You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


------- *** -------

BÁO CÁO GIỮA KỲ


Môn: Tổ chức ngành
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGÀNH SẢN XUẤT TRANG PHỤC

Lớp tín chỉ: KTE408.1


Giảng viên hướng dẫn: Ts. Chu Thị Mai Phương
Nhóm thực hiện: Nhóm 15

STT MSV Họ và tên


56 2114410090 Trần Thị Quỳnh Lan
65 2114410108 Phùng Hải Linh
97 2114410181 Lưu Thị Thơm
102 2114410186 Vũ Ngọc Thúy
105 2114410194 Hoàng Thu Trang

Hà Nội, tháng 3 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Đánh giá hoạt Ký xác nhận
STT MSV Họ và tên
động
56 2114410090 Trần Thị Quỳnh Lan

65 2114410108 Phùng Hải Linh

97 2114410181 Lưu Thị Thơm

102 2114410186 Vũ Ngọc Thúy

105 2114410194 Hoàng Thu Trang


PHỤ LỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
1. Phụ lục bảng biểu
Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp trong ngành sản xuất trang phục (2021)..........................4
Bảng 4.1.Chỉ số tâp trung 4 công ty hàng đầu (2015-2017)................................................14
Bảng 4.2. Chỉ số HHI (2015-2017)......................................................................................15
Bảng 4.3. Tổng hợp các biến được sử dụng.........................................................................16
Bảng 4.4. Kết quả thống kê các biến....................................................................................17
Bảng 4.5. Ma trận tương quan giữa các biến.......................................................................17
Bảng 4.6. Kết quả phân tích hồi quy....................................................................................18
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình...................................................................19
Bảng 4.8. Kết quả ước lượng theo mô hình Robust.............................................................20
2. Phụ lục hình ảnh
Hình 2.1. Tỷ lệ các doanh nghiệp trong ngành sản xuất trang phục (2021)...............4
Hình 2.2. Biểu đồ giá trị xuất khẩu ròng dệt, may của Việt Nam (2015 – 2021).......8
Hình 4.1. Số doanh nghiệp hoạt động trong thị trường sản xuất trang phục (2015-
2017)....................................................................................................................... 12
Hình 4.2. Tổng số lao động tham gia thị trường sản xuất trang phục......................13
Hình 4.3. Tổng số vốn trong thị trường sản xuất trang phục (2015-2017)...............13

3
MỤC LỤC
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................................i
1. LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
2. TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT TRANG PHỤC....................................................2
2.1. Khái niệm....................................................................................................................2
2.2. Lịch sử phát triển ngành..............................................................................................5
2.3. Đặc trưng ngành sản xuất trang phục..........................................................................6
2.4. Thực trạng ngành sản xuất trang phục ở Việt Nam....................................................6
3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................................................9
3.1. Các lý thuyết về đo lường mức độ tập trung thị trường..............................................9
3.1.1. Thị phần...............................................................................................................9
3.1.2. Tỷ lệ tập trung hóa...............................................................................................9
3.1.3. Chỉ số Herfindahl-Hirschman............................................................................10
3.2. Cơ sở lý thuyết cho mô hình nghiên cứu..................................................................10
4. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH................................................12
4.1. Đánh giá quy mô doanh nghiệp và mức độ tập trung của ngành..............................12
4.1.1. Quy mô doanh nghiệp........................................................................................12
4.1.2. Chỉ số tập trung 4 công ty hàng đầu (CR4)........................................................14
4.1.3. Chỉ số HHI (Herfindahl - Hirschman)...............................................................14
4.2. Mô hình hồi quy hiệu quả kinh doanh theo quy mô.................................................15
4.2.1. Phân tích và đánh giá mô hình ước lượng, kiểm định........................................15
5. MỘT TRÒ CHƠI KINH DOANH TRONG THỰC TẾ..................................................22
6. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH........................................................................24
6.1. Kết luận.....................................................................................................................24
6.2. Hàm ý chính sách......................................................................................................24
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................26
8. PHỤ LỤC.........................................................................................................................27

4
1. LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp may mặc là một ngành truyền thống lâu đời của Việt
Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước nhà và thu hút
nhiều nguồn đầu tư nước ngoài. Với tình hình hình kinh tế đầy biến động, ngành
may mặc của Việt Nam luôn có những bước chuyển mình mạnh mẽ so với toàn cầu
và tự hào liên tục giữ vị trí trong top 5 những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn
nhất Việt Nam từ nhiều năm nay, ngành dệt may Việt Nam đã có đóng góp to lớn,
vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước theo định hướng xuất khẩu.
Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động, khó khăn sau đại dịch covid vừa qua kim
ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2021 đạt 39 tỷ USD, năm 2022 đạt 44 tỷ USD,
vượt xa so với năm 2019  - thời điểm trước đại dịch. Trong giai đoạn 5 năm (2015 -
2020), ngành dệt may liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 17%/năm. Hiện
nay, Việt Nam cũng không ngừng nỗ lực tăng cường vị thế cạnh tranh trong thị
trường may mặc quốc tế bằng cách tận dụng triệt để những lợi thế cạnh tranh.
Nhận thấy tầm quan trong của ngành và trên cơ sở kiến thức đã được học ở
bộ môn Tổ chức ngành, chúng em xin phép được chọn đề tài nghiên cứu là: “Báo
cáo phân tích thị trường ngành sản xuất trang phục của Việt Nam”. Thông qua việc
phân tích các chỉ số Hirschman - Herfindahl Index (HHI), tỷ lệ tập trung hóa (CR4)
để có cái nhìn tổng thể về bức tranh của ngành may mặc hiện nay.  Nhóm chúng em
dựa trên phân tích của 3 nhóm ngành chính sách trong ngành sản xuất trang phục là
May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) (14100), Sản xuất sản phẩm từ da
lông thú (14200), Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc (14300). Báo cáo gồm 5
phần:
1. TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT TRANG PHỤC
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH
4. MỘT TRÒ CHƠI KINH DOANH TRONG THỰC TẾ
5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Chu Thị Mai Phương,
khoa Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương đã trang bị cho chúng em
những kiến thức cần thiết và hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài này. Do điều
kiện thời gian không nhiều cũng như sự hạn chế về kiến thức nên bài báo cáo của

5
chúng em còn nhiều thiếu sót và khuyết điểm. Chúng em rất mong nhận được sự
góp ý của cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn ạ. Chúng em xin chân thành cảm
ơn cô!

2. TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT TRANG PHỤC


2.1. Khái niệm
    Theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007, ngành sản xuất trang
phục bao gồm: Hoạt động may (may gia công hoặc may sẵn) bằng tất cả các nguyên
liệu (ví dụ da, dệt, vải đan hoặc móc), tất cả các loại quần, áo (quần áo mặc ngoài
hoặc quần áo lót của nam, nữ, trẻ em; quần áo đi làm, quần áo ở nhà hoặc quần áo
của người thành thị...) và các đồ phụ kiện. Sản xuất trang phục ở ngành này không
có sự phân biệt giữa quần áo cho người lớn và quần áo cho trẻ em hay quần áo
truyền thống hoặc hiện đại.
Mã ngành: 141 - 1410 - 14100: May trang phục (trừ trang phục từ da
lông thú)
Nhóm này gồm:
- Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể
được tráng, phủ hoặc cao su hoá;
- Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện bằng
da dùng trong các ngành công nghiệp như tạp dề da;
- Sản xuất quần áo bảo hộ lao động;
- Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải len, vải đan móc hoặc không phải đan
móc...cho phụ nữ, nam giới, trẻ em như: áo khoác ngoài, áo jacket, bộ trang phục,
quần, váy...
- Sản xuất quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc, cho
nam giới, phụ nữ hoặc trẻ em như: áo sơ mi, áo chui đầu, quần đùi, quần ngắn bó,
bộ pyjama, váy ngủ, áo blu, áo lót, coóc xê...
- Sản xuất quần áo cho trẻ em, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết;
- Sản xuất mũ mềm hoặc cứng;
- Sản xuất các đồ phụ kiện trang phục khác: tất tay, thắt lưng, caravat, lưới
tóc, khăn choàng;
- Sản xuất đồ lễ hội;

6
- Sản xuất mũ lưỡi trai bằng da lông thú;
- Sản xuất giày dép từ nguyên liệu dệt không có đế;
- Sản xuất chi tiết của các sản phẩm trên.
Loại trừ:
- Sản xuất trang phục bằng da lông thú (trừ mũ lưỡi trai) được phân vào
nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú);
- Sản xuất giày dép được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày dép);
- Sản xuất trang phục bằng cao su hoặc nhựa không bằng cách khâu mà chỉ
gắn với nhau được phân vào nhóm 22120 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su) và
nhóm 22209 (Sản xuất sản phẩm khác từ plastic);
- Sản xuất găng tay da thể thao và mũ thể thao được phân vào nhóm 32300
(Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);
- Sản xuất mũ bảo hiểm (trừ mũ dùng cho thể thao) được phân vào nhóm
32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);
- Sản xuất quần áo bảo vệ và quần áo chống lửa được phân vào nhóm 32900
(Sản xuất khác chưa được phân vào đâu );
- Sửa chữa trang phục được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa đồ dùng cá
nhân và gia đình khác).
Mã ngành: 142 - 1420 - 14200: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú
Nhóm này gồm:
Sản xuất sản phẩm làm từ da lông thú như:
+ Trang phục lông thú và phụ trang,
+ Các phụ kiện làm từ lông da như tấm, miếng lót, mảnh dải...
+ Các sản phẩm phụ khác từ da lông thú như thảm, đệm, mảnh đánh bóng
công nghiệp.
Loại trừ:
- Sản xuất da lông thú được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da
lông thú);
- Sản xuất da thô và da sống được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản
thịt và các sản phẩm từ thịt);

7
- Sản xuất lông thú giả (quần áo có lông dài thông qua đan, dệt) được phân
vào nhóm 13110 (Sản xuất sợi) và nhóm 13120 (Sản xuất vải dệt thoi);
- Sản xuất mũ lông thú được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ
trang phục từ da lông thú));
- Sản xuất trang phục có trang trí lông thú được phân vào nhóm 14100 (May
trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));
- Thuộc, nhuộm da được phân vào nhóm 15110 (Thuộc, sơ chế da; sơ chế và
nhuộm da lông thú);
- Sản xuất bốt, giày có phần lông thú được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất
giày dép).
Mã ngành: 143 - 1430 - 14300: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
Nhóm này gồm:
- Sản xuất trang phục đan móc và các sản phẩm may sẵn khác, đan móc trực
tiếp thành sản
phẩm như: áo chui đầu, áo len, áo gile, và các đồ tương tự;
- Sản xuất hàng dệt kim như áo nịt, tất, soóc.
Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp trong ngành sản xuất trang phục (2021)
Mã Số lượng Tỉ lệ
Tên ngành
ngành doanh nghiệp (%)
14100 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) 284 97,73
14200 Sản xuất sản phẩm từ da lông thú 1 0,34
14300 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc 5 1,72
Tổng: 290 100
Nguồn: Tổng cục thống kê

8
Sản xuất sản phẩm
từ da lông thú
Sản xuất trang phục
dệt kim, đan móc
May trang phục (trừ
trang phục từ da
lông thú)

Hình 2.1. Tỷ lệ các doanh nghiệp trong ngành sản xuất trang phục (2021)
Nguồn: Tổng cục thống kê

2.2. Lịch sử phát triển ngành

Ở Việt Nam, quá trình phát triển của ngành may mặc đã bắt đầu từ năm
1954. Đến nay, ngành công nghiệp này đã trải qua 4 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn 1954 - 1975: Năm 1954 sau khi hòa bình lặp lại ở miền Bắc,
ngành may mặc Việt Nam được Đảng và Chính phủ quan tâm và tạo điều kiện đầu
tư và phát triển với các mặt hàng may sẵn để phục vụ chi viện cho cuộc kháng chiến
ở miền Nam. Đến năm 1975 sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngành may mặc
có thêm cơ hội phát triển khi được bổ sung đội ngũ thợ lành nghề đến từ các làng
nghề trải dài từ miền Trung đến miền Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu tiên này,
nhu cầu dân chúng chưa nhiều vẫn chủ yếu là tự may vá
Giai đoạn 1967 - 1990: Thời kỳ xây dựng và hợp tác toàn diện các nước xã
hội chủ nghĩa. Ngành may mặc Việt Nam phát triển nhanh chóng về năng lực sản
xuất. Các doanh nghiệp may amwcj nhà nước được thành lập. Các sản phẩm may
sẵn phục vụ nhu cầu trong nước và cung cấp cho các nước xã hội chủ nghĩa Đông
u. Nhìn chung, thời kỳ này là một bước đêm để may sẵn xâm nhập vào đời sống
nhân dân.
Giai đoạn 1991 - 1999: Thời kỳ Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế, sản
xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tháng
11/1998 Việt Nam kết nạp vào APEC, Hiệp định thương mại song phương với Hoa
Kỳ có hiệu lực vào năm 2001. Ngành may mặc cũng nhờ đó bắt đầu hội nhập nhanh
9
chóng, các sản phẩm không chỉ phục vụ trong nước mà còn bắt đầu là mặt hàng
xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật, Canada.
Từ năm 2000 đến nay: Quá trình hội nhập sâu rộng Việt Nam vào thị trường
quốc tế, chúng ta tham gia khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN, các diễn đàn
hợp tác kinh tế khu vực thế giới. Đặc biệt vào tháng 11/2016, Việt Nam gia nhập
vào WTO, thị trường thế giới hoàn toàn mở rộng với Việt Nam. Đồng thời Việt
Nam cũng đón nhận nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài. Ngành may mặc cũng đã có
những bước chuyển mình và hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy tín
trên thị trường may mặc quốc tế như Việt Tiến, Phương Đông, Nhà Bè…
2.3. Đặc trưng ngành sản xuất trang phục

May mặc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người mà còn
góp phần không nhỏ đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Trong quá trình hội
nhập thương mại quốc tế, may mặc là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp Việt
Nam trong những năm qua và ngành có năng lực cạnh tranh cao. Bên cạnh việc kim ngạch
xuất khẩu may mặc tăng lên qua hàng năm thì khả năng cạnh tranh và hội nhập của ngành
may mặc Việt Nam đã phát triển mạnh và hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các thị
trường lớn như Mỹ, EU, Nhật… và hướng tới một số thị trường tiềm năng như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga..
May mặc là ngành có nhu cầu lao động cao nên là một phương pháp hiệu quả giúp
giải quyết vấn đề thất nghiệp bằng cách thu hút việc làm cho những người lao động kể cả
lao động đến từ khu vực nông thôn, từ đó góp phần vào quá trình ổn định và thúc đẩy tiến
bộ xã hội, bảo đảm và tiến tới phân phối công bằng hơn về thu nhập, cải thiện quan hệ sản
xuất và tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn.
2.4. Thực trạng ngành sản xuất trang phục ở Việt Nam

Ngành công nghiệp may mặc Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá đã
có những bước tiến tích cực cả về sản xuất và xuất khẩu. Trong đó, tốc độ tăng trưởng
trong sản xuất của ngành may mặc bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,9%/năm, riêng
năm 2018 tăng trên 33%. Năm 2020, ngành may mặc là một trong những ngành chịu nhiều
tác động tiêu cực và kéo dài của đại dịch Covid-19.
Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nên chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt
giảm 0,5%; ngành Sản xuất trang phục giảm 4,9%, làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu,
thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm may mặc giảm sút

10
mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống
dịch. Để khắc phục khó khăn, bù đắp cho các đơn hàng bị đứt gãy trong mùa dịch bệnh,
ngành may mặc đã tăng sản xuất các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế, khẩu trang (cả nội
địa và nước ngoài) do nhu cầu sử dụng tăng lên. Trong 9 tháng năm 2021, ngành may mặc
đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ chuỗi sản xuất phục hồi
với đơn hàng truyền thống tăng trở lại. Chỉ số sản xuất ngành sản xuất trang phục trong 9
tháng năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng
7,8%; ngành sản xuất trang phục tăng 4,8%. Chỉ số sản xuất của một số sản phẩm trong 9
tháng năm 2021 đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, như: vải dệt từ sợi tự nhiên ước tính
đạt 501,5 triệu m2, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2020; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và
sợi nhân tạo đạt 860,4 triệu m2, tăng 4,9%; quần áo mặc thường đạt 3.411,2 triệu cái, tăng
4,5%.
Đáng chú ý, so với cùng thời điểm trước đại dịch (9 tháng đầu năm 2019), sản xuất
vải dệt từ sợi tự nhiên của Việt Nam tăng 5,4%; trái lại, sản xuất vải dệt từ sợi nhân tạo
hoặc tổng hợp và sản xuất trang phục giảm lần lượt là 2,4% và 10%. Cùng với sản xuất,
xuất khẩu toàn ngành Dệt, May mặc của Việt Nam cũng đã đạt được kết quả đáng khích lệ
trong những năm gần đây.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, xuất khẩu toàn ngành Dệt May tăng trưởng bình quân
5,6%/năm. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu khiến xuất
khẩu của toàn Ngành giảm khoảng 10% so với năm 2019. Những tháng đầu năm 2021, thị
trường dệt may toàn cầu có xu hướng hồi phục bởi các gói hỗ trợ về kinh tế và thông tin
tích cực về triển khai vắc xin phòng dịch Covid-19; nhu cầu các mặt hàng nói chung và
may mặc nói riêng đã phần nào hồi phục trở lại. Việc chuyển dịch đơn hàng từ các quốc
gia cạnh tranh, đặc biệt là từ Myanmar giúp cho Việt Nam đón nhận một lượng đơn hàng
đột biến ngay từ quý I/2021. Ngoài ra, trong năm 2021, các doanh nghiệp may mặc không
gặp phải vấn đề nguồn nguyên liệu bị đứt gãy như trong những tháng đầu năm 2020. Đơn
hàng dồi dào, kết hợp với những lợi thế trên thị trường xuất khẩu đã giúp ngành may mặc
Việt Nam dần hồi phục, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng theo từng tháng cho đến giữa
năm 2021.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của ngành may
mặc, tuy vậy, đây là chỉ là sự gián đoạn trong ngắn hạn, dự báo, xuất khẩu toàn ngành may
mặc sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2022.
Nhìn tổng thể về tình hình xuất khẩu ngành may mặc trong những năm gần đây
thấy rằng, tăng trưởng trong xuất khẩu của ngành biến động theo xu hướng xuất khẩu
11
chung của cả nước. Đáng chú ý, trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh
Covid-19, nhưng xuất khẩu toàn ngành may mặc vẫn cho thấy sự tăng trưởng nhảy vọt.

Hình 2.2. Biểu đồ giá trị xuất khẩu ròng dệt, may của Việt Nam (2015 – 2021)
Nguồn: Tổng cục thống kê

12
3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Các lý thuyết về đo lường mức độ tập trung thị trường
3.1.1. Thị phần

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà một doanh nghiệp đang
nắm giữ được.
Công thức tính thị phần:
Tổng sản phẩmbán ra của doanh nghiệp
Thị phần=
Tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường
Doanhthu bán hàng của doanhnghiệp
(Hoặc )
Tổng doanh thu bán hàng của ngành

3.1.2. Tỷ lệ tập trung hóa

Tỷ lệ tập trung hoá (Concentration ratios): đo lường tổng sản lượng trong
một ngành được sản xuất ra bởi các công ty lớn nhất trong ngành đó.
Tỷ lệ tập trung bốn công ty (four-firm concentration ratio): là tỷ lệ doanh thu
được tạo ra của ngành bới 4 công ty lớn nhất ngành trong tổng doanh thu.
Gọi s , s , s và s là doanh thu của 4 công ty lớn nhất trong ngành, và s là
1 2 3 4 T

tổng doanh thu của ngành. Tỷ lệ tập trung bốn công ty là:
s 1+ s 2+ s 3+ s 4
Cr =
sT
4

Khi đó, tỷ lệ tập trung 4 công ty là tổng thị phần của 4 công ty hàng đầu:
Cr4=w +w +w +w
1 2 3 4

s1 s2 s3 s4
Trong đó: w = ; w= ; w= ; w=
sT sT sT sT
1 2 3 4

Ý nghĩa của chỉ số Cr : 4

 Khi một ngành bao gồm một số lượng rất lớn công ty, thị phần của mỗi
công ty trong ngành rất nhỏ thì tỷ lệ tập trung bốn công ty gần bằng 0
 Khi sản lượng của một ngành được đóng góp bởi ít hơn hoặc bốn công ty
thì tỷ lệ tập trung bốn công ty là 1
 Tỷ lệ này càng tiệm cận 1 thì độ tập trung ngành càng cao
 Tỷ lệ này càng tiệm cận 0 thì độ tập trung ngành càng thấp

13
3.1.3. Chỉ số Herfindahl-Hirschman

Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI): là thước đo phổ biến về sự tập trung


của thị trường và được sử dụng để xác định khả năng cạnh tranh thị trường (thường
là trước và sau các giao dịch M&A)
HHI được xác định bằng tổng bình phương thị phần của các công ty trong
một ngành nhất định nhân với 10,000.
Công thức xác định:
HHI=10,000*(w ) i
2

Trong đó: wi là thị phần của công ty i trong ngành.


Giá trị của HHI sẽ nằm trong khoảng (0,10000), HHI nhỏ thể hiện mức độ
tập trung thấp.
Nếu HHI=10000 nghĩa là tồn tại duy nhất một công ty trong ngành.
Nếu HHI=0 nghĩa là tồn tại vô số các công ty nhỏ trong ngành.
3.2. Cơ sở lý thuyết cho mô hình nghiên cứu

Để đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, các nhà
kinh tế thường sử dụng mô hình Cobb-Douglas vì tính đơn giản song vẫn cho phép
nhận xét sát thực với tình hình sản xuất thực tế, các thông số của mô hình dễ ước
lượng.
Trong hàm sản xuất Cobb-Douglas, chỉ có hai yếu tố đầu vào là lao động (L)
và vốn (K) được xem xét, và độ co giãn của các yếu tố thay thế bằng 1. Người ta
cũng giả định rằng, nếu có bất kì yếu tố đầu vào nào bằng 0 thì đầu ra cũng bằng 0.
Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng: 
Q=A K ∝ K β

Trong đó:
 Q là sản lượng
 A, ∝, β là các hằng số dương
 L là lao động
 K là vốn được sử dụng

14
∝ và β cho thấy hệ số co giãn của đầu ra tương ứng cho K và L, chúng cố
định và do công nghệ quyết định. Đây là một hàm thuần nhất có bậc thuần nhất
bằng ∝+β, vì khi nhân L và K với hệ số k không đổi nào đó, sản lượng sẽ tăng với
tỷ lệ k∝+β.
Nếu ∝+β=1, thì hàm sản xuất có lợi tức không đổi theo quy mô.
Nếu ∝+β>1, thì hàm sản xuất có lợi tức tăng dần theo quy mô.
Nếu ∝+β<1, thì hàm sản xuất có lợi tức giảm dần theo quy mô.

15
4. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH
4.1. Đánh giá quy mô doanh nghiệp và mức độ tập trung của ngành
4.1.1. Quy mô doanh nghiệp
Sản xuất trang phục được coi là một trong những ngành công nghiệp mũi
nhọn của Việt Nam, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn sản
xuất ra sản phẩm chất lượng cao thâm nhập vào các thị trường nhập khẩu hàng may
mặc hàng đầu quốc tế.
Theo số liệu thống kê ngành may mặc đạt mức tăng trưởng đều đặn khoảng
500 doanh nghiệp mỗi năm từ 2015, cho tới năm 2017 đã có 6961 doanh nghiệp
tham gia hoạt động trong thị trường này. 

6.961

6.413

5.981

2015 2016 2017

Hình 4.3. Số doanh nghiệp hoạt động trong thị trường sản xuất trang phục
(2015-2017)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cùng với sự mở rộng của ngành, số lượng lao động cũng tăng lên theo từng
năm. Tuy nhiên mức giao động không lớn, chưa tới 100.000 mỗi năm, cho thấy
ngành sản xuất trang phục đang trong trạng thái hoạt động ổn định, tận dụng một
nguồn lao động bền vững ở mức xấp xỉ 1.500.000 nhân công.

16
1467767

1427412

1337132

2015 2016 2017

Hình 4.4. Tổng số lao động tham gia thị trường sản xuất trang phục
(2015-2017)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Về quy mô vốn, lượng vốn chủ sở hữu cũng tăng ổn định xấp xỉ 50.00 tỷ qua
từng năm. Điều này là hợp lí do nhu cầu mở rộng thị trường tăng lên cùng với nhu
cầu tiêu dùng của khách hàng trên thị trường ngày càng lớn.

261332

215583
186401

2015 2016 2017

Hình 4.5. Tổng số vốn trong thị trường sản xuất trang phục (2015-2017)
Nguồn: Tổng cục thống kê

17
4.1.2. Chỉ số tập trung 4 công ty hàng đầu (CR4)
Sử dụng phần mềm Stata, ta tính được mức độ tập trung của 4 doanh nghiệp đầu
ngành như sau:
Bảng 4.2.Chỉ số tâp trung 4 công ty hàng đầu (2015-2017)
Năm Mã CR4
Ngành
14 0.202

14100 0.204
2015
14200 1

14300 0.725

14 0.226

14100 0.229
2016
14200 1

14300 0.820

14 0.240

14100 0.242
2017
14200 Không tồn tại
14300 0.875

Nhìn chung, ngành sản xuất trang phục (mã 14) có mức độ tập trung thấp,
giữ nguyên mức xấp xỉ 20% trong các năm 2015 đến 2017. Điều này cho thấy đây
là một ngành cạnh tranh cao với vô số các doanh nghiệp tham gia sản xuất. 
Trong đó, ngành con may trang phục (mã 14100) là ngành phổ biến nhất, sau
đó sản xuất trang phục dệt kim đan móc (mã 14300) và cuối cùng là sản xuất sản phẩm
từ da lông thú (mã 14200) với mức độ tập trung cao nhất.
4.1.3. Chỉ số HHI (Herfindahl - Hirschman)
Chỉ số HHI lại một lần nữa cho thấy ngành sản xuất trang phục (mã 14) có mức độ
cạnh tranh cao với đa dạng các doanh nghiệp tham gia sản xuất. Trong đó chiếm tỉ trọng
cao nhất là ngành con may trang phục (mã 14100), tiếp theo là ngành sản xuất trang phục
dệt kim đan móc (mã 14300), cuối cùng ngành sản xuất sản phẩm từ da lông thú (mã
14200) hầu như có rất ít doanh nghiệp hoạt động.

18
Bảng 4.3. Chỉ số HHI (2015-2017)
Năm Mã HHI
Ngành
14 170

14100 180
2015
14200 10000

14300 1640

14 210

14100 220
2016
14200 10000

14300 2320

14 220
14100 230
2017
14200 Không tồn tại

14300 2650

4.2. Mô hình hồi quy hiệu quả kinh doanh theo quy mô
4.2.1. Phân tích và đánh giá mô hình ước lượng, kiểm định
4.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu
(a) Phương pháp thu thập số liệu

Bài tiểu luận được nghiên cứu trên dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ bộ dữ liệu điều
tra các doanh nghiệp thuộc các ngành dịch vụ giai đoạn 2015-2017 của Tổng cục Thống kê
(GSO). Sau quá trình tổng hợp và xử lý số liệu nhóm thu được một bảng bao gồm có tổng
cộng 727 quan sát trong vòng 3 năm 2015 đến 2017.
(b) Phương pháp xử lý phân tích số liệu

Phương pháp phân tích hồi quy: Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng hàm Cobb-Douglas
dạng tuyến tính để đo lường hiệu quả kinh doanh theo quy mô của các doanh nghiệp thuộc
ngành sản xuất trang phục trong giai đoạn 2015-2017. Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu cũng
sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả để xử lý và phân tích số liệu.

19
(c) Mô hình nghiên cứu

Để đo lường ảnh hưởng của quy mô vốn và lao động lên hiệu quả kinh doanh theo
hàm sản xuất Cobb-Douglas, nhóm nghiên cứu sử dụng các biến gồm có:
Bảng 4.4. Tổng hợp các biến được sử dụng

Loại Kỳ vọng  Ý nghĩa của kỳ


Ký hiệu Mô tả biến
biến dấu vọng dấu

lnsales Biến Giá trị logarit tự nhiên


phục của doanh thu thuần bán
thuộc hàng và cung cấp dịch vụ
của doanh nghiệp i trong
thời gian t
lnL Biến Giá trị logarit tự nhiên + Doanh nghiệp có
độc lập tổng lao động cuối năm lượng lao động
của doanh nghiệp i trong càng nhiều thì
thời gian t doanh thu thuần
càng cao

lnK Biến Giá trị logarit tự nhiên + Doanh nghiệp có


độc lập tổng vốn cuối năm của lượng vốn động
doanh nghiệp i trong thời càng nhiều thì
gian t doanh thu thuần
càng cao
i.loaihin Biến =1 nếu là loại hình doanh +
h độc lập nghiệp nhà nước
= 2 nếu là doanh nghiệp
nước ngoài
i,quymo Biến +
độc
lập 

Dựa vào bảng mô tả các biến trong mô hình nhóm xây dựng được mô hình
hồi quy như sau:
Hàm hồi quy tổng thể (PRF)
lnsales = B0 + B1lnL + B2lnK +B3i.quymo + B4i.loaihinh + ui
Mô hình hồi quy mẫu SRF 
lnsales = B0 + B1lnL + B2lnK +B3i.quymo + B4i.loaihinh + ui (mũ)

20
(d) Mô tả thống kê
Chạy lệnh sum lnsales lnL lnK
Bảng 4.5. Kết quả thống kê các biến

Biến  Số quan Giá trị trung Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn
sát bình chuẩn nhất  nhất
lnsales 727 11.72555 1.480611 5.726848 15.83741

lnL 727 11.23799 1.307841 5.056246 15.01735


lnK 727 6.520258 1.365338 1.504077 9.262649

(e) Ma trận tương quan giữa các biến


Chạy lệnh  corr lnsales lnL lnK 
Bảng 4.6. Ma trận tương quan giữa các biến

lnsales lnL lnK

lnsales 1.0000
lnK 0.8711 1.0000

lnL 0.881 0.7588 1.0000


0
Sự tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập:
Dựa vào bảng 5, nhóm có những nhận định tương quan các biến theo các tiêu
chí: mức độ tương quan và hướng tương quan. Đối với mức độ tương quan, do mức
độ tương quan lớn hơn 0,5 được coi là tương quan mạnh nên nhóm nhận định rằng
nhìn chung các biến độc lập lnL, lnK đều tương quan khá mạnh với biến phụ thuộc
lnsales. Tổng quan còn cho thấy chiều hướng tương quan của các biến này là cùng
chiều với biến phụ thuộc, đúng như nhận định ban đầu của nhóm. 
Hệ số tương quan giữa các biến độc lập:
Hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều có giá trị nhỏ hơn 0.8. Có thể
thấy mô hình không có đa cộng tuyến ở mức độ cao. Nếu có khuyết tật đa cộng
tuyến thì cũng sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến mô hình.

21
4.2.1.2. Kết quá nghiên cứu
(a) Phân tích hồi quy
Bảng 4.7. Kết quả phân tích hồi quy

Tên biến Chỉ số Hệ số hồi quy

POLS RE FE
lnL Hệ số hồi quy 0.5159871*** 0 .36216414** 0.16925291***
*
Độ lệch chuẩn 0.0329366 0.0362452 0.0486055

lnK Hệ số hồi quy 0.55264251*** 0.63473*** 0..55693984*** 


Độ lệch chuẩn 0.0237003 0.0293715 0.0556271

i.quymo Hệ số hồi quy 0..07840229* 0.17406178*** 0.28118566***


Độ lệch chuẩn 0.0450841 0.0475581 0.0599627

i.loạihinh Hệ số hồi quy 0.11064828** 0 .11048681 -0.23894891


Độ lệch chuẩn 0.0414496 0.0672008 0.3066778

Hệ số chặn Hệ số hồi quy 1.6819775*** 1.404816*** 3.7397591***


Độ lệch chuẩn 0.2031151 0.2828409 0.8089843

Số quan sát   727   727   727


Hệ số xác định 0.8746 0.8707 0.8395

Prob>F 0.0000 0.0000 0.0000


ghi chú: *** , ** và * tương ứng với mức ý nghĩa lần lượt là 1%, 5% và 10%. 
Nhận xét:
Cả 3 mô hình đều șó Prob>F = 0,000 < a (a=5%) nên sẽ bác bỏ giả thuyết Ho
tức là kiểm định F-test phù hợp với mô hình tổng thể, hệ số hồi quy ở cả 3 mô hình
với P-value <0,05: có ý nghĩa về mặt thống kê. 
R-squared của mô hình POLS là 0,8746 tức là các biến độc lập trong mô
hình giải thích được 87,46% sự biến động của biến phụ thuộc. R-squared của mô
hình FE là 0,8385 tức là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 83,95% sự

22
biến động của biến phụ thuộc. Tương tự, mô hình RE giải thích được 87,07% sự
biến động của biến phụ thuộc. 
Kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp:
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình

Loại kiểm định  Lựa chọn  P-value Kết quả lựa


chọn 
Breusch - POLS và chibar2(01) =   241.92 RE
Pagan RE Prob > chibar2 =   0.0000
Hausman RE và FE chi2(4) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)] FE
(b-B)
 =   -41.47   
Bảng 2.1: Kết quả kiểm định để lựa chọn mô hình
Kết luận: Mô hình FE là mô hình phù hợp và nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn sử dụng
mô hình này
(b) Kiểm tra khuyết tật
Với việc lựa chọn  mô hình FE, nhóm chúng em thực hiện hai kiểm định :
phương sai sai số thay đổi và kiểm định tự tương quan
 Phương sai sai số thay đổi 
Sử dụng kiểm định Wald với giả thiết H0 : Phương sai qua các thực thể là
không đổi. Sau khi thực hiện  lệnh xttest3 trong STATA  ta thu được kết quả như
sau: 
chi2 (277)  =   8.7e+31
Prob>chi2 =      0.0000
Nhận xét: Từ kết quả kiểm định Wald trên ta thấy Prob>chi2 = 0.0000 < 
Mức ý nghĩa 5%, α = 0.05% nên bác bỏ giả thuyết H0. Kết luận là mô hình có hiện
tượng phương sai sai số thay đổi.
  Kiểm định tự tương quan 
Sử dụng kiểm định Wooldridge với giả thiết Ho: Không có tương quan
chuỗi 
Sau khi thực hiện các lệnh thì ta được kết quả 
F(  1,     201) =      0.535
Prob > F =      0.4653

23
Nhận xét: Với giá trị Prob> F = 0,4653  > 0,05 của kiểm định Wooldridge
như trên, ta kết luận chấp nhận giả thiết H0 có nghĩa là không có hiện tượng tự
tương quan. Kết luận: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
(c) Khắc phục khuyết tật
Từ hai kiểm định vi phạm giả thuyết trên có thể thấy mô hình chỉ mắc phải
khuyết tật phương sai sai số thay đổi, đây là hiện tượng khá phổ biến nhưng có thể
khắc phục bằng hồi quy theo mô hình của Robust. Việc sử dụng sai số vững mạnh
của Robust giúp phương sai của nhiễu không làm ảnh hưởng đến kết quả ước lượng
và suy diễn. Kết quả theo mô hình Robust được thể hiện trong bảng dưới đây 
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng theo mô hình Robust

Biến FE robust FE

lnL 0 .1692529* 0.1692529***


(0.0943729) (0.0486055)

lnK 0 .5569398*** 0.5569398*** 


(0.0910817) (0.0556271)

quymo 0.2811857* 0.2811857***


(0.1457376) (0.0599627)

loaihinh -0.2389489*** -0.2389489


(0 .0082982) (0.3066778)

cons 3.739759*** 3.7397591***


(1.033554) (0.8089843)

Số quan sát   727


Hệ số hiệu chỉnh 0.8395 0.8395

P-value 0.0000 0.0000


*** , ** và * tương ứng với mức ý nghĩa lần lượt là 1%, 5% và 10%
Qua kết quả hồi quy mô hình quy mô hình tác động cố định và khắc phục
khuyết tật nhóm đề xuất có phương trình hồi quy: 
lnsales(i,t) = 3,7398 + 0,1693lnL(i,t) + 0 ,5569 lnK(i,t) + 0.2812quymo + (-
0.2389)loaihinh + ui

24
R-squared của mô hình FE là 0,8395 tức là các biến độc lập trong mô hình
giải thích được 83,95% sự biến động của biến phụ thuộc. 
Ý nghĩa của hệ số hồi quy:
 B0^ =  3,7398 => ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc lnsales, cụ thể 
với điều kiện  các yếu tố khác không đổi khi các biến độc lập bằng 0 thì doanh thu
thuần của ngành xấp xỉ 3,7398
P-value = 0.000  < 0.05 => hệ số B0^ có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
 B1^ = 0,1693 : Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lượng lao động
tăng 1% thì trung bình doanh thu  thuần tăng 16,93%. Kết quả này phù hợp với lý
thuyết, đúng với kỳ vọng ban đầu về dấu
P-value =    < 0,1 => hệ số B1^ có ý nghĩa thống kê ở mức 10%
 B2^ = 0,5569 : Với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi nguồn vốn tăng
1% và thì trung bình doanh thu thuần tăng 55,69%. Kết quả này phù hợp với lý
thuyết, đúng với kỳ vọng ban đầu về dấu
P-value =  0.000  < 0.05 => hệ số B2^ có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
 B3^ = 0,2812  cho biết khi quymo =     (...) trong điều kiện các nhân tố khác
không đổi thì doanh thu thuần tăng 
p-value = 0.055 < 0.1 => hệ số B3^ có ý nghĩa thống kê ở mức 1010%
 B4^ = -0.2389 : Hệ số này cho biết khi loaihinh = 1 (hay doanh nghiệp có
vốn Nhà nước) trong điều kiện các yếu tố khác là như nhau thì doanh thu thuần
của doanh nghiệp Nhà nước thấp hơn doanh thu thuần của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài là 23,89%
p-value = 0.000 < 0.05 => hệ số B4^ có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Với kết quả thu được, nhận thấy B1 + B2 < 1. Điều này không như kỳ vọng
ban đầu là đầu tư cho vốn và lao động càng cao thì doanh thu của doanh nghiệp
trong ngành cảng cao. Kết quả cho thấy điều ngược lại, tức là đầu tư cho vốn và lao
động càng cao thì doanh thu mà doanh nghiệp trong ngành thu được càng giảm.
Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có thể là do bộ số liệu được nối từ nhiều năm,
không cân bằng, nhiều đối tượng bị bỏ sót khiến cho kết quả bị sai lệch. 

25
5. MỘT TRÒ CHƠI KINH DOANH TRONG THỰC TẾ
Apple và Samsung là hai hãng công nghệ dẫn đầu về doanh thu và lợi nhuận
trong ngành di động toàn cầu hiện nay. Hai “gã lớn” trong ngành công nghệ này đã
luôn cạnh tranh với nhau để dành lấy doanh thu và lợi nhuận lớn nhất mặc dù có
nhiều hãng công nghệ mới được ra đời gia nhập thị trường trong suốt hơn một thập
kỉ qua. Apple đã phát hành mẫu iPhone đầu tiên của họ vào năm 2007. Chính
iPhone của Apple đã định nghĩa lại điện thoại thông minh với màn hình lớn, giao
diện cảm ứng, bàn phím ảo. Việc Apple đã tạo ra một sản phẩm hoàn toàn sáng tạo
và bắt đầu chiếm lĩnh thị trường với thiết bị hiện đại mới của họ là một thách thức
lớn đối với Samsung, hãng công nghệ đã sản xuất điện thoại di động từ năm 1985.
Để tránh bị bỏ lại phía sau, Samsung đã phát hành chiếc Samsung Galaxy đầu tiên
của họ vào năm 2009 để cạnh tranh với iPhone đang thống trị thị trường của Apple.
Năm 2009, Samsung đã phát hành chiếc Galaxy đầu tiên (không S) chạy hệ điều
hành mới toanh của Google là Android. Lúc đó, Galaxy và iPhone là 2 cái tên dễ
nhận biết đối với người dùng di động trên thế giới. Thời gian trôi qua, sản phẩm của
mỗi công ty đều có những sửa đổi và các thế hệ iPhone và Samsung Galaxy mới
hơn liên tục được phát hành hàng năm.
Vào tháng 4 năm 2011, Apple đã khởi kiện Samsung tại Mỹ với cáo buộc
Samsung sao chép giao diện của iPhone, khi công ty Hàn Quốc ra mắt dòng điện
thoại Galaxy mới. Samsung đáp trả các cáo buộc của Apple bằng việc đâm đơn kiện
lại Apple, cáo buộc công ty này vi phạm bằng sáng chế của họ và vụ kiện được đưa
ra xét xử vào tháng 8 năm 2012. Apple ban đầu yêu cầu Samsung bồi thường 2,5 tỷ
USD khi vụ kiện bắt đầu năm 2011, nhưng con số đó đã giảm xuống còn 1 tỷ USD
trong một phán quyết vào năm 2012.
Tháng 5/2015, một phán quyết của tòa phúc thẩm giảm số tiền Samsung bồi
thường xuống 548 triệu USD, vì cho rằng Apple không thể bảo hộ kiểu dáng sản
phẩm thông qua thương hiệu iPhone đã đăng ký. Samsung đã thanh toán số tiền này
vào tháng 12/2015 sau khi cả hai công ty đồng ý bãi bỏ các tranh chấp pháp lý bên
ngoài nước Mỹ.

26
Một trong những vụ kiện cuối cùng giữa hai đại gia công nghệ này kết thúc
vào tháng 11 năm 2017, liên quan đến bằng sáng chế trượt để mở khóa (slide-to-
unlock) trên màn hình iOS với khoản bồi thường 120 triệu USD của Samsung cho
Apple.
Tòa án Mỹ ra phán quyết buộc Samsung phải bồi thường 539 triệu USD cho
Apple năm 2018 đã khép lại chuỗi vụ kiện trị giá 1 tỷ USD từ năm 2012 giữa Apple
và Samsung.
Cuộc chiến pháp lý giữa Apple và Samsung kéo dài 7 năm nổ ra từ năm
2011, đã trở thành một trong những vụ kiện bằng sáng chế phức tạp nhất lịch sử
ngành công nghiệp công nghệ. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng đối với những
công ty lớn như Apple và Samsung, việc kiện tụng không hoàn toàn là vì tiền, mà
quan trọng hơn đó là để gây khó dễ cho đối thủ, làm chậm quá trình nghiên cứu đột
phá mới cũng như chiếm đoạt thị phần thiết bị di động.

27
6. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
6.1. Kết luận
Ngành sản xuất trang phục là một ngành có lịch sử phát triển lâu đời và có
nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và là thế mạnh của
Việt Nam trong thương mại quốc tế. Với rất nhiều thế mạnh về nguồn lực trong
nước, ngành sản xuất trang phục tại Việt Nam hứa hẹn sẽ trở thành ngành chủ lực
về xuất khẩu của nền kinh tế; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm có chất lượng, có năng
lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong
nước; giữ vững vị trí trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm trang
phục hàng đầu thế giới.
Ngành sản xuất trang phục có mức độ tập trung rất thấp hay nói cách khác là
không có sự tập trung và có rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong ngành
và một số công ty sản xuất trang phục lớn nên ngành có mức độ cạnh tranh cao. Sự
cạnh tranh gay gắt giữa các hãng trong ngành sản xuất trang phục đã giúp thúc đẩy
các doanh nghiệp liên tục phát triển công nghệ, trình độ và năng lực sản xuất,... để
nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm trong ngành sản xuất trang phục.
Trong quá trình nghiên cứu, bài tiểu luận còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, số
lượng biến tác động lên hiệu quả kinh doanh còn hạn chế dẫn tới độ tin cậy của mô
hình chưa cao. Thứ hai, dữ liệu nghiên cứu chưa đầy đủ làm một số chỉ số đánh giá,
kết quả trong bài phân tích còn chưa thực sự phản ánh đúng thực tế. Điều này có thể
giải thích bởi các doanh nghiệp trong ngành có rất nhiều những doanh nghiệp có
quy mô rất nhỏ, có thể dẫn đến dữ liệu không đáng tin cậy. Với tiềm năng phát triển
lớn, chúng ta có thể kỳ vọng những giá trị tích cực hơn tương lai từ các doanh
nghiệp trong ngành sản xuất trang phục tại Việt Nam.
6.2. Hàm ý chính sách
Để tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất
trang phục có thể phát triển, phát huy tối đa tiềm năng vốn có của nó, góp phần thúc
đẩy kinh tế nước nhà, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp cho cả hai phía nhà
nước, doanh nghiệp trong ngành nằm tận dụng những nguồn lực sẵn có, đồng thời
xóa bỏ những khó khăn, rào cản còn tồn tại hiện nay. 
Một là, đối với các doanh nghiệp: 

28
Quan tâm công tác đào tạo và tuyển dụng nhân sự chọn lựa lao động có năng
lực phù hợp với nhu cầu công việc. 
Cập nhật thường xuyên và tăng vốn đầu tư cho các quy trình tối ưu và ứng
dụng các thiết bị công nghệ cao được ứng dụng trong ngành sản xuất trang phục
nhằm giúp ngành này sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu và năng lượng, giảm phát
thải đến môi trường, góp phần cho doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh và bền vững
hơn.
Thúc đẩy công tác nghiên cứu tìm hiểu thị trường nội địa và quốc tế, tận
dụng các cơ hội đến từ các hiệp định thương mại tự do FTA để tạo cơ hội phát triển
cho doanh nghiệp nội địa và trên thế giới. 
Các doanh nghiệp ngành sản xuất trang phục cần đẩy nhanh chuyển đổi từ
sản phẩm dệt may Việt Nam gia công nhiều, sang quản trị số, chuỗi cung ứng, tự
chủ, bắt kịp xu thế xanh hóa, phát triển bền vững với những loại sợi mới từ cây gai,
lông cừu.
Hai là, đối với nhà nước:
Hướng các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên, phụ liệu tập trung
phát triển ở khu vực có mật độ cao các doanh nghiệp sản xuất trang phục tại một số
địa phương phía Bắc (Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh,...), khu vực
miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định,...) và phía Nam (Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh,
Long An,...), để giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành và nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm.
Đề ra định hướng thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ
trợ ngành sản xuất trang phục; chú trọng đến sản xuất vải, sợi nhân tạo, da thuộc,
khuyến khích sản xuất vải từ sợi sản xuất trong nước nhằm giảm nhập khẩu, tác
động tích cực đến mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị và cung ứng hoàn chỉnh
trong ngành.
Nhà nước cần thúc đẩy mạnh hơn về hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ vốn
ngân sách cho công tác nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân lực, chuyển giao công
nghệ phục vụ cho quy hoạch ngành sản xuất trang phục.

29
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Game Theory within the Apple-Samsung rivalry, Cornell University
2. Julianne Pepitone (2013), Apple vs. Samsung scorecard, CNN Business
3. H.N (theo TheVerge) (2018), Thắng kiện, Apple nhận khoản bồi thường khủng
từ Samsung, VietNamNet
4. How to negotiate better business deals, Havard Law School
5. Apple và Samsung: Cuộc chiến pháp lý kéo dài gần một thập lỷ đã đi đến hồi kết,
EVN Văn Hóa (2018)
6. Nguyễn Văn Quang (2018), Những xu hướng lớn trong ngành may mặc thế giới
hiện nay và hàm ý chính sách đối với Việt Nam trong việc nâng cấp chuỗi giá trị
toàn cầu hàng may mặc, Tạp chí Công Thương
7. Hải Linh (2024), Phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2035,Tạp chí Công Thương

30
8. PHỤ LỤC
use "C:\Users\ACER\Downloads\2015_1A_reduced.dta", clear
gen year = 2015
keep if nganh_kd == 14100 | nganh_kd == 14200 |nganh_kd == 14300
gen L = (tsld+ld11)/2
gen K = (ts11+ts12)/2
rename kqkd1 sales
gen loaihinh=.
replace loaihinh = 1 if lhdn < 11
replace loaihinh = 2 if lhdn > 10 & lhdn < 14
egen tsales=total(sales)
gen w=sales/tsales
egen tsales1 = total(sales) if nganh_kd == 14100
egen tsales2 = total(sales) if nganh_kd == 14200
egen tsales3 = total(sales) if nganh_kd == 14300
gen w1=sales/tsales1 if nganh_kd == 14100
gen w2=sales/tsales2 if nganh_kd == 14200
gen w3=sales/tsales3 if nganh_kd == 14300
keep ma_thue year nganh_kd K L sales loaihinh w w1 w2 w3
save "D:\stata\New folder\2015data.dta"

use "C:\Users\ACER\Downloads\2016_1A_reduced.dta", clear


destring nganh_kd, replace
gen year = 2016
keep if nganh_kd == 14100 | nganh_kd == 14200 |nganh_kd == 14300
gen L = (tsld+ld11)/2
gen K = (ts11+ts12)/2
rename kqkd1 sales
gen loaihinh=.
replace loaihinh = 1 if lhdn < 11

31
replace loaihinh = 2 if lhdn > 10 & lhdn < 14
egen tsales=total(sales)
egen tsales1 = total(sales) if nganh_kd == 14100
egen tsales2 = total(sales) if nganh_kd == 14200
egen tsales3 = total(sales) if nganh_kd == 14300
gen w1=sales/tsales1 if nganh_kd == 14100
gen w2=sales/tsales2 if nganh_kd == 14200
gen w3=sales/tsales3 if nganh_kd == 14300
gen w=sales/tsales
drop if w==.
keep ma_thue year nganh_kd K L sales loaihinh w w1 w2 w3
save "D:\stata\New folder\2016data.dta"

use "C:\Users\ACER\Downloads\2017_1A_reduced.dta", clear


destring nganh_kd, replace
gen year = 2017
keep if nganh_kd == 14100 | nganh_kd == 14200 |nganh_kd == 14300
gen L = (tsld+ld11)/2
gen K = (ts11+ts12)/2
rename kqkd1 sales
gen loaihinh=.
replace loaihinh = 1 if lhdn < 11
replace loaihinh = 2 if lhdn > 10 & lhdn < 14
egen tsales=total(sales)
gen w=sales/tsales
egen tsales1 = total(sales) if nganh_kd == 14100
egen tsales2 = total(sales) if nganh_kd == 14200
egen tsales3 = total(sales) if nganh_kd == 14300
gen w1=sales/tsales1 if nganh_kd == 14100
gen w2=sales/tsales2 if nganh_kd == 14200
gen w3=sales/tsales3 if nganh_kd == 14300
32
keep ma_thue year nganh_kd K L sales loaihinh w w1 w2 w3
save "D:\stata\New folder\2017data.dta"

use "D:\stata\New folder\2015data.dta", clear


append using "D:\stata\New folder\2016data.dta"
append using "D:\stata\New folder\2017data.dta"
by year, sort: egen HHI = total(w^2)
by year, sort: egen HHI1 = total(w1^2) if nganh_kd ==14100
by year, sort: egen HHI2 = total(w2^2) if nganh_kd ==14200
by year, sort: egen HHI3 = total(w3^2) if nganh_kd ==14300
by year (w), sort: gen C4 = ( w[_N] + w[_N-1] + w[_N-2] + w[_N-3])
by year nganh_kd (w1), sort: gen C41 = ( w1[_N] + w1[_N-1] + w1[_N-2] + w1[_N-3])
by year, sort: egen C42 = total(w2) if nganh_kd == 14200
by year nganh_kd (w3), sort: gen C43 = ( w3[_N] + w3[_N-1] + w3[_N-2] + w3[_N-3])
bysort year: list HHI HHI1 HHI2 HHI3 C4 C41 C42 C43 if _n==1

gen lnsales = ln(sales)


gen lnK = ln(K)
gen lnL = ln(L)
su lnsales lnK lnL
corr lnsales lnK lnL
xtset ma_thue year
gen quymo=.
replace quymo=1 if L<10
replace quymo=2 if L>10 & L <200 | L==10
replace quymo=3 if L>200 & L <300 | L==200
replace quymo=4 if L>300 | L==300
reg lnsales lnK lnL quymo loaihinh
est store pols
xtreg lnsales lnK lnL quymo loaihinh , re
est store rem

33
xtreg lnsales lnK lnL quymo loaihinh , fe
est store fem
est table pols rem fem, star stats(N chi2 r2)
quiet xtreg lnsales lnK lnL quymo loaihinh , re
xttest0
quiet xtreg lnsales lnK lnL quymo loaihinh , re
quiet xtreg lnsales lnK lnL quymo loaihinh , fe
hausman rem fem
xtreg lnsales lnK lnL quymo loaihinh, fe
xttest3
ssc install xtserial
xtserial lnsales lnK lnL quymo loaihinh

34
Năm 2015 2016 2017
Mã 14 14100 14200 14300 14 14100 14200 14300 14 14100 14200 14300
HHI 0,017 0,018 1 0,16 0,021 0,022 1 0,23 0,022 0,023 - 0,265

35

You might also like