You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN
Môn học: KINH DOANH QUỐC TẾ
(BUS50305206)

Giảng viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung


Mã lớp học phần: 22C1BUS50305206 – Chiều thứ bảy
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trọng Bảo 
MSSV:  31211020876
Khóa: K47 - Lớp: FT001

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2022


MỤC LỤC
PHẦN NỘI DUNG 1
CÂU 1 1
CÂU 2 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO 7
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TỈ LỆ ĐẠO VĂN 8

CÂU 1:
30 năm gần đây nền kinh tế thế giới đã có những sự trở mình liên tục và chịu sự ảnh hưởng
không hề nhỏ từ những tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật, tình hình chính trị cũng như
những thảm họa thiên tai khó lường và hết sức nguy hiểm. Vậy đâu là những sự thay đổi mà thế
giới đang đón nhận và những cơ hội, thách thức nào cho các doanh nghiệp kinh doanh ở Việt
nam? Chúng ta hãy cùng điểm qua 2 xu hướng thay đổi kinh tế đó và làm rõ điều trên sau đây.

Đặc điểm chung của các nền kinh tế trên thế giới là khi phát triển đều nhu cầu được kết nối với
nhau và xu hướng đầu tiên chính là toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế bùng nổ như một phương tiện
để đáp ứng nhu cầu đó. Kể đến xu hướng này thì trước hết chúng ta cùng đi phân tích tình hình
thế giới 30 năm gần đây.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai 1945 trôi qua và với sự tan rã của Liên Xô, bằng các lợi thế tự
nhiên của mình, Mỹ đã vươn lên vượt bậc và tái cấu trúc trật tự thế giới thành “trật tự đơn cực”
Nhưng 30 năm gần đây, vị thế đó dần bị lung lay. Phải kể đến đó la do ảnh hưởng của sự kiện
khủng bố ngày 11-9-2001 cùng chính sách chống khủng bố sai lầm trong hai nhiệm kỳ của Tổng
thống Mỹ G. Bu-sơ (từ tháng 1-2001 tới tháng 1-2009) và cuộc khủng hoảng tài chính (năm
2008). Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho Trung Quốc và Nga ( Liên xô cũ) vươn lên trong cục
diện thế giới mới. Các nước chạy đua với nhau một cách sát sao. Bản đồ nền kinh tế thế giới từ
đơn cực biến đổi thành trật tự đa trung tâm, đa cấu trúc. Nhờ vào đó, mở ra nhiều cơ hội hơn cho
sự hợp tác, kinh doanh liên khu vực hay nói cách khác là toàn cầu hoá.

Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biến các phương tiện vận tải
có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại; và được chính thức sử dụng rộng rãi từ những
năm 1990 của thế kỷ thứ XX. Nắm bắt được xu thế mới này thì các doanh nghiệp Việt Nam có
thể đem cho mình nhiều lợi ích với tiên cơ của người mở đầu. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể
nắm bắt cơ hội này để học hỏi các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu sản xuất cho đến phân phối
sản phẩm, quá trình phổ cập công nghệ thông tin và phương tiện viễn thông đến với người dân
còn giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng thông qua internet. Quá
trình hội nhập này còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được những kỹ năng và kỹ thuật
về quản lý nhân sự, xúc tiến kinh doanh, vận hành máy móc,... Những kinh nghiệm quý báu được
đúc rút qua hàng chục năm của những nhà đầu tư và công nhân nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư từ
nước ngoài còn giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường chuỗi cung ứng
hàng hóa khắp nơi. Quá trình hợp tác làm việc cùng những nhà đầu tư nước ngoài còn giúp thu
hẹp khoảng cách về trình độ tay nghề và sử dụng công nghệ cho các công nhân Việt Nam đồng
thời phổ cập các hiểu biết về các máy móc và phần mềm hiện đại.

Nhưng đi kèm với cơ hội là thách thức. Thứ nhất là tăng tính cạnh tranh, các hàng hóa do doanh
nghiệp Việt Nam sản xuất bị đè lên bởi áp lực cực lớn đến từ chất lượng và giá cả của hàng ngoại
trong thị trường nội địa, các sản phẩm có thương hiệu từ nước ngoài để nhập được vào Việt Nam
thì nó cũng đã mang trong mình chất lượng rất tốt do đó để cạnh tranh được với chất lượng các
sản phẩm đó thì doanh nghiệp Việt Nam rất phải cố gắng mới có thể tạo ra những thứ mới mẻ và
thu hút được người dùng địa. Thứ hai, việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn từ nước ngoài làm
cho các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tự đứng ra huy động được các nguồn vốn lớn để tự
tạo ra và đứng đầu trong các nền kinh tế mũi nhọn. Thứ ba, xu thế toàn cầu hóa làm cho quá trình
xuất khẩu diễn ra khó khăn hơn bởi các nước phát triển rất khắt khe đối với hàng hóa được nhập
từ các doanh nghiệp Việt Nam, các nước phát triển đặt ra một số biện pháp như áp dụng hàng rào
kỹ thuật khắt khe đối với an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời là các vấn đề khác biệt quan điểm
giá cả dẫn đến các vụ việc như vụ kiện bán phá giá vụ cá tra, cá basa xuất khẩu vào thị trường
Hoa Kỳ.

Một xu hướng khác ta có thể nhận thấy chỉ bời những gì hiện tại trong cuộc sống chúng ta đó là
cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư (CMCN 4.0). Thời đại này của chúng ta đã có những sự đổi
phá về công nghệ so với thế hệ trước. Các thành tựu ngày càng được tìm ra và ứng dụng vào thực
tiễn: trí tuệ nhân tạo, máy móc tự động, internet kết nối vạn vật trong cuộc sống, nano, công nghệ
sinh học, cơ sở dữ liệu lớn...
Chính vì vậy mà CMCN 4.0 đang tạo ra một diện mạo mới của nền kinh tế thế giới: có những
ngành sẽ tập trung phát triển mạnh mẽ và có những ngành sẽ bị suy giảm quy mô đáng kể, có
những ngành mới ra đời và những ngành khác biến mất. Đồng thời cũng tác động khác biệt đến
từng doanh nghiệp. Điều đó được tóm tắt cụ thể như sau:
Hệ quả từ công nghệ là sự phát triển hiệu quả, sự tối ưu hoá sản xuất, giảm đầu ra chi phí và vận
hành. Dẫn đến các doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận. Điều này cũng thúc đẩy cải tiến về
năng suất. Công nghiệp 4.0 đang giúp các công ty dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các
khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và các bên khác trong chuỗi cung ứng. Các doanh
nghiệp sẽ có được những nền tảng có thể theo dõi phản hồi của khách hàng theo thời gian thực để
cung cấp dịch vụ tốt hơn các trải nghiệm khách hàng. Nó cải thiện năng suất và khả năng cạnh
tranh, cho phép chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số và cung cấp cơ hội để đạt được tăng
trưởng kinh tế và bền vững.

So với ba lần trước, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư diễn ra quá mức nhanh phóng và theo
cấp số nhân. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mọc lên một cách ngoạn mục và phải đặt ra
bài toán giải quyết các vấn đề xã hội và những tác động đến môi trường như thế nào trong tương
lai sắp tới.

An ninh mạng và thông tin cá nhân, quyền riêng tư cũng là mối quan tâm chính. Khi mà mọi dữ
liệu đều được số hóa và dễ dàng phân tán với 1 cú click chuột. Quá trình truyền đạt thông tin
cũng là không thể ngăn cản. Các nguồn dữ liệu hiện nay đang bị đe dọa và đôi khi sự việc có thể
thăng lên khi những dữ liệu bảo mật quan trọng mang vị trí chiến lược là thứ bị đánh cắp.

Việc hướng dẫn, giáo dục người lao động làm việc trong thời đại công nghiệp 4.0 luôn cần phải
được cải thiện, thay đổi liên tục và cập nhập để bắt kịp, hoà nhập vào thời đại. Máy móc tiện lợi
nhưng sẽ có hạn chế bởi nó không tự suy nghĩ và lập trình cho chính mình. Các thiết bị công
nghệ, máy móc chỉ là một phần yếu mà sẽ có các nhân tố khác nhưng nếu doanh nghiệp quá tập
trung vào nó thì sẽ sa vào những thiệt hại nghiêm trọng, hơn nữa vấn đề chi phí còn là rất lớn nếu
các doanh nghiệp muốn chuyển dịch, thay đổi.

Ngoài ra, thế giới đang phải đối mặt với ngày càng nhiều các thảm hoạ thiên tai như điển
hình :biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu hay gần đây là đại dịch COVID … yêu cầu các
doanh nghiệp phải đẩy mạnh thực hiện nghiên cứu những mô hình kinh doanh mới, thích ứng với
những thay đổi bất chợt không mong muốn … và mỗi nước sẽ chọn những phương hướng chiến
lược phù hợp nhất với lợi thế của mình.

CÂU 2:

Với các xu hướng hiện tại của nền kinh tế thế giới, việc các doanh nghiệp, thương hiệu lựa chọn
thâm nhập vào các thị trường quốc tế mới càng ngày càng trở nên phổ biến. Chính điều này còn
là cách giúp các thương hiệu hiện nay như: Coca-cola, Pesico, Toyota, Apple….. gia tăng lợi
nhuận chóng mặt, đưa mình ra tầm quốc tế và trở thành các thương hiệu số một trên thế giới. Tuy
nhiên, một thương hiệu thành công tại thị trường này không có nghĩa nó sẽ thành công tại thị
trường khác. Và một trong những nguyên do lớn nhất khi các thương hiệu thất bại ê chề khi quyết
định bước vào một thị trường mới đó là không thấu hiểu được các khác biệt về văn hoá - xã hội
hoặc về chính trị - pháp luật tại quốc gia của họ hướng tới. Tiếp theo đây chúng ta cùng bàn luận
về sự thất bại của Alibaba tại thị trường Việt Nam nhằm tìm hiểu chi tiết thêm về rào cản này.

Bắt đầu sự kiện, thị trường các nước đang phát triển Đông Nam Á là một thị trường đầy tiềm
năng cho thương mại. Hiểu được nó, vào năm 2016 Alibaba ra quyết đinh mua một lượng cổ
phần kiểm soát của công ty sở hữu sàn thương mại điện tử lớn nhất khu vực bấy giờ là Lazada
với giá 1 tỷ USD. Kế đó 3 năm, Alibaba liên tục rót vốn vào Lazada và con số này lên đến gần 3
tỷ USD vào năm 2020.

Nhìn chung đây là những bước đi có phần đúng đắn và được cân nhắc kĩ lưỡng. Đông Nam Á có
650 triệu dân đang phát triển nhanh chóng, tăng gấp đôi quy mô lên mức 23 tỷ USD vào 2019.
Nhiều quốc gia có nền văn hóa, kinh tế phương Đông và có nhiều nét tương đồng với Trung
Quốc. Tuy nhiên kết quả đạt được sau hơn 3,5 năm lại không thể như tổng công ty tại đất nước tỷ
dân mong đợi. Thực tế, Lazada còn phải nhường lại thị phần của mình ở những thị trường chính
và thậm chí ngôi vị số 1 tại khu vực đang nằm trong sự đe dọa bị lấy đi bởi cái tên Shopee – một
chi nhánh của Sea Group. Tất cả chỉ bởi vì cuối cùng Alibaba đã không thể vượt qua được 3
nguyên do sau.

Thứ nhất là Alibaba không đi sâu vào trong thị trường và tìm hiểu kĩ về nó. Bằng công cụ là
Lazada, Alibaba có kế hoạch sẽ trở thành kênh phân phối giấy vệ sinh đi đầu tại Việt Nam. Có
thể nguồn hàng của họ rẻ và tốt nhưng thực tế nhu cầu mua sắm giấy vệ sinh trên nền tảng online
chính xác không phải phong cách mua sắm tại Việt Nam. Giấy vệ sinh là một mặt hàng mà người
dân thường ưu tiên mua tại các tiệm tạp hoá hoặc siêu thị hơn là mua sắm trực tuyến. Ngoài ra,
quy mô thị trường trực tuyến ở Việt Nam còn quá nhỏ và đáng tiếc không có đủ lượng người mua
để sản phẩm có được mức giá như mong đợi. Từ những phản hồi tiêu cực của dự án, nhiều lãnh
đạo Lazada chi nhánh Việt Nam đã kiến nghị bằng cách gửi mail cho Lucy Peng – giám đốc điều
hành hoạt động Lazada khu vực Đông Nam Á nhưng câu trả lời cho vấn đề của họ đều bắt đầu
bằng: “Tại Tmall hay Taobao, chúng tôi làm thế này… hay Tại Trung Quốc, điều này sẽ là…”.
Phải nói đây là thứ nguyên do đầu tiên và là lớn nhất của Alibaba dẫn sự thất bại tại thương mại
Việt Nam.
Thứ hai là bộ máy phân bổ nhân viên và nguồn lực. Định hướng Alibaba chọn sau khi đã đem
Lazada đặt trong túi đó là cải tổ nó dựa trên mô hình y chang họ, để có thể biến Lazada trở thành
một Alibaba thứ hai. Thay đổi nhanh chóng cho xây dựng một nền tảng công nghệ mới tại Hàng
Châu và chuyển mô hình kinh doanh của Lazada từ tập trung mạnh vào bán sản phẩm của chính
họ sang hoạt động giống như một sàn thương mại điện tử. Họ cũng khuyến khích nhiều người
Trung Quốc bán hàng trên Lazada và cố gắng giảm chi tiêu cho việc quảng cáo và giảm giá để
thu hút khách hàng. Thay mới nguồn máu bằng cách gửi những lãnh đạo ưu tú từ trụ sở chính
Hàng Châu đến Đông Nam Á. Các sự kiện dẫn đến một vài lãnh đạo Lazada cũ cảm thấy bị quá
tải vì không thể tham gì khác với những thay đổi. “Họ di chuyển rất nhanh, rất kịch liệt và kết
quả là họ gây ra một rạn nứt đáng kể với nhóm hoạt động ở các địa phương”.

Thứ ba là những chính sách của nhà lãnh đạo cấp cao. Các chính sách miễn phí vận chuyển
được đưa ra như 1 tấm phiếu đưa doanh thu lao dốc và đẩy khách hàng chuyển sang lựa chọn
khác như Shopee. Quyết định này không chỉ ảnh hưởng đến người mua mà cả người bán. Nền
tảng kém thu hút và khách hàng rời bỏ đã khiến các cửa hàng lung lay và suy nghĩ việc tiếp tục ở
lại. Tình hình trở nên tệ hơn hết khi một lần nữa, đại diện tổng bộ cũng yêu cầu chi nhánh Lazada
Việt Nam ngừng cung cấp những voucher giảm giá và cắt giảm những chi tiêu khác nhằm phục
vụ khách hàng. Tưởng chừng sẽ giúp Lazada Việt Nam giảm bớt gánh nặng tài chính. Tuy nhiên
thứ họ đánh đổi là sự tin tưởng cuối cùng của các nhà bán lẻ và vị trí số một vào tay Shopee.

Sau khi phân tích tình huống của Alibaba, để vượt qua khó khăn bản thân gặp phải thì Alibaba
phải áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục điểm yếu của mình. Các biện pháp Alibaba đưa ra
lần này cần coi trọng hơn vào văn hoá cũng như lối sống ở quốc gia thị trường nếu không muốn
mắc sai lầm một lần nữa.

Đầu tiên, Alibaba nên “nhập gia tùy tục’’ ở bất kỳ quốc gia nào họ đặt chân tới, Alibaba có thể

nhanh chóng thiết kế cơ chế thanh toán phù hợp và tất nhiên là không thể thiếu phương thức

thanh toán bằng tiền mặt. Tại Việt Nam, quốc gia mà 70% giao dịch được thông qua bởi tiền mặt

thì việc đưa ra phương thức thanh toán tiền mặt đã giúp cho Grab tăng số lượng khách hàng và

tài xế lên một cách chóng mặt trong thời gian ngắn. Đổng thời học tập từ đối thủ cạnh tranh so
với mình là Shopee. Ngay từ những ngày đầu tiên, Shopee đã hoạt động theo mô hình C2C (viết
tắt của Consumer-to-Consumer, tiếng Việt là Khách hàng với Khách hàng) như một cái chợ
khổng lồ. Trên đó có cả người bán và người mua đề hoàn toàn tự do. Chính vì vậy, Shopee có
lượng người dùng rất lớn. Ngược lại, Lazada hoạt động theo mô hình B2C (viết tắt của Business
To Consumer, tiếng Việt là Doanh nghiệp với Khách hàng), giới hạn nhà bán chủ yếu là các
doanh nghiệp. Việc này vô tình khiến lượng người bán trên Lazada bị thu nhỏ lại, số lượng sản
phẩm có mặt trên sàn cũng hạn chế hơn. Cũng như là Shopee luôn tạo điều kiện để đặt trải
nghiệm cho các nhà bán lẻ và đặt khách hàng lên trên hàng đầu.

Điều thứ hai mà Alibaba cần thay đổi chính là mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo. Việc tiếp
thu các ý kiến của nhân viên và phản hồi của khách hàng là một nhân tố vô cùng quan trọng để
giúp cho công ty có thể phát triển bắt kịp xu hướng. Nhưng quan trọng nhất thì vẫn cần một nhà
lãnh đạo sẽ điều hành công ty một cách có tổ chức và khi đưa ra các quyết định sẽ cân nhắc đến
môi trường và khả năng thị trường tại nước sở tại.

Có thể nói, muốn thâm nhập được vào một thị trường đang phát triển như Việt Nam ta thì bây giờ
các thương hiệu buộc phải có được một chiến lược rõ ràng, đúng đắn, phù hợp với văn hoá, bản
sắc dân tộc tại nước đó . Những bài học được Alibaba để lại từ thất bại của mình tại Việt Nam nói
riêng và Đông Nam Á nói chung chính là minh chứng rõ nhất cho việc đánh giá thấp những sự
khác biệt về văn hoá - xã hội hoặc chính trị - luật pháp trong kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những xu hướng mới của kinh tế thế giới và tác động đến Việt Nam; GS. TS Nguyễn
Quang Thuấn (2020) - hdll.vn.
2. Vì sao Alibaba thất bại tại Việt Nam? - Vấn đề về phong cách quản trị; (2019) - ocd.vn
3. Toàn cầu hoá - Wikipedia.vn
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TỈ LỆ ĐẠO VĂN

Tỉ lệ đạo văn là 37% đối với 10 từ liên tiếp thông nền tảng check đạo văn UEH:
kiemtradaovan.ueh.edu.vn.

You might also like