You are on page 1of 4

Nhóm 7 up

Thành viên Mức độ đóng góp

Nguyễn Giang Minh Tiến 100%

Nguyễn Thị Thanh Tuyền 100%

Phạm Hoàng Ngọc Trâm 100%

Hà Thị Mỹ Huyền 100%

Huỳnh Ngọc Ngân 100%

Bùi Thị Bảo Trân 100%

Trần Thị Xuân Mai 100%

Hiện nay, ngành dệt may được hiểu là ngành được tạo ra nhằm thỏa mãn như cầu về may mặc, nhu cầu về
thời trang của con người chúng ta. Với những sản phẩm được sản xuất thông qua hệ thống sản xuất với dây
chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, vừa đảm bảo được được chất lượng và mang tính thẩm mỹ cao. Ngành dệt
may không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống chúng ta mà còn giữ vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của đất nước. Dệt may được coi là một ngành có sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong quá trình
hội nhập kinh tế.

Từ nhiều năm trở lại đây khi được đề cập đến một quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cũng như sản xuất dệt
may. Người ta thường liên tưởng nghĩ ngay đến Trung Quốc. Cũng chính vì lẽ đó khi nhắc tới Trung Quốc
chúng ta không thể nào không nhắc tới một thị trường có lượng lớn tiêu thụ về ngành dệt may và có nhiều tiềm
năng đáng đực đầu tư cũng như khai thác mạnh mẽ do là một nước có số dân đông và có mức thu nhập bình
quân ngày càng cao. Bên cạnh đó, Trung Quốc sản xuất hàng hóa không chỉ được tiêu thụ thị ở trường trong
nước mà Trung Quốc còn được xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Trung quốc còn được công nhận với mệnh
danh là “ công xưởng thế giới ” . (theo truongthangjsc, 8/2018)

Theo Hiệp hội may mặc của Trung Quốc, tính từ năm 2020 Trung Quốc có 170.000 doanh nghiệp hoạt
động trong ngành dệt may và có khoảng 8,26 triệu lao động làm việc trong khâu sản xuất và tổng sản lượng
được sản xuất đạt khoảng 71,2 tỷ chiếc. Năm 2020, doanh số quần áo được tiêu thụ tại Trung Quốc đã vượt quá
40 tỷ chiếc và tổng doanh số quần áo trên thị trường trong nước đạt 4,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (NDT).Hiện nay
ngành dệt may Trung Quốc vẫn còn được duy trì mở rộng, hiệu suất làm ra sản phẩm tăng theo từng quí. Quy
mô ngành dệt may trên thị trường được ước lượng dựa trên giá trị sản xuất nội địa với giá trị nhập khẩu ròng, và
được tính bằng giá bán của các nhà sản xuất. (theo vinatex, 9/2022)

Làn sóng “toàn cầu hóa” đang trở nên rất phổ biến đối với các quốc gia phát triển kinh tế trên thế giới.
Nắm bắt được xu thế thời đại này, các nhà doanh nghiệp tại Trung Quốc đã và đang không ngừng thiết lập
những kế hoạch và mục tiêu cho sự phát triển cho các ngành công nghiệp nói chung và ngành dệt may nói
riêng. Trung Quốc – một quốc gia có nguồn tiêu thụ cũng như cung cấp hàng may mặc số một thế giới đã học
hỏi không ngừng để mang đến những sản phẩm được cải tiến hơn về cơ chế sản xuất và chất lượng. Hội nhập
thương mại quốc tế từ rất sớm, các nhà doanh nghiệp ngành dệt may tại Trung Quốc thấy được ngôn ngữ, văn
hóa từ lâu đã không còn là rào cản chính, nhận thức được điều đó các nhà kinh doanh đã tiếp cận sở thích, nhu
cầu của người tiêu dùng trên toàn cầu dễ dàng. Hoạt động ngành may của Trung Quốc diễn ra ngày càng năng
động và sôi nổi khi áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến trong dây chuyền sản xuất, sử dụng công nghệ nắm và
chuyền tải bằng robot, cùng với đó là tích hợp các ứng dụng công nghệ thông minh khác giúp các công xưởng
tối ưu hóa được thời gian lao động. Các doanh nghiệp còn tập trung đầu tư sâu vào công nghệ thông tin cho
ngành may mặc giúp tăng tính kết nối giữa nhà kinh doanh và khách hàng, đặc biệt ngành dệt may là ngành đầu
tiên tiến hành giao dịch trực tuyến qua các trang mạng Internet. Từ đó, quy trình quảng bá thương hiệu có thể
phát triển rộng rãi và hệ thống xây dựng chuỗi cung ứng ngày càng được cải thiện. Nổi tiếng là thị trường có
nguồn nhân lực cao và lành nghề, đảm bảo đủ các yếu tố đầu vào như sợi tổng hợp và sợi thiên nhiên, toàn cầu
hóa như càng góp phần giúp các nhà kinh doanh ngành dệt may tìm kiếm được nhiều nguồn đầu tư kinh tế từ
trong và ngoài nước. Song song việc phát triển ngành dệt may trong nước, các công ty đã lợi dụng thế mạnh của
việc toàn cầu hóa và cho xây dựng nhiều công xưởng, xí nghiệp may phân bổ hơn khắp 100 quốc gia khác
nhau. Trung Quốc đầu tư vào hầu hết các mắt xích dệt may từ máy móc, thiết bị tối tân cho đến các máy ép,
máy cắt hiện đại nhằm đẩy nhanh các công đoạn thủ công. Theo các báo cáo sơ bộ tổng vốn đầu tư ra nước
ngoài cho ngành dệt tại Trung Quốc đến hơn 10 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc là
khu vực Đông Nam Á, các nước khác ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Trong đó nổi bật là thị trường kinh tế ở
Việt Nam với tình hình chính trị ổn định, lao động có tay nghề cao, được coi như môi trường lý tưởng trong
việc chuyển dịch chuỗi sản xuất ra nước ngoài của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, hợp tác xuất khẩu
lao động đã mang đến cho ngành dệt may Trung Quốc nguồn nhân công dồi dào và giá rẻ, chi phí lao động thấp
giúp giá thành các sản phẩm rẻ, đây được xem là động lớn giúp thúc đẩy lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực may
mặc. Xuất khẩu bùng nổ giúp Trung Quốc chiếm lĩnh vị thế trong nền kinh tế toàn cầu, theo unctad (Hội nghị
Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển) tỷ trọng xuất khẩu ngành dệt may Trung Quốc tăng từ 32% lên
34% trong năm 2021. Trung Quốc với vai trò là “công xưởng toàn cầu” khi vừa là nhà cung cấp, vừa là thị
trường tiêu thụ của các quốc gia khác trên thế giới. Vài năm trở lại đây, các nhà doanh nghiệp với mong muốn
đáp ứng nhu cầu cao, phức tạp hơn của người tiêu dùng, các nhà kinh doanh Trung Quốc đã chú trọng nhập
khẩu những yếu tố đầu vào như: xơ, sợi tái chế từ Campuchia và các nước khu vực lân cận như Lào, Việt Nam
và máy móc dây chuyền sản xuất từ các nước Pháp, Đức. Những nỗ lực đẩy mạnh phát triển ngành dệt may
thông qua hình thức ưu tiên hội nhập và hợp tác quốc tế đã giúp Trung Quốc thành công nắm vững thị phần lớn
trong ngành công nghiệp dệt. Từ đó đã cho nhiều đối thủ cạnh tranh khác thấy được Trung Quốc là quốc gia
tiềm năng hàng đầu trong sản xuất và nhập khẩu hàng dệt may. (theo số liệu từ vnexpress, 8/2022)

Tuy nói Trung Quốc hiện nay đang là thị trường đứng đầu trong ngành dệt may trên thị trường thế giới, thế
nhưng, song song đó ngành dệt may Trung Quốc cũng đang phải đối diện với những thách thức, khó khăn
không hề nhỏ do toàn cầu hóa đem lại:
+ Thứ nhất, về vấn đề cung ứng nguồn nguyên liệu, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bị đứt gãy
nguồn cung ứng ở Thượng Hải làm gián đoạn một số chuỗi cung ứng trên toàn cầu, cộng với chiến tranh Nga
và Ukraine và việc quan hệ của hai nước Mỹ- Trung đang dần đi xuống, điều này gây ra một mối lo ngại cho
Trung Quốc khi các công ty đa quốc gia đang đầu tư ở Trung Quốc muốn rời khỏi Trung Quốc và tìm đến
những chuỗi cung ứng mới, và vấn đề đặt ra là Trung Quốc nên đưa ra những chính sách, chiến lược gì để giữ
chân được các công ty này, không để họ ồ ạt rút vốn ra khỏi Trung Quốc vì nếu các công ty đồng loạt ồ ạt rút
vốn ra khỏi Trung Quốc điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Trung Quốc.

+ Thứ hai, ảnh hưởng từ việc Mỹ đang tìm kiếm các thị trường cung ứng mới để làm đa dạng hóa thị
trường cung ứng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc, điều này sẽ làm cho các nước khác
trong khu vực hưởng lợi đặc biệt là các nước đang phát triển, bởi vì Mỹ sẽ dịch chuyển các nhà máy sản xuất ở
Trung Quốc sang các nước này, điều đó sẽ giúp FDI của các nước này gia tăng cũng đồng nghĩa lợi nhuận cũng
sẽ tăng theo, và cũng đồng nghĩa với việc FDI của Trung Quốc cũng sẽ bị giảm và ảnh hưởng đáng kể tới lợi
nhuận của Trung Quốc do ngành dệt may đem lại, hơn nữa Trung Quốc cũng sẽ bị mất dần lợi thế về nguồn
cung ứng của mình với Mỹ.

+ Thứ ba, ảnh hưởng về vấn đề rủi ro do cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm tầm trung từ các nước
lân cận khác, từ vấn đề này đòi hỏi Trung Quốc càng phải tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm có chất
lượng cao và phải phát triển quy mô lớn hơn nữa trong khâu sản xuất nguyên liệu sợi, dệt, để có thể xuất khẩu
sang các nước với giá tốt hơn, với sản phẩm chất lượng hơn .

+ Thứ tư, do ảnh hưởng toàn cầu hóa, nên trên thị trường dệt may nội địa Trung Quốc hiện đang có rất
nhiều các thương hiệu thời trang khác trên thế giới đang du nhập vào nước này với những mẫu mã sản phẩm bắt
mắt, đa dạng, chất lượng để cạnh tranh với nước này. Và câu hỏi đặt ra đó là làm thế nào để người Trung Quốc
tin dùng hàng Trung Quốc ? đó mới là vấn đề mà Trung Quốc nên tìm ra đáp án càng sớm càng tốt.

+ Thứ năm, do tác động của toàn cầu hóa, nên các nước ngày càng áp dụng các thiết bị hiện đại vào sản
xuất và vị thế, uy tín của họ ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế chẳng hạn như Việt Nam hay Ấn
Độ, nghành dệt may của hai nước này đang phát triển rất mạnh, vì thế vấn đề đặt ra là Trung Quốc phải làm
như thế nào để không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường và giữ được vị thế số 1 của mình trong nghành
may, dệt trong tình hình các nước đang cạnh tranh rất gay gắt để giành thế chiếm lĩnh thị trường. (theo
agtek.org, 2018)

Trung Quốc là một trong những quốc gia đứng đầu về ngành dệt may trên toàn thế giới. Ngành dệt may ở
Trung Quốc để có thể phát triển tốt hơn thì các doanh nghiệp trong ngành cần phải bổ sung thêm lực lượng lao
động có trình độ tay nghề cao. Các doanh nghiệp nên liên tục đầu tư, đổi mới, phát triển trang thiết bị, công
nghệ tự động hóa. Nắm bắt được những xu hướng hiện tại của thế giới để ứng dụng vào trong những sản phẩm
được tạo ra. Và vấn đề về vệ sinh, ô nhiễm môi trường phải được đảm bảo chú trọng trong quá trình sản xuất vì
mối quan tâm của người tiêu dùng hiện đại về môi trường là rất lớn. Doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu, ứng
dụng những công nghệ AI vào trong khâu sản xuất để đảm bảo chi phí sản xuất giảm mà chất lượng sản phẩm
ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp dệt may nên đầu tư tập trung nhiều vào bộ phận R&D, tìm hiểu thị
hiếu và nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng để cho ra mắt những sản phẩm phù hợp với thị hiếu, xu hướng
của người tiêu dùng.

You might also like