You are on page 1of 34

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN


KINH TẾ QUỐC TẾ 1

ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH VÀO
MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

Mã lớp học phần: 2160FECO1711


Giảng viên: Nguyễn Thùy Dương
Nhóm thực hiện: Nhóm 11

Hà Nội, 11 tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài:...................................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu :.............................................................................................5
2.1 Mục tiêu chung:....................................................................................................5
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể :...............................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5
3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:..............................................................5
3.2 Phương pháp xử lý số liệu:..................................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu:...............................................................................................5
4.1 Không gian nghiên cứu: Ngành, hàng dệt may Việt Nam................................5
4.2 Thời gian nghiên cứu: Từ 2017 đến 9 tháng đầu năm 2021.................................5
4.3 Đối tượng nghiên cứu:.........................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................6
CHƯƠNG 1: LỢI THẾ NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM..................................6
1. Tổng quan về ngành dệt may tại Việt Nam...........................................................6
1.1 Giai đoạn trước năm 1998...............................................................................6
1.2 Giai đoạn từ năm 1998 đến nay......................................................................7
2. Lợi thế về xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam...................................................7
2.1 Lao động :.........................................................................................................7
2.2 Vị trí địa lý:.......................................................................................................8
2.3 Nguồn tài sản vật chất  và cơ sở hạ tầng:.......................................................9
2.4 Công nghệ.........................................................................................................9
2.5 Các chính sách của Nhà nước và các hiệp định tự do trong hỗ trợ xuất
khẩu hàng dệt may của Việt Nam...........................................................................10

2
2.6 Lợi thế về sản phẩm:......................................................................................11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT HUY LỢI THẾ SO SÁNH TRONG XUẤT
KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY  CỦA VIỆT NAM....................................................12
1. Thực trạng xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam giai đoạn 2017-2020......12
2. Thành công............................................................................................................18
3. Hạn chế.................................................................................................................. 19
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ SO SÁNH TRONG SẢN XUẤT
VÀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM..................................22
1. Mục tiêu, định hướng...........................................................................................22
1.2 Về mục tiêu.....................................................................................................22
1.2 Về định hướng................................................................................................22
2. Giải pháp...............................................................................................................25
2.1 Đối với Nhà nước:..............................................................................................25
2.2 Đối với DN..........................................................................................................29
PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................................32

3
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Trong quá trình phát triển kinh tế, mỗi quốc gia luôn mong muốn xuất khẩu hàng hóa có
lợi thế so sánh. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống lâu đời và nhiều yếu tố thuận
lợi trong sản xuất mặt hàng dệt may. Dựa trên những lợi thế so sánh, Việt Nam đã đẩy
mạnh ngành công nghiệp này và biến dệt may là ngành đứng thứ 3 trong cả nước về kim
ngạch xuất khẩu. Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi
vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và
ngoài nước với sự tham gia tổ chức sản xuất của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, dệt
may Việt Nam được xem là mặt hàng sản xuất và xuất khẩu mũi nhọn. Hiện nay, trong xu
thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành hàng dệt may đang diễn ra quá trình cạnh
tranh gay gắt giữa các quốc gia nhằm giành giật và chiếm lĩnh thị trường. Bài nghiên cứu
“Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào mặt hàng dệt may của Việt Nam” là vấn đề hết
sức cần thiết nhằm nhận thức đúng và đầy đủ về phát triển công nghiệp dệt may để từ đó
có các định hướng nâng cao lợi thế phát triển mặt hàng này một cách kịp thời và hiệu quả.

4
2. Mục tiêu nghiên cứu :
2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích lợi thế so sánh và những lợi thế của hàng dệt may, cũng như các nhân tố tác
động đến ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Từ đó xác định xu thế, phương hướng, giải
pháp cho phát triển mặt hàng dệt may thời gian tới.
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể :
 Phân tích lợi thế so sánh của hàng dệt may Việt Nam.
 Phân tích thực trạng phát huy lợi thế so sánh trong xuất khẩu mặt hàng dệt may của
Việt Nam.
 Đề xuất một số giải pháp để phát huy lợi thế so sánh nhằm thúc đẩy xuất khẩu
hàng dệt may trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ: các cuốn sách chuyên ngành, báo, Internet, bài
báo cáo, …
3.2 Phương pháp xử lý số liệu:
Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp. Từ những số liệu tìm được tiến
hành so sánh, chọn lọc, kiểm tra độ uy tín của dữ liệu. Sau đó áp dụng phương pháp phân
tích tổng hợp để nghiên cứu và tìm hiểu về lợi thế so sánh của hàng dệt may Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1 Không gian nghiên cứu: Ngành, hàng dệt may Việt Nam.
4.2 Thời gian nghiên cứu: Từ 2017 đến 9 tháng đầu năm 2021
4.3 Đối tượng nghiên cứu:
 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
 Nguồn nhân lực ngành dệt may.
 Nguyên phụ liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện tự nhiên để phục vụ hoạt
động sản xuất cho ngành dệt may.

5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LỢI THẾ NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

1. Tổng quan về ngành dệt may tại Việt Nam

1.1  Giai đoạn trước năm 1998 


Ngành dệt may của Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 1954, sau khi miền Bắc
được hoàn toàn giải phóng và có điều kiện phát triển kinh tế chi viện Miền Nam đấu tranh
chống đế quốc, thống nhất đất nước. Thời kỳ này, ngành dệt may Việt Nam đã được Đảng
và Chính phủ quan tâm tạo điều kiện đầu tư phát triển. 
Năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngành dệt may lại có thêm cơ
hội phát triển khi được bổ sung đội ngũ thợ lành nghề của các làng nghề trải dài từ miền
Trung vào miền Nam. Hàng loạt nhà máy mới được đầu tư xây dựng như Sợi Hà Nội, Sợi
Vinh, Sợi Huế, Sợi Nha Trang, May Việt Tiến, May Nhà Bè, May Hữu Nghị…
Trước năm 1990, do Việt Nam chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa nên phần
lớn sản phẩm dệt may được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu.
Khi thị trường xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu sụp đổ, cũng như việc Việt Nam
chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường đã
khiến cho các DN (phần lớn là DN nhà nước) gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, trong
giai đoạn này, còn có những điểm đáng chú ý khác nữa là chính sách vĩ mô của Nhà nước
và Chính phủ đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói
riêng: 

 Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài được ban hành
là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Chính phủ đã có những chính sách
khuyến khích đầu tư nước ngoài đã khiến cho ngành dệt may thu hút được một
lượng vốn lớn. Hình thức đầu tư chủ yếu là đầu tư trực tiếp (FDI), theo mô hình
liên doanh. Yếu tố trên tạo điều kiện cho các DN dệt may có cơ hội tiếp cận với
công nghệ tiên tiến, hiện đại, phương thức quản lý kinh doanh mới. Ngành dệt may
được đổi mới về cả chất và lượng. 
 Cùng với đà tăng trưởng nhanh chóng, ngành dệt may đã mở rộng thị trường xuất
khẩu. Với chủ trương chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá, không chỉ quan hệ
với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước Đông Âu, mà còn từng bước thiết lập
quan hệ ngoại giao và thương mại với nhiều nước khác trên thế giới. Từ đó mở ra

6
những thị trường mới như EU, Nhật Bản, ASEAN… thông qua việc nộp đơn gia
nhập WTO (1994), ASEAN (1995), ASEM (1996)... Đây là nguồn gốc tạo nên sự
phát triển vượt bậc trong ngành dệt may Việt Nam.
1.2 Giai đoạn từ năm 1998 đến nay 
Nếu như giai đoạn trước 1998 là quá trình hình thành và định hình ngành công
nghiệp dệt may Việt Nam thì giai đoạn này chính là giai đoạn phát triển. Việt Nam mở
rộng phát triển ra các thị trường trên thế giới. Tháng 11/1998, Việt Nam được kết nạp vào
APEC, Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 2001 và gia
nhập Hiệp định thành lập WTO (2006) đánh dấu mốc tăng trưởng vượt bậc của xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2001, toàn ngành có 1.031 DN thì
đến năm 2016, số lượng DN trong ngành khoảng 8.000 DN
Ngành công nghiệp dệt, may trong những năm gần đây đã có những bước tiến tích
cực, tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt bình quân giai đoạn 2012-2020
đạt 11,8%/năm. Một số thương hiệu may mặc được khẳng định trên thị trường trong và
ngoài nước như: May 10, May Việt Tiến, Dệt Kim Đông Xuân, Gấm Thái Tuấn, áo sơ mi
An Phước… Những thương hiệu này không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà
còn giúp ngành Dệt may Việt Nam tạo dựng tên tuổi trên thị trường nước ngoài.. Năm
2020, ngành Dệt may, giày dép, túi xách, sản xuất trang phục là những ngành chịu tác
động tiêu cực và kéo dài nhất của dịch Covid-19, làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu,
thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút
mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng
chống dịch. Mặc dù dịch bệnh làm tăng nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế khẩu
trang (cả nội địa và nước ngoài), tuy nhiên ngành dệt may cần phải tìm cách tồn tại, phát
triển phù hợp với bối cảnh mới..
Tương lai của ngành dệt may của Việt Nam đầy triển vọng vì DN và nhà nước đang
không ngừng nỗ lực để tăng cường vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong thị trường may
mặc toàn cầu bằng cách tận dụng triệt để các lợi thế cạnh tranh quan trọng.
2. Lợi thế về xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam

2.1 Lao động : 

 Với dân số hơn 96 triệu người vào năm 2019, Việt Nam là một nước đang trong
giai đoạn dân số vàng, lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số trên
50% (TCTK 2019), tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn hiện nay khoảng
1,33%. Việt Nam có lượng lao động dồi dào, giá rẻ. Số lượng công nhân trong

7
ngành  dệt may Việt Nam chạm đỉnh vào năm 2015, trong khi ở quốc gia với giá rẻ
như Bangladesh phải đến năm 2030 mới chạm đỉnh (Theo WB) ngân hàng thế
giới).  Nguồn nhân lực trẻ gắn với những điểm mạnh như sức khỏe tốt, năng động, 
khéo tay, thời gian đào tạo ngắn, tiếp thu nhanh những công nghệ mới, di chuyển
dễ dàng làm cho chi phí đầu tư cũng như giá thành sản phẩm thấp. Nếu được bồi
dưỡng về văn hóa, đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn sẽ góp phần tăng
năng suất lao động của Việt Nam.

   
Nguồn: shenglu fashion, VCBS tổng hợp
 Ngoài ra, ngành dệt may của Việt Nam xuất hiện từ rất sớm, ngoài sản xuất theo
quy mô công nghiệp, dệt may cũng là sản phẩm truyền thống của một số làng
nghề,.. cho nên có rất nhiều công nhân có kỹ năng may tốt.
2.2 Vị trí địa lý:
Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho việc giao thương quốc tế. Lãnh thổ
nước ta có hai mặt giáp biển, hai mặt giáp lục địa với tổng chiều dài đường biên giới hơn
4500 km và đường biển hơn 3200 km. Việt Nam là trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc
tế trên trục giao thương Châu Á - Thái Bình Dương, có đủ điều kiện để mở rộng giao
thương với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

8
Ngoài ra, có vị trí gần với trung quốc, Việt Nam có lợi thế trong tìm kiếm nguyên
liệu thô và máy móc phục vụ sản xuất quá trình dệt may.
2.3 Nguồn tài sản vật chất  và cơ sở hạ tầng:  
Theo báo cáo về mức độ cạnh tranh toàn cầu “Global Competitiveness” của Diễn
đàn Kinh tế thế giới, điểm cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã cải thiện trong những năm gần
đây, cho thấy sức tăng trưởng mạnh và được hỗ trợ bởi các dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài lớn hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chỉ xếp thứ 77 ở hạng mục cơ sở vật chất
trong tổng số 141 quốc gia trong báo cáo mới nhất. Những cơ sở vật chất tạo nên lợi thế
của Việt Nam thể hiện ở: hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế và vị trí giao thương
quốc tế. Theo thống kê của Vụ Quản lý các Khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cả
nước hiện có hơn 330  khu công nghiệp và 17 khu kinh tế, trong đó tập trung nhiều ở các
tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ. Các khu công nghiệp và khu kinh tế này
đã có đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm, tạo thêm nhiều việc
làm cho lao động, bên cạnh đó cũng góp phần hiện đại hóa công nghệ sản xuất nước nhà,
phát triển cơ sở hạ tầng, giảm bớt thủ tục hành chính cũng như chi phí vận hành quản lý
và thúc đẩy liên kết mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế. Kết hợp với sự phát triển hệ
thống đường cao tốc những năm gần đây, điển hình là tuyến Láng - Hòa Lạc, Đà Nẵng -
Quảng Ngãi, Long Thành - Dầu Giây, Sài Gòn - Trung Lương đã trở thành những yếu tố
thuận lợi, giúp việc giao thương giữa các tỉnh thành, vùng kinh tế được dễ dàng hơn, việc
lưu chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu trong ngành dệt may cũng nhờ thế được nhanh
chóng và hiệu quả. 
2.4 Công nghệ
Trang thiết bị của ngành dệt may đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các
sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa
Kỳ, EU và Nhật Bản chấp nhận. Bên cạnh đó, công nghệ còn đảm nhận nhiệm vụ của con
người và hoạt động theo hướng tự động hoá.Những công nghệ mới trong ngành may có ý
nghĩa quan trọng góp phần hình thành và hoàn thiện các dây chuyền sản xuất may mặc,
giúp DN may có thể sản xuất được nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn hơn so với trước
đây.  Ngoài ra, ngày nay các xưởng dệt may còn trang bị hệ thống xử lý nước thải chất
lượng cao.

9
2.5 Các chính sách của Nhà nước và các hiệp định tự do trong hỗ trợ xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam

Các hiệp định thương mại tự do liên tục được ký kết tạo ra những cơ hội lớn cho
ngành Dệt may tăng trưởng mạnh tại thị trường quốc tế và thuận lợi trong việc tiếp cận
các thị trường tiềm năng.
 Nghị định số 111/2015/NĐ-CP hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 của Chính
phủ: Về phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may là 1 trong số 6 lĩnh vực nằm trong
danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của Việt Nam. Cụ thể,
Nhà nước sẽ hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí các hoạt động nghiên cứu và phát
triển, 50-75% đối với hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất.
Ngoài ra, các DN phụ trợ dệt may cũng được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN,
miễn thuế nhập khẩu để tạo TSCĐ, được ưu đãi về vay vốn, được miễn giảm tiền
thuê đất…
  Các hiệp định thương mại tự do liên tục được ký kết tạo ra những cơ hội lớn cho
ngành Dệt may tăng trưởng mạnh tại thị trường quốc tế và thuận lợi trong việc tiếp
cận các thị trường tiềm năng.
 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA): Hiệp định được ký kết sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Dệt May - Da giày Việt Nam phát triển hơn nữa.
 Hàng rào thuế quan: EU cam kết xóa bỏ thuế đối với hàng dệt may trong vòng 7
năm, theo đó, một số sản phẩm dệt may vẫn bị áp thuế 6,3 - 12% trong thời gian
này. 
 Hàng rào phi thuế quan: Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết trong
EVFTA thì hàng dệt may từ Việt Nam phải đáp ứng quy định về nguồn gốc xuất
xứ kép. Cụ thể, vải và việc sản xuất hàng dệt may phải được sản xuất tại Việt Nam.
Tuy nhiên, EU cho phép áp dụng quy chế cộng gộp nguồn gốc xuất xứ. Tức là
hàng hóa có nguồn gốc từ các nước đối tác với EU cũng được coi là có nguồn gốc
xuất xứ để hưởng ưu đãi. Trong hiệp định có nêu rõ việc cho phép sử dụng vải sản
xuất tại nước mà cả Việt Nam và EU cùng ký kết Hiệp định Thương mại Tự do, kể
cả hiện tại (VD: Hàn Quốc) và trong tương lai (VD: Nhật Bản, một số nước
ASEAN đang đàm phán FTA với EU), để sản xuất hàng dệt may và sản phẩm may
mặc này vẫn được coi là có xuất xứ và do đó được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. 
 Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

10
 Hàng rào thuế quan: Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào mỗi nước TPP sẽ
được hưởng ưu đãi thuế quan riêng cho từng loại hàng hóa và mức ưu đãi có thể
khác nhau giữa các thị trường xuất khẩu dù là cùng trong CPTPP.
 Hàng rào phi thuế quan: toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và
may quần áo phải được thực hiện trong nội khối TPP. Biện pháp tự vệ đặc biệt:
Trong trường hợp một sản phẩm dệt may của một nước TPP được hưởng ưu đãi
thuế quan theo Hiệp định và xuất khẩu sang một nước TPP khác với một khối
lượng gia tăng và gây ra thiệt hại nghiêm trọng, hoặc là đe dọa gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa của nước đó, thì nước nhập khẩu có
quyền áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt đối với sản phẩm dệt may đó.
 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Khối EFTA
Thời gian áp dụng dự kiến: Đang trong quá trình đàm phán 
 Hàng rào thuế quan: Các bên tham gia đã và đang hướng đến một cam kết mở cửa
thị trường hoàn toàn cho các dòng thuế từ chương 25 đến chương 97 (đã bao trùm
toàn bộ ngành hàng may mặc) và không áp dụng các biện pháp hạn chế thị trường,
không áp dụng thuế xuất khẩu. 
 Hàng rào phi thuế quan: Không. 
2.6 Lợi thế về sản phẩm: 
Thời gian sản xuất ngắn, chất lượng vải tốt và sự tập trung vào thị trường cao cấp.
(Ví dụ như: Sản phẩm áo phông của Việt Nam mang lại lợi nhuận cao hơn gần gấp đôi
so với áo phông được sản xuất tại Bangladesh. Hàng dệt may của Việt Nam đã đạt được
sự đa dạng hơn so với hàng may mặc của Bangladesh; Thời gian sản xuất của Việt Nam
chỉ xấp xỉ 1/3 thời gian sản xuất của Bangladesh. Việt Nam cũng có vị trí gần với các
nhà cung cấp nguyên liệu thô lớn như Trung Quốc và tạo dựng được hình ảnh tốt hơn do
phát triển bền vững và các tiêu chuẩn tốt hơn)
Uy tín trong sản phẩm, mở rộng thị trường: Ngành dệt may hiện nay đang phát
triển và thu hút nhiều DN  trong và ngoài nước đầu tư. Bản thân may Bình Dương đã ký
kết, thực hiện nhiều hợp đồng trong năm nay (riêng xưởng may áo sơ-mi chiếm 25%
trong xuất khẩu đã ký đơn hàng đến hết năm, các xưởng còn lại có đơn hàng hết quý I-
2016, đang hoàn tất ký kết với các đối tác để sản xuất đến hết năm).
Nguyên liệu đầu vào rẻ: Nhờ công nghệ dầu đá phiến, chi phí sản xuất và khai thác
dầu giảm dần khiến giá nguyên liệu đầu vào sản xuất sợi tổng hợp càng rẻ. Do đó, chi

11
phí sản xuất sợi tổng hợp càng cạnh tranh. Mặt khác, các sản phẩm sợi tổng hợp có
nguồn cung ổn định và khả năng không ngừng nâng cao các tính năng mới cho sản phẩm
cũng như khả năng sử dụng nguyên liệu tái chế, do đó, tính ứng dụng của sợi tổng hợp
vào sản phẩm dệt may càng cao. 
Ngoài ra, Việt Nam là một đất nước có chính trị ổn định và an toàn về xã hội, có
sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài.
 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT HUY LỢI THẾ SO SÁNH TRONG XUẤT
KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY  CỦA VIỆT NAM

1. Thực trạng xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam giai đoạn 2017-2020 

Trong giai đoạn 2017-2020 Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may mặc chủ yếu sang Mỹ,
EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, trong đó, thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất.

Ngu
ồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

12
Trong năm 2017, xuất khẩu hàng dệt may đạt 26 tỷ USD trong đó Mỹ tiếp tục
đứng đầu thị trường xuất khẩu chính của hàng  dệt may Việt Nam với 12,5 tỷ USD, chiếm
tỷ trọng 39,3% tổng xuất khẩu sản phẩm này của cả nước.
Năm 2018: Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may đạt 30,49 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2017 trong đó kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ đạt khoảng 13,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với
năm 2017, chiếm tỷ trọng 44,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng  dệt may của cả
nước. Năm 2018 là năm thành công lớn đối với hoạt động xuất khẩu của hàng dệt may
Việt Nam. Xét bình diện thế giới không có nhiều thuận lợi mà chỉ được coi là ổn định nên
việc hàng dệt may tăng trưởng “đột biến” là do có sự dịch chuyển từ khu vực sản xuất cực
lớn của thế giới là Trung Quốc sang Việt Nam. Trung Quốc đang xuất 250 tỷ USD mặt
hàng dệt may, cung ứng 53% lượng vải thế giới. Vì vậy, sự dịch chuyển sản xuất dệt may
của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam.
Bên cạnh đó, đến thời điểm năm 2018, gần 100% các DN lớn, DN trong xuất khẩu mặt
hàng dệt may Việt Nam có tất cả chứng chỉ đánh giá của các hãng thế giới về tăng trưởng
xanh, tiêu thụ năng lượng xanh, sản xuất xanh... Điều đó cho thấy chuẩn mực của hàng
dệt may Việt Nam tại tất cả các nơi được khách đặt hàng là tương đối tốt.
Năm 2019:  Xuất khẩu hàng dệt may năm 2019 đạt 32,85 tỷ USD, tăng 7,8% so
với năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang phần lớn
các thị trường tiếp tục tăng trưởng. Mỹ là thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với
14,85 tỷ USD, chiếm 45,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Nhìn
chung năm 2019, ngành dệt may Việt Nam chịu sự tác động rất lớn của tình hình suy
giảm kinh tế thế giới do biến động chính trị và xung đột thương mại giữa các nền kinh tế
lớn, đặc biệt là xung đột thương mại Mỹ - Trung. Việc này ảnh hưởng nhất định đến nhu
cầu tiêu dùng của người dân Mỹ do giá cả đắt hơn và diễn biến khó lường làm cho người
dân Mỹ thận trọng hơn. Bên cạnh đó, các đơn hàng của mặt hàng dệt may sụt giảm
nghiêm trọng. Nếu như thời điểm giữa năm 2018, nhiều DN lớn có đơn hàng đến hết năm,
thì thời điểm giữa năm 2019, DN chỉ ký được các đơn hàng có số lượng nhỏ và ký theo
tháng. Lý do là các đối tác có chung tâm lý lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Quốc sẽ leo thang, nên các đơn hàng bị chia nhỏ thay vì đặt số lượng lớn như những năm
trước.
Năm 2020, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 29,81 tỷ USD, giảm 9,2% so
với năm 2019. Mỹ vẫn là thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 13,99 tỷ USD,
giảm 5,8% so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 46,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu

13
hàng dệt may của cả nước. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Việt Nam
chiếm trên 20% thị phần hàng dệt may vào Mỹ. Một trong những nguyên nhân là việc các
nhãn hàng dệt may đã và đang chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt nam nhằm
tránh ảnh hưởng của cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung. Trong năm 2020, ngành dệt
may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang nước bạn.

Đến nay trên thế giới, tình hình đại dịch vẫn diễn biến phức tạp. Thậm chí, tác
động tiêu cực của đại dịch còn có thể kéo dài. Dự báo, một đến hai năm tới thị trường
may mặc vẫn tiếp tục khó khăn, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới. Mặc dù
vậy, theo Bộ Công thương mặt hàng dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ
các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu
đến các thị trường lớn trên thế giới. Trong đó Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu
vực (RCEP) vừa được ký kết hồi giữa tháng 11/2020 sẽ được kỳ vọng tạo ra động lực, cơ
hội cho mặt hàng dệt may Việt Nam và thay thế một số thị trường mà đại dịch COVID-19
vẫn chưa kiểm soát được và đang ảnh hưởng lớn đến thị trường của dệt may Việt Nam.
Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và thương mại, dịch Covid-19 đã khiến
cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam chậm lại trong năm 2020, nhưng đã phục hồi
nhanh từ những tháng cuối năm 2020 và bứt phá mạnh trong 9 tháng đầu năm 2021. Tuy

14
còn nhiều thách thức, nhưng với sự tăng trưởng ổn định và liên tục trong những tháng vừa
qua cho thấy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã trở lại so với thời điểm trước dịch
và còn tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước dịch Covid-19. Bên cạnh đó, cơ cấu
chủng loại hàng dệt may của Việt Nam đã dịch chuyển khá rõ dưới tác động của dịch
Covid-19. Tập trung xuất khẩu các mặt hàng thông thường, tính tiện dụng cao như quần,
quần áo trẻ em, đồ lót, quần short… và giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng như áo
Jacket, quần áo Vest… 

Bảng: Xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam từ T10/2020 đến T9/2021
Trong quý I, ngay từ đầu năm nhiều DN (DN) đã ký được đơn hàng đến hết quý
III, thậm chí hết năm 2021 do nhiều thị trường lớn như: Mỹ, EU, Trung Quốc, các nước
trong khối Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đã cơ bản
kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ tiêm vaccine cao và từng bước nới lỏng giãn cách khiến
nhu cầu hàng tiêu dùng, trong đó có dệt may tăng trở lại.
Bước sang quý II, dịch bùng phát tại nhiều tỉnh phía Bắc, nhất là tại Bắc Giang,
Bắc Ninh... song do công tác kiểm soát dịch bệnh tại các địa phương này khá tốt nên mức
độ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh toàn ngành chưa lớn. 6 tháng đầu năm, xuất khẩu
của ngành vẫn tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng trên 5% so với năm 2019.
Từ đầu quý III đến nay là thời gian cực kỳ khó khăn cho các DN dệt may với diễn
biến vô cùng phức tạp và kéo dài của dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía
Nam khiến DN đối mặt với hàng loạt thách thức: Đóng cửa, ngừng sản xuất, sản xuất cầm
chừng, không thực hiện được đơn hàng, phải giao hàng chậm, giao hàng bằng máy bay
hoặc bị hủy đơn hàng gây đứt gãy chuỗi cung ứng. 

15
Nhiều DN tại các tỉnh phía Nam dù cố gắng bố trí sản xuất "3 tại chỗ", "1 cung
đường - 2 điểm đến" hoặc phương án sản xuất "4 xanh" nhưng cũng chỉ duy trì được
khoảng 10% - 30% số lao động đi làm, chi phí phát sinh lớn. Tổn thất không những về
kinh tế mà cả uy tín đối với khách hàng. Những điều này thể hiện rõ qua con số xuất khẩu
tháng 8 giảm 15,9% so với tháng 7/2021 và giảm 2,63% so với tháng 8/2020; xuất khẩu
tháng 9 đạt 3 tỷ USD tiếp tục giảm 9,2% so với tháng 8/2021 và giảm 10,5% so với tháng
9/2020. 
*Đặc điểm của DN dệt may:  Phần lớn các công ty dệt may được đặt tại miền
Nam (62%), còn lại nằm ở miền Bắc (30%), miền Trung và Tây Nguyên (8%).

Biểu đồ phân bố DN Dệt may trên cả nước

DN Dệt May khu vực phía Nam tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Dương và Đồng Nai, trong đó tập trung nhiều nhất tại thành phố Hồ Chí Minh
chiếm 50,2% tổng DN Dệt May Việt Nam. Lao động ngành Dệt May khu vực phía Nam
chiếm 4,66% tổng lao động đang làm việc, tốc độ tăng lao động của ngành Dệt may khu
vực phía Nam trung bình trong giai đoạn 2009 – 2013 là 3,6% một năm. Lao động ngành
Dệt May phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ chiếm 72%, khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long chỉ chiếm 28% tổng lao động ngành Dệt may khu vực phía Nam. Nguyên
nhân các DN tập trung nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh là do thành phố TP. Hồ Chí Minh
là đô thị lớn, đông dân nên có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào không
những vậy còn có lịch sử phát triển ngành dệt may lâu đời chính những điều đó là vị trí
địa lý thuận lợi cho các DN dệt may. 

16
DN công nghiệp Dệt May tập trung chủ yếu khu vực ngoài nhà nước chiếm 91,7%
tổng số DN; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 7,9%; khu vực nhà nước chỉ chiếm
0,4%. DN dệt (chiếm khoảng 25%), DN may trang phục (chiếm 75%). 
Một số DN dệt may tiêu biểu như:
 Khu vực phía Bắc: Công ty Cổ phần (CTCP) May 10; Tổng CTCP May Hưng
Yên; Tổng CTCP May Đáp Cầu; Tổng CTCP May Đức Giang; Công ty CP May
Tiên Hưng.
 Khu vực miền Trung: Tổng CTCP Dệt May Hòa Thọ; CTCP Dệt May Huế; Tổng
CTCP Dệt May Thiên An Phú.
 Khu vực phía Nam: Tổng CTCP Phong Phú; Tổng CTCP May Việt Tiến; Tổng
CTCP May Nhà Bè; Tổng CTCP May Đồng Nai; CTCP Quốc tế Phong Phú;
CTCP Dệt May Liên Phương; CTCP May Việt Thịnh
Từ đó, ta có thể thấy các DN có sự phân bố không đồng đều giữa vùng miền. Tại miền
Bắc, nơi tập trung tới 30% DN, thì các DN lại chủ yếu đóng tại thủ đô Hà Nội. Khu vực
miền Nam chiếm tới 62% lượng DN cũng chủ yếu tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh.
Còn khu vực miền Trung chỉ chiếm 8% lượng DN. Sự tập trung quá cao này dẫn đến sự
cạnh tranh quyết liệt giữa các DN dệt may với các ngành công nghiệp khác; giữa các DN
dệt may với nhau về đơn hàng, lao động, tiền lương…;chi phí sản xuất tăng cao do tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân tại các thành phố này đều dẫn đầu cả nước cũng như quỹ đất
ngày càng hạn hẹp, đặc biệt là các yêu cầu về tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường ngày càng
khắt khe. Chính vì vậy, việc các DN dệt may chủ động dịch chuyển đầu tư về một số vùng
nông thôn, không tập trung phát triển mạnh ở các đô thị như hiện nay được coi như một
quy luật tất yếu. Về vấn đề này, ông Thân Đức Việt - Giám đốc điều hành Tổng công ty
CP May 10 chia sẻ, việc mở rộng sản xuất ở các tỉnh xa là một trong những chính sách
giảm thiểu mất ổn định lao động ở các thành phố lớn. May 10 cũng là một trong những
DN có nhà máy ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định khá sớm. Nhưng những năm gần đây, xu
thế dịch chuyển lao động ngành dệt may rõ rệt hơn thì May 10 cũng dịch chuyển nhà máy
may về một số địa phương để tận dụng nguồn lao động sẵn có. Do đặc thù của ngành may
là sử dụng nhiều lao động, khi điều kiện phát triển ở các đô thị gặp khó khăn thì sự dịch
chuyển nhà máy về nông thôn sẽ phát huy lợi thế cạnh tranh, tận dụng nguồn lao động
phục vụ chiến lược phát triển lâu dài. Quá trình này cũng góp phần cùng các địa phương
giải quyết việc làm và lao động tại chỗ, góp phần tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
nông thôn.

17
2. Thành công

Trong những năm qua, sản phẩm dệt may đã góp phần đáng kể vào sự phát triển
kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Nó đóng góp tích cực cho giải quyết việc làm, không chỉ ở
khu vực thành phố mà cả những vùng khó khăn, qua đó giảm lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt, ngành dệt may còn đóng góp quan
trọng vào xuất khẩu cả nước. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 39
tỷ USD, tăng 106 lần so với cách đây 20 năm; là ngành sử dụng nhiều lao động nhất cả
nước với 3 triệu lao động, chiếm 1/4 số lao động toàn ngành công nghiệp.

Sự tăng trưởng ổn định của mặt hàng dệt may Việt Nam đã góp phần vào việc thu
hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Ngày càng nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu
tư vốn vào Việt Nam đặc biệt là các DN dệt may. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê
Việt Nam (GSO), đến cuối năm 2019, tổng số DN FDI trong lĩnh vực dệt may cả nước có
1.283 DN, trong đó số lượng DN gia công hàng dệt may là 882 DN (chiếm 69%); số
lượng DN trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) gồm sản xuất bông, xơ, sợi, vải,
nhuộm, phụ liệu, sản xuất máy móc ngành May chỉ là 401 DN (chiếm 31%).
Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam được nâng cao. Trên thị trường
dệt may toàn cầu, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình và trở thành điểm đến
cung ứng được nhiều nhà nhập khẩu lựa chọn nhờ sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao,
môi trường chính trị ổn định, quy mô sản xuất ngày càng tăng... 
 Với sự nhạy bén và linh hoạt, trong 5 năm qua, hàng dệt may Việt Nam đã đón
được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới tới Việt Nam.
 Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam đã có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh
thổ, tăng mạnh so với con số 150 của năm 2016. Bên cạnh việc giữ vững, đạt mức
tăng trưởng tốt ở những thị trường xuất khẩu chính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn
Quốc, ngành dệt may Việt Nam đã nỗ lực, bứt phá tại các thị trường khác như:
Trung Quốc, Nga, Campuchia, Indonesia, Thái Lan…
 Hàng dệt may vẫn là nhóm hàng có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và mang
tính chi phối chiếm trên 83% đối với toàn ngành dệt may Việt Nam trong thời gian
qua và những năm tiếp theo.
 Cơ cấu chủng loại hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2017-
2019 tương đối ổn định với một số chủng loại chính như áo thun, áo Jacket, quần,
quần áo trẻ em, vải, áo sơ mi, đồ lót… Đáng chú ý, trong giai đoạn này, một số

18
chủng loại có tốc độ tăng trưởng bình quân rất cao như quần áo trẻ em, vải, đồ lót,
quần áo bảo hộ lao động, áo len, quần áo bơi… những mặt hàng dệt may thông
thường, có tính tiện dụng cao sẽ là những mặt hàng có triển vọng xuất khẩu cao,
đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, tỷ trọng xuất khẩu những mặt
hàng này càng có xu hướng tăng nhanh.
→ Như vậy, với xu hướng dịch chuyển xuất khẩu do căng thẳng trong quan hệ thương
mại Mỹ - Trung Quốc, việc tham gia sâu rộng vào các Hiệp định Thương mại thế hệ mới
như CPTPP, EVFTA và sắp tới là RCEP… và bản thân nội tại của ngành sản xuất dệt
may không ngừng được nâng cấp, cải thiện sẽ tạo cơ hội cho hàng dệt may xuất khẩu của
Việt Nam tiếp tục mở rộng thị phần trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ
nói riêng.
3. Hạn chế

Cơ cấu lao động ngành còn hạn chế. Cuối năm 2018, trong gần 3 triệu lao động
đang làm việc ở 7.000 DN trong cả nước, thì có khoảng 25% lao động có đào tạo chuyên
môn còn lại 75% lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu bằng tốt nghiệp trung học cơ sở,
trung học phổ thông hoặc có 17% là học tiểu học.

Kinh tế nước ta ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được cải
thiện. Đây là điều đáng mừng, song nhân công giá rẻ vốn là lợi thế cạnh tranh lâu nay của
nhiều ngành trong ngành dệt may đang mất dần lợi thế. Theo mô hình đàn sếu bay, thì lợi
thế cạnh tranh này sẽ chuyển sang các nước kém phát triển hơn. Vậy, ngành may mặc
trong thời gian tới sẽ phải tự nâng mình lên các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị kinh
tế để tiếp tục giữ vững vị trí cường quốc dệt may của thế giới.
Công tác phát triển Đảng ở các DN dệt may Việt Nam đang bộc lộ những bất cập.
Số DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 70% số DN trong ngành dệt may Việt Nam,
có một số nguy cơ trắng các tổ chức Đảng trong DN này. Nhiệm vụ của Hiệp hội chính là
làm sao khắc phục được tình trạng này.
Bên cạnh đó thì ngành dệt may Việt cũng đã và đang đối chọi với rất nhiều thách
thức để khẳng định thương hiệu và tăng năng lực cạnh tranh với các thương hiệu may mặc
quốc tế:
  Nền công nghệ hiện đại của ngành dệt may chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của
các thị trường lớn.
  Nguồn nhân công tay nghề cao, kỹ thuật tốt và sáng tạo thì còn hạn chế.

19
 Tác động của các yếu tố khách quan bên ngoài làm mất đi uy tín của DN.
  Thị trường đang rập khuôn theo khuôn khổ mà chưa có sự đổi mới, phá cách.
 Các DN Việt chưa chính phục được các chứng chỉ, chất lượng sản phẩm cao,…
Dịch COVID -19 đã làm thay đổi, đảo lộn cả ngành công nghiệp dệt may. Trong
năm 2020, ảnh hưởng dịch COVID-19, sức mua giảm, các đối tác nước ngoài yêu cầu
giảm giá 20-30%. Trong khi đó, DN Việt Nam muốn duy trì công ăn việc làm cho người
lao động (NLĐ), hơn nữa các DN cũng đã đầu tư thiết bị công nghệ nên vẫn tổ chức sản
xuất, vẫn chấp nhận đơn hàng với giá thấp, thậm chí đơn hàng nhận được đến cuối năm
2020. Bước sang đầu 2021 ngành dệt may đã hồi phục, sức mua toàn cầu tăng, đơn hàng
nhiều với giá tốt hơn, nhưng DN dệt may đã phải chịu áp lực lớn, đó là giá cũ đã ký - giá
thấp, cho năm 2021.
Không chỉ vậy, để có được đơn hàng DN dệt may cũng phải chịu rất nhiều áp lực
lớn. Cụ thể, các nhãn hàng đã đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá DN rất khắt khe, nếu DN
nào không đáp ứng được thì họ rút đơn hàng. Về việc thanh toán, các nhãn hàng thanh
toán bằng phương thức trả chậm 1-3 tháng, thậm chí có những khách hàng yêu cầu thanh
toán trả chậm 6 tháng. Điều này nằm ngoài dự tính của DN sản xuất trong nước bởi khả
năng rủi ro lớn, nhưng nếu DN không chấp nhận thì họ không đặt hàng nữa. Bên cạnh đó,
một số mặt hàng chủ lực có thế mạnh của Việt Nam nhưng ảnh hưởng bởi dịch COVID -
19 từ năm 2020, đến nay vẫn chưa khôi phục được, đó là veston cao cấp và sơ mi. Tỷ lệ
đặt hàng veston quay trở lại thị trường Việt Nam chỉ đạt khoảng 27%, 73% chưa quay trở
lại trong khi giá trị đầu tư công nghệ cho sản xuất veston rất lớn. Đến cuối tháng 6/2021,
các nhà máy sản xuất veston chủ lực của Việt Nam đã chuyển đổi để sản xuất các sản
phẩm khác, kể cả sản xuất khẩu trang vải. Tương tự, mặt hàng sơ mi đến tháng 6/2021
cũng chỉ đạt 47%. 
Dịch COVID-19 bùng phát mạnh khoảng tháng 6/2021, đã khiến các DN dệt may
rơi vào tình thế lao đao vì đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động, trong khi nguồn vaccine
chưa đáp ứng kịp thời. Tiếp đó, tháng 7/2021, các DN dệt may tiếp tục thực hiện tiêu
chuẩn "3 tại chỗ" (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ) hoặc "1 cung
đường, 2 địa điểm" theo yêu cầu cấp bách trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến ngày
càng phức tạp ở các tỉnh phía Nam cũng khiến DN gặp không ít khó khăn. Với lượng
công nhân quá lớn, không thể đảm bảo điều kiện an toàn cũng như chi phí hỗ trợ, nên hầu
hết các DN dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phải ngưng hoạt động. Hiện
trung bình mỗi DN dệt may có từ một ngàn đến vài chục ngàn công nhân. Nếu phải bố trí
chỗ ăn ở cho số lượng công nhân quá lớn như thế thì rất khó. Hơn nữa, biên độ lợi nhuận

20
của DN dệt may rất mỏng. Nếu phải thêm những chi phí như ăn ở, xét nghiệm thì không
thể đáp ứng được. 
Có thể thấy, mặc dù trong những tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may tăng trưởng
khá ấn tượng vượt cả con số cùng kỳ của năm 2019 (khi chưa có dịch COVID-19). Tuy
nhiên, trong những tháng cuối năm, dù đã có nhiều đơn hàng nhưng các DN dệt may đang
đứng trước thách thức vô cùng lớn khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở phía
Nam, nơi có trung tâm sản xuất lớn.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nếu dịch còn tiếp
tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới, các DN không còn khả năng duy trì và ổn định
sản xuất và khó giữ chân khách hàng tại Việt Nam. Đây là thách thức rất lớn cho ngành
dệt may, da giày. "Bên cạnh đó, người lao động tại các DN cũng rời bỏ các trung tâm sản
xuất lớn ở phía Nam như: Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... để tránh dịch khiến
DN thiếu hụt lao động trầm trọng", ông Vũ Đức Giang nói thêm.

21
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ SO SÁNH TRONG SẢN XUẤT
VÀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

1. Mục tiêu, định hướng

Dệt, may là ngành công nghiệp liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải,
thiết kế sản phẩm, hoàn tất và phân phối sản phẩm may mặc tới người tiêu dùng. Ngành
dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và
sinh hoạt trong cuộc sống, sinh hoạt của người dân; là một ngành đem lại thặng dư xuất
khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội. Ngoài ra ngành
dệt may còn thúc đẩy phát triển và là đầu vào cho nhiều ngành kinh tế khác như nông
nghiệp, công nghiệp hỗ trợ …

Ngành công nghiệp dệt, may trong những năm gần đây đã có những bước tiến tích
cực, tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt bình quân giai đoạn 2012-2020
đạt 11,8%/năm. Nhân thấy được tín hiệu tích cực đó, ngành dệt may cần có những mục
tiêu, định hướng cụ thể cho những năm tới.
1.2 Về mục tiêu
 Mục tiêu chung
Phát triển ngành Dệt may trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về
xuất khẩu; xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng, hội nhập thị trường thế giới;
hướng tới SXKD các sản phẩm dệt may có GTGT cao, đảm bảo DN phát triển bền vững.

 Mục tiêu cụ thể 


Hiệp hội Dệt may đề ra mục tiêu đến năm 2025 xuất khẩu của ngành dệt may sẽ
đạt 55 tỷ USD; trong đó, các sản phẩm chính bao gồm: xơ, sợi các loại đạt 4.000 tấn, vải
đạt 3.500 triệu m2, sản phẩm may hơn 8.500 sản phẩm. Giá trị thặng dư thương mại đến
năm 2025 phấn đấu đạt 33 tỷ USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 khoảng
11,6%.
Hiệp hội là cầu nối giữa các DN hội viên nhằm hình thành chuỗi cung ứng dệt may
đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do; kết nối các trường, viện
trong nước với DN để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
1.2 Về định hướng

22
 Phát triển ngành dệt may theo hướng hiện đại hóa
Các cơ quan quản lí nên đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực công nghệ sản
xuất.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương tuyên truyền, phổ
biến, hướng dẫn những nội dung chính của quy hoạch cho cộng đồng các DN ngành Dệt
May cả nước để có định hướng và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với
Quy hoạch. Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh các chính
sách, cơ chế để phát triển ngành công nghiệp Dệt May theo Quy hoạch.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam là DN chủ đạo của ngành có trách nhiệm phát triển
đầu tư những dự án Dệt May có quy mô lớn. Phối hợp với Hiệp hội Dệt May Việt Nam
nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước các chính sách, cơ chế để phát
triển ngành công nghiệp Dệt May theo Quy hoạch được duyệt. 
Thúc đẩy phát triển công nghiệp ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước
và xuất khẩu, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Chế tạo phục vụ nông nghiệp và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết
kiệm năng lượng, nguyên liệu. Tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giày, tập
trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao dựa trên quy trình sản xuất thông minh, tự
động hoá.
 Phát triển gắn liền với bảo vệ môi trường và  xu thế dịch chuyển nông nghiệp nông
thôn
Xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành Dệt May tại các vùng trọng điểm để
tập trung xử lý môi trường cho các dự án đầu tư mới vào ngành dệt nhuộm và di dời các
DN dệt nhuộm gây ô nhiễm ra khỏi các trung tâm đô thị lớn. Các giải pháp về cung ứng
nguyên phụ liệu.
Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các DN trong
ngành;
Thu hút đầu tư nước ngoài và huy động các nguồn vốn trong nước đầu tư sản xuất
các sản phẩm hoá dầu (xơ, sợi, hoá chất, thuốc nhuộm...) phục vụ cho dệt may để chủ
động về nguyên liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt
may. 
Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA để từng bước hình thành liên kết xuyên suốt chuỗi
giá trị, quản lý môi trường và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.

23
Hướng tới phát triển bền vững, đồng thời nhằm đáp ứng yêu cầu của các thị trường
lớn trên thế giới, giải pháp về khoa học - công nghệ nhằm xanh hóa ngành dệt may đóng
vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển. Ngành dệt may cần thu hút đầu tư nước
ngoài có chọn lọc, ưu tiên các dự án đầu tư công nghệ dệt nhuộm tiên tiến, không gây
tác động xấu đến môi trường, kết nối với các DN may mặc trong nước, hình thành chuỗi
liên kết trên toàn chuỗi giá trị...
Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững
của ngành cần phát huy lợi thế về lao động của tỉnh và thị trường xuất khẩu để phát triển
ngành dệt may, da giầy, hàng gia dụng nhằm tạo ra nguồn hàng lớn phục vụ tiêu dùng và
xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho tỉnh; tạo việc làm và thu nhập cho người lao
động ở khu vực nông thôn, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng
điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo
nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế
khu vực và thế giới. 
Tập trung sản xuất vải và phụ liệu phục vụ may xuất khẩu. Trong sản xuất vải,
khâu nhuộm và hoàn tất vải đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng vải
đáp ứng yêu cầu của thị trường và của khách hàng. Đầu tư sản xuất vải phải lựa chọn
công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm chi phí nguyên liệu và thân thiện
với môi trường;
Đẩy mạnh đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất bông, xơ, sợi tổng hợp và phụ liệu,
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm dần nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ;
Tăng cường đầu tư phát triển ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội của thị
trường. Các DN may cần đa dạng hoá và nâng cao đẳng cấp mặt hàng, tích cực thay đổi
phương thức sản xuất hàng xuất khẩu từ nhận nguyên liệu giao thành phẩm sang mua
đứt bán đoạn, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của các DN may
như các hoạt động thiết kế mẫu mốt, cung ứng nguyên phụ liệu, xúc tiến thương mại.
Tập trung đầu tư để sản xuất vải và nguyên phụ liệu phục vụ cho may xuất khẩu.
Xây dựng chương trình sản xuất vải dệt thoi để phục vụ cho sản xuất sản phẩm may xuất
khẩu;
Xây dựng chương trình phát triển cây bông, trong đó ưu tiên xây dựng các vùng
trồng bông có tưới tại các tỉnh có tiềm năng;
Thông qua liên doanh liên kết với các DN trong và ngoài nước xây dựng các dự án
đầu tư sản xuất xơ nhân tạo, các loại sợi có chất lượng cao và có các tính năng mới phù
hợp với xu thế của thị trường;

24
Đẩy mạnh đầu tư cho ngành may để tăng khả năng xuất khẩu và tạo điều kiện thúc
đẩy việc sản xuất vải và phụ liệu thay thế dần hàng nhập khẩu. Dịch chuyển các DN may
từ các trung tâm đô thị lớn về các địa phương để giảm sức ép về lao động và góp phần
chuyển dịch cơ cấu lao động tại các địa phương;
Với xu hướng dịch chuyển xuất khẩu do căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ -
Trung Quốc, việc tham gia sâu rộng vào các Hiệp định Thương mại thế hệ mới như
CPTPP, EVFTA và sắp tới là RCEP… và bản thân nội tại của ngành sản xuất dệt may
không ngừng được nâng cấp, cải thiện sẽ tạo cơ hội cho hàng dệt may xuất khẩu của
Việt Nam tiếp tục mở rộng thị phần trên thị trường thế giới.
2. Giải pháp

Để thực hiện được những mục tiêu trên theo đúng với kế hoạch, Nhà nước bên cạnh
phải tạo ra những chính sách mới, DN thì cần mở rộng mô hình kinh doanh thì cũng cần
phải có những giải pháp khắc phục những yêu điểm hiện tại đang gặp phải trong những
năm gần đây. 

2.1 Đối với Nhà nước: 

Chính sách đầu tư phát triển 

 Đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, tránh rủi ro, đồng thời đảm bảo được các
yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam – EU, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương. Tiếp tục thực hiện các giải pháp để hỗ trợ DN trong nước dịch
chuyển từ CMT lên FOB, ODM, OBM, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của
đơn hàng xuất khẩu. Chú trọng khâu thiết kế mẫu mã và hệ thống phân phối nhằm
phát triển hơn nữa thị trường nội địa, đồng thời hướng tới xuất khẩu.
 Cần xác định rõ trọng tâm trong thu hút FDI vào CNHT ngành Dệt May đó là thu
hút vào lĩnh vực nhuộm và hoàn thiện, hóa chất nhuộm, sản xuất và dệt sợi nhân
tạo với trình độ công nghệ cao, từ đó tập trung thiết kế chính sách nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động thu hút FDI.
 Với chủ trương thu hút FDI từ những tập đoàn lớn, đặc biệt là những tập đoàn từ
những quốc gia nắm công nghệ nguồn (như Hoa Kỳ, các nước EU, Nhật Bản), cần
có những chính sách và thiết kế các ưu đãi cụ thể, riêng biệt để thu hút các nhà đầu
tư chiến lược có tiềm năng về công nghệ và thị trường, những đối tác thực sự có
khả năng đóng góp cho Việt Nam đạt được mục tiêu, yêu cầu của chính sách phát

25
triển CNHT ngành may. Bên cạnh đó, cần có những quy định rõ ràng về pháp lý để
tránh Việt Nam trở thành bãi thải công nghệ khi tiếp nhận FDI, kiên quyết không
chấp nhận các dự án có công nghệ lạc hậu, có thể gây tổn hại đến môi trường và
sức khỏe con người.
 Hiệp hội dệt may và Nhà nước cần xây dựng các cụm công nghiệp để thực hiện
chuyên môn hóa sản xuất, có những gói hỗ trợ cho các DN chuyển đổi mô hình sản
xuất. 
Chính sách ưu đãi về xuất nhập khẩu

 Tập trung tháo gỡ những khó khăn nội tại, giữ vững thị trường xuất khẩu, đi đôi
với phát triển thị trường nội địa, mở rộng các kênh bán hàng để khai thác tối đa thị
trường trong nước. Tăng cường các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá
sản phẩm da giày Việt Nam tại Mỹ, EU. Hướng dẫn DN thực hiện các biện pháp
nhằm tuân thủ triệt để những điều khoản về vệ sinh, môi trường, lao động và quy
trình công nghệ của các thị trường nhập khẩu.
 Trong chính sách, đặc biệt là chiến lược phát triển ngành cũng cần phân rõ các
vùng, địa phương trọng tâm trong quy hoạch các khu công nghiệp, các nhà máy xử
lý nước thải để kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào phần cung thiếu hụt…
 Sửa đổi quy định cho phép miễn thuế nhập khẩu với hàng nhập tại chỗ để sản xuất
hàng xuất khẩu, tạo sự bình đẳng giữa hình thức gia công xuất khẩu và sản xuất
xuất khẩu, khuyến khích các DN chuyển sang phương thức xuất khẩu mua đứt bán
đoạn (FOB) thay vì khuyến khích gia công.
 Cần cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục phi thuế quan; giúp cải
thiện môi trường kinh doanh; cắt bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp; thúc
đẩy việc hình thành thị trường dệt may cạnh tranh lành mạnh.
Chính sách về vốn  
  Để đầu tư máy móc thiết bị cần đầu tư vốn lớn, nhưng hiện tại đa số các đơn vị
sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, không có đủ tiềm lực
vốn để nhập khẩu máy tự động cao. Vì vậy, Chính phủ cần cấp vốn đầu tư ban đầu
và vốn lưu động cho các DN của ngành may mặc một cách hợp lý
 Đối với DN sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đáp ứng ít nhất một
trong các tiêu chí: có tỷ trọng doanh thu từ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ
công ích trên tổng doanh thu của DN 03 năm liên tiếp liền kề trước thời điểm xem
xét chuyển đổi dưới 50% hoặc có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

26
cao hơn hoặc bằng lãi suất ngân hàng thương mại nhà nước thì thực hiện rà soát,
đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển đổi sở hữu,
thoái vốn và tỷ lệ Nhà nước nắm giữ tại DN trong trường hợp chuyển đổi sở hữu;
thoái vốn cho phù hợp với thực tế của ngành hoặc địa phương.
 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên có gói tín dụng cụ thể để hỗ trợ các DN trong
giai đoạn khó khăn. Ví dụ như: Cho vay với lãi suất thấp, giãn thời gian trả nợ lãi
cho khách hàng…
 Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNV&N có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn
vốn vay dài hạn.
 Phát triển mạnh cách thức thuê mua tài chính.
 Sử dụng vốn ODA để hỗ trợ đào tạo lao động, xây dựng thể chế pháp lý và các
chương trình phát triển CNHT Dệt may.
Chính sách tỷ giá hối đoái
  Nhà nước tiếp tục có những tính toán, cân đối phù hợp giữa tỷ giá hối đoái của
đồng Việt Nam với đồng tiền của các quốc gia để không bị yếu thế trong xuất khẩu. Độ
trễ của thị trường xuất khẩu có thể kéo dài từ sáu tháng đến một năm và trong khoảng thời
gian này nếu Việt Nam không phản ứng kịp thời thì khách hàng có thể thay đổi nguồn
cung cấp và hệ quả tất yếu là DN xuất khẩu sẽ gặp những khó khăn trong dài hạn. Tiếp
đến, cần có chính sách hỗ trợ về tài chính, với lãi suất phù hợp, đồng thời cần tiếp tục đẩy
mạnh cải cách hành chính, loại bỏ và điều chỉnh những khoản phí, lệ phí phù hợp với thực
tế; nâng cấp cơ sở hạ tầng, thời gian thông quan,... nhằm tạo điều kiện để DN phát triển.
 Thực hiện đa dạng hoá đồng tiền thanh toán
 Sử dụng công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
 Dựa vào hiệp hội để đàm phán với đối tác
 Thành lập bộ phận nghiên cứu về tỷ giá hối đoái.
 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác kinh doanh 
 Tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang các thị trường không thanh toán bằng USD, tập
trung phát triển thị trường EU, Nhật Bản đồng thời mở rộng thị trường trong nước. 
 Ngân hàng nhà nước nên tiếp tục thả nổi hoàn toàn tỷ giá của đồng nội tệ so với
các ngoại tệ khác, chỉ quản lý tỷ giá USD/VND. Do được tự do giao động, các
đồng tiền mạnh khác sẽ quay trở lại tác động vào tỷ giá USD/VND. Cơ chế này
cũng khuyến khích việc sử dụng các ngoại tệ mạnh khác trong thanh toán quốc tế
và cất trữ, giảm bớt sự lệ thuộc quá lớn vào đồng USD. Đồng thời, NHNN nên

27
khuyến khích DN nhập khẩu chọn đồng ngoại tệ thanh toán nào có tỷ giá VND so
với đồng ngoại tệ đó giảm và ngược lại đối với DN xuất khẩu.
 Sử dụng MRER tham chiếu trong việc điều hành tỷ giá
 Thận trọng trong việc chủ động phá giá mạnh đồng nội tệ để thúc đẩy XK
 Lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp với xu thế phát triển kinh tế.
 Nâng cao chất lượng hàng XK, giảm nhập khẩu
 Kiểm soát và dần thu hẹp phạm vi hoạt động của thị trường chợ đen nhằm làm tăng
khả năng kiểm soát tiền tệ và nhiệm vụ cần làm trong việc thống nhất và quản lý
ngoại hối. Mọi nguồn thu cần phải được tập trung về một mối để có thể cân đối
mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý và cân bằng cán cân thanh toán. 
Tổ chức và quản lý các khâu nghiệp vụ xuất nhập khẩu
 Nhà nước và ngành dệt may
Việt Nam cần phải có chiến lược quy hoạch nguồn nguyên liệu, hướng tới nguyên liệu nội
sẽ thay thế phần lớn nguyên liệu ngoại nhập. nắm vững các quy định đối với sản
phẩm dệt may nhập khẩu. Khi xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường nước ngoài,
các DN cần tìm hiểu rõ những yêu cầu về tiếp cận thị trường của các đối tác thương mại.
Những yêu cầu thường là về luật pháp, nhãn mác, ký mã hiệu và hệ thống quản lý, nhằm
mục tiêu đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho môi trường tự nhiên
và xã hội. Chẳng hạn, những yêu cầu về tiếp cận thị trường liên quan tới xã hội, môi
trường và chất lượng đang ngày càng quan trọng trong thương mại quốc tế và thường
được các nhà nhập khẩu EU quy định dưới dạng nhãn hiệu, quy tắc hành xử và hệ thống
quản lý ứng dụng công nghệ trong sản xuất, quản lý hàng tồn kho và quản lý DN: công
nghệ 4.0 cùng với sự ra đời của nhiều phần mềm ứng dụng giúp các DN dễ dàng hơn
trong việc quản lý hàng tồn kho và quản lý các khoản phải thu và chi.
 Thực hiện xúc tiến của thị trường cần thực hiện song song công tác kiểm tra , kiểm soát
thị trường, chống buôn lậu, tránh gây thực trạng nên tình trạng không lành mạnh. 
Khi thực hiện tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ cần xây dựng kế hoạch, kiểm tra
giám sát quá trình thực hiện đảm bảo thông suốt và chú ý điều khoản hợp đồng với nhà
cung cấp để hỗ trợ và điều chỉnh khi cần thiết. giải pháp về công nghệ, thông tin, tư vấn
nghiệp vụ cho các DN kinh doanh XNK cần phải được sự tham gia và hỗ trợ từ phía
 Nhà nước và các cơ quan quản lý cấp vĩ mô. 

28
Chỉ khi nào cơ sở hạ tầng chung về công nghệ thông tin của Việt Nam được nâng cấp,
phát triển thì lúc đó các DN mới tận dụng được lợi thế từ công nghệ thông tin để phục vụ
cho hoạt động của mình. Đồng thời, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ
và định hướng các DN trong hoạt động nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao công nghệ.
Bộ máy quản lý tài chính của Công ty còn yếu về nghiệp vụ quản lý tài chính; công tác
tuyên truyền về tầm quan trọng của quản lý tài chính cho các cổ đông và người lao động
cần được chú trọng; công cụ quản lý tài chính còn bị hạn chế ở các quy định quản lý tài
chính của Công ty; kiểm tra, kiểm soát nội bộ  cần nâng cao vai trò tự kiểm soát tại đơn
vị. 
2.2 Đối với doanh nghiệp

 DN dệt may cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn về
kỹ thuật, về vệ sinh an toàn sản phẩm, tránh bị nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp
phòng vệ thương mại. Cùng với đó, tập trung thực hiện chương trình phát triển bền
vững, xanh hoá ngành dệt may. Đầu tư với công nghệ hiện đại, phát thải thấp hoặc
không phát thải như sản xuất sợi, nhuộm công nghệ ít nước hoặc không dùng nước.
 Tập trung quản lý khủng hoảng và quản lý thanh khoản. Ví dụ, thiết lập đội phản ứng
nhanh để xử lý các vấn đề bất thường phát sinh về an toàn lao động, nguồn cung ứng,
nguyên liệu sản xuất. Đây là cách làm hiệu quả mà các DN Việt Nam có thể áp dụng.
Quản lý thanh khoản yêu cầu các DN phải cân đối dòng tiền, cắt giảm các khoản chi
tiêu chưa cần thiết và theo dõi chặt chẽ công nợ. Các kế hoạch mua sắm tài sản có thể
xem xét gác lại và lựa chọn các giải pháp thay thế như đi thuê tài sản để duy trì lượng
tiền mặt dự phòng đủ lớn.
 Hướng đến tạo ra những giá trị ngắn hạn thông qua việc rà soát và đưa ra các giải pháp
có thể thực hiện ngay để tăng hiệu quả hoạt động và tăng dòng tiền. Các giải pháp có
thể bao gồm rà soát lại danh mục đầu tư và bán hoặc thoái vốn thích hợp, phân bổ lại
nguồn lực đầu tư nhằm tối ưu hiệu quả, và tối ưu các khoản vay. Bên cạnh đó, các DN
cũng xem xét lại cơ cấu sản phẩm, cơ cấu khách hàng, và chính sách giá; rà soát lại
công tác mua sắm và chi phí chuỗi cung ứng, tối ưu thuế và tối ưu vốn lưu động.
 Xây dựng các kịch bản ứng phó - đồng thời xem xét sâu và rộng hơn các ảnh hưởng vĩ
mô, thay vì tập trung chủ yếu vào các yếu tô vi mô như trước đây.
 Chuyển đổi hoặc tái lập chuỗi cung ứng. Ở giai đoạn này, DN sẽ phải kiểm soát tốt
hơn sự gia tăng (tiềm ẩn) về chi phí của chuỗi cung ứng, do việc lựa chọn các nguồn
cung đa dạng nhằm tránh tình trạng đứt gãy hoặc không sẵn sàng của chuỗi.

29
 Tăng cường hoặc đa dạng các biện pháp bảo vệ người lao động, đồng thời, áp dụng tự
động hóa trong sản xuất để từng bước tiết giảm sự phụ thuộc vào các yếu tố không
hiệu quả, trong đó có chi phí nhân công.
 Khả năng sẽ có sự hoán đổi vị trí các DN cùng ngành, mặc dù có thể không nhanh và
năng động như sự hoán đổi của các ngành - do tác động của đại dịch. Các DN có bảng
cân đối tài sản vững mạnh, đội ngũ quản lý tốt, có thể tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư
trong giai đoạn hiện nay, sẽ có thể có cơ hội “một lần trong đời” để bứt phá và vươn
lên dẫn dắt thị trường. Các DN được quản lý quá chặt chẽ lại có thể phải nhường cơ
hội kinh doanh mới nhất thời và ngắn hạn cho những DN có khả năng thích ứng
nhanh, linh hoạt và năng động trong thay đổi định hướng kinh doanh và chiến lược. 
 “Vùng lợi nhuận” sẽ chuyển dịch trong chuỗi giá trị, hướng tới điểm chạm khách hàng
(customer touch point). Hoạt động bán lẻ, kênh phân phối truyền thống trở nên ít quan
trọng hơn, nhường chỗ cho những nền tảng số (digital platform) và lợi nhuận biên
được tạo ra nhiều hơn ở hạ nguồn. Việc tiếp cận và phục vụ người tiêu dùng từ phía
DN sản xuất sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, tạo điều kiện phát triển cho các DN
giao nhận điểm cuối (last-mile delivery).
 Đặc biệt, các DN cần ứng dụng hiệu quả các thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 để tái cơ cấu, nâng cao năng suất lao động, giảm số lượng lao động đến mức cần
thiết. Quan trọng hơn là việc đón bắt cơ hội chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc và một
số nước; liên doanh, liên kết mở rộng nhà máy hiện có hoặc đầu tư mới, nhất là lĩnh
vực sợi, dệt, nhuộm. Ngoài ra, chú trọng chuẩn bị tốt nguồn nhân lực chất lượng cao
cho chương trình chuyển đổi số và yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
 Năng lực cạnh tranh của DN càng cao thì tác động tràn tiêu cực của FDI càng ít có cơ
hội xuất hiện. Khi đó, các DN Dệt may càng tận dụng và sử dụng có hiệu quả các lợi
thế do tác động tràn của DN FDI tạo ra. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN
Dệt may, cần thực hiện các giải pháp sau:
 Nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may, thông qua việc hoàn thiện chiến lược sản
phẩm của DN. Tiến hành các hoạt động nâng cấp máy móc, trang thiết bị sẵn có,
tăng cường nghiên cứu và thường xuyên cập nhật thông tin về những công nghệ
sản xuất mới. Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu,
công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng
cung cấp; tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng đa dạng hoá.
 Tăng cường áp dụng hệ thống QLCL quốc tế. Đồng thời, DN có thể mời các
chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá về CLSP trước khi xuất sang thị trường quốc
tế.

30
 Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong DN về việc cắt giảm CPSX, hạ
GTSP và nâng cao CLSP
 Đẩy mạnh đầu tư và thay thế một số thiết bị, máy móc sản xuất đã quá lạc hậu.
Giảm chi phí NVL, dần thay thế nguồn nguyên liệu nhập ngoại bằng nguồn cung
cấp trong nước Giảm GTSP thông qua các biện pháp như nâng cao NSLĐ, giảm
chi phí quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất, chia sẻ chi phí tiếp
thị, chi phí thông tin thị trường giữa các DN
 Giảm các chi phí quản lý và giảm các chi phí giao dịch giấy tờ thông qua việc áp
dụng các tiến bộ của KHKT và CNTT.
 Tiến hành đa dạng và mở rộng các mặt hàng gia công xuất khẩu, đa dạng hóa chất
liệu sản phẩm bằng cách dựa vào ý tưởng của các nhà thiết kế, tránh sao chép hoặc
dập khuôn theo mẫu mã của nước ngoài, đa dạng hóa chủng loại và cải tiến mẫu
mốt của sản phẩm, bằng cách cải tiến sản phẩm đã có và phát triển thêm nhiều sản
phẩm mới.
 Tiến hành đầu tư và đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong công tác thiết kế Kết
hợp với công tác nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt được những thay đổi
trong nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đưa ra được các thiết kế phù hợp mang
tính
 sáng tạo và giá trị thẩm mỹ cao đáp ứng những nhu cầu đó.
 Từng bước chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm cao cấp, giảm bớt được áp
lực cạnh tranh với hàng dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ....  Chú trọng xây dựng,
bảo vệ và phát triển thương hiệu trên thị trường, nhất là trên thị trường quốc tế,
thông qua việc xây dựng thương hiệu gắn liền với nâng cao CLSP
 Có chính sách “giữ chân” lao động, ngăn chặn tình trạng “chảy máu chất xám”.
Tầm quan trọng của việc ổn định NNL với việc tận dụng tác động tràn tích cực và
hạn chế.
 Tác động tràn tiêu cực từ FDI của các DN Dệt may là điều đã được khẳng định.
Chính vì vậy, DN cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và dùng đòn bẩy kinh tế để
khuyến khích người lao động; quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao
động, thực hiện đúng những quy định trong SA 8000 và bộ tiêu chuẩn về môi
trường ISO 14000/2000. Tăng cường phúc lợi xã hội trong DN và tổ chức các hoạt
động văn hóa-thể thao mang tính cộng đồng. Tổ chức các phong trào, nâng cao đời
sống tinh thần cho người lao động.  Xây dựng văn hóa DN, tạo ra sự gắn kết bền
chặt và lâu dài của đội ngũ lao động và DN. Chú trọng phát triển thị trường trong

31
nước, làm “hậu phương” vững chắc, làm “bàn đạp” để xúc tiến thị trường nước
ngoài.

32
PHẦN KẾT LUẬN

Những năm gần đây, Việt Nam đã và đang ký kết những Hiệp định Thương mại tự do
nhằm mở rộng sân chơi quốc tế. Điều này vừa đem lại những thách thức lẫn cơ hội cho
các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là dệt may. Xu hướng thế giới đang thay đổi chuyển
sang nhập khẩu các mặt hàng dệt may đem lại cho nước ta nguồn thu đáng kể. Với những
lợi thế sẵn có như ổn định chính trị, nguồn nhân công giá rẻ dồi dào, đáp ứng được sự đa
dạng chủng loại của mặt hàng may mặc,... đã giúp cho mặt hàng dệt may Việt Nam có vị
trí trên thị trường quốc tế. Trong tương lai, khi mà sức cạnh tranh ngày càng lớn, dệt may
cần phát huy lợi thế có sẵn và hạn chế những yếu điểm để nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình. Để làm được điều này không chỉ cần tới sự hỗ trợ từ phía nhà nước mà chính
bản thân ngành dệt may cần nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu trong
đơn hàng FOB, nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng của cán bộ xúc tiến thương mại,...
Con người là yếu tố then chốt của sự phát triển. Vì vậy, để có thể nâng cao lợi thế so sánh
của mặt hàng dệt may cần có những người lãnh đạo tâm huyết, có tầm nhìn, đội ngũ lao
động lành nghề.
Tài liệu tham khảo:
 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/danh-gia-loi-the-canh-tranh-cua-nganh-det-
may-da-giay-viet-nam-hien-nay-74691.htm
 https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/nganh-det-
may-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc-tu-tpp-90013.html
 Đề tài Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào mặt hàng may mặc của Việt Nam -
Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (luanvan.net.vn)
 http://www.fpts.com.vn/FileStore2/File/2018/01/11/FPTS-Textiles%20and
%20Clothing%20Industry%20Report-Dec.2017.pdfhttp://www.fpts.com.vn/
FileStore2/File/2018/01/11/FPTS-Textiles%20and%20Clothing%20Industry
%20Report-Dec.2017.pdf
 Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2017 - Bộ Công Thương
 Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018 - Bộ Công Thương
 Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2019 - Bộ Công Thương
 Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020 - Bộ Công Thương

33
 https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/dich-covid-19-nganh-det-may-da-giay-kho-khoi-
phuc-trong-ngan-han/4bd31acf-582e-4388-ad05-79d7041ae9a0
 https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/xu-huong-dich-chuyen-xuat-
khau-mat-hang-det-may-duoi-su-tac-.html
 https://www.qDNd.vn/chinh-tri/tin-tuc/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-den-nam-
2030-phan-dau-kim-ngach-xuat-khau-det-may-dat-100-ty-usd-605207
 https://vietnamnet.vn/vn/hop-tac/cong-nghiep-ho-tro/chinh-sach-va-thi-truong/dau-
tu-soi-chiem-50-trong-tong-von-fdi-vao-nganh-cnht-det-may-viet-nam-
699417.html
 http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/tin-tuc/5248.tham-luan-thuc-trang-va-du-
bao-nguon-nhan-luc-cua-nganh-det-may-khu-vuc-phia-nam.html
 https://kinhtevadubao.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-nganh-det-may-da-dong-
gop-cho-su-phon-thinh-cua-dat-nuoc-6290.html
 http://trungquy.com.vn/vie/tin-tuc-su-kien/tin-chuyen-nganh/quy-hoach-dinh-
huong-dau-tu-det-may

34

You might also like