làm cho các chi phí tăng lên như
các khoản đầu tư vào mua sắm trang thiết bị đã chiếm 167 tỷ và tổng tiền đầu tư tài chính
tài dạn của công ty năm 2018 tăng cao so với năm trước đó là 115% tưng ứng gần 7.3. Để
có nguồn tiền nhều để đầu tư thì công ty đi vay và tăng các khoản về trả lãi nợ cao. Đặc
biệt chi phí tài chính của năm 2018 tăng 54,44% tương ứng tăng 23,887,271,223 so với
năm 2017 .

4.3 Giải pháp đầu tư và tài trợ dài hạn giai đoạn 2020-2023 của công ty
Tập trung chăm lo tốt hơn nữa đời sống của người lao động về bảo hiểm, sức khỏe,
môi trường làm việc và nghiên cứu xây dựng thêm các chế độ chính sách cho người lao

33
Quản trị tài chính 2

động. Tiếp tục tập trung đào tạo nguồn nhân lực bằng nhiều phương pháp tại chỗ, các
khóa đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng chương trình đào tạo chi tiết
cho từng bộ phận và tuyển dụng nhân sự có trình độ cao cho các khâu kỹ thuật, công
nghệ, thiết kế để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.

Tiếp tục tập trung đầu tư chiều sâu máy móc thiết bị cho các nhà máy trên cơ sở năng
lực hiện có theo hướng hiện đại hơn, tự động hóa cao hơn, có tính đến việc chuyển đổi
linh hoạt về mặt hàng và chất liệu sản phẩm . Trong năm 2020 phải hoàn thành tự động
hóa khâu cắt cho tất cả các nhà máy may, tự động hóa một số công đoạn trong khâu hoàn
thành đóng gói, nâng cấp hạ tầng CNTT và ứng dụng phần mềm quản trị sản xuất toàn
diện cho các nhà máy. Công tác đầu tư phải lưu ý kết nối được với CNTT để đạt hiệu quả
tối ưu nhất, đầu tư công nghệ hướng đến xu thế tự động, tiết giảm lao động, sản xuất
xanh hiệu quả, tiết kiệm năng lượng,...

Nghiên cứu đề xuất xu hướng công nghệ mới để tiếp cận với các công nghệ tiên tiến
đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các đối tác và người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống an
ninh mạng đảm bảo dữ liệu thông tin của Tổng Công ty an toàn, bảo mật và hoạt động
luôn thông suốt.

Trong giai đoạn những năm tới cần phát huy việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay
dài hạn và ngắn hạn, đặc biệt là nguồn vốn cho vay ưu đãi có lãi suất thấp của ADB.
Quản lý tốt dòng tiền để các chỉ số tài chính của Tổng Công ty luôn duy trì ở mức tốt.
Thường xuyên bám sát công tác tiết kiệm chi phí theo các khoản mục cụ thể để nâng cao
hiệu quả hoạt động từ nhà máy đến các đơn vị phòng ban Tổng Công ty. Phân tích và báo
cáo kịp thời công tác kế toán quản trị để giúp Ban điều hành nắm tình hình SXKD tại các
đơn vị trực thuộc. Nâng cao việc sử dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán và
quản trị tài chính.

34
Quản trị tài chính 2

CHƯƠNG 5: ĐỊNH GIÁ, MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP


5.1. Định giá, mua bán
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp,mỗi phưng pháp đều
có những ưu nhược điểm riêng và không có một phương pháp nào là tối ưu nhất. Ở Việt
Nam để định giá một doanh nghiệp thường sử dụng những phương pháp sau:
 Phương pháp giá trị tài sản thuần - trực tiếp.
 Phương pháp đầu tư – p hương pháp dòng tiến chiết khấu.
Để xác định giá trị tài sản thuần của công ty Dệt May Hòa Thọ chọn phương pháp giá
trị tài sản thuần –NAV. Phương pháp định giá trị tài sản thuần là giá trị của doanh nghiệp
bằng với giá thị trường của toàn bộ tài sản trừ đi cho giá thị trường của tất cả các khoản
nợ của doanh nghiệp hay có nghĩa là, giá trị thực tế của tài sản trừ đi giá trị thực tế của tất
cả các khoản nợ.
Giá trị DN = Giá trị thị trườngTài sản - Giá trị thị trườngCác khoản nợ

Xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường. Ngay cả khi doanh nghiệp thực hiện
tốt chế độ kế toán được lập vào một thời điểm nào đó cũng không hản ánh đúng giá trị thị
trường của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp. Để xác định giá trị tài sản theo giá thị
trường trước hết loại bỏ danh mục đánh giá những tài sản không cần thiết và không có
khả năng đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Sau đó tiến hành đánh giá số tài sản
còn lại trên nguyên tắc sử dụng giá trị thị trường để tính từng loại tài sản, một số loại tài
sản được tính như sau:
+ Đối với TSCĐ và TSLĐ là hiện vật thì đánh giá theo giá thị trường nếu trên thị trường
hiện có bán hững tài sản như vậy. Trong thực tế, thường không tồn tại thị trường TCSĐ
cũ, đã qua sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau. Khi đó người ta dựa theo công dụng hy
khả năng phụ vụ sản xuất của tài sản để áp dụng một tỷ lệ khấu trừ trên giá trị củ một
TSCĐ mới. Đối với những TSCĐ không còn tồn tại trên thị trường thì người ta áp dụng
một hệ số quy đổi so với những TSCĐ khác loại nhưng có tính năng tương đương.
+ Các tài sản bằng tiền được xác định bằng cách kiềm quỹ đối chiếu số dư trê tài sản, nếu
là ngoại lệ được quy đổi về đồng nội tệ theo tỷ giá thị trường tại thời điểm đánh giá.

35
Quản trị tài chính 2

+ Các khoản phải thu do khả năng đòi nợ các khoản này ở nhiều mức độ khác nhau. Vì
vậy người ta bắt đầu từ việc đối chiếu công nợ, xác minh tính pháp lý, đánh giá độ tin cậy
của từng khoản phải thu nhằm loại ra những khoản mà doanh nghiệp khó có khả năng đòi
+ Đối với tài sản cho thuê và quyền cho thuê BĐS : tính theo phương pháp chiết khấu
dòng tiền tương lai.
+ Các tài sản vô hình : theo phương pháp này người ta chỉ thừa nhận các giá trị của các
tài sản vô hình đxa được xác nhận trên sổ kế toán .
Sau cùng giá trị tài sản thuần được tính bằng cách lấy tổng giá trị của các tài sản đã được
xác định rừ đi khoản nợ phản ánh ở trên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán và khoản
tiền thuế tính trên giá trị gia tăng thêm của số tài sản đã được đánh giá lại tại thời điểm
xác định giá trị doanh nghiệp.

36
Quản trị tài chính 2

37
Quản trị tài chính 2

Đánh lại tài sản của doanh nghiệp có những thay đổi như sau:

- Đồng ngoại tệ giảm 6% vì vậy làm cho các khoản tương đương tiền giảm:
3.000.000.000*(1-0.06)=2.820.000.000 ( đồng)
- Các khoản phải thu khó đòi trong đó có 10% không đòi được nợ, vậy các khoản phải
thu ngắn hạn hiện tại:
274.340.784.379*(1-0.1) = 246.906.705.941

38
Quản trị tài chính 2

- Hàng tồn kho tính tới thời điểm hiện tại giảm đi 150 tỷ
616.188.431.966 - 150.000.000.000 = 466.188.431.966
- Tài sản cố định hữu hình được đánh giá lại tăng 17 tỷ , nên TSCĐ hữu hình của công
ty được đánh giá lại tại thời điểm hiện tại là :
741.595.385.797 + 17.000.000.000 = 758.595385.797
- Đầu tư kinh doanh liên quan và liên kết hết, vậy tại thời điểm hiện tại đầu tư tài chính
dài hạn tăng 1 tỷ:
14.007.853.365+1.000.000.000= 15.007.853.365
- Vay và thuê nợ tài chính ngắn hạn tăng thêm 1 tỷ vậy nợ ngắn hạn đến thời điểm
hiện tại :
911.787.999.256+1.000.000.000 = 912.787.999.256
Vậy tổng tài sản của doanh nghiệ sau khi đánh giá lại:
27.303.763.991+2.820.000.000+15.283.145329+246.906.705.941+466.188.431.966+3
8.986.185.045+4.384.390.930+758.595385.797+1.474.876.149+35.047.117.854+15.0
07.853.365+27.889.167.493=1.639.887.023.860 (đồng).
Tổng giá trị tài sản thuần sau khi được đánh giá lại = Tổng tài sản – các khoản nợ

= 1.639.887.023.860 - 912.787.999.256 – 379.252.686.410 = 347.846.338.194

5.2. Các công ty sáp nhập, liên kết


 Công ty đang nắm quyền kiểm soát Hòa Thọ Corp

CÔNG TY MẸ: TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

 Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Dệt may Việt Nam
 Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam National Textile and Garment Group
 Tên viết tắt: VINATEX
 Địa chỉ trụ sở chính: 25 Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100100008 do Sở Kế hoạch và Đầu từ
thành phố Hà Nội cấp ngày 29/1/2015.
 Vốn điều lệ: 5.000.000.000.000 VNĐ
 Tỷ lệ sở hữu: 65%, tƣơng đƣơng 146.156.210.000 VNĐ
 Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị,phụ
tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang.
- Kinh doanh bán lẻ các sản phẩm dệt may và các sản phẩm tiêu dùng khác.
- Đào tạo nghề, quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ.

39
Quản trị tài chính 2

- Giám định, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt
may, giống bông; đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng dệt may, khu công nghiệp
dệt may, xử lý môi trường, siêu thị; tư vấn, thiết kế, lập các dự án đầu tư trong lĩnh
vực dệt may, môi trường.
- Kinh doanh tài chính; hoạt động tài chính, chứng khoán, dịch vụ tài chính khác.
- Tổ chức hội chợ triển lãm, biểu diễn thời trang trong và ngoài nước, xuất bản,in
ấn.
- Đầu tư ra nước ngoài; làm đại diện cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam trong
lĩnh vực dệt may.
 Các Công ty mà Hòa Thọ Corp nắm giữ quyền chi phối, kiểm soát cổ phần

chi phối

Tính đến thời điểm 31/12/2016, Tổng công ty Dệt may Hoà Thọ có 07 công ty con,

cụ thể:

1. CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÕA THỌ - QUẢNG NAM

 Địa chỉ : Quốc lộ 1, Thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
 Điện thoại: 0235 3874789 Fax: 0235 3874789
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 4000735347 do Sở KH&ĐT tỉnh
Quảng
 Nam cấp ngày 30/03/2010
 Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất kinh doanh hàng may mặc
 Vốn điều lệ : 20.000.000.000 VNĐ
 Tỷ lệ cổ phần TCTCP Dệt may Hòa Thọ nắm giữ: 32,14%
 Giá trị vốn góp: 6.428.000.000 VNĐ (tính theo mệnh giá)

2. CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÕA THỌ - HỘI AN

 Địa chỉ : 26 Nguyễn Tất Thành, Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam
 Điện thoại: 0235 3861351 Fax: 0235 3862377
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 4000837028 do Sở KH&ĐT tỉnh
Quảng
 Nam cấp ngày 22/12/2011
 Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất kinh doanh hàng may mặc
 Vốn điều lệ : 10.000.000.000 VNĐ
 Tỷ lệ cổ phần TCTCP Dệt may Hòa Thọ nắm giữ: 54,18%

40
Quản trị tài chính 2

 Giá trị vốn góp: 5.418.000.000 VNĐ (tính theo mệnh giá)

3. CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ - DUY XUYÊN

 Địa chỉ : Khu CN Gò Dỗi, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
 Điện thoại: 0235 3726250 Fax: 0235 3778557
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 4000939407 do Sở KH&ĐT tỉnh
Quảng
 Nam cấp ngày 03/10/2013
 Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất kinh doanh hàng may mặc
 Vốn điều lệ : 10.000.000.000 VNĐ
 Tỷ lệ cổ phần TCTCP Dệt may Hòa Thọ nắm giữ: 81,73%
 Giá trị vốn góp: 8.173.000.000 VNĐ (tính theo mệnh giá)

4. CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HIỆP ĐỨC

 Địa chỉ: Cụm CN Nam An Sơn, Xã Quế Thọ, Huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
 Điện thoại: 0235 3684555
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 4000927715 do Sở KH&ĐT tỉnh
Quảng
 Nam cấp ngày 17/04/2013
 Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất kinh doanh hàng may mặc
 Vốn điều lệ : 20.000.000.000 VNĐ
 Tỷ lệ cổ phần TCTCP Dệt may Hòa Thọ nắm giữ: 68,5%
 Giá trị vốn góp: 13.700.000.000VNĐ (tính theo mệnh giá)

5. CÔNG TY CỔ PHẦN THỜI TRANG HÕA THỌ

 Địa chỉ : 31 Phan Châu Trinh, Đà Nẵng


 Điện thoại: 0236 3817142 Fax: 0236 2220212
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0401290899 do Sở KH&ĐT thành phố Đà
 Nẵng cấp ngày 30/07/2009
 Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất kinh doanh hàng may mặc
 Vốn điều lệ: 3.470.000.000 VNĐ
 Tỷ lệ cổ phần TCTCP Dệt may Hòa Thọ nắm giữ: 76,88%
 Giá trị vốn góp: 2.667.900.000 VNĐ (tính theo mệnh giá)

6. CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI HÕA THỌ THĂNG BÌNH

41
Quản trị tài chính 2

 Địa chỉ : Thôn Ngọc Sơn, Xã Bình Phục, Huyện Thăng Bình, Quảng Nam
 Điện thoại: 0235 3668886
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 4001020020 do Sở KH&ĐT tỉnh Quảng
Nam
 cấp ngày 09/03/2015
 Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất kinh doanh hàng dệt may
 Vốn điều lệ: 52.000.000.000 VNĐ
 Tỷ lệ cổ phần TCTCP Dệt may Hòa Thọ nắm giữ: 51%
 Giá trị vốn góp: 26.520.000.000 VNĐ (tính theo mệnh giá)

7. CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ XÂY DỰNG HÒA THỌ

 Địa chỉ : 36 Ông Ích Đƣờng, P. Hòa Thọ Đông, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
 Điện thoại: 0236 3673290 Fax: 0236 3673290
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 0401705303 do Sở KH&ĐT thành phố
Đà
 Nẵng cấp ngày 12/11/2015
 Ngành nghề kinh doanh chính: Cơ khí
 Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VNĐ
 Tỷ lệ cổ phần TCTCP Dệt may Hòa Thọ nắm giữ: 100%
 Giá trị vốn góp: 2.000.000.000 VNĐ (tính theo mệnh giá
 Các Công ty liên kết

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÕA THỌ - PHÚ NINH

 Địa chỉ : Cụm Công nghiệp Chợ Lò - Xã Tam Thái - Huyện Phú Ninh - Quảng
Nam
 Điện thoại: 0235 3823 779 Fax: 0235 3849779
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 4000851992 do Sở KH&ĐT tỉnh Quảng
 Nam cấp ngày 15/03/2012
 Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất kinh doanh hàng dệt may
 Vốn điều lệ: 20.000.000.000VNĐ
 Tỷ lệ cổ phần sở hữu của TCTCP Dệt may Hòa Thọ (hợp nhất): 27,23%
 Tỷ lệ quyền biểu quyết của TCTCP Dệt may Hòa Thọ: 42,5%
 Giá trị vốn góp: 8.500.000.000 VNĐ (tính theo mệnh giá

42
Quản trị tài chính 2

Như vậy với sự kiểm soát, sáp nhập liên kết vững mạnh từ các công ty trên Dệt May Hòa
Thọ đã đặt ra mục tiêu chiến lược phát triển để ngày càng mở rộng qui mô kinh doanh,
tiếp cận khách hàng trên thị trường nội địa.

 Xây dựng Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, quản
lý các công ty con trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ và thị trường.
 Phát triển nguồn nhân lực cả về số lƣợng, chất lƣợng và chuyên nghiệp. Quan tâm
đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật công nghệ, marketing, thiết kế thời trang
nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.
Quan hệ lao động hài hòa. Trên cơ sở nguồn lực hiện có và bổ sung tạo bước nhảy
vọt và nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững.
 Chú trọng xây dựng và tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân
phối,bán lẻ trên thế giới, từng bước tham gia vào chuỗi liên kết với các nhà sản
xuất và cung ứng nguyên phụ liệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
 Phát triển theo hướng đa dạng hóa sở hữu và phát triển kinh tế nhiều thành phần,
huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển. Chú trọng kêu gọi các
nhà đầu từ nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà công ty còn yếu và
thiếu kinh nghiệm.
 Đầu tư phát triển Tổng công ty theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, đảm
bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả.
 Xây dựng, phát triển Tổng công ty thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
đa ngành, có tiềm lực tài chính và trình độ kỹ thuật – công nghệ tiên tiến đáp ứng
yêu cầu phát triển ngành Dệt May hiện đại.
 Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận có đƣợc của Tổng công
ty cho các cổ đông, nâng cao giá trị Tổng công ty và không ngừng cải thiện đời
sống,điều kiện làm việc, thu nhập cho ngƣời lao động và làm tròn nghĩa vụ với
ngân sách Nhà nước.
 Ngoài ra, Tổng công ty còn nghiên cứu đầu tƣ hoặc tham gia góp vốn liên doanh,
liên kết trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tài chính, du lịch…

43

You might also like