You are on page 1of 2

Ba là thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển.

 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và thứ tư gần đây đã giúp cho sản xuất xã
hội có những bước phát triển đột phá. Sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số và
Internet giúp kết nối các doanh nghiệp và các cá nhân với nhau trên phạm vi toàn
cầu, giúp cho thị trường được mở rộng. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba đã tạo
điều kiện để nền kinh tế công nghiệp chuyển sang nền kinh tế tri thức. Từ đó, các
phát minh khoa học cũng được nhanh ứng dụng vào thực tiễn hơn.
Phương thức quản trị, điều hành của chính phủ cũng có sự thay đổi, hệ thống tin
học hóa trong quản lý và “chính phủ điện tử” được hình thành. Thể chế quản lý
kinh doanh cũng biến đổi với việc áp dụng công nghệ cao thay đổi hình thức sản
xuất, tổ chức doanh nghiệp. Các công ty xuyên quốc gia (TNC) dần chiếm vai trò
quan trọng trong kinh tế tư bản chủ nghĩa. Các quốc gia chú trọng phối hợp chính
sách kinh tế vĩ mô, điều tiết và phối hợp quốc tế. Và để điều tiết quan hệ kinh tế
quốc tế, các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế được hình thành.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) dự báo sẽ tác động mạnh mẽ đến phương
thức quản trị và điều hành nhà nước. Việc quản trị và điều hành của nhà nước được
thực hiện thông qua hạ tầng số và internet. Nhờ kỷ nguyên số với công nghệ mới,
mà người dân được cho phép tham gia vào việc hoạch định chính sách. Đồng thời,
các cơ quan công quyền cũng có thể tối ưu hóa hệ thống giám sát và điều hành xã
hội. Do dó, bộ máy hành chính nhà nước được minh bạch và hiệu quả.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) cũng tác động đến phương thức quản trị và
điều hành của doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất làm thay đổi
cách thức thiết kế, tiếp thị và cung ứng hàng hóa dịch vụ theo cách mới. Các doanh
nghiệp phải xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển xuất phát từ công nghệ,
sáng tạo.
Nhờ áp dụng các phần mềm công nghệ, tiến hành số hóa các quá trình trong
phương thức quản trị doanh nghiệp mà chi phí quản lý, điều hành tiết giảm. Đồng
thời, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng chính xác nhu cầu khách hàng, tạo giá trị
gia tăng bằng chất lượng. Các xu thế công nghệ cũng tạo thêm nhiều cơ hội cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sáng tạo khởi nghiệp với nhiều sản phẩm, dịch
vụ đa dạng.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) yêu cầu các quốc gia phải đổi mới sáng
tạo, chuyển đổi hoạt động sản xuất lên trình độ cao hơn để tạo ra năng suất và giá
trị cao, đáp ứng yêu cầu quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên,
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức với các doanh
nghiệp. Sự đổi mới công nghệ cao cùng với hội nhập tự do hóa thương mại tạo ra
sức ép cạnh tranh lớn buộc các doanh nghiệp phải thích ứng.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chuyển đổi sản xuất từ tập trung sang phân cấp.
Sự ra đời của máy móc, trí thông minh nhân tạo làm thay con người trong nhiều
quá trình sản xuất. Công nghệ thông tin và truyền thông giúp trao đổi và trả lời các
thông tin quản lý quá trình sản xuất. 
 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự phát triển công nghệ cao có khả năng kết
nối, tạo mạng lưới trao đổi thông tin về mọi vật, và tạo điều kiện cho sự phát triển
nhiều lĩnh vực khác nhau, biến đổi các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở
hạ tầng. Đưa kinh tế thế giới vào giai đoạn tăng trưởng dựa vào công nghệ và đổi
mới sáng tạo. Suy giảm quyền lực của các quốc gia chủ yếu dựa vào tài nguyên,
gia tăng sức mạnh cho các quốc gia chủ yếu dựa vào công nghệ cao. Cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 thay đổi cách con người sinh sống và làm việc. Các sản
phẩm và dịch vụ mới được phát minh ra để phục vụ cuộc sống con người trở nên
thuận tiện. Đồng thời, cuộc cách mạng cũng tạo điều kiện để mọi người có thể tự
khởi nghiệp, giúp con người giải phóng khỏi lao động tay chân, giúp họ phát triển
hết khả năng sáng tạo trong công việc.
=> Những tác động trên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay có
nhiều cơ hội cũng như thách thức. Thách thức lớn nhất là khoảng cách phát triển về
lực lượng sản xuất giữa các quốc gia, điều này đòi hỏi các quốc gia trình độ phát
triển chưa cao như nước ta phải biết cách thích ứng hiệu quả với những tác động
của cuộc cách mạng này. Nhấn mạnh rằng sự thích ứng này không phải là nhiệm
vụ của nhà nước hay doanh nghiệp mà là của toàn dân, mỗi sinh viên cũng cần ý
thức được những tác động để có được những đóng góp, giải pháp tích cực phù hợp
trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

You might also like